Sự Nhiễm Điện Do Cọ Sát

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT

Câu 1: 
Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác


B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.
C. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác
D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút vật khác

Câu 2: 
Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào sau đây ?

A. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
B. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
C. Hơ nóng thước nhựa.
D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. 
 
 
Câu 3: 
Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?

A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt.


B. Trái đất hút các vật ở gần nó.
C. Hiện tượng sấm, sét.
D. Giấy thấm hút mực.

Câu 4: 
Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật: 
Bút bi vỏ nhựa, Lưỡi kéo cắt giấy, Bút chì vỏ gỗ, Lược nhựa.
Rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Hãy cho biết vật nào bị nhiễm điện?

A. bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy.


B. bút bi vỏ nhựa, lược nhựa
C. bút chì vỏ gỗ, lược nhựa
D. bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy.

Câu 5: 
Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.


B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện
C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện
D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
câu 6: 
Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác.

A. Có khả năng đẩy


B. Có khả năng hút
C. Vừa đẩy vừa hút
D. Không đẩy và không hút

Câu 7: 
Chọn câu trả lời đúng.
Thanh thủy ttinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:

A. Hút được mảnh vải khô


B. Hút được mảnh nilông
C. Hút được mảnh len
D. Hút được thanh thước nhựa

Câu 8: 
Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách?

A. Cọ xát vật     


B. Nhúng vật vào nước đá
C. Cho chạm vào nam châm  
D. Nung nóng vật

Câu 9:
Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:
A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
Câu 10: 
Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

A. Trời nắng
B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. Gió mạnh.
D. Không mưa, không nắng.

 Câu 1: 
Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào
dưới đây là đúng?
 

o A. Vật a và c có điện tích trái dấu


o B. Vật b và d có điện tích cùng dấu
 
o C. Vật a và c có điện tích cùng dấu
o D. Vật a và d có điện tích trái dấu

 
 Câu 2: 
Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa
thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

o A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.


o B. Hai thanh nhựa này hút nhau
o C. Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau
 
o D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau
 

 Câu 3: 
Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào
dưới đây?

o A. Vật đó mất bớt điện tích dương


o B. Vật đó nhận thêm electron
o C. Vật đó mất bớt êlectrôn
o D. Vật đó nhận thêm điện tích dương
 Câu 4: 
Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc
làm này có tác dụng:

o A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định.


o B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí
trong xưởng ít bụi hơn.
o C. Làm cho phòng sáng hơn.
o D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện.
 Câu 5: 
Kết luận nào sau đây không đúng:

o A. Hai mảnh nilông sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau.
o B. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau thì
hút nhau.
o C. Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
o D. Các điện tích cùng loại thì hút nhau, khác loại thì đẩy nhau.
 Câu 6: 
Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:

o A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm.


o B. Hạt nhân không mang điện tích.
o C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung
quanh hạt nhân.
o D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện.
 Câu 7:
Chọn phát biểu sai:
o A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ.
o B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau.
o C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau.
o D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.
 Câu 8: 
Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì:

o A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm.
o B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương.
o C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm.
o D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương.
 Câu 9: 
Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích
dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?

o A.  Nhận thêm electron     


o B. Mất bớt electron
o C. Mất bớt điện tích dương     
o D. Nhận thêm điện tích dương

 Câu 10: 
Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
o A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
o B. vật nhận thêm một số electron.
o C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
o D. vật nhận thêm một số điện tích dương.
1. Dạng 1. 
a) Vẽ tam giác đều ABC. Ở phía ngoài tam giác ABC, vẽ tam giác ACD vuông
cân tại C. 

b) Tính góc BAD ở câu a_


2. Dạng 2. Hai tam giác vuông cân có thêm một điều kiện bằng nhau nào thì hai
tam giác bằng nhau?
3. Dạng 3. Tìm các tam giác cân trên hình v

4. Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BH vuông góc với AC (H ∈ AC), kẻ CK ⊥ AB
(K ∈ AB). Chứng minh rằng AH = AK.
5. Dạng 4 và 5. Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi D là trung điểm của BC. Chứng
minh rằng AD là tia phân giác của góc A.
Dạng 5. 
6. Một góc của tam giác cân bằng 40º. Tính các góc còn lại.
7. Tìm số đo x trên mỗi hình sau
8. Cho tam giác ABC cân tại A và tam giác đều BCD (D và A nằm phía đối với
BC). Tính số sso góc BDA.
9. Tam giác ABC cân tại A có   = 100º. Lấy các điểm D và E trên cạnh BC sao cho
BD = BA, CE = CA. Tính số đo góc DAE.
10. Chứng minh rằng góc ở đáy của một tam giác cân bao giờ cũng là góc nhọn.
11. Cho tam giác ABC cân tại B. Gọi BE là đường phân giác của góc ngoài tại
đỉnh B. Chứng minh rằng BE // AC.
12. Cho tam giác cân AOB (OA = OB). Trên tia đối của tia OB lấy điểm C sao cho
OB = OC. Tính số đo góc BAC.
13.* Tam giác ABC cân tại A, điểm M thuộc cạnh BC. Kẻ MD ⊥ AB (D ∈ AB), kẻ
ME ⊥ AC (E ∈ AC), kẻ BH ⊥ AC ( H ∈  AC). Chứng minh rằng MD + ME = BH.
14.* Cho tam giác ABC có các góc nhỏ hơn 120º. Ở phía ngoài tam giác ABC, vẽ
các tam giác đều ABD và ACE.
a) Chứng minh rằng DC = BE.
b) Gọi I là giao điểm của DC và BE. Tính số đo góc BIC.
15.* Dạng 3 và 5. Cho điểm M trên đoạn thẳng AB. Vẽ về một phía của AB các
tam giác đều AMC và BMD.
a) Chứng minh rằng AD = CB.
b) Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của AD, CB. Tam giác MIK là tam giác gì?
Dạng 6. 
16. Cho tam giác đều ABC. Trên các cạnh AB, BC, CA lấy theo thứ tự các điểm
D, E, F sao cho AD = BE = CF. Chứng minh rằng tam giác DEF là tam giác đều.
17.
Cho hình vẽ bên, trong đó O là tâm của đường tròn. Chứng minh rằng các dây
BC và AD bằng nhau.

18. Cho tam giác ABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈ BD). Tia phân
giác của góc HAC cắt BC ở D. Chứng minh rằng tam giác ABD là tam giác cân.
19.* Cho tam giác ABC có AB < AC. Gọi Ax là tia phân giác của góc A. Qua
trung điểm M của BC, kẻ đường thẳng vuông góc với Ax, cắt các đường thẳng
AB và AC theo thứ tự ở D và E. Chứng minh rằng BD = CE.
20.* Tam giác ABC vuông tại A có AC = 1/2BC. Chứng minh rằng   = 30º.
21.* Tam giác ABC vuông tại A có   = 30º. Chứng minh rằng AC = 1/2BC
22.* Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AD vuông góc với BC (D ∈ BC), kẻ BE vuông
góc với AC (E ∈ AC). Gọi H là giao điểm của AD và BE. Biết rằng AH = BC. Tính
số đo góc BAC

You might also like