Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phân tích quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1962-1978

Giai đoạn 1962-1978 là giai đoạn nổi bật của sự kiện “Chiến tranh lạnh” trong lịch sử
quan hệ quốc tế. Trong giai đoạn này, trật tự lưỡng cực Yalta (1945) vẫn được duy trì với
Mỹ là trụ cột của phe đế quốc và Liên Xô là đại diện của các lực lượng Cách mạng thế
giới đứng đầu mỗi cực.
Giai đoạn này còn được biết đến là thời kỳ hòa dịu của cuộc chiến tranh lạnh.
Khởi đầu của giai đoạn này là sự căng thẳng leo thang giữa 2 khối Đông Tây.Bước ngoặt
của chiến tranh lạnh bắt nguồn từ sự đụng độ giữa Mỹ và Liên Xô trong cuộc Khủng
hoảng tên lửa ở Cuba vào tháng 10 năm 1962. Cuộc khủng hoảng này có cấp bậc ngang
tầm với cuộc phong tỏa Berlin vì đây là một trong các vụ đối đầu chính của Chiến tranh
Lạnh và thường được xem là khoảnh khắc mà Chiến tranh lạnh tiến gần nhất để biến
thành một cuộc xung đột hạt nhân (Marfleet, B Gregory). Việc Mỹ phong toả biển Caribe
và Liên Xô triển khai tên lửa trên lãnh thổ Cuba đã đặt thế giới trước nguy cơ chiến tranh
thế giới III. Sự dàn xếp, nhún nhịn giữa Mỹ và Liên Xô là bằng chứng cao nhất của việc
công nhận nguyên trạng trên thế giới. Tuy nhiên, sự kiện này cũng dẫn tới sự xuống cấp
trong mối quan hệ giữa Cuba và Liên Xô do Fidel Castro và các nhà lãnh đạo Cuba cảm
thấy bị phản bội vì những lợi ích của Cuba đã không được nói đến trong thỏa thuận giữa
Mỹ và Liên Xô.
- Có ba lý do dẫn tới sự hòa hoãn trong giai đoạn này, đó là:
Sau cuộc đụng độ trên hòn đảo Cuba, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Liên Xô hiểu rằng nếu
một cuộc chiến hạt nhân xảy ra thì sẽ không có kẻ thắng. Chính vì vậy vào tháng 7/1963,
một bản hiệp ước cấm thí nghiệm hạt nhân( Nuclear test ban Treaty) đã được ký kết. Chỉ
có 2 quốc gia lớn không ký vào bản hiệp ước này đó là Trung Quốc và Mỹ
Gánh nặng kinh tế quá lớn đổ dồn vào hai nước do chạy đua vũ trang
Sự thay đổi trong quan hệ quốc tế. Với Liên Xô thì đó là mâu thuẫn xảy ra với các nước
trong cùng khối Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là với Trung Quốc và sự xuống cấp trong
quan hệ quốc tế với Cuba. Đối với Mỹ là sự bất đồng với Pháp, đồng thời sự leo thang
căng thẳng giữa Liên Xô và Trung Quốc cũng đóng vai trò trong việc hạ nhiệt quan hệ
Mỹ-Trung
- Các biểu hiện:
o Quan hệ song phương Xô-Mỹ
 1963, nối lại quan hệ KT, XH, KH
 Từ 1963, cố gắng xây dựng lòng tin
 6/1967, cuộc gặp Johnson-Kosugin
 3/1969, TBT Breznhev đưa ra “Cương lĩnh hoà bình”, chủ trương và
ưu tiên hoà hoãn
 5/1972, TT Nixon thăm Liên Xô, ký 10 hiệp định
 6/1973, TBT Breznhev thăm Mỹ
 1974, hai cuộc gặp cấp cao Xô-Mỹ
- Giải trừ hạt nhân
o 1963, Hiệp ước cấm thử hạn chế (Limited Test Ban-LTB)
o 1967, Hiệp ước không gian vũ trụ (Outer space Treaty-OST)
o 1968, Hiệp ước không phổ biến VKHN (Non-proliferatin Treaty-NPT)
o 1972, Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược 1 (Strategic Arms Limitation
Treaty-SALT-1)
o 1972, Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (Anti-Balistic Missile-ABM)

You might also like