Ứng dụng công nghệ GNSS-đã chuyển đổi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 108

KHOA TRẮC ĐỊA, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA

LÝ BỘ MÔN TRẮC ĐỊA CAO CẤP – CÔNG TRÌNH

BÀI GIẢNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GNSS
(DÀNH CHO ĐH6TĐ)

Giảng viên biên soạn:


Đinh Xuân vinh
Ngô Thị Mến Thương

Năm 2018
LỜI NÓI ĐẦU

Bài giảng “Ứng dụng công nghệ GNSS” được biên soạn theo đề cương chi tiết
môn học “Ứng dụng công nghệ GNSS”, thuô ̣c chương trình đào tạo hệ Đại học chính
quy, ngành Trắc địa - Bản đồ, thông tin địa lý.
Mục tiêu của bài giảng nhằm giúp sinh viên tiếp câ ̣n được các ứng dụng cơ bản
của công nghệ GNSS, trên cơ sở đó có thể áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ trong
thực tiễn đồng thời có khả năng câ ̣p nhâ ̣t thêm các thông tin chuyên môn có liên quan.

2
Mục lục
Chương 1. ỨNG DỤNG GNSS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH.........................4
1.1. Xây dựng lưới trắc địa công trình.......................................................................4
1.2. Đo vẽ bản dồ địa hình tỷ lệ lớn........................................................................20
1.3. Chuyển thiết kế ra thực địa...............................................................................28
1.4. Ứng dụng GPS trong xây dựng công trình cao tầng..........................................28
1.5. Quan trắc chuyển dịch, biến dạng công trình...................................................33
Chương 2.ỨNG DỤNG GNSS TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH...............................35
2.1. Xây dựng lưới địa chính các cấp.......................................................................35
2.2. Đo vẽ thành lâ ̣p bản đồ địa chính......................................................................37
2.3. ĐO KIỂM KÊ ĐẤT, PHÂN LOẠIĐẤT VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN ĐỊA CHÍNH 42
2.4. ĐO KIỂM TRA, NGHIỆM THU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH................................44
Chương 3. ỨNG DỤNG GNSS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU................45
3.1. Xác định vị trí các đối tượng trên mặt đất.........................................................45
3.2. Thu thâ ̣p thông tin thuô ̣c tính gắn với vị trí không gian....................................49
3.3. Ứng dụng trong công nghệ Mobile GIS...........................................................59
3.2 Sử dụng bản đồ với GNSS.................................................................................64
3.4. Tích hợp GIS và GNSS trong dẫn đường và tìm kiếm......................................69
Chương 4. ỨNG DỤNG GNSS TRONG NGHIÊN CỨU TRÁI ĐẤT.......................71
4.1. Nghiên cứu địa đô ̣ng lực và địa chất.................................................................71
4.2. Nghiên cứu tầng điện ly và khí quyển...............................................................72
4.3. Ứng dụng GNSS trong nghiên cứu biển...........................................................74
Chương 5. ỨNG DỤNG GNSS TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC...........................79
5.1 Ứng dụng GNSS trong quân sự..........................................................................79
5.2 Ứng dụng GNSS trong giao thông vâ ̣n tải..........................................................79
5.3 Ứng dụng GNSS trong Tìm kiếm và cứu hô ̣......................................................81
5.4 Thể thao và giải trí.............................................................................................81
5.5. Ứng dụng GNSS trong Nông nghiệp................................................................81
5.6. Ứng dụng GNSS trong y tế...............................................................................81
Chương 1. ỨNG DỤNG GNSS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH
Khi xem xét việc hoàn chỉnh hệ quy chiếu và hệ toạ đô ̣ quốc gia, Tổng cục Địa
chính đã nhâ ̣n thấy mô ̣t số yếu tố mới về công nghệ cần nghiên cứu thêm để sự lựa
chọn phù hợp hơn cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Các định hướng sau đây đã được
xác định:
1. Công nghệ GPS đã được xác định là công nghệ định vị của tương lai và sẽ
được áp dụng rô ̣ng rãi trong hầu hết các mục đích kinh tế và quốc phòng, vì vâ ̣y hệ
quy chiếu cần xác định phù hợp với việc áp dụng công nghệ GPS.
2. Có thể sử dụng ngay công nghệ GPS khoảng cách dài để xây dựng lưới toạ đô ̣
cơ sở cạnh dài có đô ̣ chính xác cao hơn hạng I, mô ̣t mặt để kiểm tra lại đô ̣ chính xác
các trị đo truyền thống và mặt khác nâng cao đô ̣ chính xác hệ thống điểm cơ sở toạ đô ̣.
3. Xác định chính xác mối liên hệ giữa hệ quy chiếu quốc gia với hệ quy chiếu
quốc tế, tạo điều kiện thuâ ̣n lợi để giải quyết các bài toán toàn cầu, khu vực.
4. Nghiên cứu xác định mô ̣t hệ toạ đô ̣ phẳng hợp lý hơn so với hệ thống đang sử
dụng, phù hợp với tâ ̣p quán quốc tế.
1.1. XÂY DỰNG LƯỚI TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH
Việc thiết kế kỹ thuâ ̣t lưới tọa đô ̣ nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuâ ̣t và đảm
bảo tính thống nhất cho toàn bô ̣ mạng lưới tọa đô ̣ quốc gia đồng thời là cơ sở cho việc
dự toán kinh phí triển khai. Lưới tọa đô ̣ chỉ được thi công khi thiết kế kỹ thuâ ̣t - dự
toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lưới tọa đô ̣ được triển khai tuần tự theo các bước: Thiết kế sơ bô ̣, khảo sát thực
địa, thiết kế chính thức.
a/ Thiết kế sơ bô ̣:
Trên cơ sở các tài liệu thu thâ ̣p được, tiến hành thiết kế sơ bô ̣ mạng lưới. Nguyên
tắc cơ bản nhất của bước này sử dụng tất cả các điểm tọa đô ̣ hạng cao, đô ̣ cao hạng
cao có trong khu đo kết hợp với các tài liệu về giao thông, thủy hệ, điều kiện địa chất
để tiến hành thiết kế sơ bô ̣ lưới theo các chỉ tiêu kỹ thuâ ̣t cơ bản đối với từng cấp
hạng.
b/ Khảo sát thực địa:
Việc khảo sát thực địa được tiến hành sau bước thiết kế sơ bô ̣. Trên cơ sở thiết kế
sơ bô ̣ tiến hành khảo sát toàn bô ̣ khu vực cần thiết kế trong đó đặc biệt lưu ý tới các
thông tin về sự tồn tại của các điểm tọa đô ̣ hạng cao, đô ̣ cao hạng cao ở thực địa cũng
như khả năng sử dụng các điểm này cho đo ngắm. Đối với các mốc thiết kế mới, phải
lưu ý
khả năng chọn điểm ở các khu vực địa hình khó khăn, dân cư đông đúc. Kết thúc quá
trình khảo sát phải lâ ̣p báo cáo khảo sát phục vụ cho việc thiết kế chính thức.
c/ Thiết kế chính thức: Trên cơ sở thiết kế sơ bô ̣ kết hợp với báo cáo khảo sát tiến
hành thiết kế chính thức. Kết thúc bước công việc này phải thể hiện sơ đồ mạng lưới
đã thiết kế trên máy vi tính kèm theo các thuô ̣c tính cơ bản; số hiệu điểm, tọa đô ̣ gần
đúng của điểm trên hệ tọa đô ̣ VN-2000. Trên sơ đồ thiết kế chính thức phải sử dụng
các ký hiệu rõ ràng và thống nhất để thể hiện các điểm tọa đô ̣ hạng cao, các điểm đô ̣
cao hạng cao có sử dụng và các điểm tọa đô ̣ có đo nối đô ̣ cao.
1.1.1.Thiết kế
Để thiết kế lưới GPS cần có bản đồ địa hình với tỷ lệ thích hợp. Ngoài ra cũng có
thể sử dụng các bản đồ giao thông để phục vụ cho mục đích này. Vị trí của tất cả các
điểm GPS dự kiến cùng với các điểm gốc đã biết cần được triển lên bản đồ. Có thể sử
dụng bản đồ trên mạng Internet như Google Earth.
Sau khi vị trí các điểm của mạng lưới đã được triển vẽ lên bản đồ, có thể tiến hành
công tác khảo sát thực địa. Mục đích của công đoạn khảo sát thực địa là nhằm xác
định lại các điều kiện đo (khả năng thu tín hiệu) tại từng điểm và phương án di chuyển
máy khi đo lưới. Tại mỗi điểm GPS, người khảo sát cần xem cụ thể, xung quanh
điểm có các vâ ̣t phản xạ hoặc gây nhiễu tín hiệu hay không, có bảo đảm yêu cầu
góc ngưỡng 15º(hoặc 20º) hay không. Tốt nhất là tại điểm GPS phải bảo đảm mô ̣t
khoảng thông thoáng lên thiên đỉnh có dạng hình nón, với góc ở đỉnh hình nón khoảng
150º (hình 1.1).
Tài liệu về lưới khống chế mặt bằng và đô ̣ cao đã có trong khu đo, kèm theo báo
cáo tổng kết về kỹ thuâ ̣t thành lâ ̣p lưới;
Các tài liệu về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, giao thông, thuỷ hệ và các tài
liệu liên quan đến qui hoạch phát triển của khu đo.
Hình 1.1. Điều kiện thông thoáng tại điểm đo [4]
Việc thiết kế lưới GPS phải căn cứ vào yêu cầu thực tế và trên cơ sở điều tra nghiên
cứu kỹ các tài liệu gốc, số liệu gốc hiện có tại khu vực xây dựng công trình, trong lưới
GPS giữa các điểm không cần nhìn thấy nhau, nhưng để có thể tăng dày lưới bằng
phương pháp đo truyền thống, mỗi điểm GPS cần phải nhìn thông đến ít nhất mô ̣t
điểm khác.
Khi thiết kế lưới, để tâ ̣n dụng các tư liệu trắc địa, bản đồ đã có, nên sử dụng hệ tọa
đô ̣ đã có của khu đo. Các điểm khống chế đã có nếu phù hợp với yêu cầu của điểm
lưới GPS thì tâ ̣n dụng các mốc của chúng.
Lưới GPS phải được tạo thành 1 hoặc nhiều vòng đo đô ̣c lâ ̣p, tuyến phù hợp. Số
lượng cạnh trong vòng đo đô ̣c lâ ̣p, tuyến phù hợp trong các cấp lưới GPS phải tuân
theo quy định nêu trong bảng 4.1.
Bảng 1.1. Số lượng cạnh đối với các cấp lưới GPS

Cấp hạng II III IV


Số cạnh trong vòng đo đô ̣c lâ ̣p hoặc
6  8
tuyến phù hợp
10
Lưới GPS dùng để khống chế mặt bằng phục vụ thi công và quan trắc chuyển dịch
ngang công trình cần tạo thành các vòng khép có số cạnh không lớn hơn 4.
Để tính tọa đô ̣ các điểm GPS trong hệ tọa đô ̣ mặt đất cần phải có số liệu khởi tính
trong hệ tọa đô ̣ mặt đất và đo nối với mô ̣t số điểm khống chế địa phương; Đối với các
công trình lớn, số điểm đo nối cần phải lớn hơn 3, đối với các công trình nhỏ, số điểm
đo nối từ 23.
Để tính đô ̣ cao thường của các điểm GPS cần dẫn đô ̣ cao tới các điểm GPS theo
quy định sau: 1/ Để đo nối đô ̣ cao cần phải dùng phương pháp thuỷ chuẩn hình học có
đô ̣ chính xác từ hạng IV trở lên hoặc dùng phương pháp đo cao khác có đô ̣ chính xác
tương đương; 2/ Đô ̣ cao chuẩn của các điểm GPS, sau khi tính toán và phân tích, nếu
phù hợp với yêu cầu về đô ̣ chính xác có thể dùng để đo vẽ bản đồ và các dạng trắc địa
công trình nói chung (yêu cầu đô ̣ chính xác không cao).
Đối với lưới khống chế thi công có yêu cầu đô ̣ chính xác cao và lưới quan trắc
chuyển dịch biến dạng công trình,cần phải ước tính đô ̣ chính xác của yếu tố cần xét
của lưới
GPS thiết kế theo phương pháp chặt chẽ trên cơ sở bình sai gián tiếp và phải đảm bảo
đô ̣ chính xác yêu cầu.
1.1.2. Chọn điểm và xây dựng mốc
Ngoài mô ̣t số yêu cầu chung về vị trí chôn mốc trắc địa như phải có nền đất ổn
định, có điều kiện bảo quản mốc lâu dài, khi chọn điểm cho lưới GPS còn phải lưu ý
thêm 3 điều cơ bản sau:
- Các vâ ̣t cản xung quanh điểm đo có góc cao không quá 15º (hoặc có thể là 20º) để
tránh cản tín hiệu GPS.
- Không quá gần các bề mặt phản xạ như cấu kiện kim loại, các hàng rào, mặt nước
vv...vì chúng có thể gây hiện tượng đa đường dẫn.
- Không quá gần các thiết bị điện (như trạm phát sóng, đường dây cao áp…) có thể
gây nhiễu tín hiệu.
Cũng cần lưu ý bố trí điểm gần các đường giao thông để dễ đi lại, rút ngắn thời
gian đo đạc lưới.
Đối với các điểm tọa đô ̣ cấp 0 được sử dụng để đo nối với ITRF, mốc phải được
chọn ở những vị trí thuâ ̣n tiện cho việc đo thường xuyên và phải được thiết kế trong
các khuôn viên để đảm bảo việc bảo quản lâu dài, mốc được thiết kế chôn sâu, vững
chắc, đảm bảo tuyệt đối không bị xê dịch hoặc bị lún. Các mốc cấp 0 còn phục vụ
công tác quan trắc chuyển dịch mảng hoặc chuyển dịch vùng và các biến dạng khác.
Các mốc này được thiết kế 3 tầng (Phụ lục). Thời gian chờ sau khi chôn mốc đến khi
được phép tiến hành đo đạc là 48 giờ (mốc cấp I là 24 giờ). Các yêu cầu kỹ thuâ ̣t khác
về xây dựng mốc trắc địa gần tương tự như đã nêu trong chương 2.
Trong trường hợp cần xác định đô ̣ cao thuỷ chuẩn cho các điểm trong lưới dựa vào
mô hình Geoid, cần có thêm đô ̣ cao thuỷ chuẩn của ít nhất mô ̣t điểm. Thông thường,
để bảo đảm đô ̣ tin câ ̣y, người ta cần có đủ số lượng mốc khởi tính theo quy định trong
Quy chuẩn Quốc gia. Mô ̣t lưới GPS xác định trong hệ toạ đô ̣ nhà nước, tốt nhất cần
kết nối ít nhất với 3 điểm của lưới nhà nước. Các mốc khởi tính nên phân bố đều xung
quanh biên của lưới.
Việc xê dịch vị trí điểm ở ngoài thực địa so với thiết kế chỉ được phép trong phạm
vi 500m đối với khu vực đô thị và 1km đối với các khu vực khác; được phép thay đổi
đồ hình đo nối nếu đồ hình mới đảm bảo chặt chẽ hơn.
Có thể bố trí điểm thu GPS lệch khỏi điểm chuẩn nhưng không quá 500m, thực
chất là tạo mô ̣t điểm chuẩn chuyển tiếp. Điểm chuẩn chuyển tiếp này được đo nối toạ
đô ̣ với điểm chuẩn với đô ̣ chính xác cao bằng kỹ thuâ ̣t trắc địa truyển thống.
Khi chọn điểm cho lưới tọa đô ̣ hạng II, hạng III, đối với các điểm không thiết kế đo
nối đô ̣ cao, gần các vâ ̣t kiến trúc ổn định thì được phép thiết kế mốc gắn trên vâ ̣t kiến
trúc đó. Vị trí đặt mốc gắn trên vâ ̣t kiến trúc phải đảm bảo cho việc đo đạc sau này
được thuâ ̣n tiện, dễ dàng; có thể tâ ̣n dụng điểm đô ̣ cao quốc gia làm điểm tọa đô ̣.
Quá trình chọn điểm tọa đô ̣ mà phát hiện điểm tọa đô ̣ cấp cao hơn trong khu đo bị
mất, bị phá hủy thì phải lâ ̣p biên bản có xác nhâ ̣n của UBND cấp xã hoặc của đơn vị
có trách nhiệm quản lý mốc tại địa phương đó, trong đó phải ghi rõ các lý do cụ thể
như: do làm đường, do xây dựng, do bị phá hoại…, khi đó được phép thiết kế lại
mạng lưới ở khu vực này và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt để giải quyết.
Không được xem các mốc chưa tìm thấy là các mốc bị mất.
1.1.3. Thiết kế ca đo
1/ Trước khi đi đo cần kiểm tra dung lượng của pin và ác quy. Máy và các phụ kiện
đi kèm phải đầy đủ. Trước khi thu tín hiệu cần kiểm tra dung lượng bô ̣ nhớ trong của
máy hoặc đĩa từ xem còn đủ chỗ dung nạp không;
2/ Khi lắp ăng ten cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sau khi đến trạm đo, phải đặt máy thu ổn định sau đó mới đặt ăng ten (trường
hợp máy thu và ăng ten tách rời nhau);
- Ăng ten lắp trên giá 3 chân phải dọi tâm với sai số nỏ hơn 1 mm, ăng ten cần
được cân cho bọt thuỷ tròn vào giữa;
- Khi đo trên mốc có định tâm bắt buô ̣c, phải tháo nắp bảo vệ tâm mốc rồi mới
lắp ăng ten;
- Vạch định hướng Ăng ten phải luôn luôn hướng về phía Bắc với sai số  50
(loại bỏ sai số hệ thống). Những chỗ khó định hướng cần đặt trước cọc định hướng,
mỗi lần đo dựa vào cọc định hướng để định hướng ăng ten.
3/ Trước khi triển khai đo cần làm tốt công tác chuẩn bị, bao gồm chuẩn bị máy
móc, thiết bị và phụ kiện kèm theo, các sổ ghi chép ngoại nghiệp, bảng điều đô ̣ng
công tác.
4/ Sau khi đã đến điểm đo, nếu là điểm gốc, sẽ cần mô ̣t thời gian để đào mốc
(thường bị lấp bởi đất cát..), người đo đặt chân máy lên điểm đo, dọi điểm cân bằng đế
máy nhờ
định tâm quang học có gắn bọt thuỷ và sau đó vặn ốc nối ăng ten với đế máy đã được
dọi tâm. Để tránh sai số định tâm máy do bản thân bô ̣ phâ ̣n định tâm không chuẩn, nên
sử dụng loại định tâm 2 tầng, có thể xoay được để kiểm tra sau khi định tâm. Cần bảo
đảm sai số định tâm máy thu không quá 1mm.
Đô ̣ cao thực của ăng ten có tác dụng tính chuyển các trị đo (gia số toạ đô ̣) tính từ
tâm pha ăng ten về tâm mốc, vì vâ ̣y cần đo cao ăng ten chính xác đến mm.
Trong kỹ thuâ ̣t đo tĩnh với mô ̣t số loại máy thu, người đo phải thực hiện cài đặt chế
đô ̣ đo trước khi ra thực địa, mà thực chất là nhâ ̣p vào mô ̣t số tham số như: chọn tần
suất ghi, số lượng vệ tinh tối thiểu quan sát, góc ngưỡng chọn vệ tinh. Tại thực địa
người đo chỉ nhâ ̣p tên điểm, đô ̣ cao ăng ten và số hiệu của tệp số liệu. Lịch vệ tinh dự
báo được thu thâ ̣p và ghi lại ngay sau lần mở máy đầu tiên. Có mô ̣t số máy thu, thủ
tục khởi đô ̣ng chỉ là bâ ̣t máy thu, thí dụ như sử dụng máy thu 4600 LS ở chế đô ̣ ghi
mặc định. [4]
Bảng 1.2. Yêu cầu kỹ thuâ ̣t cơ bản của ca đo GNSS tại Trung Quốc [4]
C
ấp
Hạn Hạn Hạng Cấ Cấp
Hạng mục hạng
g g IV p 2
II III 1
Phương
Pháp đo
Đo
Góc cao
tĩnh,  15   15  
của vệ tinh (0)
tĩnh 15 15 15
nhanh
Số lượng vệ tinh Đo
4 4 4 4 4
quan trắc dùng tĩnh
5 5 5 5
được tĩnh
nhanh

Đo
Số lần đo lặp 2 2  1.6 1.6 
tĩnh,
trung bình tại 2  1.6  1.6
tĩnh
trạm 1.6 
nhanh
1.6
Đo
Thời gian quan trắc: Đô ̣ dài thời  90   45  
tĩnh,
gian thu tín hiệu ngắn nhất 60  15 45 45
tĩnh
(phút)
nhanh   
20 15 15
Đo
Tần suất 10 10 10 10 10
tĩnh,
tĩnh 60 60 60 6 60
thu tín
nhanh 0
hiệu (s)
Thông tin liên lạc giữa các thành viên đo đạc là cần thiết và nói chung sẽ làm tăng
năng suất lao đô ̣ng. Trong những trường hợp này, mô ̣t người trong đô ̣i đo đến điểm
châ ̣m trễ cần thông báo cho những người đo ở điểm khác cùng ca đo phải thực hiện đo
lại hoặc kéo dài thêm thời gian thu tín hiệu. Sử dụng điện thoại di đô ̣ng là phù hợp
nhất
song lại phụ thuô ̣c vào phạm vi phủ sóng của mạng điện thoại di đô ̣ng. Nếu khu vực
đo có cự ly giữa các điểm đo khoảng 5 km và không bị địa hình che chắn thì có thể sử
dụng bô ̣ đàm sóng ngắn (FM) để liên lạc giữa các thành viên đô ̣i đo. [4]
Trong đo tĩnh, hầu hết đều sử dụng chế đô ̣ đo tự đô ̣ng, do đó sự can thiệp của người
đo hầu như không cần thiết. Tuy vâ ̣y nhờ kinh nghiệm thực tế người đo có thể kiểm
tra số liệu trong ca đo, ghi chép lại những hiện tượng bất thường vào sổ đo. Người đo
phải biết giữ gìn máy thu để tránh hỏng hoặc mất.
Trong mô ̣t số trường hợp cần đạt đô ̣ chính xác cao, tại các điểm đo người ta phải
quan trắc các yếu tố khí tượng và ghi chép lại. Các yếu tố khí tượng cần quan trắc là
nhiệt đô ̣, đô ̣ ẩm và áp suất không khí vv... Nói chung yếu tố khí tượng hầu như không
nâng cao đô ̣ chính xác đối với những cạnh ngắn. Số liệu khí tượng có thể phục vụ cho
các nghiên cứu thêm về sau. [4]
Cần dừng đo khi có cơn giông bão có sấm chớp. Tia chớp nháy có thể làm hỏng
máy thu, trong trường hợp này cần tắt máy và tháo rời ăng ten.
Sau khi kết thúc đo tại trạm nên kiểm tra lại chiều cao ăng ten lần cuối trước khi thu
máy. Tắt máy thu, tháo ăng ten, thu xếp máy và các thiết bị kèm theo vào hòm máy
(hoặc túi đựng máy), kiểm tra kỹ trước khi rời điểm đo chuyển sang điểm khác.
Đối với máy thu không di chuyển ở ca tiếp theo (ở lại điểm), có thể tắt máy và cũng
có thể không cần tắt máy, cứ để máy tiếp tục thu tín hiệu trong thời gian các máy khác
di chuyển (kéo dài thông ca đo), thường chỉ áp dụng trong trường hợp thời gian di
chuyển giữa các ca đo không quá dài. Cần ghi rõ vào sổ đo việc kéo dài thông ca đo
để người xử lý số liệu biết thông tin này khi chọn tệp để tính cạnh. [4]
Trong khi đo phải bảo đảm máy thu hoạt đô ̣ng bình thường, ghi số liệu chính xác.
Sau mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào ổ cứng, USB của máy tính để tránh mất
số liệu.
Nguyên tắc cơ bản
Công ty Tư vấn Waypoint (http://www.waypointco.com/- Hoa kỳ) đề nghị thời
gian quan trắc theo phương pháp Tương đối – Tĩnh như sau:
Thời gian quan trắc cạnh 10 phút + 1 phút/km Máy thu mô ̣t tần
số
Thời gian quan trắc cạnh 5 phút + 0,5 phút/km Máy thu hai tần số
Số ca đo phù hợp số máy thu và số lượng điểm cần phải đo trong lưới được tính theo
công thức:

𝑪=𝒏−𝒎 , (1.1)
𝒓−𝒎
Trong đó, n là số điểm khống chế cần đo; m là giá trị đo lặp của cạnh lấy giá trị từ
1,6 đến 2, đối với xây dựng lưới khống chế quốc gia Việt Nam, giá trị này bằng 2; r là
số máy sử dụng.
Tài liệu khác [4] đề xuất công thức tính số lượng ca đo C tối thiểu trong lưới như
sau:
𝒎.
𝑪= 𝒏 , (1.1′)
𝒓
Khi số lượng điểm khống chế cần đo ít, hai công thức cho kết quả tương đương.
Nhưng khi số lượng điểm khống chế cần đo nhiều, số lượng máy hữu hạn, công thức
(1.1) cho số lượng ca đo thấp hơn hẳn. Ví dụ:
Với 5 máy thu GPS, có 10 điểm khống chế tọa đô ̣ cần đặt máy, theo công thức (1.1)
ta có số ca đo:

𝑪 = 𝟏𝟎 − 𝟐
= 𝟑, 𝟕 ≈ 𝟒 𝒄𝒂 đ𝒐
𝟓−𝟐
Theo công thức (1.1’) ta có số ca đo:
𝟐. 𝟏𝟎
𝑪=
𝟓 = 𝟒 𝒄𝒂 đ𝒐
Tức là, trường hợp này, hai công thức tương đương nhau.
Trường hợp cũng chỉ có 5 máy thu, số điểm khống chế cần đặt máy là 100 điểm.
Theo công thức (1.1) ta có số ca đo:
𝟏𝟎𝟎 − 𝟐
𝑪= = 𝟑𝟐, 𝟕 ≈ 𝟑𝟑 𝒄𝒂 đ𝒐
𝟓−𝟐
Theo công thức (1.1’) ta có số ca đo:
𝟐. 𝟏𝟎
𝑪=
𝟓 = 𝟒𝟎 𝒄𝒂 đ𝒐
Vâ ̣y, công thức tính số ca đo của Waypoint hữu dụng hơn.
Trong cùng mô ̣t ca đo có n máy thu tín hiệu vệ tinh tham gia, tổng số cạnh (Baselines)
có thể tính được là 𝒏(𝒏−𝟏), nhưng chỉ có (𝒏 − 𝟏) các cạnh này là đô ̣c lâ ̣p, các cạnh còn
𝟐
lại được gọi là các cạnh thường và được tạo ra từ các tổ hợp của dữ liệu pha được
dùng để tính các cạnh đô ̣c lâ ̣p.
Mô ̣t cạnh được đo trong 2 ca đo khác nhau là đô ̣c lâ ̣p. Đây là sự đô ̣c lâ ̣p trong
thống kê. Bởi vì, tại hai thời điểm khác nhau (hai ca đo), cấu hình vệ tinh trên bầu trời
là hoàn toàn khác nhau. Sự đô ̣c lâ ̣p thống kê có giá trị đánh giá chất lượng tọa đô ̣ điểm
định vị. Để bảo đảm thành công cho công tác đo GPS cần phải tiến hành lâ ̣p kế hoạch
đo, cụ thể là xác định thời gian đo tối ưu. Khoảng thời gian tối ưu là khoảng thời
gian trong đó có số vệ tinh quan trắc đồng thời là tối đa và có PDOP không vượt quá
giá trị cho phép. Tại mô ̣t vị trí đặt máy thu, khoảng thời gian tối ưu thay đổi 4 phút
mỗi ngày do sự khác nhau giữa giờ sao và giờ thế giới (UT). Ví dụ đã xác định được
giờ quan trắc phù hợp của ngày hôm nay là 9h 00 m (giờ UT) thì vào ngày tiếp theo
thời gian quan trắc phù hợp lại là 8h56 m. Đô ̣ dài của khoảng thời gian quan trắc là
hàm số của vị trí
quan trắc.
Trước khi tiến hành đo cần sử dụng phần mềm PLAN hoặc QUICK PLAN để lâ ̣p
lịch đo và cần lâ ̣p bản dự báo các vệ tinh có thể quan sát được. Trong bảng có: Số hiệu
vệ tinh, đô ̣ cao vệ tinh và góc phương vị, thời gian quan sát tốt nhất để quan sát nhóm
vệ tinh tốt nhất, hệ số suy giảm đô ̣ chính xác vị trí không gian 3 chiều. Khi xung
quanh điểm đo có nhiều địa vâ ̣t che chắn phải lâ ̣p lịch đo theo điều kiện che chắn thực
tế tại các điểm đo. Khi sử dụng phần mềm PLAN, cần đưa vào các tham số như:
- Ngày lâ ̣p lịch đo (DATE)
- Vị trí địa lý trung bình của khu vực đo (giá trị B, L gần đúng trên bản đồ)
- Số vệ tinh tối thiểu cần quan sát
- PDOP lớn nhất cho phép quan sát (ví dụ bằng 4)
- Khoảng thời gian tối thiểu của ca đo (ví dụ 30 phút)
- Góc ngưỡng (ví dụ 15º ) vv...
Với các tham số này, người lâ ̣p lịch đo sẽ nhâ ̣n được thông báo các khoảng thời
gian (List time) đo được trong ngày lâ ̣p lịch. Ngoài ra còn có thể nhâ ̣n được các thông
báo khác và các biểu đồ theo thời gian về số lượng vệ tinh, PDOP, HDOP vv...
Bảng 1.3. Thời gian tối thiểu mô ̣t ca đo GNSS
Đô ̣ dài cạnh đo Đô ̣ dài thời gian ca đo
[km] Máy mô ̣t tần số. [phút]
0-1 20-30
1-5 30-60
5-10 60-90
10-20 90-120

Tọa đô ̣ dùng để lâ ̣p bản dự báo cho


các vệ tinh là đô ̣ kinh, đô ̣ vĩ trung bình
của khu đo. Thời gian dự báo nên dùng
thời gian trung bình khi đo ngắm. Khi
khu đo lớn thời gian đo kéo dài thì cần
lâ ̣p bản dự báo cho từng phân khu với
thời gian đo khác nhau và dùng lịch vệ
tinh quảng bá có tuổi không quá 20
Hình 1.2. Thời gian ca đo tương quan với
ngày. Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ
hình lưới GPS đã thiết kế và bản dự báo
vệ tinh. Lâ ̣p bảng điều đô ̣ đo ngắm với nô ̣i dung: Thời gian đo, số liệu trạm đo, tên
trạm đo, số liệu máy thu vv...như yêu cầu. Đô ̣ dài ca đo không ít hơn 30 phút, với điều
kiện số vệ tinh quan sát không ít hơn 6 và PDOP không lớn hơn 5. Thời gian đo có thể
kéo dài thêm đối với cạnh dài hoặc điều kiện thu tín hiệu tại điểm đo không tốt. Thời
gian tối thiểu của ca đo nên tham khảo số liệu ở bảng 1.3.
Đối với cạnh dài trung bình dưới 10km, sử dụng máy hai tần số, thời gian đo tương
quan với đô ̣ chính xác chiều dài Baseline. Nghĩa là, thời gian đo 6 phút tương đương
đô ̣ chính xác đạt được khoảng 7mm, thời gian đo 4 giờ tương đương đạt được đô ̣
chính xác dưới 1mm. Hình 1.2 [15]
Yêu cầu của công tác chọn vị trí đặt điểm khống chế
Vị trí các điểm GPS được chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Vị trí điểm được chọn phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuâ ̣t, thuâ ̣n lợi cho
việc đo nối và cho các công tác đo đạc tiếp theo. Điểm chọn phải được đặt ở nơi có
nền đất, đá ổn định, sử dụng được lâu dài và an toàn khi đo đạc.
- Vị trí điểm chọn phải thuâ ̣n tiện cho việc lắp đặt máy thu và thao tác khi đo, có
khoảng không rô ̣ng và góc cao của vệ tinh phải lớn hơn 150
- Vị trí điểm chọn phải thuâ ̣n tiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh hiện tượng nhiễu
tín hiệu do quá gần các trạm phát sóng và sai số đa đường dẫn (Multipath) do phản xạ
tín hiệu từ các địa vâ ̣t xung quanh điểm đo. Vị trí điểm chọn phải cách xa nguồn phát
sóng vô tuyến công suất lớn (như tháp truyền hình, trạm vi ba) lớn hơn 200m và cách
xa cáp điện cao thế lớn hơn 50m;
- Đi lại thuâ ̣n tiện cho đo ngắm.
- Cần tâ ̣n dụng các mốc khống chế đã có nếu chúng đảm bảo các yêu cầu nêu trên;
Công tác chọn điểm phải tuân theo các qui định sau:
- Vẽ sơ đồ ghi chú điểm ngay ở ngoài thực địa (kể cả các điểm đã có mốc cũ) đảm bảo
mẫu ghi chú điểm GPS ở phụ lục A;
- Tên điểm GPS có thể đặt theo tên làng, tên núi, địa danh, tên đơn vị, công trình. Khi
tâ ̣n dụng điểm cũ không đổi tên điểm. Số hiệu điểm cần được biên tâ ̣p tiện lợi cho
máy tính;
- Khi điểm chọn cần đo nối thuỷ chuẩn, người chọn điểm phải khảo sát tuyến đo thuỷ
chuẩn ngoài thực địa và đề xuất kiến nghị.
- Khi tâ ̣n dụng điểm cũ phải kiểm tra tính ổn định, sự hoàn hảo, tính an toàn và phù
hợp với các yêu cầu của điểm đo GPS;
- Đất dùng để chôn mốc GPS phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý, người đang sử
dụng đất cần làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và làm các thủ tục uỷ quyền bảo
quản mốc.
1.1.4. Đồ hình lưới trắc địa được đo bằng công nghệ GNSS
Khi xây dựng lưới trắc địa, công nghệ GNSS được ứng dụng như mô ̣t phương
pháp đo có ưu thế hơn hẳn các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên đồ hình lưới trắc
địa về cơ bản vẫn áp dụng các đồ hình truyền thống. Do những ưu việt của phương
pháp công nghệ GNSS mô ̣t số tiêu chuẩn của đồ hình lưới có thể đơn giản hơn. Dưới
đây là các dạng đồ hình thông dụng:
- Đồ hình lưới tam giác dày đặc đo nối tất cả các cạnh có thể
- Đồ hình lưới tam giác dày đặc chỉ đo nối các cạnh tam giác
- Đồ hình lưới đường chuyền dạng chuỗi tam giác đo nối tất cả các cạnh có thể
- Đồ hình lưới đường chuyền dạng tam giác nối nhau tại 1 đỉnh
- Đồ hình lưới đường chuyền dạng chuỗi tứ giác
- Đồ hình lưới đường chuyền dạng cạnh đơn
1.1.5. Thiết kế ca đo, đo và xử lý số liêụ lưới GPS
- Thiết kế ca đo
Với mô ̣t đồ hình lưới cụ thể và số lượng máy cho trước, lưới cần được đo theo nhiều
đợt đo, mỗi đợt chỉ đo được mô ̣t số điểm nhất định (bằng với số máy thu). Mô ̣t đợt đo
như vâ ̣y được gọi là ca đo.
Số lượng ca đo tối thiểu (n) trong lưới được xác định theo công thức sau:
𝑚.𝑠
𝑛= 𝑟 (1.1)
Trong đó: s- tổng số điểm trong lưới
r- số máy thu sử dụng để đo
m- số lần đặt máy lặp trung bình tại mô ̣t điểm
Nếu giá trị n tính theo công thức (4.1.1) bị lẻ thì phải làm tròn thành số nguyên lớn
hơn.
P2 P2 P4 P4

P3
Ca 1 Ca 2

P1 P5
Ca 3
P6
Ca 7
P1 Ca 4
0
Ca 6 Ca 5 P7

P8
P9

Hình 1.3. Các ca đo trong lưới GPS

Giả sử có mạng lưới GPS như trên (hình 1.3) gồm 10 điểm cần xác định ký hiệu từ P1
đến P10, số lượng máy thu là 3 (máy A, B, C), số lần đặt máy lặp trung bình tại mô ̣t
điểm bằng 2 (m=2) thì theo công thức (1.1) sẽ tính được số ca đo cần thiết là:
2.10
𝑛= 3 =7
Trong cùng mô ̣t điều kiện thực tế của lưới thiết kế, có thể tổ chức ca đo
theo nhiều phương án khác nhau. Để nâng cao hiệu quả kinh tế và kỹ thuâ ̣t, cần thiết
kế các ca đo hợp lý (lâ ̣p bảng điều đô ̣ng máy). Nên bố trí ca đo sao cho tạo được nhiều
vòng khép đô ̣c lâ ̣p để có nhiều điều kiện kiểm tra kết quả đo (tổng gia số toạ đô ̣ của
các cạnh theo vòng khép có trị thực bằng 0). Trong lưới có thể có nhiều vòng khép,
nhưng vòng
khép đô ̣c lâ ̣p được tạo từ các cạnh đô ̣c lâ ̣p (không có quá ba cạnh trở lên được đo trong
cùng mô ̣t ca.
- Công tác đo lưới GNSS
Kỹ thuật thu tín hiêụ GNSS
Đô ̣ chính xác đo GPS ngày càng cao và hiện nay có thể đạt sai số tương đối cỡ 10-8.
Trong công tác trắc địa công trình, người ta đã sử dụng công nghệ này ở khoảng cách
ngắn vài km có thể đạt đô ̣ chính xác 1 mm vị trí điểm, tương đương kỹ thuâ ̣t đo bằng
máy toàn đạc điện tử hiện đại.
Có nhiều kỹ thuâ ̣t quan trắc GPS khác nhau hiện nay, chia làm hai nhóm chính, đó là
kỹ thuâ ̣t đô ̣ng và kỹ thuâ ̣t tĩnh. Kỹ thuâ ̣t tĩnh bao gồm các kỹ thuâ ̣t nhánh: Tĩnh; Tĩnh
gián đoạn (Intermittent Static); Tĩnh thô kiểu đô ̣ng (Rapid Static Kinemtic); Giả tĩnh
(Pseudo-Static); Tĩnh nhanh kiểu đô ̣ng (Fast Static Kinematic). Kỹ thuâ ̣t đô ̣ng bao
gồm: Đô ̣ng (Kinematic); Đô ̣ng xử lý sau (Post-Processed Kinematic); Đô ̣ng dừng và
tiến (Stop and go Kinematic); Liên tục đô ̣ng (Continuous kinematic); Đô ̣ng tức thời
(Real-time Kinematic); Đô ̣ng có lời giải trị nguyên đa trị (Kinematic Ambiguity
Resolution); Đô ̣ng tức thời khởi đo trên tuyến bay OTF (“On-the-Fly” Initialized
Real-time Kinematic). [19]
Nguyên lý định vị tương đối được sử dụng nhiều trong trắc địa, ưu điểm của nguyên
lý là đạt đô ̣ chính xác cao. Định vị tương đối tĩnh là kỹ thuâ ̣t đo GPS đạt đô ̣ chính xác
cao nhất. Trong định vị tương đối, người ta sử dụng tổ hợp hiệu pha nên nhiều nguồn
sai số hệ thống được giảm thiểu hoặc loại bỏ. Thời gian đo tĩnh trong mô ̣t ca đo có thể
kéo dài nhiều giờ nên đô ̣ chính xác và đô ̣ tin câ ̣y được nâng cao.
Công tác đo ngắm trong lưới GPS bao gồm các thao tác: Khởi đô ̣ng máy thu GPS tại
trạm đo và quy trình thu tín hiệu ghi vào bô ̣ nhớ của máy.
Có thể sử dụng hai máy thu, nên sử dụng ít nhất ba máy thu GPS mô ̣t tần số hoặc hai
tần số có tham số đô ̣ chính xác a  5 mm, b  2ppm và có định tâm quang học để đo
lưới GPS.
Định tâm quang học của máy thu GPS cần được kiểm nghiệm trước khi sử dụng, bảo
đảm sai số định tâm   1 mm
Tổ đo phải nghiêm chỉnh tuân theo thời gian quy định trong bảng điều đô ̣ công tác,
đảm bảo quan trắc đồng bô ̣ cùng mô ̣t nhóm các vệ tinh. Khi có sự thay đổi so với
bảng điều đô ̣ phải được sự đồng ý của người phụ trách. Tổ đo không được tuỳ tiện
thay đổi kế hoạch đo ngắm.
Các dây dẫn nối từ ăng ten đến máy thu và các thiết bị phụ trợ được kiểm tra không có
sai sót, mới được tiến hành thu tín hiệu
Trước khi mở máy cho mô ̣t ca đo phải đo chiều cao ăng ten bằng thước chuyên dùng
đọc số đến 1 mm, ghi tên trạm máy, ngày tháng năm, số hiệu ca đo, chiều cao ăng ten.
Sau khi tắt máy, đo lại chiều cao Ăng ten để kiểm tra, chênh lệch chiều cao ăng ten
giữa 2 lần đo không được vượt quá  2 mm và lấy giá trị trung bình ghi vào sổ đo.
Nếu như chênh lệch vượt quá hạn sai cho phép, thì phải tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất
ý kiến xử lý và ghi vào cô ̣t ghi chú trong sổ đo.
Sau khi máy thu bắt đầu ghi nhâ ̣n số liệu, người đo có thể sử dụng các chức năng của
bàn phím, chọn menu, tìm thông tin trạm đo, số vệ tinh thu được tín hiệu, số hiệu vệ
tinh, tỷ số nhiễu tín hiệu, kết quả định vị tức thời, tình trạng ghi, giữ số liệu (đối với
máy thu có bàn phím điều khiển)
Khi máy thu đang ghi kết quả, thông thường người đo ghi lần lượt các nô ̣i dung theo
quy định trong sổ đo. Khi thời gian đo quá 60 phút thì cứ 30 phút lại ghi mô ̣t lần.
Trong quá trình đo của mô ̣t ca đo không được tiến hành các thao tác sau: tắt máy thu
và khởi đô ̣ng lại; tiến hành tự đo thử (trừ khi phát hiện có sự cố; thay đổi góc cao của
vệ tinh; thay đổi tần suất thu tín hiệu; thay đổi vị trí ăng ten; ấn phím đóng và xoá
thông tin).
Trong thời gian đo người đo không được rời khỏi máy, thường xuyên theo dõi tình
trạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện,
tình hình vệ tinh và ghi số liệu; đồng thời đề
phòng máy bị chấn đô ̣ng làm chuyển dịch, đề
phòng người và vâ ̣t thể khác gần ăng ten che chắn
tín hiệu vệ tinh.
Trong khi máy thu đang làm việc không được Hình 1.4. Ăng ten Choke-ring
dùng bô ̣ đàm hoặc điện thoại di đô ̣ng ở gần máy
thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cất ăng ten đề phòng sét
đánh
Trong khi đo phải bảo đảm máy thu hoạt đô ̣ng bình thường, ghi số liệu chính xác. Sau
mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào ổ cứng của máy tính và USB để tránh mất số
liệu.
Tại khu vực thành phố hoặc tại khu vực có nhiều khả năng nhiễu đa đường dẫn,
khuyến khích dùng ăng ten Choke-ring. Hình 1.4.
Công nghệ sử dụng trong đo lưới tọa đô ̣ là công nghệ GNSS, sử dụng các máy thu tín
hiệu vệ tinh từ các hệ thống định vị toàn cầu như: GPS, GLONAS, GALILEO,
COMPASS và phần mềm chuyên dụng để đo đạc, tính toán xác định tọa đô ̣ và đô ̣ cao
cho điểm tọa đô ̣.
Máy thu tín hiệu vệ tinh sử dụng trong đo lưới tọa đô ̣ cấp 0, hạng II là loại máy 2 tần
số (dual frequency) trở lên, thu đầy đủ cả trị đo phase và code. Máy thu tín hiệu vệ
tinh sử dụng trong đo lưới tọa đô ̣ hạng III bao gồm loại máy 1 tần số (single
frequency) và 2 tần số. Đô ̣ chính xác của các loại máy thu sử dụng trong đo lưới tọa
đô ̣ tương ứng với từng cấp hạng được quy định tại bảng 4.4.
Bảng 1.4. Độ chính xác yêu cầu khi đo lưới tọa độ
Độ chính xác mặt bằng
Cấp hạng lưới
(chế độ đo tĩnh hoặc tĩnh nhanh)
Lưới tọa đô ̣ cấp 0 5mm + 0,5.10-6D
Lưới tọa đô ̣ hạng II 5mm + 1,0.10-6D
Lưới tọa đô ̣ hạng III 10mm + 2,0.10-6D
Ăng ten sử dụng trong đo lưới tọa đô ̣ cấp 0 là ăng ten loại 2 tần số có vành chống
nhiễu (geodetic Antenna). Ăng ten sử dụng trong đo lưới tọa đô ̣ hạng II là ăng ten loại
2 tần số (khuyến khích sử dụng loại có chống nhiễu). Ăng ten sử dụng trong đo lưới
tọa đô ̣ hạng III là ăng ten loại1 tần số và 2 tần số.
Các thông số của ăng ten lấy theo bô ̣ thông số xác định bởi IGS khi đo lưới tọa đô ̣ cấp
0. Trường hợp đo lưới tọa đô ̣ hạng II, tọa đô ̣ hạng III, thông số của ăng ten lấy theo bô ̣
thông số xác định bởi IGS hoặc theo thông số ăng ten cung cấp bởi chính hãng.
Các máy thu tín hiệu vệ tinh sử dụng trong đo lưới tọa đô ̣ quốc gia phải đồng bô ̣ và
đã được kiểm tra, kiểm định bởi nhà sản xuất thiết bị theo quy định của từng loại và
phải có văn bản xác nhâ ̣n của hãng. Các thiết bị mới mua về phải kiểm tra trên bãi
chuẩn, hoặc kiểm tra bằng phương pháp đo cạnh 0. Giá trị cạnh 0 được xác định từ
hai máy thu tín hiệu vệ tinh phải có giá trị nhỏ hơn 5mm (thời gian thu tín hiệu 1 giờ,
thu được tín hiệu tối thiểu từ 6 vệ tinh, PDOP < 5.0).
Các thiết bị khác như nguồn điện, chân máy, bô ̣ phâ ̣n dọi tâm quang học phải kiểm tra
kỹ trước khi sử dụng, chân máy phải đảm bảo chắc chắn, sai số của bô ̣ phâ ̣n dọi tâm
quang học không được phép vượt quá 1mm.
Trước khi triển khai đo cần làm tốt công tác chuẩn bị, bao gồm chuẩn bị máy móc,
thiết bị và phụ kiện kèm theo, các sổ ghi chép ngoại nghiệp, bảng điều đô ̣ng công tác.
Trong trường hợp cần thiết, phải tiến hành kiểm nghiệm định tâm máy và tâm pha ăng
ten.
Tổ đo phải nghiêm chỉnh tuân theo thời gian quy định trong bảng điều đô ̣ công
tác, đảm bảo quan trắc đồng bô ̣ cùng mô ̣t nhóm các vệ tinh. Khi có sự thay đổi so với
bảng điều đô ̣ phải được sự đồng ý của người phụ trách. Tổ đo không được tuỳ tiện
thay đổi kế hoạch đo ngắm. Công tác đo cần tiến hành theo trình tự sau:
- Dựng máy vào đúng điểm đo
- Định tâm và cân bằng máy chính xác
- Nối cáp nguồn vào anten, lắp anten vào đế máy (Dùng la bàn để định vị chính xác
hướng bắc của anten thu), khóa máy cẩn thâ ̣n (bố trí đặt và che chắn nguồn điện để
đảm bảo an toàn trong trường hợp trời mưa.
- Chèn bao cát vào chân máy để đảm bảo tính ổn định của máy trong suốt quá trình đo
- Kiểm tra lại định tâm và cân bằng, kiểm tra các dây dẫn nối từ ăng ten đến máy thu
và các thiết bị phụ trợ không có sai sót, mới được tiến hành thu tín hiệu
Trước khi mở máy cho mô ̣t ca đo phải đo chiều cao ăngten bằng thước chuyên
dùng đọc số đến 1mm, ghi tên trạm máy, ngày tháng năm, số hiệu ca đo, chiều cao
ăngten. Sau khi tắt máy, đo lại chiều cao ăngten để kiểm tra, chênh lệch chiều cao
ăngten giữa 2 lần đo không được vượt quá  2mm và lấy giá trị trung bình ghi vào sổ
đo. Nếu như chênh lệch vượt quá hạn sai cho phép, thì phải tìm hiểu nguyên nhân, đề
xuất ý kiến xử lý và ghi vào cô ̣t ghi chú trong sổ đo.
Sau khi máy thu bắt đầu ghi nhâ ̣n số liệu, người đo có thể sử dụng các chức
năng của bàn phím, chọn menu, tìm thông tin trạm đo, số vệ tinh thu được tín hiệu, số
hiệu vệ tinh, tỷ số nhiễu tín hiệu, kết quả định vị tức thời, tình trạng ghi, giữ số liệu
(đối với máy thu có bàn phím điều khiển)
Khi máy thu đang ghi kết quả, thông thường người đo ghi lần lượt các nô ̣i dung
theo quy định trong sổ đo. Khi thời gian đo quá 60 phút thì cứ 30 phút lại ghi mô ̣t lần.
Trong quá trình đo của mô ̣t ca đo không được tiến hành các thao tác sau: tắt
máy thu và khởi đô ̣ng lại; tiến hành tự đo thử (trừ khi phát hiện có sự cố; thay đổi góc
cao của vệ tinh; thay đổi tần xuất thu tín hiệu; thay đổi vị trí ăng ten; ấn phím đóng và
xoá thông tin.
Trong thời gian đo người đo không được rời máy, thường xuyên theo dõi tình
trạng làm việc của máy thu, theo dõi nguồn điện, tình hình vệ tinh và ghi số liệu; đồng
thời đề phòng máy bị chấn đô ̣ng làm chuyển dịch, đề phòng người và vâ ̣t thể khác gần
ăng ten che chắn tín hiệu vệ tinh.
Trong khi máy thu đang làm việc không được dùng bô ̣ đàm hoặc điện thoại di
đô ̣ng ở gần máy thu. Khi có sấm chớp, mưa to phải tắt máy, ngừng đo và thu cất ăng
ten đề phòng sét đánh.
Trong khi đo phải bảo đảm máy thu hoạt đô ̣ng bình thường, ghi số liệu chính
xác. Sau mỗi ngày đo nên kịp thời trút số liệu vào đĩa cứng, đĩa mềm của máy tính để
tránh mất số liệu.
Sau khi đo xong, tiến hành trút số liệu vào máy tính. để xử lý số liệu lưới
1.2. ĐO VẼ BẢN DỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ LỚN
1.2.1. Ứng dụng đo GNSS tĩnh thành lập lưới khống chế đo vẽ
Đo GNSS tĩnh thành lâ ̣p lưới khống chế cũng giống như các phương pháp đo
đạc truyền thống, bao gồm các bước: chuẩn bị nô ̣i nghiệp, khảo sát thực đại, chôn
mốc, đo, tính toán, kiểm tra. Đo tĩnh truyền thông phải đảm bảo thời gian đo thống
nhất giữa các máy GNSS nên có thêm bước xây dựng kế hoạch đo. Đo tĩnh có mô ̣t số
đặc điểm chung sau:
Chuẩn bị nội nghiêp:
̣ Trong quá trình chuẩn bị nô ̣i nghiệp phải chuẩn bị sơ đồ, ghi
chú đô ̣ cao, mặt phẳng có trong khu đo và sử dụng bản đồ địa hình để chọn điểm chôn
mốc. Kết quả của quá trình thiết kế nô ̣i nghiệp và khảo sát thực địa là chọn được các
điểm đo GNSS thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Góc ngưỡng > 15°
- Vị trí điểm thuâ ̣n tiện cho các phương tiện giao thông để giảm thời gian di
chuyển giữa các ca đo, nâng cao hiệu suất công việc. Tùy mục tiêu yêu cầu.
- Nên chọn điểm nằm trong khu vực đất công vì như vâ ̣y đảm bảo khả năng tiếp
câ ̣n và đo thuâ ̣n lợi. Tránh những khu vực cấm, hạn chế đi lại và những nơi khó
tiếp câ ̣n;
- Khi xây dựng mạng lưới điểm GPS khống chế cần chú ý đến khả năng thông
hướng phục đo chi tiết. Phải đảm bảo mâ ̣t đô ̣ điểm và đo nối với những điểm đã
có. Trong nô ̣i nghiệp, chuẩn bị sẵn sơ đồ chọn điểm để hoàn thành được ngay sơ
đồ đo sau khi kết thúc công tác khảo sát thực địa;
- Quyết định vị trí và xác nhâ ̣n điểm đo bằng cọc dấu trong quá trình khảo sát;
-Ghi lại thông tin điểm được chọn:
+ Số hiệu điềm,
+ Số điểm định hướng nhìn thấy,
Liệt kê những những vấn đề có ảnh hưởng đến chất lượng do. Tại những khu
vực bị che khuất, ghi nhâ ̣n những giá trị gần đúng về đô ̣ cao để sau này có biện
pháp nâng anten nếu cần thiết. Tốt nhất nên chuẩn bị bản vẽ cho từng điểm do
GNSS, xác định vị trí những đối tượng che khuất và ghi lại thông tin như hình
5.4
- Ghi nhâ ̣n những vấn để ảnh hưởng đến môi trường truyền sóng, ví dụ các
nguồn phát sóng điện từ, dây dẫn điện cao thế hay những đối tượng có khả năng
gây nên ảnh hưởng truyền đa đường.
- Điểm khác biệt cơ bản do GNSS với đo đạc truyền thống là phải xây dựng kế
hoạch do. Kế hoạch do ta các bước thực hiện hợp lý khi tiến hành do GNS, bao
gồm: thông tin người do, máy đo, thời gian bắt đầu ca do và vị trí điểm đo.
Khi chọn cửa sổ đo cần lưu ý thông tin sau :
- Số vệ tinh tối thiểu. Ví dụ khi đo tĩnh nhanh, số vệ tinh tối thiểu là 5-6 vệ tinh
- Cấu hình vệ tinh thuâ ̣n lợi. Nhấp giá trị cực đại DOP. Khi đo cố gắng đạt được
điều kiện PDOP < 4
Phụ thuô ̣c đối tượng che khuất, có thể chọn khoảng thời gian đo đáp ứng được
yêu cầu. Sau khi chọn cửa sổ đo, bước tiếp là xác định ca đo thực tế trong cửa
sổ, thời gian tối thiểu và thời gian khuyến cáo ca đo, khoảng cách, số lượng máy
GNSS, hiện trạng đường giao thông và thời gian di chuyển giữa các điểm đo.
Đo thực địa : Lắp máy và chuẩn bị đầy đủ mọi công việc cần thiết trước khi bắt
đầu đo. Các thông số cài đặt bao gồm :
- Phương pháp đo : đo tĩnh
- Khoảng thời gian ghi nhâ ̣n dữ liệu thống nhất giữa các máy GNSS. Khí đo tĩnh
nhanh khoảng thời gian này thường từ 10 – 15 giây.
- Góc ngưỡng thường là 10 đô ̣ hay 15 đô ̣. Góc ngưỡng 10 đô ̣ thuâ ̣n lợi hơn với
đo tĩnh nhanh vì đo các vệ tinh nằm giữa 10 đô ̣ - 15 đô ̣ sẽ nhanh hơn.
- Kiểu anten, phương pháp xác định đô ̣ cao anten
- Ghi số hiệu điểm đo
- Ghi nhâ ̣n thông tin thuô ̣c tính điểm
Người đo cần nghiên cứu kỹ hướng dẫn sử dụng thiết bị, qui trình đo. Các công
việc cụ thể là lắp các thiết bị kèm theo, dừng máy, dọi tâm …
Khi vâ ̣n chuyển máy cần chú ý thời gian bắt đầu ca đo để đến điểm kịp thời.Có
thể sử dụng chân máy và dọi tâm quang học, đế máy hoặc chân dựng nhanh để
dựng máy và dọi tâm. Nối cáp anten và ác qui với máy. Sau khi khởi đô ̣ng chương
trình đo, máy sẽ đo tự đô ̣ng, người đo chỉ có nhiệm vụ theo dõi và ghi lại các
thông tin cần thiết. Kiểm tra số hiệu điểm thuô ̣c tính điểm và nhâ ̣p các số liệu vào
máy sau khi khởi đô ̣ng đo.
Ngoài nhiệm vụ dựng máy và dọi tâm chính xác, người đo còn phải đo đô ̣ cao
anten với đô ̣ chính xác mm trước và sau khi đo xong. Khi đo tĩnh nhanh , đo đô ̣
cao anten đơn giản hơn vì sử dụng thiết bị chống và gây đỡ anten.
Đo các vecto có chiều dài hay chênh cao lớn thì từng thời điểm phải xác định
các số liệu về áp suất, nhiệt đô ̣ không khí, đô ̣ ẩm.
Xử lý số liêụ
Xử lý số dữ liệu đo tĩnh, thường gọi là xử lý vecto, được thực hiện theo hướng
dẫn chi tiết của từng phần mềm thương mại. Dữ liệu đầu vào là dữ liệu gốc, tức là
khoảng cách code và các giá trị pha. Dữ liệu đầu ra là các thành phần của vecto
khoảng các và ma trâ ̣n hiệp phương sai.
1.2.2. Ứng dụng đo GNSS động trong đo vẽ chi tiết
Công tác đo chi tiết bản đồ địa hình và địa chính có thể được thực hiện bằng phương
pháp đo đô ̣ng theo công nghệ GNSS theo hai phương án :
- Đo đô ̣ng xử lý sau : Máy đặt tại trạm tĩnh không cần có bô ̣ phát tín hiệu radio
Link và máy đặt tại trạm đô ̣ng không cần có bô ̣ thu tín hiệu radio Link.
- Đo đô ̣ng xử lý tức thời : Máy đặt tại trạm tĩnh cần có bô ̣ phát tín hiệu radio Link
và máy đặt tại trạm đô ̣ng cần có bô ̣ thu tín hiệu radio Link.
Khoảng cách từ trạm tĩnh đến trạm đô ̣ng được giới hạn trong khoảng 10km, lớn
hơn nhiều so với khoảng cách từ máy đến gương trong phương pháp sử dụng máy
toàn đạc điện tử. Vì vâ ̣y giảm thiểu được khá nhiều công tác thành lâ ̣p lưới khống chế
đo vẽ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không đo được ở vùng châ ̣t
hẹp, bị che chắn tín hiệu hoặc vùng nhiễu của các trạm phát sóng.
Với kỹ thuâ ̣t đo đô ̣ng “dừng và đi” đã trình bày ở trên, thời gian dừng đo tại mỗi
điểm chỉ khoảng từ 4s đến 10s (phụ thuô ̣c vào tần suất ghi tín hiệu), chúng ta hoàn
toàn có thể ứng dụng để đo vẽ bản đồ địa hình, bản đồ địa chính tỷ lệ lớn (từ tỷ lệ
1:500 trở xuống).
1. Nếu so với đo chi tiết bằng toàn đạc điện tử, phương pháp đo GPS đô ̣ng có ưu
điểm là khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm đô ̣ng có thể đến 10km, trong khi đo bằng
toàn đạc điện tử, khoảng cách giữa trạm máy và gương chỉ cỡ vài trăm mét. Ưu điểm
cơ bản của phương pháp GPS đô ̣ng trong đo vẽ bản đồ là không cần lâ ̣p lưới khống
chế đo vẽ. Tuy nhiên, nhược điểm của GPS đô ̣ng là không đo được ở vùng châ ̣t hẹp,
bị che chắn tín hiệu, hoặc vùng có nhiễu của các trạm phát sóng, trong khi đó, bằng
toàn đạc điện tử vẫn có thể tiến hành đo được.

Hình 1.4 Mô ̣t trạm cơ sở Hình 1.5. Hai trạm cơ sở


Để tăng năng suất đo chi tiết bằng GPS đô ̣ng, có thể bố trí 1 trạm tĩnh cho nhiều
trạm đô ̣ng (hình 1.4). Trong trường hợp cần đô ̣ chính xác cao, có thể bố trí 2 trạm cơ
sở (hình 1.5).
Trong trường hợp này toạ đô ̣ điểm đo sẽ được xác định từ 2 trạm tĩnh do đó đô ̣
chính xác vị trí điểm sẽ được nâng cao. Có thể áp dụng sơ đồ đo 2 trạm cơ sở để xác
định tọa
đô ̣, đô ̣ cao của các điểm đặt máy khi đo vẽ chi tiết bằng toàn đạc điện tử. Phương pháp
đo giả đô ̣ng cũng có thể thực hiện theo sơ đồ này.
2. Đo vẽ mặt cắt địa hình
Trong khảo sát phục vụ xây dựng công trình giao thông (đường bô ̣, đường sắt
vv...), xây dựng đường điện hay các công trình dạng tuyến khác, thường phải đo vẽ
thành lâ ̣p các mặt cắt dọc hoặc mặt cắt ngang. Nếu điều kiện địa hình cho phép (không
quá râ ̣m rạp), có thể ứng dụng phương pháp đo GPS đô ̣ng để đo vẽ thành lâ ̣p các mặt
cắt với đô ̣ chính xác của các điểm trên mặt cắt tương đương với điểm chi tiết bản đồ
địa hình tỷ lệ 1:500.
Để đo vẽ mặt cắt, cần chọn mô ̣t số điểm khống chế có toạ đô ̣ đô ̣ cao làm điểm cơ
sở, sao cho khoảng cách từ các điểm cơ sở đến các điểm đo vẽ mặt cắt không quá
10km. Trên thực tế, các điểm địa chính cơ sở ở nước ta có mâ ̣t đô ̣ khá lớn, hoàn toàn
đáp ứng được yêu cầu trên.
Sau khi đặt và khởi đô ̣ng trạm tĩnh, sẽ tiến hành khởi đo trạm đô ̣ng và thực hiện đo
lần lượt các điểm đặc trưng của mặt cắt địa hình (điểm gãy, điểm thay đổi đô ̣ dốc
vv...). Trong trường hợp cần đô ̣ chính xác cao có thể bố trí 2 trạm tĩnh để xác định tọa
đô ̣, đô ̣ cao của các điểm trên mặt cắt địa hình.
Đô ̣ cao của điểm chi tiết trên mặt cắt được xác định theo nguyên tắc đo cao GPS,
tức là phải biết đô ̣ cao (thủy chuẩn) của trạm tĩnh, sử dụng mô hình Geoid có đủ đô ̣
chính xác và khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm đo trên mặt cắt không quá xa. Theo
ước tính, với khoảng cách từ trạm tĩnh đến trạm đô ̣ng không quá 10km, sử dụng mô
hình Geoid EGM2008 có thể xác định đô ̣ cao điểm đo tương đương thủy chuẩn kỹ
thuâ ̣t.
Số liệu đo chi tiết các điểm mặt cắt địa hình có thể nhanh chóng được xử lý và
chuyển qua phần mềm đồ họa phù hợp để triển vẽ mặt cắt.
Thành lâ ̣p bản đồ tỷ lệ lớn bằng đo GNSS đô ̣ng chủ yếu sử dụng phương pháp PPK.
Lập kế hoạch đo của PPK:
- Trạm cơ sở: càng gần khu đo càng tốt (có thể chọn điểm khống chế đo vẽ đã
được xác định). Trạm cơ sở không cần nhìn thấy rover.
- Anten máy thu: đặt trên điểm tham chiếu hoặc điểm mới cần xác định
- Hệ tọa đô ̣, phép chiếu: phải thống nhất với các khu đo trong cùng dự án.
- Tần suất ghi dữ liệu của trạm base phải phù hợp với khoảng thời gian ghi dữ
liệu của rover. Tần suất ghi phụ thuô ̣c vào mục tiêu đo.
- Khi đo PPK, rover thường hoạt đô ̣ng cùng với bô ̣ điều khiển đo.
+Bô ̣ điều khiển: giúp người đo kiểm tra toàn bô ̣ công việc trong khi đo và ghi
lại siêu dữ liệu.
Công tác chuẩn bị: cần cài đặt cấu hình cho bô ̣ điều khiển, gồm
- Thiết lâ ̣p công việc đo:
+ Chọn hệ tọa đô ̣ khi thu nhâ ̣n dữ liệu là không cần thiết. Đô ̣ cao tham chiếu
được chọn so với đô ̣ cao trạm base
+ Chọn kiểu đo cho rover là PPK và thiết bị ghi là bô ̣ điều khiển.
+ Xác định tần xuất ghi dữ liệu, góc ngưỡng 13* và giá trị PDOP 6.0
+ Nên cố định đô ̣ cao anten rover.
- Các tùy chọn cần thiết cho trạm base là kiểu đo ( chọn RTK ), thiết bị ghi là
máy thu. Khoảng thời gian ghi dữ liệu và góc ngưỡng thống nhất với các giá trị
cài đặt cho rover. Các thông tin khác cần cung cấp là kiểu anten, đô ̣ cao anten,
đô ̣ cao anten, phương pháp đo anten và các thông tin về số máy và seri máy.
- Với các điểm đo chi tiết có tùy chọn cách đánh số hiệu điểm tự đô ̣ng hay thủ
công. Nếu là đánh số tự đô ̣ng thì số hiệu điểm tiếp theo sẽ là số cuối cùng của
số hiệu điểm trước đó cô ̣ng với hằng số nhâ ̣p vào ( VD hằng số là 1 thì số hiệu
điểm tiếp theo sẽ tăng 1). Nên chọn lưu điểm tự đô ̣ng vì chỉ khi các điều kiện
đo tối thiểu được đáp ứng thì bô ̣ điều khiển mới lưu trữ. Chọn số ần đo hợp lý
đê điểm đo được bô ̣ điều khiển lưu trữ. Theo khuyến cáo thì thời gian dừng đo
gấp 3 lần tần suất ghi dữ liệu là hợp lý. VD tần suất ghi là 5 thì TG dùng đo là
15s. Việc kiểm tra mức chất lượng đo cần theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Công việc chuẩn bị thiết bị chủ yếu là kiểm tra bô ̣ nhớ của máy thu và bô ̣ điều
khiển để đảm bảo thời gian ghi nhâ ̣n dữ liệu. Máy thu có thể sử dụng thẻ ghi
không? Nếu máy sử dụng nguồn điện ngoài thì phải sạc pin đầy đủ.
Các công việc thực địa. Trạm cơ sở phải có tầm nhìn thông thoáng để quan
trắc lien tục ít nhất 5 vệ tinh chung với Rover. Vị trí đặt trạm máy tránh những
nguồn gay nhiễu tín hiệu và đa đường truyền. Các công việc đối với trạm cơ sở
là dựng, cân bằng và dọi tâm chính xác bô ̣ dỡ anten. Lắp anten lên bô ̣ đỡ nếu
cần chỉnh
anten theo hướng bắc thực. Đo và ghi lại đô ̣ cao anten cũng như phương pháp
đo đô ̣ cao anten. Nối máy thu với nguồn điện. Sauk hi khởi đô ̣ng máy sẽ tự
đô ̣ng đo. Nếu sử dụng bô ̣ điều khiển để đo lâ ̣p trình trạm cơ sở thì nối bô ̣ điều
khiển với máy thu. Bô ̣ điều khiển sẽ tự dô ̣ng nhâ ̣n máy thu và người đo chỉ phải
nhâ ̣p mô ̣t số thông tin cơ bản và mô ̣t số thông tin về kiểu anten, thiết bị ghi dữ
liệu là có thể tháo bô ̣ điều khiển và máy thu sẽ tiến hành thu tiến hiệu liên tục.
- Việc lắp đặt rover để đo cũng không phức tạp. Người đo chỉ cần nối anten với
máy thu. Nếu sử dụng ba lô khi đo thì chú ý các thiết bị theo hướng dẫn. Sau đó
có thể có thể khởi đô ̣ng bô ̣ điều khiển và rover để tiến hành đo chi tiết. Quá
trình đo hoàn toàn tự đô ̣ng. bô ̣ điều khiển thông báo về hiện trạng đo, Vd “
đang tìm vệ tinh” , “ PDOP kém” và “ đang khởi đo”. Chú ý là qua trình khởi
đo chỉ thành công khi rover và trạm base quan trắc liên tục được 5 vệ tinh
chung với thời gian cần thiết ( khoảng 8 phút) để tính được lời giải chính xác.
Trong quá trình khởi đo nếu mất tín hiệu (lock) thì phải khởi đo lại.
- Khi đo đo dừng và đi: cần chú ý tại điểm đo chi tiết, người đo phải nhâ ̣p tên
điểm, thông tin anten và không di chuyển đế khi thông tin được lưu trữ. Trong
quá trình đo cần theo dõi bọt thủy tròn và giữ anten cố định.
- Đối với đo đô ̣ng thực: tương tự như đo dừng và đi. Đặc điểm đo đô ̣ng thực là
dữ liệu được lưu trữ liên tục. Chú ý đặt tên điểm có ký tự cuối cùng là ký tự số.
- Tại trạm cơ sở, tắt máy sau khi kết thúc đo phải đo lại đô ̣ cao anten, kiểm tra đô ̣
cần bằng và hướng anten trước khi đóng gói.
Các công việc nội nghiêp: sau khi về nô ̣i nghiệp công việc tiếp theo là trút dữ liệu
từ máy thu và bô ̣ điều khiển vao máy tính để xử lý. Có hai cách tải dữ liệu là trực tiếp
tải dữ liệu bằng phần mềm tiện ích tải từ thẻ nhớ CF hay PCMCA. Đối với cách mô ̣t
người sử dụng cân phải có phần mềm tiện ích của nhà sản xuất và phần mềm kết
nối.VD hãng Trimble có phần mềm Trimble Data transfer untility, phần mềm kết nối
là Microsoft ActiveSync. Cách thứ hai ít được khuyến cáo với bô ̣ điều khiển đo vì có
thể mất siêu dữ liệu nhưng được khuyến cáo khi tải dữ liệu trạm cơ sở. Người đo chỉ
cần cắm thẻ vào khe hay bô ̣ đọc, chọn các tệp cần tải và sao chép vào máy tính.
Chuyển dang file.dat .
Xử lý dữ liệu : các phần mềm ngày nay có modun giúp xử lý dữ liệu đo tĩnh, đo
tĩnh nhanh, đo PPK và RTK. Người sử dụng có thể tham khảo tài liệu hướng dẫn cụ
thể. Vs với phần mềm TGO tài liệu có hướng dẫn xử lý đo tính nhanh và đo đô ̣ng xử
lý sau.
Các công việc đo đô ̣ng với thời gian thực RTK đô ̣c lâ ̣p cũng tương tự như đo
RTK. Tuy nhiên đối vơi trạm RTK đô ̣c lâ ̣p người đo có thể kiểm tra đô ̣ chính xác để
quyết định có lấy kết quả hay không.
Đối với mạng trạm Cors, đo RTK xác định tọa đô ̣ điểm là kết quả xử lý dữ liệu
chung giữa chung tâm và rover. Từ dữ liệu đo của các trạm cors, phần mềm trung tâm
tính dữ liệu hiệu chỉnh và truyền cho trạm rover để xác định vị trí thời gian thực. Dữ
liệu truyền là dữ liệu trạm cors đọc lâ ̣p hay dữ liệu hiệu chỉnh theo mạng chuẩn
RTCM SC- 104 bằng giao thưc internet.
Biên tập bản đồ. Biên tâ ̣p bản đồ thời nay được thực hiện bằng công nghệ số với
dự hỗ trợ của mô ̣t số phần mềm đồ họa như: Microtation, Autocad… hay
GIS( ArcGis, Mapinfo..) . Biên tâ ̣p thành bản đồ phụ thuô ̣c vào mục tiêu bản đồ và
phải tuân theo các quy định chuyên ngành.
Dữ liệu GNSS được xuất sang cac phần mềm đồ họa/ Gis hoặc chỉ tọa đô ̣ các điểm
chi tiết hoặc các đối tượng địa lý. Vì vâ ̣y công việc chủ yếu bước này là biên tâ ̣p dữ
liệu thành lâ ̣p bản đồ gốc. nếu kết quả là tọa đô ̣ điểm chi tiết thì phải dự vao sơ đồ đo
để nối điểm, định nghĩa đối tượng địa lý, trong đó chú ý quan hệ không gian và phân
lớp đối tượng theo quy định. Sau đó là gán mã , biên tâ ̣p khung trongvaf khung ngoài
bản đồ. Nếu kết quả đo là các đối tượng đã xác định ngoài thực địa thì công việc chỉ là
kiểm tra quan hệ topology còn công việc khác làm tương tự ở trên.
Một số vẫn đề công tác kiểm tra. Đo RTK hiệu quả hơn nếu sử dụng mô ̣t trạm cơ sở
với nhiều trạm rover. Với hai trạm cơ sở , mọi điểm đo đêu được xác định từ hai vecto
đô ̣c lâ ̣p. khi đo mô ̣t trạm cơ sở công việc kiểm tra với máy rover bằng cách:
- Trong quá trình rover di chuyển đo thêm những điểm đã biết tọa đô ̣
- Quay trở lại điểm đo đầu tiên
- Phép đo được kết thúc ở điểm biết tọa đô ̣
- Thực hiện đo tính ở điểm cuối cùng
Đối với mạng CORS, chất lượng dữ liệu đo RTK được bảo đảm và kiểm tra chặt chẽ
từ trung tâm xử lý. Trong trương hợp nhâ ̣n dữ liệu bị gián đoạn do sự cố truyền thông,
người sử dụng có thể nhâ ̣n dữ liệu RINEX để tiến hành xử lý sau.
1.3. CHUYỂN THIẾT KẾ RA THỰC ĐỊA
Đưa bản thiết kế ra thực địa là mô ̣t dạng thường gặp của công tác trắc địa công
trình. Các điểm thiết kế cần đưa ra thực địa đã có toạ đô ̣ x,y theo thiết kế. Chúng ta có
thể sử dụng kỹ thuâ ̣t đo GPS đô ̣ng tức thời (RTK) để nhanh chóng xác định các điểm
có toạ đô ̣ đã cho ở thực địa. Toạ đô ̣ tức thời của điểm đo RTK sẽ dẫn đường để chúng
ta dễ dàng xác định được vị trí điểm thiết kế trên thực địa. Đây chính là nguyên tắc để
cắm công trình bằng GPS đô ̣ng. Ưu điểm này càng tỏ ra có hiệu quả nếu chúng ta thực
hiện cắm công trình trên biển (dàn khoan, cầu cảng vv...), hoặc ở những nơi mà khả
năng đo đạc bằng phương pháp truyền thống bị hạn chế.
Dựa vào bản thiết kế sẽ xác định được toạ đô ̣ của các điểm cần chuyển. Công
nghệ GNSS sẽ đưa các điểm này ra thực địa theo đúng vị trí (toạ đô ̣) đã được thiết kế
bằng cách: Sử dụng phương pháp đo GPS đô ̣ng, chuyển dịch trạm đô ̣ng đến vị trị có
toạ đô ̣ đúng bằng toạ đô ̣ đã thiết kế.
Nếu trường hợp yêu cầu cao về đô ̣ chính xác thì sau khi xác định được các
điểm, tiến hành xác định lại toạ đô ̣ các điểm đó bằng phương pháp đo tĩnh. So sánh
toạ đô ̣ đo được với toạ đô ̣ thiết kế để tiến hành hoàn nguyên điểm.
Ngoài ra còn có thể sử dụng GPS để kiểm tra đô ̣ thẳng đứng của công trình dựa
trên nguyên tắc xác định toạ đô ̣ các điểm trên đỉnh của công trình và so sánh với toạ
đô ̣ thiết kế của các điểm đó.
1.4. ỨNG DỤNG GPS TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CAO TẦNG
1.4.1 Ứng dụng GNSS trong xây dựng công trình cao tầng
Lưới cơ sở trắc địa công trình (CSTĐCT) là dạng lưới được lâ ̣p trên các mặt bằng
công nghiệp có diện tích lớn, có nhiều hạng mục công trình liên kết với nhau theo dây
chuyền chặt chẽ. Mạng lưới này là cơ sở để liên kết các cụm công trình trong mô ̣t hệ
toạ đô ̣ thống nhất.
Trong xây dựng các công trình giao thông hoặc công trình thủy lợi có quy mô lớn
cũng phải xây dựng các mạng lưới CSTĐCT, như lưới cơ sở cho công trình đường hầm
xuyên núi có chiều dài lớn, công trình hầm thủy điện (tunnel), công trình cầu vượt,
công trình sân bay, cảng biển vv...
Theo quy định chung, các mạng lưới CSTĐCT phải được đo nối với hệ toạ đô ̣ nhà
nước và xác định đô ̣ cao các điểm lưới trong hệ thống đô ̣ cao nhà nước [11].
Đô ̣ chính xác của mạng lưới CSTĐCT phụ thuô ̣c vào tính chất, đặc điểm, và yêu
cầu riêng của công trình hay của khu công nghiệp. Có loại công trình yêu cầu đô ̣ chính
xác rất cao (như nhà máy gia tốc hạt), có loại công trình cần đô ̣ chính xác cao như nhà
cao tầng, nhà máy xi măng, công trình đường hầm xuyên núi, hầm thủy điện, có công
trình yêu cầu đô ̣ chính xác trung bình và cũng có những công trình cần đô ̣ chính xác
thấp.
Các diểm của luới GPS cần bố trí ở những noi thông thoáng, không bị cản trở cho
việc thu tín hiệu từ vệ tinh. Khi do luới co sở trắc dịa công trình, nên chọn thời diểm
có số vệ tinh không ít hon 6 và PDOP < 4.
Tuỳ thuô ̣c vào công trình, diện tích khu vực cần lâ ̣p luới mà ta quyết dịnh hình
dạng và kết cấu luới. Trên hình 1.7 là mô ̣t mạng luới CSTÐCT phục vụ cho công tác
dào hầm dối huớng, áp dụng cho duờng hầm giao thông hoặc hầm thủy diện.

Hình 1.7
Trong hình trên, nguời ta thiết kế 2 ca do bằng 4 máy thu, trong dó cạnh A-B (trục
duờng hầm) duợc do 2 lần, sẽ có trọng số lớn hon các cạnh khác. Các cặp diểm AE,
AF và BC, BD ở các dầu duờng hầm duợc sử dụng dể dịnh huớng cho các duờng
chuyền phát triển khi dào hầm dối huớng. Chiều dài duờng hầm càng lớn, yêu cầu dô ̣
chính xác của mạng luới co sở phục vụ dào hầm dối huớng càng cao.
Luới thi công công trình công nghiệp truớc dây thuờng duợc lâ ̣p duới dạng luới ô
vuông xây dựng với các góc dúng bằng 900 và chiều dài cạnh dúng theo các chuẩn
mực cho truớc (100m hoặc 200m). Nhờ sự phát triển của kỹ thuâ ̣t tính toán xử lý số
liệu và
thiết bị do khoảng cách diện tử, hình thức luới ô vuông ít duợc sử dụng. Thay vào dó,
nguời ta có thể xây dựng các mạng luới thi công do góc-cạnh có hình dạng linh hoạt
phù hợp với mặt bằng khu công nghiệp.
Thí dụ ở Khu công nghiệp Dung Quất, dựa trên mạng luới CSTÐCT duợc xây dựng
bằng công nghệ GPS, nguời ta xây dựng các mạng luới thi công cho các hạng mục
công trình duới dạng luới duờng chuyền do góc cạnh. Các mạng luới này phục vụ cho
việc cắm các hạng mục công trình, phục vụ lắp dặt các thiết bị lớn nhu duờng ống,
cắm tim trục các công trình vv...Các mạng luới thi công công trình thuờng có dô ̣ chính
xác khá cao, sai số vị trí diểm yếu nhất trong mạng luới không vuợt quá ±5 mm, sai số
tuong hỗ giữa các cặp diểm cung nằm trong phạm vi nhu vâ ̣y. Những quy dịnh cụ thể
về dô ̣ chính xác duợc quy dịnh trong các quy chuẩn kỹ thuâ ̣t chuyên ngành hoặctheo
yêu cầu riêng của dự án.
Ðối với các công trình nhỏ, riêng lẻ nguời ta không lâ ̣p luới CSTÐCT mà chỉ lâ ̣p
luới thi công công trình và do nối với diểm tọa dô ̣, dô ̣ cao nhà nuớc. Theo kết quả
nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy có thể sử dụng GPS dể do các mạng luới thi công
với chiều dài các cạnh từ 100 m dến 1000 m. Luới thi công có thể xây dựng ở dạng
luới tam giác và cung cho phép xây dựng ở dạng luới da giác.
Mô ̣t dặc diểm chung của các mạng luới trắc dịa công trình là chiều dài cạnh trong
luới thuờng ngắn và có yêu cầu về dô ̣ chính xác tuong hỗ vị trí diểm khá cao. Chiều
dài cạnh do nối với diểm tọa dô ̣, dô ̣ cao nhà nuớc cung ít khi vuợt quá 10km. Với
khoảng cách ngắn nhu vâ ̣y có thể sử dụng máy thu 1 tần số dể do cạnh. Phuong pháp
do tinh và tinh nhanh duợc sử dụng dể do các mạng luới trắc dịa công trình. Trong
mô ̣t số truờng hợp có thể kết hợp công nghệ GPS và toàn dạc diện tử dể do các mạng
luới trắc dịa công trình.
Thời gian do trong các ca do chỉ cần kéo dài dến 30 phút, nếu diều kiện thu tín hiệu
tốt. Khi do cạnh với khoảng cách ngắn cần luu ý dến sai số dịnh tâm và do cao anten
máy thu GPS. Mô ̣t số quy dịnh kỹ thuâ ̣t do và xử lý số liệu GPS trong trắc dịa công
trình duợc quy dịnh trong tiêu chuẩn kỹ thuâ ̣t TCXDVN 364:2006
Theo công nghệ do dạc truyền thống, dể chuyển trục công trình lên cao, nguời ta
thuờng sử dụng máy chiếu dứng. Theo phuong pháp này phải dể lỗ thủng (cỡ 20 cm x
20 cm) trên các mặt bằng sàn thi công. Cung có thể chuyển trục bằng giao hô ̣i góc
hoặc
sử dụng phuong pháp toạ dô ̣ thực hiện bằng máy toàn dạc diện tử. Các phuong pháp
này cần phải có mặt bằng rô ̣ng, nhung cung chịu ảnh huởng của sai số trục dứng máy
toàn dạc diện tử khi góc nghiêng ống kính lớn.
Khi xây dựng các công trình có chiều cao lớn nhu nhà cao tầng, silo, ống khói
vv...có thể sử dụng GPS dể lâ ̣p luới chuyển trục công trình lên cao. Trên hình 1.8 là dồ
hình luới GPS bố trí dể chuyển trục công trình khi xây dựng nhà cao tầng.

Hình 1.8. Chuyển trục công trình lên tầng cao bằng GPS
Với dô ̣ chính xác cao trong do GPS cạnh ngắn, có thể sử dụng GPS dể chuyển trục
theo phuong pháp toạ dô ̣-hoàn nguyên. Hiện nay chuyển trục lên cao có thể dạt dô ̣
chính xác cỡ ±5mm (không phụ thuô ̣c vào chiều cao công trình). So dồ luới chuyển
trục có thể là các dạng luới tứ giác trắc địa, hình thoi hoặc hình da giác trung tâm
(hình 1.9), trong dó có ít nhất mô ̣t cặp diểm (A,B) bố trí duới dất hoặc trên công trình
thấp tầng vững chắc. Các diểm này tốt nhất là làm dịnh tâm bắt buô ̣c dể giảm bớt sai
số dịnh tâm máy thu.

Hình 1.9 Luới dạng hình thoi và luới dạng da giác trung tâm
Khi chuyển trục bằng GPS phải thực hiện khâu hoàn nguyên diểm do về vị trí trục.
Ta ký hiệu 𝑋𝑀 và 𝑌𝑀 là toạ dô ̣ thiết kế của diểm trục công trình và cung chính là toạ dô ̣
của diểm cần phải chuyển lên trên các mặt bằng sàn xây dựng, và ký hiệu 𝑋′𝑀 và 𝑌′𝑀 là
toạ dô ̣ xác dịnh duợc bằng GPS của diểm M’ trên sàn gần với diểm trục cần chuyển.
Từ các giá trị trên sẽ xác dịnh duợc các dô ̣ lệch về toạ dô ̣ nhu sau:

Từ các giá trị trên chúng ta sẽ tính duợc các yếu tố hoàn nguyên diểm nhu sau:
- Góc phuong vị hoàn nguyên tính theo công thức:

- Khoảng cách hoàn nguyên tính theo công thức:

Khi dặt máy thu trên sàn ta cố gắng dặt gần dúng vị trí diểm trục dể sao cho khoảng
cách hoàn nguyên càng nhỏ càng tốt vì nó liên quan dến dô ̣ chính xác hoàn nguyên.
Cố gắng dặt máy thu GPS vào vị trí gần dúng sao cho khoảng cách hoàn nguyên lớn
nhất nằm trong phạm vi 0,5m.
Ðể uớc tính dô ̣ chính xác của các yếu tố hoàn nguyên, có thể xuất phát từ công thức:

trong dó md là sai số do khoảng cách hoàn nguyên, 𝑚𝛼 là sai số xác dịnh huớng
hoàn nguyên.
Nếu giả sử khi hoàn nguyên khoảng cách duợc do với dô ̣ chính xác ±1mm, ta có thể
xác dịnh duợc sai số hoàn nguyên khi biết sai số xác dịnh huớng (𝑚𝛼) và dô ̣ dài của
khoảng hoàn nguyên (d), kết quả tính thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.5. Sai số hoàn nguyên vị trí điểm (mm)
Từ số liệu trong bảng ta thấy rằng, nếu khoảng cách hoàn nguyên nhỏ hon 0,1 m thì
huớng hoàn nguyên cho phép sai dến 10. Nguợc lại khi khoảng cách hoàn nguyên càng
lớn thì càng phải xác dịnh huớng chính xác. Can cứ vào bảng trên ta biết phải xác dịnh
huớng với dô ̣ chính xác là bao nhiêu dể bảo dảm sai số hoàn nguyên nằm trong phạm
vi < 2 mm.
1.5. QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH, BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH
Trong các dạng đo đạc, Thì đo biến dạng công trình đòi hỏi yêu cầu đô ̣ chính xác
cao nhất. Ví dụ : để phát hiện giá trị biến dạng hoặc chuyển dịch khá nhỏ cõ vài mm
thì cần thực hiện các phép đo có sai số không lớn hơn 1mm . Mức đô ̣ tin câ ̣y của số
liệu biến dạng, chuyển dịch phụ thuô ̣c vào đô ̣ chính xác đo và phương pháp xử lí số
liệu đo. Người ta đã sử dụng phương pháp đo GPS đô ̣ng liên tục với tần suất ghi tín
hiệu cỡ 0.5s:1s hoặc nhỏ hơn để quan trắc dao đô ̣ng của cầu dây văng do tác đô ̣ng
của ngoại
lực hoặc quan trắc dao đô ̣ng của nhà cao tầng do tác đô ̣ng của áp lực gió.
Các công trình công nghiệp và nhà cao tầng trong quá trình xây dựng và cả trong
thời gian sử dụng cí thể bị biến dạng hoặc chuyển vị do mô ̣t số tác đô ̣ng ngoại cảnh
hoặc do chính tải trọng của công trình trên nền đất yếu .trên thực tế người ta chỉ quan
tâm đến các hiện tượng biến dạng và chuyển dịch đạt đến mô ̣t giá trị nguy hiểm
Ví dụ với các công trình cây dựng người ta quy định giá trị lún cho phép nếu giá
trị lún vượt mức giới hạn cho phép và thể hiện lún lệch nguy hiểm thì người ta mới
quan tâm đến đô ̣ bền của công trình đó . Để biết được đô ̣ lún có vượt mức quy định
không thì phải tiến hành đo lún với đô ̣ chính xác và chu kỳ hợp lý cùng với việc xử lý
chính xác các kết quả đo
Qua nghiên cứu và thực hiện , cho thấy có thể sử dụng GPS vào quan trắc chuyển
vị ngang công trình . Vấn đề quan trắc chuyển dịch thẳng đứng còn bị hạn chế do đô ̣
chính xác về đô ̣ cao .
Trong trường hợp sử dụng lịch vệ tinh quang bá, vẫn có thế đo các cạnh ngắn
bằng GPS đô ̣ chính xác cỡ 2:3 mm nếu loại bỏ được sai số định tâm anten máy thu .
Trên cơ sở này GPS vẫn có thể giúp chúng ta theo dõi phát hiện chuyển dịch và biến
dạng công trình với giá trị lớn cỡ hai lần sai số đo tức là có giá trị chuyển dịch , biến
dạng cỡ 4 hoặc 6 mm.
Các công trình cao tầng do ảnh hưởng của lún lệch dẫn đến nghiêng công trình. Khi
đó vị trí mặt bằng của các điểm trên đỉnh (nóc) nhà sẽ bị chuyển dịch về hướng bị
nghiêng mô ̣t lượng nào đó. Công trình càng cao thì ảnh hưởng của lún lệch đến
chuyển vị ngang trên đỉnh càng lớn.
Nếu ta ký hiệu δ_H là giá trị lún lệch giữa hai điểm xa nhất trên móng, D là khoảng
cách giữa hai điểm đó, H là chiều cao toà nhà thì lượng dịch chuyển lớn nhất của điểm
đỉnh nhà sẽ được tính theo công thức:

Thí dụ: giá trị lún lệch là 2 mm, bề rô ̣ng móng nhà là D = 20m, nhà cao 100 m thì
lượng dịch chuyển lớn nhất điểm đỉnh nhà sẽ là 10 mm. Trên cơ sở này, ta có thể quan
trắc lượng chuyển dịch trên đỉnh nhà để phát hiện lún lệch và nghiêng công trình cao
tầng. Bằng máy thu 1 tần số ở khoảng cách ngắn chúng ta đủ khả năng để phát hiện
lượng dịch chuyển cỡ 10 mm trên đỉnh các nhà cao tầng. Tuy nhiên để quan trắc được
phải thiết lâ ̣p mô ̣t mạng lưới liên kết các đỉnh công trình cao tầng với nhau và đo với
mô ̣t số điểm cố định dưới đất. Tổ chức mô ̣t phương án quan trắc biến dạng bằng GPS
đòi hỏi chúng ta phải nắm được các thông tin cơ bản sau:
1. Tính chất sử dụng và đặc điểm kết cấu công trình
2. Đặc điểm nền móng công trình
3. Thời gian công trình đã sử dụng và các hiện tượng biến dạng nhìn thấy bằng mắt
4. Số lượng máy thu và đặc điểm máy thu GPS sẽ sử dụng để quan trắc
5. Chất lượng các phụ tùng kèm theo máy thu ( định tâm quang học..)
6. Điều kiện địa hình ở khu vực công trình cần quan trắc
7. Phần mềm sử dụng để xử lý số liệu đo .
Trên cơ sở các thông tin này chúng ta sẽ chọn đồ hình mạng lưới quan trắc, phương
pháp bố trí mốc quan trắc, các chỉ tiêu kỹ thuâ ̣t đo đạc và tính toán mạng lưới.
Chương 2. ỨNG DỤNG GNSS TRONG ĐO ĐẠC ĐỊA CHÍNH
2.1. XÂY DỰNG LƯỚI ĐỊA CHÍNH CÁC CẤP
Lưới địa chính: Lưới địa chính cơ sở, cấp 1, cấp 2 thường là dạng tam giác hay lưới
đường chuyền chêm dày vào giữa các điểm lưới khống chế mặt bằng Nhà nước
2.1.1. Chỉ tiêu kỹ thuâ ̣t cơ bản của lưới địa chính khi lâ ̣p bằng công nghệ GNSS quy
định như sau:
Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính đo Chỉ
ST
bằng công nghê ̣ GNSS tiêu
T
kỹ
thuật
1 Phương pháp đo Đo tĩnh
 10 mm + 2.D
2 Sử dụng máy thu có trị tuyệt đối của sai số đo cạnh
mm (D: tính
bằng km)
3 Số vệ tinh khỏe liên tục 4
4 PDOP lớn nhất 4
5 Góc ngưỡng cao (elevation mask) cài đặt trong máy thu  15° (15 đô ̣)
6 Thời gian đo ngắm đồng thời  60 phút
- Trị tuyệt đối sai số khép hình giới hạn tương đối khi  1:100000
xử lý sơ bô ̣ cạnh (fs/[S]):  5 cm
7 Khi [S] < 5 km:  30 [S] mm
- Trị tuyệt đối sai số khép đô ̣ cao dH ([S]: tính bằng
km)
Khoảng cách tối đa từ mô ̣t điểm bất kỳ trong lưới
8  10 km
đến điểm cấp cao gần nhất
9 Số hướng đo nối tại 1 điểm 3
10 Số cạnh đô ̣c lâ ̣p tại 1 điểm 2

b) Phải sử dụng ăng ten, máy thu tín hiệu vệ tinh và phần mềm đi kèm theo
máy thu, do nhà sản xuất cung cấp và tuân thủ các yêu cầu quy định tại Thông tư này
để thu tín hiệu, tính toán xác định tọa đô ̣ và đô ̣ cao.
Trước khi sử dụng phải kiểm tra hoạt đô ̣ng của máy thu và các thiết bị kèm theo, khi
hoạt đô ̣ng bình thường mới được đưa vào sử dụng. Đối với máy thu đang sử dụng cần
kiểm tra sự hoạt đô ̣ng của các phím chức năng, kiểm tra sự ổn định của quá trình thu
tín hiệu thông qua việc đo thử, kiểm tra việc truyền dữ liệu từ máy thu sang máy tính.
Đối với các máy mới, trước khi sử dụng phải tiến hành đo thử nghiệm trên bãi chuẩn
(đối với loại máy thu 1 tần số) hoặc trên các điểm cấp 0 (đối với loại máy thu 2 tần số)
và so sánh kết quả đo với số liệu đã có.
c) Trước khi đo phải lâ ̣p lịch đo. Khi lâ ̣p lịch đo được phép sử dụng lịch vệ tinh
quảng bá không có nhiễu cố ý SA (Selective Availabitily) để lâ ̣p nhưng lịch đó không
được cũ quá 01 tháng tính đến thời điểm lâ ̣p lịch đo. Các tham số cần khai báo vào
phần mềm lâ ̣p lịch đo gồm ngày lâ ̣p lịch đo; vị trí địa lý khu đo (tọa đô ̣ địa lý xác định
trên bản đồ, lấy theo trung tâm khu đo, giá trị B, L xác định đến phút); số vệ tinh tối
thiểu cần quan sát là 4; PDOP lớn nhất cho phép quan sát là 4; khoảng thời gian tối
thiểu của ca đo là 60 phút; góc ngưỡng 15 đô ̣.
d) Trong quá trình đo lưới tọa đô ̣ ở thực địa điểm đánh dấu trên ăng ten phải
được đặt quay về hướng Bắc với sai lệch không quá 10 đô ̣; chiều cao ăng ten được
tính trung bình từ 03 lần đo đô ̣c lâ ̣p vào các thời điểm bắt đầu đo, giữa khi đo và trước
khi tắt máy thu, đọc số đến mm, giữa các lần đo không lệch quá 2 mm.
đ) Khi sử dụng các máy thu tín hiệu vệ tinh nhiều chủng loại, nhiều hãng sản
xuất khác nhau để lâ ̣p cùng mô ̣t lưới phải chuyển file dữ liệu đo ở từng máy sang dạng
RINEX.
e) Sử dụng các phần mềm (modul) phù hợp với loại máy thu tín hiệu vệ tinh
để giải tự đô ̣ng véc tơ cạnh, khi tính khái lược véc tơ cạnh phải đảm bảo các chỉ tiêu
sau:
- Lời giải được chấp nhâ ̣n: Fixed;
- Chỉ số Ratio: > 1,5 (chỉ xem xét đến khi lời giải là Fixed);
- Sai số trung phương khoảng cách: (RMS) < 20 mm + 4.D mm (D tính bằng km).
Việc bình sai lưới chỉ được thực hiện sau khi tính khái lược cạnh và sai số khép cho
toàn bô ̣ mạng lưới đạt chỉ tiêu kỹ thuâ ̣t.
g) Khi tính khái lược cạnh nếu có chỉ tiêu kỹ thuâ ̣t không đạt yêu cầu thì được
phép tính lại bằng cách thay thế điểm gốc xuất phát, lâ ̣p các vòng khép khác hoặc
không sử dụng điểm khống chế cấp cao để phát triển lưới địa chính nếu số điểm
khống chế cấp cao còn lại trong lưới vẫn đảm bảo theo quy định. Trong trường hợp
không sử dụng điểm khống chế cấp cao đó làm điểm gốc phát triển lưới thì vẫn đưa
vào bình sai như mô ̣t điểm trong lưới và phải nêu rõ trong Báo cáo Tổng kết kỹ thuâ ̣t,
số liệu chỉ được đưa vào bình sai chính thức bằng phương pháp bình sai chặt chẽ khi
đã giải quyết các tồn tại phát hiện trong quá trình tính khái lược.
h) Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi lâ ̣p lưới địa chính bằng công
nghệ GNSS gồm:
- Bảng trị đo và số cải chính sau bình sai;
- Bảng sai số khép hình;
- Bảng chiều dài cạnh, phương vị, chênh cao và các sai số sau bình sai (sai số trung
phương vị trí điểm tọa đô ̣, sai số trung phương tương đối cạnh, sai số trung
phương phương vị cạnh và sai số trung phương đô ̣ cao);
- Bảng tọa đô ̣ vuông góc không gian X, Y, Z;
- Bảng tọa đô ̣ và đô ̣ cao trắc địa B, L, H;
- Bảng tọa đô ̣ vuông góc phẳng và đô ̣ cao thủy chuẩn sau bình sai;
- Sơ đồ lưới địa chính sau thi công.
2.2. ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
2.2.1. Tổng quan chung về đo GNSS động sử dụng trị đo pha.
Đo đạc bản đồ địa hình địa chính tỷ lệ lớn chủ yêu áp dụng kỹ thuâ ̣t đo đô ̣ng
thời gian thực sử dụng trị đo pha( RTK) vì đáp ứng được đô ̣ chính xác. Đo RTk cũng
dựa trên kỹ thuâ ̣t xác định vị trí tương đối, có nghĩa là phải xác định tọa đô ̣ các điểm
mới so với mô ̣t điểm biết trước với đô ̣ chính xác là cm.
Vì đô đô ̣ng dựa vào trị đo pha nên để đạt được đô ̣ chính xác cần giải đa trị chu
kỳ ( Ni) quá trình xác định Ni trong đo RTk được gọi là đo khởi đầu. Điểm xuất phát
là điểm khởi đầu. Các phương pháp đo là:
- Đo khởi đầu sử dụng tay đo. Máy GNSS đặt cố định , trùng vơi tâm đòn trạm
tham chiếu. máy di đô ̣ng đặt ở đầu cuối kia cảu tay đòn,định hướng về phía
nam. Sau mô ̣t hai phut đo là có thể di chuyển máy. Ưu điểm là chỉ cần mô ̣t
người cũng có thể thực hiện được công tác đo khởi đầu và chỉ cần mô ̣t điểm
biết tọa đô ̣ trươc.
- Đo khởi đầu trong khi di chuyển: ( OTF: on the fly) Trong khi di chuyển nếu
không thu được tín hiệu vệ tinh, ví dụ bị che khuất thì phải đo khởi đầu lại. Đo
OTF cũng cần mô ̣t khoảng thời gian mô ̣t vài phút không bị mất tín hiệu để đảm
bảo quá trình tính toán xác định Ni. Hạn chế của OTF là trạm tham chiếu không
được cách khu đo quá 10km.
Sau khi OTF đưa vào áp dụng thì các phương pháp khác ít được áp dụng. hiện
nay OTF là điều kiện cơ bản của các hệ thống đo đô ̣ng thời gian thực với đô ̣
chính xác Cm.
- Đo khời đầu bằng phương pháp tráo đổi anten: Mô ̣t máy GNSS được đặt
trên điểm quy chiếu. máy khác B được dặt tại mô ̣t điểm bát kỳ, cách A khoảng
10m. thực hiện đo tại A với thời gian là 1-2 phút. Sau đó đổi vị trí máy A và B
trong khi vẫn thu liên tục tín hiệu vệ tinh trong mô ̣t vài epoch.Sau khi đô xong
chuyển máy về bị trí ban đầu và từ đó máy B tiến hành đo. Ưu điếm: chỉ cần 5-
6 phút đo khởi đầu và cần mô ̣t điểm bieetsd trước tọa đô ̣. Hạn chế là cần hai
người đo để chuyển chỗ anten và trạm tham chiếu đo.
- Đo khởi đầu bằng phương pháp đo tĩnh: Tên gọi khác là đo khởi đầu điểm
chưa biết tọa đô ̣. Khi máy đo di chuyển trên điểm chưa biết tọa đô ̣ và tiến hành
đo tĩnh. Ưu diểm là điểm khởi đầu I có thể đặt ở chỗ thuâ ̣n tiện, cách điểm
tham chiếu R trong phạm vi 15km. hạn chế phương pháp đo từ 15-30 phút, phụ
thuô ̣c vao khoảng cách từ trạm tham chiếu và máy GNSS sử dụng.
- Đo khởi đầu từ điểm có tọa độ biết trước: Ưu điểm máy di đô ̣ng chỉ cần đo
trong khoảng 1-2 phút. Hạn chế điểm khởi đầu phải có tọa đô ̣ và sai số vị trí
điểm giữa R và điểm ban đầu 1-2cm.
2.2.2 Phân nhóm đo động GNSS
Có 3 phương pháp chủ yếu là:
a. Đo dừng và đi: ( đo bán đô ̣ng) stop and go là kỹ thuâ ̣t định vị tương đối trị
đo pha. Mô ̣t máy GNSS được đặt cố định trên điểm đã biết tọa đô ̣ ( trạm cơ
sở) còn máy di đô ̣ng ( rover) di chuyển đến điểm càn xác định.Tại điểm
này, rover dừng lại để đo, thu nhâ ̣n dữ liệu.Tốc đọ ghi nhâ ̣n rover rất nhưng
1-2 giây trong khoảng 30s tại điểm dừng.
Mô ̣t trạm cơ sở phục vụ nhiều trạm rover. Phù hợp với khu vực rọng lớn
15- 20 km cần xác định tọa đô ̣ nhiều điểm mới. cần đo khởi đầu để xác định
số nguyên đa trị. Diều kiện phải nhìn thấy ít nhất 4 vệ tinh.
b. Đo đô ̣ng thực: Nguyên lý giống với đo dừng và đi nhưng rover không dừng
tại mỗi điểm mà di chuyển liên tục và thu nhâ ̣n dữ liệu theo từng khoảng
thời gian được ấn định trước như 5s hay 10s.
c. Đo đô ̣ng thời gian thực: là kỹ thuâ ̣t định vị tương đối xác định vị trí thời
gian thực của hai anten máy thu GNSS với nhau. Khi đo RTk , trạm cơ sở
truyền dữ liệu đo thời gian thực cho mô ̣t hay nhiều trạm rover. Rover nhâ ̣n
dữ liệu
từ base và dữ liệu đo để xác định vị trí so với trạm cơ sở. Kỹ thuâ ̣t đo RTK
yêu cầu liên kết truyền thông tin liên tục giữa trạm cơ sở và máy di đô ̣ng để
nhâ ̣n được dữ liệu đo từ trạm cơ sở.
Các thành phần đo RTK đô ̣c lâp gồm:
- Trạm cơ sở( base): là tram tham chiếu là vị trí điểm có tọa đô ̣ biết trươc được
lắp máy hai tần số và anten. Trạm có thể dặt trên mặt đất hay những vị trí
không cân giám sát.Việc nhâ ̣p tọa đô ̣ trạm tham chiếu ( WGS 84/ ITRF) hay
tọa đô ̣ địa phương, đọ cao vào máy được tiến hành thông qua bô ̣ điều khiển.
trạm có bô ̣ phát sóng để truyền dữ liệu. Để tăng khoảng cách truyền dữ liệu có
thể lắp đặt thêm bô ̣ phát lặp.
- Rover: đây là các máy thu GNSS hai tần số đo di đô ̣ng được bổ sung bô ̣ thu
sóng để tiếp nhâ ̣n tất cả các dữ liệu đo code và pha của trạm tham chiếu cung
phần mềm tích hợp đo RTK đê xử lý dữ liệu.Máy dặt trong 3 lo đeo vai cong
bô ̣ điều khiển gắn tren anten. Người đo có thể kiểm soát thông tin vị trí và các
dữ liệu kèm theo trên màn hình bô ̣ điều khiển. nếu các tham số tính chuyển
giữa hệ tọa đô ̣ WGS84/ITRF và hệ tọa đô ̣ địa phương được định nghĩa thì kết
quả biểu thị trong hệ tọa đô ̣ địa phương.
- So sánh theo khía cạnh liên quan tới hiệu xuất và chi phí triển khai giữa đo RTK
và sử dụng trạm Cors có sự khác biêt đáng kể là:
- Trạm cơ sở:đối vơi kỹ thuâ ̣t đo RTK người sử dụng phải trang bị , bảo trì, giám
sát và thiết lâ ̣p mô ̣t hay nhiều trạm cơ sở. Công việc này tốn kém cả thời gian
và kinh phí cũng như các vấn đề kỹ thuâ ̣t đối với người đo mới làm quen với
công nghệ. Các trạm cơ sở thiết lâ ̣p để đo RTK không hỗ trợ người đo kiểm tra
toàn bô ̣ những vấn đề liên quan tới kỹ thuâ ̣t. Khi sử dụng mạng trạm CORS để
đo RTK , người sử dụng không phải thiết lâ ̣p , duy trì, giám sát các trạm cơ sở
mà chỉ cần đăng ký là có thể truy câ ̣p được dữ liệu cần thiết.
- Truyền thông: Các nhà vâ ̣n hành mạng trạm CORS hiện nay đều sử dụng mạng
di đô ̣ng để cung cấp dữ liệu cho người đo. Do đó, mạng trạm cors chỉ khả thi
đo thời gian thực khi mạng di đô ̣ng khả thi. Đo RTK đô ̣c lâ ̣p thường dử dụng
sóng UHF, VHF hoặc dải sóng phổ không cần mạng di đô ̣ng nhưng bị giới hạn
phạm vi truyền dữ liệu ở khu vực lớn.
- Chất lượng và giải pháp đo: Đô ̣ chính xác khi đo RTK giảm khi chiều dài vecto
giữa trạm cơ sở và rover tăng. Mạng cors phát triển để tăng chiều dài vecto đên
trạm rover, đảm bảo sự thống nhất vị trí các rover cách xa trạm cơ sở ( <
50km). Nếu đo rtk ở khu vực rô ̣ng lớn người đo cần thiết lâ ̣p nhiều trạm cơ sở
hoặc sử dụng phương pháp đo luân phiên đối với các vecto ngắn để đảm bảo đô ̣
chính xác đồng nhất. Cả hai cách đều tốn chi phí cao.So với rtk đô ̣c lâ ̣p mạng
trạm cors có nhiều ưu điểm sau:
- Có thể mô hình hóa liên tục thời gian thực các nguồn sai số GNSS, mọi thành
phần sai số đều xác định được.
- Mạng trạm cors ít nhạy cảm, khi mô ̣t trạm cors nào đó có vấn đề thì vẫn mô hình
hóa được các nguồn sai số GNSS.
- Khoảng cách tăng nhưng vẫn đảm bảo đô ̣ chính xác cm.
- Có thể kiểm tra sự ổn định của các mạng trạm CORS.
- Người đo nhâ ̣n được đô ̣ chính xác đồng nhất trong xác định vị trí và chất lượng
dữ liệu được đảm bảo.
- Mạng không chỉ cung cấp dữ liệu RTK, DGNSS mà còn cung cấp dữu liệu
RINEX phục vụ xử lý sau.
- Phục vụ đa mục đích: đo đạc, dẫn đường, địa không gian, giao thông, môi
trường và các ứng dụng khác.
- Có nhiều giải pháp liên kết vô tuyến ( GSM/GPRS/3G…)
2.2.3 Thành lập bản đồ địa chính tỷ lê ̣ lớn bằng đo GNSS động
Công tác đo chi tiết bản đồ địa hình và địa chính có thể được thực hiện bằng
phương pháp đo đô ̣ng theo công nghệ GNSS theo hai phương án :
- Đo đô ̣ng xử lý sau : Máy đặt tại trạm tĩnh không cần có bô ̣ phát tín hiệu radio
Link và máy đặt tại trạm đô ̣ng không cần có bô ̣ thu tín hiệu radio Link.
- Đo đô ̣ng xử lý tức thời : Máy đặt tại trạm tĩnh cần có bô ̣ phát tín hiệu radio
Link và máy đặt tại trạm đô ̣ng cần có bô ̣ thu tín hiệu radio Link.
Khoảng cách từ trạm tĩnh đến trạm đô ̣ng được giới hạn trong khoảng 10km, lớn
hơn nhiều so với khoảng cách từ máy đến gương trong phương pháp sử dụng máy
toàn đạc điện tử. Vì vâ ̣y giảm thiểu được khá nhiều công tác thành lâ ̣p lưới khống
chế đo vẽ. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không đo được ở vùng
châ ̣t hẹp, bị che chắn tín hiệu hoặc vùng nhiễu của các trạm phát sóng.
Một số vấn đề kỹ thuật đo RTK độc lập và sử dụng mạng CORS
- Qua nô ̣i dung trình bày chung về đo GNSS đô ̣ng ở phần trên , có thể thấy mô ̣t
số vấn đề kỹ thuâ ̣t người đo cần chú ý để có giải pháp thực thi phù hợp yêu cầu
thành lâ ̣p bản đồ địa hình , địa chính tỷ lệ lớn bằng kỹ thuâ ̣t này.
- Đối với giải pháp sử dụng mạng CORS. Sử dụng dịch vụ mạng CORS đo RTK
thành lâ ̣p bản đồ tỷ lệ lớn rất hiệu quả và đảm bảo đô ̣ chính xác cm . Cũng như
đo RTK đô ̣c lâ ̣p , vị trí anten rover được xác định là vị trí tương đối so với trạm
cơ sở của mạng. Tọa đô ̣ của điểm đo được xác định trong hệ tham chiếu mạng
CORS. Vì vâ ̣y , người đo phải phải biết chính xác hệ tham chiếu của mạng và
đảm bảo tọa đô ̣ nhâ ̣n được khớp với hệ tham chiếu của dự án , chính xác là phải
tính chuyển tọa đô ̣ trong hệ tham chiếu mạng CORS về hệ tọa đô ̣ tham chiếu
địa phương. Ngoài hệ tham chiếu, người đó cũng cần biết nhà cung cấp dịch vụ
mạng CORS có giám sát tính toàn vẹn ( integrity ) các trạm tham chiếu không
vì nếu hoạt đô ̣ng của 1 vài trạm bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí
rover. Nói chung , khi sử dụng mạng CORS, người đó phải yêu cầu thông tin từ
nhà cung cấp không chỉ là thông tin về hệ tham chiếu mà cả thông tin về sự ổn
định tọa đô ̣ của các trạm tham chiếu.
- Đối với giải pháp đo RTK đô ̣c lâ ̣p . Giải pháp này yêu cầu nhiều vấn đề cần
được chú ý hơn so với sử dụng dịch vụ mạng CORS vì trách nhiệm thường
nằm ở phía người đo, cụ thể là :
- Các điều kiện về vị trí trạm cơ sở: Khi thiết lâ ̣p trạm cơ sở đo RTK đô ̣c lâ ̣p ,
người đo phải tham khảo các khuyến cáo sử dụng rover vì có nhiều vấn đề
quan trọng không chỉ liên quan đến rover mà còn liên quan đến cả trạm cơ sở ,
nhất là các thiết lâ ̣p các tham số trạm cơ sở. Ngoài ra , mô ̣t số vấn đề cần cân
nhắc khác là tầm nhìn bầu trời , sự ổn định của các thiết lâ ̣p cơ bản và hệ tham
chiếu. Người đo cần xem xét cẩn thâ ̣n để quyết định vị trí trạm cơ sở và giải
pháp thực thi phù hợp. Đo RTK đô ̣c lâ ̣p yêu cầu rover và trạm cơ sở cùng quan
trắc các vệ tinh chung. Để tâ ̣n dụng lợi thế quan trắc của trạm cơ sở , phải đảm
bảo vị trí lắp đặt antenna GNSS có tầm nhìn thông thoáng với góc cao từ 10-15
đô ̣ ( góc ngưỡng
đo GNS). Trạm ở cơ sở cần được chọn vị trí có môi trường ổn định , thiết bị
được kiểm định, định tâm và đo đô ̣ cao anten chính xác. Máy GNSS phải có
khả năng lưu trữ dữ liệu để xử lý.
- Xác định tọa đô ̣ trạm cơ sở. Tọa đô ̣ trạm cơ sở là số liệu xác định hệ tham
chiếu đo RTK đô ̣c lâ ̣p được cài đặt cho máy. Có hai giải pháp tùy chọn để xác
định tọa đô ̣ trạm cơ sở là chọn điểm có tọa đô ̣ biết trước hoặc chọn điểm mới
sau đó đo xác định tọa đô ̣.
- Đối với giải pháp thứ nhất, sử dụng các điểm mạng lưới GPS quốc gia làm
trạm cơ sở là phù hợp nhất vì tọa đô ̣ được xác định chính xác trong hệ tham
chiếu quốc tế ( WGS 84/TTRF). Trong trường hợp nước ta là mạng lưới GPS
cấp “0” hoặc thấp hơn.
- Trường hợp trong khu đo không điểm GPS thì phải chon vị trí các điểm mới
phù hợp các yêu cầu kỹ thuâ ̣t trạm cơ sở , thiết kế lưới đo GPS( nếu cần thiết )
đo “ nối “ với điểm mạng lưới GPS quốc gia cách khu đo 30-50km. Áp dụng
phương pháp đo tĩnh tương đối theo hướng dẫn kỹ thuâ ̣t , sử dụng phần mềm
bình sai GNSS để tính tọa đô ̣ điểm. Việc xác định tọa đô ̣ điểm mới cũng có thể
thực hiện bằng định vị điểm chính xác (PPP). Kỹ thuâ ̣t định vị PPP rất hữu ích
tại các khu vực xa, nơi không có điểm mạng lưới GPS. Tuy nhiên muốn đảm
bảo đô ̣ chính xác , người đo phải tuân theo quy trình kỹ thuâ ̣t và nhâ ̣n được dữ
liệu quỹ đạo vệ tinh chính xác, sai số đồng hồ vệ tinh và các mô hình khí quyển
phù hợp để xử lý dữ liệu . Theo kinh nghiệm thực tế, thông thường sau 12-24
giờ quan trắc 2-4 giờ thì đô ̣ chính xác <5 cm, còn đo 1-2 giờ thì đô ̣ chính xác <
10 cm.
2.3. ĐOKIỂM KÊ ĐẤT, PHÂNLOẠIĐẤTVÀ CẬP NHẬTTHÔNGTIN
ĐỊACHÍNH Thông tư 48/2014/TT-BTNMT là thông tư quy định kỹ thuâ ̣t về xác định
đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới hành chính trên thực địa và lâ ̣p hồ sơ
địa giới hành chính các cấp. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà
nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xác định đường địa giới hành
chính, cắm mốc địa
giới hành chính và lâ ̣p hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
-Theo thông tư 48/2014/TT-BTNMT đường địa giới chính và mốc địa giới hành
chính được định nghĩa như sau:
+Đường địa giới hành chính (ĐGHC) là đường ranh giới phân chia lãnh thổ các
đơn vị hành chính theo phân cấp quản lý hành chính. Đường ĐGHC các cấp bao gồm:
đường ĐGHC tỉnh, thành phố trực thuô ̣c Trung Ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh),
đường ĐGHC huyện, quâ ̣n, thị xã thuô ̣c tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện), đường
ĐGHC xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã). Đường ĐGHC các cấp được
xác định trên cơ sở các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên thực địa.
+Mốc ĐGHC là dấu hiệu bằng vâ ̣t thể dùng để đánh dấu đường ĐGHC giữa các
đơn vị hành chính với nhau. Mốc ĐGHC các cấp bao gồm: mốc ĐGHC cấp tỉnh, mốc
ĐGHC cấp huyện, mốc ĐGHC cấp xã.
2.3.1. Đo tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính cấp xã
- Tọa đô ̣, đô ̣ cao của mốc ĐGHC cấp xã được đo trực tiếp ở thực địa bằng các thiết
bị đo đạc thông dụng như máy thu GPS, máy toàn đạc điện tử. Các điểm khống chế
tọa đô ̣, đô ̣ cao dùng để khởi tính là các điểm tọa đô ̣, đô ̣ cao nhà nước có trong khu đo.
Trường hợp sử dụng công nghệ GPS, tùy theo khoảng cách từ các điểm khống chế đến
mốc ĐGHC cần xác định tọa đô ̣ mà chọn thời gian quan trắc cho phù hợp nhưng
không được ít hơn 60 phút.
- Quy trình tính toán bình sai xác định tọa đô ̣, đô ̣ cao mốc ĐGHC được thực hiện
như quy trình tính toán bình sai lưới khống chế tọa đô ̣ các cấp. Tọa đô ̣ các mốc ĐGHC
cấp xã được tính toán bình sai trong Hệ VN-2000, múi chiếu 3o phù hợp với kinh
tuyến trục của bản đồ địa hình được sử dụng làm nền để thành lâ ̣p bản đồ ĐGHC cấp
xã khu vực đó.
- Sai số trung phương tọa đô ̣, đô ̣ cao mốc ĐGHC cấp xã sau bình sai không được
phép vượt quá 0,3m đối với mặt phẳng và 0,5m đối với đô ̣ cao. Ở khu vực ẩn khuất,
khó khăn các sai số này được phép nâng lên 0,5m đối với mặt phẳng và 0,7m đối với
đô ̣ cao;
- Sau khi tính toán bình sai phải lâ ̣p Bảng xác nhâ ̣n tọa đô ̣ mốc ĐGHC cấp xã,
giá trị tọa đô ̣, đô ̣ cao mốc ĐGHC được điền viết đến 0,01m theo mẫu được quy định.
2.3.2. Xác định tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính cấp xã
Tọa đô ̣ các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp xã được xác định trên bản đồ địa
hình dạng số sử dụng làm nền cho bản đồ ĐGHC cấp xã đó.Tọa đô ̣ điểm đặc
trưng lấy đến 0,01m. Bảng tọa đô ̣ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính
cấp xã được thực hiện theo quy định tại ban hành kèm theo Thông tư này.
2.3.3. Xác định tọa độ, độ cao mốc địa giới hành chính và các điểm đặc trưng
trên đường địa giới hành chính cấp huyên,
̣ cấp tỉnh
- Bảng tọa đô ̣ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp
huyện, cấp tỉnh được lâ ̣p trên cơ sở bảng xác nhâ ̣n tọa đô ̣ các mốc ĐGHC cấp xã.
Trong đó:
a) Các mốc ĐGHC cấp xã nằm trên đường ĐGHC cấp huyện và giao điểm giữa
đường ĐGHC cấp xã với đường ĐGHC cấp huyện không cắm mốc được coi là
những điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp huyện;
b) Các mốc ĐGHC cấp huyện nằm trên đường ĐGHC cấp tỉnh và giao điểm giữa
đường ĐGHC cấp huyện với đường ĐGHC cấp tỉnh không cắm mốc được coi là
những điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp tỉnh.
- Trường hợp bản đồ ĐGHC cấp xãcó cơ sở toán học khác với cơ sở toán học của
bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh thì phải tính chuyển các giá trị tọa đô ̣ này về đúng
cơ sở toán học của bản đồ ĐGHC cấp huyện, cấp tỉnh.
- Bảng tọa đô ̣ các mốc ĐGHC và các điểm đặc trưng trên đường ĐGHC cấp
huyện, cấp tỉnh được lâ ̣p theo quy định. Giá trị tọa đô ̣, đô ̣ cao lấy đến 0,01m.
2.4. ĐO KIỂM TRA, NGHIỆM THU BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
Việc đo kiểm tra, nghiệm thu được tiến hành dựa trên sản phẩm đã hoàn thành
của đơn vị sản xuất.
Quá trình kiểm tra được thực hiện ngẫu nhiên tại những vị trí biểu đạt mức đô ̣
trung bình trên toàn bản đồ.
Thông thường việc kiểm tra chiều dài cạnh được tiến hành thông qua các vết cắt
ngang của các đường địa giới hành chính. Tại vị trí mốc địa giới đã biết, tiến hành đo
mô ̣t mặt cắt ngang qua mô ̣t khu vực địa chính có mức đô ̣ phức tạp trung bình trên
mảnh bản đồ. Vết cắt giao tiếp với các đường địa giới đã thành lâ ̣p trên bản đồ được
so sánh ngay tại thực địa. Sai số cho phép của địa giới trên bản đồ không được vượt
quá tỷ lệ thành lâ ̣p bản đồ. Ví dụ, tỷ lệ bản đồ là 1:2000, sai số cho phép không được
vượt quá 20 cm.
Chương 3. ỨNG DỤNG GNSS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.1. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CÁC ĐỐI TƯỢNG TRÊN MẶT ĐẤT
3.2.1. Các nguyên lý định vị (GNSS)
Có hai nguyên lý định vị trong GNSS:
- Định vị tuyệt đối: Xác định ngay toạ đô ̣ của điểm quan sát
- Định vị tương đối: Xác định hiệu toạ đô ̣ (vị trí tương đối) của hai hoặc nhiều
điểm quan sát
1. Định vị tuyêṭ đối
Giả sử máy thu đặt tại M và tiến hành thu tín hiệu vệ tinh Si (hình 2.18 )

S1(X1,Y1,Z1) S3(X3,Y3,Z3)
S2(X2,Y2,Z2)

R2
R1
R3

M(X,Y,Z)
Hình 3.1 Định vị GPS tuyệt đối

Trong hình 3.1


- X, Y, Z là tọa đô ̣ của điểm M
- Xi,Yi, Zi toạ đô ̣ của các vệ tinh Si
- Ri khoảng cách từ các vệ tinh Si đến máy thu
Ta có quan hệ toán học sau:
Ri  (X
i
- X) 2  (Y i - Y)2  (Z - iZ) 2 (3.1)
Trong phương trình (3.1) Xi,Yi, Zi đã biết, Ri đo được. Phương trình (3.1) còn
lại ba ẩn số, đó chính là tọa đô ̣ điểm quan sát X, Y, Z.
Để giải được toạ đô ̣ điểm quan sát, cần có ít nhất ba phương trình dạng (3. 1)
tương ứng phải quan sát đồng thời tối thiểu ba vệ tinh (hình 3.1).
- X, Y, Z là tọa đô ̣ của điểm M
- X1,Y1, Z1 ; X2,Y2, Z2; X3,Y3, Z3 tương ứng là toạ đô ̣ của các vệ tinh S1, S2, S3
- R1, R2, R3 lần lượt là khoảng cách từ các vệ tinh S1, S2, S3 đến máy thu

S3(X3,Y3,Z3)
S4(X4,Y4,Z4)
S2(X2,Y2,Z2)
S1(X1,Y1,Z1)
R1

R2 R3
R1
R4

M(X,Y,Z)

Hình 3.2. Định vị GPS tuyệt đối


Ta có quan hệ toán học sau:
R 
 1  (X
1
- X) 2  (Y1- Y)2  (Z -1Z) 2
R 2 (X - X) 2  (Y2- Y)2  (Z - 2Z) 2

2
(3.2)
 R3 (X - X) 2  (Y3- Y)2  (Z - 3Z) 2
 3

Trong hệ phương trình (3.2): X1,Y1, Z1, X2,Y2, Z2, X3,Y3, Z3 đã biết, R1, R2, R3
đo được. Hệ phương trình (3.2) cho phép ta giải được bô ̣ nghiệm duy nhất X, Y, Z.
Như vâ ̣y, nếu thu được tín hiệu đồng thời từ ba vệ tinh, máy thu sẽ xác định
được tọa đô ̣ điểm quan sát. Để có được điều này đòi hỏi Ri (i=13) phải là các khoảng
cách chính xác. Trên thực tế, do có sai số đo thời gian là t (sai số không đồng bô ̣
giữa đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu) nên không xác định được Ri mà chỉ xác
định được các i
khoảng cách giả tương R'.
ứng
Ta có quan hệ :
R'  R  c. (3.3)
t
i i

Trong phương trình (3.3)


- c là vâ ̣n tốc lan truyền tín hiệu, là đại lượng đã biết
- t là sai số đồng hồ, là đại lượng chưa biết
Thay (3.1) vào (3.3) ta có :
R'i  i
(X - X) 2  (Yi - Y)2  (Z - Z)i 2  c.t (3.4)

Phương trình (4) gồm 4 ẩn số, đó là X, Y, Z và t. Để giải được nghiệm duy
nhất cần phải có ít nhất bốn phương trình dạng (4), đồng nghĩa với việc máy thu phải
quan sát đồng thời tối thiểu bốn vệ tinh (hình 2.19).
Hình 3.2: Máy thu đặt tại M thu tín hiệu vệ tinh S1, S2, S3, S4
Khi đó ta sẽ có hệ sau:
R '
(X
1
- X) 2  (Y1- Y)2  (Z - Z)
1
2 c.t
R 
1 '
 c.t
 2 (X - X) 2  (Y2- Y)2  (Z - Z) 2

2 2 (3.5)
R'3  (X - X) 2  (Y3- Y)2  (Z - Z) 2  c.t
 '
3
2 2
3
R  (X - X)  (Y - Y)  (Z - Z)  c.t 2

 4 4 4 4

Hệ phương trình (3.5) gồm bốn phương trình với bốn ẩn số X, Y, Z và t sẽ cho
bô ̣ nghiệm duy nhất. Đây chính là nguyên lý của định vị tuyệt đối.
Như vâ ̣y định vị tuyệt đối cần quan sát đồng thời tối thiểu bốn vệ tinh.Trên
thực tế, với hệ thống vệ tinh hoạt đô ̣ng đầy đủ như hiện nay, số lượng vệ tinh có thể
quan sát đồng thời là 6-8 vệ tinh, có khi nhiều hơn 10. Khi đó lời giải đơn trị sẽ được
rút ra nhờ phương pháp xử lý số liệu đo theo nguyên tắc số bình phương nhỏ nhất.
2.Nguyên lý định vị tương đối
Định vị tương đối là trường hợp sử dụng hai máy thu GPS đặt ở hai điểm quan
sát khác nhau để xác định ra hiệu toạ đô ̣ vuông góc không gian (ΔX, ΔY, ΔZ) hay
hiệu toạ đô ̣ mặt cầu (ΔB, ΔL, ΔH) giữa chúng trong hệ toạ đô ̣ WGS84. Để đạt được
đô ̣ chính xác cao và rất cao cho kết quả xác định hiệu toạ đô ̣ giữa hai điểm xét người
ta đã tạo ra và sử dụng các sai phân khác nhau cho pha sóng tải nhằm giảm ảnh hưởng
của các nguồn sai số khác nhau như: Sai số của đồng hồ vệ tinh cũng như trong máy
thu, sai số của toạ đô ̣ vệ tinh, số nguyên đa trị… Thực chất vấn đề là lấy trị đo trực
tiếp tạo thành trị đo mới (các sai phân) để loại trừ hoặc giảm bớt các sai số trên. Đô ̣
chính xác tương
đối đạt cỡ cm, và chủ yếu áp dụng trong trắc địa. Định vị tương đối thường sử dụng trị
đo pha sóng tải.
Với số lượng vệ tinh GPS xuất hiện trên bầu trời thường nhiều hơn 4, có khi
lên tới 10 vệ tinh. Bằng cách tổ hợp theo từng cặp vệ tinh ta sẽ có rất nhiều trị đo.
Không những thế khi đo tương đối các vệ tinh lại được quan sát trong mô ̣t khoảng
thời gian tương đối dài (từ nửa giờ đến vài giờ). Do vâ ̣y, trên thực tế số lượng trị đo để
xác định ra hiệu toạ đô ̣ giữa hai điểm quan sát sẽ rất lớn, và khi đó số liệu đo sẽ được
xử lý theo nguyên tắc bình phương nhỏ nhất.

Hình 3.3 : Định vị GPS tương đối

1.Sai phân bậc một


Ký hiệu pha sóng tải đo được từ vệ tinh j tại điểm thu r vào thời điểm t i là j r.
Khi đó trên hai trạm 1 và 2 thu tín hiệu đồng thời vệ tinh j vào thời điểm ti thì hiệu số
pha thu được gọi là sai phân bâ ̣c mô ̣t đối với vệ tinh j vào thời điểm ti. Trị sai phân
bâ ̣c 1 có thể hiệu số trị đo của 1 máy thu với 2 vệ tinh. Trị đo này loại trừ sai số đồng
hồ vệ tinh.
Sai phân bậc hai
Nếu lấy hiệu số hai sai phân bâ ̣c mô ̣t sẽ được sai phân bâ ̣c hai vào thời điểm.
Đây là trị đo chuẩn trong đo GPS tương đối, với trị đo này số vị trí vệ tinh, sai số đồng
hồ máy thu đồng hồ vệ tinh được loại trừ.
j
k
j
j

1 2
1
Hình 3.4 : Sai phân bậc một
Hình 3.5: Sai phân bậc hai

3. Sai phân bậc ba


Nếu xét hai trạm tiến hành thu tín hiệu vệ tinh j, k vào thời điểm ti và ti+1 thì
hiệu sai phân bâ ̣c hai: Gọi là sai phân bâ ̣c ba. Trị đo này không phụ thuô ̣c vào số
nguyên lần bước sóng, do vâ ̣y được trị đo ứng dụng để xử lý sự trượt chu kỳ Việc xử
lý các trị đo sai phân cho phép xác định các giá trị thành phần của vevto không gian
nối hai điểm đặt máy thu với đô ̣ chính xác cao.Để xác định số nguyên lần bước sóng
có nhiều phương pháp:
1/ Phương pháp hình học dựa trên sự thay đổi hình học vệ tinh trong khi đo để
giải số nguyên lần bước sóng đồng thời với tọa đô ̣ anten.
2/ So sánh trị đo pha và trị đo mã.
3/ Trị đo dải rô ̣ng cho bước sóng 86,2 cm để xác định số nguyên đa trị nhưng
kém chính xác hơn.
4/ Sử dụng sai phân bâ ̣c 3.
5/ Phương pháp hàm số ambiguity kỹ thuâ ̣t OTF xác định nhanh số đa trị trong
khi an ten di đô ̣ng ngay sau khi bị mất tín hiệu vệ tinh. Phương pháp này được áp
dụng với máy 2 tần số.
3.2. THU THẬP THÔNG TIN THUỘC TÍNH GẮN VỚI VỊ TRÍ KHÔNG GIAN
3.2.1 Khái niêm
̣ chung
Câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu địa lý là việc chỉnh sửa, bổ sung, chuẩn hóa lại nô ̣i dung dữ
liệu địa lý để đảm bảo cơ sở dữ liệu địa lý có nô ̣i dung phù hợp với hiện trạng thực và
đúng theo yêu cầu của các văn bản quy định kỹ thuâ ̣t về cơ sở dữ liệu.
Ngoài khái niệm câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu, khái niệm hiện chỉnh bản đồ cũng được sử
dụng trong mô ̣t số quy định kỹ thuâ ̣t chuyên ngành ở nước ta. Hai khái niệm này có
thể sử dụng tương đương vì hiện chỉnh nô ̣i dung của bản đồ cho phù hợp với thực tế
theo các tiêu chuẩn kỹ thuâ ̣t chuyên ngành. Hệ thống bản đồ cơ bản ở nước ta đã được
định hướng xây dựng thành cơ sở dữ liệu bản đồ theo mô hình không gian, gọi chung
là cơ sở dữ liệu (CSDL) địa lý.
Vì vâ ̣y nô ̣i dung trình bầy cũng định hướng vào phương pháp câ ̣p nhâ ̣t CSDL địa
lý bằng công nghệ GNSS nhưng cũng có thể áp dụng tương tự đối với hiện chỉnh bản
đồ. Cơ sở dữ liệu địa lý chủ yếu sử dụng để lưu trữ, truy vấn và thao tác dữ liệu không
gian. CSDL địa lý lưu trữ hình học, hệ tham chiếu không gian, được thu nhâ ̣p trong
mô ̣t CSDL địa lý bao gồm các lớp đối tượng, bằng thuô ̣c tính, dữ liệu laser, dữ liệu
mạng,
topp, và nhiều dữ liệu khác.
Các lớp đối tượng địa lý được thu nhâ ̣n trong CSDL địa lý trùng với số chuyên đề
được lựa chọn phù hợp mục tiêu và chức năng của hệ thống. Người ta thường nhóm
các lớp dữ liệu thành các chủ đề sau :
1) Dữ liêụ tài nguyên thiên nhiên, môi trường
- Dữ liệu địa chất : dữ liệu liên quan đến địa chất, địa vâ ̣t lý, địa hóa học, khoáng
sản, dầu mỏ, khí đốt, địa chấn, than đá, quặng…
- Dữ liệu thủy hệ : dữ liệu về các nguồn nước trên mặt đất, nước ngầm, chất
lượng nước, và các dữ liệu khai thác nguồn nước.
- Dữ liệu về khí hâ ̣u: dữ liệu liên quan tới khí hâ ̣u, lượng mưa, nhiệt đô ̣ không
khí, tốc đô ̣ gió, đô ̣ ẩm không khí, chất lượng không khí…
- Dữ liệu sinh học: dữ liệu liên quan tới bảo vệ môi trường, lâm nghiệp, thực vâ ̣t,
đô ̣ng vâ ̣t, thủy sản và môi trường sinh học…
2) Dữ liêụ kinh tế - xã hội
- Dữ liệu về sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm nghiệp, khai thác dầu mỏ, khí
đốt, khai thác than, khoáng sản…
- Dữ liệu tài chính liên quan tới giá trị đất, sử dụng đất, thuế đất, phí giấy phép,
thuế chuyển quyền sở hữu.
- Dữ liệu thống kê là các dữ liệu về dân số, quản lý hô ̣ khẩu, lao đô ̣ng, sức khỏe,
quản lý nhà, văn hóa, lịch sử…
3) Dữ liêụ về cơ sở hạ tầng
- Dữ liệu về lưới giao thông đường bô ̣ các cấp, lưới đường sắt, vị trí và đặc trưng
hệ thống dây dẫn trên không, dữ liệu viễn thông, dữ liệu liên quan tới đường
thủy
- Dữ liệu về vị trí và đặc trưng các công trình, vị trí hệ thống dây dẫn dưới đất,
các dữ liệu về cáp truyền thông.
- Dữ liệu dịch vụ phục vụ các mục đích về dịch vụ dân số, dịch vụ công nghiệp,
thể thao, giải trí…
Chất lượng dữ liệu CSDL địa lý rất quan trọng theo quan điểm truy vấn, phân tích
không gian hỗ trợ ra quyết định. Nếu dữ liệu không nhất quán sẽ gây những sai
lầm khi ra quyết định. Để đảm bảo được chất lượng dữ liệu người ta phải câ ̣p nhâ ̣t
CSDL địa lý .Phụ thuô ̣c tính chất dữ liệu, điều kiện thực tế và yêu cầu quản lý việc
câ ̣p nhâ ̣t dữ liệu được thực hiện theo các chu kỳ theo quy định chuyên ngành. Đối
CSDL nền địa lý tỷ lệ lớn, tần xuất câ ̣p nhâ ̣t được quy định như sau :
- Câ ̣p nhâ ̣t định kỳ từ 3-5 năm, áp dụng cho tất cả các nô ̣i dung của cơ sở dữ liệu.
- Câ ̣p nhâ ̣t theo mức đô ̣ thay đổi của đối tượng địa lý áp dụng cho từng chủ đề
dữ liệu khi có sự thay đổi từ 20% trở lên
- Câ ̣p nhâ ̣t hàng năm, áp dụng đối với các nhóm đối tượng địa lý thuô ̣c chủ đề
- Giao thông, dân cư, cơ sở hạ tầng câ ̣p nhâ ̣t tức thời, thực hiện khi có sự thay
đổi về biên giới quốc gia, địa giới hành chính, vùng địa lý bị biến đô ̣ng bất
thường do thảm họa thiên nhiên và các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp đối tượng địa lý thay dổi trên 40% hoặc việc câ ̣p nhâ ̣t không đảm
bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuâ ̣t thì thực hiện thành lâ ̣p mới cơ sở dữ liệu nền địa
lý.
3.2.2 Cập nhật cơ sở dữ liêụ bằng công nghê ̣ đo GNSS động
Phụ thuô ̣c vào mức đô ̣ câ ̣p nhâ ̣t, công việc câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu đo bằng GNSS
gồm 4 bước:
- Công tác chuẩn bị.
- Câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu
- Đồng bô ̣ và tích hợp cơ sở dữ liệu
- Kiểm tra nghiệm thu và đóng gói sản phẩm
1. Công tác chuẩn bị: Công tác chuẩn bị bước đầu chủ yếu là thu thâ ̣p tài liệu
phục vụ câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu, trong đó tâ ̣p chung vào các tài liệu , dữ liệu đo
đạc và bản đồ, các tài liệu chuyên ngành khác liên quan tới phạm vi khu vực
câ ̣p nhâ ̣t dữ liệu để đánh giá biến đô ̣ng. Nếu các tài liệu thu thâ ̣p không đủ
thông tin đánh giá biến đô ̣ng thì phải khảo sát thêm ở thực địa.
Bước tiêp theo ở nô ̣i nghiệp là đánh giá mức đô ̣ thay đổi nô ̣i dung của
CSDL địa lý hiện có. Việc đánh giá cơ sở dữ liệu gốc được dự trên các tiêu chí
chất lượng cơ sở địa lý, VD mức đô ̣ đầy đủ, đô ̣ tin câ ̣y, tính nhất quán….
Mục tiêu của công tác thực địa nhằm bổ sung tình hình biến đô ̣ng của khu
vực câ ̣p nhâ ̣t để có cơ sở chắc chắn lâ ̣p thiết kế kỹ thuâ ̣t – dự toán.
2. Cập nhật cơ sở dữ liêu.
̣
Câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu gồm hai công đoạn: Thu nhâ ̣n dữ liệu và chuẩn hóa dữ liệu.
Thu nhận dữ liêu:
̣ Có rất nhiều phương pháp thu nhâ ̣n dữ liệu có thể áp dụng
để phục vụ công tác cạp nhâ ̣t cơ sở dữ liệu như phương pháp thu nhâ ̣n dữ liệu đo
đạc bản đồ, tài liệu và dữ liệu chuyên ngành, và thu nhâ ̣n dữ liệu địa lý bằng
phương pháp đo đạc và điều tra trực tiếp ngoài thực địa.
Trước khi ra ngoại nghiệp để tiến hành đo cần trích sao các tệp ( file) dữ liệu
địa lý gốc vào bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu. Trích sao cơ sở dữ liệu là việc sao chép các tệp
dữ liệu thuô ̣c phạm vi khu vực câ ̣p nhâ ̣t từ cơ sở địa lý gốc để phục vụ việc câ ̣p
nhâ ̣t.
Các đối tượng thu nhâ ̣n bằng công nghệ GNSS ngoài thực địa có tọa đô ̣ không
gian trong hệ WGS 84/ITRF trong khi hệ sử dụng đối với cơ sở dữ liệu gốc là hệ
tọa đô ̣ địa phương. Vì vâ ̣y cần có phương án tính chuyến tọa đô ̣.
Thu nhâ ̣n dữ liệu có thể áp dụng kỹ thuâ ̣t đo đô ̣ng xử lý sau ( PPK) hay đo
đô ̣ng thời gian thực (RTK).
Chuẩn hóa dữ liêu:
̣ Yêu cầu về chuẩn hóa dữ liệu là bổ sung đối tượng mới
xuất hiện, biên tâ ̣p lại đối tượng đã thay đổi, xóa bỏ đối tượng không còn tồn tại ở
thực địa, chuẩn hóa quan hệ không gian giữa các đối tượng địa lý; thu nhâ ̣n đầy đủ
các thông tin thuô ̣c tính của các đối tượng địa lý theo quy định và chuẩn hóa định
dạng dữ liệu và chuẩn hóa siêu dữ liệu theo các nô ̣i dung đã câ ̣p nhâ ̣t.
Việc chuẩn hóa dữ liệu theo yêu càu trên chỉ cần thiết với phương pháp thu
nhâ ̣n dữ liệu xử lý sau và cấu trúc dữ liệu áp dụng của hệ thống không tương thích
với cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ liệu gốc.
Đối với hệ thống thu nhâ ̣n dữ liệu, ví dụ như ArcPAD kết hợp với GNSS thì
việc chuẩn hóa dữ liệu được thực hiện ngay trong quá trình thu nhâ ̣n dữ liệu ngoài
thực địa.
3. Đồng bộ các lớp dữ liêụ cập nhật với cơ sở dữ liêụ gốc.
Việc đồng bô ̣ các lớp dữ liệu câ ̣p nhâ ̣t với cơ sở dữ liệu gốc bao gồm các bước
sau:
- Tiếp biên dữ liệu và đồng bô ̣ các đối tượng địa lý về không gian
- Đồng bô ̣ các đối tượng địa lý về thuô ̣c tính
- Câ ̣p nhâ ̣t quan hệ các đối tượng địa lý
4. Kiểm tra nghiêm
̣ thu và đóng gói sản phẩm.
Kiểm tra nghiệm thu và đóng gói sản phẩm câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu địa lý được
thực hiện theo từng hạng mục công việc câ ̣p nhâ ̣t cơ sở dữ liệu nền địa lý, bao gồm
kiểm tra nghiệm thu, đóng gói bản trích sao cơ sở dữ liệu nền địa lý câ ̣p nhâ ̣t với
cơ sở dữ liệu địa lý gốc theo các quy định kỹ thuâ ̣t chuyên ngành.
3.2.3 Ứng dụng của GNSS trong xây dựng cơ sở dữ liêụ thông tin địa lý
GNSS là mô ̣t trong những phương pháp rất phù hợp để thu nhâ ̣n dữ liệu hình
học và dữ liệu thuô ̣c tỉnh các đối tượng địa lý ở thực địa phục vụ xây dụng cơ sở dữ
liệu GIS chuyên ngành. Các phương pháp đo GNSS đô ̣ng xử lý sau hay thời gian thực
đầu phù hợp cho mục đích này.
Thu nhâ ̣n dữ liệu GIS ngoài thực địa thường tiến hành theo ba mục tiêu như sau:
- Chỉ xác định vị trí đối tượng.
- Xác định vị trí, đồng thời thu nhâ ̣n cả dữ liệu thuô ̣c tỉnh đối tượng;
-Không chỉ xác định vị trí, thu nhâ ̣n dữ liệu thuô ̣c tỉnh mà còn kiểm tra, so sánh
cơ sở dữ liệu với hiện trạng thực và câ ̣p nhâ ̣t dữ liệu ngay tại thực địa.
Mỗi mục tiêu đầu có những đặc điểm riêng trong thu nhâ ̣n dữ liệu. Với mục
tiêu thứ nhất, dữ liệu thuô ̣c tỉnh được ghi lại trên giấy theo dạng hàng hay mẫu có sẵn.
Ưu việt của phương pháp là tính kinh tế nếu đó chính xác định vị trí chỉ yêu cầu tương
đương xới đó chính xác xác định vi tri tuyệt đối của các máy GPS cầm tay đơn giản.
Mục tiêu thứ hai yêu cấu đô ̣ chính xác cao hơn, phải sử dụng phương pháp thu
nhâ ̣n dữ liệu thông tin địa lý chuyên nghiệp. Các hệ thống thu nhâ ̣n dữ liệu GNSS
chuyên nghiệp yêu cầu đầu tư nhiều hơn nhưng mang lại hiệu quả cao vi hỗ trợ khả
năng do đô ̣ng thời gian thực (DGPSIRTK), đáp ứng được nhiều cấp đô ̣ chính xác. Tuy
nhiên trong thực tế, đô ̣ chính xác chi là mô ̣t trong những quan điểm lựa chọn để quyết
định giải pháp đo.
Trên thị trường hiện nay đã có các hệ thống thu nhâ ̣n dữ liệu GIS cho mục tiêu
thứ ba, không chi thu nhâ ̣n dữ liệu mà còn câ ̣p nhâ ̣t dữ liệu ngay ở thực địa. Các bước
tiến hành công việc với các hệ thống này cũng tương tự như đã trình bày ở phần trên
chi khác là trong quá trình chuẩn bị nô ̣i nghiệp, người ta nhâ ̣p đủ các câu hỏi sẽ phải
trả lời vào các bảng mẫu trước khi nhâ ̣p vào bô ̣ thu nhâ ̣n.
Những công Việc chính của đo GNSS thu nhâ ̣n dữ liệu địa lý GNSS bao gồm:
Chuẩn bị nội nghiêp:
̣ Công việc này thực chất là xây dựng từ điển dữ liệu
(data dictionnary) cho cơ sở dữ liệu đã được thiết kế. Từ điển dữ liệu là các , bản ghi
dữ hâ ̣u có các trường mô tả đặc trưng các đối tượng địa lý cần thu nhâ ̣n trong khu đo.
Để làm công việc này cần có sự hỗ trợ của phần mềm kèm hệ thống đo GNSS. Nếu
không có phần mềm hỗ trợ thì vẫn có thể xây dụng “thủ công" từ điển dữ liệu bằng
phần mềm GPS. Bước tiếp theo liên kết bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu (data collector) với máy
tính và nhâ ̣p từ điển dữ liệu vào bô ̣ thu nhâ ̣n. Nếu nguồn điện của các thiết bì được
đảm bảo và bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu đủ bô ̣ nhớ thì có thể tiến hành đo ngoại nghiệp.
Thu nhận dữ liêu:
̣ Thu nhâ ̣n dữ liệu ở ngoại nghiệm được thực hiện bằng
công nghệ đo GNSS đô ̣ng, chủ yếu là do đô ̣ng thời gian thực nên các bước công việc
hoàn toàn tương tự như đo đạc thành lâ ̣p bản đồ tỷ lệ lớn bằng công nghệ clo GNSS
(mục 2.2.3). Trình tự các bước thực hiện tương tư như thu nhâ ̣n dữ liệu đối tượng đầu
tiên. Sau khi kết thúc công việc sẽ có mô ̣t tệp dữ liệu với nhiều chuỗi đo GNSS và dữ
liệu thuô ̣c tỉnh liên kết.
Công viêc̣ nội nghiêp:
̣ Các công việc nô ̣i nghiệp cũng tương tự như đã trình
bày ở 2.2.3, cụ thể là nối bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu với máy tính để nhâ ̣p dữ liệu do thực địa.
Nếu cần xử lý chi liệu bằng phương pháp xử lý sau thì thực.hiện ở bước này. Kết quả
nhâ ̣n được sau xử lý dữ liệu là các đối tượng địa lý được thể hiện trên màn hình bằng
điểm,
đường và polygon. Sau khi , kiểm tra, sữa chữa lỗi, có thể chuyển tệp dữ liệu sang cơ
sở dữ liệu GIS.
Giải pháp do cuss đô ̣ng được trình bày như trên gọi là thành lâ ̣p bản đồ bằng
cnss đô ̣ng (Mobile GNSS Mapping), về cơ bản không khác nhiều so với giải pháp
thành lâ ̣p bản đồ bằng công nghệ GNSS đã được trình bày trước đây, sự khác biệt chỉ
là các công cụ tự đô ̣ng để thu nhâ ̣n dữ liệu về đối tượng được mở rô ̣ng và chuyên
nghiệp hơn.
Yêu cầu thiết bị đo GNSS đô ̣ng để thành lâ ̣p bản đồ xây dụng cơ sở dữ liệu bao
gồm: Máy tính cá nhân có thể liên kết với bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu, máy tính bảng (tablet
PC) hay PDA tích hợp GNSS; Phần mềm ứng dụng để nhâ ̣p, biên tâ ̣p dữ íiệu, liên kết
không giây (wireless), đồng bô ̣ dữ liệu... và máy thu GNSS. Bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu có
thể liên kết với máy thu GNSS thông qua cáp chuyên dụng hoặc không giây (Wireless
Bluetoth). Tuy nhiên, bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu cũng có thể kết hợp luôn chức năng của
máy thu GNSS. Trong thực tế mô ̣t số thiết bị phần cũng khác có khả năng giao tiếp
không giây cũng có thể sử dụng làm bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu (ví dụ như máy tính bảng,
PDA, Laptop)
Máy thu GNSS sử dụng cho công việc thu nhâ ̣n dữ liệu xây dựng cơ sở dữ liệu
được phân loại thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất được thiết kế cho mục đích thu nhâ ̣n
dữ liệu địa lý thành lâ ̣p bản đồ. Nhóm này đảm bảo đô ̣ chính xác từ <1 m đền 5m về
mặt bằng, thuâ ̣n tiện thu nhâ ̣n dữ liệu 2D và có giá không cao

Nhóm máy thu GNSS thứ hai sử dụng trong đo đạc có đô ̣c chính xác cao, đảm
bảo đô ̣ chính xác mặt bằng từ 1-10 cm phù hợp cho công việc đo đạc thành lâ ̣p lưới
khống chế đo vexvaf khả năng thu nhâ ̣n dữ liệu 3D
Hiện nay, công việc GIS di đô ̣gn đang nahnh chóng phát triên và trở thành
công nghệ tiên tiến sử dụng rất hiệu quả vào việc thu nhâ ̣n, xây dựng cơ sở dữ liệu
GIS. Khái niệm GIS di đô ̣gn có thể hiểu đơn giản là giariphasp mở roojgn của GIS từ
văn phòng ra ngoại nghiệp. Với GIS di đô ̣ng chúng ta có thể :
- Sử dụng bản đồ ngoài thực địa
- Thu nhâ ̣n và câ ̣p nhâ ̣t thông tin địa lý
- Theo doic và hợp tác công việc với những người khác ngoài thực địa
- Sử dujgn các công cụ của GIS để ra quyết định ngay tại hiện trường.
Với sự tiến bô ̣ của GNSS , Internet , truyền thông không dây và công nghệ điện
toán di đô ̣ng, GIS di đô ̣ng có tiềm năng lớn trong các lĩnh vực ứng dụng thu nhâ ̣n và
xác nhâ ̣n dữ liệu địa lý tại thực địa và các dịch vụ dẫn đường khẩn cấp. Các thành
phần của GIS di đô ̣ng bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng, trong đó có phần cứng, mạng, hệ thống lưu trũ dữ liệu và viễn
thông, các giao dịch cơ sở dữ liệu và đồng bô ̣ hóa, các dịch vụ điện toán đám
mây, kiến trúc/ thiết kế hệ thống và thiết kế CSDL.
- Các giải pháp bảo mâ ̣t. Mục tiêu nhằm bảo vệ các mioo hình mạng, cấp
quyền truy câ ̣p cgo các tài khoản đăng ký, bảo mâ ̣t dữ liệu đô ̣c quyền và
phòng chống mất dữ liệu
- Người sử dụgn
- Ngoài ra, cô ̣ng tác giáo dục và đào tạo cũng được coi là mô ̣t phần của GIS di
đô ̣ng để đảm bảo khai thác sử dung hệ thống hiệu quả
Vì GIS có chức năng thu nhâ ̣n dữ liệu nên hệ thống GIS di đô ̣ng cũng được thiết
kế cho mục đích này. Tùy thuô ̣c vao nahf sản xuất và mô hình sử dụng, thu nhâ ̣n dữ
liệu thục địa có thể chỉ dựa vào mô ̣t giải pháp công nghệ chính trong đó GNSS đảm
bảo
dãn đường và xác định tọa đô ̣ vị trí không gian anten trên vâ ̣t mang thiết bị đo hoặc vị
trsi điểm lấy mẫu.
Các thành phần của GIS di đô ̣ng gồm:
1. Hệ thống định vị
2. Thiết bị tiếp nhâ ̣n GIS đô ̣ng. Thiết bị tiếp nhâ ̣n thông tin GIS di đô ̣ng thường là
máy tính có kích thước nhỏ bao gồm CPU, bô ̣ nhớ, thiết bị lưu trữ , cổng vào ra
và màn hình hiển thị.
3. Phần mềm GIS di ddoojngj . Là các phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng
GIS di đô ̣ng, được thiết kế phù hợp với phần cứng, thuâ ̣n tiện cho thao tác dữ
liệu không gian
4. Thiest bị truyền dữ liệu đồng bô ̣/ không giây. Là cơ chế két nối thông tin giữa
thiết bị tiếp nhâ ̣n GIS đô ̣ng với CSDL GIS. Đương truyền thông tin phải đảm
bảo tính tức thời theo cả 2 chiều
5. Dữ liệu không gian. Là cac lớp thông tinGISS hoặc ảnh viên thám
6. Server nô ̣i dung GIS . Là cơ sở dữ liệu GIS được chuản hóa hoặc WEB server
có thể cung cấp dữ liệu không gian hoặc dịch vụ bản đồ đồng thời cho nhiều
GIS di đô ̣ng
Mô ̣t số hãng trên thế giới đã cung cấp giải pháp Mobile GIS , trong đó có Esri.
Giải pháp Mobile GIS của Esri là công nghệ GIS kết hợp với thu nhâ ̣n dữ liệu
GNSS bao gồm các thành phần chính sau:
- Các thiết bị di đô ̣ng mở\
- Bản đồ và dữ liệu
- Định vị chính xác
- Các công cụ biên tâ ̣p GIS
- Truye vấn và phân tích không gian
- Đồng bô ̣ hóa cơ sở dữ liệu
Giải pháp GIS di đô ̣ng của Esri có bốn tùy chọn (hình 25.4) nhưng đối với lĩnh
vực thu nhâ ̣n dữ liệu thành lâ ̣p bản đồ cơ sở dữ liệu thì giải pháp ArcPAD là phù hợp
nhất. ArcPad cung cấp nhiều ứng dụng lâ ̣p bản đồ và thu nhâ ̣n dữ liệu dựa trên nền
Windows, cải thiện đô ̣ chính xác dữ liệu, tăng hiệu quả công việc nô ̣i nghiệp. ArcPad
hỗ trợ các bảng dữ liệu và có nhiều tùy chọn GIS ở mức cao hỗ trợ thu nhâ ̣n dữ liệu.
Đặc biệt với tích hợp đo GNSS, ArcPad đã đơn giản hóa rất nhiều công việc xử lý dữ
liệu sau.

Hình 3.7. Các giải pháp GIS di đô ̣ng của Esri


Các công cụ chính của bô ̣ ArcPad GIS và GNSS bao gồm xem và định vị dữ
liệu GlS ở các định dạng vectơ, raster, bản đồ đường phố, ảnh và dữ liệu đó hoa khác;
thu nhâ ̣n dữ liệu các đối tượng địa lý mới; câ ̣p nhâ ̣t và biên tâ ̣p dữ liệu GIS; biên tâ ̣p
dữ liệu kiểm tra trong các hàng thuô ̣c tỉnh liên quan; tìm kiếm dữ liệu GIS; sử dụng
GNSS trong dẫn đường; đồng bô ̣ hóa cơ sở dữ liệu bằng ArcGIS Desktop hoặc
ArcGIS Server. Trong thu nhâ ̣n dữ liệu đối tượng không gian, giải pháp GIS di đô ̣ng
và GNSS chuyên nghiệp đảm bảo thu nhâ ̣n dữ liệu tới đô ̣ chính xác < dm 3 m, Phần
mở rô ̣ng dữ liệu hiệu chính và phân tích GNSS của Trimble hoàn toàn tương thích với
ArcPad và ArcGIS Desktop. Hinh 25.5 là mô ̣t trong những máy GPS cầm tay
(geoexplorer XH) của Trimble sử dụng với GIS di đô ̣ng của Esri.
Với ArcPad việc thu nhâ ̣n dữ liệu đơn giản. Ở thực địa người do liên kết máy
GNSS với thiết bị để tiến hành do đô ̣ng tương tự như thành lâ ̣p bản đồ bằng do GNSS
đô ̣ng (Mobile GNSS Mappỉng) nhưng với khác biệt là quá trình xử lý dữ liệu được
thực hiện thời gian thực. Các đối tượng địa lý thu nhâ ̣n được hiển thị trên màn hình,
được phân lớp và người do có thế biên tâ ̣p ngay được.
Hình 3.6 mô tả các bước thu nhâ ̣n dữ liệu GNSS bằng các biểu tượng trên bô ̣
thu nhâ ̣n dữ liệu.
Trên hình vẽ, bước 3 và 4 là bắt đầu do để thu nhâ ̣n đối tượng đường. Bước 7 là do
thu nhâ ̣n các điểm của đường (vertex). Sau khi do xong đối tượng đường thì người do
nhâ ̣p các thông tin thuô ̣c tỉnh vào hàng dữ liệu (8). Quá trình do đường được kết thức
(bước
9) để tiếp tục thu nhâ ̣n các đối tượng địa lý khác.
Nếu sử dụng giải pháp truyền thông không giây thì việc đồng bô ̣ hóa cơ sở dữ
liệu (truyền dữ liệu thời gian thực từ thực địa) bằng ArcGIS Desktop hoặc ArcGIS
Server là hoàn toàn khả thi.

Hình 3.7. Các bước thu nhâ ̣n dữ liệu bằng GNSS


Tuy nhiên, để đảm bảo được việc này thì trước khi do phải nhâ ̣p cấu trúc và nô ̣i
dung cơ sở dữ liệu vào bô ̣ thu nhâ ̣n dữ liệu. Trường hợp không có giải pháp
truyễn_thôqg thì sử dụng giải pháp xử lý dữ liệu sau nhưng được sự trợ giúp của phân
mêm ArcGIS Desktop.
3.3. ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ MOBILE GIS
3.3.1 Phân loại và đặc điểm máy GNSS cầm tay
Máy GPS cầm tay xử lý code, xác định vị trí chủ yếu bằng phương pháp đo tuyệt đối.
Phần lớn máy GPS cầm tay được phổ biến rô ̣ng rãi trên thị trường có nguồn gốc từ
Mỹ như Magellan, Garmin, Thales, Lowrance.
Máy GPS cầm tay đầu tiên do hãng Magellan sản xuuats năm 1988 có trọng lượng
khoảng 1kg, kích thước 19x 9x5 cm và chỉ có mô ̣t kênh thu tín hiệu tuần tự từ 4 vệ
tinh. Thế hệ máy GPS cầm tay hiện nay có kích thước nhỏ hơn nhiều. Mô ̣t số loại
GPS cầm tay có khả năng cung cấp dịch vụ thu nhâ ̣n dữ liệu, dẫn đường và tích hợp
bản đồ với điện thoại di đô ̣ng. Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuâ ̣t truyền thông
và máy tính
trong thâ ̣p kỷ vừa qua cũng được thể hiện thông qua sự đa dạng về chủng loại, về mục
đích sử dụng và các chức năng được mở rô ̣ng.
Máy GNSS cầm tay cũng có thể phân loại theo các nhóm khác nhau có những đặc điểm
chung. Nếu phân loại theo tiêu chí dịch vụ cung cấp thì có các nhóm:
_ Máy GNSS cầm tay chỉ phù hợp cho mục đích dẫn đường cơ bản,
_ Máy GNSS cầm tay có cơ sở dữ liệu,
_ Máy GNSS cầm tay phù hợp với dẫn đường nhưng có chức năng mở rô ̣ng,
_ Máy GNSS cầm tay có bản đồ kèm theo,
_ Máy GNSS cầm tay cung cấp những dịch vụ đặc biệt.
Nếu phân loại theo cấu trúc thiết kế máy và dịch vụ cung cấp thì có những nhóm máy
GNSS cầm tay sau:
_ Máy GNSS cầm tay dẫn đường,
_ Máy GNSS cầm tay có bản đồ,
_ Máy GNSS cầm tay được lắp trong xe cơ giới,
_ Máy GNSS cầm tay dạng PDA( CF-GPS, BT-GPS),
_ Máy GNSS được kết tích hợp các tiện ích khác tạo thành thiết bị thu nhâ ̣n dữ liệu
GIS ( GNSS +la bàn+đo đọ cao+đo laser+camera+điện thoại di đô ̣ng).
Đối với các máy GNSS cầm tay có bàn đô ̣ kèm theo máy (hoặc tải từ nguồn
khác),người ta cũng phân loại thành các nhomstheo các tiêu chí khác nhau để tiện lợi
cho người sử dụng tùy chọn.Như vâ ̣y , có thể phân loại các máy GNSS cầm tay có bàn
đô ̣ kèm theo thành các nhóm như sau :
- Theo định dạng lưu trữ . Ví dụ raster (bản đồ giấy quét ,ảnh hàng không
,bản đồ nền …). Định dạng vectơ (đối tượng ,lớp đối tượng …)và mô hình số
đô ̣ cao (DDM, GRID-,TIN modell.
- Vị trí lưu trữ . Vị trí lưu trữ có thể trên máy tính hoặc ngay trong máy (cài
sẵn, tải về hay của người sử dụng nhâ ̣p vào );
- Theo chuyên đề bản đồ.Bản đồ sử dụng với máy GNSS cầm tay rất đa dạng
, nhưng chủ yếu là các loại bản đồ:
+ Bản đồ địa chính tỷ lệ lớn,
+ Bản đồ địa hình,
+ Bản đồ giao thông ,bản đồ thành phố ,
+ Bản đồ cho ô tô,
+ Bản đồ giao thông thủy (hải đồ),
+ Bản đồ dẫn đường hàng không.
Mô ̣t số tiêu chí khác cũng hay được sử dụng để phân loại máy GNSS cầm tay
là khả năng sử lý của các phần mềm cài đặt .Theo tiêu chí này thì có thể phân loại theo
các nhóm.
- Phần mềm bản đồ di chuyển dữ liệu raster. Phần mềm này có thể cho biết vị trí tức
thời hay đường đã đi trên bản đồ nền học nếu cần có thể chuyển đổi bản đồ của người
sử dụng .- Phần mềm bản đồ di chuyển dữ liệu vectơ. Phần mềm có khả năng sử lý
nhanh nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng khi phóng to và phải đảm bảo được
chức năng truy vấn cơ sở dữ liệu và tìm kiếm.
- Phần mềm dẫn đường thông minh. Phần mềm hỗ trợ thiết kế tuyến đường , trường
hợp đi sai thì cảnh báo và thiết kế lại . Thông báo trước chỗ rẽ , ngoặt của đường .
- Phần mềm dẫn đường Off-board, On-board.
Thông thường ,máy GPS cầm tay dẫn đường có các chức năng sau
- Xác định tuyến đường đã đi đã thiết kế (route): người sử dụng phải nhâ ̣p tọa đô ̣ các
điểm cần xác định của tuyến đã thiết kế ngoài thực địa vào bô ̣ nhớ máy GPS. Thứ tự
điểm cho trước hay hướng đi trên đường có thể thay đổi và định nghĩa ngược lại được;
- Lưu trữ tọa đô ̣ vị trí tức thời (landmark, LMK): người sử dụng chỉ cần nhấn nút
(MARK) là có thể ghi nhâ ̣n tọa đô ̣ để nhâ ̣n dạng sau này nếu quay trở lại.
- Lưu trữ tuyến đường đi (track): người sử dụng lưu trữ các điểm của tuyến đường đã
đi vào bô ̣ nhớ theo từng đoạn của tuyến hay khoảng thời gian nhất định . Sau này có
thể hiển thị hoặc chuyển sang máy tính tệp nhâ ̣t ký đường đi (track log);
- Dẫn đường đến điểm đích, hay điểm tuyến đường (go to, GTO);
- Cung cấp, lựa chọn điểm đích hay điểm tuyến đường (waypoint): người sử dụng
chọn điểm đích sau đó dựa vào các dữ liệu liên quan để quyết định hướng đường đi và
vâ ̣n tốc ...
- Quay lại điểm được lưu trữ lần cuối cùng, tên gọi khác là " man over board point,
MOB";
- Khoảng cách điểm tuyến đường gần nhất (distance, DST): khoảng cách đường đi từ
vị trí tức thời đến điểm tuyến đường gần nhất;
- Hướng điểm tuyến đường gần nhất (bearing, BRG): góc định hướng (azimut) chỉ đến
điểm tuyến đường từ vị trí tức thời. Người sử dụng cần định hướng bắc, có thể là
hướng bắc thiên văn "thực" hay hướng bắc từ (magnetic) ;
-Hướng đi ( heading, HDG, course over ground, COG); hướng đi là góc định hướng
của đường thẳng giữa các điểm tuyến đường kề câ ̣n. Duy trì đường đi chính xác yêu
cầu các giá trị góc BRG và HDG trùng nhau. Người sử dụng có thể theo dõi đô ̣ lệch
giữa hai góc trên màn hình để điều chỉnh hướng đi chính xác;
- Sai số duy trì tuyến đường, đô ̣ lệch hay sai số hướng ngang (cross track error, XTE):
đô ̣ lệch có thể tính được từ hiệu các giá trị góc BRG và HDG và khoảng cách;
- Vâ ̣n tốc di chuyển (speed, SPD): máy tính tốc đô ̣ di chuyển dựa vào thời gian di
chuyển giữa hai vị trí liền kề . Đơn vị tính chọn tùy ý. Người sử dụng có thể theo dõi
vâ ̣n tốc tức thời, vâ ̣n tốc trung bình và vâ ̣n tốc lớn nhất trên màn hình máy tính;
- Chiều dài đoạn đường đã đi (trip distance): tổng chiều dài đi tính từ điểm khởi đầu .
Có thể xóa bô ̣ đếm để tính lại. Đơn vị tính tùy chọn;
- Cảnh báo trước khi đến điểm tuyến đường (waypoint arrival alarm, AAM): âm thanh
cảnh báo và thông báo cho người đi biết trước điểm tuyến đường;
- Cảnh báo (alarm message, ALARM): âm thanh cảnh báo và thông báo trước hiện
tượng hay trạng thái bất thường xảy ra như vượt quá giá trị ngưỡng sai số duy trì
tuyến đường hay rời xa quá mức cho phép vị trí xác định;
-Thời gian cần thiết đến đích (time to go , TTG, time to destination, TTD,
estimated time enroute, ETE): tỷ lệ giữa khoảng cách còn lại đến đích và vâ ̣n tốc di
chuyển;
- Thời gian dự định tới đích (estimated time arrival, ETA): tổng thời gian tại thời
điểm tức thời và thời gian cần thiết để đến đích.
Sử dụng các chức năng của máy GPS cầm tay, có thể dịch chuyển, thu nhỉ, phóng
lớn bản đồ dẫn đường hay chỉnh để vị trí đứng máy luôn hiển thị giữa màn hình và
hướng “lên trên” của bản đồ luôn trùng với hướng đi hiện thời mà không phải xoay
máy. Bản đồ raster được quy chiếu về hệ tọa đô ̣ địa phương chỉ là nền định hướng,
hiển thị vị trí tước hời so với môi trường xung quanh. Các đối tương bản đồ dạng
vecto được nhóm thành các lớp và gán thuô ̣c tính. Người sử dụng có thể truy vấn
chúng theo nhiều cách khác nhau, ví dụ hiển thị đối tượng có thuô ̣c tính cho trước gần
nhất hay cách máy
thi GPS mô ̣t khoảng cách nhất định nào đó. Đối tượng có thể là đường giao thông,
trạm xăng, bưu điện… người sử dụng cũng có thể định nghĩa, đưa những đối tượng
mình quan tâm hay những vị trí quan trọng vào cơ sở dữ liệu
Bản đồ lưu trức trong máy GPS được chia thành hai loại : bản đồ thương mại và
bản đồ do người sử dụng thành lâ ̣p rất phong phú về thể loại, từ bản đồ thế giới cho
đến bản đồ khi dân cư, có thể thi nhâ ̣n được ở dạng CD, DVD hay tải về từ internet.
Đầu tiên phải chuyển đồi bản đồ thành dạng bản đồ của phần mềm dẫn đường sử dụng
cùng với máy GPS sau đó mới tính chuyển bản đồ sang hệ quy chiếu WGS84. Tùy
phép tính chuyển, có thể cần từ 2-4 điểm chung
Có thể lấy các điểm chung từ bản đồ địa hình được thành lâ ̣p trong WGS84 hay từ
bản đồ đã được xác định quan hệ tính chuyển với WGS84.
Sử dụng bản đồ dẫn dường kết hợp với GPS thường phải nối máy tính ngoài với
máy GPS. Máy tính ngoài là máy tính xác tay nhưng loại này chỉ sử dụng được trong
ô tô và có nhiều hạn chế.
Máy tính cầm tay ( PDA) có trên thị trường là giải pháp sử dụng tốt nhất với máy
GPS cầm tay. Sử dụng máy tính cầm tay hay các thiết bị khác với GPS bằng giao thức
không dây cũng trở nên thông dụng.
3.3.2. Lựa chọn máy GNSS cầm tay
khi lựa chọn máy GPS cầm tay dẫn đường, cần đánh giá các tham số kỹ thuâ ̣t xem
có phù hợp với mục đích sử dụng không. Mô ̣t số nô ̣i dung để so sánh các tham số với
nhau là :
 Nguồn cấp năng lượng cần từ 2-4 pin loại  hay ác quy nạp lại sử dụng trong
mô ̣t ngày hoặc hơn
 Thời gian khởi đô ̣ng của máy khoảng 30-50 giây khi nhiệt đô ̣ ngoài trời thấp
còn khi nhiệt đô ̣ cao chỉ cần 5 giây. Sử dụng máy lần đầu phải cung cấp tọa đô ̣ gần
đúng và đợi để thiết bị nạp lịch vệ tinh.
 Kích thước, trong lượng, khả năng chịu va đâ ̣p, khả năng chống thấm nước,
giới hạn nhiệt đô ̣ hoặt đô ̣ng và khả năng lưu trữ dữ liệu
 Số kênh, bô ̣ nhớ và khả năng mở rô ̣ng, bô ̣ vi xử lý, bàn phím
 Kích thước màn hình, đô ̣ phân giải, nền sang, màu sắc, ngôn ngữ sử dụng
 Liên kết anten ngoài để sử dụng cho ô tô hay các ứng dụng đường thủy
 Các thiết bị hỗ trợ dẫn đường đo đô ̣ cao, địa bàn số
 Tần xuất hiển thị vị trí
 Dung lượng điểm lưu trữ tuyến đường và số tuyến đường. máy phải nối được
với máy tính khi thực hiện các ứng dụng mở rô ̣ng.
 Khả năng dẫn đường và bản đồ.
 Chọn hệ quy chiếu và phép chiếu.
 Chuẩn dữ iệu đầu ra NMEA 180. 183 để lien kết với thiết bị hiển thị bản đồ
ngoài

 Khả năng thi nhâ ̣n tín hiệu DGPS để nâng cao đô ̣ chính xác( chuẩn RTCM SC-
104 hay dữ liệu hiệu chỉnh từ SBAS )
3.3.3. Sử dụng bản đồ với GNSS
Bản đồ sử dụng với các GNSS là bản đồ số. Bản đồ số có thể nhâ ̣p ngay vào máy
GNSS cầm tay để lưu trữ trong bô ̣ nhớ, thẻ nhớ ngoài và hiển thị ngay trên màn hình
máy tính. Bản đồ có thể lưu trữ ở máy tính ngoài và thông qua các giao thức phù hợp
có thể kết nối máy GNSS với máy tính để thực hiện các chức năng của phần mềm đã
được cài sẵn.
Bản đồ sử dụng với GNSS được ứng dụng chủ yếu trong các hoạt đô ̣ng dã ngoại và
thể thao. Đối với các hoạt đô ̣ng này, bản đồ số (GPS Electronic Map) được cài sẵn
trong máy GNSS cầm tay hoặc được tải về từ mạng Internet hoặc bản đồ số đo do
người sử dụng thành lâ ̣p theo tiêu chí cá nhân và nhâ ̣p vào để sử dụng. Bản đồ số sử
dụng cho mục đích này là bản đồ nền, chỉ bao gồm những lớp thông tin rất cơ bản và
được cung cấp miễn phí. Sử dụng các chức năng của phần mềm kèm theo, người sử
dụng có thể bổ sung thông tin mà mình quan tâm.
Bản đồ số lưu trữ trong máy tính kết hợp với GNSS thường tạo thành những hệ
thống dẫn đường từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ các hệ thống dẫn đường hàng hải,
dẫn đường hàng không, dẫn đường trên bô ̣ và đánh bắt cá ngoài khơi. Bản đồ số sử
dụng cho mục đích này là bản đồ chuyên dụng, ngoài những lớp đối tượng cơ bản còn
rất nhiều thông tin chuyên đề có sẵn hoặc thu nhâ ̣n thời gian để hỗ trợ cho công tác
dẫn đường.
3.3.4. Máy GNSS cầm tay với các hoạt động dã ngoại và thể thao
Trong xã hô ̣i, các hoạt đô ̣ng dã ngoại được coi như là mô ̣t thú vui với các loại hình
hoạt đô ̣ng mang tính thể thao. Cá nhân du lịch, lái ô tô, đua thuyền tự do…sử duungj
GPS chỉ nhằm mục tiêu giảm nhẹ công việc định hướng, tìm đường đi so với sử dụng
bản đồ giấy truyển thống, còn các hoạt đô ̣ng thể thao, thi đấu mang tính đặc thù thì sử
dụng GPS như là mô ̣t công cụ hỗ trợ kỹ thuâ ̣t nhằm đảm bảo cho cuô ̣c thi minh bạch,
đánh giá kết quả thi đấu chính xác. Trên thế giới, mô ̣t số ứng dụng chính liên quan đến
lĩnh vực này bao gồm:
Du lịch cá nhân. Nhiều nước trên thế giới đã thành lâ ̣p bản đồ số chi tiết các thành
phố, sử dụng vào mục đích dẫn đường, du lịch bằng GNSS. Phần mềm ngày càng
được hoàn thiện hơn, bản đồ cũng được câ ̣p nhâ ̣t nhiều thông tin đối tượng mới, đáp
ứng tốt nhất ngày càng đa dạng của khách hàng. Nếu chir sử dụng bản đồ như là mô ̣t
công cụ để tìm thông tin, địa điểm thì có thể phóng lớn bản đồ sa đó nhâ ̣p từ cơ sở dữ
liệu những đối tượng cần thiết để hiển thị trên màn hình và nếu lưu trữ địa điểm lúc
xuất phát thì sau này dễ dàng tìm lại lúc trở về. Người đi du lịch trước đây chỉ định
hướng đi dựa vào các ký hiệu có trên bản đồ. Khi có máy GPS cầm tay, trước khi đi
có thể nhâ ̣p các điểm quan trọng vào máy GPS. Như vâ ̣y, việc tìm điểm sẽ chắc chắn
hơn, ít bị lạc, nhất là trong rừng. Mô ̣t số hãng sản xuất tích hợp khả năng xác định
hướng (địa bàn số) với máy GNSS. Nếu nhâ ̣p bản đồ số vào máy GNSS thì có thể theo
dõi được đường đi, định hướng ngay tại thực địa.
Kinh khí cầu. Các cuô ̣c thi có sử dụng kinh khí cầu, việc định hướng bay rất quan
trọng, nhất là những vùng còn xa lạ với vâ ̣n đô ̣ng viên. Do vâ ̣n tốc bay của kinh khí
cầu không lớn nên vâ ̣n đô ̣ng viên có thời gian sử dụng bản dồ, tiếp câ ̣n nhanh những
vị trí có tọa đô ̣ WGS84 đã được đánh dấu trước và ném dải băng (marker) gắn với vâ ̣t
nặng xuống vị rí đánh dấu để nô ̣p cho trọng tài kiểm tra tuyến đường đi lưu trữ trong
máy GPS (track log).
Đua ô tô, mô tô đường dài. Trong các cuô ̣c đua ô tô, mô tô đường dài, xuyên qua
các vùng xa mạc thì GPS là thiết bị dẫn đường quan trọng và việc sử dụng phair tuân
theo những qui tắc chặt chẽ, khi đua ô tô, người dẫn đường ngồi cạnh vâ ̣n đô ̣ng viên
có nhiệm vụ duy trì hướng đi chính xác trên bản đồ số. Còn khi đua mô tô, bô ̣ thiết bị
trợ giúp hiển thị đô ̣ lệch giữa hướng đích và hướng đi tức thời để người lái điều chỉnh
hướng trong khi đua. Tại thời điểm bắt đầu đua, người ta công bố tọa đô ̣ WGS84 của
các điểm đích trên Internet cho các vâ ̣n đô ̣ng viên đăng ký đua ở những khu vực khác
nhau. Qui mô khu vực đua có thê bằng diện tích mô ̣t số nước, số điểm đích có khi
vượt quá con số 100.
Đi biển. Xác định vị trí tức thời của các tàu biển liên quan trực tiếp đến sự an toàn
của hành trình. Người lái tàu không thể sử dụng máy GPS và bản đồ số khi câ ̣p bến,
nhất là khi tầm nhìn bị hạn chế. Ngư dân, bằng kinh nghiệm của nhiều năm, đã chú ý
và phát hiện được nhưng luồng di chuyển của cá để khai thác. Công cụ hỗ trợ tìm
chính xác lại các vị trí đánh bắt cá cũng là GPS. Sử dụng GPS kết hợp với bản đồ còn
tránh được bãi đá ngầm, những khu vực nguy hiểm không chỉ ở biển mà ngay cả trong
đường thỷ nô ̣i địa.
Geocaching. Đây là mô ̣t trò chơi ngoài trời, xuất hiện vào những năm 2000 ở Mỹ,
dựa vào kỹ thuâ ̣t GNSS và hiện nay đã được phổ biến ra nhiều nước trên thế giới. Trò
chơi tương tự như chạy, đi bô ̣ hay du lịch bằng ô tô có định hướng nhưng có khác là
trong trò chơi này, máy GNSS và tọa đô ̣ WGS84 đóng vai trò chính. Mục tiêu cả trò
chơi này là sử dụng máy GNSS, người chơi phải tìm được vâ ̣t dụng giấu kín, thường
là mô ̣t hô ̣p kín đặt ở vị trí có tọa đô ̣ WGS84 (đăng trên Internet). Để chứng minh đã
tìm vị trí hô ̣p, người chơi phải ghi tên vào sổ nhâ ̣t ký đồng thời thông báo mâ ̣t khẩu
cho trong hô ̣p cho ban tổ chức bằng giao thức Internet, SMS. Địa điểm đặt hô ̣p được
đánh giá theo các tiêu chí đặc trưng như di tích lịch sử, địa danh nổi tiếng, khả năng
tham gia cả các lứa tuổi…Tùy đối tượng tham gia mà các nhà tổ chức chọn vị trí tiếp
câ ̣n và qui mô kh vực chơi ở các mức khó khăn khác nhau.
Trước đây khi chưa ứng dụng công nghệ GNSS, người chơi phải sử dụng bản đồ
giấy và các công cụ hỗ trợ như địa bản, thước đo khoảng cách trên bản đồ để định
hướng và xác định địa điểm cần đến. Nhờ công nghệ GNSS, tất cả các công cụ tìm
kiếm như bản đồ, địa bàn, đo khoảng cách có sẵn trong máy GNSS cầm tay.
Geoccaching hiện là mô ̣t trong những ứng dụng cơ bản có sẵn trong các máy GNSS
cầm tay cho mục đích thể thao, giải trí.
3.3.5. Sử dụng bản đồ số với GNSS
Việc sử dụng bản đồ số với GNSS được thể hiện rất rõ trong giao thông, hàng hải,
hàng không. Với giao thông đường bô ̣, sử dụng bản đồ số theo 2 hướng:
- Dẫn đường phương tiện giao thông:
+ Người lái phương tiện cung cấp tọa đô ̣ điểm đích cho hệ thống.
+ Máy GNSS xác định tọa đô ̣ của các phương tiện
+ Dựa trên các cơ sở thông tin về mạng lưới đường và hiện trạng tức thời về tình hình
giao thông, máy tính xác định đường đi tối ưu theo quan điểm nào đó.
+ Hệ thống hướng dẫn người lái đến điẻm đích trên cơ sở bản đồ số và các thông tin
cần thiết kèm âm thanh hỗ trợ.
Phần mềm dẫn đường phương tiện giao thông có nhiều modun hỗ trợ.
Dẫn đường phương tiện giao thông có thể là:
+ Dẫn đường on-board: là giải pháp người lái tự thực hiện trong quá trình hành trình
dựa vào bản đồ số, máy GNSS cầm tay. Phần mềm dẫn đường theo tuyến. cung cấp
thông tin cho người lái về vị trí tức thời và hướng đi.
+ Dẫn đường off-board: bản đồ số hay cơ sở dữ liệu được lưu trữ tại trung tâm và chỉ
những phần bản đồ cần thiết mới được tải xuống. Người lái phải có liên kết với trung
tâm, trung tâm sẽ thiết kế đường đi trên cơ sở thông tin về hiện trạng giao thông tức
thời.
- Giám sát phương tiện giao thông:
+ GNSS định vị vị trí phương tiện theo những thời điểm nhất định.
+ Truyền dữ liệu xác định vị trí phương tiện về trung tâm điều phối.
+ Trung tâm theo dõi tuyến đường đi của phương tiện.
Với sự trợ giúp của GNSS, vị trí của phương tiện luôn được xác định. Ngoài máy
GNSS, còn có thêm hệ thống quán tính để tự đô ̣ng xác đính vị trí trong trường hợp
mất tín hiệu. Ngay khi nhâ ̣n được tín hiệu lại, hệ thống sẽ hoạt đô ̣ng bình thường bằng
GNSS.
Có 2 hệ thống giám sát:
+ Hệ thống thời gian thực: yêu cầu đảm bảo quan hệ truyền thông liên tục giữa phương
tiện và trung tâm điều phối để giám sát sự di chuyển của phương tiện.
+ Hệ thống giám sát sau: không cần quan hệ truyền thông liên tục, vì chỉ kiểm tra
tuyến đường đi của phương tiện trên bản đồ số xem có tuân thủ lô ̣ trình đã xác định
hay không. Giám sát phương tiện giao thông rất cần đối với các lĩnh vực như:
+ Giám sát vâ ̣n chuyển hành khách trong thành phố hay tuyến giao thông khác.
+ Giám sát giao thông đường sắt.
+ Giám sát phương tiện của các cơ quan nhà nước, chính phủ, phương tiện vâ ̣n chuyển
tiền,…
+ Giám sát taxi, xe cứu thương, cứu hỏa,..
+ Giám sát đô ̣ng vâ ̣t quý hiếm.
+ Phát hiện phương tiện mất cắp….
- Trong dẫn đường trên biển, có hệ thống hiển thị hải đồ số và hệ thống thông tin
(EDIS). EDIS khai thác kỹ thuâ ̣t DGPS để xác định vị trí tàu thuyền với đô ̣
chính xác cỡ 3m, giúp nhắc nhở khi tàu gặp vị trí nguy hiểm hoặc tới ranh giới
an toàn nên người lái sẽ có phản ứng cần thiết để hành trình được an toàn.
EDIS sử dụng hệ thống nhâ ̣n dạng tự đô ̣ng và radar để khai thác tốt hươn ứng
dụng dẫn đường.
So sánh chức năng cảu bản đồ giấy và bản đồ điêṇ tử lưu trữ trong máy GNSS
cầm tay.
Bán đồ giấy Máy GNSS

- Đo khoảng cách các điểm trên bản  Đo khoảng cách


đồ  Chức năng định hướng tự đô ̣ng
- Vạch hướng đến điểm trên theo bản  Tự đô ̣ng định hướng ( đánh
đồ dấu điểm, tuyến trên tuyến đi )
- Định hướng đồ họa vị trí trên bản đồ  Dẫn đường tự đô ̣ng
- Sử dụng la bàn để dẫn đường theo  Đánh dấu vị trí hiện tại
hước xác định  Tạo các điểm tuyến đường đi
- Định vị vị trí bản đồ
 Tính toán tự đô ̣ng( máy tính
- Đánh dấu tuyến đi đến đích
kèm theo )
- Đo lường quá trình di chuyển

Nếu sử dụng bản đồ giấy với la bàn thì các chức năng có thể sử dụng vào mục đích
dẫn đường, định vị cũng tương tự như máy GNSS cầm tay. Đo các chức năng của máy
GNSS cầm tay được thiết kế sử dụng với bản đồ điện tử nên tính tự đô ̣ng và hiệu quả
hơn
Hầu hết các máy GNSS lưu trữ bản đồ điện tử tương tự như bản đồ giấy nhưng bị
hạn chế về nô ̣i dung ít chi tiết hơn. Tuy nhiên bản đồ điện tử có thể thay đổi tỷ lệ , xác
định mô ̣t khoản mục trên bản đồ và tạo tuyến đường đi hỗ trợ dẫn đường để đảm bảo
cho người sử dụng đến đích chính xác. Với máy GNSS cầm tay, người sử dụng chỉ
việc bấm nút là có thể xác định vị trí chính xác của mình ở bất cứ nơi nào trên thế
giới. Ngoài ra, sử dụng máy GNSS cầm tay, còn có thể lưu trữ thông tin các điểm đích
cần đến và
các tuyến đường đi để sử dụng sau này. Người sử dụng cũng có thể tùy chỉnh phương
pháp hiển thị các đối tượng bản đồ, loại bỏ mô ̣t số khoản mục để đơn giản hóa dung
lượng hiển thị. Máy GNSS cầm tay còn có thể tái được nhiều bản đồ từ các nguồn
khác nhau để sử dụng.
Mô ̣t trong những chức năng quan trọng của máy GNSS cầm tay là khớp các đối
tượng được xác định bằng GNSS với hầu hết các bản đồ điện tử, đặc biệt là đối với
bản đồ phục vụ mục đích dẫn đường. Trên màn hình máy GNSS cầm tay, có thể sử
dụng các mũi tên di chuyển để dịch chuyển bản đồ, xem toàn bô ̣ bản đồ lưu trữ và
định vị vị trí điểm bất kỳ, đánh dấu chọn là điểm dừng điểm tham chiếu, thiết kế đích
đến chuyến đi hoặc đánh dấu điểm hiện tại. tại mỗi điểm đánh dấu, máy có thể đo, lưu
trữ thời gian và khoảng cách, cho biết đô ̣ lệch thô cà cuối cùng là hiển thị bản đồ hoặ c
trang dẫn đường trên đố có vị trí hiện tại của người sử dụng
3.4. TÍCH HỢP GIS VÀ GNSS TRONG DẪN ĐƯỜNG VÀ TÌM KIẾM
3.4.1 Sử dụng bản đồ điện tử với GNSS trong dẫn đường giao thông.
Việc sử dụng bản đồ điện tử với GNSS được sử dụng rô ̣ng rãi trong giao thông đường
bô ̣, đường thủy và hang không. Đối với gaio thông đường bô ̣ được sử dụng vào việc
dẫn đường và giám sat phương tiện giao thông.
Dẫn dường được lâ ̣p trình theo các bước:
- Người lái cung cấp tọa đô ̣ điểm đích cho hệ thông
- Máy GNSS xác định tọa đô ̣ của phương tiện
- Dự trên thông tin về giao thông hẹ thống chọn ra đường đi theo tiêu trí nào đó ví
dụ đường ngắn nhất.
- Hệ thống dẫn đường nguoi lái tới đích trên cơ sở bản đồ điện tử và các thông
tin cần thiết kem theo thông tin hỗ trợ.
Phần mềm dẫn đường giao thông có nhiều modun hỗ trợ. Moodun truyền thông
bảo đảm mói quan hệ giữa người lái vè hệ thống.
Dẫn đường giao thông có thể là dẫn đường On-board và dẫn đường off-board.
Dẫn đường on-board là giải pháp người lái tự thực hiện trong quá trình hành
trình dựa trên bản đồ điện tử, máy cầm tay gnss.
Dẫn đường off-board bản đồ điện tử hay cơ sở dữ liệu liên kết ở trung tâm và
chỉ phần bản đồ cần mới được tải xuống.
Đối với giám sat cá phương tiện gaio thông:
- Gnss định vị vị trí các phương tiện giao thông tại thời điểm nhất định
- Truyền dữ liệu xác định vị trí các phương tiện vê trung tâm điều phối
- Trung tâm theo dõi tuyến dường đi của phương tiện.
Có hai hệ thống giám sát: hệ thống giám sat thời gian thực và hệ thống giám sát
sau. Giám sat giao thông cần với các lĩnh vực sau:
- Giám sát giao thông vâ ̣n chuyển hành khách trong thành phố hay các tuyến
giao thông khac.
- Giám sat giao thông đường sắt
- Giám sát phương tiện giao thông của cơ quan chính phủ nhà nước
- Giám sát giao thông ngân hàng, tổ chức vâ ̣n chuyển tiền
- Giám sát taxi, cuus thương, cứu hỏa…
- Giám sát đô ̣ng vạt quý hiếm
Giải quyết bài toán trên không cần xác định vị trí chính xác nên phương pháp
DGNSS đáp ứng được hầu hết yêu cầu.
Bản đồ điện tử luu trữ trong máy tính kết hơp Gnss thường tạo thành những hệ
thống dẫn đường từ đơn giản tơi phức tạp.VD hệ thông dẫn đường hàng hải,
hàng không. Bản đồ điện tử sử dụng cho mục đích này là bản đồ chuyên dụng,
ngoài những lớp đối tượng thì còn có nhiều lớp thông tin chuyên đề có sắn
hoặc thu nhâ ̣n thời gian thực để hỗ trợ cho các công tác dẫn đường.
Chương 4. ỨNG DỤNG GNSS TRONG NGHIÊN CỨU TRÁI ĐẤT

4.1. NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐỘNG LỰC VÀ ĐỊA CHẤT


- Nghiên cứu địa đô ̣ng (chuyển dịch vỏ trái đất)
- Chuyển dịch của các công trình nhân tạo như hạ tầng như đâ ̣p thủy điện, cầu, nhà
hay tháp cao
Nguyên lý:
- Máy thu GNSS đặt tại các điểm cần quan trắc để thu tín hiệu liên tục hay theo các
chu kỳ sẽ cho phép xác định được lượng chuyển dịch và vâ ̣n tốc chuyển dịch trên có
sở so sánh kết quả xác định toạ đô ̣ tại các thời điểm khác nhau.
- Hướng đến mục tiêu quan trắc địa đô ̣ng, mạng lưới IGS gồm trên 500 trạm được đặt
cố định máy thu GNSS đa tần và liên tục thu tín hiệu với tần suất 30s.
- Số liệu quan trắc của tất cả các trạm được chuyển về trung tâm xử lý để tính toạ đô ̣,
vâ ̣n tốc chuyển dịch trong hệ toạ đô ̣ quốc tế ITRF đương đại. Các tổ chức, cá nhân có
thể khai thác số liệu IGS để nghiên cứu địa đô ̣ng trên từng quốc gia, khu vực
- Để nâng cao đô ̣ chính xác trong nghiên cứu địa đô ̣ng, công nghệ GNSS được tích
hợp với các công nghệ khác như giao thoa cạnh đáy dài, đo khoảng cách bằng laze
đến vệ tinh, đo khoảng cách bằng laze đến mặt trăng
Thành tựu nghiên cứu địa đô ̣ng bằng công nghệ GNSS là rất đáng kể trên cả
thế giới và ở Việt Nam. Ngoài mạng lưới IGS, còn có khá nhiều dự án, chương trình
khác. Điển hình như:
- Dự án Geodyssea đã thiết lâ ̣p lưới gồm 42 trạm để nghiên cứu địa đô ̣ng vùng
Đông nam - Châu Á.
- Dự án Trắc địa khu vực Châu Á -Thái Bình Dương với các nước thành viên
tham gia như Việt nam, Indonexia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Australia...
- Ở Việt nam đã có các dự án nghiên cứu địa đô ̣ng để nghiên cứu đứt gãy của đới
sông Hồng, đứt gãy Lai Châu -Điện Biên, đứt gãy sông Mã và địa đô ̣ng lực trên biển
Đông (so viện Địa chất, trực thuô ̣c Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam chủ trì). Bên
cạnh đó, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ và Viện Địa chất khoáng sản cũng đang
triển khai dự án “Xây dựng mạng lưới trắc địa địa đô ̣ng lực trên khu vực các đứt gãy
thuô ̣c miền Bắc Việt Nam phục vụ dự báo tai biến tự nhiên” với 36 điểm được bố trí
trên 13 tỉnh
miền Bắc Việt Nam như Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình,
Thanh Hóa, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lạng
Sơn (hình 4.11)

4.2. NGHIÊN CỨU TẦNG ĐIỆN LY VÀ KHÍ QUYỂN


Khí quyển về cơ bản được chia làm hai tầng: tầng đối lưu (troposphere) và tầng
điện ly (ionosphere). Tầng đối lưu có đô ̣ cao tới 50 km, nơi xảy ra các hiện tượng khí
tượng chủ yếu: gió, bão, mưa với các thông số đặc trưng: nhiệt đô ̣, đô ̣ ẩm, áp suất.
Tầng điện ly được tính từ đô ̣ cao 50 km trở lên, được phân chia thành mô ̣t vài
lớp có giá trị mâ ̣t đô ̣ cực đại như: lớp D, E, F theo đô ̣ cao của nó. Tín hiệu GNSS được
truyền trên sóng tải qua các tầng khí quyển bị nhiễu gây ra đô ̣ trễ. Với lô gic như vâ ̣y,
trong quá trình xử lý, đô ̣ trễ khí quyển có thể xác định được từ số liệu GNSS. Dựa trên
cấu trúc của các tầng khí quyển, đô ̣ trễ khí quyển có thể phân chia thành đô ̣ trễ điện ly
và đô ̣ trễ đối lưu. Từ các đô ̣ trễ thành phần, tuỳ mục đích nghiên cứu có thể xác định
các thông số đặc trưng cho tầng khí quyển, đây chính là mô ̣t hướng ứng dụng khác
của công nghệ GNSS.
Vũ trụ Mỹ (NASA) ở Hampton thuô ̣c bang Virginia, Mỹ, khoảng 60% tín hiệu
GNSS sẽ được phản ngược trở lại. Tuy nhiên bề mặt biển không phẳng lặng như mô ̣t
tấm gương. Khi tín hiệu GNSS dô ̣i xuống bề mặt biển và đại dương, chúng sẽ bị phân
tán theo các hướng khác nhau do ảnh hưởng của sóng biển. Sóng biển càng mạnh thì
sự phân tán càng lớn. Do đó trên cơ sở so sánh tín hiệu GNSS phát ra từ vệ tinh và tín
hiệu phản xạ từ bề mặt biển và đại dương ta có thể xác định được đô ̣ lớn của sóng biển
và từ đó có thể xác định được tốc đô ̣ gió và hướng gió (vì gió là nguyên nhân chính
gây ra hiện tượng sóng). Điều này đã được các nhà khoa học Mỹ mô phỏng bằng hình
tượng: “Khi ta thổi mô ̣t bát súp nóng, thổi càng mạnh thì bề mặt bát súp càng gợn
sóng mạnh hơn”.
Để đo được tốc đô ̣ gió theo nguyên lý trên, thiết bị đo được đặt trên máy bay ở
tầm thấp. Máy bay được trang bị hai ăng ten, mô ̣t ăng ten phía trên (thu tín hiệu GNSS
truyền trực tiệp từ vệ tinh xuống) và ăng ten còn lại đặt phía dưới để thu tín hiệu
GNSS được phản xạ lên từ bề mặt biển (gọi là GNSS -R). Bô ̣ phâ ̣n máy tính so sánh
tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh sự phản xạ tín hiệu từ dưới mặt biển để tính toán tốc đô ̣
gió.
Đô ̣ chính xác của phương pháp này đạt cỡ 5 m/s (khoảng 11 dặm mô ̣t giờ), thấp
hơn mười lần so với thiết bị tiêu chuẩn dropsonde (đô ̣ chính xác 0.5m/s). Tuy nhiên kỹ
thuâ ̣t mới này có ưu điểm là tiết kiệm kinh phí và đảm bảo được tính liên tục về dữ
liệu, cung cấp mô ̣t cái nhìn bao quát hơn về tốc đô ̣ gió trên diện rô ̣ng, đặc biệt hữu
dụng trong việc kiểm soát các cơn bão. Vì thế nên Cục Quản trị Hàng không và
Không gian Quốc gia của Mỹ (National Aeronautics and Space Administration -
NASA) đã có kế hoạch khởi đô ̣ng mô ̣t hệ thống vệ tinh toàn cầu nhỏ, bay ở tốc đô ̣
thấp (Cyclone Global Navigation Satellite System -CYGNSS) để theo dõi tốc đô ̣ gió
bão từ không gian trong năm 2016.
Ứng dụng GNSS nghiên cứu các tham số khí quyển cũng được chia làm hai
phần: a .GNSS khí tượng (GNSS/MET) quan tâm tới mối quan hệ giữa tín hiệu
GNSS và các đặc điểm (nhiệt đô ̣, đô ̣ ẩm, áp suất) của tầng đối lưu.
- GNSS/MET có nhiệm vụ chính:
+thiết lâ ̣p hệ thống thu thâ ̣p số liệu GNSS, phát triển các thuâ ̣t toán có đô ̣ chính xác và
tin câ ̣y cao nhằm khôi phục và xác định các tham số tầng đối lưu: áp suất, nhiệt đô ̣ và
đô ̣ ẩm không khí;
+ đánh giá các tác đô ̣ng cũng như ảnh hưởng của phương pháp GNSS/MET trong dự
báo thời tiết và biến đổi môi trường. Áp suất, nhiệt đô ̣, đô ̣ ẩm là các yếu tố quan trọng
nhất trong dự báo thời tiết.
+ Công nghệ GNSS, có thể xác định được đô ̣ trễ khí tượng, từ đô ̣ trễ khí tượng xác
định được đô ̣ ẩm không khí.
b.GNSS và tầng điện ly:
+ Nghiên cứu mối quan hệ tín hiệu GNSS và chỉ số đặc trưng (Toàn bô ̣ điện tử, Total
Electron Content -TEC) của tầng điện ly.
+ Để có thể nghiên cứu điện ly, cần số liệu GNSS hai tần số, vì chỉ từ số liệu hai tần
số mới có thể tính được đô ̣ trễ điện ly và từ đó là TEC. Theo công thức tổng quát,
TEC được tính:
R

TEC   N.dl
s
Với s là ký hiệu vệ tinh, R: máy thu, N: mâ ̣t đô ̣ điện tử tự do. Giá trị TEC là đạo hàm
được tính theo đường tín hiệu từ vệ tinh cho tới máy thu. Mối quan hệ giữa đô ̣ trễ điện
ly với TEC được biểu diễn qua công thức:
40.3
r  2
TEC f

f là tần số sóng điện từ.


4.3. ỨNG DỤNG GNSS TRONG NGHIÊN CỨU BIỂN
4.3.1. Ứng dụng GNSS trong nghiên cứu biển.
• Định vị trên biển
• Xác định đô ̣ sâu
• Dòng chảy và Thủy triều.
• Thành lâ ̣p bản đồ biển
1. Ứng dụng GNSS trong Định vị trên biển.
Trong định vị mặt bằng bằng công nghê ̣ GNSS gồm 3 phương pháp chính:
Phương pháp định vị tương đối: Về nguyên lý của phương pháp, đây thực chất là giải
bài toán giao hô ̣i nghịch trong không gian, trên cơ sở các điểm đã biết là các vệ tinh có
tọa đô ̣ xác định và được điều hành bởi trạm kiểm soát dưới đất, nằm trong mô ̣t khung
tham chiếu xác định (WGS 84 đối với hệ thống GPS).
Phương pháp định vị tuyệt đối:Nguyên lý định vị tương đối (Relative positioning)
thực chất là so sánh hai điểm định vị tuyệt đối trong cùng thời điểm quan sát và cùng
số vệ tinh quan sát được. Đương nhiên, hai điểm đem so sánh đó phải cùng nằm trong
mô ̣t khung quy chiếu xác định.
Phương pháp định vị vi phân:Nguyên lý định vị vi phân thực chất là bổ sung các số
hiệu chỉnh về pha sóng tải, số hiệu chỉnh về tọa đô ̣, số hiệu chỉnh về đoạn không gian
cho điểm thu tín hiệu vệ tinh theo nguyên lý định vị tuyệt đối.
Trong định vị độ cao.
- Đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển hoặc hải đồ phải tổ chức quan trắc biến đô ̣ng mực
nước biển dựa vào các trạm nghiệm triều.
- Nếu khoảng cách giữa trạm nghiệm triều và khu đo quá xa có thể gây nên sai số do
thủy triều hay còn gọi là sai số do xác định mực nước. Trường hợp này có thể sử dụng
công nghệ GNSS để xác định đô ̣ cao mực nước, dựa vào kỹ thuâ ̣t đo DGPS/RTK hoàn
toàn đáp ứng được tiêu chuẩn đo sâu.
+ Kỹ thuâ ̣t đo DGPS áp dụng đo đô ̣ cao anten cho công tác thành lâ ̣p bản đồ địa hình
đáy biển, thành lâ ̣p hải đồ
+ Kỹ thuâ ̣t đo RTK/CORS được áp dụng trong nô ̣i thủy, các vùng nước nông thành lâ ̣p
bản đồ tỷ lệ lớn.
GPS anten

Mặt biển

đáy biển

- H là đô ̣ cao trắc địa anten máy thu GNSS,


- D là đô ̣ sâu đo được từ đầu dò tới đáy biển,
- K là chênh cao giữa anten máy thu tới đầu dò,
- S là đô ̣ cao của đáy biển trong hệ đô ̣ cao quy chiếu quốc gia (Hòn Dấu),
- N là số hiệu chỉnh đô ̣ cao quốc gia về đô ̣ cao trắc địa,
- T là mực nước biển trung bình so với đô ̣ cao quốc gia (Hòn Dấu),
- Tx là đô ̣ sâu ngâ ̣p nước của đầu dò.
Đô ̣ cao mực nước biển xác định theo công thức sau:
S = D + Tx – T hoặc S = K + D – H – N
Thiết bị GNSS sử dụng trong định vị trên biển.
Máy thu mô ̣t tần số thường có các trị đo: CA code, pha sóng tải L1 và trị đo Doppler.
Máy thu hai tần số thường có các trị đo: CA code, P code, pha sóng tải L1 và L2, trị
đo Doppler.
Các máy thu GPS ngày nay thường tích hợp antenna và máy thu vào chung mô ̣t
thiết bị. Năng lượng cho máy thu thường được sử dụng pin Li-ion và có thể sạc nhiều
lần. Nếu ca đo kéo dài thì phải sử dụng nguồn năng lượng phụ ở bên ngoài và phải
chuẩn bị trước khi đo.
Hoạt đô ̣ng của máy thu GNSS phụ thuô ̣c vào mô ̣t hệ thống, ví dụ như hệ thống
GPS của Hoa kỳ. Hệ thống này bao gồm ba thành phần: Đoạn kiểm soát, đoạn không
gian và đoạn sử dụng. Đây là mô ̣t hệ thống rất phức tạp với kỹ thuâ ̣t cao.

2. Ứng dụng GNSS trong xác định độ sâu.


Cảm biến quán tính tích hợp GPS (INS/GPS)

Để xác định độ sâu đo được bằng hồi âm, người ta phải định vị được tàu và hiệu

chỉnh được trạng thái của tàu trong sóng biển. Trạng thái của tàu bao gồm lắc lư theo
chiều thẳng đứng, theo chiều ngang và theo chiều tiến lên phía trước (roll, pitch, and
heading). Để xác định được trạng thái của tàu, người ta cần mô ̣t cảm biến con quay
hồi chuyển, hoặc mô ̣t cảm biến quán tính tích hợp định vị GPS.
Hệ thống GPS cung cấp vị trí tàu thông qua hai antenna GPS ở đầu và đuôi tàu,
tạo thành mô ̣t đường đáy theo thân tàu. Vâ ̣n tốc và vị trí của con tàu được xác định
theo phương pháp đo đô ̣ng (RTK), kết hợp với các cảm biến đo góc và gia tốc kế trên
tàu. Nhờ đó, vị trí của tàu được tính toán sao cho đạt đô ̣ chính xác cao, sau khi hiệu
chỉnh các hiện tượng nghiêng lắc, nhồi, xoay của thân tàu.
Sử dụng viễn thám để ước lượng độ sâu.
Phần này trình bày việc ước lượng đô ̣ cao và đô ̣ sâu từ những tấm ảnh vệ tinh,
như là mô ̣t phương pháp bổ sung cho phương pháp hồi âm. Phương pháp viễn thám
cung cấp mô ̣t vùng phủ sóng rô ̣ng hơn nhiều các phương pháp đã đề câ ̣p trước.
Ảnh vệ tinh trong dải phổ thấy được có thể sử dụng như mô ̣t ảnh đo sâu. Tuy
nhiên, vệ tinh phải được trang bị thêm hệ thống xác định đô ̣ sâu dựa vào đô ̣ phân giải
cao của tấm ảnh, từ đó có thể lâ ̣p bản đồ đại dương sau khi thông qua các bước xử lý
dữ liệu thích hợp
3. Ứng dụng GNSS trong nghiên cứu Dòng chảy và Thủy triều
Ứng dụng GNSS trong nghiên cứu Dòng chảy và Thủy triều

Hầu hết các mốc cơ bản được xác định vị trí dựa vào hệ thống GPS. Yêu cầu sự
thông thoáng phía bầu trời để đảm bảo đo GPS đạt hiệu quả.
Quan trắc GPS theo phương pháp tĩnh được tiến hành tại các mốc chuẩn 0
trong hệ thống mốc chuẩn tại trạm quan trắc mực nước. Nên quan trắc GPS tại hai
điểm trong hệ thống mốc chuẩn 0. Tính toán xử lý tọa đô ̣ điểm phải theo tiêu chuẩn
quan trắc GPS hiện hành của Việt Nam. Nếu có điều kiện, nên chuyển đô ̣ cao GPS về
đô ̣ cao thường hay đô ̣ cao thủy chuẩn.
Xây dựng lưới trắc địa phục vụ quan trắc thủy văn.
Hệ thống khống chế trắc địa và các mốc thủy triều phải được xây dựng trước khi tiến
hành các hoạt đô ̣ng khảo sát thủy văn. Việc xây dựng lưới khống chế trắc địa hiện nay
chủ yếu dựa vào công nghệ GPS.
4. Ứng dụng GNSS trong Thành lập bản đồ biển.
Bản đồ địa hình biển là sự kéo dài tự nhiên của bản đồ địa hình lục địa, vì vâ ̣y
nó có nô ̣i dung và cách trình bày tương tự nhau. Bản đồ địa hình cần thể hiện
đầy đủ các yếu tố địa hình và địa vâ ̣t đáy biển, tính chất đặc trưng đáy biển và
phân loại đáy biển. Các yếu tố đó phải được trình bày thống nhất trong mô ̣t hệ
tọa đô ̣ và đô ̣ cao cùng với bản đồ địa hình trên đất liền của quốc gia.
Chương 5. ỨNG DỤNG GNSS TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC

5.1 ỨNG DỤNG GNSS TRONG QUÂN SỰ


Hệ thống định vị toàn cầu được thiết kế chủ yếu để cho quân đô ̣i định vị điểm
theo thời gian thực. Các ứng dụng cho quân đô ̣i bao gồm dẫn hướng hàng không, hàng
hải và trên bô ̣. GNSS hỗ trợ rất tốt cho quân sự bởi yếu tố “định vị” luôn đóng vai
trọng trong tác chiến. Từ dẫn đường cho máy bay, tàu chiến, nhảy dù, điểu khiển tên
lửa và ngắm bắn mục tiêu cho đến các thiết bị thăm dò theo dõi và thiết bị tấn công có
khả năng di chuyển không người lái cũng đều dựa phụ thuô ̣c vào thông tin định vị
này.
Giả thiết, cần tiến hành tấn công mục tiêu trên mặt đất bằng phương án tác chiến
thả bom từ máy bay. Khi đó công nghệ GPS sẽ được ứng dụng để giải quyết các việc
sau:
- Xác định toạ đô ̣ mục tiêu
- Xác định toạ đô ̣ máy bay (máy thu đặt trên máy bay), khi sắp thả bom, máy tính của
máy bay cung cấp ho máy tính của bom tọa đô ̣ của máy bay và tọa đô ̣ của mục tiêu.
- Xác định toạ đô ̣ của bom (máy thu đặt tại quả bom). Khi đó hệ điều khiển đặt ở phần
đuôi của bom sẽ đưa bom đến mục tiêu (trên cơ sở so sánh toạ đô ̣ bom và toạ đô ̣ mục
tiêu).
Ngoài ra, các vệ tinh GPS còn mang theo các bô ̣ thu phát để khám phá và hiển
thị các vụ nổ hạt nhân.
5.2 ỨNG DỤNG GNSS TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI
Công nghệ GNSS đã chiếm vai trò quan trọng trong ngành giao thông vâ ̣n tải,
đặc biệt là trong hàng không và hàng hải. Máy thu GNSS được đặt trên các phương
tiện giao thông để định vị tức thời, trên cơ sở đó xác định được lô ̣ trình thực tế của
phương tiện. Người điều khiển phương tiện sẽ điều chỉnh hướng di chuyển để lô ̣ trình
thực tế bám sát với lô ̣ trình thiết kế.
Trong ngành hàng không, việc điều khiển máy bay hạ cánh, cất cánh cũng như
dẫn đường trong không gian ba chiều yêu cầu khả năng định vị chính xác tới vài m.
Tất cả các máy bay đều phải có máy thu GNSS và các thiết bị tích hợp, thu được
thông tin của các hệ thống tăng cường.
Trong ngành hàng hải, hầu hết các tàu thuyền thương mại đều có gắn máy thu và
anten thu tín hiệu định vị, cho đô ̣ chính xác tới vài m. Đối với các tàu thuyền câ ̣p
cảng, hoặc đi qua các kênh rạch nhỏ, khả năng định vị với đô ̣ chính xác dưới 1 m , cần
thiết phải sử dụng đến các hệ thống tăng cường DGPS.

Hình 5.1 GNSS trong quản lý, giám sát giao thông vận tải
Đối với hệ thống tàu điện, thống xe buýt trong thành phố: Các máy thu GNSS đặt tại
các phương tiện được kết nối với mô ̣t hệ thống máy tính dùng liên lạc vô tuyến hai
chiều. Dữ liệu được được đưa về và phân tích tại các trạm điều khiển trung tâm nhằm
đưa ra vị trí chính xác hiện tại của các tàu, xe. Thông tin này giúp trạm điều khiển
trung tâm có thể quản lý, giám sát được tình hình hoạt đô ̣ng của mạng lưới trong hệ
thống đồng thời câ ̣p nhâ ̣t kịp thời cho các bảng thông báo điện tử tại các nhà ga hoặc
dịch vụ trả lời điện thoại tự đô ̣ng cho khách hàng.
Tương tự, hệ thống taxi, hệ thống xe chuyển tiền cho ngân hàng, hệ thống xe vâ ̣n
tải tại các mỏ, hệ thống xe khách và xe tải của các doanh nghiệp cũng sẽ được quản lý
tốt hơn về hành trình tại trạm điều khiển trung tâm nếu được ứng dụng công nghệ
GNSS.
Đặc biệt, với việc lắp đặt máy thu GNSS để lưu lại hành trình của các phương
tiện sẽ hỗ trợ rất tốt trong công tác an ninh và quốc phòng.
5.3 ỨNG DỤNG GNSS TRONG TÌM KIẾM VÀ CỨU HỘ
Trong công tác tìm kiếm và cứu hô ̣, nếu xác định được toạ đô ̣ của điểm gặp nạn
thì hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều, bởi sự nhanh hay châ ̣m liên quan đến tính mạng của
những người gặp nạn. Do đó, với chức năng xác định tức thời vị trí, công nghệ GNSS
đóng vai trò rất quan trọng trong công tác này.
5.4 THỂ THAO VÀ GIẢI TRÍ
Mô ̣t số hoạt đô ̣ng giải trí và tâ ̣p luyện thể thao sẽ trở nên thú vị hơn nếu người chơi
có thể xác định được vị trí và theo dõi sự chuyển đô ̣ng.
Khi chơi kinh khí cầu, các thông tin về đô ̣ cao và tốc đô ̣ của kinh khí cầu cũng có
thể giúp cho người điều khiển có thể điều chỉnh mô ̣t cách hợp lý. Trong môn thể thao
thuyền buồm, máy thu GNSS lắp đặt trên thuyền cho phép những người điều khiển
thuyền có thể theo dõi vị trí, đường đi và tốc đô ̣ của mình. Ngoài ra, các thông tin này
được truyền về máy trung tâm của ban giám khảo, các khán giả cũng có thể theo dõi,
chấm điểm cho các thí sinh.
Trong môn thể thao leo núi và đi bô ̣ đường dài...., nhờ vào máy thu GNSS, vâ ̣n
đô ̣ng viên sẽ kiểm soát được hành trình đã trải qua, giúp cho họ yên tâm hơn trong
những lúc bị lạc hoặc gặp nạn. Ngoài ra, trong giai đoạn tâ ̣p luyện, thông tin về vâ ̣n
tốc và hành trình tâ ̣p luyện tương ứng có được nhờ công nghệ GNSS sẽ giúp cho việc
điều chỉnh phương pháp và chế đô ̣ tâ ̣p luyện thích hợp hơn.
5.5. ỨNG DỤNG GNSS TRONG NÔNG NGHIỆP
Tại các nước tiên tiến với các trang trại nông nghiệp rông lớn, công nghệ GNSS
được áp dụng khi dùng các máy bay phun rải phân bón và thuốc trừ sâu, hoặc trong
quá trình reo hạt trồng. Ngoài ra, công nghệ GNSS cũng giúp cung cấp thông tin về
vùng diện tích cho năng suất cao hay thấp. Người sản xuất kết hợp các thông tin này
với mô ̣t số thông tin cần thiết khác để nghiên cứu tìm ra phương pháp tăng năng suất
thích hợp.
5.6. Ứng dụng GNSS trong y tế
Quản lý sức khỏe cô ̣ng đồng cần nhiều thông tin trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như các dịch bệnh thường gặp, cơ sở vâ ̣t chất hiện có để không chỉ đưa ra những
quyết
định trong việc tạo hạ tầng cơ sở hay đưa ra những hành đô ̣ng tức thì nhằm xử lý các
tình huống …
Những quyết định này cần được đưa ra dựa trên việc quan sát dữ liệu hiện có
cũng như các dữ liệu liên quan đến y tế trên toàn quốc và toàn bô ̣ dữ liệu dân số, và do
đó sẽ cực kỳ khó khăn để hiểu được ý nghĩa thực sự của nó.
Các dữ liệu này cần được thể hiện theo mô ̣t cách thức nhất định đối với thông
tin không gian và thời gian. Sự thay đổi không gian trong dữ liệu y tế được biết đến và
nghiên cứu là mô ̣t lĩnh vực căn bản của quá trình nghiên cứu bệnh dịch. Hầu hết các
dữ liệu về bệnh dịch đều thể hiện thời gian và địa điểm cụ thể.
Các phân tích không gian tiên tiến gồm việc kết hợp các lớp dữ liệu khác nhau.
Ví dụ: cán bô ̣ y tế muốn quan tâm đến việc đánh giá số lượng trẻ nhỏ trong mô ̣t nhóm
tuổi nhất đinh có thể bị bệnh sốt rét. Dữ liệu khí hâ ̣u và địa hình có thể được sử dụng
nhằm xác định khu vực muỗi gây bệnh sốt rét. Khu vực này có thể không theo các
ranh giới hành chính.
Tóm lại, với các số liệu thống kê và hệ thống thông tin địa lý (GIS) cho phép
người sử dụng phân tích hiệu quả thông tin về y tế mà không quá tốn kém hay không
thể thực hiện được như trước đây. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là công nghệ mới
giúp tạo dữ liệu cho việc phân tích cả ở không gian và thời gian.
Mô ̣t vài câu hỏi điển hình có thể được giải đáp thông qua GIS như sau:
 Chúng ta có thể xác định vị trí mô ̣t loại bệnh dịch thường gặp được không?
 Chúng ta có thể đưa ra những bằng chứng về các nhân tố gây ra dịch bệnh không?
 Nơi cung cấp các thông tin cho nhân viên và cơ sở hạ tầng ở đâu?
 Địa chỉ của Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở đâu?
 Nguồn nước ở đâu liên quan đến bệnh dịch thường gặp?
 Ở đâu có tỷ lệ trẻ tử vong cao?
 Ở đâu có tỉ lệ sinh cao?
Tài liêụ tham khảo
[1]. Phạm Thị Hoa, Vy Quốc Hải, Trần Duy Kiều..... Định vị vệ tinh. Thư viện
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nô ̣i,2013.-142tr.;29cm
[2]. Bùi Thị Hồng Thắm (chủ biên), Ứng dụng công nghệ GNSS trong thành lâ ̣p,
hiện chỉnh và sử dụng bản đồ, Thư viện Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN
[3]. Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về bản đồ địa chính
[4]. Vy Quốc Hải (chủ biên), Các phương pháp trắc địa trong nghiên cứu địa đô ̣ng,
Thư viện Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN
[5]. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2009. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây
dựng lưới tọa độ. QCVN 04:2009/BTNMT.
[6]. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2008. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Xây
dựng lưới độ cao. QCVN 11:2008/BTNMT.
[7]. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2009. Thông tin dữ liệu đo đạc Bản đồ.
[8]. Đặng Nam Chinh, Đỗ Ngọc Đường, 2012. Định vị vệ tinh. Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuâ ̣t.
[9]. Đặng Nam Chinh, 2014. Bài giảng Trắc địa mặt cầu. Trường đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nô ̣i.
[10]. Dương Vân Phong, Nguyễn Gia Trọng, 2013, Giáo trình Xây dựng lưới trắc
địa. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuâ ̣t.
[11]. Hà Minh Hòa, 2014, Phương pháp xử lý toán học các mạng lưới trắc địa quốc
gia. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuâ ̣t. ISBN 978-604-67-0247-4.
[12]. Ngô Phúc Hưng, Đặng Hùng Võ, 1978. Lý thuyết bình sai lưới tam giác. Nhà
xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
[13]. Phạm Hoàng Lân và nnk, 2012, Trắc địa cao cấp đại cương. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuâ ̣t.
[14]. Bomford, 1971. Gedesy, Third Edition. Oxford at the Clarendon Press.
[15]. Dang Hung Vo, Tran Bach Giang, 1999. The Status of Vietnam Geodetic
Network and a Proposal for Indochina Region. Second Workshop on Regional
Geodetic Network Ho Chi Minh City, 12th -13th July 1999.
[16]. Federal Geodetic Control Committee, US, 1984. Standards and Specifications
for Geodetic Control Networks. Library of Congress Cataloging in Publication Data.
[17]. Ekrem Tusat, 2010. The importance and development of national geodetic
networks in map production: A Turkish case study. International Journal of the
Physical Sciences Vol. 5(15), pp. 2310-2316, 18 November, 2010.
[18]. E.h. Günter Schmitt, 2013. ZOD - Zero Order Design of Geodetic Networks
free networks, G-inverses, S-transformation. Universität des Landes Baden-
Württemberg und nationales Großforschungszentrum in der Helmholtz-Gemeinschaft.
[19]. Joseph Schroedel, 2002. Structural Deformation Surveying. Engineer Manual,
US Army Corps of Engineers.
[20]. G. Blewitt. 1998. ITRF Densification and Continuous Realization by the IGS.
IAG Symposia Volume 118, pp 8-17.
[21]. Mustafa Berber, 2006. Robustness Analysis of Geodetic Networks. Technical
Report No. 242, University of New Brunswick, Fredericton, New Brunswick, Canada,
121 pp.
[22]. Michael Pearlman et al, The Global Geodetic Observing System: Space
Geodesy Networks for the Future. Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics,
USA.
[23]. Michael.J.Walsh, 2003. NAVSTAR Global Positioning System Surveying.
Engineer Manual, US Army Corps of Engineers.
[24]. Volker SCHWIEGER et al, 2009. GNSS CORS - Reference Frames and
Services. International Federation of Surveyors, Article of the Month (December
2009)
[25]. Plag et al. 2009. Global Geodetic Observing System. Springer-Verlag Berlin
Heidelberg 2009. DOI 10.1007/978-3-642-02687-42.
[26]. Richard Stanaway, 2012. The Future of Geodetic Datums. SSSILand
Surveying Commission –National Conference, 18-21 April 2012.

You might also like