Lịch Sử

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Lịch Sử :

I. Vị trí địa lý của sông Bạch Đằng

Sông Bạch Đằng còn gọi là Bạch Đằng Gian hiệu là sông Vân


Cừ, là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh)
và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách vịnh Hạ Long, cửa
Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình
.Sông Bạch Đằng chỉ dài độ 20km, nhưng khi thuỷ triều lên,
lòng sông mở rộng đến 2km, có rất nhiều ngõ ngách, phức tạp
II. Câu hỏi khai thác
Câu hỏi: Tại sao cả quân và dân ta đều chọn sông Bạch
Đằng làm nơi để quyết chiến?
Trả lời:
*Cả quân và dân ta đều chọn sông Bạch Đằng làm nơi
để giao chiến vì:
a) Do vị trí địa lí thuận lợi của sông:

Quãng sông Bạch Đằng nơi được chọn làm điểm quyết
chiến, là mô ̣t khu vực hiểm yếu, có đủ những điều kiện cần
thiết đáp ứng được yêu cầu bố trí 1 trận địa mai phục trên
sông với quy mô lớn. Địa hình khu vực này với sông sâu và
rộng, rừng núi sát ven bờ, nhiều lạch thoát triều và bãi
triều, nhiều nhánh sông đổ vào, nước triều lên xuống rất
mạnh. Chính vì thế nên trước đây thuyền xuôi Bạch Đằng
ra biển gặp khi triều xuống thường phải rẽ theo đường sông
Chanh mà ít qua ghềnh Cốc ra cửa Nam Triệu. Sông
Chanh, chi lưu lớn của sông Bạch Đằng, chảy qua huyện
Yên Hưng, là đường ngắn nhất và là tuyến giao thông
đường thủy quan trọng đi ra vịnh Hạ Long ở miền Đông
Bắc. Khi chuẩn bị chiến trường, ghềnh Cốc đã khiến Trần
Quốc Tuấn phải chú ý. Ông đã lợi dụng địa hình thiên
nhiên này, sử dụng ghềnh Cốc như là một chiến lũy ngầm,
chặn địch lại, tạo điều kiện cho thuyền chiến của ta ngăn
chặn con đường tháo chạy của địch ra cửa Nam Triệu.Sau
khi trực tiếp đi xem xét, nghiên cứu kỹ địa hình, Trần Quốc
Tuấn đã chọn vùng thượng lưu sông Bạch Đằng làm trận
địa quyết chiến.
b) Do điều kiện khí tượng ở Hải Dương
Mờ sáng mùng 9/4, đoàn thuyền Ô Mã Nhi theo sông Đá
Bạc tiến xuống. Đội tiền quân do tham chính Phàn Tiếp chỉ
huy. Lúc đó, nước triều vẫn còn mênh mông. Ngày 9, đúng
vào kỳ nước cường, thủy triều dâng cao và lên xuống mạnh,
dự tính về con nước lúc cao nhất vào nửa đêm hôm trước là
3,2m và thấp nhất là 0,9m vào buổi trưa ngày hôm sau, như
vậy biên độ triều là 2,3m, khi triều xuống thấp thì nước chảy
rất mạnh, với vận tốc khoảng 0,20 đến 0,86 m/s, triều xuống
mạnh nhất vào gần trưa, nước chảy xiết và có thể rút 0,30m
trong 1 giờ. Trận địa quyết chiến với bãi cọc ngầm chỉ phát
huy được tác dụng khi nước triều xuống, điều đó đòi hỏi
người chỉ huy điều hành trận chiến đấu phải biết lợi dụng
chế độ thủy triều với cả một nghệ thuật dẫn dắt thuyền giặc
vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ.Vào đúng thời điểm này,
chế độ gió có hướng thổi từ các làng Do Lễ, Phục Lễ, Phả Lễ.
Chính vì vậy, quân ta đã áp dụng kế hỏa công, nổi lửa đốt
lên, thả xuôi dòng nước lao thẳng vào giữa đội hình thuyền
chiến hỗn loạn của giặc đang bị nghẽn tắc trước hàng cọc gỗ.
Thuyền bắt lửa, bốc cháy ngùn ngụt, thiêu sống bọn giặc
trên thuyền.

 Lý do của giặc :
 Sông Bạch Đằng là con đường thủy tốt nhất để đi vào Hà
Nội (Thăng Long ngày xưa) từ miền nam Trung Quốc, từ
cửa sông Nam Triệu các chiến thuyền đi vào sông Kinh
Thầy, sông Đuống và cuối cùng là sông Hồng đoạn chảy
qua Hà Nội
III. Câu hỏi mở rộng

Câu 1: Ngô Quyền sinh ra trong gia đình “đời đời là quý tộc”.
Đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
* Giải thích: NQ sinh năm 898, là người Cam Lâm - một làng
quê giàu truyền thống yêu nước và có nhiều đóng góp cho lịch
sử dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc phương Bắc. Theo
Đại Việt sử ký toàn thư: NQ “ khi sinh ra có điềm ánh sáng khắp
nhà, hình dạng khác thường, lưng có 3 cái nốt ruồi, người xem
tướng cho là lạ, bảo rằng có thể làm nên chúa một phương nên
mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên, vẻ người khôi ngô, mắt
sáng như chớp, đi thong thả như cọp, có trí dũng, sức có thể cầm
vạc giơ lên”.

Câu 2: Năm 938, trước khi chiến đấu chống quân Nam Hán, NQ
đã giết tên tội phản nào?
A.Kiều Công Hãn
B.Kiều Công Tiễn
C.Đỗ cảnh Thạc
* Giải thích:Theo Đại cương Lịch sử Việt Nam toàn tập, năm
937, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn
đã giết chủ để giành lấy quyền Tiết độ sứ. Nhân dân và các
tướng lĩnh rất bất bình, trong đó có Ngô Quyền. Ngô Quyền tập
hợp lực lượng từ châu Ái ra châu Giao để trừng trị Kiều Công
Tiễn. Mùa thu năm Mậu Tuất (10/938), Ngô Quyền cho quân
tiến từ châu Ái ra Đại La, giết chết tên phản bội họ Kiều, cắt đứt
nội ứng, chuẩn bị chiến trường đánh đuổi giặc ngoại xâm.
* Ghi chú: Kiều Công Hãn là cháu của Kiều Công Tiễn nhưng
trước thảm họa ngoại xâm, Kiều Công Hãn đã đứng về phía
chính nghĩa.

Câu 3: Ngô Quyền đã có những nhận định đúng đắn về địch để


tạo nên kế sách hoàn hảo cho chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Đó là nhận định nào?
A.Tướng trẻ, không có nhiều kinh nghiệm, quân đi xa tới ắt
mỏi mệt
B.Thế mạnh của địch là thuyền chiến
C.Cả 2 ý trên 
* Giải thích:Ngô Quyền nói với các tướng tá của mình rằng
“Hoằng Tháo là một đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân
lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người
làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức khỏe địch với
quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến
thuyền, ta không phòng bị trước thì thế thua được không biết sẽ
ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu, bịt sắt, đóng
ngầm trước ở cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều
lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không có
chiếc nào ra thoát”. Theo Ngô Quyền, đây là kế đánh hay nhất,
hiệu quả nhất, “không kế gì hay hơn kế ấy cả”.

You might also like