Kế Hoạch Dạy Học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN


Thời lượng: 04 tiết

Yêu cầu cần đạt được quy định trong khung Chương trình môn vâ ̣t lý 2018

– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa radian và biểu diễn được độ dịch
chuyển góc theo radian.

– Vận dụng được khái niệm tốc độ góc.

– Vận dụng được biểu thức gia tốc hướng tâm a = rω 2 , a = v2 /r.

– Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F = mrω2 , F = mv2 /r.

– Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực
tế.

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Năng lực, Phẩm chất Mục tiêu ( STT của mục


tiêu)

NĂNG LỰC
ĐẶC THÙ

Nhận biết, trình bày lại được hiện tượng VL1.1


chuyển động tròn đều. Nêu được các đại
lượng, khái niệm, quy luật của chuyển động
tròn đều.

Nhận thức vật lí Nêu được đặc điểm của vectơ vận tốc, vectơ VL1.2
gia tốc trong chuyển động tròn đều và vẽ
được vectơ vận tốc, vectơ gia tốc của chất
điểm chuyển động tròn đều tại một vị trí bất
kì trên quỹ đạo.

So sánh và rút ra mối quan hệ giữa các đại VL1.4


lượng.

Giải thích được một số vấn đề liên quan đến VL1.5


1
lực hướng tâm, lực li tâm: Trái đất và các
hành tinh chuyển động tròn đều xung quanh
mặt trời, mặt trăng chuyển động tròn đều
xung quanh trái đất, xây cầu vồng lên, xe qua
đoạn đường cong phải nghiêng người, lồng
vắt của máy giặt…...
Nhận ra điểm sai trong quá trình hình thành VL1.6
kiến thức và chỉnh sửa được nhận thức.
Nhận ra một số ngành nghề phù hợp với VL1.7
thiên hướng của bản thân.

Tìm hiểu thế giới tự Nhận ra và đặt câu hỏi liên quan đến một số VL2.1
nhiên dưới góc độ vật hiện tượng.
lí.

Vận dụng kiến thức, kĩ Giải thích nguyên nhân dễ gây ra tai nạn khi VL3.1
năng đã học. chạy xe ở những khúc cua, giải thích xe qua
đoạn đường cong phải nghiêng người, thiết
kế cầu vồng lên, lồng vắt của máy giặt.

Giải thích ảnh hưởng của tốc độ chuyển động VL3.2


và bán kính đường cong lên lực hướng tâm
để giữ xe chuyển động được trên đường.

Khi tham gia giao thông, ta cần phải tuân VL3.4


theo những nguyên tắc nào?

NĂNG LỰC CHUNG

Tự chủ và tự học - Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua TC-TH
thử thách trong học tập.
- Xác định được nhiệm vụ học tập, biết được
mục tiêu chi tiết của bài học.

Giao tiếp và hợp tác Trao đổi và giúp đỡ nhau trong quá trình xây GT-HT
dựng một số công thức trong chuyển động
tròn đều: tốc độ dài, tốc độ góc, chu kì, tần
số, công thức liên hệ giữa được tốc độ dài và
tốc độ góc, gia tốc hướng tâm, lực hướng
2
tâm.

Giải quyết và sáng tạo Phát hiện và làm rõ vấn đề đặt ra trong bài GQ-ST
học.
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp giải quyết vấn
đề.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp.
- Tư duy độc lập

PHẨM CHẤT
CHỦ YẾU

Chăm chỉ Thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt CC
động học.

Trung thực Tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá TT
trình hoạt động nhóm.

Yêu nước Tích cực, chủ động vận động người khác YN
tham gia giao thông an toàn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh đường có khúc cua, cầu qua sông.
-Video mô phỏng chuyển đô ̣ng các hành tinh trong hê ̣ mă ̣t trời, người điều khiển xe máy qua
đoạn đường cong phải nghiêng người, lồng vắt máy giặt.
- Bài tâ ̣p tính lực hướng tâm.
- Phiếu học tâ ̣p cá nhân.
- Bảng kiểm hoạt đô ̣ng dành cho GV để theo dõi hoạt đô ̣ng các nhóm.
- Bảng đánh giá dành cho nhóm để đánh giá mức đô ̣ tham gia hoạt đô ̣ng của các thành viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH

Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học PP/KTD Phương án
(thời gian) (Chỉ ghi kí trọng tâm H đánh giá
hiệu) (Nội dung vở của chủ đạo
HS- chỉ ghi các đề
mục)

3
Hoạt động 1. VL1.1; VL1.2; I. Các kiến thức PP: Hợp
Tìm hiểu kiến VL1.4; TC-TH; động học về chuyển tác,
thức đô ̣ng học GT-HT; GQ- động tròn, chuyển khám
của chuyển động ST; CC. động tròn đều phá.
tròn đều (45 1. Chuyển động KTDH:
phút) tròn và chuyển Khăn trải
động tròn đều bàn.
a) Chuyển động
tròn
b) Tốc độ trung
bình trong chuyển
động tròn.
c) Chuyển động
tròn đều.
2. Tốc độ dài.
a) Tốc độ dài
b) Véctơ vận tốc
trong chuyển động
trong đều.
3. Tốc độ góc.
a) Định nghĩa
radian và dịch
chuyển góc theo
radian.
b) Khái niệm tốc
độ góc, chu kì, tần
số.

Hoạt động 2. VL1.4; TC-TH; II. Gia tốc hướng PP: Đàm
Tìm hiểu về gia GT-HT; CC. tâm. thoại,
tốc hướng tâm 1. Hướng của giải
(45 phút) véctơ gia tốc trong quyết
chuyển động tròn vấn đề.
đều.
2. Độ lớn của gia KTDH:

4
tốc hướng tâm. Vấn đáp.

Hoạt động 3. VL1.1; VL1.4; III. Lực hướng tâm. PP: Giải
Tìm hiểu về lực VL1.5; VL3.1; 1. Định nghĩa quyết
hướng tâm (45 VL3..2; VL3.4; 2. Biểu thức vấn đề;
phút). TC-TH; GT- Hợp tác.
3. Ví dụ
HT; GQ-ST; KTDH:
CC. Gợi mở -
Vấn đáp

Hoạt động 4. VL2.1; VL3.1; IV. Vận dụng. PP:


Củng cố và vận VL 3.2; VL
dụng (45 phút). 3.4; TC-TH;
GT-HT; GQ-
ST; CC.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC


Hoạt động 3. Tìm hiểu về lực hướng tâm
1. Mục tiêu
- Vận dụng được biểu thức lực hướng tâm F = mrω2, F = mv2/r.
- Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực
tế.
2. Sản phẩm học tập
- Phiếu học tập số 3 và số 4.
3. Tổ chức hoạt động
* GV đặt vấn đề cho bài học (3 phút)
- Cho HS xem video đã chuẩn bị sẵn.
- GV gợi mở và đặt vấn đề cho bài học: “Tại sao người điều khiển xe máy khi đi qua khúc
cua lại có xu hướng nghiêng người, mặt đường tại các điểm cua lại nghiêng về phía tâm cua?”.
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 (2 phút)
- GV chia lớp theo nhóm (4 - 6 nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để thực hiện nhiệm vụ trong Phiếu học tập 3
 Câu 1: Theo định luật II Newton, đại lượng vật lí nào là nguyên nhân gây ra gia tốc
cho vật? Trong chuyển động tròn, gia tốc của vật có đặc điểm gì?
5
 Câu 2: Phân tích các lực tác dụng lên vật trong các trường hợp sau.
a) VĐV đang qua khúc cua
b) Con lắc quay tròn trên mặt phẳng ngang
 Câu 3: Từ định luật II Newton, viết biểu thức xác định đại lượng gây ra lực hướng tâm
cho vật chuyển động tròn.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập 1 ( 5 phút)


- Bước 1. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm
- Bước 2. Thảo luận nhóm và chốt đáp án chung cả nhóm.
- Bước 3. Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- GV quan sát và lắng nghe các nhóm thảo luận, từ đó phát hiện những nhóm gặp khó khăn
và đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 1 (10 phút)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét, bổ
sung.
Câu 1: Theo định luật II Newton, lực là đại lượng gây ra gia tốc cho vật. Trong chuyển
động tròn, gia tốc của vật có chiều hướng vào tâm chuyển động.
Câu 2:
a) Gồm trọng lực và phản lực.
b) Lực căng dây, trọng lực, phản lực.
Câu 3: Áp dụng định luật II Newton
F = maht = mrω2 = mv2/r
- Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
- Các nhóm HS tiếp thu ý kiến và hoàn thiện kết quả thí nghiệm của nhóm.
- GV chỉnh lí, hợp thức hóa kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3:


Tìm hiểu về lực hướng tâm

Trường:..................................................................................................................................
Lớp: .......................................................................................................................................
Họ tên:............................................................................... Nhóm: ........................................

Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi sau


Theo định luật II Newton, đại lượng vật lí nào là nguyên nhân gây ra gia tốc cho vật?

6
Trong chuyển động tròn, gia tốc của vật có đặc điểm gì?
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Nhiệm vụ 2: Phân tích các lực tác dụng lên vật trong các trường hợp sau.
a) VĐV đang qua khúc cua b) Con lắc quay tròn trên mặt phẳng ngang

Nhiệm vụ 3: Từ định luật II Newton, viết biểu thức xác định đại lượng gây ra lực
hướng tâm cho vật chuyển động tròn.
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4 (2 phút)


- GV chia lớp theo nhóm (4 - 6 nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện nhiệm vụ trong Phiếu học tập 4
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập 4 ( 10 phút)
- Bước 1: Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Bước 2: Thảo luận để chốt các đáp án vào ô nội dung chung cả nhóm.
- Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp.
- GV quan sát và lắng nghe các nhóm thảo luận, từ đó phát hiện những nhóm gặp khó khăn
và đưa ra sự định hướng, hỗ trợ phù hợp, kịp thời.
* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 4 ( 13 phút)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe để nhận xét, bổ
sung.
- Thảo luận, trao đổi, góp ý toàn lớp.
- Các nhóm HS tiếp thu ý kiến và hoàn thiện kết quả thí nghiệm của nhóm.
7
- GV chỉnh lí, hợp thức hóa kiến thức.
4. Phương án đánh giá
- GV thông qua sản phẩm hoạt động của các nhóm và báo cáo sản phẩm, để đánh giá kết quả
hoạt động học của các nhóm HS.
5. Tổng kết kiến thức.
- GV tổng kết sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng, giới thiệu nội dung định luật bảo
toàn năng lượng.
- Sử dụng máy chiếu: Chiếu các video, hình ảnh đã chuẩn bị liên quan đến bài học.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4:


Tìm hiểu về lực hướng tâm

Trường:..................................................................................................................................
Lớp: .......................................................................................................................................
Họ tên:............................................................................... Nhóm: ........................................

Nhiệm vụ 1: Một vệ tinh nhân tạo nặng 600kg bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng
bán kính R của Trái Đất. Lấy g = 10 m/s2 ; R = 6 400 km.
a) Lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm? Tính độ lớn lực hướng tâm.
b) Tính tốc độ dài của vệ tinh.
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi được đặt ra ở đầu bài: “Tại sao người điều khiển xe máy
khi đi qua khúc cua lại có xu hướng nghiêng người, mặt đường tại các điểm cua lại
nghiêng về phía tâm cua?”
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
Nhiệm vụ 3: Thảo luận và đề xuất giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển
động tròn trong thực tế.

8
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………..

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC


A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
I. Các kiến thức động học về chuyển động tròn, chuyển động tròn đều
1. Chuyển động tròn và chuyển động tròn đều
a) Chuyển động tròn
Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.
b) Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn
Tốc độ trung bình của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng thương số giữa độ dài cung
tròn mà vật đi được và thời gian đi hết cung tròn đó.
s
vtb = t
c) Chuyển động tròn đều
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi
cung tròn là như nhau.
2. Tốc độ dài
a) Tốc độ dài
s
v = t
Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi.
b) Vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều


s
v = t
- Đặt điểm của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều:
+ Điểm đặt: tại vật chuyển động.
+ Phương: tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.
+ Chiều: hướng theo chiều chuyển động.
+ Độ lớn: tỉ lệ với độ lớn của tốc độ dài, biểu diễn theo tỉ xích.
- Trong chuyển động tròn đều véc tơ vận tốc có phương luôn luôn thay đổi.
3. Tốc độ góc
9
a)Định nghĩa radian và dịch chuyển góc theo radian
Radian là đơn vị chuẩn để đo góc phẳng. Độ lớn của góc tính bằng radian tương đương
với chiều dài cung tròn trên đường tròn đơn vị.
180
1radian=
π
b) Khái niệm tốc độ góc, chu kỳ, tần số
- Tốc độ góc
+ Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính
quay quét được trong một đơn vị thời gian.


t
+Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi.
+Đơn vị tốc độ góc là rad/s.
- Chu kì
+ Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.
+ Liên hệ giữa tốc độ góc và chu kì :
2
T= 
+ Đơn vị chu kì là giây (s).
- Tần số
+ Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.
1
+ Liên hệ giữa chu kì và tần số : f = T
+ Đơn vị tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc héc (Hz).
- Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc
v = r

II. Gia tốc hướng tâm


1. Hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều
Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn
thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng
vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
2. Độ lớn
v2
aht   r. 2
r
Trong đó:
 aht: Độ lớn của gia tốc hướng tâm (m/s2)
 v: Độ lớn của tốc độ dài (m/s)
 r: Bán kính quỹ đạo (m)
 ω: Độ lớn tốc độ góc (rad/s)
10
III. Lực hướng tâm
1. Định nghĩa
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra
gia tốc hướng tâm cho vật gọi là lực hướng tâm
2. Biểu thức
Fht = maht = mrω2 = mv2/r
3. Ví dụ
VD 1:
Tóm tắt: a) Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm.
m = 600kg Fhd = mg = 600. 10 = 6000N
g = 9,8 m/s2 b) Fhd = Fht => mg = mv2/(R+h)
R = h = 6400 km = 6400000 m => v = 5660 m/s
a) Fhd?
b) v = ?
VD 2: Giải pháp an toàn cho một số tình huống chuyển động tròn trong thực tế
+ Qua các khúc cua thì phải giảm tốc độ
+ Giảm bán kính góc cua
+…

IV. Vận dụng

Bài 13/34 SGK

Kim phút :

Wp = = 1,74.10 - 3 (rad/s)

Vp = wrp =1,74.10 - 3.0,1 = 1,74.10 - 4 (m/s)

Kim giờ :

Wh = 1,45. 10 - 4 (rad/s)

Vh = wrh = 1,45. 10 - 3.0,08 = 1,16. 10 - 5 (m/s)

Bài 5/83 SGK

Khi ôtô chuyển động đến vị trí cao nhất trên mặt cầu vồng lên :

11
Chiếu phuong trình lên chiều hướng vào tâm ta có

Fht = P - N

=> N = P – Fht

=> N = 9600 (N)

12

You might also like