Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

BÀI TẬP PHẦN TRUYỀN SÓNG

Câu 1: Một đường truyền vô tuyến VHF được thiết lập giữa bờ và đảo ở trong một cái hồ cách bờ 16km.
Anten tại đảo cao 30m. Tính chiều cao tối thiểu của anten tại bờ nếu cường độ tín hiệu thu tối thiểu ở mỗi
trạm là 10μv/m. Tần số hoạt động là 150MHz. Công suất phát là 1W từ 1 anten dipole nửa bước sóng tại
mỗi trạm. Ans: 1,94m

Câu 2: Xác định cường độ điện trường E ở khoảng cách 60km từ anten phát có tần số 2MHz, bức xạ 200W
từ một hertzian dipole (infinitesimal dipole = dipole có kích thước vô cùng nhỏ) đặt thẳng đứng có độ lợi
là 1,76 Db trên một bề mặt trái đất có εr=12, σ=5×10-3 S/m.
Ans: 34,48μv/m

Câu 3: Một đường truyền vô tuyến tần số thấp được lắp đặt trên một vùng có độ dẫn điện cao. Bề mặt
trái đất có điện dẫn suất trung bình σ=10-12 S/m, hệ số điện môi tương đối εr=15. Tần số hoạt động là
500kHz, công suất phát là 108,9W từ một unipole ngắn phân cực thẳng đứng có độ lợi công suất là 4,77dB
và được nâng lên độ cao 25m so với mặt đất. Tính cường độ trường sóng mặt ở khoảng cách 275km tính
từ anten phát. Ans: 75,6μv/m

Câu 4: Một anten phát của một đường truyền thẳng 950MHz có hệ số k=4/3 được đặt trên một tháp có
chiều cao 6m so với mặt đất. Độ mở (aperture) của anten parabol là 1,2m với hiệu suất 70%. Tính công
suất bức xạ cần có của anten phát nếu cường độ trường tối thiểu có thẻ chấp nhận được ở một máy bay
bay ở độ cao 1500m là ít nhất 4mv/m. Ans: 197,07W

Câu 5: Một đường truyền thẳng 10GHz được thiết lập trên bề mặt trái đất (bán kính trung bình 6370km).
Đường thẳng giữa hai anten là 60km, chiều cao của anten phát là 60m. Tính chiều cao tối thiểu của anten
thu giả thiết truyền sóng trong điều kiện không có khí quyển.
Ans: 82,2m

Câu 6: Một anten đặt trên bề mặt trái đất được dung để thu sóng phát ra từ một anten ở độ cao 80m từ
𝑑𝑁
bề mặt cầu của trái đất (bán kính trung bình 6370km). Tính khoảng cách tầm nhìn thẳng nếu 𝑑ℎ
=
−39/𝑘𝑚. Ans: 36,86km

Câu 7: Chiều cao ảo của một lớp khí quyển là 110km, tần số tới hạn 4MHz. Tính MUF cho 2 điểm trên bề
mặt trái đất cách nhau 600 km nếu (a) trái đất phẳng (b) bán kính 6400km.
Ans: 11,7MHz & 11,0 MHz

Câu 8: Một sóng điện từ phẳng lan truyền vào tầng điện ly F2. Mật độ điên tử tối đa trong lớp F2 là 1012
√3
electron/m3. Tính tần số ở đó sóng vô tuyến phải truyền để có chiết suất 2
. Một sóng vô tuyến khác có
tần số 22,5MHz và 27MHz truyền tới cùng một khu vực với cùng một góc tới. Xác định góc khúc xạ.
Ans: 18MHz; 70,89o; 66,72o

Câu 9: Một trạm phát sóng cao tần A truyền qua lớp F2. Mật độ điện tử lớn nhất là 36×1010 electron/m3
vào ban ngày. Góc tới hạn so với phương thẳng đứng là 77,2o. Thời gian sóng truyền hai chiều tại góc tới
hạn đó sử dụng ionosonde là 1,6ms. Một trạm phát lại (relay) B đặt tại một khoảng cách nào đó so với
trạm A để cung cấp vùng phục vụ là 1200km. Thời gian cho tín hiệu thu tại B từ A là 2ms. Tính góc nghieeng
cần thiết so với phương thảng đứng để thiêt lập đường truyền vô tuyến giữa A và B.
Ans: 85,5o

You might also like