Đồ Án Tốt Nghiệp 2021 - Edited

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA TRẮC ĐỊA, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

BÙI ĐỨC HUY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ LỚP PHỦ THỰC VẬT TỈ LỆ 1:50000 TẠI
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ TƯ LIỆU ẢNH
VIỄN THÁM
Hà Nội – 2021

2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA TRẮC ĐỊA, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

BÙI ĐỨC HUY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ LỚP PHỦ THỰC VẬT TỈ LỆ 1:50000 TẠI
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỪ TƯ LIỆU ẢNH
VIỄN THÁM

Ngành: Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ


Mã ngành: 752053
Người hướng dẫn: TS. Trịnh Thị Hoài Thu
Hà Nội - 2021

2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè. Với
lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến thầy, cô Khoa Trắc địa, Bản đồ và Thông tin
địa lý, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với TS. Trịnh Thị Hoài Thu
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện
đồ án tốt nghiệp.
Do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
thầy cô, để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2021
Sinh viên

Bùi Đức Huy

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài...........................................................................................................1
3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................1
4. Cơ sở dữ liệu..............................................................................................................2
5. Kết cấu đồ án.............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................................3
1.1. Khái quát về viễn thám và GIS.................................................................................3
1.1.1. Khái quát về viễn thám........................................................................................3
1.1.2. Khái quát về GIS...................................................................................................9
1.1.3. Quang phổ và đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên....................11
1.2. Tổng quan về Viễn thám và GIS trong nghiên cứu lớp phủ...................................14
1.3. Tổng quan về bản đồ lớp phủ...............................................................................18
1.3.1. Khái niệm về lớp phủ mặt đất............................................................................18
1.3.2. Phân loại lớp phủ mặt đất.................................................................................19
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LỚP PHỦ THỰC VẬT TỪ TƯ LIỆU VIỄN
THÁM........................................................................................................................... 22
2.1. Thu thập dữ liệu và đánh giá dữ liệu....................................................................22
2.2. Tiền xử lý ảnh........................................................................................................25
2.3. Tăng cường chất lượng ảnh..................................................................................27
2.4. Tính toán chỉ số thực vật NDVI.............................................................................33
2.5. Đánh giá độ chính xác và xử lý sau phân loại........................................................34
2.6. Biên tập bản đồ.....................................................................................................35
CHƯƠNG 3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ LỚP PHỦ THỰC VẬT TỈ LỆ 1:50000 KHU VỰC HUYỆN
SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................................36
3.1. Đặc điểm chung về khu vực nghiên cứu...............................................................36
3.1.1. Vị trí địa lý..........................................................................................................36
3.1.2. Địa hình, thủy văn..............................................................................................37
3.1.3. Khí hậu thời tiết.................................................................................................37
3.1.4. Các nguồn tài nguyên.........................................................................................38

ii
3.2. Tư liệu sử dụng.....................................................................................................38
3.3. Thực nghiệm thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tỷ lệ 1: 50 000 khu vực Huyện
Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội..........................................................................................39
3.3.1 Tải ảnh................................................................................................................39
3.3.2. Tiền xử lý ảnh.....................................................................................................41
3.3.3. Chỉ số thực Vật NDVI..........................................................................................42
3.3.4. phân loại khu vực theo ngưỡng NDVI................................................................44
3.3.5. Thành lập bản đồ lớp phủ thực vật....................................................................45
3.3.6. Nhận xét lớp phủ thực vật khu vực huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội tháng 10-
2019............................................................................................................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................51

iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIS Geographic Information System Hệ thống thông tin địa lý

ENVI Environment for Visualizing Images Phần mềm xử lý ảnh


NDVI Normalized DifferenceVegetation Index Chỉ số thực vật
UTM Universal Trasverse Mercator Phép chiếu bản đồ

WGS-84 World Geodetic System Hệ thống trắc địa quốc tế

iv
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tóm tắt sự phát triển của viễn thám qua các sự kiện....................................4
Bảng 1.2. Các giải phổ của sóng điện từ......................................................................12
Bảng 3.1 Tọa độ khung ảnh Sentinel 2B.......................................................................40
Bảng 3.2. Khoảng chia ngưỡng chỉ số NDVI.................................................................52

v
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám...........................................................6


Hình 1.2. vệ tinh địa tĩnh (trái) và vệ tinh quỹ đạo gần cực (phải).................................8
Hình 1.3: Sơ đồ phân loại viễn thám theo bước sóng....................................................9
Hình 1.4. Phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên trên mặt đất.................................13
Hình 1.5. Sơ đồ tổng quát về lớp phủ mặt đất.............................................................18
Hình 2.1. Các thế hệ của Landsat.................................................................................22
Hình 2.2. Quy trình sử dụng chỉ số thực vật NDVI thành lập bản đồ...........................25
Hình 2.3. Trước và sau khi cân bằng Histogram...........................................................28
Hình 2.4. Ảnh và biểu đồ Histogram trước và sau khi biến đổi tuyến tính..................30
Hình 3.1 ranh giới huyện Sóc Sơn................................................................................36
Hình 3.2 File ảnh sau khi được giải nén.......................................................................39
Hình 3.3 Vị trí ảnh dowload.........................................................................................40
Hình 3.4 biểu tượng ENVI............................................................................................41
Hình 3.5 Giao diện ENVI 5.3.........................................................................................41
Hình 3.6 Mở File ảnh trên phần mềm ENVI 5.3...........................................................41
Hình 3.7 Ảnh Huyện Sóc Sơn sau khi được cắt............................................................42
Hình 3.8 hộp thoại NDVI Calculation Parameters.......................................................43
Hình 3.9 Giá trị NDVI của huyện Sóc Sơn.....................................................................43
Hình 3.10 Ảnh phân loại lớp phủ thực vật...................................................................45
Hình 3.11 Hộp thoại xuất fiel (*shp)............................................................................45
Hình 3.12 Bản đồ lớp phủ thực vật huyện Sóc Sơn......................................................47
Hình 3.13 Biều đồ lớp phủ huyện Sóc Sơn...................................................................48

vi
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt. Đất đai là môi trường sống của con người và cả sinh vật, là địa bàn phân bố dân
cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Ngày nay, do quá
trình gia tăng dân số, sự phát triển của các đô thị, sự tăng trưởng kinh tế xã hội và
một số vấn đề khác đã và đang tác động rất lớn tới đất đai, đặc biệt với 1 huyện đang
có tốc độ phát triển nhanh như huyện Sóc Sơn.
Tính đến nay huyện Sóc Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 304,7 km², dân số
là 348.153 người (số liệu cuối năm 2019). Trụ sở Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban Nhân dân huyện đặt tại Thị trấn Sóc Sơn.
Trước những áp lực đó, đất đai và các lớp phủ thực vật biến động không ngừng
cùng với sự phát triển của xã hội. Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt có thể khai thác sử
dụng nhưng không thể làm tăng thêm về mặt số lượng. Do đó việc theo dõi, nghiên
cứu, quản lý và sử dụng loại tài nguyên này một cách hiệu quả và hợp lý là một vấn
đề rất quan trọng.
Công nghệ viễn thám ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực từ khí tượng – thủy văn, địa chất, môi trường cho đến nông – lâm –
ngư nghiệp,… trong đó có theo dõi biến động các loại lớp phủ thực vật với độ chính
xác khá cao, từ đó có thể giúp các nhà quản lý có thêm nguồn tư liệu để giám sát biến
động sử dụng đất. Chỉ số thực vật NDVI là một thuật toán tiêu chuẩn được thiết kế để
ước tính chất lượng thảm thực vật màu xanh lá cây trên mặt đất bằng phép đo phản
xạ ở bước sóng màu đỏ và cận hồng ngoại cho nên dễ tính toán và phân ngưỡng. Đây
được xem như là một trong những giải pháp cho vấn đề được đặt ra. Vì vậy, đề tài "
Thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tỉ lệ 1:50000 tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
từ tư liệu ảnh viễn thám " được thực hiện.
2. Mục tiêu đề tài.
Sử dụng chỉ số thực vật (NDVI) thành lập bản đồ lớp phủ thực vật huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội. Thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tỉ lệ 1:50000 tại huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội từ tư liệu ảnh viễn thám.
3. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu quy trình thành lập bản đồ lớp phủ.

1
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở khoa học của công nghệ viễn thám và hệ thống
thông tin địa lý trong thành lập bản đồ lớp phủ huyện Sóc Sơn.
- Xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh Sentinel 2B, nghiên cứu thực nghiệm sử dụng chỉ số
thực vật NDVI cho khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tỉ lệ 1:50000 tại huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội
4. Cơ sở dữ liệu.
- Ảnh Senttinel 2B tháng 10 năm 2020 khu vực huyện Sóc Sơn, thành phố Hà
Nội.
- Tư liệu bản đồ nền khu vực nghiên cứu.
5. Kết cấu đồ án.
Nội dung chính của đồ án gồm:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Quy trình xây dựng bản đồ lớp phủ thực vật từ tư liệu ảnh viễn thám.
Chương 3: Thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tỉ lệ 1:50000 huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội.

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái quát về viễn thám và GIS
1.1.1. Khái quát về viễn thám
Viễn thám được xác định là một phương pháp nghiên cứu các đối tượng, hiện
tượng bằng các thiết bị, đặt cách đối tượng một khoảng cách nào đó, không đòi hỏi
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng.
Phương pháp viễn thám là phương pháp sử dụng năng lượng điện từ như ánh
sáng, nhiệt, sóng cực ngắn như một phương tiện để điều tra đo đạc những đặc tính
của đối tượng.
Viễn thám được định nghĩa là sự thu thập và phân tích thông tin về đối tượng
mà không có sự tiếp xúc trực tiếp đến vật thể. Công nghệ viễn thám dựa trên những
thành tựu mới nhất của khoa học kĩ thuật cũng như công nghệ vũ trụ, công nghệ tin
học...Với mục tiêu cung cấp thông tin nhanh nhất và khách quan nhất.
Viễn thám là một khoa học, thực sự phát triển mạnh mẽ qua hơn ba thập kỷ gần
đây, khi mà công nghệ vũ trụ đã cho ra các ảnh số, bắt đầu được thu nhận từ các vệ
tinh trên quĩ đạo của trái đất vào năm 1960. Tuy nhiên, viễn thám có lịch sử phát
triển lâu đời, bắt đầu bằng việc chụp ảnh sử dụng phim và giấy ảnh. Từ thể kỷ XIX,
vào năm 1839, Louis Daguerre (1789 - 1881) đã đưa ra báo cáo công trình nghiên cứu
về hóa ảnh, khởi đầu cho ngành chụp ảnh. Bức ảnh đầu tiên, chụp bề mặt trái đất từ
khinh khí cầu, được thực hiện vào năm 1858 do Gaspard Felix Tournachon - nhà
nhiếp ảnh người Pháp. Tác giả đã sử dụng khinh khí cầu để đạt tới độ cao 80 m, chụp
ảnh vùng Bievre, Pháp. Một trong những bức ảnh tiếp theo chụp bề mặt trái đất từ
khinh khí cầu là ảnh vùng Bostom của tác giả James Wallace Black, 1860.
Việc ra đời của ngành hàng không đã thúc đẩy nhanh sự phát triển mạnh mẽ
ngành chụp ảnh sử dụng máy ảnh quang học với phim và giấy ảnh, là các nguyên liệu
nhạy cảm với ánh sáng (photo). Công nghệ chụp ảnh từ máy bay tạo điều kiện cho
nghiên cứu mặt đất bằng các ảnh chụp chồng phủ kế tiếp nhau và cho khả năng nhìn
ảnh nổi (stereo). Khả năng đó giúp cho việc chỉnh lý, đo đạc ảnh, tách lọc thông tin từ
ảnh có hiệu quả cao. Một ngành chụp ảnh, được thực hiện trên các phương tiện hàng
không như máy bay, khinh khí cầu và tàu lượn hoặc một phương tiện trên không
khác, gọi là ngành chụp ảnh hàng không. Các ảnh thu được từ ngành chụp ảnh hàng
không gọi là không ảnh. Bức ảnh đầu tiên chụp từ máy bay, được thực hiện vào năm
1910, do Wilbur Wright, một nhà nhiếp ảnh người Ý, bằng việc thu nhận ảnh di động

3
trên vùng gần Centoceli thuộc nước Ý (bảng 1.1). Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914
- 1918) đánh dấu giai đoạn khởi đầu của công nghệ chụp ảnh từ máy bay cho mục
đích quân sự. Công nghệ chụp ảnh từ máy bay đã kéo theo nhiều người hoạt động
trong lĩnh vực này, đặc biệt trong việc làm ảnh và đo đạc ảnh. Những năm sau đó, các
thiết kế khác nhau về các loại máy chụp ảnh được phát triển mạnh mẽ. Đồng thời,
nghệ thuật giải đoán không ảnh và đo đạc từ ảnh đã phát triển mạnh, là cơ sở hình
thành một ngành khoa học mới là đo đạc ảnh (photogrametry).
Đây là ngành ứng dụng thực tế trong việc đo đạc chính xác các đối tượng từ dữ
liệu ảnh chụp. Yêu cầu trên đòi hỏi việc phát triển các thiết bị chính xác cao, đáp ứng
cho việc phân tích không ảnh. Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 2/1945)
không ảnh đã dùng chủ yếu cho mục đích quân sự. Trong thời kỳ này, ngoài việc phát
triển công nghệ radar, còn đánh dấu bởi sự phát triển ảnh chụp sử dụng phổ hồng
ngoại. Các bức ảnh thu được từ nguồn năng lượng nhân tạo là radar, đã được sử
dụng rộng rãi trong quân sự. Các ảnh chụp với kênh phổ hồng ngoại cho ra khả năng
triết lọc thông tin nhiều hơn. Ảnh mầu, chụp bằng máy ảnh, đã được dung trong
chiến tranh thế giới thứ hai. Việc chạy đua vào vũ trụ giữa Liên Xô cũ và Hoa Kỳ đã
thúc đẩy việc nghiên cứu trái đất bằng viễn thám với các phương tiện kỹ thuật hiện
đại. Các trung tâm nghiên cứu mặt đất được ra đời, như cơ quan vũ trụ châu Âu ESA
(Aeropian Remote sensing Agency), chương trình vũ trụ NASA (Nationmal
Aeromautics and Space Administration) Mỹ. Ngoài các thống kê ở trên, có thể kể đến
các chương trình nghiên cứu trái đất bằng viễn thám tại các nước như Canada, Nhật,
Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc. Bức ảnh đầu tiên, chụp về trái đất từ vũ trụ, được cung
cấp từ tàu Explorer-6 vào năm 1959. Tiếp theo là chương trình vũ trụ Mercury (1960),
cho ra các sản phẩm ảnh chụp từ quỹ đạo trái đất có chất lượng cao, ảnh màu có kích
thước 70 mm, được chụp từ một máy tự động. Vệ tinh khí tượng đầu tiên (TIR0S-1),
được phóng lên quỹ đạo trái đất vào tháng 4 năm 1960, mở đầu cho việc quan sát và
dự báo khí tượng. Vệ tinh khí tượng NOAA, đã hoạt động từ sau năm 1972, cho ra dữ
liệu ảnh có độ phân giải thời gian cao nhất, đánh dấu cho việc nghiên cứu khí tượng
trái đất từ vũ trụ một cách tổng thể và cập nhật từng ngày.
Bảng 1.1. Tóm tắt sự phát triển của viễn thám qua các sự kiện

Thời gian (năm)  Sự kiện

1800  Phát hiện ta tia hồng ngoại

4
1839  Bắt đầu phát minh kỹ thuật chụp ảnh đen trắng

1847  Phát hiện cả dải phổ hồng ngoại và phổ nhìn thấy

1850 – 1860  Chụp ảnh từ khinh khí cầu

1873  Xây dựng học thuyết về phổ điện từ

1909  Chụp ảnh từ máy bay

1910 – 1920  Giải đoán từ không trung

1920 – 1930  Phát triển ngành chụp và đo ảnh hàng không

1930 – 1940  Phát triển kỹ thuật Radar (Đức, Mỹ, Anh)

1940  Phân tích và ứng dụng ảnh chụp từ máy bay

1950  Xác định giải phổ từ vùng nhìn thấy đến không nhìn
thấy

1950 – 1960  Nghiên cứu sâu về ảnh cho mục đích quân sự

12/4/1961 Liên Xô phóng tàu vũ trụ có người lái và chụp ảnh trái
đất từ  ngoài vũ trụ

1960 – 1970  Lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ viễn thám

1972  Mỹ phóng vệ tinh Landsat -1

1970 – 1980  Phát triển mạnh mẽ phương pháp xử lý ảnh số

1980 – 1990  Mỹ phát triển thế hệ mới của vệ tinh Landsat

1986  Pháp phóng vệ tinh SPOT vào quỹ đạo

1990 đến nay  Phát triển bộ cảm thu đa phổ, tăng dải phổ và kênh
phổ, tăng độ  phân giải bộ cảm. Phát triển nhiều kỹ thuật
xử lý mới
Sự phát triển của viễn thám, đi liền với sự phát triển của công nghệ nghiên cứu
vũ trụ, phục vụ cho nghiên cứu trái đất và các hành tinh và quyển khí. Các ảnh chụp
nổi (stereo), thực hiện theo phương đứng và xiên, cung cấp từ vệ tinh Gemini (1965),
đã thể hiện ưu thế của công việc nghiên cứu trái đất. Tiếp theo, tầu Apolo cho ra sản
phẩm ảnh chụp nổi và đa phổ, có kích thước ảnh 70 mm, chụp về trái đất, đã cho ra
các thông tin vô cùng hữu ích trong nghiên cứu mặt đất. Ngành hàng không vũ trụ

5
Nga đã đóng vai trò tiên phong trong nghiên cứu Trái Đất từ vũ trụ.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được  gọi
là bộ cảm biến. Bộ cảm biến có thể là các máy chụp ảnh hoặc máy quét. Phương  tiện
mang các bộ cảm biến được gọi là vật mang (máy bay, khinh khí cầu, tàu con  thoi
hoặc vệ tinh,…). Hình 2.1 thể hiện sơ đồ nguyên lý thu nhận ảnh viễn thám.  
Nguồn năng lượng chính thường sử dụng trong viễn thám là bức xạ mặt trời, 
năng lượng của sóng điện từ do các vật thể phản xạ hay bức xạ được bộ cảm biến  
đặt trên vật mang thu nhận.

Hình 1.1: Nguyên lý thu nhận dữ liệu viễn thám


Thông tin về năng lượng phản xạ của các vật thể được ảnh viễn thám thu nhận 
và xử lí tự động trên máy hoặc giải đoán trực tiếp từ ảnh dựa trên kinh nghiệm của 
chuyên gia. Cuối cùng, các dữ liệu hoặc thông tin liên quan đến các vật thể và hiện 
thượng khác nhau trên mặt đất sẽ được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác  
nhau như: nông lâm nghiệp, địa chất, khí tượng, môi trường,… 
Toàn bộ quá trình thu nhận và xử lí ảnh viễn thám có thể chia thành 5 phần cơ  
bản như sau: năng lượng; tương tác của năng lượng với khí quyển; sự tương tác với
các vật thể trên bề mặt đất; chuyển đổi năng lượng phản xạ từ vật thể thành dữ liệu
ảnh và hiển thị ảnh số cho việc giải đoán, xử lí ảnh.
Năng lượng của sóng điện từ khi lan truyền qua môi trường khí quyển sẽ bị  các
phân tử khí hấp thụ dưới các hình thức khác nhau tuỳ thuộc vào từng bước sóng  cụ
thể. Trong viễn thám, người ta thường quan tâm đến khả năng truyền sóng điện  từ
trong khí quyển, vì các hiện tưọng và cơ chế tương tác giữa sóng điện từ với khí  

6
quyển sẽ có tác động mạnh đến thông tin do bộ cảm biến thu nhận được. Khí quyển 
có đặc điểm quan trọng đó là tưong tác khác nhau đối với bức xạ điện từ có bước 
sóng khác nhau. Đối với viễn thám quang học, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu  là
do mặt trời và sự có mặt cũng như thay đổi các các phân tử nước và khí (theo  không
gian và thời gian) có trong lớp khí quyển là nguyên nhân gây chủ yếu gây  nên sụ biến
đổi năng lượng phản xạ từ mặt đất đến bộ cảm biến. Khoảng 75% năng  lượng mặt
trời khi chạm đến lớp ngoài của khí quyển được truyền xuống mặt đất và  trong quá
trình lan truyền sóng điện từ luôn bị khí quyển hấp thụ, tán xạ và khúc xạ  trước khi
đến bộ cảm biến. Các loại khí như oxy, nitơ, cacbonic, ôzôn, hơi nước,…  và các phân
tử lơ lửng trong khí quyển là tác nhân chính ảnh hưỏng đến sự suy  giảm năng lưọng
sóng điện từ trong quá trình lan truyền.
Sự phân biệt các loại viễn thám căn cứ vào các yếu tố sau:  
- Hình dạng quỹ đạo của vệ tinh; 
- Độ cao bay của vệ tinh, thời gian còn lại của một quỹ đạo; 
- Dải phổ của các thiết bị thu;
- Loại nguồn phát và tín hiệu thu nhận.  
Có hai phương thức phân loại viễn thám chính là: 
- Phân loại theo nguồn tín hiệu 
Căn cứ vào nguồn của tia tới mà viễn thám được chia làm hai loại: + Viễn thám
chủ động (active): nguồn tia tới là tia sáng phát ra từ các thiết bị  nhân tạo, thường là
các máy phát đặt trên các thiết bị bay; 
+ Viễn thám bị động (passive): nguồn phát bức xạ là mặt trời hoặc từ các vật  
chất tự nhiên. Hiện nay, việc ứng dụng phối hợp giữa viễn thám và các công nghệ  vũ
trụ đã trở nên phổ biễn trên phạm vi toàn cầu. Các nước có nền công nghệ vũ trụ 
phát triển đã phóng nhiều vệ tinh lên quỹ đạo, trên đó có mang nhiều thiết bị viễn 
thám khác nhau. Các trạm thu mặt đất phân bố đều trên toàn cầu có khả năng thu 
nhận nhiều loại tư liệu viễn thám do vệ tinh truyền xuống. 
- Phân loại theo đặc điểm quỹ đạo: có hai nhóm chính là viễn thám vệ tinh địa 
tĩnh và viễn thám vệ tinh quỹ đạo cực. 
Căn cứ vào đặc điểm quỹ đạo vệ tinh, có thể chia ra hai nhóm vệ tinh là:  + Vệ
tinh địa tĩnh là vệ tinh có tốc độ góc quay bằng tốc độ góc quay của trái   đất, nghĩa là
vị trí tương đối của vệ tinh so với trái đất là đứng yên; + Vệ tinh quỹ đạo cực (hay gần
cực) là vệ tinh có mặt phẳng quỹ đạo vuông góc  hoặc gần vuông góc so với mặt

7
phẳng xích đạo của Trái Đất. Tốc độ quay của vệ tinh  khác với tốc độ quay của trái
đất và được thiết kế riêng sao cho thời gian thu ảnh trên  mỗi vùng lãnh thổ trên mặt
đất là 12 cùng giờ địa phương và thời gian thu lặp lại là cố  định đối với 1 vệ tinh (ví
dụ LANDSAT là 18 ngày, SPOT là 26 ngày,…).  Trên hai nhóm vệ tinh nói trên đều có
thể áp dụng nhiều phương pháp thu  nhận thông tin khác nhau tùy theo sự thiết kế
của nơi chế tạo.

Hình 1.2. vệ tinh địa tĩnh (trái) và vệ tinh quỹ đạo gần cực (phải)
- Phân loại theo dải sóng thu nhận 
Theo bước sóng sử dụng, viễn thám có thể được phân ra thành 3 loại cơ bản:
+ Viễn thám trong dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại; 
+ Viễn thám hồng ngoại nhiệt; 
+ Viễn thám siêu cao tần. 
Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu đối với nhóm viễn thám trong dải sóng 
nhìn thấy và hồng ngoại. Mặt trời cung cấp một bức xạ có bước sóng ưu thế ở 0,5
μm.  Tư liệu viễn thám thu được trong dải sóng nhìn thấy phụ thuộc chủ yếu vào sự
phản xạ  từ bề mặt vật thể và bề mặt Trái đất. Các thông tin về vật thể được xác định
từ các phổ  phản xạ. Mỗi vật thể ở nhiệt độ bình thường đều tự phát ra một bức xạ
có đỉnh tại bước sóng 10 μm. Nguồn năng lượng sử dụng đối với viễn thám hồng
ngoại nhiệt do chính  vật thể sản sinh ra.  
Viễn thám siêu cao tần sử dụng bức xạ siêu cao tần có bước sóng từ một đến  
vài chục centimet. Nguồn năng lượng sử dụng đối với viễn thám siêu cao tần chủ 
động được chủ động phát ra từ máy phát. Kỹ thuật ra đa thuộc viễn thám siêu cao 
tần chủ động. Ra đa chủ động phát ra nguồn năng lượng tới các vật thể, sau đó thu  
lại được những bức xạ, tán xạ hoặc phản xạ từ vật thể.  

8
Nguồn năng lượng sử dụng đối với viễn thám siêu cao tần bị động do chính  vật
thể phát ra. Bức xạ kế siêu cao tần là bộ cảm thu nhận và phân tích bức xạ siêu  cao
tần của vật thể.

Hình 1.3: Sơ đồ phân loại viễn thám theo bước sóng


1.1.2. Khái quát về GIS
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một ngành khoa học khá mới, có nhiều cách
tiếp cận khác nhau, do đó cũng có những định nghĩa khác nhau về GIS.
Theo Ducker (1979) định nghĩa, GIS là một trường hợp đặc biệt của hệ thống
thông tin, ở đó có cơ sở dữ liệu bao gồm sự quan sát các đặc trưng phân bố không
gian, các hoạt động sự kiện có thể được xác định trong khoảng không như đường,
điểm, vùng.
Theo Burrough (1986) định nghĩa, GIS là một công cụ mạnh dùng để lưu trữ và
truy vấn, biến đổi và hiển thị dữ liệu không gian từ thế giới thực cho những mục tiêu
khác nhau.
Theo Nguyễn Kim Lợi nnk., (2009) Hệ thống thông tin địa lý được định nghĩa
như là một hệ thống thông tin mà nó sử dụng dữ liệu đầu vào, các thao tác phân tích,
cơ sở dữ liệu đầu ra liên quan về mặt địa lý không gian, nhằm hỗ trợ việc thu nhận,
lưu trữ, quản lí, xử lí, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực
để giải quyết các vấn đề tổng hợp từ thông tin cho các mục đích con người đặt ra.
Hệ thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) là một tập hợp có  tổ
chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con  người,

9
được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân  tích, và
hiển thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý. 
GIS có 4 chức năng cơ bản: - Thu thập dữ liệu: dữ liệu sử dụng trong GIS đến từ
nhiều nguồn khác nhau và GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định
dạng chung để so sánh và phân tích. - Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liêu được thu thập
và tích hợp, GIS cung cấp các chức năng lưu trữ và duy trì dữ liệu. - Phân tích không
gian: là chức năng quan trọng nhất của GIS nó cung cấp các chức năng như nội suy
không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp. - Hiển thị kết quả: GIS có nhiều cách hiển thị
thông tin khác nhau. Phương pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được bổ
sung với bản đồ và ảnh ba chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng
đáng chú ý nhất của GIS, cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu
GIS ngày nay là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã 
hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ 
quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân,... đánh giá được 
hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các  
chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn 
với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. 
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu xét dưới góc độ hệ 
thống, thì GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các thành phần: con  người,
phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, nơi tập hợp các quy định, quy phạm,
tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên  
ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin.
Khi xây dựng một hệ thống GIS ta phải quyết định xem GIS sẽ được xây dựng 
theo mô hình ứng dụng nào, lộ trình và phương thức tổ chức thực hiện nào. Chỉ trên  
cơ sở đó người ta mới quyết định xem GIS định xây dựng sẽ phải đảm đương các 
chức năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể có các quyết định về nội dung,  
cấu trúc các hợp phần còn lại của hệ thống cũng như cơ cấu tài chính cần đầu tư cho  
việc hình thành và phát triển hệ thống GIS. Với một xã hội có sự tham gia của  người
dân và quá trình quản lý thì sự đóng góp tri thức từ phía cộng đồng đang  ngày càng
trở nên quan trọng và càng ngày càng có vai trò không thể thiếu. 
Khi làm việc với hệ thống GIS có thể tiếp cận dưới các cách nhìn nhận như sau:
- Cơ sở dữ liệu địa lý (Geodatabase - theo cách gọi của ESRI): GIS là một cơ  sở
dữ liệu không gian chuyển tải thông tin địa lý theo quan điểm gốc của mô hình  dữ

10
liệu GIS (yếu tố, topology, mạng lưới, raster,...); 
- Hình tượng hoá (Geovisualization): GIS là tập các bản đồ thông minh thể  hiện
các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trên mặt đất. Dựa trên thông tin địa lý có  thể
tạo nhiều loại bản đồ và sử dụng chúng như là một cửa sổ vào trong cơ sở dữ   liệu để
hỗ trợ tra cứu, phân tích và biên tập thông tin; 
- Xử lý (Geoprocessing): GIS là các công cụ xử lý thông tin cho phép tạo ra  các
thông tin mới từ thông tin đã có. Các chức năng xử lý thông tin địa lý lấy thông  tin từ
các tập dữ liệu đã có, áp dụng các chức năng phân tích và ghi kết quả vào một  tập
mới. 
Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như  là
một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng thành các  thông tin
trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý. 
Do các ứng dụng GIS trong thực tế quản lý nhà nước có tính đa dạng và phức 
tạp xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đây 
GIS thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô và đa tỷ lệ. Tuỳ thuộc  
vào nhu cầu của các người sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở 
nhiều mức khác nhau, nói đúng hơn, là ở các tỷ lệ khác nhau, nói cách khác là tuỳ 
thuộc vào các định hướng do cơ sở tri thức đưa ra.
1.1.3. Quang phổ và đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên
Tất cả các vật thể đều phản xạ, hấp thụ, phân tách và bức xạ sóng điện
từ bằng các cách thức khác nhau và các đặc trưng này thường được gọi là đặc trưng
phổ. Đặc trưng phổ sẽ được phân tích theo nhiều cách khác nhau để nhận dạng ra
đối tượng trên bề mặt đất, nó sẽ cho phép giải thích được mối quan hệ giữa đặc
trưng phổ và sắc, tông màu trên ảnh tổ hợp màu để giải đoán đối tượng.
Nguyên tắc cơ bản để phân biệt các đối tượng trên mặt đất trong ảnh vệ tinh
là dựa vào sự khác biệt về đặc tính phản xạ của chúng trên các kênh phổ. Thông qua
đặc điểm về đường cong phản xạ phổ của các đối tượng người ta thiết kế các thiết bị
thu nhận sao cho lại khoảng bước sóng đó các đối tượng có độ phản xạ phổ là dễ
phân biệt nhất và ở những khoảng nằm trong bước sóng này sự hấp thụ của khí
quyển là nhỏ nhất.
Thông qua đặc điểm về đường cong phản xạ phổ của các đối tượng người ta
thiết kế các thiết bị thu nhận sao cho lại khoảng bước sóng đó các đối tượng có độ
phản xạ phổ là dễ phân biệt nhất và ở những khoảng nằm trong bước sóng này sự

11
hấp thụ của khí quyển là nhỏ nhất.

12
Bảng 1.2. Các giải phổ của sóng điện từ
Bước sóng
Giải phổ Đặc điểm
(μm)
Bức xạ tối thường bị hấp thụ toàn bộ bởi tầng khí
Tia gamma 0.0003 quyển phía trên và khôngcó khả năng dùng trong viễn
thám
0.0003 – Hoàn toàn bị hấp thụ bởi khí quyển không sửa dụng
Vùng tia X
0.3 được trong viễn thám.
Vùng tia cực Các bước xạ tối có bước sóng nhỏ hơn 0.3 μm hoàn
0.03 – 0.4
tím toàn bị hấp thụ bởi tầng Ozôn của khí quyển.
Vùng tia cực Truyền qua khí quyển ghi nhận được vào các phim các
0.3 - 0.4
tím chụp ảnh photo detecter nhưng bị tán xạ mạnh trong khí quyển.
Tạo ảnh với phim và photo detecter, đạt cực đại của
Vùng nhìn thấy 0.4 – 0.7
năng lượng phản xạ ở bước sóng 0.5.
Được sử dụng để xác định các kiểu thực vật, trạng thái
Vùng hồng
0.7 – 10 và sinh khối, độ ẩm của thực vật và đất, nghiên cứu về
ngoại
đá khoáng, tách tuyết và mây.
Các chỉ số khí quyển chính ở nhiệt ghi được hình ảnh
Vùng hồng 3 – 5 đến 8 của các bước sóng này, yêu cầu phải có máy quét
ngoại nhiệt – 14 μm quang cơ và hệ thống máy thu đặc biệt gọi lầ hệ thống
‘vibicol’ không phải bằng phim.
Các bước sóng dài hơn có thể hay vùng rada xuyên
Vùng cực ngắn 0.1 – 30 cm qua mây, sương mù và mưa. Các hình ảnh có thể ghi
được trong dạng chủ động hay bị động.
Dạng chủ động của viễn thám sóng cực ngắn. Hình ảnh
Vùng rada 1.1– 30 cm
rada được ghi lại ở băng sóng khác nhau.
Là vùng có bước sóng dài nhất trong phổ điện từ. Một
Vùng radio >30cm vài sóng rađa được phân ra với các bước sóng rất dài
được sửa dụng trong vùng sóng này
Nguyên tắc cơ bản để phân biệt các đối tượng trên mặt đất trong ảnh vệ tinh
là dựa vào sự khác biệt về đặc tính phản xạ của chúng trên các kênh phổ. Thông qua
đặc điểm về đường cong phản xạ phổ của các đối tượng người ta thiết kế các thiết bị
thu nhận sao cho khoảng bước sóng đó các đối tượng có độ phản xạ phổ là dễ phân
biệt nhất và ở những khoảng nằm trong bước sóng này sự hấp thụ của khí quyển là
nhỏ nhất.

13
Hình 1.4. Phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên trên mặt đất
Do các thông tin viễn thám có liên quan trực tiếp đến năng lượng phản xạ từ
các đối tượng, nên việc nghiên cứu các tính chất quang học (chủ yếu là đặc trưng
phản xạ phổ) của các đối tượng tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc
ứng dụng có hiệu quả phương pháp viễn thám. Phần lớn các phương pháp ứng dụng
viễn thám được sử dụng hiện nay đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với việc
nghiên cứu các đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng hay nhóm đối tượng nghiên
cứu. Các thiết bị ghi nhận, các loại phim chuyên dụng với độ nhạy cảm phổ phù hợp
đã được chế tạo dựa trên kết quả nghiên cứu về quy luật phản xạ phổ của các đối
tượng tự nhiên.
Trong lĩnh vực viễn thám, kết quả của việc giải đoán các thông tin phụ thuộc rất
nhiều vào sự hiểu biết mối tương quan giữa đặc trưng phản xạ phổ, bản chất và trạng
thái các đối tượng tự nhiên. Những thông tin về đặc trưng phản xạ phổ sẽ cho phép
các nhà chuyên môn chọn các kênh ảnh tối ưu chứa nhiều thông tin nhất về đối
tượng được nghiên cứu, đồng thời đó cũng là cơ sở dữ liệu viễn thám để phân tích
nghiên cứu các tính chất của đối tượng địa lý, tiến tới phân loại các đối tượng đó.
- Đặc tính phản xạ của lớp phủ thực vật:
Lớp phủ thực vật là đối tượng được quan tâm nhiều bởi chiếm đa số diện tích
bề mặt tự nhiên. Khả năng phản xạ phổ của thực vật xanh là dấu hiệu đặc trưng thay
đổi theo bước sóng. Trong vùng ánh sáng nhìn thấy các sắc tố của lá cây ảnh hưởng
đến đặc tính phản xạ phổ của nó, đặc biệt là chất Clorophin, ngoài ra còn một số sắc

14
tố khác cũng góp phần tạo nên phản xạ phổ của thực vật. Bức xạ mặt trời khi tới bề
mặt lá cây, phần trong vùng sóng đỏ và chàm bị chất diệp lục hấp thụ phục vụ cho
quá trình quang hợp, vùng sóng lục và vùng sóng hồng ngoại sẽ phản xạ khi gặp chất
diệp lục của lá.
Nhìn chung, sự khác nhau về đặc trưng phản xạ phổ ở thực vật được xác định
bởi các yếu tố cấu tạo trong và ngoài của lá cây, tác động của ngoại cảnh (điều kiện
sinh trưởng, điều kiện chiếu sáng, thời tiết...) song đặc trưng phản xạ phổ của lớp
phủ thực vật vẫn có một quy luật chung: phản xạ mạnh ở vùng sóng xanh (510 - 575
μm) và hồng ngoại gần (> 720 μm), hấp thụ mạnh ở vùng sóng xanh tím (390 - 480
μm) và sóng đỏ (680 - 720 μm). Đặc tính phản xạ của lá cây được chi phối bởi các tế
bào diệp lục (Clorophin) có trong cấu trúc lá. Hàm lượng diệp lục tố sẽ biến đổi tùy
thuộc vào tình trạng của lá cây (non hay già, khoẻ mạnh hay sâu bệnh).
- Đặc tính phản xạ phổ của thổ nhưỡng:
Trong thực tế nghiên cứu, trong đa số các trường hợp của các đối tượng thực
vật và đất kết hợp với nhau tạo thành một đối tượng tổ hợp. Trong vùng ánh sáng
nhìn thấy, đất thường có hệ số phản xạ cao hơn thực vật. Đường biểu diễn đặc tính
phản xạ phổ của lớp phủ thổ nhưỡng có dạng tăng dần từ vùng tử ngoại đến hồng
ngoại một cách đơn điệu. Khả năng phản xạ phổ phụ thuộc chủ yếu vào bản chất hóa
lý của đất, hàm lượng hữu cơ, độ ẩm, trạng thái bề mặt, thành phần cơ giới của đất,…
- Đặc tính phản xạ phổ của nước:
Khả năng phản xạ phổ của nước phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của nước và
hàm lượng các vật chất lơ lửng. Nước bẩn chứa nhiều tạp chất phản xạ mạnh hơn so
với nước sạch, nhất là vùng dải sóng đỏ.
Nước trong chỉ phản xạ mạnh ở vùng sóng ngắn Blue, yếu dần khi sang vùng
Green và triệt tiêu ở cuối dải sóng Red. Khi nước bị đục, khả năng phản xạ tăng lên do
ảnh hưởng của sự tán xạ bởi vật chất lơ lửng. Sự thay đổi về tính chất của nước (độ
mặn, độ đục, độ sâu...) đều ảnh hưởng đến tính chất phổ của chúng. Nghĩa là khi tính
chất nước thay đổi, hình dạng đường cong và giá trị phổ phản xạ sẽ bị thay đổi.
Ảnh viễn thám thu nhận phổ của các đối tượng trên mặt đất. Mỗi loại vệ tinh
được thiết kế để thu nhận ở một số dải phổ nhất định còn gọi là các kênh phổ. Từ đặc
tính phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên và quy luật trộn màu, chúng ta có thể
tiến hành giải đoán ảnh viễn thám, chiết tách các thông tin cần quan tâm của các đối
tượng thể hiện trên ảnh. Khi giải đoán ảnh, người ta không giải đoán các đối tượng

15
trên các kênh ảnh riêng rẽ mà thường dùng ảnh đa phổ bởi tổ hợp màu trên ảnh này
sẽ làm cho mắt người dễ nhận biết đối tượng hơn.
1.2. Tổng quan về Viễn thám và GIS trong nghiên cứu lớp phủ
Từ khi vệ tinh công nghệ Tài nguyên Trái đất (ERTS) 1 được phóng, sau này được
gọi là Landsat 1 vào tháng 7 năm 1972, đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển các
ứng dụng viễn thám trong đó một trong nhũng ứng dụng rộng rãi đó là giám sát lớp
phủ bằng cách xây dựng bản đồ, và các nghiên cứu về biến động lớp phủ/ sử dụng
đất [1,2]. Nhìn chung, có hai lĩnh vực chính của nghiên cứu lớp phủ đất dựa trên viễn
thám, (1) quản lý môi trường và (2) hiểu biết về môi trường. Quản lý môi trường đề
cập đến việc kiểm soát và sử dụng các phân bố của lớp phủ đất để khai thác tài
nguyên đất trong khi bảo vệ các mối quan tâm về môi trường. Cơ sở môi trường đề
cập đến việc phân tích khoa học các quá trình (cả tự nhiên và do con người gây ra)
liên quan đến việc xác định độ che phủ đất. Lần lượt từng điểm trong số các quy định
chung này sẽ được thảo luận nhưng do có sự chồng chéo đáng kể giữa quản lý môi
trường và hiểu biết về môi trường, một số điểm chung được đưa ra đề cập đến cả hai
chủ đề.
Cơ bản nhất trong lĩnh vực viễn thám là phân loại lớp phủ đất. Điều này là việc
xác định các lớp phủ nhằm xây dựng bản đồ lớp phủ bề mặt liên quan chiết tách
thông tin trên dữ liệu ảnh viễn thám qua phân loại hoặc qua phân ngưỡng các chỉ số
(Smith et al., 2003). Việc phân loại lớp phủ đất đã được sử dụng rộng rãi trong hơn
hai thập kỷ (King, 2002; Briem và cộng sự, 2002), nhưng các phương pháp này vẫn có
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm để phát triển các kỹ thuật phân loại mới hoặc điều
chỉnh các kỹ thuật cũ (Liu, XH, và cộng sự, 2002; Ju và cộng sự, 2003; Peng và cộng sự,
2003). Các phương pháp phân loại pixel, sub-pixel và đối tượng và các phương pháp
phân loại phân loại để tăng độ chính xác của các dữ liệu lớp phủ chiết xuất (Briem và
cộng sự, 2002; Debeiret cộng sự, 2002; Liu, XH, và cộng sự, 2002). Bên cạnh việc xây
dựng bản đồ lớp phủ/ sử dụng đất thì vấn đề nghiên cứu biến động sử dụng đất cũng
là một đề tài chính trong quan trắc bề mặt. Trong nghiên cứu “Remote sensing-based
quantification of land-cover and land-use change for planning” (Bjorn Prenzel, 2003),
tác giả đã đưa ra những cơ sở khoa học về lựa chọn phương pháp được sử dụng để
đưa ra các kết quả mang tính định lượng trong việc nghiên cứu biến động lớp phủ
thực vật và sử dụng đất dựa vào cơ sở viễn thám. Theo đó, tùy vào trường hợp mà ta
sử dụng các phương pháp theo thuyết xác định hay dựa vào kinh nghiệm. Một điểm

16
đáng chú ý mà tác giả có đề cập đến là yêu cầu về dữ liệu khi đánh giá biến động: dữ
liệu thu thập phải có cùng đặc điểm (về không gian, về độ phân giải phổ,…), dữ liệu
phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định về bóng mây hay sương mù, dữ liệu thu
thập phải cùng khu vực nghiên cứu. Trong nghiên cứu “Land Use/ Land Cover
Changes Detection And Urban Sprawl Analysis” (M. Harika, et al., 2012) đã đánh giá
sự biến động loại hình sử dụng đất/bề mặt đất tại các thành phố Vijayawada,
Hyderabad và Visakhapatnam ở vùng Đông Nam Ấn Độ. Bên cạnh sử dụng dữ liệu
ảnh viễn thám để giải đoán, đề tài còn kết hợp sử dụng chuỗi Markov để dự đoán các
khu vực có thể bị biến đổi trong tương lai. Trong nghiên cứu “Monitoring Land Use
Change By Multi-temporal Landsat Remote Sensing Imagery” (Tayyebi và nnk., 2008),
nhóm tác giả đã sử dụng ảnh landsat đa thời gian đề đánh giá biến động đất đô thị
trong quá khứ (giai đoạn 1980-2000) để đưa ra những dự đoán cho tương lai (năm
2020). Trong đề tài “Analyzing Land Use/ Land Cover Chang Using Remote Sensing
and GIS in Rize, North-East Turkey” (Selcuk Reis, 2008), tác giả đã thành lập bản đồ
biến động sử dụng đất/ lớp phủ mặt đất ở vùng Rize, Đông Bắc Thổ Nhĩ Kỳ với 7 loại
lớp phủ. Dữ liệu tác giả đã sử dụng trong đề tài này là ảnh Landsat MSS (1976) và
Landsat ETM+ (2000) với độ phân giải lần lượt là 79m và 30m. Tuy nhiên, ở đề tài
này, tác giả không trình bày rõ về phương pháp thực hiện mà chỉ chú trọng về đánh
giá, thống kê biến động với những thay đổi sâu sắc đối với đất nông nghiệp, đô thị,
đồng cỏ và đất lâm nghiệp, những nơi gần biển và có độ dốc thấp.
Ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu về lớp phủ mặt đất và biến động đất đô thị
cũng đã được thực hiện và bước đầu mang lại những kết quả. Như trong đề tài
“Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn thám” tại khu
vực Tủa Chùa – Lai Châu (Hoàng Xuân Thành, 2006), tác giả đã dùng phương pháp
phân loại có kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat năm 2006 để phân ra 7 lớp thực
phủ khác nhau với chỉ số Kappa ~ 0,7. Trong đề tài “Ứng dụng viễn thám theo dõi
biến động đất đô thị của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” (Nguyễn Ngọc Phi, 2009)
dùng phương pháp phân loại gần đúng nhất để phân ra 5 lớp đối tượng. Điểm đáng
chú ý của đề tài này là sử dụng kết hợp nhiều loại ảnh viễn thám như Landsat (1992,
2000) và SPOT (2005) để cho ra kết quả giải đoán, đồng thời có sự so sánh về độ
chính xác, chi tiết giữa các loại ảnh. Với chỉ số Kappa ~ 0,9, dữ liệu ảnh SPOT có độ
chính xác sau phân loại cao hơn hẳn so với Landsat (Kappa ~ 0,7). Trong nghiên cứu
“Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ lớp phủ mặt đất khu vực Chân Mây,

17
huyện Phú Lộc, tình Thừa Thiên Huế” (Nguyễn Huy Anh, Đinh Thanh Kiên, 2012), tác
giả đã đã sử dụng phương pháp phân loại gần đúng nhất với dữ liệu ảnh Landsat TM
độ phân giải 10 m, kết hợp với lấy mẫu thực địa để phân ra 13 loại lớp phủ với độ
chính xác tương đối cao. Trong đề tài “Sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh MODIS nghiên cứu
mùa vụ cây trồng, lập bản đồ hiện trạng và biến động lớp phủ vùng đồng bằng sông
Hồng giai đoạn 2008 – 2010” (Vũ Hữu Long, Phạm Khánh Chi, Trần Hùng, 2011), tác
giả đã phân loại lớp phủ dựa trên bộ dữ liệu NDVI tổ hợp tháng theo phương pháp
phân loại có kiểm định sử dụng thuật toán phân loại gần đúng nhất. Đề tài đã phân
loại được 9 loại lớp phủ với chỉ số Kappa ~ 0,9. Để đánh giá độ chính xác, tác giả đã sử
dụng kết hợp cả dữ liệu mẫu khảo sát, điều tra thực địa với bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm gần nhất.
Sự kết hợp giữa viễn thám và GIS là hết sức cần thiết, vì nhiều thông tin hữu ích
cho quá trình phân loại dường như có sẵn trong cơ sở dữ liệu của GIS như mô hình số
độ cao (DEM), các mô hình sinh thái thực vật, các mô hình của các yếu tố kinh tế xã
hội... và rất nhiều loại bổ trợ khác. Ngược lại tư liệu viễn thám lại là nguồn thông tin
đầu vào rất quý giá cho cơ sở dữ liệu của GIS trong việc hỗ trợ ra quyết định và dự
báo tình huống, bởi vì nguồn thông tin này có khả năng cập nhật nhanh trên một diện
tích rộng lớn. Trên thực tế, việc kết hợp giữa hai công nghệ này đã mở ra khả năng
ứng dụng rộng rãi chúng trong rất nhiều lĩnh vực của ngành kinh tế quốc dân và mang
lại hiệu quả vô cùng to lớn. Để việc liên kết dữ liệu được thuận lợi, các dữ liệu thông
tin địa lý cần được lưu trữ dưới dạng số và được cùng đưa về một hệ tọa độ đồng
nhất. Các dữ liệu số phải ở dạng có khả năng cho phép chồng phủ lên nhau, nghĩa là
tương đối đồng nhất về hình học.
Như vậy về cơ bản liên kết dữ liệu được thực hiện thông qua hai dạng dữ liệu
của cơ sở dữ liệu trong GIS và công việc này gọi là tổ hợp dữ liệu viễn thám với GIS,
đây là quá trình tiếp theo của xư lý ảnh nhằm cho ra các kết quả theo yêu cầu, hoặc
cho ra các thông tin để tiếp tục phân tích.
Đối với nghiên cứu và theo dõi môi trường cho một khu vực cụ thể như chúng
17 ta đã biết lớp phủ thực vật có tầm quan trọng đặc biệt và là một trong những chỉ
thị đánh giá chất lượng môi trường. Bên cạnh các bản đồ như rừng, lớp phủ thực vật
tự nhiên hay nhân tạo dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng không có bản đồ nào nếu
được sự phân bố về độ che phủ của tán thực vật. Độ che phủ thực vật có ý nghĩa
quan trọng trong việc bảo vệ đất chống xói mòn, giữ gìn hệ sinh thái, điều hoà khí

18
hậu...
Việc sử dụng tư liệu đa thời gian là rất quan trọng vì nó cho phép nghiên cứu và
phân loại chính xác các đối tượng lớp phủ không chỉ dựa trên các thông tin về phản
xạ phổ mà còn đặc tính vận hậu học (phenology) hay sự biến đổi theo mùa của các
đối tượng lớp phủ. Những thông tin này cho chúng ta tách được đất nông nghiệp ra
khỏi thảm thực vật tự nhiên, rừng rụng lá ra khỏi rừng thường xanh. Việc xử lý bộ dữ
liệu đa phổ đa thời gian đòi hỏi một số thuật toán và công nghệ tương đối đặc thù.
Kết hợp giữa viễn thám và GIS cho phép chúng ta có thể xử lý đồng thời cả ảnh
và bản đồ để nhận biết hiện trạng và thống kê theo dõi được sự biến động của lớp
phủ thực vật. Đó cũng là sự liên kết không thể tách rời nhau theo xu thế phát triển
của khoa học công nghệ ngày nay.

1.3. Tổng quan về bản đồ lớp phủ


1.3.1. Khái niệm về lớp phủ mặt đất
Lớp phủ mặt đất là trạng thái vật chất của bề mặt Trái đất, là sự kết hợp của
nhiều thành phần như thực phủ, thổ nhưỡng, đá gốc và mặt nước chịu sự tác động
của các nhân tố tự nhiên như nắng, gió, mưa bão và nhân tạo như khai thác đất để
trồng trọt, xây dựng nhà cửa, công trình phục vụ cuộc sống của con người. Sự kết hợp
này tạo ra lớp phủ mặt đất phong phú, đa dạng nhưng nhìn tổng thể lớp phủ mặt đất
chia ra thành hai nhóm chính là mặt nước và mặt đất.
Hình 1.5. Sơ đồ tổng quát về lớp phủ mặt đất

19
Mặt nước gồm có nước lục địa như hệ thống sông, suối, kênh mương, ao hồ và
mặt nước đại dương, biển phủ trùm phần lớn diện tích bề mặt mặt đất. Phần diện
tích ít hơn là mặt đất nhưng lại là nơi tập trung hầu hết những hoạt động của con
người cũng như nhiều loài sinh vật khác nhau trên trái đất và đang biến đổi từng
ngày, từng giờ; những hoạt động đó là tạo nên sự phong phú của loại hình thực phủ
mặt đất như thực phủ gồm cỏ, cây bụi, rừng, đất canh tác đang có cây sinh trưởng,…;
dân cư đô thị, nông thôn, mạng lưới giao thông, khu công nghiệp, thương mại và các
đối tượng đất chuyên dung khác; các vùng đất trống, đồi núi trọc, cồn cát,…
Khái niệm lớp phủ mặt đất khác với sử dụng đất, nhưng các đối tượng của
chúng lại có sự tương quan mật thiết. Sử dụng đất mô tả cách thức con người sử
dụng dất và các hoạt động kinh tế- xã hội xảy ra trên mặt đất, những hoạt động này là
sự tác động trực tiếp lên bề mặt đất, chính vì vậy mà một số loại hình sử dụng đất
cũng là đối tượng của lớp phủ mặt mặt đất như đất đô thị và đất nông nghiệp. Một
số loại hình sử dụng đất khác như công viên theo góc độ lớp phủ bao gồm thảm cỏ,
rừng hay các công trình xây dựng nhưng trên thực tế trong hệ phân loại lớp phủ mặt
đất hiện hành đều xét đến khía cạnh sử dụng đất và đưa vào loại hình lớp phủ nhân
tạo có thực phủ.
Trên thực tế, mỗi một khu vực khác nhau trên trái đất đều có loại hình lớp phủ
mặt đất đặc trưng và mỗi một đối tượng đều chịu sự tác động theo hai hướng của tự
nhiên và nhân tạo của con người với mức độ mạnh, yếu khác nhau. Sự tác động này
đã làm cho lớp phủ mặt đất luôn biến đổi. Sự biến đổi của lớp phủ mặt đất ngược lại
cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người, như diện tích
rừng suy giảm đã gây ra lũ lụt ở một số nơi, sự gia tăng của các khu công nghiệp và
các hoạt động nông nghiệp như tăng vụ lúa, nuôi trồng thủy hải sản không hợp lý là
một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Như vậy có thể nói lớp phủ mặt đất có quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh
tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống của con người. Do đó, để trái
đất có thể phát triển bền vũng là mục tiêu lớn đặt lên hàng đầu của mỗi quốc gia và
mỗi châu lục. Trong những năm qua, trên thế giới đã xảy ra rất nhiều những hiện
tượng làm ảnh hưởng tới môi trường như:
- Sa mạc hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn;

20
- Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp;
- Đất ở và đất trồng đang bị ngập nước và mất dần;
- Thiên tai, nắng nóng toàn cầu đang diễn ra trên toàn thế giới;
Ở nước ta trong những năm vừa qua, nhất là từ khi thực hiện chính sách đổi
mới đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, tốc
độ phát triển kinh tế đi kèm với việc khai khác tài nguyên thiên nhiên không có quy 3
hoạch, mà hậu quả là sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy thoái môi
trường nghiêm trọng trên diện rộng. Rừng tự nhiên bị chặt phá, những diện tích rừng
ngập mặn bị chặt phá cho mục đích cá nhân, nguồn nước ô nhiễm, thiên tai hạn hán
xảy ra thường xuyên. Trước tình hình đó, nhu cầu cấp thiếp được đặt ra là phải có
những thông tin chính xác, kịp thời về diễn biến lớp phủ mặt đất để phục vụ một cách
hiệu quả cho công tác điều tra, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
1.3.2. Phân loại lớp phủ mặt đất
Để thuận lợi cho việc khai tác và sử dụng các thông tin lớp phủ mặt đất và đảm
bảo tính thống nhất về nội dung thông tin, người ta xây dựng các hệ thống phân loại
lớp phủ dựa nguyên tắc sau:
- Hệ phân loại dễ hiểu, dễ hình dung phân chia đối tượng bề mặt thành các
nhóm chính theo trạng thái vật chất của các đối tượng như mặt nước, mặt đất, lớp
phủ thực vật, đất nông nghiệp, bề mặt nhân tạo;
- Phù hợp với khả năng cung cấp thông tin của tư liệu viễn thám bao gồm các
loại ảnh hàng không và ảnh vệ tinh LANDSAT, SPOT, Sentinel...;
- Các đối tượng trong hệ phân loại đáp ứng được yêu cầu phân tách các đối
tượng trên tư liệu có độ phân giải khác nhau, đáp ứng yêu cầu thành lập bản đồ lớp
phủ ở các tỷ lệ khác nhau;
- Hệ thống phân loại áp dụng được cho nhiều vùng rộng lớn;
- Hệ thống phân loại phân chia các đối tượng theo các cấp bậc nên phù hợp với
việc phân tích đối tượng trên các tư liệu có độ phân giải khác nhau, đáp ứng yêu cầu
thành lập bản đồ ở các tỷ lệ khác nhau;
Tuy nhiên trên mỗi hệ phân loại đều có những đặc điểm riêng phù hợp điều kiện
tự nhiên, mức độ khai thác lớp phủ bề mặt của từng khu vực.
Hệ phân loại FAOLCC (Food and Agriculture Organization Land Cover
Classification) vừa tổng hợp để phù hợp với mọi điều kiện trên trái đất nhưng vừa chi

21
tiết đến tính chất của từng đối tượng mà chỉ có thể bổ sung thông tin nhờ khảo sát
ngoại nghiệp.
Hệ phân loại CORINE (Coordination of information on the environment) dựa vào
phần nào nguyên tắc của FAOLCC và điều chỉnh phù hợp đặc điểm ở Mỹ và Châu Âu.
Cụ thể là:
- Hệ phân loại lớp phủ mặt đất FAOLCC chia ra theo 3 cấp chính:
Cấp 1 (Level 1): Phân ra thành 2 loại theo đặc điểm có hay không có lớp phủ
thực vật của bề mặt đất;
Cấp 2 (Level 2): Phân ra thành 4 loại theo nguyên tắc chia các loại của cấp 1 theo
đặc điểm ngập nước hay không ngập nước của bề mặt đất;
Cấp 3 (Level 3): Phân ra thành 8 loại theo nguyên tắc chia các loại của cấp 2 theo
tính chất tự nhiên hay nhân tạo của bề mặt đất. Từ cấp 3 trở đi các đối tượng được
phân chia chi tiết hơn tùy theo đặc điểm của đối tượng cũng như khu vực nghiên cứu
và mức độ chi tiết của bản đồ cần thành lập.
- Hệ phân loại lớp phủ mặt đất CORINE chia ra theo 3 cấp:
Cấp 1 (Level 1): Phân ra thành 5 loại theo trạng thái bề mặt tổng thể của Trái
Đất là lớp phủ nhân tạo, đất nông nghiệp, rừng và các vùng bán tự nhiên, đất ẩm ướt,
mặt nước phù hợp với bản đồ tỉ lệ nhỏ phủ trùm toàn cầu.
Cấp 2 (Level 2): Phân ra thành 15 loại theo đặc điểm che phủ của thực vật.
Cấp 3 (Level 3): Phân ra thành 44 loại chi tiết hơn tùy theo đặc điểm của đối
tượng cũng như khu vực nghiên cứu.

22
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LỚP PHỦ THỰC VẬT TỪ TƯ LIỆU
VIỄN THÁM
2.1. Thu thập dữ liệu và đánh giá dữ liệu
Nguồn dữ liệu viễn thám để xây dựng bản đồ lớp phủ thực vật hiện nay có rất
nhiều nguồn tư liệu từ độ phân giải cao đến độ phân giải trung bình, từ dữ liệu ảnh
thương mại đến dữ liệu ảnh miễn phí. Các loại dữ liệu ảnh thường được sử dụng
trong xây dựng bản đồ lớp phủ điển hình là ảnh Landsat, Sentinal, ảnh SPOT, ASTER,…
- Dữ liệu ảnh Landsat
Dữ liệu ảnh Landsat bao gồm 8 thế hệ vệ tinh với thế hệ đầu tiên được phóng
lên quỹ đạo vào ngày 23/7/1972 và gần đây nhất là Landsat 8 được phóng ngày
11/2/2013. Các thiết bị trên Landsat đã thu được hàng triệu hình ảnh trên khắp thế
giới phục vụ cho nghiên cứu nông nghiệp, lâm nghiệp, quy hoạch, giám sát môi
trường và giáo dục,…

Hình 2.1. Các thế hệ của Landsat


Landsat 1 - 3 mang bộ cảm MSS với 4 kênh phổ cho ảnh có độ phân giải không
gian 60m. Landsat 4 và 5 mang cả hai bộ cảm MSS và TM cho ảnh 7 kênh ảnh 6 kênh
ảnh ở vùng nhìn thấy, hồng ngoại có độ phân giải không gian 30m và 1 kênh nhiệt với
độ phân giải không gian 120. Landsat 7 sử dụng máy quét ETM với 8 kênh trong đó 6
kênh ở vùng nhìn thấy, hồng ngoại có độ phân giải không gian 30m; 1 kênh PAN có độ
phân giải không gian là 15 và 1 kênh nhiệt có độ phân giải là 60m. Landsat 8 sử dụng
bộ cảm là OLI với 9 kênh có kênh Pan là 15m và các kênh còn lại là 30; bộ cảm TIRS
với 2 kênh nhiệt có độ phân giải 100m.
- Dữ liệu ảnh SPOT
Ảnh viễn thám SPOT là nguồn dữ liệu viễn thám nhiều hiện nay, bao gồm dữ liệu
ảnh SPOT 1,2,3,4; SPOT5 và SPOT6/7. Tuy nhiên, chi phí mua tư liệu ảnh khá cao.
Dữ liệu ảnh SPOT 1, 2, 3, 4
Ảnh SPOT 1,2,3 và SPOT4 có độ phân giải tương đương nhau với ảnh đa phổ
(XS) là 20 m và ảnh toàn sắc (Pan) là 10 m. Kích thước ảnh có độ phủ tương đối rộng

23
60x60km có rất nhiều ưu thế so với các loại ảnh khác có độ phân giải mặt đất tương
đương. Ảnh SPOT 1,2,3 và SPOT4 được thu nhận từ năm 1995 đến năm 2013 với tổng
số cảnh ảnh đang được lưu trữ là hơn 112.000 cặp cảnh ảnh (XS và Pan), trong đó có
hơn 15.000 cảnh ảnh sạch (độ phủ mây dưới 25%), chiếm tỷ lệ khoảng 13%. Số lượng
ảnh SPOT 1-4 đang được lưu trữ phủ trùm lãnh thổ Việt Nam, trung bình mỗi năm có
01 date ảnh phủ trùm cả nước.
Dữ liệu ảnh SPOT5
Ảnh viễn thám SPOT 5 là một trong những loại ảnh có độ phân giải cao với nhiều
tính năng ưu việt. Ảnh có độ phân giải 10m đối với ảnh đa phổ (XS) và 2,5m đối với
ảnh toàn sắc (PAN) và kích thước ảnh tương đương SPOT 2 và 4 là 60x60km. Dữ liệu
ảnh SPOT 5 bắt đầu được thu nhận từ năm 2003 và kết thúc vào năm 2013 (khi vệ
tinh SPOT5 ngừng hoạt động). Trong khoảng thời gian này, tại Cục Viễn thám quốc gia
đã thu nhận, xử lý và lưu trữ gần 40.000 cảnh ảnh, trong đó có khoảng gần 5.000
cảnh ảnh sạch (độ phủ mây dưới 25%), chiếm tỷ lệ khoảng 13%. Tổng số ảnh đang
được lưu trữ hiện nay phủ trùm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và vùng lân cận trong
vòng bán kính 2.500km tính từ Trạm thu ảnh viễn thám của Cục Viễn thám quốc gia.
Với số lượng ảnh trên, trung bình mỗi năm Việt Nam có 01 bộ ảnh SPOT5 phủ trùm
toàn quốc. Dữ liệu ảnh SPOT 5 có thể được sử dụng để thành lập bản đồ và xây dựng
cơ sở dữ liệu đến tỉ lệ 1/25.000.
Dữ liệu ảnh SPOT6/7
 SPOT 6/7 là một chùm vệ tinh mới của Pháp có cùng tính năng và có độ phân
giải mặt đất cao hơn SPOT5. Vệ tinh SPOT6/7 cung cấp ảnh có độ phân giải mặt đất
1.5m toàn sắc và 6-8m đa phổ, trong khi kích thước ảnh vẫn được duy trì ở độ phủ
rộng từ 60 đến 120km bề ngang.Với độ phân giải mặt đất cao, ảnh viễn thám
SPOT6/7 được áp dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu, thành lập bản đồ trực ảnh địa hình
tỷ lệ trung bình đến lớn (1/25.000 -1/10.000).
- Dữ liệu ảnh ASTER
Tư liệu vệ tinh ASTER của Trung tâm Phân tích Dữ liệu Viễn thám Trái đất – Nhật
Bản (ERSDAC) là một nguồn tư liệu hiện đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực nghiên cứu như địa chất, khí tượng học, nông nghiệp, lâm nghiệp và tài nguyên
môi trường. Với số lượng kênh phổ nhiều: 14 kênh, trong đó có 3 kênh trong dải sóng
nhìn thấy với độ phân giải 15m, 6 kênh trong dải sóng hồng ngoại với độ phân giải
30m và 5 kênh trong dải sóng hồng ngoại nhiệt với độ phân giải 90m, ảnh vệ tinh

24
ASTER có khả năng cung cấp thông tin nhiều hơn các loại tư liệu vệ tinh khác. Đồng
thời bộ cảm ASTER luôn thu nhận ảnh lập thể dọc tuyến (Along track) nên việc xây
dựng mô hình DEM ở đây là rất tốt.
Ảnh vệ tinh ASTER có độ trùm phủ giống như ảnh vệ tinh SPOT là 60 x 60 km
nhưng ảnh vệ tinh ASTER lại có giá thảnh rẻ hơn rất nhiều so với ảnh vệ tinh SPOT.
Ảnh vệ tinh ASTER cung cấp tới người sử dụng theo 2 dạng: Đã được lưu trong cơ sở
dữ liệu và đặt thu mới theo yêu cầu. Người sử dụng có thể đặt hàng trước các yêu
cầu của tư liệu ảnh vệ tinh về thời gian, địa điểm và mức độ xử lý tư liệu. Một ưu
điểm nổi bật của tư liệu vệ tinh ASTER đó là giá thành của loại tư liệu này rẻ.
- Dữ liệu ảnh Sentinel
Sentinel là tên của một loạt các vệ tinh quan sát trái đất thuộc Chương trình
Copernicus của Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA). Các vệ tinh được đặt tên từ
Sentinel-1 tới Sentinel-6 có các thiết bị thu nhận quan sát đất liền, đại dương và khí
quyển. Hiện tại đã có Sentinel-1 và Sentinel-2 trên quĩ đạo.
Sentinel-1A là vệ tinh dầu tiên trong loạt các vệ tinh thuộc chương trình
Copernicus, đã được lên quĩ đạo ngày 3/4/2014. Thiết bị thu nhận ảnh radar khẩu độ
mở tổng hợp, kênh C (synthetic aperture radar (SAR). Sentinel-1A có nhiệm vụ giám
sát băng, tràn dầu, gió và sóng biển, thay đổi sử dụng đất, biến dạng địa hình và đáp
ứng các trường hợp khẩn cấp lũ và động đất.
Do là dữ liệu radar nên có các chế độ phân cực đơn VV hoặc HH) và phân cực
đôi (VV+VH hoặc HH+HV). Sentinel 2 được đưa vào hoạt động ngày 23/6/2015. Vệ
tinh Sentinel 2 được thiết kế và chế tạo bởi Airbus Defense and Space tại Pháp mang
được trang bị một cảm biến quang phổ quang-điện tử (MSI) thu nhận 13 dải phổ
trong vùng quang phổ hồng ngoại nhìn thấy, hồng ngoại gần (VNIR) và sóng ngắn
(SWIR). Độ phân giải của Sentinel 2 từ 10m đến 60m. Với dữ liệu này thì độ phân giải
không gian cao hơn ảnh vệ tinh Landsat 8. Sentinel-2A có nhiệm vụ giám sát các hoạt
độ canh tác nông nghiệp, rừng, sử dụng đất, thay đổi thực phủ/ sử dụng đất và cũng
giống như dữ liệu Landsat thì dữ liệu Sentinel là miễn phí.

25
Hình 2.2. Quy trình sử dụng chỉ số thực vật NDVI thành lập bản đồ

Xác định đề tài, vùng nghiên


cứu, mục tiêu đề tài

Xác định lựa chọn các lớp phù hợp với quá
trình đô thị hóa trên ảnh viễn thám

Thu thập dữ liệu

Dữ liệu viễn thám Dữ liệu GIS Thống kê

Phân tích, xử lý, sửa lỗi


ảnh

Lựa chọn và
Phân loại theo chỉ số nhập số liệu
NDVI cần thiết

Bản đồ lớp phủ thực vật

Báo cáo kết quả

2.2. Tiền xử lý ảnh


Các phép tiền xử lý là những công đoạn như khôi phục và hiệu chỉnh ảnh. Nó
được sử dụng để hiệu chỉnh bức xạ và hiệu chỉnh hình học do những biến dạng gây ra
bởi bộ cảm biến và vật mang.
Tiền xử lý ảnh số bao gồm hiệu chỉnh hình học và bức xạ, thường được thực
hiện trên các máy tính lớn tại các trung tâm thu dữ liệu vệ tinh nhằm tạo ra một dữ
liệu ảnh lý tưởng cung cấp cho người sử dụng.

26
Thực tế cho thấy, khi đo các bức xạ và phản xạ sóng từ mặt đất thu nhận bởi
Sensor đặt trên các vật mang, người ta thấy sự khác biệt so với trường hợp quan sát
cùng đối tượng đó ở khoảng cách gần. Điều này chứng tỏ ở những khoảng cách xa
luôn tồn tại một lượng nhiễu nhất định gây bởi ảnh hưởng của góc nghiêng và độ cao
mặt trời, của điều kiện khí quyển như sự hấp thụ, tán xạ… Do đó, để đảm bảo nhận
được những giá trị chính xác của năng lượng bức xạ và phản xạ, cần phải thực hiện
việc hiệu chỉnh bức xạ nhằm loại trừ các nhiễu.
Ngoài ra, do ảnh hưởng tổng hợp của sai số chế tạo Sensor và sự thay đổi ngẫu
nhiên vị thế của vật mang, làm cho ảnh thu được bị biến dạng về mặt hình học. Biến
dạng hình học của ảnh được hiểu như sự sai lệch vị trí giữa toạ độ ảnh thực tế (nhận
được) và toạ độ ảnh lý tưởng được tạo bởi một bộ cảm có thiết kế hình học chính xác
và chụp ảnh trong các điều kiện lý tưởng (không ảnh hưởng bởi vị thế của vật mang).
- Hiệu chỉnh bức xạ:
Để đảm bảo nhận được những giá trị chính xác của năng lượng bức xạ và phản
xạ của vật thể cho trên ảnh vệ tinh, cần phải thực hiện việc hiệu chỉnh nhằm loại trừ
các nhiễu trước khi sử dụng ảnh. Hiệu chỉnh bức xạ được phân thành ba nhóm chính
sau:
+ Hiệu chỉnh do ảnh hưởng bởi bộ cảm biến;
+ Ảnh hưởng do địa hình và góc chiếu của mặt trời;
+ Ảnh hưởng khí quyển.
- Hiệu chỉnh hình học
Biến dạng hình học của ảnh được hiểu như sự sai lệch vị trí giữa toạ độ ảnh thực
tế (đo được) và toạ độ ảnh lý tưởng được tạo bởi một bộ cảm có thiết kế hình học
chính xác và trong các điều kiện thu nhận lý tưởng, nhằm loại trừ sai số giữa toạ độ
ảnh thực tế và toạ độ ảnh lý tưởng cần phải tiến hành hiệu chỉnh hình học.
Nguyên nhân sinh ra biến dạng hình học của ảnh là do tổng hợp từ hai nguồn sai
số chính:
+ Nội sai gây ra bởi tính chất hình học của bộ cảm.
+ Ngoại sai gây bởi vị trí thế của vật mang và hình dáng của vật thể.
Ngoài ra, sự thay đổi địa hình cũng gây nên biến dạng hình học của ảnh. Tuy
nhiên khi mặt đất có sự chênh cao lớn thì khoảng cách trên ảnh trở nên lớn hơn. Ảnh
hưởng do sự thay đổi địa hình gây nên biến dạng tăng dần từ tâm ảnh ra các biên, các
điểm trên mặt đất có độ cao thấp hay cao hơn độ cao chuẩn tham chiếu (trong lúc

27
chụp ảnh) đều bị biến dạng.
Hiệu chỉnh hình học phải được thực hiện để loại trừ sự biến dạng về mặt hình
học của ảnh. Bản chất của hiệu chỉnh hình học là xây dựng mối tương quan giữa hệ
toạ độ ảnh và hệ toạ độ quy chiếu chuẩn (có thể là hệ toạ độ mặt đất vuông góc hoặc
địa lý) dựa vào các điểm khống chế mặt đất, vị thế của Sensor, điều kiện khí quyển .
2.3. Tăng cường chất lượng ảnh
Tăng cường chất lượng ảnh có thể được định nghĩa như một thao tác nổi bật
hình ảnh sao cho người giải đoán ảnh dễ đọc, dễ nhận biết nội dung trên ảnh hơn so
với ảnh gốc. Phương pháp cơ bản thường được sử dụng là biến đổi cấp độ xám,
chuyển đổi histogram, tổ hợp màu, chuyển đổi màu giữa hai hệ RGB (red, green,
blue) và HIS (Hue- sắc, Intensity - cường độ, Saturation - mật độ) nhằm phục vụ việc
giải đoán bằng mắt (phân tích định tính).
Ngoài việc tăng cường chất lượng ảnh, bước tiếp theo trong xử lý ảnh vệ tinh là
chiết tách thông tin đặc tính. Đây là một thao tác nhằm phân loại, sắp xếp thông tin
có sẵn trong ảnh theo các yêu cầu hoặc chỉ tiêu đưa ra dưới dạng hàm số (phục vụ
phân tích chất lượng). Thuận lợi của ảnh vệ tinh là cho phép chúng ta thay đổi các giá
trị của pixel trong ảnh. Mặc dù ảnh đã được tiến hành hiệu chỉnh bức xạ, khí quyển và
biến dạng hình học trước khi cung cấp cho người sử dụng, ảnh vẫn chưa đảm bảo tối
ưu cho việc giải đoán bằng mắt. Với sự thay đổi lớn của cường độ phản xạ ứng với
nhiều kênh phổ do sự đa dạng của vật thể trên bề mặt đất (đất, nước, rừng, sa mạc…)
nên không có thuật toán hiệu chỉnh bức xạ tổng quát nào có thể được xem là tối ưu
và cũng không có giải pháp chung cho việc hiển thị tối ưu về độ sáng cũng như mức
tương phản thích hợp cho tất cả các đối tượng trong ảnh. Do đó, tuỳ thuộc trường
hợp ứng dụng cụ thể và tuỳ thuộc vào từng loại ảnh vệ tinh, cùng với đặc điểm của
từng kênh ảnh, người giải đoán cần phải điều chỉnh độ sáng và mức độ tương phản
thích hợp.
- Biến đổi cấp độ xám
Biến đổi cấp độ xám là một kỹ thuật tăng cường chất lượng ảnh đơn giản, do
thực tế trong ảnh thô giá trị phổ nhằm cung cấp thông tin hữu ích thường phân bố
trong phạm vi hẹp so với khả năng hiển thị của ảnh (nếu ảnh lưu 8 bits sẽ hiển thị đến
256 giá trị).
Ý nghĩa của việc biến đổi cấp độ xám là nhằm biến đổi khoảng giá trị cấp độ xám
thực tế của ảnh gốc về khoảng cấp độ xám mà thiết bị hiển thị có khả năng thể hiện

28
được. Bằng cách này sẽ tăng được độ tương phản giữa các đối tượng, làm cho ảnh rõ
ràng hơn.
Để hiểu rõ độ tương phản cần phải hiểu khái niệm histogram của ảnh. Đó là sự
thể hiện đồ giải các giá trị độ sáng của các pixel trong ảnh. Bằng cách thay đổi giá trị
độ sáng của pixel trong ảnh hay thay đổi histogram (histogram biểu thị thống kê sự
tương quan giữa số pixel và giá trị tương ứng được ghi nhận bởi ảnh) sẽ cho phép
chúng ta làm nổi bật hình ảnh sao cho người giải đoán ảnh dễ đọc, dễ nhận biết nội
dung trên ảnh hơn so với ảnh gốc.

Hình 2.3. Trước và sau khi cân bằng Histogram


Cấp độ xám của ảnh vệ tinh phụ thuộc vào giá trị của pixel, ví dụ nếu ảnh được
lưu theo 8 bits, các pixel sẽ được thể hiện bởi 256 giá trị và cấp độ xám của ảnh thể
hiện như sau:

29
0 = đen; 50 = xám đậm;
150 = xám trung bình;
200 = xám nhạt; 255 = trắng.
Có nhiều kỹ thuật và phương pháp để biến đổi cấp độ xám của ảnh, nhưng hiện
nay thường sử dụng các biện pháp cơ bản như sau:
- Biến đổi độ tương phản:
Thực tế khi ảnh chụp một vùng nào đó chỉ bao gồm những vật thể có độ phản
xạ giống nhau trên cùng vùng phổ, hoặc đôi khi trên ảnh có nhiều vùng tập trung các
pixel có giá trị độ sáng gần nhau. Kết quả là ảnh không thể hiển thị rõ ràng (độ tương
phản thấp), ví dụ nếu ảnh có 80% số pixel thể hiện trong phạm vi từ 50 đến 95 thì ảnh
sẽ mang màu đen xám và độ tương phản rất thấp. Có thể thực hiện phép biến đổi
này dựa theo hàm số như sau:
y = f(x)
trong đó:
y- giá trị độ sáng của pixel trên ảnh đã biến đổi (cấp độ xám của ảnh sau khi biến
đổi)
x- giá trị độ sáng của pixel trên ảnh gốc (cấp độ xám của ảnh gốc)
Biến đổi tuyến tính là một trong những phép biến đổi cơ bản thường được sử
dụng trong việc thay đổi độ tương phản của ảnh vệ tinh, và còn được gọi là phương
pháp kéo giãn tương phản tuyến tính, trong đó hàm y = ax + b được sử dụng.
Giá trị độ sáng của pixel bất kỳ trên ảnh đã biến đổi được tính theo công thức:

: giá trị độ sáng nhỏ nhất

: giá trị độ sáng lớn nhất của ảnh gốc;

: giá trị độ sáng nhỏ nhất;

: giá trị độ sáng lớn nhất của ảnh biến đổi.

30
31
Hình 2.4. Ảnh và biểu đồ Histogram trước và sau khi biến đổi tuyến tính
Ví dụ: cấp độ xám của ảnh gốc biến thiên từ = 20 đến = 120 khi

hiển thị sẽ rất khó phân biệt các đối tượng trên ảnh, để nhận ảnh biến đổi có độ
tương phản cao nghĩa là kéo giãn giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trên ảnh gốc tương ứng
là 0 và 255 trên ảnh biến đổi, còn toàn bộ các giá trị độ sáng (từ 21 đến 119) sẽ được
phân bố tuyến tính và nhận giá trị trong khoảng từ 1 đến 254. Nếu pixel nào đó của
ảnh gốc có giá trị là x = 40 và sau khi biến đổi, giá trị của pixel này khi được hiển thị là:
y= (40 – 20) + 0 = 51

Trong phương pháp kéo giãn tương phản tuyến tính thì những vùng sáng trên
ảnh trở nên sáng hơn và điểm tối trở nên tối hơn làm cho việc giải đoán bằng mắt dễ
dàng hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp thực tế, phương pháp này đôi khi
không khắc phục được sự phân bố không đồng đều của các giá trị độ sáng trên ảnh,
nên ảnh sau khi biến đổi sẽ không được mịn (vào chỗ tương phản quá mạnh do các

32
pixel lân cận có giá trị chênh lệch nhau khá lớn). Để khắc phục những trường hợp
này, có thể biến đổi dựa trên giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Hàm biến đổi được
định nghĩa như sau:

Trong đó:
: giá trị trung bình của ảnh gốc;

: độ lệch chuẩn của ảnh gốc;

: giá trị trung bình của ảnh sau khi biến đổi;

: độ lệch chuẩn của ảnh sau khi biến đổi.

Ngoài ra, biến đổi cấp độ xám có thể dựa theo một số dạng hàm số đặc biệt như
sau:
Biến đổi Fold sử dụng đường tuyến tính phức để làm nổi bật một phần cấp độ
xám. - Biến đổi Saw tạo cấp độ xám không liên tục làm tăng tương phản từng cấp độ.
Ngoài ra, có thể sử dụng các hàm lũy thừa, logarit… để biến đổi cấp độ xám.
- Biến đổi Histogram
Biến đổi histogram là kỹ thuật biến đổi histogram thực tế của ảnh gốc để nhận
ảnh mới mà có histogram phù hợp với yêu cầu thực tế. Thực chất đây là một dạng
kéo giãn histogram để làm nổi bật những chi tiết của khu vực nào đó trên histogram
của ảnh mới so với phạm vi của histogram nguyên thuỷ (những giá trị độ sáng trong
phạm vi này ít được hiển thị).
Vì histogram biểu thị thống kê, sự tương phản giữa số pixel và giá trị độ sáng
tương ứng trong ảnh nên có thể thay đổi cấp độ xám của ảnh hay độ tương phản
bằng cách biến đổi phần cụ thể (đặc biệt) nào đó của histogram.
Có hai phép biến đổi cơ bản thường được sử dụng như sau:
+ Quân bình histogram: Tương phản thấp trên ảnh còn sinh ra do một lượng lớn
pixel tập trung tại một số giá trị (vùng hẹp phạm vi từ 0 đến 255) nên không thể áp
dụng phương pháp kéo giãn tương phản tuyến tính.
Quá trình biến đổi được thực hiện bằng cách tạo histogram tích luỹ của ảnh gốc
sau đó chia biểu đồ thành một số vùng bằng nhau và cuối cùng cấp độ xám tương
ứng cho từng vùng được chỉ định để biến đổi giá trị độ sáng của pixel tương ứng. Với

33
phép biến đổi này, trên ảnh vùng có thay đổi lớn sẽ được hiển thị rõ, ngược lại sẽ
được bỏ qua và tạo sự tăng cường độ tương phản trên toàn bộ ảnh, đặc biệt là tạo sự
tương phản tốt cho những vùng quá tối hoặc quá sáng trên ảnh.
+ Chuẩn hoá histogram: là kỹ thuật biến đổi histogram ảnh gốc để nhận ảnh mới
mà có histogram phân bố chuẩn (nhằm tạo ra cấp độ xám phân bố trên ảnh tự nhiên
hơn). Tuy nhiên trong quá trình biến đổi này, một số pixel có cùng giá trị được biến
đổi để có những giá trị khác nhau. Do đó, đây không phải là phép biến đổi (1:1) nên
thực hiện tái tạo histogram của ảnh gốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Phương pháp này chỉ
áp dụng cho ảnh có phạm vi biến đổi cấp độ xám thấp.
- Lọc không gian
Hiện tượng “muối và tiêu” trên ảnh phân loại, hoặc lốm đốm sinh ra trên ảnh
gốc do sai số phát sinh trong quá trình truyền dữ liệu hoặc bị gián đoạn tạm thời. Do
ảnh hưởng này, một số pixel trên ảnh có giá trị độ sáng lớn hay nhỏ hơn rất nhiều so
với các pixel xung quanh. Kết quả tạo ra các điểm sáng trắng hay sậm đen trên ảnh,
làm ảnh hưởng đến việc tách thông tin từ ảnh viễn thám. Tăng cường hay cải tiến
chất lượng ảnh bằng cách áp dụng hàm (hay toán tử lọc) trong không gian ảnh nhằm
loại nhiễu ngẫu nhiên và các giá trị đột biến của pixel trên ảnh, tạo ảnh mới mịn hơn
so với ảnh gốc. Biện pháp dùng cửa sổ lọc là khá phổ biến để loại trừ nhiễu còn được
gọi là lọc tần số không gian nhằm tạo ra một ảnh mới mịn hơn, nổi bật được các chi
tiết cần quan tâm như nhận dạng các yếu tố dạng tuyến… tuỳ thuộc đặc tính của ảnh
được xác định, những kỹ thuật lọc không gian có thể áp dụng như: lọc tần số thấp, lọc
tần số cao, lọc tách biên hay lọc theo hướng…
+ Lọc tần số không gian
Lọc tần số không gian liên quan đến khái niệm cấu trúc của ảnh, đó là tần số
biến đổi của tone ảnh vệ tinh. Ảnh mịn khi có tần số không gian thấp, có nghĩa là ít có
sự thay đổi tone trong toàn bộ ảnh và ngược lại, ảnh có cấu trúc thô khi có sự biến
đổi mạnh bất ngờ hay đột ngột về tone ảnh và được gọi là ảnh có tần số biến đổi
không gian cao
Lọc trong không gian ảnh được thực hiện bởi cửa sổ trượt, với ma trận toán tử
(n × n) là một số lẻ (3 × 3); (5 × 5) hay (9 × 9) nhằm tạo ra một ảnh mới đáp ứng các
yêu cầu như tạo sự rõ nét các yếu tố đường nét; làm mịn ảnh hoặc nhận mạnh một
yếu tố cấu trúc nào đó. Trong đó toán tử lọc thường chỉ sử dụng trên từng kênh đơn
và giá trị của từng pixel trên ảnh mới (pixel trung tâm của cửa sổ lọc) được tính từ

34
những giá trị độ sáng lân cận của ảnh gốc. Sau đó, cửa sổ dịch chuyển đi theo hàng
hay cột (của ảnh gốc) một pixel để tính toán và thay thế giá trị của pixel trung tâm,
quá trình tiếp tục cho đến khi toàn bộ ảnh gốc được lọc để tạo thành ảnh mới. Để
tiến hành lọc không gian, giá trị một pixel trung tâm của cửa sổ lọc được tính bằng
một công thức liên quan đến các giá trị độ sáng của các pixel xung quanh ở vị trí
tương ứng với ảnh gốc.

35
Công thức đơn giản nhất có thể được viết như sau:

Trong đó:
f - ma trận ảnh nhập (đầu vào);
h - toán tử lọc;
y – giá trị pixel trung tâm (ảnh xuất sau khi lọc);
j, j - chỉ số hàng và cột;
w - kích thước cửa sổ lọc;
k, l - chỉ số hàng và cột ảnh gốc.
Tuỳ thuộc đặc tính của ảnh được xác định, hai kỹ thuật lọc không gian sau đây:
+ Lọc tần số thấp
Áp dụng để loại trừ hiện tượng nhiễu thật trên ảnh vệ tinh. Đây là phép lọc
nhằm giảm độ chênh lệch giá trị độ sáng giữa nhưng pixel lân cận nhau, ảnh mới
nhận được sẽ mịn hơn so với ảnh gốc và trong phép lọc này giá trị của pixel trung tâm
được tính toán và thay thế tuỳ thuộc vào thuật toán được chọn
+ Lọc tần số cao
Đây là phép lọc ngược với lọc tần số thấp, được áp dụng để nhấn mạnh các đối
tượng cần quan tâm hoặc phóng đại để tạo sự sắc nét đối với một số chi tiết trên ảnh
vệ tinh.
+ Lọc theo hướng
Lọc theo hướng còn được gọi là lọc tách biên, được sử dụng để tách những biến
đổi rời rạc hoặc làm nổi bật những vật thể ở biên của ảnh vệ tinh. Ngoài ra, phép lọc
này còn được áp dụng rất tốt cho việc làm nổi các đối tượng có dạng hình tuyến như
các vết đứt gãy địa chất, đường quốc lộ, kênh đào… Trong phép lọc này, con số trung
tâm của ma trận cửa sổ lọc lớn hơn hay nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị của các phần
tử hệ số lân cận, ảnh mới nhận được từ phép lọc này cho phép làm nổi bật các pixel
bị nhiễu trong ảnh.
Tóm lại, việc chọn phương pháp lọc tuỳ thuộc vào mục tiêu và số trung tâm của
cửa sổ lọc sẽ quyết định ảnh hưởng như thế nào với ảnh mới được tạo thành sau khi
lọc. Sử dụng phép lọc nhằm tạo ra ảnh sắc nét hơn, mịn hơn hay nhấn mạnh các đối
tượng cần quan tâm sẽ giúp cho việc giải đoán ảnh dễ dàng hơn.
2.4. Tính toán chỉ số thực vật NDVI

36
NDVI được tính toán dựa trên sự khác biệt phản xạ ánh sáng cận hồng ngoại
và ánh sáng đỏ trên đối tượng thực vật. Do lá cây phản xạ mạnh với bức xạ cận hồng
ngoại, trong khi chlorophyl của lá cây hấp thụ mạnh ánh sáng đỏ của bức xạ trong
vùng nhìn thấy. NDVI thường được sữ dụng để ước tính năng suất sơ cấp cũng như
sinh khối của thực vật.
Nguyên tắc tính NDVI là: lá ‘xanh’ hấp thụ bức xạ ở các bước sóng màu đỏ - RED
(640-670 nm) do có sự hiện diện của các sắc tố diệp lục và bị tán xạ ở bước sóng rất
gần với cận hồng ngoại NIR (700-1000 nm) do cấu trúc bên trong của lá. Nước lại bề
mặt đất trống có độ phản xạ cao hơn ở các bước sóng màu đỏ và hệ số phản xạ thấp
hơn ở các bước sóng cận hồng ngoại. Nếu đặt một tỷ lệ đơn giản giữa NIR/Red, được
gọi là chỉ số thực vật đơn giản (Simple Vegetation Index – SVI), sẽ thấy rõ mối quan hệ
giữa vùng đất có thực vật và không có thực vật màu xanh. Sau đó, để tang sự khác
biệt giữa giá trị -1 (cho tuyết bang và mây phủ ảnh) và 1 (cho thảm thực vật dày)
người ta sử dụng chỉ số NDVI.
NDVI (Normalized Difference Vegetation Index) được tính bằng công thức:
NDVI = (NIR – RED)/(NIR + RED)
Giá trị của chỉ số thực vật là dãy số từ -1 đến +1. Nếu giá trị NDVI càng cao thì
khu vực đó có độ phủ thực vật tốt. Nếu giá trị NDVI thấp thì khu vực đó có độ che
phủ thấp. Bằng cách sử dụng phương pháp này. Có thể phận loại được các nhóm cây
cao su dự vào độ tuổi thông qua quá trình phát triển sinh khối của cây (lá, tán lá).
- Phân loại không kiểm định (Unsupersvised Classification):
Trong nghiên cứu này, phương pháp phân loại không kiểm định được sử dụng
để hỗ trợ cho phương pháp chỉ số thực vật NDVI nhằm kiểm tra lại các đối tượng nghi
ngờ. Đây là phương pháp phân loại ảnh thuần túy theo tính chất phổ mà không biết
rõ tên hay tính chất phổ của lớp phổ đó, việc đặt tên chỉ mang tính tương đối.
Khác với phân loại có kiểm định, phân loại không kiểm định không tạo các
vùng mẫu (vùng thử nghiệm) mà chỉ việc phân lớp phổ và quá trình phân lớp phổ
đồng thời với quá trình phân loại ảnh. Số lượng và tên các lớp được xác định tương
đối trên mặt đất theo phương pháp thống kê.
2.5. Đánh giá độ chính xác và xử lý sau phân loại
Đánh giá độ chính xác sau phân loại ảnh được sử dụng để đánh giá chất lượng
của ảnh vệ tinh được giải đoán hoặc so sánh độ tin cậy của kết quả các phương pháp
khác nhau trong phân loại ảnh viễn thám

37
Một trong những chỉ số thường được sử dụng là chỉ số Kappa (K) nhằm thống
kê, kiểm tra và đánh giá sự phù hợp giữa những nguồn dữ liệu khác nhau hoặc khi áp
dụng các thuật toán khác nhau. Cách xác định chỉ số Kappa được thể hiện như công
thức:

Trong đó:
T là độ chính xác toàn cục cho bởi ma trận số;
E là đại lượng thể hiện sự mong muốn (kỳ vọng) phân loại chính xác có thể dự
đoán trước, nghĩa là E góp phần ước tính khả năng phân loại chính xác trong quá
trình phân loại thực sự.
Khi K = 1, độ chính xác phân loại là tuyệt đối
Ngoài hệ số Kappa, độ chính xác trong phân loại số còn được đánh giá dựa vào
ma trận sai số, hay ma trận nhầm lẫn. Ma trận này được so sánh trên cơ sở từng loại
một.
Sau khi phân loại ảnh cần thực hiện quy trình hậu phân loại để tạo ra các lớp có
khả năng xuất ra bản đồ bằng cách khái quát hóa thông tin.
Phương pháp phân tích đa số (Majority Analysis) dùng để gộp các pixel lẻ tẻ,
được phân loại lẫn trong chính các lớp chứa nó hoặc lấy kết quả của pixel thiểu số
trong cửa số lọc thay thế cho pixel trung tâm.
Một bước nữa trong quá trình xử lý ảnh sau phân loại đó là thống kê kết quả
(Class Statistics) cho phép tính toán thống kê ảnh dựa trên các lớp kết quả phân loại,
nhằm phục vụ cho công tác tổng hợp, đánh giá, báo cáo.
2.6. Biên tập bản đồ
Nguồn dữ liệu không gian phức tạp có thể truyền đạt đến người sử dụng một
cách hiệu quả hơn nhờ vào việc sử dụng bản đồ. Khi hiện thị dữ liệu trên bản đồ,
chúng ta có thể thấy được sự phân loại, mối quan hệ và xu hướng của các đối tượng
không gian, từ đó có thể đưa ra quyết định và phương hướng giải quyết vấn đề một
cách đúng đắn, kịp thời.
Ký hiệu hóa dữ liệu bao gồm việc chọn màu và ký hiệu để đại diện cho các đối
tượng không gian trên bản đồ bằng ArcGis. Nó cũng bao gồm việc hợp thành nhóm
hoặc phân loại các đối tượng theo các giá trị thuộc tính của chúng. Qua đó, có thể
nhận thấy ký hiệu hóa là công cụ có tác dụng mạnh đến việc khảo sát, tầm hiểu biết
và phân tích dữ liệu.

38
CHƯƠNG 3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ LỚP PHỦ THỰC VẬT TỈ LỆ 1:50000 KHU VỰC
HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Đặc điểm chung về khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1 ranh giới huyện Sóc Sơn


Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 25km về phía
bắc, có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận: ... Phía tây giáp thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Phía nam giáp huyện Đông Anh và huyện Mê Linh với
ranh giới là sông Cà Lồ Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phía đông giáp huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (với ranh giới là sông Cầu) và
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Phía tây giáp thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

39
- Phía nam giáp huyện Đông Anh và huyện Mê Linh với ranh giới là sông Cà Lồ
- Phía bắc giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Địa hình có tính phân bậc khá rõ nét và thay đổi theo hướng thấp dần từ Bắc
xuống Nam, có 3 loại địa hình chính: đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng.
Địa hình đồi núi: Đây là đầu nút phía Đông Nam của dãy Tam Đảo có độ cao
tuyệt đối từ 50-462m. Vùng này chiếm diện tích khoảng 104km2 , phân bố chủ yếu ở
các xã phía Bắc và Tây Bắc của huyện
Địa hình gò đồi thấp: Có độ cao tuyệt đối từ 20-50m. Đây là vùng chuyển tiếp từ
địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng nên phát triển mở rộng về các xã phía Bắc
và Tây Bắc huyện. Đây là dạng địa hình chủ yếu, chiếm 86,2%tổng số vùng với diện
tích khoảng 264,203km2.
Vùng đồng bằng: Độ cao tuyệt đối từ 6-20m. Đồng bằng phẳng, có xu hướng
thấp dần về phía Nam, phân bố chủ yếu ở các xã ven sông Cầu và sông Cà Lồ.
3.1.2. Địa hình, thủy văn
Sóc Sơn là huyện phía Bắc của thành phố Hà Nội, có vị trị nằm ở phía bắc và
cách trung tâm thủ đô khoảng 35 km, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,3 ha, bao
gồm 25 xã và 01 thị trấn. Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể
hiện ở vị trí địa lý, địa hình, đất đai và những tiềm năng phát triển kinh tế trong
tương lai. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng trung du nên
địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu.
Địa hình của huyện bao gồm 3 kiểu chính: địa hình nguồn gốc xói mòn - xâm
thực, địa hình nguồn gốc sông lũ, địa hình nguồn gốc dòng chảy sông. Địa hình thấp
dần xuống phía nam và đông nam, nơi cao nhất là núi Hàm Lợn (cao 463m), thuộc xã
Minh Trí.
Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với các dạng địa hình: vùng gò đồi, vùng ruộng bậc
thang và vùng đồng trũng ven song. Địa hình của vùng gò đồi thấp dần theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, địa hình ở đây chia cắt tương đối mạnh, sườn dốc lưu vực ngắn.
Độ dốc trung bình từ 20 – 250, có nơi độ dốc trên 35 0. Sóc Sơn nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, lạnh.
3.1.3. Khí hậu thời tiết
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24.46 0C. Số giờ nắng trung bình khá dồi
dào với 1.645 giờ, lượng mưa trung bình năm 1.600 – 1.700 mm (1.670 mm). Độ ẩm
không khí trung bình là 84%.

40
Hệ thông song ngòi của huyện dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công
và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của cả huyện, bên cạnh đó là hệ
thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa
khô. Đối với vùng gò đồi Sóc Sơn là một phần của nguồn thủy sinh, với mạng lưới suối
và kênh mương khá dày từ 1,2 – 1.5 km/km 2 bao gồm: suối Cầu Chiến, suối Cầu Lai,
suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài. Hệ thống sông, suối
không chỉ có vai trò cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt mà còn tiếp nhận nước
thải, tiêu nước trong mùa mưa lũ cho khu vực.
3.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất của huyện có tổng diện tích 30.651ha, đất bạc màu 12.501ha,
đất ferralit 9.733ha và đất khác 3.356ha.
Huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước khá dồi dào, tuy nhiên nguồn nước đang bị
nguy cơ ô nhiễm đe dọa, khó khăn cho phục vụ khai thác và sinh hoạt của nhân dân.
Sóc Sơn vẫn là vùng nghèo nước, đặc biệt là ở vùng gò đồi, lượng mưa phân bố không
đều theo không gian và thời gian trong năm đã làm cho một số khu vực của huyện trở
thành vùng hạn hoặc ngập úng vào mùa mưa. Do đó, để phát triển lâu dài môi trường
tự nhiên, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cần có chiến lược phát triển và bảo vệ tài
nguyên nước cho huyện và cho vùng thông qua xây dựng nâng cấp các hồ, đập để
phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và phát
triển du lịch.
3.2. Tư liệu sử dụng
Để thành lập bản đồ lớp phủ thực vật của huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội, đồ
án sử dụng sản phẩm ảnh Sentinel 2B.
Các thông sô kĩ thuật của sản phẩm ảnh vệ tinh Sentinel như sau:
- Loại sản phẩm: đã được xử lý nghĩa là được cải chính biến dạng cho chênh cao
địa hình.
- Phép chiếu: UTM.
- Hệ tọa độ: WGS 84.
- Định hướng: theo hướng Bắc của bản đồ.
- Độ phân giải không gian
o 10m: Red, Green, Blue, NIR
o 20m: 6 kênh hồng ngoại sóng ngắn và red-edge
o 60m: 3 kênh hiệu chỉnh khí quyển

41
- Độ phân giải thời gian: 5 ngày
- Độ phân giải phổ: 13 kênh
- Độ phân giải bức xạ: 12 bit
- Độ rộng dải chụp: 290km
- Kích thước ảnh cho người dùng là 100km x 100km
- Dữ liệu ảnh: có độ phân giải phổ 16bit, khi tải về có định dạng là *.zip.
Đồ án sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Sentinel được tải về từ Website:
https://earthexplorer.usgs.gov/ và tệp ranh giới huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

Hình 3.2 File ảnh sau khi được giải nén


Phần mềm sử dụng trong đề tài này bao gồm 2 phần mềm chính đó là phần
mềm ENVI phiên bản 5.3 và phần mềm arcgis 10.8. Ngoài ra còn sự hỗ trợ bởi phần
mềm Google Earth Pro 2018.
Gộp ảnh thông qua phân mềm ENVI 5.3. Bước đầu tiên vào file trên thanh công
cụ chọn Open, sau đó chọn các kênh ảnh cầm sử dụng trong gói ảnh. Tiếp theo trên
công cụ Toolbox tìm Raster Management/Layer Stacking > Import tất cả các kênh ảnh
cần mở. sau khi đã gói ảnh, muỗnem ảnh theo dạng tổ hợp nào thì bấm vào RGB
color trên hộp thoại Data Manager rồi chọn tổ hợp kênh.
3.3. Thực nghiệm thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tỷ lệ 1: 50 000 khu vực
Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Trong đề tài nghiên cứu sử dụng phân mềm ENVI 5.3 để tính toán chỉ số NDVI
để xác định được lớp phủ thực vật và phần mềm ArcGIS 10. Để trình bày và biên tập

42
bản đồ.
3.3.1 Tải ảnh
Để tải ảnh theo khu vực thực nghiệm cứu cập Website:
https://earthexplorer.usgs.gov/ để tải ảnh vệ tinh Sentinel.

Hình 3.3 Vị trí ảnh dowload


Ở đây khu vực thực nghiệm huyện Sóc Sơn là khu vực cần nghiên cứu trong
khoảng thời gian nhất định để có thể phân loại lớp phủ thực vật đạt độ chính xác
cao. Thời gian tải ảnh ở đây là trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 1 năm
sau. Sau khi cài đặt các thông số cho việc tải ảnh đã chọn được khung ảnh có tọa độ
như sau:
Bảng 3.1 Tọa độ khung ảnh Sentinel 2B
Góc ảnh
Vĩ độ 21°42'12.30"N
Tây Bắc
Kinh độ 104°59'59.30"E
Vĩ độ 21°42'00.07"N
Đông Bắc
Kinh độ 106°03'40.62"E
Vĩ độ 20°42'40.78"N
Tây Nam
Kinh độ 104°59'59.31"E
Vĩ độ 20°42'29.16"N
Đông Nam
Kinh độ 106°03'15.19"E

43
Khoảng thời gian bay chụp của ảnh Sentinel là:
Ngày Bay chụp:09-10-2019.
Thời gian bay chụp: 03:39:34.530Z.
3.3.2. Tiền xử lý ảnh
a. Mở file ảnh
Khởi động phần mềm ENVI ta kích chọn biểu tượng (hình 3.4). Hoặc kích chuột
ohair vào biểu tượng ENVI và chọn Open.

Hình 3.4 biểu tượng ENVI


Sau đó ta thao tác với thanh công cụ trong ENVI (hình 3.5).

Hình 3.5 Giao diện ENVI 5.3


Ta thực hiện mở từng file ảnh vệ tinh Sentinel mới tải về. Do mục đích nghiên
cứu là thành lập bản đồ lớp phủ thực vật của huyện Sóc Sơn nên để thuận tiện cho
việc tính toán và xác định lớp phủ thực vật thì chúng ta chỉ sử dụng 4 kênh ảnh là
Blue, Green, Red và Near tương ứng với kênh 2,3, 4 và 8.

44
Hình 3.6 Mở File ảnh trên phần mềm ENVI 5.3
b. Xử lý sơ bộ
Các công đoạn xử lý sơ bộ ảnh Sentinel – 2B khu vực nghiên cứu bao gồm:
- Mở ảnh
- Nắn chỉnh hình học:
- Gộp ảnh
- Cắt ảnh theo ranh giới hành chính huyện Sóc Sơn:
- Mở ảnh vệ tinh Sentinel – 2B, R-G-B: sau khi đã cắt.

45
-

Hình 3.7 Ảnh Huyện Sóc Sơn sau khi được cắt
3.3.3. Chỉ số thực Vật NDVI
Để tiến hành tính toán NDVI cần tiến hành tạo mặt nạ cho ảnh để có thể che
nhũng đi những phần không cần thiết trên ảnh và tiến hành tính toán chỉ số thực vật
(NDVI) trên công cụ Band Math.
Trên thanh công cụ Toolbox, tìm công cụ NDVI. Đối với việc tính toán NDVI ta sử
dụng hai kênh 4 và 5 tương ứng với kênh Red và Near. Tiến hành cài đặt các thông số
cho việc tính toán và chọn choose để chọn đường dẫn để lưu file ảnh và ok.

46
Hình 3.8 hộp thoại NDVI Calculation Parameters
Giá trị NDVI thấp thể hiện nơi đó có phản xạ tia cận hồng ngoại NIR và tia nhìn
thấy V-visible gần bằng nhau tức là khu vực đó có độ che phủ thực vật thấp. Giá trị
NDVI cao thì nơi đó NIR có độ phản xạ cao hơn độ phản xạ của Vi cho thấy khu vực đó
có độ che phủ thực vật cao. Nếu NDVI có giá trị âm cho thấy ở đó Vi có độ phản xạ
cao hơn độ phản xạ của NIR nơi đấy không có sự tồn tại của thực vật mà đó là của các
đối tượng khác như đất trồng, dân cư, mặt nước hoặc có thể là mây bao phủ.

Hình 3.9 Giá trị NDVI của huyện Sóc Sơn


Chỉ số NDVI nhận giá trị trong khoảng [-1;1]. NDVI < 0.0 đại diện cho thủy hệ,
NDVI trong khoảng [0;0.12] tương ứng với khu vực đất trống. Trong trường hợp NDVI
trong khoảng từ [0.12;0.5] khu vực đó chứa các đối tượng hỗn hợp như cây bụi, đồng

47
cỏ, cây xanh rải rác hoặc những nơi có thảm thực vật thưa thớt và NDVI > 0.5 khu vực
được coi là phủ kín bởi thực vật bởi bức xạ điện từ không tới bề mặt đất. Như vậy,
qua ảnh này ta có thể thấy rằng trong khu vực nghiên cứu những đối tượng thuần
(thủy hệ, thực vật…) chiếm rất ít phần lớn là những khu vực hỗn hợp gồm nhiều đối
tượng khác nhau.
Bảng 3.2. Khoảng chia ngưỡng chỉ số NDVI
Loại lớp Phủ Ngưởng NDVI
Thủy Hệ/ mây che phủ Từ -0.40 < 0
Lớp phủ khác Từ 0 đến 0.127
Thảm thực vật Từ 0.127 đến 0.81

Mỗi loại cây trong có có giá trị NDVI giao động trong khoảng thời gian nhất định
(do trên mỗi loại đất có đặc tính khác nhau, trên nhưng vùng đất màu mỡ cây trong
phát triển tốt giá trị NDVI đạt giá trị cao và ngược lại).
3.3.4. phân loại khu vực theo ngưỡng NDVI
Đầu tiên kích chuột phải vào Slices đên màn hình chọn Edit Color Slices. Cho
phép ta chọn ảnh đã tinh NDVI từng năm để thực hiện phân ngưỡng.trong khoa luận
này, giá trị ngưỡng được xác định thông qua việc phân tích chỉ số NDVI dựa vào bảng
3.2 ta thực hiện phân ngưỡng ảnh NDVI theo 3 ngưỡng chỉ số.
Từ -0.40 đến 0 là thủy hệ hoặc mây che phủ;
Từ 0 đến 0.127: là lớp phủ khác như lớp dân cư, đất trống, giao thông;
Từ 0.127 đến 0.81 là lớp phủ thực vật.
Sau khi đã xác định được 3 lớp trên. Vì mục đích của khoa luận là thành lập bản
đồ lớp phủ thực vật vì vật để xác định các loại lớp thực phủ thực vật trong khu vực
nghiên cứu, ngoài việc sử dụng giá trị NDVI để có thể xác định các đối tượng thì để
đảm bảo độ chính xác. Khóa luận sử dụng thêm hình ảnh vệ tinh thông qua phân
mềm Google Earth để có thế xác định các đối tượng một cách xác.
Trong khoảng giá trị NDVI từ 0.127 đến 0.81 sẽ được chia ra các khoảng đó
chính là các lớp phủ thực vật: Màu, lúa, rừng trồng, cây bụi và rừng tự nhiên. Do mỗi
loại lớp phủ thực vật có khoảng giá trị NDVI dao động trong một khoảng giới hạn nhất
định, trên những vùng đất màu mỡ thực vật phát triển tốt và dày đặc thì giá trị NDVI
cao và ngược lại. Từ đó có thể xác định được các thành phần lớp phủ có trong khu
vực nghiển cứu.
Từ 0.127 đến 0.28 là: Màu;

48
Từ 0.28 đến 0.43 là: Lúa;
Từ 0.43 đến 0.51 là: Cây Bụi;
Từ 0.51 đến 0.66 là: Rừng trồng;
Từ 0.66 đến 0.81 là: rừng tự nhiên;
Sau khi đã tiến hành phân ngưỡng cho các đối tượng tương ứng sau đó chọn ok.
Qua quá trình phân ngưỡng ta có kết quả phân ngưỡng lớp phủ thực vật huyện Sóc
Sơn tại thời điểm tháng 10/2019.

Hình 3.10 Ảnh phân loại lớp phủ thực vật


3.3.5. Thành lập bản đồ lớp phủ thực vật
a. Chuyển đổi dạng dữ liệu
Để xuất kết quả phân loại sang dạng vector ta thực hiện kích chuột phải vào
thực hiện theo đường dẫn Slices/ Export Color Slices/Shapefile. Xuất hiện bảng Export
Color Slices to Shapefile chọn đường dẫn để tiến hành lưu file và chọn ok.

Hình 3.11 Hộp thoại xuất fiel (*shp)


Chuyển dữ liệu (*.shp) vào phần mềm Arcmaps để tiến hành biên tập và thông
kê dữ liệu.
Vào ảnh vừa load kích chuột phải chọn Open Attribute Table.

49
Để mở bảng thuộc tính, vào Options chọn Add field tạo một “ten_lop”.
Ở cột “ten_lop” tương ứng tứng lớp thì ta gán tên các lớp đối tượng
b. Biên tập bản đồ
Tiến hành chỉnh sửa thuộc tính và thay đổi màu sắc các vung phân loại trước khi
biên tập bản đồ.
ArcMap có 2 chế độ hiện thị dữ liệu: Data View và Layout View. Trong các bước
trên ta đều làm việc với Data View vì chế độ này phù hợp với việc chỉnh sửa và biên
tập dữ liệu. Layout View thì phù hợp với việc trình bày để chuẩn bị in ra giấy thành
sản phẩm bản đồ.
c. Tạo khung và lưới ô
Layout View lựa chọn loại khung bản đồ cho phù hợp và thiết kế chung. Vào
Data Fame Properties/Grids/New Grids/ Measured Grid/Grid and Labels/ OK
d. Tạo bảng chú giải
- Insert/Legend/ chọn đối tượng cần ghi chú, chọn cột sao cho phù hợp với bản
đồ, chọn kiểu khung, màu cho bản chú giải;
- vào Insert/ Text để ghi tên bản đồ;
- Insert/ North Arrow để chọn kim chỉ nam;
- Insert/Scale Bar để chọn tỷ lệ thước;
e. Tạo ranh giới hành chính và hoàn thiện bản đồ
Vào công cụ catalog trên màn hình tìm đường dẫn đến thư mục CO SO NEN DU
LIEU và chọn file huyen.shp để hiện ra ranh giới các tỉnh. Tiếp tục để sửa tên huyện bị
lỗi vào “huyen”/Open Attribute Table/ tiến hành sửa lỗi và load file ranh giới và các
huyện tiếp giáp.

50
Hình 3.12 Bản đồ lớp phủ thực vật huyện Sóc Sơn
3.3.6. Nhận xét lớp phủ thực vật khu vực huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội
tháng 10-2019

51
Về mặt phân bố không gian, chỉ số NDVI tăng lên ở các khu vực quanh khu dân
cư, là sự phát triển khai hoang đất, mở rộng đất trồng lúa, hoa màu.
Thông qua việc tính toán chỉ số NDVI để thành lập bản đồ lớp phủ thực vật
huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà nội. Có thể nhận thấy khu khu vực có lớp phủ thực vật
là rừng tự nhiên và rừng trồng tướng ứng với những khu vực có giá trị NDVI lớn hơn
0.51. Đây là các khu vực có địa hình đồi núi cây rừng phát triển mạnh độ che phủ của
rừng là tương đối dày đặc nên sẽ có giá trị NDVI cao hơn so với các khu vực khác. Các
khu vực có địa hình đồi núi trong khu vực huyện tập chung chủ yếu ở phía Tây Bắc
của huyện Sóc Sơn, bao gồm các xã: Nam Sơn, Minh Phú, Minh Trí và một phần của
xã Hồng Kỳ.
Ngược lại các khu vực có lớp phủ là Lúa và màu thì sẽ có giá trị NDVI thấp hơn
so vs với khu vực rừng tự nhiên và rừng trồng (NDVI trong khoảng từ 0.12 đến 0.43).
Tập chung chủ yếu ở phía Nam và Tây Nam của huyện Sóc Sơn, đay là nơi có địa hình
thấp bà bằng phẳng nên thuận tiện cho việc phát triển các loại cây nông nghiệp.
Ngoài ra còn phân bố rải rác ở một số xã ở phía tây nam như: Tân Dần, Thanh Xuân,
Phú Cường. Lớp phủ thực vật cây bụi là thành phần phần bổ rải rác ở tất cả các khu
vực trong huyện.

Biểu đồ diện tích lớ p phủ thự c vậ t


9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
Câ y Bụ i Không phả i Lú a Mà u Rừ ng tự Rừ ng trồng
thự c vậ t nhiên
Đơn vị: Ha

Hình 3.13 Biều đồ lớp phủ huyện Sóc Sơn


Sau khi xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật ta có biểu đồ thống kê diện
tích lớp phủ thực vật huyện Sóc Sơn vào khoảng thời gian tháng 10-2019 qua hình
3.13.
Qua biểu đồ có thể thấy diện tích rừng trồng chiếm diện tích lơn nhất trong tất
cả các lớp phủ thực vật hiện có trong trong khu vực tương ứng khoảng 8100 ha

52
(chiếm 26,66% tổng diện tích). Tiếp theo là Lùa và màu với diện tích lần lượt là
7590ha và 5643ha (chiếm 24,98% và 18,57%). Cuối cùng là rừng tự nhiên và cây bụi
với diện tích chiếm 2956ha và 3642ha (chiếm 9,71% và 11,98%).
Thành lập bản đồ lớp phủ thực vật có ý nghĩa hết sức to lơn đối với mỗi khu vực
lãnh thổ. Riêng đối với khu vực huyện Sóc Sơn, đây là vùng chuyển tiếp từ địa hình
đồi núi sang địa hình đồng bằng dạng địa hình này chiếm tới 86%. Diện tích đất nông
nghiệp, thảm thực vật đa dạng và phong phú nhưng không ngừng biến đổi dưới tác
động của con người, đặc biệt là thảm thực vật.

53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Huyện Sóc Sơn là huyện quan trọng của Thành phố Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa
khá nhanh. Do đó việc theo dõi lớp phủ thực vật sẽ cung cấp cho ta những thông tin
chính xác về hiện trạng các loại lớp phủ mặt đất, cũng như sự biến đổi của nó theo
thời gian. Đó là những sự thay đổi về quy mô, diện tích, đó là những cơ sở khoa học
để đưa ra những chính sách quản lý đất hiệu quả và hợp lý, là tiền đề cho việc quan lý
sử dụng đất trong tương lai.
Trên cơ sở ảnh Sentinel 2B là nguồn dữ liệu chính, cùng với việc phân ngưỡng từ
ảnh NDVI thành lập bản đồ lớp phủ thực vật tương đối đơn giản và nhanh chóng. Sử
dụng những công cụ có sẵn trong 2 phân mềm Envi và ArcGIS giúp quản lý dữ liệu và
phân tích lớp phủ thực vật có độ chính xác cao.
Phương pháp này cho kết quả bản đồ phân bố diện tích lớp phủ thực vật trên
toàn bề mặt huyện Sóc Sơn. Trên bản đồ cho thấy khu vực huyện Sóc Sơn vẫn là một
huyện phụ thuộc vào nền nông nghiệp truyền thống, diện tích đất nông nghiệp trong
vùng vẫn con tương đối lớn. đối với các loại lớp phủ khác trong khu vực chiểm tương
đối thấp đặc biệt là diện tích rừng trồng. Diện tích lớp phủ thực vật (rừng trồng và
rừng tự nhiên) thấp do phân lớn diện tích bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất để
phục vụ đời sống, công tác công nghiệp hóa hiện đại hóa và các chính sách phát triển
của huyện Sóc Sơn.
Ngoài ra, nếu có cơ hội đi quan sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, tính khách
quan sẽ được nâng cao hơn, để có thể đưa ra những so sánh, đánh giá một cách
trung thực nhất cho đề tài.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Văn Đức (2001), Hệ thống Thông tin địa lý, Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật
2. Nguyễn duy Liêm 2011, Ứng dụng công nghệ viễn thám, Hệ thống thông tin địa lý
và mô hình tính toán cân bằng nước lưu vực sông Bé, khóa luận tốt nghiệp, Đại học
Nông lâm TPHCM.
3. Nguyễn Kim Lợi (2009) Lê Cảnh Định, Trần Thống Nhất, Hệ thống thông tin địa lí
nâng cao.
4. Nguyễn Khắc Thời (2012), Giáo trình viễn thám, nhà xuất bản Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội.
5. Nguyễn Danh Tuyên (2017) Giáo trình viễn thám nâng cao.
6. Lê Văn Trung (2010) Viễn Thám, NXB Đại học quốc gia TP HCM.
7. https://socson.hanoi.gov.vn/
8. https://earthexplorer.usgs.gov/

55

You might also like