Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 95

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG


-------------------------------

Bài giảng
NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

Tài liệu học tập dành cho sinh viên khoa Ngoại ngữ,
bậc đại học hệ chính quy
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Chinh
(Lưu hành nội bộ)

Bổ sung, sửa chữa lần thứ 5

Đà Nẵng, 2021
Lời nói đầu

Tập bài giảng cho học phần ―Ngôn ngữ học đối chiếu‖ là tập
bài giảng, ngoài phần Dẫn luận, với 5 phần đƣợc giảng dạy bao gồm
lý thuyết, thảo luận và thực hành trong 30 tiết (2 tín chỉ), cụ thể nhƣ
sau:
- Dẫn nhập: 4 tiết;
- Chƣơng 1: Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các bộ
môn ngôn ngữ học hiện đại - 4 tiết;
- Chƣơng 2: Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu - 6 tiết;
- Chƣơng 3: Mục đích của Ngôn ngữ học đối chiếu - 6 tiết;
- Chƣơng 4: Các cấp độ đối chiếu ngôn ngữ - 5 tiết;
- Chƣơng 5: Các quy trình đối chiếu ngôn ngữ - 5 tiết
Mỗi bài, ngoài phần lý thuyết, còn có phần bài tập nhằm củng
cố kiến thức đã học.
Đây là tập bài giảng đƣợc tích lũy, bổ sung và điều chỉnh qua
quá trình lên lớp, giảng dạy cho sinh viên ngành biên, phiên dịch, …
bậc đại học các khóa hệ chính quy tại Đại học Đà Nẵng và tại Trƣờng
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng.
Trong quá trình biên tập chắc hẳn còn những thiếu sót và sẽ
đƣợc hiệu chỉnh trong những lần tiếp theo.

Người biên soạn


PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh
2
MỤC LỤC

Dẫn nhập 5
Chương 1: Vị trí của ngôn ngữ học đối chiếu trong các bộ 18
môn ngôn ngữ học hiện đại
1.1. So sánh 18
1.2. Những phƣơng pháp cơ bản đƣợc áp dụng trong so sánh 20
ngôn ngữ
1.3. Phân biệt ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học so 21
sánh - loại hình, ngôn ngữ học so sánh - khu vực và ngôn ngữ
học so sánh - đối chiếu
1.4. Lịch sử hình thành bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu 21
Chương 2: Nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu 23
2.1. Những quan điểm khác nhau về nhiệm vụ của ngôn ngữ học 23
đối chiếu
2.2. Dựa vào phạm vi của ngôn ngữ học đối chiếu để xác định 24
nhiệm vụ cụ thể của ngôn ngữ học đối chiếu
Chương 3: Mục đích của ngôn ngữ học đối chiếu ngôn ngữ 36
3.1. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng lý 36
thuyết
3.2. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng thực 37
hành ngôn ngữ

3
Chương 4: Các cấp độ của ngôn ngữ học đối chiếu 46
4.1. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm 46
4.2. Nghiên cứu đối chiếu từ vựng- ngữ nghĩa 51
4.3. Một số thử nghiệm (Nghiên cứu về đối chiếu ngôn ngữ - 52
Một số bài báo về so sánh, đối chiếu ngôn ngữ đã đăng ở tạp chí,
hội thảo khoa học)
Chương 5. Các quy trình đối chiếu ngôn ngữ 91

5.1. Cơ sở đối chiếu ngôn ngữ 91


5.2. Các nguyên tắc đối chiếu 93
5.3. Quy trình đối chiếu 94
Tài liệu tham khảo 95

4
DẪN NHẬP
Hệ thống hóa các kiến thức môn Dẫn luận ngôn ngữ, môn
Tiếng Việt có liên quan đến môn Ngôn ngữ học đối chiếu, trong đó
các khái niệm cơ bản là:
Ngôn ngữ là gì?;
Ngôn ngữ học là gì?;
Đồng đại, lịch đại là gì?;
Ngữ âm là gì?;
Ngữ pháp là gì?;
Từ vựng là gì?;
Ngữ dụng là gì?;
Âm vị là gì?;
Hình vị là gì?;
Từ, cụm từ là gì?;
Câu là gì?;
Các phƣơng thức ngữ pháp bên ngoài và bên trong từ?;
Phân loại ngôn ngữ theo cội nguồn: các ngữ hệ, các dòng, các
ngành, các nhánh; Phân loại ngôn ngữ theo loại hình: các loại hình
ngôn ngữ và các đặc trƣng cơ bản của chúng; Các đặc điểm loại hình
của tiếng Anh và tiếng Việt.
1. Ngôn ngữ là gì?
Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất phục vụ cho
việc giao tiếp của con ngƣời và đƣợc phản ánh trong ý thức của tập
thể một cách độc lập với những tƣ tƣởng, tình cảm và nguyện vọng cụ
thể của con ngƣời, cũng nhƣ trừu tƣợng hóa khỏi những tƣ tƣởng, tình
cảm và nguyện vọng đó.
Nhƣ vậy, ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp ở dạng khả năng
tiềm tàng. Còn lời nói là phƣơng tiện giao tiếp ở dạng hiện thực hóa,
tức là dạng hoạt động, gắn với những nội dung cụ thể.
5
2. Ngôn ngữ học là gì?
Ngôn ngữ học là một bộ môn khoa học nghiên cứu các ngôn
ngữ. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học là:
- Phải miêu tả và làm lịch sử cho tất cả các ngôn ngữ, các ngữ
tộc.
- Phải tìm ra đƣợc những qui luật tác động thƣờng xuyên và
phổ biến trong các ngôn ngữ, rút ra những qui luật khái quát có thể
giải thích tất cả những hiện tƣợng cá biệt.
3. Đồng đại là gì? Lịch đại là gì?
- Đồng đại là trục của những hiện tƣợng đồng thời, liên quan
đến những sự vật đang cùng tồn tại, loại trừ mọi sự can thiệp của thời
gian.
- Lịch đại là trục của những hiện tƣợng kế tục, trên đó bao giờ
cũng chỉ có thể xét một sự vật trong một lúc mà thôi, nhƣng trên đó có
tất cả những sự vật của trục thứ nhất (trục đồng đại) với những sự thay
đổi của nó (Saussure so sánh đồng đại và lịch đại với nhát cắt ngang
và nhát cắt dọc của một thân cây). Cần phân biệt đồng đại và lịch đại
nhƣng không nên đối lập chúng một cách tuyệt đối. Trong mỗi trạng
thái ngôn ngữ cần vạch ra những sự kiện đang lùi vào quá khứ và
những hiện tƣợng đang xuất hiện trên cái nền của những hiện tƣợng
ổn định, có tính chuẩn mực đối với trạng thái ngôn ngữ đó.
4. Ngữ âm là gì?
Âm thanh tiếng nói con ngƣời, về bản chất là vô tận bởi tuỳ
theo các đặc điểm cá nhân khác nhau, các đặc điểm về hoàn cảnh phát
âm khác nhau, mục đích phát âm khác nhau mà tiếng nói phát ra có
những phần khác nhau.
5. Ngữ âm học là gì?
Ngữ âm học là ngành nghiên cứu về cơ chế tạo sản các âm
thanh của tiếng nói con ngƣời, cho nên, ngoài việc mô tả một cách
chính xác cơ chế đó hoạt động nhƣ thế nào thì cần phải đặc tả một
cách chính xác các sự biểu hiện khác nhau của tiếng nói ấy, tức là các
6
kết quả của cơ chế tạo sản âm thanh tiếng nói con ngƣời. Chính vì thế,
các dạng thể âm thanh là vô hạn. Và đơn vị của ngữ âm học là các âm
tố, tức là các âm thanh tự nhiên của tiếng nói con ngƣời.
6. Từ vựng học là gì?
Nói cho đơn giản thì từ vựng học (lexicology) là một bộ môn
ngôn ngữ học nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ.
Vậy, đối tƣợng nghiên cứu của từ vựng học là từ vựng.
Từ vựng đƣợc hiểu là tập hợp tất cả các từ và đơn vị tƣơng
đƣơng với từ trong ngôn ngữ.
Đơn vị tƣơng đƣơng với từ là những cụm từ cố định, cái mà
ngƣời ta vẫn hay gọi là các thành ngữ, quán ngữ. Ví dụ: ngã vào võng
đào, múa tay trong bị, con gái rượu, tóc rễ tre, của đáng tội,… trong
tiếng Việt; hoặc wolf in sheep's clothing (sói đội lốt cừu), like a bat
out of hell (ba chân bốn cẳng)… trong tiếng Anh.
7. Ngữ pháp học là gì?
Ngữ pháp hay văn phạm là quy tắc chủ yếu trong cấu trúc
ngôn ngữ. Việc tạo ra các quy tắc chính cho một ngôn ngữ riêng
biệt là ngữ pháp của ngôn ngữ đó, vì vậy mỗi ngôn ngữ có một ngữ
pháp riêng biệt của nó. Ngữ pháp là một phần trong nghiên cứu
ngôn ngữ hay còn gọi là ngôn ngữ học.
8. Phong cách học là gì?
Phong cách học nghiên cứu các sự kiện biểu đạt của ngôn ngữ
trên quan điểm nội dung biểu cảm của chúng, nghĩa là sự biểu đạt các
sự kiện tình cảm bằng ngôn ngữ và tác động .... Bởi vì sự khắc khổ có
thể là một cái gì cƣờng điệu và bao hàm một khái niệm không thể hiện
điều mà chúng ta cảm thấy ở đây.
9. Ngữ dụng học là gì?
Ngữ dụng học (pragmatics) là một chuyên ngành thuộc ngôn
ngữ học và tín hiệu học nghiên cứu về sự đóng góp của bối cảnh tới
nghĩa. Ngữ dụng học bao hàm cả Lý thuyết hành vi ngôn từ, Hàm
ngôn hội thoại, tƣơng tác lơi nói và cả những cách tiếp cận khác tới
7
hành vi ngôn ngữ trong triết học, xã hội học và nhân học. Khác với
Ngữ nghĩa học nghiên cứu về nghĩa qui ƣớc hoặc "mã hóa" trong một
ngôn ngữ, Ngữ dụng học nghiên cứu về cách làm sao nghĩa lại đƣợc
chuyển tải qua không chỉ cấu trúc và hiểu biết ngôn ngữ (ngữ pháp, từ
vƣng, v.v..) của ngƣời nói và ngƣời nghe, mà còn qua cả ngữ cảnh của
phát ngôn, cùng với những hiểu biết có từ trƣớc đó liên quan tới chủ
đề, ý đồ đƣợc suy ra của ngƣời nói, và các yếu tố khác nữa. Theo cách
nhìn này, Ngữ dụng học giải thích về sao ngƣời sử dụng ngôn ngữ lại
có thể vƣợt qua những rào cản rõ ràng về sự mơ hồ nghĩa (hay lƣỡng
nghĩa), vì nghĩa phụ thuộc vào cách thức, vị trí, thời gian, v.v.. của
một phát ngôn.
10. Âm vị là gì? Nguyên âm là gì? Phụ âm là gì? Các nét khu biệt?
- Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn
ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âmthanh của các đơn vị có nghĩa
của ngôn ngữ. Âm vịcòn có thể đƣợc coi là một chùm hoặc một tổng
thể đặc trƣng các nét khu biệt đƣợc thể hiện đồng thời.
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm:
/b, m, f, v, t, t‘, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ, ɣ, h, ʔ/

Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt

8
Hệ thống âm đệm
Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.
Hệ thống âm chính
Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm
chính:
/i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/

Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt


Hệ thống âm cuối
Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung
tích cực, trong đó có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm
/-w, -j/.

Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt


11. Hình vị là gì? Từ là gì?
Từ đƣợc cấu tạo nhờ các hình vị. Nói cách khác, từ đƣợc tạo ra
nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc
nhất định. Ví dụ:
9
Từ tiếng Anh Antipoison = anti + poison
Từ tiếng Nga nucaтeль = nuca + тeль
Vậy hình vị là gì?
Quan niệm thƣờng thấy về hình vị, đƣợc phát biểu nhƣ sau:
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa và/hoặc có giá trị
(chức năng) về mặt ngữ pháp.
Quan niệm này xuất phát từ truyền thống ngôn ngữ học châu
Âu vốn rất mạnh về hình thái học, dựa trên hàng loạt các ngôn ngữ
biến hình. Chẳng hạn, trong dạng thức played của tiếng Anh ngƣời ta
thấy ngay là: play và -ed. Hình vị thứ nhất gọi tên, chỉ ra khái niệm về
một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời của hành động đặt
trong mối quan hệ với các từ khác trong câu mà played xuất hiện.
Các hình vị đƣợc phân chia thành những loại khác nhau. Trƣớc
hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị hạn chế (bị ràng
buộc).
Hình vị tự do là những hình vị mà tự nó có thể xuất hiện với tƣ
cách những từ độc lập. Ví dụ: house, man, black, sleep, walk… của
tiếng Anh; nhà, người, đẹp, tốt, đi, làm… của tiếng Việt.
Hình vị hạn chế là những hình vị chỉ có thể xuất hiện trong tƣ
thế đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác. Ví dụ: -ing, -ed, -s, -ity… của
tiếng Anh; ом, uх, е… của tiếng Nga.
Từ là gì?
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền
vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, đƣợc vận dụng độc lập, tái
hiện tự do trong lời nói để tạo câu.
Ví dụ:
nhà, ngƣời, áo, cũng, nếu, sẽ, thì, đƣờng sắt, sân bay, dạ dày,
đen sì, dai nhách...
12. Phương thức ngữ pháp là gì? Các phương thức ngữ pháp phổ
biến?

10
Để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ pháp, mỗi ngôn ngữ có thể sử
dụng những phƣơng tiện và cách thức khác nhau, tùy thuộc vào loại
hình của ngôn ngữ đó. Cách thức và phƣơng tiện mà ngôn ngữ dùng
để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp gọi là phương thức ngữ pháp.
Có thể nêu lên những phƣơng thức ngữ pháp chủ yếu sau đây:
1. Phương thức phụ gia (hay phụ tố)
Khi phân tích các từ có cấu tạo hình thái, ta thu đƣợc các loại
hình vị khác nhau. Chẳng hạn phân tích từ ‗workers‘ (các công nhân)
của tiếng Anh ta thu đƣợc 2 loại hình vị: căn tố [work-], phụ tố [-er]
và vĩ tố [-s]. Căn tố ‗work-‗ là hình vị mang ý nghĩa từ vựng, phụ tố ‗-
er‘ vừa có ý nghĩa từ vựng vừa có ý nghĩa ngữ pháp và đƣợc sử dụng
để cấu tạo từ mới, còn vĩ tố ‗-s‘ chỉ đƣợc dùng để thể hiện các loại ý
nghĩa ngữ pháp của từ này. Hình vị ‗-s‘ cũng là một loại phụ tố, song
không có tác dụng tạo ra từ mới nhƣ các phụ tố cấu tạo từ, mà là loại
hình vị thuần túy ngữ pháp. Nếu tách vĩ tố ra khỏi từ thì phần còn lại
của từ là một phức thể gồm căn tố và một phụ tố cấu tạo từ. Phức thể
hình vị này gọi là gốc từ hay từ căn. Dĩ nhiên, từ căn có thể có cấu tạo
khác nhau: nó có thể chỉ bao gồm một căn tố nhƣ trong ‗(to) work‘,
nhƣng cũng có thể là một phức thể căn tố (ví dụ nhƣ trong từ
‗workshop‘), hay một phức thể căn tố và phụ tố nhƣ ví dụ nêu trên.
Phƣơng thức dùng hình vị ngữ pháp ghép với từ căn để thể hiện các ý
nghĩa ngữ pháp khác nhau gọi là phương thức phụ gia (hay phụ tố).
Phƣơng thức này đƣợc sử dụng chủ yếu trong các ngôn ngữ biến hình
Nga, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha. Ví dụ:
– ý nghĩa số:
teacher (giáo viên) – teachers [các giáo viên – tiếng Anh]
kniga (quyển sách) – knigi [các quyển sách – tiếng Nga]
livre (quyển sách) – livres [các quyển sách – tiếng Pháp]
– ý nghĩa thời:

11
work (làm việc) – worked (đã làm việc) (tiếng Anh)
govorit‘ (nói) – govoril (nó đã nói) (tiếng Nga)
parler (nói) – parlai (tôi đã nói) (tiếng Pháp)
– ý nghĩa giống:
xtud‘ent (nam sinh viên) – xtud‘entka (nữ sinh viên) (tiếng Nga)
étudiant (nam sinh viên) – étudiante (nữ sinh viên) (tiếng Pháp)
Schulfreund (bạn học nam) – Schulfreundin (bạn học nữ) (tiếng Đức)
2. Phương thức biến hình bên trong từ căn
Đây là phƣơng thức dùng sự thay đổi cấu tạo bên trong từ căn
(thƣờng là nguyên âm gốc của từ) để thể hiện các loại ý nghĩa ngữ
pháp khác nhau. Phƣơng thức này hiện còn đƣợc sử dụng hạn chế
trong các ngôn ngữ Ấn-Âu nhƣ tiếng Anh, Đức, Pháp, Nga. Ví dụ:
Trong tiếng Anh:
take (lấy) – took (đã lấy)
goose (con ngỗng) – geese (các con ngỗng)
foot (bàn chân) – feet (các bàn chân)
Trong tiếng Đức:
Vater (bố) – Vọter (các ông bố)
Nacht (đêm) – Nọcht (các đêm)
Ofen (lò sƣởi) – ệfen (các lò sƣởi)
Tuy nhiên trong tiếng Ả rập, đây là phƣơng thức ngữ pháp khá
điển hình.
3. Phương thức trọng âm
ý nghĩa ngữ pháp có thể đƣợc thực hiện bằng cách di chuyển
trọng âm. Đó chính là phương thức trọng âm. Ví dụ: trong tiếng Anh,
từ ‗survey‘ nếu đƣợc phát âm với trọng âm ở âm tiết thứ nhất thì đó là
danh từ (cuộc điều tra), song khi đƣợc phát âm với trọng âm rơi vào
âm tiết thứ hai thì đó lại là một động từ (điều tra).
Vậy phƣơng thức trọng âm là phƣơng thức dùng sự thay đổi vị
trí của trọng âm để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Có thể
dễ dàng nhận thấy rằng, phƣơng thức này không thể áp dụng cho
12
những ngôn ngữ có trọng âm cố định nhƣ tiếng Pháp hay tiếng Séc.
Song ở những ngôn ngữ có trọng âm di động nhƣ tiếng Nga hay tiếng
Anh, phƣơng thức này có thể đƣợc sử dụng khá rộng rãi, không những
để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp mà còn để tạo nên các từ mới, ví dụ:
Tiếng Anh:
record [‗rekɔ:d] – bản ghi chép (danh từ)
record [ri‘kɔ:d] – ghi chép (động từ)
Tiếng Nga:
rúki – những cánh tay (chủ cách/số nhiều)
rukí – của cánh tay (sở hữu cách/số ít)
4. Phương thức ngữ điệu
Ngữ điệu cũng là một yếu tố có thể dùng để thể hiện ý nghĩa
ngữ pháp, mà đặc biệt là nghĩa thức. Nhƣ đã nói ở chƣơng I, ngữ điệu
là yếu tố đƣợc dùng để thay đổi ý nghĩa, mục đích của câu nói. Sự
thay đổi các đƣờng ngữ điệu cơ bản có thể thể hiện đƣợc thái độ khác
nhau của ngƣời nói đối với nội dung đƣợc nói ra; ngữ điệu kết hợp
thăng-giáng thể hiện thái độ khách quan (câu tƣờng thuật), còn thái độ
chủ quan đƣợc thể hiện hoặc là bằng ngữ điệu thăng (câu nghi vấn)
hoặc là bằng ngữ điệu giáng (câu mệnh lệnh hay cảm thán). Do vậy,
khi không sử dụng phƣơng thức phụ tố (biến đổi động từ) hay một
phƣơng thức ngữ pháp khác để tạo thức mệnh lệnh hay cầu khiến
chẳng hạn, ngƣời ta có thể sử dụng ngữ điệu giáng, hoặc một đƣờng
ngữ điệu đặc trƣng nào đó, để thể hiện các ý nghĩa ngữ pháp ấy.
Phƣơng thức sử dụng sự thay đổi các đƣờng ngữ điệu cơ bản để thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp nhƣ vậy gọi là phƣơng thức ngữ điệu. Ví dụ:
– Tiếng Anh: Give it to me! (Hãy đƣa nó cho tôi!)
– Tiếng Việt: Xung phong!
5. Phương thức thay từ căn
Trong một số trƣờng hợp, ngƣời ta có thể dùng một từ căn khác
hẳn với từ căn ban đầu để thay thế nó nhằm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp

13
của nó. Đó chính là phƣơng thức thay từ căn để thể hiện ý nghĩa ngữ
pháp. Ví dụ:
– Tiếng Anh:
go (đi) – went (đã đi)
be (là) – will (sẽ)
good (tốt) – better (tốt hơn)
– Tiếng Pháp:
bon (tốt) – meilleur (tốt hơn)
aller (đi) – je vais (tôi đi)
être (là) – je suis (tôi là)
Nói chung, phƣơng thức này thƣờng đƣợc sử dụng cho một số
lƣợng đơn vị hạn chế và những đơn vị nhƣ vậy thƣờng đƣợc coi là
những trƣờng hợp ngoại lệ trong một hệ biến thái nào đó.
13. Một số họ ngôn ngữ chủ yếu
Căn cứ vào nguồn gốc, các nhà ngôn ngữ học thế giới đã phân
ra trên 20 họ ngôn ngữ khác nhau. Sau đây là một số họ ngôn ngữ chủ
yếu:
a. Họ Ấn Âu:
* Dòng Ấn Độ
* Dòng Irăng
* Dòng Slavơ:
- Nhánh đông: Nga, Ucraina, Bêlôrútxia.
- Nhánh nam: Bungari...
- Nhánh tây: Tiệp, Ba Lan,...
* Dòng Bantích: Litva, Latvia
* Dòng Giécman:
- Nhánh bắc: Đan Mạch, Thụy Điển, Na uy
- Nhánh tây: Anh, Hà Lan, Đức...
* Dòng Rôman: Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
* Dòng Hy Lạp: Hy Lạp
...
14
b. Họ Hán Tạng:
* Dòng Hán Thái: Hán, Thái, Lào, Tày, Nùng...
* Dòng Tạng Miến: Tạng, Miến Điện; Lô Lô, Hà Nhì (miền
Bắc Việt Nam)
* Dòng Mèo Dao: Mèo, Dao (miền Bắc Việt Nam).
c. Họ Môn Khơme:
Tiếng Việt, tiếng Bana, tiếng Cơtu, tiếng Môn và tiếng Khơ me
thuộc họ này
d. Họ Mông Cổ:
e. Họ Mã Lai - Đa Đảo:
* Dòng Mã Lai
* Dòng Pôlinêdiêng.
...
14. Các loại hình ngôn ngữ chủ yếu
Bốn loại hình: loại hình hòa kết, chắp dính, đơn lập và đa tổng
hợp.
a. Loại hình ngôn ngữ hòa kết: (Bao gồm các ngôn ngữ thuộc
ngữ hệ Ấn Âu nhƣ tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp...)
Đặc trƣng cơ bản:
* Trong hoạt động ngôn ngữ từ có biến đổi hình thái, tức là từ
nọ đòi hỏi từ kia sự hợp dạng, ở đây ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ
pháp đƣợc thể hiện ngay trong bản thân từ. Ví dụ: I - me; he - him;
work - worked; see - saw...
* Sự đối lập căn tố - phụ tố trong các ngôn ngữ hòa kết là rất rõ
rệt nhƣng chúng cũng đƣợc kết hợp với nhau rất chặt đến nỗi căn tố
không thể đứng một mình mà chỉ hoạt động đƣợc khi đi kèm với phụ
tố mang những ý nghĩa ngữ pháp nhất định.
* Trong các ngôn ngữ hòa kết, một ý nghĩa ngữ pháp có thể
đƣợc biểu hiện bằng nhiều phụ tố và ngƣợc lại.
Các ngôn ngữ hòa kết có thể chia thành 2 nhóm: hòa kết phân
tích và hòa kết tổng hợp.
15
b. Loại hình ngôn ngữ chắp dính (tiêu biểu là Thổ Nhĩ Kỳ,
Tuốcmênia, Phần Lan, tiếng Hàn, tiếng Nhật...):
Là ngôn ngữ có hiện tƣợng cứ nối tiếp thêm một cách máy móc
vào căn tố nào đó một hay nhiều phụ tố; mà mỗi phụ tố đó lại chỉ luôn
luôn mang một ý nghĩa ngữ pháp nhất định mà thôi.
Có 3 đặc trƣng cơ bản:
* Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ đƣợc biểu diễn
ngay trong bản thân từ bằng phƣơng tiện phụ tố. Ví dụ: adam (ngƣời
đàn ông) --> adamlar (những ngƣời đàn ông). Vậy lar thể hiện ý nghĩa
ngữ pháp số nhiều của danh từ trong tiếng Thổ.
* Căn tố nói chung không biến đổi hình thái và có thể tồn tại
hoạt động độc lập khi không có phụ tố đi kèm.
* Mỗi phụ tố chắp dính chỉ biểu diễn một ý nghĩa ngữ pháp và
ngƣợc lại (vì vậy độ dài của từ có thể tƣơng đối lớn).
c. Loại hình ngôn ngữ đơn lập: (tiêu biểu là tiếng Việt, tiếng
Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á)
Có 4 đặc trƣng chính:
* Trong hoạt động ngôn ngữ từ không biến đổi hình thái
(không đòi hỏi hợp dạng)
* Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp đƣợc biểu thị chủ
yếu bằng hƣ từ và trật tự từ.
* Tồn tại một đơn vị đặc biệt gọi là hình tiết.
* Hiện tƣợng cấu tạo từ bằng phụ tố hầu nhƣ không có.
d. Loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (lập khuôn): Tiêu biểu là
tiếng Suakhili, một số ngôn ngữ vùng Capcaz...
Có hai đặc điểm:
* Có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ vừa là câu đƣợc cấu tạo
trên cơ sở động từ. Trong đơn vị đó có thể có mặt luôn cả bổ ngữ,
trạng ngữ và nhiều khi cả chủ ngữ (đơn vị lập khuôn).
Ví dụ: - Nitampenda: Tôi sẽ yêu nó; - Atakupenda: Nó sẽ yêu
anh.
16
(động từ penda, chủ ngữ ni (tôi), a(nó), bổ ngữ: ku (anh), m
(nó) và yếu tố chỉ thời gian của động từ: ta (sẽ)
* Các ngôn ngữ đa tổng hợp vừa có nét giống với ngôn ngữ
chắp dính ở chỗ chúng cũng tiếp nối các hình vị vào với nhau; lại vừa
có nét giống với các ngôn ngữ hòa kết ở chỗ: khi kết hợp các hình vị
với nhau có thể có biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị. (nó - chủ ngữ = a;
nó - bổ ngữ = m).

17
Chương 1
VỊ TRÍ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU TRONG
CÁC BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC HIỆN ĐẠI

Ngôn ngữ học bao gồm 3 ngành học chính: ngôn ngữ học miêu
tả, ngôn ngữ học lý luận, ngôn ngữ học so sánh.
Ngôn ngữ học đối chiếu là một trong những phân ngành của
ngôn ngữ học so sánh. Cơ sở lý thuyết chung của ngôn ngữ học đối
chiếu là lý thuyết so sánh.
1.1. So sánh
1.1.1. Khái niệm so sánh
So sánh là thao tác tƣ duy phổ quát của nhân loại, giúp con
ngƣời nhận thức hiện thực khách quan. Hoạt động so sánh là hoạt
động đối chiếu "một cái này" với "một cái khác", nhằm vạch ra mối
quan hệ, liên hệ giữa chúng hoặc để làm nổi bật một đặc điểm nào đó
của đối tƣợng.
Trong khoa học, so sánh đƣợc coi nhƣ một thủ pháp nghiên
cứu phổ quát. Nó có tƣ cách của phƣơng pháp nghiên cứu trong tâm
lí học, lô gích học, toán học, sinh vật học, kinh tế học... trong ngôn
ngữ học cũng vậy.
Trong nghĩa thƣờng dùng, hai từ so sánh và đối chiếu không
khác nhau nhiều lắm về ý nghĩa. "So sánh" là xem xét để tìm ra những
điểm giống, tƣơng tự hoặc khác biệt nhau về mặt số lƣợng, kích
thƣớc, phẩm chất còn "đối chiếu" là so sánh hai sự vật có liên quan
chặt chẽ với nhau (Ví dụ: đối chiếu nguyên bản với bản dịch). [Từ
điển tiếng Việt, Văn Tân chủ biên]
Không nên đƣa nội dung nghĩa của các từ nhƣ đã nói ở trên vào
các kết hợp thuật ngữ "ngôn ngữ học so sánh", "ngôn ngữ học đối
chiếu". Bởi vì thuật ngữ khoa học nó luôn mang tính chính xác, tính
hệ thống và tính quốc tế. Có nghĩa là nội dung của nó đƣợc xác định,

18
đƣợc quy định chặt chẽ trong mối quan hệ với các thuật ngữ khác
trong hệ thống ngôn ngữ.
Với ngôn ngữ học, so sánh là một thủ pháp phân tích, một
phương pháp nghiên cứu các tài liệu ngôn ngữ. Những kinh nghiệm
tích lũy đƣợc từ so sánh, phân tích các sự kiện ngôn ngữ, các tài liệu
ngôn ngữ là cơ sở cho việc hình thành một ngành học lớn: Ngôn ngữ
học so sánh. Trên lí thuyết so sánh chung, các phân ngành nhỏ của
ngôn ngữ học so sánh đƣợc xác lập. Các phân ngành này khu biệt
nhau theo các kiểu phân tích so sánh khác nhau.
1.1.2. Phân biệt so sánh bên trong và so sánh bên ngoài ngôn ngữ
a) So sánh bên trong: Sự so sánh các đơn vị, các phạm trù
thuộc những cấp độ, những bình diện khác nhau của hệ thống cấu trúc
ngôn ngữ, nhƣng chỉ trong phạm vi một ngôn ngữ.
Chính sự so sánh bên trong ngôn ngữ là cơ sở lí thuyết cho việc
hình thành và xác lập bộ môn ngôn ngữ học miêu tả.
b) So sánh bên ngoài: Sự so sánh giữa các ngôn ngữ, giả định
ít nhất là 2 (hoặc hơn 2 ngôn ngữ) đƣợc hiểu là sự so sánh bên ngoài
ngôn ngữ. Có thể phân biệt 2 kiểu so sánh tiếp theo: là so sánh không
hệ thống, ngẫu nhiên và kiểu so sánh hệ thống giữa các ngôn ngữ.
1.1.3. Phân biệt so sánh không hệ thống và so sánh hệ thống
a) So sánh không hệ thống, ngẫu nhiên: là phép so sánh giữa
các ngôn ngữ chỉ nhằm mục đích xác nhận (thừa nhận hay phủ định)
một đặc điểm hay một vài đặc điểm nào đó. Kiểu so sánh này mang
tính chất ngẫu nhiên, "bất chợt" của chủ quan nhà nghiên cứu. Sự so
sánh này có thể tìm thấy ở đa số các công trình ngữ pháp miêu tả một
ngôn ngữ.
b) So sánh hệ thống: là phép so sánh đồng loạt, có trình tự
giữa các ngôn ngữ, các hiện tƣợng, các yếu tố, đơn vị ngôn ngữ... ở tất
cả các bình diện, các cấp độ ngôn ngữ. Với kiểu so sánh này, một số
phân ngành ngôn ngữ học so sánh đã hình thành và phát triển. Đó là:
ngành ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngành ngôn ngữ học so sánh -
19
loại hình, ngành ngôn ngữ học so sánh - khu vực và ngành ngôn ngữ
học so sánh - đối chiếu.
1.2. Những phương pháp cơ bản được áp dụng trong so sánh ngôn
ngữ
1.2.1. Phương pháp so sánh lịch sử
Phƣơng pháp này chủ yếu áp dụng cho nghiên cứu, phân loại
các ngôn ngữ theo cội nguồn. Mục đích của nó là phát hiện những nét
phản ánh quan hệ thân thuộc, gần gũi về nguồn gốc giữa các ngôn
ngữ để qui chúng vào những phổ hệ ngôn ngữ khác nhau. Nội dung
của phƣơng pháp này là so sánh các từ và các dạng thức của từ tương
tự nhau về ý nghĩa và âm thanh trong các ngôn ngữ khác nhau dựa
vào tài liệu ngôn ngữ sống cũng như những sự kiện, hiện tượng được
ghi trên văn bia và thư tịch cổ. Phƣơng pháp này cũng chú trọng so
sánh các hiện tƣợng ngữ âm thông qua việc so sánh từ và các dạng
thức khác nhau của từ. Phƣơng pháp so sánh này dựa trên sự diễn biến
lịch sử của các ngôn ngữ. Dù cùng xuất phát từ một ngôn ngữ gốc,
mỗi ngôn ngữ vẫn có những quy luật phát triển riêng tùy theo điều
kiện xã hội - lịch sử của chúng. Vì vậy, nội dung của phƣơng pháp so
sánh - lịch sử là qua việc so sánh tìm ra các quy luật tƣơng ứng về ngữ
âm, từ vựng và ngữ pháp, rồi qua đấy xác định quan hệ thân thuộc
giữa các ngôn ngữ.
1.2.2. Phương pháp so sánh loại hình
Phƣơng pháp này áp dụng cho việc nghiên cứu, phân loại các
ngôn ngữ theo loại hình. Mục đích chính của nó là nghiên cứu những
đặc trưng của loại hình ngôn ngữ và nghiên cứu những đặc trưng về
mặt loại hình của một ngôn ngữ; để quy một ngôn ngữ cụ thể vào
những loại hình khác nhau. Phƣơng pháp này hƣớng vào hiện tại, vào
hoạt động của kết cấu ngôn ngữ, tìm hiểu những điểm giống và khác
nhau trong kết cấu của 2 hoặc nhiều ngôn ngữ trên các bình diện ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp. Trong đó, sự so sánh các cấu trúc ngữ pháp
mà cụ thể là cấu trúc từ pháp của vốn từ cơ bản có ý nghĩa quan trọng
20
đặc biệt. Bằng cách so sánh nhƣ vậy, ngƣời ta có thể rút ra đâu là
thuộc tính phổ quát (thuộc tính chung của tất cả ngôn ngữ trên thế
giới), đâu là thuộc tính riêng biệt (thuộc tính chỉ có ở ngôn ngữ đó) và
đâu là thuộc tính loại hình (thuộc tính đặc trƣng cho từng nhóm ngôn
ngữ nhất định). Căn cứ vào thuộc tính loại hình để phân loại ngôn ngữ
theo loại hình.
1.3. Phân biệt ngôn ngữ học so sánh - lịch sử, ngôn ngữ học so
sánh - loại hình, ngôn ngữ học so sánh - khu vực và ngôn ngữ học
so sánh - đối chiếu

Ngôn ngữ học so sánh lịch sử (historical comparative


linguistics): làm rõmối quan hệ về mặt cội nguồn và quá trình phát
triển lịch sử của các ngôn ngữ đƣợcgiả định là có quan hệ về nguồn
gốc.Ví dụ : ngữ hệ Ấn Âu (Indo – European): dòng Ấn, dòng Iran,
dòng Slave, dòngRoman (Ý, Pháp), dòng German (có tiếng Anh, Đức,
Hà Lan)ngữ hệ Semit: dòng Ai Cập, dòng Semitngữ hệ Thổ: Thổ Nhĩ
Kỳ, Azecbadanngữ hệ Hán Tạng: Hánngữ hệ Nam Phƣơng
(Austronesian): dòng Nam Thái, Nam Á,+ trong Nam Á có ngành
Môn-Khmer, + trong Môn – Khmer có tiếng Việt, Mƣờng, Ba Na, Ka
Tu…( chỉ cần học 1 ví dụ là đủ)- Ngôn ngữ học so sánh loại hình
(typological linguistics): phân loại ngôn ngữtrên thế giới dựa và
những điểm giống nhau trong cấu trúc ngôn ngữ, không nhất thiết
cùng một nguồn gốc.
Ngôn ngữ học so sánh loại hình (typological linguistics): phân
loại ngôn ngữ trên thế giới dựa và những điểm giống nhau trong cấu
trúc ngôn ngữ, không nhất thiết cùng một nguồn gốc

1.4. Lịch sử hình thành bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu

21
22
Chương 2
NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

2.1. Những quan điểm khác nhau về nhiệm vụ của ngôn ngữ học
đối chiếu
Tựu trung, có 4 loại ý kiến khác nhau:
2.1.1. Loại ý kiến thứ nhất: Chủ trƣơng NNHĐC phải truy tìm
những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ.
Chủ trƣơng này xuất phát từ 1 phạm vi rất hẹp: đó là công tác
giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Chính những nét khác nhau giữa
tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ sẽ làm cho ngƣời học gặp phải những khó
khăn nhất định; trong khi những gì giống nhau giữa ngoại ngữ và
tiếng mẹ đẻ sẽ đƣợc tiếp thu một cách dễ dàng.
Những nhà ngôn ngữ học có ý kiến thuộc loại này là: A.
Refomaski (1962), R. Lado (1964)...
2.1.2. Loại ý kiến thứ hai:
Chủ trƣơng NNHĐC phải truy tìm những nét khác biệt quan
trọng nhất giữa các ngôn ngữ. Nhƣ vậy, cơ sở lý luận của chủ trƣơng này
là sự phân biệt 2 kiểu khác biệt: nét khác biệt thông thƣờng và nét khác
biệt quan trọng.
Thế nhƣng, lấy gì làm cơ sở để nói rằng giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu,
đây là nét khác biệt quan trọng nhất còn cái kia thì không? Điều này tùy
thuộc vào các mục đích nghiên cứu khác nhau.
Đại biểu cho ý kiến này là B.L.Wolf (1960)
2.1.3. Loại ý kiến thứ ba: Chủ trƣơng NNHĐC phải hƣớng tới cả
những sự giống nhau bên cạnh những nét khác biệt giữa các ngôn
ngữ.
Khuynh hƣớng này cho rằng: sự giống nhau giữa các ngôn ngữ
là cái cơ sở tối thiểu đảm bảo cho công việc đối chiếu trở nên có kết
quả. Một loại giống nhau mà ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu phải để
tâm tới là sự giống nhau về chức năng và hoạt động ngôn ngữ.
23
Đại biểu cho ý kiến này là Akhmanova (1972), Lê Quang
Thiêm (1983).
2.1.4. Loại ý kiến thứ tư: Chủ trƣơng bên cạnh những sự giống nhau
và khác nhau, việc NCĐC cần phải lƣu ý đến cả những sự tương
ứng và bất tương ứng giữa các ngôn ngữ; đồng thời làm sáng tỏ
những mối quan hệ nguyên nhân giữa các hiện tƣợng đó.
Đại biểu cho ý kiến này là V.M.Avramop (1965)
2.2. Dựa vào phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ học đối chiếu để xác
định nhiệm vụ cụ thể của ngôn ngữ học đối chiếu
Vấn đề phạm vi phân giới của nghiên cứu đối chiếu phải đƣợc
giải quyết trên căn bản mục đích đối chiếu. Phạm vi phân giới cụ thể
của việc NCĐC phải đƣợc giải quyết trên căn bản mục đích của ngành
học. Trong đó cần phải xây dựng một hệ thống lí luận về các nét, các
tiêu chí, các đặc trƣng và quan trọng hơn cả là phân định đƣợc các
kiểu loại; các sự giống nhau và khác nhau; sự tƣơng ứng và bất tƣơng
ứng; tính chất, tỉ lệ, mức độ quan tâm đến chúng trong những mục
đích đối chiếu khác nhau.
Nhiệm vụ cụ thể của NCĐC các ngôn ngữ chắc chắn sẽ rõ hơn
nếu chú ý đến sự phân biệt và hợp nhất hai phạm vi ứng dụng của
phân tích đối chiếu.
2.2.1 Phạm vi ứng dụng lí thuyết ngôn ngữ học
Ở phạm vi này cần chú ý đến những nhiệm vụ cụ thể của
NCĐC đối với ngôn ngữ học đại cƣơng, loại hình học, ngôn ngữ học
so sánh - lịch sử, và ngôn ngữ học so sánh - khu vực (ngữ vực học).
a) NNHĐC với ngôn ngữ học đại cương (phổ niệm học ngôn
ngữ):
Việc nghiên cứu đối chiếu chỉ tập trung vào những sự giống
nhau. Nhƣng đây là sự giống nhau chung nhất giữa các ngôn ngữ -
những sự giống nhau mang tính chất phổ biến. Cái đơn vị nhận biết có
tính chất định hƣớng cho việc nghiên cứu phổ niệm là những nét
chung nhất của mọi ngôn ngữ.
24
b) NNHĐC với loại hình học:
Việc NCĐC về cơ bản tập trung vào những sự giống nhau có
đặc tính loại hình. Dựa vào những sự giống nhau nhƣ vậy mới có thể
tập hợp các ngôn ngữ thành những kiểu loại hình nhất định.
Ví dụ: Từ đầu thế kỷ thứ XIX, F. Schlegel đã đối chiếu tiếng
Sancrit với tiếng Hy Lạp, tiếng La tinh, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ để đi đến
chỗ xác định hai loại hình ngôn ngữ là loại hình ngôn ngữ khuất chiết
và loại hình ngôn ngữ chắp dính.
Việc NCĐC thƣờng tập trung vào: 1. Những nét chung nhất
cho mọi ngôn ngữ; 2. Những nét chiếm ƣu thế trong nhiều ngôn ngữ;
3. Những nét phổ biến ở một số ngôn ngữ; 4. Những nét riêng của một
ngôn ngữ.
Nhờ vậy, từ các ngôn ngữ cùng loại hình có thể xác định ra các
tiểu loại hình. Bởi vì, các ngôn ngữ ở những kiểu loại hình nhất định
lại có sự khu biệt lẫn nhau.
Tóm lại, NNHĐC cung cấp cho loại hình học nhiều tƣ liệu cụ
thể về cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ cùng và khác loại hình,
góp phần làm rõ đặc trƣng của từng loại hình ngôn ngữ và bổ sung
cho loại hình học những hƣớng nghiên cứu mới.
Ngƣợc lại, nhờ những kết quả nghiên cứu của loại hình học mà
NNHĐC có đƣợc cơ sở để giải thích các hiện tƣợng tƣơng đồng và dị
biệt giữa các ngôn ngữ. Đồng thời, kết quả phân loại loại hình các
ngôn ngữ có thể giúp ích rất nhiều cho việc miêu tả các ngôn ngữ mới
lạ, vì chỉ cần biết đƣợc một vài đặc điểm nhất định của một ngôn ngữ
ta có thể xác định nó thuộc loại hình ngôn ngữ nào, từ đó, dựa vào
hiểu biết về loại hình ngôn ngữ này để định hƣớng việc nghiên cứu
ngôn ngữ đang xét. Ví dụ: Ở giai đoạn mở đầu khi nghiên cứu tiếng
Việt, Thái, Miến, nhờ biết chúng cùng loại hình với tiếng Hán nên dựa
vào kinh nghiệm nghiên cứu Hán ngữ học, các nhà nghiên cứu đã đẩy
nhanh tiến độ nghiên cứu các ngôn ngữ trên.
c) NNHĐC với NNH so sánh – lịch sử:
25
Nghiên cứu đối chiếu dựa vào việc truy tìm những sự giống
nhau trên những hiện tƣợng khác nhau. Đơn vị nhận biết có tính chất
định hƣớng cho việc so sánh- lịch sử ở đây là những nét tƣơng đồng
lịch sử. Tìm hiểu và xác lập những nét tƣơng đồng kiểu này sẽ giúp
nhà NNH chỉ ra đƣợc những mối quan hệ lịch sử giữa các ngôn ngữ
trong ngữ hệ, một nhóm ngôn ngữ... thuộc cùng một gia đình.
d) NNHĐC với ngữ vực học:
NCĐC cơ bản nhằm vào những sự giống nhau giữa các ngôn
ngữ trong cùng một khu vực. Những sự giống nhau này vốn là kết quả
của quá trình tiếp xúc lịch sử - văn hóa của các tộc ngƣời nói những
ngôn ngữ trong khu vực. Đó là những nét giống nhau ngữ vực.
Ví dụ: Liên minh ngôn ngữ Ban Căng là tập hợp các ngôn ngữ
không có quan hệ họ hàng nhƣng lại cùng một khu vực địa lý (Hy lạp,
Bungari, Rumani...). Những ngôn ngữ quốc gia thuộc bán đảo này đã
có một số yếu tố chung trong vốn từ vựng và thành ngữ, ở các hệ
thống biến cách, ở hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm... Những nét
giống nhau (hay gần nhau) ngữ vực cũng là kết quả của các hiện
tƣợng ngôn ngữ học nội tại: đồng quy ngôn ngữ, giao thoa ngôn ngữ,
tích hợp và quy tụ trong quá trình hình thành các liên minh ngôn ngữ
khu vực. Giới Đông phƣơng học cũng đang cố gắng chứng minh sự
tồn tại của một liên minh ngôn ngữ Đông Nam Á, bao gồm các ngôn
ngữ quốc gia ở khu vựcĐông Nam Á.
e) NNHĐC với đặc trưng học:
Việc nghiên cứu đối chiếu về cơ bản tập trung vào những sự
khác nhau. Vì trong sự khác nhau đƣợc tìm thấy sẽ xuất hiện những gì
gọi là đặc trƣng của một ngôn ngữ.
Ví dụ: Tiếng Việt và tiếng Hàn cùng loại hình ngôn ngữ đơn
lập nên có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣng vẫn có những điểm dị biệt.
Chẳng hạn sự khác biệt về vị trí của giới từ trong tiếng Việt (đặt trƣớc
danh từ, danh ngữ) và tiếng Hàn (đặt trƣớc danh từ, danh ngữ) và điều

26
này có liên quan đến sự khác nhau về trật tự cú pháp cơ bản (S-V-O
của tiếng Việt và S-O-V của tiếng Hàn).
2.2.2. Phạm vi ứng dụng thực hành ngôn ngữ: Ở đây, NNHĐC
hƣớng vào việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ngoại ngữ và
công việc dịch thuật. Trong đó, NNHĐC đặc biệt hƣớng vào khu vực
dạy học ngoại ngữ.
a) NNHĐC và lĩnh vực dạy học ngoại ngữ
Ở phạm vi này, NCĐC có thể giúp xác định chính xác những
thuận lợi và khó khăn mà những học viên có cùng tiếng mẹ đẻ gặp
phải khi học một ngoại ngữ nào đó bằng cách phát hiện những điểm
tƣơng đồng và khác biệt giữa 2 ngôn ngữ. Đặc biệt là nhờ biết đƣợc
những điểm khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ của ngƣời học và ngoại ngữ
mà dự đoán đƣợc những lỗi mà ngƣời học có thể mắc phải để tìm cách
phòng tránh và khắc phục.
Trong lĩnh vực này xuất hiện mối quan hệ qua lại giữa ngƣời
giảng, biên soạn sách giáo khoa ngoại ngữ... và ngƣời học. Về bản
chất, đó là mối quan hệ giữa việc "lập mã", "truyền mã" và 'tiếp nhận",
"giải mã"... các sự kiện ngoại ngữ. Về phía ngƣời biên soạn sách giáo
khoa ngoại ngữ, ngƣời giảng dạy ngoại ngữ có nhiệm vụ bắt buộc là
phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp của ngoại ngữ từ đó lọc ra những
gì cần thiết nhất trong những quy tắc đó để truyền đạt lại cho ngƣời
học. Muốn vậy, phải xem xét đối tƣợng "truyền mã" là người học.
Học một ngoại ngữ có đặc điểm ngoại hình gắn với tiếng mẹ đẻ
sẽ dễ hơn là học một ngoại ngữ khác xa về loại hình. Chẳng hạn, một
ngƣời nói tiếng Hán học tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn là học tiếng Anh.
Đối với một ngƣời nói tiếng Pháp thì ngƣợc lại, học tiếng Anh sẽ dễ
hơn nhiều so với học tiếng Việt.
Tiếng mẹ đẻ có ảnh hƣởng không nhỏ trong quá trình học ngoại
ngữ. NNHĐC dùng thuật ngữ chuyển di ngôn ngữ dùng để chỉ sự ảnh
hƣởng này.

27
Quá trình học một ngoại ngữ là quá trình nắm bắt một hệ thống
thói quen mới. Trong quá trình đó, những thói quen sử dụng tiếng mẹ
đẻ đã ảnh hƣởng đến ngoại ngữ. Thuật ngữ khoa học để chỉ hiện
tƣợng này là "transfert" (chuyển di). Chuyển di ngôn ngữ thường được
hiểu là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đối với quá trình học ngoại ngữ.
Tuy nhiên, chuyển di không phải bao giờ cũng là ảnh hưởng của tiếng
mẹ đẻ. Đôi khi chuyển di còn là ảnh hưởng của ngôn ngữ khác mà
người học đã học trước đó.
Sự ảnh hƣởng này có 2 khía cạnh: tích cực và tiêu cực.
* Chuyển di tích cực: là hiện tƣợng chuyển di những hiểu biết
và kĩ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ vào quá trình học ngoại ngữ, giúp cho
việc học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn do có sự giống nhau giữa
tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học.
Có thể nói, đây là loại ảnh hƣởng có lợi của của tiếng mẹ đẻ
đối với việc nắm bắt những thói quen mới trong ngoại ngữ (hoặc tác
động tích cực của việc học tiếng này sang học tiếng khác ở những
ngƣời biết nhiều ngoại ngữ). Hiện tƣợng chuyển di tích cực thể hiện ở
tất cả các bình diện ngôn ngữ và cả những bình diện ngoài ngôn ngữ
nhƣ chữ viết, văn hóa.
* Chuyển di tiêu cực: làm cho việc học ngoại ngữ trở nên khó
khăn hơn do áp dụng không thích hợp những phƣơng tiện, cấu trúc,
quy tắc trong tiếng mẹ đẻ trong quá trình học ngoại ngữ, làm cho việc
sử dụng ngôn ngữ đó bị sai lệch. Nguyên nhân sâu xa của hiện tƣợng
này là sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Có thể định nghĩa: Chuyển di
tiêu cực (giao thoa ngôn ngữ) là những thói quen sử dụng tiếng mẹ
đẻ và ngoại ngữ (đã học) gây cản trở cho việc nắm bắt những thói
quen mới trong ngoại ngữ đang học.
Trong thực tế, bao giờ ngƣời học ngoại ngữ cũng bị chi phối
bởi những khó khăn do tiếng mẹ để đƣa lại. Sự khác nhau (và có khi
giống nhau) giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ là nguyên nhân trực tiếp
gây ra hiện tƣợng giao thoa ngôn ngữ trong học tập ngoại ngữ. Giao
28
thoa ngôn ngữ xuất hiện nhƣ một vật chƣớng ngại của ngƣời đang học
ngoại ngữ thứ hai. Do vậy, ngƣời biên soạn sách, ngƣời giảng dạy
ngoại ngữ cần phải nắm đƣợc các chuyển di tiêu cực tìm cách khắc
phục những lỗi sai có thể đã từng xảy ra trong thực tế. Qua đó, có thể
giúp ngƣời đọc nắm bắt ngoại ngữ một cách tối ƣu nhất.
Trong quá trình đối chiếu các ngôn ngữ để khắc phục giao thoa,
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã chủ trƣơng phân biệt 4 trƣờng hợp
sau:
(1) Những nét giống nhau cần yếu: Đây là những nét giống
nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ có thể giúp ngƣời học chuyển di
tích cực thói quen trong tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ. Nếu giữa tiếng mẹ
đẻ và ngoại ngữ đang học có càng nhiều điểm giống nhau cần yếu thì
quá trình học ngoại ngữ càng diễn ra thuận lợi.
(2) Những nét giống nhau không cần yếu: Là những nét
giống nhau giữa ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ không có giá trị đối với quá
trình chuyển di tích cực của ngƣời học (không hề gây ảnh hƣởng gì
cho ngƣời biên soạn giáo trình cũng nhƣ ngƣời học ngoại ngữ). Đây là
trƣờng hợp của những phổ niệm ngôn ngữ.
(3) Những nét khác nhau cần yếu: Đây là trƣờng hợp đáng
lƣu ý nhất. Đó là những điểm khác nhau giữa các ngôn ngữ có nhiều
khả năng dẫn đến hiện tƣợng chuyển di tiêu cực (giao thoa ngôn
ngữ).
(4) Những nét khác nhau không cần yếu: Đây là những sự
khác nhau không dẫn đến hiện tượng giao thoa ngôn ngữ cho
người học ngoại ngữ.
Nhƣ vậy, (2) và (4) thực chất là sự lật lại của (1) và (3).
Đặc điểm
Sự giống nhau Sự khác nhau
G.trị
Cần yếu 1 3

Không cần yếu 2 4

29
b) NCĐC các ngôn ngữ trong quan hệ với lí thuyết phiên
dịch
Xây dựng một lý thuyết phiên dịch nhờ vào việc đối chiếu các
ngôn ngữ có nghĩa là: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung mà
những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau
biểu đạt nó. Đây là sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các
phƣong tiện biểu hiện khác nhau.
Khi đối chiếu các ngôn ngữ theo mục đích phiên dịch cần phải
chú ý đến "tƣ cách" của các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu cụ
thể. Các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu không hề có vai trò bình
đẳng: một ngôn ngữ là ngôn ngữ gốc - điểm xuất phát của sự phân
tích đối chiếu; ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ phiên dịch. Toàn bộ
công việc đối chiếu theo mục đích này thực chất là miêu tả hệ thống
ngôn ngữ gốc theo những thuật ngữ của hệ thống ngôn ngữ phiên
dịch.
c) Nói thêm về giao thoa
c1.Lưu ý:
* Trƣờng hợp học liên tiếp 2 ngoại ngữ (A và B) cũng có thể
xảy ra hiện tƣợng giao thoa:
- Nếu trình độ của A càng cao, thì giao thoa của A đối với B
càng lớn. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra ở giai đoạn đầu của việc học
ngoại ngữ mới B.
- Giao thoa của A đối với B càng giảm nếu B ngày càng mạnh
hơn.
Ví dụ: Ngƣời học tiếng Lào chuyển sang học tiếng Thái hay
ngƣời học tiếng Nga chuyển sang học tiếng Tiệp, Bun, Balan...
* Ranh giới giữa tác động tích cực và tác động tiêu cực nhiều
khi rất tế nhị: khi các thói quen trong học tập ngoại ngữ A và B tƣơng
tự nhau, dễ xuất hiện hiện tƣợng chuyển di tích cực. Khi các thói quen
ấy chỉ giống nhau bộ phận, từng phần một hoặc giống nhau trên đại
thể mà phân biệt ở chi tiết thì dễ nảy sinh chuyển di tiêu cực.
30
* Chuyển di ngôn ngữ không xuất hiện một cách bừa bãi, tùy
tiện. Chỗ dựa của hiện tƣợng này là những yếu tố tƣơng đƣơng
(chung) nào đó giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, dẫn đến hành vi áp đặt
những yếu tố của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác dẫn đến, ảnh hƣởng đến
chuyển di tiêu cực:
- Tình huống giao tiếp: nếu nhƣ ngƣời nói bắt buộc phải nói
bằng một ngoại ngữ về một vấn đề chỉ quen nói bằng một ngoại ngữ
khác thì giao thoa có thể xảy ra.
- Tuổi tác và năng lực ngoại ngữ cũng là những nhân tố đáng
chú ý khi xem xét hiện tƣợng giao thoa. (Tuổi càng trẻ thì tiếp thu
ngoại ngữ càng nhanh, đặc biệt là trẻ em, sẽ có ít giao thoa hơn ngƣời
lớn). Tuy nhiên những kiến thức chuyển di ở ngƣời lớn lại có ƣu thế
hơn trẻ em.
- Những ngƣời nhiều tuổi, nếu càng có nhiều ngoại ngữ thì ở
một phƣơng diện nào đó, càng có khả năng thủ tiêu giao thoa hơn. Họ
có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu ngoại ngữ, có ý thức thể hiện
những chuyển di (tích cực) trong quá trình nắm bắt một hệ thống "ký
mã" ngôn ngữ mới.
- Tất cả những trạng thái bệnh lý và tình cảm đều là những
nhân tố dễ tạo điều kiện cho giao thoa ngôn ngữ xuất hiện. (ví dụ: sự
đãng trí, tâm lí căng thẳng, bệnh tật, mệt nhọc...)
c2) Các loại giao thoa
* Giao thoa ngôn ngữ xét trong sơ đồ giao tiếp: Trong giao
tiếp ngôn ngữ có thể xuất hiện 2 kiểu giao thoa: giao thoa giải mã và
giao thoa ký mã.
Ngƣời học tiếng nƣớc ngoài, trong giao tiếp, phải tiến hành
những hành vi ngôn ngữ theo sơ đồ sau:
Hiểu (tiếp nhận - giải mã) Ngoại ngữ (N2)
Ngƣời học
Sản sinh (kiến thiết-lập mã) (thông báo)
31
Giao thoa có thể xảy ra ở khu vực hiểu và sản sinh thông báo
N2 .
Tuy nhiên những tai nạn của loại giao thoa xảy ra lúc tiếp nhận
và giải mã thông báo không nhất thiết phải đối xứng đều đặn với các
loại giao thoa tác động đến việc kiến thiết và lập mã thông báo sai.
Trong thực tế, với một thông báo N2, học sinh có thể hiểu rõ ràng nội
dung thông báo ấy nhƣng lại khó khăn trong việc sản sinh nó và
ngƣợc lại.
- Giao thoa sản sinh thông báo (giao thoa kí mã): đối với việc
sản sinh thông báo N2, nếu nhƣ N1 (tiếng mẹ đẻ) xuất hiện những
phạm trù, những hiện tƣợng đa nghĩa, thì lập tức ngƣời học sẽ gặp trở
ngại trong việc sản sinh những thông báo N2 tƣơng ứng: họ có khả
năng áp dụng cấu trúc của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ.
Ví dụ: "nhà tôi" -> my wife, my house
- Giao thoa tiếp nhận thông báo (giao thoa giải mã): đối với
việc hiểu thông báo N2, tính đa nghĩa của các phạm trù, của những
hiện tƣợng ngôn ngữ ở N2 dễ dàng gây ảnh hƣởng đến việc tiếp nhận
và giải mã thông báo N2.
Ví dụ1: He is making a speech.
Thông thƣờng ngƣời Việt chỉ nghĩ đến thời hiện tại tiếp diễn
mà quên mất nghĩa chỉ tƣơng lai gần của cấu trúc "to be + verb + ing"
Ví dụ 2: Adj - N (attribute)
Be - Adj (predicate)
Cấu trúc này khác với tiếng Việt nên khi ngƣời Việt học tiếng
Anh thì thƣờng có giao thoa.
* Giao thoa ngôn ngữ xét trong cơ chế hoạt động của nó:
Học cả 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, trên thực tế, không
hẳn đã gây một số lƣợng giao thoa tối đa nhƣ nhiều ngƣời vẫn nghĩ.
Đôi khi tiếp cận 2 ngôn ngữ nhƣ vậy lại có phần dễ dàng hơn học 2
thứ tiếng giống nhau. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ việc học bơi không
hề gây cản trở việc học đàn piano. Nhƣng với ngƣời lái xe Việt Nam
32
đã quen với cách lái xe bên phải thì học lái xe bên trái đƣờng là điều
khó khăn. [ví dụ của NVC, tr.55]. Cho nên những ngôn ngữ mà chúng
ta tiếp cận càng giống nhau bao nhiêu càng dễ giao thoa bấy nhiêu.
Bởi vì sẽ không có sự giống nhau hoàn toàn giữa 2 ngôn ngữ. Chính
trên những nét giống nhau thƣờng tồn tại những điểm khác biệt tinh
tế. Chúng là những cái gây "tai nạn tinh quái" trong giao thoa ngôn
ngữ.
Dựa trên cơ chế hoạt động ngôn ngữ, các giao thoa có thể qui
vào những kiểu loại chung nhất sau đây:
* Giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang: Toàn bộ các đơn vị
ngôn ngữ hoạt động theo 2 trục: trục lựa chọn và trục kết hợp. Ngôn
ngữ nào cũng vậy nhƣng các ngôn ngữ đều khác nhau ở hình thức lựa
chọn và cách thức sắp xếp, phân bố các ký hiệu trên 2 trục ấy. Do đó
đã xuất hiện giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang khi có ảnh hƣởng
bất lợi từ N1 đến N2.
Ví dụ: Giao thoa hệ dọc vì đã lựa chọn từ không đúng trên trục
dọc:
(1) I ' ve been here since Monday.
-> I ' m here since Monday (ngƣời Việt).
(2) Các động từ đi với bổ ngữ trực tiếp:
give sb st - give st to sb -> give st for sb
get married to s.o -> get married with s.o
Giao thoa hệ dọc thƣờng xuất hiện trong phiên dịch khi chọn
từ, ngƣời ta thƣờng chọn từ sai trong bối cảnh ngôn ngữ cụ thể do hiện
tƣợng đa nghĩa, ngƣời dịch có xu hƣớng gắn với yếu tố phiên dịch mà
không chú ý đến ngữ cảnh, đến ngữ dụng học.
Ví dụ: Bán tôi nửa cân thịt, cho thêm 2 lạng chả.
Giao thoa hệ ngang: cơ sở của nó là quan hệ tuyến tính. Các
đơn vị ngôn ngữ lần lƣợt xuất hiện trên trục ngang.
Ví dụ: giữa tiếng Việt, tiếng Khơ me và tiếng Lào đều hoàn
toàn có sự giống nhau về số lƣợng các yếu tố cấu tạo đoản ngữ danh
33
từ nhƣng về trật tự sắp xếp các yếu tố trên hình tuyến thì lại có khác
nhau về sự phân bố các vị trí giữa yếu tố danh từ trung tâm đoản ngữ
và các yếu tố phụ. So sánh:
Ba con gà (Việt)
1 2 3
Moan bây kôn (Khơme)
3 1 2
Cày xảm tô (Lào)
3 1 2
Do áp lực của tiếng Việt, ngƣời Việt khi nói tiếng Khơ me và
tiếng Lào dễ sản sinh đoản ngữ giao thoa: Bây kôn moan; xảm tô cày.
* Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt đƣợc biểu hiện:
Ký hiệu ngôn ngữ có thuộc tính hai mặt: cái biểu hiện và cái
đƣợc biểu hiện. Do vậy, các giao thoa có thể xảy ra theo 2 kiểu: giao
thoa mặt biểu hiện và giao mặt đƣợc biểu hiện ở tất cả các ngôn ngữ.
Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt đƣợc biểu hiện có thể xảy ra
ở tất cả các loại kí hiệu ngôn ngữ.
- Giao thoa mặt được biểu hiện: giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu
những kí hiệu tƣơng đƣơng có cùng hình thức biểu đạt nhƣng nội
dung kí hiệu lại không đồng nhất thì trƣờng hợp này dễ gây ra giao
thoa mặt đƣợc biểu hiện (những ngôn ngữ tƣơng đối gần nhau về khu
vực địa lí, những ngôn ngữ có quan hệ họ hàng, những ngôn ngữ có
vay mƣợn nhau thƣờng xảy ra giao thoa kiểu này). Các kí hiệu (từ,
ngữ, câu) đa nghĩa ở N2 thƣờng bị những "áp lực tự nhiên" của N1 chi
phối.
- Giao thoa mặt biểu hiện: Giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu, các kí
hiệu có cùng nội dung biểu đạt nhƣng lại khu biệt nhau về hình thức
biểu đạt. Hiện tƣợng này thƣờng xảy ra ở các kết cấu đồng nghĩa.
-> He speaks that ' true. (s) ; He says that ' true. (đ)
* Giao thoa tôn ti: Bên cạnh quan hệ ngang và quan hệ dọc,
giữa các đơn vị ngôn ngữ còn có quan hệ tôn ti. Đây là quan hệ bao
34
hàm nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau. Giao
thoa này xuất hiện do những ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ vào ngoại
ngữ.
Ví dụ: áo dài, hoa hồng
Ngƣời nƣớc ngoài thƣờng nhầm đơn vị hình vị với từ.
* Giao thoa do yếu tố văn hóa tác động: Trong giao tiếp, ngƣời
Anh khi chào thƣờng gắn với hỏi thăm sức khỏe. Ngƣời Việt và ngƣời
Đông Nam Á nói chung thƣờng hỏi về gia đình, ăn uống... Vì vậy,
ngƣời Đông Nam Á thƣờng mắc lỗi: Where are you going?; Have you
got family of your own?; Have you got dinner yet?...
Tóm lại: Hiểu biết về những tƣơng đồng và khác biệt giữa
ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ chắc chắn sẽ đem lại những bổ ích để hạn
chế những chuyển di tiêu cực, khắc sâu hơn những kiến thức về ngoại
ngữ đang học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên ngoại ngữ không có kiến
thức sâu rộng cả về ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ, đây là điều đáng tiếc.

35
Chương 3
MỤC ĐÍCH CỦA NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

3.1. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng lí thuyết
3.1.1. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ trong quan hệ với loại
hình ngôn ngữ
Trong khi hƣớng vào loại hình học ngôn ngữ, nghiên cứu đối
chiếu đề cập đến các mặt khái quát, các phạm trù có ý nghĩa nguyên
tắc đối với hệ thống ngôn ngữ. Mục đích là nhằm phát hiện những đặc
điểm loại hình ngôn ngữ, xác định các kiểu ngôn ngữ theo những quy
luật nhất định.
3.1.2. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ trong quan hệ với triết
học - ngôn ngữ học
Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, khi hƣớng vào những vấn
đề triết học - ngôn ngữ học, cần phải lƣu ý thích đáng:
- Không tuyệt đối hóa quá mức vai trò của ngôn ngữ tự nhiên.
- Những ảnh hƣởng của ngôn ngữ đến tƣ duy con ngƣời, đến
những hoạt động nhận thức và văn hóa đều phải đƣợc xem xét trong
những chừng mực nhất định, có giới hạn.
3.1.3. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ trong quan hệ với lí
thuyết phiên dịch
Xây dựng một lý thuyết phiên dịch nhờ vào việc đối chiếu các
ngôn ngữ có nghĩa là: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung mà
những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau
biểu đạt nó. Đây là sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các
phƣong tiện biểu hiện khác nhau.
Khi đối chiếu các ngôn ngữ theo mục đích phiên dịch cần phải
chú ý đến "tƣ cách" của các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu cụ
thể. Các ngôn ngữ trong hoạt động đối chiếu không hề có vai trò bình
đẳng: một ngôn ngữ là ngôn ngữ gốc - điểm xuất phát của sự phân
tích đối chiếu; ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ phiên dịch. Toàn bộ
36
công việc đối chiếu theo mục đích này thực chất là miêu tả hệ thống
ngôn ngữ gốc theo những thuật ngữ của hệ thống ngôn ngữ phiên
dịch.
3.2. Những mục đích xét ở phạm vi nghiên cứu ứng dụng thực hành ngôn
ngữ
3.2.1. Nghiên cứu đối chiếu và việc giảng dạy học tập ngoại ngữ
Trong thực tế, ở phạm vi ứng dụng thực hành này việc NCĐC
phải làm rõ đƣợc cơ chế của hiện tƣợng giao thoa ngôn ngữ; vạch ra
nguồn gốc của những giao thoa giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, các
kiểu giao thoa nhất định... Đây chính là những gì mà ngƣời học ngoại
ngữ gặp khó khăn khi thâm nhập một hệ thống mã ngôn ngữ xa lạ.
Chúng ta hãy đi vào xem xét cơ chế của hiện tƣợng giao thoa.
a) Các quan điểm nhìn nhận hiện tượng giao thoa ngôn ngữ:
Có 3 quan điểm nhìn nhận hiện tƣợng giao thoa:
* Quan điểm tâm lý học ngôn ngữ: Theo quan điểm này, giao
thoa là tác động tiêu cực của thói quen này đối với một thói quen khác
có thể xảy ra trong học tập ngoại ngữ. Đây là sự ô nhiễm
(contamination) hành vi, thái độ có tính chất tâm lí học.
* Quan điểm ngôn ngữ học: Theo quan điểm này, giao thoa là
sự vận dụng các yếu tố của một thứ tiếng khi nói hoặc viết một thứ
tiếng khác. Đây là tai nạn của tính song ngữ do sự tiếp xúc giữa 2 thứ
tiếng với nhau.
Có thể xảy ra 2 trƣờng hợp tiếp xúc ngôn ngữ:
- Tiếp xúc ngôn ngữ giữa những ngƣời thuộc các dân tộc cùng
cộng cƣ trên một khu vực địa lý.
- Tiếp xúc ngôn ngữ trong quá trình học tập ngoại ngữ
Trƣờng hợp thứ 2 là đối tƣợng chúng ta quan tâm nhiều hơn.
* Quan điểm sư phạm học - sinh ngữ: Theo quan điểm này,
giao thoa là một loại lỗi đặc biệt mà học sinh học ngoại ngữ mắc phải
do thói quen hoặc do chịu ảnh hưởng tự nhiên của các mô hình cấu
trúc tiếng mẹ đẻ. Đây là quá trình áp đặt tự nhiên một yếu tố của tiếng
37
mẹ đẻ vào ngoại ngữ, làm cho những sự kiện ngoại ngữ đi lệch khỏi
chuẩn mực ngôn ngữ của nó.
b) Phân biệt giao thoa và chuyển di:
Quá trình học một ngoại ngữ là quá trình nắm bắt một hệ thống
thói quen mới. Trong quá trình đó, những thói quen sử dụng tiếng mẹ
đẻ đã ảnh hƣởng đến ngoại ngữ. Sự ảnh hƣởng này có 2 khía cạnh:
tích cực và tiêu cực.
* Tác động tích cực: là loại ảnh hƣởng có lợi của của tiếng mẹ
đẻ đối với việc nắm bắt những thói quen mới trong ngoại ngữ. Bên
cạnh đó, ngƣời ta còn có thể nói đến trƣờng hợp: có sự tác động tích
cực của việc học tiếng này sang học tiếng khác ở những ngƣời biết
nhiều ngoại ngữ. Thuật ngữ khoa học để chỉ hiện tƣợng này là
"transfert" (chuyển di).
* Tác động tiêu cực: những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ và
ngoại ngữ (đã học) gây cản trở cho việc nắm bắt những thói quen mới
trong ngoại ngữ đang học. Thuật ngữ khoa học để chỉ hiện tƣợng này
là "inteference" (giao thoa).
Trong hiện tƣợng chuyển di, những yếu tố ảnh hƣởng đến học
tập ngoại ngữ đƣợc gọi là "facilitation" (sự thuận lợi). Còn trong hiện
tƣợng giao thoa, những yếu tố hoặc xu hƣớng ảnh hƣởng đến học tập
ngoại ngữ đƣợc gọi là "ilifitation" (sự bất lợi).
Lƣu ý: * Trƣờng hợp học liên tiếp 2 ngoại ngữ (A và B) cũng
có thể xảy ra hiện tƣợng giao thoa:
- Nếu trình độ của A càng cao, thì giao thoa của A đối với B
càng lớn. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra ở giai đoạn đầu của việc học
ngoại ngữ mới B.
- Giao thoa của A đối với B càng giảm nếu B ngày càng mạnh
hơn.
Ví dụ: Ngƣời học tiếng Lào chuyển sang học tiếng Thái hay
ngƣời học tiếng Nga chuyển sang học tiếng Tiệp, Bun, Balan...

38
* Ranh giới giữa tác động tích cực và tác động tiêu cực nhiều
khi rất tế nhị: khi các thói quen trong học tập ngoại ngữ A và B tƣơng
tự nhau, dễ xuất hiện hiện tƣợng chuyển di. Khi các thói quen ấy chỉ
giống nhau bộ phận, từng phần một hoặc giống nhau trên đại thể mà
phân biệt ở chi tiết thì dễ nảy sinh giao thoa.
*Giao thoa ngôn ngữ không xuất hiện một cách bừa bãi, tùy
tiện. Chỗ dựa của hiện tƣợng này là những yếu tố tƣơng đƣơng
(chung) nào đó giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, dẫn đến hành vi áp đặt
những yếu tố của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ.
Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác dẫn đến, ảnh hƣởng đến giao
thoa ngôn ngữ:
- Tình huống giao tiếp: nếu nhƣ ngƣời nói bắt buộc phải nói
bằng một ngoại ngữ về một vấn đề chỉ quen nói bằng một ngoại ngữ
khác thì giao thoa có thể xảy ra.
- Tuổi tác và năng lực ngoại ngữ cũng là những nhân tố đáng
chú ý khi xem xét hiện tƣợng giao thoa. (Tuổi càng trẻ thì tiếp thu
ngoại ngữ càng nhanh, đặc biệt là trẻ em, sẽ có ít giao thoa hơn ngƣời
lớn). Tuy nhiên những kiến thức chuyển di ở ngƣời lớn lại có ƣu thế
hơn trẻ em.
- Những ngƣời nhiều tuổi, nếu càng có nhiều ngoại ngữ thì ở
một phƣơng diện nào đó, càng có khả năng thủ tiêu giao thoa hơn. Họ
có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp thu ngoại ngữ, có ý thức thể hiện
những chuyển di (tích cực) trong quá trình nắm bắt một hệ thống "ký
mã" ngôn ngữ mới.
- Tất cả những trạng thái bệnh lý và tình cảm đều là những
nhân tố dễ tạo điều kiện cho giao thoa ngôn ngữ xuất hiện. (ví dụ: sự
đãng trí, tâm lí căng thẳng, bệnh tật, mệt nhọc...)
c) Giao thoa xét ở khía cạnh ngôn ngữ học:
c1) Giao thoa ngôn ngữ xét trong sơ đồ giao tiếp: Trong giao
tiếp ngôn ngữ có thể xuất hiện 2 kiểu giao thoa: giao thoa giải mã và
giao thoa ký mã.
39
Ngƣời học tiếng nƣớc ngoài, trong giao tiếp, phải tiến hành
những hành vi ngôn ngữ theo sơ đồ sau:

Hiểu (tiếp nhận - giải mã) Ngoại ngữ (N2)


Ngƣời học
Sản sinh (kiến thiết-lập mã) (thông báo)

Giao thoa có thể xảy ra ở khu vực hiểu và sản sinh thông báo
N2 .
Tuy nhiên những tai nạn của loại giao thoa xảy ra lúc tiếp nhận
và giải mã thông báo không nhất thiết phải đối xứng đều đặn với các
loại giao thoa tác động đến việc kiến thiết và lập mã thông báo sai.
Trong thực tế, với một thông báo N2, học sinh có thể hiểu rõ ràng nội
dung thông báo ấy nhƣng lại khó khăn trong việc sản sinh nó và
ngƣợc lại.
* Giao thoa sản sinh thông báo (giao thoa kí mã): đối với việc
sản sinh thông báo N2, nếu nhƣ N1 (tiếng mẹ đẻ) xuất hiện những
phạm trù, những hiện tƣợng đa nghĩa, thì lập tức ngƣời học sẽ gặp trở
ngại trong việc sản sinh những thông báo N2 tƣơng ứng: họ có khả
năng áp dụng cấu trúc của tiếng mẹ đẻ vào ngoại ngữ.
Ví dụ: "nhà tôi" -> my wife, my house
* Giao thoa tiếp nhận thông báo (giao thoa giải mã): đối với
việc hiểu thông báo N2, tính đa nghĩa của các phạm trù, của những
hiện tƣợng ngôn ngữ ở N2 dễ dàng gây ảnh hƣởng đến việc tiếp nhận
và giải mã thông báo N2.
Ví dụ1: He is making a speech.
Thông thƣờng ngƣời Việt chỉ nghĩ đến thời hiện tại tiếp diễn
mà quên mất nghĩa chỉ tƣơng lai gần của cấu trúc "to be + verb + ing"
Ví dụ 2: Adj - N (attribute)
Be - Adj (predicate)

40
Cấu trúc này khác với tiếng Việt nên khi ngƣời Việt học tiếng
Anh thì thƣờng có giao thoa.
A late train: chuyến tàu xuất phát chậm
A train late: chuyến tàu đến chậm
Small farmer : have a small farm- ngƣời nông dân có trang trại
nhỏ
The famer is small: ngƣời nông dân thấp bé
Ví dụ 3: Lan loves her cat as much as Nam (1)
(1) là một câu mơ hồ. Có thể hiểu theo 2 cách:
- Lan loves her cat as much as Nam does (2)
- Lan loves her cat as much as she loves Nam (3)
Ví dụ 4: Những từ đa nghĩa có thể gây giao thoa:
To bear: chịu đựng (1); không có khả năng sinh con
She can not bear children
c2) Giao thoa ngôn ngữ xét trong cơ chế hoạt động của nó:
Học cả 2 thứ tiếng hoàn toàn khác nhau, trên thực tế, không
hẳn đã gây một số lƣợng giao thoa tối đa nhƣ nhiều ngƣời vẫn nghĩ.
Đôi khi tiếp cận 2 ngôn ngữ nhƣ vậy lại có phần dễ dàng hơn học 2
thứ tiếng giống nhau. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ việc học bơi không
hề gây cản trở việc học đàn piano. Nhƣng với ngƣời lái xe Việt Nam
đã quen với cách lái xe bên phải thì học lái xe bên trái đƣờng là điều
khó khăn. [ví dụ của NVC, tr.55]. Cho nên những ngôn ngữ mà chúng
ta tiếp cận càng giống nhau bao nhiêu càng dễ giao thoa bấy nhiêu.
Bởi vì sẽ không có sự giống nhau hoàn toàn giữa 2 ngôn ngữ. Chính
trên những nét giống nhau thƣờng tồn tại những điểm khác biệt tinh
tế. Chúng là những cái gây "tai nạn tinh quái" trong giao thoa ngôn
ngữ.
Dựa trên cơ chế hoạt động ngôn ngữ, các giao thoa có thể qui
vào những kiểu loại chung nhất sau đây:
* Giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang: Toàn bộ các đơn vị
ngôn ngữ hoạt động theo 2 trục: trục lựa chọn và trục kết hợp. Ngôn
41
ngữ nào cũng vậy nhƣng các ngôn ngữ đều khác nhau ở hình thức lựa
chọn và cách thức sắp xếp, phân bố các ký hiệu trên 2 trục ấy. Do đó
đã xuất hiện giao thoa hệ dọc và giao thoa hệ ngang khi có ảnh hƣởng
bất lợi từ N1 đến N2.
Ví dụ về giao thoa hệ dọc vì đã lựa chọn từ không đúng trên
trục dọc:
(1) I ' ve been here since Monday.
-> I ' m here since Monday (ngƣời Việt).
(2) Các động từ đi với bổ ngữ trực tiếp:
give sb st - give st to sb -> give st for sb
get married to s.o -> get married with s.o
Giao thoa hệ dọc thƣờng xuất hiện trong phiên dịch khi chọn
từ, ngƣời ta thƣờng chọn từ sai trong bối cảnh ngôn ngữ cụ thể do hiện
tƣợng đa nghĩa, ngƣời dịch có xu hƣớng gắn với yếu tố phiên dịch mà
không chú ý đến ngữ cảnh, đến ngữ dụng học.
- Bán tôi nửa cân thịt, cho thêm 2 lạng chả.
- áo ấm, áo lạnh
- cứu hỏa, phục vụ miến gà, đi khám bác sĩ, cho vay phụ nữ
nghèo, xay bột trẻ em...
- rẻ thối
Giao thoa hệ ngang: cơ sở của nó là quan hệ tuyến tính. Các
đơn vị ngôn ngữ lần lƣợt xuất hiện trên trục ngang.
Ví dụ: giữa tiếng Việt, tiếng Khơ me và tiếng Lào đều hoàn
toàn có sự giống nhau về số lƣợng các yếu tố cấu tạo đoản ngữ danh
từ nhƣng về trật tự sắp xếp các yếu tố trên hình tuyến thì lại có khác
nhau về sự phân bố các vị trí giữa yếu tố danh từ trung tâm đoản ngữ
và các yếu tố phụ. So sánh:
Ba con gà (Việt)
1 2 3
Moan bây kôn (Khơme)
3 1 2
42
Cày xảm tô (Lào)
3 1 2
Do áp lực của tiếng Việt, ngƣời Việt khi nói tiếng Khơ me và
tiếng Lào dễ sản sinh đoản ngữ giao thoa: Bây kôn moan; xảm tô cày.
Ví dụ: Do you understand it? (Hƣ từ (function) đƣợc đảo lên
đứng đầu)
Anh có hiểu không?
* Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt đƣợc biểu hiện:
Ký hiệu ngôn ngữ có thuộc tính hai mặt: cái biểu hiện và cái
đƣợc biểu hiện (Nói thêm). Do vậy, các giao thoa có thể xảy ra theo 2
kiểu: giao thoa mặt biểu hiện và giao mặt đƣợc biểu hiện ở tất cả các
ngôn ngữ. Giao thoa mặt biểu hiện và giao thoa mặt đƣợc biểu hiện có
thể xảy ra ở tất cả các loại kí hiệu ngôn ngữ.
- Giao thoa mặt được biểu hiện: giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu
những kí hiệu tƣơng đƣơng có cùng hình thức biểu đạt nhƣng nội
dung kí hiệu lại không đồng nhất thì trƣờng hợp này dễ gây ra giao
thoa mặt đƣợc biểu hiện. (những ngôn ngữ tƣơng đối gần nhau về khu
vực địa lí, những ngôn ngữ có quan hệ họ hàng, những ngôn ngữ có
vay mƣợn nhau thƣờng xảy ra giao thoa kiểu này).
Các kí hiệu (từ, ngữ, câu) đa nghĩa ở N2 thƣờng bị những "áp
lực tự nhiên" của N1 chi phối.
H. Nét nghĩa Nơi có Chỗ để Chỗ để Chỗ để
thức sách bán sách cất sách xếp đồ đạc
biểu đạt (1) (2) (3) ( 4)
librairie + + - -
library + - + -
(1) thƣ viện; (2) hiệu sách; (3) kho sách
Khi ngƣời Anh học tiếng Pháp hoặc ngƣợc lại thƣờng có giao
thoa này.
(Hoặc ở mặt ngữ âm, 2 âm /p/ và /b/)

43
- Giao thoa mặt biểu hiện: Giữa 2 ngôn ngữ đối chiếu, các kí
hiệu có cùng nội dung biểu đạt nhƣng lại khu biệt nhau về hình thức
biểu đạt. Hiện tƣợng này thƣờng xảy ra ở các kết cấu đồng nghĩa.
Ví dụ:
thành bày tỏ nhƣng ko
bảo ban ra
tiếng nhấn mạnh thành trò chuyện
lệnh
bằng lời tiếng
speak + - (say) - (talk) - (tell)
nói + + + +
-> He speaks that ' true. (s) ; He says that ' true. (đ)

ăn hốc xơi đớp tọng nhậu


eat - - - - -

cool + -
mát + +
nhiệt độ sức khỏe
hot + + (cay)
nóng + -
nhiệt độ vị
tall + - (high)
cao + +
chiều cao ngƣời ch.cao vật
* Giao thoa tôn ti: Bên cạnh quan hệ ngang và quan hệ dọc,
giữa các đơn vị ngôn ngữ còn có quan hệ tôn ti. Đây là quan hệ bao
hàm nhau giữa các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ khác nhau. Giao
thoa này xuất hiện do những ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ vào ngoại
ngữ.
Ví dụ: áo dài, hoa hồng
Ngƣời nƣớc ngoài thƣờng nhầm đơn vị hình vị với từ.

44
* Giao thoa do yếu tố văn hóa tác động: Trong giao tiếp, ngƣời
Anh khi chào thƣờng gắn với hỏi thăm sức khỏe. Ngƣời Việt và ngƣời
Đông Nam Á nói chung thƣờng hỏi về gia đình, ăn uống... Vì vậy,
ngƣời Đông Nam Á thƣờng mắc lỗi:
Where are you going?; Have you got family of your own?;
Have you got dinner yet?...
3.2.2. Nghiên cứu đối chiếu với việc phân tích lỗi và chữa lỗi
a) Định nghĩa lỗi: Lỗi - nảy sinh ở ngƣời nói tiếng nƣớc ngoài -
đƣợc hiểu là những gì mà ngƣời ấy làm sai lạc các sự kiện ngoại ngữ
so với chuẩn của nó.
b) Nguyên nhân gây lỗi: trên bình diện ngôn ngữ học đối chiếu,
chú trọng đến sự ảnh hƣởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ (hay của ngoại
ngữ nào đó) đối với ngoại ngữ đang học.
c) Các loại lỗi: Dựa vào đối tƣợng mắc lỗi óc thể phân biệt 2
kiểu lỗi bị mắc:
(1) Lỗi thƣờng mắc chỉ ở một học sinh nói N1 nào đó
Ví dụ: Lỗi phát âm thanh điệu đối với những ngƣời học tiếng
Việt nói các ngôn ngữ không thanh điệu.
(2) Lỗi thƣờng mắc ở hầu hết các học sinh nói N1 bất kể là
ngôn ngữ nào (cùng gần hay khác loại hình với N2)
Ví dụ: Lỗi về việc sử dụng động từ giới từ của tiếng Anh đối
với tất cả những ai học tiếng Anh nhƣ là một ngoại ngữ.

45
Chương 4
CÁC CẤP ĐỘ ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ

4.1. Nghiên cứu đối chiếu về ngữ âm


4.1.1. Đối chiếu các phụ âm
a.Quy trình đối chiếu các phụ âm của hai ngôn ngữ gồm ba bước:
(1) Xác định hệ thống phụ âm của hai ngôn ngữ trên cơ sở một
phƣơng pháp miêu tả nhất quán và trên cơ sở đó xác định những phụ
âm tƣơng đƣơng và những phụ âm không tƣơng đƣơng trong hai ngôn
ngữ;
(2) Xác định các biến thể của các phụ âm và tìm những điểm
giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ;
(3) Đối chiếu khả năng phân bố của các phụ âm và sự biến đổi
của chúng trong bối cảnh ngữ âm.
Để thực hiện những bƣớc này, cần nắm vững những vấn đề sau
đây:
(1) Cách miêu tả phụ âm theo đặc điểm cấu âm
Xét về đặc điểm cấu âm, các phụ âm đƣợc miêu tả theo ba tiêu
chí cơ bản:
- Tiêu chí 1: Theo phƣơng thức cấu âm
Theo tiêu chí này, ta phân biệt, chẳng hạn:
* phụ âm tắc, ví dụ: [t], [d], [k], [b]
* phụ âm xát, ví dụ: [f], [v], [s], [z], [l]
* phụ âm tắc-xát, ví dụ: [t], [d], [t∫]
* phụ âm rung: [r] hoặc [R].
- Tiêu chí 2: Theo vị trí cấu âm
Theo vị trí cấu âm, ta phân biệt những phụ âm cơ bản sau:
* phụ âm môi, trong đó lại phân biệt phụ âm hai môi (ví dụ:
[b], [p], [m]), và phụ âm môi-răng (ví dụ: [f], [v]).
* phụ âm đầu lƣỡi- lợi: [t], [d], [n]
* phụ âm đầu lƣỡi-ngạc cứng: [ş], [ʐ]
46
* phụ âm mặt lƣỡi-ngạc: [c], [ɲ]
* phụ âm gốc lƣỡi-ngạc mềm: [k], [g], [ŋ]
* phụ âm họng: [h], [x]
- Tiêu chí 3: Theo tính thanh
Theo tiêu chí này, ta phân biệt:
* Phụ âm hữu thanh, ví dụ: [b], [d], [g]…
* Phụ âm vô thanh, ví dụ: [p], [t], [k]…
b) Những điểm cần lưu ý khi đối chiếu các phụ âm
- Phụ âm bật hơi: Có ngôn ngữ có phụ âm bật hơi nhƣng có
những ngôn ngữ không có phụ âm này. Mặt khác, đặc điểm của các
phụ âm bật hơi giữa các ngôn ngữ cũng có thể khác nhau. Ví dụ:
Tiếng Việt có phụ âm bật hơi [ť].
- Sự phân bố các phụ âm liên quan đến những đơn vị lớn hơn,
tức là âm tiết. Do vậy, trƣớc khi đối chiếu về sự phân bố các phụ âm
trong hai ngôn ngữ, cần phải đối chiếu cấu trúc âm tiết của chúng. Các
bản miêu tả cấu trúc âm tiết cần phải chỉ ra đƣợc hệ thống phụ âm đầu
và phụ âm cuối của các âm tiết trong ngôn ngữ. Ví dụ: Trong tiếng
Việt, có những phụ âm xuất hiện trong hệ thống phụ âm đầu nhƣng
không xuất hiện trong hệ thống các phụ âm cuối, nhƣ: /s/; /z/; /f/, hoặc
ngƣợc lại, nhƣ /p/.
- Vị trí phân bố của phụ âm trong thƣờng kéo theo sự biến đổi
ngữ âm do có các hiện tƣợng đồng hóa hay thích nghi ngữ âm của các
âm tố. Các Hiện tƣợng đồng hóa hay thích nghi ngữ âm có thể không
giống nhau trong các ngôn ngữ do đó có thể là nguyên nhân dẫn đến
việc phạm lỗi khi học ngoại ngữ. Ví dụ: Hiện tƣợng vô thanh hóa các
phụ âm hữu thanh ở vị trí âm cuối của từ hoặc sau phụ âm vô thanh
trong tiếng Nga hoặc Ba Lan, hay hiện tƣợng môi hóa các phụ âm
cuối của âm tiết tiếng Việt nhƣ ‗học‘, ‗chung‘, ‗ông‘ rất dễ bị ngƣời
học thể hiện sai.
- Khi đối chiếu các phụ âm về mặt phân bố, cần phải phân biệt
những biến thể âm vị mang tính bắt buộc và những biến thể mang tính
47
tự do. Trong việc học ngoại ngữ, các biến thể bắt buộc (gọi là biến thể
kết hợp) có giá trị trong việc rèn luyện kỹ năng nói và nghe còn các
biến thể tự do có giá trị trong việc rèn luyện kĩ năng nghe. Ví dụ: Biến
thể ―ngậm‖ của âm vị /t/ ở vị trí cuối âm tiết (ví dụ: tất) hay biến thể
môi hóa (ví dụ: tôi) trong tiếng Việt đều phải đƣợc thể hiện chính xác,
trong khi đó biến thể bật hơi [t‘] ở vị trí đầu âm tiết chỉ là biến thể do
một số cá nhân thể hiện (có thể do ảnh hƣởng của tiếng Anh hoặc theo
thói quen cá nhân).
- Các phụ âm nói riêng và âm vị nói chung còn chịu ảnh hƣởng
của các hiện tƣợng ngôn điệu là trọng âm, thanh điệu, ngữ điệu, nên
việc đối chiếu các hiện tƣợng ngôn điệu trong hai ngôn ngữ cũng cần
đƣợc đƣợc xem xét.
4.1.2. Đối chiếu các nguyên âm
a) Hình thang nguyên âm quốc tế (giới thiệu một số âm tiêu
biểu)

i y   
u
Y 
e  
O 

    
 
a  
Hình thang nguyên âm quốc tế cho ta biết các tiêu chí để phân

biệt các nguyên âm:
- Tiêu chí 1: Theo độ mở của miệng.
48
Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: rộng – hơi rộng
– hơi hẹp – hẹp. Các ngôn ngữ có thể phân biệt chi tiết hơn.
- Tiêu chí 2: Theo chiều hƣớng của lƣỡi.
Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: hàng trƣớc –
hàng giữa – hàng sau.
Có thể có sự phân biệt cụ thể hơn nhƣ giữa-trƣớc, giữa-sau hay
gần trƣớc, gần sau.
- Tiêu chí 3: Theo hình dáng môi.
Theo tiêu chí này, ta phân biệt các nguyên âm: tròn – không
tròn.
Ngoài ra, các nguyên âm còn phân biệt với nhau theo trƣờng
độ: nguyên âm dài – nguyên âm ngắn, và tính mũi: nguyên âm mũi –
nguyên âm không mũi.
Nguyên âm trong các ngôn ngữ khác nhau hay giống nhau là
căn cứ vào những đặc điểm mô tả nói trên.
b) Nguyên âm và chữ viết
Khi đối chiếu các nguyên âm của hai ngôn ngữ, ta có thể đối
chiếu sự thể hiện của nguyên âm trên chữ viết. Tuy các ngôn ngữ có
thể cùng dùng một loại văn tự để ghi âm nhƣng do lịch sử ra đời và
lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học của các ngôn ngữ có khác nhau nên
việc dùng chữ viết để thể hiện các nguyên âm có thể khác nhau. Đối
chiếu âm và chữ viết có thể tìm ra những chỗ bất hợp lí và những khó
khăn của ngƣời học khi học phát âm và học viết bằng ngoại ngữ. Ví
dụ: Tiếng Việt ghi nguyên âm [Ɛ] bằng hai con chữ là e và a (ví dụ:
em/ anh).
Trên đây chỉ nói về việc đối chiếu các nguyên âm theo đặc
trƣng cấu âm-âm học. Đây là kiểu đối chiếu truyền thống. Ngày nay,
nhờ những thiết bị ghi âm, phổ kí hiện đại, ngƣời ta còn có thể đối
chiếu các nguyên âm theo những đặc trƣng âm học đƣợc ghi lại bằng
nhiều phƣơng pháp khác nhau, gọi chung là đối chiếu ngữ âm thực
nghiệm. Tuy nhiên, xét dƣới góc độ học tập và giảng dạy ngoại ngữ
49
trong những điều kiện hiện nay, kiểu đối chiếu này chƣa mang lại
nhiều lợi ích thực tiễn.
4.1.3. Đối chiếu các hiện tượng ngôn điệu
Đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính là những đơn vị đi kèm theo đơn
vị ngữ âm đoạn tính, là những đơn vị không thể phân chia đƣợc trên
chuỗi lời nói. Ví dụ: ta có thể chia âm tiết ―toán‖ ra thành 4 âm tố
nhƣng không thể chia cắt đơn vị siêu đoạn tính đi kèm là thanh sắc. Ba
đơn vị siêu đoạn tính chủ yếu là ngữ điệu, trọng âm và thanh điệu.
a) Thanh điệu (tone): Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp
giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt các hình
vị, các từ khác nhau.
Ví dụ: Trong tiếng Việt có 2 từ ―ba‖ và ―bà‖ phân biệt với
nhau, có nghĩa khác nhau (ba: father; bà: grandmother) là do đƣợc
phát âm với cao độ khác nhau: thanh ngang và thanh huyền.
Thanh điệu là đặc trƣng của âm tiết.
Không phải ngôn ngữ nào cũng có thanh điệu. Tiếng Việt, Hán,
Lào, Thái ... có thanh điệu. Tiếng Nga, Anh, Pháp ... không có thanh
điệu.
Trong các ngôn ngữ có thanh điệu, số lƣợng thanh điệu cũng
khác nhau. Tiếng Việt có 6 thanh, tiếng Hán có 4 thanh, tiếng Mèo có
7 thanh...
Thanh điệu còn có tác dụng tạo nhạc tính cho lời nói. Tiếng
Việt do có nhiều thanh điệu nên giàu nhạc tính.
b) Trọng âm (accent, stress): Trọng âm là hiện tƣợng nhấn
mạnh vào một yếu tố nào đó trong ngữ lƣu.
Có trọng âm của từ, có trọng âm của câu nhƣng thƣờng khi nói
đến trọng âm, ngƣời ta thƣờng nói đến trọng âm từ.
Trọng âm từ là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ
(trong từ đa âm tiết) bằng những phƣơng tiện ngữ âm nhất định.
- Trọng âm lực: sự nêu bật đƣợc tiến hành bằng cách tăng
cƣờng độ phát âm (nhấn mạnh âm tiết).
50
- Trọng âm lượng: sự nêu bật đƣợc tiến hành bằng cách tăng
trƣờng độ phát âm (kéo dài thời gian phát âm âm tiết).
- Trọng âm hỗn hợp: phối hợp cả 2 phƣơng thức trên.
c) Ngữ điệu (Intonation):
Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói trong một ngữ
đoạn hoặc trong câu.
Nếu nhƣ thanh điệu là đặc trƣng của âm tiết, trọng âm là đặc
trƣng của từ thì ngữ điệu là đặc trƣng của câu.
Ngữ điệu có khả năng mang nghĩa và là một phƣơng thức ngữ
pháp để biểu hiện tính chất của các loại câu (câu khẳng định, phủ
định, cầu khiến...).
4.2. Nghiên cứu đối chiếu về từ vựng-ngữ nghĩa
Đối tƣợng của việc phân tích đối chiếu về từ vựng là những
điểm giống nhau và khác nhau của thành phần từ vựng và quan hệ từ
vựng trong các ngôn ngữ đối chiếu.
4.2.1. Đối chiếu một số nhóm từ vựng tiêu biểu
a) Đối chiếu từ:
- Giống nhau về hình thức và ý nghĩa: Đó thƣờng là những
từ vay mƣợn hoặc có quan hệ cội nguồn.
- Giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về ý nghĩa: Có
thể phân biệt 2 loại: khác nhau một phần và khác nhau hoàn toàn.
- Giống nhau về ý nghĩa nhưng khác nhau về hình thức:
Đây là trƣờng hợp thông dụng nhất khi so sánh 2 ngôn ngữ.
- Khác nhau về hình thức và ý nghĩa:
Phƣơng ngữ Bắc: tầng 1 tƣơng ứng với tầng trệt trong Phƣơng
ngữ Nam;
Phƣơng ngữ Bắc: tầng 2 tƣơng ứng với lầu 1 trong Phƣơng ngữ
Nam;
- Giống nhau về nghĩa gốc nhưng khác nhau về nghĩa phái
sinh: Mèo trong tiếng Việt có nghĩa phái sinh là ―nhân tình‖ nhƣng
trong tiếng Anh thì ―cat‖ chỉ ―ngƣời đàn bà tinh ranh‖.
51
b) Thực hành đối chiếu một số trường từ vựng tiêu biểu:
- Trƣờng từ vựng chỉ quan hệ thân tộc;
- Trƣờng từ vựng chỉ sự chuyển động;
- Trƣờng từ vựng chỉ màu sắc;
- Trƣờng từ vựng chỉ thời gian;
- Trƣờng từ vựng chỉ hoạt động cảm nghĩ, nói năng, nghe nhìn.

Sự khác nhau giữa các trƣờng từ vựng có thể do sự tri giác, sự
cấu trúc hóa thế giới khác nhau.
4.2.2. Nghiên cứu trường hợp tương đương phiên dịch
a) Trƣờng hợp một từ trong tiếng mẹ đẻ đƣợc biểu thị bằng một
từ ở ngoại ngữ đang dịch hoặc ngƣợc lại.
b) Trƣờng hợp một từ trong tiếng mẹ đẻ tƣơng ứng với một loạt
từ ở ngoại ngữ đang dịch hoặc ngƣợc lại. Ví dụ: rice: gạo, cơm, lúa,
thóc, tấm
c) Khi phiên dịch, một từ trong tiếng mẹ đẻ đƣợc biểu thị bằng
một ngữ ở ngoại ngữ đang dịch hoặc ngƣợc lại. Ví dụ: Nói thách: to
put the price up expecting people to bargain.
d) Trƣờng hợp không có từ hoặc ngữ tƣơng đƣơng ở ngoại ngữ
đang dịch: phở, nem rán, cải lương, tuồng, khăn đóng, áo dài, quân
tử…
Vấn đề thành ngữ cũng là một vấn đề thú vị khi đối chiếu ngôn
ngữ.

4.3. Một số thử nghiệm


4.3.1. Tên bài báo ―MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA TIẾNG ÊĐÊ VÀ
TIẾNG VIỆT/THE DIFFERENCE BETWEEN THE Ede LANGUAGE
AND VIETNAMESE LANGUAGE‖, Tác giả: Nguyễn Ngọc Chinh*, Niê
H‘Loanh**, *Trƣờng ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng.
Mở đầu
Dân tộc Êđê có chữ viết theo hệ chữ cái La tinh. Chữ Êđê đƣợc hình
thành từ những năm cuối thế kỉ XIX [4], [9]. Năm 1935 Toàn quyền Đông
52
Dƣơng ban hành Nghị định công nhận bộ chữ Êđê mẫu tự Latinh. Hiện nay
tiếng Êđê đƣợc xem là ngôn ngữ phổ thông trong các ngôn ngữ dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên và là một trong những ngôn ngữ đƣợc Bộ Giáo dục
và Đào tạo đƣa vào giảng dạy trong các trƣờng phổ thông, và không những
dạy ở mỗi trƣờng PT mà còn dạy cho cán bộ công chức công tác tại vùng
dân tộc. Cụ thể, ở Đắk Lắk có 118 trƣờng học đƣa tiếng Êđê vào giảng dạy.
Trong đó, bậc Tiêu học là 105 trƣờng (với 597 lớp và 11.963 HS) và THCS
là 13 trƣờng (với 38 lớp và 1.378 HS) [8]. Vì vậy tiếng Êđê nó có tầm quan
trọng đối với ngƣời học, và để ngƣời học tiếp thu nhanh một cách dễ dàng,
chúng ta tìm ra chỉ những điểm cơ bản khác biệt so với tiếng Việt.
Loại hình học là một ngành khoa học thiên về lý luận, không nhằm
giải đáp những yêu cầu thực tiễn một cách trực tiếp. Tuy nhiên, các thành
tựu, các kết luận của ngành loại hình học lại rất có thể đem ứng dụng vào
thực tiễn, lợi ích của loại hình học giúp việc giảng dạy môn ngoại ngữ (tiếng
Êđê) có thể rút đƣợc nhiều điều, so sánh các hiện tƣợng trong tiếng mẹ đẻ
(tiếng Việt) và ngôn ngữ khác (tiếng Êđê) tìm ra những những khác nhau
giữa hai ngôn ngữ. Tiếng Êđê và Tiếng Việt tuy đều là loại hình ngôn ngữ
đơn lập [1] nhƣng có những điểm khác biệt, để làm rõ vấn đề, bài báo tìm
hiểu từng đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của hai ngôn ngữ này.
Về ngữ âm
Bảng 1. Bảng so sánh âm tố tiếng Êđê và tiếng Việt [3]
Tiếng Việt Tiếng Êđê
a a
ă ă
â â
b b
[
c ]
d d
đ đ
e e
e\
ê ê
e#
g g
h h
i i
^
j
53
k k
l l
m m
n n
`
o o
o\
ô ô
o#
ơ ơ
ơ\
p p
q
r r
s s
t t
u u
u\
ƣ ƣ
ƣ\
v w
x
y y
Qua bảng so sánh, tiếng Êđê có 38 âm tố (chữ cái), còn tiếng Việt có
29 âm tố. Và tiếng Êđê có những âm tố khác biệt so với tiếng Việt đó là: [, ],
e\, e#, ^, j, `, o\, o#, ơ\, u\, ƣ\, w.
Hệ thống âm đầu: - Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu bao gồm: b, m, f,
v, t, t‘, d, n, z, z, s, s, c, , ŋ , k, x, ?, y, h, ?
- Tiếng Êđê có 26 phụ âm đó là: p, p‘, b, [, m, , t, t‘, d, đ, c, c‘, j, j, k, k‘, g,
s, j, l, r, n, , ŋ , h, ?
Phụ âm đầu tiếng Êđê ghi kí tự chữ viết có phần khác với tiếng Việt
nhƣ j trong jah (phát (rẫy, cỏ)); p trong pa\ (bốn). Có những phụ âm không
đƣợc ghi bằng kí tự trên chữ viết, kiểu nhƣ một loại phụ âm trong những âm
tiết: u\n (lợn), êa (nƣớc), ung (chồng).
Trong tiếng Êđê cách tạo từ hai âm tiết mà tiếng Việt không có đó là:
sử dụng dấu gạch nối (-) nếu là từ có hai âm tiết đều là nguyên âm, nhƣ ê-ăt
(lạnh), ê- i (cái rổ); ê-un (mềm). Và dấu dấu nháy đơn ( ‘) để ghi hai phụ âm
với nguyên âm và phụ âm với phụ âm, nhƣ h’iêng (quý mến); k’ho\ (nóng);
m’ar (giấy).
54
Trong tiếng Êđê, phần đầu âm tiết là bộ phận phức tạp nhất, những
tổ hợp phụ âm mà thành phần của nó có thể từ hai đến ba yếu tố tạo thành.
Điểm khác biệt với ngôn ngữ tiếng Việt chính là tổ hợp có hai phụ âm và
đặc biệt là có tổ hợp ba phụ âm (Bảng 2).
Bảng 2. Các tổ hợp hai phụ âm mà tiếng Việt không có [3], [7]
Phụ âm Chữ viết Nghĩa tiếng Việt
bl blu\ nói
[l [le\ chảy, mọc
bh bha` hắt hơi
br brei cho
dl dlăng đọc, xem, nhìn
dr drei chúng ta
đr đru giúp
dj djă cầm
gr grăp mỗi
hg hgu\m hợp lại
hl hla lá
kp kpă thẳng
md mdei nghỉ
mđ mđao ấm
mg mgi ngày mai
ml mlan tháng, trăng
mm mmah nhai
mn mnei tắm
m` m`am dệt
mr mran thuyền
ms msah ƣớt
mt mtei chuối
pl plei bí đỏ, bí rợ
pr prăk tiền
tl tlam chiều, buổi chiều
Đặc biệt tiếng Êđê có những tổ hợp có ba phụ âm mà tiếng Việt không có,
có thể liệt kê nhƣ sau:
hml hmlei bông (gòn)
kph kphê kphê
kdj kdjăt giật mình
kng knga tai
ktr ktrâo chim bồ câu
kml kmlƣ mớ (ngủ)

55
kmr mkra sửa chữa
mbl mblang giảng, dạy
mbr mbruê hôm qua
mgh mghă đỡ (đánh đòn)
mkr mkra sửa chữa
mng mnga hoa
mdh mdhă gỗ,ván
mbh mbhă may mắn
mdr mdrao điều trị
mpl mplƣ lừa phỉnh
Cấu tạo âm tiết
Phƣơng thức cấu tạo từ tiếng Êđê, phân tách âm tiết thành hai bộ
phận: phần đầu và phần cuối.
Sơ đồ phân bậc âm vị học cấu trúc âm tiết tiếng Êđê như sau: [3]
ÂM TIẾT

C1 C2 C3 S1 S2 C4
Bậc I Phần đầu Phần cuối

C
C1 C2 C3 C1 S1 V S2 C4
C1C2C3
Bậc II âm nối âm chính âm cuối

Sơ đồ tính phân bậc tiếng Việt

Thanh điệu

Bậc I Phụ âm đầu Vần

Bậc II âm đệm âm chính âm cuối

56
Hai sơ đồ trên,ta thấy rõ cấu tạo âm tiết của hai ngôn ngữ khác biệt
rõ rệt. Tiếng Êđê không có thanh điệu, phần âm đầu khá phức tạp. Tổ hợp
ba phụ âm là những hiện tƣợng ít thấy ở các ngôn ngữ Đông Nam Á.
Âm tiết tiếng Êđê là một đơn vị ngữ âm có tổ chức, cấu trúc chặt chẽ theo
tầng bậc. Những tổ hợp phụ âm C1C2C3 mà C1 là phụ âm thanh hầu là
những tổ hợp thƣờng phổ biến trong ngôn ngữ tiếng Êđê. Nhƣng điều khác
biệt của hệ thống ngữ âm tiếng Êđê với ngôn ngữ tiếng Việt là sự có mặt
của phụ âm tắc, thanh hầu, hữu thanh / / ở vị trí C1 trong các tổ hợp phụ
âm của phần đầu âm tiết. Phần âm cuối tiếng Êđê là một bộ phận cấu trúc ổn
định hơn. Tiếng Êđê có phụ âm cuối mà tiếng Việt không có đó là phụ âm
‗‘r, l ‗‘, nhƣ [ar (mặc), ]ar (chẻ), m‘al (vải), lal (cùn), kal (cài (cửa)),...
Âm tiết tiếng Việt đƣợc chia thành ba phần: Phần phụ âm đầu,
phần vần và thanh điệu, thanh điệu luôn nằm trên toàn bộ âm tiết. Thanh
điệu Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6
thanh điệu. Âm đầu, có những cách mở đầu âm tiết khác nhau (tắc, xát,
rung), chúng có tác dụng khu biệt các âm tiết. Âm đệm, có tác dụng biến đổi
âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu, nó có chức năng khi biệt các âm tiết. Âm
chính, mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết. Âm cuối,
có chức năng kết thúc âm tiết với nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc...)
làm thay đổi âm sắc của âm tiết và do đó để phân biệt âm tiết này với âm
tiết khác.
Đặc điểm cơ bản của âm tiết tiếng Việt là mỗi âm tiết là hình thức
biểu đạt của một hình vị. Cấu trúc của âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc chặt
chẽ. Mỗi âm vị có một vị trí nhất định trong âm tiết.
Tóm lại:
Đầu âm tiết của tiếng Êđê có tổ hợp phụ âm đầu (tổ hợp hai phụ âm,
tổ hợp ba phụ âm). Hệ thống phụ âm cuối rất phong phú bao gồm các âm
xát và âm l,r. Điều đặc biệt hơn là không có thanh điệu.
Đầu âm tiết của tiếng Việt đã mất đi hoặc chỉ còn tổ hợp phụ âm
đầu. Âm cuối có sự đối lập giữa âm mũi và phi âm mũi. Hệ thống thanh
điệu phong phú hơn.
Về từ vựng và ngữ pháp
Về từ vựng
Phƣơng thức cấu tạo từ Tiếng Êđê bằng cách kết hợp căn tố và phụ tố [3],
[4], [5], [7]. Căn tố là yếu tố có ý nghĩa từ vựng, chỉ sự vật hiện tƣợng. Phụ
tố chỉ có ý nghĩa ngữ pháp trừu tƣợng khái quát, không chỉ sự vật hiện
tƣợng. Phụ tố đứng trƣớc căn tố trong từ phái sinh. Trong từ phái sinh, căn
tố và phụ tố kết hợp với nhau thành một khối ngữ âm hoàn chỉnh, chứ
không đƣợc phát âm tách bạch. Cấu tạo từ bằng phụ tố tạo nên hàng loạt từ
57
mới cùng có nét nghĩa chung do một phụ tố mang lại. Ví dụ: m trong mboh
(đẻ trứng), gồm: m+boh (trứng, quả); m [ăt (làm cho vừa miêng), gồm: m+
[ăt (vừa miệng); d trong hdr^ng (chuỗi, xâu); n trong knuôl (gút, nút buộc).
Tiền tố m kết hợp với các căn tố chỉ động tác, trạng thái tính chất, sự vật tạo
nên từ phái sinh cùng mang một nét nghĩa khái quát: chỉ hành động hƣớng
tới để có đƣợc động tác, trạng thái tính chất, sự vật do căn tố biểu thị. Sau
khi tiền tố đã kết hợp với căn tố, các đơn vị gốc và từ mới đƣợc tạo thành
tiếp tục trong quá trình biến đổi, cả về âm và về nghĩa.
Tiếng là đơn vị cơ sở của hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng
Việt. Từ tiếng, ngƣời ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật,
hiện tƣợng, chủ yếu nhờ phƣơng thức ghép và phƣơng thức láy. Việc tạo ra
các đơn vị từ vựng ở phƣơng thức ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật
kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nƣớc, máy bay. Hiện nay, đây là phƣơng thức
chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phƣơng thức này, tiếng Việt
triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mƣợn từ các ngôn
ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thƣ điện tử (e-
mail). Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phƣơng thức láy thì quy luật phối
hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng, Vốn từ vựng
tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn tiết (một âm tiết, một tiếng).
Sự linh hoạt trong sử dụng, việc tạo ra các từ ngữ mới một cách dễ dàng đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn từ, vừa phong phú về số lƣợng,
vừa đa dạng trong hoạt động.

Về ngữ pháp
Cấu trúc câu: Về cấu trúc câu từ và cụm từ của hai ngôn ngữ đƣợc
sắp xếp theo một trật tự nhất định góp phần thể hiện ý nghĩa, chức năng ngữ
pháp và quan hệ ngữ pháp nhất định. Cấu trúc câu không thay đổi đƣợc, nếu
thay đổi vị trí của từ trong câu, sẽ đảo ngƣợc, cả câu sẽ không còn ý nghĩa
nữa. Ví dụ: Kâo êmuh `u (Tôi hỏi nó) – Êmuh `u kâo (hỏi tôi nó).
Ở trong tiếng Êđê, có những điểm khác biệt cấu trúc của câu không
theo trật tự nhƣ tiếng Việt, thƣờng là rơi vào câu nghi vấn, đại từ để hỏi
thƣờng đứng ở đầu câu nhƣ ở Bảng 3.

Bảng 3. So sánh câu tiếng Êđê và tiếng Việt [7]


Tiếng Êđê Tiếng Việt
Ti ih nao? Anh đi đâu?
(đâu anh đi?)
Hruê anei, ti ih nao? Hôm nay, anh đi đâu?

58
(hôm nay, đâu anh đi?)
Ti anôk sang ih? Nhà anh ở đâu?
(ở đâu nhà anh?)
Ti anôk ih ngă bruă ? Anh làm việc ở đâu?
(ở đâu anh làm việc?)
Du\m thu\n mâo ih? Anh bao nhiêu tuổi?
(bao nhiêu tuổi anh ?)
Du\m prăk ih blei êdei? Anh mua xe bao nhiêu tiền?
(bao nhiêu tiền anh mua xe?)
Du\m mmông mâo? Bây giờ là mấy giờ ?
(mấy giờ là bây giờ?)
Ya brua\ ih ngă? (nghề gì anh làm) Anh làm nghề gì?
Ya amai dôk ngă? Chị đang làm gì ?
(gì chị đang làm?)
Ya ]^m m`ê jăk h^n? Con chim gì hót hay nhất?
(gì chim hót hay nhất?)
Si ngă aduôn aê ih? Ông bà anh thế nào?
(thế nào bà ông anh)
Si ngă klei hd^p mnuih [uôn sang? Đời sống của dân làng nhƣ thế nào?
(nhƣ thế nào đời sống của dân làng?)
Hlei anăn ih? Anh tên gì?
(gì tên anh?)
Hlei anăn am^ ama ih? Bố mẹ anh tên gì?
(gì tên bố mẹ anh?)

Về hƣ từ: Hƣ từ của tiếng Êđê tuy không mang ý nghĩa từ vựng


nhƣng có khả năng biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp. Hƣ từ chỉ mức độ khi cấu
trúc trong câu có đặc điểm khác so với cấu trúc tiếng Việt, các hƣ từ này
luôn có vị trí đứng sau động từ hoặc tính từ (Bảng 4).
Bảng 4. So sánh một số hư từ tiếng Êđê và tiếng Việt [7]
Tiếng Êđê Tiếng Việt
Leh hua\ (xong ăn) Ăn xong.
Leh hua\, am^ rao ]hiên mngan Ăn xong, mẹ rửa chén bát.
(xong ăn, mẹ rửa chén bát)
Leh ngă (xong làm) Làm xong.
Leh ngă klei hriăm adei nao p^t Làm xong bài tập em đi ngủ.
(xong làm bài tập em đi ngủ)
Lu snăk. Rất nhiều, nhiều lắm.

59
(nhiều rất, lắm nhiều)
Siam êdi. Rất đẹp, đẹp lắm.
(đẹp rất, lắm đẹp)

Khi dùng các danh từ chỉ loại thể trong tiếng Êđê thƣờng là danh từ
+ số đếm. Chẳng hạn: hmei dua (chúng tôi hai) - Hai chúng tôi.
Trong tiếng Êđê khi dùng đại từ xƣng hô không phải nhƣ tiếng Việt.
Chỉ dùng đại từ: Kâo- ih (tôi – anh). Đây cũng là điểm khác biệt với tiếng
Việt.
Điều khác biệt với tiếng Việt, tiếng Êđê câu bị động không có ranh
giới rõ ràng và khuyết đi từ ‗‘bị‘‘ (Bảng 5).
Chẳng hạn, so sánh câu dƣới đây:
Bảng 5. So sánh câu bị động tiếng Êđê và tiếng Việt [7]
Tiếng Êđê Tiếng Việt
Amai phung roh mă kă leh anăn ba Bà bị bọn địch vào trói và bị lôi đi.
mđue#.
(Bà bọn địch vào trói và lôi đi).
Găp Nam phung [ai ]ăm mde#] Bạn Nam bị bọn xấu đánh một trận tơi
mdar. bời.
(Bạn Nam bọn xấu đánh một trận
tơi bời)
Adei rua\ jơ\ng. Em bị đau chân.
(Em đau chân)
Am^ ăl kơ adei ră hlăp đei. (Mẹ la Em bị mẹ la mắng vì ham chơi.
mắng em vì em ham chơi)

Câu phủ định tiếng Êđê không giống nhƣ tiếng Việt, so sánh dƣới
đây trong Bảng 6:
Bảng 6. So sánh câu phủ định tiếng Êđê và tiếng Việt [7]
Tiếng Êđê Tiếng Việt
S (chủ thể) + từ phủ định (amâo)+ V S (chủ thể) + từ phủ định (không) +
+ ôh (phụ từ) V (động từ)
Kâo amâo nao mă brua\ ôh. Tôi không đi làm.
(Tôi không đi làm ).
Mai amâo nao sang hră ôh. Mai không đi học.
(Chị không đi học)
Am^ amâo mâo prăk ôh. Mẹ không có tiền.
(Mẹ không có tiền)

60
~u amâo thâo ngă brua\ ôh. Nó không biết làm việc.
(Nó không biết làm việc)
Kâo amâo thâo blu\ klei Êđê ôh. Tôi không biết nói tiếng Êđê.
(Nó không biết nói tiếng Êđê)
Kâo amâo thâo kral `u ôh. Tôi không quen biết nó.
(Tôi không quen biết nó)
Kâo amâo thâo ôh ti anôk `u nao? Tôi không biết nó đi đâu?
(Tôi không biết nó đi đâu?)

Ngữ điệu thể hiện đặc điểm âm thanh của lời nói khi phát âm (cao,
thấp, nhanh, chậm) hoặc ngắt nghỉ góp phần biểu thị tình thái cảm xúc.
Từ của tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này sẽ chi phối
các đặc điểm ngữ pháp khác. Khi từ kết hợp từ thành các kết cấu nhƣ ngữ,
câu, tiếng Việt rất coi trọng phƣơng thức trật tự từ và hƣ từ.
Việc sắp xếp các từ theo một trật tự nhất định là cách chủ yếu để
biểu thị các quan hệ cú pháp. Trong tiếng Việt khi nói "Cô ta lại đến" là
khác với "Lại đến cô ta". Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ
chính phụ thì từ đứng trƣớc giữ vai trò chính, từ đứng sau giữ vai trò phụ.
Nhờ trật tự kết hợp của từ mà "củ cải" khác với "cải củ", "tình cảm" khác
với "cảm tình". Trật tự chủ ngữ đứng trƣớc, vị ngữ đứng sau là trật tự phổ
biến của kết cấu câu tiếng Việt.
Phƣơng thức hƣ từ cũng là phƣơng thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng
Việt. Nhờ hƣ từ mà tổ hợp "anh của em" khác với tổ hợp "anh và em", "anh
vì em". Hƣ từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu cùng
có nội dung thông báo cơ bản nhƣ nhau nhƣng khác nhau về sắc thái biểu
cảm. Ví dụ, so sánh các câu sau đây: [2], [3]
- Ông ấy không uống rƣợu.
- Rƣợu, ông ấy không uống.
- Rƣợu, ông ấy cũng không uống.
Ngoài trật tự từ và hƣ từ, tiếng Việt còn sử dụng phƣơng thức ngữ
điệu. Ngữ điệu giữ vai trò trong việc biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu
tố trong câu, nhờ đó nhằm đƣa ra nội dung muốn thông báo. Trên văn bản,
ngữ điệu thƣờng đƣợc biểu hiện bằng dấu câu. Chúng ta thử so sánh 2 câu
sau để thấy sự khác nhau trong nội dung thông báo. Ví dụ: Đêm hôm qua,
cầu gãy. Đêm hôm, qua cầu gãy. [9]
Qua một số đặc điểm nổi bật vừa nêu trên đây, chúng ta có thể hình
dung đƣợc phần nào bản sắc và tiềm năng của tiếng Việt.
Nói tóm lại, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp đƣợc biểu thị chủ yếu
bằng hƣ từ và trật tự từ. Cấu trúc của câu từ theo một trình tự nhất định.
Tiếng Êđê hình vị chƣa trùng âm tiết, có tiền tố và hậu tố. Dùng từ loại chƣa
61
tính bắt buộc. Tiếng Việt hình vị trùng với âm tiết, không có hiện tƣợng tiền
tố và hậu tố, số lƣợng hƣ từ nhiều hơn. Có hiện tƣợng từ không biến hình, từ
trong câu đều độc lập với nhau, từ bao giờ cũng đơn âm.
Kết luận
Tiếng Êđê là một ngôn ngữ đơn lập có đặc điểm nổi bật là đơn tiết
và không có thanh điệu, phần đầu âm tiết chƣa bị đơn tiết hóa triệt để nên
cấu trúc ngữ âm- âm vị học của nó vô cùng phức tạp. Các hiện tƣợng biến
đổi hình thái của từ không nhiều và đƣợc diễn ra ngay bản thân vỏ âm tiết
làm cho âm tiết có cấu trúc ngữ âm không ổn định. Hình thái thay đổi làm
cho nghĩa của từ thay đồi. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, có thanh điệu, từ
không biến hình bao giờ cũng đơn âm.
Từ vựng tiếng Êđê nhiều lớp từ, nhiều yếu tố từ có ngồn gốc từ
nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau ở khu vực Đông Nam Á. Từ trong tiếng
Êđê là các đơn tiết, và có từ đa tiết, phƣơng thức cấu tạo từ chủ yếu phƣơng
thức ghép. Qúa trình đơn tiết hóa và vay mƣợn từ vựng đã chuyển biến
nghĩa của từ (mở rộng, thu hẹp, thay đổi, ngữ nghĩa) từ đồng âm, đồng
nghĩa.
Phƣơng thức ngữ pháp là phƣơng thức trật từ từ và hƣ từ. Cấu trúc
câu đƣợc xác định khá rõ ràng, mang đặc thù tiếng Êđê. Câu tƣờng thuật,
chủ ngữ bao giờ cũng đứng trƣớc vị ngữ, còn bỗ ngữ đứng sau vị ngữ. Định
ngữ thƣờng đứng sau thành phần mà nó bổ ngữ. Trong câu nghi vấn từ để
hỏi đƣợc đƣa lên đầu câu (đặc điểm này khác câu nghi vấn trong tiếng Việt).
Từ trong tiếng Việt chủ yếu là phƣơng thức ghép và láy. Tiếng Việt coi
trọng phƣơng thức trật tự từ và hƣ từ. Ngữ điệu có vai trò quan trọng trong
việc quan hệ biểu biểu cú pháp, thƣờng dùng các dấu câu nhằm đƣa nội
dung cần thông báo. Cấu trúc của các dạng câu theo một trình tự nhất định.
Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu những điểm khác biệt giữa tiếng Êđê
và tiếng Việt tuy có những điểm chƣa nêu hết đƣợc, đặc biệt là về mặt ngữ
/âm, từ vựng có những phần còn hạn chế, và vì thế bài báo chỉ nêu những
điểm khác biệt cơ bản mà thôi, hy vọng sau này các tác giả sẽ nghiên cứu kĩ
hơn và làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp hơn trong những bài báo tới.
Tài liệu tham khảo
[1] Nonna.V.XTANKÊVICH, Loại hình học các ngôn ngữ, NXB Đại học
và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1982.
[2] Đoàn Văn Phúc (1966), Ngữ âm tiếng Êđê - NXB khoa học xã hội. Hà
Nội 1996.
[3] Đoàn Văn Phúc, Tạ Văn Thông (2008), Ngữ pháp tiếng Ê đê, Công
trình hợp tác giữa UBND tỉnh Dak Lăk và Viện ngôn ngữ hoc.
[4] Phan Văn Phức (1993), Cấu tạo từ tiếng Êđê, Luận án Phó tiến sĩ,
62
ĐHQG Hà Nội.
[5] Phan Văn Phức (1993), ―Một số đặc điểm về mặt cấu tạo từ láy tiếng
Êđê‖, Báo cáo Khoa học tại HNKH, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
[6] Phan Văn Phức (1994), ―Phụ tố tiếng Êđê‖ trong Nghiên cứu ngôn ngữ
các dân tộc ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
[7] Sách học tiếng Êđê dạy cán bộ công chức - Xí nghiệp in Dak Lak
2004.
[8] Đoàn Thị Tâm (2012), ―Đặc điểm cấu tạo từ trong tiếng Ê đê‖, T/c
Khoa học, Trƣờng Đại học Tây Nguyên, số (9).
[9] Viện ngôn ngữ học, Ngữ pháp tiếng Êđê, NXB Gíáo dục Việt Nam
2011.
[10] www.Maxreading.com Sách ‗‘Việt Nam‘‘ Đại cƣơng về tiếng Việt-Đặc
điểm về tiếng Việt.

4.3.2. Bài báo ―SO SÁNH CÂU NGHI VẤN TRONG TIẾNG VIỆT VÀ
TIẾNG XƠ ĐĂNG VIETNAMESE QUESTION SENTENCES IN
COMPARISON WITH XODANG ONES‖, Tác giả: Nguyễn Ngọc
Chinh1, Bùi Thị Dịu2 1Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng;
nnchinh@ufl.udn.vn, HVCH ngành Ngôn ngữ, Đại học Tây Nguyên,
K2016-2018; buihuyendiu@gmail.com

Đặc điểm tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng


Đặc điểm tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập [5], tức là mỗi một tiếng (âm tiết)
đƣợc phát âm tách rời nhau và đƣợc thể hiện bằng một chữ viết. Đặc điểm
này thể hiện rõ rệt ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng…
Đặc điểm ngữ âm
Trong tiếng Việt có một loại đơn vị đặc biệt gọi là "tiếng". Về mặt ngữ
âm, mỗi tiếng là một âm tiết [3]. Hệ thống âm vị tiếng Việt phong phú và có
tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các
đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tƣợng hình, tƣợng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc.
Khi tạo câu, tạo lời, ngƣời Việt rất chú ý đến sự hài hoà về ngữ âm, đến
nhạc điệu của câu văn.
Từ vựng
Mỗi tiếng, nói chung, là một yếu tố có nghĩa. Tiếng là đơn vị cơ sở của
hệ thống các đơn vị có nghĩa của tiếng Việt [4]. Từ tiếng, ngƣời ta tạo ra các
đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tƣợng..., chủ yếu nhờ phƣơng
63
thức ghép và phƣơng thức láy.
* Phương thức ghép: Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phƣơng thức
ghép luôn chịu sự chi phối của quy luật kết hợp ngữ nghĩa, ví dụ: đất nƣớc,
vợ chồng, nhà cao cửa rộng, tan cửa nát nhà... Hiện nay, đây là phƣơng thức
chủ yếu để sản sinh ra các đơn vị từ vựng. Theo phƣơng thức này, tiếng Việt
triệt để sử dụng các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mƣợn từ các ngôn
ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới, ví dụ: tiếp thị, karaoke, thƣ điện tử (e-
mail), thƣ thoại (voice mail), phiên bản (version), xa lộ thông tin, siêu liên
kết văn bản, truy cập ngẫu nhiên, v.v…
* Phương thức láy: Việc tạo ra các đơn vị từ vựng ở phƣơng thức láy thì
quy luật phối hợp ngữ âm chi phối chủ yếu việc tạo ra các đơn vị từ vựng,
chẳng hạn: vớ va vớ vẩn, chỏng chơ, đỏng đa đỏng đảnh, thơ thẩn, lúng la
lúng liếng, v.v… Vốn từ vựng tối thiểu của tiếng Việt phần lớn là các từ đơn
tiết (một âm tiết, một tiếng). Sự linh hoạt trong việc sử dụng, tạo ra các từ
ngữ mới một cách dễ dàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển vốn
từ, vừa phong phú về số lƣợng, vừa đa dạng trong hoạt động. Cùng một sự
vật, hiện tƣợng, một hoạt động hay một đặc trƣng, có thể có nhiều từ ngữ
khác nhau biểu thị. Tiềm năng của vốn từ ngữ tiếng Việt đƣợc phát huy cao
độ trong các phong cách chức năng ngôn ngữ, đặc biệt là trong phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện nay, do sự phát triển vƣợt bậc của khoa học-kĩ
thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, thì tiềm năng đó còn đƣợc phát huy
mạnh mẽ hơn.
Đặc điểm tiếng Xơ Đăng
Theo các nhà ngôn ngữ học, xét về quan hệ thân thuộc cội nguồn thì
ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc Xơ Đăng thuộc ngữ hệ Nam Á, chi Môn –
Khơme, nhánh Ba Na, nhóm Ba Na – Xơ Đăng (còn gọi là nhóm Ba Na
Bắc) và thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập [1].
Ngữ âm
Trong tiếng Xơ Đăng, từ có thể có hình thức đơn tiết (chỉ có một âm tiết),
hoặc có thể song tiết (gồm hai âm tiết: một tiền âm tiết và một âm tiết
chính). Âm tiết (còn gọi là ―tiếng‖) trong từ đơn tiết là âm tiết mang trọng
âm (cũng nhƣ âm tiết chính trong từ song tiết).
Tiền âm tiết (còn gọi là ―âm tiết phụ‖, ―âm tiết yếu‖, ―âm tiết mờ‖…)
trong từ song tiết, là âm tiết đứng ở vị trí thứ nhất, đứng trƣớc (trong mối
tƣơng quan với âm tiết chính, vì thế gọi là ―tiền âm tiết‖). Đây là âm tiết
không mang trọng âm, đƣợc phát với lực âm học yếu, lƣớt, không đƣợc
nhấn mạnh… so với âm tiết chính đi sau nó.
Từ vựng
64
Trong từ vựng Xơ Đăng có thể phân biệt các từ đơn và từ phức. Từ
đơn là từ đƣợc cấu tạo chỉ bằng một yếu tố, hay nói cách khác: Không thể
phân tích nó đƣợc ra thành các yếu tố nhỏ hơn nó về hình thức, mà có nghĩa.
Từ phức là từ có cấu tạo bằng hai hoặc hơn hai yếu tố, hay nói cách khác có
thể phân tích nó ra đƣợc thành các yếu tố nhỏ hơn, mà lại có nghĩa.
Ví dụ: các từ đơn (chỉ đƣợc cấu tạo bằng một yếu tố) [1]:
Á Tôi
Pún Bốn
Tơpui nói
Pơlê làng
Bô „dôi bộ đội
Từ các ví dụ trên ta thấy các từ đơn có thể có hình thức đơn tiết hoặc
song tiết. Trong các từ đơn tiếng Xơ Đăng, các từ vay mƣợn có một vị trí
đặc biệt, do số lƣợng không nhỏ, nhất là các từ thuộc lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hóa… đây là các từ đã đi vào tiếng Xơ Đăng trực tiếp qua đƣờng
khẩu ngữ hoặc chữ viết và cũng có thể đi vào tiếng Xơ Đăng qua ngôn ngữ
thứ ba (chẳng hạn nhƣ mƣợn từ tiếng Ba Na qua tiếng Việt…) trong ngôn
ngữ gốc nó có thể là từ đơn, có thể là từ phức nhƣng đƣợc mƣợn vào tiếng
Xơ Đăng nguyên khối, vì thế thƣờng đƣợc nhận thức nhƣ một từ đơn.
Ví dụ: các từ phức
- Tơ + hma (quen) -> tơhma (làm quen)
- Tơ + Pôi (phần) -> tơpôi (hai phần)
Từ phức có thể chia làm ba trƣờng hợp nhƣ sau:
 Phương thức phụ tố: các từ phức thuộc phƣơng thức này gồm hai
yếu tố trong đó có căn tố (còn gọi là từ căn, gốc từ, chính tố…) và phụ tố (
còn gọi là yếu tố phụ) là yếu tố không có khả năng đứng một mình mà chỉ
có thể tồn tại khi đƣợc chắp vào căn tố.
Ví dụ: mơ + hía (hía – mất) -> mơhía (làm mất)
Kơ + bang (bang – bàn) -> kơbang (cái bàn)
 Phương thức láy: các từ phức thuộc phƣơng thức này gồm hai yếu
tố, trong đó có một yếu tố gốc (ví dụ: rơpa – rẻ, rơpêh -> rơpa rơpêh - rất rẻ,
quá rẻ); yếu tố láy đƣợc xem là sự láy lại một phần yếu tố gốc, phần không
đƣợc láy lại trong yếu tố láy đã biến đổi theo những quy tắc nhất định, sự
láy lại và không láy lại đã tạo nên mối quan hệ về hình thức ngữ âm giữa
yếu tố gốc và yếu tố láy, đồng thời tạo nên mối quan hệ về từ phức đang nói
đến với hàng loạt từ cùng tạo ra theo kiểu nhƣ vậy. Tất cả các từ có cùng
một kiểu láy lại và biến đổi (cùng một khuôn) đều có một nét nghĩa chung
nào đó.

65
Ví dụ: các từ rơpa rơpêh, ngéam ngêh… đều có nét chung là ―rất, ở
mức rất cao‖ (đối với các tính chất ―rẻ‖ hoặc ngọt). Các từ xáng xếng và
kơchoh kơchếng… có nét chung là ―nhiều vật, nhiều thứ‖ (có tính chất
―đắng‖ hoặc ―ƣớt‖).
Các yếu tố gốc, yếu tố láy trong từ láy có thể có hình thức đơn tiết, hoặc
có thể song tiết.
 Phương thức ghép: các từ phức thuộc phƣơng thức này gồm hai yếu tố
hoặc có thể trên hai yếu tố:
Ví dụ: lém (đẹp) ro (vui) - > lemro (duyên dáng); ma (mắt), cheang
(chân) -> macheang (mắt cá)…
- Các yếu tố này đƣợc chọn lựa và kết hợp với nhau theo quan hệ nhất định.
Các từ đƣợc cấu tạo với sự tham gia của các yếu tố ghép gọi là từ ghép. Các
yếu tố trong từ ghép có thể đơn tiết (lemro) hoặc song tiết (rơmáng mêi).
Đặc điểm câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng
Quan niệm và một số kiểu câu nghi vấn trong tiếng Việt
- Gọi là câu nghi vấn, câu trần thuật, câu cảm thán hay câu cầu khiến là
dựa vào chức năng chính của kiểu câu này. Tuy nhiên căn cứ tiêu chí để
phân loại chúng không đơn giản chỉ dựa vào chức năng của nó.
- Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Tuy nhiên ngoài chức
năng đó câu nghi vấn còn có thể dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định,
đe dọa, bộc lộ cảm xúc… Nghĩa là một kiểu câu có ngoài chức năng chính
còn có thể có nhiều chức năng khác.
Câu hỏi không lựa chọn
Trong tiếng Việt, trật tự từ không tham gia vào việc biểu hiện tình thái
hỏi cho nên trong câu hỏi chứa đại từ nghi vấn (đại từ nghi vấn là yếu tố duy
nhất thực hiện vai trò đó, tƣơng ứng với thành phần câu mà ý hỏi rơi vào).
Câu hỏi không lựa chọn là loại câu hỏi dùng đại từ nghi vấn nhƣ: Ai, gì,
nào, sao, bao giờ, lúc nào, nhƣ thế nào, ra (làm) sao… Nói là không lựa
chọn vì thông tin cần tìm trong câu hỏi không đƣợc ngƣời hỏi giới định
trƣớc, và vì vậy, ngƣời trả lời tự do cung cấp thông tin liên quan đến phạm
vi nói đến và bối cảnh giao tiếp
Ví dụ: - Ai làm vỡ cửa kính của lớp?
- Tại sao em làm thế?
* Câu hỏi không lựa chọn có một số tiểu loại sau:
a. Hỏi về người
Ví dụ: - Ai đấy?- Ai là học sinh giỏi lớp này?
b. Hỏi về vật:
66
Ví dụ: - Cái gì vậy?- Cậu tìm cái gì?
c. Hỏi về cách thức, địa điểm, tính chất
Ví dụ: - Ông ấy đau như thế nào? - Cậu đến đây bằng cách nào?
- Công việc tiến hành ra sao?
d. Hỏi về vị trí
Ví dụ: - Quê bạn ở đâu?- Cậu gửi xe chỗ nào?
e. Hỏi về thời gian
Ví dụ: - Khi nào nộp tiểu luận? - Bao giờ anh đến?
- Trong câu hỏi về thời gian, từ để hỏi có thể kết hợp với từ chỉ địa điểm,
thời gian bắt đầu.
Ví dụ: - Cậu ta trở nên hư hỏng như thế từ bao giờ? - Vào lúc nào chúng
ta sẽ gặp nhau?
- Buổi học bắt đầu lúc mấy giờ?
f. Hỏi về nguyên nhân
Ví dụ: - Vì sao em không làm bài tập? - Tại sao em lại đi học muộn?
g. Hỏi về số lượng
Ví dụ: - Bác xây ngôi nhà này hết bao nhiêu tiền? - Con cần bao nhiêu
quyển vở?
Câu hỏi lựa chọn: Là kiểu câu hỏi trong đó có các khả năng lựa chọn, tức
là điểm mốc đánh dấu phạm vi dao động bấp bênh trong nhận thức của
ngƣời nói cũng đƣợc biểu hiện trên bề mặt câu.
* Câu hỏi lựa chọn có một số tiểu loại sau:
a. Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: hay/hay là
Ví dụ: Cậu đi hay mình đi?
Chúng ta nên đi xe máy hay xe buýt?
- Khả năng lựa chọn đƣợc nêu rõ đó là: mình/cậu, xe máy/xe buýt. Hoặc
cũng có cả khả năng gộp cả cậu cả mình, cả xe buýt cả xe máy. Hoặc lựa
chọn lần lƣợt cậu rồi mình, xe máy rồi xe buýt.
b. Câu hỏi lựa chọn cấu tạo với: có ... không, phải không, đã ... chưa?
Ví dụ: Cậu có đi chơi không?
Cậu đã ăn cơm chưa?
Cậu làm xong bài tập rồi phải không?
c. Câu hỏi dùng tiểu từ tình thái à, ư, nhỉ, nhé...
Trong tiếng Việt có một số tiểu từ tình thái tham gia vai trò cấu tạo câu hỏi lựa
chọn. Đó là những tiểu từ nhƣ: à, hả, nhỉ, nhé, sao, ƣ, chứ,... những tiểu từ này
thƣờng đứng ở vị trí cuối câu và vai trò của nó nhƣ là ngữ điệu kết thúc câu hỏi.
Ví dụ: Ngày mai cậu về quê à? Anh giận em ư?Cậu vừa nói gì ấy nhỉ? Em
làm cái gì thế hả? Cô sẽ không nói với mẹ em về điều đó chứ?
- Câu hỏi cấu tạo với tiểu từ tình thái này cũng có thể dùng làm câu cảm

67
thán. Song trƣờng hợp này là thuộc chức năng câu hỏi lựa chọn, bởi vì
ngƣời nghe có lựa chọn cách trả lời, còn câu cảm thán thì không.
* Trên đây là một số kiểu câu hỏi chính danh, ngoài ra trong tiếng Việt
còn có loại câu hỏi không chính danh. Đấy là những câu hỏi mang ý nghĩa
sắc thái biểu cảm, hoặc đƣợc sử dụng vì mục đích phát ngôn cụ thể nào đó.
Ví dụ: Nó mà xinh à? (Tỏ ý ngờ vực)
Hay: Cậu có thể lấy hộ tôi cây bút đƣợc không? (mục đích cầu khiến)
Quan niệm và một số loại câu nghi vấn trong tiếng Xơ Đăng
- Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để biểu hiện dạng mục đích phát ngôn,
trong đó, ngƣời ta nêu ra một điều coi là chƣa biết, chƣa rõ hoặc chƣa hoàn
toàn tin tƣởng là đúng; ngƣời nói mong muốn và tác động để ngƣời tham gia
giao tiếp hình thành câu trả lời nhằm sáng tỏ điều chƣa biết, chƣa rõ đó [1].
Có thể phân ra một số dạng câu nghi vấn nhƣ sau:
Câu hỏi không lựa chọn: Là dạng câu hỏi có đại từ hỏi
Trong tiếng Xơ Đăng cũng nhƣ trong tiếng Việt, trật tự từ không tham
gia vào việc biểu hiện tình thái hỏi cho nên trong câu hỏi chứa đại từ nghi
vấn, đại từ nghi vấn là yếu tố duy nhất thực hiện vai trò đó.
Cấu tạo của những câu hỏi dạng này, đại thể cũng giống nhƣ trong tiếng
Việt. Vị trí của đại từ nghi vấn tƣơng ứng với vị trí của thành tố chƣa biết
(tức là tƣơng ứng với thành phần câu mà ý hỏi rơi vào).
 Các đại từ nghi vấn: Trong tiếng Xơ Đăng trừ kơbố (ai), các yếu tố
còn lại đều đƣợc cấu tạo trên cơ sở ghép một thành tố có ý nghĩa phạm trù
chung, rất khái quát nào đó… (kiểu nhƣ nơi chốn, cách thức…) với yếu tố
lai (mang ý nghĩa nhƣ gì, nào trong tiếng Việt). Nhƣ vậy ta sẽ có những tổ
hợp ổn định thƣờng dùng cả khối với chức năng hỏi theo cùng một mẫu,
kiểu la lai, ti lai, u lai… cụ thể nhƣ sau:
a. Kơbố: (Hỏi về người)
- Dùng để hỏi về ngƣời chƣa biết (ai).
Ví dụ: - Kơbố cho pa gá? (Ai là bố nó?) - Eh va eng kơbố? (Anh hỏi ai?)
b. Klai: (Hỏi về chủng loại)
- Tƣơng tự nhƣ gì của tiếng Việt, yếu tố này nhằm hƣớng tới những
thông tin yêu cầu chỉ rõ tên gọi, đặc trƣng chủng loại của sự vật. Nó thƣờng
xuất hiện trong kiklai (cái gì), hoặc đứng ở vị trí hạn định cho các danh từ.
Cụ thể nhƣ sau:
Ví dụ: - Ka kơchai klai? (Ăn rau gì?) - Roê mam klai? ( mua thịt gì?) - Pet
lóang klai? (trồng cây gì?)
c. Kilai: (tách đối tượng quy chiếu cụ thể ra khỏi phạm vi sự vật đã
biết)
68
- Cách dùng nhƣ klai song nghĩa của nó là nào của tiếng Việt, khi đặt
câu hỏi dạng này ngƣời hỏi nhằm hƣớng tới những thông tin để tách một đối
tƣợng quy chiếu cụ thể ra khỏi một phạm vi sự vật đã biết, hay hình dung
nhƣ đã biết nào đó.
Ví dụ:
- Ếu kilai ó rơhú ta? (Áo nào em thích hơn?) Hỏi trong tình huống đang
chọn lựa giữa một số cái áo cụ thể.
- Ái pơtám to lóang chêh, eh xo kilai? (có năm cái bút, anh lấy cái nào?)
Eh rah hlong kilai? – á xo to hlong kố. (anh chọn con dao nào? – tôi lấy
con dao này)
d. To lai: (Hỏi về lượng)
- Dùng để hỏi về lƣợng chƣa biết của sự vật. Nghĩa là về vị trí, nó tƣơng
ứng với số từ trong tổ hợp số từ + danh từ. Do đó bối cảnh xuất hiện của nó
thƣờng đứng trƣớc danh từ. Cũng có trƣờng hợp danh từ đi sau có thể bị
tỉnh lƣợc đi khi hoàn cảnh đã rõ.
Ví dụ:
- Priết kố to lai liên? - Chuối này bao nhiêu tiền/ đồng?
- Priết kố to lai? - Chuối này bao nhiêu?
- Eh to lai hơnám? - Anh bao nhiêu tuổi?
Ở những câu hỏi thông tin liên quan đến số lƣợng và mức độ nhƣng không
đi với danh từ chỉ sự vật mà đi với tính từ (kiểu bao lâu, bao xa trong tiếng
Việt), thì trong tiếng Xơ Đăng thƣờng đặt câu theo trật tự sau:
Tính từ + to lai
Ví dụ: - Ton to lai? (lâu + bao nhiêu = bao lâu)
- Kơna to lai? (đắt + bao nhiêu = giá bao nhiêu)
- Eh ối a Hà Nội ton to lai? - anh ở Hà Nội bao lâu?
- Hngêi eh hơngế to lai? - nhà anh xa + bao nhiêu? (nhà anh cách đây
bao xa)
To lai có thể dùng để hỏi về số lƣợng bất kì. Nghĩa là nó có thể hỏi bất kì
đối tƣợng nào cùng một câu hỏi. Ví dụ có thể dùng câu hỏi hỏi tuổi của một
em bé để hỏi cụ già, ví dụ: eh to lai hơnám? (cháu mấy tuổi rồi?). Còn
tiếng Việt thì phân biệt rất rõ đối tƣợng. Ví dụ: Cụ bao nhiêu tuổi ạ? Cháu
mấy tuổi?
e. U lai ( Hỏi về nơi chốn)
U lai là từ để hỏi về nơi chốn chƣa biết.
Ví dụ: - Pa ó lám u lai? - Bố em đi đâu?
- Tíu vai te phái u lai? - Chỗ ngƣời ta bán gạo ở đâu?

69
f.Ti lai: (Câu hỏi dùng để hỏi về thông tin miêu tả định tính và nguyên
nhân)
+ Nghĩa hỏi thông tin miêu tả định tính. Ti lai tƣơng tự nhƣ những tổ hợp ra
sao, thế nào của tiếng Việt. Vị trí của ti lai luôn đứng sau các vị từ hoặc các
từ đảm nhận chức năng vị ngữ. Câu hỏi với ti lai, ngƣời hỏi chờ đợi đƣợc
cung cấp những thông tin mang tính miêu tả, đánh giá.
Ví dụ: - Gá chai ti lai? - Ông ấy đau thế nào?
- Pa á chai ko, chai ó! - Bố tôi đau đầu, đau lắm!
+ Nghĩa hỏi về nguyên nhân: dùng với nghĩa này vị trí của ti lai luôn đầu
câu.
Ví dụ: - Ti lai pó trôh a kố? - Vì sao hai anh đến đây?
- Á ôh ti ‘nai - Tôi không biết; - Ti lai? - Vì sao?
- Xúa á ối a pơlê ê, á nếu trôh a kố. - Vì tôi ở làng khác, tôi mới đến đây.
g. Câu hỏi có dùng tiểu từ há ở cuối câu. (Há tƣơng tự nhƣ yếu tố hở, nhỉ
trong tiếng Việt)
Ví dụ: - Pa o lám u lai há? (Cha em đi đâu + há (tiểu từ))
Trong trƣờng hợp muốn nhấn mạnh, há có thể đứng ngay sau đại từ hỏi.
Thậm chí kèm theo đó đại từ hỏi có thể tách ra khỏi vị trí bình thƣờng để
đứng đầu câu.
Ví dụ: - U lai há pơlê eh? – Ở đâu + há (tiểu từ) + làng anh – Làng anh ở
đâu, làng anh ở đâu ấy nhỉ?
- U lai há pa ó lám? – Đâu + há (tiểu từ) + cha em đi – Cha em đi đâu?/ cha
em đi đâu đấy nhỉ?
Câu hỏi lựa chọn
a. Câu hỏi có khung trả lời có – không, đã – chưa.
Dạng câu hỏi này trong tiếng Xơ Đăng đƣợc cấu tạo bằng những phƣơng
tiện riêng, có đặc điểm cấu tạo riêng chứ không sử dụng các cặp từ có cấu
tạo sóng đôi kiểu đối lập nhƣ tiếng Việt. Cụ thể nhƣ sau:
+ Câu hỏi có khung trả lời có – không đƣợc cấu tạo bằng cách dùng từ
hôm đặt ngay trƣớc vị ngữ.
Ví dụ: Eh hôm ka hme? Anh + hôm + ăn cơm – Anh có ăn cơm không?
+ Câu hỏi giả định khung trả lời đã – chưa đƣợc cấu tạo bằng cách dùng
từ hai đặt trƣớc vị ngữ.
Ví dụ: Eh hai ka hme? – anh + hai + ăn cơm – Anh đã ăn cơm chƣa/ anh
ăn cơm chƣa?

70
b. Câu hỏi có khung trả lời tuyển chọn giữa những khả năng cụ thể
được nêu trong câu.
Để đặt câu hỏi này chỉ cần đặt yếu tố biểu thị quan hệ tuyển chọn lo ở
giữa các khả năng cụ thể mà ngƣời nói đề xuất.
Ví dụ: - Eh ối lo veh?– Anh ở hay về?
- Kơxo ah lo hmôi ah gá lám? - Mai hay ngày kia nó đi?
c. Câu hỏi dùng tiểu từ tình thái như: ẽ, ‘lo, hôm cho, hôu đặt ở cuối câu.
+ Hôm cho: hoàn toàn tƣơng ứng với phỏng, phải không của tiếng Việt.
Ví dụ: Eh trôh a hngêi hngêi gá hôm cho? – Anh đến nhà nó có phải
không?
Ngƣời ta cũng có thể dùng tổ hợp hôm ‘lo thay thế cho hôm cho.
Ví dụ: - Eh trôh a gá hôm ‘lo? – Anh đến nhà nó có phải không?/ anh đến
nhà nó có phải chăng?
+ ‘Lo: là những tiểu từ tình thái cuối câu, có phân biệt ít nhiều sắc thái cảm
xúc. ‘Lo gần với chắc, hẳn, chăng của tiếng Việt.
Ví dụ: Á hlogá krôu. Gá hing klea ‘lo? – Tôi thấy nó khóc. Nó đói chăng?/
nó đói hẳn?
+ Ẽ là những tiểu từ tình thái cuối câu, có phân biệt ít nhiều sắc thái cảm
xúc. Ẽ tƣơng tự nhƣ à, ư của tiếng Việt. Nó thƣờng thể hiện cảm xúc mạnh
hơn của ngƣời nói, ít nhiều có sự ngạc nhiên do những điều mà anh ta có thể
nghĩ xuất phát từ khách quan biết đƣợc vào lúc phát ngôn là nằm ngoài chờ
đợi.
Ví dụ: - Lám ulai me? – á trôh hngêi eh, eh athế lám ulai me ẽ? – Đi đâu
đấy?- tôi đến nhà anh, mà anh lại phải đi đâu à?
+ ‘Lo, hôu (hôu tƣơng tự với nhé trong tiếng Việt, ‗lo gần với chăng, chứ):
Hỏi xem ngƣời đối thoại có đồng ý về một đề nghị mang tính cá nhân, dè
dặt.
Ví dụ: - Eh lám ‘báng á hôu? – Anh đi với tôi nhé?
- Thau pá chu têi, roê tea ‘lo ? – Hay là/ có lẽ ta xuống dƣới mua nƣớc
chăng?
Sự tương đồng và khác biệt giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng
Xơ Đăng
Trong phân loại ngôn ngữ học, tiếng Xơ Đăng là ngôn ngữ Môn – Khơ
me, có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Ba Na, Jeh Triêng … mối quan hệ
giữa tiếng Xơ Đăng và tiếng Việt cũng rất đáng lƣu ý: chúng có quan hệ
tƣơng đối gần nhau. Có thể gặp nhiều từ ngữ Xơ Đăng tƣơng tự nhƣ ở tiếng
Việt: ká (cá), hai (ngày), mei (mưa), môi (một), pún (bốn). Đồng thời tiếng
Xơ Đăng cũng có những đặc điểm rất riêng về từ vựng, ngữ âm và ngữ

71
pháp. Chẳng hạn tiếng Xơ Đăng vẫn có cấu tạo từ bằng phụ tố: hriam (học)
đƣợc dùng để tạo nên từ mơhriam (dạy), kía (mất) tạo nên từ mơhía (làm
mất)… Hoặc trong cách xƣng hô tiếng Xơ Đăng có những lối nói không
thấy có trong tiếng Việt: má (hai người chúng tôi), pá (hai người chúng ta),
ngian (chúng ta – từ ba người trở lên) v.v…
Trong nội dung của bài tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập tới sự tƣơng
đồng và khác biệt trong câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng.
Sự tương đồng giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng
a. Mục đích: Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để biểu hiện dạng mục đích
phát ngôn, trong đó, ngƣời ta nêu ra một điều coi là chƣa biết, chƣa rõ hoặc
chƣa hoàn toàn tin tƣởng là đúng; ngƣời nói mong muốn và tác động để
ngƣời tham gia giao tiếp hình thành câu trả lời nhằm sáng tỏ điều chƣa biết,
chƣa rõ đó [1].
b. Chức năng: Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi, tuy nhiên
bên cạnh những câu hỏi chính danh thì còn có kiểu câu hỏi không chính
danh mà cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng đều có.
c. Các kiểu câu nghi vấn:
Trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng, về cơ bản cùng có một số kiểu câu nghi
vấn giống nhau, đó là câu hỏi lựa chọn và câu hỏi không lựa chọn, câu hỏi
toàn bộ. Về cơ bản thì cấu trúc cũng nhƣ cách sử dụng câu nghi vấn của cả
hai ngôn ngữ này đều giống nhau.
Ví dụ:
*Câu hỏi không lựa chọn: Xem bảng 1

Bảng 1. So sánh câu hỏi không lựa chọn của tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng
Dạng c/ hỏi Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng
Hỏi về vật Từ hỏi có chức năng bổ Từ hỏi có chức năng bổ ngữ.
ngữ. Ví dụ: Eh ka kơchai klai?
Ví dụ: Cậu ta muốn gì?
Hỏi người Câu hỏi về ngƣời thƣờng Câu hỏi về ngƣời thƣờng dùng từ để
dùng từ hỏi. hỏi.
Ví dụ: Anh là ai? Ví dụ: Kơbố cho pa gá?
Ai vừa đến vậy? Eh va eng kơbố?
Hỏi về địa Dùng từ hỏi. Dùng từ hỏi.
điểm thời Ví dụ: Hôm qua cậu ở Ví dụ: Pa ó lám u lai?
gian, cách đâu?
thức, tính Gá chai ti lai?
chất Ông ấy đau nhƣ thế nào?

72
Hỏi về Ví dụ: Anh bao nhiêu Ví dụ: Eh to lai hơnám?
lượng tuổi? (Anh bao nhiêu tuổi?)
- Chuối này bao nhiêu - Priết kố to lai liên?
tiền?
- Bối cảnh của to lai chủ yếu là xuất
hiện trƣớc danh từ, khi hoàn cảnh đã
rõ danh từ đứng sau có thể bị tỉnh
lƣợc đi.
- Ví dụ: - Priết kố to lai?
(Chuối này bao nhiêu?)
* Câu hỏi lựa chọn: Xem bảng 2

Bảng 2. Câu hỏi lựa chọn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng

Kiểu câu nghi vấn Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng


Câu hỏi giả định lối trả Dạng câu hỏi này Dạng câu hỏi này có cách
lời tuyển chọn giữa tiếng Việt đặt từ haythức cấu tạo khá đơn giản.
những khả năng cụ thể giữa những khả năng cụ Để đặt câu chỉ cần đặt yếu tố
đƣợc nêu trong câu: thể mà ngƣời nói đề biểu thị quan hệ tuyển chọn
Hay xuất đƣợc nêu trong lo ở giữa các khả năng cụ thể
câu.Ví dụ: mà ngƣời nói đề xuất:
- Anh ở hay anh về? Ví dụ: Eh ối lo veh? (Anh ở
Mai hay ngày kia nóhay về?)
đi? - Kơxo ah lo hmôi ah gá
lám? (Mai hay ngày kia nó
đi?)
Câu hỏi toàn bộ, về Đây là dạng câu hỏi Loại câu hỏi này trong
hình thức là câu hỏi đƣợc dùng khi biểu thị tiếng Xơ Đăng cũng giống
đƣợc tạo ra bằng cách một nhận định hay nhƣ trong tiếng Việt. Các
sử dụng một số yếu tố phỏng đoán của ngƣời yếu tố ẽ, hôm, „lo đƣợc dùng
tình thái từ đặt ở cuối nói để kiểm tra tính khi biểu thị một nhận định
câu. chân thực. hay phỏng đoán của ngƣời
Phỏng, phải không, à, Ví dụ: Anh đến nhà nói để kiểm tra tính chân
ư, nhỉ, nhé, chắc, hẳn, nó phải không? thực. Nội dung mang tính
chăng - Anh đến nhà nó, có phỏng đoán trong câu.
phải chăng? - Hôm cho: hoàn toàn
- Chắc, hẳn, mang tƣơng đƣơng với phỏng,
sắc thái cảm xúc phải không trong tiếng

73
- Nó ngoan chắc? Việt.
- Nó đói hẳn? Hôm (phƣơng tiện có ý hỏi
có – không) + cho (phải,
đúng).
- À, ư biểu lộ thái độ
ngạc nhiên của ngƣời Ví dụ: Eh trôh a hngêi gá
nói. hôm cho? (anh đến nhà nó có
phải không?)
Ví dụ: Ông cũng là
cha tôi ư? - Các yếu tố ẽ,’lo là những
tiểu từ tình thái cuối câu,
có phân biệt ít nhiều sắc
- thái cảm xúc. ‘Lo gần Cvới
âu hỏi ý kiến ngƣời chắc, hẳn, chăng của
đối thoại đồng thuận tiếng Việt. Khi dùng yếu
hoặc không đồng tố này ngƣời nói biểu thị
thuận về một đề nghị một sự phỏng đoán với
mang tính cá nhân. thái độ còn ít nhiều dè dặt.
Dùng chăng, chứ,
Ví dụ: Á hlogá krôu. Gá hing
nhé.
klea ‘lo? - Tôi thấy nó khóc
Ví dụ: Cậu giận tôi (nói về một đứa bé). Nó đói
chăng? chăng?/ nó đói hẳn?
- - Trong khi đó, ẽ tƣơngT tự
rong tiếng Việt câu nhƣ à, ư của tiếng Việt,
hỏi dùng với tiểu từ thƣờng biểu thị một trạng
nhé có sắc thái đề thái cảm xúc mạnh hơn,
nghị và chờ đợi ngƣời nói ít nhiều thể hiện
đồng thuận mạnh thái độ ngạc nhiên.
hơn.
Ví dụ: Lám ulai me? – Á
Ví dụ: Anh đi với tôi trôh hngêi eh! Eh athế
nhé? lám ulai me ẽ? – Đi đâu
đấy? – Tôi đến nhà anh,
anh lại phải đi đâu à?
- Ngoài ra, để hỏi ý kiến
ngƣời đối thoại đồng thuận
hay không đồng thuận với
một đề nghị mang tính cá
nhân dè dặt, có thể dùng
‘lo, hôu.
- ‘Lo gần với chăng, chứ

74
trong tiếng Việt. Ý hỏi cũng
chờ đợi sự cân nhắc, quyết
định phía ngƣời nghe. Có
thể dùng kèm với thau.
- Thau pá chu têi, roê tea
‘lo - Hay là/có lẽ ta xuống
dƣới mua nƣớc chăng?
- Hôu gần với yếu tố nhé
trong tiếng Việt.
Ví dụ: Eh lám ‗báng á
hôu? – Anh đi với tôi
nhé?
Sự khác biệt giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng Xơ Đăng
Ngoài những điểm tƣơng đồng thì câu nghi vấn trong tiếng Việt và tiếng
Xơ Đăng cũng có những điểm khác biệt nhƣ sau:
a. Câu hỏi không lựa chọn: Ở dạng câu hỏi này điểm khác biệt giữa tiếng
Việt và tiếng Xơ Đăng là ở tiểu loại câu hỏi dùng tiểu từ.
* Câu hỏi có dùng tiểu từ: há trong tiếng Xơ Đăng và hở, nhỉ trong tiếng
Việt ở cuối câu.
Ví dụ: - Pa o lám u lai há?/Cha em đi đâu + há (tiểu từ)?
Có thể biểu đạt sự khác nhau ở trên bằng bảng 3.
Bảng 3. So sánh tiểu từ há (tiếng Xơ Đăng) và hở, nhỉ trong tiếng Việt
Kiểu Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng
câu nghi
vấn
Câu Trong tiếng Trong trƣờng hợp muốn nhấn mạnh, há có thể
hỏi có Việt thì tiểu từ đứng ngay sau đại từ hỏi. Thậm chí kèm theo đó
tiểu từ hở, nhỉ chỉ đứng đại từ hỏi có thể tách ra khỏi vị trí bình thƣờng để
ở cuối câu. đứng đầu câu.
Ví dụ: Nhà anh Ví dụ: - U lai há pơlê eh? – Ở đâu + há (tiểu từ)
ở đâu ấy nhỉ? + làng anh – Làng anh ở đâu, làng anh ở đâu ấy
Cậu vừa nói cái nhỉ?
gì hở? U lai há pa ó lám? – Đâu + há (tiểu từ) + cha
em đi – Cha em đi đâu?/Cha em đi đâu đấy nhỉ?

* Câu hỏi lượng độ nhưng không gắn với danh từ mà gắn với tính từ:
Xem bảng 4.
Bảng 4. So sánh câu hỏi lượng độ nhưng không gắn với danh từ mà gắn với
75
tính từ
Kiểu Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng
c/hỏi
Kiể Trong tiếng Việt kiểu Trong tiếng Xơ Đăng thƣờng đặt câu theo
u câu câu hỏi này thƣờng đặt trật tự tính từ đi trƣớc từ để hỏi (to lai) đi
hỏi: câu theo cấu tạo từ để sau.
Bao hỏi đi trƣớc, tính từ đi Ví dụ: Ton to lai (lâu +bao nhiêu = bao lâu)
lâu, sau. - Eh ối a Hà Nội ton to lai ? (Anh ở Hà Nội
bao Ví dụ: Anh đi bao bao lâu?)
xa, lâu? - Hngêi eh hơngế to lai? (Nhà anh xa + bao
bao - Nhà anh cách Hà Nội nhiêu? – Nhà anh cách đây bao xa/Nhà anh có
nhiêu bao xa? xa không?)
Kơna to lai (Đắt + bao nhiêu = giá bao
nhiêu)
Priết kố kơnato lai?
(Chuối này giá bao nhiêu?)
b. Câu hỏi lựa chọn: Sự khác biệt giữa câu nghi vấn trong tiếng Việt và
tiếng Xơ Đăng ở tiểu loại này thể hiện ở một số điểm sau, trong bảng 5.
Bảng 5. So sánh câu hỏi lựa chọn
Kiểu câu Tiếng Việt Tiếng Xơ Đăng
hỏi
Câu hỏi - Dạng câu hỏi này trong - Dạng câu hỏi này trong tiếng Xơ
có khung tiếng Việt đƣợc cấu tạo Đăng đƣợc cấu tạo bằng những
trả lời: bằng việc sử dụng các cặp phƣơng tiện riêng, có đặc điểm cấu
có – từ có cấu tạo sóng đôi kiểu tạo riêng.
không? đối lập: + Câu hỏi có khung trả lời có –
Ví dụ: - Anh có ăn cơm không đƣợc cấu tạo bằng cách dùng
không? từ hôm đặt ngay trƣớc vị ngữ.
- Nó có ở nhà không? Ví dụ: Eh hôm ka hme? Anh + hôm
+ ăn cơm – Anh có ăn cơm không?
- Gá hôm ối a hngêi?
(nó + hôm + ở nhà)

76
Câu hỏi - Dạng câu hỏi này trong + Câu hỏi giả định khung trả lời đã
có khung tiếng Việt đƣợc cấu tạo – chưa đƣợc cấu tạo bằng cách
trả lời: bằng việc sử dụng các cặp dùng từ hai đặt trƣớc vị ngữ.
đã – từ có cấu tạo sóng đôi kiểu Ví dụ: Eh hai ka hme? – anh + hai
chưa? đối lập: + ăn cơm – Anh đã ăn cơm
Ví dụ: Anh đã ăn cơm chƣa/Anh ăn cơm chƣa?
chưa? - Hoặc với cùng ý nghĩa đó có thể
hỏi:
Ví dụ: Eh a hai ka hme?
Anh + a hai + ăn cơm
Kết luận
Mỗi một dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, văn hóa và phong tục tập quán
riêng của mình. Và vì thế chúng ta biết rằng mỗi dân tộc có cách nói, cách
diễn đạt vấn đề theo cách riêng của họ, phù hợp với tƣ duy và phong tục tập
quán. Mặc dù cùng là ngôn ngữ đơn lập, cùng là ngƣời Việt Nam nhƣng
trong cách nói của ngƣời Xơ Đăng có nhiều điểm khác so với tiếng Việt,
trong đó câu nghi vấn đƣợc trình bày trong bài báo này. Trong những
nghiên cứu tiếp theo chúng tôi sẽ tìm hiểu, khảo sát cách sử dụng tiếng Việt
của học sinh ngƣời Xơ Đăng trong môi trƣờng học tập hòa nhập cộng đồng,
các nhân tố ngôn ngữ và văn hóa ảnh hƣởng tới quá trình học tập của trẻ em
Xơ Đăng,... Trên đây là một số vấn đề mà chúng tôi nhận ra trong quá trình
tìm hiểu về ngôn ngữ Xơ Đăng. Tuy nhiên vì sự hiểu biết về ngôn ngữ Xơ
Đăng chƣa nhiều, thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn bài bài báo
còn thiếu sót.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Lê Đông – Tạ Văn Thông, Tiếng Xơ Đăng, Nhà xuất bản Văn hóa thông
tin, H., 2008.
[2] Kenneth D. Smith, Từ điển Xơ Đăng – Anh – Việt – Pháp, 2012.
[3] Từ điển tiếng Việt phổ thông, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học,
1997.
[4] Nguyễn Kim Thản, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học và THCN, H.,
1981.
N.V.Xtankevich, Loại hình các ngôn ngữ, Nhà xuất bản Đại học và THCN,
H., 1982.

77
4.3.3. Bài báo ―Ý NGHĨA TƢỢNG HÌNH CỦA LƢỢNG TỪ TIẾNG
TRUNG VÀ YẾU TỐ TƢƠNG ĐƢƠNG TRONG TIẾNG VIỆT/Meaning
of Chinese quantitive words and equivalents in Vietnamese. Tác giả:
Nguyễn Thị Vân Anh*, Nguyễn Ngọc Chinh**, HVCH khóa 32 ngành
Ngôn ngữ, Trƣờng ĐH Sƣ phạm-ĐH Đà Nẵng;Trƣờng Đại học Ngoại ngữ -
Đại học Đà Nẵng, Email: dongconvui@gmail.com, nnchinh@ufl.udn.vn.
Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy ngôn
ngữ lần thứ III, ngày 23.11.2017 tại Trƣờng Đại học Ngoại ngữ, Đại học
Huế.

Tóm tắt: Lƣợng từ trong tiếng Hán tƣơng ứng với danh từ chỉ đơn vị (hay
còn gọi là loại từ, danh từ biệt loại…) trong tiếng Việt, đều là từ dùng để
biểu thị số lƣợng đơn vị của sự vật hoặc động tác. Tiếng Hán dùng lƣợng từ,
tiếng Việt dùng danh từ chỉ đơn vị để làm công cụ quan trọng biểu đạt phạm
trù ―lƣợng‖, ―đơn vị‖. Bài báo này trình bày một số lƣợng từ trong tiếng
Hán và các yếu tố tƣơng đƣơng trong tiếng Việt nhằm giúp ngƣời Việt Nam
học tiếng Hán hiểu rõ hơn ý nghĩa tƣợng hình của lƣợng từ trong tiếng Hán
và tiếng Việt, từ đó sử dụng lƣợng từ một cách chính xác.
Từ khóa: lƣợng từ, tiếng Hán, danh từ chỉ đơn vị, tri nhận về thế giới
khách quan
Abstract: The quantitive nouns of Chinese language that correspond to the
nouns-units in the Vietnamese language are the words used to denote the
number of units of things or movements. Chinese words use words,
Vietnamese uses unit words as an important means of expressing
"quantitative" or "unit" categories. This article presents a quantitive nouns
of Chinese language and equivalents in Vietnamese to help Vietnamese
people learn Chinese more clearly the meanings of words in Chinese and
Vietnamese, and to use them correctly.
Key words: quantitive nouns, Chinese language, nouns-units, thinking
about the objective world
Mở đầu
Lƣợng từ tiếng Hán và danh từ chỉ đơn vị trong tiếng Việt đa số
mƣợn từ danh từ, nên ý nghĩa tƣợng hình của chúng có nguồn gốc từ danh
từ. Ngôn ngữ tri nhận cho rằng danh từ trung tâm và lƣợng từ kết hơp với
nhau hoàn toàn không phải là tùy ý, ngẫu nhiên. Trong tổ hợp danh lƣợng
từ, quá trình lựa chọn lƣợng từ nào là do sự nhận thức của bộ não về thế giới
khách quan bên ngoài và khái quát thuộc tính của sự vật. Trong quá trình
nhận thức và khái quát sự vật khách quan, thị giác của con ngƣời đóng vai
trò vô cùng quan trọng [8], [13]. Ấn tƣợng đầu tiên của con ngƣời đối với sự

78
vật là do đƣợc nhìn thấy, chứ không phải nghe thấy, sờ thấy. Nên ngoại hình
của sự vật và trạng thái không gian mà nó tồn tại là cảm nhận đầu tiên của
con ngƣời. Từ góc độ thị giác, hình dáng bên ngoài của sự vật hình thành
nên ý nghĩa tƣợng hình của lƣợng từ sẽ đƣợc phân tích nhƣ ở dƣới đây.
Đặc điểm hình dáng bên ngoài của sự vật
Chúng ta có thể nghiên cứu lƣợng từ theo ba hƣớng, đó là loại tƣơng
tự nhau về hình dáng bên ngoài, loại bộ phận thay thể cho tổng thể, loại
trạng thái tồn tại bên ngoài của sự vật.
Tương tự nhau về hình dáng bên ngoài
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp đƣợc những loại có
hình dáng sau: hình đốm nhỏ, chấm nhỏ; hình sợi, tia; hình có chiều dài,
hình dải; hình uốn cong; hình có bề mặt; hình dáng nhƣ cái mâm, hình tròn;
hình hạt, viên; hình khối; hình gò, đống; hình cầu; hình khóm, bụi. Hình
dáng tổng thể sự vật đƣợc con ngƣời đƣợc xét theo phƣơng diện sau:
(1) Khái quát từ góc độ tỉ lệ ba chiều dài, rộng, cao của hình dáng
bên ngoài của sự vật: Tri nhận của con ngƣời về tỉ lệ ba chiều dài, rộng, cao
của hình dáng bên ngoài của sự vật trong tổ hợp danh lƣợng đã quyết định
lựa chọn lƣợng từ nào. Lựa chọn những sự vật làm lƣợng từ phải có tỉ lệ ba
chiều tƣơng đƣơng với danh từ khối. Ví dụ trong tiếng Hán, 绳子dây thừng
có hình dáng dài nhỏ, cho nên đã lựa chọn 条/tiáo/ trong từ 枝条 (nhánh
cây) để làm lƣợng từ. Trong tiếng Việt, dải sông Hàn thì sông Hàn có chiều
dài, nên đã chọn dải là danh từ với nghĩa gốc là vật có hình dài và hẹp khổ
để làm danh từ chỉ đơn vị.
(2) Khái quát từ góc độ tƣơng tự nhau vể tổng thể của sự vật: Do
thế giới vật chất khách quan vô cùng phức tạp, không thể dựa vào tỉ lệ ba
chiều để khái quát phản ánh hình dáng bên ngoài của sự vật, thế nên con
ngƣời đã dùng những sự vật gần giống nhất, tần suất sử dụng tƣơng đối cao,
mang tính tiêu biểu nhất để làm lƣợng từ của sự vật này. Ví dụ nhƣ trong
tiếng Hán, 明月(minh nguyệt) có hình dáng tròn. Rất khó dùng tỉ lệ ba chiều
dài, rộng, cao để miêu tả hình dáng sự vật. Ngƣời ta lấy 轮/lún/ (bánh xe),
có hình dáng tròn nhƣ mặt trăng để làm lƣợng từ cho mặt trăng. Trong tiếng
Việt, lá phổi, lá gan thì phổi, gan có hình dáng giống chiếc lá, nên ngƣời ta
dùng lá làm danh từ chỉ đơn vị miêu tả cho những vật giống hình chiếc lá.
Điểm chung của hai phƣơng diện trên là dùng để phân tích đặc điểm
ngoại hình của sự vật. Loại khái quát từ góc độ tỉ lệ ba chiều có thể tổng hợp

79
thành các hình dáng của những vật có chiều dài, có bề mặt và có dạng
miếng v.v… Những lƣợng từ đƣợc xuất phát từ cơ chế này chủ yếu là lƣợng
từ cá thể mang đậm ý nghĩa tƣợng hình.
Bộ phận thay thể cho tổng thể
Có rất nhiều sự vật không thể khái quát bằng tỉ lệ ba chiều nhƣ dài
rộng cao, cũng khó có thể tìm ra sự vật nào trong thế giới khách quan có
hình dáng giống hoàn toàn với danh từ trung tâm, nhƣng sự vật này lại có
một bộ phận giống với các sự vật khác, hơn nữa bộ phận này có đặc điểm
ngoại hình rất bắt mắt, khiến cho thị giác của con ngƣời phải hoàn toàn tập
trung vào, đem lại cho con ngƣời ấn tƣợng sâu sắc, đủ để khiến cho sự vật
này hoàn toàn khác với các sự vật xung quanh thì lạ có rất nhiều. Con ngƣời
sẽ mƣợn bộ phận đặc thù này để làm lƣợng từ, chứ không cần phải sử dụng
tỉ lệ ba chiều để lựa chọn lƣợng từ. Ví dụ trong tiếng Hán,
四支(枝)箭dịch sát nghĩa là bốn cành mũi tên, tạm dịch là bốn mũi tên,
trong đó, 支(枝)vốn dĩ là danh từ, có nghĩa là cành cây. Danh từ trung
tâm 箭 mũi tên có một bộ phận rất nổi trội, thu hút sự chú ý là phần thân
mũi tên rất dài, nên ngƣời ta dùng 支cành cây để làm lƣợng từ cá thể đại
diện cho mũi tên. Trong tiếng Việt một mái nhà, một mái ngói, một mái
chèo, một ngọn núi với hình dáng bên ngoài đều có đỉnh, nên dùng mái,
ngọn để làm lƣợng từ. Với khuynh hƣớng này, bao gồm các quy luật sau:
loại có bộ phận giống thân cây, cành cây; loại có bộ phận để cầm, nắm; loại
có bộ phận là đỉnh, mái.
Điều này đã phản ánh đặc điểm tri nhận về sự vật khách quan của
con ngƣời. Lƣợng từ mang ý nghĩa tƣợng hình loại này rất nhiều. Loại
lƣợng từ này đa số là lƣợng từ cá thể trong nhóm danh lƣợng từ. Hình dáng
của danh từ trung tâm quyết định sự lựa chọn lƣợng từ. Trên thực tế giữa
―lƣợng từ - danh từ‖ là mối quan hệ ―đặc trƣng – kích hoạt‖. Lƣợng từ chính
là đặc điểm nổi bật của danh từ, vừa có đặc trƣng tổng thể vừa có đặc trƣng
bộ phận [8], [13]. Do vậy, sự vật có hình dáng nhƣ thế nào thì sẽ liên quan
đến lƣợng từ có hình dáng nhƣ thế ấy.
Trạng thái tồn tại bên ngoài của sự vật
Hình dáng bên ngoài của sự vật còn bao gồm cả trạng thái tồn tại của
nó nữa, có nghĩa là bất cứ hình thức tồn tại nào trong không gian đều có liên
quan đến động tác khiến cho sự vật ở vào một trạng thái nào đó. Khuynh
hƣớng này bao gồm các quy luật nhƣ: loại có hình dáng xâu, chuỗi, chùm;
loại hình có động tác mở ra; loại hình chất đống; loại hình do động từ vốc,

80
nắm tạo nên; loại hình do động từ bó, cột tạo nên. Cơ chế này có thể chia
làm hai trƣờng hợp nhƣ sau:
Trƣờng hợp chiếm đại đa số là chỉ một vài sự vật, đặc biệt là vật thể
số nhiều, khi động tác làm cho nó ở vào trạng thái tập hợp, thì con ngƣời
không phản ánh đặc điểm bên ngoài của nó nữa, mà tập trung vào trạng thái
bị ảnh hƣởng bởi động tác của nó. Ví dụ trong tiếng Hán一捆干柴 một bó
củi khô (捆/kūn/ là động từ, có nghĩa là bó, chuyển hóa thành lƣợng từ biểu
thị trạng thái của củi là từng bó). Trong tiếng Việt, một bó củi khô, một nắm
bột mì, một cuộn len, trong đó bó, nắm, cuộn vốn dĩ là động từ, mƣợn để
làm danh từ đơn vị quy ƣớc miêu tả trạng thái của củi khô, bột mì, len.
Còn một số lƣợng từ thì chỉ trạng thái thay đổi của sự vật, con ngƣời
khái quát quá trình động thái của động tác. Loại lƣợng từ này không có
nhiều. Ví dụ trong tiếng Hán, 一张嘴một cái miệng, 一张弓 một cây cung,
thì 张/zhāng/ là động từ có nghĩa là mở ra, giương ra, dùng để khái quát
phản ánh động tác mở ra của cái miệng, giƣơng ra của cây cung. Ngƣời ta
mƣợn những loại động từ này làm lƣợng từ cá thể miêu tả động thái của
danh từ trung tâm. Các loại ý nghĩa tƣợng hình của lƣợng từ tiếng Trung và
các yếu tố tƣơng đƣơng trong tiếng Việt
Căn cứ vào lí luận có liên quan về việc phân tích tri nhận ở trên, có thể
chia ý nghĩa tƣợng hình ra làm 3 khuynh hƣớng và 19 quy luật.
Loại hình tương tự nhau về hình dáng bên ngoài
Cần phân biệt rõ hai vấn đề sau: Một là tỉ lệ ba chiều ở đây là ba
chiều về ý nghĩa đại khái, sự vật cụ thể có thể có nhiều chiều hơn. Nhƣng
trong suy nghĩ của con ngƣời thƣờng không phải là có bao nhiêu chiều, mà
là tỉ lệ kích cỡ lớn bé của ba chiều đã nói ở trên. Hai là vấn đề quan trọng ở
đây là tỉ lệ ba chiều, chứ không phải số đo trên thực tế dài, rộng, cao bao
nhiêu. Những sự vật cho dù thể tích hay diện tích chênh lệch nhau rất lớn
nhƣng tỉ lệ ba chiều tƣơng tự nhau thì cũng có thể dùng một lƣợng từ, ví dụ:

Tiếng Hán: 一块糖 (một cục đƣờng), 一块巨石 (một cục đá lớn)
Tiếng Việt: lá phổi, lá cờ
Căn cứ vào khuynh hƣớng này, ý nghĩa tƣợng hình chủ yếu hoạt
động theo những quy luật sau:
Hình đốm nhỏ, chấm nhỏ

81
Tiếng Hán: 一星渔火 (dịch sát nghĩa: một ngôi sao đèn đánh cá)
(tạm dịch là: một ngọn đèn đánh cá) [2, tr. 161]. Ở ví dụ , 星 ngôi sao
vốn dĩ là danh từ, có hình dáng là chấm nhỏ sáng lấp lánh. 渔火ngọn đèn
đánh cá nhìn từ xa cũng nhƣ vậy, nên ngƣời ta đã chuyển hóa danh từ
星ngôi sao thành lƣợng từ cá thể để mô tả hình dáng của 渔火đèn đánh cá.
Tiếng Việt:  đốm lửa lập lòe [11, tr. 546]. Đốm là một danh từ, chỉ
chấm sáng nhỏ hiện ra trên nền tối. Ở ví dụ  chỉ có trong màn đêm mới
thấy lửa lập lòe từng chấm sáng nhỏ, nên ngƣời ta đã sử dụng danh từ đốm
có hình dáng tƣơng tự ngọn lửa ban đêm để mô tả hình ảnh lửa lập lòe.
Hình sợi, hình tia

Tiếng Hán: 几线阳光(dịch sát nghĩa: một sợi ánh nắng mặt trời;
tạm dịch: vài tia nắng) [2, tr. 157]. Ở ví dụ , lƣợng từ 线 có nguồn gốc từ
danh từ, có nghĩa là sợi, dây. 阳光ánh nắng có hình tia dài nhƣ sợi dây.
Ngƣời ta đã chuyển hóa danh từ 线sợi thành lƣợng từ cá thể để mô tả hình
dáng tia của 光明.
Tiếng Việt: tia nƣớc (11, tr.1539), tia nắng (11,
tr.1539). Trong ví dụ , tia là dòng, khối chất lỏng có dạng sợi chỉ đƣợc
phun mạnh qua lỗ nhỏ, hoặc luồng ánh sáng nhỏ, sóng điện từ truyền theo
một hƣớng nào đó. Khi nước đƣợc bắn qua lỗ nhỏ sẽ có hình dạng nhƣ sợi
chỉ, khi nắng chiếu xuyên qua lỗ hẹp hay xuyên qua mây nó có hình dạng
nhƣ một luồng ánh sáng nhỏ, nên ngƣời ta đã dùng tia có hình dáng nhƣ sợi
chỉ, luồng ánh sáng để miêu tả hình dáng của nước và nắng.
Hình có chiều dài, hình dải
Tiếng Hán: 一条大河 (dịch sát nghĩa: một cành cây sông; tạm
dịch: một dòng sông) [2, tr. 143]. Trong ví dụ , 条 bắt nguồn từ danh từ
cành cây, biểu thị cành cây có độ dài. 河sông có chiều dài, nên ngƣời ta
chuyển hóa một sự vật có chiều dài tƣơng tự là 条 cành cây đề mô tả hình
dáng con sông.
Tiếng Việt:  Quê ta có dải sông Hàn/Có chùa Non Nƣớc, có hang
Sơn Trà. (Ca dao). Trong ví dụ , dải là danh từ với nghĩa gốc là vật có
hình dài và hẹp khổ. Sông Hàn là con sông với hình dáng có chiều dài.
Ngƣời ta đã chọn dải có hình dáng tƣơng tự để mô tả hình dáng sông Hàn.

82
Hình uốn cong

Tiếng Hán: 一钩残月(dịch sát nghĩa: một móc câu trăng khuyết;
tạm dịch: một vành trăng khuyết) [2, tr. 56]. Trong ví dụ , 钩 vốn dĩ là
danh từ, có nghĩa là cái móc câu, có hình dáng cong cong gần giống lƣỡi
liềm. 残月 trăng tàn hay còn gọi trăng khuyết, cũng có hình dáng cong cong
hình lƣỡi liềm. Ngƣời ta đã chọn một vật có hình dáng tƣơng tự là 钩 móc
câu và chuyển hóa nó thành lƣợng từ cá thể để miêu tả hình dáng của
残月trăng khuyết.
Tiếng Việt: Nửa vành trăng khuyết, ba sao giữa trời (T.Kiều). Ở ví
dụ  vành dùng để chỉ một số loại vật có hình tròn. Trăng khuyết cũng có
hình dáng tròn nhƣng bị khuyết, nên ngƣời ta dùng vành để mô tả hình dáng
của trăng non, trăng tàn.
Hình có bề mặt

Tiếng Hán: 千万面红旗 (dịch sát nghĩa: hàng nghìn hàng vạn mặt
cờ đỏ; tạm dịch: hàng nghìn hàng vạn lá cờ đỏ) [2, tr. 101]. Trong ví dụ ,
面 vốn dĩ là danh từ, có nghĩa là mặt, có bề mặt phẳng, rộng. Danh từ trung
tâm 红旗 là lá cờ đỏ cũng có bề mặt rộng, nên ngƣời ta đã dùng danh từ 面
có hình dáng tƣơng tự chuyển hóa thành lƣợng từ cá thể để miêu tả hình
dáng 红旗 lá cờ đỏ.

一叶扁舟(dịch sát nghĩa: một lá thuyền nan) (tạm dịch: một chiếc
thuyền nan) [2, tr. 167]. Trong ví dụ , lƣợng từ 叶 có nguốn gốc từ danh
từ, là chiếc lá. Danh từ trung tâm 扁舟 là chiếc thuyền nan, từ trên cao nhìn
xuống trông nó giống hình chiếc lá, nên ngƣời ta đã dùng danh từ 叶 chuyển
hóa thành lƣợng từ cá thể để miêu tả 扁舟thuyền nan.
Hình dáng như cái mâm tròn, hình tròn

Tiếng Hán: 一轮明月(dịch sát nghĩa: một bánh xe trăng sáng; tạm
dịch: một vầng trăng) [2, tr. 97]. Ở ví dụ , lƣợng từ 轮 vốn dĩ là danh từ, là
bánh xe có hình dáng tròn. Danh từ trung tâm 明月 trăng sáng có hình tròn.
Ngƣời ta đã chuyển hóa danh từ 轮 bánh xe thành lƣợng từ cá thể để mô tả
hình dáng trăng tròn.

83
 Vầng trăng ai xẻ làm đôi/Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trƣờng.
(T.Kiều). Trong ví dụ , vầng dùng để chỉ từng đơn vị một số vật thể hình
tròn. Danh từ trung tâm trăng có hình tròn, nên ngƣời ta dùng vầng để mô tả
hình dáng của nó.
Hình hạt, viên
Tiếng Hán: 一粒粒泪珠(dịch sát nghĩa: từng hạt từng hạt nƣớc
mắt; tạm dịch: từng giọt từng giọt nƣớc mắt ) [2, tr. 89]. Ở ví dụ , 粒 là
danh từ , có nghĩa là hạt, có hình dáng nhƣ hạt đậu, hạt gạo…泪珠 nước
mắt có hình dáng tròn giống nhƣ hạt, viên. Ngƣời ta đã chuyển hóa danh từ
粒 làm lƣợng từ cá thể để mô tả hình dáng giọt nước mắt.
Tiếng Việt:  Thân em nhƣ hạt mƣa sa/Hạt vào đài các, hạt ra cánh
đồng. (Ca dao). Ở ví dụ  danh từ hạt là khối chất lỏng có hình dáng nhƣ
hạt lúa hạt đậu, nên ngƣời ta đã dùng danh từ đơn vị hạt để mô tả hình dáng
của mưa sa.
Hình khối đặc

Tiếng Hán: 一头大蒜 (dịch sát nghĩa: một đầu tỏi to; tạm dịch:
một củ tỏi to) [2, tr. 471]. Trong ví dụ , 头 vốn dĩ là danh từ đầu thuộc
một bộ phận của cơ thể có dạng hình khối tròn. Danh từ trung tâm 蒜tỏi có
hình dáng tròn nhƣ cái đầu, nên ngƣời ta đã dùng danh từ 头đầu làm lƣợng
từ cho 大蒜 củ tỏi to.
Tiếng Việt:  đen nhƣ cục than [11, tr. 365]. Ở ví dụ , cục là danh
từ biểu thị khối nhỏ và đặc, thƣờng không có hình thù nhất định. Danh từ
trung tâm than là một khối đặc, không có hình thù nhất định, nên ngƣời ta
dùng danh từ đơn vị cục để biểu thị lƣợng cho than.
Hình gò, hình đống

Tiếng Hán:  一垛稻草 (dịch sát nghĩa: một ụ rơm; tạm dịch: một
cây rơm, một đống rơm, một ụ rơm) [2, tr. 42]. Trong ví dụ , 垛 ụ vốn là
danh từ, biểu thị phần nhô lên cao hoặc phần lồi ra ngoài. 稻草 là rơm rạ,
đƣợc chất đống lên, nên ngƣời ta dùng 垛ụ để miêu tả đống rơm.
Tiếng Việt:  một đống củi [11, tr.555],  ụ đất [11, tr.1698]. Ví
dụ , đống là danh từ biểu thị một khối nhiều vật để chồng chất lên nhau
84
thành một chỗ, ụ là khối đất đá nổi hẳn lên so với xung quanh. Danh từ
trung tâm củi, đất nếu ở trạng thái xếp chồng lên nhau, nhô lên cao thì ngƣời
ta dùng đống, ụ để miêu tả.
Hình cầu

Tiếng Hán: 一球线团 (dịch sát nghĩa: một quả cầu len tròn; tạm
dịch: một cuộn len tròn) [5]. Trong ví dụ , vốn dĩ là danh từ quả cầu có
hình cầu, danh từ trung tâm 线团 là len ở dạng hình cầu, nên đã dùng 球
quả cầu để miêu tả.
Tiếng Việt: Viên bi [11, tr. 1741]. Ví dụ , viên là danh từ, dùng để
chỉ từng đơn vị những vật nhỏ, gọn, thƣờng là hình tròn. Danh từ trung tâm
bi ở trạng thái nhƣ quả cầu, nên ngƣời ta dùng viên để miêu tả.
Hình khóm, bụi, bó, chùm

Tiếng Hán: 一丛丛碧绿的灌木 (tạm dịch: từng lùm từng lùm cỏ


xanh biếc) [2, tr. 29]. Ví dụ , 丛 vốn là danh từ lùm, bụi. Danh từ trung
tâm 灌木 là cây mọc thành từng lùm từng bụi, nên ngƣời ta đã chuyển hóa
danh từ 丛bụi thành lƣợng từ tập hợp để miêu tả cho 灌木cây.
Tiếng Việt: bụi tre, bụi sim [11, tr. 149]. Ví dụ , bụi là danh từ,
biểu thị đám cây cỏ mọc chen sát nhau, cành lá chằng chịt. Danh từ trung
tâm tre, sim là loài thực vật mọc thành bụi, khóm, nên ngƣời ta đã dùng
danh từ đơn vị bụi để miêu tả cây tre, sim.
Loại hình bộ phận thay thế cho tổng thể
Lƣợng từ của loại này chủ yếu phản ánh đặc điểm nổi trội của một
bộ phận trong tổng thể của danh từ trung tâm, chứ không phải hình dáng bên
ngoài của toàn bộ sự vật. Căn cứ vào sự khác nhau của bộ phận nổi trội
trong tổng thể của sự vật có thể có các quy luật sau:
Hình dáng có một bộ phận giống thân cây, cành cây hoặc cái cán
Tiếng Hán: 两杆秤 (dịch sát nghĩa: hai cán cân; tạm dịch: hai cái
cân) [2, tr. 49]. Ví dụ , 杆 vốn dĩ là danh từ, có nghĩa là cán. Danh từ
trung tâm 秤 là cái cân, cái cân có một bộ phận nổi trội, bắt mắt là cán cân,
nên ngƣời ta mƣợn danh từ cán làm lƣợng từ cá thể để miêu tả cho cái cân.
Lƣợng từ 杆 này thƣờng dùng cho những sự vật có cán dài.

85
Tiếng Việt:  cây súng trƣờng, cây nến[11, tr. 213]. Ví dụ , cây
là danh từ dùng để chỉ những vật có thân thẳng, cao, dài, trông giống nhƣ
hình thân cây. Danh từ trung tâm súng trường, nến đều là những vật có một
bộ phận nổi trội là thân có chiều dài, nên ngƣời ta mƣợn từ cây để làm danh
từ đơn vị đại diện cho súng, nến.
Hình dáng có bộ phận để cầm, nắm

Tiếng Hán: 一柄宝剑 (dịch sát nghĩa: một chuôi bảo kiếm; tạm
dịch: một cây bảo kiếm) [2, tr. 12]. Ví dụ , 柄 vốn là danh từ, có nghĩa là
cái chuôi, cái cán. Danh từ trung tâm 长剑 trường kiếm, có một bộ phận là
cái chuôi rất nổi trội, nên ngƣời ta đã dùng danh từ 柄chuôi, cán làm lƣợng
từ cá thể đại diện cho cây kiếm.
Tiếng Việt: Hiện tại chúng tôi chƣa tìm thấy yếu tố tƣơng đƣơng
trong tiếng Việt.
Hình dáng có đỉnh, mái là phần cao nhất hoặc có mũi, có đầu là phần
quan trọng và bắt mắt nhất

Tiếng Hán: 一顶帽子(dịch sát nghĩa: một đỉnh mũ; tạm dịch: một
cái mũ) [2, tr.36]; 一顶花轿 (dịch sát nghĩa: một đỉnh kiệu hoa; tạm dịch:
một chiếc kiệu hoa) [2, tr. 36]. Ví dụ , 顶 vốn dĩ là danh từ, là
đỉnh. Danh từ trung tâm 帽子mũ, 花轿 kiệu hoa đều có một bộ phận rất bắt
mắt đó là đỉnh, mái, nên ngƣời ta đã dùng 顶đỉnh đại diện cho mũ, kiệu hoa.

一头牛 (Dịch sát nghĩa: một đầu trâu; tạm dịch là: một con trâu)
[2]. Ở ví dụ , 头 vốn dĩ là danh từ, có nghĩa là cái đầu. Danh từ trung tâm
牛 là con trâu, thuộc loài động vật. Mà con vật bộ phận quan trọng nhất, dễ
nhìn thấy nhất là cái đầu. Nên ngƣời ta đã dùng 头đầu đại diện cho những
con vật có bốn chân, thân hình to nhƣ trâu, bò...
Tiếng Việt:  ―Bao giờ giặc rút, bao giờ cho vợ con tôi sống yên ổn
dƣới một mái nhà?‖ (Kim Lân). Ví dụ , mái là phần che phủ phía trên
cùng của mái nhà. Danh từ trung tâm nhà có bộ phận quan trọng nhất là
mái, nên ngƣời ta đã dùng danh từ mái để đại diện cho toàn bộ căn nhà.

86
 mũi tên [11, tr. 1020]. Ví dụ , mũi là danh từ biểu thị bộ phận có
đầu nhọn nhô ra phía trƣớc ở một số vật. Danh từ trung tâm tên có một bộ
phận nổi bật, nhọn hoắt phía đầu là mũi, nên ngƣời ta đã dùng mũi để làm
danh từ đơn vị đại diện cho toàn bộ mũi tên.
Loại hình dáng liên quan đến động tác
Lƣợng từ loại này có liên quan đến trạng thái tồn tại của sự vật danh
từ khối với động tác, nhấn mạnh tính tƣơng quan giữa sự vật và động tác.
Có thể có các quy luật sau:
Hình dáng xâu chuỗi, hình chùm
Tiếng Hán: 一串珍珠(dịch sát nghĩa: một xâu ngọc trai; tạm dịch:
một chuỗi ngọc trai) [2, tr. 23]. Ví dụ , 串vốn dĩ là động từ, có nghĩa là
xuyên qua, xâu lại. Danh từ trung tâm 珍珠hạt ngọc trai thƣờng đƣợc xâu
lại thành xâu, nên ngƣời ta đã chuyển hóa động từ串xâu để làm lƣợng từ tập
hợp miêu tả chuỗi ngọc trai.
一挂香蕉 (dịch sát nghĩa: một treo chuối; tạm dịch: một buồng
chuối) [2, tr. 57]. Ví dụ , 挂 vốn dĩ là động từ, có nghĩa là treo. Danh từ
trung tâm 香蕉 chuối khi ở trạng thái buồng treo lơ lửng thì ngƣời ta chuyển
hóa động từ 挂treo làm lƣợng từ tập hợp để miêu tả buồng chuối.
Tiếng Việt:  một xiên thịt nƣớng. Ví dụ , xiên vốn dĩ là động từ,
có nghĩa là đâm sâu vào hoặc đâm xuyên qua bằng vật dài, nhỏ và thường
có đầu nhọn. Danh từ trung tâm thịt nướng muốn nƣớng thì phải dùng que
nhọn xiên lại, nên ngƣời ta đã chuyển hóa động từ xiên làm danh từ đơn vị
quy ƣớc để miêu tả một xiên thịt nướng.
Hình dáng giương ra, mở ra

Tiếng Hán: 一张嘴 (dịch sát nghĩa: một mở miệng; tạm dịch: một
cái miệng) [12, tr.1518]. Ví dụ , ―张‖vốn là động từ, có nghĩa là ―mở ra,
xòe ra, giƣơng ra‖. Danh từ trung tâm 嘴 miệng có thể mở ra khép lại nên
ngƣời chuyển hóa nó thành lƣợng từ cá thể để miêu tả 嘴 miệng.
Tiếng Việt: Hiện tại chúng tôi chƣa tìm thấy yếu tố tƣơng đƣơng
trong tiếng Việt.
Hình dáng chất đống

87
Tiếng Hán: 一堆草(dịch sát nghĩa: một chất cao cỏ; tạm dịch: một
đống cỏ) [2, tr.39]. Ví dụ , 堆vốn dĩ là động từ, có nghĩa là chồng, chất.
Khi danh từ trung tâm 草cỏ ở trạng thái đống thì chuyển hóa động từ
堆chồng, chất thành danh từ đơn vị quy ƣớc để miêu tả đống cỏ.
Tiếng Việt:  Chồng sách. Ví dụ , chồng vốn dĩ là động từ, có
nghĩa là đặt cái nọ sát liền lên trên cái kia (thƣờng nói về vật cùng loại).
Danh từ trung tâm sách ở trạng thái chồng lên nhau, nên ngƣời ta lấy động
từ chồng làm danh từ đơn vị ƣớc chừng miêu tả chồng sách.
Hình dáng do động tác “bốc, vốc, nắm” tạo nên

Tiếng Hán: 一捧家乡的泥土 (dịch sát nghĩa: một nâng đất quê
hƣơng; tạm dịch: một vốc đất quê hƣơng) [2, tr.111]. Ví dụ , 捧vốn dĩ là
động từ, có nghĩa là dùng hai tay nâng, bê. Danh từ trung tâm
家乡的泥土đất quê hương đƣợc múc bằng hai tay, nên ngƣời ta đã dùng
động từ 捧nâng làm danh từ đơn vị quy ƣớc để chỉ lƣợng của đất quê
hương, biểu thị sự trân trọng.
Tiếng Việt: một nắm xôi [11, tr.1037]. Ví dụ , nắm vốn dĩ là
động từ, biểu thị co các ngón tay vào lòng bàn tay và giữ chặt lại cho thành
một khối. Danh từ trung tâm xôi ở dạng nắm, nên ngƣời ta dùng động từ
nắm để chỉ lƣợng của xôi.
Hình dáng do động tác “bó, cột” tạo nên

Tiếng Hán: 两束鲜花(dịch sát nghĩa: hai buộc hoa tƣơi; tạm dịch:
hai bó hoa tƣơi [2, tr.133]. Ví dụ , 束vốn dĩ là động từ, có nghĩa là thắt,
buộc. Danh từ trung tâm 鲜花 hoa tươi ở trạng thái bó thành từ bó, nên
ngƣời ta chuyển hóa động từ 束thắt, buộc thành lƣợng từ tập hợp bó để chỉ
lƣợng của hoa.
Tiếng Việt: một ôm củi [11, tr.1193]. Ví dụ , ôm vốn dĩ là động
từ, biểu thị vòng hai tay qua để giữ sát vào lòng, vào ngƣời. Danh từ trung
tâm ở trạng thái ôm thành một ôm, nên ngƣời ta chuyển hóa động từ ôm
thành danh từ đơn vị quy ƣớc để chỉ lƣợng của củi.
Kết luận
Trên đây chúng tôi tổng hợp đƣợc 3 khuynh hƣớng với 19 quy luật
về ý nghĩa tƣợng hình của lƣợng từ tiếng Hán với yếu tố tƣơng đƣơng trong
88
tiếng Việt. Có thể mang ý nghĩa tƣợng hình đa số là lƣợng từ cá thể và
lƣợng từ tập hợp. Chúng tôi nhận thấy loại hình tƣơng tự nhau về hình dáng
bên ngoài, loại hình bộ phận thay thế cho tổng thể, loại hình trạng thái tồn
tại bên ngoài sự vật đều rất phổ biến trong cả hai ngôn ngữ tiếng Hán và
tiếng Việt. Trong đó phổ biến nhất là loại hình bộ phận thay thế cho tổng
thể. Trong loại hình bộ phận thay thế cho tổng thể, loại hình dáng có bộ
phận để cầm, nắm không tìm thấy yếu tố tƣơng đƣơng trong tiếng việt.
Trong loại hình trạng thái tồn tại bên ngoài sự vật, loại hình dáng giƣơng ra,
xòe ra không tìm thấy yếu tố tƣơng đƣơng trong tiếng Việt.
Loại hình tƣơng tự nhau về hình dáng bên ngoài, loại hình bộ phận
thay thế cho tổng thể đa số sử dụng lƣợng từ cá thể. Loại hình trạng thái tồn
tại bên ngoài sự vật đa số sử dụng lƣợng từ tập hợp và một ít lƣợng từ cá
thể.
Ngoài ra, những hình ảnh sự vật mang ý nghĩa tƣợng hình của lƣợng
từ đa số đƣợc lấy từ hình ảnh sự vật thiên nhiên hoặc trong sinh hoạt đời
sống hàng ngày của con ngƣời, nên ý nghĩa hình tƣợng này rất gần gũi, dễ
hiểu. Chỉ cần hiểu đƣợc quy luật của mối liên hệ giữa hình ảnh sự vật của
danh từ chung và hình ảnh sự vật của lƣợng từ tƣơng tự nhau về hình dáng
bên ngoài, thì ngƣời học có thể dễ dàng suy luận để tìm lƣợng từ cho thích
hợp, dễ dàng ghi nhớ, có hứng thú học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Hán
Sách, giáo trình:
[1] 何杰:《现代汉语量词研究》(增编版),北京:北京语言学院
出版社,2008年。

[2] 郭先珍:《现代汉语量词用法词典》,语文出版社,2002年。
[3] 卢植:《认知与语言——
认知语言学引论》,上海外语教育出版社,2006年。
[4] 董萃:《HSK语法点速记速练》北京语言大学出版社,2005年。
Luận văn:
[5] 孙成浩:《现代汉语量词色彩意义研究》,扬州大学2011年硕士
学位论文。

89
[6] 郑氏永幸:《汉语、越语量词对比研究》,东北师范大学2013年
博士学位论文

Tiếng Việt
Sách, giáo trình:
[7] Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[8] David Lee – Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An dịch (2016), Dẫn
luận ngôn ngữ tri nhận, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[9] Đinh Văn Đức (2010), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
[10] Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề về ―Từ‖ trong tiếng Việt, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[11] Hoàng Phê (2015), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
[12] Từ điển Trung Việt - 中越词典 (1993), Nxb Khoa học Xã hội.
[13] Lê Quang Thiêm (2008), Tập bài giảng ―Ngữ nghĩa học‖, Nxb Giáo
dục.
Luận văn:
[14] Đỗ Thị Kim Cƣơng (2017), Đặc điểm lƣợng từ tiếng Hán hiện đại trong
sự đối chiếu với loại từ tƣơng đƣơng tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
[15] Lê Ni La (2008), Về từ loại từ tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ
học, trƣờng Đại học Sƣ phạm TP. HCM.

Đà Nẵng, 4/2021, NNC


-------------------------------------------------------------

90
Chương 5
CÁC QUY TRÌNH ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ

5.1. Cơ sở đối chiếu ngôn ngữ


5.1.1 Đối chiếu và các kiểu đối chiếu
Việc so sánh nói chung thƣờng đƣợc thực hiện khi các sự vật
hay hiện tƣợng đƣợc lấy làm đối tƣợng so sánh nằm trong cùng một
phạm trù, nghĩa là thuộc cùng một loại. Chẳng hạn, ta có thể so sánh
hai cái bàn vì chúng thuộc cùng một loại sự vật. Chính vì chúng thuộc
cùng một loại sự vật nên giữa chúng có những điểm chung để so sánh,
ví dụ: kích thƣớc, chất liệu, hình dáng… Loại so sánh này nhằm mục
đích tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hay
hiện tƣợng.

Tuy nhiên, ngƣời ta cũng có thể so sánh các sự vật hay hiện
tƣợng nhằm mục đích chứng minh hay làm nổi rõ một đặc điểm nào
đó của sự vật hay hiện tƣợng. Trong trƣờng hợp này, các sự vật hay
hiện tƣợng đƣợc đem ra so sánh có thể thuộc về những loại, những
phạm trù khác nhau. Ví dụ: F. de Saussure so sánh cơ chế ngôn ngữ
với bàn cờ, hay giá trị ƣớc lệ của một tín hiệu ngôn ngữ với một quân
cờ. Loại so sánh này chủ yếu chú ý đến điểm tƣơng đồng giữa các đối
tƣợng so sánh mà ít chú ý đến sự khác biệt giữa chúng.

Kiểu so sánh thứ nhất mang tính khách quan nên đƣợc dùng
làm phƣơng pháp nghiên cứu chủ đạo trong ngôn ngữ học đối chiếu
nói riêng, cũng nhƣ trong ngôn ngữ học so sánh nói chung. Nói cách
khác, trong ngôn ngữ học đối chiếu, những yếu tố đƣợc đem so sánh
bao giờ cũng đồng loại với nhau. Đồng loại là điều kiện tiên quyết của
sự so sánh/đối chiếu.

5.1.2 Tiêu chí đối chiếu

91
Điểm chung hay cơ sở để đối chiếu các hiện tƣợng ngôn ngữ
gọi là tiêu chí đối chiếu. Tiêu chí đối chiếu sẽ quyết định đến kết quả
đối chiếu. Chẳng hạn, khi đối chiếu phụ âm /s/ và phụ âm /t/, nếu xét
theo phƣơng thức cấu âm thì hai phụ âm này khác nhau hoàn toàn,
nhƣng khi xét về vị trí cấu âm thì hai phụ âm này đều là phụ âm đầu
lƣỡi. Tiêu chí đối chiếu đƣợc coi nhƣ một thứ siêu ngôn ngữ, không
thuộc riêng một ngôn ngữ nào trong số những ngôn ngữ đƣợc đối
chiếu.

Trong đối chiếu ngôn ngữ, chỉ những đối tƣợng tƣơng đƣơng
với nhau mới có thể so sánh với nhau. Qua so sánh, đối chiếu, ta xác
định đƣợc những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đơn vị hay
cấu trúc ngôn ngữ tƣơng đƣơng. Ví dụ: Cám ơn! và Dziękuję! là hai
cách nói tƣơng đƣơng nhƣng trong tiếng Việt, cách nói này không
phải lúc nào cũng đƣợc sử dụng. Khi cám ơn ngƣời già, ngƣời có chức
vụ cao hoặc trong những tình huống giao tiếp thân mật, ngƣời Việt
thƣờng phải dùng những cách nói khác, ví dụ: ―Cháu xin bà!‖; ―Anh
chu đáo quá!‖… Hay phạm trù giống trong tiếng Nga và tiếng Pháp là
những phạm trù tƣơng đƣơng, nhƣng ngƣời Nga phân biệt 3 giống còn
ngƣời Pháp chỉ phân biệt hai giống. Trong khi đó việc đối chiếu phạm
trù giống tiếng Nga và tiếng Việt sẽ không thực hiện đƣợc vì trong
tiếng Việt không có phạm trù giống tƣơng đƣơng.

Mỗi cấp độ hay mỗi bình diện ngôn ngữ đều có những tiêu chí
đối chiếu riêng. Trên cấp độ ngữ âm thì đó là sự giống nhau của bộ
máy phát âm của tất cả mọi ngƣời trên thế giới; trên cấp độ từ vựng-
ngữ nghĩa thì đó có thể là sự giống nhau về hiện thực khách quan hay
về nội dung tƣ duy; trên cấp độ câu thì sự giống nhau về quan hệ: chủ
thể-hành động-khách thể sẽ là tiêu chí đối chiếu… Chính nhờ những
tiêu chí (tertium comparationis) này mà chúng ta mới có thể học đƣợc

92
ngôn ngữ của nhau và dịch đƣợc các văn bản từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác.

5.1.3 Các kiểu đối chiếu

Đối chiếu định lƣợng: Là kiểu đối chiếu nhằm xác định những
khác biệt về số lƣợng các yếu tố ngôn ngữ xét theo một tiêu chí đối
chiếu nào đó. Ví dụ: Đối chiếu số lƣợng các nguyên âm hay số lƣợng
các từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Kiểu đối chiếu này
giúp xác định những ―lỗ hổng‖ trong cấu trúc của ngôn ngữ này so với
ngôn ngữ khác.

Đối chiếu định tính: Là kiểu đối chiếu nhằm tìm ra những đặc
điểm (những điểm giống nhau và khác nhau) giữa các yếu tố ngôn ngữ
tƣơng đƣơng của hai ngôn ngữ. Ví dụ: Đối chiếu trọng âm của tiếng
Việt và tiếng Anh. Kiểu đối chiếu này có quan hệ chặt chẽ với kiểu
đối chiếu thứ nhất.

5.2. Các nguyên tắc đối chiếu

Các yếu tố ngôn ngữ phải đƣợc miêu tả đầy đủ. Việc đối chiếu
đƣợc thực hiện trên cơ sở các bản miêu tả đó.

Khi đối chiếu các yếu tố ngôn ngữ, phải đặt chúng trong hệ
thống, không chỉ chú ý đến bản thân chúng.

Không chỉ xem xét các yếu tố ngôn ngữ trong hệ thống mà còn
phải xem xét chúng trong hoạt động giao tiếp.

Phải mô tả các yếu tố của hai ngôn ngữ với cùng một phƣơng
pháp.

Phải tính/ chú ý đến loại hình của hai ngôn ngữ đƣợc đối chiếu.

93
5.3. Quy trình đối chiếu

Từ các nguyên tắc đối chiếu trên đây, một quy trình đối chiếu
đã đƣợc xác lập:

Bước 1: Miêu tả hoặc tìm bản miêu tả ngôn ngữ thích hợp nhất
với mục đích đối chiếu. Đối với việc đối chiếu bản dịch, cần tìm đƣợc
bản dịch tƣơng đƣơng, hoặc dùng bản dịch của các dịch giả có uy tín.

Bước 2: Xác định những cái có thể đối chiếu với nhau đƣợc,
tức là xác định các yếu tố tƣơng đƣơng.

Bước 3: Thực hiện công việc đối chiếu, tìm ra những điểm
đồng nhất và khác biệt của những cái tƣơng đƣơng trong hai ngôn
ngữ.

---------------------------------------------

94
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu
các ngôn ngữ Đông Nam Á, Trƣờng ĐHSPNN Hà Nội.
2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1990), Cơ sở
ngôn ngữ học và tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.
3. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng - Nxb
ĐHTHCN - Hà Nội.
4. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh
Thuyết (2001), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
5. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb Giáo dục.
6. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb
ĐHTHCN, Hà Nội.
7. Tác giả và các cộng sự: Một số bài báo đã công bố trên các tạp chí
klhoa học, Hội thảo KH Quốc gia năm 2016, 2017.

-----------------------------------------

95

You might also like