Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

CÔNG TY TNHH SX-TM-DV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GIÀY DÉP HOÀNG VŨ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01/2021/PL-HV

PHỤ LỤC NỘI QUY LAO ĐỘNG NGÀY 16/03/2021


Về việc quy định xử lý kỷ luật tại công ty

I. ĐỊNH NGHĨA

Công ty : Công ty TNHH SX-TM-DV Hoàng Vũ CBCNV : Cán bộ công nhân viên
BGĐ : Ban Giám đốc NLĐ : Người lao động
HCNS : Hành chính Nhân sự BHLĐ : Bảo hộ lao động
VP : Văn phòng PCCC : Phòng cháy chữa cháy

II. QUY ĐỊNH

Điều 1: Nguyên tắc kỷ luật:

Công ty tin tưởng vào việc áp dụng hình thức kỷ luật mang tính xây dựng, trước hết là giúp
nhân viên bằng cách đưa ra những lời khuyên, hình thức giáo dục thích hợp để nhân viên nhận biết
lỗi lầm của mình mà sửa đổi nhằm duy trì tinh thần đoàn kết tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của lỗi vi phạm và thái độ của nhân viên. Công ty có
thể áp dụng các hình thức kỷ luật để vừa đảm bảo lợi ích và sự lành mạnh của
việc kỷ luật tại Công ty.

Các hình thức kỷ luật có thể được áp dụng rộng rãi song phải đảm bảo công bằng, chính xác.
Hình thức kỷ luật là biện pháp lựa chọn cuối cùng.

Điều 2: Các hình thức xử lý kỷ luật

Mọi trường hợp vi phạm Nội quy lao động đều bị xem xét kỷ luật. Tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà người vi phạm bị xử lý theo một trong các hình thức sau:

 Khiển trách: Bằng văn bản.


 Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng: Bằng văn bản.
 Cách chức: Bằng văn bản.
 Sa thải: Bằng văn bản.

Điều 3: Thẩm quyền xử lý kỷ luật

 Giám đốc Công ty có quyền đình chỉ công việc của CBCNV khi xét thấy việc vi phạm có
tính chất phức tạp.
 Giám đốc có thể ủy quyền cho người khác xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách
(cấp độ 1). Các hình thức khác chỉ được ủy quyền khi Giám đốc đi vắng và phải bằng văn
bản.

- 1/7 -
Điều 4: Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động

 CBCNV bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương 06
tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật. Trường
hợp bị cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị
coi là tái phạm.
 CBCNV bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời
hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Điều 5: Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật với hình thức Khiển trách

* Vi phạm thời giờ làm việc, hiệu quả công việc, nề nếp, tác phong làm việc
5.1. Không bảo đảm giờ làm việc (đi trễ về sớm) mà không có lý do chính đáng;
5.2. Sử dụng giờ làm việc để giải quyết việc riêng (kể cả di chuyển sang các khu vực khác
không có phận sự) mà không được phép của người sử dụng lao động hoặc quản lý trực tiếp;
5.3. Mặc trang phục không đúng quy định như: mặc đồ bộ áo sát nách, mặc quần lửng,
mặc quần short, không mặc quần dài;
5.4. Đầu tóc không gọn gàng, thái độ không nghiêm túc;
5.5. Không đội nón mũ, quần áo, giày BHLĐ trong giờ làm việc (nếu đã được cấp phát);
5.6. Tự ý bỏ việc, bỏ ca, rời khỏi nơi làm việc không có lý do chính đáng (bao gồm hết thời
gian công tác/nghỉ phép/nghỉ chế độ ... mà không đến công ty làm việc); tự ý bỏ học đang trong
thời gian được cử đi học, đào tạo (trừ các trường hợp ốm đau, tai nạn đột xuất và phải có giấy xác
nhận của bệnh viện);
5.7. Không tham gia các buổi họp mà không có lý do chính đáng;
5.8. Không thực hiện đúng thủ tục xin phép nghỉ, khai man lý do xin nghỉ phép và bị công ty
phát hiện sau khi tiến hành xác minh;
5.9. Sử dụng điện thoại di động bất cứ hình thức nào trong thời gian làm việc, ngoại trừ cán
bộ quản lý từ cấp tổ trưởng trở lên, nhưng chỉ sử dụng điện thoại để trao đổi công việc;
5.10. Quay phim, chụp hình trong khu vực nhà xưởng mà không có sự cho phép của người sử
dụng lao động;
5.11. Do lỗi bản thân (chủ quan, sơ suất) mà không hoàn thành khối lượng, chất lượng hoặc
tiến độ được giao hoặc ảnh hưởng đến uy tín của Công ty;
5.12. Không kịp thời thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thuộc chức trách công việc được giao,
nghĩa vụ phải làm hoặc khi có yêu cầu của cấp quản lý;
5.13. Không chấp hành mệnh lệnh công tác của cán bộ quản lý trực tiếp;
5.14. Trong thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ ăn, nghỉ đột xuất, hết giờ làm việc mà máy móc còn
hoạt động, không tắt máy (tổ trưởng chịu trách nhiệm);
5.15. Không kiểm soát hoặc/và không tập trung dẫn đến hàng làm ra bị lỗi;
5.16. Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà cho đồng nghiệp hoặc đối tác trong khi
giải quyết công việc;
5.17. Có hành vi phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, đảng phái;

- 2/7 -
* Vi phạm trật tự công ty, khu vực sản xuất
5.18. Vào các VP (Giám đốc, Hành chính, Kỹ thuật,…) mà không có phận sự; tự ý lục lọi, lấy
đồ, dụng cụ hoặc lê la, ngồi, ngủ nghỉ trong các VP;
5.19. Hút thuốc trong khu vực sản xuất;
5.20. Uống rượu bia hoặc say rượu bia, đến nơi làm việc trong tình trạng có men rượu bia trừ
các trường hợp tiếp khách do Giám đốc chỉ định;
5.21. Đùa nghịch trong khu vực sản xuất;
5.22. Ngủ trong giờ làm việc;
5.23. Tụ tập nói chuyện, làm việc riêng;
5.24. Không chấp hành sự phân công của tổ trưởng và cán bộ quản lý;
5.25. Không tổ chức giao nhận ca trước giờ sản xuất;
5.26. Để đồng phục hôi, bẩn ảnh hưởng đến sản phẩm;
5.27. Ghi vẽ bậy lên các sổ sách, máy móc, thiết bị;
5.28. Tự ý dán, tháo dỡ, xé rách các thông báo, viết, vẽ nội dung không liên quan lên bảng
thông báo của Công ty;
5.29. Làm đổ nguyên liệu không khắc phục ngay;
5.30. Đổi ca với người không tương xứng trình độ chuyên môn;
5.31. Không tuân thủ sự kiểm tra ra vào cổng của nhân viên Bảo vệ;
5.32. Ra ngoài làm việc hoặc công tác mà không viết giấy ra cổng hoặc giấy công tác;
5.33. Ra vào cổng công ty mà không đóng cửa cổng, để cổng mở;
5.34. Tự ý đưa người không có phận sự, nhiệm vụ vào nơi làm việc, nơi sản xuất mà chưa
được phép;
5.35. Gây rối hoặc có hành vi kích động người khác gây rối tại nơi làm việc hoặc trong khu
vực Công ty mà mức độ không nghiêm trọng;

* Vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, sử dụng các phương tiện làm việc
5.36. Vào nhà vệ sinh không đổi dép hoặc không mang dép đã được đặt sẵn trong nhà vệ sinh;
5.37. Đi vệ sinh không đúng nơi quy định, sử dụng bồn cầu, bồn rữa, bồn tiểu xong không xả
nước hoặc không khóa nước;
5.38. Không tắt đèn sau khi sử dụng nhà vệ sinh;
5.39. Không tắt các thiết bị sử dụng điện như máy móc sản xuất, máy tính, đèn, máy lạnh, quạt
hút, điều hòa, quạt máy,… trước khi xuống ca và ra về;
5.40. Mang đồ ăn vào xưởng sản xuất, ăn uống tại khu vực máy móc, thiết bị sản xuất; để tư
trang, đồ ăn uống trên các máy móc;
5.41. Ăn uống xong xả rác bừa bãi;
5.42. Khạc nhổ trong khu vực sản xuất;
5.43. Tự ý sử dụng, thao tác máy móc thiết bị khi chưa có chỉ thị cấp trên, ảnh hưởng đến an
toàn lao động;
5.44. Không vệ sinh máy móc, khu vực làm việc trước khi giao ca;
5.45. Tự ý dừng máy khi chưa hết kế hoạch và không báo cho quản lý;
5.46. Không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
5.47. Không thực hành tiết kiệm khi sử dụng các trang thiết bị, công cụ dụng cụ, văn phòng
phẩm tại nơi làm việc;
5.48. Sử dụng các phần mềm không cần thiết cho công việc tại máy tính của Công ty;

- 3/7 -
5.49. Vi phạm an toàn vệ sinh 5S, để vật dụng, dụng cụ, trang thiết bị, hàng hóa bừa bãi, không
đúng nơi đúng chỗ;

* Vi phạm về bảo mật, bảo vệ tài sản

5.50. Tiết lộ, bàn tán, trao đổi, so sánh, soi mói về lương của mình hoặc/và của người khác;
5.51. Sử dụng phương tiện, tài sản của Công ty không đúng mục đích, quy định;
5.52. Sử dụng tên công ty trong giao dịch/thực hiện công việc vì mục đích cá nhân;
5.53. Tự ý hoặc xúi người khác lật xem những hồ sơ, tài liệu không thuộc phạm vi trách nhiệm
mình quản lý;
5.54. Tháo dỡ, thay đổi vị trí máy móc, thiết bị, tài sản của Công ty mà không được phép của
Ban giám đốc/bộ phận được phân cấp quản lý/không có lý do chính đáng;
5.55. Tự ý đưa phương tiện, tài sản của Công ty, khách hàng ra ngoài phạm vi đã được quy
định nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
5.56. Làm hư hỏng hoặc để người khác xâm phạm làm hư hỏng các phương tiện, tài sản được
giao quản lý nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;

* Vi phạm khác
5.57. Có hành vi bao che, tạo điều kiện, không ngăn chặn, không báo cáo cấp có thẩm quyền
khi thấy vi phạm kỷ luật của CBCNV dưới quyền hoặc của CBCNV khác;
5.58. Quản lý không tốt để NLĐ dưới quyền vi phạm kỷ luật lao động;
5.59. Vi phạm quy định khác của Công ty hoặc vi phạm gây thiệt hại cho Công ty dưới 2 triệu
đồng (trừ vi phạm theo Điều 6, Điều 7 của Quy định này).

Điều 6: Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật với hình thức Kéo dài thời hạn nâng lương
không quá 06 tháng hoặc Cách chức

* Đối với người có chức vụ (từ cấp tổ trưởng trở lên) nếu vi phạm thì sẽ xử lý theo
hình thức Cách chức

6.1. NLĐ bị xử lý kỷ luật cấp độ 1 mà tái phạm trong thời gian còn hiệu lực;
6.2. Có hành vi gây gổ, lăng mạ, đe dọa, làm nhục, xúc phạm nhân phẩm, danh dự đối với
đồng nghiệp;
6.3. Có hành vi xâm phạm thân thể, đánh nhau với đồng nghiệp mà chưa dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng;
6.4. Nghịch máy móc, thiết bị, làm sai sự hướng dẫn của người có trách nhiệm, gây phế liệu,
trục trặc máy (nếu xảy ra hư hỏng, thiệt hại về máy, sản phẩm phải bồi thường);
6.5. Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc hoặc/và làm sai lệch sổ sách chứng từ dẫn đến
gây thiệt hại về người, tài sản của Công ty có trị giá không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do
Chính phủ quy định;
6.6. Tham ô, trộm cắp hoặc có hành vi liên quan đến tham ô, phá hoại tài sản công ty dưới
mọi hình thức, trộm cắp tài sản, nguyên vật liệu của Công ty/khách hàng, đối tác, đồng nghiệp có
trị giá không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
6.7. Để mất, hư hỏng hoặc để lộ thông tin cho cá nhân/ bộ phận khác về hồ sơ, tài liệu đã
được giao quản lý;
6.8. Vi phạm chế độ quản lý tài chính, sử dụng tiền tập thể vào mục đích cá nhân;

- 4/7 -
6.9. Tham gia vào các vụ dàn xếp mua bán trái phép hoặc tiếp tay cho người ngoài lấy cắp vật
tư, tài sản của Công ty/khách hàng/đối tác;
6.10. Lợi dụng quan hệ giữa Công ty và khách hàng, đối tác hoặc lợi dụng uy tín của Công ty
để nhận việc riêng cho mình hoặc người thân/bạn bè mình;
6.11. Trong thời gian làm việc cho Công ty đồng thời làm việc cho bên có lợi ích đối lập với
Công ty hoặc tham gia các hoạt động dẫn đến làm phương hại lợi ích, uy tín của Công ty;
6.12. Cấp quản lý không giải quyết hoặc chậm giải quyết công việc trong khả năng, quyền hạn,
trách nhiệm gây thiệt hại về tài sản/ ảnh hưởng đến công việc/ giảm uy tín của công ty dù đã nhận
được báo cáo, xin chỉ thị của cấp dưới về các vấn đề cấp bách, chính đáng;
6.13. Cố ý truyền đạt thông tin không chính xác gây mất đoàn kết nội bộ hoặc làm giảm
uy tín công ty;
6.14. Xúi giục, uy hiếp người khác lãn công, bãi công hoặc xin nghỉ có tổ chức;
6.15. Không chấp hành mệnh lệnh tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh của cấp quản lý;
6.16. Cố ý truyền bá virus vi tính vào hệ thống mạng của Công ty; Truy cập vào máy tính của
đồng nghiệp khi chưa được phép;

Điều 7: Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật với hình thức Sa thải

7.1. NLĐ bị xử lý kỷ luật Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ
luật Cách chức mà tái phạm trong thời gian còn hiệu lực;
7.2. NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong
thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng; Trường hợp
được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, bản thân, thân nhân (bố,
mẹ đẻ/ bố, mẹ vợ/ bố, mẹ chồng; vợ/chồng /con cái kể cả con nuôi) bị ốm có xác nhận của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
7.3. Có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, gây gổ, lăng mạ, đe dọa, làm nhục,
xâm phạm thân thể đối với cấp quản lý và khách hàng trong quan hệ công việc;
7.4. Có hành vi xâm phạm thân thể, đánh nhau với đồng nghiệp dẫn đến hậu quả nghiêm
trọng;
7.5. Có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
7.6. Nhận hối lộ, tham ô, trộm cắp hoặc/và liên quan đến tham ô, trộm cắp, phá hoại tài sản,
nguyên vật liệu của Công ty, khách hàng/đối tác, đồng nghiệp trong phạm vi nơi làm việc gây thiệt
hại nghiêm trọng với giá trị vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
7.7. Chủ tâm kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gây thiệt hại nghiêm trọng
với giá trị thiệt hại vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hoặc cố ý gây
thương tích với khách hàng, đối tác, CBCNV trong phạm vi Công ty;
7.8. Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc hoặc/và làm sai lệch sổ sách, chứng từ gây
thiệt hại về người, tài sản của Công ty với giá trị vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính
phủ quy định;
7.9. Vi phạm nguyên tắc quản lý thông tin mật; Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tiết lộ bí mật
kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động;
7.10. Sử dụng ma túy trong phạm vi Công ty.
7.11. Tàng trữ, lưu hành, mua bán, truyền bá và sử dụng ma túy, vũ khí, chất nổ, chất cháy, văn
hóa phẩm đồi trụy và các chất cấm khác trong phạm vi Công ty mà không được phép.

- 5/7 -
Điều 8: Các biện pháp chế tài
Người lao động bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sẽ bị đánh giá vào KPI cá nhân & tập thể, bị
đánh giá thành tích thi đua, khen thưởng, xếp loại, đề bạt, tăng lương, đồng thời phải bị chế tài
theo các cấp độ dưới đây:
 Người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức Khiển trách sẽ bị công ty phạt 25% vào
phụ cấp chấp hành kỷ luật (phụ cấp có điều kiện);
 Người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức Kéo dài thời hạn nâng lương không quá
06 tháng hoặc Cách chức sẽ bị công ty phạt 50% vào phụ cấp chấp hành kỷ luật (phụ cấp có
điều kiện), Người quản lý trực tiếp sẽ chịu trách nhiệm liên đới và bị công ty phạt 25% vào
phụ cấp chấp hành kỷ luật;
 Người lao động bị xử lý kỷ luật với hình thức Sa thải sẽ bị công ty phạt 100% vào phụ cấp
chấp hành kỷ luật (phụ cấp có điều kiện), Người quản lý trực tiếp sẽ chịu trách nhiệm liên
đới và bị công ty phạt 50% vào phụ cấp chấp hành kỷ luật;

Thời hạn chế tài: Công ty sẽ phạt ngay trong tháng ban hành Quyết định xử lý kỷ luật theo kỳ
lương của tháng đó.

Điều 9: Trách nhiệm vật chất

Ngoài việc bị kỷ luật, người vi phạm gây hậu quả vật chất thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại xảy ra.

Đối với các trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

Đối với những trường hợp vi phạm Nội quy lao động lần đầu tiên gây ra hậu quả không
đáng kể (với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định) thì tùy theo
nguyên nhân dẫn đến sai phạm mà công ty có mức phạt cụ thể, nhưng không vượt quá 03 tháng
tiền lương và bị khấu trừ hàng tháng vào lương.

Đối với những trường hợp NLĐ vi phạm nội quy lao động gây ra thiệt hại về tài sản của
Công ty có giá trị tương đối lớn (với giá trị vượt quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ
quy định), ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty sẽ lập biên bản; căn
cứ vào mức độ, giá trị thiệt hại mà người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường cho công ty một cách
thỏa đáng.

Phương thức bồi thường thiệt hại: trừ dần vào tiền lương hàng tháng nhưng mức khấu trừ
không vượt quá 30% tiền lương của NLĐ sau khi trích nộp các khoản BHXH bắt buộc, BHYT,
BHTN, thuế thu nhập.

Đối với các trường hợp vi phạm Nội quy lao động gây hậu quả nghiêm trọng, vượt quá
khung quy định trên, thì ngoài việc NLĐ phải bồi thường vật chất còn có thể bị truy tố về trách
nhiệm hình sự.

- 6/7 -
Điều 10: Trách nhiệm kiểm tra thực hiện quy định này

Trưởng phòng, quản đốc, trưởng bộ phận, tổ trưởng, trưởng ca, quản lý trực tiếp, CBCNV
phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở NLĐ thực hiện đúng quy định này. Đối
với NLĐ đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không tuân thủ thì được quyền lập biên bản vi
phạm chuyển lên Phòng HCNS xử lý kỷ luật.

Bảo vệ tuần tra, kiểm tra nếu phát hiện NLĐ vi phạm kỷ luật được phép chụp hình, lập biên
bản vi phạm chuyển lên Phòng HCNS xử lý kỷ luật.

Phòng HCNS sẽ kiểm tra, đánh giá, lập biên bản, xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm theo
từng cấp độ.

Khi NLĐ vi phạm kỷ luật thì người quản lý trực tiếp cũng có trách nhiệm liên đới do không
thường xuyên giám sát, bảo ban, nhắc nhở nhân viên của mình thực hiện đúng nội quy, quy định
của công ty. Trường hợp người quản lý trực tiếp chứng minh được mình đã nhắc nhở, đã dùng các
biện pháp răn đe mà NLĐ vẫn không sửa chữa, không tuân thủ thì được xem xét không truy cứu
trách nhiệm liên đới.

Điều 11: Hiệu lực thi hành

1) Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2021

2) Những quy định trước đây trái với Quy định này đều được bãi bỏ.

Tp;Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2021


GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Các bộ phận, phòng ban;
- Công đoàn cơ sở;
- Lưu VT.

HOÀNG VŨ

- 7/7 -

You might also like