Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

BÀI 2

GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN

I. QUAN SÁT MẠCH MÁU


1. Lý thuyết
Cấu tạo hê ̣ tuần hoàn bao gồm 2 phần chính đó là tim và hê ̣ mạch. Tim có chức
năng bơm máu, máu từ tim sẽ lưu thông theo hê ̣ mạch đi khắp cơ thể. Hê ̣ mạch bao
gồm đô ̣ng mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Dựa vào cấu tạo và chiều vâ ̣n chuyển máu
có thể phân biê ̣t được đô ̣ng mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
Đô ̣ng mạch: Thành mạch dày, máu chảy giữa dòng và cạnh thành mạch máu,
máu có màu đỏ tươi và di chuyển nhanh theo chiều phân nhánh.
Tĩnh mạch: Thành mỏng hơn, máu có màu nhạt hơn so với máu trong đô ̣ng
mạch, di chuyển châ ̣m và theo chiều tâ ̣p trung.
Mao mạch: Thành mạch rất mỏng, do tiết diê ̣n mao mạch thường chỉ bằng
đường kính hồng cầu nên máu di chuyển theo 1 hàng, điều này thích hợp với chức
năng trao đổi chất giữa máu và mô tại mao mạch. Máu chảy trong mao mạch theo
hướng từ động mạch tới tĩnh mạch, song có lúc máu được nhồi đi nhồi lại (dừng lại
hoă ̣c đổi hướng).
2. Mục tiêu
Giúp chúng ta phân biệt được động mạch, tĩnh mạch và mao mạch qua cấu tạo,
tốc đô ̣ và chiều vận chuyển của máu trong từng loại mạch.
3. Dụng cụ, thiết bị
- Bộ dụng cụ giải phẫu (kéo, kẹp, dao mổ, khay mổ, kim chọc tủy, kim ghim,
…)
- Tấm gỗ (hoặc carton) khoét lỗ - Ống nhỏ giọt
- Lame - Bông thấm nước
- Becher 100ml
4. Hóa chất
- Dung dich Ringer cho động vật máu lạnh
5. Mẫu vật
- Ếch sống (1 con/1 nhóm 5 người)
6. Phương pháp tiến hành
Hủy tủy ếch: Cầm ếch trong lòng bàn tay, dùng ngón tay trỏ ấn đầu ếch
xuống, dùng kim huỷ não đâm thẳng góc vào lỗ xương chẩm của ếch (nơi tiếp
giáp giữa xương đầu và xương sống), quay mũi nhọn kim về phía miệng ếch (để
lọt vào xoang não, huỷ xoang não), cẩn thận đưa kim lọt vào giữa xương sống (để
phá tuỷ sống), ghim ếch nằm ngửa lên khay mổ và mổ lồng ngực.

Quan sát sự vận chuyển máu trong màng bơi hoă ̣c màng treo ruô ̣t ếch: Đặt ếch
lên lên tấm bìa có khoét lỗ trống. Kéo căng màng bơi giữa ngón thứ 2 và thứ 3 ở
chi sau của ếch hoă ̣c màng treo ruột ếch ra phía lỗ trống của tấm bìa và đă ̣t trên
lamella, sau đó đưa lên kính hiển vi và quan sát chiều vận chuyển, màu sắc, tốc
độ di chuyển của máu trong các hệ mạch. Chụp ảnh, ghi lại video. Lưu ý, trong
quá trình thí nghiê ̣m phải thường xuyên nhỏ dung dịch ringer cho các mẫu quan
sát để tránh bị khô mẫu.

II. THÍ NGHIỆM THẮT NÚT STANNIUS Ở TIM ẾCH


1. Lý thuyết
Khác với nhiều cơ quan khác trong cơ thể, tim có tính tự động và đây là mô ̣t
trong những đặc tính sinh lý quan trọng của tim. Tính tự động của tim được thể
hiện qua việc tim có thể vẫn tiếp tục đập trong 1 thời gian khi ta tách rời khỏi cơ
thể nhưng vẫn được nuôi dưỡng trong môi trường sinh lý thích hợp. Đă ̣c tính tự
đô ̣ng của tim được thực hiê ̣n bởi hê ̣ thống dẫn truyền có trong tim. Trung tâm của
hê ̣ thống này là hạch (nút) xoang nhĩ nằm ở xoang tĩnh mạch (ở người được gọi là
hạch Keith-Flack, ở ếch là hạch Remark). Hạch này được nối liền với hạch nhĩ
thất (ở người là Aschoff-Tawara, ở ếch là hạch Bidder) bởi những sợi chạy trong
vách liên nhĩ. Từ hạch nhĩ thất bó His chạy theo vách liên thất xuống mỏm tim và
tâ ̣n cùng là các sợi Purkinje – đoạn phân nhánh nhỏ của bó His luồn vào thành tâm
thất phải và trái.
Stanius dùng chỉ thắt các nút khác nhau để cô lâ ̣p từng phần của tim và tìm
hiểu vai trò của từng hạch riêng trong hê ̣ thống tự đô ̣ng của tim.
2. Mục tiêu
Chứng minh vai trò của các hạch (nút) thần kinh và các sợi dẫn truyền tự động
đối với hoạt động của tim.
3. Dụng cụ, thiết bị
- Bộ dụng cụ giải phẫu - Chỉ buộc
- Bông thấm nước - Becher 100ml
- Cân phân tích
4. Hóa chất
- Dung dich Ringer cho động vật máu lạnh
5. Mẫu vật
- Ếch sống (1 con/ 1 nhóm 5 người )
6. Phương pháp tiến hành
Chuẩn bị:
- Hủy tủy ếch, mổ lồng ngực và xoang bao tim: cắt da ngực theo đường tam
giác, đỉnh nằm giữa bụng, dùng kéo cắt bỏ thành ngực theo đường đã cắt da, cẩn

thận cắt rời mô liên kết, nhưng không được chạm vào tim, dùng kẹp nhấc nhẹ bao
tim, đưa kéo nhỏ cắt dọc theo trục dài của tim, tách bao tim qua hai bên để tim lộ
ra.

Tim đập từ tâm nhĩ rồi đến tâm thất và nhịp tim của ếch 53 nhịp /phút
6.1. Thắt nút thứ nhất
Dùng kẹp luồn sợi chỉ xuống bên dưới động mạch chủ, kéo chỉ để lật ngược
tim ếch lên. Lúc đó ta nhìn thấy rõ giữa xoang tim với tâm nhĩ có 1 eo nhỏ, kéo hai
đầu sợi chỉ lùi xuống eo rồi buộc chặt lại. Sau khi thắt nút thứ nhất xoang tim vẫn
đập bình thường, phần còn lại – tâm nhĩ và tâm thất ngừng đập trong 1 thời gian
ngắn sau đó tiếp tục đập lại. Đếm nhịp đập vùng xoang và tim
Khi chưa thắt nút nhịp tim là 53 nhịp / phút sau khi thắt nút thứ nhất thì nhịp
tim giảm còn 43 nhịp / phút
Nút thắt thứ nhất ngăn cho xoang tim tĩnh mạch áp đặt nhịp cho tâm nhĩ và
tâm thất.
Thí nghiê ̣m này chứng minh vai trò của hạch Remark - là nơi xuất phát các
luồng thần kinh kích thích gây nên nhịp đập thường của tim.
6.2. Thắt nút thứ 2
- Để nguyên nút thắt thứ nhất, thắt thêm nút thứ 2 vào ngay ranh giới giữa tâm
thất và tâm nhĩ. Sau khi thắt nút thứ 2 có thế xảy ra mô ̣t trong 3 trường hợp sau:
+ Nút thắt nằm giữa hạch Bidder: xoang nhĩ vẫn đâ ̣p bình thường, tâm nhĩ và
tâm thất đâ ̣p châ ̣m do ảnh hưởng của hạch Bidder.
+ Nút thắt nằm trên hạch Bidder: xoang nhĩ vẫn đâ ̣p bình thường, tâm nhĩ
ngừng đâ ̣p do hạch Ludwig ức chế, tâm thất đâ ̣p châ ̣m do ảnh hưởng của hạch
Bidder.
+ Nút thắt nằm dưới hạch Bidder: xoang nhĩ vẫn đâ ̣p bình thường, tâm nhĩ đâ ̣p
châ ̣m do ảnh hưởng của hạch Bidder, tâm thất không đâ ̣p.
Khi chưa thắt nhịp tim ếch là 53 nhịp /1 phút , nhịp tim ở tâm nhĩ 41 nhịp /
phút, tâm thất là 38 nhịp / 1 phút
Tâm nhĩ áp đặp nhịp cho tâm thất
Thí nghiê ̣m này chứng minh tác dụng ức chế của hạch Lugwid và khả năng
phát sinh xung đô ̣ng phụ của hạch Bidder.
6.3. Thắt nút thứ 3
- Tháo nút 1 và 2, chờ cho tim hoạt động lại, dùng chỉ thắt chặt vùng mỏm tâm
thất (khoảng 1/3 dưới của tâm thất), nhằm tách mỏm tim khỏi hạch Bidder. Kết quả
là phần mỏm (dưới nút thắt) ngừng đập hoàn toàn. Phần tim gồm vùng xoang, vùng
nhĩ và vùng thất còn lại vẫn đập bình thường. Tháo nút thắt thứ 3, quan sát xem bao
lâu mỏm tim đâ ̣p trở lại
Khi tháo nút thứ 3 thì khoảng 5s thì mỏm tim đập trở lại . Do xung động lan
truyền đến mõm tim , khiến tim không đập . Tâm nhĩ và tâm thất hoạt động trở lại
do tháo nút thắt các xung động được lan truyền đến các phần mở
Thí nghiê ̣m này chứng minh vai trò của các sợi Purkinje.

-Tiếp theo, tiến hành cắt tim ra thành từng phần riêng biê ̣t: xoang tĩnh mạch, tâm
nhĩ, tâm thất và mỏm tìm, rồi ngâm vào dung dịch sinh lý.

You might also like