Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ

- NHÓM NGỮ VĂN –

BỘ TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Năm học: 2019 - 2020


MỤC LỤC
1
1. Cơ sở lý luận
2. Định nghĩa thuyết trình
3. Thuận lợi và khó khăn
3.1. Về mặt thuận lợi
3.2. Về mặt khó khăn
4. Các yếu tố của một bài thuyết trình
4.1. Nội dung thuyết trình
4.1.1. Bố cục
4.1.2. Lập luận
4.1.3. Thông tin
4.1.4. Quan điểm cá nhân
4.2. Hình thức thuyết trình
4.2.1. Công cụ thuyết trình
4.2.2. Mở đầu – kết thúc
4.3. Phong cách thuyết trình
4.3.1. Ngôn ngữ nói
4.3.2. Giọng nói
4.3.3. Ngôn ngữ cơ thể
4.3.4. Cách xử lí tình huống/ phản hồi
4.4. Hợp tác
4.4.1. Tính tương tác trong nhóm
4.4.2. Cách phân công nhiệm vụ
5. Qui trình thực hiện
5.1. Trước khi thuyết trình
5.2. Trong khi thuyết trình
5.3. Nhận xét và đánh giá
6. Tiêu chí đánh giá
6.1. Khối 6
6.2. Khối 7 – 8
6.3. Khối 9 – 10 – 11 – 12
7. Tài liệu tham khảo
NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2
Trên thế giới, hoạt động thuyết trình được xây dựng và phát triển bởi nhiều tác giả, nhiều quan điểm khác nhau, có thể kể đến
một số tên tuổi nổi bật như: Wilga M. Rivers, H. Douglas Brown, Donn Byrne.

Wilga M. Rivers (1978) cho rằng thông qua thuyết trình, con người có thể bày tỏ quan điểm, cảm xúc và phản hồi của họ đối
với đối tượng còn lại. Hơn thế nữa, con người có thể nhận được hồi đáp mà họ mong đợi từ đối phương. Điều đó cũng đồng nghĩa với
việc để thể hiện suy nghĩ, người nói đóng vai trò quan trọng trong hội thoại hay thuyết trình.

Tác giả H. Douglas Brown (1987) lại khẳng định trong các cuộc giao tiếp hay hội thoại giữa hai người, họ có thể trao đổi
những thông tin mà họ mong muốn. Đó là lí do quan trọng nhất cho việc cần sử dụng ngôn ngữ ở dạng lời nói.

Theo Donn Byrne (1989), khi nghiên cứu trong phạm vi giáo dục, ông cho rằng thuyết trình là hoạt động do giáo viên tổ chức
nhằm yêu cầu học sinh thể hiện khả năng giao tiếp tốt nhất.

Ở Việt Nam, hoạt động thuyết trình được tiếp nhận và ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục. Thuyết trình là trình bày
bằng lời trước nhiều người về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe. (Kỹ năng
thuyết trình - Chủ biên PGS.TS Dương Thị Liễu).

Như vậy, thuyết trình là một trong nhiều kỹ năng giao tiếp cơ bản. Thuyết trình góp một phần đến sự thành công của học tập,
công việc, mang lại hình ảnh, tác phong và quan trọng hơn là sự tự tin khi đứng trước đám đông. Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết
trình đã được nhiều đề tài nghiên cứu cũng như nhiều sách báo đề cập đến.

Trong bối cảnh ngày nay, khi giáo dục đang thực hiện những cuộc cách mạng mạnh mẽ, việc rèn luyện kĩ năng mềm cho học
sinh là ưu tiên quan trọng nhất. Đặc biệt, khi các hình thức dạy học tiên tiến như IBL, Flipped Classroom đang được áp dụng ngày
càng rộng rãi thì học sinh càng cần có kĩ năng này để đạt được hiệu quả học tập như mong muốn, trở thành công dân toàn cầu trong
tương lai. Do đó, trang bị kĩ năng thuyết trình nói chung cũng như hướng dẫn thuyết trình nói riêng trở thành yêu cầu cấp thiết cho
mọi giáo viên cũng như cơ sở giáo dục.

2. ĐỊNH NGHĨA THUYẾT TRÌNH

Hiện nay, về mặt khái niệm, tồn tại 2 cách định nghĩa sau đây về thuyết trình:
3
“Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người. Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví
như là một nghệ sĩ hay diễn viên đứng trước công chúng, thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào
tạo”

Hay:

“Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục,
gây ảnh hưởng đến người nghe” (Dẫn theo: Tim Hindle, Kỹ năng thuyết trình, NXB tổng hợp TP.HCM – 2006)

Từ đó, chúng ta có thể khái quát thành những phương diện sau đây trong khái niệm thuyết trình:

- Thuyết trình là trình bày về một vấn đề trước người nghe


- Thuyết trình đề cao tính thuyết phục
- Thuyết trình là 1 kĩ năng được hình thành chủ yếu qua con đường luyện tập, đào tạo bản thân.

Về mặt phân loại thuyết trình dựa vào mục tiêu, chúng ta có: Thuyết trình để cung cấp thông tin; Thuyết trình để thuyết phục
và Thuyết trình để gây cảm hứng.

● Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin: Ví dụ như một thầy giáo đang giảng bài, một bạn lớp trưởng
thông báo một vấn đề gì đó trước lớp.
● Thuyết trình thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe: Ví dụ như một nhân viên bán hàng thuyết trình thuyết phục khách
hàng mua sản phẩm trong một buổi hội thảo, một trưởng phòng marketing thuyết phục ban lãnh đạo công ty về chiến dịch
marketing cho công ty trong thời gian tới.
● Thuyết trình gây cảm hứng: Lãnh đạo công ty phải nói với nhân viên về một chủ đề nào đó nhằm kích thích tinh thần làm việc,
một diễn giả thuyết trình một chủ đề trong lĩnh vực mà họ là chuyên gia.

3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.1. Về mặt thuận lợi.

4
- Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng được phát triển ở trường Đinh Thiện Lý. Do vậy, học sinh có nhiều điều
kiện thực hành trong các tiết học ở nhiều bộ môn khác nhau.
- Giáo viên nhóm văn được hỗ trợ tập huấn về thuyết trình, thu nhận được nhiều kinh nghiệm trong suốt 4 năm phát triển kĩ
năng nghe- nói - đọc - viết cho học sinh ở môn đọc - diễn đạt.
- Học sinh Đinh Thiện Lý phần lớn tự tin, năng động, không ngại việc nói trước đám đông.
- Việc phát triển kỹ năng thuyết trình sẽ nhận được sự ủng hộ từ phụ huynh vì phụ huynh hiểu và đề cao việc rèn luyện kĩ năng
cho các con.
- Chương trình của bộ môn Tin hỗ trợ nhiều cho học sinh trong quá trình soạn bài thuyết trình, thiết kế...

3.2. Về mặt khó khăn

- Nhiều giáo viên, nhiều bộ môn yêu cầu học sinh thuyết trình nhưng lại chưa có sự thống nhất chung về tiêu chí, về các mức độ
cần đạt, về tiến trình phát triển kỹ năng này cho học sinh. Dẫn đến việc thiếu sự đồng bộ, thiếu nhất quán khi triển khai.
- Thuyết trình thường gắn liền với yêu cầu làm việc nhóm. Điều này gặp nhiều khó khăn khi học sinh chưa có kĩ năng làm nhóm
tốt, chưa biết điều phối thời gian, nhất là với học sinh lớp nhỏ (khối 6,7).
- Nếu việc phát triển kỹ năng thuyết trình không đi liền với việc kiểm soát lượng bài tập lớn cho học sinh, rất dễ dẫn đến tình
trạng học sinh quá tải, bị dồn việc.
- Thời gian dành cho các môn học hầu như không tăng tiết, lượng nội dung kiến thức trong sách giáo khoa khá nhiều sẽ dẫn đến
việc thời gian phát triển kỹ năng cho học sinh bị hạn chế hoặc giáo viên khó có thể theo sát để hỗ trợ sát sao quá trình tiến bộ
của học sinh khi tham gia thuyết trình.

4. CÁC YẾU TỐ CỦA MỘT BÀI THUYẾT TRÌNH

4.1 Nội dung thuyết trình

4.1.1. Bố cục

5
● Khái niệm: Bố cục hiểu một cách nôm na chính là cấu trúc của một bài thuyết trình và thường được triển khai thành 3 phần
chính: phần mở đầu - phần trung tâm và phần kết thúc. Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận
cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và một cấu trúc rõ ràng sẽ giúp người nghe dễ nhớ và dễ nắm bắt thông
tin.
● Cách thực hiện:

Mục tiêu cần đạt được “Mẹo” nho nhỏ


Phần mở đầu - Thu hút sự quan tâm, tập trung của người nghe.

- Tạo cảm giác thoải mái, sẵn sàng tiếp thu.

- Tạo niềm tin

- Hướng người nghe vào vấn đề và biến họ thành


người chủ động lĩnh hội hay giải quyết.
Phần trung tâm - Triển khai hệ thống đề mục rõ ràng, các phần sắp Dành 5 phút để chuẩn bị các câu hỏi cho mình:
xếp hợp lý. Điều này tùy thuộc vào mục tiêu của
bài thuyết trình. Vấn đề sẽ nói là gì?

Tại sao chủ đề lại đáng được quan tâm?

Điều gì giúp ta trở thành người trình bày tốt về vấn


đề này?

Phải mất bao nhiêu thời gian để trình bày?

Phân chia thời gian như thế nào?

6
Các câu hỏi sẽ được giải đáp theo cách nào?

Các nội dung có thể cung cấp cho người nghe?

Đối với dạng bài cung cấp thông tin, phần này bao
gồm các ý kiến và giải pháp. Nếu để đạt được mục
đích thuyết phục người nghe cần trình bày

(1) Vấn đề cần giải quyết

(2) Ý kiến và giải pháp

(3) Tranh luận (bao gồm bằng chứng, lợi ích và các
chương trình hành động cụ thể).

Ví dụ: Con người đang đi những bước đầu tiên trên


con đướng dẫn tới sự an toàn khi dùng thực phẩm.
Mỗi ngày ta lại hiểu biết thêm về hóa chất trong thực
phẩm. Mỗi ngày chúng ta lại xác định được chi tiết
hơn về mỗi chất phụ gia hay chất nhiễm bẩn không
chủ định. Nhưng, để đi được xa hơn và nhanh hơn
chúng ta cần chia sẻ thông tin và sự cộng tác của tất
cả các cá nhân...
Phần kết thúc - Tóm tắt lại nội dung đã trình bày, hoặc đưa ra
một thông điệp.

- Gợi mở ra hướng mới cho nội dung trình bày.

7
Lưu ý: Các bạn nên chú ý về mặt thời gian. Vì thế
nên để phần kết luận của bài thuyết trình là mở

4.1.2. Lập luận

● Khái niệm

Hiểu theo nghĩa rộng, lập luận là một ý kiến được củng cố và chứng minh bằng lý lẽ và/hoặc bằng chứng.

Ví dụ: “Con mèo này rất xinh.” chỉ là một ý kiến cá nhân. Nó chỉ trở thành một lập luận khi được đi cùng với lý lẽ hay dẫn
chứng, ví dụ: “Con mèo này rất xinh vì mắt của nó xanh biếc, trong như một viên bi đắt tiền, rất đẹp.” Và tình cờ lúc này, chúng ta
hiểu rõ hơn về bản chất tiêu chuẩn đánh giá vẻ đẹp loài mèo của người nói.

Trong bài thuyết trình lập luận chính là: Nội dung trình bày được chia thành các ý chính, ý phụ được sắp xếp hợp lý, rõ ràng,
cụ thể.

● Cách thực hiện


⮚ Luận điểm (Statement): Một luận điểm cần thể hiện kết luận, ý chính cũng như các khái niệm. Luận điểm cần được
trình bày dễ hiểu và dễ nhớ. Vì vậy, một luận điểm tốt là luận điểm được trình bày vừa cụ thể vừa súc tích.
⮚ Lý lẽ (Explanation)
✔ Lý lẽ sẽ là phần bạn thực hiện hai nhiệm vụ: giải thích và chứng minh. Nhiệm vụ chính của nó là để
chứng minh vì sao luận điểm (statement) đưa ra lại đúng.
✔ Trong phần lý lẽ, các thông tin nền (background materials) liên quan và ảnh hưởng đến quá trình chứng
minh luận điểm hay các khái niệm và hiện tượng còn mơ hồ cần được làm rõ. Lời khuyên ở đây là bạn
hãy tưởng tượng người nghe như một đứa trẻ ba tuổi. Bạn không nên có giả định là người nghe chắc
chắn sẽ “đoán” được và tự hiểu được ý tưởng của bạn.
✔ Ngoài ra, phần lý lẽ cũng cần chứng minh được các tiền đề (premises) cho kết luận trong luận điểm, hay
nói dễ hiểu hơn, các lý do để luận điểm đúng cần được chứng minh một cách cụ thể, các bước logic

8
trong suy luận cần được làm rõ. Ở đây, bạn có thể áp dụng phương pháp đặt câu hỏi “Vì sao?” liên tục
cho các ý kiến của mình đến khi bạn có được các lý do gần như là hiển nhiên đúng.
⮚ Dẫn chứng (Example)
✔ Đây là phần lập luận nơi bạn cung cấp bằng chứng và ví dụ thực tế để củng cố thêm luận điểm. Nó giúp
thuyết phục người nghe rằng những gì bạn đang nói có khả năng cao sẽ xảy ra trong thực tế.
✔ Các loại dẫn chứng nào là hiệu quả. Trên thực tế, có rất nhiều các loại dẫn chứng. Tuy nhiên có những
loại dẫn chứng phổ biến như sau:

● Số liệu, thống kê (data, statistics): Với loại dẫn chứng này, các bạn cần chú ý số liệu không thể
tự chứng minh cho kết luận, nó cần được giải thích.
● Các trường hợp hay tình huống thực tế (case study): Với loại này, các bạn cần chỉ ra được mỗi
liên quan giữa các tình huống trong dẫn chứng và tình huống đang diễn ra. Một ví dụ điển hình
là các bạn mới thường hay lấy các ví dụ của các đất nước phát triển và khẳng định Việt Nam
cũng cần làm như vậy. Tuy nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam rất khác biệt với các
nước khác. Cho nên cùng một chính sách có thể dẫn đến các kết quả khác nhau ở các nơi khác
nhau.
● Một số xu hướng trong thực tế (trends, patterns.
● Kết quả nghiên cứu khoa học (research).

Lưu ý: Trong thực tế, các bạn hoàn toàn có thể trình bày dẫn chứng trước và đưa ra lý lẽ để giải thích dẫn chứng
cũng như để chứng minh luận điểm sau. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách cá nhân của người nói
cũng như hoàn cảnh cụ thể. Điều quan trọng là khi đưa ra bất cứ nhận định nào, bạn cần có thói quen giải thích,
chứng minh và đưa ra dẫn chứng cho nó. Và đặc biệt dẫn chứng phải có nguồn.

4.1.3. Thông tin

● Khái niệm: Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết
của con người. Và bản chất của thuyết trình chính là quá trình truyền đạt thông tin. Tuy nhiên, để quá trình truyền đạt này hiệu
quả thì đó là một vấn đề quan trọng trong thuyết trình.
9
● Cách thực hiện
⮚ Vấn đề tiên quyết của thông tin đó chính là độ chính xác (vì vậy cần so sánh thông tin từ nhiều nguồn, và trích dẫn nguồn
của thông tin).
⮚ Để truyền đạt được thông tin bạn cần nghiên cứu kĩ đối tượng mà bạn muốn truyền đạt. Bạn cần phải hiểu mức độ quan
tâm của đối tượng, trình độ khả năng hiểu, tiếp thu vấn đề, và thời lượng của bài thuyết trình. Có như vậy bạn mới có
phương án giải quyết vấn đề về lượng thông tin triển khai trong bài thuyết trình.
⮚ Cần lưu ý: đối với những vấn đề thông tin quá nhiều mà thời lượng trình bày ít, người thuyết trình cần chọn lọc thông tin
nào quan trọng hơn để ưu tiên cho nội dung thuyết trình.

4.1.4. Quan điểm cá nhân

● Khái niệm
⮚ Quan điểm cá nhân được hiểu là cách nhìn, cách suy nghĩ, ý kiến, đánh giá của mỗi cá nhân đối với sự vật, hiện tượng.
⮚ Trong thuyết trình theo nhóm, quan điểm của nhóm được hiểu là sự tổng hòa các quan điểm của những thành viên về vấn
đề thuyết trình của nhóm.
● Cách thực hiện
⮚ Đánh giá tức là có sự xác định phải trái, hay dở, đúng sai…
⮚ Không thể đưa ra nhận đinh/ đánh giá khi người nghe còn chưa biết (hoặc không quan tâm, không có ý kiến) về vấn đề mà
nhóm đang thuyết trình vì họ sẽ không hiểu hoặc không muốn nghe. Người nghe không thể tiếp nhận - và càng không thể
tiếp nhận một cách hứng thú - những ý kiến đánh giá về một vấn đề, một khi họ còn mơ hồ về chính vấn đề được đưa ra
đánh giá ấy. Vì thế, trước tiên, người đánh giá nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng về vấn đề mà ở đó, mình
sẽ đưa ra ý kiến nhận định/ đánh giá. Không nên cố trình bày vấn đề đó cốt cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì
việc làm ấy có thể khiến người nghe ngờ vực, cảm thấy sự nhận định/ đánh giá không thật công bằng, không thật vô tư.
⮚ Tiếp đó, người đánh giá sẽ nêu ra và bảo vệ quan điểm của mình theo một trong các cách: (1) đứng hẳn về một phía, ủng
hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình chắc chắn là sai; (2) kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần còn hạn
chế của mỗi phía, để đi tới một sự đánh giá mà mình tin là thực sự công bằng, hợp lí; (3) đưa ra một cách đánh giá của
riêng mình, sau khi đã phân tích các quan điểm, ý kiến khác nhau về đề tài cần bình luận.
⮚ Khi tiếp tục đánh giá sâu hơn, người đánh giá có thể đề cập tới thái độ, hành động, cách giả quyết cần có trước hiện tượng
vừa được nhận xét, đánh giá; cũng có thể bày tỏ những cảm nhận, nghĩ suy mà mình đã rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn
10
cảnh sống, lứa tuổi của mình và của người đang lắm nghe mình đưa ra nhận định/ đánh giá. Nhưng sự nhận định/ đánh giá
còn có giá trị cao hơn khi người đánh giá có thể bàn thêm những ý nghĩa xa rộng, sâu sắc, và bất ngờ nữa, mà vấn đề được
đánh giá có thể gợi ra.
⮚ Ý kiến nhận định/ đánh giá của nhóm cũng sẽ không thuyết phục khi mà ý kiến của nhóm không khác gì với những ý kiến
mà mọi người đều biết và đều nhất trí. Người nhận định/ đánh giá vấn đề nên có suy nghĩ độc lập, sáng tạo, dám có ý nghĩ
riêng, dám lật đi lật lại vấn đề.
⮚ Sự nhận định/ đánh giá được coi là thành công khi các ý kiến đó thực sự lôi cuốn, thuyết phục người đọc. Muốn thế thì
người đánh giá phải nắm vững cách tổ chức luận điểm, luận cứ nhằm đạt tới mục đích mà mình đã đặt ra. Để có được luận
điểm và luận cứ, ngoài việc nắm vững phương pháp kĩ năng, còn đòi hỏi người thực hiện phải chịu khó quan sát, tìm tòi,
suy nghĩ, học tập để có được những ý kiến chắc chắn về những hiện tượng hoặc vấn đề trong đời sống. Yêu cầu này còn
đặt ra bức thiết hơn khi người nhận định/ đánh giá không chỉ cần có ý kiến của mình mà còn phải có khả năng đánh giá,
bàn bạc, đối thoại với những ý kiến khác để bảo vệ cho quan điểm của mình.
● Ví dụ:

Tác giả Đặng Anh, trong bài viết Sống đúng là chính mình đã phát biểu rằng:

“Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với
quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện
người nhỏ hơn mình ”sửa sai” hay tranh luận thẳng thắn với người lớn”.

Nêu nhận định/ đánh giá về vấn đề đặt ra trong ý kiến trên.

- Xây dựng tiến trình lập luận: Người nêu ý kiến nhận định/ đánh giá phải:

+ Giới thiệu khía cạnh cần nêu ý kiến nhận định/ đánh giá của vấn đề thế nào cho vừa trung thực, rõ ràng, vừa sinh động,
hấp dẫn.
+ Điểm lại những ý kiến đã nói (viết) về khía cạnh ấy bằng cách nào? (Chọn những ý kiến nào để nội dung vẫn đầy đủ lại
không lan man? Nêu hết các ý kiến rồi mới nhận xét hay nêu ý kiến nào thì kết hợp nhận xét, đánh giá luôn ý kiến đó).

11
+ Nêu và bảo vệ quan điểm của mình như thế nào để đạt được các yêu cầu: chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục mạnh
mẽ người nghe.
+ Chọn phương hướng nào để bàn rộng và sâu thêm về nội dung nhận định/ đánh giá? (Nêu cách giải quyết, mở rộng lĩnh
vực đánh giá, liên hệ thực tế…).

- Tìm cách diễn đạt để thể hiện được sự nhiệt tình, thuyết phục người nghe.
- Kiểm tra cẩn thận nội dung sẽ nhận định/ đánh giá, thảo luận trong nhóm để sửa chữa, bổ sung những chỗ cần thiết
trước khi trình bày.
- Gợi ý nội dung nhân định/ đánh giá:

+ Bản chất hiện tượng: Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư
duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính
định kiến của cộng đồng xã hội. Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt
rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình trước đám đông.
+ Đưa ra nhận định/ đánh giá:

Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi trước chính kiến của những người trẻ tuổi hơn

Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo,... → Dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như
mình.

Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người khác với thái độ chống
đối, thiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ.

4.2. Hình thức thuyết trình

4.2.1. Công cụ thuyết trình

● Khái niệm: Công cụ thuyết trình được xem là cách thức sử dụng các phần mềm/trang mạng/bảng/video,... giúp truyền đạt nội
dung thuyết trình một cách hiệu quả hơn thay vì chỉ sử dụng ngôn ngữ.
12
● Cách thực hiện: Các công cụ liệt kê duới đây được sắp xếp theo thứ tự sử dụng phổ biến. Phần huớng dẫn sẽ trình bày những
điểm cần lưu ý khi sử dụng những công cụ này. Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo một số link đuợc cung cấp.

Phần mềm kinh điển trong thiết kế bài trình chiếu, đây là công cụ được phát triển liên tục, hoàn thiện
về các chức năng từ cơ bản đến nâng cao.
PowerPoint
Thiết kế slide đơn giản; giới hạn từ trên slide; thu gọn nội dung thành một vài từ khóa quan trọng,
nhấn mạnh khóa bằng cách in đậm/ đổi màu/ in hoa...

Thống nhất trong cách thiết kế, sắp xếp slide để làm nổi bật trọng tâm vấn đề, đảm bảo tính thẩm mỹ;
Không sử dụng quá nhiều màu sắc, kiểu chữ, bố cục, phông nền, định dạng,... cho một bài thuyết
trình.

Canh chỉnh các đối tượng một cách đầy đủ, rõ ràng để làm phần thuyết trình trở nên chuyên nghiệp
hơn. Nếu sợ mất thời gian bạn có thể làm một thao tác này cho slide của mình: giữ phím Shift + chọn
trên tất cả các đối tượng mà bạn muốn, sau đó chọn tùy chọn Arrange, và áp dụng Alignment Type.

Phông chữ dễ nhìn (dùng phông không chân: Tahoma, Arial…); cỡ chữ to, cân đối với slide (Tối thiểu
28); Hình ảnh phù hợp, có chất luợng tốt. Cần tạo sự tuơng phản (VD: nền và chữ,...) để nhấn mạnh,
hoặc làm cho PPT của bạn rõ ràng hơn.
Prezi + Đây là phần mềm khiến cho bài thuyết trình của bạn trở nên ấn tuợng bằng sơ đồ và sự chuyển
động. Để tạo bài thuyết trình bằng Prezi, bạn sẽ tạo tài khoản trên https://prezi.com/

+ Lưu ý lớn nhất về sử dụng Prezi là cách chọn phông nền cho phù hợp, cách sắp xếp nội dung cho
từng khung, vị trí của từng khung đảm bảo cho nội dung thuyết trình liền mạch.

+ Lựa chọn và điều chỉnh hiệu ứng phù hợp, để khi slide chạy liên tục người xem không cảm thấy rối
và khó chịu.

13
+ Prezi không hoàn toàn hỗ trợ Unicode vì vậy trong một vài template hỗ trợ sẵn hoặc tự tạo sẽ có thể
không gõ được tiếng Việt. Cách khắc phục như sau: Nếu bạn viết ở tùy chọn text là Title, bạn có thể
đổi sang Subtitle./Hoặc có thể tham khảo video sau: https://tinyurl.com/y68rt8g7
Canva Trang web thiết kế đa năng thích hợp với mọi đối tượng, nhất là những người mới bắt đầu. Canva
cung cấp cho người dùng một kho template hoàn toàn miễn phí với nhiều cách kết hợp hình ảnh
phông chữ đẹp cho bạn lựa chọn. Bạn sẽ tạo tài khoản của mình tại https://www.canva.com/

Vì đây là kho chứa đựng vô số hình ảnh đẹp; bố cục sáng tạo, phông chữ ấn tượng nên các bạn sẽ mất
khá nhiều thời gian trong việc lựa chọn; hoặc chọn quá nhiều sẽ dẫn tới ôm đồm, gây rối mắt. Nên bạn
cần phải ưu tiên những thứ liên quan đến nội dung bài; bố cục phải thống nhất, khoa học.

Canva chưa hỗ trợ nhiều bộ phông chữ Việt Nam nên bạn cần phải dụng công nhiều hơn trong việc gõ
nội dung thuyết trình.

PowToon + Trang web có thể làm bài thuyết trình rất nhanh chóng dưới dạng video hoạt hình hấp dẫn, thú vị.
Bạn thậm chí còn có thể tạo ra một bài thuyết trình hoạt hình tuyệt vời mà không cần nhiều kiến thức
hoặc kỹ năng thiết kế. Bạn sẽ tạo tài khoản của mình tại https://www.powtoon.com

+ Lưu ý của PowToon giống nhiều với Powerpoint, bổ sung thêm về vấn đề bản quyền, và nếu như
không nâng cấp tài khoản VIP thì một số nhân vật hoạt hình, nền sẽ bị hạn chế. Ngoài ra cần chú ý
chọn phông chữ được hỗ trợ.
Đây sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp, hay giới thiệu một nội dung nào đó
trong bài thuyết trình.
Canva
Chỉ nên sử dụng trong một phần nào đó của bài thuyết trình, thuờng là kết thúc để lưu lại thông tin của
bài thuyết trình, sau đó bạn có thể phát cho mọi người, hoặc sử dụng với mục đích truyền thông như

14
dán ở bảng tin của lớp, truờng.

Khi thiết kế Poster điều quan trọng nhất là bố cục, sử dụng hình ảnh; nội dung chắt lọc.
Video Là công cụ để mở rộng thông tin, hoặc tạo cảm xúc cho bài thuyết trình, khiến bài thuyết trình sinh
động hơn, cuốn hút người nghe hơn..

+ Chọn video phải có nguồn tin cậy

+ Video có chất luợng tốt

+ Nên tải video về tránh phát trực tiếp sẽ ảnh huởng đến mạch bài nếu như có quảng cáo, mất tín hiệu
mạng,...

+ Thời lượng phù hợp cho một video tối đa là 2 phút.


Sân khấu hóa Hoạt động này có thể đuợc xem là công cụ khiến cho bài thuyết trình trở nên trực quan, sinh động, tạo
không khí hào hứng cho bài thuyết trình.

+ Lời thoại nhân vật to rõ, ngôn ngữ sử dụng phù hợp

+ Sắp xếp hoạt động này phù hợp cho nội dung và bố cục của bài thuyết trình

+ Chú ý dẫn dắt để hoạt động này liên kết với nội dung tiếp theo của bài thuyết trình

+ Có thể kết hợp phần diễn kịch với video để tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên có thể
làm giảm sự trưc quan cho người xem

+ Thời luợng phù hợp cho sân khấu hóa là 2-3 phút

15
● Ví dụ: Tham khảo các đuờng link sau:

- PPT: https://tinyurl.com/y5tqream
- Prezi: https://tinyurl.com/y69towyw
- Canva: https://tinyurl.com/y26stzpp
- PowToon: https://tinyurl.com/yxn5kdzm

4.2.2. Mở đầu - kết thúc

● Khái niệm: Cách mở đầu và kết thúc được xem là những hoạt động quan trọng nằm trong bố cục của một bài thuyết trình. Bạn
cần phân biệt hoạt động mở đầu và kết thúc với lời giới thiệu và chào kết.
● Cách thực hiện: Có bao nhiêu cách mở đầu thì sẽ có bấy nhiêu cách để kết thúc. Dưới đây là một số gợi ý:

- Câu chuyện
- Hình ảnh
- Video
- Đồ vật
- Câu hỏi/câu đố
- Con số
- Sự kiện
- Trò chơi
- Bài hát
- Hành động
- Thí nghiệm

Lưu ý:

⮚ Sau lời giới thiệu sẽ là phần hoạt đông mở đầu/Sau hoạt động mở đầu là phần dẫn dắt vào nội dung bài thuyết trình kết
hợp với lời giới thiệu.

16
⮚ Khi thực hiện hoạt động mở đầu và kết thúc cần tuơng tác với người nghe.
⮚ Để lưu lại ấn tượng và cảm xúc khi hoàn thành bài thuyết trình, hoạt động kết thúc cần chú ý thêm những phần sau:

+ Có thể xây dựng đầu cuối tương ứng (Mở đầu bằng câu hỏi - kết thúc bằng câu hỏi mở)
+ Sử dụng câu cảm thán, cầu khiến để chuyển tải thông điệp

⮚ Một chủ đề sẽ có rất nhiều cách để mở đầu và kết thúc, bạn phải biết lựa chọn hoạt động phù hợp với nội dung, thời gian
của bài thuyết trình; tạo cảm xúc, gây ấn tuợng với người nghe.

● Ví dụ: Chủ đề bạn bốc thăm đuợc là: Nụ cười

- Sử dụng câu chuyện: Có một câu chuyện kể về người phi công Saint Expury khi ông tham gia chống phát xít trong chiến tranh
thế giới II. Ông đã viết ra tác phẩm đặc biệt. Trong truyện, Saint Expury là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay
mai sẽ bị xử bắn như nhiều người khác. Ông viết:

“Tôi trở nên quẫn trí, bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc. Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn
song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi gọi: 'Xin lỗi, anh có lửa không?' Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút
que diêm tình cờ mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại sao lại thế. Có lẽ vì khi muốn làm thân với ai đó,
người ta dễ nở một nụ cười.

Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang qua kẽ hở giữa hai tâm hồn chúng tôi, hai trái tim con người. Tôi biết
anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười nên anh ta cũng phải mỉm cười đáp lại. Anh bật que diêm đến gần tôi hơn và
miệng vẫn cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ là một con người bình thường.

Anh ta hỏi tôi: 'Anh đã có con chưa?'. Tôi đáp có và lôi từ trong ví ra tấm ảnh gia đình mình. Anh cũng vội rút từ túi áo ra
hình những đứa con và bắt đầu kể về những kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết mình sắp chết và
chẳng bao giờ gặp lại những người thân. Anh cũng bật khóc. Đột nhiên không nói lời nào, anh ấy mở khóa và kéo tôi ra khỏi
buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả tôi tự do rồi quay trở về.”

17
→ Tương tác với khán giả: Theo bạn, điều gì đã làm thay đổi số phận của người tù đó? Hay Theo bài cuốn sách tác giả viết có
tên là gì? → Sau khi người xem trả lời, bạn bắt đầu dẫn vào chủ đề của mình./ Hoặc kết thúc bài thuyết trình của mình.

- Câu hỏi/câu đố: Bạn cho một số câu nói, trong đó từ khóa “Nụ cười” được che đi.

+ Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ suốt đời.
+ Nụ cười mang hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và là dấu hiệu của tình
bè bạn.
+ Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu và là thuốc
mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu.
+ Người dù giàu sang đến đâu đi nữa cũng cần đến nụ cười, và người dù nghèo hèn cùng tột cũng sẽ được nụ cười làm
cho trở nên giàu có.
+ Nụ cười, cũng như tình yêu, là cái không thể mua bán vay mượn, hay thậm chí đánh cắp từ người khác. Bởi vì, khi
đó, nó chỉ là cái gì đó khiên cưỡng và vô nghĩa

→ Tương tác với khán giả: Theo bạn từ khóa nào đã được che đi trong những câu trên? → Sau khi người xem trả lời, bạn bắt

đầu dẫn vào chủ đề của mình./ Hoặc kết thúc bài thuyết trình

- Video: Một từ 5 ký tự thay đổi cuộc đời bạn - SMILE https://tinyurl.com/y3upjw9f

- Con số: Bạn cho một con số, hoặc nhiều con số (nếu có nội dung về con số đó thì nên giấu chúng đi):

+ Bạn có đang thể thức dậy mạnh khỏe mỗi ngày, vậy thì tôi nghĩ bạn nên bớt lo lắng đi vì bạn đã hơn 205 người Việt
Nam qua đời vì ung thư mỗi ngày.
+ Bạn có đang cảm thấy chán nản với việc đến trường và mệt mỏi với sách vở, thì hãy nghĩ đến 30 triệu trẻ em châu
Phi đang không được đi học.
+ Bạn có đang vẫn còn bố mẹ, được chăm sóc và có cơ hội để phụng dưỡng họ thì 176.000 trẻ em mồ côi trên đất nước
mình đang ghen tị với bạn.

18
+ Nếu như trong tủ lạnh nhà bạn có thức ăn, thì bạn chính là niềm mơ ước của 805 triệu người thường xuyên sống
trong cảnh thiếu ăn kinh niên trên thế giới, vậy bạn có nên lo lắng không?

→ Tương tác với khán giả: Theo bạn những con số trên có ý nghĩa gì/nói về điều gì? → Sau khi người xem trả lời, bạn bắt đầu
dẫn vào chủ đề của mình./ Hoặc kết thúc bài thuyết trình

- Sự kiện: Chiến dịch “Nụ cười Đà Nẵng”

→ Tương tác với khán giả: Vào năm 2017, Việt Nam vinh hạnh là nước đăng cai “Tuần lễ cấp cao APEC”, quy tụ 21 nền kinh
tế lớn trên thế giới cùng hàng ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ và phóng viên báo đài tham dự. Và thành phố Đà Nẵng đã trở thành
điểm đến của sự kiện tầm cỡ này. Vậy theo bạn, vì sao Đà Nẵng lại được chọn? Để chào đón sự kiện này, họ đã cùng nhau
tham gia một chiến dich, bạn nghĩ đó là chiến dịch nào? → Sau khi người xem trả lời, bạn bắt đầu dẫn vào chủ đề của mình./
Hoặc kết thúc bài thuyết trình.

4.3. Phong cách thuyết trình

4.3.1. Ngôn ngữ nói

● Khái niệm: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Khi sử dụng ngôn ngữ nói, bạn có thể sử dụng đa
dạng ngữ điệu kết hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm thể hiện cảm xúc của người nói.
● Cách thực hiện: Sử dụng ngôn ngữ nói tốt là biết cách sử dụng vốn từ phong phú để truyền tải thông tin rõ ràng, mạch lạc và
không cần phụ thuộc vào bất cứ nguồn tài liệu nào. Để sử dụng ngôn ngữ nói tốt, bạn cần lưu ý:

⮚ Liệt kê và ghi nhớ 3 - 4 điểm chính trong bài nói: Điều này sẽ giúp người nói nhớ được những thông tin cốt lõi của bài
nói, đồng thời có thể giải thích rõ ràng những điểm chính trong bài bằng vốn từ của riêng mình.
⮚ Không cố gắng nói hết những gì mình biết: Có rất nhiều người muốn nói hết tất cả mọi thứ vì sợ người nghe không tiếp
nhận đủ thông tin. Điều này không chỉ làm bài nói thiếu tính trọng tâm mà còn làm người nói chịu thêm áp lực “phải
nhớ hết ý”, dẫn đến việc thiếu tự tin và phụ thuộc vào tài liệu.
⮚ Chuẩn bị chu đáo, luyện tập kỹ lưỡng trước khi nói: Bạn không cần thuộc nguyên văn toàn bộ nội dung mà chỉ cần dựa
vào 3 - 4 ý chính đã xác định, bạn cố gắng luyện tập nhiều nhất có thể trước khi bắt đầu buổi thuyết trình chính thức.
19
Bạn sẽ có một bài thuyết trình hiệu quả với việc sử dụng ngôn ngữ nói tốt thông qua luyện nói trước gương hay tự thu
âm, quay video bài thuyết trình nhiều lần.
⮚ Để nhớ ý chính của bài nói tốt hơn, bạn có thể liên hệ chúng với một vài sự kiện khác. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi
như: “Tại sao nó lại như vậy?”, “Nó diễn ra như thế nào?”, “Nó diễn ra khi nào?”, “Nó diễn ra ở đâu?...” để xem xét
vấn đề trên nhiều khía cạnh, giúp bạn liên hệ với ý chính tốt hơn.

4.3.2. Giọng nói

● Khái niệm: Giọng nói là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của bài thuyết trình. Giọng nói hay là
một giọng nói diễn cảm. Sự diễn cảm của giọng nói thể hiện qua âm lượng, tốc độ, nhịp điệu và cách phát âm rõ ràng.
● Cách thực hiện: Để có được một chất giọng truyền cảm, bạn có thể thực hiện các gợi ý sau:

⮚ Phát âm chính xác, rõ ràng: Phát âm chính xác, rõ ràng không phải là phát âm đúng chính tả từng chữ một, mà là phát
âm sao cho người nghe tiếp thu thông tin dễ dàng nhất, không sử dụng giọng địa phương, không “nuốt chữ”.
⮚ Điều chỉnh tốc độ nói phù hợp: Một người có giọng nói truyền cảm là người biết cách điều chỉnh tốc độ, nói nhanh, nói
lướt ở những điểm không quan trọng, nói chậm và dừng ở những điểm cần tạo sự chú ý hoặc cần thời gian để người
nghe tiếp thu.
⮚ Điều chỉnh âm lượng: Khi thuyết trình, bạn cần nói to sao cho mọi người trong cùng không gian ấy có thể nghe rõ
được. Bạn không nên nói nhỏ, thiếu lực vì người nghe sẽ khó tiếp thu, dẫn đến chán nản, buồn ngủ nhưng cũng không
nên nói quá to vì đôi khi nó sẽ gây ra cảm giác chói tai, khó chịu nơi người nghe.
⮚ Điều chỉnh nhịp điệu: Nhịp điệu trong lời nói sẽ làm cho âm thanh lên xuống, có điểm nhấn, có cao trào, tạo nên hứng
thú cho người nghe. Để điều chỉnh nhịp điệu, bạn có thể lên giọng, xuống giọng hoặc nhấn mạnh những điểm quan
trọng trong câu nói.

Lưu ý: Không bao giờ sử dụng giọng nói nhỏ, đều đều, vô hồn trong bài thuyết trình. Nếu thấy người nghe có dấu hiệu buồn
ngủ, mệt mỏi, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn, đồng thời có thể lồng ghép một số mẩu chuyện vui để khơi gợi sự hứng thú từ
người nghe.

4.3.3. Ngôn ngữ cơ thể

20
● Khái niệm: Ngôn ngữ cơ thể là một cách thức truyền đạt thông tin, cảm xúc song song với lời nói, ngôn ngữ.
● Cách thực hiện: Để bài thuyết trình trở nên sinh động, thu hút, bạn cần lưu ý sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ cơ bản
sau:

⮚ Ánh mắt: Bạn cần phải tập trung nhìn vào người nghe để họ có cảm giác đang được giao tiếp với bạn. Trong suốt quá
trình diễn thuyết, bạn không nên nhìn ra ngoài mà hãy nhìn khán giả thật bao quát, di chuyển mắt với tốc độ từ từ
nhưng không nên dừng lại ở một ai đó quá lâu. Thỉnh thoảng, bạn có thể hướng ánh mắt của mình đến một vài người
đang tập trung nhất vào bạn để tìm thấy sự lắng nghe. Trong trường hợp bạn quá hồi hộp, hãy nhìn lên đỉnh đầu của
một người nào đó.
⮚ Nụ cười: Một nụ cười tươi tắn, rạng rỡ sẽ giúp bạn tự tin hơn và xóa bỏ cảm xúc chán nản của người nghe. Nụ cười sẽ
còn giúp bạn tạo được cảm tình ở khán giả và họ sẽ cố gắng tập trung để lắng nghe bạn.
⮚ Cử chỉ, điệu bộ: Để bài thuyết trình trở nên tự nhiên hơn, bạn cần có những cử chỉ phù hợp, không nên dùng quá nhiều
động tác như vung tay loạn xạ, cũng không nên cứng nhắc như nắm chặt tay lại. Hành động lắc bàn tay hay co duỗi
nắm tay sẽ giúp bạn bớt hồi hộp hơn. Ngoài ra, bạn có thể di chuyển chậm rãi hay ngồi nếu cảm thấy thoải mái và tự tin
truyền tải nội dung đến khán giả.

Lưu ý: Hãy bỏ đi những tật xấu như: mân mê cúc áo, đưa tay gãi đầu, luôn xỏ tay vào túi quần, sửa kính,... Đồng thời, đừng
lặp đi lặp lại một điệu bộ bởi nó sẽ gây ra cảm giác nhàm chán, đơn điệu.

4.3.4. Cách xử lí tình huống/ phản hồi

● Khái niệm: Cách xử lý tình huống trong bài thuyết trình là cách mà bạn sử dụng để xử lý những sự cố phát sinh như máy
chiếu bị lỗi nên không thể hiện được bài trình chiếu; âm thanh nhỏ, bị rè, không nghe được; thời gian sắp kết thúc mà vẫn chưa
trình bày đủ ý;... Cách xử lý phản hồi là thái độ, biểu cảm, nội dung mà bạn chọn lựa để thể hiện trước những phản hồi của
người nghe, từ nhận xét đến các câu hỏi chất vấn. Cách xử lý tình huống/ phản hồi là cơ sở để đánh giá năng lực của người
thuyết trình.
● Cách thực hiện: Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề
trong bài thuyết trình, từ những tình huống phát sinh đến những câu hỏi bất ngờ từ phía người nghe. Để rèn luyện thêm kỹ
năng giải quyết vấn đề cũng như chuẩn bị bài thuyết trình tốt hơn, bạn có thể thực hiện các gợi ý sau:
21
⮚ Cảm ơn và xin lỗi: Đây là một nét văn hóa quan trọng trong giao tiếp. Khi mọi người nhận xét, góp ý hay đặt câu hỏi
cho bạn là lúc họ thể hiện thiện chí của mình, vì vậy bạn cần cảm ơn họ. Trong trường hợp có sai sót khi thuyết trình,
bạn cần xin lỗi họ. Như vậy bạn sẽ có được sự yêu mến từ người nghe.
⮚ Lấy giấy ghi lại câu hỏi và xin phép tìm hiểu thêm để trả lời sau: Trong quá trình nói, đôi khi sẽ xuất hiện những câu
hỏi khó từ phía người nghe. Nếu bạn vội vàng, lúng túng khi trả lời cho bằng được sẽ vô tình để lộ ra nhiều điểm sai
sót, thậm chí sẽ khiến người nghe có cơ hội đặt ra thêm hàng loạt những vấn đề khó nhằn liên quan nữa.
⮚ Bình tĩnh và biết từ chối: Cách giải quyết này sẽ phù hợp nếu bạn gặp phải những câu “hỏi xoáy” của người nghe. Bạn
phải từ chối sao cho không ảnh hưởng đến lòng tự tôn, sự kỳ vọng của người nghe, không hạ thấp bản thân mình. Bạn
phải thực sự nghiêm túc mà vẫn khéo léo. Bạn tuyệt đối không nên từ chối thẳng thừng hay dùng những lời lẽ khiếm
nhã vì sẽ làm cho người nghe cảm giác tổn thương, từ đó nảy sinh sự chán ghét, xa lánh.
⮚ Dũng cảm thừa nhận sai sót: Mọi người sẽ yêu thích, tin tưởng hơn nếu bạn dám nhìn nhận một cách thẳng thắn những
gì bạn chưa biết hay những điều bạn còn sai sót khi thuyết trình. Không chỉ nhìn nhận mà bạn còn phải bày tỏ thái độ
chân thành, tập trung lắng nghe ý kiến của khán giả. Việc thừa nhận lỗi sau chẳng những không thể hiện bạn kém cỏi
mà còn giúp bạn thu thập thêm thông tin.
⮚ Đặt câu hỏi ngược lại với người nghe: Đôi khi đây là cách trả lời phù hợp nhất bởi nó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi
những tình huống khó xử, đồng thời chứng tỏ bản lĩnh, sự thông minh của người nói. Tuy nhiên, câu hỏi phải phù hợp,
mang thiện chí hợp tác, mong muốn trao đổi.
⮚ Phản biện ý kiến của người nghe: Để bênh vực quan điểm của bản thân, bạn có thể phản biện ý kiến của người nghe.
Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện năng lực thuyết trình. Bạn có thể thực hiện những cách thức
sau:

+ Tìm ra mâu thuẫn trong cách lập luận của họ.


+ Đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thực tế để chứng minh sai lầm trong quan điểm của họ.
+ Chỉ ra sự không đáng tin trong những dẫn chứng mà họ dùng.
+ Chỉ ra sự chủ quan, phiến diện trong quan niệm của họ.

Lưu ý: Tuyệt đối không chỉ trích, chê bai người tham gia giao tiếp với bạn. Không nên sử dụng những cách tiêu cực trong quá
trình giải quyết mâu thuẫn tranh luận như cố gắng chiến thắng bằng mọi giá, bác bỏ vấn đề đang tranh luận, than vãn, dùng
định kiến, dùng quyền lực,...
22
4.4. Hợp tác

4.4.1. Tính tương tác trong nhóm

● Khái niệm: Tương tác là sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong thuyết trình nhóm, tính tương tác được hiểu là việc các thành
viên có sự dẫn dắt, kết nối giữa các thành viên trong nhóm khi chuyển mạch nội dung; hỗ trợ tương tác nhịp nhàng khi thuyết
trình và xử lý tình huống/phản hồi.

● Biểu hiện

⮚ Khi thuyết trình, các thành viên nên có sự phối hợp ăn ý với nhau. Khi người này kết thúc, nên giới thiệu sự xuất
hiện của người khác. Việc chuyển người trình bày không hiệu quả có thể sẽ làm chậm dòng chảy của bài thuyết
trình. Để quá trình chuyển tiếp nhịp nhàng, người nói nên bám sát khung thời gian và sử dụng những từ ngữ mang
tính báo hiệu sự xuất hiện của người tiếp theo. Ví dụ, “Ít phút nữa, bạn Minh sẽ trình bày cho chúng ta về…”
⮚ Khi gặp những tình huống bất ngờ phát sinh thì việc giải quyết vấn đề hiệu quả là một phần của làm việc nhóm.
Nhóm phải xác định được mấu chốt của vấn đề bằng những cuộc thảo luận mở, cũng như hợp tác với các thành viên
để đề ra phương án giải quyết hiệu quả.
⮚ Bên cạnh đó, việc giải quyết các mâu thuẫn nội bộ cũng là một cách để duy trì sự kết hợp chặt chẽ của nhóm vì đã
hợp thành một nhóm có nghĩa là phải biết cách chấp nhận từng cá nhân và làm chủ bản thân.

4.4.2. Cách phân công nhiệm vụ

● Khái niệm
⮚ Phân công nhiệm vụ là giao cho ai đó trách nhiệm và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ nào đó.
⮚ Trong thực tế có những nhiệm vụ mà một cá nhân không đủ khả năng giải quyết hoặc giải quyết hiệu quả không
cao, vì thế, lựa chọn làm việc nhóm là sự phương pháp thực hiện công việc hợp lý nhất. Theo đó, mỗi thành viên
trong nhóm sẽ tham gia đóng góp vào nội dung làm việc chung của nhóm để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đối với

23
vấn đề và yêu cầu công việc mà nhóm được giao. Mỗi thành viên khi tiếp nhận phần việc của mình sẽ buộc phải có
sự tương tác với công việc của các thành viên khác trong nhóm. Phân công nhiệm vụ không tạo nên những hoạt
động độc lập mà thực chất là sự phân công phối hợp.

● Nguyên tắc giao việc

⮚ Đúng người, đúng việc, đúng năng lực, đúng thời điểm.
⮚ Rõ ràng, công khai, minh bạch
⮚ Công bằng, hợp lý
⮚ Có theo dõi tiến độ thực hiện

● Một số lưu ý

⮚ Quản lý và kiểm soát công việc

Trong nhóm, hoạt động của mỗi thành viên sẽ được kiểm soát bằng những quy chế làm việc đã được cả nhóm thống
nhất. Với tư cách là một cá nhân làm việc trong một nhóm, mỗi thành viên sẽ chịu sự quản lý của người phụ trách nhóm, điều
chỉnh hành vi giao tiếp, giải quyết vấn đề theo khuôn khổ quy chế đã đề ra. Công việc, vì vậy, sẽ được tiến hành trôi chảy và
đồng bộ, có sự phối hợp nhịp nhàng.

⮚ Phối hợp, tăng cường sự tham gia và cam kết

Một nhóm hiệu quả sẽ là nhóm có sự phối hợp chặt chẽ, tăng cường được sự tham gia của các thành viên trong nhóm,
thậm chí là sự tham gia của những người ngoài nhóm theo sự thống nhất trao đổi, học hỏi của cả nhóm. Nhóm phối hợp tốt là
nhóm phát huy được tối đa khả năng của các thành viên vì mục tiêu chung của nhóm. Giữa các thành viên có sự ăn ý, nhịp
nhàng, hỗ trợ cùng giải quyết vấn đề. Nhóm phối hợp tốt là nhóm mà các thành viên đều tuân thủ theo những cam kết đã được
thông qua trước cả nhóm, không có quan điểm cá nhân trong quyết định cuối cùng của nhóm.

5. QUI TRÌNH THỰC HIỆN


24
5.1. Hướng dẫn các hoạt động trước khi thuyết trình

● GV phân công thuyết trình

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 2 - 4 HS) và tiến hành giao nhiệm vụ cho các nhóm. GV có thể chia nhóm
ngẫu nhiên hoặc cho HS tự chọn nhóm.
- Khi phân công, GV nêu rõ:

+ Nhóm, thành viên


+ Nhiệm vụ (cụ thể, rõ ràng)
+ Thời điểm thuyết trình
+ Thời điểm nộp bài
+ Cách thức nộp bài
+ Cách đặt tên file
+ Thời gian thuyết trình
+ Tiêu chí thuyết trình

● HS chuẩn bị nội dung

- HS chọn một bạn làm nhóm trưởng, nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công công việc trong nhóm; lưu ý:

+ Nên tạo điều kiện để các thành viên được phát huy tối đa năng lực/ thế mạnh của mình.
+ Nên phân chia đồng đều khối lượng nội dung dành cho mỗi thành viên.
+ Không nên phân chia quá nhỏ nội dung cần nói sẽ dễ khiến bài thuyết trình bị loãng.

- Một số công việc HS có thể phân công chuẩn bị trước khi thuyết trình:

+ Điều phối chung


+ Thuyết trình
+ Thiết kế powerpoint
25
+ Tìm kiếm nội dung

- Mỗi nhóm cần có bảng phân công công việc cụ thể để nộp lại cho GV sau khi thuyết trình.
- Nhóm trưởng đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên trong nhóm (đóng góp, tiến độ, thái độ…)

● HS nộp bài; GV nhận xét, chỉnh sửa

- Nhóm trưởng gửi bài qua email cho GV trước 03 ngày thuyết trình
- GV nhận xét, góp ý về bài thuyết trình cho HS trước khi thuyết trình (dựa vào tiêu chí đánh giá):

+ Điểm cần cải thiện về hình thức


+ Điểm cần cải thiện về nội dung
+ Dặn dò, lưu ý khi thuyết trình

5.2. Hướng dẫn các hoạt động trong khi thuyết trình

● HS thuyết trình:

- HS thuyết trình phát tiêu chí đánh giá cho mỗi nhóm
- Nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trong thời gian cho phép (thông thường tối đa từ 15 - 20 phút)
- HS khác lắng nghe, ghi chú nội dung vào note (nếu có)
- HS khác ghi lại các câu hỏi thắc mắc

● Các nhóm đặt câu hỏi và giải đáp

- Nhóm thuyết trình chủ trì phần đặt câu hỏi và giải đáp: mời các nhóm khác đặt câu hỏi sau khi thuyết trình và nhóm thuyết
trình thảo luận nhanh để giải đáp thắc mắc
- Nếu các nhóm không có câu hỏi, GV chủ động đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình
- Chú ý thái độ khi đặt câu hỏi và thái độ của nhóm trả lời câu hỏi

26
5.3. Nhận xét và đánh giá

● Các nhóm nhận xét, chấm điểm

- Nhóm thuyết trình chủ trì phần nhận xét:

+ Mời các nhóm nhận xét theo thứ tự nhóm trong lớp
+ Các nhóm nhận xét trên 3 khía cạnh: điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục, lưu ý chung. Phần nhận xét này cần bám
vào tiêu chí đánh giá
+ Nhóm sau không nhận xét trùng với nhóm trước

- Sau khi nhận xét, nhóm công bố số điểm đã chấm cho nhóm thuyết trình

● GV nhận xét, chấm điểm, lưu ý chung

- GV tổng hợp nhận xét cả quá trình làm việc của nhóm:

+ Chuẩn bị
+ Thuyết trình
+ Phản hồi

- GV rút ra các yêu cầu và lưu ý chung với lớp sau bài thuyết trình trên.

27
6. MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG THUYẾT TRÌNH THÔNG QUA TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

Nội dung đánh giá Khối 6 Khối 7, 8 Khối 9, 10, 11, 12 Điểm

(4/Giỏi)

NỘI DUNG, BỐ CỤC Đề mục rõ ràng, các phần Đề mục rõ ràng, các phần sắp Đề mục rõ ràng, các phần
HÌNH sắp xếp hợp lý. xếp hợp lý, làm nổi bật trọng sắp xếp hợp lý, làm nổi bật
THỨC BÀI tâm vấn đề. trọng tâm vấn đề.
THUYẾT
TRÌNH LẬP LUẬN Nội dung trình bày được Lập luận hợp lý, rõ ràng, thuyết Lập luận chặt chẽ, logic (có
chia thành các ý chính, ý phục (có ví dụ để chứng minh). luận điểm, luận cứ, dẫn
phụ được sắp xếp hợp lý, rõ chứng).
ràng, cụ thể

THÔNG TIN Thông tin chính xác, có Thông tin chính xác, khoa học, Thông tin chính xác, khoa
thông điệp. có mở rộng ngoài SGK; mang học, có mở rộng mới mẻ, thú
thông điệp ý nghĩa. vị; mang thông điệp ý nghĩa.

28
QUAN ĐIỂM
Có nhận định/đánh giá về đối Có nhận định/đánh giá về
Có nhận định/đánh giá về tượng và lý giải một cách rõ đối tượng rõ ràng và dẫn
CÁ NHÂN
đối tượng và lý giải. ràng. chứng lý giải thuyết phục
cho nhận định đó.

CÔNG CỤ Sử dụng công cụ phù hợp Sử dụng công cụ hiệu quả, phù Sử dụng công cụ hiệu quả,
với nội dung thuyết trình hợp với nội dung thuyết trình phù hợp với nội dung thuyết
THUYẾT TRÌNH (ppt, diễn kịch, tài liệu (ppt, diễn kịch, tài liệu giấy,...); trình (ppt, diễn kịch, tài liệu
giấy...); hình thức trình bày có tính nhất quán, làm nổi bật giấy,...); có tính thẩm mỹ,
nội dung thuyết trình. tính nhất quán, làm nổi bật
có tính hệ thống.
nội dung thuyết trình.

MỞ ĐẦU – KẾT Có thiết kế hoạt động cho Hoạt động mở đầu, kết thúc
THÚC phần mở đầu, kết thúc. Hoạt động mở đầu, kết thúc được dẫn dắt ấn tượng, thú
được dẫn dắt hợp lý, ý nghĩa. vị, ý nghĩa, tạo cảm xúc.

PHONG NGÔN NGỮ Trình bày rõ ràng, mạch lạc, Trình bày rõ ràng, mạch lạc, Trình bày rõ ràng, mạch lạc,
CÁCH không phụ thuộc vào tài vốn từ phong phú, không phụ vốn từ phong phú, không
THUYẾT NÓI liệu. thuộc vào tài liệu. phụ thuộc vào tài liệu.
TRÌNH
GIỌNG NÓI Biết nhấn giọng ở những Biết nhấn giọng ở những điểm Biết nhấn giọng ở những
điểm quan trọng. quan trọng, tạo cảm xúc. điểm quan trọng, tạo cảm
xúc.
Tốc độ nói phù hợp với nội Tốc độ nói phù hợp với nội
dung thuyết trình. dung thuyết trình. Tốc độ nói phù hợp với nội
dung thuyết trình.

29
NGÔN NGỮ
Hình thể tự tin, linh hoạt
Hình thể tự tin, biểu cảm nét Hình thể tự tin, biểu cảm nét biểu cảm nét mặt sinh động,
CƠ THỂ
mặt sinh động, linh hoạt. sinh động, tương tác tích cực
tương tác tích cực, thu hút
với người nghe.
người nghe.

CÁCH XỬ LÝ Nắm bắt và trả lời thuyết phục Nắm bắt và trả lời thuyết
Trả lời được tất cả câu hỏi.
TÌNH tất cả các câu hỏi. phục câu hỏi. Tạo không khí
HUỐNG/PHẢN Xử lý được các tình huống trao đổi thoải mái, nhẹ
phát sinh: máy chiếu, âm Xử lý tốt các tình huống phát nhàng.
HỒI
thanh, thời gian… (Nếu có) sinh: máy chiếu, âm thanh, thời
gian… (Nếu có) Xử lý tốt các tình huống phát
sinh: máy chiếu, âm thanh,
thời gian… (Nếu có)

TÍNH TƯƠNG Có ý thức dẫn dắt giữa các Có sự dẫn dắt, kết nối giữa
TÁC TRONG thành viên trong nhóm khi Có ý thức dẫn dắt giữa các các thành viên trong nhóm
NHÓM chuyển mạch nội dung; thành viên khi chuyển mạch khi chuyển mạch nội dung;
nhóm có hỗ trợ nhau khi nội dung; nhóm có hỗ trợ nhóm hỗ trợ tương tác nhịp
tương tác khi thuyết trình và xử nhàng khi thuyết trình và xử
thuyết trình và xử lý tình
lý tình huống/phản hồi. lý tình huống/phản hồi.
huống/phản hồi.

CÁCH PHÂN Phân công công việc hợp lý, Phân công công việc hợp lý, các Phân công công việc hợp lý,
CÔNG NHIỆM các thành viên có hợp tác. thành viên có hợp tác. các thành viên có hợp tác.
HỢP TÁC VỤ

30
*Lưu ý về thời gian thuyết trình
*Lưu ý về độ tin cậy, độ xác thực ở nguồn thông tin

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO

● Brown, Douglas H. 2001. Teaching by Principles. New Jersey: Prentice-Hall, Inc.


● Dương Thị Liễu. 2009. Kỹ năng thuyết trình. Hà Nội: Đại học kinh tế quốc dân.
● Byrne, D. 1976. Teaching Oral English. Harlow: Longman.
● Rivers, W.M. 1978. Teaching Foreign Language Skills. Chicago: University Press.

31

You might also like