2. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA LỨA TUỔI

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

BÀI: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI

MỤC TIÊU:

- Người học có sự khách quan, công bằng khi nhìn nhận về sự phát triển của con
người
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý cá nhân
- Trình bày được các giai đoạn phát triển lứa tuổi cũng như những khó khan tâm lý
nhất định qua từng giai đoạn
- Lượng giá chất lượng phát triển của chủ thể và phân biệt được sự bình thường và
bệnh lý

TỔNG QUAN: Tâm lý học phát triển là một nghành khoa học nghiên cứu nguồn gốc,
động lực, cơ chế và các quy luật của sự phát triển tâm lý cá nhân, các điều kiện, các yếu tố
tác động và chi phối quá trình phát triển của cá nhân và nghiên cứu nội dung sự phát triển
của tâm lý cá nhân qua các gia đoạn lứa tuổi. Đây cũng chính là ý nghĩa rất lớn lao giúp
cho khoa học về tâm lý nói chung và tâm lý y học nói riêng có cái nhìn khách quan và đúng
nghĩa về sự phát triển tâm lý. Từ đó, những người làm trong nghành y tế có được cái nhìn
bao dung trước những phản ứng của bệnh nhân, tạo môi trường ann toàn, tin cậy hơn cho
bệnh nhân trong công tác chăm sóc.Bên canh đó, là tiền đề để công tác khám chữa bệnh
tăng cường hơn tính hiệu quả.

NỘI DUNG:

I. Những vấn đề chung của tâm lý học phát triển


1. Các quan niệm về con người và phát triển tâm lí người
- Con người: Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và văn hóa ( Quan điểm
của Tâm lý học)
- Phát triển: Là khuynh hướng vận động đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn.
- Phát triển tâm lý: Là tổng thể quá trình chuyển đổi về các lĩnh vực nhận thức, ý
thức, nhân cách...của con người và mang tính quy luật
- Sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi: Là sự phát triển các lĩnh vực nhận thức, ý
thức, nhân cách...diễn ra trong từng giai đoạn lứa tuổi cụ thể.
- Tâm lý học phát triển là một khoa học nghiên cứu những thay đổi thể chất, tâm
lý, nhận thức của con người trong suốt quá trình sống và những gì là nguyên
nhân của chúng.
2. Các yếu tố tác động tới sự phát triển tâm lý cá nhân
- Di truyền và bẩm sinh.
+ Khái niệm:
Di truyền là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những đặc tính của
mình.VD: Màu da, vóc dáng…
Bẩm sinh là những đặc tính của cá thể có ngay từ khi mới sinh và tồn tại tương
đối ổn định trong suốt cuộc đời của cá thể đó.Cần phân biệt khái niệm di truyền
với bẩm sinh. Bẩm sinh là hiện tượng sinh ra đã có - bẩm sinh có thể là do di
truyền và có thể là không phải do di truyền đem lại.
+ Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và bẩm sinh đến sự phát triển tâm lý cá
nhân:
Yếu tố di truyền và bẩm sinh tạo ra tiềm năng cho sự phát triển, góp phần quy
định chiều hướng, tốc độ, hiệu quả và mức độ các hoạt động của cá nhân, qua đó
ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý cá nhân. Ví dụ: Kế thừa năng khiếu âm nhạc,
hội họa từ gia đình, hoặc sự phát triển không bình thường của cơ thể (thể trạng
yếu,quá thấp hay quá cao…) thường gây ra khó khăn, làm suy giảm hiệu quả
hoạt động của cá nhân, dẫn đến mặc cảm tự ti và các yếu tố tâm lý khác
- Môi trường:
+ Môi trường tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên gồm: Các điều kiện tự
nhiên, hệ sinh thái phục vụ cho cuộc sống con người. Môi trường xã hội: Môi
trường kinh tế - chính trị, văn hóa xã hội, các mối quan hệ xã hội…Môi trường
tự nhiên tác động một phần đến nếp suy nghĩ hay hướng phát triển năng lực nào
đó của con người nhưng không trực tiếp. VD: Do khí hậu miền trung khắc nghiệt
nên người miền trung cần cù, chịu khó…
+ Môi trường xã hội có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nhân cách. Một xã hội
nghèo đói, xung đột sẽ tác động đến mặt đạo đức và định hướng giá trị của con
người trong xã hội ấy.
- Giáo dục:
+ GD là một hoạt động chuyên biệt, có mục đích, có kế hoạch, có chương trình
và sử dụng những hình thức, phương pháp tác động dựa trên cơ sở khoa học
nhằm hình thành nhân cách con người theo yêu cầu xã hội.
+ Theo quan điểm duy vật biện chứng, giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự
hình thành và phát triển tâm lý cá nhân bởi vì giáo dục vạch ra phương hướng
cho sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nhờ giáo dục mỗi cá nhân
lĩnh hội được nền văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giáo dục uốn nắn những sai
lệch trong tâm lý cá nhân, phát huy những mặt mạnh của cá nhân…
- Hoạt động:
+ Hoạt động giữ vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm
lý cá nhân. Trong hoạt động, con người sáng tạo ra những sản phẩm vật chất và
tinh thần, đóng góp cho người khác, cho xã hội và cho bản thân mình.
+ Giao tiếp: Giao tiếp có vai trò quan trọng đối sự hình thành và phát triển tâm lý
cá nhân. Qua giao tiếp con người nhận thức được mình và người khác, lĩnh hội
các chuẩn mực và giá trị xã hội chuyển thành những giá trị chuẩn mực của bản
thân.
II. Các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi
Mỗi trường phái sẽ có cách phân chia khác nhau.
- Theo Jean Piaget thì ông chia theo sự phát triển nhận thức:

0-2 tuổi – Giai đoạn giác động, tri giác vận động

2-7 tuổi – Tiền thao tác

7 – 11 tuổi - Thao tác cụ thể

12++ tuổi - Thao tác hình thức, logic

- Sigmund Frued chia các giai đoạn theo sự phát triển tính dục và khoái cảm

0-18 tháng: Giai đoạn môi miệng

18 -36 tháng: Giai đoạn hậu môn

3,5 – 5,5 tuổi: Giai đoạn dương vật

6 -12 tuổi: Giai đoạn tiềm tang

12+ tuổi : Sau khi dậy thì

- Eric – Ericson chia các giai đoạn lứa tuổi theo thời kỳ khủng hoảng lứa tuổi

0 – 1,5 tuổi : Tin tưởng và không tin tưởng

1,5 – 3 tuổi: Tự chủ và nghi ngờ

3 – 6 tuổi: Óc sáng kiến, sự sáng tạo và mặc cảm

6 – 12 tuổi: Siêng năng và kém cỏi

12 – 18 tuổi: Thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò

18 – 35 tuổi: Gắn bó
35 – 60 tuổi: Hoàn thành và thất vọng

- Cách phân chia theo tâm lý học phát triển. Gồm 9 giai đoạn:

Giai đoạn thai nhi: từ lúc thụ thai đến khi ra đời (0 – 42 tuần tuổi)

Giai đoạn 0 – 1 tuổi: hài nhi

Giai đoạn 1 -3 tuổi: Ấu nhi

Giai đoạn 3 – 6 tuổi: mẫu giáo

Giai đoạn 6 – 12 tuổi: Nhi đồng, thiếu nhi, tiểu học

Giai đoạn 12 – 18 tuổi: Dậy thì, thiếu niên, cấp 2 -3 , vị thành niên

Giai đoạn 18 – 40 tuổi: Thành niên ( thanh niên + trưởng thành)

Giai đoạn 40 – 60 tuổi : Trung niên ( và trước già)

Giai đoạn 60+ tuổi: Chết: tuổi già

III. Những bất thường tâm lý thường gặp


1. Giai đoạn thai nhi ( 0 – 42 tuần tuổi): Khi còn trong bụng mẹ, bào thai phát triển
những giác quan có vai trò quan trọng trong giao tiếp
- Nhạy cảm với tiếng động, âm thanh bên ngoài
- Nhận biết tiếp xúc qua thành bụng
2. Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi
- Khủng hoảng lọt lòng: Chịu sức ép và co thắt, trẻ ngủ nhiều hơn thức

Lệ thuộc vào môi trường xung quanh để tồn tại. Trẻ phải thích nghi với cs
mới khi chào đời

Nhu cầu an toàn là trạng thái tâm lý của trẻ trong giai đoạn này

Xuất hiện nhu cầu mới : vật chất ( ăn, ngủ, mặc ấm) ấn tượng ( giọng nói, âm
thanh…)

- Được và không được bú mẹ: Trẻ có nhu cầu có mẹ, được vuốt ve, âu yếm, vỗ về
- Hội chứng “ vắng mẹ” – Hospitalism

Trẻ vắng mẹ trong thời gian dài: Dễ bị bệnh, chậm phát triển
Thiếu hụt tình cảm ở tuổi bé đã trở thành một bệnh lý học quan trọng trong y học và
tâm lý học ngày nay

3. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi:


- Khủng hoảng “ cai sữa” (2 tháng – 2 tuổi)
Cai sữa là một bước quan trọng gây khó khăn cho cả mẹ và con. Nếu
việc cai sữa đột ngột sẽ dẫn đến chấn thương về mặt tâm lý, những khủng
hoảng đối với trẻ. Biểu hiện:
Giữ thói mút tay lâu ngày
Nuốt món ăn một cách vội vàng
Đôi khi bị chứng nói lắp
Có thể dẫn đến thoái lùi: Phục tùng quá đáng, đái đêm nhiều, mộng
du, trí khôn chậm chạp, thích lủi thủi một mình
- Khủng hoảng rời bỏ mẹ:
Tâm lý trẻ ở giai đoạn này (2 tháng đến 2 tuổi) mang đặc tính của sự hòa
mình với đối tượng của trẻ, đặc biệt là người mẹ.
Ở giai đoạn này nếu tâm lý người mẹ bất ổn thì ở trẻ có sự rối nhiễu về mặt
tâm lý: biếng ăn, bỏ ăn, mất ngủ, quấy khóc, nôn ọe…
Nếu đứa trẻ quá gắn bó với người mẹ: Có thể trở thành người bị lệ thuộc và
lo hãi bị ruồng bỏ
- Mặc cảm Cain:
Xảy ra khi mẹ có thêm em bé. Trẻ tưởng rằng mình mất đi lòng yêu thương
của cha mẹ và thù ghét đứa em của mình
Biểu hiện: Người anh (chị) thường khiêu khích, tranh đua, cãi cọ và đôi khi
thù hằn với em mình
Hoàn cảnh và thái độ của cha mẹ có ảnh hưởng đến vượt qua mặc cảm trong
giai đoạn này.
- Khủng hoảng tuổi lên 3:
Biểu hiện: Nhu cầu luôn muốn biết “Tại sao?”
Duy kỷ: Trẻ chỉ muốn mọi thứ thuộc về mình
Đối kháng: Lì lợm, không vâng lời
Nhu cầu chơi và phát triển trí khôn: Không chịu ngồi yên, hay gây lộn, đôi
khi nói dối tìm lợi cho mình
Nhu cầu tình cảm: Thèm khát yêu thương
4. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi
- Mặc cảm Oedipe ( Freud)
Biểu hiện ở việc con trai yêu mẹ, ghen tỵ với bố và ngược lại. Tình cảm
yêu ghét này là vô thức nhưng vẫn chi phối mọi hành vi của trẻ. Nếu cha mẹ
không khéo, nhất là mẹ có thể dẫn đến lệch lạc trong đời sống sau này của
trẻ: Bạc nhược, thụ động, yểu điệu, lệch lạc tính dục….
- Mặc cảm thiến hoạn:
Trẻ chú ý đến sự khác biệt về bộ phận sinh dục nam và nữ, thích sờ mó để
tìm khoái cảm. Mặc cảm Oedipe đi đôi với mặc cảm thiến hoạn như bé trai
càng tự hào bao nhiêu về “con chim” của mình thì càng lo sợ bị cắt mất. Mặc
cảm này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc tính dục sau này
như : thủ dâm, thị dâm, phô dâm…
- Bất thường tâm lý có thể gặp: rối loạn nhận dạng giới tính
Biểu hiện: Trẻ có hành vi điệu bộ, cách ăn mặc khác với giới tính của mình.
Tỉ lệ trẻ trai bị rối loạn này cao hơn trẻ gái
Một số trường hợp sẽ mất khi trẻ lớn lên, một số trường hợp vẫn tồn
tại cho đến khi trưởng thành
5. Giai đoạn từ 6 -12 tuổi
- Khủng hoảng đến trường:
Vượt qua môi trường “ nhiều tình cảm” sang môi trường “ vô tình”. Trẻ thường
sẽ lo lắng, sợ đi học thậm chí là stress
- Kết quả học tập và đánh giá của người lớn ảnh hưởng trực tiếp tới tình cảm,
động cơ, tự đánh giá của trẻ: Trẻ thường xuyên được khen ngợi, đề cao có thể
dẫn đến sự tự cao. Ngược lại trẻ thường xuyên bị diểm thấp, thường xuyên nhận
những lời chê bai dẫn đến không tự tin vào bản thân.
Phong cách giáo dục gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, tự đánh giá
của trẻ
- Các tật xấu thường gặp: Nói dối, ăn cắp vặt: do thiếu tình thường, hoặc bị lôi
cuốn vào những thứ đó.Tuy nhiên, không nên đánh mắng trẻ.
6. Giai đoạn 12- 18 tuổi: Tuổi vị thành niên
- Nhìn chung ở giai đoạn này trẻ có những chuyển biến đáng kể về mặt cơ thể,
nhận thức, tình cảm và hành vi… Yếu tố tâm lý mỏng giòn. Có khuynh hướng
muốn trở thành người lớn.Cụ thể:
- Từ 10 -14 tuổi: Coi trong quan hệ bạn bè, tìm kiếm bản sắc của bản thân. Bên
cạnh đó, đôi khi buồn và ủ rũ, ít gắn bó tình cảm với bố mẹ..
- Từ 14 – 16 tuổi: Bận tâm nhiều đến hình thức, ít gắn bó với cha mẹ, nhấn mạnh
đến nhóm bạn và bản sắc của nhóm. Xem xét các trải nghiệm nội tâm như viết
nhật ký, tiểu thuyết…
- Từ 16 -18 tuổi: Bận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc, đặt ra các mục tiêu và
hiện thực hóa mục tiêu, lo lắng về tương lai….
7. Giai đoạn từ 18 đến 40 tuổi
- Là giai đoạn trưởng thành về mặt tâm lý xã hội. Ở giai đoạn này con người chú
trọng vào việc tạo dựng sự nghiệp, xây dựng và chăm sóc gia đình.
Cụ thể:
- Giai đoạn từ 18-25 tuổi: Là giai đoạn khủng hoảng hội nhập vào đời: Thấy thực
tế khác xa với những dự định chủ quan, có thể thất vọng, mất hứng thú
- Giai đoạn từ 25 – 40 tuổi:
- Nếu bị thất nghiệp, không có việc làm ổn định hoặc công việc quá tải sẽ dẫn đến
tâm lý chán nản, tự ti, bi quan
- Nếu không thiết lập được mối quan hệ gắn bó, tình yêu không nảy nở được dẫn
đến sự cô lập, co cụm
- Cách cư xử của người bạn đời trong hôn nhân cũng có thể gây nên những khủng
hoảng cá nhân
- Ghánh nặng về kinh tế, áp lực khi có con dẫn đến những căng thẳng về mặt tâm

8. Giai đoạn từ 40- 60 tuổi ( Tuổi trung niên)
- Mối quan hệ: Cha mẹ tuổi trung niên thường có con bước vào tuổi dậy thì nên
dẫn đến những khủng hoảng tâm lý do sự khác biệt của hai thế hệ
Có thể xuất hiện “hội chứng tổ trống” : Con cái rời xa gia đình vì công việc, vì
kết hôn khiến cho người trung niên cảm thấy bị bỏ rơi
- Hình ảnh bản thân: Nhận ra sự giảm sút của cơ thể, nhận ra giới hạn của mình,
cảm giác về sự mất mát
- Khủng hoảng tuổi 40: Mất ngủ, thất vọng, chán chường, thờ ơ với cuộc sống
- Trào lưu độc thân: không lập gia đình
Nguyên nhân: Sự tăng trưởng về kinh tế giúp phụ nữ không còn lệ thuộc vào
nam giới, y học phát triển giúp phụ nữ con mà không cần lập gia đình, thích cuộc
sống tự do…
Phụ nữ độc thân: Dễ cáu gắt, nóng giận, sống khép kín…
Đàn ông độc thân: Dễ chai lì trong sự ích kỷ tự nhiên vì không có điều kiện
chăm sóc gia đình, dễ suy giảm nhân cách, tàn nhẫn, cứng rắn, khô khan.
9. Giai đoạn 60+ tuổi ( Tuổi già)
Đối diện với sự lão hóa, các chức năng hoạt động của cơ thể bị suy yếu, cảm
giác vô dụng, thấp kém
- Hội chứng về hưu: Trống trãi, cô đơn, buồn chán
- Lo lắng, sợ đau ốm bệnh tật không người chăm sóc
- Phản ứng trước sự mất mát: mất người thân, sự trẻ trung năng động…dẫn đến
việc không chấp nhận, thậm chí chối bỏ, co mình lại…
TỔNG KẾT:
Mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật cũng như những khó
khăn, trở ngại trong quá trình phát triển của mình. Tìm hiểu các đặc trưng tâm lý qua từng
giai đoạn lứa tuổi giúp chúng ta có khả năng thấu hiểu và cách ứng xử phù hợp để có thể
giúp bệnh nhân vượt qua những hạn chế nhất định do đặc trưng lứa tuổi mang lại.

Tài liệu tham khảo


1. Dương Thị Diệu Hoa (2008),Giáo trình tâm lý học phát triển , NXB Đại học Sư
phạm
2. Huỳnh Văn Sơn (2010), Nhập môn Tâm lý học phát triển, TPHCM
3. Trần Thị Uyên Phượng (2014- 20015), Tâm lý y khoa, TPHCM

You might also like