Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

1.

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ’ được
miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác
dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm
lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?
 Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của
anh đội viên (anh chiến sỹ)
 Từ cách nhìn của anh chiến sĩ, người chứng kiến một đêm
không ngủ của Bác và trực tiếp nói chuyện với Bác câu chuyện
được kể lại một cách tự nhiên, sinh động làm cho hình ảnh
Bác Hồ trở nên gần gũi, chân thực lại vừa khách
quan. Điều này còn thể hiện được tấm lòng anh bộ độivới
Bác và tình yêu thương mênh mông của Bác với con cháu
mình trong kháng chiến.
2. Hãy cho biết vì sao kết thúc bài “ Đêm nay Bác không ngủ” Minh
Huệ lại viết:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
 Kết thúc bài thơ cho thấy trong suốt cuộc đời cách mạng của
Hồ Chủ tịch, Bác luôn trải qua những đêm không ngủ vì lo
việc nước nhà, vì Bác muốn dành trọn cuộc đời cho nhân
dân, Tổ Quốc. Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không
ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" - vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
3. Trong bài “ Cô tô” đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển (Mặt trời
lại rọi lên ngày thứ sáu… Một con hải âu bay nang, là là nhịp
cánh) là một bức tranh rất đẹp. Hãy tìm những từ ngữ chỉ hình
dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh
rực rỡ ấy. Nhận xét những hình ảnh so sánh mà tác giả dùng ở đây.

 Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp
qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh
như: chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi;
mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm
và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng
cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y
như một mâm lễ phẩm...

 Những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả chọn lọc rất rực rỡ và


tráng lệ thể hiện được rằng mặt trời mọc ở Cô Tô là
một khung cảnh rộng lớn bao la và cùng với khung cảnh
tráng lệ ấy là niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ
trụ.
4. Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu
tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có
cảm nghĩ gì về cảnh ấy?
 Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được
miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh là:

 Cái giếng nước ngọt ... cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến
và đậm đà mát mẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. So sánh ngang
bằng và không ngang bằng đã tạo nên một cảm nhận kỳ lạ. Giếng
mà lại quan hệ tới bến và chợ ở đất liền!

 Không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc.

Từng đoàn thuyền, lũ con lành.

Hàng loạt các so sánh đã cho ta thấy cuộc sống thật bình yên, giản
dị và hạnh phúc.

 Đây là những cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp


nập và là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão.
Những hình ảnh này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc
giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô
của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích
và hài hoà.
5. Nêu giá trị của các phép nhân hóa được sử dụng để nói về cây tre
và sự gắn gó của tre với con người:
 Phép nhân hóa được sử dụng có giá trị: thể hiện sự khăng khít,
gắn bó từ xưa đến này giữa cây tre với con người, phép nhân
hóa biến cây tre trở thành người bạn, người nhà, người thân
của con người.
6. Bài “Cây tre Việt Nam” đã miêu tả cây tre vởi vẻ đẹp và những
phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của
dân tộc Việt Nam?
 Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị
mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người
Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
 Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây
tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
7. Hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ: “ Chú bé loắt choắt … Nhảy
trên đường vàng”

Trong khổ thứ hai đến khổ thứ năm Lượm đã được miêu tả:

 Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

=> Toát lên vẻ ngây ngô, hồn nhiên của tuổi thiếu niên.

 Ngoại hình: loắt choắt, như con chim chích nhảy thoăn thoắt, má
đỏ bồ quân.

=> Biểu hiện sự dễ thương, hồn nhiên và nét đẹp khỏe mạnh ở làn da
tiếp xúc với nhiều ánh nắng, khí trời.

 Cử chỉ: Cái đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, chạy nhảy
hoạt bát trên đường, cười híp mí.
=> Biểu hiện sự hồn nhiên nhanh nhạy. Có lẽ do công việc làm liên lạc
đã tạo nên những nét như vậy.

  Lời nói: tự nhiên, chân thật

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à”

=> Là lời tâm sự với chú rất vui vẻ, thoải mái, tự hào. Lượm không hề
quan tâm tới những nguy hiểm trong công việc đối mặt thường trực với
cái chết này.

Các yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ là:

 từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh...


 vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...),
 nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Như con chim chích...)

=> góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui
tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. 

TẬP LÀM VĂN

1. Tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè:


Mỗi năm, vào kỳ nghỉ hè, em thường được bố mẹ cho về quê
thăm ông bà. Quê em là thành phố Hải Phòng được mệnh danh
và thành phố Hoa phượng đỏ. Ở đó dọc các con phố là hàng
Phượng đỏ đua nhau nở rộ, đỏ rực cả khoảng trời.
Trời còn sớm, nhưng em đã dậy ra trước hiên nhà, khí trời mát
mẻ. Gió thoảng khẽ lay động cành lá để lộ ra những giọt sương
mai.
Hàng Phượng vĩ không biết đã được trồng từ bao giờ nhưng có
những cây đã cao bằng căn nhà 2,3 tầng. Gốc cây to bằng chiếc
mâm nhỏ nhà em, màu nâu sậm. Thân cây thẳng, chia làm nhiều
nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành. Cành mọc mảnh dẻ, đan
xen vào nhau tại thành một chiếc ô khổng lồ che mát cho khu
phố. Lá phượng nhỏ nhưng dày cánh, đan xen vào nhau. Lúc lá
non màu xanh tươi, càng về sau lá càng dày và xanh đậm hơn.
Từng chùm, từng chùm hoa phượng bung ra nở rộ một màu đỏ
rực rỡ. Hoa phượng có 4 cánh, cánh xòe ra mỏng manh nhưng
không kém phần kiêu sa. Dưới nắng hè cánh phượng càng đẹp,
càng tươi thắm hơn. Thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thổi qua làm
những cánh hoa phượng được đung đưa theo gió trông mới đẹp
làm sao.
Trong lúc đang mải mê ngắm hoa phượng, em bỗng nghe thấy
một đàn giao hưởng được phát ra từ những cành cây, nhìn kĩ,
em phát hiện ra đó là những chú ve sầu. Len lỏi trên những cành
cây các chú ve sầu đồng thanh cất tiếng râm ran cả khu phố.
Đặc biệt hơn chúng ta chỉ được thưởng thức dàn đồng ca của
những chú ve con vào mùa hè mà thôi.
Lúc này, mặt trời đã lên cao. Ánh nắng càng rực rỡ trải khắp
con phố nhỏ. Gió nhè nhẹ thổi như muốn hòa cùng tiếng ve kêu.
Hoa phượng đơm hoa rực rỡ hòa quyện với tiếng ve, kêu râm
ran báo hiệu mùa hè đã đến.
Từng cánh phượng hồng như bàn tay vẫy gọi mọi người ở nơi
xa về sum họp gia đình. Em mong ông bà sống thật lâu để em
luôn được về đây vào mỗi dịp nghỉ hè.

2 . Từ văn bản “Cô Tô”, tả cảnh Biển


Bài làm
Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy,
bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt
trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong
văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ .
Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như
bao trùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng
biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận.
Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân
trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần
rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy
đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính
mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như
một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả
những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên
Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao.
Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt
biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô
càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển
lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người
đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn
mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho
thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi
dài ngày.
Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ
hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một
màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan
tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh
cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực
như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh.
Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào
một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ
cát bọt tung trắng xóa.
Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù
có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc.
Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên
nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.
3 . đề tả phiên chợ
Ngày hôm qua, là ngày 14 âm lịch, bà nội đã dẫn em đi đến một phiên chợ họp
trên sườn đồi của ngôi làng. Đó là lần đầu tiên em được đến một phiên chợ quê.
Khung cảnh và không khí ở đó đã đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời.
Tầm tờ mờ sáng, bà đánh thức em dậy, hai bà cháu thủng thẳng đi bộ đến cuối
làng, nơi có ngọn đồi diễn ra buổi họp chợ. Vừa đi bộ, em vừa tận hưởng không
khí trong lành, mát mẻ. Khi đến gần cuối làng, em gặp rất nhiều những người dân
cũng đi chợ phiên như bà cháu em. Mọi người tụm năm, tụm bảy, vừa đi vừa trò
chuyện, vui vô cùng. Thế nên, chẳng mấy chốc, mà phiên chợ đã hiện ra trước mắt
em, dưới ánh nắng ban mai vàng ngọt của buổi sáng.
Gọi là chợ, nhưng nó không có các gian nhà hay nền gạch như em thường thấy, vì
đây là phiên chợ chỉ họp mỗi tháng một lần. Thành ra, ai có gì thì mang theo nấy.
Người thì mang ô che, người mang tấm bạt để lót đất. Ai cẩn thận hơn, thì đóng
bốn cái cọc làm chân, rồi che bạt làm mái. Người đến sớm thì chọn chỗ ngồi,
người đến sau cứ trống chỗ nào lại bày chỗ đó. Thành thử, trông các gian hàng cứ
là la liệt, lộn xộn. Nhưng trong cái thiếu quy tắc ấy, vẫn rất dễ để tìm ra các con
đường mà di chuyển. Kể cả không tìm được đường đi, thì cứ ới lên một tiếng, mọi
người chỉ cho ngay.
Những hàng hóa được bán ở chợ phiên thì đủ cả. Nào là thịt cá, nào là rau củ, nào
là bánh kẹo, nào là hoa quả, nào là áo quần, nào là trang sức, nào là đồ chơi… Cái
gì cũng có. Các món hàng được bày la liệt trên các tấm gỗ, tấm bạt, được bọc trong
giỏ tre, lá chuối. Tuy đơn sơ nhưng vẫn rất sạch sẽ. Điều em rất thích ở đây, chính
là người ta hầu như rất ít sử dụng các bao ni lông. Mọi người đi chợ đều xách theo
một chiếc làn, giỏ hoặc túi để đựng đồ. Người bán thì gói đồ bằng lá chuối. Thật
tuyệt vời. Sau khi mua đồ xong, em và bà ghé lại gánh chè cuối chân đồi. Bát chè
mộc mạc, không nhiều thứ như ở thành phố, nhưng ăn rất ngon và ngọt dịu. Ngồi
ăn cốc chè mát rượi, tận hưởng làn gió mát, ngắm nhìn cảnh phiên chợ đông vui
tấp nập, em cảm thấy thật là thoải mái.
Trở về nhà, mà em cứ nhớ mãi về phiên chợ quê ấy. Em sẽ cố gắng học thật tốt,
thật ngoan và chăm chỉ, để lần tới lại được về quê, theo bà đi xem chợ phiên.

You might also like