Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Quản trị là một chuyên ngành đào tạo đầy đủ những kiến thức căn bản trong khối

ngành kinh tế như tài chính, kế toán, nhân sự cho tới các chiến lược kinh doanh,
marketing. Ngành này sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh toàn diện về các hoạt động
của doanh nghiệp, công ty. Đối với ngành Quản trị, sau khi ra trường bạn có thể làm
trong những lĩnh vực như Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị tài chính, Quản lý sản
xuất, Quản trị Marketing, Quản trị chuỗi cung ứng,…

Để chọn lựa công việc phù hợp theo chuyên ngành, trước hết chúng ta cần phân
tích mô hình SWOT, điều này sẽ giúp ta nhận diện công việc cũng như những yêu
cầu trước khi bắt đầu xin vô làm.
Strengths:
- Sự đa dạng về các lĩnh vực thuộc ngành Quản trị kinh doanh mang lại cho hàng
loạt cơ hội nghề nghiệp tiềm năng sau khi tốt nghiệp.
- Chọn học ngành Quản trị kinh doanh là một trong những con đường giúp bạn phát
triển toàn diện bản thân.
- Tích lũy được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý công việc kinh
doanh của chính mình.
- Là một ngành học năng động, phù hợp với các bạn trẻ ưa thích làm việc trong môi
trường cạnh tranh, phát huy năng lực của bản thân. Hơn nữa, nhà tuyển dụng luôn
cần những người quản lý kinh doanh có trình độ, có thể giúp họ giải quyết vấn đề,
tạo ra hệ thống nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của họ giúp bạn thăng tiến
nhanh hơn.
- Quản trị kinh doanh đã trở thành một nghề rất phổ biến trong thị trường lao động
hiện nay nên có thể tiếp cận ra quốc tế.
Weaknesses:
- Kiến thức thiên về lý thuyết có thể quên ngay sau khi học xong nếu không được
thực hành ở dự án thực tế.
- Nhiều con đường lựa chọn, không biết chọn con đường nào.
- Dễ rơi vào tỷ lệ thất nghiệp của ngành Quản Trị
- Tài chính công việc là có hạn nên cần đảm bảo làm việc thật cẩn thận để tránh
mang lại tổn thất cho công ty.
Opportunities:
- Kiến thức quản trị là kiến thức bao quát và khái quát chung các vấn đề về kinh tế ,
do đó, sinh viên học ngành này có cơ hội được làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.
- Thăng tiến lên công việc cấp cao, với mức lương hấp dẫn tương ứng với năng lực.
- Mở rộng các mối quan hệ.
- Đào tạo và nâng cao thêm những kiến thức cũng như kỹ năng đa dạng, chuyên
môn trong công việc.
- Thâm nhập thị trường nước ngoài.
Threats:
- Công việc có tính cạnh tranh cao, do đó việc làm này khá áp lực, thậm chí có thể
cần tăng ca liên tục.
- Đồng nghiệp có sự cạnh tranh nên đôi khi gây cảm giác áp lực.
- Các công việc đều gắn liền với chế độ, chính sách và nhiệm vụ cụ thể với thời hạn
nên khá gây áp lực.
- Năng lực của các nhà quản lý công trong việc thay đổi, cải cách tổ chức nhằm
thích ứng với những biến đổi của môi trường sẽ có thể vấp phải sự phản kháng,
thậm chí dẫn đến xung đột nội bộ.
- Đứng trước những sự việc không chắc chắn, không an toàn và không đoán trước
được, nhiều nhà quản lý sẽ có xu hướng sợ việc phải đưa ra quyết định. Tâm lý lo
sợ này sẽ dẫn đến những hệ lụy khác cho công ty, công việc.
- Trong bối cảnh kinh tế tri thức, kinh tế số, công nghệ thông tin, đòi hỏi tốc độ cao,
mà tâm lý con người nói chung lại khá ngần ngại trong việc chủ động nâng cao năng
lực, làm chủ tri thức chuyên môn và kỹ năng quản lý.

Bên cạnh đó còn có mô hình ASK, cũng góp phần trong việc đánh giá năng lực để
giúp ta chủ động trong quá trình lựa chọn công việc trong tương lai cho phù hợp.
Knowledge (4%):
Kiến thức chính là yếu tố nền tảng hay có thể được coi là viên đạn bạc cho trong vị trí công việc.
Có 5 mức độ đánh giá như sau:
 Hiểu biết thấu đáo (A thorough understanding): Nhân viên hiểu về toàn bộ nội dung đào
tạo và có thể dẫn giảng cho người khác.

 Hiểu biết tốt (A good understanding): Nhân viên có thể đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh về
cái gì, tạo sao, khi nào và như thế nào.

 Hiểu biết cơ bản (Basic understanding): Nhân viên có thể trả lời câu hỏi về cái gì, tạo
sao, khi nào và như thế nào nhưng không cụ thể.

 Một hoặc hai ý tưởng (One or two ideas): Nhân viên có một chút kiến thức nhưng không
thể giải thích được vấn đề

 Không có kiến thức (No knowledge): Nhân viên dường như không có kiến thức về chủ
đề.
Trong đó, những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận bao gồm:

 Năng lực về thu thập tin dữ liệu


 Năng lực hiểu các vấn đề (comprehension)
 Năng lực ứng dụng (application) Năng lực phân tích (analysis)
 Năng lực tổng hợp (synthethis)
  Năng lực đánh giá (evaluation)

Attitudes (70%):
- Cầu tiến, không bỏ cuộc giữa chừng.
- Cởi mở- Tư duy.
- Ham học hỏi.
- Trung thực.
- Hoàn thành công việc đúng hạn.
- Biết nhìn nhận, sửa đổi, rèn luyện bản thân từng ngày.
- Luôn sáng tạo, đổi mới bản thân.
- Lan truyền sự tích cực.
- Chấp hành nội quy, quy chế.
- Tôn trọng mọi người.
- Bản lĩnh, không ngại khổ.
Skills (26%):
- Kỹ năng xây dựng chiến lược, và lập các kế hoạch kinh doanh.
- Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường.
- Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh.
- Các kỹ năng về marketing, tiếp thị.
Kết luận: Phân tích SWOT thoạt nhìn thì rất đơn giản như phải kể đến những hữu
ích mà nó mang lại từ việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công việc, đồng
thời cho thấy các cơ hội và mối đe dọa mà bạn phải đối mặt. Điều này giúp bạn tập
trung vào điểm mạnh của mình, giảm thiểu các mối đe dọa, cũng như tận dụng lợi
thế có sẵn.
Ngày nay, đánh giá năng lực không thể chỉ theo “cảm tính” mà thay vào đó
bằng mô hình ASK - được xem như là trợ thủ đắc lực trong quá trình quản trị. Nó
giúp cho bạn nhận ra đang thiếu những kiến thức, kỹ năng gì để phù hợp hơn với
công việc. Những điều này hoàn toàn có thể trau dồi theo thời gian. Với những ưu
điểm vượt bậc, phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi.

You might also like