Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 76

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG QUANG BÌNH

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SUỐI CHÙNG

HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG


(GIAI ĐOẠN: THIẾT KẾ KỸ THUẬT)
TẬP 1 – QUYỂN 1.1
BÁO CÁO CHÍNH PHẦN XÂY DỰNG
(SAU THẦM TRA)

Cơ quan lập:

VIỆN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG


Địa chỉ: Ngõ 155 Cầu Giấy, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (84) 24 668 44 899, FAX: (84) 24 668 44 899

HÀ NỘI 02-2021
VIỆN CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SUỐI CHÙNG

HUYỆN QUANG BÌNH, TỈNH HÀ GIANG


(GIAI ĐOẠN: THIẾT KẾ KỸ THUẬT)

TẬP 1 – QUYỂN 1.1


BÁO CÁO CHÍNH PHẦN XÂY DỰNG
(SAU THẦM TRA)

CHỦ NHIỆM DỰ ÁN: ThS. Trần Thế Vinh

Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2021

VIỆN TRƯỞNG

TS. Ngô Tuấn Kiệt


THÀNH PHẦN BIÊN CHẾ HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SUỐI CHÙNG

BÁO CÁO TÓM TẮT


TẬP 1: BÁO CÁO CHÍNH

QUYỂN 1.1: BÁO CÁO CHÍNH PHẦN XÂY DỰNG

QUYỂN 1.2: BÁO CÁO CHÍNH PHẦN THIẾT BỊ


TẬP 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
QUYỂN 2.1: BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH
QUYỂN 2.2: BÁO CÁO ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
QUYỂN 2.3: BÁO CÁO THỦY VĂN CÔNG TRÌNH
TẬP 3: THUỶ NĂNG - KINH TẾ NĂNG LƯỢNG
TẬP 4: CHỈ DẪN KỸ THUẬT
QUYỂN 4.1: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN XÂY DỰNG
QUYỂN 4.2: CHỈ DẪN KỸ THUẬT PHẦN THIÊT BỊ CÔNG NGHỆ
TẬP 5: TỔNG DỰ TOÁN
TẬP 6: PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
TẬP 7: TẬP BẢN VẼ
QUYỂN 7.1: BẢN VẼ THIẾT KẾ PHẦN XÂY DỰNG
QUYỂN 7.2: BẢN VẼ THIẾT KẾ PHẦN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
TẬP 8: QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA
TẬP 9: QUY TRÌNH BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................... 6
1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN ................................................................................ 6
1.1.1 Tên dự án........................................................................................ 6
1.1.2 Vị trí địa lý của dự án ..................................................................... 6
1.1.3 Chủ đầu tư ...................................................................................... 6
1.1.4 Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi ............................................ 6
1.2 CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT .................................................... 6
1.3 NHIỆM VỤ VÀ TẦN SUẤT THIẾT KẾ .................................................. 8
1.3.1 Nhiệm vụ công trình ....................................................................... 8
1.3.2 Tần suất thiết kế.............................................................................. 8
1.4 TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ .......... 8
1.5 THÔNG SỐ CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH - GIAI ĐOẠN TKKT ......... 11
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI ............................................. 18
2.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH ........................................................................... 18
2.2 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG .......................... 18
2.2.1 Địa tầng ........................................................................................ 18
2.2.2 Kiến tạo ........................................................................................ 18
2.2.3 Động đất ....................................................................................... 20
2.2.4 Đặc điểm địa chất thuỷ văn ........................................................... 20
2.2.5 Điều kiện địa chất công trình ........................................................ 21
2.2.6 Chỉ tiêu cơ lý kiến nghị................................................................. 21
2.2.7 Khoáng sản ................................................................................... 22
2.3 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ................................................. 22
2.3.1 Đặc điểm lưu vực ......................................................................... 22
2.3.2 Mức độ nghiên cứu khí tượng thủy văn......................................... 22
2.3.3 Đặc trưng khí hậu ......................................................................... 23
2.3.4 Dòng chảy năm thiết kế ................................................................ 25
2.3.5 Dòng chảy lũ thiết kế .................................................................... 26
2.3.6 Dòng chảy lũ thi công ................................................................... 27
2.3.7 Dòng chảy môi trường .................................................................. 27
2.3.8 Quan hệ lòng hồ............................................................................ 27
2.3.9 Quan hệ hạ lưu nhà máy ............................................................... 28
2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI .............................................................. 28
2.4.1 Kết quả phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang GĐ 2011-2015 .... 28
2.4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang GĐ 2016-2020 .. 30
2.4.3 Mục tiêu phát triển KTXH huyện Quang Bình GĐ 2016-2020 ..... 31
2.5 HIỆN TRẠNG CẤP ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC . 32
2.5.1 Hiện trạng cấp điện ....................................................................... 32
Viện Công nghệ năng lượng -1-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

2.5.2 Hệ thống lưới điện 220KV ............................................................ 34


2.5.3 Hệ thống lưới phân phối ............................................................... 35
2.5.4 Lưới điện trung áp ........................................................................ 36
CHƯƠNG 3: THỦY NĂNG - KINH TẾ NĂNG LƯỢNG ................................. 41
3.1 GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỦY NĂNG SUỐI CHÙNG ..................... 41
3.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỦY NĂNG ........... 41
3.2.1 Mục đích của tính toán thủy năng ................................................. 41
3.2.2 Phương pháp tính toán thủy năng .................................................. 41
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN42
3.3.1 Phương pháp phân tích kinh tế ...................................................... 42
3.3.2 Các giả thiết trong phân tích kinh tế.............................................. 42
3.4 TÍNH TOÁN THỦY NĂNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ........................ 42
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ XÂY DỰNG ............................................................... 44
4.1 CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI CHÍNH ............................................... 44
4.1.1 Đập dâng ...................................................................................... 44
4.1.2 Đập tràn ........................................................................................ 44
4.1.3 Cống xả cát ................................................................................... 44
4.1.4 Đập phụ chiron suối Đôi ............................................................... 45
4.1.5 Khoan phun xi măng ..................................................................... 45
4.2 TUYẾN NĂNG LƯỢNG .......................................................................... 45
4.2.1 Cửa lấy nước đầu mối ................................................................... 45
4.2.2 Tràn xả thừa đầu kênh .................................................................. 46
4.2.3 Kênh dẫn nước ............................................................................. 47
4.2.4 Bể áp lực ...................................................................................... 48
4.2.5 Đường ống áp lực ......................................................................... 49
4.2.6 Nhà máy thủy điện........................................................................ 53
4.2.7 Kênh xả ........................................................................................ 54
CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THI CÔNG ................................................................. 55
5.1 ĐIỀU KIỆN THI CÔNG .......................................................................... 55
5.1.1 Điều kiện giao thông..................................................................... 55
5.1.2 Điều kiện vật liệu xây dựng .......................................................... 55
5.1.3 Hệ thống điện, nước sinh hoạt và thi công .................................... 55
5.2 DẪN DÒNG THI CÔNG .......................................................................... 55
5.2.1 Cấp công trình, tần suất và lưu lượng dẫn dòng thi công ............... 55
5.2.2 Phương án dẫn dòng thi công ........................................................ 56
5.2.3 Công trình dẫn dòng ..................................................................... 56
5.2.4 Trình tự dẫn dòng thi công ............................................................ 56
5.3 BIỆN PHÁP THI CÔNG .......................................................................... 57
5.3.1 Công tác đào đất đá ...................................................................... 57
Viện Công nghệ năng lượng -2-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

5.3.2 Xử lý các đứt gãy, khe nứt ............................................................ 58


5.3.3 Công tác khoan phun gia cố nền, chống thấm ............................... 58
5.3.4 Công tác đắp đất đá ...................................................................... 58
5.3.5 Công tác bê tông ........................................................................... 58
5.3.6 Công tác xây đá ............................................................................ 59
5.3.7 Công tác lắp đặt thiết bị ................................................................ 60
5.4 BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG ............................................... 60
5.4.1 Khu phụ trợ .................................................................................. 60
5.4.2 Khu nhà ở và làm việc .................................................................. 62
5.5 TRÌNH TỰ THI CÔNG ........................................................................... 62
CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................... 63
6.1 DIỆN TÍCH CHIẾM ĐẤT VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG ................. 63
6.1.1 Diện tích chiếm đất của dự án thủy điện Suối Chùng .................... 63
6.1.2 Công tác giải phóng mặt bằng....................................................... 64
6.2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI .......................................................... 64
6.3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG THUẬN LỢI .................................................... 64
6.4 AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ ......................................... 64
CHƯƠNG 7: TỔNG DỰ TOÁN ......................................................................... 65
7.1 ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH ......................................... 65
7.2 KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ......................................... 65
7.3 CĂN CỨ LẬP TỔNG DỰ TOÁN ............................................................ 65
7.4 NỘI DUNG TỔNG DỰ TOÁN ................................................................ 66
7.4.1 Kết cấu tổng dự toán ..................................................................... 66
7.4.2 Đơn giá tổng hợp .......................................................................... 66
3.3. Giá trị tổng dự toán ....................................................................... 66
CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH ........................................ 68
8.1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ .............................................. 68
8.2 MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KT - TC .......................... 68
8.3 PHÂN TÍCH HIỆU ÍCH KINH TẾ ......................................................... 69
8.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ................................................... 70
8.4.1 Quan điểm phân tích hiệu quả tài chính ........................................ 70
8.4.2 Số liệu đầu vào dùng trong phân tích tài chính .............................. 70
8.4.3 Kết quả tính toán hiệu quả tài chính .............................................. 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 73

Viện Công nghệ năng lượng -3-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1-1: Bảng thông số chính của công trình .................................................... 11
Bảng 2-1: Các thông số chính về mức độ đứt gãy ............................................... 19
Bảng 2-2: Bảng chi tiêu cơ lý kiến nghị với đất nền ............................................ 21
Bảng 2-3: Bảng chi tiêu cơ lý kiến nghị với đá nền ............................................. 22
Bảng 2-4: Danh mục các trạm khí tượng và trạm đo mưa.................................... 23
Bảng 2-5: Các trạm thủy văn trong khu vực ........................................................ 23
Bảng 2-6: Bản đồ mạng lưới sông suối và trạm KTTV ....................................... 24
Bảng 2-7: Đặc trưng dòng chảy năm ứng với P% tại tuyến CT Suối Chùng ........ 25
Bảng 2-8: Kết quả duy trì lưu lượng ngày đêm tại tuyến đập Suối Chùng ........... 26
Bảng 2-9: Lưu lượng lớn nhất thiết kế tại tuyến công trình Suối Chùng .............. 26
Bảng 2-10: Kết quả Qmax mùa thi công thủy điện Suối Chùng ............................. 27
Bảng 2-11: Bảng quan hệ lòng hồ Suối Chùng .................................................... 27
Bảng 2-12: Bảng quan hệ hạ lưu tuyến nhà máy thủy điện Suối Chùng............... 28
Bảng 2-13: Danh mục các NMTĐ hiện có trên địa bàn tỉnh Hà Giang ................ 32
Bảng 2-14: Thông số và tình hình vận hành các TBA 220kV .............................. 34
Bảng 2-15: Thông số và tình hình vận hành các đường dây 220kV ..................... 34
Bảng 2-16: Thông số, tình hình vận hành các TBA 110k .................................... 35
Bảng 2-17: Thông số, tình hình vận hành các tuyến dây 110kV .......................... 36
Bảng 2-18: Thống kê TBA phân phối tỉnh Hà Giang .......................................... 37
Bảng 2-19: Thống kê đường dây trung áp tỉnh Hà Giang .................................... 38
Bảng 2-20: Mang tải các tuyến dây trung áp tỉnh Hà Giang ................................ 39
Bảng 3-1: Bảng quan hệ giữa lưu lượng và tổn thất cột nước .............................. 41
Bảng 3-2: Kết quả tính toán các thông số chính của phương án chọn .................. 42
Bảng 4-1: Thông số bố trí mố néo dọc tuyến năng lượng .................................... 50
Bảng 4-2: Tiêu chuẩn áp dụng và tài liệu tham khảo ........................................... 51
Bảng 4-3: Hệ số cho phép về ổn định của hạng mục công trình........................... 52
Bảng 4-4: Bảng thống kê kết quả tính toán ổn định & ứng suất đáy Mố néo ....... 53
Bảng 5-1: Bảng tần suất và lưu lượng dòng chảy kiệt thiết kế dẫn dòng và ngăn
dòng .............................................................................................................................. 55
Bảng 5-2: Lưu lượng dẫn dòng thi công mùa kiệt ............................................... 56
Bảng 5-3: Trình tự dẫn dòng thi công cụm đầu mối chính ................................... 56
Bảng 5-4: Tổng hợp các hạng mục phụ trợ-khu phụ trợ số 1 ............................... 61
Bảng 5-5: Tổng hợp các hạng mục phụ trợ-khu phụ trợ số 2 ............................... 61
Bảng 6-1: Diện tích chiếm đất của dự án thủy điện Suối Chùng .......................... 63
Bảng 8-1: Các thông số thuỷ năng chính của phương án kiến nghị...................... 68
Bảng 8-2: Các hạng mục cấu thành vốn đầu tư xây dựng công trình ................... 68
Bảng 8-3: Tiến độ đầu tư vốn thuỷ điện Suối Chùng ........................................... 68
Bảng 8-4: Chỉ tiêu kinh tế của phương án kiến nghị ............................................ 69
Viện Công nghệ năng lượng -4-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Bảng 8-5: Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư ...................... 72

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 4-1: Mặt cắt dọc tim tuyến đập chính .................................................................... 46
Hình 4-2: Mặt cắt ngang đập chính tại vị trí cửa lấy nước .............................................. 46
Hình 4-3: Mặt bằng tràn xả thừa đầu kênh ..................................................................... 47
Hình 4-4: Mặt cắt dọc tràn xả thừa đầu kênh ................................................................. 47
Hình 4-5: Mặt cắt ngang điển hình kênh dẫn nước ......................................................... 48
Hình 4-6: Mặt bằng bể áp lực ........................................................................................ 48
Hình 4-7: Mặt cắt dọc bể áp lực ..................................................................................... 49

Viện Công nghệ năng lượng -5-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


1.1 TỔNG QUAN DỰ ÁN
1.1.1 Tên dự án
Dự án thủy điện Suối Chùng.
1.1.2 Vị trí địa lý của dự án
Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc của Việt Nam, nơi có địa hình núi
cao hiểm trở, hệ thống sông suối lớn với nguồn nước khá dồi dào. Trên địa bàn tỉnh đã có
nhiều dự án thủy điện được nghiên cứu đầu tư xây dựng nhằm khai thác tiềm năng to lớn
về nguồn nước của các sông suối, một trong số đó là suối Chùng.
Suối Chùng là một nhánh suối nhỏ có chiều dài 11km, bắt nguồn từ khu vực núi
cao Xuân Triều, chảy theo hướng Bắc - Nam và nhập lưu vào tả ngạn sông Con tại Pác
Nàng. Suối Chùng có diện tích lưu vực khoảng 26km2. Sông Con sau khi tiếp nhận nguồn
nước từ suối Chùng, chảy theo hướng Đông – Nam, tiếp nhận thêm nhiều dòng nhập lưu
khác (nhập lưu đáng kể nhất là dòng Suối Bạc với diện tích hứng nước 306km2). Cuối
cùng, sông Con nhập lưu vào sông Lô tại Quyết Tiến (Vĩnh Tuy). Lưu vực suối Chùng có
lượng mưa lớn, độ dốc lòng suối lớn (trên 12%), khu vực tuyến đập có đá lộ hầu như toàn
tuyến, điều kiện địa chất rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình thuỷ điện quy mô
nhỏ.
Vị trí dự án thủy điện Suối Chùng nằm trên suối Chùng thuộc địa phận các xã Tân
Bắc và xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Khu vực tuyến đập có tọa độ
địa lý: 22°27'22" vĩ độ Bắc, 104°39'26" kinh độ Đông, tuyến nhà máy có tọa độ địa lý
22°25'55" vĩ độ Bắc, 104°39'05" kinh độ Đông. Tuyến đập phụ có tọa độ địa lý 22°26'52"
vĩ độ Bắc, 104°39'12" kinh độ Đông.
Sơ đồ khai thác công trình thủy điện Suối Chùng gồm đập chính dâng nước, kết
hợp đập tràn xả lũ trên suối Chùng, tuyến năng lượng kiểu đường dẫn bên bờ trái suối
Chùng và nhà máy thủy điện kiểu hở xả nước trở lại suối Chùng sau khi phát điện. Để
nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, có thể tận dụng thêm nguồn nước trên suối Đôi
bằng đập phụ chiron. Công suất lắp máy của thủy điện Suối Chùng phương án kiến nghị
là Nlm= 5,0 MW, sản lượng điện bình quân hàng năm Eo=21,05 triệu kWh, số giờ sử dụng
công suất lắp máy là 4.210 h/năm.
1.1.3 Chủ đầu tư
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Quang Bình
1.1.4 Đơn vị lập Thiết kế kỹ thuật
Tên đơn vị: Viện Công nghệ năng lượng
1.2 CĂN CỨ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội
khoá XIII, kỳ họp thứ 7 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng);
- Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội
khoá XIII, kỳ họp thứ 10;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 ngày 11 năm 2014 của Quốc hội khoá
XIII, kỳ họp thứ 8 (sau đây gọi tắt là Luật Đầu tư);
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội
khoá XIII (sau đây gọi tắt là Luật Đấu thầu);
Viện Công nghệ năng lượng -6-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 3 năm 2015 về
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 6 năm 2015 về
Quản lý đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính Phủ về
việc Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
- Thông tư số 43/2012/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công
Thương Quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và
vận hành khai thác công trình thủy điện;
- Thông tư số 30/2015/TT-BCT ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Công
Thương Quy định phương pháp xác định mức chi phí lập, thẩm định, công bố,
điều chỉnh và quản lý Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ;
- Quyết định số 30/2006/QĐ/BCN ngày 31 tháng 8 năm 2006 của Bộ Công
nghiệp về việc ban hành quy định về Quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện
độc lập;
- Quyết định 1161/QĐ-BCT ngày 06 tháng 04 năm 2018 của Bộ Công Thương
về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà
Giang.
- Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà
Giang về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Hà Giang đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2942/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà
Giang về việc Phê duyệt Quy hoạch phân bố tài nguyên nước tỉnh Hà Giang
đến năm 2020;
- Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 14/8/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hà Giang ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Hà
Giang;
- Công văn số 255/CV-NLDK ngày 14 tháng 01 năm 2005 của Bộ Công nghiệp
về việc thống nhất Quy hoạch thuỷ điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang.
- Quyết định số 216/QĐ-UB ngày 19 tháng 01 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ giai đoạn 1.
- Quyết định số 2737/QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà
Giang về việc phê duyệt quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ giai đoạn 2.
- Công văn số 1190/UBND-CNGTXD ngày 28/4/2016 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Hà Giang gửi Sở Công thương và Công ty TNHH Bình Long về việc cho
phép khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để đầu tư xây dựng thuỷ
điện Nậm Ngần 2, Suối Chùng, Suối Cháng.
- Công văn số 1280/UBND-KTN ngày 23 tháng 04 năm 2018 của UBND tỉnh
Hà Giang về việc thực hiện các nội dung tại Quyết định 1161/QĐ-BCT ngày
06 tháng 04 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Hà Giang.

Viện Công nghệ năng lượng -7-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- Công văn số 4200/UBND-KTN ngày 08 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh
Hà Giang về việc chuyển đổi đơn vị khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng dự án thủy điện Suối Chùng.
- Căn cứ kết quả thẩm định số 1582/SCT-QLNL về việc thiết kế cơ sở dự án
Thủy điện Suối Chùng, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang ngày 06 tháng 12
năm 2019.
- Hợp đồng kinh tế số 01/2018/HĐKT ngày 11/11/2018 giữa Công ty Cổ phần
đầu tư phát triển năng lượng Quang Bình và Viện Công nghệ năng lượng về
việc: Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và Lập hồ sơ Báo cáo NCKT-
TKCS, Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán và thiết kế Bản vẽ thi công - Dự toán
Công trình thủy điện Suối Chùng, xã Tiên Nguyên và xã Tân Bắc, huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
1.3 NHIỆM VỤ VÀ TẦN SUẤT THIẾT KẾ
1.3.1 Nhiệm vụ công trình
Công trình thủy điện Suối Chùng có nhiệm vụ chính là phát điện. Công trình thủy
điện Suối Chùng có quy mô công suất 5,0 MW sẽ cung cấp gần 21,05 triệu kWh/năm lên
lưới 35 kV phục vụ nhu cầu điện của huyện Quang Bình và khu vực lân cận thuộc tỉnh
Hà Giang.
1.3.2 Tần suất thiết kế
- Công trình thủy điện Suối Chùng là công trình cấp III
- Tần suất lũ thiết kế: 1,5%
- Tần suất lũ kiểm tra: 0,5%
- Tần suất lũ thi công: 10%
- Tần suất đảm bảo phát điện: 85%
1.4 TIÊU CHUẨN VÀ QUY PHẠM ÁP DỤNG TRONG THIẾT KẾ
Quy chuẩn thiết kế chủ yếu cho công trình thủy điện Suối Chùng là Quy chuẩn
Việt Nam QCVN 04-05/2012/BNNPTNT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia công trình
thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế.
Ngoài ra TVTK còn áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm sau:
Tiêu chuẩn tính toán thủy văn, bồi lắng.
- Các quy trình quy phạm được sử dụng trong tính toán thủy văn.
- Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế QP.TL.C-6-77;
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 04-05/ 2012/BNNPTNT – Quy chuẩn Kỹ thuật
Quốc gia công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế;
- Quy phạm tính toán thủy văn thiết kế của Trung Quốc;
- Lựa chọn lũ thiết kế;
- Hướng dẫn tính toán khí tượng thủy văn của Tổ chức Khí tượng thế giới.
Tiêu chuẩn tính toán thủy lực.
- TCVN 9151: 2012 Công trình thuỷ lợi – Quy trình tính toán thuỷ lực cống
dưới sâu.
- TCVN 9154:2012 Công trình thủy lợi – Quy trình tính toán đường hầm thủy
lợi.
Viện Công nghệ năng lượng -8-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- TCVN 9147:2012 Công trình thuỷ lợi – Quy trình tính toán thuỷ lực đập tràn.
- TCVN 9145:2012 Công trình thuỷ lợi – Quy trình tính toán đường ống dẫn
bằng thép.
- TCVN 9160: 2012 : Công trình thuỷ lợi – Yêu cầu thiết kế dẫn dòng trong xây
dựng
- TCVN 9158:2012 Công trình thuỷ lợi – Công trình tháo nước – Phương pháp
tính toán khí thực.
- TCVN 8360: 2009 Công trình Thuỷ lợi Kích thước các lỗ thoát nước có cửa
van chắn nước
- TCVN 4118:2012 Công trình thủy lợi-Hệ thống tưới tiêu-Yêu cầu thiết kế.
- QP.TL C–1-75: Qui phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu.
- 14TCN-81-90: Qui phạm tính toán thuỷ lực công trình xả kiểu hở và xói lòng
dẫn bằng đá do dòng phun.
- Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi Tập 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Sổ tay tính toán thuỷ lực Kisêlép.
- Giáo trình Công trình thủy điện –ĐHTL.
- Giáo trình Tuabin –ĐHTL.
- Các tài liệu là các bài báo, tạp chí chuyên ngành về Thủy điện.
Tiêu chuẩn tính toán ổn định và độ bền.
- QCVN 04-05/ 2012/BNNPTNT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia công trình
thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế.
- TCVN 9137:2012 Công trình thủy lợi - Thiết kế đập bê tông và bê tông cốt
thép.
- TCVN 2737 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 375: 2006 Thiết kế công trình chịu động đất.
- TCVN 4253-2012 Công trình thuỷ lợi - Nền các công trình thủy công – Yêu
cầu thiết kế.
- TCVN 9152:2012 Công trình thuỷ lợi – Quy trình thiết kế tường chắn.
- TCVN 9150:2012 Công trình thuỷ lợi – Cầu máng vỏ mỏng xi măng lưới thép
– yêu cầu thiết kế.
- QP.TL-C-1-78 Quy phạm - Tải trọng và lực tác dụng lên công trình thuỷ lợi
(do sóng và tàu).
Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép
- 14TCN63-2002: “Bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật”.
- 14TCN64 – 2002: “Hỗn hợp bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật”.
- TCVN 6025-1995: “Bê tông – Phân mác theo cường độ nén” và 14TCN63 –
2002 “Bê tông thủy công – Yêu cầu kỹ thuật”.
- TCVN 1651:2008 “Thép cốt bê tông”.
- TCVN 4116 – 85: “Kết cấu bê tông cốt thép thuỷ công.
- TCXDVN 356-2005: “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết
kế”.
Viện Công nghệ năng lượng -9-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- TCVN 9379:2012 - Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán.
- TCVN 5574:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 9345:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - hướng dẫn kỹ thuật
phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm.
- TCVN 9115:2012 - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Thi công và nghiệm
thu.
- TCVN 9393:2012 - Cọc - Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải
trọng tĩnh ép dọc trục.
- TCVN 9395:2012 - Cọc khoan nhồi - Thi công và nghiệm thu.
- TCVN 9377-2012 - Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm
thu.
- TCVN 4319:2012 - Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết
kế.
Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng
- TCVN 2682 – 2008: Xi măng Poóc lăng – Yêu cầu kĩ thuật.
- TCVN 6260-2008: Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kĩ thuật.
- TCVN 7112 – 2007: Xi măng Poóc lăng hỗn hợp ít toả nhiệt.
- TCVN 7570-2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
- 14TCN 106 – 1999: Phụ gia chống thấm cho bê tông và vữa Phân loại và yêu
cầu kỹ thuật.
- TCXDVN 325-2004: Phụ gia hóa học cho bê tông và vữa.
- TCVN 6882-2001: Phụ gia khoáng cho bê tông.
- TCXDVN 302-2004: Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 4314-2003 Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 8645–2011: Công trình thủy lợi- Yêu cầu kỹ thuật khoan phụt xi
măng vào nền đá.
- TCVN 9205:2012 - Cát nghiền cho bê tông và vữa.
- TCVN 1450-1998: “Gạch rỗng đất sét nung”.
- TCVN 1451-1998: “Gạch đặc đất sét nung”.
- TCVN 4353-1986: “Đất sét để sản xuất gạch ngói nung – Yêu cầu kỹ thuật”.
- 14TCN 12–2002: “Công trình thuỷ lợi, xây và lát đá - yêu cầu kỹ thuật thi
công và nghiệm thu”.
- TCVN 5642:1992: “Đá khối thiên nhiên để sản xuất đá ốp lát”.
- TCVN 4732:2007: “Đá ốp lát tự nhiên – yêu cầu kỹ thuật”
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7745:2007: “Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu
cầu kỹ thuật”.
- TCVN 1072:1971 “Gỗ phân nhóm theo tính chất cơ lý”.
- TCVN 5773 – 1991: “Tiêu chuẩn chất lượng đồ gỗ”.
- TCXD 192:1996: “Cửa gỗ, cửa sổ, cửa đi – Yêu cầu kỹ thuật”.
Tiêu chuẩn khe nối, địa kỹ thuật và quan trắc.

Viện Công nghệ năng lượng -10-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- TCVN 9159: 2012 Công trình thuỷ lợi – Khớp nối biến dạng – Yêu cầu thi
công và nghiệm thu.
- TCVN 9138:2012 Vải địa kỹ thuật – Phương pháp xác định cường độ chịu kéo
của mối nối.
- 14TCN 92-1996 Vải địa kỹ thuật - phương pháp xác định độ dày tiêu chuẩn.
- 14TCN 98:1996 Vải địa kỹ thuật - phương pháp xác định độ dẫn nước.
- TCVN 215-2009: “Công trình thuỷ lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế
thiết bị quan trắc cụm đầu mối”.
Tiêu chuẩn về kết cấu thép
- TCXDVN 338: 2005 “Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế”.
- TCVN 1765: 1975 Thép các bon kết cấu thông thường. Mác thép và yêu cầu
kỹ thuật.
- TCVN 1766: 1975 Thép các bon kết cấu chất lượng tốt. Mác thép và yêu cầu
kỹ thuật.
- TCVN 5709: 1993 Thép các bon cán nóng dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ
thuật.
- TCVN 6522: 2008 Thép tấm kết cấu cán nóng.
- TCVN 3223: 2000 Que hàn điện dùng cho thép các bon và thép hợp kim thấp.
- TCVN 1961: 1975 mối hàn hồ quang điện bằng tay.
- TCVN 5575: 2012 - Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
Tiêu chuẩn thiết kế và thi công công trình đất, đá.
- TCVN 8216 – 2009: Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế đập đất đầm nén.
- QCVN 04-04:2012/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình thuỷ
lợi – Khoan nổ mìn đáo đá, yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 9161:2012 Công trình thuỷ lợi – Khoan nổ mìn đào đá – Phương pháp
thiết kế, thi công và nghiệm thu.
- TCVN 9162:2012 Công trình thuỷ lợi – Đường thi công – yêu cầu thiết kế.
- TCVN 9166:2012 Công trình thuỷ lợi – Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng biện
pháp đầm nén nhẹ.
- TCVN 4447 Công tác đất.
1.5 THÔNG SỐ CHÍNH CỦA CÔNG TRÌNH - GIAI ĐOẠN TKKT
Các thông số chính của công trình trong giai đoạn Thiết kế kỹ thuật được cho
trong bảng dưới đây:
Bảng 1-1: Bảng thông số chính của công trình
STT Các thông số Đơn vị TKKT NCKT
1 Vị trí
22°27'22" Vĩ độ Bắc
Tuyến đập chính
104°39'26" Kinh độ Đông
Tuyến đập phụ 22°26'52" Vĩ độ Bắc

Viện Công nghệ năng lượng -11-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Các thông số Đơn vị TKKT NCKT


104°39'12" Kinh độ Đông
22°25'55" Vĩ độ Bắc
Nhà máy
104°39'05" Kinh độ Đông
Sông suối Suối Đôi – Suối Chùng – Sông Con
Xã Tiên Nguyên và xã Tân Bắc, huyện
Xã, huyện
Quang Bình
Tỉnh Hà Giang
2 Cấp công trình
Cấp quản lý theo 03/2016/TT-BXD III III
Cấp thiết kế công trình theo QCVN 04-
III III
05
3 Các đặc trưng thủy văn
Diện tích lưu vực tính đến tuyến đập
3.1 km2 12,1 12,1
chính + đập phụ
3.2 Lượng mưa bình quân năm mm 3057,5 3057,5
3.3 Chuẩn dòng chảy năm m3/s 0,71 0,71
3.4 Dòng chảy năm thiết kế P=85% m3/s 0,57 0,57
3.5 Lưu lượng đỉnh lũ
P=0,1% m3/s 206,91 206,91
P=0,2% m3/s 178,26 178,26
P=0,5% m3/s 168,48 168,48
P=1,0% m3/s 133,85 133,85
P=1,5% m3/s 103,84 103,84
P=2,0% m3/s 101,48 101,48
P=5,0% m3/s 70,00 70,00
P=10,0% m3/s 43,18 43,18
4 Hồ chứa
4.1 Mực nước dâng bình thường m 440 440
4.2 Mực nước chết m 432 432
4.3 Mực nước lũ thiết kế (P = 1,5%) m 441,60 441,60
4.4 Mực nước lũ kiểm tra (P = 0,5%) m 442,21 442,21
4.5 Dung tích toàn bộ 106m3 0,11 0,11
Viện Công nghệ năng lượng -12-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Các thông số Đơn vị TKKT NCKT


4.6 Dung tích hữu ích 106m3 0,072 0,072
4.7 Dung tích chết 106m3 0,038 0,038
5 Đầu mối
Tuyến đập chính
5.1 Đập dâng vai trái
Loại đập BTTL BTTL
Cao trình đỉnh đập m 445 445
Chiều cao đập lớn nhất m 22,8 22,8
Chiều dài đỉnh đập m 46,5 46,5
Bề rộng đỉnh đập m 5 5
Mái dốc thượng lưu 0 0
Mái dốc hạ lưu 0,8 0,8
5.2 Đập dâng vai phải
Loại đập BTTL BTTL
Cao trình đỉnh đập m 445 445
Chiều cao đập lớn nhất m 20,04 20,04
Chiều dài đỉnh đập m 54,3 54,3
Bề rộng đỉnh đập m 5 5
Mái dốc thượng lưu 0 0
Mái dốc hạ lưu 0,8 0,8
5.3 Đập tràn
Hình thức tràn Tràn tự do Tràn tự do
Cao trình ngưỡng m 440 440
Chiều cao đập lớn nhất m 24,6 24,6
Tổng chiều dài (cả trụ biên) m 31,0 31,0
Lưu lượng xả lũ thiết kế P = 1,5% m3/s 103,84 103,84
Lưu lượng xả lũ kiểm tra P = 0,5% m3/s 168,48 168,48
Tuyến đập phụ suối Đôi
5.1 Đập dâng vai trái
Loại đập BTTL BTTL
Cao trình đỉnh đập m 464,7 464,7

Viện Công nghệ năng lượng -13-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Các thông số Đơn vị TKKT NCKT


Chiều cao đập lớn nhất m 3,15 3,15
Chiều dài đỉnh đập m 2,15 2,15
Bề rộng đỉnh đập m 2,5 2,5
Mái dốc thượng lưu 0 0
Mái dốc hạ lưu 0,8 0,8
5.2 Đập dâng vai phải
Loại đập BTTL BTTL
Cao trình đỉnh đập m 464,7 464,7
Chiều cao đập lớn nhất m 7,25 7,25
Chiều dài đỉnh đập m 4,5 4,5
Bề rộng đỉnh đập m 2,5 2,5
Mái dốc thượng lưu 0 0
Mái dốc hạ lưu 0,8 0,8
5.3 Đập tràn
Hình thức tràn Chiron Chiron
Cao trình ngưỡng chiron (bằng
m 463,2 463,2
MNDBT đập phụ)
Chiều cao đập lớn nhất m 5,75 5,75
Tổng chiều dài (cả trụ biên) m 12,0 12,0
Lưu lượng xả lũ thiết kế P = 1,5% m3/s 10,38 10,38
Lưu lượng xả lũ kiểm tra P = 0,5% m3/s 11,23 11,23
Cao trình ngưỡng cống lấy nước chiron m 462,51 462,51
Kích thước cống lấy nước chiron m 1,5x1,7 1,5x1,7
6 Cống xả cát
6.1 Cao trình ngưỡng m 424,2 424,2
6.2 Kích thước m 3,3x4,0 3,3x4,0
7 Cửa lấy nước
7.1 Cao trình ngưỡng cửa lấy nước m 429,0 429,0
7.2 Kích thước cửa vào m 2,6x2,2 2,6x2,2
7.2 Kích thước lỗ cửa m 1,6x1,65 1,6x1,65
7.4 Số khoang 1 1

Viện Công nghệ năng lượng -14-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Các thông số Đơn vị TKKT NCKT


8 Kênh dẫn nước
8.1 Tổng chiều dài kênh dẫn nước m 2887,02 2887,02
8.2 Kích thước thông thủy m 1,6x1,8 1,6x1,8
8.3 Độ dốc đáy % 0,15 0,15
9 Tràn xả thừa
9.1 Chiều rộng m 3 3
9.2 Chiều dài m 22,4 22,4
9.3 Bề rộng tràn xả thừa m 10 10
9.3 Cao trình đáy m 427,92 427,92
9.4 Cao trình ngưỡng tràn m 430,27 430,27
9.5 Cao trình đỉnh m 430,92 430,92
10 Bể áp lực
10.1 Chiều rộng m 3 3
10.2 Chiều dài m 21 21
10.3 Bề rộng tràn xả thừa m 12 12
10.3 Cao trình đáy bể m 423 423
10.4 Cao trình ngưỡng tràn m 426,5 426,5
10.5 Cao trình đỉnh tường m 427,5 427,5
11 Đường ống áp lực
11.1 Kết cấu ống Thép Thép
11.2 Đường kính ống chính m 1,25 1,25
11.3 Đường kính ống nhánh m 0,80 0,80
11.4 Chiều dài ống chính m 1025 990
11.5 Chiều dài ống nhánh (2 ống nhánh) m 2x17 2x12,5
11.6 Chiều dày ống mm 10÷18 10÷18
12 Nhà máy thủy điện
12.1 Số tổ máy Tổ 2 2
12.2 Cột nước tính toán Htt m 315,85 315,85
12.3 Cột nước lớn nhất Hmax m 317,11 317,11
12.4 Cột nước trung bình Htb m 316,45 316,45
12.5 Cột nước nhỏ nhất Hmin m 315,43 315,43

Viện Công nghệ năng lượng -15-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Các thông số Đơn vị TKKT NCKT


12.6 Lưu lượng thiết kế m3/s 1,83 1,83
12.7 Công suất lắp máy Nlm MW 5 5
12.8 Công suất đảm bảo Nđb MW 0,27 0,27
12.9 Điện lượng trung bình nhiều năm Enn 106KWh 21,05 21,05
Số giờ sử dụng công suất lắp máy
12.10 Giờ 4210 4210
HsdNlm
12.12 Mực nước hạ lưu nhỏ nhất MNHLmin m 105 105
12.13 Mực nước hạ lưu lớn nhất MNHLmax m 107 107
12.14 Cao trình tuabin m 109 109
12.15 Cao trình sàn lắp ráp m 110 108
12.16 Cao trình sàn gian máy m 108 108
13 Hầm xả
13.1 Kích thước m 1,6x2,2 1,6x1,8
13.2 Chiều dài m 12 19,5
14 Trạm biến áp tăng 35 kV Trạm 1 1
15 Đường dây 35 kV km 1,5 1,5
16 Vốn đầu tư (sau thuế)
Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định
16.1 tỷ VNĐ 1,500 1,500

16.2 Chi phí xây dựng tỷ VNĐ 97,002 102,304
16.3 Chi phí thiết bị tỷ VNĐ 48,465 47,716
16.4 Chi phí quản lý dự án tỷ VNĐ 1,853 2,960
16.5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng tỷ VNĐ 6,356 8,263
16.6 Chi phí khác tỷ VNĐ 1,415 5,779
16.7 Chi phí dự phòng tỷ VNĐ 4,651 8,863
16.8 Tổng vốn đầu tư chưa kể lãi vay tỷ VNĐ 161,245 177,385
16.9 Lãi vay trong thời gian xây dựng tỷ VNĐ 11,980 11,992
16.10 Tổng vốn đầu tư sau thuế có kể lãi vay tỷ VNĐ 189,161 189,377
17 Chỉ tiêu kinh tế
17.1 Lợi nhuận ròng ENPV tỷ VNĐ 35,478 37,101
17.2 Hệ số hoàn vốn nội tại EIRR % 12,76 12,88

Viện Công nghệ năng lượng -16-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Các thông số Đơn vị TKKT NCKT


17.3 Tỷ suất EB/C 1,232 1,243
18 Chỉ tiêu tài chính
18.1 Lợi nhuận ròng FNPV tỷ VNĐ 17,881 9,155
18.2 Hệ số hoàn vốn nội tại FIRR % 12,36% 12,30
18.3 Tỷ suất FB/C 1,172 1,091
18.4 Thời gian hoàn vốn FThv năm 18,3 21,1

Viện Công nghệ năng lượng -17-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI


2.1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH
Lưu vực suối Chùng thuộc loại địa hình miền núi cao với độ dốc sườn núi và độ
dốc lòng sông khá lớn, địa hình bị chia cắt mạnh. Lưu vực có dạng hình nan quạt, đường
phân lưu ở thượng nguồn đi qua các đỉnh có cao độ từ +900m đến +1707m, độ cao địa
hình được hạ thấp dần về hạ du. Cao độ lòng sông tại tuyến đập khoảng +420m. Độ cao
trung bình lưu vực suối Chùng khoảng 942 m.
Dự án thuỷ điện suối Chùng nằm ở vùng cao thuộc địa phận huyện Quang Bình
tỉnh Hà Giang. Vùng này chủ yếu là núi đất và núi đá, sườn núi dốc bị chia cắt bởi các
khe lạch sông, suối. Suối Chùng bắt nguồn từ các đỉnh ở phía Tây Bắc với cao độ khoảng
1.700m và các đỉnh ở phía Đông với cao độ khoảng 1.600m. Độ cao trung bình của vùng
nằm trong khoảng từ 400m đến hơn 1.700m.
2.2 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
2.2.1 Địa tầng
Bao trùm trong khu vực dự án là các thành tạo đá magma xâm nhập phức hệ Sông
Chảy, pha 1, tuổi Devon sớm (γaD1 sc1). Phức hệ Sông Chảy được xếp vào Paleozoi vì
gây biến chất trầm tích hệ tầng Hà Giang tuổi Cambri giữa và trầm tích Paleozoi bao
quanh khối Sông Chảy phát triển chỉnh hợp và đồng dạng với kiến trúc nội bộ của khối
Sông Chảy.
Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất tổng thể tỷ lệ 1:10.000 và kết quả phân tích các mẫu
thạch học, thì toàn bộ diện tích khu vực hồ chứa, tuyến đập, tuyến cống hộp tuyến hầm
và nhà máy nằm hoàn toàn trong khối đá granitogneis, phức hệ Sông Chảy. Các thành tạo
magma xâm nhập phức hệ Sông Chảy gồm 3 pha xâm nhập:
Pha 1 (γaD1 sc1) gồm:
- Tướng trung tâm (γaD1 sc13): granit biotit, granit hai mica hạt vừa dạng gneis.
- Tướng chuyển tiếp (γaD1 sc12): granit hai mica hạt lớn đến vừa dạng gneis.
- Tướng ven rìa (γaD1 sc11): granodiorit dạng porphyr, granit hai mica dạng
gneis.
- Pha 2 (γaD1 sc2): chủ yếu là các đá granit hai mica, granit biotit hạt vừa dạng
khối.
- Pha 3: đá mạch aplit, pegmatit chứa granat.
Trong khu vực phạm vi công trình phân bố chủ yếu là các thành tạo đá pha 1,
tướng chuyển tiếp bởi sự xuất hiện các đá granit hai mica hạt lớn, cấu tạo dạng gneis. Đá
tại đây vẫn giữ nguyên thành phần cấu tạo đá granit, gồm các khoáng vật tạo đá như:
Felspat kali; Plagioclas; Thạch anh; Biotit bị chlorit hóa ; Muscovit và ít quặng. Tuy
nhiên cấu trúc đá đã bị nén ép, biến chất phân phiến thành đá phiến thạch anh hai mica,
đá gneis.
2.2.2 Kiến tạo
Vùng nghiên cứu nằm trong đới cấu trúc Yên Bình theo sự phân chia của Lê Duy
Bách, 1985. Đới này gồm các thành tạo trầm tích lục nguyên tuổi Ordovic - Silur hạ, và
các trầm tích tích lục nguyên carbonat Silur thượng - Devon, bị phủ bởi các trầm tích lục
nguyên silic - carbonat tuổi Carbon - Permi và các thành tạo phun trào, xâm nhập tuổi

Viện Công nghệ năng lượng -18-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Permi - Trias sớm. Cấu trúc của đới bị phức tạp hoá bởi các hoạt động kiến tạo Indosini
và Mesozoi muộn - Kainozoi.
Theo kết quả bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Yên Bình các tác giả đã phân
chia ra nhiều loại hình nếp uốn khác nhau về hình thái và kích thước. Dựa vào sự phân bố
không gian của mặt phân phiến, trục vi uốn nếp, mối quan hệ trước sau của các nếp uốn
đã phân chia ra 3 thế hệ tương ứng với 3 pha uốn nếp:
- Pha 1: Có trục nếp uốn chạy theo phương ĐB - TN chúng thường là các nếp
uốn đảo có mặt trục nằm thoải, nằm ngang, thậm chí chúc đầu có qui mô từ
nhỏ tới lớn.
- Pha 2: Có trục uốn nếp chạy theo phương ĐB - TN, các nếp uốn này thường là
nếp uốn đảo, mặt trục thoải hoặc nghiêng không quá 500.
- Pha 3: Làm uốn nếp của pha 1 và pha 2. Chúng có trục nếp uốn kéo dài theo
phương TB - ĐN, á kinh tuyến. Mặt trục của các nếp uốn này là thẳng đứng
hoặc gần thẳng đứng.
Trên diện tích nhóm tờ Yên Bình có các hệ thống đứt gẫy sau: Tây Bắc - Đông
Nam, Đông Bắc - Tây Nam, Á kinh tuyến và Á vĩ tuyến cắt qua các thành tạo địa chất
trên. Dấu hiệu nhận biết các đứt gẫy này là các đới bị cà nát, đới mặt trượt và đới khe nứt
đồng sinh với mật độ tăng cao.
Căn cứ theo 14 TCN 195:2006 về phân cấp đứt gẫy thì các đứt gẫy trong khu vực
công ttrình ở mức đứt gẫy cấp III, IV và các hệ thống khe nứt cấp V.
Bảng 2-1: Các thông số chính về mức độ đứt gãy
Các thông số chính
Chiều
Chiều
Đứt Phương Góc rộng Vị trí, dấu hiệu nhận
Chiều rộng đới
gẫy kéo dài Hướng dốc đới khe biết
Cấp dài phá huỷ
đổ nứt
(độ) (m) dạng dăm
tăng cao
thô (m)
(m)
Đứt gãy cắt qua khu
Đứt vực tuyến đường ống,
Tây Không xác Không
FIII TB-ĐN III gãy 2350 đá bị vò nhàu, uốn nếp
nam định xác định
thuận kèm theo hiện tượng
thạch anh hoá.
Đứt gãy cắt qua khu
Không
Không vực tuyến kênh dẫn,
FIV1 TB-ĐN IV xác 1000 2-3 3-4
xác định đá bị cà nát, calcit
định
hoá.
Đứt gãy cắt qua khu
vực, dọc theo sông
Không
Không Nậm Mô (khu vực nhà
FIV2 ĐB-TN IV xác 1658 2 - 2,5 2-3
xác định máy) đá bị vò nhàu,
định
uốn nếp kèm theo hiện
tượng thạch anh hoá.

Đông Đứt gãy cắt qua khu


FV1 TB-ĐN V 65 670 0,5-1 1-1,5 vực tuyến đập, các
Bắc
hiện tượng calcit hoá,

Viện Công nghệ năng lượng -19-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Các thông số chính


Chiều
Chiều
Đứt Phương Góc rộng Vị trí, dấu hiệu nhận
Chiều rộng đới
gẫy kéo dài Hướng dốc đới khe biết
Cấp dài phá huỷ
đổ nứt
(độ) (m) dạng dăm
tăng cao
thô (m)
(m)
đá granit tái kết tinh.

Đứt gãy cắt qua khu


Không
Không vực đường ống, các
FV2 TB-ĐN V xác 584 0,5-1 1-1,2
xác định hiện tượng calcit hoá,
định
đá granit tái kế tinh.
2.2.3 Động đất
Theo TCVN 9386: 2012 về Thiết kế công trình chịu động đất. Theo Phụ lục H:
Bảng phân vùng gia tốc nền theo địa danh hành chính, khu vực nghiên cứu thuộc huyện
Quang Bình - tỉnh Hà Giang, có gia tốc nền cực đại a của khu vực (kinh độ: 104.586634,
22.413311 có giá trị là 0.0520 (g là gia tốc trọng trường); theo Phụ lục I: Bảng chuyển
đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất thì khu vực nghiên cứu ở mức động đất cấp VI
theo MKS-64 ứng với giá trị a dao động trong khoảng 0,03 - 0,06 ag.
2.2.4 Đặc điểm địa chất thuỷ văn
1. Nước mặt
Nước mặt ở lưu vực của suối Chùng ở mức trung bình, suối chính được trải dài
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam mà có nhiều suối nhánh đổ về, toàn khu vực được bao
quanh bởi các dải núi có độ cao trung bình từ 1.000 – 1.300m. Vào mùa khô nước mặt
cũng tương đối nhiều. Khu vực này chủ yếu là vùng rừng núi tương đối cao, dân cư thưa
thớt, không có cơ sở công nghiệp nên vào mùa khô nước suối cũng rất trong, không mầu,
mùi vị.
2. Các phức hệ chứa nước dưới đất
Kết quả khảo sát cho thấy, nguồn nước ngầm trong khu vực tồn tại chủ yếu ở
trong các đới dập vỡ. Trong đá tương đối nguyên khối thuộc các hệ tầng nêu trên, nước
ngầm rất nghèo nàn, thậm trí không chứa nước. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, trong
khu vực tồn tại khá nhiều các điểm xuất lộ nước ngầm, nhưng nước ngầm xuất lộ ở các
điểm này đều có dạng thấm rỉ với lưu lượng nhỏ.
3. Hoạt động phong hoá và cơ sở phân chia các đới phong hoá đá gốc
Hiện tại, có nhiều cách phân chia các đới đá phong hoá. Trong báo cáo này sử
dụng bảng phân loại các đới phong hoá của Viện thuỷ công Matxcơva đang được áp dụng
phổ biến ở Việt Nam và có tham khảo thêm cách phân loại của Hiệp hội cơ học đá quốc
tế (ISRM - International Society of Rock Mechanics), được đánh giá chủ yếu dựa trên
tính chất cơ lý và đặc điểm của các đới phong hoá. Theo cách phân loại này, tại khu vực
nghiên cứu, từ kết quả khoan, kết quả hố đào và đo vẽ địa chất mặt cắt của vỏ phong hoá
phát triển trên các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng được chia thành các đới sau:
- Lớp sườn tàn tích (edQ-RS): Thành phần gồm sét, sét pha, cát lẫn dăm sạn và
mảnh vụn đá gốc nằm tại chỗ hoặc vận chuyển từ trên sườn xuống.
Viện Công nghệ năng lượng -20-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- Đới phong hoá mãnh liệt (IA1-CW): Đá gốc bị phong hoá thành sét, sét pha
đôi chỗ còn sót lại đá gốc ở trạng thái mềm yếu, đất còn giữ được cấu trúc của
đá mẹ.
- Đới đá phong hoá mạnh (IA2 - HW): Đá gốc bị phong hoá, nứt nẻ, vỡ vụn
mạnh. Khoáng vật tạo đá hầu hết đã bị biến đổi. Đá bị nứt nẻ, vỡ vụn thành
dăm cục. Các khe nứt trong đá được mở rộng, được lấp đầy sét, sét pha.
- Đới đá phong hoá trung bình (IB - MW): Đá gốc bị phong hoá trung bình, khối
đá nứt nẻ mạnh. Thành phần khoáng vật bị biến đổi khiến mầu sắc ban đầu của
đá gốc thay đổi.
- Đới đá nứt nẻ (IIA-SW): Đá gốc hầu như còn tươi, bị nứt nẻ trung bình đến
nhẹ. Khe nứt có độ mở nhỏ, bề mặt khe nứt đôi chỗ bám calcit. Độ bền cơ học
của đá có suy giảm so với đá nguyên khối, nhưng không nhiều.
2.2.5 Điều kiện địa chất công trình
Tổng hợp tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất, tài liệu hố khoan và hố đào khảo sát tại
tuyến đập, từ trên xuống dưới các thành tạo đất đá được phân chia theo mức độ phong
hóa của đá gốc:
- Bồi tích (apQ): Phân bố khu vực lòng suối khu nhà máy thành phần chủ yếu là
sạn sỏi lẫn cuội kết cấu xốp đến chặt vừa, được xác định tại lỗ khoan nhà máy
có chiều dày 2.0m. Lớp phân bố cục bộ.
- Đới sườn tàn tích (edQ): Phân bố hầu hết ở khu vực dự án, Căn cứ vào hình trụ
hố khoan và trụ hố đào cho thấy bề dày đới sườn tàn tích tương đối mỏng trung
bình 1,5-2,2m. Thành phần là sét, xám nâu, xám vàng, trạng thái dẻo cứng.
- Đới phong hóa hoàn toàn (IA1): Sét, sét pha màu xám nâu, xám vàng trạng thái
dẻo mềm đến dẻo cứng, đây là sản phẩm của hóa phong hóa mãnh liệt. Trong
lớp tiến hành đổ nước thí nghiệm 2 lần cho kết quả trung bình Ktb = 0.804
m3/ngđ
- Đới đá phong hoá mạnh (IA2): Thành phần là đá granit, màu xám nâu, xám
đen bị phong hóa mạnh thành đá có màu xám nâu lẫn xám trắng, xám đen lẫn
xám. Đá mềm yếu nõn khoan lấy được dưới dạn bòn mảnh. Kết quả đổ nước
ngoài hiện trường lớp (IA2) cho hệ số thấm trung bình Ktb= 2.119 (m3/ngđ)
- Đới đá phong hoá trung bình (IB): Thành phần là đá granit, hoá màu xám nâu,
xám đen bị phong hóa vừa. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc thô, Các đá granit này
thường bị các mạch calcit thứ sinh xuyên cắt gây tái kết tinh yếu. Đá có độ
cứng trung bình, TCR tại hố khoan SCTĐ1và SCTĐ2 trung bình đạt 80%.
RQD=45%. Kết quả đổ nước ngoài hiện trường lớp (IB) cho hệ số thấm trung
bình Ktb= 2.31 (m3/ngđ)
- Đới đá phong hóa nhẹ (IIA): Gặp ở vị trí hố khoan tại tim đập. Thành phần là
đá granit, màu xám xanh, xám đen. Đá có cấu tạo khối, kiến trúc hạt thô. Các
đá granit này thường bị các mạch thạch anh thứ sinh xuyên cắt gây tái kết tinh
yếu. Đá cứng chắc, RQD đạt từ 82-85%. Kết quả ép nước lớp (IIA) cho hệ số
thấm trung bình Ktb=7.3x10-4 (cm/s)
2.2.6 Chỉ tiêu cơ lý kiến nghị
Các chỉ tiêu cơ lý kiến nghị với đất nền:
Bảng 2-2: Bảng chi tiêu cơ lý kiến nghị với đất nền
Viện Công nghệ năng lượng -21-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Tên lớp Kiến nghị giá trị tính toán


Giái trị thí nghiệm ở trạng thái tự nhiên Giá trị trạng thái bão hòa
Dung trọng Lực dính Góc ma sát Dung trọng Lực dính Góc ma sát
γw(g/cm3) Ctc (kg/cm2) φ (độ) γwbh(g/cm3) Ctc (kg/cm2) φ (độ)
Kiến nghị giá trị tính toán tuyến đập
edQ 1.87 0.242 15°28' 1.91 0.205 12°12'
IA1 2.0 0.277 15°45' 2.02 0.35 13°32'
Kiến nghị giá trị tính toán bể áp lực
edQ 1.92 0.189 13°43' 1.98 0.168 11°24'
IA1 1.86 0.13 10°27' 1.90 0.115 9°48'
Kiến nghị giá trị tính toán nhà máy

IA1 1.85 0.23 15°36' 1.89 0.21 14°11'


- Đối với đá nền.
Bảng 2-3: Bảng chi tiêu cơ lý kiến nghị với đá nền
Cường độ kháng nén Cường độ kháng cắt
Tên Khi báo
lớp Khi khô Lực dính (c) Góc ma Lực dính (c) Góc ma sát
hòa
(kg/cm2) (kg/cm2) sát (Ø) (kg/cm2) (Ø)
(kg/cm2)
Kiến nghị giá trị tính toán tuyến đập
IB 454.7 368.5 63.1 37°09' 58.6 36°10'
IIA 785.4 610.5 66.95 38°14' 60.47 36°19'
Kiến nghị giá trị tính toán bể áp lực
IB 489.6 367.2 66.2 37°12' 59.1 35°48'
IIA 775.4 697.9 67.9 38°22' 59.1 36°49'
Kiến nghị giá trị tính toán nhà máy
IB 510.2 398.0 63.7 36°46' 57.4 35°23'
2.2.7 Khoáng sản
Hiện tại trong khu vực lòng hồ không có điểm khoáng sản nào được đăng ký.
Trong quá trình khảo sát và thăm dò địa chất phục vụ cho công trình không phát hiện
được dấu hiệu của khoáng sản ở khu vực lòng hồ.
2.3 ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
2.3.1 Đặc điểm lưu vực
Lưu vực suối Chùng nằm hoàn toàn trong huyện Quang Bình với đặc điểm địa
hình và khí hậu vùng này đã hình thành lên mạng lưới sông suối khá dày. Nhánh sông
chính dài nhất là 4,1 km. Các nhánh nhỏ có độ dài khoảng 0,85km÷2,5 km. Mật độ lưới
sông khoảng 0,61 km/km2. Mạng lưới sông suối ở khu vực tương đối dày.
2.3.2 Mức độ nghiên cứu khí tượng thủy văn
1. Các trạm khí tượng
Viện Công nghệ năng lượng -22-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Trong và lân cận lưu vực có 4 trạm khí tượng-thủy văn và 3 trạm thủy văn. Thời
gian và các yếu tố quan trắc ở từng trạm được trình bày trong bảng 2.5 và bảng 2.6.
Bảng 2-4: Danh mục các trạm khí tượng và trạm đo mưa
Thời kỳ quan Tọa độ địa lý
Tên trạm Yếu tố đo đạc
trắc Kinh độ Vĩ độ
Hà Giang 1957-2019 104,9686 22,8157 X, T°n, U, ZP
Bắc Quang 1961-2019 104.8755 22.4961 X, T°n, U, ZP
Hoàng Su Phì 1961-2019 104,6852 22,7490 X, T°n, U, ZP
Vĩnh Yên 1961-2020 104,4686 22,3657 X, T°n, U, ZP
Trong đó:
T0 n : Nhiệt độ không khí (0C) X : Lượng mưa (mm)
U : Độ ẩm tương đối. (%) ZP : Bốc hơi (mm)
V : Tốc độ gió (m/s)
2. Các trạm thủy văn
Bảng 2-5: Các trạm thủy văn trong khu vực
Yếu tố quan Thời gian
TT Tên Trạm Sông
trắc quan trắc
1 Vĩnh Tuy Sông Lô H, X 1971 ÷ nay
2 Bắc Quang Sông Lô H, X 1960 ÷ nay
3 Đạo Đức Sông Lô Q, R, H, X 1975 ÷ nay
4 Vĩnh Yên Nghĩa Đô H, X 1961 ÷ 2020
Trong đó:
Q: Lưu lượng nước (m3/s)
H: Mực nước (cm)
ρ: Độ đục (g/m3)
Lưu vực Suối Chùng là một lưu vực nhỏ, trên lưu vực không có trạm khí tượng,
thủy văn, đo mưa. Ở lân cận lưu vực có các trạm khí tượng và đo mưa trong đó thời gian
quan trắc dài và số liệu có độ tin cậy cao như trạm Vĩnh Yên, Hà Giang, Bắc Quang,
Hoàng Su Phì,... Các số liệu đo đạc từ các trạm này đã được thuy thập đầy đủ. Báo cáo sẽ
đánh giá về khả năng áp dụng các số liệu này trong việc phân tích các đặc điểm về khí
tượng thủy văn khu vực dự án trong phần tiếp theo.
2.3.3 Đặc trưng khí hậu
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm ở các trạm trong suốt thời gian quan trắc dao động trong
khoảng từ 22,8°C÷32,4°C, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động trong
khoảng từ 1,5°C ÷ 36,6°C. Tại trạm Vĩnh Yên, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ quan trắc
là 23,9°C.
2. Độ ẩm không khí

Viện Công nghệ năng lượng -23-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Độ ẩm không khí trung bình năm trong vùng dao động trong khoảng từ
81,585,5% và trung bình năm khoảng 83,6% tại trạm Hà Giang. Tại trạm Bắc Quang độ
ẩm không khí trung bình năm trong vùng dao động trong khoảng từ 82,386,2% và trung
bình năm khoảng 83,8% và trạm Vĩnh Yên có trung bình năm đạt 78,6%. Trong khu vực
có mùa khô từ tháng II đến tháng V độ ẩm tương đối trung bình tháng từ 80,7÷83,4%.

Bảng 2-6: Bản đồ mạng lưới sông suối và trạm KTTV


3. Chế độ gió
Hướng gió thịnh hành chung trên toàn khu vực là hướng Nam và Đông Nam.
Trong năm phân biệt hai mùa gió, gió mùa Đông từ tháng XI đến tháng IV thịnh hành gió
mùa Đông Bắc và gió Bắc mang không khí lạnh và khô ít có mưa. Gió mùa hạ từ tháng V
đến tháng X thịnh hành gió Đông Nam và Đông mang nhiều hơi ẩm, tạo ra kiểu thời tiết
nóng và ẩm.
Do ảnh hưởng của địa hình nên tốc độ gió trên lưu vực sông nhỏ hơn so với đồng
bằng. Tốc độ gió trung bình nhiều năm quan trắc ở trạm khí tượng Hà Giang là 4,5 m/s,
trạm Bắc Quang 3,02m/s và trạm Vĩnh Yên là 5,5m/s.
4. Mưa

Viện Công nghệ năng lượng -24-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Chế độ mưa trên lưu vực liên quan chặt chẽ với gió mùa, còn lượng mưa được quy
định đáng kể bởi địa hình và biến đổi theo không gian và theo thời gian. Lượng mưa năm
phân bố không đồng đều trên lưu vực suối Chùng được thể hiện như sau:
Theo số liệu tính toán và thu thập được cho thấy lượng mưa trung bình năm khá
lớn, theo không gian lượng mưa năm biến động từ khoảng 2488,6 mm tại trạm Vĩnh Yên
đến 4689,4 mm tại trạm Bắc Quang.
Trong năm được phân ra làm 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa: Kéo dài từ cuối tháng V đến đầu và giữa tháng IX, mùa mưa trùng với
thời kỳ hoạt động của hoàn lưu mùa hạ, dưới ảnh hưởng của khối không khí nóng ẩm,
cộng với những nhiễu động khí quyển như dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới, giữa
mùa hạ thường gây ra mưa lớn. Lượng mưa trong mùa mưa có thể chiếm tới 75% đến
85% lượng mưa của cả năm, ba tháng có lượng mưa lớn nhất là các tháng V, VI và VII.
Với những trận mưa có cường độ lớn, thời gian mưa liên tục dễ gây ra lũ lụt ảnh hưởng
cuộc sống sinh hoạt và các hoạt động xã hội của người dân trong lưu vực.
Trong thời gian quan trắc đã ghi nhận được lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Hà
Giang là 1070 mm xuất hiện vào ngày 4/VII/1995, Bắc Quang là 427mm vào ngày
29/VI/1999, hay tại trạm Hoàng Su Phì là 302,9 mm vào ngày 29/VII/1986.
Mùa khô: Bắt đầu từ tháng X đến tháng IV năm sau. Mùa khô có gió mùa Đông
Bắc hanh và khô lạnh ít có mưa. Trong thời kỳ này mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa
phùn đem lại lượng mưa hạn chế chỉ chiếm từ 15% đến 25% lượng mưa của cả năm.
Những tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng XII, tháng I, tháng II và tháng III.
Lượng mưa trung bình lưu vực công trình thuỷ điện Suối Chùng được tính theo cả
hai phương pháp thông dụng: Phương pháp bản đồ đẳng trị mưa và Phương pháp bình
quân có trọng số - đa giác Theissen. TVTK lựa chọn kết quả tính toán mưa bình quân lưu
vực theo phương pháp bản đồ đẳng trị và kết quả là Xo = 3057,5 mm cho kết quả tin cậy
và phù hợp hơn.
5. Bốc hơi lưu vực
Các trạm khí tượng thường đo lượng bốc hơi bằng ống Piche. Tương ứng với đặc
điểm của chế độ nhiệt ẩm, lượng bốc hơi trên khu vực cũng biến đổi rõ rệt theo mùa và
theo độ cao địa hình. Ở trạm khí tượng Hà Giang tổng lượng bốc hơi trung bình tháng lớn
nhất nhiều năm là 97,7 mm vào tháng V, tổng lượng bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất
nhiều năm là 47,1 mm vào tháng I. Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng lớn nhất nhiều
năm quan trắc được tại trạm Bắc Quang là 68,4 mm vào tháng V, tổng lượng bốc hơi
trung bình tháng nhỏ nhất nhiều năm là 34,5 mm vào tháng I. Trong khi đó tổng lượng
bốc hơi trung bình tháng lớn nhất nhiều năm tại trạm Vĩnh Yên là 94,9 mm xuất hiện vào
tháng V, tổng lượng bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất nhiều năm là 52,9 mm vào tháng
II.
2.3.4 Dòng chảy năm thiết kế

Bảng 2-7: Đặc trưng dòng chảy năm ứng với P% tại tuyến CT Suối Chùng
Qo Mo Giá trị theo tần suất P%
Đặc trưng Cv Cs
(m3/s) (l/s/km2) 10% 15% 20% 50% 80% 85% 90% 95%

Viện Công nghệ năng lượng -25-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Q (m3/s) 0,75 71,23 0,24 0,62 0,99 0,93 0,89 0,73 0,59 0,57 0,53 0,49

W (106m3) 23,65 31,22 29,33 28,07 23,02 18,61 17,98 16,71 15,45

Bảng 2-8: Kết quả duy trì lưu lượng ngày đêm tại tuyến đập Suối Chùng
P% Q (m3/s) P% Q (m3/s) P% Q (m3/s) P% Q (m3/s)
1 7,41 26 2,57 51 0,93 76 0,34
2 7,11 27 2,46 52 0,89 77 0,32
3 6,83 28 2,37 53 0,86 78 0,30
4 6,55 29 2,27 54 0,82 79 0,29
5 6,29 30 2,18 55 0,79 80 0,28
6 6,05 31 2,10 56 0,76 81 0,27
7 5,80 32 2,02 57 0,73 82 0,26
8 5,57 33 1,93 58 0,70 83 0,26
9 5,34 34 1,85 59 0,67 84 0,25
10 5,13 35 1,78 60 0,64 85 0,23
11 4,93 36 1,71 61 0,62 86 0,22
12 4,73 37 1,64 62 0,60 87 0,21
13 4,55 38 1,57 63 0,57 88 0,21
14 4,36 39 1,51 64 0,55 89 0,20
15 4,18 40 1,45 65 0,53 90 0,19
16 4,02 41 1,39 66 0,50 91 0,19
17 3,86 42 1,34 67 0,48 92 0,18
18 3,70 43 1,29 68 0,47 93 0,16
19 3,56 44 1,23 69 0,45 94 0,16
20 3,42 45 1,18 70 0,43 95 0,15
21 3,28 46 1,14 71 0,41 96 0,15
22 3,15 47 1,09 72 0,40 97 0,14
23 3,02 48 1,04 73 0,37 98 0,14
24 2,91 49 1,01 74 0,36 99 0,13
25 2,79 50 0,96 75 0,35 100 0,13
2.3.5 Dòng chảy lũ thiết kế

Bảng 2-9: Lưu lượng lớn nhất thiết kế tại tuyến công trình Suối Chùng
QmaxP (m3/s)
Tuyến
0,1% 0,2% 0,5% 1,0% 1,5% 2,0% 5,0% 10,0%

Viện Công nghệ năng lượng -26-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Tuyến Đập 206,91 178,26 168,48 133,85 103,84 101,48 70,005 43,18
Nhà máy 261,6 225,4 213,03 203,05 157,56 153,96 106,2 65,51
2.3.6 Dòng chảy lũ thi công
Bảng 2-10: Kết quả Qmax mùa thi công thủy điện Suối Chùng
Tháng X XI XII I II III IV V X-V
1. Tuyến Đập
Q5% (m3/s) 11,24 9,52 6,63 5,66 5,93 7,75 7,88 18,57 18,5
Q10% (m3/s) 9,63 7,87 5,09 4,76 4,75 6,36 6,73 15,42 15,4
2. Tuyến NM
Q5% (m3/s) 17,06 14,4 10,1 8,6 9,0 11,8 12,0 28,2 28,1
Q10% (m3/s) 14,62 11,9 7,7 7,2 7,2 9,6 10,2 23,4 23,4
2.3.7 Dòng chảy môi trường
* Dòng chảy môi trường tối thiểu: Giá trị dòng chảy môi trường tối thiểu nằm
trong khoảng từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình 3 tháng kiệt nhất theo
Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT ngày 22/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
“Quy định về xác định dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập
dâng”.
Theo Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT quy định về xác định dòng chảy tối thiểu
trên sông, suối và hạ lưu các hồ chứa, đập dâng. Theo khoản 2 điều 4:
Dòng chảy tối thiểu trên sông, suối và hạ lưu hồ chứa được xác định phải nằm
trong phạm vi từ lưu lượng tháng nhỏ nhất đến lưu lượng trung bình của 3 tháng nhỏ nhất
(m³/s).
Trường hợp có yêu cầu khác, thì phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 3 Điều
này để xác định giá trị dòng chảy tối thiểu tại từng vị trí, nhưng mức tăng tối đa không
vượt quá lưu lượng trung bình mùa cạn và phải phù hợp với khả năng thực tế của nguồn
nước, tăng hiệu lực vận hành điều tiết nước của hồ chứa; mức giảm tối đa không vượt
quá 50% lưu lượng tháng nhỏ nhất, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cấp nước, an sinh xã hội.
Do sự đồng nhất về mặt khí hậu của khu vực suối Chùng và Hà Giang nên những
tháng mùa kiệt bắt đầu từ tháng 11 cho đến hết tháng 4 năm sau. Do vậy, những tháng có
lưu lượng nhỏ nhất thường rơi vào những tháng 2, 3, 4 trong năm. Sử dụng chuỗi số liệu
tính toán của trạm Đạo Đức đã tính toán giá trị dòng chảy môi trường tối thiểu là 0,1 m3/s
(chi tiết xem báo cáo điều kiện khí tượng thủy văn).
2.3.8 Quan hệ lòng hồ
Quan hệ lòng hồ Suối Chùng được đo đạc và cho trong bảng sau.

Bảng 2-11: Bảng quan hệ lòng hồ Suối Chùng


Z (m) 420 421 422 423 424 425 426 427 428 429
F (103m2) 0,000 0,094 0,552 1,233 1,868 2,850 3,609 3,985 4,363 4,896

Viện Công nghệ năng lượng -27-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

V (106 m3) 0,000 0,000 0,000 0,001 0,003 0,005 0,008 0,012 0,016 0,021
Z (m) 430 431 432 433 434 435 436 437 438 439
3 2
F (10 m ) 5,533 6,027 6,519 7,083 7,642 8,178 8,858 9,639 10,339 11,042
V (106 m3) 0,026 0,032 0,038 0,045 0,052 0,060 0,069 0,078 0,088 0,099
Z (m) 440 441 442 443 444 445
F (103m2) 11,758 12,482 13,235 14,178 15,056 15,951
6 3
V (10 m ) 0,110 0,122 0,135 0,149 0,163 0,179
2.3.9 Quan hệ hạ lưu nhà máy
Đường quan hệ lưu lượng với mực nước tại hạ lưu tuyến đập và tuyến nhà máy
được tính theo công thức thuỷ lực:
1
Q   R 2 / 3 J 1/ 2
n
Trong đó:
- , R là diện tích và bán kinh thuỷ lực mặt cắt ngang sông tại kênh xả hạ lưu
tuyến nhà máy.
- n là độ nhám lòng sông.
- J độ dốc mặt nước trong kênh xả.
Quan hệ hạ lưu tuyến nhà máy cho trong bảng sau:
Bảng 2-12: Bảng quan hệ hạ lưu tuyến nhà máy thủy điện Suối Chùng
Q (m3/s) - 214.13 901.44 2035.02 3591.69 5546.70 7908.75
Zhl (m) 105.0 107.0 109.0 111.0 113.0 115.0 117.0
2.4 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
Huyện Quang Bình (Hà Giang) được thành lập theo Nghị định số 146/NĐ-CP
ngày 01-12-2003 của Chính phủ; chính thức công bố thành lập ngày 24-12-2003 trên cơ
sở tách từ 12 xã của huyện Bắc Quang: Bản Rịa, Yên Thành, Yên Bình, Bằng Lang,
Xuân Giang, Nà Khương, Yên Hà, Tiên Yên, Hương Sơn, Tân Trịnh, Vĩ Thượng, Tân
Bắc, 2 xã thuộc huyện Hoàng Su Phì: Tiên Nguyên, Xuân Minh và 1 xã thuộc huyện Xín
Mần: Tân Nam. Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm 14 xã và 1 thị trấn, 135
thôn, tổ dân phố; tổng diện tích tự nhiên 79.188,04 ha, dân số trên 60 nghìn người, với 12
dân tộc anh em. Đảng bộ huyện có 65 chi bộ, đảng bộ trực thuộc với trên 5.300 đảng
viên.
2.4.1 Kết quả phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang GĐ 2011-2015
1. Về phát triển kinh tế
a) Sản xuất nông lâm nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ, Tỷ trọng ngành chăn nuôi
chiếm 26,5%, tăng thêm trên 4%; tổng sản lượng lương thực đạt trên 39 vạn tấn, đạt 97,5% kế
hoạch; bình quân lương thực đạt 484 kg/người/năm; giá trị sản phẩm lên trên 41 triệu đồng/ha
đất canh tác. Công tác tổ chức lại sản xuất đạt kết quả tốt. Đã trồng được 64.398 ha rừng, đạt
99% mục tiêu; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54,4%. Nuôi trồng thủy sản đã có sự phát triển, nhiều
loài thủy sản đặc trưng được nuôi trồng, bảo tồn và được chuyển giao mở rộng sản xuất.

Viện Công nghệ năng lượng -28-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Chương trình xây dựng Nông thôn mới được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt, có
trọng điểm với cách nhiều cách làm sáng tạo; 100% xã hoàn thành quy hoạch xây dựng
NTM; Đến hết năm 2015 có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Những thành tựu trên sẽ là động lực rất lớn, để tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần
đoàn kết, tự lực, tự cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong các năm
tiếp theo.
b) Về lĩnh vực công nghiệp - thủ công nghiệp đã có sự phát triển nhanh, giá trị sản xuất
công nghiệp (giá thực tế) năm 2015 đạt 3.416 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, vượt
trên 85% so với mục tiêu. Hệ thống lưới điện nông thôn tiếp tục được đầu tư, tỷ lệ hộ được sử
dụng điện toàn tỉnh đạt 83,1%. Công tác khuyến nông, dạy nghề, cấy nghề được quan tâm;
tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 28 làng nghề được công nhận, đạt 100% KH.
c) Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ
năm 2015 ước đạt trên 6.447 tỷ đồng, tăng trên 2,5 lần so với năm 2010,vượt 40,2% so với
KH. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu ước đạt 1.432 triệu USD; cửa khẩu
quốc gia Thanh Thủy được nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế; công tác quy hoạch các cặp cửa
khẩu được thực hiện theo đúng lộ trình.
Du lịch phát triển cả về quy mô, chất lượng, tạo tiền đề để xây dựng Hà Giang
từng bước trở thành một trong những trung tâm du lịch quốc gia. Lượng khách du lịch
đến Hà Giang tăng mạnh, bình quân trên 20%/năm, tổng thu từ khách du lịch tăng bình
quân hằng năm trên 25%.
d) Tài chính, tín dụng, thu hút vốn đầu tư tăng trưởng khá, năm 2015 đạt 1.666,6 tỷ
đồng (tăng 37,8% so năm 2010), vượt 22,9% KH. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong
5 năm đạt trên 24.680 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân hàng
năm 20%.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng được đảm bảo, tổng nguồn vốn huy động năm
2015 ước đạt 12.600 tỷ đồng, trong đó tại địa phương đạt 6.593 tỷ đồng (tăng 175% so
với năm 2010); tổng dư nợ ước đạt 12.041 tỷ đồng (tăng 107%), nợ xấu ở mức dưới 1 %
tổng dư nợ. Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả.
e) Công tác quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đẩy
mạnh; Đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương
và một số quy hoạch ngành. Đến nay 100% số xã trong tỉnh có đường ô tô đến trung tâm;
89,2% các thôn có đường đi được xe cơ giới. 100% các xã có trường học trung tâm, trạm y tế
được đầu tư xây dựng kiên cố. Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư xây dựng quy mô 500
giường bệnh; các huyện lỵ và khu vực đông dân cư có bệnh viện đa khoa, phòng khám đa
khoa khu vực; trang thiết bị y tế từng bước được đầu tư tiên tiến, hiện đại.
- Hoạt động của các thành phần kinh tế được tăng cường, hoàn thành đề án sắp
xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước từ 2012 trở về trước. Đến cuối năm 2015,
toàn tỉnh có 1.320 doanh nghiệp ngoài nhà nước. Toàn tỉnh hiện có 770 hợp tác
xã và 6.345 tổ hợp tác, quy mô và hình thức tổ chức hoạt động sản xuất có sự
đổi mới, hiệu quả, một số mô hình đã được nhân rộng.
- Công tác quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ được quan tâm và đổi mới
về nội dung và hình thức quản lý. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường được thực hiện nghiêm túc. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tài
nguyên thiên nhiên được chú trọng, quản lý chặt chẽ hơn, nhất là tài nguyên

Viện Công nghệ năng lượng -29-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

khoáng sản. Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được triển
khai tích cực, góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
2. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội
a) Giáo dục và đào tạo tiếp tục được nâng cao chất lượng, 100% xã, phường, thị trấn
được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, 100% các xã
có trường học trung tâm được đầu tư xây dựng kiên cố. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây
dựng xã hội học tập được đẩy mạnh. Hoạt động hợp tác, liên kết đào tạo được thực hiện
có hiệu quả.
b) Công tác Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ, chất lượng các dịch
vụ y tế được nâng lên; có 67,7% số xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, vượt 5% KH. Tỷ lệ
tăng dân số được kiểm soát, mức tăng tự nhiên giảm còn 1,62%; hàng năm trên 97% trẻ em
dưới 1 tuổi được uống và tiêm vắc xin; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 22,1%.
c) Hoạt động Văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông đã có chuyển biến mạnh mẽ.
Chương trình về phát triển văn hóa gắn với du lịch sinh thái, lịch sử... được quan tâm. Hệ
thống bưu chính viễn thông phát triển mạnh; ứng dụng công nghệ thông tin có bước đột
phá. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%; thuê bao điện thoại đạt 70 máy/100
người; Internet đạt 5 thuê bao/100 người...
d) Công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và an sinh xã hội được chú
trọng; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 41,8% năm 2010 xuống còn 18,1% năm 2015. Trong 5
năm qua đã giải quyết việc làm cho trên 79 nghìn lao động, đạt 105,4% KH; Tổ chức dạy nghề
cho trên 87 nghìn người, tăng 16,3% so với KH; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 30% năm
2010 lên 46% năm 2015. Chế độ, chính sách cho các đối tượng được đảm bảo, các phong
trào “đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động từ thiện đi vào thực chất và hiệu quả. Các quyền cơ bản
của trẻ em được đảm bảo, chính sách bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ được quan tâm.
e) Công tác cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, giải quyết khiếu nại tố cáo được triển khai quyết liệt; Tỉnh đã thành lập TT
hành chính công của Tỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực
hiện các thủ tục hành chính công. Tập trung giải quyết cơ bản các vụ việc khiếu kiện phức tạp,
kéo dài.
f) Quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội,
di cư tự do được kiềm chế; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, bảo vệ vững
chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia, biên giới ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển; thực hiện
có hiệu quả chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; công tác tư pháp có chuyển biến
tích cực, đời sống pháp luật của nhân dân được nâng lên.
Quan hệ kinh tế đối ngoại có bước phát triển khá, đã vận động, tiếp nhận 44 dự án
viện trợ phi chính phủ nước ngoài, tổng kinh phí cam kết và giải ngân trên 244 tỷ đồng.
Tích cực, chủ động vận động, thu hút các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ.
2.4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang GĐ 2016-2020
1. Mục tiêu
Đảm bảo triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;
tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng phát triển bền vững; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực
lãnh đạo phát triển kinh tế, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống

Viện Công nghệ năng lượng -30-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc
biệt khó khăn, có trình độ phát triển đạt mặt bằng chung của các tỉnh miền núi.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020:
a) Chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt tốc độ tăng bình quân 5 năm từ
8%/năm trở lên;
- Cơ cấu kinh tế: Thương mại - dịch vụ chiếm 42,1%, Công nghiệp - xây dựng
24,7%, Nông lâm nghiệp - thủy sản 28,6%, Thuế sản phẩm 4,6%;
- Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm;
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.500 tỷ đồng;
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 50.000 tỷ đồng;
- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) đạt 8.000 tỷ đồng;
- Giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt 880 triệu USD;
- Tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình
quân/ha đất canh tác hằng năm đạt 50 triệu đồng. Tỷ trọng chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp đạt 30%;
- Doanh thu du lịch, dịch vụ đạt 2.050 tỷ đồng;
- Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới là 38 xã (thêm 27 xã công
nhận mới);
b) Chỉ tiêu xã hội:
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%; tỷ lệ trường học đạt
chuẩn quốc gia 30%;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%; 100% số xã đạt chuẩn Bộ tiêu chí Quốc gia về
y tế và đạt 10,5 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 98,2%;
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm đạt trên 4%;
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%, trong đó qua đào tạo nghề 45%;
- Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 94,4%;
c) Chỉ tiêu về môi trường:
- Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch đạt 90%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86%.
- Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom đạt 90%.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58% trở lên.
d) Chỉ tiêu về lĩnh vực nội chính:
- Công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng (1,2,3,4)
là 19.176 lượt người;
- Hàng năm giảm số vụ tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người
chết, số người bị thương là 5%;
- Giảm tai tệ nạn xã hội đạt 12% so với năm 2015 về số đối tượng vi phạm/1.000
dân.
2.4.3 Mục tiêu phát triển KTXH huyện Quang Bình GĐ 2016-2020
Viện Công nghệ năng lượng -31-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Huyện Quang Bình (Hà Giang) được thành lập theo Nghị định số 146/NĐ-CP
ngày 01-12-2003 của Chính phủ; chính thức công bố thành lập ngày 24-12-2003. Toàn
huyện có 15 xã, thị trấn, 135 thôn, tổ dân phố; tổng diện tích tự nhiên 79.188,04 ha, dân
số trên 60 nghìn người, với 12 dân tộc anh em
Theo quyết định số 4625 của UBND huyện Quang Bình ngày 24/12/2018 về việc
giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội năm 2019. Mục tiêu các chỉ tiêu kinh tế
xã hội của huyện Quang Bình là:
- Tổng thu ngân sách đạt trên 83,35 tỷ đồng;
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) đạt 664,0 tỷ đồng;
- Giá trị sản phẩm thu hoạch/1ha cây trồng hàng năm đạt 66,9 triệu đồng
- Tỷ trọng chăn nuôi /Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 39%;
- Sản lượng lương thực bình quân đầu người duy trì 650kg
- Giá trị sản xuất Công nghiệp – TCN-XDCB đạt 649,0 tỷ đồng;
- Giá trị thương mại, dịch vụ đạt 670 tỷ đồng;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 1.626 tỷ đồng;
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,28%
- Số lao động được tạo việc làm hàng năm 1500 người
- Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới: 1
- Số trường đạt chuẩn quốc gia: 1
- Tỷ lệ trạm y tế xã, TT có bác sỹ thường trú: 100%
2.5 HIỆN TRẠNG CẤP ĐIỆN VÀ HỆ THỐNG LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC
2.5.1 Hiện trạng cấp điện
1. Các nguồn thủy điện
Trên địa bàn tỉnh hiện có 22 NMTĐ đang phát điện lên lưới. Trong đó, 8 NMTĐ
phát lên lưới cao áp với tổng công suất đặt là 307MW và 14 NMTĐ phát lên lưới trung
áp với tổng công suất đặt là 55,85MW. Tổng sản lượng điện năm 2014 của 22 NMTĐ
này đạt trên 1.458 triệu kWh. Danh sách các NMTĐ hiện có trên địa bàn tỉnh được nêu ở
bảng 2.13. Ngoài ra, trên địa bàn có 11 NMTĐ đang xây dựng.
Bảng 2-13: Danh mục các NMTĐ hiện có trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số tổ Công Điện năng
Địa điểm Nối lưới
TT Tên các NMTĐ máy suất đặt phát 2014
(Huyện, thị)
(tổ) (MW) (kV) (MWh)
I Nối lưới cao thế 306 1.241.237
1 Nho Quế III Mèo Vạc 2 110 220kV 455.205
2 Thái An Vị Xuyên 2 84 220kV 407.288
3 Sông Miện 5A Vị Xuyên 2 8 110kV 20.500
4 Thanh Thủy Vị Xuyên 3 9 110kV 34.096
5 Sông Miện 5 Vị Xuyên 2 20 110kV 92.508

Viện Công nghệ năng lượng -32-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Số tổ Công Điện năng


Địa điểm Nối lưới
TT Tên các NMTĐ máy suất đặt phát 2014
(Huyện, thị)
(tổ) (MW) (kV) (MWh)
6 Nậm Ngần Vị Xuyên 2 13,5 110kV 55.350
7 Sông Bạc Bắc Quang 2 42 110kV 165.980
8 Sông Chừng Quang Bình 3 19,5 110kV 10.310
II Nối lưới trung thế 55,35 215.378
1 Séo Hồ Đồng Văn 2 0,5 35kV 1.497
2 Bó Củng Bắc Mê 1 0,25 35kV 265
3 304 Vị Xuyên 2 0,5 22kV 1.736
4 Bát Đại Sơn Quản Bạ 2 6 35kV 23.454
5 Suối Sửu 1 Vị Xuyên 2 3,2 35kV 16.559
6 Suối Sửu 2 Vị Xuyên 3 2,4 35kV
7 302 Vị Xuyên 2 0,5 22kV 2.072
8 Nậm Má Vị Xuyên 2 3,2 22kV 12.271
9 Việt Lâm Vị Xuyên 2 0,9 35kV 4.079
10 Nậm Mu Bắc Quang 3 12 35kV 68.108
11 Nậm An Bắc Quang 2 6 35kV 19.804
12 Thác Thúy Bắc Quang 4 2,4 22kV 11.142
13 Bản Rịa Quang Bình 3 2 35kV 6.948
14 Sông Chẩy 5 Xín Mần 2 16 35kV 48.940
Tổng 1.456.615
(Nguồn: Công ty điện lực tỉnh Hà Giang)
2. Nguồn Dieszel
Hiện tại các tổ máy phát Diezel trên địa bàn tỉnh chủ yếu làm nhiệm vụ phát dự
phòng. Theo thống kê của điện lực tỉnh Hà Giang hiện còn 1 tổ máy Diezel đặt tại Thành
phố Hà Giang. Sản lượng phát của Diezel lên lưới điện năm 2010 là 9.739 kWh, năm
2011 là 4.450 kWh.
3. Nguồn mua điện từ Trung Quốc
Hệ thống điện Việt Nam mua điện từ Trung Quốc ở hai cấp điện áp:
Điện áp 110kV qua đường dây 110kV mạch kép từ cửa khẩu Thanh Thủy đến
trạm 110kV Hà Giang, dây dẫn AC-240 dài 20,8km. Theo thoả thuận mua bán điện giữa
Việt Nam và Trung Quốc, tổng công suất truyền tải trên đường dây mạch kép từ Thanh
Thủy về 110kV Hà Giang không được vượt quá 110MW.
Điện áp 220kV qua đường dây 220kV mạch đơn chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy
đến trạm cắt 220kV Hà Giang, dây dẫn ACSR-2x330 dài 20km. Theo thoả thuận mua

Viện Công nghệ năng lượng -33-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

bán điện giữa Việt Nam và Trung Quốc, công suất truyền tải trên đường dây mạch đơn từ
Thanh Thủy về trạm cắt 220kV Hà Giang không vượt quá 250MW.
Tuy nhiên, năm 2010, hệ thống điện Việt Nam thiếu điện nghiêm trọng nên công
suất truyền tải trên các đường dây mua từ Trung Quốc có thời điểm lớn hơn công suất đã
thoả thuận. Đường dây 110kV lên đến 130MW-vượt 118%, đường dây 220kV lên đến
412MW-vượt 165%.
2.5.2 Hệ thống lưới điện 220KV
1. Trạm biến áp 220kV
Trạm 220kV Thuận Hòa – 1x160MVA – 110/220kV đặt tại huyện Vị Xuyên, có
nhiệm vụ tiếp nhận điện phát từ NMTĐ Thái An (công suất 2x41MW) phát lên lưới
220kV.
Trạm 220kV Hà Giang – 1x125MVA– 220/110kV, nằm trên địa bàn TP Hà
Giang, nhận điện từ thủy điện Thái An và nguồn điện nhập khẩu của Trung Quốc, là trạm
nguồn 220kV duy nhất cấp điện cho phụ tải của tỉnh. Pmax trạm đạt 95,2MW, mang tải
80,17%. Thông số và tình hình vận hành các trạm 220kV như sau:
Bảng 2-14: Thông số và tình hình vận hành các TBA 220kV

Máy biến áp Sđm Điện áp Pmax Mang tải


TT Tên trạm
(MVA) (kV) (MW) (%)
1 Hà Giang T1 125 220/110/22 95,21 80,17%
2 Thuận Hòa T1 160 110/220
(Nguồn: Chi nhánh lưới điện cao thế Hà Giang)
2. Các tuyến đường dây 220kV
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có các tuyến đường dây 220kV như sau:
Đường dây 220kV MaLuTang (Trung Quốc) – Hà Giang là đường dây mạch kép,
dây dẫn ACSR-2x300 chiều dài 2x38km, truyền tải điện nhập khẩu từ Trung Quốc đến
trạm 220kV Hà Giang, Pmax =188MW, mang tải 35,65%;
Đường dây 220kV Hà Giang – Thuận Hòa, dây dẫn ACSR-300 chiều dài 16,5km,
truyền tải công suất của NMTĐ Thái An đến trạm 220kV Hà Giang, Pmax=84MW, mang
tải là 30,14%;
Đường dây 220kV Hà Giang – Thái Nguyên bao gồm 2 lộ:
Lộ 273 – Hà Giang: dây dẫn AC-400 chiều dài 267,5km, Pmax=185MW, mang tải
59,04%;
Lộ 274 – Hà Giang: dây dẫn AC-400 chiều dài 227,7km, Pmax=164MW, mang tải
47,59%.
Bảng 2-15: Thông số và tình hình vận hành các đường dây 220kV
Số Chiều Pmax Mang tải
TT Tên tuyến dây Dây dẫn(mm2)
mạch Dài (km) (MW) (%)
1 Hà Giang - Thuận Hòa 1 ACSR-300 16,5 84 30,14%
2 Hà Giang – Thái Nguyên 1 AC-400 267,5 185 59,04%
3 Hà Giang – Thái Nguyên 1 AC-400 227,7 164 47,59%
Viện Công nghệ năng lượng -34-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Số Chiều Pmax Mang tải


TT Tên tuyến dây Dây dẫn(mm2)
mạch Dài (km) (MW) (%)
4 Hà Giang – Maguan 2 ACSR-2x300 38 188 35,65%
(Trung Quốc)
(Nguồn: Chi nhánh lưới điện cao thế Hà Giang)
2.5.3 Hệ thống lưới phân phối
1. Các trạm 110kV
Tính đến tháng 9/2015, tổng số TBA 110kV tỉnh Hà Giang có 8 trạm / 11 máy/
285MVA. Trong đó, có 4 trạm / 5 máy / 125MVA cấp điện cho phụ tải của tỉnh là các
trạm 110kV Hà Giang, Bắc Quang, Bình Vàng, Yên Minh; 04 TBA 110kV còn lại phục
vụ truyền tải công suất của các NMTĐ lên hệ thống 110kV bao gồm các trạm 110kV TĐ
Nậm Ngần, TĐ Sông Con 2, TĐ Thái An, TĐ Thanh Thủy.
Trạm 110kV Hà Giang (E22.1) 2x25MVA – 110/35/22kV đặt tại thành phố Hà
Giang, cấp điện cho thành phố Hà Giang, các huyện Bắc Mê, Quản Bạ và một phần lưới
điện huyện Vị Xuyên thông qua 05 lộ đường dây 35kV và 05 lộ đường dây 22kV, hiện
trạm vận hành đầy tải, tại tháng cao điểm, Pmax máy T2 có lúc vượt trên 100%.
- Trạm 110kV Bắc Quang (E22.3) 1x25MVA – 110/35/22kV đặt tại huyện Bắc
Quang, cấp điện cho phụ tải các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì và
Xín Mần thông qua 02 lộ đường dây 35kV và 02 lộ 22kV. Đây là trạm có bán kính
cấp điện lớn nhất tỉnh, hiện trạm đang vận hành đầy tải.
Trạm 110kV Yên Minh (E22.7) 1x25MVA – 110/35kV đặt tại huyện Yên Minh,
là TBA được XDM trong giai đoạn quy hoạch trước (vận hành năm 2012), cấp điện cho
phụ tải các huyện Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc thông qua 04 lộ đường dây 35kV.
Trạm hiện đang vận hành bình thường.
Trạm 110kV Bình Vàng (E22.27) 1x25MVA – 110/35/6kV đặt tại huyện Vị
Xuyên, là TBA được XDM trong giai đoạn quy hoạch trước, chủ yếu cấp điện chuyên
dùng cho phụ tải KCN Bình Vàng thông qua 02 lộ đường dây 35kV. Pmax trạm năm
2014 (khi Lò luyện Ban Mai hoạt động) đạt 12,2MW. Năm 2015, do nhiều phụ tải lớn
thuộc KCN Bình Vàng đang tạm dừng hoạt động nên trạm vận hành non tải.
Bảng 2-16: Thông số, tình hình vận hành các TBA 110k

Công suất Mang tải Pmax


TT Tên trạm Điện áp (kV)
(MVA) (MW)
1 Hà Giang (E22.1)
Máy T1 110/35/22 25 18,64 81,1%
Máy T2 110/35/22 25 23,53 102,3%
2 Bắc Quang (E22.3)
Máy T1 110/35/22 25 20,27 88,1%
3 Yên Minh (E22.7)
Máy T1 110/35 25 11,95 51,9%
4 Bình Vàng (E22.27)
Viện Công nghệ năng lượng -35-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Máy T1 110/35/6 25 3 )(*12,2) 13,0% (*53,0%)


(*Giá trị khi lò luyện Ban Mai hoạt động; Nguồn: Chi nhánh lưới điện cao thế Hà
Giang)
Như vậy, hiện tại các trạm 110kV Hà Giang và Bắc Quang đã đầy tải; Các trạm
110kV Bình Vàng và Yên Minh đã mang tải trên 50%. Giai đoạn tới, khi KCN Bình
Vàng và các phụ tải công nghiệp mới sẽ đi vào hoạt động, cần phải tính toán, bổ sung
thêm nguồn trạm 110kV nhằm đáp ứng đủ và ổn định cho phụ tải của tỉnh.
2. Các tuyến dây 110kV
Các tuyến đường dây 110kV cấp điện cho các trạm 110kV tỉnh Hà Giang bao
gồm: đường dây nhập khẩu điện từ Trung Quốc, các đường dây truyền tải điện từ NMTĐ
và các xuất tuyến sau trạm biến áp 220kV Hà Giang được thống kê trong bảng 2.17.
Bảng 2-17: Thông số, tình hình vận hành các tuyến dây 110kV
Số Chiều dài Pmax Mang
TT Tên tuyến dây Dây dẫn
mạch (km) (MW) tải
1 Maomaotiao (TQ)- Hà Giang 1 AC 240 27,70 10,3 9,3%
2 TĐ Thanh Thủy - Hà Giang 1 AC 240 20,80 9,6 10,4%

3 Nhánh rẽ (NR) Bình Vàng 1 AC 150 1,42 0,0 0,0%


4 Bắc Quang - Khánh Hòa 1 AC 150 37,23 49,6 61,6%

220kV Hà Giang - TĐ Nậm


5 Ngần 1 AC 240 31,87 63,7 57,7%

NR Bình Vàng 1 AC 150 1,44 5,8 7,2%


TĐ Nậm Ngần - Bắc Quang 1 AC 240 30,05 61,5 55,7%

6 NR TĐ SôngChừng 1 AC 185 18,27 14,7 15,9%


7 TĐ Sông Bạc -Bắc Quang 1 AC 185 11,10 39,5 42,7%
Sông Miện 5A - 220kV Hà
8 Giang 1 AC 185 10,68 46,7 50,6%
9 Sông Miện 5A - Yên Minh 1 AC 185 64,29 29,9 32,4%
10 Sông Miện 5 - Sông Miện 1 AC 120 4,70 TS khách hàng
11 220kV Hà Giang - Hà Giang 1 AC 240 7,27 23,0 20,8%
12 Bắc Quang - Hàm Yên 1 AC 240 21,72 55,7 50,5%
(Nguồn: Chi nhánh lưới điện cao thế Hà Giang)
2.5.4 Lưới điện trung áp
1. Thống kê TBA và đường dây
Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 8 trạm trung gian với tổng dung lượng 28,3MVA.
Trong đó, tài sản khách hàng chiếm lỷ lệ lớn (79% về dung lượng trạm). Sau khi xóa bỏ
trạm TG Đồng Văn (tháng 10/2015), toàn bộ các trạm trung gian hiện có là trạm cấp điện
cho phụ tải chuyên dùng. Hiện nay, các trạm TG này hoạt động không thường xuyên do

Viện Công nghệ năng lượng -36-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

nhiều dự án công nghiệp không hoạt động liên tục (đặc biệt trong KCN Bình Vàng, nhiều
nhà máy đang tạm thời dừng sản xuất do thị trường tiêu thụ sụt giảm).
Tháng 10/2015, Công ty điện lực Hà Giang đã hoàn thành nâng cấp toàn bộ lưới
10kV còn lại (tại huyện Đồng Văn) sang vận hành ở cấp điện áp 35kV. Từ đó, lưới điện
phân phối của tỉnh Hà Giang vận hành ở 2 cấp điện áp 35kV và 22kV.
Toàn lưới phân phối hiện có 1.286 TBA trung thế, tổng dung lượng 194.474kVA.
Trong đó, tài sản điện lực chiếm 64,2% với 1.114TBA/124.914kVA; tài sản khách hàng
tuy có số lượng TBA không nhiều nhưng tương ứng 35,8% tổng dung lượng.
Do Hà Giang là tỉnh miền núi, dân cư phân bố không đồng đều, bán kính cấp điện
lớn nên TBA phân phối chủ yếu là loại trạm 35/0,4kV (chiếm trên 82% dung lượng TBA
phân phối). TBA 22/0,4kV chiếm 17,8% tổng dung lượng TBA phân phối, phân bố tập
trung tại TP Hà Giang, huyện Vị Xuyên và huyện Bắc Quang.
Thống kê khối lượng TBA phân phối hiện hữu trong bảng 2.18.
Bảng 2-18: Thống kê TBA phân phối tỉnh Hà Giang
Số trạm Số máy Dung lượng
STT Hạng mục Tỷ lệ (%)
(cái) (cái) (kVA)
I Trạm trung gian 8 10 28.310 100
Tài sản ngành điện 3 3 5.700 20,1
Tài sản khách hàng 5 7 22.610 79,9
1 Trạm 35/10kV 1 1 6.300 22,3
Tài sản ngành điện
Tài sản khách hàng 1 1 6.300 22,3
2 Trạm 35/6kV, 35/1kV 7 9 22.010 77,7
Tài sản ngành điện 3 3 5.700 20,1
Tài sản khách hàng 4 6 16.310 57,6
II Trạm phân phối 1286 1292 194.474 100
Tài sản ngành điện 1114 1115 124.914 64,2
Tài sản khách hàng 172 177 69.560 35,8
1 Trạm 35/0,4kV 1114 1120 159.795 82,2
Tài sản ngành điện 973 974 98.420 50,6
Tài sản khách hàng 141 146 61.375 31,6
2 Trạm 22/0,4kV 172 172 34.679 17,8
Tài sản ngành điện 141 141 26.494 13,6
Tài sản khách hàng 31 31 8.185 4,2
III Trạm tăng áp 11 26 18.810 100
Tài sản ngành điện 3 5 1.460 7,8

Viện Công nghệ năng lượng -37-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Số trạm Số máy Dung lượng


STT Hạng mục Tỷ lệ (%)
(cái) (cái) (kVA)
Tài sản khách hàng 8 21 17.350 92,2
4 Trạm 0,4/22kV 6 13 6.010 32,0
Tài sản ngành điện 3 5 1.460 7,8
Tài sản khách hàng 3 8 4.550 24,2
5 Trạm 0,4/35kV 5 13 12.800 68,0
Tài sản ngành điện
Tài sản khách hàng 5 13 12.800 68,0
(Nguồn: Công ty Điện lực Hà Giang)
Về khối lượng đường dây trung áp, toàn tỉnh Hà Giang hiện có 2.592km, trong đó
tài sản điện lực chiếm đa số với tỉ lệ 95,3%, tài sản khách hàng chỉ chiếm 4,5%. Tương
ứng khối lượng TBA 35kV, đường dây 35kV cũng chiếm đa số với tỷ lệ 92,5%, đường
dây 22kV chiếm tỉ lệ nhỏ (7,5%) so với tổng khối lượng đường dây trung áp toàn tỉnh.
Thống kê khối lượng đường dây trung áp hiện có trong Bảng 2.19.
Bảng 2-19: Thống kê đường dây trung áp tỉnh Hà Giang

STT Hạng mục Khối lượng (km) Tỷ lệ (%)

I Đường dây trung áp 2.579,21 100


Trong đó: - Tài sản ngành điện 2.457,51 95,3
- Tài sản khách hàng 121,70 4,7
1 Đường dây 35kV 2.386,66 92,53
a Đường dây trên không 2.386,16
Trong đó: - Tài sản ngành điện 2.268,62
- Tài sản khách hàng 117,54
b Cáp ngầm 0,50
Trong đó: - Tài sản ngành điện 0,495
- Tài sản khách hàng
2 Đường dây 22kV 192,56 7,47
a Đường dây trên không 191,72
Trong đó: - Tài sản ngành điện 187,91
- Tài sản khách hàng 3,81
b Cáp ngầm 0,84
Trong đó: - Tài sản ngành điện 0,49
- Tài sản khách hàng 0,35
II Đường dây hạ áp 2.665,65 (km) 100

Viện Công nghệ năng lượng -38-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Hạng mục Khối lượng (km) Tỷ lệ (%)

a Đường dây trên không 2.665,65 100


Trong đó: - Tài sản ngành điện 2.644,17
- Tài sản khách hàng 21,48
b Cáp ngầm 0
(Nguồn: Công ty Điện lực Hà Giang)
2. Tình hình vận hành lưới phân phối
Bảng 2-20: Mang tải các tuyến dây trung áp tỉnh Hà Giang
Tiết diện Pmax Tỷ lệ
TT Lộ Loại dây Chiều dài
(mm2) (MW) (%)
I 110kV Hà Giang
1 Lộ 371 E22.1 AC 95+70 196,75 5,04 30%
2 Lộ 373 E22.1 AC 95+70 85,68 1,00 6%
3 Lộ 374 E22.1 AC 120+95 225,63 7,70 40%
4 Lộ 372 E22.1 AC 95+70 233,48 3,00 18%
5 Lộ 375 E22.1 AC 150 10,80 0,01 0%
6 Lộ 471 E22.1 AC 95 43,08 1,60 15%
7 Lộ 472 E22.1 AC 95 27,30 0,90 9%
8 Lộ 474 E22.1 AC 95 56,35 3,50 34%
9 Lộ 473 E22.1 AC 95 8,32 3,80 36%
10 Lộ 476 E22.1 AC 95 11,95 4,00 38%
II 110kV Bắc Quang
1 Lộ 371 E22.3 AC 95 382,32 10,20 62%
2 Lộ 373 E22.3 AC 95 600,83 7,00 42%
3 Lộ 471 E22.3 AC 70 20,10 1,97 23%
4 Lộ 473 E22.3 AC 70 4,60 0,80 23%
III 110kV Yên Minh
1 Lộ 371 E22.7 AC 70 98,07 2,70 20%
2 Lộ 373 E22.7 AC 70 166,61 2,80 20%
3 Lộ 375 E22.7 AC 70 96,98 0,80 6%
4 Lộ 377 E22.7 AC 70 222,41 2,70 20%
IV 110kV Bình Vàng
1 Lộ 371 E22.27 AC 150 0,20 0,01 0%

Viện Công nghệ năng lượng -39-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Tiết diện Pmax Tỷ lệ


TT Lộ Loại dây Chiều dài
(mm2) (MW) (%)
2 Lộ 373 E22.27 AC 150 2,60 1,80 8%
(Nguồn: Công ty Điện lực Hà Giang)
Các đường trục trung áp trên địa bàn tỉnh Hà Giang bao gồm các chủng loại dây
AC-150, AC-95 và AC-70. Trong đó chủ yếu sử dụng dây dẫn tiết diện nhỏ AC-95 và
AC-70. Các lộ đường dây 35kV trên địa bàn tỉnh đều ở mức mang tải bình thường, tuy
nhiên do chiều dài quá lớn (lộ 373 – E22.3 dài trên 600km, lộ 371 – E22.3 dài trên
380km, các lộ 35kV khác đều có chiều dài từ xấp xỉ 100km trở lên) gây ảnh hưởng đến
chất lượng điện áp cuối nguồn và tổn thất điện năng trên lưới. Các lộ 22kV, có chiều dài
trung bình, hiện vận hành bình thường.

Viện Công nghệ năng lượng -40-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 3: THỦY NĂNG - KINH TẾ NĂNG LƯỢNG


3.1 GIẢI PHÁP KHAI THÁC THỦY NĂNG SUỐI CHÙNG
Nghiên cứu khai thác năng lượng dự án thủy điện Suối Chùng dựa trên một số
nguyên tắc sau:
- Xây dựng đập dâng, tràn tự do, cống lấy nước với quy mô nhỏ, tạo hồ chứa
nhỏ điều tiết dòng chảy ngày.
- Tận dụng tối đa dòng chảy của Suối Chùng và chênh cao địa hình để xây dựng
nhà máy thủy điện đường dẫn.
- Đảm bảo gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- Hiệu quả đầu tư cao.
3.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỦY NĂNG
3.2.1 Mục đích của tính toán thủy năng
Mục đích của việc tính toán thủy năng dự án thủy điện Suối Chùng là xác định
được các chỉ tiêu năng lượng của các phương án phục vụ bước phân tích hiệu quả kinh tế
nhằm đề xuất được quy mô dự án hiệu quả nhất trong giai đoạn này. Đối với mỗi phương
án tính toán cần có được các kết quả như: các mực nước của hồ chứa, công suất lắp máy,
công suất đảm bảo, năng lượng trung bình, năng lượng đảm bảo, dao động cột nước, lưu
lượng qua nhà máy thủy điện...
3.2.2 Phương pháp tính toán thủy năng
Phương pháp tính toán thủy năng thủy điện Suối Chùng là hồ chứa điều tiết dòng
chảy với lưu lượng ngày đêm theo tần suất (đường duy trì lưu lượng ngày đêm).
Phương trình cơ bản được sử dụng là phương trình năng lượng.
N  9,81 TD Q H
E  NT
Trong đó:
- N: là công suất phát điện trung bình thời đoạn (kW)
- E: là điện năng thu được trong thời đoạn (kWh)
- Q: là lưu lượng trung bình thời đoạn (m3/s)
- H: là cột nước phát điện trung bình thời đoạn đã trừ tổn thất cột nước
trên tuyến năng lượng (m cột nước)
- T: là thời gian tính bằng giờ của thời đoạn tính toán
- TD: là hiệu suất thủy điện (gồm hiệu suất tuốc bin, hiệu suất máy phát
điện và hiệu suất truyền động)
Quan hệ tổn thất cột nước
Tổn thất cột nước qua tuyến năng lượng bao gồm tổn thất cục bộ và tổn thất theo
chiều dài tuyến năng lượng. Tổn thất cột nước là một hàm của lưu lượng phát điện.
Bảng 3-1: Bảng quan hệ giữa lưu lượng và tổn thất cột nước
Q (m3/s) 0,0 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2,0
Hw (m) 0,02 0,08 0,18 0,32 0,50 0,72 0,98 1,28 1,62 2,00
Q (m3/s) 2,2 2,4 2,6 2,8 3,0 3,2 3,4 3,6 3,8 4,0

Viện Công nghệ năng lượng -41-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Hw (m) 2,42 2,88 3,38 3,92 4,50 5,12 5,78 6,48 7,22 8,00
3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN
3.3.1 Phương pháp phân tích kinh tế
Mục đích của phân tích hiệu quả kinh tế đối với các phương án thủy điện Suối
Chùng là để lựa chọn được quy mô hiệu quả nhất của dự án.
Khi phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế, có thể sử dụng một số phương pháp
như: phương pháp trạm phát điện thay thế (phương pháp phân tích gián tiếp), phương
pháp “phân tích lợi ích - chi phí” (phương pháp trực tiếp). Đối với dự án thủy điện Suối
Chùng, phương pháp “phân tích lợi ích-chi phí” là phù hợp.
Với phương pháp “phân tích lợi ích-chi phí”, sẽ tính thu nhập hàng năm, chi phí
hàng năm có xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ thông qua hệ số chiết khấu và mặt bằng
thời gian (khung thời gian) tính toán.
Về mặt thu nhập hàng năm từ bán điện, có thể áp dụng cách tính theo điện năng
mùa khô-mùa mưa giờ cao điểm - thấp điểm theo Quyết định số 4036/QĐ-BCT ngày
31/12/2019 của Bộ Công Thương ban hành Biểu giá chi phí tránh được năm 2020. Điểm
tính toán có thể là thanh cái của NMTĐ.
3.3.2 Các giả thiết trong phân tích kinh tế
Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế các phương án, sẽ áp dụng những giả
thiết sau đây:
- Năm hiện tại: là đầu năm xây dựng công trình
- Thời gian xây dựng: 2,0 năm xây dựng.
- Phân vốn: năm XD 1: 40%; năm XD 2: 60%;
- Thời gian phân tích dự án: 30 năm không kể thời gian thi công
- Đơn vị tiền tệ: Tỷ đồng Việt Nam
- Hệ số chiết khấu: r = 10%
- Giá bán điện năng theo biểu giá chi phí tránh được năm 2020.
- Chi phí bảo dưỡng vận hành (O&M) lấy bằng 1,25% tổng vốn XL+TB.
- Điện tự dùng và tổn thất bằng 1,0% điện năng trung bình.
- Thuế tài nguyên, thuế VAT, phí dịch vụ môi trường rừng không kể đến trong
phân tích kinh tế do giá bán điện chưa bao gồm các khoản trên.
- Tổng vốn bằng tổng mức đầu tư trước thuế VAT và không kể lãi vay trong thời
gian xây dựng.
So sánh hiệu ích và chi phí công trình được thể hiện thông qua các chỉ tiêu hiệu
quả kinh tế sau:
- Giá trị lợi nhuận qui về hiện tại: ENPV
- Tỷ lệ hoàn vốn nội tại: EIRR
- Hệ số sinh lợi kinh tế: B/C
- Phương án được chọn phải có EIRR>Ick, B/C>1 và ENPV lớn nhất.
3.4 TÍNH TOÁN THỦY NĂNG PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Bảng 3-2: Kết quả tính toán các thông số chính của phương án chọn

Viện Công nghệ năng lượng -42-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

STT Thông số Đơn vị Trị số Ghi chú


1 Diện tích lưu vực km2 12,10
2 Lưu lượng trung bình năm m3/s 0,71
3 Hồ chứa chính
MNDBT m 440,00
MNC m 432,00
Wtb 106 m3 0,110
Whi 106 m3 0,072
Wch 106 m3 0,038
4 Nhà máy thuỷ điện
Nlm MW 5,0
Hmax m 317,11
Hmin m 315,43
Htb m 316,45
Htt m 315,85 các tháng còn lại
QmaxTD m3/s 1,83 tháng 7, 8, 9, 10
Ndb MW 0.27
Qdb m3/s 0,10
Eo tr.kWh 21,05
Hsd h 4.210
Ecdmua tr.kWh 4,27
5 Tổng vốn sau thuế 109đồng 189,161
6 Chỉ tiêu kinh tế
NPV 109đồng 35,478
EIRR % 12,76
B/C - 1,232
7 Chỉ tiêu tài chính
NPV 109đồng 17,881
FIRR % 12,36
B/C 1,172
T hoàn vốn năm 18,3

Viện Công nghệ năng lượng -43-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ XÂY DỰNG


4.1 CỤM CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI CHÍNH
Cụm công trình đầu mối chính được đặt trên suối chính Suối Chùng.
4.1.1 Đập dâng
Đập dâng được bố trí nối tiếp hai vai cụm công trình đầu mối, kết cấu đập là dạng
đập bê tông trọng lực, kết cấu BTCT M300 mặt tràn, BT M250 mặt thượng lưu, mặt hạ
lưu, bản đáy và BT M150 lõi đập. Nền móng đập được thiết kế đặt trên nền đá IB.
Đập dâng bờ trái tiếp giáp cửa lấy nước có các thông số chính như sau:
- Cao trình đỉnh: 445,0 m
- Chiều rộng đỉnh: 5,0 m
- Chiều dài theo tim: 46,50 m
- Chiều cao lớn nhất: 22,80 m
Đập dâng bờ phải tiếp giáp đập tràn có các thông số chính như sau:
- Cao trình đỉnh: 445,0 m
- Chiều rộng đỉnh: 5,0 m
- Chiều dài theo tim: 54,30 m
- Chiều cao lớn nhất: 20,04 m
4.1.2 Đập tràn
Đập tràn được bố trí khu vực lòng sông, kết cấu đập là dạng đập bê tông trọng lực
kết cấu BTCT M250 mặt thượng lưu và bản đáy, BTCT M300 mặt tràn và BT M150 lõi
đập. Nền đập được đặt trên nền đá IB. Các thông số chính của đập tràn:
- Dạng đập tràn Dạng Crigher-Ofixerov
- Kiểu đập tràn: Tràn tự do
- Cao trình ngưỡng tràn: 440,0m
- Cao trình đỉnh trụ đập tràn : 445,0 m
- Chiều rộng đập tràn theo tim đập: 3 x 9,0m
- Chiều rộng đập tràn theo dòng chảy: 31,0m
- Chiều dầy trụ biên: 2x1,0m
- Chiều cao lớn nhất: 24,60m
- Mực nước lũ thiết kế MNLTK: 441,60m
- Mực nước lũ kiểm tra MNLKT: 442,21m
- Hình thức tiêu năng: Nối tiếp phun xa
4.1.3 Cống xả cát

Viện Công nghệ năng lượng -44-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Cống xả cát được bố trí nằm giữa đập tràn và cửa lấy nước, kết cấu cống xả cát
bằng bê tông cốt thép M250, nền móng cống xả cát đặt trên nền đá IB. Cao độ ngưỡng
cống xả cát 424,20m, kích thước lỗ xả cát bxh =3,3x4,0m. Cửa van vận hành cống xả cát
là dạng van phẳng nâng hạ bằng xi lanh thủy lực.
4.1.4 Đập phụ chiron suối Đôi
Đập phụ tại suối Đôi được bố trí giữa tuyến kênh tại Km1+600, kết cấu đập phụ là
dạng đập bê tông trọng lực kiểu chiron, kết cấu BTCT M250 mặt thượng lưu và bản đáy,
BT M250 mặt hạ lưu và BT M150 lõi đập. Nền móng đập được thiết kế đặt trên nền đá
IB.
Vai trái tiếp giáp cửa lấy nước chiron có các thông số chính như sau:
- Cao trình đỉnh: 464,70 m
- Chiều rộng đỉnh: 2,50 m
- Chiều dài theo tim: 2,15 m
- Chiều cao lớn nhất: 3,150 m
Vai phải tiếp giáp đập tràn có các thông số chính như sau:
- Cao trình đỉnh: 464,70 m
- Chiều rộng đỉnh: 2,50 m
- Chiều dài theo tim: 4,50 m
- Chiều cao lớn nhất: 7,25 m
Đập tràn chiron có các thông số chính như sau:
- Cao trình ngưỡng tràn: 463,20 m
- Chiều rộng đỉnh: 2,50 m
- Chiều dài theo tim: 12,00 m
- Chiều cao lớn nhất: 5,75 m
- Cao trình ngưỡng CLN: 462,51 m
- Kích thước cửa lấy nước: 1,5x1,7 m
4.1.5 Khoan phun xi măng
Cụm công trình đầu mối bố trí thiết kế một hàng khoan phun chống thấm, khoảng
cách giữa các lỗ khoan là a = 3m, chiều sâu khoan phun là 1H, khoảng cách hàng khoan
phun đến mép thượng lưu là 2m. Trong quá trình thi công chiều sâu và khoảng các lỗ
khoan sẽ được chính xác đảm bảo điều kiện chống thấm cho phép theo tiêu chuẩn.
4.2 TUYẾN NĂNG LƯỢNG
4.2.1 Cửa lấy nước đầu mối
Cửa lấy nước đầu mối được bố trí nằm giữa cống xả cát và đập dâng bờ trái, kết
cấu cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép M250, nền móng cửa lấy nước đặt trên nền đá IB.
Cao độ ngưỡng cửa lấy nước là 429,0m, kích thước cửa vào lưới chắn rác bxh=2,6x2,2 m
Viện Công nghệ năng lượng -45-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

kích thước lỗ cửa lấy nước bxh =1,6x1,65 m. Cửa van vận hành cửa lấy nước là dạng van
phẳng nâng hạ bằng xi lanh thủy lực.

Hình 4-1: Mặt cắt dọc tim tuyến đập chính

Hình 4-2: Mặt cắt ngang đập chính tại vị trí cửa lấy nước
4.2.2 Tràn xả thừa đầu kênh
Tràn xả thừa đầu kênh được bố trí nằm sau cửa lấy nước đầu mối, kết cấu bằng bê
tông cốt thép M200. Kích thước tràn xả thừa: đoạn đầu tràn b=1,6÷3,0m, h=2m, L=5m;
đoạn thân tràn xả thừa bxh=3,0x3,0m, L=12,4m, cao trình ngưỡng tràn +430,27m; đoạn
cuối tràn b=3,0÷1,6m, h=2m, L=5m. Cống xả cát cuối tràn ở ngưỡng +427,92m, kích
thước lỗ xả bxh=1,0x1,0m. Cửa van vận hành cống xả cát là dạng van phẳng nâng hạ
bằng xi lanh thủy lực.

Viện Công nghệ năng lượng -46-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Hình 4-3: Mặt bằng tràn xả thừa đầu kênh

Hình 4-4: Mặt cắt dọc tràn xả thừa đầu kênh


4.2.3 Kênh dẫn nước
Kênh dẫn nước bố trí nối tiếp tràn xả thừa đầu kênh, kết cấu kênh bằng bê tông cốt
thép M200, nền móng kênh đặt trên nền đất và đá. Kích thước thông thủy kênh bxh
=1,6x1,8m, chiều dài toàn bộ tuyến kênh L= 2887,02m, độ dốc kênh i = 0,15% và chiều
dầy thành kênh d=0,3m. Kênh được thiết kế dạng nắp kín bằng tấm bê tông cốt thép
M200, tấm nắp có chiều dầy trung bình d=0,2m.

Viện Công nghệ năng lượng -47-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Hình 4-5: Mặt cắt ngang điển hình kênh dẫn nước
4.2.4 Bể áp lực
Bể áp lực được bố trí cuối tuyến kênh dẫn nước, kết cấu bằng bê tông cốt thép
M250 chiều dầy 0,3m, nền móng hồ đặt trên nền đất đá. Kết cấu bằng bê tông cốt thép
M200. Kích thước bể áp lực: đoạn đầu bể b=1,6÷3,0m, h=2m, L=5m; đoạn thân bể
bxh=3,0x3,0m, L=16,0m, cao trình ngưỡng tràn +426,50m. Cống xả cát cuối bể ở
ngưỡng +423,00m, kích thước lỗ xả bxh=1,0x1,0 m. Cửa van vận hành cống xả cát là
dạng van phẳng nâng hạ bằng xi lanh thủy lực.
Cửa lấy nước cuối bể áp lực được bố trí nối tiếp giữa bể áp lực và đường ống áp
lực, kết cấu cửa lấy nước bằng bê tông cốt thép M200, nền móng cửa lấy nước đặt trên
nền đá IB và IIA. Cao độ ngưỡng cửa lấy nước là 423,50m, kích thước lỗ cửa lấy nước
bxh =1,25x1,25 m. Cửa van vận hành cửa lấy nước là dạng van phẳng nâng hạ bằng xi
lanh thủy lực.

Hình 4-6: Mặt bằng bể áp lực

Viện Công nghệ năng lượng -48-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Hình 4-7: Mặt cắt dọc bể áp lực


4.2.5 Đường ống áp lực
Đường ống áp lực công trình thuỷ điện Suối Chùng dẫn nước từ bể áp lực đến nhà
máy thủy điện với chiều dài đường ống chính là 1025 m, chiều dài mỗi đường ống nhánh
17m (02 ống nhánh).
Đường ống được thiết kế với các thông số chính sau:
- Kết cấu : Thép
- Lưu lượng max Qmax : 1.83 m3/s
- Đường kính ống chính : Dc = 1,25m.
- Chiều dài đường ống chính : Lc = 1025 m
- Đường kính ống nhánh : Dn = 0,8m.
- Chiều dài đường ống nhánh : Ln = 17m
- Chiều dày đường ống chính : d = 10÷18mm
- Chiều dày đường ống nhánh : d = 14mm
- Số lượng ống nhánh : 02 ống
Toàn bộ chiều dài ống được chia làm 11 đoạn, trên tuyến đường ống có 12 mố néo
và mố đỡ trung gian. Phía sau mỗi mố néo bố trí một khớp nhiệt, phía trước mỗi mố néo
bố trí một cửa kiểm tra. Các mố đỡ được bố trí cách nhau 10m.
Đoạn ống từ bể áp lực đến mố néo M12 có đường kính ống 1250mm, từ mố néo
M11 đường ống được tách thành hai đường ống nhánh với đường kính được thu nhỏ dần
và được lắp với van trước tua bin đường kính trong D0=0,8m.
Khớp nhiệt độ được bố trí giữa hai mố néo (đặt ở ngay sau mố néo) nhằm loại trừ
việc xuất hiện trọng lượng kết cấu các ứng suất bổ sung do tác động của nhiệt cũng như
sự lún không đều của các mố đường ống. Kết cấu của khớp nhiệt được cấu tạo từ 3 phần
chính: ống nối, miệng loa, vành nén.
Cửa kiểm tra dùng để cho người có thể chui vào đường ống để kiểm tra, làm sạch,
sửa chữa và sơn bề mặt bên trong của nó. Các cửa kiểm tra được đặt gần mố néo ở phía
trên, theo mặt cắt ngang ống cửa kiểm tra được đặt dưới góc 45o so với trục thẳng đứng.
Cửa kiểm tra được chế tạo theo dạng kết cấu có nắp nén bởi áp lực từ phía trong của
nước.
Viện Công nghệ năng lượng -49-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Các mố đỡ và mố néo được thiết kế đặt trên nền tự nhiên. Mố đỡ được bố trí trên
các đoạn thẳng của tuyến ống giữa các mố néo, được dùng để truyền trọng lượng của kết
cấu ống cùng với nước trong nó theo phương thẳng đứng lên đất. Mố đỡ được cấu tạo bởi
3 cụm: vành mố, bộ phận gối đỡ và móng. Mố đỡ được thiết kế dạng trượt, vành mố gồm
2 vách (chi tiết xem bản vẽ phần thiết bị). Vành mố cứng được gắn cố định vào mặt ngoài
vỏ và được giới hạn bằng 2 tấm đỡ đặt đối xứng, các tấm này gối lên bộ phận gối đỡ. Tải
trọng từ bộ phận gối đỡ này được truyền xuống móng bằng bê tông và truyền xuống nền
đất.
Qua tính toán xác định được khoảng cách giữa các mố néo và mố đỡ như các bản
vẽ phần xây dựng và thiết bị. Kết cấu mố đỡ bằng bê tông M200, mố néo bằng bê tông
cốt thép M250.
1. Phương án tuyến
Tuyến đường ống áp lực hở của thủy điện Suối Chùng được đặt bên bờ trái suối
Chùng. Tổng chiều dài tuyến là 1025m.
Căn cứ vào điều kiện địa hình, địa chất khu vực, TVTK kiến nghị tuyến ống:
- Từ MN1 đến MN12, đường ống hở bố trí các mố đỡ dọc tuyến ống, các mố
néo đều nằm trên lớp IB;
- Từ MN12 đến chạc phân nhanh và đường ống vào Nhà máy thủy điện là đường
ống bọc BTCT nằm trên lớp địa chất IB.
Bảng 4-1: Thông số bố trí mố néo dọc tuyến năng lượng
Góc trên MB Góc trên CD
Tên Mố Cao độ Cột nước Chiều dài
TT T. Lưu H. Lưu T. Lưu H. Lưu
néo tim (m)
    Ho (m) Htt (m) L (m)
1 Mố néo 1 424.10 0.0 0.0 0.0 0.0 2.02 2.02 0.10
2 Mố néo 2 424.10 0.0 26.0 0.0 19.0 2.02 2.02 19.60
3 Mố néo 3 380.60 0.0 0.0 19.0 18.0 45.52 45.52 137.90
4 Mố néo 4 356.60 0.0 0.0 18.0 4.0 69.52 69.52 79.50
5 Mố néo 5 350.60 0.0 0.0 4.0 16.0 75.52 75.52 84.50
6 Mố néo 6 330.10 0.0 0.0 16.0 25.0 96.02 96.02 76.40
7 Mố néo 7 319.60 0.0 46.0 25.0 28.0 106.52 106.52 111.50
8 Mố néo 8 218.60 0.0 0.0 28.0 24.0 207.52 207.52 136.90
9 Mố néo 9 160.10 0.0 0.0 24.0 10.0 266.02 266.02 142.60
10 Mố néo 10 140.80 0.0 16.0 10.0 5.7 285.32 285.32 112.00
11 Mố néo 11 133.60 0.0 49.0 5.7 45.0 292.52 292.52 88.00
12 Mố néo 12 107.40 0.0 0.0 45.0 0.0 318.72 318.72 36.90
13 Ống nhánh 107.40 0.0 0.0 0.0 0.0 318.72 318.72 17.00
- Mực nước bể áp lực: MNBAL := 426.1 (m)
- Áp lực nước gia tăng do nước va dương := 0

Viện Công nghệ năng lượng -50-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- Lưu lượng qua nhà máy thủy điện := 1.83 m3/s


2. Tính toán thiết kế mố néo, mố đỡ
a) Lực tác dụng lên mố néo
Các lực tác dụng lên mố néo bao gồm:
- Áp lực nước bên trong tác dụng lên thành ống
- Lực dọc trục khi đóng van trên đường ống A 1

- Lực dọc trục tại chỗ đường kính ống thay đổi A 2
- Lực dọc trục tại chỗ uốn cong A 3
- Trọng lượng bản thân
- Lực ma sát
- Lực li tâm tại chỗ uốn cong A8
- Lực chân không
- Áp lực gió
- Áp lực đất
- Lực thi công
- Lực động đất
- Các lực đặc biệt khi xảy ra sự cố đường ống
- Các lực sinh ra khi thử ống
b) Tiêu chuẩn và tài liệu tham khảo
Bảng 4-2: Tiêu chuẩn áp dụng và tài liệu tham khảo
STT Ký hiệu Tên tài liệu Năm
I Tiêu chuẩn
QCVN 04- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – Công trình thủy lợi –
1 2012
05:2012/BNNPTNT Các quy định chủ yếu về thiết kế
2 TCVN 2735:1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế 1995
Công trình thủy lợi – Nền các công trình thủy công –
3 TCVN 4253:2012 2012
Yêu cầu thiết kế
Công trình thủy lợi – Đường ống áp lực bằng thép –
4 TCVN 8636:2011 2011
Yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, chế tạo và lắp đặt
II Tài liệu tham khảo
1 Sách tham khảo Sổ tay kỹ thuật thủy lợi - Phần 2 - Tập 5 1986
2 Sách tham khảo Sổ tay kỹ thuật thủy lợi - Phần 2 - Tập 6 2006
Thiết kế tuyến năng lượng Công trình thủy điện
3 Sách tham khảo 2015
(ĐHXD)
c) Điều kiện về ổn định và độ bền
- Điều kiện về ổn định

Viện Công nghệ năng lượng -51-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, điều kiện an toàn về ổn định của công trình
được xác định theo công thức:
nc
K tt   K   Kn (1)
m
Trong đó:
+ [K]: Hệ số an toàn về ổn định cho phép của hạng mục công trình;
+ nc: Hệ số tổ hợp tải trọng, được lấy như sau:
+ THCB: nc = 1,00; THĐB: nc = 0,90; THTC:nc = 0,95;
+ m: Hệ số điều kiện làm việc, đối với công trình bê tông và bê tông cốt thép
trên nền đất và đá nửa cứng, m = 1,00;
+ Kn: Hệ số bảo đảm được xét theo quy mô, nhiệm vụ của công trình, với
công trình cấp III: Kn = 1,15.
Ngoài ra, hệ số an toàn về ổn định cho phép tính theo công thức (1) không được
nhỏ hơn hệ số an toàn nhỏ nhất về ổn định quy định tại Điều 7 của QCVN 04-
05:2012/BNNPTNT.
Kết quả tính toán hệ số ổn định cho phép của hạng mục công trình như sau:
Bảng 4-3: Hệ số cho phép về ổn định của hạng mục công trình
Trường hợp tính toán
STT Phương pháp tính
THCB THĐB THTC
1 Theo Điều 7, QCVN 04-05:2012/BNNPTNT 1,150 1,035 1,093
2 Theo công thức (1) ở trên 1,150 1,035 1,093
Lựa chọn 1,150 1,04 1,093
Ngoài ra, khi xác định giá trị các lực tác dụng lên công trình cần xét tới các hệ số
lệch tải quy định tại Bảng B2 – Phụ lục B của QCVN 04-05:2012/BNNPTNT.
- Điều kiện về độ bền chung
Theo TCVN 4253:2012, điều kiện an toàn về độ bền chung của công trình được
xác định theo công thức:
 max  1, 2 Ra
Trong đó:
+ max: Ứng suất lớn nhất trên đất nền do các tải trọng tác dụng lên mố gây
ra;
+ [Ra]: Sức chịu tải của nền
d) Các trường hợp tính toán
Tính toán kiểm tra ổn định & độ bền tổng thể của mố néo đường ống áp lực theo
các trường hợp sau:
- Trường hợp 1 (THCB): Tổ hợp vận hành bình thường chưa kể tới nước va;
Mực nước thượng lưu là mực nước bể áp lực trong chế độ làm việc ổn định
(MNBT);

Viện Công nghệ năng lượng -52-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- Trường hợp 2 (THCB): Tổ hợp vận hành bình thường kể tới nước va; Mực
nước thượng lưu là mực nước bể áp lực trong chế độ làm việc ổn định
(MNBT);
- Trường hợp 3 (THĐB): Tổ hợp tải trọng trong trường hợp đặc biệt, Mực nước
thượng lưu là mực nước bể áp lực max và kể tới nước va;
Bảng 4-4: Bảng thống kê kết quả tính toán ổn định & ứng suất đáy Mố néo
Tổ hợp đặc biệt : Thượng lưu là Mnmax ở BAL (kể tới nước va)
Kết quả tính toán ô.đ Ứng suất
[ nén
Tên Mố
TT  Max Min nền] [Kcp] Kết luận
néo Kt Klx Kly
kN/m2 kN/m2 kN/m2

1 Mố néo 1 10.00 14.37 - 71.66 54.48 Đạt


2 Mố néo 2 8.00 14.37 51.61 86.69 50.11 Đạt
3 Mố néo 3 2.20 4.53 - 233.21 17.05 Đạt
4 Mố néo 4 3.30 8.73 - 183.73 51.89 Đạt
5 Mố néo 5 3.50 9.33 - 117.30 46.86 Đạt
6 Mố néo 6 2.30 5.23 - 195.91 25.99 Đạt
36720.0 1.15
7 Mố néo 7 4.20 9.66 13.10 292.55 332.13 Đạt
8 Mố néo 8 2.50 6.02 - 328.14 19.50 Đạt
9 Mố néo 9 2.60 8.89 - 264.89 65.91 Đạt
10 Mố néo 10 2.50 11.90 9.16 256.32 54.23 Đạt
11 Mố néo 11 3.80 6.73 8.75 375.43 14.80 Đạt
12 Mố néo 12 5.50 14.19 - 350.67 181.84 Đạt

4.2.6 Nhà máy thủy điện


Nhà máy thủy điện có kết cấu bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá lớp IB. Nhà
máy gồm 2 tổ máy trục ngang với loại tua bin gáo có công suất mỗi tổ 2,5MW, khoảng
cách tim 2 tổ máy là 12m; cao độ đặt tubin là 109m, cao độ sàn gian máy là 108m, kích
thước mặt bằng tổng thể 22,05x39,05m
Nhà máy thủy điện có kết cấu bằng bê tông cốt thép M250. Mái đào hố móng nhà
máy trong khu vực nền đất là m = 0,75, kích thước sân nhà máy được xác định theo điều
kiện đảm bảo đường vào nhà máy, cao trình sân nhà máy được đặt ở cao độ 109,8m.
Sàn lắp ráp bố trí liền kề với gian máy phía bên trái ở cao độ 110,0m, kích thước
mặt bằng 10,40x22,05m.
Phần nổi gian chính nhà máy làm bằng kết cấu thép, bao gồm hệ thống cột, giằng,
vì liên kết với nhau thành hệ khung. Kết cấu mái nhà máy được làm bằng các vì kèo thép
Viện Công nghệ năng lượng -53-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

tiền chế, bề rộng nhịp 14,00m, gối lên các cột, trên vì kèo là các xà gồ Z150, mái lợp tôn
PU 3 lớp.
Thượng lưu gian chính nhà máy bố trí gian nhà điều khiển ở cao độ 110,00m. Gian
điều khiển bố trí phòng điều khiển trung tâm, phòng ắc, điện tự dùng và phòng kỹ thuật
điện... Kết cấu gian nhà điều khiển làm bằng kết cấu thép, mái lợp tôn. Kết cấu chịu lực
chính của nhà điều khiển là hệ thống khung chịu lực được cấu thành từ dãy cột phụ phía
thượng lưu và dãy cột chính của nhà máy, liên kết với nhau bằng xà ngang.
Để phục vụ nâng, hạ thiết bị tổ máy trong giai đoạn lắp ráp cũng như vận hành trang
bị 1 cầu trục công suất 25T/5T nhịp 12,50m, đảm nâng được tải trọng năng nhất là máy
phát điện.
Nhà máy thuỷ điện đặt trên nền đá IB đã được tính toán đảm bảo ổn định tổng thể
về trượt, lật, đẩy nổi, ứng suất nền và tính toán thiết kế các kết cấu. Kết quả tính toán thể
hiện trong các tập phụ lục.
4.2.7 Kênh xả
Nhà máy được đặt ngay bên bờ trái theo hướng tim nhà máy song song với đường
đồng mức, cửa ra tiếp xúc trực tiếp với lòng sông tự nhiên, dó đó không bố trí kênh xả
hoàn chỉnh mà chỉ gia cố cửa ra bằng sân BTCT M200 và đá xây.
Chiều dài đoạn gia cố dài 5m.

Viện Công nghệ năng lượng -54-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC THI CÔNG


5.1 ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
5.1.1 Điều kiện giao thông
Điều kiện giao thông khu vực tương đối thuận lợi. Đường giao thông từ quốc lộ
279 vào công trình là đường liên xã, có kết cấu đường nhựa rộng khoảng 6m. Đường giao
thông từ tuyến đập ra đến đường liên xã dài khoảng 150m, chủ yếu là đường đất, rộng
khoảng 4m. Tuyến đường này cần được nâng cấp sửa chữa để phục vụ cho thi công và
vận hành sau này. Từ đường liên xã đến tuyến nhà máy có đường liên thông bê tông rộng
khoảng 3m dài khoảng 1Km, còn khoảng 500m là đường đất.
Theo tuyến đường, thì tuyến đập cách tuyến nhà máy khoảng 7Km.
Khu vực đầu mối và nhà máy có địa hình tương đối rộng và thoải, thuận tiện trong
việc thi công công trình.
5.1.2 Điều kiện vật liệu xây dựng
Công trình sử dụng vật liệu chủ yếu: Cát, đá, xi măng, sắt thép. Trong quá trình thi
công xây dựng, Chủ đầu tư có thể tận thu nguồn vật liệu sẵn có tại khu vực công trình
như cát, đá, sỏi…Còn xi măng, sắt thép…mua và vận chuyển từ trung tâm huyện Quang
Bình.
Vật liệu dùng đắp bù chủ yếu đất đá, được tận dụng trong quá trình đào hố móng.
5.1.3 Hệ thống điện, nước sinh hoạt và thi công
1. Điện sinh hoạt và phục vụ thi công
Dọc theo tuyến công trình thiết kế có điện lưới, đây là nguồn điện phục vụ thi
công và sinh hoạt. Các máy thi công trên công trường chủ yếu dùng động cơ điêzen.
2. Nước sinh hoạt và thi công
Căn cứ vào điều kiện thực tế tại công trình, căn cứ vào quy mô công trường và
nhu cầu dùng nước, trong quá trình thi công đề nghị:
Nước dùng cho sản xuất, nước trộn bê tông dùng nước Suối Chùng. Trước khi
dùng cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra thành phần lý hoá của nước, nếu chất lượng nước
đảm bảo tiêu chuẩn ngành 14TCN 72-2002 - Nước dùng cho bê tông thuỷ công - yêu cầu
kỹ thuật thì mới được dùng.
Nước dùng cho sinh hoạt yêu cầu dùng nước ngầm tại chỗ, khai thác bằng các
giếng khoan hoặc giếng đào, trước khi dùng cũng phải lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra thành
phần lý hoá của nước, nếu đảm bảo các tiêu chuẩn nước sạch dùng cho sinh hoạt của bộ y
tế quy định mới được sử dụng còn không phải có biện pháp xử lý.
5.2 DẪN DÒNG THI CÔNG
5.2.1 Cấp công trình, tần suất và lưu lượng dẫn dòng thi công
Theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, Công trình thủy điện Suối Chùng là công
trình cấp III có các tần suất thiết kế như sau:
- Tần suất thiết kế công trình dẫn dòng: P = 10%;
- Tần suất thiết kế ngăn dòng: P = 10%.
Bảng 5-1: Bảng tần suất và lưu lượng dòng chảy kiệt thiết kế dẫn dòng và ngăn dòng
Tuyến QmaxP (m3/s)

Viện Công nghệ năng lượng -55-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

0,1% 0,2% 0,5% 1,0% 1,5% 2,0% 5,0% 10,0%


Tuyến Đập 206,91 178,26 168,48 133,85 103,84 101,48 70,005 43,18
Bảng 5-2: Lưu lượng dẫn dòng thi công mùa kiệt
Tháng X XI XII I II III IV V Max
Q10% (m3/s) 9,63 7,87 5,09 4,76 4,75 6,36 6,73 15,42 15,42
5.2.2 Phương án dẫn dòng thi công
Thủy điện Suối Chùng là thủy điện đường dẫn với tuyến đường dẫn dài khoảng
4km. Các hạng mục công trình đầu mối gồm: đập dâng, đập tràn, đập phụ, cống lấy nước,
cống xả cát, kênh dẫn nước và công trình trên kênh, bể áp lực, đường ống áp lực. Các
hạng mục đập dâng, đập tràn, cửa lấy nước, cống xả cát và đập phụ đều có khối lượng thi
công nhỏ, nên có thể thi công trong một mùa khô là có thể hoàn thành. Thi công toàn bộ
công trình dự kiến trong vòng 2 năm.
Với tuyến đầu mối, do thời gian thi công ngắn (khoảng 1 mùa khô), lòng sông
tương đối rộng và lưu lượng dẫn dòng mùa kiệt nhỏ, nên TVTK lựa chọn phương án dẫn
dòng phân đoạn, sử dụng cống dẫn dòng. Vào đầu mùa khô, tiến hành đắp đê quây phân
đoạn, thi công cống dẫn dòng bên bờ phải, dẫn dòng qua lòng sông co hẹp bờ trái. Nửa
sau mùa khô, tiến hành hợp long, dẫn dòng qua cống dẫn dòng, thi công hoàn thiện công
trình.
Các hạng mục còn lại: thi công tuyến kênh dẫn, đường ống áp lực, thi công nhà
máy thủy điện, không chịu ảnh hưởng của chế độ dòng chảy của Suối Chùng, nên khi thi
công không cần dẫn dòng thi công.
5.2.3 Công trình dẫn dòng
Cống dẫn dòng có kết cấu cống hộp BTCT, kích thước bh = 2,002,00m. Cao
trình đáy cống 422,40m, độ dốc i = 1,00%.
5.2.4 Trình tự dẫn dòng thi công
Bảng 5-3: Trình tự dẫn dòng thi công cụm đầu mối chính
Giai Thời gian Qdd MNHL Biện pháp
đoạn Công việc thực hiện
Năm Mùa (m3/s) (m/s) dẫn dòng
1 1 Mùa lũ 43,18 422,01 Dẫn dòng - Thi công công trình phụ trợ,
(T6T9) qua lòng đường xá;
sông tự - Đào hố móng vai đập.
nhiên
2 1 Mùa kiệt 15,40 421,36 Dẫn dòng - Đầu tháng 10 tiến hành đắp
(T10T12) qua lòng đê quây giai đoạn 1;
sông co - Thi công và hoàn thiện cống
hẹp dẫn dòng;
- Thi công khoan phụt xử lý
nền;
- Thi công bê tông đập bờ phải;
- Đầu tháng 12 tiến hành đắp
đê quây giai đoạn 2;

Viện Công nghệ năng lượng -56-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Giai Thời gian Qdd MNHL Biện pháp Công việc thực hiện
đoạn 3 dẫn dòng - Hút nước hố móng, đào hố
móng phần lòng sông bờ phải.
3 2 Mùa kiệt 15,40 421,36 Dẫn dòng - Thi công khoan phụt xử lý
(T1T5) qua cống nền;
dẫn dòng - Thi công hoàn thiện đập dâng,
đập tràn, cống xả cát và cửa lấy
nước.
4 2 Mùa lũ 103,84 423,13 Dẫn dòng - Thi công cụm đầu mối phụ,
(T6T12) qua công tuyến năng lượng, nhà máy.
trình tháo

4 3 Mùa kiệt 15,40 421,36 Dẫn dòng - Hoàn thiện các hạng mục
(T1T6) qua công công trình
trình tháo - Phát điện tổ máy số 1 vào
lũ cuối tháng 2, tổ máy số 2 vào
cuối tháng 4 ;
- Cuối tháng 5 khánh thành nhà
máy.

5.3 BIỆN PHÁP THI CÔNG


5.3.1 Công tác đào đất đá
Công tác đào đất đá, bao gôm đào móng công trình, cơ bản được sử dụng bằng cơ
giới (máy đào, máy ủi), có sử dụng nổ mìn khi phá đá, hầm dẫn sử dụng đào phá đá bằng
mìn. Riêng đập triron chuyển nước sử dụng đào móng đá bằng mìn, kết hợp thủ công.
Công tác đào đất đá được thực hiện theo các quy phạm Việt Nam hiện hành và
điều kiện kỹ thuật thi công sẽ được đơn vị thiết kế lập chi tiết ở giai đoạn TKKT-BVTC
sau.
1. Công tác đào đất
Trước khi đào tiến hành dọn sạch phủ bì.
Địa hình khu vực đầu mối tương đối thoải, chiều cao và chiều sâu hố móng không
lớn nên có thể sử dụng biện pháp xúc chuyển trực tiếp.
Tuyến đường ống áp lực dài khoảng, địa hình tương đối bằng sử dụng biện pháp
dùng máy đào xúc chuyển trực tiếp.
Nhà máy thủy điện: địa hình khu vực nhà máy tương đối thoải, tuy nhiên chiều sâu
hố móng tương đối lớn nên ta phải chia thành các cao trình đào khác nhau. Trong quá
trình đào, làm đường để máy xúc và ô tô vào thi công.
Sử dụng biện pháp: đào bằng tổ hợp máy ủi 110CV ủi gom đất, máy xúc 1,6  2,3
m3, ô tô tự đổ 7T vận chuyển đến khu vực bãi thải, bãi dự trữ để sử dụng.
2. Công tác đào đá
Công tác đào đá được thực hiện bằng biện pháp khoan nổ, kết hợp máy đào, bốc
xúc ra bãi dự trữ để sử dụng hoặc ra bãi thải.

Viện Công nghệ năng lượng -57-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Công tác đào phá đá được tiến hành theo các phương pháp sau.
- Khoan nổ nhỏ, đường kính lỗ khoan đến 56mm.
- Khoan nổ đường viền, đường kính lỗ khoan, bước khoan theo chỉ dẫn ký thuật.
- Cậy dọn bằng búa chèn, xà beng....
Các dạng lỗ khoan và tiến độ nổ mìn phải đáp ứng được yêu cầu: giảm tối đa việc
làm nứt và long rời bề mặt, khối lượng đào là ít nhất.
Đào đá các vùng có bề mặt đá sau khi đào không phải là nền công trình bê tông.
Bao gồm đào đường thi công, đường thi công vận hành,:
Sử dụng phương pháp khoan nổ lớn đến đường biên đào thiết kế đối với những
vùng có độ dốc mái đào nhỏ hơn 1:0,5. Những vùng có độ dốc mái đào thiết kế lớn hơn
1:0,5 thì lớp đá 2m sát đường biên đào phải tiến hành theo biện pháp khoan nổ nhỏ.
Do khối lượng khoan nổ không lớn nên sử dụng khoan nổ bằng thủ công là chính:
sử dụng máy khoan tay Φ42 hoặc máy khoan BMKΦ105.
Đá nổ mìn một phần được chọn đảm bảo yêu cầu cho đá xây, độn đá hộc trong
thân đập hoặc đá dăm cho bê tông xúc chuyển đến vị trí trữ, phần còn lại được xúc đổ về
phía ta luy âm hoặc xúc chuyển đổ ra bãi thải bằng tổ hợp ô tô 7 đến 10T, máy xúc (0,8 
1,6)m3.
5.3.2 Xử lý các đứt gãy, khe nứt
Các đứt gẫy, khe nứt trên mặt đá sau khi đào là nền công trình bê tông phải được
đào mở rộng để tạo mái có độ dốc 1:0,25 hoặc thoải hơn dọc theo khe nứt, đứt gãy, cạy
dọn hết đá long dời đến độ sâu không nhỏ hơn bề rộng đứt gẫy, khe nứt. Sau khi cậy dọn,
các đứt gẫy, khe nứt được lấp đầy bằng bê tông đến cao độ mặt nền thiết kế. Bê tông lấp
đầy có cùng mác bê tông kết cấu phía trên nó.
5.3.3 Công tác khoan phun gia cố nền, chống thấm
Công tác khoan được tiến hành ngoài hở, chiều sâu khoan vào đá khoảng 3m, sử
dụng máy khoan Anke xoay đập có đường kính mũi Φ105mm khoan tạo lỗ, khoan gia cố
đường hầm có đường kính mũi Φ42mm khoan tạo lỗ. Công tác phun vữa theo phương
pháp từ trên xuống.
5.3.4 Công tác đắp đất đá
Đất đắp được khai thác tại khu vực công trình bằng máy xúc 1,25 m3 vận chuyển
đến nơi đắp bằng ôtô tự đổ 7T. Đất được đắp theo từng lớp có chiều dày 0,25 m được
đầm bằng máy đến độ đầm chặt K ≥ 0,9. Nền đất đắp phải được dọn sạch lớp đất hữu cơ,
rễ cây.
5.3.5 Công tác bê tông
Công tác bê tông được thực hiện theo các quy phạm Việt Nam hiện hành và điều
kiện kỹ thuật thi công sẽ được đơn vị thiết kế lập ở giai đoạn sau.
1. Công tác đổ bê tông lót M100
Công tác đổ bê tông lót hố móng được thực hiện sau khi cốt đáy hố móng đã đạt
thiết kế, và làm khô nền. Bê tông lót có thể trộn thủ công hoặc máy trộn dung tích hợp lý.
Trộn và đổ ngay tại chỗ. Lưu ý đổ bề dày lớp bê tông lót phải đúng thiết kế để đảm bảo
lớp bê tông bảo vệ thép của kênh đúng thiết kế không thừa không thiếu, không làm ảnh

Viện Công nghệ năng lượng -58-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

hưởng tới sự làm việc của kết cấu. Cần phải đợi lớp bê tông lót đạt cường độ cho phép
được TVGS nghiệm thu mới được thực hiện công tác tiếp theo.
2. Công tác cốp pha
Chủ yếu sử dụng các lọai cốp pha định hình do nhà thầu tự cung cấp hoặc thuê tại
địa phương, một số vị trí đặc biệt dùng cốp pha gỗ được gia công tại xưởng. Công tác lắp
dựng, tháo gỡ cốp pha thực hiện bằng thủ công. Cốp pha được nhà thầu vận chuyển bằng
ô tô tới vị trí cần lắp dựng, sau đó cốp pha cần được sử lý (Nếu cốp pha tái sử dụng cần
được sử lựa chọn loại bỏ những tấm cốp pha không đủ tiêu chuẩn) vệ sinh sạch, để khô
quét lớp chống dính cốp pha. Tiếp theo đưa cốp pha vào vị trí lắp ghép. Cốp pha được lắp
ghép chống đỡ đúng tiêu chuẩn được TVGS nghiệm thu mới được thực hiện công tác tiếp
theo.
3. Công tác cốt thép
Công tác cốt thép được gia công tại vị trí xây dựng công trình tùy theo mặt bằng
mà bố trí các lán để gia công cốt thép thuận lợi cho quá trình thi công. Thép được đánh
sạch rồi mới hạ xuống hố móng, thép được lắp dựng nối buộc theo đúng tiêu chuẩn thi
công thép. Công tác lắp dựng thực hiện bằng thủ công được TVGS nghiệm thu mới được
thực hiện công tác tiếp theo.
4. Công tác đổ bê tông
a) Sản xuất và vận chuyển bê tông
Do khối lượng bê tông không lớn, các hạng mục công trình xa nhau nên dùng trạm
trộn di động có dung tích 750 lít để cung cấp bê tông cho toàn bộ công trình.
b) Thi công bê tông
Bê tông được đưa vào khối đổ thấp dưới mặt đất bằng phương pháp trút máng
hoặc ống. Với khối đổ cao thì sử dụng cần trục loại nhỏ trọng lượng nâng 2-3 tấn và cần
trục tháp để chuyển bê tông kết hợp với vận chuyển thủ công để đưa bê tông vào khối đổ.
Lưu ý khi đổ bê tông phải đúng thiết kế không thừa không thiếu, không làm ảnh hưởng
tới sự làm việc của kết cấu. Cần phải đợi lớp bê tông đạt cường độ cho phép được TVGS
nghiệm thu mới được thực hiện công tác tiếp theo.
Thi công bê tông đập đầu mối, cống lấy nước, cống chuyển nước và nhà máy thủy
điện được thực hiện chủ yếu bằng cơ giới.
Thi công bê tông tuyến đường ống áp lực chủ yếu bằng thủ công.
Các yêu cầu khi thi công bê tông:
Bê tông được lấy mẫu cũng như kiểm tra độ sụt (Cần lưu ý kiểm tra chặt chẽ độ
sụt của bê tông thương phẩm) tuân theo đúng tiêu chuẩn thi công bê tông.
Bê tông được giải đều từng lớp bề dày đảm bảo bán kính hiệu quả của loại đầm
mà nhà thầu thi công dùng, sau đó dùng đầm đầm theo đúng tiêu chuẩn đầm trong thi
công bê tông. Sau đó mới đổ tiếp lớp tiếp theo.
Bê tông được thi công theo các khối đổ giữa các khối đổ phải có khe thi công, bề
mặt khối đổ cũ phải được tạo nhám trước khi đổ bê tông đợt sau.
Bê tông đã thi công xong được bảo dưỡng tưới nước hàng ngày, che đậy tránh
nắng mưa theo đúng tiêu chuẩn về bảo dưỡng bê tông.
5.3.6 Công tác xây đá

Viện Công nghệ năng lượng -59-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Đá dùng để xây tường đá xây phải được lấy các nguồn khác được Tư vấn thoả
thuận. Đá để xây tường phải có kích thước nhỏ nhất là 25cm.
Đá được đặt bằng thủ công với mạch vữa không thẳng hàng. Đá được xây bằng
vữa xi măng có mác qui định trong Thiết kế và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN 4314:2003. Trước khi chèn vữa mạch xây phải được tưới ẩm.
Tường đá xây sẽ được xây dựng với khe giãn nở được qui định trong Thiết kế
hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn.
Sau khi hoàn thành khối xây (từng phần hoặc toàn bộ), khối tường đá xây phải
được bảo dưỡng bằng tưới nước trong thời gian không ít hơn 12 giờ.
Các ống tiêu nước được làm bằng ống nhựa PVC Ø60, số lượng theo thiết kế.
Đỉnh tường trong mọi trường hợp đều được làm phẳng bằng vữa xây.
5.3.7 Công tác lắp đặt thiết bị
1. Lắp ráp thiết bị cơ khí thủy công
Các thiết bị cơ khí thủy công như cửa van, lưới chắn rác, các chi tiết đặt sẵn trong
bê tông, lắp đặt đường ống áp lực …được lắp ráp như sau:
Lắp đặt của van, lưới chắn rác và các phụ kiện…được đưa vào trị trí lắp đặt bằng
cần cẩu 8 – 10 tấn, sau đó căn chỉnh thủ công cho phù hợp với vị trí thiết kế.
Lắp đặt đường ống áp lực: đường ống áp lực được chế tạo theo từng đoạn, được
vận chuyển đến bãi tập kết. Đưa vào vị trí lắp đặt bằng tổ hợp cần trục, xe kéo chạy trên
ray kết hợp tời điện và hệ thống kích kéo. Ống được lắp đặt theo thứ tự từ trên xuống và
từ dưới lên.
2. Lắp ráp thiết bị cơ khí nhà máy
Lắp ráp thiết bị cơ khí nhà máy được thực hiện khi đã hoàn thiện phần thiết bị của
các kết cấu bằng các cần trục tháp KBGS và cần trục xích 60T. Cửa hạ lưu sẽ được lắp
ráp bằng cần trục chân dê, công suất 25 tấn.
3. Lắp ráp thiết bị thuỷ lực và thiết bị điện
Toàn bộ khối lượng tua bin, các đường ống xả, côn ống xả, các buồng xoắn sẽ
được thực hiện bằng cần trục xích 60T, các cần trục KBGS 450 và cần trục DEK50 được
sử dụng hỗ trợ và cẩu lắp các thiết bị phụ.
5.4 BỐ TRÍ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG
Giao thông từ đường quốc lộ 12B vào là đường đất (trong quá trình thi công và
vận hành được nâng cấp lên) rộng 6m.
Tuyến đầu mối nằm cách đường liên xã khoảng 150m.
Nhà máy nằm cách tuyến đường liên xã khoảng 50m.
Căn cứ vào tổng tiến độ thi công và khối lượng, loại công tác thi công; bố trí các
hạng mục phục trợ như sau:
5.4.1 Khu phụ trợ
Khoảng cách từ đập đến vị trí nhà máy khoảng 4km, nên cần bố trí 2 khu phụ trợ.
Khu phụ trợ số 1 đặt tại tuyến đầu mối. Khu phụ trợ số 2 đặt tại tuyến nhà máy.
Tại tuyến đầu mối, bên vai phải tuyến đập, có địa hình rộng, bằng phẳng, nên bố
trí khu phụ trợ số 1 tại vị trí này.

Viện Công nghệ năng lượng -60-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Bên trái nhà máy thủy điện (nhìn từ thượng lưu), có địa hình thoải và rộng, nên bố
trí khu phụ trợ số 2 tại vị trí này.
Bãi thải vật liệu: đất đá đào hố móng một phần được đắp vào khu phụ trợ, phần
còn lại do chủ đầu tư cân nhắc sử dụng.
Bảng 5-4: Tổng hợp các hạng mục phụ trợ-khu phụ trợ số 1

Diện tích sử Diện tích


TT Tên hạng mục phụ trợ Đơn vị Quy cách
dụng chiếm đất
1 Kho xi măng m2 100 150 Kho kín
2 Kho sắt+xưởng gia công sắt m2 100 150 Nhà tạm
3 Kho gỗ + xưởng gia công gỗ m2 100 150 Nhà tạm
4 Trạm phát điện m2 15 25 Nhà cấp 4
5 Bãi đỗ xe m2 300 350 Bãi hở
6 Kho nhiên liệu m2 15 45 Nhà cấp 4
7 Bãi dăm sỏi m2 200 250 Mỏ hở
8 Bãi cát m2 200 250 Mỏ hở
9 Bãi đá dăm m2 200 250 Mỏ hở
10 Bãi đá hộc m2 100 150 Mỏ hở
11 Trạm trộn bê tong m2 50 100 Nhà tạm
12 Kho mìn m2 15 25 Nhà tạm

Bảng 5-5: Tổng hợp các hạng mục phụ trợ-khu phụ trợ số 2
Diện tích sử Diện tích
TT Tên hạng mục phụ trợ Đơn vị Quy cách
dụng chiếm đất
1 Kho xi măng m2 100 150 Kho kín
2 Kho sắt+xưởng gia công sắt m2 90 150 Nhà tạm
3 Kho gỗ + xưởng gia công gỗ m2 90 150 Nhà tạm
4 Trạm phát điện m2 15 25 Nhà cấp 4
6 Kho nhiên liệu m2 15 45 Nhà cấp 4
7 Bãi dăm sỏi m2 80 100 Mỏ hở
8 Bãi cát m2 80 100 Mỏ hở
9 Bãi đá dăm m2 80 100 Mỏ hở
10 Bãi đá hộc m2 90 100 Mỏ hở
11 Trạm trộn bê tong m2 20 40 Nhà tạm
12 Kho mìn m2 15 25 Nhà tạm

Viện Công nghệ năng lượng -61-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

5.4.2 Khu nhà ở và làm việc


Bố trí khu nhà ở và làm việc cùng vị trí với khu phụ trợ, quy cách nhà ở và làm
việc là nhà tạm.
Khu phụ trợ số 1, bố trí nhà làm việc với diện tích khoảng 100 m2, nhà ở cán bộ
công nhân viên diện tích khoảng 250 m2.
Khu phụ trợ số 2, bố trí nhà ở cán bộ công nhân viên với diện tích khoảng 100 m2.
5.5 TRÌNH TỰ THI CÔNG
Dự án sẽ được tiến hành theo trình tự các bước sau:
- Bước 1: Thi công tuyến đầu mối: đập dâng, đập tràn, bể áp lực, kênh dẫn, CLN
- Bước 2: Thi công nhà máy, tuyến đường ống áp lực và kênh xả.
- Bước 3: Thử nghiệm các hệ thống thiết bị nhà máy.
- Bước 4: Nghiệm thu và đưa tổ máy vào vận hành.

Viện Công nghệ năng lượng -62-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG


Công trình thủy điện Suối Chùng là công trình xây dựng mới, mặc dù quy mô
không lớn, nhưng cần phải đánh giá tác động môi trường của dự án. Báo cáo đánh giá
ĐTM tổng thể công trình được tách thành tập riêng và không nằm trong phạm vi của báo
cáo này.
6.1 DIỆN TÍCH CHIẾM ĐẤT VÀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
6.1.1 Diện tích chiếm đất của dự án thủy điện Suối Chùng
Diện tích chiếm đất của dự án thủy điện Suối Chùng được thống kê trong bảng
sau.
Bảng 6-1: Diện tích chiếm đất của dự án thủy điện Suối Chùng
TT Hạng mục Đơn Số lượng
vị
A Diện tích chiếm đất vĩnh viễn ha 11,416

Lòng hồ chính (đất sông suối, đất rừng trồng sản xuất) ha 1,586
Lòng hồ phụ (đất sông suối, đất rừng sản xuất) ha 0,116
Khu đầu mối chính (đất trồng cây hàng năm, đất lúa, đất sông
ha 1,288
suối, đất rừng sản xuất)
Kênh dẫn nước (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
ha 6,512
năm, đất lúa, đất sông suối, đất rừng sản xuất)
Đường ống áp lực (đất trồng cây hàng năm) ha 0,797
Đập phụ (đất trồng cây hàng năm, đất sông suối) ha 0,087
Nhà máy thủy điện (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
ha 1,03
năm, đất lúa)
B Chiếm đất tạm thời ha 2,454
Bãi thải số 1 (đất ven suối, đất rừng sản xuất) ha 0,53
Bãi thải số 2 (đất trồng rừng sản xuất) ha 1,00
Bãi thải số 3 (đất ven suối, đất rừng sản xuất) ha 0,268
Bãi thải số 4 (đất ven suối, đất rừng sản xuất) ha 0,276
Bãi thải số 5 (đất ven suối, đất rừng sản xuất) ha 0,270
Phụ trợ thi công (đất rừng sản xuất) ha 0,11
C Các ảnh hưởng khác
Số hộ dân phải di dời Không
Công trình thủy lợi Không
Di tích lịch sử Không
Khoáng sản Không

Viện Công nghệ năng lượng -63-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

6.1.2 Công tác giải phóng mặt bằng


Công tác giải phóng mặt bằng khá đơn giản vì các hạng mục của dự án đều không
xâm phạm vào đất nhà cửa, ruộng vườn, ao… nên không phải di dời nhà dân và đền bù
tài sản. Khu đầu mối chủ yếu là đất đá và cây bụi rậm. Bể áp lực và kênh dẫn phải đền bù
một số diện tích vườn. Tuyến đường ống đi qua khu vực trồng keo, vầu, sắn và một phần
diện tích trồng lúa, dự kiến sẽ thuê đất khi thi công đào móng và lấp đất trả lại ruộng, chỉ
chiếm phần đất phục vụ xây dựng mố néo và mố đỡ trung gian (theo khảo sát thiết kế
khoảng 280m2). Khu vực nhà máy là đất bờ suối.
Công tác giải phóng mặt bằng sẽ do Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện.
6.2 NHỮNG ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI
Dự án thủy điện Suối Chùng gây ảnh hưởng bất lợi chủ yếu là chiếm một số diện
tích đất đai, cây xanh và ruộng lúa.
6.3 NHỮNG ẢNH HƯỞNG THUẬN LỢI
Dự án thủy điện Suối Chùng có những ảnh hưởng có lợi như:
- Vẫn đảm bảo cấp nước tưới và nước sinh hoạt như hiện trạng.
- Tạo cảnh quan môi trường, góp thêm điểm tham quan du lịch cho khu vực Suối
Chùng và xã Tân Bắc và xã Tiên Nguyên.
- Phát điện với khoảng 21,05 triệu kWh/năm điện năng hàng năm phục vụ nhu
cầu điện của địa phương.
- Trích nộp các khoản thuế (VAT, thuế tài nguyên, thuế thu nhập…) góp phần
tăng ngân sách thu nhập hàng năm cho địa phương.
6.4 AN TOÀN VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Dự án thủy điện Suối Chùng đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
- Trong nhà máy thủy điện đã thiết kế hệ thống phòng chống cháy nổ theo quy
định hiện hành.
- Trạm biến áp và hệ thống truyền tải điện đã được thiết kế hệ thống chống sét
và tiếp đất theo quy định.

Viện Công nghệ năng lượng -64-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 7: TỔNG DỰ TOÁN


7.1 ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TRÌNH
Dự án thủy điện Suối Chùng được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, sử dụng
nguồn vốn tư nhân (vốn tự có và vay ngân hàng của Chủ đầu tư). Chi phí đầu tư dự án,
gồm chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí tư
vấn và chi phí khác như các dự án đầu tư công trình thủy điện khác sử dụng vốn tư nhân.
7.2 KHỐI LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Căn cứ hồ sơ Thiết kế kỹ thuật của Thủy điện Suối Chùng, Tân Bắc và xã Tiên
Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang do Viện Công nghệ năng lượng lập tháng
10/2020.
7.3 CĂN CỨ LẬP TỔNG DỰ TOÁN
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về Quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Căn cứ Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 08 năm 2019 của Chính
phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về
việc hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về
việc ban hành định mức xây dựng;
- Căn cứ Thông tư 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng;
- Căn cứ Thông tư 12/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức, giá xây
dựng và chỉ số giá xây dựng;
- Căn cứ Thông tư 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng;
- Căn cứ Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn xác định chi phí quản lý Công trình và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính về
việc quy định về quyết toán dứ án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ tài chính về
hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định Công trình đầu tư
xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng;
- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 hướng dẫn thi hành Luật
thuế giá trị gia tăng theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của
Chính phủ;

Viện Công nghệ năng lượng -65-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

- Căn cứ Đơn giá nhân công xây dựng tỉnh Hà Giang năm 2020 ban hành theo
Quyết định 1940/QĐ-UBND ngày 21/10/2020. Hướng dẫn xác định nhân công
theo Thông tư 15/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng;
- Căn cứ công văn số 44/CB-LS ngày 01/10/2020 của Liên sở Xây dựng - Tài
chính Hà Giang về mức giá một số vật tư, VLXD quý III năm 2020 tại địa bàn
huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang;
- Căn cứ Thông báo cáo chí số 22/2020/PLX-TCBC ngày 12/10/2020 của Tập
đoàn xăng dầu Việt Nam về giá xăng dầu;
- Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
7.4 NỘI DUNG TỔNG DỰ TOÁN
7.4.1 Kết cấu tổng dự toán
Các bảng biểu tính toán TDT cơ bản được xây dựng theo mẫu hướng dẫn của
Thông tư số 09/2019/TT-BXD của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình.
7.4.2 Đơn giá tổng hợp
1. Giá vật liệu
Các loại XLXD như cát, đá, sắt thép, xi măng, gỗ, xăng dầu và các loại vật liệu
khác chủ yếu được tính toán theo công văn số 44/CB-LS ngày 01/10/2020 của Liên sở
Xây dựng - Tài chính Hà Giang về mức giá một số vật tư, VLXD quý III năm 2020 tại
địa bàn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, có tính thêm chi phí vận chuyển đến HTXL;
2. Giá nhân công
Bảng lương ngày công xây dựng theo Đơn giá nhân công xây dựng tỉnh Hà Giang
năm 2020 ban hành theo Quyết định 1940/QĐ-UBND ngày 21/10/2020. Hướng dẫn xác
định nhân công theo Thông tư 15/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng;
3. Máy thi công
Giá ca máy công trình được xây dựng theo Thông tư 11/2019/TT-BXD ngày
26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công
xây dựng. Giá nhiên liệu năng lượng được tính tại thời điểm ngày 12/10/2020.
3.3. Giá trị tổng dự toán
Chi phí trước Chi phí sau
STT Khoản mục chi phí Thuế GTGT
thuế thuế
1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ 1.500.000.000 1.500.000.000
và TĐC
2 Chi phí xây dựng 97.002.694.585 9.700.269.458 106.702.964.043
3 Chi phí thiết bị 48.465.170.989 4.846.517.099 53.311.688.088
4 Chi phí quản lý dự án 1.853.813.247 185.381.325 2.039.194.572
5 Chi phí tư vấn đầu tư xây 6.356.312.994 635.631.300 6.991.944.294
dựng
6 Chi phí khác 1.415.529.962 101.855.199 1.517.385.162
7 Chi phí dự phòng 4.651.722.986 465.172.299 5.116.895.285

Viện Công nghệ năng lượng -66-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

8 Tổng vốn đầu tư chưa kể 161.245.244.763 15.934.826.680 177.180.071.443


lãi vay
9 Lãi vay trong thời gian xây 11.980.763.554 11.980.763.554
dựng
10 Tổng vốn đầu tư có kể lãi 173.226.008.316 15.934.826.680 189.161.000.000
vay
Giá trị bằng chữ: Một trăm tám mươi chín tỷ, một trăm sáu mươi mốt triệu đồng./.

Viện Công nghệ năng lượng -67-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH


8.1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ
Phương án chọn cho thuỷ điện Suối Chùng bao gồm nhiều thông số, tuy nhiên
bảng dưới đây chỉ giới thiệu các thông số có liên quan trực tiếp đến việc phân tích hiệu
quả kinh tế tài chính của phương án kiến nghị như sau:
Bảng 8-1: Các thông số thuỷ năng chính của phương án kiến nghị
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Công suất lắp máy, Nlm MW 5,00
2 Công suất đảm bảo, Nđb MW 0,27
3 Điện năng trung bình năm, E0 triệu kWh 21,05
4 Tổng vốn đầu tư trước thuế tỷ đồng 161,245
5 Thời gian xây dựng năm 02
Bảng 8-2: Các hạng mục cấu thành vốn đầu tư xây dựng công trình
STT Khoản mục chi phí Giá trị (đồng)
1 Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 1,500,000,000
2 Chi phí xây dựng 97,002,694,585
3 Chi phí thiết bị 48,465,170,989
4 Chi phí quản lý dự án 1,853,813,247
5 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 6,356,312,994
6 Chi phí khác (không bao gồm lãi vay) 1,415,529,962
7 Chi phí dự phòng 4,651,722,986
Vốn đầu tư ban đầu trước thuế 161,245,244,763
Bảng 8-3: Tiến độ đầu tư vốn thuỷ điện Suối Chùng
Năm xây dựng Năm XD1 Năm XD2 Tổng
Vốn đầu tư thuần (109 đồng) 69,290 103,936 173,226
8.2 MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KT - TC
Phân tích kinh tế là nhằm đánh giá hiệu ích của dự án mang lại cho nền kinh tế
quốc dân. Mục đích tính toán kinh tế giai đoạn TKKT là nhằm khẳng định một lần nữa,
dự án đầu tư khả thi về mặt kinh tế, sau khi có thiết kế chi tiết các hạng mục công trình.
Phân tích tài chính là nhằm đánh giá tính khả thi của dự án trên quan điểm của
Chủ đầu tư dự án. Dự án khả thi về mặt tài chính là dự án có khả năng hoàn trả vốn vay,
đem lại lợi nhuận cho Chủ đầu tư và các Cổ đông. Khác với phân tích kinh tế, phân tích
tài chính dựa trên các chi phí và các khoản thu mà Chủ đầu tư bỏ ra và Chủ đầu tư thu
được.
- Thời gian phân tích: 30 năm kể từ khi nhà máy đi vào vận hành;
- Các chỉ tiêu cơ bản về hiệu ích kinh tế - tài chính bao gồm:
+ Giá trị lợi nhuận ròng : NPV;
Viện Công nghệ năng lượng -68-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

+ Hệ số hoàn vốn nội tại : EIRR và FIRR;


+ Tỉ số hiệu ích / Chi phí : B/C;
+ Thời gian hoàn vốn : Thv.
- Chi phí thuế VAT: do trong tính toán áp dụng giá điện là giá chưa kể thuế
VAT nên trong phân tích không tính đến khoản thuế này;
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M) bao gồm lương công nhân viên quản lý
vận hành, chi phí tu sửa thường xuyên và định kỳ. Chi phí này được tính bằng
1,25% tổng vốn đầu tư xây lắp + thiết bị;
- Tổn thất tự dùng được tính bằng 1,0% sản lượng điện hàng năm của nhà máy;
- Tỉ giá hối đoái được áp dụng là 23.500 đồng/USD;
- Tổng vốn đầu tư của công trình được tính theo đồng Việt Nam và đô la Mỹ
được chuyển toàn bộ về tiền Việt Nam theo tỷ giá trên;
- Tỉ suất chiết khấu:
+ Tỉ suất chiết khấu trong phân tích kinh tế: hiện nay để phân tích kinh tế cho
các công trình điện, tỉ suất chiết khấu được áp dụng chung là 10%;
+ Tỉ suất chiết khấu dùng trong phân tích tài chính đối với các công trình thuỷ
điện bằng bình quân gia quyền mức lãi suất của các nguồn vốn vay.
8.3 PHÂN TÍCH HIỆU ÍCH KINH TẾ
- Giá bán điện bình quân theo QĐ số 4036/QĐ-BCT ngày 31/12/2019 của Bộ
Công Thương + trượt giá điện 1%/năm đến năm 2030;
Để xem xét mức độ an toàn của dự án theo các thông số kiến nghị, tiến hành tính
toán độ nhạy cho các chỉ tiêu kinh tế với các giả thiết bất lợi cho dự án:
- Vốn tăng 10%;
- Điện năng giảm 10%;
- Vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%.
Kết quả phân tích kinh tế của phương án kiến nghị và phân tích độ nhạy được
trình trong bảng sau. Bảng tính chi tiết được trình bày trong phụ lục tính toán.
Bảng 8-4: Chỉ tiêu kinh tế của phương án kiến nghị
Tổng
MNDBT Nđb Nlm Eo NPV EIRR B/C
Trường hợp vốn
m MW MW 106kWh 109đồng 109đồng % -
Giá bán điện theo QĐ 4036/QĐ-BCT + trượt giá 1% đến năm 2030
PA gốc 440.00 0.270 5.00 21.05 173.23 35,478 12,76% 1,232
Vốn tăng 10% 0.270 21.05 190.55 20,160 11,45% 1,120
E giảm 10% 0.243 18.95 173.23 16,613 11,32% 1,108
Vốn tăng 10%
0.243 18.95 190.55 1,295 10,09% 1,008
và E giảm 10%
Kết quả cho thấy dự án có tính khả thi về kinh tế với các chỉ tiêu kinh tế khá cao.
Kết quả phân tích độ nhậy, dự án khả thi về kinh tế cả khi gặp trường hợp rủi ro cao nhất
vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%.
Viện Công nghệ năng lượng -69-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

8.4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH


8.4.1 Quan điểm phân tích hiệu quả tài chính
1. Theo quan điểm dự án
- Chi phí gồm tổng vốn đầu tư, chi phí O&M và các loại thuế;
- Hiệu ích là doanh thu bán điện.
Các chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này cho ta thấy được tính khả thi cao hay
thấp của dự án mà chưa cần biết đến điều kiện vay trả. Nếu chỉ tiêu dựa trên quan điểm
này càng cao thì khả năng trả nợ càng cao và ngược lại.
Nếu chỉ tiêu FIRR theo quan điểm này lớn hơn chi phí huy động vốn thì dự án khả
thi về tài chính.
Thông thường, các Ngân hàng xem xét chỉ tiêu FIRR theo quan điểm này để quyết
định có cung cấp tài chính cho dự án hay không.
2. Theo quan điểm chủ đầu tư
- Chi phí gồm vốn tự có, trả gốc và lãi vay, chi phí O&M và các loại thuế;
- Hiệu ích là doanh thu bán điện.
Các chỉ tiêu tài chính trên quan điểm này cho thấy tính khả thi của dự án dưới một
điều kiện vay trả cụ thể. Nếu chỉ tiêu FIRR theo quan điểm này lớn hơn mức lãi suất mà
Cổ đông đòi hỏi thì dự án khả thi về tài chính và dự án được coi là sinh lợi theo quan
điểm của chủ đầu tư.
Với một điều kiện vay trả cụ thể thì chỉ tiêu tài chính theo quan điểm này quyết
định đến tính khả thi về tài chính của dự án và là tiêu chí để chủ đầu tư có tiến hành thực
hiện dự án hay không.
8.4.2 Số liệu đầu vào dùng trong phân tích tài chính
- Năm hiện tại: là đầu năm xây dựng công trình
- Thời gian xây dựng: 2,0 năm xây dựng.
- Phân vốn: năm XD 1: 40%; năm XD 2: 60%;
- Thời gian phân tích dự án: 30 năm không kể thời gian thi công
- Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam
- Đô la Mỹ được chuyển về tiền Việt Nam theo tỷ giá 23.500 đồng/USD
- Hiệu ích của dự án: Hiệu ích của dự án thủy điện Suối Chùng mang lại là doanh
thu bán điện hàng năm. Giá bán điện theo biểu giá chi phí tránh được năm 2020. Điện
năng sản xuất bình quân hàng năm là 21,052 triệu kWh/năm.
Giá bán điện theo Quyết định số 4036/QĐ-BCT ngày 31/12/2019 của Bộ Công
thương ban hành Biểu giá chi phí tránh được năm 2020, giá bán điện bình quân có xét
đến tỷ lệ cụ thể phân bố điện năng của dự án thủy điện Suối Chùng theo mùa và theo giờ
cao thấp điểm là 1.087,87 đồng/kWh, có xét đến tăng giá điện bình quân 1%/năm giai
đoạn từ 2021-2030.
Viện Công nghệ năng lượng -70-
TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Bảng 8-5 Biểu giá chi phí tránh được năm 2020 - Miền Bắc
Mùa khô Mùa mưa
Danh mục Giờ Giờ Giờ Giờ Giờ
Giờ TĐ Giờ TĐ
CĐ BTĐ CĐ BTĐ CĐ
Giá điện năng
726 726 725 703 704 702 351
(đ/kWh)
Giá công suất 1.932
- Chi phí của dự án:
+ Chi phí kinh tế cho đầu tư xây dựng công trình: Vốn đầu tư thuần là:
161.245.244.763 đồng
+ Chi phí vận hành và bảo dưỡng (O&M): 1,25% vốn xây lắp và thiết bị
+ Lãi vay
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nhiệp số
14/2008/QH12 và và Luật sửa đổi bổ sung số 32/2013/QH13 và Nghị định số
218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo Điều 10, Điều 15 và Điều 16 của Nghị định
số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ: Công trình thuỷ điện Suối Chùng
được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho
9 năm tiếp theo. Công trình có mức thuế suất ưu đãi là 10% trong 15 năm đầu. Sau thời
hạn này mức thuế suất phải nộp là 20%.
+ Tổn thất điện và tự dùng: 1% điện năng sản xuất
+ Thời gian trích khấu hao tài sản cố định là 20 năm cho phần xây dựng và 10 năm
cho phần thiết bị (theo Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BTC năm 2017 về hướng dẫn chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài chính ban hành)
+ Thay thế thiết bị sau 20 năm vận hành.
+ Thuế VAT, thuế tài nguyên và chi phí dịch vụ môi trường không kể đến trong
phân tích hiệu quả kinh tế vì giá bán điện chưa bao gồm các chi phí này.
+ Phương án huy động vốn cho công trình thủy điện Suối Chùng như sau: Vốn tự
có của chủ đầu tư chiếm 30% vốn tài chính cho công trình, 70% còn lại sẽ được huy động
từ ngân hàng thương mại. Khoản vay có thời gian ân hạn 2 năm và thời gian trả nợ là 10
năm, trong đó trả nợ gốc bằng nhau trong các năm trả nợ.
+ Trong phân tích tài chính sẽ tiến hành tính toán với phương án lãi suất vay vốn
từ ngân hàng thương mại (tham khảo các dự án gần đây) dự án công trình thủy điện Suối
Chùng với mức lãi suất vay dự kiến 10,5% /năm.
+ Chi phí khác
- Hệ số chiết khấu tài chính:
+ Tỷ suất ROE vốn tự có là 9%/năm
+ Tỷ lệ chiết khấu (i) sử dụng trong tính toán được xác định theo nguyên tắc bình
quân gia quyền các nguồn vốn góp.
Icsh Iv
if% = icsh%  iv % (= 10,05%)
I I

Viện Công nghệ năng lượng -71-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

Trong đó:
+ Icsh: Tổng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư dự án.
+ Iv: Tổng vốn vay trong tổng vốn đầu tư dự án.
+ I: tổng vốn đầu tư của dự án.
+ icsh%: tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (= 9%/năm)
+ iv%: tỷ lệ lãi suất của vốn vay (= 10,5%/năm)
Hệ số chiết khấu tài chính là: icktc = 10,05%
8.4.3 Kết quả tính toán hiệu quả tài chính
Phân tích tài chính cho trường hợp cơ bản chưa kể đến các rủi ro có thể xảy ra và
phân tích độ nhậy được thực hiện cho 3 trường hợp:
- Vốn tăng 10%;
- Điện năng giảm 10%;
- Vốn tăng 10% và điện năng giảm 10%.
Kết quả phân tích tài chính theo các kịch bản trên được trình bày trong Bảng dưới.
Bảng 8-5: Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm Chủ đầu tư
Nđb Nlm Eo Tổng vốn NPV FIRR B/C Thv
Trường hợp
MW MW 106kWh 109đồng 109đồng - - năm
PA gốc 0.27 5 21.050 161.25 17,881 12,36% 1,172 18,3
Vốn tăng 10% 0.27 21.050 177.37 2,147 10,30% 1,019 27,7
E giảm 10% 0.24 18.945 161.25 0,358 10,10% 1,003 29,5
Vốn tăng 10%
0.24 18.945 177.37 -14,731 8,38% 0,871 30,0
và E giảm 10%
Bảng 8-7: Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm Ngân hàng
Nđb Nlm Eo Tổng vốn NPV FIRR B/C Thv
Trường hợp
MW MW 106kWh 109đồng 109đồng - - năm
PA gốc 0.27 5 21.050 161.25 24,918 12,12% 1,153 15,9
Vốn tăng 10% 0.27 21.050 177.37 9,887 10,81% 1,056 22,0
E giảm 10% 0.24 18.945 161.25 7,395 10,68% 1,046 23,0
Vốn tăng 10%
0.24 18.945 177.37 -6,991 9,50% 0,960 30,0
và E giảm 10%
Kết quả phân tích tài chính cho thấy, trong các trường hợp phân tích độ nhạy, công
trình không khả thi về tài chính khi vốn đầu tư tăng thêm 10% và điện năng giảm đi 10%,
đây cũng là tình hình chung của các dự án năng lượng nói chung và thủy điện nói riêng
khi giá bán điện còn ở mức chưa cao (giá bán điện được tính ứng với FIRR=12%) và lãi
suất vay vốn thương mại khá cao trên 10,5%/năm. Điều này đã đặt ra cho các Chủ đầu tư
dự án thủy điện nhỏ cần quản lý tốt dự án, đấu thầu lựa chọn được nhà thầu có năng lực
chào giá hợp lý hợp đồng thi công xây dựng, cung cấp và lắp đặt thiết bị nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư dự án trả nợ vay và mang lại hiệu quả cho các cổ đông góp vốn đầu tư.

Viện Công nghệ năng lượng -72-


TKKT-TĐ Suối Chùng Tập 1-Quyển 1.1 Báo cáo chính phần xây dựng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Được sự cho phép của tỉnh Hà Giang, chủ đầu tư (Công ty Cổ phần Đầu tư phát
triển năng lượng Quang Bình), đơn vị tư vấn đã lập Thiết kế kỹ thuật dự án thủy điện
Suối Chùng đã nghiên cứu, tính toán và thiết kế chi tiết các hạng mục công trình của dự
án nhà máy thủy điện Suối Chùng, xã Tân Bắc và xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình,
tỉnh Hà Giang.
2. Phương án chọn có quy mô như sau:
+ MNDBT = 440,00 m
+ MNC = 432,00 m
+ Công suất lắp máy = 5,0 MW
+ Điện năng năm = 21,05x106 kWh
+ Tổng mức đầu tư (sau thuế) = 189,161 tỷ đồng
Chỉ tiêu kinh tế:
+ NPV = 35,478 tỷ đồng
+ IRR = 12,76 %
+ B/C = 1,232
Chỉ tiêu tài chính:
+ NPV = 17,881 tỷ đồng
+ IRR = 12,36 %
+ B/C = 1,172
+ Thời gian hoàn vốn = 18,3 năm
3. Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Suối Chùng do Viện Công nghệ năng
lượng lập theo đúng quy định và hướng dẫn hiện hành của Nhà nước. Kính mong các cấp
có thẩm quyền phê duyệt TKKT để Chủ đầu tư có thể chuyển sang các giai đoạn tiếp
theo./.

Viện Công nghệ năng lượng -73-

You might also like