Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Mở đầu:

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

?: Câu hỏi 1: (khởi động)

Hiểu biết gì về Hai Bà Trưng

2. Tiểu sử:

-Hai Bà Trưng (13/9/14 - 5/3/43) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai
người nữ anh hùng dân tộc của người Việt ta.

-Trong sử sách, Hai Bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô
hộ của quân Đông Hán, lập ra một quốc gia, đặt kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là
Nữ vương.

- Thời kì của hai Bà nằm giữa thời kỳ Bắc thuộc I và Bắc thuộc II trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt
sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương

3. Hoàn cảnh lịch sử - Nguyên nhân:

a. Trực tiếp

- Đất nước ta bị nhà Hán đô hộ, với nhiều chính sách thống trị vô cùng tàn bạo và chế độ cống
nạp hà khắc

=> đời sống nhân dân khổ cực sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế
độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn

=> sục sôi ý chí nổi dậy chống lại ách thống trị tàn bạo của thực dân phong kiến.

- Chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ:

+ thay đổi tập tục từ hôn nhân đến y phục

+ lễ nghĩa của người Việt bắt theo người Hán

=> dẫn đến xúc phạm nặng nề tới phong tục cũ nhiều đời của người Việt.

b. Gián tiếp:

- Thi Sách - chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của
các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng

=> làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.
(Trong đó, lý do “Thi Sách bị giết mà dẫn đến việc khởi binh chống nhà Hán” không được nhắc
đến trong Hán thư, trong Việt sử thì chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư ghi lý do này, Đại Việt sử lược
thì không.)

2. Diễn biến:

- Lần 1: Mùa xuân năm 40, khởi nghĩa ở Hát Môn.

+ Hát Môn→Mê Linh→Cổ Loa→Luy Lâu.

+ Nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.

→ Thái thú Tô Định chạy trốn về nước .=>Thắng lợi.

=> Được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh

=> Xây dựng chính quyền: độc lập, tự chủ và xóa thuế trong 2 năm liền cho nhân dân 3 quận

+ nhiều nữ tướng tham gia cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê
Chân,Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương,...

+ Tổ chức chính quyền còn sơ khai nhưng là 1 chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân
ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi => cổ vũ tinh thân đấu tranh chống ách
dô hộ chống phong kiến phương Bắc

- Lần 2: Kháng chiến chống quân Hán xâm lược: 30/01 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy
bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp

+ Mùa hè năm 42, Mã Viện chỉ huy 2 đạo quân Thủy-Bộ kéo vào xâm lược nước ta.

+ Lãng Bạc→Cổ Loa→Hạ Lôi→Cấm Khê.

+ Lực lượng yếu, chênh lệch lớn so với quân giặc.

→ Thất bại.

+ Năm 43, Hai Bà Trưng chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô
không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Hai Bà Trưng đều mất tại đây

=> Sau khi cuộc khởi nghĩa, Hai Bà Trưng bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã
Viện đánh bại, theo chính sử Trung Quốc thì hai bà đã bị chặt đầu đem về Lạc Dương.

Còn theo người Việt tục truyền thì vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo
mình xuống dòng sông Hát Giang tự sát.

câu hỏi 2: (diễn biến)

Những nơi đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt trong cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Hán của nhân dân ta là

A. Lãng Bạc, Mê Linh, Cẩm Khê, Luy Lâu

B. Chu Diên, Mê Linh, Hát Môn, Cổ Loa


C. Cửu Chân, Giao Chỉ, Hợp Phố, Chu Nhai

D. Lãng Bạc, Cổ Loa, Hạ Lôi, Cẩm Khê

-> D

4. Ý NGHĨA

Mở đầu cho phong trào đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Khẳng
định vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp bảo vệ đất nước. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý
chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất
nước.

5. Kết thúc:

Câu hỏi 3: (tổng kết)


Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là

A. Được đông đảo nhân dân tham gia

B. Có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số

C. Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa

D. Lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận; quân thủy, quân bộ và
tượng binh

-> C

Hồ Tây đua sức vẫy vùng

Nữ nhi địch với anh hùng được sao!

Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo

Hai Bà thất thế cùng liều với sông!

Trước là nghĩa, sau là trung

You might also like