Chương 1: Tư Bản Cho Vay 1.1. Khái niệm về tư bản cho vay 1.1.1. Nguồn gốc và khái niệm của tư bản cho vay

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 1: TƯ BẢN CHO VAY

1.1. Khái niệm về tư bản cho vay

1.1.1. Nguồn gốc và khái niệm của tư bản cho vay

a) Nguồn gốc:

Tư bản cho vay là hình thức tư bản đã tồn tại trước chủ nghĩa tư bản rất lâu. Nó
ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, trên cơ sở phát triển của
phân công xã hội, của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sự bất bình đẳng về tài sản.
Giai cấp tư sản, trong quá trình chuyển thành giai cấp thống trị đã đấu tranh chống thứ
tư bản cho vay nặng lãi trước đây. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa đã hình thành hình thái tư bản cho vay mới. Tư bản cho vay dưới chủ
nghĩa tư bản hoàn toàn khác tư bản cho vay nặng lãi.

Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hoá -
tiền tệ đạt đến trình độ xuất hiện tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi (ví dụ: tiền trong quỹ
khấu hao nhưng chưa đến kỳ đổi mới hoặc sửa chữa lớn tư bản cố định; tiền mua
nguyên, nhiên, vật liệu nhưng chưa đến kỳ hạn mua; quỹ tiền lương để trả cho công
nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả; phần giá trị thặng dư dùng để tích lũy mở rộng sản
xuất nhưng chưa có cơ hội...) Nếu tiền để nhàn rỗi có nghĩa là không mang lại thu
nhập cho nhà tư bản, tức là tư bản nhàn rỗi không sinh lợi. Nhưng đối với nhà tư bản
thì tiền phải đẻ ra tiền. Do đó họ có mong muốn cho người khác vay để kiếm lời.
Đồng thời cũng chính trong thời gian đó, có những nhà tư bản khác rất cần tiền hay
nói cách khác là thiếu tư bản lưu động hoặc cần tư bản để mở rộng sản xuất. Ví dụ như
cần tiền để mua nguyên nhiên, vật liệu, để mở rộng quy mô sản xuất... Do đó tất yếu
các nhà tư bản đó phải đi vay.

Tư bản cho vay chính là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra hoạt động
trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, được tách ra từ sự vận động tuần hoàn của tư bản nhất
đaịnh để gia nhập vào sự vận động tuần hoàn của tư bản khác. Tư bản cho vay thực
hiện vai trò môi giới giữa người cho vay và người đi vay, thể hiện quan hệ tín dụng tư
bản chủ nghĩa. Nó còn góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản xuất,
cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó, nó góp phần làm
tăng thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội.

b) Khái niệm:

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, mà người chủ của nó cho nhà
tư bản khác sử dụng trong thời gian nhất định để nhận được số tiền lời nào đó. Số tiền
lời đó được gọi là lợi tức.

c) Ví dụ:

Quỹ tiền lương để trả cho công nhân nhưng chưa đến kỳ phải trả.
Trước thời hạn trả lương, nhà tư bản A nắm trong tay toàn bộ quỹ tiền lương
của côngnhân. Ở đây, phần quỹ tiền lương này chính là bộ phận tư bản tiền tệ ở trạng
thái tạm thời nhàn rỗi và không sinh ra một khoản lợi nào cho chủ sở hữu. Trong khi
đó, đối với nhà tư bản, mục tiêu kinh doanh luôn hướng đến là “tiền phải sinh ra tiền”.
Vì vậy, nhà tư bản cho vay mang số tiền đó cho một đối tượng khác (tư bản B đang rất
cần tiền) vay để tạo tiền lời. Như vậy, tiền lương tạm thời nhàn rỗi đó chính là tư bản
cho vay.

1.2. Đặc điểm của tư bản cho vay

1.2.1. Quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu

Chủ thể sở hữu tư bản không phải là chủ thể sử dụng, chủ thể sử dụng tư bản
chỉ được sử dụng trong một thời hạn nhất định và không có quyền sở hữu. Đối với
người cho vay nó là tư bản sở hữu; đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.

1.2.2. Hàng hóa đặc biệt

Gọi là hàng hóa vì nó có GT và GTSD. Tính đặc biệt của hàng hóa này thể hiện
ở chỗ người bán không mất quyền sở hữu, người mua chỉ được quyền sử dụng trong
một thời gian. Sau khi sử dụng, tư bản cho vay không mất giá trị sử dụng và giá trị mà
được bảo tồn, thậm chí còn tăng thêm. Giá cả của tư bản cho vay được quyết định bởi
giá trị sử dụng của nó là khả năng thu được lợi nhuận bình quân, tức là khả năng tạo ra
lợi tức của nó quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hóa tư bản cho vay. Do đó
không những không được quyết định bởi giá trị, mà còn thấp hơn nhiều so với giá trị.

1.2.3. Hình thái tư bản phiến diện nhất nhưng được sùng bái nhất

Tư bản cho vay tạo ra ảo tưởng là tiền đẻ ra tiền, che dấu quan hệ bóc lột vì
không phản ánh rõ nguồn gốc của lợi tức cho vay.

Quan hệ sản xuất TBCN vận động theo công thức T – T’ (với T’= T+Δt).
Nhưng công thức của sự vận động của tư bản cho vay này chỉ biểu hiện mối quan hệ
giữa nhà tư bản cho vay và nhà tư bản đi vay, gây ấn tượng bởi hình thức tiền đẻ ra
tiền. Ta có thể thấy, quan hệ bóc lột TBCN được che giấu một cách kín đáo nhất, tư
bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.

1.2.4.Tư bản cho vay không thể tách rời sự vận động của tư bản công nghiệp:

Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự vận động phát triển quan hệ
hàng hóa - tiền tệ đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền
tệ tạm thời nhàn rỗi, có nơi lại thiếu tiền để hoạt động.

1.2.5. Tư bản cho vay là hình thức ăn bám nhất của tư bản

Tư bản cho vay làm hình thành một nhóm người trong xã hội tư bản: tư bản
thực lợi (kinh doanh bằng cách đầu tư tư bản để thu lợi tức mà không trực tiếp quản lý
https://123doc.net/document/4838612-phan-tich-tu-ban-cho-vay-va-loi-tuc-cho-
vay.htm

https://loigiaihay.com/tu-ban-cho-vay-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao-trong-chu-nghia-
tu-ban-c126a20552.html#ixzz6r5LBWyZZ,

You might also like