Phtlbpkb Bài Thiết Kế

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên : Nguyễn Thị Đào

Lớp : RHM5A
Trường : Đại học Y Dược Huế

Điểm Lời phê bình của giảng viên

BẢN PHÁT HỌA PHỤC HÌNH THÁO LẮP BÁN PHẦN KHUNG BỘ
I/ Đặt giả thuyết:
- Sử dụng mẫu hàm dưới
- Tình trạng mất răng: mất 6 răng trước từ R33 đến R43
- Phân loại mất răng theo Kennedy: loại IV
- Mục đích làm phục hình: phục hồi chức năng ăn nhai và thẫm mỹ
II/ Xác định các yếu tố phục hình:
1. Hình thức nâng đỡ:
Mặt phẳng nâng đỡ hình tứ giác đi qua tựa mặt nhai các R34, R44, R36,37 và R46,47
2. Xác định trực xoay:
Trục xoay đi qua 2 răng kế cận khoảng mất răng: R34 và R44
3. Hướng tháo lắp:
Hướng từ ngoài vào trong từ trên xuống dưới. Do mặt trong R44 hơi lệch gần, khi để hướng tháo lắp
theo chiều vuông góc với trục sống hàm dễ bị vướng.
4. Các thành phần của hàm khung:
Yên phục hình : Phần khung sườn để 6 răng giả từ răng 33 tới răng 43 gắn vào, yên phục hình có dạng
hình lưới.
Thanh nối chính: thanh lưỡi
Thanh nối phụ: Nối tựa mặt nhai với thanh nối chính.
Móc:
+ Móc Anker ở răng R34 và R44.
+ Móc Bonwill ở hai răng R36-37 và răng R46-47.
Vật giữ gián tiếp và tựa mặt nhai:
+ Tựa mặt nhai mặt xa R34, R44, R36, R46.
+ Tựa mặt nhai mặt gần R37, R47.
III/ Phần biện luận:
- Các thành phần của hàm giả giúp lưu giữ, vững ổn, đối kháng với lực lún/ lực bật hàm là:
+ Móc Anker trên R34, R44 và móc Bonwill trên răng R36, R37 và R46, R47: Chống lực bật sút hàm
theo chiều đứng. Ngoài ra các thành phần của móc góp phần tạo ra sự vững ổn, tránh cho răng trụ
nghiêng về phía khoảng mất răng.
+ Tựa mặt nhai trên răng R34, R44, R36, R37, R46, R47: Chống sự lún dưới tác động của lực nhai.
+ Vùng lẹm góc ngoài gần của hai răng trụ R34 và R44 góp phần giúp lưu giữ hàm giả không bị sút
khỏi hàm khi ăn nhai.
+ Vật giữ gián tiếp ở R36, R37 và R46, R47 giúp hàm giả không quay quanh trục xoay.
Các R thay thế nằm ngoài mặt phẳng nâng đỡ  Đường nâng đỡ qua 2 răng trụ phía trước sẽ trở thành
trục quay. Vì vậy, các điểm nâng đỡ phía trước đặt càng gần phía trước càng tốt để cánh tay đòn bẩy
ngắn lại. Các điểm nâng đỡ phía sau phải nằm trên các răng cối thứ nhất hoặc thứ hai để cánh tay đối
kháng càng dài càng tốt và các móc phía sau phải có sự lưu giữ tốt để tránh bật hàm
=> Vì vậy em chọn móc Anker cho hai răng trụ R34 và R44 làm điểm nâng đỡ phía trước và móc
Bonwill cho hai răng cối sau cùng R36, R37 và R46, R47.
+ Móc Anker: Đơn giản, dễ thực hiện và dễ sửa chữa, cứng rắn, tạo sự nâng đỡ và vững ổn cho hàm
giả. Hai răng trụ là răng cối nhỏ, chỉ lộ rất ít khi cười lớn, hạ tay móc xuống thấp hơn đường vòng lớn
nhất một khoảng vừa đủ vẫn đảm bảo thẩm mỹ cơ bản mà không làm hại răng trụ.
+ Móc Bonwill: Tạo sự lưu giữ kép thông qua hai răng R36, R37 và R46, R47. Em chọn sự lưu giữ
nằm trên các răng nằm xa trục xoay tạo sự đối kháng với lực xoay của hàm giả thông qua vật giữ gián
tiếp là tựa mặt nhai trên các răng phía sau này. Em chọn móc Bonwill tạo sự lưu giữ thông qua hai răng
có thể tạo sự nâng đỡ và cân bằng lực tốt hơn.
+ Thanh nối chính: thanh lưỡi vì cấu trúc đơn giản , ít tiếp xúc với tổ chức trong miệng, phân tích trên
mẫu hàm khoảng cách từ phần di động của sàn miệng tới bờ nướu tự do của răng là 11mm, đủ để độ
rộng thanh lưỡi và khoảng cách từ bờ trên của thanh lưỡi tới bờ nướu đáp ứng yêu cầu thiết kế, đồng
thời bệnh nhân này mất răng trước và có giới hạn hai đầu nên sử dụng thanh lưỡi là phù hợp.
+ Thanh nối phụ: Đặt trong vùng kẻ răng để ít bị vướng, đặt thẳng góc với thanh chính, tiếp xúc liên
tục với mặt răng để lưỡi không có cảm giác lạ. Mỏng theo chiều gần xa nhưng phải cứng để nâng đỡ
cho móc và tựa.
+ Vật giữ gián tiếp: vì chỉ có 1 trục quay ở phía trước đi qua hai răng trụ, em đặt vật giữ gián tiếp ở
hai răng R34 và R44 để cánh tay đòn bẩy ngắn lại và ở các răng sau R36 37, R46, 47 để cánh tay đối
kháng dài ra tạo lực đối kháng cân bằng với lực xoay.

You might also like