Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Bài 4: Sinh vật khác hại cây trồng

I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Xác định được thành phần sinh vật khác hại cây trồng, loài gây hại chủ yếu;
- Mô tả được đặc điểm cơ bản về tình hình phân bố, đặc điểm hình thái,
sinh học, cách gây hại và sự phát sinh phát triển của sinh vật hại cây trồng.
2. Về kỹ năng
- Nhận biết được khả năng gây hại;
- Xác định được loài sinh vật gây hại trên đồng ruộng thông qua triệu
chứng, hình thái của chúng.
II. Nội dung
1. Nhện hại cây trồng
1.1. Tác hại của nhện hại cây trồng
- Nhện là một trong những loài dịch hại trở nên nghiêm trọng trong những
năm gần đây, chúng gây hại khá nặng. Đặc biệt là các loại cây trồng được thâm
canh cao như lúa, bông, chè, cam, chanh, quýt, bưởi, nhãn, vải, đậu đỗ, cà chua,
khoai tây, thược dược, hoa hồng và nhiều loài cây làm thuốc, cây cảnh.
- Nhện làm cho cây còi cọc, điểm sinh trưởng bị chết, lá, hoa và quả bị
rụng làm giảm đáng kể năng suất, đặc biệt là chất lượng và giá trị hàng hoá của
sản phẩm. Tuy nhiên trong sản xuất, người ta thường chỉ phát hiện được triệu
chứng gây hại của nhện khi đã muộn, lúc quả đã rụng hoặc đã bị “rám”, điểm
sinh trưởng hoặc lá bị “cháy đen” hoặc “đốm bạc”.
- Các loài nhện hại phổ biến là: Nhện đỏ (Tetranychus sp.) gây hại nhóm
cây rau màu; nhện đỏ (Panonychus citri Mc Gregor), nhện trắng
(Polyphagotarsonemus latus) và nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora) hại cây có
múi; Nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) hại nhãn, vãi.
1.2. Các loại nhện hại
1.2.1. Nhện đỏ (Tetranychus sp.) gây hại nhóm cây rau màu
a) Đặc điểm sinh học, gây hại
- Nhện trưởng thành hình bầu dục,
thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, Toàn thân
phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh,
trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân
mình. Nhìn xuyên qua cơ thể có thể thấy
được hai đốm màu đậm bên trong, đó là
nơi chứa thức ăn. Sau khi bắt cặp, nhện
trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng từ 2-6 Nhện đỏ hại cây rau
ngày, mỗi nhện cái đẻ khoảng 70 trứng.
- Trứng rất nhỏ, hình cầu, bóng láng và được gắn chặt vào mặt dưới của
lá, thường là ở những nơi có tơ do nhện tạo ra trong khi di chuyển. Khoảng 4-5
ngày sau trứng nở.
- Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20-40 ngày.
- Nhện đỏ có diện phân bố rất rộng và gây hại trên nhiều loại cây khác
nhau như bầu bí dưa, cà chua, cà tím, các loại đậu, đu đủ...
- Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ mỏng bao thành một lớp ở mặt dưới
lá nên trông lá có màu trắng dơ do lớp da để lại sau khi lột xác cùng với bụi và
những tạp chất khác.
- Nhện đỏ chích hút mô của lá cây làm cây bị mất màu xanh và có màu
vàng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Màu vàng của lá dễ nhìn thấy nhất là ở mặt
dưới lá, làm giảm phẩm chất và năng suất quả.
b) Biện pháp quản lý
- Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt
chất như: Fenpyroximate, Abamectin,…
1.2.2. Nhện đỏ (Panonychus citri M.) hại cây có múi
a) Đặc điểm sinh học, gây hại
- Sâu trưởng thành có dạng hình bầu dục, màu đỏ nâu, dài từ 0,3-0,4 mm.
Trên cơ thể có nhiều lông mịn. Một nhện cái đẻ từ 20-50 trứng trong thời gian
từ 2 - 3 ngày, trứng được đẻ trên cả 2 mặt lá. Sâu trưởng thành đực thường tìm
thấy gần sâu non cái sắp vũ hóa để chờ bắt cặp.
- Trứng rất nhỏ, tròn, màu đỏ, được đẻ rời rạc trên lá.
- Sâu non có 4 đôi chân, trong đó 2 đôi hướng về phía trước và 2 đôi
hướng về phía sau.
- Ngoài các cây thuộc họ cam quýt, nhện đỏ còn tấn công cây hoa hồng,
hoa huệ và một số cây cảnh khác.

Nhện đỏ hại lá cây có múi


- Nhện thích chích hút trên lá và quả non. Trên lá, vết chích hút tạo thành
những chấm li ti đầu tiên ở mặt trên, khi bị nặng vết này lan rộng ra và khô dần,
mất màu, lá rụng. Nhện ăn chất diệp lục, để lại những đốm nhỏ màu nâu nhạt
hay màu vàng trên mặt lá và quả. Khi những vết chích hút bị khô sẽ tạo thành
những vảy sần sùi màu nâu sậm nên quả được gọi là “da cám”, “da lu”.
- Nhện còn gây hại trên lá, tạo thành những đốm trắng bạc màu ở cả 2
mặt lá, lá có thể biến màu, kích thước nhỏ và rụng sớm. Nhện thích sống ở mặt
dưới lá già.

Quả cam bị “da cám”, “da lu”


- Trên quả, sâu trưởng thành và sâu non thường sống tập trung gần cuống
và phần lõm của quả, khi quả còn non, chích hút biễu bì, làm vỡ túi tinh dầu trên
vỏ quả, tinh dầu chảy tràn trên bề mặt vỏ quả, sau đó các vết này khô dần làm
cho vỏ quả bị sần sùi, có màu vàng bẩn giống như cám gạo nên gọi là "da cám".
- Nhện thích chích hút trên những quả còn xanh làm xuất hiện màu vàng
nhạt trên vỏ quả.
- Nhện hoạt động quanh năm nhưng mạnh nhất trong mùa khô.
b) Biện pháp quản lý
- Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung.
- Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực
tiếp lên tán lá, quả.
- Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt
chất như: Fenpyroximate, Comit, Octer,...
1.2.3. Nhện lông nhung (Eriophyes litchii Keifer) hại nhãn, vãi
a) Đặc điểm sinh học, gây hại
- Nhện đẻ trứng từng quả rải rác trên các lá non, quả non và nụ hoa. Thời
gian trứng 2,5 ngày. Vòng đời 13 - 19 ngày. Đỉnh cao mật độ nhện thường xuất
hiện trùng với đợt ra lộc xuân rộ của cây vải, tuy nhiên nhiệt độ cao kèm theo
độ ẩm cao và mưa lớn là những điều kiện không thuận lợi đối với sự phát triển
quần thể nhện.
- Triệu chứng điển hình là mặt dưới lá, trên quả có 1 lớp lông nhung màu
vàng nâu đến nâu thẫm, lá nhăn nheo và dầy. Khi bị hại nặng cây không phát
triển được, nụ và quả bị rụng. Ban đầu, khi mới bị hại vết hại có màu xanh hơn
bình thường, đồng thời xuất hiện các lông dài và mảnh có màu trắng bạc, sau đó
3 - 4 ngày lớp lông này chuyển sang màu nâu nhạt rồi nâu đậm. Lúc này lá bị
nhăn nhúm. Khi lá già hoặc lớp lông nhung chuyển sang màu nâu thẫm nhện
chuyển sang các lá non khác để sinh sống. Vết hại trên quả cũng tương tự như
trên lá. Nhưng khi bị hại nặng quả không lớn được và rụng sớm. Trên cây bị
nặng, cây có thể không có quả hoặc rất ít quả, lộc hè, thu rất ít và ngắn.
- Nhện phát sinh gây hại quanh năm nhưng mạnh nhất vào vụ xuân khi có
các đợt lộc xuân. Nhện trưởng thành di chuyển đến các chồi non nhờ gió, bám
vào côn trùng hoặc tự di chuyển đến lộc non.
b) Biện pháp quản lý
- Xử lý cây ra đọt, ra hoa tập trung.
- Vào mùa khô khi tưới nước sử dụng vòi nước có áp lực mạnh phun trực
tiếp lên tán lá, quả.
- Khi nhện xuất hiện mật độ cao sử dụng luân phiên các thuốc có hoạt
chất như: Fenpyroximate, Abamectin,…
2. Chuột hại cây trồng
2.1. Tác hại của chuột hại cây trồng
- Ngoài tác hại trực tiếp, chuột còn là trung gian truyền nhiều bệnh nguy
hiểm cho cộng đồng. Chuột có hại về kinh tế và sức khỏe con người, bao gồm:
- Phá hại cây cối: Cây lương thực, rau, quả, cây công nghiệp, cây rừng...
- Ăn các sản phẩm là thức ăn của người và gia súc, gia cầm; ăn hại gia
cầm và gia súc nhỏ...
- Làm nhiễm bẩn và rơi vãi thức ăn.
- Cắn phá làm hỏng nhà cửa, công trình giao thông, đê kè,...
- Làm hư hỏng các đồ đạc trong nhà, các loại vật liệu linh kiện như
đường đây điện thoại,...
- Thiệt hại kinh tế lớn nhất là đối với nghề trồng lúa. Chuột gây hại mạnh
trên lúa tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) suốt từ năm 1991 đến nay. Đến
năm 1996 diện tích bị chuột hại của cả vùng ĐBSCL đã lên tới 130.000 ha.
Những năm gần đây diện tích lúa bị chuột hại ở Miền bắc cũng rất lớn; riêng ở
Vĩnh Phúc, có năm diện tích chuột hại cũng lên tới hàng nghìn ha.
- Ngoài gây hại trên lúa chuột còn tấn công gây hại trên các loại hoa màu
như ngô, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây, cà chua, bắp cải...và có liên quan đến
nhiều bệnh trên người.
2.2. Đặc điểm gây hại
Chuột là nhóm động vật có tập tính hoạt động rất phong phú, thể hiện ở
khả năng “thông minh” và thích nghi cao. Chuột có tập tính rất đặc biệt:
a) Gặm nhấm
Do răng cửa hàng năm mọc dài 110-140 mm, nếu chỉ ăn thức ăn mềm không
bào mòn được răng vì thế chúng phải cắn, gậm, khoét các đồ đạc cứng. Nếu không
bào mòn được răng, đến một lúc nào đó chúng không há miệng được và chúng có
thể phải chết. Do đó chúng thường xuyên phải gậm và cắn các vật cứng.

Chuột đồng
b) Hoạt động
- Theo giai đoạn phát triển, nguồn thức ăn, các hoạt động sinh lý của
chuột có thể thay đổi. Chẳng hạn khi còn nhỏ dưới 1 tháng tuổi chúng không ra
khỏi hang, sau đó chúng theo mẹ ra ngoài. Từ 3 tháng trở đi là thời kỳ chúng
hoạt động mạnh nhất. Khi chuột có chửa và cho con bú, cường độ hoạt động có
giảm. Khi về già, khoảng trên 1 năm rưỡi, hoạt động của chuột giảm rõ rệt.
- Nơi hoạt động là những nơi có nhiều thức ăn, xung quanh tổ và một số
nơi khác. Chẳng hạn như chuột cống không ở hang trong nhà suốt năm mà có 4
- 6 tháng chuyển ra sống ở cạnh rãnh nước, bờ sông, bờ mương, ruộng lúa...
- Thời gian hoạt động: Đa số chuột hoạt động vào ban đêm. Một số ít loài
như chuột hoang đồng cỏ hoạt động ban ngày.
- Thời gian hoạt động mạnh nhất của các loài chuột:
- Chuột cống: 19 giờ - 6 giờ; Chuột nhà: 17 giờ - 6 giờ, đỉnh cao 20 giờ -
24 giờ. Khi mưa bão chúng ẩn nấp trong hang. Nếu trong 1 lãnh thổ có 2 - 3
loài cùng sinh sống thì chúng phải “lựa” để không va chạm lẫn nhau. Chẳng hạn
nếu có chuột cống và chuột nhà cùng 1 địa điểm thì chuột nhà trước đây hoạt
động chủ yếu trong đêm, nay sẽ chuyển thời gian hoạt động vào ban ngày.
c) Cự ly hoạt động
Tuỳ loài, cự ly hoạt động có thể khác biệt. Chuột nhà thường chỉ hoạt
động xung quanh nhà, nếu hết thức ăn chúng có thể đi kiếm ăn đến các vùng
phụ cận nhà ở. Đối với nhóm chuột hoạt động ở đồng ruộng, rừng rú v.v.., phạm
vi hoạt động rộng hơn. Một số loài có thể đi kiếm ăn xa 100 - 200 m, có con đi
xa 1000 m.
d) Tuyến hoạt động
Chuột được xếp vào loại nhát gan và nhậy cảm. Chúng rất thận trọng khi
rời hang đi kiếm ăn, thường đi theo lối cũ, đường đi thường sát chân tường, khe
vách, ven bờ ruộng, lùm cây, giữa cỏ dầy hoặc đống lá kín đáo. Dần dần đường
đi tạo thành một lối mòn nhẵn. Chuột có khả năng leo trèo rất giỏi, chúng dễ
dàng bò qua dây điện, tường gạch, tường đất, đường ống.... Không những thế
chúng có khả năng nhảy cao tới 70 - 80 cm và nhảy xa tới 1,2 m.
e) Di trú
Có 2 loại di trú là di trú không quay lại chỗ cũ và di trú có quay lại chỗ
cũ. Loại thứ nhất liên quan tới các yếu tố sinh thái như lũ lụt, thiếu thức ăn lâu
dài. Chẳng hạn như một số vùng trên thế giới cứ đến cuối thu hàng vạn con
chuột bắt đầu ra đi từ vùng cao xuống vùng thấp, trên đường đi nếu gặp điều
kiện thuận lợi chúng sẽ tạo nên quần thể ở nơi mới và không trở lại nơi cũ nữa.
Loại thứ hai thường thấy đối với nhóm chuột sống trong nhà, khi lúa chín chúng
rời nhà ra ruộng lúa và khi lúa đã gặt hết, chúng lại rời ruộng vào trong nhà.
Quá trình di trú chuột mang các loại bệnh tật từ nơi này sang nơi khác cho con
người và gia súc.
f) Tập tính ăn
- Chuột là nhóm động vật ăn tạp. Thức ăn chính là thực vật. Nhóm sống
trong nhà thì chúng sử dụng hầu hết thức ăn như con người, kể cả các gia vị.
Nhưng thức ăn mà chúng ưa thích là ngũ cốc, các loại thức ăn được chế biến.
Chúng ít tấn công các sản phẩm rau quả có nhiều nước. Nhóm sống ngoài nhà
thích ăn hạt lúa, ngô, cỏ, trái cây, côn trùng, tôm cua, gia cầm nhỏ, thậm chí cả
phân. Lượng thức ăn trong một ngày là rất lớn, chiếm 10% khối lượng cơ thể.
Nước uống đối với chuột không thực sự quan trọng vì chúng có thể lấy nước từ
thức ăn.
- Khả năng nhịn đói của chuột không cao, thông thường thiếu nước và
thức ăn chúng chỉ có thể sống được từ 3 - 5 ngày.
- Điều đặc biệt cần lưu ý là khi có thức ăn mới, chúng thử ăn một ít, nếu
không có vấn đề gì chúng mới tiếp tục ăn.
- Chuột có thính giác rất nhạy, xúc giác phát triển, lông mũi, lông trên
người đều có cảm ứng tốt đối với môi trường, vì thế trong đêm tối chúng có thể
chạy rất nhanh mà không va vấp. Khứu giác của chuột rất phát triển. Vì vậy rất
nhiều trường hợp như đánh thuốc, đánh bả hoặc bẫy có tỷ lệ thành công thấp
hoặc không thành công. Lý do là chuột rất nhạy cảm đối với sự thay đổi hoàn
cảnh và chúng rất nhát.
2.3. Đặc điểm sinh vật học
- Khi còn nhỏ, chuột được mẹ nuôi dưỡng, trải qua quá trình tập kiếm ăn,
khoảng 2,5 - 3 tháng thì thành thục. Chúng có thể sống trong vòng 1 năm với
sức sinh sản rất cao. Chuột có tập tính sinh sống rất phong phú trong việc đào
hang xây tổ, tìm kiếm thức ăn... Chuột có thính giác rất nhạy, xúc giác và khứu
giác rất phát triển. Do đó việc nắm vững các tập tính sinh sống của chuột là rất
quan trong để từ đó áp dụng thành công các biện pháp phòng chống chúng.
- Các loài chuột có thể sống khoảng 1 năm, dài nhất đến 3 năm. Chuột
con trong 25 ngày đầu chúng dinh dưỡng hoàn toàn nhờ vào sữa mẹ. Từ ngày
thứ 25-30 chúng có thể tự đi kiếm ăn. Thời gian từ khi đẻ đến thành thục là 2,5
- 3 tháng. Mỗi năm chúng có thể đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa từ 5-12 con. 01 cặp chuột
có thể sinh sản được 2.068 con chuột/năm.
2.4. Biện pháp quản lý chuột hại
2.4.1. Nguyên lý chung
- Chuột hại sinh sản theo mùa và trong quá trình sống có các tập tính như
đi ăn đêm, ăn ở chỗ khuất, đi theo lối mòn, dọc chân tường ven bờ ruộng, chỗ
tối. Chúng thể hiện sự cảnh giác và thận trọng như lảng tránh vật lạ, thức ăn lạ,
hay ăn tại nơi đã quen. Tuy vậy, khi bị đói thì sự thận trọng giảm đi rất nhiều.
Tuỳ loài, chúng thường đào hang sâu, hoặc leo trèo giỏi, nhảy xa đến 1,0 - 1,2
m, nhảy cao đến 0,75 m, có thể vượt qua tường nhẵn cao đến 0,8 cm, có thể bơi
qua sông, mương rộng. Chúng có khứu giác, thính giác rất phát triển, thường bị
thu hút bởi mùi đồng loại, mùi thơm của hành tỏi phi mỡ.
- Chuột bị nhóm kẻ thù tự nhiên tấn công mạnh gồm: Mèo, rắn, chim, các
loài thú khác.
- Từ những hiểu biết đầy đủ các đặc tính sinh vật học và sinh thái học của
chuột con người đã xây dựng các phương pháp và đi theo nó là bộ công cụ
phòng trừ chuột hại. Mặc dù vậy, rất nhiều trường hợp không thành công, do
khả năng thích nghi cao và khả năng lẩn tránh của chuột.
2.4.2. Các biện pháp quản lý chuột
a) Biện pháp cơ lý (các loại bẫy, sức người...)
- Phòng chống chuột bằng bẫy: Sử dụng mồi để nhử chuột chui vào bẫy
chuyên dụng rồi bắt chúng. Hiện nay đã biết rất nhiều loại dụng cụ, bẫy như kẹp
lò so, kẹp bằng dây thép, kẹp bằng tre, cung tre, bẫy lồng sập, hòm nhốt, ống
tre, bẫy lật, bẫy di động... Những điểm cần lưu ý:
- Nắm chắc tình hình về chủng loại và số lượng chuột để trên cơ sở đó lựa
chọn loại bẫy hợp lý
- Cắt đứt nguồn thức ăn để chúng phải đói và khi gặp mồi chúng không
thể không đến ăn.
- Chọn lựa mồi mà chúng thích: Ngọt, thơm, thay đổi mồi để tránh nhàm
chán, chọn mồi mà ở đó không có như trong kho thóc gạo làm mồi chứa nhiều nước
như khoai lang, rau, trên ruộng thì chọn mồi là thức ăn khô, thức ăn chiên rán...
- Nhử chuột vào bẫy: đặt mồi vài ba ngày cho chúng ăn quen mới lắp bẫy.
Bẫy lồng sập
- Chọn thời điểm thích hợp: Nên đặt bẫy mồi trước khi mặt trời lặn và thu
bẫy vào ban sáng.
- Địa điểm đặt bẫy: Nơi cửa hang, cạnh đường đi, rắc thêm vật liệu tương
tự nơi đặt bẫy chỉ để mồi ló ra để tránh sự phát hiện nhạy bén của chuột.
- Xử lý bẫy: Sau khi bắt được chuột, bẫy cần được xử lý bằng nước sôi,
phơi khô mới dùng lại vì chuột rất nhạy với mùi đồng loại bị mắc bẫy. Cơ cấu
sập phải nhạy, chỉ cần chạm nhẹ lỡ sập.
- Phòng chống chuột bằng sức người: Săn, bắt chuột.
b) Biện pháp sinh học
- Nuôi mèo, nuôi chó săn chuột, bảo vệ khích lệ nhóm kẻ thù tự nhiên của
chuột như: Rắn, chim cú, mèo hoang, cầy hương....
- Thuốc vi sinh vật: thuốc vi khuẩn Samonella enteritidis có thể tẩm bả thóc .
Chuột sẽ chết sau khi ăn bả từ 5 - 8 ngày, tuỳ thuộc vào lượng bả chuột ăn.
c) Biện pháp hóa học
b) Biện pháp sinh học
- Nuôi mèo, nuôi chó săn chuột, bảo vệ khích lệ nhóm kẻ thù tự nhiên của
chuột như: Rắn, chim cú, mèo hoang, cầy hương....
- Thuốc vi sinh vật: thuốc vi khuẩn Samonella enteritidis có thể tẩm bả thóc .
Chuột sẽ chết sau khi ăn bả từ 5 - 8 ngày, tuỳ thuộc vào lượng bả chuột ăn.
c) Biện pháp hóa học
- Dùng thuốc Rampart 2%. Đây lµ thuèc diÖt chuét thuéc nhãm “chèng
®«ng m¸u”. Khi thuèc vµo cã thÓ sÏ g©y ra hiÖn tîng chèng ®«ng m¸u (kÓ c¶ ®èi
víi ngêi vµ vËt nu«i). Thuèc kh«ng cã mïi, g©y chÕt chËm, chuét kh«ng chÕt t¹i
chç nªn kh«ng lµm chuét tr¸nh b¶, c¶ ®µn chuét cã thÓ ¨n hÕt måi.
Måi lµm b¶: Lµ méng thãc, méng ng«, hay thãc luéc, yªu cÇu luéc ph¶i nøt
vá trÊu, cø 1 kg thuèc cÇn luéc h¬n 20kg thãc ®Ó ®îc kho¶ng 35kg måi.
LiÒu lîng: Sö dông trung b×nh 100gam b¶ ®Æt thµnh 5-7 phÇn cho 1 sµo
b¾c bé hoÆc 1 hé trong khu d©n c. Tïy theo møc ®é ho¹t ®éng, møc ®é g©y h¹i
cña chuét mµ t¨ng hoÆc gi¶m lîng b¶.
§Þa ®iÓm ®Æt b¶: Tríc khi ®Æt b¶ ®iÒu tra n¬i cã chuét (lèi ®i, hang cã
vÕt ch©n míi, c©y trång míi bÞ g©y h¹i) møc ®é ho¹t ®éng cña chuét ®Ó r¶i b¶.
§Æt b¶ c¹nh ®êng ®i, c¹nh n¬i chuét ®ang ph¸ h¹i, yªu cÇu ®Æt b¶ kh«ng bÞ ngËp
níc.
Thêi gian: R¶i b¶ vµo xÕ chiÒu, kÕt thóc tríc khi trêi tèi.
- Dùng bả diệt chuột sinh học (BCS),...
3. Ốc hại cây trồng
3.1. Tác hại của ốc hại cây trồng
Việt Nam, từ năm 1986 ốc bươu vàng được nhập một vài cặp không qua
kiểm dịch vào miền Nam Việt Nam để nuôi thử nghiệm. Trước năm 1990, công ty
Liksin đã tiếp nhận ốc bươu vàng từ 1 Việt kiều ở Pháp để nuôi mang tính hàng
hoá. Năm 1992, một tổ chức tư nhân Đài Loan liên kết với 2 cơ sở ở tỉnh Kiên
Giang và ở thành phố Hồ Chí Minh nuôi và chế biến quy mô lớn ốc bươu vàng.
- Nhưng do không kiểm soát chặt chẽ lại gặp điều kiện thuận lợi, chỉ 3
năm sau ốc bươu vàng đã phát tán và lây lan trên hầu hết các tỉnh thành trong cả
nước gây nên thiệt hại ghê gớm trên cây lúa.
- Đầu những năm 1990 tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Nghệ An,
Lâm Đồng... đã có nhiều cơ sở nuôi ốc bươu vàng, nhiều cơ quan thông tin đại
chúng đã tuyên truyền coi đây như là “một kỹ nghệ thực phẩm mới đem lại
công ăn việc làm cho người dân”. Đây là bài học đau xót về việc thiếu thông tin
và buông lỏng quản lý.
- Do sinh sản rất mạnh, sức gây hại lớn và uy hiếp nghiêm trọng đến sản
xuất lúa nên chỉ trong vòng 3 năm (1992-1995) Thủ tướng chính phủ phải ra 3
chỉ thị: Chỉ thị số 10 ngày 5/10/1992 về cấm không được nuôi và nhập ốc bươu
vàng; Chỉ thị số 528 ngày 29/9/1994 về cấm nuôi và diệt trừ ngay ốc bươu
vàng, Chỉ thị số 151 ngỡy 11/3/1995 về việc Tập trung lực lượng nhanh chóng
diệt trừ ốc bươu vàng. Chỉ thị 151 nhấn mạnh “...nếu không khẩn cấp diệt trừ ốc
bươu vàng kịp thời, triệt để sẽ gây tác hại không thể lường hết cho sản xuất
nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa”
- Như vậy, từ một đối tượng được coi là động vật nhập khẩu để nuôi, ốc
bươu vàng đã trở thành đối tượng kiểm dịch nhóm II và hiện nay là loài dịch hại
quan trọng gây hại phổ biến trên lúa ở nước ta.
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng phòng trừ, nhưng ốc bươu vàng vẫn còn là
1 trong 9 nhóm dịch hại quan trong nhất đối với cây lúa trong cả nước. Trung
bình hàng năm diện tích lúa cả nước bị hại là 128.402 ha và bị hại nặng là 1.338
ha, diện tích lúa bị hại ở miền Nam cao hơn 3 lần lúa bị hại ở miền Bắc.
- Ngoài ra, một số loài ốc sên và sên trần sống trên cạn gây hại một số rau
màu, hoa và cây cảnh, cây trong vườn ươm...
3.2. Các loại ốc hại cây trồng
3.2.1. Ốc bươu vàng
a) Đặc điểm gây hại
- Ốc bươu vàng ăn nhiều loài thực vật sống ở dưới nước thậm chí một số
loại rau màu trồng trên cạn gần ao hồ. Thức ăn ưa thích nhất của chúng là bèo
tấm (Lemna minor L.), xà lách (Latuca sativa L.), sau đó là bèo cái (Pistia
stratiotes L.), bèo tây (Eichhornia crassipes S.), rong đuôi chó (Ceratophyllum
demersum L.), lá thầu dầu (Ricinus communis L.), lá đu đủ (Carica papaya L.),
lá mướp (Luffa cylindrica L.) (Lê Đức Đồng, 1997). Ngoài ra chúng còn ăn các
loại thức ăn đã chế biến để nuôi cá, cua và cả các loại rong rêu trong ao hồ.

Ốc bươu vàng hại cây lúa


- Cây lúa giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của chúng nhưng đến khi
lúa già chúng ăn rất ít. Khi ăn, chúng cắn đứt gốc cây mạ hay lúa non rồi lấy
miệng nhai thân hoặc lá non, làm trụi cả đám mạ hay lúa non làm nhiều nơi
phải gieo hoặc xạ 2 - 3 lần, vừa tốn thóc giống lại vừa chậm thời vụ.
- Ốc càng lớn tác hại càng mạnh: Loại ốc 1 cm không gây hại, loại bằng
hạt ngô tác hại đã rõ, một con ốc một ngày ăn hết 5,26 - 9,33 dảnh lúa và khi ốc
4 - 5 cm (bằng quả bóng bàn) một ngày có thể ăn hại 11,96 - 14,33 dảnh lúa.
- Đối với lúa gieo thẳng trong 5 ngày 7 cặp ốc có thể ăn hết 1 m2.
- Nếu có thức ăn thích hợp hơn như bèo tấm, rong đuôi chó, bèo tổ ong
thì sau khi cấy 15 ngày tác hại của ốc bươu vàng lỡ không đáng kể. Lúa cấy sau
30 ngày tác hại của ốc cũng không đáng kể.
- Ốc bươu vàng vận động chậm chạp bằng cách bơi lờ đờ trong nước
hoặc bò trên mặt đất ẩm. Chúng có khả năng tự nổi trên mặt nước hoặc tự chìm
xuống rất nhanh. Việc lây lan mạnh của ốc bươu vàng trong thời gian qua chính
là do khâu kiểm dịch không chặt chẽ, tự con người mang đến các vùng đất mới
và quan trọng hơn cả là lây lan theo dòng nước chảy, nhất là qua các đợt lũ.
b) Đặc điểm sinh vật học
- Khi mới đẻ trứng có màu hồng tươi, sau đó chuyển sang màu hồng nhạt
và khi nở có màu trắng nhạt. Màu sắc của phôi: Ngày thứ nhất màu trắng đục,
ngày thứ 2 - thứ 4 màu trắng trong, ngày thứ 5 có hình con ốc màu vàng trong,
ngày thứ 6 - ngày thứ 9 trôn ốc có màu hồng và ngày thứ 10 trứng nở ra ốc con.
- Khi mới nở ốc non có vỏ rất mềm, rơi từ ổ trứng xuống nước, nổi lập lờ
trên mặt nước hoặc bám vào cành cây. Trong 2 - 3 ngày đầu chúng không ăn.
Từ ngày thứ 4 - 5 trở đi chúng bắt đầu ăn các chất nổi trên mặt nước và động
vật phù du. Lớn hơn chúng ăn rong rêu, lá cây mềm. Chúng ăn liên tục và tăng
trưởng rất nhanh.
- Khi ốc cái nặng hơn 15g và ốc đực hơn 10g (khoảng hơn 2 tháng tuổi)
là lúc chúng đã có thể tiến hành giao phối và đẻ trứng. Sau khi giao phối 1 - 2
ngày chúng bắt đầu đẻ trứng.
- Khi đẻ trứng chúng bò lên cạn đẻ trứng: đẻ trên bờ ao, cọc cây hoặc các
giá thể trên mặt nước khác. Chúng đẻ từng quả một và dùng chất nhầy kết dính
thành ổ. Ốc trưởng thành đẻ trong đêm, thời gian đẻ 1 ổ kéo dài 3 - 4 giờ. Sau
khi đẻ chúng nghỉ ngơi tại chỗ rồi thả mình xuống nước.

Vòng đời ốc bươu vàng


- Ốc bươu vàng có sức đẻ trứng lớn, mỗi con cái đẻ được 10 - 13 ổ trứng
(khoảng 1000 - 1200 trứng/tháng). Thời gian đẻ trứng kéo dài từ 70 - 90 ngày.
- Vòng đời của ốc bươu vàng trải qua 3 pha phát triển: Trứng, ốc non và
trưởng thành. Trưởng thành vừa đẻ trứng và vừa tăng trưởng. Ốc bươu vàng có
thể sống từ 2 - 6 năm.
c) Biện pháp phòng trừ ốc bươu vàng
- Sau khi bừa lần cuối, nhặt ốc bằng tay vào buổi sáng hoặc buổi chiều,
lúc này dễ thấy chúng
- Sử dụng các loại lá cây mà ốc bươu vàng ưa thích như lá chuối (Musa
paradisiaca L.), lá đu đủ (Carica papaya), xơ mít để tập trung ốc bươu vàng để
bắt và diệt.
- Khi bừa lần cuối, kéo bao tải đựng đá hoặc vật nặng để tạo rãnh xung
quanh ruộng và cứ 10 - 15 m tạo một rãnh sâu 5 cm và rộng 25 cm. Đây là nơi
tập trung ốc bươu vàng để dễ xử lý.
- Ngay sau khi cắt lúa cho vịt vào ruộng cho chúng ăn ốc (ốc lớn vịt
không ăn được).
- Trường hợp mật độ ốc quá cao, 2 con /m 2 đối với lúa mới gieo có thể sử
dụng thuốc hoá học (Metaldehyde, Niclosamide).
3.2.2. Ốc sên (Bradybaena similaris Frus) và sên trần (Agriolimax agrestis Lin)
a) Ốc sên (Bradybaena similaris Frus)
- Vỏ ốc sên thường có màu vàng
nhạt tới vàng đậm, đường kính khoảng
10 - 16 mm, vỏ có 5 - 6 vòng xoắn. Ốc
sên mỗi năm phát sinh 1 - 2 lứa, gây hại
nặng vào thời điểm mát mẻ trong năm.
- Ốc sên là loài ăn tạp, ký chủ
rộng, gây hại nhiều loại rau như rau họ
Ốc sên
thập tự, cây họ cà, cây họ đậu. .. gây hại cả cây non cũng như cây trưởng thành.
Ốc sên lúc nhỏ ăn thịt lá và để lại biểu bì lá. Khi lớn chúng gặm cả lá và thân
cây, ăn lá tạo thành các lỗ nhỏ có khi gặm đứt cả thân cây hoặc gặm mép lá tạo
thành các hình khuyết không đều hoặc gặm hết thịt lá và để lại gân chính lá.
Gây hại nặng chúng có thể gặm đứt thân, gây chết cây non và cụt ngọn cây
trưởng thành.
b) Sên trần (Agriolimax agrestis Lin)
- Gây hại các loại rau và các cây
trồng nông nghiệp khác. Các cây non,
mầm non, lá non thường bị gây hại nặng
hơn. Sên trần gây hại để lại các lỗ thủng
tròn trên lá. Những chỗ sên trần bò qua
thường để lại một vạch chất nhớt.
- Sên trần thân mềm, nhẵn bóng,
không vỏ, có màu xám đậm hoặc màu
xanh đen. Con trưởng thành cơ thể dài từ Sên trần
40-50 mm, phần trước cơ thể có một đôi râu thịt, đầu râu có mắt.
- Sên trần phát triển tốt nhất ở điều kiện ẩm độ cao, nhiệt độ từ 15-250C.
- Sên trần ban ngày ẩn nấp, tối mới ra hoạt động. Vào những ngày trời
mưa, sên trần chui ra hoạt động cả ngày.
c) Biện pháp quản lý
- Sau khi thu hoạch, cày sâu lật đất, phơi đất làm thối trứng và ốc sên.
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Luân canh với cây trồng nước.
- Dùng bả độc (chủ yếu là Metaldehyde).

You might also like