Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

CN128 - Giáo trình thực tậpp Kỹ thuật điện

BÀI 1 :          GIỚI THIỆU, AN TOÀN ĐIỆN, CẤU TẠO MÁY ĐIỆN, LAM QUEN HIE BI

1.1 Giới thiệu:


- Phần thực tập này là một phần trong môn học Kỹ thuật điện (CN128).
- Môn CN128 có 2 TC gồm 20 tiết lý thuyết và 20 tiết thực tập.
- Điểm của phần thực tập này sẽ được cộng với điểm thi lý thuyết để cho ra điểm cuối cùng của môn học. Điểm
tối đa và cách thức thi của phần thực tập này được giảng viên phụ trách đưa ra vào đầu học kỳ nhưng
không quá 50% điểm môn học.
- Sinh vien vào phòng thí nghiệm phải đọc kỹ nội qui phòng thí nghiệm (có ở bảng treo trong phòng thí nghiệm)
và thực hiện đúng theo nội qui này.
1.2 An toàn điện:
1.2.1 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người:
- Cơ thể người là vật dẫn điện. Khi dòng điện qua cơ thể sẽ gây ra chết người.
Mức độ nguy hiểm khi bị điện giật bao gồm ba yếu tố là:
i) Độ lớn của dòng điện qua cơ thể người.
ii) Đường đi của dòng điện. i
ii) Thời gian cơ thể tiếp xúc với nguồn điện.
- Thường điện trở trung bình của người dao động trong khoảng 1000 đến 10.000 Ohm.
- Dòng điện xoay chiều qua cơ thể có giá trị từ 10 mA trở lên sẽ gây chết người.
1.2.2 Một số nguyên nhân bị điện giật:
- Chạm phải dây pha trong cả hai trường hợp dây trung tính nối đất và không nối đất, cơ thể chạm đất hình
thành mạch kín, điện áp đặt vào cơ thể xem như là điện áp pha 220V, dòng điện qua cơ thể người trong tình
trạng điện trở cơ thể người nhỏ nhất là: I= U/R = 220/10000 = 0.022A = 22mA > 10mA
- Chạm phải hai dây pha, điện áp đặt vào cơ thể là điện áp dây bằng 400V, dòng điện qua cơ
thể người là:nhỏ nhất là :I = U/R = 400/10000 = 0.040A = 40mA > 10mA
- Chạm phải vỏ máy bị rò điện do thiết bị làm việc lâu ngày vỏ trở nên dẫn điện. Thiết bị điện bị chạm vỏ
thường ít được phát hiện trước, người sử dụng dễ bị điện giật. Dòng điện trong trường hợp này giống dòng
điện chạm phải dây pha
- Điện áp bước khi đường dây đang tải điện bị đứt và rơi chạm đất, khi đó sẽ có một dòng điện tản chạy từ nơi
dây điện chạm đất vào trong lòng đất, như vậy mỗi điểm của đất sẽ có một điện thế nhất định. Điểm ở nơi dây
điện chạm đất có điện thế bằng điện thế của đường dây, càng xa điểm chạm đất, điện thế càng giảm. Điện
áp giữa hai điểm một bước chân (0,8 m) gọi là điện áp bước. Trong bán kính 20 m kể từ điểm dây chạm đất,
nếu người và súc vật đi lại trong vùng đó sẽ chịu một điện áp bước nên có dòng điện chạy qua cơ thể.
- Sự phóng điện hồ quang giữa các phần mang điện áp cao và con người ở cự ly quá ngắn gây phỏng, cháy.
1.2.3 Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
- Nối đất bảo vệ: nối vỏ máy với cọc tiếp đất, khi có sự cố rò điện từ dây dẫn trong vỏ máy vào vỏ máy thì dây tiếp
đất sẽ dẫn dòng điện rò xuống đất, người sử dụng chạm vào vỏ máy không gây nguy hiểm.
- Dùng cầu dao chống giật: nối cầu dao chống giật với hệ thống điện, cầu dao sẽ tự động ngắt khi có người
bị điện giật.
Chú ý: Cầu dao không tự ngắt khi chạm phải một dây pha và một dây trung tính. Cần thường xuyên kiểm
tra khả năng làm việc của cầu dao chống giật bằng cách nhấn vào nút thử (test) xem cầu dao có
tác động hay không.
- Tăng điện trở cơ thể: đeo bao tay, ủng cao su cách điện, dùng các vật dụng cách điện, đứng trên sàn gỗ …
để tăng điện trở của cơ thể lên nhằm giảm dòng điện đi qua cơ thể người.
- Khi làm việc phải ngắt cầu dao, treo bảng báo hiệu, nên có người khác cùng làm việc.
1.3. Cấu tạo máy điện (xem trên các máy thực tế ở phòng thí nghiệm)
1.3.1 Máy biến áp
- Lõi thép
- Cuộn dây sơ cấp, cuộn dây thứ cấp.
1.3.2 Động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha
- Stator (động cơ 1 pha có 2 cuộn dây, động cơ 3 pha có 3 cuộn dây)
- Rotor lồng sóc
1.3.3 Động cơ đồng bộ
- Stator
- Rotor, vòng trượt, chổi than
1.4. Làm quen thiết bi thực tậpp:
Sinh vien vua doc luoc giao trình thực tập trên website va vua lam quen cac thiet bi thuc tap trong phong thi nghiem.

1
======================================================================
BÀI 2.                                           ĐO ĐIỆN 
2.1 Dụng cụ đo và phương pháp đo (SV sẽ được hướng dẫn trực tiếp trên máy)
2.1.1 Đo điện trở dùng máy đo vạn năng CD800a
2.1.2 Đo điện áp một chiều dùng máy đo vạn năng CD800a
Nếu dùng đồng hồ đo dạng thường (đồng hồ với 2 cọc nối dây) thì chỉ cần nối song song 2 cọc nối dây vào
2 điểm cần đo điện áp.
2.1.3 Đo điện áp điện xoay chiều dùng máy đo vạn năng CD800a
Nếu dùng đồng hồ đo dạng thường (đồng hồ với 2 cọc nối dây) thì chỉ cần nối song song 2 cọc nối dây
vào 2 điểm cần đo điện áp hoặc tần số
2.1.4 Đo dòng điện xoay chiều (xem hướng dẫn trực tiếp trên máy)
Dùng ampère kềm để đo dòng điện xoay chiều: bóp hai đầu ampère kềm cho hai càng mở ra, cho dây
điện cần đo vào trong vòng 2 càng và buông tay bóp ra, điện thì cần phải có biến dòng.
2.2 Đo và tính công suất mạch điện 1 pha, 3 pha
2.2.1. Dùng đồng hồ đo công suất để đo trực tiếp
2.2.2. Dùng đồng hồ đo điện năng tiêu thụ 
để đo công suất trung bình trong một đơn vị thời gian: Dùng đồng hồ đo điện năng tiêu thụ (countermeter)
ghi số điện năng tiêu thụ sau đó lấy số điện năng tiêu thụ chia cho thời gian tiêu thụ ra công suất trung bình.
P=A/t Trong đó: A - điện năng tiêu thụ (kWh), t- thời gian tiêu thụ (h)
2.2.3. Dùng Amper kế, Vôn kế và cos∅ kế:
đo dòng điện, điện áp và cosj, sau đó tính công suất theo một trong các công thức sau: 
* Công suất tác dụng:
§ Mạch 1 pha : P = UP.IPcos∅
§ Mạch 3 pha : P3P = 3.UP.IPcos∅PHI =can3UdIdcos∅

2.3 Thực hành đo

2.3.1 Đo điện trở


- Đo điện trở các bóng đèn bằng đồng hồ CD800a
- Đo điện trở điện trở ống.
- Đo điện trở linh kiện điện tử. 

Bảng 2.1: Giá trị điện trở(Ω)


Điện trở Kết quả Đo lần 1 Kết quả Đo lần 2 Kết quả Đo lần 3 Nhận xét

Bóng đèn tròn lớn

Bóng đèn tròn nhỏ

Điện trở ống

Điện trở linh kiện điện tử

2.3.2 Đo điện áp một chiều.


- Dùng đồng hồ vạn năng số CD800a đo điện áp 1 chiều

Bảng 2.2  Các giá trị điện áp một chiều ( V)


Kết quả Đo lần 1 Kết quả Đo lần 2 Kết quả Đo lần 3 Nhận xét

Pin tròn

Pin vuông

Big Battery

Small Battery

2
2.3.3 Đo điện áp xoay chiều
- Dùng đồng hồ vạn năng số CD800a đo điện áp ổ cắm

Bảng  2.3  Các giá trị điện áp điện sin


Kết quả Đo lần 1 Kết quả Đo lần 2 Kết quả Đo lần 3 Nhận xét

Dien ap Ổ cắm

2.3.4 Đo dòng điện xoay chiều:


Dùng Ampère kềm số YF-8020 đo dòng điện của đèn tròn, đèn neon 1,2, quạt đứng. Sau đó tính công suất
bằng công thức P = U ICos∅ .

Bảng 2.4. Các giá tri dòng điện sin đo được


Kết quả Đo lần 1 Kết quả Đo lần 2 Kết quả Đo lần 3 Nhận xét

Den tron

Quạt đứng Chay So 1

Quạt đứng Chay So 2

Quạt đứng Chay So 3

2.3.5 Measure and caculate Power P, Energy Consumtion A, Electric Price, Bill

Table 2.6. Measuring resaults and Caculation results


       Thiết bị U (V) I (A) cos∅ Caculate P Energy Consumtion Electricity Bill have
in 1 month A Price to Pay

Den tron

Quạt đứng Chay


So 1

Quạt đứng Chay


So 2

Quạt đứng Chay


So 3

3
2.3.6. Using Osilloscope to view sinous wave form

Figure 2.1 Voltage wave form in Osilloscope view


====================================================================================

BÀI 3. MẠCH ĐIỆN 3 PHA

3.1 Tóm tắt lý thuyết:

3.1.1 Nguồn điện 3 pha và tải 3 pha:


-      Mạch điện 3 pha gồm nguồn, tải và đường dây đối xứng gọi là mạch điện 3 pha đối xứng. Nếu
không thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện đã nêu gọi là mạch điện 3 pha không đối xứng.
-       Điện áp pha của tải UP = UA = UB = UC là điện áp đo được giữa 2 đầu pha tải hoặc giữa 1 dây pha
và 1 dây trung tính.
-         Điện áp dây của tải Ud = UAB = UBC = UCA là điện áp đo được giữa 2 dây pha.
-       Dòng điện pha của tải IP = IPA = IPB = IPC  là dòng điện đi qua một cuộn dây của một pha máy phát
hoặc một pha tải.
-         Dòng điện dây Id = Id A = Id B = Id C  là dòng điện chạy trên dây từ nguồn đến tải.
-         Nối nguồn với tải theo hình sao 4 dây. Nối nguồn và tải theo hình tam giác.

4
5
3.1.2 Tải 3 pha:
-         Tải 3 pha có thể nối hình sao hoặc hình tam giác, cách nối hình sao (hình 3.1), cách nối hình tam giác
            (hình 3.2).
-         Khi nối tải hình sao đối xứng ta có Ud =can ba UP và Id = IP.
-         Khi nối tải hình tam giác đối xứng ta có Ud = UP và Id =can ba IP.
-         Khi nối tải hình sao có 4 dây, tải đối xứng thì dòng điện ở dây trung tính Io = 0, tải không đối xứng thì
         dòng điện ở dây trung tính Io khac 0

3.1.3 Tải 1 pha:


     Thường được sử dụng trong mạng điện dân dụng, tải được nối vào 1 dây pha và trung tính của nguồn,
tức là sử dụng điện áp pha của nguồn. Chú ý : điện áp dây của nguồn có giá trị lớn gấp tức 1,732 lần
điện áp pha, do đó có thể làm cháy tải.

3.2 Tiến hành thực tập:

3.2.1 Nối tải theo hình sao 3 pha 3 dây:


      Đo các thông số cần thiết điền vào bảng 3.1
Table 3.1 Số liệu cần đo trong mạch có tải hình sao 3 pha 3 dây.
Thông số U Pha 1 U Pha 2 U Pha 3 U dây U dây U dây

6
cần đo U L1-N U L2-N U L3-N U L1-L2 U L2-L3 U L3-L1

Tải đối xứng

Tải không đối xứng


\
Thông số I Pha 1 I Pha 2 I Pha 3 I Dây 1 I Dây 2 I Dây 3
cần đo I P1 I P2 I P3 I L1 I L2 I L3

Tải đối xứng

Tải không đối xứng

3.3.2 Nối tải theo hình sao 3 pha 4 dây:


Đo các thông số cần thiết điền vào bảng 3.2
Table 3.2 Số liệu cần đo trong mạch có tải hình sao 3 pha 4 dây.
Thông số U Pha 1 U Pha 2 U Pha 3 U dây U dây U dây
U L1-N U L2-N U L3-N U L1-L2 U L2-L3 U L3-L1
cần đo

Tải đối xứng

Tải không đối xứng

Thông số I Pha 1 I Pha 2 I Pha 3 I Dây 1 I Dây 2 I Dây 3 I Dây Trung tính
cần đo I P1 I P2 I P3 I L1 I L2 I L3 IO

Tải đối xứng

Tải không đối xứng

3.3.3 Nối tải theo hình tam giác:


Đo các thông số cần thiết điền vào bảng 3.3
Table 3.3 Số liệu cần đo trong mạch có tải hình tam giác.
Thông số U Pha 1 U Pha 2 U Pha 3 U dây U dây U dây
U 2 đầu pha tải U 2 đầu pha tải U 2 đầu pha tải U L1-L2 U L2-L3 U L3-L1
cần đo

Tải đối xứng

Tải không đối xứng

Thông số I Pha 1 I Pha 2 I Pha 3 I Dây 1 I Dây 2 I Dây 3


cần đo I P1 I P2 I P3 I L1 I L2 I L3

Tải đối xứng

Tải không đối xứng

======================================================================================
LESSION 4. TRANSFORMER
4.1 Tóm tắt lý thuyết:
4.1.1 Chế độ không tải của máy biến áp:

7
- Là chế độ mà cuộn thứ cấp để hở, phía sơ cấp đặt vào điện áp định mức.
Dòng điện thứ cấp I2 0 = 0.
Dòng điện sơ cấp: I1 0 = (2% đến 10%) I1đm với I1đm: dòng điện sơ cấp định mức.
- Công suất không tải P0 được xem gần đúng bằng tổn hao sắt từ của máy Pst.
Công suất không tải khi U1 0 = U1đm tính theo công thức: P0 = Pst = U1 0 * I1 0 * cosphi0.
- Hệ số công suất cosphi0 thấp: cosphi0 = 0,1 đến 0,3.
- Hệ số biến áp k: k = U1/U2
- Dòng điện không tải phần trăm: I10% = (I10 / I1đm ).100% 
- I1đm = Sđm / U1đm 
-  Sđm , U1đm xem trên nhãn máy 
 I10 là dòng điện không tải khi U10 = U1đm .
4.1.2 Chế độ có tải của máy biến áp:
Là chế độ cuộn thứ cấp nối với tải. Đặc tính ngoài của máy biến áp là đường biểu diễn quan hệ
U2 = f(I2) khi U1 = U1đm và hệ số công suất không đổi.
4.1.3 Chế độ ngắn mạch của máy biến áp:
- Là chế độ 2 đầu cuộn thứ cấp được nối tắt lại với nhau. Dòng điện ngắn mạch ở cuộn thứ cấp
I2n = (10 đến 25)lần I2đm khi điện áp sơ cấp ở chế độ định mức.
- Điện áp ngắn mạch phần trăm được tính theo công thức:
Un% = (U1n/ U1đm)100% với U1n là điện áp ở cuộn sơ cấp ở chế độ ngắn mạch sao cho dòng ở cuộn sơ cấp bằng dò
- Công suất ngắn mạch Pn được xem gần đúng bằng công suất tổn hao dây quấn (tổn hao đồng):
Pn = Pđ = U1n * I1n * cosphin (với cosphin1)
4.2 Tiến hành thí nghiệm:
4.2.1 Thí nghiệm không tải:
- Chắc chắn rằng công tắc nguồn đã tắt (CB ở vị trí OFF).
- Vặn núm điều chỉnh điện áp (phía hông bên trái bảng thí nghiệm) hết cỡ ngược chiều kim đồng hồ.
- Nối mạch điện như hinh 4.1.

- Bậc công tắc nguồn (CB ở vị trí ON)


- Vặn từ từ núm điều chỉnh điện áp đồng thời theo dõi vôn kế cho đến khi U10 = 110V. 
- Ghi các giá trị I10, U10, U20, Po vào bảng 4.1.
- Tính các thông số: 
                Tỷ số biến áp k;
                Dòng điện không tải phần trăm I10%;
                Hệ số công suất không tải CosPhi.
Table 4.1. Experiment Data

Io U10 U20 Po Cos∅ Tinh K Tinh I10%

4.3.2 Thí nghiệm có tải:


- Chắc chắn rằng công tắc nguồn đã tắt (CB ở vị trí OFF).

8
- Vặn núm điều chỉnh điện áp hết cỡ ngược chiều kim đồng hồ.
- Nối mạch điện như hình 4.2. 

- Chắc chắn rằng các công tắc tải đã tắt (R1, R2, R3, R4, R5 ở vị trí OFF). 
- Bậc công tắc nguồn (CB ở vị trí ON)
- Vặn từ từ núm điều chỉnh điện áp đồng thời theo dõi vôn kế cho đến khi U1 = 110V.
- Thay đổi tải R bằng cách mở lần lượt các công tắc R1, R2, R3, R4, R5. Mỗi lần bậc công tắc ghi nhận các
giá trị I1, U2, I2, P và điền vào bảng 4.2.
Lưu ý trong khi thay đổi tải ta luôn giữ U1 = U1đm.

Table 4.2 Experiment Data.


Load 1 Load 2 Load 3 Load 4 Load

I1 (A)

U2 (V)

I2 (A)

4.3.3 Thí nghiệm ngắn mạch:


- Chắc chắn rằng công tắc nguồn đã tắt (CB ở vị trí OFF).
- Vặn núm điều chỉnh điện áp hết cỡ ngược chiều kim đồng hồ.
- Nối mạch điện.. Chú ý: không nối máy đo công suất vào mạch.
- Chắc chắn rằng núm điều chỉnh điện áp đã được vặn hết cỡ ngược chiều kim đồng hồ.
- Nối mạch điện như hình 4.3 Chú ý: không nối máy đo công suất vào mạch.

9
- Xác định giá trị I1đm dựa vào Sđm và U1đm
- Bậc công tắc nguồn (CB ở vị trí ON); Vặn từ từ núm điều chỉnh điện áp đồng thời theo dõi Ampe kế cho đến khi I1 = I1đ
- Tính các thông số sau: Công suất ngắn mạch Pn; Điện áp ngắn mạch phần trăm Un%
Table 4.3 Experiment Data.

U1n (V) I1n (A) Cos∅ = 1 Tính Pn (W) Tính Un%(%)

==========================================================================
BÀI 5:                                               ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ
5.1 Tóm tắt lý thuyết:
- Vận tốc của rotor luôn nhỏ hơn vận tốc của từ trường quay. Độ trượt: s = (n1 – n)/n1
- Dòng điện khi mở máy lớn gấp 5 đến 7 lần dòng điện định mức.
- Stator động cơ ba pha gồm 3 cuộn dây U1U2, V1V2, W1W2 được đưa ra ngoài bằng 6 đầu dây U1, V1, W1, U2, V2, W2
Ba cuộn dây này có thể được nối với nhau theo hình sao hay hình tam giác tuỳ theo điện áp của nguồn và chữ ghi trên nh
- Đối với động cơ 3 pha có ghi: /Y - 230V/400V " có nghĩa là:
* Nếu điện áp dây của nguồn điện là 230V thì động cơ được nối theo hình .
* Nếu điện áp dây của nguồn điện là 400V thì động cơ được nối theo hình Y.

10
  

              Hình 5.1 Ra đầu dây và cách nối Sao ở động cơ 3 pha.
- Muốn đổi chiều quay của động cơ 3 pha chỉ cần đổi vị trí của 2 trong 3 dây nguồn.
- Động cơ một pha gồm 2 cuộn dây; một cuộn chạy và một cuộn đề. Cuộn đề được nối nối tiếp với tụ điện để dòng điện
ở cuộn đề sớm pha hơn dòng điện ở cuộn chạy 1 góc 90O.
- Động cơ 1 pha trong bài thí nghiệm có cuộn đề được nối song song với tụ điện và nối tiếp với cuộn chạy (hình 5.2).
- Muốn đổi chiều quay của động cơ một pha, chỉ cần đổi đầu dây của cuộn đề hoặc cuộn chạy (trong bài thực hành đổi
vị trí của tụ điện

11
                        Hình 5.2. Cách nối động cơ 1 pha có tụ điện
5.2 Tiến hành thí nghiệm:
5.2.1 Nối động cơ 3 pha vào lưới điện cho đúng.
- Đo điện trở của 3 cuộn dây U1U2, V1V2, W1W2 và điền vào bảng sau 6.1 
Bảng 5.1 Giá trị điện trở đo được của 3 cuộn dây
Cuộn dây U1U2 V1V2 W1W2

Giá trị điện trở (Ohm)


- Nhìn vào nhãn máy ghi ký hiệu điện áp trên nhãn máy: D/Y - ___ / ___
- Nhãn máy ghi như trên có ý nghĩa gì : _______________________________________________
- Đo điện áp dây của nguồn 3 pha : Ud = UL1L2 = UL2L3 = UL3L1 = _____ V
- Kết luận: Để nối động cơ vào lưới cho đúng ; động cơ phải được nối theo hình _______
- Thực hiện nối động cơ vào lưới và cho chạy

5.2.2 Đo các thông số làm việc của động cơ 3 pha.


Do bang dong ho cam tay
Bảng 5.2.a Các thông số làm việc động cơ 3 pha.
Đại lượng Dòng điện (A) Điện áp dây   (V) Cos∅ = Tính Công suất P(W)
0.2

Giá trị

Do bang dong ho watt ke


Bảng 5.2.a Các thông số làm việc động cơ 3 pha.
Đại lượng Dòng điện (A) Điện áp dây   (V) Cos∅ P(W)

Giá trị

5.2.3 Nối động cơ 3 pha quay theo chiều ngược lại.


- Đổi thứ tự 2 trong 3 dây pha để động cơ 3 pha quay theo chiều ngược lại.
- Chỉ quan sát, không cần ghi số liệu ở phần này.
- Tắt nguồn, tháo tất cả các dây nối

5.2.4 Nối động cơ 1 pha vào lưới điện 1 pha.


- Nối động cơ 1 pha vào lưới điện 1 pha sao cho đúng và cho chạy (chỉ quan sát, không cần ghi số liệu cho phần này)
- Nối động cơ sao cho chạy ngược (chỉ quan sát, không cần ghi số liệu cho phần này).

12
=============================================================================
BÀI 6:                                     MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU 3 PHA
6.1. Tóm tắt lý thuyết:
- Đặc tính bảo hòa từ: là đường biểu diễn quan hệ giữa điện áp đầu ra của máy phát U phụ thuộc vào độ lớn của từ trường
kích từ. Độ lớn của từ trường phụ thuộc vào độ lớn của dòng điện kích từ IKT vào rotor. Nếu tăng IKT thì điện áp phát ra
của máy phát U sẽ tăng U=f(IKT). Nhưng nếu tăng IKT quá một giá trị nào đó thì U vẫn không tăng thêm, đó là hiện tượng
bảo hòa từ.
- Đặc tính có tải: là đường biểu diễn quan hệ giữa điện áp phát ra từ máy phát U với dòng điện phụ tải I U = f(I) khi
tốc độ quay rotor máy phát n không thay đổi và dòng điện kích từ cho máy phát IKT không đổi.
- Đặc tính điều chỉnh: là quan hệ giữa dòng điện kích từ IKT và dòng điện tải I sao cho U là hằng số khi tốc độ n không đổi
IKT = f(IL).
6.2. Tiến hành thí nghiệm:
- Tiến hành nối các sơ đồ mạch điện máy phát xoay chiều AC Generator (hình 6.1).

            Hình 6.1. Sơ đồ mạch kích từ (bên trái) và mạch stator nối tải (bên phải) của máy phát.
- Mạch DC Motor như hình vẽ và được nối cố định trước (sinh viên không cần nối gì thêm vào mạch DC motor).
- Đồng hồ M1 trên sơ đồ đo điện áp kích từ. 
- Đồng hồ M2 đo dòng điện kích từ. 
- Đồng hồ M3 đo dòng điện tải. 
- Đồng hồ M4 đo điện áp máy phát.\
6.2.1. Đăc tính bảo hoà từ:
- Chỉnh DC SOURCE (nguồn cung cấp) nằm phía bên hông trái hết cỡ về phía ngược chiều kim đồng hồ để có nguồn
cung cấp vào động cơ nhỏ nhất Mở cầu dao MAIN về phía ON; mở cầu dao MOTOR về phía ON. Chỉnh DC SOURCE
(nguồn cung cấp) nằm phía bên hông trái dần về phía cùng chiều kim đồng hồ để tăng dần đện áp cấp vào động cơ.
Khi đó tốc độ động cơ sẽ tăng dần. Tiếp tục chỉnh DC SOURCE sao cho tốc độ động cơ n = 1500 vg/phút.
- Để máy phát ở chế độ không tải (No Load), các công tắc LOAD CONTROL ở vị trí OFF . Mở công tắc EXCITING
ở vị trí ON. Thay đổi dòng điện kích từ rotor máy phát IKT = 0 1A bằng cách chỉnh núm Exciting Source.
Chỉnh DC SOURCE sao cho n = 1500 vg/ph ngay trước khi mỗi lần đo. Đo điện áp phát ra của máy phát U và điền
vào bảng 6.1 và vẽ đặc tính bảo hòa từ vào hình 6.1.
Bảng 6.1. Các giá trị IKT, U trong thí nghiệm đặc tính bão hoà từ.

IKT (A) 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1.0

U (V)

13
        Hình 6.1: Đường đặc tính bảo hòa từ.
6.2.2 Đặc tính ngoài
- Chỉnh lại DC SOURCE để tốc độ rotor đạt khoảng 1500 vg/ph và luôn giữ tốc độ này không đổi trong mỗi lần tăng tải
- Để dòng điện kích từ: IKT = 0.8 A.\
- Mở các phụ tải, đo các số liệu và ghi vào bảng 6.2 và vẽ đặc tính vào hình 6.2. 
Bảng 6.2. Số liệu đo được trong thí nghiệm đặc tính ngoài.

Số tải được mở Mở 1 tải Mở 2 tải Mở 3 tải Mở 4 tải

IL (A) (tải)(M3)

UL (V) (tải)(M4)

       

        Hình 6.2: Đường đặc tính ngoài.

6.3.3 Đặc tính điều chỉnh:


- Mở máy động cơ một chiều giống phần trên. Chỉnh DC SOURCE sao cho rotor đạt 1500 vg/ph.
Mở tải 1 tai và chỉnh IKT để điện áp máy phát ra là 100V. Doc số liệu dòng điện tải IL (M3) và dòng điện kích từ IKT(M2).
Ghi số liệu vào bảng 6.3.
- Tiếp tục mở 2 tải và chỉnh IKT để điện áp máy phát ra là 100V, nhớ chỉnh DC SOURCE để n = 1500 vg/ph.
Ghi số liệu dòng điện tải IL và dòng điện kích từ IKT.

14
Ghi số liệu vào bảng 6.3.
- Tiếp tục mở 3 tải và chỉnh IKT để điện áp máy phát ra là 100V, nhớ chỉnh DC SOURCE để n = 1500 vg/ph.
Ghi số liệu dòng điện tải IL và dòng điện kích từ IKT. Ghi số liệu vào bảng 6.3.
- Tiếp tục mở 4 tải và chỉnh IKT để điện áp máy phát ra là 100V, nhớ chỉnh DC SOURCE để n = 1500 vg/ph.
Ghi số liệu dòng điện tải IL và dòng điện kích từ IKT. Ghi số liệu vào bảng 6.3.
- Từ số liệu trên bảng 6.3, vẽ đặc tính điều chỉnh trên hình 6.3.
Table 6.3. Data of Adjusted Line Experiment.

Load 1 Load 2 Load 3 Load 4 Load

IL (A) (Load)

IKT (A) (Exciting)

                Picture 6.3: Adjusted Line IKT = F(IL).

15

You might also like