Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 50

Họ tên: Lê Thị Phượng

Lớp: KTPT 54b


Mã SV: 11123221

Bản thảo lần 1


Tên đề tài: Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020.

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết:
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định xây dựng nông thôn mới (NTM) là
một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây
dựng nông thôn mới đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng
nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc
trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt
Nam.
Từ năm 2011, nước ta bắt đầu xây dựng NTM. Không được chọn là tỉnh xây
dựng điểm nông thôn mới, nhưng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người
dân, cùng nhiều cách làm hay, đến nay, sau hơn 4 năm triển khai, chương trình xây
dựng NTM tại Thanh Hóa đã “gặt hái” nhiều thành công.
Thọ Xuân là huyện có số lượng đơn vị hành chính cấp xã nhiều so với các
huyện trong tỉnh, địa bàn rộng, điểm xuất phát về kinh tế thấp, nguồn lực khó khăn,
4 năm qua, được sự quan tâm của BCĐ phát triển Nông nghiệp và XDNTM tỉnh,
các Sở, ban ngành cấp tỉnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới huyện đã cùng
với các phòng, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, cả hệ thống
chính trị và đông đảo nhân dân các xã trong huyện chung sức, vượt lên khó khăn
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và đạt được nhiều kết quả
quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn
chế. Kết quả xây dựng NTM chuyển biến chậm, đạt thấp so với yêu cầu và chưa
vững chắc, trong mặt bằng chung, một số địa phương có dấu hiệu chững lại. Với
thực tế nguồn lực hạn chế, người dân trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Việc
chỉ đạo, điều hành ở một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa
phát huy tốt vai trò của người đứng đầu. Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân
dân về xây dựng NTM chưa đầy đủ, thiếu toàn diện và ngại khó, một phần do công
tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân và huy động sự tham gia vẫn
chưa tốt. Sự tham gia của người dân mới chỉ ở bước thực hiện, đóng góp nguồn lực
chứ chưa toàn diện. Công tác quy hoạch thiếu tính liên kết, chưa quan tâm đến

2
quyết định của nhà nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh.
Trước thực tiễn nêu trên, để tăng cường hiệu quả công tác xây dựng NTM, tăng
thêm các tiêu chí đạt được cho các xã chưa đạt chuẩn NTM. Và giải quyết một phần
bất cập, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp thực hiện xây dựng nông thôn mới ở
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020”.

2. Câu hỏi nghiên cứu


Mụa tiêu cuối cùng của khóa luận là trả lời câu hỏi “cần làm gì để giúp các xã
đạt được các tiêu chí hiệu quả hơn về thời gian và chất lượng tốt hơn”. Cần giải
đáp được 3 câu hỏi cụ thể sau:
(1) Tổng quan về xây dựng NTM. Có bao nhiêu tiêu chí để đạt chuẩn NTM, liệt
kê các tiêu chí.
(2) Tình hình thực hiện xây dựng NTM của các xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân
giai đoạn 2011 đến nay.
(3) Định hướng và giải pháp giải quyết bất cập, thực hiện tốt các tiêu chí để đấy
nhanh tốc độ xây dựng NTM của các xa chưa đạt chuẩn NTM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng NTM tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình xây dựng NTM của các xã huyện
Thọ Xuân giai đoạn 2011-2015 và giải pháp phát triển đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và làm rõ nội dung của khóa luận, Sinh viên sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Các phương pháp chính:
Phương pháp nghiên cứu bàn giấy: khóa luận đã sử dụng phương pháp này
để tiếp cận với các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề xây dựng NTM,
cũng như các báo cáo của các xã và của huyện xây dựng NTM nhằm giúp các xã
hoàn thành nhanh quá trính đạt chuẩn NTM.
Phương pháp thống kê: các số liệu sử dụng trong khóa luận chủ yếu từ nguồn số
liệu thống kê được của ủy ban các xã và của huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Toàn bộ
các số liệu này đã được thống kê dùng để phân tích và so sánh chuỗi quá trình xây
dựng NTM quá trình 2011 – 2015.
Phương pháp suy luận, diễn giải: dựa trên cơ sở những số liệu thực tế thu
thập được cũng như khung lý thuyết về xây dựng NTM, Sinh viên tiến hành đánh

3
giá thực trạng xây dựng NTM của các xã và tình hình chung của Huyện từ năm
2011 đến 2015 nhằm xác định kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại cũng
như nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở những kết luận được rút ra chương 2, đề
xuất các định hướng và giải pháp đẩy nhanh quá trình đạt chuẩn NTM toàn huyện.
5. Kết cấu của khóa luận:
Lời mở đầu
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Tình hình xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2011 – 2015
Chương 3: Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020
Kết luận

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI

1.1. Tổng quan về chương trình xây dựng nông thôn mới
1.1.1. Khái niệm xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ);
có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời
sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. 
1.1.2. Yêu cầu về xây dựng nông thôn mới
- Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán
bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở
xóm, xã được bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Mô hình nông thôn mới là một mô hình phát triển toàn diện và bền vững cả
về nông nghiệp và nông thôn. Bản chất nông thôn mới dựa vào cộng đồng là tạo
được động lực và điều kiện để cộng đồng phát huy nội lực, tiếp nhận và phát huy
ngoại lực để phục vụ phát triển. Bài học kinh nghiệm về phát triển nông thôn mới
là phát huy vai trò chủ thể của nông dân.
Để nông thôn phát triển bền vững thì cần thiết phải dựa vào cộng đồng bỡi lẽ
cộng đồng hiểu rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình. Tiếp cận xây dựng
nông thôn mới trên quan điểm dựa vào nội lực cộng đồng có thể hình dung bởi hình
ảnh cái cốc có chứa đựng một nửa. Như vậy khi nhìn vào cái cốc trên thì ta nên nhìn
vào phần đầy hay phần trống rỗng.
Nguyên tắc của tiếp cận xây dựng nông thôn mới trên quan điểm dựa vào nội
lực cộng đồng là không nhìn vào phần “khuyết”, phần “thiếu hụt” của cộng đồng
mà nhìn vào “nội lực”, “tài sản” và “năng lực” của cá nhân cũng như của cả cộng
đồng để cùng vận động và phát triển. Bởi vì mỗi cộng đồng đều có tiềm lực, thế
mạnh riêng. Phát triển thế mạnh của cộng đồng sẽ làm các khó khăn giảm dần, cộng
đồng phát triển bền vững, ít lệ thuộc. Còn tác động giải quyết khó khăn thì không
bao giờ giải quyết hết, cộng đồng thụ động, phụ thuộc vào sự hỗ trợ giúp đỡ từ bên
ngoài.

5
 
 
Để cộng đồng phát triển một cách bền vững thì cần phải có sự phối kết hợp
chặt chẽ giữa nguồn lực của cộng đồng, sự ủng hộ của nhà nước, chính quyền và sự
tác động, hỗ trợ từ bên ngoài.
- Trong giai đoạn khởi điểm, vai trò hỗ trợ của bên ngoài rất quan trọng và
chiếm tỷ lệ lớn. Nó là động lực của sự phát triển. Đến khi kết thúc quá trình người
dân tại cộng đồng phát huy hết vai trò, khả năng của mình để xây dựng và phát triển
nông thôn.
 

- Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.

6
- Thực hiện Chương trình xây dựng NTM phải gắn với quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và đảm bảo thực hiện các quy hoạch
xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án
và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp
ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch,
đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã
hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng NTM.
1.2. Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới
1.2.1. Khái niệm tiêu chí
Tiêu chí là tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay đánh giá một đối tượng, bao
gồm các yêu cầu về chất lượng, mức độ, hiệu quả, khả năng, tuân thủ các
quy tắc và quy định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các kết quả đó.
1.2.2. Bộ tiêu chí về nông thôn mới
1.2.2.1. Xã nông thôn mới
Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí được quy định
trong Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Chính phủ gồm:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới chỉnh trang các khu dân cư hiện
có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Tiêu chí 2: Giao thông
- Tỷ lệ km đường trục xã liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn
theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
- Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được ứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật
của Bộ GTVT.
- Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
- Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

7
Tiêu chí 3: Thủy lợi
- Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
- Tỷ lệ km trên mương do xã quản lý được kiên có hóa.
Tiêu chí 4: Điện
- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.
Tiêu chí 5: Trường học
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
- Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL
- Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-
TT-DL.
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ xây dựng.
Tiêu chí 8: Bưu điện
- Có điểm phục vụ bưu chính viên thông
- Có Internet đến thôn.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
- Nhà tạm, dột nát.
- Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng.
Tiêu chí 10: Thu nhập
- Thu nhập bình quân đầu người/năm theo quy định.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo.
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.
Tiêu chí 14: Giáo dục
- Phổ cập giáo dục trung học.
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ
túc, học nghề)

8
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo.
Tiêu chí 15: Y tế
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT.
- Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Tiêu chí 16: Văn hóa
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định
của Bộ VH-TT-DL.
Tiêu chí 17: Môi trường
- Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.
- Chất thải, nước thải được thu gom và sử lý theo quy định.
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
- Cán bộ xã đạt chuẩn.
- Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.
- Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”.
- Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
1.2.2.2. Huyện nông thôn mới
Có 70% số xã trong huyện đạt NTM.
1.2.2.3. Tỉnh nông thôn mới
Có 80% số huyện trong tỉnh đạt NTM.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới
1.3.1. Cộng đồng
1.3.1.1. Người dân
1.3.1.1.1. Những nội dung cần có sự tham gia của người dân trong
xây dựng nông thôn mới:
- Người dân tham gia vào các lớp tuyên truyền tập huấn xây dựng nông
thôn mới
Trong bất kỳ giai đoạn nào của công cuộc xây dựng đất nước thì công tác
thông tin truyền thông, vận động bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu mà các ngành các cấp đều phải quan tâm thực hiện. Nhờ các lớp tuyên

9
truyền, nhận thức và hành động của người dân sẽ thay đổi phù hợp với đường lối,
chủ trương của Đảng, nhà nước.
Trước hết tuyên truyền giúp dân thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong quá
trình thực hiện xây dựng NTM và hiểu mình chính là đối tượng hưởng thụ những
thành quả của xây dựng NTM, nhờ đó người dân tích cực hưởng ứng, phối hợp với
các cấp trên để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này.
Khi dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của xây dựng NTM, sẽ cùng Đảng, nhà
nước, các cơ quan đoàn thể đồng lòng, tích cực, tự giác, chủ động tham gia.
- Người dân tham gia lập dự án quy hoạch và quy hoạch
Đất nước ta đang trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng, trong đó Nhà nước
cam kết thực hiện chính sách phát triển bền vững, xây dựng các thành phố có điều
kiện sống tốt, trong đó các chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định và quản lý cần
làm việc không chỉ vì người dân mà còn phải cùng với người dân. Sự tham gia của
người dân ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và cả ở các nước đang phát triển
như Việt Nam.
 Người dân lập đề án xây dựng NTM
Các nội dung của đề án xây đựng NTM và các hoạt động cụ thể của từng
hạng mục phải do người dân bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định trên cơ sở
các quy chuẩn của Nhà nước, đồng thời có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn, đơn vị
tư vấn. Đề án được thực hiện phải sát với nhu cầu, tình hình thực tế của địa phương
và người dân là người biết rõ nhất địa phương có và cần những gì.
Một chu trình xây dựng đề án Nông thôn mới cấp xã gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước 2: Lập đề án
Xây dựng đề án nông thôn mới cấp xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới
xã tiến hành lấy ý kiến của các cộng đồng dân cư từ thôn, hộ dân, đảm bảo mọi nội
dung trong đề án được bàn bạc công khai, dân chủ; Ban quản lý tập hợp ý kiến và
hoàn thiện tổ chức thông qua Hội nghị tại xã, tham vấn một số thôn hoàn chỉnh đề
án trình UBND huyện phê duyệt.
Bước 3: Thẩm định và phê duyệt đề án
Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã trình, xin ý kiến của Ban Chỉ đạo
tỉnh trước khi UBND huyện phê duyệt.
Trên cơ sở các ý kiến của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Ban chỉ đạo cấp huyện hoàn

10
thiện, phê duyệt đề án.
Bước 4: Tổ chức thực hiện đề án
Để việc tập trung chỉ đạo đạt kết quả tốt, UBND tỉnh hướng dẫn cách thức
điều tra, lập đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã theo đề cương được ban hành.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề chưa phù hợp cần sử đổi,
bổ sung, các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Sở NN và PTNT để tổng
hợp, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 5: Đánh giá đề án
Trong khâu xác định đề án, người dân có thể tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp cung cấp thông tin, đánh giá hiện trạng tại địa phương, đây là bước đầu tiên và
quan trọng nhất.

Bước cuối cùng, người dân tham gia trực tiếp hoặc cử đại diện hoặc tham gia
nhiều bên nhằm tăng tính bền vững và hiệu quả của các công trình.

 Người dân tham gia lập đồ án quy hoạch NTM


Người dân phải được trực tiếp tham gia vào quy hoạch NTM và chấp nhận
tuân thủ những quy định vì lợi ích chung của cộng đồng. Các nhà tư vấn sẽ hỗ trợ
về mặt kỹ thuật. Khi khảo sát thực trạng, cán bộ xã và cơ quan quy hoạch cần sự
cung cấp thông tin từ người dân để hoạch định một cách hiệu quả và chính xác nhất
vì người dân rõ nhất tình hình địa phương cũng như để đáp ứng, phù hợp với ý kiến,
yêu cầu, nguyện vọng người dân. Do đó quy hoạch sẽ có tính khả thi cao.

- Người dân tham gia bước thực hiện đóng góp nguồn lực sức lao động
và kinh phí vào các hoạt động của xây dựng nông thôn mới
Đóng góp kinh phí là một cách tham gia trực tiếp vào chương trình nông
thôn mới nhằm sẻ chia gánh nặng đối với ngân sách địa phương. Theo chỉ đạo của
chương trình nông thôn mới thì nguồn vốn cho xây dựng NTM từ các nguồn: Vốn
ngân sách các cấp, vốn góp từ doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốn
huy động trong dân.
Khi đóng góp kinh phí thực hiện chương trình còn làm tăng tính trách nhiệm
của người dân. Họ sẽ quan tâm đến mục đích sử dụng kinh phí, cũng như tiến độ và
chất lượng công trình và lợi ích mà họ nhận thu được sau khi chi cho khoản mục đó

11
Có 2 hình thức huy động sự đóng góp kinh phí từ người dân, đó là:
Thứ nhất: Đóng góp tự nguyện: số tiền mà người dân đóng góp là tự nguyện,
người dân tự quyết định tùy theo năng lực tài chính của mỗi gia đình.
Thứ hai: Người dân đóng góp một khoản bắt buộc và được ấn định một mức
rõ ràng cho từng hộ khi đã có thống nhất họp bàn trong cộng đồng thôn xóm.

Ngoài đóng góp tài chính, người dân còn có thể tham gia bằng đóng góp
công lao động xây dựng các công trình nông thôn, đó là sự đóng góp sức lao động
của người dân. Hình thức này phù hợp với khu vực nông thôn, vì những công trình
liên quan đến xây dựng cầu đường, thủy lợi, giao thông nội đồng, chợ, xử lý rác
thải... cần nhiều công lao động. Huy động dưới hình thức này vừa tiện cho những
gia đình hoàn cảnh khó khăn, vừa tận dụng được thời gian của người dân trong lúc
nông nhàn.
Về cách thức đóng góp công, lao động được chia thành 3 loại:
Thứ nhất, lao động công ích hoàn toàn tự nguyện, ai có điều kiện và mong
muốn sẽ được tham gia, không phân biệt nam nữ, độ tuổi.
Thứ hai, đóng góp công lao động thay cho tài chính.
Thứ ba, tham gia lao động được trả công.
- Người dân tham gia quản lý giám sát
Nhằm nâng cao chất lượng tiến độ công trình và quyền làm chủ của người
dân, dân có thể cử đại diện tức ban giám sát theo dõi đánh giá sự chấp hành các quy
định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư,
ban quản lý dự án, các nhà thầu và các đơn vị thi công dự án trong quá trình xây
dựng NTM. Nếu phát hiện có điều gì không đúng phải kiến nghị đến cơ quan chức
năng có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lý. Tổ chức quản lý và vận hành
bảo dưỡng công trình sau khi hoàn thành.
- Người dân tham gia tập huấn đào tạo ứng dụng kỹ thuật vào sản
xuất
Người dân tham gia các lớp tập huấn đào tạo nghề trong dự án đào tạo do địa
phương tổ chức để học hỏi, nâng cao tay nghề và tìm hiểu tri thức khoa học. Qua
các buổi đào tạo tập huấn đó, người dân sẽ nắm bắt được các biện pháp canh tác
mới, phương pháp chăm sóc cây trồng vật nuôi, tập huấn đưa giống mới vào sản
xuất và áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập cho

12
mỗi gia đình, cải thiện đời sống nhân dân.
Yêu cầu khi tham gia là người dân phải tích cực, không phân biệt già trẻ, trai
gái, ai có nhu cầu đều phải được tham gia. Người dân phải chăm chú nghe giảng,
thực hành, nếu có thắc mắc hay chưa hiểu thì phải đưa ra ý kiến, trao đổi với cán bộ
tập huấn. Đối với cán bộ tập huấn, phải nhiệt tình gảng dạy, sẵn sàng hỗ trợ, giải
đáp thắc mắc của người dân khi cần thiết, đồng thời đưa vào bài giảng những vấn đề
trọng tâm, thiết thực, gần gũi với người dân. Như vậy, lớp tập huấn sẽ ứng dụng kỹ
thuật vào mô hình sản xuất một cách hiệu quả nhất.
1.3.1.1.2. Hình thức tham gia của người dân
- Tham gia bị động
Đây là hình thức tham gia mà người dân được thông báo từ chính quyền địa
phương về các dự án, công trình xây dựng... trên địa bàn mà không được tham gia
đóng góp ý kiến. Người dân chỉ được biết khi chương trình đó được triển khai.
Hình thức này mang tính chất bị động, vì thế đôi khi xảy ra một số ý kiến
không được lòng dân đồng thuận vì không phù hợp với lợi ích của người dân.
- Cung cấp thông tin
Cán bộ dự án hay các nghiên cứu viên sẽ thông qua các bộ câu hỏi hoặc các
phiếu điều tra để thu thập câu trả lời của người dân. Với cách thức tham gia này,
thường chỉ có sự tương tác từ một phía dù cho người đưa ra cấu hỏi có sự tham
khảo ý kiến của người dân nhưng câu hỏi đó mang tính chủ quan, đưa ra từ một
phía. Người dân chỉ có trách nhiệm trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra vì thế đôi khi
trả lời cho có lệ hoặc không đúng. Người dân ít có cơ hội bày tỏ quan điểm, ý kiến
hay không giám sát được hoạt động của dự án. Vì vậy, hình thức này mức độ tham
gia của người dân còn tương đối thấp.
- Trao đổi ý kiến (tham vấn)
Sự chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan và người dân được thông qua
dưới các hình thức: họp cộng đồng, thảo luận cộng đồng và sử sụng nhóm tư vấn
cộng đồng.
Tham vấn là công cụ quan trọng giúp cơ quan dân cử có đầy đủ căn cứ, lý lẽ
và thông tin quan trọng, sát thực tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách và giám
sát việc thực thi chính sách. Sự tham gia này cũng chứng tỏ người dân được lắng
nghe và được quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước phải công khai và có trách
nhiệm.

13
Sự tham gia của người dân trong hình thức này hoàn toàn chủ động, vai trò
các bên như nhau.
- Tham gia và được nhận thu nhập
Người dân tham gia đóng góp các tài nguyên có sẵn để đổi lấy lương thực,
tiền mặt hay các động cơ vật chất khác. Bên liên quan sẽ quyết định toàn bộ vấn đề,
người dân chỉ tham gia như những người được hợp đồng để cung cấp đất đai và lao
động.
- Tham gia theo hoạt động
Người dân tham gia bằng cách hình thành các nhóm để thực hiện theo các
hoạt động, các mục tiêu đã được định trước liên quan đến dự án. Sự tham gia này
chủ yếu xuất hiện sau khi đã có các quyết định.
1.3.1.1.3. Mức độ tham gia của người dân:
- Không có sự tham gia
- Tham gia ít
- Thực sự tham gia
1.3.1.1.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia của người dân
- Tính minh bạch và công khai
- Tiêu chí công bằng
- Tiêu chí hiệu quả
- Tiêu chí bền vững
1.3.1.2. Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp trên địa bàn là lực lượng nòng cốt, tham gia tích cực và có
hiệu quả thiết thực, đặc biệt là trong thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao thu
nhập cho người dân.
- Doanh nghiệp có thể giúp đỡ và hỗ trợ các địa phương triển khai chương
trình xây dựng NTM dưới nhiều hình thức như: ủng hộ về tinh thần và vật chất; đầu
tư trực tiếp về nông thôn; cam kết sử dụng lao động; giúp nông dân phát triển sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm…
Các công ty, ngân hàng đóng trên địa bàn triển khai nhiều chương trình về an
sinh xã hội, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội như đường giao
thông, trường học, trạm tế, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà ở hộ nghèo
để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

14
- Doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm trong tổ chức sản xuất theo chuỗi
giá trị, xác định thị trường:
Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới,
nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trực tiếp tham gia tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp góp phần nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển. Xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp mang lại hiệu
quả kinh tế cao, đảm bảo cung ứng dịch vụ đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm
đầu ra của sản xuất. Giúp tác động đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn, thu hút lao động chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông lâm thuỷ
sản sang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn và đô thị.

1.3.2. Bộ máy thực hiện


1.3.2.1. Cơ cấu bộ máy
1.3.2.1.1. Các Bộ:
- Bộ NN và PTNT là cơ quan thường trực Chương trình xây dựng NTM, có
nhiệm vụ giúp Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện chương trình NTM trên phạm vi
cả nước.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ tài chính và các Bộ, ngành
có liên quan cân đối, phân bổ nguồn lực cho Chương trình thuộc nguồn vốn ngân
sách trung ương; xây dựng cơ chế lồng ghép và quản lý thực hiện chương trình.
- Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ NN và PTNT
cân đối vốn từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể của Chương trình xây dựng
NTM.
1.3.2.1.2. UBND các cấp
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
 Cụ thể hóa, hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa
phương và chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện.
 Giao Sở NN và PTNT là cơ quan thường trực chương trình, chủ trì phối
hợp với các Sở, ngành của tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Chương trình.
- UBND các huyện, thị xã:
 Văn phòng Nông thôn mới huyện

15
Tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo huyện dự thảo các văn bản hướng dẫn
các xã; kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM,
tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí;
Hàng quý, hết năm tham mưu cho Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện tổ chức
đánh giá kiểm điểm rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện công tác xây dựng NTM.
Chuẩn bị nội dung, chương trình cho các cuộc họp, hội nghị của Ban Chỉ đạo
huyện và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.
 Các phòng, ban, ngành của huyện
Căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng NTM, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể gắn với chương trình,
kế hoạch công tác năm của cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện những tiêu chí
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình đảm
nhiệm. Các thành viên Ban chỉ đạo huyện chủ động hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát các xã được phân công phụ trách thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Kịp
thời giúp cơ sở tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá tình tổ chức thực hiện và
báo cáo tình hình về Ban chỉ đạo huyện.
- Ban Chỉ đạo, Ban quản lý chương trình xây dựng NTM các xã
 Chỉ đạo, quán triệt, phổ biến các nội dung liên quan đến xây dựng NTM tới
cán bộ chủ chốt cấp xã và các thôn. Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều
hình thức phong phú đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các đơn vị đóng trên địa bàn xã,
nhân dân các thôn nhằm huy động các nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM.
 Chủ động xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ Chương
trình xây dựng NTM từng giai đoạn của xã, đảm bảo thực hiện đạt các chỉ tiêu kế
hoạch của huyện đề ra.
 Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các thôn tổ chức thực hiện,
xây dựng NTM theo kế hoạch. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện.
 Tổ chức lồng ghép các Chương trình, Dự án triển khai trên địa bàn để thực
hiện xây dựng NTM.
 Triển khai thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hoá ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM" theo hướng dẫn của Uỷ ban
Trung ương MTTQ Việt Nam.

16
 Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định, kịp thời phản
ánh những khó khăn, vướng mắc về Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn
mới huyện để chỉ đạo hướng dẫn xử lý.
1.3.2.2. Năng lực lãnh đạo
- Cán bộ cần tiếp thu nhanh chóng và đúng đắn về mục tiêu, quan điểm,
giải pháp, lộ trình xây dựng NTM để tuyên truyền, phổ biến cho người dân. Và để
thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước đã đề ra.
- Có khả năng lập kế hoạch, tính toán nguồn lực cần sử dụng cho Chương
trình xây dựng NTM để tránh lãng phí.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
các cấp. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải thực sự tâm huyết, trăn trở, có
trách nhiệm với công việc, với nhân dân để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành
mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM đã đề ra.
- Các ngành thành viên BCĐ và các phòng, ngành cần bám sát chức năng,
nhiệm vụ của ngành, kế hoạch công tác của BCĐ để theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn
các địa phương thực hiện các nội dung tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn của
ngành và thực hiện chương trình xây dựng NTM tại địa bàn được phân công, đồng
thời, xây dựng kế hoạch cụ thể, đề xuất trình UBND huyện ưu tiên lồng ghép các
chương trình, dự án thuộc từng ngành quản lý, trước hết tập trung cho các xã phấn
đấu đạt chuẩn NTM từ nay đến năm 2016. Nắm chắc tình hình báo cáo BCĐ,
Trưởng BCĐ và Chủ tịch UBND huyện để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc cho cơ sở; phát hiện những cách làm hay, những điển hình tiên tiến của các cá
nhân, thôn, xã để động viên, khen thưởng kịp thời.
- BCĐ các xã căn cứ tình hình thực tế của địa phương để tổ chức triển khai
thực hiện chương trình; tổ chức chỉ đạo, nghiên cứu xây dựng các mô hình sản xuất
có hịêu quả, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, xóa đói và từng bước giảm
nghèo cho người dân; chỉ đạo các thôn rà soát, đánh giá và đăng ký thôn để triển
khai thực hiện theo hướng xây dựng NTM từ gia đình, dòng họ đến thôn, đến xã;
thường xuyên theo dõi, nắm chắc tiến độ, kết quả triển khai trên địa bàn các thôn,
tổng hợp báo cáo về BCĐ huyện theo thời gian quy định để kịp thời chỉ đạo, có giải
pháp tháo gỡ khó khăn cũng như làm cơ sở báo cáo BCĐ huyện, UBND huyện và
BCĐ tỉnh.
1.3.3. Cơ chế chính sách

17
- Hỗ trợ địa phương:
Chính phủ, cơ quan các cấp, ngành có những cơ chế, chính sách hỗ trợ xây
dựng NTM như: hỗ trợ xây dựng Nhà văn hóa thôn, hỗ trợ làm đường giao thông,
hỗ trợ mua mấy cấy
Song song với việc đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh các địa
phương quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất, các ngành nghề,
thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, quan tâm đào tạo nghề phù hợp với
tình hình ở địa phương.
Chính phủ có thể hỗ trợ vốn dưới hình thức: tài chính hoặc hiện vật như xi
măng.
Cơ cấu vốn chính phủ quy định:
 Vốn ngân sách Trung ương và địa phương, bao gồm:
Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia: khoảng 23%.
Vốn trực tiếp cho chương trình: khoảng 17%.
 Vốn tín: khoảng 30%.
 Vốn từ các doanh nghiệp và vốn khác: khoảng 20%
 Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10%.
- Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ:
 Ưu đãi về đất đai: Miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất
 Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
 Hỗ trợ phát triển thị trường
 Hỗ trợ dịch vụ tư vấn
 Hỗ trợ khoa học công nghệ
1.4. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới
1.4.1. Xã Trực Nội, Huyện Trực Ninh, Tỉnh Nam Định
Từ cuối năm 2009, phong trào xây dựng NTM diễn ra sôi nổi ở xã Trực Nội,
trở thành phong trào thi đua giữa làng trên, xóm dưới. Một kinh nghiệm quý của
Trực Nội là biết “khoan thư sức dân” để việc huy động đóng góp được lâu dài, tạo
hiệu quả xây dựng NTM bền vững. Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Đức Chế cho biết:
“Chúng tôi xác định rõ hai nguyên tắc về huy động dân đóng góp. Thứ nhất, việc
xây dựng NTM là quá trình lâu dài nên không thể vội vàng huy động một lúc tối đa
mọi nguồn lực, nguyên tắc đóng góp của Trực Nội là bảo  đảm dân chủ và biết phát

18
huy nội lực để giữ sức lâu dài. Xây dựng NTM, xác định trọng điểm nhất là vận
động nhân dân, để nhân dân đồng tình hưởng ứng. Có những việc chạm đến quyền
lợi nhân dân, nếu không làm tốt công tác tư tưởng thì không thành công được. Ban
chỉ đạo xây dựng NTM của xã đã tổ chức 25 hội nghị để quán triệt, tuyên truyền các
văn bản và 19 tiêu chí về xây dựng NTM. Một mặt, xã vận động nhân dân trong xã
hăng hái tham gia. Mặt khác, xã cử đoàn cán bộ đến trực tiếp các hội đồng hương
Trực Nội ở các nơi, vận động đóng góp xây dựng quê hương. Lãnh đạo các cấp bàn,
định hướng cụ thể với con em quê hương về những hạng mục công trình cần đầu tư,
triển khai sớm, tính thiết thực của công trình. Các công trình đều do nhà đầu tư cùng
nhân dân trong xã thi công, giám sát.
1.4.2. Xã Thanh Tân, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bình
Tháng 7 năm 2013, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương được Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh Thái Bình trao bằng chứng nhận là xã đầu tiên của tỉnh đạt 19/19 tiêu chí, hoàn
thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới
ở xã Thanh Tân, đã rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
- Phải nhận thức đúng, đầy đủ quan điểm, mục tiêu, nội dung xây dựng
nông thôn mới của Đảng và nhà nước, từ đó xác định rõ lộ trình và công việc tổ
chức thực hiện.
- Công tác tuyên truyền phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung
cần tuyên truyền, từ đó có biện pháp, phương pháp tiến hành phù hợp. Mục tiêu
tuyên truyền cần đạt được đó là, làm thế nào để mọi cán bộ đảng viên và nhân dân
nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trong chương trình xây dựng nông
thôn mới, những công việc phải làm, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người
dân.
Các phương pháp, biện pháp tuyên truyền phải đa dạng phong phú, sáng tạo,
phù hợp. Các khẩu hiệu tuyên truyền có nội dung thiết thực, gần gũi, ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ cảm nhận.
- Phải có đội ngũ cán bộ thực sự say sưa tâm huyết, chủ động và sáng tạo.
- Vận dụng tốt quan điểm của chính phủ về huy động nguồn lực xây dựng
nông thôn mới bao gồm: Nguồn lực tài nguyên, nguồn lực con người, nguồn lực tài
chính...
- Quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới là một nội dung rất quan trọng.
Quy hoạch phải có sự tham gia của người dân thông qua quy chế dân chủ, đồng thời

19
tiếp thu ý kiến của các sở, nghành, cơ quan cấp trên, để mỗi lĩnh vực quy hoạch
mang tính khoa học cao.
- Làm tốt công tác dân vận trong suốt quá trình tổ chức thực hiện. Để làm
tốt công tác dân vận có 3 vấn đề đặt ra là: Mọi chủ trương của Đảng, chính quyền
phải xuất phát từ tâm tư, tình cảm nguyện vọng, lợi ích của người dân. Quy trình
dân chủ phải hết sức bài bản "Dân chủ càng rộng thì tập trung càng cao", phương
pháp phải phù hợp.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm
Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong quá trình phát triển
nông nghiệp, xây dựng NTM rút ra bài học cho huyện Thọ Xuân:
Một là, phải làm tốt công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp quan trọng để
phát huy vai trò chủ thể của người dân, động viên, khích lệ những tập thể cá nhân
điển hình tiên tiến; khắc phục cho được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của
nhà nước. Trong tuyên truyền, cần phải đa dạng về hình thức, phong phú về nội
dung, thông qua báo viết, báo hình, bản tin NTM, các chuyên mục, chuyên đề,
tuyên truyền miệng, tuyên truyền bằng trực quan Pano, áp phích…để làm chuyển
biến căn bản nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về xây dựng NTM.
Hai là, trong tổ chức thực hiện, phải bám sát sự chỉ đạo, các nội dung hướng
dẫn của Trung ương, áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế ở
địa phương để có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời; xác định bước đi, cách làm phù hợp,
với phương châm dân cần và dễ thì phát động nhân dân làm trước, đặc biệt phải tập
trung chỉ đạo mạnh mẽ phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, từng bước nâng thu nhập cho nhân dân; Trong tổ chức thực hiện thì kết
hợp chỉ đạo điểm với diện rộng, tập trung chọn điểm để chỉ đạo phải được tiến hành
song song với chỉ đạo chung theo diện rộng.
Ba là, phải phát huy vai trò của người đứng đầu từ thôn, bản, xã đến huyện
(ở đâu có cán bộ tâm huyết thì ở đó có phong trào tốt và có điểm sáng). Phải có sự
vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là phải nâng cao trách nhiệm
của các ngành thành viên BCĐ các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội
và các thành phần kinh tế; trong tổ chức thực hiện phải công khai, minh bạch, phát
huy thật tốt quy chế dân chủ, để dân đồng thuận và tự giác tham gia.

20
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN THỌ
XUÂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Huyện Thọ Xuân nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng miền núi
phía Tây tỉnh Thanh Hoá với toạ độ địa lý từ 19 050’ đến 20000’ vĩ độ Bắc và
105025’ đến 105030’ kinh độ Đông. Huyện Thọ Xuân có tổng diện tích tự nhiên là
30.010,14 ha. Huyện có 37 xã và 3 thị trấn, trong đó có 5 xã miền núi.
Huyện có Quốc lộ 47 đi qua từ huyện Triệu Sơn chạy về phía Tây Bắc qua
huyện lỵ Thọ Xuân rồi theo hướng Tây nối với khu công nghiệp Lam Sơn và nối
với đường Hồ Chí Minh. Đường Hồ Chí Minh với 12,8 km qua địa bàn Thọ Xuân
qua thị trấn Lam Sơn, nối thị trấn Lam Sơn với các huyện lỵ Phố Cống huyện Ngọc
Lặc, Yên Cát huyện Như Xuân, đi huyện lỵ Thường Xuân, nối thành phố Thanh
Hoá bằng Quốc lộ 47. Quốc lộ và tỉnh lộ cùng các đường liên xã, liên thôn tạo ra
mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Trên địa bàn huyện Thọ Xuân còn có sân bay Sao
Vàng và khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng.
2.1.1.2.Tài nguyên đất, rừng, khoáng sản
- Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất của Đoàn đo đạc bản đồ
và quy hoạch sở địa chính Thanh Hoá năm 2001, đất nông nghiệp của Huyện Thọ
Xuân. Được chia thành 4 nhóm chính sau:
 Nhóm đất xám: Agrsols, có diện tích: 8.931,0 ha;
 Nhóm đất phù sa: Fluvisols, có diện tích: 15.893,2 ha;
 Nhóm đất đỏ: Fersalsols, có diện tích: 809,1 ha;
 Nhóm đất tầng mỏng: Leptosls, có diện tích: 627,3 ha.
- Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Thọ Xuân chủ yếu là rừng trồng mới được khôi phục,
động vật hầu như không có. Kết quả kiểm tra rừng năm 2013, Thọ Xuân có
2.799,62 ha rừng, trong đó đất rừng sản xuất là 2672,84 ha, đất rừng phòng hộ
107,78 ha, đất rừng đặc dụng 19,0 ha trữ lượng rừng 12.391 m 3 trong đó: Bạch đàn

21
9349 m3, xà cừ và lim 468 m3 và gần 100 triệu cây tre, nứa, luồng đều có cấp tuổi 2
năm.
- Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Thọ Xuân, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, đá
xây dựng tập chung ở các xã Thọ Lâm 52,0 ha, Xuân Phú 22,50 ha, Xuân Thắng
40,20 ha, Xuân Châu 5,5 ha. Ngoài ra còn có đá, sỏi, cát xây dựng tập trung ở các
xã ven sông Chu và đất sét làm gạch ngói ở nhiều xã trong huyện.
Tài nguyên khoáng sản ở Thọ Xuân tuy không phong phú và đa dạng về loại
hình so với những vùng đất khác, nhưng khoáng sản ở Thọ Xuân vẫn là nguồn lực
quan trọng và to lớn để tận dụng khai thác phục vụ trong vùng.
- Tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch Thọ Xuân khá phong phú, nhưng chưa được sắp xếp, khai
thác có hiệu quả. Khu di tích đặc biệt Lam Kinh đang được đầu tư, tôn tạo tầm cỡ
quy mô quốc gia có thể cùng huyện bạn xây dựng, tạo lập mạng lưới du lịch sinh
thái ở các địa danh lịch sử nổi tiếng như Lũng Nhai, Chí Linh...và ở các địa danh
khác ở huyện Thọ Xuân.
- Tài nguyên nhân văn
Thọ Xuân là huyện có bề dày lịch sử, văn hoá cách mạng với 25 di tích được
xếp hạng, trong đó 7 di tích Quốc gia và 18 di tích cấp tỉnh. Thiên nhiên, lịch sử và
con người của vùng đất này đã hoà quyện, tạo nên truyền thống lịch sử văn hoá
huyện Thọ Xuân. Mảnh đất sản sinh ra nhiều Anh hùng dân tộc kiệt xuất nổi tiếng
như: Lê Hoàn, vị vua thời Tiền Lê đã đóng góp nhiều công lao cho dân tộc và Lê Lợi
người làm nên cuộc kháng chiến chống quân Minh, lập ra triều đại Hậu lê phát triển,
hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam.
Thọ Xuân cũng là mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như;
Bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa Xuân Lập, 12 Xứ Láng trồng dâu nuôi tằm, quay
tơ dệt lụa, thổ cẩm Xuân Phú, nón lá Thọ Lộc, cót Bát Căng...
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1.Trường học, giáo dục và đào tạo
Đến năm 2010, toàn huyện có 37/37 xã, thị trấn có trường tầng, trong đó: có
5 xã có 3 trường tầng, 18 xã có 2 trường tầng, 14 xã có 01 trường tầng.
Thọ Xuân là 1 trong những huyện có công tác giáo dục đạt kết quả cao của
tỉnh. Cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục, trình độ dân trí đã được nâng

22
lên rõ rệt, giáo dục miền núi đã được quan tâm phát triển, công tác xây dựng trường
lớp gắn với chủ trương kiên cố hoá trường học đã đạt được nhiều thành quả quan
trọng. Hệ thống trường lớp từ bậc học mầm non đến THCS đã phủ kín trên địa bàn
các xã. Các công tác xã hội hoá giáo dục đã thu nhiều thành quả bước đầu.
Toàn huyện đã hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ
trong độ tuổi. Số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia cùng số học sinh
tốt nghiệp các cấp và thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp ngày càng tăng lên. Cơ sở vật chất và trang thiết bị học đường được tăng
cường đầu tư, nâng cấp, đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của cải cách giáo dục.
Công tác quản lý dạy và học ngày càng chặt chẽ, tiến bộ hơn.
Tính đến năm học 2014 - 2015 toàn huyện đã 60 trường đạt chuẩn quốc gia,
trong đó có 10 trường mầm non, 36 trường tiểu học, 14 trường trung học cơ sở.
100% số xã, thị trấn có trường cao tầng, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học
tập được quan tâm đầu tư phục vụ tốt cho mục tiêu giáo dục. Phong trào khuyến học
thực sự phát triển, toàn huyện đã thành lập được 41 trung tâm học tập cộng đồng và
47 hội khuyến học với hàng vạn hội viên, góp phần động viên lực lượng giao viên,
học sinh dạy tốt, học tốt và làm lành mạnh môi trường giáo dục ở trong huyện.
Hướng nghiệp, dạy nghề được củng cố, phát triển với nhiều hình thức đào
tạo, dạy nghề phù hợp, bước đầu tạo sự chuyển biến nhận thức về nghề nghiệp, việc
làm cho học sinh.
Nhìn chung sự nghiệp Giáo dục của huyện phát triển cả về lượng và chất, cơ
sở vật chất giáo dục luôn được quan tâm đầu tư xây dựng. Mặc dù vậy, do tình hình
thực tế ở cơ sở, cũng như những khó khăn về tài chính một số trường hiện chưa đảm
bảo tốt cho nhu cầu giảng dạy và học tập, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo
nàn, thiếu sách giáo khoa và đồ dùng học tập diện tích trường lớp còn chật hẹp,
chưa đạt được chuẩn quy định. Để thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá Giáo dục,
ngành giáo dục cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm
đáp ứng mục tiêu giáo dục.
2.1.2.2.Tình hình về dân số và lao động
Tổng dân số của huyện năm 2014 có 218.114 người, trong đó thành thị
15.757 người bằng 7,23%, nông thôn 202.357 người bằng 92,77%, mật độ dân số
709 người/km2, gấp 2,1 lần mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hoá (330
người/km2), và 2,8 lần mật độ dân số trung bình cả nước (252 người/km 2). Tốc độ

23
tăng dân số có chiều hướng gia tăng, năm 2010 = 0,45%, Năm 2011= 0,52%; năm
2014 = 0,64%.
Toàn huyện có 134.140 lao động, chiếm 61,1% dân số, trong đó lao động
nông nghiệp 74.090 lao động (bằng 55,23% tổng lao động), lao động ngành nghề
khác là 60.050 người (bằng 44,76% tổng lao động). Nguồn lao động của huyện
tương đối dồi dào, hơn nữa, lao động nông nghiệp mang tính thời vụ nên thời gian
nông nhàn chiếm tỷ lệ lớn.
2.1.2.3.Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Thời kỳ 2000 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 8,6%. Bắt
đầu từ năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Đến năm
2012 tốc độ tăng trưởng đạt 12,5 %. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực, tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần, các ngành công nghiệp, xây dựng và
thương mại, dịch vụ ngày càng tăng (năm 2010 là 43,2% - 24,1% - 32,7% đến năm
2012 là 40,1% - 27,1% - 32,8%). Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,5%;
thu nhập bình quân đầu người đạt 16,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng và tích cực: Nông - lâm - thuỷ sản 37,7%, công nghiệp - xây dựng 29,3%,
dịch vụ 33% tăng 0,2% so với năm 2012, năm 2014 nền kinh tế dù gặp nhiều khó
khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt
21.056.000 đồng/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực: Nông
- lâm - thuỷ sản 18,9%, công nghiệp - xây dựng 39,3%; dịch vụ 41,8%.
2.1.3. Đánh giá chung
2.1.3.1.Về điều kiện tự nhiên
- Là nơi có điều kiệnkhí hậu, thời tiết thuận lợi cho việc phát triển các
ngành Công, nông nghiệp. Tài nguyên không đa dạng nhưng với trữ lượng lớn, địa
hình, đất đai thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trong và ngoài
nước.
- Huyện có tiềm năng du lịch văn hoá - lịch sử - sinh thái, có thể phát triển
thành lĩnh vực dịch vụ mũi nhọn, tạo cơ hội chuyển đổi cơ cấu kinh tế và nâng cao
mức sống người dân.
2.1.3.2.Về điều kiện kinh tế - xã hội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao và toàn diện, là tiền đề
quan trọng có tính quyết định trong việc xây dựng cơ sở kinh tế, tăng thu nhập và
cải thiện đời sống nhân dân trong huyện.

24
- Cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch tiến bộ theo hướng công nghiệp
hoá, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của huyện, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Trong quá trình phát triển, bước đầu xuất hiện những nhân tố mới, điển
hình mới trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp
đã chuyển dịch theo hướng tích cực về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sản
xuất trên đơn vị canh tác, vụ đông thực sự trở thành vụ sản xuất hàng hoá chính
trong năm.
- Đã xây dựng và từng bước phát triển được mạng lưới hạ tầng kinh tế và
xã hội (giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp nước sạch, dịch vụ nông nghiệp, giáo dục, y
tế, văn hoá, thông tin...) rộng khắp và tương đối đồng bộ. Khả năng tiếp cận đến các
dịch vụ xã hội của dân cư tương đối đồng đều, thuận tiện và chất lượng được cải
thiện, nâng cao.
- Hoạt động văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ theo hướng xã hội hoá
và nâng cao chất lượng, một số vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết.
Quốc phòng - an ninh được giữ vững.
- Mức sống của nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện, trong đó
có mặt cao hơn mức trung bình của tỉnh (giáo dục, y tế, cấp nước sạch...). Tỷ lệ
nghèo giảm nhanh.
- Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, sáng tạo và năng động, trình độ học
vấn đang từng bước được nâng cao, có đủ khả năng tiếp thu được khoa học công
nghiệp và kỹ năng quản lý để phát triển một nền kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Tuy nhiên, trình độ của nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế so với nhân
lực ở vùng khác và tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn phổ biến.
2.2. Quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện
Thọ Xuân
2.2.1. Thực hiện xã thí điểm
Huyện có 3 xã điểm trong phong trào xây dựng NTM, đó là Xuân Giang,
Hạnh Phúc và Thọ Xương. Chỉ trong 3 năm thực hiện chương trình NTM, các xã
điểm đã hoàn thành xuất sắc, đạt nhanh chóng bộ tiêu chí do Chính phủ quy định,
ngoài ra tỉnh Thanh Hóa có thêm tiêu chí thứ 20 đó là “đánh giá mức độ hài lòng
của người dân cũng được đáp ứng rất tốt.
Quá trình triển khai thực hiện của 3 xã đã rất toàn diện, mọi mặt:

25
2.2.1.1.Công tác thành lập ban chỉ đạo
Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện, tại 3 xã đã thành lập và
kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng NTM xã, thôn:
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư Đảng bộ
xã làm Trưởng ban.
Thành lập Ban quản lý xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm
Trưởng ban điều hành, các thành viên là các đồng chí đại diện Đảng ủy, UBND,
UBMTTQ, các ban ngành liên quan cấp xã, trưởng các đoàn thể, trưởng thôn… và
Ban có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn, ban hành quy chế hoạt
động...
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, từng tổ chức
đoàn thể chính trị xã hội.
- Thành lập các tiểu ban phụ trách từng nội dung công việc cụ thể.
- Thành lập các tổ giám sát cộng đồng, giám sát chất lượng công trình,
- Phân công nhiệm vụ cho các tổ chức đoàn thể: Mặt trận tổ quốc, Hội
Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến
binh, Hội Người cao tuổi.
Ở xóm:
Thành lập tiểu ban xây dựng NTM do đồng chí Bí thư chi bộ làm Trưởng
tiểu ban, các đồng chí chi ủy, trưởng tổ chức đoàn thể là thành viên cùng tổ chức
tuyên truyền vận động và trực tiếp chỉ đạo thực hiện.
Ở các hộ dân:
Tạo sự đồng thuận cao trong các quan điểm của đảng và nhà nước về xây
dựng NTM bằng các hoạt động thiết thực như: Tích cực sản xuất, chỉnh trang nhà
cửa, sân, vườn, công trình vệ sinh, hệ thống sử lý nước thải trong chăn nuôi...
Trực tiếp đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương
như hiến đất, đóng góp ngày công, đóng góp kinh phí xây dựng nhà văn hóa, đường
giao thông nội đồng, thôn, xóm.
2.2.1.2.Ban hành các văn bản chỉ đạo
- Xã Xuân Giang đã ban hành những văn bản chỉ đạo sau:
Ngày 20/10/2010 Ban chấp hành đảng bộ Xuân Giang đã triển khai nghị
quyết chuyên đề số 05/NQ- ĐU về việc xây dựng mô hình NTM xã Xuân Giang

26
giai đoạn 2010-2013, đồng thời xây dựng chương trình hành động, ban hành các
nghị quyết chuyên đề về thực hiện xây dựng NTM.
Ngày 2/7/2010, UBND xã đã triển khai kế hoạch số 15/KH-UBND về xây
dựng NTM, ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, thành lập các tiểu ban
giúp việc cho ban chỉ đạo. Thành lập các ban phát triển NTM ở thôn để triển khai
và chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM.
Hội đồng nhân dân xã Xuân Giang khóa 17 đã phê chuẩn 3 Nghị quyết chỉ
đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 24/10/2010 về việc phê chuẩn đề án xây
dựng NTM xã Xuân Giang giai đoạn 2010-2012.
Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 24/10/2010 về việc phê chuẩn quy hoạch
phát triển hạ tầng KTXH môi trường và nông nghiệp theo mô hình NTM xã Xuân
Giang giai đoạn 2010-2012.
Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 24/10/2010 về việc phê chuẩn quy hoạch
sử dụng đất xã Xuân Giang giai đoạn 2011-2020.
- Xã Thọ Xương đã ban hành những văn bản sau:
Ban chấp hành Đảng bộ đã ra Nghị quyết chuyên đề số: 13/NQ- ĐU ngày 01
tháng 3 năm 2012 về việc xây dựng nông thôn mới xã Thọ Xương giai đoạn 2011-
2015, đồng thời xây dựng chương trình hành động về thực hiện xây dựng nông thôn
mới.
Ban quản lý điều hành chương trình xây dựng NTM lập đề án số: 16/ĐA-
UBND ngày 28 tháng 6 năm 2012 về xây dựng NTM xã Thọ Xương giai đoạn
2011-2015
UBND xã đã triển khai phương án số: 23/PA-UBND ngày 20/7/2012 của
UBND xã thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
UBND xã ra quyết định số: 354/QĐ-UBND ngày 25 thàng 7 năm 2012 về
việc thành lập ban quản lý điều hành xây dựng NTM và phân công các đồng chí chỉ
đạo ở các thôn.
Đảng ủy ra quyết định số: 16/QĐ-ĐU ngày 04 tháng 8 năm 2012 về việc
thành lập ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.
- Xã Hạnh Phúc ban hành các văn bản sau:
Quyết định số 39 ngày 20/11/2010 thành lập Ban chỉ đạo XD NTM xã Hạnh
Phúc

27
Quyết định số 41 ngày 22/11/2010 thành lập ban điều hành xây dựng nông
thôn mới
Quyết định ban hành quy chế hoạt động của BCĐ XDNTM số 27 /QĐ-BCĐ
ngày 22/11/2010.
Kế hoạch số 19 ngày 25/11/2010 về thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới xã Hạnh Phúc giai đoạn 2010 - 2011 và 2012- 2015.
Nghị quyết số 12/ NQ- HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2011 về việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển KT- XH, QP- AN năm 2011 Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện.
Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2012 về việc phê chuẩn cơ
chế hỗ trợ cho các thôn xây dựng công trình theo tiêu chí NTM giai đoạn 2012- 2013.
Nghị quyết số 08 ngày 9/2/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc
tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng NTM theo hướng bền vững
Nghị quyết số 12/ NQ- HĐND ngày 31 tháng 12 năm 2011 về việc thực hiện
nhiệm vụ phát triển KT- XH, QP- AN năm 2011 Mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ
và giải pháp thực hiện năm 2013.
Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2012 về việc phê chuẩn cơ chế hỗ
trợ cho các thôn xây dựng công trình theo tiêu chí NTM giai đoạn 2012- 2013.
2.2.1.3.Các cơ chế chính sách:
- Nhằm đẩy mạnh phong trào xây dựng NTM, xã Xuân Giang, Thọ
Xương, Hạnh Phúc đã có những cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM như: hỗ
trợ xây dựng nhà văn hóa thôn, hỗ trợ làm đường giao thông, hỗ trợ mua máy cấy,
xây dựng nhà vệ sinh, hầm bioga...
- Xây dựng cơ chế thưởng cho các thôn hoàn thành xây dựng thôn NTM
đúng thời gian quy định.
2.2.1.4.Công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền vận động đóng vai trò hết sức quan trọng, trong sự
thành công của chương trình, vì vậy các xã Xuân Giang, Thọ Xương và Hạnh Phúc
đã rất quan tâm và chú trọng đến công tác tuyên truyền.
Cấp uỷ và chính quyền địa phương các xã này đã tổ chức tuyên truyền và quán
triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân thông qua các hình thức như tổ chức quán
triệt thông qua các hội nghị, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tuyên
truyền lưu động, cắt dán kẻ vẽ cụm tin, các khẩu hiệu, pha nô, áp pích...

28
Các xã chỉ đạo cho các tổ chức hội tham gia các cuộc thi tìm hiểu về xây dựng
NTM như: Hội thi kiến thức nhà nông với xây dựng NTM của Hội Nông dân; Hội
thi phụ nữ chung tay xây dựng NTM; Đoàn Thanh niên tổ chức các chuyên đề tìm
hiểu kiến thức xây dựng NTM....
Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia đóng góp tiền
vốn và hàng nghìn ngày công lao động xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa thôn và
đường giao thông.
2.2.1.5.Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập
Bước vào xây dựng NTM mới với quan điểm chỉ đạo xây dựng NTM cái cốt
lõi là người dân phải có thu nhập và thu nhập ổn định năm sau phải cao hơn năm
trước. Với tinh thần đó song song với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất và dân sinh, việc tập trung vào phát triển sản xuất và ngành nghề để nâng
cao thu nhập cho người nông dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của BCĐ
xây dựng NTM của các xã.
Sau nhiều lần thăm quan học tập kinh nghiệm ở các nơi, họp bàn giải pháp;
BCĐ các xã đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất và chăn nuôi mang lại hiệu quả
kinh tế cao, như:
- Xây dựng vùng lúa thâm canh năng suất chất lượng hiệu quả cao, bố trí
bằng giống năng suất chất lượng như: Bắc Thơm số 7, Chân Châu Hương, Hương
Thơm.... giá trị tăng so với các giống lúa khác 1,5 lần.
- Mô hình ớt xuất khẩu vụ đông, mô hình nấm ăn và nấm linh chi, mô hình
trang trại lợn công nghiệp, mô hình cơ giới hóa đồng bộ.Bên cạnh đó, các xã còn
thực hiện phát triển ngành nghề như xây dựng, cơ khí, gò hàn, mộc, vận chuyển
hàng hoá, ...
2.2.1.6.Huy động nguồn lực
- Nguồn lực tài chính: Cả 3 xã huy động nguồn ngân sách từ: Trung ương,
huyện; Ngân sách xã, dân đóng góp; huy động từ doanh nghiệp trên địa bàn.
- Ngày công lao động
- Đất, công trình phụ và tài sản trên đất.

2.2.2. Thực hiện trên diện rộng


2.2.2.1.Công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện
chương trình

29
- Công tác thông tin tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện được triển khai đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Các văn bản chỉ đạo
về xây dựng nông thôn mới của TW, của tỉnh và của huyện đã được Ban chỉ đạo in
ấn, cấp phát đến các đồng chí cán bộ chủ chốt của huyện và xã. Đài truyền thanh
huyện tăng thời lượng đưa tin, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia
thực hiện chương trình.
- Phát động phong trào "Hiến đất và tài sản trên đất trong GPMB" phục vụ
thi công các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào
thi đua “Thọ Xuân chung sức xây dựng nông thôn mới”, đã phát hiện nhiều cách
làm sáng tạo, các mô hình mới có hiệu quả để động viên, khen thưởng kịp thời và
phổ biến, nhân ra diện rộng.
- BCĐ xây dựng NTM huyện, xã đã chủ động bố trí cho cán bộ chủ chốt từ
huyện đến cơ sở đi học tập kinh nghiệm về xây dựng NTM tại các tỉnh Tuyên
Quang, Thái Bình, Hà Tĩnh… các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn trong và ngoài
huyện… Qua đợt tham quan đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm, tạo sự thống nhất
về nhận thức, đã vận dụng nhiều cách làm hay, sáng tạo, cụ thể trong chỉ đạo, điều
hành tổ chức thực hiện chương trình ở các xã điểm và trong phạm vi toàn huyện.
- Huyện đã tổ chức các buổi đối thọai về xây dựng NTM tại các cụm, các
xã đưa nội dung xây dựng NTM vào sinh hoạt chuyên đề ở các chi bộ thôn, xóm.
- Cùng với công tác tuyên truyền, việc tập huấn kiến thức cho cán bộ làm
công tác xây dựng NTM cũng được BCĐ tập trung quan tâm chỉ đạo thực hiện
Chương trình tập huấn cho cán bộ tham gia chương trình xây dựng NTM năm 2014
của UBND tỉnh Thanh Hóa. Ngày 11 tháng 6 năm 2014 BCĐ xây dựng NTM
huyện đã cử 30 đồng chí cán bộ BCĐ, các đồng chí trưởng thôn, Bí thư chi bộ tham
gia lớp tập huấn kiến thức về xây dựng thôn NTM năm 2014 tại Sầm sơn Thanh
Hóa.
2.2.2.2.Công tác chỉ đạo, điều hành
Ngay sau khi Chương trình MTQG xây dựng NTM được tỉnh phê duyệt,
huyện đã thành lập BCĐ từ huyện đến cơ sở. Trong quá trình tổ chức triển khai, căn
cứ tình hình và yêu cầu thực tế, trong các năm 2011, 2012 và 2014, BCĐ huyện đã
3 lần được kiện toàn; các xã cũng đã củng cố, kiện toàn BCĐ để đáp ứng yêu cầu
lãnh đạo tổ chức thực hiện chương trình.
Thông qua Quy chế hoạt động và Quyết định phân công của Trưởng BCĐ,

30
các thành viên BCĐ huyện đã bố trí thời gian, chủ động xuống các xã để chỉ đạo,
nắm bắt tình hình, động viên và giúp các địa phương tháo gỡ khó khăn, bất cập.
Để có cơ sở xác định mục tiêu, lộ trình kế hoạch thực hiện, ngay từ ngày đầu
triển khai thực hiện chương trình, UBND huyện Thọ Xuân đã ban hành Kế hoạch
751/KH-UBND về việc thực hiện chương trình xây dựng NTM huyện Thọ Xuân
giai đoạn 2012 - 2015, Ban thường vụ huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết số 05-
NQ/HU về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thọ Xuân giai đoạn 2013 - 2020 và
nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành khác. Các ngành, như: Nông nghiệp và PTNT, Tài
chính - Kế hoạch, Văn hóa, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Lao động
-Thương binh và Xã hội, Y tế, Bảo hiểm xã hội đã ban hành các văn bản về hướng
dẫn nội dung thực hiện và đánh giá kết quả đạt được của các tiêu chí do từng ngành
phụ trách.
2.2.2.3.Công tác lập quy hoạch nông thôn mới
Công tác lập quy hoạch xây dựng xã NTM được triển khai đồng bộ, đúng quy
trình theo tinh thần quyết định số 1457/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa, về “Ban hành hướng dẫn lập quy hoạch xã nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Đến ngày 30/4/2012 quy hoạch xây dựng NTM ở
37/37 xã đã được phê duyệt, trong đó 01 xã xây dựng 03 loại quy hoạch, các xã còn
lại lập quy hoạch 3 trong Trên cơ sở rà soát thực trạng nông nghiệp, nông dân và
nông thôn trên địa bàn và quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt,
BCĐ xây dựng NTM từ huyện đến xã đã tập trung chỉ đạo việc lập đề án xây dựng
NTM, đến ngày 20 tháng 11 năm toàn huyện hoàn thành công tác lập và phê duyệt đề
án xã NTM. Hiện nay, các địa phương đang triển khai công bố, cắm mốc quy hoạch
chung và triển khai lập các quy hoạch chi tiết, cũng như tổ chức thực hiện các nội
dung theo đề án được phê duyệt để hoàn thành mục tiêu đề ra.

2.2.2.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn


Huy động nguông vốn của khu vực dân cư, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của
ngân sách các cấp và các nguồn khác, toàn huyện đã triển khai xây dựng mới và nâng
cấp nhà ở, nhà bếp, nhà tiêu hợp vệ sinh, xây mới và nâng cấp giao thông nông thôn,
giao thông nội đồng, kênh mương; cải tạo, xây dựng mới và nâng cấp trụ sở làm việc,
nhà văn hóa xã; trung tâm thể thao xã, xây mới và nâng cấp các nhà văn hóa thôn,

31
chợ; công tác vệ sinh môi trường được quan tâm như: Xây dựng 500 hầm khí sinh
học Bioga; xây mới, nâng cấp các phòng học mầm non, tiểu học và THCS để công
nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2.5.Công tác huy động, sử dụng các nguồn lực đóng góp
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, năm 2014 tổng nguồn vốn
đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn huyện là 163.747 triệu đồng, trong đó:
- Vốn Trung ương 6.600 triệu đồng, chiếm 4,0%.
- Vốn tỉnh 26.481 triệu đồng, chiếm 16,2%.
- Vốn Ngân sách huyện 5.366 triệu đồng, chiếm 3,3%.
- Vốn ngân sách xã 35.250 triệu đồng, chiếm 21,5%.
- Vốn dân cư 86.600 triệu đồng, chiếm 52,9%.
- Vốn khác 3.500 triệu đồng, chiếm 2,1%.
2.2.2.6.Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập cho người dân
Trong quá trình thực hiện, huyện đã lựa chọn và tổ chức thực hiện các mô
hình: mô hình cơ giới hóa đồng bộ, mô hình trồng trọt, mô hình chăn nuôi...
Việc áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng xuất, giá trị của sản phẩm
nông nghiệp, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra; đưa cơ giới hóa đồng bộ vào
sản xuất, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, các mô hình sản xuất được lựa chọn đã đáp ứng được yêu cầu
thực tế, phù hợp với nguyện vọng của người dân và đúng với nội dung của Chương
trình xây dựng NTM, lấy phát triển sản xuất là gốc để nâng cao giá trị sản xuất và
thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, nhờ đó, đã góp phần giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, xóa bỏ dần các thói quen sản xuất
lạc hậu.

2.3. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí
2.3.1. Bảng 1: Số tiêu chí đạt được qua từng năm các xã giai đoạn
2011 – 2015
2.3.2. Bảng 2: Tiêu chí đạt được và chưa được của các xã đến 6/2015

2.4. Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân
2.4.1. Kết quả

32
Trong phong trào xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân xếp thứ ba trong
tỉnh với những kết quả nổi bật:
2.4.1.1.Kết quả thực hiện tiêu chí NTM trên địa bàn toàn
huyện
Giai đoạn 2011-2015 tổng số tiêu chí trên địa bàn toàn huyện đạt 526 tiêu
chí, bình quân 14,2 tiêu chí/xã tăng 8,7 tiêu chí so với khi bắt đầu triển khai. Có 09
xã hoàn thành 19 tiêu chí, trong đó có 7 xã đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận
xã đạt chuẩn NTM chiếm 18,9% gồm: (Xuân Giang, Hạnh Phúc, Thọ Xương, Xuân
Thành, Xuân Quang, Xuân Trường và Xuân Minh), còn lại 02 xã đang chờ kết quả
thẩm định của Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn NTM tỉnh, các xã còn lại cơ bản
hàng năm hoàn thành từ 2 – 3 tiêu chí /năm.
Theo bảng tổng hợp các tiêu chí, tiêu chí đạt được nhiều nhất là quy hoạch,
bưu điện, hệ thống tổ chức chính trị, ít nhất là cơ sở vật chất văn hóa, tiếp đến là hộ
nghèo.
2.4.1.2.Kết quả thực hiện tiêu chí đối với các thôn xây dựng
thôn NTM
Đối với xây dựng thôn NTM, năm 2015, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết
liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành ở cơ sở, sự đồng thuận và hưởng
ứng tham gia của toàn xã hội, vai trò chủ thể của người dân được nâng cao. Đến nay
trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã có 08 thôn được Chủ tịch UNBD huyện ra Quyết
định công nhận thôn đạt chuẩn NTM. Bình quân toàn huyện đạt 8,56 tiêu chí/thôn,
tăng 2,53 tiêu chí so với đầu năm 2015. Dự kiến đến hết năm 2015 toàn huyện có 51
thôn đạt chuẩn thôn NTM.
2.4.1.3.Kết quả xây dựng các công trình
Đối với nguồn vốn trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM, trong 5 năm
Trung ương, tỉnh đã phân bổ 93,060 tỷ đồng để hỗ trợ kinh phí mua gần 30 nghìn
tấn xi măng và xây dựng 13 công trình theo Chính sách NTM, gồm: 06 Trụ sở xã,
02 trạm y tế, 05 trung tâm văn hóa - thể thao xã; các công trình được hỗ trợ hầu hết
đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Cùng với nguồn vốn NTM và huy động các nguồn
vốn khác, toàn huyện đã đầu tư xây mới và nâng cấp được 362 km đường giao
thông nông thôn các loại (58,6 km đường xã, liên xã; 137,2 km đường thôn, xóm;
47,3km GTNĐ ); nạo vét, cải tạo và xây mới 118,9 km kênh mương nội đồng, 195
cống và trạm bơm; cải tạo nâng cấp hơn 200 phòng học các cấp; Xây dựng mới 09

33
và nâng cấp sửa chữa 12 trạm y tế xã; xây mới 15 và nâng cấp 4 Trụ sở UBND xã;
có 6 TTVH xã được đầu tư xây mới và 15 TTVH xã nâng cấp, cải tạo; 176 nhà văn
hóa thôn; xây dựng 41 trạm biến áp và 7.085 km đường dây tải điện; chỉnh trang và
xây mới 4.579 nhà ở dân cư; xây dựng mới và nâng cấp 17 chợ; xây dựng 3.892
hầm khí sinh học Bioga; hoàn thành và đưa vào sử dụng hàng trăm công trình cấp
nước sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trường nông thôn...
2.4.1.4.Kết quả huy động vốn
Chương trình đã huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện, trong đó
mức độ tham gia của người dân đạt cao hơn các chương trình MTQG khác. Đặc
biệt, trong giai đoạn 2011-2015 nguồn vốn huy động cho Chương trình là 1.579,8
tỷ đồng, trong đó: Vốn Trung ương, tỉnh: 122,4 tỷ, chiếm 7,75%; Ngân sách huyện:
127 tỷ đồng, chiếm 8,04%; Vốn ngân sách xã: 234,38 tỷ đồng chiếm 14,83%; Vốn
dân cư: 1.065,5 tỷ đồng, chiếm 67,45%; Nguồn vốn khác: 30,5 tỷ đồng, chiếm
1,93%.
2.4.1.5.Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất,
nâng cao thu nhập cho người dân
Năm 2015, trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh về xây dựng mô hình PTSX
và tiềm năng lợi thế sẵn có, phát huy hiệu quả từ các mô hình của những năm trước
huyện đang tập trung chỉ đạo các xã đăng ký kế hoạch xây dựng các mô hình PTSX
chủ yếu tập trung phát triển mạnh các mô hình: Mô hình gặt hái trong sản xuất lúa,
mô hình trồng cây ăn quả, mô hình trồng ớt xuất khẩu, mô hình chăn nuôi lợn... và
tiếp tục hỗ trợ mua máy cấy, khay mạ để phát triển các cơ sở sản xuất mạ khay phục
vụ cơ giới hóa đồng bộ.
2.4.1.6.Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về các tiêu
chí xây dựng nông thôn mới tại 3 xã điểm Xuân Giang,
Thọ Xương và Hạnh Phúc
Xã Xuân Giang (Tỷ lệ Xã Thọ Xương (Tỷ lệ Xã Hạnh Phúc (Tỷ lệ
%) %) %)
Tiêu chí Rất Không Rất Không Rất Không
Hài Hài Hài
hài hài hài hài hài hài
lòng lòng lòng
lòng lòng lòng lòng lòng lòng
1. Quy
30,67 43,33 26 45 32 23 50 20 30
hoạch
2. Giao 73,33 26,67 90 10 86,67 10 3,33

34
thông
3. Thủy
63,33 36,67 50,67 23,33 26 93,33 6,67
lợi
4. Điện 70,00 30,00 70 30 66,67 33,33
5. Trường
76,67 23,33 83,33 16,67 73,33 26,67
học
6. Cơ sở
53,33 46,67 70 30 70,00 30,00
VCVH
7. Bưu
43,33 56,67 56,67 43,33 36,67 60,00 3,33
điện
8. Chợ
43,33 56,67 36,67 46,67 16,67
nông thôn
9. Hình
thức 43,33 36,67 20 45,33 21,67 33 45,67 33,33 21
TCSX
10. Môi
70,00 20,00 10 80 15 5 66,67 21,33 12
trường
11. Y tế 76,67 23,33 80 20 86,67 13,33
12. Giáo
70,00 30,00 83,33 16,67 86,67 13,33
dục
13. Nhà ở
43,33 56,67 56,67 43,33 56,67 43,33
dân cư
14. An
ninh trật 56,67 43,33 80 20 66,67 33,33
tự
15. Văn
73,33 26,67 70 30 90,00 10,00
hóa
16. Thu
66,67 33,33 63,34 33,33 3,33 60,00 40
nhập
17. Hộ
50,00 50,00 63,33 36.67 80,00 20,00
nghèo
18. Tỷ lệ
LĐ có
việc làm 51,67 40,00 8,33 43,33 46,67 10 72,67 20,00 7,33
thường
xuyên
19. Hệ
thống 70.00 30,00 93,33 6,67 93,33 6,67
chính trị
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2015)

35
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1.Hạn chế
Trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, huyện Thọ Xuân đã có những bất
cập cần quan tâm giải quyết như:
- Về quá trình thực hiện các tiêu chí
 Thông qua kết quả thực hiện các tiêu chí, hầu hết những tiêu chí chưa đạt
được của các xã là cơ sở vật chất, văn hóa, tiếp đến là hộ nghèo. Để hoàn thành
những tiêu chí này thì yếu tố chính quyết định là vốn.
 Những tiêu chí tất cả các xã đạt được nhanh chóng như quy hoạch, bưu
điện, hệ thống tổ chức chính trị xã hội. Thì nhân tố chính là điều kiện tự nhiên cũng
như cách thức tổ chức thực hiện.
 Hầu hết qua các năm, số tiêu chí hoàn thành của các xã đều tăng, nhưng
giai đoạn 2014 – 2015 tăng chậm.
- Về vốn hỗ trợ từ chính phủ
Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày
8/6/2012 thay thế Khoản 3, mục VI, Điều 1 Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
4/6/2010 gây khó khăn về nguồn vốn xây dựng cơ bản cho các xã. Từ chỗ nguồn
vốn cho đường giao thông, trung tâm xã; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn
hóa xã; xây dựng trường học đạt chuẩn được hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương
thì sửa lại chỉ được hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước, mức hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước cho từng nội dung, công việc cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết
định.
Vì vậy vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản ở một số xã còn cao, xây dựng
nông thôn mới ở một số địa phương thiếu tính bền vững, một số địa phương tập
trung nhiều nguồn lực cho xây dựng cơ bản, mà xem nhẹ việc quan tâm đến đầu tư
phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho người dân.
- Về quy hoạch
Vấn đề quy hoạch sản xuất chưa khoa học: Thọ Xuân là huyện chuyển tiếp
giữa đồng bằng và vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh có điều kiện phát triển kinh
tế đa ngành như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ đây là những ngành đem lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với quy
luật phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách thu hút các doanh

36
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được quan tâm, việc chuyển đổi cơ
cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, việc ứng dụng các tiến bộ
KHKT vào sản xuất còn chậm chưa khai thác hết tiềm năng đất đai và điều kiện sẵn
có của địa phương.
Đồng thời, chất lượng về quy hoạch xây dựng nông thôn mới thiếu thực tiễn,
chưa phù hợp với quy hoạch của tỉnh, huyện, quy hoạch vùng và phù hợp với điều
kiện của các địa phương vì vậy khi các xã bắt tay vào thực hiện bộc lộ nhiều bất cập
cần phải điều chỉnh, bổ sung.
- Về vấn đề việc làm, thu nhập và nghèo đói
Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm hộ nghèo, cận nghèo giúp họ thoát
nghèo bền vững là một vấn đề khó khăn đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương.
Đa phần hộ nghèo có trình độ dân trí thấp do vậy vấn đề hướng dẫn họ tiếp cận với
cách thức, kỹ thuật mới đòi hỏi phải trải qua một thời gian dài. Vấn đề về vốn ở
những hộ nghèo hầu như không có tài sản giá trị nên việc tiếp cận nguồn vốn vay là
rất khó họ chỉ trông chờ vào các nguồn vốn hỗ trợ nhưng những nguồn vốn này
thường ít, nhỏ giọt. Còn một nguyên nhân nữa là bản thân một số hộ này cũng
không muốn thoát nghèo để hưởng những chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Về cán bộ quản lý
BCĐ ở một số xã, nhất là các xã không nằm trong danh sách 117 xã điểm
của tỉnh phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2010 - 2015 nhìn chung chuyển biến
chậm, chưa chú trọng đến nô ̣i dung xây dựng NTM, vẫn còn mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cán bô ̣,
đảng viên và nhân dân chưa nhâ ̣n thức đầy đủ về chương trình xây dựng NTM, còn
trông chờ ỷ lại vào nguồn lực nhà nước, công tác triển khai, tuyên truyền chưa có
nhiều chuyển biến, trong tổ chức thực hiện kết quả đạt được thấp.
2.4.2.2.Nguyên nhân
2.4.2.2.1. Cộng đồng
- Người dân
 Xuất phát là một huyện nông nghiệp, đời sống người dân còn nhiều khó
khăn nên khả năng huy động vốn góp từ dân còn hạn chế.
 Do nhận thức của một số nhân dân các xã về mục tiêu, quan điểm, giải
pháp, lộ trình xây dựng NTM vẫn chưa đầy đủ, có tư tưởng ngại khó, ỷ lại cấp trên,
trông chờ vào sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

37
 Sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng NTM chưa toàn
diện, một phần do trình độ dân trí chưa cao, phần khác do công tác tuyên truyền,
vận động và khả năng huy động sự tham gia của dân từ các cấp chính quyền.
- Doanh nghiệp:
Vốn đóng góp của doanh nghiệp chiếm tỷ phần rất thấp trong cơ cấu vốn góp
cho Chương trình xây dựng NTM và không đạt được như kế hoạch mà chính phủ đề
ra đó là vốn từ doanh nghiệp và vốn khác là 20%.
Dẫn chứng số liệu năm 2015, nguồn lực từ doanh nghiệp chưa được tích cực
phát huy. Cụ thể là triển khai thực hiện Chương trình này mới chỉ đạt chiếm 1.93%
năm trong nguồn vốn khác.
Cơ cấu huy động vốn xây dựng NTM 2015:

TW
Huyện

Dân cư
DN và vốn khác

 Về phía doanh nghiệp trên địa bàn huyện: Do quy mô doanh nghiệp chỉ ở
mức vừa và nhỏ. Đồng thời công tác huy động vốn doanh nghiệp của chính quyền
chưa hiệu quả.
 Về phía người dân:
Thứ nhất, về tổng thể, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn của
huyện còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Thứ hai, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
chiếm tỷ trọng thấp so với doanh nghiệp trong nền kinh tế cả về số lượng và quy mô
nên sự tương tác thấp, khó khăn.
Thứ ba, đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro. Sản

38
xuất kinh doanh trong nông nghiệp chịu rủi ro kép: rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và
rủi ro do thị trường nông sản bấp bênh. Trong khi sự hỗ trợ của nhà nước và các
chính sách bảo hiểm chưa đảm bảo cho nhà đầu tư thấy được cơ hội đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn so với các ngành khác.
Cuối cùng, nông dân thu nhập, tích lũy thấp, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực,
trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh hạn chế nên rất khó hình thành doanh nghiệp
nông nghiệp từ những hộ nông dân. Khoảng cách thu nhập giữa nông dân và các
tầng lớp khác trong xã hội có xu hướng ngày càng xa, công tác đào tạo chưa tốt, số
lượng doanh nhân xuất phát từ nông dân chưa nhiều.
2.4.2.2.2. Bộ máy thực hiện
- Trong hoạt động và tổ chức chỉ đạo, thực hiện của một số phòng, ngành
thành viên BCĐ chưa phát huy tốt cơ chế làm việc, còn “chờ đợi” nhau, chưa có sự
phối hợp nhịp nhàng, kể cả trong cấp ủy và chính quyền ở một số địa phương, đơn
vị chưa đặt đúng tầm cũng như yêu cầu của chương trình.
- Năng lực, nhận thức của một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Khi mới thực
hiện chương trình, cong nhiều bỡ ngỡ, chưa xác định được mục tiêu, nhiệm vụ,
phương hướng.
- Cán bộ lập quy hoạch chưa hợp lý và tổ chức thực hiện chưa phù hợp với
quy hoạch của tỉnh, huyện.
- Một số xã chưa xác định rõ nội dung công việc cần làm, lộ trình và giải
pháp thực hiện, việc thực hiện quy chế dân chủ để tuyên truyền vận động nhân dân
tự giác tham gia xây dựng NTM chưa thực sự được phát huy.
- Mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ theo dõi về chương trình cũng như cơ
sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác còn bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là
cấp xã, trong khi đây là cấp có ý nghĩa quyết định để tổ chức thực hiện các nội dung
của chương trình xây dựng NTM, dẫn đến những khó khăn trong tham mưu, lãnh
đạo, chỉ đạo cũng như điều phối thực hiện chương trình.
2.4.2.2.3. Cơ chế chính sách
- Nguồn vốn từ ngân sách cấp trên cho Chương trình xây dựng NTM tuy
đã được quan tâm hỗ trợ, tăng cao hơn, song so với nhu cầu chung vẫn còn thấp;
thực hiện chủ trương xã hội hoá huy động tổng thể các nguồn lực để xây dựng NTM
hiệu quả mang lại chưa cao do đời sống của nhân dân còn khó khăn, hạn chế.
- Chưa khuyến khích doanh nghiệp ở mọi mặt, mới chỉ huy động doanh

39
nghiệp đóng góp về mặt tài chính. Không thu hút được nhiều sự tham gia đầu tư vào
các hoạt động sản xuất, phát triển.

40
Chương 3: Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020
3.1. Phương hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020
3.1.1. Phương hướng xây dựng nông thôn mới của Đảng
Phương hướng phát triển nông thôn mới tới năm 2020 Thọ Xuân hoàn thành
kết cấu hạ tầng đáp ứng phục vụ tốt sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Xây dựng hệ
thống chính trị vững mạnh toàn diện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ
vững, môi trường nông thôn được quan tâm đúng mức từng bước hạn chế tối đa
những tác động gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan môi trường nông thôn xanh sạch
đẹp, xây dựng hoàn thiện 100% các trung tâm, trạm y tế, trường học đạt chuẩn quốc
gia theo quy định, quan tâm chăm sức sức khoẻ nhân dân. Hình thành các trung tâm
thương mại, triển khai tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định 210/2013/NĐ-CP về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, xây dựng
cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kiện
toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, khuyến khích tích tụ rộng đất
để ứng dụng KHKT, máy móc vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị hàng hoá, giảm chi
phí sản xuất tăng tính cạnh tranh sản phẩm hàng hoá trên thị trường, chuyển đổi cơ
cấu giống, cơ cấu mùa vụ, sản xuất hàng hoá, tăng cường chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng hiệu quả cao, xây dựng các vùng sản
xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng cơ giới hoá
đồng bộ vào sản xuất, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
trên địa bàn. mở rộng phát triển vùng lúa thâm canh năng suất hiệu quả cao, hoàn
thiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng đề án triển
khai, tổ chức thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp mà Trung ương, tỉnh
đang triển khai thực hiện đưa giá trị sản xuất nông nghiệp tăng hàng năm 3,5% như
dự thảo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI đã đề ra với mục tiêu tạo
nhiều việc làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
3.1.2. Mục tiêu đến năm 2020
3.1.2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn có diện mạo mới, phong cách mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế- xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại. Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản

41
xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo qui hoạch, môi trường sinh thái được bảo
vệ; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh chính trị
được giữ vững, trật tự an toàn xã hội đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
ngày được nâng cao. Phấn đấu huyện Thọ Xuân trở thành huyện nông thôn mới trước
năm 2020.
3.1.2.2. Mục tiêu kế hoạch cụ thể
- Giai đoạn 2016 - 2020 phấn đấu có thêm 23 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đưa
số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới đạt 89,1%; số xã còn lại đạt ít nhất 15
tiêu chí trở lên (trong đó có tiêu chí hộ nghèo và thu nhập) và các tiêu chí còn lại đạt
từ 70% trở lên so với quy định. Kế hoạch lộ trình thực hiện của các xã cụ thể như
sau:
 Năm 2016 có 07 xã phấn đấu hoàn thành XD NTM: Xã Thọ Nguyên,
Xuân Vinh, Xuân Châu, Nam Giang, Xuân Bái, Xuân Tín và Bắc Lương.
Đến nay còn lại 30 tiêu chí chưa hoàn thành, hết năm 2015 hoàn thành thêm
9 tiêu chí, năm 2016 hoàn thành 21 tiêu chí.
 Năm 2017 có 05 xã phấn đấu hoàn thành XD NTM: Xã Xuân Lập, Thọ
Lộc, Xuân Khánh, Thọ Trường và Thọ Hải.
Đến nay còn lại 25 tiêu chí chưa hoàn thành. Hết năm 2015 hoàn thành thêm
5 tiêu chí; năm 2016 hoàn thành 10 tiêu chí; năm 2017 hoàn thành 10 tiêu chí.
 Năm 2018 có 05 xã phấn đấu hoàn thành NTM: Thọ Lập, Xuân Tân, Xuân
Yên, Xuân Phong và Xuân Hưng.
Đến nay còn lại 28 tiêu chí chưa hoàn thành. Năm 2015 hoàn thành thêm 6
tiêu chí; năm 2016 hoàn thành 8 tiêu chí; năm 2017 hoàn thành 6 tiêu chí; năm 2018
hoàn thành 9 tiêu chí.
 Năm 2019 có 06 xã phấn đấu hoàn thành NTM: Xuân Sơn, Thọ Diên, Xuân
Thiên, Thọ Lâm, Phú Yên và Quảng Phú.
Đến nay còn lại 50 tiêu chí chưa hoàn thành. Năm 2015 hoàn thành thêm 2
tiêu chí; năm 2016 hoàn thành 12 tiêu chí; năm 2017 hoàn thành 25 tiêu chí; năm
2018 hoàn thành 11 tiêu chí.
3.2. Giải pháp xây dựng nông thôn mới huyện Thọ Xuân
3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, tập
huấn trong Chương trình Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

42
Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, đa dạng về hình thức, thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, qua sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã
hội; nội dung tuyên truyền phong phú bằng nhiều hình thức, trong đó việc tổ chức
sân khấu hoá các nội dung trong chương trình xây dựng NTM là phương pháp để
người dân dể hiểu nội dung, mục tiêu, tiêu chí xây dựng NTM đó là “Dân biết, dân
làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, tuyên truyền để người dân hiểu chính người
dân là chủ thể trong xây dựng NTM, nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng và hỗ
trợ, để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thì việc lựa chon đối tượng để tuyên
truyền có ý nghĩa rất quan trọng đó chính là hộ gia đình, nội dung tuyên truyền phải
thực tế gắn với quyền lợi kinh tế, như nội dung tiêu chí về hình thức tổ chức sản
xuất, phát triển kinh tế phải làm cho người dân hiểu được trước tiên là làm cho kinh
tế hộ gia đình họ khá lên, họ có điều kiện lo cho con cái ăn học đó phục vụ cho tiêu
chí về văn hoá, giáo dục, thường xuyên cập nhật những chủ trương, định hướng mới
của Đảng về xây dựng NTM, trước tiên đảng viên phải là người tiên phong thực hiện
các chủ trương tại thôn, đảng viên không chỉ tiên phong mà phải vận động gia đình
người thân, dòng họ tích cực tham gia chương trình tự nguyện, khi triển khai nội dung
gì phải họp dân bàn bạc thống nhất lắng nghe ý kiến của người dân trước khi quyết
định triển khai tổ chức thực hiện, đối với những bộ phận chưa nhất trí cao thì phải có
phương pháp kết hợp người cao tuổi, người có uy tín trong khu dân cư, người thân
trong dòng họ vận động thuyết phục, bên cạnh đó biểu dương những điển hình tiên
tiến, những gương người tốt, việc tốt trong phong trào xây dựng NTM để phổ biến,
vận động nhân dân tự giác tham gia xây dựng NTM, tạo sự thống nhất trong nhận
thức và hành động cũng như vai trò, vị trí của Chương trình xây dựng NTM, khắc
phục cho được tư tưởng do dự, chần chừ, ngại khó, trông chờ, ỷ lại vào nhà nước hoặc
nóng vội, chạy theo thành tích, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự
giác thực hiện. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, chính vì vậy, nông dân là chủ thể
xây dựng nông thôn mới. Do đó, cần phải tuyên truyền để nông dân hiểu và tự giác
thực hiện. Để xây dựng được nông thôn mới, đòi hỏi nông dân phải nỗ lực, không
những đóng góp công của để xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải nỗ lực để đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cả về vật
chất lẫn tinh thần của gia đình, có lối sống lành mạnh, đóng góp vào sự phát triển
dân chủ ở cộng đồng, góp phần giữ vững quốc phòng và an ninh, bảo tồn và phát

43
huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền cần
phải hướng tới mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng. Bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào
sinh sống ở nông thôn, được hưởng thụ thành quả của nông thôn mới thì đều phải có
trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới. Để các giai cấp, tầng lớp khác trong
cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới cùng với người nông dân thì
việc tuyên truyền đối với họ là một tất yếu khách quan.
3.2.2. Giải pháp phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tham gia Chương
trình mục tiêu quốc gia
- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông
thôn. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, bao tiêu
sản phẩm với hộ nông dân, hợp tác xã theo mô hình xây dựng cánh đồng lớn. Tạo
môi trường thuận lợi thu hút, phát triển các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản, trong đó chú trọng phát triển công
nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của
mỗi vùng miền và nâng cao chuỗi giá trị nông sản.
- Hỗ trợ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ mới, ứng dụng
khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm, thủy sản, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công
nghệ cao tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
3.2.3. Giải pháp cho bộ máy thực hiện và cơ chế chế chính sách
3.2.3.1. Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức thực hiện các
nội dung xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt
Qua thực tiễn triển khai thực hiện vấn đề quy hoạch phải được nghiên cứu
kỹ, vì quy hoạch NTM được xây dựng và áp dụng thời gian dài từ 5 năm, 10 năm,
tuy nhiên từ thực tiễn các địa phương khi thực hiện xây dựng NTM đã phải điều
chỉnh quy hoạch, vì vậy việc quy hoạch được xây dựng hợp lý, sát thực tế phản ánh
đúng thực trạng và tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đưa ra những định hướng
đúng và khả thi là cơ sở để kinh tế- xã hội địa phương phát triển. Vì vậy cần tiếp tục
rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu
cầu phát triển của từng xã với phương châm phát triển sản xuất là gốc, lấy tiêu chí
thu nhập là mục tiêu trong xây dựng NTM, trong đó khẩn trương rà soát và nâng
cao chất lượng các đề án trong đó quan tâm đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu

44
nhập cho người dân nông thôn, giảm hộ nghèo, tạo việc làm, xây dựng môi trường
nông thôn xanh sạch đẹp, đối với các tiêu chí đầu tư như giao thông nông thôn, thuỷ
lợi nội đồng, nhà văn hoá… cần phân kỳ đầu tư, có bước đi phù hợp với tính khả thi
cao, thành lập tổ công tác rà soát tiến hành khảo sát thực địa, đối chiếu với quy
hoach đã được phê duyệt chọn lọc các danh mục hạ tầng thiết yếu của từng thôn và
tổng thể của xã để điều chỉnh gắn kết quy hoạch của xã với quy hoạch chung của
huyện, tỉnh và quy hoạch vùng, ngành, đảm bảo liên kết với quy hoạch phát triển
kinh tế- xã hội; triển khai việc công bố, cắm mốc, quản lý quy hoạch xã NTM; triển
khai lập các quy hoạch chi tiết theo lộ trình thực hiện của từng nội dung và từng giai
đoạn cụ thể, kể cả quy hoạch khu dân cư, quy hoạch xây dựng hạ tầng và quy hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch đất và xây dựng cơ chế để kêu gọi thu
hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thu hút lao động tạo việc làm cho lao động
nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang lao động công nghiệp, xây
dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tiếp cận các doang nghiệp và
xuất khẩu lao động. Trên cơ sở đề án xây dựng xã NTM được phê duyệt, các địa
phương phải xây dựng kế hoạch cụ thể, giải pháp phù hợp để thực hiện theo lộ
trình, đảm bảo mục tiêu đã đề ra.
3.2.3.2. Cần rà soát, nâng cao chất lượng và quản lý quy hoạch như
quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển nông nghiệp
Công khai, minh bạch các quy hoạch, đề án dự án kêu gọi đầu tư; đơn giản
hoá các thủ tục đầu tư, trình tự đầu tư, thanh quyết toán vốn. Nhà nước cần có bước
đột phá trong việc ban hành những chính sách nhằm đơn giản hóa các thủ tục cấp
phép đối với doanh nghiệp, thủ tục triển khai những dự án trong nông nghiệp.
3.2.3.3. Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả, thu
nhập từ sản xuất nông nghiệp cho người nông dân; xây dựng cánh đồng mẫu lớn;
chú trọng kêu gọi, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn; tạo điều kiện đưa cơ giới hóa, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất; thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, cơ cấu giống, phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao,
gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất nông sản sạch,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập

45
trung quy mô lớn; áp dụng mô hình VietGAP trong chăn nuôi; xây dựng mô hình
chăn nuôi nông hộ an toàn, có kiểm soát, cần nghiên cứu khắc phục điều kiện sản
xuất manh muốn, nhỏ lẻ có giải pháp xây dựng, nâng cao năng lực tổ hợp tác, hợp
tác xã, duy trì phát huy hiệu quả liên kết 4 nhà “Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học
và nhà doanh nghiệp”, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư các mô hình sản
xuất hành hoá, xây dựng thương hiệu và xác định doanh nghiệp là đầu tàu kéo theo
một chuỗi sản xuất đi theo, quan tâm phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là loại
hình dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân
3.2.3.4. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
để xây dựng NTM
Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các chương trình mục
tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình, dự án khác đang
triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, xã theo hướng tập trung, không dàn
trải.Trên cơ sở nguồn lực của Chương trình xây dựng NTM hàng năm từ ngân sách
nhà nước, các địa phương cần bám sát quy hoạch, đề án, phát huy dân chủ, công
khai, minh bạch trong huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả để tạo sự tin tưởng,
đồng thuận của nhân dân, các địa phương cần xác định các hạng mục đầu tư của xã
như: Điện, trường, trạm, công sở, khu văn hoá, thể thao, đường liên thôn, liên xã,
còn các phần việc của thôn thì nhà nước hỗ trợ người dân đóng góp xây dựng như:
Nhà văn hoá thôn, hệ thống cống rãnh thoát nước khu dân cư, đường giao thông
nông thôn, giao thông, kênh mương nội đồng, chỉnh trang sân vườn, nhà cửa… huy
động tổng hợp các nguồn lực nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân và sự đóng góp của
nhân dân đây là nguồn lực chủ yếu, quyết định sự thành công trong chương trình
xây dựng NTM, phát huy cho được vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng
trong việc tham gia xây dựng NTM
3.2.3.5. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và phối hợp
Kiện toàn BCĐ xây dựng NTM từ huyện đến cơ sở, phát huy vai trò, trách
nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền phải thực sự tâm huyết, trăn trở, có năng lực, kiến thức, có trách nhiệm
với công việc, với nhân dân để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mục tiêu, kế
hoạch xây dựng NTM đã đề ra.
Các ngành thành viên BCĐ và các phòng, ngành cần phối hợp chặt chẽ với
nhau trong chỉ đạo, hướng dẫn và bám sát chức năng, nhiệm vụ của ngành, kế hoạch

46
công tác của BCĐ để theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện các nội
dung tiêu chí thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành và thực hiện chương trình xây
dựng NTM tại địa bàn được phân công, đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể, đề
xuất trình UBND huyện ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án thuộc từng
ngành quản lý, trước hết tập trung cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn
2013-2016. Nắm chắc tình hình báo cáo BCĐ, Trưởng BCĐ và Chủ tịch UBND
huyện để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở; phát hiện những
cách làm hay, những điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân, thôn, xã để động
viên, khen thưởng kịp thời.
3.3. Kiến nghị thực hiện xây dựng nông thôn mới
3.3.1. Đối với Trung ương
- Chính phủ cần tập trung ưu tiên nguồn vốn nhiều hơn cho đầu tư xây dựng
nông thôn mới, đăc biệt ưu tiên những địa phương khó khăn về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên tạo điều kiện cho cơ sở để triển khai chương trình.
- Bổ sung quy định về việc rà soát các đơn vị đã đạt chuẩn hàng năm, bởi vì
trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, có nhiều tiêu chí sẽ thay đổi hàng năm
(như tiêu chí hộ nghèo, thu nhập, y tế ...), do có sự thay đổi nên có xã năm nay đạt
tiêu chí nhưng có thể năm sau lại không đạt.
- Nghiên cứu, có cơ chế chính sách hỗ trợ để thúc đẩy loại hình kinh tế hợp
tác xã phát triển đây là cầu nối giữa nông dân với các doanh nghiệp và thị trường.
3.3.2. Đối với tỉnh Thanh Hoá
- Rà soát lại các cơ chế chính sách của tỉnh đối với nông nghiệp, nông thôn
và nông dân, tăng hỗ trợ cho các địa phương khó khăn, xây dựng cơ chế hỗ trợ cho
các thôn hoàn thành thôn NTM theo quyết định 717 của UBND tỉnh cho phù hợp
với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Đề nghị tỉnh khi phân bổ nguồn vốn cần tính tới số đơn vị hành chính xã
của huyện để phẩn bổ, việc phân bổ nguồn vốn cần triển khai sớm để các địa
phương chủ động kế hoạch thực hiện các tiêu chí đảm bảo tiến độ
- Tăng cường chỉ đạo các sở, ngành thường xuyên đi cơ sở hướng dẫn, giúp
đỡ, chỉ đạo cơ sở trong việc thực hiện các tiêu chí do ngành phụ trách.
3.3.3. Đối với huyện Thọ Xuân
- Đối với Huyện ủy: Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo đáp ứng với thời kỳ
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM

47
- Đối với Hội đồng nhân dân huyện: Cần nghiên cứu, ban hành kéo dài thời
gian chính sách thưởng để khuyến khích các đơn vị hoàn thành tiến độ thực hiện các
tiêu chí nông thôn mới theo lộ trình.
- Đối với UBND huyện: Tăng cường công tác chỉ đạo đối với các phòng,
ngành trong phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc của cơ sở để đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới, tập trung ưu tiên
nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh.
- Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: Xây dựng kế
hoạch công tác để tuyên truyền, kêu gọi, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân
tích cực tham gia hưởng ứng, thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.

48
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49
50

You might also like