Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG MÔN SINH 11 HK2

TỰ LUẬN
1. Quá trình thụ phấn và thụ tinh ở TV có hoa:
- Thụ phấn
+ Nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhụy, gặp thuận lợi tế bào ống phấn sẽ nảy mầm
mọc thành một ống phấn.
+ Trong quá trình di chuyển, tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo thành 2 tinh trùng (2 giao tử
đực).
+ Ống phấn đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực nằm trong ống phấn, được ống phấn mang tới túi
phôi để thụ tinh.
- Thụ tinh: thực hiện nhờ ống phấn sinh trưởng xuyên dọc theo vòi nhụy, xâm nhập qua lỗ phôi
vào túi phôi và giải phóng ra 2 nhân (2 giao tử) trong đó 1 nhân hợp nhất với tế bào trứng
2. Quá trình hình thành hạt và quả ở TV có hoa:
- Hình thành hạt:
+ Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành
phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội
nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng p
0.hôi phát triển.
+ Có hai loạ i hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây Một lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây Hai lá mầm)
- Hình thành quả:
+ Quả là do bầu nhụy phát triển thành. Bầu nhụy dày lên, chuyên hoá như một túi chứa hạt, bảo vệ
hạt và giúp phát tán hạt.
+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn
tính vì hạt có thể bị thoái hoá.
3. Ý nghĩa cùa quá trình thụ tinh kép:
- Dự trữ chất dinh dưỡng trong noãn đã thụ tinh để nuôi phôi phát triển để đến khi hình thành
cây non có khả năng tự dưỡng, đảm bảo cho thế hệ sau có khả năng thích nghi với điều kiện biến
đổi của môi trường sống, duy trì nòi giống.
4. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi:
- Sự hình thành hạt phấn:
+ Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các
tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực)
- Sự hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào
con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực
hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân)
5.
a. Tại sao trong thức ăn và nước uống thiếu iot thì trẻ em sẽ chậm lớn (hoặc ngừng lớn),
chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
- Vì iot là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iôt dẫn tới thiếu tirôxin Thiếu
tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người
chịu lạnh kém. Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ
em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
b. Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi
mạnh về thể chất và tâm sinh lý?
- Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testostêron (ở
con đực) và ở con cái thì kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrogen. Những biến đổi về thể
chất và tâm sinh lí ở tuổi dậy thì của nam và nữ là do tác dụng của 2 hoocmon sinh dục này.
c. Tại sao ở động vật biến thiên như thằn lằn lại nắng tắm nắng? Việc tắm nắng này có tác
dụng gì?
- Ánh nắng mang theo nhiệt độ làm ấm cơ thể của thằn lằn.
- Nếu không có ánh nắng, chúng phải tạo ra nhiệt từ thức ăn, như vậy mất nhiều thức ăn.
- Nếu không được cung cấp đủ thức ăn thì phải lấy từ các chất trong cơ thể (mỡ, protein…) ra
để phân giải thành thức ăn => cơ thể bị gầy yếu đi. Việc tắm nắng giúp hoạt động trao đổi chất bên
trong cơ thể thằn lằn trở lại trạng thái bình thường để duy trì sự sống
d. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
- Khi các loài chim ấp trứng (chim, gà, vịt…). Hợp tử trong trứng đã thụ tinh sẽ phát triển dần
thành một con non hoàn chỉnh, sau đó trứng sẽ nở ra thành một chú chim (gà, vịt…) non.
- Tuy nhiên, hợp tử trong trứng chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Vì vậy, hầu
hết các loài chim ấp trứng là để tạo ra nhiệt độ thích hợp trong một thời gian nhất định giúp hợp tử
phát triển bình thường thành một con non và nở ra.
e. Nếu ta đem cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến thành ếch được không?
Tại sao?
- Nếu ta cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc sẽ không phát triển thành ếch được bởi vì
không có tirôxin để kích thích sự biến thái từ nòng nọc thành ếch được (Vì tuyến giáp sản sinh ra
tiroxin)
- Ngược lại, nếu khi con ếch còn nhỏ xíu nếu ta tiêm vào cơ thể chúng hoặc cho hoocmon
tirôxin vào nước thì tirôxin tác động quá sớm làm cho những con nòng nọc nhanh chóng biến
thành những con ếch bé xíu chỉ bằng con ruồi
f. Tại sao nên cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có
lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng?
- Tắm nắng cho trẻ nhỏ khi ánh sáng yếu giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ.
Tia tử ngoại trong ánh nắng làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò
trong chuyển hóa canxi, hình thành xương, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của trẻ.
- Nên tắm vào lúc sang sớm hoặc chiều tối, sau 9h đến 17h không nên tắm nắng vì khi ấy
những thành phần trong ánh nắng có thể làm tổn hại da: ví dụ nhiều tia cực tím mạnh…
g. Nêu vai trò của quả với đời sống con người.
- Đối với thực vật:
+ Giúp chứa, bảo vệ và phát tán hạt
+ Quả chính biến đổi màu sắc, độ cứng, xuất hiện mùi vị và hương thơm hấp dẫn động vật ăn quả
giúp cho sự phát tán hạt
- Đối với con người: Quả là người cung cấp chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất, đường,..)
quan trọng
TRẮC NGHIỆM
Bài 38 + 39
1. Các hoocmon ảnh hưởng đế sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống, nơi
sản xuất, tác dụng
Tên hoocmon Nơi sản Tác dụng sinh lí
xuất
Hoocmon sinh Tuyến yên - Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào
trưởng (GH) qua tăng tổng hợp prôtêin
- Kích thích phát triển xương.
Tiroxin Tuyến giáp - Kích thích chuyển hoá ở tế bào.
- Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tiroxin có tác dụng gây biến thái nòng nọc
thành ếch.
Ơstrogen Buồng trứng Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì
do:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp.
Testosteron Tinh hoàn Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì
nhờ:
+ Tăng phát triển xương.
+ Kích thích phân hoá tế bào để hình thành các đặc điểm
sinh dục phụ thứ cấp.
+ Tăng tổng hợp prôtêin, phát triển cơ bắp.
2. Đối với lưỡng cư, hoocmon tiroxin có vai trò: gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
3. Đối với trẻ em, tiroxin có vai trò: Kích thích chuyển hóa ở tế bào; kích thích quá trình sinh
trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
4. Đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp của nữ (con cái); của nam (con đực):
- Lông mu, ngực nở và hông to của con cái
- Râu và yết hầu trên con đực
- Nam và nữ đều có thể phát triển lông mặt.
5. Vai trò tiroxin với ếch: gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
6. Tuyến yên tiết ra quá nhiều hoặc quá ít hoocmon sinh trưởng sẽ gây hậu quả:
- Người nhỏ bé nếu quá ít
- Người khổng lồ nếu quá nhiều
7. Hậu quả của trẻ em khi thiếu tiroxin:
- Giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào chịu lạnh kém.
- Giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ
thấp.
8. Vai trò của thức ăn đến sinh trưởng của động vật:
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ
thể từ đó làm tăng số lượng và kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.
- Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật
thông qua hô hấp tế bào.
9. Vai trò của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển ở cá rô phi VN:
- Chết dưới 5,6°C và trên 42°C
- Sinh trưởng và phát triển bình thường ở 20°C - 35°C
- Ngừng lớn và ngừng đẻ vào mùa đông 16°C - 18°C
10. Vai trò của tinh bột, protein, lipit, nguyên tố đa lượng, vi lượng đến sinh trưởng vật
nuôi:
11. Ứng dụng cấy truyền phôi ở VN: đối với bò
- Bình thường 1 năm bò chỉ đẻ 1 con nhưng dùng cấy truyền thì một bò mẹ có thể cho ra 3 phôi
nghĩa là đẻ 3 con 1 năm
12. Một số giống vật nuôi hoặc cây trồng được lai tạo thành công ở VN: bò lai Sind,
Bài 41
1. Khái niệm sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và
giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2. Loài thực vật sinh sản bằng bào tử: rêu, dương xỉ
3. Trong sinh sản sinh dưỡng, cây mới được tạo ra từ một bộ phận dinh dưỡng
- Thân: mía, rau má
- Cành: Dâu
- Rễ: Cỏ gấu, cỏ tranh
- Thân rễ: cây tre
- Lá: Bỏng
- Củ: Khoai tây
4. Phương pháp nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô và tế bào:
- Các bước của kĩ thuật giâm cành
+ Cắt vát cẩn thận từng đoạn cành dài 10 – 15 cm.
+ Cành đã cắt có thể cắm trực tiếp xuống nền đất giâm cành (hoặc có thể xử lí chất kích thích ra
rễ sau đó cắm xuống nền giâm).
+ Khi rễ cây mọc ra nhiều và đủ dài, chuyển cây vào vườn ươm để cây thích ứng.
+ Khi cây đã đủ rễ và lá, đưa cây ra trồng đại trà.
- Các bước kĩ thuật chiết cành
+ Cách 1: Khoanh và gọt lớp vỏ => bọc đất xung quanh => đợi cành ra rễ => cắt rời cành đem
trồng.
+ Cách 2: Ghim cành vùi xuống đất => đợi ra rễ => cắt rời cành đem trồng.
- Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép: Cây thoát hơi nước rất nhiều qua lá, việc cắt bỏ hết lá ở cành
ghép sẽ giảm mất nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào của cành ghép.

- Ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt:
+ Giữ nguyên được tính trạng tốt của cây mẹ (vì cây con chỉ hình thành nhờ cơ chế nguyên
phân).

+ Cây nhanh ra hoa, kết quả (chỉ từ 2 - 5 năm tùy loài cây).
- Ưu điểm của nuôi cấy mô tế bào thực vật
+ Nhân giống nhanh, số lượng lớn.
+ Sạch bệnh.
5. Ví dụ sinh sản sinh dưỡng nhân tạo: chiết cành chanh, nuôi cấy mô tế bào, giâm cành rau
muống
6. Ví dụ sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: từ thân rễ của tre mọc thành tre, cỏ tranh sinh sản bằng
rễ, sự sinh sản của cỏ gấu
7. Đặc điểm của sinh sản vô tính ở động vật
- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con sinh ra giống hệt nhau và
giống hệt mẹ về di truyền.
- Cơ thể mới được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.
- Hình thức sinh sản: Trinh sinh, phân đôi, nảy chồi,phân mảnh.
8. Vai trò sinh sản vô tính với đời sống con người
- Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người
- Nhân nhanh giống cây trồng
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Phục chế giống quý đang bị thoái hóa
- Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp
Bài 42
1. Quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi
- Hạt phấn:

1 TB mẹ hạt phấn (2n) GP 4 tiểu bào tử đơn bội (1n) NP 1 4 hạt phấn (n)
lần
- Túi phôi:
3 bào tử bé tiêu biến
GP
1 TB noãn (2n) Trứng (n)
1 bào tử lớn sống sót NP 3 1 túi phôi (thể giao tử cái)
lần Nhân cực
(2n)
2. Mỗi hạt phấn, mỗi túi phôi có bao nhiêu tế bào
- 1 hạt phấn (thể giao tử đực) gồm 1 TB sinh sản bé (n) và 1 TB ống phấn (n)
- 1 túi phôi (thể giao tử cái) gồm 3 TB đôi cực và 2 TB kèm
3. Quá trình thụ phấn, thụ tinh
- Thụ phấn
+ Nảy mầm của hạt phấn: Hạt phấn rơi vào đầu nhụy, gặp thuận lợi tế bào ống phấn sẽ nảy mầm
mọc thành một ống phấn.
+ Trong quá trình di chuyển, tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo thành 2 tinh trùng (2 giao tử
đực).
+ Ống phấn đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực nằm trong ống phấn, được ống phấn mang tới túi
phôi để thụ tinh.
- Thụ tinh: thực hiện nhờ ống phấn sinh trưởng xuyên dọc theo vòi nhụy, xâm nhập qua lỗ phôi
vào túi phôi và giải phóng ra 2 nhân (2 giao tử) trong đó 1 nhân hợp nhất với tế bào trứng
4. Đặc điểm hạt, quả
- Hạt:
+ Hạt do noãn đã thụ tinh phát triển thành.
+ Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
+ Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
+ Có hai loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt của cây 1 lá mầm như cây lúa) và hạt không nội nhũ (hạt
của cây hai lá mầm).
- Quả:
+ Quả là do bầu nhụy phát triển thành
+ Bầu nhụy dày lên, chuyển hóa như 1 cái túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt
+ Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính
+ Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hóa
5. Đặc trưng của sinh sản hữu tính
- Luôn gắn với giảm phân để tạo giao tử.
- Có quá trình hình thành giao tử.
- Có quá trình hợp nhất của các giao tử trong thụ tinh kép.
- Luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp 2 bộ gen.
- Con sinh ra đa dạng về mặt di truyền (khác nhau).
6. Thụ tinh kép
- Tế bào ống phấn trong hạt phấn nảy mầm tạo ra ống phân. Ống phấn sinh trưởng xuyên qua
vòi nhụy, qua lỗ túi phôi vào túi phôi giải phóng 2 giao tử, một giao tử (n) hợp nhất với tế bào trứng
tạo thành hợp tử (2n), một nhân còn lại (n) hợp nhất với nhân cực (2n) ở trung tâm túi phôi tạo
thành nhân tam bội (3n), phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi.
+ Giao tử đực 1 (n) + trứng (noãn cầu) (n)  hợp tử (2n)
+ Giao tử đực 2 (n) + nhân cực (2n)  nhân nội nhũ (3n)

You might also like