Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Đại Học Vạn Hạnh

Khoa Triết Khóa X

Môn học : KINH LĂNG GIÀ

Thích Đồng Trí


BÀI III : THỨC VÀ TRÍ

A Lại Da – nguồn cho sự hiện khởi

Tác dụng của A Lại Da Thức

Mạt Na – Tác động đến các thức khác

Các cấp độ nhận thức

Hướng tu tập

chuyển 8 thức thành 4 trí


A LẠI DA – NGUỒN CHO HIỆN KHỞI
A lại da là âm của tiếng Phạn Alaya, có nghĩa là cái kho mà
tiếng Hán Việt gọi là tàng. Gọi thức sơ năng biến là A lại da
thức là muốn nói đến cái công năng chứa đựng và tích lũy của
nó. Mọi hạt giống chủng tử đều được chứa đựng trong tàng
thức. Các chủng tử này gồm đủ loại, sanh tử và niết bàn, mê
ngộ và khổ vui.
Nhìn sóng biển, Như Lai quán sát A Lại Gia thức của chúng
sanh không khác gì biển lớn bị gió hoàn cảnh thổi động, làm
cho sóng thức nổi dậy.
Hạt giống của thân, tâm
Giới địa và thế gian
Tất cả được cất chứa
Nên thức gọi là tàng
TÁC DỤNG CỦA A LẠI DA THỨC
Dị thục là muốn nói đến sự chuyển biến và hiện khởi ra chúng
sanh và quốc độ của thức sơ năng biến, đòi hỏi phải có một thời
gian để các chủng tử hội đủ được các điều kiện nhân duyên để
chín mùi. Các chủng tử trong A lai da thức khi thuận duyên thì
hòa hợp với nhau rồi huân tập và tăng trưởng lên. Huân nghĩa là
xông ướp, là hun đúc, tập là nhóm hợp lại. A Lại Da làm nguồn
để Thức thứ 7 nương vào đó mà phát huy tác dụng :
Ý duyên A Lại Gia
Khởi chấp ngã, ngã sở
Do nơi A Lại Gia
Các thức đều sinh khởi
“Đại Huệ ! Những tập khí hư vọng phân biệt của thức
A Lại Da diệt thì hết thảy căn thức diệt, ấy gọi là tướng diệt.”
MẠT NA THỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC THỨC KHÁC
Mạt na thức, tiếng Phạn là manas, có nghĩa là tư lương tức là
suy nghĩ, cân nhắc và so đo. Tiếng Hán Việt gọi là Tư lương
thức. Thức này có đặc tính là liên tục suy tư, cân nhắc và so đo,
hằng thẩm và tư lương.
Mạt na thức nương nơi A lại da thức, lấy thức này làm căn bản
mà chuyển hiện. Có A lại da thức là có Mạt na thức, A lại da thức
sanh về cõi nào thì Mạt na thức chuyển hiện theo cõi ấy.
Nương vào A lại gia
Phát hiện thức mạt na
Tác dụng là tư lượng
Níu lấy tàng làm ngã
Đối tượng của mạt na
Là ngã tướng đới chất
Phát sinh từ giao thoa
MẠT NA THỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC THỨC KHÁC (tt.)
Mạt na thức sanh ra từ A lại da thức rồi lại lấy thức này làm đối
tượng sở duyên. Các chủng tử và hiện hành của A lại da thức cứ bị
Mạt na thức lấy làm cảnh sở duyên mà duyên, tức là các chủng tử
và hiện hành này cứ bị chiếu soi, suy xét và đo lường. Hành tướng
duyên này gọi là sở duyên duyên, tức là cứ lấy cảnh sở duyên mà
duyên. Các cảnh sở duyên bị Mạt na thức duyên thêm một lần nữa
nên bị biến đổi, sự biến đổi này lại được đưa vào A lại da làm tăng
trưởng hay làm suy yếu thêm các chủng tử sẵn có nơi A lại da thức.
Nếu tác động thẩm xét và tư lương nơi Mạt na làm tăng trưởng các
chủng tử sẵn có trong A lại da thức thì gọi là Thuân Tăng Thượng
Duyên. Ngược lại nếu làm các chủng tử nơi A lại da bị suy yếu hay
hủy diệt thì gọi là Nghịch Tăng Thượng Duyên.
Chính vì sự tư lương mà tánh chất nhận thức nơi Mạt
na thức không được trung thực, luôn bị bóp méo,
bị biến kế sở chấp mà sai khác đi
Mạt na: Trung Hoa dịch là ý căn, dựa trên tính "tư lương", tính
"chấp ngã" để rồi sinh ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. Mạt na là
cơ sở làm chỗ nương tựa để ý thức phát sinh phân biệt. Vì vậy, có
tên "ý căn". Mạt na theo thứ tự có tên "đệ thất thức", tức là món
năng biến thứ hai vậy.
Suy lường: Dịch chữ tư lương. Tính suy lường của "tư lương"
khác với tính toán nghĩ ngợi của "tư duy" phân biệt. Suy lường của
"tư lương" như sóng ngầm. Tính toán phân biệt của "tư duy" như
sóng lượn ồ ạt lao xao trên mặt biển.
Si kiến mạn ái: Thức Mạt na do ngã, vì ngã và cho ngã mà hiện
hữu. Ngoài ngã ra, Mạt na không có tích sự nào khác. Vì vậy, Mạt
na bản chất vốn nhiễm ô rồi.
Diệt định: Nói đủ: Diệt Tận Định, người tu thiền định, diệt được sự
phân biệt của tiền thức và ý niệm chấp ngã không còn.
TÁC DỤNG CỦA 8 THỨC
Tam cảnh: Tánh cảnh (the realm of things in themselves), Đới
chất cảnh (the realm of representations) và Độc ảnh cảnh (the
realm of mere images). Cảnh của thức thứ tám là Tánh cảnh. Nó
duy trì, nuôi nấng, và biểu hiện bằng cách trực tiếp, ngay thẳng,
không suy luận gì cả. Đối tượng nhận thức của mạt na là Đới
chất cảnh. Là cảnh do dựa vào tánh cảnh mà tạo ra vẽ riêng
theo ý mình.
Bảy chuyển thức đó là Mạt na, ý thức, nhãn, tỷ, thiệt, thân thức.
Trong bảy chuyển thức đó thì thức thứ bảy nó làm nền tảng cho
sự nhiễm tịnh của thức thứ sáu và năm thức khác.
Cũng như bóng theo hình
Mạt na theo tàng mãi
Là cơ chế tự tồn
Là bản năng dục ái.
3 TỰ TÁNH :
1/ Biến Kế sở chấp tự tánh:
Biến nghĩa là phổ biến. Kế nghĩa là xét nghiệm, so đo. Tự
tánh nầy không phụ thuộc vào bản chất các pháp. Nó không
phải là tự tánh của các pháp. Tự tánh ấy chỉ do sự so đo xét
nghiệm của Ý Thức mà có.
2/- Y Tha Khởi Tự Tánh :
Y” nghĩa là dựa vào. “Tha” là các vật khác. Y Tha Khởi là
dựa vào những vật khác mà sinh ra. Nương vào những hiện
tượng khác mà phát sinh ra hiện tượng nầy. Ðó là tự tánh
của các Pháp.
3/- Viên Thành Thật Tự Tánh: Tự tánh viên mãn chân thật
nầy mới là chân như. Vì chân như là thể tính cọng thông
của tất cả sự lý chân thực.
MỨC ĐỘ NẮM BẮT CÁC PHÁP
Lượng thứ nhất gọi là hiện lượng : Hiện lượng tức là nhận
thức trực tiếp không cần qua trung gian của sự suy luận
(direct preception). Ví dụ như là mình thấy cái bình trà, mình
biết rằng đây là cái bình trà không cần suy nghĩ gì hết.
Lượng thứ hai là tỷ lượng : Tỷ lượng tức là cái nhận thức cần
phải qua trung gian của suy luận
Lượng thứ ba là phi lượng : Thức thứ bảy - Mạt na - lượng
của nó là gì? Tùy duyên chấp ngã lượng vi phi. Lượng của
thức thứ bảy (Mạt na) là phi lượng.
Tại vì cái đó không phải là cái ngã mà nó cứ chấp
Dị thục: Tên gọi khác của A lại da
Tư Lương: Tên gọi của Mạt na.
Liễu biệt cảnh: Tên gọi chung của sáu thức trước
MỐI QUAN HỆ GIỮA 3 TÍNH, 8 THỨC, 2 VÔ NGÃ VÀ 5 PHÁP
Đại Huệ ! Ba tính, tám thức, hai vô ngã đều ở trong năm
pháp. Trong số đó, danh và tướng là tính vọng kế
(parikalpita; false imagination), vì vọng kế y nơi phân biệt
tâm, tâm sở của danh tướng mà khởi lên đồng thời với
danh tướng, như mặt trời và ánh sáng chiếu ra là tính
duyên khởi. Chính trí và như như không thể hoại, nên
gọi là tính viên thành (parinishpanna). Đại Huệ ! Khi phát
sinh chấp trước đối với những pháp do tự tâm hiện, thì
tám thức phân biệt khởi. Tướng sai biệt của
các pháp đều không thực, chỉ là tính
vọng kế (tưởng tượng). Nếu bỏ được
hai thứ ngã chấp, thì trí nhị vô ngã
(nhân vô ngã và pháp vô ngã) liền sinh.
Do các tướng ấy mà lập nên những tên gọi như cái bình là bình,
không gì khác, gọi là danh. Bày ra các tên gọi, chỉ rõ các tướng
tâm và tâm sở, ấy gọi là phân biệt. Tên gọi và tướng rốt ráo đều
không, chỉ do vọng tâm phân biệt, quán sát như thế cho đến khi
“cái biết” diệt, ấy gọi là như như. Đại Huệ ! Tướng
(characthistics) của như như là chân thật, quyết định, rốt ráo,
căn bản, tự tính, khả đắc. Ấy là tướng như như. Ta cùng các
Phật tùy thuận (theo chúng sinh mà có) chứng nhập, như thật
tướng của nó mà khai thị diễn nói. Nếu ai theo đó giải ngộ được,
lìa chấp đoạn, thường, không sinh phân biệt, nhập cảnh giới tự
chứng, ra khỏi cảnh giới của ngoại đạo nhị thừa, ấy gọi là chính
trí. Đại Huệ ! Năm pháp, ba tính, tám thức, hai vô ngã này, tất cả
Phật pháp đều bao gồm trong ấy. Đại Huệ ! Trong những pháp
này ông nên lấy trí mà khéo thông, và khuyên người khác thông
đạt. Thông đạt rồi thì nhất định không bị kẻ khác lay chuyển.
TƯỞNG – THỨC – TRÍ :
Đại viên cảnh trí: tánh thanh tịnh
Bình đẳng tánh trí: tâm không bệnh
Diệu quan sát trí: thấy chẳng công
Thành sở tác trí: đồng viên cảnh
Năm, tám, sáu, bảy quả nhân chuyển
Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh
Nếu nơi chỗ chuyển chẳng lưu tình
Rộn ràng vẫn mãi Na-già định.
TƯỞNG TRI – THẮNG TRI – LIỄU TRI
Đại viên kính trí (zh. 大圓鏡智) : Trí như một tấm
gương lớn, trí giúp người nhìn vạn vật với một tâm
thức Vô ngã(sa. anātman), không muốn chiếm đoạt,
phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của
nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng
không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại
dấu vết gì.
Bình đẳng tính trí (zh. 平等性智, sa. samatājñāna, trí giúp con
người thấy rõ sự bình đẳng giữa mình và chúng sinh. Tinh thần
Từ bi (sa. maitrī-karuṇā) của đạo Phật cũng xuất phát từ trí này.
Diệu quan sát trí (zh. 妙觀察智, sa. pratyavekṣaṇa-jñāna, trí
giúp người ta biến chuyển khả năng phân biệt, thị phi bằng trí
thức bình thường thành trí huệ siêu việt (Bát-nhã), tuỳ cơ ứng
biến, làm việc đúng thời điểm và địa điểm, không cần "dụng
công." Nguồn gốc của trí này là Tưởng uẩn (sa.saṃjñāskandha)
cùng với tâm trạng Tham dục (sa. rāga).
Thành sở tác trí (sa. 成所作智, sa. kṛtyānuṣṭhāna-jñāna, trí giúp
người hoàn thành tất cả mọi việc mà không tạo Nghiệp
TÁC ĐỘNG CỦA TÂM THỨC ĐỐI VỚI CẢNH
Năm tâm sở biến hành: là những tâm sở có mặt trong tất cả tám thức.
Chúng có mặt : KHẮP TẤT CẢ THỜI GIAN, KHẮP TẤT CẢ KHÔNG
GIAN, KHẮP TẤT CẢ THỨC, KHẮP TẤT CẢ ĐỊA VỊ
Nhưng năm tâm sở biến hành đó không giống nhau trong mỗi thức
1. Xúc: Sự giao tiếp giữa chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, giữa
năng tri và sở tri.
2. Tác ý: Đánh thức khởi tâm, dẫn tâm đến cảnh, ghi nhận vào tâm.
3. Thọ: Lãnh nạp. Lãnh nạp vui, khổ hoặc vô ký
4. Tưởng: Hồi tưởng nhớ cảnh đã qua, tưởng tượng cảnh chưa xảy đến;
sau đó giả đặt danh ngôn.
5. Tư: Suy tư tính toán, khiến tâm hoạt động không ngừng..
Không thể lấy tướng ngã, nhân, chúng sinh... mà phân biệt Như
Lai. Vì sao ? Bởi vì ý thức do cảnh mà khởi rồi bám lấy sắc,
hình, tướng. Cho nên (Như Lai) xa lìa năng phân biệt
cũng như sở phân biệt
HƯỚNG TU TẬP CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ

Nhận thức cảnh nương nơi Tâm Thức mà giả lập :


Những gì chúng sinh chấp thật có đều không thể nắm giữ (bất khả đắc).
Lại nữa, Đại Huệ ! Tính vọng kế (parikatantrasvabhàva) là do chấp trước
vào tính duyên khởi mà sinh. Đại Huệ ! Thí như thầy phù thủy dùng huyễn
thuật lấy cỏ cây ngói gạch tạo ra bao nhiêu hình tượng chúng sinh, khiến
cho người thấy liền phân biệt các sự vật, mà kỳ thật không có gì. Đại Huệ
! Đây cũng vậy. Do thói quen cố chấp cảnh giới là thật, nên trong các
pháp do duyên khởi lại có ra các tướng vì vọng chấp mà hiện, ấy gọi là
phát sinh vọng kế. Đại Huệ ! Đấy là pháp tướng mà chư Phật pháp tính đã
nói. Đại Huệ, Phật Pháp Tính kiến lập các cảnh giới của tự chứng trí, lìa
tướng do tự tâm hiện. Đại Huệ ! Hóa Phật nói các pháp:
Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ, uẩn,
giới, xứ, cùng các phương pháp giải thoát các hành tướng
của thức, kiến lập sai biệt, vượt trên kiến chấp của ngoại
đạo, siêu việt hạnh vô sắc.
HƯỚNG TU TẬP CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ (tt)

Tướng Thánh Trí thế nào?

Lại nữa, Đại Huệ ! Phật Pháp tính không vịn vào đâu cả, xa lìa hết thảy
các tướng: sở duyên, sở tác, căn, lượng... không phải cảnh giới mà phàm
phu, nhị thừa và ngoại đạo ưa chấp ngã thường quan niệm. Bởi thế, Đại
Huệ, ông nên siêng tu học cảnh giới thù thắng của bậc Tự Chứng Thánh
Trí, nên mau xa lìa các tướng do tự tâm hiện, do kiến chấp phân biệt
- Lại nữa Đại Huệ! Đại Bồ Tát kiến lập trí huệ, nơi ba tướng của Thánh trí
nên siêng tu học.
- Thế nào là ba tướng của Thánh trí? Ấy là tướng Vô Sở Hữu, tướng Nhất
Thiết chư Phật tự nguyện xứ, tướng cứu cánh Tự Giác Thánh trí.
Tu hành được đến đây rồi, phải xả bỏ tướng bệnh của trí huệ
tâm, được lên Bồ Tát đệ Bát Địa, ấy là do quá trình tu tập
ba tướng kể trên mà sanh khởi.

You might also like