Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

PHAN HUỲNH ÁI VY – Y2020B PNT

BÀI 1: NHẬP MÔN TÂM LÝ


Câu 1: Theo thuyết Tâm động học, Freud cho rằng 5 giai đoạn phát triển tâm lý có ảnh hưởng
đến nhân cách con người, các giai đoạn đó được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?
A. Môi miệng, dương vật và niệu đạo, sinh dục, hậu môn, êm ả
B. Êm ả, môi miệng, hậu môn, dương vật và niệu đạo, sinh dục
C. Sinh dục, êm ả, dương vật và niệu đạo, hậu môn, môi miệng
D. Môi miệng, hậu môn, dương vật và niệu đạo, êm ả, sinh dục
Câu 2: Bạn hãy cho biết trong mẫu đối thoại sau đây, người bác sĩ đã sử dụng lối nói nào để
trao đổi với bệnh nhân?
- Bệnh nhân: Bác sĩ xem chế độ dinh dưỡng của con tôi như thế này là hợp lý chưa?
- Bác sĩ: Khẩu phần ăn khá đa dạng nhưng tôi e là số lần ăn trong ngày hơi nhiều
A. Lối nói thẳng
B. Lối nối lịch sự (Mệnh đề tình thái)
C. Lối nói ẩn ý
D. Lối nói mỉa mai châm biếm
Câu 3: Liệu pháp tâm lý nào giúp thân chủ thay đổi mô hình tư tưởng sai lệch có ảnh hưởng
đến hành vi?
A. Hệ thống
B. Phân tâm
C. Thân chủ trọng tâm
D. Nhận thức hành vi
Câu 4: “Bệnh nhân chỉ định” là từ được sử dụng trong liệu pháp nào sau đây?
A. Hệ thống
B. Phân tâm
C. Thân chủ trọng tâm
D. Nhận thức hành vi
Câu 5: Mục đính của phương pháp tâm lý là giúp thân chủ:
A. Gia tăng sự chấp nhận bản thân
B. Củng cố cái tôi toàn vẹn và an toàn
C. Hiểu bản thân và tìm giải pháp cho các xung đột
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 6: Điều trị tâm lý theo phương pháp Hệ thống nhằm:
A. Điều chỉnh lại nhận thức của bệnh nhân
B. Điều chỉnh lại cách tương tác của thành viên trong hệ thống
C. Làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái
D. Củng cố cái tôi của bệnh nhân
Câu 7: Việc đánh giá cao tầm quan trọng của từng triệu chứng, bệnh và hậu quả bệnh không
phù hợp với thực tế khách quan đã gây nên tâm trạng lo âu, hoảng sợ, suy nghĩ bị tù hãm và
quá chú ý vào bệnh ở bệnh nhân. Đó là do:
A. Bệnh nhân nhận thức sai lệch về bệnh
B. Bệnh nhân nhận thức không ổn định về bệnh
C. Bệnh nhân phủ nhận bệnh
D. Bệnh nhân chấp nhận căn bệnh
Câu 8: Người thầy thuốc nên có thái độ nào sau đây đối với bệnh nhân có nhận thức không
ổn định về bệnh?
A. Thuyết phục bệnh nhân chấp nhận căn bệnh của họ
B. Bình tĩnh, không bị kích động bởi thái độ bệnh nhân
C. Nâng đỡ tâm lý và bình thường hóa nhận thức về bệnh của bệnh nhân
D. Tìm hiểu, lắng nghe, giải thích và đồng cảm với bệnh nhân
Câu 9: Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp?
A. Một người đang ngắm cảnh
B. Em bé đang vuốt ve, trò chuyện với một chú mèo
C. Con khỉ gọi bầy
D. Thầy giáo giảng bài
Câu 10: Trong kỹ năng lắng nghe, người bác sĩ sử dụng tư thế “dấn thân” nhằm:
A. Thể hiện sự công kích
B. Thể hiện bình đẳng, cởi mở
C. Thể hiện sự quan tâm
D. Thể hiện sự thờ ơ, lãnh đạm
Câu 11: “Mình thật sự hồi hộp trước giờ phỏng vấn tuyển dụng”. Hiện tượng này thuộc:
A. Qúa trình tâm lý
B. Trạng thái tâm lý
C. Thuộc tính tâm lý
D. Hiện tượng tâm lý
Câu 12: Nguyên nhân có thể dẫn đến tâm trạng chán nản của thầy thuốc trong quá trình khám
và điều trị bệnh là do yếu tố nào sau đây?
A. Phương tiện vật chất không đầy đủ
B. Số lượng bệnh nhân quá lớn
C. Không được biết ơn, kính trọng
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Những tình huống ở thời điểm hiện tại của bệnh nhân đã kích hoạt lại yếu tố gây đau
khổ, làm sống dậy cảm xúc trong quá khứ của người thầy thuốc. Đó là hiện tượng nào sau
đây?
A. Cơ chế phòng vệ
B. Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp (burn-out)
C. Hiệu ứng gương soi
D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Cơ chế phòng vệ của thầy thuốc được thể hiện qua:
A. Hành vi có chủ đích
B. Hành vi vô thức
C. Quyền lợi của thầy thuốc
D. Nghĩa vụ của thầy thuốc
Câu 15: Theo E.Erikson , ở giai đoạn phát triển nào, từ sự chăm sóc mà trẻ có cảm giác an
toàn tin tưởng hay lo lắng sợ hãi?
A. 0-1 tuổi
B. 1-3 tuổi
C. 3-6 tuổi
D. 6-12 tuổi
Câu 16: Chọn câu SAI. Hiện tượng tâm lý có ý thức là:
A. Những hiện tượng thuộc hoạt động nhận thức
B. Những hiện tượng con người nhận biết được sự diễn biến của chúng
C. Những hiện tượng có chủ định, chủ tâm, có dự tính
D. Ở người trưởng thành và bình thường hầu hết các hiện tượng ít nhiều đều có ý thức
Câu 17: Bệnh y sinh (bệnh do điều trị) có thể dẫn đến những hậu quả nào sau đây?
A. Những bệnh thực thể
B. Những bệnh về tâm lý
C. Tử vong
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 18: Nguyên nhân làm xuất hiện bệnh do điều trị từ:
A. Tâm lý người bệnh
B. Người thầy thuốc
C. Môi trường y tế
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 19: Chọn câu SAI:
A. Tâm lý học sức khỏe là sự phát triển mới nhất trong tiến trình bao gồm tâm lý trong
việc hiểu về sức khỏe
B. Tâm lý học sức khỏe khẳng định bệnh tật có thể được gây ra bởi một sự kết hợp các
yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội
C. Tâm lý học sức khỏe cho rằng khi con người bị bệnh chỉ chữa trị những thay đổi cơ
thể mới xảy ra
D. Tâm lý học sức khỏe nhấn mạnh vai trò của các yếu tố tâm lý trong nguyên nhân tiến
triển và hậu quả của sức khỏe và bệnh tật
Câu 20: Bạn hãy điền vào chỗ còn thiếu trong câu sau:
Các cơ chế phòng vệ xuất hiện khi:
A. Cái tôi tự bảo vệ mình chống lại nỗi lo hãi
B. Cơ thể lâm vào tình huống nguy hiểm
C. Xung năng xung đột với các phần nhân cách khác
D. Tất cả câu trên đều đúng
Câu 21: Bác sĩ D vừa chuẩn đoán một bệnh nhân rất trẻ bị ung thư giai đoạn cuối, tiên lượng
chỉ còn sống được trong khoảng một tháng. Ngay lập tức bác sĩ nói tất cả tình trạng bệnh cho
bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân và nhanh chóng rời khỏi phòng bệnh mà không chờ đợi
phản ứng của họ trước hung tin. Theo bạn, bác sĩ D đã sử dụng cơ chế phòng vệ nào?
A. Bình thường hóa
B. Trốn chạy trước
C. Nói dối
D. Tránh né
Câu 22: Bệnh nhân thường đem theo sự đau khổ và là mối đe dọa đến với bệnh nhân nhưng
mặt khác, nó cũng đem lại cho bệnh nhân những lợi ích. Lợi ích đó được gọi là:
A. Phân tích tiên phát
B. Lợi ích thứ phát
C. Lợi ích tạm thời
D. Lợi ích không thật
Câu 23: Mặc cảm Oedipus xuất hiện trong giai đoạn lứa tuổi nào sau đây:
A. 0-2 tuổi
B. 1-3 tuổi
C. 3-6 tuổi
D. 6-12 tuổi
Câu 24: Để tránh việc bệnh nhân bị bệnh nặng hơn hoặc mắc bệnh khác trong quá trình điều
trị, người thầy thuốc cần làm gì trong những việc sau đây?
A. Đánh giá bệnh kỹ lưỡng và tiến hành điều trị cẩn trọng
B. Hoàn tất các thủ tục hành chính rồi mới tiến hành khám bệnh
C. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân càng nhiều càng tốt để tránh lây nhiễm
D. Thể hiện cảm xúc như sự đồng cảm và nói hết với bệnh nhân về tình trạng bệnh của
họ
Câu 25: Người thầy thuốc cần làm gì để loại trừ bệnh do điều trị?
A. Có tinh thần hỗ trợ đồng nghiệp và ekip điều trị
B. Đánh giá bệnh kỹ lưỡng
C. Có thái độ chào đón bệnh nhân
D. Thao tác nhanh nhẹn và chính xác
Câu 26: Nguyên tắc ABCD trong giao tiếp, chữ A là chữ viết tắc của từ nào sau đây?
A. Actual: Chỉ nói sự thật
B. Action: Thực hiện hành động giao tiếp
C. Active: Tích cực, nhanh nhẹn trong giao tiếp
D. Audience: Xác định đối tượng giao tiếp
Câu 27: Tâm lý người này khác tâm lý người kia là do:
A. Di truyền, các mối quan hệ xã hội mà cá nhân tiếp xúc được chuyển vào trong thành
phần tâm lý cá nhân
B. Mỗi người có đặc điểm riêng về hệ thần kinh và giải phẫu sinh lí, hoàn cảnh sống
khác nhau, mức độ tính tích cực hoạt động
C. Tâm lý cá nhân được quy định bởi lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng
D. Tâm lý không phụ thuộc vào hoạt động, vào ý thức chủ quan mỗi người
Câu 28: Chọn câu SAI. Mục đích của chẩn đoán tâm lý là:
A. Chỉnh sửa, khắc phục những thiếu sót
B. Phát triển kỹ nâng, nâng cao thành tích
C. Phát hiện những lệch lạc, bất thường về tâm lý
D. Dự phòng những bất thường về tâm lý
Câu 29: Lời phát biểu nào đúng với phương pháp nghiên cứu tâm lí con người?
A. Nguồn gốc duy nhất của sự nhận thức các hiện tượng tâm lí là tự quan sát
B. Các hiện tượng tinh thần chỉ có thể được chính người đang trải nghiệm cảm nhận mà
thôi, chúng ta không thể biết được tâm lí của người khác
C. Hoạt động tâm lí luôn thể hiện khách quan ra hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ và trong biến
đổi hoạt động của các nội quan. Vì vậy có thể tìm hiểu tâm lí thông qua hoạt động của
mỗi người
D. Dò sông dò biển dễ dò. Lòng người ai dễ mà đo cho tường
Câu 30: Hiện tượng nào là thuộc tính tâm lý?
A. Chăm chú ghi chép bài
B. Óc quan sát tốt
C. Suy nghĩ về lời thầy giáo nói
D. Phấn khởi vì thi đậu vào trường Y
Câu 31: Điền vào chỗ trống:
Khi nghe xong một bản nhạc, có nhiều ý kiến khác nhau từ khán giả. Có người khen hay
nhưng cũng có người chê dở. Đó là do đặc điểm……….của hiện tượng tâm lý?
A. Tính khách quan
B. Sự thống nhất
C. Tính chủ thể
D. Tính tổng thể
Câu 32: Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về:
A. Cách con người suy nghĩ về sự vật hiện tượng
B. Cảm xúc, thái độ của con người trước hiện thực khách quan
C. Hành vi ứng xử cuat con người thông qua hệ thống thái độ
D. Các hành vi ứng xử, quá trình tinh thần và quy luật hình thành & phát triển các quá
trình đó
Câu 33: Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lý người:
A. Có thế giới khách quan và não
B. Thế giới khách quan tác động vào não
C. Não bình thường về cấu trúc và chức năng
D. Thế giới khách quan tác động vào não, não nguyên vẹn và hoạt động bình thường
Câu 34: Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu tâm lý là phương pháp trong đó:
A. Nhà nghiên cứu tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã
được khống chế để đối tượng bộc lộ rõ nhất những biểu hiện cần nghiên cứu
B. Việc nghiên cứu được tiến hành trong những điều kiện tự nhiên đối với nghiệm thể
C. Nghiệm thể không biết mình trở thành đối tượng nghiên cứu
D. Nhà nghiên cứu tác động tích cực vào hiện tượng mà mình cần nghiên cứu trong điều
kiện hoàn toàn nhân tạo
Câu 35: Đối tượng của tâm lý học là:
A. Con người
B. Các hoạt động tâm lý
C. Thế giới khách quan
D. Sự phát triển của não bộ
Câu 36: Học thuyết nhân văn nghiên cứu tâm lý con người ở khía cạnh:
A. Bản năng, những xung năng và các cơ chế phòng vệ
B. Cái tôi và sự phát triển cá nhân
C. Hoạt động nhận thức, cách thức con người tiếp nhận và vận dụng tri thức
D. Các quy luật tri giác và tư duy
Câu 37: Bạn hãy cho biết hiện tượng tâm lý có từ đâu?
A. Cơ sở thần kinh cấp cao
B. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội
C. Phản xạ và ngôn ngữ
D. Văn hóa xã hội, hoạt động và giao tiếp
Câu 38: Từ bản chất xã hội của tâm lý người khi tiếp xúc nghiên cứu tâm lý người cần:
A. Nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội và các quan hệ xã hội trong đó con
người sống và hoạt động
B. Nghiên cứu hoạt động tâm lý là hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động
vào não sinh ra
C. Nghiên cứu bản chất hiện tượng tâm lý, quy luật nảy sinh, diễn biến và thể hiện tâm lý
D. Nghiên cứu chức năng của não, thế giới khách quan và nguồn gốc xã hội
Câu 39: Chức năng của hiện tượng tâm lý nhằm:
A. Định hướng và nhận biết tín hiệu
B. Định hướng và điều chỉnh
C. Điều khiển và điều chỉnh
D. Câu A và C đúng
Câu 40: Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập vào năm:
A. 1879
B. 1880
C. 1881
D. 1899
Câu 41: J.B.Watson là nhà tâm lý học, ông cho rằng đứa trẻ học tập từ những tác nhân gây
kích thích. Khi có một kích thích thì sẽ có một phản ứng tương ứng. Ông là người nghiên cứu
theo thuyết:
A. Phân tâm
B. Hành vi
C. Nhân văn
D. Gestalt
Câu 42: Bạn hãy cho biết các hiện tượng tâm lý dưới đây, hiện tượng nào là trạng thái tâm
lý?
A. Nhân cách
B. Học tập
C. Lo lắng, buồn phiền
D. Ý chí
Câu 43: Tâm lý là gì?
A. Là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và điều
khiển hoạt động, hành vi của con người các hành vi có tính tâm thụ động
B. Là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và điều
khiển hoạt động, hành vi của con người các hành vi có tính tâm vận động
C. Là toàn bộ những hiện tượng vật chất nảy sinh trong não người, gắn liền và điều
khiển hoạt động, hành vi của con người các hành vi có tính tâm thụ động
D. Là toàn bộ những hiện tượng vật chất nảy sinh trong não người, gắn liền và điều
khiển hoạt động, hành vi của con người các hành vi có tính tâm vận động
Câu 44: Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu tâm lý học?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 45: Ở thời cổ đại, tâm lý học xuất hiện gắn liền với những tư tưởng:
A. Thần học
B. Vật lý
C. Triết học
D. Sinh học
Câu 46: Thí nghiệm nổi tiếng trong chủ nghĩa hành vi là?
A. Thí nghiệm về sự tuyệt vọng có điều kiện
B. Thí nghiệm Milgram
C. Thí nghiệm Albert Little
D. Thí nghiệm Giếng tuyệt vọng
Câu 47: Theo học thuyết chủ nghĩa hành vi, hành vi được quyết định bởi:
A. Tinh thần
B. Sự kiện bên trong
C. Hành động
D. Sự kiện bên ngoài
Câu 48: Trong 5 giai đoạn phát triển tâm tính dục, giai đoạn môi miệng bắt đầu từ độ tuổi
nào?
A. 1-2/3 tuổi
B. 0-1 tuổi
C. Lớn hơn 12 tuổi
D. 3-5/6 tuổi
Câu 49: Trong 5 giai đoạn phát triển tâm tính dục, giai đoạn hậu môn bắt đầu từ độ tuổi nào?
A. 1-2/3 tuổi
B. 0-1 tuổi
C. Lớn hơn 12 tuổi
D. 3-5/6 tuổi
Câu 50: Trong 5 giai đoạn phát triển tâm tính dục, giai đoạn dương vật hoặc niệu đạo bắt đầu
từ độ tuổi nào?
A. 1-2/3 tuổi
B. 0-1 tuổi
C. 6/7-12 tuổi
D. 3-5/6 tuổi
Câu 51: Trong 5 giai đoạn phát triển tâm tính dục, giai đoạn tiềm ẩn bắt đầu từ độ tuổi nào?
A. 1-2/3 tuổi
B. 0-1 tuổi
C. 6/7-12 tuổi
D. 3-5/6 tuổi
Câu 52: Trong 5 giai đoạn phát triển tâm tính dục, giai đoạn sinh dục bắt đầu từ độ tuổi nào?
A. 1-2/3 tuổi
B. 0-1 tuổi
C. Lớn hơn 12 tuổi
D. 3-5/6 tuổi
Câu 53: Một trong những nhà khoa học nổi tiếng của phân tâm học?
A. John Brodus Watson
B. Sigmund Freud
C. Carl Roger
D. Erik H.Erikson
Câu 54: Một trong những nhà khoa học nổi tiếng của phân tâm học?
A. John Brodus Watson
B. Carl Gustav Jung
C. Carl Roger
D. Erik H.Erikson
Câu 55: Một trong những nhà khoa học nổi tiếng của tâm lý học nhân văn?
A. John Brodus Watson
B. Sigmund Freud
C. Carl Roger
D. Erik H.Erikson
Câu 56: Một trong những nhà khoa học nổi tiếng của lý thuyết phát triển tâm lý xã hội?
A. John Brodus Watson
B. Sigmund Freud
C. Carl Roger
D. Erik H.Erikson
Câu 57: Điều kiện cốt lõi có thể tạo ra sự thay đổi nơi thân chủ là: (CHỌN CÂU SAI)
A. Chân thực
B. Tự tin
C. Chấp nhận tích cực vô điều kiện
D. Thấu cảm
Câu 58: Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội có bao nhiêu giai đoạn?
A. 7
B. 5
C. 6
D. 8
Câu 59: Giai đoạn sáng kiến hoặc mẫn cảm thiếu khả năng bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. 2-4 tuổi
B. 5-12 tuổi
C. 4-5 tuổi
D. 4-6 tuổi
Câu 60: Giai đoạn tin tưởng hoặc hoài nghi bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. 2-3 tuổi
B. 2-4 tuổi
C. 4-5 tuổi
D. 1-2 tuổi
Câu 61: Giai đoạn hình thành bản sắc hoặc mơ hồ về bản thân bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. 20-40 tuổi
B. 13-20 tuổi
C. 13-19 tuổi
D. 5-12 tuổi
Câu 62: Giai đoạn sự toàn vẹn hoặc thất vọng bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. Lớn hơn 65 tuổi
B. 40-65 tuổi
C. 65-80 tuổi
D. 20-40 tuổi
Câu 63: Giai đoạn tự chủ hoặc xấu hổ và nghi ngờ bản thân bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. 5-12 tuổi
B. 12-18 tuổi
C. 20-40 tuổi
D. 2-4 tuổi
Câu 64: Giai đoạn năng lực hoặc thiếu tự tin bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. 13-19 tuổi
B. 5-12 tuổi
C. 20-30 tuổi
D. 12-18 tuổi
Câu 65: Giai đoạn kiến tạo giá trị hoặc trì trệ bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. 5-12 tuổi
B. 13-19 tuổi
C. 20-40 tuổi
D. 40-65 tuổi
Câu 66: Giai đoạn gắn bó hoặc cô lập bắt đầu ở độ tuổi nào?
A. 40-65 tuổi
B. Lớn hơn 65 tuổi
C. 20-40 tuổi
D. 18-40 tuổi
Câu 67: Id hay bản năng là:
A. Tất cả những ham muốn nguyên thủy nhân tạo thuộc về phần vô thức điều khiển con
người theo nguyên tắc khoái lạc
B. Tất cả những ham muốn nguyên thủy nhân tạo thuộc về phần ý thức điều khiển con
người theo nguyên tắc khoái lạc
C. Tất cả những ham muốn nguyên thủy bẩm sinh thuộc về phần vô thức điều khiển con
người theo nguyên tắc khoái lạc
D. Tất cả những ham muốn nguyên thủy bẩm sinh thuộc về phần ý thức điều khiển con
người theo nguyên tắc khoái lạc
Câu 68: Super ego hay siêu tôi là:
A. Hiện thân cho chuẩn mực, lý tưởng, vai trò, tiêu chí chủ đạo và thế giới quan mà con
người thu nhận được qua giáo dục
B. Hiện thân cho chuẩn mực, lý tưởng, vai trò, tiêu chí chủ đạo và thế giới quan mà con
người thu nhận được qua hành vi
C. Hiện thân cho chuẩn mực, lý tưởng, vai trò, tiêu chí chủ đạo và thế giới quan mà con
người thu nhận được qua hành động
D. Hiện thân cho chuẩn mực, lý tưởng, vai trò, tiêu chí chủ đạo và thế giới quan mà con
người thu nhận được qua người khác
Câu 69: Super ego hoạt động theo nguyên tắc:
A. Khoái lạc
B. Ý thức hệ
C. Kiểm duyệt
D. Truyền đạt
Câu 70: Ego hay cái tôi là:
A. Hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt. Nỗ lực dàn xếp, dung hòa xung đột giữa Id và
Super Ego
B. Hoạt động theo nguyên tắc hiện thực. Nỗ lực dàn xếp, dung hòa xung đột giữa Id và
Super Ego
C. Hoạt động theo nguyên tắc hiện thực. Nỗ lực dàn xếp, dung hòa xung đột giữa Id với
nhau
D. Hoạt động theo nguyên tắc hiện thực. Nỗ lực dàn xếp, dung hòa xung đột giữa Super
ego với nhau
Câu 71: Thông thường sự xung đột giữa Id và Super ego phần thắng sẽ thuộc về:
A. Super ego do nó hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt
B. Id do nó không chịu sự chế ngự của ý thức hệ
C. Ego
D. Không ai cả
Câu 72: Trong thời kỳ cổ đại ao đã nêu lên phương pháp nội quan?
A. Aristoteles
B. Platon
C. Socrates
D. Democrites

BÀI 2: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI


Câu 1: Winnicott đề cập đến khái niệm “bà mẹ tốt vừa đủ, đó là bà mẹ:
A. Yêu thương và đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của con
B. Yêu thương, nâng đỡ, bảo vệ, đáp ứng ít dần nhu cầu của con
C. Yêu thương, để con tự trải nghiệm và tự rút ra bài học trong các tình huống
D. Yêu thương và làm hài lòng ngay lập tức điều con muốn
Câu 2: Theo Spitz, hội chứng vắng mẹ là phản ứng đặc biệt của trẻ trong độ tuổi nào sau đây?
A. 6-8 tháng
B. 6-12 tháng
C. 6-18 tháng
D. 6-20 tháng
Câu 3: Khủng hoảng tuổi lên 3 xảy ra là do trẻ có mâu thuẫn giữa những yếu tố nào sau đây?
A. Trẻ và người lớn
B. Trẻ và bạn đồng trang lứa
C. Ước muốn độc lập và khả năng thật sự của trẻ
Câu 4: Phản xạ có điều kiện là phản xạ:
A. Bẩm sinh có tính cố định
B. Tập luyện được trong cuộc sống
C. Di truyền và tồn tại cùng với loài
D. Do phần thấp của hệ thần kinh thực
Câu 5: Trẻ học nói nhanh trong độ tuổi nào?
A. Khoảng 0-1 tuổi
B. 1 tuổi
C. Khoảng 1-2 tuổi
D. 1,5 tuổi
Câu 6: Hãy điền vào chỗ trống: 4 tuổi là thời kỳ nhạy cho sự phát triển tri giác……….giúp
học ngôn ngữ trên sách vở
A. Vận động
B. Trực quan
C. Khách quan
D. Hình ảnh
Câu 7: Hiện nay tình trạng cha mẹ bắt ép trẻ học từ quá sớm khá phổ biến khiến cho trẻ thiếu
vận động, không có tuổi thơ hạnh phúc dẫn đến trẻ không hứng thú với học tập. Để cho cha
mẹ hiểu được điều đó, bạn hãy cho biết độ tuổi nào là phù hợp để trẻ làm quen với các khái
niệm sơ giản về toán học?
A. 4 tuổi
B. 5 tuổi
C. 3 tuổi
D. 6 tuổi
Câu 8: Yếu tố KHÔNG ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ là?
A. Tình hình chính trị của nhà nước
B. Sự trưởng thành của hệ thần kinh
C. Môi trường (giáo dục)
D. Hoạt động bên trong của bản thân trẻ (tự giáo dục)
Câu 9: Cho các yếu tố sau: (1) Độ co giãn của não; (2) Bất thường NST; (3) Chấn thương; (4)
Giáo dục; (5) Nhiễm trùng cận sản; (6) Sự trưởng thành của hệ thần kinh. Yếu tố nào làm
ngưng hoặc chậm sự phát triển?
A. (1),(3),(5),(6)
B. (2),(4),(6)
C. (1),(2),(3),(5)
D. (1),(2),(3),(6)
Câu 10: Sự quan tâm chăm sóc của mẹ có thể tạo cho trẻ cảm giác:
A. An toàn, tin tưởng
B. Lo lắng, sợ hãi
C. Được yêu thương
D. Cả A và B
Câu 11: Đâu là phản xạ không điều kiện?
A. Quay mặt đi khi không chịu bú
B. Mỉm cười khi gặp mẹ
C. Hô hấp
D. Khóc khi không gặp mẹ
Câu 12: Đâu là phản xạ không điều kiện?
A. Mỉm cười khi nhận ra mùi, vị sữa của mẹ
B. Hắt hơi
C. Nuốt
D. Cả B và C
Câu 13: Đâu là phản xạ có điều kiện?
A. Hô hấp
B. Ho
C. Hắt hơi
D. Mỉm cười khi gặp mẹ
Câu 14: Đâu là phản xạ có điều kiện?
A. Hắt hơi
B. Nuốt
C. Quay mặt đi khi không chịu bú
D. Ho
Câu 15: Phát biểu SAI khi nói về sự gắn bó mẹ con:
A. Kiểu gắn bó an toàn giúp trẻ phát triển cảm xúc tích cực, hành vi tương ứng phù hợp
với đáp ứng người chăm sóc
B. Kiểu gắn bó không an toàn, trẻ kiềm chế biểu lộ cảm xúc, có hành vi tránh né, gây
hấn,…
C. Biến động xa cách từ từ và đồng thể hóa
D. Sự gắn bó mẹ con được đánh dấu bởi tính 2 mặt: Cơ bản vẫn còn lo âu (Lo âu xa
cách-4 tháng, lo âu bị bỏ rơi-8 tháng) và vui thích trải nghiệm (Vai trò của da-sờ,
miệng-bú, ấm ức đầu tiên-cai sữa, chờ đợi)
Câu 16: Ở hội chứng vắng mẹ các bước tiến triển của trẻ theo thứ tự là:
A. Giai đoạn đau khổ và tuyệt vọng Tuyệt vọng Tách rời
B. Giai đoạn đau khổ và tuyệt vọng Tuyệt vọng Tách rời
C. Giai đoạn tách rời Tuyệt vọng Đau khổ và tuyệt vọng
D. Giai đoạn tách rời Đau khổ và tuyệt vọng Tuyệt vọng
Câu 17: Chọn phát biểu ĐÚNG về sự phát triển nhận thức và vận động quan trọng của trẻ:
A. Khoảng tháng thứ 2: trẻ giữ được đầu
B. Khoảng tháng thứ 5-6: trẻ tự lật
C. Khoảng tháng thứ 12: trẻ biết nói
D. Khoảng tháng thứ 3: trẻ tự ngồi
Câu 18: Chọn phát biểu SAI về sự phát triển nhận thức và vận động quan trọng của trẻ:
A. Khoảng tháng thứ 2: nụ cười đáp trả
B. Khoảng tháng thứ 8-9: trẻ tự ngồi
C. Khoảng tháng thứ 3: trẻ giữ được đầu
D. Khoảng tháng thứ 3: nụ cười đáp trả
Câu 19: Khi điều trị bệnh nhân là người lớn nhưng có hiện tượng thoái lùi, ta phải có thái độ
như thế nào?
A. Xét đoán bệnh nhân
B. Không quan tâm
C. Nói xấu bệnh nhân
D. Phản ứng một cách chuyên nghiệp và không xét đoán bệnh nhân
Câu 20: Chọn phát biểu SAI khi nói về các mốc phát triển tâm lý vận động quan trọng ở trẻ 1
tuổi?
A. 18 tháng biết tự xúc ăn
B. Hầu hết trẻ được 1,5 tuổi có thể tự đi
C. Biết tự leo cầu thang một mình, chạy, đi xe 3 bánh, nhảy nhót, thăng bằng,…
D. Một số trẻ biết leo cầu thang, giữ thăng bằng
Câu 21: Chọn phát biểu SAI khi nói về các mốc phát triển tâm lý vận động quan trọng ở trẻ
2-3 tuổi?
A. Không tiêu tiêu trong quần
B. Trẻ 2 tuổi có thể tự mặc và cởi quần áo dưới sự giúp đỡ của người lớn
C. Biết tự leo cầu thang một mình, chạy, đi xe 3 bánh, nhảy nhót, thăng bằng,…
D. Biết làm các phép toán
Câu 22: Chọn phát biểu SAI:
A. 24 tháng trẻ biết được khoảng 100-200 từ, 36 tháng trẻ biết được 1500 từ
B. Các động cơ, mong muốn của trẻ có thứ bậc ưu tiên
C. 2 tuổi trẻ có thể biểu hiện đồng cảm với người khác
D. Về nhận thức: tư duy trực quan hành động cụ thể
Câu 23: Mặc cảm Cain xảy ra khi nào?
A. Khi trẻ lên 3
B. Khi trẻ bị la mắng
C. Khi mẹ mang thai em bé
D. Khi vắng mẹ
Câu 24: Phát biểu ĐÚNG về nhận thức của trẻ trong giai đoạn 3-6 tuổi?
A. Hiểu khái niệm giống hoặc khác nhau
B. Biết nói chuyện
C. Biết sử dụng ngồi thứ ba “con” để nói về mình
D. 4-5 tuổi hình thành trí nhớ có chủ định
E. Tư duy trực quan vận động
Câu 25: Trẻ trong giai đoạn từ 3-6 tuổi thì:
A. Rất vâng lời
B. Tự giác
C. Nặng về cảm xúc (không hứng không làm)
Câu 26: Sự tự ý thức của trẻ trong giai đoạn từ 3-6 tuổi:
A. Thông qua đánh giá của những người xung quanh, trẻ tự đánh giá mình
B. Mâu thuẩn giữa việc muốn khám phá bản thân và mặc cảm
C. Bắt đầu ý thức về giới tính của mình
D. Tất cả đều đúng
Câu 27: Sự phát triển tư duy của trẻ diễn ra mạnh mẽ nhất trong giai đoạn nào:
A. Từ 6-12 tuổi
B. Từ 3-6 tuổi
C. Từ 1-3 tuổi
D. Từ 12-18 tuổi
Câu 28: Trong giai đoạn từ 6-12 tuổi, tư duy trực quan hình tượng chuyển đổi thành:
A. Tư duy trực quan hành động
B. Tư duy ngôn ngữ logic
C. Tư duy trừu tượng
D. Tư duy trực quan hình ảnh
Câu 29: Trong giai đoạn từ 6-12 tuổi, trí nhớ có chủ định phát triển dần, tuy nhiên:
A. Trẻ có thể nhớ một cách nhanh chóng
B. Trẻ ghi nhớ dựa trên hình ảnh
C. Trẻ có thể nhớ một cách máy móc
D. Trẻ chỉ nhớ những gì trẻ thích
Câu 30: Chọn phát biểu SAI khi nói về sự tự đánh giá của trẻ trong quá trình phát triển nhân
cách (Giai đoạn từ 3-6 tuổi):
A. Kết quả học tập và đánh giá của người lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, động
cơ và tự đánh giá của trẻ
B. Những trẻ thường xuyên được khen thưởng thì sẽ có sự tự đánh giá cao và ngược lại
C. Phong cách giáo dục của gia đình
D. Sự ảnh hưởng của bạn bè
Câu 31: Chọn phát biểu ĐÚNG về giao tiếp của trẻ trong giai đoạn 3-6 tuổi:
A. Với bạn bè bắt đầu đóng quan trọng
B. Trẻ không thích giao tiếp với gia đình nữa
C. Với gia đình tách ra một phần
D. Cả A và C
Câu 32: Có bao nhiêu phát biểu sau đây SAI khi nói về khủng hoảng tuổi đến trường?
(1) Vượt qua môi trường “nhiều tình cảm” đến môi trường “vô tình”
(2) Môi trường chơi là chính sang môi trường học là chính với những đòi hỏi nghiêm
ngặt
(3) Sự thúc ép quá đáng của thầy cô giáo, cha mẹ
(4) Định kiến của thầy cô giáo đối với cá nhân trẻ Tự tin
(5) Tính cần cù siêng năng hay mặc cảm, tự ti, kém cỏi
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 33: Cơ sở để hình thành giai đoạn lứa tuổi vị thành niên:
A. Sự chín muồi về mặt cơ thể
B. Sự chín muồi về mặt cơ thể-giới tính-tâm lý xã hội
C. Sự chín muồi về mặt giới tính
D. Sự chín muồi về mặt tâm lý xã hội
Câu 34: Có bao nhiêu phát biểu sau đây ĐÚNG khi nói về giai đoạn vị thành niên?
(1) Giai đoạn thay đổi giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành
(2) Giai đoạn được gọi là “tuổi dậy thì”: tiềm ẩn (Freud)
(3) Giai đoạn khủng hoảng và sự hỗn loạn
(4) Giai đoạn mấu chốt của sự biến đổi: cơ thể-tâm lý-xã hội
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 35: Ở tuổi vị thành niên, cấu trúc nhân cách chưa ổn định về các mặt:
A. Nhận thức các chuẩn mực đạo đức
B. Tự đánh giá
C. Có sự mâu thuẫn trong tính cách
D. Tất cả đều đúng
Câu 36: Kết quả của nhân cách chưa ổn định ở tuổi vị thành niên: (Chọn câu SAI)
A. Dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và tác động bởi xã hội
B. Cảm giác cô đơn dễ đẩy các em tham gia vào nhóm bạn xấu,…
C. Xuất hiện một số rối loạn tâm thần: rối loạn ăn uống, hystery, trầm cảm, TTPL,…
D. Trưởng thành về mặt tâm lý xã hội
Câu 37: Giai đoạn tuổi thanh niên và trưởng thành là giai đoạn:
A. Tiềm ẩn
B. Trưởng thành về mặt tâm lý xã hội
C. Khủng hoảng và sự hỗn loạn
D. Giác ngộ nội tâm
Câu 38: Giai đoạn từ 18-25 tuổi:
A. Nhu cầu tự khẳng định
B. Thu hẹp giao tiếp
C. Định hướng giá trị hoặc cống hiến cho xã hội
D. Cả A và C
Câu 39: Khủng hoảng vào đời xảy ra trong độ tuổi:
A. 18 tuổi
B. Khi rời xa cha mẹ
C. 18-40 tuổi
D. 18-20 tuổi
Câu 40: Đặc điểm tâm lý của độ tuổi trung niên là:
A. Là thời gian giác ngộ nội tâm, thay đổi từ những hành động ý thức về với tiềm thức.
Nhận thức về bản thân và người khác sâu sắc hơn
B. Là thời gian giác ngộ nội tâm, thay đổi từ những hành động ý thức về với vô thức.
Nhận thức về bản thân và người khác sâu sắc hơn
C. Là thời gian giác ngộ nội tâm, thay đổi từ những hành động ý thức về với tiềm thức.
Nhận thức về bản thân và người khác hời hợt hơn
D. Là thời gian giác ngộ nội tâm, thay đổi từ những hành động ý thức về với vô thức.
Nhận thức về bản thân và người khác hời hợt hơn
Câu 41: Tuổi trung niên xảy ra sự mâu thuẫn giữa:
A. Tính cần cù siêng năng hay mặc cảm, tự ti, kém cỏi
B. Trong tính cách
C. Sự tự tin hay nghi ngờ
D. Cảm giác sáng tạo hay cảm giác ngừng trệ
Câu 42: Giai đoạn trung niên đối mặt với khủng hoảng:
A. Vào đời
B. Cuộc sống
C. Cô đơn
D. Mất việc
Câu 43: Những giai đoạn khủng hoảng ở độ tuổi trung niên:
A. Sự sinh nở Mãn kinh Khủng hoảng tuổi trung niên Con cái ra riêng Con cái
có gia đình Mất việc
B. Sự sinh nở Mãn kinh Khủng hoảng tuổi trung niên Con cái có gia đình Con
cái ra riêng Mất việc
C. Sự sinh nở Khủng hoảng tuổi trung niên Mãn kinh Con cái ra riêng Con cái
có gia đình Mất việc
D. Sự sinh nở Khủng hoảng tuổi trung niên Mãn kinh Con cái có gia đình Con
cái ra riêng Mất việc
Câu 44: Hãy chọn thái độ đúng đắn của nhân viên y tế khi làm việc với bệnh nhân ở tuổi
trung niên: (1) Bảo vệ bệnh nhân bằng môi trường an toàn; (2) Đồng cảm, chia sẻ với bệnh
nhân; (3) Thờ ơ, vô tâm; (4) Rèn luyện cho họ những kỹ năng thích ứng; (4) Mở rộng giao
tiếp; (5) Khuyên họ bỏ việc để tập trung cho sức khỏe; (6) Hướng dẫn họ tham gia vào các
hoạt động vui thích, lợi ích
A. (1),(2),(4),(5)
B. (1),(2),(4),(6)
C. (1),(2),(4)
D. (1),(2),(3),(4)
Câu 45: Phản ứng trước sự mất mát của người ở giai đoạn tuổi già là: (Chọn câu SAI)
A. Không chấp nhận, chối bỏ
B. Nhốt mình lại trong sự thoái lùi
C. Sự thoái lùi kèm theo sự tổ chức lại
D. Có thái độ tích cực
Câu 46: Chọn phát biểu ĐÚNG khi nói về giai đoạn tổng kết (tuổi già):
A. Khi về già, con người có xu hướng nhìn lại cuộc đời của mình với sự đánh giá tích
cực hoặc tiêu cực
B. Chủ thể có thể đầu tư kế hoạch mới hoặc buông trôi theo sự thoái lùi hoặc giảm sút trí
tuệ
C. Những biểu hiện lâm sàng của nó có thể là trầm cảm, hung bạo, bệnh thực thể
D. Tất cả đều đúng

BÀI 3: CÁC THÀNH PHẦN TÂM LÝ


Câu 1: Ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý là:
A. Nhận thức, tình cảm, hành động
B. Nhận thức, thái độ, hành động
C. Cảm giác, tình cảm, hành động
D. Ăn, uống, ngủ
Câu 2: Nhận thức là gì?
A. Qúa trình tâm lý phản ánh hiện thức chủ quan và bản thân con người thông qua các cơ
quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản thân
B. Qúa trình tâm lý phản ánh hiện thức khách quan và bản thân con người thông qua các
cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng kinh nghiệm đã có của bản
thân
C. Cả hai đều đúng
D. Cả hai đều sai
Câu 3: Nhận thức được chia thành 2 mức độ là:
A. Mức độ cảm tính và mức độ hóa tính
B. Mức độ lý tính và mức độ hóa tính
C. Mức độ cảm tính và mức độ lý tính
D. Chỉ có 1 mức độ
Câu 4: Cảm giác là:
A. Qúa trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng cụ
thể đang trực tiếp tác động vào giác quan ta
B. Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết
C. Qúa trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân
bằng cách xây dựng hình ảnh mới dựa trên những biểu tượng đã có
D. Quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Câu 5: Cảm giác là một quá trình nhận thức, tâm lý mang bản chất:
A. Cảm tính
B. Xã hội – lịch sử
C. Hiện thực
D. Tư bản
Câu 6: Cảm giác được chia thành bao nhiêu loại?
A. 5
B. 6
C. 2
D. 3
Câu 7: Cảm giác bên ngoài được chia thành bao nhiêu loại?
Kể tên các loại cảm giác:
A. 5
B. 6
C. 2
D. 3
Câu 8: Cảm giác nhìn (thị giác):
A. Do những sóng âm, những dao động của không khí gây nên
B. Các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng
không khí gây nên
C. Do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ
quan thụ cảm vị giác dưới lưỡi gây nên
D. Nảy sinh do tác động của sóng ánh sáng phát ra hoặc phản xạ từ các sự vật
Câu 9: Cảm giác nghe (thính giác):
A. Do những sóng âm, những dao động của không khí gây nên
B. Các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng
không khí gây nên
C. Do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ
quan thụ cảm vị giác dưới lưỡi gây nên
D. Nảy sinh do tác động của sóng ánh sáng phát ra hoặc phản xạ từ các sự vật
Câu 10: Cảm giác ngửi (khứu giác):
A. Do những sóng âm, những dao động của không khí gây nên
B. Các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng
không khí gây nên
C. Do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ
quan thụ cảm vị giác dưới lưỡi gây nên
D. Nảy sinh do tác động của sóng ánh sáng phát ra hoặc phản xạ từ các sự vật
Câu 11: Cảm giác nếm (vị giác):
A. Do những sóng âm, những dao động của không khí gây nên
B. Các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng
không khí gây nên
C. Do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ
quan thụ cảm vị giác dưới lưỡi gây nên
D. Nảy sinh do tác động của sóng ánh sáng phát ra hoặc phản xạ từ các sự vật
Câu 12: Cảm giác da (mạc giác):
A. Do những sóng âm, những dao động của không khí gây nên
B. Do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da tạo nên, phản ánh những
thuộc tính về nhiệt độ, áp lực, sự đụng chạm, sự trơn nhẵn,…
C. Do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ
quan thụ cảm vị giác dưới lưỡi gây nên
D. Nảy sinh do tác động của sóng ánh sáng phát ra hoặc phản xạ từ các sự vật
Câu 13: 90% lượng thông tin từ thế giới bên ngoài đi vào não là do:
A. Mắt
B. Tai
C. Mũi
D. Miệng
Câu 14: Cảm giác nếm phản ánh vị của đối tượng bao gồm 4 loại:
A. Ngọt, chua, khát, đắng
B. Khó chịu, chua, mặn, đắng
C. Ngọt, chua, mặn, đắng
D. Khó chịu, chua, khát, đắng
Câu 15: Cảm giác da gồm 5 loại:
A. Đụng chạm, khó chịu, nóng, lạnh, đau
B. Đụng chạm, nén, nóng, lạnh, đau
C. Bỏng, nén, nóng, lạnh, đau
D. Đụng chạm, ê buốt, nóng, lạnh, đau
Câu 17: Cảm giác bên trong được chia thành bao nhiêu loại?
Kể tên các loại cảm giác:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 18: Cảm giác vận động:
A. Khi cơ thể cử động, nội dịch ở ba ống hình bán khuyên tai trong rung động, tác động
vào các niêm mao nằm trên ba thành ống ấy tạo nên cảm giác thăng bằng
B. Là vật điều chỉnh quan trọng đối với các động tác lao động, nhất là những động tác
lao động đòi hỏi độ chính xác cao
C. Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên
D. Do những kích thích từ bên trong cơ thể gây ra nằm ở các cơ gân, khớp xương tạo
nên, phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động như mức độ co cơ
của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
Câu 19: Cảm giác sờ mó:
A. Khi cơ thể cử động, nội dịch ở ba ống hình bán khuyên tai trong rung động, tác động
vào các niêm mao nằm trên ba thành ống ấy tạo nên cảm giác thăng bằng
B. Là vật điều chỉnh quan trọng đối với các động tác lao động, nhất là những động tác
lao động đòi hỏi độ chính xác cao
C. Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên
D. Do những kích thích từ bên trong cơ thể gây ra nằm ở các cơ gân, khớp xương tạo
nên, phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động như mức độ co cơ
của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
Câu 20: Cảm giác thăng bằng:
A. Khi cơ thể cử động, nội dịch ở ba ống hình bán khuyên tai trong rung động, tác động
vào các niêm mao nằm trên ba thành ống ấy tạo nên cảm giác thăng bằng
B. Là vật điều chỉnh quan trọng đối với các động tác lao động, nhất là những động tác
lao động đòi hỏi độ chính xác cao
C. Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên
D. Do những kích thích từ bên trong cơ thể gây ra nằm ở các cơ gân, khớp xương tạo
nên, phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động như mức độ co cơ
của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
Câu 21: Cảm giác rung:
A. Khi cơ thể cử động, nội dịch ở ba ống hình bán khuyên tai trong rung động, tác động
vào các niêm mao nằm trên ba thành ống ấy tạo nên cảm giác thăng bằng
B. Là vật điều chỉnh quan trọng đối với các động tác lao động, nhất là những động tác
lao động đòi hỏi độ chính xác cao
C. Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên
D. Do những kích thích từ bên trong cơ thể gây ra nằm ở các cơ gân, khớp xương tạo
nên, phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động như mức độ co cơ
của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
Câu 22: Cảm giác cơ thể:
A. Khi cơ thể cử động, nội dịch ở ba ống hình bán khuyên tai trong rung động, tác động
vào các niêm mao nằm trên ba thành ống ấy tạo nên cảm giác thăng bằng
B. Là vật điều chỉnh quan trọng đối với các động tác lao động, nhất là những động tác
lao động đòi hỏi độ chính xác cao
C. Do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên
D. Do quá trình trao đổi chất môi trường bên trong gây nên khi những tế bào thụ cảm ở
những cơ quan bên trong cơ thể bị kích thích
Câu 23: Cảm giác thăng bằng cho ta biết:
A. Mức độ co cơ của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
B. Phương hướng của đầu so với phương thẳng đứng, hướng quay và gia tốc của đầu
C. Sự rung động của các sự vật
D. Tình trạng hoạt động của nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, buồn nôn, đau dạ dày
Câu 24: Cảm giác vận động phản ánh:
A. Mức độ co cơ của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
B. Phương hướng của đầu so với phương thẳng đứng, hướng quay và gia tốc của đầu
C. Sự rung động của các sự vật
D. Tình trạng hoạt động của nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, buồn nôn, đau dạ dày
Câu 25: Cảm giác rung phản ánh:
A. Mức độ co cơ của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
B. Phương hướng của đầu so với phương thẳng đứng, hướng quay và gia tốc của đầu
C. Sự rung động của các sự vật
D. Tình trạng hoạt động của nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, buồn nôn, đau dạ dày
Câu 26: Cảm giác cơ thể phản ánh:
A. Mức độ co cơ của cơ thể và về vị trí của các phần thân thể chúng ta
B. Phương hướng của đầu so với phương thẳng đứng, hướng quay và gia tốc của đầu
C. Sự rung động của các sự vật
D. Tình trạng hoạt động của nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, buồn nôn, đau dạ dày
Câu 27: Quy luật về ngưỡng cảm giác:
A. Một cảm giác có thể thay đổi tính nhạy cảm cho sự ảnh hưởng của một cảm giác khác
B. Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi tính nhạy cảm của các cơ quan cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích
C. Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào giác quan. Tuy nhiên, nếu kích thích
quá yếu sẽ không tạo nên một cảm giác. Kích thích quá mạnh cũng gây nên mất cảm
giác. Do đó muốn tạo cảm giác, kích thích tác động phải đạt tới một giới hạn nhất
định về cường độ
D. Là sự thay đổi cường độ hoặc chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích
thích cùng loại xảy ra trước đó hoặc đồng thời
Câu 28: Quy luật về sự thích ứng:
A. Một cảm giác có thể thay đổi tính nhạy cảm cho sự ảnh hưởng của một cảm giác khác
B. Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi tính nhạy cảm của các cơ quan cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích
C. Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào giác quan. Tuy nhiên, nếu kích thích
quá yếu sẽ không tạo nên một cảm giác. Kích thích quá mạnh cũng gây nên mất cảm
giác. Do đó muốn tạo cảm giác, kích thích tác động phải đạt tới một giới hạn nhất
định về cường độ
D. Là sự thay đổi cường độ hoặc chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích
thích cùng loại xảy ra trước đó hoặc đồng thời
Câu 29: Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác khác nhau:
A. Một cảm giác có thể thay đổi tính nhạy cảm cho sự ảnh hưởng của một cảm giác khác
B. Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi tính nhạy cảm của các cơ quan cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích
C. Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào giác quan. Tuy nhiên, nếu kích thích
quá yếu sẽ không tạo nên một cảm giác. Kích thích quá mạnh cũng gây nên mất cảm
giác. Do đó muốn tạo cảm giác, kích thích tác động phải đạt tới một giới hạn nhất
định về cường độ
D. Là sự thay đổi cường độ hoặc chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích
thích cùng loại xảy ra trước đó hoặc đồng thời
Câu 30: Quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác cùng loại:
A. Một cảm giác có thể thay đổi tính nhạy cảm cho sự ảnh hưởng của một cảm giác khác
B. Sự thích ứng của cảm giác là khả năng thay đổi tính nhạy cảm của các cơ quan cảm
giác cho phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích
C. Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào giác quan. Tuy nhiên, nếu kích thích
quá yếu sẽ không tạo nên một cảm giác. Kích thích quá mạnh cũng gây nên mất cảm
giác. Do đó muốn tạo cảm giác, kích thích tác động phải đạt tới một giới hạn nhất
định về cường độ
D. Là sự thay đổi cường độ hoặc chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích
thích cùng loại xảy ra trước đó hoặc đồng thời
Câu 31: Ngưỡng tuyệt đối dưới là:
A. Là cường độ tối đa của kích thích đủ để gây ra cảm giác
B. Là cường độ tối thiểu của kích thích đủ để gây ra cảm giác
C. Là cường độ trung bình của kích thích đủ để gây ra cảm giác
D. Tất cả đều sai
Câu 32: Ngưỡng tuyệt đối trên là:
A. Là cường độ tối đa của kích thích đủ để gây ra cảm giác
B. Là cường độ tối thiểu của kích thích đủ để gây ra cảm giác
C. Là cường độ trung bình của kích thích đủ để gây ra cảm giác
D. Tất cả đều sai
Câu 33: Ngưỡng tuyệt đối trên của cảm giác nhìn là:
A. 390 micromet
B. 780 micromet
C. 20000 hec
D. 20000 micromet
Câu 34: Ngưỡng tuyệt đối dưới của cảm giác nghe là:
A. 16 hec
B. 390 hec
C. 16 micromet
D. 78 hec
Câu 35: Ngưỡng tuyệt đối dưới của cảm giác nhìn là:
A. 390 micromet
B. 780 micromet
C. 20000 hec
D. 20000 micromet
Câu 36: Ngưỡng tuyệt đối trên của cảm giác nghe là:
A. 16 hec
B. 390 hec
C. 16 micromet
D. 20000 hec
Câu 37: Tri giác là:
E. Qúa trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng cụ
thể đang trực tiếp tác động vào giác quan ta
F. Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết
G. Qúa trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân
bằng cách xây dựng hình ảnh mới dựa trên những biểu tượng đã có
H. Quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Câu 38: Phương thức phản ánh của tri giác là:
A. Trực tiếp khi sự vật tác động vào giác quan
B. Gián tiếp khi sự vật tác động vào giác quan
C. Không có phương thức phản ánh
D. Có nhiều phương thức phản ánh
Câu 39: Sản phẩm của phương thức phản ánh của tri giác là:
A. Hình ảnh trọn vẹn tuyệt đối về sự vật
B. Hình ảnh tương đối trọn vẹn về sự vật
C. Hình ảnh không trọn vẹn về sự vật
D. Không có sản phẩm
Câu 40: Quy luật về tính đối tượng của tri giác:
A. Là khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi
B. Con người có khả năng chỉ phản ánh một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự
vật, hiện tượng xung quanh
C. Mỗi hành động tri giác bao giờ cũng nhắm vào một đối tượng nào đó của thế giới
khách quan
D. Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật
Câu 41: Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:
A. Là khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi
B. Con người có khả năng chỉ phản ánh một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự
vật, hiện tượng xung quanh
C. Mỗi hành động tri giác bao giờ cũng nhắm vào một đối tượng nào đó của thế giới
khách quan
D. Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật
Câu 42: Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:
A. Là khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi
B. Con người có khả năng chỉ phản ánh một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự
vật, hiện tượng xung quanh
C. Mỗi hành động tri giác bao giờ cũng nhắm vào một đối tượng nào đó của thế giới
khách quan
D. Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật
Câu 43: Quy luật về tính ổn định của tri giác:
A. Là khả năng phản ánh sự vật một cách không đổi khi điều kiện tri giác bị thay đổi
B. Con người có khả năng chỉ phản ánh một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự
vật, hiện tượng xung quanh
C. Mỗi hành động tri giác bao giờ cũng nhắm vào một đối tượng nào đó của thế giới
khách quan
D. Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật
Câu 44: Tư duy là:
I. Qúa trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng cụ
thể đang trực tiếp tác động vào giác quan ta
J. Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết
K. Qúa trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân
bằng cách xây dựng hình ảnh mới dựa trên những biểu tượng đã có
L. Quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Câu 45: Hãy chọn các đặc điểm của tư duy:
1. Tính có vấn đề 2. Tính khái quát 3. Tính trực tiếp 4. Tính gián tiếp
5. Có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
6. Có mối quan hệ với ngôn ngữ
7. Có mối quan hệ với hình ảnh
8. Có mối quan hệ mật thiế với nhận thức lý tính
A. Tất cả các ý trên
B. 1,2,3,4,5,6
C. 1,3,4,5,8
D. 1,2,4,5,6
Câu 46: Các giai đoạn của tư duy:
A. Xác định vấn đề và biểu đạt thành nhiệm vụ Huy động các tri thức Sàng lọc các
liên tưởng Giải quyết vấn đề Kiểm tra lý thuyết
B. Xác định vấn đề và biểu đạt thành nhiệm vụ Huy động các tri thức Sàng lọc các
liên tưởng Kiểm tra lý thuyết Giải quyết vấn đề
C. Xác định vấn đề và biểu đạt thành nhiệm vụ  Sàng lọc các liên tưởng  Huy động
các tri thức Giải quyết vấn đề Kiểm tra lý thuyết
D. Xác định vấn đề và biểu đạt thành nhiệm vụ  Sàng lọc các liên tưởng  Huy động
các tri thức  Kiểm tra lý thuyết  Giải quyết vấn đề
Câu 47: Tưởng tượng là:
A. Qúa trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng cụ
thể đang trực tiếp tác động vào giác quan ta
B. Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết
C. Qúa trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân
bằng cách xây dựng hình ảnh mới dựa trên những biểu tượng đã có
D. Quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta
Câu 48: Đặc điểm của quá trình tưởng tượng là: (Chọn câu sai)
A. Nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề
B. Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết
C. Phản ánh gián tiếp và khái quát
D. Có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Câu 49: Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng:
1. Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật
2. Nảy sinh ra vấn đề mới
3. Sàng lọc các liên tưởng
4. Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật
5. Chắp ghép
6. Liên hợp
A. Tất cả đều đúng
B. 1,4,5,6
C. 1,2,5,6
D. 1,5,6
Câu 50: Xúc cảm là:
A. Những rung động những nó biểu thị thái độ của con người đối với một loại sự vật,
hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể
B. Quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và
hiện tượng đang trực tiếp vào các giác quan của ta
C. Những rung động đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu,
động cơ của chủ thể trong những tình huống nhất định
D. Không có định nghĩa về xúc cảm
Câu 51: Tình cảm là:
A. Những rung động những nó biểu thị thái độ của con người đối với một loại sự vật,
hiện tượng có liên quan đến nhu cầu, động cơ của chủ thể
B. Quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và
hiện tượng đang trực tiếp vào các giác quan của ta
C. Những rung động đối với từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ có liên quan đến nhu cầu,
động cơ của chủ thể trong những tình huống nhất định
D. Không có định nghĩa về tình cảm
Câu 52: Có bao nhiêu ý đúng về xúc cảm?
1. Có cả ở con người và động vật
2. Chỉ có ở con người
3. Là quá trình tâm lý
4. Có tính nhất thời, phụ thuộc vào tình huống
5. Là thuộc tính tâm lý
6. Có tính chất ổn định và bền vững
7. Ở trạng thái hiện thực
8. Ở trạng thái tiềm tàng
9. Xuất hiện trước
10. Xuất hiện sau
11. Thực hiện chức năng sinh vật (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường
bên ngoài với tư cách là cá thể
12. Thực hiện chức năng xã hội (giúp con người định hướng và thích nghi xã hội với tư
cách một nhân cách)
13. Gắn liền với phản xạ không điều kiện, với bản năng
14. Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 53: Các mức độ của đời sống tình cảm:
A. Màu sắc xúc cảm của cảm giác < Xúc cảm < Tình cảm
B. Màu sắc xúc cảm của cảm giác < Tình cảm < Xúc cảm
C. Xúc cảm < Tình cảm < Màu sắc xúc cảm của cảm giác
D. Tình cảm < Xúc cảm < Màu sắc xúc cảm của cảm giác
Câu 54: Đặc điểm của tình cảm:
1. Nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề
2. Tính nhận thức
3. Tính chân thực
4. Ngôn ngữ là điều kiện cần thiết
5. Tính xã hội
6. Phản ánh gián tiếp và khái quát
7. Tính ổn định
A. 1,2,3,4,6
B. 2,3,5,7
C. 2,3,5,6
D. 1,3,5,7
Câu 55: Các quy luật của đời sống tình cảm:
1. Quy luật thích ứng
2. Quy luật về ngưỡng tình cảm
3. Quy luật về sự thích ứng
4. Quy luật di chuyển
5. Quy luật lây lan
6. Quy luật về tính ổn định
7. Quy luật cảm ứng (tương phản)
8. Quy luật pha trộn
9. Quy luật hình thành tình cảm
A. 1,3,4,5,6,7,8,9
B. 1,2,4,5,6,7,8,9
C. 1,4,5,6,7,8,9
D. 1,3,5,6,7,8,9
Câu 56: Hiện tượng tự tử thường xuất hiện ở tuổi nào sau đây?
A. Vị thành niên và người trưởng thành
B. Vị thành niên và tuổi già
C. Tuổi già và tuổi 3-6
D. Tuổi trung niên và tuổi già
Câu 57: “Ta đang ở trong phòng tối bị mất điện một lúc lâu thì tự nhiên đèn bật sáng, mắt ta
bị lóa lên và ngay lúc đó ta chưa nhìn thấy rõ mọi đồ vật. Phải đợi một vài giây thị giác thích
ứng dần và bắt đầu nhìn thấy rõ”. Vậy trong trường hợp này độ nhạy cảm của thị giác là:
A. Tăng độ nhạy cảm
B. Giảm độ nhạy cảm
C. Không tăng không giảm
D. Vừa tăng vừa giảm
Câu 58: “Khi tham gia hội chẩn, nghe phát biểu của các thầy thuốc, ta có thể hình dung ra
bệnh tậ của người bệnh và những phương pháp điều trị chính mà các thầy thuốc định áp
dụng”. Trường hợp này thuộc loại tưởng tượng:
A. Tưởng tượng tái tạo
B. Tưởng tượng sáng tạo
C. Tưởng tượng không chủ định
D. Tưởng tượng định hướng
Câu 59: “Bác sĩ khám một loại người có sức khỏe đều kém, khi xuất hiện một người khỏe
mạnh bác sĩ cảm thấy hài lòng (tuy rằng người này chưa hẳn khỏe thực sự)”. Trường hợp này
thuộc quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật thích ứng
B. Quy luật tương phản
C. Quy luật lây lan
D. Quy luật hình thành tình cảm
Câu 60: Đặc điểm nào không đặc trưng cho tình cảm?
A. Là một thuộc tính tâm lý
B. Ở trạng thái hiện thực
C. Chỉ có ở người
D. Thể hiện thái độ khái quát của con người với một loạt sự vật hiện tượng cùng một
phạm trù khái niệm
Câu 61: Một thiếu nữ viết “Tôi không biết tôi yêu hay căm giận anh…tôi tự đặt ra câu hỏi: tại
sao tôi lại yêu anh?”. Trong đoạn văn trên, quy luật tình cảm được thể hiện là:
A. Quy luật tương phản
B. Quy luật pha trộn
C. Quy luật hình thành cảm
D. Quy luật di chuyển
Câu 62: Trong tục ngữ có câu “Lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy” thể hiện quy luật nào của
tình cảm?
A. Lây lan
B. Di chuyển
C. Thích ứng
D. Hình thành tình cảm
BÀI 4: CƠ SỞ SINH LÝ HỌC CỦA
CÁC HOẠT ĐỘNG TÂM LÝ
Câu 1: Chức năng của vỏ đại não là?
A. Bộ nhớ làm việc, phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật
cùng loại
B. Đáp ứng biểu lộ cảm xúc và trí nhớ (đặc biệt là trí nhớ tường thuật)
C. Phân tích các kích thích ở ngoài nội cảnh đưa vào, tổng hợp lại và biến các kích thích
đó thành ý thức
D. Nhận thức thông tin thị giác
Câu 2: Chức năng của thùy trán là?
A. Bộ nhớ làm việc, phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật
cùng loại
B. Đáp ứng biểu lộ cảm xúc và trí nhớ (đặc biệt là trí nhớ tường thuật)
C. Phân tích các kích thích ở ngoài nội cảnh đưa vào, tổng hợp lại và biến các kích thích
đó thành ý thức
D. Nhận thức thông tin thị giác
Câu 3: Chức năng của thùy thái dương là?
A. Bộ nhớ làm việc, phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật
cùng loại
B. Đáp ứng biểu lộ cảm xúc và trí nhớ (đặc biệt là trí nhớ tường thuật)
C. Phân tích các kích thích ở ngoài nội cảnh đưa vào, tổng hợp lại và biến các kích thích
đó thành ý thức
D. Nhận thức thông tin thị giác
Câu 4: Chức năng của thùy chẩm là?
A. Bộ nhớ làm việc, phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật
cùng loại
B. Đáp ứng biểu lộ cảm xúc và trí nhớ (đặc biệt là trí nhớ tường thuật)
C. Phân tích các kích thích ở ngoài nội cảnh đưa vào, tổng hợp lại và biến các kích thích
đó thành ý thức
D. Nhận thức thông tin thị giác
Câu 5: Vùng chính của ngôn ngữ tiếp nhận là gì? Nằm ở vị trí nào?
A. Wernicke. Ở phần sau của hồi trán dưới bán cầu ưu thế
B. Broca. Ở phần sau của hồi thái dương trên bán cầu ưu thế
C. Wernicke. Ở phần sau của hồi thái dương trên bán cầu ưu thế
D. Broca. Ở phần sau của hồi trán dưới bán cầu ưu thế
Câu 6: Vùng ngôn ngữ diễn đạt là gì? Nằm ở vị trí nào?
A. Wernicke. Ở phần sau của hồi trán dưới bán cầu ưu thế
B. Broca. Ở phần sau của hồi thái dương trên bán cầu ưu thế
C. Wernicke. Ở phần sau của hồi thái dương trên bán cầu ưu thế
D. Broca. Ở phần sau của hồi trán dưới bán cầu ưu thế
Câu 7: Vùng tương ứng của Wernicke và Broca ở bán cầu không ưu thế có vai trò:
A. Giao tiếp không lời nói theo bối cảnh và cảm xúc cũng như ngữ điệu của ngôn ngữ
B. Tiếp nhận và hiểu được các thông tin cảm giác đặc biệt; thực hành, hình thành ý
tưởng vận động có chủ đích
C. Đáp ứng biểu lộ cảm xúc và trí nhớ
D. Bộ nhớ làm việc, phán xét, kiến thức, tổ chức công việc, tạo ra danh sách tên đồ vật
cùng loại
Câu 8: Vùng vỏ thị giác liên kết thái dương dưới có vai trò là:
A. Nhận thức các đồ vật chuyển động
B. Nhận thức màu sắc và hình dáng cũng như nhận thức vẽ mặt
C. Nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
D. Từ ngữ, con số, đường kẻ, danh sách, lý luận, phân tích
Câu 9: Vùng từ thùy chẩm kéo dài đến vùng đỉnh-thái dương có vai trò là:
A. Nhận thức các đồ vật chuyển động
B. Nhận thức màu sắc và hình dáng cũng như nhận thức vẽ mặt
C. Nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
D. Từ ngữ, con số, đường kẻ, danh sách, lý luận, phân tích
Câu 10: Bán cầu não phải có chức năng:
A. Nhận thức các đồ vật chuyển động
B. Nhận thức màu sắc và hình dáng cũng như nhận thức vẽ mặt
C. Nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
D. Từ ngữ, con số, đường kẻ, danh sách, lý luận, phân tích
Câu 11: Bán cầu não trái có chức năng:
A. Nhận thức các đồ vật chuyển động
B. Nhận thức màu sắc và hình dáng cũng như nhận thức vẽ mặt
C. Nhịp điệu, màu sắc, hình dạng, bản đồ, tưởng tượng, mơ mộng
D. Từ ngữ, con số, đường kẻ, danh sách, lý luận, phân tích
Câu 12: Hệ limbic có vai trò:
A. Hành vi ăn, đáp ứng “đánh hay chạy”, tấn công và biểu lộ cảm xúc, chức năng tự
động, hành vi, những mặt liên quan đến nội tiết về đáp ứng tính dục
B. Lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng
trong không gian
C. Tiếp nhận và hiểu được các thông tin cảm giác đặc biệt; thực hành, hình thành ý
tưởng vận động có chủ đích
D. Phân tích các kích thích ở ngoài nội cảnh đưa vào, tổng hợp lại và biến các kích thích
đó thành ý thức
Câu 13: Hồi hải mã hay hồi cá ngựa có vai trò:
A. Hành vi ăn, đáp ứng “đánh hay chạy”, tấn công và biểu lộ cảm xúc, chức năng tự
động, hành vi, những mặt liên quan đến nội tiết về đáp ứng tính dục
B. Lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng
trong không gian
C. Tiếp nhận và hiểu được các thông tin cảm giác đặc biệt; thực hành, hình thành ý
tưởng vận động có chủ đích
D. Phân tích các kích thích ở ngoài nội cảnh đưa vào, tổng hợp lại và biến các kích thích
đó thành ý thức
Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu đúng về hệ limbic và hồi hải mã?
1. Hệ limbic có vai trò quan trọng không riêng trong việc biểu thị xúc cảm và còn cả
trong việc gây ra xúc cảm
2. Hệ limbic còn gọi là “não cảm xúc”
3. Hồi hải mã là một phần của não trước, là một cấu trúc nằm bên trên thùy thái dương
4. Con người và động vật có vú khác có hai hồi hải mã, mỗi cái ở một bán cầu não
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Hệ thống tín hiệu thứ nhất là:
A. Hệ thống tín hiệu thứ hai được hình thành dựa trên nền tản của tín hiệu thứ nhất,
nhưng không cần thiết phải thông qua các cơ quan cảm giác…Hệ thống tín hiệu
thứ hai được xem là sự khái quát hóa đặc tính của sự vật, hiện tượng, kích thích…
được hình thành bởi bởi hệ thần kinh cao cấp thông qua quá trình cảm thụ, lưu trữ,
tái hiện hình ảnh, trí nhớ, cảm xúc và quyết định hành vi. Hệ thống tín hiệu thứ
hai ở con người là ngôn ngữ và chữ viết, biểu thị cho tư duy trừu tượng
B. Hệ thống tín hiệu thứ nhất là các “thông tin” ngoại giới được các cơ quan cảm
giác tiếp nhận và dẫn truyền qua cơ chế dẫn truyền thần kinh để đến não bộ cảm
thụ. Sự dẫn truyền đó là tạm thời, không bền vững. Hệ thống tín hiệu thứ nhất
biểu thị cho tư duy cụ thể
Câu 16: Sơ đồ nhiệm vụ, chức năng của năng lượng, thông tin, tư duy: (Chọn câu sai)
A. Năng lượngTế bào thần kinhKích hoạt phản xạ thần kinh
B. Thông tin đầu vàoTái hiện hình ảnh về tâm thầnHiệu quả
C. Thông tin đầu vàoCơ quan lưu trữ cảm thụĐầu ra (quá trình tái hiện về tâm thần,
hành vi)
D. Năng lượngCảm xúc, tư duy, hành viTiếp nhận, vận chuyển, phân tích thông tin
Câu 17: Các giai đoạn của nhận thức cảm tính là:
A. Cảm giácBiểu tượngTri giác
B. Khái niệmQuan niệmTư duy, tư tưởng
C. Cảm giácTri giácBiểu tượng
D. Tư duy, tư tưởngQuan niệmKhái niệm
Câu 18: Các giai đoạn của nhận thức lý tính là:
A. Cảm giácBiểu tượngTri giác
B. Khái niệmQuan niệmTư duy, tư tưởng
C. Cảm giácTri giácBiểu tượng
D. Tư duy, tư tưởngQuan niệmKhái niệm
Câu 19: Quá trình nhận thức (tư duy) là:
A. Thông tinTiếp nhận thông tinHọc tậpTrí nhớ + Cảm xúcMemory
workingTư duy + Cảm xúcTrí nhớ - Cảm xúc + (môi trường, kinh nghiệm xã
hội)Ngoại suy
B. Thông tinTiếp nhận thông tinHọc tập Memory workingTrí nhớ + Cảm
xúcTư duy + Cảm xúcTrí nhớ - Cảm xúc + (môi trường, kinh nghiệm xã
hội)Ngoại suy
C. Thông tinTiếp nhận thông tinHọc tập Tư duy + Cảm xúcMemory
working Trí nhớ + Cảm xúc Trí nhớ - Cảm xúc + (môi trường, kinh nghiệm xã
hội)Ngoại suy
D. Thông tinTiếp nhận thông tinHọc tập Memory working Tư duy + Cảm xúc
 Trí nhớ + Cảm xúc Trí nhớ - Cảm xúc + (môi trường, kinh nghiệm xã
hội)Ngoại suy
Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu sai về xúc cảm?
1. Hệ limbic chỉ có vai trò biểu thị xúc cảm mà không gây ra xúc cảm
2. Hoạt động xúc cảm được điều hòa bởi nhiều cấu trúc thần kinh: hệ limbic, vùng dưới
đồi, hạch hạnh nhân
3. Khi tổn thương vùng dưới đồi, con vật mất khả năng tự vệ, không phân biệt được môi
trường và không đáp ứng đúng với kích thích. Kích thích Cường độ cao gây ra phản
ứng sợ hãi, trốn chạy hay tấn công
4. Sự yên lặng do tổn thương hạnh nhân ở vật thí nghiệm được chuyển thành hung hãn,
do phá hủy nhân bụng giữa vùng dưới đồi
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

You might also like