NCKH - chuan - 19 - cấp trường-đã chuyển đổi

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 70

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA TRẮC ĐỊA, BẢN ĐỒ VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NĂM HỌC 2018-2019

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS


THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NGUY CƠ CHÁY RỪNG
HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

Thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

HÀ NỘI – 2019
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH
VIÊN NĂM HỌC 2018-2019

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS


THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NGUY CƠ CHÁY RỪNG
HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Mạnh Giới tính: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Lớp: ĐH6TĐ, Khoa: Trắc địa, Bản đồ và Thông tin địa lý
Năm thứ: 3/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Kỹ thuật Trắc địa – Bản đồ
Người hướng dẫn: ThS. Quách Thị Chúc

HÀ NỘI – 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KHOA TRẮC ĐỊA, BẢN ĐỒ
VÀ THÔNG TIN ĐỊA LÝ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1. Thông tin chung:


- Tên đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Văn Mạnh
2. Nguyễn Chí Tín
- Lớp: ĐH6TĐ Khoa/ Bộ môn: Trắc địa, bản đồ và thông tin địa lý
- Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: ThS. Quách Thị Chúc
2. Mục tiêu đề tài:
Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa năm 2018 dựa vào các yếu tố (nhiệt độ, mật độ thực
phủ, độ dốc và hướng sườn).
3. Tính mới và sáng tạo:
4. Kết quả nghiên cứu:
Bản đồ nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Từ các số liệu và bản đồ nguy cơ cháy rừng sẽ giúp chúng ta giảm thiểu tác hại do
cháy rừng gây ra. Đảm bảo ổn định anh ninh, kinh tế, xã hội. Tính mạng người dân
được đảm bảo, giúp nâng cao ý thức cộng đồng về cháy rừng.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
Ngày……..tháng…….năm 2019
Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài

Nguyễn Văn Mạnh


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Ngày……..tháng........năm 2019
Xác nhận của trường đại học Người hướng dẫn

Quách Thị Chúc


I

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Phần mềm để phân tích và trực quan hóa dữ liệu khoa học
1 ENVI
và hình ảnh

2 DEM Mô hình số độ cao

3 GIS Hệ thống thông tin địa lý

4 Landsat Ảnh vệ tinh quan trắc Trái Đất

5 MODIS Thiết bị đo quang phổ

6 NASA Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ

7 NDVI Chỉ số thực vật

8 UTM Hệ tọa độ địa lý Mercator


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các thế hệ vệ tinh landsat...................................................................19


Bảng 1.2. Đặc trưng Bộ cảm của ảnh vệ tinh Landsat 7 và Landsat 8 (LDCM) 19
Bảng 2.1: Phân cấp nguy cơ cháy rừng...............................................................30
Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tầm quan trọng giữa các yếu tố tác động.....36
Bảng 3.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh sử dụng................................................................39
Bảng 3.2. Bảng ưu tiên các nhân tố ảnh hướng nguy cơ cháy rừng....................40
Bảng 3.3. Ma trận so sánh các chỉ tiêu phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng. 41
Bảng 3.4. Ma trận tính trọng số các chỉ tiêu phân vùng trọng điểm...................41
nguy cơ cháy rừng...............................................................................................41
+ Địa hình có độ dốc từ > 250 có 260,885 ha (chiếm 0,2%)..............................43
Bảng 3.5. Đánh giá ảnh hưởng của độ dốc với nguy cơ cháy rừng....................43
Bảng 3.6. Đánh giá ảnh hưởng của hướng dốc với nguy cơ cháy rừng..............46
Bảng 3.7 . Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ với nguy cơ cháy rừng.................48
Bảng 3.8. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thực vật thông qua chỉ số NDVI......51
Bảng 3.9. Phân cấp diện tích lãnh thổ huyện Hậu Lộc theo nguy cơ cháy rừng 53
Bảng 3.10. Thống kê diện tích phân vùng ảnh hưởng cháy rừng........................56
tại một số xã, của huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.............................................56
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1a.Hình ảnh cháy rừng..............................................................................9
Hình 1.1. Các kênh sử dụng trong viễn thám......................................................17
Hình 1.2. Nguyên lý thu nhận hình ảnh trong viễn thám....................................18
Hình 1.3. Đặc điểm phản xạ phổ trên các kênh ảnh...........................................20
Hình 1.4. Khả năng phản xạ và hấp thụ của nước...............................................22
Hình 1.5. Đặc tính phản xạ phổ của thổ nhưỡng................................................23
Hình 1.6. Một bản đồ GIS sẽ là tổng hợp của rất nhiều lớp thông tin khác nhau. .24
Hình 1.7. Các thành phần chính của GIS............................................................25
Hình 2.1. Sơ đồ các bước thành thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng................29
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa..........................37
Hình 3.2 .Ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu.........................................................39
Hinhg 3.3 (a) Dữ liệu điểm độ cao lấy từ bản đồ địa hình..................................42
(b) Mô hình số độ cao (DEM) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa........................42
Hình 3.4. Ngưỡng dốc khu vực nghiên cứu........................................................42
Hình.3.5. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng......................................43
của yếu tố độ dốc với nguy cơ cháy rừng............................................................43
Hình 3.6 . Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng.................................................44
dựa trên ảnh hưởng của độ dốc...........................................................................44
Hình 3.7. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố hướng dốc đối
với nguy cơ cháy rừng.........................................................................................45
Hình 3.8.Mô hình hướng dốc..............................................................................45
Hình 3.9. Phân ngưỡng hướng dốc......................................................................46
Hình 3.10. Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của hướng
dốc.......................................................................................................................47
Hình 3.11. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đối
với nguy cơ cháy rừng.........................................................................................48
Hình 3.13. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của mật độ thực phủ đối
với nguy cơ cháy rừng.........................................................................................50
Hình 3.14. Ảnh chỉ số thực vật (NDVI) khu vực nghiên cứu............................51
Hình 3.15. Bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của mật độ thực phủ.52
Hình 3.16. Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.54
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cảnh báo cháy rừng theo các mức..................55
Hình 3.18. Biểu đồ thống kê diện tích (ha) phân bố các phân vùng cảnh báo
nguy cơ cháy tại một số xã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa...........................57
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................I
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................II
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.....................................................................III
MỤC LỤC...........................................................................................................V
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU...............4
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước......................4
1.1.1. Trên thế giới................................................................................................4
1.1.2. Tại Việt Nam...............................................................................................6
1.2. Khái quát về nguy cơ cháy rừng.................................................................7
1.2.1. Khái niệm về rừng, cháy rừng...................................................................7
1.2.2. Nguy cơ cháy rừng....................................................................................10
1.2.3. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới cháy rừng...................................................11
1.3. Bản đồ nguy cơ cháy rừng và phương pháp thành lập...........................13
1.3.1. Khái niệm về bản đồ nguy cơ cháy rừng...................................................13
1.3.2. Phương pháp thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng...................................13
1.4. Tổng quan về viễn thám.............................................................................16
1.4.1. Khái niệm về viễn thám............................................................................16
1.4.2. Ảnh vệ tinh Landsat và đặc điểm của ảnh vệ tinh Landsat.......................18
1.4.3. Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên...................................20
1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý....................................................23
1.5.1. Định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý....................................................24
1.5.2. Các thành phần chính của hệ thống thông tin địa lý.................................25
1.5.3 Chức năng của GIS....................................................................................26
1.5.4. Kết hợp viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng........27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NGUY CƠ
CHÁY RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS.......................29
2.1. Sơ đồ các bước thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng bằng công nghệ
viễn thám và GIS...............................................................................................29
2.2. Phân cấp nguy cơ cháy rừng và các phương pháp lựa chọn các yếu tố
cho phân vùng nguy cơ cháy rừng...................................................................29
2.2.1. Phân cấp nguy cơ cháy rừng.....................................................................29
2.2.2. Lựa chọn các yếu tố cho phân vùng nguy cơ cháy rừng...........................30
2.3. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố thành phần.....................................31
2.3.1. Yếu tố ảnh hưởng của độ dốc đến nguy cơ cháy rừng..............................31
2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng của hướng dốc đến nguy cơ cháy rừng........................32
2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng của mật độ lớp phủ thực vật với nguy cơ cháy rừng.......32
2.3.4. Yếu tố ảnh hưởng của nhiệt độ với nguy cơ cháy rừng............................34
2.4. Thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng......................................34
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................37
3.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu.............................................................37
3.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................37
3.1.2. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................37
3.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội........................................................................38
3.2. Dữ liệu thu thập..........................................................................................39
3.2.1. Tư liệu bản đồ............................................................................................39
3.2.2. Tư liệu ảnh vệ tinh.....................................................................................39
3.3. Lựa chọn các nhân tố tác động gây nên nguy cơ cháy rừng..................39
3.4. Thành lập các bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến nguy cơ
cháy rừng............................................................................................................41
3.4.1. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của độ dốc.........41
3.4.2. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của hướng dốc
............................................................................................................................. 44
3.4.3. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của nhiệt độ.. .47
3.4.4. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của mật độ thực
phủ 49
3.5. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa..52
3.5.1. Chồng xếp các bản đồ thành phần để thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
khu vực nghiên cứu.............................................................................................52
3.5.2. Đánh giá nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................59
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với việc phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt trong thời đại công
nghệ 4.0 như hiện nay, thì cũng kéo theo sự phát triển của mọi ngành nghề là
một điều tất yếu. Điều này sẽ giúp con người tiện lợi hơn trong công việc và
phát triển nó. Không nằm ngoài xu hướng đó, khoa học viễn thám đã có cuộc
phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu giám sát
tài nguyên, môi trường trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Phát triển kỹ thuật
viễn thám trở thành lựa chọn của các quốc gia, trong đó có các nước đang phát
triển như Việt Nam.
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu về nhiều mặt về cả kinh tế - xã hội của
đất nước. Việc bảo vệ rừng và phát triển là nghĩa vụ của các cấp chính quyền
cùng toàn thể xã hội. Nhưng những năm gần đây diện tích rừng không chỉ suy
giảm về số lượng mà còn về chất lượng do quá trình hoang mạc hóa, cháy rừng ở
nhiều nơi, quá trình khai thác, phá hoại của con người cùng quá trình dân cư mở
rộng. Gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho con người và môi trường thiên nhiên.
Một trong những thủ phạm thường xuyên làm mất diện tích rừng đó chính
là cháy rừng. Cháy rừng không chỉ gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường mà
nó còn ảnh hưởng đến cả kinh tế, đời sống và an toàn của con người.
Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO)
về hiện trạng rừng toàn cầu năm 2010, thế giới đã mất hơn 13 triệu ha rừng,
rừng chỉ còn 31 % diện tích toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ ha; trong
khi đó ở đầu thế kỷ XX diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha. Số liệu thống kê cho
thấy tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha, một trong những
nguyên nhân cơ bản của mất rừng chính là cháy rừng: Trung bình có khoảng 10
– 15 triệu ha rừng bị cháy/năm.
Thanh Hoá là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với diện tích đất
có rừng là 484.246 ha. Kết hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt thường nắng
nóng ở nhiệt độ cao nên có nguy cơ cháy rừng rất lớn. Theo thống kê của Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 12/2018, diện tích rừng trọng
điểm cháy toàn tỉnh là trên 48.000 ha (cấp cháy cực kỳ nguy hiểm gần
14.0 ha). Trong đó, các huyện trung du và đồng bằng ven biển như Thạch
Thành, Tĩnh Gia, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa và
một số xã khu vực núi Nưa thuộc 2 huyện Triệu Sơn và Nông Cống, với gần
10.000ha rừng trọng điểm cháy, phần lớn là rừng thông. Cụ thể: Khoảng 13 giờ
ngày 6/7/2018, một vụ cháy rừng đã phát sinh tại khu vực đền Hàn Sơn, ở xã
Châu Lộc, huyện Hậu Lộc. Huyện Hậu Lộc huy động khoảng 500 người gồm
lực lượng dân quân, kiểm lâm, cảnh sát phòng cháy chữa mang theo thiết bị,
phương tiện tham gia cháy rừng. Riêng phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy số
3 điều động ba xe chữa cháy chuyên nghiệp cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ
nhanh chóng tiếp cận hiện trường, tổ chức chữa cháy rừng.
Cháy rừng và sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ là vấn đề bức xúc của
riêng Việt Nam mà là vấn đề chung của toàn cầu. Cháy rừng là hiểm hoạ thường
xuyên xảy ra gây thiệt hại nặng nề cả về mặt kinh tế xã hội và mặt chất
lượng cuộc sống con người. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi địa phương có rừng là
phải tiến hành những biện pháp thích hợp, trong đó có việc lập bản đồ cảnh báo
nguy cơ và xây dựng kế hoạch phòng chống cháy rừng.
Trước những lập luận ở trên chúng em quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng
công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa năm 2018 dựa vào các yếu tố (nhiệt độ, mật độ
thực phủ, độ dốc và hướng sườn).
3. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tháng 5
năm 2018.
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 09/2018 – tháng 04/2019
- Đối Tượng Nghiên Cứu: nguy cơ cháy rừng.
4. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu tổng quan về công nghệ viễn thám, GIS và khả năng ứng
dụng thành lập bản đồ thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng.
- Nghiên cứu và lựa chọn phương pháp xác định yếu tố ảnh hưởng tới nguy
cơ cháy rừng khu vực huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Thành lập các bản đồ thành phần ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
- Đánh giá nguy cơ cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin, tài liệu liên quan tới
cháy rừng: tài liệu thống kê cháy rừng, tài liệu khí hậu, tài liệu rừng,…
+ Phương pháp bản đồ: được sử dụng nhằm khẳng định tính không gian, tính
lãnh thổ của các dữ liệu địa lý về toạ độ địa lý về quy luật phân bố và mối tương
quan giữa các yếu tố nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp viễn thám: sử dụng để khai thác thông tin về điểm nóng trên
các kênh hồng ngoại nhiệt và xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng thông qua kết quả
phân loại, giải đoán ảnh hoặc các ảnh chỉ số.
+ Phương pháp GIS: phương pháp phân tích không gian đa chỉ tiêu trong
GIS được sử dụng trong xử lý tích hợp các thông tin liên quan tới cháy rừng.
6. Dự kiến kết quả nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS việc xác định
nguy cơ cháy rừng phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài có thể dự báo những khu vực có nguy
cơ cháy rừng nhằm hỗ trợ công tác phòng chống nguy cơ cháy rừng ở địa phương.
- Kết quả nghiên cứu dự kiến: Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, bản đồ cảnh
báo nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa mùa khô năm 2018.
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước
1.1.1. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguy cơ cháy
rừng. Các đề tài này sử dụng công cụ viễn thám để nghiên cứu và thực hiện. Ở
các nước công nghiệp phát triển, việc xây dựng bản đồ và theo dõi biến động tài
nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên rừng nói riêng ngày càng trở nên cấp
thiết và không chỉ trên phạm vi quốc gia mà đã trở thành vấn đề đang được chú
trọng trên mỗi châu lục và toàn cầu.
Việc kết hợp giữa công nghệ viễn thám và GIS đã mở ra khả năng to lớn
cho việc ứng dụng chúng trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trong nghiên cứu lâm
nghiệp có thể nói công nghệ viễn thám và GIS được ứng dụng đầu tiên và có
hiệu quả. Hiện nay việc sử dụng tư liệu viễn thám trong thành lập bản đồ rừng,
theo dõi biến động chặt phá rừng,… đã trở thành công nghệ phổ biến trên thế
giới. Khi kết hợp công nghệ viễn thám và GIS đã mở ra nhiều hướng ứng dụng
quan trọng như dự báo những khu vực có nguy cơ cháy rừng, dự báo dự suy
giảm diện tích rừng trên quy mô lớn toàn cầu do biến đổi khí hậu và sự gia tăng
dân số, kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật với mốt số loài cây rừng,…
Để dự báo nguy cơ cháy rừng, người ta sử dụng tư liệu viễn thám để phân loại
rừng, còn dữ liệu hệ thống thông tin địa lý cung cấp thông tin về địa hình, khí
hậu, thời tiết, mạng lưới sông suối và đặc biệt những thông tin lưu giữ những
nơi đã xảy ra cháy rừng ở mức độ khác nhau.
Trong công trình nghiên cứu của Sunil Chandra từ Ấn Độ. Sử dụng cách tiếp
cận để phân loại loại rừng dựa trên diện rộng trong nghiên cứu là hữu ích trong
việc xác định các loại rừng khác nhau có sẵn trong khu vực. Khối lượng nhiên
liệu, độ dốc, độ cao, hệ thống thoát nước, đường và các lớp định cư được chỉ định
các độ tuổi khác nhau tùy thuộc vào tác động của chúng, trong việc xác định các
khu vực có nguy cơ cháy. Tiếp theo đó là xác minh mặt đất các bản đồ khu vực
nguy cơ cháy được tạo ra và so sánh chúng với các trường hợp cháy rừng trong
những năm trước. Thời gian đáp ứng với cứu trợ thiên tai được tính toán dựa trên
các hệ số được cung cấp bởi độ dốc, độ cao và các yếu tố khác. Do đó, các khu
vực có nguy cơ cháy cao đến thấp có thể được xác định và chiến lược quản lý
phù hợp để kiểm soát thảm họa có thể được ưu tiên trong khu vực này.
Trong dự án “Sử dụng GIS trong phân tích điểm nóng và lập bản đồ các
khu vực có nguy cơ cháy rừng ở khu vực Yeguare, Đông Nam Honduras” của
đại học Saint Mary’s. Viễn thám cung cấp cách để quan sát và phân tích tài
nguyên rừng và giám sát khu vực nguy cơ cháy rừng. Tổ chức giám sát đất đai
và lớp phủ động lượng toàn cầu (GPFC-GOLD) đã sử dụng các thiết bị không
gian cho phát hiện, theo dõi và tính toán ảnh hưởng của hỏa hoạn (theo FAO,
2007). FIRMS (hệ thống quản lý thông tin tài nguyên) cũng cung cấp cho người
dùng gần các điểm nóng/ thông tin về thời gian thực thông qua Web Fire
Mapper, email của họ và tin nhắn văn bản điện thoại di động. FIRS cung cấp
thông tin về các vụ cháy đang hoạt động sử dụng hình ảnh độ phân giải vừa phải
Thiết bị đo quang phổ (MODIS) trên tàu NASA từ Aqua và vệ tinh Terra
(NASA/ Đại học Maryland, 2002). Thông tin cho việc này nghiên cứu được
thực hiện qua email và được thiết kế để đáp ứng nhu cầu dự án. Phát hiện cháy
dựa trên công nhận tuyệt đối về cường độ của nó. Nếu ngọn lửa yếu, việc phát
hiện dựa trên phát xạ các pixel xung quanh.
Đề tài “Khai thác rủi ro thành lập bản đồ cháy rừng thông qua dữ liệu ảnh
vệ tinh và cơ sở nghiên cứu hệ thống thông tin địa lý” của nhóm nghiên cứu
Esra Erten, Vedat Kurgu, Nebiye Musaoglu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhà nghiên cứu
đã ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và ảnh vệ tinh Landsat để tiến hành thành
lập các dữ liệu bản đồ, để phục vụ công tác thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng.
Tác giả đã tiến hành nghiên cứu năm đối tượng khác nhau liên quan tới cháy
rừng bao gồm : thực vật, độ dốc, hướng dốc, khoảng cách với đường giao thông,
khoảng cách với khu dân cư. Do đó có các kết quả về ảnh viễn thám và GIS.
Phương trình được sử dụng trong GIS để xác định nơi có nguy cơ cháy rừng là
RC = 7*VT + 5*(S+A) + 3*(DR+DS). Thể hiện trong phương trình trong phương
trình này, RC là chỉ số bằng số của rủi ro cháy rừng các khu vực nơi nghiên cứu.
VT chỉ ra kiểu thảm thực vật với 5 lớp, S là hệ số dốc và A chỉ ra hướng dốc với
5 lớp. Một biến của khía cạnh với 4 lớp, D R và DS chỉ ra yếu tố khoảng cách từ
đường với đường giao thông, khoảng cách với khu dân cư. Cuối cùng, dựa trên
những phân tích được thực hiện, bản đồ khu vực nguy cơ hỏa hoạn đã được
thành lập.
Liang-Hua Chen and Wei-Cheng Huang từ Trung Quốc đề xuất giải pháp
sử dụng thuật toán phát hiện cháy sớm. Nhóm tác giải đề xuất việc tích hợp màu
sắc, không gian và thông tin chuyển động để xác định vị trí khu vực cháy trong
khung hình video. Những vùng có khả năng cháy được phát hiện dựa trên mẫu
màu lửa với mô hình hỗn hợp Gaussian. Dựa trên một số đặc tính của vùng
cháy, nhóm tác giả kết hợp các đặc tính không gian và thời gian để loại bỏ
những vùng không phải cháy rừng. Cuối cùng, một số vùng cháy chưa được
phát hiện sẽ được xác định bằng phương pháp phát triển vùng.
1.1.2. Tại Việt Nam
Công trình nghiên cứu “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ nguy
cơ cháy rừng phục vụ phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng tại tỉnh
Sơn La, Việt Nam” của nhóm nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thạch, Đặng Ngô Bảo
Toàn, Phạm Xuân Cảnh đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quy Nhơn.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp GIS để tiến hành
thành lập nhiều lớp bản đồ liên quan đến các nguy cơ cháy rừng, từ đó tạo ra bản
đồ nguy cơ cháy rừng với độ chính xác cao.
Trong “Xây dựng các biện pháp phòng chống cháy rừng tại rừng trồng thông
ba lá tại huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk” của Nguyễn Việt Ánh, đã áp dụng hệ thống
thông tin địa lý để ứng dụng các khả năng liên quan tới nguy cơ gây cháy rừng.
Viện Địa lý đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử về tài nguyên rừng
và phần mềm cảnh báo cháy rừng ở đảo Cát Bà. Hệ thống này dựa trên công
nghệ GIS (Geographic Information System - hệ thống thông tin địa lý) và ảnh
viễn thám hỗ trợ trực tiếp công tác quản lý rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà. Mô hình được tính toán từ các bản đồ đầu
vào như nhiệt độ, độ ẩm, thảm thực vật, sức gió, hướng địa hình, độ dốc... Các
tham số này được thành lập từ việc giải đoán ảnh vệ tinh, số liệu các trạm đo và
tải xuống trực tiếp từ trung tâm dự báo thời tiết của NASA (Cơ quan Hàng
không và vũ trụ Mỹ) thông qua mạng Internet.
Trong “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ không gian địa lý (RS, GIS,GPS)
trong phát hiện cháy rừng ở Việt Nam” của Lê Ngọc Hoàn, Đại học Lâm
nghiệp. Đã ứng dụng thuật toán phát hiện cháy rừng từ ảnh vệ tinh MODIS kết
hợp dữ liệu kiểm kê rừng toàn quốc để nâng cao chất lượng phát hiện cháy rừng
ở Việt Nam. Sử dụng ảnh vệ tinh MODIS để phát hiện cháy rừng ở Việt Nam
đạt tỷ lệ 71% so với các vụ cháy rừng đã diễn ra trong quá khứ. Kết quả thử
nghiệm thuật toán để trích xuất điểm dị thường nhiệt đã khẳng định sự phù hợp
với mùa cháy rừng theo thời gian cũng như theo không gian ở Việt Nam.
Ngưỡng giá trị cấp độ sáng (brightness_T4) của những vụ cháy rừng hoặc những
điểm dị thường nhiệt ở Việt Nam đạt từ 310K và giá trị về độ lệch ∆ T là từ 10K
trở lên.
Từ 1989 - 1991 Dự án tăng cường khả năng phòng cháy chữa cháy rừng
cho Việt Nam của UNDP đã nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự báo nguy
cơ cháy rừng theo chỉ tiêu khí tượng tổng hợp P của Nesterop nhưng thêm yếu
tố gió (Cooper, 1991). Chỉ tiêu P của Nesterop được nhân với hệ số là 1.0, 1.5,
2.0, và 3.0 nếu có tốc độ gió tương ứng là 0-4,5-15,16-25, và lớn hơn 25 km/giờ.
Năm 1993, Võ Đình Tiến trong “Nghiên cứu phương pháp phân vùng trọng
điểm cháy rừng cho tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Lâm Nghiệp, đã đưa ra phương
pháp dự báo nguy cơ cháy rừng của từng tháng ở Bình Thuận theo 6 yếu tố:
nhiệt độ không khí trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm không khí trung
bình, vận tốc gió trung bình, số vụ cháy rừng trung bình, lượng người vào rừng
trung bình. Tác giả đã xác định được cấp nguy hiểm với cháy rừng của từng
tháng trong cả mùa cháy. Đây là chỉ tiêu có tính đến cả yếu tố thời tiết và yếu tố
kinh tế xã hội liên quan đến nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, vì căn cứ vào số liệu
khí tượng trung bình nhiều năm nên cấp dự báo của Võ Đình Tiến chỉ thay đổi
theo thời gian của lịch mà không thay đổi theo thời tiết hàng ngày. Vì vậy, nó
mang ý nghĩa của phương pháp xác định mùa cháy nhiều hơn là dự báo nguy cơ
cháy rừng.
1.2. Khái quát về nguy cơ cháy rừng
1.2.1. Khái niệm về rừng, cháy rừng
a) Khái niệm về rừng, cách xác định rừng
Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về
rừng. Rừng là nơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ. Lịch sử càng
phát triển, những khái niệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học
thuyết về rừng.
Năm 1817, H.Cotta (người Đức) đã xuất bản tác phẩm “Những chỉ dẫn về
lâm học”, đã trình bày tổng hợp những khái niệm về rừng. Ông có công xây dựng
học thuyết về rừng có ảnh hưởng đến nước Đức và châu Âu trong thế kỷ 19.
Năm 1912, G.F.Morodop công bố tác phẩm Học thuyết về rừng. Sự phát
triển hoàn thiện của học thuyết này về rừng gắn liền với những thành tựu về sinh
thái học.
Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối
liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong
khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh
quan địa lý.
Năm 1952, M.E. Tcachenco nhận định: Rừng là một bộ phận của cảnh quan
địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi
sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và
ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài.
Năm 1974, I.S.Mê-lê-khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự
nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu.
Căn cứ vào: Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 quy định:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa
hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1
trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng
phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Tiêu chí xác định rừng được quy định tại Điều 3 Thông tư 34/2009/TT-
BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:
- Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm
thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và
một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ,
lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ
và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m
đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh
và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng. Các hệ sinh thái nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa,
cau dừa,… không được coi là rừng.
- Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải
có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.
Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20
mét được gọi là cây phân tán.
b) Khái niệm về cháy rừng
Cháy rừng hay còn gọi lửa rừng là hiện tượng lửa phát sinh trong một khu
rừng, tác động hoặc làm tiêu hủy một số hoặc toàn bộ các thành phần của khu
rừng đó. Đám cháy rừng có thể là đám cháy được kiểm soát trong kỹ thuật lâm
sinh hoặc đám cháy không thể kiểm soát. Khi cháy rừng, tạo một bức màn khói
bao phủ bên trên khu rừng, với những đám cây cao màu xám, chết chóc.
Theo tài liệu về quản lý lửa rừng, FAO đưa ra khái niệm về cháy rừng và
thường được sử dụng là: “Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những
đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người; gây lên
những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi trường”.

Hình 1.1.a. Hình ảnh cháy rừng


Nguy cơ cháy rừng là khả năng xảy ra cháy rừng trên khu vực xem xét theo
từng thang cấp độ .
Ở Việt Nam, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT số
127/ 2000-QĐ-BNN-KL ngày 11 tháng 12 năm 2000 ban hành quy định về cấp
dự báo, báo động và biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng thì
nước ta chia làm 5 cấp độ :
Báo động cấp I: Khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo mũi tên chỉ số I.
Báo động cấp II: Khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo mũi
tên chỉ số II.
Báo động cấp III: Khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo mũi tên
chỉ số III.
Báo động cấp IV: Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo mũi tên chỉ số IV.
Báo động cấp V: Rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng
cháy lớn ớ tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo mũi
tên chỉ số V.
Tại nước Mỹ, hệ thống cảnh báo cháy rừng cũng được chia làm 5 cấp độ
gồm: thấp, vừa phải, cao, rất cao và cực cao.
Mục đích:
+ Là tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về
thiên tai và môi trường.
+ Là tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng xây dựng các
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc
biệt những ngành có sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp...
+ Làm tài liệu cơ bản phục vụ công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ tài sản
tính mạng người dân.
1.2.2. Nguy cơ cháy rừng
Nguy cơ cháy rừng là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra cháy rừng với
tất cả các loại rừng, thường được chia thành những cấp nguy cơ khác nhau từ ít
xảy ra cháy rừng, đến nguy cơ cháy lớn. Dự báo nguy cơ cháy rừng là việc xác
định cấp nguy cơ cháy cho các loại rừng. Nguy cơ cháy trước hết phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết. Thời tiết càng nóng, khô và càng kéo dài thì nguy cơ cháy
rừng càng cao. Nguy cơ cháy rừng cũng phụ thuộc vào đặc điểm trạng thái rừng.
Những trạng thái rừng có nhiều cây có dầu, nhiều cây bụi dây leo, nhiều cành
khô lá rụng khi gặp thời tiết khô hạn sẽ dễ cháy hơn những trạng thái rừng khác.
Vì vậy, người ta thường căn cứ vào kết quả phân tích đặc điểm thời tiết và đặc
điểm trạng thái rừng để dự báo nguy cơ cháy rừng. Đám cháy chỉ xuất hiện khi
có 3 yếu tố kết hợp với nhau: nhiệt, oxy và năng lượng cháy cơ bản (nhiên liệu).
Thêm vào đó, nếu các yếu tố như độ ẩm thấp, gió mạnh, địa hình và hướng gió
thuận lợi thì đám cháy sẽ phát triển nhanh chóng. Khi thiếu một trong 3 yếu tố
này, đám cháy không thể xảy ra, nhưng khi kết hợp cả 3 yếu tố này thì cháy là
một điều khó tránh khỏi. Cháy rừng là một sản phẩm tương tác giữa các yếu tố
môi trường với nhau, bao gồm nhiên liệu (cây rừng), địa hình, thời tiết và lửa.
Cường độ và tốc độ lan rộng của một đám cháy phụ thuộc vào số lượng và sự
sắp xếp của nhiên liệu, độ ẩm của nhiên liệu, tốc độ gió gần khu vực cháy, địa
hình và độ dốc
1.2.3. Các yếu tố gây ảnh hưởng tới cháy rừng
a) Địa hình.
Địa hình là bao gồm tất cả các yêu tố trên bề mặt trái đất như là: độ dốc, độ
cao, độ sâu,… Ngoài ra có địa hình học là nghiên cứu về hình dáng và đặt điểm
của bề mặt của Trái Đất và các thiên thể có thể quan sát khác bao gồm các hành
tinh, mặt trăng và tiểu hành tinh. Địa hình học của một khu vực có thể đề cập
đến các hình dạng và đặc điểm bề mặt của khu vực đó, hoặc sự miêu tả khu vực
đó (đặc biệt là thuật họa bản đồ). Địa hình không thể thay đổi tại một thời điểm
nhưng cấu tạo của địa hình sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi về nhiên liệu và điều
kiện không khí. Cường độ bức xạ mặt trời lớn nhất khi độ dốc vuông góc với
mặt trời. Ở bắc bán cầu, đặc biệt là khu vực nằm trong vành đai nhiệt đới thì
nhận được nhiều ánh sáng hơn.
Ở vùng núi cao địa hình thường khô hạ kéo dài, nắng nhiều và dao động
nhiệt độ lớn hơn rất nhiều so với thấp; ở sườn dốc, do khác hướng phơi nên năng
lượng nhận được là khác nhau và các dòng đối lưu phát triển mạnh so với các
vùng bằng phẳng. Với độ dốc càng lớn thì mức độ lan cháy càng cao. Các điều
kiện địa hình tạo ra có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nước của vật
liệu cháy hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan rộng các đám cháy rừng. Ở vùng núi
độ cao càng lớn thì lượng hơi ẩm thấp dẫn đến các yếu tố thực vật dễ bị khô gây
nguy cơ cháy rừng cao.
b) Nhiệt độ, độ ẩm.
Thông thường thì nhiệt độ càng lớn thì nguy cơ cháy sẽ lan rộng. Độ ẩm là
chỉ lượng hơi nước có trong các vật được xét tới. Độ ẩm càng thấp nguy cơ cháy
càng cao.
Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối của khí quyển thấp và độ ẩm mặt đất bị
giảm do bốc hơi sẽ là điều kiện thuận lợi cho cháy rừng.
Độ ẩm của vật liệu: là khối lượng nước được cấu thành theo khối lượng đơn
vị của nhiên liệu khô và được xác định chủ yếu bởi loại nhiên liệu và thời tiết.
Nó cũng có thể được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trọng lượng khô của nhiên
liệu. Ảnh hưởng quan trọng nhất của độ ẩm đối với cháy là tác dụng của hơi
nước thoát ra từ nhiên liệu cháy. Nó làm giảm lượng oxy xung quanh chất cháy
dẫn đến làm giảm tốc độ của quá trình cháy. Các loại thực vật và mật độ của
chúng ảnh hưởng tới điều kiện độ ẩm và nguyên nhân cháy. Thực vật chứa thấp
hơn 10% độ ẩm có thể gây ra cháy.
c) Nguyên liệu cháy.
Là điểm mấu chốt của cháy rừng. Nó không phải tự trực tiếp gây cháy mà
nó là chất xúc tác quyết định mức độ cháy và lan tỏa. Trạng thái của nhiên liệu
đề cập đến độ ẩm của nguyên liệu, cho dù cây sống hay chết. Loại nguyên liệu
bao gồm đặc tính vật lý của nguyên liệu, thành phần của nhiên liệu và nhóm
nguyên liệu. Đặc tính vật lý của nhiên liệu ảnh hưởng đến cách nhiên liệu cháy
bao gồm số lượng, kích thước, sự liên kết và sắp xếp của vật liệu.
d) Thời tiết.
Thời tiết bao gồm các tác nhân như: nhiệt độ, độ ẩm, hướng và tốc độ gió.
Thời tiết đóng vai trò lớn trong việc cháy rừng, mức độ cháy rừng cũng phụ
thuộc nhiều vào thời tiết.
- Nhiệt độ không khí đóng một vai trò quan trọng gây ra cháy rừng. Ảnh
hưởng trực tiếp của nó lên nhiệt độ của vật liệu và làm cho lượng nhiệt năng cần
thiết tăng lên đến điểm bắt lửa.
- Độ ẩm: độ ẩm có trong không khí hay bản thân vật liệu cháy quyết định sự
lan rộng của cháy rừng. Nếu như độ ẩm không khí cao và vật liệu cháy có độ ẩm
cao thì nguy cơ cháy rừng sẽ được giảm.
- Tốc độ gió: tỷ lệ đốt cháy chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ oxy cung cấp vào
nguồn lửa nên tốc độ gió cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình cháy.
Khi tốc độ gió tăng lên, ngọn lửa lan vào những vật liệu trên bề mặt gây ra nóng
sơ bộ và mức độ lây lan tăng dần lên. Điều đó khẳng định rằng tốc độ gió tăng là
nguyên nhân làm tăng mức độ lan tỏa của lửa và cường độ cháy cao hơn.
e) Tác động của con người.
Cháy rừng đều do tác nhân trực tiếp như vật dễ cháy bắt gần lửa hay do
thiên nhiên như giông sét hoặc do con người gây ra. Hiện nay đa số các vụ cháy
rừng đều do con người gây ra. Các hoạt động canh tác như làm nương rẫy hay
sự bất cẩn của con người tạo ra hoặc cũng có thể là do lợi ích nhóm. Đó đều là
các hoạt động phục vụ đời sống sinh hoạt của con người và tham vọng của con
người. Khu vực rừng càng gần khu dân cư thì mức độ cháy càng cao do các hoạt
động sản xuất, sinh hoạt gây nên.
f ) Các yếu tố khác.
Không thể không kể các yếu tố khác như giông sét, các vật liệu có khả
năng hội tụ ánh sáng, ở Việt Nam còn do vật liệu chiến tranh phát nổ, do than
cháy ngầm...
1.3. Bản đồ nguy cơ cháy rừng và phương pháp thành lập
1.3.1. Khái niệm về bản đồ nguy cơ cháy rừng
Bản đồ nguy cơ cháy rừng là loại bản đồ cung cấp thông tin, dữ liệu về khu
vực có nguy cơ cháy rừng khác nhau nhằm phục vụ nâng cao cảnh giác, đề
phòng hay phòng chống cho công tác phòng cháy chữa cháy. Và đảm bảo tính
mạng và tài sản của mọi người. Thông thường trên bản đồ cảnh báo nguy cơ
cháy rừng sẽ hiển thị các thông tin thuộc tính về các cấp độ nguy cơ cháy theo
quy định hiện hành theo 5 cấp : rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp. Nhìn vào
bản đồ ta có thể nhận biết các mức độ nguy cơ khác nhau thuận lợi cho nghiên
cứu hay ứng dụng.
1.3.2. Phương pháp thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
Thông thường để đánh giá được nguy cơ cháy rừng của một vùng cụ thể, ta
cần phải có nhiều các nguồn dữ liệu khác nhau của các đối tượng khác nhau. Từ
đó sẽ làm tiền đề cho việc kết hợp các nguồn dữ liệu lại với nhau xử lý thông tin
để cho ra các số liệu cảnh báo tốt nhất.
Việc lựa chọn các phương pháp phù hợp sẽ giúp bản đồ có độ chính xác cao
hơn. Viễn thám đóng một phần vai trò quan trọng công việc này. Việc sử dụng
ảnh vệ tinh để tạo ra bản đồ lớp phủ hay bản đồ nhiệt bằng cách sử dụng kênh
hồng ngoại nhiệt sẽ góp phần tạo ra các bản đồ đánh giá một cách chính xác
nhất. Để xây dựng được một bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng thì cần phải có
rất nhiều bản đồ thành phần để đánh giá khác nhau như:
+ Bản đồ độ dốc
+ Bản đồ độ cao
+ Bản đồ độ ẩm
+ Bản đồ lớp phủ thực vật
+ Bản đồ thủy hệ ….
Từ các loại bản đồ trên để đánh giá mức độ ảnh hưởng, xác định trọng số
của từng lớp thông tin để xây dựng mô hình thích hợp. Một số phương pháp xác
định các bản đồ có liên quan.
a) Sử dụng kênh hồng ngoại nhiệt để xác định nhiệt độ bề mặt.
Nhiệt độ bề mặt thu nhận được từ dải phổ hồng ngoại nhiệt ảnh LANDSAT
là một chỉ thị tốt cho dòng ẩn nhiệt. Nhiệt độ bề mặt có thể tăng lên rất nhanh
trong trường hợp thực vật thiếu nước. Lớp phủ thực vật có mối quan hệ mật thiết
với nhiệt độ bề mặt và ảnh hưởng lớn đến kết quảxác định nhiệt độ. Như vậy,
nhiệt độ bề mặt (landsurface temperature - Ts) và chỉ số thực vật chuẩn hóa
NDVI là các yếu tố quan trọng cung cấp thông tin về sức khỏe thực vật và độ
ẩm tại bề mặt đất.
Trong không gian Ts/NDVI các đường hồi quy liên quan đến mức độ bay
hơi của thực vật, đến kháng trở của lá cây và độ ẩm trung bình của đất. Với cùng
một điều kiện khí hậu, nhiệt độ bề mặt sẽ đạt giá trị nhỏ nhất tại các vị trí có độ
bốc hơi (của bề mặt) và sự thoát hơi nước (của lá cây) cực đại do lượng nước
bão hòa tạo nên cạnh ướt trong không gian Ts/NDVI. Ở những vị trí không có
lớp phủ thực vật hoặc thực vật khô, độ bay hơi là cực tiểu dẫn đến nhiệt độ bề
mặt đạt cực đại. Đường hồi quy các giá trị cực đại của nhiệt độ bề mặt tại các
điểm này tạo cạnh khô trong không gian Ts/NDVI.
Ảnh hồng ngoại nhiệt LANDSAT với độ phân giải không gian 120m (TM),
60m (ETM+), 100m (LANDSAT 8) cung cấp thông tin rõ ràng hơn về sự thay
đổi nhiệt độ mặt đất so với ảnh MODIS,NOAA/AVHRR, do vậy có thể được sử
dụng hiệu quả trong nghiên cứu tình trạng khô hạn bề mặt Trái Đất.
b) Xây dựng bản đồ hiện trạng lớp phủ bằng phân loại trưc tiếp có
kiểm định.
Sử dụng phần mềm chuyên dụng tiến hành khoanh vùng lấy mẫu để phân
loại các đối tượng thông quan mắt trên ảnh landsat kết hợp với việc khảo sát
ngoài thực địa.
Trước đó ta còn phải tính chỉ số thực vật NDVI để nắm bắt thông tin các đối
tượng trên ảnh vệ tinh landsat phục vụ phân loại.
c) Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA).
Là một phương pháp phân tích tổng hợp hỗ trợ trên nhiều tiêu chí. Nó giúp
hỗ trợ trong việc xác định hài hòa các tiêu chí khác nhau bằng cách cân bằng các
tiêu chí khác và tìm kiếm phương án tốt nhất.
Mô hình ra quyết định đa thuộc tính (hoặc phân tích đa tiêu chí, MCA) có
bài toán rất phức tạp, công thức thường không rõ ràng, với nhiều biến không xác
định, bài toán cơ bản có thể thay đổi trong quá trình phân tích, không đưa ra một
lời giải duy nhất và cũng không thống nhất đơn vị đo lường. Kết quả của bài
toán là đánh giá các giải pháp với giới hạn biên của các tiêu chí có đơn vị đo
khác nhau. Do vậy, mô hình bao gồm hữu hạn các giải pháp được xác định trước
và bài toán sẽ tìm giải pháp tốt nhất hoặc nhóm các giải pháp tốt trong tập hợp
các giải pháp biết trước với các thuộc tính/tiêu chí đã được xác định cùng với
trọng số. Thông qua phân tích MCA, đơn vị đo lường của các tiêu chí sẽ được
triệt tiêu và kết quả cuối là giá trị không đơn vị sử dụng để xếp hạng hoặc sắp
xếp thứ tự lựa chọn.
d) Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Trước tiên phải xác định trọng số của từng nguyên nhân đến cháy rừng.
Trong nội dung báo cáo, việc xác định trọng số được sử dụng bằng phương
pháp phân tích thứ bậc Saaty (Saaty’s Analytical Process - AHP). Có rất nhiều
nhân tố tác động đến quá trình cháy rừng, tuy nhiên vai trò của chúng là không
hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, việc xác định trọng số cho mỗi nhân tố này là
rất cần thiết. Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp bán
định lượng. Nội dung của phương pháp bao gồm việc xây dựng một hệ thống
các cặp ma trận so sánh giữa các yếu tố khác nhau cho cháy rừng. Cách tiếp
cận này c thể được mô tả như là sự phân bậc tầm quan trọng của các nhân tố
gây nên cháy rừng, mỗi nhân tố được so sánh với các nhân tố khác để xác định
tầm quan trọng của chúng đối với cháy rừng. Sau khi đã phân cấp và tính
trọng số của các chỉ
tiêu thì việc tích hợp chúng sẽ cho ta chỉ số nhạy cảm cháy rừng.
1.4. Tổng quan về viễn thám
1.4.1. Khái niệm về viễn thám
Viễn thám được định nghĩa như là một khoa học công nghệ mà nhờ nó các
tính chất của vật thể quan sát được xác định, đo đạc hoặc phân tích mà không
cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Sóng điện từ hoặc được phản xạ hoặc được bức
xạ từ vật thể thường là nguồn tài liệu chủ yếu trong viễn thám. Những năng
lượng từ trường, trọng trường cũng có thể được sử dụng.
Thiết bị dùng để cảm nhận sóng điện từ phản xạ hay bức xạ từ vật thể được
gọi là bộ cảm. Phương tiện dùng để mang các bộ cảm được gọi là vật mang,
gồm khí cầu, máy bay, vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ.
Sự phát triển của viễn thám gắn liền với sự phát triển của phương pháp
chụp ảnh và thu nhận thông tin các đối tượng trên mặt đất. Từ năm 1858 người
ta đã bắt đầu sử dụng khinh khí cầu để chụp ảnh nhằm mục đích thành lập bản
đồ địa hình. Những bức ảnh hàng không đầu tiên chụp từ máy bay được Wilbur
Wright thực hiện năm 1909 trên vùng Centocalli, Italia. Từ đó đến nay, phương
pháp sử dụng ảnh hàng không là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Trên
thế giới, việc phân tích ảnh hàng không đã góp phần đáng kể trong việc phát
hiện nhiều mỏ dầu và khoáng sản trầm tích.
Vào giữa những năm 1930, người ta đã có thể chụp ảnh mầu và đồng thời
thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu nhằm tạo ra các lớp cảm quang nhạy với bức
xạ gần hồng ngoại có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ ảnh hưởng tán xạ và
mù của khí quyển.
Từ năm 1960, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cho phép thu được hình ảnh
ở các dải sóng khác nhau bao gồm cả dải sóng hồng ngoại và sóng cực ngắn.
Sau đó sự thành công trong việc chế tạo các bộ cảm biến và các tàu vũ trụ, các
vệ tinh nhân tạo đã cung cấp khả năng thu nhận hình ảnh của trái đất từ trên quỹ
đạo góp phần hữu ích cho việc nghiên cứu lớp phủ thực vật, biến động sử dụng
đất, cấu trúc địa mạo, nhiệt độ, gió trên bề mặt đại dương…
Viễn thám có thể phân loại làm 3 loại cơ bản theo bước sóng sử dụng:
- Viễn thám trong dải sóng nhìn thấy và hồng ngoại.
- Viễn thám hồng ngoại nhiệt
- Viễn thám siêu cao tần

Hình 1.1. Các kênh sử dụng trong viễn thám


Nguồn năng lượng chính sử dụng trong nhóm thứ nhất là bức xạ mặt trời.
Mặt trời cung cấp một bức xạ có bước sóng ưu thế 500 m. Tư liệu viễn thám
thu được trong dải sóng nhìn thấy phụ thuộc chủ yếu vào sự phản xạ từ bề mặt
vật thể và bề mặt trái đất. Vì vậy, các thông tin về vật thể có thể được xác định
từ các phổ phản xạ. Tuy nhiên, radar sử dụng tia la-ze ( laser) là trường hợp
ngoại lệ không sử dụng năng lượng mặt trời. Nguồn năng lượng sử dụng trong
nhóm thứ hai là bức xạ nhiệt do chính vật thể sản sinh ra. Mỗi vật thể trong nhiệt
độ bình thường đều phát ra một bức xạ có đỉnh tại bước sóng 10.000 m.
Trong viễn thám siêu cao tần người ta thường sử dụng hai loại kỹ thuật chủ
động và bị động. Trong viễn thám siêu cao tần bị động thì bức xạ siêu cao tần do
chính vật thể phát ra được ghi lại, còn trong viễn thám siêu cao tần chủ động lại
thu những bức xạ tán xạ hoặc phản xạ từ vật thể.

Hình 1.2. Nguyên lý thu nhận hình ảnh trong viễn thám
1.4.2. Ảnh vệ tinh Landsat và đặc điểm của ảnh vệ tinh Landsat
Vệ tinh Landsat là vệ tinh tài nguyên của Hoa Kỳ được phóng lên quỹ đạo
lần đầu tiên vào năm 1972, cho đến nay đã có 8 thế hệ vệ tinh Landsat được
phóng lên quỹ đạo. Độ cao vệ tinh đạt 705 km so với bề mặt trái đất, góc
nghiêng mặt phẳng quỹ đạo 980, quỹ đạo đồng bộ mặt trời, chu kỳ lặp 16 ngày,
dải quét của landsat 8 (LDCM) giới hạn trong khoảng 185 km x 180 km.
Vệ tinh landsat 8 gồm hai bộ cảm: OLI (Operational Land Imager) và TIRS
(Thermal Infrared Sensor)
Bộ cảm OLI cung cấp hai kênh phổ mới, Kênh 1 dùng để quan trắc biến
động chất lượng nước vùng ven bờ và Kênh 9 dùng để phát hiện các mật độ dày,
mỏng của đám mây ti (có ý nghĩa đối với khí tượng học).
Bộ cảm TIRS sẽ thu thập dữ liệu ở hai kênh hồng ngoại nhiệt sóng dài
(kênh 10 và 11) dùng để đo tốc độ bốc hơi nước, nhiệt độ bề mặt.
Những bộ cảm này được thiết kế để cải thiện hiệu suất và độ tin cậy cao
hơn so với các bộ cảm Landsat thế hệ trước. Landsat 8 thu nhận ảnh với tổng số
11 kênh phổ, bao gồm 9 kênh sóng ngắn và 2 kênh nhiệt sóng dài xem chi tiết ở
Bảng 1. Hai bộ cảm này sẽ cung cấp chi tiết bề mặt Trái Đất theo mùa ở độ phân
giải không gian 30m (ở các kênh nhìn thấy, cận hồng ngoại, và hồng ngoại sóng
ngắn); 100m ở kênh nhiệt và 15 mét đối với kênh toàn sắc.
Bộ cảm OLI và TIRS đã được thiết kế cải tiến để giảm thiểu tối đa nhiễu
khí quyển (SNR), cho phép lượng tử hóa dữ liệu là 12 bit nên chất lượng hình
ảnh tăng lên so với phiên bản trước

Bảng 1.1. Các thế hệ vệ tinh landsat

Vệ tinh Ngày Ngày ngừng hoạt động Bộ cảm biến


phóng
Landsat 1 23/6/1972 06/01/1978 MSS
Landsat 2 21/01/1975 25/02/1982 MSS
Landsat 3 05/03/1978 31/03/1983 MSS
Landsat 4 16/07/1982 15/06/2001 TM,MSS
Landsat 5 01/03/1984 05/06/2013 TM,MSS
Landsat 6 05/03/1993 Dừng hoạt động ngay khi phóng ETM
Landsat 7 15/04/1999 Đang hoạt động ETM+
Landsat 8 11/02/2013 Đang hoạt động OLI,TIRS
Bảng 1.2. Đặc trưng Bộ cảm của ảnh vệ tinh Landsat 7 và Landsat 8 (LDCM)
Bước sóng Độ phân giải
Vệ tinh Kênh
( m) (m)
Band 1 0.45-0.52 30
Band 2 0.52-0.60 30
Band 3 0.63-0.69 30
Landsat 7 Band 4 0.77-0.90 30
(Bộ cảm ETM+) Band 5 1.55-1.75 30
Band 6 10.40-12.50 60 (30)
Band 7 2.09-2.35 30
Band 8 0.52-0.90 15
Band 1 - Coastal aerosol 0.433 - 0.453 30
Band 2 – Blue 0.450 - 0.515 30
Band 3 – Green 0.525 - 0.600 30
Band 4 – Red 0.630 - 0.680 30
Band 5 - Near Infrared 0.845 - 0.885
LDCM – 30
(NIR)
Landsat 8 Band 6 - SWIR 1 1.560 - 1.660 30
(Bộ cảm OLI và Band 7 - SWIR 2 2.100 - 2.300 30
TIRs) Band 8 – Panchromatic 0.500 - 0.680 15
Band 9 – Cirrus 1.360 - 1.390 30
Band 10 - Thermal 10.3 - 11.3
100
Infrared (TIR) 1
Band 11 - Thermal 11.5 - 12.5
100
Infrared (TIR) 2
1.4.3. Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên
Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng trên bề mặt trái đất là thông số
quan trọng nhất trong viễn thám. Do các thông tin viễn thám có liên quan trực
tiếp đến năng lượng phản xạ từ các đối tượng nên việc nghiên cứu các đặc trưng
phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
việc ứng dụng hiệu quả phương pháp viễn thám.

Hình 1.3. Đặc điểm phản xạ phổ trên các kênh ảnh
Trong lĩnh vực viễn thám, kết quả giải đoán các thông tin phụ thuộc rất
nhiều vào sự hiểu biết mối tương quan giữa các đặc trưng phản xạ phổ với bản
chất và trạng thái các đối tượng tự nhiên. Đồng thời đó cũng là cơ sở dữ liệu để
phân tích các tính chất của đối tượng tiến tới phân loại đối tượng đó.
Đặc trưng phản xạ phổ của các đối tượng tự nhiên là hàm của nhiều yếu tố.
Các đặc tính này phụ thuộc vào điều kiện chiếu sáng, môi trường khí quyển, bề
mặt đối tượng cũng như bản thân đối tượng.
Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng phụ thuộc vào bản chất vật chất
của các đối tượng, phụ thuộc vào trạng thái và độ nhẵn bề mặt của các đối
tượng, phụ thuộc vào màu sắc của đối tượng, phụ thuộc vào độ cao mặt trời trên
đường chân trời và hướng chiếu sáng. Khả năng phản xạ phổ của các đối tượng
được chụp ảnh còn phụ thuộc vào trạng thái khí quyển và các mùa trong năm.
a. Đặc trưng phản xạ phổ của thực vật
Thực vật khỏe mạnh chứa nhiều diệp lục tố phản xạ rất mạnh ánh sáng có
bước sóng từ 0,45-0,67 (tương ứng với dải sóng màu lục) vì vậy ta nhìn thấy
chúng có màu xanh lục. Khi diệp lục tố giảm đi thực vật chuyển sang có khả
năng phản xạ ánh sáng màu đỏ trội hơn dẫn đến lá cây có màu vàng đỏ (do tổ
hợp màu lục và đỏ) hoặc màu đỏ.
Ở vùng hồng ngoại, thực vật có khả năng phản xạ rất mạnh. Khi sang vùng
hồng ngoại nhiệt và vi sóng một số điểm cực trị ở vùng sóng dài làm tăng khả
năng hấp thụ ánh sáng của nước trong lá, khả năng phản xạ của chúng giảm đi rõ
rệt và ngược lại khả năng hấp thụ ánh sáng lại tăng lên. Khả năng phản xạ phổ
của mỗi loại thực vật khác nhau không như nhau và đặc tính chung nhất về khả
năng phản xạ phổ của thực vật là:
+ Ở vùng ánh sáng nhìn thấy, cận hồng ngoại và hồng ngoại khả năng phản
xạ phổ khác biệt rõ rệt.
+ Ở vùng ánh sáng nhìn thấy phần lớn năng lượng hấp thụ bởi diệp lục tố
trong lá cây, một phần nhỏ thấu qua lá còn lại phản xạ.
+ Ở vùng cận hồng ngoại cấu trúc lá ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ
phổ của lá, ở đây khả năng phản xạ phổ tăng lên rõ rệt.
+ Ở vùng hồng ngoại nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ của
lá là hàm lượng nước. Khi độ ẩm trong lá cao thì năng lượng hấp thụ là cực đại.
Thực vật nói chung khả năng phản xạ của chúng phụ thuộc vào giống loại,
giai đoạn sinh trưởng và trạng thái phát triển của cây.
b. Đặc trưng phản xạ phổ của nước
Đặc tính chung nhất của nước là khả năng phản xạ phổ của nước giảm dần
theo chiều dài bước sóng. Trên hình 1.10 dẫn ra hai đường cong thể hiện khả
năng phản xạ phổ của nước giảm dần theo chiều dài bước sóng.
Khả năng phản xạ phổ của nước thay đổi theo bước sóng của bức xạ chiếu
tới và thành phần vật chất có trong nước. Khả năng phản xạ phổ còn phụ thuộc
vào bề mặt nước và trạng thái của nước. Trên kênh hồng ngoại và cận hồng
ngoại đường bờ nước được phát hiện ra rất dễ dàng, còn một số đặc tính của
nước cần phải sử dụng dải sóng nhìn thấy để nhận biết.
Trong điều kiện tự nhiên mặt nước sẽ hấp thụ rất mạnh năng lượng ở dải
cận hồng ngoại và hồng ngoại, do vậy năng lượng phản xạ sẽ rất ít.
Vì khả năng phản xạ phổ của nước ở dải sóng dài khá nhỏ, nên việc sử dụng
các kênh sóng dài để chụp cho ta khả năng đoán đọc thủy văn, ao hồ…
Ở dải sóng nhìn thấy, khả năng phản xạ phổ của nước tương đối phức tạp.
Tuy nhiên, nước trong điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng lý tưởng như
nước cất. Thông thường nước chứa nhiều tạp chất hữu cơ và vô cơ, vì vậy khả
năng phản xạ phổ của nước phụ thuộc vào thành phần và trạng thái của nước.
Các nghiên cứu cho thấy nước đục có khả năng phản xạ phổ cao hơn nước
trong, nhất là những dải sóng dài. Với độ sâu tối thiểu là 30m, nồng độ tạp chất
gây đục là 10mg/l thì khả năng phản xạ phổ lúc đó là hàm số của thành phần
nước chứ không còn là ảnh hưởng của chất đáy.

Hình 1.4. Khả năng phản xạ và hấp thụ của nước


Người ta đã chứng minh được rằng khả năng phản xạ phổ của nước phụ
thuộc rất nhiều vào độ đục của nước, ở dải sóng 0,6-0,7 m thì độ đục của nước
và khả năng phản xạ phổ có mối liên hệ tuyến tính.
Hàm lượng diệp lục tố trong nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng phản xạ phổ của nước ở bước sóng ngắn và làm tăng khả năng phản xạ phổ
của nước ở bước sóng có màu xanh lá cây.
Ngoài ra, một số yếu tố khác có ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ
của nước nhưng cũng có nhiều đặc tính quan trọng khác của nước không thể
hiện được rõ qua sự khác biệt về phổ như độ mặn của nước biển, hàm lượng khí
mêtan, ôxi, nitơ, cacbonic...
c. Đặc trưng phản xạ phổ của thổ nhưỡng
Đặc tính chung nhất của thổ nhưỡng là khả năng phản xạ phổ tăng theo độ
dài bước sóng, sự khác nhau về khả năng phản xạ phổ thấy rõ nhất ở khoảng phổ
hẹp màu đỏ. Trên hình 1.5 chỉ ra khả năng phản xạ phổ của 3 loại đất khô là đất
mùn, đất bụi và đất cát.
Thổ nhưỡng chỉ có năng lượng hấp thụ và năng lượng phản xạ mà không có
năng lượng thấu quang. Các loại đất có thành phần cấu tạo, các chất hữu cơ và
vô cơ khác nhau thì khả năng phản xạ phổ sẽ khác nhau.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ của đất là cấu trúc
bề mặt của đất, độ ẩm của đất, hợp chất hữu cơ, hợp chất vô cơ.
Với đất hạt mịn thì khoảng cách giữa các hạt nhỏ vì chúng ở sít nhau hơn.
Với hạt lớn khoảng cách giữa chúng lớn hơn do vậy khả năng vận chuyển không
khí và độ ẩm cũng dễ dàng hơn. Khi ẩm ướt trên mỗi hạt cát sẽ bọc một màng
mỏng nước do vậy độ ẩm và lượng nước trong trong loại đất này sẽ cao hơn và
do đó ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ phổ của chúng. Khi độ ẩm tăng, khả
năng phản xạ phổ cũng sẽ bị giảm do vậy khi hạt nước rơi vào cát khô ta sẽ thấy
cát bị thẫm hơn. Tuy nhiên cát đã ẩm thì nếu hạt nước rơi vào cũng không có sự
khác biệt nhiều.

Hình 1.5. Đặc tính phản xạ phổ của thổ nhưỡng


Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến khả năng phản xạ phổ là hợp chất hữu cơ
trong đất. Với hàm lượng hữu cơ từ 0,5 – 5,0% đất có màu nâu xẫm, nếu hàm
lượng hữu cơ thấp hơn đất sẽ có màu nâu sáng.
Ô xít sắt cũng ảnh hưởng tới khả năng phản xạ phổ của đất. Khả năng phản
xạ phổ tăng khi hàm lượng ô xít sắt giảm xuống nhất là ở vùng phổ nhìn thấy (có
thể làm giảm tới 40% khả năng phản xạ phổ khi hàm lượng ô xít sắt tăng lên).
Khi loại bỏ ô xít sắt ra khỏi đất thì khả năng phản xạ phổ của đất tăng lên rõ rệt ở

dải sóng từ 0,5-1,4 m.


Các vùng phản xạ và bức xạ phổ có thể sử dụng ghi nhận thông tin về đất,
còn hình ảnh ở hai vùng này là dấu hiệu để đoán đọc các đặc tính của đất .
1.5. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý
1.5.1. Định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một tập công cụ để thu thập, lưu trữ, tìm
kiếm, biến đổi và hiển thị các dữ liệu không gian từ thế giới thực nhằm phục vụ
thực hiện mục đích cụ thể. Đó là hệ thống thể hiện các đối tượng từ thế giới thực
thông qua:
- Vị trí địa lý của đối tượng thông qua một hệ toạ độ.
- Các thuộc tính của chúng mà không phụ thuộc vào vị trí.
- Các quan hệ không gian giữa các đối tượng (quan hệ topo).
Một số định nghĩa về GIS:
- Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống bao gồm các phần mềm, phần
cứng máy tính và một cơ sở dữ liệu đủ lớn, có các chức năng thu thập, cập nhật,
quản trị và phân tích, biểu diễn dữ liệu địa lý phục vụ giải quyết lớp rộng lớn
các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên bề mặt trái đất.
- Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp những nguyên lý, phương pháp,
công cụ và dữ liệu không gian được sử dụng để quản lý, duy trì, chuyển đổi,
phân tích, mô hình hoá, mô phỏng, làm bản đồ những hiện tượng và quá trình
phân bố trong không gian địa lý...
Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và
khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân
tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề
có thể liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý

Hình 1.6. Một bản đồ GIS sẽ là tổng hợp của rất nhiều lớp thông tin khác nhau
1.5.2. Các thành phần chính của hệ thống thông tin địa lý
Một hệ thống thông tin địa lý được kết hợp bới 5 thành phần chính là:
- Phần cứng:
Phần cứng của một hệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) gồm máy vi tính, cấu
hình và mạng công việc của máy tính, các thiết bị ngoại vi nhập xuất dữ liệu và lưu
trữ dữ liệu. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần
cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết
mạng.
- Phần mềm:
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần thiết để lưu giữ
phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành phần chính trong phần mềm
GIS là: Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý; Hệ quản trị cơ sở dữ
liệu (DBMS); Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý; Giao diện đồ
hoạ người-máy để truy cập các công cụ dễ dàng.

Hình 1.7. Các thành phần chính của GIS


- Dữ liệu:
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ
liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được người sử dụng tự tập hợp
hoặc mua từ nhà cung cấp dữ liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không
gian với các nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ
liệu (DBMS) để tổ chức lưu trữ và quản lý dữ liệu.
- Con người:
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia quản lý hệ
thống và phát triển những ứng dụng của GIS trong thực tế. Người sử dụng GIS
có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống hoặc
những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.
- Phương pháp:
Mỗi dự án GIS chỉ thành công khi nó được quản lý tốt và người sử dụng hệ
thống phải có kỹ năng tốt, nghĩa là phải có sự phối hợp tốt giữa công tác quản lý
và công nghệ GIS.
1.5.3 Chức năng của GIS
- Thu thập dữ liệu: dữ liệu sử dụng trong GIS đến từ nhiều nguồn khác nhau
và GIS cung cấp công cụ để tích hợp dữ liệu thành một định dạng chung để so
sánh và phân tích.
- Quản lý dữ liệu: sau khi dữ liêu được thu thập và tích hợp, GIS cung cấp
các chức năng lưu trữ và duy trì dữ liệu.
- Phân tích không gian: là chức năng quan trọng nhất của GIS nó cung cấp
các chức năng như nội suy không gian, tạo vùng đệm, chồng lớp.
- Hiển thị kết quả: GIS có nhiều cách hiển thị thông tin khác nhau. Phương
pháp truyền thống bằng bảng biểu và đồ thị được bổ sung với bản đồ và ảnh ba
chiều. Hiển thị trực quan là một trong những khả năng đáng chú ý nhất của GIS,
cho phép người sử dụng tương tác hữu hiệu với dữ liệu. (Nguyễn Kim Lợi, Lê
Cảnh Định, Trần Thống Nhất, 2009)
Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong GIS:
Một cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý có thể chia ra làm 2 loại số
liệu cơ bản: số liệu không gian và phi không gian. Mỗi loại có những đặc điểm
riêng và chúng khác nhau về yêu cầu lưu giữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
Số liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ, chúng bao gồm
toạ độ, quy luật và các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ thể trên
từng bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để tạo ra một
bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên màn hình hoặc trên giấy thông qua thiết bị
ngoại vi,…
Số liệu phi không gian là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan hệ của
các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không gian được
gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các đối tượng
không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin địa lý thông
qua một
cơ chế thống nhất chung.
1.5.4. Kết hợp viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ nguy cơ cháy
rừng
Kết hợp giữa viễn thám với GIS là hết sức cần thiết, vì nhiều thông tin hữu
ích cho quá trình phân loại dường như có sẵn trong cơ sở dữ liệu của GIS như mô
hình số độ cao (DEM), các mô hình sinh thái thực vật, các mô hình của các yếu tố
kinh tế xã hội… và rất nhiều loại dữ liệu bổ trợ khác. Ngược lại, tư liệu viễn
thám lại là nguồn thông tin đầu vào rất quý giá cho cơ sở dữ liệu của GIS trong
việc hỗ trợ ra quyết định và dự báo tình huống, bởi vì nguồn thông tin này có khả
năng cập nhật nhanh trên một diện tích rộng lớn. Trên thực tế, việc kết hợp giữa
hai công nghệ này đã mở ra khả năng ứng dụng rộng rãi chúng trong rất nhiều lĩnh
vực của ngành kinh tế quốc dân và mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Để việc liên
kết dữ liệu được thuận lợi, các dữ liệu thông tin địa lý cần được lưu trữ dưới
dạng số và được đưa về cùng một hệ toạ độ đồng nhất. Các dữ liệu số phải ở các
dạng có khả năng cho phép chồng phủ nên nhau, nghĩa là tương đối đồng nhất về
hình học. Như vậy, về cơ bản, liên kết dữ liệu được thực hiện thông qua hai dạng
dữ liệu của cơ sở dữ liệu trong GIS và công việc này gọi là tổ hợp dữ liệu viễn
thám với GIS, đây là quá trình tiếp theo của xử lý ảnh nhằm cho ra các kết quả
theo yêu cầu, hoặc cho ra các thông tin để tiếp tục phân tích.
Những năm gần đây, số lượng và chất lượng các tư liệu viễn thám về trái
đất tăng lên đáng kể và đã trở thành một công cụ nghiên cứu quan trọng, có tốc
độ phát triển nhanh và luôn được hoàn thiện. Khi nói đến liên kết giữa công
nghệ GIS với viễn thám ở giai đoạn hiện đại, cần lưu ý đến một loạt đặc thù, đó
là các tư liệu ảnh viễn thám được sử dụng như dữ liệu đầu vào của GIS, tức là
các đối tượng của GIS được triết tách từ quá trình xử lý ảnh viễn thám sẽ được
cập nhật vào cơ sở dữ liệu của GIS, sau đó các cơ sở dữ liệu “thông minh” (ví
dụ các mô hình đối tượng hoặc mô hình phân tích) sẽ được sử dụng cho quá
trình phân loại tự động các đối tượng
Việc tổ chức diễn giải tổng hợp dữ liệu sẽ có hiệu quả hơn khi sử dụng GIS
vì các hệ thống này xét về mặt hệ quan điểm và cấu trúc chúng có mức độ cao
hơn so với các hệ thống viễn thám trong việc liên kết các công nghệ xử lý. Ở
đây, GIS và các hệ thống viễn thám ngoài việc diễn giải, phân tích, tổng hợp các
dữ liệu, chúng còn cho phép đưa ra dự báo tình huống, điều đó cũng là nguyên
cớ để liên kết chúng lại với nhau.
Hệ thống phần mềm có thể sử dụng cho phân tích dữ liệu và lập mô hình
rất phong phú. Hệ thống phần mềm chuyên nghiệp nhất hiện nay có thể kể đến
ArcGIS, MGE,... Tuy nhiên những vấn đề thực tế có thể được giải quyết thông
qua những hệ thống phần mềm phổ biến, đặc biệt nếu dữ liệu ở dạng điểm ảnh
thì hầu như các phần mềm xử lý ảnh đều có thể cho phép xây dựng mô hình và
xử lý một cách dễ dàng.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ NGUY CƠ
CHÁY RỪNG BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM VÀ GIS
2.1. Sơ đồ các bước thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng bằng công
nghệ viễn thám và GIS.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng gây ra cháy rừng

Thu thập dữ liệu GIS, tư liệu viễn thám, các tài liệu
liên quan đến các yếu tố thành phần gây tác động đến cháy
rừng Nghiên cứu, phân tích, đánh giá, xử lý tài liệu

Thành lập bản đồ chuyên đề theo từng yếu tố thành phần

Thành lập bản đồ cảnh báo cháy rừng dựa trên ảnh
hưởng của từng yếu tố thành phần

Chồng xếp bản đồ cảnh báo cháy rừng của


từng yếu tố thành phần để thành lập bản
đồ cảnh báo cháy rừng, biên tập bản đồ

Đánh giá nguy cơ cháy rừng khu vực nghiên cứu

Hình 2.1. Sơ đồ các bước thành thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
2.2. Phân cấp nguy cơ cháy rừng và các phương pháp lựa chọn các yếu
tố cho phân vùng nguy cơ cháy rừng
2.2.1. Phân cấp nguy cơ cháy rừng
Hiện nay, ngành kiểm lâm nước ta sử dụng 5 cấp nguy cơ cháy gồm: Nguy
cơ cháy thấp (cấp I), nguy cơ cháy trung bình (cấp II), nguy cơ cháy cao (cấp
III), nguy hiểm (cấp IV) và cực kỳ nguy hiểm (cấp V) theo quyết định số
127/2000/QĐ-BNN-KL ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phục vụ công tác dự báo cháy rừng. Trên thực tế rất khó
phân định rõ ràng cấp nguy hiểm và cấp cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, trong phạm
vi nghiên cứu này nhóm thực hiện đề tài gộp cấp IV (nguy hiểm) và cấp V (cực
kỳ nguy hiểm) thành một cấp. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu là vùng giáp biển,
địa hình chủ yếu thấp nên nhóm chia cấp I (nguy cơ cháy thấp) thành hai là nguy
cơ cháy rất thấp và nguy cơ cháy thấp.

Bảng 2.1: Phân cấp nguy cơ cháy rừng


Đề xuất phân cấp nguy cơ cháy Phân cấp dự báo cháy rừng theo QĐ
STT
rừng của đề tài 127/2000/QĐ-BNN-KL của Bộ NN&PTNT
1 Cấp I: nguy cơ cháy rất thấp
Cấp 1: Nguy cơ cháy thấp
2 Cấp II: Nguy cơ cháy thấp
3 Cấp III: Nguy cơ cháy trung bình Cấp II: Nguy cơ cháy trung bình
4 Cấp IV: Nguy cơ cháy cao Cấp III: Nguy cơ cháy cao
Cấp IV: Nguy hiểm
5 Cấp V: Nguy cơ cháy rất cao
Cấp V: Cực kỳ nguy hiểm
2.2.2. Lựa chọn các yếu tố cho phân vùng nguy cơ cháy rừng
Cháy rừng là quá trình phức tạp luôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự
nhiên và xã hội, gồm:
- Đặc trưng của rừng, gồm các yếu tố chính:
+ Cấu trúc lâm phần
+ Kiểu rừng
- Kết cấu vật liệu cháy, gồm các yếu tố:
+ Kích thước vật liệu
+ Sự sắp xếp và phân bố của vật liệu
+ Độ ẩm của vật liệu
+ Khối lượng vật liệu cháy
- Khí hậu và thời tiết, gồm các yếu tố:
+ Nhiệt độ không khí, đặc biệt là nhiệt độ không khí ngày
+ Độ ẩm tương đối của không khí
+ Tốc độ gió
+ Lượng mưa và thời gian mưa
- Địa hình, gồm các yếu tố:
+ Độ dốc địa hình
+ Hướng sườn
+ Vị trí tương đối theo sườn dốc
Một số nghiên cứu khác khi nghiên cứu phân vùng nguy cơ cháy rừng đã đề
xuất thêm các yếu tố như:
- Khoảng cách từ khu dân cư đến rừng
- Khoảng cách từ các tuyến đường giao thông đến rừng
- Số người trung bình vào rừng mỗi ngày
2.3. Xác định ảnh hưởng của các yếu tố thành phần
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ cháy rừng, trong nghiên cứu này
nhóm nghiên cứu chỉ sử dụng 4 yếu tố đại diện cho các yếu tố để tính toán nguy
cơ cháy rừng phù hợp cho khu vực huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Các yếu tố
bao gồm: mật độ lớp phủ thực vật, nhiệt độ bề mặt, độ dốc địa hình và hướng
dốc. Các yếu tố này được tính toán từ ảnh viễn thám và dữ liệu bản đồ. Kết quả
dự báo nguy cơ cháy rừng sẽ được tính toán từ các chỉ số trên.
2.3.1. Yếu tố ảnh hưởng của độ dốc đến nguy cơ cháy rừng
Bản đồ độ dốc hay yếu tố độ dốc là phương tiện có vai trò quan trọng trong
việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, triển khai các phương án quy hoạch hợp lý
đảm bảo đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trước đây thành lập bản đồ độ dốc được thành lập một cách rất thủ công,
tức là biên vẽ lại từ bản đồ địa hình. Dựa trên các khoảng cao đều và các đường
bình độ sau đó thiết lập một hệ thống lưới ô vuông và dùng phương pháp thủ
công để vẽ lại. Công việc này đòi hỏi rất tỷ mỷ, và mức độ chính xác không cao.
Ngoài ra tính thẩm mỹ cũng còn hạn chế. Ðiều quan trọng đây là phương pháp
thủ công rất tốn thời gian và khó áp dụng trên phạm vi rộng. GIS (Geographic
Infomation Systems) là công nghệ tích hợp thông tin và có khả năng phân tích
không gian rất hiệu quả.
Tạo bản đồ độ dốc có rẩt nhiều phần mềm khác nhau giúp ta làm được việc
này. Một phần mềm quen thuộc và phổ biến hiện nay là ArcGIS, phần mền tích
hợp nhiều công cụ giúp việc thành lập bản đồ trở lên đơn giản hơn.
Thành lập được bản đồ độ dốc trên ArcGIS ta cần phải thành lập trên cơ sở
mô hình số độ cao (DEM), mô hình số độ cao được tạo lên từ các điểm độ cao
hay được cung cấp trực tiếp thông qua một nguồn nào đó.
2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng của hướng dốc đến nguy cơ cháy rừng
Việc thành lập bản đồ hướng dốc rất quan trọng trong việc thành lập nguy
cơ cháy rừng, hướng dốc ảnh hưởng rất nhiều đến ảnh hưởng của đám cháy.
Cũng giống như bản đồ độ dốc, bản đồ hướng dốc cũng được hình thành trên cơ
sở mô hình số độ cao DEM.
Cở sở phân cấp hướng dốc dựa vào các hướng kết hợp khả năng phân tích
như điều kiện hướng gió, chênh cao…
Thông qua phân tích bằng các công cụ trong GIS, yếu tố hướng dốc của địa
hình được thành lập, có nhiều hướng dốc như: hướng Bắc, Nam, Đông, Tây... ở
đây sử dụng các hướng dốc và đơn vị tính là độ. Sau đó tiến hành phân khoảng
giá trị các hướng dốc, chia toàn bộ khu vực nghiên cứu thành một số khoảng
hướng nhất định, số lượng các khoảng chia hướng dốc và giá trị của nó trong
mỗi khoảng chia không cố định, nó căn cứ vào đặc điểm địa hình của từng khu
vực nghiên cứu. Trong mỗi khoảng chia độ đó, kết hợp với bản đồ cháy rừng,
tiến hành tính toán trọng số theo các công thức của mô hình thống kê, các giá trị
trọng số này càng cao đồng nghĩa với khả năng xảy ra cháy rừng đối với yếu tố
đối tượng đó càng cao.
2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng của mật độ lớp phủ thực vật với nguy cơ cháy
rừng
Trong nghiên cứu về cháy rừng thì vai trò của mật độ lớp phủ thực vật trên
mặt đất có vai trò hết sức quan trọng, nó liên quan mật thiết đến quá trình mức
độ cháy. Đối với nhũng khu vực có thảm thực vật thưa, mức độ che phủ tốt và
non thì hạn chế rất nhiều khả năng xảy ra cháy, do đó việc thành lập bản đồ lớp
phủ, trong đó thể hiện tốt lớp phủ bề mặt khu vực nghiên cứu là một vấn đề
quan trọng đối với công tác nghiên cứu cháy rừng.
Mật độ lớp phủ thực vật trên mặt đất được đại diện bằng chỉ số thực vật
(NDVI). Chỉ số thực vật nói chung là công thức chuyển đổi ảnh dựa trên cơ sở
lý thuyết về khả năng phản xạ phổ của thực vật khác nhau do cấu trúc tán lá và
khả năng quang hợp (thành phần chất diệp lục trong lá cây) đối với kênh đỏ và
cận hồng ngoại. Cách đơn giản nhất, chỉ số này được tính trực tiếp mà không có
sự hiệu chỉnh cho loại thực vật, loại đất hoặc điều kiện khí quyển. Chỉ số này
cho phép quan trắc những biến đổi giữa các năm hoặc biến động dài kỳ trong
cấu trúc hay các thông số vật lý, sinh học ,… của thực vật. Quan trọng hơn,
những chỉ số này còn được sử dụng để tính toán các đại lượng sinh học, vật lý
của thực vật như hàm lượng Chlorophyl, hàm lượng các sắc tố, sinh khối tươi
hoặc sinh khối khô, hàm lượng nước hoặc cấu trúc bên trong của lá, độ ẩm của
đất hoặc nhiệt độ bề mặt lớp phủ. NDVI là chỉ số được sử dụng trong viễn thám
để đo sinh khối cũng như thu thập thông tin bề mặt thông qua đo đạc phổ. Chỉ
số này cho phép phân biệt thực vật với các đối tượng khác do chất chlorophyll
trong lá cây hấp thụ ánh sáng đỏ (diễn ra trong quá trình quang hợp) và phản xạ
các bước sóng cận hồng ngoại. Tính chất đơn giản trong quá trình tính toán và
giải đoán các loại ảnh vệ tinh đã làm cho NDVI trở thành một chỉ số được sử
dụng phổ biến. Thảm thực vật phát triển mạnh ở kênh 5 (hồng ngoại gần) và bị
hấp thụ ở kênh 4 (kênh đỏ). Nếu chúng ta có thể nhìn thấy vùng hồng ngoại gần
thì thảm thực vật sẽ là hồng ngoại gần hơn là xanh lục (green). Sự khác biệt
đáng kể này giữa kênh red và kênh hồng ngoại gần là vì red edge-thuộc tính phổ
duy nhất làm cho thực vật khác với tất cả các đối tượng mặt đất khác và rõ ràng
đặc tính phổ này của thực vật có thể làm nổi bật bằng các phép tính tỷ lệ. Hầu
hết tất cả các chỉ số thực vật được thiết kế nhằm làm nổi bật red erge. Chỉ số
thực vật NDVI là tỷ số giữa hiệu số giá trị phản xạ phổ ở kênh cận hồng ngoại
và kênh đỏ trên tổng của chúng.
NDVI = (NIR− RED) / (NIR + RED) (2.1)
Trong đó, NIR là kênh ảnh cận hồng ngoại, RED là kênh đỏ. Đối với ảnh
Landsat 8, kênh cận hồng ngoại là kênh ảnh 5 có bước sóng từ 0,85 – 0,88 µm,
kênh đỏ là kênh 4 có bước sóng từ 0,64 – 0,67µm.
Chỉ số thực vật NDVI nhận giá trị trong khoảng -1 đến 1. Trên chỉ số thực
vật chuẩn hóa NDVI, giá trị thực vật nằm trong khoảng 0.2 đến 0.5. Trong
trường hợp NDVI > 0.5, khu vực bị phủ kín bởi thực vật (sóng điện từ không tới
được lớp đất). Đối với đất trống không có thực vật bao phủ, NDVI < 0.2. Đối
với mặt nước và đất ẩm, NDVI nhận giá trị âm.
Từ ảnh chỉ số thực vật tiến hành phân ngưỡng thành 5 cấp, tương ứng với
những khu vực có ít thực vật hoặc không có thực vật khả năng cháy là cao và
ngược lại.
2.3.4. Yếu tố ảnh hưởng của nhiệt độ với nguy cơ cháy rừng
Yếu tố nhiệt độ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nguy cơ cháy rừng.
Đó là một trong những tác nhân trực tiếp dẫn đến cháy rừng. Nhiệt độ càng lớn
thì nguy cơ cháy càng cao và ngược lại. Vì thế thành lập bản đồ về nhiệt sẽ giúp
rất nhiều trong việc dự báo cháy rừng sau này.
Nhiệt độ bề mặt (Land Surface Temperature – LST) được ước tính thông
qua hai bước và dựa theo các công thức được U.S. Geological Survey đề xuất
đối với ảnh Landsat 8. Bước đầu tiên là chuyển các giá trị cấp độ xám về giá trị
phản xạ phổ theo công thức:
Lλ = ML.Qcal + AL (2.3)
trong đó : L là bức xạ phổ lớn nhất của khí quyển (đơn vị cW/m2.sr.µm).
ML là hệ số hiệu chỉnh khuếch đại dành riêng cho kênh ảnh được dùng và AL là
hệ số hiệu chỉnh được cộng thêm vào. Qcal là kênh ảnh được dùng để chuyển đổi.
Sau đó, nhiệt độ bề mặt được tính toán dựa trên giá trị bức xạ hiệu chỉnh ở
bước trên:

(2.3)

Với công thức này, TB là nhiệt độ bề mặt do vật thể phát ra (độ K). K1 và K2
là các hệ số hiệu chỉnh ứng với kênh ảnh được sử dụng để tính toán. Bộ ảnh
Landsat 8 có hai kênh ảnh có thể dùng để tính nhiệt độ, kênh 10 và kênh 11, hai
kênh ảnh này được gọi là kênh hồng ngoại nhiệt (Thermal Infrared - TIRS). Vì
thiếu các giá trị thực đo để hiệu chỉnh nhiệt độ, nghiên cứu này chọn chỉ sử dụng
kênh ảnh 10 để tính nhiệt độ vì khoảng bước sóng kênh 10 hẹp, giúp bức xạ
phản xạ lại có độ phân giải cao, nhờ đó mà sự khác biệt nhiệt độ giữa các loại bề
mặt được nhận biết rõ ràng.
2.4. Thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng
Để thành lập được bản đồ nguy cơ cháy rừng nhóm nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để thực hiện. Để thành lập bản đồ nguy
cơ cần sự kết hợp của nhiều yếu tố tác động và chúng không hoàn toàn giống
nhau. Việc xác định trọng số được sử dụng bằng phương pháp so sánh tương
quan giữa các yếu tố ảnh hưởng. Có rất nhiều nhân tố tác động đến mức độ nguy
cơ cháy rừng, tuy nhiên vai trò của chúng là không hoàn toàn giống nhau. Vì
vậy, việc xác định trọng số cho mỗi nhân tố này là rất cần thiết.
So sánh tương quan xây dựng một hệ thống các cặp ma trận trọng số để so
sánh các yếu tố cháy rừng với nhau. Cách tiếp cận này có thể được mô tả như là
sự phân bậc tầm quan trọng của các nhân tố gây nên cháy rừng, mỗi nhân tố
được so sánh với các nhân tố khác để xác định tầm quan trọng của chúng đối với
nguy cơ cháy rừng.
Thứ nhất, cần xác định danh mục các yếu tố ảnh hưởng (a i) quan trọng cần
đưa vào ma trận đánh giá.
Thứ hai, thực hiện phân tích, đánh giá, xác định tầm quan trọng của từng
yếu tố và so sánh cặp đôi yếu tố (aij).
Thứ ba, xác định giá trị trung bình nhân của từng hàng (mi):

(2.8)

Thứ tư, xác định trọng số của yếu tố (di):

(2.9)

Thứ năm, thiết lập thang điểm số mức độ cường độ tác động của các yếu tố
Thứ sáu, tính toán chỉ số tích hợp của các yếu tố tác động trong đó Xi là
điểm số thể hiện mức độ cường độ tác động của các yếu tố
(2.10)
Thứ bảy, thiết lập thang bậc đánh giá tổng số tỉ số tích hợp của các yếu tố
tác động.
Thứ tám, đánh giá quá trình cháy rừng theo giá trị chỉ số tích hợp của các yếu
tố tác động và thang bậc đánh giá tổng hợp chỉ số tích hợp đã được xác định.

Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tầm quan trọng giữa các yếu tố tác động

Các yếu tố ai (a1, a2, …,an) là các yếu tố tác động, aij là kết quả so sánh cặp
đôi tầm quan trọng giữa các yếu tố ai và aj, tức là aij = ai/ aj.
Với nhiều phần mềm GIS khác nhau như: ArcGIS, QGIS, phương pháp
phân tích không gian đa chỉ tiêu trong GIS - (MCA) được sử dụng trong xử lý
tích hợp các thông tin liên quan tới cháy rừng: phân tích nguyên nhân và sự
tương tác hệ thống giữa các loại tham số gây cháy rừng, tính toán trọng số của
từng tham số và tích hợp trong mô hình chung để xây dựng bản đồ về nguy cơ
cháy rừng. Bản đồ nguy cơ cháy rừng được thực hiện theo hàm tích hợp đa chỉ
tiêu sau:

(2.11)
trong đó: NCR - Nguy cơ cháy rừng. Bản đồ này được chia thành 5 mức
tương ứng với 5 cấp nguy cơ cháy rừng
wi: Trọng số của lớp (i)
xi: x yếu tố (i)
n: số lượng các chỉ tiêu (từ 1-n)
Như vậy, từ các bản đồ trung gian là các bản đồ giá trị trọng số thể hiện mối
quan hệ giữa cháy rừng với bản đồ các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ, tiến hành
tích hợp trong GIS ta sẽ được bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng đối với khu
vực nghiên cứu. Sau khi xem xét và phân định mức độ nguy cơ cháy rừng, tiến
hành phân khoảng theo mức độ nguy cơ cháy rừng từ cấp thấp đến cấp độ cực
nguy hiểm (xác định mức độ không có nguy cơ cháy rừng, có nguy cơ, nguy cơ
cao... tương ứng với khoảng giá trị nào), sau đó gộp nhóm các giá trị nằm trong
cùng khoảng với nhau. Khi đó tất cả các vị trí trên bản đồ mà nằm trong cùng
một khoảng giá trị đã xác định sẽ có cùng mức độ nguy cơ cháy rừng.
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu về khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Hậu Lộc là một huyện ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành
phố Thanh Hóa khoảng 25 km về phía đông bắc. Huyện có diện tích 138,1 km².
+ Phía Bắc giáp huyện Nga Sơn, Hà Trung
+ Phía Nam và phía Tây giáp huyện Hoằng Hóa
+ Phía Đông giáp với Biển Đông.
Hậu Lộc bao gồm 1 thị trấn Hậu Lộc và 26 xã: Cầu Lộc, Châu Lộc, Đa Lộc,
Đại Lộc, Đồng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Hòa Lộc, Hưng Lộc, Liên Lộc, Lộc Sơn,
Lộc Tân, Minh Lộc, Mỹ Lộc, Ngư Lộc, Phong Lộc, Phú Lộc, Quang Lộc, Thành
Lộc, Thịnh Lộc, Thuần Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Tuy Lộc, Văn Lộc, Xuân Lộc.
Trụ sở huyện đặt tại thị trấn Hậu Lộc.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
Hậu Lộc có đầy đủ ba dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Lộc Tân,
Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc..., đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu
Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc... và ven biển là các
xã Hòa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Hưng lộc, Đa Lộc.
Huyện có hệ thống sông đào khá dày đặc. Hằng năm cung cấp nước tưới
cho nông nghiệp và thoát lũ vào mùa mưa. Do vậy, tình trạng hạn hán và ngập
lụt ít khi xảy ra. Tuy nhiên, cơn bão số 7 năm 2005 và số 5 năm 2007 đã tàn phá
nặng nề kinh tế và có nguy cơ vỡ đê ở một số xã của huyện. Hậu Lộc có khí hậu
đặc trưng của vùng bắc Trung Bộ Việt Nam. Trời thường khá lạnh vào mùa
đông; mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 37-38°C.
3.1.3. Đặc điểm về kinh tế xã hội
a) Kinh tế.
Theo số liệu điều tra 01/04/2009, toàn huyện có tất cả 163.971 người
Giá trị tổng sản phẩm GDP năm 2005 đạt 755 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng
bình quân 5 năm (2000-2005) đạt 9,6%.
Cơ cấu kinh tế năm 2005. Nông–Lâm-Ngư nghiệp: 55,0%; Công nghiệp–
Tiểu thủ công nghiệp–Xây dựng (CN-TTCS-XD): 14,2%; Thương mại – Dịch
vụ: 30,8%.
Năm 2007, kinh tế của huyện duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu
tăng cao so với cùng kỳ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất đạt 13,8%, tuy không đạt kế hoạch tăng trưởng 14%
nhưng đây là mức tăng khá cao so với cùng kỳ, cao hơn mức bình quân toàn tỉnh
là 4,72%.
Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngày
nông, lâm, thủy sản chiếm 35,5%, công nghiệp xây dựng chiếm 42,1%, dịch vụ-
thương mại chiếm 22,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 32,18 triệu đồng,
vượt 0,6% kế hoạch, tăng 17,3% so với năm 2016.
b) Xã hội.
Đã có 5/5 xã tiếp nhận trên 916 tấn xi măng, bằng 100% kế hoạch. Toàn
huyện đã hoàn thành 393 tiêu chí, có 8 xã đạt 19 tiêu chí, 10 xã đạt 15- 18 tiêu
chí, 7 xã đạt 10 tiêu chí và đang hoàn thiện thủ tục hồ sơ đề nghị công nhận xã
Hưng Lộc và Lộc Tân đạt chuẩn nông thôn mới.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác tiếp dân,
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được tăng cường. Các lực lượng vũ trang
thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý các tình huống,
không hề bị động, bất ngờ, kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh ngay từ cơ
sở, đảm bảo tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
c) Tài nguyên rừng.
Huyện Hậu Lộc có hai loại rừng chính đó là rừng ngập mặn và rừng
thông thường.
Theo thống kê năm 2017 trên toàn huyện phân theo:
+ Rừng đặc dụng: 439,29 ha
+ Rừng phòng hộ: 267,20 ha
+ Rừng sản xuất: 489,92 ha
3.2. Dữ liệu thu thập
3.2.1. Tư liệu bản đồ
Số liệu độ cao lấy từ hai mảnh bản đồ địa hình huyện Hậu Lộc tỷ lệ 1:
25.000.
3.2.2. Tư liệu ảnh vệ tinh
Trong khu vực nghiên cứu nhóm tác giả đã thu thập được loại ảnh viễn
thám trong phạm vi đề tài, dữ liệu ảnh được sử dụng là Landsat 8 _OLI, độ phân
giải 30 m được lấy từ trang web https: //earthexplorer.usgs.gov/, Path/Row:
126/46, với ảnh năm 2018.
Bảng 3.1. Dữ liệu ảnh vệ tinh sử dụng

Chất lượng Bóng Ghi


Năm Mã ảnh Ngày chụp
ảnh mây chú

2018 C81260462018135LGN00 15/05/2018 9 4%

Ảnh vệ tinh Landsat 8, được cắt theo ranh giới hành chính huyện Hậu Lộc,
tỉnh Thanh Hóa, hình ảnh được minh họa như sau :

Hình 3.2 .Ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu


3.3. Lựa chọn các nhân tố tác động gây nên nguy cơ cháy rừng

Có rất nhiều nhân tố gây ảnh hưởng liên quan đến nguy cơ cháy rừng.Trong
nghiên cứu này nhóm lựa chọn bốn nhân tố đặc trưng bao trùm lên các nhân tố
khác bao gồm: độ dốc, hướng dốc, mật độ thực phủ, nhiệt độ. Việc lựa chọn các
yếu tố này liên quan đến thực tiễn của khu vực nghiên cứu. Huyện Hậu Lộc là
khu vực có đầy đủ cả ba dạng địa hình, mật độ thực phủ khá dày phân bố chủ
yếu ở khu vực thuộc các xã vùng núi phía tây nơi có địa hình đồi dốc. Ngoài ra,
huyện nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ nơi có nhiệt độ trung bình mùa hè cao nhất
cả nước 380 - 400, kết hợp hiện tượng gió phơn khô nóng từ bên nước bạn Lào.
Bên cạnh đó diện tích rừng chủ yếu là thông và keo là các kiểu thảm phủ dễ
cháy nằm trên các khu vực đồi núi với độ dốc khá cao nên việc chữa cháy gặp
nhiều khó khăn.

Mức độ lựa chọn các yếu tố được sắp xếp theo nguy cơ từng yếu tố. Nhân
tố mật độ thực phủ được lựa chọn đầu tiên vì đó là nhân tố trực tiếp , là nguồn
nguyên liệu cho sự cháy. Nhiệt độ là xúc tác trực tiếp sự cháy thông qua nguyên
liệu cháy. Và độ dốc và hướng dốc có sự ảnh hưởng ngang nhau như vậy.

Sử dụng phương pháp (AHP) so sánh tương quan giữa các yếu tố để xác
định trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng, theo báo cáo
của đề tài có bốn nhân tố tác động đến quá trình nguy cơ cháy rừng, tuy nhiên
vai trò của chúng là không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, việc xác định trọng số
cho mỗi nhân tố này là rất cần thiết.

Bảng 3.2. Bảng ưu tiên các nhân tố ảnh hướng nguy cơ cháy rừng
Nhân tố Mật độ thực phủ Nhiệt độ Độ dốc Hướng dốc
Thứ tự ưu
1 2 3 3
tiên
Lập bảng ma trận so sánh tương quan từng cặp được thực hiện như trong
phần lý thuyết. Việc so sánh này được thực hiện giữa từng cặp chỉ tiêu với nhau
và tổng hợp lại thành một ma trận vuông gồm 4 dòng và 4 cột. Phần tử a ij thể
hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu hàng i so với chỉ tiêu cột j.
Mức độ quan trọng của chỉ tiêu i so với j được tính theo tỷ lệ k (k từ 1 đến
4), ngược lại của chỉ tiêu j so với i là 1/k. Các phần tử a ii trên đường chéo chính
có giá trị bằng 1. Các phần tử aij nằm phía trên đường chéo chính là tỉ số giữa
đối tượng xét với đối tượng so sánh với nó. Các phần tử aji nằm phía dưới đường
chéo chính có giá trị bằng 1/aij.
Cộng tổng theo từng cột của ma trận so sánh tương quan từng cặp ta được
Σaij của từng cột.

Bảng 3.3. Ma trận so sánh các chỉ tiêu phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng
Mật độ thực Hướng
Nhân tố Nhiệt độ Độ dốc
phủ dốc
Mật độ thực
1 2 3 3
phủ
Nhiệt độ 1/2 1 3/2 3/2
Độ dốc 1/3 2/3 1 1
Hướng dốc 1/3 2/3 1 1
Tổng 2,16 4,43 6,5 6,5
Trọng số của các nhân tố ảnh hưởng được xác định thông qua việc lập ma
trận so sánh tương quan giữa các nhân tố bằng cách chuẩn hóa các giá trị ma
trận so sánh tương quan từng cặp, lấy từng phần tử của ma trận so sánh tương
quan từng cặp chia cho tổng cột của ma trận đó, ghi vào vị trí tương ứng. Các
phần tử trong ma trận chuẩn hóa này chính là giá trị aij/Σaij.
Sau đó tính trọng số cho từng thành phần bằng cách lấy giá trị trung bình
cộng theo từng hàng tương ứng và tính được trọng số tương ứng của từng nhân
tố.

Bảng 3.4. Ma trận tính trọng số các chỉ tiêu phân vùng trọng
điểm nguy cơ cháy rừng
Mật độ thực
Nhân tố Nhiệt độ Độ dốc Hướng dốc Trọng số
phủ
Mật độ
0,46 0,46 0,46 0,46 0,46
thực phủ
Nhiệt độ 0,24 0,24 0,24 0,24 0,24
Độ dốc 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15
Hướng dốc 0,15 0,15 0,15 0,15 0,15
3.4. Thành lập các bản đồ đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến nguy
cơ cháy rừng
3.4.1. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của độ
dốc
Hinhg 3.3 (a) Dữ liệu điểm độ cao lấy từ bản đồ địa hình
(b) Mô hình số độ cao (DEM) huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Độ dốc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng. Nguyên
nhân do độ dốc sẽ cản trở hoặc gây lan rộng đám cháy. Độ dốc càng cao mức độ
cháy càng lớn, dẫn đến sự lan rộng đám cháy ngây nguy hiểm và khó khăn trong
công tác phòng cháy chữa cháy.
Từ dữ liệu địa hình tác giả sử dụng công cụ sử dụng công cụ 3D Anylyst
của ArcMap xây dựng mô hình DEM khu vực huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi có được mô hình DEM huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tiến hành
thành lập bản đồ độ dốc (sử dụng công cụ Spatial Analyst\Surface Analyst\ Slope
của ArcMap). Tiến hành phân ngưỡng độ dốc được kết quả như hình dưới:

Hình 3.4. Ngưỡng dốc khu vực nghiên cứu


Sau khi có ngưỡng độ dốc, trên cơ sở áp dụng phương pháp tổng hợp, kế
thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố, phân loại cấp độ
nhạy cảm của khu vực nghiên cứu.
+ Địa hình có độ dốc < 30 có 109791,564 ha (chiếm 79,5%)
+ Địa hình có độ dốc từ 30-80 có 18110,288 ha (chiếm 13,1%)
+ Địa hình có độ dốc từ 80-150 có 7731,037 ha (chiếm 5,6%)
+ Địa hình có độ dốc trên 150-250 có 2276,332 ha (chiếm 1,6%)
+ Địa hình có độ dốc từ > 250 có 260,885 ha (chiếm 0,2%)
Bảng 3.5. Đánh giá ảnh hưởng của độ dốc với nguy cơ cháy rừng
Cấp ảnh Độ dốc Nguy cơ Diện tích Diện tích
hưởng Cháy rừng (ha) (%)
Cấp 1 00-30 Rất thấp 109791,564 79,5
Cấp 2 30-80 Thấp 18110,288 13,1
Cấp 3 80-150 Trung bình 7731,037 5,6
Cấp 4 150-250 Cao 2276,332 1,6
Cấp 5 >250 Rất cao 260,885 0,2
Tổng 138170,106

Bản đồ độ dốc sau khi được thành lập và thống kê được chúng tôi chia
thành 5 cấp giá trị tương ứng với mức độ tác động của nó đến tai biến cháy rừng
khác nhau.
Căn cứ vào số liệu trong bảng (3.5) thành lập bản đồ cảnh báo cháy rừng
dựa trên ảnh hưởng của độ dốc địa hình theo quy trình hình (3.5) sau:
Dữ liệu điểm độ cao
từ bản đồ địa hình

Mô hình số độ cao (DEM)

Dữ liệu độ dốc

Phân loại độ dốc

Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng

Bản đồ đánh giá ảnh hưởng


của độ dốc với cháy rừng

Hình.3.5. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng


của yếu tố độ dốc với nguy cơ cháy rừng
Sau đó chuyển lớp dữ liệu trên sang dạng vector và tiến hành gộp những đối
tượng có cùng thuộc tính lại với nhau. Tạo thêm trường dữ liệu ở bảng thuộc
tính và tính diện tích cho trường này.

Hình 3.6 . Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng


dựa trên ảnh hưởng của độ dốc
Biên tập lớp dữ liệu trên thành lập bản đồ đánh giá nguy cơ cháy rừng do
ảnh hưởng của độ dốc địa hình. Bản đồ phân vùng ảnh hưởng của độ dóc địa
hình đến nguy cơ cháy rừng được thể hiện như hình (3.6).
3.4.2. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của
hướng dốc
Giống như độ dốc, hướng dốc cũng là một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến cháy rừng. Hướng dốc chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết như
mưa, gió sẽ tác động đến mức độ lan rộng của đám cháy. Hướng dốc ảnh hưởng
tới hướng lan truyền của đám cháy.
Ở phía bắc bán cầu, các hướng dốc nam, tây nam thuận lợi để bắt cháy và
lan rộng do những hướng này nhận được nhiều ánh nắng mặt trời hơn và sẽ có
độ ẩm thấp và nhiệt độ nhiên liệu cao hơn hướng bắc và hướng đông. Ban ngày
gió mạnh hơn ở hướng sườn nam và tây. Tiến hành phân ngưỡng hướng dốc
theo 5 cấp, kết quả phân ngưỡng hướng dốc được minh họa trên hình (3.8):
Hình 3.7. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh
hưởng của yếu tố hướng dốc đối với nguy cơ cháy
rừng
Từ mô hình DEM huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã lập từ trước đó, tiến
hành thành lập hướng dốc (sử dụng công cụ Spatial Analyst \ Surface Analyst \
Aspect của ArcMap).

Hình 3.8.Mô hình hướng dốc


Mức độ ảnh hưởng của hướng dốc, ta thấy được rằng :
+ Hướng dốc Tây có 31921,096 ha diện tích (chiếm 23,1%).
+ Hướng Tây Bắc, Tây Nam có 33759,827 ha (chiếm 24,4%)
+ Hướng Đông, Đông Nam có 37371,563 ha (chiếm 27,1%)
+ Hướng Đông Bắc có 17310,601 ha (chiếm 12,5 %)
+ Hướng Bắc có 17829,882 ha diện tích (chiếm 12,9%).
Chi tiết phân ngưỡng hướng dốc ta sẽ một bảng thống kê về diện tích các
hướng ảnh hưởng trong bảng (3.6):

Bảng 3.6. Đánh giá ảnh hưởng của hướng dốc với nguy cơ cháy rừng
Cấp ảnh Nguy cơ Diện tích Diện tích
Hướng dốc
hưởng Cháy rừng (ha) ( %)
Cấp 1 Bắc Rất thấp 17829,882 12.9
Cấp 2 Đông Bắc Thấp 17310,601 12.5
Đông, Đông
Cấp 3 Trung bình 37371,563 27.1
Nam
Tây Bắc, Tây
Cấp 4 Cao 33759,827 24.4
Nam
Cấp 5 Tây Rất cao 31921,096 23.1
Tổng 138192,959 100

Hình 3.9. Phân ngưỡng hướng dốc


Và bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của hướng dốc
đươc chia theo 5 cấp, tiến hành biên tập bản đồ hướng dốc và kết quả như trên
được minh họa trên hình (3.9).
Hình 3.10. Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng
dựa trên ảnh hưởng của hướng dốc
Sau khi thành lập xong bản đồ về độ dốc và hướng dốc ta tiếp tục thành lập
bản đồ yếu tố về nhiệt độ.
3.4.3. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của
nhiệt độ
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong những yếu tố gây cháy rừng. Từ
nhiệt độ bề mặt đất cho đến nhiệt độ phát ra từ các vật khác. Nhiệt độ gây ảnh
hưởng đến mức độ cháy, nguy cơ lan truyền của đám cháy. Nhiệt độ bề mặt
thường do rất nhiều các yếu tố gây ra như: do hấp thụ năng lượng nhiệt mặt trời,
bản thân lòng đất do tâm trái đất hoặc do các hoạt động trên bề mặt gây ra.
Lượng nhiệt sinh ra này sẽ được cảm biến của vệ tinh tiếp nhận lại thông quan
các lớp của ảnh vệ tinh.
Hình 3.11. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhiệt
độ đối với nguy cơ cháy rừng
Trên cơ sở phân tích tính toán nhiệt độ qua ảnh vệ tinh landsat, tiến hành
phân ngưỡng rồi phân cấp các mức độ theo nguy cơ cháy rừng khác nhau. Từ đó
tạo lên bản đồ thành phần về nhiệt độ. Bản đồ sẽ cho ta các thông tin về nhiệt
độ, mức độ cũng như các lớp thông tin cần thiết cho công việc chồng lớp bản đồ
nguy cơ cháy.

Bảng 3.7 . Đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ với nguy cơ cháy rừng

Cấp ảnh Ngưỡng Nguy cơ Diện tích Diện tích


hưởng nhiệt độ Cháy rừng (ha) ( %)
Cấp 1 270-300 Rất thấp 35,100 0
Cấp 2 300-340 Thấp 1378,800 1
Cấp 3 340-380 Trung bình 79308,900 57
Cấp 4 380-410 Cao 54789,300 40
Cấp 5 410-440 Rất cao 2725,200 2
Tổng 138237,3 100
Hình 3.12. Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy
rừng dựa trên ảnh hưởng cuả nhiệt độ
Từ kết quả bảng trên ta thấy rằng ngưỡng nhiệt độ nằm trong khoảng 270- 440
+ Ngưỡng nhiệt độ từ 270-300 có nguy cơ cháy rất thấp và chiếm 35,100 ha
( khoảng xấp xỉ 0 % diện tích).
+ Ngưỡng nhiệt độ từ 300-340 có nguy cơ cháy thấp và có 1378,8 ha
(chiếm 1%).
+ Ngưỡng nhiệt độ từ 340-380 có nguy cơ cháy trung bình và có 79308,9 ha
(chiếm khoảng 57%).
+ Ngưỡng nhiệt độ từ 380-410 có nguy cơ cháy cao và có 54789,3 ha
(chiếm 40%).
+ Ngưỡng nhiệt độ từ 410-440 có nguy cơ cháy rất cao và có 2725,2 ha
(chiếm khoảng 2%).
Sau khi tiến hành tính toán, phân tập biên loại các chi tiết ta có được bản đồ
ảnh hưởng của nhiệt dộ tới nguy cơ cháy rừng.
3.4.4. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của
mật độ thực phủ
Mật độ thực phủ được tiến hành thành lập như hình (3.13) như sau :

Hình 3.13. Sơ đồ thành lập bản đồ đánh giá ảnh


hưởng của mật độ thực phủ đối với nguy cơ cháy
rừng
Mật độ thực phủ ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tập trung loại nhiên liệu
gây cháy. Đối với thảm thực vật như rêu, địa y ,… và các loại cây gỗ già, mục
thì dễ cháy hơn cây non và thảm thực vật khác. Mật độ thực phủ quyết định mức
độ và thời gian lan tỏa của đám cháy. Trong đề tài bản đồ hiện trạng lớp phủ đất
được thành lập dựa vào dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8_OLI, tiến hành sử dụng
các kênh đỏ và kênh cận hồng ngoại để tính chỉ số thực vật NDVI.
NDVI là một thuật toán tiêu chuẩn được thiết kế để ước tính chất lượng
thảm thực vật màu xanh lá cây trên mặt đất bằng phép đo phản xạ ở bước sóng
màu đỏ và cận hồng ngoại. NDVI được xác định bởi tỉ số giữa hiệu số giá trị
phổ kênh cận hồng ngoại và kênh đỏ trên tổng của chúng.
Sự phân bố và bảng tổng hợp kết quả NDVI được thể hiện trong bảng (3.8)
như sau :
Bảng 3.8. Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thực vật thông qua chỉ số NDVI
Cấp ảnh Nguy cơ Diện tích Diện tích
Ngưỡng NDVI
hưởng cháy rừng (m) ( %)
Cấp 1 -0.19 - 0.0024 Rất thấp 5470,810 4.0
Cấp 2 0.0024 - 0.1024 Thấp 4764,300 3.4
Cấp 3 0.1024 - 0.3026 Trung bình 29975,200 21.7
Cấp 4 0.3026 - 0.5027 Cao 89553,600 64.8
Cấp 5 0.5027 - 0.6028 Rất cao 8384,820 6.1
Tổng 138148,730 100
Trong đó giá trị NDVI nhỏ nhất và lớn nhất tương ứng là: - 0.19 và 0.6.
Theo các nghiên cứu tác giả tham khảo, ngưỡng chỉ số thực vật (NDVI) tương
ứng với các loại lớp phủ, đồng thời tiến hành tính toán diện tích cho từng
ngưỡng. Tiến hành thống kê tính toán ảnh NDVI như sau:
+ Pixel có – 0.19 ≤ NDVI ≤ 0.0024 có diện tích 5470,810 ha (chiếm 4,0%)
chủ yếu là thủy hệ, khu vực cằn cỗi của đá, cát, bê tông;
+ Pixel 0.0024 < NDVI ≤ 0.1024 có diện tích 4764,300 ha (chiếm 3,4%)
được coi là vùng đất đá cằn cỗi, cây bụi;
+ Pixel 0.1024 < NDVI ≤ 0.3026 có diện tích 29975,200 ha (21,7%) được
coi là vùng cây bụi và trảm cỏ, đất nông nghiệp để trống;
+ Pixel 0.3026 < NDVI ≤ 0.5027 có diện tích 89553,600 ha (chiếm 64,8 %)
chủ yếu là trảm cỏ, cây trồng nông nghiệp, rừng thưa;
+ Pixel 0.5027 < NDVI ≤ 0.6028 có diện tích 8384,820 ha (chiếm 6,1%)
chủ yếu là rừng nhiệt đới.

Hình 3.14. Ảnh chỉ số thực vật (NDVI) khu vực nghiên cứu
Từ bảng (3.8) trên tiến hành thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng do ảnh
hưởng của yếu tố thực vật dựa vào chỉ số thực vất NDVI, bản đồ nguy cơ cháy
rừng được thể hiện gồm 5 mức nguy cơ cháy rừng: nguy cơ rất cao, nguy cơ
cao, nguy cơ trung bình, nguy cơ thấp và nguy cơ rất thấp. Tiến hành biên tập
bản đồ đánh giá thông qua 5 mức nguy cơ được ta được bản đồ như hình (3.15).

Hình 3.15. Bản đồ nguy cơ cháy rừng dựa trên ảnh hưởng của mật độ thực phủ
3.5. Thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
3.5.1. Chồng xếp các bản đồ thành phần để thành lập bản đồ nguy cơ
cháy rừng khu vực nghiên cứu
Những dữ liệu GIS, tư liệu ảnh vệ tinh, số liệu khảo sát và các nguồn thông
tin, tài liệu khác được sử dụng làm dữ liệu đầu vào cho nghiên cứu, các yếu tố
như độ dốc địa hình, thực phủ, nhiệt độ, hướng dốc là những yếu tố chính có thể
gây ra cháy rừng tại khu vực, được xác định tương ứng với các lớp dữ liệu
chuyên đề. Mô hình phân tích cháy rừng được xây dựng dựa trên kết quả tổ hợp
tất cả các lớp chuyên đề và trọng số của chúng. Kết quả tạo ra bản đồ cảnh báo
nguy cơ cháy rừng với năm mức độ khác nhau: Rất cao, cao, trung bình, thấp và
rất thấp.
Mỗi lớp dữ liệu được phân cấp cụ thể tùy theo mức độ tác động đến quá
trình cháy rừng thông qua xác định thứ tự ưu tiên và trọng số tính được. Điểm
cho từng vùng là điểm trọng số của lớp dữ liệu nhân với điểm số tương ứng của
vùng đó khi phân cấp. Thao tác trong phần mềm ArcMap 10.3 được thực hiện
như sau:
- Sử dụng lệnh Overlay trong ArcToolbox.
- Lựa chọn Intersect.
- Sau đó load tất cả các dữ liệu chuyên đề và gán giá trị trọng số cho chúng.
Các bản đồ nhân tố thành phần sau khi được phân cấp ảnh hưởng đến cháy
rừng, xác định trọng số tương ứng, được tích hợp tuyến tính theo công thức (3.1):
NCR = 0,46*A + 0,24*B + 0.15*C + 0.15*D (3.1)
Trong đó:NCR: là chỉ số nhạy cảm cháy rừng
A: Nhân tố mật độ thực phủ có điểm tương ứng với cấp ảnh hưởng
B: Nhân tố nhiệt độ có điểm tương ứng với cấp ảnh hưởng
C: Nhân tố độ dốc có điểm tương ứng với cấp ảnh hưởng
D: Nhân tố hướng dốc có điểm tương ứng với cấp ảnh hưởng
Kết quả thu được bản đồ nguy cơ cháy rừng với các giá trị khác nhau trên mỗi
pixel. Lớp bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ cháy rừng được phân chia thành 5
cấp nguy cơ tương ứng với 5 mức đô nhạy cảm với cháy rừng khác nhau.
Vì vậy, ở dạng nguyên thủy nó chưa đặc trưng cho một bản đồ cảnh báo
nguy cơ cháy rừng. Để hình thành bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng tiến hành
phân cấp lại thành 5 cấp nguy cơ tương ứng: rất thấp, thấp, trung bình, cao và
rất cao. Ngưỡng giá trị phân cấp bản đồ nguy cơ cháy rừng được lựa chọn sau
khi thực hiện xử lý thống kê giá trị trong phần mềm ArcGIS, kết quả cho ra
đường cong tích lũy xác suất với các thông số như sau:
Giá trị điểm nhỏ nhất (NCRmin) = 1.24
Giá trị điểm lớn nhất (NCRmax) = 4.76
Khoảng cách điểm giữa các cấp được xác định theo công thức:

(3.2)

Kết quả phân cấp bản đồ nguy cơ cháy rừng giá trị số được phân ra 5 cấp
nguy cơ cháy rừng: nguy cơ rất thấp, nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình, nguy cơ
cao và rất cao với diệứu thể hiện tại bảng (3.9).
Bảng 3.9. Phân cấp diện tích lãnh thổ huyện Hậu Lộc theo nguy cơ
cháy rừng
Cấp ảnh Nguy cơ Khoảng cách Diện tích Diện tích
hưởng cháy rừng điểm (ha) ( %)
Cấp 1 Rất thấp 1.24 – 1.94 37310,342 27.0
Cấp 2 Thấp 1.95 – 2.64 33998,322 24.6
Cấp 3 Trung bình 2.65 – 3.34 39806,675 28.8
Cấp 4 Cao 3.35 – 4.04 25871,885 18.7
Cấp 5 Rất cao 4.05 – 4.76 1195,497 0.9
Tổng 138182,721 100

Kết quả quá trình chồng xếp, gán trọng số đánh giá nguy cơ cháy rừng theo
5 cấp. Tiến hành biên tập bản đồ kết quả bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa thể hiện minh họa trong hình (3.16) như sau :

Hình 3.16. Bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉ nh Thanh Hóa
Từ bảng (3.9), căn cứ vào diện tích tương ứng với các mức cháy rừng tỷ lệ
từng mức cháy rừng được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cảnh báo cháy rừng theo các mức
3.5.2. Đánh giá nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Từ bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc,tỉnh Thanh Hóa tỷ
lệ 1 :100.000 cho ta thấy bản đồ được thành lập từ 5 mức độ nguy cơ: rất thấp,
thấp, trung bình, cao, rất cao. Trong đó từ kết quả của bảng thống kê (3.8) cho ta
thấy rằng :
+ Có 37310,342 ha chiếm 27 % diện tích ở khu vực có nguy cơ cháy rất thấp
+ Khu vực nguy cơ cháy thấp chiếm 33998,322 ha tương ứng 24,6 % diện tích
+ Khu vực cháy trung bình chiếm 39806,675 ha tương ứng với 28,8 % diện tích.
+ Khu vực cháy cao chiếm 25871,885 ha diện tích tương ứng với 18,7 %
+ Khu vực có nguy cơ cháy rất cao chiếm 1195,497 ha tương ứng 0,9 %
diện tích.
Kết quả phân vùng cho thấy có 7 xã ở mức nguy cơ cháy rất cao, đặc biệt là
các xã như Thành Lộc (0,804 ha), Hưng Lộc (4,270 ha), Minh Lộc (7,061 ha),…
Đa số 26 xã và thị trấn Hậu Lộc đều có nguy cơ cháy trung bình và cao.
Thống kê một số xã có diện tích cháy rừng cao: Châu Lộc (126,469 ha),
Hòa Lộc (197,059 ha), Hoa Lộc ( 178,617 ha), Đại Lộc ( 98,428 ha ), Đa Lộc
(116,150 ha), Phú Lộc (298,941 ha), Phong Lộc (137,678 ha ), Thành Lộc
(266,087 ha ).
Bảng 3.10. Thống kê diện tích phân vùng ảnh hưởng cháy
rừng tại một số xã, của huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa
Diện tích các phân vùng nguy cơ cháy rừng (ha),
(%) Tổng
Các xã diện
tích
Rất Rất
Thấp Trung bình Cao
thấp cao
0,001 3,969 136,665 126,469 0,005 267,109
Châu Lộc
0 1,5 51 47 0,5 100
3,942 7,667 137,191 123,603 4,270 276,675
Hưng Lộc
1 2 50 45 2 100
0 2,023 210,194 197,509 0 409,728
Hòa Lộc
0 0 51,4 48,6 0 100
17,729 48,926 136,956 178,617 0,978 382,208
Hoa Lộc
5 13 36 47 0 100
19,971 28,494 112,209 103,596 7,016 271,289
Minh Lộc
7 11 41 38 3 100
0 4,819 95,912 98,429 0,452 199,614
Đại Lộc
0 2,4 48 49,6 0 100
7,427 9,546 78,788 116,150 0 211,913
Đa Lộc
4 5 37 55 0 100
2,651 3,552 122,778 110,157 0,080 239,219
Đồng Lộc
1 1 51 46 0 100
0,329 9,372 224,879 298,941 0,977 534,499
Phú Lộc
0 2 42 56 0 100
5,226 2,039 128,528 137,678 0,028 273,502
Phong Lộc
2 1 47 50 0 100
8,065 6,203 106,957 182,488 0,338 304,053
Quang Lộc
3 2 35 60 0 100
0,022 3,738 232,790 266,087 0,804 503,444
Thành Lộc
0 1 46 53 0 100
0,022 7,540 231,131 203,162 2,910 444,757
Tiến Lộc
0 2 52 46 1 100
Triệu Lộc 0 0,586 145,606 178,218 0,959 325,371
0 0 45 55 0 100
Căn cứ vào vùng có nguy cơ cháy rừng cao ta có một biểu đồ thống kê của
một số xã sau:

Hình 3.18. Biểu đồ thống kê diện tích (ha) phân bố các phân vùng cảnh
báo nguy cơ cháy tại một số xã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc sử dụng công nghệ viễn thám
và GIS phục vụ đánh giá thảm họa thiên nhiên là một trong nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống. Với sự tiến bộ của khoa học ngày nay độ chính xác khi sử dụng
phương pháp này càng cao. Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để thành lập
bản đồ cảnh báo nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tỷ lệ
1:100.000 bằng phương pháp (AHP) sử dụng cặp quan hệ các yếu tố ảnh hưởng
chạy trong môi trường GIS khá đồng bộ cả về nội dung và tỷ lệ bản đồ cho phép
đảm bảo độ tin cậy.
Sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) với các cặp quan hệ yếu tố
ảnh hưởng đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của 4 yếu tố: độ dốc, hướng
dốc, nhiệt độ, mật độ thực phủ với trọng số tương ứng là: 0,15; 0,15; 0,24; 0,46.
Từ các trọng số trên cho ta thấy được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác
động đến nguy cơ cháy rừng. Nếu xác định được tốt các yếu tố gây cháy rừng
này thì khả năng kiểm soát tình hình sẽ rất tốt.
Với bản đồ nguy cơ cháy rừng huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã được chia
ra thành 5 cấp độ nguy cơ: Rất thấp, 1,24 < NCR < 1,94 chiếm 27 %; thấp, 1,95
< NCR < 2,64 chiếm 24,6 %; Trung bình, 2,56 < NCR < 3,34 chiếm 28,8 %;
Cao, 3,35 < NCR < 4,04 chiếm 18,7 %; Rất cao, 4,05 < NCR < 4,76 chiếm 0,9
%
Theo như kết quả đánh giá kết hợp với phân tích có thể thấy rừng các xã
như Thành Lộc, Châu Lộc, Tiến Lộc, Triệu Lộc, Đại Lộc có diện tích lớn và
nằm sát hướng Tây, có địa hình lớn nên có nguy cơ cháy cao hơn.
2. Kiến nghị
Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS để thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng
nhóm thực hiện đề tài có một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục nghiên cứu tổng hợp nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra
cháy rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Kết hợp đồng thời một số tư liệu ảnh viễn thám khác có độ phân giải cao
hơn để nâng cao hiệu quả giám sát những khu vực có nguy cơ cháy rừng ở mức
nguy hiểm cao.
- Tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm ở phạm vi rộng hơn cho toàn tỉnh hoặc
một số tỉnh có nguy cơ cháy rừng cao trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Tuấn Anh (2006) , Nghiên cứu phân loại rừng theo nguy cơ cháy
trong huyện Hoàn Bồ và Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh.
2. Trần Quang Bảo và cộng sự (2017), Nghiên cứu sử dụng công nghệ
không gian địa lý (RS, GIS, GPS) trong phát hiện cháy rừng và giám sát tài
nguyên rừng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
3. Trần Văn Hùng, Võ Quang Minh và Võ Thị Gương, (2010), Xây dựng
phương pháp cảnh báo cháy rừng ở khu vực vườn quốc gia U Minh Hạ, Cà
Mau, dưới sự hỗ trợ của hệ thống thông tin địa lý (GIS) .
4.Trịnh Lê Hùng, Vũ Danh Tuyên (2014), Ứng dụng công nghệ viễn thám
trong nghiên cứu, giám sát tài nguyên môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Thạch, Đặng Ngô Bảo Toàn, Phạm Xuân Cảnh (2017),
Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ nguy cơ cháy rừng phục vụ
phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng tại tỉnh Sơn La, Việt Nam,
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN.
6. Nguyễn Xuân Thanh (2009), Nghiên cứu xây dựng các biện pháp
phòng chống cháy tại rừng trồng thông ba lá huyện Lăk-tỉnh Đăk Lăk.
7. Vũ Danh Tuyên, Trịnh Lê Hùng, Phạm Thị Thương Huyền (2013), Cơ sở
viễn thám,Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
8. Vũ Danh Tuyên (2017), Nghiên cứu ảnh viễn thám hồng ngoại nhiệt
Landsat xác định nhiệt độ bề mặt và độ ẩm phục vụ công tác giám sát hạn hán,
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Thuận, Phạm Văn Vân (2016), Ứng dụng công nghệ viễn
thám và hệ thống thông tin địa lý nghiên cứu thay đổi nhiệt độ bề mặt 12 quận nội
thành, thành phố Hà Nội giai đoạn 2005 – 2015, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
10. S. C. Bhatia (2008), Fundamentals of Remote Sensing.
11. Sunil Chandra (2005), Application of Remote Sensing and GIS
Technology in Forest Fire Risk Modeling and Management of Forest Fires: A
Case Study in the Garhwal Himalayan Region, Forest Survey of India,
Kaulagarh Road, P. O. -IPE, Dehra Dun. Uttaranchal, India.
12. Sharma N, Boon D (2000), Modelling Forest Fire Hazard using RS and
GIS-a case study in Kali Konto, Indonesia. Nov, ITC, the Netherlands Hussin YA
13. W. Ruguman (1996), The use of remote sensing technology in the
combating forest fire, Department of Geography University of Dar-es-Salaam
Dar-es-Salaam, Tanzania
14. Earthexplorer, Ảnh landsat 5, 8: http://earthexplorer.usgs.gov/

You might also like