Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ÔN TẬP VĂN

“TTYNCNDT”:
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- PTBD chính: Nghị luận
- Xuất xứ: trích trong “Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh” tại Đại hội đảng lần
thứ II.
- Bố cục:
+ P1: từ đầu…… “lũ cướp nước”: nhận định chung về lòng yêu nước.
+ P2: tiếp……… “ giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước” : Những biểu hiện lòng yêu nước
của nhân dân ta
+ P3: Còn lại: Nhiệm vụ của đảng.

Câu 1: Viết đoạn văn từ 10 – 12 câu trinh bày cảm nhận của em về nghệ thuật
nghị luận trong đoạn trích. “ Đồng bào ta …………… giống nhau nơi lòng nồng nàn
yêu nước”
*Dàn ý:
- Câu mở đoạn: Nghệ thuật nghị luận bậc thầy của Hồ Chí Minh trong đoạn trích nêu biểu hiện
của tinh thần yêu nước hiện nay đã đóng góp to lớn cho thành công của văn bản “ Tinh thần yêu
nước của nhân dân ta”
- Các câu triển khai:
+ Tác giả đưa ra luận điểm ngắn gọn, súc tích, đồng thời là một câu chuyển ý một cách khéo léo,
liên kết chặt chẽ với đoạn văn trước đó được thể hiện qua câu “ Đồng bào ta ngày nay cũng rất
xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”
+ Tác giả lập luận mạch lạc, chặt chẽ theo mô hình Tổng – Phân – Hợp: trước tiên đưa luận điểm
rồi chứng minh bằng các dẫn chứng và cuối cùng đưa ra lí lẽ kết luận.
+ Để một bài văn nghị luận thêm sức thuyết phục, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt
kê với cấu trúc “ Từ………….đến” .

• Biện pháp đó nhắc đến người dân Việt Nam ở mọi lứa tuổi, không gian, giai cấp.
Nó đã thể hiện biểu hiện của tinh thần yêu nước một cách đầy đủ và toàn diện.
+ Đoạn văn mang giọng điệu mạnh mẽ, hào hùng để nói về lòng nồng nàn yêu nước.
- Câu kết đoạn: Em/ Tôi khâm phục tài năng lập luận của tác giả và tự hào về tinh thần yêu
nước của dân tộc.
Câu 2: Viết đv từ 10 – 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình thần yêu nước
trong đoạn trích “ Dân ta có một long nồng nàn yêu nước…….lũ cướp nước”.
- Câu mở đoạn: Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc
trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng
hành động, ý nghĩ của mỗi con người

- Các câu triển khai:

+ Tác giả lập luận theo lối diễn dịch với câu văn mang luận điểm ngắn gọn,dứt khoát “
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”

+ Hơn nữa, tác giả đã sử dụng từ láy “nồng nàn” , “ mạnh mẽ”, “thiết tha”, “ đậm đà” để
tái hiện sự phong phú trong biểu hiện tinh thần yêu nước, khi thì manh liệt, sôi nổi.

+ Tác giả còn sử dụng các động từ mạnh “ nhấn chim”, “ lướt qua” để khẳng định sức
mạnh của tinh thần yêu nước khi đứng trên hoan cảnh đất nước bị xâm lăng

+ Tác giả đã so sanh giữa tinh thần yêu nước( trừu tượng) với làn sóng “ cụ thể”

+ Biện pháp cuối cùng là cấu trúc liệt kê kết hợp với điệp từ “nó”

+Tác giả dùng giộng điệu mạnh mẽ, hào hùng, phù hợp với mục đích củng cố lòng tin và
truyền thông điệp về niềm tự hào về tinh thần yêu nước.

- Câu kết đoạn: Cảm thấy tự hào và hãnh diện khi là con cháu Việt Nam.

ĐTGDCBH:
- Phạm Văn Đồng
- Trích từ bài viết “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của
thời đại” (1970)
- PTBD: Nghị luận
- PPLL: Cm kết hợp giải thích, binh luận và nhận xét
- Bố cục:

+ P1: từ đầu…… “ trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”: Nhận định khai quát về đức tinh
giản dị của Bác Hồ
• Luận điểm: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
 Nêu vấn đề trực tiếp, nhận mạnh tầm quan trọng của vấn đề.
+P2: Còn lại: Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ.

Câu 1:
- Câu mở đoạn: Nghệ thuật nghị luận đặc sắc của tác giả Phạm Văn Đồng đã góp phần tạo
nên sức thuyết phục cho văn bản “Đức tinh giản dị của Bác Hồ”.
- Các câu triển khai:
+ Tác giả đã nêu luận điểm một cách trực tiếp, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề
qua câu văn mang luận điểm nằm ở đoạn văn “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị
lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ
tịch”

+Tác giả đã xây dựng hệ thống luận cứ toàn diện với dẫn chứng chính xác, cụ thể phong
phú được thể hiện qua 3 phương diện: đời sống sinh hoạt, cách cư xử với mọi người, lời
nói và bài viết của Bác.

• Trong đời sống sinh hoạt của Bác, bữa ăn của Bác cũng chỉ vài ba món, nhà sàn của Bác
cũng chỉ vài ba phòng và việc lớn hay việc nhỏ thế nào Bác cũng đều tự mình làm hết.
• Trong mối quan hệ ứng xử với con người, mọi việc Bác đều tự làm nên người giúp việc
của Bác có thể đến trên đầu ngón tay, Bác còn đặt tên cho các đồng chí mà gộp lại thanh
ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
• Trong lời nói và bài viết, tuy Bác am hiểu văn hóa và ngôn ngữ nhiều nước nhưng Bác
không ưa dùng câu chữ cầu kì, khó hiểu, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ
được, làm được nên Bác luôn sử dụng những câu nói dễ hiểu, dễ nhớ.

+ Tác giả đã lập luận với nhiều phương pháp lập luận khác nhau: phương pháp lật lại vấn
đề được sử dụng qua cụm từ “nhưng chớ hiểu rằng….”, phương pháp lập luận giải thích
“bởi vì người sống sôi nổi, phong phú,…..”, phương pháp lập luận binh luận “Đời sống
vaath chất giản dị căng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú,…..”

+ Văn bản không chỉ thuyết phục bởi dẫn chứng lí lẽ mà còn bởi tình cảm của tác giả:
ngưỡng mộ, cảm phục, trân trọng

- Câu kết đoạn: Dưới ngòi bút của tác giả Phạm Văn Đồng, ta thấy được rõ nét sự giản dị
trong con người của Hồ Chí Minh

Bài văn:
❖ Kiên trì bền bỉ:
- Câu mở bài: Thành công không phải là một chặng đường trải đầy hoa hồng, muốn
đạt được đến thành công chúng ta đã phải trải qua biết bao nhiêu lần thất bại, gục ngã,
điều quan trọng là phải cố gắng và kiên trì. Vì vậy nên ông cha ta đã có câu “…………”
- Thân Bài:
+ Giải thích câu tục ngữ : Nghĩa đen + Nghĩa bóng + ý nghĩa của cả câu( trước hết
chúng ta cần hiểu…..)
+ Cm tính đúng đắn bằng dẫn chứng:
• Thomas Edison từng bị thầy giáo đánh giá là một đứa bé thiểu năng, nhưng mẹ
ông vẫn kiên trì dạy dỗ và đã tạo nên một nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Khi
phát minh ra dây tóc bóng đèn, ông đã từng thất bại 999 lần, nếu ông bỏ cuộc thì
có lẽ rất lâu sau thế giới mới có bóng đèn điện để sử dụng
• Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược
trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê
cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân
dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên
cường, bất khuất của dân tộc. Cuối cùng, chúng tôi đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững
chủ quyền đọc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.
• Hiện tại, hôm nay, dân tộc Việt Nam cũng học tập tấm gương của ông cha ta.
Đoàn kết cùng nhau chống lại dịch bệnh Covid – 19 đang kéo dài. Tinh thần
thương thân, hỗ trợ giúp đỡ về vật chất dành cho những bác sĩ, y tá tại các bệnh
viện. Sự giúp đỡ đến những người khó khăn: cây ATM gạo, điểm phát đồ ăn miễn
phí,…… Đặc biệt là toàn dân tin tương vào phương pháp phòng dịch của Đảng và
nhà nước. Điều đó đã thể hiện được tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân ta.

+ Mở rộng vấn đề:


• Nhằm phê phán những người thiếu kiên nhẫn, cả them chóng chắn, nhanh
gục ngã
• Kiên trì và cố chấp là 2 từ hoàn toàn khác nhau. Cố chấp là khăng khăng giữ ý
kiến của mình một cách cứng nhắc.
• Lòng kiên trì nên dùng đúng lúc, đúng chỗ.
• Mọi người nên nhớ rằng: kiên trì không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến thành
công mà còn dựa vào nhiều yếu tỗ như phương pháp, cách tiến hành, năng
lực bản thân,…..

+ Liên hệ bản thân:


• Câu tục ngữ đã cho ta thấy được ý nghĩa của tấm lòng kiên trì đối với con
người, với bản thân mình và những người xung quanh.
• Qua đó, em phải rèn luyện đức tính kiên trì hằng ngày bằng cách ngồi thêu
thùa 1 khoảng thời gian dài.
- Câu kết bài: Câu tục ngữ “……” từ xưa đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Trong xã hội công
nghệ thông tin hôm nay, internet có thể cho chúng ta một núi thông tin chỉ sau một cú
“click” chuột, nhưng những kĩ năng, phương pháp để dẫn đến thành công, thì vẫn không
có gì khác được ngoài sự rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện và để có được lòng kiên trì rèn
luyện, cần có một sự quyết tâm, không bao giờ bỏ mục đích.

TINH THẦN ĐOÀN KẾT:


- MỞ BÀI:
- THÂN BÀI:
+ Giải thích câu tục ngữ: nghĩa đen, nghĩa bóng
+ CM:
• Đoàn kết là yếu tố quan trọng giúp con người vượt qua khó khăn, trở ngại
• Con người không tồn tại những người riêng lẻ mà sống trong tập thể cộng đồng
• Đoàn kết tạo ra sức mạnh tập thể và có thể mang lại những thành công ngoài
mong muốn
+ D/c:

• Tư tưởng cán bộ dự Hội nghị có nhiều phân tán.


• Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử.
• Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm
hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về
tình hình thời sự.
• Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra
một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về
chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ.
• Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.
• Đến câu hỏi: “Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?”
• Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: “Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ
phận đi có được không?”
• Mọi người đồng thanh đáp thưa Bác không ạ.
• Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói: “ Các chú ạ, các
bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như
các nhiệm vụ của cách mạng.
• Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm.
• Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số,
anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế
thì có còn là cái đồng hồ được không ?”
• Người căn dặn: “Đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy,
mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu.
• Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần
quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để
tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố
gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
• Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm
việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung”.
+ Mở rộng vấn đề: Đoàn kết với cấu kết là 2 từ trái ngược nhau. Cấu kết là những sự kết
hợp không vì mục đích tốt đẹp.
- KẾT BÀI

You might also like