Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

BÁO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ CÁO

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y


KẾT BỘ MÔN THÚ Y
QUẢ

THỰC TẾ NGHỀ 1-2


Năm học 2020-2021

Họ và tên sinh viên:………………………………………................


Lớp:………………….........................................................................
Địa điểm thực tập:...............................................................................
Thời gian có mặt tại cơ sở thực tập: từ……………..đến…………....
LỜI CẢM ƠN
Cùng với quá trình nỗ lực học tập ở nhà trường, thời gian thực tập rất quan trọng
đối với sự trưởng thành và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên. Nhằm giúp cho sinh viên
có cơ hội trực tiếp áp dụng những kiến thức đã học vào môi trường làm việc thực tế.
Nên khoa Chăn nuôi – Thú y , trường Đại học Nông Lâm Huế đã kết hợp với công ty
TNHH Chăn Nuôi NewHope Bình Phước, tạo điều kiện cho chúng em được thực tập
môn thực tế nghề.

Trong suốt thời gian học tập tại trại heo của công ty, không những chúng em có
cơ hội tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học mà còn kết hợp với thực tế
để bổ sung và nâng cao một cách hoàn thiện về kiến thức lẫn kỹ năng chuyên môn. Bên
cạnh đó, còn được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kinh nghiệm từ các anh trưởng
chuyền và các anh chị kỹ thuật trại. Từ đó cho thấy việc cọ sát thực tế rất quan trọng,
giúp xây dựng nền tảng lý thuyết được học trở nên vững chắc hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn đến khoa Chăn nuôi – Thú y, quý thầy cô đã quan tâm, tận
tình chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức, là nền tảng khi đến với kì thực tập.

Và cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty TNHH Chăn Nuôi NewHope
Bình Phước, cùng các cô chú, anh chị làm việc tại trang trại đã tiếp nhận và nhiệt tình
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng em tiếp cận và học hỏi nhiều kinh
nghiệm, hoàn thành tốt kì thực tập và sẽ phục vụ tốt cho việc học tập cũng như công
việc sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Bình Phước, tháng 3, năm 2021


Sinh viên thực hiện

Lê Viết Tuấn Khanh


MỤC LỤC
KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ
1. Mô tả đặc điểm của cơ sở thực tập
1.1. Các thông tin cơ bản về chủ trại
- Họ tên chủ trại: Điền Mạo Đông
- Nghề nghiệp: Trưởng trại
- Địa chỉ trại: Ấp Hưng Phát, Xã Tân Hưng, Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình
Phước
- Điện thoại liên lạc: 0337371571
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trang trại/cơ sở
Công ty TNHH Chăn Nuôi New Hope Bình Phước trực thuộc tập đoàn New
Hope Liu He thành lập từ tháng 02/2018, là một trong những dự án chăn nuôi heo trọng
điểm mà tập đoàn New Hope đầu tư ra hải ngoại, tạo nền tảng vững chắc cho ngành
chăn nuôi với tổng vốn đầu tư là 75 triệu USD. Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng
10/2019.
Trải qua biết bao thăng trầm, biến động về quản lý nhân sự, dịch bệnh,… công ty
đã phát triển không ngừng và hiện tại quy mô trại có khoảng 13500 nái, 378000 heo cai
sữa/năm.
Đến thời điểm hiện tại công ty đã phát triển được hơn 1 năm và mỗi tháng xuất
ra thị trường khoảng 18000 heo giống thương phẩm với chất lượng tốt.
1.3. Mô tả các đặc điểm chính của trại
- Vị trí địa lý :
Trại nái Tân Hưng nằm ở phía Bắc của huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Nơi
đây có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc vận chuyển vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và
vật dụng đối với trang trại chăn nuôi.
Khu trại được xây dựng theo trại công nghiệp và quy trình khép kín, trại nằm xa
khu dân cư, ít người sinh sống, xung quanh là đất trồng cây công nghiệp chủ yếu là cây
cao su, cây điều.
Các hướng giáp với trại :
• Hướng Đông giáp với rừng cao
• Huớng Tây giáp với rừng cao su
• Hướng Nam giáp với đường dân sinh
• Hướng Bắc giáp với rừng cao su
- Diện tích của trại :
Trên diện tích mặt bằng khoảng 75 ha được chia thành 04 khu vực :

• Khu sinh hoạt: 7,8ha


• Khu sản xuất: 22,6 ha
• Khu xử lý chất thải: 4,5 ha
• Khu đất trống: 40,1 ha

Hình 1.1: Khu sinh hoạt và khu bắc của trại


Khu sản xuất bao gồm:
• Khu Bắc: diện tích 6,2 ha bao gồm chuyền 1, chuyền 2 sản xuất heo giống
đưa ra ngoài thị trường, với quy mô là 6000 nái.
• Khu Nam: diện tích 7,7 ha bao gồm chuyền 3, chuyền 4 sản xuất heo giống
đưa ra ngoài thị trường, với quy mô là 6000 nái.
• Khu Tổ: diện tích 4,8 ha bao gồm chuyền 5 sản xuất heo bố mẹ, thay thế vào
những heo đào thải ở khu Bắc và khu Nam, và một số heo giống thương phẩm đưa ra
ngoài thị trường, với quy mô là 3000 nái.
• Khu Đực: diện tích 1,4ha, là khu sản xuất tinh, cung cấp tinh cho các khu
Bắc, khu Nam, khu Tổ
• Khu cách ly heo: diện tích 0,5ha, dùng để cách ly heo hậu bị nhập từ ngoài
vào.

Hình 1.2 : Khu nam, khu tổ và khu xử lý nước thải


Khu Văn phòng và
đực ký túc xá
Khu Bắc

Khu tổ

Khu Nam
Khu xử lý
nước thải

Khu
cách ly

Hình 1.3 : Sơ đồ các khu của trại


- Đối tượng chăn nuôi : Các loại lợn: Heo cao sản ( lợn giống, lợn nái, lợn
con cai sữa)
- Quy mô chăn nuôi hiện tại : thả nuôi 13,500 heo nái và cai sữa 318000
con/năm
- Hướng sản xuất : sản xuất heo giống chăn nuôi theo quy trình khép kín, sản
xuất từ con giống cho đến khi xuất heo cai sữa là sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường
tiêu thụ.
1.4. Hiện trạng hệ thống sản xuất của trại
- Giống :
Khu Bắc và khu Nam với quy mô mỗi khu là 12,000 heo PS thuộc giống
Yorkshire x Landrace hoặc Landrace x Yorkshire.
Khu Tổ gồm 1500 heo nái GGP thuộc giống Duroc, Yorkshire và Landrace
thuần chủng.
Khu Đực nuôi 180 heo đực : giống Yorkshine, Landrace và Duroc thuần chủng

• Lợn Landrace
Lợn có nguồn gốc từ Đan Mạch, lông da màu trắng, tai cụp, hướng nạc. Sinh
sản tốt, 8-12 con/lần, thích nghi kém với khí hậu nóng ẩm. Khối lượng sơ sinh 1,2-1,3
kg/con, con đực trưởng thành 270-300 kg, con cái 200-230 kg, tỷ lệ nạc 54 - 56%.
Dòng đực Landrace có phần mông đặc biệt phát triển, cho nhiều nạc hơn
giống Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi (stress). Dòng
nái Landrace, mỗi lứa đẻ từ 10-14 con, nhưng dễ mắc các bệnh sinh sản như: Mất sữa
hoặc viêm nhiễm đường sinh dục
• Lợn Yorkshire
Nguồn gốc từ nước Anh, lông da có màu trắng, tai đứng hướng nạc- mỡ, sinh
sản tốt, 10 - 12 con/lần, thích nghi với điều kiện nóng ẩm tốt hơn so với các giống lợn
cao sản khác. Lợn đực nặng khoảng 250-320 kg, lợn cái khoảng 200-250 kg, tỷ lệ nạc
52-55%.
• Lợn Duroc
Nguồn gốc từ Mỹ, lông da màu đỏ nâu, tai cụp từ giữa, thích nghi với điều
kiện nóng ẩm.
Đây là loại heo hướng nạc, thường được dùng như dòng đực cuối cùng để
phối với heo nái lai hai máu Yorkshire và Landrace để tạo con lai nuôi thịt có tỷ lệ nạc
cao và thịt có chất lượng thơm ngon. 
Nhược điểm của heo Duroc là đẻ ít con (7-9 con/lứa), thường đẻ khó và ít sữa.
Heo Duroc chỉ thích hợp làm nọc giống, có chất lượng tinh dịch tốt và cho nhiều heo
con ở mỗi lứa đẻ. Đặc điểm nổi bật của heo Duroc là sản xuất con lai nhanh lớn, nhiều
nạc có nhiều mỡ dắt làm cho thịt có vị thơm ngon.
Lợn trưởng thành con đực nặng khoảng 300-350 kg, con cái 200-250 kg, tỷ lệ
nạc 58 - 60,4 %.

- Thức ăn : Sử dụng trực tiếp cám của công ty TNHH Newhope Liuhe sản
xuất
Cám sẽ được vận chuyển từ nơi sản xuất đến chuồng nuôi thông qua các cửa an
toàn sinh học của trại và heo được cho ăn bằng hệ thống bơm cám tự động có đường ra
ở từng ô chuồng.

Hình 1.4 : Silo cám Hình 1.5 : Hộp cám

- Vaccine :
Tiêm vaccine cho heo nái
Bảng 1.1: Quy trình vaccine cho heo nái
ST Ngày miễn
Loại vaccine Liều lượng Chú ý
T dịch
1 106 GIẢ DẠI (sống) 2ml
2 112 TAI XANH 2ml
3 118 PARVO 3ml
2ml +2ml (liều FMD (bên phải) + CSF
4 124 FMD + CSF
gấp đôi) (bên trái)
5 130 CIRCO + MYCO 1ml+1ml Trộn 2 loại chích 2ml
TAI XANH + GIẢ
6 140 2ml+2ml
DẠI (chết)
7 146 PARVO 3ml
2ml+2ml FMD (bên phải) + CSF
8 152 FMD + CSF
(liều gấp đôi) (bên trái)
9 160 PED 4ml Chích khấu đuôi
10 181 PED + TGE (chết) 4ml Chích khấu đuôi
2ml+2ml FMD (bên phải) + CSF
11 230 FMD + CSF
(liều gấp đôi) (bên trái)

Tiêm vaccine cho heo con :


Bảng 1.2: Quy trình vaccine cho heo con
Thời gian
Phương thức
tiêm Vaccine Liều lượng
miễn dịch
(ngày tuổi)
PCV+Myco+PRR PVC 0.5 does + Myco 1 does + Tiêm bắp
14
S PRRS 1 does
28 CSFV 1 does Tiêm bắp
56 FMD+CSFV 2ml+1does Tiêm bắp
70 PRV Alive 1does Tiêm bắp
84 FMD 2ml Tiêm bắp
98 PRV Killed 1does Tiêm bắp

Ghi chú:
1. Kiểm tra vaccine trước khi sử dụng, tính đúng đủ trước khi lấy ra khỏi tủ
bảo quản
2. Tiêm đúng loại, đúng tuổi, đủ liều
3. Tiêm riêng kim tiêm cho từng heo
4. Bảo quản lạnh trong thùng đá trong suốt quá trình tiêm
5. Sử dụng hết trong vòng 2h sau khi pha
6. Thu gom xử lý vỏ lọ đúng cách trước khi trả về kho

- Tình hình dịch bệnh: Đã từng xảy ra dịch PED, TGE và ASF.
Trên nái mẹ sau khi sinh xuất hiê ̣n mô ̣t số bê ̣nh như viêm tử cung, viêm vú, sốt
sữa, sót nhau, sót con nhưng chủ yếu xuất hiê ̣n nhiều là bê ̣nh viêm tử cung khoảng hơn
30% nái đẻ mắc bê ̣nh. Tỉ lê ̣ lợn nái viêm vú, sốt sữa ít dưới 10%. Sau 1 tuần sau khi sinh
xuất hiê ̣n bê ̣nh tiêu chảy trên lợn con với tỉ lê ̣ không đáng kể. Đến gần 2 tuần tuổi bê ̣nh
tiêu chảy trên lợn con xuất hiê ̣n với tỉ lê ̣ cao hơn khoảng 60 % số ô có lợn con mắc bê ̣nh.
Số lợn con tiêu chảy trong ô khoảng 2 đến 3 con trên ô. Bê ̣nh xảy ra trên lợn con chủ
yếu là bê ̣nh tiêu chảy xuất hiê ̣n khi lợn con 1 tuần tuổi đến khi cai sữa. Nhìn chung tình
hình dịch bê ̣nh tại trại, chủ yếu là viêm tử cung trên lợn mẹ và tiêu chảy trên lợn con.
Công tác phòng dịch và điều trị tốt, do đó bê ̣nh được kiểm soát không phát triển thành
dịch.
-
- Chuồng trại :

PĐ PĐ PĐ
VB 5
CS 1
VB 4
PĐ CS 2
VB 3

CS 3
NVS

K CS 4

VB 2 CS 5

VB 1

NĐ 5

NĐ 4
K NVS K NVS
HB MT NĐ 3

PĐ NĐ 2

NĐ 1

KT
K NT NT VP X

(CC4) ST

(CC3) ST NT NT

Hình 1.6 : Sơ đồ các phòng, khu bên trong chuyền 4 của khu Nam
- Cơ cấu nhân sự :
Cơ cấu quản lý nhân sự trong khu sản xuất được thể hiện trong sơ đồ sau:

TRƯỞNG
TRẠI

Trưởng Trưởng Trưởng khu Trưởng khu


khu Tổ khu Đực Nam Bắc

Chủ quản

Kỹ thuật cấp
3

Kỹ thuật cấp
2

Kỹ thuật cấp
1

Công nhân

Hình 1.7 : Sơ đồ cơ cấu nhân sự


-
- Thị trường :
Hiện công ty TNHH NEW HOPE Liuhe đang có các sẩn phẩm heo giống và heo
thịt với sản lượng rất nhiều được tiêu ở cả thị trường trong nước và thế giới. Trong đó,
heo giống thương phẩm đã đưa vào tiêu thụ ở các trang trại nuôi heo thịt lớn do chính
công ty NEW HOPE xây dựng (trại thịt Thanh Hóa, Bình Định, Phú Riềng Bình Phước)
và xuất đi nuôi ở các trại gia công khác. Công ty đang tích cực tìm thêm nhà phân phối,
chuẩn bị cho kế hoạch xuất heo với sản lượng dự kiến 400.000 con heo/năm vào năm
2021.
- Đánh giá chung :
• Điểm mạnh :
 Quy trình an toàn sinh học và miễn dịch cho heo chặt chẽ nên dịch bệnh
nhanh chóng được khắc phục và hạn chế xảy ra.
 Hệ thống xây dựng khép kín, trang thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu
sinh lý và vệ sinh của các loại lợn.
 Trại có hệ thống tự cung tự cấp thực phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất giúp giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và chất lượng sản xuất.
• Điểm yếu :
 Phòng bệnh cho heo con còn hạn chế, đặc biệt là tiêu chảy.
 Heo nái bị bại liệt và đào thải ở lứa thứ 1 và 2 còn nhiều.
 Lực lượng công nhân chưa ổn định, thiếu hụt so với lượng công việc. Số
công nhân có kinh nghiệm ít, số công nhân mới vào nghề ít kinh nghiệm nên mất thời
gian đào tạo.
• Cơ hội
 Thường xuyên có các chuyên gia nước ngoài kiểm tra quy trình và tư vấn
các vấn đề kỹ thuật.
 Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
 Trưởng trại có tay nghề cao và tâm huyết với nghề.

• Thách thức
 Tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả heo Châu Phi.
 Lực lượng nhân viên chưa thật sự gắn bó công ty, bỏ việc nhiều. Mất
nhiều thời gian để đào tạo cho các nhân viên mới.
Phần I : Thực tế nghề 1
2. Các nội dung học tập tại trang trại và kết quả đạt được
Em đã được phân công học tập ở nhà mang thai của khu Tổ
2.1. Thời gian biểu trong suốt thời gian thực tế nghề : gồm 14 tuần
- Thực hiện an toàn sinh học và vệ sinh khu vực chuồng nuôi (tuần 1,2,3,4)
- Học tập các quy trình và kỹ thuật (tuần 5,6,7,8)
- Thực hiện các quy trình và kỹ thuật học được (tuần 9,10,11,12)
2.2. Thời gian biểu một ngày học tập tại trại, phân tích vì sao cơ sở lại sắp xếp
thời gian biểu như vậy.
Thời gian Nội dung Phân tích
7h20 - 7h30 Họp phân bàn giao công việc Vì khu tổ nằm ở xa kí túc xá
nên thời gian bắt đầu trễ hơn
khu khác
7h30 – 8h00 Cho heo ăn, uống nước Heo được cho ăn 1 lần/ngày
Dựa vào phản ứng, lượng
Quan sát tình hình sức khỏe của cám còn dư thì có thể dễ
heo dàng nhận biết được sức khỏe
của heo
8h00 – 9h30 Vệ sinh chuồng Vệ sinh sau khi heo ăn (cào
phân, quét đường, chà máng
ăn,…)
Kiểm tra lên giống Là thời gian heo có biểu hiện
động dục rõ rệt
Lấy mẫu heo vấn đề
9h30 – 11h00 Phối giống Phối ngay sau khi xác định
heo đã lên giống (heo trong
trạng thái “mê ì”)

Điều trị heo bệnh


11h00 – 11h30 Kiểm tra máng nước Đảm bảo cho heo uống đủ
nước
Vệ sinh khu phối

11h30 – 14h30 Vệ sinh cá nhân


Ăn uống, nghỉ ngơi
14h30 – 15h00 Kiểm tra máng nước
Vệ sinh

15h00 – 16h30 Kiểm tra lên giống Kiểm tra lại những con có
biểu hiện sắp lên giống và đã
lên giống
16h30 - 18h00 Phối giống
Điều trị heo bệnh
18h00 – 18h30 Kiểm tra nước uống và tắt hệ Đảm bảo cho heo uống đủ
thống nước tự động nước và nước không bị tràn
Chạy cám vào xilo Sáng hôm sau có sẵn cám
cho heo ăn
Bảng 2.1 : Thời gian biểu một ngày học tập tại trại
2.3. Các công việc tham gia tại cơ sở/trang trại – nhà mang thai của khu Tổ
2.3.1. Kiểm tra động dục ở heo nái
2.3.1.1. Đối tượng
- Heo nái sau cai sữa 1 ngày.
- Hậu bị trên 160 ngày tuổi.
- Kiểm tra heo không mang thai, sẩy thai bất thường.
- Heo mang thai động dục lại.
2.3.1.2.Phương pháp tiến hành :
- Sử dụng nọc thí tình phát hiện heo lên giống.
- Cho nọc tiếp xúc với heo nái bằng mũi, phạm vi kiểm tra heo nái là 3 - 5 con.
- Người ngồi trên lung mô phỏng động tác của heo đực.
2.3.1.3.Biểu hiện động dục
Có 3 giai đoạn thời kỳ động dục : thời kỳ trước động dục, thời kỳ động dục và thời
kỳ sau động dục. Chu kỳ động dục của heo 18 – 24 ngày.
Các biểu hiện Trước động dục Động dục Sau động dục
Biểu hiện bên Cắn thành chuồng, Yên tĩnh hơn, ít kêu Tính tình bình
ngoài kêu rống, nhảy con rống, trầm lắng. thường trở lại
khác, không cho Tìm đực hoặc đến Trạng thái mê ì
con khác nhảy gần con khác. Chịu giảm dần, không
cho nhảy – mê ì thích gần đực nữa
Ăn, uống Kém ăn hoặc bỏ ăn Kém ăn hoặc bỏ ăn Ăn ít
Âm hộ Sưng mọng, đỏ Giảm sưng, màu Âm hộ khô và teo
hồng, có nước nhờn hơi thâm tái, nước lại, nước nhờn
lỏng, trong suốt, độ nhờn keo dính, màu màu vẩn sữa, bã
keo dính kém chảy vẩn đục đậu và không dính
ra ngoài âm hộ
Bảng 2.2 : Biểu hiện động dục ở các kỳ

Hình 2.1 : Âm hộ sư đỏ Hình 2.2 : Tai dựng


Hình 2.3 : Chịu đực Hình 2.4 : Đứng yên

2.3.1.4.Thao tác kiểm tra động dục:


- Lùa heo đực ngược chiều gió đến khu vực lợn nái kiểm tra động dục
- Cho heo đực từ di chuyển, đảm bảo heo đực và lợn nái kiểm tra động dục tiếp
xúc miệng, mũi.
- Kiểm tra biểu hiện bên ngoài của heo : tai dựng, cắn chuồng, âm hộ sưng, có
dịch, …
- Mô phỏng heo đực bằng các thao tác nhấn giữa lưng heo hoặc trèo lên lưng heo,
dùng chân cọ vào hai bên bụng hoặc vú heo nái. Heo nái động dục sẽ có biểu hiện đứng
yên.
- Sau khi xác định động dục thì đánh dấu trên lung và theo dõi.
- Sau khi kết thúc kiểm tra động dục tiến hành sắp xếp heo theo trình tự động dục,
đã động dục và chưa động dục .
Hình 2.5 : Dẫn heo đực Hình 2.6 : Mô phỏng heo đực
 Lưu ý :
• Heo đực có tính công kích nhất định cần sử dụng sử dụng tấm chắn Heo.
Heo nên được thay thế ngay lập tức khi tính ham muốn kém hơn hoặc bị kích
thích và công kích trong quá trình kiểm tra động dục.
• Đối với heo nái hậu bị và heo nái biểu hiện động dục kém cần kích thích
nhiều. Chủ yếu kích thích bầu vú và hai bên bụng. nên cho heo đực tiếp xúc
mũi, miệng thời gian lâu hơn.
• Mỗi ngày phải cố định thời gian kiểm tra lên giống.
• Trước khi kiểm tra động dục cố gắng hết sức giảm bớt kích thích đối với heo
(tiêm vaccine, điều chuyển ô chuồng ,vv).
Kết quả : tiến hành kiểm tra động dục được 5 lô (7 ngày/lô) và đã phát hiện động
dục tổng cộng 17 con.
2.3.2. Kích thích heo hậu bị lên giống đồng loạt
2.3.2.1.Tiêu chuẩn chọn heo cho thuốc lên giống cùng kỳ
- Trọng lượng : trên 120 kg
- Ngày tuổi : trên 185 ngày tuổi
- Có ít nhất 1 lần lên giống
- Điểm thể trạng 2.5 đến 2.5
- Số lượng : tuỳ theo lượng nhu cầu của mỗi lô
2.3.2.2.Tiến hành
Bước 1: Cho ăn cám có trộn Altresyn 5ml/con/ngày nhằm ngăn chặn quá trình lên
giống liên tục 18 ngày.

Bước 2: Ngưng sử dụng Altresyn và đưa heo lên nhà phối. Sau 42 giờ ngưng thuốc
tiêm PG 600 5ml/con để kích thích lên giống đồng loạt.

Bước 3: Từ ngày 1 đến ngày 3 sau khi ngưng thuốc, mỗi ngày đảm bảo heo phải
được kích thích lên giống trong 5 phút/lần, mỗi ngày 2 lần.

Hình 2.7 : PG 600 Hình 2.8 : Altresyn

 Lưu ý :
•Phải đảm bảo heo ăn hết cám trộn thuốc mỗi ngày.
•Trong thời gian 18 ngày cho thuốc không được cho heo nái thấy hoặc ngửi đực
mùi heo đực.
•Ghi chép, theo dõi hằng ngày để có phương án xử lí.
Hình 2.9 : Bảng theo dõi heo hậu bị cho thuốc

Kết quả : tiến hành cho 3 lô heo hậu bị uống thốc (5 con/lô) và xác định được 3
con động dục.
2.3.3. Thụ tinh nhân tạo
2.3.3.1. Thụ tinh cổ tử cung – Heo hậu bị (phối nông)

Hình 2.10 : Gel bôi trơn Hình 2.11: Que phối nông Hình 2.12 : Thùng chứa tinh
Dụng cụ phối giống: khăn giấy vệ sinh, gel bôi trơn, que phối nông, tinh dịch,
thùng chứa tinh, sổ ghi chép
Quy trình phối nông:

- Heo nái động dục đã đánh dấu sau 1 tiếng, tiến hành thụ tinh nhân tạo. Dắt heo
đực di chuyển phía trước heo nái từ 1-3 con để kích thích. Mở cửa ô chuồng, dùng giấy
lau sạch sẽ bên ngoài âm hộ heo nái, đảm bảo không còn vết bẩn.
- Lấy que phối xé bao bì bên ngoài và bôi gel bôi trơn lên đầu que phối. Dùng
ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng tách âm hộ ra và đặt vào âm đạo que phối dẫn
nghiêng góc 450 đến cổ tử cung. Sau đó vặn ngược chiều kim đồng hồ que phối để khóa
chặt ống thụ tinh.
- Lấy tinh dịch từ trong thùng lưu trữ, lắc nhẹ để hỗn hợp đồng đều rồi kết nối với
que phối. Bóp nhẹ túi tinh đẩy không khí trong que phối ra ngoài, sau đó lợi dụng co bóp
tử cung để hấp thụ tinh dịch.
- Trong quá trình thụ tinh cần phải mô phỏng heo đực để kích thích heo nái đang
thụ tinh, chủ yếu là nhấn phần lưng, sờ phần bụng, bầu vú, âm hộ. Nhân viên phối giống
phải luôn quan sát và điều chỉnh tốc độ chảy của tinh dịch thích hợp để ngăn dòng chảy
ngược. Nếu bị trào ngược, cần phải truyền thêm tiếp một túi tinh.
- Sau khi kết thúc thụ tinh gấp ống dẫn tinh và chuyển ống dẫn tinh qua lỗ của túi
thụ tinh và ghi chép số liệu vào sổ.
Hình 2.13 : Ống phối nông Hình 2.14 : Kích thích âm hộ

2.3.3.2. Thụ tinh trong cổ tử cung


Dụng cụ phối giống: khăn giấy vệ sinh, gel bôi trơn, que phối nông, tinh dịch,
thùng chứa tinh, sổ ghi chép.

Thao tác:

- Mở cửa ô chuồng, dùng giấy lau sạch sẽ bên ngoài âm hộ heo nái, đảm bảo
không còn vết bẩn.

- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nhẹ nhàng mở âm hộ, đút ống truyền tinh vào lên
hướng góc 450 vào âm đạo đến cổ tử cung.

- Sau khi xoay lại ống ngoài, nhẹ nhàng rút về, xác định ống về đã bám chặt.

- Cố định ruột ống tránh ống rớt ra, ruột ống có thiết bị để cố định. Nếu không có
thiết bị cố định có thể sử dụng vỏ bọc ống để cố định hoặc dùng kẹp cố định tránh để
ống rớt ra.

- Xử lí heo nái đợi phối tiếp theo, lặp lại các bước trên.

- Một người cùng lúc có thể phối cùng lúc 3 đến 4 con nái.

- Quay lại con heo nái phối giống đầu tiên, kiểm tra ruột ống đút ruột ống vào.

- Một tay giữ ống ngoài, một tay giữ ruột ống, nhẹ nhàng đút ruột ống vào bên
trong ống.

- Ruột ống đã đút vào đúng vị trí (để lại khoảng 5 cm) lấy túi tính, lắc nhẹ.

- Lắp túi tinh vào cuối ống. Nếu ruột ống không chạm đến đúng vị trí (để lại dài
quá) nên rút ruột ống ra, xác định ống đã chặt, sử dụng phương pháp truyền tinh phổ
thông.

- Heo nái trong trạng thái thư giãn, ấn túi truyền tinh, thông qua áp lực để tinh vào
cơ thể heo nái.
- Sau khi bơm tinh xong, ruột ống và ống ngoài cùng gấp lại, dùng túi bọc cố định
chúng lại.
- Ghi chép hồ sơ heo nái truyền tinh và các tình hình bất ngờ xảy ra.

Lưu ý:

• Đối với heo thụ tinh trong tử cung heo đợi phối không được để heo đực kích
thích và trong quá trình thụ tinh hạn chế kích thích heo nái.

• Phải kiểm soát vệ sinh xung quanh. Một que phối sử dụng 1 lần/con.

• Khi gieo tinh, tránh làm tổn thương âm đạo, một tay đỡ ống ngoài, đề phòng heo
nái di chuyển làm ruột ống trọc tổn thương tử cung.

• Không được lập tức lắp ruột ống sau khi lắp ống bên ngoài vào mà phải đợi heo
nái thư giãn mới thao tác.

• Trong cả quá trình thụ tinh xong trước khi rút ống tinh, không để heo nằm và sau
khi kết thúc thụ tinh không cần heo đực kích thích.
• Trong quá trình thụ tinh đều phải ghi chép tất cả hiện tượng xuất hiện không
bình thường.
• Người dẫn heo đực phải chú ý an toàn.
• Kích thích nhân tạo: trong khi đang thụ tinh, người thụ tinh phải đóng giả là heo
đực kích thích heo nái, lúc heo nái đang co bóp tử cung hấp thụ tinh dịch, không
được bóp túi truyền tinh dịch.
• Trước khi phối nông phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sau đó dẫn heo nọc kích thích
heo nái.
• Khi thụ tinh, con đực phải đứng đúng vị trí, tiếp xúc mõm của heo nái.
Hình 2.15: Ống phối sâu Hình 2.16: Gel bôi trơn

 Kết quả :
 Học cách phối bằng cách quan sát, giám sát heo trước và sau khi phối
 Tham gia phối 5 lô và đã phối đc 6 con
2.3.4. Đánh giấu heo đã lên giống
2.3.4.1.
2.3.4.2. Heo nái cai sữa

Thời gian từ 1 - 2 ngày sau cai sữa: chỉ ghi lại và không phối đến ngày thứ 3 mới
tiến hành phối.

Thời gian từ 2.5 - 6 ngày sau cai sữa: ghi lại ngày lên giống và bỏ 1 buổi không
phối, đến buổi thứ 2 mới phối.

Từ 6.5 - 7 ngày sau cai sữa: ghi lại ngày lên giống và phối liền trong buổi.

Ngày
0. 2. 3. 4. 5.
động 0 1 1.5 2 3 4 5 6 6.5 7
5 5 5 5 5
dục

Không phối
2.3.4.3. Heo nái hậu bị

Đối với heo lên giống lần đầu: ghi ngày heo lên giống nhưng không phối.

Đối với heo lên giống từ lần thứ hai: ghi lại ngày lên giống và phối trong ngày

Ngày
động 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7
dục

2.3.4.4. Heo vấn đề : Phối ngay ở buổi đầu tiên động dục

Chú thích : : Không phối

: Phối

2.3.5.
2.3.6. Xử lý heo vấn đề :
2.3.6.1. Heo cai sữa và hậu bị quá hạn
-Đây là các heo nái sau 7 ngày vẫn chưa động dục
-Từ sau 7 ngày đến ngày thứ 14: chuyển chuồng cho heo, có thể xếp gần heo đực
hoặc nhốt chung lại với nhau trong chuồng có không gian rộng hơn. Trong thời gian này
cần tăng cường thêm ánh sang, heo ốm phải bổ sung them dinh dưỡng, thường xuyên
kích thích heo bằng heo đực và người mỗi ngày.
-Sau 14 ngày thì tiêm PG 2ml/con ở mép âm hộ, 24 giờ sau thêm một mũi PG600
5ml/con. Khoảng 3-4 ngày heo lên giống lại.
-Sau 28 ngày heo chưa động dục thì tiến hành đào thải
2.3.6.2. Heo lên giống lại
-Là những con đã phối rồi nhưng sau 18 ngày kiểm tra thì phái hiện lên giống
-Đưa heo về chuồng heo có vấn đề. Tiến hành phối ngay
-Nếu ở chu kỳ tiếp theo vẫn lên giống lại thì tiến hành loại
-Heo lên giống lại và có mủ âm hộ : đào thải
-Heo lên giống lại và thể trạng ốm yếu : đào thải
-Heo lên giống lại và đã sử dụng thuốc kích thích động dục : đào thải
2.3.6.3. Mang thai giả
-Kiểm tra thai vào 28 ngày sau khi phối vẫn không phát hiện có thai đưa về khu
vực heo có vẫn đề. Sử lí ngay bằng thuốc PG và 24 giờ sau thêm mũi PG600.
-Sau 12 ngày chưa lên giống tiếp tục tiêm PG và PG600
-7 ngày sau tiêm không lên giống thì đào thải.
-Heo mang thai giả, có mủ ở âm hộ : đào thải
-Heo mang thai giả, số lứa lớn : đào thải
-Heo mang thai giả, thể trạng kém : đào thải
2.3.6.4. Heo sẩy thai
-Nếu sẩy thai trước 50 ngày :
•Chăm sóc sau 18-24 ngày lên giống thì phối ngay
•Sau 24 ngày chưa lên giống xử lí thuốc PG và PG600
•Sau 33 ngày chưa lên giống: đào thải
-Sẩy thai sau 50 ngày: đào thải

Hình 2.17: PG600 Hình 2.18: PG

2.3.7. Siêu âm
2.3.7.1. Mục đích:
Phát hiện số heo mang thai trong tổng đàn được phối nhằm đảm bảo năng suất đàn
và kịp thời xử lí heo mang thai giả.

2.3.7.2. Thời gian siêu âm:


Lần 1: 28-35 ngày

Lần 2: 49-54 ngày

2.3.7.3. Tiền hành


-Điều chỉnh máy siêu âm, đảm bảo máy vẫn hoạt động tốt
-Để heo đứng, siêu âm ở vị trí giữa núm vú thứ nhất và núm vú thứ 3 tính từ phía
đuôi heo
-Bôi gel siêu âm lên đầu dò và dật đầu dò vuông góc với bụng heo tại vị trí xác
định. Sau đó di chuyển đầu dò hướng về phía vai đối diện và đặt nghiêng ở các góc khác
nhau để quan sát toàn bộ các túi thai.
-Túi thai là những khoảng đen đậm hình bầu dục hoặc tròn tương đối, cái túi thai
nằm cạnh nhau trong tử cung khá giống với cách sắp xếp của chum nho. Quan sát thấy
từ 2 bóng thai trở lên thì xác định có thai. Tuổi thai càng lớn kích thước túi thai càng lớn
và có thể thấy bào thai bên trong túi.

Hình 2.19 : Thao tác siêu âm Hình 2.20 : Túi thai


Lưu ý : Khi siêu âm nên để heo đứng thẳng lung, nếu heo nghiêng lưng sang một
bên có thể gây khó phát hiện bào thai
Kết quả : Đã siêu âm được tổng cộng 63 con
2.4. Những thay đổi về quan điểm, nhận thức sau đợt Thực tế nghề
-Là cơ hội để áp dụng các kiến thức đã học ở trường vào thực tế, so sánh giữa lý
thuyết và thực hành.
-Có được cái nhìn nhận rõ ràng về ngành chăn nuôi công nghiệp hiện tại ở nước ta.
-Biết được các công việc cần những kiến thức gì để bổ sung trong năm học tiếp
theo.
-Quan tâm với nghề hơn, quyết định rõ về nghề nghiệp của bản thân và môi trường
làm việc trong tương lại .
-Nắm rõ các quy trình quản lí và chăm sóc heo nái và heo con (điều trị, phối, tính
toán khẩu phần,…) .
-Kĩ năng nghề được nâng cao, có được tinh thần cần cù, chịu khó hơn trong công
việc.
2.5. Bài học rút ra sau đợt TTN
-Cần chuẩn bị kiến thức, tâm lý kỹ càng để dễ dàng hòa nhập, thích nghi và học
tập, làm việc tốt.
-Phải luôn cẩn thận, tập trung khi đang làm việc, dù là công việc đơn giản.
-Tập rèn luyện thêm kỹ năng quan sát, ghi chép và xử lý tình huống nhanh.
-Chủ động và tự tin hơn trong công việc, chỉ động làm quen với mọi người, tìm
hiểu công việc thực tập, đề xuất và cùng làm việc với mọi người và hòa nhập nhanh hơn
trong môi trường mới.
-Thành thạo các kỹ năng phối và xác định động dục ở heo phối
-Biết cách tính toán kế hoạch phối theo quy mô trại
-Trau dồi kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
2.6. Đề nghị
2.6.1. Đề nghị đối với công ty
-Trang bị thêm quần áo, giày dép trước khi tiếp nhận sinh viên thực tập.
-Đề xuất trong mỗi chuyền nên có những buổi đào tạo thêm ngoài giờ làm việc về
cơ cấu hoạt động của các hệ thống tự động trang bị trong chuyền.
-Mong công ty có thể tạo điều kiện cho sinh viên được luân chuyển công việc giữa
các nhà ( nhà đẻ, nhà mang thai) để bọn em có cơ hội học tập và rèn luyện tay nghề
được tốt hơn.
2.6.2.
2.6.3. Đề xuất đối với nhà trường, khoa
-Kính đề nghị khoa có thể lien kết với các công ty doanh nghiệp tổ chức dạy đào
tạo theo chương trình việc làm của các công ty doanh nghiệp trước khi tụi em vào các
công ty doanh nghiệp để có thể làm tốt các công việc được giao.
-Tăng thêm thời gian thực tế hoặc các đợt thực tế khác để bọn em có cơ hội tiếp
xúc và học tập ở nhiều mô hình trạng trại hơn.
Phần II Thực tế nghề 2
2.7. Đào thải heo
2.7.1. Mục đích
-Giảm giá thành, chi phí sản xuất, y tế
-Đảm bải số lượng đầu heo sản xuất hiệu quả
-Giảm dịch bệnh

Các trường hợp loại thải

Chủ động Bị động


Lên giống lại 2 lần Mắc các bệnh
Sẩy thai không rõ nguyên nhân Về chân
Cai sữa sau 30-35 ngày không động dục Tử cung
lại Thể trạng kém
Vú có sữa dưới 10 cái Thường xuyên sốt
Lượng sữa kém, mắc hội chứng MMA
(sốt sau sữa khi sinh)
2 lứa đẻ lien tiếp ít hơn 8 con
Heo mẹ cắn heo con
Heo đẻ quá 7 lứa
Đối với hậu bị: sau 9 tháng không động
dục

-Cần hạn chế heo đào thải bị động. Việc tăng số lượng loại thải heo bị động sẽ gây
ảnh hưởng đến sản xuất của trại.
-Heo đẻ tăng từ lứa 1 đến 6 và bắt đầu giảm ở lứa thứ 7 trở lên cùng với số heo con
sinh ra chết và lưu thai tăng lên
-Tiến hành loại heo từ lứa thứ 7 trở lên do trong giai đoạn này heo ăn nhiều, tăng
trọng giảm dẫn đến tăng trọng giảm dẫn đến tăng chi phí sản xuất
Lứa 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Lợi
nhuận 0 -8 -3 -1 2 4 4 4 2 0
%
Bảng 2.3: Lợi nhuận một đầu heo mang lại qua các lứa tính bằng %
-Do vậy cần duy trì lứa 3,4,5 nhiều trong trại. Tỉ lên cần trên 40%
-Hạn chế đào thải ở lứa 1,2,3.
2.8. Khẩu phần cho heo
2.8.1. Mục tiêu cho ăn
-Hồi phục thể trạng, tối đa hóa rụng trứng đảm bảo lần sau đẻ được sản lượng cao.
-Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng sinh trưởng của lợn nái và thai nhi trong thời kỳ
mang thai
-Đạt được thể trạng đẻ hợp lý (3-3.5) và độ dày mỡ lưng(18-22mm)
-Kiểm soát thể trạng lợn nái mang thai
2.8.2. Nguyên tắc

Điểm số thể trạng cở thể được đánh giá cùng lúc 2 người, một người đánh giá điểm
ở phía sau heo, một người ở phía trước điều chỉnh thức ăn. Tiến hành đánh giá bằng
trực giác trước dùng tay ấn kiểm tra, sau đó đứng phía sau heo nhìn từ đuôi đến đầu,
quan sát mức độ lộ ra như xương sường, cột sống và mức độ bao phủ của xương hông và
cơ bắp, mỡ béo.

Nếu đánh giá có nghi ngờ, tốt nhất là cho điểm thấp, chứ không phải cho điểm cao,
điểm của đa số heo nái từ khoảng 2-4 điểm. Tiến hành cho điểm thể trạng cơ thể heo nái
khi mang bầu 28 ngày. Chú ý bình thường cũng phải chấm điểm thể trạng cơ thể heo và
kịp thời điều trỉnh thức ăn, cứ 1, 2 tuần kiểm tra một lần, để sớm phát hiện heo quá gầy
hoặc quá béo.

2.8.3. Tiêu chuẩn

Điể Xương hông, Eo Đốt sống Xương sườn


xương đuôi
m

1 Nhô lên và lộ rõ Phần eo rất hẹp, Nhô lên cả xương sường


hiện rõ bên cạnh xương sống, đầu nhô lên
lòi lõm nhọn

2 Xương chậu nổi Eo hẹp, không rõ Lộ rõ Các xương

rõ, nhưng được ràng và một bên sườn không rõ

bao phủ bởi một hơi trũng xuống. ràng và các

lớp cơ mỏng và xương sườn

phần gốc của đuôi riêng lẻ bị mờ

nông.

3 Xương chậu Phần hông được Rõ ràng trên Được che mờ,
không rõ ràng bao phủ và tròn vai, hơi che nhưng có thể
lưng cảm thấy

4 Ấn mạnh có thể sờ Ấn lực ấn mạnh Có thể cảm thấy Không thể nhìn
thấy xương chậu, mới có thể cảm khi ấn lực mạnh thấy, khó sờ
không có chỗ lõm thấy đốt sống hông thấy xương
quanh gốc đuôi nhô ra ngang sườn.

5 Không sờ thấy Không sờ thấy Không thể cảm Không thể cảm
xương chậu, gốc được đốt sống thấy các đốt nhận được
đuôi có mỡ. hông. sống xương sườn

Bảng 2.4: Chấm điểm thể trạng của heo


2.8.4. Quy trình

Kỹ thuật viên A tiến hành cho điểm thể trạng cơ thể ở phía sau đối với heo, kỹ
thuật viên B ở đầu vị trí điều chỉnh lượng cám.

Mở của chuồng, dùng hai tay ấn vào cột sống lưng, xương sống, xương hông, quan
sát toàn bộ từ đầu đến đuôi

Kỹ thuật viên A đánh giá kết quả rồi thông báo cho nhân viên B, Nhân viên B căn
cứ vào qui định điều chỉnh lượng thức ăn

2.8.5.
2.8.6. Heo cai sữa và hậu bị chờ lên giống

Cho ăn tự do và bổ sung thêm đường Dextrose Monohydrate 200g/ngày/con và Vitamin


E 10g/ngày/con (buổi sáng) hoặc Linco Spectin 10g/ngày/con (buổi chiều) nhằm cải
thiện thể trạng và nâng cao năng suất

Hình 2.21: đường Dextrose Monohydrate Hình 2.22: Linco Spectin


2.8.7. Sau khi phối

Hậu bị Nái

Mập: 2.2-2.4 kg/ngày


Trên 154 kg: 2.0-2.2 kg/ngày
0-28 ngày Bình thường: 2.4
Từ 135-145 kg: 2.2-2.4 kg/ngày
Ốm: 2.6-2.8

Mập: 2.0-2.2 kg/ngày


Trên 154 kg: 2.0-2.2 kg/ngày
29-85 ngày Bình thường: 2.2 kg/ngày
Bình thường: 2.2 kg/ngày
Ốm: 2.6-2.8 kg/ngày

86-112 ngày 2.2 kg/ngày


Bảng 2.5: Khẩu phần ăn cho heo nái

Ở gia đoạn 86-112 ngày, cần phải chỉnh mức về ban đầu. Bởi vì ở gia đoạn này,
năng lượng từ thức ăn chỉ tích lũy cho heo mẹ, lượng dinh dưỡng sẽ không đưa về cho
thai

2.9. An toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh


2.9.1. Định nghĩa

An toàn sinh học là biện pháp toàn diện kiểm soát lây lan của bệnh, hạn chế khả
năng truyền bệnh và nguồn gốc lây bệnh.

Mức độ rủi ro của các tác nhân

Heo hậu bị (nhập từ nơi khác đến) → Thịt sống, máu →Xe → Máy móc → Giày
dép, quần áo → Nhân viên → Chó, mèo, chuột, chim → Không khí, bụi

2.9.2. Phân loại và kiểm soát

Phân chia khu vực để dễ dàng kiểm soát :

•Khu đỏ: khu vực bên ngoài, khó kiểm soát nhất
•Khu cam: khu vực được tạo bởi tường rào và có thể kiểm soát
 Khu cam 1: khu sinh hoạt gồm nhà ăn, kí túc xá và văn phòng
 Khu cam 2: khu trồng trọt
•Khu vàng: khu vực được tạo bên trong tường rào trại heo và bên ngoài chuồng heo
•Khu xanh: Khu vực bên trong chuồng heo

Đi qua các khu vực theo nguyên tắc một chiều: khi vào các khu vực phía trong thì
phải sát trùng, đến khi ra thì không cần.
Khu vực màu đỏ

Khu vực màu cam

Khu vực màu vàng

Khu vực màu xanh

Hình 2.17: Phân chia khu vực an toàn sinh học


2.9.3. Cửa các cấp kiểm soát

Cửa ATSH Kí hiệu Trang phục

#1, #2 Quần áo + dép màu xám


Cửa cấp 1
#14 Quần áo đỏ + dép lê đỏ

Cửa cấp 2 #3, #9 Quần áo cam + dép lê cam

#4, #5, #6, #7, #8, #10,


Cửa cấp 3 Quần áo vàng + dép lê vàng
#11,#12,#13

Phòng tắm, sát trùng cửa vào các


Cửa cấp 4 Quần áo xanh + dép lê xanh
chuyền mỗi khu sản xuất.

Bảng 2.6: Cửa các cấp và qui định trang phục khi ra vào trại

Hình 2.18: Vị trí cửa ATSH các cấp trong toàn bộ trại

2.9.4. Quản lí vật tư


- Tất cả vật tư khi đi qua các cửa kiểm soát đều phải sát trùng
- Loại bỏ bao bì bên ngoài sau đó tiến hành sát trùng :
- Dụng cụ máy móc, điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử phun hoặc lau sát trùng
bằng Virkon pha với tỉ lệ 1:200
- Các vật dụng khác ( xà phòng, thuốc, vaccine …) ngâm trong dung dịch sát trùng
Virkon (1:200)
- Đối với vật dụng không ngâm được (sách vở, áo quần, …) thì tiến hành sấy
- Sục khí ozone trong 3 giờ trước khi đưa vào khu vực sản xuất
- Tinh dịch: được vận chuyển từ khu đực. gồm 2-3 lớp bao bì khi qua mỗi một cửa
kiểm soát thì bỏ đi một lớp
2.9.5. Quản lí người

Mỗi loại cửa các cấp trong khu vực trại đều có loại nhập vào, biện pháp quản lý
kiểm soát và người giám sát riêng.

Loại cửa Biện pháp quản lý kiểm soát Người giám sát
Cửa cấp Nhân viên: tắm 15p, thay quần áo,
Nhân viên ATSH, bảo vệ
1 dép lê.
Cửa cấp Nhân viên ATSH, hành chính,
Nhân viên: thay quần áo, dép lê
2 nhân sự
Cửa cấp Nhân viên: tắm 10p thay quần áo,
Nhân viên ATSH
3 dép lê
Cửa cấp Nhân viên: tắm 7p, thay quần áo,
Người phụ trách bộ phận sản xuất
4 dép lê

Bảng 2.7: Biện pháp kiểm soát người ở cửa ATSH các cấp
2.9.6. Thực hiện ATSH ở các khu vực trong chuyền sản xuất

Thực hiện công tác vệ sinh sát trùng bên trong chuyền sản xuất để đảm bảo khả
năng an toàn, tiêu diệt các nguy cơ xâm nhiễm bệnh. Bằng việc các cửa sổ bên trong
chuyền tuyệt đối không được mở ra để tránh các con vật trung gian truyền bệnh xâm
nhập vào. Diệt ruồi mỗi ngày và diệt chuột định kỳ 1 lần/tháng thường xuyên để tránh
lây lan dịch bệnh trên người cũng như trên heo.

Đối với khu sản xuất: Nhân viên phải nhúng ủng vào chậu sát trùng NaOH 5%
trước khi vào và sau khi ra khỏi chuồng. Quét dọn, cào phân heo mỗi ngày. Dọn máng
sạch sẽ (phân, cám thừa) trước và sau khi heo ăn xong và cho heo uống nước sạch. Hộp
cám được vệ sinh theo định kỳ 2 lần/tháng. Quét dọn hành lang trong chuồng hằng ngày.
Phun sát trùng thứ 2 và thứ 5 hàng tuần với dung dịch Virkon (đặc biệt là phòng
đệm).

Hình : Xịt sát trùng hành lang và phòng đệm

Khi heo chết nhân viên dọn xác phải mặc đồ bảo hộ, phun sát trùng ngay khu vực
heo chết, đường di chuyển xác heo và phòng đệm chứa heo chết. Phải thông báo cho bộ
phận xử lý heo chết để đưa xác heo ra khỏi phòng đệm.

Riêng đối với khu nhà đẻ, cai sữa cần thực hiện công tác xịt sát trùng trước khi đem
heo vào. Xịt chuồng đảm bảo thời gian hoàn thành trong 18 tiếng.

2.9.7. Kết quả kiểm chứng


- Ngăn chặn, kiểm soát được các dịch đang lưu hành đặc biệt là dịch tả heo Châu
Phi.
- Tỉ lệ heo bị bệnh giảm
…………., ngày…tháng…năm
Sinh viên

You might also like