Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1

Đề bài: Phân tích bài thơ Trưa hè của Anh Thơ

Bài làm

Nhắc đến nhà thơ Anh Thơ người độc giả lại nhớ về hình ảnh một nữ thi sĩ
tiêu biểu của phong trào thơ Việt Nam hiện đại. Tuổi thơ êm đềm đã từng gắn liền
với đồng ruộng, cánh cò quê hương sớm chiều mưa nắng, chính điều này là nền
tảng khơi nguồn cho dòng suối cảm xúc thơ trong bà với phong cách thơ bình dị
mà sâu sắc qua từng câu chữ. Càng ấn tượng hơn khi bà đến với thơ ca như con
đường giải thoát khỏi cuộc đời tù túng, buồn tẻ và tự khẳng định giá trị người phụ
nữ trong xã hội đương thời. Bài thơ “Trưa hè” được rút từ tập thơ đầu tay của Anh
Thơ, tập “Bức tranh quê (1941)”. Đúng như tên gọi “Bức tranh quê”, tập thơ là
những bức tranh bằng thơ vẽ cảnh thôn quê thời đó. Tập thơ bắt đầu bằng các cảnh
mùa xuân rồi lần lượt mùa hạ, mùa thu, mùa đông với cả các bài thơ Tết. “Trưa
hè” nằm trong nhóm các bài thơ viết về mùa hạ, bài thơ như một bức tranh miêu tả
một buổi trưa hè dung dị, bình yên, êm ả của vùng quê Bắc Bộ.

Trời trong biếc không qua mây giợn trắng,


Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,


Các bà già đưa võng hát, thiu thiu...
Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.

1
2

Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ


Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ
Của vài người cỡi ngựa đến xua ngay.

Bài thơ “Trưa hè” được viết bằng thể thơ tám chữ. Đây là thể thơ được Anh
Thơ sử dụng tương đối nhiều. Qua thể thơ này, Anh Thơ đã giúp cho chúng ta có
thêm những hiểu biết, những cảm nhận về bức tranh phong cảnh, bức tranh cuộc
sống của con người, giúp người đọc như đang được đắm mình vào cảnh quê, được
sống lại không khí của thôn quê. Bài thơ có ba khổ, mỗi khổ thơ là sự tái hiện sinh
động khung cảnh làng quê Bắc Bộ vào buổi trưa hè từ cảnh vật, con người đến cảm
xúc lắng đọng trong không gian yên ắng của khoảnh khắc này.
Khổ thơ đầu tiên, Anh Thơ đã vẽ ra một khung cảnh trưa hè đặc trưng của
miền quê với bầu trời trong xanh và lộng gió.
Trời trong biếc không qua mây giợn trắng,
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa.
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng,
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.

Anh Thơ đã miêu tả không gian từ cái rộng lớn như bầu trời đến cái nhỏ
nhặt, chi tiết như lũ bướm vàng. Bầu trời buổi trưa hè “không qua mây gợn nằng”
chỉ có một màu “trong biếc” làm nền cho cảnh vật nơi đây thêm nổi bật. Nền trời
đã làm bật lên màu “đỏ nắng” của vườn hoa lựu và màu “vàng” của lũ bướm. Ở
đây tác giả đã sử dụng những màu sắc đặc biệt để miêu tả cho khung cảnh buổi
trưa hè thêm đặc biệt mà không kém phần quen thuộc. Như màu trời là “trong
biếc” chứ không phải từ “trong xanh” hay màu hoa lựu là “đỏ nắng” chứ không
phải “đỏ rực”. Vì từ “trong xanh” chỉ đơn thuần màu xanh bình thường của trời,

2
3

còn “trong biếc” là màu xanh có pha thêm màu lục là màu sắc đặc trưng cho bầu
trời buổi trưa hè ở vùng quê của tác giả. Anh Thơ sử dụng từ “đỏ nắng” vì khi có
“nắng” tạo cho ta thấy sắc đỏ thêm phần lung linh, rực rỡ và ta còn cảm nhận được
nhiệt độ của mùa hè thông qua từ “nắng”. Qua phân tích trên thì ta thấy tác giả đã
sử dụng những từ ngữ độc đáo và mới lạ để làm bật lên khung cảnh làng quê buổi
trưa hè đầy màu sắc. Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ, Anh Thơ còn sử dụng những
hình ảnh gần gũi, gắn bó với làng quê như trời, gió, cánh diều, hoa lựu, bướm
vàng. Mùa hè trong thơ Anh Thơ với cái nắng hạ chói chang, gay gắt như muốn
thiêu đốt cảnh vật nhưng có lúc lại rất thoáng đạt với đám mây trắng bồng bềnh,
với cánh diều dang cánh bay, với màu đỏ tươi của hoa lựu và lũ bướm vàng rập rờn
bay. Tác giả đã vận dụng ngôn từ và hình ảnh để miêu tả buổi trưa hè ở làng quê
Bắc Bộ vừa gần gũi, thân thương và cũng không kém phần màu sắc, rực rỡ. Tiếp
theo, tác giả có sự chuyển tiếp từ không gian cảnh vật ở khổ thơ đầu đến những
sinh hoạt của con người ở khổ thứ hai của bài thơ.

Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy,


Các bà già đưa võng hát, thiu thiu...
Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu.

Buổi trưa hè được bao trùm bởi không khí vắng vẻ, tĩnh lặng nhưng đâu đấy
vẫn vọng lại âm thanh của tiếng gà gáy. Từ láy “xao xác” góp phần làm xao động
thôn xóm vắng lặng. Con người luôn là một đối tượng không thể thiếu trong các
sáng tác của nhà thơ, nhà văn. Và Anh Thơ cũng vậy. Trong thơ Anh Thơ, tất cả
những người đã sống, đã tồn tại trong không gian làng quê đều được thể hiện rất rõ
nét, rất chân thực song cũng rất sinh động. Đó là “các bác già”, “những đĩ con”,
mỗi người làm những công việc khác nhau song họ đều mang đậm vẻ duyên dáng,
hồn hậu, chân thật. Họ hiện lên gắn liền với những cảnh sinh hoạt đời thường chất

3
4

phác, giản dị, chân quê như “đưa võng hát”, “bắt chấy”. Khi viết về người dân quê
chân lấm tay bùn Anh Thơ không hề miêu tả họ với những nét thô thiển, quê mùa
mà ngược lại rất chân chất, đáng yêu, đáng nhớ qua đó thể hiện tấm lòng yêu
thương con người, yêu quê hương của tác giả. Tác giả khép lại khổ thơ thứ hai với
hình ảnh “đàn ruồi” mệt mỏi “hết hơi kêu” vì cái nắng nóng của buổi trưa hè. Sang
đến khổ thơ cuối cùng ta mới thấy rõ cái sự hiu quạnh và vắng vẻ của buổi trưa hè.

Ngoài đê thẳm, không người đi vắng vẻ


Lũ chuồn chuồn giỡn nắng, đuổi nhau bay.
Nhưng thỉnh thoảng tiếng nhạc đồng buồn tẻ
Của vài người cỡi ngựa đến xua ngay.

Buổi trưa là thời gian tất cả mọi người nghỉ ngơi sau một buổi sáng làm việc
vất vả và lấy sức để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Mà ở đây không phải một
buổi trưa bình thường mà là một buổi trưa hè nóng bức và oi ả đến nỗi không một
ai muốn ra ngoài, Bờ đê là nơi người lớn thường xuyên tụ tập truyện trò, còn trẻ
con thì vui chơi nhưng trong buổi trưa hè không gian trở nên yên tĩnh tới mức
“không người đi vắng vẻ”. Con đê làng là hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong
thơ của Anh Thơ. Con đê làng đã gắn bó biết bao kỉ niệm với tuổi thơ - cái tuổi thả
diều, đá bóng, chăn trâu đã được Anh Thơ miêu tả và cảm nhận bằng những nét rất
cụ thể, rất chi tiết nhưng cũng rất đặc trưng của cảnh thiên nhiên Bắc Bộ Việt
Nam. Vắng bóng con người nhưng đây là một không gian lí tưởng của “lũ chuồn
chuồn”. Biện pháp nhân hoá “giỡn nắng” làm cho hành động bay lượn của những
chú chuồn chuồn thêm sinh động, góp phần làm cho không gian bớt tẻ nhạt và
buồn chán. Khuấy động bầu không khí yên tĩnh này còn có “tiếng nhạc đồng buồn
tẻ” của những vị khách lãng du đến rồi đi vội. Rồi nơi đây lại trở về với cái vẻ yên
lặng vốn có của một buổi trưa hè. Có lẽ đây là nét đặc ở làng quê Bắc Bộ, quê

4
5

hương của tác giả , tĩnh lặng nhưng không hề nhàm chán mà có một cái gì đó rất
đỗi êm đềm và bình yên.

Bài thơ khép lại với một không bầu không khí nhẹ nhàng, bình yên. Anh
Thơ đã miêu tả lại một buổi trưa hè rất đỗi chân thực và gần gũi. Trong bài thơ ta
bắt gặp những cảnh sắc thiên nhiên rất giản dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống
thường ngày của người dân Việt Nam. Vì trong Anh Thơ chứa đựng một tình yêu
quê hương tha thiết. Một phần không nhỏ tạo nên thành công trong thơ của nữ sĩ
này là về phương diện ngôn ngữ. Mặc dù không cầu kì nhưng lại mang một giá trị
nghệ thuật cao đối với bạn đọc – những người yêu thích thơ của bà. Và tất nhiên
ngôn ngữ phải thật đi sát với hiện thực, với cuộc sống hằng ngày của con người,
đơn giản nhưng sâu sắc, bình dị nhưng lại có hồn. Đó chính là ngôn ngữ của nữ sĩ
Anh Thơ – một nhà thơ có nét riêng và độc đáo trong làng văn thơ Việt Nam trong
phong trào thơ mới. Ngôn ngữ thơ Anh Thơ không nghiêng về ước lệ, tượng trưng
cũng không uyên bác hoa mĩ mà ta tìm thấy được ở đó như một góc trời quê lặng
lẽ, khiêm nhường, chuyên chở những vấn đề bình dị trong cuộc sống đời thường.
Tác giả sử dụng rất nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, những từ ngữ địa phương,
khẩu ngữ, thành ngữ dân gian. Ta bắt gặp những từ ngữ rất bình dị, rất đời thường
như “đĩ con”, “buồn lê”,… Anh Thơ đã góp vào thơ Việt một giọng thơ độc đáo,
một hồn thơ chân thực – một giọng điệu buồn, nhẹ nhàng nhưng đôi lúc cũng
nhanh và gấp gáp, vui tươi.

“Trưa hè” cũng như nhiều bài thơ khác trong “Bức tranh quê” không đặt
vấn đề gì to tát, hệ trọng của cuộc sống, của thời đại. Bài thơ ghi nhận một sở thích
của nhà thơ : viết về những điều trông thấy quanh mình. “Trưa hè” hay ở sự quan
sát cảnh quê và đương nhiên cũng ở cái tình của người viết với quê hương. Đối với
mọi người có lẽ đó chỉ là những cảnh vật bình thường, quen thuộc hằng ngày, ai
cũng thấy, nhưng qua mắt nhìn của Anh Thơ bỗng nhiên như mới lạ, đầy kì thú. Có

5
6

lẽ sống ở quê từ tấm bé, những cảnh sắc quê hương thấm vào thi sĩ từ tuổi ấu thơ
nên Anh Thơ mới diễn đạt cảnh quê một cách tinh tế và độc đáo như vậy. Nhà thơ
cảm nhận được chất thơ, cái đẹp trong cuộc sống bình dị hằng ngày.

You might also like