Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 227

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài


Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo sự công bằng trong thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế giữa các doanh nghiệp, đảm bảo số thu ngân sách nhà nước, tạo sự cạnh
tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế
của các DN FDI.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa thị trường nội địa, các hình thức
chuyển giá ngày càng diễn biến phức tạp, và đã gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế
của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Để ngăn ngừa, giảm thiểu hoạt động chuyển giá bất
hợp pháp, những năm qua, ngành thuế các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế luôn coi
quản lý giá chuyển nhượng/chuyển giá là một trong những vấn đề trọng tâm của công
tác quản lý thuế. Việc quản lý chuyển giá để chống chuyển thu nhập qua giá đang là
chủ đề "thời sự" trong các diễn đàn về thuế trên thế giới của Tổ chức hợp tác Phát
triển kinh tế - OECD và trong khu vực Hiệp hội các nhà quản lý thuế Châu Á -
SGATAR.
Tại Việt Nam, với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO
(01/2007), nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã tăng đột biến. Đây là nguồn lực quan
trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ thu ngân sách từ
khu vực DN FDI đã dần tăng lên và ngày càng lớn mạnh.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP Hà Nội, tính đến thời điểm hiện
nay, TP Hà Nội hiện đứng thứ 3 về thu hút FDI trên toàn quốc, sau TP Hồ Chí Minh
và Hải Phòng. Tuy nhiên, xét trên phương diện quản lý thuế, một vấn đề lớn CQT
đang phải đối mặt là tình hình kê khai thua lỗ của các DN FDI ngày càng trở nên phổ
biến và nghiêm trọng. Kết quả kê khai thua lỗ hàng năm của các DN FDI hoạt động
trên địa bàn TP Hà Nội trong một số năm gần đây chiếm tỷ lệ trên 57%. Một số ít DN
FDI kê khai có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DN này cũng
không đáng kể. Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng thua lỗ tại các
DN FDI là do nhiều công ty thuộc khối này thực hiện chính sách chuyển giá. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng, tỷ lệ thua lỗ cao tại các doanh
nghiệp FDI trong thời gian qua chính là biểu hiện của hoạt động chuyển giá đang
diễn ra ngày càng phổ biến, đa dạng, trở thành thách thức lớn đối với các cơ quan
quản lý nhà nước nói chung, cơ quan thuế nói riêng.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về chuyển giá và kiểm soát chuyển giá đối với
DN FDI, nhưng thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu,
2

chuyển giá ngày càng có nhiều hình thức tinh vi, phức tạp. Vì vậy, để thực hiện quản
lý hoạt động chuyển giá hiệu quả, cần có những nghiên cứu chuyên sâu, luận giải thật
rõ, bổ sung và hoàn thiện những lý luận về chuyển giá và nội dung quản lý nhà nước
đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI, đánh giá được thực trạng hoạt động quản
lý thuế tại các địa bàn trọng điểm có nhiều DN FDI. Qua nghiên cứu, khảo sát thực
trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội, tác
giả luận án nhận thấy, công tác QLNN đối với hoạt động chuyển giá hiện nay trên địa
bàn này, bên cạnh những thành công, vẫn còn những hạn chế nhất định, điển hình
như: Căn cứ pháp lý về chống chuyển giá chưa đầy đủ và rõ ràng; chưa có văn bản
hướng dẫn chi tiết nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện; Thiếu một chế tài xử lý
nghiêm minh, mang tính răn đe đối với các vi phạm về giá thị trường; Cơ sở dữ liệu
làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp không rõ ràng, làm giảm
tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế và cơ quan Thuế; Cơ quan thuế và
doanh nghiệp có những quan điểm không thống nhất về việc lựa chọn các đối tượng
độc lập được lựa chọn để so sánh làm cơ sở xác định chuyển giá; Nhân lực làm công
tác thanh tra chống chuyển giá chưa đủ, trình độ chưa tương xứng phù hợp với yêu
cầu đặt ra của công tác này; Chưa có cơ chế phối hợp hoặc quy định trách nhiệm của
các cơ quan chức năng trên địa bàn TP Hà Nội có liên quan trong việc phối hợp với
CQT, hỗ trợ xác minh về giá trị thị trường nhằm đảm bảo tính khách quan trong khâu
xử lý vi phạm.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả luận án đã chọn
nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội” nhằm góp thêm
những luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc giải quyết phần nào những vướng mắc
mà thực tế đã và đang đặt ra.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu, cốt lõi của luận án là nghiên cứu phát triển, bổ sung các vấn
đề lý luận về quản lý nhà nước đối hoạt động chuyển giá của các DN FDI, đồng thời
đề xuất một số giải pháp có luận cứ khoa học và phù hợp với thực tế nhằm góp phần
hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa
bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
Một là, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới chuyển
giá, quản lý, kiểm soát chuyển giá và rút ra khoảng trống nghiên cứu, tạo cơ sở cho
việc xác định đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu của luận án.
3

Hai là, phát triển, bổ sung các cơ sở lý luận về chuyển giá và QLNN đối với
hoạt động chuyển giá của các DN FDI. Sưu tầm kinh nghiệm quản lý chuyển giá
trong và ngoài nước để rút ra bài học cho các cơ quan quản lý nhà nước về chuyển
giá của DN FDI nói chung, của Cục thuế TP Hà Nội nói riêng.
Ba là, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI
trên địa bàn TP Hà Nội. Đánh giá các kết quả đạt được, tập trung phân tích những hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động chuyển giá của các DN FDI
trên địa bàn Thành phố thời gian qua.
Bốn là, đưa ra hệ thống các giải pháp nghiệp vụ và giải pháp chung, đề xuất các
kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt động
chuyển giá đối với các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới.
* Câu hỏi nghiên cứu
- Chuyển giá là gì? Các giao dịch liên kết giữa các bên có liên quan với DN
FDI? Những khó khăn trong QLNN đối với chuyển giá? Nội dung quản lý QLNN đối
với hoạt động chuyển giá của DN FDI, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng?
- Thực trạng chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển giá của các DN
FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2011-2018? Những hạn chế trong QLNN và
nguyên nhân của hạn chế?
- Làm thế nào để hoàn thiện QLNN nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu hoạt động
chuyển giá của DN có vốn FDI trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới? Các giải
pháp nghiệp vụ cụ thể đối với mỗi cơ quan quản lý nhà nước?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt
động chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP
Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
QLNN đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI được thực hiện bởi nhiều
cơ quan chức năng như: Bộ Tài chính, cơ quan thanh tra của Bộ Tài chính, cơ quan
thuế, cơ quan hải quan, các bộ ngành có liên quan… Trên cơ sở giới thiệu mô hình
QLNN gồm nhiều chủ thể nêu trên với các chức năng, nhiệm vụ riêng của mỗi cơ
quan, luận án tập trung nghiên cứu sâu về quản lý, kiểm soát của cơ quan thuế - chủ
yếu là Cục Thuế Hà Nội, được xác định là cơ quan chủ yếu có chức năng QLNN đối
với hoạt độn g chuyển giá của các DN FDI. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài khá
rộng, để đảm bảo tính chuyên sâu và thống nhất với giới hạn về chủ thể quản lý nêu
trên, luận án chỉ nghiên cứu các cuộc thanh tra do ngành thuế trực tiếp tiến hành (chủ
4

yếu nghiên cứu các cuộc thanh tra do Cục thuế TP Hà Nội thực hiện), không nghiên
cứu các cuộc thanh tra do cơ quan khác tiến hành.
- Về không gian nghiên cứu:
Luận án chỉ nghiên cứu các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thuộc phạm vi
quản lý trực tiếp của Cục thuế TP Hà Nội.
- Về thời gian nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển giá và QLNN đối với hoạt động chuyển
giá của DN FDI trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2018.
(chính sách và bộ máy quản lý nghiên cứu đến năm 2019). Các giải pháp đề xuất áp
dụng cho giai đoạn trung hạn từ 2020 đến 2025, tầm nhìn dài hạn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của luận án
* Về lý luận
Bổ sung, phát triển khung lý thuyết về chuyển giá (động cơ, nguyên nhân và các
hình thức chuyển giá) và QLNN đối với hoạt động chuyển giá, cụ thể hóa các nội
dung quản lý nhà nước (ban hành chính sách, tổ chức bộ máy và triển khai các hoạt
động nghiệp vụ quản lý), xác lập 2 nhóm tiêu chí đánh giá (gồm 6 chỉ tiêu định
lượng, 4 tiêu chí định tính) và 3 tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý nhà nước với một lĩnh vực cụ thể, đó là QLNN đối với hoạt động chuyển giá của
DN FDI.
* Về thực tiễn
Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá tại các DN
FDI trên địa bàn Hà Nội theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được xác lập ở chương
lý luận; rút ra kết luận về các kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời
gian qua.
Một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu là: Căn cứ pháp lý về quản lý nhà nước
đối với hoạt động chuyển giá chưa đầy đủ và rõ ràng; Chế tài xử lý chưa đủ tính răn
đe đối với các vi phạm về giá thị trường; Cơ sở dữ liệu làm căn cứ ấn định thu nhập
chịu thuế của doanh nghiệp không rõ ràng, làm giảm tính minh bạch, gây tranh cãi
giữa người nộp thuế và cơ quan thuế; Cơ quan thuế và doanh nghiệp có những quan
điểm không thống nhất về việc lựa chọn các đối tượng độc lập được lựa chọn để so
sánh làm cơ sở xác định chuyển giá; Nhân lực làm công tác thanh tra chuyển giá chưa
đủ, trình độ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra; Chưa có cơ chế phối hợp hoặc quy
định trách nhiệm của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc phối hợp với
CQT, hỗ trợ xác minh về giá trị thị trường.
Đề xuất năm nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030.
5

Mỗi giải pháp đều xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan quản lý. Một số giải
pháp trọng tâm là, hoàn thiện chính sách và bộ máy quản lý nhà nước đối với chuyển
giá, đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế Thỏa thuận giá trước APA, hoàn thiện và tăng
cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục Luận án bao gồm
04 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
6

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về chuyển giá, hoạt động chuyển giao
trong nội bộ của DN FDI, giữa các DN FDI, giữa các doanh nghiệp có quan hệ liên
kết và quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp này đã
được các nghiên cứu trước luận án đề cập. Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
1.1.1. Các nghiên cứu về chuyển giá và yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển
giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(1) Nghiên cứu “National Bureau of Economic Research Project Report: The
Effects of Taxation on Multinational Corporations” (Báo cáo dự án nghiên cứu kinh
tế của Cục thu Nội địa: Tác động của thuế đối với các tập đoàn đa quốc gia) của tác
giả Feldstein, Martin Hines, James R. Hubbard, R. Glenn năm 2007, Nxb University
of Chicago Press. Đây là công trình gồm 338 trang viết, trong đó đề cập đến vấn đề
tác động của chính sách thuế, cách đánh thuế của các quốc gia tới các công ty đa quốc
gia và cách thức mà các công ty đa quốc gia phản ứng, né tránh gánh nặng thuế.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp khác biệt giữa các
quốc gia chỉ là một nguyên nhân thúc đẩy hoạt động chuyển giá của các công ty đa
quốc gia; bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác, cả chủ quan và khách quan, như
nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường, nâng cao tỷ suất đầu tư...
(2) Năm 2011 vẫn là các tác giả Feldstein, Martin Hines, James R. Hubbard, R.
Glennn với nghiên cứu “National Bureau of Economic Research Project Report:
Taxing Multinational Corporations” (Báo cáo dự án nghiên cứu kinh tế của Cục thu
Nội địa: Thuế của các Công ty đa quốc gia), NXB University of Chicago Press.
Nghiên cứu đề cập sâu hơn tới vấn đề đánh thuế đối với các công ty đa quốc gia,
trong đó đề cập với việc đánh thuế trùng là một trong những nguyên nhân dẫn tới
hoạt động né thuế của các công ty đa quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra vấn đề nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ sẵn sàng biến mình thành các thiên đường thuế giúp các
công ty thực hiện quyết toán chi phí, lợi nhuận và thực hiện chu chuyển hóa đơn.
(3) Gary Stone với nghiên cứu “International Transfer Pricing 2012” (Chuyển
giá quốc tế). Nội dung của nghiên cứu gồm 2 phần: Phần 1 là các vấn đề giới thiệu về
các hình thức chuyển giá trên thế giới; phần 2 đề cập về các hình thức kiểm soát
chuyển giá nói chung và cụ thể ở một số quốc gia nghiên cứu. Nghiên cứu đề cập
nguyên tắc định giá chuyển giao của các công ty đa quốc gia mà hợp pháp sẽ không
bị cơ quan thuế kiện trốn thuế. Tài liệu cũng cho thấy có những công ty về luật, về
kiểm toán, chẳng hạn như PwC ở Hoa Kỳ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cũng như tư vấn
7

cho các công ty đa quốc gia về chuyển giá.


(4) Nghiên cứu của TS Phan Đình Nguyên “Tác động của chuyển giá lên thuế
thu nhập doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh” trên tạp chí Những vấn đề
kinh tế & chính trị thế giới số 12/2012. Nghiên cứu chỉ ra thực tiễn về tác động của
hoạt động chuyển giá tới thuế thu nhập doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh, làm thất thu thuế của nhà nước. Đồng thời, cũng có một số tác động ngoại lai,
như làm suy yếu sức mạnh của thị trường, gây ra cạnh tranh bất bình đẳng trong nền
kinh tế, làm méo mó dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố.
(5) Nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cải cách thuế và vấn đề chuyển giá tại Việt
Nam” của TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số
88/2013. Nghiên cứu dựa trên mô hình định lượng, xác định lợi ích chuyển giá cũng
như các chi phí chuyển giá. Tác giả xác định TPI là lợi ích sau chi phí của hoạt động
chuyển giá, và các công ty đa quốc gia sẽ thực hiện chuyển giá nếu TPI dương. Kết
luận của nghiên cứu là chuyển giá làm phóng đại mức giá báo cáo của đa số các công
ty đa quốc gia tại Việt Nam, làm trầm trọng thêm bức tranh về tình hình nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp; xác nhận thực trạng có hiện tượng chuyển vốn ra khỏi Việt Nam.
(6) Nghiên cứu của các tác giả Richardson, Taylor và Lanis (2013) trên tạp chí
Journal of Contemporary Accounting & Economics: “Determinants of transfer
pricing aggressiveness: Empirical evidence from Australian firms” (Các yếu tố quyết
định động cơ chuyển giá: Bằng chứng thực nghiệm từ các công ty Úc) đã xem xét các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuyển giá của các công ty đại chúng thực hiện niêm
yết trên thị trường chứng khoán Australia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty
có quy mô lớn, lợi nhuận cao và có tỷ trọng tài sản vô hình lớn thì có ảnh hưởng
nhiều đến gian lận chuyển giá. Kết quả nghiên cứu định lượng từ mô hình hồi quy
cũng cho thấy xu hướng thực hiện chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình
đang dần trở nên phổ biến.
(7) Tác giả Trọng Hoàng trên Tạp chí Thương mại số 5/2013 với nghiên cứu
“Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI”. Nghiên cứu đưa ra thực
trạng về một số công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola hay Pepsi luôn thua
lỗ kể từ khi hoạt động tại Việt Nam song vẫn liên tục mở rộng hoạt động SXKD; hay
như việc nhiều doanh nghiệp FDI bỗng nhiên mất tích, để lại sau lưng không chỉ là
vườn không nhà trống, máy móc hoen gỉ mà còn là các khoản nợ thuế, nợ lương công
nhân… đến hàng trăm tỷ đồng.
(8) “So sánh lợi ích và chi phí – Một biện pháp hiệu quả để chống chuyển giá”
của tác giả Lăng Trịnh Mai Hương, đại diện Việt Nam tại Liên đoàn kế toán quốc tế
IFAC đăng trên Tạp chí Kiểm toán (số 3/2013). Bài báo nhận định, về thực chất
chuyển giá là hoạt động tối ưu thuế một cách hợp pháp thông qua việc lập kế hoạch
8

để phân bổ nguồn lực phù hợp giữa các nước/vùng lãnh thổ có các mức thuế suất
khác nhau nhằm mang lại lợi ích thuế tốt nhất cho cả tập đoàn. Tuy nhiên, các tập
đoàn đa quốc gia đã lợi dụng quá mức hình thức này, cố tình tạo ra hệ thống giá
không phù hợp để dịch chuyển lợi nhuận một cách không hợp pháp. Tác giả đưa ra
nhận định, các doanh nghiệp trốn thuế qua chuyển giá là do họ nhận thấy lợi ích thu
được sẽ cao hơn rủi ro phải chịu nếu bị phát hiện chuyển giá, từ đó, tác giả cho rằng,
cần tiếp cận theo hướng giảm lợi ích của doanh nghiệp hoặc tăng mức độ rủi ro; để
khi không còn chênh lệch lợi ích, tự bản thân các doanh nghiệp mất đi hoạt động
chuyển giá.
(9) Luận án tiến sĩ của Dương Văn An (2016), đề tài “Chuyển giá trong DN có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam,
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Luận án đã góp
phần bổ sung, hoàn thiện thêm một số lý thuyết về chuyển giá trong các doanh nghiệp
FDI; tổng hợp, cung cấp nguồn tư liệu có độ tin cậy về thực trạng chuyển giá ở một
số nước trên thế giới và ở Việt Nam. Luận án cũng đã hệ thống hóa được một số hình
thức chuyển giá chủ yếu mà các doanh nghiệp FDI thường thực hiện ở Việt Nam; làm
rõ tác động tiêu cực mà chuyển giá gây ra. Tuy nhiên, những năm gần đây, các hình
thức chuyển giá của các doanh nghiệp FDI – Chi nhánh các công ty đa quốc gia đang
chuyển dần sang các hình thức chuyển giá mới, tinh vi hơn, khó đấu tranh phát hiện
hơn, nên kết luận về các hình thức chuyển giá trong luận án không còn hoàn toàn phù
hợp với thực tế hiện nay.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
* Các nghiên cứu về phương pháp định giá chuyển giao và thỏa thuận tránh
đánh thuế hai lần
(1) Luận án tiến sĩ của Phan Hiển Minh (2001) với đề tài “Hoàn thiện phương
pháp định giá chuyển giao trong chính sách thuế của Việt Nam” tại Học viện Tài
chính. Luận án đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về định giá chuyển giao trong
quản lý thuế; đồng thời cập nhật các quy định về định giá chuyển giao ở một số nước
trên thế giới và của một số tổ chức quốc tế. Luận án cũng chỉ ra những thiếu sót trong
quản lý thuế tại các DN FDI tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc xác định giá chuyển
giao.
(2) Nghiên cứu của tổ chức OECD “Transfer Pricing Guidelines for
Multinational Enterprises and Tax Administrations” (năm 2001) (Hướng dẫn chuyển
giá cho các doanh nghiệp đa quốc gia và cơ quan thuế) và được sửa đổi bổ sung liên
tục, bản mới nhất năm 2017) và tài liệu “Custom Valuation Rules” (Quy tắc định giá
linh hoạt) của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO (2007). Đây chính là hai tài liệu
9

hướng dẫn chi tiết và đầy đủ 5 phương pháp về định giá chuyển giao, là cơ sở để
nhiều quốc gia thiết lập các công cụ kiểm soát hoạt động chuyển giá qua chuyển giá.
Đặc biệt, tài liệu của OECD còn là sự hướng dẫn cho các công ty đa quốc gia, cơ
quan quản lý thuế của các nước về cách thức thỏa thuận giá giao dịch quốc tế để hạn
chế tối thiểu việc tránh thuế gây thiệt hại cho nước nhận đầu tư FDI; nhưng đồng thời
cũng tránh đánh thuế 2 lần làm tổn tại đến hoạt động của các công ty đa quốc gia. Tài
liệu hướng dẫn năm 2017 được xem là bản đầy đủ, hoàn chỉnh, bản thân tài liệu này
đã thay đổi nhiều điều khoản mới so với ấn phẩm cùng tên năm 2009.
* Các nghiên cứu về phân tích, xác định dấu hiệu chuyển giá và cách thức
quản lý, kiểm soát của nhà nước
(1) Tài liệu từ Ban cải cách và hiện đại hóa của Tổng cục Thuế “Đánh giá thực
trạng quản lý thuế và chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng
nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong thời gian tới”. Nội dung
của tài liệu gồm 4 phần: Phần 1 đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển giá và
kiểm soát chuyển giá; Phần 2 nêu kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động kiểm
soát chuyển giá và bài học rút ra cho Việt Nam. Phần 3 đánh giá thực trạng quản lý
thuế đối với hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 và Phần 4 nêu
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại Việt Nam.
Đây là tài liệu về hoạt động chuyển giá tại Việt Nam, lý giải một phần nguyên nhân
dẫn tới các hoạt động chuyển giá ngày càng nhiều. Tuy nhiên, do bối cảnh nghiên
cứu (từ 2006 – 2010), và thực tế những vấn đề mới phát sinh trong những năm gần
đây đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu.
(2)“Luận án Tiến sĩ của Phan Thị Thành Dương “Pháp luật về kiểm soát hoạt
động chuyển giá trên địa bàn TP Hà Nội” (2010), Đại học Luật TP Hồ Chí Minh.
Luận án đã phân tích khá sâu sắc cơ sở pháp lý điều chỉnh kiểm soát chuyển giá của
ngành thuế trong thời gian qua, lý giải căn nguyên những hạn chế trong hoạt động
kiểm soát chuyển giá và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động
kiểm soát chuyển giá ở các cơ quan thuế. Luận án cũng đồng thời nhận diện các tác
động tiêu cực của gian lận chuyển giá là làm giảm nghĩa vụ thuế đối với nhà nước,
làm thay đổi cấu trúc các giao dịch thương mại, làm sai lệch giá vốn dẫn tới sai lệch
trong phân phối lợi ích, tạo ra khả năng chiếm lĩnh, giành thị phần cũng như thôn tính
các đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng hơn.
(3) Bộ Tài chính (2011) với ‘Tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý
thuế”. Tài liệu gồm 3 phần: Phần 1: nhóm các vấn đề về đơn giản hóa thủ tục hành
chính về thuế, trong đó nghiên cứu kinh nghiệm của 5 nước là Hàn Quốc, Anh, New
Zealand, Canada, Australia trong vấn đề quy định thời gian thu thuế. Phần 2: nhóm
các vấn đề về phục vụ mục tiêu cải cách, hiện đại hóa và hội nhập, phù hợp với thông
10

lệ quốc tế, trong đó nghiên cứu kinh nghiệm về thỏa thuận giá trước APA của 8 quốc
gia và rút ra bài học cho Việt Nam. Phần 3: nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của quản lý thuế để phù hợp với thực tế và các văn bản pháp luật có liên quan.
Tài liệu đề cập kinh nghiệm của các nước ở một số vấn đề liên quan đến chuyển giá
và kiểm soát chuyển giá. Tuy nhiên cơ sở pháp lý thực hiện quản lý hoạt động chuyển
giá, cơ chế phối hợp giữa các quốc gia thì ở nghiên cứu này còn chưa được đề cập.
(4) PGS, TS. Lê Xuân Trường (2011) với nghiên cứu “Kiểm soát chuyển giá ở
Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện” trên Tạp chí
Tài chính số 7. Nghiên cứu này đã khái quát những nỗ lực trong hoạt động kiểm soát
chuyển giá của ngành thuế, lý giải căn nguyên những hạn chế trong hoạt động kiểm
soát chuyển giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thuế của
cơ quan thuế.
(5) Nghiên cứu “Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
của Cục Thuế Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Trọng Thoan trên Tạp chí Tài chính
2011, số 5. Năm 2011 là năm mà Cục thuế Lâm Đồng tiến hành xử lý hàng loạt các
công ty sản xuất trà ô long xuất khẩu trên địa bàn, buộc 100% doanh nghiệp trà phải
kê khai lại giá chuyển giao, khiến các công ty này có kết quả lãi sau nhiều năm liên
tiếp thua lỗ; đồng thời xử lý lỗ của các năm trước đó. Lâm Đồng được ghi nhận là địa
phương đầu tiên có những xử lý theo quy tắc về chuyển giá. Bài viết của tác giả đã
đưa ra những kinh nghiệm quý báu của địa phương này trong việc phát hiện các dấu
hiệu cũng như đấu tranh với các hành vi gian lận về giá.
(6) Tác giả Nguyễn Quang Tiến với bài viết “Quản lý thuế đối với hoạt động
chuyển giá: Thực trạng và giải pháp” trên Tạp chí Tài chính số 3/2012. Nghiên cứu
của tác giả đã nhận diện được các hình thức chuyển giá mang tính điển hình tại các
doanh nghiệp liên doanh, liên kết tại Việt Nam; đồng thời cũng đề xuất một số giải
pháp tăng cường hoạt động thanh tra chuyển giá nhằm hạn chế tình trạng gian lận
thuế. Bài viết cũng đưa ra nhiều số liệu từ các cuộc điều tra cho thấy thực trạng bức
tranh chuyển giá, gian lận thuế của các công ty nước ngoài đang diễn ra ngày một gay
gắt.
(7) Đề tài Khoa học cấp Bộ do PGS.,TS Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì
(2012) “Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá”. Nghiên cứu
đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, ý nghĩa và nội dung
của kiểm soát nhà nước với hoạt động chuyển giá trong doanh nghiệp. Đề tài đã có
những đề xuất về phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nhà nước
đối với hoạt động chuyển giá, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở vấn đề kiểm soát nhà nước đối với
hoạt động chuyển giá, chưa làm rõ được bản chất chuyển giá giữa các doanh nghiệp
11

liên kết; chưa chỉ ra được các nhân tố và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến
tính hiệu quả của kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá.
(8) Nghiên cứu của GS.,TS Ngô Thế Chi và các cộng sự “Giải pháp hạn chế các
thủ thuật chuyển giá trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia tại Việt
Nam” – Đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2012. Về cơ bản, đề tài đã hệ thống được các
vấn đề lý luận về kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá cũng như thực
trạng của kiểm soát nhà nước giai đoạn trước 2011.
(9) E.Baistrocchi và I.Roxan (2012) với nghiên cứu “Resolving Transfer Pricing
Disputes: Global Analysis” (Giải quyết tranh chấp về giá chuyển nhượng: Phân tích
toàn cầu), NXB Cambridge University Press. Với nghiên cứu này các tác giả đã phân
tích 180 trường hợp chuyển giá từ 20 khu vực pháp lý đại diện toàn cầu, nêu rõ cách
thức giải quyết tranh chấp chuyển giá, giải thích pháp luật về chuyển giá như thế nào
trong thực tế và xem xét tranh chấp giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Tài liệu
cung cấp các kiến thức, kỹ năng bổ sung cần thiết cho tài liệu hướng dẫn của OECD
về định giá chuyển giao, kiểm soát chuyển giá của các công ty đa quốc gia trên thế
giới cũng như của các cơ quan kiểm soát thuế vụ.
(10) Các tác giả Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret với “Transfer Pricing
Handbook: Guidance for the OECD Regulations” (2012) (Cẩm nang chuyển giá:
Hướng dẫn cho các quy định của OECD), NXB Wiley. Cuốn sách gồm 7 nội dung
lớn; đây là tài liệu mà các tác giả đã diễn giải chi tiết, cụ thể hơn tài liệu hướng dẫn
của OECD; trong đó đưa ra các số liệu minh chứng để hướng dẫn thực hành phân
tích, đánh giá. Ở nội dung lớn cuối cùng, các tác giả còn chỉ ra mối liên hệ giữa
chuyển giá và cách thức quản trị, quản lý của nhà nước.
(11) Nghiên cứu của tác giả Kratzer, Carsten và Blesgen, Martin “Transfer
Pricing in Germany: Translation of important law and regulations” (2012) (Chuyển
giá ở Đức: bản dịch các luật và quy định quan trọng), NXB Verlag Dr. Otto
Schmidt. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích, tìm hiểu và đánh giá về vấn đề chuyển giá
trong các công ty đa quốc gia, các chi nhánh công ty nước ngoài tại CHLB Đức. đồng
thời cũng giới thiệu những nguyên tắc có tính cơ bản và những quy định phổ quát
nhất trong việc quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá này. 392 trang viết của
nghiên cứu là sự công phu tìm hiểu và đánh giá vấn đề chuyển giá tại nền kinh tế
hàng đầu châu Âu.
(12) Năm 2012, vẫn là hai tác giả Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret với
nghiên cứu “Asia-Pacific Transfer Pricing Handbook” (Cẩm nang chuyển giá châu
Á-Thái Bình Dương), NXB Wiley. Đây là tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
chuyển giá tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương; trong đó có nhiều nội dung đề
cập tới kỹ thuật, cách thức chuyển giá. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khu vực này
12

đang là khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới, tập trung ngày càng nhiều các
công ty đa quốc gia, các hoạt động chuyển giá diễn ra phức tạp, quy mô. Đồng thời,
nghiên cứu cũng dành một thời lượng nhất định đánh giá chính sách kiểm soát, chống
chuyển giá của một số quốc gia trong khu vực, trong đó nổi lên vấn đề thiếu các quy
định rõ ràng và thiếu luật kiểm soát chuyển giá.
(13) PGS.,TS Lê Xuân Trường với nghiên cứu “Chống chuyển giá: Cần tâp
trung khắc phục những mắt xích yếu nhất” của trên Tạp chí Kiểm toán (số 3/2013).
Bài báo chỉ ra những nỗ lực và thành công bước đầu trong hoạt động đấu tranh với
chuyển giá ở Việt Nam; đồng thời cũng chỉ ra những mắt xích yếu nhất trong công
tác đấu tranh hạn chế chuyển giá, mà theo tác giả gồm: hành lang pháp lý về chống
chuyển giá chưa hoàn thiện; cơ quan thuế chưa được giao thẩm quyền về thuế nên rất
khó khăn trong đấu tranh chống chuyển giá; chưa có bộ phận chuyên trách về thu
thập những thông tin phục vụ hoạt động thanh tra thuế nói chung ở tầm quốc gia và
trực tiếp xử lý các vấn đề về thông tin ở tầm quốc tế; chưa xây dựng được hệ thống
dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế nói chung và phục vụ cho hoạt động
chống chuyển giá nói riêng.
(14) Tác giả Nguyễn Văn Phụng với nghiên cứu “Cuộc chiến chống chuyển giá
và khả năng vào cuộc của cơ quan kiểm toán nhà nước” đăng trên Tạp chí Kiểm toán
(số 3/2013). Tác giả trình bày quan niệm về chuyển giá và gian lận giá; đưa ra một số
nhận diện bước đầu về chuyển giá ở Việt Nam; tổng hợp các quy định pháp luật về
kiểm soát chuyển giá; đề xuất kiểm toán nhà nước tham gia đấu tranh kiểm soát
chuyển giá. Tác giả nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò cao của cơ quan kiểm toán nhà
nước trong công tác đấu tranh với hoạt động chuyển giá, nhất là trong bối cảnh Việt
Nam chưa xây dựng cơ sở dữ liệu về giá cả giao dịch như hiện nay.
(15) Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) cùng nhóm cộng sự với Báo cáo “Nghiên cứu
vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Thực
trạng và giải pháp”. Báo cáo nghiên cứu gồm 145 trang, 34 bảng số liệu, 5 phụ lục,
được chia làm 4 chương, trong đó có đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động
chuyển giá và kiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI. Một điểm nhấn của báo
cáo là nhóm nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng với số liệu
thứ cấp lấy từ Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, Cục thuế TP Hà Nội, Cục
Thuế Bình Dương… và số liệu sơ cấp từ phiếu khảo sát chuyên gia. Với số liệu minh
họa, nhóm tác giả đã khắc họa được phần nào thực trạng hoạt động chuyển giá, đánh
giá khái quát về công tác kiểm soát chuyển giá trên 5 khía cạnh: thể chế, pháp lý phục
vụ cho kiểm soát chuyển giá; cơ sở vật chất và dữ liệu thông tin; hoạt động liên kết
kiểm soát chuyển giá, thực trạng giám sát thanh tra thuế và thực trạng nhân lực làm
công tác thuế.
13

(16) Một trong những nghiên cứu nổi bật và có giá trị thực tiễn cao trong thời
gian gần đây là “Chương trình hành động BEPS về chống xói mòn cơ sở tính thuế và
chuyển dịch lợi nhuận (Base Erosion and Profit Shifting)” được các Bộ trưởng G20
và thành viên Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế thông qua vào ngày 5/10/2015.
BEPS đang là vấn đề thuế toàn cầu, là mối quan tâm chung của các nước đang phát
triển và các nước phát triển nhằm cải cách toàn diện, thống nhất và đồng bộ các chính
sách và quản lý thuế quốc tế, khôi phục lại tính công bằng và hiệu quả thu của hệ
thống thu thuế trên toàn cầu. Theo đó, BEPS đặc biệt thiết thực với các nền kinh tế
đang phát triển giúp bảo vệ nguồn thu và duy trì, mở rộng cơ sở tính thuế.
(17) Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đại Thắng “Kiểm soát hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”
(2016), Học viện Tài chính. Một số thành công của luận án có thể kể tới như, đã phân
tích kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá ở một số nước tiên tiến cũng như các nước
trong khu vực châu Á, rút ra những bài học trong công tác kiểm soát hoạt động
chuyển giá cho Việt Nam. Tuy nhiên, các vấn đề lý luận về kiểm soát chuyển giá
chưa được thể hiện một cách rõ nét. Thực tiễn kiểm soát chuyển giá hầu như mới
dừng lại ở góc độ Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc, một số phần ở Tổng cục Thuế; chưa làm
rõ được sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan QLNN ở các cấp, các địa phương.
(18) Luận án tiến sĩ của Lê Quang Hùng, đề tài “Chuyển giá và chống chuyển
giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam” (2017),
Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Thành công
của luận án là: đã phân tích được các yếu tố thúc đẩy việc chuyển giá, mục đích của
chuyển giá, các phương thức chuyển giá phổ biến, vai trò và đặc điểm của chuyển
giá, các dấu hiệu và phạm vi chuyển giá. Từ đó làm rõ thêm khái niệm, nguyên tắc,
phương pháp chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với các DN có vốn FDI; Điểm
nổi bật là bằng phương pháp khảo sát điều tra, tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng
về hoạt động chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn FDI; đã chỉ ra được 4 điểm còn
hạn chế và làm rõ 4 nguyên nhân dẫn đến các điểm còn hạn chế về hoạt động chống
chuyển giá trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI ở Việt
Nam.“Đồng thời đã đề xuất các giải pháp: Hoàn thiện thể chế pháp luật về chống
chuyển giá; Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chống chuyển giá; Xây
dựng và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu về chống chuyển giá; Xây dựng cơ chế phối
hợp trong đấu tranh chống chuyển giá; Tăng cường hợp tác quốc tế trong chống
chuyển giá.”Điểm giới hạn của luận án là, tác giả chưa nghiên cứu các tình huống
chuyển giá điển hình và cách thức đấu tranh phòng chống chuyển giá cụ thể. Đồng
thời các quy định mới về giao dịch liên kết đã thay đổi (Nghị định 20) nên cần phải
có những nhận định nghiên cứu cập nhật hơn.
14

(19) Luận án tiến sĩ của Lê Thanh Hà (2017), đề tài “Kiểm soát chuyển giá
trong chi nhánh công ty đa quốc gia tại Việt Nam”. Luận án đã nhận diện các cách
thức thực hiện chuyển giá của chi nhánh các Công ty đa quốc gia, từ đó làm nổi bật
tác động tiêu cực của hoạt động này là làm giảm nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, làm
thay đổi cấu trúc của các giao dịch thương mại, làm sai lệch giá vốn dẫn đến sai lệch
trong phân phối lợi ích, tạo ra khả năng chiếm lĩnh, giành thị phần cũng như thôn tính
đối tác với mức chi phí thấp nhất. Phân tích được hiện trạng kiểm soát hoạt động
chuyển giá tại nước ta hiện nay, đánh giá những thành công và chỉ ra được những tồn
tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại đó. Tác giả luận án nhấn mạnh: trong
việc kiểm soát chuyển giá, cần đặc biệt quan tâm tới sự phối hợp của các cơ quan hữu
quan như: cơ quan thuế, cơ quan hải quan, ngân hàng, kiểm toán… nhằm thực hiện
tốt nhất các chính sách kinh tế, đồng thời kiểm soát ở mức cao nhất các giao dịch
trong nội bộ Công ty đa quốc gia. Tuy nhiên, ở góc độ thực tế, luận án chưa phân tích
được các tình huống cụ thể về chuyển giá trên địa bàn TP Hà Nội, các giải pháp về
chuyển giá lãi của các DN FDI chưa được đề cập, phân tích sâu.
1.1.3. Các nghiên cứu về yếu tố tác động đến quản lý, kiểm soát nhà nước đối
với hoạt động chuyển giá
(1) Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Phượng (2015), “Kiểm soát nhà nước đối
với gian lận chuyển giá tại Việt Nam”, Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã phân
tích và xây dựng được các nhóm nhân tố tác động đến kiểm soát nhà nước đối với
gian lận chuyển giá tại Việt Nam; theo đó có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng: nhóm nhân
tố thuộc về chủ thể kiểm soát, nhóm nhân tố thuộc về khách thể kiểm soát và nhóm
nhân tố thuộc về môi trường kiểm soát. Trên cơ sở kết quả kiểm định một số yếu tố
tác động, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp như: xây dựng nguồn dữ liệu so
sánh giá thị trường đầy đủ, đảm bảo độ tin cậy, giảm ưu đãi đầu tư về thuế, phối hợp
chặt chẽ, đồng bộ trong kiểm soát gian lận chuyển giá giữa các cơ quan nhà nước…
1.2. Một số kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Giá trị khoa học và thực tiễn của các nghiên cứu đã công bố luận án được
kế thừa
Các nghiên cứu ở nước ngoài đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về chuyển
giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá; các phương pháp mà các nước và các tổ chức
quốc tế khuyến nghị sử dụng để kiểm soát hoạt động chuyển giá; các hoạt động
chuyển giá tiêu biểu và xu hướng áp dụng các phương thức chuyển giá của các công
ty đa quốc gia thời gian gần đây.
Các nghiên cứu trong nước đã khắc họa được khá đầy đủ lý thuyết về bản chất
của chuyển giá và các thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia, nghiên cứu
hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI và đề xuất một số giải pháp kiểm
15

soát hoạt động này.


Các giá trị khoa học và thực tiễn này là cơ sở để nghiên cứu sinh tham khảo và
tiếp tục nghiên cứu phát triển trong luận án của mình.
1.2.2. Những giới hạn của các nghiên cứu đã công bố
Bên cạnh những kết quả đã thực hiện được, do bối cảnh, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu đã được xác định, nên các nghiên cứu đã được tổng quan ở phần trên còn
có các giới hạn sau:
Một là, các nghiên cứu chưa làm nổi rõ hoạt động chuyển giá được các doanh
nghiệp FDI thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình tổ chức hoạt động đầu tư và
triển khai kinh doanh. Cụ thể là các khâu: giai đoạn góp vốn đầu tư, khâu chuyển giao
công nghệ, trong vay vốn, trong khâu mua, bán nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và
cả trong khâu thực hiện các dịch vụ tư vấn quản lý, huấn luyện đào tạo, thuê chuyên
gia, bản quyền, thương hiệu, lãi vay… Những nghiên cứu trước luận án về thực trạng
chuyển giá ở Việt Nam tương đối nhiều nhưng thường dừng lại ở mức độ nghiên cứu
và đánh giá ở góc độ khái quát, việc đi sâu phân tích làm rõ tính chất liên kết trong
giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết hầu như chưa được thực hiện.
Hai là, về lý luận các nghiên cứu đã công bố chưa có công trình nào nghiên cứu
mô hình quản lý nhà nước về chuyển giá với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà
nước hữu quan như: thuế, hải quan và các cơ quan cấp phép đầu tư. Để quản lý hoạt
động chuyển giá đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các cơ quan hữu quan này.
Các nghiên cứu trước mới chỉ nghiên cứu chủ thể kiểm soát thuế đối với DN FDI là
cơ quan thuế.
Ba là, các nghiên cứu trước chưa lý giải được vấn đề tại sao những cảnh báo về
chuyển giá tại Việt Nam xuất hiện từ những năm 1999, 2000 song đến hiện nay pháp
luật về kiểm soát chuyển giá vẫn chưa hoàn thiện. Những văn bản quy phạm pháp
luật về kiểm soát chuyển giá do các cơ quan hữu quan Việt Nam đưa ra đã và đang
bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, song ít có nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Nghị định
20 của Chính phủ về "Quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao
dịch liên kết” và Thông tư 41/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 20 cùng
có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2017 hiện chưa đi sâu vào hiện thực nền kinh tế song cũng
đã bộc lộ một số hạn chế’/“kẽ hỡ” cần sớm khắc phục. Đây chính là một vấn đề thực
tiễn đặt ra đòi hỏi luận án phải nghiên cứu và có giải pháp thích hợp.
Bốn là, chưa có các nghiên cứu phân tích, đánh giá sâu những điểm còn hạn chế
trong QLNN của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đối với hoạt động
chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua. Những nghiên cứu
trước luận án chỉ tập trung vào nội dung thanh tra, kiểm tra chuyển giá – một chức
năng của các cơ quan QLNN với những đánh giá khái quát, chưa đi sâu phân tích,
16

đánh giá toàn diện hoạt động QLNN một cách đầy đủ theo chức năng quản lý (từ xây
dựng ban hành các quy định pháp luật đến tổ chức bộ máy triển khai thực hiện các
hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý các hành vi chuyển giá); ít có các
nghiên cứu đánh giá thực hiện kiểm soát chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn TP
Hà Nội; ít có nghiên cứu về hướng dẫn của các tổ chức quốc tế để đề xuất giải pháp
phù hợp với tình hình thực tiễn của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP Hà Nội.
Các giải pháp đề xuất thường mang tính chất tổng quát, thiếu giải pháp nghiệp vụ cụ
thể.
Năm là, các công trình trước chưa nghiên cứu các tình huống thanh tra, kiểm tra
chuyển giá điển hình, từ đó đúc rút ra các hành vi vi phạm điển hình và các phương
án quản lý chuyển giá cụ thể, cách đấu tranh và thuyết phục DN FDI thừa nhận hành
vi sai phạm và hướng tới tự giác tuân thủ về kê khai giao dịch liên kết.
Sáu là, chưa có nghiên cứu nào thực hiện khảo sát trực tiếp các DN FDI, là
khách thể quản lý để tìm hiểu những tác động từ các biện pháp quản lý của cơ quan
quản lý nhà nước về chuyển giá ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi tuân thủ của các DN
này như thế nào? Việc khảo sát các DN FDI là hết sức quan trọng, vì đứng ở góc độ
các DN sẽ đánh giá được khách quan nhất các giải pháp quản lý nhà nước đưa ra có
phù hợp với thực thế hay không?
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Từ nhận định về giới hạn của các nghiên cứu trước cho thấy, có những vấn đề lý
luận và thực tiễn dưới đây chưa được làm rõ, hoặc chưa được nghiên cứu trong các
công trình khoa học trong và ngoài nước đã công bố. Đó là:
Một là, động cơ, nguyên nhân và các hình thức chuyển giá. Nội dung quản lý
nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI (xét trên góc độ tiếp cận của
chuyên ngành quản lý kinh tế), tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng.
Hai là, kinh nghiệm của các quốc gia và bài học rút ra cho QLNN về hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói chung, trên địa bàn TP Hà
Nội nói riêng.
Ba là, thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn từ 2011 đến 2018 - thành công, hạn chế và
nguyên nhân.
Bốn là, các định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện, tăng cường công tác
QLNN nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI
trên địa bàn TP Hà Nội.
Đây chính là các khoảng trống nghiên cứu và là những nội dung cơ bản tác giả
luận án tiếp tục nghiên cứu trong luận án của mình.
1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu
17

1.3.1. Quy trình nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu


Từ khóa: chuyển giá, QLNN đối với chuyển
giá của DNFDI => khoảng trống nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu


QLNN đối với chuyển giá của DNFDI trên
địa bàn HN

Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


Xác lập CSLL Phân tích thực trạngGiải
pháp hoàn thiện

Hệ thống và phát triển CSLL

QLNN đối với hoạt động chuyển giá


của DN FDI

Thu thập thông tin


dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp

- Rà soát và thu thập dữ liệu - Điều tra xã hội học


- Kiểm tra dữ liệu - Phỏng vấn chuyên gia
- Phân tích dữ liệu (Chuyên sâu)

Tổng hợp, phân tích và


BCKQ nghiên cứu

Đề xuất định hướng và giải pháp


18

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu của luận án


(Nguồn: Minh họa của tác giả)
Quy trình nghiên cứu luận án được nghiên cứu sinh thực hiện theo các bước
như minh họa trong hình 1.1.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
trong quá trình thu thập và xử lý thông tin để thực hiện đề tài luận án, tác giả luận án
đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
1.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin sơ cấp
Để thu thập thông tin dữ liệu thực tiễn về QLNN đối với hoạt động chuyển giá
của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội, tác giả luận án đã thiết kế hai mẫu phiếu khảo
sát. Mẫu 1 khảo sát cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế (xem Phụ lục 1). Mẫu 2 khảo sát
kế toán trưởng, giám đốc tài chính DN FDI (xem Phụ lục 2). Quy mô khảo sát cụ thể
như sau:
- Khảo sát 205 cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại 10 phòng thanh tra,
kiểm tra tại Văn phòng Cục thuế TP Hà Nội và 24 Chi cục thuế quận, huyện, thị xã
và 3 Chi cục thuế Khu vực (xem Phụ lục 3).
- Khảo sát 225 doanh nghiệp FDI (là các công ty con của các công ty đa quốc
gia) trên địa bàn TP Hà Nội thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế TP Hà Nội (Xem
Phụ lục 4).
TT Đối tượng khảo sát Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỷ lệ
1 Doanh nghiệp FDI 225 200 89%
2 Cơ quan thuế 205 190 93%
Tổng cộng 430 390 91%
Ngoài ra, để có thêm luận cứ thực tiễn cho các nhận định, đánh giá, các kết luận
rút ra trong luận án, tác giả luận án đã tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia đối với
một số nhà quản lý từ các cơ quan QLNN có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của
đề tài luận án như: Cơ quan thuế, Hải quan, Thanh tra Bộ Tài chính, Cơ quan kiểm
toán. Trong quá trình xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động chuyển giá đối với các DN FDI tác giả luận án có tham khảo
ý kiến của một số chuyên gia là lãnh đạo Cục thuế, Trưởng phòng Thanh tra - kiểm
tra và các Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp tham gia các cuộc thanh tra chuyển giá.
* Thông tin, số liệu thứ cấp
Thông tin được tác giả luận án sử dụng chủ yếu là các tài liệu thứ cấp. Đó là số
liệu của Cục thuế TP Hà Nội, Tổng cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kết quả điều
tra của Tổng cục Thuế và của Cục Thuế một số địa phương; Kết quả điều tra của
19

nhóm chuyên gia thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu; Kết quả điều tra thống
kê của Tổng cục Thống kê; Các hồ sơ thanh tra chuyển giá của Cục thuế TP Hà Nội,
báo cáo tài chính của các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội; Các báo cáo kết quả thanh
tra các DN FDI của Cục Thuế TP Hà Nội; Các văn bản quy phạm pháp luật, báo cáo,
đề án, chương trình có liên quan của Tổng cục Thuế và Cục thuế TP Hà Nội. Cùng
với đó là các đề án, công trình nghiên cứu khoa học các cấp, các luận án tiến sĩ kinh
tế, các bài báo khoa học ở cả trong và ngoài nước có liên quan đến DN FDI và hoạt
động chuyển giá của các DN FDI.
Chuyển giá là một vấn đề hết sức nhạy cảm, bên cạnh một số thông tin, số liệu
đã được công khai thì nhiều tài liệu do các cơ quan chức năng cung cấp là các tài liệu
nội bộ, tài liệu chưa công bố, một số tài liệu chứa đựng các thông tin được xem như
tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp có giới hạn đối tượng sử dụng, một số tài liệu
có tính chất bảo mật tại thời điểm hiện nay, nên trong quá trình sử dụng, tác giả luận
án được yêu cầu không công khai rõ nguồn tài liệu và tên của doanh nghiệp cũng như
tên của DN FDI hay bên có quan hệ liên kết. Vì vậy, thông tin về các cá nhân và đơn
vị này, tác giả luận án xin được không công khai trong luận án mà chỉ cung cấp cho
đơn vị quản lý đào tạo sau đại học của Trường Đại học Thương mại để phục vụ công
tác thanh, kiểm tra (nếu có).
1.3.2.2. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp
Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp được sử dụng để liên kết các luận điểm
nghiên cứu thành một thể thống nhất nhằm thể hiện một các đầy đủ, sâu sắc nhất về
vấn đề nghiên cứu của luận án. Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp giúp tác giả luận
án trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra.
- Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến các
vấn đề về mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phi tài chính và tài chính (hoạt động
chuyển giao nội bộ) của các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội với công ty mẹ cũng
như với các bên có quan hệ liên kết. Cùng với đó, phương pháp được sử dụng trong
việc phân tích các hình thức, quá trình mà DN FDI triển khai để thực hiện hoạt động
chuyển giá. Luận án phân tích một số số liệu để thấy được tác động của chuyển giá
trong các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội, trong đó tập trung vào việc làm xói mòn
cơ sở tính thuế cũng như gây ra tình trạng thất thu ngân sách nhà nước.
* Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống pháp
luật của Việt Nam với các quy định của một số tổ chức quốc tế như Liên Hiệp quốc
hay OECD cũng như một số quốc gia khác về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài,
20

chính sách thuế, phương pháp định giá chuyển giao nội bộ cũng như các vấn đề khác
có liên quan. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng để đối chiếu, phân tích sự thay
đổi của các quy định về kiểm soát chuyển giá đối với DN FDI tại Việt Nam, trong đó
có DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội qua các thời kỳ, phân tích nhằm chỉ rõ ưu nhược
điểm của từng quy định.
Trong quá trình phân tích các vấn đề về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển
giá, luận án còn sử dụng các bảng biểu so sánh để làm tăng tính trực quan và sức
thuyết phục của đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu tình huống
Phương pháp này được tác giả luận án sử dụng để đi sâu phân tích một số
trường hợp, vụ việc điển hình về chuyển giá tại các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội
cũng như các trường hợp điển hình về việc kiểm soát chuyển giá của một số quốc gia,
một số địa phương khác tại Việt Nam. Phương pháp này giúp trả lời được câu hỏi đã
đặt ra: các hình thức chuyển giá đang diễn ra như thế nào tại các DN FDI trên địa bàn
TP Hà Nội; cách thức mà các quốc gia tiên tiến cũng như các quốc gia có điều kiện
tương đồng với Việt Nam ứng phó với hoạt động chuyển giá. Đồng thời, phương
pháp nghiên cứu tình huống cũng cho phép tác giả luận án lựa chọn các vụ việc tiêu
biểu, các nghi vấn chuyển giá tiêu biểu làm minh chứng cho hoạt động chuyển giá
trong các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương này, tác giả luận án đã tổng hợp được những kết quả nghiên cứu
trước luận án, tìm ra những vấn đề các nghiên cứu đã giải quyết được, những vấn đề
chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa sâu do bối cảnh thời gian, đối tượng và
phạm vị đã được xác định, từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu mà luận án cần
hướng tới, tạo cơ sở cho việc xác định hướng đi riêng cho Luận án. Đồng thời, cũng
mô tả các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong quá trình thu thập và xử lý thông
tin, dữ liệu để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu đặt ra.
21

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động chuyển giá
của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.1.1. Các hình thức tổ chức của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn
sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư,
đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, phát huy tối đa ưu
thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý... của mình ở nước tiếp nhận đầu
tư, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút/tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện thông qua việc xây dựng
doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động,
hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hay sáp nhập các doanh nghiệp lại với nhau. Hiện
nay, có nhiều loại hình doanh nghiệp FDI. Có nhiều loại hình DN FDI, trong đó phổ
biến là các loại hình sau:
Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai chủ
thể hoặc nhiều hơn các chủ thể nước ngoài cùng hợp tác với một nước chủ nhà trên
cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ
góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có
tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư. Doanh nghiệp liên doanh là
loại hình thường được nước tiếp nhận đầu tư chào đón nhất vì hầu hết các doanh
nghiệp liên doanh khi đầu tư kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư thường đưa vào các
thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại để chiếm ưu thế về
sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận. Nhưng để đạt được kết quả như mong muốn trong
hình thức này, nước tiếp nhận đầu tư phải có khả năng góp vốn, các nhà quản lý
doanh nghiệp phải có đủ trình độ và năng lực quản lý, tiếp thu và ứng dụng khoa học
kỹ thuật tiên tiến của nước đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn
của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư
22

nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về
kết quả sản xuất kinh doanh, chịu sự kiểm soát theo luật pháp của nước tiếp nhận đầu
tư. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thường được các chủ đầu tư lựa chọn vì
họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo ra.
DN FDI ngày càng gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các tập
đoàn đa quốc gia, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp (bao gồm luật pháp
của các nước đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư và luật pháp quốc tế). Hiện nay, các công
ty xuyên quốc gia đang nắm giữ khoảng 90% lượng vốn FDI trên thế giới, do đó,
hoạt động của các doanh nghiệp FDI gắn chặt với mục tiêu mở rộng, chiếm lĩnh thị
trường của các tập đoàn đa quốc gia và thu về lợi nhuận tối đa cho nhà đầu tư. Mặt
khác, hoạt động FDI gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và
thương mại quốc tế. Trong hình thức FDI, các công ty mẹ thường chuyển giao vốn
của mình qua các công ty chi nhánh. Do vậy, FDI có liên quan mật thiết với dòng lưu
chuyển vốn quốc tế, trong đó một công ty có trụ sở ở một nước nhưng song lại có thể
có nhiều chi nhánh ở các nước khác. Tất cả những điều này, một mặt, làm phức tạp
hóa và gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan quản lý ở nước nhận đầu tư.
Mặt khác, chúng cho thấy, các nước này chỉ có thể khai thác được những hiệu ứng
tích cực từ nguồn vốn FDI trên cơ sở thừa nhận và tính đến lợi ích chính đáng của
nhà đầu tư trong các chính sách cụ thể của mình.
2.1.1.2. Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư
Một là, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước. Theo đó,FDI có tác động tích
cực tới các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế: bổ sung nguồn
vốn đầu tư trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao
công nghệ hiện đại và phát triển khả năng công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân
lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tạo liên kết giữa các ngành…
Hai là, DN FDI góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đó là do FDI thường tập trung vào những ngành công
nghệ cao có sức cạnh tranh như công nghiệp hay thông tin, chính vì vậy sẽ góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đồng
thời, FDI cũng sẽ góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa
dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số
công nghệ tiên tiến, giống cây, con có năng suất chất lượng cao, tạo ra một số phương
thức mới có hiệu quả cao.
Ba là, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp giải quyết vấn đề lao động, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động. Khu vực FDI trực tiếp và
23

gián tiếp tạo việc làm cho người dân địa phương, có tác động mạnh đến chuyển dịch
cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Doanh nghiệp FDI được
xem là tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ
của công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận vươn lên về năng
lực quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế các chuyên gia nước ngoài.
Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động, cập nhật kỹ năng cho
bên cung ứng và bên mua hàng
Bốn là, DN FDI là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao
trình độ công nghệ của nền kinh tế. Thông thường, khu vực FDI sử dụng công nghệ
cao hơn hoặc bằng với công nghệ tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập
trong khu vực. Chính vì vậy, thông qua hoạt động đầu tư và qua hợp đồng chuyển
giao công nghệ, khu vực FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến cho
quốc gia tiếp nhận đầu tư, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực. Cùng
với đó, dưới tác động lan tỏa công nghệ của khu vực FDI được thực hiện thông qua
mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước, từ đó
các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận hoạt động chuyển giao công nghệ,
làm chủ các công nghệ tiên tiến.
Năm là, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động nâng cao năng lực cạnh
tranh ở cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Sản phẩm của nền kinh tế
trở nên đa dạng hơn về chủng loại với chất lượng được nâng cao nhờ công nghệ sản
xuất tiên tiến hiện đại. Các doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao hơn, đứng từ hai góc
độ: các DN FDI và chính bản thân các doanh nghiệp nội địa. Từ đó, vị thế và năng
lực cạnh tranh quốc gia cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Sáu là, DN đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao năng lực quản lý
kinh tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với việc cải thiện môi trường cạnh
tranh. Các DN FDI hầu hết đều có năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp
tiên tiến, hiện đại. Thông qua quá trình tiếp nhận đầu tư, nước tiếp nhận có thể từng
bước học hỏi, nắm bắt những yếu tố này. Trong quá trình đầu tư của mình, các DN
FDI luôn đòi hỏi có một môi trường kinh doanh hiện đại, giàu tính cạnh tranh. Điều
này buộc Chính phủ các nước cần tiếp cận và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế một
cách phù hợp vào thực tế đất nước, góp phần đẩy mạnh thu hút FDI.
Bảy là, các doanh nghiệp FDI là chủ thể quan trọng, trực tiếp thúc đẩy quá trình
hội nhập quốc tế của các quốc gia. Các DN FDI với mạng lưới chi nhánh trên nhiều
quốc gia, thậm chí toàn cầu có tác động mạnh tới xu hướng mở cửa và hội nhập quốc
tế. Các hoạt động chuyển giao, liên kết, đầu tư… của DN FDI cũng thúc đẩy mỗi
quốc gia phải thực hiện các điều chỉnh về chính sách, pháp luật cho phù hợp để vừa
24

tạo điều kiện phát triển kinh tế vừa kiểm soát được hoạt động của các DN FDI.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm, động cơ và nguyên nhân thực hiện hoạt động
chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của chuyển giá
a. Khái niệm chuyển giá
Nội dung mô tả một hiện tượng làm giảm nghĩa vụ thuế mà ngày nay người ta
gọi là chuyển giá đã xuất hiện trong IRC – Interal Revenue Code của Hoa Kỳ từ
những năm 1930. Theo thời gian, cùng với sự phát triển, hoạt động mạnh mẽ của các
công ty đa quốc gia cũng như các cách thức mà Chính phủ các quốc gia sử dụng để
kiểm soát, có thể khái lược có những quan điểm sau đây về chuyển giá:
Quan điểm thứ nhất của OECD: Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá đối
với sản phẩm (tài sản hữu hình, tài sản vô hình, dịch vụ, lãi tiền vay) được chuyển
dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá giao dịch thông thường trên thị
trường, nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của tất cả các bên liên kết trên toàn
cầu. Đây là quan điểm được OECD đưa ra và hiện đang được nhiều tổ chức, nhiều
quốc gia sử dụng làm định nghĩa về hoạt động chuyển giá.
Quan điểm thứ hai của Garry (2012): Chuyển giá là một hành vi chủ ý thông
đồng giữa các công ty trong cùng một tập đoàn để thỏa thuận giá cả không dựa trên
giá thị trường, nhằm chuyển lợi nhuận từ công ty này sang công ty khác ở các nước
khác nhau nhằm tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn
tập đoàn. Cơ sở thiết lập giá giao dịch như vậy xuất phát từ quyền tự do kinh doanh.
Theo đó, các doanh nghiệp liên kết có quyền quyết định giá giao dịch mà họ cho là
phù hợp.
Quan điểm thứ ba của E. Baistrocchi (2012): Chuyển giá là hoạt động mang
tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn, DN FDI nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp
bằng cách định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu… giữa các công ty trong cùng
một tập đoàn không tuân theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất
Quan điểm thứ tư của KPMG (2012): Chuyển giá là việc định giá hàng hóa dịch
vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết đóng ở các quốc gia khác nhau nhằm tối ưu
hóa lợi nhuận của tập đoàn.
Ngày nay, hoạt động chuyển giá diễn ra hết sức tinh vi, hướng tới nhiều mục
tiêu, trong đó mục tiêu cơ bản là tối thiểu hóa số thuế của toàn tập đoàn, công ty đa
quốc gia. Chính vì thế, việc xác định thế nào là chuyển giá cần căn cứ trên thực tế
chứ không chỉ xem xét dựa trên định nghĩa của OECD.
Từ các quan điểm trên có thể thấy “Chuyển giá là việc thực hiện chính sách giá
đối với các hàng hoá, dịch vụ cũng như tài sản được giao dịch giữa các thành viên
trong một tập đoàn hoặc giữa các công ty có mối liên kết với nhau không theo các
25

tiêu chuẩn giá thị trường nhằm tối thiểu hoá số thuế thu nhập phải nộp của tập đoàn
hay nhóm công ty liên kết đó”. Như vậy, chuyển giá luôn gắn liền với 3 khía cạnh:
(i) Là việc định giá các giao dịch (mua bán hàng hóa, dịch vụ, tài sản hữu hình,
tài sản vô hình, cung cấp vốn và tài chính, phân bổ hay chia sẻ chi phí, v.v…) giữa
các bên liên quan theo nguyên tắc độc lập (ALP).
(ii) Giá chuyển giao giữa các bên có quan hệ GDLK (ví dụ như các công ty mẹ
và công ty con trong một nhóm các công ty được kiểm soát thuộc cùng một tập đoàn
hoặc giữa các công ty có mối liên kết nào đó về mặt sở hữu hoặc quản lý) không theo
giá thị trường phổ biến. Khác với “Giao dịch độc lập” là giao dịch giữa các bên
không có quan hệ liên kết, “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có
quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi,
thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các
công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển
giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung
nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các
bên liên kết.
(iii) Là hành vi có chủ đích của DN, trong đó giảm thiểu tổng mức thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp cho chính phủ các quốc gia là mục tiêu cơ bản nhất.
Cần phân biệt chuyển giá với trường hợp khai giá trị giao dịch không trung
thực/không chính xác đối với cơ quan quản lý để trốn thuế. Đối với trường hợp khai
giá giao dịch không chính xác để trốn thuế, các bên giao dịch vẫn thực hiện thanh
toán đầy đủ theo giá thỏa thuận; trong khi đó, nếu là giao dịch chuyển giá, giá cả
trong giao dịch chính là giá thỏa thuận nên các bên sẽ không phải thực hiện việc
thanh toán khoản chênh lệch giữa giá giao dịch nội bộ và giá thị trường.
b. Đặc điểm của chuyển giá
Hành vi chuyển giá trong các giao dịch liên kết có những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, chuyển giá chỉ xảy ra trong các trường hợp sau: i) giữa các chủ thể hoạt
động trong cùng một nhóm liên kết; ii) giữa các chủ thể độc lập song có chung lợi
ích. Đối với trường hợp thứ nhất, yếu tố quản lý, điều hành hay vốn góp là cơ sở để
xác định mối quan hệ liên kết giữa các chủ thể. Đây chính là những điều kiện quyết
định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể.
Hai là, giá cả thực hiện trong các giao dịch chuyển giá không dựa theo giá thị
trường, mà do các nhà quản lý của doanh nghiệp hoặc các bên có chung lợi ích thống
nhất đưa ra. Trong hành vi chuyển giá, các giá trị chuyển giao được thể hiện trên
chứng từ kế toán chỉ mang tính hình thức, không phản ánh giá trị thực của giao dịch,
“không hình thành từ quan hệ cung – cầu”.
26

Ba là, chuyển giá không làm cho tổng giá trị hình thành trong xã hội thay đổi
mà chỉ là sự phân phối lại hay chuyển dịch lợi ích từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Khi một tập đoàn đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá thành công, lợi nhuận sau
thuế xét trên phạm vi toàn tập đoàn tăng lên, song nguồn thu thuế ở quốc gia áp dụng
thuế suất cao giảm xuống, trong khi nguồn thu thuế ở quốc gia áp dụng thuế suất thấp
có thể tăng lên, mặc dù phần thuế tăng ở quốc gia sau không bù đắp được phần thiệt
hại về thuế ở quốc gia trước. Như vậy, ở đây có xung đột lợi ích giữa một bên là các
tập đoàn đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá và các quốc gia thực thi chính sách
thuế thấp với một bên là các quốc gia duy trì hệ thống thuế suất cao. Mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận của một tập đoàn đa quốc gia được thực hiện thông qua hành vi chuyển
giá ít nhiều có thể vô hiệu hóa quyền đánh thuế hợp pháp của một quốc gia.
Xét trong nội bộ tập đoàn, chuyển giá làm cho lợi ích tổng thể của “mối quan hệ
liên kết” tăng lên. Nó có thể làm “lợi nhuận” cục bộ (về mặt hạch toán) của một số
công ty thành viên giảm đi hay tăng lên, song với phương thức “chuyển lợi nhuận”,
lợi nhuận sau thuế tổng thể của tập đoàn được gia tăng. Trong trường hợp giao dịch
chuyển giá diễn ra giữa các công ty thành viên thuộc cùng một nhóm người sở hữu,
sự chuyển dịch lợi ích chỉ có ý nghĩa kế toán hình thức. Ở đây, do lợi nhuận chỉ
chuyển từ “túi này” sang “túi kia” của cùng một nhóm người sở hữu nên không có sự
chuyển dịch lợi ích thực sự nào xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp cấu trúc sở hữu
của 2 công ty thực hiện giao dịch chuyển giá không trùng khớp nhau, ít nhiều sẽ có
sự xung đột về lợi ích. Ví dụ khi một phần lợi nhuận của một công ty thành viên được
chuyển sang công ty mẹ nhờ phương thức chuyển giá, trong khi công ty mẹ chỉ là
người góp vốn và sở hữu 60% công ty thành viên trên, thì những cổ đông sở hữu 40%
số vốn còn lại của công ty này sẽ bị thiệt hại do phần lợi nhuận tính trên số vốn của
họ sẽ bị giảm đi. Ở đây tồn tại một sự xung đột lợi ích giữa hai nhóm cổ đông và nó
có tiềm năng làm cho hành vi chuyển giá khó thực hiện hơn. Tiềm năng này bộc lộ rõ
hơn thành những phản ứng “chống chuyển giá” khi nhóm cổ đông thiểu số bị thiệt hại
là những cổ đông cá nhân cụ thể, hiện hữu. Trong trường hợp cổ đông bị thiệt hại là
một thực thể “phi cá nhân” (ví dụ cổ đông nhà nước), động cơ “phản kháng” có thể bị
suy giảm, nhất là khi các cá nhân đại diện cho cổ động này bị mua chuộc. Rõ ràng,
khi công ty mẹ sở hữu 100% vốn của công ty con tại một một quốc gia khác, việc
chuyển giá trở nên thuận lợi hơn.
Bốn là, mục đích hướng tới của chuyển giá là tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của
toàn tập đoàn. Đây là mục tiêu dễ nhận biết nhất, bên cạnh đó còn có một số mục tiêu
thông qua chuyển giá như chiếm lĩnh thị trường, nhanh chóng thu hồi vốn tại các
quốc gia tiếp nhận đầu tư…
Năm là, hành vi chuyển giá dựa trên nền tảng định giá chuyển giao nội bộ về cơ
27

bản là gắn với quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, được hầu hết các nước thừa
nhận nên thông thường không phải là một hành vi vi phạm pháp luật và việc kiểm
soát/phòng chống hành vi này của cơ quan chức năng rất khó khăn. Chuyển giá về cơ
bản không vi phạm pháp luật của từng quốc gia bởi các DN FDI thường tính toán rất
kỹ lưỡng và nhắm vào các kẽ hở pháp lý, điều này khiến cho công tác quản lý nhà
nước về chuyển giá của từng quốc gia đơn lẻ hết sức khó khăn.
Trên phương diện pháp lý, cần phải phân biệt giữa “chuyển giá hợp pháp” và
“chuyển giá phi pháp”. Theo đó, việc DN tận dụng tối đa các quy định của pháp luật
để dàn xếp một mức giá chuyển giao hàng hoá, dịch vụ sao cho không vi phạm quy
định của các nước có liên quan thì hành vi đó không thể coi là phi pháp. Trường hợp
này, kết quả dẫn đến là DN tiết kiệm được số tiền thuế một cách hợp pháp (né thuế,
tránh thuế). Trái lại, các giao dịch hàng hoá, dịch vụ được dàn xếp mà vi phạm các
điều luật về giá cả, điều kiện giao hàng, thực hiện dịch vụ hoặc yếu tố về chất
lượng… sẽ được xếp vào diện “chuyển giá phi pháp”. Hệ quả tất yếu của hành vi này
là bị truy thu thuế, xử phạt thuế được thực hiện sau các cuộc thanh tra, kiểm tra của
nhà chức trách có thẩm quyền.
Về phạm vi và mức độ, cần phân định rõ giữa hành vi gian lận giá với hành vi
chuyển giá: Đối với chuyển giá, cho dù là hợp pháp hay phi pháp, các giao dịch phải
có sự xuất hiện, sự dàn xếp của 2 hoặc 3 bên có mối quan hệ liên kết. Ngược lại, gian
lận về giá có phạm vi rộng hơn, nó bao hàm cả hành vi chuyển giá. Trong thực tế, với
hành vi gian lận giá, có thể một DN tự nó thực hiện được hoặc thông đồng với đối tác
mua/bán làm giả mạo giấy tờ, khai gian giá trị các giao dịch, hạch toán chi phí hình
thành giá cả không đúng quy định. Khai giá nhập khẩu thấp hơn giá thực tế nhập
khẩu để trốn thuế nhập khẩu; thực tế bán hàng giá cao nhưng lập hoá đơn, hạch toán
doanh thu theo mức giá thấp hơn để trốn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp được xem là các hành vi gian lận giá.
2.1.2.2. Động cơ thúc đẩy doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
chuyển giá
Phân tích các thông tin thu thập trong quá trình quản lý thuế, tác giả luận án
nhận định hiện có sự thay đổi về các nguyên nhân, yếu tố thúc đẩy các công ty đa
quốc gia thực hiện hoạt động chuyển giá.
a. Tối đa lợi nhuận xét trên lợi ích toàn cục
Tập đoàn đa quốc gia thực chất là một nhóm các doanh nghiệp liên kết thực
hiện hoạt động kinh doanh ở hai hay nhiều nước. Quan hệ liên kết được triển khai khi
một công ty ban đầu (được xem là công ty mẹ) mở rộng địa bàn kinh doanh của mình
bằng cách đầu tư ra bên ngoài để thành lập các công ty (kể cả dưới hình thức công ty
liên doanh) hay chi nhánh ở các nước khác. Với nước tiếp nhận đầu tư, đây chính là
28

các doanh nghiệp FDI. Như vậy, doanh nghiệp FDI, với tư cách là một công ty thành
viên của một tập đoàn đa quốc gia, có đủ điều kiện để thực hiện hành vi chuyển giá.
Khi chuyển giá được “kích hoạt” nhằm khai thác sự khác biệt về thuế suất giữa các
quốc gia để giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng thể của tập đoàn, thì rõ ràng nó bị thúc đẩy
bởi động cơ tối đa hóa lợi nhuận toàn cục ... Nhìn chung, đây là động cơ mạnh nhất
dẫn dắt các hành vi chuyển giá. Thông qua chuyển giá, doanh nghiệp FDI chuyển
một phần lợi nhuận của mình sang bên liên kết (hoạt động ở nơi có thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp thấp hơn hay ở các “thiên đường thuế”). Lúc này doanh nghiệp
FDI ‘rơi” vào trạng thái “thua lỗ” hay “lãi thấp”. Nhờ đó, nó giảm được số tiền thuế
phải nộp cho nước chủ nhà và xét toàn cục, tập đoàn sẽ gia tăng được lợi nhuận của
mình trên cơ sở làm giảm lợi ích của các chủ thể khác.
b. Thâu tóm doanh nghiệp góp vốn liên doanh
Động cơ chuyển giá của các công ty đa quốc gia còn một phần là vì muốn loại
bỏ đối tác trong nước tham gia liên doanh: Khi doanh nghiệp FDI tồn tại dưới hình
thức liên doanh, trong đó một phần vốn sở hữu của doanh nghiệp thuộc về các cổ
đông bên ngoài (của nước tiếp nhận đầu tư hay đối tác khác bên ngoài tập đoàn) thì
việc chuyển giá thông qua hành vi nâng giá các tài sản (máy móc, thiết bị, bí quyết
công nghệ, thương hiệu...) được dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ giúp cho
nhà đầu tư FDI gia tăng được tỷ trọng vốn góp của mình, qua đó tăng cường sức
mạnh và tiếng nói của họ trong việc điều hành doanh nghiệp, cũng như gia tăng phần
lợi nhuận được chia trong tương lai. Mặt khác, với phương thức chuyển giá, chủ đầu
tư có thể làm cho doanh nghiệp FDI bị thua lỗ (lỗ giả). Khi các khoản lỗ được tích
lũy trong một thời gian dài, nó thậm chí có thể vượt quá giá trị vốn của doanh nghiệp.
Những điều này sẽ khiến giá trị cổ phần mà các cổ đông khác sở hữu giảm hay “biến
mất”. Muốn tiếp tục duy trì hoạt động, doanh nghiệp buộc phải tăng vốn và khi các
cổ đông nước sở tại không có khả năng về tài chính, chủ đầu tư nước ngoài sẽ thâu
tóm toàn bộ doanh nghiệp.
c. Tạo lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường
Chuyển giá được sử dụng như một phương thức để giành lợi thế cạnh tranh của
một doanh nghiệp hoặc làm suy yếu vị thế cạnh tranh của các đối thủ khác trong môi
trường nước ngoài. Khi doanh nghiệp FDI sản xuất ra sản phẩm bán cho thị trường
của nước tiếp nhận đầu tư, thì sản phẩm đó là sản phẩm mới và cần phải có nhiều thời
gian mới có thể xác lập được chỗ đứng trên thị trường. Lúc này, doanh nghiệp FDI sẽ
tăng cường các hoạt động tiếp thị bằng cả con đường quảng cáo, lẫn hạ giá sản phẩm.
Để bù vào khoản kinh phí cho quảng cáo và hạ giá sản phẩm, doanh nghiệp FDI và
công ty mẹ hoặc bên liên kết có cùng lợi ích sẽ thực hiện chuyển giá nhằm cân đối lợi
nhuận. Nhờ vậy, sản phẩm của doanh nghiệp FDI từng bước đánh bật các đối thủ
29

cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Trong trường hợp này, chuyển giá không hẳn gây
thất thoát thuế cho nước chủ nhà.
d. Bảo tồn vốn trước những rủi ro hối đoái
Một trong những động cơ chính khiến các DN FDI tăng cường chuyển giá vì
muốn hạn chế ảnh hưởng của những khó khăn phát sinh trong việc chuyển lợi nhuận
về nước, chính sách kiểm soát ngoại hối của Chính phủ và sự mất giá tương đối của
tiền đồng so với các ngoại tệ khác.
Rủi ro hối đoái có tính đặc thù đối với thương mại quốc tế. Với mục đích bảo
toàn và phát triển nguồn vốn đầu tư ban đầu theo nguyên tệ, doanh nghiệp FDI
thường có xu hướng chuyển lợi nhuận và rút vốn về nước khi đồng tiền của nước sở
tại bị yếu đi. Vì thế, khi mà tỷ lệ lạm phát của quốc gia nơi doanh nghiệp FDI đầu tư
cao, đồng tiền ở nước này có xu hướng mất giá một cách tương đối so với nguyên tệ,
nhà đầu tư nước ngoài thường có động cơ chuyển nhanh lợi nhuận về nước. Khi này,
chuyển giá có thể được lựa chọn như là một kênh để chuyển lợi nhuận hoặc các
nguồn lực ra từ chi nhánh này sang chi nhánh khác nhằm giảm các rủi ro hối đoái.
Với trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài có thể thu được mối lợi “kép” khi vừa
giảm được nghĩa vụ thuế, vừa hạn chế được khoản thiệt hại do rủi ro tỷ giá.
e. Bảo tồn vốn trước những tác động bất lợi kinh tế, chính trị ở nước tiếp nhận
đầu tư
Những biến động trong tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia nơi doanh
nghiệp FDI đầu tư cũng thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển giá nhằm thu hồi vốn đầu
tư nhanh hơn, tránh những rủi ro phát sinh sau này. Những thay đổi về chính sách
kinh tế hoặc biến động về chính trị sẽ có tác động đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quyền lợi của doanh nghiệp FDI. Thực hiện chuyển giá sẽ giúp doanh nghiệp
FDI giảm thiểu những tác động tiêu cực, bảo tồn vốn kinh doanh. Ngoài ra hoạt động
chuyển giá sẽ góp phần giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao động, cũng như
giảm sự chú ý của các cơ quan thuế của nước sở tại do tình trạng kinh doanh thua lỗ.
2.1.2.3. Nguyên nhân thực hiện hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Một là, do cơ chế chính sách cũng như khung pháp lý về quản lý nhà nước về
chuyển giá của nhiều quốc gia chưa hoàn thiện, đặc biệt là ở các quốc gia đang và
chậm phát triển. Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, ngành nghề,
mặt hàng mà pháp luật không cấm, các chủ thể kinh tế hoàn toàn có quyền quyết định
giá cả của các giao dịch, do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, sản
phẩm dịch vụ với giá mong muốn. Nguyên nhân này khiến cho đa số hoạt động
chuyển giá của các DN FDI, của các bên có quan hệ liên kết là “hợp pháp”, gây ra
khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về chuyển giá.
30

Hai là, để thực hiện chủ trương đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, một số quốc gia đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi. Trên thế giới tồn tại
nhiều quốc gia tự biến mình thành các thiên đường thuế, nơi mà thủ tục thành lập
doanh nghiệp hết sức dễ dàng, mức thuế thu nhập doanh nghiệp rất thấp thậm chí
bằng không (0); cam kết giữ bí mật thương mại, bí mật tài chính… chỉ với mục đích
tăng cường thu hút các DN FDI đăng ký lập công ty, chuyển lợi nhuận thu được trên
toàn cầu về nơi có thuế suất thấp để giảm nghĩa vụ thuế. Sự khác biệt mang tính
khách quan về chính sách thuế; sự khác biệt về chế độ hạch toán kế toán và kiểm toán
của các quốc gia do những đặc điểm khác biệt về kinh tế xã hội cũng như chiến lược
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia. Vì vậy, chênh lệch mức độ điều
tiết thuế giữa các quốc gia, chênh lệch mức độ ưu đãi doanh nghiệp giữa các vùng
miền của một quốc gia cũng như các vấn đề khác biệt về kế toán, kiểm toán là hoàn
toàn có thể xảy ra, tạo cơ hội cho các DN FDI xây dựng chiến lược chuyển giá.
Những năm gần đây nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chuyển sang các
quốc gia có nhiều ưu đãi đầu tư (giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, giá thuê đất
với thời hạn lâu năm giá rất rẻ...). Nhưng cũng chính vì thế, nhiều DN FDI đã lạm
dụng chính sách ưu đãi này để thao túng thị trường và thực hiện hành vi chuyển giá,
khai lỗ giả nhưng lãi đã chuyển cho công ty mẹ ở nước ngoài. Sự chuộng ngoại để đạt
thành tích thu hút vốn FDI đã tạo ra sự lỏng lẻo trong công tác quản lý giám sát các
DN FDI này. Ưu đãi quyền lợi thì nhiều trong khi các nghĩa vụ phải thực hiện như
bảo vệ môi trường thì DN FDI lại không hề áp dụng. Nhiều địa phương có kiểu cứ
thấy DN FDI là ưu đãi mà không có những cam kết dẫn đến hậu quả môi trường bị ô
nhiễm nặng nề.
Ba là, quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ về mọi mặt trong bối cảnh hiện nay là
tác nhân gây ảnh hưởng buộc chính phủ các nước phải mở cửa nền kinh tế để hàng
hóa, sản phẩm dịch vụ, vốn… được tự do lưu thông. Điều này tạo ra sự thuận lợi cho
các DN FDI mở rộng hoạt động kinh doanh theo hình thức thành lập các chi nhánh,
công ty con ở nước ngoài, tạo ra các ‘mắt xích” để thực hiện chuyển giá.
Bốn là, những khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước về chuyển giá của
các quốc gia. Thực tế cho thấy hoạt động kiểm soát chuyển giá của các DN FDI, các
công ty quốc gia những năm qua gặp khó khăn vì hoạt động của các DN này vượt ra
ngoài kiểm soát của một quốc gia. Trong khi đó, sự phối hợp giữa cơ quan chính phủ
của các nước còn chưa chặt chẽ, làm cho hoạt động chuyển giá có điều kiện tồn tại và
phát triển. Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia tiếp nhận đầu tư, trình độ của cán bộ nhà
nước về tài chính, hải quan, thuế, khoa học công nghệ… còn tồn tại nhiều hạn chế
dẫn đến việc quản lý hoạt động chuyển giá chưa chặt chẽ.
Năm là, các DN FDI có tiềm lực tài chính, sẵn sàng thực hiện đưa chuyển giá
31

thành hoạt động né thuế hợp pháp. Điều này tồn tại ngay tại Hoa Kỳ hay nhiều quốc
gia Tây Âu phát triển, dù có quy định pháp lý đầy đủ, mạnh mẽ và nghiêm khắc, có
cán bộ thuế quốc tế có trình độ cao nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn hoạt động
trốn thuế qua chuyển giá. Trình độ quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính của các
DN FDI ở mức rất cao. DN FDI có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, có đội ngũ các nhà
quản trị và phân tích tài chính giỏi, chuyên nghiệp, có thể che đậy hoạt động chuyển
giá một cách hết sức tinh vi. Các DN FDI còn nhận được sự hỗ trợ của các công ty
kiểm toán hàng đầu, khiến việc đấu tranh quản lý nhà nước về chuyển giá hết sức khó
khăn. Các công ty kiểm toán lớn thuộc nhóm Big4 như Deloitte, E&Y, KPMG,
PWC… đều có bộ phận tư vấn chuyển giá và dịch vụ hỗ trợ chuyển giá cho các
doanh nghiệp, giúp hoạt động chuyển giá được thực hiện dựa trên các nguyên tắc
vững chắc và có thể bảo vệ được.
2.1.3. Các hình thức chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Dựa trên các điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau mà các DN FDI tiến
hành những cách thức chuyển giá khác nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận thu được. Có
nhiều hình thức mà các DN FDI có thể sử dụng để thực hiện hành vi chuyển giá,
trong đó có thể chia thành chuyển giá lỗ và chuyển giá lãi.
2.1.3.1. Chuyển giá lỗ
Chuyển giá lỗ hay chuyển giá gây lỗ, gồm:
- Chuyển giá khâu đầu tư: thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn;
Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình
- Chuyển giá khâu nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: thông qua mua, bán
nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty mẹ hoặc công ty liên kết; Chuyển giá
bằng cách nâng cao chi phí quản lý doanh nghiệp; Chuyển giá thông qua hạch toán
khống chi phí lãi vay (vay từ công ty mẹ); Chuyển giá thông qua nâng cao các chi phí
quảng cáo, bản quyền
- Chuyển giá khâu sản phẩm đầu ra: định giá sản phẩm đầu ra qúa thấp gây nên
tình trạng doanh thu < giá vốn.
(Nội dung chi tiết về các hình thức chuyển giá lỗ xem tại Phụ lục 9).
2.1.3.2. Chuyển giá lãi
Đây là một hình thức chuyển giá hết sức tinh vi của các doanh nghiệp FDI – chi
nhánh các công ty đa quốc gia. Một số cách thức thường được các công ty đa quốc
gia sử dụng để thực hiện chuyển giá lãi, đó là:
Thứ nhất, dễ nhận thấy nhất là việc một số doanh nghiệp FDI sau một thời gian
ngắn hoạt động thì thực hiện việc xin chuyển đổi thành công ty cổ phần để niêm yết
trên thị trường chứng khoán. Trong quá trình thực hiện, một số DN FDI đã định giá
32

không chính xác giá trị tài sản, lợi dụng việc chuyển đổi để "tư bản hoá tài sản", bán
bớt cổ phần, thậm chí chuyển toàn bộ vốn ra khỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư, vừa đem
lại lợi nhuận cho công ty mẹ, vừa gây xáo trộn trong dòng vốn quốc gia đó.
Thứ hai, một số doanh nghiệp là thành viên của các tập đoàn, xin được niêm yết
trên thị trường chứng khoán; các doanh nghiệp liên kết đã thực hiện chuyển giá nhằm
tăng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Điều
này sẽ làm sai lệch kết quả báo cáo tài chính của DN phát hành, làm cho giá trị cổ
phiếu sẽ tăng cao khi niêm yết; tạo sai lệch giá cả của các cổ phiếu phát hành, gây
mất cân đối giả tạo về cung-cầu trên thị trường chứng khoán, gây rối loạn thị trường.
Thứ ba, trong quá trình chuẩn bị cho một doanh nghiệp giành độc quyền gia
công, phân phối loại hàng hoá, dịch vụ nào đó nhằm cạnh tranh giành thị phần của
loại hàng hoá, dịch vụ đó, các bên liên kết có thể chuyển doanh thu, lợi nhuận cho
doanh nghiệp đó. Hình thức này cũng tạo sai lệch trong báo cáo tài chính và sai lệch
trong đánh giá thị trường của các nhà đầu tư, tạo cạnh tranh bất bình đẳng giữa các
DN, chèn ép các DN vừa và nhỏ.
Thứ tư, trong điều kiện nhiều quốc gia tích cực thu hút nguồn vốn từ bên ngoài
với mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững, Chính phủ các quốc gia đó đã có nhiều
chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, hoặc khi
đầu tư vào những địa bàn khác nhau, các doanh nghiệp liên kết đã chuyển doanh thu,
lợi nhuận từ những lĩnh vực, ngành nghề và khu vực khác không được hưởng ưu đãi
vào doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi nhằm giảm thuế phải nộp, tăng lợi nhuận
của nhóm liên kết.
Mục đích của các giao dịch nêu trên là nhằm tối thiểu hóa việc phát sinh thu
nhập chịu thuế. Bên cạnh đó, một số DN FDI thường lợi dụng việc khác biệt về thuế
suất thuế TNDN giữa các nước, để xuất chuyển hàng hóa đến quốc gia và vùng lãnh
thổ có thuế suất thuế TNDN thấp hơn. Ngoài ra, công ty mẹ thường dựa vào các
chính sách ưu đãi giữa các vùng miền trên lãnh thổ nước đầu tư, để tiến hành các hoạt
động sáp nhập, giải thể, điều chuyển các địa điểm sản xuất, kinh doanh từ vùng này
sang vùng khác để “tận dụng” ưu đãi miễn giảm thuế TNDN.
2.1.4. Những tác động tiêu cực từ hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hoạt động chuyển giá không chỉ có tác động tiêu cực đến quốc gia tiếp nhận
đầu tư mà còn ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư.
2.1.4.1. Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư
Thứ nhất, làm thất thu NSNN từ thuế TNDN và thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài. Quy mô các khoản thu NSNN này không nhỏ khi các doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam hiện nay đã chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, trong tổng kim ngạch nhập
33

khẩu và trong tổng thu NSNN. Không chỉ trốn thuế, các DN FDI dưới hình thức công
ty liên doanh còn chiếm đoạt cả vốn và lợi nhuận của phía đối tác trong nước chuyển
ra nước ngoài, từ đó tạo ra dòng chảy vốn ngược trở về nước đã xuất khẩu FDI.
Thứ hai, gây ra tình trạng lỗ giả và giảm chất lượng tăng trưởng kinh tế. Chuyển
giá đối với máy móc, thiết bị đầu tư hoặc góp vốn liên doanh và chuyển giá qua việc
công ty mẹ ở nước ngoài cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phụ tùng... cho công
ty con tại nước sở tại với giá cao, làm cho giá trị vốn đầu tư, giá trị vốn góp tăng cao,
dẫn tới thu hồi vốn khống (qua khấu hao), khiến cho doanh nghiệp FDI bị thua lỗ giả
tạo, trốn thuế. Mặt khác, các DN FDI thường mua máy móc thiết bị cũ, lạc hậu nhằm
thực hiện chuyển giá dễ dàng hơn (khi so sánh với máy móc hiện đại thì giá có vẻ
thấp hơn, nhưng thực tế so giá trị thật của những thiết bị lạc hậu này thì giá mua lại
quá cao). Việc nhập khẩu các máy móc công nghệ cũ, lạc hậu làm cho trình độ phát
triển của nền kinh tế đi ngang hoặc đi xuống, sau khi DN FDI kết thúc hoạt động,
chuyển giao lại cho Việt Nam thì chỉ còn giá trị là rác thải. Những hoạt động chuyển
giá nêu trên là nguyên nhân chính làm sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung, sử
dụng vốn FDI nói riêng, khiến cho hệ số sử dụng vốn (ICOR) của khu vực FDI rất
cao, làm cho hệ số ICOR của cả nền kinh tế tăng cao không hợp lý, làm giảm khả
năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Thứ ba, tác động đến mặt bằng giá cả hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu ở trong
nước. Đầu tư FDI một mặt góp phần tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có chất
lượng cao. Tuy nhiên, do chuyển giá nên thị trường trong nước, cả thị trường tư liệu
sản xuất và thị trường tư liệu tiêu dùng, đều phải chịu mức giá cao bất hợp lý, thậm
chí có một số hàng hoá, dịch vụ có mức giá tại nước được đầu tư còn cao hơn nhiều
so với tại các nước trong khu vực. Mặt khác, giá nhập khẩu cao do chuyển giá còn
hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước có sử dụng các nguồn
nguyên liệu bị chuyển giá so với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, mặc dù
kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, song kim ngạch nhập khẩu cũng
tăng không kém, từ đó tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân vãng lai
của nước đầu tư.
Thứ tư, tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Do chuyển giá
là cách thức nhanh nhất để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, giảm số nộp NSNN, nên
các doanh nghiệp FDI không quan tâm khai thác, sử dụng các các yếu tố đầu vào từ
thị trường trong nước, mà duy trì sử dụng nguồn nhập khẩu. Nói cách khác, doanh
nghiệp FDI phát triển, nhưng không kéo theo sự phát triển của doanh nghiệp trong
nước. Công nghiệp phụ trợ không phát triển theo các hoạt động đầu tư nước ngoài,
mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp không đạt được (như công
nghiệp ô tô, điện tử, cơ khí...). Ngược lại, nhiều trường hợp DN FDI còn chèn ép các
34

doanh nghiệp trong nước khi kinh doanh trong cùng ngành nghề.
2.1.4.2. Đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư
Hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia làm gia tăng ngoại tệ thu
được của nước xuất khẩu đầu tư, nhờ đó góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán
cân thanh toán quốc tế. Đồng thời sự hoạt động tốt hơn của Công ty đa quốc gia cũng
mang lại những tác động tích cực cho kinh tế xã hội: tăng mức thuế đóng góp, tăng
tổng sản phẩm quốc gia (GNP)… Tuy nhiên, hành vi cũng mang lại cho nước xuất
khẩu đầu tư những tác động tiêu cực:
- Chuyển giá làm thất thu thuế của quốc gia xuất khẩu đầu tư nếu thuế suất ở
quốc gia này cao hơn thuế suất của quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm mất cân đối trong
kế hoạch thuế của quốc gia này. Trong một số trường hợp, các công ty đa quốc gia cố
tình gây ra thua lỗ để được hoàn thuế, Ngân sách của quốc gia này đã bị móc túi ”
một khoản thuế.
- Hoạt động chuyển giá làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý
muốn quản lý của Chính phủ của quốc gia xuất khẩu đầu tư, vì vậy mục tiêu quản lý
kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, dù hiện tượng chuyển giá có
tác động tiêu cực tới quốc gia tiếp nhận lẫn quốc gia xuất khẩu đầu tư nhưng vẫn có
hiện tượng chuyển giá diễn ra do những ưu đãi của các quốc gia muốn thu hút nguồn
vốn đầu tư với những ưu đãi về mức thuế, thậm chí là bằng không, tạo ra thiên đường
thuế cho các công ty đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá này.
2.2. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
2.2.1.1. Khái niệm
Trước hết cần khẳng định rằng, quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
xuất hiện như một nhu cầu khách quan trước hoạt động chuyển giá diễn ra trong đời
sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và chủ thể thực hiện hoạt động quản lý nhà
nước về chuyển giá chính là Nhà nước. Theo đó, quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá được hiểu là việc xây dựng và triển khai các quy phạm pháp luật và áp
dụng các nghiệp vụ kỹ thuật nhằm xem xét, phát hiện và xử lý sai phạm, điều chỉnh
giá giao dịch giữa các bên liên kết nhằm duy trì hoạt động của các chủ thể trong nền
kinh tế, đảm bảo giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết phù hợp với giá thị
trường. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia cũng như bối cảnh hội nhập quốc
tế, dựa trên cơ sở khuyến nghị của Liên hiệp quốc, các quốc gia có thể xây dựng bổ
sung các nội dung như: nội dung cải cách thuế; nội dung hợp tác quốc tế về thuế…
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá thường được triển khai trong
quản lý thuế, và là một hoạt động chủ yếu, căn bản trong đấu tranh chống chuyển giá
35

đối với DN có vốn FDI hiện nay. Với nhận thức từ phương diện hoạt động này là một
quá trình, có thể đưa ra khái niệm quản lý nhà nước đối với chuyển giá trong quản lý
thuế đối với các DN có vốn FDI như sau:
Quản lý nhà nước đối với chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế, mà
chủ chốt là ngành thuế, bằng các biện pháp nghiệp vụ nhằm nắm bắt được các giao
dịch liên kết, đảm bảo các DN có quan hệ liên kết bắt buộc phải kê khai và kiểm soát
kê khai, đảm bảo xác định nghĩa vụ thuế theo nguyên tắc giá thị trường.
Ở đây, trong khi nhấn mạnh tới yếu tố chủ thể quản lý và công cụ pháp luật của
quản lý, thì đã dành sự quan tâm đến chức năng của chủ thể quản lý thuế, đó là: Phát
hiện, xử lý và hướng dẫn đối tượng quản lý – DN có vốn FDI. Bởi vì, chống chuyển
giá trong quản lý thuế đòi hỏi điều kiện tiên quyết là phải phát hiện và làm rõ các hoạt
động chuyển giá có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó sẽ căn cứ vào chính sách, pháp
luật và vào mức độ sai phạm của đối tượng quản lý mà triển khai các giải pháp ngăn
chặn. Nhưng chống chuyển giá trong quản lý thuế không thể dừng lại ở đó, mà quan
trọng hơn là còn phải hướng dẫn đối tượng quản lý hoạt động có hiệu quả, đem lại lợi
ích ngày càng tăng cho doanh nghiệp và cho nước tiếp nhận đầu tư. Muốn vậy, ngành
thuế cần được Nhà nước xây dựng trở thành một ngành vững mạnh, thể hiện được
tính hiệu quả và hiệu lực trên cơ sở thống nhất các yếu tố của quá trình quản lý, đó là
công cụ của quản lý (quy định pháp luật), tổ chức bộ máy và con người.
2.2.1.2. Mục tiêu và yêu cầu trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển
giá
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá là nhằm hạn chế
tiến tới kiểm soát có hiệu quả với chuyển giá của chi nhánh các công ty đa quốc gia.
Đây là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý các nước, bởi quản lý nhà nước về
chuyển giá có hiệu quả giúp chống thất thu NSNN, làm minh bạch hóa thị trường, tạo
ra sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế các tác động tiêu cực từ chuyển giá của các chi
nhánh công ty đa quốc gia tại các nước tiếp nhận đầu tư FDI.
Muốn đạt được mục tiêu nêu trên, có những yêu cầu nhất định mà quản lý nhà
nước đối với hoạt động chuyển giá cần đạt tới, đó là:
- Thứ nhất, hành lang pháp lý được thiết lập phải rõ ràng, minh bạch, hoàn thiện
và đầy đủ nhằm điều tiết các mối quan hệ phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển
giá.
- Thứ hai, bảo đảm nắm bắt đầy đủ, chính xác và kịp thời các giao dịch giữa các
bên có quan hệ liên kết. Cơ sở của yêu cầu này đòi hỏi sự hợp tác quốc tế giữa các cơ
quan thuế các nước nhằm chia sẻ thông tin dữ liệu lẫn nhau, cùng nhau đấu tranh
quản lý nhà nước về chuyển giá.
36

- Thứ ba, chế tài thiết lập phải đủ mạnh, đủ sức răn đe các hoạt động gian lận
thuế qua chuyển giá để các các công ty đa quốc gia không dám thực hiện hoạt động
chuyển giá khi cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí tài chính khi bị phát hiện
chuyển giá.
- Thứ tư, tương đồng với các quy định, các thông lệ quốc tế, đặc biệt là trong
bối cảnh hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Theo đó, các quốc gia cần
căn cứ vào các quy định, thông lệ và các thỏa thuận có tính chất quốc tế để từ đó vận
dụng trong việc xây dựng và thực thi các quy định dựa trên điều kiện cụ thể của quốc
gia mình.
- Thứ năm, đảm bảo tính hiệu quả của quản lý thuế về vấn đề quản lý nhà nước
về chuyển giá. Tính hiệu quả được thể hiện qua chi phí quản lý, qua cách thức đảm
bảo các nguồn lực, phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, về cơ
bản vẫn phải đảm bảo mục tiêu kiên quyết đấu tranh chống các sai phạm về thuế,
trong đó có hoạt động chuyển giá. Không đặt nặng vấn đề chi phí hành thu, chi phí
kiểm soát quá lớn để bỏ qua những vấn đề, những vụ việc phức tạp trong quản lý nhà
nước về chuyển giá.
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
2.2.2.1. Ban hành chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
Để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN
FDI, việc ban hành chính sách được xem là bước tiên quyết bởi nó tạo môi trường
pháp lý cho quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Việc xây dựng khung pháp lý cần
đạt được những nội dung cốt lõi sau đây:
Thứ nhất, xác định được các cách thức nhận biết hoạt động chuyển giá
Có thể tổng hợp một số dấu hiệu chuyển giá dễ nhận biết theo mô tả sau đây:
Bảng 2.1: Mô tả một số dấu hiệu chuyển giá
Dấu hiệu nghi vấn
STT Mô tả chi tiết
chuyển giá
Hoạt động thua lỗ kéo dài - Doanh nghiệp thua lỗ nhưng vẫn mở rộng kinh
hoặc kết quả kinh doanh doanh
1 lãi/lỗ có tính chu kỳ khiến - Tỷ suất sinh lời (lợi nhuận) thấp hơn bình quân
doanh nghiệp không phải nộp chung của ngành
thuế
Có giao dịch mua bán với - Giá bán thấp hơn chi phí
công ty liên kết trên 50% - Giá mua nguyên vật liệu cao hơn giá nhập khẩu
2
tổng giá trị thương mại toàn bình quân của sản phẩm tương đồng
doanh nghiệp
Những giao dịch quan trọng Việc định giá chuyển giao sai làm gia tăng lợi nhuận
với các bên liên quan hầu hết ở nơi giao dịch có thuế suất thấp. Thường là nơi
3
diễn ra ở nơi có thuế suất quyết toán lợi nhuận của tập đoàn
thấp
Tình trạng vay nợ quá mức, Vay nợ kéo dài vượt quá khả năng trả nợ hoặc lãi
4
nhất là từ bên liên kết suất đi vay cao hơn nhiều lãi suất thị trường
5 Tái cấu trúc doanh nghiệp có Việc tái cấu trúc thường đi kèm với tái phân bổ lợi
37

giao dịch liên kết với nước nhuận giữa các thành viên của Công ty đa quốc gia.
ngoài Trong nhiều trường hợp, tái cấu trúc giúp Công ty đa
quốc gia chuyển giá qua định giá chuyển giao tài sản
vô hình
Lựa chọn những phương thức Thanh toán các khoản lãi suất tín dụng, chi phí bảo
thanh toán đặc biệt hiểm, quảng cáo, chi phí tư vấn, trả bản quyền sở
6
hữu trí tuệ, thương hiệu… với các công ty có quan
hệ liên kết ở nước ngoài
Thuế suất hiệu dụng (tỷ lệ Có những khác biệt đáng kể giữa thuế suất hiệu dụng
giữa thuế thực trả và thu được báo cáo giữa các công ty trong cùng Công ty đa
7 nhập) quốc gia và lãi suất danh nghĩa mà đó có thể là kết
quả của việc chuyển giá khi phân bổ quá nhiều lợi
nhuận cho các khu vực có mức thuế suất thấp
Chứng từ phục vụ cho công Không có hồ sơ và chứng từ đầy đủ, đáng tin cậy để
8 tác hạch toán kế toán không chứng tỏ cho phương thức định giá chuyển giao mà
đầy đủ doanh nghiệp lựa chọn áp dụng
Nguồn: Tác giả luận án tự tổng hợp từ hướng dẫn của OECD và WorldBank
Thứ hai, xác định được quan hệ liên kết và các giao dịch giữa các bên có quan
hệ liên kết
Các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các
trường hợp: (i) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm
soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia; (ii) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu
sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Theo quy định của OECD, các bên liên kết thông thường gồm:
+ Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của
chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
+ Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên
thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
+ Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh
nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh
nghiệp kia;
+ Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới
bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ
nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với
điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp
đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh
nghiệp đi vay;
+ Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm
quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên
được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo
điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên
được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính
38

hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
+ Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có
một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt
động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
+ Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài
chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ ga
đình như vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em
ruột, anh em rể, chị em dâu, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác ruột và cháu ruột;
+ Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc
cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
+ Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua
vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành
doanh nghiệp;
+ Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát
quyết định trên thực tế đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp kia.
Thứ ba, xác định, thẩm định được phương pháp định giá chuyển giao được áp
dụng
Có 5 phương pháp phổ biến thường được áp dụng khi xem xét xác định giá thị
trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Đó là: (1) Phương pháp so
sánh giá độc lập (Comparable Uncontrolled Price Method – CUP); (2) Phương pháp
giá bán lại (Resale Price Method – RSM); (3) Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost
Plus Method – CPM); (4) Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method – PSM);
và (5) Phương pháp so sánh lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao (Transactional
Net Margin Method – TNMM). Nội dung cụ thể từng phương pháp xem Phụ lục 10.
Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm, thuận lợi khó khăn riêng. Áp dụng
phương pháp nào tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia và sự lựa chọn
của NNT. Hiện nay hầu hết các quốc gia đều cho phép doanh nghiệp tự xác định sẽ
áp dụng phương pháp nào để xác định giá chuyển giao, với điều kiện phải có đầy đủ
cơ sở chứng minh tại sao lựa chọn phương pháp đó mà không lựa chọn phương pháp
khác.
Thứ tư, ban hành quy định về APA - Thỏa thuận trước về phương pháp xác định
giá tính thuế
APA là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc
giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ. Có ba
loại hình APA: đơn phương, song phương và đa phương. Trong đó, APA đơn phương
là hình thức thỏa thuận giữa người nộp thuế và cơ quan thuế; APA song phương là
giữa cơ quan thuế - cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế; APA đa phương là thỏa
39

thuận giữa nhiều cơ quan thuế đối tác và người nộp thuế.
Khi áp dụng cơ chế thoả thuận trước về giá, DN FDI, công ty đa quốc gia phải
chủ động đề xuất biện pháp tính giá hoặc mức giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ giữa
các thành viên trong tập đoàn, trước khi kê khai và nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ phối
hợp với cơ quan thuế nước ngoài đã ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần tổ chức
giám sát, kiểm soát để chống gian lận thuế. Về lý thuyết, APA có thể giúp giảm bớt
tình trạng khai gian giá, giảm thời gian cho khâu thanh tra giá chuyển nhượng. Tuy
nhiên, thực tế có áp dụng hay không còn phụ thuộc vào DN FDI có tự nguyện đăng kí
APA hay không. Bởi APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, cơ quan thuế không
thể ép DN phải thực hiện. Cơ quan thuế cần có cơ chế khuyến khích các DN có giao
dịch liên kết áp dụng APA để tránh thanh tra về chuyển giá. Tuy nhiên, APA cũng là
một quá trình phức tạp và mất nhiều thời gian nên chỉ phù hợp với các DN có quy mô
lớn và có mô hình kinh doanh ổn định.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đã chủ động
ban hành các chính sách khuyến khích tuân thủ mới, mà điển hình là cơ chế APA như
là một giải pháp đặc biệt để giải quyết các tranh chấp về thuế giữa cơ quan thuế các
nước và giữa cơ quan thuế với các công ty đa quốc gia.
Thứ năm, xây dựng các chế tài kiểm tra và xử lý nếu xảy ra các vi phạm pháp
luật quản lý nhà nước về chuyển giá
Cần xây dựng các biện pháp về cách thức kiểm tra giao dịch; cách thức thanh
tra thuế; đặc biệt là việc xử lý các vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về chuyển giá
như các biện pháp phạt, truy thu thuế, hoàn thuế. Các quy định xây dựng cần mang
tính răn đe cao để làm giảm động lực thực hiện hoạt động chuyển giá của các DN
FDI.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
Trước hết cần khẳng định QLNN đối với hoạt động chuyển giá được thiết lập
trên cơ sở ý chí của Nhà nước nhằm điều chỉnh các giao dịch giữa các bên liên kết
theo hướng thị trường; theo đó Nhà nước buộc các chủ thể có giao dịch liên kết phải
tham gia vào quan hệ pháp luật chuyển giá với mục đích kiểm soát và thiết lập lại
giao dịch giữa các bên.
* Về mô hình tổ chức
Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, các chủ thể/cơ quan tham gia trong bộ
máy QLNN đối với hoạt động chuyển giá có khác nhau. Một số cơ quan chính tham
gia quản lý hoạt động chuyển giá của DN FDI gồm: Chính phủ, cơ quan thuế và các
cơ quan liên quan như cơ quan cấp phép đầu tư, các bộ quản lý chuyên ngành...
Chính phủ tham gia vào quan hệ này để thực hiện chức năng quản lý và điều tiết
vĩ mô nền kinh tế, hạn chế hoặc kiểm soát các tác động tiêu cực do chuyển giá gây ra
40

cho xã hội, cho bản thân nhà nước và các chủ thể khác có liên quan. Mục đích của
Nhà nước là thiết lập lại trật tự thương mại, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Xét về bản chất, hoạt động chuyển giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhà nước
về thuế nên trách nhiệm quản lý nhà nước về chuyển giá được giao cho cơ quan thuế.
Vì vậy, trong quan hệ pháp luật về quản lý nhà nước về chuyển giá, cơ quan thuế là
chủ thể nhân danh nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật này. Bộ máy cơ quan
thuế được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương với đầy đủ chức
năng, phương tiện và nghiệp vụ, có trách nhiệm tổ chức điều hành các hoạt động
quản lý và chủ trì phối kết hợp với các cơ quan có liên quan để kiểm soát, phòng
ngừa chuyển giá của các doanh nghiệp có GDLK nói chung, DN FDI nói riêng.
Bên cạnh cơ quan thuế nhân danh nhà nước trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp
luật về quản lý nhà nước về chuyển giá thì các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp, hỗ trợ trong việc thu thập thông tin hoặc
xử lý sai phạm. Sự phối hợp này thể hiện tính chất tham dự gián tiếp của các cơ quan
hữu quan trong quan hệ pháp luật về quản lý nhà nước về chuyển giá. Đó có thể là
các cơ quan cung cấp thông tin mang tính chuyên ngành (nông sản, thủy hải sản,
công nghiệp, y tế…), cơ quan cấp phép đầu tư, và các cơ quan liên quan khác như hải
quan, ngân hàng…
* Nguyên tắc tổ chức bộ máy cơ quan thuế
Tổ chức bộ máy CQT nói chung, với hoạt động kiểm soát chuyển giá nói riêng
được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức
thực hiện các quy định về chống chuyển giá trong cả nước. Tính thống nhất và hệ
thống trong tổ chức bộ máy thu thuế được thể hiện ở các điểm sau:
- Hệ thống thu thuế nhà nước thực hiện chức năng quản lý thống nhất trong cả
nước về công tác chống chuyển giá đối với tất cả các thành phần kinh tế; không một
tổ chức hay cá nhân nào được đứng ra tổ chức hoạt động chống chuyển giá nếu
không được sự ủy quyền của cơ quan thuế.
- Các nghiệp vụ chống chuyển giá với các đối tượng nộp thuế được chỉ đạo và
tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật thuế.
- Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất. Việc quản lý
biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như
tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế chống chuyển giá được thực hiện thống nhất
trong toàn ngành thuế.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế
Cơ quan thuế là cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện hành các biện pháp kiểm
soát chuyển giá.
41

Cơ quan thuế trung ương có nhiệm vụ tư vấn soạn thảo các văn bản pháp luật về
chuyển giá và các văn bản hướng dẫn thi hành. Xây dựng và điều hành kế hoạch quản
lý thuế đối với chuyển giá trong cả nước và từng địa phương; tổ chức phổ biến,
hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các luật thuế liên quan đến chuyển giá trong
cả nước; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về chuyển giá và sử
dụng cán bộ; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra qúa trình chấp hành các luật thuế và
các văn bản liên quan đến chuyển giá.
Các cơ quan thuế địa phương: cục thuế, cục thuế vùng có nhiệm vụ, quyền hạn
chủ yếu sau: Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành luật thuế và các văn
bản liên quan đến chuyển giá; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý
chuyển giá trong toàn địa bàn và từng chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các
Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, giải quyết
các khiếu nại về chuyển giá; trực tiếp thực hiện việc quản lý (thanh tra, kiểm tra) đối
với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.
2.2.2.3. Tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
* (1) Quản lý kê khai giao dịch liên kết
Các cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc kê khai giao dịch với
các bên có quan hệ liên kết dựa vào hai nguồn: tự thực hiện kê khai của NNT có giao
dịch liên kết và do cơ quan thuế trực tiếp điều tra. Tổng hợp, theo dõi kê khai giao
dịch liên kết làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động nghiệp vụ tiếp theo.
* (2) Tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp FDI có quan hệ liên kết
Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ DN FDI có quan hệ liên kết tuân thủ kê khai giao
dịch liên kết và xác định giá cả chuyển giao trong nội bộ tuân theo giá thị trường và
có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, công bằng với quốc gia sở tại là một nội dung hết sức
quan trọng trong quản lý nhà nước về đối với hoạt động của các DN FDI. Để thực
hiện nội dung này, các cơ quan quản lý nhà nước cần phổ biến, quán triệt các văn bản
pháp lý liên quan đến chống hoạt động chuyển giá như: Luật Quản lý thuế, Luật Hải
quan, Luật thuế TNDN, Luật Kế toán, Nghị định, Thông tư về giao dịch liên kết…
Tăng cường truyền thông về thực trạng tình hình chuyển giá trong giao dịch liên kết
của doanh nghiệp FDI nhằm nâng cao ý thức đấu tranh đối với hành vi vi phạm này.
Việc tuyên truyền hỗ trợ DN FDI có thể qua các kênh thông tin như hỏi đáp trực
tiếp, qua điện thoại, qua tổ chức các hội nghị đối thoại, hoặc tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong việc tuân thủ quy tắc giá thị trường của các DN FDI.
* (3) Xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch và tỷ suất lợi nhuận
Cơ sở dữ liệu phục vụ là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong quản lý
thuế nói chung và trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chuyển giá của DN FDI nói
riêng. Đây là nội dung được OECD và Liên hiệp quốc đặc biệt chú trọng trong
42

khuyến nghị dành cho các quốc gia. Cơ sở dữ liệu giá cả của giao dịch chính là căn
cứ so sánh xem việc định giá chuyển giao giữa các bên có quan hệ liên kết có tuân
thủ theo nguyên tắc giá thị trường hay không. Hệ thống cơ sở dữ liệu được xây dựng
cần phải là tập hợp trong một giai đoạn dài, tránh các giai đoạn nền kinh tế có biến
động lớn. Tài liệu thu thập trong quá trình thanh tra, kiểm tra chuyển giá (loại thông
tin, tài liệu, mức độ, tính chính xác, sự trung thực, thời gian và phạm vi cung cấp, kể
cả các hình thức chế tài xử lý khi DN không cung cấp thông tin tài liệu đầy đủ và
trung thực) cũng cần được quy định cụ thể về đối tượng được phép sử dụng, về trách
nhiệm bảo mật và chia sẻ tài liệu cho bên thứ ba. Cơ sở dữ liệu này có thể được hình
thành từ các nguồn sau:
- Tập hợp dữ liệu mua bán qua hệ thống giao dịch của các ngân hàng thương
mại bởi hiện nay theo quy định của các nước thì hầu hết các giao dịch giá trị lớn đều
bắt buộc phải thực hiện qua hệ thống các ngân hàng thương mại.
- Tổng hợp giá cả giao dịch từ các chứng từ kế toán của các bên có liên quan
như: giao dịch từ các bên độc lập, giao dịch từ công ty có nghi vấn bán cho bên liên
kết và bên độc lập…
- Mua cơ sở dữ liệu từ các công ty kiểm toán có uy tín. Hiện nay trên thế giới có
khá nhiều hệ thống cơ sở dữ liệu uy tín trong khu vực như Oriana, OneSource hay
trên thế giới như Orbis, Sandard & Poors, Thompson Reuter… Những công ty kiểm
toán lớn như Deloitte, Ernst & Young, KPMG và Pricewaterhouse Coopers cũng
đang sử dụng các cơ sở dữ liệu này để tư vấn thuế cho cả cơ quan quản lý nhà nước
và các DN FDI.
- Tài liệu từ người nộp thuế. Việc yêu cầu người nộp thuế cung cấp tài liệu
không chỉ có ý nghĩa cung cấp thông tin mà còn làm giảm động cơ gian lận thuế của
họ. Khi bị yêu cầu cung cấp tài liệu, người nộp thuế sẽ cảm thấy trách nhiệm của họ
tăng lên. Ngay cả khi không chắc có hành vi chuyển giá, các thông tin kê khai không
trung thực cũng đã là một hành vi phạm pháp. Các tài liệu cung cấp cho CQT cũng
chính là các bằng chứng có tiềm năng chống lại chính DN. Chính vì vậy điều này
cũng sẽ khuyến khích DN có trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực cũng như
tuân thủ tốt nghĩa vụ thuế. Việc yêu cầu cung cấp tài liệu cũng sẽ làm tăng chi phí
tuân thủ thuế đối với người nộp thuế. Do đó, các nước cũng đưa ra một số giới hạn về
thời hạn và phạm vi tài liệu cung cấp giúp giảm bớt chi phí tuân thủ cho DN
* (4) Phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá
Hệ thống phân tích rủi ro, xác định dấu hiệu chuyển giá đóng vai trò quan trọng
trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI, đặc biệt trong
công tác thanh tra, kiểm tra, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu công tác quản lý thuế, hạn
chế rủi ro về thuế thông qua chuyển giá; từng bước hiện đại hoá công tác quản lý
43

thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý NNT trên cơ sở phân tích, đánh giá thông tin NNT
theo quy định.
Đa số các cơ quan thuế tiên tiến trên thế giới và trong khu vực đã áp dụng
phương pháp quản lý rủi ro trong các chức năng quản lý thuế, đặc biệt là chức năng
thanh tra, kiểm tra. Việc ứng dụng các mô hình phân tích, phát hiện gian lận sẽ góp
phần hạn chế chuyển giá, tăng hiệu quả thanh tra, kiểm tra chuyển giá và thu lại cho
NSNN rất lớn.
* (5). Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là một nội dung quan trọng trong các hoạt
động nghiệp vụ quản lý chuyển giá. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, phân tích rủi ro xác
định dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
thanh tra, ra thông báo xử lý hành vi vi phạm (nếu có). Các cuộc thanh tra thuế có thể
được tiến hành theo định kỳ, kế hoạch hoặc khi có các phát sinh về nghi vấn thuế.
Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, quy trình thanh tra chuyển giá có thể bao gồm
các bước với những nội dung cụ thể khác nhau, nhưng thường gồm các bước cơ bản
sau:
Bước 1: Phân tích tại bàn để xác định các bên có giao dịch liên kết với DN FDI
Bước 2: Gửi mẫu biểu yêu cầu DN FDI báo cáo
Bước 3: Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở DN FDI
Bước 4: Đàm phán, thuyết phục DN FDI. Trong bước này, đoàn thanh tra tiến
hành đàm phán, thoả thuận với DN FDI về việc điều chỉnh giá thị trường. Việc này
đòi hỏi kỹ năng phân tích, trình độ thuyết phục và đấu tranh của đoàn thanh tra để
quyết định cuộc thanh tra chuyển giá thành công hay không.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch không đúng với bản chất kinh
tế, không đúng thực tế phát sinh; doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết không
tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai và cung cấp thông tin theo quy định về quản lý
thuế, cơ quan thuế sẽ ấn định mức thuế. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt trên số tiền thuế
khai thiếu, số tiền thuế được hoàn trong trường hợp đã lập hồ sơ xác định giá thị
trường hoặc đã lập tờ khai giao dịch liên kết theo đúng quy định về xác định giá thị
trường đối với giao dịch liên kết, nhưng cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền
khi thanh tra, kiểm tra kết luận số liệu thanh tra, kiểm tra khác với số liệu đã khai của
người nộp thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.
2.3. Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với
hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.1. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển
giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Để đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh
44

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, người ta có thể xem xét, phân tích nhiều
tiêu chí/chỉ tiêu khác nhau theo từng nội dung quản lý: ban hành chính sách, tổ chức
bộ máy quản lý, kết quả triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý. Trong luận án
này, để xác lập cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chuyển
giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội, ngoài việc đánh giá theo các nội dung quản
lý, nghiên cứu sinh sử dụng một số chỉ tiêu, tiêu chí sau:
2.3.1.1. Các chỉ tiêu định lượng
(1) Tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai giao dịch liên kết
Tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai giao dịch liên kết = Số DN FDI có quan hệ liên kết
có nộp tờ khai GDLK/ Tổng số DN FDI có quan hệ liên kết
(2) Tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai giao dịch liên kết đúng hạn
Tỷ lệ DN FDI nộp tờ khai giao dịch liên kết đúng hạn = Số DN FDI có quan hệ
liên kết có nộp tờ khai GDLK đúng hạn/ Tổng số DN FDI có quan hệ liên kết phải
nộp tờ khai.
Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ tuân thủ kê khai quan hệ liên kết và giao dịch
liên kết. Chỉ tiêu này càng lớn (gần và bằng 100%) chứng tỏ DN FDI có ý thức tuân
thủ tốt và ngược lại.
(3) Tỷ lệ tăng số lượng DN FDI/số loại cơ sở dữ liệu trong kho cơ sở dữ liệu
thanh tra của CQT
Tỷ lệ tăng số lượng DN FDI/số loại cơ sở dữ liệu trong kho cơ sở dữ liệu thanh
tra của CQT = (Số lượng DN FDI/số loại cơ sở dữ liệu trong kho cơ sở dữ liệu thanh
tra của CQT kì này - Số lượng DN FDI/số loại cơ sở dữ liệu trong kho cơ sở dữ liệu
thanh tra của CQT kì trước)/ Số lượng DN FDI/số loại cơ sở dữ liệu trong kho cơ sở
dữ liệu thanh tra của CQT kì trước.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nguồn cơ sở dữ liệu tăng, tạo thuận lợi cho công
tác thanh tra được nhanh chóng, chính xác và ngược lại.
(4) Số thuế truy thu bình quân một DN FDI chuyển giá qua thanh tra, kiểm tra
Số thuế truy thu bình quân một DN FDI chuyển giá qua thanh tra, kiểm tra =
(Tổng số thuế truy thu+ phạt+ chậm nộp sau thanh tra các DN FDI có chuyển
giá)/Tổng số DN FDI có chuyển giá
Số thuế truy thu bình quân phản ánh chất lượng, hiệu quả lựa chọn đối tượng
thanh tra chuyển giá trên phương diện có xác định đúng đối tượng có gian lận lớn hay
không. Số thuế truy thu, phạt, chậm nộp bình quân càng cao chứng tỏ lựa chọn DN để
thanh tra chuyển giá là tốt. Tất nhiên, nó cũng phản ánh kết quả công tác thanh tra tốt
và cũng phản ánh mức độ tuân thủ ở những DN FDI này chưa cao.
(5) Số lỗ bình quân cắt giảm qua thanh tra chuyển giá
Số lỗ bình quân cắt giảm qua thanh tra chuyển giá = (Tổng lỗ cắt giảm sau
45

thanh tra các DN FDI có chuyển giá)/Tổng số DN FDI được thanh tra có kết luận
chuyển giá
Số lỗ cắt giảm bình quân phản ánh chất lượng, hiệu quả giảm lỗ ảo, lỗ sai của
các DN FDI. Số lỗ cắt giảm bình quân càng cao chứng tỏ lựa chọn DN để thanh tra
chuyển giá là tốt, và cũng phản ánh mức độ tuân thủ ở những DN FDI chưa tốt.
(6) Số lượng APA được ký kết
Số lượng APA được ký kết trong kì càng nhiều chứng tỏ mức độ tuân thủ giá thị
trường càng cao và càng giảm gánh nặng cho công tác kiểm soát, hạn chế chuyển giá
và ngược lại.
2.3.1.2. Các tiêu chí định tính
Các tiêu chí định tính của kết quả quản lý nhà nước về chuyển giá thường là hệ
quả tác động của hành vi quản lý mà khó tính toán, đo đếm được. Kết quả định tính
của quản lý nhà nước về chuyển giá là những tác động có tính xã hội, chính trị đạt
được qua một số tiêu chí sau:
- Một là, tính chất nghiêm trọng của các hành vi, sai phạm của DN FDI phát
hiện qua QLNN về chuyển giá: Tiêu chí tính chất nghiêm trọng của các hành vi sai
phạm của DN FDI được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra chuyển giá được ước tính
thông qua đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của các
hành vi, sai phạm của DN FDI được thanh tra.
- Hai là, xu hướng thay đổi các hành vi của DN FDI sau thanh tra, kiểm tra
chuyển giá: Tiêu chí xu hướng thay đổi (tăng, giảm) các hành vi sau thanh tra chuyển
giá của DN FDI được ước tính dựa vào xu hướng tăng, giảm các hành vi vi phạm của
DN FDI sau thanh tra qua các năm. Xu hướng các hành vi vi phạm sau thanh tra,
kiểm tra chuyển giá càng giảm chứng tỏ tính tuân thủ của DN FDI sau thanh tra được
cải thiện, tính răn đe phòng ngừa của thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan QLNN
được phát huy tác dụng và ngược lại.
- Ba là, xu hướng thay đổi (tăng, giảm) DN FDI tái phạm sau thanh tra, kiểm
trachuyển giá: Tiêu chí xu hướng thay đổi (tăng, giảm) DN FDI tái phạm sau thanh
tra, kiểm trachuyển giá được ước tính dựa vào xu hướng NNT đã được thanh tra kiểm
tra chuyển giá kỳ trước nay lại tiếp tục lặp lại hành vi sai phạm.
- Bốn là, mức độ hài lòng của DN FDI đối với công tác quản lý nhà nước về
chuyển giá: quản lý nhà nước về chuyển giá phải làm cho hiệu quả thanh tra, kiểm tra
tăng nhưng cũng không được gây phiền hà cho DN FDI và giảm thu hút đầu tư vào
địa bàn, khu vực, quốc gia. Tiêu chí này có thể được ước tính thông qua các cuộc
điều tra, phỏng vấn trực tiếp hoặc đánh giá mức độ, tỷ lệ các hồ sơ thanh tra của DN
FDI chuyển giá có ý kiến ngược kết luận thanh tra, kiểm tra hoặc tỷ lệ các hồ sơ
thanh tra, kiểm tra chuyển giá có khiếu nại…
46

2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ việc kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nước và tự nghiên cứu, tác giả
luận án cho rằng có 3 nhóm yếu tố chủ yếu sau:
2.3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về chủ thể quản lý
Một là, phương pháp thanh tra, kiểm tra
Phương pháp thanh tra, kiểm tra ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thanh tra,
kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá. Nếu lựa chọn phương pháp thanh tra,
kiểm tra không phù hợp, CQT sẽ không đạt được hiệu quả thanh tra, kiểm tra như
mong muốn. Nếu CQT chỉ sử dụng đơn thuần một phương pháp thanh tra, kiểm tra
thuế sẽ cho ra kết quả không đầy đủ, mà phải vận dụng nhiều phương pháp kết hợp.
Nếu không căn cứ vào tình hình, đặc thù SXKD, đặc điểm ngành nghề của từng NNT
mà áp dụng máy móc phương pháp thanh tra, kiểm tra theo trình tự sẽ dẫn đến bỏ sót,
thanh tra, kiểm tra không trúng, không đúng và sẽ không đủ thời gian thanh tra, dẫn
đến hiệu quả thanh tra, kiểm tra chuyển giá thấp. Do đó, để thanh tra, kiểm tra thuế
đạt được hiệu quả, cán bộ thanh tra, kiểm tra cần xem xét, bàn bạc rất kỹ phương
pháp thanh tra, kiểm tra cho phù hợp, khoa học, tránh gây phản ứng của NNT để vẫn
đạt được hiệu quả cao nhất. Hiện nay, hầu hết các CQT đã chuyển sang áp dụng
phương pháp thanh tra, kiểm tra chuyển giá trên cơ sở phân tích rủi ro. Theo phương
pháp này, việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được tiến hành dựa trên hệ thống các
tiêu chí rủi ro để lựa chọn NNT có rủi ro cao về chuyển giá thuế đưa vào diện thanh
tra. Thông thường nếu chọn được NNT có rủi ro cao thì hiệu quả thanh tra, kiểm tra
chuyển giá thu được là cao và ngược lại. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong khâu này là
yêu cầu rất quan trọng trong việc đảm bảo triển khai thực hiện cuộc thanh tra, kiểm
tra chuyển giá có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải về nội dung và không bị kéo
dài về thời gian mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ yêu cầu đặt ra đối với cuộc thanh
tra, kiểm tra chuyển giá.
Hai là, chất lượng cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế
Thông tin là cơ sở để nhà nước quản lý đối với NNT và góp phần phân tích dự
báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, nguồn thu, ảnh hưởng của chính sách thuế đến
tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở thông tin về NNT, CQT khắc phục được tình trạng
thanh tra, kiểm tra tràn lan, gây phiền hà cho NNT, đặc biệt đối với những NNT chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. Vì vậy có thể khẳng định, thông tin về NNT là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế nói chung và đối với
quản lý hoạt động chuyển giá nói riêng. Không có thông tin, dữ liệu đầy đủ CQT sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong thanh tra, kiểm tra chuyển giá.
Chính vì vậy, cơ quan thuế nước nào cũng phải xây dựng, cập nhật, trao đổi, thu
47

thập, mua thông tin… để có được bộ cơ sở dữ liệu về chuyển giá đầy đủ, kịp thời. Để
có được nguồn thông tin này, các quốc gia phải đầu tư tài chính, thời gian và nguồn
nhân lực thỏa đáng cho nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu.
Ba là, trình độ nhân lực quản lý nhà nước về chuyển giá
Nhân lực quản lý nhà nước về chuyển giá được xem là thách thức lớn với nhiều
quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển, bởi lẽ các DN FDI với lịch sử hoạt động hàng
trăm năm, kinh nghiệm về xử lý các vấn đề kinh tế, kế toán – tài chính rất đa dạng
phong phú và có nhiều thủ thuật, cách thức né thuế, tránh thuế hết sức tinh vi. Do đó,
số lượng, chất lượng (trình độ, kinh nghiệm...) của cán bộ làm công tác thuế nói
chung và trực tiếp là cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về chuyển giá là một
vấn đề luôn cần được quan tâm. Những vấn đề được đặt ra là: (i) Đội ngũ cán bộ cần
nắm được các quy tắc xác định giá thị trường của các giao dịch và có khả năng ứng
dụng thực tiễn; (ii) Có kỹ năng thu thập, nắm bắt số liệu, dữ liệu của giao dịch kinh tế
cũng như các số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; (iii) Cần thường xuyên được
bồi dưỡng, trau dồi kiến thức liên quan đến chuyển giá do đây là một vấn đề thường
xuyên có những sự thay đổi trong cả lý luận và thực tiễn và quan trọng nhất là bồi
dưỡng, trau dồi vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này.Trình độ chuyên môn
của cán bộ quản lý thể hiện ở bằng cấp được đào tạo đúng chuyên ngành như: kế
toán, kiểm toán, thuế…. cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ một cách
thường xuyên và đầy đủ, có khả năng tự nghiên cứu, cập nhật thông tin về chuyên
ngành và có thời gian thâm niên công tác trong ngành. Thái độ, tính chuyên nghiệp, ý
thức tuân thủ các quy định pháp luật của cán bộ thanh tra cũng là yếu tố tác động trực
tiếp đến kết quả thanh tra chuyển giá..
Bốn là, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước
Để thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiệu quả, trong quá trình tác nghiệp rất cần có
sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan như hải quan, kho bạc, ngân
hàng, cơ quan công an, cơ quan quản lý của NNT. Nếu không có sự hợp tác của các
cơ quan này thì CQT sẽ không thu thập đầy đủ được thông tin liên quan để ra kết luận
thanh tra, kiểm tra thuế một cách chính xác, khách quan và dễ bỏ sót sai phạm. Đồng
thời, nếu NNT biết CQT luôn phối hợp với các cơ quan này trong công tác thanh tra,
kiểm tra sẽ làm nản ý đồ gian lận, tuân thủ tốt hơn pháp luật thuế. Việc chia sẻ, trao
đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong
giải quyết công việc giúp làm giảm chi phí, thời gian, công sức trong hoạt động thanh
tra. Do vậy, nếu cơ quan QLNN về chuyển giá có bộ máy tổ chức chặt chẽ, có sự
phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị liên quan thì sẽ kiểm soát tốt về chuyển giá của các
DN FDI.
Năm là, khả năng thiết lập mối quan hệ giữa cơ quan thuế các nước
48

Trong bối cảnh hiện nay các DN FDI với mạng lưới hoạt động toàn cầu, phát
sinh các giao dịch giữa nhiều chi nhánh ở nhiều quốc gia thì vấn đề tạo mối quan hệ
liên kết nhằm chia sẻ thông tin giữa cơ quan thuế các nước càng trở nên cấp thiết.
Việc tạo ra sự gắn kết này giúp cơ quan thuế mỗi nước nắm bắt được giá cả giao dịch
khi các chi nhánh của DN FDI ở mỗi nước thực hiện mua bán với nhau, từ đó có thể
giúp cả 2 bên xác định được giá chuyển giao như vậy có hợp lý hay không. Việc gắn
kết này còn giúp cơ quan thuế các nước đấu tranh với các giao dịch ngầm, tăng cường
khả năng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giá cả cho mỗi nước. Đồng thời, việc hợp
tác giữa cơ quan thuế các nước qua các Hiệp định tránh đánh thuế trùng còn làm giảm
bớt đi nhiều động lực né tránh thuế của các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho áp dụng thỏa
thuận trước về giá (APA) giữa cơ quan thuế với NNT.
2.3.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường quản lý
- Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của DN FDI
Các DN FDI hoạt động theo nhiều hệ thống pháp luật khác nhau: công ty mẹ
hoạt động theo pháp luật được áp dụng tại quốc gia nơi có trụ sở chính, trong khi các
công ty con hoạt động theo pháp luật được áp dụng ở nước sở tại. Các quy định và
luật pháp ở từng quốc gia có thể khác nhau. Việc quản lý các công ty con hoạt động
theo pháp luật mà khác với luật pháp quốc gia nơi có trụ sở chính, các pháp luật về
thuế, hải quan, luật đầu tư nước ngoài, luật DN, …trong thực tế, hiệu quả hoạt động
của các công ty con và các nhà quản lý của họ bị ảnh hưởng bởi các luật này. Thuế
suất thuế TNDN và các ưu đãi thuế có ảnh hưởng trực tiếp vì tạo ra tiền đề cho hoạt
động chuyển giá. Chính vì sự khác biệt trong chính sách thuế của các quốc gia mà các
công ty đa quốc gia và các DN FDI có điều kiện lợi dụng để tối thiểu hóa số thuế phải
nộp bằng hành vi chuyển giá. Tất nhiên, khi lựa chọn thuế suất và áp dụng các ưu đãi
thuế, mỗi quốc gia đã hửớng đến những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định và việc
các DN lợi dụng để chuyển giá được coi là một sự đánh đổi để đạt các mục tiêu kinh
tế - xã hội đó. Tuy nhiên, sự đánh đổi này có phải là tối ưu trong điều kiện cụ thể của
một quốc gia hay không là vấn đề cần cân nhắc kỹ lưỡng.
- Chính sách và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập
Việc kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính... của DN FDI, công ty
đa quốc gia được thực hiện bởi các công ty kiểm toán độc lập. Do đó, nếu chính sách
và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm toán độc lập được thực hiện
một cách nghiêm ngặt, kết quả thanh tra, giám sát hoạt động kiểm toán độc lập đối
với DN FDI được công khai, minh bạch... sẽ góp phần ngăn ngừa, hạn chế hiện tượng
công ty kiểm toán thông đồng với DN FDI trong các hoạt động kiểm toán, tư vấn
thuế. Ngược lại, kết quả kiểm toán đối với DN FDI thiếu chính xác sẽ gây khó khăn
cho QLNN về chuyển giá.
49

- Tình hình kinh tế vĩ mô


Các DN FDI là một tổ chức hoạt động tại nhiều quốc gia khác nhau, mỗi quốc
gia chủ nhà có một môi trường pháp lý, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và công
nghệ có thể khác nhau. Các yếu tố từ nền kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong
việc quản lý hoạt động chuyển giá. mức độ mở cửa của nền kinh tế. Toàn cầu hóa,
hội nhập, mở cửa nền kinh tế là xu hướng tất yếu của thời đại. Đây chính là những
yếu tố ảnh hướng không nhỏ đến kiểm soát hoạt động chuyển giá. Chính sách kiểm
soát của mỗi quốc gia cần tuân thủ những quy định chung trên cơ sở các hiệp định,
các thỏa thuận đã đƣợc ký kết. Những quy định này là cơ sở cho việc xây dựng các
biện pháp tổ chức kiểm soát chuyển giá đối với các DN FDI.
2.3.2.3. Nhóm yếu tố thuộc về khách thể quản lý – các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Việc tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế là vấn đề cốt lõi cho sự thành công
của công tác quản lý quản lý nhà nước về chuyển giá.
Một là, tài liệu, báo cáo chuyển giá của doanh nghiệp
Theo kinh nghiệm của các nước, tài liệu chuyển giá đầy đủ sẽ giúp CQT dễ
dàng trong việc phân tích hành vi chuyển giá của DN, nhờ đó giúp giải quyết nhanh
chóng các tranh chấp chuyển giá. Có nhiều nguồn thông tin để CQT có thể tiếp cận
khi điều tra các hành vi chuyển giá, trong đó một nguồn cực kỳ quan trọng đó là từ
chính DN. Các CQT các nước có thẩm quyền yêu cầu DN cung cấp các thông tin, tài
liệu, báo cáo liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh, quản trị của
DN, đặc biệt là các giao dịch thương mại, giao dịch vốn với các đối tác có nghi ngờ là
giao dịch liên kết. Các tài liệu do DN cung cấp vừa có ý nghĩa thông tin vừa có ý
nghĩa pháp lý. Nó giúp cho CQT có thông tin để đánh giá tính chất của các giao dịch
liên kết, nhưng đồng thời nó cũng là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm của
người nộp thuế.
Thực tế cũng cho thấy, các DN lớn – DN FDI thường tổ chức bộ phận chuyên
trách nghiên cứu về chuyển giá, hoặc thuê các công ty kiểm toán, công ty tư vấn lập
tờ khai GDLK, báo cáo giá trị thị trường... nên hệ thống báo cáo của các DN này
thường rất kín kẽ. Đây là một thách thức đặt ra với CQT của các quốc gia trong
QLNN về chuyển giá.
Hai là, nhận thức, hiểu biết về luật pháp của lãnh đạo DN
Mỗi quốc gia có một cơ chế chính sách và pháp luật khác nhau, do đó lãnh đạo
DN cần phải hiểu biết về pháp luật của nước sở tại trước khi tiếp nhận nhiệm vụ tại
một quốc gia. Khi ban lãnh đạo DN có trình độ cao, hiểu biết về luật pháp và có đạo
đức kinh doanh thì khả năng chuyển giá là rất thấp và ngược lại, nhận thức và hiểu
biết các quy định của ban lãnh đạo cũng như kế toán trong DNLK không cao thì khả
50

năng gian lận chuyển giá rất lớn, do vậy hiểu biết và nhận thức pháp luật cũng ảnh
hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước về chuyển giá.
Ngoài ra, các yếu tố như: ngành nghề kinh doanh của DN FDI, quy mô và danh
tiếng của DN, hình thức giao dịch, động cơ thực hiện chuyển giá cũng có ảnh hưởng
đến quản lý nhà nước về chuyển giá.
2.4. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam
Để tìm ra các bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong quản lý nhà nước
đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
tác giả luận án đã tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của Mỹ - một quốc gia
có nền kinh tế phát triển và của một số quốc gia láng giềng, có những đặc điểm tương
đồng với Việt Nam (Trung Quốc, Thái Lan...).
2.4.1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số quốc gia
2.4.1.1. Tại Mỹ
Là một quốc gia có nền kinh tế phát triển lâu đời với nhiều MNCs hoạt động,
và nhiều phương thức né thuế nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế cho Chính phủ, quốc
gia này đã thực hiện nhiều giải pháp cho hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá.
* Thứ nhất, về việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp lý đối với chuyển giá
Các quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ
kể từ thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1934, các cơ quan quản lý thuế đã
xây dựng các chuẩn mực giá chuyển giao được sử dụng để đánh giá liệu các giao
dịch xuyên quốc gia của các công ty có trụ sở tại nhiều nước có được thực hiện theo
đúng mục đích về thuế thu nhập doanh nghiệp của liên bang hay không. Năm 1968,
Cơ quan thuế nội địa Mỹ - IRS (Internal Revenue Service) đã ban hành bộ luật các
chuẩn mực giá chuyển giao và phương pháp định giá đặc biệt để đánh giá các đặc
điểm về chuyển giao của các kết quả chuyển giá. Năm 1986, Quốc hội Mỹ quyết
định bổ sung một số điều khoản tương ứng với tiêu chuẩn về thu nhập của việc
chuyển giao tài sản vô hình (mục 482). Theo đó, giá chuyển giao giữa các tài sản
hữu hình và vô hình của các doanh nghiệp ở các nước khác nhau phải được xác định
tương đương với giá cung cấp cho bên thứ 3 hoặc tương đương với giá của một
doanh nghiệp có sản phẩm tương tự. Từ năm 1988 đến năm 1992, Quốc hội tiếp tục
chỉnh sửa điều khoản 482, 6038A và 6038C, 6503K của luật thuế nhằm yêu cầu
những người nộp thuế phải cung cấp đầy đủ những tài liệu có liên quan và dễ tiếp
cận, thêm vào điều khoản 6662e để quy định mức xử phạt khi phát hiện có hiện
tượng chuyển giá. Cũng trong năm 1992, IRS dựa trên điều khoản 482 đưa ra quy
51

định mới về các tiêu chuẩn thu nhập, quy định về thủ tục mới và cách thức định giá
chuyển giao. Bên cạnh đó, Quốc hội Mỹ cũng ban hành các quy định có liên quan
đến chuyển giá quốc tế ở các khía cạnh như: dịch vụ, các tài sản hữu hình và vô
hình, tác động của những hạn chế pháp lý của nước ngoài… Năm 2010, Quốc hội và
IRS liên tục sửa đổi, điều chỉnh và ban hành thêm các quy định mới có liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của bên nộp thuế. Năm 2011, thượng nghị sĩ Carl Levin đã trình
dự luật Chống lợi dụng thiên đường thuế (STHAA) vận động để Quốc hội thông
qua. Dự luật buộc các tập đoàn như Apple phải công khai toàn bộ dữ liệu như số
lượng nhân viên, doanh số bán hàng, vốn, thuế... ở từng nước. Năm 2012, đứng
trước tình hình MNCs vẫn gia tăng hoạt động chuyển giá, Tổng thống Obama đề
nghị cải cách hệ thống thuế theo hướng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng
tăng cường hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về chuyển giá.
* Thứ hai, về tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý
- Việc phân định chức trách, nhiệm vụ của các cơ quan
Luật pháp của Mỹ quy định, cơ quan thuế có trách nhiệm chính trong việc xác
định giá thị trường, xây dựng nguồn dữ liệu thông tin, ban hành các quy tắc điều
chỉnh hoạt động nghiệp vụ của các bên liên kết và công khai giá tính thuế cho các
doanh nghiệp hoặc giá thỏa thuận APA. Tuy nhiên, thông tin do cơ quan thuế công
bố chỉ mang tính chất khuyến cáo để đối tượng nộp thuế thực hiện và có sự chuẩn bị
trước. Cơ quan thuế có quyền yêu cầu MNCs cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu
phục vụ cho công tác đàm phán APA, xuất trình tài liệu minh chứng cần thiết để xác
định kết quả các nghiệp vụ chuyển giao giữa các công ty liên kết. Khi cơ quan thuế
chứng minh được có sự vi phạm trong việc định giá chuyển giao nhằm trốn thuế, cơ
quan thuế có quyền điều chỉnh lại thu nhập của đối tượng nộp thuế và áp dụng mức
phạt từ 20-40% số thuế khai thiếu bị phát hiện do gian lận qua định giá chuyển giao.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên ngành
Mỹ đề cao tính liên kết trong đấu tranh quản lý nhà nước về chuyển giá một
cách vô cùng mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện qua các quy định về tăng cường sự
phối hợp giữa cơ quan thuế và hải quan trong kiểm soát giá chuyển giao, qua và sự
hợp tác quốc tế giữa Mỹ với Nhật Bản, Canada và Úc trong việc ban hành Danh
mục tài liệu thống nhất PATA yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp cho cơ quan
thuế khi thực hiện thanh tra giá chuyển giao. PATA vừa giúp các quốc gia nêu trên
kiểm tra được các thông tin vượt khỏi phạm vi lãnh thổ một nước, vừa giúp MNCs
giải quyết được các vấn đề thường gặp phải khi cùng một lúc phải tuân thủ các yêu
cầu khác nhau về chính sách cũng như quản lý thuế của nhiều nước về giá chuyển
giao, trong đó các vấn đề chính là thời gian, chi phí và yêu cầu trùng lặp.
- Nhân lực kiểm soát chuyển giá
52

Cùng với việc bổ sung các quy định pháp lý về kiểm soát chuyển giá, chỉ riêng
trong năm 2009, cơ quan thuế của Mỹ đã tuyển thêm 1.200 nhân viên và năm 2010
là 800 nhân viên để thực hiện việc rà soát, giám sát giá chuyển nhượng. Công tác
thanh tra chuyển giá cũng được thực hiện trong 5 nhóm ngành chính của Mỹ đó là:
thông tin liên lạc, công nghệ và truyền thông, bán lẻ, thực phẩm, dược và công
nghiệp chăm sóc sức khỏe.
Thứ ba, về tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
Về cơ bản Mỹ vẫn áp dụng phương pháp truyền thống của OECD về định giá
chuyển giao. Những hướng dẫn của Mỹ về áp dụng các phương pháp truyền thống
của OECD khá cụ thể, chi tiết và thống nhất với quan điểm của OECD về những nội
dung chính như khái niệm, phương pháp xác định, yêu cầu về thông tin, chứng từ, hồ
sơ của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm thống nhất, giữa Mỹ và
OECD vẫn có những điểm khác biệt. Những phương pháp mà Mỹ thường sử dụng là:
(i) Phương pháp so sánh giá thị trường tự do; (ii) Phương pháp dựa vào giá bán ra;
(iii) Phương pháp cộng chi phí vào giá vốn; (iv) Phương pháp phân chia lợi nhuận;
(v) Phương pháp so sánh lợi nhuận. Đối với chuyển giao tài sản vô hình cơ quan thuế
- IRS yêu cầu giá chuyển giao phải được xác định theo một trong bốn phương pháp:
Phương pháp giao dịch không liên kết có thể so sánh (CUT); Phương pháp lợi nhuận
có thể so sánh (CPM); Phương pháp tách lợi nhuận; và các phương pháp khác không
định rõ.
Mỹ không ưu tiên phương pháp định giá chuyển giao nào (doanh nghiệp tự
quyết định) mà chỉ khuyến khích các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn áp
dụng phương pháp thỏa thuận giá (APA) vì đây là phương thức không tốn kém về
thời gian, chi phí, nhưng thời gian áp dụng không dài.
Mỹ có xu hướng là người đi tiên phong trong việc tạo ra các phương pháp xác
định giá mới và có những hướng dẫn riêng cho hàng hóa giao dịch hữu hình và hàng
hóa giao dịch vô hình. Điều này xuất phát từ đặc điểm Mỹ là quốc gia công nghệ
nguồn phát triển nên hoạt động chuyển giao các sản phẩm “trí tuệ - vô hình” giữa
các công ty mẹ ở Mỹ với các công ty con trên toàn cầu rất phát triển.
2.4.1.2. Tại Trung Quốc
Là một trong những quốc gia thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) nhất trên thế giới, đặc biệt là trong vòng 3 thập niên trở lại đây, Trung
Quốc cũng là điểm đến của MNCs hàng đầu thế giới. Có thể nói nguồn vốn FDI của
nước ngoài đã góp phần không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Trung
Quốc. Tuy vậy, Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với vấn đề lợi dụng định giá
chuyển giao của MNCs nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế, tối đa hóa lợi nhuận. Quốc
gia này cũng đã và đang đề ra nhiều giải pháp cho hoạt động quản lý nhà nước về
53

chuyển giá.
* Thứ nhất, về việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp lý đối với chuyển giá
- Chú trọng tạo cơ sở pháp lý cho việc chống lợi dụng định giá chuyển giao để
trốn thuế của MNCs
Để tăng cường quản lý nhà nước về chuyển giá, ngày 28/4/2001, Trung Quốc
tiến hành sửa đổi Luật Quản lý thuế, đồng thời ban hành Nghị định 362 quy định chi
tiết Luật Quản lý việc đánh thuế và thu thuế. Nghị định này quy định rõ thẩm quyền
của cán bộ thuế và quy định các thủ tục thống nhất hướng dẫn việc xác định giá
chuyển giao đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoạt động
tại Trung Quốc. Tiếp đó, ngày 16/3/2007, Trung Quốc thông qua Luật Thuế Doanh
nghiệp sửa đổi với những nội dung quản lý nhà nước về chuyển giá theo tinh thần
của OECD. Năm 2013, quốc gia này xây dựng Luật Chống Chuyển giá. Về cơ bản
Luật Chống Chuyển giá của Trung Quốc được xây dựng theo hướng dẫn của OECD.
Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt trọng yếu so với quy định của Mỹ. Đó là:
- Nghĩa vụ thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất
Nếu một công ty đa quốc gia hay một doanh nghiệp có chi nhánh ở các tỉnh
thành khác nhau của quốc gia này thì sẽ chịu thanh tra về chuyển giá nhiều lần. Khi
cơ quan thuế của tỉnh, thành phố này chấp nhận một vấn đề nào đó về thuế thì không
đồng nghĩa với việc cơ quan thuế ở tỉnh, thành phố khác tại Trung Quốc cũng chấp
nhận. Điều này hoàn toàn khác với Mỹ. Ở Mỹ nếu một công ty đa quốc gia có chi
nhánh ở các bang, nếu các vấn đề thuế được chấp nhận ở bang/ tiểu bang này thì
cũng được chấp nhận ở bang/ tiểu bang khác.
Nếu một công ty đa quốc gia bị xác định là có hành vi chuyển giá thì các điều
chỉnh về định giá chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt
cho tất cả các loại thuế có liên quan như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia
tăng, thuế nhập khẩu, xuất khẩu. Trong khi ở Mỹ sẽ chỉ áp đặt đối với thuế thu nhập
doanh nghiệp.
- Về hình thức xử phạt
Trung Quốc không quy định cụ thể về xử phạt trong xác định giá chuyển giao
mà áp dụng các hình thức phạt hành chính trong các trường hợp sau: (i) Công ty nộp
thuế không khai báo về giá thị trường đúng hạn thì cơ quan thuế sẽ ấn định khoản
tiền phạt lên đến 2.000 nhân dân tệ (CNY) (tương đương trên 6 triệu đồng) và có thể
lên đến 10.000 CNY (trên 30 triệu đồng) trong trường hợp nghiêm trọng; (ii) Phát
hiện MNCs kê khai giảm thu nhập thì sẽ bị phạt đến 3 lần số thuế trốn và trong
trường hợp nghiêm trọng bị phạt gấp 5 lần; (iii) Có sai sót về lỗi kỹ thuật mức phạt
áp dụng từ 10.000 CNY đến 50.000 CNY; (iv) Thời hạn truy thu tiền thuế thông
thường là 3 năm trở về trước và 5 đến 10 năm đối với những trường hợp trốn thuế
54

lớn gây hậu quả nghiêm trọng; (v) Số thuế nợ bị tính lãi suất theo ngày ở mức
0,05%/ngày.
* Thứ hai, về việc tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
- Các phương pháp định giá chuyển giao
Trong hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước về chuyển giá, Trung Quốc chú
trọng nhiều đến phương pháp so sánh giá thị trường tự do (CUP), phương pháp cộng
chi phí và phương pháp dựa vào giá bán ra (song không loại trừ các phương pháp
khác khi cần thiết).
- Các yêu cầu về tài liệu khi MNCs nộp tờ khai thuế và khi thanh tra giá
chuyển giao
Khi nộp tờ khai thuế, MNCs bắt buộc phải kê khai giao dịch với các doanh
nghiệp liên kết. Khi cơ quan thuế thanh tra về giá chuyển giao, Luật Chống Chuyển
giá không chỉ định chọn một cơ sở dữ liệu nào, tuy nhiên thực tế thường sử dụng cơ
sở dữ liệu Bureau van Dijk’s Osiris và Sandard and Pooor Research Insight.
2.4.1.3. Tại Thái Lan
Trong hơn một thập niên trở lại đây, Thái Lan duy trì được lượng vốn FDI dựa
vào việc tập trung cải cách các lĩnh vực quan trọng, đồng thời đơn giản hóa các thủ
tục hành chính. Những chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Thái Lan đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của vương quốc này,
song đồng thời những chính sách ưu tiên về thuế cũng là môi trường thuận lợi cho
MNCs thực hiện lợi dụng định giá chuyển giao để gian lận thuế. Chính phủ Thái
Lan cũng đã áp dụng nhiều giải pháp để đối phó với tình hình này.
* Thứ nhất, về việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp lý đối với chuyển giá
- Ban hành Luật Quản lý nhà nước về chuyển giá năm 2003. Luật này chủ yếu
cụ thể hóa những quy định của OECD vào điều kiện cụ thể của Thái Lan. Văn bản
luật này đã tạo ra khung khổ pháp lý cho cơ quan thuế Thái Lan thực hiện các giải
pháp cụ thể trong quản lý nhà nước về chuyển giá đối với các công ty liên kết ở cả
trong và ngoài nước.
- Về hình thức xử phạt. Hiện nay Thái Lan chưa có các quy định cụ thể về xử
phạt đối với xác định giá chuyển giao, song cơ quan thuế nước này vẫn áp dụng xử
phạt có tính chất hành chính trong trường hợp: số tiền nộp thuế tối thiểu với mức
phạt 100% hoặc 200% số thuế nộp thiếu hoặc 1,5 lần số thuế nộp thiếu hàng tháng.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của đối tượng nộp thuế và căn cứ trên cơ sở Hiệp định
tránh đánh thuế 2 lần, Thái Lan cho phép áp dụng APA song phương, hoặc đa
phương.
* Thứ hai, về việc tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
- Thực hiện đồng bộ các phương pháp định giá chuyển giao
55

Khác với một số nước, Thái Lan không đặt trọng tâm vào một phương pháp
nào cả mà là trong quá trình kiểm tra các hoạt động liên kết, khi có dấu hiệu chuyển
giá, cơ quan thuế sẽ sử dụng đồng bộ các phương pháp (phổ biến là phương pháp so
sánh giá thị trường tự do; phương pháp cộng chi phí vào giá vốn; phương pháp phân
chia lợi nhuận; phương pháp lợi tức thuần từ giao dịch).
- Các yêu cầu về tài liệu khi MNCs nộp tờ khai thuế và khi thanh tra giá
chuyển giao
Cơ quan Thuế Thái Lan yêu cấu tài liệu giải trình khá cụ thể, chặt chẽ ngay từ
khi nộp tờ khai cũng như khi kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế về chuyển giá. Khi
nộp tờ khai, các doanh nghiệp có hoạt động liên kết phải cung cấp cho cơ quan thuế
Thái Lan báo cáo kiểm toán với nội dung về giao dịch liên kết. Khi cơ quan thuế
thanh tra về giá chuyển giao, đối tượng nộp thuế phải lưu giữ tài liệu liên quan đến
các bước xác định giá thị trường của mỗi giao dịch. Đó là các tài liệu chủ yếu sau:
(i) Tài liệu mô tả cơ cấu và mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh trong cùng một
tập đoàn hay có giao dịch liên kết, cơ cấu và bản chất công việc mà mỗi đơn vị thực
hiện; (ii) Ngân sách, kế hoạch kinh doanh và phương án tài chính; (iii) Tài liệu liên
quan đến chiến lược kinh doanh của đối tượng nộp thuế và các lý do đưa ra chiến
lược đó; (iv) Tài liệu liên quan đến doanh thu, kết quả hoạt động và bản chất giao
dịch với doanh nghiệp liên kết; (v) Tài liệu chứng minh lý do tham gia các giao dịch
quốc tế với các doanh nghiệp liên kết; (vi) Chính sách giá, khả năng sinh lời của sản
phẩm, thông tin thị trường liên quan và việc phân chia lợi nhuận của mỗi đơn vị kinh
doanh; (vii) Tài liệu chi tiết về lý do chọn một phương pháp hoặc phương pháp luận
xác định giá chuyển giao; (viii) Tài liệu chứng minh quan điểm đàm phán của đối
tượng nộp thuế liên quan đến giao dịch quốc tế với doanh nghiệp liên kết; (ix) Các
tài liệu liên quan đến việc xác định giá chuyển giao.
2.4.1.4. Quy định về mức phạt đối với hành vi chuyển giá tại một số quốc gia
Pháp luật các nước trong khu vực đều quy định các biện pháp, chế tài mạnh đối
với hành vi chuyển giá. Singapore quy định mức phạt chung cho các vi phạm về thuế
nằm từ khoảng 100% đến 400% khoản thuế phải trả. Indonesia áp dụng mức phạt từ
2% đến 48% một tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua
chuyển giá. Malaysia quy định mức phạt dao động từ 100% đến 300% số thuế bị phát
hiện gian lận, đồng thời, công khai danh tính những doanh nghiệp thực hiện chuyển
giá chiếm đoạt tiền thuế nhà nước. Philippines, công ty trả thuế sẽ bị phạt với số tiền
tương đương 25% đến 50% so với mức chênh lệch về số thuế phải nộp (giữa số thuế
do công ty trả thuế khai báo và số thuế do cơ quan thuế tính lại). Ngoài ra, số thuế
chênh lệch này bị coi như là một khoản chậm nộp và phải chịu lãi suất 20%/năm.
Indonesia áp dụng mức phạt từ 2% đến 48% một tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị
56

phát hiện do gian lận qua chuyển giá. Hàn Quốc, số tiền phạt sẽ được ấn định từ 10%
đến 30% đối với số chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoài ra, công ty còn
phải chịu lãi suất đối với khoản nộp bổ sung (được coi như chậm nộp) là
18,25%/năm. Nếu công ty trả thuế không trình được các tài liệu chứng minh theo yêu
cầu thì có thể bị phạt đến 30 triệu won (tương đương gần 600 triệu đồng theo thời
giá). Trung Quốc, công ty trả thuế không khai báo về giá thị trường đúng hạn thì cơ
quan thuế sẽ ấn định khoản tiền phạt lên đến 2.000 nhân dân tệ (tương đương trên 6
triệu đồng) và có thể lên đến 10.000 nhân dân tệ (trên 30 triệu đồng) trong trường hợp
nghiêm trọng. Ấn Độ, cơ quan thuế địa phương có thể ấn định mức phạt lên đến
300% so với mức chênh lệch về số thuế phải nộp (giữa số thuế do công ty trả thuế
khai báo và số thuế do cơ quan thuế tính lại). Các công ty trả thuế được yêu cầu tính
trước thu nhập chịu thuế trong một năm và có nghĩa vụ phải nộp thuế trước. Trường
hợp không hoàn thành nghĩa vụ này thì khoản chậm nộp phải chịu lãi suất 18%/năm.
New Zealand, nếu công ty trả thuế không đưa ra các tài liệu chứng minh thì cơ quan
thuế sẽ ấn định một khoản phạt lên đến ít nhất là 20% so với số thuế phải nộp.
Australia, số tiền phạt bằng 50% số thuế tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá
chuyển nhượng với mục đích nhằm giảm thiểu số thuế phải nộp. Phạt 25% số thuế
tránh được nếu công ty trả thuế sử dụng giá chuyển nhượng nhằm các mục đích khác.
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.4.2.1. Về việc xây dựng và ban hành chính sách
Việc ban hành quy định pháp luật chống chuyển giá của các nước về cơ bản đều
dựa vào hướng dẫn của OECD có tính đến điều kiện, đặc điểm và chiến lược thu hút
FDI của mỗi quốc gia. Vì vậy, để nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thuế
nói chung, chống chuyển giá trong các giao dịch liên kết nói riêng, Việt Nam cũng
cần nghiên cứu hướng dẫn của OECD để hoàn thiện khung chính sách quốc gia tùy
theo điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. Chính sách thuế
phù hợp với tình hình trong nước đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập và
phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu công bằng về
quyền lợi và nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, tạo nguồn thu cho ngân sách
đồng thời kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cũng cần nhận thấy rằng, khi
quản lý nhà nước về chuyển giá, một mặt các quốc gia thực thi quyền đánh thuế hợp
pháp của quốc gia mình nhằm bảo vệ nguồn thu thuế cũng như duy trì môi trường
cạnh tranh công bằng giữa các loại hình doanh nghiệp; mặt khác hoạt động này phải
được tiến hành sao cho hạn chế, tránh sự đánh thuế trùng giữa các quốc gia, làm gia
tăng tổng mức thuế các MNCs phải nộp, cũng như gây khó khăn cho các hoạt động
kinh doanh, thương mại quốc tế, hay ngăn cản sự di chuyển tự do của vốn. Việt Nam
là một quốc gia đang phát triển, đang phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác trong
57

khu vực và trên thế giới trong thu hút FDI thì điều này càng trở nên quan trọng.
Hành lang pháp lý đối với hoạt động chuyển giá cần đảm bảo đầy đủ, đồng bộ
và gồm nhiều cấp độ (luật và các văn bản dưới luật) nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý rõ
ràng, minh bạch, chặt chẽ để ngăn chặn chuyển giá cũng như đảm bảo khung pháp lý
cho hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá. Các quy định về tài liệu giải trình cần
cụ thể, chặt chẽ. Đồng thời, cần xây dựng một hệ thống chế tài nghiêm minh trên cơ
sở tham khảo mức phạt của các quốc gia và tổ chức thực hiện nghiêm túc hệ thống
chế tài đối với những hành vi không tuân thủ kê khai về giá chuyển giao khi có giao
dịch với các bên có quan hệ liên kết theo thủ tục, trình tự quy định của pháp luật, chú
trọng các biện pháp xử lý khi có bằng chứng vi phạm.
2.4.2.2. Về tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý
Để nâng cao chất lượng hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động chuyển giá, Chính
phủ cần tổ chức được một bộ máy quản lý đủ mạnh với sự phân công rõ ràng chức,
trách nhiệm vụ của mỗi cơ quan, nhất là cơ quan thuế. Tăng cường sự phối kết hợp
giữa các cơ quan thuế, hải quan, các cơ quan quản lý chuyên ngành. Kiểm soát
chuyển giá là trách nhiệm chính của cơ quan thuế, song bản thân cơ quan thuế khó có
thể đảm nhận toàn bộ khối lượng công việc cũng như thực thi kiểm soát hữu hiệu. Vì
vậy, với nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, sự phối
kết hợp giữa các cơ quan hữu quan là rất cần thiết. Cần phải có sự phối hợp hiệu quả
giữa bộ phận thanh tra và bộ phận quản lý thuế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Sự phối hợp này phải tập trung vào trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ
liệu tập trung về NNT là các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với quy mô, số lượng
các doanh nghiệp FDI. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên cập nhật kiến
thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, các phương thức chuyển giá của MNCs
tại các quốc gia trên thế giới. Để thực hiện tốt việc thanh tra cũng như kiểm tra đối
với các doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh liên kết, đòi hỏi phải không ngừng nâng
cao trình độ, năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Chú trọng đào tạo đội ngũ làm
công tác thanh tra chống chuyển giá mang tính chuyên nghiệp, thông thạo nghiệp vụ
và ngoại ngữ. Phát triển nguồn nhân lực chuyên trách, có trình độ chuyên môn cao để
theo dõi, kiểm soát, đấu tranh và xác minh các vi phạm chuyển giá.
2.4.2.3. Về tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
Lựa chọn các phương pháp định giá chuyển giao phù hợp với điều kiện cụ thể
của quốc gia và đặc điểm của DN FDI; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro phù hợp
với đặc điểm của các hành vi vi phạm về chuyển giá; Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ
liệu và thông tin về MNCs. Kinh nghiệm của các quốc gia cũng như các hướng dẫn
từ OECD đều chỉ ra rằng, việc xây dựng dữ liệu giao dịch và dữ liệu về quan hệ liên
58

kết trong nội bộ MNCs là hết sức quan trọng. Đây chính là cơ sở tham chiếu, so sánh
khi xác minh vấn đề chuyển giá, từ đó tạo ra hạ tầng thông tin cần thiết nhằm tăng
cường hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong chương này, nghiên cứu sinh đã tổng hợp, hệ thống hóa và luận giải rõ
thêm một số lý luận về chuyển giá và quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
của DN FDI. Cụ thể là: (i) Phân tích khái niệm chuyển giá và các yếu tố thúc đẩy việc
chuyển giá, mục đích chuyển giá và các phương thức chuyển giá phổ biến, các dấu
hiệu và nguyên nhân chuyển giá; (ii) Cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí đánh giá và
yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI
theo tiếp cận từ chuyên ngành quản lý kinh tế; (iii) Sưu tầm, tổng hợp kinh nghiệm
quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI của một số quốc gia như
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan... và rút ra 3 nhóm bài học có giá trị tham khảo cho Việt
Nam.
59

CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn
thành phố Hà Nội và các hình thức chuyển giá của doanh nghiệp
3.1.1. Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn thành phố Hà Nội
Luỹ kế đến 31/12/2018, tổng số DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP
Hà Nội đã được cấp mã số thuế là 8.688 DN, trong đó số DN còn hoạt động là 6.423
DN chiếm 73,9% tổng số DN có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp mã số thuế; số
còn lại 2.265 DN ở trạng thái ngừng hoạt động, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế, tạm
ngừng kinh doanh có thời hạn, chuyển cơ quan thuế quản lý, không hoạt động tại địa
chỉ đã đăng ký. Trong giai đoạn 2011-2018, năm 2012 là năm DN FDI được cấp mã
số thuế có tốc độ tăng lớn nhất: 117%, các năm sau dao động từ 109-111%, riêng
năm 2018 số DN có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới giảm xuống còn 105%.
Bảng 3.1: Số lượng các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa
bàn TP Hà Nội giai đoạn 2011-2018
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1. Số lượng DN đã
cấp mã 4.335 5.059 5.531 6.054 6.641 7.417 8.259 8.688
2. Tỷ lệ thay đổi DN 117% 109% 109% 110% 112% 111% 105%
đã cấp mã năm so
với năm trước liền
kề
3. Số lượng DN thực
tế đang hoạt động 2.542 3.128 3.507 3.954 4.467 5.180 5.999 6.423
4. Tỷ lệ thay đổi DN 123% 112% 113% 113% 116% 116% 107%
thực tế đang hoạt
động
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư- TP Hà Nội
Các DN FDI trên địa bàn Thành phố đều là các công ty con được thành lập bởi
vốn của các công ty mẹ ở nước ngoài, thuộc các công ty liên kết trong hệ thống DN
FDI. Công tác quản lý thuế những năm qua của Cục Thuế Hà Nội cho thấy, nhiều DN
FDI đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội có kê khai kết quả kinh doanh lỗ liên tục,
nhưng vẫn tiếp tục đầu tư, mở rộng SXKD tăng doanh thu. Nhiều DN có lỗ cộng dồn
lớn hơn số vốn đầu tư ban đầu. Có những DN FDI đầu tư 10 năm lỗ, 15 năm cũng lỗ,
cá biệt có trường hợp hơn 20 năm lỗ liên tục nhưng vẫn đầu tư mở rộng SXKD.
60

3.1.2. Các hình thức chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội
Để có cơ sở đánh giá thực trạng các hình thức chuyển giá của DN FDI trên địa
bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2018, tác giả luận án đã nghiên cứu tình
huống chuyển giá của 4 DN FDI qua hoạt động thanh tra của Cục Thuế Hà Nội (gồm:
(i) Công ty TNHH MTV Keangnam – Vina; (ii) Công ty TNHH JGC Việt Nam; (iii)
Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam; và (iv) Công ty TNHH Elentec Việt Nam)
và tiến hành khảo sát qua bảng hỏi đối với cán bộ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan
thuế, kế toán trưởng, giám đốc tài chính DN FDI (Chi tiết nghiên cứu về các tình
huống chuyển giá và kết quả khảo sát xem Phụ lục 5 và 6).
* Về các hình thức chuyển giá
Giống như các DN FDI trên cả nước, thời gian qua các DN FDI trên địa bàn TP
Hà Nội đã thực hiện chuyển giá thông qua các hình thức như:
- Trong giai đoạn đầu khi mới đầu tư vào Việt Nam, việc chuyển giá thực hiện
từng bước thông qua góp vốn: các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông
qua việc góp vốn vào DN Việt Nam bằng máy móc, thiết bị và công nghệ. Đa số các
DN Việt Nam bị hạn chế về nguồn lực tài chính nên tham gia góp vốn chủ yếu bằng
giá trị quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, giá trị sử dụng đất thường bị đánh giá thấp,
trong khi các loại máy móc thiết bị công nghệ do nhà đầu tư nước ngoài góp thường
mang tính đặc thù, đã bị lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng do DN Việt Nam
thường hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, do vậy trong quá trình định
giá, những máy móc thiết bị và công nghệ này thường bị đẩy lên rất cao so với giá trị
thực của nó. Bằng cách này, đã giúp cho nhà đầu tư nước ngoài ngay từ khi góp vốn
đã chuyển ngược lại cho mình một phần lợi nhuận rất lớn thông qua việc trích khấu
hao và phân chia lợi nhuận, gây thất thu cho NSNN và bất lợi cho DN Việt Nam. Với
hình thức chuyển giá này, bên nước ngoài sẽ nắm giữ phần lớn số vốn chủ sở hữu,
dẫn tới quyền kiểm soát và điều hành DN, từ đó sẽ có cơ hội để dẫn tới các điều kiện
thực hiện hành vi chuyển giá trong giai đoạn SXKD.
- Hành vi gian lận qua chuyển giá điển hình là chuyển giá thông qua chuyển
giao tài sản hữu hình giữa các bên liên kết khi các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN)
đầu tư vào Việt Nam qua việc góp vốn bằng dây chuyền máy móc, nguyên liệu đặc
thù được định giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. Việc nâng khống giá trị tài sản
góp vốn sẽ đem đến một số lợi ích kinh tế cho NĐTNN như có thể chuyển một phần
lợi ích kinh tế ngược trở lại qua việc trích khấu hao tài sản cố định, phân chia lợi
nhuận trên tỷ lệ vốn góp, gây thất thu thuế TNDN và thiệt hại cho bên liên doanh
Việt Nam. Việc nâng tỷ trọng vốn góp cao hơn thực tế còn giúp NĐTNN nắm quyền
kiểm soát, điều hành liên doanh và thực hiện chuyển giá gây thua lỗ triền miên khiến
61

DN Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động SXKD và phải
bán lại phần vốn góp cho NĐTNN.
- Hoạt động chuyển giá được thông qua việc bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp
hơn giá bán cho các bên không kinh doanh liên kết. Đây là hành vi phổ biết nhất đối
với các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi với lợi thế nắm giữ phần lớn vốn
tại các DN Việt Nam, bên liên kết nước ngoài có quyền định đoạt giá chuyển giao
hàng hoá, nguyên vật liệu với bên liên kết Việt Nam để chuyển được nhiều lợi nhuận
trước thuế từ bên liên kết Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài để hưởng mức thuế
thu nhập DN tại nước ngoài thấp hơn mức thuế suất thuế thu nhập DN tại Việt Nam.
- Một hình thức gian lận khác là chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô
hình thường diễn ra trong trường hợp công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ
SXKD cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Cùng với việc góp vốn
vào DN Việt Nam bằng máy móc, thiết bị hoặc bán máy móc thiết bị cho DN liên kết
tại Việt Nam, các DN nước ngoài còn thực hiện chuyển giao công nghệ SXKD cho
bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền, thực tế các DN tại Việt Nam phải
(hoặc tự nguyện) gánh chịu chi phí bản quyền cao hơn rất nhiều so với mức độ sử
dụng đã dẫn đến việc thua lỗ nhiều năm liên tục; điển hình trong lĩnh vực lắp ráp ô tô,
sản xuất thực phẩm, nước giải khát… Việc định giá đối với loại tài sản vô hình mang
tính đặc thù này thường rất khó, do đó DN liên kết tại nước ngoài thường tính thu phí
bản quyền rất cao đối với bên liên kết tại Việt Nam, khiến cho chi phí đầu vào bị đẩy
lên cao, kết quả SXKD thua lỗ và Chính phủ Việt Nam bị mất quyền đánh thuế
TNDN. Bên cạnh đó, còn có hình thức chuyển giá qua cung cấp dịch vụ trong nội bộ
tập đoàn.
- Chuyển giá thông qua chi trả lãi vay vốn SXKD. Thay vì đầu tư thêm vốn vào
Việt Nam, các bên liên kết tại nước ngoài cho bên liên kết tại Việt Nam vay vốn với
mức lãi suất vay rất cao. Bằng cách này, bên liên kết tại nước ngoài chuyển lợi nhuận
trước thuế từ bên liên kết Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài để hưởng mức thuế
suất thuế thu nhập DN tại nước ngoài thấp hơn mức thuế suất thuế thu nhập DN tại
Việt Nam.
- Các tập đoàn công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng SXKD và dịch vụ với
các công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất cao, sau đó các tập
đoàn công ty mẹ này giao lại các hợp đồng này cho các công ty con thành lập tại Việt
Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ và xuất thẳng cho các công ty mà công ty
mẹ đã ký hợp đồng, nhưng lại không thu được tiền trực tiếp từ các công ty đã xuất
hàng hoá dịch vụ mà lại thu tiền theo đơn giá gia công sản xuất dịch vụ do công ty
mẹ quy định với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất thấp.
- DN ký 2 hợp đồng mua hàng hoá với DN nước ngoài, hợp đồng giá trị thấp để
62

thanh toán, hợp đồng giá trị cao để nâng khống giá trị đầu vào; khoản chênh lệch giữa
2 hợp đồng tiếp tục liên kết với DN thứ 3 (trong nước) để lấy hàng hoá từ DN nước
ngoài qua hạch toán bù trừ công nợ.
- Tăng chi phí đầu vào do công ty liên kết cung cấp qua biên giới như: Nguyên,
nhiên vật liệu, tài sản, hàng hóa, lãi vay vốn, cung cấp dịch vụ trong đó có những
dịch vụ hiện tại chưa được cơ quan nhà nước Việt Nam thẩm định và quy định.
* Về mức độ thực hiện các hình thức chuyển giá
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 225 DN FDI và 205 cán bộ thanh
kiểm tra về mức độ phổ biến của các loại hành vi chuyển giá trong các DN FDI, cho
thấy:
- Chuyển giá thông qua thay đổi giá bán sản phẩm với công ty mẹ và công ty
liên kết: ý kiến DN FDI : 29%; CQT: 36%
- Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty
mẹ hoặc công ty liên kết: ý kiến DN FDI :29%; CQT: 36%
- Chuyển giá thông qua nâng cao các chi phí quảng cáo, chi phí thương hiệu, chi
phí bản quyền: ý kiến DN FDI: 12%; CQT: 9%
- Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn: CQT: 15%,
DN FDI: 7%.
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI
trong giới hạn thời gian nghiên cứu của luận án (2011-2018) gồm: (i) Thông tư
66/2010/TT-BTC (áp dụng cho giai đoạn 2010-2016) ra đời kế thừa Thông tư
117/2005/TT-BTC và có một số điều chỉnh chính xác hơn về thuật ngữ, được xem là
văn bản pháp lý điều chỉnh một cách chi tiết về xác định giá thị trường trong giao
dịch liên kết tính tới thời điểm này; (ii) Nghị định 20/2017/NĐ-CP (áp dụng từ kể từ
1/5/2017) Quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết” và Thông tư
41/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 20 có hiệu lực thay thế cho Thông tư
66/2010 được nhiều chuyên gia đánh giá là có những bước tiến lớn trong việc xây
dựng khung pháp lý kiểm soát chuyển giá.
Nghị định 20 và Thông tư 41 được đánh giá là đánh dấu mốc phát triển quan
trọng nhất trong hệ thống quy định pháp luật về quản lý thuế đối với DN có giao dịch
liên kết tại Việt Nam trong suốt 10 năm qua, thể hiện nhiều nỗ lực của cơ quan quản
lý nhà nước trong đấu tranh kiểm soát chuyển giá; đồng thời thể hiện cam kết của
Việt Nam trong việc xây dựng chính sách thuế mang tính nhất quán đối với khung
63

chính sách thuế toàn cầu về tính minh bạch và nỗ lực chống né thuế. Nghị định 20
cũng đã đảm bảo yêu cầu của thực tiễn đó là đã dựa trên nguyên tắc “bản chất quyết
định hình thức” trong việc xây dựng các quy định.
Một số điều chỉnh lớn của 2 văn bản pháp quy mới này là:
(1) Mở rộng phạm vi diễn giải đối với một số quy định hiện hành, đồng thời đưa
ra một số khái niệm, nguyên tắc mới theo Hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD), Chương trình hành động Chống xói mòn cơ sở tính thuế và
chuyển lợi nhuận (BEPS) và các nguồn khác. Điều này được thể hiện rõ qua Bảng 3.4
so sánh sự thay đổi của Nghị định 20 so với Thông tư 66 như sau:
Bảng 3.2: Sự thay đổi của Nghị định 20 so với Thông tư 66 về
quy định quan hệ liên kết
Thông tư 66/2010/TT – BTC Nghị định 20/2017/NĐ –CP và TT41
Quan hệ liên kết trực tiếp – Sở hữu
Hai bên được coi là có mối quan hệ liên kết Tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu được tăng lên
nếu tỷ lệ vốn đầu tư của chủ sở hữu ít nhất là 25%. Cụ thể:
20%. Cụ thể:
a) Một DN nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít a) Một DN nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp
nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu DN kia; ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của DN
b) Cả hai DN đều có ít nhất 20% vốn đầu tư kia; hoặc
của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ b) Cả hai DN đều nắm giữ trực tiếp hoặc
trực tiếp hoặc gián tiếp; gián tiếp ít nhất 25% vốn của chủ sở hữu
c) Cả hai DN đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián của một bên thứ ba;
tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sỡ hữu Điều kiện (c) bị xóa bỏ
của một bên thứ ba
Quan hệ liên kết gián tiếp – vay vốn
Hai bên được coi là có mối quan hệ liên kết Tỷ lệ của khoản bảo lãnh hoặc tài trợ vốn
nếu mức tỷ lệ phần trăm của khoản bảo lãnh được tăng lên bằng ít nhất 25% vốn góp của
hoặc tài trợ vốn bằng ít nhất 20% vốn góp của chủ sở hữu. Cụ thể:
chủ sở hữu. Cụ thể:
e) Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác d) Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác
vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều vay với bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả
kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo
tư của chủ sở hữu DN đi vay và chiếm trên từ nguồn tài chính của bên liên kết và các
50% giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với
DN đi vay điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25%
vốn góp của chủ sở hữu của DN đi vay và
chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ
trung và dài hạn của DN đi vay;
Quan hệ liên kết gián tiếp – quan hệ kinh doanh
64

Bên độc lập có giao dịch với công ty được coi Bỏ định nghĩa này; đồng thời cũng bỏ luôn
là liên kết nếu chiếm tỷ trọng từ 50% doanh quy định hai DN có thỏ thuận hợp tác kinh
thu hoặc chi phí được bán/mua từ bên độc lập doanh trên cơ sở hợp đồng được coi là bên
đó liên kết
Các trường hợp mới được bổ sung vào Nghị định 20
Hai bên được coi là liên kết trong các trường
hợp sau:
i) Một hoặc nhiều DN chịu sự kiểm soát của
một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân
này vào DN đó hoặc trực tiếp tham gia điều
hành DN đó; hoặc
k) Các trường hợp khác trong đó DN chịu
sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực
tế đối với hoạt động SXKD của DN kia;
Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp so sánh
(2) Đưa ra một số thay đổi lớn so với quy định hiện hành liên quan tới việc kê
khai, xác định giá giao dịch liên kết (GDLK) tại Việt Nam, bao gồm chuẩn bị Hồ sơ
kê khai xác định giá GDLK theo ba cấp, các mẫu tờ khai GDLK mới, hướng dẫn về
khấu trừ chi phí phát sinh từ GDLK và chi phí lãi vay.
Quy định này đã áp dụng hướng tiếp cận như được khuyến nghị trong Chương
trình hành động số 13 (BEPS) (Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo về chính sách giá và báo
cáo lợi nhuận liên quốc gia). Cụ thể, NNT phải chuẩn bị và lưu trữ Hồ sơ thông tin
tập đoàn toàn cầu (Master file), Hồ sơ quốc gia (Local file) và Báo cáo lợi nhuận liên
quốc gia (Country by Country report). NNT phải cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên
quốc gia trong trường hợp công ty mẹ tối hậu có nghĩa vụ phải chuẩn bị và nộp báo
cáo này cho CQT nước sở tại, hoặc trong trường hợp NNT là Công ty mẹ tối hậu tại
Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18 nghìn tỷ đồng trở
lên. Nếu NNT không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, NNT phải có
văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của
nước đối tác về việc không cho phép NNT cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Về khấu trừ chi phí và lãi vay: Nghị định 20 và Thông tư 41 qui định, tổng chi
phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số
EBITDA (lợi nhuận trước thuế chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao). Mặc dù
được quy định trong Nghị định về giá GDLK, điều khoản này được áp dụng đối với
cả khoản vay từ bên liên kết và bên độc lập. Nghị định cũng như Thông tư không có
điều khoản quy định về chuyển tiếp và hồi tố. Các chi phí sẽ không được khấu trừ
cho mục đích tính thuế nếu NNT không chứng minh được lợi ích trực tiếp và giá trị
của dịch vụ đó đem lại đối với hoạt động kinh doanh củaDN (ví dụ như các dịch vụ
65

trùng lặp, chi phí phục vụ lợi ích cổ đông...). Phần lãi do bên liên kết tính thêm trên
chi phí trả cho bên thứ ba không được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong trường
hợp bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ đó.
Ngoài ra, mẫu tờ khai các GDLK mới theo Nghị định 20 yêu cầu NNT phải kê
khai thông tin chi tiết về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nhóm GDLK và
giao dịch độc lập. Bất kỳ chênh lệch đáng kể nào giữa mức lợi nhuận thu được từ các
GDLK và giao dịch độc lập đều có thể làm gia tăng rủi ro cho NNT và đặt ra nhiều
nghi vấn từ phía cơ quan thu thuế, Cũng theo Nghị định và Thông tư 41, một số DN
nhỏ sẽ được miễn nghĩa vụ soạn lập Hồ sơ xác định giá GDLK trong một số điều
kiện cụ thể.
(3) Quy định về phân tích so sánh
Các quy định mới hướng dẫn chi tiết về phân tích so sánh, bao gồm cơ sở dữ
liệu được sử dụng, lựa chọn phương pháp xác định giá GDLK, số lượng đối tượng so
sánh độc lập tối thiểu và các yếu tố điều chỉnh khác (ví dụ như lợi thế chi phí theo
yếu tố địa lý). Dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng năm tài
chính với năm tài chính của NNT hoặc cùng thời điểm phát sinh giao dịch. Những
thay đổi đáng chú ý nhất của Nghị định 20 về phân tích so sánh và điều chỉnh giá
giao dịch liên kết được thể hiện qua Bảng 3.3:
Bảng 3.3: Sự thay đổi của Nghị định 20 về phân tích so sánh và điều chỉnh giá
giao dịch liên kết
Thông tư 66/2010/TT – BTC Nghị định 20/2017/NĐ –CP và TT41
1. Công ty so sánh
Để lựa chọn các công ty so sánh, NNT có thể Việc lựa chọn công ty so sánh cần được thực
chọn lựa các thông tin có nguồn hợp pháp và hiện theo thứ tự ưu tiên về dữ liệu được đưa
có thể được xác minh khi có yêu cầu của ra (và có các điều chỉnh về khác biệt trọng
CQT để xác định tính thị trường của giao yếu, nếu có) như sau:
dịch liên kết. Do đó, không có giới hạn về •Thông tin so sánh nội bộ của NNT;
mặt địa lý của các thông tin đối với công ty •Thông tin so sánh nằm trong cùng một
so sánh nước và vùng lãnh thổ với NNT;
•Thông tin so sánh nằm trong vùng có điều
kiện ngành nghề và phát triển kinh tế tương
tự
2. Giá trị điều chỉnh
Không có hướng dẫn cụ thể về giá trị điều Trong quá trình phân tích so sánh, giá trị để
chỉnh trong phân tích so sánh điều chỉnh các giao dịch liên kết cho phù hợp
với nguyên tắc thị trường là giá của giao dịch
tương đương (trong trường hợp phương pháp
so sánh giá giao dịch độc lập được áp dụng)
hoặc giá trị giữa các khoảng giao dịch độc
lập chuẩn được thiết lập bởi các công ty độc
lập (trong trường hợp các phương pháp khác
được áp dụng)
66

3. Ấn định thuế
Trong trường hợp bị thanh tra thuế/chuyển Nghị định 20 có đề cập tới việc CQT ấn định
giá và NNT bị ấn định số thuế phải nộp, số thuế phải nộp, tuy nhiên không nêu rõ giá
Thông tư 66 quy định giá trị bị ấn định như trị được ấn định. Theo hướng dẫn tại Thông
sau: tư 41 về phân tích so sánh và giá trị điều
• Giá trị hợp lý nhất để thực hiện điều chỉnh chỉnh giá chuyển nhượng, giá trị trung vị có
cho giá bán/lợi nhuận là giá trị không thấp thể được sử dụng như giá trị nhỏ nhất để ấn
hơn giá trị trung vị của thuộc biên độ giá thị định số thuế phải nộp trong trường hợp thanh
trường chuẩn được xác định bởi CQT; tra thuế/chuyển giá
• Giá trị hợp lý nhất để thực hiện điều chỉnh
cho giá mua là giá trị không cao hơn giá trị
trung vị của thuộc biên độ giá thị trường
chuẩn
Nguồn: Tác giả luận án tự tổng hợp từ các văn bản
Tuy nhiên, thời gian thu thập dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập có thể được
mở rộng thêm không quá một năm, trong trường hợp cơ sở dữ liệu được sử dụng
chưa được cập nhật tại thời điểm thực hiện phân tích so sánh.
Ở một cấp độ pháp lý cao hơn, Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy
định CQT có quyền ấn định thuế khi NNT “Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị
hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Quy định
này không hoàn toàn xử lý vấn đề chuyển giá, song cũng tạo ra căn cứ pháp lý nhất
định để xử lý vấn đề chuyển giá.
Nhìn chung nội dung Nghị định 20 hướng đến nỗ lực đưa các quy định về giá
chuyển nhượng tiến gần hơn với các hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) và các chương trình hành động chống xói mòn cơ sở tính thuế và
chuyển lợi nhuận (BEPS), thể hiện xu hướng thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp tự đánh giá và thực hiện tuân thủ đối với các quy định về giá
chuyển nhượng.
Gần đây nhất, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13/6/2019
chính thức áp dụng từ 01/07/2020 đã nâng cấp các quy định về giao dịch liên kết từ
cấp độ Nghị định lên cấp độ Luật: Luật số 38 đã hoàn thiện các quy định về quản lý
thuế đối với DN có giao dịch liên kết để phòng chống chuyển giá, đã luật hóa một số
nguyên tắc cơ bản về giao dịch liên kết đã được quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-
CP.
Để đảm bảo việc chống tránh thuế trong trường hợp doanh nghiệp có giao dịch
liên kết, đồng thời, để khắc phục các quy định còn bất cập về khai thuế, tính thuế, nộp
thuế. Luật quản lý thuế số 38 đã được rà soát để sửa đổi, bổ sung quy định theo
hướng: Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc kê khai thuế căn cứ vào mô hình hạch toán kinh
doanh và quy định về phân cấp ngân sách; nguyên tắc xác định giá tính thuế đối với
giao dịch liên kết.
Nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người nộp thuế trong thực hiện cơ chế tự
khai, tự nộp, thời gian qua việc sửa đổi Luật Quản lý thuế 38 đã bổ sung các nguyên
67

tắc cơ bản trong quản lý thuế đối với nhóm doanh nghiệp, người nộp thuế có phát
sinh giao dịch liên kết. Mặt khác, việc xây dựng chính sách thuế cũng phải nhất quán
với thông lệ quốc tế, khi mà chúng ta đã trở thành thành viên chính thức của diễn đàn
BEPS (Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chống chuyển lợi nhuận). Cụ thể, Luật
Quản lý thuế số 38 đã bổ sung nguyên tắc quản lý thuế đối với người nộp thuế có
phát sinh giao dịch liên kết; Áp dụng cơ chế đơn giản hoá trong kê khai, xác định giá
giao dịch liên kết đối với người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro thấp; Nghĩa vụ cung
cấp hồ sơ, thông tin dữ liệu đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết;
quy định về trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế Việt Nam và cơ quan thuế nước
ngoài phục vụ công tác quản lý giá chuyển nhượng đối với người nộp thuế có phát
sinh giao dịch liên kết
Luật Quản lý thuế số đã trao cho cơ quan thuế thẩm quyền kiểm tra thuế, thanh
tra tính tuân thủ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết trên
nguyên tắc giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất quyết định hình thức nhằm
chống chuyển lợi nhuận, chống chuyển giá, ngăn ngừa tránh thuế, trốn thuế. Cơ quan
thuế sẽ ấn định thuế trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch không
đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh; doanh nghiệp có phát sinh
giao dịch liên kết không tuân thủ quy định về nghĩa vụ kê khai và cung cấp thông tin
theo quy định về quản lý thuế.
Quy định về các hình thức xử phạt: tại Việt Nam, theo các quy định hiện hành
(Nghị định 129/2013/NĐ-CP), khoản phạt về chuyển giá được coi là phạt cho hành vi
khai sai làm thiếu số thuế phải nộp chịu mức 20% tính số tiền thuế khai thiếu. Phạt
tiền lãi chậm nộp 0,03%/ngày đối với số tiền thuế bị truy thu. Hoặc nếu kết luận hành
vi chuyển giá là gian lận, trốn thuế thì phạt từ một đến ba lần số thuế bị trốn, tùy
thuộc vào từng hành vi và mức độ nghiêm trọng.
3.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
3.2.2.1. Mô hình tổng thể về bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển
giá của DN FDI
Theo các quy định hiện hành (Luật Quản lý thuế, Nghị định về Quản lý thuế đối
với DN có giao dịch liên kết), bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
của DN FDI gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính, cơ quan thuế và các bộ ngành có liên
quan.
Chính phủ: thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế, bảo đảm sự phối hợp
chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong quản lý thuế. Báo cáo Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình quản lý thuế theo yêu
cầu.
Bộ Tài chính: là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
68

quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn: (i) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp
có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế; (ii) Tổ chức
việc thực hiện quản lý thuế theo quy định; (iii) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực
hiện pháp luật về thuế, các quy định về giá giao dịch liên kết; (iv) Xử lý vi phạm
pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về
thuế theo thẩm quyền; (v) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế; và (vi) Phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám
định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định
của Luật Đầu tư...
Cơ quan thuế: gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu
vực có trách nhiệm quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết theo quy định; ấn định
mức thuế phải nộp căn cứ vào các nguyên tắc phân tích so sánh, nguyên tắc và
phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế
của doanh nghiệp có giao dịch liên kết; ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân
bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc
số thuế TNDN phải nộp đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết trong
kỳ tính thuế trong các trường hợp người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật...
Những năm qua, bộ máy quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá được tập
trung và thống nhất tại Tổng cục Thuế và 4 Cục thuế nơi tập trung nhiều DN FDI,
đồng thời các Cục thuế địa phương cũng tiến hành các hoạt động thanh tra các DN
FDI có dấu hiệu chuyển giá. Cùng với nỗ lực trong việc thiết lập thể chế, công tác
xây dựng nguồn nhân lực và bộ máy quản lý giá chuyển giao cũng đã có những bước
tiến đáng kể. Sau 3 năm thực hiện thí điểm mô hình Tổ quản lý thuế đối với hoạt
động chuyển giá thuộc Tổng cục Thuế và Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển
giá theo chuyên đề ở 5 cục thuế địa phương có nhiều DN FDI, ngày 28/10/2015 Tổng
cục Thuế đã thành lập hệ thống Phòng Thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng cục
Thuế và 4 cục thuế có nhiều rủi ro về thuế liên quan đến chuyển giá là: Hà Nội, TP
HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Lực lượng chuyên trách tại cơ quan thuế trung ương
đến địa phương tạo nên bước chuyển biến mới trong công tác quản lý chuyển giá,
nhằm ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thuế qua chuyển giá.
Các bộ ngành có liên quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cung cấp dữ liệu
đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp FDI; cơ sở dữ liệu về cơ cấu vốn
đầu tư tại thời điểm cấp phép và các thời điểm điều chỉnh, sửa đổi giấy chứng nhận
đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin liên quan đối với các
dự án đầu tư khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra xác định có dấu hiệu
chuyển giá để trốn, tránh thuế theo đề nghị của cơ quan thuế. Các bộ quản lý chuyên
ngành phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin về giao dịch liên kết theo chức năng
nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu quản lý giá giao dịch liên kết của cơ
quan thuế. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo sở kế
69

hoạch và đầu tư, sở tài chính và các sở, ban, ngành xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh
vực quản lý chuyên ngành phục vụ công tác quản lý giá giao dịch liên kết.
3.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tại Cục Thuế TP Hà Nội
Ngoài sự quản lý của các cơ quan Trung ương (Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng
cục Thuế, các bộ ngành có liên quan), DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội chịu sự quản
lý nhà nước trực tiếp bởi Cục Thuế Hà Nội (Mô hình tổ chức Cục thuế Hà Nội xem
sơ đồ 3.1). Việc tổ chức, thiết lập các phòng ban, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
thanh, kiểm tra đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn Thành phố
những năm qua luôn có sự thay đổi, điều chỉnh.
Năm 2011: Cục Thuế Hà Nội chưa thành lập một bộ phận chuyên trách nào về
chuyển giá.
Năm 2012-2013: Tổng cục Thuế đã có quyết định số 141/QĐ-TCT ngày
15/02/2012 về việc thành lập Tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá thuộc
Tổng cục Thuế. Đây là bộ phận đầu tiên chuyên trách tư vấn tham mưu cho TCT do
ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Cải cách và
hiện đại hoá làm tổ trưởng, các thành viên là công chức Ban Cải cách và hiện đại hoá
và công chức các vụ, đơn vị có liên quan. Tại thời điểm này Cục thuế TP Hà Nội
chưa có bộ phận chuyên biệt về thanh tra chuyển giá. Nhiệm vụ thanh tra chuyển giá
là một trong các nhiệm vụ thuộc về các phòng thanh tra. Ngày 12/06/2012, Cục thuế
TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 14373/QĐ-CT-TCCB về việc Tổ công tác
triển khai chuyên đề Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực xây dựng và kinh
doanh bất động sản bao gồm 23 người, do 1 đồng chí Phó cục trưởng làm tổ trưởng
và nhân sự còn lại chủ yếu lấy từ các phòng thanh tra, kiểm tra thuế. Tổ công tác có
nhiệm vụ giúp Cục trưởng chỉ đạo triển khai chuyên đề quản lý chuyển giá đối với
lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.
70

CỤC TRƯỞNG

PHÓ CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG

Văn Phòng Phòng Phòng 10 Phòng


phòng Tuyên Kê Quản Phòng Nghiệp
truyền- khai lý nợ Thanh vụ- Dự
Hỗ trợ và Kế và tra- toán-
kiểm
NNT toán cưỡng Pháp
tra
thuế chế nợ chế
thuế

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


Quản Kiểm Công Tổ Tài Quản
lý tra nội nghệ chức vụ- lý các
HKD, bộ thông cán Quản khoản
cá tin bộ trị- thu từ
nhân Ấn đất
và thu chỉ
khác

CÁC CHI CỤC THUẾ QUẬN,


HUYỆN, THỊ XÃ VÀ CCT VÙNG

Các đội Các đội chức


kiểm tra năng khác
thuế

Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý tại Cục thuế TP Hà Nội


Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
71

Năm 2014: Cục thuế TP Hà Nội thành lập Tổ triển khai công tác thanh tra các
DN liên kết có dấu hiệu chuyển giá gồm 22 người. Căn cứ danh sách DN dự kiến
thanh tra được phân công, mỗi Phòng Thanh tra thuế thành lập hai đoàn để thực hiện,
có thành phần là các thành viên của Phòng Kiểm tra thuế số 1 (Nhóm giúp việc) cùng
tham gia. Trước khi tiến hành thanh tra tại DN, Đoàn thanh tra chuyển giá có trách
nhiệm phân tích sâu các giao dịch liên kết, dấu hiệu chuyển giá.. trình Cục thuế tiến
hành thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế. Thành viên Nhóm giúp việc có trách
nhiệm hỗ trợ việc thu thập thông tin, hỗ trợ các Đoàn phân tích đánh giá trong quá
trình thực hiện.
Năm 2015-02/2019: Thành lập Tổ triển khai công tác thanh tra các DN liên kết
có dấu hiệu chuyển giá (Lãnh đạo Cục phê duyệt ngày 18/9/2014) gồm 8 người thuộc
nhóm giúp việc và 14 người thuộc nhóm triển khai. Đến 16/11/2015 thành lập Phòng
Thanh tra giá chuyển nhượng gồm 14 người, đến tháng 8/2018 có 17 người, với nhân
sự được điều động từ các phòng thanh tra, kiểm tra, kê khai và kế toán thuế, tuyên
truyền hỗ trợ NNT, quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Tất cả các nhân sự đều được đào
tạo đại học và sau đại học. Tỷ lệ người có trình độ đại học và trên đại học làm công
tác thanh tra, kiểm tra chiếm tỷ trọng cao chiếm tỷ trọng 74%. Đặc biệt tại phòng
Thanh tra giá chuyển nhượng có 14/17 người (tỷ lệ 82%) có trình độ thạc sĩ trở lên.
Trong thời gian đầu đi vào hoạt động và với nguồn nhân lực còn hạn chế, Phòng
Thanh tra giá chuyển nhượng có nhiệm vụ triển khai đồng bộ các hoạt động: (i) Tham
gia biên soạn tài liệu đào tạo và tham gia đào tạo công chức thuế về chuyển giá thuộc
phạm vi quản lý của Cục Thuế; (ii) Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác
định nghĩa vụ thuế của các DN có quan hệ liên kết; (iii) Tổ chức thực hiện công tác
thanh tra chuyển giá theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra
chuyển giá các trường hợp do Phòng Thanh tra thuế, Phòng Kiểm tra thuế, Chi cục
Thuế đề nghị hoặc theo yêu cầu của CQT cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; (iv) Phối hợp với các phòng chức năng của Cục Thuế và các cơ quan chức
năng khác trong việc thanh tra chuyển giá. Trực tiếp đề xuất, tiếp nhận hỗ trợ của
Tổng cục Thuế trong quá trình thanh tra chuyển giá; và (v) Tổng hợp, báo cáo, đánh
giá chất lượng công tác thanh tra chuyển giá; nghiên cứu đề xuất các biện pháp tăng
cường công tác thanh tra chuyển giá.
Từ 28/03/2019: Theo đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy ngành thuế, không còn
tồn tại riêng Phòng Thanh tra Giá chuyển nhượng mà chức năng thanh tra giá chuyển
nhượng được giao chung cho 10 phòng thanh tra - kiểm tra cùng thực hiện. Phòng
thanh tra - kiểm tra thuế số 10 làm đầu mối tổng hợp kết quả các cuộc thanh tra
chuyển giá.
72

Bảng 3.4: Nhân sự khối thanh tra tại Văn phòng Cục thuế TP Hà Nội
giai đoạn 2012-2018
Đvt: người
Năm 2012-
Phòng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2014
Thanh tra 1 41 38 35 35 35
Thanh tra 2 44 42 38 36 35
Thanh tra 3 43 39 37 37 39
Thanh tra 4 39 39 38 37 37
Thanh tra Giá
0 14 14 13 17
chuyển nhượng
Tổng 167 172 162 158 163
Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
3.2.3. Thực trạng triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý
3.2.3.1. Giám sát kê khai giao dịch liên kết
Hoạt động giám sát kê khai giao dịch liên kết đối với DN FDI trên địa bàn TP
Hà Nội những năm qua thuộc trách nhiệm chính của các phòng kiểm tra thuế,
phòng/đội kê khai và kế toán thuế, và Phòng Thanh tra - kiểm tra/Đội Kiểm tra. Hiện
tại Cục thuế TP Hà Nội mới thống kê được các đơn vị có kê khai thông tin giao dịch
liên kết khi khai quyết toán thuế TNDN, các đơn vị có đầu tư vào công ty con, công
ty liên kết theo dữ liệu kê khai trên báo cáo tài chính. Cục đã có công văn chỉ đạo
triển khai rà soát, lập danh sách những DN thuộc diện điều chỉnh của Thông tư 66,
Nghị định 20 do Cục Thuế quản lý để theo dõi và nhắc nhở, đôn đốc các DN này thực
hiện kê khai các giao dịch liên kết. Bảng 3.7 cho thấy, các giao dịch liên kết của cả
DN FDI và DN trong nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng DN kê khai giao
dịch liên kết còn thấp (từ 2011-2016: trên 50%; 2017, 2018 là trên 64 và 75%), số
liệu và thông tin kê khai vẫn chưa đầy đủ. Số lượng đơn vị có giao dịch liên kết tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 30,8%). Đây cũng là
lĩnh vực có doanh thu lớn nhất (517.582 tỷ đồng), đồng thời có số thuế được ưu đãi
(theo kê khai) cao nhất với 2.525 tỷ đồng, chiếm 88,6% tổng số thuế ưu đãi.
Cục Thuế TP Hà Nội tập trung việc thống kê rà sát DN FDI để nắm được các
đối tượng đang quản lý. Phân tích số liệu kê khai từ đó phân loại theo từng nhóm đối
tượng, chọn lọc ra các đối tượng thường xuyên kê khai lỗ.
Đối với hành vi không kê khai giao dịch liên kết, Cục Thuế TP Hà Nội đã có
công văn báo cáo Tổng cục Thuế kiến nghị xử lý theo quy định tại Nghị định quy
định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính
thuế. Tiến hành mời các đối tượng này để xác định nguyên nhân lỗ, đấu tranh để đề
nghị DN kê khai điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh doanh thu.
73

Bảng 3.5: Thống kê số lượng các doanh nghiệp thuộc diện kê khai GDLK
tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2011-2018
Tỷ lệ đã
Số DN thuộc diện Đã nộp tờ khai
Năm nộp/Phải
kê khai GDLK GDLK
nộp
2011 1.271 745 58,62%
2012 1.564 820 52,40%
2013 1.754 901 51,41%
2014 1.977 992 50,16%
2015 2.234 1.190 53,28%
2016 2.590 1.487 57,43%
2017 3.000 1.934 64,46%
2018 3.212 2.417 75,26%
Tổng 17.600 10.485 59,58%
Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
Đối với các DN có dấu hiệu chuyển giá thông qua việc mua bán với các công ty
liên kết có kết quả lỗ nhiều năm hoặc lãi rất thấp, Cục Thuế đã đề nghị lập Phụ lục
theo quy định tại Thông tư 66 và Nghị định 20, Thông tư 41 kê khai các thông tin về
giao dịch liên kết. Nghiêm túc chấp hành chế độ báo cáo thống kê trên cơ sở đôn đốc
quyết liệt NNT kê khai GDLK và xử lý vi phạm kịp thời.
3.2.3.2. Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp có quan hệ liên kết
Những năm qua, hoạt động tuyên truyền của Cục Thuế TP Hà Nội được triển
khai thực hiện tới các DN FDI sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện giao
dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa
vụ thuế thu nhập DN tại Việt Nam. Trong đó, tập trung chủ yếu vào các DN có quan
hệ liên kết trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, chế biến, gia công sản xuất hàng
dệt may, bất động sản… Hoạt động tuyên truyền được thực hiện tại trụ sở CQT và
qua hệ thống các cơ quan báo chí, truyền hình.
Đặc biệt, tại các thời thời điểm ban hành thay đổi mẫu biểu kê khai mẫu GCN-
01/QLT (giai đoạn 2012-2013), mẫu 03-7 (năm 2014-2016) và Phụ lục 01-Nghị định
20 (từ năm 2017 đến nay), Cục thuế TP Hà Nội đã tăng cường hỗ trợ NNT bằng văn
bản, thông qua đối thoại tháo gỡ vướng mắc cho DN FDI trong kê khai, điều chỉnh
quan hệ liên kết và giao dịch liên kết các DN FDI phát sinh tăng các vướng mắc và
công văn hỏi do việc áp dụng kê khai các mẫu biểu này cần phải phải có nhiều hướng
dẫn của CQT. Cục đã ban hành công văn số 23587/CT-HTr chỉ đạo tiếp tục phổ biến
thông tư đến các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn:
+ Phát hành tờ rơi về nội dung Thông tư 66, Nghị định 20, Thông tư 41 đến các
74

đơn vị có quan hệ liên kết, đặt tại các giá để tờ rơi tại Bộ phận một cửa của Cục thuế
và các Chi cục thuế trong địa bàn TP Hà Nội.
+ Căn cứ danh sách các doanh nghiệp có quan hệ liên kết trên địa bàn TP Hà
Nội tiến hành gửi tài liệu qua hòm thư điện tử của DN các nội dung cơ bản của
Thông tư 66 và Nghị định 20, Thông tư 41;
+ Thông báo nội dung cơ bản của Thông tư 66 và Nghị định 20, Thông tư 41
tại Bộ phận một cửa của Cục thuế và các Chi cục thuế trên địa bàn;
+ Đăng tải trên bảng chạy điện tử một số nội dung Thông tư 66 và Nghị định
20, Thông tư 41 và đối tượng áp dụng;
+ Tuyên truyền trên các chuyên trang Chính sách thuế với cuộc sống và Thuế
Thủ đô, Báo Hà Nội mới, Thời báo Tài chính, Tạp chí Thuế...
Nhằm tăng cường quản lý đối với các giao dịch liên kết và hoạt động chuyển
giá, Cục thuế TP Hà Nội đã thành lập Tổ chỉ đạo để triển khai rà soát, lập danh sách
những DN thuộc diện điều chỉnh đang quản lý để theo dõi, đôn đốc các DN này thực
hiện kê khai các giao dịch liên kết, tập trung đối với các DN FDI. Tổ chức các lớp tập
huấn chính sách và hướng dẫn kê khai nhằm giúp các DN hiểu và thực hiện kê khai
theo quy định, thực hiện tổng hợp vướng mắc báo cáo Tổng cục Thuế hướng dẫn xử
lý.
Cục thuế TP Hà Nội đã chủ động biên soạn nội dung về đối tượng và các trường
hợp phải kê khai giao dịch liên kết, các nội dung cần lưu ý khi kê khai mẫu hồ sơ giao
dịch liên kết kèm nội dung nhắc các DN kê khai đúng, đủ ngành nghề kinh doanh
trên tờ khai quyết toán thuế TNDN gửi phòng/đội kiểm tra thuế để gửi cho tất cả các
DN trên địa bàn. Tổ chức triển khai phổ biến cho DN về trách nhiệm phải tự điều
chỉnh các giao dịch liên kết thành các giao dịch độc lập khi kê khai thuế, để tạo thành
ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của DN phải thực hiện (Chi tiết nội dung tuyên truyền
xem bảng 3.7).
Số lượng các hình thức tuyên truyền giai đoạn 2011-2018 xem bảng 3.6.
75

Bảng 3.6: Tình hình tuyên truyền phổ biến và đôn đốc DN FDI kê khai giao dịch liên kết tại Cục thuế TP Hà Nội 2011-2018

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Công tác tiếp nhận và trả lời
I văn bản chính sách thuế
1.1 Hỗ trợ bằng văn bản (DN) 15 19 16 37 45 68 82 93
Hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan thuế
1.2 (DN) 30 45 68 101 152 228 342 513

1.3 Hỗ trợ qua điện thoại (cuộc) 90 135 203 304 456 683 1.025 1.538
II Về công tác tập huấn 1 2 2 5 6 10 12 13
2.1 Số buổi tập huấn 1 4 4 5 6 10 12 13

2.2 Số DN được tập huấn 350 1.405 1384 1.735 2.115 3.596 4.200 4.550
III Về công tác đối thoại 1 2 2 3 2 2 3 3
Công tác kiến nghị cơ chế,
chính sách hỗ trợ, tháo gỡ
IV vướng mắc cho NNT 30 41 44 44 67 78 107 108
4.1 Kiến nghị đã được trả lời 25 32 42 36 55 63 85 91
4.2. Kiến nghị chưa giải quyết 5 9 2 8 12 15 22 17
(Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội)
76

Cục thuế đã phối hợp cùng Ban Cải cách - Tổng cục Thuế hoàn thành công tác
tập huấn Thông tư cho toàn thể cán bộ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra
thuế của Cục thuế và chi cục thuế cho DN liên kết chủ yếu thuộc Văn phòng Cục và
Chi cục quản lý. Các phòng, đội kiểm tra thuế truyền tải nội dung này qua hệ thống
thư trao đổi thông tin và đôn đốc, hướng dẫn các DN khai và nộp đủ hồ sơ kê khai
giao dịch liên kết.
Bảng 3.7: Các nội dung tuyên truyền chính sách về quan hệ liên kết cho các DN
FDI tại Cục thuế TP Hà Nội

STT Nội dung công việc Đơn vị thực hiện

Các Phòng và các Chi cục thuế


Lập danh sách các DN có quan hệ liên kết (Căn cứ trên
1 thực hiện, phối hợp qua đường
số lượng tổng hợp từ các Phòng, các Chi cục thuế)
thư điện tử
Soạn thảo các nội dung cơ bản của Thông tư 66, Nghị Phòng Tuyên truyền- Hỗ trợ
2 định 20, Thông tư 41, chủ yếu tập trung vào nhóm đối NNT, Phòng Thanh tra- Kiểm
tượng là các DN có quan hệ liên kết tra thuế
Phòng Tuyên truyền- Hỗ trợ
3 Trình duyệt nội dung, kế hoạch tuyên truyền
NNT
Thông báo các nội dung cơ bản của Thông tư 66, Nghị -Tại BPMC Cục thuế: Phòng
4 định 20, Thông tư 41 tại BPMC của Cục thuế và các Chi Tuyên truyền- Hỗ trợ NNT
cục thuế trong địa bàn TP Hà Nội -Tại CCT: CCT thực hiện
Gửi qua hòm thư điện tử nội dung cơ bản của Thông tư Các phòng Kiểm tra/ các Chi
5 66, Nghị định 20, Thông tư 41 tới các DN có quan hệ cục thuế thực hiện, căn cứ trên
liên kết danh sách các DN đã tổng hợp.
Phòng Tuyên truyền- Hỗ trợ
Đăng tải trên bảng chạy điện tử một số nội dung Thông
6 NNT và
tư 66, Nghị định 20, Thông tư 41 và đối tượng áp dụng
Phòng Quản trị-Tài vụ
Bổ sung bộ Thủ tục hành chính về nội dung nhận hồ sơ Phòng Tuyên truyền- Hỗ trợ
7
khai thuế có giao dịch liên kết. NNT
Tuyên truyền trên các chuyên trang “Chính sách thuế với
Phòng Tuyên truyền- Hỗ trợ
8 cuộc sống” và “Thuế Thủ đô”,qua các báo: Báo Hà Nội
NNT
mới, Báo Thời báo tài chính, Tạp chí thuế.
Tổng kết công tác tuyên truyền Thông tư 66, Nghị định
Phòng Tuyên truyền- Hỗ trợ
9 20, Thông tư 41 đã triển khai hàng năm, đánh giá kết quả
NNT
đạt được và ghi nhận từ phía NNT.
Nguồn: Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ- Cục thuế TP Hà Nội
3.2.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp
Những năm qua, Cục Thuế TP Hà Nội đã bám sát các trường hợp thanh tra
chống chuyển giá điển hình để đề xuất phương hướng thu thập thông tin, xây dựng cơ
sở dữ liệu so sánh về giá giao dịch, tỷ suất lợi nhuận bình quân (tập trung vào lĩnh
vực xây dựng và kinh doanh bất động sản). Thành lập bộ phận thu thập dữ liệu và xây
dựng tỷ suất lợi nhuận ngành của 5 năm 2010-2014 (Tờ trình của phòng Thanh tra 1
đã được Lãnh đạo Cục phê duyệt ngày 16/7/2015), thực hiện theo quy định tại Điểm
77

2 Mục XII phần B Thông tư 60/2007/TT-BTC. Sau khi có bộ tỷ suất được duyệt
(gồm 9 ngành), các phòng thanh tra, kiểm tra các Chi cục Thuế sẽ sử dụng thông tin
tỷ suất lợi nhuận gộp phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động để ấn định nghĩa vụ
thuế.
Về việc xây dựng cơ sở dữ liệu: Phòng Thanh tra Giá chuyển nhượng phối hợp
với Phòng Kê khai và Kế toán thuế cập nhật, bổ sung, hoàn thiện hệ thống CSDL
hướng tới mục tiêu có hệ thống cơ sở dữ liệu “sạch” và đầy đủ, phục vụ công tác
thanh tra, kiểm tra toàn ngành và công tác chỉ đạo, điều hành của Cục.
Ngoài ra, Phòng có trách nhiệm phối hợp với Phòng Tin học và các đơn vị cung
cấp dịch vụ công nghệ thông tin xây dựng ứng dụng tổng hợp và phân tích dữ liệu
đáp ứng yêu cầu công tác.
Bảng 3.8: Số lượng DN trong cơ sở dữ liệu tính tỷ suất lợi nhuận
tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2011-2018
Năm Số lượng DN Tỷ lệ tăng so với năm trước liền kề
2011 205.136 109,0%
2012 230.778 112,5%
2013 257.317 111,5%
2014 275.329 107,0%
2015 344.162 125,0%
2016 423.319 123,0%
2017 482.584 114,0%
2018 583.926 121,0%
Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội
Đến cuối năm 2018, kho dữ liệu tỷ suất lợi nhuận của Cục thuế TP Hà Nội đã
lên tới 583.926 DN trên cả nước (xem bảng 3.10). Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho Cục thuế TP Hà Nội trong việc đấu tranh, đàm phán với DN FDI trong trường
hợp các DN này bị ấn định tỷ suất lợi nhuận do nguyên nhân chuyển giá và không
chứng minh được giao dịch liên kết tuân theo giá thị trường.
3.2.3.4. Hoạt động phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá
Năm 2011:
Hoạt động phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá tập trung vào các DN
có một hoặc một số biểu hiện sau đây (cũng là các tiêu chí đánh giá rủi ro và được
gán điểm):
- DN có dấu hiệu bán dưới giá (khai thác thông tin từ tờ khai thuế GTGT).
- DN lỗ nhiều năm, lỗ hết vốn chủ sở hữu (khai thác thông tin từ báo cáo kết
quả kinh doanh).
- DN có phát sinh thuế nhà thầu.
- DN có đầu tư vào công ty con, Công ty liên kết (thể hiện trên báo cáo tài
78

chính, bảng cân đối kế toán).


- Các DN có cùng một người đại diện pháp luật, cá biệt có trường hợp chủ DN
này có liên quan đến các DN đã bỏ trốn, mất tích (khai thác thông tin từ TINC, từ
trang WEB của Tổng cục Thuế).
Giai đoạn 2012-2014:
Hoạt động phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá tập trung vào các DN
sản xuất có giao dịch liên kết về hàng hóa (không hình thành tài sản) thuộc các: Tài
chính Ngân hàng, Dược phẩm, Bất động sản, Điện lực, Dầu khí, Bưu chính viễn
thông, Khoáng sản… Trong đó tập trung vào những DN có hiệu quả kinh doanh thấp,
có số lỗ lớn, kéo dài nhiều năm, lỗ hết vốn, quy mô kinh doanh lớn, trên nhiều quốc
gia, vùng lãnh thổ…, đặc biệt là những đối tượng nhiều năm chưa được thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế.
Việc nhận diện dấu hiệu chuyển giá của DN được thực hiện ngay từ khâu thu
thập thông tin DN, các cơ sở thực tế hồ sơ kê khai của DN như:
- Bảng phân tích thông tin về NNT dựa trên cơ sở dữ liệu và thực tiễn tình hình
quản lý thuế của Cục thuế TP Hà Nội đối với Công ty được thanh tra. (mẫu Phụ lục
01/TTr của Quy trình thanh tra thuế).
- Báo cáo tài chính các năm của Công ty được thanh tra, kiểm tra quyết toán
thuế và nằm trong chương trình thanh tra, kiểm tra thuế.
- Các Tờ khai thuế của các sắc thuế, Tờ kê khai giao dịch liên kết theo các mẫu
quy định đã nộp cho cơ quan thuế.
- Xem xét vốn và cơ cấu vốn của DN thông qua các thông tin về: chủ sở hữu
vốn, người đứng ra thành lập, cơ cấu vốn đăng ký.... .
Bên cạnh đó, qua khai thác dữ liệu trên Báo cáo Tài chính của DN hàng năm,
tại chỉ tiêu “Các bên liên quan trong giao dịch” xác định được các công ty có quan hệ
cung cấp tiền, hàng, dịch vụ lẫn nhau trong nội bộ các công ty liên kết, mức độ cung
cấp và lĩnh vực cung cấp, từ đó xác định các đối tượng có giao dịch liên kết nhưng
không tuân thủ quy định “giá thị trường” để đưa vào đối tượng thanh tra kiểm tra
chứng minh việc giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao dịch kinh
doanh trên thị trường giữa các bên không có mối quan hệ liên kết (các bên độc lập).
Giai đoạn 2015-2018:
Việc phân tích rủi ro xác định dấu hiệu chuyển giá được thực hiện theo các tiêu
chí rủi ro gồm: (i) DN có quan hệ liên kết có giao dịch với các bên liên kết với giá trị
lớn; (ii) DN thua lỗ lớn thời gian dài nhưng vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh và
tăng trưởng về doanh thu; (ii) DN có mức lợi nhuận thấp hơn mức lợi nhuận bình
quân ngành; (iii) DN không kê khai hoặc không kê khai đầy đủ Phụ lục 03-7/TNDN
khi quyết toán thuế TNDN; và (iv) DN đột ngột thua lỗ sau thời gian được ưu đãi
thuế.
79

Các DN được lựa chọn tập trung phân tích xác định dấu hiệu chuyển giá, gồm:
- DN kê khai hạch toán không chính xác doanh thu và chi phí, thể hiện kết quả
kinh doanh liên tục lỗ nhiều năm và bị mất vốn chủ sở hữu, nhưng DN vẫn tiếp tục
hoạt động, mở rộng đầu tư sản xuất, tập trung vào nhiều lĩnh vực ngành nghề như DN
gia công xuất khẩu may mặc, túi xách, da giày.
- DN có giá bán hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị có quan hệ liên kết thấp hơn
giá bán cho các đơn vị giao dịch độc lập.
- DN có giá mua nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ của công ty mẹ ở nước
ngoài có hiện tượng cao hơn so với việc mua của các đơn vị độc lập khác hoặc thị
trường khác, dẫn đến chi phí tăng cao.
- DN có giá bán hàng hóa dịch vụ xuất khẩu cho nước ngoài, chủ yếu bao tiêu
sản phẩm qua công ty mẹ có hiện tượng giá bán, giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn
đến kết quả SXKD liên tục lỗ mất vốn nhiều năm. Để hoạt động tiếp tục công ty mẹ
hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn không tính lãi.
- Công ty mẹ phân bổ chi phí cho công ty con tại Việt Nam và công ty con tại
VN hạch toán vào chi phí tại Việt Nam một số khoản mục về quảng cáo, tiếp thị,
nghiên cứu, mở rộng thị trường, chi phí lãi vay... mà thực chất các khoản chi phí này
phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trải.
3.2.2.5. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyển giá và xử lý vi phạm
(1) Hoạt động kiểm tra tại CQT:
Trước thực trạng tình hình chuyển giá trên địa bàn, một mặt các phòng thanh
tra, kiểm tra thuế thuộc Cục Thuế và các đội kiểm tra thuộc Chi cục Thuế đã mời các
DN FDI đến trao đổi, xác định nguyên nhân thua lỗ, đấu tranh để đề nghị DN kê khai
điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh doanh thu, chi phí.
Việc tập trung kiểm tra các DN kê khai lỗ bước đầu đã có tác dụng, đánh động
đến các DN thường xuyên khai lỗ. Một số trường hợp DN đã điều chỉnh lại giá bán,
giá gia công sau khi thanh tra. Đồng thời, đề nghị thông báo cho các cơ quan ngoại
giao danh sách các DN vi phạm nghiêm trọng về chuyển giá.
(2) Hoạt động thanh tra tại DN FDI:
a. Quy trình thanh tra chuyển giá
Về cơ bản, quy trình một cuộc thanh tra chuyển giá vẫn tuân theo quy trình một
cuộc thanh tra thông thường áp dụng theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày
28/07/2015, đồng thời chịu điều chỉnh thêm của quy trình lập kế hoạch thanh tra theo
rủi ro số 2176/QĐ-TCT ngày 10/11/2015 và quy trình giải quyết trước khi ký biên
bản thanh tra số 1276/QĐ-TCT ngày 16/07/2015. Tuy nhiên, thanh tra chuyển giá có
những đặc thù riêng, tác giả luận án tổng hợp thành quy trình các bước tiến hành một
cuộc thanh tra DN có quan hệ liên kết (hoặc có dấu hiệu chuyển giá) như sau:
(i) Phân tích hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT
80

Bước 1: Thu thập hồ sơ khai thuế từ CQT và thông tin từ bên ngoài CQT
Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh
Bước 3: Phân tích các quan hệ liên kết và các giao dịch liên kết (vị trí, chức
năng của DN trong hệ thống tập đoàn, phân tích chức năng DN, xác định vùng trũng
về thuế; Sơ đồ các mối quan hệ liên kết của DN với các nội dung: quan hệ liên kết về
ngồn vốn, quan hệ liên kết về doanh thu, quan hệ liên kết về chi phí...).
Bước 4: Tổng hợp các kết quả phân tích để nhận diện rủi ro trong hồ sơ khai
thuế.
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ tài liệu để xây dựng tỷ suất phù hợp với ngành nghề của
DN.
(ii) Triển khai thanh tra tại DN
Bước 1: Công bố quyết định thanh tra, lập biên bản công bố QĐ thanh tra. Tìm
hiểu thực tế quy trình hoạt động SXKD của DN, mô hình hạch toán, mô hình luân
chuyển chứng từ, quy trình thanh toán, quy trình vận hành hóa đơn. Yêu cầu dẫn đi
tham quan cơ sở sản xuất, xem tài sản cố định của DN, quy trình sản xuất.
Bước 2: Lập phiếu yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu.
Bước 3: Triển khai kiểm tra các nội dung như thanh tra thông thường tại DN.
Kiểm tra lại toàn bộ dữ liệu của họ với dữ liệu của Đoàn thanh tra đã chuẩn bị.
Bước 4: Nghiên cứu báo cáo xác định giá thị trường do DN cung cấp.
Bước 5: Đoàn thanh tra đối chiếu giữa hồ sơ kê khai của DN với BC xác định
giá thị trường mà DN cung cấp có phù hợp về phương pháp, nội dung BC giải trình
về phương pháp đó, nguồn dữ liệu sử dụng có phù hợp không. Nếu có sự khác biệt
giữa các hồ sơ khai thuế với hồ sơ BC xác định giá thị trường phải lập biên bản nêu
rõ sự khác biệt do đoàn thanh tra phát hiện ra.
Bước 6: Đối với giao dịch liên kết phải mô hình hóa, xem giao dịch liên kết ở
đầu vào hay đầu ra. Xác định chuyển giá đầu vào hay đầu ra hoặc cả đầu vào đầu ra.
Bước 7: Tổ chức đối thoại, đàm phán với DN
Bước 8: Lập biên bản ghi nhận các nội dung thanh tra sau khi kết thúc đối thoại.
(iii) Kết thúc cuộc thanh tra chuyển giá
Hoàn thiện đầy đủ các văn bản trong hồ sơ thanh tra. Điện tử hóa các văn bản
trước khi lưu kho phục vụ tra cứu sau này. Với các cuộc thanh tra phát hiện chuyển
giá, tạm thời lưu giữ hồ sơ tại Phòng Thanh tra giá Chuyển nhượng trong vòng 3-5
năm để quản lý, xử lý hồi tố sau thanh tra.
(iv) Giải quyết các trường hợp khiếu nại
Khi phát sinh khiếu nại, đơn kiện Phòng Thanh tra trình Lãnh đạo văn bản báo
cáo Tổng cục Thuế xin ý kiến chỉ đạo. Tham khảo các nội dung tranh tụng pháp lý
trước tòa có sự phối hợp của bộ phận Pháp chế.
b. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra
81

Những năm gần đây, Cục thuế TP Hà Nội tiến hành lập kế hoạch thanh tra dựa
trên mô hình phân tích rủi ro tập trung, qua nhiều bước rà soát, có sự phối hợp hiệu
quả giữa bộ phận thanh tra và bộ phận kiểm tra thuế, dựa trên CSDL tập trung và cốt
lõi là bộ tiêu chí rủi ro đã được nghiên cứu thống nhất, đồng thời ứng dụng TPR để
gán điểm rủi ro cho từng NNT. Qua khai thác dữ liệu trên báo cáo tài chính của DN
hàng năm, tại chỉ tiêu “Các bên liên quan trong giao dịch” để xác định được các công
ty có quan hệ cung cấp tiền, hàng, dịch vụ lẫn nhau trong nội bộ các công ty liên kết,
mức độ cung cấp và lĩnh vực cung cấp. Từ đó xác định các đối tượng có giao dịch
liên kết nhưng không tuân thủ quy định giá thị trường” và đưa vào đối tượng thanh
tra kiểm tra chứng minh việc giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao
dịch kinh doanh trên thị trường giữa các bên không có mối quan hệ liên kết (các bên
độc lập)”.
Bảng 3.9: Kế hoạch và kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra chuyển giá
tại Cục thuế TP Hà Nội giai đoạn 2012-2018
Số DN Số DN Bình quân
thanh tra truy thu Số thuế Phạt+ truy thu+ Bình quân
Giảm lỗ
Năm chuyển thuế có truy thu Chậm nộp phạt+ giảm lỗ
(tỷ đồng)
giá theo kết luận (tỷ đồng) (tỷ đồng) chậm nộp (tỷ đồng)
kế hoạch chuyển giá (tỷ đồng)

2012 88 80 30 10 59 0,50 0,74

2013 72 52 110 55 63 3,17 1,21

2014 102 99 120 47 179 1,69 1,81

2015 107 46 42 16 194 1,26 4,22

2016 45 48 62 21 225 1,73 4,69

2017 119 32 83 27 718 3,44 22,44

2018 85 90 220 69 1.303 3,21 14,48


Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp từ các báo cáo tổng kết thanh tra, kiểm tra chuyển
giá 2012-2018 của Cục thuế TP Hà Nội
Năm 2011: Để xây dựng kế hoạch thanh tra thuế và nhiệm vụ kiểm tra thuế
năm, Cục thuế TP Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để đánh giá
rủi ro, gán điểm đối với 100% DN thuộc danh sách quản lý làm cơ sở lựa chọn và lập
kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. Việc đưa DN vào kế hoạch thanh tra được thực
hiện trên cơ sở đánh giá rủi ro về thông tin NNT, thuyết minh được mức độ rủi ro cụ
thể đối với từng DN. Cục thuế đã chỉ đạo các đoàn thanh tra tập trung phân tích tại
82

bàn hồ sơ khai thuế trước khi ban hành QĐ thanh tra. Các đoàn thanh tra phải bám sát
29 tiêu chí đánh giá rủi ro và các thông tin được cung cấp từ đầu mối tổng hợp của
Cục đã đánh giá khi lập kế hoạch. Trong năm, Cục thuế đã tập trung nguồn nhân lực
cho công tác thanh tra và điều chỉnh đối tượng thanh tra là các DN khối đầu tư nước
ngoài có dấu hiệu chuyển giá, với số lượng 203 DN trên con số kế hoạch 1.100 DN.
Năm 2012: Cục Thuế Hà Nội đã tiến hành thanh tra 80/88 DN FDI có xử lý về
giá chuyển nhượng, bình quân truy thu, phạt và chậm nộp trên một DN là 500 triệu
đồng.
Năm 2013: Cục thuế TP Hà Nội đã tiến hành thanh tra đối với 72 DN có phát
sinh giao dịch liên kết, xử lý đối với 52 DN, điều chỉnh giá giao dịch liên kết trên
1.300 tỷ đồng, truy thu thuế TNDN và phạt là: 165 tỷ. Một số DN có kết quả điều
chỉnh giá lớn như Công ty TNHH MTV Keangnam Vina, Công ty TNHH MTV may
mặc Việt Pacific.
Bảng 3.10: Một số trường hợp thanh tra chuyển giá điển hình năm 2013
Đơn vị tính: Đồng
Điều chỉnh giá
Thuế TNDN
Tên DN FDI trong giao dịch
TT truy thu
liên kết
1 Công ty TNHH MTV Keangnam Vina 83.404.443.554 16.680.888.710
Công ty TNHH MTV May mặc Việt
2
Pacific 54.156.155.353 12.562.067.010
Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyển giá 2013- Cục thuế TP Hà Nội
Cục thuế TP Hà Nội đã lập danh sách 10 DN có vốn đầu tư nước ngoài thuộc
lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản có kê khai giao dịch liên kết đề nghị
Tổng cục Thuế hỗ trợ phân tích rủi ro và thanh tra (đã cung cấp hồ sơ, dữ liệu).
Cục thuế đã tổ chức làm việc với Đoàn công tác của Tổng cục Thuế về tiến độ
thực hiện Chuyên đề theo công văn 2492/TCT-CC ngày 16/7/2012 của Tổng cục
Thuế về việc hỗ trợ thực hiện chuyên đề quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực
xây dựng và kinh doanh bất động sản. Phối hợp với Đoàn công tác của Tổng cục
Thuế để hướng dẫn thanh tra chống chuyển giá tại các đơn vị thuộc KH của Cục
Thuế TP Hà Nội.
Năm 2014: Kế hoạch thanh tra chuyển giá tập trung vào các DN FDI thuộc lĩnh
vực sản xuất, xây dựng, BĐS, dệt may... có phát sinh lỗ liên tục nhiều năm, số lỗ lớn;
DN có phát sinh giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, chi phí
của DN. Các DN trong “tầm ngắm” nghi chuyển giá, trốn thuế đưa vào kế hoạch
gồm: (1). DN có quan hệ với công ty mẹ ở nước ngoài (mua nguyên liệu của công ty
mẹ và được công ty mẹ bao tiêu sản phẩm); (2). DN có cả vốn vay và vốn chủ sở
hữu; (3). DN sử dụng giấy phép độc quyền của công ty mẹ; (4). DN giao dịch tài sản
83

trí tuệ (không phải vật chất, khó định lượng); (5. DN có trụ sở tại các “thiên đường
thuế.”
Trong năm 2014, Cục đã hoàn thành thanh tra tại 99 DN có quan hệ liên kết, kết
quả: giảm khấu trừ 14,2 tỷ đồng, giảm lỗ: 179,2 tỷ đồng, truy thu 120,3 tỷ đồng, bình
quân truy thu và phạt một cuộc thanh tra chuyển giá đạt 1.69 triệu/DN.
Bảng 3.11: Một số cuộc thanh tra chuyển giá đã tiến hành năm 2014

Mô tả chi
Tên Quốc tiết Ngành Truy thu Phạt Các nội dung vướng
Doanh Tịch nghề kinh (đồng) (đồng) mắc
doanh
1.Công ty May gia CV 64565/CT-TTr2
cổ phần Trung công quần ngày 24/12/2014 báo
318.675.000 126.087.452
Arksun - Quốc4 áo xuất cáo TCT về xử lý
Việt Nam khẩu GDLK
2.Công ty
Công văn 66417/CT-
TNHH sản xuất
Nhật TTr1 ngày 31/12/2014
Tokyo mô tơ, máy 2.527.058.675 268.479.799
Bản báo cáo TCT về xử lý
Micro phát
giao dịch liên kết
Việt Nam
Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyển giá 2014- Cục thuế TP Hà Nội
Năm 2015: Theo kế hoạch phê duyệt ban đầu có 122 DN, đã điều chỉnh giảm 15
DN theo Quyết định số 1968/QĐ-TCT ngày 16/11/2015 của Tổng cục Thuế (còn 107
DN) Trong đó, trọng tâm là thực hiện thanh tra đối với 08 DN có giao dịch liên kết
và dấu hiệu chuyển giá (thuộc phòng Kiểm tra thuế số 1 quản lý). Do chưa có phòng
chuyên trách nên Cục đã phân công thực hiện 02 DN/phòng Thanh tra. Trong năm,
Cục thuế TP Hà Nội đã hoàn thành thanh tra 46/107 đơn vị (đạt tỷ lệ 43%), Giảm
khấu trừ 194 triệu đồng, giảm lỗ 378 tỷ đồng, truy thu 42,0 tỷ đồng, phạt 16,1 tỷ
đồng. Một số cuộc thanh tra chuyển giá đã thực hiện trong năm xem bảng 3.12.
Bảng 3.12: Một số trường hợp thanh tra chuyển giá điển hình năm 2015
Đvt: đồng
Điều chỉnh giá
Thuế TNDN
Tên DN FDI trong giao dịch
TT truy thu
liên kết
1 Công ty TNHH JGC Việt Nam 246.169.714.865 91.101.627.723
Công ty TNHH Tamron Optical Việt
2
Nam 10.530.070.328 2.106.014.065
Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyển giá 2015- Cục thuế TP Hà Nội
Năm 2016: Kế hoạch thanh tra chuyển giá năm 2016 được thực hiện theo công
văn số 5549/CT-TTr1 ngày 29/01/2016 của Cục thuế TP Hà Nội gồm 3 bộ phận cấu
thành: (i) Thanh tra chuyên đề chuyển giá: 31 DN. Đến tháng 9/2016, Cục thuế TP
84

Hà Nội báo cáo Tổng cục Thuế phê duyệt điều chỉnh giảm 07 DN (không có bổ sung
thay thế), còn gồm 24 DN, tập trung vào các phòng kiểm tra thuộc Văn phòng Cục;
(ii) Chuyên đề “DN có quan hệ liên kết”: gồm 31 DN. Đến tháng 9/2016, Cục thuế
TP Hà Nội báo cáo Tổng cục Thuế phê duyệt điều chỉnh giảm 04 DN (không có bổ
sung thay thế); (iii) Kế hoạch thanh tra của phòng Thanh tra giá chuyển nhượng: gồm
46 DN (Chuyên đề chuyển giá 11 DN; Thông thường 18 DN; Bổ sung thay thế: 17
DN. Sau điều chỉnh còn 45 DN.
Thực tế trong năm, số đơn vị được thanh tra: 48 DN, đạt tỷ lệ 106,7% kế hoạch
được giao (phát sinh thêm 03 DN thanh tra bổ sung kế hoạch); Tổng truy thu và phạt
82.919 triệu. Trong đó: số truy thu 61.981 triệu, tiền phạt 20.837 triệu; bình quân truy
thu và phạt một cuộc thanh tra chuyển giá đạt 1.730 triệu/DN.
Bảng 3.15: Một số trường hợp thanh tra chuyển giá điển hình năm 2016
Đơn vị tính: đồng
Điều chỉnh giá
Thuế TNDN
Tên DN FDI trong giao dịch
TT truy thu và phạt
liên kết
1 Công ty TNHH Hanoi Steel Center 22.878.016.880 4.575.603.376
Công ty TNHH TNT-Vietrans Express
2
Worldwide (Việt Nam) 25.603.117.195 5.120.623.439
Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyển giá 2016- Cục thuế TP Hà Nội
Năm 2017: Cục thuế TP Hà Nội thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra trên cơ
sở sử dụng ứng dụng “Phân tích thông tin rủi ro của Người nộp thuế - TPR”. Ngày
16/02/2017, Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 5383/CT-TTr1 triển khai
Phân công kế hoạch thanh tra thuế năm 2017 với 1.290 đơn vị phân công cho 05
Phòng thanh tra thực hiện. Trọng tâm là thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có rủi ro
cao về thuế và theo chuyên đề như: các doanh nghiệp có giao dịch liên kết; các doanh
nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh, kiểm tra;
doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế; chuyên đề về hóa đơn, thương mại
điện tử… Ngoài ra, Cục thuế TP Hà Nội đã thanh tra thêm chuyên đề: các doanh
nghiệp có phát sinh chi phi dịch vụ liên kết với công ty mẹ (thực hiện công văn số
3537/TCT-TTr ngày 09/08/2017).
Kết quả thanh tra 32 DN/32DN, đạt tỷ lệ 100% kế hoạch được giao. Tổng truy
thu và phạt 110 tỷ. Trong đó: số truy thu 83 tỷ, tiền phạt 27 tỷ; bình quân truy thu và
phạt một cuộc thanh tra chuyển giá đạt 3.44 tỷ/DN.
85

Bảng 3.14: Một số trường hợp thanh tra chuyển giá điển hình năm 2017
Đơn vị tính: đồng
Điều chỉnh giá
Thuế TNDN
Tên DN FDI trong giao dịch
TT truy thu và phạt
liên kết
1 Công ty TNHH Hanoi Steel Center 22.878.016.880 4.575.603.376
Công ty TNHH TNT-Vietrans Express
2
Worldwide (Việt Nam) 25.603.117.195 5.120.623.439
Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyển giá 2017- Cục thuế TP Hà Nội
Năm 2018: Cục thuế TP Hà Nội ra Công văn số 6753/CT-TTr1 ngày
12/02/2018, triển khai phân công kế hoạch thanh tra thuế năm với 85 DN phân công
cho 05 Phòng thanh tra thực hiện. Năm 2018, Cục đặt trọng tâm vào công tác thanh
tra chuyển giá với đầu mối thanh tra chuyển gía và lập kế hoạch thanh tra chuyển giá
cho phòng thanh tra giá chuyển nhượng.
Trong năm, các Phòng Thanh tra đã triển khai hoàn thành thanh tra tại 90 DN
doanh nghiệp có giao dịch liên kết, đạt 106% kế hoạch về số lượng DN thực hiện.
Điều chỉnh tăng TN: 941.615 triệu đồng. Tổng số tiền thuế truy thu, phạt qua thanh
tra là 289 tỷ 398 triệu đồng, giảm lỗ 1.303 tỷ 387 triệu đồng. Bình quân truy thu và
phạt 1 DN chuyển giá là 3.210 triệu đồng.
Bảng 3.15: Một số trường hợp thanh tra chuyển giá điển hình năm 2018
Đơn vị tính: đồng
Điều chỉnh giá
Thuế TNDN
Tên DN FDI trong giao dịch
TT truy thu và phạt
liên kết
1 Công ty TNHH Seaps Việt Nam 22.716.916.850 4.543.383.370
Công ty TNHH Thiết kế Châu Á
2
KUME 18.002.916.320 3.600.583.264
Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyển giá 2018- Cục thuế TP Hà Nội
Năm 2019: Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thuế tại công văn số 4733/TCT-
TTr ngày 28/11/2018 về việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2019, kế hoạch
thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra tại trụ sở NNT đạt tối thiếu 19% số lượng NNT đang
hoạt động thuộc diện quản lý thuế. Đảm bảo nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra
tập trung tại các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế: kinh doanh qua mạng,
đa cấp, games, các doanh nghiệp có phát sinh chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp xây
dựng BOT, BT; các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn, doanh
nghiệp FDI có phát sinh lỗ nhiều năm vẫn đầu tư mở rộng SXKD…

3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố
86

Hà Nội
3.3.1. Các kết quả đạt được
Qua phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên
địa bàn Hà Nội, kết hợp với việc tổng hợp ý kiến đánh giá của các chuyên gia, cán bộ
thanh kiểm tra thuế, các DN FDI, tác giả luận án rút ra kết luận về những ưu điểm,
mặt được của thực trạng QLNN về hoạt động chuyển giá như sau:
Thứ nhất, chính sách QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI luôn
được Nhà nước quan tâm điều chỉnh nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho NNT trong kê
khai, lập hồ sơ, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, giải quyết hài hòa lợi ích giữa nhà
nước và DN FDI. Điều đó được thể hiện qua những thay đổi trong Nghị định 20 và
Thông tư 41 so với Thông tư 66. Gần đây, Bộ Tài chính đang tiếp tục lấy ý kiến xem
xét sửa đổi một số quy định để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho DN.
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 225 DN FDI và 205 cán bộ thanh
kiểm tra cho thấy: nhận định về quy định pháp luật về kê khai, lập hồ sơ xác định giá
thị trường đối với giao dịch liên kết, ở mức “Chặt chẽ và hợp lý” DN FDI có sự
chênh lệch về đánh giá với cơ quan thuế (DN FDI: 33%; CQT: 49%), nghĩa là CQT
đánh giá cao quy định về kê khai, lập hồ sơ, trong khi DN FDI thì không đánh giá
cao. Ở khía cạnh “Không chặt chẽ và không hợp lý”, cơ quan thuế không cho rằng
các quy định hiện tại là không chặt chẽ và không hợp lý, và 15% DN FDI được hỏi
đồng ý với ý kiến này.
Thứ hai, việc tổ chức triển khai các nghiệp vụ quản lý ngày càng được tổ chức
bài bản hơn, nhất là hoạt động thanh tra chuyển giá.
Những năm qua, Cục Thuế TP Hà Nội đã và đang tập trung hoàn thiện công tác
thanh tra, kiểm tra tại DN, hợp tác chặt chẽ với cơ quan cấp trên Tổng cục Thuế, Bộ
Tài chính và đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để tăng hiệu quả,
hiệu lực trong công tác thanh tra chống chuyển giá, bảo đảm môi trường kinh doanh
minh bạch, công bằng cho mọi nhà đầu tư. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và số
lượng DN đã phát hiện và xử lý về chuyển giá chưa nhiều nhưng công tác thanh tra
các DN có dấu hiệu chuyển giá đã đạt được những kết quả tích cực về phương pháp
triển khai, là cơ sở tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt
hiệu quả cao nhất. Theo kết quả khảo sát của tác giả luận án, 50% DN FDI hài lòng
về hoạt động thanh tra chuyển giá. Mặc dù nhìn thấy được lợi ích của chuyển giá, các
DN FDI cũng nhận thức được cái giá mà họ sẽ phải trả khi bị phát hiện và bị xử phạt
theo các chế tài áp dụng đối với hành vi phi pháp. Kết quả khảo sát của tác giả luận
án với 225 DN FDI cho thấy có 50% DN FDI được hỏi “hài lòng” khi bị thanh tra,
kiểm tra chuyển giá. Điều này cũng có thể hiểu được khi phần lớn các cuộc thanh
kiểm tra đều truy thu thuế và cắt lỗ rất lớn, dẫn đến quyền lợi và uy tín của DN FDI
bị ảnh hưởng không nhỏ. Con số 50% tuy không cao nhưng cũng cho thấy sự cố gắng
87

trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan QLNN. Các trường hợp phát hiện
và xử lý vi phạm về chuyển giá đã bước đầu tạo hiệu ứng xã hội nhằm răn đe, cảnh
báo các trường hợp cố tình vi phạm về chuyển giá và nhận được sự đồng tình của xã
hội đối với ngành thuế, từ đó góp phần xây dựng hình ảnh CQT đồng hành tạo môi
trường bình đẳng trong chấp hành pháp lụât thuế.
Một số thành công chính trong quá trình tổ chức triển khai nghiệp vụ quản lý là:
Một là, xây dựng được trình tự các bước công việc cần thực hiện khi thực hiện 1
cuộc thanh tra chuyển giá: Rút kinh nghiện từ thực tiễn công việc, các đoàn thanh tra
đã thống nhất xây dựng trình tự các bước triển khai từ Phân tích hồ sơ, vẽ sơ đồ mô
hình tổ chức, mô hình giao dịch, phân tích chức năng hoạt động, xác định các giao
dịch trọng yếu có dấu hiệu vi phạm giá thị trường, thu thập dữ liệu so sánh để xây
dựng cơ sở dữ liệu về giá giao dịch độc lập, tỷ suất lợi nhuận,...của các DN tương
đồng làm cơ sở so sánh, xác định căn cứ pháp lý để xác định lại giá chuyển nhượng
của DN.
Hai là, qua số liệu theo báo cáo tại các mẫu biểu thanh tra, cán bộ thanh tra
nhận diện được những vấn đề cần trọng tâm khi xuống thanh tra tại DN, đảm bảo thời
gian và chất lượng của cuộc thanh tra chống chuyển giá. Nếu không có các mẫu biểu
nêu trên, cuộc thanh tra sẽ rất khó khăn để tìm ra được các giao dịch liên kết, giao
dịch độc lập, vừa khó đảm bảo chất lượng, vừa mất nhiều thời gian trong công tác đối
chiếu, truy lần dữ liệu, hơn nữa dữ liệu hoàn toàn rất cần thiết trong việc đấu tranh tại
bước 4 trong những trường hợp không phát sinh giao dịch độc lập.
Ba là, sau năm 2016 Cục thuế TP Hà Nội đã chủ động được cơ sở dữ liệu cho
riêng mình. Cục thuế TP Hà Nội đã sử dụng được dữ liệu qua phân tích và là cơ sở đề
xuất biện pháp thoả thuận trước về giá giao dịch liên kết (APA) mà Cục thuế TP Hà
Nội tiến tới sẽ xây dựng để áp dụng.
Bốn là, chú trọng phân tích hồ sơ giao dịch liên kết: Thu thập thông tin về DN,
vẽ sơ đồ các mối quan hệ liên kết, sơ đồ giao dịch liên kết để thực hiện phân tích tại
CQT trước khi tiến hành thanh tra tại DN. Việc thu thập, phân tích thông tin giao dịch
liên kết thực hiện cùng với việc phân tích chức năng và rủi ro gánh chịu của DN.
Trong nội dung này, Cục thuế TP Hà Nội đã chú trọng việc xin ý kiến tham vấn của
Tổng cục Thuế trước khi tiến hành thanh tra và trong quá trình triển khai thanh tra
chuyển giá tại DN. Cục Thuế đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của và hỗ trợ tư vấn kịp
thời cho đoàn thanh tra Cục thuế TP Hà Nội để xử lý các vướng mắc trong quá trình
triển khai thanh tra tại DN, tư vấn lựa chọn tìm ra phương pháp ấn định và tỷ suất lợi
nhuận phù hợp hợp nhất để áp dụng trong việc xử lý ấn định thuế TNDN tại các công
ty có hành vi vi phạm giá thị trường. Trước khi tiến hành thanh tra tại DN, cán bộ
thanh tra kiểm tra thuế phân tích sâu các giao dịch liên kết, dấu hiệu chuyển giá. Đề
xuất tiến hành thanh tra sau khi nhận định các yếu tố về giao dịch liên kết có dấu hiệu
88

chuyển giá. Tổ dữ liệu sẽ chuyển toàn bộ các hồ sơ khai thuế của DN kê khai tại CQT
thuộc niên độ thực hiện thanh tra đến các phòng theo danh sách đã phân công.
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 205 cán bộ thanh kiểm tra về chất
lượng bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra
chuyển giá hiện hành, một tỷ lệ lớn (71%) cho rằng bộ tiêu chí “Đáp ứng một phần và
cần điều chỉnh thêm”
Năm là, tập trung kiểm tra việc lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường,
việc sử dụng dữ liệu so sánh của DN có phù hợp các quy định không. Cùng với việc
kiểm tra các thủ tục về lưu giữ hồ sơ, nội dung giải trình của DN về phương pháp xác
định giá...để phát hiện kịp thời những sai phạm về thủ tục kê khai, về hồ sơ chứng
minh tính tuân thủ theo giá thị trường trong giao dịch liên kết theo quy định.
Thứ ba, kết quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội có chiều hướng ngày càng được cải thiện tốt hơn.
Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu: tỉ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai GDLK tại bảng 3.5
(tăng từ 58,6% năm 2011 lên 75,26% năm 2018); số doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu
tính tỉ suất lợi nhuận tại bảng 3.8 (tăng từ 109% năm 2011 lên 121% năm 2018), số
tiền truy thu thuế và tiền phạt nộp chậm tại bảng 3.9 (tăng từ 0,5 tỷ năm 2011 lên
3,21 tỷ năm 2018) và số giảm lỗ bình quân tại bảng 3.11 (tăng từ 0,74 tỷ năm 2011
lên 14,48 tỷ đồng năm 2018). Sự tăng lên của các chỉ tiêu qua các năm chứng tỏ ý
thức chấp hành pháp luật của DN FDI trên địa bàn được nâng lên, sự lựa chọn DN
FDI để thanh tra của Cục Thuế Hà Nội là chính xác, đúng đối tượng.
Để có được các thành công nêu trên không thể không kể đến một số nguyên
nhân chính sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá đang
dần được chuẩn hóa. So với các năm trước, năm 2016 là năm đầu tiên có bộ phận đầu
mối chủ trì công tác thanh tra chuyển giá trong toàn Cục, đồng thời được sự quan tâm
chỉ đạo trực tiếp, sát sao của lãnh đạo Cục thuế trong công tác này. Các cuộc thanh
tra chuyển giá của Cục Thuế trong các năm trước đều thực hiện có sự chỉ đạo trực
tiếp của Tổng cục Thuế đã mang lại nhiều kinh nghiệm bước đầu cho cán bộ, công
chức thanh tra của Cục thuế TP Hà Nội.
Thứ hai, Cục Thuế đã chú trọng tổ chức đào tạo kỹ năng cho cán bộ, đã tập
trung đào tạo cho đội ngũ cán bộ về kỹ năng triển khai công tác thanh tra chuyển giá.
Nếu như thời điểm trước năm 2010, chỉ có một số chuyên gia và cán bộ thuế hiểu
được, nắm được thế nào là chuyển giá, các hình thức chuyển giá cũng như các
phương thức xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết,
thì đến nay, chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm soát chuyển giá đã được nâng cao. Cục
thuế TP Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ làm công tác thanh tra,
kiểm tra chuyển giá. Hàng năm, Cục cử cán bộ tham gia các hội thảo, các khóa đào
89

tạo chuyên sâu về chuyển giá, kiểm tra, thanh tra chuyển giá do nước ngoài và Tổng
cục Thuế, Trường Nghiệp vụ Thuế tổ chức các khóa học. Nhờ quan tâm đến đào tạo
cán bộ nên đội ngũ cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá ngày càng
được trang bị kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp và dần dần có kỹ năng quản lý
thuế hiện đại. Khả năng phân tích, đánh giá và kỹ năng sử dụng máy tính để tính toán
và xử lý các vấn đề phát sinh ngày một cải thiện. Chất lượng cán bộ cải thiện nên kết
quả các cuộc thanh tra thuế của CQT, khả năng phát hiện sai phạm của cán bộ thuế
cũng có kết quả tốt, số truy thu tăng lên.
Thứ ba, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác kiểm soát chuyển giá dần được
cải thiện. Cục Thuế đã có nhiều nỗ lực nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công
tác kiểm soát chuyển giá. Các đoàn thanh tra, kiểm tra được trang bị cơ sở làm việc,
trang thiết bị hiện đại. Cục thuế TP Hà Nội cũng đã từng bước chú trọng đến việc xây
dựng hệ thống thông tin NNT, đồng thời từng bước phát triển các ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp, khai thác thông tin.
Thứ tư, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát chuyển
giá. Những năm qua, Cục đã tích cực triển khai việc sử dụng các ứng dụng hiện có
kết hợp với kinh nghiệm phân tích thông tin quản lý (từ các phòng thanh tra kiểm
tra). Xây dựng công cụ hỗ trợ kiểm tra phát hiện giao dịch liên kết trên cơ sở ứng
dụng tin học văn phòng (Microsoft Excel). Việc sử dụng công cụ dựa trên dữ liệu
bảng kê mua vào, bán ra (có sẵn trên hệ thống) và các thông tin về danh sách các bên
có quan hệ liên kết. Từ cuối năm 2012, Cục thuế TP Hà Nội từng bước thí điểm ứng
dụng CNTT, khai thác dữ liệu Tờ khai Giao dịch liên kết, bảng kê mua vào bán ra
trên phạm vi toàn Cục để đối chiếu phát hiện 100% giao dịch liên kết, từ đó cung cấp
thông tin hỗ trợ cho cán bộ kiểm tra xử lý theo quy định.)
Thứ năm, có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội.
Việc phát hiện dấu hiệu DN có rủi ro về chuyển giá để tiến hành một cuộc thanh tra
thành công về truy thu thuế do vi phạm về chuyển giá là thực sự gặp rất nhiều khó
khăn, nhưng với sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát
sao của Ban lãnh đạo Cục thuế, các bộ phận liên quan của Cục thuế TP Hà Nội đã đạt
được một số thành tích đáng kể trong công tác thanh tra chống chuyển giá, đúc rút ra
được một số bài học kinh nghiệm trong việc phát hiện dấu hiệu chuyển giá khi phân
tích hồ sơ của DN có kê khai giao dịch liên kết, từ đó thực hiện triển khai công tác
thanh tra tại DN theo rủi ro đã được phân tích trên hồ sơ khai thuế của DN; vận dụng
các văn bản pháp luật về chuyển giá để phân tích, áp dụng vào từng trường hợp cụ thể
tại DN trong từng lĩnh vực như xây dựng, gia công hàng hóa, dịch vụ chuyển giao
công nghệ, bản quyền, dịch vụ quản lý...
3.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
90

chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn những hạn chế nhất định.
Mặc dù đã có những nhận định cơ bản về các hành vi chuyển giá của các DN, tuy
nhiên kết quả kiểm tra xử lý về chuyển giá chưa cao do hành vi chuyển giá tại các
DN FDI ngày càng tinh vi và phức tạp, để phát hiện và xử lý thì thời gian cần thiết
cho một cuộc thanh tra thường bị kéo dài. Sau đây là các hạn chế, bất cập cơ bản:
3.3.2.1. Về chính sách
- Thứ nhất, căn cứ pháp lý về chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng;
chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nên quá trình thực hiện rất khó khăn, đặc biệt là
cơ sở pháp lý để xác định giá thị trường.
Kết quả khảo sát điều tra của tác giả luận án đối với 225 DN FDI và 205 cán bộ
thanh kiểm tra cho thấy: 37% DN FDI cho rằng quy định pháp luật thuế và quản lý
thuế đối với hoạt động chuyển giá chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý, trong khi
đánh giá của CQT 48% cho rằng “Chặt chẽ và hợp lý”, cả CQT và DN FDI đều gần
như thống nhất ở mức đánh giá “Hợp lý nhưng không chặt chẽ” (DN FDI: 18%,
CQT: 17%)
Chuyển giá là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Luật Quản lý
thuế (Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế) và Luật quản lý thuế số 38 sửa đổi
(Điều 3, Khoản 13 Điều 17, Khoản 1 Điều 50) qui định nội dung liên quan có thể làm
cơ sở đấu tranh chống chuyển giá. Các qui định chi tiết về chuyển giá vẫn chỉ ở mức
Nghị định, Thông tư dẫn đến hiệu lực pháp lý không cao, gây khó khăn cho quá trình
thực hiện.
Quy định phương pháp xác định giá trong Thông tư 66 và Thông tư 41 rất phức
tạp, nhiều DN lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp, nếu có xác định được thì
cũng tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Trong quá trình xử lý kết quả thanh tra còn gặp nhiều vướng mắc vì thiếu thông
tin, cơ sở pháp lý, căn cứ để áp dụng ấn định thuế đã có nhưng chưa rõ ràng. Chẳng
hạn, Khoản 1e Điều 37 Chương IV Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định:
NNT nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp: “Mua,
bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông
thường trên thị trường”; Khoản 2 Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài
chính có quy định: “NNT theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan
đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp:... qua kiểm tra hàng hóa
mua vào, bán ra thấy NNT hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá
giao dịch thông thường trên thị trường”.
Khoản 2, 3 Điều 12 Nghị định 20 hướng dẫn thực hiện ấn định thuế trong các
trường hợp sau: Việc ấn định thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế theo quy
định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế. Cơ quan thuế có quyền ấn
91

định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính
thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với
người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế căn cứ các thông tin,
dữ liệu và phân tích đánh giá của Cơ quan thuế, trong các trường hợp người nộp thuế
có các hành vi vi phạm pháp luật về xác định giá giao dịch liên kết.
Từ các điểm theo các trích dẫn vừa nêu trên, có thể thấy cán bộ thanh tra, kiểm
tra thực sự gặp khó khăn trong quá trình thực hiện (kể cả những cán bộ có kinh
nghiệm). Các ví dụ thực tế đã nêu rõ đối với một số trường hợp đã xử lý đối với DN
có dấu hiệu chuyển giá vẫn phải kết hợp ấn định theo yếu tố do NNT “không xác định
đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế” (quy định tại Điều 25 Thông tư
156/2013/TT-BTC) chứ chưa thực sự làm đầy đủ quy củ các bước quy định ấn định
về giá giao dịch do “mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị
trường” (quy định tại Nghị định 20).
- Thứ hai, Nghị định 20 đặt ra các thách thức không hề nhỏ đối với các doanh
nghiệp trong vấn đề tuân thủ, đặc biệt là đối với thời hạn lập hồ sơ xác định giá giao
dịch liên kết và nội dung các hồ sơ phải cung cấp.
Nghị định 20 quy định nghĩa vụ kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc
gia của công ty mẹ tại nước ngoài, quy định thời hạn lập hồ sơ xác định giá giao dịch
liên kết quá ngắn sẽ tạo áp lực và gánh nặng cho NNT do khối lượng thông tin yêu
cầu tại hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết tương đối lớn, khiến doanh nghiệp mất
rất nhiều nhiều thời gian để thu thập và chuẩn bị.
Nghị định 20 đưa ra yêu cầu cung cấp lượng thông tin khổng lồ liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp và tập đoàn trong hồ sơ xác định giá chuyển giao, bao
gồm nhưng không giới hạn các thông tin sau: hồ sơ thông tin về tập đoàn, hồ sơ quốc
gia của doanh nghiệp được kiểm tra, và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn.
Mặc dù các yêu cầu này được ban soạn thảo thu thập và vận dụng từ các yêu cầu
trong chương trình hành động của BEPS, các chuyên gia tư vấn cho rằng khả năng áp
dụng sẽ không khả thi vì hệ thống luật pháp hiện tại của Việt Nam chưa phù hợp với
các chương trình hành động của BEPS, sẽ được áp dụng ở các nước đã phát triển cao,
trình độ quản lý và quy định về thuế, kế toán rõ ràng minh bạch. Các quy định mới
ban hành tạo ra nhiều gánh nặng tuân thủ cho doanh nghiệp. Việc đưa các quy định
mới vào thực tế, sẽ đòi hỏi nhiều hướng dẫn cụ thể từ phía CQT, nhằm giải đáp các
vướng mắc của doanh nghiệp, hạn chế các điểm chưa rõ ràng, nhằm tăng cường tính
minh bạch trong lĩnh vực này.
Theo tác giả luận án, những quy định mới đưa ra không những phải đảm bảo sự
hiệu quả trong quản lý nguồn thu từ thuế, mà còn phải tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ, cải thiện môi trường kinh doanh cũng như đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính, và phải mang tính khả thi cao. Sự thay đổi tại Nghị
92

định 20 bên cạnh những điểm được, cũng có một số điểm chưa hợp lý và làm tăng chi
phí tuân thủ của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia có hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể như, thay vì một bộ hồ sơ xác định giá GDLK
hàng năm thì theo Nghị định 20 thì doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết có
thể phải cung cấp 3 loại Hồ sơ: hồ sơ quốc gia (Local File); hồ sơ thông tin tập đoàn
toàn cầu (Master File) và Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbCR). Hay là việc yêu
cầu doanh nghiệp lập Hồ sơ xác định giá thị trường trước thời điểm nộp tờ khai quyết
toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm; tăng áp lực cung cấp hồ sơ thông qua
việc điều chỉnh giảm thời gian cung cấp các hồ sơ xác định giá thị trường từ 30 ngày
làm việc xuống còn 15 ngày làm việc.
Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch
liên kết trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm, tức
là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trên thực tế, khoảng thời gian 90 ngày
sau khi kết thúc năm tài chính trùng với thời điểm doanh nghiệp phải hoàn thành báo
cáo kiểm toán theo luật định, quyết toán thuế với khối lượng công việc lớn. Việc
thêm yêu cầu về chuẩn bị hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết đối với doanh nghiệp
trong giai đoạn này thực sự sẽ tăng thêm nhiều áp lực cho doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, theo yêu cầu của CQT, dữ liệu so sánh từ các công ty độc lập được chọn phải
cùng năm tài chính - thông thường sẽ được cập nhật lên cơ sở dữ liệu thương mại sau
90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Do vậy quy định thời hạn lập hồ sơ trong
vòng 90 ngày, theo tác giả luận án, là không khả thi.
- Thứ ba, thiếu một chế tài xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe đối với các vi
phạm về giá thị trường. Thực tế này đã làm giảm hiệu quả của công tác quản lý thuế
nói chung và thanh tra chuyển giá nói riêng. Chưa có chế tài đủ mạnh, nhằm buộc các
DN phải kê khai chính xác về giá đối với các hoat động giao dịch liên kết (phạt về
hành vi gian lận thuế, trốn thuế; truy cứu trách nhiệm hình sự; cấm hoạt động kinh
doanh tại Việt Nam…). Mức độ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối
với các trường hợp chuyển giá còn quá nhẹ, quy định chung với các hành vi vi phạm
khác về thuế (quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định 129/2013/NĐ-CP và Thông
tư 166/2013/TT-BTC) mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn nên
chưa đủ sức răn đe đối với NNT có hành vi chuyển giá tránh thuế (trường hợp CQT
thanh tra, kiểm tra DN liên kết, thực hiện điều chỉnh giá làm giảm lỗ của DN thì cũng
không có chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với DN; trường
hợp CQT thanh tra, kiểm tra DN liên kết, thực hiện điều chỉnh giá làm tăng số thuế
thu nhập DN thì cũng chỉ xử phạt kê khai sai (20%) và phạt chậm nộp (0,03%/1 ngày
chậm nộp). Các trường hợp chuyển giá dẫn tới số lỗ lũy kế bằng hoặc vượt số vốn
chủ sở hữu thì cũng chưa có quy định bắt buộc NNT không được hoàn thuế giá trị gia
tăng hoặc phải giải thể DN. Kết quả khảo sát của tác giả luận án cho thấy có tới 33%
93

DN FDI đánh giá các quy định xử phạt hiện hành chỉ ở mức “chưa đủ nặng, chưa đủ
sức răn đe, ngăn ngừa...”.
- Thứ tư, CQT chưa có chức năng điều tra thuế nên không xử lý được các
trường hợp vi phạm có tính phức tạp, phạm vi rộng, vượt ngoài lãnh thổ Việt Nam.
3.3.2.2. Về tổ chức bộ máy quản lý
Mặc dù các quy định hiện hành đã xác định một số bộ ngành liên quan như Bộ
Kế hoạch & Đầu tư, các bộ chuyên ngành, UBND các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ
tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI nhưng trên thực
tế, hoạt động QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI những năm qua chủ
yếu tập trung vào cơ quan thuế, sự tham gia phối hợp của các cơ quan liên quan (các
bộ, ngành, địa phương) chưa đồng bộ, thường xuyên nên hiệu quả chống chuyển giá
chưa cao.
Trong bối cảnh các DN FDI phát sinh giao dịch liên kết có đội ngũ kế toán giàu
kinh nghiệm và luôn được sự hỗ trợ của các công ty luật, công ty tư vấn, kiểm toán
hàng đầu trên thế giới, lực lượng lượng thanh tra chống chuyển giá của cả nước nói
chung và TP Hà Nội nói riêng vẫn còn quá mỏng. Nguồn nhân lực thực hiện công tác
thanh tra chống chuyển giá còn thiếu và hạn chế. Số lượng cán bộ thanh tra của Cục
Thuế TP Hà Nội những năm qua hầu như không tăng, trong 3 năm (2016-2018), biên
chế của bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng của cục thuế TP Hà Nội chỉ tăng được
04 người trong tổng số 17 người. Công tác luân phiên, luân chuyển công chức chưa
hợp lý. Một số công chức thanh tra đã từng được tham gia các khóa đào tạo chuyên
sâu về thanh tra cơ bản và thanh tra nâng cao, tập huấn về chuyển giá,... phải điều
chuyển sang làm công tác khác. Sự luân phiên, luân chuyển công chức như vậy đã
gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực và làm giảm hiệu quả của công tác thanh tra vì đây
là công việc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó,
việc không phân công nhiệm vụ chuyên trách cho từng bộ phận trong thanh tra thuế
thời gian qua cũng là yếu tố cản trở việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá
của DN FDI trên địa bàn Hà Nội.
Từ ngày 28/03/2019, với việc không còn tồn tại phòng thanh tra giá chuyển
nhượng (tại Tổng cục Thuế và các cục thuế, trong đó có Cục Thuế TP Hà Nội) mà
sáp nhập các phòng thanh tra vào các phòng kiểm tra theo mô hình tổ chức bộ máy
mới của ngành thuế, đã làm giảm đi tính hiệu quả của thanh tra chuyển giá. Chức
năng thanh tra chuyển gía hiện nay tất cả các phòng thanh tra - kiểm tra của Cục Thuế
đều có thể đảm nhiệm, cũng đồng nghĩa là không phòng nào chịu trách nhiệm chính
về mảng thanh tra chuyển giá. Phòng thanh tra kiểm tra thuế số 10 là phòng đầu mối
về thanh tra nhưng hầu nhưng không thực hiện cuộc thanh tra chuyển giá nào điển
hình. Mô hình tổ chức bộ máy mới vô tình đã làm cho các DN FDI hiểu rằng giờ đây
ngành thuế đã không còn bộ phận nào chuyên trách chống chuyển giá. Do vậy, với
94

mô hình tổ chức bộ máy như hiện tại, việc tổng hợp đánh giá một cách chuyên sâu về
hoạt động chuyển giá của bất cứ DN chuyển giá nào là hết sức khó khăn.
Kết quả khảo sát điều tra của tác giả luận án đối với 205 cán bộ thanh kiểm tra
về ý kiến của cán bộ thanh tra, kiểm tra về mô hình tổ chức của thanh tra, kiểm tra
chống chuyển giá hiện nay phần lớn (47%) đều cho rằng “ít phù hợp, chưa thực sự
hợp lý”, điều này cho thấy nguyện vọng của cán bộ thanh tra, kiểm tra thời gian tới
cần có sự điều chỉnh về mô hình tổ chức của thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá cho
phù hợp.
3.3.2.3. Về công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và đôn đốc DN kê khai
giao dịch liên kết
Thời gian qua, việc tuyên truyền phổ biến cho DN về các văn bản liên quan đến
chuyển giá còn hạn chế, chưa triệt để nên các DN hầu như không tự điều chỉnh đối
với các trường hợp có quan hệ giao dịch kinh doanh liên kết và CQT chưa đủ điều
kiện để áp dụng các biện pháp mạnh đối với các trường hợp không chấp hành. Do đó,
việc triển khai thực hiện Thông tư 66, Nghị định 20 và Thông tư 41 thời gian qua
chưa thực hiện được nhiều, do tính phức tạp của việc chuyển giá, hướng dẫn của các
phương pháp điều chỉnh giá giao dịch độc lập và giá giao dịch liên kết còn chưa thực
sự cụ thể nên chưa áp dụng được nhiều trong thực tiễn. Việc đôn đốc DN kê khai giao
dịch liên kết theo quy định còn có hạn chế trong trường hợp người nộp thuê không tự
giác. Do qui định phương pháp xác định giá trong Thông tư 66 và Nghị định 20 rất
phức tạp, nhiều DN lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp, nhưng hiện nay CQT
cũng chưa có hệ thống CSDL về tỷ suất lợi nhuận và về giá để hỗ trợ DN trong việc
lựa chọn và kê khai.
3.3.2.4. Về cơ sở dữ liệu
Thông tin về doanh nghiệp FDI trên hệ thống cơ sở dữ liệu của CQT hiện nay
còn rất hạn chế. Với số doanh nghiệp FDI lên tới hơn 3.000, nhưng Cục thuế TP Hà
Nội mới quản lý trên 1.000 doanh nghiệp có kê khai thông tin giao dịch liên kết
(chiếm khoảng trên 30%). Trước năm 2016, Cục thuế TP Hà Nội chưa có cơ sở dữ
liệu về giá của các loại hàng hoá dịch vụ cũng như tỷ suất LN bình quân mà hoàn
toàn phụ thuộc vào Tổng cục Thuế. Qua thanh tra, khi xác định được hành vi có dấu
hiệu chuyển giá của DN, các đoàn thanh tra mới bắt đầu thu thập tìm kiếm các giao
dịch độc lập và tỷ suất LN để so sánh; Điều này đặc biệt khó khi giao dịch với bên
liên kết nước ngoài và sản phẩm dịch vụ có tính chất đặc thù. Sau năm 2016 Cục thuế
TP Hà Nội mới chủ động được cơ sở dữ liệu cho riêng mình.
Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý kê khai và thanh tra, kiểm tra chuyển giá
còn thiếu, chưa được xây dựng đồng bộ và chưa đáp ứng yêu cầu công tác; CQT hiện
nay cũng hoàn thiện và chưa công bố công khai về dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận và giá
để hỗ trợ DN trong việc lựa chọn và kê khai thông tin về giá thị trường. Hiện tại CQT
95

mới chỉ thu thập được thông tin dữ liệu về tỷ suất lợi chung của DN một số trong
năm, chưa được chuẩn hóa “làm sạch” theo đúng dữ liệu của ngành, ảnh hưởng đến
độ tin cậy của dữ liệu so sánh; chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về giá cả của các
loại hàng hóa được giao dịch giữa các công ty độc lập và các công ty liên kết với
nhau. CQT khai thác thông tin chủ yếu từ hồ sơ khai thuế và các thông tin này chỉ hỗ
trợ và đáp ứng một phần rất nhỏ của công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển
giá.
Các ứng dụng về thông tin NNT của ngành thuế còn phân tán không đầy đủ,
không có sự kết nối thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các bên khác. Vì
vậy, khi một hoạt động nghiệp vụ mua bán nội bộ xảy ra, giữa các công ty có giao
dịch liên kết, công ty cùng tập đoàn xảy ra, CQT rất khó khăn trong việc tìm kiếm
một nghiệp vụ mua bán tương đương để so sánh xem nghiệp vụ mua bán nội bộ này
của DN có đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường hay không. Đặc biệt, qua
thanh tra một số DN chỉ sản xuất 01 loại sản phẩm hàng hoá bán cho bên liên kết, có
DN sản xuất, gia công cho duy nhất DN mẹ mà không có giá giao dịch độc lập trong
nội bộ DN để so sánh hoặc DN tự khai mục tiêu hoạt động SXKD của DN không vì
lợi nhuận sẽ khó khăn cho việc xác định tỷ suất lợi nhuận để yêu cầu kê khai giao
dịch độc lập,...
Chưa có các quy định và cơ sở dữ liệu về các khung giá hay khung tỷ suất lợi
nhuận hợp lí theo từng ngành kinh tế để DN có thể xác định chính sách giá một cách
hợp lí. Đây cũng là khó khăn kể cả khi triển khai thực hiện cơ chế thoả thuận trước về
phương pháp xác định giá giao dịch liên kết (APA) mới được qui định trong Luật sửa
đổi, bổ sung Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 1/7/2013.
Những nguồn cơ sở dữ liệu có sẵn mà CQT có thể thu thập được như: thông tin,
dữ liệu do các cơ quan, ban, ngành của Nhà nước, các viện nghiên cứu, các hiệp hội
và các tổ chức chuyên ngành được Nhà nước công nhận và chịu trách nhiệm công bố
công khai hoặc cung cấp theo yêu cầu; báo cáo tài chính, báo cáo đầu tư thường niên
hoặc định kỳ của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán được công bố
công khai theo các quy định và điều lệ hoạt động của thị trường chứng khoán. Ngoài
ra, thông tin mà CQT Việt Nam sử dụng chủ yếu do chính doanh nghiệp tự kê khai và
báo cáo, khả năng tìm kiếm các thông tin độc lập bên ngoài hoặc từ bên thứ ba là cực
kỳ khó khăn. Trong khi đó, các thông tin sẵn có về NNT thường rất sơ sài, không
được thu thập đầy đủ hoặc chỉ được thu thập cho mục đích hiện tại mà không nghĩ
đến nhu cầu thông tin trong tương lai.
Một nguồn thông tin, dữ liệu khá đầy đủ và toàn diện là nguồn thông tin, dữ liệu
do các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hành nghề độc lập được cấp
phép hoạt động xác nhận hoặc công bố công khai (chẳng hạn như: cơ quan kiểm toán
độc lập, cơ quan đăng ký, đăng kiểm chất lượng, tổ chức phân loại, đánh giá uy tín
96

các DN). Qua tham khảo các DN kiểm toán, tư vấn cho thấy, nguồn dữ liệu loại này
được các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế sử dụng và được chấp nhận bởi
CQT ở các nước. Tuy nhiên, đến nay, CQT Việt Nam cũng như Cục thuế TP Hà Nội
chưa mua một nguồn cơ sở dữ liệu nào. Lý do được đưa ra là giá một cơ sở dữ liệu
đắt đỏ. Vấn đề đặt ra là CQT khó mà có cơ sở để không chấp nhận các kê khai thuế
của DN nếu không có nguồn cơ sở dữ liệu này để phân tích so sánh giao dịch độc lập
có tính chất và điều kiện tương đồng. Với những nguy cơ thất thu thuế do DN thực
hiện chuyển giá như hiện nay, việc phải mua nguồn cơ sở dữ liệu này là yêu cầu cần
thiết cấp bách.
So với nhiều nước phát triển, hệ thống tổ chức thông tin dữ liệu thuế của Việt
Nam nói chung, Cục thuế TP Hà Nội nói riêng vẫn còn thiếu khoa học, không thống
nhất và rất không đồng bộ. Mặc dù những năm gần đây, Cục thuế TP Hà Nội đã được
đầu tư nâng cấp hệ thống các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu lớn, nhưng tính chuyên
nghiệp và mức độ hiệu quả trong khai thác dữ liệu vẫn còn rất khiêm tốn. Khả năng
nối kết, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu giữa CQT với các cơ quan liên quan khác. Ngoài
ra, thông tin để có thể xác định được hành vi chuyển giá không phải chỉ là thông tin
trong nước mà còn là thông tin ở nước ngoài. Trong nhiều trường hợp để có thông tin
đòi hỏi cần phải sự hợp tác, hỗ trợ báo cáo và cung cấp số liệu từ công ty mẹ, hoặc sự
phối hợp với CQT ở nước sở tại nơi công ty mẹ có trụ sở để nhờ hỗ trợ cung cấp các
thông tin mà công ty mẹ báo cáo. Tuy nhiên, ngoài những lý do bảo mật thông tin
theo cam kết, CQT ở các nước cũng ít có động cơ chia sẻ và hợp tác cung cấp thông
tin báo cáo tài chính, dữ liệu thuế của các công ty hoạt động trên lãnh thổ của họ cho
bên thứ ba, kể cả chính phủ các nước, vì nó liên quan đến lợi ích của nhà đầu tư, của
quốc gia họ nên họ đương nhiên phải bảo vệ lợi ích đó.
Do hạn chế về kinh phí nên việc mua cơ sở dữ liệu thương mại của các công ty
chuyên cung cấp dữ liệu của nước ngoài đối với ngành thuế là rất khó khăn. Trong
đấu tranh chống chuyển giá, mỗi bên (DN và CQT) sử dụng một dữ liệu riêng dẫn
đến việc thiếu thống nhất và dễ gây tranh cãi về tỷ suất lợi nhuận thị trường. Cơ sở dữ
liệu khác nhau sẽ cho ra kết quả tỷ suất lợi nhuận khác nhau, bên nào cũng bảo vệ tỷ
suất của mình nên việc khó tìm được điểm chung, dẫn đến nhiều cuộc thanh tra
chuyển giá bị kéo dài.
3.3.2.5. Về phân tích rủi ro chuyển giá
Những năm qua, chất lượng phân tích rủi ro, nhận diện các DN có quan hệ liên
kết có dấu hiệu vi phạm giá thị trường nhìn chung chưa đạt được kì vọng, số lượng
DN có phát hiện vi phạm qua công tác thanh tra còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu do
cơ sở dữ liệu để lựa chọn và xác định các DN có dấu hiệu rủi ro để lập kế hoạch
thanh tra chuyển giá còn thiếu. Nhiều trường hợp DN có giao dịch liên kết, có vi
phạm về thủ tục chứng minh giá thị trường nhưng tỷ suất đã kê khai cao hơn trung
97

bình ngành nên CQT không có căn cứ xử lý. Đồng thời, có nhiều DN ngoài kế hoạch
qua thanh tra đã phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định. Nguyên nhân chủ yếu là
cơ sở dữ liệu để lựa chọn và xác định các DN có dấu hiệu rủi ro để lập KH Thanh tra
chuyển giá thiếu dẫn đến việc lựa chọn DN để tiến hành Thanh tra chưa đạt yêu cầu.
Nghị định 20 quy định 10 trường hợp có quan hệ liên kết gồm: Quan hệ về sở
hữu - 03 trường hợp; quan hệ vay vốn: 01 trường hợp; Quan hệ về quản lý điều hành
- 05 trường hợp; Quan hệ về trụ sở chính và cơ sở thường trú: 01 trường hợp. Để
chống chuyển giá, việc nhận diện, xây dựng CSDL về các DN liên kết để tập trung
quản lý là rất cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định các DN thuộc 10 trường
hợp có quan hệ liên kết thực sự gặp nhiều khó khăn do việc thu thập thông tin, dữ liệu
liên quan đến NNT chủ yếu dựa vào thông tin trên hồ sơ khai thuế, và thông tin đó
trên CSDL của CQT cũng rất hạn chế. Đến nay, Cục thuế TP Hà Nội xác định các
trường hợp có quan hệ liên kết dựa trên 3 yếu tố cơ bản thể hiện trên hồ sơ khai thuế
để đưa vào danh sách quản lý về chống chuyển giá:
+ Một là, từ ứng dụng TINC: sử dụng tiêu chí một cá nhân (01 số chứng minh
thư) là đại diện theo pháp luật của nhiều DN sẽ được coi là có quan hệ liên kết (tiêu
chí thuộc nhóm quản lý điều hành).
+ Hai là, từ báo cáo tài chính: áp dụng tiêu chí DN có đầu tư vào công ty con,
công ty liên kết (thông tin trên bảng cân đối kế toán – tiêu chí thuộc nhóm quan hệ sở
hữu).
+ Ba là, dấu hiệu DN lỗ hết vốn chủ sở hữu: áp dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối (là số âm) trên BCTC.
Ngoài ra, Cục thuế TP Hà Nội cũng triển khai rà soát, xác định các trường hợp
có dấu hiệu chuyển giá thông qua các tiêu chí thông tin gián tiếp khác gồm: (i) Bán ra
thấp, bán lỗ cho DN mẹ; (ii) Mua vật tư từ công ty mẹ với giá cao; (iii) Nhận hỗ trợ
không tính chi phí.... Như vậy, đến nay, Cục thuế TP Hà Nội chỉ nhận dạng trực tiếp
được 3/13 trường hợp có quan hệ liên kết trên hệ thống CSDL, còn các dấu hiệu gián
tiếp nêu trên chỉ được xác định qua thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại DN. Tuy nhiên, số
lượng DN được thanh tra, kiểm tra hàng năm quá ít, còn khá nhiều đối tượng nằm
ngoài tầm ngắm của CQT về chống chuyển giá do hạn chế về thông tin, dữ liệu. Thực
tế nêu trên việc hoạch định một chương trình tổng thể trong công tác nhận diện và
đấu tranh chống chuyển giá của CQT còn gặp nhiều khó khăn.
3.3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá
- Một là, chưa có quy trình thanh tra riêng phù hợp với sự đặc thù của thanh tra
chuyển giá. Đề cương thanh tra chuyển giá chưa hoàn chỉnh dẫn đến việc triển khai
giữa các phòng thanh tra - kiểm tra chưa đồng bộ về cách thức, phương pháp, kỹ năng
triển khai.
Thanh tra thuế đối với hoạt động chuyển giá là lĩnh vực quản lý khó, phức tạp,
98

tốn nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thông tin, phân tích, so sánh, loại trừ
khác biệt ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm được chuyển giao, lựa chọn và áp dụng
phương pháp xác định giá thị trường… Tuy nhiên, Luật Thanh tra không quy định
riêng thời gian thanh tra thuế đối với hoạt động chuyển giá (thực hiện theo quy định
chung như thời gian thanh tra thuế đối với các trường hợp thông thường khác). Hạn
chế này đã dẫn tới kết qủa thanh tra chuyển giá trong giai đoạn vừa qua chưa cao.
Theo quy định hiện hành, một cuộc thanh tra cấp Cục chỉ được phép thực hiện trong
vòng 30 ngày và gia hạn thêm tối đa 30 ngày. Đối với thanh tra chuyển giá, nội dung
thanh tra rất phức tạp, các giao dịch liên kết phát sinh ở phạm vi không chỉ trong
nước mà còn liên quan đến các giao dịch với nước ngoài. Vì vậy, để có kết quả tốt,
hoạt động thanh chuyển giá cần có nhiều thời gian hơn để đối chiếu phân tích thông
tin và phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp thông tin của các bên để đối chiếu,. Các
đoàn thanh tra trước hết phải lên được sơ đồ các QHLK – xác định, thu thập được các
GDLK và chỉ ra được vùng trũng về nghĩa vụ thuế và đặc biệt là phải lựa chọn
phương pháp xác định giá phù hợp, sau đó mới tiến hành thu thập thông tin tài liệu để
xử lý. Ngoài ra, sức ép về thực hiện kế hoạch thanh tra theo số lượng được giao hàng
năm cũng làm ảnh hưởng lớn đến số cuộc thanh tra chống chuyển giá.
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 225 DN FDI và 205 cán bộ thanh
kiểm tra về trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiện hành của CQT, cho
thấy: 34% DN FDI và 23% cán bộ thanh tra, kiểm tra cho rằng “trình tự, thủ tục còn
rườm rà”. Về thời gian thanh tra chuyển giá, hầu hết cán bộ TKTK (51%) cho rằng
thời gian theo quy định hiện hành là không đủ, và “cần điều chỉnh tăng thêm thời gian
thanh tra” cho phù hợp với thực tế đấu tranh chống chuyển giá.
- Hai là, nhóm đối tượng thanh tra còn ít. Thời gian qua, thanh tra chuyển giá
chỉ tập trung chủ yếu vào những DN FDI không có thu nhập chịu thuế, và khi thanh
tra thì có khả năng là chỉ giảm lỗ mà không thu được thuế. Ngành thuế mất rất nhiều
thời gian và nhiều nguồn lực cho thanh tra chuyển giá mà hiệu quả số thu lại không
cao. Kết quả khảo sát của tác giả luận án với 205 cán bộ thanh kiểm tra về số lượng
DN FDI lựa chọn thanh tra hằng năm, hầu hết cán bộ TTKT (61%) cho rằng “cần
tăng thêm đối tượng thanh tra” thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro về hoạt
động chuyển giá.
- Ba là, việc ra kết luận thanh tra, xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn do thiếu
căn cứ, cơ sở dữ liệu về giá
Những năm qua, nhiều cuộc thanh tra đã xác định được hành vi gian lận có dấu
hiệu chuyển giá của DN FDI nhưng không tìm được giao dịch độc lập để so sánh, các
phương pháp tính lại giá vốn, giá bán nhất là đối với các DN sản xuất mặt hàng cả
nước chưa có. Tuy biết khá rõ thủ thuật lách thuế của các DN FDI, nhưng việc chứng
minh điều này không phải dễ dàng, nhất là khi phải phối hợp kiểm hồ sơ chứng từ tại
99

các công ty mẹ, công ty liên kết của họ ở nước ngoài. do hàng hóa rất đa dạng, giá cả
hàng hóa còn tùy thuộc vào uy tín về nhãn hiệu, thị hiếu người tiêu dùng, giá bán của
sản phẩm tương đương, tỷ suất lợi nhuận của những DN cùng ngành nghề, địa bàn
khác nhau... trong khi CQT không có dữ liệu và không có cơ sở so sánh khác để làm
căn cứ nên việc ấn định thuế rất khó thực hiện.
Ngoài ra, các công ty có dấu hiệu liên kết chuyển giá thường chỉ thực hiện sản
xuất, gia công, hay bán một chi tiết cấu thành một mặt hàng hoặc một sản phẩm hàng
hóa theo đơn đặt hàng của công ty mẹ hoặc các công ty có liên kết mà không mua
hoặc bán với các công ty độc lập; mua, bán qua các khâu trung gian (ngoài các đối
tượng liên kết theo quy định tại Nghị định 20. Vì vậy việc xử lý của đoàn thanh tra
gặp nhiều khó khăn và phải linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm từng đơn vị, hoặc đấu
tranh động viên DN tự điều chỉnh giá bán lên bằng giá thành.
3.3.2.7. Về kết quả các thoả thuận xác định trước giá tính thuế (APA)
Cho đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn
chưa thực hiện được một vụ APA nào với các DN FDI. Để có một APA, cần có sự
đàm phán, thương lượng giữa CQT và NNT/DN FDI thông qua một quy trình, thủ tục
khá phức tạp. Thông thường, CQT muốn có một tỷ suất lợi nhuận cao hơn và DN lại
muốn một tỷ suất lợi nhuận thấp hơn để giảm số thuế (coi như thuế khoán) phải nộp,
và DN & CQT thống nhất được tỷ suất lợi nhuận thì cần bài toán về cơ sở dữ liệu.
Hiện nay trọng trách về đàm phán APA vẫn đặt trên vai Tổng cục Thuế và các
cơ quan thuế địa phương như Cục thuế TP Hà Nội hầu như chỉ có vai trò tham gia
thêm, vì cục thuế địa phương chưa thể được độc lập đảm trách hoạt động đàm phàn
APA xét cả trên khía cạnh nguồn lực cũng như cơ sở dữ liệu.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
3.3.3.1. Nguyên nhân từ các cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, cơ sở dữ liệu làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
không rõ ràng, làm giảm tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế và cơ
quan thuế
Đoàn thanh tra sử dụng CSDL nội bộ để làm căn cứ ấn định thu nhập chịu thuế
của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp độc lập báo cáo theo chế độ quy định
gửi cho cơ quan thuế, trong đó số lượng các công ty niêm yết công khai dữ liệu tài
chính còn hạn chế. Vì thế, việc sử dụng dữ liệu này để ấn định, điều chỉnh thường
không có cơ sở rõ ràng, làm giảm tính minh bạch, gây tranh cãi giữa người nộp thuế
và cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Một mặt, cơ quan thuế cần minh
bạch thông tin về các công ty, giao dịch được lựa chọn để phân tích so sánh. Mặt
khác, cơ quan thuế có nghĩa vụ bảo mật thông tin của người nộp thuế theo quy định
của Luật Quản lý thuế. Việc CSDL thương mại chưa được cơ quan thuế sử dụng cũng
gây ra những tranh cãi về sự nhất quán về thông tin, đặc biệt đối với các đoàn thanh
100

tra của Cục Thuế Hà Nội. Hiện không có cơ sở dữ liệu về giá cả thị trường quốc tế,
nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm, máy móc trang thiết bị... làm cơ sở tham chiếu,
đấu tranh chống chuyển giá. Ngân sách Nhà nước hiện nay không có cơ chế để hạch
toán, quyết toán khoản chi mua cơ sở dữ liệu.
Thứ hai, cơ quan thuế và doanh nghiệp có những quan điểm không thống nhất
về việc lựa chọn các đối tượng độc lập được lựa chọn để so sánh làm cơ sở xác định
chuyển giá.
Một ví dụ thường gặp về vướng mắc trong quá trình thanh, kiểm tra chuyển giá
là đánh giá mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp đang trong giai đoạn ghi nhận kết
quả kinh doanh lỗ do mới đầu tư, hoạt động dưới công suất hoặc do các nhân tố thị
trường tác động không thể kiểm soát được. Doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh
doanh lỗ từ hoạt động SXKD trong giai đoạn mới hoạt động có thể bắt nguồn từ
nhiều lý do khách quan cũng như nội tại. Tuy nhiên, không thể cho rằng doanh
nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ đều do nguyên nhân từ việc chuyển giá. Đặc
biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất, trong giai đoạn đầu thành lập, việc đầu tư
nhiều vào máy móc, nhà xưởng, tuyển dụng đào tạo nhân công... sẽ tạo gánh nặng lớn
tới kết quả kinh doanh do chi phí cố định trong hoạt động tăng cao. Mặt khác, trình
độ tay nghề của người lao động cùng với kinh nghiệm quản lý chưa cao sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến năng suất, sản lượng và doanh thu của doanh nghiệp từ đó nhiều khả
năng dẫn tới kết quả kinh doanh lỗ trong năm.
Việc điều chỉnh kết quả kinh doanh lỗ đã đặt ra nhiều bài toán hóc búa cho cả
CQT các cấp cũng như doanh nghiệp. CQT trong quá trình thanh tra, kiểm tra các
trường hợp này thường chưa đưa ra được cơ sở vững chắc về việc áp dụng mức lợi
nhuận ngành của các công ty đã hoạt động lâu năm và ổn định. Theo đó, mặc dù quy
định hiện tại cho phép thực hiện các điều chỉnh kinh tế phù hợp, các doanh nghiệp
này vẫn bị sức ép phải ghi nhận kết quả kinh doanh lãi mới phần nào giảm thiểu các
nghi ngờ về chuyển giá từ phía CQT, ngay cả trong những năm mới hoạt động, hoặc
trong giai đoạn kinh tế khó khăn hay thị trường suy giảm.
Thứ ba, nhân lực làm công tác thanh tra chống chuyển giá còn chưa đủ, trình độ
chưa tương xứng phù hợp với yêu cầu đặt ra của công tác này.
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 205 cán bộ thanh kiểm tra về số
lượng, trình độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay cho thấy, chỉ có 40% cán
bộ được hỏi cho rằng đã đáp ứng nhu cầu lực lượng cho hoạt động thanh tra, kiểm tra
chuyển giá. Hoạt động thanh tra chuyển giá do Cục thuế TP Hà Nội thực hiện những
năm gần đây cho thấy, ngay cả cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chuyển giá
cũng rất lúng túng trong việc áp dụng phương pháp xác định giá và từ đó có định
hướng thu thập dữ liệu phù hợp để so sánh dẫn đến hiệu quả thanh tra còn hạn chế.
Dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ trực tiếp của Tổng cục Thuế, và sau nhiều đợt làm việc, các
101

đoàn thanh tra của Cục thuế TP Hà Nội mới định hình cụ thể được hướng đi trong
việc lựa chọn phương pháp xác định giá và đạt được những kết quả nhất định.
Để lựa chọn được phương pháp xác định giá phù hợp đòi hỏi cán bộ phải có
kinh nghiệm, kỹ năng trong lĩnh vực chuyển giá, phải có kiến thức kinh tế ngành.
Hiện nay Cục Thuế chưa có những chuyên gia kinh tế, kĩ thuật giỏi, hiểu biết sâu
rộng về các ngành kinh tế đặc biệt là những ngành đặc thù, phức tạp, sản phẩm dịch
vụ có hàm lượng chất xám, thương hiệu cao nên khi thực hiện việc phân tích hoạt
động, phân tích việc xác định giá chuyển giao… của các cơ sở kinh doanh có giao
dịch với các bên có quan hệ liên kết hết sức khó khăn, không đạt được yêu cầu.
Do sự phức tạp mang tính đặc thù của chuyển giá, một bộ phận không nhỏ cán
bộ thuế tuy dành nhiều thời gian nghiên cứu thông tư, nghị định có liên quan, nhưng
mức độ nắm bắt rất hạn chế. Số lượng cán bộ thuế được đào tạo, tập huấn chi tiết về
quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các DN có quan hệ liên kết còn ít.
Chưa có giáo trình đào tạo bài bản, chuyên sâu về lĩnh vực thanh tra giá chuyển
nhượng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các tài liệu liên quan hiện có
chủ yếu là tham khảo của nước ngoài có sự khác biệt nhiều với thực tế Việt Nam…
dẫn đến không ít cán bộ thuế chưa biết cách triển khai, áp dụng trên thực tế. Thực tiễn
các nước trên thế giới cho thấy, những cán bộ trong lĩnh vực này thường được đào tạo
chuyên sâu từ 5 đến 7 năm kinh nghiệm về chống chuyển giá. Trong khi tại Cục thuế
TP Hà Nội cán bộ nhiều nhất mới có 3 năm kinh nghiệm về chống chuyển giá.
Các phương pháp xác định giá thị trường rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thuế phải
có kỹ năng chuyên sâu nhưng hiện nay cán bộ thuế vẫn còn bỡ ngỡ, chưa có kinh
nghiệm nhiều trong lĩnh vực này; vừa nghiên cứu văn bản, vừa học hỏi, vừa áp dụng
thực tiễn và rút kinh nghiệm dần dần. Việc chuyên sâu nghiên cứu, chủ động tự bồi
dưỡng về trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của công
tác thanh tra chuyển giá khi nghiên cứu các hồ sơ quốc gia và hồ sơ toàn cầu chủ yếu
được lập bằng tiếng Anh. Tâm lý ngại làm việc chuyên sâu và áp dụng tin học trong
thanh tra còn đè nặng lên một bộ phận lớn cán bộ làm công tác thanh tra. Vì vậy, hiệu
quả thanh tra chưa đạt được theo mong muốn.
Các hành vi chuyển giá phát sinh cả trong và ngoài nước đa dạng và phức tạp,
nhiều hình thức nhưng số cuộc thanh tra, kiểm tra chống gian lận thuế qua chuyển giá
thành công chưa nhiều, nên số lượng cán bộ có kinh nghiệm thực sự về chống chuyển
giá hiện rất ít…
Như vậy, có thể thấy nếu so với yêu cầu của công tác quản lý thuế đối với hoạt
động chuyển giá của các DN có quan hệ liên kết nói chung và chống chuyển giá nói
riêng trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mở rộng và phức tạp, đội
ngũ cán bộ thuế hiện nay của Cục thuế TP Hà Nội vẫn chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu
của thực tiễn.
102

Thứ tư, công tác phối hợp trong kiểm soát chuyển giá còn những hạn chế
Chưa có cơ chế phối hợp hoặc quy định trách nhiệm của các cơ quan chức năng
trên địa bàn Thành phố có liên quan trong việc phối hợp với CQT, hỗ trợ xác minh về
giá trị thị trường nhằm đảm bảo tính khách quan trong khâu xử lý vi phạm. Nhiều
trường hợp, mặc dù CQT đã xác định được đối tượng nộp thuế có hành vi vi phạm
pháp luật thuế, nhưng việc điều tra xác minh làm căn cứ pháp lý để xử lý gặp nhiều
khó khăn do phạm vi xác minh rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhưng việc phối hợp
cung cấp thông tin về DN của các cơ quan chuyên ngành, các cấp còn hạn chế.
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan
chức năng có liên quan trong việc phối hợp với CQT, hỗ trợ xác minh về thông tin
của các công ty ở nước ngoài tham gia giao dịch liên kết, giá cả thị trường khách
quan (cơ quan xuất nhập cảnh, cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, tham tán thương mại
Việt Nam ở nước ngoài). Sự phối hợp trong cung cấp và trao đổi thông tin giữa CQT
Việt Nam và CQT các nước còn hạn chế, nên việc tìm kiếm xác định giá thị trường
rất khó khăn không đủ cơ sở để ấn định thuế. Do đó, chưa thu hút được sự “vào cuộc”
của một số đơn vị có liên quan kể cả chính quyền địa phương (UBND Thành phố).
3.3.3.2. Nguyên nhân từ môi trường
Một là, có sự chênh lệch về thuế suất thuế TNDN của Việt Nam (năm 2011-
2013: 25%; 2014-2015: 22% và từ 2016 đến nay: 20%) với nhiều quốc gia trên thế
giới, do đó, có tình trạng DN FDI có công ty mẹ tại nước có mức thuế suất thấp hơn
đã thực hiện các cách nhằm chuyển lợi nhuận về nơi thuế suất thấp hơn.
Hai là, việc thực hiện chế độ báo cáo kiểm toán của DN kiểm toán không phản
ánh đầy đủ thông tin như yêu cầu. Thực tế cho thấy, nhiều DN có trình bày phần
thông tin quan hệ giao dịch liên kết, nhưng cũng còn nhiều DN né tránh không phản
ánh giao dịch liên kết trên báo cáo kiểm toán.
Ba là, sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên ngành còn hạn chế. Các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành chưa quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức
năng có liên quan (hải quan, cơ quan thuế ở nước ngoài... ) trong việc phối hợp, hỗ
trợ cơ quan thuế trong quá trình xác minh về giá thị trường.
Nguyên nhân không chỉ do còn nhiều lỗ hổng trong chính sách mà bản thân các
cơ quan chuyên ngành của Việt Nam còn nhiều điểm mâu thuẫn. Ví dụ về sự "vênh"
nhau giữa bên hải quan - cơ quan thu thuế xuất nhập khẩu và cơ quan thu thuế nội
địa: Bên hải quan luôn muốn giá tính thuế cao để thu nhiều nhưng nếu giá đầu vào
cao thì khoản trừ chi phí tính thuế thu nhập nội địa sẽ lớn, khiến thuế nội địa thu vào
không nhiều. Hiện hai cơ quan đã ngồi lại với nhau và tham khảo cơ chế của nước
ngoài nhưng theo vẫn còn rất nhiều bất cập. Trường hợp các sản phẩm cùng bán tại
Việt Nam, CQT còn có CSDL về giá so sánh, nhưng nhiều doanh nghiệp FDI xuất
khẩu nên ở cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp đều liên quan đến thuế cửa khẩu
103

CQT Việt Nam không quản lý được. Liên quan đến thị trường nước ngoài nên CQT
khó có lý do để buộc doanh nghiệp cố tình bán giá thấp để chuyển giá.
Bốn là, chưa có các quy định về các khung giá hay khung lợi nhuận hợp lí theo
từng ngành kinh tế để DN có thể xác định chính sách giá một cách hợp lí. Đây cũng
là khó khăn kể cả khi triển khai thực hiện cơ chế thoả thuận trước về phương pháp
xác định giá giao dịch liên kết (APA) mới được quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung
Luật quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2013.
3.4.3.3. Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất, một số DN có quan hệ liên kết - là những DN FDI lớn, phạm vi hoạt
động rộng, có nhiều kinh nghiệm để “lách” và trốn thuế. Các DN này thường tổ chức
bộ phận chuyên trách nghiên cứu chuyển giá, hoặc đặt hàng với các công ty tư vấn để
chọn ra những phương thức phù hợp, dàn xếp các giao dịch chuyển giá hợp pháp.
Các luật sư của DN, các chuyên gia tư vấn về chuyển giá thường dành sự chú ý rất
cao đối với các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư, pháp luật về XNK, về thuế
thu nhập DN… để tìm ra các “kẽ hở” hoặc các cơ hội mà họ có thể tận dụng được.
Đấu tranh chống chuyển giá đã phức tạp, đấu tranh với những doanh nghiệp
FDI lớn càng khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Điều này là bởi vì các doanh nghiệp
FDI lớn luôn có tiềm lực tài chính và nhân lực rất mạnh. Họ có một đội ngũ chuyên
gia cực kỳ am hiểu về kế toán, tài chính, thuế và luật để có thể tạo ra vô vàn các giao
dịch liên kết phức tạp và lập nên các báo cáo tài chính rất công phu để che mắt các cơ
quan thuế. Khi đối diện với các cuộc thanh tra thuế, họ có thể thuê các chuyên gia
thuế với chi phí đắt đỏ để tranh luận với các nhân viên thuế địa phương và thường thì
họ dành phần thắng. Ở Việt Nam, tình huống Coca-Cola, Pepsi, Adidas, Metro... đã
cho thấy điều đó.
Ngoài vấn đề tiềm lực tài chính và nhân lực, các DN FDI trên địa bàn TP Hà
Nội còn dành được sự quan tâm và ưu ái rất nhiều của Chính phủ, các ban ngành và
địa phương. Việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các tập đoàn này ít nhiều
cũng bị trở ngại bởi các rào cản vô hình đó. Chỉ khi có những bằng chứng khá rõ
ràng, có cơ sở và vấn đề đủ nghiêm trọng thì cơ quan thuế mới có thể tiến hành thanh
tra, kiểm tra, song tất cả đều phải lên kế hoạch cẩn trọng, cụ thể và phải báo trước.
Mặc dù các tập đoàn quốc tế đầu tư ở Việt Nam nhìn chung đều tuân thủ rất tốt luật
pháp của Việt Nam, thậm chí có nhiều tập đoàn còn hình thành nên nhiều chuẩn mực
kinh doanh tốt, đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện các chính sách và quy định của
luật pháp Việt Nam, tuy nhiên trên phương diện thuế khóa, xét về bản chất lợi ích,
không phải tập đoàn nào cũng có động cơ tuân thủ tốt mọi nghĩa vụ thuế với nhà
nước. Sự quan tâm của Chính phủ hay chính quyền địa phương đối với các tập đoàn
lớn là cần thiết nhưng sự ưu ái và dễ dãi quá mức đôi khi cũng khiến cho công tác
thanh tra, kiểm tra thu đối với các tập đoàn này cũng gặp ít nhiều khó khăn và thách
104

thức vô hình.
Trong hoạt động của các DN FDI lớn có chuyển giá đều có một công ty kiểm
toán quốc tế tên tuổi và thường sử dụng dịch vụ dịch vụ tư vấn thuế, kê khai thu nhập
chịu thuế có liên quan đến giao dịch liên kết từ bộ tứ kiểm toán hàng đầu thế giới. Kết
quả khảo sát của tác giả luận án với 225 DN FDI về việc lập Báo cáo xác định giá thị
trường, có tới 60% DN FDI phải đi “Thuê Công ty tư vấn và Công ty kiểm toán làm
toàn bộ” do đây là công việc rất khó, chỉ có 11% DN FDI “tự lập báo cáo, mua dữ
liệu từ các công ty kiểm toán”, và có tới 29% DN FDI không làm báo cáo này.
Các đoàn thanh tra chống chuyển giá phải đối mặt đấu tranh với cả một lực
lượng tư vấn kiểm toán uy tín, chuyên nghiệp và nổi tiếng toàn cầu. Ví dụ như ở vụ
Keangnam Vina chuyển giá tới hơn 1.200 tỷ đã sử dụng dịch vụ từ công ty kiểm toán
Deloitte Việt Nam. Công ty Tamron cũng thuê Deloitte Việt Nam , công ty Panasonic
Systems Network Việt Nam thuê KPMG… Các công ty kiểm toán thường làm hồ sơ
xác định giá thị trường hết sức công phu với đầy đủ lập luận và lý lẽ để nguỵ biện cho
kết quả kinh doanh lỗ hoặc tỷ suất lợi nhuận quá thấp của mình, điều này khiến cho
cán bộ thanh tra hết sức khó khăn trong khâu phân tích, lập luận để bác các lập luận
trong hồ sơ xác định giá thị trường
Kết quả khảo sát của tác giả luận án với 205 cán bộ thanh kiểm tra cho thấy có
70% người được hỏi cho rằng “công ty kiểm toán và công ty tư vấn thuế thông đồng
với DN FDI để lập các báo cáo chuyển giá nguỵ biện cho hành vi lỗ và lãi không
đáng kể” của DN FDI. Về chất lượng Báo cáo xác định giá thị trường DN FDI thuê
các công ty kiểm toán và công ty tư vấn thuế thực hiện, 47% DN FDI được hỏi cho
rằng báo cáo đáp ứng được yêu cầu của CQT khi thanh tra, kiểm tra; 18% DN cho
rằng “không đáp ứng được, bị cơ quan thuế bác bỏ”, khả năng cao xảy ra ở các DN
FDI đã được thanh tra, kiểm tra và bị CQT điều chỉnh (ấn định) thuế TNDN.
Thứ hai, một số DN FDI khi bị thanh tra giá chuyển nhượng thường cố tình
không ký vào biên bản thanh tra vì tâm lý lo sợ: nếu một công ty ở Việt Nam bị kết
luận là chuyển giá, toàn bộ tập đoàn (hoặc công ty mẹ ở nước ngoài) sẽ bị mất uy tín,
dẫn đến hiệu ứng lan truyền là các công ty con ở các quốc gia khác trong cùng tập
đoàn cũng bị nghi ngờ là có vấn đề , do đó việc đấu tranh của CQT đối với DN là hết
sức khó khăn vì CQT chỉ ấn định trên cơ sở đạt được sự đồng thuận với DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Hoạt động chuyển giá đã ảnh hưởng xấu tới vấn đề thu ngân sách nhà nước của
Thành phố, làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, gây áp lực tới các DN làm ăn
chân chính. Trong chương 3, sau khi giới thiệu khái quát về các DN FDI trên địa bàn
cả nước và TP Hà Nội, tác giả luận án đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối
với hoạt động chuyển giá của các DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội theo các nội dung
105

đã xác lập tại chương cơ sở lý luận. Việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá
thời gian qua tại TP Hà Nội đã và đang được coi là nhiệm vụ trọng tâm của toàn
ngành thuế. Tuy nhiên kết quả chưa được như mong đợi, một phần do việc áp dụng
phương pháp xác định giá thị trường trong thực tiễn còn nhiều hạn chế, một phần do
hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, quyền hạn của CQT còn hạn chế, thiếu cơ sở dữ
liệu so sánh, năng lực công chức thuế còn bất cập... Dù trong những năm gần đây vấn
đề này đã có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực, song cũng cần nhìn nhận
rằng, chuyển giá vẫn sẽ là một thách thức lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong
thời gian tới.
106

CHƯƠNG 4:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1. Định hướng và mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn thành phố Hà Nội
4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội
* Định hướng thu hút FDI vào Việt Nam
Những tác động xảy ra với kinh tế Việt Nam sau khi gói đánh thuế thứ hai trị
giá 200 tỷ USD vào 300 tỷ USD của Mỹ có tác dụng là rõ nét với luồng chuyển dịch
đầu tư từ Trung Quốc và sang Việt Nam một cách ồ ạt. Việt Nam dự kiến sẽ là công
xưởng sản xuất lớn hàng đầu thế giới sau Trung Quốc. Với cuộc chiến thương mại
Mỹ-Trung Quốc, ở chiều tích cực, một số hàng hóa Việt Nam có thể tận dụng được
cơ hội thị trường bị bỏ ngỏ từ các lệnh áp thuế để tăng xuất khẩu vào cả hai nước.
Căng thẳng về đầu tư Mỹ - Trung Quốc cũng có thể là cơ hội cho Việt Nam trong thu
hút thêm đầu tư từ Mỹ.
Tuy nhiên, ở chiều tiêu cực, hàng hóa Trung Quốc khó vào thị trường Mỹ sẽ
chuyển hướng sang các thị trường khác. Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ nhập
siêu trầm trọng hơn từ Trung Quốc trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào Trung
Quốc cũng sẽ khó khăn hơn. Việc Mỹ thay đổi luật thuế mới cũng có thể khiến các
công ty Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam xem xét lại các chiến lược đầu tư hoặc có thể
rút lợi nhuận từ Việt Nam để chuyển về Mỹ, thay vì tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt
Nam. Cùng đó, sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp FDI đang tận dụng lợi thế chi phí
rẻ, từ đó khiến sức cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam bị giảm tương
đối.
Việc Mỹ thay đổi Luật thuế mới cũng có thể khiến các công ty Mỹ đang đầu tư
tại Việt Nam xem xét lại các chiến lược đầu tư hoặc có thể rút lợi nhuận từ Việt Nam
để chuyển về Mỹ, thay vì tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Cùng đó, sẽ ảnh
hưởng đến các doanh nghiệp FDI đang tận dụng lợi thế chi phí rẻ, từ đó khiến sức
cạnh tranh của môi trường đầu tư của Việt Nam bị giảm tương đối.
Hiện Bộ Công Thương đã đưa ra cảnh báo về việc nhiều mặt hàng thịt bò từ Mỹ
có thể thông qua Việt Nam để sang Trung Quốc. Khi đó, Việt Nam sẽ là nước tiếp tay
để tránh thuế. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc cũng có thể tận dụng Việt Nam là nơi
để gắn mác hàng Việt để xuất khẩu sang Mỹ.
107

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút
được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 11,3 tỷ USD,
chiếm 44,6 tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản
đứng thứ hai và đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.
* Đối với TP Hà Nội
Tính đến hết năm 2019, Hà Nội là thành phố thu hút vốn FDI dẫn đầu cả nước.
Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, ngay trong tháng 1/2020, TP Hà Nội đã có 68 dự án
FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng kí đạt 30,2 triệu USD, trong đó có 61 dự
án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 7 dự án liên doanh liên kết. Theo
GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài, nguyên Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư, “Tiềm năng thu hút FDI của Hà Nội
trong những năm tới vẫn còn rất lớn. Ông cho biết, Việt Nam đã là thành viên của
nhiều hiệp định thương mại tự do có tính chất toàn cầu và khu vực. Với việc nhiều
dòng thuế suất được giảm về 0%, đây là lợi thế lớn để nhà đầu tư rót vốn vào Việt
Nam, trong đó có Hà Nội. Mặc dù vậy, việc thu hút FDI vẫn chưa xứng với tiềm năng
và mong muốn của TP Hà Nội. Hiện những dự án lớn trong lĩnh vực như R&D,
Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), bigdata, thực tế ảo (VR), tương tác thực
tại ảo (AR), điện toán đám mây… chưa nhiều. Vì vậy, vấn đề lớn nhất của Hà Nội là
làm thế nào thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng hiện đại” (Tạp chí Diễn đàn Doanh
nghiệp, 12/2019).
Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế,
chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài, có xác định
“Phải thay đổi cách tiếp cận thu hút đầu tư nước ngoài, thay đổi tư duy về FDI trên cơ
sở đó thay đổi thể chế, thay đổi hành động. Ngoài ra, những vấn đề như nước sạch, vệ
sinh môi trường, giao thông… Hà Nội cần phải xử lý mạnh, triệt để hơn”.
Để thực hiện chiến lược thu hút FDI, những năm qua, Chính quyền TP Hà Nội
đã đặc biệt quan tâm đến thu hút đầu tư và cam kết tiên phong tạo lập môi trường đầu
tư, kinh doanh thuận lợi, đồng hành cùng DN. Những nỗ lực cải cách hành chính của
TP. Hà Nội đã được cộng đồng DN ghi nhận thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) của Hà Nội tăng 42 bậc trong 6 năm (từ vị trí 51 năm 2012 lên vị trí
thứ 9 năm 2018). Hiện nay, TP Hà Nội đang tiếp tục cải thiện mạnh mẽ trong các lĩnh
vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
giấy phép đầu tư; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; thực hiện có hiệu quả
các chính sách ưu đãi, nhất là về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực; tăng cường, đổi
mới xúc tiến đầu tư, xác định rõ các đối tượng trọng tâm, trọng điểm; tổ chức các hội
nghị trao đổi, hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch giữa Hà Nội với một số thị trường Hàn
Quốc, Nhật Bản, châu Âu... Đây là những sự kiện quan trọng, đầy ý nghĩa của TP,
khẳng định mục tiêu tìm kiếm nguồn lực đầu tư cho sự phát triển của Thủ đô...
108

Một số ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển
chung, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và khai thác được các lợi thế của Thủ đô
như phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và hiện đại: Giao thông, khu đô thị
thông minh, hạ tầng cấp nước, thoát nước, môi trường; lĩnh vực sản xuất, gia công và
các lĩnh vực dịch vụ có mức độ giá trị gia tăng cao, người lao động có mức lương cao
hơn và được phát triển kỹ năng như dịch vụ CNTT, công nghệ sinh học, du lịch,
thương mại, giáo dục đào tạo, y tế - chăm sóc sức khỏe, logistic. Đây sẽ là tiền đề thu
hút các dự án công nghiệp hỗ trợ theo Quy hoạch Phát triển Hà Nội trở thành TP
Xanh - Văn hiến - Văn Minh - Hiện đại, trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội
trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả.
Với những tiềm năng, sự cam cam kết tiên phong trong tạo lập môi trường đầu
tư, kinh doanh thuận lợi của Chính quyền và chiến lược thu hút FDI nêu trên của TP
Hà Nội, tác giả luận án cho rằng, giai đoạn 2020-2025, Hà Nội vẫn là một trong
những thành phố thu hút vốn FDI dẫn đầu của Việt Nam.
4.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá của DN FDI thời gian tới
4.1.2.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, Nghị định 20, Luật Quản lý thuế số 38 ra đời đã nâng cao tính chất
pháp lý, tính hiệu lực của văn bản quản lý nhà nước về chuyển giá, do đó, căn cứ
pháp lý để ngành thuế đấu tranh với các DN FDI được nâng cao hơn cấp độ Thông
tư. Nghị định 20, Luật số 38 đã cho phép cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra,
thanh tra đối với giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất
quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ
thuế của doanh nghiệp qua việc điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng
nghĩa vụ thuế.
Thứ hai, có sự hỗ trợ, vào cuộc của Tổng cục Thuế, Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD), Ngân hàng thế giới (WB) với ngành thuế trong thanh tra chống
chuyển giá. Ngành thuế sẽ nhân rộng APA đối với một số doanh nghiệp FDI đủ điều
kiện, nhờ đó mà giảm gánh nặng cho thanh tra chống chuyển giá.
Thứ ba, phần lớn DN nước ngoài tại Việt Nam đã nắm bắt được các quy định về
kê khai GDLK, lập hồ sơ xác định giá thị trường, và tự động điều chỉnh khi kết quả
kinh doanh lỗ kéo dài, lỗ vượt vốn chủ sở hữu.
4.1.2.2. Những khó khăn
Một là, hành vi chuyển giá của các DN FDI tại Việt Nam ngày càng phổ biến,
tinh vi và phức tạp. Để quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đạt hiệu quả cao,
CQT cần thiết có quyền điều tra để xác định hành vi chuyển giá của NNT. Tuy nhiên,
tại các văn bản pháp quy hiện hành không quy định CQT có quyền điều tra.
Hai là, môi trường kinh doanh luôn biến động, giá cả thị trường khó kiểm soát
109

dẫn tới việc xác định “giá thị trường” (là một trong những vấn đề căn bản khi triển
khai một cuộc thanh tra chuyển giá) là thực sự khó khăn.
Ba là, khó khăn trong ấn định về chi phí. Hiện nay, ngoài thông tin mà NNT đã
khai trong hồ sơ khai thuế, các thông tin khác liên quan đến NNT rất ít được khai thác
sử dụng. Tuy nhiên, hiện tại mỗi ngành đều có quy định riêng về kiểm soát DN, chưa
có quy chế phối hợp cụ thể để cung cấp thông tin liên quan đến NNT giữa các cơ
quan như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ngân hàng Nhà nước; Sở Kế hoạch và Đầu tư -
Cục Thuế...
Bốn là, khó khăn trong áp dụng phương pháp xác định giá và lựa chọn dữ liệu
so sánh. Việc xác định “giá thị trường” là một trong những vấn đề căn bản khi xem
xét vấn đề chuyển giá. Trên thực tế, khó xác định được mức giá “thị trường” bởi vì
trong các hoàn cảnh khác nhau, vì các mục đích khác nhau, DN có thể đưa ra các
mức giá khác nhau - kể cả bán dưới giá thành; hoặc nhiều trường hợp không có giá để
so sánh. Có một thực tế là do tính đa dạng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong nền
kinh tế thị trường do đó hầu như cán bộ thanh tra rất khó xác định được một phương
pháp nào phù hợp với thực tế kinh doanh của NNT. Thực tế các cuộc thanh tra chống
chuyển giá đã được thực hiện tại Cục thuế TP Hà Nội cho thấy, ngay cả cán bộ, công
chức làm công tác chống chuyển giá cũng rất lúng túng trong việc áp dụng phương
pháp xác định giá và lựa chọn cơ sở dữ liệu để so sánh.
Thực tế nêu trên cho thấy các khó khăn thực sự trong việc nắm bắt các quy định
tại Thông tư và Nghị định. Nếu không xác định đúng phương pháp xác định giá thì
việc thu thập dữ liệu, thông tin so sánh sẽ hoàn toàn lệch hướng và lãng phí công sức
và còn có thể gây bức xúc cho DN.
Năm là, khó khăn trong áp dụng APA. Với năng lực hệ thống quản lý thuế hiện
nay của Việt Nam nói chung cũng như Cục thuế TP Hà Nội nói riêng, việc áp dụng
cơ chế giá này vẫn còn nhiều thách thức. Khi đó, CQT chấp nhận giá do doanh
nghiệp đưa ra, như giá bán giá nhập khẩu... nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu ở Việt Nam
rất hạn chế vì vẫn đang dần hoàn thiện.
Mức giá thỏa thuận giữa CQT và NNT có thể hiệu lực trong một thời gian nhất
định, có thể là 3 năm. Nhưng một trong những trở ngại là còn nhiều rủi ro khó đoán
về giá trong thời gian này như lạm phát, biến động thị trường. Khó nhất là năng lực
phân tích thị trường để hoạch định mức giá thỏa thuận cho 2 bên đồng ý và khả thi.
Việc áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
không mang tính bắt buộc, mà phải được sự đồng ý theo nguyên tắc tự nguyện của
người nộp thuế/ doanh nghiệp.
Chuyên gia nước ngoài, ông Marcellus Wong, đại diện Viện Thuế Hong Kong
(Trung Quốc) cũng nêu những trở ngại của APA. Theo ông, đây là quy trình rất tốn
kém và mỗi thỏa thuận APA ở Hong Kong nhanh cũng phải mất tới 6, 7 tháng để giải
110

quyết. Do đó, ông Marcellus Wong lưu ý Việt Nam cần lưu ý để thực hiện APA có
độ chắc chắn cao như việc nắm rõ những thông tin của doanh nghiệp về mua bán sáp
nhập, quy định về doanh nghiệp có cư trú hay không cư trú,...
Sáu là, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng và hoàn
thiện dựa trên và hướng đến các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và hệ thống báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS). Tuy nhiên, do được vận dụng có chọn lọc để phù hợp
với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế nên vẫn còn nhiều khiếm khuyết
và chưa thống nhất với chuẩn mực kế toán của quốc tế. Những khiếm khuyết hay sự
thiếu hòa hợp này gây ra nhiều điểm mù, khó hiểu, bất tiện trong quá trình tổ chức
hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của DN. Do có những khác biệt về quan điểm
và nguyên tắc kế toán nên đương nhiên các báo cáo về lợi nhuận cũng khó tránh khỏi
sự sai khác. Điều này có thể gây ra một số tranh cãi không cần thiết giữa CQT với
DN, làm tăng chi phí tuân thủ thuế và cả chi phí quản lý thuế.
4.1.3. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
QLNN đối với hoạt động chuyển giá DN FDI có tác động trực tiếp đến lợi ích
của quốc gia và của DN. Vì vậy trong hoạt động quản lý, cần quán triệt yêu cầu đảm
bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nhà nước, đảm bảo thu hút vốn đầu tư phát
triển nền kinh tế quốc gia; thực hiện công khai, minh bạch, công bằng với mọi doanh
nghiệp; lấy xây dựng làm chính, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng; phù hợp với
điều kiện thực tế của Việt Nam và của toàn ngành thuế đang trong quá trình cải cách
hành chính và từng bước hiện đại hóa. Xuất phát từ các yêu cầu trên, công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng cần thực hiện
theo các định hướng cơ bản sau:
Một là, về chính sách
Nâng cao tính pháp lý của các quy định hiện hành. Chống chuyển giá cần được
luật hóa thành một luật riêng, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước, trong đó nhấn mạnh cơ quan quản lý thuế sẽ có công cụ đủ mạnh
để xử lý doanh nghiệp cố tình trốn thuế qua hình thức chuyển giá. Ngoài ra, cần có
các quy định cụ thể về trách nhiệm phối kết hợp của các cơ quan liên quan cùng với
các cơ quan thuế trong QLNN về chuyển giá.
Hai là, về tổ chức bộ máy quản lý
Từ tổng hợp kết quả khảo sát cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế, và nghiên cứu của
tác giả luận án, bộ máy quản lý nhà nước về chuyển giá thời gian tới cần hướng tới
mô hình chuyên trách về chuyển giá, cần biên chế riêng bộ phận chống chuyển giá
của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan như: thuế, hải quan, cơ quan cấp phép
đầu tư nước ngoài, trong đó cơ quan thuế là lực lượng trung tâm, có tính quyết định
111

trong thực hiện các biện pháp chống chuyển giá. Tiếp tục đào tạo cho cán bộ công
chức về lĩnh vực thanh tra giá chuyển nhượng, tập trung và chú trọng đào tạo về kỹ
năng trong lĩnh vực này với mục tiêu có đội ngũ cán bộ có trình độ, kỹ năng tốt. Đào
tạo chuyên sâu cán bộ, công chức làm công tác thanh tra giá chuyển nhượng.
Ba là, về tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý nhà nước của Cục
Thuế TP Hà Nội
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ để NNT tự giác thực hiện.
- Tiếp tục rà soát, phân tích dữ liệu các DN kê khai thông tin giao dịch liên kết
khi khai quyết toán thuế TNDN, phát hiện các DN có dấu hiệu vi phạm về giá thị
trường để đề xuất bổ sung kế hoạch thanh tra các năm
- Đối với hoạt động thanh tra thuế: nâng cao trách nhiệm người đứng đầu (của
trưởng đoàn, trưởng phòng thanh tra); bàn biện pháp tập trung nguồn nhân lực; đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các bước, các khâu xây dựng cơ sở dữ liệu
của thanh tra; thường xuyên quán triệt nâng cao ý thức trách nhiệm, chuyển dần thanh
tra truyền thống sang thanh tra điện tử với tư duy, phương pháp sáng tạo; hoàn thành
tối thiểu 100% kế hoạch thanh tra với chất lượng năm nay cao hơn trước và hạn chế
kéo dài thời gian thanh tra; hoàn thành tốt thanh tra các chuyên đề. Qua thanh tra góp
phần nâng cao hình ảnh xây dựng CQT “Văn minh - hiện đại - chuyên nghiệp".
Bốn là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong nước
QLNN về chuyển giá phải đặt trong mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với Tổng
cục Thuế, các Cục thuế địa phương (trong đó có Cục Thuế Hà Nội) có bộ phận giá
chuyển nhượng, và giữa các bộ ngành: Hải quan, Quản lý thị trường. Tăng cường sự
phối hợp với các ban ngành liên quan Trung ương và trên địa bàn Hà Nội.
Năm là, sự phối hợp với các cơ quan nước ngoài
Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong quản lý giá chuyển nhượng. Hoạt động của
DN FDI luôn có quan hệ giao dịch với công ty mẹ, với các cơ sở liên kết ở nước
ngoài. Vì vậy, để có CSDL về các DN nước ngoài, các cơ quan QLNN về chuyển giá,
trước hết là CQT Việt Nam cần tăng cường đẩy mạnh hợp tác quốc tế với CQT các
nước và các tổ chức cung cấp thông tin. Ngoài ra, Việt Nam cần chủ động ngăn chặn
xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), xử lý việc lạm dụng hiệp định
thuế của Việt Nam với các nước.
4.1.4. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu DN phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra
nói chung và lĩnh vực thanh tra giá chuyển nhượng nói riêng, hướng tới có một hệ
thống cơ sở dữ liệu “sạch” và đầy đủ. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung với nhiều
nguồn dữ liệu (trong hệ thống và ngoài hệ thống) phục vụ nhận diện các DN có dấu
hiệu chuyển giá. Xây dựng được tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành trên cơ sở dữ liệu
112

"sạch”.
- Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn DN có
quan hệ liên kết để nhằm cả hai mục đích quản lý kê khai giao dịch liên kết và thanh
tra giá chuyển nhượng.
- Tiếp tục hoàn thiện đề cương thanh tra giá chuyển nhượng, cụ thể hóa trình tự
các bước công việc triển khai, cách thức thiết lập hồ sơ giá thị trường, nguyên tắc thu
thập, sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh để triển khai có hiệu quả công tác thanh tra giá
chuyển nhượng.
- Thực hiện tốt công tác chống thất thu thuế và quản lý nhà nước về chuyển giá,
lợi ích đạt được không chỉ là số thuế mà còn phải góp phần tạo điều kiện thuận lợi và
niềm tin cho DN.
- Tiếp tục mở rộng phạm vi thanh tra hoạt động chuyển giá sang nhiều lĩnh vực
khác nhau đồng thời, tập trung đẩy mạnh thực hiện một số biện pháp để hạn chế việc
lợi dụng tình trạng chuyển giá để tránh thuế. Thanh tra hoạt động chuyển giá chiếm ít
nhất 20% số cuộc thanh tra trong một năm.
- Đôn đốc 100% DN có quan hệ liên kết và phát sinh giao dịch liên kết kê khai
các mẫu biểu theo quy định tại Thông tư, Nghị định hiện hành
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà
Nội
4.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan
4.2.1.1. Đối với Chính phủ
Cần minh bạch, rõ ràng về ưu đãi thuế đối với DN FDI. Chính phủ và các cơ
quan chức năng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng vừa thu hẹp khoảng cách về các
ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương, vừa minh bạch, rõ
ràng. Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển
giá là có sự chênh lệch thuế thu nhập DN giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế
thu nhập DN trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như
miễn, giảm thuế. Đã đến lúc Việt Nam cần cân nhắc, chỉ cho phép ưu đãi thuế đối với
một số ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền và trong những trường hợp có lợi nhất so với
các hình thức ưu đãi khác.
Chính phủ và các cơ quan chức năng cần rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp
khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương.
Chính phủ cũng cần xem xét lại chính sách thuế TNDN đối với một số quốc gia khi
đầu tư vào Việt Nam, cân nhắc việc chỉ cho phép ưu đãi thuế đối với một số ngành
nghề, lĩnh vực, vùng miền và trong những trường hợp có lợi nhất so với các hình thức
ưu đãi khác.
Những năm qua, Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, miễn,
113

giảm thuế có thời hạn; ưu đãi tiền thuê đất nhằm thu hút đầu tư nước ngoài thay vì
cạnh tranh về thuế suất. Theo tác giả luận án, thay vì trở thành “thiên đường thuế”,
Việt Nam nên cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng chính sách phát
triển ngành công nghiệp phụ trợ; trình độ nhân lực, chi phí nhân lực hấp dẫn; môi
trường đầu tư thông thoáng, dễ thực hiện.
Không cấp ưu đãi thuế đại trà. Hầu hết các chính sách thuế của Việt Nam đưa ra
quá nhiều ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư nhưng thiếu các ràng buộc hay tiêu chí
phù hợp để được nhận các ưu đãi đó. Ví dụ như Luật doanh nghiệp của Việt Nam đưa
ra các ưu đãi cho nhà đầu tư nhưng phần lớn đều dựa vào các tiêu chí đầu vào, ví dụ
như đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, thay vì sử dụng kết
quả đầu ra ví dụ như số lao động thực tế sử dụng, thu nhập bình quân của người lao
động, trình độ sử dụng công nghệ, kim ngạch xuất khẩu… làm thước đo và điều kiện
nhận ưu đãi. Do cấp phát quá nhiều ưu đãi đại trà khiến cho cơ sở thuế bị xói mòn
nghiêm trọng. Nhiều địa phương kém phát triển thu hút đầu tư, nhưng do ưu đãi thuế
đã không thu được đồng thuế nào, trong khi đó ngân sách trung ương buộc phải cấp
bù ngân sách cho những địa phương như vậy.
Ở Việt Nam hiện nay, Luật số 38 về quản lý thuế là văn bản pháp quy cao nhất
có đề cập tới chuyển giá nhưng nội dung đề cập còn quá ít. Về lâu dài, Chính phủ cần
trình Quốc hội ban hành Luật Kiểm soát chuyển giá, sửa đổi một số luật cho phù hợp
như Luật DN, Luật Đầu tư, Luật thuế, Luật Thương mại, Luật Cạnh tranh,...có các
quy định về hoạt động chuyển giá. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã có luật về
chống chuyển giá và có hội đồng quốc gia về quản lý chống chuyển giá để ngăn chặn
các hành vi chuyển giá. Tại khu vực Đông Nam Á, một số nước đã xây dựng và thực
hiện Luật Chống chuyển giá từ nhiều năm nay (Malaysia, Thái Lan, Indonesia...).
Những quy định trong Luật kiểm soát chuyển giá của một số nước đã bám sát được
các quy định chung của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và áp dụng cho cả
công ty trong nước và nước ngoài phù hợp với đặc điểm riêng.
- Luật hóa việc sử dụng các thông tin do CQT thu thập trong công tác quản lí
thuế nói chung, quản lý nhà nước về chuyển giá nói riêng.
Chính phủ có văn bản chỉ đạo quy định nhiệm vụ cụ thể cho các ngành có liên
quan như: hải quan, công an, viện kiểm sát, ngân hàng,... thực hiện tốt việc phối hợp
theo thẩm quyền với ngành thuế nhằm trao đổi, cung cấp thông tin (các loại thông tin
cần cung cấp, thời gian cung cấp, phương tiện cung cấp thông tin...), nhằm kịp thời
phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch
liên kết và chuyển giá của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
- Sửa đổi các phương pháp xác định giá giao dịch thị trường theo hướng ít
phương pháp, gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện và có căn cứ để thực hiện. Nghị định 20 bản
chất là gộp 5 phương pháp trong Thông tư 66 vào làm 3 phương pháp, tuy nhiên tổng
114

số phương pháp thành phần để xác định giá thị trường trong Nghị định 20 thì hầu như
vẫn giữ nguyên. Cần rút gọn các phương pháp và đơn giản hoá để DN dễ vận dụng
trong thực tế, phù hợp với nguồn cơ sở dữ liệu thương mại mà DN thu thập được,
đồng thời cũng thuận tiện cho CQT trong thanh kiểm tra.
- Để khuyến khích quản lý nhà nước về chuyển giá hiệu quả, Chính phủ nên cân
nhắc ban hành cơ chế trích một phần nguồn truy thu thuế được phát hiện từ chính các
hành vi chuyển giá để bổ sung nguồn kinh phí cho công tác chống chuyển giá (chi phí
để mua thông tin, chi phí điều tra, xác minh...). Nguồn tiền này dùng để mua cơ sở dữ
liệu, trả phí thuê tư vấn, chuyên gia thuế, chuyên gia luật và bổ sung thu nhập cho đội
ngũ chuyên trách.
- Nâng cao thẩm quyền của thanh tra thuế
Kết quả thanh tra chuyển giá vài năm gần đây cho thấy tình trạng chuyển giá
của các DN kể cả FDI và trong nước đang ở mức báo động. Thực tiễn quản lý thuế
cũng cho thấy, quản lý hoạt động chuyển giá là lĩnh vực khó và phức tạp, đòi hỏi phải
có đội ngũ chuyên trách, chuyên sâu và chuyên nghiệp với chế độ đãi ngộ và quyền
năng thích hợp - quyền điều tra về thuế, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện nhiệm
vụ thanh tra chuyển giá. Theo kinh nghiệm quốc tế, phần lớn các quốc gia trên thế
giới thực hiện có hiệu quả về công tác quản lý nhà nước về chuyển giá đều được trao
quyền điều tra. Kết quả quản lý nhà nước về chuyển giá các năm qua cho thấy, việc
chưa được trao quyền điều tra là rào cản trong công tác quản lý giá chuyển nhượng
của CQT, vì thời hạn thanh tra chuyển giá bị khống chế bởi quy định chung tại Luật
Thanh tra nên thường rất ngắn. Theo thông lệ quốc tế, để hoàn thành một vụ việc
thanh tra, điều tra về giá chuyển nhượng thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Do đó,
cần quy định kéo dài thời gian tối đa trong thanh tra chuyển giá và trao chức năng
điều tra cho CQT để đối phó với tình trạng chuyển giá, giảm lỗ ảo, ngăn chặn tình
trạng các DN tránh thuế, né thuế, gây thất thu cho NSNN.
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về thẩm quyền điều
tra của CQT cho thấy xu hướng hầu hết các quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nhật,
Indonesia, Serbia…) đều giao nhiệm vụ điều tra, khởi tố tội phạm về thuế cho CQT.
Một số nước còn tổ chức lực lượng cảnh sát thuế, tòa án thuế để xử lý các hành vi tội
phạm về thuế. Với sự giao lưu, phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng đối với hoạt
động kinh tế của các quốc gia trên thế giới thì CQT của nhiều nước trên thế giới đã
được giao chức năng điều tra để vừa điều tra tội phạm về thuế trong phạm vi quốc
gia, vừa phối hợp với CQT các nước khác để điều tra các hoạt động chuyển giá, trốn
thuế của các tập đoàn, DN FDI.
- Nghiên cứu qui định rõ ràng về chế tài xử phạt đảm bảo đủ mạnh mang tính
răn đe kể cả phải bổ sung qui định về trách nhiệm hình sự đối với những hành vi và
mức độ nghiêm trọng trong chuyển giá đối với những trường hợp cố tình vi phạm
115

pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng
cho các DN.
Cần xây dựng các biện pháp chế tài đủ mạnh cho ngành thuế, xem chuyển giá là
hành vi đáng lên án để đảm bảo tính răng đe, ngăn ngừa, trong đó có cả biện pháp
xóa bỏ ưu đãi thuế thu nhập DN khi phát hiện chuyển giá nhằm buộc các DN phải kê
khai chính xác về giá đối với các hoạt động giao dịch liên kết. Pháp luật của các nước
trong khu vực đều quy định các biện pháp, chế tài mạnh đối với hành vi chuyển giá,
như: Singapore quy định mức phạt chung cho các vi phạm về thuế nằm từ khoảng
100% đến 400% khoản thuế phải trả; Indonesia áp dụng mức phạt từ 2% đến 48%
một tháng tính trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá;
Malaysia quy định mức phat dao động từ 100-300% số thuế bị phát hiện gian lận,
đồng thời, công khai danh tính những doanh nghiệp thực hiện chuyển giá chiếm đoạt
tiền thuế nhà nước. Theo tác giả luận án, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm các
nước, ban hành ngay các mức xử phạt nặng (từ 50-100% tính trên số thuế tránh, số
thuế thiếu do chuyển giá) đối với các hành vi chuyển giá tránh thuế của DN FDI và
cần quy định thành những điều khoản cụ thể trong Luật kiểm soát chuyển giá sẽ ban
hành trong tương lai.
- Hiện nay trên thế giới, nhiều nước có quy định về vốn mỏng. Theo đó, lãi phải
trả đối với phần vốn vay vượt quá tỷ lệ nhất định không được coi là chi phí được trừ
khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đề xuất tính thuế phần lãi vay vượt giới hạn sẽ
đảm bảo lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp, của nền kinh tế, góp phần thúc
đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá trong khối đầu tư nước ngoài, hất là hạn
chế các công ty thông qua các giao dịch có mối liên kết về sở hữu, quản trị… trốn
thuế. Theo tác giả luận án, nên quy định: các doanh nghiệp sản xuất khi có phần chi
trả lãi vay của khoản vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu (tức tỷ lệ 5:1) thì phần chi trả
lãi vay này sẽ không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Tương tự, với các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác, định mức để khoản lãi vay
được tính vào chi phí hợp lệ là khoản vay không được vượt quá bốn lần vốn chủ sở
hữu (4:1). Riêng các lĩnh vực đặc thù như tín dụng, ngân hàng thì tỉ lệ tối đa là không
quá 12 lần vốn chủ sở hữu.
4.2.1.2. Đối với Bộ Tài chính
- Nghiên cứu và đề xuất Chính phủ, Quốc hội để trong thời gian tới sửa đổi, bổ
sung chính sách đảm bảo hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện hơn và tạo
điều kiện thuận lợi dễ dàng cho việc thực hiện (cả đối với CQT và NNT)
- Tham mưu Chính phủ đề nghị bổ sung các Luật liên quan như: Luật Đầu tư,
Luật DN về chính sách, cơ chế điều hành quản lý cần có những bổ sung và thay đổi:
thu hẹp các ưu đãi thuế; bổ sung nội dung quản lý nhà nước về chuyển giá, quyền
điều tra cho CQT vào Luật Quản lý thuế (trước mắt ở cấp Tổng cục Thuế); Cần nâng
116

cao tính pháp lý của chính sách thuế có liên quan đến quản lý nhà nước về chuyển
giá, ngoài nghiệp vụ để ấn định thuế cần có các quy định về thu thập thông tin, mối
quan hệ giữa các ngành có liên quan kể cả chính quyền địa phương.
- Nghiên cứu để có chế tài xử lý đối với một số trường hợp DN FDI khai báo
kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu sẽ không cho hưởng ưu đãi, tạm dừng hoàn
thuế giá trị gia tăng cho đến khi DN khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ,
vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đồng bộ với Bộ Luật Dân sự của Việt Nam
quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế. Có thể thực hiện ấn định tỷ lệ
nộp thuế nhất định đối với một số trường hợp sau một thời gian nhất định từ khi
thành lập mà lỗ liên tục, lỗ hết vốn nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng SXKD. Bộ Tài
chính cần thiết phải ban hành quy định thành chính sách đối với các trường hợp có
quan hệ kinh doanh liên kết sau một thời gian nhất định không tự điều chỉnh hoặc
không phát sinh thu nhập tính thuế trong thời gian 3 năm từ khi thành lập, sẽ phải nộp
theo một tỷ lệ nhất định theo từng ngành nghề lĩnh vực như đối với thuế nhà thầu.
- Cần có chế tài xử phạt đảm bảo đủ mạnh (phạt khai sai, chậm nộp) để răn đe,
bổ sung qui định về trách nhiệm hình sự đối với những hành vi và mức độ nghiêm
trọng nếu như chuyển gía dẫn đến trốn thuế. Thay đổi, bổ sung hoặc sửa đổi một số
nội dung trong Thông tư số 41, hiện tại chưa có quy định cụ thể xử lý trong trường
hợp DN chưa kê khai giao dịch liên kết.
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách đảm bảo hành lang pháp lý
ngày càng được hoàn thiện hơn, cao hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho
việc thực hiện (cả đối với CQT và NNT). Nghiên cứu xây dựng “ngưỡng” kê khai
thông tin giao dịch liên kết nhằm đơn giản hoá cho DN trong việc kê khai, nghiên
cứu đơn giản hóa mẫu biểu kê khai giao dịch liên kết để DN dễ dàng cung cấp những
thông tin cần thiết nhất, đảm bảo tính khả thi trong quản lý đối tượng giảm bớt sức
ép,tập trung vào những vấn đề trọng yếu.
- Nghiên cứu sửa “ngưỡng” kê khai thông tin giao dịch liên kết để đơn giản hoá
cho DN trong việc kê khai, giảm chi phí tuân thủ; Xem xét, nghiên cứu phương án
đơn giản hóa mẫu biểu kê khai giao dịch liên kết trong Nghị định 20 để DN dễ dàng
cung cấp những thông tin cần thiết nhất, đảm bảo tính khả thi trong quản lý đối tượng
có quan hệ liên kết giảm bớt sức ép về nguồn nhân lực cho CQT, để tập trung vào
những vấn đề trọng yếu.
- Sửa đổi hệ thống chuẩn mực kế toán phù hợp với quốc tế: Do ngày càng nhiều
DN nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, trong đó có rất nhiều công ty đa quốc gia và công
ty xuyên quốc gia nên việc hòa hợp các chuẩn mực kế toán trong nước với quốc tế là
một yêu cầu quan trọng phù hợp với xu thế hội nhập đang hết sức sâu rộng hiện nay ở
Việt Nam. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam Hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam (VAS) được xây dựng và hoàn thiện dựa trên và hướng đến các chuẩn mực
117

kế toán quốc tế (IAS) và hệ thống báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
4.2.1.3. Đối với Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế cần nghiên cứu đề xuất Bộ Tài chính hoàn thiện các văn bản
hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá. Nghiên cứu điều chỉnh tăng thời
hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá để đảm bảo phù hợp với tính chất phức
tạp của hoạt động này. Nghiên cứu, xây dựng quy trình triển khai thực hiện và các kỹ
năng dành riêng cho nghiệp vụ thanh tra đối với hoạt động chuyển giá. Việc xác lập
các căn cứ pháp lý và chứng cứ rất quan trọng trong việc điều chỉnh theo các phương
pháp theo Nghị định 20. Trong quá trình thanh tra đòi hỏi phải hết sức chặt chẽ, phải
tuân thủ đầy đủ các thủ tục quy trình, nội dung pháp luật thuế cũng như các quy định
luật pháp khác có liên quan. Xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn
DN thanh tra giá chuyển nhượng để áp dụng chung thống nhất trên toàn quốc.
4.2.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Từ kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 205 cán bộ thanh kiểm tra (51%
người được hỏi cho rằng nhiệm vụ chống chuyển giá chủ yếu là của ngành Thuế,
16% của Hải quan, các cơ quan khác (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 9%, Thanh tra Bộ Tài
chính 7%,...) cũng cần có trách nhiệm chống chuyển giá); và phân tích về những hạn
chế trong tổ chức bộ máy quản lý chuyển giá (mục 3.3.2.2), tác giả luận án cho rằng
cần thiết phải tái lập lại bộ phận chuyên trách về chuyển giá nằm trong Cục Thanh tra
– Kiểm tra tại Tổng cục Thuế và các phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế tại các Cục
thuế địa phương có nhiều DN FDI đang hoạt động. Các cơ quan khác, tùy theo mức
độ liên quan cần đảm nhiệm những chức trách nhất định trong QLNN về chuyển giá
của DN FDI. Mô hình bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
DN FDI do tác giả luận án đề xuất thể hiện ở sơ đồ 4.1.
4.2.2.1. Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính
Cần phải có một bộ máy chống chuyển giá hoàn chỉnh và đủ mạnh. Nên có một
tổ chức chống chuyển giá quốc gia trực thuộc một cơ quan của Chính phủ hoặc cao
hơn Tổng cục Thuế, nếu không, trước mắt cũng nên trực thuộc Bộ Tài chính thì mới
đủ hiệu lực, hiệu quả để giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm soát chuyển giá.
Cần hình thành cơ quan chuyên trách chống chuyển giá ở cấp Trung ương hoặc
Bộ Tài chính (Cục quan lý Nhà nước về chuyển giá) nhằm chỉ đạo thực hiện thông
suốt công tác chống chuyển giá ở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề về thông
tin ở tầm quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống chuyển giá, tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm thu đúng, thu đủ các khoản thu của doanh
nghiệp vào ngân sách nhà nước. Không nên coi chống chuyển giá hầu như chỉ là
trách nhiệm tập trung vào Tổng cục Thuế, mà nên coi đây là công việc bức bách,
quan trọng của nhiều ngành, lĩnh vực khác, như Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế
118

hoạch và Đầu tư), Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương)...,
các sở (sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính...) thuộc UBND tỉnh/thành phố. .

Bộ Kế Bộ Tài
hoạch và chính Các bộ UBND các
Đầu tư (Cục chuyên tỉnh, thành
Đầu tư nước ngành phố trực
ngoài) thuộc TW

Tổng cục Thuế- Cục quản Thanh tra Tổng cục


Vụ Thanh tra- lý nhà nước Bộ Tài Hải Quan
kiểm tra, Vụ về chuyển chính (Vụ Thanh
Hợp tác quốc tế, giá tra, kiểm tra
Vụ DN lớn

Các Cục thuế địa phương


(Các Phòng Thanh tra- Kiểm tra chuyển giá)

DOANH NGHIỆP FDI

Sơ đồ 4.1: Bộ máy quản lý nhà nước về chuyển giá của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Nguồn: Tác giả luận án tự đề xuất)
Ở cấp độ địa phương, công tác chống thất thu thuế và quản lý nhà nước về
chuyển giá là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và phải có sự phối hợp chặt chẽ của
những sở ngành liên quan mới đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Bên cạnh nỗ lực tự
thân, các sở, ngành trên địa bàn cần có cơ chế làm việc, phối hợp hiệu quả với nhau
để công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đạt hiệu quả
tốt nhất do chuyển giá của doanh nghiệp FDI là hoạt động có tính chất phức tạp, đa
119

phần là giao dịch với bên liên kết ở nước ngoài, khó phát hiện các dấu hiệu gian lận.
Để thu thập thông tin đầy đủ về hành vi chuyển giá của doanh nghiệp FDI, cần
xây dựng hệ thống liên thông dữ liệu, phối hợp chia sẻ thông tin giữa các ngành, ví
dụ: thông tin ở khâu xuất nhập khẩu – Cục Hải quan, thông tin về đầu tư – Sở Kế
hoạch Đầu tư, thông tin về thuế nội địa – Cục Thuế... Ví dụ, Cục Hải quan TP Hà Nội
cũng sẽ tăng cường phối hợp với Cục Thuế TP Hà Nội trong việc triển khai thực hiện
Thông tư 39/2018/TT-BTC nhằm phát hiện các doanh nghiệp FDI có nghi vấn về trị
giá hải quan cần kiểm tra “dấu hiệu” chuyển giá.
Để cơ chế làm việc, phối hợp nói trên được triển khai hiệu quả, Bộ Tài chính
đưa ra định hướng, chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế này. Ví dụ, bên cạnh cơ chế
trao đổi thông tin liên ngành riêng về chuyển giá, có thể đưa nội dung thanh tra, kiểm
tra chuyển giá vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành hàng năm để triển khai
thực hiện
- Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong
quan hệ phối hợp và cung cấp thông tin về các DN có quan hệ liên kết và xác định
thông tin thị trường.
- Cơ quan cấp phép đầu tư, hải quan, công an, ngân hàng... cần tăng cường xây
dựng cơ sở dữ liệu và kết nối liên thông dữ liệu, thông tin về người nộp thuế (đặc biệt
là các doanh nghiệp FDI) để có được một hệ thống thông tin đảm bảo cho quá trình
quản lý thuế nói chung và hoạt động phân tích rủi ro, thanh tra, xử lý vi phạm về giá
chuyển giao giữa các thành viên liên kết nói riêng.
4.2.2.2. Đối với Tổng cục Thuế
Tổng cục Thuế cần thiết nghiên cứu nâng cấp Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế
thành Cục Thanh tra - Kiểm tra thuế hoạt động độc lập với công tác quản lý thuế đối
với DN, có bộ phận tình báo thuế để tiếp cận các thông tin về giá tại các quốc gia và
nội tại các DN có vốn FDI, bổ sung đủ lực lượng cán bộ có bề dày kinh nghiệm, hỗ
trợ tích cực cho các cục thuế địa phương, trong đó có TP Hà Nội. Tạm thời chưa thực
hiện công tác luân chuyển vị trí làm việc đối với số cán bộ làm công tác chống
chuyển giá sang làm việc tại bộ phận khác. Việc thanh tra giá chuyển nhượng được
thực hiện ở cả cấp Bộ Tài chính và cơ quan thuế cấp vùng theo quy mô và độ phức
tạp của vụ việc vi phạm.
Tổng cục có bộ phận chuyên trách thực hiện và chỉ đạo hướng dẫn các Cục
Thuế địa phương về phương pháp, cách thức triển khai, thực hiện thu thập thông tin
trên phạm vi cả nước để xây dựng một hệ thống CSDL thông tin toàn quốc về giá và
tỷ suất lợi nhuận kết hợp với việc mua thông tin của nước ngoài và pháp lý hoá bằng
văn bản để cung cấp cho các địa phương áp dụng, đây cũng chính là cơ sở pháp lý về
mặt thông tin dữ liệu cho hoạt động thanh tra thuế nói chung và quản lý nhà nước về
chuyển giá nói riêng. Hỗ trợ các Cục thuế trong trường hợp cần trao đổi, cung cấp
120

thông tin với các giao dịch với nước ngoài.


Cần duy trì một bộ phận riêng chuyên trách chống chuyển giá tại Vụ Thanh tra-
Kiểm tra như hiện nay và bốn cục thuế thuộc bốn địa phương (Hà Nội, TP.HCM,
Đồng Nai, Bình Dương), Tổng cục Thuế cũng cần cân nhắc nhân rộng thêm các bộ
phận chuyên trách tương tự như vậy ở các Phòng Thanh tra - Kiểm tra các địa
phương khác cũng có số lượng và quy mô DN FDI lớn và phức tạp như Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Đà Nẵng, Thái Nguyên, … tùy theo nhu cầu và thách thức thực tế của từng
địa phương. Xây dựng quy chế và quy trình làm việc cụ thể, tăng cường thẩm quyền
và trách nhiệm của bộ phận chuyên trách phù hợp với tính chất phức tạp và nhạy cảm
của công việc. Điều cũng không kém phần quan trọng là các bộ phận này ở các địa
phương khác nhau có thể cùng phối hợp, hợp tác trong một số hoạt động đấu tranh
chống chuyển giá, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau. Tổng cục Thuế cần xây dựng, thành
lập một bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ cho hoạt động thanh tra
kiểm tra thuế nói chung và quản lý nhà nước về chuyển giá nói riêng từ Trung ương
đến địa phương phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động quản lý nhà
nước về chuyển giá. Nâng cao chức năng nhiệm vụ của Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế
(bộ phận Giá chuyển nhượng) và Ban Cải cách - Hiện đại hoá ngành thuế hiện nay về
vai trò này, đồng thời lập bộ phận chuyên thu thập thông tin, dữ liệu để cung cấp và
phục vụ cho công tác phân tích, so sánh xác định giá thị trường trong công tác thanh
tra quản lý nhà nước về chuyển giá.
4.2.2.3. Đối với Cục Thuế thành phố Hà Nội
Cục thuế TP Hà Nội cần sắp xếp lại tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra; thành
lập bộ phận chuyên trách theo hướng là tập trung về nghiệp vụ (có đầu mối về nghiệp
vụ) nhưng phân tán (mở) về tổ chức hoạt động, triển khai thực hiện, triển khai thanh
tra vẫn đặt tại các phòng, các chi cục thuế. Tổ chức theo mô hình này thì tổ chức bộ
máy và con người không cần xáo trộn (mô hình tổ chức mềm) vẫn triển khai công tác
thanh tra, kiểm tra bình thường vì thanh tra quản lý nhà nước về chuyển giá cũng chỉ
là một trong những nội dung thanh tra hàng năm.
Để hoạt động xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin thuế hiệu quả, các thông tin đầy
đủ và cập nhật thường xuyên, Cục thuế TP Hà Nội cần sớm thành lập một bộ phận
chuyên trách thu thập và xử lí thông tin, dữ liệu để cung cấp và phục vụ cho công tác
phân tích, so sánh xác định giá thị trường trong công tác thanh tra quản lý nhà nước
về chuyển giá phục vụ cho hoạt động thanh tra kiểm tra thuế nói chung và quản lý
nhà nước về chuyển giá nói riêng từ Văn phòng Cục cho đến các Chi cục thuế. Có thể
khẳng định, chỉ khi có một bộ phận chuyên thu thập và xử lí thông tin, một cơ sở dữ
liệu thuế đầy đủ, cập nhật và một cơ chế, chính sách rõ ràng qui định việc sử dụng
thông tin rút ra từ cơ sở dữ liệu này thì hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá
mới thực sự phát huy sức mạnh.
121

Tăng cường phối hợp với các bộ phận, cơ quan có liên quan như giữa các phòng
ban liên quan trong nội bộ Cục thuế, với Tổng cục Thuế và với cơ quan Hải quan.
Giữa các phòng ban liên quan trong nội bộ Cục thuế, để tăng cường thanh tra quản lý
nhà nước về chuyển giá, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận thanh tra và bộ
phận kiểm tra quản lý thuế các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự phối hợp
này phải tập trung vào trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT
là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cục thuế TP Hà Nội cần phối hợp với
Tổng cục Thuế (Vụ Thanh tra - Kiểm tra) để chủ động trong công tác quản lý nhà
nước về chuyển giá, đồng thời phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế (trong việc mua dữ
liệu nước ngoài và tham vấn các cơ quan thuế nước ngoài) để thanh tra các DN FDI
do Cục thuế quản lý. Với cơ quan Hải quan, CQT có thể đối chiếu số liệu của các DN
FDI từ cơ quan hải quan về những sản phẩm tương tự, làm việc với các CQT ở nước
sở tại, hoặc tìm hiểu từ báo cáo tài chính đa quốc gia của các DN này.
4.2.3. Hoàn thiện và tăng cường các nghiệp vụ quản lý nhà nước đối với hoạt
động chuyển giá
4.2.3.1. Tăng cường quản lý kê khai giao dịch liên kết và đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
* Tăng cường quản lý kê khai giao dịch liên kết
Chú trọng rà soát, lập danh sách và theo dõi chặt chẽ những DN thuộc diện phải
kê khai thông tin giao dịch liên kết cũng như đơn giản mẫu biểu để DN dễ thực hiện
cung cấp đủ thông tin; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở, xử phạt những DN không chấp
hành nghĩa vụ kê khai thông tin giao dịch liên kết, hướng dẫn các DN có quan hệ liên
kết kê khai theo đúng quy định để nâng cao chất lượng kê khai nhằm đạt được hiệu
quả quản lý ngay từ khâu kê khai; việc thanh tra, kiểm tra sẽ chỉ là khâu cuối cùng để
xử lý các DN không tự giác kê khai hoặc kê khai không đúng.
Để đấu tranh có hiệu quả với gian lận thuế liên quan đến chuyển giá, CQT phải
xây dựng được bức tranh về giao dịch liên kết. Cục thuế TP Hà Nội cần tăng cường
đôn đốc kê khai mẫu 01 làm cơ sở xây dựng “bức tranh về giao dịch liên kết, căn cứ
xây dựng chương trình quản lý nhà nước về chuyển giá. Các phòng thanh tra, kiểm
tra thuế, các chi cục thuế phải thường xuyên đôn đốc NNT thuộc đối tượng phải kê
khai mẫu 01, phải thường xuyên thống kê, phân tích nội dung các tờ khai, đề xuất các
trường hợp có rủi ro cao để thực hiện thanh tra quản lý nhà nước về chuyển giá. Đây
là tiền đề quan trọng để CQT phân loại người nộp thuế. Từ đó nhận dạng và “định vị”
chính xác các trọng tâm cần thanh tra.
Quá trình quản lý, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cần được đặc biệt
lưu ý, đảm bảo vừa đáp ứng được các quy định quản lý vừa không tạo ra gánh nặng
báo cáo không cần thiết đối với doanh nghiệp, gây cản trở cho các hoạt động sản xuất
- kinh doanh của doanh nghiệp.
122

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ở cấp trung ương để tranh thủ sự đồng thuận
của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các bộ ngành và cộng đồng
các DN để nâng cao tính tự giác tuân thủ, hạn chế hành vi chuyển giá.
Hiện nay hiểu biết của các DN và các CQT địa phương nói chung về chuyển giá
và hoạt động của DN còn thấp. Hơn nữa, đây là lĩnh vực phức tạp, do vậy bên cạnh
việc chủ động tuyên truyền, hỗ trợ từ các cục thuế, rất cần có định hướng, hướng dẫn
nhất quán từ Tổng Cục (về nội dung tuyên truyền, về thời điểm cần tuyên truyền…),
để DN thấy được thiện chí của CQT đấu tranh với “chuyển giá” là nhằm tạo môi
trường lành mạnh trong kinh doanh và quản lý thuế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền
để tranh thủ sự đồng thuận của các cấp chính quyền, xã hội và cộng đồng các DN để
nâng cao tính tự giác tuân thủ, hạn chế hành vi chuyển giá.
Cần nhận diện và phân loại đối tượng cần tuyên truyền để tập trung theo chuyên
đề vào những đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 20 và Thông tư 41. Tài
liệu tuyên truyền cần được biên tập lại cô đọng ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu để cả cán
bộ thuế và DN dễ dàng nắm bắt thực hiện.
Cục thuế TP Hà Nội cũng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tranh
thủ sự đồng thuận của các cấp chính quyền, xã hội và cộng đồng các DN. Quá trình
thực hiện cần kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc báo cáo Tổng cục Thuế
theo dõi chỉ đạo.
4.2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ cho quản lý chuyển giá
Để quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các DN có quan hệ liên kết
nói chung và chống gian lận thuế qua chuyển giá thành công, thực tế quản lý thuế
thời gian qua và kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy cần phải có một hệ thống cơ sở dữ
liệu được cập nhật thường xuyên, đầy đủ, toàn diện về đối tượng nộp thuế, về các cơ
sở kinh doanh có mối quan hệ liên kết của đối tượng nộp thuế, về giá thị trường của
các hàng hóa dịch vụ, về tình hình kinh tế trong nước và thế giới…
Nghị định 20 quy định rất rõ cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định, quản
lý giá giao dịch liên kết của người nộp thuế; cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá
giao dịch liên kết của CQT, trong đó bao gồm cả thông tin, dữ liệu trao đổi với các
CQT đối tác. Với bước tiến lớn là việc ban hành Nghị định 20, tác giả luận án cho
rằng, Tổng cục Thuế cần đầu tư thỏa đáng cho nhiệm vụ này từ nguồn chi hàng năm
trong cân đối ngân sách nhà nước. Theo đó, TCT cần đứng ra là cơ quan đầu mối, các
cục thuế địa phương, trong đó có Cục Thuế TP Hà Nội, có trách nhiệm tham gia xây
dựng CSDL này.
Hoàn thiện và xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ về NNT nói chung và
phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá nói riêng. Xây dựng cơ sở dữ
liệu về tỷ suất lợi nhuận và giá cả giao dịch để CQT, các cơ quan hữu quan và DN có
123

thể tra cứu và làm căn cứ khi xem xét giao dịch mua bán tại DN có thực hiện thủ
thuật chuyển giá hay không hay tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường. Cơ sở dữ liệu
cần được chú trọng, gồm: (i) Dữ liệu các DN có kê khai giao dịch liên kết và dữ liệu
nội dung giao dịch liên kết đã kê khai (về nội dung giao dịch, giá trị giao dịch,
phương pháp xác định giá thị trường); (ii) Dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận theo ngành,
nghề: dữ liệu này cần được thường xuyên cập nhật phục vụ nhu cầu từng cuộc thanh
tra giá chuyển nhượng.
Theo kinh nghiệm các nước và để phù hợp với Việt Nam, tác giả luận án cho
rằng ngành thuế cần phải khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung theo
hai dạng chính: (i) Thông tin do CQT thu thập trực tiếp từ NNT, do NNT báo cáo với
CQT hoặc qua quá trình CQT quản lý thuế nói chung, kiểm tra thanh tra thuế nói
riêng đối với NNT (ii) Thông tin gián tiếp do CQT khai thác từ các nguồn ngoài CQT
và DN - nguồn thông tin từ các bên thứ ba. Thông tin gián tiếp sẽ được CQT sử dụng
để so sánh, đánh giá lại các thông tin trực tiếp. Việc thu thập thông tin gián tiếp có thể
từ nhiều nguồn khác nhau như: Hiệp hội ngành nghề, phương tiện thông tin đại
chúng, các cơ quan quản lý Nhà nước, kết quả thống kê kinh tế xã hội, thông tin của
nước ngoài, thông tin về các tập đoàn kinh tế, các công ty mẹ - con, thông tin công
khai trên thị trường chứng khoán… Ngoài thông tin trong ngành thuế, cần phải thu
thập thêm thông tin về DN của các đối tác khác có liên quan ở trong nước và nhất là ở
nước ngoài. Việc thu thập, xây dựng kho dữ liệu về thông tin gián tiếp rất quan trọng
vì các thông tin gián tiếp cho phép CQT đánh giá khách quan, toàn diện, thực tế tình
hình tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.
Đối với cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về chuyển giá, trước mắt cần
tập trung vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của các công ty niêm yết, công ty đại
chúng, các công ty đã được thanh tra, kiểm tra...); đồng thời có một hệ thống CSDL
thông tin toàn quốc về giá và tỷ suất kết hợp với việc mua, trao đổi thông tin với nước
ngoài. Trong thời gian tới, việc thu thập dữ liệu xây dựng tỷ suất các ngành nghề sẽ
được chú trọng căn cứ theo bảng phân ngành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam
ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.Việc
xây dựng CSDL trước hết, cần xây dựng, thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu, sau đó mới
đi vào các thông tin chi tiết, các chỉ tiêu cần xây dựng.
Việc thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu cần tính đến các yếu tố sau:
- Xây dựng phương pháp thu thập CSDL. Xác định nguồn dữ liệu sẵn có, nguồn
dữ liệu cần bổ sung, thu thập.
- Xác định đối tượng cần thu thập cơ sở dữ liệu. Trên thực tế các phòng thanh
tra - kiểm tra đang theo dõi số lượng lớn NNT gồm nhiều loại khác nhau: quy mô,
ngành nghề,…. nên cần lựa chọn đối tượng ưu tiên hay toàn bộ đối tượng cũng là yếu
tố cần tính đến. Các biểu thu thập dữ liệu theo từng ngành sau này sẽ cần gửi đến các
124

đối tượng phù hợp với ngành cần xây dựng.


- Xây dựng các chỉ tiêu cần thiết. Việc xây dựng các chỉ tiêu thu thập cần đảm
bảo việc có thể tổng hợp được dễ dàng sau này theo nhóm ngành (xây dựng, ngân
hàng tài chính, thương mại…), theo đối tượng (DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN
nhà nước, ngoài quốc doanh…), theo thời gian, theo quy mô… dễ dàng trong biên tập
và phân tích dữ liệu. Trong việc thu thập và xây dựng CSDL cũng cần tính đến yếu tố
dữ liệu số hay dữ liệu không phải dạng số để thuận tiện cho việc tổng hợp.
- Xây dựng các công cụ hỗ trợ cho phân tích dữ liệu, đảm bảo việc. Khi có dữ
liệu chi tiết theo đối tượng có thể tổng hợp được theo yêu cầu phục vụ cho việc khai
thác, phân tích, dự báo khi cần.
- Yếu tố bảo mật, an toàn dữ liệu. Hiện nay, việc xây dựng kho dữ liệu thông tin
còn khá mới đối với CQT do đó CQT cần đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm của
các nước tiên tiến có kinh nghiệm cũng như có sự định hướng cụ thể, hoạch định kế
hoạch chi tiết cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng… kho dữ liệu này.
Tổng cục Thuế cần xây dựng cơ sở dữ liệu toàn quốc về các đối tượng có quan
hệ liên kết để chỉ đạo các cục thuế địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản
lý và thanh tra. Đồng thời, cần công khai tỷ suất lợi nhuận bình quân cho từng ngành
vào các năm khác nhau trên toàn quốc hoặc sử dụng dữ liệu ngành thống kê để các
cục thuế địa phương tham khảo làm căn cứ ấn định nếu DN kê khai dưới ngưỡng, là
cơ sở pháp lý giúp cho bộ phận thanh tra thuế thực hiện thanh tra khi thấy DN có
những dấu hiệu bất thường về tỷ suất lợi nhuận như quá cao hay quá thấp so với tỷ lệ
bình quân ngành. Các cục thuế địa phương cần phối hợp với Tổng cục Thuế và Tổng
cục Thống kê, cùng nhau phối hợp xây dựng và công bố rộng rãi trên các phương tiện
thông tin để cho các cơ quan quản lý thuế cơ sở và các DN thống nhất áp dụng. Đây
là vũ khí sắc bén giúp CQT thực hiện thanh kiểm tra các DN có giao dịch liên kết.
Tăng cường đầu tư trang bị những điều kiện, phương tiện để theo dõi, lưu trữ
kết nối các dữ liệu để phân tích và phát hiện các trường hợp vi phạm chuyển giá; xây
dựng hệ thống thông tin chung và chuyên ngành về chuyển giá, trong đó có tập hợp
hệ thống và cập nhật các mức giá tham chiếu cần thiết trong các lĩnh vực thuế của các
công ty xuyên quốc gia và các nước khu vực, thế giới... để tiện lợi cho các hoạt động
nhận dạng và đấu tranh với các hành vi chuyển giá.
Xây dựng CSDL toàn quốc về các đối tượng có QHLK để chỉ đạo các cục thuế
địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý và thanh tra. Đây là nội dung vô
cùng quan trọng đối với quản lý thuế trong lĩnh vực chuyển giá và trong thực tế gặp
phải rất nhiều khó khăn trong thực hiện (đã nêu tại phần khó khăn trong việc khai
thác thông tin làm cơ sở đối chiếu so sánh). Do vậy, trong thời gian tới Tổng cục
Thuế cần chú trọng việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về chuyển
giá, trước mắt tập trung vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của các DN (trước hết là các
DN đại chúng...); nghiên cứu giao bộ phận chuyên về thu thập thông tin phục vụ hoạt
125

động thanh tra thuế nói chung và quản lý nhà nước về chuyển giá nói riêng. Hỗ trợ
các cục thuế địa phương về việc phân tích thu thập thông tin, làm rõ một số quan hệ
giao dịch không được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật.
4.2.3.3. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra chuyển
giá
Khắc phục tồn tại, phát huy những kết quả đạt được, việc triển khai chuyên đề
thanh tra, kiểm tra chuyển giá những năm tới với định hướng là tiếp tục nghiên cứu
xây dựng các tiêu chí nhận diện các DN có dấu hiệu vi phạm về giá chuyển nhượng
để lựa chọn DN tiến hành thanh tra, chú trọng công tác đào tạo, xây dụng cơ sở dữ
liệu, đổi mới cách thức, phương pháp thanh tra,...
Triển khai thực hiện công tác thanh tra giá chuyển nhượng theo chương trình kế
hoạch thanh tra của Cục và sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế, chú trọng việc đổi mới
phương pháp Thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của Cục; Tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh
đạo các cấp để xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình công tác.
a. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra chuyển giá
Các phòng thanh tra, kiểm tra Cục thuế TP Hà Nội cần tập trung thanh tra, kiểm
tra giá chuyển giao đối với các tập đoàn có nhiều công ty thành viên; các công ty hoạt
động trong các lĩnh vực có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá; các
công ty đã và đang tiến hành tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh
thuế; các công ty liên tục kê khai lỗ kéo dài mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh
doanh. Chú trọng công tác phân tích dữ liệu DN, thu thập thông tin liên quan đến việc
xác định nghĩa vụ thuế của các DN; Nhận diện các hành vi, dấu hiệu rủi ro trong quá
trình thu thập thông tin, phân tích hồ sơ, thanh tra tại DN để đề xuất các biện pháp
quản lý thuế đối với các DN có quan hệ liên kết. Phân tích chức năng DN, xác định
vùng trũng về thuế. Mục tiêu của việc phân tích để thấy công ty đang được thanh tra
có chức năng gì trong hệ thống các công ty liên kết. Sản phẩm do công ty sản xuất ra
nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu từ đó xác định các chi phí mà công ty gánh chịu, xác
định vùng trũng về thuế trong các giao dịch liên kết để làm cơ sở phát hiện hiện
tượng chuyển giá tại công ty đang được thanh tra. Tập trung phân tích các nội dung:
Các bên có quan hệ liên kết. Giá trị giao dịch liên kết: Phân tích rõ liên kết ở khâu
nào, mua vào hay bán ra? Giao dịch liên kết là hàng hóa hay dịch vụ? Tỷ lệ giao dịch
liên kết?
Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, lựa chọn DN có
quan hệ liên kết để thực hiện công tác thanh tra giá chuyển nhượng đối với các DN
này. Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro phù hợp với đặc điểm của các hành vi vi
phạm về chuyển giá: xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá rủi ro, cách thức lựa
chọn những công ty nên được thanh tra giá chuyển giao để áp dụng chung thống nhất.
Ngoài các tiêu chí rủi ro thanh tra, kiểm tra thuế thông thường, CQT phải xây dựng
126

bộ tiêu chí rủi ro về giá chuyển nhượng nhằm nhận diện các DN có dấu hiệu chuyển
giá. Tiêu chí rủi ro cần tập trung vào mục tiêu các DN có rủi ro cao (theo các tiêu chí
thông thường), đồng thời có dấu hiệu thuộc vùng trũng về thuế: (i) DN có miễn giảm
thuế và có lãi cao hơn bình quân ngành; (ii) DN lỗ lớn; (iii) DN không miễn giảm
thuế nhưng có lãi thấp hơn bình quân ngành; (iv) DN có số thuế truy thu qua các năm
lớn và liên tục. Gán điểm rủi ro và phối hợp phân tích để lựa chọn DN thuộc kế
hoạch: Căn cứ kết quả gán điểm rủi ro bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng cần phối
hợp với bộ phận kiểm tra để phân tích "thủ công” nhằm lựa chọn DN thuộc kế hoạch
sát với thực tế và có rủi ro cao nhất.
b. Đổi mới phương pháp thanh tra, kiểm tra chuyển giá
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 205 cán bộ thanh kiểm tra cho thấy,
cCó 76% cán bộ TTKT được hỏi đánh giá cao về phương pháp thanh tra có mức độ
ảnh hưởng “quyết định đến cuộc thanh tra”. Điều này cho thấy phương pháp cực kỳ
quan trọng trong thanh tra chuyển giá. Về mức độ quan trọng của các giải pháp áp
dụng trong phòng chống chuyển giá ở các DN FDI, 21% - tỷ lệ cao nhất trong các
giải pháp được hỏi, cán bộ TTKT chọn giải pháp “Đổi mới phương pháp thanh tra,
kiểm tra”. Do đó, triển khai, mở rộng công tác thanh kiểm tra thuế quản lý nhà nước
về chuyển giá theo hướng: lồng ghép công tác quản lý nhà nước về chuyển giá đối
với các DN nằm trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm, xác định những
giao dịch liên kết có khả năng thực hiện được (DN liên kết có giao dịch độc lập, kể cả
đầu vào, đầu ra; DN có giao dịch đơn giản, ít mặt hàng).
Để góp phần hoàn thành kế hoạch thanh tra hàng năm cũng như triển khai công
tác thanh tra tại đơn vị có trọng tâm trọng điểm, thời gian thanh tra tại DN là ngắn
nhất nhưng lại kiểm tra được các rủi ro có thể xảy ra, yêu cầu đặt ra là các cán bộ
thuế phải có kỹ năng phân tích hồ sơ khai thuế của DN. Có kỹ năng phân tích hồ sơ
khai thuế, nhận diện được rủi ro về thuế sẽ giúp các đoàn thanh tra tự tin khi tiến
hành thanh tra tại DN có giao dịch liên kết đặc biệt là khi thanh tra tại các DN có vốn
đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Cục thuế TP Hà Nội cần thay đổi một số nội dung,
phương pháp trong công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm có thể phát hiện và xử lý
các hành vi chuyển giá: cần đào sâu vào báo cáo xác định giá thị trường để tìm hiểu
các nguyên nhân, những lập luận nguỵ biện cho các nguyên nhân lỗ lớn hoặc lãi
không đáng kể. Kỹ năng bác hồ sơ xác định giá thị trường là một trong những kỹ
năng quan trọng nhất mà cán bộ thanh tra giá chuyển nhượng cần nắm vững. Tại mỗi
bước trong quy trình thanh tra, cần quan tâm đúng mức đến các vấn đề sau:
- Trước khi thanh tra: phải chuẩn bị đầy đủ về các văn bản pháp luật, mục tiêu
trọng tâm, phương pháp thực hiện và các thông tin cần đối chiếu xác minh trước...để
đảm bảo về thời gian thực hiện
- Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về DN, về giao dịch liên kết để thực
hiện phân tích tại bàn CQT trước khi tiến hành thanh tra thực tế tại DN. Việc thu
127

thập, phân tích thông tin bao gồm thông tin về các mối quan hệ liên kết, về các giao
dịch liên kết, phân tích chức năng và rủi ro gánh chịu của DN; Thông tin về kết quả
hoạt động SXKD, phân tích cơ cấu doanh thu và chi phí của DN.
- Khi tiến hành thanh tra chuyển giá tại DN: Đây là bước quan trọng và quyết
định thành công của cuộc thanh tra giá chuyển nhượng. Khi tiến hành thanh tra
chuyển giá tại DN, đoàn thanh tra phải dựa trên kết quả phân tích rủi ro tại bàn CQT
để chọn lựa kiểm tra các giao dịch có rủi ro lớn, xem xét trên cơ sở hồ sơ kế toán, tài
liệu do DN cung cấp, chứng cứ pháp lý có liên quan đến việc giải trình chứng minh
giá thị trường của DN về giao dịch liên kết, giao dịch độc lập, đoàn thanh tra tập hợp
hồ sơ chứng từ, xác nhận kịp thời theo tiến độ triển khai thanh tra tại DN. Kiểm tra tại
DN hồ sơ giá chuyển nhượng phát hiện lập biên bản xác nhận số liệu kịp thời những
sai phạm về thủ tục kê khai về hồ sơ chứng minh giá thị trường trong giao dịch liên
kết theo quy định tại Nghị định 20 và Thông tư 41.
Qua việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tài liệu kế toán có liên quan đến giao dịch liên
kết và giao dịch độc kết hợp với giải trình của DN để nhận định đánh giá việc kê khai
lựa chọn phương pháp chứng minh giá thị trường của DN là phù hợp hay không phù
hợp với quy định, kiểm tra phát hiện về hành vi vi phạm Luật Quản lý thuế, Luật thuế
TNDN (nếu có) để xử lý theo quy định.
+ Thanh tra, kiểm tra xác định DN liên kết: Thông qua các tài liệu Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng
thành viên, các khoản phải thu, các khoản phải trả, góp vốn liên doanh, vay ngắn hạn,
vay dài hạn, bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra… để xác định được tổ chức
cá nhân có quan hệ liên kết với DN.
+ Thanh tra, kiểm tra các giao dịch liên kết: Đi sâu kiểm tra việc mua bán hàng
hoá, dịch vụ của các bên liên kết chỉ ra được số lượng, chủng loại, đơn giá, điều kiện
mua, bán, chính sách ưu đãi.
+ Thanh tra, kiểm tra xác định giao dịch độc lập: kiểm tra tại DN kết hợp với
thu thập thông tin từ các DN khác có hoạt động mua bán bán hàng hoá, dịch vụ có
tính tương đương về chủng loại hàng hoá, điều kiện giao hàng, giá cả, phương thức
thanh toán, bối cảnh giao dịch cùng kỳ, tương đương với giao dịch liên kết để phân
tích so sánh.
Việc đối chiếu số liệu giữa các bên mua bán và với các cơ quan quản lý liên
quan như hải quan trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa là yếu tố quan trọng để xác
lập kết quả DN đã kê khai hạch toán trong sổ sách có đầy đủ.
c. Hoàn thiện quy trình thanh tra chuyển giá
Phương pháp và các bước cụ thể để có thể tiến hành cuộc thanh tra quản lý nhà
nước về chuyển giá từ khâu nhận dạng ban đầu đến các chứng cứ và cơ sở pháp lý
xác định được giá thị trường khách quan có tác động lớn đến kết quả thanh tra. Trên
cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả luận án đề xuất đề cương các bước thực hiện một
128

cuộc thanh tra giá chuyển nhượng như sau:


Bước 1: Sơ đồ hoá mô hình tổ chức kinh doanh của DN, xác định hoạt động
kinh doanh của DN.
- Xác định vị trí của DN trong hệ thống DN FDI hay công ty liên kết. Thống kê
được lịch sử hoạt động đầu tư của các công ty.
- Thống kê các chính sách ưu đãi trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, các ưu đãi về thuế TNDN liên quan đến ngành, lĩnh vực kinh doanh của DN.
- So sánh về thuế suất thuế TNDN của Việt Nam với các nước liên quan nơi DN
có giao dịch liên kết với công ty mẹ.
Bước 2: Xác định những đặc điểm cơ bản về ngành tại Việt Nam.
Tìm hiểu tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của ngành đó tại Việt Nam,
thống kê DN trong ngành đang hoạt động, cụ thể theo các chỉ tiêu sau:
- Số lượng DN hiện đang kinh doanh tại Việt Nam;
- Tổng doanh thu;
- Tổng thu nhập chịu thuế;
- Thuế TNDN đã nộp;
- Tỷ suất LN gộp;
- Tỷ suất số thuế đã nộp/Tổng doanh thu;
Bước 3: Phân tích đặc điểm, chức năng của DN.
- Tiến hành phân tích các đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN, từ đó xác
định chức năng của DN để xác định xem DN thuộc loại hình là hoạt động sản xuất
sản phẩm đại trà, sản xuất theo hợp đồng, gia công hưởng hoa hồng hay đại lý phân
phối, hay bán lẻ,…Tiến hành đánh giá theo các mức độ như: Có, hạn chế, không.
Ví dụ:
Bảng 4.1: Phân tích chức năng doanh nghiệp
Hạn
Không
Loại chức năng Có chế
1. Chức năng hành chính
2. Kiểm soát và phát triển chiến lược
3. Tài chính và kế toán
4. Quản trị nhân lực (“HR”)
5. Nghiên cứu và phát triển
6. Chức năng mua sắm
7. Nguyên liệu thô
8. Quyết định giá nguyên liệu
9. Thiết bị vốn
10. Chức năng chế tạo
11. Lập kế hoạch sản xuất và công suất
12. Chế tạo sản phẩm
129

13. Đóng gói và dán nhãn


14. Kiểm soát chất lượng/tuân thủ
15. Chức năng bán hàng và marketing
16. Marketing và bán hàng
17. Quyết định giá thành phẩm
18. Kênh phân phối
19. Chức năng vận chuyển
20. Quản lý tồn kho
21. Hậu cần
- Hậu cần trong nước
- Hậu cần nước ngoài
Nguồn: Tác giả luận án tự tổng hợp
- Tiến hành phân tích thông tin chức năng DN để đánh giá và xác định của rủi
ro có thể gặp phải khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam theo các mức độ: Cao, trung
bình, thấp. Trên cơ sở đó xác định xem những cơ hội nhận được có ảnh hưởng đến
việc kinh doanh của DN, cụ thể:
Bảng 4.2: Phân tích rủi ro chức năng doanh nghiệp
Rủi ro Mức độ Mức độ Mức độ Không
Cao Vừa Thấp có rủi ro
1. Rủi ro thị trường
2. Rủi ro hàng tồn kho
3. Rủi ro sử dụng công suất
4. Rủi ro bảo hành
5. Rủi ro giá nguyên vật liệu đầu vào
6. Rủi ro tín dụng và thu nợ
7. Rủi ro hàng tồn kho
8. Rủi ro tỷ giá hối đoái
9. Rủi ro nghiên cứu và phát triển
Nguồn: Tác giả luận án tự tổng hợp
Từ kết quả của việc phân tích chức năng DN giúp cán bộ thanh tra trả lời các
câu hỏi như sau:
- Mục đích thành lập công ty tại Việt Nam?
- Các cơ hội mà DN sẽ nhận được?
- Các rủi ro sẽ phải gánh chịu?
Từ đó giúp cán bộ thanh tra đánh giá và nhận định cơ bản các khoản doanh thu,
chi phí với công ty mẹ hay công ty liên kết có phù hợp hay không? Trong nội dung
này, việc xác định ngành nghề kinh doanh rất quan trọng. DN kinh doanh ngành nghề
gì chủ yếu, là DN thương mại, sản xuất, xây dựng, thiết kế… đối với mỗi loại hình
kinh doanh lại cần phải có những nội dung chi tiết phải thu thập thông tin, ví dụ:
- DN sản xuất mặt hàng gì, là DN sản xuất chính hay là DN sản xuấtcác thiết bị
130

phụ trợ, là DN sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện cuối cùng để đưa ra thị trường hay chỉ
là một khâu trong quá trình sản xuất.
- Nếu là DN thương mại thì là đại lý độc quyền hay nhà phân phối đa cấp, mặt
hàng phân phối có giá trị như thế nào trên thị trường là mặt hàng có giá trị cao hay
hàng tiêu dùng thông thường, thị trường của mặt hàng có sức cạnh tranh cao hay
thấp.
- Đối với DN kinh doanh bất động sản thì cần thu thập thông tin về dự án đầu
tư, quy mô, số lượng, giá trị đầu tư đã công bố, dự kiến thời gian hoàn thành đưa vào
sử dụng, dự kiến giá bán…
Bước 4: Phân tích các yếu tố chuyển giá trong các giao dịch liên kết.
- Xác định các bên liên kết gồm những ai, trong các những giao dịch nào.
+ Vẽ sơ đồ luồng các luồng giao dịch/thanh toán.
+ Lập danh sách các giao dịch - chỉ rõ trên sơ đồ.
- Với mỗi giao dịch liên kết, xác định giá trị của giao dịch có yếu tố chuyển giá
sẽ dự kiến tiến hành thanh tra và nêu lý do lựa chọn để thanh tra (ví dụ: giao dịch có
rủi ro cao nhất về chuyển giá, có giá trị lớn, có nhiều nghi vấn, không phù hợp,…)
- Xây dựng bản câu hỏi để phỏng vấn DN.
+ Tại sao không mua của bên độc lập mà lại mua của bên liên kết;
+ Tại sao phải trả chi phí bản quyền hay phí quản lý tập đoàn;
+ Tại sao sản xuất theo hợp đồng mà phải chịu chi phí liên quan đến hàng tồn
kho;
+ Tại sao phải trả chi phí lãi vay cao hơn lãi suất thông thường;
...
Tổng hợp các kết quả phân tích để nhận diện rủi ro trong hồ sơ khai thuế với
các vấn đề cụ thể như sau:
+ Sơ đồ các mối quan hệ liên kết của DN với các nội dung: quan hệ liên kết về
ngồn vốn, quan hệ liên kết về doanh thu, quan hệ liên kết về chi phí.
+ Sơ đồ mô tả mối quan hệ liên kết và sự tham gia của từng bên liên kết vào
từng khâu của hoạt động SXKD của DN trong thời kỳ thanh tra.
+ Biểu tổng hợp thông tin giao dịch mua bán hàng hóa sản phẩm với các bên
liên kết, tỷ trọng các các giao dịch này so với doanh thu, chi phí của DN trong kỳ kê
khai, các phương pháp kê khai giao dịch liên kết mà DN đang áp dụng đối với từng
giao dịch.
+ Tỷ trọng chi phí/doanh thu, chi phí gây lỗ của hoạt động SXKD của DN.
+ Chênh lệch về thuế suất thuế TNDN giữa Việt Nam và các quốc gia mà DN
đang có QHLK.
Từ các kết quả phân tích trên có thể nhận diện được DN có dấu hiệu giá chuyển
nhượng hay không? Vi phạm về giá chuyển nhượng có thể xảy ra ở đầu vào hay đầu
131

ra của DN và từ đó đưa ra các rủi ro về thuế đối với hồ sơ khai thuế của DN.
Bước 5: Các bước thực hiện khi tiến hành thanh tra:
Về nguyên tắc, một cách tốt nhất để xem xét mức độ tác động của liên kết giữa
các công ty đến giá cả hàng hoá chuyển giao trong nội bộ so sánh với giá cả của hàng
hoá dịch vụ với một công ty độc lập hay giữa hai công ty hoàn toàn độc lập với nhau
trong những điều kiện tương ứng. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó có thể tìm ra các
giao dịch có thể áp dụng một cách trực tiếp nguyên tắc giá thị trường. Do vậy, cần
phải tiếp cận một cách gián tiếp bằng các phương pháp phân tích giá chuyển giao và
phân tích một cách hợp lý lãi gộp (ròng) của nghiệp vụ chuyển giao.
Sau khi đã xác định các vấn đề đã được phát hiện và các khó khăn/vướng mắc
đang gặp phải, đoàn thanh tra phải xác định mục tiêu, phương hướng cần thiết tham
vấn ý kiến tư vấn của chuyên gia, thu thập thông tin từ các bên thứ 3 (các phương tiện
thông tin đại chúng: internet, báo chí,…) và triển khai các bước công việc cụ thể sau:
- Xác định quan hệ về vốn, nội dung hoạt động, chiến lược kinh doanh.
Quan hệ về vốn giữa DN là đối tượng thanh tra và bên liên kết; lịch sử DN,
lịch sử thay đổi cổ đông lớn; thực trạng giao dịch với bên liên kết, sản phẩm chính và
kim ngạch giao dịch, thị trường bán hàng và quy mô thị trường, kết quả kinh doanh
và đặc điểm của từng hoạt động của DN.
- Đánh giá sự phù hợp của giao dịch liên kết với phương pháp xác định giá thị
trường, dữ liệu so sánh DN sử dụng.
Tập trung phân tích Báo cáo giá thị trường của mà DN đã kê khai để xác định
các nội dung cần thanh tra trên các nội dung:
+ Tài liệu để tính giá thị trường: Lựa chọn giao dịch làm đối tượng so sánh, chi
tiết của các giao dịch đó; căn cứ và phương pháp tính giá thị trường của DN; tìm sự
khác biệt với giao dịch làm đối tượng so sánh và phương pháp điều chỉnh.
+ Chi tiết giao dịch với bên liên kết: Hợp đồng liên quan đến giao dịch với bên
liên kết; tài liệu và thông tin liên quan đến đàm phán giá và điều kiện giao dịch; tài
liệu thông tin liên quan đến chiến lược kinh doanh; thông tin về tỷ suất lợi nhuận của
giao dịch với bên liên kết nước ngoài ở cả hai mức độ tổng thể hoạt động và phân
theo từng giai đoạn; chức năng hoạt động và rủi ro của DN và bên liên kết; chi tiết về
sản phầm, hàng hóa tồn kho; tài sản vô hình được sử dụng; các giao dịch khác có liên
quan.
+ Thu thập thông tin DN làm đối tượng so sánh: Thu thập thông tin các bên
cùng ngành nghề; thu thập thông tin về kinh tế ngành; thu thập thông tin về DN làm
đối tượng so sánh; yêu cầu cung cấp thông tin trên cơ sở các hiệp định thuế.
+ Chọn lọc vấn đề: So sánh tỷ lệ lợi nhuận liên quan đến giao dịch có thể so
sánh được tiến hành bởi bên thứ ba; xem xét chức năng hoạt động và rủi ro gắn liền
với DN thanh tra và DN được chọn làm đối tượng so sánh.
132

Kết quả nội dung này cần xác định phương pháp xác định giá thị trường của DN
kê khai có phù hợp với quy định của Nghị định 20 và Thông tư 41 không, nếu không
phù hợp thì xác định phương phương pháp pháp phù hợp và chuyển sang bước 3.
Trường hợp phương pháp của DN phù hợp thì kiểm tra việc sử dụng dữ liệu so
sánh của DN về nguồn gốc xuất xứ, độ tin cậy, tính phù hợp của dữ liệu. Nội dung
này phải chứng minh được dữ liệu của DN không phù hợp và chuyển sang bước 3.
- Xác định lại giá chuyển nhượng
Trên cơ sở thu thập thông tin của đối tượng so sánh để xây dựng cơ sở dữ liệu
về giao dịch độc lập, tỷ suất lợi nhuận,...của các DN tương đồng làm cơ sở so sánh,
xác định căn cứ pháp lý để xác định lại giá chuyển nhượng của DN để đảm bảo phù
hợp với giá thị trường.
DN có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận cơ sở tính và giá chuyển nhượng
mà CQT đưa ra. Trong trường hợp không chấp thuận DN có thể chứng minh và giải
trình thêm về cơ sở giá của mình. Kết thúc thời hạn giải trình DN, Đoàn Thanh tra và
DN sẽ thực hiện làm việc về cơ sở và phương pháp tính của hai bên, báo cáo lãnh đạo
Phòng và Lãnh đạo Cục có buổi làm việc giữa CQT và người nộp thuế để thống nhất
một kết quả phù hợp trên cơ sở kết quả kinh doanh của DN khi so sánh với các DN
tương đồng.
d. Ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra chuyển giá
Cần ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra thuế toàn ngành theo chuyên đề quản
lý nhà nước về chuyển giá để triển khai cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra
giá chuyển nhượng. Các cục thuế cần thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết công tác
thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về chuyển giá để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
trong toàn ngành. Bên cạnh đó, cần ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra thuế theo
từng chuyên đề chuyển giá (chuyển giá lỗ - chuyển giá lãi - chuyển giá theo lĩnh vực,
ngành nghề, chuyển giá thông qua các yếu tố chi phí không có thật…) để triển khai
cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra.
Cục thuế TP Hà Nội cần cập nhật, bổ sung kỹ năng thanh tra, kiểm tra đối với
hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá vào Sổ tay nghiệp vụ để trao đổi nghiệp vụ
cho cán bộ thanh, kiểm tra thuế.
Sổ tay nghiệp vụ thanh tra cần có các nội dung cơ bản sau:
Một là, phân tích rủi ro giá chuyển nhượng
Cán bộ thuế cần thu thập thông tin toàn bộ các công ty có giao dịch liên kết với
đơn vị được kiểm toán; thiết lập chỉ tiêu, thu thập thông tin về giao dịch đầu ra và
giao dịch đầu vào với các bên liên kết như: Doanh thu gồm: Chỉ tiêu hàng bán, tên
sản phẩm, giá bán sản phẩm... và các hoạt động khác thanh lý nguyên vật liệu, doanh
thu khác có liên quan... Chi phí gồm: vốn vay, lãi vay, chi phí nguyên vật liệu, mua
công cụ dụng cụ, chi phí bản quyền chuyển giao công nghệ, nhãn mác và các dịch vụ
133

cung cấp từ bên liên kết đều phải được báo cáo rõ ràng theo năm tài chính và giá trị
hàng hóa dịch vụ phát sinh tương ứng. Việc thu thập thông tin về giao dịch liên kết
đối với từng doanh nghiệp có đặc thù khác nhau là bước làm quan trọng dẫn đến kết
quả hiệu quả trong kiểm toán chuyển giá. Qua khảo sát thu thập thông tin kỹ lưỡng,
cán bộ thuế có thể nắm được đơn vị được kiểm toán quan hệ với các bên liên kết như
thế nào; Các giao dịch cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm, giao dịch bán hàng,
tỷ trọng bao nhiêu so với tổng chi phí đầu vào hoặc tổng doanh thu bán ra để từ đó
xác định kiểm toán đúng trọng tâm trọng điểm và lựa chọn các phương pháp xác định
giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết theo các văn bản quy định cho
phù hợp.
Qua thông tin thu thập được, cán bộ thuế cần phân tích hồ sơ, đánh giá mức độ
rủi ro, thất thoát tiền thuế do nghi vấn có chuyển giá trước khi kiểm toán tại doanh
nghiệp là bước quan trọng. Một trong các kỹ năng phân tích rủi ro là cần phải nắm
được phương pháp nhận diện các hình thức chuyển giá thường gặp thông qua các
giao dịch mua bán với bên liên kết, nhận dạng các hình thức tránh thuế, chuyển giá...
Hai là, phối hợp tham vấn với Tổng cục Thuế và các cục thuế địa phương
Do tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán chuyển giá, do cơ sở pháp lývà dữ
liệu thông tin không đầy đủ, nên cần thiết phối hợp với Tổng Cục thuế và các Cục
thuế địa phương đề nghị tham vấn của bộ phận chuyên môn trước khi tiến hành thanh
tra và trong quá trình triển khai thanh tra giá chuyển giao tại doanh nghiệp là bước
cần thiết và quan trọng của cuộc thanh tra. Trong quá trình thanh tra thường xuyên
tham gia trao đổi nghiệp vụ, hỗ trợ tư vấn kịp thời cho đoàn thanh tra để xử lý các
vướng mắc trong quá trình triển khai thanh tratại doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn tìm
ra phương pháp ấn định và tỷ suất lợi nhuận phù hợp hợp nhất để áp dụng trong việc
xử lý ấn định thuế TNDN tại các doanh nghiệp có hành vi vi phạm giá thị trường.
Ba là, thực hiện các thủ tục thanh tra cụ thể
Đây là bước quan trọng và quyết định thành công của cuộc thanh tra giá chuyển
nhượng. Dựa trên kết quả phân tích rủi ro để chọn lựa kiểm tra các giao dịch có rủi ro
lớn, xem xét trên cơ sở hồ sơ kế toán, tài liệu do doanh nghiệp cung cấp, chứng cứ
pháp lý có liên quan đến việc giải trình chứng minh giá thị trường của doanh nghiệp
về giao dịch liên kết, giao dịch độc lập, thanh tra viên tập hợp hồ sơ chứng từ, xác
nhận kịp thời theo tiến độ triển khai kiểm toán tại doanh nghiệp. Thanh tra viên tại
doanh nghiệp cần lập biên bản xác nhận số liệu kịp thời những sai phạm về thủ tục kê
khai về hồ sơ chứng minh giá thị trường trong giao dịch liên kết theo quy định tại các
văn bản quy định.
Qua việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tài liệu kế toán có liên quan đến giao dịch liên
kết và giao dịch độc lập kết hợp với giải trình của doanh nghiệp để nhận định đánh
giá việc kê khai lựa chọn phương pháp, chứng minh giá thị trường của doanh nghiệp
134

là phù hợp hay không phù hợp với quy định của luật, kiểm tra phát hiện về hành vi vi
phạm Luật Quản lý thuế, Luật Thuế TNDN (nếu có) để xử lý các giao dịch độc lập.
Một số thủ tục thanh tra, kiểm tra cụ thể:
+ Thanh tra chuyển giá qua việc xem xét hợp đồng mua bán máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu: thanh tra viên cần phải rà soát kỹ Hồ sơ tài sản gồm: Hợp đồng mua
bán thiết bị, nguyên vật liệu, hóa đơn của bên bán và chứng từ thanh toán của bên
mua. Hồ sơ nhập khẩu (tờ khai hải quan, thông báo thuế nhập khẩu, thuế GTGT, vận
đơn, hóa đơn, chứng từ vận tải thiết bị...). Trường hợp nhập khẩu thiết bị tạo tài sản
của công ty được miễn thuế tại khâu nhập khẩu phải xuất trình văn bản xác nhận của
Bộ Công Thương về đăng ký hàng nhập, kiểm tra đúng đối tượng được nhập, mở tờ
khai, tài sản thiết bị nhập đúng mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh. Căn cứ theo
Tờ khai hải quan để phát hiện chênh lệch giá trị thiết bị hàng nhập khẩu với giá ghi
trên hóa đơn mà công ty mẹ xuất cho công ty con. Thanh tra viên cần thu thập bằng
chứng, căn cứ vào giá của Hải quan để xác nhận giá trị thực tế của lô thiết bị, qua đó
loại khỏi chi phí tăng khống.
+ Thanh tra chuyển giá qua hợp đồng chuyển giao công nghệ: Thanh tra viên
lưu ý kiểm tra kỹ các hợp đồng chuyển giao công nghệ về: Mục đích chuyển giao;
Nội dung chuyển giao; Phương pháp chuyển giao; Giá cả chuyển giao: (Nội dung này
quan trọng nhất liên quan đến chuyển giá). Theo quy định tại Nghị định 20, doanh
nghiệp phải xuất trình hồ sơ tài liệu chứng minh cho phương pháp tính giá thị trường.
Tuy nhiên, cần phải qua kiểm tra cụ thể hồ sơ doanh nghiệp cung cấp dựa vào các tài
liệu, dữ liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ, nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức
giá phù hợp với giá thị trường, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng
cho giao dịch liên kết. Nếu phát hiện thấy tỷ lệ % tính trên doanh thu quá cao thì cần
phải tham khảo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
+ Thanh tra chuyển giá qua hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật: Hợp đồng có nội dung
thực hiện việc đào tạo kỹ thuật nhưng trong hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng
không có thỏa thuận về số lượng công nhân, cán bộ kỹ thuật, nội dung được đào tạo,
các chi phí đào tạo, thời gian, địa điểm đào tạo. Không có báo cáo kết quả định kỳ
hàng tháng từ công ty mẹ và không có biên bản bàn giao dịch vụ cung cấp hỗ trợ kỹ
thuật hoàn thành giữa hai bên. Thanh tra viên yêu cầu xác thực ngày cư trú của
chuyên gia vào Việt Nam để thực hiện hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật thì phát hiện ra công
ty không có chuyên gia nào sang Việt Nam để thực hiện “cung cấp dịch vụ kỹ thuật”
quản lý riêng biệt theo hợp đồng này.
+ Thanh tra chuyển giá qua hợp đồng đào tạo, quảng cáo: Về nguyên tắc công
ty con phải trả phí đào tạo cho công ty mẹ. Phí đào tạo, quảng cáo phải trả cho công
ty mẹ căn cứ tính giá vào thanh toán theo chi phí thực tế phát sinh quy định tại điều
khoản của hợp đồng. Như vậy, thanh tra viên cần kiểm tra kỹ các căn cứ tính giá dịch
135

vụ đào tạo cung cấp cho công ty con khi thanh toán để chứng minh xác thực nội dung
chi phí như: Lệnh công tác, Biên lai, Hoá đơn, Bảng kê chi tiết chi phí tại Việt Nam
hay tại nước ngoài... Quyết định cử đi đào tạo, thời gian khoá đào tạo, nội dung đào
tạo và chi phí đào tạo do bên nào chi trả... thông báo đòi tiền (DEBIT- NOTE) công
ty con tại Việt Nam bao gồm: lương, thưởng, công tác phí, bảo hiểm bắt buộc, khấu
hao tài sản, điện thoại, văn phòng phẩm... thuộc các phòng, ban, bộ phận kỹ thuật,
đào tạo Marketing v.v... Ngoài ra, thanh tra viên yêu cầu kê khai ngày cư trú đối với
nhân viên nước ngoài từ công ty mẹ sang thực hiện các hoạt động hỗ trợ đào tạo tại
công ty con ở Việt Nam. Qua đó, có thể phát hiện thực tế không có chuyên gia nước
ngoài sang Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện đào tạo đào tạo nên không có chi
phí thực tế phát sinh phải trả cho chuyên gia thực hiện hoạt động dịch vụ quản lý đào
tạo ở Việt Nam.
+ Thanh tra chuyển giá qua hợp đồng gia công: Trên hợp đồng gia công, yêu
cầu phải chứng minh được các căn cứ để tính giá và đồng thời công ty cũng phải đủ
căn cứ để chứng minh việc vận dụng định mức, đơn giá, và các khoản mục chi phí
trong hợp đồng gia công cho công ty mẹ. Căn cứ cụ thể như: Đơn giá gia công với
công ty mẹ; Giá thành gia công sản phẩm; Định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với
thiết kế sản xuất sản phẩm; Định mức chi phí nhân công;
Công ty con ở Việt Nam bán sản phẩm xuất khẩu vào thị trường nước ngoài
theo chỉ định của công ty mẹ ở nước ngoài (sản phẩm may mặc, giầy, v.v..). Tổng
doanh thu hàng xuất khẩu thể hiện trên tờ khai hải quan thì rất lớn. Nhưng doanh thu
gia công mà công ty mẹ trả cho công ty con ở Việt Nam thì rất nhỏ (đơn giá/sản
phẩm). Thực tế cho thấy đã có dấu hiệu chuyển giá qua hợp đồng gia công giá bán ra
(Doanh thu) không phù hợp với giá thị trường nhằm mục đích chuyển lợi nhuận về
công ty mẹ dưới hình thức kê khai thấp doanh thu gia công ở Việt Nam, doanh thu
bán ra của công ty con không bù đắp được chi phí sản xuất gia công, công ty con
không chứng minh được lý do dẫn đến lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi
nhuận của hoạt động sản xuất sản phẩm tại Việt Nam đã được chuyển về công ty mẹ
tại nước ngoài. Đối với trường hợp này, thanh tra viên cần dùng phương pháp so sánh
lợi nhuận theo các tiêu thức lựa chọn doanh nghiệp tương đồng gia công cùng mặt
hàng trong nước để phân tích, từ đó phát hiện ra sự bất hợp lý trong đơn giá gia công.
Bốn là, lựa chọn phương pháp xác định giá phù hợp và kiến nghị ấn định thuế
Trên cơ sở thông tin thu thập được trước và trong quá trình kiểm toán, thanh tra
viên đưa ra các căn cứ chứng minh các doanh nghiệp thuộc trường hợp bị ấn định
mức giá được sử dụng để kê khai tính thuế TNDN, ấn định thu nhập chịu thuế, thanh
traviên đưa ra căn cứ và lý do lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường. Cơ sở
căn cứ ấn định: Kết quả xác định tổng chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ của hoạt
động cung cấp dịch vụ, gíá trị tỷ suất lợi nhuận ấn định.
136

Năm là, trao đổi, thảo luận để thống nhất với doanh nghiệp về xác định giá thị
trường trong giao dịch liên kết
Để đi đến sự thống nhất của doanh nghiệp, đồng ý nhất trí ký biên bản kiểm
toán, không khiếu kiện, chấp nhận các hành vi kê khai sai, vi phạm quy định về
GDLK, vi phạm luật thuế TNDN để dẫn đến ấn định thu thập tính thuế TNDN, giảm
toàn bộ số lỗ lũy kế kê khai, nộp truy thu tiền thuế vào ngân sách nhà nước là bước
tranh luận rất kiên trì với doanh nghiệp, yêu cầu thanh tra viên dựa trên bằng chứng
thu thập phải được phân tích thuyết phục, kiến nghị phù hợp. Các bằng chứng thanh
tra phải có cơ sở chắc chắn, các ý kiến phản biện của DN phải được đưa ra xem xét
và nghiên cứu thấu đáo, đảm bảo sự đồng thuận. Thanh tra chuyển giá đòi hỏi những
nghiệp vụ nâng cao và rất khác biệt so với những nội dung thanh kiểm tra thông
thường, các thanh tra viên phải hiểu được mối tương quan trong nghiệp vụ xử lý thuế
theo luật pháp Việt Nam đối với các công ty của nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Những kết luận thanh tra, kiểm tra về các hành vi vi phạm chuyển giá cũng phải trên
cơ sở thông tin tính toán và chứng cứ chắc chắn. Thông thường các doanh nghiệp
FDI có đội ngũ kế toán chuyên nghiệp cộng với sự hỗ trợ đắc lực của công ty tư vấn
tài chính kiểm toán nước ngoài giúp doanh nghiệp thiết lập hồ sơ giá chuyển nhượng
và hồ sơ giải trình. Để doanh nghiệp thực sự nhận thức được sai sót “tâm phục, khẩu
phục” chịu đồng thuận trong việc xác định lại giá thị trường đối với các giao dịch
không tuân thủ theo giá thị trường là công việc hết sức khó khăn vất vả, thanh tra viên
cần phải nắm vững văn bản pháp luật, cần phải có kỹ năng giao tiếp giỏi, giải thích
thuyết phục có tình có lý, phải nhìn nhận đánh giá kết quả hoạt động SXKD của DN
trên quan điểm khách quan lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp; đánh giá nguyên nhân
khách quan, chủ quan để từ đó trên cơ sở văn bản pháp luật đưa ra các đề xuất xử lý
kiến nghị cơ quan thuế ấn định thuế theo quy định.
Tóm lại, một cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng thường xảy ra một trong ba
kết cục như sau: 1) DN bị ấn định thu nhập chịu thuế vì không tuân thủ các quy định
trong Thông tư 66, Nghị định 20; Thông tư 41, 2) DN bị điều chỉnh giá vì CQT
không đồng ý với DN về những vấn đề kỹ thuật trong quá trình áp dụng quy định về
giá thị trường; hoặc 3) DN không bị ấn định hoặc điều chỉnh giá. Kết quả của cuộc
thanh tra phải phù hợp với tình hình tuân thủ quy định về việc xác định giá thị trường
và hoàn cảnh cụ thể của DN, chứ không phải dựa vào tỷ suất lợi nhuận mà CQT đã
áp đặt từ trước cho DN.
f. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động chuyển giá đối với
những hành vi chuyển giá nghiêm trọng
Việc công khai kết thanh tra, kiểm tra kiểm toán các hành vi chuyển giá nghiêm
trọng sẽ tạo áp lực xã hội (như: tẩy chay sản phẩm, dịch vụ) các DN thực hiện hành vi
chuyển giá, từ đó có thể ngăn ngừa các DN thực hiện các hành vi này. Tính chất
137

nghiêm trọng của hành vi chuyển giá cần được đánh giá theo toàn bộ các tác động:
thất thu NSNN, tăng cường nhập siêu, mất cân bằng cán cân thương mại và thanh
toán, gia tăng áp lực với tỷ giá hối đoái,… thay vì hiện nay mới chỉ xem xét trên khía
cạnh thất thu NSNN. Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với hành vi
chuyển giá nghiêm trọng và các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, tiếp tay cho DN
thực hiện hành vi chuyển giá, tránh thuế có thể thực hiện trên các phương tiện truyền
thông để truyền bá và tạo nên sức ép dư luận lớn với các DN FDI thực hiện chuyển
giá.
4.2.3.4. Áp dụng thoả thuận xác định giá trước (APA)
Tổng cục Thuế cần tích cực triển khai áp dụng hình thức thỏa thuận giá trước
(APA) trong việc đấu tranh quản lý nhà nước về chuyển giá. Khi áp dụng các hình
thức APA còn góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực cán bộ thuế cho các công việc
phải tiến hành thanh, kiểm tra thường xuyên. Đối với doanh nghiệp, khi áp dụng APA
phải xác định được kết quả định lượng; loại bỏ được những rủi ro khi bị thanh tra,
trong quá trình SXKD luôn xác định trước được các chi phí về thuế.
Muốn đạt được các thỏa thuận APA thành công thì cả cơ quan thuế và người
nộp thuế cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trước khi bước vào đàm phán. Trước khi
vào đầu tư, DN và CQT sẽ thỏa thuận giá trước để hạn chế những vướng mắc sau
này. CQT sẽ tính toán, tham khảo với CQT của nước ngoài để đưa ra mức thuế, nhà
đầu tư thì tính toán đầu vào, đầu ra và thấy mức thuế hợp lý thì chấp thuận hoặc trao
đổi lại. Về phía doanh nghiệp, cần có các cuộc họp, tham vấn trước khi có quyết định
nộp hồ sơ APA cho cơ quan thuế. Còn về phía cơ quan thuế, sau khi đã tiếp nhận hồ
sơ đề nghị áp dụng APA thì phải có kế hoạch tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về người nộp
thuế thông qua các báo cáo kinh tế, hoạt động SXKD, quá trình thực hiện nghĩa vụ
thuế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đưa ra các phương án đàm phán với các
nguyên tắc, mục tiêu và các căn cứ về giá để bảo vệ mức giá tính thuế hợp lý/từng
giao dịch. Khi cả hai bên đã đạt được các mục tiêu có thể chấp nhận về mức giá, các
điều khoản thực hiện, lộ trình áp dụng, phương thức tính toán… thì tiến hành ký kết
thỏa thuận và cuối cùng là thực hiện APA.
Trên địa bàn TP Hà Nội, để triển khai được APA hiệu quả, Tổng cục Thuế cần
có hệ thống cơ sở dữ liệu và kinh nghiệm về giá chuyển nhượng; đồng thời, cần có
cán bộ hiểu biết về ngành, lĩnh vực sẽ thỏa thuận với người nộp thuế. Bên cạnh đó,
các bên liên quan cần linh hoạt và có thiện chí để tiến hành thỏa thuận APA. Mặt
khác, Tổng cục Thuế nên tham khảo kinh nghiệm 3 bộ nguyên tắc về APA của Úc,
trong đó có 3 cơ chế cho người nộp thuế lựa chọn tham gia ký các thỏa thuận, bao
gồm: APA đơn giản hóa, APA chuẩn mực hoặc APA phức tạp.
Trong thời gian đầu, do cơ sở pháp lý, kinh nghiệm và hệ thống thông tin dữ
liệu còn thiếu, chưa đồng bộ, vì thế không nên áp dụng APA ồ ạt trong tất cả các
138

ngành, lĩnh vực, mà chỉ nên lựa chọn một số ngành, lĩnh vực mà cơ quan thuế có đủ
cán bộ năng lực, kinh nghiệm và có được hệ thống cơ sở dữ liệu tốt để áp dụng APA
hiệu quả.
Trên cơ sở kết quả đạt được, cơ quan thuế cần tổng kết, rút ra bài học kinh
nghiệm thì mới có thể triển khai nhân rộng.
Giảm thiểu thủ tục kê khai đối với DN có quy mô giao dịch không đáng kể hoặc
thuộc diện áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực quản lý và thực hiện nghĩa vụ tuân thủ cho cả
cơ quan thuế và người nộp thuế.
Tổng cục Thuế cần có nghiên cứu để có hướng dẫn thực hiện cụ thể về cơ chế
APA (cũng như kế hoạch đào tạo cán bộ) để các cục thuế học tập và thí điểm thực
hiện có hiệu quả theo lộ trình phù hợp.
4.2.4. Nâng cao chất lượng nhân lực quản lý nhà nước đối với hoạt động
chuyển giá
* Đối với Tổng cục Thuế
Tăng cường đào tạo cho đội ngũ công chức về kỹ năng quản lý giá chuyển
nhượng kèm theo các bài tập tình huống cụ thể gắn với thực tế Việt Nam, có định
hướng áp dụng của từng phương pháp, từng chuyên đề cho các cục thuế địa phương;
mở các lớp đào tạo chuyên sâu, trang bị kiến thức về kinh tế ngành; tổ chức các hội
nghị, hội thảo để trao đổi học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế đối với
hoạt động chuyển giá.
Thanh tra Tổng cục Thuế tiến hành thanh tra các DN lớn, DN điển hình có dấu
hiệu quản lý nhà nước về chuyển giá để xây dựng thành phương pháp, kinh nghiệm
cho các cán bộ thanh tra, kiểm tra toàn ngành học tập, từ đó rút ra kinh nghiệm giúp
cho các Cục thuế địa phương thực hiện có hiệu quả. Tổ chức một số cuộc thanh tra
thuế toàn diện đối với các DN FDI theo phân tích rủi ro để đúc kết những bài học
kinh nghiệm và phổ biến cho cán bộ thuế nắm và vận dụng vào tình hình thực tế ở
mỗi địa phương.
Tổng cục Thuế mở các lớp tập huấn chuyên đề về thanh tra quản lý nhà nước về
chuyển giá cho công chức thuế các địa phương nhằm nâng cao kỹ năng thanh tra,
kiểm tra, chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu về phương pháp thanh tra
quản lý nhà nước về chuyển giá, kỹ năng thanh tra một số chuyên ngành để đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ công tác. Đồng thời Tổng cục Thuế cử một số đoàn thanh tra,
kiểm tra quản lý nhà nước về chuyển giá làm điểm tại địa phương (có tham gia của
cán bộ thanh tra cục thuế địa phương) để các cục thuế học tập kinh nghiệm.
Tăng cường đào tạo cho đội ngũ công chức chuyên trách quản lý thuế đối với
hoạt động chuyển giá về kỹ năng quản lý giá chuyển nhượng, kèm theo các bài tập
tình huống gắn với thực tế Việt Nam, có định hướng áp dụng của từng phương pháp,
139

từng chuyên đề cho các cục thuế địa phương, mở các lớp đào tạo chuyên sâu, trang bị
kiến thức về kinh tế ngành, trau đồi kỹ năng tin học, ngoại ngữ; tổ chức các hội nghị,
hội thảo để các cục thuế trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế đối với
hoạt động chuyển giá. Tạo điều kiện để cán bộ cục thuế được tham gia các đoàn khảo
sát, học tập kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng ở nước ngoài, đặc
biệt các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.
Hiện nay tình trạng chuyển giá thường xảy ra ở các tập đoàn, các công ty có
nhiều công ty liên kết liên quan đến nhiều tỉnh TP, do đó Tổng cục Thuế cần chủ trì
tổ chức thanh tra quản lý nhà nước về chuyển giá đối với những trường hợp này, cần
thiết sử dụng và điều phối các cục thuế địa phương phối hợp thì công tác này sẽ có
hiệu quả hơn. Đặc thù của các DN liên kết là hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố
khác nhau, thậm chí có công ty mẹ ở nước ngoài. Do đó công tác thanh tra quản lý
nhà nước về chuyển giá phải có sự chỉ đạo tập trung, hướng dẫn của Thanh tra Tổng
cục Thuế. Tổng cục Thuế cần tích cực hỗ trợ các Cục Thuế trong trường hợp cần trao
đổi, cung cấp thông tin với các giao dịch với nước ngoài; xây dựng ứng dụng hỗ trợ
nhận diện các DN có quan hệ liên kết và ứng dụng hỗ trợ kiểm tra phát hiện các giao
dịch liên kết giúp cho các Cục thuế trong công tác QLT đối với hoạt động này.
* Đối với Cục Thuế TP Hà Nội
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 205 cán bộ thanh kiểm tra cho thấy:
41% cán bộ TTKT được hỏi đánh giá cao mức độ quan trọng của giải pháp “Tăng
cường công tác đào tạo, phổ biến kỹ năng, kinh nghiệm” phòng chống chuyển giá.
Do đó, cần tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế đối với
hoạt động chuyển giá của các DN FDI có quan hệ liên kết nói riêng theo hướng: tăng
cường đào tạo kỹ năng chuyên sâu, xây dựng các bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chi
tiết, bồi dưỡng kiến thức kiến thức kinh tế ngành, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm
giữa các cơ quan thuê, cán bộ thuế…Đào tạo cho cán bộ công chức trong các phòng
thanh tra, kiểm tra và một số phòng liên quan (kê khai và kế toán thuế) về lĩnh vực
thanh tra giá chuyển nhượng, tập trung và chú trọng đào tạo về kỹ năng trong lĩnh
vực này. Do vậy cần đào tạo cán bộ:
- Về kiến thức: hiểu rõ và chi tiết các nội dung của chính sách quản lý giá
chuyển nhượng hiện hành (gồm cả văn bản của ngành Tài chính và các ngành có liên
quan). Cục thuế TP Hà Nội cần có những công chức có đủ năng lực về chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.
- Về kỹ năng: các bước triển khai một cuộc thanh tra giá chuyển nhượng (tất cả
các giai đoạn thanh tra), kinh nghiệm thực tế của các cuộc thanh tra đã có kết quả.
Các nội dung cần quan tâm để tránh rủi ro cho CQT trong công tác thanh tra chuyển
giá.
140

- Tiếp tục đào tạo cho cán bộ công chức về lĩnh vực thanh tra giá chuyển
nhượng, tập trung và chú trọng đào tạo về kỹ năng trong lĩnh vực này với mục tiêu có
đội ngũ cán bộ có trình độ, kỹ năng tốt.
- Phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ lập kế hoạch, chương trình đào tạo và liên
hệ mời chuyên gia của Vụ thanh tra- kiểm tra Tổng cục Thuế, Ban cải cách Hiện đại
hóa của Tổng cục Thuế, Trường đào tạo cán bộ BTC, Trường nghiệp vụ thuế; thậm
chí có thể mời các chuyên gia tư vấn thuế của nhóm Big4 về đào tạo cho cán bộ thuế.
- Chủ động sưu tầm tài liệu, hồ sơ liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyển giá để
phổ biến cho cán bộ chủ động nghiên cứu và thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn
định kỳ.
- Gắn công tác đào tạo chuyên môn thanh tra thuế nói chung, thanh tra giá
chuyển nhượng nói riêng kết hợp với đào tạo về công nghệ thông tin.
- Thực hiện thường xuyên sinh hoạt chuyên môn hàng tuần (theo tình huống
thực tế).
- Trước mắt, do đặc tính phức tạp của hoạt động quản lý nhà nước về chuyển
giá, Cục Thuế TP Hà Nội cần có kế hoạch phối hợp với Hiệp hội ngành nghề, kĩ thuật
để có thể huy động đội ngũ chuyên gia kinh tế, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao,
hiểu biết sâu về các khối ngành nghề trong nền kinh tế cùng với đội ngũ cán bộ thuế
thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các DN có quan hệ
liên kết.
Tuy nhiên, về lâu dài, khi công tác chống gian lận thuế qua chuyển giá được
chuyên môn hóa cao độ, ngành thuế cần tuyển dụng một số chuyên gia kinh tế, kĩ
thuật giỏi làm công tác chống gian lận thuế qua chuyển giá trong từng ngành nghề,
từng lĩnh vực cụ thể…
4.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về chuyển giá
Kết quả khảo sát của tác giả luận án đối với 205 cán bộ thanh kiểm tra về điều
kiện để DN FDI không tiếp tục hoạt động chuyển giá: một tỷ lệ lớn (27%) cán bộ
được hỏi lựa chọn giải pháp “Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý hoạt động
chuyển giá”. Do đó, theo tác giả luận án, thời gian tới, Bộ Tài chính cần tăng cường
hợp tác quốc tế, đặc biệt là trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ của
các đối tác quốc tế để nâng cao năng lực trong nước, đáp ứng được các yêu cầu về hội
nhập, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý thuế, quản lý hoạt động chuyển giá. Tăng cường
hợp tác quốc tế, kể cả việc mua tin tức tình báo có liên quan đến chuyển giá và tham
gia các liên minh quốc tế chống chuyển giá.
Tổng cục Thuế và các cục thuế địa phương nên chủ động hợp tác với các công
ty chuyên cung cấp cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới như Dun & Bradstreet; các công ty
xếp hạng tín nhiệm như S&P, Moody’s, Fitch; các công ty kiểm toán lớn của thế giới
như Deloitte, PwC, EY, KPMG, Arthur Andersen, v.v… vì các tổ chức này có dữ
141

liệu cực kỳ tốt về các tập đoàn đa quốc gia, không chỉ về thuế mà còn về tài chính,
giao dịch.
Dựa vào mô hình của OECD, sử dụng nguyên lý “cánh tay vươn dài” (ALP)
cho phép Việt Nam có cách nhìn tổng quan hơn về các giao dịch chuyển giá, từ đó có
những cách đánh giá hiệu quả. Vấn đề là việc phải thu thập được thông tin từ các cơ
quan thuế và các cơ quan tư pháp ở nước ngoài. Đó là thách thức rất lớn đối với bất
kỳ chính phủ nào. Điều này phụ thuộc vào việc Việt Nam phối hợp với các chính phủ
nước khác nhằm thu thập các thông tin cần thiết. Tác giả luận án nhận thấy Việt Nam
đã có quan hệ rất tốt với nhiều nước trên thế giới và giải quyết được nhiều vấn đề liên
quan đến chuyển giá. Ngược lại, Việt Nam cũng cung cấp những thông tin cần thiết
cho các chính phủ khác trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến chuyển giá. Việt
Nam cần tham gia đầy đủ vào các chương trình hành động BEPS về chống xói mòn
cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về
chuyển giá
Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như cơ quan thuế Việt Nam cần đẩy mạnh hợp
tác với Chính phủ, Bộ Tài chính và cơ quan thuế các nước trong công tác chống
chuyển giá trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia và hài hòa lợi ích của các bên có
quyền và lợi ích liên quan. Các khuôn khổ hợp tác cần được thiết lập một cách bài
bản, từ tầm nhìn, chiến lược cho đến các chương trình và kế hoạch hành động hợp tác
cụ thể. Ngoài việc hợp tác với cơ quan thuế các nước theo các hiệp định hợp tác
chống chuyển giá chính thức, cơ quan thuế Việt Nam cũng cần chủ động hợp tác với
các chuyên gia thuế quốc tế có kinh nghiệm và uy tín trong một số tình huống phức
tạp; đặc biệt có thể hợp tác với các công ty kiểm toán lớn như KPMP, EY, PwC,
Deloitte... nhằm nhận được sự hỗ trợ về mặt chuyên môn, nhân lực, kỹ thuật, thông
tin... từ các đối tác có kinh nghiệm này.
4.3. Các giải pháp hỗ trợ khác
4.3.1. Giải pháp từ phía Uỷ ban nhân dân và Sở Kế hoạch Đầu tư TP Hà Nội
4.3.1.1. Đối với Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Cho đến nay TP Hà Nội đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, cả những
nhà đầu tư nhỏ lẻ lẫn các tập đoàn quốc tế lớn. Khi nguồn lực ngày càng khan hiếm
hơn (ví dụ như đất đai, tài nguyên, môi trường, lao động…) đòi hỏi TP Hà Nội cần
phải có sự chọn lọc hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài thay cho chiến lược thu
hút đầu tư đại trà của những thập niên trước. Bên cạnh việc đặt ra các tiêu chuẩn cao
trong thu hút đầu tư, ví dụ như tiêu chuẩn về quy mô dự án, trình độ sản xuất, trình độ
công nghệ, trình độ sử dụng lao động, các chuẩn mực về sản phẩm, các tiêu chuẩn về
môi trường,v.v… TP Hà Nội cũng cần đặt ra các điều kiện sòng phẳng với DN FDI
liên quan đến các nghĩa vụ thuế khi hoạt động ở địa bàn Thành phố. Thay vì o bế quá
mức, nhượng bộ và dành quá nhiều ưu đãi thuế, đã đến lúc Việt Nam nói chung, Hà
142

Nội nói riêng cần phải khẳng định lại vị thế của mình, không chấp nhận thu hút FDI
bằng mọi giá. Các DN FDI đầu tư vào Việt Nam nhờ tận dụng các lợi thế kinh doanh
(location savings) ở Việt Nam để có được lợi nhuận thì DN phải có trách nhiệm nộp
thuế cho Việt Nam. Cần xem đây là một nguyên tắc mới trong thu hút đầu tư ở Việt
Nam cả ở tầm quốc gia lẫn địa phương.
Nhằm phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, khắc phục các hạn chế và
vượt qua những khó khăn trong công tác quản lý thuế đối với các DN FDI, Ủy ban
Nhân dân TP Hà Nội nên xem xét:
Chỉ đạo các cơ quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính...), ban ngành và
chính quyền địa phương phối hợp, hỗ trợ với Cục Thuế TP Hà Nội trong công tác
quản lý thuế.
Chỉ đạo cơ quan thẩm định và cấp phép cần xem xét đến chất lượng hiệu quả
của các dự án phải phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Thủ đô và đặc biệt cần thẩm định kỹ năng lực thực sự của các nhà đầu tư về vốn, về
nhân lực đối với các dự án lớn.
Nghiên cứu trình Chính phủ về chiến lược kêu gọi đầu tư. Chỉ kêu gọi đầu tư
các ngành nghề mà TP Hà Nội cần như: các ngành công nghiệp, nông nghiệp mũi
nhọn, hạ tầng giao thông, cấp nước, thoát nước, môi trường; lĩnh vực sản xuất, các
lĩnh vực dịch vụ có mức độ giá trị gia tăng cao... Cần nghiên cứu kỹ, hoặc hạn chế
kêu gọi đầu tư đối với các dự án có sử dụng đến quĩ đất (mặt đất, mặt nước, mặt biển,
rừng), đặc biệt các khu vực liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia. Không
nên kêu gọi các ngành nghề dịch vụ như tư vấn, nhà hàng, massge....
4.3.1.2. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Tăng cường hoạt động đánh giá chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay đối với các
khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách
thu hút đầu tư cho giai đoạn tới. Trong đó, tập trung tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào hạ tầng, linh kiện điện tử, phần mềm, viễn thông,... không tiếp nhận hoặc hạn chế
tối đa những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ thấp, tiêu hao năng
lượng, nhập khẩu máy móc thiết bị lạc hậu.
Bên cạnh tăng cường thu hút vốn FDI, cần nâng cao tính hiệu quả của quá trình
thẩm định dự án để phát hiện kịp thời hành vi chuyển giá qua việc nâng giá trị vốn
góp của các DN FDI. Khi cấp phép lần đầu cần thẩm định kỹ về năng lực của các nhà
đầu tư; trong luận chứng kinh tế cần yêu cầu nhà đầu tư nêu rõ sản phẩm dự kiến bán
cho ai đặc biệt là các nhà đầu tư mà có sản phẩm xuất khẩu hoặc cung cấp cho các
DN chế xuất, chi phí đầu vào dự kiến mua của ai và yêu cầu cung cấp trước dự kiến
các thông tin về giá mua, giá bán. Khi điều chỉnh giấy phép, hay giấy chứng nhận đầu
tư, liên quan đến mở rộng sản xuất, tăng vốn đầu tư đề nghị các cơ quan cấp phép cần
lấy ý kiến của CQT về kết quả kinh doanh của các nhà đầu tư.
143

Tăng cường công tác quản lý đầu tư, thông qua việc kiểm soát hiệu quả thực
hiện dự án đầu tư và áp dụng các biện pháp chế tài đối với các dự án không đạt mục
tiêu đề ra (kết quả kinh doanh lỗ lớn, không đảm bảo điều kiện hoạt động liên tục).
Có biện pháp quản lý đối với các dự án đầu tư góp bằng tài sản, máy móc thiết bị
theo hướng yêu cầu chủ đầu tư cam kết giá trị tài sản, máy móc thiết bị đem góp vốn
được xác định theo giá thị trường. Biện pháp quan trọng nhất để quản lý nhà nước về
chuyển giá không phải là chỉ trông chờ vào sự kiểm soát giá nhập khẩu của cơ quan
hải quan mà phải là kết hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc quản lý
kiểm soát giá máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu để quản lý nhà nước
về chuyển giá ngay từ khâu kêu gọi đầu tư, xét duyệt thẩm định dự án, cấp phép cho
dự án đến quá trình thực hiện dự án và thanh tra kiểm tra, kiểm toán, thu thuế thực
hiện dự án. Đôn đốc, nhắc nhở, yêu cầu các DN FDI cung cấp các thông tin liên quan
đến kết quả SXKD, vốn đầu tư…
Theo cách hiểu đó, toàn thể bộ máy liên quan đến FDI cần nắm vững về thị
trường giá cả các hàng hoá dịch vụ nhập khẩu của DN FDI thì mới đảm bảo được khả
năng quản lý nhà nước về chuyển giá, thông qua đó nâng cao được chất lượng thu hút
FDI.
4.3.2. Giải pháp từ Bộ Tài chính
Thực trạng các công kiểm toán độc lập không trung thực trong hoạt động kiểm
toán, tư vấn thuế... cho DN FDI, không chỉ làm thất thu đáng kể cho NSNN Việt
Nam, mà còn làm méo mó nền kinh tế, tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các
doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thiện báo cáo chuyển giá để hợp thức hoá, nguỵ biện
cho nguyên nhân lỗ của DN FDI là một hành vi đáng lên án, vi phạm về đạo đức, chỉ
vì lợi ích của công ty kiểm toán mà không phù hợp với lợi ích của quốc gia, lợi ích
của TP Hà Nội.
Kết quả khảo sát DN FDI, cán bộ TTKT (trình bày tại chương 3) cho thấy,
những năm qua, nhiều DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thuê công ty kiểm toán làm
hồ sơ thuế và báo cáo giá; trong quá trình triển khai nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra
chuyển giá, CQT không chỉ phải đấu tranh với DN mà còn đấu tranh với đội ngũ tư
vấn, luật sư dày dặn kinh nghiệm đến từ các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Vì
vậy, Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập cần:
(i) Tổ chức đối thoại nghiêm túc với các công ty kiểm toán, công ty tư vấn thuế
để cảnh báo, răn đe và ngăn ngừa các công ty này thực hiện các hoạt động phi pháp.
Khuyến cáo các chế tài xử phạt thật nặng để các công ty này tuân thủ tốt hơn pháp
luật thuế tại Việt Nam.
(ii) Tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; Thanh tra, kiểm tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập; Thanh
144

tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về
kiểm toán; Công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp
kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề vi phạm pháp luật
về kiểm toán.
4.3.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tuân thủ việc kê khai đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về các giao dịch liên
kết trên mẫu tờ khai thông tin giao dịch liên kết hàng năm và nộp các mẫu tờ khai này
kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN đúng hạn sẽ giúp DN hoạt động thuận lợi,
tiết kiệm thời gian, tăng sự chắc chắn và minh bạch về nghĩa vụ thuế của mình trong
khuôn khổ pháp luật thuế của Việt Nam.
Lựa chọn phương pháp Thỏa thuận trước về giá tính thuế sẽ giúp doanh nghiệp
FDI tiết kiệm được thời gian lập bộ hồ sơ kê khai nộp thuế, hồ sơ xác định giá GDLK
theo Nghị định 20. Vì vậy, tuỳ theo quy mô, cấu trúc doanh nghiệp và các rủi ro tiềm
ẩn liên quan đến giao dịch liên kết, DN nên đề nghị cơ quan thuế cho phép áp dụng
phương pháp này. Ngoài ra, cũng là để tiết kiệm thời gian và chi phí quản lý thuế, DN
nên có tài liệu chứng minh giá thị trường, thảo luận thường xuyên với DN trong cùng
tập đoàn hay bên liên kết để xác định rằng mức giá nào đang được áp dụng và tài liệu
bổ trợ để có thể chứng minh giá giao dịch độc lập phục vụ mục đích thanh tra giá
chuyển nhượng sau này hoặc tài liệu có thể chứng minh rằng bên liên kết cũng đã
tuân thủ với quy định về giá chuyển nhượng tại nước họ để có thể sử dụng làm tài
liệu bổ trợ khi giải trình với đoàn thanh tra giá chuyển nhượng của CQT Việt Nam.
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lưu giữ các
thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị
trường đối với sản phẩm trong các giao dịch liên kết và xuất trình đầy đủ các dữ liệu,
tài liệu, chứng từ cần thiết chứng minh cho việc lựa chọn và áp dụng phương pháp
xác định giá phù hợp nhất đối với giao dịch liên kết.
Giải pháp cơ bản và có hiệu quả để hạn chế tranh chấp là người nộp thuế cần
tuân thủ và chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc thanh tra, kiểm tra, đồng thời người nộp
thuế cần thể hiện sự hợp tác với cơ quan thuế trong suốt quá trình thanh tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, dựa trên cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm, những kết luận rút
ra qua nghiên cứu thực tiễn (ở các chương trước) và dự báo xu hướng phát triển, định
hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước, tác giả luận án đề xuất bốn nhóm giải
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa
bàn TP Hà Nội thời gian tới. Mỗi giải pháp đều xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ
quan quản lý. Một số giải pháp trọng tâm cần tập trung giải quyết, đó là, hoàn thiện
145

chính sách và bộ máy quản lý nhà nước đối với chuyển giá, đẩy nhanh việc thực hiện
cơ chế thỏa thuận giá trước, hoàn thiện và tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp
vụ và sự phối hợp của các cơ quan hữu quan như: CQT, cơ quan hải quan, sở kế
hoạch và đầu tư...
146

KẾT LUẬN

QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI được đánh giá là nhiệm vụ rất
khó khăn, vất vả và tốn kém nhiều nguồn lực bởi sự đa dạng và tinh vi của các hình
thức chuyển giá. Đây là một vấn đề phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà là với
hầu hết các quốc gia có sự hiện diện của các DN FDI, công ty đa quốc gia.
TP Hà Nội là một trong các tỉnh thành đang thu hút vốn đầu tư FDI mạnh mẽ.
Hoạt động quản lý nhà nước về chuyển giá có thể tác động đến khả năng thu hút đầu
tư nước ngoài vào Thành phố trong ngắn hạn theo hướng giảm số lượng dự án và vốn
đầu tư, song về dài hạn sẽ nâng cao chất lượng, bằng việc hạn chế các nhà đầu tư
không hiệu quả, thu hút được các nhà đầu tư có uy tín, môi trường đầu tư Việt Nam
sẽ phát triển theo hướng tích cực, lành mạnh hơn.
Để quản lý hoạt động chuyển giá của các DN FDI đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của
các bộ ngành có liên quan, đặc biệt là CQT. Tư duy quản lý chuyển giá cần chuyển từ
việc kiểm soát chuyển giá sang tạo điều kiện cho các DN FDI tuân thủ luật pháp, vừa
giúp các cơ quan hữu quan tăng cường hiệu quả quản lý, giảm chi phí hành thu.
Trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu, tác giả luận án đã thực hiện
được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Đó là:
- Phân tích, bình luận một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận
án, từ đó rút ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, tạo cơ sở cho việc
xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.
- Xác lập cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
DN FDI gồm những vấn đề lý luận về chuyển giá, nội dung quản lý nhà nước về
chuyển giá theo tiếp cận của chuyên ngành quản lý kinh tế, tiêu chí đánh giá hoạt
động quản lý và các nhân tố ảnh hưởng.
- Từ kinh nghiệm QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI ở một số
quốc giá có nền kinh tế phát triển, hoặc có điều kiện tương đồng với Việt Nam như
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, luận án đã rút ra được một số bài học về xây dựng, ban
hành chính sách, về tổ chức bộ máy và các hoạt động nghiệp vụ trong quản lý.
- Từ các nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp, tác giả luận án đã phân tích thực
trạng QLNN đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội giai
đoạn 2011-2018 theo các nội dung và tiêu chí đánh giá đã xác lập ở chương lý luận,
chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân, góp phần tạo dựng
luận cứ thực tiễn cho các đề xuất giải pháp.
- Từ cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm, những kết luận rút ra qua nghiên cứu
thực tiễn và dự báo xu hướng phát triển, định hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà
nước, tác giả luận án đã đề xuất bốn nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với hoạt động chuyển giá của DN FDI trên địa bàn TP Hà Nội thời gian tới. Mỗi giải
147

pháp đều xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan quản lý. Một số giải pháp trọng
tâm cần tập trung giải quyết, đó là, hoàn thiện chính sách và bộ máy quản lý nhà nước
đối với chuyển giá, đẩy nhanh việc thực hiện cơ chế thỏa thuận giá trước, hoàn thiện
và tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường sự phối hợp của các cơ
quan hữu quan như: CQT, cơ quan hải quan, sở kế hoạch đầu tư...
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, luận án cũng không thể tránh khỏi
một số hạn chế nhất định, đó là:
- Do quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của DN FDI là một vấn đề
rất nhạy cảm nên tác giả luận án không thể thu thập được đầy đủ thông tin về kết quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Một số thông tin, theo yêu cầu của người
cung cấp, tác giả luận án cũng không thể ghi cụ thể nguồn cung cấp, tên doanh
nghiệp có biểu hiện vi phạm…
- Quá trình nghiên cứu luận án chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu
định tính, chưa có điều kiện áp dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng nên
chưa thể có những kết luận về tác động của quản lý đến hiệu quả thu hút FDI hay
chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến hoạt động quản lý nhà nước…
Đây là những vấn đề đặt ra cho tác giả luận án trong quá trình thực hiện các
nghiên cứu tiếp theo.
148

DANH MỤC BÀI BÁO


CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Tuấn Anh, “Kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Thương
mại, số tháng 5/2019

2. Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Tuấn Anh, “Kinh nghiệm quản lý nhà nước
đối với hoạt động chuyển giá ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí
Khoa học Thương mại, số tháng 5/2019

3. Nguyễn Thị Phương Liên, Nguyễn Tuấn Anh, “Hoàn thiện chính sách đối với
hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học Thương mại, số tháng 12/2019
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt
1 Dương Văn An (2016), Chuyển giá trong DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI)- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện
Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
2 Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013), Mối quan hệ giữa cải cách thuế và vấn đề chuyển
giá tại Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 88/2013.
3 Bộ Tài chính (2011), Tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế.
4 Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 v/v hướng
dẫn thực hiện xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có
quan hệ liên kết.
5 Bộ Tài chính (2015), Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng thanh tra giá chuyển nhượng
6 Bộ Tài chính (2018), Dự án Luật quản lý thuế sửa đổi.
7 Ngô Thế Chi và các cộng sự (2012), Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển giá
trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
8 Chính phủ (2017), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 quy định về
quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
9 Cục thuế TP Hà Nội, Kế hoạch thanh tra các năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017,
2018,2019.
10 Cục thuế TP Hà Nội, Báo cáo Tổng kếtthanh tra và phương hướng nhiệm vụ các
năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 6 tháng đầu năm 2019.
11 Cục thuế TP Hà Nội, Quyết định số 14373/QĐ-CT-TCCB v/v tổ công tác triển
khai chuyên đề Quản lý giá chuyển nhượng đối với lĩnh vực xây dựng và kinh
doanh bất động sản.
12 Cục thuế TP Hà Nội, Quyết định số 1483/QĐ-BTC ngày 29/7/2015 v/v thành lập
Phòng thanh tra Giá chuyển nhượng.
13 Cục thuế TP Hà Nội, Đề án thanh tra chuyên đề giá chuyển nhượng các năm
2015, 2016, 2017, 2018.
14 Cục thuế TP Hà Nội, Các sáng kiến về công tác thanh tra giá chuyển nhượng các
năm 2013-2019.
15 Phan Thị Thành Dương (2010), Pháp luật về kiểm soát hoạt động chuyển giá trên
địa bàn TP Hà Nội , Luận án Tiến sĩ Luật, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
16 Trương Thị Hương Giang (2013), Nội dung lồng ghép hoạt động kiểm toán hoạt
động chuyển giá trong lĩnh vực kiểm toán thu ngân sách của Kiểm toán Nhà nước,
Tạp chí Kiểm toán cuối tháng số 5/2013.
17 Trọng Hoàng (2013), Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI,
Tạp chí Thương mại số 5/2013.
18 Lăng Trịnh Mai Hương (2013), So sánh lợi ích và chi phí – Một biện pháp hiệu
quả để chống chuyển giá, Tạp chí Kiểm toán Cuối tháng số 3/2013.
19 Ngô Thị Ngọc Huyền và cộng sự (2014), Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các
doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp, Báo
cáo nghiên cứu.
20 Lê Thanh Hà (2018), Chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối với
các DN có vốn đầu tư NN ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính.
21 Nguyễn Thị Phương Hoa (2012), Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt
động chuyển giá, Đề tài khoa học cấp Bộ.
22 Trọng Hoàng (2013), Thiệt hại kinh tế mà chuyển giá gây ra cho nước nhận FDI,
Tạp chí Thương mại số 5/2013.
23 Lê Quang Hùng (2017), Chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế đối
với các DN có vốn đầu tư NN ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học
xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
24 Kiểm toán nhà nước (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: chuyển giá- những vấn đề
đặt ra trong công tác quản lý hiện nay, Hà Nội.
25 Lê Xuân Trường (2011), Kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện
khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Tạp chí Tài chính số 7/2012.
26 Phan Hiển Minh (2001), Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giao trong
chính sách thuế của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính.
27 Phan Đình Nguyên (2012), Tác động của chuyển giá lên thuế thu nhập doanh
nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Những vấn đề kinh tế & chính trị
thế giới số 12/2012.
28 OECD (2016), Tài liệu Hội thảo Thanh tra giá chuyển nhượng và các vấn đề thuế
quốc tế liên quan, Hà Nội.
29 Nguyễn Văn Phụng (2013), Cuộc chiến chống chuyển giá và khả năng vào cuộc
của cơ quan kiểm toán nhà nước, Tạp chí Kiểm toán cuối tháng, số 3 năm 2013.
30 Nguyễn Văn Phượng (2015), Kiểm soát nhà nước đối với gian lận chuyển giá trên
địa bàn TP Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
31 Phòng Thanh tra thuế số 1, 2,3,4 và thanh tra Giá chuyển nhượng- Cục thuế TP Hà
Nội, Báo cáo một số cuộc thanh tra giá chuyển nhượng điển hình năm 2013, 2014,
2015, 2016, 2017,2018, 6 tháng đầu năm 2019.
32 Phòng Thanh tra Giá chuyển nhượng- Cục thuế TP Hà Nội, Báo cáo tổng kết và
phương hướng, nhiệm vụ thanh tra giá chuyển nhượng các năm 2015, 2016, 2017,
2018.
33 Lê Xuân Trường (2013), Chống chuyển giá: Cần tâp trung khắc phục những mắt
xích yếu nhất, Tạp chí Kiểm toán cuối tháng số 3/2013.
34 Tổng cục Thuế, (2010), Đánh giá thực trạng quản lý thuế và chuyển giá tại Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với
hoạt động này trong thời gian tới.
35 Nguyễn Đại Thắng (2016), Kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận án Tiến sĩ,
Học viện Tài chính.
36 Nguyễn Trọng Thoan (2011), Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh
nghiệp FDI của Cục Thuế Lâm Đồng, Tạp chí Tài chính số 5/2012.
37 Nguyễn Quang Tiến (2012), Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính số 3/2012.
38 Tạp chí Thuế nhà nước (2011), Hướng dẫn kê khai giao dịch liên kết khi quyết
toán thuế TNDN & chống chuyển giá, NXB Hà Nội.
39 Tạp chí Thuế nhà nước (2017), Quản lý thuế đối với hoạt động giao dịch liên kết
và chống chuyển giá, NXB Tài chính.
40 Tổng cục Thuế (2012), Tài liệu Hội thảo chuyên đề quản lý thuế đối với hoạt động
chuyển giá
II. Tiếng Anh
42 E. Baistrocchi và I.Roxan (2012), Resolving Transfer Pricing Disputes: Global
Analysis, Nxb Cambridge University Press.
43 Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret (2012), Asia-Pacific Transfer Pricing
Handbook.
44 Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret (2012), Transfer Pricing Handbook:
Guidance for the OECD Regulations, Nxb Wiley.
45 Feldstein, Martin Hines, James R. Hubbard, R. Glenn (2007), National Bureau
of Economic Research Project Report: The Effects of Taxation on Multinational
Corporations, NXB University of Chicago Press.
46 Feldstein, Martin Hines, James R. Hubbard, R. Glennn (2011), National Bureau
of Economic Research Project Report: Taxing Multinational Corporations, Nxb
Univerity of Chicago Press.
47 Gary Stone (2012), International Transfer Pricing.
48 Kratzer, Carsten và Blesgen, Martin (2012), Transfer Pricing in Germany:
Translation of important law and regulations, Nxb Verlag Dr. Otto Schmidt.
49 OECD (2001& 2017-cập nhật), Transfer Pricing Guidelines for Multinational
Enterprises and Tax Administrations.
50 OECD (2015), Base Erosion and Profit Shifting-BEPS.
51 Richardson, Taylor, Lanis (2013), Determinants of transfer pricing
aggressiveness: Empirical evidence from Australian firms, Tạp chí Journal of
Contemporary Accounting & Economics.
52 World Bank Group, UN and MUTRAP (2016), Workshop on transfer pricing
and other international taxation issues.
53 WTO (2007), Custom Valuation Rules.
PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT


VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
CỦA CÁC DN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Đối tượng trả lời: Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế

Kính thưa quý vị!


Tôi là Nguyễn Tuấn Anh, hiện đang là Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học
Thương mại
Tôi xin gửi tới quý vị phiếu khảo sát này để nắm bắt thông tin phục vụ nghiên
cứu đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển
giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP Hà Nội”. Với
sự giúp đỡ của quý vị, tôi có điều kiện đề xuất những giải pháp, khuyến nghị để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và hoàn
thiện pháp luật thuế nhằm hạn chế gian lận chuyển giá trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam.
Tôi cam đoan chỉ sử dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu và ý kiến
của quý vị sẽ được bảo mật theo quy định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

I ĐỐI TƯỢNG TRẢ LỜI KHẢO SÁT


1 Họ và tên:…………………………………………………………………
2 Vị trí công tác:……………………………………………………………
3 Chức vụ công tác:………………………………………………………..

1 Trình độ đào tạo? (Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Cao đẳng
B Đại học
C Thạc sĩ
D Tiến sĩ
Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá?
2 (Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Chưa được đào tạo, bồi dưỡng
B Dưới 02 khoá đào tạo, bồi dưỡng
C Từ 03-05 khoá đào tạo, bồi dưỡng
D Trên 05 khoá đào tạo, bồi dưỡng
Quý vị làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế được bao nhiêu thời gian? (Xin
3 đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Dưới 3 năm
B Từ 3 đến 6 năm
C Từ 6 đến 10 năm
D Từ 10 đến 15 năm
E Từ 15 đến 20 năm
F Trên 20 năm
II NỘI DUNG KHẢO SÁT
Ước tính chung về mức độ gian lận chuyển giá thực tế trong các DN FDI
hiện nay như thế nào? (Xin hãy cho điểm mức độ gian lận từ thấp lên cao
theo thang điểm 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận cao nhất 10
1 điểm):
Mức độ gian lận trong kê khai thuế giao dịch liên kết đối với thu nhập ở các
DN FDI (Xin hãy cho điểm mức độ gian lận từ thấp lên cao theo thang điểm
2 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận cao nhất 10 điểm)
Mức độ phổ biến của hành vi gian lận chuyển giá trong các DN FDI (Xin
3 đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất)
A Hầu như ở DN FDI nào cũng có hành vi này
B Các DN FDI lớn thường áp dụng thủ đoạn này
C Các DN FDI vừa và nhỏ thường áp dụng thủ đoạn này
D Không có hành vi này ở các DN FDI
Mức độ chuyển giá xếp theo lĩnh vực cụ thể của từng lĩnh vực sản xuất kinh
doanh (Xin hãy cho điểm mức độ gian lận từ thấp lên cao theo thang điểm
4 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận cao nhất 10 điểm)
A Nghiên cứu, phát triển
B Thiết kế, định mẫu sản phẩm
C Sản xuất, chế tạo, chế biến
D Gia công, lắp ráp, cài đặt thiết bị
E Phân phối, lưu thông, marketting, quảng cáo
F Quản lý, cung ứng vật tư
G Vận chuyển giao nhận, dịch vụ cung cấp kho bãi
Thực hiện các dịch vụ ngành nghề như môi giới, tư vấn, đào tạo, kế toán,
H kiểm toán, quản lý nhân sự, cung cấp lao động, thu thập thông tin.
Mức độ phổ biến của các loại hành vi chuyển giá trong các DN FDI (Xin hãy
cho điểm mức độ phổ biến của hành vi gian lận từ thấp lên cao theo thang
điểm 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận thường xuyên nhất 10
5 điểm)
A Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
B Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình
Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với
C công ty mẹ hoặc công ty liên kết
Chuyển giá thông qua thay đổi giá bán sản phẩm với công ty mẹ và công
D ty liên kết
E Chuyển giá bằng cách nâng cao chi phí quản lý doanh nghiệp
Chuyển giá thông qua nâng cao các chi phí quảng cáo, chi phí thương
F hiệu, chi phí bản quyền
G Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp (lãi vay)
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định pháp luật thuế và quản lý thuế đối
với hoạt động chuyển giá của các DN FDI (Xin đánh dấu X vào một ô phù
6 hợp nhất)
A Chặt chẽ và hợp lý
B Chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý
C Hợp lý nhưng không chặt chẽ
D Không chặt chẽ và không hợp lý
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định pháp luật về kê khai, lập hồ sơ
xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết của các DN FDI (Xin đánh
7 dấu X vào một ô phù hợp nhất)
A Chặt chẽ và hợp lý
B Chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý
C Hợp lý nhưng không chặt chẽ
D Không chặt chẽ và không hợp lý
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định pháp luật về xử phạt hành vi
8 chuyển giá dở Việt Nam hiện nay (Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất)
A Quá nặng, làm cho DN FDI không chịu được
B Đủ nặng, đủ sức răn đe, phòng ngừa
C Chưa đủ nặng, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa
D Không chặt chẽ và không hợp lý
Mức độ tác động của các hoạt động chức năng của các cơ quan quản lý nhà
nước (cơ quan thuế) trong thời gian qua đã góp phần chống chuyển giá trong
các DN FDI như thế nào (Xin hãy cho điểm mức độ tác động từ thấp lên cao
theo thang điểm 10: Không có tác động phòng chống gian lận 0 điểm, mức
9 độ tác động phòng chống gian lận cao nhất 10 điểm)
A Công tác tuyên truyền – hỗ trợ DN FDI
B Công tác quản lý kê khai giao dịch liên kết
C Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế (kiểm tra tại bàn)
D Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp FDI
1 Nguyên nhân của chuyển giá trong các DN FDI ở Việt Nam? (Xin đánh dấu
0 X vào các ô phù hợp, có thể chọn một hoặc nhiều ô)
A Do pháp luật thuế chưa chặt chẽ và phù hợp
B Do công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa đạt hiệu quả cao
C Do tính liêm chính của công chức thuế chưa cao
Do trách nhiệm người đứng đầu cơ quan thuế một số địa phương chưa
D cao
E Do ý thức tuân thủ pháp luật của DN FDI thấp
F Do đây là lĩnh vực đặc thù khó kiểm soát
Do doanh nghiệp sử dụng các mối quan hệ xã hội tác động đến công
G chức thuế
H Các nguyên nhân khác
Có ý kiến cho rằng công ty kiểm toán và công ty tư vấn thuế thông đồng với
DN FDI để lập các báo cáo chuyển giá nguỵ biện cho hành vi lỗ và lãi không
1 đáng k. Quý vị có đồng ý với nhận xét này không? (Xin đánh dấu X vào một
1 ô phù hợp nhất)
A Đồng ý
B Không đồng ý
C Nhận xét này chỉ đúng trong một số trường hợp
1 Chống chuyển giá là nhiệm vụ của cơ quan nào? (Xin đánh dấu X vào một ô
2 phù hợp nhất):
A Ngành thuế
B Ngành Hải quan
C Kiểm toán nhà nước
D Thanh tra Bộ Tài chính
E Thanh tra Chính phủ
F Ngành Kế hoạch và Đầu tư
Mức độ quan trọng của các giải pháp áp dụng trong phòng chống chuyển giá
ở các DN FDI ở cấp độ Chính phủ và Bộ Tài chính (Xin hãy cho điểm mức
1 độ quan trọng từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm,
3 mức độ quan trọng cao nhất 10 điểm)
A Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan
Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
B doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
C Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với quản lý hoạt động chuyển giá
D Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan khác trong quản lý chuyển giá
Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là trao đổi thông tin, kinh nghiệm
E chuyển giá
Mức độ quan trọng của các giải pháp áp dụng trong phòng chống chuyển giá
ở các DN FDI ở cấp độ Tổng cục Thuế (Xin hãy cho điểm mức độ quan
1 trọng từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ
4 quan trọng cao nhất 10 điểm)
A Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra chuyển
B giá
C Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ cho quản lý chuyển giá
D Tăng cường công tác đào tạo, phổ biến kỹ năng, kinh nghiệm
E Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Mức độ quan trọng của các giải pháp áp dụng trong phòng chống chuyển giá
ở các DN FDI (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ thấp lên cao theo
1 thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan trọng cao nhất 10
5 điểm):
A Tăng cường quản lý kê khai giao dịch liên kết
B Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyển giá
C Đổi mới phương pháp thanh tra, kiểm tra
D Vận dụng, áp dụng quy trình thanh tra chuyển giá
E Ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra chuyển giá
Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động chuyển giá
F đối với những hành vi chuyển giá nghiêm trọng
G Nâng cao chất lượng nguồn lực quản lý nhà nước về chuyển giá
H Đổi mới tuyên truyền hỗ trợ giúp doanh nghiệp tự giác tuân thủ
I Sắp xếp lại tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra
J Tăng cường phối hợp với các bộ phận, cơ quan có liên quan
Xin cho biết ý kiến của quý vị về mô hình tổ chức của thanh tra, kiểm tra
chống chuyển giá hiện nay hiện nay? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng
1 từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan
6 trọng cao nhất 10 điểm):
A Phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
B Phù hợp nhưng chưa thực sự hợp lý
C Chưa phù hợp
Xin cho biết đánh giá của quý vị về số lượng, trình độ công chức thanh tra,
kiểm tra thuế hiện nay đã đáp ứng nhu cầu lực lượng cho hoạt động thanh
tra, kiểm tra chuyển giá hay chưa? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ
1 thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan
7 trọng cao nhất 10 điểm):
A Đã đủ lực lượng và có trình độ tốt
B Đã đủ lực lượng và cần đào tạo bồi dưỡng thêm
C Chưa đủ lực lượng và có trình độ đáp ứng nhiệm vụ
D Chưa đủ lực lượng và trình độ chưa đáp ứng
Theo quý vị, số lượng DN FDI lựa chọn thanh tra hằng năm đã đáp ứng yêu
cầu quản lý rủi ro về hoạt động chuyển giá chưa? (Xin hãy cho điểm mức độ
1 quan trọng từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm,
8 mức độ quan trọng cao nhất 10 điểm):
A Rất phù hợp
B Phù hợp
C Cần tăng thêm đối tượng thanh tra
D Giảm bớt đối tượng thanh tra
Xin quý vị cho biết đánh giá về chất lượng bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi
ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiện hành? (Xin hãy
1 cho điểm mức độ quan trọng từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không
9 quan trọng 0 điểm, mức độ quan trọng cao nhất 10 điểm):
A Rất tốt
B Tốt
C Đáp ứng một phần và cần điều chỉnh thêm
D Không đáp ứng yêu cầu thanh tra
Mức độ sai lệch thông tin tại Báo cáo xác định giá thị trường (về phương
pháp xác định giá, về thông tin dữ liệu…) của DN FDI và các thông tin khác
để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với thực tế thanh tra, kiểm tra
tại doanh nghiệp? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ thấp lên cao theo
2 thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan trọng cao nhất 10
0 điểm)
A Sai lệch lớn
B Có sai lệch
C Sai lệch nhỏ
D Không sai lệch
Mức độ đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin của DN FDI phục vụ cho
công tác thanh tra, kiểm tra thuế? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ
2 thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan
1 trọng cao nhất 10 điểm):
A Được cung cấp kịp thời, đầy đủ
B Được cung cấp đầy đủ nhưng không kịp thời
C Được cung cấp kịp thời nhưng không đầy đủ
D Ít hợp tác cung cấp
E Không hợp tác
Xin cho biết việc lựa chọn phương pháp thanh tra có mức độ ảnh hưởng của
đến cuộc thanh tra như thế nào? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ
2 thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan
2 trọng cao nhất 10 điểm):
A Ảnh hưởng quyết định kết quả thanh tra
B Có ảnh hưởng
C Không ảnh hưởng
Xin cho biết đánh giá của quý vị về Quy trình thanh tra đối với 1 cuộc thanh
tra chuyển giá hiện hành? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ thấp lên
2 cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan trọng cao
3 nhất 10 điểm):
A Đã khoa học, phù hợp với thực tế hoạt động thanh tra
B Cần điều chỉnh thêm về trình tự, thủ tục
C Cần điều chỉnh tăng thêm thời gian thanh tra
D Cần điều chỉnh thêm về hệ thống biểu mẫu
Tổ chức bộ máy quản lý chuyển giá thời gian tới cần? (Xin hãy cho điểm
2 mức độ quan trọng từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0
4 điểm, mức độ quan trọng cao nhất 10 điểm)
A Thành lập Cục chống chuyển giá thuộc Chính phủ hoặc Bộ Tài chính
Cần tách riêng bộ phận thanh tra chống chuyển giá khỏi khối thanh tra,
B kiểm tra
C Giữ nguyên như hiện nay
D Tăng năng lực, quyền hạn cho bộ máy hiện tại
Điều kiện tăng khả năng quản lý hoạt động chuyển giá là? (Xin hãy cho điểm
2 mức độ quan trọng từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0
5 điểm, mức độ quan trọng cao nhất 10 điểm):
A Giảm thuế suất thuế TNDN
B Tăng thuế suất hàng hoá nhập khẩu
C Áp dụng phụ thu chống chuyển giá
D Ban hành Luật hạn chế chuyển giá tách biệt với Luật quản lý thuế
E Quản lý chặt ưu đãi (miễn, giảm) thuế
F Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về chuyển giá
G Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý hoạt động chuyển giá
2 Xin quý vị nêu 3 giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế chuyển giá trong các DN
6 FDI ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
……………………………………………………………………………
A …
……………………………………………………………………………
B …
……………………………………………………………………………
C …

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!


PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT


VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ
CỦA CÁC DN CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Đối tượng trả lời: Kế toán trưởng-giám đốc tài chính DN FDI

Kính thưa quý vị!


Tôi là Nguyễn Tuấn Anh, hiện đang là Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Thương
mại
Tôi xin gửi tới quý vị phiếu khảo sát này để nắm bắt thông tin phục vụ nghiên cứu
đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giá của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP Hà Nội”. Với sự giúp
đỡ của quý vị, tôi có điều kiện đề xuất những giải pháp, khuyến nghị để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá và hoàn thiện pháp luật
thuế nhằm hạn chế gian lận chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) ở Việt Nam.
Tôi cam đoan chỉ sử dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu và ý kiến của
quý vị sẽ được bảo mật theo quy định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

I ĐỐI TƯỢNG TRẢ LỜI KHẢO SÁT


1 Họ và tên:
2 Vị trí công việc:
3 Công ty đang làm:

1 Trình độ đào tạo? (Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Cao đẳng
B Đại học
C Thạc sĩ
Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về Quan hệ liên kết và Giao dịch liên kết theo
Thông tư 66, Nghị định 20, Thông tư 41? (Xin đánh dấu X vào một ô phù
2 hợp nhất):
A Chưa được đào tạo, bồi dưỡng
B Dưới 02 khoá đào tạo, bồi dưỡng
C Từ 03-05 khoá đào tạo, bồi dưỡng
D Trên 05 khoá đào tạo, bồi dưỡng
Quý vị làm công tác tài chính- kế toán được bao nhiêu thời gian? (Xin đánh
3 dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Dưới 3 năm
B Từ 3 đến 6 năm
C Từ 6 đến 10 năm
D Từ 10 đến 15 năm
E Từ 15 đến 20 năm
F Trên 20 năm
II NỘI DUNG KHẢO SÁT
Ước tính chung về mức độ gian lận chuyển giá thực tế trong các DN FDI
hiện nay như thế nào? (Xin hãy cho điểm mức độ gian lận từ thấp lên cao
theo thang điểm 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận cao nhất
1 10 điểm)
Mức độ gian lận trong kê khai thuế giao dịch liên kết đối với thu nhập ở
các DN FDI (Xin hãy cho điểm mức độ gian lận từ thấp lên cao theo thang
2 điểm 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận cao nhất 10 điểm)
DN FDI ở Việt Nam chuyển giá để? (Xin đánh dấu X vào các ô phù hợp, có
3 thể chọn một hoặc nhiều ô):
A Giảm thiểu tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp tại Việt Nam
B Tránh thuế TNDN
C Cạnh tranh với các DN khác
Tối đa hoá lợi ích của mình trong các mối quan hệ góp vốn, quan hệ
D kinh doanh
E Mục đích khác
Chuyển giá có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật không? (Xin đánh dấu X
4 vào các ô phù hợp, có thể chọn một hoặc nhiều ô):
A Có, nghiêm trọng
B Có, không nghiêm trọng
C Không
Mức độ phổ biến của hành vi gian lận chuyển giá trong các DN FDI (Xin
5 đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất)
A Hầu như ở DN FDI nào cũng có hành vi này
B Các DN FDI lớn thường áp dụng thủ đoạn này
C Các DN FDI vừa và nhỏ thường áp dụng thủ đoạn này
D Không có hành vi này ở các DN FDI
Dấu hiệu chuyển giá DN FDI ở Việt Nam? (Xin hãy cho điểm mức độ gian
lận từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ
6 gian lận cao nhất 10 điểm):
A Khai giá đầu vào cao hơn mức giá thông thường trên thị trường
B Khai giá đầu ra thấp hơn mức giá thông thường trên thị trường
C Khai lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh (tăng vốn)
D Không có thu nhập chịu thuế hoặc lãi rất ít
Mức độ chuyển giá xếp theo lĩnh vực cụ thể của từng lĩnh vực sản xuất
kinh doanh (Xin hãy cho điểm mức độ gian lận từ thấp lên cao theo thang
7 điểm 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận cao nhất 10 điểm)
A Nghiên cứu, phát triển
B Thiết kế, định mẫu sản phẩm
C Sản xuất, chế tạo, chế biến
D Gia công, lắp ráp, cài đặt thiết bị
E Phân phối, lưu thông, marketting, quảng cáo
F Quản lý, cung ứng vật tư
G Vận chuyển giao nhận, dịch vụ cung cấp kho bãi
Thực hiện các dịch vụ ngành nghề như môi giới, tư vấn, đào tạo, kế
H toán, kiểm toán, quản lý nhân sự, cung cấp lao động, thu thập thông tin.
Nguyên nhân của chuyển giá trong các DN FDI ở Việt Nam? (Xin đánh
8 dấu X vào các ô phù hợp, có thể chọn một hoặc nhiều ô):
A Do pháp luật thuế về chuyển giá chưa chặt chẽ và phù hợp
B Do thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam cao
C Do công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa đạt hiệu quả cao
D Do quản lý thuế đối với DN FDI lỏng lẻo
E Do ý thức tuân thủ pháp luật của DN FDI thấp
F Do đây là lĩnh vực đặc thù khó kiểm soát
G Do chủ trương, yêu cầu, kế hoạch thuế của Công ty mẹ
H e. Các nguyên nhân khác
…...
Mức độ phổ biến của các loại hành vi chuyển giá trong các DN FDI (Xin
hãy cho điểm mức độ phổ biến của hành vi gian lận từ thấp lên cao theo
9 thang điểm 10: Không có gian lận 0 điểm, mức độ gian lận thường xuyên
nhất 10 điểm)

A Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
B Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình
Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với
C công ty mẹ hoặc công ty liên kết
Chuyển giá thông qua thay đổi giá bán sản phẩm với công ty mẹ và
D công ty liên kết
E Chuyển giá bằng cách nâng cao chi phí quản lý doanh nghiệp
Chuyển giá thông qua nâng cao các chi phí quảng cáo, chi phí thương
F hiệu, chi phí bản quyền
G Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp (lãi vay)
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định pháp luật thuế và quản lý thuế
1 đối với hoạt động chuyển giá của các DN FDI (Xin đánh dấu X vào một ô
0 phù hợp nhất)
A Chặt chẽ và hợp lý
B Chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý
C Hợp lý nhưng không chặt chẽ
D Không chặt chẽ và không hợp lý
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định pháp luật về kê khai, lập hồ sơ
1 xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết của các DN FDI (Xin đánh
1 dấu X vào một ô phù hợp nhất)
A Chặt chẽ và hợp lý
B Chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý
C Hợp lý nhưng không chặt chẽ
D Không chặt chẽ và không hợp lý
1 Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định pháp luật về xử phạt hành vi
2 chuyển giá dở Việt Nam hiện nay (Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất)
A Quá nặng, làm cho DN FDI không chịu được
B Đủ nặng, đủ sức răn đe, phòng ngừa
C Chưa đủ nặng, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa
D Không chặt chẽ và không hợp lý
Mức độ sai lệch thông tin tại Báo cáo xác định giá thị trường (về phương
pháp xác định giá, về thông tin dữ liệu…) của DN FDI và các thông tin
khác để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với thực tế thanh tra,
kiểm tra tại doanh nghiệp?? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ thấp
1 lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan trọng
3 cao nhất 10 điểm)
A Sai lệch lớn
B Có sai lệch
C Sai lệch nhỏ
D Không sai lệch
1 DN FDI nơi bạn đang làm lập Tờ khai giao dịch liên kết như thế nào? (Xin
4 đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Kế toán DN tự làm, tự kê khai
B Thuê Công ty tư vấn và Công ty kiểm toán
C Không làm, không kê khai
1 DN FDI nơi bạn đang làm lập Báo cáo xác định giá thị trường như thế nào?
5 (Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Kế toán DN tự lập Báo cáo, mua dữ liệu từ các Công ty kiểm toán
B Thuê Công ty tư vấn và Công ty kiểm toán làm toàn bộ
C Không làm Báo cáo lưu tại DN
Báo cáo xác định giá thị trường thuê các công ty kiểm toán và công ty tư
1 vấn thuế làm đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm
6 tra chưa? (Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp nhất):
A Đã đáp ứng được
B Đáp ứng được một phần
C Không đáp ứng được, bị cơ quan thuế bác bỏ
Xin cho biết đánh giá của quý vị về trình độ, phương pháp công chức thanh
tra, kiểm tra thuế hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của 1 cuộc thanh tra,
kiểm tra chuyển giá hay chưa? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ
1 thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan
7 trọng cao nhất 10 điểm):
A Có phương pháp và có trình độ tốt
B Có trình độ nhưng phương pháp thực hiện chưa thuyết phục
C Chưa đủ trình độ và phương pháp lập luận chưa thuyết phục
Mức độ đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin của DN FDI phục vụ cho
công tác thanh tra, kiểm tra thuế? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ
1 thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan
8 trọng cao nhất 10 điểm):
A Cung cấp kịp thời, đầy đủ
B Cung cấp đầy đủ nhưng không kịp thời
C Được cung cấp kịp thời nhưng không đầy đủ
D Ít hợp tác cung cấp
E Không hợp tác
Xin cho biết đánh giá của quý vị về trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra
chuyển giá hiện hành của CQT? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ
1 thấp lên cao theo thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan
9 trọng cao nhất 10 điểm):
A Đã khoa học, phù hợp với thực tế hoạt động thanh tra
B Trình tự, thủ tục còn rườm rà
C Cần điều chỉnh tăng thêm thủ tục, thời gian thanh tra
D Cần điều chỉnh thêm về hệ thống biểu mẫu
Để DN FDI không tiếp tục hoạt động chuyển giá, theo anh chị cần những
điều kiện gì? (Xin hãy cho điểm mức độ quan trọng từ thấp lên cao theo
2 thang điểm 10: Không quan trọng 0 điểm, mức độ quan trọng cao nhất 10
0 điểm):
A Giảm thuế suất thuế TNDN
Thống nhất ưu đãi (miễn, giảm) thuế giữa các DN FDI và DN trong
B nước
C Tăng thuế suất hàng hoá nhập khẩu
Công khai tỷ suất lợi nhuận bình quân của các DN ở các ngành nghề,
D lĩnh vực
D Ban hành Luật hạn chế chuyển giá tách biệt với luật quản lý thuế
Mức độ hài lòng của DN FDI bị thanh tra, kiểm tra chuyển giá? (Xin hãy
2 cho điểm mức độ quan trọng từ thấp lên cao theo thang điểm 10: Không
1 quan trọng 0 điểm, mức độ quan trọng cao nhất 10 điểm):
A Hài lòng
B Không hài lòng
C Ý kiến khác
2 Xin quý vị nêu 3 giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế chuyển giá trong các DN
2 FDI ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
A Ban hành Luật hạn chế chuyển giá tách biệt với luật quản lý thuế
B Giảm thuế suất thuế TNDN
Công khai tỷ suất lợi nhuận bình quân của các DN ở các ngành nghề, lĩnh
C vực

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!


PHỤ LỤC 3
Danh sách các cơ quan thuế gửi phiếu khảo sát

TT TÊN PHÒNG, CHI CỤC THUẾ Số phiếu


I Khối Văn phòng Cục Thuế TP Hà Nội 175
1 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 1 32
2 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 2 32
3 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 3 10
4 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 4 10
5 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 5 10
6 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 6 10
7 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 7 10
8 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 8 10
9 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 9 10
10 Phòng Thanh tra, kiểm tra thuế số 10 41
II Khối Chi cục thuế- Chi cục thuế Khu vực 30
1 Chi cục Thuế quận Hoàn Kiếm 2
2 Chi cục Thuế quận Ba Đình 2
3 Chi cục Thuế quận Đống Đa 2
4 Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng 1
5 Chi cục Thuế quận Thanh Xuân 1
6 Chi cục Thuế quận Cầu Giấy 1
7 Chi cục Thuế quận Tây Hồ 1
8 Chi cục Thuế quận Long Biên 1
9 Chi cục Thuế quận Hoàng Mai 1
10 Chi cục Thuế Quận Nam Từ Liêm 1
11 Chi cục Thuế Quận Bắc Từ Liêm 1
12 Chi cục Thuế huyện Thanh Trì 1
13 Chi cục Thuế huyện Gia Lâm 1
14 Chi cục Thuế huyện Đông Anh 1
15 Chi cục Thuế huyện Ba Vì 1
16 Chi cục Thuế huyện Phúc Thọ 1
17 Chi cục Thuế huyện Thạch Thất 1
18 Chi cục Thuế huyện Quốc Oai 1
19 Chi cục Thuế huyện Đan Phượng 1
20 Chi cục Thuế huyện Hoài Đức 1
21 Chi cục Thuế huyện Thường Tín 1
22 Chi cục Thuế huyện Phú Xuyên 1
23 Chi cục Thuế quận Hà Đông 1
24 Chi cục Thuế thị xã Sơn Tây 1
25 Chi cục Thuế khu vực Thanh Oai- Chương Mỹ 1
26 Chi cục Thuế khu vực Ứng Hoà- Mỹ Đức 1
27 Chi cục Thuế khu vực Sóc Sơn- Mê Linh 1
Tổng cộng I+II 205
PHỤ LỤC 4:
Danh sách các DN FDI gửi phiếu khảo sát

STT Tên DN FDI Nhóm ngành nghề


Chi Nhánh Công Ty TNHH Lg Electronics Việt
1 3.Sản xuất (Khác)
Nam Hải Phòng Tại Hà Nội
2 Công Ty TNHH Thép Xây Dựng Youjin Vina 6.Thương mại (khác)
3 Công Ty TNHH Bld Vina 3.Sản xuất (Khác)
4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
4 Ngân Hàng Citibank, Na., - Chi Nhánh Hà Nội
Hàng)
4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
5 Ngân Hàng Keb Hana - Chi Nhánh Hà Nội
Hàng)
Công Ty TNHH Ngân Hàng Công Nghiệp Hàn 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
6
Quốc - Chi Nhánh Hà Nội Hàng)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty TNHH Phát Triển Công Viên Trung
7 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Tâm
(VPCT)
Ngân Hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
8
Viên Woori Việt Nam Hàng)
9 Công Ty Liên Doanh TNHH Kfc Việt Nam 8.Nhà hàng

10 Công Ty TNHH Hansae Hà Nội 5.Dịch vụ (khác)

3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô


11 Công Ty TNHH Chiyoda Integre Việt Nam
tô, xe máy)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Liên Doanh Tháp Ngân Hàng Đầu Tư
12 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Và Phát Triển Việt Nam
(VPCT)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Lotte Coralis
13 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Việt Nam
(VPCT)
14 Công Ty TNHH Wilmar Marketing Clv 6.Thương mại (khác)

1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây


15 Công Ty TNHH Woo-Vision
dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
16 Công Ty TNHH Hanmaek Vina
dựng lắp đặt)
Chi Nhánh Hà Nội Công Ty TNHH Lotte
17 6.Thương mại (khác)
Rental (Việt Nam)
18 Công Ty TNHH Trường Quốc Tế Hà Nội 5.Dịch vụ (DV đào tạo)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
19 Công Ty TNHH Cao Ốc Vietcombank 198 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(VPCT)
Công Ty TNHH Hệ Thống Công Nghiệp Ls- 3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
20
Vina tô, xe máy)
Chi Nhánh Của Công Ty TNHH Manulife (Việt 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
21
Nam) Hà Nội Hiểm)
22 Công Ty Cổ Phần Kinderworld Việt Nam 5.Dịch vụ (DV đào tạo)
4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
23 Công Ty Bảo Hiểm Liên Hiệp
Hiểm)
Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Bidv 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
24
Metlife Hiểm)
Công Ty TNHH Mitsubishi Corporation Việt
25 6.Thương mại (khác)
Nam
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
26 Công Ty TNHH Berjaya - Handico12
nhà để bán)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
27 Công Ty TNHH Một Thành Viên Aon Vina thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(VPCT)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
28 Công Ty TNHH Gamuda Land Việt Nam
nhà để bán)

29 Công Ty TNHH Công Nghệ Huawei Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)


2.Khách sạn,Văn phòng cho
30 Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản Việt-Nhật thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng (Cho
thuê CSHT)
31 Công Ty TNHH Cốc Cốc 7.Sản xuất phần mềm

32 Công Ty TNHH Doowon Việt Nam 6.Thương mại (khác)

33 Công Ty TNHH Liên Doanh T&A-Ogilvy 5.Dịch vụ (khác)

34 Công Ty TNHH Synopex Việt Nam 3.Sản xuất (Khác)


1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
35 Công Ty TNHH Hi Brand Việt Nam
nhà để bán)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
36 Công Ty TNHH Capitaland - Hoàng Thành
nhà để bán)
37 Công Ty Cổ Phần Everpia 3.Sản xuất (Sản xuất may mặc)

38 Công Ty TNHH Imarket Việt Nam 6.Thương mại (khác)


Ngân Hàng Mizuho Bank, Ltd.- Chi Nhánh 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
39
Thành Phố Hà Nội Hàng)
Công Ty TNHH Ascott International
40 5.Dịch vụ (khác)
Management (Việt Nam)
Ngân Hàng Sumitomo Mitsui Banking 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
41
Corporation - Chi Nhánh Thành Phố Hà Nội Hàng)

Ngân Hàng TNHH Một Thành Viên Standard 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
42
Chartered (Việt Nam) Hàng)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
43 Công Ty TNHH Dongeun Engineering Vina
dựng lắp đặt)
Công Ty TNHH Nippon Koei Việt Nam 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
44
International dựng lắp đặt)

45 Công Ty TNHH Hitejinro Việt Nam 6.Thương mại (khác)

Công Ty TNHH Daewoo Engineering & 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
46
Construction Việt Nam dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
47 Công Ty TNHH Dae Myoung Gec Việt Nam
dựng lắp đặt)

48 Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Vais Việt - Mỹ 5.Dịch vụ (DV đào tạo)

Chi Nhánh Công Ty TNHH Một Thành Viên


49 6.Thương mại (khác)
Marubeni Việt Nam Tại Hà Nội
2.Khách sạn,Văn phòng cho
50 Công Ty Liên Doanh TNHH Berjaya - Hồ Tây thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(Khách sạn)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Global
51 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Toserco
(Khách sạn)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
52 Công Ty Cổ Phần Roxy Việt Nam thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(Khách sạn)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Đoàn Kết
53 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Quốc Tế
(VPCT)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
54 Công Ty TNHH Quốc Tế Hồ Tây thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(Khách sạn)
55 Công Ty TNHH Điện Tử Meiko Thăng Long 6.Thương mại (khác)
56 Chi Nhánh Allens Tại Hà Nội 5.Dịch vụ (khác)
Công Ty Luật TNHH Tilleke & Gibbins (Việt
57 5.Dịch vụ (khác)
Nam)
58 Công Ty TNHH Microtec Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)
5.Dịch vụ (DV Vận tải và
59 Công Ty TNHH Hanaro Tns Việt Nam
logistics)
Chi Nhánh Công Ty TNHH Expeditors Việt 5.Dịch vụ (DV Vận tải và
60
Nam - Chi Nhánh Hà Nội logistics)
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn New Hope Hà 3. Sản xuất (phân bón, thức ăn
61
Nội chăn nuôi)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
62 Công Ty TNHH Jungdo Vina Engineering
dựng lắp đặt)
Chi Nhánh Công Ty TNHH Mm Mega Market
63 6.Thương mại (khác)
(Việt Nam) Tại Thành Phố Hà Nội

Chi Nhánh Công Ty TNHH Nu Skin


64 6.Thương mại (khác)
Enterprises Việt Nam Tại Hà Nội
3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
65 Công Ty TNHH Chiu Yi Việt Nam
tô, xe máy)
Công Ty Hữu Hạn Kỹ Thuật Chin Lan Shing
66 3.Sản xuất (Khác)
Rubber Hà Tây
Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P.
3. Sản xuất (phân bón, thức ăn
67 Việt Nam - Nhà Máy Chế Biến Sản Phẩm Thịt
chăn nuôi)
Hà Nội
68 Công Ty TNHH Bệnh Viện Việt Pháp Hà Nội 5.Dịch vụ (khác)

69 Công Ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam 6.Thương mại (khác)

70 Công Ty Cổ Phần Santomas Việt Nam 3.Sản xuất (Khác)


2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty TNHH Trung Tâm Thương Mại Và
71 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Nhà Ở Hà Nội
(VPCT)
72 Công Ty TNHH Lock &Lock Hn 6.Thương mại (khác)

73 Công Ty Cổ Phần Ngân Lượng 7.Sản xuất phần mềm


Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
3.Sản xuất (Bia rượu nước giải
74 Nước Giải Khát Coca-Cola Việt Nam Tại Hà
khát)
Nội
Công Ty TNHH Bia Và Nước Giải Khát Quốc 3.Sản xuất (Bia rượu nước giải
75
Tế khát)
Chi Nhánh Công Ty TNHH Bia Carlsberg Việt 3.Sản xuất (Bia rượu nước giải
76
Nam Tại Hà Nội khát)
Ngân Hàng Malayan Banking Berhad - Chi 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
77
Nhánh Hà Nội Hàng)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
78 Công Ty TNHH Phát Triển Tht
nhà để bán)
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Phong Phú- 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
79
Daewon- Thủ Đức nhà để bán)
4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
80 Ngân Hàng Bnp Paribas - Chi Nhánh Hà Nội
Hàng)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
81 Công Ty TNHH Exa Việt Nam
dựng lắp đặt)
Ngân Hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
82
Viên Cimb Việt Nam Hàng)
Công Ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Chi
83 5.Dịch vụ (khác)
Nhánh Hà Nội
Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Quốc Tế 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
84
Việt Nam nhà để bán)
Công Ty TNHH Specialty Electronic Materials
85 6.Thương mại (khác)
Việt Nam
86 Công Ty TNHH Sae-A Vina 6.Thương mại (khác)
87 Công Ty TNHH Ibm Việt Nam 7.Sản xuất phần mềm
88 Công Ty TNHH B.Braun Việt Nam 3.Sản xuất (Khác)
89 Công Ty TNHH Noble (Việt Nam) 5.Dịch vụ (DV sân golf)
5.Dịch vụ (DV Vận tải và
90 Công Ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam)
logistics)
Công Ty TNHH Bảo Hiểm Phi Nhân Thọ Msig 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
91
Việt Nam Hiểm)
Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
92
Vietcombank – Cardif Hiểm)
Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Aviva 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
93
Việt Nam Hiểm)
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bảo Hiểm 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
94
Nhân Thọ Mb Ageas Hiểm)
95 Công Ty Cổ Phần Dk Enc Việt Nam 5.Dịch vụ (DV sân golf)
Chi Nhánh Công Ty TNHH Pernod Ricard Việt
96 6.Thương mại (khác)
Nam Tại Hà Nội
6.Thương mại (TM KD ô tô, xe
97 Công Ty TNHH Ct - Wearnes Việt Nam
máy)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty TNHH Liên Doanh Khách Sạn Thống
98 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Nhất Metropole
(Khách sạn)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Khách Sạn Hà
99 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Nội Fortuna
(Khách sạn)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Phát Triển Du Lịch Hữu Hạn Làng
100 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Nghi Tàm
(Khách sạn)
Công Ty Liên Doanh Khách Sạn Trách Nhiệm 2.Khách sạn,Văn phòng cho
101
Hữu Hạn Hà Nội Hotel thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(Khách sạn)

Công Ty TNHH Phát Triển Khu Đô Thị Nam 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
102
Thăng Long nhà để bán)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty TNHH Khách Sạn Grand Plaza Hà
103 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Nội
(Khách sạn)
Ngân Hàng Industrial And Commercial Bank
4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
104 Of China Limited - Chi Nhánh Thành Phố Hà
Hàng)
Nội
2.Khách sạn,Văn phòng cho
105 Công Ty TNHH Lotte Hotel Việt Nam thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(Khách sạn)
Công Ty TNHH Samsung Engineering 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
106
Vietnam dựng lắp đặt)
Ngân Hàng Mufg Bank. – Chi Nhánh Thành 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
107
Phố Hà Nội Hàng)
Ngân Hàng TNHH Một Thành Viên Hsbc (Việt 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
108
Nam) - Chi Nhánh Hà Nội Hàng)
Công Ty TNHH Aden Services Việt Nam - Chi 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
109
Nhánh Hà Nội dựng lắp đặt)
Công Ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt 3.Sản xuất (Bia rượu nước giải
110
Nam - Hà Nội khát)
111 Công Ty Cổ Phần Sữa Quốc Tế 6.Thương mại (khác)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
112 Công Ty TNHH Samoocm Vina
dựng kiến trúc)

113 Công Ty TNHH Nachi Việt Nam 6.Thương mại (khác)


Chi Nhánh Công Ty TNHH Điện Tử Samsung
114 6.Thương mại (khác)
Vina Tại Hà Nội
Chi Nhánh Công Ty TNHH Pasona Tech Việt
115 5.Dịch vụ (khác)
Nam Tại Hà Nội
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
116 Công Ty TNHH Yoochang Việt Nam
dựng lắp đặt)

117 Công Ty TNHH Shopee 5.Dịch vụ (khác)

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Zte Hk (Việt 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
118
Nam) dựng lắp đặt)
Chi Nhánh Công Ty TNHH H & M Hennes &
119 6.Thương mại (khác)
Mauritz Việt Nam Tại Hà Nội
Ngân Hàng Thương Mại Taipei Fubon - Chi 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
120
Nhánh Hà Nội Hàng)
3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
121 Công Ty TNHH Ts Interseats Việt Nam
tô, xe máy)
Công Ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ Fubon 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
122
Việt Nam Hiểm)
Công Ty TNHH Xây Dựng Và Công Trình Sori 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
123
Việt Nam dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
124 Công Ty TNHH Coremsys E&C Vina
dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
125 Công Ty TNHH Youngjin E&C Vina
dựng lắp đặt)
Ngân Hàng Bangkok Đại Chúng TNHH - Chi 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
126
Nhánh Hà Nội Hàng)
127 Công Ty TNHH Sungshin Vina 6.Thương mại (khác)

128 Công Ty TNHH Kế Toán Seou Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)

129 Công Ty TNHH Seas Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)


130 Chi Nhánh Công Ty TNHH Lotteria Việt Nam 8.Nhà hàng
3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
131 Công Ty Cổ Phần United Motor Việt Nam
tô, xe máy)
132 Công Ty TNHH Hallim Precision Vina 5.Dịch vụ (khác)
Công Ty TNHH Điện Tử Lưỡng Diện Việt
133 3.Sản xuất (Khác)
Nam
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
134 Công Ty TNHH Ksg Việt Nam
dựng lắp đặt)
135 Công Ty TNHH Jaekyong Elecs 3.Sản xuất (Khác)
Công Ty TNHH Luyện Kim 19 Trung Quốc -
136 5.Dịch vụ (khác)
Việt Nam
Công Ty TNHH Wonbang Tech Vi Na - Chi
137 5.Dịch vụ (khác)
Nhánh Hà Nội
138 Công Ty TNHH Đồ Chơi Chee Wah Việt Nam 3.Sản xuất (Khác)
139 Công Ty TNHH Kl Technologies 6.Thương mại (khác)

140 Công Ty TNHH Go Vacation Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)


Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Cognex Việt
141 6.Thương mại (khác)
Nam
2.Khách sạn,Văn phòng cho
142 Công Ty TNHH Phát Triển Giảng Võ thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(VPCT)
Công Ty TNHH Giải Pháp Công Nghệ Nguồn
143 3.Sản xuất (Khác)
Postef
Chi Nhánh Công Ty TNHH Bảo Hiểm 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Bảo
144
Samsung Vina Hiểm)
Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Jtb
145 5.Dịch vụ (khác)
– Tnt
146 Công Ty TNHH Samduck Kdp Việt Nam Llc 5.Dịch vụ (khác)

147 Công Ty Cổ Phần Prodigy Pacific Việt Nam 8.Nhà hàng


148 Công Ty TNHH Dasan Việt Nam 7.Sản xuất phần mềm
149 Công Ty TNHH K+K Fashion 3.Sản xuất (Sản xuất may mặc)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
150 Công Ty TNHH Samho Gunyoung Vina
dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
151 Công Ty TNHH Jinsung Ind Vina
dựng lắp đặt)
Chi Nhánh Công Ty TNHH Dae Sun Việt Nam
152 3.Sản xuất (Khác)
Tại Hà Nội
153 Công Ty TNHH Volex Việt Nam 3.Sản xuất (Khác)
Công Ty TNHH Một Thành Viên Exclusive
154 7.Sản xuất phần mềm
Networks Việt Nam
155 Công Ty TNHH Cms Vina 3.Sản xuất (Khác)
156 Công Ty TNHH Fis Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
157 Công Ty TNHH Sb Tech-Vina
dựng lắp đặt)

158 Công Ty TNHH Hanwha Aero Engines 6.Thương mại (khác)

1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây


159 Công Ty TNHH Eng Huake Việt Nam
dựng lắp đặt)
160 Chi Nhánh Công Ty TNHH Mỹ Phẩm Lg Vina 6.Thương mại (khác)
161 Công Ty TNHH S-Form Vietnam 6.Thương mại (khác)
Chi Nhánh Công Ty TNHH Pizza Việt Nam
162 8.Nhà hàng
Tại Hà Nội
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Toà Nhà
163 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Trung Tâm
(VPCT)
Công Ty TNHH Liên Doanh Du Lịch Hồ
164 5.Dịch vụ (khác)
Gươm-Diethelm
2.Khách sạn,Văn phòng cho
165 Công Ty TNHH Sơn Ba thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(VPCT)
Công Ty TNHH Accor Advantage Plus Việt
166 5.Dịch vụ (khác)
Nam
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
167 Công Ty TNHH Sebomec Việt Nam
dựng lắp đặt)
168 Công Ty TNHH Mitutoyo Việt Nam 6.Thương mại (khác)

169 Công Ty TNHH Toa Electronics Việt Nam 6.Thương mại (khác)

1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây


170 Công Ty TNHH Haisung Vina
dựng lắp đặt)

171 Công Ty TNHH Mj Logistics (Hanoi) 5.Dịch vụ (khác)

1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây


172 Công Ty TNHH Wonpoong C&S Vina
dựng lắp đặt)
173 Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Vcp 6. Thương mại (dược phẩm)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
174 Công Ty TNHH Xây Dựng Samwoo Việt Nam
dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
175 Công Ty TNHH T.S.I Việt Nam
dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
176 Công Ty TNHH Samil Cts Vina
dựng lắp đặt)
177 Công Ty TNHH Interspace Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)
Công Ty TNHH Life Bridge Việt Nam - Chi
178 6.Thương mại (khác)
Nhánh Hà Nội
179 Công Ty TNHH Công Trình Long River 5.Dịch vụ (khác)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
180 Công Ty Liên Doanh Hà Nội Lake View Sport thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(VPCT)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
181 Công Ty TNHH Câu Lạc Bộ Hà Nội thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(VPCT)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
182 Công Ty TNHH Phát Triển Đệ Nhất thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
(VPCT)
183 Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Y Tế Vinahankook 3.Sản xuất (Khác)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành
184 thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng
Viên Khách Sạn Sunway Hà Nội
(Khách sạn)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
185 Công Ty TNHH Sungdo Eng Vietnam
dựng lắp đặt)
Công Ty TNHH Kunkook Engineering & 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
186
Institute dựng lắp đặt)
Công Ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Eng Sam 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
187
Hyun Việt Nam dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
188 Công Ty TNHH Eunmin S&D Việt Nam
dựng lắp đặt)
5.Dịch vụ (DV Vận tải và
189 Công Ty Cổ Phần Sabre Việt Nam
logistics)
Công Ty TNHH Vận Tải Tốc Hành Kumho - 5.Dịch vụ (DV Vận tải và
190
Việt Thanh logistics)
191 Công Ty Luật TNHH Audier & Cộng Sự 5.Dịch vụ (khác)

192 Công Ty TNHH Jdl Vn 5.Dịch vụ (khác)


Công Ty TNHH Dịch Vụ Logitem Việt Nam 5.Dịch vụ (DV Vận tải và
193
Miền Bắc logistics)
Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Du Lịch
194 5.Dịch vụ (khác)
Exotissimo Việt Nam Tại Hà Nội

Chi Nhánh Công Ty TNHH Mega Lifesciences


195 5.Dịch vụ (khác)
(Việt Nam) Tại Hà Nội
Chi Nhánh Của Công Ty Luật TNHH Jp Law
196 5.Dịch vụ (khác)
Group Tại Hà Nội
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
197 Công Ty TNHH Kas E&C (Việt Nam)
dựng lắp đặt)
3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
198 Công Ty TNHH Khuôn Mẫu Chính Xác Zion
tô, xe máy)
Công Ty TNHH Công Nghệ Công Trình Sheng 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
199
Huei dựng lắp đặt)
Công Ty TNHH Yuanda Curtain Wall Việt 1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
200
Nam dựng lắp đặt)
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
201 Công Ty TNHH Stokes Interior
dựng kiến trúc)
3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
202 Công Ty TNHH Shinki Special Tool
tô, xe máy)
Công Ty TNHH Thang Máy Hyundai Thành
203 3.Sản xuất (Khác)
Công Việt Nam
Công Ty TNHH Chế Tạo Động Cơ Zongshen 3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
204
Việt Nam tô, xe máy)
Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P. Việt Nam – 3. Sản xuất (phân bón, thức ăn
205
Chi Nhánh Xuân Mai Hà Nội chăn nuôi)
2.Khách sạn,Văn phòng cho
206 Công Ty TNHH Phát Triển Nội Bài thuê, Cho thuê CS Hạ Tầng (Cho
thuê CSHT)
207 Công Ty TNHH Tls Contact Việt Nam 5.Dịch vụ (khác)

Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Thương Mại


208 6.Thương mại (khác)
Lotte Việt Nam - Chi Nhánh Ba Đình

Chi Nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn


209 6.Thương mại (khác)
Mỹ Phẩm Shiseido Việt Nam Tại Hà Nội
Chi Nhánh Công Ty TNHH Sức Khỏe Trọn
210 5.Dịch vụ (khác)
Đời Tại Tp Hà Nội
211 Công Ty Liên Doanh Norfolk Hatexco 3.Sản xuất (Sản xuất may mặc)

212 Công Ty TNHH Điện Và Viễn Thông Daeshin 6.Thương mại (khác)
Ngân Hàng First Commercial Bank, Ltd. - Chi 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
213
Nhánh Thành Phố Hà Nội Hàng)
214 Công Ty TNHH Hyupsung Vina 6.Thương mại (khác)
215 Công Ty TNHH Điện Tử Woori 6.Thương mại (khác)
4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
216 Ngân Hàng Nonghyup - Chi Nhánh Hà Nội
Hàng)
Ngân Hàng Agricultural Bank Of China 4.Ngân hàng, bảo hiểm (Ngân
217
Limited - Chi Nhánh Hà Nội Hàng)
Công Ty TNHH Một Thành Viên May Mặc
218 3.Sản xuất (Sản xuất may mặc)
Việt Pacific
219 Công Ty TNHH Elentec Việt Nam 3.Sản xuất (Khác)
220 Công Ty TNHH Goshu Kohsan (Việt Nam) 6.Thương mại (khác)
221 Công Ty TNHH Wirecard (Việt Nam) 7.Sản xuất phần mềm
1.Bất Động Sản, Xây Dựng (Xây
222 Công Ty TNHH Complex Phương Bắc
dựng lắp đặt)
3.Sản xuất (Sản xuất phụ tùng ô
223 Công Ty TNHH Ts Việt Nam
tô, xe máy)
224 Công Ty TNHH Global Yoomyung Vina 6.Thương mại (khác)

225 Công Ty TNHH Ge Oil & Gas Việt Nam 6.Thương mại (khác)
PHỤ LỤC 5:

TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DN FDI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

PHẦN A- THỐNG KÊ SỐ PHIẾU KHẢO SÁT:


Tổng số phiếu phát ra và thu về được thống kê theo biểu sau:
Đối tượng Số phiếu Số phiếu
TT Tỷ lệ
khảo sát phát ra thu về
1 DN FDI 225 200 89%
2 CQT 205 190 93%
Tổng cộng 430 390 91%

PHẦN B- CÁC CÂU HỎI CHUNG:


Câu 1:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Trình độ đào tạo? Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
200 100% 190 100%
A Cao đẳng 33 17% 12 6%
B Đại học 126 63% 140 74%
C Thạc sĩ 41 21% 35 18%
D Tiến sĩ 0 0% 3 2%
Nhận xét:
Tỷ lệ người có trình độ đại học được khảo sát ở cả DN lẫn CQT đều chiếm tỷ
trọng cao (DN: 63%, CBT: 74%), ở DN không có người nào ở trình độ Tiến sĩ,
CQT có đến 3 người. DN có tỷ lệ số người được hỏi ở trình độ cao đẳng lớn hơn
CQT (DN 17%, CQT: 6%)
Câu 2:
Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ về Quan hệ Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
liên kết và Giao dịch liên kết theo Thông tư Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
66, Nghị định 20, Thông tư 41? 200 100% 190 100%
A Chưa được đào tạo, bồi dưỡng 105 53% 95 50%
B Dưới 02 khoá đào tạo, bồi dưỡng 50 25% 83 44%
C Từ 03-05 khoá đào tạo, bồi dưỡng 28 14% 10 5%
D Trên 05 khoá đào tạo, bồi dưỡng 17 9% 2 1%
Nhận xét:
Nhìn vào tương quan trên, ở khối DN những người chưa được đào tạo, bồi
dưỡng về Quan hệ liên kết và Giao dịch liên kết dưới 02 khoá đào tạo, bồi dưỡng
cao hơn ở CQT (DN: 25%, CQT: 44%), tuy nhiên tỷ lệ những người được đào tạo
trên 05 khoá đào tạo, bồi dưỡng của DN FDI lại cao hơn của CQT (DN: 9%, CQT:
1%). Điều này chứng tỏ DN FDI đã được tiếp cận với chuyển giá từ rất lâu và có
những DN FDI đã đào tạo nhiều lần cho nhân viên tài chính kế toán của mình.

Câu 3:
Quý vị làm công tác tài chính- kế toán/ Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
thanh- kiểm tra thuế được bao nhiêu Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
thời gian? 200 100% 190 100%
a Dưới 3 năm 41 21% - 0%
b Từ 3 đến 6 năm 55 28% 16 8%
c Từ 6 đến 10 năm 43 22% 85 45%
d Từ 10 đến 15 năm 27 14% 46 24%
e Từ 15 đến 20 năm 25 13% 32 17%
F Trên 20 năm 9 5% 11 6%
Nhận xét:
Các DN FDI có tỷ lệ người có năm công tác trong nghề ở mức dưới 3 năm
đông hơn CQT (DN FDI: 21%, CQT: 0%). Điều này được lý giải là do đặc thù của
CQT, cán bộ mới vào làm không được biên chế ngay vào bộ phận thanh tra- kiểm
tra thuế mà phải luân chuyển đủ năm qua các bộ phận chức năng khác, sau đó mới
được chuyển sang làm việc cho khối thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên số người trong
nghề ở mức 6-10 năm thì ở CQT lại có tỷ lệ nhiều hơn DN FDI (DN FDI: 22%-
CQT: 45%), đặc biệt ở mức 10-15 năm thì CQT nhiều hơn hẳn các DN FDI (DN
FDI: 14%-CQT: 24%), nguyên nhân là để tiến hành hoạt động thanh, kiểm tra
chuyển giá đòi hỏi nhiều các cán bộ lâu năm, có kinh nghiệm, có kiến thức ngành,
lĩnh vực đặc thù cao.
Câu 4:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Điểm Điểm Điểm Điểm
Ước tính chung về mức độ gian tuyệt đánh tuyệt đánh Tỷ
lận chuyển giá thực tế trong các đối giá Tỷ lệ đối giá lệ
DN FDI hiện nay như thế nào? 2000 1509 75% 1900 1589 84%
Nhận xét:
Các DN FDI được khảo sát cho rằng ước tính chung về mức độ gian lận
chuyển giá thực tế trong các DN FDI hiện nay thấp hơn so với CQT (DN FDI: 75%,
CQT: 84%), điều này cũng dễ hiểu vì tâm lý các DN FDI thường không tự thừa
nhận là có chuyển giá, trong khi CQT đặt nghi ngờ cao hơn về gian lận của các DN
FDI.
Câu 5:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Mức độ phổ biến của hành vi gian lận Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
chuyển giá trong các DN FDI 200 100% 190 100%
Hầu như ở DN FDI nào cũng có
a hành vi này 51 26% 76 40%
Các DN FDI lớn thường áp dụng
b thủ đoạn này 128 64% 105 55%
Các DN FDI vừa và nhỏ thường
c áp dụng thủ đoạn này 19 10% 9 5%
Không có hành vi này ở các DN
d FDI 2 1% 0 0%
Nhận xét:
Khảo sát về mức độ phổ biến của hành vi gian lận chuyển giá trong các DN
FDI, các DN FDI tự cho rằng có một tỷ lệ ít hơn CQT và không phải hầu như DN
FDI nào cũng có hành vi này (DN FDI: 26%, CQT: 40%). Tuy nhiên, cả DN FDI và
CQT đều có đánh giá chung là “Các DN FDI lớn thường áp dụng thủ đoạn này”
(DN FDI: 64%, CQT: 55s%). Chỉ có 2 DN cho rằng không có hành vi này ở các
DN FDI, trong khi đó không có cán bộ thuế nào thừa nhận điều này.
Câu 6:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Điểm Điểm
Mức độ chuyển giá xếp theo lĩnh Điểm tuyệt đánh Tỷ Điểm đánh Tỷ
vực cụ thể của từng lĩnh vực sản đối giá lệ tuyệt giá lệ
xuất kinh doanh đối

a Nghiên cứu, phát triển 2,000 61 3% 1,900 32 2%

b Thiết kế, định mẫu sản phẩm 2,000 42 2% 1,900 11 1%

c Sản xuất, chế tạo, chế biến 2,000 802 40% 1,900 974 51%
Gia công, lắp ráp, cài đặt
d thiết bị 2,000 407 20% 1,900 659 35%
Phân phối, lưu thông,
e marketting, quảng cáo 2,000 308 15% 1,900 87 5%

f Quản lý, cung ứng vật tư 2,000 162 8% 1,900 35 2%


Vận chuyển giao nhận, dịch
g vụ cung cấp kho bãi 2,000 209 10% 1,900 82 4%
Thực hiện các dịch vụ ngành
nghề như môi giới, tư vấn,
đào tạo, kế toán, kiểm toán,
quản lý nhân sự, cung cấp lao
h động, thu thập thông tin. 2,000 9 0% 1,900 20 1%
Nhận xét:
Đánh giá về mức độ chuyển giá xếp theo lĩnh vực cụ thể của từng lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, DN FDI và CQT đều gặp nhau ở một điểm chung và cùng cho
rằng lĩnh vực “sản xuất, chế tạo, chế biến” (DN FDI: 40%, CQT: 51%), Gia công,
lắp ráp, cài đặt thiết bị (DN FDI: 20%, CQT: 35%). Còn lại có sự khác biệt về nhận
xét, ví dụ khi đánh giá mức độ chuyển giá về “Phân phối, lưu thông, marketting,
quảng cáo”, các DN FDI cho rằng có tỷ lệ cao hơn ở lĩnh vực này, trong khi đó
CQT đánh giá thấp hơn (DN FDI: 15%, CQT: 5%).
Câu 7:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Nguyên nhân của chuyển giá trong các Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
DN FDI ở Việt Nam? 200 100% 190 100%
Do pháp luật thuế về chuyển giá
A chưa chặt chẽ và phù hợp 69 35% 15 8%
Do thuế suất thuế TNDN ở Việt
B Nam cao 20 10% 72 38%
Do công tác thanh tra, kiểm tra
C thuế chưa đạt hiệu quả cao 25 13% 3 2%
Do quản lý thuế đối với DN FDI
D lỏng lẻo 30 15% 5 3%
Do ý thức tuân thủ pháp luật của
E DN FDI thấp 18 9% 35 18%
Do đây là lĩnh vực đặc thù khó
F kiểm soát 23 12% 55 29%
Do chủ trương, yêu cầu, kế hoạch
G thuế của Công ty mẹ 13 7% 3 2%
H e. Các nguyên nhân khác 2 1% 2 1%
Nhận xét:
Đánh giá về Nguyên nhân của chuyển giá trong các DN FDI ở Việt Nam, các
DN FDI cho rằng chủ yếu là do “Do pháp luật thuế về chuyển giá chưa chặt chẽ và
phù hợp” (DN FDI: 35%, CQT: 8%) và “Do quản lý thuế đối với DN FDI lỏng lẻo”
(DN FDI: 15%, CQT: 5%), trong khi đó CQT thì lại có quan điểm khác, CQT cho
rằng chủ yếu là do nguyên nhân “Do thuế suất thuế TNDN ở Việt Nam cao” (DN
FDI: 10%, CQT: 38%) và “Do đây là lĩnh vực đặc thù khó kiểm soát” (DN FDI:
12%, CQT: 29%).
Câu 8:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Điểm Điểm Điểm Tỷ
Mức độ phổ biến của các loại hành vi Điểm tuyệt đánh Tỷ tuyệt đánh lệ
chuyển giá trong các DN FDI đối giá lệ đối giá
Chuyển giá thông qua hình thức
a nâng cao giá trị tài sản góp vốn 2,000 308 15% 1,900 124 7%
Chuyển giá bằng cách nâng khống
b giá trị tài sản vô hình 2,000 179 9% 1,900 89 5%
Chuyển giá thông qua mua, bán
nguyên vật liệu, bán thành phẩm với
c công ty mẹ hoặc công ty liên kết 2,000 463 23% 1,900 591 31%
Chuyển giá thông qua thay đổi giá
bán sản phẩm với công ty mẹ và
d công ty liên kết 2,000 587 29% 1,900 689 36%
Chuyển giá bằng cách nâng cao chi
e phí quản lý doanh nghiệp 2,000 142 7% 1,900 87 5%
Chuyển giá thông qua nâng cao các
chi phí quảng cáo, chi phí thương
f hiệu, chi phí bản quyền 2,000 247 12% 1,900 180 9%
Chuyển giá thông qua cho vay trực
g tiếp (lãi vay) 2,000 74 4% 1,900 140 7%
Nhận xét:
Khảo sát Mức độ phổ biến của các loại hành vi chuyển giá trong các DN FDI,
Các DN FDI cho rằng chủ yếu tập trung ở các hành vi “Chuyển giá thông qua thay
đổi giá bán sản phẩm với công ty mẹ và công ty liên kết” (DN FDI 29%; CQT:
36%) và “Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với
công ty mẹ hoặc công ty liên kết” (DN FDI 29%; CQT: 36%) về quan điểm này
CQT cũng có nhận định gần tương tự. Tuy nhiên các DN FDI tự nhận xét một số
hành vi sau mức độ cao hơn CQT nhận định, ví dụ: “Chuyển giá thông qua nâng
cao các chi phí quảng cáo, chi phí thương hiệu, chi phí bản quyền” có tỷ lệ điểm
nhiều hơn CQT nhận xét (DN FDI: 12%; CQT: 9%), “Chuyển giá thông qua hình
thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn”: (CQT: 15%, DN FDI: 7%).
Câu 9:
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
pháp luật thuế và quản lý thuế đối với hoạt Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
động chuyển giá của các DN FDI 200 100% 190 100%
a Chặt chẽ và hợp lý 61 31% 91 48%
b Chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý 74 37% 57 30%
c Hợp lý nhưng không chặt chẽ 35 18% 33 17%
d Không chặt chẽ và không hợp lý 30 15% 9 5%
Nhận xét:
Kết qủa khảo sát, 37% DN FDI cho rằng quy định pháp luật thuế và quản lý
thuế đối với hoạt động chuyển giá chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý, trong khi
đánh giá của CQT 48% cho rằng “Chặt chẽ và hợp lý”, cả CQT và DN FDI đều gần
như thống nhất ở mức đánh giá “Hợp lý nhưng không chặt chẽ” (DN FDI: 18%,
CQT: 17%)
Câu 10:
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
pháp luật về kê khai, lập hồ sơ xác định giá Số
thị trường đối với giao dịch liên kết của các phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
DN FDI 200 100% 190 100%
A Chặt chẽ và hợp lý 66 33% 94 49%
B Chặt chẽ nhưng chưa thực sự hợp lý 68 34% 83 44%
C Hợp lý nhưng không chặt chẽ 37 19% 13 7%
D Không chặt chẽ và không hợp lý 29 15% - 0%
Nhận xét:
Nhận định về quy định pháp luật về kê khai, lập hồ sơ xác định giá thị trường
đối với giao dịch liên kết, ở mức “Chặt chẽ và hợp lý” DN FDI có sự chênh lệch về
đánh giá với cơ quan thuế (DN FDI: 33%; CQT: 49%), nghĩa là CQT đánh giá cao
quy định về kê khai, lập hồ sơ, trong khi DN FDI thì không đánh giá cao. Thậm chí
ở khía cạnh “Không chặt chẽ và không hợp lý”, cơ quan thuế không cho rằng các
quy định hiện tại là không chặt chẽ và không hợp lý, trong khi có tới 15% DN FDI
được hỏi đồng ý với ý kiến này.
Câu 11:
Xin cho biết ý kiến của quý vị về quy định Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
pháp luật về xử phạt hành vi chuyển giá dở Số phiếu Tỷ lệ Số phiếu Tỷ lệ
Việt Nam hiện nay 200 100% 190 100%
Quá nặng, làm cho DN FDI không chịu
A được 32 16% 20 11%
B Đủ nặng, đủ sức răn đe, phòng ngừa 65 33% 99 52%
Chưa đủ nặng, chưa đủ sức răn đe,
C phòng ngừa 68 34% 71 37%
D Không chặt chẽ và không hợp lý 35 18% - 0%
Nhận xét:
CQT nhận định rất khả quan về quy định pháp luật về xử phạt hành vi chuyển
giá dở Việt Nam hiện nay, khi có tới 52% cho rằng đã “Đủ nặng, đủ sức răn đe,
phòng ngừa”, trong khi có tới 33% DN FDI đánh giá chỉ ở mức “Chưa đủ nặng,
chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa”. CQT cho rằng không tồn tại sự “ Không chặt chẽ
và không hợp lý” trong khi có tới 18% DN FDI khẳng định rằng quy định hiện tại
vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập.
Câu 12:
Mức độ sai lệch thông tin tại Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Báo cáo xác định giá thị trường
(về phương pháp xác định giá,
về thông tin dữ liệu…) của DN
FDI và các thông tin khác để Điểm
xác định nghĩa vụ thuế của Điểm Tỷ Điểm đánh
doanh nghiệp với thực tế thanh Điểm đánh giá lệ tuyệt đối giá Tỷ lệ
tra, kiểm tra tại doanh nghiệp? tuyệt đối

A Sai lệch lớn 2,000 853 43% 1,900 155 8%

B Có sai lệch 2,000 698 35% 1,900 1,317 69%


C Sai lệch nhỏ 355 18% 19%
2,000 1,900 370

D Không sai lệch 2,000 94 5% 1,900 58 3%


Nhận xét:
Đánh giá về mức độ sai lệch thông tin tại Báo cáo xác định giá thị trường (về
phương pháp xác định giá, về thông tin dữ liệu…) của DN FDI và các thông tin
khác để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với thực tế thanh tra, kiểm tra tại
doanh nghiệp: 43% DN FDI cho rằng có “sai lệch lớn” (CQT: 8%), trong khi CQT
đánh giá là “có sai lệch”: 69% (DN FDI: 35%). Như vậy mức độ nhận xét của CQT
ở cấp độ thận trọng hơn.
Câu 13:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Mức độ đáp ứng yêu cầu về Điểm
cung cấp thông tin của DN FDI tuyệt Điểm Điểm Điểm Tỷ
phục vụ cho công tác thanh tra, đối đánh Tỷ lệ tuyệt đối đánh giá lệ
kiểm tra thuế? giá
Cung cấp kịp thời, đầy đủ
a 2,000 683 34% 1,900 810 43%
Cung cấp đầy đủ nhưng
b không kịp thời 2,000 711 36% 1,900 443 23%
Được cung cấp kịp thời
c nhưng không đầy đủ 2,000 365 18% 1,900 358 19%
Ít hợp tác cung cấp
d 2,000 229 11% 1,900 222 12%
Không hợp tác
e 2,000 13 1% 1,900 67 4%
Nhận xét:
Về mức độ đáp ứng yêu cầu về cung cấp thông tin của DN FDI phục vụ cho
công tác thanh tra, kiểm tra thuế, CQT nhận định DN đã “Cung cấp kịp thời, đầy
đủ” ở mức cao (CQT: 43%; DN FDI: 34%). Tuy nhiên đánh chú ý là DN FDI tự
cho rằng mức độ kịp thời là chưa cao khi có tới 36% cho rằng “Cung cấp đầy đủ
nhưng không kịp thời”. Điều này phản ánh thực tế là khi CQT yêu cầu cung cấp
thông tin, DN FDI thường có độ chễ do phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giải trình, mất
nhiều thời gian.
Câu 14:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Xin cho biết đánh giá của quý vị về Điểm Điểm
trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra Điểm Điểm Tỷ lệ tuyệt đánh Tỷ
chuyển giá hiện hành của CQT? tuyệt đối đánh giá đối giá lệ
Đã khoa học, phù hợp với thực tế
a hoạt động thanh tra 2,000 854 43% 1,900 1,415 74%
b Trình tự, thủ tục còn rườm rà 670 34% 23%
2,000 1,900 443
Cần điều chỉnh tăng thêm thủ tục,
c thời gian thanh tra 2,000 442 22% 1,900 21 1%
Cần điều chỉnh thêm về hệ thống
d biểu mẫu 2,000 34 2% 1,900 21 1%
Nhận xét:
Khi đánh giá của quý vị về trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiện
hành của CQT, DN FDI đánh giá không cao (34%) khi cho rằng “Trình tự, thủ tục
còn rườm rà”, trong khi chỉ có 23% số người được hỏi của CQT đồng ý về điều này.
CQT cho rằng trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiện hành “Đã khoa
học, phù hợp với thực tế hoạt động thanh tra” khi có tới 74% người được hỏi đồng ý
với ý kiến này. Như vậy tồn tại sự khác biệt lớn về quan điểm giữa CQT và DN
FDI.
Câu 15:
Doanh nghiệp FDI Cơ quan thuế
Để DN FDI không tiếp tục hoạt Điểm Điểm Điểm Điểm
động chuyển giá, theo anh chị cần tuyệt đánh tuyệt đánh
những điều kiện gì? đối giá Tỷ lệ đối giá Tỷ lệ
Giảm thuế suất thuế TNDN
A 2,000 557 28% 1,900 149 5%
Thống nhất ưu đãi (miễn,
giảm) thuế giữa các DN FDI và
B DN trong nước 2,000 545 27% 1,900 159 3%
Tăng thuế suất hàng hoá nhập
C khẩu 2,000 34 2% 1,900 150 8%
Công khai tỷ suất lợi nhuận
bình quân của các DN ở các
D ngành nghề, lĩnh vực 2,000 389 19% 1,900 273 19%
Ban hành Luật hạn chế chuyển
giá tách biệt với luật quản lý
E thuế 2,000 169 8% 1,900 415 17%
Tăng cường phối hợp giữa các
cơ quan quản lý nhà nước về
F chuyển giá 2,000 117 6% 1,900 429 28%
Tăng cường hợp tác quốc tế về
G quản lý hoạt động chuyển giá 2,000 89 4% 1,900 325 21%
Nhận xét:
Về điều kiện để DN FDI không tiếp tục hoạt động chuyển giá, DN FDI cho
rằng cần tập trung vào giải pháp “Giảm thuế suất thuế TNDN” (DN FDI: 28%;
CQT: 5%) và “Thống nhất ưu đãi (miễn, giảm) thuế giữa các DN FDI và DN trong
nước” (DN FDI: 27%; CQT: 3%), trong khi phía CQT thì cho rằng cần tập trung
vào các điều kiện “Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về
chuyển giá” (DN FDI: 6%; CQT: 28%) và “Tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý
hoạt động chuyển giá” (DN FDI: 4%; CQT: 21%)
PHẦN C- ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP FDI
Câu 1:

Số phiếu Tỷ lệ
DN FDI ở Việt Nam chuyển giá để? 200 100%
a Giảm thiểu tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp tại Việt Nam 105 53%
b Tránh thuế TNDN 55 28%
c Cạnh tranh với các DN khác 17 9%
Tối đa hoá lợi ích của mình trong các mối quan hệ góp
d vốn, quan hệ kinh doanh 21 11%
e Mục đích khác 2 1%
Nhận xét:
Các DN FDI được hỏi về mục đích chuyển giá cho rằng mục đích chủ yếu là
“Giảm thiểu tối đa nghĩa vụ thuế phải nộp tại Việt Nam” (53%) và có đến 28% cho
rằng mục đích của DN FDI là “tránh thuế TNDN”.
Câu 2:

Số phiếu Tỷ lệ
Chuyển giá có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật không? 200 100%
a Có, nghiêm trọng 55 28%
b Có, không nghiêm trọng 79 40%
c Không 66 33%
Nhận xét:
Có 40% DN FDI được hỏi nhận thức về chuyển giá ở mức độ “Có, không
nghiêm trọng” và 30% cho rằng chuyển giá không là hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ
có 28% đồng ý cho rằng chuyển giá là hành vi vi phạm pháp luật “nghiêm trọng”.
Câu 3:
Điểm Điểm
Dấu hiệu chuyển giá DN FDI ở Việt Nam? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ
Khai giá đầu vào cao hơn mức giá thông
a thường trên thị trường 2,000 553 28%
Khai giá đầu ra thấp hơn mức giá thông
b thường trên thị trường 2,000 575 29%
Khai lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất
c kinh doanh (tăng vốn) 2,000 699 35%

d Không có thu nhập chịu thuế hoặc lãi rất ít 2,000 173 9%
Nhận xét:
Kết quả khảo sát về dấu hiệu chuyển giá DN FDI ở Việt Nam, các DN FDI tự
nhận định và cho rằng dấu hiệu “Khai lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh
doanh (tăng vốn)” là rõ nét nhất (35%), trong khi đó chỉ có 9% chọn dấu hiệu
“Không có thu nhập chịu thuế hoặc lãi rất ít”, điều này có nghĩa là DN FDI cho rằng
chuyển giá “lãi” (lãi rất ít) là không đáng kể và rất mờ nhạt.
Câu 4:

DN FDI nơi bạn đang làm lập Tờ khai giao dịch liên kết như Số phiếu Tỷ lệ
thế nào? 200 100%
a Kế toán DN tự làm, tự kê khai 154 77%
b Thuê Công ty tư vấn và Công ty kiểm toán làm 41 21%
c Không làm, không kê khai 5 3%
Nhận xét:
Đánh giá về việc lập Tờ khai giao dịch liên kết, tỷ lệ các DN tự làm, tự kê khai
là rất cao (77%), chì có 21% DN FDI không tự tin và phải “Thuê Công ty tư vấn và
Công ty kiểm toán làm” (21%), cá biệt có một số DN FDI “Không làm, không kê
khai” (3%)
Câu 5:

DN FDI nơi bạn đang làm lập Báo cáo xác định giá thị Số phiếu Tỷ lệ
trường như thế nào? 200 100%
Kế toán DN tự lập Báo cáo, mua dữ liệu từ các Công ty
a kiểm toán 24 12%
b Thuê Công ty tư vấn và Công ty kiểm toán làm toàn bộ 119 60%
c Không làm Báo cáo lưu tại DN 57 29%
Nhận xét:
Về lập Báo cáo xác định giá thị trường, đây là một nội dung rất khó nên có tới
60% DN FDI phải đi “Thuê Công ty tư vấn và Công ty kiểm toán làm toàn bộ”, chỉ
có 12% DN FDI “tự lập Báo cáo, mua dữ liệu từ các Công ty kiểm toán”. Và có tới
29% DN FDI không làm báo cáo này.
Câu 6:
Báo cáo xác định giá thị trường thuê các công ty kiểm toán
và công ty tư vấn thuế làm đã đáp ứng được yêu cầu của cơ Số phiếu Tỷ lệ
quan thuế khi thanh tra, kiểm tra chưa? 200 100%
a Đã đáp ứng được 94 47%
b Đáp ứng được một phần 71 36%
c Không đáp ứng được, bị cơ quan thuế bác bỏ 35 18%
Nhận xét:
Kết quả khảo sát ý kiến của DN FDI về Báo cáo xác định giá thị trường thuê
các công ty kiểm toán và công ty tư vấn thuế làm, 47% DN FDI được hỏi cho rằng
đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan thuế khi thanh tra, kiểm tra. Có 18% DN FDI
cho rằng “Không đáp ứng được, bị cơ quan thuế bác bỏ”, khả năng cao xảy ra ở các
DN FDI đã được thanh tra, kiểm tra và bị CQT điều chỉnh (ấn định) TNCT TNDN.
Câu 7:
Xin cho biết đánh giá của quý vị về trình độ, phương pháp Số phiếu Tỷ lệ
công chức thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay đã đáp ứng được
yêu cầu của 1 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyển giá hay chưa? 200 100%
a Có phương pháp và có trình độ tốt 65 33%
Có trình độ nhưng phương pháp thực hiện chưa thuyết
b phục 96 48%
Chưa đủ trình độ và phương pháp lập luận chưa thuyết
c phục 39 20%
Nhận xét:
Đánh giá về về trình độ, phương pháp công chức thanh tra, kiểm tra thuế hiện
nay: 48% DN FDI được hỏi cho rằng phương pháp của công chức thanh tra, kiểm
tra thuế khi thực hiện 1 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiện nay là “chưa thuyết
phục”. Điều này đỏi hỏi CQT phải nỗ lực đào tạo cán bộ TTKT hơn nữa về các kỹ
năng thuyết phục, tranh biện với DN FDI.
Câu 8:
Mức độ hài lòng của DN FDI bị thanh tra, kiểm Điểm tuyệt Điểm đánh
tra chuyển giá? đối giá Tỷ lệ
a Hài lòng 2,000 1001 50%
b Không hài lòng 2,000 769 38%
c Ý kiến khác 2,000 230 12%
Nhận xét:
Chỉ có 50% DN FDI được hỏi là “Hài lòng” khi bị thanh tra, kiểm tra chuyển
giá. Điều này cũng có thể hiểu được khi phần lớn các cuộc thanh kiểm tra đều truy
thu thuế và cắt lỗ rất lớn, dẫn đến quyền lợi và uy tín của DN FDI bị ảnh hưởng
không nhỏ.

PHẦN D- ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THUẾ


Câu 1:
Mức độ tác động của các hoạt động chức năng
của các cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan thuế)
trong thời gian qua đã góp phần chống chuyển giá Điểm tuyệt Điểm
trong các DN FDI như thế nào đối đánh giá Tỷ lệ
a Công tác tuyên truyền – hỗ trợ DN FDI 1,900 74 4%
b Công tác quản lý kê khai giao dịch liên kết 1,900 53 3%
Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở cơ quan
c thuế (kiểm tra tại bàn) 1,900 314 17%
Công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh
d nghiệp FDI 1,900 1459 77%
Nhận xét:
Khảo sát mức độ tác động của các hoạt động chức năng của các cơ quan quản
lý nhà nước (cơ quan thuế) trong thời gian qua đã góp phần chống chuyển giá trong
các DN FDI, hầu hết (77%) cán bộ TTKT cho rằng mảng “Công tác thanh tra, kiểm
tra tại trụ sở doanh nghiệp FDI” là cho hiệu quả rõ nét nhất.
Câu 2:

Số phiếu Tỷ lệ
Có ý kiến cho rằng công ty kiểm toán và công ty tư vấn
thuế thông đồng với DN FDI để lập các báo cáo chuyển
giá nguỵ biện cho hành vi lỗ và lãi không đáng kể anh
(chị) có đồng ý với nhận xét này không 190 100%
a Đồng ý 133 70%
b Không đồng ý 35 18%
c Nhận xét này chỉ đúng trong một số trường hợp 22 12%
Nhận xét:
Đánh giá của cán bộ TTKT cơ bản nhất trí (70%) cho rằng “công ty kiểm toán
và công ty tư vấn thuế thông đồng với DN FDI để lập các báo cáo chuyển giá nguỵ
biện cho hành vi lỗ và lãi không đáng kể” của DN FDI.
Câu 3:
Chống chuyển giá là nhiệm vụ của cơ quan Điểm Điểm
nào? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ

a Ngành thuế 1,900 977 51%

b Ngành Hải quan 1,900 298 16%

c Kiểm toán nhà nước 1,900 145 8%

d Thanh tra Bộ Tài chính 1,900 134 7%

e Thanh tra Chính phủ 1,900 175 9%

f Ngành Kế hoạch và Đầu tư 1,900 171 9%


Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát trên, cán bộ TTKT cho rằng nhiệm vụ chống chuyển giá
chủ yếu là của ngành thuế (51%), Hải quan (16%). Đồng thời cũng cho rằng các cơ
quan khác cũng cần có trách nhiệm chống chuyển giá như Kiểm toán nhà nước
(8%); Thanh tra Bộ Tài chính (7%); Thanh tra Chính phủ (9%); Than Ngành Kế
hoạch và Đầu tư (9%)
Câu 4:

Mức độ quan trọng của các giải pháp áp dụng


trong phòng chống chuyển giá ở các DN FDI ở Điểm tuyệt Điểm
cấp độ Tổng cục Thuế đối đánh giá Tỷ lệ
a Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý 1,900 253 13%
Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn công tác
b thanh tra, kiểm tra chuyển giá 1,900 347 18%
Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ
c cho quản lý chuyển giá 1,900 380 20%
Tăng cường công tác đào tạo, phổ biến kỹ
d năng, kinh nghiệm 1,900 776 41%
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ
e người nộp thuế 1,900 144 8%
Nhận xét:
Ở cấp độ cơ quan thuế, khi được hỏi, phần lớn (41%) cán bộ TTKT đánh giá
cao mức độ quan trọng của giải pháp “Tăng cường công tác đào tạo, phổ biến kỹ
năng, kinh nghiệm” phòng chống chuyển giá. Tỷ lệ lớn thứ hai (20%) ý kiến cho
rằng cần tập trung vào giải pháp “Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ cho
quản lý chuyển giá”.
Câu 5:

Mức độ quan trọng của các giải pháp áp dụng Điểm tuyệt Điểm
trong phòng chống chuyển giá ở các DN FDI đối đánh giá Tỷ lệ
a Tăng cường quản lý kê khai giao dịch liên kết 1,900 188 10%
Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch
b thanh tra, kiểm tra chuyển giá 1,900 242 13%
c Đổi mới phương pháp thanh tra, kiểm tra 1,900 391 21%
Vận dụng, áp dụng quy trình thanh tra chuyển
d giá 1,900 129 7%
Ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra chuyển
e giá 1,900 320 17%
Công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm
toán hoạt động chuyển giá đối với những
f hành vi chuyển giá nghiêm trọng 1,900 103 5%
Nâng cao chất lượng nguồn lực quản lý nhà
g nước về chuyển giá 1,900 213 11%
Đổi mới tuyên truyền hỗ trợ giúp doanh
h nghiệp tự giác tuân thủ 1,900 92 5%
Sắp xếp lại tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm
i tra 1,900 102 5%
Tăng cường phối hợp với các bộ phận, cơ
j quan có liên quan 1,900 120 6%
Nhận xét:
Về Mức độ quan trọng của các giải pháp áp dụng trong phòng chống chuyển
giá ở các DN FDI, cán bộ TTKT đều chọn giải pháp “Đổi mới phương pháp thanh
tra, kiểm tra” (21%) và rất cần thiết phải “Ban hành sổ tay nghiệp vụ thanh tra
chuyển giá” (17%), đồng thời cần “Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch
thanh tra, kiểm tra chuyển giá” (13%).
Câu 6:
Xin cho biết ý kiến của anh (chị) về mô hình tổ chức
của thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá hiện nay Điểm Điểm
hiện nay? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ

a Phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 1,900 573 30%

b Ít phù hợp, chưa thực sự hợp lý 1,900 891 47%

c Không phù hợp 1,900 436 23%


Nhận xét:
Ý kiến của cán bộ TTKT về mô hình tổ chức của thanh tra, kiểm tra chống
chuyển giá hiện nay hiện nay phần lớn (47%) đều cho rằng “phù hợp nhưng chưa
thực sự hợp lý”, điều này cho thấy nguyện vọng của cán bộ TTKT thời gian tới cần
có sự điều chỉnh về mô hình tổ chức của thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá cho
phù hợp.
Câu 7:
Xin cho biết đánh giá của anh (chị) về số lượng, trình
độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế hiện nay đã
đáp ứng nhu cầu lực lượng cho hoạt động thanh tra, Điểm Điểm
kiểm tra chuyển giá hay chưa? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ

a Đã đủ lực lượng và có trình độ tốt 1,900 235 12%

b Đã đủ lực lượng và cần đào tạo bồi dưỡng thêm 1,900 760 40%
Chưa đủ lực lượng và có trình độ đáp ứng nhiệm
c vụ 1,900 363 19%

d Chưa đủ lực lượng và trình độ chưa đáp ứng 1,900 542 29%
Nhận xét:
Đánh giá của cán bộ TTKT về số lượng, trình độ công chức thanh tra, kiểm tra
thuế hiện nay: tỷ lệ lớn (40%) cán bộ được hỏi cho rằng đã đáp ứng nhu cầu lực
lượng cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyển giá.
Câu 8:

Theo anh (chị), số lượng DN FDI lựa chọn thanh tra


hằng năm đã đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro về hoạt Điểm Điểm
động chuyển giá chưa? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ

a Rất phù hợp 1,900 231 12%

b Phù hợp 1,900 369 19%

c Cần tăng thêm đối tượng thanh tra 1,900 1165 61%
d Giảm bớt đối tượng thanh tra 1,900 135 7%
Nhận xét:
Về số lượng DN FDI lựa chọn thanh tra hằng năm, hầu hết cán bộ TTKT
(61%) cho rằng “Cần tăng thêm đối tượng thanh tra” thì mới có thể đáp ứng yêu cầu
quản lý rủi ro về hoạt động chuyển giá.
Câu 9:
Xin anh (chị) cho biết đánh giá về chất lượng bộ tiêu
chí phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế hoạch Điểm Điểm
thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiện hành? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ

a Rất tốt 1,900 145 8%

b Tốt 1,900 358 19%

c Đáp ứng một phần và cần điều chỉnh thêm 1,900 1350 71%

d Không đáp ứng yêu cầu thanh tra 1,900 47 2%


Nhận xét:
Đánh giá về chất lượng bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế
hoạch thanh tra, kiểm tra chuyển giá hiện hành, một tỷ lệ lớn (71%) cho rằng bộ
tiêu chí “Đáp ứng một phần và cần điều chỉnh thêm”
Câu 10:
Xin cho biết việc lựa chọn phương pháp thanh tra có
mức độ ảnh hưởng của đến cuộc thanh tra như thế Điểm Điểm
nào? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ

a Ảnh hưởng quyết định kết quả thanh tra 1,900 1438 76%

b Có ảnh hưởng 1,900 443 23%

c Không ảnh hưởng 1,900 19 1%


Nhận xét:
Có 76% cán bộ TTKT được hỏi đánh giá cao về phương pháp thanh tra có
mức độ ảnh hưởng “quyết định đến cuộc thanh tra”, điều này cho thấy phương pháp
cực kỳ quan trọng trong thanh tra chuyển giá.
Câu 11:
Xin cho biết đánh giá của anh (chị) về Quy trình thanh Điểm tuyệt Điểm
tra đối với 1 cuộc thanh tra chuyển giá hiện hành? đối đánh giá Tỷ lệ
Đã khoa học, phù hợp với thực tế hoạt động thanh
a tra 1,900 674 35%
b Cần điều chỉnh thêm về trình tự, thủ tục 1,900 231 12%
c Cần điều chỉnh tăng thêm thời gian thanh tra 1,900 974 51%
d Cần điều chỉnh thêm về hệ thống biểu mẫu 1,900 21 1%
Nhận xét:
Về quy trình thanh tra chuyển giá hiện nay, hầu hết cán bộ TKTK (51%) cho
rằng thời gian 1 cuộc thanh tra chuyển giá hiện hành vẫn áp dụng theo quy trình 1
cuộc thanh tra thông thường là không đủ, và “Cần điều chỉnh tăng thêm thời gian
thanh tra” cho phù hợp với thực tế đấu tranh chống chuyển giá.
Câu 12:
Điểm Điểm
Tổ chức bộ máy quản lý chuyển giá thời gian tới cần? tuyệt đối đánh giá Tỷ lệ
Thành lập Cục chống chuyển giá thuộc Chính phủ
a hoặc Bộ Tài chính 1,900 270 14%
Cần tách riêng bộ phận thanh tra chống chuyển
b giá khỏi khối thanh tra, kiểm tra 1,900 890 47%

c Giữ nguyên như hiện nay 1,900 719 38%

d Tăng năng lực, quyền hạn cho bộ máy hiện tại 1,900 21 1%
Nhận xét:
Để hoàn thiện Tổ chức bộ máy quản lý chuyển giá, phần lớn cán bộ TTKT
được hỏi cho rằng có một tỷ lệ không nhỏ (47%) có luồng ý kiến “Cần tách riêng bộ
phận thanh tra chống chuyển giá khỏi khối thanh tra, kiểm tra”. (38%) cho rằng
không cần thay đổi bộ máy, chỉ cần giữ nguyên như hiện nay. Điều ngày đòi hỏi
ngành thuế cần tái thành lập lại các phòng thanh tra chuyển giá theo xu hướng tất
yếu của hê thống thanh tra chuyển gía của các nước trên thế giới./.
PHỤ LỤC 6:
Nghiên cứu tình huống chuyển giá của một số DN FDI trên địa bàn Hà
Nội qua công tác thanh tra của Cục thuế Hà Nội

6.1. Tình huống thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH Một thành viên
Keangnam – Vina
Với tư cách là chủ đầu tư, Công ty TNHH một thành viên Keangnam – Vina
được UBND TP Hà Nội cho thuê đất để thực hiện dự án kinh doanh bất động sản tại
Việt Nam, xây dựng Toà nhà Landmark Tower để bán và cho thuê. Để thực hiện dự
án DN thực hiện các thủ tục về đầu tư, cấp đất và xây dựng cơ sở hạ tầng dự án, các
hạng mục dự án.
Trong các năm vừa qua, hoạt động kinh doanh bất động sản là một ngành kinh
tế phát triển và có lợi nhuận tương đối cao, do đặc điểm của sản phẩm với chất
lượng cao, được bán cho các khách hàng trong nước, các giao dịch chủ yếu là giao
dịch độc lập với giá bán cao hơn so với các sản phẩm tương đương trên thị trường
(ở mức khoảng gần 3.000 usd/m2 chung cư). Nếu chủ đầu tư hạch toán đầy đủ về
doanh thu, chi phí dự án thì sẽ phát sinh khoản thuế TNDN phải nộp từ hoạt động
chuyển nhượng bất động sản lớn. Và để tối đã hóa lợi ích của tập đoàn khi thực hiện
nghĩa vụ thuế, công ty mẹ tại nước ngoài đã thành lập Công ty TNHH Keangnam
Enterprises, Ltd (công ty con) với tư cách là tổng thầu xây dựng để ký hợp đồng
xây dựng bao thầu toàn bộ dự án cho chủ đầu tư (Công ty TNHH một thành viên
Keangnam – Vina) theo hình thức chìa khóa trao tay với mục đích là tạo ra giao
dịch liên kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu XD, giá giao thầu xây dựng do 2 bên xác
định cao hơn giá thị trường, thực hiện chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
bất động sản của chủ đầu tư sang hoạt động xây dựng của nhà thầu, mục đích để
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty TNHH Keangnam Enterprises, Ltd đăng
ký, nộp thuế nhà thầu theo phương pháp hỗn hợp, thuế GTGT khấu trừ, thuế TNDN
ấn định theo tỷ lệ 2%/doanh thu bán hàng theo quy định về thuế nhà thầu.
Như vậy thông qua việc sử dụng các thủ thuật kế toán, đăng ký áp dụng hình
thức kê khai thuế TNDN nhà thầu ấn định trên doanh thu thì khoản chênh lệch giá
cao hơn giá thị trường giữa chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng thì về tổng thể lợi
nhuận của tập đoàn đã tránh được một khoản thuế TNDN từ thu nhập của hoạt động
kinh doanh bất động sản.
Sau khi phân tích, đánh giá rủi ro xác định “vùng trũng” về thuế của hệ thống
có liên quan đến chuyển giá trong giao dịch liên kết của hoạt động XD nhằm
chuyển lợi nhuận kinh doanh bất động sản từ chủ đầu tư sang hoạt động xây dựng
của nhà thầu XD, được sự hỗ trợ của Tổng cục Thuế về phương pháp tính toán, xây
dựng tỷ suất ngành xây dựng theo phương pháp giá thị trường, Cục thuế lựa chọn
phương pháp giá vốn cộng lãi để xác định lại giá bán ra của nhà thầu làm căn cứ
điều chỉnh giá mua vào của chủ đầu tư. Để thực hiện được phương pháp này cần
phải xác định giá vốn mua vào của Nhà thầu chính với các bên độc lập, đồng thời
thu thập thông tin thị trường về tỷ suất lợi nhuận gộp của các DN thuộc ngành xây
dựng giai đoạn 2007-2011 xác định tỷ suất lợi nhuận gộp, từ đó làm căn cứ xác định
lại doanh thu của nhà thầu chính cho chủ đầu tư theo phương pháp giá thị trường.
Phân tích tại CQT cho thấy Công ty TNHH Một thành viên Keangnam - Vina
có giao dịch liên kết khi thực hiện giao thầu xây dựng toàn bộ dự án cho Công ty
liên kết trong tập đoàn, giá mua vào (giá vốn xây dựng) từ bên liên kết là Công ty
Keang Nam Entreprise (Công ty mẹ). Công ty đã thực hiện kê khai giao dịch liên
kết áp dụng PP3 tại Thông tư 66) đối với giao dịch mua vào của bên liên kết.
Đoàn thanh tra đã đánh giá và xác định có rủi ro về thuế có liên quan đến
chuyển giá trong giao dịch liên kết nhằm chuyển lợi nhuận kinh doanh bất động sản
sang hoạt động xây dựng, khi nhà thầu áp dụng thuế suất TNDN (2%/DT) thấp hơn
thuế suất đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản (25%/TNCT).
Kết quả thanh tra chuyển giá Công ty Keangnam Vina:
Căn cứ điểm 2.3 Điều 5 Thông tư 66 theo đó nguyên tắc áp dụng phương pháp
giá thị trường theo phương pháp giá vốn cộng lãi. Đoàn Thanh tra lựa chọn phương
pháp 3 (Giá vốn cộng lãi) để xác định lại giá bán ra của Nhà Thầu, từ đó làm căn cứ
điều chỉnh giá mua vào của Công ty TNHH Một thành viên Keangnam - Vina.
Để thực hiện được phương pháp cần phải xác định giá vốn mua vào của Nhà
Thầu chính với các bên độc lập, đồng thời thu thập thông tin thị trường về tỷ suất
lợi nhuận gộp của ngành xây dựng giai đoạn 2007-2011 để ấn định lại tỷ suất lợi
nhuận gộp, xác định lại doanh thu của Nhà thầu chính Công ty Keang Nam
Entreprise Ltd từ đó làm căn cứ điều chính giá vốn xây dựng của Chủ Đầu tư là
Công ty TNHH Một thành viên Keangnam – Vina.
Để có căn cứ xác định giá thị trường giữa Nhà thầu chính và Chủ đầu tư do đó
ngày 07/01/2013 Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định thanh tra số 273/QĐ-CT-
TTr3 đối với Công ty TNHH Keangnam Enterprises, Ltd là Nhà thầu chính thực
hiện dự án, kết quả giảm chi phí là: 561.898.058.684 đồng.
Sau khi có kết quả xử lý tại Nhà thầu chính, Cục thuế TP Hà Nội điều chỉnh
giảm chi phí xây dựng dự án là: 1.252.720.287.516 đồng. Trong đó:
+ Giảm giá vốn hoạt động chuyển nhượng BĐS là: 408.637.357.788 đồng.
+ Giảm giá trị TSCĐ đầu tư là: 844.082.929.728 đồng.
+ Tăng thu cho ngân sách là: 91.750.360.319 đồng (Thuế TNDN là:
91.101.627.723 đồng)
Ngày 07/8/2013 Cục thuế TP Hà Nội có công văn số 30636/CT-TTr3 báo cáo
Tổng cục Thuế kết quả thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH một thành viên
Keangnam – Vina.

6.2. Tình huống thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH JGC Việt Nam
Cuộc thanh tra được tiến hành tại doanh nghiệp đối với 3 năm tài chính từ năm
2011 đến năm 2013. Qua kết quả phân tích tại bàn, nhận thấy Công ty TNHH JGC
Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản, hoạt động
trong lĩnh vực Cung cấp các dịch vụ thiết kế công nghệ, kỹ thuật; Cho thuê và mua
thiết bị lắp đặt cho công trình; Xây dựng lắp đặt hỗn hợp các nhà máy, kết cấu thép
và lắp đặt thiết bị cho ngành hóa dầu và công nghiệp khác; Cung cấp dịch vụ trợ
giúp vận hành và bảo dưỡng cho ngành hóa dầu và công nghiệp khác; Dịch vụ phân
tích và kiểm định kỹ thuật (CPC8676).
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, từ năm 2009 đến năm 2013 hoạt động
chính về tư vấn thiết kế, cung cấp, xây dựng lắp đặt thiết bị chủ yếu đối với lĩnh vực
lọc hóa dầu, có phát sinh giao dịch liên kết với công ty mẹ tại Nhật Bản và một số
công ty con tại các nước khác. Hoạt động dịch vụ tư vấn thiết kế, lắp đặt là lĩnh vực
đặc thù nên rất khó có khả năng thua lỗ. Tuy nhiên, doanh nghiệp này kê khai thua
lỗ liên tục với số lỗ lớn. Nhận định đây là doanh nghiệp có rủi ro cao về chuyển giá,
Cục Thuế TP Hà Nội đã thực hiện thu thập phân tích thông tin về giao dịch liên kết,
tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị và những hành vi vi phạm, lợi dụng
chuyển giá để tránh thuế TNDN.
- Vi phạm về kê khai giao thông tin giao dịch liên kết:
Trong các năm tài chính 2011, 2012 và 2013 Công ty đã không chấp hành
việc kê khai xác định giá thị trường đối với sản phẩm dịch vụ chuyển giao trong
giao dịch liên kết và kê khai thông tin giao dịch liên kết vi phạm qui định tại Điểm
2.1, Điều 7 của Thông tư 66.
+ Các chỉ tiêu kê khai trên Phụ lục số 01/GCN-QLT kê khai thông tin giao
dịch liên kết của Công ty là không tin cậy và không phù hợp theo quy định Thông
tư 66 về Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh
doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
+ Hồ sơ xác định giá thị trường của Công ty không có các thông tin tài liệu,
chứng từ chứng minh, giải trình cho việc tính toán từng chỉ tiêu kê khai trên tờ khai
thông tin giao dịch liên kết GCN-01/QLT quy định tại Phụ lục 01/GCN-QLT ban
hành kèm theo Thông tư 66 của Bộ Tài chính
+ Công ty TNHH JGC Việt Nam không chứng minh được việc xác định tỷ
suất sinh lời phù hợp theo nguyên tắc giá thị trường của Thông tư 66 về Hướng dẫn
thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có
quan hệ liên kết.
- Công ty hạch toán chi phí quản lý điều hành và chi phí hoạt động hành chính
giữa Công ty mẹ tại nước ngoài và Công ty con tại Việt Nam không rõ ràng, có rủi
ro về việc hạch toán các khoản chi thuộc về chi phí của Công ty mẹ JGC-Cop, chi
phí của hoạt động Văn phòng đại diện,Văn phòng thầu dự án của Công ty mẹ như
chi hành chính thuê trụ sở làm việc,văn phòng ,đi lại chi phí nghiên cứu phát triển
thị trường,tham gia đấu thầu các dự án của Công ty mẹ và Công ty con,các chi phí
phục vụ chuyên gia của Công ty mẹ sang Việt Nam cũng như chi phí về nhân sự
người Việt Nam tham gia thực hiện cho các dự án của Công ty mẹ triển khai tại các
tỉnh ở Việt Nam dẫn đến việc Công ty có phát sinh các khoản chi phí giá vốn lớn
không được Công ty mẹ JGC Cop bồi hoàn chi phí dẫn đến Chi phí phát sinh nhưng
không có tên đầu dự án không phản ánh đầy đủ doanh thu.
- Vi phạm về hồ sơ xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết:
Trên cơ sở hồ sơ xác định giá thị trường mà đơn vị cung cấp cho thấy Công ty
không có hồ sơ giải trình cũng như không có các tài liệu pháp lý và các chứng cứ
pháp lý có liên quan đến việc chứng minh căn cứ xác định giá thị trường cho các
giao dịch liên kết theo phương pháp PP3 (Giá vốn cộng lãi) làm cơ sở để kê khai
thông tin giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT đã nộp cho CQT. Phương pháp
PP3 thể hiện trên Tờ khai PL01-GCN/CC là phương pháp Công ty dùng để tính
toán xây dựng đơn giá dự toán mua, bán hàng hoá, dịch vụ trước khi ký kết hợp
đồng với các bên liên kết.Công ty kê khai phương pháp xác định giá là PP3(giá vốn
cộng lãi) nhưng qua giải trình của Công ty thì PP3 là nhằm mục đích ký kết hợp
đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ với bên liên kết,PP3 không phải Phương pháp xác
định giá thị trường theo quy định tại Thông tư 66;
Phát hiện vi phạm của doanh nghiệp về hồ sơ chứng minh giá thị trường được
thiết lập sau thời điểm Công ty đã kê khai phụ lục số 01/GCN-QLT với Cục thuế
TP Hà Nội và hồ sơ xác định giá thị trường không có thông tin tài liệu chứng minh
làm căn cứ để Công ty lập Phụ lục số 01/GCN-QLT tại thời điểm kê khai giao dịch
liên kết hàng năm cùng với thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN theo quy định
tại TT 66. Như vậy, trong các năm tài chính 2011, 2012, 2013 Công ty đã không
chấp hành việc xác định giá thị trường đối với các giao dịch liên kết và kê khai
thông tin giao dịch liên kết vi phạm qui định tại Điểm 2.1 Điều 7 Thông tư 66 quy
định như sau “Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm
lưu giữ các thông tin, tài liệu và chứng từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác
định giá thị trường đối với sản phẩm trong các giao dịch liên kết và xuất trình theo
yêu cầu kiểm tra, thanh tra của CQT. Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và phương pháp xác định giá thị trường
đối với giao dịch liên kết phải được lập tại thời điểm diễn ra các giao dịch liên kết,
được cập nhật, bổ sung trong suốt quá trình thực hiện giao dịch và lưu giữ phù hợp
với các quy định về lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán theo các quy định của pháp
luật về kế toán, thống kê và thuế.
- Công ty không cung cấp được các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan
đến doanh thu,chi phí dự toán các dự án cung cấp dịch vụ thiết kế, Cung cấp thiết
bị Xây dựng lắp đặt với khách hàng độc lập và bên liên kết mà Công ty triển khai
trong các năm tài chính 2011-2013 đồng thời lấy đó làm căn cứ để hạch toán giá
vốn các dịch vụ, giá thành công trình và các hạng mục công trình theo từng giai
đoạn nghiệm thu bàn giao cho khách hàng từ đó làm sơ sở kê khai thuế GTGT và
thuế TNDN theo quy định của luật thuế.
Công ty đã không chứng minh được chi phí giá vốn không có tên của dự án là
chi phí thuộc doanh thu của giao dịch độc lập hay giao dịch liên kết.Công ty vi
phạm quy định về hạch toán kế toán Phản ảnh chi phí phát sinh trong kỳ không
đúng với quy định của Luật Thuế TNDN quy định đối với trường hợp nộp thuế
TNDN đăng ký theo phương pháp kê khai Doanh thu – Chi Phí (Doanh thu Dụ án
nào thì phù hợp với chi phí phát sinh của dự án đó).
Công ty không đưa ra được các bằng chứng về giá thị trường vượt trội so với
giá dự toán hoặc vượt trội do thực tế làm tăng khối lượng dự toán ký với khách
hàng ... để chứng minh được kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong các
năm tài chính 2011-2013 bị lỗ liên tục kéo dài.
Công ty TNHH JGC Việt Nam không xuất trình được cho CQT chứng từ và
các tài liệu liên quan đến việc hạch toán lỗ của hoạt động kinh doanh trong các năm
từ 2011 đến 2013; Công ty hạch toán vào giá vốn, giá thành của các hợp đồng dịch
vụ thiết kế,xây dựng lắp đặt thiết bị, đang triển khai và đã hoàn thành trong năm tài
chính 2011-2013 các chi phí chuyên gia,chi phí nhân công trực tiếp nhưng không
chứng minh được những chi phí giá vốn này là thuộc chi phí của dự án nào; chi phí
phát sinh nhưng không có doanh thu, lỗ không rõ nguyên nhân do chi đơn giá vượt
dự toán hay do làm tăng khối lượng hoặc các nguyên nhân khác tù đó dẫn đến việc
phản ánh kết quả kinh doanh Lỗ kéo dài không chính xác.
Từ căn cứ chứng cứ nêu trên kết luận Công ty không có đầy đủ về căn cứ
chứng từ pháp lý để xác định tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê
khai của Luật thuế TNDN. Công ty vi phạm quy định hạch toán giá trị hàng hoá,
dịch vụ đầu ra không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
Công ty đã có hành vi vi phạm hạch toán chi phí các khoản chi không tương
ứng với doanh thu tính thuế; Năm 2011 vi phạm Điểm 2,27, Mục IV, Phần C,
Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính,Năm 2012-2013
vi phạm Điểm 2,27, Điều 6, Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của
Bộ Tài chính,
Công ty TNHH JGC Việt Nam vi phạm pháp luật thuế quy định tại khoản 1
Điều 37 Luật Quản lý thuế,Điểm 2 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đối với
trường hợp trường nộp thuế TNDN theo phương pháp kê khai Công ty thuộc đối
tượng bị ấn định thu nhập chịu thuế TNDN
Các hành vi vi phạm nêu trên là căn cứ lý do để dẫn đến việc xử lý ấn định
thuế trong việc điều chỉnh xác định giá thị trường đối với cả giao dịch liên kết và
giao dịch độc lập của Công ty.
Kết quả ấn định:
Bảng 01: Kết quả thanh tra chuyển giá Công ty TNHH JGC Việt Nam
Đơn vị tính: Đồng
Lợi nhuận Lợi nhuận ấn định
Năm KD kê khai Theo TT66 Chênh lệch
2011 -66.618.028.535 15.175.233.891 81.793.262.426
2012 -74.036.315.326 6.935.693.560 80.972.008.886
2013 -1.444.334.991 81.960.108.563 83.404.443.554
Tổng
cộng -142.098.678.852 104.071.036.013 246.169.714.865
(Nguồn: Cục thuế TP Hà Nội)
Tổng lợi nhuận ấn định từ năm 2011 đến năm 2013 theo Thông tư 66 là
246.169.714.865 đồng.

6.3. Tình huống thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH Tamron Optical
Việt Nam
Công ty TNHH Tamron Optical Việt Nam (Công ty TOV), Mã số thuế
0105885582 đã kê khai Phụ lục GCN-01/QLT năm 2012 - 2013 cùng với Tờ khai tự
QT thuế TNDN năm 2012-2013 (trong đó năm 2012 không phát sinh giao dịch liên
kết) và kê khai Phụ lục 03-7/TNDN năm 2014 cùng với Tờ khai tự QT thuế TNDN
năm 2014 trước khi Cục Thuế ban hành Quyết định thanh tra về thuế đối với Công
ty.
Công ty đã chấp hành kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT
theo quy định tại khoản 2.2, Điều 7 của Thông tư 66: “Khi thực hiện quyết toán
thuế thu nhập DN, các DN có trách nhiệm kê khai các giao dịch liên kết theo mẫu
GCN-01/QLT quy định tại Phụ lục 1-GCN/CC ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn nộp Phụ lục 1-GCN/CC cùng với thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu
nhập DN”.
Và kê khai Phụ lục 03-7/TNDN theo quy định tại Khoản 4b Điều 12 Thông tư
156/2013/TT-BTC: “Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập DN bao gồm: …Phụ lục
thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN”.
Hồ sơ khai thuế cho thấy Công ty có giao dịch liên kết đối với cả đầu ra lẫn
đầu vào. Sau 3 năm hoạt động, Công ty đã kê khai kết quả kinh doanh lỗ 200 tỷ
đồng, có nhiều dấu hiệu chuyển giá nhưng công ty không điều chỉnh giá giao dịch
theo giá thị trường để đảm bảo kê khai thuế đúng quy định của Việt Nam.
Đoàn thanh tra của Cục thuế TP Hà Nội tiến hành thanh tra theo kế hoạch năm
2015 được duyệt đối với Công ty TOV (niên độ thanh tra: các năm 2012, 2013,
2014).
Căn cứ nhiệm vụ quyền hạn của Đoàn thanh tra và quy định tại khoản 2 Điều
8 phần C Thông tư 66 ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính, Đoàn thanh tra yêu cầu
DN thuyết minh và xuất trình các dữ liệu, tài liệu và chứng từ cần thiết chứng minh
cho việc lựa chọn và áp dụng phương pháp xác định giá phù hợp nhất đối với giao
dịch liên kết trong các năm 2013, 2014.
Tại các tờ khai giao dịch liên kết (Phụ lục GCN-01/QLT và 03-7), Công ty áp
dụng các phương pháp PP1 (so sánh giá giao dịch độc lập), PP6 (phương pháp
khác).
Căn cứ quy định tại điểm 2.1, 2.3.2 và điểm 2.3.3 Điều 7, Khoản 2 Điều 8
Phần C Thông tư 66, Đoàn thanh tra đã yêu cầu DN cung cấp thông tin, tài liệu để
chứng minh phương pháp xác định giá thị trường.
Công ty đã giải trình theo yêu cầu của Đoàn thanh tra nhưng chưa đầy đủ căn
cứ xác định giá giao dịch với bên liên kết. Cụ thể là:
- Đối với các hàng hóa dịch vụ áp dụng PP1 (các giao dịch liên kết phát sinh
năm 2013): Công ty không có thông tin, tài liệu chứng minh.
- Đối với các hàng hóa dịch vụ áp dụng PP6 (các giao dịch liên kết phát sinh
năm 2014):
Tại tài liệu giải trình cung cấp cho Đoàn thanh tra, Công ty đã nêu: “không có
phương pháp phù hợp để đánh giá mức độ tuân thủ nguyên tắc giá thị trường của
các giao dịch giữa TOV và các bên liên kết”, là không phù hợp với nội dung đã kê
khai tại Phụ lục 03-7 năm 2014. Số liệu tại Phụ lục số 01/GCN-QLT (năm 2013) và
Phụ lục mẫu số 03-7/TNDN (năm 2014) ghi nhận theo sổ sách kế toán, Công ty
chưa điều chỉnh theo giá thị trường quy định tại Thông tư 66.
Tại “Phân tích giao dịch liên kết và kết quả hoạt động kinh doanh (cho năm tài
chính kết thúc ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014)” cung cấp kèm theo Biên bản
xác nhận số liệu thanh tra ngày 29/12/2015 với Đoàn thanh tra, Công ty đã nêu: “kết
quả kinh doanh và các chi phí của TOV có thể được phân tích để chứng minh tính
hợp lý trong suốt quá trình kinh doanh của TOV”.
Từ các căn cứ nêu trên, Đoàn thanh tra xác định Công ty TOV thực hiện chưa
đầy đủ quy định tại Điều 6 và Khoản 2 Điều 8 Thông tư 66, không xuất trình đầy đủ
các dữ liệu, tài liệu và chứng từ cần thiết chứng minh được việc lựa chọn và áp
dụng phương pháp xác định giá phù hợp nhất đối với giao dịch liên kết trong các
năm 2013, 2014.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 66, Đoàn thanh tra xác định
Công ty TOV thuộc trường hợp phải điều chỉnh lại số liệu thu nhập chịu thuế theo
quy định của pháp luật.
a. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
a.1 Mục tiêu xử lý tình huống
Việc một DN khởi nghiệp chưa có lãi trong những năm đầu hoạt động là có
thể xem xét. Tuy nhiên, với số liệu kê khai của DN sau 2-3 hoạt động, số lỗ có khả
năng vượt quá số vốn chủ sở hữu là dấu hiệu không bình thường cần phải làm rõ.
Căn cứ các dấu hiệu rủi ro đã xác định qua phân tích tại CQT, Đoàn thanh tra
có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu việc tuân thủ giá thị trường của DN với các quy
định chính sách thuế hiện hành để phát hiện, làm rõ và xử lý các vi phạm về thủ tục,
về nội dung kê khai nộp thuế có liên quan đến giá thị trường trong các năm 2013-
3014 (nếu có).
a.2 Căn cứ pháp lý để xử lý tình huống
Tại khoản 2.2, Điều 7 của Thông tư 66 của Bộ Tài chính quy định: “Khi thực
hiện quyết toán thuế thu nhập DN, các DN có trách nhiệm kê khai các giao dịch liên
kết theo mẫu GCN-01/QLT quy định tại Phụ lục 1-GCN/CC ban hành kèm theo
Thông tư này. Thời hạn nộp Phụ lục 1-GCN/CC cùng với thời hạn nộp tờ khai
quyết toán thuế thu nhập DN”.
Tại Khoản 4b Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy
định: “Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập DN bao gồm: …Phụ lục thông tin về
giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN”.
Tại Điểm 2.1 Điều 7 Thông tư 66 của Bộ Tài chính quy định: “Các DN có
giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lưu giữ các thông tin, tài liệu và chứng
từ làm căn cứ áp dụng phương pháp xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong
các giao dịch liên kết và xuất trình theo yêu cầu kiểm tra, thanh tra của CQT. Các
thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và
phương pháp xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết phải được lập tại thời
điểm diễn ra các giao dịch liên kết, được cập nhật, bổ sung trong suốt quá trình thực
hiện giao dịch và lưu giữ phù hợp với các quy định về lưu giữ chứng từ, sổ sách kế
toán theo các quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và thuế”.
Tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 66 quy định: “Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu
được sử dụng làm căn cứ khi phân tích so sánh phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để
CQT có thể kiểm tra, xác minh”.
Tại Điều 6 Thông tư 66 quy định về xác định giá thị trường đối với một số
trường hợp đặc biệt: “Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên
kết, DN không thể lựa chọn được giao dịch độc lập để so sánh theo các hướng dẫn
tại các Điểm từ 1.1 đến 1.6 Khoản 1 Điều 4 Phần B Thông tư này và các phương
pháp xác định giá thị trường nêu tại Điều 5 Phần B của Thông tư này, DN phải giải
trình lý do (bao gồm cả các thông tin về hoạt động kinh doanh của DN) và thực hiện
một trong các biện pháp sau:... Mở rộng phạm vi lựa chọn các giao dịch (hoặc DN)
độc lập sang phân ngành kinh tế quốc dân (theo Danh mục ngành kinh tế quốc dân
do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành) khác với phân ngành mà
DN đang hoạt động để so sánh với điều kiện các DN thực hiện các giao dịch độc lập
đó có chức năng hoạt động tương đương với DN; thực hiện phân tích 4 tiêu thức
ảnh hưởng và loại trừ các khác biệt trọng yếu trên cơ sở các tiêu thức kinh tế được
sử dụng trong phân ngành để phản ánh khách quan hiệu quả đầu tư kinh doanh, tăng
trưởng kinh tế hoặc giá trị gia tăng của sản phẩm. Số lượng giao dịch độc lập hoặc
DN độc lập được chọn để so sánh ít nhất là 5 (năm)”.
a3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
* Nguyên nhân
+ Nguyên nhân chủ quan
Một số DN thuộc các tập đoàn lớn của các nước phát triển có nhiều thủ đoạn
lách luật nhằm giảm thiểu số thuế phải nộp với nhiều hình thức đa dạng như: (1)
chuyển lợi nhuận đến nơi có thuế suất thấp; (2) chuyển lợi nhuận về quốc gia của
công ty mẹ (dù thuế suất cao hơn Việt Nam); (3) cố tình lỗ thời gian đầu để “độc
chiếm” thị trường Việt Nam; (3) cố tình lỗ thời gian đầu để ép bên Việt Nam phải
thoái vốn để độc chiếm Công ty liên doanh và thị trường…
+ Nguyên nhân khách quan
Một số DN chưa nắm rõ quy định của Việt Nam về giá thị trường dẫn đến vi
phạm.
* Hậu quả
Số lỗ DN kê khai trong 2-3 năm đầu vượt quá số vốn chủ sở hữu (với các thủ
đoạn lách luật, không theo giá giao dịch trên thị trường) sẽ dẫn đến tính trạng suốt
thời gian hoạt động của DN tại Việt Nam sẽ không phát sinh thuế thu nhập DN, là
sự bất bình đẳng trong kinh doanh với các DN Việt Nam khác.
a4. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương án
- Xây dựng các phương án giải quyết
Phương án 1
Công ty TOV không vi phạm về thủ tục kê khai giao dịch liên kết (có kê khai).
Từ hồ sơ giải trình của DN:
Công ty TOV mới đi vào hoạt động, còn nhiều khó khăn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh chưa thể lãi ngay trong những năm đầu. Và chúng tôi tin rằng
Chính phủ Việt Nam cũng hiểu được những khó khăn đó nên đưa ra nhiều chính
sách ưu đãi đầu tư nước ngoài như miễn giảm thuế cho các công ty đầu tư vào khu
công nghiệp và chế xuất trong những năm đầu. Ngoài ra còn có những ưu đãi thuế
nhiều hơn cho những công ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Đoàn thanh tra ghi nhận giải trình của Công ty do đây là DN khởi nghiệp bị lỗ
trong các năm đầu đi vào hoạt động, không xử lý về thuế.
Phương án 2
Công ty TOV không vi phạm về thủ tục kê khai giao dịch liên kết (có kê khai).
Tuy nhiên, Đoàn thanh tra chỉ ra các điểm chưa phù hợp trong hồ sơ giải trình của
DN so với quy định để không công nhận nội dung giải trình. Phương pháp tìm kiếm
DN so sánh là không phù hợp với cơ chế thị trường: DN nhiều năm lỗ sẽ bị phá
sản...
Đoàn thanh tra xác định Công ty TOV thực hiện chưa đúng và chưa đầy đủ
quy định tại Điều 6 và Khoản 2 Điều 8 Thông tư 66, không xuất trình đầy đủ các dữ
liệu, tài liệu và chứng từ cần thiết chứng minh được việc lựa chọn và áp dụng
phương pháp xác định giá phù hợp nhất đối với giao dịch liên kết trong các năm
2013, 2014.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 66, Đoàn thanh tra xác định
Công ty TOV thuộc trường hợp bị CQT ấn định giá sản phẩm chuyển giao giữa
Công ty với các bên liên kết hoặc ấn định thu nhập chịu thuế theo quy định của
pháp luật.
Tại “Phân tích giao dịch liên kết và kết quả hoạt động kinh doanh (cho năm tài
chính kết thúc ngày 31/12/2013 và ngày 31/12/2014)” cung cấp kèm theo Biên bản
xác nhận số liệu thanh tra ngày 29/12/2015 với Đoàn thanh tra, có nêu: “phương
pháp CP (phương pháp giá vốn cộng lãi) vẫn có khả năng được áp dụng bằng cách
sử dụng những dữ liệu bên ngoài, thông qua so sánh tỷ lệ lợi nhuận gộp thu được
của TOV với tỷ lệ lợi nhuận gộp thu được từ các công ty độc lập thực hiện các chức
năng tương tự và bán các sản phẩm tương đương với TOV”.
Công ty TOV có giao dịch liên kết cả đầu vào và đầu ra chiếm tỷ trọng lớn
nên Đoàn thanh tra xác định Phương pháp phù hợp nhất để đánh giá mức độ tuân
thủ nguyên tắc giá thị trường của các giao dịch giữa Công ty TOV và các bên liên
kết là PP4-1: so sánh lợi nhuận hoạt động (lợi nhuận thuần) trên tổng chi phí (gồm:
giá vốn + CP bán hàng + CP quản lý).
Chức năng hoạt động chính của Công ty TOV: “Sản xuất, chế tạo, chế biến”.
Công ty TOV kê khai với CQT ngành nghề kinh doanh là (SX thiết bị và dụng
cụ quang học (mã ngành 26700) là ngành có tính đặc thù nên số lượng DN cùng
ngành C26700 cùng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội không có đủ số lượng DN
độc lập tương đồng để so sánh theo quy định.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 66 về xác định giá thị trường đối với một
số trường hợp đặc biệt, Đoàn thanh tra mở rộng sang phân ngành kinh tế quốc dân
(theo Danh mục ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số
10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ) khác với phân ngành
mà DN đang hoạt động để so sánh (gồm các mã ngành C26100, C26510, C26200,
C26300).
Đoàn thanh tra sử dụng dữ liệu DN so sánh trong phạm vi Việt Nam để ấn
định thuế TNDN đối với Công ty TOV như sau (Dữ liệu tỷ suất ấn định là giá trị
trung vị của các DN so sánh).
* Lựa chọn phương án giải quyết
Đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án
Bảng 02: Phân tích ưu, nhược điểm các phương án thanh tra chuyển giá Công
ty TNHH Tamron Optical Việt Nam (TOV)
PHƯƠNG Ưu điểm Nhược điểm
ÁN
Phương án 1 Ghi nhận đặc điểm của DN là DN Thông tư 66 không quy
khởi nghiệp định riêng về so sánh DN
khởi nghiệp.
Phương án 2 Tuân thủ chặt chẽ các quy định tại Việc động viên thuyết phục
Thông tư 66. Kết quả xử lý dựa vào DN chấp hành pháp luật
nguồn dữ liệu của CQT trong phạm thuế gặp khó khăn do khi
vi cả nước. lựa chọn DN điển hình sẽ
không có yếu tố DN khởi
nghiệp.
(Nguồn: Phòng Thanh tra Giá chuyển nhượng-Cục thuế TP Hà Nội)
Việc lựa chọn phương án xứ lý phải đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy
định liên quan và phù hợp với thực tiễn kinh doanh của DN. Các vướng mắc phát
sinh sẽ được CQT báo cáo đến cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Qua phân tích và đánh giá, có thể kết luận: Phương án số 2 có tính khả thi cao
nhất vì đảm bảo được tính hợp pháp và hợp lý. Đoàn thanh tra quyết toán thuế lựa
chọn phương án 2 để xử lý hành vi gian lận thuế thông qua chuyển giá.
a5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án được chọn:
- Đoàn Thanh tra trao đổi, hướng dẫn DN thực hiện đúng quy định tại Thông
tư 66/12010/TT-BTC và chấp hành phương án xử lý của CQT:
+ Truy thu thuế thu nhập DN năm 2014 tăng qua thanh tra, số tiền 2.106 triệu
đồng.
+ Số lỗ giảm: 193.662 triệu đồng, bao gồm: năm 2013: 86.031 triệu đồng; năm
2014: 107.631 triệu đồng.

6.4. Tình huống thanh tra chuyển giá tại Công ty TNHH Hanoi Steel Center
Công ty Công ty TNHH Hanoi Steel Center Giấy chứng nhận đầu tư số
40/GP-KCN-HN do Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp lần
đầu ngày 16/9/2002.
- Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất gia công kim loại và kim loại mầu
dưới dạng tấm, cuộn và các bộ phận kim loại chính xác phục vụ cho ngành công
nghiệp, điện, điện tử, ô tô, xe máy, đồ gia dụng và các nghành công nghiệp khác;
Sản xuất sản phẩm bằng kim loại, các dịch vụ xử lý, gia công kim loại.
- Hình thức kế toán: Độc lập. Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ chính chức sử
dụng trong kế toán là Đô la Mỹ theo công văn số 233/TC/CĐKT ngày 08/01/2014
của Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12 (áp dụng đến năm 2013); 01/4 đến 31/3
(áp dụng từ năm 2014, Công ty đang ký theo công văn số 197-13/CV-HSC ngày
04/11/2013 gửi Cục thuế TP Hà Nội).
Ngày 25/6/2014, Công ty nộp bản cứng Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho
giai đoạn từ tháng 01/2014 đến 03/2014. Ngày 30/6/2016, Công ty kê khai qua
mạng Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho giai đoạn từ tháng 04/2014 đến 03/2015.
Ngày 30/06/2016, Công ty kê khai qua mạng Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho
giai đoạn từ tháng 04/2015 đến 03/2016. Ngày 29/06/2017, Công ty kê khai qua
mạng Tờ khai quyết toán thuế TNDN cho giai đoạn từ tháng 04/2016 đến 03/2017
a. Về các bên có quan hệ liên kết:

Hình thức
STT Tên bên liên kết Quốc gia liên kết
A B
1 Sumitomo Corporation Nhật Bản [x] [x]
2 Sumitomo Corporation (Osaka) Nhật Bản [] [x]
3 CS Non-ferrous Center Co., Ltd. Thái Lan [] [x]
4 Sumitomo Corporation Taiwan Ltd Đài Loan [] [x]
5 CS. Metal Co., LTd (HO+BR2) Thái Lan [] [x]
6 Sumitomo Corporation Korea Ltd Hàn Quốc [] [x]
Hồng
7 Sumisho Steel Corporation (Hong Kong) Limited [] [x]
Kông
Hồng
8 Sumisho Corporation (Hong Kong) Limited [] [x]
Kông
Trung
9 Sumitomo Corporation (Guangzhou) Ltd [] [x]
Quốc
10 Sumisho Metal Thailand Co., Ltd Thái Lan [] [x]
11 Sumisho Metalex Corporation Nhật Bản [] [x]
12 Calamba Steel Center, Inc Philippin [] [x]
13 Mason Mental Industry Co., Ltd Đài Loan [] [x]
14 Công ty TNHH gia công và dịch vụ thép Sài Gòn Việt Nam [] [x]
15 PT. Super Steel Karawang Indonexia [] [x]
Trung
16 Shanghai Summit Metal Products Co., Ltd [] [x]
Quốc
b. Về thủ tục kê khai:
Trong các năm 2014-2016, Công ty đã kê khai theo quy định của Thông tư
66/2010/TT-BTC. Công ty có phát sinh giao dịch liên kết như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí
Năm 2014 (1/2014-3/2014)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
16.290.711 16.076.311
hoạt động kinh doanh (USD)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
45.856 11.443.233
hoạt động liên kết (USD)
Tỷ lệ (%) 0,28 71,18
Năm 2014 (4/2014-3/2015)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
1.536.008.229.724 1.497.170.644.494
hoạt động kinh doanh
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
2.439.769.490 1.175.099.594.071
hoạt động liên kết
Tỷ lệ (%) 0,16 78,49
Năm 2015 (4/2015-3/2016)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
1.495.164.136.158 1.441.164.909.921
hoạt động kinh doanh
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
3.187.260.930 976.249.400.284
hoạt động liên kết
Tỷ lệ (%) 0,21 67,74
Năm 2016 (4/2016-3/2017)
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
1.636.163.302.984 1.560.655.387.468
hoạt động kinh doanh
Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ
25.809.088.415 1.288.033.972.411
hoạt động liên kết
Tỷ lệ (%) 1,58 82,53
Các phương pháp xác định giá phù hợp nhất đối với giao dịch liên kết theo nội
dung kê khai của Công ty TNHH Hanoi Steel Center như sau:
Năm 2014 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chỉ tiêu (1/2013- (4/2014- (4/2015- (4/2016-
3/2014) 3/2015 3/2016) 3/2017)
A Doanh thu, thu nhập
1 Hàng hoá
Hàng hoá không hình thành
1.2 PP3 PP3 PP3 PP3
TSCĐ
2 Dịch vụ
2.5 Dịch vụ khác PP6 PP6 PP6
B Chi phí
1 Hàng hoá
1.1 Hàng hoá hình thành TSCĐ PP6 PP6 PP6 PP6
Hàng hoá không hình thành
1.2 PP3 PP3 PP3 PP3
TSCĐ
2 Dịch vụ
Quản lý kinh doanh và tư
2.3 PP6 PP6
vấn, đào tạo
2.5 Dịch vụ khác PP6 PP6
c. Kết quả kiểm tra hồ sơ:
Việc Công ty TNHH Hanoi Steel Center áp dụng PP3 trong điều kiện giao
dịch chi phí với bên liên kết và dùng PP4 để thuyết minh trong hồ sơ giao dịch liên
kết mà công ty đã trình bày là chưa phù hợp với qui định tại Thông tư số
66/2010/TT-BTC.
Do đó, Đoàn thanh tra xác định Công ty TNHH Hanoi Steel Center thuộc
trường hợp điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điểm 2c, 2d Khoản 2
Điều 9 phần C Thông tư số 66/2010/TT-BTC, như sau:
d. Về việc điều chỉnh số liệu:
Căn cứ thông tin, dữ liệu do Công ty cung cấp tại thời điểm thanh tra, căn cứ
quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 66/2010/TT-BTC, Đoàn thanh tra xác
định các nội dung sau:
- So sánh lợi nhuận (PP4) là phương pháp xác định giá thị trường phù hợp
nhất. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu là tỷ suất lợi nhuận phù hợp nhất để so
sánh.
- Căn cứ thông tin dữ liệu tài liệu tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra ghi
nhận số liệu kê khai, hạch toán về giao dịch liên kết của Công ty TNHH Hanoi Steel
Center đối với các năm tài chính 2014, 2015 và 2016 (kết thúc 31/3). Công ty
TNHH Hanoi Steel Center chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung đã kê khai
về giao dịch với các bên liên kết các năm tài chính 2014-2016.
- Đối với năm chuyển đổi 2014 (từ 01/2014 đến 3/2014), căn cứ giải trình
Công ty TNHH Hanoi Steel Center về kết quả phân tích lựa chọn các DN so sánh
năm 2014 (trang 50 – Báo cáo đánh giá giá thị trường trong giao dịch lien kết năm
tài chính kết thúc ngày 31/3/2017), Đoàn thanh tra xác định số liệu về thuế phải
điều chỉnh như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 (3T) Năm 2014 (12T)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 342.161.983.584 1.529.471.650.848
2. Giá vốn hàng hóa 321.240.524.604 1.425.442.236.864
3. Chi phí bán hàng 6.013.056.456 24.385.386.192
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.618.734.336 31.804.961.768
5. Tổng chi phí 334.872.315.396 1.481.632.584.824
6. Lãi thuần 7.289.668.188 47.839.066.024
7. Tỷ suất LN thuần/ DT kê khai (%) 2,130 3,128
8. Tỷ suất LN thuần/ DT điềuchỉnh (%) 2,876
9. Chênh lệch tỷ suất (9=8-7) 0,746
10. TNCT phải điều chỉnh tăng (10=5x9) 2.550.910.460

Đơn vị tính: đồng


Chỉ tiêu 2015 2016
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 1.483.960.265.304 1.629.167.936.120
2. Giá vốn hàng hóa 1.359.056.030.904 1.483.244.140.268
3. Chi phí bán hàng 26.016.851.421 26.942.434.796
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 33.635.084.142 40.505.714.824
5. Tổng chi phí 1.418.707.966.467 1.550.692.289.888
6. Lãi thuần 65.252.298.837 78.475.646.232
7. Tỷ suất LN thuần/ DT kê khai (%) 4,397 4,817
8. Tỷ suất LN thuần/ DT ấn định (%)
9. Chênh lệch tỷ suất (9=8-7)
10. TNCT phải điều chỉnh tăng (10=5x9)
Từ các nội dung phân tích trên đây, đoàn thanh tra đã lập tờ trình báo cáo
Lãnh đạo Cục thuế TP Hà Nội, Ban phụ trách phòng thanh tra Giá chuyển nhượng.
Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành quyết định xử lý sau thanh tra tại đơn vị
Tổng số thuế truy thu và phạt: 4.575.603.376 đồng.
PHỤ LỤC 7:
Nghiên cứu tình huống chuyển giá của một số DN FDI qua công tác thanh
tra của Tổng Cục Thuế và một số cục thuế địa phương

7.1. Các trường hợp do Tổng Cục Thuế thanh tra


a. Công ty Hualon Corporation:
Công ty Hualon Corporation, vốn 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan-British
Virgin Island, hiện đang hoạt động tại Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2 (Nhơn
Trạch, Đồng Nai) chuyên về sản xuất sợi và dệt vải. Với giấy phép đầu tư được
cấp ngày 30/12/1993, công ty thuộc thế hệ FDI đầu tiên vào Việt Nam
Trang web tự giới thiệu của Hualon: năm 1995, đã thành lập xưởng Knitting
với 112 máy dệt kim, năm 1996, thành lập xưởng Draw Textured Yan với 124 máy
kéo, đến năm 1997, mở tiếp xưởng Two For One với 134 máy và mở xưởng
Weaving với 3.190 khung dệt nước. Đến năm 2000, công ty mở tiếp xưởng Dyeing
với 22 máy nhuộm. Đến nay, công ty tạo việc làm cho 3.000 lao động.
Công ty Hualon Corporation 20 năm báo lỗ, tuy nhiên vẫn tăng trưởng về
quy mô doanh thu, mở rộng sản xuất: Tính đến cuối năm 2010, công ty này đã lỗ
lũy kế tới hơn 1.000 tỷ đồng, DN không phải nộp thuế thu nhập DN từ khi thành
lập đến 2010.
So sánh với tập đoàn bất động sản Hàn Quốc (Keangnam) chỉ mới có 5 năm
báo lỗ thì Công ty Liên doanh Malaysia- Đài Loan- British Virgin Island báo lỗ ở
Việt Nam tới gần 20 năm (gấp 4 lần số thời gian lỗ của Keangnam)
Nguyên nhân gây lỗ được công ty này kê khai tới cơ quan thuế cũng nằm
chính ở việc phải đầu tư dây chuyền thiết bị chuyên dụng giá đắt, mua nguyên vật
liệu đầu cao, trong khi giá bán không đủ bù đắp chi phí. Chỉ đến khi, cơ quan
thanh tra thuế vào cuộc, những phi lý trong con số lỗ khủng trên mới được làm rõ:
Manh mối thanh tra chuyển giá bắt đầu từ sự trái khoáy trong việc nhập khẩu
máy móc thiết bị của công ty này.
Công ty đã nâng khống trên sổ sách từ dây chuyền máy móc chỉ tương đương
phế liệu lên nhiều lần (Biến 400 nghìn thành 16 triệu USD). Nếu như giá vốn xây
dựng của Tập đoàn Keangnam Vina bị nâng khống thêm gần 1/5 lần so với giá vốn
thực thì ở vụ việc của doanh nghiệp FDI này, tỷ lệ nâng không lên giá vốn lên tới
40 lần.
Công ty đã nhập khẩu 1 bộ dây chuyền dệt vải từ bên liên kết nước ngoài với
giá gần 16 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó lại lấy lý do không dùng đến, đem thanh
lý với giá rẻ bộ dây chuyền dệt vải này lại được bán cho 1 công ty khác nhưng với
giá thấp hơn tới 40 lần, khoảng 400.000 USD. Theo lý giải ban đầu, do không có
nhu cầu sử dụng nên công ty thanh lý tài sản, đương nhiên, giá thanh lý luôn luôn
rẻ.
Trên thực tế, dây chuyền sản xuất máy dệt này đã rất lạc hậu, tại nước ngoài
đã thuộc diện phải thải bỏ, không thể sử dụng. Nhưng thay vì nên tiêu hủy, Hualon
Corporation lại nhập về Việt Nam để nâng cao năng lực sản xuất. Thực tế, khi
nhập về, dây chuyền dệt này cũng không hoạt động, công ty không sử dụng.
Thế nhưng, không có nhu cầu dùng đến, Hualon Corporation vẫn coi là tài
sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tính khấu hao như bình thường.
Động thái này dường như đi ngược lại bài toán kinh doanh của các doanh
nghiệp thông thường, hiếm khi dễ dàng mua cao rồi mau chóng chấp nhận bán lại
với giá thấp.
Cùng với việc chuyển giá từ mua nguyên liệu ở công ty liên kết nước ngoài,
tổng giá vốn đã được Hualon nâng không lên tới 1.156 tỷ đồng.
Nhờ nâng khống đầu vào (tài sản cố định, nguyên vật liệu) như vậy, Hualon
báo số lỗ lũy kế “ảo” lên tới 956,2 tỷ đồng.
Tại thời điểm thanh tra, Hualon Corporation vẫn còn một số máy móc tương
tự, cũ kỹ, lạc hậu, nhập về giá đắt và nếu áp dụng chiêu bài thanh lý giá rẻ thì số
gây lỗ ảo còn lớn hơn.
Sau khi sự thật được Tổng cục Thuế làm rõ, tổng giá trị phải điều chỉnh giá
sau thanh tra ở Hualon Corporation lên tới 1.156,8 tỷ đồng, chỉ kém Công ty
Keangnam Vina vài chục tỷ. Trong đó, doanh thu thực tế của công ty tăng thêm
0,8 tỷ đồng. Tổng giá trị bị điều chỉnh sau thanh tra đối với doanh nghiệp này gần
bằng vụ Keangnam Vina, xấp xỉ 70 triệu USD.
Toàn bộ số lỗ trên đã buộc phải giảm hết. Trong đó, Hualon phải giảm số lỗ
phát sinh trong giai đoạn 2006-2009 tới 621,1 tỷ đồng, giảm chuyển lỗ của giai
đoạn trước năm 2006 vào giai đoạn 2006-2009 và giảm tiếp chuyển lỗ sang năm
2010 là 335,2 tỷ đồng.
Kết quả, công ty Hualon có lãi lớn và tổng số thuế thu nhập bị truy thu lên tới
78,1 tỷ đồng.
Không chỉ vi phạm về thuế, hành vi của công ty còn kéo theo hệ lụy về môi
trường cho Việt Nam.
Theo một nghiên cứu của Tổng Cục thuế trước đây, việc chuyển giá thông
qua mua bán tài sản cố định là khá phổ biến. Khi đến Việt Nam làm ăn, đại đa số
các doanh nghiệp FDI đều phải mua tài sản cố định và hầu hết là mua từ các bên
liên kết nước ngoài.
Tuy nhiên, thường sẽ rất khó có thể định giá được giá trị thực của các loại tài
sản cố định này một cách chính xác. Bởi những doanh nghiệp này có thể sử dụng
một số loại thiết bị máy móc mang tính kỹ thuật cao, Việt Nam chưa sản xuất
được, trong khi đó, việc tìm doanh nghiệp khác tại Việt Nam nhập khẩu loại máy
móc tương tự để làm cơ sở so sánh là không dễ. Thêm vào đó, trình độ đánh giá
của các Thẩm định viên về giá tại Việt Nam còn hạn chế.
b. Metro Việt Nam:
Metro Việt Nam: bắt đầu kinh doanh ở Việt Nam từ đầu năm 2002 với số vốn
ban đầu là 120 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 36 triệu USD. Sau khoảng 12
năm hoạt động, 2002-2013, Metro Việt Nam đã 6 lần thay đổi giấy phép kinh
doanh, nâng tổng vốn đầu tư tại Metro Việt Nam lên hơn 301 triệu USD vào tháng
5/2013. Điều đáng lưu ý là trong giai đoạn này, Metro Việt Nam liên tục kê khai lỗ
với số lỗ lũy kế lên đến 1.657 tỉ USD và chỉ duy nhất năm 2010 là có lãi 173 tỉ
đồng. Mặc dù lỗ nhưng Metro Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm 19 điểm bán lẻ trên
toàn quốc.
Từ kết quả này, cơ quan thanh tra Tổng cục Thuế đã vào cuộc và xác định có
hành vi chuyển giá, qua đó yêu cầu Metro Việt Nam điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu
trừ và truy thu thuế với số tiền lên đến hơn 500 tỉ đồng, đồng thời xác định Metro
Việt Nam đã có lãi trong 2 năm 2010 và 2011 với số tiền 234,8 tỉ đồng. Trong số
này, khoản điều chỉnh giảm lỗ lớn nhất liên quan đến phí nhượng quyền thương
mại, các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh của Metro Việt
Nam, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi, v.v… với số tiền lên đến 335 tỉ đồng.
7.2. Các trường hợp do Cục Thuế TP.HCM thanh tra
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhất trong cả nước, chiếm đến gần 30% tổng số dự án có sự xuất hiện của
nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu. Và cũng là nơi có nhiều doanh nghiệp đa
quốc gia bị thua lỗ, có biểu hiện chuyển giá nhiều nhất.
Để thực hiện được nhiệm vụ thanh tra, bên cạnh trọng tâm là các DN thường
xuyên khai lỗ, DN có dấu hiệu chuyển giá, Cục Thuế TP.HCM còn xây dựng
thanh tra theo chuyên đề các DN thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoạt
động thi công xây dựng, hoạt động liên kết trong giáo dục, thanh tra các lĩnh vực
ngân hàng, bất động sản, kinh doanh du lịch, dịch vụ…
Trong năm 2012, Cục Thuế đã tăng cường công tác thanh tra theo kế hoạch
và chuyên đề, khai thác thêm các nguồn thu trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu,
chuyên ngành, đồng thời hướng dẫn các DN hoạt động trong lĩnh vực này chấp
hành kê khai thuế đúng quy định pháp luật. Theo đó, Cục Thuế TP.HCM đã tập
trung thanh tra các DN thường xuyên khai lỗ, giao dịch liên kết, có dấu hiệu
chuyển giá trong hoạt động sản xuất, gia công may mặc, DN nhiều năm chưa được
thanh tra, DN có doanh thu lớn nhưng có số thuế nộp chưa tương ứng, DN thuộc
các ngành tài chính, ngân hàng, dược phẩm, bất động sản, dầu khí…
Kết quả trong năm 2012, Cục Thuế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra 312 DN
khai lỗ, các DN có dấu hiệu chuyển giá, Cục Thuế TP.HCM đã điều chỉnh giảm lỗ
2.688 tỉ đồng, giảm khấu trừ gần 28 tỉ đồng, truy thu 188 tỉ đồng, truy hoàn 3 tỉ
đồng, phạt 85 tỉ đồng.
Năm 2016 đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết (chuyển giá) qua
thanh tra đã thu được 116 tỷ đồng
Năm 2017, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã lập thông báo gửi các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên
kết theo quy định, đôn đốc các doanh nghiệp kê khai thông tin giao dịch liên kết,
tích cực kiểm soát chất lượng kê khai thông tin giao dịch liên kết và xử phạt theo
quy định đối với các trường hợp chậm kê khai; tăng cường công tác thanh tra các
doanh nghiệp có giao dịch liên kết; Cục thuế đã thực hiện thanh tra 78 doanh
nghiệp có giao dịch liên kết, đã truy thu và phạt 336 tỷ đồng, giảm lỗ 185 tỷ đồng,
giảm khấu trừ 6 tỷ đồng.

Adidas Việt Nam


Ngoài lĩnh vực nước giải khát, lĩnh vực phân phối cũng đối diện với nghi án
chuyển giá. Một trong những trường hợp điển hình có thể kể đến là Adidas.
Adidas AG là một công ty đa quốc gia được thành lập vào năm 1948 tại Đức,
hoạt đ ng trong lĩnh vực thiếtkế và sản xuất dụng cụ thể thao. Các sản phẩm của
Adidas đã đến Việt Nam rất sớm từ năm 1993 và đến năm 2009 thì một công ty
con của Adidas mới được thành lập ở Việt Nam. Từ cuối năm 2012, báo chí Việt
Nam đã đăng một số bài báo nghi vấn về việc Adidas Việt Nam chuyển giá. Nhiều
lập luận cho rằng Adidas Việt Nam đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
trong vai trò là nhà phân phối bán buôn nhưng thực tế lại phát sinh chi phí của nhà
bán lẻ, và đặt nghi vấn đây chính là cách mà Adidas dùng để chuyển giá theo
phương thức liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con thuộc tập đoàn Adidas
nhằm né thu thu nhập tại Việt Nam. Cụ thể, theo lãnh đạo của Cục thuế TP Hồ Chí
Minh, Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền
phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện
nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ, như chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà
bán lẻ, tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt,
Adidas Việt Nam không phải là nhà sản xuất, nhưng phát sinh khoản tiền bản
quyền.
Adidas Việt Nam thanh toán cho Công ty Adidas AG phí bản quyền 6%, chi
phí tiếp thị quốc tế 4% doanh thu ròng đối với các sản phẩm được tiêu thụ và cả
giá trị sản phẩm được cấp phép. Ngoài ra, Adidas Việt Nam cũng phải trả chi phí
hoa hồng mua hàng cho Addias International Trading B.V, với tỷ lệ 8,25% giá tr
mỗi giao dịch. Bên cạnh đó, theo hợp đồng dịch vụ Đông Nam Á giữa Adidas
Singapore và Adidas Việt Nam, Adidas Singapore và các công ty con địa phương,
trong đó có Adidas Việt Nam cung cấp một dịch vụ và thỏa thuận việc thu các
khoản phí liên quan. Chính vì phát sinh quá nhiều chi phí trung gian đầu vào đã
khiến cho giá thành nhập khẩu các sản phẩm Adidas tại thị trường Việt Nam bị đội
lên một cách vô lý, làm cho Adidas Việt Nam luôn rơi vào tình trạng thua lỗ và
không phải nộp thuế thu nhập.
7.3. Các trường hợp do Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng thanh tra
Không chỉ có các tập đoàn quốc tế lớn mới có hành vi chuyển giá, ngay cả
các doanh nghiệp nước ngoài quy mô nhỏ hơn nhiều cũng chuyển giá.
Công ty Chế biến trà Ô Long Jun Chow, Trà Kinh Lộ
Một trong những tình huống điển hình này là các công ty chế biến xuất khẩu
chè ở Lâm Đồng, đơn cử trong số đó là Công ty Chế biến trà Ô Long Jun Chow
của Đài Loan.
Công ty này đầu tư vào Việt Nam năm 2006 với số vốn chỉ 6,3 tỉ đồng. Sau 4
năm hoạt động, tổng số lỗ lũy kế của công ty lên đến 23,9 tỉ đồng, tức gấp 3,7 lần
vốn đầu tư. Tương tự như Công ty Jun Chow, Công ty Trà Đài Loan có số vốn đầu
tư đăng ký là 10,4 tỉ đồng nhưng đến năm 2009, số lỗ lũy kế đã lên đến 17,7 tỉ
đồng. Công ty Trà Kinh Lộ cũng có vốn ban đầu 26,9 tỉ đồng, sau 4 năm hoạt
động, lỗ lũy kế đã lên đến hơn 56,8 tỉ đồng. Công ty King Wan Chen, vốn đầu tư
là 29 tỉ đồng nhưng kết quả cũng thua lỗ hơn 38,3 tỷ đồng.
Điều cần lưu ý rằng đây không phải là thực trạng chung của ngành chè bởi
cũng bối cảnh đó, các doanh nghiệp chè Việt Nam, cả DNNN lẫn DN tư nhân đều
có lãi và nộp ngân sách nhà nước. Để bù vốn do bị thua lỗ, các doanh nghiệp FDI
thường được các công ty mẹ ở nước ngoài cho vay hỗ trợ. Ví dụ, Công ty Trà Đài
Loan được vay từ công ty mẹ lên đến 28 tỉ đồng bù cho khoản lỗ 17 tỉ đồng; Công
ty Trà Kinh Lộ được vay hơn 27 tỉ đồng bù cho khoản lỗ hơn 26 tỉ đồng; Công ty
King Wan Chen vay hơn 12 tỉ đồng từ công ty mẹ bù cho khoảng lỗ 38,3 tỉ đồng.
Đương nhiên các khoản vay vốn này sẽ phải trả lãi và thường lãi suất lại rất cao và
do vậy lại tránh được các khoản thuế thu nhập mới.
Từ thực trạng trên, cơ quan thuế của tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành thanh tra và
phát hiện giá xuất khẩu của các DN FDI này luôn thấp hơn rất nhiều so với giá
thành sản xuất sản phẩm. Cụ thể, sau khi chế biến chè thành phẩm, các doanh
nghiệp đóng gói xuất khẩu sang thị trường nước ngoài (nơi có công ty mẹ) với giá
rất thấp chỉ từ 2,8 đến 4 USD/ kg, trong khi chi phí sản xuất một kg trà thành phẩm
đã lên đến 8 đến 9 USD/kg. Sau khi chuyển về công ty mẹ, sản phẩm trà được
phân nhỏ rồi mới gắn nhãn mác và bán với giá cao hơn rất nhiều. Các DN FDI chè
ở Lâm Đồng đã thừa nhận giá xuất khẩu thực tế là từ 5,5 đến 11,6 USD/kg, cao
gấp nhiều lần số liệu mà báo cáo với cơ quan chức năng địa phương.
Qua kiểm tra, cơ quan thuế Lâm Đồng đã hướng dẫn 17 DN FDI xử lý hết số
lỗ lũy kế trong hạn chuyển lỗ đến hết cuối năm 2009 hơn 316,5 tỉ đồng, trong đó,
Công ty TNHH HaiYih xử lý lỗ lũy kế với số tiền là 63,6 tỉ đồng, Công ty Trà
Kinh Lộ 56,8 tỉ đồng, Công ty TFB Việt Nam 47,9 tỉ đồng... Các doanh nghiệp này
cũng đã kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với số tiền gần 8 tỉ đồng.
7.4. Các trường hợp tại Thành phố Đà Nẵng do Cục Thuế Thành phố Đà
Nẵng thanh tra
Daiwa Việt Nam
Tại một cuộc hội thảo về đầu tư ở Đà Nẵng cuối 2012, ông Iwama Shinichi,
Chủ tịch Công ty Daiwa Seiko, Chủ tịch Chi hội DN Nhật tại Đà Nẵng cho biết,
năm 2007, Daiwa Việt Nam có 400 nhân viên với doanh thu đạt 300 triệu USD, đến
nay số nhân viên tăng gấp 5 lần và doanh thu tăng gấp 10 lần.
Được cấp phép từ 9/2005, DaiWa Việt Nam - công ty con của Tập đoàn
Daiwa Seiko, Nhật Bản được coi là thế hệ FDI đầu tiên ở Đà Nẵng. Tháng 6/2008,
Daiwa Việt Nam đã khánh thành giai đoạn 2 nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao lớn
nhất thế giới của Tập đoàn Daiwa tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng với
vốn đầu tư 35 triệu USD.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 3 năm 2007-2009, DN này đã có số lỗ lũy kế lên
tới 319 tỷ đồng, DN này khôngđóng góp cho ngân sách Đà Nẵng.
Quan sát của cơ quan thuế cho thấy, các loại tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ
sản xuất đều được DaiWa Việt Nam nhập từ chính các công ty liên kết cùng Tập
đoàn. Sản phẩm làm ra là cần câu cá thể thao cũng được các DN liên kết bao tiêu.
Điều khó khăn cho cơ quan thuế khi thanh tra tại DN này là tại Việt Nam,
chưa có cơ sở nào sản xuất loại hàng đặc thù này, kể cả sản xuất nguyên phụ liệu,
thậm chí, đến cả các cửa hàng kinh doanh thương mại bán cần câu cá cũng không
bán loại tương tự sản phẩm của DaiWa.
Tuy nhiên, khi xem xét kỹ rất nhiều hồ sơ tài liệu, đoàn thanh tra Cục thuế TP
Đà Nẵng đã thu thập được chứng cứ quan trọng, đó là DaiWa Việt Nam đã từng
chuyển một lô hàng cho Công ty TNHH DaiWa Đài Loan và sau đó, lô hàng này lại
bán cho 1 doanh nghiệp khác tại TP. HCM với giá cao hơn rất nhiều lần. Trước
chứng cứ này, DN này đã không thể phủ nhận, buộc phải chấp nhận giảm lỗ hơn
15,7 tỷ, chịu mức truy thu và phạt 233 triệu đồng.
LesGans Việt Nam
Cũng chiêu bài tương tự, Công ty TNHH LesGans Việt Nam, một DN Nhật
Bản sản xuất găng tay chơi golf và chơi bóng chày cũng bị Cục thuế Đà Nẵng phát
hiện chuyển giá khi giá bán găng tay cho công ty mẹ thấp hơn từ 36 đến 44% so với
giá bán cho các công ty khác. Vì vậy, sau thanh tra từ con số lỗ gần 21 tỷ đã phải
điều chỉnh lại cho đúng là lãi hơn 24 tỷ đồng.
Kad Industrial SA Việt Nam
Như trường hợp Công ty TNHH Kad Industrial SA Việt Nam (Hàn Quốc) ở
Đà Nẵng, chuyên gia công quần áo. Toàn bộ máy móc thiết bị đều đã cũ, được nhập
từ một nhà máy ở Mỹ và được tính vào giá trị vốn góp của công ty mẹ, không hoạt
động đảm bảo năng suất. Kết quả lỗ một phần là do chi phí khấu hao máy móc, thiết
bị đưa vào giá thành rất cao, gấp 1,5 lần theo kế hoạch.
Tuy nhiên, vụ việc này phải treo lại, vì Cục thuế TP Đà Nẵng không thể định
giá các loại máy móc trên. Đầu mối định giá từ phía hải quan không có vì máy móc
ngành may mặc không thuộc diện chịu kiểm soát rủi ro về giá, lại không phải nộp
thuế nhập khẩu do là hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định.
7.5. Các trường hợp do Cục Thuế tỉnh Bình Dương thanh tra
Công ty TNHH Sung Shin Vina
Tại địa bàn tỉnh Bình Dương, Công ty TNHH Sung Shin Vina (Hàn Quốc)
chuyên sản xuất, gia công mô tơ điện các loại đã bán sản phẩm cho công ty mẹ thấp
hơn giá thị trường từ 10-15%. Trong suốt 3 năm 2007-2010, dù doanh thu tăng tới
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, kết quả doanh nghiệp vẫn lỗ liên tục. Từ ban đầu lỗ 6-7
tỷ đã tăng lên lỗ 21 tỷ đồng vào năm 2010. Cuối cùng, con số thật được thanh tra
thuế Cục thuế tỉnh Bình Dương làm rõ: công ty thực tế có lãi lớn, năm 2008 lãi 8,5
tỷ đồng, năm 2009 lãi 15,5 tỷ và năm 2010, lãi tới 55,7 tỷ đồng.
7.6. Các trường hợp do Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc thanh tra
Bên cạnh những DN chấp hành đúng, tốt pháp luật, chính sách thuế, thì vẫn
còn nhiều DN kinh doanh ngày càng mở rộng nhưng liên tục kê khai lỗ hoặc không
phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
Cục Thuế Vĩnh Phúc đã triển khai, đôn đốc và kiểm soát tình hình kê khai
thông tin các giao dịch liên kết của các DN có giao dịch liên kết theo quy định, qua
đó đã phát hiện ra nhiều hình thức chuyển giá. Nổi bật lên ở khối doanh nghiệp
(DN) thuộc ngành dệt may, da giày, sản xuất, bao bì,… có các giao dịch liên kết
như công ty mẹ, công ty con hoặc lãnh đạo công ty có quan hệ đồng sở hữu vốn với
DN ở nước ngoài, liên tục kê khai lỗ hoặc không có phát sinh thuế TNDN phải nộp,
nhưng thường xuyên đầu tư mở rộng sản xuất.
Theo báo cáo tài chính năm 2014 của 71 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
(FDI) đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc có 44 doanh
nghiệp có lãi, 27 doanh nghiệp hoạt động thua lỗ trong năm 2014.
Cục Thuế Vĩnh Phúc đã tiến hành phân tích đánh giá rủi ro, lựa chọn đối
tượng thanh tra để xây dựng kế hoạch thanh tra, trong đó tập trung vào các DN có
quy mô lớn, DN thua lỗ kéo dài, đặc biệt là các DN có tư cách pháp nhân độc lập
nhưng do cùng một số người bỏ vốn đầu tư, các DN FDI…
Công ty TNHH STC& Apparel
Năm 2012, Cục Thuế thực hiện thanh tra chuyển giá đối với Công ty TNHH
STC& Apparel là DN có 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc, thời kỳ kiểm tra từ năm
2008 đến 2011. Bằng phương pháp xác định giá thị trường, đoàn kiểm tra đã kiên trì
đấu tranh với DN, sử dụng phương pháp so sánh tốc độ tăng đơn giá gia công với
tốc độ tăng giá thành đơn vị sản phẩm qua các năm.
Kết quả, công ty đã chấp nhận giảm lỗ (từ năm 2008 -2012) là 33,4 tỷ đồng;
tăng thu nhập chịu thuế là 16 tỷ đồng, do DN đang trong thời gian miễn giảm thuế
nên số thuế TNDN truy thu và phạt là 205 triệu đồng.
Công ty TNHH Vinakorea
Vào năm 2013, Cục Thuế Vĩnh Phúc triển khai thanh tra chuyển giá đối với
Công ty TNHH Vinakorea có ngành nghề doanh thực tế là gia công may mặc. Qua
phân tích đấu tranh, Công ty TNHH Vinakorea đã thừa nhận có kê khai thông tin
giao dịch liên kết và mặc dù đang trong thời gian miễn giảm thuế TNDN nhưng vẫn
phải điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế là 147,4 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN và
phạt với số tiền là 11,3 tỷ đồng; giảm lỗ không được chuyển vào các năm sau khi
quyết toán thuế TNDN là 2,7 tỷ đồng.
PHỤ LỤC 8:
Tổng quan về DN FDI ở Việt Nam

* Cơ cấu và quy mô doanh nghiệp FDI


Hiện có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật
Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 7 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng vốn
đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 5,6 tỷ USD (chiếm
22,4%); Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,6 tỷ USD,
(chiếm 14,4%).
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, tính đến ngày 31/03/2019 trong số 17.493
doanh nghiệp FDI trên cả nước, có khoảng 12.600 doanh nghiệp đã nộp báo cáo tài
chính với đầy đủ dữ liệu để có thể thực hiện phân tích.
Theo đó, theo vùng lãnh thổ, khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng
sông Hồng có tỷ trọng doanh nghiệp FDI cao nhất, với tỷ trọng lần lượt là 49% và
31%; Bắc Trung Bộ và Tây nguyên là hai khu vực có tỷ trọng doanh nghiệp có vốn
ĐTNN trong tổng số doanh nghiệp có báo cáo thấp, với tỷ trọng lần lượt là 1,6% và
0,8%. Doanh nghiệp FDI ở khu vực Đông Nam Bộ có tổng tài sản chiếm 27,2% và
vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm 23,9% cả nước; tương tự, ở khu vực Đông Nam Bộ
chiếm 50,1% về tổng tài sản và 51,8% về vốn đầu tư chủ sở hữu.
Do tập trung nhiều dự án FDI công nghiệp quy mô lớn, khu vực Bắc Trung Bộ
mặc dù chỉ có số lượng doanh nghiệp FDI chiếm 1,6% cả nước nhưng tổng tài sản
của nhóm doanh nghiệp này chiếm 10,1% và vốn đầu tư chủ sở hữu chiếm 12,4%.
Theo lĩnh vực kinh doanh, lĩnh vực "Dệt may, da giầy" có số lượng doanh
nghiệp có vốn FDI có báo cáo lớn nhất với 1.704 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng
13,5%; tiếp đến là các lĩnh vực "Sản xuất khác" có 1.259 doanh nghiệp (chiếm tỷ
trọng 10%), "Hóa chất, nhựa, hóa mỹ phẩm" có 1.040 doanh nghiệp (chiếm tỷ
trọng 8,3%).
“Dệt may, da giầy” cũng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn đầu tư chủ
sở hữu với 12,6%. Trong khi đó, lĩnh vực “Linh kiện điện tử, máy vi tính, thiết bị
ngoại vi” chiếm tỷ trọng lớn nhất về tổng tài sản đầu tư với 12,7%.
* Tình hình kinh doanh, tài sản, vốn chủ sở hữu trong khu vực FDI
Số liệu tổng hợp báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI từ năm 2011 đến năm
2018 của Cục Tài chính doanh nghiệp cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp có vốn ĐTNN luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao. Tổng
doanh thu năm 2018 của các doanh nghiệp có vốn FDI có báo cáo đạt 3.471.519 tỷ
đồng, tăng 21,7% so với năm 2015 (riêng tỉnh Bình Dương là 35,4%; Đồng Nai là
22,9%; Hà Nội là 15,9%; TP Hồ Chí Minh là 17,6%). Tốc độ tăng doanh thu cao
hơn tốc độ tăng tài sản (18,6%) và tốc độ tăng của vốn đầu tư của chủ sở hữu
(15,5%) cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI rất
thuận lợi.
Bảng 8.1: Biến động doanh thu-tài sản-vốn chủ sở hữu của DN FDI
giai đoạn 2011-2018
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Chỉ tiêu
/2011 /2012 /2013 /2014 /2015 /2016 /2017

1. trưởng doanh thu 30% 26% 15% 21,2% 21,7% 23.6% 22,1%
2.Tăng trưởng tài sản 21% 21% 17% 20,9% 18,6% 19,7% 21,8%
3.Tăng trưởng vốn đầu tư
33% 22% 9% 17,2% 15,5% 16,9% 17,5%
của chủ sở hữu
Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính
* Doanh thu của doanh nghiệp FDI theo địa bàn đầu tư
Tính theo quy mô doanh thu, TP Hồ Chí Minh là địa phương có doanh thu của
doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất cả nước với doanh thu năm 2018 là 704.601 tỷ
đồng, sau đó là Bắc Ninh với 700.350 tỷ đồng, tiếp đến là Đồng Nai, Thái Nguyên,
Bình Dương và Hà Nội. Đối với tỉnh Bắc Ninh, 02 dự án Samsung Electronics và
Samsung Display đã chiếm đến 68% doanh thu của doanh nghiệp có vốn FDI toàn
tỉnh. Riêng Dự án Samsung Electronics Thái Nguyên chiếm 92% doanh thu doanh
nghiệp có vốn FDI toàn tỉnh Thái Nguyên.
Tính theo quy mô tổng tài sản, tổng tài sản của doanh nghiệp có vốn FDI TP
Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước và bỏ xa các địa phương còn lại với giá trị tổng tài
sản năm 2018 của các doanh nghiệp có báo cáo là 1.088.577 tỷ đồng.
* Doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp FDI theo lĩnh vực kinh doanh
Về cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh theo doanh thu năm 2018, 05/29 lĩnh
vực kinh doanh của doanh nghiệp có vốn FDI đã chiếm đến trên 50% tổng doanh
thu của cả khu vực FDI, cụ thể: "Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị ngoại vi"
chiếm 28,1%, "Dệt may, da giầy" chiếm 10,4%, "Chế biến bảo quản nông, lâm,
thuỷ sản" chiếm 7,2%, "Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và xe có động cơ khác"
chiếm 5,4%, "Đồ điện tử, điện gia dụng" chiếm 5,2%. Các lĩnh vực trên cũng có tốc
độ tăng trưởng doanh thu cao trong năm 2016.
Các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao khác phải kể đến "Viễn
thông, phần mềm" là 80,2%; "Sản xuất sản phẩm hoá dược, dược liệu và thiết bị y
tế" là 40,6%; "Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản" là 37,6%.
Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có sự tăng trưởng về doanh thu hoạt động
sản xuất kinh doanh, tuy nhiên 03 lĩnh vực lại chứng kiến sự suy giảm về doanh thu,
đó là "Dầu khí, xăng dầu, nhiên liệu khí và sản phẩm hoá dầu" giảm 3,8%; "Khai
thác, chế biến khoáng sản (không bao gồm khai thác dầu khí)" giảm 0,59%; "Hoạt
động kinh doanh Bất động sản" giảm 0,63%. Lĩnh vực "Dầu khí, xăng dầu, nhiên
liệu khí và sản phẩm hoá dầu" giảm doanh thu trong năm thứ 3 liên tiếp là do tác
động của việc giá dầu thô trên thị trường thế giới liên tục giảm từ năm 2014.
Lợi nhuận trước thuế năm 2018 của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt 311.071
tỷ đồng, tăng 39,7% so với năm 2015. Một số ngành có sự gia tăng lợi nhuận trước
thuế cả về số tuyệt đối và số tương đối, bao gồm: "Hoạt động kinh doanh bất động
sản" tăng 189% (mặc dù doanh thu giảm 0,63%); "Khai thác, chế biến khoáng sản"
tăng 167,7%; "Đồ điện tử, điện gia dụng" tăng 43,8%; "Dệt may, da giầy" tăng
53%; "Linh kiện điện tử, máy vi tính và thiết bị điện tử" tăng 42,8%. Hai lĩnh vực bị
lỗ trước thuế đó là "Sản xuất sắt, thép, kim loại" (lỗ 891 tỷ đồng), "Y tế, giáo dục,
khoa học công nghệ" (lỗ 111 tỷ đồng).
* Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nước
Theo thống kê của Cục Tài chính Doanh nghiệp, số tiền nộp vào NSNN của
khu vực doanh nghiệp có vốn FDI tăng nhanh qua các năm.
Bảng 8.2: Tình hình nộp NSNN của DN FDI giai đoạn 2012-2018
Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nộp NSNN về các sắc thu
nội địa không bao gồm dầu 83.199 111.200 123.605 140.979 161.608 165.709 171.802
thô (tỷ đồng)
Nguồn: Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính
Tính riêng năm 2018, số thu về các sắc thuế nội địa (không kể dầu thô) của
khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 171.802 tỷ đồng, tăng 14% so với năm
2015. Doanh nghiệp FDI vùng Đông Nam Bộ (với 6 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh,
Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm đến
49,1% tổng số lượng doanh nghiệp FDI đang hoạt động và đóng góp 48,1% tổng số
tiền của khu vực FDI cho NSNN của cả nước. Trong đó, số thu về các sắc thuế nội
địa của doanh nghiệp có vốn FDI thành phố Hồ Chí Minh đạt 48.917 tỷ đồng,
chiếm đến 30% số thu NSNN của doanh nghiệp có vốn FDI cả nước.
Những số liệu kể trên cho phép tác giả luận án có một số đánh giá về tình hình
hoạt động của doanh nghiệp FDI ở Việt Nam như sau:
- Khu vực FDI đang đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội
trong nước thông qua số tiền nộp vào NSNN đang tăng nhanh qua các năm.
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI được duy trì
ở mức cao nhưng chênh lệch tương đối lớn trong các lĩnh vực kinh doanh. Một số
lĩnh vực có hiệu quả sản xuất kinh doanh rất cao như "Linh kiện điện tử, máy vi
tính, thiết bị ngoại vi", "Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy và xe có động cơ khác", "Vận
tải, kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải", "Công nghiệp chế biến thực phẩm",
"Chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản", "Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản". Quy mô và hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực này đều tăng trưởng
đáng kể cho thấy sự thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Số liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) từ năm 2012 đến năm 2016 cho thấy số lượng doanh nghiệp có vốn ĐTNN
báo lỗ hàng năm là từ 44% đến 51% (đặc biệt năm 2015 là 51% và năm 2016 là
50% trên số lượng doanh nghiệp có báo cáo). Đồng thời, tốc độ tăng của quy mô
đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cao hơn
tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cho thấy
tình trạng chuyển giá của khu vực FDI ngày càng gia tăng, phức tạp.

PHỤ LỤC 9:
Các hình thức chuyển giá lỗ

9.1. Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị tài sản góp vốn
Đây là một trong những hình thức chuyển giá tiêu biểu khi các DN FDI thực
hiện đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hay thành lập công ty 100% vốn
nước ngoài.
Khi đầu tư theo hình thức liên doanh, giai đoạn đầu, hành vi chuyển giá được
thực hiện từng bước thông qua góp vốn: các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thông
qua việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng máy móc, thiết bị và công nghệ. Đa số các
doanh nghiệp nội địa bị hạn chế về nguồn lực tài chính nên tham gia góp vốn chủ
yếu bằng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên giá trị sử dụng đất thường bị đánh giá thấp,
trong khi các loại máy móc thiết bị công nghệ do nhà đầu tư nước ngoài góp thường
mang tính đặc thù, đã lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng do doanh nghiệp nội địa
bị hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so
sánh, nên trong quá trình định giá, những máy móc thiết bị và công nghệ này
thường bị đẩy cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Mặt khác, cơ quan thuế, hải
quan xác định thuế trên cơ sở giá trị theo chứng từ hóa đơn (mà đối tác liên kết cung
cấp) nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác được nhập khẩu hoặc nhập
vào vùng lãnh thổ khác trong cùng lãnh thổ của quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể
được thỏa thuận định giá ở mức cao. Từ đó, chi phí khấu hao tài sản cố định loại
này cũng cao hơn so với thông thường (nếu xác định theo giá thị trường).
Đối với hình thức đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, việc nâng
cao giá trị tài sản góp vốn sẽ giúp nhà đầu tư nâng cao được tỉ lệ khấu hao hàng
năm, tức là tăng được chi phí đầu vào. Điều này sẽ giúp cho chủ đầu tư nhanh hoàn
vốn đầu tư cố định, nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro đầu tư, đồng thời cũng giúp giảm
bớt được nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp ở nước tiếp nhận đầu tư.
Tuy đây là hình thức chuyển giá phổ biến và mang tính truyền thống nhưng
việc theo dõi và phát hiện được nó cũng không hề dễ bởi nhiều tài sản được mang đi
góp vốn như công nghệ cao, thiết bị, dây chuyền sản xuất… thường là dành riêng
cho một dòng, một loại sản phẩm đặc thù, rất khó xác định được một cách chính xác
giá thị trường của tài sản. Điều này các khó hơn khi các quốc gia tiếp nhận đầu tư là
các quốc gia đang phát triển, khả năng tự thẩm định chưa cao, việc thuê thẩm định
tài sản thường tốn chi phí không nhỏ.
9.2. Chuyển giá bằng cách nâng khống giá trị tài sản vô hình
Một hình thức góp vốn khác phổ biến của các nhà đầu tư nước ngoài là góp
vốn bằng các tài sản vô hình: phần mềm công nghệ, thương hiệu, công thức pha
chế… mà việc xác định giá trị của các tài sản này thường cũng là rất khó do không
có các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Việc nhà đầu tư nước ngoài nâng khống giá trị
của tài sản vô hình trong quá trình góp vốn sẽ giúp tăng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu
tư nước ngoài, qua đó quyết định tiếng nói trong doanh nghiệp. Một số trường hợp
phía góp vốn bằng tài sản vô hình có xuất trình giấy chứng nhận của công ty kiểm
toán nhưng độ tin cậy,trung thực của các giấy chứng nhận này rất khó kiểm định.
Bên cạnh việc góp vốn bằng tài sản vô hình, nhà đầu tư nước ngoài còn thực
hiện chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại nước đầu tư và
thu tiền bản quyền. Theo quy định hiện hành của hầu hết các quốc gia, tiền bản
quyền phải chịu mức thuế suất thấp hơn rất nhiều so với mức thuế thu nhập doanh
nghiệp (hầu hết quy định thuế suất đối với thu nhập từ bản quyền ở các mức 5%;
7,5%; 10%; 15%). Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã tiết kiệm được tương đối
nhiều lợi nhuận ròng khi chuyển đổi hình thức từ việc trả tiền bản quyền thay vì cổ
tức.
9.3. Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công
ty mẹ hoặc công ty liên kết
Hình thức chuyển giá này nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp, thậm chí gây
ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật”, không phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhiều trường
hợp doanh nghiệp không trực tiếp giao dịch với công ty mẹ, nhưng giao dịch với
các bên liên kết của công ty mẹ. Trong những trường hợp này, các cơ quan quản lý
nhà nước, và nhiều trường hợp ngay cả bên tham gia liên doanh cũng không nắm
được.
Bằng cách tương tự với việc định giá tài sản cố định nêu trên, các doanh
nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt cũng tự thỏa thuận mức giá
nguyên nhiên vật liệu cung ứng cho nhau theo hướng kê khai tăng hơn so với mức
giá thị trường.
Đây cũng là một trong những cách thức giúp các công ty chuyển lợi nhuận ra
nước ngoài thông qua thanh toán tiền hàng nhập khẩu với công ty mẹ hoặc chi
nhánh khác trong DN FDI. Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài của
các doanh nghiệp FDI cũng là một trong những nhân tố dẫn tới việc các quốc gia
nhận đầu tư là có cán cân thanh toán nghiêng về nhập siêu. Ngoài ra việc nhập khẩu
nguyên vật liệu từ công ty mẹ hay chi nhánh khác ở nước ngoài với giá cao còn làm
tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, từ đó giảm bớt số thuế phải nộp.
9.4. Chuyển giá thông qua thay đổi giá bán sản phẩm với công ty mẹ và công ty
liên kết
Nhiều chi nhánh DN FDI thực hiện phương thức chuyển giá thông qua việc
định giá sai lệch rất lớn so với giá bán trên thị trường của nhiều loại hàng hóa bán
cho công ty mẹ hay công ty có giao dịch liên kết. Điều này thường diễn ra như sau:
công ty bán sản phẩm với giá thấp thường ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp cao, thực hiện bán sản phẩm cho công ty liên kết tại quốc gia/vùng
lãnh thổ có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. Từ đó khiến cho tình hình
kinh doanh tại công ty chịu thuế suất TNDN cao trở nên “ảm đạm” hơn, tránh được
việc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
9.5. Chuyển giá bằng cách nâng cao chi phí quản lý doanh nghiệp
Một trong những hiệu quả tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tư đặc biệt là các quốc gia đang phát triển là học
hỏi được kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Tuy nhiên một mặt trái không thể phủ nhận
rằng đây cũng là một trong những hình thức phổ biến mà các công ty thực hiện để
chuyển lợi nhuận ra nước ngoài dưới những danh nghĩa khác nhau:
• Chi nhánh DN FDI tiến hành thuê người quản lý với mức lương cao, đồng
thời phải trả một khoản tiền cho công ty mẹ nước ngoài hoặc chi nhánh khác vì
cung cấp nhà quản lý.
• Doanh nghiệp cử chuyên viên, công nhân sang học tập, thực tập tại công ty
mẹ với chi phí cao. Đây thực chất cũng là một hình thức chuyển giá.
• Chi nhánh DN FDI thuê chuyên gia tư vấn từ công ty mẹ và phải trả chi
phí, nhưng khó xác định được số lượng và hiệu quả mang lại nên khó có thể đánh
giá được chi phí bỏ ra là cao hay thấp, phù hợp hay không phù hợp. Mặc dù các cơ
quan thuế nhận thấy bất thường nhưng không có cơ sở nào xác định hành vi khai
khống giá cả, chi phí để xử lý doanh nghiệp.
Theo quy luật, càng kinh doanh, càng có kinh nghiệm, giảm bớt các chi phí
nhưng chi phí quản lý tại các doanh nghiệp này ngày càng cao. Với tư cách là loại
chi phí dính dáng nhiều đến việc vận hành nội bộ doanh nghiệp, căn cứ vào các quy
chế và hợp đồng nội bộ, đây cũng là khoản chi phí rất dễ bị doanh nghiệp nâng lên
cao để bóp méo giá thành, làm giảm lợi nhuận hoặc thậm chí làm doanh nghiệp lỗ,
trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Tiền lương cao đột biến của các nhân sự cấp cao đến
từ công ty mẹ hoặc từ tổ chức có cùng nhóm lợi ích cũng thường là nhân tố đẩy chi
phí đầu vào. Một điều đáng nói là khi các doanh nghiệp FDI thực hiện hình thức
chuyển giá này thì các đối tác liên doanh trong nước là những người bị ảnh hưởng
về quyền lợi hơn cả vì không thể xác định chính xác số chi phí cần bỏ ra so với lợi
ích mà họ thu lại được.
9.6. Chuyển giá thông qua nâng cao các chi phí quảng cáo
Đây là một hình thức chuyển giá được nhiều DN FDI, các doanh nghiệp FDI
sử dụng. Phương thức này đặc biệt hay được sử dụng nếu doanh nghiệp FDI tồn tại
dưới dạng liên doanh do phía đối tác nước ngoài nắm phần vốn chi phối.
Việc nâng cao chi phí quảng cáo, đặc biệt là trong trường hợp quốc gia sở tại
thiếu những quy định chặt chẽ về việc xác định chi phí quảng cáo hợp lý, mức
quảng cao, tỷ lệ chi phí quảng cáo trên tổng chi phí… thì phương thức này có thể
giúp doanh nghiệp FDI đạt được rất nhiều các mục tiêu: tạo ra hiện tượng thua lỗ ảo
(doanh thu rất cao nhưng chi phí còn cao hơn); hình ảnh thương hiệu chiếm lĩnh thị
trường. Cùng với đó, phía đối tác của nước sở tại thường chỉ sau một vài năm chịu
thua lỗ sẽ không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục duy trì sự tồn tại trong liên
doanh, buộc phải bán lại phần vốn góp; biến doanh nghiệp liên doanh thành công ty
100% vốn nước ngoài.
9.7. Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp
Một trong những hình thức phổ biến hiện nay đó là hiện tượng chuyển giá
thông qua cho vay vốn giữa các thành viên trong một Công ty đa quốc gia. Có 2
trường hợp Công ty đa quốc gia thường áp dụng hình thức chuyển giá này:
• Khi một chi nhánh kinh doanh có lãi ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp cao, chi nhánh này sẽ tiến hành cho công ty mẹ hoặc các chi nhánh
khác vay với lãi suất thấp (thậm chí không lãi suất) nhằm giúp toàn Công ty đa quốc
gia có vốn mở rộng thị trường.
• Khi chi nhánh đặt ở quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao, họ có thể tiến
hành đi vay của công ty mẹ hoặc các chi nhánh khác với lãi suất rất cao, từ đó làm
cho lợi nhuận trước thuế (đã trừ đi lãi vay) âm, tránh được việc nộp thuế TNDN.
Bên cho vay thường có trụ sở ở nơi có thuế suất đối với tiền lãi thấp, từ đó tổng lợi
nhuận của Công ty đa quốc gia đạt được là lớn nhất.

PHỤ LỤC 10:


Các phương pháp định giá chuyển giao

10.1. Phương pháp so sánh giá độc lập (Comparable Uncontrolled Price
Method – CUP)
Phương pháp so sánh giá độc lập dựa vào đơn giá của sản phẩm trong giao
dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch
này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.
Như vậy, nguyên tắc của phương pháp này là so sánh trực tiếp thông tin của
giao dịch và các thông tin độc lập. Đây được xem là phương pháp lý tưởng nhất vì
có thể áp dụng cho tất cả các loại giao dịch liên kết. Tiêu thức ưu tiên khi sử dụng
phương pháp này là đặc tính của sản phẩm.
10.2. Phương pháp giá bán lại (Resale Price Method – RSM)
Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản
phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm
đó từ bên liên kết. Giá mua vào của sản phẩm từ bên lien kết được xác định trên cơ
sở giá bán ra của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-)
các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) (ví dụ: thuế nhập
khẩu, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế).
Phương pháp này đặc biệt thích hợp với các hoạt động trong ngành thương
mại – có các nghiệp vụ mua đi bán lại các sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, khi sử
dụng phương pháp này không thể sử dụng tỷ lệ lãi gộp bình quân để xác định tỷ lệ
khấu trừ này.
10.3. Phương pháp cộng thêm chi phí (Cost Plus Method – CPM)
Phương pháp cộng thêm chi phí là phương pháp xác định giá bán sản phẩm
của một doanh nghiệp cho bên liên kết phải dựa trên cơ sở giá vốn (giá thành) của
sản phẩm đó do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập. Theo đó: giá bán ra của sản
phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc giá thành) của sản
phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành)
sản phẩm bán ra, phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động
của doanh nghiệp và điều kiện thị trường. Mức lợi nhuận này phải được tính toán sao
cho giá cả chuyển giao trong nghiệp vụ này có thể so sánh căn bản với giá thị trường
trong các nghiệp vụ mua bán chuyển giao giữa một công ty là thành viên của Công ty
đa quốc gia và một công ty độc lập hoặc là giao dịch giữa hai công ty hoàn toàn độc lập
với nhau. Phương pháp này sử dụng tiêu thức ưu tiên là yếu tố chức năng của doanh
nghiệp nên thường được áp dụng trong một số trường hợp sau:
Đối với công ty sản xuất, chế biến, lắp ráp, chế tạo và bán cho các bên liên
kết, gia công chế biến và phân phối.
Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp
tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm hoặc thực hiện các
thỏa thuận về cung cấp các yếu tố đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra.
Giao dịch cung cấp dịch vụ các bên liên kết.
So với 2 phương pháp trước, phương pháp cộng chi phí có một số khó khăn
khi xác định chi phí. Trong một số trường hợp không thể xác định mối liên hệ giữa
chi phí và giá thị trường. Thị trường thường trả giá cao cho những sản phẩm có kiểu
dáng hay thương hiệu riêng. Trong nhiều trường hợp công ty có thể tạo ra những
sản phẩm rất có giá trị chỉ với chi phí rất thấp hoặc ngược lại, mặt khác, do áp lực từ
phía đối thủ cạnh tranh, các công ty có xu hướng hạ thấp giá bán.
10.4. Phương pháp tách lợi nhuận (Profit Split Method – PSM)
Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên
kết, tổng hợp của nhiều thành viên trong MNC thực hiện, sau đó thực hiện tính toán
lợi nhuận cho từng thành viên tham gia lien kết giống như cách các bên giao dịch
độc lập phân chia lợi nhuận trong những điều kiện tương đương.
Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp các công ty trong
MNC có mối liên kết chặt chẽ, các giao dịch thực hiện với khối lượng lơn và phức
tạp. Theo phương pháp này, các bên tham gia có thể tính lợi nhuận theo hai cách:
Cách 1: Tính tỷ lệ góp vốn (chi phí), sau đó tổng hợp lợi nhuận từ giao dịch
tổng hợp rồi phân chia cho một bên liên kết theo tỷ lệ góp vốn.
Cách 2: Phân chia lợi nhuận theo hai bước sau:
Bước 1: Trước hết phân chia lợi nhuận cơ bản cho mỗi bên tham gia giao dịch
liên kết tương ứng với chức năng hoạt động của mình.
Bước 2: Phân chia lợi nhuận phụ trội cho mỗi bên tham gia giao dịch liênkết
tương ứng với tỷ lệ đóng góp liên quan đến tổng lợi nhuận phụ trội (bằng với tổng
lợi nhuận thu được trừ đi tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước 1).
Phương pháp này cũng thường được áp dụng cho trường hợp: các bên liên kết
cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc phát triển sản phẩm là
tài sản vô hình độc quyền; các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh
chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng
để lưu thông sản phẩm, gắn liền với việc sỡ hữu hoặc quyền sở hữu trí tuệ duy nhất.
10.5. Phương pháp so sánh lợi nhuận ròng của nghiệp vụ chuyển giao
(Transactional Net Margin Method – TNMM)
Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong
các giao dịch độc lập được chọn để so sánh làm cơ sở xác định tỷ suất sinh lời của
sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương
đương nhau.
Trong trường hợp nếu không tồn tại các giao dịch độc lập có thể so sánh đối
với công ty con của Công ty đa quốc gia thì ta có thể lấy lợi nhuận thu được trong
các chuyển giao có thể so sánh được của hai công ty không liên kết khác làm cơ sở.
Tuy nhiên, khi các nghiệp vụ chuyển giao phát sinh có mối quan hệ ràng buộc chặt
chẽ với nhau thì khó có thể áp dụng phương pháp này do khó tìm được giao dịch
tương ứng để so sánh.

You might also like