Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 363

IT.

HVTP
VIỆN T ư PHÁP

PM35402

I ĐẠO ĐỨC
NÍỈIIỀ I.ITÂ

LÀ K Ế T QUẢ HỘP TÁ C GIỮA

HỌC VIỆN T ư PHÁP VÀ


Dự ÁN PHÁT TRIỂN Tư PHÁP VÀ s ự THAM GIA TỪ c ơ s ở (JUDGE)

T ư VẤN BIẾN SOẠN BỞI

GS. TREVOR c. พ . FARROW

TÀI TRỢ BỒI


CIDA

1+1 Canadian
International
Development
Agency
Agence
canadienne de
développem ent
International

T
0 g NHÀ XUẤT BẢN Tư PHÁP
V1Ả SỎ : T P E /K - 1 1 - 0 1

208-2011/CXB/34-56/TP
HỌC VIỆN T ư PHÁP

ĐẠO ĐỨC
NGHỀ LUẬT
LÀ KẾT QUẢ HỢP TAC GIỮA

HỌC VIỆN Tư PHÁP VÀ


Dự ÁN PHÁT TRIỂN Tư PHÁP VÀ s ự THAM GIA TỪ c ơ s ở (JUDGE)

T ư VẤN BIÉN SOAN BỞI

GS. TREVOR c. พ . FARROW

TÀI TRỢ BỞI


CIDA

l +l Canadian
International
Development
Agency
Agence
canadienne de
développement
International

r 7 V IỀ N -n í ’ ’H ' "
H Ọ C '/ « - : * ™
v . - ư v iụ g
r,

นỊ pvi. . . . . . _^ 1
-----------

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP


HÀ NỘI - 2011
MUC LUC

13
15

Chu g NGHE L U Á Ĩ 17

I. N G H Ề L U Ậ T V À N H Ữ N G Đ ẶC TR Ư N G C Ủ A
NGHỀ LU Ậ T 18
1. Thế nào là nghề luật? 19
2. Đặc trưng cơ bản của nghề luậ t 23
II. NG HỀ L U Ậ T - V IN H QUANG V À T H Á C H THỨC 27

ใ. Vinh quang nghề luật 27


2. Thách thức nghề lu ậ t 28
I I I . CÁC CH Ứ C D A N H TƯ P H Á P TRONG
M Ỏ I Q U AN HỆ V Ớ I N G H Ề L U Ậ T VÀ Đ ẠO ĐỬC
NGHỂ LU Ậ T 34
ใ. Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp 34
2. M ỏi quan hệ giữa các chức danh tư pháp trong hoạt
động nghề lu ậ t 36

3. Các chức danh tư pháp và vấn đề đạo đức nghề luật 43

C hư ơng 2. ĐẠO ĐỨ C, ĐẠO ĐỨC NGHE LUẬT


VÀ V Ã N HÓA NGHẾ LUẬT 54

1. K H Á I N IỆ M Đ Ạ O ĐỨC N G H E l u ậ t 54

ใ. K hái luận về đạo đức 54


2. Đạo đức nghề luậ t 70
3. Rèn luyện và bồi dưỡng dạo đức nghề luật 80

Mục lục 7
II. V Ã N H Ó A V À V Ă N H Ó A N G H E L U Ậ T 81
ไ. K hái luận về văn hóa 81
2. Văn hoá nghề luật 84

Chương 3. QUY TAC ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP THAM PHÁN 97


1. Đặc điểm nghề nghiệp thẩm phán 97
2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán J00
3. Nội dung quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán 106
4. Cơ chê đảm báo quy tắc dạo đức nghề nghiệp
thấm phán 152

Chương 4. ĐẠO ĐỨC NGHỄ NGHIỆP CỦA KIEM SÁT VIÊN 161
I. ĐẶC Đ IỂ M N G H Ề N G H IỆ P C Ủ A K IE M s á t v i ê n 161
1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt dộng tư
pháp là chức năng nghề nghiệp của kiểm sát viên 161
2. Nghề kiểm sát là nghề luôn tiềm ẩn những xung đột,
va chạm với các chủ thể khác trong tiến trìn h tố tụng 164
3. Nghề kiểm sát là nghề làm việc trong môi trường kỷ
luậ t lao động nghiêm ngặt, chịu nhiều áp lực, theo chế
độ thủ trưởng chế ไ66
II. QUY TẮ C ĐẠO ĐỨC N G H E N G H IỆ P C Ủ A K IE M
S Á T V IÊ N 167
1. Tinh thần kiên quyết báo vệ phápchế xãhội chú nghĩa 167
2. Vô tư, khách quan, công minh kh i thực hiện công việc 170
3. Tinh thần xây dựng và cầu th ị 173
4. Liêm khiết, trong sạch 178
5. L ố i sống đúng mực, mô phạm 180

8 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


III. c ơ CHÊ BẢO ĐẢM QUY T A C đạo đức
N G H Ề N G H IỆ P L U Ậ T s ư 216

1. Tâng cường hiệu quá giáng dạy các quy tắc đạo đức
nghề nghiệp luật sư tại cơ sở dào tạo nghiệp vụ luật sư 216
2. Tuyên truyền, phổ biến, g iá i thích nội dung quy tắc
đạo đức nghề nghiệp 217

3. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung của quy
tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư 219

4. Ap dụng các chế tà i tương xứng với những trường hạp


vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư 219

5. Luật sư cần thường xuyên trau dồi dạo đức nghề nghiệp? 221

C hương 6. ĐẠO ĐỨC NGHỂ n g h iệ p cua chap


H À N H VIÊN 224
1. Đ Ặ C Đ IỂ M NGHỀ N G H IỆ P CỦA CHẨP
H À N H V IÊ N 224
ใ. Bôi cánh hoạt dộng của chấp hành viên 224

2. Dặc thù trong nghề nghiệp của chấp hành viên 236

I I. N Ộ I D U N G Đ Ạ O ĐỨC N G H E N G H IỆ P C Ủ A
C H Ấ P H À N H V IÊ N 239

I I I . N H Ữ N G B À I HỌC T Ừ T H ự C T IẺ N v e đ ạ o
ĐỨC N G H Ề N G H IỆ P C Ủ A C H A P H À N H V IÊ N 242
1. B ài học về việc chấp hành viên chưn làm tròn
trách nhiệm 242
2. Bài học về việc chấp hành viên làm những việc
không được phép làm 245
3. Bài học về sự tận tụy phụng sự nhân dân 245
IV . R È N L U Y Ệ N Đ Ạ O ĐỨ C N G H E n g h i ệ p c ủ a
C H Ấ P H À N H V IÊ N 246

10 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


V. Đ IỂ U K IỆ N B Ả O Đ Ả M Đ Ạ O ĐỨC NGHE
N G H IỆ P C H Ấ P H À N H V IÊ N 248

Chưong 7. ĐAO ĐỬC NGHE NGHIẼP CUA CÕNG


CHỨNG VIÊN 252

I. Đ Ặ C Đ IỂ M NGHỀ N G H IỆ P CỦA CÔNG


C H Ứ N G V IÊ N 253

1. Nghề công chứng là một nghề luậ t 253

2. Sản phấrtì công việc của công chứng viên lò văn bán
cõng chứng 257

II. N H Ử N G Q U A N N IỆ M VE Đ Ạ O ĐỨC N G H E
N G H IỆ P C Ủ A CÔNG C H Ứ N G V IÊ N 259

ไ. Quan niệm dạo (lức nghề nghiệp của công chứng viên 261

2. N ội dung dạo đức nghề nghiệp của công chứng viên 263

I I I . R È N L U Y Ệ N Đ Ạ O ĐỨC N G H E n g h i ệ p c ủ a
C Ô N G C H Ứ N G V IÊ N 269

ใ. Kèn luyện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ 269

2. Rèn luyện tư cách, phấm chốt cứa người làm nghề 270

IV. Đ IỂ U K IỆ N BẢO Đ Ả M DẠO ĐỨC N G H E n g h i ệ p


C Ô NG C H Ứ N G V IÊ N 272

Chương 8. QUY TAC ĐAỌ ĐỨC VÀ UNG x ử TRỌNG HÀNH


NGHE LUẬT TẠI MỘT s ố QUồC GIA TRẼN THE GIỚI 275
I. Q U Y T Ắ C Đ Ạ O ĐỨ C V À Ứ NG x ử N G H E
N G H IỆ P C Ủ A T H Ẩ M P H Á N T Ạ I CÁC Q U ố C G IA
ĐƯỢC T H A M K H Ả O 276
1. Quy tắc đạo (ỉức và ứng xử nghề nghiệp cùa thẩm
phán tạ i Liên bang Nga 276

2. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cúa thẩm


phán tạ i Canada 282

Mục lục 11
3. Quỵ tấc dạo đức vò ứng xử nghề nghiệp cùa thẩm
phán tạ i Hợp chủng quốc Hoa Kv 294
4. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cúa thẩm
phán tạ i Cộng hòa nhản dân Trung Hoa 300
II . Q U Y T Ắ C Đ Ạ O DỨ C V À Ứ NG x ử N G H E
N G H IỆ P C Ủ A C Ô NG T ố V IÊ N T Ạ I C ÁC Quốc G IA
ĐƯ ỢC T H A M K H Ả O 313
1. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cứa còng tố
viên tạ i Canada 3ไ3

2. Quv tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cua cõng tố


viên tạ i Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 320
U I. Q U Y T Ắ C ĐẠO ĐỨC V À ỨNG xử NG HE
NGHIỆP CỦA LUẬT s ư TẠI CÁC Q ư ố c GIA ĐƯỢC
THAM KHẢO 323

ไ. Quỵ tắc đạo đức ườ ứng xử nghề nghiệp của lu ậ t sư


tạ i Liên bang Nga 323

2. Quy tắc dạo đức và ứng xử nghề nghiệp cúa lu ậ t sư


tạ i Canada 335

3. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của lu ậ t SƯ


tạ i Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 353

12 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


Đạo đức nghề lu ậ t là m ột tập hợp các nguyên tắc, chuân mực
đạo đức nhằm điều chinh, kiếm soát, đánh giá và đ ịn h hướng
h à n h vi cùa những người làm nghề lu ậ t (th ẩ m phán, luật sư,
công chứng viên, chấp hành viên và các chức danh khác). Là
thuộc tín h khách quan đồng th ờ i là yêu cầu tá t yếu đối với hoạt
động nghề luật, đạo đức nghề lu ậ t luôn cần được xây dựng và coi
trọ n g tro n g hoạt động nghề nghiệp cùa các chức danh tư pháp.

V ới vị tr í là cơ sở đào tạo các chức danh tư pháp thố ng n h â t


tro ng cả nước, tro n g những năm qua, Học v iệ n Tư pháp đã chú
trọ n g nội dung đào tạo đạo đức nghề lu ậ t tro n g các chương trìn h
đào tạo của m ình. Mặc dù vậy, k ế t quá cùa hoạt động này là
chưa nhiều. Học viên tham gia các chương trìn h đào tạo cùa Học
viện Tư pháp mới chi được tiế p cận bước đầu với m ộ t sô nội dung
căn bán tro n g nguyên lý đạo đức nghề lu ậ t th ô n g qua các chuyên
đề có tín h tống quan hoặc lồng ghép tro n g các bài học kỹ năng
nghề nghiệp.

Đê từ ng bước khắc phục hạn chê này, Học v iệ n Tư pháp


chú trư ơn g xây dựng môn học đạo đức nghề lu ậ t tro n g chương
trìn h đào tạo các chức danh tư pháp, với n ộ i dung và th ờ i
lượng gia tă n g đáng kể so với các chương tr ìn h đào tạo đã và
đang thực hiệ n. Để có tà i liệ u phục vụ cho m ôn học này, Học
viộ n Tư pháp tổ chức biên soạn cuốn sách “Đ ạ o đ ứ c n g h ề
lu ậ t " . Đ ây là tà i liệ u quan trọ n g lầ n đầu được xây dựng mới
về nội dung và h ìn h thức, được dùng trự c tiế p là m tà i liệu
g iá n g dạy cho môn học Đạo đức nghề lu ậ t được tr iể n kha i thực
h iệ n từ năm 2011 tạ i Học viện Tư pháp. Đ ây là tà i liệu được
bie n soạn và xuât bản với sự tà i tr ợ của Dự án “ P h á t triể n tư
pháp và sự tham gia từ cơ sơ” hợp tác giữa C h ín h phú V iệ t
N am và C h in h phú Canada (v iế t t ắ t là Dự án J U D G E ) tro n g
th ờ i gia n năm 2007 - 2010.

Lởi nói đáu 13


Trong quá trìn h biên soạn cuôn sách này, Học viện Tư pháp
đã nhận được sự cộng tác và giúp đỡ tích cực về m ặ t chuyên môn
của chuyên gia Canada. V ới ý tưởng tạo nên m ột sự cách tân về
phương pháp xây dựng giáo trìn h , tà i liệu giảng dạy tro n g đào
tạo nghề luật, Học viện Tư pháp đã tiế p th u k in h nghiệm của các
cơ sở đào tạo nghề lu ậ t ở Canada và khu vực Bắc M ỹ, vận đụng
phù hợp với điều kiệ n thực tế cua V iệ t Nam đế biên soạn sách
theo hướng đổi mới so với tư duy v iế t giáo trìn h và tà i liệu phục
vụ giảng dạy, học tập truyền thô ng của V iệ t Nam . Theo địn h
hướng p h á t triể n tr iế t lý đào tạo lấy người học làm tru n g tâm ,
p h á t huy tố i đa tín h chủ động và sáng tạo của người học, nội dung
các chương bài tro n g cuốn sách được v iế t theo cách k ế t hợp giữa
phân tích, tổng hợp với việc nêu các vấn đề mang tín h gợi mở
(cả về lý luận và thực tiễ n ) để người học tự ph át triể n tư duy giải
quyết vấn đề và ứng dụng vào hoạt động thực tiễ n ngay tro ng quá
trìn h nghiên cứu các nội dung cụ thể của lĩn h vực đạo đức nghề
luật. Cách v iế t này phù hợp với phương pháp giảng dạy tạ i Học
việ n Tư pháp theo cách gợi mở, hướng dẫn học viên nghiên cứu,
thực hành, liê n hệ và vận dụng tro n g hoạt động nghề nghiệp.
N hư vậy, với nội dung và cách thể hiệ n m ới, cuốn sách này
sẽ là tà i liệu rấ t bổ ích sử dụng tro n g công tác giảng dạy môn
học đạo đức nghề lu ậ t tạ i Học viện Tư pháp cũng như tro n g hoạt
động nghề nghiệp của những người đang hà nh nghề lu ậ t và tấ t
cả những người quan tâ m đến đạo đức nghề luật.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan
khác nhau, cuốn sách chắc chắn còn nhiều hạn chế tro ng lần
xuâ't bản này. Học việ n Tư pháp hy vọng sẽ nhận được các ý
kiế n góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học, học viên và các
độc giả để tiế p tục hoàn th iệ n tro n g những lần tá i bản sau.
X in trâ n trọ n g giới th iệ u với quý v ị độc giả.
Hà N ội, th á n g 3 Ị 201 ĩ
H Ọ C V IỆ N T Ư P H Á P

14 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


LỚI CAM OM

Trong quá trìn h biên soạn và xuấ t bản cuốn sách “ Đạo đức
nghề lu ậ t” (2007 - 2010), Học việ n Tư pháp đá nhận được sự tà i
trợ của Dự án “ P hát triể n tư pháp và sự tham gia từ cơ sở” hợp
tác giữa C hính phủ V iệ t N am và C hính phủ Canada (v iế t tắ t là
Dự án JU D G E ) cũng như sự cộng tác và giúp đỡ tích cực về m ặ t
chuyên môn của chuyên gia Canada tro n g khuôn khổ Dự án.
Học viện Tư pháp trâ n trọ n g ghi nhận và cảm ơn sự hợp tẩc,
giúp đỡ toàn diện và hiệu quả của Dự án JU D G E , sự tà i trợ của
Cơ quan p h á t triể n quốc tê Canada (C ID A ), đặc b iệ t là GS.
T re vo r c.w.Farrow , tro n g suốt th ờ i gian triể n kh a i thực hiện
các hoạt động nghiên cứu, tra o đổi, tiế n hành biên soạn và xuất
bản cuốn sách. Sự hợp tác tích cực của các chuyên gia đà giúp
cho Học viện lần đầu tiê n có được m ột ấn phẩm m ới cả về nội
dung và h ìn h thức thế hiện.

Ldi cỏm ớn 15
TS. P h a n C h í H iế u
ThS. T r ầ n M in h T iế n
ThS. Đ ồ n g T h ị K im T h oa

“ T ư pháp là cơ quan trọ n g yếu của chính quyền. Vẩn đề tư


pháp là vấn đế ở đờ i và làm người, ơ đ ờ i và làm người là p h ả i
thương nước, thương dân. P hải tăng cường lu ậ t pháp dân chủ , cố
gắng là m cho lu ậ t pháp dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.
P hải nêu cao gương ph ụng công, thủ pháp, nêu cao ỉẽ công bằng,
ch i công vô tư; p h ả i gần dân, hiểu d á n , g iú p dãn, học dân. Giúp
dâ n, học dân là để g iú p m ình thêm liêm khiết, công bằng”1".
N ghề lu ậ t là một nghề rấ t đặc trư n g trong xã h ộ i pháp
quyền, được tốn vinh m ột cách xứng dáng. Theo cách hiểu thông
thường, nghề lu ậ t bao gồm xây dựng pháp ỉuật, thực hiện pháp
luật, kiểm tra và giám sát các hoạt động pháp ỉuật, nghề xét xử
(thẩm phán), nghề lu ậ t sư, nghề công chứng (công chứng viên),
th i hà nh án (chấp hành viên, thừa p h á t lại)... Trong bối cảnh chủ
động hội nhập quốc tế và cải cách tư pháp của Việt Nam hiện
nay, nghề lu ậ t vốn là nghề vinh, quang nhưng củng dứng trước
những thách thức to lớn. N gười hành nghề lu ậ t nói chung và các
chức danh tư pháp nói rièn g cần h ộ i đủ các yếu tố cơ bản cần
th iế t đẻ' thực th i sứ mệnh cao cả của m ình, thông qua hoạt động
nghè nghiệp đóng góp uào công cuộc xây dựng, ph át triể n xã hội.
Chương này g iớ i th iệ u k h á i niệm về nghề luàt, uề các chức
danh tư pháp, những đặc điểm đặc trư ng của nghề luậ t, những
yêu cầu cơ bản của người hành nghề lu ậ t tro ng lìn h vực tư pháp
củng n h ư m ối liê n hệ m ang tín h nghề nghiệp với nhau giữ a các
chức danh tư pháp trong m ôi trư ờng hoạt động thống n h ấ t là

Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí M in h đối với ngành Tư pháp V iệt Nam từ
buổi đầu mới thành lập.

ị 100 V!ẺN T’ ' p.


Chương ไ. Nghề luột 17

thực th i và bảo vệ pháp ỉuật. Đảy là những kiến thức nền tảng
ban đầu để bạn đọc tiế p tục nghiên cứu, m ở rộng các nộ i du ng
liên quan đến đạo đức nghề lu ậ t trong các chương tiếp theo.

I. NGHỀ LUẬT VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA NGHỀ LUẬT


T rong xã hội, có nhiều ngành nghề khác nhau cùng tồ n tạ i
và p h á t triể n . M ỗi ngành, nghề đều có v in h dự và trá c h n h iệ m
của riê n g m ình, cùng đóng góp cho sự p h á t triể n chung cua toàn
xã hội. K h i V iệ t Nam đang chuyển dần sang nền k in h tế th ị
trư ờng có điều tiế t của N hà nước, nhiều nghề mà trước đây chưa
có nay đà và đang xuất hiệ n, chiếm vị t r í quan trọ n g tro n g đời
sông xã hội. Tuy vậy, quan niệm về nghề nghiệp hiệ n nay còn
nhiều sai lệch. N hiều người chỉ n h ìn th ấ y nhu cầu trước m ắ t cùa
xả hội mà không tín h đến sự ph át triể n lâu dài tro n g tương la i,
cho nên họ đ ịn h hướng cho m ình hoặc cho những người th á n
tro n g gia đình m ìn h theo m ột nghề nghiệp mà h iệ n đang được
quan tâm mà không hiểu rằ n g sự chuyên môn hoá nghề nghiệp
sẽ tạo cơ h ộ i cho các nghề nghiệp khác nhau có chỗ đứng bình
đẳng tro n g xã hội. Hơn nữa, cơ chế th ị trư ờng có điều tiế t, chính
bản th â n Ĩ 1Ó sẽ th iế t lập sự cân bằng giữa cung và cầu. Đó chính
là nguyên nhân làm cho m ộ t nghề hoặc nhiều nghề được quan
tâm vào th ờ i điểm hiện tạ i nhưng lạ i bị kém quan tâ m ở m ộ t
giai đoạn khác. Mục tiê u của Đảng và N hà nước là ph ải tạo ra
sự cân bằng nghề nghiệp khác nhau tro n g xã hội.

V ậy, th ế nào là “ nghề” và th ế nào là "nghề lu ậ t” ?


Theo Từ điển tiế n g V iệ t, nghề là “công việc chuyên làm theo
sự phân cồng của xã h ộ i” hoặc hiểu theo nghĩa th ứ hai là “thành
thạo trong m ột công việc nào đ ó ”. Nghề nghiệp được hiểu la
“ngỉlể nói chung” , còn nghề tự do có n g h ĩa là unghề tự m ình ỉàm
để sinh sống”, không thuộc tổ chức, cơ quan nào.
Như vậy, kh á i niệm nghề nói chung được hiếu trước h ế t là
m ột công việc và người đó đã được đào tạo m ột cách chính thức
thông qua trường lớp hoặc tự đào tạo thông qua các hoạt động tự

18 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


thân tro ng xà hội, thông qua bạn bè hoặc những nguồn khác nhau.
Đặc đ iể m th ứ h a i của nghề được hiểu là người đó phải hành
nghề, có nghĩa là người đã được đào tạo ph ải vận đụng, có cơ hội
vận dụng những hiểu b iế t của m ình về m ộ t lĩn h vực n h â t địn h
đê hoạt động nghề nghiệp. H oạ t dộng nghề nghiệp ở đây được
hiểu là hành v i tạo ra sản phẩm xã hội m ột cách trực tiế p hoặc
gián tiếp.
Đặc điểm th ử ba cua nghề là người được đào tạo k iế n thức
tro n g m ột lĩn h vực xã hội n h ấ t địn h, hành nghề theo sự hiếu
b iế t cùa m in h đế đáp ứng nhu cầu bản th â n và xã hội. Có nghĩa
là họ hành nghề theo sự phân công lao động của xâ hội. Sự phân
công này được hiểu theo nghĩa rộng, có nghĩa là được N hà nước
hoặc xã hội phân công và chịu sự chi đạo, quản lý của Nhà nước
và xả hội theo chế độ chung.

ใ. Thế nào là nghề luật?


Đế hiểu về nghề luật, trước h ế t cần phải hiểu về nguồn gốc
hìn h th à n h của nó. Pháp luật hình th à n h cùng với nhà nước và
có m ột vị tr í vò cùng quan trọ n g tro n g đời sống xã hội. Trước đây,
kế từ kh i có N hà nước, pháp lu ậ t đã trớ thà nh công cụ cai tr ị,
quản lý nhà nước và xã hội ciia các giai cấp cầm quyền. Ngày
nay, kh i Đảng và Nhà nước ta chủ trương sống và làm việc theo
H iế n pháp và pháp luật, từng bước tạo tiề n đề để xây dựng m ột
nhà nước pháp quyền, tro n g đó mỗi m ột hoạt động cúa các cơ
quan, tổ chức hay cửa các cá nhân đều phải tôn trọ n g luậ t pháp,
lấ y lu ậ t pháp làm k im chỉ nam cho mọi hoạt động cúa m ình.
K hổn g Tứ cho rằ n g m ột xã hội phong kiến lý tưởng là m ột xă hội
có t r ậ t tự, tôn ti, từ th iê n tứ tớ i các chư hầu lớn nhỏ, quý tộc,
bìn h dân, ai có phận nấy, có quyền lợi và nhiệm vụ sống hoà hảo
với nhau, giúp đỡ lẫ n nhau, giữ chừ tín với nhau, không xâm
phạm nhau, ai cũng phải tu th â n , n h ấ t là hạng Vua chúa vì ngoài
bổn phận dưỡng dân - lo cho dân đu ăn, đủ mặc, lão giả an chi,
th iế u giả hoài chi - còn có bổn phận giáo dân nữa bằng cách làm
gương cho họ, và bằng lễ, nhạc, văn, đức; b ấ t đắc dĩ mớ.

Chương 1. Nghể lưột 19


T rên cơ sở quan niệm như trê n về lu ậ t pháp trong mối tương
quan giữa các sự vật, Montesquieu cho rằng nhà nước thực hiện
việc quản lý xã hội và quản lý các công dân cua m ình thông qua
ba quyền lực độc lập, đó là quyền iập pháp, quyền th i hành nhừng
điều hợp với công pháp quốc tế và quyền th i hành những điều
trong Lu ật dân sự. M ỗi m ột quyền này đều được trao cho m ột tổ
chức của quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm giừ.
Montesquieu cho rằ ng quyền phán xét khõng nên giao cho m ột
Viện nguyên lào thường trực, mà phải do những người tro n g đoàn
thể dân chúng được cử ra từng th ờ i gian tro ng m ột năm, do lu ậ t
quy định, lập th à n h Toà án, làm việc kéo dài bao lâu tuỳ theo sự
cần th iế t. Làm như th ế th ì quyền xét xử, m ột thứ quyền đáng sợ
đối với người đời, không gắn vào m ột cơ quan nào hay m ột chức
vụ nào, nó trở th à n h như vô hình, như là con sô không. Người ta
không luôn luôn nhìn th ấ y Toà án trước m ắ t m ình, nên người ta
chỉ sợ cơ chế cai tr ị chứ khồng sợ các quan cai tr ị. Trong các vụ
án hìn h sự lớn, bị cáo tra n h chấp với lu ậ t pháp cần được tự m ình
chọn thầm phán cho m ình (luật sư), hoặc ít ra là có quyền từ chối
người thẩm phán đả được chỉ định mà bị cáo không thích.
Còn như quyền lập pháp và quyền hành pháp, theo
Montesquieu th ì có thể giao cho các cơ quan thường trự c và các
quan chức, vì nó không áp dụng cho từng cá nhân. Quyền lập
pháp thể h iệ n ý chí chung của quốc gia, quyền hà n h pháp thì
thực hiệ n ý chí chung đó.
Từ k h á i niệm về ba quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành
pháp và quyền tư pháp tro n g m ỗi quốc gia của Montesquieu đã
hình th à n h k h á i niệm những người hành nghề lu ậ t tro n g các
quốc gia đó. N hững người được giao quyền lập pháp, hà n h pháp
hay tư pháp đều ph ải chịu trá ch nh iệm trước N hà nước đế hành
xử phù hợp với lợ i ích của giai cấp th ô n g tr ị.
Ớ nhiều nước trê n th ế g iớ i, k h á i niệm nghề lu ậ t nói chung
và những nghề cụ thể để xây dựng, thực th i và áp dụng pháp
lu ậ t được h ìn h th à n h từ r ấ t sớm. Người Pháp khô ng ngại ngùng
k h i nói thẩ m phán là m ột nghề: m é tie r des m agistrats. Thẩm

20 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


phán ở đây được hiếu là bao gồm cả th ẩ m phán xé t xử, thẩm
phán công tô và thấm phán điều tra , th ẩ m phán áp dụng hình
phạt, th ẩ m phán hôn nhân gia đình,... lu ậ t sư cũng là m ột nghề
được coi trọ n g tạ i các nước phương Tây. Thực tế th ì tro n g những
xả hội có sự phân công lao động cao, những nghề như lu ậ t sư,
bác sỹ, nhà văn, nhà báo, th ẩ m phán... được thừa nhận và được
coi trọng.
Nẽu hiếu nghề lu ậ t là những nghề có liê n quan đến luậ t, th ì
chúng ta có thể kể ra nhiều công việc khác củng được gọi là nghề
lu ậ t như: chấp hà nh viên, điều tra viên, giám đ ịn h viên, chuyên
viên pháp lý , cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luậ t, cán bộ nghiên
cứu pháp luật... tro n g các cơ quan th i hành án dân sự, cơ quan
công an, cơ quan hà nh chính nhà nước, các tô chức đoàn thể,
doanh nghiệp, trư ờng học, viện nghiên cứu... ơ nghĩa rộng, chúng
ta th ấ y nghề lu ậ t th ậ t phong phú và đa dạng và tro n g xã hội
pháp quyền, tấ t cả các nghề lu ậ t đều cần được tôn v in h m ột cách
xứng đáng và theo cách hiểu th ô n g thường, nghề lu ậ t bao gồm
xây dựng pháp lu ậ t, thực hiện pháp lu ậ t, kiểm tra và giám sát
các hoạt động pháp luật, nghề xét xử (thẩm phán), nghề lu ậ t sư,
nghề công chứng (công chứng viên), th i hành án (chấp hành
viên, thừa p h á t lại)... V ới cách hiểu như trê n , những người hành
nghề lu ậ t được hiểu là những người mà hoạt động nghề nghiệp
của họ liê n quan đến pháp luật. Đáy là m ộ t k h á i niệm rấ t rộng.
Bên cạnh đó, nghề lu ậ t còn được hiểu theo nghĩa hẹp, theo
nghĩa là nhừng người hành nghề liê n quan đến pháp lu ậ t tro n g
lĩn h vực tư pháp. Tư pháp là m ộ t th u ậ t ngữ H án - V iệ t nhưng
đã được sử dụng rấ t thường xuyên tro n g đời sống xã hội cũng
như tro n g hoạt động tố tụng, là bảo vệ pháp luật, nó được đùng
như m ột tín h từ để chỉ tấ t cả hoạt động liê n quan đến bảo vệ
pháp lu ậ t và duy tr ì công lý , đi kèm những danh từ ví dụ như cơ
quan tư pháp, hệ th ô n g tư pháp, chức danh tư pháp... Vì thế, chỉ
những người hành nghề tro n g các cơ quan tư pháp này và họ
được bố nhiệm làm các chức danh tư pháp th ì m ới được coi là
hành nghề luậ t. Tuy nh iên, cơ quan tư pháp, chức danh tư pháp

Chương 1. Nghề tuột 21


là kh á i niệm rộng và không đồng n h ấ t với cách hiểu theo n g h ĩa
hẹp trê n . Chức danh tư pháp là k h á i niệ m chi' người thực th i
nhiệm vụ tro n g các cơ quan tư pháp (hiểu theo nghĩa hẹp) được
đào tạo kỹ năng thực hà nh nghề và hành nghề theo m ộ t chuyên
môn n h â t đ ịn h ; có danh xưng, được bổ nh iệm hoặc thừa nhận
theo pháp lu ậ t k h i đáp ứng đú các tiêu chuẩn và điều kiện xác
đ ịn h theo quy đ ịn h của pháp luật; gián tiế p thực h iệ n quyển lực
nhà nước; k h i thực hiện quyền lực nhà nước có các quyền và
nghĩa vụ theo lu ậ t địn h.
Chúng ta b iế t rằng, nghề lu ậ t - ở nghĩa rộng n h ấ t nếu hiểu
là nghề có liê n quan đến lu ậ t - không chỉ có những chức danh
nêu trê n mà còn bao hàm cả chuyên viên pháp lý , cố vấn pháp
lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật... tro n g các cư
quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu... Tuy
nhièn, với nhừng đặc trưng riê n g có cua m ình, các chức danh tư
pháp là những người có vị t r í tru n g tâm tro n g số những người
hành nghề luật. Trong m ột xà hội được xây dựng theo nguyên tắc
pháp quyền, những vị tr í tru n g tâm này luôn được tôn vinh.
Ở V iệ t N am , hệ th ô n g các cơ quan tư ph áp ở V iệ t N am -
h iể u theo phạm v i rộ n g n h â t - bao gồm cơ quan điều tra , k iể m
sát, toà án, cơ quan th i h à n h án, các cơ quan, tổ chức bổ tr ợ
tư pháp như tổ chức lu ậ t sư, giá m đ ịn h tư pháp, công chứng,
trọ n g tà i. Cho đến nay, chưa có m ộ t vàn bản pháp lu ậ t nào
chín h thức quy đ ịn h đầy đủ về k h á i n iệ m “ các chức danh tư
p h á p ” . Theo phạm vi xác đ ịn h nêu trê n , có thề h iể u th ô n g
n h ấ t đó là nhữ ng người có chức danh tro n g h o ạ t động tư ph áp
v ớ i những quyền h ạ n và chức trá c h cụ th ể tro n g m ỗ i lĩn h vực
của h o ạ t động tư pháp và được quy đ ịn h tro n g hệ th ô n g các
văn bản pháp lu ậ t h iệ n hà nh. Các chức da nh tư p h á p ở V iệ t
N am được p h â n nhóm n h ư sau:
i) N hóm chức đanh điều tra - tru y tố - x é t xử gồm có th ẩ m
phán, kiểm sát viên, th ư k ý Toà án, hội th ẩ m , th ẩ m tra viên,
điều tra viên.
ii) N hóm chức danh bổ trợ tư pháp gồm lu ậ t sư, chuyên viên

22 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


tư vấn pháp luậ t, Bào chữa v iê n nhân dân, Chuyên viên trợ giúp
pháp lý.
iii) N hóm chức danh hành chính tư pháp gồm có Công chứng
viên, H ộ tịch viên, G iám đ ịn h viên tư pháp.
iv) N hóm chức danh tư pháp khác (th u ậ t ngừ này được hiểu
theo nghĩa tương đối) gồm có Chấp hành viên, T rọng tà i viên.
Cần lưu ý rằng, không phải tấ t cả cán bộ, công chức, viên
chức tro n g các cơ quan tư pháp đều là người có chức danh tư
pháp; chỉ những người nào trực tiế p tiê n hành các hoạt động
chuyên m ôn, nghiệp vụ như điều tra , tru y tố, x é t xử, th i hành
án, giám đ ịn h tư pháp, công chứng, bào chữa, tư vấn pháp lu ậ t
và phải có văn bản quy phạm pháp lu ậ t xác đ ịn h tên chức danh
tương ứng th ì m ới là người có chức danh tư pháp. Cho đến nay,
ở V iệ t Nam cũng như nhiều nước trê n th ế g iớ i, vần còn có những
quan diem , ý kiế n khác nhau về nội hàm của kh á i niệm các chức
danh tư pháp (tiế n g A nh là ju d ic ia l title s ), tuy nhiên ớ nhiều
nước người ta cũng đã thừa nhận “ nghề tư pháp” tro n g m ột khá i
niệ m rộng hơn là “ nghề lu ậ t” .
T rong các chức danh tư pháp nêu trê n , tro n g giớ i hạn của
nghĩa hẹp về tư pháp th ì những người hành nghề lu ậ t mà chúng
ta sẽ đề cập chủ yếu đến tro n g giáo trìn h này là thẩm phán,
k iể m sá t viên, lu ậ t sư, chấp hành viên và công chứng viên. Từ
đây, các nội dung tro n g kh á i niệm và hoạt động nghề lu ậ t cũng
Hè chù yếu đề cập đến các chức danh này.

2. Độc trưng cơ bản của nghề luât


T h ứ nhất, nghề lu ậ t lấy các quy đ ịn h pháp lu ậ t là công cụ
sứ d ụ n g dể g iả i quyết những vấn đề pháp lý p h á t sinh tro n g đ ờ i
sống xã hội, n ó i cách khác nghề lu ậ t hoạt động dựa trẽn pháp
lu ậ t ưà quy chế trách nhiệm nghề nghiệp (còn được g ọ i là quy
tắc ứng xử nghề nghiệp).
Đây là đặc điểm đầu tiê n và cũng là quan trọ n g n h ấ t để phân
b iệ t nghề lu ậ t với nhửng nghề khác đang tồn tạ i tro n g xã hội.

Chương ใ. Nghề luột 23


Tuy nhiên, đối với mỗi người hành nghề lu ậ t khác nhau, pháp
lu ậ t được sử dụng, áp dụng tro n g hoạt động nghề nghiệp ở từng
góc độ khác nhau. Đối với thẩm phán, pháp lu ậ t được sử dụng để
xác đ ịn h tín h đúng/sai cua tra n h chấp, có tộ i hay không có tộ i.
Đối với lu ậ t sư, Công chứng viên pháp luật được sử dụng đưa các
chủ thể thực hiện đúng “ hành lang pháp lý ” dành cho m ình. N hư
vậy, với mồi nghề lu ậ t khác nhau đòi hỏi phải có các k ỷ nâng
khác nhau, có các kiế n thức khác nhau dù đều là áp dụng pháp
luật. Vậy, kiến thức và kỹ năng cần có của th ẩ m phán, lu ậ t sư,
kiểm sát viên, công chứng viên hay chấp hành viên là gi? Các
chương sau của giáo trìn h sẽ đề cập đến vấn đề này.
Cũng như bâ't cứ ho ạt động nghề nghiệp nào, nền tả n g ho ạt
động của nghề lu ậ t ph ải dựa trê n pháp lu ậ t và các quy chế trá c h
nhiệm nghề nghiệp. Pháp lu ậ t về thẩm phán, lu ậ t sư, k iể m sát
viên... được coi là hệ thố ng các quy phạm pháp lu ậ t xác đ ịn h vị
trí, vai trò của từng chức danh dó tro n g xã h ộ i, quy đ ịn h các
quyền và nghĩa vụ của họ tro n g hành nghề... Tuy nh iên, k h i nói
tớ i quy chê trá ch nhiệm nghề nghiệp như chuẩn mực nền tả n g
đạo đức và kỷ lu ậ t của hoạt động th ẩ m phán, lu ậ t sư... th ì cũng
không có nghĩa là quy chế này “ chi phối th ẩ m phán, lu ậ t sư cả
tro n g công việc và đời sống riê n g của họ” như nhiều người đả đề
cập. ơ đây, chúng ta chí có thể nói đến sự chi phôi tro n g hoạt
động nghề nghiệp và nhừng tác động của hà nh vi ứng xử của
thẩ m phán, lu ậ t sư... tro n g cuộc sống riê n g có thể là m ảnh
hưởng đến uy tín , danh dự của họ.

T hứ hai, nghề lu ậ t gắn liề n với số ph ận của con người, vi


thể, mang tín h nhân bản sâu sắc
M ỗi m ột quyết dịn h, m ột ván bản tố tụn g trước hế t là nhằm
vào con người, m ộ t cách trự c tiế p (phần lớn) hoặc m ột cách gián
tiếp. Các quyết đ ịn h này liê n quan đến tín h m ạng, tà i sản, danh
dự, nhân phẩm, uy tín , liê n hệ đến quá khứ, tương la i của m ột
người, m ột tập thế hoặc m ột tổ chức... Bác Hồ nói: “ n g h ĩ cho cùng,
vấn đề tư pháp căng như m ọi vấn đề khác tro ng lúc này là vấn
đề ở đ ờ i và làm người”. Vì vậy, nghề lu ậ t trước h ế t là m ộ t nghề

24 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


vì con người, cho con người. Ngoài việc phải có chuyên môn giỏi,
có trìn h độ nghiệp vụ vững vàng, người hành nghề lu ậ t cần phải
có những hiểu b iế t sâu rộng về m ặ t xã hội, phải có phẩm chất
tru n g thực và phải có tìn h người. T ìn h người là m ột kh á i niệm
đạo đức xã hội nhưng cũng là m ột đức tín h cần phải có của người
hành nghề luật. N hà lập pháp đã cố gắng đưa sự nghiêm m inh,
tin h công bằng vào tro ng các đạo luật. Nhưng thẩm phán k h i
quyết đ ịn h hìn h ph ạt khô ng thể có được m ột sự tín h toán chính
xác về m ặ t lý tr í cũng như về toán học. Trong trường hợp này sự
công m in h về m ặ t pháp lu ậ t và tìn h cảm có m ối quan hệ m ật
th iế t với nhau. D ĩ nhiên đây không phải là m ột tìn h cảm thông
thường, mang bản tín h tự nhiên, mà đó là k ế t quả cua những
k in h nghiệm sống, sự hiểu b iế t về tâm lý con người, nhừng kiến
thức xã hội rộng lớn, những chiêm nghiệm về cuộc sống. Đây ỉà
những yếu tô" căn bản hình th à n h nên tìn h người. Và với tìn h
người, người hành nghề lu ậ t sẽ làm những kế t quả hoạt động của
m ình vừa có ỉý, vừa có tìn h , “ tâm phục, khẩu phục” . Trong bài
ph át biểu tạ i H ội nghị toàn ngành K iếm sát th á n g 3/1967, Tổng
Bí th ư Lê Duẩn từng căn dặn cán bộ ngành tòa án, kiềm sát,
công an rằng: “L ý tưởng của chúng ta là chống áp bức, bóc lột,
m ột lò n g m ột dạ vi nhân dãn mà phục vụ. P hải thấu suốt ỉý
tưởng đó, kiên quyết không dung th ứ những điều oan ức và
không làm điều oan cho bất cứ một. ai. M ộ t người bị tộ i oan,
chẳng những người ấy đau khổ, mà g ia đ ìn h con cái họ càng đau
k h ổ hơn. Làm điề u oan cho m ột người nào đó th ì chúng ta không
còn น, sống nữa, bởi vỉ chúng ta là những người cộng sản. Cán
bộ các ngành công an, tòa án, kiểm sát p h ả i thấy hết trách nhiệm,
cao cá uà nặng nề của m ình", v ấ n đề ở chỗ, không phải vụ việc
nào, tìn h tiế t hoặc căn cứ pháp lý đều rõ ràng, vì th ế những
người hành nghề lu ậ t cần phải cân nhắc cẩn trọ n g để ra các
quyết đ ịn h trê n cơ sở điều luật, chứng cứ và niềm tin nội tâm .
T h ứ ba, nghề ỉuậ t là bất khả kiêm nhiệm
T ín h không kiêm nhiệm được xác đ ịn h tạ i m ột th ờ i điểm. M ột
người k h i đang hành nghề thấm phán th ì không thể được làm luậ t

Chương ใ. Nghể luột 25


sư, công chứng viên hay chấp hành viên và ngược lại. Pháp luật,
chỉ cho phép họ được quyền thay đổi hoạt động hành nghề cua
m ình. Chăng hạn, thẩm phán muốn hành nghề luật SƯ, công
chứng viên th ì phải từ bỏ hoạt động nghề nghiệp thẩm phán hoậc
ngược lạ i, luậ t sư k h i muốn hành nghề công chứng viên th ì phải
từ bỏ hoạt động nghề nghiệp lu ậ t SƯ đế hành nghề Công chứng
viên, ơ nhiều nước, pháp lu ậ t cho phép sự luân chuyền giữa các
chức danh nhưng ớ V iệ t Nam, sự luân chuyển này hết sức hạn chế,
chỉ giới hạn trong trường hợp thẩm phán chuyên sang hoạt động
lu ậ t sư hay luật sư sang hoạt động công chứng viên.

T h ứ tư, nghề lu ậ t hoạt động tro n g khuôn k h ổ lu ậ t đ ịn h

So với các ngành, nghề khác, những người hành nghề lu ậ t


phải luôn hoạt động tro n g khuôn khổ mà pháp lu ậ t quy địn h, có
nghĩa là không có được sự “ tự đo” tro n g việc thực hành hoạt
động nghề nghiệp. K h i kh ẳ n g địn h điều này, có quan điểm cho
rằng lu ậ t sư, công chứng viê n hiệ n nay và xu th ế tương la i là
chấp hành viên được hành nghề tự do. Vậy hiểu sự “tự do” tro n g
hoạt động hành nghề của nghề lu ậ t như th ế nào? P hải chăng nó
được hiểu trê n khía cạnh “ kiế m sống” mà không bao hàm được
vị trí, vai trò của nghề nghiệp tro n g sự p h á t triể n của xã hội.

N hư vậy, có th ể nói, nghề lu ậ t có nhừng đặc điểm r ấ t đặc


thù , đòi hỏi người hành nghề phải có những phẩm chấ t n h ấ t
địn h mà với những phẩm chấ t đó, người ta m ới có thể hành
nghề luật. Vậy những phẩm chấ t đó là gì? Liệu các yếu tố như
công bằng, khách quan, tru n g thực; tư duy logic; độ lin h cảm,
khả năng phân tích, tổn g hợp và lập luận cao; bản lĩn h vững
vàng và khả năng diễn đ ạ t tố t đà đầy đủ đề cấu th à n h phẩm
chất của người hành nghề luật?

Từ những phân tích , k iế n giả i nêu trê n , lầ n đầu tiê n chúng


tô i k h á i quát hóa và đ ịn h nghĩa k h á i niệm nghề lu ậ t như sau:
“Nghề lu ậ t là m ột nghề, mà ở dó, những người hành nghề lấy
pháp lu ậ t làm “công cụ ” thực hiện các hoạt động ph áp lý, bảo
ưệ quyền lợ i hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy đ ịn h của

26 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


pháp luật- và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhàm đảm bảo
pháp chế và pháp quyền Việt Nam xă h ộ i chủ n g h ĩa ”.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : Các chức danh tư pháp cỏ th ể cỏ


các quan điểm khúc nhau về nghề nghiệp của chính
m ìn h và tro n g m ối tương quan với các chức danh tư
pháp khác kh ô n g ?

II. NGHẾ LUẬT - VINH QUANG VÀ THÁCH THỨC


Trong xã hội, có nhiều nghề đem lạ i vinh quang cho con người,
song bất kỳ nghề nào cũng đều có những thách thức nhất định.

1. Vinh quang nghề luật


Nghề luậ t là m ột nghề có vị trí, vai trò rấ t quan trọ n g trong
cơ chế thực th i pháp luật, áp dụng duy tr ì và bảo vệ công lý , bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ
quyền con người. Chỉ có những người hành nghề lu ậ t mới có thể
đảm bảo, duy trì và phán xét các chủ thể khác trong xã hội có
tuân th ủ và thực th i đúng pháp luậ t hay không? H oạt động của
nhừng người hành nghề luậ t sẽ tác động trực tiế p đến quyền và
lợi ích của các chủ thế khác nhau tro ng xă hội. Vì thế, nghề ỉuật
đóng vai trò quan trọ n g trong việc duy tr ì và bảo vệ trậ t tự xã hội.
Bên cạnh đó, xã hội càng p h á t triể n th ì nhu cầu, yêu cầu ứng
xử, hà n h xử và hoạt động tro n g khung khổ pháp lý, theo quy
đ ịn h cua pháp !uậ t cũng p h á t triể n theo, nhờ đó nhu cầu của cá
nh ân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước được đáp ứng.
N h ư vậy có thể nói, vin h quang n h ấ t mà xã hội dành cho
nghề lu ậ t chính ở sứ mệnh là người bảo vệ quyền lợ i hợp pháp
cho công dân, bảo vệ công lý cua m ình, duy trì sự dân chủ, công
bằng và bình đẳng tro ng xả hội.

Chương ใ. Nghề luột 27


2. Thách thức nghề luột
Bên cạnh nhửng vin h quang to lớn nêu trê n , nhừng người
hành nghề lu ậ t cũng phải đôi diện với những thách thức to lớn.

2.1. Những thách thức xuất phát từ đặc điểm của nghề
T h ứ nhất, những người hành nghề lu ậ t là những người của
công chúng. V ớ i trọ n g trá ch bảo vệ quyền lợ i nên các chủ th ể
khác nhau tro n g xã hội luôn dành cho những người hành nghề
m ộ t niềm tin cao cả. M ọi hành vi cử chỉ của người h à n h nghề
lu ậ t đều được các chủ thế khác quan tâm chú ý. Cho nên, tro n g
quá trìn h hành nghề, nếu không cẩn th ậ n , người hành nghề lu ậ t
sẽ đánh m ấ t niềm tin của dân chúng. Đây sẽ là điều tồ i tệ n h ấ t
của những người hành nghề.

Thứ hai, nghề lu ậ t là m ột nghề nhạy cảm, luôn đụng chạm


đến những vân đề, những quan hệ phức tạp và “ tế n h ị” , những
m ặ t trá i cua xã hội.

Thứ ba, nghề lu ậ t tiề m ẩn nhiều rủ i ro


So với các ngành nghề khác, nhừng rủi ro hoặc ta i nạn nghề
nghiệp chủ yếu là do bản thân m ình mang lại th ì đối với những
người hành nghề luật, rủ i ro và tai nạn nghề nghiệp có thế mang
đến từ chính sự chủ quan của m ình và nhiều kh i lạ i do khách quan
mang lạ i. Bới hơn ai hết, những người hành nghề luật, băng công
việc của m ình sẽ gây ảnh hưởng trực tiế p đến quyền và lợ i ích hợp
pháp cua các chủ thể khác, của khách hàng. Các vụ xúc phạm,
hành hung những người hành nghề lu ậ t đã ngày càng trở nên phố'
biến. Điều tệ hại hơn là những vụ việc này có k h i xảy ra ngay tại
nơi làm việc. Có m ột khó khăn rấ t lớn với nghề lu ậ t SƯ là sự nhìn
nhận không đúng mực đối vdi luật sư. Pháp lu ậ t tuy có quy định
quyền và nghĩa vụ cho luậ t sư nhưng k h i thực hiện vẫn còn nhiều
vướng mắc. M ộ t sô' cơ quan công quyền vẫn gây khó khăn, cản trở
đối với hoạt động lu ậ t SƯ. Thêm vào đó, có nhửng lu ậ t SƯ trong
k h i hành nghề đã dễ dàng thỏa mãn những đòi hỏi “vô lý ” , “ vô
lu ậ t” của các cơ quan này về m ặt thủ tục giấy tờ.

28 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


2.2. Thách thức đối với nghề lu ậ t ở Việt Nam ừong bối cảnh hội
nhập quốc tế
Hội nhập quốc tê đà và đang diễn ra sầu rộ ng trong mọi lĩn h
vực cua đời sống k in h tế - xã hội, với những cơ hội và thách thức
song hành. Đ ôi với các cơ quan tư pháp và thực th i pháp lu ậ t
khác cúa V iệ t Nam , những thách thức lạ i càng rõ nét và cần có
giá i pháp đúng đắn.
Thứ nhất, đó là nguy cơ tụ t hậu so với tốc độ hội nhập quốc
tế nhanh và m ạnh. Các cơ quan tư pháp và thực th i pháp lu ậ t
chưa thực th i có hiệu quả các cam k ế t quốc tế của N hà nước V iệ t
Nam : báo đảm việc áp dụng pháp luật, kế cả các điều ước quốc
tê khi chúng được áp dụng trự c tiế p sao cho V iệ t Nam không bị
coi là vi phạm; và chiều ngược lạ i là bảo đảm tố i đa quyền lợ i
của V iệ t Nam đôi với các vấn đề quốc tế.
Thứ hai, mô h ìn h tổ chức và cơ chế hoạt dộng cua các cơ
quan tư pháp và thực th i pháp lu ậ t khác còn có khoảng cách xa
so với các quy tắc và chuẩn mực chung quốc tế.
Thứ ba, công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp và thực th i
pháp lu ậ t khác chưa tương ứng với yêu cầu hộ i nhập, chưa sẵn
sàng chủ động hội nhập.
Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ liê n quan đến
hội nhập cho cán bộ còn mang tín h hình thức, chưa thực sự có
hiệu quả.

T hứ năm, nhiều nơi nhiều lúc còn chưa có tư duy, nhận thức
đúng về hội nhập quốc tế nên dẫn đến chưa có hành động đúng.
Trước bối cảnh chung nêu trê n cùng với tín h chấ t phức tạp
của các quan hệ xã hội, số lượng ngày càng tăn g các tra n h chấp,
vi phạm pháp lu ậ t đã làm cho công việc của các cơ quan tư pháp
ngày càng lớn. Trong tìn h trạ n g í t người nhiều việc, đội ngũ cán
bộ pháp lu ậ t và cán bộ tư pháp của V iệ t Nam đà, đang và sẽ
đứng trước những khó khăn, b ấ t cập lớn.
M ột là, năng lực am hiểu pháp lu ậ t quốc tê và pháp lu ậ t

Chương 1. Nghể luật 29


nước ngoài của các chức danh tư pháp còn hạn chế. M ộ t th ấ m
phán hay lu ậ t sư muốn có đủ k iế n thức, đủ bản lĩn h đế tham gia
giải quyết các tra n h chấp quốc tế, tra n h chấp có yếu tô nước
ngoài đòi hỏi không chỉ đơn thuần hiểu lu ậ t V iệ t N am mà còn
cả lu ậ t pháp quốc tế, lu ậ t pháp nước ngoài.
H a i là, khả năng sử dụng ngoại ngữ yếu là m ột rào cản lớn
đối với cán bộ tư pháp của V iệ t Nam tro n g quá trìn h tiế p cận
với pháp lu ậ t quốc tế và pháp lu ậ t nước ngoài, v ấ n đề này đã
được đ ặ t ra từ k h i N hà nước ta bắ t đầu thực hiệ n chiến lược chủ
động hội nhập quốc tế, nhưng trở th à n h điều bấ t cập lớn từ sau
k h i V iệ t Nam gia nhập Tô chức Thương m ại Thê g iớ i { พ TO).
Ba là, kỹ năng g iả i quyết hoặc tham gia g iả i quyết các tra n h
chấp quốc tế, tra n h châp có yếu tô nước ngoài của cán bộ tư pháp
V iệ t Nam còn hạn chế. Chương trìn h đào tạo lu ậ t và nghề lu ậ t
tro n g m ột th ờ i gian dài chưa chú trọ n g đến m ảng kiế n thức và
kỹ năng g iả i quyết tra n h chấp quốc tế, tra n h chấp có yếu tố nước
ngoài. Các chức danh tư pháp không được đào tạo cơ bản, toàn
diện và bồi dường thường xuyên về nghiệp vụ. N hừng yếu tô chù
quan và khách quan từ m ôi trư ờng h o ạ t động nghề tro ng nước
chưa tạo điều kiệ n cho đội ngũ thẩm phán, lu ậ t sư V iệ t Nam giao
lưu, học hỏi nên việc tra n g bị kỷ năng phân tích, g iá i quyết vấn
đề, kỹ nàng áp dụng pháp lu ậ t quốc tế và nước ngoài trở nên
cực kỳ khó khăn. H iện tượng “ m ạnh ai nấy hành nghề” còn phổ
biến, chưa có sự liê n k ế t cùng thực hiệ n nhừng vụ án có yếu tố
nước ngoài vớ i quy mô lớ n và tín h chất phức tạp. Có rấ t ít
chuyên gia tư pháp có đủ nãng lực và sự tự tin tro n g việc tham
gia giải quyết các tra n h chấp, vi phạm pháp lu ậ t tro n g lĩn h vực
thương m ại quốc tế, đặc b iệ t là lu ậ t k in h doanh, thương m ại, dầu
tư, quyền sở hừu tr í tuệ. Đ ây Là nguyên nhân chủ yếu tro n g việc
các thẩ m phán, lu ậ t sư chưa dành được niềm tin và tr ở th à n h
chỗ dựa pháp lý an toàn cho của các tố' chức, cá nhân.
Bốn là, các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của các
chức danh tư pháp ở V iệ t Nam còn quá th iế u hoặc nếu có th ì mới
chỉ chủ yếu dừng lạ i ở góc độ đạo đức theo tru y ề n th ố n g của V iệ t

30 ĐẠO oức NGHỀ LUẬT


Nam chứ chưa phù hợp với th ô n g lệ quốc tế. Điều này sẽ trực
tiế p ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp của họ kh i tham gia
vào các quan hệ có tín h chất quốc tế.
Các quan hệ k in h tế, chính t r ị, xã hội giữa các quốc gia, các
tổ chức và cá nhân tro n g bối cảnh gia tăn g p h á t triể n k in h tế
và chú động hội nhập quốc tế không chí làm p h á t sinh các tra n h
chấp, vi phạm cần phái được g iả i quyết mà còn kéo theo sự phát
tr iể n của các dịch vụ pháp lý mà tro n g đó vai trò của đội ngũ
cán bộ tư pháp - trước tiê n và chủ yếu là đội ngũ lu ậ t sư, chuyên
gia pháp lý - tr ở nên rấ t lớn. Pháp lu ậ t V iệ t Nam h iệ n hành cho
phép các văn phòng lu ậ t sư, công ty lu ậ t hợp danh được thuê
lu ậ t sư nước ngoài, hợp tác với tố chức lu ậ t sư nước ngoài cũng
như đ ặ t cơ sở hành nghề ở nước ngoài theo những điều k iệ n lu ậ t
địn h. Các quy đ ịn h pháp lý nêu trê n đã mở ra khả năng cho việc
nâng cao sức cạnh tra n h của đội ngù lu ậ t sư V iệ t Nam trê n
trư ờng quốc tế. Tuy nh iên, cam k ế t về dịch vụ pháp lý của V iệ t
N am , theo vàn kiệ n gia nhập W TO, là các tố chức lu ậ t sư nước
ngoài được phép th à n h lập đại diện thương m ại tạ i V iệ t Nam.
Các tổ chức lu ậ t sư tro n g nước của V iệ t Nam sẽ đứng trước
những thách thức không nhỏ về sự cạnh tra n h của hoạt động tư
vấn từ các tổ chức lu ậ t sư nước ngoài, k h i những cam k ế t nêu
trê n của N hà nưởc V iệ t Nam được thực hiện.

Tòa án V iệ t Nam được xác đ ịn h là cơ quan tư pháp có thẩm


quyền tro n g xé t xử các vụ án có yếu tô nước ngoài, có thẩm
quyền công nhận và cho th i hành án các bản án, quyết đ ịn h của
tòa án nước ngoài tạ i V iệ t Nam . H oạt động tra n h tụn g trước tòa
án tro n g những vụ án này là “ sứ m ệnh” của lu ậ t SƯ V iệ t Nam,
bởi đây là lĩn h vực “ đặc b iệ t” mà các lu ậ t sư nước ngoài chưa thể
vượt qua được hàng rào “ bảo hộ” từ phía N hà nước V iệ t Nam.
Thách thức đối với lu ậ t sư V iệ t Nam tro n g hoạt động tư vân,
tra n h tụ n g tro n g các vụ án có yếu tô' nước ngoài là không nhỏ.
Đó là sức ép tro n g m ôi trư ờng làm việc với khách hàng nước
ngoài, hạn chế về kiế n thức pháp luật quốc tế, pháp lu ậ t nước
ngoài, rào cản do bấ t đồng ngôn ngữ, hay những yêu cầu nghiêm

Chương 1. Nghề luật 31


ngặt của hoạt động tra n h tụn g và phố biến pháp lu ậ t V iệ t N am
cho các công dân, tổ chức nước ngoài.
T rong bôi cảnh hội nhập k in h tế quôc tế m ạnh mẽ và sâu
rộng, chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của N hà nước
V iệ t Nam đề ra mục tiê u “ xây dựng nền tư pháp tro n g sạch,
vững m ạnh, dân chủ, nghiêm m inh, bảo vệ công lý , từng bước
hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc V iệ t Nam xã hội
chủ nghĩa” với quan điểm chủ đạo là: “ Cđi cách trê n cơ sở kế
thừa truyền thống pháp lý của dán tộc và những th à n h tựu đã
đạ t được, tiếp thu có chọn lọc những k in h nghiệm của nước
ngoài p h ù hợp với hoàn cảnh của đ ấ t nước và yêu cầu chủ động
hộ i nhập k in h tế quốc tể, đáp ứng xu thế p h á t triể n của xã h ộ i
tro ng tương la i”.
T iế n trìn h hội nhập và thực th i các cam k ế t quốc tê đ ịn h ra
cho các chức danh tư pháp V iệ t Nam những yêu cầu và thá ch
thức tro n g lĩn h vực nghề lu ậ t như sau:
M ộ t là, phải tă n g số lượng và nâng cao chất lượng, trìn h độ
chuyên môn, kỹ năng hà nh nghề theo k ịp lu ậ t sư khu vực và
quốc tế, đủ tầm và lực ho ạt động tro n g nước và ở nước ngoài,
đồng th ờ i tra u dồi về kiến thức pháp lý thương m ại quốc tế, khu
vực và nội địa.
H ai là, phải tăn g cường chất lượng hoạt động bảo đảm giải
quyết được các vụ việc và tra n h chấp có yếu tô nước ngòai p h á t
sinh, tạo niềm tin và chỗ dựa cho các doanh nghiệp, cá nhân nước
ngòai. Cụ thể và quan trọ n g n h ấ t là phải tăn g cường bổ sung các
kiế n thức về pháp lu ậ t nước ngòai, pháp lu ậ t quốc tế cùng như kỹ
năng hiểu, áp dụng, vận dụng các quy đ ịn h pháp lu ậ t này.
Ba là, bên cạnh việc tham gia các chương trìn h đào tạo do
N hà nước tố chức th ì năng lực tự đào tạo của m ỗi m ộ t chức danh
tư pháp - thông qua thực tiễ n hoạt động nghề nghiệp, sự vận
động cá nhân bằng nhiều h ìn h thức đế’ cập n h ậ t k iế n thức, bồ
túc k in h nghiệm - có vai trò và ý nghĩa h ế t sức quan trọ n g trong
việc nâng cao trìn h độ và năng lực của người hà nh nghề luật.

32 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


H ội nhập quốc tê không chỉ đ ặ t ra yêu cầu đối với V iệ t Nam
tro n g việc tuân thu pháp lu ậ t quốc tế, hài hòa hóa pháp lu ậ t quô”c
gia phù hợp với lu ậ t pháp quốc tế mà còn phái tín h đến cả việc
học tập, vận dụng k in h nghiệm cua các nước tiê n tiến , Từ thực
tiễn các nghề tư pháp ở các nước trên th ế giới, có th ể thấy ràng:
T h ứ nhất, cùng với xu hướng xây dựng m ột xã hội hiện đại,
các nghề tư pháp ở các nước tiê n tiê n đ ạ t đến m ột trìn h độ xả
hội hóa cao, thế hiện tro n g cácb tiế p cận coi các nghề tư pháp
là m ộ t loại h ìn h dịch vụ công và người dân k h i sử đụng dịch vụ
có nghĩa vụ tr ả lệ phí. Ngoại trừ nghề thẩm phán thuộc phạm
trù độc quyền rkhà nước, th ì hầu h ế t các nghề tở pháp khác (lu ậ t
sư, thừa ph át lạ i, công chứng viên...) đều được tố chức và hoạt
động theo các phương thức tư nhân, mang tín h cạnh tra n h .
T h ứ hai, công tác quản lý nhà nước đối với các chức danh tư
pháp được thực hiện dưới những hình thức hết sức mềm dẻo. Nhà
nước không xem các nghề tư pháp là hoạt động thương mại thuần
túy mà luôn coi họ là những “ ủy viên tư pháp” , đòi hỏi phải có sự
quản lý từ phía các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, việc quản lý
này chủ yếu được thực hiện ở tầm vĩ mô, trá n h sự can th iệ p vào
hoạt động chuyên môn nghề nghiệp cua các chức danh tư pháp.
T h ứ ba, yêu cầu chuyên môn hóa cao độ đối với các nghề tư
pháp ngày càng được coi trọng. Ngoài việc đòi hỏi những yêu cầu
về chuyên môn nghiêm ngặt tro ng điều k iệ n gia nhập vào m ột
nghề tư pháp, th ì tro ng quá trìn h hà nh nghề, công tác đào tạo,
bồi dường luôn được chú trọ n g nhằm nâng cao hoặc cập n h ậ t
nhữ ng kiế n thức và kỹ năng m ới.
T h ứ tư, những đòi hỏi k h ắ t khe về đạo đức nghề nghiệp của
các chức danh tư pháp luôn gắn liền với tiêu chuẩn về chuyên
môn, nghiệp vụ. Ngoài những quy định của pháp luật, thì các chức
danh tư pháp còn phải tuân thủ yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
của các hiệp hội nghề nghiệp. Pháp luật và đạo đức luôn là hai
yếu tố song hành với nhau trong việc hìn h thành nên m ột đội ngù
chức danh tư pháp không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà
còn phải có lương tâm nghề nghiệp, có tin h thần nhân bản.

Chướng 1. Nghề luật 33


Những yếu tố nêu trê n có thế dược coi là yêu cầu, đòi hói
chung, đồng th ờ i cũng là hình mẫu đế chúng ta ng hiên cứu, vận
dụng phù hợp với điều kiệ n , hoàn cảnh của V iệ t Nam.

III. CÁC CHỨC DANH TƯ PHÁP TRONG M ốl QUAN HỆ VỚI


NGHỄ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT
ไ. Hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp
X uất p h á t từ vêu cầu và mục đích chung cua nghề, những
người hành nghề lu ậ t ở V iệ t Nam luôn hoạt động tro n g m ộ t m òi
trư ờng có tín h chuyên môn, nghiệp vụ cao, lấ y pháp lu ậ t là
chuẩn mực, là nội dung và phương tiệ n hoạt động nghề nghiệp.
Hơn bấ t cứ nghề nghiệp nào, hoạt động nghề lu ậ t mang tín h độc
lập và chế độ trá ch nhiệm cá nhân cao, phải tuân th ủ các quy
tắc đạo đức nghề nghiệp nghiêm khắc. Đặc thù của nghề đòi hói
người hành nghề lu ậ t phải có bản lĩn h chính t r ị vững vàng, sự
hiểu b iế t tổn g hợp về các khoa học xả hội và k in h nghiệm sống.

Ngoài những đặc điểm chung nêu trê n , các chức danh tư
pháp tro n g hoạt động nghề nghiệp cua m ình còn có những đặc
điểm có tín h đặc trư n g xuất ph át từ vị t r í tru n g tâm và quan
trọ n g tro n g số những người hành nghề luật, đó là:

i) Thực hiện chuyên môn đặc b iệ t theo quy đ ịn h cua pháp


luật, đó là hoạt động áp dụng pháp lu ậ t với yêu cầu hiểu b iế t
sâu về pháp lu ậ t và khả năng phân tích các sự k iệ n , các vấn đề
pháp lý.

ii) Có các quyền và nghĩa vụ theo lu ậ t đ ịn h làm cơ sở cho


việc thực hiện các nhiệm vụ cụ th ể tương ứng với từng chức
danh, như nhiệm vụ điều tra , tru y tố, x é t xử, bào chữa, giám
địn h, th i hành án, công chứng, trọ n g tà i...
iii) H oạt động nghề nghiệp ph ải tuân th ủ m ột quy trìn h , th ủ
tục pháp lý chặt chẽ, m in h bạch và công kh a i.
iv) H àn h v i m ang tín h nghề nghiệp của các chức danh tư

34 ĐẠO ĐỨC NGHỀ IUẬT


pháp có nội dung làm ph át sin h , tha y đổi hoặc chấm dứt các
quan hệ pháp luật. Hệ quá cùa các hành vi này dẫn đến việc ban
hành các văn bản pháp lý có giá t r ị buộc các chu thể khác tôn
trọ n g và th i hành.
v) H oạ t động này có ý nghĩa, mục đích cao cả: nhàm duy trì
công lý , bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,
nhà nước và bảo vệ k ỷ cương, tr ậ t tự xã hội, báo vệ pháp luật.
Theo quy đ ịn h của pháp lu ậ t V iệ t Nam , nghề nghiệp của các
chức danh tư pháp có những đặc điểm sau:

M ộ t là, m ỗi chức danh tư pháp thường được chia th à n h các


cấp (ngạch) theo các căn cứ khác nhau gồm: i) theo cấp hành
chính của cơ quan mà chức danh đó trực thuộc (ví dụ: thẩm
phán, kiể m sát viên dân sự cấp huyện, cấp tỉn h , cấp tố i cao hoặc
th â m phán, k iể m sát viên cấp khu vực, cấp quản khu và tru n g
ương tro n g quân đội); ii) theo phân loại đôi tượng của hoạt động
mà chức danh đó đảm nhiệm (ví dụ: điều tra viên cao cấp, tru ng
cấp, hay sơ câ'p thực hiện).
H a i là, các tiê u chuấn chung mang tín h phổ biến đối với các
chức danh tư pháp gồm có: i) Là công dân V iệ t N am ; ii) Có phẩm
c h ấ t chính t r ị: tru n g th à n h với Tổ quốc; k iê n quyết bảo vệ pháp
chê X H C N ; iii) Có phẩm chất đạo đức tố t, tru n g thực, liê m k h iế t,
khách quan, gương mẫu tro n g việc chấp hành pháp luậ t; iv)
T rìn h độ chuyên môn: đại học lu ậ t; iv) K ỷ năng nghề nghiệp:
qua đào tạo hay bồi dưởng nghiệp vụ tư pháp.

Ba là, ngoài tiê u chuẩn chung th ì m ổi bậc, ngạch chức danh


thư ờng được phân b iệ t bởi các tiê u chuẩn cụ thê như: trìn h độ
chuyên môn, th â m niê n công tác (ví dụ để được bổ nh iệm làm
th ẩ m phán Tòa án nhân dân cấp huyện phải có í t n h ấ t 04 năm
là m công tác pháp lu ậ t; để được bố' nhiệm th ấ m phán Tòa án
n h â n dân cấp tỉn h th ì phải có í t n h ấ t 05 năm là th ẩ m phán
Tòa án nhân dân cấp huyện..); nâng lực quản lý , điều hành
hoặc năng lực nghiên cứu, tồ’ chức và hướng dẫn công việc
chuyên món.

Chương 1. Nghề luột 35


Bôn là, phần lớn các chức danh tư pháp được bổ nhiệm trè n
cơ sở tiê u chuẩn chung đối với m ộ t chức danh và các tiêu chuẩn
cụ thể đối với từ ng ngạch của cùng m ột chức danh (thẩm phán
Tòa án nhân dân các cấp; kiếm sát viên V iệ n k iể m sát nhản dãn
các cấp; điều tra viên sơ cấp, tru n g cấp, cao cáp; chấp hành viê n
của cơ quan th i hành án các cấp; giám đ ịn h viên tư pháp; công
chứng viên...); tro n g số này, có những chức danh bố nhiệm theo
nhiệm kỳ (thẩm phán, hội th ẩ m nhân dân, kiểm sát viên, điều
tra viên thuộc V iện kiể m sát nhân dân...), m ộ t số chức danh khác
bổ nhiệm không th ờ i hạn (lu ậ t SƯ, điều tra viên thuộc các cơ
quan điều tra trừ V iện kiểm sát nhản dân, chấp hành viên, giám
th ị, quản giáo, giám đ ịn h viẽn tư pháp, công chứng viên...).
N ăm là, các chức danh tư pháp phải tuân thủ các chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp được ghi nhận tro n g các quy tắc đạo đức do
các cơ quan có thấ m quyền ban hành, có giá t r ị rà n g buộc đối
với từng chức danh tư pháp tro n g quá trìn h thực th i nhiệm vụ.
Quan điểm chú đạo của Đ ảng và N hà nước V iệ t Nam là xây
dựng đội ngũ cán bộ tư pháp tro n g sạch, vững m ạnh với yêu cầu
“nâng cao tiê u chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp
chuyên m ôn” . Quan điểm này là yếu tô trực tiế p chi phối, quyết
đ ịn h các đ ịn h hướng và giải pháp hoàn th iệ n các tiê u chuẩn chức
danh tư pháp nói riêng, góp phần nâng cao chấ t ỉượng đội ngũ
cán bộ, công chức tư pháp nói chung.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : Có hay không yếu tô k in h doanh


trong nghề lu ậ t (đặc biệt là nghể lu ậ t sư)?

2. M ối quan hệ gỉữa các chức danh tư pháp trong hoợt động


nghề luột
Là m ột loại hình hoạt động của Nhà nước do các cơ quan tư
pháp thực hiện, hoạt động tư pháp bao gồm nhiều hoạt động khác
nhau nhăm giải quyết các tra n h chấp, vi phạm pháp luật; tro ng đó
chiếm vị tr í trung tâm và chu đạo là hoạt động điều tra, tru y tố,

36 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


xét xứ và th i hành án. Mục tiêu chung của hoạt động tư pháp là
thực th i pháp luật, bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền lợi cua Nhà nước,
các tổ chức và công dân, góp phần ổn định và phát triể n xã hội.
K h i thực hiệ n chức năng, nhiệm vụ nêu trê n , các cơ quan tư
pháp và các chức danh tư pháp luôn có môi quan hệ phôi hợp
với nhau. M ối quan hệ phôi hợp này được xác lập và tồn tạ i hợp
lý sè là m ột tro n g những điều kiện bảo đảm cho hiệu quả cua
hoạt động tư pháp. Ngược lạ i, nếu mối quan hệ phôi hợp được
th iế t lậ p không hợp lý sẽ là m cho các cơ quan tư pháp ho ạt động
rờ i rạc, đơn lế hoặc m ấ t tín h độc lập tương đối với nhau.
T ro n g th ờ i k ỳ đồi m ới, đấy m ạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đ ấ t nước hiện nay, yêu cầu khách quan đ ặ t ra là phái tiế n
hành cải cách bộ máy nhà nước, điều chinh phạm vi nội đung
và phương thức hoạt động cúa N hà nước cho phù hợp. Nguyên
tấc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tăn g cường
pháp chè xã hội chu nghĩa phải được đề cao hơn bao giờ hết.
Trong bộ máy nhà nước, các cơ quan tư pháp là công cụ quan
trọ n g cua Đảng và N hà nước tro n g việc thực hiện quyền làm chủ
của nhân dân, bảo vệ các quyền, lợ i ich hợp pháp và chính đáng
của người dân, bảo đảm kỷ cương xâ hội. B ởi vậy, cái cách tư
pháp có vị tr í và ý nghĩa rấ t quan trọng. Điều này bắt nguồn từ
thực trạ n g chung là chấ t lượng công tác tư pháp nói chung chưa
ngang tầ m với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễ n ; còn nhiều trường
hựp bổ lọ t tộ i phạm, làm oan người vô tộ i, vi phạm các quyền tự
do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp.
T rong hoạt động xét xừ các vụ án, mỗi chức danh tư pháp
thực hiện các hoạt động tố tụng khác nhau, tuy nhiên giữa chúng
có mối quan hệ n h ấ t định. M ối quan hệ này được thể hiện cụ thể
tro n g quy trìn h thu tục tố tụng: Thẩm phán, hội thẩm nhân dân
độc lập và chỉ tuân theo pháp lu ậ t tro ng việc căn cứ chủ yếu vào
k ế t qua tra n h tụng tạ i phiên toà, trê n cơ sở xem xét đầy đủ, toàn
d iệ n các chứng cứ, ý kiến cua kiể m sát viên, của lu ậ t sư, người
bào chữa, các bị cáo hay đương sự của vụ án, người làm chứng, và

Chương ไ. Nghể luột 37


những người tham gia tố tụng khác đế ra phán quyết đúng pháp
luậ t, có sức thu yết phục và tro n g th ờ i hạn pháp luậ t quy địn h.
Theo quy đ ịn h của pháp lu ậ t V iệ t Nam , Toà án là cơ quan
xét xử đuy n h ấ t của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa V iệ t Nam .
N h iệ m vụ xét xử được giao trực tiế p cho thấm phán và hội thẩ m
nhân dân. Thông qua hoạt động xé t xử, thẩ m phán trực tiế p góp
phần vào việc thực th i và bảo vệ pháp luậ t, tâ n g cường pháp
chế, xử ỉý nghiêm m in h , k ịp th ờ i m ọi vi phạm pháp lu ậ t nhằm
thực hiện và bảo vệ các quyền tự do dân chủ và lợ i ích hợp pháp
cúa công dân, đồng th ờ i ngăn ngừa mọi sự tùy tiệ n , lạm quyền
từ phía cơ quan và cán bộ viên chức nhà nước, ngăn ngừa h iệ n
tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ ỉuật k ỷ cương, bảo đảm hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của N hà nước.
Theo quan điếm khoa học pháp lý th ì nguyên tắc thẩm phán
độc lập và chỉ tuân theo pháp luậ t là tiề n đề nền tảng của tư pháp
tro ng nhà nước pháp quyền. Thám phán phải được độc lập không
những về m ặt hoạt động tư pháp mà còn cả về nhân cách. Sự độc
lập tư pháp phải được xác địn h gồm hai th à n h tố quan trọng: độc
lập cá nhân và độc lập về thế chế. Độc lập cá nhân hàm chứa việc
khòng chịu sự tác động của bất kỳ yếu tố bên ngoài nào tớ i thẩm
phán. Độc lập về thể chế được bảo đám nếu cơ quan hành pháp
không can th iệ p m ột cách trực tiếp vào các hoạt động tư pháp. Các
thẩm phán phải cố gấng đế đạt được cả hai m ặ t cua độc lập tư
pháp trong hoạt động nghề nghiệp của m ình và không ngừng đấu
tra n h bảo vệ sự dộc lập đó. Vấn đề này sẽ được thế 1า1?ฑ cụ thể
hơn tro ng Chương I I I của Giáo trìn h này.
Thẩm phán và tòa án cần thấu hiểu rằng, chế độ dân chủ
thực sự chỉ có th ể đ ạ t được bằng việc quan tâm tớ i sự cân bằng
giữa lợ i ích đa số và các quyền th iể u số. T hẩm phán là m ộ t phần
cua nhân dân, có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề của đ ấ t nước
và phải am hiểu tôn giáo, tru yề n thố ng văn hóa và xã hội. Trong
k h i cân bằng nhu cầu th a y đổi với việc duy t r ì những điều đang
tồn tạ i, thẩ m phán phải cố gắng lấ p đi khoảng trố n g giữa đời
sống và lu ậ t pháp.

38 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Trong N hà nườc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, sự tham gia
của nhân dân vào ho ạt động xé t xử là m ột h ìn h thức bảo đảm
tín h dân chủ và công khai tro n g hoạt động tư pháp. Tuy nhiên,
có ý kiế n cho rằng việc tham gia của H ội th ẩ m nhân dân vào
H ội đồng x é t xử sơ thẩ m ở V iệ t Nam còn mang tín h h ìn h thức
và dễ làm cho vụ án được xét xử không chính xác do hội thẩm
không có chuyên môn sâu về pháp lý . ơ nhiều nước, chế độ Bồi
thẩ m đoàn (bao gồm các công dân) th a m gia g iả i quyết các vụ
án h ìn h sự chính là sự thể hiện ý chí cúa nhân dân tro n g hoạt
động xét xử. N hư vậy, việc tham gia của Hội thẩm nhân dán ở
V iệ t Nam là cần th iế t, nhưng cần phải có biện pháp nâng cao
hiệu quá hoạt động của chức danh tư pháp này. Là người cùng
làm việc với hội th ẩ m nhân dân tro n g hội đồng xét xử, thẩm
phán có trá c h nhiệm giúp đỡ bồi dưỡng cho các hội thẩ m kiến
thức pháp lý và k in h nghiệm chuyên môn tro ng xét xử, góp
phần làm giảm th iể u tín h không chính xác và hiệu quả hoạt
động của hội thẩ m nhân dân.
Theo quan niệm tru yề n thống, lu ậ t sư được coi là m ột nghề
với “ sứ m ệnh” cao cả là bảo vệ quyền con người góp phần bảo vệ
công lý , công bàng xã hội. Trong thực tế, hành nghề lu ậ t sư
thường gắn rấ t ch ặ t với hoạt động tư pháp mà trọ n g tâm là hoạt
động xét xử của tòa án. Đó là điểm khác cơ bản giữa lu ậ t sư với
những người hoạt động nghề lu ậ t khác như chuyên gia pháp lý
hay lu ậ t gia. Cũng chính vì vậy mà nhiều nước trê n th ế giới
tro n g đó có V iệ t Nam coi lu ậ t sư là m ột hoạt động “ bổ trợ tư
ph áp” . H oạt động tích cực cua đội ngũ lu ậ t sư tro ng khuôn khổ
lu ậ t đ ịn h giú p thẩ m phán và những người tiế n hành tố tụn g
khác làm rõ sự th ậ t khách quan cua vụ việc, bảo đảm xét xử
đúng người, đúng tộ i, đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền,
lợ i ích hợp pháp cho bị can, bị cáo và các đương sự khác, đồng
th ờ i cũng giúp thẩ m phán và những người tiế n hành tố tụng
khác sửa chữa các sai lầm , k h u y ế t điểm - nếu có, th ô n g qua đó
góp phần bảo vệ và tăn g cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
H oạt động của kiểm sát viê n (đại diện cho V iện kiểm sát
nhân dân) là kiể m tra , giám sát việc tuân thủ pháp lu ậ t của tấ t

Chương ไ. Ngbể luột 39


cả các cơ quan nhà nước, các tố chức nghề nghiệp, tô chức xã hội
và của công dân. H oạ t động kiểm sát có mối quan hệ biện chứng,
hữu cơ với hoạt động thực hành quyền công tố, bảo đảm cho hoạt
động thực hành quyền công tô đúng tộ i, đúng người, đúng pháp
lu ậ t và g iả i quyết các vụ, việc dân sự đúng pháp luật. K in h
nghiệm nước ngoài cho th ấ y, bên cạnh việc thực hà nh quyền
công tố, cơ quan công tố /kiế m sát các nước đều có v ị trí, vai trò
n h ấ t đ ịn h tro n g lĩn h vực dân sự, thương m ại. Ớ V iệ t Nam , chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp lu ậ t của V iện kiể m sát tro n g
việc giả i quyết các vụ việc dân sự cũng đã từng được khẳ ng đ ịn h .
Trong điều kiệ n tăn g cường mở rộ ng dân chú tro n g hoạt
động x é t xử của Tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp,
V iệ t Nam cũng như nhiều nước trê n th ế giớ i đả đề ra những
nguyên tắc chủ đạo bao gồm: i) Bảo đảm quyền b ìn h đẳng cho
các bèn tham gia tố tụng; ii) Việc xét xử vụ án p h ả i cóng kha i,
m in h bạch; iii) Tạo điều kiệ n tố t n h ấ t đê’ lu ậ t sư tha m gia tố
tụng; iv) Bảo đảm cao n h ấ t quyền tự bảo vệ của đương sự; v) Các
phán quyết của tòa án phải công kh a i; và v i) Đ ảm bảo quyền
khiếu nại cua đương sự. Pháp lu ậ t V iệ t Nam đã có những quy
phạm pháp lu ậ t làm nền tán g cho dân chủ hóa h o ạ t động của
các cơ quan tiế n hành tô tụn g và người tiế n hành tô tụng, bao
gồm cả th ẩ m phán và hội thẩ m nhân dân. Theo phương hướng
cải cách tư pháp, tin h th ầ n dân chủ tro n g hoạt động xét xử cua
tòa án được th ể hiện trê n những kh ía cạnh sau:
- T h ứ nhất, bảo đảm thực hiệ n dân chủ tro n g ho ạt động của
các cơ quan tiê n hành tố tụ n g và của người tiế n h à n h tô tụng.
- T h ứ hai, việc bảo đảm thực hiệ n dân chủ đối với người
tham gia tố tụng, đặc b iệ t là lu ậ t sư, người bảo vệ quyền, lợ i ích
hợp pháp của đương sự tro n g vụ án dâm sự, lu ậ t sư và bị cáo
tro n g vụ án h ìn h sự.
- T hứ ba, đảm bảo dân chủ tro n g tố tụ n g bằng việc nâng cao
trìn h độ của những người làm công tác xé t xử (th ẩ m phán, hội
thẩ m nhân dân) với vai trò là người điều h à n h tra n h tụng, là
người “ cầm cân nảy mực” và “ thực th i công lý ” .

40 đạo Đứ c n g h ề l u ậ t
Việc mở rộ ng tra n h tụ n g cũng là m ột tro n g những biểu hiện
của cơ chế dàn chú tro n g hoạt động tư pháp V iệ t Nam . H oạt
động tra n h tụ n g tro n g quá trìn h g iả i quyết các vụ án ở V iệ t Nam
có nhiều n é t đặc thù. Trong tô tụn g hìn h sự, hoạt động tra n h
tụ n g chỉ diễ n ra tro n g các phiên tòa với việc các bên tra n h tụng
* bên buộc tộ i và bên gỡ tộ i, gồm V iện kiểm sát, lu ậ t sư của các
bèn và bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự yêu cầu bồi
thường th iệ t h ạ i và đại diện của họ... - trực tiế p đôi đáp với nhau.
Khác với tố tụ n g hình sự, tra n h tụn g tro n g tố tụn g dân sự diễn
ra kế từ k h i Tòa án thụ lý vụ án và giửa các bên hoàn toàn bình
đẳng tro n g quá trìn h này. Các bên đương sự đưa ra các chứng
cứ, lập luận bảo vệ quan điểm cua m ình và bác bỏ quan điểm cua
đôi phương. T rong suốt quá trìn h tô tụng đó, thẩm phán không
trự c tiế p tha m gia với tư cách là m ột bên song đóng vai trò là
người đại d iệ n cho nhà nước thực th i công lý , trọ n g tà i hướng
dẫn các bên đương sự tro n g việc thực hiện quyền tra n h tụng
đúng pháp lu ậ t. Thông qua k ế t quá tra n h tụng, thẩm phán đánh
giá các tìn h t iế t khách quan của vụ án, các chứng cứ, lậ p luận
cua mỗi bên, trê n cơ sở đó căn cứ vào quy địn h của pháp lu ậ t để
ra phán quyết giải quyết vụ án.
Sau k h i hoạt động xét xử k ế t thúc, phán quyết của Tòa án
tro n g việc g iá i quyết các vụ án cần được th i hành đê đảm bảo
thực hiện quyền và nghĩa vụ cua các chú thế có liê n quan đến
vụ việc. N hư vậ y, thi h à n h á n là giai đ o ạ n tiế p nối CUCH c ù n g của
quá trìn h tô tụng. Theo quy đ ịn h của pháp lu ậ t V iệ t Nam, hoạt
động này m ang tín h chấ t hành chính - tư pháp, đo cơ quan th i
hà nh án thuộc hệ thố ng quản lý của C hính phủ thực hiện. Châp
hà nh viên là người được giao nhiệm vụ th i hành các bản án,
quyết đ ịn h có hiệu lực pháp luật, được th i hành theo trìn h tự,
th ủ tục lu ậ t đ ịn h . T rong hoạt động th i hành án dân sự, Chấp
hà nh viên có các nhiệm vụ và quyền hạn n h ấ t đ ịn h nhằm đảm
bảo cho việc bản án, quyết đ ịn h cua Tòa án đã có hiệu lực được
th i hành, bảo đảm quyền, lợ i ích hợp pháp và nghĩa vụ của các
bên liê n quan tro n g vụ án.

Chương ไ. Nghề luột 41


H o ạ t động công chứng dược xem là m ộ t vị t r í quan trọ n g
đáng tin cậy tro n g việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các quan
hệ giao dịch tro n g đời sống xã hội của cá nhân và tổ chức. N ghề
ng h iệ p của còng chứng viê n có tín h ch ấ t đặc th ù riê n g . N goài
n h ữ ng quy đ ịn h chung của pháp lu ậ t đối với công chức nhà nước,
công chứng viên còn có n h iệ m vụ, quyền hạn và phải chịu sự
điều c h in h rà n g buộc đ ô i với các quy đ ịn h của vãn bàn pháp lu ậ t
về c ô n g chứng. B èn cạnh đó, tro n g bôi cảnh dời sống k in h tế -
xã hội n h iề u biế n động của th ờ i kỳ hội nhập k in h tế quốc tế,
ngày càng có nhiều giao dịch phức tạ p vớ i nhiều lo ạ i g iấ y tờ có
nhu cầu cần công chứng. Do đó, cần p h ả i có m ộ t đội ngũ công
chứng v iê n có phẩm ch ấ t đạo đức tố t, giỏ i về chuyèn m ôn,
n g h iệ p vụ và nắm vững pháp lu ậ t.
H o ạ t động tư pháp là h o ạ t động quyền lực của N h à nước,
được thực h iệ n bởi cơ quan tư pháp và các cán bộ tư pháp. K h i
thực h iệ n m ộ t công việc cụ th ế thuộc lĩn h vực h o ạ t động tư pháp,
cán bộ tư pháp có th ê độc lậ p và cũng có th ế p h ả i ph ối hợp với
đồng nghiệp. M ố i quan hệ ph ôi hợp giừa các chức danh tư pháp
trước h ế t th ế h iệ n tro n g quan hệ ph ối hợp giửa những th à n h
viên tro n g cùng m ộ t đơn v ị, giúp công việc được tiế n h à n h
n h a n h chóng và có c h ấ t lượng. T ro n g công việc, các chức danh
tư pháp còn có m ối quan hệ về tô' tụ n g hay về hà nh ch ín h với
lã n h đạo, người quản lý . Do đặc th ù của công tác tư pháp khô ng
có tín h c h â t hoạch đ ịn h trư ớc theo kê hoạch như công tác hành
ch ín h , nếu cán bộ tư pháp kh ô n g có th á i độ tu y ệ t đối tu á n thủ
sự phản cóng, phân n h iệ m của lã n h đạo tấ t yếu dần tớ i tìn h
trạ n g vụ việc ách tắc, k h ô n g được g iả i qu yết đúng hạn lu ậ t đ ịn h .
X é t từ k h ía cạnh hiệu quả của công việc, m ỗi cơ quan tư pháp,
cán bộ tư pháp có v ị tr í, va i trò k h á c nhau. Nếu m ỗi chức danh
tư pháp ý thức được trá c h n h iệ m , n g h ĩa vụ của m ìn h th ì guồng
m áy tư pháp sẽ chuyển động n h ịp n h à n g và có khả năng đ ạ t
hiệu quả cao. Để ho ạt động tư pháp có hiệu quả, sự phôi k ế t hợp
giữa các cơ quan và cán bộ tư pháp tro n g phạm v i lu ậ t đ ịn h là
r ấ t cần th iế t. Quan n iệ m “ việc tô i tô i là m , việc anh anh là m ” sẽ
là m phức tạ p và kéo d à i quá tr ìn h g iả i qu yết các tra n h chấp, vụ

42 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


án, kh ô n g k ịp th ờ i khắc phục hậu quả đã xảy ra, là m giảm hiệu
quả là n h m ạnh hoá các quan hệ xã h ộ i, th ú c dẩy quá tr ìn h thực
hiệ n các nh iệ m vụ k in h tế, c h ỉn h t r ị, xã hộ i của N hà nước.
Bên cạnh quan bệ ph ối hợp, quan hệ chế ước giữa các cơ
quan và cán bộ tư pháp được thực h iệ n th ô n g qua việc m ộ t cơ
quan hay cán bộ tư pháp được quyền k iề m tra , g iá m sát, phủ
n h ậ n quyết đ ịn h của cơ quan, cán bộ tư pháp kh á c hoặc yêu cầu
thực h iệ n m ộ t công việc nào đó nhằm tạo ra cơ chế đối trọ n g ,
giám sát lẫn nhau để hạ n chế hoặc khắc phục sai lầ m đã hoặc
sẽ xảy ra.
N h ư vậy, h o ạ t động nghề n g h iệ p của các chức danh tư pháp
kh ô n g riê n g b iệ t, độc lậ p mà tr á i lạ i luôn có m ối liê n hệ m ậ t
th iế t, gắn bó với nhau tạo th à n h m ộ t th ể th ố n g n h ấ t tro n g
khuôn khố thực th i quyền lực nhà nước tro n g các lĩn h vực lập
pháp, hà nh pháp và tư pháp. Các h o ạ t động này được xây dựng
và thực hiện trê n nền tả n g tư tư ởng pháp lý tiê n tiế n của n h â n
loại: công bằng, nh ân đạo, dân chủ và pháp chế. Đ ầy kh ô n g chỉ
là mục tiêu, đ ịn h hướng cợ bản tro n g h o ạ t động thực tiễ n của
các chức danh tư pháp, mà còn là tiê u chuẩn, nguyên tắc của
N hà nước pháp quyền n h ằ m hướng tớ i lợ i ích chung cho toà n xã
hội. T rong đó, ho ạt động tư pháp “p h á i ngăn ngừa có h iệ u quả
và x ử lý k ịp th ờ i, nghiêm m in h các lo ạ i tộ i ph ạm h ìn h sự, đặc
biệt là các tộ i xâm p h ạ m an n in h quốc gia, tộ i tha m n h ă n g và
các lo ạ i tộ i phạm có tổ chức; bảo vệ tr ậ t tự, kỷ cương; bảo đảm
và tôn trọ n g quyền d â n chủ, quyền và lợ i ích hợp p h á p của các
tổ chức và công dân ”.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : H o ạ t độ ng nghề nghiệp của các


chức da nh tư p h á p được đ ả m bảo thự c h iệ n dự a trê n
nhữ ng yếu t ố / cơ sở nền tả n g nào?

3. Các chữc đanh tư pháp và vốn đề đạo đức nghề luật


Đạo đức là m ộ t h ìn h th á i ý thức xã hội, là tổ n g hợp nhừng
nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chín h và đánh

Chương 1. Nghề fuột 43


giá cách ứng xử của con người trong quan hệ giữa con người với
con người, giữa cá nhân và xã hội. Phù hợp với quan niệm chung
về đạo đức xả hội - ỉà những quan niệm nhằm hướng tớ i chân,
th iệ n , mỹ - đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp là
tổng hợp những yếu tô' đế giúp các chức danh tư pháp tro n g hoạt
động nghề nghiệp của m ình xác định được chán, th iệ n , m ỹ đế báo
vệ m ột tr ậ t tự do lu ậ t định. H oạt động cùa thẩm phán, kiếm sát
viên, lu ậ t sư, chấp hành viên... luôn gắn liề n với mục tiê u của các
cơ quan tư pháp. Các mục tiê u này đạ t được không chỉ bằng hệ
thống quy phạm, chế tà i của Nhà nước mà còn bằng sức m ạnh
của đạo đức tư pháp. Đạo đức tư pháp là “ tập hợp các quan điểm ,
tư tướng 1 nhận thức của m ột người, một tập thể, m ột dân tộc về
hoạt động tư pháp cùng như về m ột nền cống lý xã h ộ i’" .
Biểu tượng đạo đức tư pháp tập tru n g cao n h ấ t ở đạo đức
nghề nghiệp của chính những người cầm cân náy mực và thực
hiện các nhiệm vụ tư pháp. Đế vượt qua thách thức nghề nghiệp,
họ phải tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho chính m ình, dày công
phấn đấu đê' xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. N hữ ng
phân tích sâu về quan niệm , kh á i niệm về đạo đức nghề lu ậ t
được thể hiệ n rõ hơn tạ i Chương II.
Trong thư gửi H ội nghị tư pháp toàn quốc th á n g 02/1948,
Chủ tịc h Hồ Chí M in h v iế t: uT ư pháp là m ột cơ quan trọ n g yếu
của C hinh phú, cho nên càng p h ả i có tìn h th à n h đoàn kết, hợp
tác chặt chẽ với các cơ quan khác, đế trá n h những m ối xích mích
lẫ n nhau, nó có th ể vì lợ i quyền nhỏ và riê n g mà h ạ i đến quyền
lợ i to và chung cho cả tư pháp và hành chính"*'.
P hát biểu tạ i H ội nghị cán bộ tư pháp năm 1949, Hồ Chủ
tịc h khẳng định: “X ét xử đú ng là tốt nhưng nếu không p h ả i xét

Phan Hữu Thư, Văn hoá tư pháp và đạo đức người thẩm phán, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 2/1996, tr. 4.
,s' Xem: Hồ Chí Minh và pháp chế, Hội luật gia V iệ t Nam, thành phố Hồ
Chí M inh, 1985, tr. 86, 87, 90, 91.

44 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


xử th ì càng tấ t hư n’"'. T ạ i H ội n g h ị học tậ p của cán bộ ngành
tư pháp năm 1950, Người cũng đã nói: “ ...T ron g công tác xứ án
p h ả i còng bàng, liê m kh iế t, tro n g sạch. N h ư thể củng chưa đủ.
K h ô n g th ể chí hạn chế hoạt động của m in h tro n g khu ng tòa
án...
Từ nhửng lời dạy của Chủ tịc h Hồ Chí M in h , việc kiệ n toàn
và nâng cao chấ t lượng các hoạt động tư pháp luôn trở th à n h đòi
hỏi lớn tro n g quá trìn h xây dựng N hà nước V iệ t Nam pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quá trìn h này, yêu cầu chú đạo
là đảm bảo tín h công m inh, khách quan và tín h độc lập, giám
sát lẫn nhau ớ từng khâu cùa tiê n trìn h tố tụng và từng cấp xét
xử: điều tra , tru y tố, xé t xử, th i hành án; đảm bảo công m inh ,
chông oan sai; nâng cao năng ỉực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp trá ch nhiệm chính t r ị - pháp lý của cán bộ tư pháp. Bởi
vì, như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội V iệ t Nam, không thể
nói đến m ột nhà nước pháp quyền thực sự cúa dân, do dân và vì
dân nếu vẩn còn nhiều người dân phái chịu oan ức, bất công,
hoặc tín h mạng, tà i sán và danh dự của họ bị xâm hạ i bởi những
quyết đ ịn h không công bằng, tr á i lu ậ t cùa cơ quan tư pháp, tro n g
đó có các bản án, quyết đ ịn h của Tòa án.
N ghề nghiệp của các chức danh tư pháp là m ột nghề đặc thù
- v in h quang nhưng cũng đầy thách thức. Người ta đã khẳng
đ ịn h rằ n g cán bộ tư pháp là những chiến sĩ trê n m ặ t trậ n dánh
giặc nội xâm. N hiệm vụ của họ chỉ có thể thực hiệ n tố t, có hiệu
quả k h i họ là người “ vừa hồng vừa chuyên” . K iến thức chuyên
môn nghiệp vụ chỉ có thế được p h á t huy k h i mồi cán bộ tư pháp
có đạo đức nghề nghiệp; tin h th ầ n trá ch nhiệm cao; tín h k iê n
quyết tro n g đâu tra n h với v i phạm và tội phạm; đức h i sinh cao
cả và lòng nhân ái, đoàn kết... Đây là yếu tố cần có tro n g mỗi
điều tra viên, thẩm phán, lu ậ t sư, kiểm sát viên, chấp hành
viên... giúp họ đứng vững trê n trậ n tuyến ciia m ình, không bị gục

Xem: Hồ Chi M inh và pháp chế, Sđd, tr. 86, 87, 90, 91.
Xem: Hồ Chí M inh và pháp chế, Sđd, tr. 86, 87, 90, 91.

Chương 1. Nghề luật 45


ngã trước những “ v iê n đạn bọc đường” của ke th ù , dũng cảm đấu
tra n h vì công lý .
N ghề th ẩ m ph án là m ộ t nghề cao quý cũng là m ộ t nghề đặc
b iệ t tro n g xả hội. M ỗ i phán quyết của th ẩ m phán đều có ảnh
hưởng trự c tiế p tớ i quyền, nghĩa vụ th ậ m chí là sinh m ạng của
con người, đồng th ờ i trự c tiế p ảnh hưởng đến tín h công bằng,
nghiêm m in h cua pháp lu ậ t. Do đó, phấm ch ấ t đạo đức có th ể
coi là tiê u chuẩn đầu tiê n và là gốc cua người th ẩ m phán, bởi vì
phẩm c h ấ t đạo đức của th ẩ m ph án gắn liề n với hoạt động x é t
xử. N guyên tắc tố tụ n g “ chỉ tuân theo pháp lu ậ t” đã được ấn
đ ịn h , tuy n h iê n tro n g thực tế người ta còn kh ẳ n g đ ịn h rằ ng
th ẩ m phán còn ph ải x é t xử theo lương tâ m . Cơ sở của việc xét
xử theo lương tâm là ở chỗ các đạo lu ậ t cũng như những quy đ ịn h
cua lu ậ t do các cơ quan lậ p pháp ban hà n h ra không thế dành
riê n g cho từ ng trư ờ n g hợp cụ th ể ; nên người “ cầm cân nấy mực”
ph ái áp dụng lu ậ t cho từ ng trư ờn g hợp cụ thế' m ộ t cách lin h
hoạt, m ềm dẻo, “ có lý có tìn h ” . H o ạ t động x é t xử theo lương tâm
của th ẩ m phán sẽ khỏa lấ p được sự th ô th iể n , cứng nhắc của
pháp lu ậ t. K iể u x é t xử này hoàn toàn kh ô n g vi phạm nguyên tắc
độc lập chỉ tu â n theo pháp lu ậ t; b ở i ch ín h cơ chế độc lậ p và tu â n
theo pháp lu ậ t đã cho phép th ẩ m phán kh ô n g áp dụng lu ậ t pháp
m ộ t cách m áy móc cho những trư ờ n g hợp có thể dẫn đến hiệu
quả xâu, chứ kh ô n g p h ả i là bản th â n điều lu ậ t sai.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : A n h (chị) cỏ n h ấ t t r í với quan


điể m nêu trê n k h ô n g ĩ Đ ể tìm câu trà lời, hãy liê n hệ
với quy tắc dộc lậ p và chỉ tu â n theo pháp luậ t, tạ i
mục... Chương H I.

K h i bàn về đạo đức nghề n g h iệ p lu ậ t sư tro n g bôi cẩnh nền


k in h tế th ị trư ờ n g , có n h iề u cách n h ậ n thứ c và quan n iệ m khác
nhau. P hần n h iề u các ý k iế n đều quan n iệ m lu ậ t sư có nh iệm
vụ bảo vệ các quyền và lợ i ích hợ p p h á p cho kh á ch h à n g của
m ìn h đồng th ờ i v ớ i n h iệ m vụ bầo vệ p h á p chế xã hội chủ
n g h ĩa , tô n trọ n g sự th ậ t và p h á p lu ậ t. H a i n h iệ m vụ trê n

46 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


kh ô n g mâu th u ẫ n với nhau, t r á i lạ i gấn bó hửu cơ vớ i nhau.
Tuy n h iê n , có quan đ iể m lạ i cbo rằ n g sứ m ạ ng cao cả và th iê n g
liê n g của lu ậ t sư là bênh vực và bảo vệ kẻ yếu. “ Kẻ yếu” ở đây
được h iể u là “ người dân tro n g quan hệ với cơ quan công quyền,
người kém hiếu b iế t hơn tro n g quan hệ với người hiể u b iế t hơn,
người nghèo hơn tro n g quan hệ với người già u h ơ n ..” . Quan
niệ m như trê n kh ô n g đung tro n g chế độ N hà nước xã h ộ i chủ
n g h ĩa dãn chủ và n h â n đạo, bởi N hà nước luôn coi trọ n g quyền
của con người, kh ô n g th ể coi người dân là n h ữ ng “ kẻ yếu” tro n g
xã hộ i. H ơn th ế nữa, sự gắn bó của nghề n g h iệ p lu ậ t sư với số
phận của con người, b ấ t lu ậ n tro n g trư ờ n g hợp nào, cùng được
coi là sự k ế t nô i tự n h iê n , m ang tín h bản ch ấ t. N ghề n g h iệ p
lu ậ t sư, vì th ế , k h ô n g đơn th u ầ n m ang tín h dịch vụ mà trư ớc
h ế t là nh ằm đáp ứng nhu cầu c h ín h đáng của người dân cần
được sự trợ giúp về m ặ t pháp lý .

C à u h ỏ i th ả o lu ậ n : Đặc điểm nghề nghiệp của lu ậ t


sư có ản h hưởng nh ư th ể nào đến việc h ìn h th à n h và
duy trì các quy tác đạo đức của lu ậ t sư? Đ ế tìm câu trá
lờ i, hãy liê n hệ với n ộ i d u n g tương ứng của Chương V.

M ỗ i việc tra n h chấp tro n g đờ i sống hay m ộ t vụ án trước tòa


đều có nguyên cớ riê n g của nó, n h ấ t là tro n g điều k iệ n có những
khoảng cách khô ng tương th íc h giữa pháp lu ậ t và đời sông. V ì
th ế , th ẩ m phán, lu ậ t sư hay người làm nghề lu ậ t nào khác k h i
tiế p cận vụ việc phải quan tâ m đến bối cảnh và nguyên nhân
nảy sin h sự việc, các yếu tô tác động đến việc xác đ ịn h sự th ậ t
khách quan của vụ việc. T ro n g m ôi trư ờ n g k in h tế - xâ h ộ i phức
tạ p và nhiều góc cạnh như h iệ n nay, vấn đề chính là cần có được
m ôi trư ờn g pháp lý an toàn cho h o ạ t động của các cá nh ân, tổ
chức, doanh nghiệp. Có m ộ t thực tê kh ô n g dễ phú nhận được là
pháp lu ậ t vẩn còn những điể m yếu, “ góc khuâV’ nên nhiều k h i
kh ô n g bảo vệ được người ngay tìn h hoặc trở th à n h sợi dây tró i
tro n g quá trìn h tim sự th ậ t khách quan cúa vụ việc. T ro n g bôi
cảnh đó, những người hà nh nghề lu ậ t - đặc b iệ t là các chức

Chương 1. Nghề luột 47


danh tư pháp - hơn ai h ế t phải bằng lương tâ m và bản lĩn h
nghề ng hiệp cua m ìn h bảo vệ được tố i đa lợ i ích chính đáng của
người dân tro n g các quan hệ pháp lu ậ t.
Thực tê đã chứng m in h , tro n g m ộ t xâ hội mà giữa ph áp
lu ậ t và cuộc sông còn có nhừ ng k h o ả n g cách vô hìn h, giá t r ị
cúa n iề m tin ở người dân vào lu ậ t pháp, vào cơ quan công
quyền sẽ phụ thuộc vào c h ín h nh ữ ng người “ cầm cân nả y m ực” .
B ởi nếu lu ậ t ph áp đã “ vô tìn h ” , người “ cầm cân nả y mực” cũng
vô tìn h th ì ỉàm sao lu ậ t pháp có th ể là h iệ n th â n của công l ý 5
là thước đo bảo vệ lẽ p h ả i. N gười thự c th i pháp lu ậ t kh ô n g th ể
chỉ áp dụng các vãn bản quy p h ạ m ph áp lu ậ t đã có sẩn m ộ t
cách th u ầ n tu ý , g iả n đơn mà còn p h ả i m ang theo tro n g h o ạ t
động nghề n g h iệ p của m ìn h m ộ t tr á i tim nhân hậu, m ộ t lương
tâ m nghề n g h iệ p đú ng đắn, đế đảm bảo rằ n g lu ậ t pháp sẽ tr ở
về v ớ i ý n g h ĩa đầy đu n h â t của nó. Đ ây chín h là cáỉ cao câ,
đáng quý nhưng cũng đầy khó k h ă n , th á c h thứ c đôi với th ẩ m
phán, k iể m s á t v iê n , lu ậ t sư và các chức danh tư pháp khá c.
V ậ y nên m ớ i có n h ậ n đ ịn h rằ n g , ngoài lu ậ t pháp do nhà nước
ban h à n h th ì tro n g cuộc sông còn có m ộ t lo ạ i lu ậ t khác có
phạm v i cao rộ n g hơn, đó ch ín h là “ lu ậ t” của đạo đức và lương
tâ m * n h â n danh lương t r i và phẩm giá của con người mà đấu
tra n h vì con người, bảo vệ lẽ p h ả i.
H o ạ t động nghề n g h iệ p của các chức danh tư pháp, vớ i
nh ừ ng đặc trư n g và yêu cầu riê n g có theo khu ôn k h ổ đo lu ậ t
đ ịn h , có vai trò quan trọ n g tro n g việc i) g iả i quyết cậc tra n h
chấp, đâu tra n h phòng chống và xử lý v i phạm pháp lu ậ t, duy
t r ì t r ậ t tự, k ỷ cương đ ấ t nước, bảo đảm an n in h , an toà n cho
xả h ộ i; ii) bảo đảm công bằ ng trư ớ c ph áp lu ậ t và duy t r ì công
lý , i i i ) bảo đảm cho m ọ i người dân tô n trọ n g pháp lu ậ t và p h á t
huy dân chủ tro n g đ ờ i sông xã h ộ i và tro n g quản lý nhà nước.
H ơn b ấ t kỳ nghề n g h iệ p nào khác, th ấ m phán, k iể m sát v iê n ,
lu ậ t sư, chấp h à n h v iê n , công chứng viên... những người h à n h
nghề lu ậ t được giao trọ n g trá c h tro n g lĩn h vực tư pháp luôn
liê n quan đến sô p h ậ n , danh dự, n h â n ph ẩm , tà i sản của con

48 ĐẠO ĐỨC NGHỀ IUẶT


người cũng như lợ i ích cùa quốc gia, luôn p h á i đôi m ặ t với
nh iều th á ch thức. Đê làm trò n bốn ph ận và trọ n g trá c h được
giao, họ p h ả i tra u dồi n g h iệ p vụ chuyên môn và tu dưỡng đạo
đức nghề nghiệp. Là m ộ t th à n h v iê n tro n g xã h ộ i, ngoài h o ạ t
động nghề nghiệp , họ cũng th a m gia vào n h iề u quan hệ xả hội
khác. V ì th ế , đế vư ợt qua nhữ ng th á c h thức từ c h ín h m ôi
trư ờ n g xã hội đó, họ p h ả i dũng cám và k iê n đ ịn h đê thực h iệ n
được nguyên tắ c “ phụng còng, th u pháp, chí công vỏ 1๙’ tro n g
h o ạ t động nghề nghiệp,

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : Đặc điếm hoạt động nghề nghiệp


của các chức danh tư pháp có ản h hướng nh ư thê nào
đến việc h ìn h thành các quv tắc nghề nghiệp và quy tắc
đạo đức cúo các chức danh này? H ã y liê n hệ với nộ i
dung các chương tiế p theo của Giáo trin h này để tỉm
câu trá lờ i m ột cách toàn diệ n và hợp lý n h ấ t?

Thực tiề n hoạt động nghề nghiệp của các chức danh tư pháp
ơ V iệ t Nam tro n g th ờ i gian qua đã cho th ấ y rằ n g bên cạnh
những yếu tô tích cực th ì cũng còn đây đó những biểu h iệ n của
h iộ n tượng đạo đức nghề nghiệp sa sút. v ề m ặ t chủ quan, tìn h
trạ n g này b ấ t nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Cá nhân các chức danh tư pháp chưa ý thức được đầy đủ
về yêu cầu đạo đức nghề nghiệp, ứng xử nghề n g h iệ p tro n g k h i
hành nghề.
- Các cơ quan, tổ chức còn coi nhẹ công tác bồi dưỡng về
phẩm ch ấ t chính t r ị, đạo đức cho các th à n h v iê n , chưa giám sát
ch ặ t chẽ và xử lý ng h iê m túc, dứt điểm các hành vi vi phạm của
các chức danh tư pháp.
- N hiều biểu h iệ n sai lệch của các chức danh tư pháp tro n g
hà nh nghề được dư luận, báo chí phản ánh nhưng kh ô n g thuộc
phạm vi pháp lu ậ t điều chỉnh, tro n g k h i chưa có quy chế đạo đức
nghề nghiệp áp dụng cho các chức danh tư pháp.
Về m ặ t khách quan, các biểu h iệ n sa sút đạo đức nghề

Chương ใ. Nghề luật 49


nghiệp có thê b ắ t nguồn từ: i) quan điểm , th á i dộ chưa đúng của
m ộ t bộ phận công chúng, m ộ t sô cơ quan, tố chức đôi với các
chức danh tu' pháp, đặc b iệ t là đối với các biểu h iệ n vi phạm đạo
đức của các chức danh tư pháp; ii) quy đ ịn h pháp lu ậ t về tố chức,
hoạt động của các chức danh tư pháp còn có nhiều th iế u sót, hạn
chế tạo m ôi trư ờ n g và điều k iệ n p h á t sin h những tiê u cực về đạo
đức tro n g ho ạt động cua các chức danh tư pháp.
Đạo đức nghề n g h iệ p k h ô n g p h ả i là cái có sẩn và b ấ t b iế n
mà cần được đào tạo, bồi dường h à n g ngày. V iệc đào tạo, bồi
dường đạo đức nghề n g h iệ p là có th ể thự c h iệ n được th ô n g qua:
i) bồi dưỡng và rè n luyệ n đạo đức nghề lu ậ t tạ i các cơ sở đào
tạo nghề lu ậ t, ii) quá tr ì n h tự rè n luyện và bồi dưỡng đạo đức
nghề n g h iệ p cùa các chức danh tư pháp; iii) rè n luyện, bồi
dường đạo đức nghề lu ậ t th ô n g qua h o ạ t động ng h iệ p vụ cua
các chức đanh tư pháp. Quá tr ìn h tự rè n ỉuyện và tự bồi dường
đạo đức nghề n g h iệ p h ìn h th à n h k h i các chức danh tư pháp
tiế p xúc với h o ạ t động n g h iệ p vụ, p h á t tr iể n m ạnh mẽ k h i họ
được đào tạ o tạ i các cơ sớ đào tạo và được tiế p d iễ n không
ngừng k h i họ đả tr ở th à n h nhữ ng các chức danh tư pháp thực
th ụ . T h ô n g qua thự c tiễ n nghề n g h iệ p của chính bản th â n
m ìn h , v ớ i tin h th ầ n tự giác cao độ cộng hưởng vớ i sự hỗ trợ ,
giúp đỡ của cơ quan và các đồng n g h iệ p , các chức danh tư pháp
có n h iề u cơ hội để xây dựng, p h á t tr iể n và hoàn th iệ n các giá
t r ị phấm ch ấ t tố t đẹp mà xã hội tô n v in h .
N hữ ng nội dung cụ thế về đạo đức nghề lu ậ t và quy tắc đạo
đức nghề ng h iệ p của các chức danh tư pháp sẽ được trìn h bày
chi tiế t tạ i các chương tiế p theo của G iáo trìn h này.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n to à n chư otng:
1. T ạ i sao n ó i nghề lu ậ t là m ộ t nghề? N gười hành
nghề lu ậ t ở V iệt N am có được hà n h nghề tự do kh ô n g ?
2. Sự khác nhau ưề điề u kiệ n hà nh nghề lu ậ t cửa các
chức da nh tư p h á p ?

50 ĐẠO ©ỨC NGHỄ LUẬT


ร. M ố i Uốn hệ giữci tin h chuyên nghiệp, ván dể tiếp
cận công lý và lợ i ích công cộng tro n g nghề luậ t?
4. N h ữ n g thách thứ c đ ặ t ra đ ố i vớ i người h à n h nghề
lu ậ t cỏ V n g h ĩa n h ư th ế nào tro n g việc xây d ự n g các
quỵ tắc nghé n g h iệ p vờ đạo đức nghề n g h iệ p của hụ ỉ
5. Đê nghề lu ậ t tạ i V iệt Nam sánh vai được với nghề
n à V tạ i các nước tiê n tiê n tro n g kh u vực và trê n thê
g iớ i, đ ộ i ngũ nhữ ng người hành nghề lu ậ t cần có
những yếu tố gì ?

Chương 1. Nghề luật 51


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp, H ộ i nh ập k in h tế quốc tẽ (T ài liệu bồi dường


của ngành tư pháp), N X B . T ư pháp, H. 2006.
2. TS. N guyễn Hữu H uyên (Vụ Pháp lu ậ t Quốc tế - Bộ Tư
pháp), Các nghề tư p h á p ở Cộng hòa P h á p , h ttp ://th o n g tin p h a p -
luatđansu.w ordpress.com /2009/03/05/2411/.
3. Đ ào tạ o lu ậ t và nghề lu ậ t ớ C H LB Đức,
h ttp ://w w w .n g h e lu a t.v n /? m n l= 6 & m n 2 = l& id = 7 2 0

4. TS. T rầ n H uy L iệ u , N h ữ n g quan điểm chí đạo cải cách tư


ph á p ở V iệ t N am , T ạp chí N g h iê n cứu lậ p pháp, H. 2010.
5. N ghề lu ậ t và đạo đức nghề nghiệp tro n g th ờ i buổi k in h tế
th ị trường, Cống th ô n g t in điệ n tử Đoàn lu ậ t sư th à n h phô’ Hồ
chí M in h , h ttp ://w w w .h cm cb a r.o rg /in d e x .php?option=com_con-
te n tlis t& ta s k = d e ta il& c a t= 5 & id = 1 7 9

6. Phan Hữu Thư, Văn hoá tư ph áp và đạo đức người thẩm


p h á n , T ạ p chí N hà nước và pháp lu ậ t, sô 2/1996.
7. H ội lu ậ t gia V iệ t N am th à n h phô' H ồ C hí M in h , Hồ Chí
M in h và pháp chế, 1985.
8. Tưứng Duy Lượng - N guyễn V ăn Cường (Tòa Dân sự Tòa
án nhân dân tô i cao), Vai trồ của thẩ m ph án đ ố i vởị việc mở
rộ n g tra n h tụ n g tro n g các vụ án dân sự, Tạp chí Khoa học Pháp
lý SỐ 2/2004.
9. L u ậ t sư, T iế n ร! P han T h ị Hương T h ủ y, L u ậ t sư và hoạt
động tham g ia tố tụ n g g iả i quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài
tạ i V iệt N am , T ham luậ n tạ i H ộ i thảo do Đoàn luậ t sư H à Nội
tổ chức ngày 14/10/2006
10. T rầ n Đức Lương, Đ ẩy m ạnh cải cách tư pháp đáp ứng yêu
cẩu xẩy dựng nhà nước ph áp quyền xã h ộ i chủ nghĩa V iệt Nam,

52 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


http://w w w .tapchicongsan.org.vn/details.asp?O bject=:17134687&n
ews_ID= 18158607
11. TS. Phạm Văn Hùng, T ố chức bộ m áy và chức năng
nhiệm cụ của Viện kiể m sát tro n g tiến trìn h cải cách tư p h á p ,
h ttp ://w w w .ta pchicongsan.org. vn/đ etails.asp?O bject= 4& ne พร_ ID
=26554093
12. Nguyễn V ăn N ghĩa, Từng bước th ế chê hóa các chú
trương của Đ áng về cai cách tư p h á p tro n g lĩn h vực th i hành án
dân sự i'ào thực tiễ n cuộc Hỏng, h ttp : / / w w w .m oj.g ov.vn .

Chưởng 1. Nghề luật 53


Chường 2. ĐAO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC NGHẻ LUẬT
VÀ VÂN HÓA NGHỀ LUÂĨ

TS. Lê L a n C h i

Chương 2 đưa ra những cơ sớ lý luận quan trọ n g cho việc


nhận thức các tr i thức của toàn bộ cuốn sách, vài các k h ớ i niệm
đạo đức, dạo đức nghề luật, vân hóa nghề luậ t, Ưõn hóa tư pháp
và vác k h á i niệm khác liền kề. M ang tin h lịch sử xã hội, các k h á i
niệm nay được đ ặ t ra vờ tiếp cận ớ nhiều giác độ và mức độ khác
nhau ớ những th ờ i gian và khống gian khác nhau, ơ Việt Nam ,
d- 0 nhiều nguyên nhón khác nhau, đao đức nghề lu ậ t và văn hóa
tư pháp dã được nghiên cứu trong những nám gần đáy, tuy
n h iê n 1 về cơ bán m ới dừng lợ i ở mức độ ban đầu. Chương 2 của
Giáo trìn h này được biên soạn với nồ lực g iú p cho người dọc thây
được “tin h lịc h sử xã h ộ i” của các kh á i niệm trên. Tuy n h iè n , gần
30 trong viết dưới đàv của Chương 2 cũng chỉ làm công việc đặ t
thêm những viên gạch nền mỏng tạo nên cơ sở lý luận về đạo đức
nghề lu ậ t và văn hóa tư pháp. N gười đọc sè cảm thâ y hứng thú
hơn k h i đọc Chương 2 nếu cỏ sự kết nôi với Chương 1 oà sự kiếm
nghiệm , so sánh với các tra n g viết về đạo đức nghề lu ậ t cửa các
chức danh tư pháp cụ th ế và cúc quy tắc ứng xử nghề lu ậ t tạ i m ột
sò quốc gia trèn thể g iớ i trong phần 2 và 3 của giáo trìn h này.

I. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


1. Khái luận về đạo đức01
1.1 Quan niệm về đạo đức
Theo Từ điển tiế n g V iệ t, đạo đức được hiểu là “ những tiêu
chuẩn, nguyên tấc được dư luậ n xã h ộ i thừa nhận, quy đ ịn h

' Phán này do các cộng sự của tác giá khái lược từ các thòng tin được
phép tá i sứ dụng và tá i phân phối không hạn chế tạ i tran g
http://vi.w ikipedia.org

54 ĐẠO ĐỨC NGHẻ LUẬT


hành vi, quan hệ của con người đ ố i với nhau và đối với xà hộ i ”
C hiết tự Hán Việt, chữ “ đạo” được hiểu là con đường đi, con đường
sống cùa mơ người, là những điều, lẽ, nguyên tắc nhất định phái
tuân theo, chữ “ đức” được hiểu là cái đạo đè lập thân, cái thiện. Ở
phương Tây, chừ đạo đức có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ èthos, ethigos
(đạo lý), hay có gốc từ tiếng L a tin mos, moris, moralis, m oralital
(luân lý). Nghĩa gốc cùa hai từ này vè m ặt ngôn ngử học có cùng
nghĩa: nơi ớ, chỗ ớ chung, phong tục, luàn lý... dần dần được bố sung
thêm các nghĩa: thói quen, tín h khí, tín h cách, lối suy nghĩ. Vào thê
ký thứ I I I trước Công Nguyên, từ cthica được A ritsto tle dùng để chi
ngành đạo đức học, tên gọi này vẫn dùng cho đến ngày nay.
N hửng quan niệm về đạo đức được hình th à n h từ rấ t sớm
tro n g xã hội loài người, gắn liề n với sự ph át triể n xả hội, phán
ánh tồn tạ i xã hội với các giá tr ị, chuẩn mực và các quy phạm
điều chin h hành vi cùa con người, với các giai đoạn lịch sứ, điều
này được th ế hiệ n rò né t tro n g các học th u yế t về đạo đức, đạo
nhân cua K hổng Tử, M ạnh Tử, Tông Nho... cách đây hàng ngàn
năm cho tớ i những quan niệm về đạo đức của chủ nghĩa Mác-
L ê n in . của Hồ C hí M in h tro n g th ờ i đại ngày nay.
Đạo đức là tống thế những quy tác, chuẩn mực xã hoi nhằm
điều chin h, dánh giá hành vi của mỏi ngươi đối với người khác,
vơi cộng đồng và đôi với suy nghĩ, tìn h cảm và hành động của
chính bán th â n moi người. Đạo đức điều chinh hành vi của con
người theo những quy tắc và chuẩn mực bằng lương tâm , dư luận
xã hội, tập quán, truyền thông... Đạo đức là những quy tắc bất
th à n h văn hoặc th á n h vãn được ghi nhận bới pháp luật, hương
ước, lệ làng, các tộc quy, các quy tắc ứng xứ nghề nghiệp, các nội
quy cua cơ quan, tổ chức...
Theo Từ điển T r iế t học gián yếu th ì:
Đạo đức hay luân lý (N: m oral, A: m o ra lity , m orals, Ph:
m orale) m ột trong những hìn h th á i V thức xã hội, bao gồm
nhữììg nguyên ỉý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiế t hành vi

1 Tư điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nang 2002, tr. 216.

Chương 2. Đạo đức, đạo đức nghề luật và vân hóa nghề luật 50
của con người tro ng quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia
đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn bộ xã h ộ i). Cân cứ vào
những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của m ỗi
người bằng các quan niệm th iệ n ác, chỉnh nghĩa và phi nghĩa,
nghĩa vụ, danh dự. Khác với pháp luật, các quy tắc đạo đức không
ghi th à n h vãn bản pháp quy có tín h cưỡng bức, song đều được con
người thực hiện có sự th ò i thúc của lương tâm cá nhân và dư luận
xả hội. Những quy tắc đạo đức bền vững truyền từ thê hệ này
sang th ế hệ khác, hợp th à n h truyền thống đạo đức.
Theo quan niệm của tr iế t học Mác th ì:
Đạo đức là m ột h ìn h th á i ý thức xã hội, là tậ p hợp những
nguyên tắc, quy tắc, chuáii mực xà hội, nhằm điều chin h và đánh
giá cách ứng xử của con người tro n g quan hệ với người khác và
quan hệ với xà hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân,
bởi t r u y ề n t h ố n g và sức m ạ n h từ dư lu ậ n xả hội.
Các nhà M acxit về cơ bán đều nhấn mạnh đạo đức ìà m ột hình
thái ý thức xả hội, với nhừng quy tắc, chuân mực điều tiế t hành vi
con người. Đạo đức là một hình th á i ý thức xã hội, vì thê, nó thề
hiện những mối quan hệ ứng xứ giữa con người với nhau trong cộng
đồng loài người cùng như nhừng mối quan hệ ứng xử giữa con người
với môi trường tự nhiên. Vì đạo đức là hệ thống những chuẩn mực
xả hội, quy định sự giao tiếp và hành vi ứng xử cúa con người trong
xã hội nhằm đảm bảo sự thống nhất về lợi ích giữa cá nhân và tập
thể, cộng đồng nên những phạm trù của đạo đức như cái Tốt, cái
Xấu, cái Thiện, cái Ác... được phân biệt trê n cơ sở lợi ích và những
quan hệ lợi ích nhất định, nó thế hiện qua: động cơ => việc làm
(hành v i đạo đức) => hiệu quả của hành vi đạo đức.
Về phương diện chủ thể, đạo đức vừa gắn liề n với từng con
người cụ thể, vừa gắn với mỗi loại cộng đồng người n h ấ t đ ịn h
(dòng tộc, dân tộc, giai cấp, nghề nghiệp...)'".

" Ảngghen: “Trong thực tể, mỗi một giai cấp và ngay cá mỗi một nghề
nghiệp đều cô đạo đức riêng cứa mình”, Ảngghen - Tuvển tập Mác,
Ảngghen. T. 6. tr. 396).

56 ĐẠO Đữc NGHỀ LUẬT


Đạo đức cá nhân và đạo đức của cộng đồng có quan hệ tương
hỗ với nhau, đạo đức của nhừng cá nhãn tương tự nhau tạo nên
đạo đức cua cộng đồng và m ồi cộng đồng có thề có những nền
tảng đạo đức sần có buộc m ột cá nhán mới gia nhập cộng đồng
phái tuân thu nhừng chuẩn mực, nhưng quy tắc đạo đức n h ấ t
định có sẵn cùa cộng đồng đó. N hư vậy, đạo đức cua m ột cộng
đồng và đạo đức của những cá nhàn là th à n h viên của cộng đồng
đó, đạo đức đà hìn h th à n h với những chuẩn mực nền tán g sẵn
có (th ậ m chí đâ trở th à n h bản sắc, th à n h tru yền thống) với đạo
đức m ới đang p h á t triể n tro n g sự vận động cua xã hội có mối
quan hộ tác động qua lạ i chật chẽ với nhau. Nếu không có nền
tản g đạo đức sẩn có th ì khòng thể tạo nên những dấu ấn riê n g
cùa cộng đồng, không tạo nên tín h ổn đ ịn h , bền vững cua đạo
đức cộng đồng, làm cho giá t r ị của dân tộc này khác dân tộc
khác, g ia i cấp này khác giai cấp khác, nghề nghiệp này khác
nghề nghiệp khác. Bên cạnh đó, đạo đức của mỗi cộng đồng còn
phái tiế p nhận những giá t r ị đạo đức mới do sự tha y đói cùa các
quan hệ xã hội, do sự hoà nhập, hợp tác, giao lưu giữa các khu
vực, vùng m iền, quốc gia, quốc tế.

C á u h ỏ i th ả o lu ậ n : A nh ch ị hiếu th ể nào m ỗi nghề


cỏ các quy tốc đạo đức cúa riê n g m ình có nghĩa trong
bối cảnh các chức cỉanh tư pháp dương đ ạ i không'ỉ

ไ.2 Quan niệm về đạo đúc của m ột số nhà tư tưởng lôn trong lịch sử
Luân lý học hay Đạo đức học là môn khoa học về đạo đức,
nghiên cứu ban chất, các quy lu ậ t xuất hiện và ph át triể n tro ng
lịch sử, các chức năng đặc trư ng và các giá t r ị của đạo đức tro ng
đời sống xã hội. Đạo đức học còn nghiên cứu các giá t r ị đạo đức
tro n g đời sống xả hội các th ờ i đại đã qua, những yếu tô cúa m ột
nền đạo đức m ới đang hình th à n h , các hìn h thức đạo đức khác
nhau với các ch ấ t lượng khác nhau phụ thuộc vào các th ờ i đại,
các cộng đổng khác nhau. Qua việc lược khảo sự ph át triể n của
đạơ đức học theo diễn tiế n th ờ i gian dưới đây, có thế th ấ y những

Chướng 2. Đạo đức, đạo đức nghể iuật vã vãn hóa nghẻ luật 57
quan niệm về đạo đức luôn chiếm vị tr í quan trọ n g tro n g khoa
học tr iế t học và sự đa dạng cua nó do sự khác nhau về th ờ i gian,
phương diện tiế p cận và chu thê tiế p cận.
a) Đạo đức học tro ng các trư ờng p h á i th ờ i cỏ d ạ i
Suốt từ th ờ i cổ đại, đạo đức học bao giờ cùng là m ột bộ phận
cua tr iế t học. Những vấn đề cua đạo đức học nhiều khi còn là
vấn đề tru n g tâm cua nhiều hệ thố ng tr iế t học. Các bộ phận
khác như bản thế luận, nhận thức luận thường chi đóng vai trò
cơ sở cho việc xây dựng hệ thống đạo đức học. Điều này biểu
hiện rõ né t tro n g tr iế t học của P latôn, A ris to tle , trư ờng phái
Epiquya, tro ng tr iê t học của K hổng Tử, M ạnh Tử, Lão Tứ, Tuân
Tử và nhiều trư ờng phái khác...

1

ề,

A ris to tle <384-322 T C N I


P la n lo n . 427-ÍM7 (trư ớc C N )
tN guồn:
iNgtầniìitp:Ị!vt.icikÌỊmìia.argIH'iki 1Platon I
h ttp :! / I'l.ifilnpt’tiin.tirf’ I U’ik i /Ariíìlntelvs)

* P lanton và A ris to tle là những t r iế t gia


có ảnh hướng đặc biệt đến phát triể n cua đạo đức học

Người Hy Lạp cố đại chú trọ n g lý g iả i sự h ìn h thành các


chuẩn mực luân lý và tập tục, tim cách phân b iệ t th ậ t - giả,
th iệ n - ác... Đạo đức học lúc này được coi là học th u y ế t về phấm

58 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


hạnh. Dựa trê n bán dịch thì quan điểm quan trọ n g cần thả o luận
ớ đây là cần phái sông thê nào?
K hông chí người H y Lạp cô đại, người T rung Hoa cố đại cũng
có nhừng quan niệm về đạo đức từ rấ t sớm. Đạo ban đầu chi có
nghĩa là con đường đă đi theo T h uyết Văn g iá i Tự, về sau có
thè m nghĩa là con đường có chí hướng n h ấ t địn h, hướng dẫn
hành vi con người theo m ột phương hướng nào đó. N ói tóm lạ i:
đạo là con đường sỏng của con người tro n g xà hội. Đức tro ng
nghĩa th ó n g dụng cùa người T ru n g Hoa cố đại chí đức hạnh tốt,
phần tố t đẹp, th ẳ n g th á n cùa con người. Đức thường được hiểu
là biểu h iệ n cua đạo. N ói đạo đức liền nhau thường đẽ chỉ những
chuấn mực, những nguyên tắc cuộc sông đặ t ra, đòi hói mọi
người tro n g xã hội phải tuân theo.
bì Quan niệm về đạo đức cứa K hống Tử
Không Tứ (K hông Khâu) nhà triế t học cố đại người Trung
Hoa, sinh ra vào khoáng những năm từ 551 đến 479 trước Công
n g u y ê n , mặc dù tro ng tư tướng cua ông chưa hình thành ra khái
niệm nhửng người hành nghề luật nhưng cùng đã xây dựng được
những quan niệm về cai tr ị xã hội bằng đạo đức (đức tr ị) tương
đối hoàn chinh. Tư tưởng K hổng Tứ hình thà nh ra đạo ỉàm người
nói chung và đạo làm quan nói riêng. Đạo làm người chính là lối
sông cùa mỗi con người với tư cách, tín h tìn h , cái nhân, cái tr í và
mối quan hệ với các giai tầng tro ng xã hội. Đạo làm người cũng
phai đưực phán b iệ t theo các giai tầ n g như nhân, kẻ ร!, quân tử,
trờ i, th iê n mệnh, quý, thầ n. Theo K hổng Tứ th ì nhân có hai phần
tích cực và tiê u cực. Tích cực ]à “ kỷ dục lập nhi, lập nhân, kỷ dục
đạ t nhi, đạ t nh ân” (đó là đức tru n g yêu người, hế t lòng với người),
tiêu cực là “ ký sớ bất dục, vậ t th i ư n h â n ” (đây là đức thứ. Chừ
thứ góm chừ lìhư ở trê n , chữ tâm ờ dưới nghĩa là suy lòng m ình
mà biế t lòng người, m ình muốn cái gì th ì người cũng muốn cái
đó, vậy nên làm cho người những cái mà m ình muốn và đừng làm
cho người những cái mà m ình không muốn).

Chương 2. Đạo đức, đạo đức nghể luật và vãn hóa nghề luật 59
K h i K hổng Tứ trư ơng th à n h , lễ
được xem là ba khía cạnh sau tro n g
cuộc đời: hiến tê cho th ầ n th á n h ,
th iế t chê chinh t r ị và xã hội. và
hành vi hàng ngày. Lễ được xem là
xuất phát từ trờ i. Nhưng K hống Tử
đã lập luận rằ n g lễ khóng phai từ
trờ i mà từ người. O ng xem lẻ là tấ t
cả các hành động cua m ột cá nhân
nhằm xây clựng m ột xà hội lý tương.
Lễ, theo K hống Tứ. đả trở th à n h
mọi hành động cua cá nhân nhằm
đạt được thể diện cho m ình. Và các
hành động này có thể là tố t hoặc
xấu. N hìn chung, các cô găng để thu
nhận m ột cuộc sống hưởng thụ trước
Khống Tư 1551-179 TCN> m át là xâu còn những cố gắng đê
1\ M,1,)11- làm cho cuộc sống tố t h ơ n lên về lâu
http:/ / vi.trikipodicuirịí'wikiiKh' i dài là tốt. Quan niệm này là làm
Ei'<Btí'i95iìfỉ V ; Eì'<fíแ,ÌAD) đúng việ c, vào đúng thời điếm.
Đôi với K hông Tử, nghĩa là nguồn gốc cua lẻ. N ghĩa chính
là cách hành xứ đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá
nhán chưa hẳn đã là xâu và người cư xử theo lỗ m ột cách đúng
đắn là người mà cả cuộc đời dựa trê n trí. Tức là tha y vì theo đuổi
quyền lợi của cá nhân m ình, người đó cần phải làm những gì là
hựp lè và đạo đức. T rí là làm đúng việc vì m ột lý do đúng đắn.

C á u h ỏ i th ả o lu ậ n : Theo g h i nhận ớ đá y th ì mục


đích cùa nghề lu ậ t hiện đ ạ i lò k h ó i niệm quyển lợ i
c h ư n g /lợ i ích chung dược coi lờ động lực của các
hành v i và hành xứ. Đ iều này có vu nghĩa g ì ị Cần tư
(iuv điều nàv tro n g bối cánh các chức danh tư pháp
khác nhau?

Ngoài ra, K hông Tử còn đưa ra và xây dựng hìn h mẫu con

60 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


người tro n g xà hội. Ông xếp con người ra th à n h hai loại: người
quán tử và kế tiểu nhân. Người quản tử là tru n g tâm , là hìn h
mầu lý tưứng về đạo đức, nhân cách cho mọi người tro n g xã hội
phấn đấu noi theo, và được coi là đại diện với các chuẩn mực đạo
đức mà xă hội phong kiế n thừa nhận. Theo K hổn g tử, người
quân tử có m ột sô phẩm chất sau:
- Tư cách và th á i độ của người quăn tử : Người quân tử chi’
cầu ờ m ình không cầu ở người; giữ vừng chính nghĩa, khô ng cô
chấp điều tín nhỏ n h ặ t; giừ vừng tư cách k h i gặp hoạn nạ n; ]o
không đ ạ t được đạo chứ không lo nghèo; thư th á i mà không k iê u
căng; khô ng lo không sợ vì tự xét m ình không có điều gì đáng
xấu hổ, n g h ĩ vậy mà lúc nào cùng th ả n nh iê n vui vẻ; nếu có hận
chỉ hận m ột điều chết mà kh ô n g làm được gì để người khác ng hi
đến m ình; th â n với m ọi người mà không k ế t đảng; hòa hợp với
m ọi người mà không a dua; nghiêm tra n g giữ lập trư ờng m à
khô ng tra n h với ai; có lồi thì không ngại sửa.
- Đức cua người, quân tử : N gười quân tử cần có đức nh ân:
giúp người là m việc th iệ n ; trọ n g nghĩa; lâ y ng h ĩa làm gôc theo
lễ mà là m , nói năng kh iê m ton, nhờ th à n h tín mà ỉên việc;
sửa m ìn h th à n h người k ín h cẩn. C h ấ t phác mà vãn n h ã , ha i
phần đều nhau, nếu ch ấ t phác quá th ì quê mùa, văn nhã quá
th ì kh ô n g th à n h thực trọ n g h ìn h thức quá; hướng lên cao mà
m ong đ ạ t tớ i.
- Người quân tứ p h ả i có tà i năng kiến thức: Người quân tử
phải hiểu rộ n g b iế t nhiều làm được nhiều việc, chứ khô ng ph ải
như m ột đồ v ậ t chỉ dùng được vào m ộ t việc, có thể khô ng b iế t
những việc nhỏ n h ặ t, nhưng có th ể đảm đương được việc lớn;
b iế t m ệnh tr ờ i; tóm được tà i đức của người quân tử cần cho việc
t r ị dân: T à i t r í đủ để t r ị dân mà không b iế t đùng đức nhân để
giữ dân tấ t sẽ m a t dân. T à i t r í đủ để t r ị dân, b iế t đùng nh ân
đức giữ dân mà đối đãi với dán không tra n g nghiêm th ì dân
khô ng kính . T à i tr í đủ để t r ị dân b iế t dùng nhân đức giữ dân,
lạ i b iế t tra n g nghiêm đối đãi với dân mà không b iế t dùng lễ cổ
vũ dân th ì chưa hoàn tấ t tố t.

Chương 2. Đạo đ ứ c đạo đức nghề luột vò vãn hóa nghề luột 61
- Người quân tứ p h ả i có hành vi ngôn ngữ dứng mực: Người
quân tư phái thận trọ n g về lời nói, mau mắn về việc làm ; ìàm
trước diều m ình muôn nói rồ i hãy nói sau; thẹn rằ n g nói nh iều
m à là m ít; xét người th ì khòng vì lời nói của m ột người mà đề
cứ người đó, không vì phấm hạnh xấu cua người mà không nghe
lờ i nói phải của người ta; sai k h iế n người th ì không trách bị cầu
toàn; phái xét n é t thấ u đáo điều này: K h i trô n g thì đế ý đế th ấ y
cho m inh bạch; k h i nghe th ì phải lắng tai nghe cho rò; sắc m ặ t
th ì giữ cho ôn hòa; diện mạo giữ cho đoan tra ng; nói th ì giữ cho
tru n g thực; làm th ì giữ cho kín h cẩn; có điều nghi hoặc th ì hỏi
han kỹ lưỡng; k h i giận th ì nghĩ đến h ậ u quả tai hại sè xảv ra;
th ấ y mối lợi th ì ng hĩ đến điều nghĩa.
Theo th u yế t K hổng Tử th ì m ột người làm quan (đại diện cho
tầ n g lớp cai tr ị, với các phẩm chất đạo đức làm ) phái tu th â n ,
tích đức và phải học để tra u dồi kiế n thức không ngừng. K hổng
Tử rấ t coi trọ n g đạo đức. K hổng Tử là người đầu tiê n nói nhiều
n h ấ t đến tư cách người cầm quyền, đến bõn phận họ ph ải sửa
m ìn h, làm gương cho dân và giáo dưỡng dán. O ng không tách
rờ i đạo đức và chính tr ị. Òng đã đạo đức hóa chính tr ị. T ấ t cả
t r iế t lý chính tr ị của ông bao hàm tro n g danh từ “ Đức t r ị ” , đanh
từ này có nghĩa là người t r ị dân phải có đức, phải t r ị dân bằng
đức trứ không dùng bạo lực. K hổng Tử cũng quan niệm phải tu
th â n để xứng đáng làm người tha y trờ i t r ị dân, đê cho thực hợp
với danh. K hổng Tử khuyên các vua chúa và nhừng người có
trọ n g trốch phải sửa m ìn h, tự trá ch m ình, phái học hỏi không
ngừng. Theo ông th ì học có nghĩa là học đạo, học cách cư xử,
cách làm người trước hế t sau đó thì mới đến học vãn và những
k iế n thức cần th iế t kháo. Có học m ới b iế t phán đoán, kh ỏ i bị sai
lầm , khỏ i bị che lấp. Ham đức nhân mà không ham học th ì sự
bị che lấp là ngu m uội; ham đức t r í mà không ham học th ì bị
che lấp là phóng đãng; ham đức tín .

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : N hận thấ y sự g iố n g nhau giữa


các quan điểm tu thân của K hổng T ủ và các động lực
xung quanh các xu th ể hiện đ ạ i về việc tă n g cường các

62 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


cơ h ộ i và nghĩa vụ đào tạo thường xuyên đ ố i với nghề
lu ậ t của m ỗi người. Cùng nhận thấ y m ối liên hệ đào
tạo thường xuyên giữ a đạo đức và chin h trị. Đ iều này
có ý n g h ĩa gì? Yêu cầu CUCI nó ỉà g ì? c ỏ n h ữ n g th á ch
th ứ c h a y quan n g ạ i nào liê n quan tớ i V tưởng này
tro ng b ố i cảnh các chức danh tư pháp hiện đ ạ i không?

c) Quan niệm uể dạo đức cứa M ạnh Tử


M ạ n h Tứ (371-289 trước Công Nguyên) là m ộ t tr iế t gia
T ru n g Hoa cổ đại, tuy vậy những tư tướng về đạo đức cua ỏng
vẫn còn m ang những giầ tr ị sâu sắc buộc chúng ta phải suy nghi
tro n g th ờ i hiện đại. Đạo đức cua cá nhân bao gồm hai loại quan
hệ đạo đức: quan hệ đạo đức cùa cá nhán với người khác, với
những cộng đồng có liè n quan đến m ình và quan hộ đạo đức cua
cá nhán với bán th â n m ình. Từ thê kỷ IV trước Công Nguyên,
M ạ nh Từ rấ t coi trọ n g sự tự xé t m ình và sự tự giác tro n g hành
vi đạo đức cùng m ột bản chất với tin h thầ n coi trọ n g sự xem xét
độc lập, sự phán xé t độc lập và sự quyết đ ịn h độc lập của chính
m ìn h tro n g h à n h động. Cũng như K hổng Tư, M ạnh Tứ h ế t sức
coi trọ n g nộ i lực ớ bản th â n con người, tín h tích cực, tín h chú
động của chủ thể đạo đức. Trong đời sống đạo đức, nội lực trước
h ế t là sức m ạnh tin h th ầ n bên trong, sự giác ngộ bên trong.
M ạnh Tử dần lờ i cùa K hống Tử rằng: Nếu tự xét lấ y m in h , th ấ y
m ình có điều ngay th ắ n g dẫu với hàng ngàn, hàng muôn người,
m ình cũng vẫn đi qua m ột cách an nhiên.
N h in lạ i các quan niệm về đạo đức cua các t r iế t gia nêu trê n ,
có thể th ấ y đạo đức là phạm trù lịch sử, nó phản ánh quan điểm
của m ỗi th ờ i đại, hay nói như Ảng-ghen: uX ét cho cùng, m ọi học
thuyết về đạo đức dã có từ trước đến nay đều là sán phẩm của
tìn h h ỉn h k in h tế - xã h ộ i lúc bấy giờ..." và đôi với đạo đức cũng
như đối với tấ t cả các ngành t r i thức khác của nhân loại, nói
chung người ta th ấ y có sự tiế n bộ - đó là điều không còn nghi
ngờ gì nữa’' .

Chương 2. Đạo đức, đạo đức nghề luật và vãn Hóa nghề luật 63
1.3. Quan niệm về đạo đức cách m ạng của Hồ Chí M inh
Với Hồ Chí M in h , k h á i
niệm đạo đức đã m ang
m ộ t sắc th á i m ới, không
chi là đạo đức theo với
nh ừ ng quan n iệ m như
chúng tôi đả giới th iệ u ở
phần trê n (đạo đức gắn
với nhu cầu con người và
xâ hội), Hồ Chí M in h đã
đưa ra m ộ t k h á i niệm m ới
.. ..
(Nguồn:
về đạo đức - đạo đức cách
hltp:/ / www.moingavlcuonsach.com.vn / ỉpạge=ne m ạng. Ho Chi M in h đa
พร đ e ta iì& p o rta l= m in h c h a u & id = 4 0 2 8 7 ) sớ m đ ặ t r a n h ữ n g y êu
Cẩu, nhừng giá t r ị của đạo đức cách m ạng, cua người làm cách
m ạng từ những' văn kiệ n đầu tiê n cách đây hơn 80 năm, những
bài học vờ lò n g về đạo đức người cách m ạng xem ra quá đỗi giản
dị nhưng đầy đu và kh ô n g chỉ cần với người đi tìm đường cách
m ạng th ờ i điểm năm 1927 m à đối với những người đang giữ
chính quyền cách m ạng - với chúng ta ngày hỏm nay. Ngay
tro n g tra n g mớ đầu Đường K ách m ệnh, N gười đã đặ t vấn đề tư
cách đạo đức m ộ t người cách m ệnh, đó là:
Tự m ình phải:
Cần kiệm .
Hoà mà kh ô n g tư,
Cả quyết sửa lồi m ìn h
Cẩn th ậ n mà không n h ú t n h á t
H ay hỏi
N h ẫ n nại (chịu khó)
H ay n g h iê n cứu, xem xé t
V ị công vong tư
K hôn g hiếu danh, kh ô n g kiêu ngạo

64 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


N ói thì phải làm
Gi ừ chú nghĩa cho vững
H v sinh
íD
ỉẫ
ểs
a@■
;
It lòng tham muốn về vậ t chất H ắ ổ lh m S n f o
X W - 5 * .' Ị j - W Ị . * * ^ - พ ุ่ท * , d i i
Bí mật
Đối với người phái: น*. i u — òu j**4- •

V ới từng người th ì khoan th ứ


Với đoàn thô th i nghiỏm
Có lòn g bày vẽ cho người
Trực mã không táo bạo
H ay xem xét người
Làm việc phai:
mr/ /y (Urn— 4\i ,!»>I
Xom xé t hoàn cảnh kỷ càng พ - y '\r ^ ~J f J ------ t - if i i H Ĩ lỉ i Ị l đ Ị^

Quyết đoán iNfiunn:


h tll> :ị / พ น:พ .b q lìa n g .ịịo Ị.v n เ index,
D ùng cám (txp Ỉ para=<i c la il& v a lid -2 2 &

Phục tún g toàn thế. Newald-1378& Iniifi-1

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : T ừ nh ữ ng h ìn h d u n g bon đầu
của anh ch ị về nghề lu ậ t dược g iớ i th iệ u ờ Chương 1
cuốn sách này, theo cin/ì ch ị, n h ữ n g g iá t r ị đạ o đức nào
cùa người cách mệnh được nêu tro n g trích dẫn trên là
phù hợp và cần th iè t với người lả m nghề lu ậ t ớ Việt
Nam hiện nay? L ấ y เท่ dụ về các tìn h huống thực hành
có th ể p h á t sinh nhữ ng vấn dề trên?

Đạo đức cách m ạng là m ộ t hệ th ô n g tư tướng đạo đức m ới


là sự k ế t hợp biệ n chứng giữa:
- Đạo đức tru y ề n th ố n g (các giá t r ị tích cực cúa đạo đức
tru yề n thống: chu nghĩa yêu nước, lò n g nhân ái),
- N hữ ng t in h hoa đạo đức cua nhân loại (nhữ ng di sản đạo

Chương 2. Đạo đức, đạo đữc nghề luật và vãn hóa nghề luật 65
đức đa ý thức hệ, những quan niệm về tự do, bình đắng, bác ái,
hạnh phúc...);
- N ội dung tư tướng đạo đức cách mạng M acxit.
C/Ó thê nói, sự k ế t hợp giữa 3 yếu tố trê n tro n g tư tường đạo
đức cách m ạng của Hồ Chí M in h là sự kết hợp nhuần nhuyẻn và
được diễn đ ạ t rấ t giản d ị'"
Hồ Chí M in h tiế p thu những phạm trù của đạo đức tru yề n
thống nhưng vấn đề mà Người đặ t ra là sự th a y đôi tro n g cách
hiểu về những phạm trù dó:
Có người cho rằ n g đạo đức của và đạo. đức m ới không có gì
khác nhau. N ó i như vậy là lầm to. Đạo đức cù và đạo đức. m ới
khác nhau nhiều lắm. Đạo đức cũ nh ư người đ i đầu xuòng đất,
chân chổng lên trờ i. Đạo đức m ới như người h a i chân đứng vừng
dưới đất, đẩu ngứng lên trờ i. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra
cần, kiệm , liêm chinh nhưng không bao g iờ là m mà lạ i bắt nhản
dân p h ả i tuân theo để p h ụ n g sự quyền lợ i của chúng. N gày nay
ta đề ra dể cần, kiệm , liêm , chinh cho cán bộ thực hiện làm
gương cho nhản dân theo để lợ i cho nước, chù dân''1'.

Hồ Chí M inh đã dièn đạt rấ t giản dị về quan điếm đạo đức cách mạng
của mình, cho thấy đạo dức các mạng của Hồ Chí M in h là m ột hỗn dung
vàn hoá trẽn cơ sở tiếp thu nhiều nguồn tư tướng đạo đức: "Hực thuyết
Khổng Tử cỏ ưu điểm của nỏ là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tòn giáo cứa
Giè-xu cỏ ưu điếm cứa nó là lòng nhân ái cao cá. Chứ nghĩa Mác có ưu điềm
của nó là phươìig pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tồn Dật Tièn có
ưu điếm là chính sách của nó thích hạp vời điểu kiện nước ta. Khổng Tử,
Giê-xu, Các Mác, Tôn Dật Tiên chẳng co ưu điếm chung dỏ m oi Họ đều
muốn mưu cầu hạnh phức cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội.
Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tòi tin ràng
họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn rnv như những người bạn thán
thiết. Tôi cổ gắng là người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Hồ Chí M inh toàn tập, T. 6, tr. 320-321

66 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Hồ Chí M in h củng lấy N H Â N , N G H ĨA , T R Í, D Ũ N G , L IÊ M
đế diễ n tả k h á i niệ m đạo đức cách m ạng, lâ y phụng công thù
pháp, chí công vò tư để làm k im chỉ nam cho m ọi hành động của
cán bộ, đảng viên. Đề cập đến đạo đức cách mạng, Hồ Chí M in h
chỉ ra 5 điều chủ yếu, đó là:

NHÂN
N G H ĨA

NHÂN trí
L IÊ M ----------- ---------- N G H ĨA
CÁCH M Ạ N G

L IÊ M ĐŨNG
DŨNG TR Í

Theo Hồ Chí M in h th ì N H Â N là th ậ t thà thương yêu, hế t


lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào, kiên q u y ế t chông lại những
người, những việc có h ạ i đến đảng đến nhân dân, sẵn sàng chịu
cực khố trước m ọi người, hướng hạnh phúc sau th iê n hạ, không
ham giàu sang, khô ng e cực khổ, không sợ oai quyền. N G H ĨA là
ngay th ẳ n g khô ng có tư tâm , khô ng làm việc bậy, không có việc
gì phái giấu Đảng. T R Í là vì không có việc tư tú i nó làm mũ
quáng, cho nên đầu óc tro n g sạch, sáng suốt. D Ủ N G lã đũng
câm, gan góc, gặp việc phái có gan làm . T h ấy khu yết điếm có
gan sứa chữa. Cực khô có gan chịu đựng, có gan chống lạ i những
sự v in h hoa phú quý không chính đáng. Nếu cần th ì có gan hy
sinh cả tín h m ệnh cho Đảng, cho Tô quốc, không bao giờ rụ t rè,
n h ú t nh át. L IE M là kh ô n g tham địa vị, không tham tiề n tà i,

Chương 2. Đạo đữc, đạo đức ngbể luật và vãn hóa nghẻ luật 67
không tham sung sướng. K hông ham người tâ n g bốc m ình vì vậy
má quang m inh chính đại, không bao giờ hu hóa. Bác cho rang
đó là những yếu tố cùa đạo đức cách mạng.
N hư vậy, những N H Ả N , N G H ĨA , T R Í, D Ũ N G , L IÊ M , từ
k h á i niệm cua đạo đức truyền thống trở th à n h đạo đức cách
m ạng chính là ớ việc sứ dụng, áp đụng các k h á i niệ m đó như thê
nào, quan hệ lợ i ích và động cơ đặt ra việc áp dụng những kh á i
niệm đó quyết đ ịn h hành v i đạo đức.
Hồ Chí M in h khẳng định: Quyết tâm giúp đờ loài người ngày
càng tiế n bộ và th o á t khỏi ách áp bức, bóc lộ t, luôn luôn giữ vững
tin h thần chí công vô tư - đó là đạo đức cách m ạng, và: tuy năng
lực và công việc cúa mồi người khác nhau, người làm việc to,
người làm việc nhỏ; nhưng ai giừ được đạo đức đều là người cao
thượng. Theo Người th ì muốn cải th iệ n đời sông, th ì trước phải
ra sức th i đua ph át triể n sản xuất; trước phải nâng cao mức sống
của n h â n dân, rồi m ới nâng cao mức sống cùa cá nhân m ình. Tức
là: “ Lo, th ì trước th iê n hạ; hướng, th ì sau th iê n hạ” .
Từ tư tưởng đạo đức cách mạng, Hồ C hí M in h mớ rộ n g sang
kh á i niệm tư cách và đạo đức cách mạng. T ro n g bài “ Tư cách và
đạo đức cách m ạng” , Hồ C hí M in h trìn h bày về tư cách của Đảng
chán chính cách m ạng; phận sự của Đảng viên và cán bộ; tư
cách và bổn phận của đảng viên, v ề tư cách cúa đảng chán chính
cách mạng, Hồ C hí M in h cho rằ ng Đảng kh ô n g p h ả i là m ộ t tổ
chức làm quan p h á t tà i. Nó phải làm trò n n h iệ m vụ g iả i phỏng
dân tộc, làm cho Tô quốc giàu m ạnh, đồng bào sung sướng. Cán
bộ cùa Đảng phải hiểu b iế t lý luận cách mạng, lý luận cùng thực
hành phải luôn luôn đi đói với nhau. K h i đ ặ t ra khấu hiệu và
chỉ th ị, luôn luôn p h ả i d ự a vào điều k iệ n t h i ế t th ự c và k in h
nghiệm cách m ạng ở các nước và ớ địa phương. P hải luôn luôn
đo nơi quần chúng mà kiể m soát những khẩu hiệ u và chí th ị đó
có đúng hay không. P hải luôn luôn xem xé t lạ i tấ t cả công tác
của Đảng. M ọi công tác của Đảng luôn luôn đứng về phía quần
chúng. Phải đem tin h th ầ n yèu nước và cần, k iệ m , liê m , chính

68 ĐẠO ĐỨC NGHÊ LUẬT


mà dạy báo cán bộ đảng viên và nhán dãn. M ỗi công việc của
Đáng đều vì ìựi ích của nhân dân, vì nhân dân.
Trong phần phận sự của Đ ảng viên và cán bộ, Hồ Chí M in h
yêu cầu m ỗi người tro n g Đáng phải hiếu ràng, lợ i ích của cá
nhán n h ấ t đ ịn h phải phục tù n g iợ i ích của Đáng; lợi ích cùa mỗi
bộ phận n h ấ t đ ịn h phái phục tùn g ỉợi ích của toàn thế; lợ i ich
tạm th ờ i phải phục tù n g ỉợi ích lâu dài.
Sau này, tro n g nh iều văn k iệ n , Hồ C hi M in h đưa ra m ột
cách cụ thế , đầy đủ hơn về tư cách và bổn phận B ảng viê n ,
ngơời Đ áng v iê n cần có những tư cách sau dây: thừa nhận
chín h sách cùa đáng, thực hà nh các nghị quyết cùa đảng, ra
sức là m công việc cùa đảng, nộp đáng phí. N hữ ng người tr í
thức, cõng n h â n , nông dân, phụ nữ, quân nh ân, hăng há i yêu
nước từ 18 t.uối tr ở lên đều được vào Đảng, v ề bốn phận Đáng
viê n , các Đ áng v iê n cỏ các bốn phận như: suôt đời tra n h đấu
cho dân tộc cho tổ quốc; đặ t lợ i ích của cách m ạng lén trê n h ế t,
lên trước h ế t; hết sức giữ ký lu ậ t và giữ bí m ậ t của đáng; k iê n
q u yế t th i hà nh nhữ ng nghị quyết của đáng; cố gắng làm kìẽu
mầu cho quần chúng tro n g m ọi việc; cố gắng học tậ p chính tr ị,
quán sự, vãn hoá, phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần
chứng, lả n h đạo quần chúng. Ngoài ra, m ồi cán bộ đảng v iê n
cần p h á i có tín h Đảng. T ín h Đ ảng trước h ế t là đ ậ t lợ i ích của
đ ả n g cùa dân tộc lé n trê n hế t; việc gì cũng phái điều tra rõ
rà n g và phải làm đến nơi đến chốn; lý luận và thực hành phải
luôn luôn đi đôi vớ i nhau.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : ơ nước ta, vé cơ bán những


người được bổ nhiệm các chức danh tư pháp đều là
Đ áng viên Đ áng Cộng sân Việt Nam. Theo anh chị,
đạo đức đ ả n g viên với đạo đức cúct người làm nghề
lu ậ t vó m ố i quan hệ như thè nào? Có bái) g iờ xảy ra sự
khác biệt hay mâu thuần k h ô n g ' Anh chị nhận định
nh ư th ế nào về vấn đề vởn hoá dáng tro n g các cơ quan
tư ph áp ở V iệt Nam ị

Chương 2. Đạo đức, đạo đức nghề luật và vãn hóa nghễ luật 69
2. Đọo đức nghề luật01
2.1 Khái niệm *đạo đức nghề luật"
a) K h á i niệm
Đạo đức nghề lu ậ t là m ột tập hợp các nguyên tắc, chuấn mực
đạo đức nhằm điều chỉnh, kiếm soát, đánh giá và địn h hướng
hành vi của nhừng người làm nghề luật.
Đạo đức nghề lu ậ t ià m ộ t loại hìn h đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp là đạo đức được h ìn h th à n h trê n cơ sở hoạt
động nghề nghiệp của m ộ t nhóm người, m ột tổ chức người n h ấ t
định. Đạo đức nghề nghiệp trước h ế t phải mang đầy đú các yếu
tô cúa dạo đức xã hộ i, không được trá i với đạo đức xã hội. Bên
cạnh đó, đạo đức nghề nghiệp còn có các đặc trư n g riê n g của
m ình. Đạo đức nghề lu ậ t là m ột loại hìn h đạo đức nghề nghiệp
được hìn h th à n h và ph át triể n gắn liề n với hoạt động nghề
nghiệp cúa người hành nghề luậ t, như th ẩ m phán, lu ậ t sư, công
chứng viên, chấp hành viên... Nghề lu ậ t là m ộ t nghề mang tín h
đặc th ù và đặc biệ t, m ỗi m ộ t quyết đ ịn h , hành v i của người hành
nghề lu ậ t có thế liê n hệ đến tín h mạng, sức khóe, danh dự, nhân
phẩm và tà i sản của cá nhân, tô chức tro n g xã hội.
Đạo đức xã hội là tập hợp nhừng quan niệm nhằm hướng tớ i
Chân, T h iệ n , M ỹ. Đạo đức nghề lu ậ t cũng không nằm ngoài
quan niệm đó. Đạo đức nghề lu ậ t là tổn g hợp những yếu tố đế
giúp người hành nghể lu ậ t tro n g hoạt dộng nghề nghiệp của
m ình xác đ ịn h được Chân, T h iệ n , M ỹ đê bảo vệ m ộ t tr ậ t tự do
lu ậ t địn h. N hư vậy, th ô n g qua hoạt động nghề nghiệp cùa m ình,
bằng các tác nghiệp, người hành nghề lu ậ t hướng tớ i cái th iệ n ,
cái đúng, cái đẹp, sự công bằng đế phán quyết.
b) Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức nghề lu ậ t
Dù có cùng m ột lĩn h vực nghề nghiệp và cùng có tên gọi

'l' Phần này do các cộng sự của tác giả khái lược từ các thông tin được
phép tá i sử dụng và tá i phân phôi khõng hạn chẽ tạ i tran g
http://vi.w ikipedia.org

70 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


chung là nghề luật nhưng những người làm nghề lu ậ t lạ i làm
những công việc khác nhau, đứng ở nhừng v ị t r í khác nhau thậm
chí đối lập nhau tro ng hệ th ố n g tư pháp, do đó, rấ t khó có thể
đồng n h ấ t các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức của những người
làm những công việc khác nhau, đứng ớ những vị tr í khác nhau
đó. Tuy nh iên, có thè nhận th ấ y những điểm chung sau đây:
- N hững phẩm chất đạo đức cần có theo nghĩa xả hội thông
thư ờng đối với m ột công dân tro n g xã hội. N hư trê n đã nêu,
người hành nghề lu ậ t trước h ế t là m ột con người, m ộ t công dân.
Vì vậy, người hành nghề lu ậ t phai mang tro n g m ình nhửng
phấrn chất tố t đẹp về m ặ t đạo đức như những người công dân
bình thường khác tro n g xã hội. K hông thể nói m ộ t người hành
nghế lu ậ t có đạo đức nghề nghiệp cao ngay cả k h i người đó có
trìn h độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có bán lĩn h nghề
nghiệp và có trách nhiệm đôi với công việc của m ình nhưng lại
th iế u những phẩm chấ t tố t đẹp cùa m ột người công dân bình
thường. Người hành nghề lu ậ t cần có m ột lố i sống lành m ạnh,
suy n g h ĩ tro n g sáng, th á i độ th â n th iệ n với tâ t cả m ọi th à n h
viên tro n g cộng đồng xả hội, công việc và cuộc sống. Nhừng
phấm chấ t đó có thế là tín h tru n g thực, lòng dũng cảm, tín h
công bàng, khách quan và tín h nhân bản...
- Bản lĩn h nghề nghiệp. Bản lĩn h là sự kiên đ ịn h , là sự
quyết đoán. Bản lĩn h còn là khả năng hướng tớ i cái đúng, cái
công bằng và cái hoàn th iệ n . Bản lĩn h nghề nghiệp của người
hành nghề lu ậ t là m ột tố chất không thê th iế u tro n g suôt quá
trìn h hoạt động nghề nghiệp cua m ình. Do điều kiện hoạt động
nghề nghiệp cúa người hành nghề lu ậ t gắn liề n với tín h độc lập,
tín h tự quyết, khả năng phán quyết m ọi vấn đề trê n cơ sở phân
tích pháp lu ậ t và niềm tin nội tâm . Bản lĩn h nghề nghiệp của
người hành nghề lu ậ t được hìn h th à n h , xây dựng, củng cô và
p h á t triể n trê n cơ sở cua tín h tự tin , th á i độ cương quyết, tin h
th ầ n độc lập và th á i độ khách quan, tôn trọ n g sự công bằng,
kh ô n g th iê n lệch, vô tư, tro n g sáng, không b ị chi phối bởi những
suy ng hĩ lệch lạc hoặc những tác động bên ngoài mang tín h chất

Chướng 2. Đợo đức, đợo đức nghề luột và ván hóa nghề luột 71
vụ lợ i cá nhân. Như vậy bán lĩn h cùng phai được hìn h th à n h và
p h á t triể n trê n cớ sớ m ột sự hiếu b iế t sáu sắc về cóng việc của
m ìn h đang làm. Ban lĩn h sẽ không có đ ấ t tồn tạ i và ph át triể n
nếu như người hành nghề luậ t không được đào tạo, bồi dường;
bán th â n người hành nghề lu ậ t không có ý thức chú trọ n g tự bồi
dưỡng nâng cao kiế n thức của m ình.
- T in h th ầ n trá ch nhiệm tro ng hoạt động nghề nghiệp cùa
m ình. Trách nhiệm hay nghĩa vụ là m ột kh á i niệm mang màu
sắc pháp lý. tu.v vậy nó là m ột tố chấ t cua đạo đức nghề nghiệp.
Nếu ứ phương diện lu ậ t học, người ta nói nghĩa vụ đi đôi với
quyền th ì ơ phương diện đạo đức. người ta đề cao tin h th ầ n trá c h
nh iệ m mà không gắn với quyền lợi. N hư vậy, trá ch nhiệm cua
người hành nghề lu ậ t được hiểu ỉà th á i độ tự tin vào còng việc
hàng ngày ciia m ình và ý thức báo đám cho những gì m inh thực
hiệ n là đúng đắn. N ói m ộ t người hành nghề lu ậ t có trá ch nhiệm
có nghĩa là người hành nghề luật đó ý thức được cóng việc m ình
làm , dám chịu trá ch nhiệm về các hành vi của m ình và điều
quan trọ n g là tự giác thực hiện các công việc được giao theo đúng
lương tâm . Nêu m ột người hành nghè lu ậ t có trìn h độ chuyên
môn nghiệp vụ cao, có bán lĩn h nghề nghiệp vững vàng nhưng
th iế u tin h th ầ n trá ch nhiệm th ì không thế nói đó là m ột người
hành nghề lu ậ t có đạo đức nghề nghiộp. Trách nhiệm nghề
nghiệp của người hành nghề luậ t thể hiện sự tậ n tuỵ tro n g công
việc, sự chu dáo, cấn trọ n g k h i thực hiện các hành vi.
- T ìn h thương ycu con người, nghề luật hướng tớ i m ột nhúm
đôi tượng ngươi cụ thể, đó là những người “ vướng vào vòng lao
lý ” , những người mà số phận pháp lý cua họ do những người làm
nghề lu ậ t quyết định tro n g phạm vi thấm quyền, đó có thể là
nạn nhân của tộ i phạm , nạn nhân cua những sai lầm trong
n h ậ n thức cua bán th ả n hoặc là nạn nhân của gia đìn h, cùa điều
k iệ n , hoàn cành sống không được trọ n vẹn. Vì vậy, người làm
nghề lu ậ t phải hương' tớ i mục tiê u cứu giúp con người, giúp con
người nhận ra sai lầm và tạo cho họ nhừng cơ hội đê giáo dục
cái tạo, đề sửa chữa, khắc phục sai lầm . Dù như th ế nào là yêu

72 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


thương con người, như thẻ nào là nhân đạo, nhãn đạo với ai,
nhản đạo ớ mức độ nào luôn là những vấn đề có nhiều ý kiế n
tra n h luận nhưng nếu người làm nghề luật không có tìn h yêu
thương con người th ì khòng thó là người có đạo đức nghề luật.

2.2. Vai trò của đạo đức nghề lu ậ t


ท) Góp phán điếu chính hành vi cúa người làm nghé lu ậ t
Đạo đức nghề luật bô sung và kết hợp với các quy phạm xà
hội khác (pháp luật, quy chế ngành, bộ quy tắc ứng xử nghề
nghiệp, nội quy cơ quan, điều lệ Đang viên...) dế điều chinh hành
vi của người làm nghề lu ậ t tro n g khuỏn khô pháp luật và tro n g
khuôn khố các chuẩn mực đạo đức. Các quy phạm xã hội như
pháp luật, quy chè ngành, bộ quy tấc ứng xứ nghề nghiệp, nội
quy cơ quan, điều lệ Đáng viên không thê bao quát hêt. quy đ ịn h
hết mọi hành vi cua người làm nghê luật, tro n g khì đó, đạo đức
nghề luậ t đóng vai trò nền táng, là những quy phạm cơ bán, là
xuất phát điếm điều chinh hành vi cùa người làm nghề luật. Đặc
biệt., so sánh với pháp luật, (dù mọi sự so sánh đều khập kh iễ n g )
nhưng pháp luật, khòng th ể tha y th ế vai trò của đạo đức nghề
lu ậ t tro n g việc khuvếiì khích người làm nghề luậ t làm việc tậ n
tâm , làm việc có lợ i cho nhiều người, đạo đức nghề luậ t có sức
m ạnh riê n g của nó, đó !à tác động tớ i lương tám . danh dự cua
người làm nghề luật.
b) Góp phần báo đám chốt lư ợ ng , hiệ u quả cáo hộ th ô n g
tư p h á p
C h ấ t lượng hiệu quá cua hệ thống tư pháp có thế được th ế
hiện qua những con sỏ’ th ố n g kê cụ thể, những đại lượng cụ thô
như sô vụ án, bị can, bị cáo được đưa ra tru y tô, xét xứ, số vụ án
khô ng bị kh á n g cáo, khá ng nghị, số án dinh chỉ, tạm đình c h i..
nhưng cũng có thể thế hiện qua những tiê u chí không th ể th ố n g
kê. ví dụ, số trư ờng hựp tộ i phạm ẩn, số vi phạm thu tục tố tụng,
mức độ hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ pháp lý
cúa lu ậ t sư. số lượng các bản án. quyết định tô tụn g được “ tâm
phục khấu phục”... đạo đức nghề lu ậ t có vai trò quan trọ n g tro n g

Chương 2. Đợo đức, đạo đức nghể (uột vã vãn hóa nghề luật 73
việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hệ th ố n g tư pháp k h i ch ấ t
lượng, hiệu quả được thế hiện qua những con sô" thố ng kê cụ thể,
nhừng đại lượng cụ th ể và cả k h i chấ t lượng, hiệu quả được thể
hiệ n qua những tiê u chí không thế th ố n g kê. K hi m ột cơ quan
tư pháp chạy theo th à n h tích, hướng tớ i những con số cụ thể
nhằm thoả mãn nhu cầu về lượng th ì đạo đức của người làm
nghề luật, chính là cái giúp cân bằng giữa số lượng với ch ấ t
lượng, giữa cái bề nổi và cái thực chất, giúp người làm nghề lu ậ t
tìm đến những giá t r ị th ậ t, những giá t r ị bển vững, lâu dài.
c) Vai trò bảo vệ quyển và lợ i ích của các chủ th ế trong xã hội
Sản phẩm của nghề lu ậ t chính là các k ế t quả tố" tụn g, các
dịch vụ pháp lý cho khách hàng, dù với tư cách bị can, bị cáo,
đương sự hay th â n chủ, khách hàng, nghề lu ậ t đều hướng tớ i
mục tiêu vì con người. Đạo đức nghề lu ậ t chính là yếu tố đảm
bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động nghề luật, đo đó, cũng là yếu
tố đảm bảo cho các quy đ ịn h của pháp lu ậ t bảo hộ quyền và lợ i
ích hợp pháp của cá nh ân, tố chức được thực hiện trê n thực tế.
M ộ t hệ th ố n g tư pháp tro n g sạch là điếm tựa cho người dân mỗi
k h i quyền và lợ i ích hợp pháp bị xâm phạm , đạo đức của người
ỉàm nghề lu ậ t là nhân tố bảo đảm cho pháp lu ậ t thực sự trở
th à n h công cụ đế' người dân bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp
của bản th â n cũng như để nhà nước điều hành các quan hệ xã
hội bằng pháp luật.

2.3 Các vằn đề đọo đức trong hoạt động nghề luật
a) N hậ n d iệ n vấn đề đạo đức tro ng hoạt động nghề lu ậ t
Vấn đề đạo đức ỉà nhừng tìn h huống, những trư ờng hợp,
những hoàn cảnh yêu cầu cá nhân hoặc tập thể phải lựa chọn
nên hay không nên ỉựa chọn m ột giải pháp, m ột phương án nào
đó. N hững lựa chọn này dù theo phương án nào, g iả i pháp nào
cũng không sai về m ặ t pháp lý (đo pháp lu ậ t không điều chỉnh,
không b ắ t buộc phải thực h iệ n hoặc pháp lu ậ t có điều chỉnh
nhưng dành cho người áp dụng biên độ lựa chọn, hoậc th ậ m chí,
có th ể “ lách lu ậ t” do pháp lu ậ t còn sơ hở hoặc có mâu th u ẫ n giữa

74 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


các quy đ ịn h ). Các vẩn đề đạo đức có th ế đến từ những động cơ
và th ể hiệ n trong những trư ờng hợp sau:
- Đế khô ng phải thực hiệ n m ột công việc n h ấ t đ ịn h dẫn tớ i
sự hao tốn th ờ i gian và sức lực cua bản thâ n. Đây ỉà những
trư ờng hợp mà việc thụ lý, giải quyết m ộ t vụ việc hoàn toàn
thuộc nhận đ ịn h và sự tự quyết địn h mang tín h chu quan của
người làm nghề luật, ví dạ: né trá n h thụ lý những vụ án phức
tạp, né trá n h việc trá hồ sơ để điều tra bố sung yêu cầu giám
đ ịn h bổ sung, giám đ ịn h lại... vì thực hiệ n các hoạt động tổ’ tụn g
nêu trê n nhiều k h i tuỳ thuộc nhận đ ịn h chủ quan và niềm tin
nội tâm của chu thế áp dụng, v ấ n đề đạo đức ứ đây là nếu chọn
phương án Làm th ì sè hao tổn th ờ i gian, t r í lực đó tro n g k h i th ờ i
gian, tr í lực là những k h á i niệm hữu hạn, cần dành cho những
việc khác, tro n g k h i đó, nếu chọn phương án K hông làm th ì sẽ
tiế t k iệ n được th ờ i gian, tr í ỉực nhưng lương tâm không tha nh
th ả n , những nguyên tắc sống, ỉàm việc của bản thâ n sẽ không
được tuán thủ.
- Để kh ô n g phải hy sinh m ột quan hệ n h ấ t đ ịn h có lợ i cho
bản th â n . Đ ây là trư ờ n g hợp mà việc Làm hoặc K hông làm m ột
công việc n h â t đ ịn h , bày tỏ chính k iế n về m ột sô vấn đề sẽ có
th ể làm xấu đi mối quan hệ của người làm nghề lu ậ t với cấp
trê n , cấp dưới, đồng nghiệp tro n g cơ quan hoặc với những người
tiế n hành tô tụ n g tro n g hệ th ô n g tư pháp h ìn h sự. Vi d ụ : việc
kh á n g nghị bần án của cấp dưới, việc trả hồ sơ lạ i cho V iện
k iể m sát, Cơ quan điều tra , việc còng kha i đưa ra ỉãnh đạo
những vi phạm , th iế u sót tro n g ho ạt động tồ' tụ n g của nhừng
người khác. Đ ây là vấn đề đạo đức k h i phải lựa chọn giữa tìn h
cảm cá nh ân với lợ i ích tậ p thể , giừa đạo đức cá nhân và đạo
đức đối vớ i nghề nghiệp.
- Để phục vụ cho những ìợ i ích chính t r ị cua bản th â n . Đây
là trư ờng hợp mà việc làm hoặc khô ng làm m ộ t công việc n h ấ t
đ ịn h phục vụ cho những động cơ chính t r ị của m ột cá nhân,
th ậ m chí m ộ t tập thể. Ví d ụ : m ộ t th ẩ m phán, kiể m sát viên
trước th ờ i điếm tá i bố nhiệm chức danh tố tụ n g hoặc chức danh

Chương 2. Đạo đớc, đạo đức nghề luột vã vãn hóa nghề luật 75
quán ỉý lựa chọn những loại án an toàn để giả i quyết và né
trá n h , để lùi lạ i hoộc chuyến cho người khác những loại án phức
tạp . nhạy cám...
- Đẽ phục vụ cho những lợi ích cho gia đìn h, người thán. Đây
khô ng phái là trư ờng hợp nhận hôi lộ đê làm hoặc không làm
m ột công việc n h â t đ ịn h mà là trư ờng hợp làm hoặc không làm
m ộ t công việc nhất đ ịn h sẻ nhận được những lợ i ich k in h tò mà
pháp luậ t rấ t khó có thê bị phát hiện và xứ lý: ví dụ. đê người
th â n tín được mua nhà đấ t với giá nội bộ, đề con được nhận vào
học ớ trư ờng học có chất lượng, để người nhà đau y ế t đưực
chuyên trá i tuyến vào nhừng bệnh viện có uv tín ... Đây là trường
hựp bạn phái lựa chọn giữa trách nhiệm cùa m ộ t th à n h vi->n gia
đình với gia đin h và trá ch nhiệm đối với còng việc.
- Đế thực hiện những động cơ xuất p h á t từ sự đ ịn h kiến, đô
kỵ, ganh đua với đồng nghiệp: Đây là trư ờng bựp mà việc Làm
hoặc K hông làm m ột công việc n h ấ t đ ịn h có thể thoa m àn
nhừng đ ịn h kiến, đó' kỵ, ganh đua mà m ột người có th ể có tro n g
hoạt động nghé nghiệp, n h ấ t là k h i có sự cạnh tra n h giữa những
đổng nghiệp, k h i bạn trở th à n h nạn nhân cua nhừng thu đoạn
mà đ(Yi thú gây ra. Ví dụ: bị đồng nghiệp “ cướp” khách hàng, bị
đồng nghiệp nói xấu với lãnh đạo, k h i đó bản th â n có thể X làm
hoặc khô ng làm m ột việc mà pháp lu ậ t và quy chê ứng xú nghề
nghiệp hoặc quy chế nghiệp vụ không điều c h in h hết.
b) G iỏ i quyết vân đề đạo đức tro ng hoạt động nghè liậ t
N hư vậy, tro n g nhiều trường hựp, có th ế có nhửng !ự lựa
chọn khác nhau đôi với người làm nghề lu ậ t và rấ t khó hống
n h á t m ột sự lựa chọn cho tấ t cá mọi người, hay thực tí hơn,
khô ng thê áp đ ặ t tro n g việc g iả i quyết vấn đề đạo đức. ló tuỳ
thuộc vào quan điếm về đạo đức và vân đề lợ i ích của m ỗi Igười.
Về nguyên tắc, cần nhận thức đối với cá nhằn, vấn đề đio đức
chỉ có thê được g iả i quyết k h i m ỗi ngườị b iế t đ ặ t lợi ích cá nh ân
sang m ộ t bên k h i hoạt động nghề ìuật, đối với Nhà niớc và
người lả n h đạo cơ quan tổ chức hành nghề lu ậ t - với tư cich là
người sử dụng lao động, vấn đề đạo đức chi có thế đưự’ g iả i

76 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


quyết khi đám báo m ột cách hợp lý, hài hoà các lợi ích cá nhãn
cho các th à n h viên tro n g cơ quan, tổ chức cua m ình. Tuy nhièn,
trô n thực tế, “con người ìờ tổng hoà các m ỏi quan hệ xã h ộ i ” , vĩ
là con người nén mới có sự đấu tra n h giữa các vấn đề lợi ích,
mới đàt ra vấn đề đạo đức. Và đế g iã i quyết vấn đề dạo đức, m ỗi
người thường p h á i đ ặ t ra và trá lờ i những cáu hỏi sau:
Động cơ: Điều gì th ô i thúc mỗi người đạ t được mục tiê u đó?
Động cơ là sức m ạnh nội tạ i của cá nhân thô i thúc và hướng
hành vi cùa con người đến những mục tiêu n h ấ t đ ịn h , trả lờ i cho
câu hoi tạ i sao, nhằm thoả màn nhu cầu gì? K h i xác địn h động
cơ, cẩn làm rỏ sự lựa chọn cúa bán tha n mang tín h vị kỷ hay vị
tha (vi m in h hay vì người khác)? liệu có thực sự nhân danh người
khác, lợ i ích cùa người khác? liệu có sự tự lừa dối bản th â n
khòng k h i lợi ích của bản th â n được núp dươi nhừng cái khác đê
che dếu lương tâm của chính m ình.
Mục tiê u : th a m vọng, mục đích phấn đấu, h ĩn h mẫu lý
tưởng, giá t r ị sông của bản th â n m ỗi người làm nghề lu ậ t ìà gì?
theo đuổi mục tiê u cụ thê trước m ắt )à gì và mục tiêu tống thề
lâu dài ỉ à gì? Mục tiê u tốn g thê và mục tiêu cụ thê có phù hợp
với nhau hay khóng, điều gì cần được quan tâm hàng đầu?
H áu quá: Có th ể phải chấp nhận những hậu quá gì về trước
m ắt cũng như lâu dài? Hậu quả trê n phương diện nào? Các hậu
quá cua việc g iả i quyết vấn đề đạo đức trá i với lương tâm sẽ
thường ớ các dạng sau;
+ Day dứt vé lương tâm
+ 3ị người khác p h á t hiện và chuyến các th iế t ché phi pháp
luật, phi hành chính điều chính: Đáng, Đoàn, th i đua - khen
thương, lòng tin cúa lành đạo, gia đình...
+ Việc làm sai lầm này sẽ kéo theo những sai lầm khác, lấy
sai lằ n sau đế sửa chửa, che dâu sai lầm khác và thường th ì sai
lầm S£U sẽ nghiêm trọng hơn sai lầm trước, hoặc đơn gián hành
động sẽ đần tạo th à n h th ó i quen, th ó i quen tạo nên tín h cách
và tín h cách sẽ tạo nên sô phận của chính người đó.

Chương 2. Đạo đức, đạo đơc nghề luột võ vân hóa nghể luột 77
Việc tiê n lượng hậu quả là vấn đề r â t quan trọ n g . Thường
n h iề u người gặp sai lầ m tro n g việc g iả i qu yết các vấn đề đạo dức
là do kh ô n g lường trước được hậu quả. V ì th ế , mồi người k h i phải
g iả i quyết vấn đề đạo đức sẽ ph ải h ìn h dung được các hậu quả
k h i lựa chọn kh ô n g đúng.
B iệ n p h á p : là m th ế nào đế g iả i q u yế t vấn đề hợp lý nhất?
C ách thứ c h à n h độ ng và công cụ, phương tiệ n cụ th ế được
thự c h iệ n .
K h i xác đ ịn h biệ n pháp, cần trả lờ i câu hỏi:
+ Các b iệ n pháp có đáp ứng và tố i đa hoá các mục tiê u đề
ra không?
+ Các biện pháp có cần th iế t để đ ạ t được mục tiê u hay
không? H ay chỉ tương đổì cần th iế t? hay hoàn toàn khô ng cần
th iế t? Có th ể tr ì hoãn đé’ thực h iệ n m ộ t việc làm khác th a y th ế
hay không?
V iệc là m rõ bốn nội dung trê n là công cụ để đưa ra phương
án g ia i quyết vân đề đạo đức, b ắ t đầu với yếu tô động cơ, vì động
cơ là cái gắn bó trự c tiế p n h ấ t với m ồi người trước k h i ra quyết
đ ịn h , sau đó cân nhắc v ớ i mục tiêu , tiế p đó h ìn h dung và hậu
quả, sau đó, m ới đi đến biện pháp. Quy trìn h này cũng có thể
được diễ n đ ạ t theo quan đ iể m của Bob Steele, cây viế t kỳ cựu
của P oynier O n lin e n h ư sau:
1. T ô i b iế t gì? Tôi cần b iế t những gì?
2. Mục đích m ang tín h công việc của tô i là gì?
3. N hữ ng lo ngại về m ặ t đạo đức cúa tô i là gì?
4. N hừ ng quy đ ịn h về nghề nghiệp và nội quy nào của cơ
quan mà tô i cần phải cân nhắc?
5. Làm th ế nào để những người khác, với quan điểm khác và
suv n g h ĩ đa dạng, có th ế th a m gia quá tr in h ra quyẽt định?
6. N hữ ng ai có th ể bị anh hưởng bởi quyết địn h cua tôi?
7. Đ iều gì sẽ xảy ra nếu vai trò đảo ngược? T ô i sẽ ra sao nếu
ở vào v ị t r í của người bị ả n h hưởng bở i quyết đ ịn h này?

78 ĐẠO ĐỨC NGHề IUẬT


8. Hậu quá trước m ắ t và lâu dài có th ể xảy ra do hành động
của tô i là gì?
9. Tôi có những ìựa chọn nào khác đế kh ô n g tă n g tố i đa
trá ch nhiệm nói lên sự thực mà giả m th iể u tác hại?
10. Liệ u tô i có thế biện m in h rõ rà n g và đầy đu cho suy nghĩ
và hành động cua tó i hay không? V ới các đồng nghiệp? V ới
những người bị ảnh hưởng? với công chúng?

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : Bạn là m ộ t lu ậ t sư m ới bắt đầu


sự nghiệp, đang hà nh nghề tro n g m ột văn phòng lu ậ t
sư có tên tu ổ i và th u nhập cao. Bạn đ i là m bằng xe
máy, ứ nhà thuê, bạn cần tiền để m.ua nhà, tậu xe hơi,
lấ y vợ và lo cho bô mẹ ở quê. Bạn m uốn trớ th à n h m ột
tro ng nhữ ng lu ậ t sư hàng đẩu về tra n h tụ n g ở V iệt
Nam và được xã h ộ i nể trọng. T ro n g m ột m ôi trư ờng
cạnh tra n h gay gắt, Bạn dược lu ậ t sư trư ởn g văn
phòng tạo cơ h ộ i gia o trợ g iú p cho ỏng tro n g nh ữ ng vụ
án có th ù lao lớn và bạn p h ả i toàn tám toàn ý cho
công việc để tạo Lòng tin với trư ở n g văn phòng. T rong
hoàn cảnh đó, họ hàng bạn có người ph ạm tộ i uà bố
mẹ bạn muốn đích th â n bạn trở về quê nhà d ể bào
chữa và thực hiện các công việc “hậu trư ờ n g " với cơ
quan tiến hành tô tụ n g ở đ ịa phương để thay đ ổ i cáo
trạ ng, thay d ổ i biện p h á p ngăn chặn. B ới bạn là người
duy n h ấ t của dòng họ h iể u biế t p h á p lu ậ t, th à n h d ạ t
và có khá nă ng k in h tế hơn so với nhữ ng người khác
đang ớ què nhà. Bạn dang đứ ng trước nhữ ng sự lựa
chọn rấ t khó khãn.
Bọn hãy n h ậ n d iệ n vấn đề đạo đức và xác đ ịn h các
cáu h ô i vờ cáu trá lờ i đ ế g iá i quyết vàn dề đạo đức
tro n g tỉn h h u ỏ ỉig này? Bạn sẽ xứ /v ch ú n g n h ư thò
nào? Làm sao đê trá n h lâ m vào n h ữ ng tìn h hu ố n g
nêu trên ỉ

Chương 2. Đạo đức, đạo đức nghề luật vò vãn hóa nghề lưột 79
3. Rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề luật
V iệc đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề lu ậ t có
thế được thực hiệ n thô ng qua m ột số quá trìn h sau đây:
- B ồi dường và rèn luyện đạo đức nghề ỉuật tạ i các cơ sỏ' đào
tạo nghề luậ t. Quá trìn h đào tạo nghề nghiệp cua người hành
nghề lu ậ t tro n g đó chú trọ n g rèn luyện các k ỷ năng hành nghề
cùa người hành nghề luậ t, tra n g bị cho họ những k iế n thức
chuyên môn cần th iế t, cập n h ậ t những th ô n g tin mới về lu ậ t
thực định, rèn luyện các k v nàng nghiệp vụ đế sau k h i ra trư ờng
họ có thể tác nghiệp m ột cách thà nh thạo, độc lập và tự tin . Bản
th â n quá trìn h đào tạo nghề nghiệp đó đối với người hành nghề
lu ậ t đã là m ột quá trìn h bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho họ.
Điều này có thế' được iý g iả i .rằng quá trìn h bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho người hành nghề lu ậ t đã tạo cho họ tín h tự
tin , tin h th ầ n trá ch nhiệm , ý thức tôn trọ n g nghề nghiệp mà
m ìn h đã chọn trê n cơ sở đó hình th à n h bản lĩn h của người hành
nghề luật. T á t nh iên, tro ng quá trìn h đào tạo nghề nghiệp cũng
cần bố t r í những bài giảng về đạo đức. Những bài giá ng này m ộ t
m ặ t giúp người hành nghề lu ậ t có những hiểu đúng, nhận thức
đúng về những phẩm chấ t tố t đẹp mà người hành nghề luật cần
ph ải có, ví đụ như tín h tru n g thực, lòng dũng cảm, sự tự tin vào
nãng iực của bản thân.
- Quá trìn h rèn luyện, bổi dưỡng đạo đức nghề lu ậ t thòng
qua hoạt động nghiệp vụ của người hành nghề luậ t. Trong quá
trìn h hành nghề, người hành nghề lu ậ t th ô n g qua hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ cua m ình có thè tự rèn luyện, tự bồi
dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho m ình. Tuy vậy, đế đ ạ t hiệu quả
cao cần có sự đ ịn h hướng của làn h đạo cơ quan, đơn vị nơi người
h à n h nghề lu ậ t công tác. Để rèn luyện, bồi dường đạo đức nghề
nghiệp cho họ tạ i cơ quan, đơn vị, cần thường xuyên tổ chức các
buổi sinh hoạt chính tr ị, các buổi học tập rú t k in h nghiệm công
tác, học gương người tố t, việc tố t. Lãnh đạo cơ quan cũng cần
thư ờng xuyên biểu dương và khen thưởng k ịp th ờ i những người
có th à n h tích xuâ*t sắc tro n g hoạt động xét xứ, đồng th ờ i phê

80 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


phán và có biện pháp đôi với những người có hành vi sai trá i
làm tổn hạ i đến đạo đức của người hành nghề luật.
- Quá trìn h tự rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp
của người hành nghề lu ậ t. Việc bồi dưỡng và rèn luyện tạ i các
cơ sớ đào tạo nghề luậ t nhằm giúp các học viên hình th à n h
những tố ch ấ t cua đạo đức nghề lu ậ t là điều hế t sức quan trọ n g ,
tuy vậy đê h ìn h th à n h được những phẩm ch á t tố t đẹp của người
hành nghề lu ậ t đòi hỏi m ột quá trìn h lâu dài và bền bỉ, tro n g
đó yếu tố tự rèn luyện và tự bồi dưỡng là khòng thế th iế u được.
Quá tr ìn h tự rè n luyện và tự bồi dưỡng đạo đức nghề
ng hiệp của người hành nghề lu ậ t đã h ìn h th à n h k h i họ lầ n đầu
tiê n tiế p xúc với h o ạ t động ng hiệp vụ của người hành nghề
lu ậ t. Quá tr ìn h tự rè n luyện và tự bồi dưỡng này p h á t triể n
m ạnh mẽ k h i các học viê n được đào tạo tạ i các cơ sơ đào tạo.
Quá trìn h này còn được tiế p diễn, kh ô n g ngừng p h á t triể n và
hoàn th iệ n k h i họ đã trở th à n h những người hành nghề lu ậ t
thực th ụ . T h ô n g qua thực tiễ n của chín h bản th â n họ, th ô n g
qua m ố i giao tiế p nghề nghiệp với các đồng ng hiệp và các
đương sự củng như bị can, bị cáo giúp người h à n h nghề lu ậ t
thực th ụ có nh iề u cơ hội đề n h ìn n h ậ n lạ i chính m ình. Đó
chính là quá trìn h đâu tra n h và tự đấu tra n h đế lo ạ i bỏ những
cái xấu, xây dựng, p h á t tr iể n và hoàn th iệ n những phẩm c h â t
tốt. đẹp. T ấ t n h iê n , quá tr ìn h tự rèn luyện và tự bồi dưỡng chỉ
có hiệ u quả nếu cá n h â n người hành nghề lu ậ t có tin h th ầ n tự
giác cao độ, đồng th ờ i cần p h ả i có sự hỗ trợ và giúp đờ của cơ
quan và các đồng nghiệp.

II. VẢN HÓA VÀ VĂN HÓA NGHỀ LUẬT

ไ. Khái luận về ván hóa


V ãn hóa là m ộ t k h á i niệm rộng. Có r ấ t nhiều cách đ ịn h
nghĩa văn hóa khác nhau. M ỗ i m ộ t đ ịn h nghĩa văn hóa đều
muôn nhấn m ạnh m ột lĩn h vực nào đó của đời sống xã hội. Theo
quan niệm của T aylor, m ột nhà nghiên cứu nhân loại học th ì

Chương 2. Đợo đức, đọo đức nghề luột và vãn hóa nghề krât 81
“V ăn hóa là m ột tổng hợp phức tạp, bao gồm: t r i thức, tín
ngưỡng, nghệ th u ậ t, đạo đức, pháp lu ậ t, phong tục và cả những
năng lực cũng như th ó i quen mà con người đ ạ t được tro n g xã
h ộ i” . A braham Moles (nhà văn hóa người Pháp) cho rằng: "V ăn
hoá chịu sự tác động của môi trư ờng nhân tạo, do con người xây
đựng nên tro n g tìn h trạ n g đời sống xă hội của m ìn h ” '11. Federico
M a yo r Zaragoza (học giả và chính t r ị gia Tây Ban N ha, nguyên
T ổng giám đốc UNESCO ) cho rằng văn hóa phản ánh và thể
h iệ n m ộ t cách tổn g quát mọi m ặt của cuộc sông con người đó
diễn ra tro n g quá khứ cũng như đang diền ra tro n g hiện tạ i, qua
n h iề u th ế ký, nó h ìn h th à n h nên m ộ t hệ th ố n g các giá t r ị tru y ề n
th ố n g về thẩm m ỹ, lối sống....
T ro n g tấ t cả các n h ìn nh ận nêu trê n về văn hóa, có thể thấ y
rằ n g văn hóa là m ột phần cua cuộc sống xã hội, nó thể hiện
trìn h độ vãn m in h của xã hội, phần ánh nhừng suy tư, tră n trở
của các th à n h viên xã hội đối với cuộc sống h iệ n tạ i của họ, đôi
với quá khứ đã qua cũng như tương la i sắp đến. V ăn hoa là m ột
quá trìn h từ nhận thức của con người đến việc phản ánh nhận
thức đó tro n g đời sông xã hội. V ăn hóa gắn liề n với nhận thức,
vì vậy văn hóa chỉ tồn tạ i và p h á t triể n tro n g xã hội loài người,
văn hóa là thuộc tín h căn bản của con người,
V ăn hóa có m ặ t tro n g muôn m ặ t của đời sống thường nhật.
V ăn hóa hiệ n diện tro n g đời sống xã hội với nhiều nh ận thức
ph ân b iệ t khác nhau. Người ta có th ể phân b iệ t giữa văn hóa vật
chấ t và văn hóa tin h th ầ n , văn hóa xã hội. Có th ể phân b iệ t văn
hóa sản xuất, vãn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ
th u ậ t. Có người chia vãn hóa th à n h văn hóa v ậ t chất, văn hóa
nh ận thức, văn hóa ứng xử, văn hóa đời sông. Tuy vậy, hai quan
n iệ m về vãn hóa được chấp nh ận nhiều hơn cá tro n g đời sống
xã hộ i là: Quan niệm về văn hóa v ậ t thể, văn hóa p h i v ậ t thể
và quan niệm phân b iệ t văn hóa th à n h văn hóa v ậ t chấ t và văn
hóa tin h th ầ n . T rong cấu trú c văn hoá tin h th ầ n , lạ i có thể chia

Abraham Moles, Sociodynamique de la culture, Paris, Mouton, 1973.

82 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


ra th à n h các lĩn h vực: đạo đức, tâm lin h , th ẩ m m ỹ, nghệ th u ậ t,
chinh t r ị, pháp luậ t, khoa học, giáo dục... với các tên gọi văn hoá
đạo đức, văn hoá nghệ th u ậ t, văn hoá thẩm m ỹ, văn hoá tâ m
lin h , văn hoá pháp luật. T rong Chương 2 của G iáo trìn h này,
chúng tô i muốn trìn h bày kỹ hơn về hai lĩn h vực quan trọ n g của
văn hoá tin h th ầ n là đối tượng chính của chương, đó là vãn hoá
đạo đức và văn hoá pháp luậ t.
V ăn hóa đạo đức được hiểu “ỉà m ột bộ phận (thành tố) của
văn hóa tin h thần xã hội, bao gồm tổng th ể các g iá trị, chuẩn
mực đạo đức cứa m ột cộng đồng, được cộng đồng thừa nh ận và
chấp nhận. C húng được đem vào vận hành trong đ ờ i sống cộng
đồng thông qua các th iế t chê xã h ộ i văn hóa và được hiểu hiện
ở hành vi đạo đức của cá nhân nhóm, cộng đồ ng” . Các nhà văn
hóa xác đ ịn h bốn th à n h tố cơ bản của cấu trú c văn hóa đạo đức
gồm có: các giá t r ị đạo đức tập hợp th à n h bảng giá t r ị, th a n g
giá tr ị, hệ th ố n g chuẩn mực; khuôn mẫu đạo đức; hệ thố ng th iế t
chế xã hộ i - văn hóa vé đạo đức và các hành vi biểu h iệ n văn
hóa đạo đức của cá nhân và cộng đồng. Trong đó, giá tr ị đạo đức
là các nguyên tắc, quy tắc về các phương thức ứng xử đã được
cộng đồng lựa chọn, trớ th à n h k in h nghiệm tập thế của m ỗi
cộng đồng. Cụ thế hóa, vận dụng các giá t r ị đạo đức vào hà nh
v i thực tiễ n của con người là hệ thố ng các chuẩn mực đạo đức -
hệ th ố n g các quy tắc, các cách thức cụ thể , xác đ ịn h rõ con người
nên ứng xử như thê nào tro n g các tìn h huống, hoàn cảnh cụ th ể
cho phù hợp với giá t r ị đạo đức cùa cộng đồng. Hệ thống th iế t
chế vàn hóa - xâ hội về đạo đức bao gồm các th iế t chê nhà
trường, nhà nước, đoàn th ể chính t r ị - xã hội, tôn giáo, ngành
nghề... chúng được hìn h th à n h trê n cơ sở quan hệ giữa các th à n h
viên tro n g nhóm, cộng đồng với các quy chế, quy đ ịn h , quy ước,
thê lệ, điều lệ, giớ i lu ậ t của nhóm , cộng đồng ấy.
N hư vậy, đạo đức vớ i tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo
đức học được chúng tô i giới th iệ u ứ phần trê n và đạo đức với tư
cách là m ộ t ỉĩn h vực của vãn hoá tin h th ầ n ìà đôi tượng ng h iê n
cứu của văn hoá học không đồng n h ấ t với nhau. V ăn hoá đạo đức

Chưởng 2. Đọo đức, đợo đức nghề luột và vân hóa nghề luột 83
còn bao gồm các th iế t chế văn hoá xã h ộ i, các hình thức biểu
trư ng, các nhân cách văn hoá tiê u biếu. Văn hoá đạo đức chú ý
tớ i trìn h độ đạo đức của m ỗi cộng đồng, th ờ i đại, còn đạo đức
học chủ yếu ng h iê n cứu đạo đức như m ộ t lĩn h vực đặc thù của ý
thức xã hội.

2. Vãn hoá nghề ỉuột


Văn hoá nghề lu ậ t nằm ngay ở mục tiê u của nghề lu ậ t, của
h o ạ t động tư pháp: đó là hướng tớ i cái C hân (tìm ra sự th ậ t
khách quan của vụ án) - cái T h iệ n (hàn gắn mâu thuẫn, thù hận,
loạ i trừ cái Ác ra k h ỏ i đời sống xã h ộ i) - cái M ỹ (giáo dục, cải
tạo con người, giúp con người sống tố t đẹp hơn, nhân văn hơn).
T ro n g hệ th ố n g tư pháp, văn hoá còn th ể h iệ n ở tổn g th ể các
lĩn h vực, phương d iệ n h o ạ t động, từ cách tuyển chọn và bổ
nh iệm những người làm nghề lu ậ t, từ cách ứng xử giữa các cơ
quan tư pháp, giữa những người là m nghề lu ậ t với nhau và với
người tha m gia tố tụ n g , vớ i kh á ch hàng.
Từ đó, có thế đưa ra k h á i n iệ m về văn hoá tư pháp như sau:
V ãn hoá nghề lu ậ t là tốn g thê các nh ân tô vãn hoá được chủ
th ế nghể lu ậ t chọn lọc, sáng tạo, sử dụng và th ể hiện tro n g hoạt
động nghề nghiệp, tạo nên bản sắc riê n g b iệ t của các chủ thê đó.
V ăn hoá nghề lu ậ t là m ộ t phương diệ n của vãn hoá tro n g xã
hội và là văn hoá tro n g lĩn h vực tư pháp, là toàn bộ các giá t r ị
văn hoá v ậ t ch ấ t và tin h th ầ n , là nhừ ng phương thức và k ế t quả
h o ạ t động được tạo ra và sử dụng tro n g quá trìn h th iế t lậ p và
vận hành của hệ th ố n g tư pháp.
V ăn hoá nghề lu ậ t là sự tổ n g hợp của 4 yếu tố cảu th à n h cơ
bản sau đây:
(i) T r iế t lý nghề luậ t.
( ii) Đạo đức nghề lu ậ t: đạo đức của những người làm nghề
lu ậ t ở những loại h ìn h nghề lu ậ t khác nhau.
(iii), V ăn hoá của cá nh â n người là m nghề lu ậ t và văn hoá
của các cơ quan tiế n h à n h tố tụ n g , các tổ chức hành nghề luật.

84 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


<iv) Các hìn h thức văn hoá khác: Các h ìn h hức văn hoá khác
bao gồm những giá t r ị của văn hoá tư pháp th ể h iệ n bằng tấ t cả
nhửng giá t r ị trực quan hoặc ph i trự c quan điển hìn h.

2.1. Triết lý nghề lu ậ t


T r iế t lý nghề lu ậ t là những tư tưởng, quan điểm lý luận
phản ánh thực tiễ n ho ạt động nghề lu ậ t được rú t ra từ quá trìn h
tr ả i nghiệm , suy xét, k h á i qu át hoá thực tiễ n của những người
làm nghề lu ậ t, đóng vai trò chí dẫn, đ ịn h hướng cho các hoạt
động nghẻ nghiệp cua nhữ ng người th a m gia vào quá trìn h vận
hành hệ th ô n g tư pháp. Đ ây là những giá t r ị tin h th ầ n quan
trọ n g tạo nên k h í ch ấ t đặc th ù của các chủ th ế h o ạ t động tư
pháp. T r iế t lý nghề lu ậ t rấ t đa dạng đối với chủ th ể của m ỗi loạ i
h ìn h nghề lu ậ t và tồn tạ i dưới h ìn h thức các khẩu hiệu, các lờ i
dạy cúa là n h tụ, các lờ i th ề nghề nghiệp, th ậ m chí tro n g các bài
h á t tru yề n th ò n g cùa ngành, đó là nhừng giá t r ị tin h th ầ n , niềm
tin , lý tướng, đ ịn h hướng cho hoạt dộng nghề nghiệp.
K ết cấu nội d u n g của triế t lý nghề lu ậ t thường bao gồm các
th à n h tố:
- Tuyên ngôn sứ m ệnh và các mục tiê u cơ bản. Ví d ụ : kh ô n g
bỏ ỉọt tộ i phạm , kh ô n g là m oan người vô tộ i;
- Các phương thức hà nh động đê h iệ n thực hoá Tuyên ngôn
sứ m ệnh và các mục tiê u cơ bản. “ Đ ối với m ìn h, p h ả i cần, kiệm ,
liê m , chính/Đ ối với đồng sự, phải th â n á i, giúp đỡ/Đ ối vớ i C hính
phủ phải tu y ệ t đôi tru n g th à n h /Đ ô i với nhân dân, ph ải k ín h
trọ n g lề phép/Đ ói với công việc, phải tậ n tụ y /Đ ố i với địch, phải
cương quyết khôn khé o” (ngành công an); “ Công m in h , khách
quan, chính trực, th ậ n trọ n g , k h iê m tố n ” (ngàn h k iể m sát).
- Các nguyên tắc tạo nên m ộ t phong cách ứng xử, giao tiế p
và hoạt động tư pháp đặc thù của người là m nghề luậ t.

2.2. Đợo đức nghề nghiệp của những người làm nghề lu ậ t
N hư đã phân tích , có r ấ t nh iề u lĩn h vực nghề ng h iệ p khác
nhau giữa những người làm nghề lu ậ t, m ỗi lĩn h vực nghề lu ậ t lạ i

Chường 2. Đạo đũc, đọo đức nghề luật và vãn hóa nghề luột 85
có những đặc thù khác nhau, những yêu cầu khác nhau dần tớ i
những quy phạm đạo đức nghề nghiệp đặc thù. N hữ ng thành tô
đạo đức cúa những người thuộc các lĩn h vực khác nhau ciia nghề
lu ậ t tạo th à n h đạo đức nghề luật.
Ví dụ, đối với th ấ m phán, việc tạo cho bản th â n tín h dộc lập,
tru n g lập vô tư là đòi hỏi quan trọ n g đối với đạo đức nghề
nghiệp th ấ m phán, tín h độc lập thể hiện ở:
- Độc lập dựa trê n cơ sở đánh giá của m ình về các tình tiế t
của vụ án chỉ dựa vào pháp luật, không bị ánh hương, tếc động
của bất kỳ tố chức, cá nhân nào và vì b ấ t cứ lý do gì.
- Độc lập tro n g các m ối quan hệ xâ hội có liê n quan đen g iả i
quyết vụ án và độc lập với các bên tro n g vụ án m ìn h xét xử.
* K h i xét xử, thẩ m phán chịu sự tác động, sự ảnh huởng từ
phía các cơ quan nhà nước làm cho xét xử kh ô n g công bằng.
* Đỏi với các đồng nghiệp của m'mh tro n g m ộ t hội đcng xét
xử hay tro n g cơ quan, th ẩ m phán cũng không chịu sự tá* động,
chi phôi dẫn đến xét xử không đúng.
- Độc lập tro n g xét xử nhưng không tùy tiệ n mà th ẩ n phán
phải tr iệ t để tuân theo các quy địn h của pháp lu ậ t, lấ y p h íp lu ậ t
làm cơ sở duy n h ấ t để đưa ra các phán quyết.
Rèn luyện tín h độc lậ p tro n g việc tra u dồi đạo đte ngề
nghiệp thấm phán là đặc đặc thù công việc xé t xử quT đ ịn h ,
tro n g k h i đó, đối với kiể m sát viên tin h th ầ n k iê n quyết bảo vệ
pháp chê xà hội chủ nghĩa lạ i là đòi hỏi hàng đầu đối 'ớ i đạo
đức nghề nghiệp kiể m sát, tin h th ầ n kiên quyết bảo vệ p M p chê
xã hội chủ nghĩa thề h iệ n ở:
- Yêu cầu kiể m sát viên phải kiê n quyết đấu tra n h v-ới tộ i
phạm, quyết đ ịn h tru y tố và bảo vệ quyết đ ịn h tru y tí, k iê n
quyết kh ỏ i tố vụ án, k h ở i tô' bị can, áp dụng biện phá) ngăn
chặn và đề ra yêu cầu điều tra tro n g những trư ờn g hợp cầi th iế t.
- K iê n quyết đâu tra n h với những v i phạm của các cr quan
tố tụn g và các chủ thể khác vi phạm pháp lu ậ t

86 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


- K iên quyết đấu tra n h với bản thâ n, với đồng nghiệp, với
thủ trướng nếu ngay cả tro n g nội bộ có những hiện tượng tiêu
cực hoặc thỏa hiệp với tiêu cực.
- K iêm sát viên phải có các quyết đ ịn h tố tụ n g khấn trương,
k ịp th ờ i, đúng th ờ i điểm , đúng th ờ i hạn tố tụng nhưng không
th iế u cẩn trọng.
Đối với đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư, việc tận tâm báo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của th â n chú, cua khách hàng lạ i là
yêu cầu hàng đẩu đối với quá trìn h rèn luyện đạo đức nghề luật.
N hư vậy, với nền tả n g đạo đức xã hội và những mẫu sô chung
của đạo đức nghề luật, sự khác b iệ t và đa dạng của m ồi loại
h ìn h , lĩn h vực đạo đức nghề ngiệp của tâ t cả những người làm
nghề lu ậ t tạo nên đạo đức nghề luật.

2.3. Văn hoá của cá nhởn người làm nghề lu ậ t và vởn hoá của
các cơ quan tiến hành tố tụng, các tổ chức hành nghề tuột
a) Văn hoá cá nhản người, làm nghề lu ậ t
“ Vãn hoá của m ột cá nhân là nhừng hiểu b iế t cơ bản trê n
bình diện rộng về th ế g iớ i tự nh iê n và xà hội của m ộ t cá nhân
có được trong quá trìn h sóng, học tập, tu dường của họ, đâ trơ
th à n h nhân sinh quan, có những phẩm chất thâ u suốt, có tín h
nền tản g tro n g hành vi, tư duy và tìn h cảm cua họ hướng trở lạ i
thê g iớ i tự nh iên, xã hội và thê g iớ i tâm lin h ” .
V ăn hoá cá nhân người ỉàm nghề lu ậ t là tập hợp của nhửng
giá t r ị căn bản, những khuôn mẫu văn hoá tạo lập nên nhân
cách người làm nghề lu ậ t, đó là nhừng con người mong muốn đấu
tra n h cho công lý , sự th ậ t, và sự thượng tôn của pháp luật.
Các bộ phận cấu thà nh của văn hoá cá nhân người làm
nghề lu ậ t:
(ỉ) N ăng lực, trìn h độ chuyên môn
N àn g lực, trìn h độ chuyên môn là yếu tô quan trọ n g giúp
người làm nghề lu ậ t thực h iệ n tố t trá c h n h iệ m nghề nghiệp
của m ình, đ ạ t được các yêu cầu về sô’ lượng và ch ấ t lượng công

Chương 2. Đợo đức, đọo đức nghề luật vò vân hóa nghề luột 87
việc, đồng th ờ i giúp người làm nghề tự tin tro n g công việc và
các m ối quan hệ nghề nghiệp. Nếu kh ô n g có năng lực, tr ìn h độ
chuyên môn, nh ân cách sẽ bị méo mó k h i p h ả i tìm cách này
cách khác đế che dấu, “ khoả lấ p ” sự non kém về nghiệp vụ, đế
vừa lò n g lá n h đạo, th ậ m chí có người còn quát n ạ t, m ắ ng mỏ
người tha m gia tô' tụ n g đế né trá n h việc tra n h luận tạ i p h iê n
toà do yếu kém về chuyên môn. N ăn g lực, tr ìn h độ chuyên môn
vừa là khả năng n h ậ n thức, những k iế n thức nền tả n g về tự
n h iê n và xâ hội, k iế n thức pháp lý , vừa là k ỹ năng n h ậ n đ ịn h
các vấn đề tro n g hồ sơ vụ án, vừa là kỹ nãng vận đụng các
k iế n thức lý th u y ế t, k iế n thức pháp lu ậ t vào quá tr ìn h g iả i
qu yết vụ án, vụ việc cụ thể. Tuy n h iê n , ở V iệ t Nam , do những
vấn đề lịc h sử để lạ i, tr ìn h độ cua đội ngũ những người là m
nghề lu ậ t ơ V iệ t N am còn có những hạn chế n h ấ t đ ịn h , việc
đào tạo nghề lu ậ t vẫn còn những điểm bấ t cập, vì th ế , có m ộ t
bộ phận kh ô n g nhỏ những người làm nghề lu ậ t còn yếu kém
về tr ìn h độ chuyên môn. N goài ra, với tư duy cầm ta y chỉ việc,
n h iề u người tuy kh ô n g được đào tạo bài bản nhưng lạ i là m việc
theo kiểu ngươi trước n h ìn người sau, làm việc theo nếp, theo
kiểu của m ồi cơ quan tiế n h à n h tô' tụng. C h ín h vì th ế , nhiều
trư ờ n g hợp “ kh ô n g chuẩn về m ặ t tố tụ n g ” được lặp lạ i m ộ t
cách vô thức tậ p thế và nh iề u người nhận thức được tìn h trạ n g
vô thức tậ p th ể đó kh ô n g m uốn th a y đổ i hoặc kh ô n g dám th a y
đổi cái nếp, cái kiể u đã đ ịn h h ìn h quá lâu tro n g tư duy của tậ p
th ể , của m ôi trư ờ n g nơi họ đang công tác, kh ô n g muôn phấn
đấu, khô ng muốn học hỏi, tíc h luỹ k iế n thức để nâng cao năng
lực và trìn h độ chuyên m ôn của bản th â n .
K iế n thức, kỹ năng nghề nghiệp vừa là những t r i thức,
những thao tác nghiệp vụ chuyên sáu, đòi hỏi độ chuẩn xác hoặc
hàm lượng t r í tuệ bậc cao do đặc th ù công việc đòi hỏi.
( ii) T in h chuyên nghiệp:

C ả u h ỏ i th ả o lu ậ n : H iệ n nay, trê n các phương tiệ n


thông tin đ ạ i chủng, các m ạng xã hội, người V iệ t N am
hay nhắc đến vấn đề tín h chuyên nghiệp và tỉn h trạ n g

88 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


thiế u tin h chuyên nghiệp cứa một bộ phận những cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp củng như những cá nhản
làm việc trong các cơ quan, tô chức, doanh nghiệp dó.
T in h chuyên nghiệp cũng được đặ t ra k h i đánh già về
cách làm việc của những người tự chọn cho m ình hình
thức hành nghề tự do nh ư nghệ sỳ, kiến trú c sư, quan
hệ công chúng, tổ chức sự kiện... A nh ch ị hiếu như th ế
nào lờ tín h chuvên nghiệp? (Để tìm hiếu thêm về nội
dung trao d ổ i này, anh c h i có thẻ thế' trực tiếp tham
kháo các tra n g web: w w w .h o cla m g ia u .vn ,
WWW.quan tritructuyen .com, WWW.hanhchinh v n .com / ,
caicach h anhch in h .gov. vn

T ín h chuyên nghiệp là một giá t r ị văn hóa, m ột chuấn mực,


m ộ t yêu cầu đặ t ra đối với những người theo sự phàn công lao
động xã hội (được tuyên dụng, phản công, bô nhiệm ) hoặc tự
nguyện làm những công việc n h ấ t đ ịn h như m ột nghề nghiệp
cua bán thâ n. N ghĩa là, tín h chuyên nghiệp chí đặ t ra k h i đánh
giá những người đang thực h iệ n nhừng công việc thuộc phạm vi
nghề ng hiệp của họ hoặc những công việc mà nghề nghiệp đòi
hoi họ phải nhận thức dược, phải giải quyết được.
Người có tín h chuyên nghiệp phai là người ph ải có những
k iế n thức, kỹ năng nghề nghiệp để giải quyết công việc. Những
k iế n thức, kỳ năng đó là do họ được đào tạo, bồi dưỡng từ các
trư ờng đạ i học, các trường dạy nghề, các khóa học cấp chứng chi
hành nghề... hoặc do tự học mà có, Đây là thuộc tín h đầu tiê n
cùa tín h chuyên nghiệp, nếu không có thuộc tín h này, họ sẽ bị
coi là những người “ nghiệp d ư ’, việc g iá i quyết công việc sẽ
không đem lạ i k ế t qua như ý muốn hoặc làm sai quy trìn h giái
quyết công việc, dần đến sự lãng phí về th ờ i gian, về tà i sản,
ảnh hường đến những người khác tro n g cơ quan, đơn vị hoặc
những người sẽ thụ hưởng k ế t quả công việc. Những kiến thức,
k ỹ nâng nghề nghiệp là sán phẩm của quá trìn h tích ìũy, học
hỏi. Vì vậy, nó đòi hỏi người sử dụng lao động phái có ý thức đào
tạo, tuyốn dụng., lựa chọn nhàn viên cúa m ình có nhừng k iế n

Chương 2. Đợo đức, đạo đức nghề luột và văn hóa nghề luật 89
thức, kỹ năng nghề nghiệp đó. M ặ t khác, vé phía ngrười lao
động, k h i xác đ ịn h cõng việc nào sẽ là nghề nghiệp cúa ทา'เทh thì
cũng phải có ý thức tự rèn luyện, tra u đồi cho bán thán.
T ín h chuyên ng hiộp còn thế hiệ n ở yêu cầu về ứng xử hay
vãn m in h cóng sờ, yêu cầu tuân thú ký lu ậ t lao động, các quy
đ ịn h về th ờ i gian lao động, về tiế n độ, vẻ tra n g phục làm việc.
M ộ t cơ quan mà nh ân viên đi làm muộn, nấu ăn tạ i sớ làm ,
uống bia rưựu tro n g giờ làm việc... th ì kh ô n g thê coi là co tín h
chuyên nghiệp.
í i i i ì Khá năng thích ứng với m ôi trư ờng áp lực cóng việc cao,
sức chịu đựng tốt
Trong m ộ t môi trư ờng làm việc đặc thù liê n quan m ật th iế t
đến sinh mệnh pháp ]ỹ của con người, công việc ìại tương đối
khỏ khan, cứng nhắc, người làm nghề lu ậ t phải tự điều chinh
bán th â n đế th ích nghi và tồn tạ i tro n g môi trư ờng nghề nghiệp
khắc nghiệt. Đồng th ờ i, ở V iệ t Nam , người làm nghề lu ậ t tro n g
các cơ quan tiế n hành tố tụ n g trê n thực tế phai nhận thức được
tín h ch ấ t quan hệ hành chính giừa Thu trư ởng và nhân viên đôi
k h i xen lẫn vào các quan hệ tố tụng.
(พ ) T ính dộc lập, quyết đoán
Do là chủ th ể cua các hành vi tô tụn g và chủ động tro n g việc
đề xuất ra hoặc phê chuẩn hoặc tự m ình ban hà nh các quyết
định tô tụng, người làm nghề lu ậ t phải có tín h độc lập, quyết
đoán, tự tin vào sự lựa chọn cúa bần th â n , đặc biệt, tro n g những
trường hợp đòi hòi phải có sự can th iệ p nhanh chóng của các cơ
quan tiế n hành tố tụng, tín h độc lập, quyết đoán là m ột đòi hổi
quan trọng. V i d ụ : cần áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn
người bị tìn h nghi bó trô n , tiêu huỹ chứng cứ hoặc cần áp dụng
ngay các biện pháp khẩ n cấp tạm th ờ i tro n g tô tụ n g hình sự. Đê
có tín h độc lập, quyết đoán, người làm nghề lu ậ t phải có sự tự
tin , phải có niềm tin nội tâm , niềm tin vào sự quyết địn h của
bán th â n . Ngoài ra, người có tín h độc lập thường muốn tự do
quyết đ ịn h mọi tìn h huống và tương đối báo th ủ , chu quan,
khỏng muốn đón nhận ý kiến của người khác, do đó, độc lặp

90 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


nhưng phái gắn với những rà ng buộc tro n g các mối quan hệ với
làn h đạo, với Hội đồng xét xứ, với các quan hệ phôi hợp - chế
ước khác tro n g tô tụng.
<v) T in h thần vì công lý, nay mẽ nghề nghiệp , sẵn sàng chấp
nhận ngu V hiểm
T in h yèu nghề, ‘'m áu nghề nghiệp” là yếu tô’ quan trọ n g đế
tạo nôn sự hứng thú ỉàm việc và khác phục những khó kh à n vấ t
vã cúa nghề nghiệp, giúp họ tập tru n g sức lực vào quá trìn h làm
việc, cám th â y vui vé, hứng khởi đế thực hiện các công việc
nhằm đạt tớ i mục tiêu cuối cùng là làm sáng tỏ sự th ậ t khách
quan cua vụ án, đưa người phạm tội ra xét xử hoặc bảo vệ, bào
chừa th à n h công, trả lạ i công bằng cho thân chú.
í vì) N àn g lực xã hội
N ăng lực xà hội hay năng lực quan hệ xã hội lồ khá năng
tham gia các quan hệ xà hội, đó chính là khả năng giaơ tiếp ,
hiểu b iế t về รนV nghĩ, tìn h cảm cùa người khác, khă năng tiế p
nhận nhừng quan điếm, suy nghĩ khác nhau. Điều đó cho phép
người làm nghề lu ậ t thấu hiểu con người, ]ý giá i tạ i sao có nhừng
vi phạm pháp luậ t, có kien thức về tâm lý học tư pháp để từ đó
việc áp dụng pháp lu ậ t hợp lý hơn, hợp tin h hơn, đưa pháp luậ t
gần gũi hơn với cuộc sống, thu hẹp khoáng cách giừa các quy
phạm pháp luật VỚI thực tiễ n đa dạng của cuộc sống.
b) Văn hoá của cư quan, tố chức hành nghề lu ậ t
Cơ quan, tồ chức hành nghề lu ậ t có th ể là các cơ quan tiế n
hành tô tụ n g hoặc các công ty lu ậ t, văn phòng lu ậ t sư, văn
phòng công chứng... M ỗi cơ quan, tồ chức hành nghề lu ậ t muôn
tạo nèn sự h ù n g m ạnh của m ình cần tạo ra cho m ình m ộ t sắc
th á i văn hoá riê n g b iệ t. V án hoá của cơ quan, tố chức hành
nghề lu ậ t là tổ n g hợp nhừng quan n iệ m chung của các th à n h
v iê n có được từ quá trìn h g iá i quyết các vấn đề nội bộ cũng như
xử lý các vân đề khác với m ôi trư ờ n g xung quanh. Văn hoá cứa
cơ quan, tổ chức hành nghề lu ậ t b ị tác động bớ i các nhãn tố
cơ bán xau:

Chương 2. Đọo đữc, đạo đức nghể luật và vãn hóa nghề luật 91
(i) Đặc th ù lĩn h vực hoạt động
Do m ôi trư ờn g nghề lu ậ t là lĩn h vực tư pháp - m ộ t lĩn h vực
tương đối khé p k ín và báo th ù so với các lìn h vực khác cua đời
sống xã hội nên các cơ quan tư pháp cũng thường được xâ hội
coi là nơi “ k ín công cao tường", hoặc là “ chốn công đường” mà
chỉ trừ hoàn cảnh b ắ t buộc m ới phải lu i tớ i. T rong k h i đó, đôi
với nhửng người là m nghề lu ậ t, đặc th ù nghề nghiệp dẫn tớ i đặc
th ù văn hoá công sở đó là tín h nghiêm túc, tuân thủ tr iệ t để kỳ
lu ậ t công việc, buộc m ỗi người phải chín chấn hơn.

C ă u h ỏ i th ả o lu ậ n : Theo anh c.hị, sự nghiêm túc , khô


khan, áp lực cứa m ô i trư ờng công việc tạo ra những
đặc th ủ g i tro n g vân hoá g iả i t r i cứa những người làm
nghề lu ậ t ở V iệt N am hiện nay? N h ữ n g biểu hiện nào
được coi là p h â n văn hoá tro n g cách g iả i t r i của người
là m nghề lu ậ t theo quan điểm của anh ch ị ị

(น) Văn hoá dân tộc


Các đặc tín h vă n hoá dá n tộc ầ n h hướng sâu đậm tớ i văn
hoá công sơ n ó i chung và văn hoá của các cơ quan, tố chức
h à n h nghề lu ậ t n ó i riê n g . N h ữ n g đặc tín h , giá t r ị v ă n hoá và
các th ó i hư t ậ t xấu của người V iệ t được th ề h iệ n tro n g các cơ
quan N h à nước (cơ quan tiế n h à n h tô tụ n g ) và ngay cả các
văn p h ò n g lu ậ t SƯ, công ty lu ậ t là n h ữ n g tổ chức h à n h nghề
p h i N h à nước.
(Ui) A n h hưởng cứa người lã n h đạo
Người lã n h đạo kh ô n g chỉ là người điều hành hoạt động
hàng ngày của cơ quan, tố chức hà nh nghề lu ậ t mà còn là người
k h ở i xướng, thúc đẩy, p h á t triể n văn hoá của cơ quan, tổ chức
hà n h nghề lu ậ t, là người đưa ra ý tưởng hoặc phê chuẩn các tr iế t
lý , các biểu tượng, tra n g phục... V ă n hoá cá nh ân người lã n h đạo
cùng đóng vai trò quan trọ n g tro n g việc gây dựng hay duy trì
văn hoá của tậ p th ế . N gười lã n h đạo là người th ố i nguồn sinh
k h í vào các phong trà o , các cuộc vận động, là người tìm ra các

92 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


phương thức hiệu quá đế tru y ề n đ ạ t và nuôi dường những giá tr ị
văn hoá của cơ quan, tố chức h à n h nghề luật.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : L iệ u cỏ khá nă ng xáy ra m âu
thuần giữ a các k h á i niệm văn hoá ỉã n ỉi đạo và đạo
đức nghề nghiệp hay dạo đức cá nhân không? Bạn sỗ
là m g ỉ nếu xáy ra m âu th u ầ n đó? M â u (huấn được th ể
hiện n h ư th ế n à o ? C hủng ta có nhữ ng phương án nào
g i á i q u y ế t?

2.4. Cóc hình tíìớ c vởn hoá khác


Cỏ thế nói tớ i các h ìn h thức văn hoá tư pháp như:
- K iến trú c n ộ i và ngoại th ấ t: v í dụ nhữ ng đặc trư n g cùa
k iế n trú c Toà án (bề th ế , uy n g h i, sảnh rộng, cột to, vòm lớ n ,
máu sắc trầ m lạ n h , đơn điệ u) n ộ i ngoại th ấ t cùa cơ quan tư
pháp tạo những ấn tư ợng m ạ n h đối với người th a m gia tố tụ n g ,
ảnh hưởng n h iề u đến cảm giác, là m cho người th a m gia tố tụ n g
có cam giác nhỏ bé, th ậ m chí sợ h ã i trư ớc sức m ạ n h của pháp
lu ậ t và công lv .
- Các th ứ tục tư p h á p m ang tin h n g h i lễ: lả nhừ ng hoạt,
động tư pháp được tố chức m ang tín h ng h iê m tra n g , ch ín h thức,
hưứng tớ i cộng đồng. V i d ụ : th ủ tục k h a i mạc p h iê n toà với việc
mọi Iìgười tro n g phòng xứ án đứng dậy k h i H ội đồng x é t xứ
hước vào. chu toạ tuyên bố kh a i mạc p h iê n toà, đ ặ t tay trê n
T h á n h kỉn h tuyên thệ kh a i báo tru n g thực... Các thủ tục tư
pháp mang tín h n g h i !ề có giá t r ị râ't lớ n tro n g việc tạo ấn
tượng cho công chũng về giá t r ị tố i thư ợn g của pháp lu ậ t và vị
thê cùa các cơ quan tư pháp.
- Cúc tấm gương và h ìn h m ẫu lý tưởng: ỉà yếu tò' quan trọ n g
tạo nén tru yền thố ng , niềm tự hào về nghề ng hiệp và cơ quan
công tác. Đó là các tấ m gương của các điển h ìn h tiê n tiế n , anh
hùng lao động, các liệ t SV, các bậc tiề n bố i tro n g ngành tư pháp.
V i d ụ : các H ội n g h ị điể n h ìn h tiê n tiế n , đại hội chiố n sỹ th i đua,

Chương 2. Đọo đức, đợo đức nghề tuột và vân hóa nghề luật 93
các hội nghị biểu dương người tố t. V iệc giáo dục tám gương đạo
đức cua các lã n h tụ, lả n h đạo ngành...
- Các vật phẩm điển h ìn h : ví dụ vành m óng ngựa, còng tay,
búa gò, áo chùng, tóc giả... tạo nên những h ìn h ánh đặc trư ng về
hệ th ố n g tư pháp.

C ả u h ỏ i th ả o lu ậ n to à n c h ư ơ n g
ใ. K h á i niệm văn hóa, văn hóa pháp luậ t, vãn hỏa tư
pháp, vằn hóa nghề lu ậ t'ỉ
2. Các yếu tô tác động đến văn hỏn nghề lu ậ t?
3. K hcii niệm đạo đức nghề lu ậ t và các th à n h tố cấu
th à n h đạo đức nghề luậ t?
4. Voi trò cúa g iá o dục d ồ i với việc đ ịn h hình và gìn
g iữ đạo đức nghề lu ậ t ỉ

94 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Cán sự Đ ảng V iệ n kiế m sá t nhân dân tố i cao (2002),


Ké hoạch thực hiệ n N g h ị qu yết số 08-N Q /TW của Bộ C hính t r ị
về m ột sô n h iệ m vụ trọ n g tâ m công tác tư pháp tro n g ngành
kiêm sát nhản dân.
2. Báo đ iệ n tử Đ ảng Cộng sản V iệ t N am , 17h33’ ngày
07/4/2008, N ừ kiếm sát viên tiê u biếu vùn g Táy Bắc.
3. Bộ C hính t r ị <2002), N g h ị quyết sỏ 08-N Q /TW ngày
02/01/2002 vẻ m ộ t số n h iệ m vụ trọ n g tâm công tác tư pháp tro n g
th ờ i gian tớ i.
4. Bộ C h ín h t r ị (2005), N g h ị quyết số 49-N Q /TW ngày
02/6/2005 vể C hiến lược C ải cách tư pháp đến năm 2020.
5. Bùi Ngọc Sơn (2006), N h ữ n g góc n h ìn lậ p p h á p , Nxb.
C hính t r ị Quốc gia, H à N ội.
6. Hà M ạ n h T rí (2003), B ài k ế t luận H ội n g h ị ngành K iể m
sát nhân dân từ ngày 14 đến ngày 16/07/2003.
7. H ội đồng T ru n g ương chỉ đạo biên soạn giáo trìn h quốc gia
các bộ món khoa học M ác - L ê n in , tư tưởng Hồ C hí M in h , 1999,
Giáo tr in h T r iế t học Mác - L ê n in , N xb. C h ín h t r ị quô'c gia.
8. Lê Cảm và Nguyền Ngọc Chí (Đ ồng chú biê n) (2004), C ải
cách tư pháp ớ V iệt N am tro n g g ia i đoạn xây dự ng N h à nước
pháp quyền , N xb Đ ại học Quốc gia.
9. Lê Đức T iế t (2005), Văn hóa p h á p lý V iệt N a m 1 N xb. Tư
pháp, Hà N ội.
10. Lê Hữu T hể (2000), về vị t r i uà chức năng của V iện kiểm
sát nhân dán tro n g bộ m áy nhà nước ta, T ạp chí N hà nước và
pháp luậ t, (7).
น . N guyễn T ấ n D ũng (2002), B à i p h á t biểu tạ i H ộ i n g h ị
tổng kùt công tác năm 2002 của ngành K iểm sát nhăn d â n ngày
0 7 /0 1 /2 0 0 2 .

Chương 2. Đạo đức, đạo đức nghề luột vò vãn hóa nghề luật 95
12. Phan Hữu T hư (2003), Đạo đức nghề lu ậ t, Đặc san Nghề
lu ậ t, (3).
13. Phan Hữu T h ư (2003), Đạo đức nghề lu ậ t, Đạc san Nghề
lu ậ t, (3).
14. Phan Hữu T hư (2003), Đạo đức nghề ỉ uột; Đặc san Nghề
lu ậ t, (4),
15. P háp lu ậ t, số 213 (2.369) ngày 05/9/2004, Ưỷ ban Pháp
lu ậ t Quốc hộ i là m việc tạ i th à n h phô" Hồ C hí M in h : H o ạ t động
tố tụ n g còn nh iều v i phạm , h ttp ://v i.w ik ip o d ia .o rg
16. T h à n h Duy - Lê Quý Đức (2007), Học tập T ư tưởng đạo
đức H ồ C hí M in h xảy dự ng nền văn hỏa đạo đức à nước to hiện
nav, N xb. L ý luận - C h ín h tr ị.
17. T rầ n Quốc Phú (2006), Văn hóa p h á p đìn h, N xb. Tư
pháp, Hà N ội.
18. T ru n g tâm Từ điến học (2002), T ừ đ iể n tiếng V iệ t , Nxb.
Đà N ẵ n g 2002.
19. T rư ờng Đào tạo các chức danh tư pháp ( 2004), K ỷ yếu đề
tà i khoa học câp trư ờng: “X âv dựng chương tr ìn h đào tạo kiểm
sát viê n , m ộ t số v ấ n đề ỉý luậ n và thực tiễ n '’.
20. V iệ n Khoa học k iể m sát, V K S N D T C (1995), N hữ ng vẩn
đề lý luậ n và thực tiế n cấp bách của tổ tụ n g h ìn h sự V iệt N am ,
K ỷ yếu đề tà i khoa học cấp Bộ.
21. V iệ n V ãn hóa và p h á t triể n , (2006), Giáo trìn h L ý luậ n
văn hóa xã hộ i chủ n g h ĩa chương trìn h cao cấp, Nxb. Lý luận
ch ín h tr ị.
22. V ie tN a m n e t, 17: 22’ ngày 10/01/2005, V iện k iể m sát
ph ải hiể u nỗ i khổ của người bị oan.
23. V ie tN a m n e t, 22: 14’ ngày 27/11/2006, H à N ội: B ắt quả
ta n g kiểm sát v iê n nh ận tiề n chạy án.
24. Vnexpress, 11:58’ ngày 24/1/2007, K h ở i tố kiểm sát viên
đánh trọ n g thương nhà báo.

96 ĐẠO ĐỮC NGHỀ LUẬT


Chuong 3 QUY TÁC ĐẠO 0UC NGHÊ NGHIỆP
THAM PHÁN

PG S. TS. N g u y ễ n V ă n H u yê n
TS. L ê M a i A n h
ThS . T rầ n M in h T iê n

T ro n g H iến chương L iê n hợp quốc, các dân tộc trê n th ế g iớ i


đã th ế hiện rõ quyết tâm xây dự ng các đ iể u kiệ n cho m ột nền
công lý tôn trọ n g sự tự do và các quyển con người ca bản. Tuyên
ngôn th ể g iớ i về quyền con người tra n g trọ n g g h i nhận nhữ ng
nguyên tắc pháp ỉu ậ t nền tả n g đ ể xăy dự ng nền cổng lý ƯÌ hạnh
phúc, tự do của con người, đó là bảo đảm quyền bình đ ẳ n g trước
pháp lu ậ t , quyền được g iả đ ịn h ỉà vô tội, quyền được m ộ t Toà
án vó tư, dộc lậ p uà có th ẩ m quyền do p h á p lu ậ t th iế t lậ p đ ể xét
xứ công bang và công khai.
Các nguyên tắc nền tá n g nêu trên là cơ sở p h á p lý đ ể vận
hành nền tư pháp tôn trụ n g công lý, với sự h iệ n d iệ n của người
đ ạ i diện là thẩm p h á n , ho ạt động nhàn danh ph á p lu ậ t, nhân
danh công lý và lấ y quy tắc ứng x ử đạo đức nghề th ẩ m ph án
là m chuẩn mực cho h à n h vi ứng xử nghề nghiệp.
N g h iê n c.ứu và là m sáng tỏ k h á i n iệ m , đặc điể m , n ộ i hàm
Quv tắc đạo đức và b à i học về tuâ n th ủ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp thẩ m phán là n ộ i d u n g cơ bản của Chương 3 tro n g Giáo
trìn h này.

ไ. ĐỘC điểm nghề nghiệp thẩm phán


Về lý luận, “ N gh ề” nói chung được quan niệ m là m ộ t lĩn h
vực ho ạt động lao động mà tro n g đó, nhờ được đào tạo, con người
có được những t r i thức, những k ỹ n ă n g đế' làm ra các lo ạ i sản
phẩm v ậ t ch ấ t hay tin h th ầ n nào đó, đáp ứng được những nhu
cầu của xã hội. T rê n thực tế h iệ n nay, việc th ố n g kê và phân
loại nghề nghiệp ở các quốc gia nói chung và ở V iệ t N am nói

Chương 3. Quy tổc đọo đức nghề nghiệp ttiẩm phân 97


riê n g là vấn đề rấ t khó khăn, phức tạp, do sự biến động thường
xuyên của nghề nghiệp dưới sự tác động của khoa học và công
nghệ. Có khá nhiều tiêu chí để phân loại nghề, như theo lĩn h
vực của nền k in h tế quốc dân, theo tín h c h ấ t nghề, theo yêu cầu
của nghề đối với người lao động... Tuy n h iê n , dấu hiệu cua m ộ t
nghề có thế được xem xé t theo nồm yếu tô cơ bản sau:
- Đối tượng lao động;
- Mục đích lao động;
- Công cụ lao động;
- Điều k iệ n lao động;
- Sản phẩm lao động.
L iê n hệ với quan niệm về nghề nêu trê n th ì nghề th ẩ m
phán được hìn h dung k h á i quát như sau:
- T h ứ nhất, xét về đối tượng lao động, “ th ấ m p h á n ” la nghề
buộc phải tiế p xúc trực tiế p với con người trê n cả hai phương
d iệ n , sinh m ệnh chính t r ị - pháp lu ậ t và các đảm báo vết chấ t
đảm báo sự sinh tồn đối với cuộc sống bình thường của C£ nhân
con người tro n g điều kiệ n chung của xã hội. T ín h chấ t cùa việc
“ tiế p xúc” giữa người hành nghề (th ẩ m phán) với đôi tượng của
nghề nghiệp (hiểu theo nghĩa là m ộ t ho ạt động lao đ ộ ig cua
người th ẩ m phán) ở vào trạ n g th á i rấ t đặc b iệ t, đó là Ịằ y ra
những ảnh hưởng khác nhau (tích cực - tiê u cực) đến sinh m ệnh
và điều kiệ n sinh tồn của đương sự hoặc bị cáo.
- T h ứ hai, xét về mục đích lao động, “ th ẩ m p h á n ” lâ nghề
vừa có mục đích nhận thức đôi tượng, tức tìm ra sự th ậ t vụ án
có liê n quan đến đôi tượng của hoạt động nghề nghiệp thẩ m
phán, vừa có mục đích biế n đổi đối tượng (theo cả nghĩa (ải tạo,
giáo dục người phạm tộ i hoặc đem lạ i cóng bằng cho ngườ có lợ i
ích hợp pháp bị xâm phạm và buộc người có trá c h n h iệ n phải
trả giá cho những sai lầm mà họ đã mắc phải). Nếu nghề th à y
thuôc có mục đích bệnh cứu người th ì nghề th ẩ m phán <ó mục
đích chữa là n h nỗi đau tin h th ầ n , bảo vệ cá n h â n con n^ười và
bảo vệ tr ậ t tự xả hội kh ỏ i sự xâm h ạ i của các h à n h v i trá i pháp

98 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


ỉuật. Mục đích của nghề th ẩ m phán vì vậy luôn được thể h iệ n
trê n cá hai bình diện bảo vệ lợ i ích cá nhân và lợ i ích cộng đồng.
- Thứ. ba, x é t về công cụ ỉao động, “th ẩ m phán” là nghề mà
công cụ lao động hoàn toàn khác tấ t cả các nghề nghiệp thô ng
thường khác tro n g xã hội. Công cụ lao động của nghề thẩ m phán
là pháp luậ t, th ô n g qua hoạt động sử dụng, viện dẫn, áp dụng
pháp luật, dựa vào pháp lu ậ t để tác động đến các mối quan hệ
p h á t sinh giữa con người cùng tà i sản, danh đự, uy tín , nhân
phẩm của con người tro n g quá trìn h giải quyết các vụ án có tín h
chât khác nhau. Toàn bộ hoạt động lao động nghề nghiệp của
thấm phán được bảo vệ, được thúc đẩy và diễn ra tro n g khuôn
khố pháp luật, với trìn h tự, thủ tục tô tụ n g do pháp lu ậ t quy định.
- T h ứ tư, về điều k iệ n lao động {với nghĩa là môi trư ờng lao
động), “ th ẩ m phán” là nghề gắn với môi trư ờng bảo vệ, thực th i
“ Quyền lực tư pháp” của N hà nước. Cùng với công cụ pháp lu ậ t,
người hành nghề th ẩ m phán đòi hỏi phải tuân th ủ quy tắc đạo
đức nghề nghiệp nghiêm ngặt, với chức năng nghề nghiệp là bảo
vệ pháp chế, bảo vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của công dân, tổ
chức, pháp nhân, nhà nước, bảo vệ công ỉý, công bằng xã hội.
M ôi trư ờng lao động của nghề thẩ m phán gắn với môi trư ờng
chính t r ị - pháp lu ậ t và luôn chịu sự k iể m soát của pháp lu ậ t
cung như sự giám sát của nh ân dân.
- T h ứ năm, sản phẩm lao động cúa Nghề th ẩ m phán vô cùng
đặc thù so vởi các nghề nghiệp xâ hội khác, đó ỉà nhân danh
N hà nước, nhân đanh pháp lu ậ t đế ra bản án chứa đựng những
phán quyết cuối cùng về việc g iả i quyết vụ án theo hướng, có tộ i
hay không có tộ i, đúng hay sai. Phán quyết này có tác động trự c
tiế p sinh m ệnh ch ín h t r ị cua m ột con người nên nếu th ẩ m phán
phán quyết sai th ì hậu quả và tổn th ấ t về tà i sản, tín h m ạng,
sức khỏe, danh dự, uy tín , nhân phẩm cho cá nhân, tổ chức, pháp
nh ân và nhà nước sẽ là to lớn , khó có thể bù đắp lạ i.
V ới m ột số đặc điểm căn bản nêu trê n , có thế nh ận th ấ y ,
“ th ẩ m p h á n ” là nghề nghiệp đặc th ù tro n g hệ th ố n g nghề
ng hiệp xã h ộ i và thuộc nhóm nghề lu ậ t (bao gồm các nghề lu ậ t

Chưang 3. Quy tốc đọo đức nghể nghiệp thẩm phán 99


sư, k iể m sát viê n , cóng chứng v iê n , chấp h à n h viên , đáu giá
viê n , th ẩ m phán...), tro n g đó, người hà nh nghề phải đáp ứng
được những tiê u chí nghề n g h iệ p n h ấ t đ ịn h và được đào tạo, bổ
n h iệ m theo phương thức, trìn h tự đặc th ù chứ không thế chi' dựa
vào ý chí và sự lựa chọn của người h à n h nghề. Ngoài đặc tín h
chung của nghề lu ậ t, như đảm n h iệ m công việc chuyên m ôn
tro n g lĩn h vực thực th i, áp dụng pháp lu ậ t, gắn với số ph ận con
người, h o ạ t dộng nghề n g h iệ p tu â n theo quy đ ịn h pháp lu ậ t và
đạo đức nghề nghiệp , b ấ t khả k iê m n h iệ m th ì đặc điểm riê n g
của “ N ghề th ẩ m p h á n ” c h ín h là quyền phán quyết cuối cùng đôi
với vụ án. V ới những đặc điếm nghề ng h iệ p đó, bên cạnh việc
pháp lu ậ t có quy đ ịn h ch ặ t chẽ quyền, ng h ĩa vụ cho th ẩ m phán
th ì yêu cầu nghề n g h iệ p còn b ắ t buộc th ẩ m phán phải tô n trọ n g
và hà nh xử theo đúng quy tắc đạo đức nghề ng h iệ p k h ắ t khe, có
tác dụng hạ n chế đến mức th ấ p n h ấ t nhữ ng sai sót tro n g hoạt
động tố tụ n g g iả i quyết vụ án. Quy tắ c đạo đức nghề nghiệp
th ẩ m phán tr ở th à n h công cụ h à n h nghề hừu hiệu, tồn tạ i song
song với công cụ pháp lu ậ t khác mà th ẩ m phán được tra n g bị đế
đảm bảo việc xé t xử đúng người, đúng tộ i, đúng pháp luậ t.

2. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán


2 .ใ Khái niệm quy tắc đạo đúc nghề nghiệp Hìẩm phán
Quy tắc đạo đức nghề ng hiệp th ẩ m phán là tổn g th ể các quy
tắc xử sự, nhằm chuẩn mực hóa h à n h v i ứng xử của th ẩ m phán
tro n g quan hệ tố tụ n g và những quan hệ trự c tiế p hoặc g iá n tiế p
tác động đến chức năng tô" tụ n g độc ỉập, vô tư, khách quan của
th ẩ m phán. Các quy tắc này có m ố i quan hệ nội tạ i, biện chứng
với nhau và với quy chế pháp lý tô" tụ n g của th ẩ m phán.
T ro n g kh u ô n k h ổ các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế,
vấn đề đạo đức nghề n g h iệ p của th ẩ m phán đã được sự quan tâm
n g h iê n cứu của L iê n hợp quốc, nhữ ng tổ chức quốc tế k h u vực và
m ộ t số h iệ p hộ i nghề n g h iệ p h o ạ t động tro n g lĩn h vực tư pháp.
T ạ i H ộ i ng hị L iê n hợp quốc lầ n th ứ 7 về Phòng chống tộ i phạm
và xử lý người phạm tộ i, tổ chức ở M ila n (Ita lia ) từ ngày 28

100 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


th á n g 6 đến ngày 06 th á n g 9 năm 1985, Đ ại hộ i đồng L iê n hợp
quốc (Ư N) đã th ố n g n h ấ t th ô n g qua Tuyên bô “Các nguyên tắc
cơ bấn về tín h độc lậ p của Tòa án - Basic P rin e ip le s on the inde-
pendenece o f the J u d ic ia ry ”. V ăn bản này tậ p tru n g gh i nh ận
m ộ t sô vân đề cơ bản về tín h độc lậ p cùa Tòa án từ góc n h ìn cúa
cộng đồng quôc tê:

1. Tính độc lậ p của Tòa án p h ả i được N h à nước g h ị nhận


trong H iế n pháp và bảo đảm thực hiện.
2. Tòa á n p h ả i quyết đ ịn h vấn đề m ột cách không th iê n vị,
theo pháp lu ậ t, không b ị ảnh hưởng bởi sức ép, đe dọa hay
can thiệ p sai trá i từ bất cứ nguồn nào.
3. M ọ i cá nhân đều có quyền được xét xử bởi tòa án thông
thường, theo thử tục đã được ấn đ ịn h hợp lệ, đ ú n g đắ n và
được các bên tôn trọng.
4. Các quốc g ia p h ả i đảm bảo cung cấp đẩy đ ủ các nguồn
lực để ngành tòa án có th ể thực h iệ n tố t chức năng của m ình.
(Ngoài nội dung trến, văn kiệ n này còn g h i nhận các vấn đề
về tiêu chuẩn lựa chọn và đào tạo thẩm phán , các điều kiện
dịch vụ và nhiệm kỳ; bí m ậ t nghề nghiệp và quyền m iễn trừ ;
kỷ luậ t, đình chỉ và cách chức áp dụng đ ố i với thẩm phán).

Đây là văn k iệ n quốc tê quan trọ n g , cụ thề hóa nội dung cơ


bản về tín h độc lập của Tòa án và hướng đến g iả i quyết ba vấn
đề cốt lõi tro n g nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cua th ẩ m phán
là vấn đề phòng ngừa, p h á t h iệ n và xử lý v i phạm đôi v ớ i th ẩ m
phán tro ng hoạt động nghề nghiệp. V ăn k iệ n này còn g h i nh ận
nhửng tiêu chí m ang tín h quốc tế hóa những bảo đảm tố i th iể u
cho sự độc lậ p của th ẩ m phán tro n g h o ạ t động nghề nghiệp, từ
đó đ ặ t ra nghĩa vụ của các quốc gia th à n h v iê n p h ả i nộ i lu ậ t hóa
các tiê u chí này vào quy đ ịn h pháp lu ậ t tro n g nước. Cùng với văn
k iệ n trê n và những quy đ ịn h pháp )ý tro n g “ Bộ lu ậ t n h â n quyền
th ế g iớ i” , vấn đề đạo đức nghề ng hiệp th ẩ m phán đã được tậ p
hợp và quv đ ịn h tro n g “ Dự th ả o Quy tắc đạo đức Tư pháp

Chương 3. Quy róc đọo đức nghể nghiệp thẩm phán 101
Bangalore năm 2002” . Dự thảo này được xây dựng cro ng bối
cảnh có sự đánh giá và tham chiêu đến 32 Bộ quy tảj đ ạ o đức
tư pháp, được ban hành bởi m ột số quốc gia cũng nh í tổ chức
quốc tế liê n chính phủ và phi chính phu.
Đối với các nước p h á t triể n (Cộng hòa Pháp, N h ậ t Bản, H ợp
chùng quốc Hoa Kỳ...), vấn đề chuẩn mực hóa hành ท ứnig xử
nghề nghiệp của th ẩ m phán được tiế p cận đồng bộ 'ớ i cơ chế
đào tạo, tuyển dụng và bổ nhiệm thẩ m phán, rà n g luộc th ẩ m
phán với ý thức trá ch nhiệm cao k h i nhân danh N hà rước q u y ế t
đ ịn h các vấn đề về tà i sản, tín h mạng, sức khỏe, danh dự, u;y tín
của cá nhân, tổ chức, pháp nhân.
Ở V iệ t Nam , quy đ ịn h về đạo đức nghề nghiệp tlẩ m p h á n
chưa tồn tạ i với tín h chất là quy tắc độc lậ p bên cạm q u y chê
pháp lý tô” tụ n g về thấ m phán. N hà nước, th ô n g qui các quy
đ ịn h trong m ột số văn bản, như H iế n pháp năm 1992, Bộ lu ậ t
Tố tụn g h ìn h sự năm 2003, Bộ lu ậ t T ố tụn g dân sự ră m 2004,
L u ậ t Trách nh iệm bồi thường của N hà nước năm 2008, L u ậ t Cán
bộ, công chức năm 2009, Pháp lệnh Thẩm phán và hội chẩmi Tòa
án nhân dân năm 2002 và m ột số văn bản quy phạm pháp lu ậ t
khác để quy đ ịn h quyền, nghĩa vụ và trá ch nhiệm pháp l ỹ của
thẩ m phán. Vân đề nộ i lu ậ t hóa các quy tắc đạo đức ngiề n g h iệ p
th ẩ m phán từ văn kiệ n quốc tế cũng như việc xây dựng Q u y tắc
đạo đức nghề nghiệp th ẩ m phán đang tiế p tục được triể n kha i
xây dựng và hoàn th iệ n .
Về bản chất, quy tắc đạo đức nghề nghiệp th ẩ m phán đươc
áp dụng và thực th i với tín h chất là công cụ nghề nghiệp của
người hành nghề, nhằm rà ng buộc và giúp th ẩ m phán iu y t r ì tố t
vị t r í độc lập, vô tư, khách quan tro n g suốt quá trìn h ịiả i q u yế t
vụ án cũng như k h i đưa ra phán quyết, trực tiế p tác động đến
quyền, lợ i ích hợp pháp của công dân, tổ chức, pháp th â n , nhà
nước. Phù hợp và trê n cơ sở của quy chế pháp lý tố tụ n ị về th ẩ m
phán, quy tắc đạo đức nghề nghiệp xác đ ịn h m ộ t kiểu mẫu th á i
độ, hành v i xử sự đáng mong đợi của th ẩ m phán k h i th a m gia
quart hệ tố tụng, quan hệ công tác và quan hệ xã hội có sự tác

102 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


động trự c tiế p hoặc gián tiế p đến v ị trí, chức danh tư pháp cua
thẩ m phán. Song nội hàm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm
phán không chi dừng lạ i ở chức năng chuẩn xác những hành vi
ứng xử th ích hợp với v ị t r í nghề nghiệp mà còn có ý nghĩa là
công cụ kiểm soát việc thực hiệ n hành vi mang tín h chuẩn mực
về đạo đức nghề nghiệp thẩ m phán. Theo nghĩa th ứ hai, thẩm
phán vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp tro n g hoạt dộng tô
tụ n g hoặc gây ảnh hưởng cho tín h vô tư, khách quan của quá
trìn h g iả i quyết vụ án th ì quy tắc đạo đức nghề nghiệp là m ột
tro n g những căn cứ để xem xét, quyết đ ịn h vân đề kỷ lu ậ t đối
với thấm phán. Theo cả hai nghĩa này, toàn bộ hoạt động chức
năng cũng như sự h iệ n diện của th ấ m phán luôn chịu sự giám
sát cùa công chúng và xã hội xuất p h á t từ đặc trư ng nghề nghiệp
mà th ẩ m phán đang đảm nhiệm .
Quy tắc đạo đức nghề nghiệp th ẩ m phán h ìn h th à n h dựa
trê n nền tả n g pháp lý là quy chế pháp lý tô' tụ n g của th ẩ m phán
và có môi quan hệ biện chứng với quy chê này. M ối quan hệ này
thế’ h iệ n ở chỗ, quy chế pháp lý tố tụn g th ể chế hóa địa vị pháp
lý cua thâ m phán tro n g hoạt động tố tụng, còn quy tắc đạo đức
nghề nghiệp giữ vai trò chuẩn mực hóa hành v i ứng xử của thẩ m
phán tro n g hoạt động tố tụng và tro n g các mối quan hệ khác.
Sự kế t hợp của quy chế pháp lý tô tụng và quy tắc đạo đức nghề
nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả và tín h pháp lý cho quá trìn h
g iả i quyết vụ án cùng như phán quyết của thẩ m phán, vì thế,
ho ạt động chức nâng của th ẩ m phán đồng th ờ i phái chịu sự điều
ch in h của cả quy chế và quy tắc n à y "’.

Cần có sự phản biệt giữa quy chê pháp lý tố tụng với quy chế nghề
nghiệp thẩm phán qua tiêu chí: nội dung, chú thể ban hành, cơ chế tuán
thù và cơ chè bảo đảm thực hiện trong thực tê, bởi vai trò điều chính của
hai nhóm quy tắc này có điểm tương đồng nhưng cũng có diêm khác biệt
về cách thức vận dụng, hệ quả pháp lý đối với thẩm phán kh i bị áp dụng
m ột trong hai quy tắc vào giải quyết nhừng vấn đề liê n quan đến vị trí,
quyền lợi của thấm phán.

Chương 3. Quy tổc đạo đữc nghề nghiệp thám phàn 103
2.2 Vai ừò của đợo đức nghề nghiệp thẩm phán
a) Đ ối với ý thức xã h ộ i - pháp lu ậ t
T ạ i mỗi quốc gia, niềm tin cua nhân dân vào m ộ t hệ th ố n g
tòa án có năng lực, độc ỉập, vô tư và tư cách đạo đức cùng sự
chính trực cúa thẩ m phán có ý nghĩa sống còn đối với quá trìn h
cải cách, đổi m ới và xây dựng nền tư pháp dân chủ, h iệ n đại.
Thẩm phán tro n g hoạt động nghề nghiệp phải luôn tôn trọ n g
chức danh tư pháp mà m ình đại diện, phải chú ý giữ gìn niềm
tin của công chúng vào những phán quyết được tuyên nhân danh
Nhà nước. Đặc b iệ t, th ấ m phán phải thực hiệ n công việc được
giao với những chuẩn mực đạo đức cao. Quy tắc đạo đức nghề
nghiệp th ẩ m phán tồ n tạ i nhằm đáp ứng đòi hỏi k h ắ t khe đó
cua xả hội: thẩ m phán h iệ n diệ n trước những người tiế n hành
tố tụng, người tham gia tô tụn g và trước xã hội tro n g h ìn h ảnh
của công lý - công bằng - chuẩn mực ứng xứ đạo đức xã h ộ i và
nghề nghiệp. Nghề th ẩ m phán không chấp nh ậ n ” thỏa h iệ p ” với
sai sót tro n g tố tụn g và nghề nghiệp.
Hậu quả do nhừng v i phạm về quy tắc đạo đức nghề nghiệp
thẩ m phán luôn đe doạ và làm tốn hạ i trực tiế p đêm quyền, lợ i
ích hợp pháp cua cá nhân, tổ chức, pháp nhân, nhà nước và
nghiêm trọ n g hơn là là m xói mòn lòng tin nhân dân vào pháp
luật. Sai lệch về quy tắc đạo đức nghề nghiệp của thẩ m phán
phải được nh ìn nhận sẽ tạo thu ận lợ i để bấ t công xã hội cùng
như tộ i phạm có cơ hội hoàn th à n h và điều này đồng nghĩa với
công lý bị xem nhẹ hay bóp méo.
b) Đ ối với hoạt động nghề nghiệp của thẩm p h á n
Đặc điểm về bản c h ấ t nghề nghiệp th ẩ m ph án nêu trê n
k h iế n cho b ấ t cứ ai sông tro n g xã hội cũng p h ả i lường trước
rằng, m ộ t ngày nào đó, r ấ t có th ể cuộc sống và số phận của họ
sẽ tù y thuộc vào phán quyết của th ấ m phán. K h i ở vào hoàn
cầnh như vậy, kh ô n g m ộ t cá nh ân nào lạ i mong muôn quyền
lực tư pháp được tra o cho những th ẩ m phán có v ấ n đề về năng
lực chuyên m ôn, n g h iệ p vụ, tín h tru n g thực củng như phẩm
ch ấ t đạo đức cá nhân. Do vậy, người hà nh nghề th ẩ m phán

104 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


phai có phám chất nghề ng h iệ p tương xứng với trọ n g trá c h
nặng nề và vị t r í cao quý mà xã hội tôn v in h . Phàm châ t nghề
nghiệp th ấ m phán là yếu tố, tư châ't nội tạ i thư ờng trực tro n g
con ngiíời th ấ m phán, nó được qua đào tạo, rèn luyện, tr ả i
nghiệm , nuôi dưỡng đế th à n h ban ngã, bản sắc, bán lĩn h cúa
người h à n h nghề thẩ m phán. Phẩm ch á t nghề nghiệp th ấ m
phán hao gồm: tô n trọ n g và kh ô n g từ chối công lý ; đề cao và
hành xử theo lẽ còng bằng; có tư duy lu ậ t học; yêu nghề; có
tìn h thương yêu con người; b iế t hà nh động chính xác; có óc x é t
đoán; bản lĩn h , dũng cảm; kh ô n g vụ lợ i; tác phong giao tiế p
điề m đạm; k iê n nhản, tỉ mỉ.
ơ V iệ t Nam hiện có tồn tạ i hay không khoảng cách giữa yêu
cầu cua Quy tắc đạo đức nghề nghiệp với hoạt động thực tiề n của
th ẩ m phán? Tác động của Ĩ 1Ó đối với hệ th ố n g tư pháp và xà hội?
Làm gì đê vi phạm về đạo đức thẩm phán không xảy ra? Đánh
giá của dư luận xả hội về vân đề này như th ế nào? H ãy chia sẻ
quan điểm cá nhân qua việc tiế p cận sô liệ u sau đây:

TRAO ĐỔI
SỔ UỆU THựC TẾ Ỹ KIẾN BỈNH LUẬN
CỦA HỌC VIÊN

- Năm 2007-200 8, toàn Ý k iế n 1 Ỷ k iế n 2


ngành Tòa án chỉ có 27
trường hợp có cán bộ vi Đó chỉ là Cảnh báo sự
phạm đạo dức nghề nghiệp hiện tượng xuống cáp
bị xử lý "con sâu bỏ nghiêm trọng
- Nftm 2008-2009 đả có 45 rầu nồi canh" cùa đạo đức
trường hợp vi phạm bị xử lý nghề nghiệp
kỷ luật bằng các hình thức Thẩm phán
cảnh cáo đến buộc thôi việc
(6 trường hợp bị xứ lý cảnh
cáo về Đảng, 07 trường hợp
bị xử lý hình sự trong đó có
ธ trường hợp là Thẩm phán
câ’p huyện
(Theo Tài liệu Hội nghị
triển khai công tác năm 2008,
2009 cùa ngành Tòa án
nhân dán)

Chương 3. Quy tãc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán 105
Thực tiễn V iệ t Nam (cùng như các nước khác) cho thâ y, hoạt
động nghề nghiệp cua thẩ m phán chi căn cứ vào địa vị pháp lý
đã được pháp luật thế chẽ hóa là chưa du. Sự tồn tại vã th a m gia
điều chỉnh hoạt động xét xứ cua quy tắc đạo đức nghề nghiệp
th ấ m phán là yêu cầu khách quan, vì lợi ích công dân, xả hội và
nhà nước.

3. Nội dung quy tác đạo đức nghề nghiệp tham phán
M ộ t tro n g sô quy tắc đ ặ t nền tá n g căn ban cho ho ạt động
cua Hệ th ố n g tố tụ n g quôc gia cũng như quy tắc đạo đức nghề
ng h iệ p thẩ m phán là nguyên tấc về tín h độc lập cua Tòa án
(th ấ m phán), ơ V iệ t Nam, tin h độc lập cua Tòa án được quv
đ ịn h tro ng Điều 127 H iên pháp năm 1992, Điều L u ậ t 16 Bộ luật
Tỏ tụ n g hình sự nàm 2003, Đ iều 12 Bộ lu ậ t Tô tụ n g D ân sự
năm 2004.Điều 40 L u ậ t Tố chức tòa án nhân dàn. T ro n g Luật
quôc tế, tín h độclập cua Tòa án quv địn h tạ i Tuyôn ngôn th ế
g iớ i về nhân quyền (Đ iều 10) và Công ước Quốc tố về các quyền
dân sự và chinh tr ị (Đ iều 41) đặc b iệ t tuyên bô, mọi người đều
có th ế được xét xứ m ột cách công khai và đàng hoàng bới Toà
án độc lập. khách quan và được th à n h lập theo pháp luậ t. Nền
tư pháp độc lập là khả năng độc lập thực hiệ n các quyền này.

3. ไ. Tính độc lập của thẩm phán


Sự độc lập về tư pháp
là điều kiện tiê n quyết
của quy tắc pháp quyền
và là sự đám báo cơ bản
của việc xét xử vô tư,
khách quan, bình đẳng,
đúng pháp luật. C hín h vì
vậy, th ẩ m phán phải duy
trì và thê hiện sự độc lập
tư pháp từ mọi góc độ của
cá nhân và thê chế.

106 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


a) B inh luậ n khoa hục
Luận d i ốm ใ: Điểm tương đồng giữa quôc gia theo tru yền
thô ng tam quyền phân lập và tập tru n g quyền lực nhà nước là
giá t r ị tố i thượng của pháp lu ậ t tro n g điều chính hoạt động xã
hội để không làm biến dạng quyền lực nhà nước tro n g quá trin h
thực th i. N hưng k h i vận hành thực tế th ì khá năng tạo thê đối
trọ n g giừa quyền tư pháp với quyền lập pháp và hành pháp lại
hạn chế, do quyền tư pháp không có những yếu tô tạo sự bảo
đám tự th á n ngoài quyền duy n h ấ t là quyền ra phán quyết nhân
danh Nhà nước đối với tà i sản, tự do, sức khoẻ, tin h mạng, danh
dự, uy tin cua cá nhãn, tô chức, pháp nhân.
Luận điốỉìì 2: Khả năng ra phãn quyết cùa Tòa án đối với
từ ng cá nh ân, tố chức, pháp nhân nói riê n g và xã hội nói chung
thường phai chịu những tác động mang tín h tiề m tàng và thực
tế từ các cơ quan lập pháp và hành pháp, thông qua các yếu tô
đến từ cả bên tro n g ỉẫn bên ngoài hệ thố ng tố tụng. Cách duy
n h ấ t đế thực th i quyền tư pháp m ột cách hiệu quả, tuân theo
phap luậ t là thế chế hóa vị t r í độc lập của Tòa án (thẩm phán)
tro n g m ối quan hệ với cơ chế thực th i quvền lập pháp và quyền
hành pháp. N hìn nh ận từ phương diện pháp lý th ì tín h độc lập
cua Tòa án có thế được địn h nghĩa là địa vị của Tòa án và thẩ m
phán khô ng bị ánh hướng từ nhửng tác động cổ hại đến từ bất
cứ ai, b ấ t kỳ cơ quan nào, đặc b iệ t là các cơ quan lập pháp, hành
pháp, các đồng nghiệp và các bên đương sự tro n g vụ k iệ n mà
thấ m phán đang có trá ch nhiệm thụ lý g iả i quyết, đê thấm phán
thực hiện chức năng xét xử chỉ trê n cơ sơ các yếu tố sự k iệ n ,
tìn h tiế t ctia vụ việc và pháp luật.
Lu ận điếm 3: V ị tr í độc lập tro n g hoạt dộng của Toà án tạơ
đảm bảo thực tế cho sự bình đẳng giừa cá nhân, tô chức, pháp
nhân và nhà nước, với tín h chất cúa chú thế quan hệ pháp lu ậ t,
tồ n tạ i tro n g điều kiệ n N hà nước pháp q u y ề n ".

' Sự bình đáng giừa cá n h ã n , tổ chức, pháp nhân với nhã nước trong

Chương 3. Quy tác đạo đức nghề nghiệp thổm phán 107
Đối với công dân, tố chức, pháp nhân, nhà nước là tổ chức
quyền lực, quản lý xả hội bằng pháp lu ậ t và là công cụ bto vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, pháp nhân. Ngược
trở lạ i, tro n g quan hệ với nhà nước, công dân vừa là chu th ể của
quyền lực nhà nước, vừa là đối tượng chịu sự tác động cia chính
quyền lực đó. ơ tư cách th ứ nh ất, việc công dân có khả năng chống
lạ i sự lạm quyền của cơ quan nhà nước đế tự bảo vệ lợi ích hợp
pháp cùa m ình hay không lạ i phụ thuộc m ột phần quan trọng vào
Cơ chế vận hành quyền lực nhà nước bằng việc cho phép công dân
có thể sử dụng hiệu quà công cụ pháp lu ậ t mà N hà nước đang nắm
giữ. Vậy, phải “ th iế t k ế ” vị tr í của Tòa án như thê nào trong “tòa
th á p ” quyền lực nhà nước để tạo khả năng cho công dân, tổ chức,
pháp nhân có thể sử dụng công cụ pháp lu ậ t tự bảo vệ m ình,
chống lạ i hành vi “lạ m quyền” cua cơ quan và công chức nhà nước
tro n g k h i thực th i quyền lập pháp, hành pháp và quyền 1๙ pháp?
H ãy h ìn h dung ngược lạ i, nếu Tòa án lạ i chịu sự lác động
bởi Cơ quan lập pháp, hà n h pháp th ì điều gì sẽ xảy ra:

TOÀ ÁN KHỔNG XÉT x ử ĐỘC LẶP

K hả năng th ứ n h ố t Khả n ăn g th ứ hai Khả năng thứ ba


Trong mọi trường hợp, Hiệu lực điều chỉnh của Nhà nước luôn có quyền
Nhà nước luôn đúng, pháp luật trong xã hội chỉ "miễn trừ tư pháp", Tòa
người dân, doanh nghiệp, đi theo một chiều, hệ quà án tồn tạ i để bảo vệ Nhà
tổ chức, pháp nhân luôn là Nhà nước "đứng trên" nước chứ không phải bảo
sai, lỗi luôn thuộc về họ pháp luật (tức nhà nuức vệ quyền lợi hợp pháp
pháp trị), phủ nhận tính của người dân, lợi ích
khách quan hóa của pháp Nhà nước sẽ đối kháng
luật trong hoạt dộng của với lọi ích của dân
Nhà nước và xã hội

(tiếp theo tr. 107) quan hệ pháp lu ậ t được thực hiện theo nguyên ly quyền

108 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


ใ I ĐỂ BẢO ĐẢM CÔNG LÝ CAN có

M ột hệ thố ng tò a án thự c sự độc lậ p là hệ th ố n g ra được


các quyết đ ịn h và p h á n quyết được các cơ quan lộ p p h á p và
hành p h á p tô n trọ n g và thự c th i. Hệ th ố n g này cần nhận
được nguồn ngân sách đẩ y đ ủ p h ụ c vụ h o ạ t động độe lậ p của
m ình. Bên cạnh đó, hệ th ố n g này p h ả i khô ng khoan nhượng
trư ớc nhữ ng nô lự c ทนliท,g tín h chín h t r ị d ể là m g iả m tín h
khách quan của nó.

Như vậy, sự độc lậ p của Tòa án là nền tả n g thế chê cho sự


độc lậ p của thấ m phán tro n g ho ạt động xét xử. Độc lậ p x é t xử -
nguyên tắc tro n g ho ạt động pháp lý tố tụng, được thừ a nhận
chung tro n g pháp lu ậ t quôc tê và pháp lu ậ t V iệ t N am . T ro n g hệ
th ố n g nguyên tắc và quy phạm pháp ]ý tô tụ n g V iệ t N am , các
quy phạm điều ch in h chế độ pháp lý của th ẩ m phán ph ải phù
hợp và kh ô n g tr á i với nguyên tắc tín h độc lậ p của tòa án. N ghĩa
vụ của các cơ quan nhà nước và các chu th ế pháp lu ậ t khác là
phái tôn trọ n g và đảm bảo để th ẩ m phán có được sự độc lập
tro n g hoạt động bảo về pháp lu ậ t, bảo vệ công lý và quyền lợ i
hợp pháp của cá nh ân, tố chức, pháp nhán, N hà nước.
bì ứ n g xứ của thấ m p h á n
X é t về bán chất, tín h độc lập theo nghĩa hẹp ]à bảo đảm
hoạt động xé t xứ của th ẩ m phán tiế n hà nh khách quan, đúng
pháp luật, khô ng chịu sự chi phối từ các cơ quan bên tro n g củng
như bên ngoài hệ th ố n g tố tụn g, còn theo n g h ĩa rộng, tín h độc
lập nham tạo dựng “ h à n g rà o” bảo vệ h o ạ t động x é t xử và cá
nh ân thấ m phán kh ỏ i ảnh hưởng tiê u cực từ các m ối quan hệ
công tác, gia đình, xã hội.

(tiếp theo tr. 108) của chu thế này tương ứng với nghĩa vụ của chủ thê
kia và ngưựe lạ i, Vì vậy, quyền lực nhá nước khòng phải là vỏ hạn, mà
vần bị chê ước bới chu quyền cua nhân dân mà toán bộ điều này. về bán
chát, đều được định hướng và "điều chinh” bới pháp luật chứ không phái
con người.

Chưđng 3. Quy tóc đợo đức nghề nghiệp thổm phán 109
HƯỚNG D ẪN CỦA QUY TẢC BANGALORE
VỀ T ÍN H ĐỘC LẬ P
ỉ. í M ột thẩm phán p h ả i thực hiện chức năng tư pháp của
m ình một cách độc lập trên cơ sở đánh giá về tình tiết sự việc
và dựa trên sự hiểu biết rõ ràng về luật pháp, không bị ảnh
hưởng, không bị thuyết phục, không bị áp lực, không bị đe
dọa hoặc can thiệp từ bên ngoài, dù trực tiếp hay g iá n tiếp ở
bất cứ đâu hoặc uì bất cứ ỉỷ do gì.
1.2. M ột thẩm phán sẽ độc lập trong mối quan hệ với xã
hội nói chung và trong mối quan hệ với các bên cụ th ể trong
vụ việc tranh chấp mà mình p h ả i xét xử.
1.3 M ột thẩm phán không được có những m ối giao tiếp
không thích hợp với các cơ quan lập pháp và hành pháp của
chính phủ, không để họ gây ảnh hưởng và cũng ph ải tỏ ra là
một người biết quan sát hợp lý để không bị p h ụ thuộc vào họ.
1.4 K h i thực hiện các nhiệm vụ tư pháp của m ình, một
thẩm phán p h ả i độc lập với các đồng nghiệp khác trong
ngành đổi với những quyết đ ịn h mà thẩm phán có nghĩa vụ
đưa ra một cách độc lập.
1.5 M ột thẩm phán sẽ ủng hộ và hổ trợ thực hiện các biện
pháp bảo vệ cho việc hoàn thành các nhiệm vụ tư pháp cửa
mình để duy trì và củng cố sự độc lập về th ể chế và nghiệp
vụ của ngành tư pháp.
1.6 M ột thẩm phán sẽ thể hiện và thúc đẩy các tiêu chuẩn
đạo đức tư pháp cao cấp để tăng cường niềm tin của người
dân vào hệ thống tư pháp, điều đó là yếu tố cơ bản đ ể duy
trì sự độc lập tư pháp.

(ỉ) Thấm phán đánh g iá về các tin h tiế t của vụ án chỉ dựa
vào pháp lu ậ t , không bị ảnh hưởng, tác động của bất kỳ tố chức,
cá nhân hay của N hà nước và ƯÌ bát cứ lỹ do gì?
K h i nghiên cứu, đánh giá các tìn h tiế t của vụ án, thẩ m phán
chí có thể sứ dụng pháp lu ậ t lànì công cụ và thước đo đế đưa ra

110 ĐẠO ĐƠC NGHỀ LUẬT


k ế t luận về vị trí, ý nghĩa cùng như việc sử dụng tìn h tiế t tro n g
việc g iã i quyết vụ án.
Thấm phán phái đánh giá, xem xét các chứng cứ, tìn h tiế t
được thế h iệ n tro n g hồ sơ vụ án cớ đảm bảo các quy đ ịn h của
pháp lu ậ t về chứng cứ hay không, có nghĩa thẩ m phán phái
k iể m tra các thuộc tín h cứa chứng cứ. Thấm phán phái xem xét
các tìn h tiế t th ế hiện dâu hiệu cúa quan hệ pháp lu ậ t hoặc tộ i
danh nào, so sánh, đôi chiếu với quy đ ịn h pháp lu ậ t hiệ n hành
được viện dần, áp dụng.
Thâm phán phải xem xét tấ t cả các tìn h tiế t cùa vụ án bằng
tư duy tốn g thế và toàn diện, tức thâm phán dựa vào quan điểm
cua cá nh án trè n cơ sớ quy đ ịn h pháp lu ậ t đê nhận địn h, đánh
giá về các tìn h tiế t, sự kiện cua vụ án và phải xem xét quan
điểm cùa Cơ quan điều tra cũng như V iện kiếm sát cuôi cùng,
sau k h i đà nghiên cứu, đánh giá đầy đu các tìn h tiế t cua vụ án.

T ìn h h u ố n g tr a o đ ổ i: K h i đánh giá tìn h tiế t của vụ


án, thông thường thấm phán dề bị ảnh hưởng bởi quan
điểm cúa các bùn (ham g ia tố tụ n g hoặc của chính cơ
quan tiến hành tố tụ n g trước dỏ. Sự ảnh hướng này là
do nguyên nhõn chửng cứ dược các bên tham gia tố
tụ n g cung cấp hoặc được xác đ ịn h , thu thập bởi cơ quan
tiến hành tố tụ n g g ia i đoạn trước. K h i thẩm phán được
phân còng xét xử, nội dung vụ án đà được hình thành,
chứng cứ đã được thu thập theo quan điểm của Cơ
quan tiến hành tỏ tụn g hoặc của các bẽn trong vụ án.
Thấm phán b ị ánh hướng bởi chính việc nghiên cửu
các tà i liệu, chứng cứ thu thập tro ng hổ sơ vụ án.
C â u h ỏ i c h ia sẻ: thẩm phán có tất yếu bị tác động
bởi các đôi tượng nêu trên hay không (hoặc thẩm phán
p h á i làm th ế nào để trá n h bị tác dộng tiêu cực bởi ỷ
chí của người tiến hành tố tụ n g khác htìậc những
người tham g ia tô tụng)?

Thám phán cần dựa vào quy địn h pháp luậ t đế đánh giá các

Chương 3. Quy tâc đạo đức nghẻ nghiệp thẩm phán 111
tìn h tiế t đà có, đâ thu t.hập tro ng vụ án, như phải đánh giá về
tín h hợp pháp, tín h có căn cứ, tín h khách quan của chứng cứ.
Thẩm phán phải xem xé t các quv đ ịn h cùa pháp lu ậ t vé nội dung
đề sosánh với các tìn h tiế t tro ng vụ án, nhằm xác đ ịn h các tìn h
tiế t đó đã thể hiện đầy đu bản chât cua vấn đề mà pháp lu ậ t quy
đ ịn h hay chưa (tức thấm phán sử dụng kiến thức pháp lu ậ t và kỹ
năng nghề nghiệp của bán th â n đế đánh giá các tìn h tiế t nhằm
xác đ ịn h tìn h tiế t này thể hiệ n được vấn đề gì mà không phải là
đánh giá lạ i xem quan điểm của các bèn hay Cơ quan tiế n hành
tô* tụn g giai đoạn trước đúng hay sai). Sau hết, thẩm phán phải
đá nh giá được việc thu th ậ p chứng cứ đã đầy đủ hay chưa,

V ụ á n th ự c tế : Tạ Văn H phạm tội "Cố ý gây thương


tích ไ Theo nội dung vụ áĩì thì Tạ Văn H vờ Nguyễn Văn
D cởi nhau dần đến việc H dùng dao chém D khiển D bị
thương tích I2 r/r. Quan điểm cứa Cơ quan diếu tra và
Viện kiếm sát cùng như các chửng cứ mà Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát đã thu thập thể hiện, H có hành vi cổ
Ỷ gày thương tích cho D. Trong tỉnh huống cụ thể này,
thấm phán không thể nghiên cứu, đánh giá các tìn h tiết
của vụ án theo cách của Cơ quan điều tra và Viện Kiểm
sát, vì nếu đánh giá, xem xét theo hướng đó, vô hỉnh
dung, chính thẩm phán đã chịu sự ánh hưởng bới quan
điểm của Cơ quan điều tra ưà Viện kiểm nát trong quả
trìn h xác định, đánh giá tình tiết, sự kiện của ưụ án.
Thấm phán p h á i cỏ quan điểm, cách tiếp cận về các vấn
ắc củơ vụ án một cách dộc lập, tức ph ải nghiên cứu toàn
diện tất cá các tình tiết của uụ án đế đưa ra kết luậ n của
mình và cuối cùng m ới đối chiếu quan điểm của Viện
kiểm sát, chứ không thể chi dựa trên chứng cứ mà cơ
quan tiên hành tố tụng trước đã cung cấp.

d i) Thấm phán hành xử một cách độc lập tro ng các mối
quan hệ xã h ộ i có liê n quan đến g iả i quyết vụ án và các bên của
vụ án mà m ình xét xử, độc lậ p với cơ quan nhà nước tru n g ương
và đ ịa phương

112 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Đây là cách hành xứ giúp cho thẩm phán không bị chi phối
m ột cách khô ng chính đáng bởi các quan hộ cấp trê n , cùng câp
bôn tro n g cũng như bèn ngoài cơ quan tiế n hành tô tụng, các
quan hộ gia đình và quan hệ xã h ộ i'1'.
Thâm phán phái phán ứng xử mền mong nhưng dứt kh o á t,
tra n h va chạm kh ô n g cần th iế t, nám vững quy địn h pháp lu ậ t
và kỳ nàng nghề nghiệp để từ chối “ sự can th iệ p tin h v i” đến từ
nhiều nguồn khác nhau vào quá trìn h giá i quyết vụ án do m ình
đang đảm nh iệm giải quyết.

T ìn h h u ố n g tra o đ ổ i: Cóc m ỏi quan hệ công tác,


gia đ ìn h oà xã hộ i xung quanh thẩm phán luôn tiềm
ấn những vếu tố tác động đến quá trìn h g iả i quyết vụ
ớn ở nh iều cấp độ khác nhau. Thẩm phán nào cũng
mong muốn có th ể điều tiế t đ ể đám báo các quan hệ xã
h ộ i hiện có không bị ảnh hướng bới cóng việc xét xứ và
ngược lạ i. N hưng mong muốn nờv trên thực tẽ thậ t khó
thực hiện. Việc thường xuyên p h á i đố i diện với sự can
th iệ p từ bèn trong và bẽn ngoài cơ quan tỏ tụn g trớ
thành m ột thách thức, gây áp lực lên quá trìn h thực th ỉ
công lý của thấm phán và không p h ả i thăm phán nào
cũng vượt qua dược thách thức như vậy.
C â u h ỏ i c h ìa sẻ: Đè hành nghè, thấm phán có buộc
p h ả i d ũ n g cám, kiên đ ịn h và chấp nhận hv sin k, m ấ t
m át đê bảo vệ công lý hay không? L u ậ t p h á p có
nhữ ng quy đ ịn h và diề u lu ậ t nào hồ trự cho thấ m
phán tro n g vấn dề này?

"■ Thẩm phán cùng có những mõi quan hộ xâ hội ràng buộc phát sinh từ
cuộc sông cá nhàn và cóng việc. Tuy nhiên, dỏ độc lạp xét xứ, thắm phán
phái đám báo các quan hệ bẽn ngoài sinh từ quá trìn h giải quyẽt vụ án
khóng ánh hướng đôn việc xót xứ. Các quan hệ xã hội có liên quan đến
giai quyết vụ án là nhừng quan hộ phát sinh từ những người tham gia tô
tụng, như người bị hại là người có anh ichị) là bạn học với vự thẩm phán,
với vợ của thu trướng trực tiế p của thấm phán, hoặc anh (em) của bị cáo
là người quen biết với thâm phán...

Chương 3. Quy tác đạo đức nghề nghiệp thẩm phán 113
T h ấm phán cần (1) có đạo đức và chuyên n g h iệ i tro n g các
m ối quan hệ công tác, gia đình, xà hội, có sự rà nh mạch, rõ rà n g
dối với việc cõng, việc riê n g , với lợ i ích còng và lợ i íc h tư; (2)
tuân th ủ ng hiêm n g ặ t quy đ ịn h nghề nghiệp ; (3) chấp n h ậ n đối
diện với th ử thá ch chứ kh ô n g né trá n h .
( iii ) ứ n g xử g iữ sự độc ỉập trong H ộ i đỏng xét xứ của thẩm phán
Về pháp lý , k h i x é t xứ, H ội th ấ m nhân dãn ngang quyền với
th ẩ m phán. Phán quyết cua H ộ i đồng x é t xứ kh ô n g hoàn toàn
do quyết đ ịn h của riê n g th ẩ m phán. Thẩm phán phái có quan
điểm độc lập về vụ án đế kh ô n g bị a n h hưởng bởi quan điể m của
người có T h ẩm quyền cùng g iả i quyết vụ án.

T ìn h h u ố n g t r a o đ ố i: K h i xét xử theo cơ chế H ộ i


đồng, thẩm ph án dễ b ị ch i p h ố i, tác động tù các th à n h
viên khác về quan điểm , đường lố i xử lý vụ án. Cụ thể,
tạ i g ia i đoạn n g h ị án, các th à n h viên của H ộ i đồng
p h a i thảo lu ậ n , biểu quyết về cách x ử lý vụ án. Đ ây là
th ờ i điểm các quan điểm được trìn h bày, cọ sát, m ổ xẻ
và bao hàm cả việc thu yết p h ụ c vác thành viên cúo
H ộ i đồ ng xét xứ biểu quyết thõ ng qua. Tất cả những
điề u này sẽ ít n h iề u tác động đến lậ p trường của thẩm
phán. K hôn g lo ạ i trừ việc xây ro hai trường hợp.
T rư ờn g hạp th ứ nh ất, quan điểm ban đẩu của thấm
ph án kh ô n g đúng. Ớ trư ờ n g hợp này th ì sự tác động
từ các th à n h viên khác của h ộ i đồng xét xử được nhìn
nhận là tác d ộ n g tích cực, g iú p thấm phán trá n h được
soi ỉầrn k h i xét xử. T rư ờng hợp ngược lạ i, H ộ i thẩ m
m uốn tác độ ng đến thẩ m p h á n đè ra m ột bản án
khô ng đ ủ n g p h á p lu ậ t vì lợ i ích của H ộ i thẩm . Đ ây
c h in h là sự tác động mà thẩ m phán cấn p h ả i trá n h
tro n g quá trìn h làm việc tạ i H ộ i đồng xét xư.
C â u h ỏ i c h ia sẻ: th ẩ m phán sẽ làm nh ư th ế nào để
g ìừ sự độc lậ p k h ỉ là m việc tập th ế tạ i H ộ i đồng xét
xử? Sự khác biệt g iữ a tác độ ng đứng đắ n va sai trá i
tro n g tìn h huống này là gì?

114 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


T h ẩ m phán cản: (1) sứ dụng quyền bẩo lưu quan điể m của
m ìn h bằng văn bản và lưu vào hồ sơ vụ án; (2) Sau xé t xử, báo
cáo C hánh án đế th ô n g báo cho câp có th ấ m quyền k h á n g nghị
ban án.
(iv ) Vân để xác đ ịn h g iớ i hạn tín h dộc lậ p tro n g xét x ứ cúa
th ấ m phân
V iệ c h à n h xứ đúng g iớ i hạn tín h độc ]ập tro n g x é t xứ đôi
với th ấ m phán vốn là vân đề phức tạ p , n h ạ y cảm . Đứng ở góc
độ quyền lợ i của th a m phán th ì việc xác đ ịn h sai g iớ i hạ n này
sẽ đem lạ i những hậu quà k h ô n g lư ờng cho họ và k h ô n g loại
trừ việc p h á i trả giá bằ ng cả sự n g h iệ p cua cá n h â n . T ín h độc
lậ p tro n g x é t xử là Quy tắc đòi hói người áp dụng, thự c h iệ n
nó p h á i hiểu đúng ra n h g iớ i giữa độc lậ p hợp pháp và việc lạ m
dụng sự độc lậ p đê là m sai lệch bản c h ấ t khách quan của vụ
án. T ro n g thự c tiễ n x é t xứ, n h iề u vụ việc th ì sự tồ n tạ i của
ra n h g iớ i này r ấ t m ong m anh và hoàn toàn có thế bị phá vỡ
do sự vò tìn h , th iế u trá c h n h iệ m hoặc ngược lạ i, do hạn chế về
nă n g lực chuyên m ôn, n g h iệ p vụ và sự th iế u k iè n đ ịn h , vô tư,
cẩn trọ n g của th ẩ m phán.
H o ạ t động xé t xử của th ẩ m phán là hoạt động g iả i quyêt
m ộ t sự k iệ n hay vụ việc cụ th ể , p h á t s in h tro n g đời sống, bằng
sự điề u c h in h của các quy đ ịn h chung tro n g vãn bản pháp lu ậ t.
Thực c h ấ t ho ạt động nà y đòi h ỏ i th ẩ m phán có sự “ sáng tạ o ”
chứ k h ô n g máy móc, cứng nhắc tro n g áp dụ ng quy đ ịn h pháp
lu ậ t vào m ọi tìn h huống vụ việc cụ th ế . Thưức đo sự “ sáng tạ o ”
hợp pháp tro n g xé t xứ cùa th â m phán m ộ t m ặ t vần c h ín h là
quy đ ịn h pháp lu ậ t, m ặ t kh á c là nh ữ ng yếu tô thuộc về nộ i lực
bên tro n g con người th ấ m p h á n , như n ă n g lực, phẩm c h â t cá
n h ả n , “ n iề m tin nội tâ m ” và lương tâ m , trá c h n h iệ m nghề
n g h iệ p và lả n h đạo tỏ i cao là pháp lu ậ t, người “ bạn đồng
h à n h ” là năng lực, phârn c h ấ t nghề n g h iệ p và n iề m t in nội
tâ m do tra u dồi, rèn luyệ n, tíc h lũ y , tr ả i n g h iệ p qua thự c tê
h à n h nghề, th ì lương tâ m , trá c h n h iệ m của th â m ph án đâ
chuẩn hóa th à n h các quy tắc đạo đức nghề n g hiệp . Sự cộng

Chương 3. Quy tổc đạo đữc nghề nghiệp thẩm phán 115
hương cùa t ấ t cá n h ữ ng yếu tô nêu trê n cho th ấ y , bấ t lu ậ n ở
đâu và tro n g hoàn cảnh nào, kh ô n g th ế lậ p luận rá n g , h iệ n
nay, tro n g h o ạ t độ ng tô' tụ n g , th â m phán chưa được tra n g b ị
đầy đú công cụ cần th iế t đế xác đ ịn h đúng g iớ i hạn của quyền
độc lậ p tro n g x é t xử. N ộ i dung tín h độc lậ p nằm tro n g quy
phạm pháp lu ậ t (Quôc gia - Quôc tế ) và quy tắc dạo đức nghề
n g h iệ p đà chi ra g iớ i hạ n kh ô n g được phép vượt qua và th ẩ m
ph án p h ả i lâ y đó là m tiê u chí đế phân đ ịn h có tộ i và vô tộ i,
đúng và sai. th iệ n và ác, công lý và b ấ t công, sự sống và cái
chế t cua con người. Đế làm được như vậy, th ẩ m phán p h ả i luôn
tâ m n iệ m , độc lập x é t xử mà pháp lu ậ t tra o cho họ quyết
kh ô n g phai là “ vũ k h í siêu quyền lự c” , nó p h ả i sử dụng vớ i ý
ng hĩa là công cụ ph áp lý để bảo vệ quyền lợ i quốc gia, bảo vệ
công dân và bảo vệ cá n h â n th ẩ m phán tro n g cuộc đâu tra n h
vì công lý , công bằng xã hội.
Tuv n h iê n , từ m ộ t góc độ khác cúa thực tế xác dịn h g iớ i hạn
tín h độc lập tro n g x é t xứ, kh ô n g h iế m trư ờn g hợp, th ấ m phán
bị đ ặ t trước mâu th u ẫ n giữa sự “ vó tìn h của pháp lu ậ t” và lòn g
trắ c ấn trước nỗi đau của con người (mà thực c h ấ t là mâu th u ẫ n
giửa hành xử trê n phương diệ n đạo đức xâ hội và hành xử trê n
phương diện quy tắc tín h độc lập tro n g x é t xử thuộc về nghề
nghiệp th á m phán).

V ụ á n th ự c tê : T rầ n T h a n h G, s in h viên K hoa T ạ i
chức, T rư ờ n g D ạ i học N g o ạ i ngữ H à N ộ i, bị Tòa án
tuyên p h ạ t 7 n ă m tù g ia m về tộ i da n h “ Chứa chấp
việc sử d ụ n g t r á i p h é p ch ấ t ma t ú y ”. H à n h v i của
T rầ n T h a n h G cho bạn (con n g h iệ n ) sử d ụ n g n h à trọ
cúa m ìn h đ ế chích ma túy. G dã đ ể cho bạn chích
m a tú y h a i lầ n th ì b ị công an bắ t quá tang. H à n h vi
cúa G, theo quy đ ịn h cứa p h á p lu ậ t dã thỏa m ãn dấu
h iệ u cửa tộ i “ C hứa chấ p việc sử d ụ n g tr á i phép chấ t
ma tú y " theo khoản 2 Đ iề u Ĩ9 8 Bộ lu ậ t H ìn h sự. Sau
p h iê n tò a , th ẩ m p h á n xót xử vụ án này p h á t biểu

116 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


“k h i n g h iê n cứu hồ sơ, tô i đã th ấ y xó t xa. T h ú thực,
ch ú n g tồ i k h ô n g m u ôn xét xử p h iê n tòa n à y m ộ t
c h ú t nào. P h iê n tòa k h iế n b ấ t cứ m ộ t ng ư ời cẩm cân
nẩy mực nào cũ n g p h ả i chua x ó t và càng xứ ch ú n g
tô i càng nghẹn n g à o ไ, B ìn h lu ậ n về p h iê n tòa trê n ,
m ộ t nh à báo v iế t “bảy năm tù cho m ộ t ch à n g tr a i
trẻ , kh ô n g c h í cánh cửa trư ờ n g đ ạ i học đ ó n g lạ i, mà
cuộc đ ờ i T rầ n T h anh G i dã bước sang m ộ t bước
ngoặt m ó i, n h iề u khỏ k h ă n .". N h ậ n xét của thẩ m
p h á n liệ u có th ể h iệ n tín h độc lậ p của m ìn h đ ố i với.
vấn dề n à y không? L iệ u có sự th à n h k iế n nào tro n g
vụ này k h ô n g ?

Thấm phán vẫn cần phải dựa vào quy đ ịn h pháp lu ậ t và quy
tắc tín h độc lập tro n g x é t xứ đê g iả i quyết vụ án. T ro n g tìn h
huống như vụ án nêu trê n , th ẩ m phán áp dụng và là m đúng theo
pháp luật nhưng kh ô n g bỏ qua sự “ thấ u tìn h d ạ t lý ” vì khá c với
pháp lu ậ t vốn “ lạ n h lùng, vô tìn h ” , th ẩ m phán chính là “ Bộ lu ậ t
b iế t n ó i” . Thực tiễ n tố tụ n g cho phép thực h iệ n điều này và đây
là ranh g iớ i giữa m ột th ẩ m phán chân chính và “ người là m nghề
x é t xử” . Thực chất, đó là việc g iả i quyết tố t sự xung độ t giữa đạo
đức con người (xã h ộ i) với đạo đức nghề nghiệp th ẩ m phán tro n g
từng hoàn cảnh cụ thể .

Tương tự, tro n g thực tiễ n , có trư ờ n g hợp, th ẩ m phán hoàn


toàn tuân th ủ theo đúng quy tắc về tín h độc lập, tuyên m ộ t bản
án đúng pháp lu ậ t, nhưng hiệ u quả cuối cùng lạ i vẫn chưa giả i
quyết được t r iệ t để mâu th u ẫ n p h á t sinh giữa các bên đương sự.
Vì vậy, điều mà người dân cũng như xã hội trô n g đợi vào th ẩ m
phán chính là k h i đưa ra quyết đ ịn h cuối cùng th ì th ẩ m phán
cần tiê n lượng h ế t những hậu quả mà bản án m ang lạ i cho mọi
đối tượng liê n quan đến vụ việc, có như vậy m ớ i hạn chế dần
việc khiếu k iệ n kéo dà i, vượt cấp.

Chương 3. Quy tổc đọo đức nghề nghiệp thẩm phán 117
c) B ài học đ ồ i với thâm phán

Hai bị cao Vù Đức V íphái) va Lu ’11 Kim 'I'll - Anh: X'.V-H


(Nguồn: http: i /tuoitre.vn ỊChiiih-lri-.xa-hiìi Phap-
hint IHfi w a iK(’l tilIic p/iicn toa phlie tlicini 1 1 E2‘ <80rĩ 9Cvu -un -Do-
Son'I E’2 r’( 80' c9D-Ht!\-toan-bo-an ■so-tham.htmh

Vụ á n th ự c tê : N gàv 2 8 /8 /2 0 0 6 , T A N D thà nh phô H


mờ ph iên tòa xét xử sơ thấm vụ án tham n h ù n g đ á t ớ
th ị xà D. Dày là m ột tro n g m ười vụ án tha nỉ nhùng
lớn về d á t d a i ớ V iệt N am Hõm 2005.
Theo cáo trạ n g của Viện kiểm sát nhăn dờn tối cao, hành
r i tội phạm của ba bi cáo Vù Đức V, Hoàng Anh H và
Lưu K im Th dược xác đ ịn h lờ lợ i dụng chú trương cấp
dát tái đ ịn h cư cho những người thuộc diện d i dời g iả i
phồng m ật bằng, để cấp đất cho 33 đối tượng không thuộc
diện của dự án, gây bất bình trong nhàn (lán địa phương.
Tuv nhiên, qua xét xứ. thấm phan chù tọa phièn tọa
dã tuyên m ột bán án gà y xôn xao d ư luận xã h ộ i (Bán
án tuyên hành vi của 3 b ị cáo, vồn là cựu lã n h đạo chủ
chốt T h ị xã t ì là kh ô n g nghiêm trọ n g và c h i tuyên
p h ạ t cánh cáo, nộp p h ạ t 50.000 dồng เ người).
Viện kiểm sát nhăn dàn tôi cao dà có vãn bán kháng
ng hị hủy bán án sơ thấm vờ xác đ ịn h cấp xét xứ sơ thấm
đã có nhiều vi phạm tro ng việc áp dụng hình p h ạ t , tuyên
mức ph ạt không tư<mg xứng với hành ui phạm tội. Sau
đố, bán án sơ thẩm đã bị húy bỏ để diều tra, xét xứ lại.

118 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Liê n quan đến Chú tọa phiên tòa này, ú y ban K iểm
tra T h ành uy T h à n h p h ố H đã ra guvếí đ ịn h cảnh cáo
thấm ph á n Dương Văn T 1 chủ tọa p h iê n tòa. T h áng
312008, Tòa án nhàn dá n tố i cao đã có văn bàn, yêu
cầu dừng điếu hà nh công tác chuvên môn đ ỏ i với ông
T đê ỏng làm kiếm điểm
Tiôp cận B án án nêu trê n từ phương diện quv tắc đạo đức
nghề ng hiệp cho th ấ y , quan điêm chung cũng như quan điểm cá
nhân cua người được giao nh iệ m vụ g iả i qu yết vụ án đều xoay
quanh thực chất của việc xác đ ịn h ra nh giới giữa thực h iệ n quy
tắc tín h độc lập tro n g x é t xử cúa th ẩ m phán với thực h iệ n ý k iế n
chỉ đạo, lã n h đạo cua cấp trê n và yêu cầu p h ố i hợp với các cơ
quan, ban, ngành địa phương. N hưng dù quan điểm có khác nhau
thê nào đi nừa th ì sự th ậ t khách quan là th ấ m phán vẫn phai
chịu trá ch nh iệ m k h i tuyên bán án khô ng đúng pháp lu ậ t và
không được xả hội đồng tìn h . Vụ án này cho th ấ v rò đê giừ được
sự cân bằng giữa yêu cầu công việc và các m ối quan hệ công tác
th ì th á m phán phải vượt qua kh ô n g ít trở ngại và cần có nguyên
tắc hành xứ thích hợp tro n g từ ng hoàn cảnh cụ thể.
M ộ t .sô g à i V về m ột .sô b à i học đ ô i với thẩm phán k h i thực
hiện quy tắc tin h độc lậ p tro n g xét xử
- Đ ôi với nhận thứ c về quy tắc T in h độc lậ p tro n g xét xử của
th ấ m phán độc lậ p xét xứ của Tào án (thấm p h á n ) là k h á i niệm
đa d iệ n :
+ Từ góc độ lậ p pháp th ì độc lập xét xứ là nguyên tẩc H iến
đ ịn h (H iế n pháp 1992) và nguyên tắc này chính thức được ghi
nhạn tro n g nhiều văn k iệ n pháp lý quốc tế <Bộ lu ậ t nhân quyền
thê giới...). T ro n g quy chế pháp lý tổ" tụ n g cua th ẩ m phán, độc
lập xét xử là nền tả n g căn bản h ìn h th à n h địa vị pháp lý của
th ấ m phán tro n g ho ạt động xét xử.

' Đây là vụ án chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp, nhưng nối lẽn điếm rõ
nhât là việc thực hiện khóng đúng quy tắc tính độc lặp tron g xứ xứ cùa
thấm pháท. Vì vậy. vụ án này được dùng đè liê n hệ rú t ra bài học về tin h
độc lập trong xét xử.

Chương 3. Quy tốc đạo đức nghề nghiệp thổm phán 1


+ Từ góc độ thự c th i quyền lực tư pháp nhà nước, độc lậ p x é t
xử là “ hàng rà o” pháp lý bảo vệ kh ô n g gian tô tụ n g để Tòa án
(th ấ m phán) thực b iệ n quyền, nghĩa vụ, trá c h nh iệm g iả i quyết
vụ án tuân theo sự điều chỉn h của pháp lu ậ t nội dung, pháp lu ậ t
hìn h thức. T hẩm phán p h ả i chịu hoàn toà n trá c h nhiệm về việc
để các yếu tô bên tro n g và bên ngoài hệ th ố n g tòa án xâm phạm
đến hàng rào này, tr ừ k h i họ chứng tỏ được rằ n g , họ khô ng cổ
lồ i tro n g việc gây ra tác động tr á i pháp lu ậ t đến sự độc lập x é t
xử của tòa án.
+ Từ góc độ thực th i nghĩa vụ báo hộ công dân (pháp nhàn)
tro n g hoạt động tư pháp của N hà nước, độc lậ p x é t xứ chịu sự
giám sát cùa xà hội đối với tín h ng hiêm m in h , công bằng, đúng
pháp lu ậ t của Bản án do th ẩ m phán, nh ân danh N hà nước tuyên
p h ạ t người phạm tộ i hoặc đưa ra quyết đ ịn h về tà i sản, sức khóe,
tín h m ạng, danh dự, uy tín của cá nh ân, tổ chức, pháp nhân.
+ Từ góc độ x â y dự ng, p h á t tr iể n nguồn n h â n lực, cần chú
trọ n g tă n g cường v iệ c giáo dục, rè n lu yệ n đạo đức nghề
n g h iệ p từ ngay tro n g quá tr ì n h đào tạ o để bổ n h iệ m vào chức
da nh th ẩ m p h á n , coi g iá o dục đạo đức nghề n g h iệ p là m ộ t
câu th à n h quan tr ọ n g của chương t r ì n h đào tạ o nguồn bổ
n h iệ m th â m p h á n . M u ô n vậy, n ộ i du ng c h iế n lược đào tạo
nguồn n h â n lực cho n g à n h tòa án tro n g th ờ i gia n tớ i cần có
sự đ ổ i m ớ i tư duy đào tạ o the o hướng, đ ặ t n h iệ m vụ đầu tư
cho g iá o dục dạo đức nghề n g h iệ p song h à n h v ớ i việc đào tạ o
k ỹ n ă n g n g h iệ p vụ x é t xử,
+ Độc lập x é t xử có m ối quan hệ biện chứng với các quy tắc
đạo đức nghề nghiệp th ẩ m phán khác, do đó, việc thực hiện đúng
(hoặc ngược lạ i) sẽ tạo hiệu quả tích cực (tiê u cực) đến hiệu quả
g iá i quyết vụ án khách quan, đúng pháp lu ậ t, thâu tìn h , đ ạ t ]ý.
- Đ ố i với thực th i quy tắc tín h độc lậ p của thẩm phán, tro n g
xét xử:
+ H iệ u quả thự c h iệ n sự độc lậ p x é t xử chi ph ối và chịu sự
chi p h ô i của nh ậ n thứ c, n ă n g lực, ph ẩm c h ấ t cá n h â n , tư duy

120 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


sáng tạo , nă n g động, bán lĩn h ch ín h t r ị, đạo đứG nghề n g h iệ p
cùa th á m phán. V ì vậy, sai sót về thự c h iệ n sự độc lậ p tro n g
xét xử cùa th ấ m phán có phần nguyên nhân quan trọng từ V
thức chú quan của người thực th i tô tụ n g , những b á t cập tro n g
cơ chế đảm báo thực tế k h ò n g p h ả i là nhừ ng rào cản kh ô n g
thế vượt qua.
+ K hông có công thức chung về độc lập xét xứ áp dụng cho
m ọi trư ờ n g hợp g iả i quyết vụ án, nhưng lạ i có tiê u chí chung để
đánh giá hiệu quả thực h iệ n sự độc lậ p xét xứ. đó ỉà bản án
tuvên đúng người, đúng tộ i, đúng pháp lu ậ t và g iả i quyết thực
chất các vấn đề nảy sinh từ vụ án, bảo vệ được quyền, lợ i ích
hợp pháp cùa cá nhân, tố chức, pháp nhân, nhà nước, bảo vệ
công lý và lè công bằng tro n g xã hội, giữ vững Iiiề m tin cùa
nhân dân vào pháp lu ậ t nhà nước.
- Quá trìn h áp dụng Quy tắc độc lập k h i x é t xử đ ặ t ra hàng
loạt vấn đề mà người th ẩ m phán phái tự m ìn h xem xét, quyết
đ ịn h cách ứng xử th ích hợp với từ ng hoàn cánh, sự việc cụ thể.
Việc g iả i toa các áp lực từ m ối quan hệ cấp trê n , cấp dưới, đồng
cấp, đồng nghiệp, phối hợp công tác và quan hệ xã hộ i khác phụ
thuộc vào sự khéo léo tro n g thực h iệ n kỹ nàng sử dụng “ lực đế
phán lạ i lực” tác động đến quá tr ìn h x é t xử theo pháp lu ậ t cùa
thẩm phán. T ro n g th ể chế pháp lý h iệ n hà nh cúa V iệ t N am , có
không í t những công cụ có thê đùng để chông áp lực lên quá
trìn h xé t xử (pháp lu ậ t tô tụng, pháp lu ậ t về bồi thư ờng cúa Nhà
nước, quy chế phôi hợp giữa Tòa án, cơ quan k iế m sát. và C hính
phù, các quy đ ịn h điều ch in h hoạt động cùa tòa án...).

3.2. Tính vô tư , khách quan


T ín h vô tư, khách quan có ý nghĩa quan trọ n g tro n g việc
thực hiệ n tố t các nh iệ m vụ x é t xử, là yêu cầu áp dụng vứi quá
trìn h giá i quyết vụ án và ra quvết địn h.
a) B ìn h lu ậ n khoa học
Luận điếm 1: Sự tồn tạ i của vụ án h ìn h sự hay tra n h chấp
ph át sin h từ quan hệ Dán sự (theo nghĩa rộng), H à n h chính luôn

Chướng 3. Quy tác đạo đữc nghề nghiệp thắm phán 121
chỉ có m ột sự th ậ t khách quan và quá trìn h giả i quyết vụ án
chính là quá trìn h tìm ra sự th ậ t khách quan đó. Thực chấ t, việc
g iả i quyết vụ án theo khuòn khố pháp lý tố tụng hình sự, tố tụn g
dân sự và tố tụn g hà nh chính là quá trìn h tá i hiệ n vụ án, sự
việc đã xảy ra th ô n g qua lăn g kín h của pháp luật, của người tiế n
hà nh tố tụ n g và người tham gia tố tụng, tro n g đó, th ẩ m phán
được giao trọ n g trá ch đưa ra quyết đ ịn h cuối cùng về việc có tộ i
hay không có tộ i, đúng hay sai để quyết định trách n h iệ m h ìn h
sự áp dụng đối với người phạm tộ i, trả lạ i tự do cho người vô tộ i
bị k ế t án oan; phán quyết về tà i sản hoặc trá ch nhiệm dân sự
đối với m ột cá nhân, tổ chức, pháp nhân cụ thể.
Lu ận điếm 2: Trong quá trìn h g iả i quyết vụ án, hà nh xử của
th ẩ m phán phải đảm bảo sự vô tư, không có sự th iê n v ị hoặc
đ ịn h kiế n đối với b ấ t kỳ ai th ì sự th ậ t khách quan cùa vụ á n mới
được làm sáng tó. R iêng dối với quá trìn h thực th i th ẩ m quyền
tà i phán dân sự, th ẩ m phán tuy đại diện cho quyền lực nhà
nước, nhưng quan trọ n g hơn, th ẩ m phán chính là người được các
đương sự tin tưởng tra o quyền tha y m ặ t họ đứng ra g iả i quyết
tra n h chấp dân sự mà các đương sự không tự giải quyết được. Vì
vậy, hành xử và các phán quyết mà th ẩ m phán tuyên kh ô n g thể
làm m ấ t đi lòng tin của đương sự.
Luận điểm 3: thẩ m phán tuy nhân danh Nhà nưởc để thực
hiệ n việc xét xử, nhưng về phương diện xã hội, thẩ m phán cũng
là những con người bình thường. Điều này có nghĩa, cá tín h của
con người bình thường tro n g mỗi thẩm phán không khỏ! ảnh
hưởng trực tiế p đến con người tố tụn g của họ. Thẩm phán mà hẹp
hòi, ích kỷ sẽ dễ dẫn đến th à n h kiế n , đô kỵ, xử lý khắc n g h iệ t,
làm cho phán quyết đưa ra hạn chế sức th u yế t phục, giáo dục của
pháp luật, làm cán cân công lý sai lệch. Quy tắc về tín h vô tư,
khách quan đồi hỏi sự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người
th ẩ m phán để vượt qua “ cái tô i” của chính m ình k h i “ cầm cân,
nảy mực” tro n g hoạt động xét xử. Tuy nhiên, điều quan trọ n g cần
thừa nhận rằng m ọi thẩ m phán đều là COĨ1 người và là m ột phần
của cộng đồng, đ i sản. N ói cách khác, bối cảnh xã hội cua thẩm

122 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


phán, các bên tra n h tụng và tác nhân từ xã hội vẫn là yếu tố tác
động có vai trò n h ấ t định tro ng quá trìn h xét xử.
Lu ận điểm 4: Hậu quả của cách hành xử thiê n vị, thiếu vô tư,
khách quan của thẩm phán tro ng quan hệ pháp luật hình sự là
người có tội không phải chịu trách nhiệm hình sự và người vô tộ i
bị kế t án oan, còn trong quan hộ dân sự thì sự thiếu vô tư, khách
quan cùa thấm phán sè mang lạ i lợi ích cho bèn đương sự này
đồng th ờ i với việc gây bấ t lợ i hay th iệ t hại cho bên đương sự khác.
b) ứ n g xứ cứa thẩm phán

QUY TẮC BANGALORE VỀ T ÍN H VÔ TƯ,


KH ÁC H QUAN TRONG XÉT x ử CỦA TH ẨM p h á n

2.1 M ột thẩm phán ph ải thực hiện các nhiệm vụ của m inh


m ột cách dũng cảm, không thành kiến hoặc không thiên vị.
2.2 M ột thẩm phán p h ả i đảm bảo tư cách đạo đức của
m ình ngay tạ i tòa và bên ngoài tòa án, p h ả i duy tr ì và tăng
cường niềm tin của công chúng, của g iớ i lu ậ t và của những
người tham g ia tố tụng vào sự vô tư của thẩm phán và của
ngành tư pháp.
2.3. M ộ t thẩm phán, trong chừng mực hợp lý, sẽ tự điều
chính các hành v i cư xử cứa m ình dể làm giảm tố i đa các
trư ờng hợp b ị lo ạ i vì không đủ điều kiên xét xử hoặc quyết
đ ịn h m ột vụ án.
2.4 M ột thẩm phán, k h i tiến hành tố tụng hoặc kh i có thể
tiế n hành tố tụng, sẽ không chủ ý đưa ra các bình luận có
th ể ảnh hường, theo đánh g iả hợp lý, tớ i kết quả tố tụng hoặc
làm tổn h ạ i tớ i tín h bình đẳng hiển nhiên của quy trin h tố
tụng. Thẩm phán cũng không được có bất cứ bỉnh luận g ì
trước công chúng hoặc bằng cách khác làm ảnh hường tớ i
việc xét xử bình đẳng m ột người hoặc m ột vấn đề.
2.5 M ộ t thẩm phán sẽ từ chối không tham g ia bất cứ quy
trìn h tố tụ n g nào mà trong đó thẩm ph á n không th ề quyết

ChƯđng 3. Quy tđc đqo đức nghề nghiệp thẩm phán 123
đ ịn h vấn đề m ột cách vô tư theo đánh giá chủ quan hoặc theo
quan sát của một người bỉnh thường. Các trường hợp tố tụn g
đó bao gồm, nhưng không g iờ i hạn, ở các tình huống sau:
2.5.1 Thẩm phán đó thực sự có thành kiến hoặc thièn v ị
với một bên hoặc được biết những thông tin cá nhân về các
tin h tiế t có giá t r ị bằng chửng đang bị tranh chấp liên quan
tớ i quy trìn h tố tụng;
2.5.2 Thẩm phán trước đã từng ỉà lu ậ t sư hoặc đ ã là m ột
nhàn chứng qùan trọ ng trong vấn đề đang được xét xử; hoặc
thẩm phán, hoặc một thành viên trong g ia đỉn h tỈỊẩm phán
có quyền lợ i kình tể trong kết quả g iả i quyết vụ việc đang
được xét xứ:
Với điều kiện ỉà, việc tru ấ t quyền xét xử của m ột thẩm
phán sẽ không được thực hiện nếu không th ể thành lập m ột
hội đồng xét xử khác để xét xử vụ án hoặc, trong trường hợp
khẩn cấp việc chậm chề trong hành động có th ề khiến cho
vụ án bị xét xử oan sai m ột cách nghiêm trọng

(ỉ) H ành xử tôn trọ n g sự thậ t - Tiền đề đảm báo sự vô tư,


khách quan của thấm phán tro n g hoạt động xét xử
Yêu cầu phải hành xử tôn trọ n g sự th ậ t đòi hói th ẩ m phán
hiểu đúng bản chấ t sự việc đã xảy ra, xác đ ịn h rõ vai trò của
những người tham gia tố tụng. Thẩm phán phải căn cứ vào sự
th ậ t đó để áp dụng pháp luật, đưa ra hướng giả i quyết, vụ án
chính xác và đủng luật. Tôn trọ n g sự th ậ t buộc thầm phán không
thế hiểu sai sự việc, bỏ qua hay đánh giá th ấ p b ấ t cứ tìn h tiế t
nào tro n g vụ án. Việc tìm hiểu các tìn h tiế t, bối cảnh xà hội và
các hoàn cảnh (k in h tế, chính tr ị, tôn giáo...) khác mà vụ án p h á t
sinh là m ột khía cạnh quan trọ n g của chức năng tư pháp. H oạ t
động xé t xử về bản chấ t ỉà hoạt động dựa trê n các chứng cứ, tà i
liệu đâ được thu thập, tức là hoạt động xem xét các sự việc đà
được dựng lạ i, tá i h iệ n lạ i. Những người tiế n h à n h tô' tụ n g phải
đi tìm , kh ô i phục lạ i m ộ t sự kiện đã xảy ra tro n g quá kh ứ bằng

124 ĐẠO oức NGHỀ LUẬT


các hoạt động tố tụng và các tà i liệu tố tụng. Nói cách khác, đó
ỉà việc nhìn nhận và đánh giá m ột sự kiệ n mà m inh khỏng chứng
kiên , không tham gia. Đối với người giái quvết vụ án, chí bằng
các tà i liệu, chứng cứ phán ánh lạ i mà phải tìm và hiểu đúng sự
việc xáy ra quá là quá khó khăn nên rấ t đễ rơi vào trạ n g thá i
nhìn nhận, suy diễn chú quan, th iế u t i m i, cụ thể, không bao quát
hết được mọi tìn h tiế t bên tro n g cùng như bên ngoài cúa sự việc.

T ìn h h u ố n g t r a o đ ố i: Việc tìm , xác đ ịn h và h iế u


đ ú n g sự th ậ t cua vụ án tro n g trư ờ n g hợp th ờ i g ia n
xríy ra sự việc quớ láu, vết tích vụ án bị xóa hay đỏ
có sự d ố i phó hoặc lấ n trá n h trá ch n h iệ m , kh iế n cho
sự th ậ t bị xu vẻn tạc , kh à n g th u th ậ p được đ ầ y đủ
chứ ng cứ, dặc b iệ t có dấ u h iệ u n h ă n g người tiến
hà nh tố tụ n g khá c lậ p hồ sơ vụ án th iể u khách
quan, có m âu th u ầ n tro n g việc đá nh g iá chứ ng cứ,
tìn h ngay, lý g ia n , b ị cáo túc nh ận tộ i, lú c kh ô n g
nh ận tội. T ro n g quá trìn h g iớ i quyêt vụ án, là i liệ u
chứ ng cứ tro n g hồ sơ kh ô n g thóa m àn dấ u h iệ u tộ i
p h ạ m hoặc càu thành tội p h ạ m , có quan đ iế m khác
nhau (thẩm ph án này cho rằ n g có tộ i, thẩ m p h á n
khác cho là vở tộ i hoặc phạm tộ i khác). Thực tế xét
x ử kh ô n g ít n h ữ ng tìn h huống n h ư trẽn.
C â u h ỏ i c h ia sẻ: Với tìn h h u ố n g trên, thấm phán làm
thè nào để h iế u , xác đ ịn h , đánh g iá đ ủ n g những gỉ đõ
(ỉiổ ท ra đế tôn trọ n g sự th ậ t khách quan và
xét xử đú ng luật? Ycu tổ “niềm tin nội tâ m ” ‘ có vai ỉ rò
n h ư th ể nào trong những trư ờng hợp n à y ? N h ữ n g gì
cùa riê n g họ và những hiếu biết của riê n g họ về thế
g iớ i xung quanh vờ cứa đương sự thì sao'ỉ

' T h u ậ t ngữ “ niềm tin nội tâ m ” là k h á i niệm trừ u tượng với những người
ớ ngoài ngành Tòa ãn, nhưng đối với thấ m phán, “ niềm tin nội tá m ” là
m ột phưưng tiệ n đặc b iệ t, có lác dựng th iế t thực tro n g công tác nghiên

Chương 3. Quy tốc đạo đức nghề nghiệp ttiổm phán 125
(ท) K h i g iả i quyết vụ án, thấm ph án không được đưa ra bất
kỳ sự bình luận hoặc nêu hướng g iả i quyết vụ án để các bên
tro n g uụ án biết
T rê n thực tế, sự bìn h luận của th ẩ m phán trước hoặc tro n g
quá trìn h g iả i quyết vụ án th ể h iệ n m ộ t phần quan điểm hoặc
th á i độ của họ đối với m ộ t hoặc các bên tro n g vụ án, tác động
đến th á i dộ, tâ m lý tha m gia ph iê n tòa của các bên. K h i th ẩ m
ph án đề cập đến hướng g iả i quyết vụ án theo kiểu “bình lu ậ n ”
sè tạo ra địn h k iế n ” k h i phiên tòa chưa mở, các bên chưa tra n h
luận, nhưng dường như đâ có bản án hay đường lố i xét xử 'u.

T ìn h h u ố n g tr a o đ ổ i: ( ỉ) thẩ m ph án đưa ra m ộ t sô
lờ i bình luậ n về vụ án theo kiểu tiế t lộ hướng g iả i
quyết vụ án. L u ậ t sư của đương sự tiếp cận được thông
tin này, lợ i d ụ n g để thỏa th u ậ n với đương sự (bị cáo)
về việc đã nhận được sự đảm bảo từ p h ía thẩm ph án
g iá i quyết vụ án để người đó th ắ n g kiện (hoặc được
tuyên vô tội). M ộ t sự vô tin h “chết người” của thẩm
phán (mặc dù họ không hề có tư lợ i) nhưng vẫn gây
cho thẩm phán (uy tín của thẩm phán bị ảnh hưởng)
và dương sự (bị cáo) đã bị người khác lợ i d ụ n g d ể trụ c
lợ i. (2) Tương tự, m ột tin h huống khác có th ể xảy ra,
đó là việc bình luậ n hay đưa ra hướng g iả i quyết vụ
án với báo chí, các phương tiệ n thô ng tin đ ạ i chúng
trong k h i vụ án vẫn đang được g iả i quyết.

(i i i ) Thẩm phán p h ả i từ chối tham g ia g iả i quyết vụ án, nếu


việc tham g ia đó không đảm bảo sự vô tư của thẩm phán

(tiếp theo tr. 125) cứu xét xử, n hấ t ỉà với nhừng vụ án có nhiều tìn h tiế t
phức tạp hoặc khó khăn trong việc xác định tộ i danh, khấng định có tội
hay không có tội.
Theo qưy định pháp luật, khi có căn cứ dể cho ràng thẩm phán không vô
tư kh i xét xử, thẩm phán phải từ chối tham gia xét xứ hoặc bị yêu cầu thay
đối dể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia phiên tòa.

126 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


ư n g xứ cần th iế t của th ẩ m phán theo hướng từ chối tham
gia giải quyết vụ án k h i ở vào m ột tro n g số trường hợp sau:
Thâm phán và hội th ẩ m của cùng m ột Hội đồng xét xử
nhưng lạ i là người th â n th íc h với nhau (thẩm phán và H ộ i thẩ m
có quan hệ là vợ, chồng, cha đỏ, mẹ đế, cha nuòi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi; ỏng nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ru ột, em ru ột;...) hoặc giữa họ có sự mâu thuần cá nhân k h iế n
việc giá i quyết vụ án có thế bị ảnh hưởng.
Thám phán có quan hệ th â n th ích với người tha m gia tố
tụ n g có quyền lợ i tro n g vụ án. Trong những trư ờng hợp như vậy,
dù th ẩ m phán có thực th i đúng pháp lu ậ t th ì vẫn khó trá n h kh ỏ i
có sự nghi ngờ về k ế t quả x é t xử, nên ứng xử tô’t n h ấ t là từ chối
không tham gia g iả i quyết vụ án. N ói m ột cách đơn giản th ì điều
quan trọ n g khò ng chí là thực h iệ n công lý mà phải đê cho quá
trìn h thực hiện công lý được chứng k iế n , đế xã hộ i có lòng tin
vào sự độc lập cùa ngành tư pháp và tín h khách quan của các
quyết địn h tư pháp

3.3. Sự đúng mực


Sự đúng mực là điều cốt yếu cho việc thực h iệ n toàn bộ ho ạt
động cùa m ộ t th ẩ m phán. Đó là th á i độ th ẩ m phán cần phải có
k h i quan hệ giao tiế p với người tiế n hà nh tố tụ n g khác, với các
bên tro n g vụ án, với đồng nghiệp và với m ọi người tro n g các
m ối quan hệ công tác, gia đìn h, xã hội. Từ tín h chất nghề
ng h iệ p vốn là đôi tượng th ư ờ n g xuyên bị công chúng quan sát
nên m ột th ấ m phán k h i giữ gìn sự đúng mực cần b iế t chấp
nh ậ n sự hạn chê đối với bản th â n m ộ t cách tự nguyện, th o ả i
m ái tro n g k h i m ộ t người công dân bình thường có thể coi đó !à
gánh nặng. Cao hơn nừa, sự đúng mực đòi hỏi th ầ m phán ph ải
hà nh xử sao cho phù hợp v ớ i phẩm cách của chức danh tư pháp
mà m ình đang đảm nhận.
a) B ình lu ậ n khoa học
Lu ận điểm 1: Pháp lu ậ t luỏn nhằm mục đích trừ ng t r ị đi
liề n với cải tạo, giáo dục, phòng ngừa và trê n hế t là tin h th ầ n

Chương 3. Quy tác đợo đức nghề nghiệp thẩm phán 127
nh ân văn, nhân đạo. Từ m ọi kháu của quả trìn h giả i quyết m ột
vụ án, m ồi thao tác nghiệp vụ của th ấ m phán đều gây tác động,
ảnh hướng tớ i tâ m tư, tìn h cảm, tư tưởng, nhận thức, quan điểm
cùa đương sự, bị cáo, người tiế n hành tố tụ n g khác và dư luận
xả hội. Vì vậy, hà nh xừ cua th ẩ m phán, từ cử chi đến ánh m ắ t,
th á i độ, ngôn ngữ giao tiế p , tra n g phục..., đều phái thế h iệ n sự
hiếu b iế t, có văn hóa, tôn trọ n g dân chủ, pháp chê và quyền con
người cơ bán cùa công dân.
L u ậ n đ iể m 2: T ro n g cuộc sông thực tế, th â m phán kh ô n g
buộc p h ả i theo cách sông “ tu h à n h kh ổ h ạ n h ". Pháp lu ậ t cũng
như Quy tắc đạo đức nghề n g h iệ p thừ a nh ận họ có đầy đủ các
quyền và nhu cầu xả hộ i như m ọi công dân. N hưng mặt. khác,
trọ n g trá c h vã cương vị nghề n g h iệ p cao quý lạ i đòi hỏ i th ẩ m
phán tro n g sin h h o ạ t, giao tiế p công việc và xã h ộ i p h ả i giữ
gìn, t iế t chế hà nh vi ứng xử tro n g kh u ô n khổ quy tắc nghề
n g hiệp , sao cho xứng đáng với chức danh tư pháp cúa m ìn h .
Yêu cầu nghề n g h iệ p nà y ià tấ t yêu, bơ i k h i đà được bô n h iệ m
vào chức danh tư ph áp n à y th ì th ẩ m ph án khó có th ê “ phân
th â n ” theo kiể u , cùng m ộ t ìúc là m n h iề u công việc khác nhau,
{ví dụ, th ấ m phán kh ô n g được phép đồng th ờ i hà nh nghề lu ậ t
sư) n h ấ t là công việc có ả n h hưởng đến h ìn h ả n h đại d iệ n cho
công lý của th ẩ m phán.
L u ậ n đ iể m 3: T h ẩ m ph án th a y m ặ t nhà nước, th a y m ặ t
công dân g iả i q u yế t n h ử n g vướng mắc của m ộ t cá n h â n cụ th ể
liê n quan đ ế n p h á p lu ậ t , v ậ y p h ả i là m th ê n à o đ ể d â n t i n , n ó i
ra sự th ậ t và th ế h iệ n rõ tâ m tư, nguyện vọng. M uôn vậy,
th ẩ m phán p h á i đổi m ớ i phong cách công tác k h i giao tiế p vớ i
dân tro n g h o ạ t dộ ng tô tụ n g , th ấ m ph án cần châm dứ t tìn h
trạ n g có th á i độ k h ô n g đú ng mực vớ i n h â n dân và thự c h iệ n
tố t phương châm “ G ần dâ n, học dân, h iế u dà n, giú p d â n ” , gắn
việc thực h iệ n cuộc vận động “ H ọc tậ p và là m theo tấ m gương
đạo đức Hồ C hí M in h ” v ớ i yêu cầu g iá i q u y ế t các lo ạ i vụ án
đúng quy đ ịn h ph áp lu ậ t, đáp ứng nguyện vọng ch ín h đá ng
cùa n h â n dân.

128 ĐẠO Đ ứ c NGHỀ LUẬT


bì ứ n g x ử cứa thấ m phán
ท่) Thấm phán p h á i th ế hiện tác ph ong , tư thế, phong cách
quan hệ giao liế p vài m ọi người dứ ng mực, sao cho m ọ i người
đến d ự phiên toà khô ng th ể p h à n nàn về cách làm việc và ứng
xứ rú a thấm phán.
K hi xé t xử vụ án, th ẩ m phán phái tuân thú đúng quy địn h
cùa p h á p lu ậ t về tra n g phục, giữ tin tác phong nghiêm túc n ơ i
công sơ cùng như k h i s in h hoạt tạ i cộng đồng.

T ìn h h u ố n g t r a o d ố i: Tác phong, tư thê vù cách


thứ c g ia o tiế p cúa th ẩ m p h á n k h ô n g đơn th u ầ n ch ỉ
là cách cư x ứ cúa m ộ t ngư ời công chức là m việc
tro n g cơ quan tư ph áp. Đ iề u quan trọ n g hơn, dó là
th ế h iệ n sự uy ng h iê m cứa p h á p lu ậ t mà th ă m p h á n
d ạ i d iệ n , đ iề u này có h iệ u ứng k h ô n g nhó đến quá
trìn h xét x ứ vụ án. Dơn cứ m ộ t vấn đề, k h i đ iề u
kh iế n p h iê n tòa. tro n g lú c đ ặ t câu h ỏ i cho b ị cáo
(đương sựt, th ấ m p h á n hưởng m ặ t ra Cêữa, k h ô n g
n h ìn vào ng ư ời được h ồ i d ế đ á n h gi.á xem lờ i k h a i
của họ th ể nào. H oặc ngược lạ i, th ẩ m p h à n th ể h iệ n
th o i đọ lạ n h lù n g , lờ i lẽ q u á t m ắng, m iệ t th ị b ị cáo
(dương ỉỉự) tro n g k h i g iả i qu yết vụ õn hay đưa ra
n h ữ ng câu h ó i xàm p h ạ m vào đ ờ i tư cũn g n h ư nh ân
phẩm cứa n h ữ n g ng ư ời tham g ia p h iê n toà (n h ấ t là
ớ n h ữ n g vụ án có liê n quan đến các tộ i p h ạ m xám
phạm d a n h d ự n h â n p h ẩ m con người).
C â u h ỏ i c h ia sẻ: B ị váo (đương sự) sẽ cám nhận ra
sao uề n h ữ n g "quan tòa d á n g k ín h ” n h ư vậ y ? L iệ u
hành xứ đó cứa thá m phán có tạo được khùng k h i uy
nghiêm vốn có m ột Phiên ỉoà hay không? đ iề u đó liên
quan gỉ tó i việc quán t r ị tư p h á p ỉ

d í) Trong quan hệ với n h ữ ng người cùng toà, thấ m ph án


p h ớ i the hiện sự tôn trọ n g , hục h ỏ i , lắ n g nghe ý kiến và luô n cố
tin h thẩn g iú p đ ỡ m ọ i người

Chương 3. Quy tác đạo đức nghề nghiệp thẩm phán 129
Sự đúng mực cua th ẩ m phán còn thế h iệ n qua th á i độ tôn
trọ n g , học hỏi, lắng nghe và giúp đỡ m ọi người. T h ẩm phán ph ải
tô n trọ n g đồng nghiệp, các nhân v iê n khác tro n g Toà án. T ham
gia phiên tòa, ngoài th ẩ m phán còn có th ư k ý tòa án. T rong thực
tiễ n công tác xét xử, T hư ký thư ờng thực h iệ n nhiều công việc
giúp th ấ m phán, như tốn g đạ t các quyết đ ịn h , cùng th ẩ m phán
đi lấ y lờ i kha i của đương sự, xác m in h các vấn đề liê n quan đến
vụ án. Thẩm phán không nên “b iế n ” T hư k ý th à n h người giúp
việc, mà phải xây dựng được mối quan hệ công tác phù hợp với
chức trá c h công việc của từng chức danh tư pháp mà m ìn h có
ng h ĩa vụ phối hợp hoặc chịu trá ch nh iệm .
( iii) Thấm ph án có quyền thực h iệ n tự do tin ngưỡng nhưng
kh ô n g làm ảnh hưởng đến tư chát, nghề nghiệp
Tự do tín ngưỡng hoặc không tín ngưỡng là quyền hiến đ ịn h ,
th ẩ m phán được bình đẳng hưởng quyền này như m ọi công dân
V iệ t Nam. Thẩm phán ph ải có n g h ĩa vụ đảm bảo đế tự do tin
ngưỡng hoặc không tín ngưỡng của cá nhân kh ô n g làm ảnh
hướng đến công việc (như kiê n g khô ng x é t xử vào ngày xấu) hoặc
không được ngăn cản, cản trở sự tự do tín cua người khác ".

T ìn h h u ố n g tr a o đ ổ i: thẩm p h á n Jam es W hitm ore ỉà


thẩm phán L iê n bang Hoa kỳ. T ro n g m ột vụ án do
James W hitm ore g ỉả i quyết, th ấ m p h á n này đă từ chối
không ra lệnh cho gắn lạ i ông d ẫ n thức ăn cho bà
T e rri Schiavo, m ột p h ụ nữ tạ i tiể u bang F lo rid a có
não bị tổn thương vì bệnh tim . T ro n g phán quyêt đưa
ra, th ẩ m phán James W hitm o re cho biết, mặc dù cha
mẹ bà Schiavo đã đưa ra yêu cầu k h ẩ n cấp, nhưng vẫn
đã không thuyết phục được tòa về tín h chất hợp lý của

Tôn giáo luôn là ván đề chính tri nhạy cảm, do đó, liê n quan đến vân
dề này, nếu thấm phán có th á i độ không đúng mực sẽ gây ra những ảnh
hưởng không tốt. Đối với vụ án có dối tượng là người có dạo..., thẩm phán
phải chú ý trong cách hành xử thể hiện sự tôn trọ n g tín ngưởng của người
tham gia tố tụng, không được có th á i độ, lờ i nói xúc phạm hoặc bải xích.

130 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


vụ án theo quy đ ịn h của L u ậ t pháp Hoa Kỳ. L u ậ t sư
cúa g ia đ ìn h bà Schiavo lậ p lu ậ n rang, việc để bà bị
chết d á i theo đức tin của người Công giáo sẽ là m ột
trọ n g tộ i và cách h à n h xử của thẩm phán như vậy là
xúc phạm đến tự do tin ngưỡng cứa bà.
C â u h ỏ i c h ia sẻ: T rong thực tế hành nghề sau này,
gặp trư ờn g hợp tương tự, anh (chị) sẽ hành xử n h ư thê
nào? C hia sẻ quan điểm của anh (chị) về việc thẩm
p h á n tôn trọ n g tin ngưỡng của người khác trong quá
tr in h g iả i quyết vụ án?

{พ ) T hẩm phán khỏng được sứ dụ n g nhà của m ình hay tiến


hà nh các hoạt động kin h doanh trá i quy đ ịn h pháp lu ậ t
Đ ịa vị pháp lý cua th ẩ m phán chịu sự điều chỉnh của quy chế
pháp lý tố tụ n g và Quy chè pháp lý của công chức nhà nước ".

T ìn h h u ố n g t r a o d ổ i: H iệ n đang có n h ữ ng quan
đ iể m k h á c nhau về việc th ẩ m p h á n có được tham g ia
m ua bún cổ p h iế u trê n th ị trư ờ n g chứ ng khoán hoặc
k in h do a n h lĩn h vực d ịch vụ nh ạ y cảm, n h ư m ở nhà
ng hỉ, vù trư ờn g, quán K araoke không. Tương tự,
th ẩ m p h á n có th ể tha m g ia vào m ạng lư ớ i bán h à n g
đa cấp hoặc tha m g ia vào hoạt độ ng bán bảo h iể m
hay không.

" Theo pháp lu ậ t cóng chức, thấm phán khòng dược thành lập, tham gia
thành lập hoậc tham gia quản lý, đicu hành các doanh nghiệp tư nhân,
công ty trá c h n h iệ m hừu hạn, cộng ty cổ phần, hợp tác xà, bệnh việ n tư,
trường học tư và tô chức nghiên cứu khoa học tư. Thấm phán không được
làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và các tổ
chức, cá n hâ n khác ơ tro n g nước và ngoài nước về các công việc có liê n
quan đến bí m ật nhà nước, bí m ật cóng tác, những công việc thuộc thâm
quyền giái quyết cùa m ình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có
khá năng gây phương hại đến lợ i ích quốc gia. Ngoài ra, thâm phán cũng
không thể thành lập hay tham gia thành lập, góp vôn vào các Văn phòng
lu ật sư, Phòng Công chứng tư.

Chương 3. Quy téc đọo đức nghề nghiệp thẳm phán 131
C â u h ỏ i c h ia sẻ: Quan điểm cứa A nh (C hị) uế ĩấn đề
trên 'ỉ Theo A nh (Chị), liệ u người thâ n của th ẩ n phán
(vợ, con) của thẩm ph án có dược m ở văn phàn* hoặc
công ty lu ậ t hay k h ô n g ị

(vì Thẩm phán không th ể vi các m õi quan hệ xã h ộ i toặc vì


quyến lợ i cứa gia đ ìn h m ình làm ảnh hưởng đến phấn chát
nghề nghiệp vả còng việc xét xứ
Ngoài quan hệ công tác, thấm phán có thế có nhừ ỉg m ối
quan hệ xà hội khác. Nhưng thẩm phán buộc phái th ậ r trọ n g
k h i tiế p nhận các mối quan hệ xà hội. Quan hệ của th â n phán
với các chức danh tư pháp khác, đặc b iệ t là các chức da ih liê n
q u a n m ậ t t h i ế t đ ế n c ô n g việc x é t x ứ c ủ a t h ấ m phán, như b ậ t SƯ,

Đ iều tra viên hay kiếm sát viên cùng phái có giới hạn'".
(vi) Thấm phán không thê tiế t lộ các thông tin mả tro ng
qúa trìn h làm nhiệm vụ
Theo quy địn h của pháp luật, các thò ng tin m ậ t ỉuôì được
yêu cầu. xứ !v theo m ột quv trìn h riê n g và không được iế t lộ.
Hổ sơ vụ án kh i chưa được xét xử cùng dược coi là m ột hại tà i
liệ u m ật. Vì vậy, tro n g quá trìn h nghiên cứu hồ sơ, thá n phán
không được tiế t lộ th ò n g tin liê n quan đến hồ sơ dưới >ất kỳ
h ìn h th ứ c nào.

C â u h ỏ i c h ia sẻ: Sau k h i vụ án dược g iả i quyết 1


thẩm phán ró thể SŨ dụ n g các chi tiế t trong vụ án đế
làm dề tà i bàn luận tro ng các cuộc gặp, nò i chivện xã
giao hay k h ô n g / T ạ i saoỉ

Việc th iế t lập môi quan hệ khăng k h ít giữa tham phán với luậ sư hay
kiểm sát vièn có thỏ đem ]ại nhừng bất lợi cho còng tác xét xứ cia thẩm
phán, chăng hạn, sự thiếu khách quan trong quan điếm xét xứ cia thẩm
phán do bị ánh hương bơi quan điểm giái quyết, vụ án cua luật ỉí, kiểm
sát viẽn.

132 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Iv iì) Thẩm phán củ th ế thực hiện các công việc xà h ộ i nhưng
khùng lam ánh hưởng đến tư chấ t , dạo đức và cùng việc của
người thẩm phán
T h à n h lậ p và tham gia các hội là quyền tự do cá nhản được
H iế n pháp g h i nhận. T h âm phán có thê tham gia các tố chức
hội cùng như các công việc xã hội khác, nhưng khô ng được làm
a n h hướng đến tư chấ t, đạo đức và công việc đang đam n h iệ m .
T h am gia các công việc xã hội, đặc b iệ t là công việc từ th iệ n
sẽ làm cho h ìn h ánh của th ẩ m phán đẹp hơn tro n g con m ắ t
của xã hội. Các hội mà thâ m phán tha m gia phái là những hội
được th à n h lập hợp pháp và kh ô n g phai là những hiệ p hội
nghề ng h iệ p anh hưởng đến công việc cúa th ẩ m phán, như
H iệ p hội lu ậ t sư. Các công việc xà hội th ẩ m phán tha m gia
củng ph ải lã nhừ ng công việc kh ô n g tr á i đạo đức, gây phản
cám tro n g xà hội.
( v iii) Thấm phán không được nhận quà 1 lợ i ich vật chất có
liê n quan đến công việc xét xử
T ro n g quá trìn h xé t xử, nếu th ẩ m phán nhận quà hoặc lợi
ích vật c h ấ t từ các vụ án sẽ ảnh hưởng đến bán án. Việc th ẩ m
phán nhận quà hay lợi ích vậ t chấ t !à vi phạm quy đ ịn h của
pháp lu ậ t công chức và Pháp lệnh thấm phán. Nếu vi phạm
th ẩ m phán cớ thè bị xử lý hành chính hoặc xử ]ý h ìn h sự tùy
thuộc vào giá t r ị quà và lợ i ích vật chất.

3.4. Sự bĩnh đẳng


Đối với mồi th ẩ m phán, bảo đám sự đối xử bình đẳng đối
với tấ t cả mọi người là điều cốt yếu cùa việc thực hiện chức trá ch
được giao m ộ t cách công bằng, đúng pháp luật.
a) B ình lu ậ n khoa học
Lu ận điểm ĩ : T rong th ế giớ i hiện đại, quyền con người chủ
yếu được tiế p cận và nhẩn m ạnh ở nội dung đạo đức, theo đó,

Chướng 3. Quy tốc đợo đức nghề nghiệp thẩm phán 13 3


t
“quyền con người là quyền đạo đức p h ổ biển thuộc về m ọ i người
m ột cách ngang n h a u ”" .
Đ iều quan trọ n g n h ấ t của k h á i n iệ m quyền con người, đó
chính là giá t r ị v ĩn h h ã n g của quyền B ình đẳng giữa các cá
nh â n , chủ th ể quan hệ pháp lu ậ t, đối tượng tác động cua quyền
lực tư pháp nhà nước'2, như đã được th ế chế hóa vào pháp lu ậ t
V iệ t N am cũng như pháp lu ậ t quốc tế.
L u ậ n điểm 2: Theo quy đ ịn h pháp lu ậ t, th ấ m phán ph ải đảm
bảo Quyền bình đẵng trước tòa án cua các bên tro n g vụ án. Các
bên đều có quyền b ìn h đẳng tro n g việc đưa ra chứng cứ, tà i liệu,
đồ vậ t, đưa ra yêu cầu và tra n h luận dân chủ trước tòa, được tự
bảo vệ... T h ẩ m phán p h ả i có trá ch n h iệ m tạo điều kiện cho bị
cáo (đương sự) thực h iệ n các quyền đó, nhằm làm rõ sự th ậ t
khách quan của vụ án.
L u ậ n điểm 3: K h i tư duy về tín h khách quan và công bằng,
điều quan trọ n g là các th ẩ m phán kh ô n g nhừng chỉ cần thừa
nh ận tầ m quan trọ n g của việc tôn trọ n g k h á i niệm công bằng,
mà phải thực sự tiế n h à n h x é t xử theo cách thức tạo điều k iệ n
p h á t huy tín h công bằng. Điều này là công việc khó k h ă n với
th ẩ m phán, vì đế thực sự làm việc m ộ t cách công bằng, đôi kh i
th ẩ m phán ph ải đối xử vớ i m ọi người kh ô n g giống nhau, v ấ n đề
ỉà ở việc, th ẩ m phán kh ô n g ph ải cố gắng chí để đơn thu ần đảm
bảo sự đối xử công bằng mà cái họ cần ph ải làm là coi mọi người
là các đối tượng bình đẳng.
(b) Ư ng xứ của th ẩ m ph án
(i) K h i thực hiệ n nh iệm vụ của m inh, thẩm phán không được

W inston “The Philosophy o f Human R ights” 1989, p. 7.


,2, ‘^ ' c£ 111p j n g ự ờ i đều bình đẳng trước tòa án và cơ quan tài phán. Bất kỳ
người nào đều có quyền đòi hỏi việc xét xử công bàng và công khai do một
tòa án có thâm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp
luật để quyết dịnh về lời buộc tội trong vụ án hình sự hoặc xác định quyền
và nghĩa vụ của người đó trong tô tụng dân sự...” (Xem thêm Công ước của
Liên hợp quốc về các quyền Dân sự và Chính trị, năm 1966, Điều 14).

134 ĐẠO oức NGHỀ LUẬT


phân biệt dối xử đ ố i với nhữ ng người tham g ia tố tụng, cho dù họ
thuộc thành phần nào, đ ịa v ị pháp lý hay điều kiện kin h tê ra sao
T h ẩ m phán k h ô n g được coi trọ n g chứng cứ của m ộ t bê n
tro n g vụ án mà p h ả i xem x é t t ấ t cả các chứ ng cứ. K h i x é t h ỏ i
người làm chứng, xem x é t chứ ng cứ tạ i p h iê n toà, trư ớ c p h á p
lu ậ t, chứ ng cứ mà các bên đưa ra đều được th ẩ m p h á n xem
x é t, đ á n h giá m ộ t cách cẩn trọ n g , công tâ m , n h ấ t là k h ô n g
được coi trọ n g chứ ng cứ đo Cơ quan h à n h c h ín h , V iệ n k iể m
sát, Cơ quan điều tra xác đ ịn h , th u th ậ p hơn chứng cứ của lu ậ t
sư hoặc của các bên đương sự khá c. T h â m phán cũng p h ả i
đảm bảo sự bìn h d ẳ n g cho các bên k h i th a m gia tra n h lu ậ n
tạ i p h iê n tòa. N gay cá n h ữ ng quyền tô' tụ n g tư ở n g chừ ng râ't
đơn g iá n , như quyền được hưởng nh ư nhau giữa các bên th a m
gia tố tụ n g về điều k iệ n v ậ t c h ấ t tạ i tòa cũng p h ả i được th á m
phán quan tâ m .

T ìn h h u ố n g t r a o đ ổ i: (1) T ro n g thự c tể tạ i p h iê n
toà, m ộ t sô' trư ờ n g hợp, đến p h ầ n tra n h lu ậ n th ì
kiểm sát viên lạ i k h ô n g có ý k iế n tra n h lu ậ n . N ế u
th ẩ m p h á n k h ô n g n h ắ c n h ở k iể m sát viên và yêu
cầu k iế m sá t viên p h ả i tra n h lu ậ n th ì quyển được
tham g ia tra n h lu ậ n b ìn h đ ẳ n g trư ớc tòa của b ị cáo
(đương sự) thự c c h ấ t sẽ k h ô n g dược thự c h iệ n . (2)
H oặc m ộ t tỉn h h u ố n g thự c tế khác, n h ư Vụ k iệ n của
bà N guyễn T h ị D đ ò i T ờ báo T T B S p h a i b ồ i th ư ờ n g
d a n h d ự cho bà vì theo bà D, tờ báo này dã tríc h
d ă n g ý k iế n n ó i sai sự th ậ t về bà. T ạ i p h iê n tòa,
lu ậ t sư p h ía B ị đơn được Tòa bô t r í bàn g h ế n g ồ i đ ể
g h i chép, còn bà th ì k h ô n g có bàn. Theo bà D, lu ậ t
sư là ngư ời có t r i n h ớ tố t, am h iể u p h á p lu ậ t mà uẫn
p h á i có bàn g h i chép đ ể tiệ n theo d õ i p h iê n tòa th ì
tạ i sao, m ộ t ng ư ời d â n n h ư bà lạ i k h ô n g dược hư ởng
quyền đó, hay vì do bà k h ô n g m ờ i lu ậ t sư và tự bảo
vệ m ìn h nên bà k h ô n g được hư ởng quyền n h ư lu ậ t
sư p h ía b ị đơn. Bà D yê u cầu C hu tọa p h iê n tò a hôm

Chương 3. Quy tốc đọo đức nghể nghiệp thẩm phán 135
dó cho bà lèn ngồi tạ i bàn ìu ậ t sư trố n g , đ ổ i d iệ n
với lu ậ t sư cúa p h ía b ị đơn.
C â u h ỏ i c h ia sẻ: A nh (C hị) suy n g h ĩ n h ư thê nao vể
những tìn h huống nèu trên ỉ c ỏ vêu (ố nào cân nhắc
không? Nếu cở, tạ i sao chúng lạ i cồ ảnh hường và ảnh
hưởng như th ể nào tớ i cách thức tiến hà nh tô tụ n g của
thấm phán?

M ộ t điểm đáng lưu ý khác đôi với thâ m phán tro n g quá
trìn h giả i quyết vụ án, đó là vấn đề đảm báo quyền được đối xử
m ột cách bình đẳng trước pháp lu ậ t cua bị cáo ' .
Tuy vậy, nhận thức xã hội về nguyên tắc này vần còn có
những điều phải bàn. Thực tế cho thấy, hiện nav có lúc, có nơi,
th á i độ của thẩm phán, Chủ tọa ph iên tòa đã có biếu h iệ n tru y
xét bi cáo tạ i tòa bằng nhĩíng câu hói: “ Có hay không?” ; Buộc bị
cáo phải xưng hô là “ bị cáo” , mà khòng được xưng hô bằng đại
từ nhân xưng “ tô i” ; K h i bị cáo tới phiên tòa, Cơ quan cóng an
không mở còng cho bị cáo th ì thẩ m phán cũng khô ng có ý k iế n
gì. Nhừng vấn dề như vậy liệu có đang để các th ẩ m phán phải
ỉưu tâm k h i thực hiện chức trách của m ình hay không?
Tương t.ự, liên quan đến đảm bảo quyền khô ng bị phân b iệ t
đổi xử cua phụ nữ so với nam giới th ì không chi đơn giản là áp
dụng đúng quy đ ịn h pháp iuật về các quyền dành cho họ mà
quan trọ n g hơn, tro n g thực tiễ n áp dụng, có trư ờ n g hợp phụ nữ
được hưởng Ưu tiê n hơn mới đảm bảo sự công bằng và không
phân b iệ t đôi xử. Khó khàn ph át sinh liê n quan tớ i sức ép của
m ột bên là việc xét xử sao cho đảm bảo được sự bình đắng về
nội dung và vẫn tôn trọ n g các ý niệm về sự khách quan. Nếu các
sức ép này p h á t sinh th ì cần ỉàm cho chúng cân bằng. Cụ thế
là, đế cân bằng các sức ép đó th ì điều cần phải làm là phái thừa

’■Điều 10 của Bộ lu ậ t Tô' tụ n g h ìn h sự quy đ in h : K h ô n g ai có th ể bị coi


là cỏ tộ i và phải chịu h ìn h phạt, k h i chưa có bản án k ế t ỉuận của tòa án
đã có hiệu lực pháp lu ậ t.

136 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


nhận, để hà nh xử khách quan (tức không th iê n vị hoặc tỏ ra
th ié n vị bấ t cứ ai) th ì ph ải làm sao để đảm bảo sự công bằng
trong việc đối xử giữa những người này. Đế' làm được như vậy,
tro ng m ột tìn h huống cụ thể, đòi h ỏ i các th ẩ m phán đôi k h i phải
có những đôi xử khác nhau giữa các đương sự. Vấn đề quan trọ n g
là thẩm phán phải có căn cứ cho hà nh xử đó của m ình để trá n h
đi từ th á i cực đảm bảo sự công bằng sang vi phạm quy tắc này.
Có thế tham khảo ví dụ về tầm quan tro n g cua bối cảnh xã hội
và sự công n h ậ n về tầm quan trọ n g tro n g quá tr in h tư pháp từ
tuyén bố sau của Toà án T ố i cao Canada tro n g vụ R .v.s (RD),
[1997] 3S C.R. 484, tạ i địa chỉ scc, <http://csc.lexum .um ontre-
aI.crt/en/1997/1997rcs3-484/1997rcs3-484.htmI> :
Tìm hiểu tư pháp về yếu tố bối cảnh sẽ đem lạ i nhửng thông
tin cần th iế t để diễn g iả i và áp dụng pháp luật. Để hiểu rõ về bốì
cảnh hoặc nhửng thông tin cơ bản cần th iế t cho quá trìn h xét xử
có thế dựa vào lờ i kha i của các chuyên gia giám địn h, các nghiên
cứu hàn lầm đà đệ trìn h hợp thức lên toà, dựa trê n chính sự hiểu
b iế t và k in h nghiệm cá nhân của thẩ m phán về xã hội nơi thẩm
phán đó sinh sống và công tác. Quá trìn h này là điều kiện tiê n
quyết cùa tín h khách quan. M ộ t người có tư duy hợp lý, không bị
ảnh hương bởi yêu cầu này, sẽ coi đây là m ột công cụ hỗ trợ quan
trọ n g đế’ đảm bảo sự khách quan trong hoạt động tư pháp... M ộ t
người có tư duy hợp lý sẽ tìm hiểu vấn đề liệu có tồn tạ i hay
không m ột sự hiểu b iế t hợp lý về sự th à n h k iế n bằng khả năng
hiểu b iế t dựa trê n bối cảnh của m ình về các vấn đề tro ng vụ án,
Người đó hiểu về tín h bất khả th i của sự tru n g lập tư pháp nhưng
cần phái có sự bình đắng tư pháp. Con người này hiểu rấ t rõ về
những tác động mang tín h nhân chung học tro ng cộng đồng địa
phương và với tư cách là m ộ t th à n h viên cộng đồng người Canada
con người đó rấ t ủng hộ cho những nguyên tắc bình đẳng.”

C â u h ỏ i c h ia sẻ: A n h !c h ị có nhận xét gì về tuyên bố


trê n ? Có th ể áp dụng nó như th ế nào cho các vấn đề
về g iớ i, văn hoá, tôn giáo ưà các vấn đề khác tro ng bối
cảnh xã h ộ i ưà hệ thống tư pháp của Việt Nam ? Trong

ChaMng 3. Quy tổc đọo đức nghề nghiệp thẳm phán 137
cương v ị là thẩm ph án, k h i g iả i quvẻt vụ án liê n quan
đến p h ụ nữ là nạn nhăn của sự bạo hành g ia đ in h ,
k h i p h ả i m ờ i người chồng vũ p h u của m in h ra k h ó i toà
th ỉ anh เ c h ị sẽ là m gì? Có thế' đưa ra những g iả i p h á p
m ang tín h thỏa hiệp n à o ? Các yếu tố chính p h á t sinh
tro n g trư ờ n g hợp này là gì? A n h / c h ị cán bàng chúng
ra sao? C uối cùng, anh ch ị là m th ế nào đẻ bảo đả m
đ ạ t được công lý và sự công hằng tro n g ph òng x ử án?

(iỉ) T hẩm p h á n khô ng th ể th iê n v ị hoặc đ ịn h kiến với b ấ t kỳ


ai tro n g k h i xét xử
Sự th iê n v ị hay đ ịn h k iế n sẽ dẫn th ẩ m phán đến những sai
lầm tro n g th á i độ ứng xử cũng như tro n g áp dụng pháp lu ậ t. K h i
đã ngồi vào ghế chủ tọa ph iên tòa th ì điều cám k ỵ đối với th ẩ m
phán là việc để tìn h cảm riê n g tư, sự yêu g h é t cá nhân chi phối
và làm ản h hưởng đến quá trìn h g iả i quyết vụ án.

T ìn h h u ố n g t r a o d ổ i: T ro n g L o g ic tá m lý của con
ng ư ời b ìn h th ư ở n g (tồ n tạ i song h à n h với con ngư ời
là m nghề th ẩ m p h á n ) th ì sự đ ịn h k iê n hay th iê n v ị
th ư ờ n g p h á t sin h ở quá tr ìn h tiế p xúc với các bên và
qua n g h iê n cứu hồ sơ. Q ua quá tr in h này, từ việc
g ia o tiế p đến việc n h ìn n h ậ n đ á n h g iá các chứ ng cứ
ban đầ u, vô h ìn h dung, th ẩ m p h á n rấ t dễ h ìn h
th à n h n h ậ n đ ịn h xấu (hoặc tố t) về đương sự (b ị cáo)
của vụ án, n h á t là đ ố i v ớ i n h ữ n g vụ án liê n quan
đến vấn đề đạo đức n h ạ y cảm tro n g xã h ộ i, v í dụ
n h ư vụ án N gu yễn V ăn A, 20 tu ổ i, tro n g lú c bực tức
do b ị cha m ắ n g n h iế c đã cầm dao đâ m chế t bố đẻ
của m ìn h r ồ i đến ca qu an công an đ ầ u th ủ . M ẹ đẻ
của A , c h ị T rầ n T h ị L, 40 tu ổ i, (n h ư n g né t khắc k h ổ
do đ ờ i sống la m lủ , uất vả k h iể n th o ạ t n h ìn tư ởng
c h ị đ ã 60 tu ổ i) đau đ ớ n đến g ặ p th ẩ m p h á n g iả i
q u yế t vụ á n x in tòa g iữ lạ i m ạ n g sống cho con m ìn h
ưà tìn h nguyện được d i tù th a y con. N h ìn người p h ụ

138 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LỰẬT


nữ nô ng d â n oằn m ìn h đau k h ổ b ở i k ế t cục quá bỉ
thư ơng do m ộ t p h ú t cục cằn của đứa con uà sự nóng
g iậ n k h ô n g đ á n g có cứa n g ư ờ i chồng mà tìn h cốt
n h ụ c tan tà n h , g ia đ in h ly tá n , ngư ời th ẩ m p h á n
kh ô n g k h ỏ i cảm th ấ y đa u lò n g trư ớ c n ỗ i đau m ấ t
chồng, m ấ t con của c h ị L.
C à u h ỏ i c h ia sẻ: H ãy h ìn h d u n g , A n h (C h ị) làm n h ư
th ế nào nếu ở vào trư ờn g hợp cua người th ẩ m p h á n
tro n g vụ án nêu trên? H iệ n nay, có quan điể m cho
rang, do ảnh hưởng của nghề nghiệp mà thẩm ph án
dă trở nên vô cảm, cha i lỳ trư ớc d iễ n biến phức tạp
của đ ờ i sống xã hội. A n h (C hị) có quan niệm n h ư vậy
không, tạ i sao?

3.5. Nàng lực và sự cận trọng


N ăng lực và sự cẩn trọ n g là tiề n đề đế th ấ m phán có th ể
thực h iệ n nhiệm vụ x é t xử của m ìn h đúng pháp lu ậ t và đảm bảo
sự công bằng.
a) B ình luận khoa học
Luận điếm ไ: N ă n g lực chuyên môn cùa th ầ m phán thề h iệ n
ở sự am hiểu pháp lu ậ t, kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, có bề dày
k in h nghiệp nghề nghiệp cùng vốn kiế n thức xã hội và lý luận
khoa học pháp lý phong phú, sâu sắc, giúp cho việc k h a i thác
nguyên nhân, diễn biến các tìn h tiế t và đánh giá đúng bản ch ấ t
vụ án, có tác dụng cảm hóa, th u y ế t phục các bị cáo (đương sự), từ
đó g iả i quyết vụ án m ột cách ch ín h xác, t r iệ t để, đúng pháp luật.
L u ậ n điểm 2: N ă n g lực chuyên m ôn vừng vàng cùng với sự
vô tư, khách quan, đúng mực và cẩn trọ n g cua th ấ m phán sẽ tạo
m ôi trư ờn g pháp ]ý đế m ọi th à n h p h ầ n th a m gia ph iê n tòa thực
h iệ n các hoạt động tố tụ n g đúng trìn h tự pháp lu ậ t, trá n h được
sự ồn ào, lộn xộn, n h ằ m tạo điều k iệ n cho bị cáo (đương sự) k h a i
báo tru n g thực, đồng th ờ i xử lý k ịp th ờ i, th ỏ a đáng các tìn h
huống xảy ra tạ i p h iê n tòa.

Chưdrtg 3. Quy tác đọo đức nghể nghiệp rtiổm phán 139
L u ậ n điểm 3: N ă n g Ịực chuyên m ôn là m ộ t tro n g những yếu
tô" cơ bản để th ẩ m phán có th ể đưa ra bản án đúng pháp luậ t.
Sự k ế t hợp giữa k iế n thứ c pháp lu ậ t, k ỹ năng, k ỹ xảo ng h iệ p vụ
và văn hóa pháp đ ìn h được nâng th à n h nghệ th u ậ t điều kh iể n
phiên tòa của th ẩ m phán và cũng ỉà yêu cầu cần th iế t đế người
thẩ m ph án hoàn th à n h n h iệ m vụ x é t xử.
Lu ận điểm 4: th ẩ m phán có tín h dễ dãi, cẩu thả, “ sáng tạo”
m ộ t cách th á i quá tro n g việc hiểu và áp dụng pháp lu ậ t sẽ dẫn
đến xét xử tùy tiệ n , b ấ t công, th iế u trá n h n h iệ m và vi phạm các
quy tắc pháp lu ậ t cũng như Quy tắc đạo đức nghề nghiệp. N ó i vậy,
nhưng th ẩ m phán kh ô n g phải là những người máy. c ầ n tư duy và
hiểu b iế t cẩn trọ n g về những từ ngữ và tin h th ầ n của lu ậ t pháp
để có những quyết đ ịn h phù hợp với những ý tưởng tiế n bộ của
pháp lu ậ t và công lý tro n g m ỗi vụ án. Đ iều này không có nghĩa là
hạn chế sự sáng tạo tro n g xét xử. Sáng tạo là điều cần khuyến
khích với điều k iệ n vẫn tuân thủ pháp lu ậ t và đảm bảo công lý.
b) ứ n g xử của th ẩ m p h á n
(ỉ) T hẩm ph án p h ả i th ể h iệ n năng lực chuvên môn tro n g quá
trìn h th ụ c hiện nh iệ m vụ từ kh â u chuẩn bị xét xử đến việc điều
khiển ph iê n tòa
Theo quy đ ịn h , trước k h i x é t xử công k h a i vụ án và ra bản
án, th ẩ m phán p h ả i ng hiên cứu hồ sơ, chuẩn bị xé t xử. Quá trìn h
chuẩn bị x é t xử ph ải được th ẩ m phán thực h iệ n nghiêm túc, đúng
quy đ ịn h của pháp iu ậ t, có ý n g h ĩa giúp cho việc xét xử công khai
tạ i phiên toà đ ạ t k ế t quả tố t, thế' h iệ n th á i độ ứng xử th ậ n trọng,
nghiêm túc, cần m ẫn của th ẩ m phán tro n g công việc x é t xử.
N ăng lực chuyên môn và sự cẩn trọ n g của th ẩ m phán được
th ể hiệ n nhiều n h ấ t và rõ rà n g n h ấ t ở quá tr ìn h x é t xử công
k h a i ở p h iê n toà (n ã n g lực điều k h iể n ph iê n toà và ra bản án do
H ộ i đồng x é t xử tuyê n tạ i p h iê n toà).

T ỉ n h h u ố n g t r a o đ ổ i: T h ẩ m p h á n điề u kh iể n phiên
toà khô ng tố t sẽ có n h ữ ng ả n h hưởng tiểu cực đến dư
lu ậ n xã h ộ i và đến việc ra bản án. C hẳng hạn, trong

140 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


k h i p h iê n tòa d iễ n ra, chỉ cần căn cứ vào cách thẩm
phán xử lý việc tham g ia p h ầ n tra n h tụ n g củng như
xử lý yêu cầu của các bên tham g ia tổ tụ n g củng có th ể
đánh g iá được p h ầ n nào n ă n g lực thực tế của một
thẩm p h á ỉi, v i d ụ :
N gày 21 / 3 / 2006, T A N D th à n h p h ố c đã tuyên bô bị
cáo Phạm M in h H kh ổ n g p h ạ m tộ i m ua bán tr á i phép
chất ma tú y n h ư cáo trạ n g cứa Viện kiể m sát. Đ iều
đá ng nói là ngoài nhận đ ịn h khác biệt g iừ a Tòa án với
đ ạ i diện V iện kiểm sát xoay quanh vấn đè H có phạm
tộ i hay không, tro n g ph iê n xử này còn p h á t sin h nhiều
chuyện phức tạp về m ặ t tố tụng. Ớ p h ầ n C hủ tọa
phiên tòa g iả i thích quyền, nghĩa vụ cho bị cáo th ì H
xin Tòa bỏ qua vì cho rằ n g từ năm 2003 đến nay, bị
cáo đã d ự đến bảy p h iê n xứ nến kh ô n g cần th iế t p h ả i
lặ p lạ i độ ng tác ấy. B ị cáo củng yêu cầu Tòa không
cần p h ả i công bố cáo trạng. N h ữ n g yêu cầu này của bị
cáo đã được Tòa chấp nh ận, kiểm sát viên củng không
có ý kiến gỉ. T iế p đến, sau p h ầ n thẩm vấn diễn ra
bỉnh thư ờng, kiểm sát viên không đ ì vào tra n h luận
mà chí yêu cầu Tòa hoãn xử đ ể đ iề u tra bổ sung. Tuy
nhiên, Tòa kh ô n g chấp th u ậ n bởi trước đó dã ba lầ n
hoãn xử theo yêu cầu của Viện, nếu lầ n này mà hoãn
nừa, theo Tòa là v i p h ạ m tố tụng. Đến 16 g iờ cùng
ngày , dù kiểm, sát viên khô ng đến tham g ia xét xử
nhưng Tòa vẫn tuyên bị cáo kh ô n g p h ạ m t ộ i ” .
C â u h ỏ i c h ia sẻ: A n h (C h ị) cỏ bình lu ậ n g ì về việc
điều kh iể n P hiên tòa nêu trê n không? Có đ ứ n g hay
không? T ạ i sao?

V iệ c nghiên cứu hồ sơ, chuẩn bị x é t xử giúp cho th ấ m p há n nắm được


nội dung vụ án, chuẩn bị k ế hoạch x é t h ỏi và các vấn đề cần p h ả i x é t hỏi
đảm bảo cho việc ra bản án của th ẩ m phán được đúng người đúng tộ i,
đ úng pháp luật.

Chương 3. Quy tác đọo đửc nghể nghiệp thẩm phán 141
(น) Thẩm phán p h ả i ứng phó lin h hoạt với các tìn h huống
có th ể xảy ra k h i g iả i quyết vụ án
Đối với công dân, k h i đả tìm đến với Tòa án, mong muôn
lớn nhát vẫn là được x é t xử m ột cách công m inh , đúng pháp
luật. Song muốn có sự công bằng th ì trước hết, người tiêVi hà nh
tô' tụ n g là thẩm phán phải có tâm đức, trá ch nh iệm và đác b iệ t
l à p h ả i t h à n h t h ạ o n g h i ệ p v ụ x é t x ử . Yêu c ầ u v ề t h à n h t h ạ o

nghiệp vụ xét xử, cộng với sự dùng cảm, tin h thầ n trá ch nhiệm
cao th ì thấ m phán m ới xử lý tố t tìn h huống thực tế xảy ra ở
ph iê n tòa. Trong thực tế, đã từng không ít trư ờng hợp. th ẩ m
phán chủ tọa phiên tòa không thế’ xử lý tạ i chỗ hành vi vi phạm
thô bạo nội quy, quy chế phiên tòa cua người tham gia tố tụng
1.Qua thực tế cho thấ y, khả năng phản xạ, ứng biến CUE th ẩ m
phán k h i g iả i quyết vụ án là rấ t quan trọ n g và nếu không g iả i
qu yết tố t tìn h huống xảy ra th ì sẽ có những hậu quả không mong
muốn, như trường họp mà th ẩ m phán H đã từng gặp phải. Nếu
là th ẩ m phán H, tro n g trường hợp này, anh (chị) sẽ lam gì?
(Ui) K h i g iả i quyết công việc p h ả i th ậ n trọng, xem xéì đánh
g iá toàn diện các ưấn đề trong vụ án đế có phán quyết đúng
đắn, ph ù hợp pháp lu ậ t

V í dụ như phiên tòa diễn ra ngày 01/4/2008 tạ i Tòa án n hâ n dân Tp.


H, do th ấ m phán T rầ n T h ị H, Chủ tọa phièn tòa. T ạ i phiên tòa này, ống
T r, lu ậ t sư đại điện cho Nguyên đơn dân sự (là đại tá, tiế n s ĩ Phan Quốc
T h đã bị bà Nguyễn Bích Th, đồng bị đơn tro n g vụ kiệ n dân SƯ tra n h chấp
số tiền 249.000 USD hành hung ngay tạ i phiên tòa. Luật sư T đã lề nghị
th ẩ m phán, chú tọa cho dừng phiên tòa, lập biên bản sự việc, mời bà Th
ra k h ỏ i tòa, nhưng H ội đồng x é t xứ vẫn cho phiên tòa tiế p tục. Thậm chí,
bà T h còn có hành v i xông vào g iậ t hồ sơ trê n bàn cua chu tọa ném tứ
tung, rồ i dùng guốc đánh vào m ặ t ông lu ậ t sư bên nguyên đơn. N?ay sau
khi sự việc xáy ra, luật sư bị đánh đả đề nghị Hội đồng xét xử ỉặp biên
bản sự việc, gọi Cảnh sát bảo vệ tư pháp đến can thiệp, song thẩn phán,
chủ tọa T rầ n T h ị H đã đi đâu m ất. v ề sự việc cua ỏng T r, th ẩ m phán H
g iả i trìn h là k h i ông T r bị bà T h đánh là th ờ i điểm bà vừa tuyên b) phiên
tòa tạ m dừng để nghỉ trưa nên bà kh ô n g còn là th ấ m phán chủ tọa phiên
tòa để yêu cầu cảnh sát tư pháp can th iệ p .

142 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Theo quy đ ịn h cua pháp iuật, k h i xét xử vụ án, thẩm phán
phải đánh giá chứng cứ m ột cách tống hợp, khách quan, toàn
diện, đầy đủ. Thẩm phán phải xem xét, đánh giá toàn bộ chứng
cứ với đầy đủ các giá t r ị chứng m in h , không xem thường hoặc quá
coi trọ n g chứng cứ nào, xem xét cả chứng cứ buộc tộ i và chứng cứ
gỡ tộ i, chứng cứ trực tiế p và chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc và
chứng cứ th u ậ t lạ i, chứng cứ vậ t chất và chứng cứ phi vậ t chất.
Đồng th ờ i, th ẩ m phán phải xem xét mọi vấn đề cua vụ án từ việc
xác đ ịn h có hành vi phạm tộ i hay không, th ờ i gian, địa điểm và
những tìn h tiế t khác của hành vi phạm tộ i; ai là người thực hiện
hành vi phạm tộ i, có lỗ i hay không, cố ý hay vô ý, có năng lực
trá ch nhiệm h ìn h sự v.v... Ngoài ra, đánh giá các chứng cứ đòi hỏi
th ẩ m phán phải thậ n trọng, cẩn th ẩ n và tỷ mi mới đảm bảo ra
m ộ t phán quyết đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
c) B ài học d ổ i với thẩm phán
T rong cuộc đời làm nghề cua người thấm phán, niềm vui lớ n
n h ấ t là ra được những bản án đúng người, đúng tộ i, đúng pháp
lu ậ t, thấu tìn h đạ t lý. Nhưng không phải trư ờng hợp nào, vụ án
nào, thẩ m phán cứ n h iệ t tìn h , cố gắng là sẽ đ ạ t được điều mong
muôn trê n . Có những bài học làm nghề cay đắng mà m ộ t th ẩ m
phán rú t ra không phải từ sai lầm về sự th iế u trá ch nh iệm ,
kh ô n g công tâm , không đúng mực hay không vô tư, khách quan
mà lạ i từ sự chưa hiểu h ế t giá t r ị tậ n cùng của m ộ t quy đ ịn h
pháp lu ậ t tưởng chừng như đã quá quen thuộc với nhận thức của
người thâ m phán.

T ìn h h u ố n g tr a o đ ổ i: Thấm phán Dương T h ị K được


giao thụ lý g iả i quyết vụ án ly hôn của đôi vợ chồng có
theo đạo. Nguyên đơn là ông Nguyễn V, 65 tuổi,
nguyên là giáo viên tru n g học cơ sở, B ị đơn là bà
Nguyễn T h ú y H, 51 tuổi, làm ruộng. H a i vợ chồng có
6 người con, trong đó có m ột con là liệ t sỉ. K h i tiến
hà n h th ủ tục hòa g iả i tạ i Tòa án, thẩm phán K rấ t
n h iệ t tình hòa g iả i tro ng suốt cá m ột ngày và đến p h ú t
cuối cùng, ông V cảm động nói với vợ: “Quý tòa nói, tô i

Chương 3. Quy tóc đạo đức nghé nghiệp thẩm phân 143
như nuốt từng lờ i và xin bà nén giậ n, tô i đổng ý đoàn
tụ với bà”. Thẩm phán lập biên bản hòa g iả i xong,
tro ng lòng vui sướng nâng nâng vì những tưởng tự tay
m ình đã cửu dược một gia đìn h kh ỏ i tan vỡ. N hư ng
thẩ m phán không thể ngờ rằng, một tháng sau, ông V
tự vẫn chết, để lạ i bức th ư tuyệt mệnh, trong đó có lờ i
lẽ oán trách tòa dã không để ông được ly hôn'".
C â u h ỏ i c h ia sẻ: H ãy cho biết suy n g h ĩ của A n h (chị)
về tìn h huống nêu trên và bài học nào cho thấm p h á n
dược rú t ra từ vụ án này?

Ý kiến đa chiều:
- Thẩm phán hoàn toàn dúng và h ế t trá c h nhiệm , không có
gì ph ải suy nghĩ;
- Thẩm phán khô ng sai lu ậ t nhưng thực h iệ n không tố t Quy
tắc vô tư, khách quan, áp đ ặ t suy nghĩ cho đương sự tro n g quá
tr ìn h hòa g iả i tạ i Tòa án;
- Thẩm phán do chưa có k in h nghiệm , th iế u sự hiểu b iế t cần
th iế t về đương sự nên k ế t quả g iả i quyết chỉ đạ t được trê n giấy
tờ còn trê n thực tế th ì th ấ t bại.
Nếu người vợ là người tự tư th ì sao? Và thấ m phán đã có thể
làm gi để trá n h được thả m kịch trên?
M ộ t sô gợ i ý về những bài học k h i thực hiện các Quy tắc về
sự vô tư, khách quan, đ ú n g mực, năng lực và sự cần trọ n g đ ố i
với thẩm p h á n :
- Về sự ưô tư, khách quan , đú ng mực: Tận tâm , tậ n lực giả i
quyết vụ án, cảm thông, chia sẻ, cảm hóa, th u y ế t phục đương sự
nhưng không đi quá g iớ i hạn cho phép, tức khô ng n h ìn nhận sự
việc của đương sự theo lă n g k ín h tư duy của cá nhân th ẩ m phán,

Đây là tình huống có thật, được trích từ tâm sự của một thấm phán,
nguyên chánh án Tòa án nhân đân tỉnh đã nghỉ hưu. Đối với cá người đã
không còn hành nghề cũng như những thẩm phán đang hành nghề thì
đây ỉà ví dụ có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

144 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


vì như vậy, vô hình dung, Thẩm phán đã áp đặ t suy nghĩ cua
m ìn h cho đương sư, làm m ấ t đi ban chất khách quan của sự việc.
- Về n ă n g lực và sự cân trọ n g : th ẩ m phán phải h iể u đúng,
h iể u sâu sắc, hiể u to à n d iệ n quy đ ịn h pháp lu ậ t nhưng lạ i
m ềm déo, lin h h o ạ t k h i áp dụng quy đ ịn h pháp lu ậ t dôi với
từ n g vụ án, từ ng đôi tư ợng đương sự (bị cáo). M uốn g iả i quyết
tô t m ộ t vụ á n , th ẩ m ph án kh ô n g chỉ cần có k iế n thứ c chuyên
m ôn pháp ỉu ậ t mà đòi hòi phải có cả k iế n thức xã h ộ i sâu
rộ ng, ng hiên cứu hồ sơ vụ án cẩn th ậ n và th ậ n trọ n g k h i đưa
ra phán quyết. T ro n g quá tr ìn h g iá i quyết án, m ỗi hồ sơ vụ án
dường như có m ộ t “ đời sông riê n g ” , đòi hoi th ẩ m phán ph ải
hiể u đúng, hiế u rõ về nó th ì m ới giá í quyết tố t công việc được
giao. T rong b ấ t cứ vụ án nào, vân đề “ niềm tin nội tâ m ” của
th ấ m phán cũng thư ờng được đ ặ t ra và sau mỗi lần g iả i q u vế t
tô t m ộ t vụ án, n iề m tin ây sẽ được vun đắp thêm cả về bề dày
k in h nghiệm ỉẫn k iế n thức nghề nghiệp. Song th ẩ m phán cũng
cần hiểu rỏ, bên cạnh “ niề m tin nội tá m ” vần tồn tạ i m ộ t
nguyên lý khá c, đó là con người thư ờng là tù nh ân của k in h
ng h iệ m chính bản th â n m ình. Đ iều này nhắc nhỏ' người là m
nghề th ấ m phán kh ô n g thế h à n h xử theo th ó i quen hoặc theo
chủ nghĩa k in h nghiệm m áy móc, duy V chí. T h ẩm phán phải
luôn nhận thức dược k in h nghiệm bản th â n và k in h nghiệm
của những người khác tro n g phòng x é t xử.
- Về sự đú ng mực: Trong xét xử, hành xử thế hiện sự tôn
trọ n g cúa thắm phán với đương sự (bị cáo) không phải chỉ là thẩm
phán không có hành vi quát tháo, xúc phạm, coi thường hoặc phân
b iệ t đối xử đối với đương sự. Sự tôn trọ n g thực sự cúa thẩm phán
phải chính là việc đương sự được tạo điều kiện để công khai, dân
chủ bày tỏ suy nghĩ, ý chí, nguyện vọng cá nhân đối với các vấn
đề liê n quan đến quyền lợi hợp pháp của họ. Đây mới là sự đúng
mực cần đạt được tro ng quá trìn h thấm phán giải quyết vụ án. Có
như vậy xét xứ m ới không oan sai và thấu tìn h đ ạ t lý.

Chương 3. Quy tác đạo đức nghễ nghiệp thẩm phàn 145
3.6 Sự chính ừực, liê m k h iế t
Sự chính trực, liè m k h iế t ỉà điều cốt yếu đế thẩm phán làm
nhiệm vụ cùa m ột người chấp pháp chân chính
a) B in h luận khoa học
Luận điếm ỉ : Tòa án là tru n g tâm biểu hiện bán chấ t cúa
pháp luật, tín h nhân đạo, lẽ công bằng, th á i độ, sự phán xét của
N hà nước đôi với người phạm tộ i, th iệ n và ác, đúng và sai, nhằm
mục đích duy tr ì công ]V, tr ậ t tự, an toàn xã hội.
Luận điếm 2: Tòa án ià nơi phát triể n và hoàn th iệ n pháp luật
vì con người, cho cơn người. Ngoài quyết định và Bán án co hiệu
lực pháp luật của Tòa án, không còn hình thức pháp lý nào hữu
hiệu đế công dần được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cúa mình.
Luận điểm 3: Sự v i phạm quy tắc chính trực, liêm k h iế t của
thẩ m phán xâm hại đồng th ờ i đến quyền lợ i cua N hà nước (mà
th ấ m phán là người đại diện trực tiế p trong khi tiế n hành các
ho ạt động tố tụng) và quyền, lợ i ích hợp pháp cua cá nhàn, tố
chức, pháp nhân. Vì vậy, thẩm phán không thể hà nh xử đi
ngược lạ i lợi ích mà m ình có nghĩa vụ tôn trọ n g và báo vệ.
bì ứ n g xử của thẩm phán
(i) Thẩm phán p h ả i th ể hiện công khai, m inh bạch trong
công việc
Trong xét xử, sự công kh a i, m in h bạch sẽ khiế n cho các bên
tro n g vụ án có được thông tin cần th iế t về vụ việc của họ. Ngoài
ra, sự m inh bạch, công kh a i tro n g công việc còn được thể hiệ n
qua việc thẩ m phán ấn đ ịn h th ờ i gian làm việc hoặc tiế p xúc với
các bên tro n g vụ án. Trong quá trìn h giải quyết vụ án, thấm
phán thấ y cần th iế t phải yêu cầu các bên cung cap thêm chứng
cứ th ì yêu cầu đó cũng phải được thế hiện rõ ràng, công khai đế
các bên b iế t và chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa của m ình.
Sự công kha i, m inh bạch sẽ tạo cho các bên tro n g vụ án thấ y
được trá ch nhiệm đối với công việc của thẩ m phán, sự vô tư cũng
như sự khách quan cùa th ẩ m phán.
(น) M ọi ý kiến, quyết định của thẩm phán phải thế hiện rõ ràng

146 ĐẠO ĐỬC NGHỀ LUẬT


H ành xử rõ rà n g của th ấ m phán tro n g hoạt, động xé t xử
thế hiệ n rõ n h ấ t ớ k ế t quả cua quá tr ìn h này, đó là việc tuyên
Bản án đúng người, đúng tộ i, đúng pháp luật. Theo quy đ ịn h ,
phán quyết ciia Tòa án thế hiệ n tro n g bản án ph ải rò ràng,
tìn h t iô t vụ án phù hợp với quyết đ ịn h mà th ẩ m phán đưa ra.
M ộ t bán án tuyèn kh ô n g rõ rà n g có th ể bị kh á n g nghị đế x é t
xứ lạ i hoặc bị sửa.

T ìn h h u ố n g tr a o đ ổ i: T ạ i phần Xét hỏi phiên tòa xét


xứ về Tội phạm ma túy, thẩm phán nhận đ ịn h : “xét
thấ y hành vi bị cáo thực hiện là nguy hiếm cho xã hội,
b ị cáo nhận thức được tác h ạ i của ma tủy đổ i với xâ hội
vờ cho bàn thán là hèt sức nghiêm trọng, nhưng do
muốn có tìếỉi ăn chơi cà đáp ứng có cuộc sống buông thả
của mình nên bị cáo bất chấp sự phán ứng nghiêm khắc
cứa xở hội mà lao vào cun đường phạm tội. B ị cáo cỏ
nhãn thân xấu, phạm tội nhiều lần rò mặc dù dã được
cởi tạo, giáo dục song vồn tá i phạm. Cồn th iế t p h á i ớp
dụ ng cho bị cáo một mức án nghiêm khác, cách /v bị cáo
rơ khó i xã hội một th ờ i gian cỉời đố cỏ diều kiện cởi tạo
giáo dục bị cáo thành còng dân lương th iệ n ’'. T u \’ nhỉètì ,
tạ i phần Quyèi địn h trong bản án thì thấm phán lạ i
tuyên ph ạt bị cáo 24 tháng từ giam . Rò ràng có sự
không hợp lý, không logic giữa phần nhận đ ịn h và phơn
quyết đ ịn h trong phán quyết cứa thấm phàn. Liệu trong
trường hợp này, nhận đ ịn h về động cơ, mục đích , tinh
chát, mức độ của Tội phạm với hình phạt dành cho
người phạm tộ i cỏ p h a i là đà khàng hợp lý, không có
tính thuyêt ph ục , giảo dục và phòng ngừa tội phạm hay
kh ô n g ? Anh Ị chị sẽ xử lý tìn h huống này như thề nào?
V ụ á n th ự c tế : Giữa năm Ĩ996, Tòa án nhân dân
tin h Đ L xử vụ H uỳnh T h ị Thanh T chứa m ạ i dâm áp
d ụ n g hìn h p h ạ t bổ sung, tòa tuyên tịch th u , hóa giá
sung công phòng số 202 của căn nhà 95 đường Điện
Biên Phủ (T P B) mà T đõ Hử d ụ n g đê thực hiện tội

Chương 3, Quy tốc đạo đữc nghề nghiệp ttiổm phán 147
phạm . P hần h ìn h p h ạ t bỗ sung n à V được chuyến sang
T h i hành án tỉn h g iả i quyết. Qua xác m inh , T h ị hành
án m ời biết căn nhà trên thuộc sở hữu nhà nước, bởi
trước đó, L iê n m in h Hợp tác xã tín h Đ L đã cho bà T
thuê đế k in h doanh. N h ư vậy, Tòa tuyên tịch thu tà i
sản còng đế’ hóa g iá sung công là tr á i lu ậ t vờ không
th ể th i hành án dược. T ro n g vụ án này, điể u gì có lẽ
đà x á V r a รุ Tòa án dóng vai trò g i (nếu có) tro ng vấn
đề này và g iả i ph áp tiềm năng?

(Ui) M ọ i ứng xứ của thám phan p h á i th ế hiện quyền lực của


N hà nước và tạo dược niềm tin cứa quẩn chủng vào nền công /v
Thẩm phán là người nhân danh Nhà nước tuyên bố m ột cá
nhân có phạm tội hay không cũng như ra phán quyết chấp nhận
yêu cầu cua m ột bên tro n g vụ án. V ì vậy, mọi ứng xử của thẩm
phán phái thê hiện quyền lực của nhà nước cùng như phải tạo
được niềm tin của quần chúng vào nền công lý. Ư ng xứ của thẩm
phán không phải chi là cách xứ sự k h i tiế p xúc với các bên tro ng
vụ án mà còn thể hiện tro n g cách xét hoi, kiê m tra chứng cứ cũng
như điều khiển phiên tòa. Cách thế hiện th á i độ, lời nói của thấm
phán tại phiên tòa khô ng thế nòm na, xuề xòa, dễ dài nhưng cũng
không được có những lời nói, th á i độ th iế u tôn trọ n g các bên.
c) B à i học đ ô i với thấm phán

Bị cáo tại phiên tòa xót xứ,


Anh: Tháo Phương
t N g u ồ n : h Up: ì / น’พ น'.x a lแกท.corn /
n w d u le s.p h p '{n a m e = N e w s& ftle ~
art icle.&tìid=99844)

148 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


V ụ á n th ự c té : Con đ ư ờng dẫ n đến sai p h ạ m của
ổng Vũ Văn L nguyên th ẩ m p h á n T A N D qu ận H K ,
T h à n h phò H bắ t đ à u từ n h ữ n g v i ph ạm tro n g quá
trìn h g iá i quyê.t m ộ t vụ án clân sự mà ổng này được
giao. T h á n g 2 /2 0 0 8 , ông L th ụ lý vụ kiệ n tra n h chấp
3m 2 công tr in h p h ụ g iữ a h a i hộ g ia đ in h tạ i nhà 90
p h ổ HG. Theo tố cáo của b ị đơn (ông Vũ Đ ìn h T)y
tro n g quá trìn h g iả i quyết vụ việc, ông L đã có h à n h
v i đ ò i h ố i lộ. Ba đ ĩa CD g h i các cuộc tra o đ ổ i g iữ a
ông T và ông L về việc là m lạ i hồ sơ theo hư ởng cú
lợ i cho ông T đã dược đương sự g ử i tớ i Cơ quan An
n in h đ iề u tra C óng an th à n h p h ố tì. Theo đỏ, ỏng T
sẽ p h á i đưa "ló t ta y " ôn g L Ỉ5 0 triệ u đồng, tiề n đưa
là m 2 lẩ n , đ ầ u tiê n là 70 triệ u đồng. N gà y
1 5 i 6 / 2008, tạ i m ột nh à h à n g trê n ph ô L T K , cơ quan
đ iề u tra đã bất quá ta n g việc g ia o n h ộ n số tiề n trê n .
Quã trìn h xác m in h , công an đã là m rỗ ông L từ ng
gặ p riê n g đương sự T tạ i p h ò n g là m việc, tra o đ ổ i
qua đ iệ n th o ạ i th ậ m chỉ còn cho xem trư ớ c d ự thả o
bán án, “g ợ i ý ” cách g iả i quyết n h ữ n g bấ t lạ i cua ồng
T đế' k h ô n g b ị x ử th u a tro n g vụ kiệ n này.
K h i ở vàn v ị t r í của b ị cáo đứ ng trước vành m óng
ngựa, dù ỏng L m ột mực tự bào chữa khô ng hề cỏ ý
đ ịn h “ăn t iề n ’ của đương sự, như ng lý do của việc ông
bất chấp quy đ ịn h cứa ngành tòa án và dạo đức thấm
ph àn qua h à n g lo ạ t n h ữ ng việc là m nêu trên đã khô ng
th ể thu yết p h ụ c được H ộ i đồng xét xử và các chứng cứ
mà cư quan đ iể u tra đưa ra. H ộ i đồng xét xử tuyên bị
cáo L cỏ hà nh v i phạm tộ i tộ i nhận h ô i lộ và buộc bị
cáo p h ả i ch ịu i mức án 15 năm tủ g ia m 1.
A n h ch ị n g h ĩ gì về án tù này?

'■ Nguồn trích dẫn thông tin về vụ án:


http://www.vnexprcss.neưGL/Phap]uat/2009/01/3BA()AB16/

Chương 3. Quy tác đạo đức nghề nghiệp thẳm phán 149
ý kiến (ỉa chiều:
* Y kiến cứa người trong cuộc (đồng nghiệp ủa nguyên thẩm
phán - bị cáo trong vụ án): v ề tống thể, đội ng thẩ m phán của
th à n h phô H hiện nay đều là Đảng viên, được gáo dục chính t r ị,
tư tưởng kỹ càng, có phẩm chất đạo đức, bản l ĩ n chính t r ị, được
đào tạo cơ bán, có kỳ năng xét. xứ các loại vụ ท, đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ công tác xét xử trong th ờ i kỳ ai cách N hà nước
nói chung và cái cách tư pháp nói riêng. H à n h > của T h ẩm phán
L đù chỉ !à hiện tượng “ Con sâu làm rầu nồi eanF nhưng vẫn ảnh
hưởng lớn đến uy tín của Ngành và làm m ấ t ln g tin của nhân
dân đối với ngành Tòa án, xúc phạm đến n h n g đồng nghiệp
khác mà nhân dân tin cậy. Đây cần được nàn nhận là hồi
chuông cảnh tin h cho nhừng cán bộ, còng ehứeigành Tòa án.
- Ý kiến của người dân: K hi thấm phán “ bỏ uên” phẩm chất,
đạo đức nghề nghiệp mà hành nghề th ì dân nỉ còn b iế t “kêu
tr ờ i” ! Có thể tro n g hàng ngàn, hàng vạn th ẩ m p.án đương nhiệm
mới có m ột thẩm phán như ông L, nhưng khỏnc phải vì th ế mà
có thế chấp nhận hiệ n tượng vi phạm pháp ỉuè của người chấp
pháp như m ột điều thường tìn h tro n g cuộc sốnịXã hội.
- Ý kiến củơ người hành nghề lu ậ t ร ๙: Tèn thực tế, việc
p h á t hiện những th ẩ m phán có hành vi tiê u cc là h ế t sức khó
khàn. Để có bằng chứng về hành vi vi phạm tháp ỉu ậ t của sô
th ẩ m phán này không phái là đơn g iả n , nh íu vụ việc được
chuyển cho cơ quan điều tra xác m in h nhưng k b n g đủ chứng cứ.
G iới luật SƯ chí có thế hành nghề m ột cách đ ỉìg hoầng) (lúng
đắn kh i thẩm phán xét xứ vô tư, tòn trọ n g sự hậ t khách quan,
tru n g thực, liê m k h iế t, còn nếu ngược lạ i th ì luậ sư lạ i trở th à n h
“ cánh tay nôi d à i” của thẩm phán. Độc lậ p x é t ứ của th ẩ m phán
là môi trường đế lu ậ t sư thế hiện năng ]ực à đạo đức nghề
nghiệp tro n g bảo vệ quyền lợ i hợp pháp của eonf dân trước pháp
luậ t. Chừng nào thẩ m phán giữ được sự độc lập chính trực, liêm
k h iế t th ì lu ậ t sư mới có đ ấ t đụng võ.
Gợi ý về những bài học rú t ra của thẩ m ìhán trong thực
hiện sự chính trực, liêm k h iế t

150 ĐẠO ĐỮC NGHỀ LUẬT


- về nguyên nhãn của vi ph ạm : M ộ t tro n g ร(ว nguyên nhân
căn bần dẫn đến vi phạm sự chính trực, liêm k h iế t của thấm
phán tro ng hoạt, động xét xứ là ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện
phấm chất đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp kém , thiế u
lương tâm , trá c h nhiệm nghe nghiệp, dần đôn không giữ được
phám chất cua người thẩ m phán. Những vi phạm về sự chính
trực, lièm k h iế t thô hiện rõ việc lạm dụng và làm biến dạng
nguyên tắc tín h độc lặp cua th ấ m phán tro ng hoạt động xét xứ.
- Vé cánh báo, phòng ngừa 1 ră n đe: Đối với cá nhân thẩm
phán, ranh g iớ i giừa vị tr í là người đại diện và nhân đanh pháp
iu ậ t ra phán quyết với tư cách người bị pháp luậ t trừ n g t r ị chi
tro n g gang tác, đó là thực hiện hành vi trụ c lợ i cá nhán. không
giữ được sự chính trực, liêm k h iế t cua người thấ m phán tro n g
k h i g iã i quyết vụ án.
- Về hậu quá đỏi với thấm phán vi phạm : Cái giá mà thẩm
phán phái trá do vi phạm sự chính trực, liêm k h iế t trong hoạt động
xét xứ quá đắt so với lợi ích vật chất thu được <đồng thời phai chịu
nhiều loại trách nhiệm pháp lý khác nhau và trách nhiệm đạo đức,
gây tổn th ấ t cho danh dự, uy tín của hệ thống tư pháp quốc gia,
gâv tốn hại đến các lợ i ích cúa bản thân, gia đình và xả hội...).
- Vé sự trả g iá cứa toàn xã h ộ i cho hành vi sai phạm của
thấm p h á n : Sự trả giá của xà hội cho hành vi vi phạm của thấm
phán gây ra lớn hơn cả tấ t cá mọi tồn th ấ t nêu trê n cộng lạ i,
đổ là sự m ấ t niềm tin của nhân dân và còng luận xả hội đỗi với
người nhân danh công lý đê trà đạp lên công lý , nhàn danh
quyẻn được phán quyết đê ra phán quyết trá i pháp luậ t, nhân
danh đạo đức để làm việc phi đạo đức, nhân danh N hà nước để
làm ทาả t đi danh dự quòc thể.
- Vế xây dựng ưà p h á t triể n đ ộ i ngũ thẩm p h á n : Các cấp có
trá ch nhiệm tro n g và ngoài ngành Toà án phãi tàng cường rà
soát, đánh giá chấ t lượng nguồn nhân lực được bổ nhiệm giữ
chức danh th á m phán, kiên quyết đào th ả i ra khó i đội ngũ thẩm
phán dương chức nhừng người không đú năng lực, phẩm chất
đạo đức đế hành nghề thẩ m phán, đồng th ờ i p h á t triể n , hoàn

Chương 3. Quy tức đạo đức nghề nghiệp ttiẩm phán 151
th iệ n cơ chế đào tạo, tuyể n dụng bổ n h iệ m chức danh th ẩ m phán
tro n g th ờ i gian tớ i, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây
dựng nhà nước pháp quyền V iệ t Nam

4. Cơ chế đỏm bảo qưy tốc đạo đức nghề nghiệp tham phán
Trong hệ thống quy tắc đạo đức nghề nghiệp thấm phán, quy
tắc nền tảng, chi phối toàn bộ quá trìn h giải quyết vụ án đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật là Tòa án phải được độc lập tro ng
xét xử. M ộ t nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa không thể thiếu
được m ột nền tư pháp độc lập, xuất phát từ tín h tối thượng của
pháp luật, Muốn vậy, th ẩ m phán ph ải đưọ’c áp dụng, thực th i pháp
luật m ột cách độc lập. Tuy nhièn, tro n g điều kiện pháp lu ậ t vẫn
còn nhiều “ lỗ hổng"’, chồng chéo, cần phải tiế p tục được hoàn th iệ n
như hiện nay của V iệ t Nam th ì dường như đang tồn tạ i m ộ t mâu
thuẫn khó giả i quyết giừa yêu cầu tín h độc lập của thẩm phán
tro ng xét xử với cơ chẽ đảm bảo thực hiệ n nguyên tắc hiến định
này trê n thực tế, dẫn tớ i khả năng thẩ m phán xử kiểu gì cũng được.
Do vậy, để ngăn chặn tìn h trạ n g biến dạng tín h độc lập trong thực
tiễ n tiế n hành hoạt động tố tụng của thẩm phán thì rấ t cần th iế t
phải xây dựng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp thẩ m phán và đi kèm
theo đó là Cơ chế đảm bảo hiện thực hóa quy chê này.

4.1. Bĩnh Ịuận khoa học


L u ậ n điểm ĩ : Độc lậ p xé t xử có ý nghĩa quan trọ n g để bảo
đảm m ộ t m ôi trư ờ n g đầu tư và k in h doanh là n h m ạnh. T ro n g
điều k iệ n đó, các N hà đầu tư tro n g và ngoài nước cám th â y yên
tâ m k h i p h á t s in h tra n h chấp liê n quan đến ho ạt động đầu tư
hay quan hệ hợp đồng k in h doanh của họ sẽ được bảo vệ bởi m ộ t
cơ chế phán x é t độc lập , vô tư và khá ch quan. Tương tự, có cơ
chế này, các quyền cơ bản của m ỗi con người tro n g xã hội sè
được bảo đảm. Độc lập x é t xử đồng th ờ i là điều k iệ n quan trọ n g
để đấu tra n h phòng và chống tha m nhũng, buộc nhừng kẻ tham
nhũng kh ô n g có cơ hộ i đế làm th a y đổi, lu mờ công lý , lè phải
bằng việc dựa vào sự can th iệ p hoặc tác động của các “ th ế lực”
bên ngoài vào quá tr ìn h x é t xử của Tòa án.

152 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Lu ận điể m 2: c ầ n tiế p tục hoàn th iệ n cơ chê bảo đảm cho
sự độc lập của Tòa án. H àn g lo ạ t các vấn đề thuộc về thế chế
h iệ n hãnh, nếu không được tiế p cận đúng sè là rào cản vô h ìn h
cho quá trìn h giái quyết vụ án độc lập của cả hệ th ố n g tòa án
lầ n thấ m phán (như vấn đề qu yết đ ịn h ngân sách và cung câp
các cơ sở v ậ t chất duy t r ì h o ạ t động của Tòa án, vấn đề phân bô
ngán sách của Tòa án cấp trê n đối với Tòa án cấp dưới). T ạ i
n h iề u nước trê n th ế g iớ i, vân đề N gân sách dùng cho hoạt động
của Tòa án được quy đ ịn h theo hướng đương n h iê n cấp cho hoạt
động cua Tòa án đế bảo đảm rằ n g Tòa án kh ô n g phải phụ thuộc
vào các cơ quan bên ngoài cũng như của Tòa án cấp trê n . M ặ t
khác, phái th a y đổi cách tiế p cận nh ằm thừ a n h ậ n v ị t r í đặc b iệ t
cua Tòa án và thẩ m phán, đế từ đó tạo sự th a y đối tro n g nh ận
thức và quan niệm về m ối quan hệ “ trè n - dưới” giừa L ã n h đạo
Tòa và th ẩ m phán được giao g iả i quyết vụ án, giữa Tòa án cấp
dưới và Tòa án cấp trê n và giữa các th ẩ m phán đồng nghiệp.
Lu ận điế m 3: N ăm 2007, tro n g m ộ t d ịp đến làm việc với
N gành Tòa án nhân dân, Đ ồng chí N guyễn M in h T riế t, Chủ tịc h
nước Cộng hòa xã h ộ i chủ ng h ĩa V iệ t N am , T rư ởng ban C hi đạo
cải cách tư pháp T ru n g ương đã yêu cầu Tòa án phải độc lậ p k h i
x é t xử và kh ẳ n g đ ịn h các cơ quan nhà nước cũng như nhừng nhà
lã n h đạo câ'p cao kh ô n g can th iệ p vào h o ạ t động x é t xử của Tòa
á n '1. V ấn đề đ ặ t ra, cần là m gì đế ý k iế n chỉ đạo đó của Chủ tịc h
nước tr ở th à n h h iệ n thực tro n g công cuộc xây dựng nhà nước
pháp quyền. Có khá nhiều ý k iế n khá c nhau về vấn đề này, song
các ý kiến này cùng đồng th u ậ n rằ n g , mọi quan ngại của cả hệ
th ố n g chính t r ị và xã hội về k ế t quả xé t xử của th ẩ m phán sẽ
giảm đi râ t nhiều chừng nào chúng ta có được m ộ t cơ chế thực
sự n â n g được trá ch n h iệ m , v ị th ế , h ìn h ản h và có sự thừa nh ận
xứng đáng với thấ m phán và nghề ng h iệ p th ẩ m phán, k h i đó,
người th ẩ m phán sẽ p h ả i cân nhắc r â t th ậ n trọ n g trư ớc k h i
đánh đổi những gì họ đang có vì những lợ i ích trước m ắt.

■' Theo Vũ T h ị Ngọc Hà http://w w w .hcm cbar.org/index.php?option=com _con-


te n tl.ist& ta sk= d e ta il& ca t= 5 & id = 1 8 8

Chương 3. Quy tác đạo đức nghề nghiệp thểm phán 153
v ấ n đề c ầ n c h ia sẻ: Qua thô ng đ iệ p m ạnh mẽ và rõ
rà n g của Đ ồng chí Trưởng Ban C hỉ đạo cải cách tư
pháp T ru n g ương th ỉ vấn đề về bảo đảm tin h độc lập
tro ng xét xử của thẩm ph án không p h ả i vỉ chưa có cơ
chế pháp lý mà điểm mấu chốt chín h ỉà việc xâ V dựng
và tổ chức triể n kh ơ i thực hiện n h ư th ế nào những
bước đ i chiến lược., tổng thể, quyết liệ t và mạnh mễ để
bảo đảm nguyên tắc hiến đ ịn h về độc lập xét xử. Việc
thực hiện sự độc lậ p xét xử của Tòa án còn vướng mắc,
cần nghiêm túc nh ln nhận lạ i đ ể đá nh g iá việc tuân
th ủ nguyên tắc độc lập xét xử và ỉiệ u có những rà o cản
hữu h ìn h hay vô hìn h nào đang cản trở thực hiện
nguyền tắc này hay không?

Lu ậ n điểm 4: Việc thực hiện quy tắc tín h độc lập có m ôi liê n
hệ biện chứng với các quy tắc về sự vô tư, khá ch quan, đúng mực,
chuyên môn và sự cần trọng. N ói cách khác, nếu quy tắc tín h
độc lậ p được thực h iệ n m ột cách chuẩn mực (hoặc ngược lạ i) sẽ
tác động tích cực {hoặc tiê u cực) đến các quy tắc vô tư, khách
quan, đúng mực, chuyên môn và sự cẩn trọ n g . Tuy n h iê n , cũng
có những trư ờng hợp, tín h độc lậ p được đảm bảo thực h iệ n trê n
thực tế, nhưng đo thẩ m phán hạn chế về năng lực chuyên môn,
ng hiệp vụ hoặc th iế u cẩn trọ n g th ì vẫn có th ể dẫn đến k ế t quả
g iả i quyết vụ án th iế u khách quan và kh ô n g đúng pháp luật. Đó
là chưa kế đến trường hợp, thẩ m phán vì tư lợ i cá nhân, cố tìn h
v i phạm quy tắc chính trực, liê m k h iế t th ì hậu quả là m sai lệch
k ế t quả xét xứ còn trầ m trọ n g hơn rấ t nhiều, gây tổn th ấ t không
nhỏ cho cả Nhà nước lẫ n công dân.

4.2 Những vấn đề đật ra trong itìực tiễn


a) Điều kiện thực tê đ ô i với thẩ m phán k h i thực hiệ n quy tắc
đạo đức nghề nghiệp
Trong cơ chế hoạt động hiệ n nay của ngành Tòa án, việc giữ
được sự độc lập cua người được giao trọ n g trá c h cầm cân nay
mực tro n g nhiều trư ờng hợp luôn đồng n g h ĩa với việc năng lực

154 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


chuyên mòn, nghiệp vụ và bản lĩn h -củ a người th ẩ m phán được
đưa ra thử thách, chẳng hạn như việc tiế p nhận như th ế nào là
hợp lý, hợp pháp sự phân công công tác hay trao đối về chuyên
môn giừa th ấ m phán đang g iả i quyết vụ án với Thu trư ởng Cơ
quan tiế n hành tố tụ n g (trê n cả hai cương vị, lã n h đạo, quản lý
nhà nước và điều hành hoạt động tô' tụng) tro n g các th iế t chế
xét xứ tạ i Tòa án. M ộ t thẩm phán hoàn toàn có thể khõng bị áp
lực bởi những ý k iế n tác động từ các cơ quan bên ngoài hệ th ô n g
tư pháp, nhưng làm th ế nào đê giữ được sự độc lập tro n g các m ối
quan hệ công tác ở ngay nội bộ cơ quan tiế n hành tố tụn g đang
vẫn là m ột tro n g những áp lực vô h ìn h , không dễ vượt qua.
T ro n g xét xử, lã n h đạo (tức cấp trê n ) của th ẩ m phán là pháp
luậ t, nhưng bên cạnh “cấp trê n ” ấy là cấp trê n theo quan hệ
hành chính (tức th ủ trư ởng cơ quan tiế n hà nh tô' tụng), về pháp
lu ậ t và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, thẩ m phán tấ t nhiên phải
tuâ n theo pháp lu ậ t, nhưng họ sẽ phải ứng xử ra sao kh i có sự
khác nhau giữa chuẩn mực cua việc áp dụng và tuân theo quy
đ ịn h pháp ỉuậ t với việc thực hiệ n ý k iế n chỉ đạo, tra o đồi cua
lã n h đạo cấp trê n . Đó là chưa kề đến trư ờng hợp th ẩ m phán làm
sai th ì lãn h đạo câp trê n có buộc phải tôn trọ n g quyền độc lập
x é t xử của th ẩ m phán đang trực tiế p g iả i quyết vụ án đó không?
T ro n g trư ờng hợp này, mâu thuẫn giữa quy tắc về tín h độc lập
với cơ chế đảm bảo tín h độc lập lạ i dịch chuyển sang vị t r í của
người lẩ n h đạo cấp trê n của thẩ m phán chứ không phải th ẩ m
p h á n '1'. Vứi tìn h huống này, cũng có quan điểm khác nhau,
nhưng cách hà nh xử phù hợp n h ấ t để giữ được sự tuân th ủ quy
tắc tín h độc lậ p đối với cẩ người lă n h đạo cấp trê n và th ẩ m

'■ Theo chi th ị của Tòa án nhàn dân tố i cao, việc báo án, trao đôi án lã
việc làm dược phép đè người lành đạo nắm dược tiế n độ g iả i quyết cúa
th ẩ m phán, nội dung cua vụ án. Quy đ ịn h chi nghiêm cấm việc lợ i dụng
nó đế duyệt án, h ìn h thành nên các bán án bó tú i mà thô i. Nhưng khòng
i t lầ n th á n g qua việc tra o đổi án, lã n h đạo th ấ y dược ràng th ẩ m phán đang
vặn dụng pháp lu ậ t sai. Cái này cùng rấ t thường xáy ra. Lãnh dạo chi' ra
cái sai nhưng th ẩ m phán vẫn không chịu nhận và kh ản g khăng ý m ìn h
dũng. Lúc này, người ỉãnh đạo phải là m sao đế ngăn chăn cái sai này?

Chương 3. Quy tổc đạo đức nghề nghiệp thẩm phân 155
phán đang trự c tiế p g iả i quyết vụ án là lã n h đạo có ý k iế n về
phương án xứ lý cua th ẩ m phán, nhưng th ẩ m phán v ẫ n giả i
qu yết theo quan điểm cá n h â n th ì th ẩ m ph án ph ái tự chịu trá c h
n h iệ m về k ế t quả g iả i qu yết đó. L ã n h đạo cấp trê n k h ô n g thề
ra lệ n h buộc th ẩ m phán ph ải xử theo chỉ đạo của lã n h đạo.
N hưng điều quan trọ n g n h ấ t vẫn ỉà việc th ẩ m phán p h ả i làm
sao đế cân bằng vân đề này?
b) Vấn đề liê n quan đến việc xây dự ng , hoàn thiện th ể chế
về độc ỉập xét xử
Quy trìn h tuyển chọn và bồ n h iệ m cũng như tá i bổ n h iệ m
th ẩ m phán hiệ n nay có sự phụ thuộc khá nhiều vào ỉânh đạo của
Tòa án (nơi th ư ký, th ẩ m tra viên và th ẩ m phán hiện đang công
tác) và của Tòa án cấp trê n , ơ n h iề u quốc gia th ì việc bổ n h iệ m
th ẩ m phán ph ải được th ô n g qua bởi cơ quan dân cử, đại d iệ n cho
ý chí của dân. T iế p đến, vấn đề nh iệ m k ỳ th ẩ m phán thực tế
đang trở th à n h yếu tố quan trọ n g , tác động đến việc có đảm bảo
được hay kh ô n g sự độc lậ p x é t xử cua th ẩ m phán. Rõ rà ng, nếu
vẫn cứ 5 năm m ộ t lầ n , T h a n phán p h ả i lo về việc có được tá i bổ
n h iệ m hay kh ô n g th ì th ẩ m phán kh ó có th ể hoàn toàn yên tâm
đưa ra phán quyết m ộ t cách độc lập trê n cơ sở pháp lu ậ t, khô ng
cần ph ải tín h đến những yếu tố tác động ngoài chức trá ch được
giao. M ộ t sự th ậ t kh ô n g th ể chối bỏ là th ẩ m ph án được độc lậ p
phán quyết đối với tà i sản, tín h m ạng, sức khỏe, danh dự, uy
tín h của người khác, nhưng kh ô n g th ể độc lậ p quyết đ ịn h sinh
m ạng chính t r ị, sự ổn đ ịn h chức danh tư pháp của chính m ình.
H à i hòa hóa giữa cơ chế thực th i quyền độc lậ p tro n g x é t xử của
th ẩ m phán với cơ chế đào tạo, tu yể n dụng, bổ nh iệ m , tá i bố
n h iệ m chức danh th ẩ m phán tuy là vấn đề ở tầ m vĩ mô của N hà
nước nhưng đang hà ng ngày, hà ng giờ tác động sâu sắc đến hiệu
quả, chấ t lượng g iả i qu yết vụ án cua th ẩ m phán.
c) C hín h sách cán bộ ưà yêu cầu bồi dưỡng, nâng cao chất
lượng đ ộ i ngủ th ẩ m p h á n đương n h iệ m
Làm th ế nào để th ể h iệ n đúng và đầy đu sự ghi nhận, đánh
giá của xã h ộ i và N hà nước đối với v ị th ế v in h quang nhưng đầy

156 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


trọ n g trá ch và thách thức của th ẩ m ph án đang là câu h ỏ i lớn
tro n g th ờ i kỳ thực h iệ n chiế n lược cải cách tư pháp ở V iệ t Nam .
Nếu so sánh với chế độ đãi ngộ mà m ộ t th ẩ m phán ฮ่ Singapore
được hưởng th ì đãi ngộ đối với th ẩ m phán V iệ t N am h iệ n còn
quá kiê m tốn. Bên cạnh đó, quá nh iều “ trá c h n h iệ m ” được đ ặ t
lên vai người th ẩ m phán, tro n g đó có cả trá c h n h iệ m về bồi
hoàn v ậ t ch â t k h i xé t xứ có sai sót. Theo quan điểm cùa Anh7chị
th ì chê độ làm việc và lương bống h iệ n tạ i áp dụng cho th ẩ m
phán có đu đê giúp họ cải th iệ n điều k iệ n là m việc hay ngược
lạ i, đang gây trở ngại cho tín h độc lậ p của th ẩ m phán tro n g thực
th i nh iệm vụ được giao?
d) Ý thức trách nh iệm và đạo đức nghề ng hiệp của thẩm
phán tro n g xét xử
Sự độc lập chỉ có ý n g h ĩa k h i th ẩ m phán tuân theo pháp
luậ t, làm theo những gì pháp lu ậ t cho phép và trá c h n h iệ m chỉ
đ ặ t ra k h i làm tr á i với các quy đ ịn h của pháp lu ậ t. Độc lậ p mà
dẫn đến xâm phạm đến quyền lợ i của người dân và là m giám uy
tín cua nhà nước, của ngành Toà án th ì nguyên tắc độc lậ p của
toà án khô ng có ý nghĩa. Đ iều đó chứng tó, đế đảm bảo độc lập
của Toà án, cần tă n g trá c h n h iệ m của th ẩ m phán. M ộ t k h i trá c h
nh iệ m của các th ấ m phán được tă n g cường, các th ẩ m phán ph ải
chịu trá c h nh iệm về phán qu yết ciia m ìn h th ì sự độc lập tro n g
việc ra phán quyết của th ẩ m phán sẽ được đảm bảo hơn. Vì thế ,
khô ng nên quá tu y ệ t đối hóa vai trò cua cơ chế đảm bảo đề th ẩ m
phán thực h iệ n tố t quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đ iều cốt lõ i vẫn
là ở ý thức đạo đức, trá c h n h iệ m cua th ẩ m phán đối với trọ n g
trá c h được giao. X é t về yếu tố chu quan th ì th ấ m phán, đế thực
sự xứng đáng với trọ n g trá c h và đặc th ù cùa công tác, ph ầi
kh ô n g ngừng phấn đấu học tậ p và rè n luyện đế nâng cao tr ìn h
độ về m ọi m ặ t chính t r ị, k in h tế, văn hóa xâ hội và quan trọ n g
hơn cá là phải tự tu dưỡng, rè n luyện, tra u dồi phấm ch ấ t đạo
đức nghề nghiệp th ấ m phán th ì m ới có chỗ đứng lâu dài tro n g
hệ th ô n g cơ quan tư pháp.

Chương 3. Quy tác đqo đức nghề nghiệp ttiểm phán 157
TỔNG K Ế T CHƯƠNG
Đạo đức nghề nghiệp thẩm phán là m ột trong những nội
dung cơ bản của đạo đức nghề luật. Nền tảng chung của quy
tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phản ỉà quy tắc về tín h độc
lập trong xét xử của thẩm ph án . Sự độc lập được tiếp cận
trên hai phương diện chủ yếu là độc lập về th ể chế của Tòa
án và độc ỉập trong xét xứ của thẩm p h á n . Đ ố i với thẩm
phán, độc ỉập xét xả bảo đảm để quá trìn h g iả i quyết vụ án
được vô tư, khách quan, đúng người, đứng tội, đúng pháp
lu ậ t, triệ t để, thấu tìn h đạ t lý.
Bên cạnh quy tắc tỉn h độc lập, phán quyết đứng pháp ỉuật
do thẩm phán tuyên còn chịu sự tác động của việc thực hiện
các quy tắc đạo đức khác, như sự đú ng mực, Ưồ tư, khách
quan, chính trực, liêm khiết, năng lực và sự cẩn trọng.
Đ ối với bất kỳ thẩm phán nào, các quy tắc nêu trên đều
được coi lậ quy tắc ứng xử nghề nghiệp bắt buộc, đảm bảo
việc xét xử không xâm h ạ i đến lợ i ích công dân, lợ i ích nhà
nước và lợ i ích chung của toàn xã hội. Trách nhiệm của thẩm
phán là p h ả i bảo đảm sự nghiêm m inh công bằng, công lý
trong cả quá trịn h g iả i quyết vụ án cũng như k h ỉ ra bản án.
Về ph ía nhà niíớc, cần có cơ chế thực tế bảo đảm để quy
tắc đạo đức nghề nghiệp thẩm phán được thực h iện. M ọ i vấn
để liên quan đến chế độ đơồ tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi
ngộ thẩm phán p h ả i hướng đến bảo đảm v ị t r í tố tụn g độc
lập của thẩm phán.
Đ ối với xã hội, thẩm phán ỉà hiện thân của công ỉý, công
bằng, mềm tin vào pháp luật, do đó, khống th ể quan niệm v ị
ph ạm đạo đức hoậc v i phạm pháp lụ ậ t của thẩm p h á n trong
k h i th i hành công v ụ chỉ là kiệ n tượng *cón SÁU bỏ rầ u nM
cành” mà p h ả i xém đó là “báo động đ ỏ " về vấn đề đạo đtỉc
nghệ nghiệp ik ề n i phán. Cồ như vậy, tiê u cực tro ng hoạt
động iử pháp nậi cỆung vồ h o ạ i động xèt x ổ n ố i riê n g mặệ.ị
được rigă ii chặn, x â ịỷ k ịp thài, c ậ n đửa rạ v ĩn h viễn khỏi

ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


độ i ngủ những người hành nghề thẩm phán nhứng người
không đủ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất và đạo
đức nghề nghiệp.
Đ ối với các cơ sở đào tạo liê n quan đến chất ỉuộng nguồn
nhân lực phục vụ trong ngành Tòa án, cần đổi m ới tư duy
đào tạo theo hướng tăng cường nộ i dung, chất lượng, hiệu
quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người sẽ được tuyển
dụng, bổ nhiệm vào chức danh thẩm phán.

C Ả U H Ỏ I Ô N TẬP
ĩ . Phân tích sự cần th iế t p h ả i xây dựng quy tắc đạo đức
nghề nghiệp thẩm phán trong tiến trìn h cải cách tư pháp ở
Việt Nam?
2. Cải cách tư pháp có tác động mạnh mẽ nhất đến những
Quy tắc nào trong số những quy tắc đạo đức nghề nghiệp
thẩm phán?
3. Yếu tố nào tác động tiêu cực mạnh mẽ nhất đến tín h độc
lập trong hoạt động xét xử của thẩm phán?
4. M ố i quan hệ giữa các Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
thẩm p h á n ?
5. Đ ánh g iá tác động đa chiều của Chế độ đ ã i ngộ thẩm
phán đối với việc thực th i và tu dưỡng sự chính trực, ỉỉêm
kh iế t của thẩm phán?

Chưởng 3. Quy tác dọo đức nghề nghiệp thổm phán 159
TÀI UỆU THAM KHẢO
1. Các nguyên tắc đạo đức tư pháp Bangalore
2. Code de déontologie et Normes de contrôle
3. Các nguyên tắc cơ bản về tín h độc lập của Tòa án, do H ội
n g h ị L iê n hợp quốc lầ n th ứ 7 tổ chức tạ i M ila n , Ita lia , N gh ị
quyết sô 40/32 ngày 29/11/1985 và N ghị quyết số 40/146 ngày
13/12/1985;
4. Quy ước đạo đức của quan chức th i hành pháp lu ậ t do Đại
hộ i đồng L iê n hợp quốc thông qua ngày 17/12/1979 theo N gh ị
quyết SỐ 34/169 (Xem: Quyền con người tro n g quản lý tư pháp,
Vũ Ngọc B ình tuyển chọn, N XB. C hính t r ị quốc gia, tr. 112).
5. Quyết địn h “ Vể Quỵ tắc ứng xử của cán bộ, công chức
ngành Tòa án nhân d ã n ” , Tòa án nhân dân tố i cao, Sô
1253/2008 Q Đ -TAN D TC , H à N ộ i, ngày 18 th á n g 9 năm 2008.
6. Quyền con người tro n g quản lý tư pháp, N X B . C hính t r ị
Quốc gia, nảm 2000.
7. Đạo đức học tư pháp, Đề tà i khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp,
năm 2005;
8. TS. Lê M ai A nh (chủ biên và biên soạn) “B ồ i thường th iệ t
h a i do người có thẩm quyền của cơ quan tiế n hà nh tố tụn g gây
ra ” , N XB. Lao động - Xã hội, Hà N ội, năm 2004.
9. T rầ n T rọ n g Hựu (chủ biên) “C hính sách xã hộ i - N hữ ng
vấn đề pháp lý ", N XB. Khoa học xã hội, Hà N ội, năm 1994.
10. Phạm Duy N ghĩa, “Pháp lu ậ t và nhân tố tích cực của nho
g iá o ” , NXB. Tư pháp, H à N ội, nãm 2004;
11. T rầ n Quốc Phú “V ăn hóa pháp đ ìn h ” , N X B. Tư pháp, Hà
N ộ i, năm 2006.
12. Tham luận hội thảo: “Đạo đức nghề thẩm p h á n và vai
trò của h ộ i đồng thẩm phán tố i cao P háp ” - 20/02/2005, N hà
Pháp lu ậ t V iệ t - Pháp;
h ttp ://d a n tr i.c o m .v n /S u k ie n /T h a m -n h u n g -ta i-d ia -p h u o n g -
phat-hien-it-va-khong-thuong-xuven/20Q 8/12/264505.vip

160 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


TS. N g u yễ n V ăn Đ iệ p
TS. Lê L a n C h i

Chương này g iú p nhận thức được các đặc điếm về nghề


nghiệp của kiểm sát viên, vị th ế thực tiền của kiếm sát viên
trong bộ máy tư pháp, bước đẩu đưa ra m ột sỏ quy tắc đạo đức
nghề nghiệp cần có đ ồ i với kiếm sát viên - tro n g bối cảnh mà
những chuẩn mực về dạo đức và ứng xử của kiểm sát viên n ó i
riê n g và cán bộ ngành kiểm sát nó i chung vẫn chưa được th ố n g
n h ấ t quy đ ịn h . Chương này củng thẳ ng thắ n để cập và đề xu ấ t
các điểu kiện uật chất và tin h thẩn để “dưỡng liê m ” đ ộ i ngủ
những người có sứ mệnh báo vệ pháp lu ậ t đặc biệt quan trọ n g
này. Cuối cùng, bàng việc nêu và phân tích các bài học về đạo
đức rũ t ra từ hoạt động nghề nghiệp của kiểm sát viên, tro n g đó
có cả những bài học đau đớn và chua xót, hy vọng sẽ đem lạ i
m ội cái nhìn khách quan hơn, toàn diện hơn về nghề kiểm sát
và đạo đức nghề kiểm sát.

ị. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP CỦA KIEM SÁT VIÊN


1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoọt động tư pháp lá
chức năng nghề nghiệp của kiểm sát viên
N ói tớ i m ộ t nghề nghiệp trước h ế t là nói tớ i chức năng thực
h iệ n m ột nhóm , m ộ t loại công việc thuộc m ột lĩn h vực của đời
sông xã hội mà sự phân công lao động xã hội đâ đ ặ t ra. Đ ối v ớ i
nghề kiế m sát, chức năng, nh iệm vụ chính là thực hà nh quyền
công tỏ và kiê m sát các ho ạt động tư pháp. Theo Đ iều 2 L u ậ t
Tồ chức V iệ n kiể m sá t nhân dân năm 2002, V iệ n k iể m sá t có
m ột sứ m ệnh trọ n g đại, v in h quang và cao quý, đó là: “góp p h ầ n
bảo ưệ ph áp chế xã h ộ i chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã h ộ i chủ

Chương 4. Đgo đức nghề nghiệp cùa Kiêm sát viẽn 161
n g h ĩa và quyền là m chủ của n h â n d â n 1 bảo vệ tà i sàn ๆủa nhà
nước, của tậ p thể, bảo vệ tín h m ạng, sức khỏe, tà i sản, tự do,
d a n h dự, nh ân p h ẩ m của cổng dân, bảo đ ả m đ ể m ọ i hà nh v i
xâm p h ạ m lợ i ích của N h à nước, của tập th ể , quyền va lợ i ích
hợp p h á p của công dâ n đểu p h ả i được xử lý theo p h á p lu ậ t” . Để
thực h iệ n sứ m ệ nh ấy, V iệ n k iể m s á t n h â n dân ph ải tiế n h à n h
những h o ạ t động sau: thực h à n h quyền công tô' và k iể m s á t việc
tu â n theo pháp lu ậ t tro n g lĩn h vực tô" tụ n g h ìn h sự, kiể m s á t
việc tuâ n theo pháp lu ậ t tro n g việc g iả i q u yế t các vụ án dân sự,
hôn nh ân và gia đ ìn h , k in h tế , lao động, h à n h chính... Tuy
nh iê n , lĩn h vực tô" tụ n g h ìn h sự là lĩn h vực h o ạ t động nghề
ng h iệ p chủ yếu cùa k iể m sát v iê n . V iệ n k iể m sát thực h à n h
quyền công tố và k iể m sá t việc tuân theo pháp lu ậ t tro n g tô"
tụ n g h ìn h sự n h ằ m đảm bảo m ọi h à n h v i ph ạm tộ i đều p h ả i
được xử lý k ịp th ờ i, việc k h ở i tố , điều tra , tru y tố, xé t xử, th i
h à n h án đúng người, đúng tộ i, đú ng pháp ỉuậ t.
V ới chức năng thực hà nh quyền công tố, k iể m s á t viên đảm
nhận vai trò buộc tộ i tro n g tố tụ n g h ìn h sự, nó i m ộ t cách k h á i
quát, đó là việc q u yế t đ ịn h tru y tố ra trư ớc tòa án m ộ t người bị
tìn h ng hi Jà phạm tộ i và bảo vệ qu yết đ ịn h tru y tô' tạ i ph iê n
tòa. Điều đó có n g h ĩa là nghề n g h iệ p của k iể m s á t v iê n là m ộ t
nghề có bản c h ấ t là “ buộc tộ i” , thực h iệ n chức n ã n g buộc tộ i
tro n g tố tụ n g h ìn h sự. N gười là m nghề k iể m s á t g io i là người
là m tố t các h o ạ t động n g h iệ p vụ cần th iế t đế' buộc tộ i m ộ t cách
có căn cứ, theo m ộ t tr ìn h tự hợp pháp, kh ô n g là m oan ngưdi
phạm tộ i cũng như k h ô n g bỏ lọ t tộ i phạm . N gười k iể m sát v iê n
n h ậ n được sự v in h quang từ nghề n g hiệp , từ sự đồng tìn h , ủng
hộ đông đảo quần chúng n h â n dân, dư luậ n xã h ộ i k h i tru y tô*
đúng người, đúng tộ i. M ặ t khá c, nghề n g h iệ p n h iề u k h i củng
đưa đẩy k iể m sát v iê n vào tìn h th ế buộc p h ầ i gánh chịu ác cảm,
th ậ m chí căm g h é t, th ù h ậ n từ bị can, bị cáo, gia đìn h họ và
lu ậ t sư của họ. V ì th ế , nghề k iể m s á t cũng được xếp tro n g số
những nghề nguy hiể m .
K h i k iể m s á t các h o ạ t động tư pháp, các h o ạ t động ng h iệ p

162 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


vụ của kiể m sát v iê n được chia ra là m ha i nhóm h o ạ t động
chính, đó là các hoạt động p h á t h iệ n v i phạm và các h o ạ t động
nhàm yêu cầu khắc phục, sửa chừa các v i phạm đó. T hứ n h ấ t,
nhóm các hoạt động p h á t h iệ n vi phạm pháp lu ậ t (k iể m tra ,
giám s á t việc tiế n h à n h nh ữ ng quyết đ ịn h và h à n h v i tố tụ n g
cùa các chủ th ể khác; tiế p nhận các k h iế u n ạ i, tô cáo, yêu cầu
cung cấp hồ sơ, tà i liệ u liê n quan đến việc g iả i qu yết k h iế u nại,
tố cáo, yêu cầu cung câp th ô n g tin về vi phạm cùa Đ iều tra v iê n ;
thường kỳ và b ấ t thư ờng trự c tiế p kiể m sá t tạ i nhà tạ m giữ,
tr ạ i tạ m giam , tạ i giam , yêu cầu th ô n g báo tìn h h ìn h tạ m giữ,
tạm giam , quản lý vào giáo dục người chấp h à n h án p h ạ t tù...).
Thứ ha i, nhóm các ho ạt động khắc phục, xử lý v i phạm : yêu cầu
khắc phục các vi phạm ; yéu cầu xử lý nhừng người có th ẩ m
quyền đà vi phạm pháp lu ậ t; k iế n n g h ị, kh á n g n g h ị n h ằ m khắc
phục các nguyên nh ân và điều k iệ n v i phạm pháp lu ậ t; yêu cầu
ra văn bán g iả i quyết k h iế u n ạ i, tô cáo; trự c tiế p g iả i quyết
kh iê u n ạ i, tỏ cáo... ơ m ảng công tác k iê m sát, trước đây, V iệ n
kiếm sát có chức năng k iể m sá t việc tu â n theo pháp lu ậ t đối
với các cơ quan, tô chức, đơn v ị vũ tra n g và công dân (k iể m sát
chung), kiể m sá t hầu như m ọ i lĩn h vực của đời sống xã hộ i. Tuy
n h iê n , vì nhiều lý do kh á c nhau, chức nà ng đó về cơ bản đã bị
th u hẹp lạ i đáng kể, chỉ còn kiể m s á t các h o ạ t động tư pháp.
Và sau sự ra đời cúa Bộ lu ậ t Tô tụ n g dân sự năm 2004 th ì chức
năng k iế m sát các hoạt động tư pháp của V iệ n k iể m sá t chủ yếu
chí tro n g lĩn h vực g iá i quyết vụ án h ìn h sự, tro n g tô tụ n g hìn h
sự, vai trò của kiể m s á t viê n tro n g tư pháp dân sự (chữ “ dân
sự” hiểu theo nghĩa rộ ng) kh ô n g còn đậm n é t như trước. Sự th a y
đổi này đả dẫn tớ i vị th ê của nghề k iế m s á t bị “ suy g iá m ” đáng
kề k h i kiếm sá t viên kh ô n g còn quyền tiế n h à n h k iể m tra ,
giám sá t mọi lĩn h vực, m ọi đôi tượng, m ọi th ờ i điểm , m ọ i địa
điểm như trước - m ộ t th ứ quyền gắn liề n với quyền lực thực tê
r ấ t lớ n đôi với các chủ thế bị kiế m sát. Đ ồng th ờ i, sự th u hẹp
phạm v i kiề m sá t cũng dẫn đến những th a y đối lớ n về cơ cấu
nhân sự của ngành k iể m sá t và n h ấ t th ể hóa h o ạ t động nghề
ng h iệ p cùa kiể m sát v iê n , nếu như trước đây, có hai lo ạ i h o ạ t

Chương 4. Oạo đức nghể nghiệp của Kiẻm sát viên 163
động nghề nghiệp chính của kiể m sát v iê n là kiểm sát chung
(gần vớ i nghề th a n h tra ) và thực hành quyền công tố, k iể m sát
h o ạ t động tư pháp tro n g tố tụn g h ìn h sự (gần với nghề công tố).
H iệ n nay, số k iể m sát viên có “ nghề” k iể m sát chung đã chuyển
sang nghề “ công tố ” tro n g lĩn h vực tố tụ n g hìn h sự hoặc các vị
t r í kh á c tro n g V iện kiể m sát.

C á u h ỏ i th ả o lu ậ n : Theo anh chị, tại sao pháp lu ậ t


lạ i thu hẹp phạm vì chức năng kiểm sát chung của
Viện kiểm sát? Nguyên nhân là do xã h ộ i không còn
cần tớ i hoạt động kiểm sát chung của Viện kiểm sát?
do những tồn tạ i chủ quan mà cơ chế kiểm sát chung
tạo ra hay do m ột ỉý do khác?

2 . Nghề kiểm sót lồ nghề luôn tiềm ổn những xung đ ộ t va


chạm vỡi các chủ thể khác trong tiến trinh tố tụng
Do có trá ch nh iệ m giám sát, p h á t hiện và công k h a i các vi
phạm của Cơ quan điều tra , Tòa án, cơ quan th i hành án,... hoạt
động kiểm sát ảnh hưởng trực tiế p tớ i quyền lợì k in h tế, chức
vụ, k h ả năng thă ng tiến... của m ột bộ phận không nhỏ những cá
thể , tậ p thể có dâu hiệu tiê u cực tro n g bộ máy tư pháp. Vỉ' d ụ :
k h i nghiên cứu hồ sơ chuẩn bị cáo trạ n g tru y tố, kiểm sát viên
p h á t hiệ n Cơ quan điều tra đã có sự vi phạm nghiêm trọ n g th ủ
tục tố tụng, do đó, vụ án sẽ bị trả để điều tra bồ sung. Trong k h i
đó, với tư duy tố tụ n g V iệ t Nam h iệ n nay, việc bị tr ả hồ ẳơ là
m ộ t vấn đề đặc b iệ t nghiêm trọ n g , ảnh hưởng tớ i th à n h tích, th i
đua chung của đơn vị cũng như thủ trư ởng đơn vị và điều tra viên
trự c tiẽ p giải quyết vụ án. Nếu không bị trả hồ sơ, có thề Điều
tra viê n đó sẽ vẫn được tă n g lương, tăn g quân hàm theo hạn
định,... và do đó, vì b ị kiể m sát v iê n p h á t hiệ n vi phạm , các
quyền và lợ i ích của chủ th ể v i phạm đă bị ảnh hưởng. Vì vậy,
m ộ t số người cực đoan, n h ấ t là nhừng “ nạn n h â n ” của hoạt động
k iể m sát, cho rằng: nghề kiểm sát còn được quan niệm là nghề
“ soi m ó i” , “bới móc” các kh u yế t điểm của người khác.

164 OẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Ngoài ra, người làm nghề kiể m sát còn luôn có khả năng đối
m ặt với các tìn h th ế xung đột, th ậ m chí nguy hiếm đo ớ vị th ế
đỏi tụ n g với bên bị buộc tội. V ị thê tố tụn g của kiếm sát viên về
cơ ban là đối lập với người bị tìn h nghi phạm tộ i và người bào
chừa của họ. Đã có những phiên tòa mà phần tra n h luận trở
th à n h cuộc cải nhau tay đôi giữa kiểm sát viên với luật sư. Còn
đối với bị can, bị cáo, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết
đ ịn h tru y tố, đề xuất hình ph ạt cua kiế m sát viên - nhừng quyết
định và h à n h vi t ố tụ n g có V n g h ĩa quan tr ọ n g đối với sô p h ậ n
pháp lv cua họ, vì vậy, sự đối iập giữa hai bén là rấ t khó trá n h
kh o i, đả có khõng ít kiêm sát viên và gia đình họ bị đe dọa,
th ậ m chí hành hung.

C ã u h ỏ i th ả o lu ậ n : K hông dồng ý với nhận định


trên, cỏ V kiến cho ràng, ở V iệt Nam, v ị th ế xung đột
gay gắ t n h ấ t với tộ i phạm ỉà cơ quan công an - những
người trự c tiếp p h á t hiện và trấ n áp tộ i phạm , mà
không p h á i là Viện kiểm sát. K h i hồ sơ vụ án được
chuyến song Viện kiểm sát th i hầu hết “số p h ậ n " ph áp
lý của vụ án đã được đ ịn h đoạt, nên thực tế, tin h chất
d ố i lập giữ a kiếm sát viên với bị can bị cáo theo quan
hệ giữ a bèn buộc tộ i và bên b ị buộc tộ i đã không còn
nguyên tín h chất như tro ng tố tụ n g tra nh tụng. Vi thế,
những xung đột, nguy hiểm th ì cơ quan điều tra về cơ
bán đã “gánh hộ" Viện kiểm sát. Quan điểm của anh
ch ị nh ư th ế nào ưề vấn đề n à y?

C hính vì những vị th ế tố tụng như đã phân tích, những chủ


thể tiêu cực ở vị th ế đối tụng với kiểm sát viên có thể có nhừng tác
động tớ i kiểm sát viên theo hay chiều hướng: hoặc là hối lộ, mua
chuộc, và k h i không được, có thế là đe dọa hành hung hoặc gây ra
những th iệ t hại khác về sức khỏe, tà i sản, an toàn cua bán thâ n
kiểm sát viên và gia đình. Nghề kiểm sát thường đặt kiểm sát viên
ở trạ n g th á i căng thẳng, thậm chí nguy hiểm do bị trả thù, bị vu

Chướng 4. Đọo đức nghẻ nghiệp của Kiêm sót viên 165
khống..., đồng th ờ i nguy cơ bị cám dỗ từ những đối tượng bị phát
hiện vi phạm hay từ những đối tượng bị buộc tội là rấ t lớn.

3. Nghề kiểm sât ià nghề lâm việc trong m õi trường kỷ lu ật ๒ 0


động nghiêm ngặt, chịu nhiều áp lực, theo chế độ thủ trưởng chế
Là nhữ ng người m ang trọ n g trá c h bảo vệ pháp luậ t, k iể m
sát viê n bị g iớ i h ạ n b d i n h iề u rà n g buộc p h ả i tu â n th u , bị giám
sát chặ t chẽ và n h iề u việc kh ô n g được phép làm . Là công chức
nhà nước, k iể m sát v iê n bị g iớ i h ạ n tro n g nhữ ng điều mà công
chức k h ô n g được là m theo quy đ ịn h của L u ậ t cán bộ, công chức.
Ngoài ra , k iể m s á t v iê n còn p h ố i chịu sự điều chỉn h của Pháp
lệ n h K iể m s á t v iê n V iệ n k iể m s á t n h â n dân. M ộ t vấn đề khác,
đó là hầu h ế t nhữ ng người được bổ n h iệ m k iể m sát viên còn
ph ải có tiê u chuẩn là Đ ảng viê n . Đ ây là m ộ t tiê u chuẩn chính
t r ị nhưng cũng đồng th ờ i là m ộ t rà n g buộc đối với kiểm sát
viên k h i tổ chức Đ ản g cũng quy đ ịn h những điều Đảng v iê n
kh ô n g được là m .
Nghề k iể m sát còn đòi hò i kiể m sá t viên ph ải chịu áp lực
nặng nề về cường độ và kh ố i lượng công việc đo ph ải tu yệ t đối
tuân th ủ th ờ i hạ n tô tụng, sức ép từ phía ch ín h quyền địa
phương, báo chí, từ gia đìn h người bị h ạ i, gia đ ìn h bị cáo...
Do nguyên tắ c tổ chức h o ạ t đ ộ n g của bộ m á y, k iể m s á t
viê n p h ả i c h ịu sự chỉ đạo trự c tiế p của V iệ n trư d n g V iệ n k iể m
sát câ'p m ìn h và sự lã n h đạo th ô n g n h ấ t của V iệ n trư ở n g V iệ n
k iể m sá t n h ầ n dân tố i cao. N gu yên tắ c th ủ trư ở n g chê yêu cầu
người k iể m s á t v iê n p h ả i b iế t k h é p m ìn h tro n g khuôn k h ổ ,
thực h iệ n chế độ báo cáo án, th ỉn h th ị án. T ín h độc lậ p của
nghề n g h iệ p k iể m s á t k h ô n g cao, phạm vi q u yế t đ ịn h đường
lô i g iả i q u yế t vụ án của k iế m sá t v iê n kh á c với th ẩ m phán,
lã n h đạo V iệ n k iể m s á t sẽ q u yế t đ ịn h các vân đề xử ỉý vụ án
trê n cơ sở đề x u ấ t của k iể m s á t v iê n mà k h ô n g p h ả i do k iể m
sát v iê n trự c tiế p q u yế t đ ịn h .

166 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


II. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIEM s á t viê n
ไ. Tinh thổn kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
T in h th ầ n k iê n quyết báo vệ pháp chế xả hội chủ nghĩa là
m ột tro n g những quy tắc để tu yể n chọn và bố n h iệ m k iể m sát
viên được quy đ ịn h tạ i Đ iều 2 P háp lệ n h K iê m sát viên V iệ n
kiểm sát nhân dân. T in h th ầ n k iê n quyết báo vộ pháp chê xã
h ộ i chu nghĩa đòi hỏi kiể m sát v iê n ph ải k iê n qu yết đấu tra n h
với tộ i phạm, kiê n qu yết yêu cầu k h ở i tô' vụ án, k h ớ i tố bị can,
áp dụng biện pháp ngăn chặn và đề ra yêu cầu điều tra tro n g
những trư ờng hợp cần th iế t, quyết đ ịn h tru y tố người phạm tộ i
và bảo vệ quyết đ ịn h tru y tô. K iể m sát v iê n ph ải có các quyết
đ ịn h tố tụ n g kh ẩ n trư ơng, k ịp th ờ i, đúng th ờ i điểm , đúng th ờ i
hạn tố tụ n g nhưng kh ô n g th iế u cẩn trọ n g .
Đấu tra n h chỏng tộ i phạm đòi hỏi người kiêm sát v iê n phái
dũng cảm, chấp nhận v ấ t vả, th ậ m chí cá nhừng nguy hiểm.
T rong điều k iệ n h iệ n nay, k h i tìn h trạ n g hình sự hóa, p h i h ìn h
sự hóa tro n g việc áp dụng pháp lu ậ t ngày càng phố biến, việc các
quy phạm pháp lu ậ t h ìn h sự, dân sự bị áp dụng tù y tiệ n , dẫn đến
bỏ lọ t tội phạm hoặc là m oan người vô tộ i, k iể m sát viên lạ i càng
phải nêu cao tin h th ầ n kiê n quyết đấu tra n h bảo vệ pháp chế để
thực hiện việc tru y tô đúng người, đúng tộ i, đúng pháp luật.
M ặ t khác, tín h dũ ng cảm còn p h ả i được th ể h iệ n tro n g
cuộc đâu tra n h v ớ i n h ữ n g v i p h ạ m của các cơ quan tô* tụ n g và
các chủ th ể kh á c vi p h ạ m p h á p lu ậ t. N g o à i quy đ ịn h của pháp
ỉu ậ t, kiể m s á t v iê n còn bị điều c h ỉn h bởi n h iề u các m ô i quan
hệ khác. C h ín h vì vậy, chỉ tin h th ầ n k iê n q u y ế t bảo vệ pháp
chế m ớ i g iú p k iể m s á t viê n vư ợ t qua được n h ữ ng cả nể, va
chạm . Đ áy là cuộc đấu tra n h cũng cam go k h ô n g kém cuộc đấu
tra n h chóng tộ i ph ạm , bởi đô i tư ợ n g cúa cuộc đấu tra n h này
ch ín h là các đồng n g h iệ p , th ậ m chí là c h ín h bán th â n k iế m
s á t viê n . Sự khó k h á n x u ấ t p h á t từ n h ữ n g m ối quan hệ m ang
tín h đồng n g h iệ p , đồ ng chí, anh em, bạ n bè. Do vậy, k h i k iể m
s á t việc tu â n theo p h á p lu ậ t, nếu p h á t h iệ n có vi ph ạm nhưng

Chương 4. Đạo đức nghề nghiệp của Kiêm sát viẻn 167
k h ô n g có tin th ầ n dũng cảm , k iê n quyết bảo vệ pháp chế,
k iể m sát v iê n sẽ r ấ t dễ th ỏ a h iệ p với v i phạm . Thỏa h iệ p vớ i
v i phạm là m ộ t lựa chọn dễ dàng hơn r ấ t n h iề u so v ớ i lựa
chọn công kh a i các v i phạm đó, so với việc bày tỏ ch ín h k iế n
của m ìn h. Vỉ d ụ : nếu kiể m sát viên p h á t h iệ n điều tra v iê n
(người đã cùng tiế n h à n h tố tụ n g với m ìn h tro n g rấ t n h iề u vụ
á n ) vì có quan hệ đặc b iệ t với gia đìn h bị can nên dà cố ý cho
ph ép bị can được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi k h ỏ i
nơ i cư trú th a y vì p h ả i áp dụng biệ n pháp ngăn chặn tạ m
giam . Đ áng le', k iể m s á t viên ph ải dũng cảm có ý k iế n ngay
đế trá n h khả nă ng bị can bỏ trố n , gây khó k h ă n cho h o ạ t
động điều tra hoặc tiế p tục phạm tộ i nhưng k iể m sá t viê n đã
th ỏ a h iệ p vớ i vi phạm vì: th ứ n h ấ t, câm đi k h ỏ i nơi cư trú là
b iệ n pháp ngăn chặn kh ô n g cần có sự phê chuẩn cua V iệ n
k iể m sát; th ứ hai, pháp lu ậ t tuy có quy đ ịn h tương đôi cụ th ể
các căn cứ áp dụng từ n g b iệ n pháp ngăn chận nhưng kh ô n g
cụ thế được tớ i mức xây dựng nhừng công thức cho tấ t cả các
trư ờ n g hợp áp dụng; th ứ ba, nếu hậu quả xảy ra, Đ iều tra v iê n
p h ả i chịu trá c h n h iệ m trư ớc mà chưa p h ả i là k iể m s á t viê n ;
th ứ tư, nếu là m khó Đ iều tra viê n th ì sợ rằ n g tìn h cam bạn
bè, đồng n g h iệ p sè bị ản h hưởng; th ứ năm , nếu có ý k iê n về
vi phạm này của điều tra viên th ì sợ rằ n g lầ n sau bản th â n
m ìn h cô' ý hoặc vô ý có lỗ i th ì cũng sẽ bị điều tra v iê n có ý
k iế n lạ i. Do đó, k iể m s á t viên chấp n h ậ n im lặ n g trư ớc v i
phạm cua Đ iều tr a viê n vì im lặ n g là sự lựa chọn dễ dàng hơn
r ấ t nhiều so với “ lê n tiế n g ” .

C âu h ỏ i th ả o lu ậ n : A nh chị hãy phân tích tác động của


những rào cản khác do văn hóa Việt và những thỏi hư,
tật xấu của người Việt (bệnh thành tích, bệnh cục bộ,
bản vị, đ ịa phương chủ nghĩa, chủ nghĩa kinh nghiệm...)
đối với việc đám bảo thực hiện tin h thần kiên quyết bảo
vệ pháp ché xã hội chủ nghĩa của kiểm sát uiên?
V í d ụ th ự c tế: Lặng lẽ mà ngát hương giống như những

168 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


bông hoa giữa n ú i rừng Tày Bắc, chị Lờ T h ị Hoa đã
mang đến H ộ i nghị kiểm sát viên tiêu biểu Ngành Kiểm
sát nhân dàn lần thứ nhất những tâm sự bộc bạch cửa
m inh về sự gian khổ, khỏ khăn cùng nhừng trăn trở và
nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của một kiểm sát viên.
C hị là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lẽn ở xã Thần
Thuộc , huyện Than Uyên, tỉn h L a i Châu. Tốt nghiệp
Cao đẳ ng K iểm sát, chị về công tác tạ i Viện kiểm sát
nhân dân huyện Than Uyên, tín h L a i Châu. Chẳng cần
nói th ì m ọi người căng hình dung được những khó
khăn, gian k h ổ cứa người cán bộ vùng dán tộc miền
núi... T ừ huyện lỵ đến các xã vùng sâu, vùng xa, kiểm
sát viên như chị nhiều k h i p h ả i sử dụ ng nhiều phưcmg
tiệ n khác nhau và có k h i p h ả i m ất từ 3 đến 4 ngày m ới
có th ể đèn được nơi làm nhiệm vụ. K h i th ì có xe máy,
k h i th ì p h ả i đ i xe đạp và nhiều k h i p h ả i đ i bộ m ới vào
đến thôn bản. Việc đ i bộ hàng ngày để khám nghiệm
hiện trường hoặc đ i tống đạ t cáo trạ n g đối với ch ị là
việc thường xuyên trong những năm q u à '\
N h ư vậy, từ v i dụ về bài học tấm gương điển h in h tiên
tiế n của người nữ kiếm, sát viên nêu trên, có th ể rú t ra
m ột đ iề u rằ n g tin h th ầ n kiên quyết bảo vệ pháp chê
khô ng chỉ ỉà dă ng cảm trên m ặt trậ n đấu tra n h trực
tiế p với tộ i phạm , người kiểm sát viên còn p h ả i biết
vượt qua những khô khăn về m ối trư ờng công tác , điều
kiện tra n g th iế t bị, cơ sở vật chất và ché độ đ ã i ngộ
còn nh iều hạn chế như hiện nay. Câu h ở i:
ĩ. Nếu chị Lò T h ị Hoa không p h á i là người dân. tộc
T h á i , không ninh ra lạ i Than Uyên, L a i Châu nhưng
được phân công công tác tạ i đ ịa phương này chị Hoa
sẽ gặp p h ả i những khó khăn gì đế thích, ng hi và làm
tốt công việc của m ột cán bộ kiểm sát ở đây?

" Lưọc tríc h từ bài v iế t trê n W ebsite: vksndtc.gov.vn, T à i liệ u tha m khảo
số 9).

Chương 4. Đọo đức nghể nghiệp của Kiêm sát viẽn 169
2. Việc áp d ụ n g chín h sách h ìn h sự đặc biệt với người
dân tộc th iế u số tạ i m ột sô vùng sâu, vùng xa, áp d ụ n g
lu ậ t tục tro n g những trư ờng hạp n h ấ t đ ịn h có mâu
th u ầ n với p h á p chế xà h ộ i chủ nghĩa và yêu cầu về
tin h th ẩ n kiên quyết báo vệ ph áp chế xã hộ i chủ nghĩa
cúa kiểm sát viên k h ô n g ? T ạ i sao?

2. Vỏ tư, khách quan, công minh khi thực hiện cõng việc

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : A n h ch ị hãy đ ặ t mình vào hai


tìn h hu ống g iả đ ịn h dưới đáy:
ไ. A n h c h ị được p h â n công thụ lý m ột vụ án g iế t người
mà người ph ạ m tộ i đâ cô ý tước đoạt tín h m ạng của
người bị h ạ i nhưng n h ờ may mắn, người bị h ạ i tho át
chết. T ro n g vụ án này, hiện trư ờng vụ án là quán cà
phê nơi anh chị là khách quen thường lu i tớ i thưởng
thứ c cà phê và trò chuyện với bè bạn và người b ị h ạ i
là chủ quán cà phê. A n h chị có từ chố i tiến hành tố
tụ n g tro n g uụ án này không? T ạ i sao?
2. A n h c h ị được th ủ trư ở n g cơ quan có ý g ử i g ắ m th ụ
lý m ộ t vụ án g iế t ngư ời mà người p h ạ m tộ i đã cố Ý
tước đ o ạ t tín h m ạng của người bị h ạ i n h ư ng nhờ
m ay m ắn, ng ư ời b ị h ạ i th o á t chết. T ro n g vụ á n này,
ngư ời b ị h ạ i - chủ qu án cà phê là họ h à n g xa của
th ủ trư ở n g cơ quan n ơ i anh c h ị đ a n g ỉàm việc. A n h
c h ị có từ c h ố i tiế n h à n h tô' tụ n g tro n g vụ án này
k h ô n g ? T ạ i sao?

Đề đảm bảo tín h khách quan, kiểm sát viên phải từ chổi tiế n
hành tố tụn g nếu có quan hệ th â n th ích với người tiế n hành và
tham gia tố tụn g tro n g vụ án theo quy đ ịn h tạ i Điều 43 Bộ luật
Tcí tụng hìn h sự. Tuy nhiên, m ộ t trường hợp khác cũng p h ả i từ
chối tiế n hà nh tố tụng, đó là k h i “có căn cứ cho rằ n g không khách
quan k h i thực h iệ n n h iệ m vụ” . K hách quan hay không khách quan

170 ĐẠO ĐỨC NGHẺ LUẬT


là nhừng khái niệm trừu tượng, không có quy chuẩn cụ thể. Do đó,
nó đòi hỏi kiểm sát viê n phái tự giác từ chôi tiế n hành tố tụng,
ngay cả khi lânh đạo cơ quan hoặc chủ thế khác chưa ph át hiện
ra mối quan hệ này, nếu không, dễ dẫn đến việc vi phạm nghiêm
trọ n g thu tục tô tụng. Tuy nhiên, tín h khách quan cũng đòi hỏi
ngay cá kh i mà kiểm sát viên tiế n hành tô tụng tro n g nhửng
trường hợp mà xét về hìn h thức vần đảm bao tín h khách quan,
không bắt buộc phải từ chối tiế n hành tô tụ n g kiểm sát viên phải
b iế t dùng cảm vượt qua những suy nghĩ, tìn h cảm chủ quan để
thực hiện công việc theo đúng quy đ ịn h của pháp luật.
Từ bài học cua nhửng vụ án như vụ “ tà n g trữ , vận chuyên,
lưu hành các giâ y tờ có giá t r ị g iả ” xảy ra tạ i Công ty C hế biế n
th ủ y sản và X uất nhập khẩ u (C am im ex) Cà Mau, Vụ xử lý vụ án
tham nhùng đấ t đai ở H ả i Phòng... có th ể rú t ra m ộ t bài học
khác vẻ sự vô tư, khách quan, công m in h của kiể m sát viên đó
là đế vô tư, khách quan, công m in h , nhiều k h i k iể m sát viên
phái cô gắng đê' không bị tác động tiê u cực bởi sự can th iệ p trá i
pháp luậ t của m ộ t sô' cá nh â n cỏ quyền lực, đặc b iệ t là tạ i các
V iệ n kiểm sát địa phương nơi V iệ n k iể m sát và k iể m sát viên
vần còn phụ thuộc vào ch ín h quyền địa phương.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : V ới th iế t chế chính t r ị ở Việt


N am h iệ n nay, Đ ả n g Cộng sản V iệ t N am lã n h dạo
công tác tư p h á p là vấn để hoàn toàn đ ú n g đ ắ n và cần
th iế t Tuy nh iên, theo anh chị, cần có cơ chê n h ư thế
nào đ ể vẫn đả m bảo sự lã n h đạo của D ảng đ ổ i vởi
hoạt động tư ph á p nh ư ng lạ i kh ô n g đ ể xảy ra những
hiện tượng tiê u cực n h ư tro n g v i dụ nêr, trên'?

T ín h vô tư yêu cầu k iể m sát v iê n kh ô n g được phép đ ịn h k iế n


đối với người bị tìn h n g h i, kh ô n g được để nhừng phản cảm về
h ìn h thức, cử chỉ, th à n h phần xu ấ t th â n của bị can, bị cáo, người
bị hạ i hay người tha m gia tố tụng. Có những bị can tỏ th á i dộ
ngoan cố’, chống đôi với k iể m sá t v iê n tro n g quá tr ì n h h ỏ i cung
nhưng không vì th ế cho rằ n g bị can có n h â n th ầ n xâu, không

Chương 4. Đọo đức nghẻ nghiệp của Kiêm sãt viẻn 171
còn khả năng giáo dục cải tạo. Ngoài ra, có trư ờn g hợp k iể m sát
v iê n vì đ ịn h k iế n với lu ậ t SƯ của bị cáo dần đến việc ác cảm với
bị cáo, đó là những trư ờ n g hợp kh ô n g đảm bảo tín h vô tư mà
người cán bộ k iể m sát cần trá n h .
T ín h công m in h đòi hỏi k iể m sát viên phải đưa ra các quyết
đ ịn h và hà nh v i tố tụ n g k h i và chỉ k h i có các căn cứ xác đáng,
đánh giá chứng cứ m ộ t cách toàn d iệ n , xem x é t đầy đủ các thuộc
tín h của chứng cứ. Do gần như kh ô n g trự c tiế p tiế n hành điều
tra mà dựa trê n k ế t quả điều tra của cơ quan điều tra , kiể m sát
v iê n phải k iế m tra các thuộc tín h của chứng cứ mà cơ quan điều
tra đă th u th ậ p , ph ải đảm bảo chỉ quyết đ ịn h tru y tố k h i đã có
đầy đủ các chứng cứ cần th iế t đề chứng m in h hành vi phạm tộ i.
Tính công m in h cũng đòi hỏi kiể m sát viên phải có quan điểm
toàn điện k h i đánh giá tộ i phạm và các hành vi vi phạm pháp
ỉuật khác, tìm hiể u nguyên nhân, điều kiệ n , nhân thâ n người
phạm tội/người v i phạm , phải làm rõ cả các tìn h tiế t gờ tội, giảm
nhẹ trách nhiệm của người phạm tội/người vi phạm. Bới tộ i phạm
luôn gắn với m ột con người cụ thể, m ộ t số phận cụ thể, m ột điều
k iệ n hoàn cảnh cụ thể. K iếm sát viên k h i quyết định m ột biện
pháp ngăn chặn hay đề xuất hìn h p h ạ t phải toàn diện k h i đánh
giá nhân th â n của con người phạm tội. T ộ i phạm không phải là
m ột hiện tượng tự n h iê n mà là m ột hiện tượng xã hội, do đó, xã
hội cũng có m ột phần trá ch nh iệm k h i trực tiế p hoặc gián tiế p tạo
ra nhừng nguyên nhân và điều k iệ n phạm tội. K iểm sát viên cần
nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa hoàn cảnh gia đình, đinh
kiến, hủ tục của địa phương nơi người phạm tộ i sinh ra đã tác
động như th ế nào đến nhận thức về hà nh vi phạm tội của họ, đặc
biệt, kiểm sát viên k h i đánh giá về nguyên nhân, điều kiện phạm
tộ i, lỗi của người phạm tộ i, cần thế hiện quan điểm toàn diện, lưu
ý đến các vấn đề xã hội như sự phân hóa giàu nghèo, th ấ t học, sự
phân b iệ t đối xử về xuất th ả n , bệnh tật... đối với sự hình th à n h
nhân cách và ý thức pháp lu ậ t của người phạm tội.
V iện k iể m s á t được quy đ ịn h m ộ t lo ạ i quyền hạn rấ t quan
trọ n g tro n g tô' tụ n g , đó là quyền phê chuẩn lệ n h tạ m giam của

172 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Cơ quan điều tra . Tạm giam tu y kh ô n g p h ả i là m ộ t h ìn h p h ạ t
nhưng là m ộ t b iệ n pháp cưỡng chế đặc b iệ t n g h iê m khắc, hạn
chê đang kể các quyền cơ bản của người bị tìn h n g h i, do đó, tín h
công m in h đòi hỏ i người k iể m sá t v iê n p h ả i th ậ t sư cẩn trọ n g
khí phê chuẩn biệ n pháp ngăn chặn này, p h ả i luôn xác đ ịn h sự
cần th iế t, kh ố n g cần th iế t của việc áp dụng b iệ n ph áp ngăn
chặn đề vừa k ịp th ờ i đảm bảo yêu cầu của cuộc đấu tra n h phòng
chông tộ i phạm , vừa đám bảo đúng đắn các quyền tự do, dân
chủ cua công dân.

3. Tinh thần xây dựng và cẳu thị

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : k h i kiếm sát điề u tra , kiểm sát


viên p h á t hiện điề u tra viên (người đã gây khỏ khăn
cho kiểm sát viên tro n g rấ t nhiều vụ án), đã bức cung,
ép cung k h i thực hiện h ỏ i cung bị can. Nếu anh c h ị là
kiểm nát viên đó, anh ch ị sẽ lựa chọn phương án nào
dưới đây'?
í. N h ắ c n h ở Đ iều tra viên với tư cách m ột người bạn,
yêu cầu Đ iề u tra viên tha y đ ổ i cách thức h ỏ i cung,
hoặc
2. Lập biên bản và đưa ra để xử lý theo pháp lu ậ t,
hoặc
3. T ư vấn cho b ị can trự c tiế p tô cáo h à n h vỉ bức cung,
ép cung của Đ iêu tro viên
4. Đ ợ i đến k h i kết th á c đ iề u tra, chuyển hồ sơ sang
Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ đ ể đ iề u tra bổ sung vì cỏ ui
phạm nghiêm trọ n g th ủ tục tố tụng, hoặc,
5. Cách g iả i quyết khác theo quan đ iế m của anh chị.

K h i p h á t h iệ n v i phạm , với đôi tư ợng v i phạm , k iể m sá t viên


phải có quan điểm xây dựng giú p cho họ n h ậ n ra vi phạm và có
cơ hội khắc phục, sửa chừa vi phạm , nhắc nhở, k iế n n g h ị, kh á n g
nghị đúng lúc, đúng chỗ, đúng người có th ẩ m quyền. B ởi không

Chưởng 4. Đạo đữc r>ghể nghiệp của Kiêm sãt viên 173
m ột ai muốn những sai sót, hạn chế của m ình bị còng khai, bị
đàm tiếu. Nghề kiể m sát trước tiê n là nghề p h á t h iệ n vi phạm ,
nhưng phải hướng tớ i mục đích cuối cùng là khắc phục vi phạm ,
loại trừ v i phạm. Vì vậy, kiểm sát viên p h ả i có phương pháp
đúng đắn đế đối tượng vi phạm nhận ra được sai lầm cua m ình
m ột cách tâm phục khẩu phục và tạo cơ hội cho họ sửa chữa.
K iếm sát viên phải tế n h ị, có k iế n thức về tâ m lý học, đậc biệ t,
thực sự có tin h th ầ n xây dựng và cầu th ị đế người vi phạm nhận
ra th à n h ý của k iể m sát viên, không ngộ nhận kiể m sát viên
"bới lôn g tìm v ế t” để làm hại m ình, từ đó họ có động lực để sửa
chữa kh u yế t điếm , phân đấu đế hoàn th iệ n hơn.

C â u h ỏ i th ả o l u ậ n : A nh c h ị là m ộ t kiế m sát viên


trề m ớ i được p h á n công thực h à n h quyền công tô tạ i
p h iê n tòa và rấ t bức xúc trư ớc việc thư ờng b ị các
th ẩ m p h á n coi là “trẻ người non d ạ ”. Trong m ột
ph iê n tòa, k h i đang n g ồ i công tố, anh c h ị nhộn th ấ y
v ị th ẩ m p h á n - người hay coi thư ờng m ìn h - quên
m ấ t việc p h ổ biến quyền và n g h ĩa vụ cho ngvời là m
chứng, người b ị h ạ i tro n g p h ầ n th ủ tụ c b it dầu
p h iê n tòa. A n h chị sè xứ lý như th ế nào trư ở ? th iế u
sót trê n của th ấ m phán?

K h i p h á t hiệ n vi phạm , kiể m sát viên ph ải xác đ ịn h nguyên


nhán, điều kiệ n v i phạm đê tìm biện pháp g iá i quyết triệ t để.
Vi phạm không ph ải là cái ngẫu nh iê n , đó là sản phẩm tấ t yếu
của những nguyên n h â n , điều k iệ n n h ấ t đ ịn h . Do đó, khóng thể
khắc phục tr iệ t để v i phạm nếu khô ng xác đ ịn h được nguyên
nhân và điều k iệ n dẫn đến vi phạm. T in h th ầ n xây dưng đòi
hỏi k iể m sát viê n p h ả i p h á t h iệ n đến cùng các nguyên nhân và
điều kiệ n nói trê n để xây dựng m ột m ôi trư ờ n g tố tụng tro n g
là n h , th â n th iệ n .
K h i bản th â n kiể m sát viên mắc sai sót, phải m ạ ih dạn
thừa nhận và chấp nhận kỷ luậ t, không được sửa chửa sai lầm
này bằng cách gây ra m ộ t sai lầm khác, từ đó th ậ m chí có thế

174 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


gây ra oan sai cho người tham gia tô" tụng. K iêm sát viên cần có
th á i độ cầu th ị, dũng cám x in lồi và bồi thường đối với người bị
oan tro n g tô tụ n g hình sự. T in h th ầ n cầu th ị cũng chính là đức
tín h khiê m tốn mà Chủ tịc h Hồ C hí M in h đã dạy người cán bộ
kiểm sát, phải kh iô m tốn đế khô ng tự m ãn với bản th â n , và
kh iê m tốn để khô ng coi thường người khác.
Th ời gian gần đây, các cơ quan thực th i pháp lu ậ t phải công
khai x in lỗ i người dân bị oan theo tin h th ầ n N gh ị quyết 388 cúa
Ú y ban Thường vụ Quốc hội. Đ iếm lạ i m ột sô vụ việc “ nóng
bỏng” mới th â y h ế t giá t r ị và tín h cấp th iế t của việc phải xin lỗi
người dân. Đôi với ngươi dân, khô ng gì uất ức bằng việc phải
m ang trê n m ìn h m ột bản án oan. Đơn th ư khiếu k iệ n vì th ế cứ
gia tả n g hàng ngày. Có người kiê n nhẫn kiệ n tụn g m in h oan cho
m ình suỏt 14 năm như công dân Phạm Vãn T h à n h ở T iề n
Giang, thê nhưng không ít người tỏ ra bấ t mãn với pháp lu ậ t
nhà nước. H ậu quá ìà án oan phá dần niềm tin của người dân
vào sự nghiêm m in h của pháp luật.
Cũng vì những lý do đó mà việc tiê n phong xin lỗi người dân
của Toà Phúc th ấ m Tòa án nhân dân tạ i Tp. Hồ C hí M in h , V iện
kiếm sát nhân dân Tp. Hà N ội, T iề n G iang đă nhận được sự tán
đồng của dư luận. T rong cuộc sống, xin lỏi k h i là m sai là chuyện
thường tìn h , th ế nhưng tro n g h o ạ t động pháp lu ậ t của ta th ì đây
là chuyện “ chưa có tiề n lệ ” . Công bằng mà nói án oan là điều
khó trá n h kh ỏ i, nhưng ở ta, sở dĩ nó dai dẳng và trở th à n h hiện
tượng đáng lo là bới tư duy “ m ột chiều” của ngành bảo vệ lu ậ t
pháp. Đó là th ó i quen cho rằng: công an, v iệ n kiểm sát lúc nào
cũng đúng, tạo nên sự th iế u công bằng tro n g x é t xử. T ạ i diễn
đàn Quốc hội, khô ng í t lầ n các đại biểu đã cảnh báo về tìn h
trạ n g này. V iệc U y ban Thường vụ Quốc hộ i ban hà nh N gh ị
quyết 388 đã “ điểm trú n g ” khía cạnh bức xúc n h ấ t tro n g việc xử
lý án oan. Đó !à chí rõ trá ch nhiệm các cơ quan làm sai phải x in
lỗ i và bồi thường. Việc x in lỗ i người dân bị án oan đồng ng hĩa
với việc chấm dứt th ờ i kỳ “ cô’ th ủ ” của các cơ quan bảo vệ lu ậ t
pháp, m ấ t dần "quyền không sai” của m ột sô cơ quan tiế n hà n h

ChƯđng 4. Đqo đức nghề nghiệp của Kiêm sót viên 175
tố tụng. C ái “ m ấ t” này là cái đáng p h ả i m ấ t đế chúng ta tiế n tớ i
dân chủ hơn tro n g thực th i lu ậ t pháp.
N g h ị quyết 388 của U ỷ ban T h ư ờ ng vụ Quốc hội đả đi vào
đời sông xả h ộ i với những ấn tượng đáng nh ớ đầu tiê n là việc
x in lồ i người dân. N hư ng cũng ph ải th â y rằ ng, đê có tiế n g xin
lỗ i ấy là cả quá tr ìn h đấu tra n h vượt qua nhữ ng rào cán về tư
duy, về quan điếm . V ớ i các cơ quan như Toà án, V iện k iể m sát,
việc x in lỗ i, m in h oan cũng có ng h ĩa là tự n h ậ n m ìn h đã sai lầ m
tro n g quá tr ìn h điều tra , x é t hỏi. Suy cho cùng, những sai lầm ,
vấp ngả là m ộ t ph ần tấ t yếu của cuộc sống và sẽ đáng trá c h
hơn nếu th ấ y sai mà kh ô n g n h ậ n . X in lỗ i người dân kh ô n g có
ng h ĩa là đá nh m ấ t uy tín của ng ành tư pháp mà ngược lạ i, đó
chính là m ộ t tín h iệ u tíc h cực tro n g quá trìn h xây dựng nhà
nước th ê m vừng m ạnh. C ái mà chúng ta hướng đến là sự công
bằng và dân chủ tro n g x é t xử, chứ kh ô n g p h ả i vì uy tín hay
th a n h danh cua m ộ t sô cơ quan. V ì lẽ đó, việc x in lỗ i và bồi
thư ờn g người dân bị oan sẽ còn tiế p tục, chứ kh ô n g dừng lạ i ở
và i vụ việc ban đầu và nóng bỏng"'.

C ã u h ỏ i th ả o lu ậ n : Theo anh chị, tạ i sao có V kiến


cho rằ n g N g h ị quyết 388 có “tác d ụ n g p h ụ ” k h ỉ làm
cho n h iề u kiểm sát viên vì n g ạ i gây ra oan sai đã
không cương quyết tro n g quá trìn h thực hà nh quyền
cồng tố, dẫn tớ i bỏ lọ t tộ i p h ạ m hoặc th iế u kiên quyết
tro n g việc trấ n áp tộ i phạm ?

Tuy n h iê n , chỉ x in lỗ i người dân bị oan th ô i th ì tức là chí


k h ô i phục danh dự cho họ th ô i th ì chưa đủ. Còn m ột phần quan
trọ n g nữa mà nộ i dang N g h ị qu yết 388 nêu ra , là bồi thường
th iệ t hạ i về v ậ t ch ấ t cho người bị oan. Cụ th ể là sự th iệ t h ạ i v ậ t
c h ấ t do người b ị oan bị tổ n h ạ i về sức khỏe, trả lạ i tà i sản và
bồi thư ờng th iệ t h ạ i tro n g trư ờ n g hợp tà i sản bị xâm phạm và
những th iệ t h ạ i về th u nh ập thực tế bị m ấ t cùa người bị oan, do

' l' Lược tríc h từ V ie tn a m n e t, tà i liệ u th a m kh ả o sô 5.

176 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


tro n g quá trìn h bị tạ m giữ, tạm giam hoặc chấp hà nh h ìn h p h ạ t
tù. T h iế t n g h ĩ đó là việc mà eơ quan thực th i pháp ỉu ậ t phải
sòng phẳng đôì với người bị oan theo đúng tin h th ầ n N g h ị quyết
388. Cũng cần p h ả i nói th ê m rằ ng, người có th ẩ m quyền tro n g
hoạt động tô tụng, h ìn h sự gây oan do lỗ i của m ìn h tro n g quá
tr ìn h k h ở i tố, điều tra , tru y tố, x é t xử, th i h à n h án h ìn h sự, phải
có ng h ĩa vụ hoàn trả theo quy đ ịn h của pháp lu ậ t. K h ô n g có việc
né trá n h hoặc xin lỗ i và bồi thư ờng chung chung.
Đ ô i vớ i các cơ quan tư pháp, bèn cạnh N g h ị q u yế t sô' 49-
N Q /T W cũa Bộ C h ín h t r ị về ch iế n lược cải cách tư pháp đến
năm ‘2 020 th ì N g h ị q u yế t 388, tiế p đến là L u ậ t T rá c h n h iệ m
bồi th ư ờ n g của N h à nước năm 2009 tiế p tục là m ộ t cuộc s á t
hạch tíc h cực m ớ i. T rá c h n h iệ m được trả về đúng bản c h ấ t của
nó là chi phôi tấ t cả các h o ạ t động tư pháp từ cơ quan thực th i
p h á p lu ậ t cho đến người dân có liê n quan. Đê hạn chế việc x in
lỗ i người dân đến mức th ấ p n h â t, các cơ quan bảo vộ lu ậ t pháp
có n h iệ m vụ cải tổ m ộ t cách chuyên n g h iệ p và cẩn trọ n g hơn
tro n g việc đưa ra n h ữ n g ph án quyết. N ền tư ph áp cũng sẽ
c h ín h xác hơn k h i có được sự chế tà i lầ n nhau giữa cơ quan tư
p h á p và người dân.
C hứng k iế n nhừng lầ n người dân được m in h oan m ớ i th ấ u
hiể u h ế t nỗi oan k h iê n mà họ phải chịu đựng. K h ô n g ít người đã
b ậ t khóc ngay k h i được t r ú t gá nh nặng về m ộ t bản án mà họ bị
oan. Rõ ràng, sự công bằng bao giờ cũng là niềm khao k h á t của
con người. Đ áp ứng niềm khao k h á t ấy với tin h th ầ n dâ n chủ,
công m in h tro n g việc thực th i pháp lu ậ t, n g h ị quyết của U y ban
Thư ờng vụ Quốc hộ i tiế p tục thúc đẩy cho quá tr ìn h đôi m ới tư
ph áp ở nước ta bước vào gia i đoạn m ới và đem đến sự t in tưỏng
h ơ n cho người dân về việc thực th i lu ậ t pháp hiệ n nay.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n :
ỉ, Theo anh chị, m ộ t k h i là m oan cho m ột người ƯÔ tội,
kiểm sát viên sẽ p h ả i vượt qua n h ữ n g rào cản g i để
công k h a i thừ a nhận sai lầ m của m ình? H ọ sẽ cần

Chương 4. Đạo dức nghề nghiệp của Kiêm sát víén 177
được giáo dục như thè nào đế g iú p ích cho bản thâ n
tro ng việc g iả i quyết những vấn đề n h ư th ế này?
2, T ạ i sao với nhiều Viện kiểm sát, k h i làm việc với
công dân đ ể thực hiện N g h ị quyết sô 388, lạ i cử một
kiểm sát viên khác tiế n hành x in lỗ i, bồi thường cho
công dãn bị oan, mà không p h ả i kiểm sát viên đã trực
tiếp làm oan (dù người này vẫn còn đương nhiệm.)?
Việc không cử kiếm sát vièn dã trự c tiế p làm oan tiến
hành x in lỗi, bồi thường có p h ả i là đã đ i ngược đ ịn h
hưởng giáo dục tin h thần cầu th ị, tôn trọ n g nhân dân
cho kiếm sát viền không?

4. Uêm khiết, trong sạch


Tòa án nhân dãn Tp. Hồ Chí M in h đã tuyên án 6 năm tù giam
đối với nguyên kiếm sát viên Nguyền Pha Lê về tộ i thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Toà án cũng đã áp dụng hình
phạt bổ sung, cấm Nguyễn Pha Lê đảm nhiệm chức vụ liê n quan
trong các cơ quan tiến hành tô tụng 3 năm sau k h i màn hạn tù.
Theo cáo trạ n g của V iệ n k iể m sát nhân dân tố i cao, từ năm
1990 - 1999, Nguyễn Pha Lê được bổ n h iệ m k iể m sá t viên sơ cấp
và được phân công phụ trá ch án h ìn h sự và báo cáo thố ng kê tạ i
V iện kiểm sát nhân dân quận Gò vấ p . T ro n g khoảng th ờ i gian
này, Nguyễn Pha Lê đã bd quên 23 hồ sơ vụ án h ìn h sự không
tru y cứu trá ch n h iệ m h ìn h sự 39 bị can.
Sau k h i nhận hồ sơ những vụ án từ cơ quan điều tra chuyển
sang đề nghị tru y tổ’, việc đầu tiê n Nguyễn Pha Lê làm là đề
xuất m iệng với ìă n h đạo V iệ n cho những bị can đang bị tạm
giam được tạ i ngoại và rồ i sau đó là lờ ỉuôn để cho những vụ án
này chìm vào dĩ vãng.
Đối với nhừng vụ án mà bị can được tạ i ngoại, Nguyền Pha
Lê đề xuất đìn h chỉ điều tra đối với những bị can này và đình
chỉ vụ án. K h i được lã n h đạo V iện đồng ý th ì Pha Lê không ra
các quyết đ ịn h tiế p theo mà bỏ hồ sơ vào kho cất là m 22 b ị can

178 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


đáng lè ra được khô i phục lạ i các quyền, lợ i ích hợp pháp nhưng
đến nay vẫn bị treo lơ lửng.
Tại phiên tòa, qua phần thẩm vấn công khai cho thây hành vi
cua Nguyễn Pha Lê còn nghiêm trọ ng hơn những gì mà bản cáo
trạ n g đã mô tả. Đáng chú ý n h ấ t ỉà vấn đề Pha Lè là người được
giao nhiệm vụ lập báo cáo thống kê nên từ đó bị cáo đã lập báo cáo
sai. Đặc biệ t là việc những vụ án tuy chưa được đình chỉ diều tra
nhưng khi lập báo cáo, bị cáo Pha Lê vẫn báo cáo là đã đình chỉ.
Có trư ờng hợp lản h đạo V iện có bú t phê vào báo cáo đề xuất
những công việc, trìn h tự tố t.ụng cần tiế n hành tiế p nhưng Pha
Lê không thực h iệ n mà cho vào ngăn tủ cất kỹ. T ạ i phiên tòa,
N guyễn Pha Lê cho rằ ng việc ỉàm m ấ t hồ sơ không phải do cố
ý mà chi là do vô ý, do tín h cẩu thả , lơ đễnh nên dần đến 23 hồ
sơ bị là n g quên, tuy nhiên, hoàn toàn khòng phải do vô ý, do
tín h cáu thả, lơ đễnh.

C ả u h ỏ i th ả o lu ậ n : Thực chấ t cứa vấn để là gì, liệ u


có p h ả i lỗ i vô V n h ư lờ i k h a i của ỏng N guyễn Pha Lê
hay kh ô n g và sự “lơ đ ễ n h ” cùa ông ta cỏ th ế xu ấ t
p h á t từ động cơ gì? Cần p h ả i là m gì đ ế ngăn chận
nhữ ng hành vi vi phạm tương tự như vậy xảy ra
tro n g tương la i ĩ

Nghề kiểm sá t không phải là nghề đem lạ i nhiều tiề n bạc


từ lao động ch ín h đáng, mặc dù lương và trợ cấp đối với kiểm
sát viên có cao hơn so với m ặt bằng chung của xã hội. Tuy nhiên,
các tra n g bị về phương tiệ n làm việc, cơ sở v ậ t chất, ưu đãi về
phương tiệ n và nhà ở đối với kiểm sát viên cũng còn nhiều khó
k h ă n , đặc b iệ t là kiếm sát viên trẻ .
Nếu kiểm sát viên th o á i hóa, biến chấ t th ì khả năng kiếm
tiề n bất chính lạ i rấ t lớn k h i nhận hôi lộ từ bị can, bị cáo và gia
đ ìn h họ. Đặc b iệ t là tạ i các th à n h phô lớn có sô lượng án lớn và
b ị can, bị cáo có điều k iệ n k in h tế, tro n g k h i những đòi hỏi về
mức sống ở nơi có giá cả đ ắ t đỏ hơn cũng là m ộ t tro n g những
sức ép đối với kiế m sát viên, k h iế n họ dê bị cám dỗ hơn, dề m ấ t

Chương 4. Đạo đức nghể nghiệp cùa Kiém sát viên 179
đi những phẩm chấ t đạo đức nghề nghiệp của m in h . N ghề kiểm
sát đòi hỏ i kiểm sát viê n khô ng được phép nh ận b ấ t k ỳ khoản
lợ i ích vậ t chấ t hoặc lợ i ích phi v ậ t chấ t từ việc đáng ra phải
làm hoặc đáng ra khô ng được làm tro n g nghề nghiệp. Bởi như
đã phân tích, nghề kiể m sát là m ộ t nghề nguy h iể m và nhiều
cám đỗ, kiểm sát viên có khả năng bị những lu ậ t sư ké m phẩm
chất, th ậ m chí các thê lực m aphia mua chuộc để là m nhữ ng việc
sai tr á i hoặc là m ngơ với tộ i phạm và vi phạm . Do đó, tín h liêm
k h iế t tro n g sạch đòi hỏi kiểm sát viên phải b iế t vượt qua những
cám đỗ để giữ vững đạo đức của m ình, T ro n g b à i học của cựu
kiể m sát viên Nguyễn Pha Lê, t r í nhớ hay ch ín h xác hơn ỉà sự
tro n g sạch, liê m k h iế t của những người cán bộ k iể m sát trê n đã
bị yếu tố v ậ t chấ t xóa sạch,
Sự tro n g sạch, liê m k h iế t còn đòi hỏi k iể m sát v iê n không
được lợ i dụng nghề nghiệp đế' mưu cầu lợ i ích cho gia đ ìn h - đây
là m ộ t yêu cầu rấ t khó đối với kiểm sát viê n k h i h à n h nghề
tro n g m ột xã hội mà quan niệm “ m ộ t người là m quan, cả họ được
nh ờ” còn rấ t đậm nét. N h iề u kiểm sát viên đà lợ i dụ ng v ị t r í
công tác để vợ, con, cháu “ các lo ạ i” có được nhừng quyền lợ i
tro n g công việc, tro n g làm ăn, mua nhà đất, th ậ m chí tro n g việc
khám chừa bệnh, cho con đi học nước ngoài...
Là m ộ t cán bộ kiể m sát, kiểm sát viên tu y ệ t đôì k h ô n g dược
tham ô hoặc trụ c lợ i dù ở bấ t kỳ v ị t r í công tác, chức vụ nào
tro n g cơ quan. Đây là nhừng hành vi v i phạm pháp lu ậ t h ìn h sự
và v i phạm nghiêm trọ n g đạo đức người cán bộ k iể m sát.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : Cá nhân kiể m sát ưién và Viện


kiểm sát có th ể ỉàm g i đ ể khắc p h ụ c n h ữ n g thách
thức này?

ร. Lối sống đúng mực, mô phạm


K iểm sát viên phải có tác phong ng h iê m túc, t r iệ t để thực
h iệ n quy chế văn m in h công sở. Là những đại diệ n ufu tú của hệ

1 80 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


thông cõng chức nhà nước, kiếm sát viên phải xây dựng m ộ t
phong cách chuyên nghiệp, làm việc tậ m tâm , đ ặ t công việc lên
trê n hết. N hững điều kiệ n này là đòi hỏ i đế xây dựng m ột nền
tư pháp chuyên ng hiệp tro ng th ờ i kỳ hội nhập k in h tế - quốc tê.
K iể m sát v iê n cần có th á i độ hòa nhã, tô n trọ n g n h â n
dân. N h á n dân k h ô n g p h ả i là đôi tượng đề ban p h á t mà đôi
với b ấ t k ỳ m ộ t công chức nào, công dân p h ả i được h iể u là đôi
tượng th ụ hưởng, đô i tượng được phục vụ. Đ iều 10 Pháp lệ n h
K iê m s á t v iê n V iệ n k iể m sát n h â n dân quy đ ịn h : “ K iế m s á t
v iê n ph ái tô n trọ n g n h â n dân và chịu sự giá m sá t của nh ân
d â n ” . Tuy n h iê n , ở V iệ t N am , k h i V thức pháp lu ậ t của người
dân còn r ấ t th á p , k h i vai trò g iá m sá t cua các cơ quan dân
biểu địa phương còn m ang n ặ n g tín h h ìn h thứ c, đội ngũ lu ậ t
sư còn m ỏng và người dân chưa có ý thức nhờ người khác bào
chữa th ì quá tr ì n h tô tụ n g d iễ n tiế n như th ế nào đôi k h i là
câu chuyện riê n g cùa Cơ quan điều tra , V iệ n k iể m sát, Tòa án
- những đ ạ i d iệ n cua nhà nước với người dân. T ro n g nh iề u
trư ờ n g hợ p, người dân kh ô n g dám thực h iệ n h ế t nhữ ng quyền
mà pháp ỉu ậ t đã tra o cho họ, th ậ m chí ỉà ngần n g ạ i, sợ sệ t
trước k iể m sát v iê n và những người tiế n h à n h tố tụ n g kh á c -
nhữ ng người đang nắ m giữ vận m ệnh pháp lý của họ. Tâm lý
này đã tồ n tạ i th â m cản cô đê tro n g ý thứ c pháp lu ậ t cùa
người dân V iệ t N am “ con k iế n m ày k iệ n củ k h o a i” , “ được vạ
th ì má đã sưng” từ r ấ t láu tro n g quá khứ còn lưu lạ i. Do đó,
người cán bộ K iể m s á t càng p h ả i b iế t yêu thư ơng người dâ n,
càng k h ô n g th ể vì đ ô i tượng phục vụ kh ô n g ý thức được quyền
được phục vụ mà k iể m sá t viê n kh ô n g tậ m tâ m , cửa quyền,
hách dịch , n h ữ n g n h iề u nh ân dân.

C ả u h ỏ i th ả o lu ậ n : Quay trở lạ i những tà i liệ u về


dạo đức cách m ạng đá đề cập ở Chương I I của Giáo
tr ìn h , n h ữ n g thách thửc này nên dược g iả i quyết như
thê nào? B án thân m ỗi kiểm sát viên có th ể là m gi?

M ộ t vấn đề kh á c cần đề cập đó là: k h i trở về với cuộc sống,

Chương 4. Đ ọo đức nghề nghiệp của Kiẽm sát vién 181


gia đình, bè bạn, là m ộ t con người cúa đời th ư ờ n g nhưng nhữ ng
quy tắc đạo đức của kiế m s á t v iê n vẫn tiế p tụ c rà n g buộc. C ũng
có ý k iế n cực đoan hơn cho rằ n g , n h iề u k iế m s á t viên vớ i tâ m
lý tự cho m ìn h là quan chức N h à nước, lạ i là m tro n g lĩn h vực
tư pháp h ìn h sự - có quyền sin h , quyền s á t v ớ i bị can, bị cáo.
V ì th ế , qua nhiều lầ n được bị can, b ị cáo và người nhà, người
bào chừa của họ năn nỉ, cầu cạnh, n h ờ vả... nên tâ m lý -‘bề
tr ê n ” đôi với người khác, đôì v ớ i người bào chữa đã dần được
đ ịn h h ìn h . Tuy n h iê n , ph ần lớ n lạ i k h ô n g đồng ý với ý k iế n
này bởi đại da sô' các k iể m sát v iê n ở nước ta vẫn là nhừ ng
người có lố ì sông mô phạm , đúng mực (điều n à y có được nhờ:
(i), m ôi trư ờng công việc tương đôi k h ắ c n g h iệ t, n h iề u áp lực,
nhiều va chạm; (ii), th u n h ậ p còn quá th ấ p đế có dược m ộ t cuộc
sông hưởng th ụ ; ( iii) , cũng như các lìn h vực kh á c, họ còn chịu
sự giám sát, quản lý của tổ chức Đ ảng, M ặ t tr ậ n tổ quốc, tổ
chức đoàn th ể , n h â n dân ớ địa phương. Tuy n h iê n , kh ô n g th ế
không phủ nh ận những th a hóa về n h â n cách, lô i sống v ẫ n
đang “ gặm n h ấ m ” các cán bộ là m công tác bảo vệ pháp lu ậ t,
tro n g đó có các kiể m sát viên .
K hôn g chỉ k iể m sát v iê n , mà cả gia đ ìn h họ cũng p h ả i
gương mẫu tro n g việc chấp h à n h các quy đ ịn h cua nơi dân cư,
vợ/chồng, con cái p h ả i gương mẫu tro n g công tác, học tậ p . Đ iều
này yêu cầu bẳn th â n k iế m sát v iê n p h ả i có k h ả năng tu yê n
tru yề n , vận động, giáo đục vợ con, gia đ ìn h sông đúng mực, mô
phạm . Nếu khô ng có kh ả n ă n g tu yê n tru y ề n , vận động, giáo
dục vợ con m ìn h, gia đ ìn h m ìn h th ì có th ể đ ặ t đâu hỏi về năng
lực tuyên tru y ề n , vận động, các công dân kh á c tro n g xả hội
tuân th ủ pháp lu ậ t và các quy phạm kh á c của xã h ộ i của k iể m
sát viên.
K iểm sát viên phải là người đồng n g h iệ p tố t, người cha/mẹ,
chồng/vợ tố t, không có điều tiế n g tro n g quan hệ nam nữ, hạn
chê tham gia các hoạt động g iả i tr í, sin h h o ạ t công cộng thư ờng
có nguy cơ không là n h m ạ nh như tớ i các sàn nhảy, quán bar,
quán nhậu.

182 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : A n h c h ị có nhận xét gì về “n h ậ u ”
và ảnh hưởng cứa n h ậ u đ ố i với nhân cách, đạo đức
của kiểm sát viên? Có th ể có "văn hóa n h ậ u ' trong đ ờ i
sống của kiểm sát viên được không? T ạ i nao? Có công
bằng khô ng nếu các kiểm sát viên được yêu cầu hành
xử ở mức độ cao hơn tro n g cả đ ờ i sống cá nhân và
công việc? N ếu vậy th i tạ i sao và trên cơ sở nào?

III. CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐẠO ĐỨC KIEM sát v iê n
1. Bảo đảm về vị thế công tác
K iếm sát v iê n p h ả i có quyền lực thực tê để p h á t hiện và xử
lý vi phạm tro n g quá trìn h giám sát h o ạ t động tư pháp. Đồng
th ờ i, cần đảm bảo cơ chế công tố chỉ đạo, chi huy điều tra đế vai
trò của kiể m sát viên mà kh ô n g p h ả i là đảm bảo tín h hợp pháp
cho các hoạt động tô tụ n g của Cơ quan điều tra.
Đ iều tra là h o ạ t động quan trọ n g bậc n h ấ t cùa tô' tụ n g và
là khâu đầu tiê n , đồng th ờ i cũng là khâ u có tín h quyết đ ịn h
n h ấ t tro n g toàn bộ quy tr ìn h ho ạt động tư pháp. T ấ t cả các hoạt
động công tô, x é t xử dù th ế nào chăng nữa củng ph ải căn cứ
vào k ế t quả xác thực của các h o ạ t động điều tra . V ì vậy ho ạt
động điều tra p h ả i gắn ch ặ t hoặc í t n h ấ t là dưới sự chi đạo trực
tiế p cua hoạt động buộc tộ i. T ro n g trư ờn g hợp những vụ án
phức tạ p mà người tiế n h à n h điều tra cần đến chuyên môn
n g h iệ p vụ th ì h o ạ t động điều tra n à y ph ái được đ ặ t dưới sự chỉ
đạo ch ặ t chè của k iể m sát v iê n thực h iệ n quyền công tô cua vụ
án. Công tô uỷ viê n nếu kh ô n g trự c tiế p điều tra hoặc khô ng
chỉ đạo điều tr a th ì là m sao có th ể nắ m được m ọi ngóc ngách
của tộ i phạm m à buộc tội?
Nhưng h iệ n nay cơ quan tiế n h à n h điều tra không phải là
cơ quan buộc tộ i, tức ]à điều tra và buộc tộ i không cùng m ột chủ
th ể . B ởi vậy giữa các chủ th ể thư ờng xảy ra không ít những sự
đánh giá khác nhau về chứng cứ và về đ ịn h tộ i danh.

ChƯdng 4. Đợo dửc nghề nghiệp của Kiêm sât viên 183
C ả u h ỏ i th ả o lu ậ n : A nh chị có bỉnh luậ n gì về cách
đặ t vấn để tro n g trích dần nêu trên ? Theo anh chị, nếu
thực hiện cơ chế công tô chỉ đạo điề u tra và Viện kiểm
sát không thực hiện chức năng kiềm sát xét xứ như hiện
nay nữa th ỉ những điề u này có ỷ nghĩa trong việc đảm
bảo đạo đức nghề nghiệp cho Kiêm sát viên kh ô n g ?

V iệc th iế t lập m ộ t m ôi trư ờn g là m việc mà k iể m sát viên


được là m việc độc lậ p và nâng cao tín h chịu trá c h nh iệ m cá
nhân là m ộ t tro n g những đảm bảo cho đạo đức nghề ng hiệp của
kiể m sát v iê n được thực h iệ n , vì vậy việc n g h iê n cứu lạ i m ộ t sô
vấn đề cúa chê độ th ủ trư ở n g chê để th ủ trư ở n g khô ng quyết
đ ịn h tha y, kh ô n g chịu trá c h nh iệm th a y k iể m sát v iê n cũng cần
được đ ặ t ra.
Đ ảm bảo sự phân công công việc hợp lý , trá n h tìn h trạ n g
kiểm sát viên ph ải g iả i quyết cùng lúc quá nhiều án tạ i các th à n h
phố lớ n và kiếm sát viê n khô ng có nhiều việc để là m tạ i các V iện
kiểm sát quân sự. Nếu với sô" lượng án nhiều như h iệ n nay, tấ t
yếu tồn tạ i tìn h trạ n g tồn đọng án, tìn h trạ n g k iế m sát “ nguội”
- kiế m sát trê n hồ sơ, biên bản, tà i liệu... vì k iể m sát vién không
đủ th ờ i gian đê xuống h iệ n trư ờng dự khá m nghiệm , khòng vào
T rạ i tạ m giam , N hà tạ m giữ dự hỏi cung. Hồ sơ, biên bản, tà i liệ u
là những văn bản g h i lạ i diễ n biến ho ạt động điều tra lạ i chu yếu
do Cơ quan điều tra lậ p ra. V ì vậy, việc kiể m sát các văn bản này
chỉ là kiểm sát sự tá i hiệ n ho ạt động điều tra qua tường th u ậ t
chủ quan cua Điều tra viên . N h iề u h o ạ t động điều tra mang tín h
mấu chốt đôi với quá trìn h chứng m in h tộ i phạm lạ i không được
kiểm sát viên trự c tiế p kiể m sát. Theo cách nói cua bà Võ T h ị
K im Hồng, V iệ n trư ởn g V iệ n kiểm sát nhân dân Tp. Hồ C hí
M in h , “ những vụ án đặc b iệ t quan trọ n g th ì k iể m sát chặt chè từ
giai đoạn điều tra , những vụ án còn lại thư ờng rấ t í t kiểm s á t” .
Do đó, cách tổ chức, phân bổ công việc b ấ t hợp lý sẽ buộc k iể m
sát viên ph ải chấp chận buông xuôi về c h ấ t lượng vì khô ng đu
sức thực h iệ n , chính như vậy cũng dẫn đến việc kh ô n g th ể bảo
đảm trọ n vẹn đạo đức nghề nghiệp của m ình.

184 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


2. Bảo đảm về tiền lương, đõi ngộ xã hội và phương tiện
làm việc...
Có thê n ó i, mức lương và trợ cấp của k iề m sát viên h iệ n nay
không thế h iệ n sự ưu đãi th ậ t sự đáng kể nào của N hà nước đôi
với nghé ng h iệ p của họ. Cái gô'c của việc giáo dục, rè n luyện đạo
đức cho k iể m sát viên nói riê n g và công chức N hà nước nói
chung, đám báo cho đạo đức nghề nghiệp được thê h iệ n là làm
sao đê họ “ kh ô n g thể tham nhũng, kh ô n g muốn th a m nhũng và
không cần tha m nh ũ n g ” . M uốn vậy, cần có chế độ đã i ngộ thỏa
đáng về tà i chính đôi với kiể m sát viên , dể “ dưỡng liê m ” họ,
tă n g th u n h ậ p cho họ ph ải được coi là m ộ t g iâ i pháp nhằm nâng
cao ch ấ t lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : A n h c h ị có bao g iờ so sánh chê


độ đ ã i ngộ đ ố i với kiểm sát viên ở V iệt N am so với ở
nước ngoài k h ô n g ỉ Ngược lạ i, anh ch i C.Ó bao g iờ so
sánh các yêu cầu về nghề nghiệp và quy tắc ứng xử
nghề nghiệp của kiểm sát viên ở nước ngoài với V iệt
N am không? N ếu không, tạ i sao? N ếu cỏ, m ục đích của
việc so sánh đó đ ố i với anh c h ị là gì?

3. Xử lý đối vỡi các trơởng hợp vi phợm đạo đửc nghề nghiệp
Để đảm bảo đạo đức nghề ng h iệ p của k iể m sát viên , cần có
chế tà i xử lý kỷ lu ậ t đôi với k iể m sát v iê n vi phạm các quy tắc
đạo đức này ng h iê m khắc hơn, khách quan hơn, khắc phục tìn h
trạ n g bao che tro n g việc p h á t h iệ n và xử lý vi p 'iạ m . K h i biểu
dương, khen thư ớng những cá nh ân, tậ p thể cũng như quyết đ ịn h
k ỷ luậ t, cần tu y ệ t đối trá n h việc “ n h ấ t bên trọ n g , n h ấ t bên
k h in h ” , những th iê n vị, đ ịn h kiế n .

4. Bảo đảm về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vò


tái bổ nhiệm
Tại V iệ t N am hiệ n nay, đội ngũ cán bộ k iể m sát cũng như cán

Chương 4. Đạo đức nghẻ nghiệp của Kíẽm sát viên 185
bộ Tòa án được tuyển dụng theo chỉ tiêu, kế hoạch và nội dung theo
quy địn h của từng ngành, sau đó m ới cử đi học. Cũng giống như
nhiều cơ quan khác tro ng bộ máy nhà nước, tìn h trạ n g “ con ông
nọ, cháu bà k ia ” sau mỗi kỳ th i tuyển công chức đả khiến cho m ột
số V iện kiểm sát trớ thà nh nơi tiếp nhận con em tro n g ngành, k h i
cần kỷ luật lạ i không dám kỷ luật vì ngại va chạm với cha chú của
những công chức có sai phạm. Ngược lại, các công chức “con cháu”
cũng sẽ không dám phán ứng với các lãnh đạo - các công chức “ cha
chú” , không thế “xét xử độc ỉập và chỉ tuân theo pháp luậ t” .
Do vậy, cần có m ột cơ chế th i tuyển công chức mới. Thực hiện
việc th i tuyển tư pháp quốc gia đào tạo chung thẩm phán, kiểm
sát viên, luậ t sư với đối tượng là th í sinh tự do đă tố t nghiệp cứ
nhân luật mới là cơ chế tuyến chọn m ột cách hiệu quả nguồn nhân
lực có trìn h độ, có tô' chất phù hợp với nghề nghiệp của các chức
danh tư pháp, phù hợp với thời kỳ hội nhập k in h tế quốc tế, thu
hút các cử nhân tré có học lực tố t th i tuyển vào ngành tư pháp.
K h i chọn được những cá nhân Ưu tú này, việc đ ịn h hình, giáo dục
đạo đức nghề nghiệp đôi với họ sẽ thuận lợ i hơn, quan trọ n g hơn
cả, họ không phải chịu tác động của các m ôi quan hệ “ ơn nghĩa” ,
“họ hàng” tro ng các Viện kiếm sát, từ đó, việc sống và làm việc
theo đúng quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, thông qua th i tuyển tư pháp quốc gia - m ột k ỳ th i
có uy tín và mang tín h quốc gia, những người trú n g tuyển có ý
thức cao hơn về nghề và trá c h nhiệm của người làm nghé, đồng
th ờ i, k h i người học được đào tạo bài bản và trê n m ộ t m ậ t bằng
như nhau, sẻ làm cho trìn h độ chuyèn m ôn tố t hơn và cán bộ
kiểm sát cảm th â y tự tin hơn với v ị t r í của bản th â n tro n g hệ
thố ng tư pháp. Điều này có ý nghĩa quan trọ n g tro n g việc đảm
bảo nhân cách, đạo đức của người cán bộ k iế m sát.
Để đảm bảo dạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên, ngành
kiểm sát cần có chính sách công khai, m in h bạch, trê n cơ sở nàng
lực và phẩm chất đạo đức cá nhân trong việc bổ nh iệm vị tr í lãnh
đạo, nâng bậc kiểm sát viên sơ cấp lên tru n g cấp, trung cấp lên
cao cấp, luân chuyển cán bộ, đưa thực tế địa phương, quy hoạch
nguồn trong bộ máy V iện kiểm sát. Chỉ k h i đạo đức là m ột tiê u chí

186 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


xét bổ nhiệm, tá i bố' nhiệm trong m ột cơ chế công tác tổ chức cán
bộ th ậ t sự m in h bạch, khách quan th ì khi đó, đạo đức nghề nghiệp
mới được nhìn nhận đúng với vị tr í cúa nó, mới được đảm bảo.

C â u h ỏ i th ả o lu ậ n : A n h / c h ị có đổng ý với phàn tích


trẽn k h ô n g ĩ Còn có các yếu tô nào khác trợ g iú p cho
m ột nền kiểm sát chuyên nghiệp, đạo đức và vững
m ạnh hơn?

ร. Đảm bào bằng ccf chế giám sát của các phương tiện thõng
tin đại chúng
K hi nghiên cứu m ột cách toàn diện về tín h hiệu quá của các
th iế t chê đảm báo đạo đức nghề nghiệp cua người cán bộ kiếm sát,
không thể không đề cập vai trò cúa các cơ quan thông tấn, báo chí.
ơ các nước phát triể n , báo chí được xác định là loại “quyền lực thứ
tù'’ trong xả hội, là “công cụ giám sát chính quyền” , quyền lực của
báo chí chính là quyền lực của công luận, dư ìuận xã hội. ơ V iệ t
Nam, các vụ việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiếm sát
thường do báo chí phát hiện và thông tin tới công luận. Nhiều tờ
báo đã góp phần đáng kể vào việc phát hiện vi phạm đạo đức nghề
nghiệp cúa cán bộ kiểm sát mà Viện kiểm sát chưa phát hiện ra và
có tác động mạnh mẽ đến quyết tâm loại trừ các vi phạm pháp luật
này của Viện kiếm sát. Báo chí chính là sự thê hiện hoạt động giám
sát của xã hội, cua mọi người dân đối với hoạt động tư pháp nói
chung và các cán bộ của cơ quan này nói riêng. Vấn đề này đặc biệt
có ý nghĩa trong điều kiện nước ta - kh i tín h m inh bạch của hoạt
động tư pháp chưa th ậ t sự được bảo đảm và còn có nhiều điều bị coi
là “tế nhị, nhạy cảm” . Tuy nhiên, những lợi ích mà báo chí mang
lại cho việc đảm bảo và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ
kiểm sát vẫn chưa được Viện kiểm sát nhìn nhận m ột cách nghiêm
túc và toàn diện. H iện nay, do không muốn công khai vụ án và các
hoạt động giải quyết vụ án, nhiều Viện kiểm sát khước từ cung cấp
thông tin cho báo chí, thậ m chí có hành vi v i phạm luật báo chí.
Chi’ trong trường hợp muốn tuyên truyền, giáo dục pháp luật hoặc

Chi/úrtg 4. Đạo đức nghề nghiệp của Kiêm sát viên 187
muốn phố biến thành tích, Viện kiểm sát mới cởi mở với báo chí.
Do không nhận thức đầy đủ về sự tham gia cua báo chí vào
hoạt động giám sát đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm sát, nên
chưa tìm ra cơ chế đế ph át huy vai trò của báo chí, thậm chí còn
hạn chê báo chí, hạn chê việc sử dụng quyền lực cùa công luận đối
với việc phát hiện và xử lý những cá nhân vi phạm pháp luật.

NHỮNG VẤN ĐỂ CHÍNH CẦN l ư u ý


(Rút ra từ toàn bộ nội dung của chương)
ỉ. Đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên không p h ả i là
giáo điều mà là những chuẩn mực ứng xử mà nghề nghiệp
và xã hội đò i hỏi, nó xuất p h á t từ chính thực tiễn công tác
hàng ngày của m ỗi kiểm sát viên. Chủng củng bắt nguồn từ
các hành v i đạo đức cơ bản (liê n hệ với phần viết tro ng
Chương 2 của Giáo trìn h ).
2. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên.
3. Đạo đức nghề nghiệp của kiềm sát viên gắn liề n với
những điều kiện đảm bảo, trong đó, quan trọng nhất hiện
nay là hai vấn đề: đảm bảo v ị th ế công tác và đảm bảo về
chế độ đ ã i ngộ?.

CÂU HỎI THẲO LUẬN


1. Đạo đức nghề nghiệp của kiểm sát viên có gỉ khác bỉệt
với đạo đức nghề nghiệp của các chức danh tư pháp khác?
2. Nguyên nhân tạ i sao những vụ việc ui phạm đạo đứe
nghề nghiệp của kiểm sát viên được p h á t hiện rấ t nhiễu
trong th ờ i g ia n gần đây?
3. N hững khó khăn của các cán bộ kiềm sát trẻ trước và
sau k h i được bổ nhiệm kiềm sát viên tạ i các quận, huyện, th ị
xã thành p h ố thuộc tỉn h là gỉ? G iả i pháp nào ngoài các g iả i
pháp đã được giáo trìn h đề cập đề g iả i quyết những khó
khăn đó?

188 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pháp lệnh Kiếm sát viên Viện kiếm sát nhân dân năm 2002.
2. Các quy chế công tác của V iện kiểm sát nhân dân.
3. Nguyễn Tấn Dũng (2002), B ài phát biểu tạ i H ội nghị tống
k ế t công tác năm 2002 cua ngành K iêm sát nhán dân
07/01/2002.
4. Pháp luậ t, số 213 (2.369) ngày 05/9/2004, ư ỷ ban Pháp
lu ậ t Quốc hội làm việc tạ i th à n h phố Hồ Chí M in h : H oạt động
tố tụ n g còn nhiều vi phạm, V ietna m ne t, 17:22’ ngày 10/01/2005,
V iệ n kiếm sát phải hiểu nỗi khố ciia người bị oan.
6. V iệ n Khoa học k iê m sát, V iện kiểm sát nhân dán tố i cao
(1995), N hừng vấn đề lý luận và thực tiễ n cấp bách của tô tụn g
h ìn h sự V iệ t Nam , K ý yếu đề tà i khoa học cap Bộ.
7. V ietN am net, 22:14’ ngày 27/11/2006, Hà N ội: B ắ t quả
ta n g kiểm sát viên nhận tiề n chạy án.
8. Vnexpress, 11:58’ ngày 24/1/2007, K h ở i tô kiế m sát viên
đ á n h trọ n g thương nhà báo.
9. Báo điện tử Đảng Cộng sản V iệ t Nam , 17h 33’, 7/4/2008,
N ữ kiêm sát viên tiê u biểu vùng Tây Bắc.
10. Các tà i liệu khác.

Chướng 4. Đợo đức nghề nghiệp của Kiêm sót viên 189
Chựơng 5. ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
LUẬT SÚ
ThS. N g u yễ n T h ị H ằ n g N g a
ThS. N g u yễ n T h ị M ìn h H uệ

H oạt động nghề nghiệp của lu ậ t sư có ảnh hướng trự c tiếp


đến quyền, lợ i ích của khách hàng, hoạt động của các cư quan
nhà nước, cơ quan tiến hành tô tụ n g và hoạt động quán lý nhà
nước bằng pháp luậ t. Do đỏ, các nước trê n th ế g iớ i, đặc biệt các
nước có nghề lu ậ t sư p h á t triể n lâu đ ờ i đều ban hành các quy
tắc đạo đức nghề nghiệp cho lu ậ t sư. Các bản quy tắc này thường
rõ ràng, cụ th ể và chi tiết, tạo điểu kiện thuận lợ i cho các lu ậ t
sư hiểu và tuân thú.
Ớ V iệt Nam , hoạt động nghề nghiệp của lu ậ t sư đã chỉ ro
rằng, pháp lu ậ t không th ể điều chin h hết m ọi quan hệ, m ọi khía
cạnh của nghề lu ậ t sư, cần th iế t p h ả i có các quy tắc đạo đức,
quy tắc ứng xử nghề nghiệp để điểu chính m ột cách toàn diện
và hiệu quả tác nghiệp cua lu ậ t sư. N gày 05 thá ng 8 năm 2002,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quy tắc mầu về đạo đức
nghề nghiệp L u ậ t sư kèm theo Quyết đ ịn h số 356b ì 2002 /Q Đ -
BTP. Q uy tắc m ẫu về đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư gồm 4
chương, 14 quy tắc, quy đ ịn h những nguyên tấc cơ bán và cần
th iế t nh ất đế các Đoàn lu ậ t sư cụ th ế hóa những quy tác này
thà nh bản quy tắc đạo đức nghé nghiệp lu ậ t sư áp d ụ n g cho lu ậ t
sư thà nh viên của Đoàn m ình.
Trên cơ sở ph án tích các quy đ ịn h của pháp lu ậ t liê n quan
đến hoạt động hành nghề lu ậ t sư, Quy tắc mẫu về dạn đức nghề
nghiệp lu ậ t sư và thực tiễn hoạt động đào tạo nghề lu ậ t sư,
Chương này tập tru n g làm rõ các đặc điểm cơ bản của nghề lu ậ t
sư, các n ộ i dung cơ bản của đạo đức nghề lu ậ t sư và cơ chê' bảo
đảm thực th ỉ các quy tắc đạo đức nghề lu ậ t sư.

190 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


I. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ LUẬT sư
Bên cạnh nhửng đặc điểm chung của nghề lu ậ t như đã trìn h
bày ờ Chương 1, nghề lu ậ t sư còn có những đặc điểm mang tín h
đặc th ù . V iệc nhận diện những đặc điểm riê n g của nghề lu ậ t sư
là việc làm cần th iế t đế hiểu, xác lập và thực hiệ n những quy
tắc đạo đức của nghề lu ậ t sư. T rê n bình diện chung, có thế nhận
th ấ y nghề lu ậ t sư có những đặc điểm cơ bản sau:

1. Tính chốt hưỡng dẫn


Để có thế thực hành nghề nghiệp lu ậ t sư, m ột cá nhân phải
trả i qua m ột quá trìn h tích luỹ k iế n thức chuyên môn lâu dài.
T ạ i m ộ t số quốc gia, ví dụ như M ỹ, đế có thế’ hành nghề lu ậ t sư,
m ột cá nh ân trước hế t phải học xong m ột bằng đại học chuyên
ngành (kh ô n g phái chuyên ngành luậ t) th ì mới có thể th i vào
m ột trư ờ n g luậ t, sau k h i tố t nghiệp trư ờng luậ t, cá nhân đó phải
tr ả i qua m ột quá trìn h thực tập nghề tạ i m ột hãng lu ậ t tro n g
m ột th ờ i hạn n h ấ t đ ịn h , sau đó tham gia m ột cuộc th i quốc gia
để được cap thẻ lu ậ t sư. ơ m ột sô" quôc gia châu Á, tro n g đó có
V iệ t N am , m ộ t cá nhân nếu học liê n tục và vượt qua được tấ t cả
các kỳ th i th ì tru n g bình sau sáu năm học và thực tập th ì mới
có thé hành nghề với tư cách lu ậ t sư chính thức. C hính quá trìn h
đào tạo trê n là cơ sở quan trọ n g để tra n g bị cho lu ậ t sư lượng
kiế n thức về chuyên ngành luật và kỹ năng thực hành nghề.
Lượng kiến thức mà m ỗi lu ậ t sư có được th ô n g qua quá trìn h đào
tạo trê n cơ sở kế t hợp với k in h nghiệm được tích lũy tro n g quá
trìn h hà n h nghề tạo ra tín h chuyên môn hoá sâu của nghề lu ậ t
sư. Do đó, cá nhân, tổ chức khô ng được đào tạo về lĩn h vực này
sẽ gập kh ô n g í t khó khă n k h i hiểu, tuân thủ các quy đ ịn h cua
pháp lu ậ t và quan trọ n g hơn là thực hiệ n các hoạt động có liê n
quan đến các thủ tục tố tụng, tiế n hành các thủ tục pháp lý để
bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp của m ình. N hận diện sự đòi
hỏi chuyên m ôn sâu của nghề lu ậ t sư và những khó khă n k h i tự
m ìn h g iả i quyết củng như thực h iệ n các thủ tục hành chính, thủ
tục tô’ tụ n g n h ấ t đ ịn h hoặc giả i quyết những vấn đề pháp lý,

Chương 5. Đợo đức nghề nghiệp của Luật SƯ 191


những vụ án, vụ việc n h ấ t đ ịn h , các cá nhân, tố chức thư ờng đề
nghị lu ậ t sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho m ình.
Loại dịch vụ khách hàng đề nghị lu ậ t sư cung cấp thường đa
dạng và có tín h chất mức độ phức tạp khác nhau. Tuy nhiên, có
thể chia làm hai nhóm dịch vụ chính, đó là nhóm dịch vụ liên
quan đến tra n h tụn g và nhóm dịch vụ liê n quan đến tư vấn. T ín h
hướng đẫn như m ộ t đặc th ù nghề nghiệp của lu ậ t sư được thế hiện
đặc b iệ t rõ né t k h i lu ậ t sư cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách
hàng. Vậy tư vấn là gì? Tư vân là ph át biểu ý k iế n về nhừng vấn
đề được hòi đến nhưng không có quyền quyết đ ịn h '1. Tư vấn pháp
lu ậ t là việc lu ậ t sư hướng dẫn, đưa ra ý kiế n , giúp khách hàng
soạn thảo các giấy tờ liê n quan đến việc thực hiệ n quyền, nghĩa
vụ cùa họ 2'. N hư vậy, k h i lu ậ t sư hành nghề với tư cách lu ậ t sư tư
vấn, lu ậ t sư có thế thực h iệ n ba nhóm công việc chính sau:
T h ứ n h ấ t: L u ậ t sư hướng dẫn cho khách hà ng ứng xử đúng
pháp lu ậ t
B ấ t kỳ cá n h â n hay tồ chức nào k h i tiế n h à n h m ộ t giao dịch,
thú tục hành chính b â t k ỳ cũng ph ải tuâ n th ủ những quy đ ịn h
cụ thê của pháp lu ậ t điều ch in h th ủ tục đó. Ví dụ, để có th ể
th à n h lậ p m ộ t doanh ng h iệ p cần tuâ n th ủ các quy đ ịn h về trìn h
tự, thủ tục, hồ sơ, điều k iệ n th à n h lập doanh ng h iệ p theo quy
đ ịn h cua lu ậ t doanh ng hiệp và các vãn bản hướng dẫn th i hành.
K h i muốn tiế n h à n h thực h iệ n m ộ t dự án liê n quan đến b ấ t động
sản, cá n h â n , tố chức p h ả i tuân th ủ nh iề u tr ìn h tự, th ủ tục được
quy đ ịn h tro n g những vãn bản pháp lu ậ t như: lu ậ t đ ấ t đai, lu ậ t
xây dựng, lu ậ t k in h doanh b ấ t động sản, lu ậ t đầu tư... H o ạ t động
hướng dẫn của lu ậ t sư bao gồm việc xác đ ịn h , phân tích , và giúp
khách h à n g hiể u đúng quy đ ịn h của pháp luậ t. Bên cạnh đó, là
việc dự liệ u cho kh á ch h à n g những công việc cần th iế t phải tiế n
h à n h , những vân đề thực tế có th ể p h á t s in h đề khách hàng
thực h iệ n dự đ ịn h cúa m ìn h.

V iện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, 1998, tr. 1035.
Điều 28 khoản 1 Luật L u ậ t sư.

192 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


T h ứ h a i , L u ậ t sư đưa ra các ý k iế n tư vân pháp lý cho m ộ t
tìn h huống cụ thể.
Trong cuộc sống thường nhật, và tro ng quá trìn h quản lý và phát
triển hoạt động k in h doan, cá nhân, tố' chức có thể gặp phải những
vấn đề pháp lý nh ất định. Đó có thể ỉà những bất đồng về quyền lợi
giữa những người được hưởng thừa kế theo pháp luật, những tranh
chấp về lối đi chung, về đất đai, nhà và các loại tài sản khác. Các
doanh nghiệp có thể gặp những vướng mắc khi đối tác trong các hợp
đồng, thoả thuận vi phạm nghĩa vụ hoặc có những hành vi gây ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Trước những tìn h huống đó,
khách hàng thường đến gặp ỉuật S Ư đề nghị tư vấn đánh giá những
lợi thế và bất lợi trong tra n h chấp, các công việc cần th iế t phải tiến
hành, các giải pháp để giải quyết tra n h chấp.v.v..
T h ứ ba: L u ậ t sư soạn thảo cho khách hàng các giấ y tờ đế
thực hiện quyền và n g h ĩa vụ của họ.
Do am hiểu các quy đ ịn h pháp luậ t, bản ch ấ t các giao dịch,
quan hệ pháp lý và khả nâng diễn đạ t tố t bằng ngôn ngừ nói và
ngôn ngữ v iế t, lu ậ t sư thường được khách hàng tín nh iệ m tro n g
việc soạn thảo những văn bản, giấy tờ quan trọ n g đế khách hàng
thực h iệ n các quyền và nghĩa vụ của họ. Đó có thể là việc soạn
thảo di chúc, hợp đồng, thoả thuận, đơn kh iế u n ạ i, đơn khiế u
k iệ n , các cóng văn k iế n nghị,... Việc soạn th ả o các giấy tờ, tà i
liệu của lu ậ t sư khô ng chỉ giúp khách hàng hạn chế những rủ i ro,
bất lợ i trước, tro n g k h i giao k ế t cũng như g iả i quyết nhừng tra n h
chấp p h á t sin h tro n g quá tr ìn h thực h iệ n các giao k ế t đó. N hữ ng
lợ i ích mà ý k iế n tư vấn, sự hướng dẫn của lu ậ t sư m ang lạ i cho
khách hàng đã k h iế n cho nhận thức về vai trò và tầ m quan trọ n g
cua h o ạ t động nghề nghiệp lu ậ t sư đă và đang được nâng cao ơ
tấ t cầ các quôc gia trê n th ế giớ i tro n g đó có V iệ t Nam.

C â u h ỏ i:
A n h !c h ị hãy tìm ra n h ữ n g đặc điểm khá c của nghề
lu ậ t sư? Theo a n h !c h ị nghề lu ậ t sư cố đặc điể m gì
khác b iệ t với nghề th ẩ m ph án?

Chương ร. Oọo đức nghề nghiệp của Luột sư 193


2. Tính chất phản biện
X é t dưới góc độ nghề nghiệp của lu ậ t sư, tín h chât phán biện
là những biện luận nhằm phản bác lạ i lý lẽ, ý kiến quan điểm
của người khác mà m ình cho là không phù hợp với pháp lý và
đạo lý . T ín h phản biện được nhận diện tro n g nhiều ho ạt động
nghề ng hiệp của lu ậ t sư.
K h i lu ậ t sư tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ
quyền và lợ i ích cho khách hàng tro ng m ột tra n h chấp dân sự,
k in h doanh thương m ại hay lao động, lu ậ t sư thường phải đối m ặ t
với nhừng ý kiến trá i chiều đến từ bên kia tro ng tra n h chấp.
Thông thường k h i có tra n h chấp, bất đồng xáy ra, m ồi bên đều
có xu hướng kh a i thác những điếm bất lợ i về pháp lý của bên k ia
tro n g tra n h chấp đế giành lạ i những lợ i ích n h ấ t đ ịn h cho m ình.
K h i được khách hàng tín nhiệm m ời làm người bảo vệ quyền và
lợ i ích hợp pháp, bên cạnh việc tối da hoá lợ i thè của khách hàng
m ình tro n g tra n h chấp, lu ậ t sư còn phải nhận diện những b ấ t lợ i
của khách hàng và tìm ra giải pháp làm hạn chế hoặc thá o gỡ
những bất lợ i đó. Đê thực hiện những tác nghiệp trê n cần phải
kế đến kỹ th u ậ t sử dụng chứng cứ, nghệ th u ậ t sử dụng ngôn từ
của lu ậ t sư để phản biện, bác bỏ các chứng cứ, lập luận, đánh giá
điếm b ấ t hợp lý, không phũ hợp với pháp luật, thoả thuận, hợp
đồng hoặc bản chát quan hệ pháp lý giữa các bên.
K h i tham gia tố tụ n g với vai trồ người bào chữa cho bị can,
bị cáo, lu ậ t sư có m ột nh iệm vụ quan trọ n g - thể hiệ n tín h phản
biệ n của nghề lu ậ t sư, đó chính là nghĩa vụ, tác nghiệp "... sử
d ụ n g m ọi biện pháp do pháp lu ậ t quy đ ịn h để là m sáng tỏ
n h ừ ng tỉn h tiế t xác đ ịn h bị can, bị cáo vô tội, những tỉn h tiế t
g iả m nhẹ trách nhiệm hìn h sự của bị can, bị cáo; g iú p bị can, bị
cáo về m ặt ph áp lý nhầm bảo vệ quyền và lợ i ích hợp p h á p của
h ọ ”"'. K h i tham gia phiên toà h ìn h sự, lu ậ t sư bào chữa khô ng
những phải đưa ra những ý kiế n phản biện quan điểm của kiểm
sá t v iê n mà còn có th ể phải phản biệ n lạ i ý k iế n của lu ậ t sư phía

Xem khoản 3, Điều 36 Bộ lu ậ t Tố tụng hình sự.

194 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


người bị hại. Chí cần m ột vài thao tác sử dụng máy vi tín h tru y cập
internet, chúng ta có thể tìm thấy nhừng ví dụ điển hình về người
bào chừa đã sử dụng nhừng chứng cứ, lập luận của mình để giâ i oan
cho người vô tội hoặc phán bác lại những lập luận chưa toàn diện,
thuyết phục cua kiểm sát viên hoặc luật sư cua người bị hại,
T rong quá trìn h tư vấn cho khách hàng giả i quyết các tra n h
chấp, bất đồng về k in h doanh thương m ại, lao động hay dân sự
ở gia i đoạn tiề n tô tụng, tín h phản biện của lu ậ t sư cũng th ể
h iệ n khá rõ nét. Đó chính là khả năng đánh giá, khá năng đưa
ra các ý kiế n , nhận định nhằm th u yế t phục hoặc phủ nhận,
phán bác ý k iế n của bên kia và của lu ậ t sư của bên kia tro n g
tra n h chấp. Sự phản biện ơ đáy không phải là những “lờ i qua,
tiế n g lạ i ” thô ng thường mà phải hiểu đây là sự “cãi lý " tức tra n h
luận có cơ sở pháp ]ý và phù hợp với các tìn h tiế t có tro n g hồ
sơ, bối cảnh vụ việc. H iệu quá của sự phản biện là k ế t quả của
việc k ế t hợp nhuần nhuyễn giữa kiế n thức pháp lý , k in h
nghiệm , sự sáng tạo tro n g việc xứ lý tìn h huống cùa lu ậ t sư.
N h ìn ớ góc độ rộng hơn, tín h phán biện của luậ t sư còn đóng
góp cho việc hoàn th iệ n các chính sách, quy đ ịn h của pháp luật.
Với ý thức phản biện mang tín h xây dựng, nhiều lu ậ t sư ở V iệ t
N am cũng như ở nhiều quốc gia trê n th ế g iớ i đã tham gia vào quá
trìn h đóng góp ý k iê ĩì xây dựng các văn bản pháp luật. Đặc biệ t,
các lu ậ t sư còn đưa ra những nhận đ ịn h , đóng góp, kiến nghị góp
ý cho các cơ quan có thắm quyền tro ng việc sửa đổi, bô sung hoặc
th a y th ế nhửng quy đ ịn h không phù hợp, gây cán trở cho sự p h á t
triể n của các quan hệ xà hội và những quy đ ịn h trá i hoặc kh ô n g
phù hợp với các văn bản pháp lu ậ t khác.
Từ sự phân tích trê n có th ể thấ y, vai trò “thầy c ã i” kh ô n g
th ể th iế u và luôn có chỗ đứng vững chắc tro n g sự p h á t triể n của
xã hội.

C ả u h ỏ i: A nh ì ch ị hãy lẩy ví dụ thực tế chứng m ìn h


cho tín h ph ản biện tro ng hoạt động nghề nghiệp của
lu ậ t sư?

Chương 5. Đọo đức nghề nghiệp của Luật SƯ 195


3. Tĩnh ỪỢ giúp
Ớ V iệ t Nam h iệ n nay, số lượng các luật, sư tham gia hoạt
động trợ giúp pháp lý đã tă n g lên m ột cách đáng kể. Đối tượng
của ho ạt động trợ giú p pháp lý thường là những cá nhân có hoàn
cảnh đặc b iệ t về nh ân th â n , gia đình, hoàn cảnh sống và/hoặc
hoàn cảnh k in h tế cần đến sự trợ giúp của cộng đồng. Để tăn g
cường nh ận thức của những đối tượng này tro n g việc tuân th ủ
pháp ỉuật, cần th iế t phải có nhừng hình thức tuyên tru yề n , phổ
biến và giáo dục. Bên cạnh lực lượng trợ giúp viên pháp lý ìàm
việc tro n g các cơ quan tư pháp, các lu ậ t SƯ cũng đâ và đang tham
gia h o ạ t động này với ý nghĩa là hoạt động xã hội.
T ro n g xã hội, do sự p h á t triể n không đồng đều cả về đời
sống v ậ t ch ấ t lầ n tin h th ầ n , về trìn h độ học vấn nên luôn tồ n
tạ i những người rơ i vào vị th ế thấp kém so vớì m ặ t bằng xã hội.
Có thế kế đến những người vô gia cư, trẻ mồ côi, người kh ô n g
có năng lực hà nh v i dân sự, người phụ nữ bị bạo lực gia đình
v.v... N hữ ng người ở vào v ị th ế th ấ p kém này thường bị ức hiếp,
bị đối xử b ấ t công tr á i pháp ỉuật, tuy nhiên, họ thường th iế u
k iế n thức và khả nà ng để tự bảo vệ m ìn h k h i bị xâm h ạ i quyền
và lợ i ích hợp pháp. Sự xu ấ t hiệ n của lu ậ t sư tro n g nhữ ng bối
cảnh này như sự cứu cánh, tr ợ giúp hữu hiệu, giúp cho nhữ ng đối
tượng này tìm được công bằng, sự đền bù tương xứng vớ i những
xâm h ạ i mà họ ph ải gánh chịu. Các lu ậ t sư k h i cung cap dịch vụ
pháp lý cho những đổi tượng này thường không lấ y phí dịch vụ
hoặc lấ y phí dịch vụ có nh iề u ưu đãi hơn so với những khách
hàng khác.
K h i nói đến vai trò trợ giúp của luậ t sư, không thể không kể
đến những vụ án h ìn h sự do người chưa th à n h niên phạm tội. K h i
đối tượng chưa th à n h niê n phạm tội, đo chưa ph át triể n đầy đủ về
nhận thức nên r ấ t cần có sự trợ giúp cua lu ậ t sư tro n g quá trìn h
tố tụng. L u ậ t sư kh ô n g những giúp cho các bị can, bị cáo chưa
th à n h n iê n n h ậ n thức đứng đắn về các quy đ ịn h pháp lu ậ t m à còn
lắ n g nghe, thâu hiểu bối cảnh phạm tộ i, hoàn canh sống, tâ m tư,
nguyện vọng của các bị can, bị cáo. Qua đó, lu ậ t sư đưa ra những
lờ i bào chừa phù hợp với từng vụ việc n h ấ t đ ịn h nhằm giú p cho

196 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


các bị can, bị cáo hưởng những tìn h tiế t giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự (nếu có), tham gia đúng và đầy đủ các thủ tục tô tụng.
V ì thế , hoạt động trự giúp cùa lu ậ t sư đối với nhữ ng đối
tượng này không chí là bổn phận mà còn là thước đo lò n g nhân
á i v à đạo đức của lu ậ t 8๙'.

II. NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT SƯ


T ạ i sao lạ i quan niệm nghề íuật sư cần phải có sự tự điều
chính về đạo đức? M ộ t tro n g những nguyên tắc hà ng đầu của các
luật sư k h i hà nh nghề là phải tuân th ủ pháp ỉuật. Tuy n h iê n , hệ
thông pháp lu ậ t có hoàn th iệ n đến m ấy, tự nó cũng kh ô n g thế
bao quát và điều chính tấ t cả hành vi ứng xử của lu ậ t sư k h i
hành nghề. Bởi lu ậ t sư hành nghề với tư cách cá nhân và tự chịu
trách n h iệ m cá nhân về uy tín nghề ng h iệ p của m ình. Tư cách
cá nhân đó hàm chứa cả nhừng nhận thức tư tưởng và tìn h trạ n g
tâm lý, tìn h cảm. T rên bình diện này, bản th â n pháp lu ậ t khô ng
the can th iệ p hiệu quả bằng quy phạm pháp lu ậ t vốn m ang tín h
cưởng chế, quyền lực. Vì vậy, nghề nghiệp đòi hỏi m ỗi lu ậ t sư
phái tự điều chỉnh hành vi của m ìn h và cơ sở của sự tự điều
chính đó chính là đạo đức. Lu ật sư hà nh nghề với mục tiê u
phụng sự công lý , tôn trọ n g và dựa trê n pháp lu ậ t th ì trước h ế t
phái xuấ t ph át từ nền tả n g đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư h iệ n đã và đang được nhiều
quôc gia trê n th ế giớ i điều chính bởi các bộ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp lu ậ t sư. M ỗi quốc gia, xuất p h á t từ lịch sứ p h á t triế n của
nghề lu ậ t sư, quan điểm về chuẩn mực đạo đức nghề ỉu ậ t sư, thế
chẽ chính t r ị có nhừng quy tắc ứng xử nghề nghiệp lu ậ t sư khác
nhau. Tuy nhiên, xét ở bình diện chung có th ể n h ậ n th ấ y , đa
phần các quốc gia trê n th ế giới và V iệ t N am đều công nh ậ n và
điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp lu ậ t SƯ theo các quy tắc đạo
đức cơ bản như được phân tích dưới đây.

TS. Phạm T rí Hùng, Nghề luật - quá khứ, hiện tại và tương lai, số
chuyên đề “ Thế giới pháp lu ậ t” .

Chương ร. Đạo đức nghề nghiệp của Luột SƯ 197


ใ. Giữ gìn phẩm gió và uy tin
Sứ m ệnh cao cả của lu ậ t sư ỉà bảo vệ công lý , góp phần duy
trì công bằng xã hội, p h á t huy quyền là m chủ của nhân dân, bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chức năng nghề nghiệp của L u ậ t
sư ỉà bảo vệ các quyền cơ bắn của con người và thực hiệ n công
bằng xã hội. Đó là m ột trọ n g trá ch vin h quang nhưng cũng đầy
thách thức đối vởi nghề lu ậ t sư, đòi hỏi lu ậ t sư phải b iế t giữ gìn
phẩm giá và uy tín tro n g việc thực hiệ n trọ n g trá c h đó.
G iừ gìn phẩm giá và uy tín là yêu cầu đ ặ t ra cho tấ t cả các
nghề nghiệp nói chung, chức danh tư pháp nói riêng, không chỉ
với lu ậ t sư. Tuy nh iên, với nghề lu ậ t sư việc giữ gìn phẩm giá và
uy tín còn tr ở th à n h %ổn p h ậ n ” và được đưa th à n h quy tắc đầu
tiê n tro n g những quy tắc đạo đức nghề nghiệp của lu ậ t sư. T ạ i
sao việc giừ gìn phẩm giá và uy tín là nhiệm vụ mang tín h đạo
lý mà các lu ậ t sư phải tuân thủ như m ộ t lẽ tự nhiên?
Đây là quy tắc mang tín h tổ n g quát, hàm chứa nhiều yêu cầu
đ ặ t ra về m ặ t đạo đức nghề nghiệp đối với lu ậ t sư; không chỉ là
việc giữ gìn phẩm giá trước những cám dỗ của đồng tiề n mà còn
là sự giữ gìn uy tín , xây dựng, ph át triể n và nuôi dưỡng nó như
tà i sản riê n g của lu ậ t sư và nó là tà i sản vô giá của các lu ậ t sư.

2. Độc lộp, trung thực và khách quan


Độc lập, tru n g thực và khách quan tro n g hà nh nghề được đ ặ t
ra cho cả ìu ậ t sư và các chức danh tư pháp khác. Tuy n h iê n , ở
góc độ nghề nghiệp cúa lu ậ t sư, đảm bảo tín h độc lập và tru n g
thực còn là yêu cầu “nghiệt ngã” hơn, bởi lu ậ t sư có cơ hội tiế p
cận với sự th ậ t dễ dàng hơn thẩm phán, và lu ậ t sư ho ạt động
trê n tô n chỉ bảo vệ quyền lợ i của khách hàng. M ộ t lờ i hứa với
khách hàng rằ n g “hãy n ó i tấ t cả sự th ậ t với tôi, tô i sẽ không tiế t
lộ sự th ậ t đ ó " có vi phạm đạo đức nghề nghiệp k h i bản th â n
khách hàng họ đ ặ t h ế t niềm tin vào lu ậ t sư và nhiều k h i việc
tiế t lộ sự th ậ t của khách hàng như ìà sự tâm tìn h , g iã i bày,
thậ m chí như “th ú tộ i trước C húa’*? Sẽ là khó khăn cho các lu ậ t
sư k h i khách hàng đ ặ t h ế t niềm tin và lu ậ t sư lạ i “quay lư n g ”

198 ĐẠO ĐỨC NGHỀ IUẬT


với niềm tin mà họ đã gửi gắm. Quy tắc này đòi hỏ i lu ậ t sư phải
đ ặ t quyền lợ i của khách hàng dưới quyền lợ i của cái chung, của
pháp lu ậ t và đòi hỏi lu ậ t sư phải đấu tra n h và có bản lĩn h để
chiến th ắ n g chính m ình.
Sự độc lập, tru n g thực và khách quan là yêu cầu bắ t buộc
tro n g quá trìn h lu ậ t sư hành nghề. Lu ật sư phải độc lập tro n g
ho ạt động nghề nghiệp cúa m ình, không chịu áp lực từ b ấ t cứ cá
nhán, tổ chức nào. K h i hành nghề lu ậ t sư căn cứ vào kiến thức
chuyên môn, quy địn h pháp lu ậ t, niềm tin nội tâm và các tìn h
tiế t có tro n g hồ sơ vụ việc để bảo vệ quyền và lợ i ích hợp pháp
cua khách hàng. T rê n thực tế, tro n g quá trìn h g iả i quyết vụ việc,
có rấ t nhiều vằn đề ph át sinh có th ể ảnh hưởng đến sự độc lập,
tru n g thực, khách quan cua lu ậ t sư, cụ the :
T h ứ n h ấ t: Thông tin , tà i liệ u khách hàng cung cấp
K h i đề nghị lu ậ t sư g iả i quyết m ột vụ việc cụ thế đặc b iệ t là
những vụ tra n h chấp, m ộ t số khách hàng thường tìm mọi cách
để th u y ế t phục lu ậ t sư rằng m ình đúng và/hoặc m ình bị xâm
phạm quyền và lợ i ích hợp pháp. Bên cạnh đó, họ cung cấp các
th ô n g tin và tà i liệu để chứng m in h rằ n g bên kia tro n g tra n h
chấp ià bên có lồi, bên vi phạm. Đặc biệ t, có những đôi tượng
khách hàng b iế t m ình sai nhưng vần cô tìn h bảo vệ cái sai của
m ình và dùng đủ mọi lập luận, thô ng tin để th u y ế t phục lu ậ t SƯ
đồng thuận với quan điểm của m ình. T rong trư ờng hợp này,
khách hàng có thể che giấu những thông tin , tà i liệu, chứng cứ
bấ t lợ i cho m ình và chỉ cung cấp cho lu ậ t sư những thố ng tin ,
tà i liệu, chứng cứ để làm sai lệch sự nhìn nhận của lu ậ t sư về
vụ việc. Có những khách hàng tuy bị xâm hại các quyền và lợi
ích cụ thế nhưng do tâm lý bức xúc, muốn "trả đ ũ a '\ muốn “xử
l ý ” cá nhân, tổ chức đã xâm hại m ình nên có xu hướng cung cấp
những th ô n g tin không phản ánh đúng sự th ậ t khách quan
nhằm làm trầ m trọ n g hóa những th iệ t hại cúa m ình và cực đoan
hóa những hành vi vi phạm cùa bên v i phạm . T rong nhừng
trư ờ n g hợp n à y , lu ậ t SƯ c ầ n áp dụng kỹ năng phân t íc h th ô n g
tin , hồ sơ vụ việc, kỷ năng tiế p xúc khách hàng đế thu th ậ p và
làm rõ sự th ậ t khách quan của vụ việc.

Chương 5. Đọo đức nghể nghiệp của lu ộ t SƯ 199


T h ứ h a i: K ỷ th u ậ t phán tích th ô n g tin , tà i liệ u
Trước k h i tư vấn hay tha m gia tra n h tụ n g m ộ t vụ việc cụ
thể , lu ậ t sư thư ờng ph ái thực h iệ n bước phân tích th ô n g tin , tà i
liệ u do khách hà ng cung cảp đế nắm bắ t được vụ việc. T uy
nh iê n , xu ấ t p h á t từ phương pháp, kỹ th u ậ t, k ỷ năng thực h iệ n
khác nhau nên có th ể cùng m ộ t hồ sơ vụ việc nhưng hai hay
nhiều lu ậ t sư lạ i có sự đánh giá khác nhau. Sự phân tích thô ng
tin , tà i liệ u có hiệu qua sẽ giúp lu ậ t sư tự xây dựng cho m ình
m ộ t “cáu chuyện ” về vụ việc và kh ô n g bị ánh hương bới các
th ô n g tin , tà i liệu th iế u khách quan, bị làm giả mạo có tro n g hồ
sơ vụ việc. N hữ ng mâu th u ẫ n , phi logic giữa các th ô n g tin , tà i
liệ u với nhau sẽ đ ặ t ra những càu h ỏ i, những n g h i vấn mà ìu ậ t
sư ph ải đi tìm lờ i g iả i. T h ô n g qua quá tr ìn h phân tíc h , nhận
đ ịn h đó, lu ậ t sư sè có cơ sở thực tế đề phân tích các giác độ
chuyên môn cua vụ việc cùng như tiế n hà nh các tác nghiệp của
m ìn h như soạn thả o văn bản tư vấn, bản luận cứ hay chiến lược,
kế hoạch đàm phán. Đế có được k ế t quả tố t k h i phân tích th ô n g
tin , tà i liệ u đòi hỏi lu ậ t sư ph ải dành th ờ i gian th íc h đáng để
đọc hồ sơ, hiểu hồ sơ vụ việc, học hỏi, tích lũy k in h nghiệm để
hìn h th à n h m ộ t k ỹ nă ng ng h iê n cứu hồ sơ. K ỹ năng đó sẽ là
chìa khóa vạn năng giú p lu ậ t sư có được sự khách quan k h i nh ìn
nh ận, đánh giá về vụ việc.
T h ứ ba: Sự tác độ ng của cá nhân, tổ chức có liê n quan
M ỗi vụ việc đều có m ộ t “cáu chuyện" được k ế t nô i bới m ối
quan hệ của các cá nh ân, tổ chức có liê n quan. N goài mối quan
hệ trực tiế p của các cá nh ân, tố chức, còn có m ối quan hệ giữa
các đương sự tro n g vụ việc với những cá nh ân, tổ chức khác
tro n g xã hội nhằm mục đích tìm k iế m sự hậu th u ẫ n thu ận lợ i
tro n g quá trìn h g iả i quyết vụ việc của m ìn h. Có những cá nhân,
tố chức sử dụng quyền lực, bạo lực, vị th ế , bối cảnh, m ôi quan
hệ nhằm gây ả n h hưởng đến ho ạt động nghề nghiệp của lu ậ t sư.
T h ứ tư : L ợ i ích tà i chính
L u ậ t sư thường được trợ giúp cho khách hàng thực hiện những
giao dịch k in h doanh và/hoặc g iả i quyết các tra n h chấp có liê n

200 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


quan nhiều đến lợ i ích tà i chính của các bên có liê n quan. Cám dỗ
về lợ i ích tà i chính, của dồng tiề n là cám dỗ kh ô n g chỉ với riê n g
nghề luậ t sư mà còn đối với nhiều cá thể khác tro n g xã hội. Tuy
nhiên, nếu lu ậ t sư không vượt qua những cám dỗ này, bán rẻ tư
cách đạo đức nghề nghiệp của m ình, vi phạm pháp lu ậ t th ì sẽ gây
ra những hậu quả khôn lường cho xả hội và uy tín nghề nghiệp.

Ví dụ:
Theo cáo trạ n g , ngày 1 6 / 6 / 2006, Cục C ảnh sát điề u
tra. tộ i p h ạ m về tr ậ t tự xã h ộ i - Bộ Công an (phía N am )
p h ố i hợp với Công an tỉn h B ìn h Dương đã bắt quả
tan g L u ậ t sư Q dang n h ậ n 2 tỷ dồng và 30.000 USD
của khách hà n g để “c h ạ y ” th i hành bản án dân sự
ph ú c th ẩ m sô X /D S P T tạ i C h i nh ánh m ột văn phòng
lu ậ t sư ở L ý Thường K iệ t, phường 8, quận Tân B ìn h
(TP.HỒ C h i M in h ).
Theo bán kết luận điều tra, nhận được tin tố giác cứa
công dán về việc chạy án, Cơ quan cảnh sát điểu tra
Công an tin h L ả m Đ ồng đã p h ổ i hợp với Công an thà nh
p h ổ Đà L ạ t theo dôi và bắt quà tang L u ậ t sư N đang
nhận tiề n của bà Lê T h ị T h u L tạ i quán cà phê Song
Vi, sô 22 N guyễn Du, Đ à Lạt. L u ậ t sư N dã ra giá muốn
thắ ng tro ng vụ kiện đ ò i lạ i căn nhà ưà đ ấ t tạ i sô 39
H oàng Hoa T h á m , phường 10, TP. Đà Lạt, bà Lê T h ị
T h u L p h ả i c h i cho L u ậ t sư N 300 triệ u để chi trả cho
các quan chức của ngành Tòa án tỉn h L ă m Đ ồng".

T rê n đây là m ộ t sô yếu tố điể n h ìn h thư ờng có những tác


động n h ấ t đ ịn h đến tín h độc lập, khách quan của lu ậ t sư. L u ậ t
sư cần nhận diệ n những yếu tố này và tìm ra g iả i pháp cho
riê n g m ình đê hạn chế những tác động khô ng đáng có đôi với
hoạt động nghề nghiệp.

■1■ Nguồn: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Truy-to-cuu-luat-su-Le-Bao-Quoc-5-toi-


danh720695703/157.

Chương ร. Đợo đức nghể nghiệp của Luột sư 201


C ã u h ỏ i: Theo anh เ chị, n h ữ n g yếu tố nào có th ề ảnh
hưởng đến tin h độc lập, tru n g thực, khách quan của
lu ậ t sư? Làm thê nào dể hạn chế sự ánh hưởng của
những yếu tổ đó?

3. Tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng


N ội dung của quy tấc này cho th â y , m ộ t m ặ t khách hàng có
quyền tự do lựa chọn lu ậ t sư và m ột m ặ t khác, lu ậ t sư phải chọn
cho m ình vụ việc mà lu ậ t sư có thê đưa ra được g iá i pháp và lờ i
khuyên vô tư nhất, hiệu quả n h ấ t cho khách hàng. Quy tắc này
được Đoàn Lu ật sư th à n h phố Hà N ộ i cụ th ể hóa bằng những chỉ
dẫn cụ thế như: “i) P hải tôn trọ n g sự lựa chọn lu ậ t sư của khách
hàng, nếu không được khách hàng đồng ý, không được tự giao
việc m ình đă nhận cho người khác là m thay ; ii) L u ậ t sư chỉ nhận
việc theo khả năng của mình, không chạy theo lợ i ích vật chất,
làm qua loa tác trách đố i với công việc của khách hàng ; ỉiỉ) K h i
nhận việc, lu ậ t sư p h ả i thông báo cho khách hàng biết rõ về
quyền và nghĩa vụ của m ình tro n g việc d ịch vụ p h á p lý cho khách
hàng và p h ả i có trách nhiệm thực hiện tố t n h ấ t nhầm bảo vệ lợ i
ích hợp pháp của khách hàng ; iv) Quá trìn h thực hiện n g h ĩa vụ
của m ìn h , nếu có p h ớ t hiện hoặc p h á t sin h những vấn đề m ới cần
thông báo cho khách hàng b iế t; V) N h ữ n g việc lu ậ t sư đã nhận
với khách hàng không được đan phương từ chốiy nếu không được
khách hành đồng ý hoặc không cỏ lý do xác đ á n g ”"'.
Quy tẩc này không chí h ìn h th à n h trê n cơ chế thực hiệ n
nghĩa vụ của hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa lu ậ t sư và khách
hàng mà nó còn đặ t ra như m ộ t đòi h ỏ i về đạo đức nghề nghiệp
bởi sự lựa chọn của khách hàng là n iề m t in vào lu ậ t sư. Các lu ậ t
sư giỏi thường bận rộn và không có th ờ i gian để đảm trá c h công
việc trực tiế p , vì vậy họ thường giao cho các cộng sự hoặc lu ậ t
sư tập sự thực hiện. Ranh g iớ i giữa việc hướng dần lu ậ t SƯ tậ p

" Quy tác đạo đức nghề nghiệp luật sư của Đoàn Luật sư th à n h phố H à Nội.

2 02 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


sự và giao hẳn việc cho lu ậ t sư tập sự thực hiện là rấ t khó xác
định. V i vậy, trê n thực tế việc vi phạm quy tắc này diễn ra khá
phố biến và khó có thể k iế m soát. Điều đó đặ t ra yêu cầu về m ặ t
đạo đức cho m ỗi lu ậ t sư phải tự ý thức về việc này. Tuy nhiên,
vấn đề tra n h cài là liệ u lu ậ t sư có n h ấ t th iế t phải trự c tiế p thực
hiện cõng việc cho khách hà ng hay được quyền giao việc nhưng
có hướng dẫn và theo dõi sát sao về vụ việc? C húng tô i cho rằng,
để quy tắc này kh ô n g trở nên vô hiệu hóa hiệu lực điều chinh
th ì nèn hiểu nó theo hướng m ềm móng hơn, theo đó lu ậ t sư có
thế giao việc cho người khác thực hiệ n nhưng lu ậ t sư sẽ phải
hướng đần và theo dõi s á t sao việc thực hiệ n, và điều quan trọ n g
là nên được sự đồng ý của khách hàng.
T ro n g mối quan hệ giữa lu ậ t sư và khách hàng, lu ậ t sư phải
xác đ ịn h được sẽ đưa đến cho khách hàng lờ i khuyên vô tư,
kh ô n g bị th iê n vị, kh ô n g bị áp lực từ bên th ứ ba. K hách hàng
phải được chọn lu ậ t sư bằng ý chí tự do cúa riê n g m ình và lu ậ t
sư ph ái không chịu b ả t kv m ộ t áp lực nào ảnh hướng đến công
việc của lu ậ t sư và k h i kh ô n g có lý do chính đáng, lu ậ t sư không
được từ chối khách hàng.
V ậy tro n g trư ờ n g hợp nào lu ậ t sư được từ chối khách hàng?
T rong vân đề này khó có th ể chỉ ra dược những trư ờng hợp cụ
thể. Về nguyên tắc, lu ậ t sư được quyền từ chối khách hàng k h i
yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật, trá i đạo đức xả hội
hoặc nếu thực hiệ n yêu cầu đó có thể dần đến việc lu ậ t sư vi
phạm pháp lu ậ t hoặc quy tắc đạo đức nghề nghiệp của lu ậ t sư.
Quy tắc này cũng cho th ấ y lu ậ t SƯ chi hành nghề ở những lĩn h
vực mà luật sư đủ nàng lực thực hiện. Luật sư phải có lòng tự
trọ n g nghề nghiệp, khô ng vì hám lợi mà nhận việc bừa bãi. Luật
sư phải làm sao đó để có nghĩa vụ hành động theo đúng chức năng
cao hơn cả nỗi sợ về trá ch nh iệm dản sự và xử phạt về k ỷ luật.
Thực tiề n cũng cho th ấ y kh ô n g í t lu ậ t sư bị khách hà ng k iệ n
vì nhận tiề n của khá ch hà ng mà khô ng hoàn th à n h công việc
hoặc xúc phạm khách hàng. Đơn cử như vụ bà Nguyễn T h ị H
(T hanh Hóa) k iệ n lu ậ t รư Lê T h ị H (Trưởng Văn phòng L u ậ t sư

Chơđng ร. Đọo đức nghề nghiệp của Luạt SƯ 203


V iệ t H - T h a n h Hóa). N hữ ng vụ k iệ n này cho th ấ y đối với các
lu ậ t sư tự đánh m ấ t m ìn h vì v i phạm đạo đức nghề nghiệp, ngoài
sự phán xử cùa tò a án pháp lu ậ t, th ì sự lê n án của xã hội, ảnh
hưởng xấu về dư lu ậ n xã hội còn là sự trả giá cao hơn rấ t nhiều
cho những lu ậ t sư v i phạm quy tắc đạo đức r ấ t cơ bản của nghề.

'Vi d ụ :
Tòa án nh ăn dân TP. T h a n h H óa tuyên bà Nguyễn
T h ị H (68 tu ổ i, trú tạ i kh u phô 3, th ị trấ n Bến Sung,
huyện N h ư Thanh, T h anh H ó a ) th ắ n g kiện L u ậ t sư Lê
T h ị H - T rư ởn g văn ph òng L u ậ t sư V iệt H , thuộc Đoàn
lu ậ t sư T h anh Hóa. B ản án sơ th ẩ m buộc L u ậ t sư Lê
T h ị H p h ả i hoàn trả cho bà H số tiền 19,5 triệ u dồng.
Vụ việc cụ th ể là : Bà H có kỷ hợp đồng dịch vụ pháp
lu ậ t với lu ậ t sư H với n ộ i du n g bảo vệ lợ i ích cho bà
H ưề quyền sử d ụ n g đ ấ t đai. Sau k h i ký hợp đồng,
L u ậ t sư H đã nhận tiề n “đ ặ t cọc” và ứng trước của bà
H 19,5 triệ u đồ ng nhưng hơn ba năm qua, v ị lu ậ t sư
này kh ô n g g iả i quyết được việc và kh ô n g tha nh lý hợp
đồng cũng n h ư không trả lạ i tiề n cho thân chủ. Sau
nh iề u lầ n hòa g iả i khô ng th à n h , bà H kh ở i kiện L u ậ t
sư H ra tòa uà v ị L u ậ t sư này đã thua k iệ n '1'
Câu h ỏ i: L u ậ t sư rú t ra dược b à i học g ì từ hà nh vi ui
ph ạ m trê n của L u ậ t sư H?

4. Tránh xung đ ộ t lợi ích


T ro n g quá tr ìn h lu ậ t sư h à n h nghề có n h iề u trư ờn g hợp, hai
hoặc nhiều khách hà ng tro n g m ộ t vụ việc, có quyền lợ i đối lập
nhau cùng đề n g h ị lu ậ t sư bảo vệ quyền và lợ i ích cho m ình. Vậy
lu ậ t sư có quyền tiế p nh ận yêu cầu của tấ t cả các khách hàng
hay kh ô n g ? Quy tắc đạo đức nghề ng hiệp lu ậ t sư cua nhiều quốc
gia trê n th ế g iớ i đều câm lu ậ t sư kh ô n g được n h ậ n cung câ'p dịch

http://m y.opera.com /tinnhanh/blog/090511123814.

204 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


vụ pháp ]ý cho hai hoặc nhiều khách hàng tro n g cùng m ột vụ việc,
k h i quyền lợi cúa các khách hàng đối lập nhau. Quy tắc trê n còn
dược gọi là quy tắc “trá n h xung độ t lợ i íc h ”. Có th ể nói đây là m ột
trong những quy tắc đặc thù của nghề luậ t sư. ơ góc độ của luật
pháp, Điều 9 L u ậ t Lu ật sư năm 2006 đã có quy đ ịn h nghiêm cấm
luậ t sư “cung cấp dịch vụ pháp lý cho cho khách hàng có quyền
lợ i đối lập trong cùng vụ á/ỉ...". Điều khá rõ rà n g về khía cạnh
lu ậ t pháp là lu ậ t sư bị nghiêm cấm cung câ'p dịch vụ pháp lý đồng
th ờ i cho khách hàng đối lậ p về quyền lợ i tro n g cùng m ột vụ việc.
Tuy nhiên, ở góc độ đạo đức nghề nghiệp, nhận thức đúng quy tắc
này còn có những ý kiế n khác nhau. Bản th â n quy đ ịn h trê n cũng
cho thấ y sự sơ hở tro n g câu chữ của văn bản, bởi dường như theo
quy định trê n , quy tắc này không cấm lu ậ t sư cung cấp dịch vụ
pháp lý cho khách hàng đối lập quyền lợ i với chính m ình.
Đế đảm bảo quy tắc trá n h xung đột lợ i ích, cần nh ận diện
th ế nào ià xung đ ộ t lợ i ích. X ung đ ộ t lợ i ích là vấn đề kh ô n g chỉ
phức tạp về m ặ t lý luận mà còn đa dạng về thực tiễ n . Sự xung
độ t lợi ích tro n g nh iều tìn h huông là tương đối dễ xác đ ịn h , bới
đó là sự xung đột lợ i ích trự c tiế p , ui dụ, lợ i ích cúa vợ và chồng
tro n g m ột vụ ]y hôn có tra n h chấp về tà i sản và quyền nuôi con.
L u ậ t sư khô ng được là lu ậ t SƯ của cả vợ và chồng tro n g tra n h
chấp đó, bởi k h i đó quyền lợ i của vợ và chồng là đối lập nhau,
lu ậ t sư không th ể cùng bảo vệ tố t n h ấ t quyền lợ i cho cả hai
khách hàng, hoặc lu ậ t sư kh ô n g thế đại d iệ n cho doanh nghiệp
tro n g tra n h chấp k h i ch ín h lu ậ t sư cũng là người góp vốn tro n g
doanh nghiệp đối tác đang có tra n h chấp vớ i doanh nghiệp đó
bởi ở đây có sự đồi lậ p giữa quyền và lợ i ích của lu ậ t sư và khách
hàng, iuật sư kh ô n g th ế dung hòa được sự xung đ ộ t lợ i ích này
mà không làm th iệ t h ạ i cho m ộ t tro n g hai bên, tức là cho chính
lu ậ t sư hoặc khách hàng.
Xung đột về lợ i ích còn được hiểu là xung độ t các lợ i ích có
liê n quan đến cùng m ộ t vụ việc hoặc đến nhiều vụ việc mà các
lợ i ích này có liê n quan. Các vụ việc có liê n quan được hiểu là các
vụ việc liê n quan đến cùng m ộ t tà i sản hoặc cùng m ộ t trá c h
nhiệm . Trong nhừng trư ờng hợp đó, lu ậ t sư có phải từ chối vụ

Chương ร. Đợo đức nghề nghiệp của Luột SƯ 20 5


việc hay không? Ví dụ, lu ậ t sư nhận đại diện cho khách hàng A
đế thương lượng với nhà xuất bản với mục đích xuât bản sách th ì
không thể đồng th ờ i đại diện cho khách hàng B kiện nhà xuấ t
bản này đã vi phạm các quy tắc về bản quyền k h i xuất bản chính
cuốn sách đó. Trong trường hợp này việc thương lượng với nhà
xuất bản để xuất bản và việc kiện nhà xuất bản là hai vụ việc có
liê n quan và cùng liê n quan đến đối tượng chung là cuốn sách.
Xung đột về lợi ích có thể là xung đột trực tiế p vào th ờ i điểm
hiện tạ i nhưng cũng có thể là xung đột có tín h chất tiềm tà n g và
sẽ ph át sinh trong tương ỉai. Các xung đột tiềm tàng là vấn đề
nhạy cảm và dễ gây tra n h cãi trê n thực tê vì phụ thuộc vào khả
năng tiê n liệu. Điều cơ bản là m ột quyền lợ i hiện tạ i có khả nàng
xung đột với m ột quyền lợ i có thê’ phát sinh tro n g tương lai hay
không. Luật sư sẽ phải lưu ý khả năng mâu thuần về quyền lợ i sẽ
nảy sinh sau kh i bắt tay vằo công việc mà không thể lường trước
ngay từ đầu. Luật sư cần ngừng ngay công việc cho khách hàng
khi phát sinh sự đối kháng về quyền lợ i giữa các khách hàng này.
M ộ t lu ậ t sư củng khô ng thế vì đang cung cấp dịch vụ pháp
]ý cho m ộ t khách hàng mà phải chống lạ i m ộ t khách h à n g cũ.
N hững th ô n g tin lu ậ t sư nắm được k h i cung cả’p dịch vụ cho
khách hàng không thề được sử dụng để chống lạ i họ cho dù quan
hệ dịch vụ này đã chấm dứt. Ví dụ : Trước đây, L u ậ t sư H tư vấn
cho Doanh nghiệp A và nhờ đó nắm được những th ô n g tin bí
m ậ t của Doanh nghiệp này th ì khô ng th ể vì đã chấm dứt hợp
đồng dịch vụ với A mà có thể nhận dịch vụ với B (đối th ủ cạnh
tra n h cua A) và tiế t lộ những thô ng tin bí m ậ t của A cho B tro n g
quá trìn h tư vấn cho B. Điều đó ảnh hưởng đến lợ i ích của A và
làm m â t uy tín cùa chính ìuật sư.
Ngoài ra, trong quan hệ với khách hàng, lu ậ t sư phải quán
tr iệ t các quy tắc “ 7 K H Ô N G ” được quy địn h tro n g Bộ quy tắc do
Bộ Tư pháp ban hành và được các Đoàn luật sư cụ thể hóa tro n g
nội bộ Đoàn m ình, cụ thể: (i) không cộng tác k in h doanh cùng
khách hàng, không vay, mượn tiền , tà i sản của khách hàng đế’
sinh lợi cho m ình; (ii) không soạn thảo hợp đồng để khách hàng

206 ĐẠO ĐỨC NGHẺ LUẬT


tặng, cho m ình hoặc người thân thích cua m ình tà i sản của họ;
( iii) không nhận tiề n hoặc lợ i ích khác từ người khác đê gây th iệ t
hại cho khách hàng của m ình; (iv) không thuê người khác môi giới
dẫn khách hàng cho m ình; (v) không tự m ình hoặc cho người đến
gia đình bị can, bị cáo để vận động họ thuê m ình lãm bào chữa;
(vi) không hứa hẹn trước kế t quá việc tham gia tô tụng nhằm mục
đích lô i kéo khách hàng hoặc tăng thù lao; (v ii) không đòi hỏi
khách hàng bấ t kỳ khoản lợ i ích gì ngoài thù lao đã thoả thuận.

C ả u h ỏ i: Nếu lu ậ t sư v i phạm quy tắc “trá n h xung độ t


lợ i ích ”, lu ậ t sư sẽ p h ả i chịu những trách nhiệm pháp
lý gì?

5. Bảo vệ tố t n hất quyền lợi của khách hàng


K hách hàng là nguồn sống, là công việc của luậ t sư. Trong
quan hệ với khách hàng, lu ậ t sư phải có trách nhiệm bảo vệ tố t
n h ấ t quyền lợ i hợp pháp của khách hàng và phải có ý thức xây
dựng h ìn h ảnh tố t đẹp về m ình tro n g m ắ t khách hàng, c ầ n xác
địn h rỏ việc xây dựng hình ảnh của luậ t SƯ tro n g m ắ t khách hàng
không đồng nghĩa với việc quang cáo tro n g nghề lu ậ t sư. Lu ật sư
không phải là nghề k in h doanh thương m ại thuần túy, vì vậy,
việc quảng cáo cùa lu ậ t SƯ không được thuần tú y là quáng cáo
thương mại. Theo TS. Nguyễn Vãn Tuân - Tổng biên tập Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, luật sư không được quảng cáo việc hành
nghề cua m ình theo cách có thể coi là thiê u thẩm mỹ, ví clụ,
quảng cáo trê n xe cứu thương... L u ậ t sư không được quáng cáo sai
hoặc không chính xác và làm cho khách hàng hiểu lầm rằng luậ t
sư có những k ỹ năng chuyên môn đặc b iệ t hoặc thu phí thấ p đế
lôi kéo khách hàng. Lu ật sư cũng không được quảng cáo về tỷ lệ
th à n h công. L u ậ t sư phải tự xây dựng danh tiế n g và uy tín nghề
nghiệp cho m ình và đó là cách quảng cáo tố t n h ấ t ".

TS. Nguyễn Văn Tuân, Đạo đức & Kỹ năng cứa luật sư trong nền kinh
tế thị trường, Nxb. Đại học Sư phạm, 2002.

Chương 5. Đọo đức nghề nghiệp cùa Luật sư 207


T rong quá trìn h h à n h nghề, sẽ có tìn h huống lu ậ t sư phải
đối m ặ t giừa quyền lợ i của khách hàng và lợ i ích chung. K h i này
buộc lu ậ t sư phải lựa chọn đ ặ t lợ i ích của khách hàng sau lợ i ích
chung bởi quy tắc này chỉ cho phép lu ậ t sư bảo vệ tố t n h ấ t lợi
ích của khách hà n g tro n g khuôn khố pháp lu ậ t và đạo đức nghề
nghiệp. K h i thực h iệ n công việc với khách hàng lu ậ t sư phải
thực h iệ n với tấ t cả tin h th ầ n trá ch nh iệm cao n h ấ t nhưng luôn
ý thức lu ậ t sư còn là “ n hăn viên của m ột nền tư pháp", vì vậy,
lu ậ t sư còn phải có trá c h nh iệ m với cả cơ quan tòa án, và k h i có
sự xung đ ộ t lợ i ích giữa khách hàng với cơ quan tòa án, lu ậ t SƯ
phải ho ạt động trê n tô n chỉ tru n g thực với sự th ậ t khách quan.
Đ òi hỏi này của quy tắc h à n h nghề khô ng hề dề dàng được các
lu ậ t sư chấp h à n h trê n thực tiề n bơi áp lực về “cơm áo gạo tiề n ”
buộc các lu ậ t sư í t khách hàng, ít việc phải “nỗ lự c” đến mức vi
phạm pháp lu ậ t và vi phạm đạo đức nghề nghiệp đế có được
khách hàng. K hôn g ít vụ việc cho th ấ y không những lu ậ t sư lừa
dôi Tòa án, mà còn xúi bẩy khách hàng lừa dối, xúi bấy khách
hàng tạo các chứng cứ giả. Đ iều đó không chí lu ậ t sư đã v i phạm
pháp lu ậ t mà còn vi phạm quy tắc đạo đức tro n g hành nghề.

C ă u h ỏ i: Có quan điểm cho rằng, trong các tra n h


chấp dân sự, lu ậ t sư báo vệ tốt n h ấ t quyền lạ i của
khách hà ng củng đồng nghĩa với việc gảy th iệ t h ạ i cho
I quyền và lợ i ich của bên k ia trong tra n h chấp.
A nh /c h ị có nh ận xét gì về ý kiế n này?

6. Tôn trọng và hợp tác vôi đồng nghiệp


T rong hoạt động nghề nghiệp của m ình, lu ậ t sư phải ứng xử
với nhiều m ối quan hệ, tro n g đó ứng xử m ối quan hệ với đồng
nghiệp trê n tin h th ầ n tô n trọ n g , hợp tác, giúp đở lẫn nhau là m ột
tro n g những đòi hỏi m ang tín h chất quy tắc đạo đức nghề nghiệp
và th ể h iệ n tín h tự quản tro n g hoạt động nghề nghiệp của lu ậ t
sư. Quy tắc này đ ặ t ra những nguyên tắc ứng xử giữa lu ậ t sư với
các đồng nghiệp như: (i) lu ậ t sư không được xúc phạm đồng

2 08 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


nghiệp, phải thả n ái, tôn trọ n g đồng nghiệp; góp ý, phê bình
đồng nghiệp m ột cách khách quan, đúng nơi, đúng lúc trê n tin h
th ầ n xây dựng; (ii) lu ậ t sư không được xúc phạm hoặc hạ th ấ p uy
tín của đồng nghiệp; khống có hành vi gây áp lực, đe doạ hoặc
sử dụng các thủ đoạn xấu khác đôi với đồng nghiệp để g ià n h lợ i
thê cho m ình tro n g hành nghề; ( iii) lu ậ t sư khô ng th ô n g đồng với
lu ậ t sư của khách hàng khác có quyền lợi đối lập với khách hàng
của luậ t SƯ đê cùng mUU cầu lợi ích cá nhân b ấ t chính.
Quy tắc này đòi hỏi trong quan hệ với đồng nghiệp, lu ậ t sư
không được xúc phạm hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp. Để có
thế thực hiện được điều đó, luật sư không nên vì muốn đề cao m ình
mà làm m ất uy tín cua luậ t sư khác, đặc b iệ t trước m ặ t khách hàng
của luậ t sư đó. Nếu đồng nghiệp có sơ suất tro n g chuyên môn
nghiệp vụ, luật sư kiên quyết bảo vệ chuyên môn nhưng trê n tin h
thầ n chia sẻ và cảm thông với luật sư đồng nghiệp, tuyệ t đối không
được xúc phạm đồng nghiệp. Việc Luật sư Phạm T h ị Bạch T (Đoàn
lu ậ t sư TP.H C M ) kiện Lu ật sư Phạm M in h Th (Đoàn luậ t sư Bến
Tre), dù chưa ngả ngũ ai đúng, ai sai, nhưng là bài học k in h nghiệm
cho các lu ậ t sư trong việc thâm nhuần nguyên tắc ứng xứ với đồng
nghiệp và cũng là vụ việc hi hữu cảnh báo về vân đề đạo đức nghề
nghiệp giữa các luật sư với nhau.
Quy tắc này còn đòi hỏi luật sư không được có hành v i gây áp
lực, đe dọa hoặc dùng nhừng thú đoạn xấu khác đối với đồng
nghiệp đề giành lợi thê cho m ình tro n g hành nghề. Lu ật sư cũng
không được thông đồng với luật sư cua khách hàng có quyền lợi đối
lập với khách hàng của luật sư để cùng mưu cầu lợi ích cá nhân.

C à u h ỏ i: Theo anh /c h ị, nhữ ng yếu tổ g ì ảnh hưởng


đến quan hệ đồng nghiệp g iữ a các lu ậ t sư?

7. Tôn trọng các cơ quan tiến hãnh tố tụng


Theo quy đ ịn h của pháp lu ậ t về tố tụng, lu ậ t sư th a m gia tô'
tụ n g với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo, người bảo
vệ cho bị hại {tro n g vụ án hìn h sự) hoặc là người bảo vệ quyền

Chương 5. Đợo đức nghề nghiệp của Luột sư 209


và lợ i ích hợp pháp cho các đương sự, người đại diện theo ủy
quyền của đương sự (tro n g vụ án dân sự). Dù th a m gia tố tụng
với tư cách nào, lu ậ t sư củng phải tuân th ủ nhừng quy tắc ứng
xử vừa m ang tín h quy phạm pháp lu ậ t vừa m ang tín h quy phạm
đạo đức. K h i tham gia tô tụng, lu ậ t sư kh ô n g được: (i)móc nối
quan hệ hoặc trực tiế p quan hệ với người tiế n hà nh tô tụng
nhằm mục đích lô i kéo họ vào việc làm tr á i quy đ ịn h tro n g g iả i
quyết công việc; (ii) cung cấp thông tin , chứng cứ mà lu ậ t sư b iế t
hoặc nghi ngờ là sai sự thực; ( iii) tự m ìn h thực h iệ n hoặc giúp
khách hàng thực hiện những thủ đoạn b ấ t hợp pháp nhằm trì
hoàn việc giả i quyết vụ án hoặc làm cho việc x é t xử vụ án bị kéo
dài; (iv) gây rố i hoặc kích động gây rố i là m ả n h hưởng đến hoạt
động xét xử; (v) p h á t biếu trê n các phương tiệ n th ô n g tin đại
chúng hoặc nơi công cộng nhằm gây ảnh hướng xâu đến hoạt
động của cơ quan tiế n hành tố tụng.
Luật sư và th ẩ m phán phai là nhửng người độc lập tro n g
công việc. Tuy n h iê n trê n thực tê việc lạm dụng vị t r í công việc
giữa người “cầm cản nảy m ực ” và “thầy biện h ộ " là rấ t dễ xảy
ra, và vì th ế tìn h trạ n g móc ngoặc, chạy án giữa lu ậ t sư và th ấ m
phán không phải là hiệ n tượng hiếm . Nếu kh ô n g có bản lĩn h
vững vàng và bề dày về đạo đức nghề nghiệp, sự sa ngã tro n g
cơ chế “móc ng oặc’ này là điều khó kiểm soát. Vụ “chạy á n ” th ờ i
gian gần đáy ở Quảng N in h không phải là m ộ t vụ việc h i hữu.
N gày 23 thá ng 4 năm 2009, Cơ quan Cảnh sát điểu tra Bộ
Công an đã hoàn tấ t kết luận điều tra vụ chạy án tạ i Quảng
N in h , cùng ngày dà chuyển hồ sư รang Viện kiểm sát nhân dân
tố i cao và đề n g h ị tru y tố 4 đ ố i tượng về tộ i lừa dào chiêm đoạt
tà i sản, nhận h ố i lộ, là m môi g iớ i nhận h ố i lộ. Trong đó có
Nguyễn Ngọc c , 46 tuổi, Giám đốc Công ty L u ậ t C T và T rầ n T h ị
Ngọc T, 18 tuổi, trú tạ i phường H ưng B ìn h , th à n h p h ố V inh,
tin h Nghệ A n, L u ậ t sư, nhân viên Công ty lu ậ t CT.
Theo kết lu ậ n điề u tra, ngày 20 / 4 / 2008, tổ công tác Đồn
Biên phòng số 11 th ị xã M óng Cái, tỉn h Q uảng N in h p h ố i hợp
với Công an tín h Quảng N in h đã bắt quả tang Ngô Ngọc p, 25
tuổi, trú tạ i xã Tiền Phong, huyện K iến Thụy, TP. H ả i Phòng,

210 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


đang vận chuyến ĩ . 200 vỉ tăn dược do T ru n g Quốc sản xuấ t vào
Việt Nam , cố chứa chất phênadoxoneỉ. M ở rộ ng vụ án, Đồn B iên
phòng số 11 đã ra lệnh khám xét, bắt khẩn cấp đ ố i với Phạm
M a i L, trú ở phư ờng N in h Dương, th ị xă M óng Cái, tín h Quầng
N in h và L ý C hí T , quốc tịch T ru n g Quốc, trú tạ i th ị trấ n Đông
Hưng, tỉn h Q uảng Tây, T ru n g Quốc, thu g iữ thêm 62 vỉ thuốc
cùng loai. Vụ án sau đó được chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tín h Q uảng N in h điề u tra theo thẩ m quyền, phàn
công Vũ Ngọc ร - Đ iề u tra viên th ụ lý.
N gày 0 9 / 7 / 2008, số tân dược trên được Viện Khoa học H ìn h
sự - Bộ Công an g iá m đ ịn h và kêt luận không có chât ma túy,
tuy nhiên Loại thuốc, này ỉà thuốc g iả m béo theo danh mục Bộ Y
tế quy đ ịn h không được phép nhập khẩu vào V iệt Nam . Trong
th ờ i gian này, người nhà của L ý C hí T là bà Đường Thượng A
đã thù ng qua người quen tỉm đến Cống ty lu ậ t C T để gặp L u ậ t
sư c vờ L u ậ t sư T. T ạ i đây, c và T đã thỏa thuận ký hợp đồng
bảo vệ b ị can Lý C h í T trước ph iên tòa với điểu kiện tạm nộp 20
triệ u đồng cho Công ty.
Sau đó, T liê n tục điện tho ại cho bà Dường Thượng A yêu.
cầu dưa thèm 300 triệ u đồng đ ể “chạy ớ n ”'1'.
Qua phản án h của báo chí th ì gần đây tìn h hình “chạy án”
càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết, cho th ấ y sự can th iệ p của
pháp lu ậ t và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp cần phải được siế t
chặ t hơn nữa, đề sàng lọc nhừng lu ậ t sư m ấ t tư cách đạo đức
tro n g h à n h nghề.
M ặ t khác, về m ặ t đạo đức nghề nghiệp còn đòi hỏi lu ậ t sư
phải tó sự tôn trụ n g với thẩm phán - là những người được xâ hội
giao phó thực h iệ n sứ mệnh công lý . L u ậ t sư và th ẩ m phán cùng
nhau tham gia vào sự nghiệp bảo vệ công lý , vì vậy, họ có chung
ỉý tưởng và những giá t r ị cần phải g iả i quyết đế hướng tớ i lợ i
ích tố t n h ấ t cho đương sự và xã hội. Tôn trọ n g th ẩ m phán không
những là bốn phận mà còn là quyền lợi của lu ậ t sư. K in h

h ttp ://w w w .can d .co m .vn/vi-V N /phapluat/2009/4/112270.cand.

Chương ร. Đạo đức nghé nghiệp của Luật SƯ 211


ng h iệ m của các lu ậ t sư g iỏ i cho th ấ y lu ậ t sư cần hạn chế tố i đa
sự đổ vỡ với Tòa án, bởi điều đó rõ rà n g kh ô n g có lợ i cho quyền
lợ i của khách hàng. T uy n h iê n , trẽ n thực tế nh iều lu ậ t sư đã có
những cách hành xử vớ i T h ẩm phán nó i riê n g và H ội đồng xét
xử nó i chung m ộ t cách h ế t sức lạ lù n g và phần nào đó thề hiệ n
việc tuâ n th ú kh ô n g t r iệ t để các quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
X in đưa ra đày m ộ t sô ví dụ thực tế:

ơ phiên xét xử tra n h chấp g ià n h quyền làm chủ cày


xăng N gọc Đến (T ân B ình, TP. H C M ), m ột vị lu ậ t sư
đã khô ng n g ạ i “sửa lư n g ” toà cho rằ n g quyền hạn của
m in h đã b ị “xâm p h ạ m ”.
Sô là, tro n g suốt buổi xử, v ị chứ tọa luô n m iệng “lưu
ỷ ” bên nguyên và bẽn b ị p h ả i n ó i ngắn gọn. Đên phần
lu ậ t sư trìn h bày quan điểm , chủ tọa cất tiế n g : “X in
“lưu v ” lu ậ t sư c h í nó i nhữ ng vấn để m ới, còn những
cái đã trìn h bày rồ i khô ng nhắc lạ i nữa , trá n h làm
m ấ t th ì g iờ của tò a ..”. N gay lậ p tức v ị lu ậ t sư đáp:
‘'T ô i cũng x in “lưu ý ” với tòa rằng, k h i đã đứng ở đây
là tô i đã h iể u rõ quyền của m ình. T ô i biết m ìn h p h ả i
n ó i gì và khô ng nên là m g ì ”.
Th ấy th á i độ gay g ắ t của ỏng lu ậ t sư, chủ tọa nhẹ
nh à n g “ Tòa c h i m uốn nhắc nh ở đ ể lu ậ t sư đ i thẳ ng
vào vấn đề cẩn th iế t th ô i”. “À vâng, nh ư ng nếu tòa ‘lưu
ỷ ’ tô i th ì tô i củng xỉn ‘ỉưu ý ’ tòa vậy m à ”, v ị lu ậ t sư nói
nhanh tro n g sắc m ặt lạ n h lùn g. P hía trên, H ộ i đồng
xét xử n h ìn nhau im lặng.
Tuy nhiên, đó c h i là trư ờn g hợp cá b iệ t chu nhữ ng ông
th ầ y cãi thuộc h à n g “lão là n g ” của g iớ i là m lu ậ t. Còn
với nhữ ng lu ậ t sư “n o n ” nghề, p h ả n ứng th á i quá lạ i
;; ; m ang đến cho m ìn h n h iề u ph iề n phức.
Đ iể n h ìn h n h ư tro n g p h iê n xứ Phan T h ị Yên Phương
với tộ i danh “Lừ a đáo chiếm đo ạt tàn s ả n ”, v ị lu ậ t sư
bảo vệ quyền lợ i cho bị cáo p h ả n đ ố i p h iê n tòa vì cho
rằ n g đã “ v i p h ạ m tố tụ n g ” bằng cách... “ngủ thiêm

212 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


th iế p ngon là n h ” khô ng m à ng đến sự có m ặ t của h à n g
chục p h ó n g viên các háo đ à i xun g quanh, hay th á i độ
khó ch ịu của H ộ i dồng xét xử.
Đến k h i được p h á t biểu quan điểm , ƯỊ lu ậ t sự này luôn
bị chủ tọa bắt lỗ i n h ữ ng vấn đề “té n h ị” như: “L u ậ t su'
trìn h bày với tòa sao lạ i n ó i trố n g kh ô n g thế?” hay
“L u ậ t sư chí cần viện dẫ n đ iề u khoản thô i, chứ đây
đâu p h ả i chồ cho lu ậ t sư g iả n g bài cho sin h viên hay
trả bài cho th ầ y g iá o mà p h ả i đọc nguyên văn Bộ lu ậ t
h ìn h sự?”...
K hông th ể yêu cầu ngừng p h iê n tòa và tha y đ ổ i H ộ i
đồng xét xử khác, chàng lu ậ t sư trẻ bức xúc: “chủ tọa
phiên tòa khô ng đ ú tư cáchỉ". H ậ u quá đến ngay tức
th ì: V ị chủ tọa m ờ i lu ậ t sư về chỗ kèm với lờ i cảnh cáo
“sẽ có vãn bản kiến n g h ị đến Sở T ư p h á p và B an chủ
nhiệm Đ oàn lu ậ t sư vỉ đã có nhừ ng lờ i lẽ, th á i độ
không nghiêm túc tạ i p h iê n tò a ’*1'.

T ro n g m ối quan hệ với k iể m sát viê n , là người mà công việc


của lu ậ t sư sẽ dễ gặp p h ả i sự va chạm n h iề u n h ấ t, lu ậ t sư cũng
cần p h ả i có sự ứng xử đúng mực, theo đó, lấ y tô n cbỉ bảo vệ tố t
n h ấ t quyền lợ i của khách hà ng tro n g khuôn khổ pháp lu ậ t để
“đ ố i m ặ t” vớ i kiể m sá t viê n , đừng vì tự ái nghề ng hiệp hay sĩ
diện th ắ n g - thua mà biến m ôi quan hệ tro n g công việc tr ở nên
những đ ịn h k iế n cá nh ân nặng nề. Sự n h ìn nhận đúng ra n h g iớ i
giữa công việc và đời thư ờng sẽ giú p lu ậ t sư điều chỉnh tố t hơn
m ối quan hệ với k iể m sá t viên, đừng như vụ k iệ n hi hữu lu ậ t SƯ
kiệ n V iệ n kiể m sát sau đây để lạ i những dư luận kh ô n g tô't đẹp
tro n g xã hội.

N g à \ 22 th á n g 4 nữm 2009, Toà án nhân d á n th à n h


phô Phcin T h iế t (B ình T h u ậ n ) cho b iế t đã nh ận được
đơn cứa C hủ nhiệm Đ oàn lu ậ t sư tín h N guyễn Toàn T

http://luathoc5c.net/vìewtopic,php?p=1750.

Chương 5. Đạo đức nghề nghỉệp của lu ộ t SƯ 213


kh ở i kiện K iểm sát viên P hạm Văn K, Trưởng phòng
K iểm sát xét xử Viện kiểm sát nh ân dãn tỉnh. Theo đó,
L u ậ t sư T yêu cầu ông K p h á i x in lỗ i công kh a i và bồi
thường danh d ự vì cho rằ n g tro n g p h iê n sơ thẩ m vụ
tiê u cực đ ấ t đ a i tạ i M ủ i Né của Toà án nhân dân tính
(ngày 17 th ả n g 3 năm 2009 - 20 th á n g 3 năm 2009),
kiểm sát viên đõ “cố tìn h xúc p h ạ m thô bạo đến uy tin ,
danh dự, đạo đức nghề n g h iệ p " của ỏng.
Đây là vụ kiện đẩu tiên ở nước ta có liên quan đến
hoạt động tổ tụ n g g iữ a h a i bên gỡ tộ i uà buộc tội.
N guvên n h â n của vụ kiện xu ấ t p h á t từ việc tra n h lu ậ n
giữ a L u ậ t sư ưà K iể m sát viên tạ i ph iề n xử sơ thẩm vụ
M ủ i Né. T ạ i đây, K iểm sát uỉên cho rằ n g “L u ậ t sư đã
xức phạm , ngạo mạn, tự cao, th iế u lịc h sự trước công
luậ n". Đ áp trả , L u ậ t sư T đà lớn tiế n g để n g h ị tòa
kh ở i tô K iếm sát viên vi “là m sai lệch hồ sơ vụ á n ”.
Sau đó, tro n g th ờ i gia n chờ tòa n g h ị án, ngày 21 thá ng
3, L u ậ t sư T đã g ử i m ột lá đơn đề n g h ị g iả i oan cho
các bị cáo đ i n h iề u nơ i , n h iề u cấp đề n g h ị xử lý kiểm
sát viên và yêu cầu “g iả i th o á t ngay cho những người
d â n b ị tạm g ia m oan ức ƯÌ nhữ ng chứng cứ mà Viện
kiểm sát n h ả n dàn tin h B ìn h T h uận đề n g h ị tru y tố
nhữ ng người dân tộ i lừ a đảo chiếm đoạt tà i sản là
khô ng có căn cứ ”.
N gày 13 th á n g 4 năm 2009, Viện kiểm sát nhân dân
tỉn h B ình T h u ậ n có văn bản kiến n g h ị cơ quan chức
năng “xử lý ui p h ạ m ” của L u ậ t sư T. Theo đó, k h i bào
chữa cho th ă n chủ, L u ậ t sư T “đã d ù n g những lờ i lẽ
xúc p h ạ m " các cơ quan tô tụ n g và K iếm sát viên.
N goài ra, k h i tra n h lu ậ n , L u ậ t sư T kết luận K iểm sát
viên đã là m sai lệch hồ sơ vụ án và đề n g h ị kh ở i tổ
K iể m sát. viên.
Và bây giờ, đến lư ợ t L u ậ t sư T k h ở i kiệ n lạ i kiềm sát
viên. N g o à i đơn kiện, lu ậ t sư T còn cho rằ ng văn hản
ngày 13 th á n g 4 năm 2009 của V iện kiểm sát nhân

214 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


dân tín h B ỉnh T h u ậ n kiến n g h ị xứ lý ông là “không
p h ả n ánh đ ú n g sự th ậ t nhằm bao che cho kiểm sát
viên và trấ n áp lu ậ t ร๙”. Ví vậy, lâ y tư cách Trưởng
Vãn p h ò n g L u ậ t sư T, ông đã g ử i văn bon đến thường
trự c T ín h ủy, Chủ tịch tín h và T rư ớng ban chỉ đạo cải
cách tư p h á p cứa tỉn h .
Văn bản này cho rằ n g k iế n n g h ị cua V iện kiể m sát
nhân dân tỉn h đã “p h a n á n h th iế u tru n g thự c diễ n
biến p h iê n tò a ” trích d ẫ n sai n ộ i d u n g đơn k h iế u n ạ i
ngày 21 th á n g 3 năm 2009 của ỏng. L u ậ t sư T cho
rà n g kh ô n g xúc ph ạm các cơ quan tố tụn g, kh ỗ n g xúc
ph ạm danh d ự cứa kiểm, sát viên mà “chính kiể m sát
viên đã tụ' đ á n h m ấ t uy tin , da nh d ự tạ i p h iê n tòa,
là m ánh hưởng đến Viện kiể m sát nhân dân tỉn h
B ình T h uận ".
N go ài ra, L u ậ t sư T còn cho rằ n g m in h khô ng vượt
quá ph ạm v i bào chữa m à ưdo kiểm sát viên m ả i n ó i
chuyện riên g, kh ô n g nghe lu ậ t sư nó i, buộc lu ậ t sư
p h ả i nhắc n h ở đến ba lầ n th ì m ớ i chú ý nghe""'.

T ro n g mối quan hệ với th ư ký tòa, lu ậ t sư cũng cần p h ả i có


sự tôn trọ n g và phôi hợp tố t với th ư k ý Tòa tro n g việc cung cấp
các tà i liệu hoặc thực h iệ n các công việc theo yêu cầu của Tòa.
N h iề u lu ậ t sư cho rằ n g m ìn h có quan hệ tố t với th ẩ m phán xử
lý vụ việc nên coi nhẹ vai trò của th ư ký Tòa nên đả tự gây ra
kh ô n g í t phiền phức cho chín h m ìn h . Quá tr ìn h th a m gia g iả i
quyết các vụ k iệ n ở Tòa, lu ậ t sư có th ể gặp phải những thư ký
Tòa có k in h nghiệm lâu nãm xong cũng có thế gặp phải những
th ư ký Tòa m ới vào nghề thực h iệ n các công việc kh ô n g cẩn
trọ n g k h iế n cho lu ậ t sư tố n kh ô n g í t công sức k h i ph ải là m nhiều
lầ n cũng m ột loạ i g iấ y tờ, tà i liệ u , công việc và lỗ i sai thuộc về
các th ư ký Tòa. Bên cạnh đó, sự th iế u k in h nghiệm cua th ư k ý

" Nguồn: http://www.vnexpress.neƯGL/Phap-luat/2009/04/3BA0E4F0.

Chương ร. Đạo đức nghề nghiệp cùa Luột sư 215


Tòa cũng kh iế n cho lu ậ t sư lâm vào tìn h trạ n g dở khóc đở cười.
Đ iển hìn h có th ể kể đến vụ việc sau:

Trong phiên xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán


nhà giữa chủ đầu tư tòa nhà The M anor và khách hàng.
Luật sư phía nguyên đơn đang hùng hồn , hăng há i ph át
biểu quan điểm bảo vệ của m ình bỗng giọng cô th ư ký
phiên tòa gắ t lên thảng thốt: “N ày! này!... L u ậ t sư nói be
bé thôi. Ỏng nói to như thế tôi không thể nào nghe mà
viết hiền bản được...”. V ị luật sư “có tiếng” này chỉ biết
trợn mắt, tròn miệng trưíic tìn h huống... ngoài sức tưởng
tượng này. M ặ t ông cứ th ế đỏ lên rần rầ n, còn cô th ư ký
củng kịp đưa tay bịt miệng chặn Un. Sau lờ i can. thiệp
của bà chủ tọa, phièn tòa lạ i tiếp tục. Nhưng rỗ ràng
giọng nói của vị lu ậ t sư bớt “lản h ló t" hơn trước.

T ro n g những trư ờng hợp đó, nếu lu ậ t sư quá căng th ằ n g ,


phản đối các yêu cầu của thư ký Tòa chắc chắn quan hệ giữa lu ậ t
sư và th ư ký Tòa sẽ có những ảnh hưởng nhâ't đ ịn h và ảnh
hương cả đến kh ô n g k h í của phiên tòa. N ên chăng lu ậ t sư chia
sẻ với thư ký Tòa về những điểm chưa hợp lý và lưu ý cho th ư
k ý Tòa rú t k in h nghiệm sau k h i ph iên tòa k ế t thúc. Điều đó sẽ
giúp cho cả lu ậ t sư và th ư ký Tòa có được quan hệ nghề nghiệp
tố t hơn đồng th ờ i rú t được k in h nghiệm nghề nghiệp và giừ được
uy tín cua m ình.

1». Cơ CHẾ BẢO ĐẢM QUY TAC đ ạ o đ ứ c n g h ề n g h iệ p


LUẬT SƯ
1. Tông cưởng hiệu quả giảng dợy cóc quy tấc đạo đửc nghề
nghiệp luật sư tại cơ sỏ đỏo tạo nghiệp vụ iuột sư
Nhừng nội dung cơ bản của quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t
sư đã được đưa vào giảng dạy cho các học viên tha m gia các khoá
đào tạo nghiệp vụ lu ậ t sư tạ i Học viện Tư pháp. K iế n thức, kỹ
năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp cua lu ậ t sư là những

21 6 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


hành tra n g quan trọ n g không thế th iế u mà mỗi học viên, mỗi
luật sư tương lai cẩn th iế t phải lĩn h hội để có thề thực hiệ n các
hoạt động nghề nghiệp về sau. N hận th ấ y tầm quan trọ n g của
vấn đề này, Học viện tư pháp đã có m ột học phần riê n g chuyên
cung cấp các kiến thức về nhận thức nghề nghiệp lu ậ t sư, đạo đức
nghề nghiệp luậ t sư cho các học viên tham gia các khoá đào tạo
nghiệp vụ lu ậ t sư. Tuy nhiên, do giới hạn về th ờ i gian của mỗi
khoá học nên những nội dung giảng dạy về đạo đức nghề nghiệp
luật sư mới bước đầu tiế p cận, gợi mở những nội dung cơ bản của
quy tắc đạo đức nghề nghiệp ìu ậ t sư. Chưa có điều k iệ n để chuyên
sâu. k h a i thác, phân tích, trao đối m ột cách toàn diện về nội dung
quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư cũng như những vấn đề phát
sinh tro ng quá trìn h đưa các quy tắc này vào thực tê hoạt động
nghề nghiệp lu ậ t SƯ. Do đó, cần th iế t phải tìm ra biện pháp
nhằm tăng cường th ờ i lượng, nội dung cũng như hiệu quả của các
hoạt động đào tạo nội dung quy tắc đạo đức nghề nghiệp ỉuật sư.
K huyến nghị này xuâ”t ph át từ nhận thức là nhửng kiến thức, gợi
mở ban đầu có ảnh hưởng lớn, lâu dài đến quá trìn h hiểu, áp
dụng và tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư về sau.

C â u h ỏ i: A n h /c h ị mong m uốn phương pháp g iả n g


dạy, tiếp cận nh ư th ế nào k h i hục nội dung quy tắc
đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư?

2. Tuyên truyền, phổ biến, giải thích nội dung quy tổc đạo đức
nghề nghiệp
H iệ n nay, các đoàn lu ậ t sư trê n cơ sở quy tắc mẫu về đạo
đức nghề nghiệp lu ậ t sư đã ban hành các quy tắc đạo đức nghề
ng h iệ p lu ậ t sư để áp dụng cho các lu ậ t sư thuộc đoàn m ình. Để
các quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t SƯ có được giá t r ị điều
chỉnh tố t, áp dụng th ố n g nh ất, hiệu quả đối với các hoạt động
nghề nghiệp lu ậ t sư th ì việc tuyên tru yền, phổ biến, g iả i thích
nội dung quy tắc đạo đức nghề nghiệp là điều thực sự cần th iế t.
V iệc tuyên tru yề n , phổ biến, g iả i th ích nội dung quy tắc đạo đức

Chương 5. Đợo đức nghể nghiệp của Luật sư 217


nghề nghiệp lu ậ t sư sè giúp cho mồi lu ậ t sư ý thức tố t hơn, đầy
đủ hơn về trá ch nh iệm nghề nghiệp của m ình và thực hiện đầy
đu các quy định đó trê n thực tế. Đế thực hiện hiệu quả vấn đề
này cần th iế t phải tìm ra các phương pháp đế tuyên tru yền, phố
biến và g iả i thích n ộ i dung của quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t
sư m ột cách có hiệu quả. Các phương pháp, cách thức sau có thế
được sử dụng đề tuyên tru yền, phổ biến, giải thích các quy đ ịn h
của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t SƯ:
Thứ nhất: L iê n đoàn Lu ật sư V iệ t Nam, các Đoàn lu ậ t sư tố
chức các cuộc hội thảo, toạ đàm nhằm phổ biến nội dung của quy
tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư và tạo ra m ột diễn đàn để các lu ậ t
sư trao đối về việc thực th i các quy địn h của quy tắc trê n thực tế.
T h ứ h a i: Các tổ chức hà nh nghề lu ậ t sư tố chức việc tuyên
tru yền, phổ biến quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư tro n g nội
bộ tồ chức;
Thứ ba: L iê n đoàn L u ậ t sư V iệ t Nam, các đoàn lu ậ t sư tiế n
hành phổ biến nộ i dung quy tắc đạo đức nghề ng h iệ p lu ậ t sư
trê n các phương tiệ n th ô n g tin đại chúng như báo, đài (đặc b iệ t
là các báo có sự quan tâ m nhiều của giớ i lu ậ t SƯ).
T hứ tư: Phổ biến nội dung quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t
sư trê n tra n g web của L iê n đoàn L u ậ t sư V iệ t nam và các đoàn
lu ậ t sư đế' cho các L u ậ t sư dễ dàng tiế p cận với quy tắc, hiểu và
áp dụng m ột cách thố ng n h ấ t nội dung của quy tắc.
T h ứ năm : Tổ chức các cuộc th i tìm hiểu về nộ i dung quy tắc
đạo đức nghề nghiệp của lu ậ t SƯ. Các nội dung th i hướng đến
làm rõ những nội dung cua quy tắc trê n cơ sở đ ặ t ra các tìn h
huống thực tiễ n đã, đang và sẽ ph át sin h tro n g quá trìn h hành
nghề của các llu ậ t sư.

C ả u h ỏ i: N goài các phương pháp tuyên tru yề n , p h ổ


biến và g iả i thích quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t
sư, a n h /c h ị hãy chỉ ra các phương ph áp tuyên truyền,
p h ổ biến ưà g iả i thích quy tắc đạo đức nghề nghiệp
lu ậ t sư hiệu qua khác?

218 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


3. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung của quy tấc đợo
đức nghề nghiệp iuột sư
N gày 12 th á n g 5 năm 2009, tạ i Đại hội đại biểu lu ậ t sư toàn
quốc lần th ứ nhất, L iê n đoàn L u ậ t sư V iệ t Nam đâ chính thức
ra đờ i, đánh dấu bước ph át triể n quan trọ n g của nghề lu ậ t SƯ tạ i
V iệ t Nam. M ộ t tro n g những vai trò của L iê n đoàn L u ậ t sư V iệ t
N am là p h á t triể n các tố chức hành nghề lu ậ t sư và nâng cao
vai trò của tồ chức hành nghề lu ậ t sư tro n g việc quản ỉý ỉuật sư
và th ô n g qua đó nâng cao chấ t ỉượng dịch vụ cua lu ậ t sư. Đế các
tổ chức hành nghề lu ậ t sư có th ể quản lý tố t lu ậ t SƯ và nâng cao
chất lượng dịch vụ của ỉuật SƯ tro n g tổ chức hành nghề cùa
m ìn h , L iè n đoàn Lu ật sư V iệ t N am cần có sự th ô n g n h ấ t tro ng
việc kiế m tra , theo dõi việc thực hiệ n Bộ quy tắc đạo đức nghề
nghiệp lu ậ t sư tro n g các Đoàn lu ậ t SƯ nói chung và các tố chức
hành nghề luậ t sư nói riêng.
T rong th ờ i gian vừa qua, đa phần các hành vi vi phạm quy
tắc đạo đức hành nghề lu ậ t sư chi được p h á t hiệ n k h i lu ậ t sư bị
khá ch hàng tố cáo, cơ quan điều tra p h á t hiệ n ra và xử lý theo
th ủ tục tô' tụ n g hình sự, sau đó các Đoàn lu ậ t sư m ới tiế n hành
xử lý kỷ lu ậ t các lu ậ t sư. K h i được ph át hiện ra, những vi phạm
này thường ở mức độ r ấ t nghiêm trọ n g và các lu ậ t sư thường bị
tước quyền hành nghề. V ậy nên chăng, các Đoàn lu ậ t sư và các
tổ chức hành nghề lu ậ t sư cần tă n g cường việc kiể m tra , theo
dõi hoạt động nghề nghiệp cúa L u ậ t sư dể phòng ngừa, ngăn
chặn các hành vi vi phạm hoặc k ịp th ờ i xử lý các hà nh vi vi
phạm quy tắc đạo đức hành nghé Lu ật sư.

4. Áp dụng các chế tài tương xứng với những trưdng hợp vỉ
phạm quy tác đạo đức nghể nghiệp luật sư
Bên cạnh việc tuyên tru y ề n , phổ biến, g iả i th íc h , k iể m tra ,
theo dõi việc thực h iệ n Bộ quy tắc đạo đức nghề n g h iệ p lu ậ t
sư, việc tă n g cường các chê tà i xử lý cụ th ể đôi vứi các trư ờn g
hợp vi phạm đạo đức nghề ng h iệ p là m ộ t điều k iệ n quan trọ n g
để đảm bảo việc thực h iệ n n g h iê m túc nội dung của Bộ quy tắc.

Chương 5. Đợo đức nghể nghiệp của Luột รน 219


T ro n g th ờ i gian vừa qua, nh iề u hà n h vi v i phạm các quy tắc
đạo đức nghề ng h iệ p lu ậ t sư của các lu ậ t sư đã được xử lý
nghiêm m in h theo quy đ ịn h của Bộ lu ậ t H ìn h sự. N goài ra, các
Đoàn lu ậ t sư cũng đã tiế n h à n h th ủ tục xử lý kỷ lu ậ t, tước th ẻ
hà nh nghề của nhiều lu ậ t sư. Tuy n h iê n , thực tế xử lý k ỷ lu ậ t
các h à n h vi vi phạm quy tắc đạo đức h à n h nghề của lu ậ t sư
thường có nh iề u tín h ch â t phức tạ p và chưa thực sự k ịp th ờ i.
T rong th ờ i gian tớ i cần th iế t phải có sự nh ìn n h ậ n , đánh g iá ,
chia sẻ k in h nghiệm giữa các Đoàn lu ậ t sư tro n g việc xem x é t
và áp dụng các h ìn h thức k ỷ lu ậ t tương ứng với h à n h v ị vi
phạm cua L u ậ t sư. Sao cho chế tà i áp dụng đối với h à n h v i v i
phạm và tương xứng để có th ể p h á t huy ý nghĩa giáo dục và ý
nghĩa cải tạo của các chế tà i này.

Thanh tra Sở Tư pháp tín h Cà M au đã tiến hành


thanh tra hai trư ờng hợp tố cáo những h à n h ui tiêu
cực của L u ậ t sư X tro n g việc cố tìn h làm tr á i nguyên
tắc để thu lợ i bất chinh, làm th iệ t h ạ i đến quyền lợ i
và tà i sản hợp pháp của công dân là : trư ờng hợp của
óng Lưu Văn B ở xã L T , huyện C ái Nước và ông Lê c.
K ết quả thanh tra xác đ ịn h , tro ng quá trìn h bảo vệ
quyền lợ i cho ông Lưu Văn B tro ng vụ kiện tra n h chấp
quyền sử d ụ n g 595m 2 đ ấ t (ngang là Ỉ7 m d à i 35m ) tạ i
xã L T , huyện C ái Nước, tỉn h Cà Mau, L u ậ t sư X đã lợ i
dụng sự th iế u hiểu biết về pháp ỉuật, không cỏ khả
năng và điều kiện đ i lạ i của ông B để đ ặ t vấn đề g iú p
đỡ. Tuy nhiên, ông B p h ả i đưa cho L u ậ t sư X 10 cây
vàng cho những chi p h í “lo g i ú p V ì ông B không có
sần tiề n nên h a i bên thỏa th u ậ n đ ổ i 5 m đ ấ t (d à i 35m )
thay cho 10 cây vàng. Theo Thanh tra Sở, đ iề u này ỉà
ngoài ỷ m uốn và không có sự tự nguyện của ông B,
đồng th ờ i thể h iện sự ràng buộc và m ôi g iớ i. Trong k h i
phẩn tra n h chấp chỉ có I7 m ngang nhưng đã cho L u ậ t
sư X và chấp hà nh viên đến lì m . Đãy là việc là m rấ t
p h i lý và tr á i đạo đức nghề nghiệp của lu ậ t sư. Đ iều

220 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


dáng n ó i là k h i thỏa thuận vè việc đ ổ i đ ấ t này, L u ậ t
sư X b iế t rấ t rõ là giao dịch bất hợp pháp vì số đ ấ t nó i
trên đang thuộc quyền sử d ụ n g của người khác và
dang bị tranh chấp.
N goài ra, L u ậ t sư X còn bị tố cáo không thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ cho ông Lê c . Do trước đó, ông c đến
T ru n g tâm trợ g iú p pháp lý tỉn h Cà M au nhờ tư vẩn
pháp lý và được T ru n g tám g iớ i th iệ u đên L u ậ t sư X.
Quá trìn h tham gia vụ kiện, m ỗi lổn tòa triệ u tập, ông
c đểu đến Văn phàng L u ậ t sư X thông bảo ngày, g iờ
tòa đưa ra xét xử nhờ lu ậ t sư cỏ m ặt để bàu vệ. Tuy
nhiên, v ị L u ậ t sư này đều nói tòa đã đ ìn h chỉ việc xét
xử và L u ậ t sư sẽ kiến ng hị ra H à N ội. Do không đến
tòa theo g iấ v triệ u tập, vụ kiện đã bị Toàn án nhân
dân tỉn h Cờ M au ra quyết đ ịn h đìn h chí, làm th iệ t hại
đến quyền lợ i và tài sán hợp pháp của ông c '.

C â u h ỏ i: A n h /c h ị hãy lấy m ột số ví dụ về việc vi


phạm quy tắc dạo đức nghề nghiệp của lu ậ t sư? Theo
a n h !c h ị việc áp d ụ n g chế tà i với hành v i v i phạm đó
đã tương xứng hay chưa? Vì sao? A n h !c h i rứ t ra được
bài học gì thòng qua hành v i vi phạm của lu ậ t sư
trong các v i dụ của m ình?

ร. Luật sư cồn thường xuyên trau dồi đọo đức nghề nghiệp?
Ý thức của cá nhân mỗi lu ậ t sư tro n g việc tuân thủ nghiêm
túc và tr iệ t đế các quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư là yếu tố
mang tín h quyết đ ịn h đến hiệu quả điều chỉnh cua quy tắc đạo
đức nghề nghiệp lu ậ t sư. L u ậ t sư Lê M in h Tâm - Đoàn L u ậ t sư
T hành phô Hồ C hí M in h cho rà n g “Lẽ đương nhiên nghề nghiệp
đ ò i hỏi các lu ậ t sư p h ả i triệ t đ ể tôn trọ n g uà thực th i pháp luật.
N hư ng hệ thống pháp lu ậ t có hoàn thiện đến m ấy 1 tự nó cũng

h ttp ://v ie tb a o .v n /A n -n in h -P h a p -lu a t/V i-p h a m -đ a o -d u c -m o t-tu a t~ s u -b i-


xem -xet-lai-tu-cach/10911504/218.

Chương 5. Đọo đửc nghề nghiệp của Luột sư 221


không thể bao quát và điề u chính tấ t cả h à n h v i ứng x ử cua lu ậ t
sư k h i hà nh nghề. B ởi lu ậ t sư hành nghề với tư cách cá nhân và
tự chịu trách nhiệm cá nhãn về uy tin nghề nghiệp của m ình.
Tư cách cá nhân đó hàm chứa cả nh ữ ng nh ận thứ c tư tưởng và
tìn h trạ n g tăm lý, tìn h cảm “hỷ, nộ, ái, ố”, bao hàm cả những g ì
thuộc về đ ờ i tư của m ỗi lu ậ t sư. T rên bìn h d iệ n đó, bản thân
pháp lu ậ t không thể can thiệ p hiệ u quả bằng quy phạm pháp
lu ậ t vốn m ang tín h cưỡng chế, quyền lực. Vì vậy, nghề nghiệp
đ ò i hỏi m ỗi lu ậ t sư p h ả i tự điều ch in h h à n h v i của m ình và cơ
sở của sự tự điều chinh đỏ chinh là đạo đức. L u ậ t sư hành nghề
với mục tiê u p h ụ n g sự công lý, tôn trọ n g và dựa trê n ph áp lu ậ t
th ì trước hết p h ả i xu ấ t p h á t từ nền tả n g đạo đức ' "'.
Tư cách đạo đức của lu ậ t sư đảm bảo cho việc h à n h nghề của
các lu ậ t sư an toàn và hiệu quả. Phần lớn các quy tắc về đạo đức
lu ậ t sư mang tín h hướng dẫn, đế ngoài việc tu â n th ú những quy
địn h cua pháp lu ậ t, lu ậ t sư còn b iế t cách xử sự đúng tro n g các
mối quan hệ k h i hành nghề.
Đế’ quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư tr ở th à n h hiệ n thực
sinh động, m ỗi lu ậ t sư phải tự ý thức được phẩm giá và uy tín
đế tự diều chỉnh được hành v i của m ìn h. T h ố n g n h ấ t mối quan
hệ giừa un ó i và là m ” tro n g đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi
người là m ột điều rấ t khó khăn. Phẩm giá và uy tín của m ỗi lu ậ t
sư không phải do ai ban cho hoặc sẵn có mà là k ế t quả của quá
trìn h tu dưỡng bền bỉ, được tích lũ y bằng t r i thức, các kỷ năng
hành nghề và hành vi đạo đức của bản t h â n lu ậ t sư. Các lu ậ t sư
cần lấy đạo đức làm "gốc" để ph át tr iể n nghề ng hiệp cua m ình.
Có vậy, nghề nghiệp lu ậ t sư m ới xứng đáng là m ộ t tro n g những
nghề cao quý mà xã hội gửi gắm n iề n tin công lý . '

h ttp ://v ie tb a o .v n /A n -n in h -P h a p -)u a t/V i-p h a m -d a o -d u c -rn o t-lu a t-s u -b i-


xem -xet-lai -tu-cach/10911504/218

2 22 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. V iệ n Ngôn ngừ học, T ừ điển Tiếng V iệt 1 1998, tr. 1035.


2. K hoản 1 Đ iều 28 L u ậ t L u ậ t sư.
3. K hoản 3 Đ iều 36 Bộ lu ậ t Tố tụn g hình sự.
4. TS. Phạm T rí H ùng, N ghề lu ậ t - quá khứ, hiện tạ i và
tương la i, Sô chuyên đề "Thê g iớ i pháp lu ậ t"
W ebsite:http://vie tbao .vn/X a-hoi/T ruy-to-cu u-lu at-su -Le -B ao-
Quoc-5-toi -danh/20695703/15 7)
6. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư của Đoàn L u ậ t sư
th à n h phố H à N ội.
W ebsite: http://m y.opera.com /tinnhanh/blog/090511123814
8. TS. N guyễn V ăn Tuân, Đạo đức & Kỹ năng của lu ậ t sư
trong nền k in h tế th ị trường, Nxb. Đ ại học Sư phạm 2002.
9. W ebsite:
http^/wAvw .cand.com.vn/vi'VN/phapluat/2009/4/112270.cand
10. W ebsite: http://luathoc5c.neưview topic.php?p=1750
11. Website: httpy/www.vnexpressjietGƯRìap-luatâOOGK)43BAOE4FO.
12 .W e b site :h ttp ://v ie tb a o .v n /A n -n in h -P h a p -lu a t/V i-p h a m -
daO 'duc-m ot-luat-su-bi-xem -xet-lai-tu-cach/10911504/218

Chương ร. Đqo đức nghể nghiệp của Lưột SƯ 223


Chùdnq 6 ĐAO DUG NGHE NếGHIẸP CUA
c MÁ p H Ã H H V!Ẻ M

r s . Lê T h u H à

C hấp h à n h viên là người được N hà nước giao nh iệ m vụ th i


hành các bản án, quyết đ ịn h theo quy đ ịn h của pháp luật. Bên
cạnh các tiê u chuẩn về tr ìn h độ chuyên môn nh ư p h ả i có trìn h
độ cử nhân lu ậ t tr ở lê n , đã được đào tạo nghiệp vụ th i hành án,
có th ờ i g ia n làm công tác ph áp ỉu ậ t từ 03 năm trở lên, còn p h ả i
là người có ph ẩm chất đạo đức tốt.
Vậy, th ế nào là người cố phẩm chất đạo đức tốt, phẩm chất
đạo đức nghề nghiệp cứa chấp hành viên là gì? Công việc, bôi
cảnh xã h ộ i có á n h hưởng thè nào tớ i đạo đức nghề nghiệp của
chấp hành viên? C hấp hành viên cần là m gỉ đ ể g iữ g ìn đạo đức
nghề nghiệp của m ìn h ...ĩ
N h ữ n g vấn đề này sẽ là nội d u n g nghiên cứu của Chương 6
- Đạo đức nghề nghiệp của chấp hà nh viên.

I. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP CỦA CHAP HÀNH VIÊN

ไ. Bổi cảnh hoạt động của chấp hành viên

Vụ việc: Phải chờ... chủ tịch thành phố chỉ đạoT'


N gày 01-01-2006, Tòa án nh ân dân tố i cao đã xứ p h úc thẩm
vụ tra n h chấp g iữ a các th à n h viên của Công tỵ cồ phần dịch vụ
khách sạn B (T h à n h p h ố H). Theo Tòa, việc nhóm cổ đóng sở
hữu hơn 53% vốn điểu lệ của Công ty tổ chức đ ạ i h ộ i cổ đông
bất thư ờng trước dó là hợp pháp. Đ ồng th ờ i, Tòa công n h ậ n các
quyết đ ịn h , n g h ị quyết của đ ạ i h ộ i đồng cổ đông bất thư ờng này
là hợp pháp, có h iệ u lự c p h á p lu ậ t...

Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 17-5-2006, tr.7.

224 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Sau đó, hến được th i hành ớn - ông Vũ Quang L (Chứ tịch
H ội dồng quán t r ị kiêm G iám đốc m ớ i) nh iề u lẩ n đề n g h ị cơ
quan chức nàng sớm th i hành d ứ t điể m bán án d ể công ty kiện
toàn tổ chức, trá n h th ấ t tho át về tà i sán , k in h tể. Cơ quan pháp
lu ậ t dã yêu cầu bên p h ả i th i hành án (nguyên C hú tịch H ộ i đổng
quán trị, nguyên G iám dốc và m ột sổ th à n h viên công ty) tự
nguyện th i hành. T u y n h iê n , họ kh ô n g chấp hành án, khô ng bàn
giao tà i sá n , con d â u p h á p nhón củng n h ư công tác quản lỷ điều
hành cho H ộ i đồng quán t r ị m ớ i mà đ ạ i diệ n là ông L.
Vì thể, T h i hành án dân sự th à n h phô H. có kể hoạch cưỡng
chế th i hành án vào sáng ngày 16-5. Từ n h iề u ngày trước, bản
kẽ hoạch ch i tiế t đõ được g ứ i tớ i đương sự và Công an, Viện
kiếm Hát, Sở T à i c h ín h , Sớ D u lịch , báo chi... đ ể p h ổ i hợp. T h ế
nhưng ngày 15-5, ỏng L. và các cơ quan hữu quan bất ngờ được
th i hành án thông báo tạm hoãn cưỡng chê vớ i /v do “đ ể công
tác chuẩn bị tố chức cưỡng chế th ì hành án đảm bảo ch ặ t chẽ ไ
Sự tha y d ổ i độ t ngột này tạo d ư lu ậ n khô ng tố t tro n g nộ i bộ
Công ty, là m m ột số CƯ quan được m ờ i tham g ia p h ố i hợp hất
bỉnh. T rá lờ i báo chi, Chấp h à n h viên Nguyễn Văn Th. (người
g iả i quyết vụ việc) n ó i p h ô i tạm hoãn cường chế đ ể chờ Chủ tịc h
Uy ban nh ân dân th à n h p h ố T rịn h Quang ร (đ i công tác nước
ngoài về c h i đạo (?!).
Được biết trước đó, k h i xáv dự ng phương án cưỡng chế, th i
hành án d â n sự th à n h p h ố H. đã báo cáo và được h a i phó chứ
tịch Úy ban nhân dân th à n h p h ố chí đọn g irìi quyết vụ việc đ ú n g
p h á p lu ậ t.
Vụ việc thực tẽ trê n đ ặ t ra câu hỏi:
- T h i hành án dân sự thuộc chức năng, n h iệ m vụ cúa cơ
quan nào?
- C hấp hành viê n là ai, có vai trò như th ế nào tro n g hoạt
động th i hà nh án?
- Vai trò chỉ đạo th i h à n h án dân sự của Chú tịc h U y ban
nhân dân được h iể u như thê nào cho đúng?

Chướng 6. Đạo đức nghề nghiệp của Chầp hành vìẽn 225
1. ใ. Cơ quan Itìi hành ớn dân sự
Cơ quan t h i hành án dân sự có chức n ă n g đúng như tè n gọi,
đó là th i hành án dân sự. Nếu ở nhiều nước trê n th ố g iớ i, th i
hành án dân sự là các tổ chức tư nhân, th ì ở V iệ t Nam , cơ quan
th i hành án dân sự là hệ th ô n g cơ quan nhà nước, được tô chức
và đi vào hoạt động từ th á n g 7 năm 1993.
Cãn cứ pháp lý để hình thà nh hệ thống cơ quan th i hành án
dân sự lã Pháp lệnh T h i hành án dân sự nărn 1993. Khoản 2 Điều
17 Pháp lệnh T h i hành án dân sự nàm 1993 quy định: cơ quan th i
hành án đàn sự gồm có cơ quan th i hành án dân sự tin h , thành
phô trực thuộc tru n g ương; cơ quan th i hành án dân sự quận,
h u y ệ n , t h ị x à , t h à n h p h ố th u ộ c t ỉn h v à CƯ q u a n t h i h à n h á n t r o n g

quân đội. Pháp lệnh T h i hành án dân sự nãm 1993 có hiệu lực từ
ngày 01/6/1993. Trước đó, việc th i hành án dân sự thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dán theo quy địn h của Lu ật tổ chức Tòa
án nhân dân và Pháp lệnh T h i hành án dân sự năm 1989.
Tố chức cua cơ quan th i hành án tiế p tục được k iệ n toàn theo
Pháp lệnh th i hành án đân sự năm 2004 và h iệ n nay đã được
hoàn th iệ n tro n g Lu ật T h i hành án dân sự năm 2008.
Lu ật T h i hành án dân sự đưực Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chu nghĩa V iệ t Nam khóa X II, kỳ họp th ứ tư th ô n g qua ngày
14/11/2008, có hiệu lực th i hành từ ngày 01/7/2009.
Cơ quan th i hành án dân sự gồm cơ quan th i hành án dân
sự cấp tin h và cơ quan th i hành án dân sự cấp huvện, ngoài ra
còn có cơ quan th i hành án quân khu và tương đương theo quy
định tạ i khoán 2 Điều 13 L u ậ t T h i hành án dân sự. Tô chức,
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thê của cơ quan th i hành án được quy
địn h tạ i N ghị đ ịn h số 74/2009/NĐ-CP ngày 09/09/2009 của
C hính phủ quy đ ịn h chi t iế t và hướng dẫn th i hành m ộ t sô điều
của L u ậ t T h i hành án dân sự về cơ quan quản lý th i hành án
dân sự, cơ quan th i hành án dân sự và còng chức làm công tác
th i hành án dân sự.

2 26 ĐẠO ĐỨC NGHE LUẬT


T rê n thực tế, còn có nhiều cách hiểu chưa đúng về cơ quan
th i hà nh án dân sự. Có người cho rằng, cơ quan th i hành án dân
sự có chức năng giúp việc cho Bộ Tư pháp, còn Bộ Tư pháp mới
ỉà cơ quan có thẩ m quvền th i hành án. Có người lạ i cho rằng,
ủ y ban nhân dân mới chịu trá ch nhiệm về việc thí hành án dân
sự, cư ชุนลท th i hành án dân sự chi là bộ phận giúp việc cho Uy
ban nhản dân. K hông chỉ người dân chưa hiểu rõ về cơ quan th i
hành án dân sự mà ngay có m ộ t số chấp hành viên cũng chưa
hiểu hết về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan th i hành án và của
bản th â n m ình, thế hiện tro n g vụ việc được nêu trê n .
L ý do chính dẫn đến những nhận thức trê n xuàt ph át từ
những quy đ ịn h phức tạp của luật. Cơ quan th i hành án dân sự
chịu sự chi đạo, quản lý cùa cơ quan tư pháp vã của U y ban nhân
dân. Sự chi đạo và quản lý của những cơ quan này đối với cơ
quan th i hành án không chi dừng ỉạ i ở khâu tô chức, th à n h lập,
g iá i thè cơ quan th i hành án, thực hiện chế độ, chính sách đôl
với chấp hành viên, công chức làm công tác th i hành án; mà còn
chỉ đạo, quản lý tro n g lĩn h vực hoạt động nghiệp vụ th i hành
án. Đ iếm đ khoán 1 Điều 167 L u ậ t T h i hành án dân sự quy định
Bộ Tư phãp giúp C hính phủ hướng dẫn nghiệp vụ, chi đạo, kiểm
tra , th a n h tra , xử lý vi phạm tro n g công tác th i hành án dân sự;
g iả i quyết khiế u nại, tô cáo về th i hành án dàn sự.
Đ iều 173, Đ iều 174 Lu ật T h i hành án dân sự quy đ ịn h ủ y
ban nhản dân cấp tín h , Ưv ban nhân dân cấp huyện có nhiệm
vụ, quyền hạn chỉ đạo việc tổ chức cường chế th i hành án các vụ
án lớn, phức tạp, có ảnh hướng về an n in h , chính tr ị, tr ậ t tự an
toàn xả hội ỡ địa phương...; Yêu cầu cơ quan th i hà nh án dân sự
báo cáo công tác th i hành án dân sự ở địa phương.
C hín h những quy đ ịn h này có thể đần đến cách hiểu không
đúng, chưa đầy đù về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan th i hành
án dân sự' .

Xem thòm "Bi hài thi hành ớn" - htt.p://dantri.com .vn/Sukien/Bi-hai-thi-


hanh-an/2008/5/233847.vip.

Chương 6. Đọo đởc nghề nghiệp của Chẳp hành viên 227
Nhưng dù có thế có vốn đỏ tro n g quy định, tro n g cách diễn
đạ t th ì vẫn có hai hệ th ố n g cơ quan rấ t rỏ ràng: th ứ nhất, là cơ
quan quán lý th i hành án dân sự và th ứ hoi, là cư quan th i hành
án dân sự. Cơ quan tư pháp và Ưy ban nhân dãn là cơ quan nhà
nước thuộc hệ th ố n g những cơ quan quan lý th i hành án, có
nhiệm vụ quan lv nhà nước về th i hành án dân sự. Còn nhiệm
vụ tô chức th i hành án dân sự là các cơ quan th i hành án dân sự.
Về quy đ ịn h cua pháp lu ậ t cũng như tro n g thực tế, cơ quan
th i hành án dân sự và cá nhân chấp hành viên là người phải
chịu trá ch n h iệ m trước pháp lu ậ t về việc tồ chức th i hành án.
Đ iều 17 L u ậ t th i hà n h án dân sự quy đ ịn h “chấp hành vièn là
người dược nhà nước gia o nhiệm vụ th i hanh các bán an, quyết
đ ịn h theo quv đ ịn h tạ i Đ iều 2 của L u ậ t này". K hoản 10 Điều 20
quy đ ịn h "k h i thực hiện n h iệ m vụ, quvền hạn của m ìn h . chớp
hành viên p h a i tuán theo ph áp luậ t, chịu trách nhiệm trước
ph áp lu ậ t về việc th i hành án va dược pháp lu ậ t báo vệ tin h
mạng, sức khỏe, danh dự, nhản phẩm và uy tin".
T ro n g th ờ i gian vừa qua, tìn h trạ n g án tồn đọng tro n g th i
hành án dân sự, dẫn đến nhửng dư luận không tố t tro n g nhân
dân, là những nội dung được bàn tháo tro n g các kỳ họp Quốc
hội. Đ ây là sô liệu án tồ n đọng tro n g những năm gần đá y'1ะ

Tổng số việc Sổ IƯỢng án chưa được


Số
Nám phải thi hãnh giải quyết vào ttìdi điểm Tỷ lộ
TT
của nãm bão cáo bão cào hàng nám

S ' 2003 546.346 356.804 65.30%

2 2004 537.405 323.773 60.24%

3 2005 561.180 327.658 58.38%

4 2006 602.059 331.092 54.99%

5 2007 648.266 311.443 46.04%

1 Sô liệu sứ dụng từ nguồn cùa Cục th i hành án dân sự, Bộ Tư pháp.

‘228 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


v ấ n đề th à o lu ậ n : T ừ vụ "ph ái chờ... Chù tịch th à n h
phò ch i đạo ', a n h /c h i háy ph ân tích m ột sỏ nguyên
nhãn dơn đến tìn h trạ n g án (ồn đọng theo sỏ liệ u cứa
Cục thi hành an?

T rá ch nhiệm chậm th i hành án thuộc về cơ quan th i hãnh án


dân sự. M ộ t sô chấp hành viên thậm chí đà bị k h ớ i tỏ hìn h sự
đối với hành vi liên quan đèn hoạt động th i hành án cua m ình 1.
T rách nhiệm th i hành án khỏ ng thuộc về cơ quan quản lv
nhà nước về th i hành án, không thuộc về Bộ Tư pháp, Sơ Tư
pháp hay các Ưy ban nhân dân mà thuộc về cơ quan th i hành
án và các chap hành viên.

Nịíuyõn hai c h ấ p h à n h vièn tại pliien tòa h ĩ n h s ự sơ t h á m


(Nịiiton:
http:! I www.tin247.com ìphat ranh I (70 Hfịu\en truoiiỊi pìumịi
tlii hanh (III dan S II lp hem (ý i:i75Q5.htnil )

V ân dể th a o lu ậ n : Quan điể m cua anh. c h ị về tin h


độc lậ p của cơ quan th i hành án dán sự? Các đ iề u kiện
cấn th iế t để cái thiện tìn h trạ n g hiện n a y ỉ

Hai châp hành viên hầu toá - http ://w w w .laodong.com.vn/Hom e/Hai-
chap-hanh-vien-hau-toa/20087/99905.1aodong.
- Nguyên chấp hãnh viên v ỏ Vãn Mần bị đề nghị điều tra - h ttp ://vie t-
bao. vn/A n -n in h -P h a p -lu a t/N g u ye n -ch a p -h a n h - vie n -V o -V a n -M a n -b i-d e -
nghi-di(*u-tra/40177538/218/.

Chương 6 Đạo đức nghẻ nghiệp củo Chấp hành vièn 229
ใ.2. Chấp hành viên
Cư quan th i hành án có nhiệm vụ th i hành án. N h iệ m vụ th i
hành án được giao cho chấp hành viên chịu trá ch nh iệm th i
hành. Việc thực h iệ n nhiệm vụ của chấp hành viên trè n cơ sở
pháp lu ậ t th i hành án và chấp hành viên phai chịu trá c h nhiệm
trước pháp lu ậ t về th i hành án.
Chấp hành viên là người làm việc tạ i cơ quan th i h à n h án,
được Bộ trư ớng Bộ Tư pháp bổ nhiệm trê n cơ sớ các điều k iệ n
do pháp lu ậ t quy định. Chấp hành viên được coi là m ộ t chức
danh tư pháp.
Việc m ột số chấp hành viên bị ký luật, thậm chí, bị k h ở i tố
hình sự do hoạt động th i hành án trá i pháp luật cùa m ình là m ộ t
m inh chứng cho trách nhiệm trước pháp lu ậ t của chấp h à n h viên.
Dù pháp luật quy đ ịn h có thế chưa rõ ràng, dần đến nhiều
cách hiểu khác nhau hoặc chưa đúng về chức năng, n h iộ m vụ của
cơ quan th i hành án và cua chấp hành viên, th ì người chịu trá ch
nhiệm cuối cùng về th i hành án vần là chấp hành viên. Vì thế,
về lý th u yế t cũng như thực tế, chấp hành viên có vị t r í độc lập
tro ng th i hành án, là người tổ chức th i hành bản án, qu yết đ ịn h
có hiệu lực th i hành của Tòa án theo đúng quy đ ịn h , tr ìn h tự,
thủ tục th i hành án dân sự theo quy đ ịn h tạ i Điều 20 L u ậ t T h i
hành án dân sự.
Sự độc lập của chấp hành viên được đặ t tro ng mối quan hệ
với lãnh đạo cơ quan th i hành án và với các cơ quan, cá nhân
khác. Trong mối quan hệ cơ quan, châ'p hành viên chịu sự phân
công công việc cua lãn h đạo cơ quan th i hành án, nhưng k h i đã
được giao nhiệm vụ, chấp hành viên lạ i là người chịu trá ch
nhiệm cá nhân về th i hành án. Nếu th i hành án tr á i pháp luậ t,
chấp hành viên là người chịu trá ch nhiệm , thậm chí bị k h ở i tố
hình sự. Trách nh iệm này không thuộc lã n h đạo cơ quan th i
hành án, càng không thuộc trá ch nh iệm cưa cơ quan th i hành
án m ột cách chung chung.
Trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác, dù

230 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


chấp hành viên và cơ quan th i hành án cớ chịu sự chi đạo, thậm
chí, sự ch i đạo về nghiệp vụ eúa các cơ quan, các cá nhân này thì
người chịu trách nhiệm th i hành bản án vần là chấp hành viên,
không phải là trách nhiệm cùa các co' quan, cá nhân đã chỉ đạo.
T á t cá khiếu nại, tố cáo tro n g th i hành án dân sự đều phát
sinh trư ớc h ế t từ hành vi, quyết đ ịn h liê n quan đến th i hành án
của chấp hành viên. K ế t quả g iả i quyết khiếu nại, tố cáo cho
th ấ y h à n h vi, quỵết đ ịn h liê n quan đến th i hành án có dấu hiệu
v i phạm pháp lu ậ t th ì chấp hành viên có hành vi. quyết địn h đó
là người phải chịu trá c h nhiệm . Chấp hành viên không the đổ
lỗi việc ỉàttì sai trá i của m ìn h là do chỉ đạo của lãnh đạo hoặc
của cơ quan khác.
C h ín h vì trá ch nhiệm trước pháp luậ t là trá c h nhiệm cá
nhân, nên chấp hành viên phai thực sự độc lập tro n g quá trìn h
thực th i pháp lu ậ t th i hành án để thực hiện nhiệm vụ. Điều này
tưởng r ấ t đơn gián, nhưng cũng phái có quá trìn h đế chấp hành
viên và những người liê n quan nhận thức đầy đú và đúng đắn.

V ấ n đề th ả o lu ậ n : T rìn h bày nhận thức của bán


thân về tín h độc lập cứa chấp hành vièn tro n g th i
hành án dân sự?

T ro n g vụ việc "phải chờ... Chù tịch thà nh p h ố chí đạo", Chấp


hành viê n Th., người chịu trá ch nhiệm th i hành án đố' trá ch
nhiệm kh ỏ n g tổ chức cưởng chế do đựi Chủ tịc h l i y ban nhân
dân th à n h phố đi công tác về chi đạo th i hành án là không nhận
thức được trá ch nh iệm , quyền hạn của m ình cũng như sự chịu
trá c h nh iệm tro n g th i hành án của m ình. Chấp hành viên Th.
cần phải hiểu ràng, nếu th i hành án không đúng pháp luật,
người chịu trá ch nhiệm chính là Th mà không phải là ông Chủ
tịc h U y ban nhân dân. Nếu hiểu được như vậy, ehâp hành viên
chắc chắn sè phải tìm những phương cách th ích hợp và phù hợp
với pháp lu ậ t th i hành án để th i hành bản án của Tòa, thay vì
đổ trá ch nhiệm cho ông Chủ tịch U y ban nhân dân.

Chương 6. Đọo đức nghề nghiệp của Chốp hành viên 23 1


N hậ n thức của C hâp hành viê n Th. kh ô n g phai là cá b iệ t
mà khá phổ b iế n h iệ n nay tro n g đội ngủ chấp h à n h viên, là m ộ t
tro n g nhừng nguyên nh ân dẫn đến tìn h trạ n g án th i hành bị tồn
đọng'1 theo đánh giá của chính Cục T h i hà n h án dân sự, cơ quan
quán lý nhà nước về th i h à n h án dàn sự.
Củng đã đến lúc, cùng với sự kiệ n toàn lạ i cơ quan th i hành
án dân sự, những quy đ ịn h chức năng, n h iệ m vụ cua chấp hành
viên cần theo hướng tạo sự độc lậ p cho chấp hà nh viê n , làm cho
chấp hà nh v iê n n h ậ n thức được m ộ t cách sâu sắc trá c h nhiệm
cá nhân của m ìn h , m ặ t khác, làm cho chấp hà n h v iê n th ấ y được
thực sự quyền hạn của m ìn h tro n g việc tố chức th i hà nh án.

Vấn đề thảo lu ậ n : L ý do các chấp hà nh viên không


thực hiện đ ú n g n h iệ m vụ, quyền hạn cứa m ình? Cư
quan th i hành án và các chấp hành viên có th ể là m gì
d ể cải th iệ n tin h trạ n g này?

13. Sự p h ố i hợ p g iữ a các cơ quan nhà nước ừ ong h o ạ t động th i


hành ớn dân sự
T h i hành án ỉà n h iệ m vụ của cơ quan th i h à n h án, song bán
án, quyết đ ịn h có hiệu lực pháp lu ậ t của Tòa án n h ã n dân lạ i
được các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn v ị vũ tra n g và nhân
dân tô n trọ n g ; cá nh ân và đơn vị hữu quan p h ả i nghiêm chỉnh
chấp hành. Quy đ ịn h nà y m ang tín h h iế n đ ịn h , là cơ sở pháp ]ý
xác đ ịn h trá c h n h iệ m của các cơ quan, các tổ chức, các cá nhân
tro n g phối hợp, giú p đỡ cơ quan th i h à n h án dân sự thực th í
nhiệm vụ (Đ iều 136 H iế n pháp).
L u ậ t T h i hành án dân sự cụ th ể hóa trá c h n h iệ m của các cơ
quan, tổ chức và cá nhân tro n g th i hành án tạ i Đ iều 11. Quá trìn h

'*• Xem “ Đề cương báo cáo T ổ ng k ế t công tá c tư pháp năm 2008 và phương
hướng, n h iệ m vụ công tá c n ăm 2009”
h ttp ://w w w .m o j.g o v.vn /p /n e w s 2 _re f7 g rp 2 7 /ite m l0 7 9 3 /D e cu o n g _2 0 0 8 _P h a t
h an h _F in al.d o c.

232 ĐẠO ĐỨC NGHẺ LUẬT


th i hành án, cơ quan th i hành án và chấp hành viên có quyền yêu
cầu sự phối hợp, giúp đỡ của cơ quan, tồ chức, cá nhân liê n quan.
Tuy nhiên, các quy đ ịn h này m ới chỉ dừng lạ i ở việc quy định
chung chung và còn th iế u vắng nhừng điều khoản mang tín h
rà ng buộc trá c h nh iệm của những cơ quan, tô chức, cá nhân được
yêu cầu. Ví dụ, khoản 3 Đ iều 8 L u ậ t T h i hành án dân SƯ quy
định cơ quan Công an có nh iệ m vụ giừ gìn tr ậ t tự, k ịp th ờ i ngăn
chặn những h à n h vi cản trở , chống đôi việc th i h à n h án. T ấ t cả
những vụ mà cơ quan th i hành án p h ả i tồ chức cưỡng chê, chắc
chán sẽ kh ô n g th à n h công, nếu kh ô n g có sự giúp đỡ cúa cơ quan
công an. N hiều địa phương, lực lượng công an có tin h th ầ n trách
nhiệm , sần sàng xây dựng kê hoạch bảo vệ cưỡng chế k h i có yêu
cầu cùa cơ quan th i h à n h án. N hưng cùng có địa phương, hoặc có
những vụ việc cụ th ế , cơ quan th i hà n h án và chấp hành viên
khó có th ể đề ng hị được lực lượng công an phôi hợp tro n g hoạt
động th i hành án. N h iề u lý do được đưa ra, ví dụ, cơ quan Công
an đang phải tậ p tru n g cho m ộ t công việc khác, th iế u cán bộ
v.v... Trong các trư ờn g hợp này, cơ quan th i hành án chỉ còn b iế t
chờ đợi, th ậ m chí có nhiều vụ chờ đợi kh ô n g b iế t đến k h i nào.
N hiều vụ việc, chấp hà nh viên còn kh ỏ n g nh ận được sự phối
hợp từ các cơ quan, tố' chức hữu quan dù có yêu cầu.
Trong tấ t cả các trư ờn g hợp này, kh ô n g có m ộ t điều khoản
nào xác đ ịn h trá c h n h iệ m cúa những cơ quan, tố chức mà theo
quy đ ịn h , họ phải thực h iệ n sự phối hợp theo yêu cầu cùa cơ quan
th i hành án. Đ ây là m ộ t tr ở ngại kh ô n g nhỏ cho cơ quan th i
hành án hoàn th à n h nh iệ m vụ cua m ình.

V ă n đ ề th ả o lu ậ n : Theo anh, chị, cẩn có cư chê thế


nào đ ể g iả i quyết vấn đề này?

Trách nh iệm của các cơ quan tro n g th i h à n h án, đặc b iệ t


n h ấ t phải kế đến vai trò của Ư y ban n h â n dân các cấp. Chủ tịc h
U y ban nh ân dân các cấp, tro n g phạm v i n h iệ m vụ, quyền hạn
của m ình có trá c h n h iệ m chỉ đạo tổ chức phôi hợp các cơ quan

Chương 6. Đợo đức nghẻ nghiệp của Chãp hành vỉén 233
hữu quan tro n g th i hành án ớ địa phương. Vai trò chỉ đạo của
U y ban nhân dân tro n g th i hành án được cụ thê hóa tro n g Đ iều
173, Điều 174 Lu ật th i hành án dân sự.
Theo quy đ ịn h của pháp lu ậ t cũng như tro n g thực tế, ú y ban
nhân dân có vai trò rấ t lớn tro n g th i hành án. Đôi với những
án khó, có ảnh hưởng lớ n tạ i địa phương, sự tha m gia của ú y
ban nhân dân đối với quá trìn h th i hành án là r â t quan trọ n g ,
mang ý nghĩa quyết đ ịn h tới sự th à n h công của th i h à n h án.
V ai trò của ú y ban nhân dân, sự tham gia cua ủ y ban nh ân
dân, cũng giống như của các cơ quan, tổ chức khác, mặc dù là
rấ t quan trọ n g , nhưng cũng m ới chỉ dừng lạ i ở quy đ ịn h trá ch
nhiệm . Nếu địa phương nào quan tâ m đến th i hành án th ì tìn h
hình th i hành án ở địa phương đó sẽ rấ t thu ận lợ i. Ngược lạ i,
địa phương nào chưa thực sự quan tâm đến th i hành án th ì tìn h
h ìn h th i hành án ớ địa phương đó chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Nhưng pháp lu ậ t cũng chưa quy đ ịn h m ộ t chế tà i nào đối với các
cơ quan này tro n g trư ờng hợp những cơ quan này kh ô n g thực
hiệ n đúng trá ch nh iệm cua m ình tro ng th i hành án.
ử y ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương. K h i th i hành án do C hính phủ quản lý th ì ho ạt động th i
hành án ở địa phương thuộc sự quản lý nhà nước của các U y ban
nhân dân là phù hợp với sự phân câp quản lý tro n g hệ th ố n g cơ
quan nhà nước. Sự quản lý nhà nước của U y ban. nh ân dân đối
với hoạt động th i hành án được thể hiện tro n g vai trò chỉ đạo
công tác th i hành án, chí đạo tố chức cưỡng chế các vụ án lớ n ,
chỉ đạo các cơ quan, tổ chức hữu quan trê n địa bàn phối hợp
tro n g th i hành án dân sự. Chu tịc h U y ban n h â n dân cũng là
Chủ tịch Ban chỉ đạo th i hành án ở địa phương.
V ai trò chỉ đạo của U y ban nhân dân thể hiện bằng quan điểm,
đường lối trong th i hành án, sự phối hợp và tập hợp các lực lượng
cần th iế t hỗ trợ cơ quan th i hành án thực hiện nhiệm vụ th i hành
án. Chịu trách nhiệm tổ chức th i hành án vẫn phải là cơ quan th i
hành án và chấp hành viên được giao nhiệm vụ. Đây là hai vấn đề
cần phải hiểu đúng và h ế t sức m inh bạch, trá n h nhầm lẫn về chức

234 đạo Đứ c n g h ế l u ậ t
năng, nhiệm vụ, về vai trò của cơ quan th i hành án với tư cách là
cơ quan có thẩm quyền th i hành án và cùa Uy ban nhân dân với
tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về th i hành án.
Trong bối cảnh chưa có quy định th ậ t rô ràng, m inh bạch về
chức nàng nhiệm vụ cúa cơ quan th i hành án, những quy định về
vai trò chi đạo của ú y ban nhân dân trong Điều 173, Điều 174 Luật
th i hành án dân sự dễ gây hiểu nhầm U y ban nhân dân là cơ quan
có chức năng th i hành án. Không chi' người dân mà ngay các chấp
hành viên cùng hiếu không đúng về chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan th i hành án, của chấp hành viên và của U y ban nhân dân
như trường hợp của Chấp hành viên Th. Đây ìà những nhầm lẫn
nghiêm trọng. Trong trường hựp này, có thê coi việc không tố chức
cư&ng chế là việc né trá n h trách nhiệm th i hành án của cơ quan
th i hành án thành phô H và của cá nhân Chấp hành viên Th.
Cùng với trách nhiệm của các cơ quan hừu quan trong th i hành
án, cơ quan th i hành án dân sự còn chịu sự quản !ý của Bộ Tư pháp.
Theo quy định tạ i Điều 167 Luật T h i hành án dân sự, Bộ Tư pháp
giúp Chính phù quản lý nhà nước đối với cơ quan th i hành án về
m ặ t nghiệp vụ. Đây là sự hỗ trợ cần th iế t để cơ quan th i hành án
hoàn thành nhiệm vụ th i hành án trong bối cảnh hiện nay.
V ới quy đ ịn h hiệ n hành, cơ quan th i hành án đang phái chịu
nh iều sự quản lý, chỉ đạo tro n g th i hành án của nhiều hệ thống
cơ quan nhà nước khác nhau, v ề lý th u yế t, sự quản lý , chỉ đạo
của các cơ quan này sẻ làm tă n g sức m ạnh cho các cơ quan th i
h à n h án. Nhưng m ặ t trá i cùa nó là sự chỉ đạo, quản lý của quá
nh iều cơ quan nhà nước tro n g hoạt động th i hành án làm lu mờ
chức nãng, nhiệm vụ của cơ quan th i h à n h án. M ộ t m ặ t chúng
làm cho chức năng của các cơ quan th i hành án trở nên không
rõ ràng, m ặ t khác, gây tâm lý cho cơ quan th i hành án và chấp
h à n h viên ý lạ i các cơ quan quản lý. Hậu quả là có rấ t nhiều vụ
việc có thế th i hành được nhưng đã không được cơ quan th i hành
án và châ'p hành viên tổ chức th i hành. Bởi thế , về lâu dài, pháp
lu ậ t cần quy đ ịn h theo hướng xây dựng hệ thô ng cơ quan th i
h à n h án có tín h độc lập, tự chịu trá ch n h iệ m , có nh iệm vụ
nhưng đồng th ờ i cũng có quyền hạn riêng.

Chương 6. Đạo đữc nghề nghiệp của Châp hành viẻn 235
2. Độc thù trong nghề nghiệp của chẳp hành viên
2. ใ. Thi hành đúng bản án, q u yế t định của Tòa án
Cũng như th ẩ m phán, kiểm sát viên, chấp hà nh viên là m ộ t
chức danh tư pháp, có nhiệm vụ, quyền hạn thực th i pháp lu ậ t.
Tuy nhiên, hoạt động thực th i pháp lu ậ t của T h ẩm phán và cua
chấp hành viên có những điểm khác nhau do có những đặc thù
riê n g tro ng công việc của mỗi chức danh.
Đối với thầm phán, thực th i pháp lu ậ t được thể hiện th ô n g
qua quá trìn h xé t xứ. Quá trìn h này bao gồm việc nghiên cứu
pháp luật, nghiên cứu khách quan, toàn diệ n các tìn h tiế t của vụ
án, trè n cơ sớ thủ tục, trìn h tự tố tụ n g đê ra các phán quyết
nhân danh nhà nước. Đây là quá trìn h đòi hỏi sự khách quan,
chi tuân theo pháp lu ậ t và tôn trọ n g sự th ậ t của thâ m phán,
nhưng chắc chắn không thế’ không có nhận thức cá nhân của
thẩm phán. Lựa chọn văn bản lu ậ t, cách hiểu quy đ ịn h cụ thể
của điều lu ậ t, phân tích các tìn h tiế t khách quan của vụ án phụ
thuộc nhiều vào nhận thức của từng th ẩ m phán. Trong bối cảnh
có nhiều vàn bản lu ậ t tro n g cùng m ột lìn h vực, có điều lu ậ t được
hiếu và nhận thức không giống nhau dẫn đến k ế t quả là cùng
m ột vụ việc, th ẩ m phán sơ thẩ m ra m ột phán quyết, cấp phúc
thẩm lạ i là quyết địn h ngược lạ i câp sơ thẩ m . Dù thẩm phán
phải độc lập và tuân theo pháp lu ậ t k h i xét xử, nhưng với đặc
điểm của xét xử, hoạt động của người th ẩ m phán mang tín h
sáng tạo, th ể h iệ n nhiều dâu â'n cá nhân.
Trong khi đó, chấp hành vièn không phải ra những quyêt định
mang tín h phân xử quyền lợi cho đương sự. N hiệm vụ của châp
hành viên là th i hành đúng bản án. Nếu bản án tuyên A phải trả
tiền cho B th ì nhiệm vụ của chấp hành viên là phải yêu cầu A th i
hành nghĩa vụ của m ình, trê n cơ sở yêu cầu của B và theo đúng
những thủ tục do pháp luậ t th i hành án quy định. Thậm chí, trong
trường hợp bán án sai, nhưng đã có hiệu lực pháp luật, th ì về
nguyên tắc, bần án đó vần có hiệu lực th i hành án, phải được mọi
cơ quan, tổ chức hữu quan, đơn vị vù tra n g tôn trọng, những cá
nhân và tổ chức liê n quan phải nghiêm chỉnh th i hành án. ơ mức

236 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


độ n h ấ t định, hoạt động áp dụng pháp luật cua chấp hành viên đơn
giản hơn so với thẩm phán, và về lý thuyết, khó có thế có sai phạm
hơn quá trìn h áp dụng luật của thẩm phán, ơ góc độ này, hoạt
động cua chấp hành vièn là sự thực hiện pháp luật.
Tuy nhiên, đặc thù tro ng nghề nghiệp th i hành án không làm
chấp bành viên trơ nên vô cảm. Dù phải th i hành đúng bản án,
nhưng nếu quá trìn h th i hành án, chấp hành viên, bàng kiến thức
cúa m ìn h, tự thấ y bán án có sai lầm hoặc vi phạm pháp luậ t trong
quá trìn h xét xử th ì trước đây, theo Pháp lệnh T h i hành án dân
sự, châp hành viên có quyền đề nghị với Thủ trưởng cơ quan th i
hành án yêu cầu Tòa án đã ra bàn án, quyết địn h giái thích bằng
văn bản những điếm chưa rõ tro ng ban án, quyết định đê th i hành
hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét việc kháng nghị
giám đốc thẩm hoặc tá i thấm đối với baภ án, quyết đ ịn h đả có
hiệu lực pháp luật nếu thấ y có căn cứ v i phạm pháp ỉuật trong việc
giải quyết vụ án hoặc phát hiện có tìn h tiế t mới theo quy địn h tại
Điều 16 khoản 5, khoán 6 Pháp lệnh th i hành án dân sự. H iện
nay, theo Lu ật T h i hành án dân sự, chấp hành viên có quyền
đề n g h ị Trướng cơ quan, phó trư ớng cơ quan th i hành án dân sự
k iế n nghị người có th ẩ m quyền kh á n g nghị theo thủ tục giám
đốc th ẩ m , tá i thám đối với bản án, quyết địn h theo quy đ ịn h của
pháp lu ậ t (điểm đ khoản 1 Điều 23 Lu ật T h i hành án dân sự).
Để làm được việc đó, chấp hành viên phai nắm chắc pháp
lu ậ t về th i hành án, có nghiệp vụ, k ỹ năng th i hành, đồng th ờ i
phái có tin h th ầ n trách nhiộm tro n g th i hành án, có đạo đức
nghề nghiệp đế vừa hoàn th à n h nhiệm vụ theo đúng quy định,
trìn h tự th i hành án, vừa giúp người dân bảo vệ quyền và lợ i ích
hợp pháp theo quy đ ịn h của pháp luậ t

2.2 . H o ọ t động th i hành án tiên quan ừực tiế p đến quyền lợ i, tà i


sản của đương sự
T ra n h chấp dân sự là các tra n h chấp liê n quan đến tà i sản và
những quyền lợi hợp pháp khác của người dân. Vì thế, việc giải
quyết các tra n h chấp dân sự luôn luôn gặp khó khăn, thậ m chí có

Chương 6. Đạo đức nghề nghiệp của Chấp hành viên 237
sự chống đối quyết liệ t của đương sự. T h ái độ chống đối được thể
hiện ngay từ k h i cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Trong
nhiều vụ án dân sự do Tòa án giải quyết, Tòa án thường gặp th á i
độ không hợp tác của đương sự. N hiều vụ, đương sự còn có th á i độ
quá khích, chửi bới, lăng ทาสุ thẩm phán. Thậm chí, nhiều thẩ m
phán xét xử còn bị đương sự hành hung ngay tạ i phiên tòa, hoặc
đe dọa tín h mạng th ẩ m phán và người th â n gia đìn h họ.
Nhưng đỉnh điểm của th á i độ chống đôi quyết liệ t của đương
sự phải là quá trìn h th i hành án. Nếu quá trìn h xét xử, quyền lợ i
của đương sự được giải quyết mới chi dừng lạ i ở bản án, th ì quá
trìn h th i hành án, quyền lợ i từ bản án sẽ được thực hiện trê n thực
tế. Sự chống đối cua đương sự trở nên quyết liệ t hơn bao giờ h ế t
k h i thực sự họ phải từ bỏ tà i sản, lợ i ích. K hông chỉ dừng lạ i ở
việc họ không chịu tự nguyện th i hành án, cơ quan th i hành án
phải tố chức cường chế, mà còn ở th á i độ phản ứng dữ dội của họ.
Nhiều vụ cường chế phải huy động xe cứu thương, cứu hỏa, nhân
viên y tế đi cùng vì sự quyết tử cua người phải th i hành án. Ví d ụ :
Nhiều vụ thí hành án, chấp hành viên bị hành hung, bị lăng mạ,
chửi bới, đương sự nằm lăn lộn ra đất ăn vạ với muôn vàn tìn h
huống như có vụ người phải th i hành án là nữ cởi bỏ hế t quần áo
lăn xả vào ôm chặt chấp hành viên hoặc cán bộ th i hành án...
Đặc điểm nghề nghiệp này đòi hỏi chấp hành viên phải thực
sự có bản Ỉỉn h nghề nghiệp, hiếu b iế t tâm lý, b iế t ứng xử và g iả i
quyết các mối quan hệ xã hội, đặc b iệ t là các môi quan hệ phải
g iả i quyết tro ng th i hành án.

2.3. H o ạ t động th i hành án có m ố i quan hệ m ậ t th iế t vớ i chính


quyền đ ịa phương
Châ'p hành viên là người dược N hà nước giao trá ch nhiệm
th i hành các bản án, quyết đ ịn h có hiệu lực th i hành cua Tòa
án, do đó, chấp hành viên phải tuân theo pháp lu ậ t và chịu
trá c h nh iệm trước pháp lu ậ t về việc th i hành án. Nhưng với đặc
điểm cua việc th i hành án liê n quan đến sự chống đôi của đương
sự, với đặc điểm dân t r í và ý thức pháp lu ậ t hiện nay của người

238 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


dân, sự liê n hệ của chấp hành viên với địa phương tro n g việc th i
hành án là h ế t sức cần th iế t và quan trọng. M ối quan hệ này
trước h ế t ỉà do pháp lu ậ t quy địn h. Theo Điều 11 L u ậ t T h i hành
án dán sự th ì tro n g phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của
m ình cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm phối hợp với
cơ quan th i hành án dân sự tro n g việc th i hành án. Đặc b iệ t vai
trò của ủ y ban nhân dân tro n g chỉ đạo th i hành án, n h ấ t là
những vụ án khó, phức tạp ở địa phương.
Tuy nhiên, sự quan tâm của chính quyền địa phương tớ i hoạt
động th i hành án ở nhiều địa phương cũng không hoàn toàn giống
nhau, phụ thuộc vào sự hiểu biết và tôn trọ n g pháp luật, tôn trọng
hoạt động th i hành án của lãnh đạo chính quyền địa phương.

V ấ n đề th ả o lu ậ n : Theo anh, chị nên g iá i quyết mối


quan hệ giữa cơ quan th i hành án với chính quyền địa
phương theo phươỉig án nào? Cần tớ i những công cụ
pháp lý gì ?

II. NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA CHAP HÀNH VIÉN
Cũng như các chức đanh tư pháp khác, chấp hành viên cùng
phải rèn luyện cho m ình đạo đức nghề nghiệp. Đ ôi với m ột sô'
chức danh khác, k h á i niệm , nội dung về đạo đức nghề nghiệp
còn tương đối chung chung, trừ u tượng, tùy theo quan điềm của
mỗi người cỏ th ể đưa ra những ý k iế n khác nhau. Nhưng về vấn
đề này, đội ngũ chấp hành viên đã có m ột quy đ ịn h về chuấn
mực đạo đức của châp hành viên do Bộ trư ơng Bộ Tư pháp ban
hành kèm theo Quyết đ ịn h số 51/2002/Q Đ-BTP ngày 27/02/2002.
N ội dung của chuẩn mực nêu rõ, để xứng đáng với vinh dự và
trá ch nhiệm , chấp hành viên phải không ngừng tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức. Chấp hành viên phải luôn yêu nghề, không ngại
khó kh ă n , hoàn th à n h mọi nhiệm vụ được giao; bảo vệ lợi ích của
N hà nước, quyền và lợ i ích hợp pháp của tố chức, cá nhân, bảo
vệ pháp chế xả hội chu nghĩa. M uốn vậy, châp hành viên cần ra

Chương 6. Đạo đức nghề nghiệp của Chốp hành ฟẽ ก 23S


sức học tậ p nhằm nâng cao trìn h độ chính t r ị, chuyên môn
nghiệp vụ. Chấp hành viê n cần chủ động, tíc h cực tổ chức th i
hành án, không lơ ỉà hoặc tìm cách tr ì hoãn việc th ị hành án.
Mặc dù pháp lu ậ t không quy đ ịn h cụ thê tro n g th ờ i gian bao làu,
chấp hành v iê n phải th i hành án xong vì còn tù y thuộc vào từng
vụ việc, mức độ đơn giả n, dê khó, nhưng nếu chấp hành viên thực
sự chủ động th ì chắc chắn sẽ kế t thúc việc th i hành án sớm n h ấ t
tro ng kh ả năng có thê. H iệ n rấ t nhiều chấp hành viên bị người
dân kêu ca, khiế u nại về th ờ i gian g iả i quyết vụ việc vì cho ràng
chấp hành viên cô tìn h khô ng chịu th i hành án, gây khó khăn
cho đương sự, hoặc không tích cực, khô ng chủ động..
T ro n g quá trìn h th i hành án, chấp h à n h viên lấy giáo dục,
th u yế t phục là chính và lựa chọn phương thức th i hành án bảo
đảm công bằng; kh ô n g làm tổn h ạ i đến quyền, lợ i ích hợp pháp
của đương sự và lợ i ích chung của xà hộ i. Tự nguyện th i hành
án là m ộ t tro n g những nguyên tắc quan trọ n g tro n g th i hành án,
luôn được khuyến khích. N guyên tắc này kh ô n g chí tạo th u ậ n lợi
tro n g hoạt động n g h iệ p vụ mà còn giúp người phải th i hành án,
người được t h i h à n h án g iá i quyết nh anh chóng quyền lợ i của
họ, giúp Ổn đ ịn h và t r ậ t tự xã hội.
V ị t r í công tác của chấp hà n h v iê n là v ị t r í công vụ, nên
chấp h à n h viê n kh ô n g được lợ i dụng v ị t r í công tác cua m ìn h đế
mưu lợ i cá nhản. K h ô n g xâm tiê u tiề n và sử dụng tr á i phép tang
tà i v ậ t th i h à n h án. K h ô n g th i hà n h các vụ việc có liê n quan đến
quyền lợ i, nghĩa vụ trự c tiế p cùa bản th â n hoặc của những người
th â n th ích . K hôn g bị chi phối bởi sự can th iệ p trá i pháp lu ậ t vào
hoạt động th i h à n h án. K h ô n g làm những việc khác tr á i pháp
luật. M ọ i h à n h v i tro n g h o ạ t động nghề ng h iệ p của châp hành
viên ph ải xuất p h á t từ công việc, kh ô n g nh ằ m mục đích cá nhân.
Chấp hành viê n ph ải cư xử văn m in h , lịc h sự; khô ng quan liêu,
hách dịch, sách nhiễu, ph iề n hà với đương sự. Đối với đồng
nghiệp, chấp h à n h viê n cần đoàn kế t, tru n g thực, tương trợ và
hợp tác. Tự phê b ìn h , và lắ n g nghe ý k iế n góp ý, phê bìn h của
dồng nghiệp. Góp ý, phê b ìn h với đồng ng h iệ p trê n tin h th ầ n
xây dựng, khá ch quan, đúng nơi, đúng lúc.

240 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Do phải tiế p xúc thường xuyên với đương sự, với người dân,
với cơ quan, tố chức hữu quan nên châp h à n h v iê n cần có tra n g
phục chính tề; gương mẫu châp hà nh kỷ lu ậ t, nội quy và quy chế
của cơ quan; kh ô n g uống bia, rượu hoặc ở tìn h trạ n g say rượu,
bia tro n g giờ làm việc, k h i tiế p đương sự. C hấp hành viên cần
có lôi sống là n h m ạnh, cần, k iệ m , liê m chính, g iả n dị. Vận động,
giáo dục các th à n h viên tro n g gia đ ìn h xây dựng nếp sống văn
hoá, ý thức tôn trọ n g , chấp hành pháp ỉuật,
Những chuẩn mực đạo đức của chấp h à n h v iê n ngày nay
được cụ thê hóa th à n h lu ậ t. Đ iều '21 L u ậ t T h i h à n h án dân sự
quy đ ịn h những việc chấp h à n h v iê n kh ô n g được là m . V i phạm
những việc kh ô n g được là m , chấp h à n h viên kh ô n g chỉ không
hoàn th à n h n h iệ m vụ của m ìn h mà còn v i phạm đạo đức nghề
nghiệp của chấp h à n h viê n . C hâp h à n h v iê n kh ô n g được làm
nhửng việc mà ph áp lu ậ t quy đ ịn h công chức k h ô n g được làm .
V ới kiế n thức cùa m ìn h , chấp h à n h v iê n k h ô n g được tư vấn cho
đương sự, người có quyền lợ i, ng hĩa vụ liê n quan đẫn đến việc
th í hành án tr á i pháp lu ậ t. C hấp h à n h v iê n kh ô n g được can
th iệ p tr á i pháp lu ậ t vào việc g iả i qu yết vụ việc th i hành án
hoặc lợ i dụng ả n h hưởng cua m ìn h tác động đến người có trá ch
nh iệm th i hà nh án. C hấp h à n h v iê n kh ô n g được sử dụng trá i
phép v ậ t chứng, tiề n , tà i sán th i h à n h án. Nếu sử dụng trá i
phép, chấp h à n h viê n kh ô n g chi vi phạm n g h iệ p vụ th i hành
án, vi phạm dạo đức nghề n g h iệ p chấp h à n h v iê n mà còn có
th ể vi phạm pháp lu ậ t h ìn h sự hoặc dân sự, có th ể bị k h ở i tố
về hìn h sự hoặc ph ải bồi thư ờng dân sự.
Cũng để bảo đảm tín h khách quan cho quá trìn h th i hành án,
chấp hành viên không được thực hiệ n việc th i hành án liên quan
đến quyền, lợ i ích của bản th â n và những người sau đây như: vợ,
chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em
ru ột của chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của C hấp hành viên;
cháu ru ột mà chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

Chương 6. Đọo đức nghề nghiệp của Chốp bânh vỉén 241
Chấp hành viên khô ng được sử dụng thẻ C hấp hà n h viên,
tra n g phục, phù hiệu th i hành án, công cụ hỗ trợ đế làm nhừng
việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Châp hành
viên không được sách nhiễu, gây p h iề n hà cho cá nh â n , cơ quan,
tổ chức tro n g quá trìn h thực hiện nh iệ m vụ th i h à n h án. Chấp
hành viên không được cô ý th i hành tr á i nội dung bản án, quyết
địn h; tr ì hoàn hoặc kéo dài th ờ i gian giả i qu yết việc th i h à n h
án được giao không có căn cứ pháp luậ t.
Tựu tru n g lạ i, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chấp hành
viên cũng như quy đ ịn h của L u ậ t th i hà nh án dân sự về đạo đức
nghề nghiệp chấp hành v iê n đều xoay quanh nhừng việc được
làm và không được làm của chấp hà nh viên. Suy cho cùng, tru n g
tâm của những việc này là những quy đ ịn h của pháp lu ậ t, về
chuyên môn, nghiệp vụ mà người chấp h à n h v iê n p h ả i nắm rỗ.
Bởi thế, quan niệm về đạo đức nghề ng h iệ p của chấp hành
vièn, cũng như của các chức danh tư pháp khác k h ô n g thế tách
rờ i công việc với những yêu cầu mà người châp hà nh viên phải
hoàn th à n h .

V ấ n d ề th ả o lu ậ n : Quan niệm của a n h , ch ị vế đạo


'1;; đức của chấp hành viên?

III. NHỮNG BÀI HỌC TỪ THựC TIỀN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ


NGHIỆP CỦA CHẤP HÀNH VIÊN

ใ. Bài học về việc chấp hành viên chưa làm trò n trách nhiệm
M ộ t thực tế là tìn h trạ n g án có điều kiệ n th i hành nhưng nhiều
vụ vẫn bị chậm th i hành, thậm chí số vụ khô ng th i hành vẫn còn
nhiều. Số liệu thống kê của Bộ Tư pháp cho th ấ y điều đo'1’:

1 Số liệu sử dụng theo nguồn của Cục th i hành án (nay là Tổng Cục T hi
hành án dân sự), Bộ Tư pháp.

242 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


si việc gtái quyết SỐ việc thi hành xong Tỷ lệ giỏi quyit Tỷ lệ thi hành
Sỉ
Nám xong ở thôi <Rểm hoãn toàn à tMi xong/tổng ti xong/số
TT
báo cáo điểm bão câo pbál thi hãnh cố đtỉu kiện

1 2003 189.542 150740 35% 47%

2 2004 209.747 168022 3Ỹ% 50%

3 2005 233.522 145468 42% 42%

4 2006 270.967 213218 45% 56%

5 2007 336.823 241W 52% 69%

T ỹ lệ g iả i quyết xong án có điều k iệ n th i hành án chỉ chiếm


cao n h ấ t ỉà 52% (năm 2007) cho th ấ y tìn h h ìn h th i hành án
đang có diễn biến rấ t phức tạp. Có nhiều nguyên nhân, nhưng
tro n g đó có nguyên nh ân chủ quan thuộc về ý thức trá ch n h iệ m
và đạo đức nghề nghiệp của chấp hành viên. Chấp hành viên
chưa tích cực tổ chức th i hà nh án, chậm ra quyết đ ịn h th i hành
án, chưa k ịp th ờ i xác m in h tro n g th i hành án, chưa k iê n quyết
tro n g việc tố chức cưỡng che'1'.
Đây cũng là quan điểm của cơ quan kiế m sát tro n g quá trìn h
thực hiện chức nâng kiế m sát th i hành án.

V â n dề th ả o lu ậ n : Với tư cách chấp hành viên,


a n h ! ch ị có đồng V với đánh giá của cơ quan chức
năng? Các quy đ ịn h của pháp lu ậ t và đạo đức nghề
nghiệp chấp h à n h viên có g iú p anh เ ch ị trong việc
đá nh g iá của m ìn h kh ô n g ?

Tuy n h iê n , th ế nào là đă làm hoặc không làm trò n nhiệm


vụ của chấp hành viê n không phải lúc nào cũng nhận th ấ y được
rd ràng, đầy đủ. V i d ụ : Theo Bản án sô 34/DS-PT ngày
20/3/2001, Doanh ng hiệp A phải trả cho Doanh nghiệp B lô cà
phê hiện đang giữ tro n g kho của Doanh nghiệp A. Sau k h i bản

1 Theo Tham luận của đại diện Bộ Tư pháp tại Tọa đàm về dự án Luật
T h i hành án dán sự do ủ y ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Dự án
STAR -Việt Nam tổ chức ngày 25 và ngày 26/02/2008.

Chương 6. Đạo đức nghề nghiệp của Châp hành viên 243
án có hiệu lực pháp lu ậ t, do A khô ng tự nguyện th i hành án nên
B có đơn yêu cầu th i h à n h án. Cơ quan th i h à n h án đă ra quyết
địn h th i hà nh án. Qua cõng tác xác m in h , cư quan th i hành án
được b iế t h iệ n tạ i lô cà phê không còn tro n g kho hàng của
Doanh nghiệp A, vì th ế châp hà nh viên được giao nh iệm vụ đã
không tổ chức th i hà nh. Cho đến th ở i điểm h iệ n tạ i, Bản án số
34/DS-PT vẫn chưa được th i hành. Doanh ng h iệ p B vần đang
tiế p tục gửi đơn kêu cứu tớ i n h iề u cơ quan chức nă ng nhưng xem
ra sự việc vẫn chưa có hồi kết.
Hất nhiều vụ việc, hồ sơ th i hành án thế hiện nhừng nội dung
biên bản giống nhau. V i dụ, biên bản xác m in h tà i sản tro n g th i
hành án. B iên bản đầu tiê n đà xác địn h được tà i sản của người
phải th i hành án. Cho đến những biên ban tiế p theo sau này vẫn
xác đ ịn h những nội dung như biên bản đầu tiê n . Căn cứ vào nội
dung các biên bản, cãn cứ vào bản án và đơn yêu cầu của người
được th i hành án, người phải th i hà nh án có điều k iệ n th i hành
án. Trong trư ờng hợp này, k h i người ph ải th ì hành án không tự
nguyện th i hành án, chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp cưỡng
chế th i hành án theo quy đ ịn h của pháp luật. N hưng cho đến hơn
hai năm sau, kế từ ngày chấp hành viên lập biên bản xác m inh,
chấp hành viên vẫn khô ng tổ chức cưỡng chê th i hành án.
N hư vậy, vấn dề mà theo quan niệm của cơ quan quản lý th i
hành án coi việc chấp hành viên vi phạm về đạo đức nghề nghiệp,
xét cho cùng cũng vẫn là việc chấp hành viên có tuân thủ đúng quy
định, nghiệp vụ và những yêu cầu về chuyên môn tro n g th i hành
án hay không. Điều đó cho th ấ y nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ
trong th i hành án là điều kiện quan trọ n g dể thực hiện đạo đức
nghề nghiệp. Nó cũng phù hợp với quan niệm cho rằng đạo đức
nghề nghiệp phải gắn với nghề nghiệp cụ th ể m ới có thế định hình
được những nội dung cụ thể và những chuẩn mực của nó.

gp V ấ n đ ề th ả o lu ậ n : Theo a n h !c h ị, việc chấp hành viên


III đã không làm những việc phải làm ỉà chấp hành viên
m vi ph ạm chuyên môn, nghiệp vụ tro ng th i hành án hay
รฺแ vi phạm đạo đức nghề nghiệp của chấp hà nh viên?

2 44 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


2. Bài học về việc chấp hành viẽn làm những việc không được
phép làm
Bên cạnh những việc ph ải là m nhưng chấp hành viên
khô ng làm , có n h iề u việc chấp h à n h viên k h ô n g được phép làm
nhưng vần làm . Đ ây vừa là m ộ t kh ía cạnh của chuyên môn,
nghiệp vụ, vừa là vấn đề liê n quan đến đạo đức nghề nghiệp
của chấp h à n h viên .
N h iề u sai phạm cua châp hà n h viê n x u ấ t p h á t từ việc chưa
nắm rõ quy đ ịn h cúa pháp luật, về th i hà nh án, như vi phạm
quy đ ịn h về tà i sản được phép kê biên tro n g th i h à n h án. Theo
quy đ ịn h , tà i sán được phép kê b iê n tro n g th i h à n h án phải
thuộc sở hữu cùa người ph ải th i h à n h án, tà i sản thuộc sở hữu
riê n g được kê b iê n trước, phần tà i sản thuộc sở hữu riê n g của
người phải th i h à n h án tro n g tà i sản chung. Thực tế, nhiều
chấp h à n h viê n , k h i kê b iê n đã kê biê n cả những tà i sản không
thuộc sở hừu của người ph ải th i h à n h án; người phải th i hành
án là người con, nhưng chấp h à n h v iê n kê biên tà i sản của bố
mẹ; người p h ả i th i h à n h án là người vợ, chấp h à n h v iê n kê biên
tà i sản của bô mẹ chồng... V iệc là m trê n của chấp hành viên
đẵ dần đến sự k h ô n g đồng tìn h của địa phương, sự chống đôi
của đương sự và nh ữ ng người liê n quan, n h iề u trư ờ n g hợp bị
kh iế u n ạ i n h iề u lầ n ở n h iề u cấp.

V à n đ ề th ả o lu ậ n : A n h !c h ị có th ể chí rõ những
trư ờ n g hợp mà chấp h à n h viên đã là m m ặc dù không
được phép làm tro n g th i h à n h án. L iề n hệ với địa
phương nơi anh /c h ị công tác?

3. Bài học về sự tậ n tụ y phụng sự nhân dân


Bên cạnh những bà i học về đạo đức nghề ng h iệ p dưởi góc độ
chuyên m ôn, ng h iệ p vụ, thực tế h o ạ t động th i hà nh án còn cho
th ấ y nhừng bài học về đạo đức nghề nghiệp liê n quan đến bản
lĩn h , phẩm ch ấ t của con người. Có chấp h à n h viê n bị kỷ luật,

ChƯdng 6. Đọo đức nghề nghiệp của c h â p hành viên 245


th ậ m chí tru y cứu trá c h n h iệ m h ìn h sự kh ô n g phải do nghiệp vụ
yếu kém mà xuâ t p h á t từ sự sa ngã trước sự cám dỗ v ậ t chấ t
hoặc từ th á i độ th ờ ơ, vô trá c h n h iệ m với công việc của bản
th â n , với cuộc sống cúa người dân. Có chấp hà nh viên đã nhận
tiề n cúa đương sự đê cô' tìn h làm sai lệch quá trìn h th i hà nh án,
gây th iệ t hạ i cho đương sự kia. Có chấp hành viên đã chứng
k iế n cuộc sống k h ô n cùng của người đưực th i hành án, nhưng
vẫn th ờ ơ, th iế u trá c h n h iệ m tro n g việc th i h à n h án.
Đ ây cùng ch ín h là bài học về việc là m người mà Chủ tịc h
Hồ C hí M in h đã từ n g căn dặn cán bộ tư pháp: "ng hĩ cho cùng,
vấn đề tư p h á p tro n g lú c này là vấn đề ở đ ờ i và vấn đề làm
người, ơ đời và làm người là phái thương nước, thương dân,
thương nhân lo ạ i”"'.
Sáu mươi năm sau, lờ i dặn của H ồ Chủ tịc h vẫn còn nguyên
giá t r ị, đặc b iệ t là h iệ n nay vần còn m ộ t bộ phận chấp hà n h
viê n chưa ý thức được đầy đủ về nghề n g hiệp ; chưa nhận thức
được việc ph ụng sự n h â n dân, đ ấ t nước cùng như trá c h n h iệ m
của bả n th â n , trư ớc h ế t là m ộ t cán bộ công chức, m ộ t chấp
hà n h viên .

V ấ n đề th ả o lu ậ n : A n h !c h ị có th ề nêu n h ữ ng nội
du ng cụ th ể về bài học về lo n g tận tuỵ với nghề
nghiệp, về sự tận tâm p h ụ n g sự nhản dân tro n g th i
h à n h án.

IV. RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỪC NGHỀ NGHIỆP CỦA CHAP h à n h v iê n

N hữ ng bài học lớ n về đạo đức nghề nghiệp chấp hà n h viên


dưới nh iều góc độ, từ phía chuyên m ôn, ng h iệ p vụ tro n g th i h à n h
án đến bài học về ỉàm người, là m cán bộ, với thực tiễ n th i h à n h
án h iệ n nay, m ỗi chấp h à n h viên cần có k ế hoạch rè n luyệ n đạo

Phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí M in h tạ i Hội nghị cán bộ tư pháp
năm 1950.

246 ĐẠO ĐỨC NGHẻ LUẬT


đức nghề nghiệp. Đây cũng chín h là nền m óng của xây dựng đạo
đức nghề nghiệp.
Để có đạo đức nghề nghiệp, trước h ế t phải là người có đạo
đức tố t. Đạo đức tố t của m ộ t con người kh ô n g ph ải cứ tự nh iên
mà có, nói như Chú tịc h Hồ C hí M in h ỉà: nó kh ô n g ph ải từ trê n
trờ i rơ i xuống, mà do tu dưỡng bền bỉ hằng ngày để p h á t triể n ,
củng cô, như “ngọc càng m à i càng sáng, vàng càng luyện càng
tro n g ’’. Đạo đức tố t của m ột con người b ắ t đầu từ "đạo là m
n g ư ờ i’'. Đạo làm người cũng h ế t sức giản dị, theo quan niệ m của
Hồ C hí M in h th ì: “T ô i chỉ cỏ m ột sự ham m uốn, ham m uốn tột
bậc , là là m sao cho nước tơ được hoàn toàn độc lập, d â n ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào a i củng có cơm ăn, áo mặc, a i cũng
được học h à nh". T ro n g th ờ i đại ngày nay, có th ể hiểu tư tưởng
đó là tin h th ầ n hướng về m ọi người, về cộng đồng, xây dựng cuộc
sống vãn m in h , giàu dẹp.
Đạo đức không tự n h iê n mà có. Đó là k ế t quả của ý thức tu
dường, rè n luyện bền bí của m ỗi con người. Sự rèn luyện đạo đức
là tù y thuộc vào cái tâm , vào tin h th ầ n tự giác của con người. M à
tin h th ầ n tự giác đó đòi hỏi p h ả i được thực hành liê n tục. Nó là
năng lượng cua cuộc sông, th ậ m chí năng lượng đó có thề chuyến
hoá sang người khác để bảo tồ n và p h á t huy. M ộ t tro n g những
nguyên tắc rèn luyện đạo đức là nói p h ắ i đi đôi với làm . V iệc làm
phản ánh nhân cách, đạo đức của con người nên nói tố t ph ải đi
đôi với làm tốt, nói thê nào phải làm như thế . Rèn luyện đạo đức
còn dựa trê n nguyên tắc tru n g thực, có tin h th ầ n xây dựng những
đồng th ờ i phải cương quyết với cái xấu, k h u y ế t điếm .
Từ những nội dung và nguyên tắc rè n luyện dạo đức tô t,
người chấp hành viê n cần xâ y dựng nộ i dung và các nguyên tắc
rèn luyện đạo đức nghề ng h iệ p chấp hà nh viên. Trước hế t, người
chấp hành viên ph ải có ý thức và trá c h n h iệ m về nghề nghiệp.
Đ iều đó gắn liề n với chuyên m ôn, ng h iệ p vụ. T ro n g bôi cảnh hệ
th ố n g pháp lu ậ t về th i h à n h án đang được xây dựng hoàn th iệ n ,
việc cập n h ậ t các văn bản m ới đôì với chấp h à n h viên là h ế t sức
cần th iế t để nâng cao tr ìn h độ, c h ấ t lượng công việc. Đ ồng th ờ i

ChƯcíng 6. Đạo đức nghề nghiệp của Châp hành viên 247
với việc đó, chấp h à n h viên ìuồn có ý thức rè n ỉuyện, tu dường
đạo đức, có trá ch nhiệm với công việc, vớ i người dân.

B à i tậ p : X ây dựng kế hoạch rèn ỉưyện đạo đức chấp


hành viên cho bản thân anh/chị.

V. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHAP


HÀNH VIÊN
Cũng như hầu h ế t các chức đanh tư pháp và các cán bộ tư
pháp khác, chấp h à n h viên là m ột viên chức nhà nước. Việc
hưởng lương từ hệ thố ng ngân sách, bên cạnh sự ổn đ ịn h , cũng
còn rấ t nhiều b ấ t cập. Chế độ lương th ấ p , chưa bảo đảm cuộc
sống của bản th â n và gia đình nên nhiều chấp hành v iê n cũng
chưa thể toàn tâm , toàn ý dành th ờ i gian, công sức cho hoạt
động chuyên môn. Bên cạnh đó, do tiế p xúc trự c tiế p v ớ i tà i sản
tro n g quá trìn h th i hành án, cộng với sự tác động nhiều phía từ
cá nhân nhừng người trực tiế p liê n quan, chấp hành viên nếu
không vững vàng về nghề nghiệp, đặc b iệ t là th iế u rèn luyệ n, tu
đường về đạo đức th ì rấ t dễ bị sa ngã, th ậ m chí phạm tộ i. Việc
m ộ t chấp hành viên bị kh ở i tố về hình sự liê n quan đến quá
trìn h hành nghề không còn ỉà chuyện hiếm . M ớ i đây n h ấ t, m ột
Trưởng cơ quan th i hành án dân sự cũng bị b ắ t về tộ i n h ậ n hối
lộ của người phải th i hà nh án "' cho th ấ y sự khắc n g h iệ t của
nghề nghiệp. Trước hết, đây là trá ch n h iệ m cá nhân của chấp
hành viên, nhưng nhìn ớ góc độ xã hội, có lê cơ quan nhà nước
có thẩ m quyền cũng phải đầu tư hơn nữa việc nghiên cứu và đưa
ra cơ chế tiề n lương, phụ cấp bẩo đầm cuộc sông của bản th â n
người làm nghề và những người tro n g gia đ ìn h họ. Đ ây là vấn
đề lởn, không dễ giả i quyết, nhưng nếu cơ quan chức năng khô ng
thực sự nghiên cứu và có g iả i pháp th ì kh ô n g phải chỉ riê n g lực

"■ Cựu Chi cục trưởng th i hành án bị truy tố tộ i nhận hối lộ: http://vnex-
press.net/gl/phap-luat/2010/10/3ba21eda/.

248 ĐẠO ĐỨC NGHẻ LUẬT


lượng chấp hành viên mà còn nhiều lực lượng cán bộ nhà nước
khác, tro n g đó có cán bộ tư pháp có thê bị sa ngã, mua chuộc,
thậm chí phạm tộ i. Rõ ràng chê độ lương, điều kiện sõng là m ột
tro n g nhừng điều kiệ n quan trọ n g đê’ báo đảm đạo đức nghề
nghiệp chấp hành viê n được thực hiện.
Bôn cạnh đó, do đặc thù tro n g nghề nghiệp, hoạt động của
chấp hành vièn l i ê n quan đến nhiều cơ quan, tố chức khác, từ
U y ban nhân dân, cấp ủy, các tố chức đoàn thể, quần chúng đến
các cơ quan quán lý nhà nước theo ngành dọc. Đây m ộ t thuận
lợ i. nhưng cùng lạ i là khó khà n cho các chấp hành viên vì có thế
quá trìn h th i hành án của chấp hành viên bị tác động của những
cơ quan, tố chức, cá nhân này. Thực tế, hoạt động th i hành án
của cơ quan th i h à n h án và cua chấp hành viên tro n g th ờ i gian
qua đã có sự can th iệ p cùa cơ quan, tố chức, cá nhân hữu quan
làm chậm hoặc khó khăn cho quá trìn h th i hành án. Vì thế, cơ
chê ho ạt động, quán lý , phối hợp đôi với cơ quan th i hành án và
chấp hành viên cần được tiế p tục đổi m ới nhằm làm tăn g tín h
độc lập cho cơ quan th i hành án nói chung và châp hành viên
nói riên g. Đ ây cũng được coi là m ột điều k iệ n tiê n quyết để đạo
đức nghề nghiệp của chấp hành viên được báo đảm thực hiện.
N goài những điều kiệ n mang tín h khách quan, bên ngoài th ì
điều cân bản n h ấ t vẫn là điều k iệ n mang tín h nội tạ i, bên tro n g
cua chính chấp hà nh viên. Đó là điều kiện về k iế n thức nghề
nghiệp, trìn h độ nghề nghiệp để hình th à n h bản lĩn h nghề
nghiệp cúa chấp hành viên. Cũng với nhận thức vế bổn phận,
về trá c h nhiệm , bán lĩn h nghề nghiệp của chấp hành viên sẽ là
những điều kiện quan trọ n g đế đạo đức nghề nghiệp của châp
hành viê n thực h iệ n được tro n g thực tế. Mà xét cho cùng, bản
lĩn h nghề nghiệp là sự tự tin vào bản thả n phải được xây dựng
trước h ế t bằng trìn h độ, kiế n thức nghề nghiệp, bằng ý thức về
bổn phận và trá c h nhiệm đối với nghề nghiệp.

Chương 6. Đạo đức nghề nghiệp cùa Châp hành viên ‘2 49


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. G iáo trìn h kỳ năng th i hà nh án dàn sự.


2. Sách “H ướng dẫn thực hiện chương trìn h đào tạo nghiệp
vụ th i hành á n ”.
3. Tập tà i liệ u “N h iệ m vụ, quyền hạn và dạo dức nghề
nghiệp của Chấp hành viên".
4. P háp lệnh T h i hà nh án dân sự năm 2004.
5. L u ậ t T h i hà n h án dân sự nãm 2008.
6. N g h ị đ ịn h sô 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 của C hín h
phu quy đ ịn h th ủ tục, cường chế vã xử p h ạ t vi phạm h à n h chính
tro n g th i hà nh án dân sự.
7. N gh ị đ ịn h sô 50/2005/N Đ -C P ngày 11/04/2005 cùa C hín h
phú về cơ quan quán lý th i hành án dân sự, cơ quan th i hành án
dàn sự và cán bộ, công chức làm công tác th i hành án dân sự.
8. Chuân mực đạo đức C hấp hành viên cơ quan th i h à n h án
dân sự ban hành kèm theo Q uyết đ ịn h số 51/2002/Q Đ -BTP ngày
27/02/2002.
9. Q uyết đ ịn h số 1145/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005 của Bộ
trư ơn g Bộ Tư pháp về việc ban hành quy chê làm việc cua Hội
đồng tuyể n chọn C hâp hành viên cơ quan th i hành án dãn sự.
10. T h ông tư số 06/2005/T T-B T P ngày 24/6/2005 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn tuyển chọn, việc bố n h iệ m , cách chức chức danh
Chấp hành viên.
11. Q uyết đ ịn h số 211/2005/Q Đ -BQ P ngày 23/12/2005 cua Bộ
trư ởng Bộ Quốc phòng về tiê u chuẩn bố n h iệ m , bổ n h iệ m lạ i,
m iề n nh iệ m , cách chức T hú trư ởng, Phó Thủ trư ớng cơ quan th i
hà nh án quân khu, quân chung há i quản.
12. T h ông tư liê n tịc h sô 14/2006/T TLT -B Q P -B TP ngày
16/01/2006 cua Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp hướng dẫn thực
h iệ n quán lý nhà nước về công tác th i hà nh án dân sự tro n g
Quân đội.

250 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


13. Quyết định số 01/2007/Q Đ -BN V ngày 17/01/2007 cua Bộ
trư ớng Bộ Nội vụ ban hành tiê u chuấn ngạch Thẩm tra viên,
T hấm tra vỉên chính, Thẩm tra viên cao cấp th i hành án dàn sự.
14. Pháp lệnh T h i hà n h án dân sự năm 1993.
15. N ghị đ ịn h số 69/CP ngày 18/10/1993 của C hính phủ quy
đ ịn h thu tục th i hành án dân sự.
16. N ghị địn h số 30-CP ngày 02/6/1993 cùa C h ín h phủ về tổ
chức, nh iệm vụ, quyền hạn cùa các cơ quan quán lý công tác th i
hành án dân sự. cơ quan th i hà nh án dân sự và chấp hãnh viên.
17. Đc tà i khoa học câp bộ "Cơ HỞ lý luậ n và thực tiễn dế
.vãv dự ng môn học đạo đức nghè nghiệp tư ph áp cho các chức
danh tư pháp".
18. Đề tà i khoa học cấp Bộ "N ghiên cứu thực trọ ng, nh u cầu
p h á t triể n đ ộ i ngũ chấp hành viên và xây d ự ng chương trìn h đào
tạo theo vẽu cầu vát cách tư pháp".
19. Đề tà i khoa học cấp cơ sở "Xcìy dự ng n ộ i d u n g môn học
đạo đức nghề nghiệp tư p h á p cho các chức danh tư pháp".
20. Các bài v iế t tro n g sô chuyên đề về th i hành án dân sự
của T ạp chí Nghề lu ậ t, sô 02 năm 2009.
21. Sò tay Chấp hành viên, Học viện Tư pháp năm 2009.

Chương 6. Đợo đức nghề nghiệp của Chốp hành viên 251
TS. Lê T h u H à

ơ V iệt Nam, hoạt động cóng chứng chinh thức thực hiệ n từ
ngày 27-2-1991, trên cơ sở N g h ị đ ịn h số 451H Đ B T ngày 27-2-
199] cứa H ộ i đồng Bộ trư ởng vè tổ chức và hoạt động công
chửng nhà nước. Trước đỏ, cát- giao dịch dán sự cũng nh ư việc
xác nhận các văn bán, g iấ y tờ thuộc thom quyền chứng thực của
cơ quan nhà nước cỏ thẩm quvển.
Bảng việc quy đ ịn h tổ chức các Phòng công chứng và quy
đ in h hoạt động cho các Phòng công chứng 1 N hà nước dỡ tăng
cường vai trò của m ình tro ng việc quản lý xã hộ i bằng pháp lu ậ t
và g iú p đỡ pháp lý cho công dân, cơ quan nhờ. nước, tổ chức k in h
tế, tổ chức xã hội.
Phù hợp với yèu cầu p h á t triể n của xã hội, của nền kinh tế,
năm 2000, N g h ị đ ịn h số 7 5 Ỉ2 0 0 0 /N Đ -C P ngày 0 8 /1 2 /2 0 0 0 vê
cóng chứng, chứng thực dược ban hành thay thê N g h ị địn h sổ 45-
H Đ B T. Sáu năm sau , năm 2006, L u ậ t Công chứng dược ban hành,
đưa hoạt động còng chứng sang một g ia i đoạn p h á t triể n mới.
Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ, chức nâng, th ẩ m quyền
cóng chứng của công chứng viên có những thay đ ố i n h á t đ ịn h ,
nhưng m ột điểm không thay đổi, kế từ văn bản pháp lu ậ t đầu
tiên về hoạt động công chứng đến L u ậ t Công chứng, đỏ là cống
chửng viên là người thay m ặt N hà nước xác nhận tín h xác thực
cua các giao dịch dãn sự cùng như những g iấ y tờ khác theo quy
đ ịn h của pháp luậ t. Đê làm được điề u đó, còng chứng viên
không ch i là người có kiến thức, có nghiệp vụ mà còn p h á i lò
người có đạo đức nghề nghiệp. Chương 7 tập tru n g những vấn
để liê n quan đến đạo đức nghề nghiệp công chửng viên.

252 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


I. ĐẶC ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP CỦA CÕNG CHỨNG VIỀN
Công chứng nhà nước !à việc chứng nhận tín h xác thực các
hựp đồng và giấy tờ theo quy định cúa pháp luật, nhằm bảo vệ
quyén, lợi ích hựp pháp của cóng dân và cơ quan nhà nước, tố
chức k in h tế, tố chức xã hội, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp
luậ t, tă n g cường pháp chẽ xà hội chủ nghía. Các hợp đồng và
giấy tờ đà được công chửng có giá t r ị chứng c ứ 1'.
Người thực hiệ n chức năng công chứng là các cóng chứng
viên. Trước đây, công chứng viên n h ấ t th iế t là cóng chức, thuộc
biên chế nhà nước, làm việc tạ i các Phòng cóng chứng, th ì theo
L u ậ t cõng chứng năm 2006% công chứng viên có thể là viên
chức, làm việc tạ i các phòng công chứng, nhưng cũng có thế lả
người không thuộc biên chế nhà nước, làm việc tạ i các V ăn
phòng công chứng, Đây cũng là m ột điểm m ới căn bản tro ng
L u ậ t Công chứng nãทา 2006. H ìn h thức hành nghề cồng chứng,
ngoài các tố chức cùa Nhà nước (gọi là các phòng còng chứng),
còn có các Văn phòng công chứng.
Tuy h ìn h thức hành nghề có khác nhau, nhưng những tiê u
chuẩn và yêu cầu về nghề nghiệp cùa công chứng viên đều giống
nhau, đù đó là công chứng viên làm việc tạ i Phòng công chứng
hay tạ i V ăn phòng công chứng.

1. Nghề công chứng ỉà m ột nghề tuột


ơ V iệ t Nam tồn tạ i quan niệm cho rằ n g công chứng viên
đưực coi là m ột chức danh tư pháp. Bộ trư ởng Bộ Tư pháp ỉà
người có thấm quyền bố nhiệm công chứng v iê n '1. Những công
chứng viên không phải là công chức, làm việc tạ i các Văn phòng

1 Điều 1 Nghị định sò 45/HĐBT ngày 27-2-1991.


Luật Còng chứng nãm 2006 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chú
nghĩa V iệ t Nam khóa X I, kv họp thứ 10 thông qua ngàv 29/11/2006; có
hiệu lực tữ ngày 01/7/2007.
■' Điều 18 Luật Còng chứng nám 2006.

Chưởng 7. Đạo đức nghề nghiệp của Cõng chững viên ‘2 53


công chứng, k h i thực hiện chức năng công chứng, cùng nhân
danh nhà nước chứng nhận tín h xác thực cua các giao dịch dân
sự và các giấy tờ khác theo quy đ ịn h của pháp luật.
Điều này cũng khác với m ột sô quan niệm về nghề công
chứng và về còng chứng viên ơ m ột sô nước trê n thê giớ i. V ỉ d ụ :
ớ M ỹ, cóng dân muôn trớ th à n h cóng chứng viên phải trê n 18
tuổi, đạo dức tò't, không tiề n án, tiề n sự. Công chứng v iè n khỏng
phải học khóa huấn luyện nghiệp vụ tư pháp đặc b iệ t nào mà
chỉ cần sách hướng dẫn cùa H iệp hội công chứng quôc gia là đu.
Công dân có thế nộp đơn qua m ạng xin làm công chứng viên , ơ
bang Texas, sau ba ngày, công dân nhận được giây bố nhiệm
công chứng của bang gửi về. Hầu hế t công chứng viên tạ i M ỹ đều
làm việc tạ i Văn phòng L u ậ t sư, công ty địa ốc, kha i th u ế , ngân
hàng hoặc cơ quan dịch vụ tư p h á p ' .Trong k h i đó, ở V iệ t N am ,
công chứng viên phải là công dân V iệ t Nam thường trú tạ i V iệ t
Nam , tru n g th à n h với Tồ quốc, tuân thủ H iế n pháp và pháp lu ậ t,
có phẩm chất đạo đức tố t; có bằng cử nhân luật, có th ờ i gian
công tác pháp lu ậ t từ năm năm trớ lên; có giấy chứng nh ận tố t
nghiệp đào tạo nghề công chứng, đâ qua th ờ i gian tậ p sự hành
nghề công chứng " .
Công chứng viên sau k h i được bổ n h iệ m , sẽ h à n h nghề
dưới ha i h ìn h thức tổ chức Phòng công chứng và V à n phòng
công c h ứ n g 1'-
Phòng công chứng do U y ban nhân dân cấp tỉn h quyết địn h
th à n h lập, là đơn vị sự nghiệp thuộc Sớ Tư pháp, có trụ sờ, con
dấu và tà i khoản riêng. C hính phù quy đ ịn h tà i chính, con dấu
của Phòng công chứng. Thông thường ở mỗi tỉn h có m ộ t Phòng
công chứng. Cá biệ t, những tỉn h , th à n h ỉớn, sô lượng Phòng
được mơ nhiều hơn. Tên gọi của từng phòng chỉ khác nhau số

1 Thông tin sử dụng từ bài “ Nghề công chứng ở M ỹ” cùa Ngọc L in h trên
http://www.phap]uattp.vn/news/quoc-te/view.aspx?nevvs_iđ=226902.
'*■ Điều 13 Luật Công chứng năm 2006.
:|' Điều 23 Luật Còng chứng năm 2006.

254 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


th ứ tự. V ị d ụ : Phòng công chứng sô 1 T h ành phò Hà N ội, Phòng
công chứng sô 2 Thành phô Hà N ội... H iện tạ i, Hà N ội do mớ
rộng địa g iớ i hành chính nên có tớ i 9 Phòng công chứng. Thành
phố H ố C hí M in h có 7 Phòng công chứng nhà nước, cũng được
đặ t lè n theo sô thứ tự được th à n h lập.
H in h thức tô chức hành nghề th ứ hai là V ăn phòng công
chứng. Khác với Phòng cóng chứng do U y ban nhàn dân cấp tin h
th à n h lập, Vân phòng công chứng do công chứng viên th à n h lập.
Nếu V ãn phòng công chứng do m ột công chứng viên th à n h lập
được tỏ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
V ăn phòng công chứng do hai công chứng viên trờ lên th à n h lập
được tỏ chức và hoạt động theo loại hình cõng ty hợp danh.
V â n phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tà i khoán
riê n g , ho ạt động theo nguyên tac tự chủ về tà i chính bằng
nguồn thu từ k in h phí đóng góp của công chứng viên, phí công
chứng, th ù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
C h ín h phu quy đ ịn h con dã'u cho Vãn phòng cõng chứng. Văn
phòng công chứng được đ ặ t tê n riê n g , nhưng b ấ t đầu ph ải bàng
cụm từ "Văn phòng công chứ ng ”,
Văn phòng công chứng được tố chức và hoạt động theo Luật
công chứng, là hình thức m ới hành nghể công chứng, bên cạnh
hìn h thức tru yền thố ng là Phòng công chứng đă tạo ra m ột bộ
m ặ t m ới cho lìn h vực ho ạt động công chứng.
Trước đây, kh i m ới có các Phòng cóng chứng, do số lượng
công việc về cóng chứng quá lớn nên tìn h trạ n g quá tả i tạ i các
Phòng công chứng diễn ra triề n m iên. “Đên Phòng cóng chứng
m ớ i th ấ y khó nhọc của người d á n " là p h á t biêu của m ột đại biếu
Quốc hội khí phải chứng kiế n tìn h trạ n g người dân chen chúc,
xếp h à n h chờ hàng tiế n g đồng hồ ' . Có những trư ờng hợp xếp
hàng cá buổi, đến lượt th ì lạ i th iế u các giấy tờ cần th iế t không

1 Theo vte.vn/xahoi/nghe-cong-chung-co-nguy-co-that'nghiep/5294/indcx.
htm - 62k

Chương 7. Đạo đức nghề nghiệp của Cõng chứng viên 255
thực hiệ n dược việc công chứng, làm cả người dân và các cõng
chứng viên đều m ệ t m ói, căng tháng.
Với việc hình th à n h tô chức hành nghề cõng chứng m ới là
các Vãn phòng công chứng, cùng với sự thay đổi m ộ t sô quy đ ịn h
vẻ công chứng, chứng thực, tìn h trạ n g quá tá i tạ i các Phòng còng
chứng đà được cai th iệ n đáng kể. Trong vòng m ột nãm, kê từ
th ờ i điếm Luật Công chứng có hiệu lực (01/7/2007), chi riè n g ớ
Hà N ội đã có khoang 40 Vãn phòng công chứng được kha i
trương. Cùng với 9 Phòng công chứng nhà nước, số Văn phòng
còng chứng đã làm cho hoạt động công chứng có thêm màu sắc
m ới. Người dân "h á i lò n g " với hoạt động công chứng là từ đà có
thê nghe được ớ th ờ i điếm này. Đồng th ờ i, sỏ lượng yêu cầu còng
chứng cũng tăng lên rấ t nhiều tro n g th ờ i gian gần đây cho th ấ y
người dàn đả hắt đầu không ngại, không sợ đi công chứng.

Một cánh xếp hàng chờ đợi ri Phóng cõng c h ử n g


N g u ồ n : h t t p : / ỉ vie th a o .cn iK i n h - t e เ P htm ỊỊ-con g-
ch ư n ịị-s e -k h o n g -c o n -i h u n g -1h u e / (Ì50tì4 ỉ 4 7 เ 8 7 เ ì

N hìn dưới nhiều góc độ, Lu ật Công chứng đã thực sự làm cho
hoạt động công chứng gần gũi, cần th iế t hơn với đời sống nịíười
dân. Đó là m ộ t th à n h công. Vì thế, có thê sự tồn tạ i hai hình
thức hoạt động nghề công chứng chi m ang tín h g ia i đoạn, nhưng
tạ i th ờ i điểm này cho th ấ y sự p h á t triể n đúng hướng cua nghề
công chứng ớ V iệ t Nam.

256 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


Bòn cạnh tín h tích cực, đã xuất hiệ n những hệ lụy của hoạt
động công chứng. K hông chỉ là những cạnh tra n h không lành
m ạnh đố thu hú t khách hàng giữa các tố chức hành nghé công
chứng, việc th u phí vá thù lao mang tín h tùy hứng, khó kiếm
soát, mà còn có những hậu quá nặng nề như việc m ột công
chứng viên đồng th ờ i là Trương m ột văn phòng cóng chứng đả
phái trá giá bằng sinh m ạng ciia m ình"'.
"N hiều b i ấn quanh vái chết vua trướng văn phòng công
chứng Việt T in "; “B ị lừa 2,5 tý dồng vi hồ sơ công chứng g io ";
"Trướng vãn phòng còng chứng chết: liên quan đến hợp đồng ủy
quyền g ià ”... và hàng loạt t í t báo khác liê n quan đến sự kiện này
đã “trà n ngập” các m ặt báo v iế t cùng như báo điện tứ cua V iệ t
Nam tro n g suốt th á n g 4 và th á n g 5 năm 2010.
Rỏ ràng, cơ hội m ới cũng đồng th ờ i tạo ra các thách thức
mới đỏi với nghề công chứng. H ơn bao giờ hết, các công chứng
viên cần V thức đầy đti về nghề nghiệp cùa m ình, cần th iế t tra n g
bị đầy đú những kiến thức và k in h nghiệm cần th iế t, đáp ứng
với thách thức và cư hội nghề nghiệp m ới.

V ấ n đề th ả o lu ậ n : T ừ bối cánh thực tế, phùn tích cơ


hộ i và thách thức đ ố i với nghề cùng chứng.

2. Sản phẩm công việc của công chứng viên là vãn bản
công chửng
M ỏi m ột chức danh tư pháp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và
thẩm quycn của m inh cũng như của CƯ quan, tô chức m ình làm
việc, kế t thúc hoạt động bằng m ột hình thức khác nhau. Thâm
phán k ế t thúc m ột hoạt động bàng việc ra bán án hoặc quyết định
nhân danh Nhà nước. Chàp hành viên kết thúc m ột hoạt động cúa
m ình bằng quyết định liên quan đến th i hành án. Công chứng
viên k ế t thúc m ột hoạt động bằng m ột văn bán công chứng.

1 h ttp://phapluattp.vn/201004141 l!>746466p 10 Ỉ5cl074/lruong-van-phong-


cong-chung-chpt-lien-quan-hop-dong-uy-quyen-gia.htm

Chương 7. Đạo đức nghề nghiệp của Cõng chứng vién 257
Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch bàng vàn bản
được công chứng theo quy định của L u ậ t Công chứng. T rong vãn
bán công chứng, ngoài phần nội dung cua hợp đồng, giao dịch,
còn có lờ i chứng công chứng viên. Văn bản công chứng là sự thế
hiện sự tuân thu pháp lu ậ t, gồm pháp lu ậ t công chứng đối với
những văn bán mà điều k iệ n có hiệu lực phải có công chứng và
pháp lu ậ t nội dung liê n quan đến yêu cầu công chứng.
Văn bản công chứng có hiệu lực th i hành đối với các bẽn liê n
quan. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiệ n nghĩa vụ của
m ình th i bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giả i quyêt theo quy
định cùa pháp lu ậ t, trừ trư ờng hợp các bên tham gia hợp đồng,
giao dịch có thóa thuận khác. Theo quy đ ịn h , văn bán còng
chứng có giá t r ị chứng cứ. Những tìn h tiế t, sự k iệ n tro n g văn
bản công chứng không phái chứng m in h , trừ trư ờng hợp bị Tòa
án tuyên bô là vô hiệu.
V ãn bán công chứng không chi thể hiện k ế t quả m ộ t việc
công chứng, là yêu cầu của nghề nghiệp mà còn thế hiệ n cả
trìn h độ, đạo đức nghề nghiệp cua công chứng viên. M ộ t số hợp
đồng, giao dịch đã được mẫu hóa bơi cư quan nhà nước có th ấ m
quyền'15 nhiều công chứng viên vẫn tìm tò i, để trê n cơ sớ bộ mẫu
với những quy đ ịn h chung th à n h m ộ t vàn bản công chứng phù
hợp với yêu cầu công chứng cụ thể. V ì thế, dù m ộ t số việc cõng
chứng có mẫu, nhưng văn ban công chứng vẫn được coi như m ột
sản phấm nghề nghiệp riê n g cùa công chứng viên.

■' Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và M ôi trường đă ban hành Thông tư


liên tịch so 04/2006/TTLT-BTP-BTNM T ngày 13/6/2006 hướng dần việc
công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền cua người sứ
dụng đất. Thông tư đà ban hành kèm theo bộ mầu phiếu, hợp đồng, văn
bản về bất động sán với tòng sô 65 mẫu, hao quát gần hết các loại việc
về công chứng liên quan đến bất động sản. ơ một khía cạnh, đày là thuận
lợi cho người hành nghề công chứng. Tuy nhiên, bộ mẫu chi dừng lại ở
những điều khoán chung chung, mang tính chi dần công việc. Còn nội
dung công việc cụ thê phái do cóng chứng viên triể n khai phú hợp với
tình tiế t, sự kiện và yêu cầu công chứng. Kết thúc hoạt động ỉà m ột sán
phấm được gọi là vãn bản công chứng.

258 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


V â n đề th á o lu ậ n : Văn bán công chứng là m ột sán
phẩm theo mẫu hay sơn phẩm th ể hiệ n trìn h độ và
dạo đức nghề nghiệp rũ a cóng chứng v iê n ?

II. NHỬNG QUAN NIỆM VẾ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA


CÕNG CHỨNG VIỀN
Vụ việc ’’ะ Tiền G iang: M ộ t công dán kiện phòng cõng chứng

N guyên dơn cho rằng việc chứng thực cho bị đơn ban nhà
làm ánh hướng quyền lợ i Clio m ình, tìà H uỳnh T h ị R (M ỹ Tho,
Tiền G iang) vừa cỏ đơn kh ỏ i kiện g ứ i Too án nhân dán thành
ph ố M v Tho xêu cầu Phòng công chứng số ĩ tỉn h Tiền Giang
p h á i bồi thường th iệ t h ạ i hơn 1,4 tỷ đồng.
Theo đơn kh ở i h iệ n , vợ chồng ỏng T. nợ bà R hơn hai tý
dồng. B à R k h ở i kiện vạ chổng ỏng T. ra tòa để đ ò i nợ. Cá hai
cấp tòa .sơ, phức thấm đều tuyên vạ chồng ông T. p h á i trá cho
bà R sô tiền hơn h o i tý đồng.
Trư ơc đỏ, vào th á n g Ỉ2-2006 , p h á t hiện vợ chồng ông T, đem
th ế chấp hai còn nhà trẽn đường Nguyễn T rà i (TP. M ỹ Tho) tạ i
V ie tin b a n k Tiền Giang, bà R liề n cỏ đơn g ử i Phòng Công chửng
số ĩ xin ngăn chặn. Sou đó, bà đến gặp trự c tiếp công chứng
viên T rầ n T h ị Thanh T và v ị này hứa nếu có người vêu cầu công
chứng mua bán hai căn nhà trên th i sẽ báo ngay cho bà R biết.
Thê nhưng .รau dó, vợ ckồng óng T dèn Phòng công chứng dè
chứng thự c hợp dồng mua bán hai căn nhà trên thì Công chứng
viên T lẫ n chứng nhận mà khô ng hề báo cho bà H.
B iết chuyện, bà R đến gặp công chứng viên thắc mắc th ì bà
T cho b iế t việc chứng nhận hai hợp dồng mua bán này là theo
chí đạo của lã n h đạo Phòng cồng chứng.

' http://tintuc.timnhanh.conVphap_luat/20081215/35A8C142/

Chương 7. Đọo đức nghề nghiệp của Công chứng vién 259
Sau k h i bà R k h iế u nạ i, th á n g 11-2008, G iám đỏc Sớ T ư
p h á p 1 trư ớ n g P hòng công chứng số ไ và C hánh Thanh tra Sớ Tư
p h á p có buổi làm việc với bà R. G iám đốc Sờ T ư pháp Nguyền
Văn V kết lu ậ n ■ “ Việc có dơn ngăn chận cửa bà R nhưng cồng
chứng viên vần ký chứng nhận hợp dồng mua bán lờ có lồ i cửa
công chứng viên. G iám đốc Sớ đõ c h i đạo kiểm điếm trách
nhiệm câng chứng viên và xứ /v theo quy đ ịn h pháp lu ậ t. Việc
bà R đã k h ớ i kiện tạ i Toà án nhổn dân TP. M ỹ Tho th ì chờ
phán quyết cứa tòa án, các bên sẽ thực hiện"...
Trước hết ìà vấn đề của bà R tro n g quan hệ vay tà i sản giữa
ha i cá n h â n và việc g iả i quyết cùa Tòa án. Lẽ ra trước k h i có
bản án, tro n g quã trìn h g iá i quyết, bà R có quyền vêu cầu Tòa
án áp dụng biện pháp k h ẩ n cấp tạm th ờ i cấm vợ chồng ông T.
chuyển dịch tà i sán đế bao đảm quá trìn h th i hành án. Hoặc k h i
bản án có hiệu lực pháp lu ậ t cùa Tòa án, bà R có quyền yêu cầu
cơ quan th i hành án tố chức th i hà nh án theo quy đ ịn h của pháp
luật. Q uyết đ ịn h k h ẩ n cấp tạm th ờ i của Tòa án hoặc quyết đ ịn h
th i hà nh án của cơ quan th i hà nh án là căn cứ pháp lý đê vợ
chồng bà T. kh ô n g th ể tiế n hà nh việc chuyên dịch. Thiếu những
quyết đ ịn h này, bà R có th ể sẽ kh ô n g bảo đảm được quyền lợi
của m ìn h theo bản án của Tòa án. Đây là lỗ i cua bà R do th iế u
hiếu b iế t pháp lu ậ t. Tuy n h iê n , về phía cơ quan công chứng, việc
m ột công chứng vièn đã được người dân đề n g h ị, đã nhận lờ i
giúp người dán, nhưng lạ i kh ô n g giữ lờ i hứa và bị công dân kh ở i
k iệ n ra Tòa án kh ô n g chỉ lá bài học về nghiệp vụ mà còn là bài
học về đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên.

V ấ n dề th ả o lu ậ n : Quan điểm cúơ a n h , ch ị về "Vụ


việc m ột công chứng viên b ị kiện ro to à ," dưới góc độ
p h á p lý và góc độ đạo đức nghề nghiệp của công
chứng viên. A n h ỉ c h ị sẽ là m gì? (a) tạ i th ờ i điếm bắt
đ ầ u của sự việc và (b) k h i sự việc dã xảy ra ị

260 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


ใ. Quan niệm đạo đức nghề nghiệp của công chửng viên
C ũng dược coi là m ộ t chức danh tư pháp, công chứng viên
phai có những c h u ẩ n mực đạo đức chung cúa người làm nghề tư
pháp, bên cạnh đó là nhừng quy đ ịn h riê n g về đạo đức nghề
nghiệp công chứng viên .
N hửng chuấn mực chung về đạo đức của người có chức danh
tư pháp, trước h ế t được xây dựng trê n cơ sở chuẩn mực đạo đức
của cán bộ công chức. Người cán bộ phái là người trung' th à n h
với Tò quốc, với nhân dân; b iế t bảo vệ danh dự và lợ i ích quốc
gia; tò n trọ n g nhân dán, tậ n tụ y phục vụ nh ân dân; liê n hệ ch ặ t
chẽ với nhãn dân, lắn g nghe ý k iế n và chịu sự giám sát cúa
nhân dân 1.
Về đạo đức, người cán bộ, công chức phải thực h iệ n cần,
kiệm , liê m chín h, chí công vô tư tro n g ho ạt động còng vụ. X é t
cho cùng, đây cũng chín h là đạo đức của m ộ t người b ìn h thường
là phái trạ n g nhân, trọ n g tín , trọ n g việc.
Từ nhừng quan n iệ m chung này, từ ng chức danh, vị t r í công
việc lạ i đưực xây dựng các ehuấn mực đạo đức phù hợp. Đ ối với
công chứng viên , phẩm ch ấ t đạo đức tố t cùng là m ộ t điều k iệ n
nằm tro n g tiê u chuẩn bố nhiệm .
Vậy phẩm ch á t đạo đức tố t của công chứng v iê n là gì? Phẩm
chất đạo đức là m ộ t phạm trù gắn với tín h tìn h , nhận thức của
m ột người thê hiệ n ra thê g iớ i xung quanh. N hư ng đế có thế
đánh giá đạo đức cúa m ộ t người là t ố t hay chưa tô’t, lạ i p h á i gắn
r ấ t cụ th ế với còng việc, với vị t r í là m việc của người đó. M ộ t
người r ấ t tố t tro n g đ ờ i sống, luôn thương yêu, giúp đỡ, b iế t chia
sẽ khó khán với mọi người, được m ọi người khen là có đạo đức,
nhưng nếu tro n g công việc, khô ng có tr ìn h độ chuyên món,
không có hiểu b iế t hoặc í t hiếu b iế t về nghề nghiệp, dẫn đến
không hoàn th à n h còng việc hoặc hoàn th à n h kh ô n g đúng hoặc

■' Theo Luật Cán bộ, công chức năm ‘2008, được Quôc hội nước Cộng hóa
xả hội chu nghĩa V iệ t Nam khóa X II, ky họp thứ 4 thòng qua ngày
13/11/2008.

Chương 7. Đọo đức nghề nghiệp của Công chứng viên 261
hoàn th à n h không đầy đù; chắc chắn, người này kh ô n g thế được
đánh giá là người có đạo đức nghề ng hiệp tố t.
Bới thế, đạo đức nghề nghiệp cúa m ộ t người nói chung và
cùa công chứng viê n nói riê n g chi có th ế n h ìn dưới góc độ công
việc cụ thê mới có thế có cách đánh giá dũng.
Đ ối với công chứng vièn, hoạt động công chứng thực hiệ n
trè n cơ sở quy định của pháp luậ t, gồm cá pháp lu ậ t công chứng
và pháp lu ậ t liê n quan đến yêu cầu công chứng như: lu ậ t dán sự,
lu ậ t hôn nhân và gia đình, luậ t k in h doanh thương mại... Công
chứng viên phải là người có kiế n thức chuyên môn phục vụ cho
công việc cùa m ình. N h ìn dưới góc độ đạo đức, liê n quan đến vấn
đề này chính là ý thức học tập cùa người muôn tr ở th à n h công
chứng vièn. Bằng việc học tập, người này sẽ tíc h lũy nền tá n g
kiên thức cần th iế t đê có thế phục vụ tố t cho công việc. Việc học
tập được thực hiệ n ơ nhiều hình thức: học tạ i trư ờ n g đại học, học
tro n g chương trìn h đào tạo nghiệp vụ công chứng, tự học. tự
nghiên cứu. N hiều bạn trẻ hiện nay cho rằ n g học chỉ đế có đù
bằng câ'p để hành nghé không chi là m ộ t quan n iệ m không đúng
về kiế n thức nghề nghiệp mà, nh ìn dưới góc độ đạo đức, người
này chưa có ý thức đạo đức nghề nghiệp.

V ấ n đề th à o lu ậ n : Phần lớn nhữ ng người tham giơ


lớp học đào tạo nghiệp vụ còng chứng tạ i Học viện Tư
pháp đểu cho rằ n g việc học ỉà cần th iế t đ ế hành nghề
.
công chứng nhưng cũng có một sô it người cho ràng
học chỉ đế lấy chứng chí cỉào tạo đế dứ hồ sơ x in bó
nhiệm công chứng viên. Quan điể m của anh Ị ch ị đôi
với vấn đề trên?

Nếu so sánh với các chức danh tư pháp khác, ho ạt động của
công chứng viên dường như thuần tú y là sự thực h iệ n pháp luật.
K h i có m ộ t yêu cầu công chứng, còng chứng vién cần xác địn h
yêu cầu này có công chứng được theo đúng quy đ ịn h của pháp
luật hay không. Có vế như đó là m ộ t hoạt động chuyên môn mà

262 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


ít cằn đến CỐC' tư duy khác như tìn h cảm, trạ n g thái... cua người
yêu cầu còng chứng hay cua chính công chứng viên.
Vì thê củng có quan điếm cho rằng đối với người công chứng
viên, đạo đức nghề ng hiệp thè hiệ n ờ chồ người đó có k iế n thức
chuyên môn vừng vàng , g iá i quyết hay từ chối còng chứng đúng
quy đ ịn h , hoàn t.hành đúng chức năng, th ấ m quyền của m ình.
Nhưng bẽn cạnh đó cũng có quan điếm cho rằng, m ột người
nếu có đủ kiên thức để h à n h nghề tố t, nhưng coi công chứng chi
là m ột công việc mà chưa nghỉ đến đặc thù của nghề tư pháp và
bối cánh xã hội, chưa thực sự có cái tâm thì đó chưa phải là công
chứng viên có đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài ra, còn rấ t nhiều quan điếm khác như: đạo đức nghề
nghiệp công chứng vièn còn thế hiện ở chỗ người đó phái tuân thú
H iến pháp và pháp luật; tuân thu quy định chuẩn về đạo đức xà
hội; tuán thu quy chuẩn của đạo đức hành nghề tư pháp... Tuy nhiên
đưa ra nội dung cụ thế của nhừng tiêu chí này th ì hoặc ìà quay về
việc công chửng viên phải có ý thức trau đồi kiến thức chuyên môn,
hoặc công chứng viên phái là người tận tâm với công việc, có trách
nhiệm đối với còng việc cua m ình và nghề công chứng.

V â n dề th ả o lu ậ n : Theo a n h /c h ị, một còng chửng


vièn cỏ đạo đức tố t hay có đạo đức xâu ỉà gì? Sự cảm
th ô n g vồ biếu biết về bãi canh xã h ộ i có ánh hướng
đến tư cách đạo đức cứa công chứng viên hav không?

2. Nội dung đạo đửc nghề nghiệp của công chứng viên
2 .1 Trách nhiệm nghề nghiệp
Có rấ t nhiều quan n iệ m về đạo đức nghề nghiệp, nhưng tựu
tru n g lạ i, m ột người có đạo đức nghề nghiệp tó t trước h ế t phái
là người giói về nghề. N hư ng gió i nghề mà chưa có cái tá m th ì
kh ô n g thể có đạo đức nghề nghiệp trọ n vẹn. Chữ “tâm '' tro ng
ho ạt động công chứng cũng có những hình thức thế hiện khác
nhau, theo xu hướng p h á t triể n chung của xà hội.

Chương 7. Đạo đức nghể nghiệp cỏa Cõng chứng viên ‘2 63


Trước đáy kh i mới có m ột hình thức hoạt động công chứng
duy n h ấ t là các Phòng cõng chứng, tìn h h ìn h công chứng đã d iễ n
ra quá tả i ơ các phòng công chứng, n h ấ t là những mùa tuyển
sinh hay năm học mới.
Từ thực tẽ là do không
đáp ứng h ế t được các nhu
cầu về công chứng đã làm
nay sinh ra tiê u cực. Báo chí
đã từ ng nói đến nhiều vụ
“cò” hoạt động tạ i các phòng
công chứng ở ca Hà N ội và
th à n h phô Hồ Chí M in h , có
vụ công chứng viên nhận
tiề n hối lộ của khách hàng.
. 11 1 .. Dưới đây là m ộ t vụ việc liên
Lai mộ t c a n h chờ dơi ỡ r h ò n g còng chứng ; ’
quan đên sự k iệ n này:
tN g u ồ n : h ttp : í j vtetbao.vn ị T he-gioi-giai-
tri/Co-tutig-hoanli-ophong-coiig- \'íột ììgười d i cô n g c h ử n g
chung!507(ì19271407เ ) t r 0 n g 1 0 0 p h ẵ ị c h ờ ^ 01 C (f.

đã nhìn thấ y một khách hàng “chen ngang ” nộp hồ sơ có kẹp


200.000 đồng cho bà T. (nhàn viên tiếp nhận hồ sơ). N gư ời này
bãt bình tố giác sự việc.
Lã nh đạo Phòng công chứng sô ỉ đã lậ p biên bán vụ việc và
xác đ ịn h bộ hồ sơ cỏ "kèm tiề n ” là của Công ty T N H H thương
m ại dịch vụ TT.
Hôm nay, lãn h đạo Phòng công chứng รท 1 sẽ yêu cầu bà T.
tường trin h vè vụ việc t r ê n " '.

V ấn dề th ả o lu ậ n : Có những biện ph áp nào, m ang


tín h cá nhân và mang tín h hệ th ô n g d ể báo dám tìn h
trạng trên không xáy ra hay không?

Theo http://vte.vn/phapluat/bat-qua-tang-vu-hoi-lo-cong-chung-
vien/399/index.htm

264 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


H iệ n tượng này đâ từng có m ộ t th ờ i gian dài gây b ấ t bình
tro n g xã hội. Từ th á n g 7/2007, với sự ra đời của Lu ật Công
chứng, việc chuyển loạ i việc chứng thực ra k h ỏ i thẩ m quyền của
tổ chức công chứng và đặc b iệ t với sự cho phép th à n h lập các
Văn phòng công chứng do cá nhân công chứng viên th à n h lập,
bên cạnh các P hòng công chứng nhà nước do U y ban nhân dân
th à n h lập, hoạt động công chứng đã giảm n h iệ t. H iệ n tượng tiêu
cực, phải hối lộ còng chứng viên đã được g iả i quyết.
Tuy n h iê n , m ộ t h iệ n tượng m ớ i cũng đang b ắ t đầu h ìn h
th à n h . Đó là có nhữ ng việc công chứng được cho rằ n g khô ng
là m được ở P hòng công chứng, ha y th ậ m chí kh ô n g là m được
ở V ă n ph ò n g công chứng này, người yêu cầu công chứng lạ i
chuyển đến là m được ơ V ăn phòng công chứng khác. V ân đề
đ ặ t ra ở đây k h ô n g p h á i là việc những phòng công chứng hay
văn phòng công chứng trước đó từ chôi công chứng là do
nhữ ng tổ chức công chứng nà y gây khó k h ã n cho người yêu
cầu công chứng mà theo các tô chức công chứng này, họ từ
chôi kh ô n g công chứng vì yêu cầu công chứng kh ô n g đáp ứng
đủ nhiều điều k iệ n công chứng, yêu cầu công chứng chưa đủ
g iâ y tờ hợp pháp the o quy đ ịn h .
Vậy tạ i sao vẫn có Vãn phòng công chứng thực hiện yêu cầu
công chứng đó?
Có hai khả năng: th ứ nhất, là do quan niệm về giấy tờ hợp
pháp theo quy đ ịn h của mỗi công chứng viên có thê khác nhau.
Điều này cũng có thê xảy ra vì liê n quan đến thực tê hoạt động
quản lý xã hội của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ, quy
đ ịn h về việc người sử dụng đấ t hoặc người sở hữu nhà ở phải có
giấy chứng nhận quyền sử dụng đ ấ t hoặc giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà. N hưng thực tế là nhiều người dân V iệ t Nam đến
th ờ i điểm này, vì nhiều lý do vẫn chưa có giấy chứng nhận
quyền sở hừu nhà và quyền sử dụng đát. Thực tiễ n này đả đặt
cơ quan có th ẩ m quyền ph ải ra thê m các văn bản hướng dẫn giải
quyết đối với trư ờn g hợp người sử dụng không có các giấy tờ

Chương 7. Đợo đức nghể nghiệp cùa Công chững viẻn 265
c h ín h t h ì h ọ có t h ể đư ợc sử d ụ n g m ộ t số lo ạ i giấ y tờ t h a y t h ế " .

'■ Ví dụ, theo Điều 136 Luật đất. đai quy định thẩm quvền giái quyết tran h
chấp thuộc thẩm quyền giái quyết của Tòa án nhân dân nêu ngưòi sử
dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có m ột tro n g các
loại giấy tờ quy định tạ i các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và
tranh chảp về tà i sán gán liền với đất thì do Toà án nhân đản giai quyết;
Các giấy tờ quy định tạ i khoán 1, khoản 2 Điểu 50 làm cơ sớ để tòa án
thụ lý giải quyết tranh châp quyền sứ dụng đất như sau: Điều 50. Cấp
giấy chứng nhận quyền sứ dụng đất cho hộ gia đình, cá nhàn, cộng đồng
dán cư đang sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhản đang sử dụng đất ổn định, được Ưý ban nhân
dản xă, phường, th ị trấ n xác nhận không có tra n h chấp mà có m ột trong
các loại giấy tờ sau đáy thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10
nâm 1993 do cư quan cỏ thẩm quyền cấp trong quá trìn h thực hiện chính
sách đất đai cúa Nhà nước V iệ t Nam dân chu cộng hoà, Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam V iệt Nam và Nhà nước Cộng hoà xá
hội chú nghĩa V iệt Nam;
b) Giấv chứng nhận quyền sử đụng đát tạm th ờ i được cơ quan nhã nước
có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giầy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tà i
sán gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liề n với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất ớ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Ưý ban nhân dán xã,
phường, thị trấn xác nhận ỉà đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 nàm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà à gắn liề n với đất ở theo quy dịnh
cùa pháp luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thầm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử
dụng đất.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có m ột tro n g các loại giây tờ
quy định tại khoan 1 Điều này mà trên giấy tờ dó ghi tên người khác,
kèm theo giấy tờ về việc chuyến quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên
có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa
thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy dịnh của pháp luật,
nay dược Ưỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là dắt không
có tranh chấp th ì được cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất và không
phái nộp tiền sử dụng đất.

266 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẶT


Đ iều nà y đã là m xay ra tìn h trạ n g thự c tế là cũng m ộ t hồ
sơ yêu cầu công chứng, nhưng có nơi từ chối công chứng, có
nơi chấp n h ậ n còng chứng. Cuô'i cùng là việc công chứng v iê n
p h á i tự m ìn h chịu trá c h n h iệ m về lờ i chứng của m ìn h trước
pháp lu ậ t.
N hưng còn m ộ t kha năng th ứ hai đang là điều mà ngay cả
cơ quan nhà nước có th ẩ m quyền cũng lo ngại, đó là việc Văn
phòng công chứng b iế t việc còng chứng là sai, nhưng vì mục đích
th u phí, V ãn phòng công chứng và công chứng viên vẫn đồng ý
công chứng. Thực tế có người yêu cầu công chứng sẩn sàng chi
trả m ột khoản tiề n lớn cho công chứng viên, nếu công chứng
viê n chấp nhận công chứng. Á p lực phải chi phí cho hoạt động
của m ộ t văn phòng có thê làm cho công chứng viên không tỉn h
táo, quên đi nguyên tắc hành nghề là phải tuân thu H iế n pháp
và pháp lu ậ t, khá ch quan, tru n g thực và tự chịu trá c h nhiệm
trước pháp lu ậ t về vãn bản công chứng.
Áp lực về chi phí văn phòng chỉ xuất h iệ n ơ các Văn phòng
công chứng. Còn các Phòng công chứng nhà nước do nằm tro n g
hệ thố ng cơ quan của nhà nưởc nên toàn bộ cơ sớ v ậ t chất, k in h
phí hoạt động, tiề n lương cho công chứng viên và nhân viên
P hòng công chứng đều lấy từ ngân sách nhà nước. Đây cũng là
đặc thù, đặc điểm h o ạ t động khác nhau giữa các văn phòng công
chứng với các phòng công chứng nhà nước. Nhưng cho dù vì lý
do gì th ì để th u được phí, công chứng viên đã cồng chứng cả m ột
việc rnà m ình b iế t không được phép làm vừa là việc vi phạm
nghiêm trọ n g pháp lu ậ t, đồng th ờ i vi phạm đạ 3 đức, tư cách
người ỉàm nghề công chứng.

2.2. Lương tàm nghề nghiệp


Củng liê n quan đến vấn đề phí và thù ỉao công chứng theo quy
đ ịn h cúa L u ậ t Công chứng, kh i Văn phòng công chứng đi vào hoạt
động, không còn hiện tượng quá tả i ở tổ chức hành nghề công
chứng, người dân không phải chờ đợi hoặc phải lo “ phong bao” để

Chương ๆ. Đọo đức nghễ nghiệp của Công chứng viên 267
được giải quyết nhanh, nhưng đã bắ t đầu có sự phàn nàn từ phía
người dân về khoản phí phải trả cho Văn phòng công chứng,
Theo quy đ ịn h tạ i Đ iều 56 L u ậ t C ông chứng, ph í công chứng
bao gồm ph í công chứng hợp đồng, giao dịch, ph í lưu giữ di chúc,
phí cấp bản sao văn bản công chứng. N gười yêu cầu công chứng
p h ả i nộp ph í công chứng. T h ô n g tư liê n tịc h sô 91/2008/T TLT -
B TC -B TP của Bộ T à i ch ín h - Bộ Tư pháp ngày 17/10/2008
hướng dẫn mức th u , chê độ thu , nộp, quản lý và sử đụng phí
công chứng. Căn cứ vào T h ô n g tư này, mức th u phí đã được quy
đ ịn h r ấ t rõ rà n g và tương đối th ỏ a đáng. N hư ng thực tế, có V ăn
phòng công chứng vẫn th u ph í cao hơn r ấ t nh iều so với quy
đ ịn h . V í dụ, mức ph í cho công chứng hợp đồng ủy quyền là
40.000 đồng, như ng có văn phòng đã th u p h í với mức 500.000
đồng (năm tră m n g h ìn đồng), th ậ m chí 1.000.000 đồng (m ột
triệ u đồng). Đ ây cũng là thự c tế mà dư ỉuận xã hộ i cũng như cơ
quan nhà nước có th ẩ m quyền dự liệ u và băn khoàn k h i đưa ra
phương án cho phép th à n h lậ p các văn phòng công chứng của
các công chứng viê n .
H iệ n tượng này kh ô n g m ang tín h phổ biế n, nhưng cũng là
m ộ t vấn đề cần được n h ìn n h ậ n ng h iê m túc. Nếu trước đây, việc
công chứng khó k h ă n th ì dễ nảy s in h tiê u cực, công chứng viên
quan liê u , cửa quyên th ì nay, công chứng đã th u ậ n lợ i hơn lạ i dễ
nả y sin h sự tù y tiệ n , lạm dụng của công chứng viên. Đó cũng là
m ộ t góc n h ìn m ới liê n quan đến đạo đức nghề ng h iệ p của công
chứng viên.
Rõ ràng, với những điều k iệ n m ớ i, m ô i trư ờng hà nh nghề
m ớ i, nội dung và yêu cầu đạo đức nghề nghiệp công chứng viên
cũng có nhửng góc n h ìn m ớ i, gắn bó trự c tiế p vớ i công việc, nghề
ng hiệp của công chứng viên,

V ấ n đ ề th ả o lu ậ n : K h i a n h !c h ị ỉà m ột công chứng
viên, a n h !c h ị th à n h lập Văn ph ò n g công chứng, Văn
p h ò n g công chứng của a n h , c h ị có h ìn h thức hoạt động

268 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


như doanh nghiệp tư n h â n (hoặc công ty hợp danh).
Theo a n h !c h ị, điể m khác của hoạt động của Văn
phòng công chứng so với m ột doanh ng hiệp tư nhân
hoạt dộ ng ớ các lĩn h vực khác, ví dụ lĩn h vực k in h
doanh, d ịch vụ hoặc sản xuất.

III. RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP CỦA CÔNG CHỨNG V1ÈN

1. Rèn luyện kỉến thức chuyên môn, nghiệp vụ


Đạo đức và đạo đức nghề ng hiệp là phạm trù gắn liề n với
mỗi cá nhân con người vứi nghề nghiệp cụ thể. Công chứng viên
được xác định là người có đạo đức nghề nghiệp, trước h ế t là
người phải có đầy đủ k iế n thức pháp lu ậ t cần th iế t đảm đương
nghề nghiệp của m ìn h, là người mà người yêu cầu công chứng
hoàn toàn tin tưởng. H oàn th à n h được công việc theo đúng pháp
luậ t, trá ch nh iệm và lương tâ m cua m ìn h là yêu cầu về đạo đức
nghề nghiệp cúa công chứng viên.
Có kiế n thức pháp lu ậ t th ì công chứng viên m ới có khả năng
vững vàng tro n g công việc đế g iả i quyết tô t nghiệp vụ.
T rở lạ i với vụ việc bà H u ỳn h T h ị R k iệ n m ộ t công chứng
viên ra Tòa án yêu cầu ph ải bồi thư ờng hơn m ộ t tỷ đồng. Vụ việc
bắt đầu từ việc bà R k h ở i k iệ n đòi nợ vợ chồng ông T ph ải trả
cho bà hơn hai tỷ đồng. Trước đó, p h á t h iệ n vợ chồng ông bà T
đem th ế chấp hai căn nhà tạ i V ie tin b a n k , bà R có đơn gửi Phòng
công chứng x in ngăn chặn. Sau đó, bà đến gặp trự c tiế p công
chứng viên T rầ n T h ị T h anh T. yêu cầu kh ô n g cóng chứng hợp
đồng mua bán hai căn nhà trê n . Lẽ ra, Phòng công chứng cũng
như cá nhân C ông chứng viê n T rầ n T h ị T h a n h T. ph ải g iả i th íc h
cho bà R b iế t tro n g trư ờ n g hợp này, Phòng công chứng chỉ có
thê từ chối công chứng k h i có văn bản của cơ quan có th ẩ m
quyền. Cụ thể với trư ờ n g hợp việc đòi nợ của bà R đang d iễ n ra
tạ i Tòa án, bà R có th ể đề ng hị Tòa án đang g iả i quyết, ra quyết
đ ịn h khẩn cấp tạ m th ờ i về việc kh ô n g cho phép vợ chồng ông T

Chương 7. Ogo đửc nghề nghiệp cùa Công chứng viên 2 69


được bán nhà k h i việc giả i quyết tạ i Tòa án chưa k ế t thúc. C hi
trê n cơ sở quyết đ ịn h của Tòa án về việc cấm chuyền dịch tà i
sản, Phòng công chứng mới được phép từ chối công chứng.
Vì thế, bà R có yêu cầu, nhưng Phòng công chứng và công
chứng viên không có cơ sở để chấp nhận. Việc g iả i th íc h của
công chứng viên cho bà R còn giông như sự tư vấn, m ộ t việc làm
liê n quan nhiều đến đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên.
Công chứng viên có th ể chỉ cần thô ng báo cho bà R b iế t yêu cầu
của bà không có cơ sở chấp nhận mà không g iả i th íc h lý do.
N hưng việc giả i th ích lý do, đồng th ờ i hướng đần, tư vấn cho bà
R cách giả i quyết th ích hợp tro n g trư ờng hợp của bà vừa th ể
h iệ n kiến thửc, sự hiểu b iế t pháp luật, con người, cuộc sống, sự
tận tâm , tậ n tìn h , ân cần với người dân làm cho nghề ng h iệ p
công chứng viên trở nên đẹp hơn, có ý nghĩa hơn với cuộc sống,
với xã hội.
R ất tiếc cả phòng công chứng và công chứng viên đã kh ô n g
làm được điều đó. Đ áng tiế c hơn là chính việc kh ô n g là m được
của công chứng viên đã đẩy công chứng viên vào m ộ t vụ k iệ n
mà chính m ình ỉà bị đơn với yêu cầu đòi bồi thường là 1,4 tỷ
đồng tiề n th iệ t hại.
Vì thế , công chứng viên cần phải tra n g bị cho m ìn h k iế n
thức pháp lu ậ t vững vàng, phải tự m ình thường xuyên cập n h ậ t
văn bản m ới liê n quan đến lĩn h vực có yêu cầu công chứng.
Ngoài những kiế n thức đã được học tậ p tạ i trư ờng lớp, ở các
chương trìn h đào tạo, công chứng viên phải cần quan sát cuộc
sống, tự tích lũy k in h nghiệm . X ét cho cùng, sự thực hà nh nghề
nghiệp của công chứng viê n vừa mang tín h nh ân vãn, vừa m ang
tín h kỹ th u ậ t.

2. Rèn luyện tư cách, phẩm chất của người làm nghề


Đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên khô ng chỉ là rè n
luyện k iế n thức chuyên m ôn, nghiệp vụ mà còn là việc rèn luyện

270 ĐẠO ĐỨC NGHỀ IUẬT


về ý thức, về bổn phận, về sự phụng sự pháp lu ậ t và cả vì niềm
tin cua người dân. T rở lạ i với vụ bà R k iệ n công chứng viên.
Sau k h i đã có chuyện hứa hẹn giữa công chứng v iê n vớ i
bà R, công chứng v iê n vẫn thực h iệ n việc công chứng mua bán
hai căn nhà của vợ chồng ông T. N gay cả trư ờ n g hợp việc công
chứng là đúng pháp lu ậ t, th ì bản th â n công chứng v iê n cũng
cần th iế t có th ô n g báo cho bà R. Chưa nói đến sự đúng sai của
vấn để, chi’ riê n g việc công chứng v iê n hứa hẹn vớ i m ộ t người
là sẽ kh ô n g là m m ộ t việc, sau đó lạ i là m chín h công việc đó
đã là điều cần xem đến đạo đức nghề ng hiệp , tư cách của
người h à n h nghề.
Đạo đức nghề n g h iệ p và rè n luyện đạo đức nghề nghiệp
công chứng tư ởng là những vấn đề trừ u tượng, phức tạp ,
nhưng nếu đ ặ t vào vụ việc cụ th ể , trư ờ n g hợp cụ th ể , sẽ th ấ y
ngay được những chuẩn mực cần th iế t của đạo đức nghề
n g h iệ p công chứng viê n . N ền k in h tế và xã hội ngày càng
p h á t tr iể n đã tá c động k h ô n g nhở tớ i tư tưởng, n h ậ n thức cua
công chứng v iê n . Đã có những câu chuyện về dâu công chứng,
về nghề công chứng... T h ậ m chí đã có nhữ ng k ế t cục đau lò n g
của người là m nghề công chứng. Đ iều này kh ô n g chỉ liê n quan
đến tr ìn h độ và k iế n thức nghề ng h iệ p mà còn là vấn đề đạo
đức hà n h nghề của công chứng viê n . H ơn lúc nào h ế t, công
chứng v iê n p h ả i đặc b iệ t ý thức về nghề n g hiệp , có ý thức tu
dưỡng, rè n lu yệ n đạo đức nghể ng h iệ p thư ờn g xuyên để kh ô n g
nhữ ng bản th â n mà còn là tấ t cả những người hành nghề
công chứng đều được người dân tra o gửi n iề m tin k h i thực
h iệ n các giao dịch dân sự.

B à i tậ p : X ây dựng kế hoạch rèn luyện dạo đức nghề


nghiệp của bản thân, đặc biệt tro ng bối cảnh sự hiện
HI d iệ n ngày càng g ia tăn g của V iệt N am trong nền k in h
พ;: tế toàn cầu?

Chương 7. Đạo đửc nghề nghiệp của Cõng chứng viên 271
IV. Đ iều KIỆN BẢO ĐẢM ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP CÕNG
CHỨNG VIỀN
X u ấ t p h á t từ đặc điể m nghề n g h iệ p công chứng v iê n , điều
k iệ n bảo đảm đạo đức nghề n g h iệ p công chứng viên phần lớn
do ch ín h công chứng v iê n tạo lập . M ộ t số nghề tư pháp khá c
như: th ấ m p h á n , k iể m sá t v iê n , chấp h à n h v iê n , điều k iệ n bảo
đảm cho đạo đức của các nghề n à y thư ờn g phụ thuộc vào
nhữ ng yếu tố kh á ch quan như chế độ tiề n lương, phụ cấp, quan
hệ vớ i các cơ quan ban, ng à n h khác... Đ ối v ớ i công chứng viê n ,
do đặc th ù nghề n g h iệ p , th u n h ậ p và danh tiế n g của công
chứng v iê n , trư ớc h ế t do c h ín h công chứng v iê n m ang lạ i. Đ iều
này đặc b iệ t đúng đ ô i v ớ i công chứng v iê n ở các V ăn phòng
công chứng. U y tín của công chứng v iê n tạo công việc cho
ch ín h công chứng v iê n , cho V ă n phòng công chứng. C ái tạo
nên uy tín , danh tiế n g cho công chứng v iê n c h ín h là k iế n thức,
tr ìn h độ, khả n ă n g xử lý công việc, tìn h huống và đạo đức
nghề n g h iệ p . Đ ây hoàn toà n là nh ữ ng yếu tô nội tạ i, đòi hỏi
công chứng v iê n p h ả i nồ lực kh ô n g ngừng tro n g việc n â n g cao
tr ìn h độ và đạo đức của bản th â n . Nếu công chứng v iê n dễ dãi,
lơ là với bản th â n , coi nhẹ phẩm c h â t nghề n g h iệ p , công chứng
viên có th ể sẽ là m được m ộ t việc trư ớc m ắ t, nhưng lâu dài sẽ
m ấ t kh á ch hàng, chưa n ó i đến việc là m tổ n h ạ i đến nghề công
chứng. Cách tồ n tạ i và p h á t tr iể n k h ô n g là n h m ạnh, khô ng
m ang tín h bền vững ả n h hướng trự c tiế p đến cá n h â n công
chứng viên cũng như nghề công chứng.
Ý thức đối với công việc, trá c h n h iệ m đối với nghề nghiệp,
th a n h danh, uy tín của bản th ả n và của nghề nghiệp là những
yếu tô' bảo đảm cho đạo đức nghề ng h iệ p của công chứng vièn.

272 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề tà i khoa học “ Đạo đức nghề nghiệp tư p h á p ”.


2. Giáo trìn h uĐào tạo nghiệp vụ cùng chứ ng”.
3. L u ậ t Công chứng;
4. N g h ị đ ịn h số 02/2008/N Đ-C P ngày 04-01-2008 quy đ ịn h chi
tiế t và hướng dẫn th i hành m ộ t số điều của L u ậ t Công chứng.
5. Thông tư liê n tịc h sô 0 4 /2 0 0 6 /T T L T -B T P -B T N M T ngày
13-6-2006 cua Bộ T ư pháp và Bộ T à i nguyên và M ô i trư ờn g về
hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực
hiệ n quyền của người sử dụng đất.
6. N g h ị đ ịn h sô 75/2000/N Đ -C P ngày 08-12-2000 của C hín h
phu về cồng chứng, chứng thực;
7. C hỉ th ị sô 01/20 01/C T 'T T g ngày 05-3-2001 của Thủ tướng
C hính phủ về việc triể n k h a i thực h iệ n N g h ị đ ịn h cua C hính phủ
về công chứng, chứng thực;
8. Thông tư số 03/2001/TP-CC ngày 14-3-2001 cua Bộ Tư
pháp hướng dẫn th i h à n h N g h ị đ ịn h sô 75/2000/N Đ -C P ngày 08-
12-2000 của C h ín h phu về công chứng, chứng thực;
9. N g h ị đ ịn h sô 31/CP ngày 18-5-1996 của C hín h phủ về tổ
chức và ho ạt động Công chứng nhà nước;
10. Thông tư số 1411/TT-CC ngày 03-10-1996 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn thực h iệ n N g h ị đ ịn h số 31/CP ngày 18-5-1996
của C hính phu về tô chức và ho ạt động Công chứng nhà nước;
11. Công văn số 4570/PC ngày 13-9-1997 của V ăn phòng
C hính phủ về việc th i hà nh N g h ị đ ịn h số 31/CP ngày 18-5-1996
về C ông chứng nhà nước;
12. C hí th ị sô 1106/CT-CC ngày 19-7-1994 của Bộ trư ởng Bộ
Tư pháp triể n k h a i thực h iệ n N g h ị quyết sô' 38/CP của C h ín h phu
về cải cách m ột bước th ii tục hà nh chính tro n g việc g iả i quyết
công việc của công dân và tổ chức tro n g lĩn h vực công chứng.
13. N gh ị đ ịn h số 4 5 /H Đ B T ngày 27-2-1991 của H ộ i đồng Bộ
trư ớn g về tổ chức và h o ạ t động của Công chứng nhà nước.

Chương 7. Đạo đức nghề nghiệp của Công chứng viên 27 3


14. T h ô n g tư sô' 276/TT-CC ngày 20-4-1991 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn tố chức và quản lý Công chứng nhà nước.
15. Sắc lệ n h sô 59/S L ngày 15-11-1945 ấn đ ịn h thế lệ việc
th ị thực các g iấ y tờ.
16. T h ô n g tư số 5 7 4/Q L T P K ngày 10-10-1987 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn công tác Công chứng nhà nước.
17. T h ông tư số 8 5 8/Q L T P K ngày 15-10-1987 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn thực h iệ n các việc Công chứng nhà nước.
18. C ông văn sô 8 6 3 /Q L T P K ng ày 17-10-1987 của Bộ Tư
pháp về việc tr iể n k h a i thực h iệ n T h ô n g tư sô 5 7 4 /Q L T P K
ngày 10-10-1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác Công
chứng nh à nước.

274 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


c h ư ơ n g 8 QUY TẮC ĐAO ĐỨC VÀ ỨNG x ử
tv s ' 4.. >1,

TRONG HÀNH NGHẾ LUẬT TẠI MỘT s ô


QUỐC GIA TRẼN THẺ GIỞ!

r s . C hu H ả i T hanh
TS. N g u y ễ n Q uốc V in h
T S . Lê L an c /ii
77iS. L ẻ 77rị M a i H ư ơ n g

Chương này sẽ g iớ i th iệ u các quy tắc cơ bản về đạo đức và


ứng xử nghề nghiệp của các chức danh th ẩ m phán, công tố viên
và lu ậ t sư của các nước L iê n bang N ga, Cộng hòa P h á p , C anada ,
H ạp chủng quốc Hoa K ỳ và Cộng hòa nhăn dân T ru n g Hoa (sau
đây g ọ i chung là “Các quốc g ia được tham k h ả o ”).
Ca cấu eủa Chương này bao gồm các p h ầ n m ục: P hần m ột
nghiên cứu về m ộ t bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của m ỗ i nghề
nghiệp tạ i các quốc g ia được, th a m khảo bao gồm p h ầ n g iớ i th iệ u
n ộ i dung ch in h , tro n g dó liệ t kê các n ộ i du n g được p h â n tích,
thảo luận. T iế p theo là p h ầ n g iớ i th iệ u bối cảnh ra đ ờ i của bộ
quy tắc với đặc th ù văn hóa, ch ỉn h t r ị hay p h á p ỉỷ của nghề
nghiệp đó tạ i m ồ i quốc g ia được tham khảo. P hần uể các quy tắc
sẽ tiếp n ố i với việc g iớ i th iệ u và p h á n tích chi tiế t các quy tắc
của m ột quốc gia. T ro n g p h ạ m v i tà i liệ u cho phép, sẽ đưa ra
m ột Hố v i dụ, án lệ đ iể n h ìn h đ ể m in h họ a cho việc vận d ụ n g
trê n thực tế của m ộ t quy tắc cụ thể.
Tại phần cuối củng, sau k h i đã liệ t kê và phán tích các quy tắc
nghề nghiệp của các quốc gia được tham khảo, sẽ đưa ra các câu hỏi
chung cho toàn bộ các quốc g ia được tham khảo và riêng cho m ỗi
quốc g ia để g iú p liên tưởng, so sánh với điều kiện của Việt Nam.
Do điề u kiện nghiên cứu và tiế p cận nguồn tà i liệ u của các
quốc g ia được tham khảo b ị hạ n chế nên tro n g m ột số chức danh,
ví dụ nh ư công tố viên của L iê n bang Nga, chưa th ể cung cấp và
phân tích các quy đ ịn h tương ứng dể tham khảo.

Chương 8. Quy tốc đợo đức và ứng xử trong hành nghẻ tuột... 27 5
I. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG x ử NGHỀ NGHIỆP CỦA THAM
PHÁN TẠI CÁC QUỐC GIA ĐƯỢC THAM KHẢO

1. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của thẩm phán
tại Liên bang Nga

น. Các quy tắc cơ bán


Tổng quan về quy tắc đạo đức nghề nghiệp và phấm g iá của
thẩm p h á n - người thực th i ph áp lu ậ t
Văn bản về đạo đức th ẩ m phán đầu tiê n của L iê n bang Nga
là “5Ộ quy tắc về danh d ự của thẩm p h á n ” do H ội đồng th ẩ m
phán L iê n bang Nga ban hà nh bằng N g h ị quyết ngày 21 th á n g
10 năm 1993. N gày 02 th á n g 12 năm 2004, Đ ạ i hội th ẩ m phán
Liê n bang Nga lầ n th ứ V I đã th ô n g qua “Bộ quy tắc đạo đức
thẩm p h á n ” m ới, h iệ n hà n h th a y thê "Bộ quy tắc về danh dự
thẩm p h á n " nói trê n .
Yêu cầu chung đầu tiê n cua Bộ quy tắc đạo đức th ấ m phán
(รลน đây cũng gọi tắ t là “Bộ quy tắc dạo đức thẩ m phán N g a ” )
được thể h iệ n tro n g Đ iều 1 là: tro n g ho ạt động nghề nghiệp cũng
như th ờ i gian ngoài công vụ th ẩ m phán có nghĩa vụ tu â n thủ
H iến pháp L iê n bang Nga, thực th i L u ậ t L iê n bang Nga, “ Quy
chế Thẩm phán L iê n bang N ga” và các văn bản pháp quy khác,
các quy tắc ứng xử được quy đ ịn h bởi Bộ quy tắc đạo đức thẩm
phán Nga nói trê n , cũng như nhừng quy tắc đạo đức đả được
thừa nhận rộ ng rả i tro n g đời sống. Mục đích của việc tuân thủ
đó là nhằm giúp xã hộ i kh ẳ n g đ ịn h n iề m tin vào sự cóng bằng,
không đ ịn h kiế n và độc lậ p của Tòa án.
T iế p đến tạ i các Đ iều 2 và 3 Bộ quy tắc đạo đức th ẩ m phán
Nga quy đ ịn h việc thực th i công vụ x é t xử là ưu tiê n hàng đầu,
là nhiệm vụ ch ín h , là biểu h iệ n đạo đức của th ẩ m phán.
Và, m ột trong những nghĩa vụ đạo đức quan trọng đối với cá
nhân thẩm phán là giừ gìn nhân phẩm, danh dự, trá n h tấ t cả những
gì có thế làm giảm uy quyền tòa án, gây hại thanh danh của thẩm
phán, gây hoài nghi về tín h khách quan và độc lập trong xét xử.

276 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


ใ.2. Trong hoạt động nghề nghiệp (hoạt động x é t xử)
N hư trê n đã nói, x é t xử kh ô n g những là n h iệ m vụ h à n g đầu
của Thầm phán mà còn là m ộ t biểu h iệ n của đạo đức nghề
nghiệp. B ởi vì ch ín h tro n g h o ạ t động này ià nơi để th ẩ m phán
th ể hiệ n những ứng xử đạo đức cua m ình.
Đ iểu 4 Bộ quy tắc đạo đức th ấ m phán Nga đ ịn h ra các nghĩa
vụ đạo đức cua T h á m phán k h i thực th i công việc xé t xứ như sau:
- Thấm phán phải lấ y việc báo vệ quyền và tự do con người
của cóng dân là m mục đích và nội dung ho ạt động của cơ quan
tòa án. Thấm phán ph ải thực h iệ n công vụ m ộ t cách m ần cán
và sử dụng m ọi biệ n pháp cần th iế t đế xem xé t tà i liệ u và xét
xử các vụ án m ộ t cách k ịp th ờ i. Bảo vệ các quyền chính đáng và
tự do của công dân là mục đích ho ạt động của hệ th ô n g tòa án
Liê n bang Nga mà th ẩ m phán là nh ân v ậ t chính trự c tiế p chủ
tr ì ho ạt động đó. T h ẩ m phán đóng vai trò tru n g tâ m . T h ế nhưng
việc báo vệ này sè kém hiệu quả và có k h i khô ng thế phục hồi
được nếu tro n g k h i th i h à n h công vụ th ẩ m phán th iế u m ẫn cán
hoặc để chậm trề .
- T h âm phán cần phải bảo đảm công bằng. Công bằng là
m ột nguyên tắc lớ n của ho ạt động tư pháp, là yèu cầu hàng đầu
về đạo đức của th ẩ m phán. T h ẩm phán ph ải lấ y sự công bằng
làm mục đích chín h của việc x é t xử: tru y cứu đúng kẻ phạm tộ i,
áp dụng mức h ìn h p h ạ t tương xứng với tộ i phạm đã gây ra, xem
x é t m ộ t các đầy đú và áp dụng đúng các tìn h t iế t giảm nhẹ, tăng
nặng đối với bị cáo. Công bằng tro n g xé t xử còn được th ể hiện
ở chồ, th ẩ m phán ph ải quan tâ m thỏa đáng đến bị h ạ i, b ị đơn
và bảo vệ quyền lợ i của họ m ộ t cách đúng pháp lu ậ t. Tóm lạ i là
phải tạo ra được sự thỏa m ãn về m ặ t đạo lý và pháp lý sau k h i
tuyên bản án. Sè là kh ô n g đầy đủ về ứng xử công bằng nếu thẩm
phán đế lọ t kẻ có tộ i và xử p h ạ t oan người vô tộ i.
- Ú n g xử công bằng cũng được quan n iệ m là việc th ẩ m phán
phái có sự chú ý cần th iế t và k h ô n g phân b iệ t đối xử với tấ t cả
những người th a m gia tô tụng.

Chương 8. Quy tổc đọo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 277
Đế đảm bảo xé t xử được công bằng, khách quan và độc lập,
th ẩ m phán phải trá n h mọi d ịn h kiế n , n h ấ t là những đ ịn h k iế n
vì lý do chùng tộc, g iớ i tín h , tôn giáo hoặc dân tộc. Vì điều đó
sẽ ảnh hương tiêu cực đến sự công bằng, khách quan tro n g xét
xử, tro n g việc ra bản án và quyết đ ịn h của tòa án.
Ngoài ra, th ấ m phán có nghĩa vụ đạo đức là phải trá n h được
những sự can th iệ p hoặc gây ánh hưởng từ bên ngoài cũng như
từ tro n g ngành tòa án lên hoạt động nghề nghiệp của m ình,
không được giao động và đế dư luận xã hội hoặc là những sự chi
tríc h có thể có ảnh hưởng đến tín h hợp pháp và tín h có cân cứ
của bản án, quyết đ ịn h mà m ình ban hành.
- Bộ quy tắc đạo đức thấ m phán Nga cũng yêu cầu thẩ m
phán tro n g ứng xử phải luôn luôn thế hiện là người k iê n nhẫn,
lịc h lảm , tế nhị và tôn trọ n g những người tha m gia phiên tòa,
đồi lạ i, thẩ m phán cũng có quyền yêu cầu nhửng người đó có th á i
độ như vậy. Đế bảo vệ bí m ậ t công vụ, ngăn chặn những hậu qua
không mong muốn có thế xảy ra, quy tắc ứng xử đạo đức nghề
nghiệp không cho phép thẩm phán tiế t lộ những th ô n g tin liê n
quan có được tro n g kh i thực hiện công việc xét xử.
Thẩm phán phải giừ gìn đạo đức không chí tro n g k h i xé t xử,
mà còn cả tro n g k h i thực hiệ n các công vụ khác và có trá ch
nhiệm đốc thúc những người thuộc quyền quản lý cua m ình cũng
như cán bộ nhân v iê n khác của tòa án làm việc m ộ t cách tận
tâm và mần cán. Đối với th ẩ m phán nắm quyền quản lý và lãnh
đạo các thẩm phán khác th ì có trá c h nhiệm tạo mọi điều k iệ n
cần th iế t cho họ thực h iệ n trá ch vụ của m ình m ột cách k ịp th ờ i
và có hiệu quả (Đ iều 5).

13. Trong quan hệ với phương tiện thõng tin đợ i chúng


Bản án, quyết đ ịn h của Tòa án ban hành là đã qua quá trìn h
xét xử rấ t cẩn th ậ n , đúng pháp lu ậ t và có giá t r ị th i hà nh vô
điều kiện. Thông tin về những vụ việc mà tòa án đang g iả i quyết
được xếp vào dạng bí m ậ t nghề nghiệp. Do đó, k h i tiế p xúc với
đại diện các phương tiệ n th ô n g tin đại chúng th ẩ m phán không

278 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


được đưa ra nhừng tuyên bô công kh a i bình luận các bản án và
quyết đ ịn h của tòa án, không được họp báo về những vụ việc Tòa
án đang thụ lý , hoặc về những quyết đ ịn h chưa có hiệu lực pháp
lu ậ t cúa Tòa án đối với các vụ việc đó. Thẩm phán ngoài phạm
vi hoạt động nghề nghiệp, không được gây nghi ngờ đối với các
quyết đ ịn h chưa có hiệu lực pháp lu ậ t cúa tòa án, hoặc phê phán
công tác cùa các đồng nghiệp.
N hưng thấm phán cùng không được cản trở đại diện phương
tiệ n th õ n g tin đại chúng tro n g việc th ô n g tin về hoạt động cua
toà án. Nếu việc th ô n g tin đó khòng làm trở ngại cho quá trin h
tố tụng, hoặc không được dùng đê’ gây ảnh hưởng đối với tòa án
th ì th ẩ m phán cần có sự hỗ trợ cần th iế t cho cơ quan thô ng tin
(Đ iều 6).

1.4. Duy tri và nâng cao trình độ nghiệp vụ để thực thi quyền của
ttiổm phán
Điều 7 Bộ quy tắc đạo đức thẩnì phán Nga coi việc duy trì
và nâng cao trìn h độ chuyên môn nghiệp vụ là m ột tiê u chuẩn
đạo đức nghề nghiệp của thẩ m phán. Điều này đễ hiểu ớ chỗ,
nếu th ẩ m phán dù có các tiêu chuẩn khác tố t về đạo đức nhưng
trìn h độ chuyên môn khô ng đủ tầm đế thực hiện nhiệm vụ xét
xử, gây oan sai, sót người, lọ t tộ i th ì khô ng thề n ó i đó là thẩm
phán có đầy đú đức độ. Do đó, có trìn h độ chuyên môn vững
vàng và không ngừng học tập đê ngày m ột hoàn th iệ n t r i thức
của m ình vừa là m ột phương tiệ n , m ột sự bảo đảm cho việc thực
h iệ n các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán và bản
th â n việc đó cũng là m ộ t tiêu chuẩn đạo đức vậy.

1.5. Trong các quan hệ ngoài công vụ


ữ n g xử đạo đức nghề nghiệp của thấ m phán phải là m ột
chỉnh thế th ố n g n h ấ t m ọi ỉúc, mọi nơi và chúng phải trở th à n h
bản chấ t của mỗi th ẩ m phán. Việc thấ m phán nghiêm chỉnh
tuâ n thú đầy đủ các quy tắc ứng xử về đạo đức k h i thực hiệ n
công vụ cũng như kh i ở ngoài đời thường sẽ tạo nên h ìn h ảnh
th ố n g n h ấ t, trọ n vẹn về m ột “tông đồ cứa công lý ”, theo đó là

ChƯdng 8. Quy tổc đọo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 2 79
niềm tin của dân chúng đôi với thẩm phán và cao hơn nữa là
niềm tin vào hệ thố ng tòa án L iê n bang Nga. V ới mục đích đó,
“ Bộ quy tắc đạo đức th ẩ m phán Nga” đả đ ịn h ra m ộ t sô' quy tắc
đạo đức và ứng xứ của thẩm phán tro n g các m ối quan hệ ngoài
công vụ tạ i Đ iều 7 như sau:
T h ứ nhất, tro n g mọi trường hợp, th ẩ m phán kh ô n g được có
hành vi hoặc xử sự gây bấ t cứ nghi ngờ nào về sự đứng đắn và
chính trực của m ình.
T h ứ hai, th ẩ m phán được theo đuổi mọi ho ạt động, m iễn là
không trá i với các quy đ ịn h của “ L u ậ t về quy chế th ẩ m phán
L iê n bang N ga” và các quy đ ịn h của Bộ quy tắc này (Bộ quy tắc
đạo đức thẩ m phán Nga).
T h ứ ba, th ầ m phán có thể tham gia vào hoạt động xã hội,
nếu hoạt động đó không gây th iệ t hại cho uy tín của tòa án và
cho việc thực th i nhiệm vụ nghề nghiệp của m ình.
Thứ tư, thẩm phán có thế phối hợp với các cơ quan lậ p pháp,
hành pháp và chính quyền tự quản địa phương tro n g các vấn đề
pháp luật, hệ thố ng tòa án, công tác xét xử, công tác tổ chức tòa
án, nhưng phải trá n h tấ t cả những gì gây nghi ngờ về sự độc lập
và công bằng của thấ m phán.
T hứ năm, thấ m phán không được tha m gia các đảng phái và
phong trà o chính t r ị, không được ủng hộ về v ậ t chất hoặc các
phương thức khác cho các đảng phái và phong trà o đó; khô ng
được công kh a i th ể hiệ n quan điểm chính tr ị, tham gia vào các
cuộc m ít tin h , tuần hành hoặc vào các hoạt động khác mang tín h
chất chính t r ị.
T h ứ sáu, th ẩ m phán cần trá n h những m ối quan hệ có thế
gây th iệ t h ạ i cho danh tiế n g , phạm vào danh dự, n h â n phẩm
cua m inh .
T hứ bảy, th ẩ m phán ph ải trá n h nhừng quan hệ tiề n bạc và
k in h doanh có th ể gây ng hi ngờ về sự chính trực hoặc có th ể ảnh
hưởng tớ i việc thực th i chức phận nghề nghiệp của m ình.
Dù giữ chức vị quan trọ n g nhưng trước h ế t th ẩ m phán vẫn

280 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


là m ộ t công dân với đầy đủ quyền và tự do hiế n định. N hưng do
là nh ân v ậ t quan trọ n g tro n g xà hội nên việc thực hiệ n các
quyền và tự do ấy cũng phải tuân theo m ột số nguyên tắc riê n g
nhất đ ịn h .
Đ iều 9 Bộ quy tắc nêu m ộ t sô điều k iệ n th ẩ m phán cần chú
ý là:
- T h ẩm phán có quyền tự do ngôn luận, tín ngưởng và quyền
tha m gia hội đoàn. Tuy nhiên, k h i thực hiện các quyền đó, thấm
phán phải giữ m ình đế không làm giảm sự kín h trọ n g đối với
chức danh của m ình, phải luôn giừ sự công bằng và tín h độc lập.
T hẩm phán cũng được quyền tự do th à n h lập và tham gia vào
L iê n đoàn thẩm phán hoặc các tô chức khác nhằm bảo vệ quyền
lợ i, hoàn th iệ n chuyên môn nghiệp vụ và giữ gìn sự độc lập của
tổ chức tòa án.
- ơ L iê n bang Nga thấ m phán ià nghề chuyên trá ch, không
cho phép thẩ m phán kiêm nh iệm các chức vụ dân cử tro n g cơ
quan ch ín h quyền tru n g ương và địa phương. Do đó, th ẩ m phán
phải đệ đơn xin từ nhiệm thẩ m phán tro n g trư ờng hợp được bầu
làm đạ i biểu cua cơ quan lập pháp L iê n bang Nga, cơ quan dân
cử địa phương hơặc đám nhiệm chức vụ dân cử khác.
- Riêng đôi với hoạt động sáng tạo khoa học, giảng dạy,
th u y ế t trìn h , kề cả trư ờng hợp được thù lao th ì th ẩ m phán có
quyền kiê m nhiệm , m iễn là không ảnh hưởng đến công tác
chính là x é t xứ. Đây là quy đ ịn h m ang tín h lao động nhiều hơn
là m ộ t quy phạm về đạo đức nghề nghiệp.

l.ó . vế xử lý kỷ lu ậ t đ ố i vôi ttìẩ m phán ฟ phạm cá ะ quy định của


Bộ quy tố c đạo đức thẩm phán
V iệc xử lý kỷ lu ậ t th ẩ m phán không chí đ ặ t ra tro n g trư ờng
hợp người đó vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà còn cả
tro n g trư ờn g hợp vi phạm L u ậ t L iê n bang về Quy chế thẩm
phán. Có lẽ vi phạm tro n g cả ha i trư ờng hợp trê n đều bị coi là
v i phạm đạo đức nghề nghiệp. Cho nên tro n g khoản 1 của Điều
11 Bộ quy tắc đạo đức thẩ m phán đề ra 2 h ìn h thức k ỷ lu ậ t là:

Chưởng 8. Quy tác đọo đửc vã ứng xử trong hành nghé luột.. 281
cảnh cáo hoặc m iễn nhiệm trước th ờ i hạn. R iêng đối với th ẩ m
phán của Tòa án H iến pháp L iê n bang Nga th ì khòng áp dụng
2 h ìn h thức kỷ lu ậ t này.
K h i quyết địn h áp dụng hình thức kỷ luật đối với thám phán
có cân nhắc các tìn h tiế t của hành vi vi phạm, th iệ t hại đã gây ra
đối với uy tín của tòa án và danh vị thẩ m phán, nhân th â n th ẩ m
phán cũng như th á i độ của người đó đối với vi phạm của m ình.

2. Quy tốc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của thẩm phán
tạ i Canada
2 .1 G iới thiệu
X é t từ góc độ thế chế nói chung, H iế n pháp Canada quy đ ịn h
th ể chế của Canada bao gồm chính quyền liê n bang và chính
quyền tin h (bang). Mặc dù chính quyền liê n bang ban hành các
lu ậ t h ìn h sự (và các lu ậ t khác) áp dụng chung trê n toàn quốc,
song việc quản lý các tòa thượng thấm chủ chôt và quản lý tư
pháp dân sự n h ìn chung lạ i là những vấn đề quản ỉý cấp tỉn h .
Điều này có nghĩa là chính quyền mỗi tỉn h (bang) (và lã n h thổ )
quản lý nghề lu ậ t tro n g phạm vi của tỉn h m ình. Trong khuôn
khổ cơ cấu quản lý của tỉn h , các chính quyền tỉn h ban hành các
luậ t quy đ ịn h về việc th à n h lập các hội lu ậ t gia của tỉn h - L iê n
đoàn lu ậ t sư - điều chỉnh và quản lý nghề lu ậ t (lu ậ t sư) ở Canada
(hoạt động này m ột lầ n nữa lạ i được thực hiện ở mỗi tỉn h chứ
không phải cấp liê n bang). C hính vì thế, L iê n đoàn L u ậ t sư
Canada (H iệp hội quốc gia các lu ậ t SƯ của Canada), cũng như
L iê n đoàn các H ội lu ậ t gia của Canada (tổ chức bao trù m tro n g
đó th à n h viên là các hội lu ậ t gia của tỉn h ), ngày càng cung cấp
các ý kiế n tư vấn hữu ích và tha m gia ngày càng nhiều vào các
sáng k iế n quồc gia được th iế t kế để quản lý nền tư pháp trê n
toàn lã n h thổ Canada m ộ t cách hữu hiệu, công bằng và thố ng
n h ấ t chừng có thê.
Tuy nhiên, H iế n pháp Canada quy địn h rằ ng các thẩm phán
của tòa thượng thẩm phải được bổ nhiệm ở cấp liê n bang. Đây là
các thẩ m phán ngồi tạ i các Tòa thượng thẩm trê n toàn quốc (tòa

282 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


thượng thẩ m cấp tín h). Thẩm phán Tòa phúc thấm của tỉn h , Tòa
Liê n bang và Tòa tố i cao Canada cũng được bổ nhiệm ở câp liê n
bang. Bèn cạnh đó, còn có các th ẩ m phán khác ở Canada - thẩm
phán tòa cấp dưới của tin h (khác với thẩm phán tòa thượng
th ẩ m ) và các “ sư phụ” tro n g ngành - được bố nhiệm ở cấp tỉn h.

2.2. Các nguyên tắ c đạo đức tư p h á p của thẩm phán Canada


a> Tổng quan về các nguyên tắc đạo đức tư ph áp của thẩm
ph án Canada
Nảm 1971, N ghị viện Canada đà th à n h lập H ội đồng thẩm
phán Canada. N h ìn chung, H ội đồng này là cơ quan chù yếu chịu
trá c h nh iệ m điều tra và phán quyết những khiế u nại của người
dân đối với m ộ t hành vi ứng xử tư pháp không phù hợp của Tòa
thượng th ẩ m ở Canada. H ội đồng thấ m phán Canada đã công bô
“Nguyên tắc đạo đức cho thẩm p h á n " - m ộ t tậ p hợp các nội dung
hướng dần có tín h chất “tư vấn ” nhưng lạ i th u y ế t phục đối với
các hành v i tư pháp ơ Canada. Tài liệu này giúp các th ấ m phán
hiể u rỏ trá c h nhiệm tư pháp của m ình.
Các khiếu nại về hành vi ứng xứ cùa các th ẩ m phán các tỉn h
bang sẽ do H ộ i đồng tư pháp cấp tỉn h (lã n h thổ) (được bố nhiệm
ở cấp tỉn h ) phân xử.
b) N ộ i dung chính của các nguyên tấc đạo đức cho thẩm
p h á n Canada
b ỉ) T ín h độc lập
Nội dung cúa nguyên tắc này được ph át biếu như sau: sự độc
lập của th ẩ m phán là điều kiệ n không thể th iế u cho việc thực
th i m ột nền công lý vô tư dựa trê n m ộ t quy tắc pháp quyền. M ộ t
th ẩ m phán vì thê phải duy tr ì và thế h iệ n sự độc lập tư pháp
đứng từ góc độ cá nhản cũng như thế chế. Á n lệ Canada đã tống
k ế t rằng, ba yếu tô đảm bảo cho tín h độc lập của th ẩ m phán
Canada ìà (1) tín h không thể bãi m iễn được, (2) các bảo đảm an
toàn về tà i chính và (3) tín h độc lập về tổ chức hà nh chính.
Để có thế độc lập, th ấ m phán cần:

Chương ỗ. Quy tóc đạo đức vỏ ứng xử trong hành nghề luột... 283
- Thực th i các quyền hạn của m ình m ột cách độc lập, không
chịu ảnh hưởng bời bấ t k ỳ m ột áp lực nào bên ngoài, dù cho áp
lực đó đến từ bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
- T rong k h i xé t xử, t ấ t cả các h à n h động, ngoài các hành vi
tố tụn g cho phép, nhằm gây ảnh hưởng đến phán quyết cua toà
án đều bị bác bó.
- Thẩm phán, đứng từ góc độ thề chê cũng như góc độ thực
tiễ n , phải tạo điều kiện , phải áp dụng các biện pháp và bảo đảm
cần th iế t đế duy trì và nâng cao tín h độc lập xét xử.
- Thẩm phán phải chứng tỏ rằ n g m ình luôn tuân thù các
chuẩn mực ứng xứ rấ t nghiêm khắc và tạo điều k iệ n cho việc ứng
dụng các chuẩn mực đó nhằm đế củng cô niềm tin cua công
chúng, vì đó chính ỉà nền tả n g của tín h độc lập x é t xử.
b ‘2 ) T ín h liêm k h iế t
N ội dung tín h liê m k h iế t được ph át biểu như sau: các thấm
phán phải luôn duy t r i m ột ứng xử liê m k h iế t nhằm củng cố
niềm tin của công chúng đối với nghề th ẩ m phán.
Nguyên tắc này có hai đòi hỏi:
- Trước tiê n , các th ẩ m phán phải luôn cô" gẩng để các hành
vi cư xứ cua m ìn h không bị chê trá ch, hơn th ế nữa, phải thế hiệ n
sự khách quan và vô tư.
- M ặ t khác, th ấ m phán còn có nghĩa vụ quan sát hành vi cư
xử của các thẩ m phán đồng nghiệp và nhắc nhở họ có ứng xử
thích hợp.
H àn h vi ứng xử của th ẩ m phán tro n g và ngoài phòng xé t xử
phẩi chịu sự để ý của dư luận, vì vậy, th ấ m phán phải chấp nhận
m ột sô hạn chê tro n g cuộc sống của m ình, ngay cả đối vớ i những
người làm nghề khác, hành động đó được coi là bình thường.
b3) Sự mần cán và cẩn trọ n g
Đòi hỏi của nguyên tắc này gồm bốn nội dung sau:
- Trước tiê n , th ẩ m phán phải dành trọ n hoạt động chuyên
môn của m ìn h cho các nh iệm vụ tư pháp, bao gồm không chỉ việc

284 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


thực h iệ n các chức năng điều kh iế n phiên tòa và ra phán quyết
mà còn bao gồm cả các nhiệm vụ tư pháp khác nhằm bảo đảm
tố t hoạt động của tòa án.
- Thấm phán có bổn phận phái sử dụng m ọi biện pháp cần
th iế t để củng cố và tăn g cường k iế n thức chuyên môn, hiểu b iế t
chung, kỹ năng và các tô chất cần phải có để hoàn th à n h các
n h iệ m vụ tư pháp.
- Thẩm phán phải nỗ lực đế hoàn thành các nhiệm vụ tư pháp,
đặc b iệ t là việc ra các phán quyết, tro ng m ột th ờ i hạn hợp lý.
- M ộ t thẩ m phán sẽ không lànì bấ t cứ điều gì không tương
thích với nghĩa vụ cẩn trọ n g tro n g việc thực th i các nhiệm vụ tư
pháp cùa m ình.
b4ì Sự bỉnh đẵng
N ộ i dung nguyên tắc này đòi hòi ở người th ấ m phán m ột
th á i độ cư xử bình đẩng và phù hợp với lu ậ t pháp đối với tấ t cả
mọi người, đặc b iệ t tro ng cách điều hành phiên tòa.
Cụ thể:
- T hẩm phán phải đảm bảo dành cho tấ t cầ các bên liê n
quan m ộ t th á i độ đúng mực, khô ng th iê n vị.
- T h ẩ m phán phải có ý thức và hiểu được tín h đa dạng tro n g
xâ hội và những khác b iệ t p h á t sinh từ nhiều nguồn khác nhau,
khô ng chi về giớ i tín h mà còn về màu da, tôn giáo, tín ngưởng,
nguồn gốc chủng tộc, tín h cách dân tộc, văn hóa, khuynh hướng
tìn h dục, kh u yế t tậ t.
- T hẩm phán không được tham gia vào bất kỳ m ột tố chức
nào mà bản th â n b iế t rõ là tố chức đó áp dụng những thế thức
phân b iệ t dôi xử mà lu ậ t pháp cấm đoán.
- K h i điều hành phiên toà, nếu m ột nhân viên, m ột lu ậ t sư
hoặc b ấ t kỳ người nào khác có biếu hiệ n dù bằng lờ i nói hay
hà nh v i khô ng th íc h đáng thể h iệ n sự phân b iệ t giới tín h hay
chủng tộc hoặc bấ t kỳ m ộ t đôi xử, th ẩ m phán phải lên tiế n g
phản bác và yêu cầu họ châm dứt hành vi phân b iệ t đôi xử.

Chương 8. Quy tổc đọo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 285
b5) T in h khách quan, không thiên vị
Nguyên tắc chung của giá t r ị này yêu cầu người th ấ m phán
tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Trước tiê n , m ộ t th ấ m phán phải đảm bảo tư cách đạo đức
của m ình ngay tạ i tòa và cả ở bên ngoài Tòa án, duy trì và tă n g
cường niềm tin cua công chúng vào sự khách quan, vô tư của
th ấ m phán và ngành tòa án.
- M ộ t thẩm phán, tro n g chừng mực hợp lý , ph ải b iế t tự điều
chinh các hành vi cư xử cúa m ình nhàm để giảm tố i đa các
trư ờng hợp bị loại do không đu điều kiệ n xét xử.
Dưới góc độ hà nh vi ứng xử, nguyên tắc này đòi h ỏ i th ẩ m
phán tro n g quá tr ìn h điều hành phiên tòa luôn giữ m ộ t th á i độ
chuẩn mực và lịch sự đối với tấ t cả các bên liê n quan.
Đối với việc tham gia các hiệp hội hay hoạt động từ th iệ n ,
thẩ m phán về nguyên tắc được tự do tham gia các hoạt động này
nhưng phải tuân thủ các đòi hói sau đáy:
- Thẩm phán cần trá n h tấ t cả các hoạt động hay h iệ p hội
nếu th â y có nguy cơ ảnh hưởng đến tín h khách quan của m ìn h
hoặc phương hạ i đến hoạt động tư pháp.
- Thẩm phán không được quyên góp các quà tặn g {trừ phi
món quà đó từ các th ẩ m phán đồng nghiệp hoặc vì các mục đích
thông thường, gắn liề n với ngành tư pháp) và cũng khô ng được
sử dụng danh tiế n g và uy tín tham phán đề’ thu hút, sự quyên góp.
- Thẩm phán cũng cần trá n h việc tham gia vào các tố chức
có thế có liê n quan tro n g m ột vụ kiệ n .
Đ ối với các ho ạt động chính t r ị, th ẩ m phán phải tu â n thủ
các đòi hỏi sau:
- Thẩm phán khô ng được có các hoạt động như việc th a m gia
vào m ột tổ chức hoặc tha m gia vào m ộ t tra n h luậ n công khai,
k h i, tro n g m ắ t của m ột người bìn h thường, kh á ch quan và đủ
thô ng tin , các hoạt động đó có thể làm xói mòn h ìn h ảnh vô tư,

286 ĐẠO o ữ c NGHỀ LUẬT


khách quan cúa thấm phán đối với các vấn đề có th ể sẽ được nêu
ra tạ i tòa án.
- T h ẩ m phán, ngay từ kh i được bổ nhiệm , phải chẫm dứt tấ t
cả các h o ạ t động hoặc việc tham gia các hiệp hội có tín h chính
t r ị. Thẩm phán không được thực hiện các hoạt động mà hoạt
động đó, tro n g m ắ t m ột người thường, có tín h chất chính tr ị.
- Thẩm phán khô ng được tham gia các hoạt động sau:
+ H o ạ t động của các đảng phái chính tr ị và quyên góp vốn
cho bầu cử;
+ Các cuộc họp chính t r ị và các hoạt động có tín h chất tà i
chính - chính t r ị;
+ Đ óng góp cho các đảng phái chính t r ị và các chiến dịch
tra n h cử;
+ Các cuộc tra n h luận chính t r ị công kha i, trừ phi nếu đó là
các vấn đề liê n quan đến vận hà nh của tòa án, tín h độc lập của
thầ m phán và các nguyên tắc căn bản cua nền công lý ; và
+ K ý vào các đơn từ nhằm mục đích gây ảnh hướng đến m ột
quyêt đ ịn h chính tr ị.
- Mặc dù gia đìn h cua thẩm phán có thế có nhửng hoạt động
chính t r ị, nhưng th ầ m phán phải luôn có ý thức rằ n g các hoạt
động này có th ể phương hại đến h ìn h ảnh khách quan vô tư cúa
th ẩ m phán. T hẩm phán không được quyền xé t xử các vụ việc mà
th ẩ m phán th ầ y rằ n g tín h khách quan vô tư có th ế bị ngờ vực.
Đối với vấn đề xung đột lợ i ích:
- T h ám phán phải từ chối xét xử mỗi k h i cảm th ấ y m ình
khô ng có khả năng xét xử vụ việc đó m ộ t cách khách quan vô tư
- T hầm phán cũng cần từ chối xé t xử nếu theo tiêu chuẩn
của m ộ t người bình thường, có những lý do để ng hi ngờ có sự
xung độ t lợ i ích giữa lợi ích cá nh ân thẩ m phán đó hay lợ i ích
của những người th â n th ích , bạn bè th â n tín với sự thực th i
nh iệ m vụ.
Có r ấ t nhiều đơn cua đương sự và người dân gửi đến H ội

Chuang 8. Quy tắc đạo đức và ửng xử trong hành nghề luật.. 287
đồng thẩm phán kh iế u nại hành v i th iế u khách quan, vó tư của
thẩ m phán. Tuy nhiên, hầu như các kh iế u nại này đều bị H ội
đồng thẩ m phán k ế t luận là th iế u cơ sở. Dưới đây xin tríc h dẫn
m ột sô khiếu n ạ i đã được tóm lược tro n g báo cáo hàng năm cùa
Hội đồng thẩm phán.

V ụ v iệ c t h ứ n h ấ t: M ộ t nhóm đương sự dã khiêu n ạ i


m ột chánh án trong m ột vụ xét xử liê n quan đến
những người đồng g iớ i, N gười kh iế u n ạ i cho rằ n g vị
chánh án này củng có m ột con g á i có quan hệ với
người đồng g iớ i nên cớ th ế có lợ i ích cá nhàn xung đột
với việc th i hành nhiệm vụ xét xử. Vì vậy, ông ta cần
p h ả i tiế t lộ việc con m ình có quan hệ với người đồng
g iớ i và p h ả i từ chối tham g ia xét xử vụ án này. N gười
khiếu n ạ i củng cho rằng vị chánh án k ia đả lựa chọn
các thẩm ph án khác tro ng h ộ i đồng xét xứ nhằm mục
đích tìm kiếm những người chia sẻ quan điếm với
m ình. H ộ i đồng thấm phán tố i cao cho ra ng v ị chánh
án nọ không có nghĩa vụ p h ả i tiế t lộ việc con m ìn h củ
quan hệ với người đồng g iớ i oà việc khô ng từ chối xét
xử không cấu thà nh m ột dấu hiệ u về sự không vô tư
của thẩm phán. T ính khách quan vô tư không bắt buộc
thẩm p h á n không được quyền có quan điểm của m ình
mà chí yêu cầu thẩ m phán tự do tiếp nhận và lựa chọn
các quan điểm khác nhau như ng vẫn g iữ m ột tin h
thần khách quan và cởi mớ. R iêng về cáo buộc thẩm
phán dà cô tìn h lựa chọn các th ẩ m p h á n đồng quan
điểm với m in h b ị bác v i không có bằng chứng"'.
V ụ v iệ c t h ứ h a i: Nõrri 2004, H ộ i đồng thẩm phán
Quebec củng đã yêu cầu bãi n h iệ m nữ Thẩm phán
R uffo vì đă vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Thẩm ph án này đã mắc p h ả i những sai lầ m nghiêm
trọ n g vì đã nói với công chúng về các hồ sơ vụ án mà

Báo cáo của HĐTPTC năm 2004-2005, tr.14.

28 8 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


m ìn h xử /ý, đã khàng tiế t lộ m ối quan hệ thăn th iế t
giữ a m ìn h ưới m ột chuyên g ia sẽ tham gia với tư cách
là nh ăn chứng cho m ột vụ án mà m ình sẽ xét xử, dã
sử d ụ n g hìn h ánh và uy tín của m ình với tư cách là
thẩm p h á n dể xuất hiện trên m ột chương trìn h quáng
cáo trê n t i v i của kênh Via R ail. N hữ ng sai phạm này
đã kéo d à i tro ng suốt g ia i đoạn 1988-2004. Sau k h i mở
m ột cuộc đ iề u tra, m ột hộ i đồng gồm 5 thẩm phán của
Tòa P húc thấm Quebec đà dồng ý với yêu cầu của H ộ i
đồng th ẩ m phán Quebec. Ruffo đã khá ng cáo lèn Tòa
án tố i cao Canada nhưng Tòa này đã bác đơn. Thẩm
phán R uffo cuối cùng đã quyết đ ịn h từ chức trước kh ỉ
bị bãi m iền ''.
V ụ v iệ c t h ứ b a : Vụ án uể Thấm phán Moreau
Berube cũng bàn về tin h th iế u khách quan vô tư của
thẩm p h á n . V ị Thẩm phán này được giao xét xử một
vụ án mà các bị cáo là người vùng Acadie, bị cáo buộc
n h iề u tộ i danh và có lý lịc h tư pháp rấ t xấu. Trong
m ột p h iê n làm việc, Thẩm phán này đả có những bình
lu ậ n là m mếch lòn g người dân A cadie vì đã cho rằ ng
ở vù n g A cadie đầy rầy những băng đảng và ngày càng
ít người còn liê m sỉ. Ba ngày sau, Thẩm phán Berube
đà bày tỏ sự hôi lồ i vể những p h á t biếu động chạm
đến người dân A cadie tuy nhiên đã có rấ t nh iều khiếu
n ạ i yêu cầu thorn ph ản này từ chức vì đã có hành xử
không thích hạp, không th ể đảm báo tín h khách quan
vô tư của th ẩ m phán k h i xét xử. Vụ án đã qua nhiều
cấp x é t xử nhưng cuối cùng Tòa án tố i cao đã g iữ
nguyên p h á n quyết của Tòa p h ú c th ẩ m News
B ru n sw ick vỉ cho rằ ng người dân có lý do chính đáng
đế n g h i ngờ tỉn h khách quan của Thẩm p h á n này và

■' http://w w w .leđevoir.com /2004/l 1/20/69022.h tm l;


http://www.cm.gouv.qc.ca/Decisiona/59/2006_cmqc_26.pdf

Chương 8. Quy tấc đạo đức và ứng xử trong hành nghể luqt.. 289
p h á t ngôn của B erube thự c sự là m x ó i m òn n iề m
tin của công chúng. Tòa đã yêu cầu th ẩ m p h á n này
từ chức'".
V ụ v iệ c t h ứ tư. Vụ án Paul Cosgrove. T ừ năm 1997
đến năm 1999, Thẩm phán Cosgrove được giao xét xử
vụ án g iế t người liê n quan đến bị cáo J u lia E llio t.
N ăm 1999, Thẩm phán nàv đã ra lệnh đ ìn h chỉ vụ án
vì cho rằ n g công tố viên và cảnh sát đã vi phạm 150
quyển của bị cáo theo H iến chương uể quyển con người.
Phán quyết này đã bị kháng cáo và Tòa án cấp phúc
thẩm đã hủy quyết đ ịn h đìn h chỉ vụ án để tiếp tục xét
xử. M ộ t ủ y ban điề u tra về hành vi. của Cosgrove đá
được th à n h lập. Các bằng chứng dă cho phép kết luận
về những hành vi vi ph ạm của Thẩm phán này như
sau: ông này đõ không vỗ tư k h i tỏ ra thiê n v ị cho lu ậ t
sư của b ị cáo, đã lạm d ụ n g quyền hạn của thẩ m ph án
k h i cán trở hoạt động của công tố viển và cảnh sát m ột
cách thường xuyên và th iế u căn cứ, hoặc đe dọa sử
dụ ng quyển buộc nhừng người tiến hành tố tụ n g vào
tộ i ỉăng nhục tòa... Mặc dù, cuối cùng Cosgrove đã
thừa nhận và bày tỏ sự h ố i hận về những hành v i sai
lầm của m inh nhưng ngày 30.3.2009, H ộ i đồng thẩm
phán tố i cao vẫn ra báo cáo để n g h ị bãi m iễn Thẩm
ph án này'2'.

c) Vai trò cúa H ộ i đồng thấm phán Canada tro n g thực tiễn
áp d ụ n g các nguyên tắc đạo đức của thẩm ph án và liê n hệ với
Việt Nam

" http://ca.vlex.com/vid/moreau-berube-nouveau-magistrature-37661427#,
h ttp ://w w w .d e o n to lo g ie -ju d ic i aire. union tre a l.c a /f r/jurisprudence/docu-
m ents/M O R EA U -BeR U B _FR A N .pdf, M oreau-Bérubé c.Nouveau-
Brunswick (Conseil de la m agistrature), [2002] 1 R.c.s. 249
' 21

httpy/www.cjc-ccm.gc.ca/french/news_fr.asp?seỉMenu=news_2009_0331_fr.asp

290 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


H ội dồng th ẩ m phán bao gồm 39 th à n h viên , đứng đầu là
C h á n h án Tòa thượng thẩ m Canada. Các th à n h viên là những
chánh án, phó chánh án và m ộ t sô' th ẩ m phán nòng cốt của các
tòa án bang và liê n bang. H ội đồng th ẩ m phán có trách nhiệm
theo dõi hàng ngàn thẩ m phán do liê n bang bổ nhiệm .
Nếu m ộ t công dân có lý do để tin rằ ng cần phải xem xé t lạ i
hà nh vi ứng xử của m ộ t th ẩ m phán đo liê n bang bổ n h iệ m tro ng
k h i thực th i nhiệm vụ cùng như ngoài tòa án, người đó có quyền
gửi khiế u nại bằng văn bản (có thể nặc danh) đến H ội đồng
thẩ m phán.
K h i H ội đồng thẩ m phán nhận được khiế u nại về m ột hành
vi ứng xử của Thẩm phán X, H ộ i đồng thấ m phán phải kiểm tra
vấn đề liệ u hành vi ứng xử đó của thẩ m phán có tín h cách cản
trở th ẩ m phán hoàn th à n h nhiệm vụ xét xử của m ình hay
không. Nêu có, hành vi đó có buộc th ẩ m phán phải từ nhiệm
hoặc bị bài nhiệm hay không?
Trước tiê n , m ột th à n h viên cua H ội đồng thẩ m phán sẽ xem
xé t đơn khiế u nại. Nếu đơn khiế u n ạ i tỏ ra vô căn cứ hoặc vân
đề khô ng thuộc thẩ m quyền cua H ội đồng thẩ m p h án'1', đơn sẽ
bị bác. T rong khoảng Vi các trư ờng hợp, đơn sẽ được xem xét kỹ
lưỡng hơn. Nếu cần th iế t, m ộ t lu ậ t sư độc lập sẽ được chỉ đ ịn h
th a m gia đế tiế n hành m ộ t cuộc điều tra toàn diện. H ội đồng
th ẩ m phán cũng sẽ gửi m ột bản sao đơn kh iế u nại cho thẩm
phán bị khiế u nại và cho chánh án tòa án nơi thẩ m phán này
công tác để các thẩ m phán này giả i trìn h vụ việc. Trong nhiều
trư ờng hợp, đơn khiế u nại được g iả i quyết xong ở giai đoạn này
và m ộ t th ư g iả i th íc h sẽ được gửi đến cho người kh iế u nại.
Nếu đơn khiếu nại không được g iả i quyết ở gia i đoạn này th ì
vụ việc được đưa lên m ột T iểu ban gồm 5 th ẩ m phán xem xét.
Nếu T iểu ban k ế t luận rằ ng đơn khiế u nại là có cơ sở, nhưng

H ội đồng thẩm phán chỉ có quyền hạn xem xét hành vi ứng xử của
thẩm phán, mọi khiếu nại ỉiên quan đến nội dung của phán quyết thuộc
quyền kháng cáo cúa đương sự và đo tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

Chương 8. Quy tổc đgo đữc vò ứng xử trong hãnh nghề luột... 291
hành vi bị khiếu nại chưa thực sự nghiêm trọ ng đến mức độ cần
mở m ột cuộc điều trầ n , Tiểu ban sẽ khép lại hồ sơ và nhắc nhở
rú t k in h nghiệm thẩm phán bị khiếu nại, hoặc yêu cầu th ẩ m phán
theo m ột khóa tư vân hoặc thực h iệ n các biện pháp khắc phục.
Trong trư ờng hợp nội dung đơn khiế u nại tó ra râ't ng h iê m
trọ n g đến mức độ th ẩ m phán có th ể bị bài nhiệm , tiể u ban có
thể yêu cầu Hội đồng thẩm phán mở m ột cuộc điều tra . U y ban
điều tra sè lập báo cáo điều tra lên H ội đồng thẩm phán và H ộ i
đồng thấ m phán sẽ lập báo cáo quyết đ ịn h liệ u th ẩ m p h á n có
phải bị bài nhiệm hay không. Căn cứ vào H iến pháp Canada,
m ột thẩm phán chỉ có thể bị bâi nhiệm bởi Quốc hội.
T ín h từ năm 1971 đến nay, chỉ có vài khiếu nại buộc H ội
đồng thẩm phán ph ải mở U y ban điều tra. H àng năm , H ộ i đồng
thẩ m phán xuất bản m ộ t báo cáo năm tóm tắ t nội dung các
khiếu nại nhận được tro n g năm cũng như k ế t quả g iả i quyết
khiếu nại đó. M ộ t số toàn văn phán quyết được công k h a i trê n
tra n g web của H ội đồng th ẩ m phán. M ọi người dân, m ọi th ẩ m
phán đều có thế theo dõi và vì vậy, m ộ t m ặ t tín h chấ t dân chủ,
công kh a i được bảo đám tu yệ t đối, m ặ t khác nó cũng có ý nghĩa
rấ t tích cực tro n g việc hướng dẫn hành vi ứng xử cho các th ẩ m
phán trê n toàn lâ n h thổ Canada nói chung.
Có thể nhận th â y, các giá t r ị đạo đức của th ấ m phán Canada
hầu như cũng được thừa nhận bởi pháp lu ậ t V iệ t N am . Tuy
nhiên nếu so sánh, liê n hệ vớ i V iệ t Nam th ì chúng tô i cho rằ n g
có thể suy ng hĩ về bốn khía cạnh cụ thế' mà chúng tô i cho rằ n g
có ý nghĩa m inh họa cho đạo đức tư pháp ở V iệ t N am và các
nước khác:
T h ứ nhất, về cơ chê bảo đảm
Canada có m ộ t cơ chê tố t đế đảm báo duy t r ì được hệ th ố n g
các giá t r ị đạo đức cua th ẩ m phán như chính sách lương bổng,
các ưu đâi nghề nghiệp, sự bảo vệ, điều k iệ n làm việc. C húng tô i
cho rằng, đây là điều k iệ n tiê n quyết đế vấn đề đạo đức khô ng
bị tách riê n g kh ỏ i đời sống xã hội. M ộ t cách th ẳ n g th ắ n , V iệ t
Nam chưa xây dựng hoàn chỉnh các điều kiệ n và bảo đảm này

2 92 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


nên r ấ t khó để có thê’ “n u ô i dường" được đạo đức. Đặc biệt, như
hiệ n nay. lương và các điều kiệ n làm việc của các thẩm phán
V iệ t N am là rấ t th ấ p so với kh ố i tư nhân.
T h ứ hai, về cơ chế tuyến chọn
Có thê nhận th ấ y năm giá t r ị được nêu tro n g Các nguyên
tắc đạo đức tư pháp là năm nguyên tắc càn bản thế hiệ n hình
ảnh ]ý tưởng của m ột thẩ m phán: có nãng lực và có đạo đức,
xứng đáng là người cầm cân nảy mực đối với nền công lý. M ộ t
sự th ậ t có thế th ấ y rấ t rõ ở Canada cùng như nhiều nước phương
Tây khác là nghề th ẩ m phán thực sự được coi trọ n g là m ột nghề
r ấ t đanh giá và nhận được sự kín h trọ n g của tấ t cả các tần g lớp
xã hội. H ành vi ứng xử của thâm phán được coi là hành vi ứng
xử chuẩn mực cho xã hội.
Làm thẻ nào để tuyến chọn được những người xứng đáng là
chuân mực cua xà hội như vậy? Canada là nước theo truyền
th ố n g common law (th ông luật), chỉ có các khóa bồi dưỡng thẩm
phán đương nhiệm chứ không có trư ờng đào tạo th ẩ m phán với
tín h cách là đào tạo ban đầu như ở V iệ t Nam. Các thẩ m phán
đều được lựa chọn từ những người đả có thực tiễ n hành nghề
lu ậ t là các lu ậ t sư uy tín , các giáo sư đại học nên có thế nói họ
là nhừng người có uy tín tro n g chuyên môn, đanh tiế n g và đạo
đức đã được cộng đồng thừa nhận. Nên chăng, ngoài việc đào tạo
nguồn th ẩ m phán trẻ , chúng ta có thế k ế t hợp phương thức
tuyên chọn này? T ấ t nh iên, đê có thể tuyển dụng người hiền tà i
vào vị t r í thẩ m phán th ì trước hế t N hà nước và xă hội phái có
các biện pháp tôn vin h nghề xé t xử.
T h ứ ba, về cơ chế g iá m sát
V ới cơ chê giám sát từ người dân như hiệ n nay ở Canada và
với vai trò tích cực của H ội đồng thẩm phán, người thâ m phán
luôn phái có ý thức rấ t cao và phải cực k ỳ cẩn trọ n g tro n g việc
giữ gìn h ìn h ảnh của m ình tro n g công chúng, không chỉ tro ng
công việc xét xử mà còn cả tro n g các mối quan hệ, giao tiế p vớì
xã hội.

Chương 8. Quy tác đạo đúc và ứng xử trong hành nghề luột.. 293
T h ứ tư, về k h á i niệm binh đẳng
Đạo đức tư pháp ở Canada đòi hỏi sự hiểu b iế t về tín h b ìn h
đẳng tro n g đó bao gồm ý thức về sự đa dạng xả hội và các khác
b iệ t khác của cộng đồng không chí tồn tạ i mà còn hìn h th à n h
m ột bối cảnh thực sự cho hoạt động của th ẩ m phán và là cơ sở
cho các quyết đ ịn h mà th ẩ m phán đưa ra. Để được đối xử bình
đẳng, cần tín h tớ i và tô n trọ n g cả sự khác b iệ t của m ỗi người
như m ột cá thể độc lập. Vấn đề ở đây là sự khác nhau giữa m ộ t
bên là sự đối xử bình đẳng và đối xử bàng nhau. Ví dụ, đối với
m ột nhân chứng nữ đứng ra kha i báo chông lạ i người chồng bạo
hành của m ình tạ i tòa, th ì việc bảo vệ nhân chứng đó tạ i phòng
xử án hơn m ột chút so với người chồng của chị này (có thề bằng
cách đ ậ t m ột tấm bình phong giữa 2 người tạ i phòng xử án để
người chồng không th ể đe dọa chị bằng ánh nh ìn hay vẻ bề
ngoài của m ình) th ì điều đó có thể coi là cách đối xử phù hợp để
giúp người phụ nừ này k h a i báo th o ả i m ái và đê thể hiện th á i
độ tôn trọ n g nhân phẩm của người đó tro n g hoàn cảnh đó Việc
công nhận và am hiểu về bôi cảnh xã hộ i, với nhừng h ìn h thức
rấ t đa dạng của nó, là m ột phần cua quá tr ìn h xé t xử tru n g lập,
công kh a i và vì sự bình đẳng.

3. Quy tốc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của thẩm phán
tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

3.1 G iới thiệu

Phần này g iđ i th iệ u bức tra n h tốn g quan về các quy đ ịn h


mầu cua cơ quan tư pháp liê n bang Hoa K ỳ đối với nghề th ẩ m
phán, được chọn lọc tro n g số các quy đ ịn h hiệ n hành nhừng nội
dung, vấn đề có tín h m ới, dễ hiểu và có thế tham khảo tạ i V iệ t
Nam. Vì vậy, những nội dung khác b iệ t m ang tín h hệ th ô n g của
hệ thô ng pháp lu ậ t Hoa K ỳ sẽ khô ng được đề cập.

294 ĐẠO ĐỨC NGHỀ IUẬT


3.2. Q uy tố c đạo đức vỏ úng xử nghề ng hiệp của thẩm phán
H oa K ỷ
a) Tong quan về quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của
thấm p h á n Hoa K ỳ
Bộ Quy tắc ứng xử cho th ẩ m phán Hoa K ỳ (Code o f Conduct
fo r U n ite d States Judges) được th ô n g qua lần đầu tiê n tạ i Hội
nghị tư p h á p 1 ngày 05 th á n g 4 năm 1973 và được sửa đổi, bố
sung vào những nàm 1987, 1992, 1996 và 2000 (sau đây gọi
chung là uBộ quy tắc đạo đức thẩm phán Hoa K ỳ ” ). Bộ quy tắc
đạo đức th ẩ m phán Hoa K ỳ áp đụng cho thẩm phán liê n bang,
th ẩ m phán bang, th ẩ m phán tòa thương m ại quôc tế, thẩ m phán
tòa án phá sản, tòa v i cảnh và tòa án về các vạ k iệ n chính quyền
liê n bang.
Các quy tắc tro n g Bộ quy tắc đạo đức thẩ m phán Hoa K ỳ
được xây dựng trê n nền tan g duy ly'*’.
Các quy tắc này được yêu cầu phải phù hợp với H iến pháp,
các quv đ ịn h của pháp luật, án lệ. Bộ quy tắc đạo đức th ẩ m phán
Hoa K ỳ được th iế t k ế đế hướng dần th ẩ m phán và thẩm phán
tương la i hiểu rõ bốn phận của m ình và có hành xử thích hợp
tro n g các quan hệ xã hội. Việc v i phạm các quy tắc có thể bị kỷ
lu ậ t nhưng kh ô n g phải bấ t kỳ hành vi vi phạm nào cũng bị kỷ
lu ậ t. V iệc có k ỷ lu ậ t hay không căn cứ mức độ nghiêm trọ n g của
hành vi v i phạm , ý chí chủ quan của th ẩ m phán vi phạm, hành
vĩ đó có được coi là v i phạm theo Bộ quy tắc hay khô ng và hậu
quả của hành vi đôi với xã hội, đối với bên bị hại và đối với
ngành tư pháp. Cuối cùng, việc v i phạm Bộ quy tắc đạo đức thẩm
phán Hoa K ỳ kh ô n g được coi là cơ sơ để có th ể k h d i k iệ n hìn h
sự hoặc bồi thư ờng dân sự (mà việc kh ở i k iệ n các vụ án này phải
thỏ a m ãn các yếu tô cua lu ậ t nội dung được áp dụng).

1 H ội nghị tư pháp (Judicial Conference) tà cơ quan quán ìý hành chính


của thắm phán ỉiên bang Hoa Kỳ. Hội nghị tư pháp gồm 26 thẩm phán
liê n bang và chánh án tòa án tối cao liên bang.
2' Phù hợp vởi ]ý t r í của đa sô.

Chương 8. Quy tổc đọo đúc và ứng xử trong hành nghể luột... 2 95
b) N ộ i dung chính của các quy tắc đạo đức, ứng xử cụ th ể
b l) Duy trì tín h liê m chính và độc lập của nghề nghiệp.
V ới lý th u yế t công ]ý chỉ có thê có được nếu ngành tư pháp
(tòa án) độc lập và được k ín h trọ ng. V ì vậy, th ấ m phán Hoa K ỳ
được yêu cầu phải cùng nhau th iế t lập , duy tr ì và thực th i các
chuấn mực về đạo đức và hành vi ứng xử. Cá nhân các th ẩ m
phán phái chịu rà n g buộc bởi các chuẩn mực này. N hư vậy th ì
ngành tư pháp m ới có thế duy trì tín h liê m chính và độc lập của
nghề nghiệp.
b2) K hông có hành động khô ng th íc h hựp ảnh hưởng đến uy
tín nghề nghiệp.
N hìn chung, tro n g quy tắc này, th ẩ m phán phải tuân thủ
những yêu cầu sau:
- Tôn trọ n g và tuân thủ pháp lu ậ t; tro n g m ọi trư ờn g hợp
phải ứng xứ làm sao đế duy tr ì và tă n g cường hơn nữa n iề m tin
cúa xả hội vào tín h liê m chính và độc lậ p của nghề nghiệp.
- K hông được đế các quan hệ gia đìn h, quan hệ bạn bè, xă
hội ảnh hưởng đến hành vi và phán quyết nghề nghiệp. Thẩm
phán không được "bán" uy tín nghề nghiệp cho lợ i ích riê n g tư
của cá nhân, tổ chức khác, không tạo điều k iệ n để cho cá nhân,
tổ chức có thể tạo â'n tượng với người khác rằ n g cá n h â n , tổ chức
này có thê gây ảnh hưởng đến th ẩ m phán.
- Thấm phán khô ng được là th à n h viên của các hộ i, câu lạc
bộ, tố chức mà tôn chỉ, hoạt động có liê n quan đên việc phân
b iệ t đối xử về chủng tộc, giới tín h , tô n giáo hay nguồn gốc.
b3) Duy tr ì bốn phận m ần cán và kh ô n g th iê n vị.
T rách nhiệm duy tr ì bổn phận m ẫn cán và kh ô n g th iê n vị
tro ng nghề nghiệp được thề h iệ n tro n g trá c h n h iệ m x é t xử và
trá ch nhiệm hành chính của th ấ m phán. T ro n g đó, trá c h nhiệm
xét xử yêu cầu thẩ m phán phải:
- Gắn bó với nghề nghiệp, duy tr ì, nâng cao trìn h độ của

2 96 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


m ình; khô ng bị ảnh hưởng bởi lợ i ích đảng phái, áp lực từ công
chúng hay từ tố chức, cá nhân khác.
* X é t xử những vụ án được giao, duy tr ì tín h tr ậ t tự và tôn
nghiêm tro n g quá tr ìn h tố tụng.
- K iê n nh ẫn, giữ phẩm giá, lịch sự và tôn trọ n g các đương
sự, bồi thầm đoàn, nh ân chứng, lu ậ t sư và nhừng người khác mà
thẩm phán tiế p xúc tro n g công việc.
- K h ô n g được t r ì hoãn tro n g quá trìn h ra phán quyết.
- K hông bị ảnh hưởng bởi công luận và đảm bảo những
người trợ th ủ cũng kh ô n g b ị ảnh hưởng bởi công luận.
Trách nh iệm hành ch ín h yêu cầu thấm phán p h ả i:
- M ần cán và nhanh chóng tro ng bổn phận công việc của m ình.
- Yêu cầu nhừng người tr ợ tá của m ình tuân thu các chuấn
mực về tru n g thực và m ẫ n cán ở mức độ tương tự với m ình.
- P hái có h à n h v i ứng xử thích hợp k h i th â y hành v i không
hợp thức của lu ậ t sư hoặc th ấ m phán khác.
Thẩm phán kh ô n g được th a m gia xét xử tro n g các vụ án mà
tín h độc lập của th ẩ m phán khô ng được bảo đảm. Cụ th ể không
chí tro n g các vụ án sau:
- Thấm phán có th iê n k iế n hoặc đ ịn h kiến với m ộ t bên.
- Thẩm phán trước đây đã đại diện cho m ột bên với tư cách
là lu ậ t sư.
- Thấm phán hoặc th à n h viên tro n g gia đìn h của thẩm phán
như vợ và con có lợ i ích k in h tê đối với vụ tra n h châp hoặc với
m ột bên tra n h tụ n g hoặc lợ i ích khác ngoài k in h tê nhưng có
khả năng ẩnh hưởng đến k ế t quả của vụ việc.
- T hẩm phán hoặc vợ/chồng của m ình hoặc người th â n thuộc
tro n g phạm v i 03 hàng:
(i) Là m ộ t bên tro n g vụ án hoặc là người ủy nh iệm của
m ột bên;

Chương 8. Quy tác đọo đửc và ứng xử trong hành nghề ๒ ột... 297
(ii) Là luậ t sư tro n g vụ án; hoặc
( iii) Là người mà th ẩ m phán b iế t rằ ng có lợ i ích với vụ án
và việc này có thế ánh hương đến việc ra phán quyết.
b4) Việc tha m gia vào các hoạt động ngoài nghề n g h iệ p đế
hoàn th iệ n pháp lu ậ t và thực th i công lý
Thẩm phán có thể tham gia vào các ho ạt động có liê n quan
đến pháp lu ậ t nhưng ngoài nghề nghiệp chính của m ìn h như:
- V iế t bài báo, tạ p chí, giảng dạy và tham gia vào các h o ạ t
động tương tự khác.
- Thẩm phán có thế tham gia vào các buổi điều trầ n hoặc
tham gia tư vấn cho cơ quan hành pháp hoặc lập pháp.
- Thẩm phán có thế là hội viên, quan chức hoặc chu nh iệ m
cua hội hoặc cơ quan chính phủ có chức năng hoàn th iệ n pháp
lu ậ t và hệ thố ng pháp luật.
b5) Thấm phán cần điều chỉnh các ho ạt động ngoài nghề
nghiệp để giảm th iể u rủ i ro về xung đột lợ i ích với nghề nghiệp
cua m ình
Thấm phán có thế v iế t bà i, giáng dạy, diễ n th u y ế t về các
vấn đề ngoài pháp lu ậ t và tha m gia vào các h o ạ t dộng th ể thao,
nghệ th u ậ t hay các ho ạt động giả i t r í khác nếu việc này kh ô n g
ảnh hưứng đến uy tín nghề nghiệp và công việc của th ẩ m phán.
- Thẩm phán có th ể tha m gia vào các h o ạ t động xã hộ i và
từ th iệ n mà những việc này không ảnh hưởng xấu đến tín h độc
lập và công việc của th ẩ m phán.
- T hẩm phán không được tham gia vào các giao dịch tà i
chính và k in h doanh mà có thế ảnh hưởng đến tín h độc lậ p và
công việc của th ẩ m phán. Tuv nh iên, tro n g phạm v i của quy đ ịn h
này cho phép, th â m phán có thế’ thực h iệ n và quản lý đầu tư
tro n g các lĩn h vực k in h doanh, kế cả k in h doanh b ấ t động sản
và các hoạt động đầu tư sinh lợ i khác nhưng kh ô n g được giữ các
chức danh quản lý , cô' vấn hoặc người là m công ãn lương của bấ t
kỳ doanh nghiệp k in h doanh nào trừ doanh ng hiệp mà người
th â n của th ẩ m phán th à n h lập hoặc giữ quyền k iể m soát.

298 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


- T hẩm phán khô ng được nhận quà tặn g trừ các quà tặng
được điều chỉnh bởi quy chế cua H ội nghị tư pháp.
- Thấm phán không được hành nghề lu ậ t sư. Tuy nhièn, thấm
phán có thế tư vấn, dự thảo và bình luận về tà i liệu pháp lý cho
th à n h viên cùa gia đình m ình nhưng không được lấy thũ lao.
b6) Thù lao được nhận (cho các hoạt động ngoài nghề nghiệp)
Thẩm phán có thế nhận thù iao và được th a n h toán chi phí
cho các hoạt động có hoặc khò ng liê n quan đến pháp lu ậ t trong
phạm vi Bộ quy tắc đạo đức th ẩ m phán Hoa K ỳ cho phép nếu
việc nhận thù lao không ảnh hưởng đến bốn phận nghề nghiệp
hoặc không th íc h hợp và phải tuân theo các hạn chè sau:
- Thù lao kh ô n g được vượt quá mức hợp lý và không vượt quá
mức mà m ột người không phải là th ẩ m phán có th ế nhận được
cho hoạt động tương tự.
- Việc th a n h toán chi phí chỉ giới hạn tro n g chi phí thực tế
về đi lạ i, ăn, ở mà thẩ m phán phải chịu ở mức hợp lý. Trong
m ộ t sô trư ờn g hợp thích hợp, việc th a n h toán chi phí có th ể áp
dụng cho vợ (hoặc chồng) của th ẩ m phán. M ọi khoản thanh toán
vượt, quá mức chi p h í hợp lý sẽ được coi là thù lao.
- Thẩm phán ph ải kha i báo về tìn h trạ n g tà i chính của m ình
theo các quy chế ciia H ội nghị tư pháp.
b7) K h ô n g tham gia vào các ho ạt động chính t r ị
- Thấm phán khô ng được: i) Giữ vị t r í lã n h đạo hoậc quản
]ý tro n g m ộ t tổ chức chính tr ị; ii) D iễn th u y ế t cho m ộ t tổ chức
chính t r ị hoặc ứng cử viên chính tr ị hoặc công khai bày tỏ sự
tán th à n h hoặc phản đôi đối với m ộ t ứng cử viên; iii) Kêu gọi
đóng góp hoặc đóng góp cho m ộ t tố chức chính t r ị hoặc ứng cử
viên. K hông được th a m gia các buổi tập hợp có mục đích chính
t r ị hoặc mua vé th a m dự bữa tiệ c của m ộ t đảng chính t r ị hoặc
vé cho ho ạt động tương tự.
- T hấm phán ph ải từ n h iệ m k h i trở th à n h ứng cư viên cho
m ộ t chức danh công quyền.

Chương 8. Quy tốc đọo đức và ứng xử iT o n g hành nghể luột... 2 99


c) M ộ t sô bìn h luậ n
K hác vớ i V iệ t N am , các th ẩ m phán tạ i Hoa K ỳ có m ộ t Bộ
quy tắc đạo đức và ứng xử nghề n g h iệ p riê n g b iệ t để n h ìn vào
đó, th ẩ m phán điều chỉn h các hà n h vi của m ìn h. N h ìn chung, Bộ
quy tắc đạo đức th ấ m phán Hoa K ỳ chỉ chứa đựng những quy tắc
chung mà kh ô n g liệ t kê, đ ịn h lượng hà nh vi th ế nào được coi là
vi phạm và chịu k ỷ lu ậ t. Tuy n h iê n , Hoa K ỳ là m ộ t nước theo
tru y ề n th ô n g lu ậ t án lệ, tức là việc xem x é t m ộ t hành v i có bị
coi là vi phạm hay kh ô n g th ì ngoài việc th a m chiếu với các quy
đ ịn h tạ i Bộ quy tắc, Tòa án tố i cao (n ơ i xét xử các vụ án loạ i
này) phái th a m khảo các tiề n lệ án trước đó- Nếu cả hai nguồn
Bộ quy tắc và tiề n lệ án đều kh ô n g quy đ ịn h th ì Tòa án tố i cao
sẽ có quyền ra phán qu yết trê n cơ sở “công b ằ n g ” (fairness) tức
là toàn quyền đ ịn h đoạt dựa trê n lý lẽ của m ình.
Bộ quy tắc chứa đựng khá nh iều những quy tắc (quy đ ịn h ) cụ
th ể chưa có tạ i V iệ t N am . Ví dụ, những h o ạ t động ngoài nghề
ng hiệp được phép, nhừ ng trư ờn g hợp phẳi từ chối xét xử v.v.
Đ ây cũng là những quy tắc mà V iệ t N am có th ể tham khảo.

4. Quy tổc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của thẩm phán
tọi Cộng hòa nhãn dãn Trung Hoa
4 .1 G iớ i th iệ u
T ru n g Quốc là qucíc gia lá n g giềng có nh iề u nét văn hóa
tương đồng với V iệ t N am , về chính t r ị - pháp lu ậ t, quốc gia này
có cùng bản ch ấ t nhà nước và pháp lu ậ t như V iệ t Nam. Trong
chiều dài lịc h sử cận - h iệ n đại, có nhiều g ia i đoạn mà V iệ t Nam
đả lựa chọn những mô h ìn h , những biện pháp tương tự kiểu
T rung Quốc. T ru n g Quôc đã tiế n hà nh “cải cách kh a i ph ó n g "
trước V iệ t Nam gần m ộ t th ậ p kỷ và những tác động cua chính
sách mở cửa đối với xã h ộ i T ru n g Quốc cũng tương tự như những
gì xả hội V iệ t N am đang tr ả i qua. L ĩn h vực tư pháp và cải cách
tư pháp là m ộ t tro n g những ví dụ đ iể n h ìn h , tro n g đó, người
T ru n g Quốc đặc b iệ t n h ấ n m ạ nh đến việc đảm bảo châ't lượng

300 ĐẠO ĐỨC NGHẾ LUẬT


chuyên môn và đạo đức của nhữ ng người làm nghề lu ậ t. M ộ t
“đạo lý " (có th ể hiểu là nguyên tắc của cuộc sông, quy lu ậ t xã h ộ i
- theo cách nói của người T ru n g Quốc) mà người T ru n g Quốc đã
nhận th ấ y rấ t rõ rà n g tro n g những năm qua, đó là những biện
pháp cải cách kh ô n g th ể đem lạ i hiệu quả nếu kh ô n g tín h đến
việc nâng cao tín h chuyên nghiệp của đội ngũ th ẩ m phán. T ín h
chuyên nghiệp này đòi hỏi th ẩ m phán p h ả i có quyền độc lậ p x é t
xử cũng như ph ải có đạo đức nghề ng h iệ p để xét xử công bằng
và khách quan. Đ iều này được m in h chứng bới thực tiễ n tư pháp
T ru n g Quốc, mặc dù các tòa án đang ngày càng g iả i quyết số
lượng án nhiều hơn, vai trò của các tòa án ngày càng trở nên
quan trọ n g hơn. Tuy n h iê n , tìn h trạ n g án tồ n đọng, tín h th iế u
m in h bạch của tiế n trìn h tố tụn g, những th a m nh ù n g tro n g bộ
m áy tư pháp... đả và đang gây ra nhữ ng quan ngại r â t lớn. T rê n
m ộ t sô diễn đàn còn xuấ t h iệ n những đánh giá cực doan như
quyền lực tư pháp đang dần bị tư n h â n hóa, địa phương hóa...
Trong bối cảnh đó, vấn đề cải cách con người tro n g bộ m áy tư
pháp được đ ặ t ra cấp bách hơn bao giờ hế t. V iệc ban h à n h m ộ t
bộ quy tắc ứng xử nghề ng h iệ p cúa th ẩ m phán là m ộ t đòi hỏi
m ang tín h tấ t yếu khá ch quan.
ơ V iệ t N am , các quy chuẩn xử sự của T h ẩm phán V iệ t N am
được quy định tả n m ạn, th iế u toàn diện, th iế u hệ th ố n g tạ i Pháp
lệnh T hẩm phán và H ộ i th ẩ m nh ân dân, Bộ lu ậ t Tô tụ n g hìn h
sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, điều này cũng đúng với T rung
Quốc trước th ờ i điểm quốc gia này ban hà nh Bộ quy tẩc ứng xử
của thẩm phán. T ru n g Quốc đã đi trước chúng ta tro n g viộc ban
hành m ộ t Bộ quy tắc ứng xử của T h ẩ m phán với 50 quy đ ịn h đế
chuẩn hóa ứng xử của những người nắm giừ cán cân công lý. Bộ
quy tắc ứng xử này được Tòa án nhân dân tố i cao T ru n g Quốc ban
hành ngày 18/10/2001. 50 quy đ ịn h này tậ p tru n g vào 6 nguyên
tắc lớn: nguyên tắc ưề tin h khách quan, nguyên tắc ưề tín h hiệu
quả xã hội, nguyên tắc về tín h liê m chính (giữ g ìn sự tro n g sạch
và tru n g thực k h i th ỉ hành nh iệm vụ), nguyên tắc ưề tin h ngôn
phong nghề nghiệp, nguyên tắc về yêu cầu tự hoàn th iệ n bản
thân ưà nguyên tắc về g iớ i hạn nhữ ng hoạt dộng ngoài tô tụng.

Chương 8. Quy tóc đạo đức và ứng xử trong hãnh nghề luật... 301
4.2. Quy tá c đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của thẩm ph ở n tạ i
Trung Quốc
a) Nguyên tắc đảm báo tín h khách quan
Nguyên tắc này được nhìn nhận trê n 4 phương diện: pháp
lu ậ t nội dung và pháp lu ậ t tố tụng; độc lập; tru n g lập; không
phân biệt.
T h ứ nhất, pháp lu ậ t n ộ i dung và pháp lu ậ t tô tụ n g
Điều 1 của Bộ quy tắc yêu cầu k h i xét xứ, Thấm phán phải
lưu ý cả lu ậ t nội dung và lu ậ t tố tụng. T ruyền th ố n g lu ậ t của
T rung Quốc coi trọ n g lu ậ t nội dung hơn là lu ậ t tô tụng, do nhiều
nguyên nhân lịch sứ đê lạ i mà ý thức tuân thú pháp lu ậ t tô tụ n g
bị xem nhẹ (n h ấ t là k h i lu ậ t pháp được xem là phương tiệ n đế
phục vụ quyền lực chính t r ị, quy trìn h giả i quyết vụ án và vấn
đề bảo vệ quyền con người tro n g quy trìn h đó không quan trọ n g
bàng k ế t quá vụ án đó được giả i quyết như th ế n à o "‘ đây có thế
được xem là m ột n é t nổi bậ t tro ng pháp lu ậ t phương Đông tru n g
đại). L u ậ t tố tụng hình sự, dân sự và hành chính được ban hành
từ nhửng năm 80 cua th ế ký XX nhưng các quy đ ịn h của lu ậ t tố
tụng th ờ i kỳ này chưa đ ạ t được những yêu cầu riê n g cùa m ộ t đạo
lu ậ t tô tụng. Thực tiễ n áp dụng cho th ấ y chính những người có
thẩ m quyền áp dụng lạ i vi phạm pháp lu ậ t tô tụ n g về thẩm
quyền, th ờ i hạn thụ lý , th ờ i hạn xét xử, về tín h hợp pháp, khách
quan của hoạt động th u thậ p chứng cứ, xé t xử trước k h i mở
phiên tòa (án bỏ tú i, án th ỉn h th ị), hội thẩ m nhân dân hoạt
động mang tín h h ìn h thức (cho tớ i tậ n th ờ i điếm ban hành
Q uyết đ ịn h hoàn th iệ n hệ thống hộ i th ấ m nhân dân chính thức
có hiệu lực đầu th á n g 5-2005... )'2>.
Do vậy, m ột điều căn bản, sơ đẳng tương như khô ng phải đề

Xem thêm Lê Lan Chi, Cái cách luật tố tụng hình sự Trung Quốc từ
phương diện quyển cơn người, Tạp chí Nghề luật (6/2007), tr. 567 - 60.
Xem thêm Vietbao.com, Hội thẩm nhân dân trong hệ thống tố tụng
Trung Quốc, Thứ sáu, 30/9/2005, 10:22 GMT+7.

3 02 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


cập nhưng lạ i phải đề cập ngay đầu tiê n tro n g Bộ quy tắc ứng
xử nghề nghiệp: đó là yêu cầu Thẩm phán phải tuân thủ cả pháp
lu ậ t nội dung lẫn pháp lu ậ t tô tụng.
T h ứ hai, dộc lập
Độc lập có thế được coi !à tiề n đề cho việc th iế t lập tín h
khách quan của hệ thố ng tư pháp. N hiều vi phạm tro ng bộ máy
tư pháp bị p h á t giác mà nguyên nhân của những vi phạm â’y *
nếu không phải là những người ở tro n g bộ máy tư pháp có thể
sè không giả i thích được. Sự can th iệ p từ phía các cơ quan đoàn
thể và từ phía những cá nhân n h ấ t địn h đã anh hưởng không
nhò đến tín h độc lập cua thẩ m phán, n h ấ t là tạ i những tòa án
địa phương, lệ thuộc chính quyền địa phương về tà i chính cũng
như những lệ thuộc tố t yếu từ cơ chê lấy ý k iế n đế bố nhiệm , tá i
bố n h iệ m thấm phán hoặc các vấn đề khác tro n g quá trìn h
th ă n g tiế n chính t r ị của người thẩ m phán sau này.
T h ứ ba, tru n g lập
Điều 11 của Bộ quy tắc ứng xử dề cập tớ i tín h tru n g lập của
T hâm phán với yêu cầu trước k h i tuyên án, thấ m phán không
được có biểu hiệ n thể hiện quan điểm của m ình, phải th ậ n trọ n g
để trá n h mọi hiểu lầm về tín h khách quan cua bản th â n . Điều
5 nhấn m ạnh th â m phán không được áp dụng những biện pháp
không phù hợp đê ép buộc các bên rú t yêu cầu hoặc tương tự,
Đ iều 8 yêu cầu tro n g suốt quá trìn h xét xử, không được gặp riê n g
các bên hoặc người đại diện của họ...
T h ứ tư, không phán hiệt
ơ Trung Quốc, Thấm phán phải đối xử với các bén và những
người liê n quan tro n g vụ án m ộ t cách tru n g lập và công bằng,
th ậ m chí có nghĩa vụ phải chấn chỉnh và chấm dứt những ngôn
ngữ, cử chi m ang tín h phân b iệ t của đương sự, thấm phán phải
ý thức đầy đủ nhừng nguy cơ bấ t đồng về chung tộc, tôn giáo,
g iớ i tín h , vùng m iền. Điều này đặc b iệ t cần th iế t đối với nhửng
quôc gia mang tro n g m ình những tiề m ẩn bấ t ổn đo quá đa dạng
về chủng tộc và địa lý mang lạ i.

Chương 8. Quy tầc đạo đức và ứng xử trong hãnh nghể luột.. 303
b) Nguyên tắc ưề tín h hiệu quả xã hộ i
Việc theo k iệ n m ấ t quá nhiều th ờ i gian đả ảnh hưởng khô ng
nhỏ đến sự Ổn đ ịn h xã hộ i nói chung và quyền lợ i của các đương
sự nói riêng, đặc b iệ t là tro n g các loại án k in h doanh thương
m ại mà doanh ng hiệp là m ột bên tro n g các vụ k iệ n . T rách
nhiệm của Tòa án đối với xã h ộ i là p h ả i hạn chế th ờ i hạ n trê n
và trá ch nhiệm đó được cụ thể th à n h m ộ t nguyên tắc nghề
nghiệp đôi với Thẩm phán.
Bộ quy tắc ứng xử đả yêu cầu th ẩ m phán kh ô n g được tr ì
hoãn việc g iả i quyết án vì những ván đề cá nhân, phải tu â n thù
đúng quy địn h về th ờ i hạn, phải d à n h th ờ i gian hợp lý để giả i
quyết số án mà họ được phân công, tiế t k iệ m th ờ i gian cho các
bên, lu ậ t sư, bị cáo... Cuối cùng, th ẩ m phán cũng ph ải đế ý tớ i
chính các bên đế k iể m tra xem họ có tuâ n th ủ đúng tr ìn h tự tố
tụ n g và th ờ i gian yêu cầu hay không.
c) Nguyên tắc g iữ g ìn sự tro n g .ร’ạch và tru n g thực k h i th ì
hành nhiệm vụ
N guyên tắc này nh ấn m ạnh yêu cầu về tín h k iê n đ ịn h của
th ẩ m phán trước những cám dỗ của lợ i ích v ậ t ch ấ t và tin h th ầ n
mà v ị tr í tố tụn g của họ đem lạ i, kh ô n g được sử dụng tê n tuổi,
nghề nghiệp và quyền quyết đ ịn h tro n g vụ án để trụ c lợ i cho bản
th â n , họ hàng... khô ng được ìàm lu ậ t sư bán th ờ i gian, tư vấn
lu ậ t cho các doanh n g h iệ p tố chức, cá nhân.
M ộ t bộ phận th ẩ m phán ở T ru n g Quốc đã và đang châp
nh ận tiề n , quà tặng, những lờ i m ời ăn uống từ cả nguyên đơn
lẫ n bị đơn. Do đó, bộ quy tắc ứng xử nghề ng h iệ p này th ậ m chí
còn rà n g buộc cả đôì với gia đìn h th ẩ m phán, cách sinh ho ạt của
th ẩ m phán và gia đìn h nên phù hợp vớ i v ị t r í xã h ộ i và th u nhập
của họ. Thu nhập của T h ẩ m phán ở T ru n g Quốc h iệ n nay tương
đương như quan chức C h ín h phủ, có thế’ có m ộ t cuộc sông đầy đủ
nhưng không thể giàu như những lu ậ t sư hay m ộ t doanh nhân
th à n h đạt. N hiều th ẩ m p h á n đã kh ô n g trá n h k h ỏ i những ph út
“xao lò n g ” k h i nh ìn th ấ y n h iề u lu ậ t sư k iế m tiề n quá nhiều và
quá nhanh, và vì vậy cũng m uốn được như họ.

304 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Vi dụ:
- Các h ã n g tin nước ngoài hôm 8.11 dần nguồn tin từ
báo ch í T ru n g Quốc đưa tin về vụ án thom n h ũ n g
dược cho là lớ n n h ấ t từ trư ớc tớ i nay tro n g ngành Toà
ãn ờ th à n h p h ố Thâm Quyến. Vụ việc bắt đầu bị hê
lộ sau m ột cuộc đ iể u tro cúa cơ quan công tố Thâm
Quvèn về m ố i quctn hệ đ á n g ngờ giữ a Thấm phán đã
về hưu L ia o Z h a u h u i v ớ i m ột ỏng chú nhà bán đâu
g iá . Cá h o i b ị bắt sou k h i kết quả diều tra cho th ấ y ,
th ờ i còn đ ứ n g đầu đơn v ị th i h à n h án cứa thành phố,
L ia o đã nhận các khoán h ố i lộ từ nhà k in h doanh
trên. T ờ N h â n dâ n Nhật, báo hôm 7.11 đưa tin , nói cỏ
20 v ị từ n g lờ thẩ m phán và lu ậ t sư liê n quan tớ i vụ
bẽ bối này. T ro n g đỏ có 5 v ị từ n g ỉò thòm phán cấp
cao cứa Toà phức thâ m Toà án nhân dân Thâm
Quyển ỉẫn lư ợ t sa lư ớ i p h á p lu ậ t tro n g g ia i đoạn từ
th á n g 6-ỈO vừa qua. N g o à i L ia o Zhaohui, còn có
Z h a n g T in g h u a - người từ n g g iữ cương v ị thấm phán
chú toạ chuyên trá ch các vụ ph á รán - bị bắt ngay sau
k h i vừa dược hổ nhiệm ngày 6.6. Cơ quan kiểm sát
p h á t hiệ n 100.000 tệ ( 12.700ƯSD) tiề n m ật g iấ u trong
ótỏ của ỏng ta. N go ài ra cỏ tin đồn n ó i bèn kiểm sát
còn tìm th ú y hơn L 5 triệ u tộ <Ỉ90.000Ư S D ) tiền m ặ t ,
k ế cá 1,2 triệ u d o lla r H ồ n g K ô n g g iấ u tạ i văn phòng
của ông này. Vụ bắt g iữ m ớ i n h ấ t xáy ra h ồ i th á n g พ
vớ i ỏng Pei Hongquan - 5 ĩ tu ổ i, từ n g g iữ chức vụ Phó
C hánh án Toà p h ú c th ẩ m Toờ án nhàn dân Thâm
Quyến. Vụ này diễ n ra sau k h i 2 n ữ thẩm ph ản chủ
toạ ị tro n g đó có bà L i H u iỉiu từ ng là vợ ông ta) b ị “áp
d ụ n g các biện p h á p dặc b iệ t”. Có tin nói cơ quan chức
nă n g còn p h á t h iệ n hơn 27 triệ u tộ (3,4 triệ u U S D )
cùng 950.000Ư S D giấu SCIU các m ày điều hoò nhiệt
độ, p h ò n g vệ sình vờ tro n g hể cá cánh tạ i nhà ông
này. H a i v ị “d ín h c h à m ” còn lạ i ỉà đều từ ng là thẩm
phún chủ to ạ . gồm Z h a n g T in g h u a (vốn chuyên trách

Chương 8. Quy tổc dọo đức và ứng xử trong hành nghề luật... 305
về các vụ án phá sản) và Cai X ìa o lin g (vốn chuyên
trách vè các vụ có liê n quan tớ i cư dân H ồn g Kỏng -
T ru n g Quốc và người nước n g o à i)'1'.

Do đó, ngay từ công tác đào tạo, m ộ t vấn đề cần lưu ý với
những Thẩm phán là: nếu đả chọn nghề này đề được hưởng v in h
quang mà nghề mang lạ i, cũng có nghĩa là đã chọn lấy khuôn
phép, trách nhiệm , mức sống và điều k iệ n k in h tế mà nghề dành
cho họ và chí có thể dành cho, không thể khác, khô ng th ể hơn.
d) Nguyên tắc về ngôn phong nghể nghiệp
Bộ quy tắc ứng xứ kêu gọi các th ẩ m phán tuân th ủ nhừng
phép tắc về tác phong nghề nghiệp, có nhừng ứng xử văn m inh
lịch sự đế bảo vệ tín h ưy phong của Tòa án và h ìn h án h đẹp về
nghề thẩ m phán. Bộ quy tắc yèu cầu các th ẩ m phán phái tôn
trọ n g nhân phám của các bên, phải b iế t k iê n nh ẫn và nghiêm
túc lắng nghe các bên trìn h bày quan điểm và không được ngắt
lờ i trừ trường hợp cần th iế t đê báo đảm t r ậ t tự phiên tòa. Ngoài
ra, các thẩ m phán cần sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, lịch sự,
không quát tháo hay dùng từ ngữ không phù hợp đối với các bên.
Trong phòng xử, thẩ m phán phải mẫu mực thực h iệ n nội quy
phòng xử và giám sát các bên thực hiệ n nội quy này, phải vào
phòng xử án đúng giờ, không đi ra đi vào tro n g th ờ i gian xử, tập
tru n g vào việc xét xử và không làm việc riêng.
Có thế nói, nguyên tắc này là những điều k iệ n t h iế t yếu đế
tạo nên tín h chuyên nghiệp. N hiều th ẩ m phán khô ng được giổo
dục đầy đủ về đức tín h này. Cũng như V iệ t N am ", tín h th iế u
chuyên nghiệp của th ẩ m phán xuất p h á t từ việc chúng ta thiếu
m ột nền văn hóa tư pháp, thiế u tru yề n th ố n g tư pháp, bộ máy
tư pháp chưa có lịch sử và tru yề n th ố n g để tạo nên những ý thức
về nghề và hệ giá t r ị của nghề. Tư duy nông ng hiệp và làn g xã

"• Lao động số 309 Ngày 09/11/2006, 5:20 A M , 09/11/2006, T.B (Theo
China D aily, South China M orning Post).

306 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


còn hiệ n hữu quả rõ nét tro n g hệ th ố n g tư pháp k h i nhiều thám
phán vẫn nhầm lần vai trò người hòa giả i, nhầm lẫn với vai trò
cua người điều tra , tru y tô, nhầm lẫn với vai trò cua cha mẹ, thú
trư ớng cúa bị cáo - ră n dạy bị cáo, an ủi bị cáo... có nhừng lời nói,
cứ chi "hồn n h iê n ” tớ i mức suồng sã: nhắn tin , gọi điện thoại,
rung chán tro n g k h i xử... Những ngôn phong đó cần được loại bó
k h i th ấ m phán được coi là nghồ sang trọ n g và cao quý của xã
hộ i, th â m phán khô ng những phái tuân thu các chuẩn mực ngôn
phong của xâ hội mà còn phái là hình ảnh thế hiệ n những chuấn
mực ngôn phong đó với vai trò là người địn h hướng xã hội, là
tấ m gương cúa xã hội.
e) Nguvên tác về yêu cầu tự hoàn thiệ n bán thân
N guyên tắc này đặt ra các yêu cầu đôi với thẩm phán m ột
cách k h á i quát và toàn diện hơn. M ộ t th ẩ m phán chuấn mực và
toàn diện là ph ái có kin h nghiệm xă hội phong phú, có hiếu b iế t
sâu rộ ng về thực tiề n xã hộ i. có niềm tin vào sự cống hiến cua
bán th ả n đôi với công việc, xét xứ theo pháp luậ t, không xu nịnh
hay cơ hội, trụ c lợi. Thẩm phán phải hội tụ những phẩm chất
vô tư, nhân hậu, ngay thẳ ng và cẩn trọ ng, b iế t giữ gìn uy tín cá
nhân. T ro n g cuộc sống hàng ngàv, thẩm phán phải thực hiện ký
lu ậ t sống cua bán th ả n , th ậ n trọ n g tro n g lời nói và hà nh động,
Thẩm phán và gia đình phai có đức cao vọng trọ n g tro ng cuộc
sống hàng ngày.
Đ iều 37 Bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp yêu cầu th ẩ m phán
có nhiệm vụ luôn luôn học hòi, nâng cao kiến thức pháp lý và
rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tro n g việc điều kh iế n phièn tòa,
đánh giá chứng cứ và soạn thảo văn bản tô’ tụng.
Rỏ ràng, quy đ ịn h này tưởng như ỉý th u y ế t và khó thực hiện
nhưng lạ i ià hoàn toàn cần th iế t nếu có m ộ t cái nhìn xa hơn về
tương lai hệ th ố n g tư pháp và tương lai cua nghề thẩm phán.

'1' Xem thêm Lô Lan Chi. Cái cách tư phóp nhìn từ góc độ vãn hóa, Tạp
chi Nghề luật năm ‘2006.

Chương 8. Quy tốc đọo đức vã ứng xử trong hành nghề luật... 307
Khòng thể xây dựng m ột bộ máy tư pháp vững m ạnh, chuyên
nghiệp và hội nhập nếu như trìn h độ của th ấ m phán vần dẫm
chân tạ i chồ.
f) Nguvờn tắc vế g iớ i hạn những hoạt động ngoài tổ tụ n g
Nguyên tắc này chỉ ra những việc thẩm phán không được
làm , những việc có th ể làm nhưng phải cẩn trọ n g và những việc
chi có thê làm tro n g m ộ t giới hạn quy định.
(i) N hữ ng việc thẩm phán không được làm
Thẩm phán phải chấm dứt những sớ thích và hoạt động
không phù hợp với lợ i ích xâ hội, tr ậ t tự xã hội, trá i với đạo đức
và tập quán ứng xử, gây dư luận không tố t đôì với hìn h ảnh
thẩm phán. Thấm phán cũng không được phép là th à n h viên của
các tô chức thương m ại hoặc tim kiếm lợ i nhuận từ việc sử dụng
ánh hưởng của thấ m phán.
(ii) N hữ ng việc có th ể làm nhưng p h á i cẩn trọ n g
T h ấ m phán ph ái cấn trọ n g k h i đến nhừng địa điế m g iả i
tr í, k ế t bạn và qua lạ i với các bên liê n quan tro n g vụ án, với
lu ậ t sư và những người khác dể trá n h m ọi nghi ngờ về tín h
công bằng và khách quan của th ấ m phán. K h i v iế t b à i hoặc
trả lờ i phong vân, p h ả i cẩn trọ n g kh ô n g được có nhữ ng bình
luận kh ô n g phù hợp đôi với những vụ án cụ th ể hoặc đối với
các đương sự.
( iii) N hữ ng việc thẩ m phán có th ể lò 1 1 1 nhưng p h ả i trong
khuôn khổ
Theo nguyên tắc chung, thẩ m phán có thế tham gia những
hoạt động ngoài tố tụn g nhưng không thế vì những hoạt động
đó mà đế ảnh hưởng tớ i việc thực th i nh iệm vụ, tu y ệ t đôi trá n h
những nghi ngờ từ phía công luận về tín h khách quan tru n g lập
cúa bán thâ n. K hông được tiế t lộ hoặc sử dụng những thô ng tin
tố tụn g chưa được công bô", những bí m ậ t thương m ạ i, bí m ậ t cá
nhân...Thẩm phán có thế tham gia nghiên cứu khoa học hoặc các
hoạt động xã hội có ích đối với việc p h á t triể n lu ậ t pháp và cải
cách tư pháp. Tuy nhiên, những hoạt dộng này phải hợp pháp,

308 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


không ánh hưởng tớ i tín h khách quan kh i xét xứ cũng như quá
trìn h trié n khai công việc.
K ế t lu ậ n : Với các quy địn h khá cụ thể, Bộ quy tắc ứng xử
nghe ng hiệp đã xây dựng những khuòn mẫu về ứng xử cũng như
đ ịn h hìn h phong cách và lối sống cua thẩ m phán tro n g m ột xã
hội hiện đại. Tuy nhiên, Lừ quy đ ịn h quy tắc ứng xử đốn việc
thực hiện những quy tắc ứng xứ đó lạ i là m ột khoảng cách rấ t
lớ n và nếu không có nhừng giá i pháp phù hợp th ì khoáng cách
đó rấ t khó có thê thu hẹp, và như thế, quy địn h sẽ vẫn chi là
quy đ ịn h . Cùng giống như ở V iệ t N am , T ru n g Quốc hàng năm có
khá nhiều các cuộc vận động, các đợt th i đua đẽ Thẩm phán tích
cực hơn, trá c h nhiệm hơn, gương mẫu hơn trong và ngoài công
việc. Tòa án nhân dân tố i cao T ru n g Quôc thường tò chức những
hội nghị báo cáo các gương sáng thấm phán đê phổ biến lạ i
khắ p các Tòa án địa phương về những tàm gương "lòng tro ng
m ắ t sang" cùa người th ấ m phán.
Tuy nh iên, khô ng chí tuyên truyền giáo dục, T rung Quốc đả
chứng tó sự quyết tâm tro n g việc xảy dựng bộ máy nhà nước
tro n g sạch với rấ t nhiều án tứ hìn h dành cho các tộ i phạm tham
nhũng. T ro n g lĩn h vực tư pháp, T ru n g Quốc thể hiệ n th á i độ sẩn
sàng xử lý Thẩm phán vi phạm. N ăm ‘2 003, đã có 794 th ẩ m
phán bị kỷ lu ậ t và 52 thấ m phán bị tru y cứu trá ch nh iệm hìn h
sự, điển h ìn h là vụ án K ha Xương T ín và Hồ Xương Vưu, nguyên
Phó C hánh án Tòa án nhân dãn tru n g cấp Vũ H án nhận hối lộ,
hai th ẩ m phán này đả phái nhận mức án đặc b iệ t nghiêm khắc,
ngoài ra, tro n g vụ án này, còn “th ắ n g tay'' tiế p tục xứ lý 11 thẩm
phán và 40 lu ậ t sư đưa và nhận hối lộ đê chạy án với sô tiề n
chạy án lên tớ i 400 vạn nhân dân tệ '1'.

s Kim L in h , Sẽ duối việc những thẩm phán gập riẽng luật sư. Báo Pháp
luật thánh phô Hồ Chí M inh (Theo Bắc K in h nhật báo, Tân Hoa xã, Hồ
Bác nhật háo vã T ru tifi quốc nhật báo), 10.9.2004.

Chương 8. Quy tấc đọo đức và ứng xử trong hành nghể luật.. 309
Đặc biệt, tạ i T ru n g Quốc, nhửng biện pháp cụ thè đê giám
sát Thấm phán đã được ban hành và thực hiện.

Tháng 5-2004, ỏng Tiêu Dương, C hánh án Tòa án tỏ i


cao T ru n g Quốc cho bièt sẽ thành lậ p một ngán hàng
d ữ liệ u để g iá m sát thấm phán vá các quan chức.
Ngàn hàng dữ liệu sẽ thu thập toàn bộ thông tin có
nhởn cúa thám phán là quan chức về nhà ớ. nghề
nghiệp cứa con cai và vợ chồng, hoạt dông kin h (loanh,
mức tha nhập... và thậm chí những lờ i tố cáo từ quần
chúng. T ừ cơ HỚ d ữ liệu này, cơ quan thanh tra kv lu ậ t
sẽ nhập cuộc nếu có n g h i vỏn. Thành ph ô Thượng H ú i
cỉã lập ra m ột hệ thống gia m sái dư ới hình thức phô
biến thòng tin vố นV tin cùa công chứng viên, lu ậ t sư
và những người làm việc trong ngành tư p h á p ... Tòa
án địa phương các cáp ở Bắc K in h cũng đã thà nh lập
bộ phận giám sát dặc hiệt lăm nhiệm vụ p h á t hiện các
hành vi vi phạm của thẩm phán... ’ .

N hư vậy, những bài học của T rung Quốc đang và sẽ có giá


tr ị tham khảo đối với V iệ t Nam, từ ca phương diện giáo dục và
thực hiện quy tắc đạo đức ứng xứ nghề nghiệp cua thẩ m phán
hiện nay.

Một phiòn toa xét xứ tội tham


nhùng ớ T rung tịuoc
INguồn: Vniì.vn. 17:47' 01 / 1112006)

1 Sđd.

3 10 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


C Â U H Ỏ I:
1. C â u h ỏ i c h u n g
ใ. รน sành sự khác nhau giữ a cúc quy tắ c /q u ỵ đ ịn h về
dạo đức và ứng xứ nghề nghiệp thẩm phán cúa Việt
Nam và các quốc g iơ được tham kháo. Tìm ra những
điếm ưu và khuyết của từng hệ thống.
2. Theo anh เ chị thì quy tắc nào là quy tắc quan trọ ng
n h á t của nghề nghiệp th ẩ m phán và được yêu cầu
chung tạ i các quốc g ia trên th ế g iớ i ỉ
3. Theo a n h !c h ị th ì việc bố sung quv tấc nào cứa m ột
quác g ia được tham khảo vào các quy đ ịn h ì quy tác
hiện th ờ i của Việt Nam là nên vờ khả th i? Vì sao?
4. Có nên gộp chung các quy đ ịn h của pháp lu ậ t vào
m ột bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp như cách tiếp cận
cứa các quốc g ia được tham kháo đ ể dễ tham khảo hay
nên để tán mạn tạ i các văn bản khác nhau nh ư Việt
Nam hiện nay đê vấn đề có tín h hệ th ố n g ?
I I . M ộ t s ố c â u h ỏ i th a m c h iế u v ớ i m ộ t hệ th ố n g
cụ th ể
1. So s á n h v ớ i c á c n g u y ê n tắ c d ạ o đ ứ c t ư p h á p
th ẩ m p h ả n C a n a d a
1.1. Qua k in h nghiệm của Canada, theo anh ì chị, V iệt
Nam cần có những điề u kiện và báo đảm nào đế' xây
dựng và nu ôi dưỡng h ìn h ảnh m ột thẩm p h á n : độc
lập, mẫn cán, lièrn k h iế t, khách quan vỏ tư, không
thiê n vị, hình đẳng'ị
1.2. T ừ thực tiề n của H ộ i đồng thấm ph á n Canada,
a n h !c h ị hãy cho biết ý tướng của m ình về việc xáỵ
dự ng m ột cơ chê g iá m sát đạo đức nghề nghiệp và
hành v i ứng xử của thẩm phán? Làm th ể nào d ể cơ
chế dó thích ng hi với các điểu kiện ưà hoàn cảnh thực
tể, xét trê n khía cạnh văn hóa, k in h tế, ch in h t r ị của
Việt Nam?

Chương 8. Quy tác đạo đữc và ứng xử trong hành nghể luật... 311
ไ.3, Phăn tích những điều kiện và háo đởm về m ặt thể
chế của Canada g iú p thấm phản g iữ được tin h độc lậ p
trong hoạt động xét xứ. Ớ Việt Nam có những ảnh
hưởng nào cản trớ tin h độc lậ p cứa thẩm phán? Theo
a n h !c h ị, p h ả i là m gì đ ể đảm bảo tín h độc ỉập xét xứ
cứa thẩm phán V iệt N a m ?
1.4. Tính độc lậ p của thẩm phán Canada và vai trò
g io i thích lu ậ t ị tạo ra án lệ)? L iệ u V iệt N am có nên
chính thứ c thừ a nhận voi trò g io i thích lu ậ t của
thấ m phán ?
2. So s á n h v ớ i B ộ q u y tắ c đ ạ o đ ứ c th ẩ m p h ả n
H oa Kỳ
3. So s á n h v ớ i cá c n g u y ê n tắ c d ạ o đ ứ c tư p h á p
T h ẩm p h á n C ộng hoà n h â n d â n T ru n g H oa
3.1. Qua tham khảo Bộ quy tắc ứng xứ cứa thấm phán
tạ i T ru n g Quốc, anh ch ị có quan điểm như thế nào vế
vai trò của nền tảng văn hoá xã h ộ i và nền tán g văn
hoá cá nhân tro n g việc đ ịn h hỉnh các quy tắc ứng xử
vờ đạo đức nghể lu ậ t ỏ V iệt Nam?
3.2. Quy tắc ứng xứ và đạo đức nghề nghiệp cứa Thẩm
phán nói riê n g và những người làm nghề lu ậ t nói
chung cần cỏ vai trò như th ế nào tro ng việc th á c đẩy
sự p h á t triể n m ột nền k in h tể chuyển đ ổ i như T ru n g
Quốc và V iệt N am ?
3.3. Thực sự chúng ta có nhữ ng bán án áp d ụ n g đúng
lu ậ t nhưng lạ i không hợp lẽ còng bằng hay khàng bảo
vệ quyền lợ i của bên ngay tìn h hay không ? Theo
a n h /c h ị, làm thê nào để xây dựng được nguyên tắc xét
xử bảo đảm tính công bằng uà bảo vệ bên ngay tình
trong bối cánh của Việt Nam?
3.4. So sánh ưởi quy đ ịn h của V iệt Nam về nhữ ng hoạt
dộng mà th ẩ m phán được phép làm ngoài hoạt động
xét xứ chuyên môn.

31 2 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


///. M ộ t 8 ố c à u h ỏ i th a m c h iế u k h á c
1. Hệ thống L iê n bang Nga có quy đ ịn h m ột bản án
p h ả i được tuyên với sự “h à i lòng từ cả góc độ pháp lý
và dạo đứ c ”, a n h !c h ị hiểu câu này như thê nào? Trong
bối cánh này sự khác biệt giữ a “đạo đứ c” và “pháp lý ”
là g i, và điều gì có th ể bị đe d ọ a ? Nếu có xung đột th ì
sao? Trong hệ thống của V iệ t N am cỏ trư ờng hợp gâv
tra n h cãi tương tự không?
2. ‘‘B ối cảnh xă h ộ i ” là gì và điểu này áp dụ n g như thế
nào đô i với q u \ trìn h tư pháp? ơ Việt Nam có những
lo ạ i tìn h huống gì th ế hiện rõ nh ất vấn đề bối cảnh xã
h ộ i (giới, tầng lớp, văn hóa, d i sản บ.I>...)? N ó i gì về
nhữ ng tìn h huống mà th i thoảng sự đ ô i xử khác biệt
của thẩm phán lạ i th ể hiện sự đ ố i xứ bình đ ẳ n g ?
A n h / chị hãy n g h ĩ ra m ột số ví dụ?
3. Các thẩm phán T ru n g Quốc có nghĩa vụ p h ả i đ ô i xử
“với các bén và các đương sự m ột cách công bằng và
bình đ ẳ n g ”, nó i như vậy có cần p h ả i xét tớ i loại bối
cảnh xã hộ i này không hoặc cách tiếp cận bình đẳng
về nộ i dung đôi với quy trìn h tư pháp không? Cách tiếp
cận này có gỉ tốt? Các thách thức có thế xảy ra là gi?
4. Theo hệ thống T ru n g Quốc, k h i nó i rà ng thẩm phán
cần hành động đ ể “tăng cường công lý ”. Đ iều này có
ng h ĩa là gì?

II. QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG x ử NGHE NGHIỆP CỦA CÔNG
TỐ VIÊN TẠI CÁC QUỐC GIA ĐƯỢC THAM KHAO
1. Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của cõng tố vỉên
tại C anada
1.1. G iới thiệ u
G iống như các nước khác theo hệ thố ng common law , công
tố viên của Canada đều là các lu ậ t sư làm việc cho nhà nước, có
thể hiểu họ là lu ậ t sư của bên buộc tộ i (nhà nước). Tuy nhiên,

Chương 8. Quy tốc đợo đức vã ứng xử trong hành nghề luột... 313
như đà bàn tớ i ở trê n , ở Canada h o ạ t động thực hà nh lu ậ t chú
yếu được quản lý ở câp tỉn h (bang) th ô n g qua các h iệ p hội lu ậ t
SƯ (đoàn lu ậ t sư). Vì th ê các lu ậ t sư tru y tô {cô vấn nhà nước) -
giống như lu ậ t sư nói chung - cũng được quán lý bởi các đoàn
lu ậ t sư tỉn h và n h ìn chung cùng tuâ n th u các bộ lu ậ t và các cơ
chê quản ỉý giống như các luật, sư khác.
Tuy n h iê n , các lu ậ t รน' công tố viên, với tư cách là người đại
diện cho nhà nước, ph ải h à n h động với tư cách khác vớ i các lu ậ t
sư tư nh â n th ô n g thường. V ì th ế họ cũng ph ải tuân th ủ các
nguyên tắc h o ạ t động của công tố viên . M ặc dù các bộ quy tắc
đạo đức cấp tin h hầu như kh ô n g nói trự c tiế p tớ i bối cảnh hoạt
động cụ th ể của các lu ậ t รน’ công tô viên , song Bộ quy tắc đạo
đức nghề ng hiệp của H iệ p hộ i lu ậ t sư Canada (mặc dù không có
tín h rà n g buộc nhưng r ấ t th u y ế t phục) lạ i có m ộ t quy đ ịn h cụ
thế về các ng h ĩa vụ của lu ậ t sư k h i h à n h nghề với tư cách là
cóng tô viê n (lu ậ t sư bào chữa)"’.
Bộ quy tắc này quy đ ịn h rấ t rõ rằ n g k h i h à n h động với tư
cách là công tố viê n , lu ậ t sư đó kh ô n g ph ải chỉ có mục đích đơn
gián là tìm cách k ế t án bị cáo, mà ph ải tìm tấ t cả các bằng
chứng xác đáng giúp phán quyết được đưa ra m ột cách có căn cứ
và công bằng.
Cùng giô ng như ở M ỹ, Canada kh ô n g có Bộ quy tắc đạo đức
nghề ng h iệ p ch ín h thức áp dụng cho các lu ậ t sư buộc tộ i. Tuy
nhiên, năm 1993, Ư y ban cồng tố liê n bang đã xuât bản cuốn
Hướng dần của ủ y ban cồng tố liê n bang (The fed era l prosecu­
tion service deskbook) trê n cơ sở tậ p hợp những hướng dẫn của
Bộ Tư pháp tro n g lĩn h vực tru y tố. H à n g năm , ú y ban công tố
liê n bang đều sửa đổi, bổ sung cuốn H ư ớ ng d ẫ n của ú y ban công
tố liê n bang Canada trê n cơ sở kê thừa bản đã ban hà nh năm
1993 nói trê n . Cuốn H ướng dẫn này dành riê n g P hần I I I đế quy

■' Xem quy tắc 9, Chương IX của Bộ quy tắ c dạo đức nghề ngh iệ p của H iệ p
hội lu ậ t sư Canada.

314 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


đ ịn h về các nguyên tắc điều ch ín h h à n h v i ứng xử của các công
tố viên, tro n g đó bàn về:
- T ín h độc lậ p và tín h chịu trá c h n h iệ m k h i ban hà nh các
quyêt địn h;
- Các nghĩa vụ và trá ch nh iệ m của công tô v iê n ;
- Quan hệ với các phương tiệ n th ô n g tin đại chúng;
- Quan hệ với cảnh sát; và
- Quan hệ với tòa án.
Dưới đây, x in g iớ i th iệ u m ộ t sô quy tắc đặc trư n g và có ý
nghía k h i liê n hệ với thực tiễ n cua V iệ t Nam .

ใ.2. M ột số nội dung chủ yếu của các nguyên tấc điểu chỉnh hành
vi ứng xử của các công tố viên tạ i Canada
a) H ành v i ứng x ử k h i tiế n hà nh tố tụ n g
Công tố viên ph ải có n g h ĩa vụ thực hiệ n các công việc tố
tụ n g m ột cách tru n g thực, liê m k h iế t và hà n h xử có phẩm cách.
Cụ thể:
- Công tố viên ph ải hà nh xử phù hợp với các quy tắc ứng xử
nghề nghiệp của Đ oàn lu ậ t SƯ nơi công tô viên đó là th à n h viên;
- Ra các quyết đ ịn h có căn cứ; và
- H ành động m ộ t cách công bằng, khách quan, trá c h mọi
biểu hiện phân b iệ t.
Công tô viên có nghĩa vụ bảo vệ tín h độc lập xét xử của
th ẩ m phán. Vì vậy, cần phải:
- T rá n h thả o luận về vụ án với th ẩ m ph án chịu trá c h nh iệ m
x é t xử vụ việc đó nếu lu ậ t SƯ bào chữa k h ô n g th a m gia thảo
luậ n cùng;
- T rá n h việc g iả i quyết tạ i văn phòng của th ẩ m phán những
vấn đề lẽ ra phải được k iể m tra tạ i m ộ t p h iê n tòa công kh a i;
- T rá n h nhừng tra o đổi riê n g tư hay cá n h â n tro n g văn

ChƯđng 8. Quy tổc đạo đức và ứng xử trong hònh nghề luật.., 315
phòng của thẩm phán chịu trá ch nhiệm xét xử vụ việc; và
- K hông nhận làm công tô viên hay lu ậ t sư cho nhà nước
những vụ việc tra n h chấp nếu có quan hệ bạn bè th â n th iế t với
thẩ m phán xét xử vụ việc.
Đế hoàn th à n h nghía vụ thực hiện nhiệm vụ m ột cách khách
quan, công tô viên cần:
- T rìn h bằng chứng phù hợp với các quy đ ịn h của lu ậ t tô tụng;
- T rìn h bày với th ấ m phán mọi án lệ và học th u y ế t có liê n
quan ngay cả k h i những án lệ hay học th u yế t đó có lợ i cho bị cáo;
- T rá n h việc d iễ n đ ạ t ý k iế n cá nhân tạ i phiên tòa hay trước
công chúng về vấn đề chứng cứ, kể cả về tín h đáng tin cậy của
nhân chứng;
- Luôn ý thức những yếu tố có thể đẫn đến việc k ế t án th iế u
cãn cứ như việc thú tộ i, hoặc sai lầm của nhân chứng k h i xác
nhận danh tín h người phạm tộ i;
- Luôn hành động cẩn trọ n g đế trá n h bị coi là đ ịn h k iế n ;
- T rá n h việc bày tỏ ý kiế n cá nhân tạ i phiên tòa hay trước
công chúng về việc bị cáo có tộ i hay vô tộ i;
- Đ ặ t các câu hỏ i thích đáng k h i hỏi nhân chứng, trá n h các
câu hỏi kh iế n nhân chứng lúng tú n g hoặc câu hỏi có tín h chất
lãn g mạ, hành hạ, gièm pha hay làm n h ụ t ý chí của nhân chứng;
- Bảo vệ quyền lợ i công cộng nhưng luôn tỏ ra tôn trọ n g tòa
án, lu ậ t sư bào chừa, bị cáo và tôn trọ n g tiế n trìn h tô tụng; và
- K hông bao giờ để lợ i ích cá nhân hay quan điểm chính tr ị
ảnh hưởng đến việc thực th i quyền tự quyết của m ìn h k h i áp
dụng các quy đ ịn h của lu ậ t h ìn h sự.
Cuôn Hướng dẫ n của ủ y ban công tố liê n bang Canada
cũng nh ấn m ạnh rằ ng, vai trò cua công tô v iê n k h ô n g ph ải là
tìm cách k ế t tộ i bị cáo mà là việc tr ìn h bày trư ớc bồi th ẩ m
đoàn các bằng chứng xác đáng và tin cậy. T ro n g bản án R. c.
Sugarman (1935), 25 C r.A pp.R .109 có đoạn: “K h ô n g cần th iế t

316 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


p h ả i nh ắ c lạ i n h iề u rằ n g công tô viên có nghĩa vụ trìn h bày
trư ớc th ẩ m ph án và bồi th ẩ m đoàn tấ t cả các tin h tiế t, bằng
chứng m ộ t cách khách quan vô tư và công bắng. Công tô viên
kh ô n g cỏ m ục đích tìm kiếm lờ i buộc tộ i mà m ục đích duy n h ấ t
cua họ là : tìm thấ y kẻ phạm tộ i thực sự, tim kiế m sự thự c và
m ang lạ i công l ý ”.
N hữ ng hành vi sau đây b ị xem là không công bằng:
- B ày tỏ ý k iế n cá nhân: ví dụ, đưa ra những bình luận về
các vấn dề tra n h cãi tro n g m ộ t vụ việc, bình luận về tín h chân
th ậ t hay vô tư của các nhản chứng do cánh sát đưa ra, bình luận
về những điều mà công tô viên tin hay không tin bị cáo, hoặc về
việc bị cáo có tội hay vô tộ i.
- Đưa ra những bình luận tiêu cực về tín h đáng tin cậy hay
tín h cách cùa bị cáo hay cua m ộ t nhân chứng. Các bình luận này
có thế được thế hiệ n dưới dạng nhắc đi nhắc lạ i và nhấn m ạnh
về lý lịc h tư pháp cúa bị cáo, dần chiếu đến nước mà bị cáo sinh
ra, bìn h luận về việc có thề là bị cáo đang nói dôi, châm chọc
hay Iĩíia m ai cay độc hoậc th ố i phồng k h i nói về bị cáo hay nhàn
chứng của bị cáo.
- Đưa ra những nhận xét, lập luận th iế u bằng chứng. Trong
trư ờn g hợp này, công tố viên thường tìm cách bóp méo chứng cứ
đế tấ n công vào nhân cách của bị cáo.
- Đưa ra những cảnh báo kh iế n người khác sợ, xúc động hoặc
có đ ịn h k iế n .
- Đưa ra những nhận xét tiêu cực về lu ậ t sư bào chữa.
- Lạ m dụng ngôn từ, lạm dụng chiến th u ậ t hoặc có nhừng
hành v i khòng th ích hợp.
b) T h ông tin cho công chúng
Trước đây, những trao đổi với các phương tiện thông tin đại
chúng thường được giao cho người phát ngôn chính thức. H iện nay,
công tố viên thực hiện nhiệm vụ phát ngôn này nhằm bảo đảm công
chúng có được những thông tin chính xác. Chính sách của Canada

Chương 8. Quy tác đạo đửc và ứng xử trong hònh nghể luật.. 317
là khuyến khích việc tăng cường niềm tin và hiểu biết của công
chúng, vì vậy, ngoại trừ những trường hợp cần giữ bí m ật thông tin
nhằm đảm bảo việc xét xử công băng, các công tô viên được khuyên
khích cung cấp cho công chúng các thông tin k ịp thời, đầy đủ và
chính xác kh i có các câu hỏi liê n quan đến việc quản lý nền tư pháp.
Cuốn Hướng dẫn của Uy ban công tố liên bang Canada có đưa ra
m ột số nguyên tắc khi trao đổi với công luận như sau:
- T rìn h bày sự k iệ n chứ không được đưa ra bình luận;
- Ra tuyên bô chính thức và công kh a i. Tuyên bố với báo chí
phải được nêu rõ tên của công tố viên đả ra tuyên bố;
- Tôn trọ n g các nhu cầu của các nhà báo
- Trả lờ i m ột cách lịc h sự và dễ chấp nhận được.
- T rìn h bày chính xác sự kiệ n , nếu có nhầm lẫn, p h ả i có
đính chính k ịp th ờ i; và
- Bảo vệ tín h toàn vẹn của việc xét xứ. T ro n g các tuyên bố,
trá n h đưa ra những nhận xét có thể ỉàm ả n h hưởng đến quyền
của bị cáo được xét xử công bằng.
N hững thô ng tin sau không được phép t iế t lộ:
- Các thô ng tin m ật;
- Các ý kiến gửi V iện trưởng, gửi đồng nghiệp, gửi cơ quan
điều tra , các thảo luận với các cơ quan này, cho dù nó có tín h
chất bảo m ậ t hay không;
- T ấ t cả các th ô n g tin mà lu ậ t cấm t iế t lộ (L u ậ t bảo vệ th ô n g
tin cá nhân hoặc L u ậ t về các vị th à n h níèn phạm tộ i) hoặc có
lệnh cấm tiế t lộ;
- C hính sách, tiế n trìn h tô" tụng hoặc quyết đ ịn h của các cơ
quan điều tra (các câu hỏi về những vấn đề này phải được
chuyến sang cho cơ quan điều tra ); và
- T iế n trìn h đàm phán biện hộ hoặc khả năng biện hộ
luận tội...
T rong m ọi trư ờng hợp, nếu th ấ y nghi ngờ về m ột câu hỏi,
công tô viên phải từ chối trả lờ i ngay, g iả i th íc h lý do vì sao

318 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


m ình từ chối và x in ý kiế n người đứng đầu cơ quan công tố liê n
bang hoặc tỉn h . Các công tố viên cũng nên chuyến câu hỏi sang
cho người p h á t ngôn chính thức của V iệ n công tố hoặc bộ phận
quan hệ công chúng của V iện công tố.
ฟ Quan hệ vã i Tòa án
Nguyên tắc nền tả n g là tín h độc lậ p xét xử của th ấ m phán.
Vì vậy, các công tố viê n tro n g quá tr ìn h tiế n hành tô tụng, n h ấ t
là k h i có tra o đổi với thẩ m phán, phải h ế t sức th ậ n trọ n g đế
trá n h bị cho rằ n g đâ tìm cách gây ảnh hưởng hay áp lực cho
thẩ m phán.
Dưới đây tóm tắ t m ột sô hướng dẫn cụ thế tro n g cuốn Hưởng
dần của Ưv ban công tố liê n bang Canada:
- Nếu m ộ t công tố viên có mốì quan hệ cá nhân hoặc nghề
nghiệp với m ộ t v iê n chức tư pháp ớ mức độ có thể ảnh hưởng
đến tín h khách quan vô tư của viê n chức đó th ì công tố viên này
kh ô n g được th a m gia tiế n hành tô tụng;
- Công tô viên kh ô n g được trự c tiế p hoặc th ô n g qua bấ t kỳ
ai khác gây sức ép cho m ột viên chức tư pháp k h i ra quyết định.
Phương cách duy n h ấ t mà công tố viên được phép làm là tra n h
tụng, th u y ế t phục tạ i tòa với tư cách là lu ậ t sư (bên buộc tộ i);
- T ro n g m ột vụ việc có tra n h chấp, công tố viên chỉ có quyền
gặp thấ m phán hoặc người th i hành các nhiệm vụ tư pháp khác
tro n g các hoàn cảnh sau:
+ T rong cuộc họp công kha i;
+ V ới sự đồng ý hoặc có m ặ t cua các bên liê n quan hoặc lu ậ t
SƯ của họ;
+ Bằng văn bản với điều k iệ n m ộ t bản sao của văn bần đó
phải được gửi cho các bên liê n quan hoặc lu ậ t SƯ của họ; và
+ T rong các vụ việc ex parte (là các vấn đề mà tro n g đó lu ậ t
sư của m ột bên xuấ t hiện trước m ặ t thẩ m phán mà không có sự
h iệ n diện cua bên k ia hoặc lu ậ t sư bên kia), theo các điều k iệ n
do lu ậ t quy đ ịn h .

Chương 8. Quy tác đạo đức và ứng xử trong hành nghề luật.. 3 19
2. Quy tổc đọo đức và ứng xử nghề nghiệp của công tổ vỉẽn
tại HỢp chủng quốc Hoa Kỳ

2.1. Tổng quan về Cam nang hành nghề công tố viên Hoa Kỳ
Ngoài các n g h ĩa vụ đạo đức chung mà Bộ quy tắc của đoàn
lu ậ t sư của bang quy đ ịn h áp dụng cho các lu ậ t sư kề cả lu ậ t sư
tru y tố, các công tô viê n tạ i Hoa K ỳ không có m ộ t Bộ quy tắc
ứng xử nghề ng h iệ p cụ thế áp dụng riê n g cho nghề công tố. V ì
vậy, H ội đồng Học việ n cải cách pháp lu ậ t Hoa K ỳ (US Cham ber
In s titu te fo r Legal R eform ) đã biên soạn cuỏn Cấm nang hành
nghề của công tố viê n (State A tto rn e y General Code o f Conduct).
Cuốn sách này được ban h à n h vào th á n g 10 năm 2007 (sau đây
gọi chung là “Cẩm nang hành nghề công tố viên Hoa K ỳ ” ). Cuốn
cẩm nang này được biê n soạn dựa trê n các quy địn h, quy tắc tạ i
Bộ quy tắc mẫu về trá c h n h iệ m nghề nghiệp của L iê n đoàn L u ậ t
sư Hoa K ỳ (A B A ), Bộ tiê u chuẩn đạo đức nghề nghiệp của A BA ,
Các tiê u chuẩn quốc gia cho công tác công tố, Số tay tà i liệ u cho
L u ậ t sư L iê n bang.v.v...
P hần v iế t này dựa trê n th ô n g tin cùa cuốn Cẩm nang hành
nghề công tố viên Hoa K ỳ nó i trê n . Luu ý rằng ngoài các yêu cầu
nêu dưới đây, công tố v iê n cũng có nghĩa vụ phải tuân th ú các
quy đ ịn h tạ i Mục “T rá ch nh iệm của lu ậ t sư với tư cách công tô
v iê n ” nêu tạ i phần quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của
L u ậ t sư Hoa K ỳ tạ i phần sau của Chương này.

2.2. Nội dung chính của các quy tác đạo đức, ứng xử cụ thể
a) ứ n g xử đạo đức k h i k h ở i tổ เ k h ở i kiện dân sự
Công tố viê n kh ô n g được k h ở i tố vụ án hìn h sự, k h ở i kiện
vụ án dân sự mà kh ô n g có căn cứ xác đáng. Công tô viên không
được dọa dẫm k h ở i tố vụ án h ìn h sự đế dành lợ i th ế cho m ình
tro n g vụ k iệ n dân sự.
b) T h ô n g báo cho b ị đơn k h i k h ở i kiện vụ án dân sự
Trước khi khởi k i ệ n m ộ t vụ á n d ân sự, công tô viên phải

320 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


th ô n g báo cho bị đơn về việc k h ở i k iệ n tro n g m ộ t th ờ i hạ n
hợp ly '" trừ k h i việc thô ng báo này gây nguy h ạ i đến lợ i ích công
cộng hoặc k h i có rủ i ro rằ ng bị đơn có th ể tẩu tá n tà i sản.
c) Thông báo cho bị dơn k h i k h ở i kiện vụ án dân sự
Công tố viên chỉ được tổ chức họp báo tro n g trư ờng hợp tối
quan trọ n g m ang tín h chất thông báo cho công chúng hoặc nhằm
mục đích ngân chặn hoặc đế th i hành pháp lu ậ t. T ro n g vụ án
hình sự, trước k h i hoàn tấ t bản cáo trạ n g , chỉ tro n g các trư ờng
hợp đậc b iệ t công tô viên mới tổ chức họp báo hoặc cung cấp tin
cho báo chí. Các trường hợp này bao gồm: (i) k h i công chúng cần
sự báo đảm rằ ng vụ án đang được xử lý thích hợp; ( ii) k h i công
chúng cần thò ng tin về môi đe dọa tiề m tà n g đến an toàn của họ;
( iii) k h i sự hợp tác của công chúng là cần th iế t. T ro n g vụ án dân
sự, công tố viên chỉ có th ể họp báo hoặc cưng cấp tin cho báo chí
tro ng trường hợp đ ặ t b iệ t quan trọ n g vì lợ i ích của công cộng.
Cụ thế tro n g vụ án h ìn h sự, k h i b ị can đà bị k h ở i tô v ớ i
tộ i danh cụ th ể , tu â n thủ theo các g iớ i hạn của pháp lu ậ t, công
tô’ v iê n chỉ có thế t iế t lộ th ô n g tin về: (i) tê n , tu ổ i, đ ịa ch i, công
việc, tìn h trạ n g hôn nh â n hoặc th ô n g t in cơ bản khác về b ị
can; (ii) tộ i danh bị k h ở i tố; ( iii) các tìn h t iế t liê n quan đến
việc b ấ t giữ như th ờ i điể m , địa đ iế m b ắ t giữ, ta n g v ậ t kèm
theo v.v...; (iv ) mức độ nghiêm trọ n g của vụ án. T ro n g vụ án
dân sự, công tố v iê n chí có th ể t iế t lộ tê n của bị đơn và bản
c h á t cua vụ việc.
Đế trá n h việc có thể đưa thông tin gây ra địn h k iế n /th iê n kiến
cho bị can/bị đơn, công tô viên không được tiế t lộ với báo chí về:
- N hận địn h cua công tố viên về tư cách của bị can/bị đơn;
- T h ông tin liê n quan đến việc k h a i báo, th ú tộ i hay bằng
chứng ngoại phạm của bị can;
- B iện pháp điều tra /tru y tố;
- Thông tin về danh tín h , nội dưng k h a i báo của nh ân chứng;

'■ T h ờ i hạn này là 10 ngày.

Chương 8. Quy tác đợo đức và ứng xử trong hành nghể luột... 321
- N hận đ ịn h về bằng chứng của vụ án; và
- Ý kiế n của m ình về việc phạm tộ i của bị can.
d) X ung độ t lợ i ích
Công tố viên phải tô n trọ n g và tuân thủ pháp luật. T ro n g
m ọi th ờ i điếm , công tô' viên phải hành xử ỉàm sao đế nâng cao
sự tín nhiệm của công chúng vào tín h liê m chính, độc lậ p của
nghề nghiệp công tố.
Công tô v iê n không được đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc
phạm vi điều tra /tru y tố của m ình. Công tố v iê n không được có
giao dịch k in h doanh mà gây ảnh hưởng xấu đến tín h độc lập
của nghề nghiệp cùa m ình. Trong hoạt động k in h doanh, công
tố viên khô ng thể hành xử theo cách cỏ thế gây hiểu lầm rằ n g
họ đang hà nh xứ nhân danh nhà nước hoặc vì công việc.
Công tô' viên không được tham gia vào các h o ạ t động ngoài
nghề nghiệp mà xung đột lợi ích với bổn phận của m ình. Cụ thể
k h i mà các hoạt động này: (i) yêu cầu công tố viên không thực
hiện bốn phận cúa m ình; (ii) có thế kh iế n hiếu rằ n g công tố viên
sẽ hành xử không khách quan; ( iii) có thế k h iế n hiếu rằ n g hoạt
động này được sự hậu thuẫn/cho phép từ cơ quan công tố. N goài
ra, công tố viên không được đê các quan hệ gia đìn h, xã hội ảnh
hưởng đến công việc của m ình.

C á u h ỏ i:
1. Sự khác biệt cơ bản giữ a ỉuậ t sư tru y tổ và ỉu ậ t sư
bào chữa là g i từ góc độ nghề n g h iệ p ĩ
2. Có nên có h a i bộ quy tắc đạo đức cho lu ậ t sư thông
thường và công tố viên không?
3. Các lu ậ t sư tru y tố có p h ả i đảm trách nh iệm vụ
nặng nề hơn tro ng việc hành động v i lợ i ích chung
không? T ạ i sao cỏ và tạ i sao kh ô n g ? So sánh n h iệ m vụ
hành động vì lợ i ích chung của công tố viên với nhiệm
vụ tương ứng của lu ậ t sư, sẽ được bàn tớ i tro n g phần
tiếp theo của Chương này.

322 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


III. QUY TẮC ĐẠỌ ĐỨC VÀ ỨNG x ử NGHỀ NGHIỆP CỦA LUẬT
Sư TẠI CÁC QUỐC GIA ĐƯỢC THAM KHẢO
1. Quy tắ c đọo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư tại Liên
bang Nga
ไ. 1. N guyên tấ c vể đạo đức và quy phạm ứng xử nghề nghiệp của
lu ậ t sư
ท) N h ữ n g nguyên tắc chung
TỔ chức L u ậ t sư Xô v iế t được th à n h lập vào ngày 26 th á n g
5 năm 1922. Nhưng có m ộ t th ờ i gian khá dài ở L iê n Xô nghề
lu ậ t sư khô ng được thừa nhận rộng râ i. Tồn tạ i ý k iế n cho rằ ng
hoạt động của lu ậ t sư chỉ m ang tín h hìn h thức, không nhửng
khô ng hồ trợ cho xét xử của Tòa án mà thậm chí còn cản trở
việc x é t xử đó. Chỉ sau năm 1972, nhân k ỷ niệm 50 năm th à n h
lập Tô chức lu ậ t sư Xô v iế t và điểm lạ i những th à n h tựu quan
trọ n g mà tổ chức ấy đã đạ t được th ì nghề lu ậ t sư mới thực sự
được kh ắ n g định tro n g xã hội. Tuy vậy, việc soạn tháo ra những
nguyên lý đạo đức nghề nghiệp của lu ậ t SƯ vần còn là vân đề
phức tạ p , chưa g iả i quyết dứt điểm.
Năm 1991 Liê n bang Xó v iế t giải thể, Liê n bang Nga ỉà chủ
thế thừa kế lớn nh ất rẽ sang chê độ tư bản, phát triể n k in h tê th ị
trường tự do th ì hoạt động lu ậ t sư mới thực sự trở nên sôi động
và cởi mớ. Vấn đề quy chế đạo đức trong họat động của lu ậ t sư
được gấp rú t thảo luận và ban hành. Ngay tạ i Đại hội luật sư toàn
L iê n bang Nga lần thứ n h ấ t ngày 31 tháng 1 nãm 2003 dã thông
qua Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư gồm 2 Phần, 27 Điều
(sau đây gọi chung là “Bộ q u \ tắc dạo đức lu ậ t sư Nga"). H ai năm
sau đó, ngày 8 thá ng 4 nãm 2005 Bộ quv tắc trê n đã được Đ ại hội
lu ậ t sư toàn Liên bang Nga lần th ứ hai sửa đổi, bổ sung.
Đoạn mở đầu Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga chỉ rỏ: Các lu ậ t
sư L iê n bang Nga th ô n g qua “ Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
lu ậ t ร๙’ là thê theo yêu cầu của L u ậ t L iê n bang “Về họ at động
lu ậ t sư và tổ chức lu ậ t sư L iê n bang N ga” , với mục đích giữ gìn

Chương 8. Quy tốc đọo đức và ứng xử trong hãnh nghể luột... 323
danh dự nghề nghiệp, p h á t triể n tru yền thố ng tổ chức lu ậ t sư
tuyên thệ và với nhận thức về nghĩa vụ đạo đức của m ìn h trước
xã hội. Sự tồn tạ i và họat động của đoàn thể lu ậ t sư không th ế
th iế u việc tuân th ủ kỷ lu ậ t và đạo đức nghề nghiệp, giữ gìn danh
dự, phẩm giá cũng như uy tín của tổ chức lu ậ t sư.
Các nguyên tắc và quy đ ịn h ứng xử đạo đức nghề nghiệp của
lu ậ t sư được địn h ra tro n g Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga là dựa
trê n chuẩn mực đạo đức và tru yền thô ng tổ chức lu ậ t sư, cũng
như trê n các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế về nghề lu ậ t sư.
V ới tư cách là m ộ t th à n h viên Cộng đồng châu Âu nên tro n g
Bộ quy tắc Liê n bang Nga yêu cầu kh i hành nghề lu ậ t sư cũng
có thê tuân theo tiê u chuẩn và quy đ ịn h của Bộ quy tắc chung
dành cho lu ậ t SƯ các nước Cộng đồng châu Âu, nếu những quy
đ ịn h đó khô ng trá i với pháp lu ậ t về hoạt động lu ậ t sư, nghề lu ậ t
SƯ và quy đ ịn h của Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga (Điều 1).
M ỗ i lu ậ t SƯ đều có bốn phận lĩn h hội và th i hành các quy
đ ịn h của Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga và tro n g b ấ t cứ hoàn
cảnh nào cũng không được sử dụng Bộ quy tắc này đê lý g iả i cho
sự cho phép hoặc cho việc để xảy ra những hành v i tr á i với quy
đ ịn h của pháp luật về hoạt động lu ậ t sư và về nghề ỉuậ t sư. L u ậ t
sư là người lả n h đạo tố chức hành nghề lu ậ t sư còn có trá ch
nhiệm giới th iệ u Bộ quy tắc này cho các trợ lý , người tậ p sự lu ậ t
sư và những người giúp việc khác, bảo đảm họ p h ả i tuâ n thủ các
quy đ ịn h của Bộ quy tắc, liê n quan trá ch nhiệm và công việc của
m ình {Điều 2 và 3).
Sự kiệ n th ụ phong danh vị lu ậ t sư tức cũng gắn cho người đó
danh dự và phẩm giá vốn có của nghề nghiệp lu ậ t sư mà lu ậ t sư
có nghĩa vụ giữ gìn. Trong trư ờng hợp có vân đề nào về đạo đức
nghề nghiệp mà chưa được pháp lu ậ t về ho ạt động lu ậ t sư và về
nghề lu ậ t sư hoặc Bộ quy tắc hiệ n hà nh điều chỉnh, th ì lu ậ t SƯ
phải tuân thủ các phong tục và tru yề n thố ng đã h ìn h th à n h
tro n g nghề lu ậ t sư, phù hợp với các nguyên tắc đạo đức tro n g xã
hội (Điều 4).

324 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


Sự độc lậ p về nghề nghiệp của lu ậ t sư được coi là điều k iệ n
cần th iế t đế khách hàng và xã hội tin cậy vào họ, do đó, lu ậ t sư
cần phai trá n h những việc có th ể làm tốn h ạ i sự tin cậy đó cũng
như việc lạm dụng sự tin cậy là tr á i với danh vị lu ậ t SƯ (Đ iều 5).
bì Trong quan hệ với khách hàng và những người, tham gia
tố tụ n g khác
b l) Trách nhiệm giữ bí m ật nghề nghiệp
Chừ tín tro n g quan hệ với khách hàng được coi là quan
trọ n g h à n g đầu. B iểu h iệ n trư ớc h ế t cùa chữ tín ở dây là việc
giữ bí m ậ t nghề nghiệp, nó là điều k iệ n tiê n qu yết tro n g nghề
lu ậ t sư, được H iế n pháp L iê n bang Nga bảo đảm và lu ậ t sư k h i
hành nghề phải tuân thu m ộ t cách vô điều k iệ n . T h ờ i hạn giữ
bí m ậ t này là kh ô n g hạn chế. T ạ i Đ iều 6 cua Bộ quy tắc đạo
đức lu ậ t SƯ Nga quy đ ịn h chi t iế t về trá c h nh iệ m giữ bí m ậ t
nghề ng h iệ p của lu ậ t sư tro n g quan hệ vớ i khách hàng. K hôn g
ai - ngoài kh á ch hàng hoặc người được người này ủy quyền - có
thề g iả i trừ lu ậ t sư k h ỏ i trá c h n h iệ m giữ bí m ậ t nghề nghiệp.
Bên cạnh đó th ì lu ậ t sư cũng được tự ý sử dụng nhừng th ô n g
tin mà kh á ch h à n g cung cấp tro n g m ộ t mức độ hợp lý , cần
t h iế t cho các lu ậ n cứ k h i g iả i quyết tra n h ehấp dân sự giữa lu ậ t
sư và khách hà ng hoặc đế bảo vệ m ìn h tro n g vụ xé t k ỷ lu ậ t
hoặc tro n g vụ án h ìn h sự...
Mục 5 Điều 6 Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga liệ t kê cụ thế
8 loại thô ng tin mà L u ậ t sư có trá c h nh iệm giữ bí m ật, đó là:
- Việc nhờ lu ậ t sư, bao gồm cả danh tín h của khách hàng;
- T ấ t cả tà i liệu, chứng cứ mà lu ậ t SƯ thu th ậ p được tro n g
qúa trìn h chuẩn bị tham gia giả i quyết vụ án;
- N hừng th ô n g tin ỉuật sư nhận được từ khách hàng;
- N hững th ô n g tin về khách hàng mà lu ậ t SƯ b iế t được tro n g
k h i cung cấp dịch vụ pháp lý ;
- N ội dung tư vấn pháp lu ậ t trực tiế p cho khách hàng hoặc
cho người mà khách hàng chỉ định;

Chương 8. Quy tác đạo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 3 25
- Thông tin về toàn bộ quá trìn h lu ậ t sư tha m gia vụ việc;
- N hững điều kiệ n đã thóa thuận về cung cấp dịch vụ pháp
lý, kể cả việc tín h toán thù lao giữa lu ậ t sư và khách hàng; và
- M ọ i thô ng tin khác liê n quan việc cung cấp dịch vụ pháp
]ý cua lu ậ t sư.
So với Bộ quy tắc mẫu về đạo đức nghề ng h iệ p lu ậ t sư ngày
05 th á n g 8 năm 2002 (Quy tắc 9) và L u ậ t L u ậ t sư ngày 29 th á n g
6 năm 2006 (điểm c khoản 1 Điều 9 và Đ iều 25) của V iệ t N am
th ì nhừng quy đ ịn h trê n đả đủ chi tiế t và rò rà n g cho việc áp
dụng mà không cần tớ i m ột văn bản hướng đẫn hay giả i th íc h
nào khác. Tuy nh iê n , các vãn bản đã nêu của V iệ t N am lạ i quy
đ ịn h rõ ỉà chí trư ờng hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản
th ì lu ậ t sư m ới được tiế t lộ bí m ật th ô n g tin về vụ việc của họ,
tro n g k h i “Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư” L iê n bang
Nga lạ i không nói rõ hìn h thức đồng ý của khách hà n g cho phép
luậ t SƯ tiế t lộ bí m ậ t thông tin về vụ việc của m ình.
Ngoài ra, Điều 6 nêu trê n còn quy đ ịn h những hành v i liê n
quan việc giừ bí m ậ t nghề nghiệp mà lu ậ t sư kh ô n g được làm
k h i hành nghề, như:
- L u ậ t SƯ không được làm chứng về những tìn h t iế t mà m ình
biế t được k h i thực h iệ n trá ch vụ nghề nghiệp (m ục 6);
- L u ậ t sư không được giao cho người khác đòi th ù lao mà
m ình đã thỏa thu ận với khách hàng (mục 7);
- Các lu ậ t sư cùng hành nghề trê n cơ sở hợp đồng hợp tác
đều phải tuân theo quy đ ịn h về t iế t ỉộ bí m ậ t k h i cung cấp dịch
vụ pháp lý (mục 8);
- Để bảo vệ bí m ậ t nghề nghiệp, lu ậ t sư p h ả i thực hiệ n vụ
việc tách bạch kh ỏ i những tà i liệu, giấ y tờ của kh á ch hàng. N ội
dung các tà i liệu thuộc vụ việc của lu ậ t sư cũng nh ư nhừng ghi
chép tra o đổi giữa lu ậ t sư và khách hàng phải rõ rà n g và không
nước đôi (mục 9); và
- Quy đ ịn h về việc bảo vệ bí m ật nghề ng h iệ p cũng có hiệu

326 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


lực b ắ t buộc đối với những người giúp việc, người tập sự lu ậ t SƯ
và các cộng sự khác của tố chức lu ậ t sư (mục 10).
b2) N hậ n và thực hiện vụ việc cho khách hàng
Về n h ậ n vụ việc, về hòa g iả i th ì Điều 7 Bộ quy tắc đạo đức
lu ậ t sư Nga ghi rõ: L u ậ t sư được nhận uy thác thực hiện vụ việc
ngav cả tro n g trường hợp có những nghi vân pháp lý , không loại
trừ khá năng ùng hộ hoặc từ bỏ sự liy thác đó dù đà làm việc
tận tâm và khôn khéo. Và việc ngãn ngừa nhửng tra n h chấp ra
Tòa án là m ột phần của công việc giúp đỡ pháp lý , do đó lu ậ t SƯ
cần quan tâm đến việc loại bỏ tấ t cả những gi cản trở việc thỏa
thuận hòa giái.
K h i hoạt động nghề nghiệp, lu ậ t sư phải: thực hiện vụ việc
đà nhận m ột cách ngay thẳng, mẫn cán, hợp lý , chuyên nghiệp,
k ịp th ờ i và phải tích cực bảo vệ quyền lợ i và tự do của khách
hàng bằng tấ t cả những phương tiệ n mà pháp lu ậ t không cấm,
trê n cơ sở H iến pháp L iê n bang Nga và Bộ quy tắc này. Bên
cạnh đó, lu ậ t sư phải tôn trọ n g danh dự, nhân phẩm của khách
hàng, của đồng nghiệp và của những người khác; giữ gìn th á i độ
ứng xử và tra n g phục phù hợp với giao tiế p (Điều 8). Lu ật sư
phải luôn luôn đặ t lu ậ t pháp và đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư cao
hơn ý muốn của khách hàng.
Điều 10 Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga quy đ ịn h m ột số hạn
chế và nghĩa vụ của lu ậ t sư tro n g quan hệ vởi khách hàng k h i
thực h iệ n ủy thác cua họ, như:
- K h i thực hiện dịch vụ pháp lý , lu ậ t sư không được hứa hẹn
trước k ế t quả với ý rằ n g lu ậ t sư sè lợ i đụng các phương tiệ n khác,
ngoài việc thực hiện trá ch nhiệm của m ình m ột cách ngay tìn h ;
- L u ậ t sư không được nhận ủy thác m ới, nếu việc thực hiệ n
đó cản tr ơ việc hoàn th à n h ủy thác đã nhận trước đó;
- L u ậ t sư không được đưa m ình vào hoàn cảnh phụ thuộc
khách hàng về nợ nần;
- L u ậ t SƯ không được có quan hệ tìn h cảm theo kiều gia đình
với khách hàng;

Chương 8. Quy tác đọo đức vò ứng xử trong hành nghề luột... 327
- K h i th a y đối sự ủy thác lu ậ t sư phải giao trả ngay các bản
chín h, bản gốc tà i liệu, giấy tờ mà khách hàng đã giao;
- K h i thực hiện sự ủy thác lu ậ t sư phải căn cứ vào th ô n g tin
tro n g nguyên bản các tà i liệu, giấy tờ khách hàng đă giao,
kh ô n g được sửa chữa vào những tà i liệu giấy tờ ấy. Luật sư thực
h iệ n dịch vụ pháp lý m iễn phí theo quy đ ịn h của pháp lu ậ t cũng
có trá ch nh iệm như k h i thực hiện dịch vụ pháp lý có thù lao; và
- Sau k h i nhận vụ việc (trừ trư ờng hợp vụ án hình sự ở gia i
đoạn điều tra hoặc tạ i tòa án cấp sơ th ẩ m ) mà ph át hiện tìn h
huống không cho phép lu ậ t sư nhận ủy thác và phải hủy bỏ sự
ủy thác th ì lu ậ t sư phải k ịp th ờ i thô ng báo điều đó cho khách
hàng đế họ có th ờ i gian tìm lu ậ t sư khác.
Ú ng xử của lu ậ t sư tro n g trường hợp các khách hàng có quyền
lợi đối lập nhau được Điều 11 Bộ quy tắc quy địn h như sau:
- L u ậ t sư không được vừa là người tư vấn, người bảo vệ
quyền lợ i hoặc làm người đại diện cho các bên tro n g cùng m ột
vụ việc mà quyền lợ i của các bên có sự đối nghịch nhau;
- Nếu tro ng những tìn h huông cụ thể cần ph ải cung cấp dịch
vụ pháp lý cho những người có lợ i ích khác nhau cùng như tro n g
trư ờn g hợp tiề m tàn g khả nãng xung độ t quyền lợ i th ì trê n cơ
sở hợp đồng khách hàng các lu ậ t sư ph ải cùng thỏa th u ậ n với
tấ t cả các bên có quan hệ xung đột đó về việc tiế p tục thực hiệ n
ủy thác và bảo đảm cho họ cơ hội như nhau tro n g việc bẩo vệ
các quyền lợ i đó.
b3) ữ n g xử của lu ậ t sư với nhừng người được bảo vệ tro n g
vụ án hìn h sự
Điều 13 Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga khô ng cho phép luậ t
sư nhận bảo vệ cho hai hoặc nhiều người tro n g cùng m ột vụ án
h ìn h sự, nếu:
- Quyền lợ i cua người này đối nghịch với quyền lợ i của
người khác;
- Quyền lợ i cua m ộ t người mặc dù không đối nghịch với

328 ĐẠO o ứ c NGHỀ LUẬT


quyền lợi của người khác, nhưng họ có quan điểm khác nhau về
cùng những tìn h tiế t cùa vụ án;
- Thực hiệ n việc báo vệ cùng lúc cho người đã th à n h niên và
chưa th à n h niên.
Luật sư đã nhận bảo vệ theo chi đ ịn h hoặc theo thóa thuận
tro n g vụ án hình sự th ì không có quyền từ chối bảo vệ - ngoại
trừ các trư ờng hợp lu ậ t quy đ ịn h - mà phái thực th i nhiệm vụ
của m ìn h, tro n g trư ờng hợp cần th iế t ké cả việc chuẩn bị và nộp
đứn kh á n g cáo phúc th ấ m cho khách hàng cùa m ình đối với bản
án của Tòa. L u ậ t sư nhận bảo vệ cho khách hàng theo chi địn h
hoặc theo thỏa thuận từ giai đoạn điẻu tra th ì không được từ
chôi báo vệ cho họ tạ i phiên tòa sơ thẩm , nếu không có lý do
chính đáng.
Nếu khô ng có sự cần th iế t, lu ậ t sư không được làm xấu tìn h
trạ n g cùa các bị cáo khác. M ọi hành vi của lu ậ t sư nhằm chống
lạ i các bị cáo khác có quyền lợ i đối nghịch với người được lu ậ t
sư bảo vệ chí được coi là thích hợp k h i mà nếu th iế u điều đó th ì
sự bảo vệ cho khách hàng của m ìn h là không đầy đủ.
L u ậ t sư phải làm đơn khá ng cáo bản ảĩì h ìn h sự tro n g ba
trư ờng hợp: a) Theo yêu cầu của người được bảo vệ; b) K h i có căn
cứ cho việc hủy bỏ hoặc th a y đối bản án h ìn h sự theo những ]ý
do chính đáng cho người được báo vệ; c) Đ ối với người chưa
th à n h niên, nếu tòa án không đồng ý quan điểm của lu ậ t sư mà
áp dụng h ìn h p h ạ t nặng hơn hoặc h ìn h p h ạ t của tộ i nghiêm
trọ n g hơn.
b4) Những điều cấm tro n g quan hệ với khách hàng
N hă m giữ nghiêm đạo đức nghề nghiệp, Bộ quy tắc đạo đức
lu ậ t sư Nga nêu ra m ột lo ạ t các điều cấm đối với lu ậ t sư tro n g
quan hệ với khách hàng k h i hành nghề. Cụ thế’ là lu ậ t sư không
được phép:
- Coi nhẹ lợ i ích hợp pháp của khách hàng, làm dịch vụ cho
khách hàng chỉ vì tư lợ i, vì lợ i ích phi đạo đức hoặc vì áp lực
bên ngoài;

Chương ร. Quy tác đọo đửc và ứng xử trong hành nghề luột... 3 29
- Có quan điếm đôi ng h ịch với quan điểm khách hàng, hành
xử bấ t chấp ý nguyện cùa khách hàng trừ trư ờng hợp lu ậ t sư b iế t
chắc về sự dối trá của người được bảo vệ;
- Công k h a i tuyê n bố m in h chứng về tộ i lỗi cua khách hàng,
nếu khách hàng phủ nh ận điều đó;
- T iế t lộ những th ô n g tin mà khách hàng đà cung cấp cho luậ t
sư k h i thực hiệ n dịch vụ nếu không được khách hàng đồng ý;
- N h ậ n vụ việc rõ rà n g ỉà quá khả năng thực h iệ n của m ình;
- Gắn dịch vụ cho khách hàng hoặc thu h ú t khách hàng bằng
cách lợ i dụng các m ối quan hệ cá nhản với quan chức tòa án, các
cơ quan báo vệ pháp lu ậ t hoặc hứa hẹn trước k ế t quả công việc
hay bằng những phương thức b ấ t chính khác;
- Có những p h á t ngôn tro n g quá trìn h g iả i quyết vụ án làm
tổn h ạ i danh dự, n h â n phẩm của những người tha m gia tô tụng,
ngay cả tro n g trư ờ n g hợp họ có cư xử th iế u tế n h ị; hoặc
- B iể n thủ dưới b ấ t cứ h ìn h thức nào tà i v ậ t hoặc quyền và
lợ i ích vậ t ch ấ t khác là đối tượng của vụ kiện mà lu ậ t sư tham
gia với tư cách người bảo vệ quyền lợ i của đương sự.
b5) Về th ù lao
L u ậ t sư có quyền n h ậ n th ù lao cho công việc cua m ìn h, cũng
như được nh ận nhừng kho ản bù đắp chi phí khác. T h ù lao dược
thỏa th u ậ n giữa lu ậ t sư và khách hàng, căn cứ k h ô i lượng, chât
lượng công việc, th ờ i g ia n thực h iệ n công việc, k in h nghiệm ,
đẳng cấp của lu ậ t sư và các yếu tô khác. K hông được đưa k ế t quả
công việc làm điều k iệ n tín h thù lao. Quy đ ịn h này không áp
đụng đối với những tra n h chấp tà i sản mà việc trả th ù lao có
thế ân đ ịn h theo tỷ lệ trê n giá t r ị tra n h chấp tro n g trư ờng hợp
vụ việc k ế t thúc có k ế t quả khả quan.
Cấm lu ậ t sư chia th ù lao cho những người kh ô n g phải là lu ậ t
sư dưới dạng phân chia trá c h n h iệ m theo vụ việc.
Câm lu ậ t sư n h ậ n trư ớc của khá ch h à n g tà i sản để bảo
đảm cho việc th ỏ a th u ậ n tr ả thù lao, ngoại tr ừ kh o ả n tiể n

3 30 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


khách hà n g nộp vào tà i vụ của Tổ chức lu ậ t sư vớ i tư cách là
kh o ả n tạ m ứng.
T rong trư ờng hợp quá trìn h giúp đỡ pháp lý lu ậ t sư nh ận sự
úy nh iệ m của khách hàng về việc chi tiê u các kho ản tiề n của
khách hàng thì luật SƯ nhât định phải tuân thu các quy tắc sau:
- Các khoản tiề n của khách hà ng p h ả i luôn luôn được giữ
tro n g tà i khoản tạ i ngân hàng hoặc tạ i m ộ t cơ quan khác (tro n g
đó có người tham gia th ị trư ờng chứng khoán), cho phép cơ quan
chính quyền có th ể kiể m tra việc thực h iệ n các giao dịch, trừ
trư ờn g hợp bằng cách nào đó khách hàng trự c tiế p chi tiê u hoặc
sử dụng các khoản tiề n của m ình;
- Chứng từ kèm theo cua m ỗi lầ n chi tiê u tiề n của khách
hàng phải thề hiện việc lu ậ t sư thực h iệ n giao dịch đó là theo
ủy nh iệm của khách hàng;
- V iệc chi trả tiề n của khách hàng cho m ộ t ai đó n h â n danh
khách hàng hoặc vì lợ i ích cua họ chỉ có th ể được thực h iệ n k h i
có ủy nh iệ m bằng văn bản của khách hàng; và
- K h i thực h iệ n vụ việc lu ậ t sư p h ả i lậ p đầy đủ các chứng
từ về việc chi tiê u tiề n cúa khách h à n g theo ủy n h iệ m và
những chứng từ đó p h ả i giao cho khá ch h à n g theo yèu cầu của
họ (Đ iều 16).
c) T rong quan hệ với nhữ ng người tiế n hà nh tố tụ n g
T ro n g th ờ i gian tha m gia tố tụ n g hoặc k h i có m ặ t tạ i phiên
tòa và tro n g quá trìn h g iả i quyết vụ việc về các v i phạm hành
chính, lu ậ t sư phải tuân thủ quy đ ịn h của lo ạ i tô tụ n g tương ứng,
phải tôn trọ n g tòa án và những người th a m gia tô' tụ n g khác,
theo dõi việc tuân thu pháp lu ậ t đối với khách hàng của m ình.
T rong trư ờ n g hợp có sự vi phạm quyền lợ i cua khá ch hàng m ình
đang bảo vệ th ì phải yêu cầu chấm dứt sự vi phạm đó. V iệc phản
đối hà nh vi cua các th ẩ m phán và cua những người tiế n hà nh tố
tụn g khác phải được ỉu ậ t sư phản ánh bằng văn bản cụ th ể , phù
hợp vớ i quy đ ịn h của pháp lu ậ t (Đ iều 12).
T ro n g những trư ờng hợp pháp lu ậ t về h o ạ t động lu ậ t SƯ quy

Chướng 6. Quy tác đọo đức và ứng xử trong hành nghề luật.. 331
địn h hoặc theo yêu cầu của cơ quan điều tra , cơ quan dự th ẩ m ,
kiể m sát viên hoặc của tòa án lu ặ t sư phai trực tiế p hoặc đóng
góp vật chất vào việc giúp đỡ pháp lý m iễn phí cho các đối tư ợng
hưỡng chính sách xã hội.
K h i khòng thể có m ặ t đúng th ờ i gian đế tham gia p h iê n tòa
hoặc có m ặ t tro n g hoạt động điều tra vì lý đo chính đáng, cũng
như k h i đ ịn h đề đ ạ t việc ấn định th ờ i gian khác để tiê n h à n h
các cóng việc trê n iu ậ t sư phổi kịp th ờ i th ô n g báo cho tòa án,
điều tra viên cũng như th ô n g tr i việc đó cho các lu ậ t sư kh á c và
thỏa thuận với họ về th ờ i gian thực hiện các hành v i tô tụng.
Trong tố tụng, luật sư được quyền trao đổi với lu ậ t SƯ của đôi
phương chỉ k h i nào khách hàng của m ình có m ặt và đồng ý về
việc đó (Đ iều 14).
d ì T rong quan hệ với đồng nghiệp và tổ chức lu ậ t sư
Vân đề đạo đức và ứng xử của lu ậ t SƯ với đồng nghiệp và với
cộng đồng là m ột bộ phận cấu th à n h của đạo đức nghề nghiệp
lu ậ t sư. Điều 15 Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga có quy đ ịn h
chung vấn đề này là: “L u ậ t sư xây dựng các m ối quan hệ với
những lu ậ t sư dồng nghiệp trên cơ sở sự tôn trụ n g lẫn nhau và
cùng tuân thủ những nghiệp quvền của m ìn h ”.
Sau đó là những yêu cầu cụ thể, như lu ậ t sư không được:
- Sử dụng những lờ i nói xúc phạm uy tín , danh dự hoặc danh
giá nghề nghiệp của lu ậ t sư khác tro n g k h i hành nghề;
- Gièm pha hoặc phê phán sự đúng đắn tro n g các hành vi
hoặc tro ng nhừng lờ i tư vấn mà lu ậ t SƯ khác đã đưa ra trước đó
cho khách hàng cua m ìn h; hoặc
- N hận xét với người đến yêu cầu tư vấn pháp lý hay với
khách hàng về sự đ ắ t rẻ của thù lao mà các lu ậ t sư khác đã thu.
L u ậ t sư kh ô n g được quyền lô i kéo khá ch hàng cua lu ậ t sư
khác nhằm g ià n h để k ý hợp đồng dịch vụ vớ i kh á ch hà ng đó.
Đặc b iệ t tro n g trư ờ n g hợp vụ việc p h á t sinh từ ho ạt động nghề
ng hiệp ciia m ộ t đồng ng h iệ p khác mà lu ậ t sư nh ận thực h iệ n

332 ĐẠO ĐỨC NGHỀ IUẬT


chông lạ i người đó th ì ph ái th ô n g báo về việc đó cho H ội đồng
lu ậ t sư (đ ịa phương nơi m ìn h là th à n h viên). Nếu lu ậ t sư nhận
đại diệ n cho khách hàng tro n g m ộ t tra n h chấp với lu ậ t sư khác
th ì cũng phái th ô n g báo việc đó cho đồng nghiệp, và nếu đế
báo đam quyền lợ i cua khách hà ng th ì nên đề nghị k ế t thúc
tra n h chấp bằng hòa g iả i. K hôn g được đê quan hệ giữa các ỉuậ t
sư ánh hướng đến việc báo vệ quyền lợ i của các bên tham gia
vụ án. L u ậ t SƯ kh ô n g được vì quan hệ bạn bè hay vì b ấ t cứ
quan hệ nào khác mà hy s in h quyền lợ i cua khách hà ng (mục
3, 4 và 5 Đ iều 15).
Về phía là n h đạo Tô chức (hoặc Vàn phòng) lu ậ t sư th ì họ
phai có biện pháp thích hợp đế các ỉuật SƯ thuộc quyền nghiêm
chỉnh thực h iệ n nghĩa vụ nghề nghiệp tro n g việc tham gia giúp
đờ pháp lý m iễn phí và giúp đỡ pháp lý theo chỉ đ ịn h cũng như
đóng góp tà i chính cho nhu cầu chung của V iệ n lu ậ t sư và thực
h iệ n những quyết đ ịn h đã ban hà nh tro n g phạm v i th ẩ m quyền
của các cơ quan V iện lu ậ t SƯ và của V iện lu ậ t sư L iê n bang.
Theo quy đ ịn h tạ i Đ iều 17 Bộ quy tác đạo đức lu ậ t sư Nga
th ì th ô n g tin về lu ậ t sư hoặc về tố chức lu ậ t sư chỉ được phép
công bố nếu nó không chứa đựng:
- N h ậ n xét hạnh kiểm cua lu ậ t SƯ;
- N hậ n x é t của những người khác về công việc của lu ậ t SƯ;

- Sự so sánh và phê phán đôi với những lu ậ t sư khác;


- Đơn từ, những ám chi mập mờ, nhửng ý kiến nước đói có
thê gây hiểu lầm hoặc gây kỳ vọng vô căn cứ nơi khách hàng.
Nếu lu ậ t sư (hoặc Tổ chức lu ậ t SƯ) b iế t được việc p h á t tán
các quảng cáo không phù hợp về hoạt động của luậ t SƯ mà không
được phép th ì người đó phải th ô n g báo cho H ội đồng lu ậ t sư b iế t
về điều đó.
e) M ộ t số quy tắc khác về ứng xử nghề nghiệp của lu ậ t sư
Về vấn đề này, Điều 9 Bộ quy tắc đạo đức luậ t sư Nga định rõ:
- L u ậ t sư được k iê m n h iệ m nghề nghiệp với chức vụ lã n h đạo

Chương 8. Quy tóc đạo đức và ứng xử trong hành nghể luật.. 333
tro n g Tổ chức lu ậ t sư, hay với chức vụ được bầu tro n g V iệ n lu ậ t
sư ở địa phương hoặc tro n g V iện lu ậ t SƯ của L iê n bang. Vì việc
thực hiệ n th ẩ m quyền theo chức vụ tro n g V iện lu ậ t SƯ hoặc trê n
cương vị lã n h đạo Tổ chức lu ậ t sư đã là trá ch n h iệ m nghề ng h iệ p
của chức danh đó. Trong trường hợp này, lương tr ả cho lu ậ t sư
k h i thực h iệ n trá ch nhiệm chức vụ mang tín h đền bù do lu ậ t sư
không được hoạt động nghề nghiệp m ột cách đầy đủ.
- L u ậ t sư không được:
+ K iêm việc buỏn bán hoặc làm các dịch vụ có thu khác;
+ H oạ t động cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc th a m gia vào
các tổ chức khác ngoài h oạt động của luật SƯ; hoặc
+ N hậ n ủy quyền thực hiệ n chức năng của cơ quan quản lý
pháp nhân tro n g việc quyết đ ịn h tà i sản và quyền lợ i của ph áp
nhân đó.
- Việc thực hiệ n nghĩa vụ nghề nghiệp theo với ủy thác của
k h á c h h à n g đ ố i v ớ i lu ậ t s ư l à t r è n h ế t t h ả y m ọ i h o ạ t đ ộ n g k h á c .
L u ậ t sư có thể kiêm nhiệm các hoạt động khô ng bị cârn khác với
điều k iệ n là các hoạt động đó không làm tổn h ạ i danh dự, n h â n
phẩm của lu ậ t sư và uy tin của nghề lu ậ t sư.
p Về áp dụ ng hìn h thức kỷ lu ậ t đ ố i với lu ậ t sư ui phạm quy
đ ịn h của Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp ỉuậ t sư
Theo Điều 18 Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga th ì lu ậ t SƯ vi
phạm pháp lu ậ t về tổ chức và hoạt động của ìu ậ t sư và Bộ quy
tắc này m ột cách cố ý hoặc do cẩu thả sẽ ph ải chịu các hìn h thức
xử lý kỷ lu ậ t do pháp lu ậ t về tố chức và ho ạt động của lu ậ t sư
và Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Nga quy địn h.
K hông áp dụng các hìn h thức kỷ lu ậ t lu ậ t SƯ đối vớ i h à n h
vi (hoặc bấ t tác vi) mà về h ìn h thức có dấu hiệu v i phạm các yêu
cầu pháp lu ậ t về hoạt động và về tổ chức lu ậ t sư và các quy đ ịn h
của Bộ quy tắc này do mức độ gây hại danh dự, nh ân phẩm của
lu ậ t sư là ít, chưa làm m ấ t uy tín tổ chức lu ậ t sư hoặc chưa gây
tổn th ấ t đáng kể nào cho khách hàng hoặc cho tổ chức lu ậ t sư.

334 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


L u ậ t sư hành động phù hợp với g iả i th íc h của H ội đồng ỉuật
sư liê n quan việc áp dụng các quy đ ịn h của Bộ quy tắc đạo đức
nghề nghiệp lu ậ t sư cũng khô ng thể áp dụng hìn h thức kỷ luật.
Các h ìn h thức ký lu ậ t chỉ được áp dụng tro n g khuôn khố và
trìn h tự xem xét kỷ lu ậ t theo các thu tục do Phần th ứ hai Bộ
quy tắc này quy địn h. K h i quyết đ ịn h hìn h thức k ỷ lu ậ t cần cân
nhắc về sự nghiêm trọ n g của hành vi vi phạm, hoàn cảnh xảy
r a v i p h ạ m , h ì n h t h ứ c lỗ i , c ũ n g n h ư n h ữ n g t ì n h t i ế t k h á c m à H ộ i
dồng lu ậ t sư cho là cản bản và quan tâm .
Các h ìn h thức kỷ lu ậ t có th ể áp dụng đối với lu ậ t sư không
muộn hơn 6 th á n g kế từ ngày p h á t hiện hà nh vi vi phạm, không
kế th ờ i gian iu ậ t sư bị bệnh hoặc nghi phép. Các hìn h thức kỷ
lu ậ t có thế áp dụng đối với lu ậ t sư nếu kể từ th ờ i điểm xảy ra
vi phạm th ờ i gian trô i qua chưa quá m ột năm.
Các h ìn h thức xử lý kỷ lu ậ t đối với luậ t sư có vi phạm, gồm:
- N hắc nhở;
- C ảnh cáo; hoặc
- Đ ình chỉ tư cách lu ậ t sư.

2. Quy tắc đạo đửc và ứng xử nghề nghiệp của luật sư tợi
Canada

2. ใ. G iới thiệu
N ăm 1920, H iệ p hội lu ậ t sư Canada đã thô ng qua Bộ lu ậ t về
đạo đức nghề lu ậ t (Canon o f Legal E thics ), lấ y ý tưởng từ văn
bản tương tự của H iệ p hội lu ậ t SƯ Hoa K ỳ th ô n g qua năm 1908.
N ăm 1974, H iệ p hội lu ậ t sư Canada đã th õ n g qua Bộ quy tắc đạo
đức nghề nghiệp liê n bang (CBA). Thực tế, Bộ quy tắc đạo đức
nghề nghiệp liê n bang này đâ được nhiều Đoàn lu ậ t sư của các
tỉn h , bang tạ i Canada sử dụng để xây dựng Bộ quy tắc đạo dức
nghề nghiệp rà n g buộc liê n bang cho riê n g m ình. Bộ quy tắc đạo
đức nghề nghiệp liê n bang này đã được sửa đổi năm 1987, năm
2004, năm 2006 và m ới đây là năm 2009.

Chương 8. Quy tác đọo đức và ứng xử trong hãnh nghể luột... 3 35
N h ư đã nói ở trê n , mặc dù ở Canada kh ô n g có cơ quan quản
lý quốc gia, song bộ quy tắc cua CBA - k h u y ế n khích áp dụng
chứ kh ô n g rà n g buộc đã và đang được sử dụng như là m ộ t vàn
bản kh u n g và đặc b iệ t, k h i x é t xử, các th ấ m phán vần coi đây
là m ộ t nguồn tà i liệ u có ý ng h ĩa giả i th íc h nội đung của các quy
tắc đạo đức nghề ng h iệ p của lu ậ t s ư 1'.
Cùng tương tự như Bộ quy tắc đạo đức nghề lu ậ t cúa các nước
phương tâ y khác, Bộ quy tắc đạo đức nghề ng hiệp liê n bang của
H iệ p hội L u ậ t sư Canada bàn về các giá t r ị đạo đức và chuyên
m ôn cũng như các quy tắc hà nh nghề của m ộ t lu ậ t sư như: tín h
tru n g thực; khá năng đáp ứng về chuyên môn và đám bảo chất
lượng dịch vụ; bí m ậ t nghề nghiệp (bảo m ậ t); tín h vô tư và trá n h
xung độ t lợ i ích giữa các khách hàng; xung đ ộ t lợ i ích giữa lu ậ t
sư và khách hàng; kh ô n g k iê m nhiệm ; phí ìu ậ t SƯ; quảng cáo;
quan hệ giữa các đồng nghiệp; v.v...
Dưới đây, x in g iớ i th iệ u m ộ t sô nội dung chủ yếu của Bộ quy
tắc đạo đức cua C B A (sau đây gọi chung là “Bộ quy tắc đạo đức
lu ậ t sư C anada") kèm theo m ộ t số m in h họa được rú t ra từ thực
tiễ n nghề lu ậ t sư ở quốc gia này.

2.2. M ộ t số n ộ i dung chủ yếu của Bộ qu y tá c đạ o đức lu ậ t SƯ


Canada
a) G iữ b i m ậ t nghề nghiệp
Bộ quy tắc dạo đức ỉu ậ t sư Canada quy đ ịn h rằ n g lu ậ t SƯ có
nghĩa vụ giữ bí m ậ t m ộ t cách tố i đa các th ô n g t in của khách
h à n g mà luật SƯ n h ậ n được trong quá tr ìn h tư vân cho khách
hàng. Vì vậy, lu ậ t sư chỉ có th ể tiế t lộ các th ô n g t in này k h i được
sự đồng ý chín h thức hoặc đồng ý ngầm cua khách hàng, hoặc
k h i pháp lu ậ t hay Bộ quy tắc này cho phép. V ậy, tro n g trư ờng
h ợ p n à o l u ậ t SƯ c ó q u y ề n t i ế t lộ t h ô n g t i n c ủ a k h á c h h à n g ? B ộ
quy tắc hướng dẫn rằ ng, k h i m ộ t lu ậ t sư có lý do ch ín h đáng để

'l' Đoàn lu ậ t sư và thực tiễ n hành nghề, Collection de d ro it 2000-2001, tập


1, tr. 25.

3 36 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


t in rằ ng m ộ t người hoặc m ột nhóm người xác đ ịn h được có thế
bị đe dọa về tín h m ạng hoặc th â n th ể , kế cả đe dọa tin h th ầ n
dần đến nguy hại cho sức khóe, lu ậ t sư này phải tiế t lộ các th ô n g
tin bí m ậ t cua khách hàng nhằm ngăn chặn th iệ t hạ i về tín h
m ạng hay sức khỏe đó. Tuy nhiên, các tòa án thư ờng diễ n g iả i
theo nghĩa r ấ t hẹp quy đ ịn h m ang tín h ngoại lệ này của nguyên
tắc giừ bí m ậ t nghề nghiệp nói chung, và đây phần n h iề u được
coi là ngoại lệ của nguyên tắc chung nhằm mục đích bảo vệ sự
riê n g tư của khách hàng.
Luật sư có bị buộc phải tiế t ỉộ th ô n g tin của khách hàng hay
không? Bí m ật nghề nghiệp là m ột tro n g các quyền ưu tiê n và
cũng là m ột tro n g các nguyên tắc cơ bản của nền tư pháp Canada,
theo đó, lu ậ t sư có th ể sử dụng đặc quyền nà y đế từ chối cung cấp
thô ng tin . Công chúng có lý do đè' ưu tiê n bảo vệ tín h toàn vẹn
của mối quan hệ lu ậ t sư - khách hàng bởi lẽ việc giữ bí m ậ t thô ng
tin của khách hàng cũng nhằm bảo vệ bí m ậ t đời tư của cá nhân,
và khuvến khích các th à n h viên tro n g hiệp hội ph ải nhờ cậy tớ i
các trợ giúp pháp lý đế g iả i quyết các vấn đề và nhu cầu pháp
lu ậ t cua m ình. Đ iều này cũng giúp bảo đảm được công lý tro n g
m ột hệ thông tô' tụn g theo nguyên tắc tra n h tụng.
Những tra o đổi của khách hàng đôì v ớ i lu ậ t SƯ, để được coi
là đối tượng của bí m ậ t nghề nghiệp, cần th ỏ a m ãn các điều
k iệ n sau ":
- T r a o đ ổ i đ ó n ă m t r o n g k h u ô n k h ổ t ư v ấ n c ù a lu ậ t SƯ;

- Cuộc tư vấn đó đã được mong muốn giữ bí m ật;


- Khách hàng m ong muốn nhận được lờ i tư vâ ใ của người đó
với tư cách là lu ậ t sư chứ khô ng ph ải là tư cách khác; và
- Tư vấn k h ô n g vì mục đích tha m gia vào các ho ạt động tr á i
pháp luật.
Các ví dụ sau đây sê m in h họa cho các điều k iệ n trê n :

■' Các điều kiện này đả được nêu trong bán án của Tòa án tố i cao năm
1982 trong vụ việc Descoteaux kiện M ie rzw in ski.

Chướng 8. Qưy tốc đạo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 337
- N h ữ n g tra o đ ổ i g iữ a lu ậ t sư và là n h đạo của một
doanh nghiệp mà lu ậ t sư này là lu ậ t sư tư vấn cho
doanh nghiệp được coi là bí m ậ t nghề nghiệp nhưng
các nguyên tắc bí m ậ t nghề nghiệp sẽ không được áp
d ụ n g nếu lu ậ t sư đơn th u ầ n chỉ g iữ m ột chức vụ quản
lý hành chín h cho doanh nghiệp đỏ.
- T rong vụ việc A .A m yot và F ils kiệ n Lauzon, Tòa án
củng cho phép h ỏ i L u ậ t sư và K ế toán trưởng vì cho
rằ n g tấ t cả nhữ ng g ì diễn ra tro n g cuộc họp đ ạ i hội
đồng cổ đông và những g ì liên quan đến vụ kiện không
thuộc phạm v i của quyền g iữ bí m ậ t nghề nghiệp, lu ậ t
sư và kế toán trư ởng chí đơn thu ần là các nhân chứng,
vi vậy tòa án có th ể h ỏ i L u ậ t sư và Kê toán trưởng về
nộ i d u n g cuộc họp đ ạ i h ộ i đồng cổ đông đó.
- Trong m ột vụ việc khác, tòa án cũng đả bác đơn của
m ột bà vợ cho rà n g L u ậ t sư X không có quyền được bào
vệ quyền lợ i cho ông chồng vi trước đây L u ậ t sư X cùng
từng là bạn bè cứa bà này và vỉ vậy, bà này đã tiế t lộ
m ột số th ô n g tin cho lu ậ t sư; nh ư vậy, với nghĩa vụ p h ả i
g iữ bí m ậ t nghề nghiệp, L u ậ t sư X p h ả i từ chối vụ việc.
T u y n h iê n , Tòa án lập luậ n rằng, các trao đổ i trong quá
kh ứ hoàn toàn nằm tro ng khuôn kh ổ những giao tiếp xă
h ộ i thông thường, nói tóm lạ i, nghĩa vụ g iữ bí m ật nghề
nghiệp c h i được yêu cầu k h i thực sự tồn tạ i mối quan
hệ nghề nghiệp g iữ a lu ậ t sư - khách h à n g "’.

Bộ quy tắc đạo đức nghề ng hiệp liê n bang củng nhắc tớ i
ng hĩa vụ k ín đáo của lu ậ t sư ngay cả k h i các th ò n g tin khách
hàng cung cấp kh ô n g có tín h ch ấ t của bí m ậ t nghề nghiệp. L u ậ t
sư cần p h ả i trá n h tấ t cả nhừng tra o đổi th iế u k ín đáo ngay cả
đối với vợ hoặc chồng m ìn h hoặc người th â n về khách hàng của
m ìn h hay vụ việc của kh á ch h à n g của m ìn h.

D ro it de la fa m ille - 1648. J.E .92-1323 (C.S)

338 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


bì N guyên tắc vô tư và trá n h xun g đ ộ t lợ i ích g iữ a các
khách hàng
L u ậ t sư không được phép tư vân cho các khá ch hàng có lợ i
ích xung đột nhau, trừ phi luật SƯ đã nói rõ hoàn cảnh đó cho
các khách hàng mà họ vẫn đồng ý để lu ậ t sư tiế p tục bảo vệ họ.
L u ậ t sư kh ô n g được phép h à n h động hoặc tiế p tục m ộ t hồ sơ nếu
th ấ y rằ n g hồ sơ chứa đựng hoặc tiề m ấn m ộ t xung dộ t lợ i ích.
L ý do của nguyên tắc nà y ch ín h là ở chỗ lu ậ t sư có bốn phận
và nghĩa vụ tru n g th à n h với khách hà ng và luôn h à n h động vì
quyền lợ i của khách hàng.
T rong thực tiê n hà nh nghề, những tìn h huống có th ể nảy
s in h xung độ t lợ i ích r ấ t đa dạng. Người ta tự đ ặ t câu hỏi liệ u
lu ậ t sư có quyền h à n h động chống lạ i m ộ t khách hà ng cũ không?
L iệ u có thê bào chừa cho ha i bị cáo? Liệu lu ậ t sư có th ể mua căn
nhà của m ột khách hà ng cù đang gặp khó k h ã n về tà i chính?
Liệu luật SƯ có thế mở văn phòng hợp tác với m ột lu ật sư khác
đã từng có vụ việc chống lạ i khách hàng của m ìn h trước đây?
Dưới đây, tậ p tru n g phân tích m ộ t số tìn h huống xung đ ộ t lợ i
ích điển h ìn h và các g iả i pháp mà án lệ Canada đã áp dụng.

* Xung đột lợ i ích nảy sinh khi tư vần cùng lúc cho nhiều khách hàng
K h i tư vấn cùng lúc cho nh iề u khách hàng, xung độ t lợ i ích
giữa các khách hà ng có th ế đã xảy ra hoặc tiề m ẩn. K h ô n g phải
lúc nào củng đ ịn h v ị rõ rà n g được tín h xung đột. C húng ta cùng
xem xét các ví dụ sau:

- V i dụ 1: M ộ t khách h à n g thư ờng xuyên của m ột lu ậ t


sư bán sản ng hiệp thương m ạ i cua m ình. K h á ch hàng
này dà đàm p h á n trự c tiế p với người m ua và cà ha i
đến gặp lu ậ t sư k ia yêu cầu soạn thảo hợp đồng. L u ậ t
sư nh ận th ấ y hợp đồ ng mà m ìn h sẽ soạn thảo có th ể
có lợ i cho bên này mà gây b ấ t lợ i cho bên kia. A n h ta
p h ả i là m gì?
- V í dụ 2 : M ộ t khách hà n g thư ờng xuyên của m ộ t lu ậ t

Chương 8. Qưy tác đợo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 339
sư ly th â n vợ m ình. H a i vợ chồng đến gặp lu ậ t sư yêu
cầu lu ậ t sư g iú p th ủ tục ly hôn đồng th ờ i soạn thỏa
thu ận p h â n chia tà i sán. L u ậ t sư p h ả i làm th ế nào đế
vừa báo vệ tố i đa cho m ột bên mà lạ i không là m th iệ t
h ạ i đến bên kia?
- V i dụ 3: M ộ t lu ậ t sư bào chữa cho hai bị cáo tro ng
m ột vụ ớn h ìn h sự. L ờ i buộc tộ i có th ể g iố n g nhau
nhưng liệ u h a i b ị cáo có cùng m ột quyền lợ i kh ô n g ?
Đ iề u gỉ sẽ xảy ra nếu thực tế mức độ phạm tộ i của ha i
bị cáo là khá c n h a u ? L à m sao có th ể bào chữa theo
hướng g iá m nhẹ tộ i cho m ột b ị cáo mà lạ i kh ô n g là m
tă n g nặng tộ i cho bị cáo còn lạ i?

C ái kh ó tro n g các tìn h huống trê n là k h i n h ậ n tư vấn cho


nhiều khá ch hàng cùng m ộ t lúc, có th ể chưa có xung đ ộ t lợ i ích,
nhưng xung độ t có th ể nảy s in h về sau. Là m sao đề có th ể giữ
được sự tru n g th à n h với các khách h à n g k h i mà các khá ch hàng,
dưới nhiều khía cạnh, có th ể có những lợ i ích khác nhau mặc dù
lợ i ích tố n g th ể là giố ng nhau?
Câu trả lờ i cho những tìn h huống này là khô ng th ố n g n h â t
M ộ t số cho ră n g tố t n h ấ t lu ậ t sư chỉ nên h à n h động cho m ộ t
khách hàng duy n h á t. M ộ t sô' khác lạ i cho rằ n g lu ậ t sư vẫn có
th ể hoàn th à n h ng h ĩa vụ tru n g th à n h với khách hàng b ở i ở đây
lu ậ t sư đóng vai trò là trọ n g tà i của các khách hàng.
Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Canada đã đưa ra phương án xử
lý tìn h huống nà y như sau: Trước k h i lu ậ t sư quyết đ ịn h tư vấn
cho nh iều khá ch hà ng tro n g cùng m ộ t vụ việc, lu ậ t sư p h ả i cảnh
báo cho các khách hàng rằ n g lu ậ t sư đã được chính các khách
hàng yêu cầu và các th ô n g tin mà m ỗi kh á ch hàng đưa cho lu ậ t
sư sè kh ô n g có tín h cách bí m ậ t nghề n g h iệ p đối với các khách
hàng khác tro n g cùng nhóm đó. T ro n g trư ờ n g hợp nảy s in h mâu
th u ẫ n kh ô n g th ể g iả i quyết được, lu ậ t sư buộc phải từ chôi hoàn
toàn vụ việc.

340 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


Nếu m ột khách hàng tro n g sô đó đã từng là khách hàng
thường xuyên th ì lu ậ t sư phải nói rõ điều đó cho các khá ch hàng
khác b iế t và khuyên các khách hàng này nên tìm kiế m lu ậ t SƯ
khác. Nếu, mặc dù vậy, các khách hàng vần mong muốn được lu ậ t
sư này bảo vệ, lu ậ t sư phải đề n g h ị họ v iế t m ộ t vãn bản đồng ý
với nội dung như vậy, tro n g trư ờn g hợp kh ô n g thể, lu ậ t sư phải
v iế t cho mỗi khách hà ng m ộ t th ư th ô n g báo nội dung thỏa thuận
này. Tuy nhiên, lu ậ t sư ph ải trá n h việc tư vấn cho các khách
hàng này ngay cả k h i đả có thỏa th u ậ n trê n nếu th ấ y rõ rà n g đã
có nảy sinh các sự khác b iệ t hoặc hồ sơ tiế n triể n đến mức các
quyền và nghĩa vụ cua các bên khô ng còn tương th íc h với nhau
nữa. N h ìn chung, các quy đ ịn h tro n g Bộ quy tắc của Canada
khuyên khích các lu ậ t sư tìm cách trá n h rơ i vào tìn h trạ n g xung
đột lợ i ích dù là trê n thực tê hoặc tro n g tương la i có thế xảy ra.

* Xung độ t lợi ích nảy sinh khi lu ậ t sư có vụ việc chống lọ i khách


hàng cũ
Theo nguyên tắc chung, m ộ t k h i lu ậ t sư đâ nhận được các
th ô n g tin bí m ậ t của kh á ch h à n g th ì về sau, lu ậ t sư đó khô ng
thế dùng các th ô n g tin đó để chống lạ i khá ch hà n g này. Á n lệ
Canada đã có nhiều bản án làm sáng rõ vấn đề này.

Ví dụ, m ộ t lu ậ t sư trước đâ y đã từ ng đ ạ i d iệ n cho các


khách h à n g tro n g m ộ t vụ th u ậ n tìn h ly hôn th ì về sau
củng khô ng có quyền đ ạ i diệ n cho m ộ t tro n g h a i bèn
VỢ chồng đó về việc sửa đ ổ i các thỏa th u ậ n đã đ ạ t
được trước đây"'.
Tương tự n h ư vậy, lu ậ t sư đã từ ng soạn thảo hợp đồng
tuyển d ụ n g lao động cho m ột doanh nghiệp cũn g sẽ
không có quyển đ ạ i d iệ n cho m ột người lao đ ộ n g của
doanh ng hiệp dó kiệ n lạ i doanh nghiệp về n h ữ ng vấn
đề có liê n quan đến hợp đồng lao động này.

Ventura c. D illano, J.E .93-1409 (C.S)

Chương 8. Quy tắc đợo đữc và ứng xử trong hãnh nghề luột... 341
Tuy nhiên, án lệ Canada củng cho phép một ỉuật sư có
thể nhận một vụ việc có tính cách chống lạ i một khách
hàng cũ nếu như vụ việc m ới này hoàn toàn không cỏ
liên quan với vụ việc củ. M ột luật sư có thể đã tưng đại
diện cho một khách hàng năm 1990 về vụ việc liẽn quan
đến lá i xe trong tìn h trạng say rượu, năm 1997 vần có
quyền đ ạ i diện cho bên cung cấp vật liệu tro n g một vụ
kiện đòi nợ hàng chưa được thanh toán chống ỉạ i khách
hàng củ này. Rỗ ràng vụ việc m ới năm 1997 không hề
có m ối liên quan nào với vụ việc năm 1990.
Tòa án tố i cao Canada , tro ng vụ việc Succession
M acD onald c. M a rtin , đã đưa ra hướng dẫn rấn.g, đô i
với những vụ kiện liên quan đến xun g đ ộ t lợ i ích k h i
lu ậ t sư có vụ việc chống lạ i khách hàng cũ, cẩn làm
rõ hai cảu h ỏ i: Trước tiên, lu ậ t sư có nh ậ n được các
thông tin bí m ậ t từ khách hàng n h à vào m ố i quan hệ
nghè nghiệp trước đáy với khách hàng hay khô ng?
T hứ hai, liệ u có nguy cơ lu ậ t sư sẽ k h a i thác các thông
tin m ậ t này và làm phương h ạ i đến lợ i ích của khách
hàng hay kh ô n g ?

Tuy nhiên, lờ i khuyên đôi với các lu ậ t sư là vẫn cầm luôn


th ậ n trọ n g đề' trá n h xung độ t lợ i ích tro n g những trư ờng
hợp
như th ế này vì đâ từng có m ộ t số bản án đi xa hơn k h i kết luận
rằng m ột lu ậ t sư vì đã từng có mối quan hệ nghề nghiệp rá t chặt
chẽ với một khách hàng và nhờ vào mối quan hệ này, đã biết rõ
việc làm ăn của khách hàng này, tìn h trạ n g tà i chính, cách thức
quản lý thậm chí b iế t rỏ th ó i quen ứng xứ, phản ứng của khách
hàng này th ì không thể đại diện cho khách h à n g khác chống lạ i
khách hàng này1".

Doory c. Grunberger, J.E .97-174 (C.S), Giáo trìn h “ Barreau et pratique


professionnelle" cua Đoàn luật sư Quebec, collection de đ ro it 200)-2001,
tập 1, tr. 57.

342 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


* Trưởng hợp m ột lu ật sư rờ i m ột vãn phòng lu ậ t sư để làm việc
cho m ột vởn phòng lu ậ t sư khác
Trước đây, án lệ Canada cho rằng, nếu m ột lu ậ t sư rơ i vào
tìn h huống xung đột lợ i ích với khách hàng th ì các lu ậ t sư th à n h
viên của văn phòng đó cùng bị xem là có khả năng rơi vào xung
đ ộ t lợ i ích. Kê từ vụ án Công ty b ấ t động sản M acDonald Estate
k iệ n M a rtin [1990] 3 S.C.R. 1235, Tòa án tố i cao Canada đã xem
xét lạ i toàn bộ khía cạnh của vấn đề này và đã th iế t lập m ột số
các nguyên tắc theo đó các đoàn lu ậ t sư xây dựng th à n h các quy
tắc cụ th ể để m ột m ặ t bảo toàn những nguyên tắc căn bản của
nghề lu ậ t sư, bảo vệ tín h toàn vẹn của hệ thố ng tư pháp, m ặ t
khác, tro n g chừng mực có thể, bảo đám cho công dân quyền được
tự do lựa chọn lu ậ t sư thích hợp cho m ình.
X uát p h á t từ án lệ trê n , Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Canada
quy đ ịn h rằ n g nếu m ột lu ậ t sư rờ i m ột văn phòng lu ậ t sư để làm
việc cho m ộ t văn phòng lu ậ t sư khác nhưng lạ i b iế t m ộ t số thông
tin bí m ậ t ciia khách hàng cù mà việc tiế t lộ thô ng tin này cho
văn phòng lu ậ t sư m ới có th ể làm phương hại đến khách hàng
cũ th ì văn phòng lu ậ t sư m ới không được đại diện cho m ột khách
hàng chống lạ i khách hàng cù, trừ trư ờng hợp:
- K hách hàng cũ đồng ý cho văn phòng lu ậ t sư mới dại diện
cho khách hàng kia;
- V ăn phòng m ới chí' ra rằng, th ứ n h ấ t việc tham gia của
m ình tro n g vụ việc là phục vụ công lý, th ứ hai, họ đă áp dụng
các biện pháp hợp lý để các th ô n g tin về khách hàng cũ sẽ
khóng được tiế t lộ cho th à n h viên của văn phòng trực tiế p phụ
trá ch hồ sơ.
Nếu lu ậ t SƯ đã rờ i vãn phòng lu ậ t sư đế làm việc cho m ột
văn phòng lu ậ t sư khác nắm giữ các th ô n g tin kể cả kh ô n g phải
là th ô n g t in m ậ t của m ộ t khách hàng cũ nhưng việc tiế t lộ th ô n g
tin này cho các th à n h viên của văn phòng lu ậ t sư m ới có th ể làm
phương h ạ i đến khách hàng cũ th ì lu ậ t sư này cần:

Chương 8. Quy tốc dọo đức vò ứng xử trong hành r»ghể luột.. 343
- M ộ t m ặ t , ph ải tuvên thệ về sự việc này hoặc làm m ộ t bản
tuyên bô ch ín h thức;
- M ặ t kh á c 1 văn phòng lu ậ t sư mới cần:
(i) T h ô n g báo cho khách hàng của ทา)ทh và cả khách hàng
củ của th à n h v iê n m ới gia n h ậ p k ia cùng với người đại diện của
họ về hoàn cảnh sự việc và cách ứng xử mà vãn phòng sẽ làm
để tu â n theo đòi hỏ i của nguyên tắc trá n h xung độ t lợ i ích; và
( ii) Gửi cho khách hà ng của m ình và cả khách hàng củ của
th à n h viê n m ới gia nhập k ia cùng với người đại diện của họ bản
sao bản tuyên th ệ về sự việc của lu ậ t sư m ới gia nhập văn phòng
c) N guyên tắc trá n h xun g độ t lợ i ích giừ a lu ậ t sư và lợ i ích
của khách hàng
Đế trá n h xung đ ộ t lợ i ích giữa lu ậ t sư và khách hàng, Bộ
quy tắc đạo đức lu ậ t sư Canada đà đưa ra các nguyên tắc sau:
* L u ậ t SƯ kh ô n g được k ý k ế t bấ t kỳ giao dịch nào với khách
hàng kể cả việc n h ậ n chuyển nhượng quyền sở hữu, các quyền
tà i sản ngoại trừ :
(i) Giao dịch đó tru n g thực, hợp lý và nội dung các điều
khoản của giao dịch ph ải được thế h iệ n bằng vãn bản m ột cách
rõ rà n g để khách h à n g có th ể hiểu được.
(ii) K hách hà ng đã có d ịp hợp lý để hỏi ý k iế n tư vấn độc
lậ p của m ộ t lu ậ t sư khác về giao dịch đó, lu ậ t sư đã giao k ế t cỏ
nghĩa vụ chứng m in h rằ n g các quyền ỉợi của khách hàng đâ đươc
bao vệ bởi ý k iế n tư vấn độc lập đó, và;
( iii) K hách hà ng đã đồng ý bằng văn bản về giao dịch này.
- L u ậ t sư khô ng được k ý k ế t và cũng khô ng được theo đuổi
m ộ t giao dịch tà i sản với khá ch hàng k h i:
น) K hách h à n g m ong đợi lu ậ t sư bảo vệ quyền lợ i của họ
hoặc suy đoán rằ n g lu ậ t sư sẽ bảo vệ quyền lợ i của họ; và
(ii) T ồ n tạ i nguy cơ n g h iê m trọ n g k h iế n lợ i ích của khách
hàng và lợ i ích của lu ậ t sư có thể khác biệt.

344 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


- Lu ật sư không được hành động n h â n danh khách hà ng nếu
các nghĩa vụ cua lu ậ t sư đôi với khách h à n g xung đ ộ t với các lợ i
ích cá nh àn của lu ậ t sư đó.
- L u ậ t sư không được soạn thảo m ộ t thỏa th u ậ n chứa đựng
việc khách hàng tặ n g cho (kể cả lậ p di chúc) tà i sản cho lu ậ t sư
đó hoặc các lu ậ t sư th à n h vièn.
- Lu ật sư phải tuân thu các điều k iệ n của bảo h iể m trá c h
nh iệm nghề nghiệp.
Về bản chất, xung đột lợ i ích giữa lu ậ t sư và khách hàng có
thế ảnh hưởng đến tín h cách khách quan và độc lậ p của iu ậ t sư.
Vì vậy, tro n g mọi trư ờng hợp, lu ậ t SƯ nên trá n h việc rơ i vào các
hoàn cảnh mà lu ậ t sư có thể có m ộ t lợ i ích cá nh ân, trự c tiế p
hay gián tiế p , hiệ n tạ i hay tiề m ẩn, lu ậ t sư cũng nên trá n h cả
những trư ờng hợp lu ậ t SƯ có m ối liê n hệ quá ch ặ t chẽ với khách
hàng đến mức lu ậ t sư có thế m ấ t tín h độc lập, khách quan.
Sự khó khăn tro n g việc duy t r ì sự cân bằng giữa mục tiê u
trá n h xung độ t về quyền ỉợ i, đảm bảo quyền tự do lựa chọn lu ậ t
sư của khách hàng và thực tiễ n k in h doanh cúa các nền k in h tế
h iệ n đại và có quan hệ tương hỗ với nhau đã làm cho vân đề
xung đột lợ i ích trớ th à n h m ột yếu tô* vô cùng khó k h ă n tro n g
ho ạt động hành nghề lu ậ t, và đó cũng là vấn đề mà C BA, và các
hội khác ở Canada (cũng như mọi nơi khác), đã và đang phải v ậ t
lộn trong đó phái tính tới những sửa đổi g ần đây đối với m ột sô'
quy d in h của bộ quy tắc.
Dưới đây là m ộ t vài vụ việc m in h họa cho nguyên tắc trá n h
xung đột lợ i ích giữa lu ậ t sư và khách hàng:

- M ộ t lu ậ t sư g iữ chức ưụ quản lý tro n g m ột công ty bị


xem là có xung đột lợ i ích vớ i khách hà n g k h i lu ậ t sư
này m ời chào và tư vấn cho m ột khách hà ng đầ u tư
vào công tv này. T h ế nhưng, công ty đó đã gặp khó
khăn về tà i chính và tòa án đã tuyên buộc lu ậ t sư p h ả i
bồ i thường cho khách hàng k ia n h ữ ng m ấ t m á t và

Chương 8. Quy tổc đợo đửc và ứng xử trong hành nghề luợt.. 345
th iệ t h ạ i g á n h ch ịu từ việc đầu tư này do đã vỉ phạm
nguyên tắc trá n h xung đột lợ i í c h '.
- M ộ t tổ chức cho vay đang tìm cách lấ y lạ i n g ô i nhà
của m ộ t cặp vợ chồng dang tro n g quá tr in h ly hôn.
L u ậ t sư của ng ư ời vợ, n h ầ m d ể bảo vệ khoản tiề n
th ù lao của m ìn h , đã đề n g h ị trả thay khoản nợ đó
và tr ở th à n h chủ nợ có bảo đảm của chín h khách
h à n g của m ìn h và đ ố i phương của khách h à n g là
ng ư ời chồng. Tòa án đõ từ ch ố i gia o dịch này vì cho
rà n g nỏ ả n h hư ởng đến tín h cách khách quan và độc
lậ p của lu ậ t ร๙''.
- Tòa án củng đã từ chối tư cách bảo vệ của m ột
lu ậ t sư tro n g m ộ t vụ án ly hôn tro ng k h i anh nà V lạ i
là người tìn h của nguyên đơn'1'.
* Đ ể tìm hiểu thêm các vụ việc m inh họa khác, xin tham
khảo vụ R kiện N eiỉ, Ị2002Ì 3 S.C.R. 631; S tru th e r kiện
3464920 Canada Inc., 12007] 2 S.C.R. 177.

d.) Vấn dể qu ảng cáo của lu ậ t sư


K hoảng hơn chục năm trước đây, Canada hầu như không cho
phép lu ậ t sư quảng cáo ngoại trừ những trư ờng hợp lu ậ t đ ịn h .
L ý do chủ yếu là người ta m uôn bảo vệ hìn h ảnh cao quý và danh
dự của nghề lu ậ t sư. T in h th ầ n này vẫn còn th ấ y ở Bộ lu ậ t về
đạo đức nghề nghiệp Quebec. Điều 3.08.03 Bộ lu ậ t này quy định:
“L u ậ t sư p h ả i trá n h tấ t cả nhữ ng cách thức hay th á i độ có th ể
kh iê n nghề lu ậ t sư m ang dá n g dấp thương m ại hay vì lợ i lộ c ”.
Tuy n h iê n , sự p h á t triể n k in h tế - xã hội và sự cạnh tra n h
cũng đả có những ảnh hưởng khô ng nhỏ đến các nghề tự do tro n g
đó có nghề lu ậ t sư. Người ta nói đến quyền tự do ngôn luận tro n g

” Luppoli c. M annella [1995] R.R.A.876.


,a’ Caisse populaire St-Joseph de H u ll c. Begin, [19951, R.J.Q.1080
'*■ D ro it de la fa m ille -684, J.E .89-1112 (C.A.).

346 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


đó có quyền luận bàn về thương m ại. Vì vậy, th a y vì quy đ ịn h
những trư ờng hợp được phép quảng cáo, lu ậ t pháp và quy tắc đạo
đức th iê n về quy đ ịn h những trư ờng hợp hạn chế quảng cáo.
M ặ t khác, nếu tro n g m ột cộng đồng nhỏ, kh á ch hà ng có thê
dẻ dàng tìm th â y m ộ t lu ậ t sư uy tín và đanh tiế n g mà anh ta
đặ t niềm tin , th i tro n g m ột cộng đồng lớn , việc tìm th ấ y m ộ t
lu ậ t SƯ uy tín lạ i không hề dễ dàng c h ú t nào. N h ấ t là tro n g bối
cánh nghề lu ậ t ngày càng chuyên môn hóa cao. N hư vậy, quảng
cáo cùa lu ậ t sư cũng là m ột cách giúp cho kh á ch hàng và công
chúng được tiế p cận và lựa chọn người báo vệ quyền lợ i của m ìn h
m ột cách nhanh chóng và hiệu quả hơn ’ .
Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư Canada đă đưa ra
các quy tắc sau:
a) Đê có thế quyết đ ịn h cần th iế t hay kh ô n g cần th iế t cho
phép quáng cáo ở m ột địa phương n h ấ t đ ịn h , p h ả i xem x é t đến
yếu tố th ị trư ờng khách hàng ơ địa phương đó. Nếu đó là tỉn h
bang nhó, dân sô ôn địn h th ì việc tìm được m ộ t lu ậ t sư uy tín sẽ
dề dàng hơn so với m ột tín h bang đông đúc. B ởi vậy, nên đế cho
tố chức quản )ý nghề lu ậ t sư ở từ ng địa phương quyền tự do
quyết địn h nội dung và loại h ìn h quảng cáo nào đáp ứng được
tô t n h ấ t nhu cầu của địa phương đó.
b) Ngay cả k h i lu ậ t sư có những lợ i ích k in h tê phải theo đuối
đé duy tr ì cuộc sống của m ình th ì quảng cáo của lu ậ t sư cũng phai
tuân thủ chặ t chê các quy định cua các đoàn lu ậ t SƯ, tuâ n th ủ lợ i
ích công cộng và không được xâm phạm các nguyên tắc bảo toàn
hìn h ảnh của nghề nghiệp, tín h độc lập và hiệu quả cùa nghề lu ậ t
sư. Quảng cáo không được phép k h iế n cho khách hàng vốn th iế u
thông t i ท, bị nhầm lẫn hoặc ảo tướng về k ế t quả tư vân của lu ậ t
sư. Quảng cáo cũng không được phép ảnh hưởng đến c h ấ t lượng

'■ Tham khảo thê m giáo trìn h L a w ye rs ' E th ic s and professional


Regulation, A lice W oolley, R ichard D e v lin , B re n t C o tte r, Jo h n M .L a w .
E d itio n LexisN exis, 2008, tra n g 130-133.

Chương 8. Qưy tác đqo đức và ửng xử trong hành nghể luột... 347
dịch vụ pháp lý, không được bất nhá hay xúc phạm đến độ lam
nguy hại đến lợ i ích công cộng và uy tín của nghề luật.
M ộ t vài ví dụ m in h họa về quảng cáo th á i qua“ ะ

- M ộ t ỉu ậ t sư quảng cáo n h ư sau: “N ếu bạn có quá


nh iều các rắc rố i, hãy giao phó việc g iả i quyết cho các
lu ậ t sư của Touch A. T o utt, s.e.n.c, công việc bảo đảm,
p h í 3 5 $ / h Q u ả n g cáo nà y có vẻ n h ư hứa với khách
hàng m ọ i g iả i pháp. N gay cả k h i đoạn quảng cáo đó
không n ó i rõ kết quá là được bảo đảm th ì m ột khách
hàng bình thường nh ìn vào đó vẫn tin rằ n g kết quả
được bảo đảm . M ộ t lu ậ t sư có ý thứ c và lương tám
nghề nghiệp hiểu rỏ kh ô n g th ề nào bảo đảm kết quả
cho khách hàng nếu trước tiê n chưa h iể u rõ vấn đề
của khách.
- M ộ t đoạn quảng cáo khác n h ư sau: “Bạn cần ly hôn?
L u ậ t sư Bonm orche sẽ g iú p bạn chỉ với g iá 200 ร.
K hông vấn để gì, hãy g ọ i 3 4 3 -Ĩ2 3 4 ”. Quảng cáo này
cũng bị xem là vi phạm các quy tắc nghề nghiệp vì đã
gây nhầm lần cho khách hàng. P hí đ ể ly hôn là 200$,
vậy đã tín h đến các chi p h í ph ụ p h á t sinh, p h i cho thừa
p h á t lạ i, p h í đàm phản, p h í soạn thảo các văn bản, hay
thu ế hay chưa? Có p h ả i là g iá 200$ nếu không có vấn
đề gì hay là 200$ và bạn sẽ không có rắc rố i gì?

e) N gh ĩa vụ bảo đảm năng lực chuyên môn d ể đ ạ i diện cho


khách hàng
N iềm tin của người dân đối với lu ậ t sư, vốn d ĩ là nền tảng
của m ối quan hệ lu ậ t sư - khách hàng, đòi h ỏ i lu ậ t sư phải có đủ
trìn h độ và năng lực chuyên môn đồng th ờ i p h ả i h à n h xử trung
thực và có khả năng đánh giá năng lực chuyên m ôn của m ình
cũng như phạm v i của dịch vụ pháp lý mà lu ậ t SƯ đ ịn h cung cấp.

''' Các ví dụ n à y được tríc h dẫn từ G iáo tr ìn h B arreau e t p ra tiq u e profes-


sìonnelle, sđd, chú th ích sô' 11, tr. 119.

348 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


H ơn nữa, nền công lý cua đ ấ t nước phụ thuộc rấ t nhiều vào
năng lực và phẩm giá cúa lu ậ t sư. Đ iều gì sẽ xảy ra nếu dương
sự hay bị cáo vốn đà kh ô n g hiểu b iế t nhiều về lu ậ t pháp lạ i được
bao vệ bởi m ộ t lu ậ t SƯ yếu kém về chuyên mòn?
Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của CBA cũng như các bộ
quy tắc đạo đức cùa các tỉn h , bang đều đưa ra các nguyên tắc
theo đó lu ậ t sư ph ải đảm bảo năng lực chuyên môn đế’ xử lý công
việc cùa khách hàng. Vì vậy, lu ậ t sư không được nhận hồ sơ của
khách hà ng nếu cảm th ấ y không đu chuyên môn, hoặc không đủ
th ờ i gian hợp lý đế nắm bắ t các hiểu b iế t chuyên môn đó bằng
m ột chi phí k h iê m tố n và khô ng gây rủ i ro cho khách hàng. Nếu
lu ậ t sư đó vẫn nh ận hồ sơ mà khô ng đủ niềm tin nội tâm th ì
lu ậ t sư đó đả kh ô n g tru n g thực với khách hàng. Bổn phận này
thuộc bổn phận đạo đức và độc lập với các quy tắc về tín h cấn
trọ n g thư ờng được các tòa án Canada áp dụng tro n g khuôn khổ
các tra n h châ'p bồi thư ờng th iệ t hại vì lỗ i của lu ậ t sư.
K h i đánh giá n ă n g lực chuyên môn cúa lu ậ t sư, không chỉ
đơn thuần dừng lạ i ở sự hiếu b iế t các nguyên tắc của lu ậ t pháp
mà còn ở hiểu b iế t thực tiễ n nghề nghiệp, những thay đổi của
luậ t thực đ ịn h cũng như các thu tục hành chính hay tố tụng.
Nếu vụ việc lu ậ t sư n h ậ n có nhừng khía cạnh chuyên môn
mà lu ậ t sư nắm kh ô n g vững th ì lu ậ t sư phải từ chối hồ sơ,hoặc
yêu cầu sự trợ giúp từ đồng nghiệp có chuyên môn, nếu dược
khách hàng đồng ý.
Đôi với ch ấ t lượng dịch vụ pháp ỉý, Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t
sư Canada yêu cầu lu ậ t sư phải hoàn th à n h dịch vụ của m ình
m ột cách có lương tâm và chất lượng dịch vụ phải tương đồng
với ch ấ t lượng công việc mà ngay bản th â n lu ậ t sư cùng mong
đợi, và về khách quan, k ế t quả đó tương tự với k ế t quả mà m ột
lu ậ t sư có chuyên m ôn th ô n g thường đặ t vào hoàn cảnh cụ thể
đó sè đ ạ t được.
Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Canada có đưa ra m ộ t số h à n h vi
mà lu ậ t sư không được phép mắc phải như sau:

Chướng 8. Quy tốc đạo đức võ ứng xử trong hành nghể luột... 349
- K hôn g th ô n g tin m ột cách hợp lý cho khách hàng về tiế n
trìn h xử lỷ hồ sơ của họ;
- K hông trả lờ i những yêu cầu hợp lý của khách hàng đề
ng hị cung cấp thô ng tin hoặc chỉ đẫn;
- K hông trả lờ i điện tho ại của khách hàng gọi tớ i mà không
có lý do chính đáng;
- K hông có m ặ t vào buổi hẹn gặp khách hàng mà không có
g iả i thích hoặc x in lỗi;
- T hông báo cho khách hàng về m ột sự việc sẽ xảy ra hoặc
m ột biện pháp cần được áp dụng nhưng lạ i không đưa ra các g iả i
thích và chỉ dẫn cần th iế t;
- K hông trả lờ i m ột yêu cầu hợp lý tro ng khoảng th ờ i gian
hợp lý;
- Thực hiện công việc cho khách hàng quá muộn đến nổi k ế t
quả đó chắng còn chút giá t r ị nào cho khách hàng;
- Làm việc b ấ t cẩn, ví dụ có sai sót hoặc quên m ộ t chi tiế t
nào đó tro ng các tà i liệ u chuẩn bị giúp khách hàng;
- Không có nhân sự hoặc cơ sở vật chất cần th iế t để hành nghề;
* K hôn g chuyển cho khách hàng các đề nghị về g iả i pháp và
hướng dần cụ thể khách hàng;
- T ìm cách ngụy tra n g sự bấ t cẩn hay sai sót của m ình bằng
cách che giấu sự việc hoặc làm báo cáo giả về tìn h trạ n g hồ sơ;
- K hông làm báo cáo hoàn chỉnh gửi khách hàng k h i k ế t thúc
công việc hoặc không làm báo cáo tạm th ờ i k h i cần th iế t; hoặc
- Cố tìn h để m ìn h rơ i vào tìn h trạ n g không tỉn h táo k h iế n
không th ể phục vụ tô't n h ấ t cho khách hàng, v i dụ, uống nhiều
rượu hoặc dùng các chất ma túy.
f) N g h ĩa vụ ưà ứng xử d ố i với lu ậ t sư đồng nghiệp
L u ậ t sư phải có th á i độ ứng xử lịc h sự và ngay tìn h đối với
đồng nghiệp và những người khác. Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư

350 ĐẠO ĐỨC NGHỄ LUẬT


Canada có đưa ra m ột sô hướng dẫn về ứng xử tro n g những hoàn
cảnh thư ờng gặp như sau:
- T h á i độ thù hăn có thế có giữa các khách hàng nhưng giữa
các lu ậ t sư th ì khô ng được phép có th á i độ ác ý với nhau vì như
vậy sẽ k h iế n họ có địn h k iế n và hồ sơ khó lòng có th ể được g iả i
quyết đúng mực. T rá n h tu y ệ t đối các trao đồi hay ám chỉ mang
tín h cách cá nhân, lờ i nó i th ù địch hay th á i độ khiê u khích giữa
các lu ậ t sư.
- L u ậ t sư cần châ'p nhận những yêu cầu hợp lý từ phía đồng
nghiệp. C háng hạn, lu ậ t sư không được yêu cầu phiên tòa phải
dược mở vào ngày này tro n g k h i lu ậ t sư đồng nghiệp đã yêu cầu
hoàn vì lý do sức khỏe hay ngày nghỉ, tro n g k h i việc hoãn đó
cùng kh ô n g ảnh hường gì đến quyền lợi của khách hàng của
m ình. L u ậ t sư cũng không nên tạo ra những sự phức tạp vô ích
k h i chấp nhận nhừng yêu cầu hợp lý từ phía đồng nghiệp, chẳng
hạn, yêu cầu phải có châ t vấn trước đó hay cần th ờ i gian để hỏi
khách hàng. Lu ật sư cũng không có nghĩa vụ phải theo yêu cầu
cua khách hàng tìm cách lạm dụng hoàn cảnh, chẳng hạn việc
ốm hay vắng m ặ t của lu ậ t SƯ đôi phương.
- Lu ật sư phải trá n h việc khai thác những sai sót hay khiếm
khuyết của luật SƯ đối phương, nếu như không thông báo cho bên
kia biết, k h i những sai sót này không liê n quan gì đến nội dung
cúa vụ việc và không ánh hướng gi đến quyền lợi cùa khách hàng.
- L u ậ t sư không được sử đụng các phương tiệ n ghi âm kh i
trao đổi với khách hàng, đồng nghiệp và người khác ngay cả k h i
việc đó là hợp pháp, nếu khô ng th ô n g báo cho bên kia b iế t ý
địn h ghi âm của m ình.
- L u ậ t sư phái có th á i độ hợp tác với các đồng nghiệp. Vì
vậy, lu ậ t sư cần trả lờ i tro n g th ờ i hạn sớm n h ấ t có thế các thư
từ trao đổi của các đồng nghiệp.
- L u ậ t sư không được có những cam k ế t mà m ình không
kiếm soát được, nếu đã cam k ế t th ì phải chịu trá ch n h iệ m về
những gi m ìn h đà cam kết.

Chương 8. Quy tổc đọo đức và ứng xử trong hành nghé luột... 351
- L u ậ t sư nén trá n h các chi tríc h hồ đồ về năng lực. thái độ
ứng xử, cách tư vâ'n hay về th ù ỉao của lu ậ t sư đồng nghiệp. Chê
bai m ộ t đồng nghiệp cũng đồng nghĩa với việc chê bai cả nghề
nghiệp của giớ i m ình. T ro n g tấ t cả các trư ờn g hợp k h i lu ậ t sư
được hỏi về dịch vụ hoặc cách làm việc của m ột lu ậ t sư khác,
trước tiê n hày giữ m ột th á i độ th ậ n trọ n g và ng hi ngờ. Nếu qua
kiểm chứng mã lu ậ t SƯ th â y những phàn nàn của khách hàng về
lu ậ t SƯ đồng nghiệp k ia là có cơ sở th ì lu ậ t sư hoàn toàn có
quyền tư vấn và đại diệ n cho khách hàng kh iế u nại lu ậ t sư kia.
g) N g h ĩa vụ đối với nền tư pháp
V ới tư cách là người bổ trợ tư pháp, lu ậ t sư có trá c h nhiệm
tạo điều kiệ n và khuyến kh ích công chúng tôn trọ n g nền tư
pháp. Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t S Ư Canada có đưa ra nhiều bình
ỉuận rấ t sâu sắc về vai trò này của lu ậ t SƯ. T rong mọi trư ờng
hợp, lu ậ t sư không được hà n h động kh iế n công chúng m ấ t niềm
tin và th iế u tôn trọ n g lu ậ t pháp. M ạt khác, lu ậ t sư cũng cần rấ t
th ậ n trọ n g k h i phê phán các phán quyết của tòa án và nếu có
phê phán củng phải dùng lờ i lẽ lịc h sự và tôn trọ ng. M ộ t lu ậ t sư
đả từng bị Ú y ban kỷ lu ậ t của Đoàn lu ậ t sư Quebec k h iể n trá c h
vì đả nói với khách hàng tạ i văn phòng của m ìn h về bản án bấ t
lợ i mà tòa dà tuyên là m ộ t “bản án ngu x u ẩ n ”” '.
Đ iều quan trọ n g cần lưu ý rằ n g việc phê phán tòa án cũng
như hoạt động quản lý tư pháp m ang tín h xây dựng và th ẳ n g
th ắ n đôi k h i rấ t có ý ng hĩa và chấp nhận được. Vì những ý kiến
này thường dẫn tớ i những cải cách tích cực. Tuy n h iê n , với sự
tham gia của lu ậ t sư, việc phê phán phải được thực hiệ n m ột
cách chuyên nghiệp và ngay tìn h .
Cùng v ớ i tư cách là người bố trợ tư pháp, lu ậ t SƯ có nghĩa
vụ phải hành nghề tro n g khuôn khổ tuân thủ pháp lu ậ t, không
được phép tư vấn nhừng ho ạt động vi phạm pháp lu ậ t hay
khuyến khích các hoạt động ph i pháp.

D um ais c. Levesques, C om ite de d iscip lin e , Barreau du Quebec, no 06-


98-01274, 27 a v ril 1999, G iáo tr ìn h “B arreau eí p ra tiq u e p ro fessio n n elle",
chú th ích số 1, tr. 103.

352 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


3. Quy tấc đạo đức vò ứng xử nghề nghiệp của luật sư tợi
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

3.1. Tổng quan về Bộ quy tổc đợo đức và ứng xử nghề nghiệp lu ậ t
sư Hoa Kỷ
H iệ p hội L u ậ t sư Hoa K ỳ (A m erica n B a r Association), là
H iệ p hội đà xây dựng và áp dụng Bộ quy tắc ứng xử mẫu được
gần m ộ t th ế kỷ, năm 2002 đã th ô n g qua Bộ Quy tắc mẫu về ứng
xử nghề nghiệp [L u ậ t sư] (M odel Rules o f Professional Conduct
(2002)) (sau đây gọi chung là “Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Hoa
K ỳ ” ). H iệ p hội L u ậ t sư Hoa K ỳ ban hà nh Bộ quy tắc đạo đức này
đế làm mẫu cho các đoàn lu ậ t sư từ ng bang, căn cứ vào các quy
tắc m ẫu này mà ban hà nh cho riê n g m ìn h m ộ t bộ quy tắc ứng
xử cụ th ể cho lu ậ t sư đoàn của m ìn h. T rê n thực tế, r ấ t nhiều
bang đã sử dụng luôn Bộ quy tắc lu ậ t sư mẫu này đế áp dụng
cho lu ậ t sư cua m ìn h mà kh ô n g cần sửa đổi, bổ sung.
T ạ i Phần mở đầu, Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Hoa K ỳ đưa ra
những lý th u y ế t và yêu cầu chung đối với lu ậ t sư k h i họ hành
nghề luật. Lý th u y ế t và yêu cầu chung này về cơ bản giống với
tin h th ầ n cua quy đ ịn h tro n g các Bộ quy tắc khác nhau của
Canada (được bàn tớ i ở trê n ), cơ bản bao gồm:
' Nghề lu ậ t sư là m ộ t bộ phận của nghề luật. L u ậ t sư ìà
người đạ i diện của khách hàng, là th à n h v iê n tro n g hệ thống
pháp lu ậ t và là công dân giữ trá c h n h iệ m quan trọ n g tro n g việc
duy t r ì công lý.
- Là người đại diện cho khách hàng, lu ậ t sư giữ nhiều trọ n g
trá ch. V ớ i tư cách là nhà tư vấn, lu ậ t SƯ tư vân cho khách hàng
hiểu về quyền và nghĩa vụ pháp đ ịn h cua m ình. V ới tư cách là
người bảo vệ quyền lợ i trước tòa án hoặc cơ quan khác, lu ậ t sư
bảo vệ n h iệ t th à n h quyền lợ i chính đáng của khách hàng.
- K h i thực hiện các chức năng của m ìn h, lu ậ t sư phải có đủ
trìn h độ, k ỹ năng, thực h iệ n bổn phận m ộ t cách nh anh chóng
và m ẫn cán. K h i đại diện cho khách hàng, lu ậ t sư p h ả i giữ liê n

Chươrvg 8. Quy tác đọo đức và ứng xử trong hành nghề luột.. 353
lạc thư ờng xuyên vớ i khách hàng. N goài ra, lu ậ t sư còn p h ả i giữ
bí m ậ t th ô n g tin về khách hàng.
- L u ậ t SƯ p h ả i tuân th ủ quy định của p háp lu ậ t cả tro n g k h i
h à n h nghề và tro n g đờ i sống hàng ngày. L u ậ t sư chi có th ể sử
dụng k iế n thức pháp lu ậ t cho mục tiê u hợp pháp, khô ng dể đe
dọa hay nhục mạ người khác. L u ậ t SƯ p h ả i tô n trọ n g hệ thô ng
pháp lu ậ t và những người là m việc tro n g hệ th ố n g này n h ư th ẩ m
phán, công tô' viê n và lu ậ t sư đồng nghiệp.
- Là m ộ t công dân tro n g xã h ộ i, lu ậ t sư có vai trò là m hoàn
th iệ n hệ th ô n g pháp lu ậ t, khả năng tiế p cận hệ thố ng pháp lu ậ t
dẻ dàng hơn, giúp việc thực hành công lý tố t hơn và n â n g cao
hơn nữa châ't lượng nghề nghiệp. T hêm vào đó, lu ậ t sư p h ả i giúp
tă n g cường sự hiểu b iế t và n iề m tin của công chúng vào nguyên
tắc pháp quyền và hệ th ố n g pháp lu ậ t, bởi vì sự tồn tạ i của các
đ ịn h chê pháp lý tro n g xã hội ch ĩ có th ể dựa trê n việc th a m gia
và hỗ trợ cua công chúng vào các đ ịn h chế này.
- R ấ t nh iều trá c h n h iệ m cua lu ậ t sư đã được liệ t kê tro n g Bộ
quy tắc lu ậ t sư và các quy đ ịn h của lu ậ t h ìn h thức. Tuy n h iê n ,
h à n h v i của lu ậ t sư cũng cần được chỉ dẫn bởi lương tâm và sự
tá n th à n h của đồng nghiệp.
- K h i h à n h nghề, đương n h iê n lu ậ t sư sẽ gặp phải tìn h
huống mà các trá c h n h iệ m của m ìn h với tư cách là người đại
diện bảo vệ cho quyền lợ i của khách hàng, m ộ t phần của hệ
th ố n g pháp lu ậ t và là m ộ t công dân xung độ t với nhau. Bộ quy
tắc đạo đức lu ậ t sư Hoa K ỳ chứa đựng những quy tắc giúp g iả i
qu yết các xung độ t này. Tuy n h iê n , vẫn còn nhiều tìn h huống
khó k h ă n thực tê mà Bộ quy tắc chưa đề cập cụ thể. Các tìn h
huống này, vì vậy, p h ả i được g iả i quyết th ô n g qua việc áp d ụ n g
các xé t đoán đựa trê n sự nh ạ y cảm và đạo đức nghề nghiệp với
nền tả n g từ các quy tắc chung của Bộ quy tắc.

3.2. N ội dung chính của các quy tóc đợo đức, ứng xử cụ thể
a) Quan hệ lu ậ t sư - khách hàng
L u ậ t sư ph ải có đủ nă ng lực để đại d iệ n cho khách hàng.

354 ĐẠO ĐỨC NGHỂ LUẬT


N ãng lực đế đại diện bao gồm kiế n thức, kỷ nà ng pháp lu ậ t và
đức tín h cầu toàn tro n g công việc.
- L u ậ t sư kh ô n g được đạ i diện cho khách hàng hoặc trợ giúp
khách h à n g đế' thực h iệ n hà nh vi mà lu ậ t sư b iế t là vi phạm
pháp lu ậ t.
- K h i hà nh nghề, lu ậ t sư phải m ần cán và nhanh chóng.
- L u ậ t sư phải th ô n g báo cho kh á ch hà ng về tiế n trìn h cua
vụ việc, về mục đích, mục tiê u của m ỗi tiế n độ và cách thức đế
đ ạ t được các mục đích, mục tiê u này.
- P h í lu ậ t sư ph ải hợp lý. Mức ph í được tín h trê n số giờ lao
động, tín h m ới, phức tạ p và k ỹ năng cùa vụ việc.
- L u ậ t sư phải giừ k ín th ô n g tin có được từ khá ch hàng k h i
h à n h nghề trừ k h i được khách hàng đồng ý.
- L u ậ t sư kh ô n g được bảo vệ cho kh á ch hàng k h i có xung độ t
lợ i ích 1.

ơ dãy Bộ quy tắc đạo đức lu ậ t sư Hoa Kỳ có liệ t kê các trường hợp mà
luật sư không được làm vì xung đột lợi ích. Cự thế:
a) Luật sư không được tham gia vào các giao dịch mà khách hàng tà một
bên hoặc cô tình sở hữu, chiếm hữu, giữ báo đảm hoặc các lợi ích kin h tế
khác từ tà i sản của khách hàng trừ trường hợp thỏa màn các điều kiện sau:
(i) Giao dịch này và các điều khoản cùa nó ià công bàng, hợp lý với
khách hàng và đã được thông báo đầy đủ bằng vãn bản cho khách hàng
và khách hàng hiểu rỏ về các điều khoán này;
(ii) Khách hàng có cơ hội đê tham vấn với m ột luật sư độc lập khác tư
vân về giao dịch; và
( lii) Khách hàng chấp thuận giao dịch với lu ật sư bằng văn bán.
b) Lưặt sư không được gạ gẫm, yêu cầu khách hàng phái thướng cho
m ình. Việc này ỉà do sự tự nguyện cua khách hàng. Luật sư không được
nhân danh khách hàng soạn tháo vãn bán tặng thưởng cho chính m ình.
c) Luật SƯ không được hổ trợ tài chinh cho khách hàng trừ trường hợp:
( i ) L u ặ t s ư ứ n g t r ư ớ c á n p h í , lệ p h í l u ậ t SƯ; h o ặ c

(ท) Luật sư đang bảo vệ quyền lợ i cho người nghèo.


d) Luật sư không dược nhận thù lao cho m ột vụ việc từ người không phải
là khách hàng, trừ kh i:

Chương 8. Quy tác dạo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 35
- L u ậ t sư k h i được ủy nhiệm bảo vệ, giữ gìn tà i sán của
khách hàng phải để tà i sản này tách b iệ t với tà i sản cua lu ậ t
sư. Hồ sơ về việc lưu giữ và cách lưu giữ tà i sản ph ải được duy
t r ì tro n g th ờ i hạn 05 năm sau k h i việc ủy nh iệm chấm dứt. K h i
được khách hàng yêu cầu, lu ậ t sư phải nhanh chóng hoàn trả tà i
sản cho khách hàng.
- L u ậ t sư không được nhận bảo vệ cho khách hàng tro n g
trư ờng hợp việc nhận bảo vệ kh iế n lu ậ t sư vi phạm Bộ quy tắc
ứng xử hay sức khỏe lu ậ t sư không cho phép hay lu ậ t SƯ bị tước
thẻ hành nghề.
b) Quy tắc đạo đức và ứng xử trong hoạt động tư vấn
K h i tư vấn, luật sư phải đưa ra ý kiến tru ng lập và thẳ ng thắn.
Ý kiến tư vấn không chỉ dựa trê n quy địn h của pháp luật mà còn
dựa trê n các yếu tố khác như đạo đức, xã hội hoặc chính tr i nếu
những yếu tố này cỏ ảnh hưởng đến vụ việc của khách hàng.
c) Quy tắc đạo đức và ứng xử tro ng hoạt động tra n h tụ n g
- L u ậ t sư không được giúp khách hàng k h ở i k iệ n hoặc nhận
biện hộ cho khách hàng nếu không có căn cứ theo pháp lu ậ t hay
chứng cứ chứng m in h rằ n g việc kh ở i k iệ n hoặc biện hộ là khô ng
vô ích. Tuy nh iên, tro n g vụ án h ìn h sự mà hậu quả có th ể là
h ìn h p h ạ t tù th ì lu ậ t sư được nhận biện hộ cho khách hàng để
đảm bảo rằ ng mọi tìn h tiế t tro n g vụ án đều được x é t đến.

(tiếp theo tr.356) (i) Khách hàng chấp th u ậ n việc này;


(ii) Viộc nhận thù lao từ lìgười này không ánh hương đến tín h dộc lập
và chất lượng công việc cùa luật sư và quan hệ luật sư - khách hàng; vả
(iíi) Thông tin vế khách hàng dược giữ bí mật.
e)Luật sư không được:
(i) Thỏa thuận với khách hàng về giới hạn trách nhiệm của luặt sư khi
chất lượng công việc của luật sư không được bảo dảm, trừ trường hợp khách
hàng được m ột luật sư độc lập khác thỏa thuận về điều khoản này; hoặc
(ii) Tự thỏa thuận với khách hàng về mức dền bù (khi chất lượng công
việc không được bảo đảm và khách hàng yêu cầu bồi thường thiệt hại) trừ
k h i khách hàng có cơ hội để tham vấn ý kiế n của một luật sư dộc lập
khác về trách nhiệm của luật sư.

356 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


- L u ậ t sư kh ô n g được cô tìn h :
+ T r ìn h bày gian dối về tìn h tiế t với tòa hoặc không cải
chính về những gì m ình trìn h bày trước đây mà sau này b iế t đó
là sai tr á i.
+ Đưa ra bằng chứng giả. Nếu lu ậ t sư b iế t rằ n g bằng chứng
khách h à n g đưa ra là bằng chứng giả th ì lu ậ t sư phải áp dụng
các b iệ n pháp g iả i quyết thích hợp, bao gồm cả việc thô ng báo
cho tòa án.
- T u â n thủ lu ậ t chơi chung (fairness) với bên đối tụng và lu ậ t
sư của họ.
- L u ậ t SƯ phải tôn trọ n g tòa án. L u ậ t sư không được sử dụng
các b iệ n pháp m à pháp lu ậ t và Bộ quy tắc cấm đề gây ảnh
hưởng, tá c động đến th ẩ m phán và bồi th ẩ m đoàn.
- T rừ m ột sô' trư ờng hợp cho phép, tro n g quá trìn h vụ án
đang được điều tr a hoặc xét xử, lu ậ t SƯ không được p h á t biểu bên
ngoài tòa án về các thô ng tin mà lu ậ t sư b iế t hoặc phải b iế t rằng
nó sẽ đưực các phương tiệ n th ô n g tin dại chúng lan tru yền và
việc la n tru yề n này sẽ gây ản h hưởng xấu đến quá trìn h xử lý ,
xé t xử vụ án.
- T rá c h nh iệm của lu ậ t sư với tư cách là công tố viên (đã
được bà n tớ i ở trê n ). K h i thực hiệ n vai trò của công tố viên, lu ậ t
sư phải:
+ Từ chối k h ở i tố vụ án mà m ìn h b iế t kh ô n g có căn cứ
th íc h hợp.
+ Bảo đảm rằ n g bị can đã được thô ng báo về quyền và thủ
tục đế hướng quyền được bảo vệ bởi lu ậ t sư.
+ D à n h th ờ i gian hợp lý để cung cấp cho lu ậ t sư bào chữa
cho bị can các bằng chứng hoặc th ô n g tin mà công tô viên b iế t
ră ng các băng chứng/thông tin này có thế bào chữa cho tộ i trạ n g
của bị can.
+ K h ô n g được cóng bô' các th ô n g tin tạo cho đư luận sự ác
cảm, Ịên án đối với bị can trừ các thô ng tin cần th ô n g báo cho
công chúng b iế t về bản chấ t và phạm vi cua vụ án.

Chương 8. Quy tóc đạo đức và ứng xử trong hành nghề luột... 35 7
d ) Quan hộ với bên th ứ ba
L u ậ t sư phải tru n g thực với bên th ứ ba. L u ậ t sư kh ô n g được
th ô n g tin sai lạc cho bấ t kỳ người th ứ ba nào hoặc không tiế t lộ
với bẽn th ứ ba th ô n g tin có thê ngản chặn hành v i phạm tộ i cua
khách hàng.
e) Quan hệ trong nội bộ hãng lu ậ t và hiệp hội nghề nghiệp
Trách nhiệm của lu ậ t SƯ th à n h viên, lu ậ t sư quán lý và
hướng dẫn. V ới tư cách là lu ậ t sư th à n h viên hay lu ậ t sư hướng
dẫn, lu ậ t sư phải bảo đảm rằ ng m ọi lu ậ t sư tro n g hãng lu ậ t của
m ình đều tuân thủ Bộ quy tắc. L u ậ t sư sẽ phải chịu trá c h nhiệm
cho hà nh vi vi phạm Bộ quy tắc lu ậ t sư của lu ậ t sư dưới quyền
của m ình nếu lu ậ t sư chỉ th ị cho lu ậ t sư cấp dưới vi phạm hoặc
b iế t nhưng không ngăn chặn.
- L u ậ t sư tập sự cũng có trá ch nhiệm tuân th ủ Bộ quy tắc
lu ậ t sư.
- Lu ật sư không được hành nghề k h i chưa có giấy phép.
f) T rợ g iú p pháp lý
N gh ĩa vụ trợ giúp pháp lý. L u ậ t sư phải đóng góp í t n h ấ t 50
giờ/ năm cho các hoạt động trợ giúp pháp lý m iễn hoặc giảm phí
cho người nghèo hoặc cho các tổ chức từ th iệ n .
Lu ật sư không được từ chối bảo vệ k h i được tòa án chí đ ịn h
nếu không có lý do chính đáng.
g) Thông tin và quảng cáo về lu ậ t sư
- Lu ật sư không được thô ng tin gian dôi về m ình và dịch vụ
của m ình.
- L u ậ t sư có th ể thực hiệ n quảng cáo về dịch vụ cúa lu ậ t sư.
Tuy nhiên lu ậ t sư không được trả tiề n , h iệ n vậ t cho người khác
đế người này giới th iệ u khách hàng cho lu ậ t sư. N ội dung quảng
cáo phải bao gồm tên, địa chỉ văn phòng của í t n h ấ t m ộ t lu ậ t sư
hoặc hãng lu ậ t chịu trá ch nh iệm cho nội dung quảng cáo.
- L u ậ t sư không được đóng góp chính t r ị để lấ y hợp đồng từ
C h ín h phủ hoặc th ẩ m phán.

358 ĐẠO ĐỨC NGHỀ LUẬT


h) D uy tr ì tin h liê m chính của nghề nghiệp
K h i làm đơn gia nhập đoàn lu ậ t sư, người làm đơn không được
cung cấp thông tin sai trá i hoặc cô tìn h không cung cấp thông tin
mà có thế ảnh hưởng đến việc xem xét cho gia nhập đoàn.
- K h i lu ậ t sư b iế t rằ ng m ộ t lu ậ t sư khác đã vi phạm Bộ quy
tắc th ì phải th ô n g báo ngay cho cơ quan có thẩ m quyền kỷ luật.
* H à n h v i vi phạm đế chịu kỷ lu ậ t bao gồm:
+ H à n h vi vi phạm Bộ quy tắc, cố tìn h hồ trợ hoặc xúi giục
người khách vi phạm;
+ H àn h vi vi phạm hình sự;
+ H àn h vi không tru n g thực, lừa dôi hoặc che giâu; và
+ H à n h vi gây nguy bạ i đến việc thực hành công lý.

C Â U H Ỏ I:
I. C â u h ỏ i c h u n g
1. So sánh các đặc điểm giố n g và khác nhau giữ a các
truyền thống pháp lý được bàn tớ i trê n đây? Các đặc
điểm này ảnh hưởng như th ế nào tớ i hoạt động hành
nghề pháp lu ậ t trong m ột tin h huống n h ấ t định?
2. Là m ột lu ậ t .ร'๙, anh เ ch ị hiểu câu nói này nh ư th ế
nào “lu ậ t sư có nhiệm vụ với bản thân, khách hàng,
tòa án, quản t r ị tư pháp, công chúng V.Ư... V’ Làm sao
đ ế g iả i quyết những nhiệm vụ tưởng chừng m âu thuẫn
vời nhau này? Ca sở g iá i quyết Là gì?
3. Các lu ậ t sư p h ả i làm g i đ ể cán bẳng giữ a m ột bên
là việc hà nh xử nh ư m ột lu ậ t sư có tám huyết đ ạ i
diệ n cho khách hàng của m ình và m ột bên là h à n h
xử nh ư m ột th à n h viên của g iớ i làm lu ậ t cỏ nhiệm vụ
là báo vệ lợ i ích của cộng đồng? K h i nào th ì các
nhiệm Ưự này có th ể máu thuần với nhau và g iả i
quyết chúng ra sao?
4. Các nộ i dung trao đ ổ i này có th ể rú t ra những bài

Chương 8. Quy tắc đọo đức và ửng xử trong hành nghề luật... 359
học g ì cho hoạt động hành nghề lu ậ t ở V iệt Nam ?
5. C ủng tương tự như quy đ ịn h về lu ậ t sư ở các nước
khác, Đ iề u 5 L u ậ t L u ậ t sư C.Ó quy đ ịn h k h i hành nghề,
lu ậ t sư p h ả i dộc lậ p , tru n g thực và tôn trọ n g sự thực
khách quan. T rê n thực tế, nghề lu ậ t sư ở V iệt N am đã
có các bảo đả m đế hoạt dộng m ột cách dộc lập n h ư th ế
nào? L iệ u có nh ữ ng tồn tạ i bất cập? G iả i ph áp nào cho
nhữ ng bấ t cập đ ó ?
I I . M ộ t sô c â u h ỏ i th a m c h iế u v ớ i m ộ t hệ th ố n g
c ụ th ể
1. A nh / c h ị có bình luậ n gì đ ô i với quy đ ịn h của Bộ
quy tác đạo đức và ứng xứ nghề nghiệp lu ậ t sư Canada
liê n quan đến n g h ĩa vụ g iữ bí m ật nghề nghiệp? So
sánh với Quy tắc sô 9 của Bộ quy tác ban hành kèm
theo Q uyết đ ịn h sô 3 5 6 / 2002 ỊQ Đ -B T P ngày 05 th á n g
6 năm 2002.
2. B ìn h lu ậ n của a n h !c h ị đ ố i với quỵ đ ịn h của Bộ quy
tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp lu ậ t sư Canada
liê n quan đến ng h ĩa vụ trá n h xung đột lợ i ích g iữ a các
khách hà ng hoặc xung đột lợ i ích g iữ a khách hàng và
lu ậ t sư? Có th ể áp d ụ n g những quy đ ịn h này tạ i V iệt
N am được hay k h ô n g ?
3. Bộ quy tắc ban hành kèm theo Quyết đ ịn h số
3 5 6 /2 0 0 2 /Q Đ -B T P ngày 05 thú ng 6 năm 2002 cũng
n h ư Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp lu ậ t
sư C anada đểu nhốc tớ i nghĩa vụ bảo đảm năng lực
chuyên môn của lu ậ t sư k h i nhận vụ việc cho khách
hàng. Tay n h iê n trê n thực tế tạ i V iệt Nam , khác vói
các nước p h á t triể n , tín h chuyên môn hóa của lu ậ t sư
kh ô n g cao. A n h !c h ị có những g iả i pháp nào d ể đảm
bảo được yếu tố năng lực chuyên môn k h i nhận vụ việc
của khách hàng?

360 ĐẠO oức NGHỀ LUẬT


TẢI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo về đạo đức nghề nghiệp thẩm phán
1. T à i liệ u th a m k h ả o về đ ạ o đ ứ c T h ẩ m p h á n L iê n
bang N ga:
- "Bộ quy tắc đạo đức Thẩm p h á n ” được Đ ạ i h ộ i lầ n th ứ V I
Thẩm phán toàn Nga thô ng qua ngày 02 th á n g 12 năm 2004
{B ản tiế n g Nga);
- Sách “Đạo đức thẩm p h á n ”, Học việ n Tư pháp Nga,
Maxcơva, 2002 (B án tiế n g Nga).
2. T à i liệ u th a m k h ả o về đ ạ o đ ứ c th ẩ m p h á n C a n a d a
' B ình lu ậ n của H ộ i đỏng thẩm p h á n tố i cao Canada về Bộ
quv tắc ứng xứ của thẩm phán Canada;
- N guyên tắc Đạo đức của thẩm p h á n ;
- M ộ t số các phán quyết của H ộ i đồng th ẩ m ph án Canada
(T ra n g web: w ww.cic-ccm.gc.ea).
' M ộ t số bản án của Toà thượng th ẩ m Canada
3. T à i liệ u th a m k h ả o về B ộ q u y tắ c d ạ o đ ứ c th ẩ m
p h ả n H oa Kỳ
- Bộ quy tắc ứng xứ cho thẩm ph án Hoa K ỳ năm 2000 (Code
o f C onduct fo r U n ite d States Judges o f 2000);
- Vụ án về th ẩ m ph án E lizabeth H alverson tạ i In te rn e t.
4. T à i liệ u th a m k h ả o về B ộ q u y tắ c th ẩ m p h á n C ộ n g
hoà n h ả n d â n T ru n g H oa:
- Bộ quy tắc ứng xử nghề nghiệp của th ẩ m phán: N h â n dân
pháp việ n báo, 19/10/2001 (R enm in fayuan bao (People's C ourts
D a ily), October 19th 2001)
- Vietbao.com , 28/12/2005, 07:01Li H u ijia n , N gư ời m ơ là m
“nữ Bao C ông”.
- B ắ t 5 cựu thẩ m phán thà nh p h ố T h ảm Quyến, Lao động
số 309, 09/11/2006 T ru n g Quốc

Chương 8. Quy tác đạo đức và ứng xử trong hành nghể luqt.. 3 61
- Thèm 4 thẩm phàn T ru n g Quốc bị buộc tộ i ăn l ố i lộ, Hà
N ội m ới điện tử, 09:53 29/10/2006.
- Sẽ đ u ổ i việc những thẩ m phán gặp riê n g lu ậ t sư, Pháp luậ t
th à n h phố Hồ Chí M in h , 10.9.2004 (Theo Bắc K in h n h ậ t báo,
Tân Hoa xà, Hồ Bắc n h ậ t báo và T ru n g quốc n h ậ t bá))
- C hina pe rspective s.revues.org, Yuwen L i: Professional
E thics o f Chinese Judges - A ris in g issue in the landscape o f ju d i­
cial practice
5. C á c t à i liệ u th a m k h ả o k h á c :
- Các nguyên tắc đạo đức tư pháp Bangalore;
- Các nguyên tắc cơ bản ưề tin h độc lậ p của toà án, do H ộ i
ng hị Liê n hợp quốc lần th ủ bảy tổ chức tạ i M ila n , ỉta lia . N g h ị
quyết sô 4 0 / 3 2 ngày 2 9 / ใ ไ เ 1985 và N g h ị quyết số 4 0 / 1 4 6 ngày
13 Ị 12 Ị 1985.
- Quy ước đạo đức của quan chức th i hành ph áp lu ậ t do Đ ạ i
hô i đồng liê n hợp quốc thông qua ngày 1 7 Ị 12/ 1979 theo Nghị,
quyết sô 3 4 / ไ69.

II. Tài liệu tham khảo về đọo đức nghề nghiệp công tổ viên
1. T à i liệ u th a m k h ả o về B ộ q u y tắ c c ô n g tô v iê n
C anada:

- Hướng dẫn của Uy ban công tô liê n bang Canada


- Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của H iệp hội lu ậ t sư
Canada (CBA).
2. T à i liệ u th a m k h ả o về B ộ q u y tắ c cô n g t ố v iê n H o a K ỳ :
Cẩm nang hành nghề cua công tô viên năm 2007 (State
A ttorney General Code o f Conduct o f 2007).
- Bộ quy tắc mẫu về trá ch nhiệm nghề nghiệp của L iê n đoàn
lu ậ t sư Hoa K ỳ (ABA).

362 ĐẠO ĐỨC NGHỀ IUẬT


III. Tài liệu tham khảo về đạo đức nghề nghiệp lu ật sư
ỉ. T à i liệ u th a m k h ả o về d ạ o đ ứ c n g h ề n g h iệ p L u ậ t sư
L iê n b a n g N g a :
- “Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp lu ậ t sư” được Đại hội Lu ật
sư to à n Nga lần th ứ n h ấ t th ô n g qua ngày 31 th á n g I năm 2003
và được sửa đổi, bố sung tạ i Đại hội L u ậ t sư toàn Nga ngày 08
th á n g 4 năm 2005 (B án tiế n g Nga);
- Sách “M ộ t số Ưấn đề đạo đức tư p h á p ”, Nxb. Khoa học,
M axcơva, 1974 (B án tiế n g Nga).
2. T à i liệ u th a m k h ả o về B ộ q u y tắ c d ạ o đ ứ c l u ậ t sư
C anada
- Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp của H iệp h ộ i lu ậ t sư
Canada
- Giáo trìn h Law yers' E thics and Professional Regulation,
LexisNexis Canada Inc. 2008.
- Giáo trìn h B arreau ct p ra tiq u e professionnelle, ed. Yvonnes
B la is 2000.
Trang web: www.barreau.qc.ca
- Trevor c . พ . F arrow , “ T ín h chuyên nghiệp bền vững”
(2008) 46 Osgoode H a ll Tạp chí L u ậ t số 51.
3. T à i liệ u th a m k h ả o về B ộ q u y tắ c đ ạ o đ ứ c l u ậ t sư
H oa Kỳ
- Bộ quy tắc m ẫu về ứng xứ nghề nghiệp lu ậ t sư năm 2002
(M odel Rules o f P rofessional Conduct o f 2002).

Chương 8. Quy tấc đạo đức và ứng xử trong hành nghề luột.. 363
T0
_ J = V HẢ
N .. XI AT
............................
BAN T l ,P„I 1I A . ,P
,

Trụ sờ: 58 - 60 Trán Phú, Ba Đinh. Hà Nội


Địa chi cơ sớ 1: Sri 225, «5 44, phường Qu;in Hoa. quân Cầu Giấy. Hà N ội
Điện thoại: 04. 3.7676744 - Fax; 04. 3.7676754
Địa chi cơ sớ 2: Số 5F đường Bạch Dàng, Phường 2. Quân Tản Bình. TP.HCM
Điện thoại: 08. 73053537 - Fax: 08. 73053539
Email; nxbtp(a>moj.gov.vn - W ebsite: http://nxbtp.m oj. 30V.VII

C h ịu trách nhiệm xuất bản


PGS. TS. N G U Y Ê N T Ấ T V IÊ N

C hịu trá ch nhiệm nội dung


TS. T R Ẩ N M Ạ N H Đ Ạ T

Biên tập
NGUYỄN M A I HẠNH
N G U Y Ễ N T H A N H H iỀN

Biên tập m ỹ th u ậ t
Đ Ặ N G V IN H Q UAN G

T rìn h bày
PH ẠM V IỆ T HÀ

Sửa bản ỉn
M A I H Ạ N H - T H A N H HỉỀN

In 1,000c\ khổ 16x24cm, tại Xí nghiệp Bản đổ 1 - Bộ Quốc phòng (Xuân Đừh - Từ Liêm -
Hà Nội). Kế hoạch xuất bản số: 208-2011/CXB/34-56/TP đuợc Cục Xuấl ?ảท xác nhận
dăng ký ngày 02/3/2011. [ท xong, nộp lưu chiểu quý 1năm 2011.
CHỦ BIẾN
TS. Phan Chí Hiếu
PSG. TS. Nguyễn Văn Huyên

TẬP THỀ TÁC GIÀ


TS. Lê M ai A nh
TS. Lê Lan Chi

TS. Nguyễn V ăn Đ iệp


TS. Lê Thu Hà

TS. Phan Chí H iếu


PGS. TS. Nguyễn V ăn H uyên
ThS. Nguyễn T h ị M in h Huệ
ThS. Lẽ T h ị M ai Hương
ThS. Nguyền T h ị H ằng Nga
ThS. T rầ n M in h T iế n

TS. Chu H ả i Thanh


ThS. Đồng T h ị K im Thoa
TS. Nguyễn Quốc V in h

You might also like