Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ 4

Câu 1. Chính đảng nào lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Đảng Cộng sản Nga.      B. Đảng Bonshevik .
C. Đảng Xã hội dân chủ.     D. Đảng Menshevik.
Câu 2. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì ?
A. Liên Xô trở thành nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
B. Liên Xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử.
C. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
D. Giúp Liên Xô đạt được thế cân bằng về mọi mặt với Mĩ.
Câu 3. Năm 1997, những nước nào sau đây trở thành thành viên của ASEAN ?
A. Lào, Việt Nam.       B. Campuchia, Lào.
C. Lào, Myanmar.        D. Myanamar, Brunei
Câu 4. Theo hội nghị Yalta, một trong những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á

A. giữ nguyên trạng Trung Quốc. B. bồi thường chiến phí cho Liên Xô.
C. Liên Xô chiếm đóng nước Đức. D. giữ nguyên trạng Mông Cổ.
Câu 5. Sự kiện nào dưới đây nhằm tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân?
A. Thành lâ ̣p Hội Liên hiê ̣p thuộc địa ở Paris
B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
C. Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
D. Tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
Câu 6. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng Đảng là ở
A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Bắc Trung Kì.
Câu 7. Từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940), cách mạng xây dựng được
A. Cứu quốc dân.
B. Việt Nam Giải phóng quân.
C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
D. đội du kích Bắc Sơn.
Câu 8. Lực lượng chủ yếu nào tham gia phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939 ?
A. Giai cấp công nhân và nông dân.
B. Các giai cấp, tầng lớp không phân biệt tôn giáo, đảng phái chính trị.
C. Liên minh tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.
D. Binh lính, công nhân, nông dân.
Câu 9. Biện pháp trước mắt để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
B. phát động “Ngày đồng tâm”.
C. chia lại ruộng đất cho dân nghèo.
D. kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài.
Câu 10. Lực lượng nào đã dọn đường và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại trở lại xâm lược nước
ta năm 1945 ?
A. Quân Trung Hoa dân quốc. B. Phát xít Nhật.
C. Đế quốc Mĩ. D. Thực dân Anh.
Câu 11. Yếu tố nào được xem là "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 –
1965) ?
A. Quân đội Sài Gòn. B. Chính quyền Sài Gòn.
C. "Ấp chiến lược". D. Hậu phương.
Câu 12. Thắng lợi nào của quân dân ta đã mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu
chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”?
A. Ấp Bắc (1963). B. Bình Giã (1964).
C. Vạn Tường (1965). D. Mậu Thân (1968).
Câu 13. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là
A. Công nhân.       B. Nông dân.
C. Đồng bào dân tộc thiểu số.       D. Nông dân và công nhân
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc ?
A. Bình đẳng, chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
B. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
 D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh
đạo ?
A. Tư sản. B. Vô sản
C. Địa chủ phong kiến. D. Nông dân
Câu 16. Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1950 – 1973 là gì?
A. Tiếp tục liên minh với Mĩ, đồng thời thực hiện chính sách đa phương.
B. Đẩy mạnh xâm lược trở lại các thuộc địa cũ.
C. Chú trọng liên kết khu vực.
D. Từ bỏ quan hệ đồng minh, cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
Câu 17. Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60
của thế kỉ XX là
A. Truyền thống văn hoá của người Nhật Bản.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển.
C. Nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam.
D. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới.
Câu 18. Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam là gì?
A. Chịu ba tầng áp bức, có quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân.
B. Ra đời sớm hơn so với các giai cấp, tầng lớp khác.
C. Sống tập trung, có tinh thần kỷ luật cao.
D. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
Câu 19. Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng và đi theo con đường
cách mạng vô sản?
A. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
B. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.
C. Tham dự Đại hồi lần thứ V của Quốc tế cộng sản.
D. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Mac-Lênin.
Câu 20. Sự kiện nào đã mở kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, tự do cho lịch sử dân tộc Việt Nam ?
A. Cách mạng tháng Tám thắng lợi năm 1945.
B. Giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
D. Thành lập Xô Viết, chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Câu 21. Sự kiện nào chứng tỏ quân Pháp chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần
thứ hai ?
A. Đánh úp trụ sở Úy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn.
B. Xả súng vào nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn khi đang tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập.
C. Mở rộng hoạt động chiến đóng ra Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Cấu kết với thực dân Anh, thả tù binh Pháp, gây mất trật tự trị an tại Nam Bộ.
Câu 22. Thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu - đông năm 1947 nhằm mục đích gì?
A. Buộc ta phải đàm phán với Pháp.
B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
C. Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
D. Khai thông con đường sang vùng tô giới của Pháp ở Trung Quốc.
Câu 23. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong những năm 1965 – 1968 là gì?
A. Hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”.
B. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch nhà nước 5 năm.
C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
D. Khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh phá hoại do Mĩ gây ra.
Câu 24. Nguyên nhân quyết định dẫn đến việc Đảng ta phải tiến hành đổi mới là gì ?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
B. Những thay đổi trong quan hệ quốc tế tác động.
C. Đất nước lâm vào khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
D. Tác động từ công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Câu 25. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có điểm gì khác so với phong
trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ?
A. Giải phóng dân tộc gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội.
B. Giải phóng dân tộc gắn liền với khôi phục chế độ phong kiến.
C. Do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
D. Vũ trang khởi nghĩa là hình thức chủ yếu.
Câu 26. Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế
giới ?
A. Đại Hội đồng. B. Hội đồng bảo an.
C. Hội đồng kinh tế, xã hội. D. Ban Thư kí.
Câu 27. Tình hình chung của các nước Đông Bắc Á trong nửa sau thế kỉ XX là gì?
A. Đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
B. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới để giành độc lập dân tộc.
C. Sau khi giành độc lập, các nước đều đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Có sự phát triển về kinh tế, sau đó lâm vào tình trạng bất ổn về chính trị.
Câu 28. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo xu hướng
A. đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp.
B. hợp tác vì lợi ích chung của toàn nhân loại.
C. xung đột trước các vấn đề mang tính toàn cầu.
D. xung đột nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia.
Câu 29. Nội dung nào sau đây không ánh đúng những hạn chế của tổ chức Việt Nam quốc dân đảng
trong quá trình hoạt động ?
A. không chú trọng tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.
B. chỉ tập trung hoạt động ám sát cá nhân.
C. xây dựng được chính cương rõ ràng, nhất quán.
D. lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm chủ lực.
Câu 30. Bài học kinh nghiệm nào của phong trào cách mạng 1936 -1939 được vận dụng trong Tổng
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ?
A. phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang.
B. phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chính trị.
C. kết hợp biểu tình với khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
D. phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.
Câu 31. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 có điểm khác so với chiến dịch Việt Bắc thu đông
năm 1947 là
A. ta tổ chức phản công quân Pháp.
B. ta chủ động mở để tiến công quân Pháp.
C. nhằm giam chân địch tại địa bàn rừng núi.
D. nhằm tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch tại đường số 4.
Câu 32. Chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) có điểm khác so với chiến lược chiến tranh đặc
biệt (1961 – 1965) là
A. dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. có sự tham chiến của quân đội Sài Gòn.
C. quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh trực tiếp tham chiến.
D. có sự hỗ trợ của hệ thống cố vấn Mĩ.
Câu 33. Nội dung nào không phản ánh đúng điểm tiến bộ mang tính cách mạng của phong trào yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là
A. có ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm “dân” và “nước” gắn liền với nhau
B. giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội.
C. phải kết hợp nhiều hình thức đấu tranh để giành độc lập.
D. tin tưởng vào triều đình phong kiến để duy tân, phát triển đất nước.
Câu 34. Hệ quả của kế hoạch Mác san mà Mĩ triển khai ở các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới
thứ hai là gì ?
A. Giúp các nước Tây Âu ứng dụng thành công những thành tựu khoa học kĩ thuật.
B. củng cố được vai trò của các nước Tây Âu đối với nền kinh tế Mĩ.
C. Mĩ tập hợp được Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.
D. Mĩ gạt bỏ được ảnh hưởng của Anh ra khỏi Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
Câu 35. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đã chứng tỏ giai cấp công nhân
A. hoàn toàn đấu tranh tự giác.
B. bước đầu chuyển biến từ tự phát lên tự giác.
C. liên minh chặt chẽ với nông dân.
D. là lực lượng cách mạng duy nhất.
Câu 36. Nhận xét nào sau đây đúng về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương (5 - 1941)?
A. Giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
B. Thực hiện chủ trương đấu tranh được đề ra từ các hội nghị trước đó của Đảng.
C. Lần đầu tiên đặt ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D. Xác định hình thái khởi nghĩa là từ nông thôn đến thành thị.
Câu 37. Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), lực lượng vũ trang trong chiến
tranh nhân dân hình thành với các lực lượng nào sau đây ?
A. Quân đội chính quy và quân dự bị.
B. Bộ đội địa phương và dân quân du kích.
C. Quân đội chính quy, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
D. Quân đội chính quy, quân dự bị và dân quân du kích.
Câu 38. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, Việt Nam đã phát huy cao
nhất
A. sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.
B. sức mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
C. tiềm lực của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
D. sự hỗ trợ của nhân loại tiến bộ đối với cuộc kháng chiến.
Câu 39. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954
và Hiệp định Pa-ri năm 1973 ?
A. Cả hai hiệp định có thành phần tham dự như nhau.
B. Được kí kết sau thắng lợi quân sự quyết định.
C. So sánh lực lượng có lợi cho ta sau khi kí hiệp định.
D. Thời gian quy định rút quân đều là 60 ngày sau khi kí hiệp định.
Câu 40. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước (1954 – 1975) ?
A. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc.
B. Cả nước hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
D. Hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.
13b14b15a16a17c18a19a20a21a22b23c24c25a26b27a28a29c30b31b32c33d34c35a36a37c
38a39b40c

You might also like