Chương 2. Các Dạng Công Trình Đất Và Tính Toán KL Đất

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

3/5/2018

Chương 2
Các dạng công trình đất và tính toán
khối lượng đất

Bài giảng được biên soạn dựa trên các tài liệu:
1. “Kỹ thuật thi công” – Đỗ Đình Đức, Lê Kiều 2004;
2. TCVN 4447: 2012 “Công tác đất – Thi công và nghiệm thu”
3. OSHA “Occupational Safety and Health Administration”
4. “Construction Methods and Management” – S.W. Nunnally, 7th Ed., Pearson, NJ., 2007.

TS. Hà Duy Khánh ©2014 1

Nội dung:
1. Giới thiệu
2. Các dạng công trình và công tác đất
3. Phân cấp đất (theo TCVN và OSHA)
4. Các tính chất chính của đất
5. Tính khối lượng công tác đất
 Tính khối lượng đất hố móng
 Tính khối lượng đất cho những công trình chạy dài
 Tính khối lượng san bằng mặt đất
 Phân bố khối lượng, xác định hướng và khoảng
cách vận chuyển đất

TS. Hà Duy Khánh ©2014 2

1
3/5/2018

1. Giới thiệu
- Xây dựng công trình trước hết phải làm các công tác
đất như: san nền, đắp nền, đắp bờ, đào móng…
- Khối lượng công tác đất thường rất lớn, công việc nặng
nhọc, quá trình thi công bị ảnh hưởng nặng bởi thời tiết,
khí hậu…
Do đó, chọn phương án
thi công đất phù hợp
(suitable method
statement for soil works)
có ý nghĩa quan trọng

TS. Hà Duy Khánh ©2014 3

2. Các dạng công trình và công tác đất


Các dạng công trình đất:
- Chia theo thời gian sử dụng:
o Dạng vĩnh cữu (pernament): nền đường, đê, đập,
kênh, mương…
o Dạng tạm thời (temporary): hố móng, nền nhà, đê
quai…
- Chia theo mặt bằng xây dựng:
o Loại chạy dài (longitudinal): nền đường, đê, mương
o Loại tập trung (partial/ local): mặt bằng san lấp xây
dựng và hố móng công trình

TS. Hà Duy Khánh ©2014 4

2
3/5/2018

2. Các dạng công trình và công tác đất


Các dạng công tác đất:
- Đào (excavate, dig)
- Đắp (embark)
- San (cut, level)
- Bốc (strip)
- Lấp (fill, backfill)
- Đầm (compact)

TS. Hà Duy Khánh ©2014 5

3. Phân cấp đất


Phân cấp đất theo TCVN 4447:2012:
Trong thi công xây dựng, đất được phân cấp theo sự tiêu
hao sức lao động vào quá trình thực hiện:
o Phân loại đất theo thi công thủ công
o Phân loại đất theo thi công cơ giới:
 Cấp 1: đất trồng trọt, đất bùn, cát pha sét, sỏi cuội có kích
thước nhỏ hơn 80mm.
 Cấp 2: sét quánh, đất lẫn rễ cây, cát sỏi, sỏi cuội có kích
thước lớn hơn 80mm.
 Cấp 3: đất sét lẫn sỏi cuội, đất sét rắn chắc.
 Cấp 4: đất sét rắn, hoàng thổ rắn chắc, đá được làm tơi.

TS. Hà Duy Khánh ©2014 6

3
3/5/2018

3. Phân cấp đất


Phân cấp đất theo OSHA:
- Đá ổn định (stable rock): khoáng vật cứng tự nhiên có
thể đào thẳng đứng và vẫn giữ chặt được.
- Loại A (type A): đất dính với qu ≥ 144kPa. Đất không
thuộc loại A nếu:
o Bị nứt
o Bị rung do xe cộ, đóng cọc hay tương tự
o Có độ dốc ≥ 4H:1V
o Đất bị ảnh hưởng của các yếu tố mà cần xếp loại
đất ít ổn định hơn

TS. Hà Duy Khánh ©2014 7

3. Phân cấp đất


Phân cấp đất theo OSHA (tt):
- Loại B (type B):
o Đất dính với 48kPa < qu <144kPa
o Đất sỏi không dính
o Đất đã bị tác động nhưng không rơi vào loại C
o Đất có yêu cầu q và bám dính thuộc loại A nhưng bị
nứt và rung
o Đá khô không ổn định
o Đất có mái dốc không lớn hơn 4H:1V

TS. Hà Duy Khánh ©2014 8

4
3/5/2018

3. Phân cấp đất


Phân cấp đất theo OSHA (tt):
- Loại C (type C):
o Đất dính với qu ≤ 48kPa
o Đất hạt (granular soil) như sỏi, cát
o Đất dưới nước hay thấm nước tự do
o Đá dưới nước không ổn định
o Đất có mái dốc 4H:1V hay dốc hơn.

TS. Hà Duy Khánh ©2014 9

4. Các tính chất chính của đất


4.1 Độ tơi xốp (porosity)
 Định nghĩa: Là độ tăng (%) của một đơn vị thể tích ở
dạng đã được đào lên so với đất nguyên thổ.

V2 - V1
K1 =  100%
V1
Trong đó
V1 = thể tích đất nguyên thổ
V2 = thể tích đất đào lên đổ đống
K1 = độ tơi xốp

TS. Hà Duy Khánh ©2014 10

5
3/5/2018

4. Các tính chất chính của đất


4.1 Độ tơi xốp (porosity)
 Đất sau khi được đầm chặt  độ tơi xốp giảm do các
hạt đất chiếm chỗ các lỗ rỗng.
 Độ co ngót (shrinkage): Là độ giảm của một đơn vị thể
tích đất nguyên thổ sau khi đầm.

V4 - V3
K2 = ×100%
V4

V4 = thể tích đất nguyên thổ dùng để lấp hố đào


V3 = thể tích cần đầm
K2 = độ co ngót

TS. Hà Duy Khánh ©2014 11

4. Các tính chất chính của đất


4.1 Độ tơi xốp (tt.)
 Ví dụ: Thể tích đất thay đổi tiêu biểu trong thi công đất
như sau:

K1 = 0.25 K2 = 0.10
TS. Hà Duy Khánh ©2014 12

6
3/5/2018

4. Các tính chất chính của đất


4.2 Độ ẩm (moisture)
 Định nghĩa: Là tỷ lệ (%) của lượng nước chứa trong đất
so với trọng lượng đất sau khi đã sấy khô.

Gkh = TL mẫu đất sau khi sấy khô


Gn = TL nước trong mẫu đất
W = Độ ẩm

 Phân loại đất theo độ ẩm:


o W ≤ 5%: đất khô
o 5% < W ≤ 30%: đất ẩm
o W > 30%: đất ướt

TS. Hà Duy Khánh ©2014 13

4. Các tính chất chính của đất


4.3 Khả năng chống xói lở (erosivity)
 Định nghĩa: Là khả năng chống lại sự cuốn trôi của
dòng nước chảy của các hạt đất.
 Muốn đất không bị xói lở thì vận tốc các dòng chảy
không được lớn hơn các trị số sau:
o Đất cát: 0.45 – 0.8 m/s
o Đất thịt: 0.8 – 1,8 m/s
o Đất đá: 2 – 3,5 m/s

TS. Hà Duy Khánh ©2014 14

7
3/5/2018

4. Các tính chất chính của đất


4.4 Độ dốc của mái đất (slope)
 Để đảm bảo an toàn cho mái đất, khi đào và đắp đất
phải theo một mái dốc nhất định.
 Độ dốc của mái đất phụ thuộc vào: (1) góc nội ma sát
của đất, (2) độ dính của đất và (3) độ ẩm của đất

i = Độ dốc tự nhiên của đất


α = Góc của mặt trượt
H = Chiều sâu của hố đào
B = Chiều rộng của mái dốc

TS. Hà Duy Khánh ©2014 15

4. Các tính chất chính của đất


4.4 Độ dốc của mái đất (tt.)
 Đại lượng nghịch đảo của độ dốc là hệ số mái dốc:

 Khi đào hố tạm thời phải tuân theo bảng sau:

TS. Hà Duy Khánh ©2014 16

8
3/5/2018

4. Các tính chất chính của đất


4.4 Độ dốc của mái đất (tt.)
 Chiều sâu hố móng tối đa có vách đứng ko cần gia cố:

Loại đất Chiều sâu hố móng (m)


Đất cát, đất lẫn sỏi sạn 1.00
Đất cát pha 1.25
Đất thịt và đất sét 1.50
Đất thịt chắc và đất sét 2.00
chắc

Nguồn: TCVN 4447: 2012

TS. Hà Duy Khánh ©2014 17

4. Các tính chất chính của đất


4.4 Độ dốc của mái đất (tt.)
 Theo OSHA, độ dốc tối đa cho phép:
Loại đất Độ dốc (H:V) tối đa cho phép cho hố
đào sâu ít hơn 20ft (6m)
Đá ổn định Thẳng đứng (900)
Loại A ¾: 1 (530)
Loại B 1:1 (450)
Loại C 1½:1 (340)
Nguồn: OSHA

Ghi chú: Tạo dốc hay bậc thang (benching) cho hố đào
sâu hơn 26ft (6m) phải được thiết kế bởi kỹ sư chuyên
nghiệp (PE).
TS. Hà Duy Khánh ©2014 18

9
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


- Tính khối lượng đất căn cứ vào các bản vẽ liên quan
đến công tác đất, còn trong thi công đào đất, khối lượng
được tính bằng cách đo tại hiện trường.
- Nguyên tắc tính khối lượng: Phân chia công trình đất
thành nhiều khối nhỏ có dạng hình học đơn giản, rồi
sau đó cộng lại.
- Những khối hình học đơn giản:
o Khối lăng trụ có tiết diện chữ nhật, tam giác
o Khối hình tháp
o Khối hình nón…

TS. Hà Duy Khánh ©2014 19

5. Tính khối lượng công tác đất


5.1 Tính khối lượng hố móng
 Nếu hố đào có kích thước mặt bằng và chiều sâu lớn,
mặt đáy hố móng phải đào lớn hơn mặt bằng xây dựng
khoảng 1-2m để lưu thông.
 Nếu là rãnh móng nhà, chiều rộng rãnh đào đó phải lấy
lớn hơn chiều rộng móng nhà 0.3-0.5m.

TS. Hà Duy Khánh ©2014 20

10
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


5.1 Tính khối lượng hố móng

TS. Hà Duy Khánh ©2014 21

5. Tính khối lượng công tác đất


5.2 Tính khối lượng những công trình đất chạy dài
 Những công trình chạy dài như nền đường (đào hay
đắp), kênh, mương, rãnh, móng…
 Đặc điểm: Có mặt cắt ngang luôn thay đổi theo địa
hình.
 Để tính khối lượng đất ta chia công trình thành từng
đoạn, mỗi đoạn nằm giữa hai mặt cắt ngang có diện
tích F1 và F2 cách nhau một đoạn L.

TS. Hà Duy Khánh ©2014 22

11
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


5.2 Tính khối lượng những công trình đất chạy dài
 Phương pháp trung bình diện tích hai đầu (average
area method):

Phương pháp này


thường ước lượng
thể tích lớn hơn
thể tích thực của
đất  có lợi cho
nhà thầu
TS. Hà Duy Khánh ©2014 23

5. Tính khối lượng công tác đất


5.2 Tính khối lượng những công trình đất chạy dài
 Phương pháp công thức lăng trụ (prismoidal formula
method):

Phương pháp này


thường ước lượng
thể tích nhỏ hơn
thể tích thực của
đất  có lợi cho
chủ đầu tư
TS. Hà Duy Khánh ©2014 24

12
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


5.3 Các công thức tính tiết diện ngang của công trình
đất chạy dài
 Trường hợp mặt đất ngang bằng:

TS. Hà Duy Khánh ©2014 25

5. Tính khối lượng công tác đất


 Trường hợp mặt đất phẳng có độ dốc:

Khi h2 – h1 < 0.5:

TS. Hà Duy Khánh ©2014 26

13
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Trường hợp mặt đất gãy khúc:

TS. Hà Duy Khánh ©2014 27

5. Tính khối lượng công tác đất


 Thể tích đống đất đổ:

TS. Hà Duy Khánh ©2014 28

14
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Thể tích đống đất đổ (loose soil):

V2 = V2a + V2b + V2c


=V1a 1+K1a  +V1b 1+K1b  +V1c 1+K1c 

Với:
- V2a, V2b, V2c = các thể tích đống đất đổ tương
ứng cho các thể tích đất đào V1a,V1b,V1c trong
các loại đất a, b, và c
- K1a, K1b, K1c = độ tơi xốp ban đầu của các
loại đất a, b, và c

TS. Hà Duy Khánh ©2014 29

5. Tính khối lượng công tác đất


 Thế tích đất dưới dạng nguyên thể (bank, in-place soil)
cần để lấp hố đào:

V4  V3 / (1  K 2 )
Với:
- V4 = thể tích đất dưới dạng nguyên thể cần lấp hố đào
- V3 = thể tích đất sau khi đầm nén
- K2 = độ tơi xốp sau khi đầm

 Thể tích hình học của đất sau khi đầm nén (V3):

Với:
V3 = Vh - Vc - Vh = thể tích hình học hố đào
- Vc = thể tích cấu kiện chôn trong
hố đào
TS. Hà Duy Khánh ©2014 30

15
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Thể tích đất dưới dạng đổ đống dùng cho việc lấp hố
móng (V’4):

V4'  V4 (1  K1 )

 Thể tích đất còn thừa dưới dạng tời:

Vthua = V2 - V4'

TS. Hà Duy Khánh ©2014 31

5. Tính khối lượng công tác đất


5.4 Tính khối lượng san bằng mặt đất
Có hai trường hợp thiết kế san bằng mặt đất:
 Bài toán 1: San bằng theo cao trình cho trước
 Bài toán 2: San bằng với điều kiện cân bằng khối
lượng đào đắp

TS. Hà Duy Khánh ©2014 32

16
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


Bài toán 1: San bằng theo cao trình cho trước
Cách tiến hành:
1. Trên bản đồ mặt đất vẽ một lưới ô, tại mỗi góc lưới ô
ghi các cao trình tự nhiên, cao trình thiết kế và vẽ
đường phân ranh giới đào đắp (đường số không) nếu
khi san có nơi phải đào, có nơi phải đắp.
2. Tính khối lượng từng ô trong toàn lưới.
3. Tính khối lượng đất các mái dốc và làm bảng tổng kết
khối lượng đào đắp.

33
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Cao trình tự nhiên tại các góc của ô lưới xác định bằng
đường đồng mức.

34
TS. Hà Duy Khánh ©2014

17
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Độ cao thi công: là hiệu số giữa cao trình tự nhiên và
cao trình thiết kế, có dấu dương khi đất phải đào, có dấu
âm khi đất phải đắp.
 Trong các ô với những độ cao thi công có dấu khác
nhau thì đường số không trong mỗi ô đó được vẽ thành
đoạn thẳng nối các điểm có độ cao thi công bằng không lại
với nhau.
 Khối lượng đào đắp của mỗi ô có các cao độ thi công
cùng dấu:
h = độ cao thi công trung bình ở
các góc ô
F = diện tích của ô
V = khối lượng đào đắp
35
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Khối lượng đào đắp của các ô có các độ cao thi công
khác dấu nhau thì xác định riêng biệt.
Ví dụ:
- Khối lượng đất đắp:

- Khối lượng đất đào:

36
TS. Hà Duy Khánh ©2014

18
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Khối lượng đất mái dốc trong phạm vi mỗi ô:

- Đối với khối I:

- Đối với khối II:

37
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Khối lượng tổng cộng đất mái dốc đắp (hay đào) ở
chung quanh diện tích san bằng có thể xác định theo độ
cao thi công trung bình (gần đúng):

Với:
l = chiều dài chân các mái dốc đắp (hay đào)
h = tổng độ cao thi công trên đường chu vi
đắp (hay đào)
n = số lượng các độ cao thi công
m = hệ số mái dốc

38
TS. Hà Duy Khánh ©2014

19
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


Bài toán 2: San bằng với điều kiện cân bằng đào – đắp
 Khi san bằng mặt đất cần phải tính toán sao cho tổng
khối lượng đất đào, kể cả khối lượng đất bị công trình
chiếm chỗ bằng tổng khối lượng đất đắp để khỏi tốn
công chuyên chở đất đến hoặc đem đất đi đổ ở nơi
khác.
 Các phương pháp tính khối lượng chính:
1. Phương pháp tam giác (triangular method)
2. Phương pháp ô vuông (square method)

39
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


Phương pháp tam giác:
Các bước tiến hành:
 Phân chia mặt bằng khu đất thành những ô vuông bằng
nhau, chiều dài mỗi cạnh từ 10-100m..
 Trong mỗi ô vuông vẽ một đường chéo góc cùng chiều
với đường đồng mức đi qua ô vuông đó.

 Bằng phương pháp nội suy tính ra những cao trình tự


nhiên của các đỉnh ô vuông
40
TS. Hà Duy Khánh ©2014

20
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Cao trình san bằng:

Với:
H1 = tổng các cao trình tự nhiên các đỉnh của các hình
vuông ở đó chỉ có một góc của hình tam giác
H2 = cũng như trên nhưng có hai góc của tam giác.
H3 = cũng như trên nhưng có ba góc của tam giác, vv…
n = số lượng các ô vuông trong khu đất

 Toàn bộ khối lượng đất đã được chia thành những


khối lăng trụ tam giác
41
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Cao trình san bằng:

42
TS. Hà Duy Khánh ©2014

21
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Thể tích mỗi khối lăng trụ:

Trong đó:
a = cạnh của ô vuông
h1, h2, h3 = độ cao thi công của các đỉnh tam giác
V = thể tích khối lăng trụ
Dấu (+) là cao độ phải đắp
Dấu (-) là cao độ phải đào

43
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Nếu cả ba cao độ có cùng một dấu  chỉ phải đào hoặc
chỉ phải đắp.
 Nếu một trong ba đỉnh tam giác có dấu khác nhau  có
phần đào và có phần đắp. Khi đó, nếu V tính ra có dấu
(+) nghĩa là khối lượng phải đào lớn hơn khối lượng phải
đắp và ngược lại.

44
TS. Hà Duy Khánh ©2014

22
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Giả sử h3 có dấu (-) như hình bên dưới:

45
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Thể tích đất đắp:

 Thể tích đất đào:

46
TS. Hà Duy Khánh ©2014

23
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


Phương pháp ô vuông:
 Cao trình san bằng được tính theo công thức:

Trong đó:
H1, H2, H4 = tổng các cao trình tự nhiên các
đỉnh có một, hai và bốn góc vuông
n = số lượng các ô vuông trong khu đất

47
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Khối lượng đất tại mỗi ô vuông nguyên:

Trong đó:
a = cạnh của ô vuông
ht.b = độ cao trung bình của ô vuông

48
TS. Hà Duy Khánh ©2014

24
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Khối lượng đất tại mỗi ô vuông không nguyên:

Trong đó:
hđắp (đào) = tổng các cao độ khi đắp (khi xác
đinh khối lượng đắp), hay tổng các cao độ
đào (khi xác định khối lượng đào)
h = tổng các trị số tuyệt đối của tất cả các độ
cao của ô vuông chuyển tiếp.

49
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


5.5 Phân bố khối lượng, xác định hướng và khoảng
cách vận chuyển
a. Phân bố khối lượng khi san bằng khu đất:
Dựa vào kết quả tính toán khối lượng đất và bình đồ
các nơi đào đắp, người ta tiến hành:
 Phân bổ khối lượng đất
 Xác định khoảng cách vận chuyển
 Tính năng suất và số lượng máy thi công cần thiết

 Phương pháp đồ thị xác định khoảng cách vận


chuyển trung bình của kỹ sư Cu-ti-nốp:
50
TS. Hà Duy Khánh ©2014

25
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất

51
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


Các bước tiến hành:
 Cộng khối lượng đất các ô vuông theo từng cột dọc,
ta vẽ được đường cong khối lượng đất đào và đắp.
 Tung độ cao nhất của hai đương cong ấy là tổng
khối lượng đào và đắp.
 Bằng cách tương tự, ta vẽ được đường cong tổng
khối lượng đất đắp theo các hàng ngang các ô
vuông.
 Tính các diện tích W 1 và W 2 giữa hai đường cong
khối lượng

52
TS. Hà Duy Khánh ©2014

26
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


 Diện tích W 1 và W 2 được xác định bằng tích số giữa
khối lượng đất V với hình chiếu của khoảng cách vận
chuyển trung bình l1 và l2:

 Khoảng cách vận chuyển trung bình là chiều dài


cạnh huyền hình tam giác vuông có các cạnh bằng l1
và l2.
 Khi hình dạng khu đất phức tạp, ta phân thành từng
vùng đơn giản và nhỏ hơn để dễ tính toán.

53
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


b. Phân bố khối lượng khi san bằng nền đường
 Nền đường có những đoạn phải đắp, đất đắp cho
những đoạn này lấy ở những đoạn đường phải đào,
khi đó phải vận chuyển dọc, hoặc phải chọn bãi đào
lấy đất bên ngoài tuyến đường khi này phải vận
chuyển ngang.
 Phải chọn các đoạn đường, các biện pháp đào đắp
và vận chuyển sao cho tiến độ công trình nhanh, chi
phí thấp nhất.

54
TS. Hà Duy Khánh ©2014

27
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


Phương pháp
đồ thị:

55
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


Các bước tiến hành:
 Dưới trắc dọc nền đường, vẽ hai tọa độ OX và OY,
lấy cọc số 0 làm điểm gốc tọa độ.
 Chiếu tất cả các cọc, các điểm gãy khúc, các điểm
không của trắc dọc xuống trục OX.
 Từ những điểm trên trục OX, vẽ những đường tung
độ thể hiện tổng đại số khối lượng đào và đắp.
 Vẽ đường cong tích lũy đi qua tung độ các điểm
(đường cong phân bố khối lượng)

56
TS. Hà Duy Khánh ©2014

28
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất


Các tính chất của đường cong phân bố khối lượng:
 Những điểm cực trị trên đường cong trùng với
những điểm không trên trắc dọc.
 Bất kỳ một đường thẳng nào kẻ song song với trục
hoành cắt đường cong ra thành một đoạn nền
đường trong đó khối lượng đắp bằng khối lượng
đào.

57
TS. Hà Duy Khánh ©2014

5. Tính khối lượng công tác đất


 Khoảng cách vận chuyển đất trung bình bằng khoảng
cách giữa hai trọng tâm tiêt diện ngang của bãi đất lấy
vào nơi đắp đất hoặc đống đất đổ vào nơi đào đất.
 Trọng tâm của các khối đất có thể xác định bằng cách
lấy mômen tĩnh như sau:

58
TS. Hà Duy Khánh ©2014

29
3/5/2018

5. Tính khối lượng công tác đất

Trong đó:
v1, v2,…vn = khối lượng của từng đoạn đào đắp
riêng biệt
lx = khoảng cách từ một trục x-x tự chọn đến trọng
tâm chung của các đoạn đào (đắp).
l1, l2,…ln = các khoảng cách từ trọng tâm các đoạn
đào (đắp) đến trục x-x.

59
TS. Hà Duy Khánh ©2014

CHÂN THÀNH CẢM ƠN

“There is no shortcut to happiness” – Ha Duy Khanh, 2012.

60
TS. Hà Duy Khánh ©2014

30

You might also like