Ôn tập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP CHUẨN BỊ KIỂM TRA 1 TIẾT

Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào.
- Khái niệm: là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào
- Gồm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình nguyên

Câu 2. Trình bày các biến đổi về hình thái và trạng thái của NST qua các giai đoạn của một
chu kì tế bào.
- Kì trung gian: NST ở trạng thái đơn sau đó NST đơn tự nhân đôi thành NST kép ở pha S
- Quá trình nguyên phân:
o Kỳ đầu: NST kép bắt đầu co xoắn
o Kỳ giữa: NST kép co xoắn cực đại
o Kỳ sau: NST vẫn ở trạng thái xoắn
o Kỳ cuối: NST đơn dãn xoắn

Câu 3. Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân.


- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản
- Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh
trưởng và phát triển
- Với sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức tạo ra các cá thể con có kiểu
gen giống với kiểu gen của cá thể mẹ

Câu 4. Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau?
Trước khi bước vào kì sau các NST cần co xoắn tối đa để dễ dàng di chuyển trong quá
trình phân bào. Sau khi phân chia xong chúng phải giãn xoắn để các gen thực hiện phiên
mã.

Câu 5. Nếu cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hay trục trặc thì điều gì có thể xảy ra?
Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh.
VD: Tế bào ung thư đã thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể nên nó phân
chia liên tục tạo nên các khối u chèn ép các cơ quan khác.

Câu 6. Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá hủy?
Nếu ở kì giữa của nguyên phân mà các thoi vô sắc bị phá hủy thì sẽ tạo ra các tế bào tứ
bội (vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi). Nếu không có thoi vô sắc thì các nhiễm sắc
tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào con, tạo ra tế bào con 4n.

Câu 7. Điểm khác nhau ở sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật?
- Ở động vật: hình thành eo thắt ở vùng trung tâm ( co thắt từ ngoài vào trong)
- Ở thực vật: do thành xenlulo quá bền vững nên tế bào không thể phân chia bằng cách
hình thành eo thắt mà sẽ hình thành một vách ngăn dần dần tách tế bào chất ra ( từ trung
tâm đi ra )
Câu 8. Mô tả diễn biến tóm tắt các kì của giảm phân I.
- Kỳ đầu: NST co xoắn, màng nhân tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện, NST xảy ra hiện
tượng trao đổi chéo
- Kỳ giữa: NST co xoắn cực đại, các cặp NST kép xếp thành 2 hàng dọc ở mặt phẳng xích
đạo
- Kỳ sau: NST di chuyển theo thoi phân bào về cực tế bào
- Kỳ cuối: NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến

Câu 9. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
- Giúp chúng tiếp hợp với nhau, trao đổi chéo croomatit làm tăng biến dị tổ hợp
- Sau quá trình phân li, số lượng NST sẽ giảm đi một nửa để đảm bảo quá trình giảm phân
diễn ra bình thường

Câu 10. Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các
NST?
- Ở kì đầu, các NST kép xoắn, co nhắn, đính vào màng nhân sắp xếp định hướng, sau đó
diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng suốt theo chiều dọc và có thể
diễn ra sự trao đổi chéo giữa các NST không phải chị em
- Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đã đưa đến sự hoán vị giữa các
gen tương ứng , tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng
 Giao tử khác nhau về tổ hợp NST
Câu 11. Nêu sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân I.

NGUYÊN PHÂN GIẢM PHÂN I


- Xảy ra ở tất cả các tế bào - Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục chính
- Không tiếp hợp, hoán vị gen - TIếp hợp, hoán vị gen
- Sắp xếp thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng - Sắp xếp thành 2 hàng dọc ở mặt phẳng
xích đaọ xích đạo

Câu 12. Những cơ chế nào bảo đảm việc duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng và ổn định cho
loài?
Gồm 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Qua giảm phân: giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n)
- Qua thụ tinh: sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái làm bộ NST lưỡng bội (2n) được
phục hồi
- Qua nguyên phân: hợp tử phát triển thành cơ thể trường thành, giúp thông tin di truyền
được truyền ổn định qua các đời, đảm bảo thế hệ sau mang những đặc điểm của thế hệ
trước
Câu 13. Nêu khái niệm và các đặc điểm của vi sinh vật.
- Khái niệm: VSV là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi.
- Đặc điểm:
+ Cấp độ tổ chức cơ thể: đơn bào nhân sơ hay nhân thực
+ Dinh dưỡng: hấp thụ và chuyển hoá nhanh
+ Sinh trường, phát triển: tốc độ nhanh
+ Phân bố: khắp nơi trên thế giới

Câu 14. Kể tên các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật. Cho ví dụ.

MÔI TRƯỜNG TỔNG MÔI TRƯỜNG BÁN


MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
HỢP TỔNG HỢP
Chứa các chất tự nhiên với số Chứa các hợp chất đã biết Chứa một số chất tự nhiên
lượng và thành phần không thành phần và số lượng với số lượng và thành phần
xác định không xác định với 1 số chất
khác với số lượng và thành
phần xác định
VD: nước thịt, khoai tây, VD: NaCl 5g/l, MgSO4 VD: nước thịt, khoai tây,
mảnh vụn bánh mì, pepton, 0.2g/l, CaCl2 0.1g/l, glucose glucose 1g/l, CaCl2 0.1g/l,
cao nấm men 1g/l cao nấm men

Câu 15. Nêu các tiêu chí cơ bản để phân loại các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Cho ví
dụ.

CO2 CHẤT HỮU CƠ


ÁNH SÁNG Quang tự dưỡng Quang tự dưỡng
VD: vi khuẩn lam, tảo lục đơn VD: vi khuẩn không chưa lưu
bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu huỳnh màu lục và màu tía
lục, màu tía
HỢP CHẤT HOÁ Hoá tự dưỡng Hoá tự dưỡng
HOC VD: vi khuẩn nitrat hoá VD: nấm, động vật nguyên sinh,
phần lớn vi khuẩn không quang hợp

Câu 16. Khi có ánh sáng và giàu CO 2, một lòai vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường
với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH 4)3PO4 – 1,5 ; KH2PO4 – 1,0 ; MgSO4
– 0.2 ; CaCl2 – 0.1 ; NaCl – 5.0.
a. Môi trường trên là loại môi trường gì?
b/ Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng là gì?
c/ Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?

You might also like