Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ TRẢ LỜI PHẦN PHÂN TÍCH KẾ

HOẠCH BÀI DẠY


Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề
học sinh cần phải làm:
- Hợp tác hoạt động nhóm thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các em phải biết quan
sát, thu nhận thông tin, phân tích và trình bày. Học sinh có sự chủ động trong việc lĩnh
hội kiến thức, vận dụng kiến thức tổng hợp giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Vận dụng khả năng tự học, tìm tòi sách, báo, tư liệu, internet, lựa chọn các nguồn
tài liệu phù hợp để mở rộng hiểu biết.
- Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới. Biết phân tích, tóm tắt những
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp biểu đồ, số liệu, công thức, ký hiệu, hình ảnh để trình
bày thông tin, ý tưởng và thảo luận các vấn đề về đời sống, khoa học, nghệ thuật.
- Biết đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng. Biết chú ý lắng nghe và tiếp
nhận thông tin. Biết cân nhắc, chọn lọc các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật,
hiện tượng. Biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
- Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công
việc phù hợp với bản than
- Học sinh chủ động tìm hiểu, thu thập kiến thức, tự làm giàu kho kiến thức của mình.
Tự học lúc còn học phổ thông sẽ là tiền đề tốt cho việc tự học ở bậc đại học, sau đại học
sau này.
- Các em tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh,
phân tích, tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các phương tiện) cùng các phẩm
chất, cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại khổ,
kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê… để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó, biến lĩnh
vực đó thành sở hữu của mình.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề.
- Đưa ra phán đoán và xây dựng giải thuyết.
- Lập kế hoạch thực hiện, lựa chọn phương pháp phù hợp: quan sát, thực nghiệm, điều
tra, phỏng vấn,...
- Thực hiện kế hoạch thông qua sự hợp tác trong hoạt động nhóm. Sau đó so sánh với giả
thuyết. Giải thích, rút ra được kết luận.
- Trình bày báo cáo và thảo luận. Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đố bảng biểu để biểu đạt
quá trình và kết quả tìm hiểu.
- Ra quyết định và đề xuất ý kiến.
Câu 3: Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu
hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển
cho học sinh?
Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển
những năng lực phẩm chất sau:
A.Về phẩm chất: 
- Yêu nước: Chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái: Tôn trọng khác biệt của người khác.
- Ham học: Thích tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học.
- Chăm làm: Tham gia lao động, sản xuất cùng gia đình.
- Trung thực: Nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm bản thân.
- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình., nhà trường và xã hội.
B. Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
C. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các yêu
cầu GV đưa ra.
D. Năng lực đặc thù
- Biết thực hiện vệ sinh nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp., cẩn thận
- Biết quan sát tranh ảnh và cách xử lí tình huống có thể xảy ra trong thực tế.
- Thực hiện được nội dung và hiểu nội dung của bài.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh
sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử
dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau: tranh vẽ, mô hình, vật thật, video, mô
phỏng, các dụng cụ kĩ thuật. Thiết bị dạy học công nghệ được dùng để minh hoạ hay
thí nghiệm, thực hành.
A.Tranh giáo khoa:
Tranh giáo khoa là loại thiết bị đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng..
-Để sử dụng có hiệu quả tranh vẽ, cần chú ý tới một số yếu tố sau đây:
+ Sử dụng theo hướng coi tranh giáo khoa là “nguồn” thông tin: theo cách này, thay vì
dùng tranh giáo khoa để minh họa cho lời giảng của mình, giáo viên dùng nó như một
nội dung học tập và được thiết kế dưới dạng một hoạt động dạy học. Khi đó, người học sẽ
được quan sát, được hướng dẫn quan sát và biết rõ cần trả lời câu hỏi gì sau khi quan sát.
+ Tùy thuộc vào đặc điểm của người học mà giáo viên có thể yêu cầu các em ở các mức
độ tìm tòi khác nhau như mô tả, liệt kê, so sánh, phân tích, tìm tòi từng phần, sáng tạo với
sự trợ giúp hợp lí từ phía giáo viên. Động hóa các tranh tĩnh: tranh giáo khoa thường là
tranh tĩnh và chứa đầy đủ thông tin về đối tượng kỹ thuật.
+Tăng cường đàm thoại: hướng dẫn người học tìm hiểu cấu tạo hoặc nguyên lý làm việc
của thiết bị được vẽ trong tranh bằng các câu hỏi gợi mở. Kết hợp với hình vẽ trên bảng:
trong trường hợp cần thiết có thể vẽ các hình đơn giản trên bảng để minh họa hoặc giải
thích hình vẽ (có cấu tạo phức tạp, nhỏ) trong tranh hoặc yêu cầu ngươi học so sánh, phân
tích….
B. Mô hình: Khắc phục được hạn chế của tranh giáo khoa, mô thường thể hiện được yếu
tố động.
- Sử dụng mô hình sẽ rất hiệu quả khi giới thiệu về cấu tạo, mối quan hệ lắp ráp giữa các
chi tiết và đặc biệt là nguyên lý làm việc của vật phẩm kỹ thuật mà mô hình thay thế cho
nó.
- Tuy nhiên, mô hình thường có kích thước không lớn. Việc sử dụng sẽ kém hiệu quả khi
lớp học có số lượng người học lớn. Khi sử dụng mô hình, ngoài việc cần coi mô hình là
nguồn thông tin để người học tìm hiểu, giáo viên cần chú ý tới việc thao tác với mô hình,
hệ thống các câu hỏi tương ứng với những thao tác đó, hướng dẫn người học quan sát,
nêu rõ yêu cầu người học phải thực hiện sau khi quan sát.
C. Vật thật: Đây là loại thiết bị khá sinh động và có tính thực tiễn cao.
- Vật thật thường được sử dụng trong các bài dạy về cấu tạo của vật phẩm kỹ thuật. Tuy
nhiên, vật thật thường có màu sắc không nổi bật, không thể hiện được những nội dung
chủ yếu.
- Bên cạnh đó, vật thật có thể bao gồm cả những yếu tố không được đề cập trong nội
dung học tập. Do vậy, giáo viên cần định hướng người học quan sát, tìm hiểu về đối
tượng một cách rõ ràng và phù hợp với nội dung học tập hạn chế giải thích những yếu tố
không thuộc chương trình.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm)
để hình thành kiến thức mới?
- Học sinh về nhà tự tìm tòi tranh ảnh các clip liên quan tới kiến thức mới trên mạng
internet, sách giáo khoa, phương tiện truyền thông .... theo sự hướng dẫn của giáo viên từ
tiết trước.
- Học sinh đọc tài liệu trong SGK, nguồn sách tham khảo khác, đọc trên internet, trên
báo.
- Học sinh nghe trên đài, nghe đoạn phim.
- Học sinh quan sát các sự vật, hiện tượng ngoài tự nhiên, xung quanh mình, quan sát đồ
vật, mẫu vật thật quan sát hình ảnh từ tranh ảnh đề từ đó tìm ra câu trả lời cho câu hỏi
mình cần giải quyết.
- Học sinh tiến hành thử nghiệm(thực hành) để minh chứng cho những trả lời lý thuyết
trên giấy. Hoặc học sinh sẽ phác thảo lại trên giấy A0, trên bảng nhóm cùng với những
học sinh trong nhóm về các nội dung nhóm tìm hiểu. Hoặc học sinh thiết kế các sản phẩm
theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh báo cáo kết quả tìm được theo nhóm. thảo luận rút ra kết quả
- Lắng nghe giáo viên nhận xét
- Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra.
- Theo dõi giáo viên phân tích từng tình huống.
- Lắng nghe bổ sung, nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó
rút ra được kết luận chính xác
- Quan sát các tranh ảnh trong bài để noi theo các hành vi đúng, và phê phán các hành vi
sai trái, cảnh báo cho mọi người các tình huống có thể gây nguy hiểm.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình
thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức
mới là:
- Xây dựng giả thuyết cần tìm hiểu.
- Xây dựng khung logic nội dung tìm hiểu, lựa chọn phương pháp, kế hoạch triển khai.
- Thu thập dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra.
- Xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản.
- Trình bày báo cáo.
-  Hoàn thành các phiếu học tập, phiếu ý kiến cá nhân/nhóm,
- Báo cáo kết quả sản phẩm trên thiết bị dạy học như bảng nhóm, giấy A0…
-  Bản thảo luận nhóm, bản thiết kế trên bảng nhóm/A4/A0.
- Hoàn thành được nhiệm vụ của cá nhân/nhóm.
-  Hoàn thành các ghi chép của cá nhân/nhóm.
- Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng xử lí các tình huống khi tham gia hoạt động
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động
để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh:
- Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời
- Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong
chương trình môn Tự nhiên và Xã hội.
- Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá
thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá
của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức học
tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo
được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh
tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và thêm yêu thích
môn học.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học.
Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức... sang đánh giá
năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các
năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học,
học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ
được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, sách tham
khảo ,tài liệu trên mạng internet, máy vi tính, bảng nhóm , đồ dùng học tập , các phương
tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị phục vụ cho chủ đề dạy học mà giáo viên đưa ra
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm)
để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình
thành nên khái niệm ban đầu.
- Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn: biết
cách ngăn ngừa, phòng tránh các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân và cho người
khác.
- Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: nâng cao cảnh giác với những đồ
dùng gây nguy hiểm, rèn tính ngăn nắp, cẩn thận, gọn gàng.
- Học sinh đọc lại các nội dung đã học để vận dụng vào luyện tập, thực hành.
- Học sinh nghe lại những lưu ý của thầy cô hướng dẫn để tiến hành làm bài tập hoặc
thực hành đạt yêu cầu đưa ra.
- Học sinh quan sát lại các dạng bài tập hoặc mẫu vật, tranh ảnh để tiến hành thực hành,
luyện tập. 
  -     Học sinh tiến hành thực hành hoặc thiết kế các poster sản phẩm và nộp lại cho giáo
viên phụ trách.
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện
tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
-Phiếu báo cáo thực hành
- Hoàn thành các bài kiểm tra
-   Bản cam kết, bản đề xuất, bản thiết kế, bản tự đánh giá của cá nhân/nhóm
-  Bài trình bày sơ đồ tư duy theo cá nhân/nhóm trên giấy A4/A0.
.-  Kĩ năng năng cứu người, kĩ năng cứu vật nuôi, kĩ năng đảm bảo an toàn, vệ sinh thực
phẩm…
- Nhận ra được điểm sai và chỉnh sửa điểm sai đó. Ví dụ thao tác sai khi sử dụng dụng cụ
đo khi thực hành.
- Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.
- Đề xuất được vấn đề, đặt được câu hỏi cho vấn đề tìm hiểu.
- Lập được dàn ý, tìm được từ khóa, sử dụng được ngôn ngữ khoa học khi viết báo cáo và
trình bày các văn bản khoa học, kết nối thông tin theo logic có ý nghĩa.
- Lập được kế hoạch và thực hiện kế hoạch, kế hoạch tìm hiểu khoa học tự nhiên.
- Ra quyết định, đề xuất được ý kiến cho vấn đề đã tìm hiểu.
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt
động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên
cần nhận xét, đánh giá:
-GV luôn luôn quan sát,lắng nghe, hướng dẫn, giúp đỡ, nêu gợi ý cho các nhóm trong quá
trình thảo luận nếu cần và khi kết thúc giáo viên có thể nhận xét ưu điểm, nhược điểm
của từng nhóm, từng cá nhân và có thể cho điểm cộng cho từng cá nhân hoặc nhóm hoàn
thành tốt.
-Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các
em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo
viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính
xác.
- Đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn
đề thực tiễn của cuộc sống.
-  Đánh giá sự tiến bộ của người học so với chính mình.
-Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán
dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt,
phong phú các hình thức tổ chức học tập:Thảo luận nhóm đôi, nhóm 4;Chia nhiệm vụ
theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập.... .
- Giáo viên nhận xét thái độ, đánh giá hoạt động hợp tác của các thành viên trong nhóm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá việc sử dụng công nghệ của cá nhân/nhóm.
-  Giáo viên nhận xét, đánh giá  sản phẩm công nghệ về chức năng, độ bền, tính thẩm mĩ,
tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng

You might also like