Chủ đề 11 Giao thức ICMP, ARP, RARP nhóm 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

1

Mục lục

Lời nói đầu ..................................................................................................................2


I.Giao thức ICMP...........................................................................................................3
II. Giao thức
ARP..........................................................................................................11
III. Giao thức
RARP…………………………………………………………………..13
Lời cảm ơn....................................................................................................................16

1
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi môi trường mạng có những đặc điểm riêng với những yêu cầu khác nhau về
thiết kế và vận hành. Mạng viễn thông có thể được phân loại theo nhiều quan điểm:
phạm vi địa lý, công nghệ và phương thức chuyển giao thông tin, loại hình dịch vụ
cung cấp, các giao thức sử dụng,... Tùy vào đặc điểm và tính chất của dịch vụ cung
cấp mà một mạng viễn thông có thể sử dụng công nghệ này hay công nghệ khác để
thực hiện việc trao đổi thông tin. Song dù sử dụng công nghệ nào thì mục đích cuối
cùng của mạng viễn thông là cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng với chất
lượng cao nhất và giá thành rẻ nhất.

2
I. Giao thức ICMP:
1.Giới thiệu giao thức thông báo điều khiển liên mạng ICMP:
IP là một phương thức truyền dữ liệu không tin cậy trên mạng. Nó là một giao thức
tự nỗ lực tối đa để truyền dữ liệu tới đích. Trong đó, IP không hề có một cơ chế nào để
xác nhận là dữ liệu đã đến đích. Nếu một thiết bị trung gian trên đường đi như router
chẳng hạn bị sự cố, hay là thiết bị đích không kết nối vào mạng nên dữ liệu không truyền
tới đích thì IP không hề có cơ chế nào để thông báo cho người biết là quá trình truyền dữ
liệu đã bị sự cố. Giao thức thông điệp điều khiển liên mạng ICMP là một giao thức của
bộ TCP/IP đã bổ xung cho khuyết điểm này của IP.
ICMP (Internet Control Message Protocol), là một giao thức của gói Internet
Protocol. Giao thức này được các thiết bị mạng như router dùng để gửi đi các thông báo
lỗi chỉ ra một dịch vụ có tồn tại hay không, hoặc một địa chỉ host hay router có tồn tại
hay không.
ICMP là một giao thức báo cáo lỗi, thông báo cho sender những sự cố mà bộ định
tuyến hoặc trạm đích có thể gặp phải khi xử lý IP datagram. Truy vấn giúp một trạm hoặc
một người quản lý mạng lấy các thông tin cụ thể về một bộ định tuyến hoặc một trạm
khác.
- ICMP chỉ trả lời một địa chỉ IP định rõ
- ICMP không có khả năng sửa lỗi
- IPv4 được sử dụng rộng rãi (Giao thức Internet phiên bản 4), còn IPv6 mới hơn
sử dụng các phiên bản tương tự của giao thức ICMP (ICMPv4 và ICMPv6
tương ứng).
- Các thông điệp ICMP được truyền dưới dạng các Datagrams, bao gồm 1 IP
header đóng gói dữ liệu ICMP. ICMP header xuất hiện sau IPv4 hoặc IPv6
packet header và được xác định là IP protocol số 1.
2. Những thông số, khuôn dạng trong cấu trúc gói tin ICMP:
Những thông số trong cấu trúc gói tin ICMP bao gồm 3 thông số cơ bản như sau:
 Bytes: kích thước của gói tin ICMP.
 Time: thời gian hồi đáp của gói tin ICMP.
 TTL( Time to live): là trường dài 8 bit có gia trị tối đa là 255 được sử dụng để
chống lại sự lặp vòng. Khi TTL đi qua con router giá trị sẽ giảm đi 1 đơn vị,
Router nhận gói tin TTL=0 thì sẽ tự bỏ gói tin đó lại.
Mỗi bản tin ICMP có những khuôn dạng riêng nhưng đều bắt đầu với 3 trường sau:
0 8 16 31
Type Code Checksum
ICMP data - tùy thuộc vào dạng message
Cấu trúc của một ICMP

3
 CODE (8 bit): được cung cấp thêm thông tin về kiểu thông điệp.
 TYPE (8 bit): là một nguyên số được sử dụng để xác định thông điệp.
 CHECKSUM (8 bit): ICMP checksum tính đến thông điệp ICMP.
Những thông điệp ICMP báo lỗi bao gồm phần đầu và 64 bit đầu tiên của Packet gây
ra lỗi, để cho phép nơi nhận xác định chính xác hơn các giao thức và chương trình ứng
dụng có trách hiệm với Packet.
Trường TYPE của ICMP xác định ý nghĩa của thông điệp cũng như định dạng của
nó, các kiểu bao gồm:
 0: echo reply
 3: destination unreachable
 4: source quench
 5: redirect
 8: echo
 9: router advertisement
 10: router solicitation
 11: time exceeded
 12: parameter problem
 13: timestamp request
 14: timestamp reply
 15: information request (obsolete)
 16: information reply (obsolete)
 17: address mask request
 18: address mask reply
 30: traceroute
 31: datagram conversion error
 32: mobile host redirect
 33: lpv6 Where-Are-You
 34: lpv6 I-Am-Here
 35: mobile registration request
 36: mobile registration reply
 37: domain name request
 38: domain name reply
 39: Skip
 40: photuris
3. Thông báo lỗi và khắc phục lỗi:
- ICMP chỉ có thể thông báo lỗi trở về nguồn ban đầu của datagram.
- Không báo cáo lỗi cho các bộ định tuyến trung gian.
- ICMP không có khả năng sửa lỗi.

4
ICMP là một giao thức thông báo lỗi của IP. Khi quá trình truyền dữ liệu xảy ra
lỗi thì ICMP được sử dụng để thông báo cho nơi gửi dữ liệu. Ví dụ như hình dưới,
máy 1 chuyển dữ liệu cho máy 6 nhưng cổng Fa0/0 trên Router C bị ngắt, khi đó
Router C sử dụng ICMP để gửi thông báo lỗi cho máy 1 biết là dữ liệu không
truyền được tới đích. ICMP không khắc phục được sự cố mà nó chỉ đơn giản là
thông báo về sự cố đã xảy ra. Router C nhận được gói dữ liệu từ máy 1, nó chỉ biết
được địa chỉ IP nguồn đích của gói dữ liệu thôi. Router C không thể biết chính xác
con đường mà gói dữ liệu đã đi đến được Router C. Do đó khi gửi thông báo lỗi thì
Router C chỉ có thể gửi cho máy 1 chứ không gửi cho Router A và B. Như vậy là
thông báo ICMP chỉ gửi cho thiết bị nguồn của gói dữ liệu chứ không gửi cho các
Router khác.
 Chức năng tiêu biểu của ICMP:
- Điều khiển lưu lượng dữ liệu (Flow control) hay còn gọi là điều khiển luồng.
Khi trạm nguồn gửi dữ liệu tới quá nhanh, tạm đích không kịp xử lý, trạm đích
– hay một thiết bị dẫn đường gửi trả trạm nguồn một thông báo để trạm nguồn
ngừng việc truyền thông tin.
- Thông báo lỗi.
Khi không tìm thấy trạm đích, một thông báo lỗi Destination Ureachable được
Router gửi trả lại trạm nguồn.
Nếu số hiệu cổng không phù hợp, trạm đích gửi thông báo lỗi lại cho trạm
nguồn.
- Kiểm tra trạm làm việc.
Khi một máy tính muốn kiểm tra một máy tính khác có tồn tại và đang hoạt
động hay không, nó gửi một thông báo Echo Request. Khi trạm đích nhận được
thông báo đí, nó gửi lại một Echo Reply. Lệnh ping sử dụng các thông báo này.
Ping là một lệnh phổ biến và thường được sử dụng trong kiểm tra kết nối.
4. Các thông điệp ICMP quan trọng:
 Sử dụng lệnh Ping để kiểm tra xem địa chỉ đích có đến được không:
Giao thức ICMP có thể được sử dụng để kiểm tra xem có đến được một địa chỉ
nào đó hay không. ICMP sẽ gửi thông điệp cho echo request đến máy đích. Nếu máy
đích nhận được echo request thì sẽ trả lời lại thông điệp echo reply cho máy nguồn.
Nếu máy nguồn nhận được echo reply thì điều đó khẳng định là máy đích có thể đến
được bằng giao thức IP. Lệnh Ping khởi tạo các thông điệp echo request.
0 8 16 31
Type Code Checksum
IDENTIFIER SEQUENCE NUMBER
DATA

Data option ICMP kiểm tra kết nối

5
+ IDENTIFIER và SEQUENCE NUMBER được sử dụng để máy gửi so sánh giữa lời
yêu cầu và lời đáp.
 Thông điệp “ Destination Ureachable”:
Không phải lúc nào gói dữ liệu cũng chuyển được đến đích. Ví dụ như hỏng phần
cứng, cấu hình giao thức không đúng, cổng giao tiếp bị ngắt, thông tin định tuyến
sai,... là những nguyên nhân có thể gây ra làm cho gói dữ liệu không thể chuyển tới
đích. Trong những trường hợp như vậy thì ICMP gửi thông điệp “Destination
Unreachable” cho máy gửi để thông báo là gói dữ liệu không chuyển được tới đích và
datagram đó sẽ bị bỏ đi.

Giá trị trong phần Code sẽ cho biết nguyên nhân tại sao không chuyển được gói dữ
liệu đến đích. Ví dụ như phần code có giá trị 0 có nghĩa là mạng đích không đến được.

Khi gói dữ liệu được chuyển từ mạng Token-ring sang mạng Ethernet thì thường
phải phân mảnh ra thành các gói nhỏ hơn. Nếu gói dữ liệu không cho phép phân mảnh
thì gói dữ liệu không thể chuyển ra được, khi đó thông điệp “Destination
Unreachable” sẽ được gửi đi. Thông điệp này cũng được gửi đi khi các dịch vụ liên
quan đến IP như FTP, Web không tìm thấy. Điều quan trọng trong khi sử lý sự cố

6
mạng IP là bạn cầnhiểu được các nguyên nhân khác nhau tạo nên thông điệp ICMP
“Destination Unreachable”.
 Thông điệp báo nghẽn và điều khiển luồng dữ liệu: (Source quench)
Nếu có nhiều máy tính cùng lúc truy xuất vào cùng một máy tính đích thì máy
đích có thể bị quá tải. Nghẽn mạch có thể xảy ra khi lưu lượng tử mạng LAN tốc
độ cao được truyền ra kết nối WAN có tốc độ thấp hơn. Nếu mạng bị nghẽn quá
mức thì các gói dữ liệu sẽ bị hủy. Thông điệp ICMP Source quench giúp làm giảm
lượng dữ liệu bị hủy bỏ. Thông điệp này gửi cho máy gửi để yêu cầu máy gửi giảm
tốc độ phát gói dữ liệu. Sau khoảng thời gian ngăn, nghẽn mạch được giải tỏa và
máy gửi có thể tăng dẫn tốc độ truyền lên. Mặc định là đa số các Cisco Router
không thực hiện gửi thông điệp source quench vì có thể các thông điệp này còn
làm cho tình trangh tắc nghẽn tăng thêm.
 Thông điệp phát hiện đường dài quá giới hạn: (Time exceeded)
Gói dữ liệu khi truyền đi trên mạng có thể bị truyền lòng vòng và không bao giờ
đến được đích. Điều này co thể xảy ra khi thông tin định tuyến bị sai, ví dụ như 2
router cứ gửi một gói dữ liệu qua lại cho nhau vì router này nghĩ rằng router kia mới
là trạm kế tiếp đến đích.
Giao thức định tuyến có quy trình có quy định giới hạn để xác định mạng đích
không đến được. Ví dụ như RIP có số giới hạn là 15, điều này nghĩa là gói dữ liệu chỉ
được phép đi qua 15 router.
Thông điệp ICMP Time Exceeded đưa ra thông báo cho máy nguồn khi gói tin
mà nó gửi bị hủy bỏ bởi vì thời gian truyền gói tin quá dài. Khi tryền dữ liệu trên
mạng thì các gói tin truyền cần phải định nghĩa thời gian truyền, để ngăn cản việc gói
tin đó được truyền mãi sẽ gây ra lặp vòng, mỗi một gói tin đều có IP Header trong đó
có một trường được gọi là Time to live (TTL)- trường này sẽ định nghĩa ra một giá trị
hop (tức là số router) mà gói tin có thể đi qua. Khi gói tin này đi qua một router thì giá
trị trường TTL sẽ được giảm đi 1, cứ như vậy cho đến khi nào gói tin đó bị router
giảm giá trị TTL xuống 0 thì gói tin đó sẽ bị hủy và router thực hiện việc hủy bỏ gới
tin đó sẽ gửi một thông điệp ICMP Time Exceeded cho máy nguồn.
Phần Code:
- Code=0: thì thông điệp sẽ được gửi từ một router.
- Code =1: thì thông điệp đó sẽ được gửi từ host.

7
 Thông điệp “ Parameter Problem”:
Thông điệp “Parameter Problem” được sử dụng khi bộ định tuyến nhận thấy có
vấn đề với header của datagram.
Phần Data Option được định dạng và chỉ được gửi khi có vấn đề quá nghiêm
trọng.

Sử dụng cùng POINTER để xác định byte trong datagram đã gây ra lỗi.
 Đồng bộ đồng hồ và ước tính thời gian truyền dữ liệu: (Timestamp request,
timestamp reply)
- Bộ giao thức TCP/IP cho phép hệ thống mạng này kết nối với hệ thống mạng
khác ở cách nhau rất xa thông qua nhiều hệ thống mạng trung gian. Mỗi một hệ
thống mạng có một cơ chế đồng bộ đồng hồ riêng. Do đó khi một host ở mạng
khác sử dụng phần mầm cần đồng bộ thời gian để thực hiện liên lạc thì có thể
sẽ gặp rắc rối. Thông điệp ICMP Timestamp được thiết kế để giải quyết vấn đề
này.
- Timestamp request cho phép một host hỏi giờ hiện tại trên một máy tính khác.
Máy được hỏi sẽ dùng timestamp reply để trả lời.
- Phần TYPE trong thông điệp ICMP timestamp có giá trị là 13 ( timestamp
request) hoặc 14 (timestamp reply). Phần Code luôn có giá trị là 0 vì loại thông
điệp này không có gì khác hơn. Phần Originate timestamp là thông tin về giờ
hiện tại trên máy gửi ngay trước khi thông điệp ICMP timestamp request được
gửi đi. Phần Recive timestamp là thời điểm mà máy đích nhận được yêu cầu
request. Phần Transmit timestamp là thời điểm trên máy trả lời ngay trước khi
máy này gửi thông điệp ICMP timestamp reply.
- Tất cả 3 thông số về thời gian trên đều được tính bằng số mili giây tính từ thời
điểm nửa đêm theo giờ quốc tế.
0 8 16
31
Type (13 or 14) Code (0) checksum
Originate timestamp
8
Recive timestamp
Transmit timestamp

-Tất cả các thông tin ICMP timestamp reply đều có đầy đủ 3 thông số: thời điểm
gửi gói request, thời điểm nhận được request, thời điểm gửi gói request. Dựa
vào 3 thông số này host có thể ước lượng được khoảng thời gian dữ liệu truyền
trên mạng từ máy nguồn đến máy đích bằng cách lấy giá trị của phần Originate
timestamp trừ đi giá trị phần Transmit timestamp. Kết quả này cũng chỉ mang
tính chất ước lượng vì thời gian truyền thực sự còn phụ thuộc vào lưu lượng
truyền thực tế trên mạng lúc đó. Ngoài ra, host còn có thể ước tính được giờ
hiện tại trên máy đích.
- Timestamp là một cách đơn giản để ước đoán giờ trên máy đích và ước tính
tổng thời gian truyền trên mạng nhưng đây chưa phải cách tốt nhất. Giao thức
Network Time Protocl (NTP) ở lớp trên của giao thức TCP/IP thực hiện đồng
bộ đồng hồ theo cách tin cậy và chính xác hơn.
 Thông điệp ICMP tìm mặt nạ mạng con: (Mask request, mask reply)

- Để tham gia vào một mạng con, một máy tính cần biết mặt nạ mạng con.
- ICMP cung cấp khả năng gửi yêu cầu trực tiếp từ một máy tính.

- TYPE: thông điệp là yêu cầu (17) hay (18)


- SUBNET ADDRESS MASK: mặt nak mạng con của lời đáp.
- INDENTIFIER & SEQUENCE NUMBER: cho phép máy phối hợp với lời đáp
với yêu cầu.

 Thông điệp của router advertisement, router solicitation:


Khi có host trong mạng bắt đầu khởi động và host chưa được cấu hình Default
gateway thì nó có thể tìm gateway bằng thông điệp router discovery. Trước tiên, host
gửi thông điệp router solicitation cho tất cả các router bằng cách dùng địa chỉ

9
multicast là 224.0.0.2. Thông điệp này cũng có thể được gửi broadcast để gửi đến
những router không có cấu hình multicast. Khi nhận được thông điệp trên, nếu router
không có cấu hình hỗ trợ quá trình này thì router sẽ không trả lời gì hết. Còn nếu
router có hỗ trợ quá trình này thì router sẽ trả lời lại bằng thông điệp Router
advertisement.
Host gửi thông điệp Router solicitation trong trường hợp bị mất Default gateway.
Thông điệp này gửi multicast và đây chính là bước đầu tiên của quá trình tìm router.
Router sẽ trả lời bằng thông điệp router advertisement, trong đó có cung cấp Default
cho host.
 Thông điệp ICMP redirect/ change request:
Thông điệp điều khiển ICMP thường gặp nhất là redirect/ change request. Loại
thông điệp này được tạo ra bởi gateway mà thông thường đó chính là router. Tất cả
các host khi muốn thông tin liên lạc với các mạng IP đều phải được cấu hình default
gateway. Default gateway là địa chỉ của một cổng trên router kết nối vào cùng một
mạng với host.
Default gateway chỉ gửi thông điệp ICMP redirect/ change request khi gặp các
điều kiện sau:
-Cổng mà router nhận gói dữ liệu vào cũng chính là cổng mà router sẽ chuyển
gói dữ liệu đi.
- Địa chỉ IP của máy nguồn là cùng một mạng/ subnet với địa chỉ IP của trạm kế
tiếp.
- Gói dữ liệu nhận được không phải gửi ngược lại máy nguồn.
- Con đường mà router thông báo cho host không phải là đường mặc định của
router và cũng không phải là của một ICMP redirect nào khác.
- Router phải được cấu hình để thực hiện redirect.
 Thông điệp information request và reply:
Cho phép host xác định địa chỉ mạng của nó. Cấu trúc loại thông điệp này:
0 8 16 31
Type(15) code checksum
IDENTIFIER SEQUENCE NUMBER

Phần Type có 2 giá trị: giá trị 15 tương ứng với thông điệp information reply. Loại
thông điệp này của ICMP được xem là đã quá lỗi thời. Hiện nay, các giao thức
BOOTP và DHCP được sử dụng nhiều để cung cấp địa chỉ mạng cho host.

10
II. Giao thức ARP:
*Giao thức ARP ( Address Resolution Protocol ):Giao thức phân giải địa chỉ chuyển
đổi địa chỉ lôgic thành địa chỉ vật lý

-Khi một trạm hoặc bộ định tuyến cần tìm địa chỉ vật lý của một trạm hoặc một bộ
định tuyến khác trên mạng, nó gửi gói yêu cầu ARP.Gói này chứa địa chỉ vật lý và địa
chỉ lôgic của nguồn và địa chỉ IP của đích.
-Cấu trúc gói tin sử dụng trong giao thức ARP:

+Hardware type:
Xác định kiểu bộ giao tiếp phần cứng máy gửi cần biết
Với giá trị 1 cho ethernet
+Protocol type:
Xác định kiểu giao thức địa chỉ cấp cao máy gửi cung cấp
Có giá trị 080016 cho giao thức IP
+HLEN: độ dài địa chỉ vật lý( bit)
+PLEN: độ dài địa chỉ logic (bit)
+Sender HA( Sender hardware address ): địa chỉ MAC của máy gửi
+ Sender Protocol Adress: địa chỉ IP máy gửi
+ Target HA: địa chỉ MAC của máy nhận
+ Target Protocol Adress: địa chỉ IP máy nhận

-Cơ chế hoạt động của ARP

11
+Bước 1:Thiết bị A sẽ kiểm tra cache của mình (giống như quyển sổ danh bạ nơi lưu
trữ tham chiếu giữa địa chỉ IP và địa chỉ MAC). Nếu đã có địa chỉ MAC của IP
192.168.1.120 thì lập tức chuyển sang bước 9

+Bước 2: Bắt đầu khởi tạo gói tin ARP Request. Nó sẽ gửi một gói tin broadcast đến
toàn bộ các máy khác trong mạng với địa chỉ MAC và IP máy gửi là địa chỉ của chính
nó, địa chỉ IP máy nhận là 192.168.1.120, và địa chỉ MAC máy nhận là ff:ff:ff:ff:ff:ff.

+Bước 3: Thiết bị A phân phát gói tin ARP Request trên toàn mạng. Khi switch nhận
được gói tin broadcast nó sẽ chuyển gói tin này tới tất cả các máy trong mạng LAN đó.

+Bước 4: Các thiết bị trong mạng đều nhận được gói tin ARP Request. Máy tính kiểm
tra trường địa chỉ Target Protocol Address. Nếu trùng với địa chỉ của mình thì tiếp tục
xử lý, nếu không thì hủy gói tin

+Bước 5: Thiết bị B có IP trùng với IP trong trường Target Protocol Address sẽ bắt
đầu quá trình khởi tạo gói tin ARP Reply

12
+Bước 6: Thiết bị B đồng thời cập nhật bảng ánh xạ địa chỉ IP và MAC của thiết bị
nguồn vào bảng ARP cache của mình để giảm bớt thời gian xử lý cho các lần sau (hoạt
động cập nhật danh bạ).

+Bước 7: Thiết bị B bắt đầu gửi gói tin Reply đã được khởi tạo đến thiết bị A.
+Bước 8: Thiết bị A nhận được gói tin reply và xử lý bằng cách lưu trường Sender
Hardware Address trong gói reply vào địa chỉ phần cứng của thiết bị B.

+Bước 9: Thiết bị A update vào ARP cache của mình giá trị tương ứng giữa địa chỉ
IP (địa chỉ network) và địa chỉ MAC (địac chỉ datalink) của thiết bị B. 

- Ứng dụng của ARP:


+ARP được phát triển vào đầu những năm 1980 như một giao thức dịch địa chỉ chung
cho các mạng IP. Bên cạnh Ethernet và WiFi, ARP đã được triển khai cho ATM,
Token Ring và các loại mạng vật lý khác

+ARP cho phép một mạng quản lý các kết nối độc lập với thiết bị vật lý cụ thể được
gắn vào từng mạng. Điều này cho phép giao thức Internet hoạt động hiệu quả hơn so
với việc nó phải tự quản lý địa chỉ của các loại thiết bị phần cứng và mạng vật lý.

III.Giao thức RARP:

Định nghĩa: Giao thức RARP (Reverse Address ResolutionProtocol) hay còn gọi là
giao thức phân giải địa chỉ ngược là một giao thức được sử dụng bởi một máy chủ yêu
cầu giao thức Internet(IPv4) dùng để xác định địa chỉ IP (địa chỉ logic) từ địa chỉ
MAC của thiết bị.

Mục đích: Sử dụng giao thức RARP để tìm địa chỉ IP (Thực chất là việc ánh xạ cho
Host một địa chỉ IP) khi đã biết địa chỉ vật lý (MAC) của Host.

Cơ chế hoạt động:

13
Hoạt động:
 Khi một hệ thống không đĩa khởi động, nó phát đi một gói tin Broadcast yêu cầu
RARP với địa chỉ MAC của nó. Gói tin này được nhận bởi tất cả các Hosts trong
mạng. Khi RARP Server nhận được gói tin này nó nhìn lên địa chỉ MAC trong tệp
cấu hình và xác định địa chỉ IP tương ứng. Sau đó nó gửi địa chỉ IP trong gói trả
lời tin RARP (RARP Reply) và chỉ gửi từ một Host đến Host đích cần tới vì vậy
gọi là gói Unicast. Hệ thống không đĩa ban đầu nhận được gói tin này và có được
địa chỉ IP.
 Một gói tin RARP Request thường được được tạo ra trong quá trình khởi động của
Host. Khi RARP Server nhận được gói RARPRequest, nó thực hiện các bước sau.
o Địa chỉ MAC trong gói tin yêu cầu được tìm kiếm trong tệp cấu hình, và
được ánh xạ sang địa chỉ IP tương ứng .
o Nếu việc ánh xạ không tìm thấy thì gói tin sẽ bị loại.
o Nếu việc ánh được tìm thấy, một gói tin RARP Reply được tạo ra với
địa chỉ MAC và IP của máy nguồn. Sau đó gói này được gửi trả lại Host
mà đã đưa ra gói RARP Request.
 Lúc này khi Host nhận được RARP Reply, nó nhận được địa chỉ IP từ
gói tin RARP ban đầu và hoàn tất quá trình khởi động (Boot), địa chỉ IP

14
được sử dụng để giao tiếp với các Hosts khác trong mạng cho đến khi nó
khởi động lại.
Cấu trúc của RARP:

 RARP cùng với ARP nằm trên lớp DataLink Layer của mô hình OSI (Lớp 2).

 Một gói tin RARP có dạng sau :

00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
Hardware type Protocol type
Hardware address length Protocol address length Opcode
Source hardware address :::
Source protocol address :::
Destination hardware address :::
Destination protocol address :::

 Trong đó :

 -Hardware type : Dạng phần cứng là loại nào ví dụ Ethernet thì có giá trị
là 1

 -Protocol type : Dạng phương thúc mạng sử dụng là loại nào , ở đây là
IPv4 nên có giá trị là 0x0800

 - Hardware address length : Kích thước địa chỉ phần cứng Ethernet có
giá trị là 6

 - Protocol address length : Độ rộng của địa chỉ IPv4 có giá trị là 4

 - Source hardware address (Sender hardware address ) : Địa chỉ phần


cứng của nơi gửi gói tin đi . Ví dụ : Ethernet chiếm 6 bytes

 - Source protocol address ( Sender protocol address) : Địa chỉ của loại
giao thức tại nơi gửi . Ví dụ với IP chiếm 4 bytes .

 - Destination hardware address (Target hardware address) : Địa chỉ phần


cứng của nơi cần gửi gói tin . Ví dụ : Ethernet chiếm 6 bytes .

 - Destination protocol address (Target protocol address) : Địa chỉ của loại
giao thức tại nơi gửi gói tin đến . Ví dụ : Với IP địa chỉ này chiếm 4 bytes
.

15
 - Opcode : Trạng thái đang hoạt động của gói tin RARP . RARP request
trả về giá trị 3 , RARP reply trả về giá trị 4

 Sau đây là hình ảnh minh họa tính bao đóng của một gói tin
RARP(Encapsulation of RARP packet)

 Hình : Encapsulation of RARP packet

Đặc điểm của RARP :

 Giao thức này xuất hiện đầu tiên trong việc giải quyết
nhiệm vụ ánh xạ từ địa chỉ vật lí sang địa chỉ logic.
 Sử dụng trong các hệ thống không có đĩa (Diskless
Workstation).
 Sử dụng nhiều trong các mạng LAN qui mô nhỏ , đặc biệt là
trong mạng Ethernet .
 Hiện tại RARP không còn sử dụng nữa mà đã thay thế bằng
giao thức khác đó là BOOTP và DHCP
 RARP cùng với ARP nằm trên lớp liên kết dữ liệu (Data
Link Layer) của mô hình OSI .

Ứng dụng của giao thức RARP:

 RARP thường sử dụng trong mạng LAN phạm vi nhỏ (chẳng hạn
trong một subnet) nơi mà có những máy trạm không đĩa (diskless
workstation) vì :

 Thông thường các địa chỉ IP của hệ thống thường được lưu
trữ trong một file cấu hình trong các vùng ổ đĩa . Khi hệ
thống bắt đầu khởi động thì nó xác định IP của nó từ tập
tin này. Trong trường hợp máy trạm không đĩa , địa chỉ IP
không thể lưu trữ trong hệ thống đó được . Trong trường
hợp này RARP có thể được sử dụng để có được địa chỉ IP
từ máy chủ RARP (RARP Server).

16
 RARP sử dụng dụng định dạng giống gói trong giao thức
ARP và không liên quan đến IP , do vậy gói tin RARP
(RARP packet) không thể được định tuyến do đó nếu việc
truyền các gói tin trong 1 subnet khi đó không cần phải sử
dụng các bộ định tuyến phức tạp

Ta có hình ảnh của một mạng LAN nhỏ với 2 subnet để


minh họa trường hợp trên :

 Quá trình trực hiện của RARP(RARP Transaction):

17
-Khái niệm RARP Server : Tất cả ánh xạ giữa địa vật lý(MAC) với địa
chỉ logic(IP) của các Hosts thì đều được lưu trữ vào tệp cấu hình của
một Host nào đó trong mạng . Host này được gọi là RARP Server . Host
này đáp ứng tất cả các yêu cầu của RARP Request . Còn tệp cấu hình
này nằm trên vùng đĩa cứng của RARP Server .
-RARP Client : là một hệ thống máy tính không đĩa (Hosts),nơi phát ra
các yêu cầu để xác định IP của Host với đầu vào là MAC .
-Hoạt động :Xẩy ra hai quá trình chính

 RARP Client phát đi yêu cầu nằm trong gói RARP với địa chỉ
MAC của nó
 RARP Server trả lời lại yêu cầu từ gói tin RARP của RARP Client
gửi tới .

Khi một hệ thống không đĩa khởi động , nó phát đi một gói yêu cầu
RARP với địa chỉ MAC của nó . Gói tin này được nhận bởi tất cả các
Hosts trong mạng và được gọi là gói Broadcast . Khi RARP Server
nhận được gói tin này nó nhìn lên địa chỉ MAC trong tệp cấu hình và
xác định địa chỉ IP tương ứng . Sau đó nó gửi địa chỉ IP trong gói trả
lời tin RARP (RARP Reply) và chỉ gửi từ một Host đến Host đích
cần tới vì vậy gọi là gói Unicast . Hệ thống không đĩa ban đầu nhận
được gói tin này và địa chỉ IP .
Một gói tin RARP Request thường được được tạo ra trong quá trình
khởi động của Host . Khi RARP Server nhận được gói RARP
Request , nó thực hiện các bước sau :

18
 Địa chỉ MAC trong gói tin yêu cầu được tìm kiếm trong tệp
cấu hình , và được ánh xạ sang địa chỉ IP tương ứng .
 Nếu việc ánh xạ không tìm thấy thì gói tin sẽ bị loại
 Nếu việc ánh được tìm thấy , một gói tin RARP Reply được tạo
ra với địa chỉ MAC và IP . Sau đó gói này được gửi trả lại Host
mà đã đưa ra gói RARP Request

Lúc này khi Host nhận được RARP Reply , nó nhận được địa chỉ
IP từ gói tin RARP ban đầu và hoàn tất quá trình khởi động
(Boot) , địa chỉ IP được sử dụng để giao tiếp với các Hosts khác
trong mạng cho đến khi nó khởi động lại .

Hình : Gói tin RARP (request hay reply)


Kích thước của một gói tin RARP là 28 bytes

 Đặc điểm của gói RARP Request và RARP Reply cùng một số
trường hợp xẩy ra trong quá trình gửi và nhận :

Trong Ethernet :
-Đối với gói RARP Request ,địa chỉ nguồn là địa chỉ MAC của
Host mà nó gửi gói tin RARP Request , địa chỉ đích là địa chỉ
MAC của Broadcast Ethernet (FF:FF:FF:FF:FF:FF), và đóng gói
trong trường 0x8035.
-Đối với gói RARP Reply , địa chỉ nguồn của gói là địa chỉ MAC
của RARP server,địa chỉ đích là địa chỉ MAC của Host mà nó gửi
gói RARP Request đến và nó cũng được đóng gói trong trường
0x8035 .
Các gói tin định dạng RARP Request giống với định dạng của gói
tin RARP Reply . Các thao tác trong gói tin RARP thường được
sử dụng để phân biệt giữa RARP Request và RARP Reply . Trong
gói tin RARP Request địa chỉ nguồn và địa chỉ IP đích là không
xác định . Trong khi đó gói RARP Reply : địa chỉ IP nguồn là địa
19
chỉ IP của RARP Server , còn địa chỉ đích là địa chỉ IP của Host
mà nó gửi gói RARP Request .
Nếu có nhiều hơn 1 trạm phục vụ RARP Server cho một yêu cầu
từ RARP Request thì Host mà phát ra RARP Request sẽ chỉ nhận
một gói tin RARP Reply đầu tiên mà nó nhận được , các gói
RARP Reply đến từ các RARP Server nào đó trong mạng sẽ bị
hủy . Trong trường hợp Host không nhận được gói RARP Reply
nào ở trong một khoảng thời gian hợp lý thì Host không thể hoàn
thành quá trình tự khởi động của nó để kết nối với mạng . Tuy
nhiên thông thường các Host sẽ cố gắng gửi lại một gói RARP
Request để thực hiện lại quá trình sau một khoảng thời gian nào
đó , người ta gọi là Timeout.

Tổng Kết về RARP


RARP được sử dụng trên nhiều hệ thống không đĩa để có được địa chỉ IP
khi khởi động hệ thống và kết nối với mạng . RARP là giao thức được xây dựng
đầu tiên để giải quyết vấn đề này chính vì vậy nó còn rất nhiều hạn chế trong
khi Internet ngày càng phát triển và mở rộng hơn . Hiện tại giao thức này không
còn thích hợp trong môi trường hiện nay mà đã thay thế bởi những giao thức
khác hiện đại hơn và hiệu quả hơn như : BOOTP hay DHCP . Tuy nhiên nền
tảng lý thuyết của RARP chính là cơ sở để xây dựng nên các giao thức mới .
RARP được mô tả trong Internet Engineering Task Force (IETF) xuất bản RFC
903

20
21
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông đã đưa môn học Cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông vào trong chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Dương
Thanh Tú đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt nhũng kiến thức quý báu cho chúng em
suốt thời gin học tập. Trong thời gian học trên lớp, em đã được tiếp thu thêm nhiều
kiến thức về mạng viễn thông, các trao đổi dữ liệu…Đây thực sự là những điều rất cần
thiết cho quá trình học tập và công tác sau này của em.
Bộ môn Cơ cở kỹ thuật mạng truyền thông là môn thú vị, bổ ích. Tuy nhiên, vì
thời gian học tập trên lớp không có nhều, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn những
hiểu biết về môn này của em còn nhiều hạn chế, kính mong giảng viên bộ môn xem
xét và đóng góp ý kiến Bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2021
Sinh viên nhóm 6, chủ để 11

22

You might also like