Bạn đến chơi nhà

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bạn đến chơi nhà

Nguyễn khuyến là một nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc đầu thế kỉ XX. “
Bạn đến chơi nhà ” là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật nổi tiếng của ông.
Em rất thích bài thơ này. Đọc bài thơ em thật xúc động trước tình bạn đậm đà thắm
thiết của tác giả.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phá triển ý
thơ khá bất ngờ. Phần đầu Nguyễn Khuyến chỉ dùng có 1 câu, phần thực và phần
luận cũng không có ranh giới rõ ràng và chỉ có câu tám là câu kết. Sự sáng tạo của
Nguyễn Khuyến đã làm cho bài thơ có cấu trúc khá độc đáo.
Câu thứ nhất: “ Đã bấy lâu nay bác tới nhà ”
Câu thơ mở đầu thật giản dị, tự nhiên như lời chào thân tình của hai người
bạn lâu ngày mới gặp nhau. Cách xưng hô “ bác ” thể hiện tình cảm thân mật, kính
trọng bạn của Nguyễn Khuyến. Trạng ngữ “ Đã bấy lâu nay ” đã diễn tả sự xa cách
nhớ mong chờ đợi bạn đến thăm đã từ lâu.
Năm câu thơ tiếp theo đã toát nên một nụ cười hóm hỉnh, lâu rồi mới gặp lại
bạn chắc hẳn Nguyễn Khuyến sẽ tiếp đãi bạn hậu hĩnh chu đáo lắm nhưng hoàn
cảnh thật éo le:
“ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa ”
Tác giả nghĩ dến chợ để đi mua thức ăn ngon về đãi bạn nhưng chợ thì xa,
trẻ lại đi vắng không có người sai bảo, ông bèn nghĩ đến những thứ có sẵn trong
nhà:
“Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chưa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đươm hoa”
Lời thơ tự nhiên như buột miệng nói ra vậy mà phép đối giữa câu 3 và câu
4, câu 5 và câu 6 vẫn khá chuẩn. Cách nói về sự thiếu thốn cũng không hề đơn
giản. Mọi thứ đều có nhưng chưa ăn được hoặc không đánh bắt được: Cá thì không
có chài để đánh, gà thì vườn rộng rào thưa không đuổi được, cải lại chưa ra cây
còn cà thì mới nụ, mướp đang ra hoa.
Câu thơ thứ 7 tiếp tục mở rộng ý thơ: “Đầu trò tiếp khách trầu không có”
Người ta thường nói miếng trầu là đầu cau chuyện vậy mà khách đến nhà lễ
nghi tối thiểu ấy Nguyễn Khuyến cũng không có. Đây là lời thơ hóm hỉnh, pha
chút tự trào vui để bày tỏ một cuộc sống thnh bạch, một tâm hồn thanh cao của nhà
thơ, khước từ lươn bổng của thực dân Pháp lui về sống giữ làng quê đồng thời nêu
cao tình cảm đẹp đẽ ở câu kết.
“Bác đến chơi chơi đầy, ta với ta”
Cùng là cụm từ “ta với ta” nhưng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà
Huyện Thanh Quan là tác giả đối diện với chính mình thể hiện nỗi buồn thầm lặng,
cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả khi đứng giữa đỉnh Đèo Ngang hoang xơ, xa
lạ. Còn “ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi đây ta với ta” là Nguyễn Khuyến và
bạn thể hiện niềm vui, sự đồng nhất khi hai tâm hồn hòa hợp, tuy hai mà một, tuy
một mà hai. Có thể nói câu cuối chính là linh hồn của bài thơ. Qua câu thơ ta mới
hiểu với Nguyễn Khuyến tất cả những lễ nghi kia đều là những thứ tầm thường vô
nghĩa mà tình cảm, lòng chân thành mới là yếu tố quan trọng giữ cho tình bạn thắm
thiết thủy chung. Tình bạn không phải là mâm cao cỗ đầy mà là để được gặp nhau,
được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi chờ đợi, nhớ mong.
Với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, lời lẽ bình dị tự nhiên, giọng thơ
hóm hỉnh đã thể hiện tình cảm quý mến bạn của Nguyễn Khuyến. Tình bạn đậm
đà, thắm thiết, dựa trên giá trị tinh thần đáng trân trọng
Đây là một bài thơ hay về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật. Đọc bài thơ em
rất xúc động trước tình bạn của tác giả. Qua đó em càng nâng niu, trân trọng tình
bạn của mình hơn.

You might also like