Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

LUẬT CẠNH TRANH

Nhận định 13: Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập
trung kinh tế trong thời hạn không quá 150 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ tập trung
kinh tế.

Nhận định sai.

Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời
hạn 90 ngày kể từ ngày ra thong báo kết quả thẩm định sơ bộ, còn đối với vụ việc phức
tập thì Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức nhưng không
quá 60 ngày.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 37 Luật Cạnh tranh 2018

Nhận định 14: Việc tập trung kinh tế chỉ được thực hiện sau khi có kết quả
thẩm định chính thức của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia.

Nhận định sai.

Nếu kết thúc thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thong báo tập trung kinh
tế đầy đủ, hợp lệ mà Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia không ra thong báo kết quả thẩm định
sơ bộ việc tập trung kinh tế về nội dung tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung
kinh tế phải thẩm định chính thức thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Uỷ ban
Cạnh tranh Quốc gia không được ra thong báo với nội dung tập trung kinh tế phải thẩm
định chính thức.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018

Nhận định 15: Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền điều tra và xử lý tất cả
các vụ việc cạnh tranh.

Nhận định sai.

Trong một số trường hợp thì Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định
thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
cụ thể.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 60 Luật Cạnh tranh 2018.


Nhận định 16: Tất cả vụ việc cạnh tranh đều phải được xem xét và xử lý thông
qua phiên điều trần.

Nhận định sai.

Đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thì Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh Quốc
gia căn cứ kết luận điều tra chính thức đề ra quyết định xử lý vụ việc, không cần tổ chức
phiên điều trần.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 90 Luật Cạnh tranh 2018.

Bài tập 4: Vừa qua, 16 công ty bảo hiểm (hầu hết là doanh nghiệp trong nước)
đã cùng ký một thỏa thuận nâng mức phí bảo hiểm xe ô tô, với lý do đưa ra là “nhằm
hạn chế tình trạng cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh tỷ lệ bồi thường cao”.

Theo nội dung hợp đồng bảo hiểm mà nhiều hãng bảo hiểm đề nghị ký với
khách hàng, kể từ đầu tháng 10 vừa qua, mức phí tiêu chuẩn bảo hiểm vật chất xe ô
tô, hay còn gọi là mức phí tối thiểu đã tăng từ 1,3% lên 1,56% một năm (chưa tính
10% thuế VAT).

Theo biểu phí mà Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thong qua hồi tháng 10 vừa
qua, có 6 loại xe tăng phí. Ngoài phí tiêu chuẩn kể trên, chỉ được áp dụng đối với xe
mới đăng ký sử dụng lần đầu trong vòng 3 năm, thì các xe cũ (đăng ký sử dụng từ 3
năm trở lên) sẽ được điều chỉnh tăng nếu áp dụng điều khoản bồi thường không khấu
hao thay bộ phận mới.

Các loại ô tô khác như kinh doanh vận tải hàng hóa cũng tăng lên mức phí
hàng năm là 1,83%; vận tải hành khách liên tỉnh (1,07%); chở hàng đông lạnh
(2,62%); đầu kéo (2,84%).

Riêng bảo hiểm taxi có mức tăng mạnh nhất (3,95%). Và đó là lý do mà nhiều
thành viên Hiệp hội taxi yêu cầu hiệp hội của mình có ý kiến phản ứng về việc thỏa
thuận nâng phí bảo hiểm nói trên. Đại diện một hang taxi tại Hà Nội nói rằng, mức
phí bảo hiểm như trên là “không chấp nhận được”.

Trong việc tăng phí này, theo văn bản của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam gửi
tổng giám đốc các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thì việc tăng phí là kết quả
của việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các thành viên hiệp hội tại Hội
nghị CEO phi nhân thọ lần thứ 6.

Các công ty đã ký bản thỏa thuận nâng phí bảo hiểm ô tô gồm:

Bảo Việt; Bảo hiểm Petrolimex (Pjico); Bảo hiểm dầu khí (PVI);
SamsungVina; Toàn cầu; Bảo hiểm Viễn Đông (VASS); Công ty liên doanh Bảo hiểm
quốc tế Việt Nam (VIA), Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIC); Bảo Long; Bảo Ngân; Bảo Minh; Bảo Tín; AAA; Công ty Cổ phần bảo
hiểm Quân đội (MIC); Bảo hiểm Bưu điện (BTI) và Công ty Bảo hiểm của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).

Có 16 công ty bảo hiểm (chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước) đã ký vào
thỏa thuận này; nhưng có một số công ty (chủ yếu là các hãng bảo hiểm nước ngoài)
cũng là thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm như AIG, Groupama, UIC, VNI, ACE,
Fubon, Liberty và QBE chưa ký vào thỏa thuận nêu trên dù đã được Tổng thư ký Hiệp
hội Bảo hiểm Việt Nam Phùng Đắc Lộc ký văn bản nhắc nhở.

Hiện tại, mức phí tiêu chuẩn mà các hãng này đang áp dụng thấp hơn, dao
động từ 1,4% đến 1,5%/năm, cũng là có tăng so với mức tiêu chuẩn vẫn được áp dụng
(1,3%/năm).

[Nguồn: [http://tuoitre.vn/tin/kinhte/20081122/dong-loat-nang-muc-phi-bao-
hiem-xe-o-to/289144.html ]

1. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, anh (chị) nhận xét như thế nào về thỏa
thuận nâng mức phí bảo hiểm của 16 doanh nghiệp như đã đề cập trong
tình huống?
16 doanh nghiệp bảo hiểm đã có sự thỏa thuận nâng và ấn định mức phí dịch
vụ bảo hiểm tiêu chuẩn cho xe ô tô một cách trực tiếp, thống nhất cùng hành
động bằng việc cùng nhau ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các
thành viên. Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018: “Thỏa thuận
ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” bị coi là thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 thì thỏa thuận ấn định giá
hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các doanh nghiệp trên
cùng thị trường là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
2. Theo anh (chị), Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam có vi phạm Luật Cạnh tranh
2018 hay không? Nếu có thì hành vi vi phạm đó là gì?
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam không vi phạm Luật Cạnh tranh 2018.

You might also like