5.2 Toan Chuyen Dong

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Toán bồi dưỡng lớp 5

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG


TOÁN LỚP 5
BÀI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU

Họ và tên học sinh: …………..…………………………

Lớp: …………………………………………………….

Năm học: ……………………………………………….

Lưu hành nội bộ

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 1
Toán bồi dưỡng lớp 5

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 2
Toán bồi dưỡng lớp 5

A. Các kiến thức cơ bản

1. Sơ đồ công thức

v=s : t

s=v x t t=s : v

v = vận tốc ; s = quãng đường ; t = thời gian

2. Quan hệ tỉ lệ

- Trên cùng một quãng đường thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
- Khi vận tốc của hai vật không thay đổi thì thời gian và quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận
với nhau.
- Khi thời gian không đổi thì vận tốc và quãng đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
3. Hai vật chuyển động cùng chiều, ngược chiều gặp nhau:

a) Hai vật chuyển động ngược chiều trên cùng một quãng đường và khởi hành cùng lúc để gặp
nhau thì:

Thời gian gặp nhau = Quãng đường : Tổng vận tốc

Quãng đường = Tổng vận tốc x Thời gian gặp nhau

Tổng vận tốc = Quãng đường : Thời gian gặp nhau

b) Hai vật chuyển động cùng chiều trên cùng quãng đường khởi hành cùng một lúc để đuổi kịp
nhau thì:

Thời gian đuổi kịp = Khoảng cách ban đầu : Hiệu vận tốc

Khoảng cách ban đầu = Thời gian đuổi kịp x Hiệu vận tốc

Hiệu vận tốc = Khoảng cách ban đầu : Thời gian đuổi kịp

Chú ý: Đây là những kiến thức được áp dụng trong tất cả các dạng bài tập về Chuyển động
đều. Tùy dạng bài cụ thể mà ta sẽ có thêm những kiến thức đặc trưng riêng cho dạng bài đó.

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 3
Toán bồi dưỡng lớp 5

B. Các dạng bài tập

Dạng 1: Các bài tập vận dụng công thức cơ bản

Bài 1. Quãng đường từ nhà bác Lâm đến TP Hồ Chí Minh dài 93 km. Trong đó, đoạn đường từ

nhà bác đến bến xe dài 3km, bác đi bộ từ nhà đến bến xe hết 30 phút rồi tiếp tục đi bằng ô tô hết 1

giờ 30 phút. Tính:

a) Vận tốc bác Lâm khi đi bộ

b) Vận tốc ô tô.

Bài 2. Một người đi xe đạp từ nhà lúc 6 giờ 15 phút với vận tốc 11km/giờ và đến bến xe lúc 6 giờ

45 phút. Sau 10 phút nghỉ, người đó lên ô tô để về quê và đến quê lúc 9 giờ 10 phút

a) Tính quãng đường từ nhà người đó đến bến xe

b) Tính vận tốc ô tô, biết quãng đường từ bến xe đến quê là 112,5 km

Bài 3. Đường bộ từ TPHCM đi Tây Ninh dài 100km. Một người đi xe đò với vận tốc 30km/giờ

khởi hành từ TPHCM lúc 7 giờ 40 phút, tới Tây Ninh làm việc trong 1 giờ 20 phút, sau đó đi ô tô

về TPHCM với vận tốc 40km/giờ. Hỏi người đó về thành phố lúc mấy giờ?

Bài 4. Lúc 8 giờ 15 phút, bác Bình đi từ nhà ra ga với quãng đường dài 6km. Đi được nửa đường

thì nhớ ra đã để quên giấy tờ nên bác phải quay về nhà lấy và tới ga lúc 10 giờ 55 phút. Tính vận

tốc đi bộ của bác Bình?

Bài 5. Một ô tô xuất phát từ tỉnh A lúc 13 giờ 20 phút và tới B lúc 15 giờ kém 5 phút. Tính quãng

đường ô tô đã đi biết vận tốc ô tô là 60 km/giờ

Bài 6. Một người đi từ A đến B lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ, dọc đường người đó nghỉ

mất 30 phút. Hỏi:

a) Người đó đi từ A đến B (không kể thời gian nghỉ) hết bao lâu?

b) Vận tốc của người đó? Biết quãng đường AB dài 64km

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 4
Toán bồi dưỡng lớp 5

Bài 7. Lúc 6 giờ 30 phút, một ô tô đi từ A về B với vận tốc 48km/giờ. Biết quãng đường AB dài

108km và ô tô có nghỉ dọc đường 30 phút. Hỏi:

a) Ô tô đến B lúc mấy giờ?

b) Nếu muốn đến B lúc 8 giờ và không nghỉ dọc đường thì ô tô phải tăng vận tốc mỗi giờ thêm

bao nhiêu ki – lô – mét?

Bài 8. Hàng ngày anh Quý đi đến trường bằng xe đạp. Hôm nay anh đi từ nhà lúc 6 giờ 30 phút

bằng xe đạp với vận tốc 12 km/giờ, đi được 20 phút thì xe hỏng nên phải tiếp tục đi bộ với vận tốc

6km/giờ và đến trường lúc 8 giờ 2 phút. Tính quãng đường từ nhà đến trường

Bài 9. Sau 1 ngày đêm, một con mối có thể gặm thủng lớp giấy dày 0,8mm. Trên giá sách có 1 bộ

sách gồm 2 tập, mỗi tập dày 4cm, còn mỗi bìa cứng dày 2mm. Hỏi sau bao lâu thì con mối mới có

thể đục xuyên từ trang đầu của tập I đến trang cuối của tập II?

Dạng 2: Mối quan hệ tỉ lệ Quãng đường – Vận tốc – Thời gian

Bài 1. Một ô tô dự kiến đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ. Nhưng do trời trở gió mỗi giờ xe chỉ

đi được 35km/giờ và đến B chậm 40 phút so với dự kiến. Tính quãng đường từ A đến B

Bài 2. Một người đi xe máy từ A đến B mất 3 giờ. Lúc trở về do ngược gió mỗi giờ người ấy đi

chậm hơn 10km so với lúc đi nên thời gian lúc về lâu hơn 60 phút. Tính quãng đường AB?

Bài 3. Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 40 km/giờ và dự kiến tới B lúc 8 giờ. Đi nửa

đường thì người đó dừng lại nghỉ 30 phút. Để đến B đúng thời gian quy định, trên quãng đường

còn lại người đó phải tăng vận tốc thêm 10 km/giờ. Tính quãng đường AB

Bài 4. Một người đi xe đạp từ A đến B, sau khi đi được 10 km trong 40 phút, nếu giữ nguyên vận

tốc thì người đó sẽ đến B trước hẹn 24 phút. Tuy nhiên, thực tế người đó đã giảm vận tốc đi 3

km/giờ nên đến B sớm hơn 10 phút. Tính quãng đường AB

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 5
Toán bồi dưỡng lớp 5

Bài 5. Một chiếc cano đi từ bến A đến bến B mất 5 giờ. Lúc về cano đi mỗi giờ nhanh hơn lúc đi

14km nên chỉ mất 3 giờ. Tính quãng đường AB

Bài 6. Một người đi từ A đến B với vận tốc 14km/giờ. Lúc về do trời mưa nên người đó chỉ đi được

10km/giờ, vì vậy thời gian lúc về lâu hơn lúc đi nửa giờ. Tính quãng đường AB

Bài 7. Hàng ngày Tuấn đi xe đạp từ nhà đến trường hết 20 phút. Sáng nay, do dậy muộn nên Tuấn

xuất phát chậm 4 phút so với mọi ngày. Để đến trường đúng giờ, mỗi phút Tuấn phải đi nhanh

hơn 50m so với mọi ngày. Tính quãng đường từ nhà đến trường?

Bài 8. Một người đi từ A đến B với vận tốc 5km/giờ và dự định đến B lúc 14 giờ 30 phút. Đi được

3/4 quãng đường thì giảm vận tốc còn 4km/giờ nên đến B lúc 14 giờ 45 phút. Tính quãng đường

AB

Bài 9. Một ô tô dự định chạy từ tỉnh A đến tỉnh B vào lúc 16 giờ.

- Nếu chạy với vận tốc 60km/giờ thì ô tô đến B lúc 15 giờ

- Nếu chạy với vận tốc 40km/giờ thì ô tô đến B lúc 17 giờ

Hỏi ô tô phải chạy với vận tốc bao nhiêu để đến B đúng 16 giờ?

Dạng 3: Bài toán chuyển động cùng chiều, ngược chiều


Ghi nhớ:
a) Hai vật chuyển động ngược chiều trên cùng một quãng đường và khởi hành cùng lúc để gặp
nhau thì:

Thời gian gặp nhau = Quãng đường : Tổng vận tốc

Quãng đường = Tổng vận tốc x Thời gian gặp nhau

Tổng vận tốc = Quãng đường : Thời gian gặp nhau

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 6
Toán bồi dưỡng lớp 5

b) Hai động tử chuyển động cùng chiều trên cùng quãng đường khởi hành cùng một lúc để đuổi
kịp nhau thì:

Thời gian đuổi kịp = Khoảng cách ban đầu : Hiệu vận tốc

Khoảng cách ban đầu = Thời gian đuổi kịp x Hiệu vận tốc

Hiệu vận tốc = Khoảng cách ban đầu : Thời gian đuổi kịp

Bài 1. Lúc 12giờ trưa, một ô tô xuất phát từ điểm A với vận tốc 60km/giờ và dự định đến B lúc

3giờ 30 phút chiều. Cùng lúc đó, từ điểm C trên đường từ A đến B và cách A 40km, một người đi

xe máy với vận tốc 45 km/giờ về B. Hỏi lúc mấy giờ ô tô đuổi kịp người đi xe máy và địa điểm

gặp nhau cách A bao nhiêu ki – lô - mét?

Bài 2. Hai thành phố A và B cách nhau 186 km. Lúc 6 giờ sáng một người đi xe máy từ A với vận

tốc 30 km/giờ về B. Lúc 7 giờ một người khác đi xe máy từ B về A với vận tốc 35km/giờ. Hỏi lúc

mấy giờ thì hai người gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao xa?

Bài 3. Quãng đường AB dài 34,5km. Lúc 7 giờ người thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc 6km/giờ.

Vào lúc 9 giờ, người thứ hai cũng đi từ A đến B với vận tốc 10km/giờ. Hỏi:

a) Hai người gặp nhau lúc mấy giờ?

b) Chỗ gặp nhau cách B bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 4. Một người đi bộ khởi hành từ xã A lúc 8 giờ 45 phút đi đến xã B, quãng đường dài 24km,

vận tốc 4km/giờ. Ngày hôm sau, lúc 10 giờ 15 phút, người đó đi theo đường cũ từ B về A với vận

tốc 5km/giờ. Cả lúc đi lẫn lúc về, người đó đều đi qua nhà văn hóa huyện vào cùng một thời điểm

trong ngày. Hãy tính thời điểm đó

Bài 5. Một ô tô đi quãng đường AB hết 4 giờ, và một xe máy đi quãng đường đó hết 6 giờ. Nếu 2

xe cùng xuất phát tại A và xe máy đi trước ô tô 1,5 giờ thì sau bao lâu ô tô sẽ đuổi kịp xe máy?

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 7
Toán bồi dưỡng lớp 5

Bài 6. Xuân ngồi trên xe điện và thấy Thu đi bộ ngược chiều qua trước mặt mình. Sau đó 1 phút,

xe điện dừng bến, Xuân xuống xe và đuổi theo Thu. Biết vận tốc xe điện gấp đôi vận tốc của

Xuân, vận tốc của Xuân gấp rưỡi vận tốc của Thu. Hỏi sau bao lâu thì Xuân đuổi kịp Thu ?

Bài 7. Hai đoàn tàu khởi hành cùng lúc từ 2 ga A và B, đi ngược chiều nhau để tới ga C cách đều

2 ga A và B là 720 km. Đoàn tàu xuất phát từ A có vận tốc 140 km/giờ và đoàn tàu xuất phát từ B

có vận tốc 100 km/giờ. Hỏi sau khi xuất phát bao lâu thì quãng đường còn lại của tàu đi từ A bằng

một nửa quãng đường còn lại của tàu đi từ B?

Bài 8. Một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ và một ô tô đi với vận tốc 28 km/giờ cùng khởi

hành lúc 6 giờ từ địa điểm A tới B. Sau đó nửa giờ một xe máy đi với vận tốc 24 km/giờ cũng

xuất phát từ A để đi đến B. Hỏi trên đường từ A đến B vào lúc mấy giờ xe máy ở đúng điểm chính

giữa xe đạp và ô tô?

Bài 9. Từ 2 địa điểm A và B cách nhau 396km, có 2 người khởi hành cùng 1 lúc bằng xe máy và

đi ngược chiều nhau để gặp nhau. Khi người thứ nhất đi được 216km thì 2 người gặp nhau, lúc đó

họ đã đi hết một số giờ đúng bằng hiệu số quãng đường 2 người đi được trong 1 giờ. Tính vận tốc

mỗi người?

Bài 10. Xe thứ nhất đi từ A đến B hết 3 giờ, xe thứ hai đi từ B về A hết 5 giờ. Xe thứ nhất khởi

hành lúc 7 giờ và xe thứ hai khởi hành lúc 8 giờ 30 phút. Hỏi sau bao lâu thì 2 xe gặp nhau?

Bài 11. Một người đi xe máy từ A đến B và đuổi theo một người đi xe đạp xuất phát cùng lúc tại

C cách A là 63 km. Sau 3 giờ thì xe máy đuổi kịp xe đạp. Biết vận tốc xe đạp bằng 2/5 vận tốc xe

máy. Tính vận tốc mỗi xe?

Bài 12. Một người đi xe máy từ A lúc 9 giờ 30 phút với vận tốc 45km/giờ. Đến 11 giờ 6 phút một

ô tô đi từ A đuổi theo xe máy với vận tốc 54km/giờ. Hỏi:

a) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ ?

b) Đến khi gặp nhau mỗi xe đã đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 8
Toán bồi dưỡng lớp 5

Bài 13. Quãng đường từ huyện A đến huyện B dài 91,5km. Một người đi xe đạp từ A đến B lúc

13 giờ 15 phút với vận tốc 12km/giờ. Đến 13 giờ 45 phút một người đi xe máy từ B đến A với vận

tốc 45km/giờ. Hỏi 2 người gặp nhau lúc mấy giờ và chỗ gặp nhau cách B bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 14. Xe thứ nhất đi từ A đến B hết 3 giờ, xe thứ hai đi từ B về A hết 4 giờ. Sau khi khởi hành

cùng 1 lúc từ A và B được 2 giờ thì 2 xe cách nhau 5km. Tính quãng đường AB?

Bài 15. Có 2 cậu bé thi chạy trên quãng đường AB dài 500m và khởi hành cùng một lúc từ A. Cậu

bé thứ nhất chạy với vận tốc 100m/phút và cậu bé thứ hai chạy với vận tốc 80m/phút. Cậu bé thứ

nhất chạy đến B trước rồi quay trở lại ngay gặp cậu bé thứ hai. Tính thời gian từ lúc 2 cậu bé bắt

đầu chạy cho đến lúc gặp nhau?

Bài 16. Anh đi từ nhà đến trường hết 30 phút. Em đi từ nhà đến trường hết 40 phút. Hỏi nếu em đi

học trước anh 5 phút thì anh có đuổi kịp em không? Nếu đuổi kịp thì ở chỗ nào từ nhà đến

trường?

Bài 17. Ba xe: ôtô, xe máy, xe đạp cùng đi từ A đến B. Để đến B cùng một lúc, xe đạp đã đi trước

xe máy 20 phút, còn ôtô đi sau xe máy 10 phút. Biết vận tốc của ôtô là 36km/giờ, của xe đạp là

12km/giờ, hãy tính:

a) Quãng đường AB b) Vận tốc xe máy.

Bài 18. Hai người khởi hành từ Nha Trang theo 2 hướng ngược nhau. Một người lái ô tô từ Nha

Trang về TPHCM, còn người kia lái mô tô về Đà Nẵng.

Người lái ô tô xuất phát lúc 7 giờ với vận tốc 50km/giờ

Người lái mô tô xuất phát lúc 8 giờ với vận tốc 40km/giờ.

Hỏi lúc mấy giờ thì 2 người cách nhau 230km?

Bài 19. Có 3 thành phố A, B, C nằm dọc theo đường quốc lộ, thành phố B ở giữa A và C, biết AB

= 120km và BC = 150km. Lúc 6 giờ 30 phút có 1 xe ô tô đi từ B về phía C với vận tốc 35km/giờ.

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 9
Toán bồi dưỡng lớp 5

Cùng lúc ấy có 1 xe máy đi từ B về A với vận tốc 25km/giờ.

Hỏi đến mấy giờ thì khoảng cách giữa xe ô tô và C bằng khoảng cách giữa xe máy và A?

Dạng 4: Chuyển động xuôi dòng – ngược dòng


* Ghi nhớ:
+ Vận tốc xuôi dòng = Vận tốc thực + Vận tốc dòng nước
+ Vận tốc ngược dòng = Vận tốc thực – Vận tốc dòng nước
+ Hiệu vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng bằng 2 lần vận tốc dòng nước
+ Vận tốc thực = (Vận tốc xuôi + Vận tốc ngược) : 2
Chú ý: Bài toán có cây bèo, khúc gỗ hay một vật trôi trên dòng nước thì vận tốc của vật đó
chính bằng vận tốc dòng nước

Bài 1. Vận tốc nước chảy là 15m/phút. Một người bơi xuôi dòng khúc sông 900m hết 9 phút. Hỏi
người đó bơi ngược dòng khúc sông đó hết bao nhiêu thời gian?

Bài 2. Vận tốc ca-nô khi nước yên lặng là 12,5 km/giờ. Vận tốc dòng nước là 2,5 km/giờ. Hai bến
sông A và B cách nhau 30 km. Nếu ca-nô đó xuôi dòng từ A đến B rồi lại ngược dòng từ B về A
ngay thì hết tất cả bao nhiêu thời gian ?

Bài 3. Một ca-nô xuôi dòng từ A đến B hết 4 giờ và ngược dòng từ B về A hết 6 giờ. Biết vận tốc
dòng nước là 50m/phút. Tính:
a) Chiều dài quãng sông AB
b) Vận tốc ca-nô khi nước yên lặng?

Bài 4. Lúc 8 giờ 30 phút, một ca-nô khởi hành từ bến A đến bến B. Đến bến B ca-nô nghỉ 2 giờ
15 phút rồi từ B trở về A và đến A lúc 16 giờ 45 phút cùng ngày. Tính khoảng cách từ bến A đến
bến B. Biết vận tốc riêng của ca-nô là 24,3 km/giờ và vận tốc dòng nước là 2,7 km/giờ

Bài 5. Một chiếc thuyền đi xuôi dòng từ A đến B hết 3 giờ, đi ngược dòng từ B đến A hết 4 giờ.
Hỏi khóm bèo trôi từ A đến B hết mấy giờ?

Bài 6. Một thuyền máy đi ngược dòng từ bến B đến bến A. Vận tốc của thuyền máy khi nước yên lặng
là 22,6 km/giờ và vận tốc dòng nước là 2,2 km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút thì thuyền máy đến bến A. Hỏi
quãng sông AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 10
Toán bồi dưỡng lớp 5

Bài 7. Quãng sông AB dài 143 km, vận tốc dòng nước là 6 km/giờ. Một ca-nô đi xuôi dòng từ A
về B và một ca-nô khác đi ngược dòng từ B về A. Hai ca-nô cùng khởi hành lúc 8 giờ 30 phút.
Vận tốc thực của mỗi ca-nô là 26km/giờ . Hỏi đến mấy giờ 2 ca-nô gặp nhau?

Bài 8. Một chiếc ca-nô chạy từ bến A đến bến B. Khi ca-nô đi xuôi dòng hết 6 giờ và khi đi ngược
dòng hết 8 giờ. Tính khoảng cách từ bến A đến bến B biết vận tốc dòng nước là 45m/phút

Bài 9. Một ca-nô xuôi dòng từ A đến B hết 30 phút và ngược dòng từ B về A hết 45 phút. Hỏi
cụm bèo trôi từ A đến B hết bao lâu?

Bài 10. Lúc 7 giờ một tàu thủy chở khách xuôi dòng từ bến C đến bến D. Đến D tàu nghỉ 2 giờ 30
phút rồi quay trở về đến C lúc 13 giờ 30 phút cùng ngày. Tính khoảng cách giữa 2 bến C và D,
biết thời gian xuôi dòng nhanh hơn ngược dòng là 40 phút và vận tốc dòng nước là 3,5km/giờ

Dạng 5: Chuyển động của vật có chiều dài đáng kể

Ghi nhớ:

* Bài toán chuyển động của vật có chiều dài đáng kể thì quãng đường vật đó đi được phải cộng

thêm chiều dài của nó. Coi vật đó là đoàn tàu có chiều dài là d.

- Đoàn tàu chạy qua cột điện, thì quãng đường tàu đi được tính từ lúc đầu tàu đến cột điện cho đến

khi toa cuối cùng đi qua cột điện và chính bằng chiều dài đoàn tàu. Thời gian tàu chạy qua cột

điện là:

t = d : v ( v : vận tốc của đoàn tàu )

- Đoàn tàu chạy qua cái cầu có chiều dài m, thì quãng đường tàu đi được bằng tổng chiều dài đoàn

tàu và cây cầu .Thời gian chạy qua được xác định là:

t = ( d + m ) : v (v : vận tốc của đoàn tàu )

-Trường hợp đoàn tàu chạy qua một ô tô đang chạy ngược chiều ( chiều dài của ô tô không đáng

kể ) được xem xét như bài toán về hai chuyển động ngược chiều: một vật xuất phát ở A ( đuôi của

đoàn tàu ) và vật kia xuất phát ở B ( ô tô )

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 11
Toán bồi dưỡng lớp 5

- Trường hợp đoàn tàu chạy qua một ô tô đang chạy cùng chiều ( chiều dài của ô tô không đáng kể

) được xem xét như bài toán về hai chuyển động cùng chiều: một vật xuất phát ở A ( đuôi của

đoàn tàu ) và vật kia xuất phát ở B ( ô tô )

Bài 1. Một xe lửa dài 120m chạy qua đường hầm với vận tốc 48km/giờ. Từ lúc đầu tàu bắt đầu

chui vào hầm cho đến lúc toa cuối của tàu ra khỏi hầm mất 8 phút 12 giây. Tính chiều dài đường

hầm

Bài 2. Một người đi xe đạp điện với vận tốc 18km/giờ gặp một đoàn tàu đi ngược chiều và lướt

qua mình trong 10 giây. Tính vận tốc đoàn tàu, biết tàu dài 200m

Bài 3. Một xe lửa đi qua một chiếc cầu dài 30m mất 10 giây. Cùng vận tốc đó, tàu đi qua một

chiếc cầu khác dài 150m mất 18 giây. Tính

a) Vận tốc xe lửa ? b) Chiều dài xe lửa?

Bài 4. Một tàu hỏa lướt qua một người đi xe đạp cùng chiều với vận tốc 12 km/giờ trong 9 giây và

lướt qua một người đi máy ngược chiều với vận tốc 48km/giờ trong 3 giây.

a) Tính vận tốc tàu hỏa? b) Tính chiều dài tàu hỏa?

Bài 5. Một xe lửa đi qua một chiếc cầu dài 50 m hết 15 giây. Cũng vận tốc đó, xe lửa đi qua một

chiếc cầu khác dài 210 m hết 25 giây. Tính:

a) Vận tốc của xe lửa ? b) Chiều dài của xe lửa?

Bài 6. Một ô tô gặp một xe lửa chạy ngược chiều .Một hành khách trên ôtô thấy từ lúc toa đầu cho

tới lúc toa cuối của xe lửa qua khỏi mình mất 7 giây. Tính vận tốc của xe lửa (theo km/giờ), biết

xe lửa dài 196m và vận tốc ôtô là 960m/phút

Bài 7. Một tàu hỏa chạy cùng chiều với một xe máy và vượt qua xe máy trong 15 giây. Biết vận

tốc tàu hỏa là 16m/giây, vận tốc xe máy là 36 km/giờ. Tính chiều dài tàu hỏa?

Bài 8. Một xe lửa và một ô tô ray chạy ngược chiều nhau trên 2 con đường sắt song song. Xe lửa

dài 150m, ô tô ray dài 60m. Tính thời gian từ lúc 2 đầu xe gặp nhau cho đến lúc 2 toa cuối vượt

qua nhau biết vận tốc xe lửa là 54km/giờ, còn vận tốc ô tô ray là 72km/giờ.

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 12
Toán bồi dưỡng lớp 5

Dạng 6: Vận tốc trung bình

Cần nhớ: Muốn tìm vận tốc trung bình, ta lấy Tổng quãng đường chia cho Tổng thời gian

Chú ý: Trong các bài toán không cho cụ thể quãng đường hay thời gian, ta thường quy về tính

toán trên 1 đơn vị quãng đường ( thường là 1 km) hoặc 1 đơn vị thời gian ( 1 giờ, 1 phút … ).

Bài 1. Một ô tô đi trên một quãng đường, trong 2 giờ đầu ô tô đi với vận tốc 50km/giờ và 3 giờ
sau đi với vận tốc 45km/giờ. Tìm vận tốc trung bình của ô tô trên quãng đường đã đi.

Bài 2. Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ và đi từ B về A với vận tốc
10km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đi và về?

Bài 3. Một người đi từ A đến B. Biết 2/3 quãng đường đầu người đó đi với vận tốc 4km/giờ, trên
đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc 6km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên
quãng đường AB ?

Bài 4. Hai người đi từ A đến B. Người thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 40km/giờ và

nửa quãng đường sau với vận tốc 45 km/giờ. Người thứ hai đi nửa thời gian đầu với vận tốc

40km/giờ và nửa thời gian sau với vận tốc 45 km/giờ. Hỏi ai đến B trước?

Bài 5. Một người đi xe máy trên một quãng đường. Trong 1,5 giờ đầu người đó đi với vận tốc 48

km/giờ, trong 0,5 giờ sau người đó đi với vận tốc 40 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người

đó?

Bài 6. Một người đi từ A đến B bằng xe đạp với vận tốc 15km/giờ, sau đó lại từ B về A với vận

tốc 12 km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường cả đi cả về?

Bài 7. Một người đi từ C đến D bằng xe đạp. Biết 4/9 quãng đường đầu người đó đi với vận tốc

12km/giờ, trên đoạn đường còn lại người đó đi với vận tốc 18km/giờ. Tính vận tốc trung bình của

người đó trên quãng đường CD?

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 13
Toán bồi dưỡng lớp 5

Bài 8. Hai người đi xe đạp từ A đến B. Người thứ nhất đi cả quãng đường với vận tốc 12 km/giờ.

Người thứ hai đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 13km/giờ và nửa quãng đường sau với vận tốc

11km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người thứ hai và ai là người đến B trước?

Bài 9. Một người đi từ A đến B với vận tốc 4,5 km/giờ; sau đó lại đi từ B về A với vận tốc 4

km/giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường cả đi lẫn về?

Liên hệ: Thầy Thủy, 8/18 Nguyên Hồng, HN – ĐT: 098 559 2384 Page 14

You might also like