Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ 7

Câu 1. Sau khi cách mạng tháng Mười thành công, để bảo vệ chính quyền Xô viết trước thù trong,
giặc ngoài, nước Nga đã
A. thực hiện chính sách kinh tế mới.
B. thực hiện chính sách cộng sản thời chiến.
C. tuyên bố rút khỏi chiến tranh thế giới thứ nhất.
D. thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến.
Câu 2. Hội nghị Ianta quy định quân đội nước nào sẽ chiếm đóng Tây Đức, Tây Béclin và các
nước Tây Âu ?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh. B. Anh, Pháp.
C. Pháp, Mĩ. D. Mĩ, Anh, Pháp.
Câu 3. Từ năm 1954 - 1970, nước nào ở khu vực Đông Nam Á đã thực hiện đường lối hòa bình,
trung lập, không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự, chính trị nào và nhận viện trợ từ mọi phía
mà không có điều kiện ràng buộc ?
A. Lào. B. Philippin.
C. Thái Lan. D. Campuchia.
Câu 4. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Tân Việt Cách mạng Đảng là ở
A. Bắc Kì. B. Trung Kì. C. Nam Kì. D. Bắc Trung Kì.
Câu 5. Mục đích của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là
A. lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp và tay sai.
B. liên kết với phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống đế quốc.
C. tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
D. đoàn kết với các thuộc địa của thực dân Pháp.
Câu 6. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội năm 1936 là
A. biểu tình có vũ trang tự vệ. B. gửi dân nguyện.
C. đấu tranh báo chí. D. đấu tranh nghị trường.
Câu 7. Tháng 5/1945, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân hợp nhất với
tên gọi là
A. Cứu Quốc Quân. B. Trung đội Cứu quốc quân III.
C. Quân giải phóng Việt Nam. D. Việt Nam giải phóng quân.
Câu 8. “… Bất kì đàn ông đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc…”. Đoạn
trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đã phản ánh nội dung nào của đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp ?
A. Toàn dân kháng chiến.
B. Kháng chiến toàn diện.
C. Trường kì kháng chiến.
D. Kháng chiến toàn diện
Câu 9. Theo kế hoạch Na-va, thu-đông 1953 và xuân 1954, thực dân Pháp giữ thế phòng ngự
chiến lược ở
A. chiến trường miền Nam. B. Nam Trung Bộ.
C. chiến trường miền Bắc. D. Thượng Lào.
Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 -1975), miền Nam là tiền tuyến, giữ vai trò.
A. quyết định trực tiếp. B. quyết định nhất.
C. quyết định gián tiếp. D. chi phối mọi mặt.
Câu 11. Để tiến hành chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969 – 1973), Mĩ sử dụng lực lượng
nào là chủ yếu?
A. Quân viễn chinh Mĩ. B. Quân đội Sài Gòn.
C. Quân Mĩ và đồng minh. D. Quân Mĩ và quân Sài Gòn.
Câu 12. Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện, nhưng trọng tâm là đổi mới trong lĩnh
vực nào?
A. Kinh tế. B. Chính trị.
C. Văn hóa. D. Xã hội.
Câu 13. Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương ở giai đoạn hai (1888 – 1896) là gì ?
A. Đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến.
B. Đặt dưới sự chỉ huy gián tiếp của triều đình kháng chiến.
C. Không có sự chỉ huy của triều đình, các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ.
D. Phong trào phát triển theo chiều sâu, quy tụ thành những trung tâm lớn.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) ?
A. Thống nhất cùng hợp tác để giải quyết hậu quả chiến tranh ở châu Âu.
B. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
C. Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 15. Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển thắng lợi của phong trào giải phóng
dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự trưởng thành của lực lượng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.
B. tất cả các nước đế quốc đều suy yếu sau chiến tranh.
C. các thế lực tay sai đế quốc ở các thuộc địa mất cơ sở thống trị trong nước.
D. sự hỗ trợ đắc lực giữa các nước thuộc địa trong quá trình chống kẻ thù chung.
Câu 16. Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là gì ?
A. Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân.
B. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Củng cố tiềm lực quốc phòng an ninh để đối phó với Liên Xô.
D. Tiến hành tổng tuyển cử tự do để ổn định tình hình chính trị - xã hội đất nước.
Câu 17. Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến
tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tận dụng được lợi thế về lãnh thổ, điều kiện tự nhiên..
B. Khai thác triệt để nguồn lợi từ hệ thống các nước thuộc địa.
C. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
D. Thu được lợi nhuận từ hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.
Câu 18. Mục tiêu của Bản yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị
Véc-xai (1919) là
A. đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
B. yêu cầu thực dân Pháp công nhận độc lập của nhân dân Việt Nam.
C. tố cáo tội ác của thực dân Pháp với các thuộc địa.
D. đoàn kết nhân dân thế giới chống chiến tranh đế quốc.
Câu 19. Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời (10-1930) đã không thông
qua nội dung nào sau đây ?
A. Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Bầu Ban chấp hành Trung ương chính thức, cử Trần Phú làm Tổng bí thư.
C.Thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.
D. Nêu khẩu hiệu chống đế quốc, phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc.
Câu 20. Phong trào cách mạng 1930-1931 xác định kẻ thù chủ yếu là
A. phát xít và đế quốc.
B. đế quốc và phong kiến.
C. phong kiến tay sai.
D. bọn thực dân Pháp phản động tại Đông Dương.
Câu 21. Lực lượng nào giữ vai trò quyết định trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám
năm 1945?
A. Lực lượng chính trị. B. Lực lượng hòa bình dân chủ tiến bộ.
C. Lực lượng vũ trang. D. Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Câu 22. Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do
A. Pháp thất bại liên tiếp trên chiến trường, đặc biệt là ở Điện Biên Phủ.
B. sức ép từ Liên Xô và các nước Đông Âu.
C. thực dân Pháp bị cô lập tại các diễn đàn quốc tế.
D. dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp.
Câu 23. “Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi
nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự hoàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con
người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng
quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam?
A. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).
B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)
D. Thắng lợi của Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 24. Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) nước Việt Nam thống nhất là
gì ?
A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
C. Bầu ra các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước.
D. Thành lập ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất.
Câu 25. Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ
XIX?
A. Là cuộc kháng chiến của triều đình và nhân dân để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
B. Là phong trào đấu tranh mang tính tự phát của nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.
C. Tuy với danh nghĩa Cần Vương, nhưng thực chất là một phong trào đấu tranh yêu nước.
D. Tư tưởng giúp Vua cứu nước, khôi phục lại chế độ phong kiến chi phối phong trào Cần Vương.
Câu 26. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. được thiết lập bởi các nước đế quốc thắng trận.
B. không giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản giữa các nước đế quốc.
C. có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D. phản ánh sự phân chia không đều giữa các nước đế quốc thắng trận.
Câu 27. Từ các chiến lược phát triển kinh tế của nhóm nước sáng lập ASEAN, Việt Nam có thể rút
ra bài học kinh nghiệm gì cho trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước hiện nay ?
A. Tập trung khai thác thị trường trong nước và chủ động hội nhập quốc tế.
B. Chỉ chú trọng thu hút vốn, khoa học kĩ thuật của nước ngoài.
C. Chú trọng thị trường nội địa và khai thác nguồn nguyên liệu, nhân lực sẵn có.
D. Khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Câu 28. Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. sự chi phối của hệ thống tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu.
B. tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường Mĩ, Liên Xô.
C. Liên Xô giữ được vai trò trụ cột trong quan hệ quốc tế.
D. các quốc gia đều giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Câu 29. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo
cách mạng Việt Nam vì
A. Giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo, hăng hái cách mạng.
B. Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để, có nền tảng lí luận Mác – Lê-nin.
C. Công nhân có ý thức về quyền lợi giai cấp, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù.
D. Công nhân là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại.
Câu 30. Điểm khác về tính chất của phong trào cách mạng 1939 – 1945 so với phong trào cách
mạng 1936 – 1939 là gì ?
A. là cuộc vận động giải phóng dân tộc, mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó tính dân tộc là điển
hình.
B. là cuộc vận động dân chủ, mang tính dân tộc, dân chủ, trong đó tính dân chủ là điển hình.
C. là cuộc vận động giải phóng dân tộc, trong đó nổi bật là tính dân tộc, dân chủ.
D. là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với nòng cốt là liên minh công - nông.
Câu 31. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946 phản ánh quy
luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam ?
A. Cách mạng là sự nghiệp của Đảng, Chính phủ.
B. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
C. Quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
D. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Câu 32. Một trong những điểm giống nhau cơ bản của các chiến lược chiến tranh mà Mĩ triển khai
ở miền Nam những năm 1961 – 1973 là gì ?
A. Có sự tham chiến trực tiếp của quân viễn chinh Mĩ.
B. Đều triển khai hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”.
C. Mở rộng quy mô chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Đều phục vụ cho mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
Câu 33. Điểm tương đồng của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX với chủ trương cứu nước của
Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX là
A. hệ tư tưởng chi phối. B. mục tiêu giành độc lập.
C. ý thức về dân chủ, dân quyền. D. vận động sự hỗ trợ từ Nhật Bản.
Câu 34. Sự khác biệt căn bản giữa Chiến tranh lạnh so với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn
ra trong thế kỉ XX là gì ?
A. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp quân sự giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.
B. Chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực quân sự giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
C. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực, ngoại trừ bao vây, cấm vận về kinh tế giữa hai siêu cường Xô - Mĩ.
D. Có sự tham gia của Liên Xô nhằm góp phần bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới.
Câu 35. Đặc điểm bao trùm cách mạng Việt Nam những năm 1920 – 1930 là gì ?
A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng của hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
B. Phản ánh sự khẳng định từng bước vai trò lãnh đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Hai khuynh hướng đều giành được quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
D. Giai cấp công nhân và nông dân thay thế giai cấp tư sản, lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Câu 36. Từ thực tiễn thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học kinh nghiệm nào có
thể rút ra cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
C. Đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng.
D. Giải quyết đúng đắn nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
Câu 37. Điểm khác nhau giữa chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 so với chiến dịch Việt Bắc
thu – đông năm 1947 là về
A. đối tượng tác chiến. C. địa hình tác chiến.
C. lực lượng tác chiến. D. phương pháp tác chiến.
Câu 38. Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đảng, Chính phủ đã phát huy cao nhất
nội dung nào của đường lối kháng chiến chống Pháp ?
A. Tự lực cánh sinh.
B. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Kháng chiến toàn dân, toàn diện.
D. Kháng chiến trường kì.
Câu 39. Điểm khác biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm
1954 là gì ?
A. Tập trung đánh địch tại địa hình miền núi, nông thôn.
B. Tiến công vào các cơ quan đầu não của địch.
C. Thực hiện hiệu quả phương châm đánh chắc, tiến chắc.
D. Đánh vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch.
Câu 40. Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 đã để lại cho Đảng và nhân dân ta một trong
những bài học quý báu là
A. Sự nghiệp cách mạng phải do quần chúng nhân dân lãnh đạo.
B. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng.
C. Đoàn kết quốc tế là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.
D. Luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp lên hàng đầu.

You might also like