Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

Lý Thuyết

Chương 1:  Tổng quan cung và cầu lao động


1. Người lao động sẽ quyết định lựa chọn sản xuất với số lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi
nhuận doanh nghiệp?

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Doanh nghiệp sẽ quyết định lựa chọn sản xuất với số lượng bao nhiêu để tối đa hóa lợi
nhuận doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp quyết định số lượng người lao động để tuyển dụng.

a/ Đúng

b/ Sai

3. Người lao động sẽ quyết định có nên tham gia hoặc không tham gia vào thị trường lao động

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: vì Người lao động sẽ tùy vào nhu cầu của mình để xem xét có nên tham gia thị trường
lao động để làm việc hoặc không tham gia ( nếu có tài sản thừa kế hoặc tiền nhàn rỗi)

4. Người lao động sẽ quyết định phân chia bao nhiêu thời gian trong 1 ngày hoặc 1 tháng cho
làm việc và nghỉ ngơi.

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: câu này đúng vì Người lao động sẽ quyết định 1 ngày có 24 giờ sẽ dành 8 giờ hay 10
giờ  hay 12 giờ để làm việc và  thời gian còn lại trong ngày để nghỉ ngơi.

Trong 1 tháng, người lao động có thể lựa chọn nghỉ phép hoặc làm việc 5 ngày/ tuần (20 ngày/
tháng) như lịch làm việc tại công ty. 

5. Ba diễn viên chủ yếu của thị trường lao động gồm người tiêu dùng, chính phủ và người lao
động.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Ba diễn viên chủ yếu của thị trường lao động gồm doanh nghiệp, chính phủ và người lao
động.
Người tiêu dùng sẽ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, tác động đến sản lượng sản xuất của
doanh nghiệp, không tham gia điều phối thị trường lao động

6. Đường cầu lao động của một doanh nghiệp là một đường dốc lên 

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đường cầu lao động là một đường dốc xuống.

7. Đường cung lao động tiêu biểu của một doanh nghiệp là một đường dốc xuống? 

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đường cung lao động là một đường dốc lên.     

Các bạn xem hình nhé. Ở phần này bạn nào không chắc chắn là đường dốc lên hay dốc xuống thì
vẽ biểu đồ ra xem tiền lương tăng mà lao động tăng thì là đường cung lao động nhé.   

8. Đường cung lao động cho biết số lượng lao động sẵn sàng làm việc tại mức lương tối thiểu

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đường cung lao động cho biết số lượng lao động sẵn sàng làm việc tại mức lương xác
định.

9. Đường cầu lao động cho biết số lượng lao động mà doanh nghiệp sẵn sàng thuê mướn trong
khoảng thời gian xác định

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: cầu lao động cho biết số lượng lao động mà doanh nghiệp sẽ tuyển dụng ở mức lương
xác định
10. Nhận định chuẩn tắc là phát biểu mô tả, tường thuật là một vấn đề, có dựa trên thông tin, số
liệu

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Nhận định thực chứng là phát biểu mô tả, tường thuật là một vấn đề, có dựa trên thông
tin, số liệu

11. Cân bằng thị trường lao động là khi ở một mức lương tất cả mọi người có một công việc?

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Cân bằng thị trường lao động là tại một mức lương mà số lượng lao động sẵn sàng làm
việc bằng với số lượng lao động doanh nghiệp sẵn sàng thuê mướn.

Tại mức lương cân bằng thì cung thị trường bằng với cầu thị trường. Chúng ta vận dụng ở đây để
giải bài tập về điểm cân bằng thị trường ( điểm mà cung = cầu)

12. Nhận định chuẩn tắc đưa ra đề xuất, kiến nghị để giải quyết vấn đề

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích:

Ở phần này các bạn nhớ lưu ý về định nghĩa cũa thực chứng và chuẩn tắc nhé. 

+ Phát biểu chuẩn tắc đưa ra đề xuất, kiến nghị để giải quyết vấn đề. Nêu đề xuất cần phải làm gì
(what to do)

+ Nhận định thực chứng là phát biểu mô tả, tường thuật là một vấn đề, có dựa trên thông tin, số
liệu. Nêu vấn đề đang xảy ra (what is happening)

13. Phát biểu nào sau đây là một chuẩn tắc, phát biểu nào là thực chứng? Giải thích?

Phát biểu/ Nhận định Chuẩn tắc Thực chứng Giải thích

a/ Mức lương tối thiểu vùng là 4,420,000


Mô tả, dựa
đồng/tháng đối với doanh nghiệp thuộc địa bàn x
vào số liệu
vùng I.

b/ Sinh viên nên học Tiếng Nhật để giúp Việt Đề xuất,


x
Nam hội nhập với thế giới kiến nghị

c/ Thu nhập bình quân tháng của lao động có


Mô tả, dựa
việc làm trong quý I năm 2019 đạt 5,7 triệu x
vào số liệu
đồng/tháng
d/ Các địa phương nên có phương án thu hút nhà
Đề xuất,
đầu tư nước ngoài để tăng số việc làm cho người x
kiến nghị
dân

e/ Giá xăng tăng thì kéo theo giá cả của các sản
x Dự đoán
phẩm, dịch vụ khác tăng

f/ Công ty vận tải A tăng cường 1000 xe để đáp Mô tả, dựa


ứng nhu cầu đi lại trong Tết của người dân x vào số liệu,
thống kê

g/ Theo số liệu tổng kết cuối năm, mức lương Mô tả, dựa
trung bình của NLĐ tại công ty vào khoảng 10- x vào số liệu
15 triệu đồng/ tháng. thống kê

Chương 2: Cung Lao Động


1. Đặc điểm của đường thỏa dụng là 2 đường thỏa dụng cắt nhau tại 1 điểm.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Các đường thỏa dụng không cắt nhau.

Giải thích: Đường thỏa dụng là tập hợp các sự lựa chọn đánh đổi giữa thời gian làm việc và thời
gian nghỉ ngơi của NLĐ. 1 đặc điểm của đường thỏa dụng là các đường thỏa dụng không cắt
nhau.

2. Khoản thu nhập phi lao động của người lao động gồm khoản Giảm trừ thuế thu nhập, khoản
tiền thừa kế từ cha mẹ, khoản tăng lương của vợ hoặc chồng và khoản thu nhập từ trúng số.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Khoản thu nhập phi lao động của người lao động gồm khoản tiền thừa kế từ cha mẹ và
khoản thu nhập từ trúng số.

Giải thích: Khoản giảm trừ thuế thu nhập và khoản tăng lương của vợ hoặc chồng không phải là
thu nhập phi lao động.

3. Lương giữ chỗ sẽ tăng khi thu nhập phi lao động tăng.

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: khi thu nhập phi lao động tăng, NLĐ sẽ cân nhắc mức lương giữ chỗ cao hơn mới
quyết định đi làm. Ví dụ hàng tháng sinh viên nhận được trợ cấp của ba mẹ tăng lên thì sẽ cân
nhắc có nên đi làm hay không, hoặc hàng tháng sinh viên nhận được trợ cấp của ba mẹ ít đi thì sẽ
cân nhắc đi làm để có thêm thu nhập.

4. Người lao động quyết định đi làm khi mức lương trên thị trường lao động trả cao hơn mức
lương giữ chỗ.

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: Mức lương giữ chỗ là mức lương thấp nhất mà người lao động quyết định làm việc
hay không làm việc, khi mức lương trên thị trường lao động trả thấp hơn mức lương giữ chỗ,
NLĐ sẽ không đi làm.

5. Khi cung và cầu lao động gặp nhau thì người lao động quyết định đi làm.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Khi cung và cầu lao động gặp nhau thì thị trường lao động cân bằng.

NLĐ quyết định đi làm khi lương thị trường cao hơn lương giữ chỗ.

6. Mức lương giữ chỗ là mức lương cao nhất mà người lao động muốn nhận được khi làm việc.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Mức lương giữ chỗ là mức lương thấp nhất mà người lao động quyết định làm việc hay
không làm việc

7. Khi nhà nước miễn thuế thu nhập cho người lao động có thu nhập thấp thì người lao động tăng
thời gian nghỉ ngơi

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Khi nhà nước miễn thuế thu nhập (hỗ trợ tín dụng thuế thu nhập) cho người lao động có
thu nhập thấp thì sẽ khuyến khích người chưa có việc tìm kiếm việc làm để tham gia vào thị
trường lao động, và người có việc làm tiếp tục làm việc.

Giải thích: Khi nhà nước miễn thuế thu thập, NLĐ sẽ trả ít tiền thuế hơn, khuyến khích NLĐ làm
việc nhiều hơn, ngay cả những người chưa đi làm cũng có động lực đi làm. 

8. Tại mức lương thấp hơn mức lương giữ chỗ, người lao động sẽ làm việc nhiều hơn.

a/ Đúng

b/ Sai
Sửa lại: Tại mức lương thấp hơn mức lương giữ chỗ, người lao động sẽ không làm việc (không
tham gia vào thị trường lao động).

9. Tại mức lương giữ chỗ thì tỷ lệ thay thế biên bằng với mức lương.

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: Đây là đặc điểm quan trọng của lương giữ chỗ.

10. Nếu đường thỏa dụng càng dốc nhiều thì người lao động ít xem trọng thời gian nghỉ ngơi
nhưng xem trọng thời gian làm việc.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Nếu đường thỏa dụng càng dốc nhiều thì người lao động xem trọng thời gian nghỉ ngơi,
ít xem trọng thời gian làm việc

11. Nếu đường thỏa dụng càng có độ dốc càng thoải nhiều thì người lao động xem trọng thời
gian nghỉ ngơi, ít xem trọng thời gian làm việc?

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Nếu đường thỏa dụng có độ dốc càng thoải nhiều thì người lao động ít xem trọng thời
gian nghỉ ngơi nhưng xem trọng thời gian làm việc.

(Slide cho câu 10 và 11: đường thỏa dụng có độ dốc nhiều hay độ thoải nhiều.

Nhìn vào hình:

Ban đầu với mức lương nhận được là 2000$, điểm A (độ dốc nhiều) chọn nghỉ ngơi 240 giờ và
A' ( độ thoải nhiều) chọn nghỉ ngơi 200 giờ.

Khi mức lương tăng lên đến 2500$, A dời sang B nghỉ ngơi giảm từ 240 giờ còn 220 giờ, giảm
20 giờ nghỉ ngơi. Trong khi A' dời sang B' nghỉ ngơi giảm từ 200 giờ còn 120 giờ, giảm 80 giờ
nghỉ ngơi. 
Do đó ta thấy trong 2 sơ đồ, khi mức lương tăng lên 500$, sơ đồ bên tay trái (độ dốc nhiều) đánh
đổi 20 giờ nghỉ ngơi để làm việc, trong khi sơ đồ bên tay phải (độ thoải nhiều) đánh đổi 80 giờ
nghỉ ngơi để làm việc.

=> Đường thỏa dụng có độ dốc nhiều xem trong thời gian nghỉ ngơi hơn khi mức lương tăng
lên.)

12. Nếu mức lương tăng và thu nhập phi lao động không đổi, người lao động chọn thời gian làm
việc ít hơn thì hiệu ứng thu thập mạnh hơn hiệu ứng thay thế

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: Slide 33, khi hiệu ứng thu nhập mạnh hơn hiệu ứng thay thế, công nhân tăng thời gian
nghỉ ngơi khi tiền lương tăng.

13. Nếu nghỉ ngơi là mặt hàng bình thường thì khi thu nhập phi lao động tăng, người lao động sẽ
làm việc ít hơn.

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: Slide 31, khi thu nhập phi lao động tăng, NLĐ càng quý trọng thời gian hơn, người
lao động sẽ làm việc ít hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn.
14. Nếu nghỉ ngơi là mặt hàng kém quan trọng thì khi thu nhập phi lao động tăng, người lao
động sẽ làm việc ít hơn.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Nếu nghỉ ngơi là mặt hàng bình thường thì khi thu nhập phi lao động tăng,  người lao
động sẽ làm việc ít hơn.

15. Khi mức lương tăng người lao động chọn làm việc với thời gian nhiều hơn thì hiệu ứng thay
thế bằng hiệu ứng thu nhập

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Khi hiệu ứng thay thế mạnh hơn hiệu ứng thu nhập, mức lương tăng thì người lao động
giảm thời gian nghỉ ngơi => làm việc với thời gian nhiều hơn

16. Đường ngân sách có công thức: C = w(T + L) - V trong đó C: chi tiêu, w: mức lương, T: tổng
thời gian, L: thời gian nghỉ ngơi, V: thu nhập phi lao động.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đường ngân sách có công thức: C = w(T – L) + V

Vì C = wh + V (1)

      h = T - L     (2)

=>  C = w(T – L) + V

17. Thu nhập phi lao động tăng trong khi giữa nguyên mức lương thì đường ngân sách dịch
chuyển lên phía trên độ dốc không đổi ?

a/ Đúng

b/ Sai
Sửa lại: _____________________________________________________________

18. Một người làm việc có mức lương là 56.000 đồng /giờ, tổng số giờ trong tuần là 168 giờ và
thu nhập từ tiền cho thuê nhà là 1.000.000 đồng /tuần. Hàm ngân sách của người lao động là C +
56.000L = 10.408.000

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích:

Ta có: 

c= 1.000.000 ( thu nhập cho thuê nhà)

L = 168 ( tổng tgian làm việc trong 1 tuần)

vậy hàm C + 56000 x L = 10.408.000 

tương đương 1000000 + (56000 x 168) = 10408000 

19. Công thức độ co giãn cung lao động = % thay đổi của tiền lương / % thay đổi thời gian làm
việc.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Công thức độ co giãn cung lao động =  % thay đổi thời gian làm việc / % thay đổi của
tiền lương

20. Trợ cấp bằng tiền mặt ( phúc lợi) của Chính Phủ sẽ khuyến khích Người lao động làm việc
chăm chỉ hơn.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại : Trợ cấp bằng tiền mặt (phúc lợi) của Chính Phủ sẽ làm giảm cung Lao động vì trợ cấp
làm tăng nguồn thu nhập phi lao động và tăng mức lương giữ chỗ.

Chương 3: Cầu Lao Động


Câu 1: Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tác động đến sự hài lòng trong
công việc của NLĐ.

a/ Đúng

b/ Sai
Sửa lại:  Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp tác động đến số lao động doanh
nghiệp thuê mướn.

Câu 2: Hàm sản xuất của Doanh nghiệp q = f(E,K) thể hiện các yếu tố lao động và vốn tác động
đến sản lượng (số lượng sản phẩm sản xuất) của doanh nghiệp.

a/ Đúng

b/ Sai

Câu 3: Đường đẳng phí đo lường mô tả các kết hợp giữa vốn và lao động để sản xuất cùng một
mức sản lượng.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đường đẳng phí mô tả các kết hợp giữa vốn và lao động với cùng một mức chi phí.

Câu 4: Đường đẳng lượng mô tả các kết hợp giữa vốn và lao động với cùng một mức chi phí.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đường đẳng lượng đo lường mô tả các kết hợp giữa vốn và lao động để sản xuất cùng
một mức sản lượng.

Câu 5: Số liệu của DN có tỷ lệ lương so với lãi suất là 10%, tỷ lệ vốn so với lao động là 20% do
đó độ co giãn của thay thế là 0,5.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: độ co giãn của thay thế  = tỷ lệ vốn so với lao động / tỷ lệ lương so với lãi suất

                                                     = 20%/10%

                                                     = 2

Câu 6: Trong ngắn hạn, đơn giá sản phẩm tăng thì doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Trong ngắn hạn, đơn giá sản phẩm tăng thì doanh nghiệp sẽ thuê mướn thêm lao động.

Giải thích: Trong ngắn hạn, VMPe = MPe x P. Khi P tăng => VMPe cũng tăng. Đường cầu trong
ngắn hạn là đường VMPe => đường cầu dịch chuyển sang phải, khi đó doanh nghiệp sẽ thuê
mướn thêm lao động.
=> Trong chương 3, các bạn cần phân biệt trong ngắn hạn và dài hạn, khi các yếu tố nào tăng thì
sẽ ảnh hưởng đến số LĐ nhé. 

Câu 7: Trong ngắn hạn, để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp trả lương cho người lao động tại
mức lương bằng giá trị sản phẩm biên của lao động

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: Định nghĩa DN tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn: trả lương cho người lao động tại
mức lương bằng giá trị sản phẩm biên của lao động

Câu 8: Trong dài hạn, việc giảm mức lương thị trường sẽ tạo ra hiệu ứng thay thế và doanh
nghiệp chuyển sang sử dụng lao động nhiều hơn vốn.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Trong dài hạn, việc giảm mức lương thị trường sẽ tạo ra hiệu ứng quy mô trước, doanh
nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và thuê mướn nhiều lao động hơn. Sau đó hiệu ứng thay thế thì
doanh nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng lao động nhiều hơn vốn vì lúc này lao động có chi phí thấp
hơn khi khi tiền lương giảm.

=> hiệu ứng quy mô sẽ xảy ra trước hiệu ứng thay thế nhé các bạn. 

Câu 9: Nếu lao động trực tiếp và vốn là 2 yếu tố bổ sung cho nhau thì đường đẳng lượng là
đường gấp vuông góc nhau.

a/ Đúng

b/ Sai

Câu 10: Nếu lao động trực tiếp và vốn là 2 yếu tố thay thế cho nhau thì đường đẳng lượng là
thẳng dốc xuống.

a/ Đúng

b/ Sai
=> Phần này các bạn phải phân biệt được như thế nào là 2 yếu tố bổ sung cho nhau và 2
yếu tố thay thế cho nhau nhé. (câu 9 và 10)

Chương 4: Cân Bằng Trên Thị Trường LĐ


1/ Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh khi cung LĐ bằng với cầu LĐ và hình
thành mức lương cạnh tranh và mức thuê mướn lao động.

a/ Đúng

b/ Sai
2/ Khi Chính phủ cung cấp cho doanh nghiệp 1 khoản trợ cấp ( để trả lương cho NLĐ) thì Mức
lương NLĐ nhận được sẽ giảm và mức thuê lao động giảm.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại:  Khi Chính phủ cung cấp cho doanh nghiệp 1 khoản trợ cấp ( để trả lương cho NLĐ)
thì Mức lương NLĐ nhận được sẽ tăng, mức lương thực tế DN trả cho NLĐ giảm ít hơn khoản
trợ cấp và mức thuê lao động tăng ( do DN có lợi hơn khi chi phí thuê LĐ giảm).

3/ Di cư là việc 1 cá nhân hay 1 nhóm người di chuyển từ 1 quốc gia sang làm việc tại 1 quốc gia
khác dẫn đến tổng cung LĐ giảm và mức lương cân bằng tăng.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Di cư là việc 1 cá nhân hay 1 nhóm người di chuyển từ 1 quốc gia sang làm việc tại 1
quốc gia khác dẫn đến:

 tổng cung LĐ tăng (vì lúc này tổng cung LĐ bằng LĐ trong nước + LĐ di cư)

 và mức lương cân bằng giảm (do cung LĐ tăng mà cầu LĐ giữ nguyên dẫn đến mức
lương giảm)

4/ Công nhân may của Lào và công nhân may của Việt Nam là lao động thay thế hoàn toàn cho
nhau vì có cùng kỹ năng may và lắp ghép các bộ phận của áo sơ mi

a/ Đúng

b/ Sai

5/ Kỹ sư của Anh và phiên dịch viên người Việt Nam là lao động thay thế hoàn toàn cho nhau vì
phiên dịch hỗ trợ kỹ sư người Anh trong việc giao tiếp với các công nhân trong công trường.

a/ Đúng

b/ Sai
Sửa lại:  Kỹ sư của Anh và phiên dịch viên người Việt Nam là lao động bổ sung cho nhau vì
phiên dịch hỗ trợ kỹ sư người Anh trong việc giao tiếp với các công nhân trong công trường,
giúp tăng năng suất làm việc của cả hai lao động.

6/ Doanh nghiệp độc quyền phân biệt trả cho mỗi lao động tại mức lương giữ chỗ của người lao
động thì doanh nghiệp có lợi nhuận bằng không.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại:  Doanh nghiệp độc quyền phân biệt trả cho mỗi lao động tại mức lương giữ chỗ của
người lao động thì doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và nhận tất cả thặng dư từ sản xuất.
(slide 34)

7/ Doanh nghiệp độc quyền không phân biệt trả cho tất cả lao động mức lương bằng nhau không
phân biệt mức lương giữ chỗ của người lao động.

a/ Đúng

b/ Sai
8/ Một doanh nghiệp độc quyền thuê mướn không phân biệt tối đa hóa lợi nhuận sẽ thuê lao
động ít hơn và trả lương thấp hơn thị trường lao động cạnh tranh

a/ Đúng

b/ Sai

9/ Thị trường độc quyền thuê mướn (monopsonist) là một doanh nghiệp độc quyền thuê
mướn các lao động trên thị trường

a/ Đúng

b/ Sai

10/ Thị trường độc quyền cung ứng lao động (monopolist) là chỉ có 1 tổ chức cung ứng lao
động trên thị trường, các doanh nghiệp khi thuê mướn lao động cần liên hệ với tổ chức này để
tiến hành thuê mướn lao động.

a/ Đúng

b/ Sai

11/ Khi Chính phủ đánh thuế thu nhập lên người lao động thì người lao động chịu hoàn toàn tiền
thuế.  
a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Khi Chính phủ đánh thuế thu nhập lên người lao động thì người lao động và doanh
nghiệp chia sẻ tiền thuế cho nhau.  

12/ Khi Chính phủ đánh thuế thu nhập lên doanh nghiệp thì người lao động chịu hoàn toàn tiền
thuế.  

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Khi Chính phủ đánh thuế thu nhập lên doanh nghiệp thì người lao động và doanh nghiệp
chia sẻ tiền thuế cho nhau.  

*** ở đầy các bạn chú ý khi chính phủ đánh thuế thu nhập DN lên Dn hay đánh thuế thu nhập cá
nhân lên NLĐ thì DN và NLĐ chia sẻ tiền thuế cho nhau. (câu 11 và 12)

13/ Khi Chính phủ đánh thuế thu nhập lên doanh nghiệp thì cầu LĐ giảm (đường cầu dịch
chuyển xuống dưới) thể hiện mức thuê mướn LĐ giảm. (slide 12)

a/ Đúng

b/ Sai

 *** các bạn lưu ý là: Chính phủ đánh thuế thu nhập lên doanh nghiệp thì chi phí của DN tăng
=> dẫn đến nhu cầu thuê LĐ giảm (cầu LĐ giảm)
14/ Khi Chính phủ đánh thuế thu nhập lên doanh nghiệp có cung LĐ không co giãn thì doanh
nghiệp và NLĐ chia sẻ thuế cho nhau. (slide 14)

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Khi Chính phủ đánh thuế thu nhập lên người doanh nghiệp có cung LĐ không co giãn
thì NLĐ chịu hoàn toàn tiền thuế.

Ở đây các bạn nhớ cách vẽ biểu đồ sẽ phân tích được rất nhanh. 

15/ Địa phương A có mức lương trả cho NLĐ cao hơn mức lương ở địa phương B trả cho NLĐ.
Khi NLĐ di cư từ B sang A thì mức lương tại địa phương A tăng lên và mức lương tại địa
phương B giảm xuống.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Địa phương A có mức lương trả cho NLĐ cao hơn mức lương ở địa phương B trả cho
NLĐ. Khi NLĐ di cư từ B sang A thì mức lương tại địa phương A giảm ( vì cung LĐ tại địa
phương A tăng lên) và mức lương tại địa phương B tăng lên ( vì cung LĐ ở địa phương B
giảm).
16/ DN độc quyền thuê mướn phân biệt sẽ thuê cùng số lượng lao động như thị trường cạnh
tranh nhưng chỉ trả lương cho lao động ở mức tiền lương giữ chỗ ( tại mức lương mà NLĐ sẵn
sàng làm việc) (slide 36) 

a/ Đúng

b/ Sai

17/ Doanh nghiệp độc quyền thuê mướn phân biệt sẽ thuê số lượng lao động khác nhau ở các
mức tiền lương như nhau (slide 34)

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Doanh nghiệp  độc quyền thuê mướn phân biệt sẽ thuê số lượng lao động khác nhau ở
các mức tiền lương khác nhau
18/ Doanh nghiệp độc quyền thuê mướn không phân biệt: trả cùng 1 mức lương cho tất cả NLĐ
(slide 35) 

a/ Đúng

b/ Sai

19/ Doanh nghiệp độc quyền thuê mướn không phân biệt tối đa hóa lợi nhuận sẽ thuê lao động
thấp hơn số LĐ cân bằng trên thị trường và ở mức lương cao hơn mức lương cân bằng thị
trường. (slide 37) 

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Doanh nghiệp độc quyền thuê mướn không phân biệt tối đa hóa lợi nhuận sẽ thuê lao
động thấp hơn số LĐ cân bằng trên thị trường và ở mức lương thấp hơn mức lương cân bằng
thị trường.
20/ Tác động của di cư trong dài hạn khi LĐ di cư và LĐ trong nước là thay thế hoàn hảo cho
nhau thì thị trường có xu hướng tái lập lại mức lương ban đầu (khi chưa có sự di cư) và tổng mức
thuê mướn lao động tăng gồm lao động trong nước và lao động di cư. (slide 22)

a/ Đúng

b/ Sai

Chương 5: Khác Biệt Lương Đền Bù


1/ Khác biệt lương đền bù là mức chênh lệch nhằm thu hút NLĐ từ công việc rủi ro chuyển sang
công việc an toàn.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại:  Khác biệt lương đền bù là mức chênh lệch nhằm thu hút NLĐ từ công việc an toàn
chuyển sang công việc rủi ro. Đây cũng là mức lương giữ chỗ để NLĐ quyết định nên lựa chọn
CV an toàn hay chuyển sang làm CV rủi ro hơn. 

Khác biệt lương đền bù = Lương của CV rủi ro (w1) - Lương của CV an toàn (w0)
2/ Đường lương Hedonic thể hiện mối quan hệ giữa mức lương và sở thích làm việc của NLĐ? 

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại:  Đường lương Hedonic thể hiện mối quan hệ giữa mức lương (trục tung) và khả năng
xảy ra rủi ro lao động ( trục hoành)

3/  Điểm gặp nhau giữa người lao động và doanh nghiệp trên đường lương Hedonic hàm ý người
lao động và doanh nghiệp đạt được lợi ích thấp nhất tại điểm gặp nhau mà NLĐ và doanh nghiệp
không thể đạt được lợi ích tốt hơn nếu có lựa chọn khác.  

a/ Đúng

b/ Sai
Sửa lại: Điểm gặp nhau giữa người lao động và doanh nghiệp trên đường lương Hedonic hàm ý
người lao động và doanh nghiệp đạt được lợi ích tốt nhất tại điểm gặp nhau mà NLĐ và doanh
nghiệp không thể đạt được lợi ích tốt hơn nếu có lựa chọn khác.  

4/ Đường cung lao động của các công việc rủi ro thể hiện số lao động muốn làm công việc rủi ro
tại một mức lương bất kỳ.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại:

Đường cung lao động của các công việc rủi ro thể hiện số lao động muốn làm công việc rủi
ro khi có sự chênh lệch tiền lương giữa công việc an toàn và công việc rủi ro.

Trên hình các bạn thấy S là đường cung lao động của CV rủi ro. Đường cung LĐ với công việc
rủi ro là đường dốc lên bởi vì khi khoảng cách tiền lương giữa công việc rủi ro và công việc an
toàn càng cao, ngày càng nhiều LĐ sẵn sàng làm những công việc rủi ro.

5/ Theo lý thuyết khác biệt lương đền bù, lương giữ chỗ của một người lao động là khoản tiền
khuyến khích người lao động chấp nhận làm công việc rủi ro

a/ Đúng

b/ Sai
6/ Ta có công thức tính giá trị cuộc sống là: VoL = (Wy – Wx)/ (Py – Px). Giá trị VoL thấp thể
hiện sự gia tăng mức lương không bù được xác xuất xảy ra rủi ro.

a/ Đúng

b/ Sai

7/ Nếu người lao động luôn nhận thức chính xác về điều kiện làm việc. Khi Chính phủ quy định
về an toàn lao động cao hơn để bảo vệ Người lao động thì số lượng lao động thuê mướn giảm,
điều kiện làm việc của Người lao động tốt hơn và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Nếu người lao động luôn nhận thức chính xác về điều kiện làm việc. Khi Chính phủ quy
định về an toàn lao động cao hơn để bảo vệ Người lao động thì số lượng lao động thuê mướn
giảm, điều kiện làm việc của Người lao động tốt hơn và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm (vì
lúc này DN phải tốn chi phí cải thiện điều kiện làm việc trở nên an toàn hơn theo quy định
của chính phủ)

8/ Nếu người lao động KHÔNG nhận thức chính xác về điều kiện làm việc . Khi Chính phủ quy
định về an toàn lao động cao hơn để bảo vệ Người lao động thì mức lợi ích của NLĐ tăng lên.
a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích: Nếu người lao động KHÔNG nhận thức chính xác về điều kiện làm việc (mức rủi ro
thực tế lớn hơn mức rủi ro mà NLĐ nghĩ). Khi Chính phủ quy định về an toàn lao động cao hơn
để bảo vệ Người lao động thì mức lợi ích tăng lên và mức lương không đổi.

9/ Đường đồng lợi nhuận (isoprofit) thể hiện các điểm kết hợp giữa lương và mức độ rủi ro mà
tại đó doanh nghiệp có cùng 1 mức lợi nhuận.

a/ Đúng

b/ Sai

10/ Đuờng đồng lợi nhuận (trên đồ thị có trục tung là mức lương và trục hoành là khả năng rủi
ro) là 1 đường dốc thể hiện doanh nghiệp trả lương cao hơn cho NLĐ và vẫn đầu tư cải thiện
điều kiện làm việc an toàn hơn để giữ cho lợi nhuận không đổi.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại:

Đuờng đồng lợi nhuận (trên đồ thị có trục tung là mức lương và trục hoành là khả năng rủi ro) là
1 đường dốc thể hiện doanh nghiệp trả lương cao hơn cho NLĐ và không đầu tư cải thiện điều
kiện làm việc an toàn hơn để giữ cho lợi nhuận không đổi.

11/ Đường đồng lợi nhuận cao hơn cho mức lợi nhuận cao hơn?  

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đường đồng lợi nhuận cao hơn cho mức lợi nhuận thấp hơn ( vì cùng 1 mức độ rủi
ro, DN có đường đồng lợi nhuận cao hơn thì DN phải trả lương cao hơn cho NLĐ so với DN có
đường đồng lợi nhuận thấp hơn.
(slide câu 9, 10,11)

12/ Tại hầm mỏ, khác biệt lương đền bù là số âm (mức lương tại hầm mỏ sẽ thấp hơn lương các
công việc an toàn khác) vì số công việc có tính rủi ro tại hầm mỏ ít hơn số người lao động thích
làm công việc rủi ro tại hầm mỏ.

a/ Đúng

b/ Sai

Giải thích:

Khác biệt lương đền bù là khoản chênh lệch giữa tiền lương cho CV an toàn so với công việc rủi
ro.

Tại hầm mỏ, khác biệt lương đền bù cho những công việc rủi ro tại hầm mỏ sẽ thấp hơn lương
các công việc an toàn khác như may mặc, kế toán vì số công việc rủi ro tại hầm mỏ (cầu LĐ) ít
hơn số người lao động thích làm công việc rủi ro tại hầm mỏ (cung LĐ). Do những người LĐ
này thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, không có nhiều lựa chọn để làm CV an toàn nên NLĐ chấp
nhận làm CV rủi ro với mức lương thấp.

13/ Đồ thị với trục tung là mức lương và trục hoành là mức độ rủi ro của công việc thì đường
không khác biệt của Nam dốc hơn của Minh cho thấy Nam ưa thích làm khi công việc rủi ro
a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Đồ thị với trục tung là mức lương và trục hoành là mức độ rủi ro của công việc thì
đường không khác biệt của Nam dốc hơn của Minh cho thấy công việc có cùng mức rủi ro như
nhau thì Nam yêu cầu mức lương cao hơn Minh để làm công việc

Trên hình Nam là NLĐ A và Minh là NLĐ C

14/ Thị trường lao động đang có mức lương cho công việc an toàn thấp hơn mức lương cho công
việc rủi ro. Giả sử có nhiều người lao động sẵn sàng làm công việc rủi ro tham gia thị trường thì
doanh nghiệp có điều kiện làm việc rủi ro sẽ cải thiện điều kiện làm việc an toàn hơn.

a/ Đúng

b/ Sai

Sửa lại: Thị trường lao động đang có mức lương cho công việc an toàn ( giả sử 100.000 đồng/
giờ) thấp hơn mức lương cho công việc rủi ro (150.000 đồng/giờ). Giả sử có nhiều người lao
động sẵn sàng làm công việc rủi ro tham gia thị trường thì doanh nghiệp có điều kiện làm việc
rủi ro sẽ KHÔNG cải thiện điều kiện làm việc an toàn hơn.

Lúc này trên thị trường:

 Cung LĐ cho CV rủi ro tăng => số lượng người làm công việc rủi ro tăng 

 Cung LĐ cho CV rủi ro > cầu LĐ cho CV rủi ro => lương của CV rủi ro giảm

 Lương của CV rủi ro giảm => Chênh lệch giữa lương của CV an toàn và CV rủi ro giảm
=> Khác biệt lương đền bù giảm.
Bài tập
Chương 1: Tổng quan cung và cầu lao động
Câu 1: Giả sử hàm cung lao động mô tả như sau E = 0,5W - 3.000. Trong đó, w là mức lương
hàng năm ($), E: số lượng lao động (người).

a/ Có bao nhiêu lao động sẵn sàng làm việc ở mức lương hàng năm là $30.000?

b/ Mức lương hàng năm là bao nhiêu sẽ khuyến khích 8000 lao động làm việc? 

c/ Có thêm bao nhiêu lao động sẵn sàng làm việc tại mức lương $25.000 so với mức lương
$30.000 (ở câu a)? 

Trả lời:

a) Có bao nhiêu lao động sẵn sàng làm việc ở mức lương hàng năm là $30,000?

            E  = 0,5W - 3000

=>       E  = 0,5 x 30.000 - 3000

=>       E  = 12.000 (người lao động)

b) Mức lương hàng năm là bao nhiêu sẽ khuyến khích 8000 lao động làm việc? 

                      E  = 0,5W - 3.000

=>          8.000  = 0,5W - 3.000

=>                W = $ 22.000

c) Có thêm bao nhiêu lao động sẵn sàng làm việc tại mức lương $25.000 so với mức lương
$30.000 (ở câu a)? 
 - Số lao động làm việc ở mức lương $30.000

            E1  = 0,5W1 - 3.000 = 0,5 x 30.000 - 3.000 = 12.000 người

 - Số lao động làm việc ở mức lương $25.000

            E2  =  0,5W2 - 3.000 = 0,5 x 25.000 - 3.000 = 9.500 người

- Số lao động tăng thêm = 9.500 - 12.000 = -2.500 (người)

=> tại mức lương $25.000 so với mức lương $30.000, giảm đi 2.500 người lao động sẵn sàng
làm việc trên thị trường.

Câu 2: Theo tính toán thì thị trường tuyển dụng nhân viên bán hàng trong các trung tâm
thương mại có đường cung và cầu tương ứng là:

                w = 500.000 + 350E

                w = 7.000.000 - 150E

W  : tiền lương (đồng); E: Số lượng lao động (người)

a/ Tính mức tiền lương cân bằng và số lượng NLĐ làm việc cân bằng trên thị trường

b/ Nếu mức lương trên thị trường tăng lên mức 5.500.000 đồng thì thị trường sẽ dư cung lao
động hay dư cầu lao động? Mức dư là bao nhiêu?

c/ Vẽ biểu đồ cung cầu thị trường

Trả lời:

a/ Thị trường cân bằng:

            500.000 + 350E = 7.000.000 - 150E

            => E = 13.000 (người)

            => W = 500.000 + 350E = 5.050.000 (đồng)

 b/ Mức lương thị trường tăng lên mức 5.500.000 đồng

=> W1 = 500.000 + 350E = 5.500.000 => E1 = 14.285,7 (người)

=> W2 = 7.000.000 - 150E = 5.500.000 => E2 = 10.000 (người)

=> Dư cung lao động: 14.285,7 - 10.000 = 4.285,7 (người)

Chương 2: Cung Lao Động


Câu 1: Giả sử 1 địa phương có 800,000 người trên 16 tuổi. Trong đó, 300,000 người có việc
làm và 200,000 người thất nghiệp.

1/ Tính số lượng người tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động?
2/ Tính tỷ lệ người dân có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp? Trong 2 chỉ tiêu này thì chỉ tiêu nào
phản ánh biến động kinh tế tốt hơn? Vì sao?

3/ Giả sử trong 300,000 người ngoài lực lượng lao động có 30,000 người từng nỗ lực tìm việc
làm nhưng không thành công ( không tìm được việc làm). Nếu xem những người nỗ lực tìm
việc làm này là thất nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp trong trường hợp này là bao nhiêu?

Trả lời:

1/ P = 800,000

E = 300,000

U = 200,000

Số lượng người tham gia lực lượng lao động:

LF = E + U = 200,000 + 300,000 = 500,000

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:

LFPR = LF / P = 500,00 / 800,000 = 62,5%

2/ Tỷ lệ thất nghiệp:

UR = U/LF = 200,000 / 500,000 = 40%

Tỷ lệ người dân có việc làm:

ER = E/ P = 300,000 / 800,000 = 37,5%

Chỉ tiêu tỷ lệ người dân có việc làm phản ánh biến động kinh tế tốt hơn vì phản ánh sự thay đổi
của tất cả người dân ở quốc gia đó. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ phản ánh sự biến động của những
người trong độ tuổi lao động.

3/ Số người ngoài lực lượng lao động: 300,000

Người từng nỗ lực tìm việc làm nhưng không thành công: 30,000

Số người thất nghiệp: U1 = 200,000 + 30,000 = 230,000

Số lượng người tham gia lực lượng lao động: LF1 = 300,000 + 230,000 = 530,000

Tỷ lệ thất nghiệp: UR1 = U1 / LF1 = 230,000/ 530,000 = 43,33%

Câu 2: Tổng thời gian làm việc của một người lao động trong 1 tuần là T = 124 giờ, đơn giá
tiền lương lao động w = 12 USD/ giờ, thu nhập khác của NLĐ là V = 250 USD/ tuần. Hàm
thỏa dụng của NLĐ là U(C,L) = C x L hay MRS = C/L

1/ Viết hàm ngân sách của NLĐ và biểu diễn đường ngân sách lên đồ thị.

2/ Tính C và L tại lựa chọn tối ưu của NLĐ? và phác thảo đường thỏa dụng và điểm lựa chọn
tối ưu bằng đồ thị?
3/ Tính mức lương giữ chỗ của NLĐ?

4/ Giả sử thu nhập ngoài lao động tăng lên V = 300 do chính phủ trợ cấp hàng tuần. Tính C
và L tại lựa chọn tối ưu của NLĐ? So sánh với trường hợp V =250 cho biết thời gian nghỉ
ngơi là hàng hóa bình thường hay hàng hóa kém quan trọng?

Trả lời :

1/ Hàm Ngân sách

C = wh + V

=> C = w (T-L) + V

=> C = 12 (124 - L) + 250 (1)

Vẽ đường ngân sách :

Nếu L = 0 thì C = 1738

Nếu L = T thì C = 250

2/ Tại lựa chọn tối ưu thì tỷ lệ thay thế biên bằng với mức lương : MRS = w hay C/L = w

Hay [12 (124 - L) + 250]/L = 12 (2)

(1) (2) => NLĐ với lựa chọn tối ưu : L = 72,4 và C = $ 868.96

3/ Tại mức lương giữ chỗ : L = T = 124

VÀ MRS = C/L = Wgc

VỚI L =124 thì C = (124-124) x 12 +250 = 250

=> Wgc = 250/124 = 2.01

4/ C = (124 - L) x 12 + 300

Tại điểm lựa chọn tối ưu MRS = W = C/L

HAY [ (124 - L) x 12 + 300] / L = 12

Với V = 300 thì lựa chọn tối ưu L = 74.5 và C = 894

So sánh với V = 250, thu nhập ngoài lao động tăng, thời gian nghỉ ngơi tăng lên nên thời gian
nghỉ ngơi là mặt hàng bình thường với NLĐ ( hiệu ứng thu nhập mạnh hơn)

Câu 3: Khi mức lương là 30.000 đồng/giờ, một nhóm người lao động cung cấp trung bình 40
giờ mỗi tuần. Khi lương tăng lên 40.000 đồng/giờ, nhóm người lao động này cung cấp trung
bình 44 giờ mỗi tuần. Độ co dãn cung lao động của nhóm lao động này là bao nhiêu?

Trả lời: 
Độ co giãn cung lao động   =  % thay đổi thời gian làm việc / % thay đổi của tiền lương

% thay đổi thời gian làm việc = (44-40)/44 = 0,09

% thay đổi của tiền lương = (40.000-30.000)/40.000 = 0,25

=> Độ co giãn cung lao động   =  % thay đổi thời gian làm việc / % thay đổi của tiền lương
= 0,09 / 0,25 = 0,36

Câu 4: a/ Có 500,000 người trên 16 tuổi ở một địa phương, trong đó có 400,000 người trong
lực lượng lao động. Trong đó, 340,000  người có việc làm và 60,000 người thất nghiệp. Tính
tỷ lệ tham gia lực lượng lao động? Tỷ lệ người dân có việc làm và tỷ lệ thất nghiệp?

b/ Trong 100,000 người ngoài lực lượng lao động có 35,000 người từng nỗ lực tìm việc làm
nhưng không tìm được việc làm. Nếu xem 35,000 người trên cũng là những người thất
nghiệp thì tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?

Trả lời: 

a/         LF = 400,000     (lực lượng lao động)                  

            P = 500,000       ( số người trong tuổi LĐ từ 16 tuổi trở lên)

           E  = 340,000       (số  người có việc làm)      

           U = 60,000          ( số người thất nghiệp)

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động:

LFPR = LF/ P = 400,000 / 500,000 = 80%

Tỷ lệ thất nghiệp :

UR = U/LF = 60,000/ 400,000 = 15%

b/ Tính 35,000 người từng nỗ lực tìm việc làm nhưng không tìm được việc làm vào lực lượng lao
động vì họ có nỗ lực tìm việc làm nhưng vẫn thất nghiệp

LF1 = 400,000  + 35,000   (số người trong lực lượng lao động)        

U1 =   60,000 + 35,000 = 95,000  (số người thất nghiệp)

=> Tỷ lệ thất nghiệp:

UR1 = U1/LF1 = 95,000/ 435,000 = 21,8% = 22% (làm tròn)

Câu 5: Tổng thời gian của một người lao động trong 1 tuần là T = 112 giờ, đơn giá tiền lương
lao động w = 15 USD/ giờ, thu nhập từ thừa kế của NLĐ là V = 200 USD/ tuần. Hàm thỏa
dụng của NLĐ là U(C,L) = C x L hay MRS = C/L

a/ Viết hàm ngân sách của NLĐ và biểu diễn đường ngân sách lên đồ thị.

b/ Tính C và L tại lựa chọn tối ưu của NLĐ? và phác thảo đường thỏa dụng và điểm lựa chọn
tối ưu bằng đồ thị?
c/ Tính mức lương giữ chỗ của NLĐ?

d/ Giả sử thu nhập ngoài lao động tăng lên V = 250. Tính C và L tại lựa chọn tối ưu của
NLĐ? So sánh với trường hợp V =200 cho biết thời gian nghỉ ngơi là hàng hóa bình thường
hay hàng hóa kém quan trọng?

Trả lời: 

a/ Hàm Ngân sách

C = wh + V

=> C = w (T-L) + V

=> C = 15 (112 - L) + 200 (1)

=> C +15L =1880

Vẽ đường ngân sách :

Nếu L = 0 thì C = 1880

Nếu L = T thì C = 200

b/ Tại lựa chọn tối ưu thì tỷ lệ thay thế biên bằng với mức lương :

MRS = w hay C/L = w

=>  [15 (112 - L) + 200]/L  = 15 (2)

(1880 - 15L )/L = 15 => 1880-15L = 15L

(1) (2) => NLĐ với lựa chọn tối ưu : L = 62,7 và C = $ 939,95

c/ Tại mức lương giữ chỗ :  L = T = 112

VÀ MRS = C/L = Wgc

VỚI L =112 thì thế vào (1) ở trên: C = 15 (112 - L) + 200 

=> C = (112-112) x 15 +200 = 200

=> Wgc = C/L = 200/112 = 1,79

d/  C = (112- L) x 15 + 250

Tại điểm lựa chọn tối ưu MRS = W = C/L

HAY [ (112 - L) x 15 + 250] / L = 15

Với V = 250 thì lựa chọn tối ưu L = 64,33 và C = 965,05

So sánh V = 250 với V=200 ban đầu, thu nhập ngoài lao động tăng/ thu nhập phi lao động tăng,
thời gian nghỉ ngơi tăng lên nên thời gian nghỉ ngơi là mặt hàng bình thường với NLĐ ( hiệu ứng
thu nhập mạnh hơn)
Chương 3: Cầu Lao Động
Câu 1: Tại 1 dây chuyền may khẩu trang y tế có 10 công nhân. Sản lượng sản xuất khẩu
trang/ giờ của chuyền may khi tuyển công nhân từ thứ 1 đến thứ 10 lần lượt là: 5, 12, 20, 30,
42, 55, 69, 81, 92, 101.

a/ Vẽ bảng và tính sản phẩm biên của lao động khi dây chuyền đã tuyển dụng công nhân thứ
2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?

b/ Vẽ bảng và tính sản lượng trung bình của lao động khi dây chuyền đã tuyển dụng công
nhân thứ 2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?

c/ Giá bán 1 khẩu trang là 5.000 đồng, hãy tính giá trị sản phẩm biên của lao động của dây
chuyền sản xuất khi đã tuyển dụng công nhân thứ 2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?

d/ Giá bán 1 khẩu trang là 5.000 đồng, hãy tính tính giá trị sản lượng trung bình của dây
chuyền sản xuất khi đã tuyển dụng công nhân thứ 2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?

e/ Giả sử bạn là quản lý dây chuyền sản xuất, NLĐ đề xuất nên tuyển thêm 2 NLĐ vào làm
việc, bạn có đồng ý tuyển dụng thêm NLĐ vào làm việc hay không? Giải thích quyết định của
bạn.

Trả lời:

Giá trị sản Giá trị sản


Sp biên của Sp trung
Số LĐ Sản lượng phẩm biên của lượng trung
LĐ bình
lao động bình

0 0 --- --- --- ---

1 5 5,0 5,0 25.000 25.000

2 12          7,0            6,0          35.000          30.000  

3 20          8,0            6,7          40.000          33.333  

4 30        10,0            7,5          50.000          37.500  

5 42        12,0            8,4          60.000          42.000  

6 55        13,0            9,2          65.000          45.833  

7 69        14,0            9,9          70.000          49.286  

8 81        12,0          10,1          60.000          50.625  

9 92        11,0          10,2          55.000          51.111  

10 101          9,0          10,1          45.000          50.500  

Cách tính:

Sp biên của LĐ:


MPe = ΔQ/ΔE = (5-0)/1-0)= 5,0 

Sp trung bình:

Sp trung bình = sản lượng/ tổng số LĐ  = 5/1 = 5,0  

Giá trị sản phẩm biên của lao động:

VMPe = MPe x đơn giá = MPe x 5.000 = 5,0 x 5.000 = 25.000 

Giá trị sản lượng trung bình:

Giá trị sp trung bình = sp trung bình x đơn giá = 5 x 5.000 = 25.000 

a/ Vẽ bảng và tính sản phẩm biên của lao động khi dây chuyền đã tuyển dụng công nhân
thứ 2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?

Sản phẩm biên của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 2  (có nghĩa là lúc này có
2 công nhân làm việc) là: 7,0

Sản phẩm biên của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 4 là: 10,0

Sản phẩm biên của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 7 là: 14,0

Sản phẩm biên của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 10 là: 9,0

b/ Vẽ bảng và tính sản lượng trung bình của lao động khi dây chuyền đã tuyển dụng công
nhân thứ 2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?

Sản phẩm trung bình của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 2  (có nghĩa là lúc
này có 2 công nhân làm việc) là: 6,0

Sản phẩm trung bình của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 4 là: 7,5

Sản phẩm trung bình của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 7 là: 9,9

Sản phẩm trung bình của lao động khi công ty đã tuyển dụng công nhân thứ 10 là: 10,1

c/ Giá bán 1 khẩu trang là 5.000 đồng, hãy tính giá trị sản phẩm biên của lao động của dây
chuyền sản xuất khi đã tuyển dụng công nhân thứ 2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?

Giá trị sản phẩm biên của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 2 (có nghĩa lúc này chỉ có
2 công nhân): VMPe = MPe x P = 7,0 x 5.000 = 35.000 

Giá trị sản phẩm biên của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 4 là 50.000

Giá trị sản phẩm biên của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 7 là 70.000

Giá trị sản phẩm biên của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 10 là 45.000

d/ Giá bán 1 khẩu trang là 5.000 đồng, hãy tính tính giá trị sản lượng trung bình của dây
chuyền sản xuất khi đã tuyển dụng công nhân thứ 2, thứ 4, thứ 7, thứ 10 vào làm việc?
Giá trị sản phẩm trung bình của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 2 (có nghĩa lúc này
chỉ có 2 công nhân) = sp trung bình x đơn giá = 6,0 x 5.000 = 30.000 

Giá trị sản phẩm trung bình của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 4 là 37.500

Giá trị sản phẩm trung bình của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 7 là 49.286

Giá trị sản phẩm trung bình của lao động khi đã tuyển dụng công nhân thứ 10 là 50.500

e/ Giả sử bạn là quản lý dây chuyền sản xuất, NLĐ đề xuất nên tuyển thêm 2 NLĐ vào làm
việc, bạn có đồng ý tuyển dụng thêm NLĐ vào làm việc hay không? Giải thích quyết định
của bạn.

=> Ta thấy từ khi công ty tuyển dụng LĐ thứ 8 trở đi thì giá trị sản phẩm biên của LĐ bắt đầu
giảm. Tối ưu là tuyển 7 NLĐ với giá trị sản phẩm biên là cao nhất. 

=> Do đó, công ty từ chối tuyển dụng vì sản phẩm biên của lao động khi tuyển công nhân mới
(thứ 11 và 12) giảm.

Câu 2: Chị Lan mở tiệm kinh doanh quần áo trẻ em. Mức lương là 25.000 đồng/giờ và chi
phí vốn là 2.400.000 đồng/ tháng nếu vay ngân hàng 30.000.000 đồng để mua máy móc.
Đường đẳng phí thể hiện tổng chi phí mỗi tháng là 20.000.000 tháng và mỗi tháng vay
8.000.000 đồng.

Hãy tính số LĐ và vốn trong các trường hợp sau:

 TH1: Chị Lan không thuê lao động, chị sẽ vay vốn bao nhiêu/ tháng?

 TH2: Chị Lan thuê nhân viên làm việc tổng cộng 650 giờ/ tháng, chị sẽ vay vốn bao
nhiêu/ tháng.

 TH3: Chị Lan thuê nhân viên làm việc bao nhiêu giờ/ tháng nếu chị sẽ vay vốn ngân
hàng 60.000.000/tháng.

 TH4: Nếu không vay vốn, chị sẽ thuê nhân viên làm việc trong bao nhiêu giờ?

Trả lời:

Ta sử dụng công thức tính chi phí của Doanh nghiệp để giải bài toán này:

C = wE + rK

 C: tổng chi phí

 w: lương

 E: số giờ lao động 

 r: lãi suất vốn ( vốn vay)

 K: vốn

TH1: Chị Lan không thuê lao động, chị sẽ vay vốn bao nhiêu/ tháng?
ta có: C = wE + rK

Khi chị Lan không thuê lao động thì số giờ lao động E = 0

=> C = rK

=> K = C/r (1)

Ta có:

Tổng chi phí mỗi tháng C = 20.000.000

Chi phí vốn là 2.400.000 đồng/ tháng nếu vay ngân hàng 30.000.000 đồng để mua máy móc: r =
2.400.000/30.000.000 = 8%

Thay vào (1) => K = C/r = 20.000.000 / 8% = 250.000.000 (đồng)

Kết luận: Chị Lan không thuê lao động, chị sẽ vay vốn 250.000.000 đồng.

TH2: Chị Lan thuê nhân viên làm việc tổng cộng 650 giờ/ tháng, chị sẽ sử dụng vốn
bao nhiêu/ tháng.

ta có C = wE + rK (2)

Tổng chi phí C = 20.000.000

Số giờ lao động E = 650 giờ

Lương w = 25.000 đồng/ giờ

Lãi suất vốn r = 2.400.000/30.000.000 = 8%

Thế vào công thức (2) ta có: 

C = wE + rK

=> K = (C - wE)/ r = (20.000.000 - 25.000 x 650) / 8% = 46.875.000 đồng

Kết luận: Chị Lan thuê nhân viên làm việc tổng cộng 650 giờ/ tháng, chị sẽ sử dụng vốn
46.875.000 để mua máy móc thiết bị.

TH3: Chị Lan thuê nhân viên làm việc bao nhiêu giờ/ tháng nếu chị sử dụng nguồn vốn là
60.000.000 đồng.

C = wE + rK

C = 20.000.000

K = 70.000.000

w = 25.000 đồng/ giờ

r = 2.400.000/30.000.000 = 8%

=> E = (C - rK)/ w = (20.000.000 - 8% x 60.000.000) / 25.000 =  608 giờ


Kết luận: Chị Lan thuê nhân viên làm việc 608 giờ/ tháng nếu chị sử dụng nguồn vốn là
60.000.000 đồng để mua máy móc thiết bị.

TH4 : Nếu không vay vốn, chị sẽ thuê nhân viên làm việc trong bao nhiêu giờ?

C = wE + rK:

Khi K = 0 => C = wE => E = C/w (2)

Ta có: C = 20.000.000 và w = 25.000

Thay vào (1) => K = 20.000.000 / 25.000 = 800 (giờ)

Kết luận: Nếu không vay vốn, chị sẽ thuê nhân viên làm việc trong 800 giờ?

Chương 4: Cân Bằng Trên Thị Trường LĐ


Bài tập:

Một doanh nghiệp có đường cung lao động W= 2.000 + 3E và cầu lao động W=5.000 - E.

a/ Tính mức thuê lao động và mức lương của NLĐ khi thị trường cân bằng?

b/ Nếu mức lương tối thiểu là WM = $4.600 được áp đặt cho thị trường lao động thì sẽ dư
cung lao động hay cầu lao động so với mức cân bằng thị trường và mức dư là bao nhiêu?

c/ Nếu mức lương tối thiểu là WM = $4.600 được áp đặt cho thị trường lao động thì số lượng
thất nghiệp trên thị trường là bao nhiêu người?

d/ Nếu mức lương tối thiểu là WM = $4.000 được áp đặt cho thị trường lao động thì sẽ dư
cung lao động hay cầu lao động so với mức cân bằng thị trường và mức dư là bao nhiêu?

e/ Nếu mức lương tối thiểu là WM = $4.000 được áp đặt cho thị trường lao động thì số lượng
thất nghiệp trên thị trường là bao nhiêu người?

Trả lời:

a/ Mức thuê lao động cân bằng thị trường là bao nhiêu lao động?

Cung LĐ: W = 2.000 + 3E

Cầu LĐ: W = 5.000 - E

=> Thị trường cân bằng tại điểm có cung LĐ = cầu LĐ:

2.000 + 3E = 5.000 - E

=> 4E = 3000

=> E* =  750  (người LĐ)

Mức lương cân bằng thị trường là bao nhiêu?

Thị trường cân bằng thì E =750 (NLĐ)


=> W* = 2.000 + 3E = 2.000 + 3x750 = $4.250

b/ Nếu mức lương tối thiểu là WM = $4.600

Cung LĐ: W = 2.000 + 3E =4.600 => ES = 867 (NLĐ)

Cầu LĐ: W = 5.000 - E =4.600 => ED = 400 (NLĐ)

Ta thấy ES > ED  (Cung LĐ > cầu LĐ)

=> Thị trường dư cung LĐ so với mức cân bằng ( tại 750LĐ)

Ta có cung LĐ tại mức lương tối thiểu WM = $4.600 là: ES = 867

=> Mức dư cung lao động: ES - E* = 867-750 = 117 người

c/ Nếu mức lương tối thiểu là WM = $4.600

Số lượng thất nghiệp trên thị trường là chênh lệch giữa cung LĐ và cầu LĐ

= ES - ED = 867 - 400 = 467 (người)

Trong đó:      

 (ES - E*) = 867 - 750 = 117 người là số lao động muốn tìm việc (khi lương tăng) nhưng
không tìm được việc làm do đó cũng tính vào số LĐ thất nghiệp

 (E*- ED)= 750 - 400 = 350 người là số lao động mất việc do doanh nghiệp giảm nhu cầu
thuê muớn LĐ khi tiền lương tăng

Chương 5: Khác Biệt Lương Đền Bù


Câu 1: Lương giữ chỗ của Khang cho công việc rủi ro là 6 USD/giờ trong khi lương giữ chỗ
cho công việc rủi ro của Mai là 9 USD/giờ.

Khang và Mai nhận được lời mời cho công việc an toàn là 15 USD/giờ và công việc rủi ro là
22 USD/giờ.

Người nào sẽ sẵn sàng làm công việc rủi ro?

Trả lời:

Ta có: Khác biệt lương đền bù = Lương CV rủi ro  - Lương CV an toàn = 22-15 = $7

 => mức lương giữ chỗ của NLĐ khi lựa chọn chuyển từ CV an toàn sang CV rủi ro.

 Ta có:

 lương giữ chỗ của Khang cho CV rủi ro là $6 có nghĩa là khác biệt lương đền bù > $6 thì Khang
sẽ lựa chọn chuyển từ CV an toàn sang CV rủi ro

 lương giữ chỗ của Mai cho CV rủi ro là $9 có nghĩa là khác biệt lương đền bù > $9 thì
Mai sẽ lựa chọn chuyển từ CV an toàn sang CV rủi ro

 Ta thấy Lương giữ chỗ của Khang là $6 < mức lương giữ chỗ của công việc là $7

=> Khang sẽ sẵn sàng làm CV rủi ro. 

 Ta thấy Lương giữ chỗ của Mai là $9 > mức lương giữ chỗ của công việc là $7

 => Mai sẽ không làm CV rủi ro. 

Kết luận : Khang sẵn sàng làm công việc rủi ro hơn Mai

Câu 2: Một doanh nghiệp đang xem xét 2 phương án:

Phương án 1 là giữ nguyên điều kiện làm việc hiện tại nhiều khói bụi ảnh hưởng không tốt
đến sức khỏe của NLĐ

Phương án 2 là cải thiện điều kiện làm việc an toàn hơn nhưng chi phí tăng thêm 20.000
đồng mỗi giờ cho mỗi lao động.

Doanh nghiệp quyết định cải thiện điều kiện làm việc an toàn hơn trong trường hợp nào dưới
đây?

TH1: Người lao động sẵn sàng nhận lương thấp hơn 40.000 đồng nếu được làm việc trong
điều kiện an toàn

TH2: Người lao động sẵn sàng nhận lương thấp hơn 10.000 đồng nếu được làm việc trong
điều kiện an toàn

Trả lời :

TH1: Khi DN cải thiện ĐKLV an toàn hơn:

 Mức lương trả cho NLĐ giảm 40.000 đồng/ giờ


Mức chi phí cải thiện ĐKLV an toàn hơn tăng 20.000 đồng/ giờ

 => DN có lợi => Phương án 2 là cải thiện điều kiện làm việc an toàn hơn do chi phí cải thiện
ĐKLV thấp hơn chi phí phải trả cho NLĐ, lúc này DN sẽ cải thiện ĐKLV và giảm lương của
NLĐ.

TH2: Khi DN cải thiện ĐKLV an toàn hơn:

 Mức lương trả cho NLĐ giảm 10.000 đồng/ giờ

 Mức chi phí cải thiện ĐKLV an toàn hơn tăng 20.000 đồng/ giờ

 => DN giảm lợi nhuận => DN sẽ chọn phương án 1 là giữ nguyên điều kiện làm việc hiện tại
nhiều khói bụi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của NLĐ vì lúc này DN phải bỏ ra khoản chi
phí cao để cải thiện ĐKLV => DN sẽ trả lương cao hơn cho NLĐ làm việc trong môi trường rủi
ro.

Câu 3: Tại mỏ than A, số liệu ghi nhận cứ 100 công nhân làm việc thì có 1 công nhân bị tai
nạn LĐ hàng tháng. Mức lương là 12.000.000/ tháng.

Tại mỏ than B, số liệu ghi nhận cứ 80 công nhân làm việc thì có 1 công nhân bị tai nạn LĐ
hàng tháng. Mức lương là 14.000.000/ tháng

Hãy tính giá trị cuộc sống của công nhân làm việc trong mỏ than.

Trả lời:

Ta có: VoL = (Wy – Wx)/ (Py – Px).

 Giữa 2 mỏ than A và B thì mỏ than A có tỷ lệ xảy ra rủi ro thấp hơn

=> ĐKLV ở mỏ than A an toàn hơn mỏ than B.

VoL    = (WB– WA )/ (PB – PA).

           = (14.000.000 x 12 – 12.000.000 x 12) / (1/80 – 1/100)

           = 24.000.000/ 0,0025

           = 9.600.000.000 (đồng)

Chương 6: Vốn Con Người


Bài 1: Anh Nam có 2 p/ án đầu tư cho đào tạo

P/án 1: Học QHLĐ ở Việt Nam

Chi phí đầu tư GĐ 1 là 800 triệu ( 4 năm đại học)

Thu nhập có được khi đi làm 40 năm là GĐ 2 là 15 triệu / tháng => 180 triệu / năm => 7,5 tỷ
(40 năm)

r : tỷ suất chiết khấu 10%


 

P/án 2: Học QHLĐ ở Singapore

•GĐ 1: Chi phí đầu tư cho cho đào tạo đại học là 1,5 tỷ

•GĐ 2: Thu nhập có được khi đi làm 3 năm là $24,000/ năm => $72.000/ 3 năm = 1,58 tỷ

•GĐ 3: Chi phí đầu tư cho đào tạo thạc sĩ 2 năm là 1 tỷ

•GĐ 4: Thu nhập có được khi đi làm 35 năm là GĐ 4 là $2.000/ tháng =>  $24.000 / năm =>
$840.000 = 18,5 tỷ (35 năm)

•r: tỷ suất chiết khấu 12%

Câu hỏi: 

1/ Tính thu nhập ròng của Anh Nam cho cả 2 lựa chọn p/án đào tạo. 

2/ Nếu anh Nam sau khi tốt nghiệp ĐH ở Singapore và đi làm 40 năm mà không học lên
Thạc sĩ thì thu nhập ròng là bao nhiêu? 

Nhận xét việc anh Nam tiếp tục học Thạc sĩ và không học thạc sĩ thì thu nhập ròng thay đổi
thế nào? 

 Trả lời:

You might also like