DT06 12

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VẬT LÝ ................................................................. 5

2.1.2. Phương trình quỹ đạo.......................................................................................... 6

2.2. Vận tốc ................................................................................................................... 6

2.2.1 Khái niệm vận tốc............................................................................................. 6

2.2.2. Vectơ vận tốc trong hệ tọa độ Descartes ......................................................... 8

2.2.3. Biểu thức vận tốc trong hệ tọa độ Descartes ................................................. 10

3.1. Các lệnh Matlab được sử dụng ............................................................................ 11

3.2. Code hoàn chỉnh .................................................................................................. 12

Câu 3.2.1. Code xác định quỹ đạo của vật .............................................................. 12

Câu 3.3.2. Hình vẽ quỹ đạo của vật......................................................................... 13

3.4. Một số ví dụ minh họa ......................................................................................... 14

3.4.1. Ví dụ 1 ........................................................................................................... 14

3.4.2. Ví dụ 2 ........................................................................................................... 14

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.............................................................................................. 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 17


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Vectơ vận tốc.............................................................................................. 5

Hình 2.2. Sự tương đương của 2 vectơ d𝑠⃗ và d𝑟⃗ ........................................................ 7

Hình 2.3. Gia tốc pháp tuyến và gia tốc tiếp tuyến .................................................... 10

Hình 2.4. Bán kính cong của quỹ đạo ........................................................................ 12

Hình 3.2. Code xác định quỹ đạo của vật trong khoảng thời gian t ........................... 18

Hình 3.3. Đồ thị miêu tả chuyển động của vật từ lúc t = 0 đến t = 5 ......................... 19

Hình 3.4. Code xác định bán kính cong của quỹ đạo theo t ....................................... 20

Hình 3.5. Kết quả bán kính cong quỹ đạo lúc t = 1s .................................................. 20

Hình 3.6. Kết quả bán kính cong của quỹ đạo lúc t = 4s ........................................... 21

Hình 3.7. Kết quả bán kính cong của quỹ đạo lúc t = 7s ........................................... 21
TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO

Nhóm chúng em được giao cho đề tài: “Xác định quỹ đạo của vật.” và đã tìm hiểu quỹ
đạo của vật chuyển động thông qua phần mềm Matlab và để giải thích được quá trình
thực hiện bài tập nhóm đã dựa trên cơ sở lý thuết cũng như tài liệu liên quan đến kiến
thức vật lý cơ bản về vectơ vận tốc, gia tốc, đồ thị của phương trình chuyển động.

Tìm hiểu tổng quanvề Matlab và một số lệnh cơ ban để viết code.

Cùng với sự trau dồi liên tục, nhóm DT06 đã hoàn thành giải quyết được câu hỏi mà đề
tài đặt ra, phân tích bài toán, viết code cho phương trình chuyển động, tìm ra được bán
kính cong quỹ đạo của vật. Và cuối cùng là hoàn thành và báo cáo lại kết quả.
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

Vật lý học là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các dạng vận động tổng quát nhất
của thế giới vật chất, từ đó suy ra những tính chất tổng quát của thế giới vật chất, những
kết luận tổng quát về cấu tạo và bản chất của các đối tượng vật chất. Mục đích của Vật
lý học là nghiên cứu những đặc trưng tổng quát về vận động và cấu tạo của vật chất.

Vật lý học còn là một môn học quan trọng đối với sinh viên các ngành khoa học tự
nhiên và kỹ thuật nói chung và sinh viên trường Đại học Quốc Gia – Bách Khoa nói
riêng.

Vật lý học nghiên cứu tính chất, bản chất, cấu tạo và sự vận động của các vật thể đồng
thời cũng nghiên cứu tính chất, bản chất và quá trình vận động của các trường như:
trường điện từ, trường hấp dẫn, trường lượng tử,… v.v.

Vật lý học trước hết là một môn khoa học thực nghiệm. Gần đây trong quá trình phát
triển của Vật lý học, bên cạnh phương pháp thực nghiệm truyền thống, còn nảy sinh
phương pháp tiên đề của môn Vật lý Lý thuyết.

Do mục đích là nghiên cứu các tính chất tổng quát nhất của thế giới vật chất, Vật lý học
đứng về một khía cạnh nào đó có thể coi là cơ sở của nhiều môn khoa học tự nhiên
khác.

Dựa vào những điều kiện ấy nhóm chúng em đã thực hiện được đề tài “ Xác định
quỹ đạo của vật “

Sử dụng Matlab để giải bài toán sau:

“Vận tốc của chất điểm chuyển động trong mặt phẳng Oxy được xác định bởi biểu
thức 𝑣⃗ = 𝑎 cos(𝑏𝑡) 𝑖⃗ + 𝑐𝑥𝑗⃗. Cho trước các giá trị a, b và c, xác định quỹ đạo của vật
và vẽ quỹ đạo đó?”
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VẬT LÝ

2.2 Vị trí của một chất điểm

2.2.1 Vectơ vị trí

Để xác định vị trí của một chất điểm M trong không gian, người ta thường gắn vào hệ
quy chiếu một hệ trục tọa độ, hệ tọa độ thường dùng là hệ tọa độ Descartes với ba trục
Ox, Oy và Oz vuông góc với nhau từng đôi một, hợp thành một tam diện thuận. Vị trí
của điểm M sẽ hoàn toàn được xác định nếu ta xác định được các thành phần x, y, z của
vectơ vị trí ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑂𝑀= 𝑟⃗(x,y,z)( 𝑟⃗ gọi là bán kính vectơ được vẽ từ gốc tọa độ đến vị trí chất
điểm M)

2.2.2 Phương trình chuyển động

Để xác định chuyển động của một chất điểm chúng ta cần biết vị trí của chất điểm đó tại
những thời điểm khác nhau. Nói cách khác, chúng ta cần biết sự phụ thuộc theo thời gian
của bán kính vectơ r của chất điểm:

𝑟⃗ = 𝑟⃗ (t)

Phương trình này biểu diễn vị trí của chất điểm theo thời gian và gọi là phương trình
chuyển động của chất điểm.

Trong hệ tọa độ Đề-các, phương trình chuyển động của chất điểm là một hệ gồm ba
phương trình:

x = x(t); y = y(t); z = z(t)

Hay

𝑥 = 𝑓1 (𝑡 )
𝑟⃗= { 𝑦 = 𝑓2 (𝑡 ) }
𝑧 = 𝑓3 (𝑡)

Tương tự, trong hệ tọa độ cầu, phương trình chuyển động của chất điểm là:

r = r(t); q = q(t); j = (t)


2.1.2. Phương trình quỹ đạo

Quỹ đạo được hiểu là tập hợp tất cả các vị trí mà chất điểm đi qua trong quá trình
chuyển động. Phương trình quỹ đạo không lệ thuộc vào tham số thời gian t nên ta có
thể tìm phương trình quỹ đạo bằng cách khử tham số t từ các phương trình chuyển
động.

Giả sử ta có phương trình chuyển động:

𝑥 = 4𝑠𝑖𝑛𝜔𝑡 𝑐𝑚 𝑣à 𝑦 = 5𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡 𝑐𝑚

Hay:

𝑥2 𝑦2
= 𝑠𝑖𝑛2 𝜔𝑡 𝑣à = 𝑐𝑜𝑠 2 𝜔𝑡
42 52

Khử tham số t từ hai phương trình ta suy ra phương trình quỹ đạo:

𝑥2 𝑦2
+ =1
42 52

Vì đây là phương trình một đường elip nên ta nói quỹ đạo chuyển động của chất điểm
là một elip có bán trục lớn là 5 cm và bán trục nhỏ là 4 cm.

2.2. Vận tốc

Vận tốc là một đại lượng đặc trưng cho phương, chiều, và sự nhanh chậm của chuyển
động.

2.2.1 Khái niệm vận tốc

Chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo có thể lúc
nhanh lúc chậm, do đó để có thể mô tả đầy đủ trạng
thái nhanh hay chậm của chuyển động, người ta đưa
vào một đại lượng vật lý gọi là vận tốc.

Hình 2.1. Vectơ vận tốc


Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường gặp khái niệm vận tốc dưới dạng thuật ngữ
tốc độ.

Xét chuyển động của một chất điểm trên một đường cong (C): Trên (C) ta chọn một
gốc A và một chiều dương. Giả thiết tại thời điểm t, chất điểm ở vị trí M xác định bởi:

AM = s

Tại thời điểm t' = t + Δt chất điểm ở vị trí M' xác định bởi:

AM = s′ = s + ∆s

Quãng đường chất điểm đi được trong khoảng thời gian Δt = t' - t sẽ là:

MM′ = s′ − s = ∆s

Quãng đường trung bình chất điểm đi được trong khoảng đơn vị thời gian t theo định
nghĩa, gọi là vận tốc trung bình của chất điểm trong khoảng thời gian được ký hiệu là:

∆𝑠
𝑣𝑡𝑏 =
∆𝑡

Vận tốc trung bình chỉ đặc trưng cho độ nhanh chậm trung bình của chuyển động chất
điểm trên quãng đường MM′. Trên quãng đường này độ nhanh chậm của chuyển động
chất điểm nói chung mỗi chỗ một khác nghĩa là tại mỗi thời điểm là khác nhau. Để đặc
trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động tại từng thời điểm, ta phải tính tỷ số tại
thời điểm t, và được ký hiệu là:

∆𝑠
∆𝑡

Theo định nghĩa của đạo hàm ta có thể viết


𝑑𝑠
𝑣=
𝑑𝑡
Vậy: Vận tốc của chất điểm có giá trị bằng đạo hàm quãng đường của chất điểm đối
với thời gian.

Vận tốc v cho bởi biểu thức là một đại lượng đại số có:

Dấu xác định chiều chuyển động: v > 0, quỹ đạo chuyển động theo chiều dương của
quỹ đạo; v < 0, chất điểm chuyển động theo chiều ngược lại.

Trị tuyệt đối của v xác định độ nhanh chậm của chuyển động tại từng thời điểm.

Vậy: Vận tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển
động chất điểm.

Để đặc trưng một cách đầy đủ về cả phương, chiều và độ nhanh chậm của chuyển

động chất điểm, người ta đưa ra một vectơ gọi là vectơ vận tốc.

Theo định nghĩa, vectơ vận tốc tại một vị trí M là một vectơ 𝑣⃗ có phương nằm trên tiếp
tuyến với quỹ đạo tại M, có chiều theo chiều chuyển động và có giá trị bằng giá trị
tuyệt đối của v

⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑𝑠
𝑣⃗ =
𝑑𝑡

2.2.2. Vectơ vận tốc trong hệ tọa độ Descartes

Chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo có thể lúc nhanh lúc chậm, do đó để có thể
mô tả đầy đủ trạng thái nhanh hay chậm của chuyển động người ta đưa vào một đại
lượng vật lý gọi là vận tốc. Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp khái niệm
vận tốc dưới dạng thuật ngữ tốc độ.

Xét một chuyển động đơn giản là chuyển động thẳng. Giả sử sau khoảng thời gian ∆𝑡
chất điểm đi được một đoạn đường ∆𝑠⃗ thì theo định nghĩa vận tốc trung bình 𝑣⃗𝑡𝑏 của
chất điểm trên đoạn đường đó là:

∆𝑠⃗
𝑣⃗𝑡𝑏 =
∆𝑡
⃗⃗𝑠 đó
Dĩ nhiên 𝑣⃗𝑡𝑏 mô tả càng gần đúng vận tốc của chất điểm trên đoạn đường ∆
⃗⃗𝑠 càng nhỏ, tức là khi ∆𝑡 càng nhỏ. Khi ∆𝑡 → 0 thì 𝑣⃗𝑡𝑏 sẽ tiến tới giới hạn gọi
nếu ∆
là vận tốc tức thời v
⃗⃗:

∆𝑠
𝑣 = lim
∆𝑡→0 ∆𝑡

Trong trường hợp tổng quát khi quỹ đạo của chất điểm là một đường cong ta cũng làm
tương tự :

Xét một điểm M bất kỳ trên quĩ đạo (C), lấy một
điểm N trên quĩ đạo (C) nằm rất gần M. Gọi 𝑟⃗ là
bán kính vectơ xác định vị trí của M, thì 𝑟⃗ + ∆𝑟⃗ là
bán kính vectơ xác định vị trí của N. Dây cung
MN= ∆r có thể coi bằng đoạn đường đi được Ds.

Khi tiến đến giới hạn thì: Hình 2.2. Sự tương đương
của 2 vecto d𝑠⃗ và vecto d𝑟⃗
⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑑𝑟
∆𝑠⃗ 𝑑𝑠 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑣⃗ = lim = =
∆𝑡→0 ∆𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

Từ hình trên ta thấy khi ∆𝑡 → 0 thì ∆𝑠⃗ sẽ dần tới phương tiếp tuyến của quỹ đạo tại
điểm đang xét. Vậy vectơ vận tốc 𝑣⃗ luôn hướng theo phương tiếp tuyến của quỹ đạo
và có chiều là chiều của chuyển động. Nếu ta gọi 𝜏⃗ là vectơ đơn vị hướng theo phương
tiếp tuyến và có chiều là chiều của chuyển động thì ta có thể viết:

𝑑𝑠⃗
𝑣⃗ = = 𝑣𝜏⃗
𝑑𝑡
𝑑𝑠
Biểu thức trên cho thấy vectơ vận tốc 𝑣⃗ có độ lớn là 𝑣 = và có phương và chiều
𝑑𝑡

hướng theo vectơ đơn vị 𝜏⃗. Nói chung, khi chất điểm chuyển động trên quỹ đạo thì
vectơ 𝜏⃗⃗⃗có thể thay đổi phương nhưng tại mỗi điểm của quỹ đạo thì 𝜏⃗ luôn hướng theo
phương tiếp tuyến của quỹ đạo tại điểm đó.
2.2.3. Biểu thức vận tốc trong hệ tọa độ Descartes

Vì vận tốc là một vectơ nên ta có thể phân tích thành ba thành phần trên ba trục của hệ
tọa độ Descartes như sau:

𝑣⃗ = 𝑣𝑥 ∙ 𝑖⃗ + 𝑣𝑦 ∙ 𝑗⃗ + 𝑣𝑧 ∙ 𝑘⃗⃗

Mặt khác ta có thể viết như sau:

𝑑𝑟⃗ 𝑑 𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
𝑣⃗ = = (𝑥. 𝑖⃗ + 𝑦. 𝑗⃗ + 𝑧. 𝑘⃗⃗ ) = ∙ 𝑖⃗ + ∙ 𝑗⃗ + ∙ 𝑘⃗⃗
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡

So sánh với biểu thức ở trên, ta suy ra:

𝑑𝑥 𝑑𝑦 𝑑𝑧
𝑣𝑥 = ; 𝑣𝑦 = ; 𝑣𝑧 =
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
Vậy: Trong hệ tọa độ Descartes, muốn tính thành phần của vận tốc trên một trục
nào đó thì ta chỉ việc lấy đạo hàm theo thời gian của thành phần tương ứng của vectơ
bán kính 𝑟⃗.

Độ lớn của vận tốc được xác định bằng hệ thức:

1 𝑑𝑥 2 𝑑𝑦 𝑑𝑧 1
𝑣= (𝑣𝑥2 + 𝑣𝑦2 + 𝑣𝑧2 )2 = [( ) + ( )2 + ( )2 ]2
𝑑𝑡 𝑑𝑡 𝑑𝑡
CHƯƠNG 3. GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN BẰNG MATLAB

3.1. Các lệnh Matlab được sử dụng

Lệnh FPRINTF

Dùng để ghi đoạn dữ liệu vào màn hình hoặc file.

Cú pháp:

fprintf(formatSpec,A1,...,An): định dạng dữ liệu và in kết quả ra màn


hình.

Lệnh INPUT

Dùng để nhập giá trị.

Cú pháp:

x=input(‘promt’): hiển thị văn bản promt và đợi người dùng nhập giá trị.

x=input(‘promt’,’s’): hiển thị văn bản promt và đợi người dùng nhập giá
trị mà không tính toán input như một biểu thức toán học.

Lệnh PLOT

Dùng để vẽ đồ thị tuyến tính trong không gian hai chiều.

Cú pháp:

plot(x(t),y(t));

Lệnh Sym

Dùng để khai báo biến.

Cú pháp:

Syms a b c t vx vy;

Lệnh Subs
Dùng để tính đạo hàm.

Cú pháp:

subs(x,t,tn));

3.2. Code hoàn chỉnh

Câu 3.2.1. Code xác định quỹ đạo của vật

Hình 3.1. Code xác định quỹ đạo của vật


Câu 3.3.2. Hình vẽ quỹ đạo của vật
Quỹ đạo đường đi khi a=5, b=ᴨ, c=4, t=12

Hình 3.2. Hình vẽ quỹ đạo đường đi khi a =5, b = ᴨ, c = 4, t =12


3.4. Một số ví dụ minh họa

3.4.1. Ví dụ 1

Quỹ đạo của vật khi a = 4; b =7; c = 9

Hình 3.3. Hình vẽ quỹ đạo của vật khi a = 4; b =7; c = 9

3.4.2. Ví dụ 2
Quỹ dạo của vật khi a = 2*pi; b = 3; c = 10
Hình 3.4. Hình vẽ quỹ đạo của vật khi a = 2*pi; b = 3; c = 10
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Qua đề tài lần này, nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Matlab mà nhóm đã có thể giải quyết
được bài toán một cách hiệu quả và đem lại nhiều thu hoạch:

Hiểu rõ, nắm vững các kiến thức của phần cơ học. Giải quyết những phương trình vật
lý thông qua phần mềm Matlab.

Hiểu được cách sử dụng những lệnh cơ bản, cũng như khai báo biến trong phần mềm
Matlab.

Phân tích được quỹ đạo chuyển động của vật bằng sự hỗ trợ của công cụ Matlab.

Kỹ năng giao tiếp làm việc nhóm một cách hiệu quả.

Nắm được cách trình bày một bài tiểu luận, báo cáo một cách hoàn chỉnh.

Sử dụng thành thạo, ứng dụng những lý thuyết đã học trên lớp để có thể hoàn thành
bài một cách nhanh chóng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. L. Garcia and C. Penland, MATLAB Projects for Scientists and Engineers,
Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, 1996

[2] Nguyễn Thị Bé Bảy, Huỳnh Quang Linh, Trần Thị Ngọc Dung/ (2011). Vật Lý Đại
Cương A1. NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh

[3] BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Vật lí 10 Nâng cao. Nhà xuất bản giáo dục Việt
Nam.

You might also like