Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HÌNH THỨC THI TỰ LUẬN KHÔNG THUYẾT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM TRÌNH

Môn thi: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU


Khóa/Ngành: FNC-DHCQK44 MÃ LHP: 20C1BUS50300603
Chuyên ngành: Tài chính
Đề thi:
Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về các khái niệm “Cơ hội”, “Nguy cơ/ thách thức”, “Trong
nguy có cơ”, biến thách thức thành cơ hội, “Điểm mạnh”, “Điểm yếu”. Hãy tự đánh giá những
điểm mạnh, yếu của chính mình và đề xuất kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
của bản thân để biến thách thức thành cơ hội vượt qua đại dịch Covid – 19, hoàn thành tốt nhiệm
vụ học tập, thực hiện ước mơ của mình.
Sinh viên ​được sử dụng tài liệu.
Hình thức làm bài: ​Tự luận, dung lượng 3000 – 4000 từ; kiểu chữ (font): Time New Roman –
Unicode; Cỡ chữ (size): 13; Cách dòng (line spacing): 1,15.
Hình thức nộp bài: Theo quy định của UEH.
Họ và tên sinh viên: Đinh Ngọc Mai Khanh Mã sinh viên: 31181021315
Ngày sinh: 24/11/2000 Nơi Sinh: TPHCM

Điểm bài thi:

Bài làm
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Để hoạch định một chiến lược cho tương lai cần nhìn nhận được những tố chất tiềm tàng của bản
thân, nhịn nhận điểm mạnh và điểm yếu, những cơ hội cũng như thách thức mà bản thân có thể tạo
ra cũng như đối mặt. Đánh giá được những điều trên sẽ giúp bản thân có kế hoạch hơn, từ đó có thể
1
phát triển bản thân, ngăn được các rủi ro có thể phát sinh, nhanh nhẹn linh hoạt ứng phó. Đặc biệt,
khi tình hình về Đại dịch Covid - 19 chưa có dấu hiệu suy giảm và vẫn tiếp tục có những dấu hiệu
trở nên nghiêm trọng. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của bản thân, khó thích
nghi, và khả năng ảnh hưởng đến những mục tiêu, mục đích mà bản thân đã đề ra trong những năm
tiếp theo. Đó cũng chính là lý do chúng ta phải đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức trong bối cảnh hiện nay để có thể đề ra chiến lược cho tương lai sắp tới.
1.2. Mục tiêu thực hiện
- Hiểu được khái niệm Điểm mạnh. Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức
- Đánh giá được Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức bản thân.
- Đề xuất kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân để biến thách thức
thành cơ hội vượt qua đại dịch Covid – 19, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, thực hiện ước
mơ của mình.
1.3. Ý nghĩa
Giúp bản thân hiểu rõ tầm quan trọng của quản trị chiến lược tương lai, phát huy được điểm
mạnh, cải thiện điểm yếu, biến thách thức thành cơ hội để đạt được những mục đích mục tiêu
của bản thân dù trong bối cảnh Đại dịch Covid - 19 đầy khó khăn.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Khái niệm Cơ hội

Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng, năng lực cho phép con người thực hiện những công việc,
việc làm, mục đích và mục tiêu đề ra.

Cơ hội bản thân chính là sử dụng những năng lực, khả năng sẵn có của bản thân để thực hiện mục
đích và mục tiêu công việc mà bản thân đề ra.

Trong thương mại, cơ hội thể hiện sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện
khả năng bán được hàng để thoả mãn nhu cầu của cả nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ. Cơ hội xuất
hiện ở khắp mọi nơi, nó rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, dù một tổ chức có lớn đến đâu cũng
không thể khai thác tất cả các cơ hội xuất hiện trên thị trường mà chỉ có thể khai thác được các cơ
hội phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Mặt khác những cơ hội xuất hiện trên thị trường có
thể có lợi cho tổ chức này nhưng lại đem bất lợi cho tổ chức khác. Chính vì vậy doanh nghiệp, tổ

2
chức chỉ nên khai thác một hoặc một số những cơ hội hiện có trên thị trường, đó là các cơ hội hấp
dẫn.

Cơ hội hấp dẫn trong thương mại là những khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng đã và sẽ
xuất hiện trên thị trường được xem là phù hợp mục tiêu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do vậy doanh
nghiệp có đủ điều kiện thuận lợi để khai thác và vượt qua nó để thu lợi nhuận.

Phân tích cơ hội là nhằm xác định đâu là cơ hội tốt, cơ hội hấp dẫn để từ đó có những hướng triển
khai nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả hơn những doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó việc phân
tích cơ hội cũng hoạch định được chiến lược để phát triển bản thân.

2.2. Khái niệm Nguy cơ/Thách thức

Yếu tố của môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đó là những nguy cơ của môi trường. Nguy cơ xuất hiện song song với cơ hội của
doanh nghiệp, chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Nguy cơ mỗi cá nhân chính là sự tác động của các đối thủ đến việc thực hiện mục đích mục tiêu, hay
chính là những rủi ro khi bản thân thực hiện một dự án, công việc hay mục đích mục tiêu bản thân đề
ra.

Các nguy cơ xuất hiện ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp, tổ chức hay của chính bản thân,
họ hay bản thân chỉ có thể tránh những nguy cơ có thể xảy đến với mình và nếu phải đối mặt với nó
thì cố gắng giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

Phân tích nguy cơ giúp doanh nghiệp, bản thân thực hiện những thay đổi, điều chỉnh cần thiết đối với
những thay đổi, biến động có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hay
những mục đích, mục tiêu đề ra cho bản thân

2.3. Khái niệm Điểm mạnh

Điểm mạnh là tất cả những đặc điểm, việc làm đúng tạo nên năng lực cho Công ty. Điểm mạnh có thể
là sự khéo léo, sự thành thạo, là nguồn lực của tổ chức hoặc khả năng cạnh tranh (giống như sản phẩm
tốt hơn, sức mạnh của nhãn hiệu, công nghệ kỹ thuật cao hoặc là dịch vụ khách hàng tốt hơn). Điểm
mạnh có thể là tất cả những kết quả của việc liên minh hay sự mạo hiểm của tổ chức với đối tác có
sức mạnh chuyên môn hoặc năng lực tài chính- những thứ mà tạo nên khả năng cạnh tranh của Công
ty.
3
Trong thực tế kinh doanh, có nhiều doanh nghiệp không biết tận dụng triệt để mọi sức mạnh của
mình, phân tích điểm mạnh của Công ty nhằm xác định xem doanh nghiệp có lợi thế gì hơn so với đối
thủ cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả lợi thế đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Đối với bản thân, điểm mạnh chính là tài sản quý báu để mỗi cá nhân có thể làm nổi bật vai trò, cá
nhân đối với một đối tượng nhất định. Ví dụ khi bạn đi phỏng vấn thì điểm mạnh chính là tài sản để
bạn có thể thể hiện khả năng bản thân nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

2.4. Khái niệm Điểm yếu

Điểm yếu là tất cả những gì Công ty thiếu hoặc thực hiện không tốt bằng các đối thủ khác hay Công
ty bị đặt vào vị trí bất lợi. Điểm yếu có thể có hoặc có thể không làm giảm khả năng cạnh tranh của
Công ty mà tùy thuộc vào việc có bao nhiêu điểm yếu thể hiện trong thị trường.

Điểm yếu của bản thân chính là khoản nợ mà mỗi cá nhân cần phải trả đủ hoặc cải thiện những điểm
yếu để hoàn thiện đầy đủ những yếu tố để có thể cạnh tranh với các đối thủ, cạnh tranh với môi
trường, xã hội.

Phân tích điểm yếu của doanh nghiệp để thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được thực hiện chưa tốt, cần có những thay đổi kịp thời. Doanh nghiệp phải khắc phục hoặc hạn chế
điểm yếu của mình trong thời gian trước mắt hay ít nhất là có kế hoạch thay đổi trong tương lai. Tuy
nhiên, cũng phải thừa nhận rằng có những điểm yếu mà doanh nghiệp có thể khắc phục được nhưng
cũng có những điểm yếu mà doanh nghiệp không thể khắc phục được hoặc có thể nhưng hiện tại chưa
đủ khả năng. Phân tích điểm yếu chính là để thực hiện thành công điều đó.

2.5. Trong nguy có cơ - Biến những thách thức thành cơ hội

Đây chính là sử dụng những điểm mạnh để biến những thách thức thành cơ hội của bản thâ, hay dùng
những cơ hội vốn có để cải thiện những điểm yếu. Từ đó phát huy được tối đa những điểm mạnh tạo
ra cơ hội. Thách thức sẽ khiến chúng ta nhìn nhận được vấn đề, sử dụng những điểm mạnh vốn có tạo
ra cơ hội. Từ đó những thách thức sẽ trở thành bàn đạp mở ra nhiều con đường khác nhau.

Để xác định được cơ hội và thách thức trong môi trường của mỗi cá nhân, ta nên bắt đầu với những
"thách thức" đang gặp phải. Hãy thử so sánh bạn với các đối thủ cho mục tiêu hiện tại hay những rủi
ro có thể có khi thực hiện một dự án. Sau đó, khách quan nhất có thể, đánh giá các thách thức và tìm
cách vượt qua chúng bằng cách tạo cho bản thân những cơ hội có kế hoạch cụ thể.

4
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH - ĐIỂM YẾU BẢN THÂN
3.1. Xác định mục tiêu
Sau khi tốt nghiệp công việc lý tưởng của bản thân là được làm trong một công ty đúng
mơ ước của bản thân hoặc là công ty đúng theo chuyên ngành mình học và có thể giỏi về
nó sau khi có một vài năm kinh nghiệm. Trước tiên sau khi ra trường mình sẽ đi tìm
hiểu nhu cầu của thị trường, sau khi nắm bắt nhu cầu thị trường thì mình sẽ đầu tư và
phát triển nó, hoặc mình sẽ tìm một công việc phù hợp với kinh tế thị trường. Những vị
trí mà mình muốn làm là trưởng phòng bộ phận tài chính hoặc là giám đốc của một
công ty chi nhánh nào đó. Mục tiêu sự nghiệp trong 5 năm là hoàn thiện một số khuyết
điểm và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để có thể phát triển vị trí của mình
và đưa công ty lên một tầm cao mới.
3.2. Điểm mạnh
- S1: Kỹ năng tổ chức sự kiện, lên kế hoạch các dự án Truyền thông thông qua vieehc tham gia
các hoạt động CLB/Đội/Nhóm của Trường Đại học
- S2: Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả nhờ sự linh hoạt và nhạy bén từ kinh
nghiệm tích lũy với vai trò Thành viên Nhóm Truyền thông S Communications
- S3: Có các mối quan hệ rộng mở và kết nối tốt với các anh chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực
chuyên môn.
- S4: Kỹ năng giải quyết vấn đề, hoạch định rủi ro, đề ra hướng giải quyết tối ưu.
- S5: Ngôn ngữ tiếng anh - Ielts 7.0
3.3. Điểm yếu
- W1: Kỹ năng môn chuyên ngành còn kém, chưa vận dụng được kiến thức vào thực tiễn
- W2: Kỹ năng quản lý sắp xếp thời gian chưa hợp lý, chưa phân bổ được thời gian logic, phân
luồng những công việc quan trọng.
- W3: Không quyết đoán trong các quyết định đề ra, dễ thay đổi suy nghĩ, dễ chán nản.
- W4: Thiếu định hướng để hoạch định chiến lược cho tương lai
3.4. Cơ hội
- O1: Nâng cao trình độ học vấn trong bối cảnh Covid - 19
- O2: Tích lũy nhiều kinh nghiệm thông qua việc Thực tập
- O3: Có sự đầu tư của những công ty nước ngoài.
5
- O4: Phát hiện được kỹ năng tiềm ẩn của bản thân.
- O5: Tiếp xúc với cách làm việc của mọi người trong cuộc sống xung quanh bản thân.
3.5. Thách thức
- T1: Sự cạnh tranh việc làm từ những người tốt nghiệp cùng trường, cùng khóa.
- T2: Đối thủ cạnh tranh có kinh nghiệm, trình độ học vấn cao hơn.
- T3: Đối thủ cạnh tranh tìm việc làm tốt hơn mình.
- T4: Sự phát triển trong lĩnh vực mình tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính
canh tranh khốc liệt.
- T5: Càng ngày càng có nhiều người ra trường, và trình độ học vấn luôn thay đổi theo thời
gian để có thể theo kịp với kinh tế thị trường nên sẽ sa thải những người có kinh nghiệm làm
việc theo kiểu trước.
IV. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU, BIẾN
THÁCH THỨC THÀNH CƠ HỘI BẢN THÂN VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID - 19
ĐỂ HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ HỌC TẬP, THỰC HIỆN ƯỚC MƠ BẢN THÂN
4.1. Bối cảnh
Trong bối cảnh đại dịch Covid, có rất nhiều dự định cũng như kế hoạch bị phá vỡ, đó có lẽ là điều
mà khó lòng thay đổi cũng như kịp thích nghi với nó. Bản thân trong bối cảnh khó khăn này nếu
không hoạch định chiến lược thì sẽ dễ dàng đi sau và khó có thể phát triển cũng như thực hiện hóa
ước mơ bản thân đúng thời hạn.
Khi bản thân nhận thấy nguy cơ của đại dịch Covid - 19 có thể ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu
cũng như ảnh hưởng lên rất nhiều con người, chúng ta phải đưa ra những chiến lược nhằm đối phó,
thích nghi và phát triển chắc chắn nhất để hoạch định được rủi ro, giải quyết, hoàn thành tốt nhiệm
vụ học tập, thực hiện ước mơ bản thân.
4.2. Kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, biến thách thức thành cơ hội
vượt qua đại dịch Covid - 19.
Đầu tiên, hoàn thành tốt các môn học chuyên ngành với điểm GPA cao để ra Trường đúng
hẹn, có tấm bằng loại Khá giỏi. Dù hình thức học tập chuyển sang Online, điều này vẫn sẽ
không ảnh hưởng quá nhiều nếu bản thân chịu khó nghe giảng, hoàn thành các bài tập trên lớp
và thường xuyên ôn lại các bài học. Việc học Online sẽ giúp chúng ta dễ dàng lưu trữ bài

6
giảng và thường xuyên được củng cố kiến thức. Làm được điều trên sẽ giúp bản thân có thêm
rất nhiều kiến thức chuyên ngành. Mở ra nhiều cơ hội cho nghề nghiệp tương lai.
- O1-W1: ​Tham gia các chương trình Intern được chỉ dẫn bởi thầy cô trong Trường. Intern để
tiếp xúc với nhiều anh chị đi trước làm việc cùng lĩnh vực bản thân
→ Thông qua việc cố gắng học tập, chăm chỉ sẽ giúp việc không có nhiều chuyên môn chuyên
ngành cùng với cơ hội học tập → Nâng cao trình độ học vấn, mở rộng kiến thức. Tạo nhiều cơ hội
phát triển nghề nghiệp
- O5 - W2: ​Việc quan sát và học tập từ những người xung quanh sẽ giúp bản thân cải thiện
được điểm yếu về quản lý thời gian. Bên cạnh đó còn hoc tập nhiều hơn về những kĩ năng
mềm khác. Cơ hội học hỏi sẽ giúp bản thân cải thiện được những kỹ năng còn yếu. Điều này
sẽ giúp bản thân có thêm nhiều cơ hội trải nghiệm, học tập, giải quyết các vấn đề khó khăn
gặp phải dưới sự hướng dẫn, chỉ dẫn của những người đi trước.
- O2 - W4: ​Định hướng rõ ràng hơn về tương lai thông qua những kinh nghiệm đã tích lũy khi
đi Thực tập. Khi bản thân đã hiểu được về cách vận hành, áp dụng vào thực tiễn sẽ nhận ra
mình mạnh về mảng nào để phát huy, yếu mảng nào để cải thiện. Định hướng rõ ràng hơn về
sự hiểu biết cũng như khả năng bản thân.
- ​ hính điểm mạnh về giao tiếp, sự năng động sẽ giúp bản thân tạo ra cơ hội cạnh
S1 - T1, T3: C
tranh với nhiều đối thủ tài giỏi nhưng thiếu sự năng động. Kỹ năng mềm sẽ giúp bản thân linh
hoạt giải quyết các vấn đề, việc giỏi giao tiếp cũng sẽ giúp bản thân tự tin hơn, chủ động học
hỏi hơn.
- S3, S5 - O3:​ Chính quan hệ rộng rãi và khả năng giao tiếp Tiếng anh trôi chảy sẽ tạo cho bản
thân nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường rộng mở hơn, đặc biệt chính là môi trường công ty
nước ngoài.
V. KẾT LUẬN
Tóm lại, mục đích của phân tích SWOT cá nhân là xác định những việc bạn có thể làm để đáp ứng
tốt nhất mục đích, mục tiêu bản thân đề ra, từ đó có thể thực hiện được ước mơ của bản thân. So
sánh điểm mạnh và điểm yếu của bạn với yêu cầu công việc sẽ xác định được những điểm bản thân
còn thiếu sót do đó giúp bạn có phương án chuẩn bị phù hợp để trở thành ứng cử viên tốt nhất cho vị
trí mà bạn mong muốn hay một kế hoạch hoàn hảo cho các dự định cá nhân của bạn.

7
Do đó, hoàn thành SWOT cho mỗi cá nhân chúng ta là điều nên làm để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
hay một kế hoạch dài hạn trong sự nghiệp của bản thân, đặc biệt trong bối cảnh Covid - 19 thì việc
phân tích và đánh giá bản thân càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cá nhân chúng ta nên
thường xuyên sử dụng SWOT cho các dự án dự định thực hiện vì nó giúp chúng ta sẵn sàng để ứng
phó với những thách thức có thể gặp phải và việc xác định được thời gian để xúc tiến kế hoạch một
cách hợp lý cũng là một trong những cách giảm rủi ro hiệu quả.
Nếu chúng ta cần tìm kiếm một công việc mới hay dự định thực hiện kế hoạch nào đó, hãy thử sử
dụng SWOT để phát huy thế mạnh của bạn, cải thiện điểm yếu, tìm kiếm cơ hội để phát triển và vượt
qua các thách thức từ môi trường xung quanh đem lại. Đó là một cách hoạch định chiến lược vô
cùng hiệu quả.

VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. https://www.manufacturingterms.com/Vietnamese/Strengths,-Weaknesses,-Oppo
rtunities,-Threats-(SWOT)-Analysis.html
2. https://lehoangbich.com/swot-la-gi-y-nghia-va-ung-dung-cua-swot/
3. https://voer.edu.vn/m/phan-tich-diem-manh-diem-yeu-co-hoi-nguy-co-phan-tich-s
wot/397d5a08

8
9
10
11

You might also like