Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Thẩm định dự án đầu tư

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I. KHÁI NIỆM VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ


Thẩm định dự án đầu tư là quá trình phân tích và đánh giá các nguồn lực, tài chính, kinh tế, thị trường,… dựa trên
những phương pháp khoa học đã được nghiên cứu. Qua đó rút ra được những kết luận chính xác giúp nhà đầu tư có
cở sở đưa ra quyết định đầu tư của mình.
 
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. 1.     Giá trị hiện tại ròng - NPV (Net present value)
-         Là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền ròng trong tương lai
-         Để dễ nhìn nhất bạn có thể chỉ cần nhớ công thức:
 
NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền thu – Giá trị hiện tại dòng tiền chi
NPV = PV (dòng thu) – PV (dòng chi)
 
-         Công thức máy móc hơn, trừu tượng hơn là:
 
 
 
Trong đó:    NPV là hiện giá thuần;
                   CFt là lượng tiền ròng năm t;
                   r là lãi suất chiết khấu;
                   n là tuổi thọ dự án;
                   (1+r)-t là hệ số chiết khấu năm t.
 
-         Hoặc:
 
 
Trong đó:    NPV: Hiện giá thu nhập thuần của dự án
Bt: Doanh thu hàng năm của dự án
Ct: Chi phí hàng năm của dự án
a= 1/(1+r)t-1: Hệ số chiết khấu của dự án năm thứ t
r: Tỉ suất chiếu khấu của dự án, %.
t: Thứ tự năm trong vòng đời dự án.
-         Ý nghĩa của NPV:
NPV > 0: Cho thấy quy mô thu nhập ở hiện tại là “dương” sau khi đã bù đắp chi phí sử dụng vốn và chi phí đầu tư ban
đầu.
NPV = 0: Thu nhập có được vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu kể cả chi phí sử dụng vốn
NPV < 0: Thu nhập có được sau khi bù đắp chi phí sử dụng vốn không đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu .
 
-         Ví dụ 1.1:
Cho bảng dòng tiền sau, với R = 10%, tính NPV của dự án:
 
Năm 0 1 2 3
Dòng tiền ròng -2.000 1.100 1.210 1.331
 
Ta có
 
 
 
 
-         Ví dụ 1.2:
 
 
 
-         Nguyên tắc chấp nhận dự án theo NPV
(1) Các dự án độc lập: Chỉ được chấp nhận khi NPV > = 0.
(2) Lựa chọn 1 số trong các dự án loại trừ: Chúng ta sẽ lựa chọn trong số đó các dự án có NPV >=0 và tổng NPV lớn
nhất.
(3) Lựa chọn 1 trong số các dự án loại trừ lẫn nhau: Chúng ta phải chọn dự án có NPV>= 0 và lớn nhất.
-         Nhược điểm của NPV
Phụ thuộc vào tuổi thọ dự án
Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu

 
1. 2.        Tỉ suất hoàn vốn nội bộ - IRR (internal rate of return)
-         Định nghĩa: Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án là tỷ suất chiếc khấu, mà với tỷ suất này, hiện giá thu nhập thuần
NPV của dự án bằng 0, đây cũng là một chỉ tiêu phổ biến và quan trọng, chỉ sau NPV, thường đi liền và có mối quan hệ
chặt chẽ với NPV.
-         Ý nghĩa:  IRR chính là khả năng sinh lời đích thực của bản thân dự án. IRR chỉ thay đổi khi các yếu tố nội tại, tức
giá trị các dòng ngân lưu thay đổi. Khi thấy NPV=0 bạn thường nghĩ rằng dự án không mang lại hiệu quả nào. Nhưng
bạn nhớ rằng, ngay cả khi NPV=0 cũng có nghĩa là dự án đã mang lại cho đồng vốn của bạn một suất sinh lời, đó chính
là IRR.
Như vậy nếu bạn mong muốn một suất sinh lời từ dự án là r = 20%, trong khi đó IRR = 24% (>20%) chẳng hạn, thì bạn
đã thỏa mãn và có thể quyết định đầu tư.
Theo định nghĩa trên đây, IRR là một suất chiết khấu mà tại đó NPV=0, như vậy nếu ta chọn suất chiết khấu r=20% sẽ
làm cho NPV>0 (vì r<IRR).
Có thể nói khác đi, khi NPV>0 thì IRR>r. Như vậy, hai điều kiện này cùng được thỏa.
Bây giờ, giả định mong muốn suất sinh lời từ dự án là r = 30%, trong khi đó IRR vẫn là 24% (<30%) chẳng hạn, thì bạn
không hài lòng và có thể quyết định không đầu tư.
Tương tự trên, IRR = 24% là suất chiết khấu làm cho NPV=0 thì suất chiết khấu r = 30% sẽ làm cho NPV<0. Như vậy,
hai điều kiện này cùng không thỏa. Hai chỉ tiêu này có vẻ là cặp “tiền đạo bài trùng” đấy. Hễ cái này gật thì cái kia OK và
ngược lại, cùng lắc. Nhưng gật hay lắc thì dựa vào gì? Cũng lại là một suất sinh lời mong muốn nào đó.
-         Công thức tính: Dơn giản nhất bạn chỉ cần cho NPV = 0 và giải phương trình tìm R, đó chính là IRR của dự án.
Hoặc bạn có thể mò mẫm thay đại các R vào để thử kết quả NPV, NPV nào bằng “0” thì R ở đó chính là IRR của dự án.
Nếu thể hiện IRR theo một công thức máy móc, có thể làm bạn khó hiểu thì:
 
 
                   IRR = r* ⇔
          Ví dụ 2.1:
Cho bảng dòng tiền sau:
Năm 0 1 2
Dòng tiền ròng     - 2.000 1.100 1.210
 
Tính IRR?
          Ta có IRR = R ⇔ NPV =
         
Giải phương trình trên ta được IRR = 10%
-         Tính IRR bằng phương pháp nội suy.
Công thức:
 
         
Trong đó
IRR là suất sinh lời nội tại;
r1 là lãi suất thấp;
r2 là lãi suất cao;
NPV(r1) > 0;
NPV(r2) < 0.
-         Trở lại ví dụ “1.1” ta có bảng dòng tiền sau:
Năm      0     1    2    3
Dòng tiền ròng -2.000 1.100 1.210 1.331
      
 
-         Nguyên tắc chấp nhận dự án theo IRR
Khi đánh giá dự án bằng tiêu chuẩn IRR ta sẽ chấp nhận mọi dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng chi phí sử dụng vốn
 
-         Nhược điểm của IRR
Có dự án không tính được IRR
Có thể có nhiều hơn 1 IRR
Phụ thuộc quy mô dự án
Phụ thuộc vào tuổi thọ của dự án
Phụ thuộc vào thời điểm đầu tư
-         Úng dụng của IRR
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội tại IRR là chỉ tiêu hiệu quả tài chính quan trọng nhất của dự án;
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội tại IRR là chỉ tiêu bắt buộc trong thẩm định dự án.
 
1. 3.      Tỉ số lợi ích và chi phí – BCR (Benefit – Cost Ratio)
-         Đó là một tỉ lệ giữa giá trị hiện tại dòng thu so với giá trị hiện tại dòng chi. Chỉ tiêu này cũng phổ biến, đi sau NPV
và IRR, có mối liên hệ với NPV. Có thể nói BCR là một cách nhìn khác về NPV.
-         Ý nghĩa và công thức tính: Là một chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án bằng hình ảnh tỉ lệ giữa lợi ích thu về so
với chi phí bỏ ra. Nếu chỉ tiêu NPV chỉ nói lên sự giàu có hơn lên một giá trị tài sản nhưng nó không so sánh với quy mô
nguồn lực, thì chỉ tiêu BCR cho thấy hiệu quả này.
BCR là tỉ số so sánh giữa giá trị hiện tại dòng thu và giá trị hiện tại dòng chi (trong khi đó, NPV là so sánh hiệu số).
Công thức:
                             BCR =   
-         Ví dụ 3.1:
Cho bảng dòng tiền sau (R =25%/năm).
Năm 0 1 2  
Dòng tiền chi 1000 450 500  
PV (dòng chi) 1000 360 320  
Dòng tiền thu   1200 1600          
PV (dòng thu)   960 1024 ð  BCR =  = 1.18
 
-         Các nhược điểm của BCR
Qua công thức NPV và BCR ta thấy chúng có mối quan hệ giải thích cho nhau. Cụ thể:
NPV > 0 ⇔ BCR > 1; Ngược lại NPV < 0 ⇔ BCR < 1.
Tuy nhiên, khi so sánh các dự án có tính loại trừ nhau, một mình chỉ tiêu BCR đôi khi bóp méo kết quả đánh giá.
-         Ví dụ 3.2:
 
Suất chiết khấu 20%
Năm 0 1 NPV BCR
Dự án A -6,000 9,000 1,500 1.25
Dự án B -10,000 14,000 1,667 1.17
 
Dự án A có BCR lớn hơn (1.25>1.17), tuy nhiên dự án B lại mang lại của cải ròng lớn hơn (1667>1500). Một nhược
điểm khác nữa là, việc xác định “chi phí” của dự án không thống nhất cũng có thể làm sai lệch chỉ tiêu này. Có quan
điểm cho rằng chi phí để so sánh trong công thức này chỉ nên tính theo chi phí đầu tư ban đầu (investment cost); trong
khi đó, quan điểm khác thì tính trên toàn bộ chi phí (total cost).
 
1. 4.     Kỳ hoàn vốn tính trên ngân lưu PP (CF)
Hiểu từ thuật ngữ Payback Period (PP), là thời gian cần thiết để thu hồi được vốn đầu tư. Nhiều dự án khan hiếm hoặc
lệ thuộc vào thời gian huy động vốn, chỉ tiêu này thường tỏ ra hữu dụng. Đơn giản, nhìn dòng ngân lưu ròng (NCF: net
cash flows) trên báo cáo ngân lưu của dự án để thấy được năm hoàn vốn.
Kỳ hoàn vốn cũng có thể tính trên dòng ngân lưu chiết khấu (DCF: discounted cash flows), tức có tính đến giá trị thời
gian của tiền tệ. Tuy nhiên qua nhiều thử nghiệm ta thấy không có chênh lệnh nhiều so với cách tính chỉ dựa trên dòng
ngân lưu.
 
1. 5.     Suất sinh lời kế toán
Được dịch từ nhóm từ Accounting Rate of Return (ARR), là tỉ lệ giữa dòng thu bình quân hằng năm so với tổng dòng chi
(hoặc bình quân).
 
Công thức:       BCR =  
 
Theo ví dụ “1.1” trên thì ta tính được ARR là:
ð ARR  =  = 0.6068 (60.68%)
 
Chỉ tiêu ARR cũng giúp ta một cách nhìn về hiệu quả dự án, tuy nhiên nó cũng có các nhược điểm tương tự: không tính
thời giá tiền tệ và không quan tâm quy mô cũng như vòng đời của dự án. Chỉ tiêu ARR đôi khi cũng được tính đơn giản
bằng cách dựa trên lợi nhuận bình quân như ROI dưới đây.
 
1. 6.     Suất sinh lời của vốn đầu tư
Được hiểu từ thuật ngữ Return on Investment (ROI), là một chỉ tiêu đơn giản đến vô cùng, chỉ tính trên lợi nhuận và
không dựa vào dòng ngân lưu và giá trị thời gian của tiền tệ.
Công thức:
ROI =  
Ngoài nhược điểm “phi tiền tệ” và “phi thời gian” như đã nêu trên, vốn đầu tư trong chỉ tiêu ROI được tính rất tùy tiện: có
khi tính trên tổng vốn đầu tư, có khi tính trên vốn đầu tư bình quân (có trừ khấu hao vốn qua từng năm). Lưu ý rằng,
nếu lợi nhuận thống nhất với dòng ngân lưu, mặc dù hiếm khi, thì ROI sẽ bằng với ARR trên đây.
Ví dụ 6.1: Dự án X có vốn đầu tư 100 triệu, lợi nhuận bình quân hằng năm là 20 triệu thì ROI sẽ là:
ROI =  = 20%
 
1. 7.     Kỳ hoàn vốn tính trên lợi nhuận - PP (NI)
Viết tắt của từ Payback period (PP), lLà một cách nhìn khác về ROI, được viết ngược lại với ROI
như sau:
PP =  
     Theo ví dụ “6.1” trên: PP =  = 5 lần

1. 8.     Bảng tóm tắt ưu khuyết điểm của các chỉ tiêu

Chỉ tiêu Ưu điểm Khuyết điểm  


NPV Tính gi trị tiền tệ theo thời gian, tính đến Khó hiểu  
Giá trị hiện tại quy mô dự án, đáp ứng yêu cầu “giàu có Khó tìm suất chiết khấu, tức rất khó xác  
 
định chi phí sử dụng vốn.  

Có tính trên dòng ngân lưu, tức thông tin Có lúc không tính được do dòng ngân
nội bộ từ dự án lưu thay đổi bất thường  

Dễ dẫn đến kết luận sai lầm khi so sánh


các dự án Có tính loại trừ nhau  
IRR
Tỉ suất sinh lời
nội bộ Dễ tính, Dễ hiểu (thể hiện là phần trăm) Không tính đến quy mô, thời điểm dự án  
Có nhiều cách để xác định chi phí, dẫn
Có tính đến gi trị tiền tệ theo thời gian đến kết luận sai  

BCR (B/C)
Tỉ số lợi ích & Hỗ trợ giải thích cho NPV Không xét quy mô và vòng đời dự án  
chi phí Thấy được hiệu quả đồng vốn    
Được sử dụng nhiều do Dễ hiểu, Dễ tính
PP toán Không quan tâm đến suất sinh lời  
Kỳ hoàn vốn
trên dòng ngân Có thể mâu thuẫn với NPV khi so sánh
lưu Hữu ích với các dự án có rủi ro cao dự án loại trừ nhau.  
Không quan tm đến quy mô, tuổi thọ dự
Tương đối Dễ hiểu, Dễ tính tóan án  
ARR
Suất sinh lời kế Có dựa vào dòng ngân lưu và tính trên
toán toàn bộ vòng đời dự án Có nhiều cách hiểu khác nhau  

Dễ hiểu vì dựa trên lợi nhuận chứ không Không quan tâm đến quy mô, tuổi thọ dự
rắc rối khi phải dựa trên dòng ngân lưu án  
không dựa vào dòng ngân lưu  
Dễ có những quan điểm khác nhau về
xác định vốn đầu tư  
ROI
Suất sinh lời Dễ tính tóan vì không cần tính giá trị tiềnDễ có quan điểm khác nhau về xác định
trên vốn đầu tư tệ theo thời gian lợi nhuận (trước hay sau thuế)  
Không quan tâm đến quy mô, tuổi thọ dự
Dễ hiểu án  
Không dựa vào dòng ngân lưu và suất
Dễ tính toán chiết khấu  
Được sử dụng nhiều do chịu ảnh hưởng
PP(ni) của nền kinh tế kế hoạch. Không quan tâm đến suất sinh lời  
Kỳ hoàn vốn Dễ sai lầm khi so sánh lựa chọn dự án
trên lợi nhuận   loại trừ nhau
http://www.muabanduan.com/tu-van-dau-tu/tham-dinh-du-an-dau-tu/48-tham-dinh-du-an-dau-tu.html

You might also like