Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRẮC NGHIỆM SINH LÝ BỆNH – nguồn thẻ ghi nhớ

Câu 7: Phản ứng chéo giữa 2 kháng nguyên xảy ra khi:


A.Chúng có các epitop hoàn toàn giống nhau
B.Chúng chia sẻ với nhau một số đặc hiệu epitop
C.Khi chúng có cùng khả năng hoạt hóa tế bào T
D.Khi chúng cùng được trình diện bởi đơn nhân thực bào
E.Khi chúng bị bắt giữ đồng thời bởi đơn nhân thực bào
B
Câu 8: Thông thường khi tiêm albumine của chuột nhắt trắng để gây miễn dịch vào các chủng sau đây thì đáp
ứng miễn dịch mạnh nhất sẽ xảy ra ở chủng:
A.Chuột nhắt xám
BChuột cống xám
C.Chuột cống trắng
D.Chuột đồng
E.Thỏ
E
Câu 9: Các thuộc tính sau đây thường làm cho một chất có tính sinh miễn dịch mạnh khi tiêm vào một cơ thể:
A.Khối lượng phân tử cao
BCó cấu tạo phức tạp
C.Có khả năng được phân hủy trong cơ thể
D.Tất cả các tính chất trên
E. Tất cả các tính chất trên là cần song chưa đủ
E
Câu 10: Sau khi chủng với đậu bò ta phòng được bệnh đậu mùa là do:
A. Phân tử kháng nguyên của cả 2 loại hoàn toàn giống nhau
B. Có phản ứng chéo giữa kháng nguyên của 2 loại virus
C. Tiêm đậu bò tạo được interferon
D. Do tăng đề kháng không đặc hiệu
E. Do truyền miễn dịch thụ động
B
Câu 5: Khả năng tạo được nhiều đặc hiệu ở VL và VH chủ yếu là do:
A. Đột biến của các gien vùng này
B. Do ghép nối ngẫu nhiên giữa các gien nhỏ V,J và V,D,J
C. Do thay đổi 1 vài nucleotid khi ghép nối (juntional deversity)
D. Do gắn thêm một vài nucleotid khi ghép nối nhờ men tdt
E. Tất cả các cơ chế trên đều có vai trò quan trọng như nhau
B
Câu 6: Khi chuyển lớp Igs thì:
A. Đồng thời có thay đổi cả đặc hiệu nhận diện kháng nguyên
B. Chỉ thay đổi ở đomen VH ở chuỗi nặng còn VL giữ nguyên
C. Chỉ thay đổi VL còn VH giữ nguyên
D. Giữ nguyên cả VL và VH do đó đặc hiệu nhận diện kháng nguyên không thay đổi
E. Có khi thay đổi có khi không
D
Câu 6: Khi truyền nhầm nhóm máu hệ ABO có xảy ra hiện tượng tán huyết. Cơ chế của hiện tượng tán huyết là
do
A. KT đặc hiệu chống kháng nguyên hệ ABO
B. Do hoạt hóa hệ thống bổ thể theo đường tắt
C. Do hoạt hóa bổ thể theo đường kinh điển
D. Do hồng cầu bị thực bào do cơ chế opsonine hóa
E. Do phối hợp giữa các thành phần của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu: C và IgM
E
Câu 6: Loại tế bào lymphô T nào sau đây sẽ đến nhận diện mảnh kháng nguyên được trình diện trong khuôn
khổ phân tử HLA lớp II
A. CD5
B. CD4
C. CD8
D. CD28
E. CD3
B
Câu 7: Phân tử nhóm phù hợp mô lớp I và II có chức năng
A. Vận chuyển kháng nguyên đến tế bào trình diện kháng nguyên
B. Ức chế hiện tượng thải loại mảnh ghép trêm những cá thể có nhóm phù hợp mô giống nhau
C. Thải loại các kháng nguyên đã được xử lí thông qua việc vận chuyển chúng lên trên màng tế bào
D. Trình diện mảnh peptid kháng nguyên cho tế bào B
E. Trình diện mảnh peptid kháng nguyên cho tế bào T
E
Câu 8: Các locus dưới đây hiện diện trên phức hợp HLA lớp I, NGOẠI TRỪ:
A. A
B. B
C. C
D. D
E. E
D
Câu 9: Yếu tố nào sau đây liên quan đến con đường xử lí kháng nguyên được trình diện trong khuôn khổ nhóm
phù hợp mô lớp II
A. Proteosome
B. Chuỗi hằng định
C. Peptid vận chuyển (TAP)
D. Kháng nguyên protein ngoại sinh
E. β2-microglobulin
D
Câu 10: Sự tương quan giữa HLA và bệnh tật có nghĩa là:
A. Người mang HLA đặc biệt đó chắc chắn sẽ bị bệnh
B. Người mang HLA đặc biệt đó chắc chắn sẽ không bị bệnh
C. Người mang HLA đặc biệt đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hay thấp hơn so với những người không có
D. Bất kì bệnh lý nào cũng có sự tương quan với HLA
C
Câu 4: Các cytokin có thể tác động lên tế bào theo kiểu nào:
A. Autocrine
B. Autocrine và paracrine
C. Paracrine
D. Endocrine và paracrine
E. Autocrine, paracrine và endocrine
F. Endocrine và autocrine
E
Câu 6: Sự hợp tác tế bào bị hạn chế do:
A. Ti không liên kết đặc hiệu với kháng nguyên được trình diện
B. Nhóm PHM lớp II của tế bào trình diện kháng nguyên và lympho TH hoàn toàn khác nhau
C. Phân tử CD3 không phù hợp với nhóm PHM lớp II
D. Interferon γ do tế bào trình diện kháng nguyên không hoạt hóa được lympho TH
E. IL1 do tế bào trình diện kháng nguyên sản xuất không hoạt hóa được lympho TH
B
Câu 7: Trong đáp ứng thì hai, ái lực của kháng thể với kháng nguyên tăng lên vì
A. Những lympho B trí nhớ ảnh hưởng đến sự sản xuất kháng thể
B. Những lympho B có thụ thể ái lực cao mới giành được kháng nguyên
C. Những lympho B có chuyển lớp kháng thể mới giành được kháng nguyên
D. Sự hợp tác giữa những lympho B và lympho T tốt hơn
E. Sự hợp tác giữa những đại thực bào là lympho T tốt hơn
B
Câu 1: Sốc phản vệ:
A. Đều có biểu hiện giống nhau cho tất cả các loài động vật
B. Là phản ứng quá mẫn type I chỉ xảy ra ở cơ quan nào đó
C. Sốc phản vệ có biểu hiện khác nhau tùy loài, tùy thuộc cơ quan đặc hiệu
D. Sốc phản vệ thường xảy ra trên người và chuột lang
E. Sốc phản vệ chỉ xảy ra khi cơ thể suy yếu
C
Câu 2: Phản ứng quá mẫn type I:
A. Phản ứng quá mẫn type I là bệnh lý do đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
B. Phản ứng quá mẫn type I là bệnh lý độc tế bào vì phản ứng kháng nguyên-kháng thể xảy ra trên bề mặt tế
bào
C. Phản ứng quá mẫn type I là bệnh lý do đáp ứng miễn dịch dịch thể
D. Phản ứng quá mẫn type I gây ra do phức hợp miễn dịch
E. Phản ứng quá mẫn type I còn gọi là quá mẫn chậm
C
Câu 3: Điều kiện thuận lợi cho sự lắng đọng phức hợp miễn dịch khi:
A. Có thừa kháng nguyên
B. Có thừa kháng thể
C. Sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể tạo phức hợp to
D. Có thừa kháng nguyên và có vị trí lắng đọng thích hợp
E. Có thừa kháng thể và có vị trí lắng đọng thích hợp
E
Câu 4: Thuốc nào dùng trong điều trị sốc phản vệ theo cơ chế bệnh sinh
A. Hydrocortisone
B. Acetylcholine
C. Adrenaline
D. Theophylline
E. Promethazine
C
Câu 5: Histamine được phóng thích bởi
A. Tế bào mast
B. Lymphocyte
C. Sợi bào
D. Bạch cầu ái toan
E. Đại thực bào
A
Câu 6: Viêm do phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào
A. Suyễn
B. Mày day
C. Cúm
D. Phản ứng với DNCB
E. Tại biến do truyền máu
D
Câu 7: Thời gian xuất hiện bệnh huyết thanh:
A. Dưới 1 giờ
B. Khoảng 24 giờ
C. 48-72 giờ
D. Khoảng 10 giây
E. 1 đến 2 tháng
D
Câu 8: Biểu hiện lâm sàng của bệnh huyết thanh liên quan đến:
A. Sự phóng thích nhiều histamine ở niêm mạc phế quản
B. Sự hủy hoại hồng cầu với số lượng lớn ở gan và lách
C. Hoạt hóa bổ thể
D. Lắng đọng phức hợp miễn dịch ở vài loại mô
E. Phá hủy mô bơi lympho T gây độc tế bào
D
Câu 9: Kháng thể trong phản ứng quá mẫn type I
A. Là kháng thể IgE, thuốc loại kháng thể tế bào
B. Kháng thể IgE được sản xuất nhiều ở người có thể tạng dị ứng
C. ở người bình thường IgE không gắn lên tế bào mast nên không gây bệnh
D. IgE là kháng thể duy nhất tham gia phản ứng quá mẫn type I
E. IgE bám trên tế bào thông qua C3b sau khi cố định bổ thể
B
Câu 10: Kháng nguyên trong phản ứng quá mẫn type 1
A. Có trọng lượng phân tử nhỏ hơn 10000 dalton , dễ thấm qua tế bào niêm mạc để kết hợp với IgE nên dễ gây
phản ứng quá mẫn type I
B. Xâm nhập bằng đường hô hấp dễ gây bệnh hơn đường tiêu hóa
C. Xâm nhập bằng đường tiêm chích thì nguy hiểm hơn đường tiêu hóa
D. Kháng nguyên xâm nhập bằng đường tiêu hóa không thể gây sốc phản vệ
E. Các kháng nguyên có trọng lượng phân tử trên 70000 khó tạo cầu nối 2 phân tử IgE nên khó gây phản ứng
quá mẫn type I.
C
Câu 1: Insulin:
A. Do tế bào α tụy tiết
B. Do tế bào β tụy tiết
C. Do tế bào δ tụy tiết
D. Do tế bào ε tụy tiết
E. Do tế bào γ tụy tiết
B
Câu 2: Chất nào sau đây là thể cetone:
A. Acetic acid
B. Acetoacetic acid
C. Chlorhydric acid
D. Butyric acid
E. Becetone
B
Câu 3: Trong tiểu đường type 2, insulin kém tác dụng sinh học do:
A. Cấu trúc insulin bất thường
B. Trong máu chỉ có proinsulin
C. Trong máu chỉ có preproinsulin
D. Nồng độ insulin trong máu quá cao
E. Nồng độ insulin trong máu giảm
A
Câu 4: Rối loạn chuyển hóa glucid nội bào trong tiểu đường type 2 do:
A. Giảm sản xuất glucose ở gan, giảm tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ.
B. Giảm sản xuất glucose ở gan, tăng tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ.
C. Tăng sản xuất glucose ở gan, tăng tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ.
D. Tăng sản xuất glucose ở gan, giảm tiêu thụ glucose ở gan, cơ, mỡ
E. Tất cả các câu trên đều sai.
D
Câu 5: Trong bệnh tiểu đường, hậu quả của rối loạn chuyển hóa glucid gây:
A. Tăng dự trữ glycogen
B. Tăng tân tạo glucid bằng cách giáng hóa lipid, protid
C. Tăng khả năng đường vào chu trình Krebs
D. Tăng chuyển hóa theo chu trình pentose
E. Tăng quá trình tạo năng lượng cho cơ thể
B
Câu 6: Triệu chứng tiểu nhiều của bệnh tiểu đường do:
A. Bệnh nhân uống nhiều nước
B. Do tăng đường huyết
C. Do tăng đường huyết vượt ngưỡng đường của thận, glucose bị thải kéo theo nước
D. Do đường có sẵn trong nước tiểu gây lợi tiểu thẩm thấu
E. Do độ lọc cầu thận tăng
C
Câu 7: triệu chứng uống nhiều trong bệnh tiểu đường do
A. Bệnh nhân ăn nhiều nên khát
B. Do tiểu nhiều gây mất nước điện giải
C. Do yếu tố thần kinh nội tiết
D. Do rối loạn cân bằng acid-base
B
Câu 8: Triệu chứng ăn nhiều trong bệnh tiểu đường do:
A. Tế bào không sử dụng được glucose
B. Bệnh nhân tiểu nhiều
C. Bệnh nhân uống nhiều nước
D. Đường trong máu cao
E. Cơ thể đòi hỏi nhiều năng lượng
A
Câu 9: Ngoài các triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, tiểu đường còn 1 triệu chứng điển hình nữa là:
A. Nhanh chóng lên cân
B. Gầy nhanh
C. Phù
D. Viêm thận
E. Sốt
B
Câu 10: Trong tiểu đường type 2, tại thụ thể của tế bào đích:
A. Số lượng thụ thể giảm
B. Số lượng thụ thể thay đổi do cơ chế điều hòa giảm bớt
C, Khả năng gắn insulin vào tế bào giảm
D. Có thể có tự kháng thể kháng thụ thể insulin
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
E
Câu 1: HbA:
A. HbA và Hb chủ yếu của bào thai.
B. Có công thức α2 β2.
C. Là Hb trong hồng cầu có hình bia.
D. Hb luôn có mặt ở tất cả người trưởng thành bình thường.
E. HbA suy giảm ở người lớn tuổi.
B
Câu 2: Hb chủ yếu của bào thai là:
A. HbA.
B. HbB.
C. HbC.
D. HbF.
E. HbT.
D
Câu 3: Công thức dưới đơn vị của Hb chủ yếu của bào thai:
A. α2γ2.
B. α2β2.
C. α2δ2.
D. β2γ2.
E. Tất cả các câu trên đều sai.
A
Câu 4: Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm:
A. Là bệnh lý do rối loạn gen cấu trúc.
B. Là bệnh lý do rối loạn gen điều hòa.
C. Là bệnh lý do enzyme bất thường.
D. Là bệnh lý do rối loạn tủy xương.
E. Tất cả các câu trên đều sai.
A
Câu 5: Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm:
A. Có hồng cầu biến dạng hình liềm khi phân áp oxy cao.
B. Do đột biến acid amin ở chuỗi α.
C. Chứa Hb tích điện âm nhiều hơn Hb bình thường.
D. Do sự đảo base T thành A ở gen cấu trúc.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
D
Câu 6: HbS trong thiếu máu hồng cầu liềm:
A. Được giải mã từ GUG thành Val.
B. Có độ hòa tan của Deoxy HbS giảm.
C. Có Deoxy HbS bị kết tủa khi phân áp oxy giảm.
D. Với hàm lượng lớn, Deoxy HbS kết hợp thành sợi xoắn làm hồng cầu biến dạng.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
E
Câu 7: Bệnh Thalassemie:
A. Là bệnh lý do rối loạn gen cấu trúc.
B. Là bệnh lý do rối loạn gen điều hòa.
C. Là bệnh lý enzyme bất thường.
D. Là bệnh lý do rối loạn tủy xương.
E. Tất cả các câu trên đều sai.
B
Câu 8: Trong bệnh Thalassemie, chiếm đa số là:
A. HbA.
B. HbB.
C. HbC.
D. HbF.
E. HbT.
D
Câu 9 : Trong bệnh Thalassemie, có sự bất thường về Hb là do :
A. Gen chuối γ không bị ức chế.
B. Gen β được giải ức chế.
C. Có sự thay đổi ở bộ ba mật mã nucleotid.
D. Sự chuyển mã thành mRNA sai.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
A
Câu 10 : Xét nghiệm về cân bằng Protid :
A. Để xác định mức protid tăng hay giảm trong cơ thể.
B. Dựa vào sự đo lượng protid đưa vào cơ thể và lượng protid tiêu thụ.
C. Còn gọi là cân bằng N.
D. Xét nghiệm chỉ có giá trị khi đo 1 tuần trở lên.
E. Tất cả các câu trên đều đúng
E
Câu 7: Apoprotein B48 là apoprotein cấu trúc của :
A. VLDL.
B. IDL.
C. LDL.
D. HDL.
E. Chylomicron.
E
Câu 8 : Quá trình dị hóa LDL bị trở ngại do các nguyên nhân sau đây, ngoại trừ :
A. Apo B100 bị bất thường.
B. Apo E bị bất thường.
C. Giảm số lượng LDL receptor.
D. Giảm ái lực của LDL receptor đối với apo B100.
E. LDL receptor không đưa được LDL vào trong tế bào.
B
Câu 9: Thiếu hụt apo CII tăng chủ yếu:
A. VLDL.
B. IDL.
C. LDL.
D. HDL.
E. Chylomicron.
A
Câu 10: Thiếu hụt Lipoprotein lipase làm tăng chủ yếu:
A. VLDL.
B. IDL.
C. LDL.
D. HDL.
E. Chylomicron.
E
Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây giảm thể tích đáng kể:
A. Xuất huyết.
B. Tiêu chảy.
C. Tắc ruột.
D. Nôn.
E. Đổ mồ hôi.
B
Câu 2: Cơ chế nào sau đây sẽ dẫn đến phù và tăng thể tích tuần hoàn hữu hiệu:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh.
B. Giảm áp lực keo.
C. Tăng tính thấm thành mạch.
D. Tắc mạch bạch huyết.
E. Tăng áp lực thẩm thấu.
E
Câu 3: Rối loạn nào sau đây sẽ gây ra giảm natri huyết thật sự (true hyponatremia):
A. Tình trạng tăng lipid/máu.
B. Tình trạng tăng protid/máu.
C. Tình trạng tăng tiết quá mức ADH.
D. Tình trạng tăng đường huyết.
E. Tình trạng tăng nitơ huyết.
C
Câu 4: Các nguyên nhân sau đây có thể gây ra lăng natri huyết, NGOẠI TRỪ:
A. Hôn mê khiến cho bệnh nhân không tự uống nước được.
B. Tiêu chảy thẩm thấu.
C. Lợi tiểu thẩm thấu.
D. Sốt cao.
E. Hội chứng tiết quá mức ADH (SIADH).
E
Câu 5: Tăng kali huyết có thể xảy ra trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
A. Suy giảm độ thanh lọc cầu thận (như trong trường hợp suy thận mãn).
B. Tiêu chảy.
C. Tế bào bị phá hủy như trong trường hợp tán huyết).
D. Cơ thể bị nhiễm toan.
E. Có tình trạng giảm tiết aldosterone.
B
Câu 6: Các cơ chế sau đây sẽ dẫn đến giảm kali huyết, NGOẠI TRỪ:
A. Cơ thể giảm tiết insulin.
B. Lượng kali đưa vào cơ thể không đầy đủ.
C. Thận tăng thải trừ kali.
D. Mất dịch qua đường tiêu hóa (nôn ói, tiêu chảy).
E. Chuyển dịch kali từ ngoại bào vào nội bào.
A
Câu 7: Các nguyên nhân sau đây sẽ gây ra tình trạng giảm thể tích, NGOẠI TRỪ:
A. Mất nước qua thận.
B. Tiêu chảy.
C. Bỏng, mất nước qua da.
D. Mất nước qua đường hô hấp.
E. Tăng tiết ADH quá mức.
E
Câu 8: Rối loạn cân bằng xuất nhập nước (giữa cơ thể và môi trường) sẽ biểu hiện chủ yếu bằng:
A. Tình trạng tăng hoặc giảm thể tích.
B. Tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Natri huyết.
C. Tình trạng tăng hoặc giảm nồng độ Kali huyết.
D. Tình trạng tăng hoặc giảm tổng lượng Natri trong cơ thể.
E. Tình trạng tăng hoặc giảm tổng lượng Kali trong cơ thể.
B
Câu 9: Nồng độ Kali huyết không những phụ thuộc vào tốc độ đưa Kali vào cơ thể và tốc độ thải trừ mà còn
phụ thuộc vào 1 yếu tố quan trọng là:
A. Cân bằng xuất nhập nước (giữa cơ thể và môi trường).
B. Nồng độ Natri huyết.
C. Sự phân bố dịch giữa khu vực nội mạch và gian bào.
D. Sự chuyển dịch Kali giữa nội bào và ngoại bào.
E. Sự chuyển dịch Kali giữa nội mạch và gian bào.
D
Câu 10: Nguyên nhân nào sau đây hiếm khi gây tăng Kali huyết:
A. Nhiễm toan chuyển hóa.
B. Tán huyết.
C. Ly giải cơ vân.
D. Tăng lượng Kali ăn vào.
E. Thận giảm thải trừ Kali.
D
Câu 1: Các thay đổi sau đây xảy ra trong nhiễm toan chuyển hóa có bù trừ:
A. pH/máu giảm, [HCO3-] giảm, PaCO2 tăng.
B. pH/máu tăng, [HCO3-] tăng, PaCO2 tăng.
C. pH/máu giảm, [HCO3-] giảm, PaCO2 giảm.
D. pH/máu giảm, [HCO3-] tăng, PaCO2 tăng.
E. pH/máu giảm, [HCO3-] tăng, PaCO2 giảm.
C
Câu 2: Dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng cho nhiễm kiềm hô hấp:
A. Giảm thông khí.
B. Tăng Kali/máu.
C. Tinh trạng nhuyễn xương, loạn dưỡng xương.
D. [HCO3-] tăng.
E. Hội chứng tetany.
E
Câu 3: Cơ chế duy trì tình trạng nhiễm kiềm trong trường hợp mất dịch vị (nôn ói, hút dịch dạ dày) là do:
A. Tình trạng phổi giảm thông khí dể bù trừ
B. Giảm aldosterone dẫn đến giảm thải trừ H+ ở thận
C. Tăng tái hấp thu HCO3- do giảm thể tích dịch ngoại bảo
D. Thận tăng sản xuất NH3 (là một chất kiềm) để bù trừ
E. Cả 4 cầu trên đều sai.
C
Câu 4: Dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng cho nhiễm kiềm chuyển hóa:
A. Tăng thông khí
B. Tăng Kali/máu
C. Tình trạng nhuyễn xương, loạn dưỡng xương.
D. [HCO3-] tăng
E. pH/máu giảm.
D
Câu 5: Trên 1 bệnh nhân, kết quả xét nghiệm cho thấy: pH/máu giảm, [HCO3-] giảm, PCO2 giảm so với bình
thường, ta nghĩ đến:
A. Tình trạng nhiễm toan hô hấp
B. Tình trạng nhiễm toan chuyển hóa
C. Tình trạng nhiễm kiềm hô hấp
D. Tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa
E. Bệnh lý của đường hô hấp làm giảm thông khí.
B
Câu 6: Cơ chế của nhịp thở Kussmaul (thở nhanh và sâu) trong nhiễm toan chuyển hóa là do
A. pH/máu giảm kích thích trung tâm hô hấp
B. PaCO2 giảm kích thích trung tâm hô hấp
C. [HCO3-] tăng kích thích trung tâm hô hấp
D. PaCO2 tăng kích thích trung tâm hô hấp
E. [K+], [Na+]/huyết trong tăng cao kích thích trung tâm hô hấp.
A
Câu 7: Trên 1 bệnh nhân, kết quả xét nghiệm cho thấy pH/máu giảm, [HCO3-] tăng, PCO2 tăng so với bình
thường, ta nghĩ đến:
A. Tình trạng nhiễm toan hô hấp
B. Tình trạng nhiễm toan chuyển hóa
C. Tình trạng nhiễm kiềm hô hấp
D. Tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa
E. Bệnh nhân không bị rối loạn cân bằng kiềm toan
A
Câu 8: Bệnh nhân có thể bị nhiễm kiềm chuyển hóa khi:
A. Bị tiêu chảy kéo dài.
B. Bị tiểu đường.
C. Dùng thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, Furosemide quá mức.
D. Tăng acid lactic trong máu.
E. Bị ngộ độc salicylate.
C
Câu 9: Các nguyên nhân khởi phát làm tăng PaCO2 trong máu (tắc nghẽn đường hô hấp trên, trung tâm hô hấp
bị ức chế) sẽ gây ra
A. Tình trạng nhiễm toan hô hấp
B. Tình trạng nhiễm toan chuyển hóa
C. Tình trạng nhiễm kiềm hô hấp
D. Tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa
E. Hội chứng tetany
A
Câu 10: Yếu tố khởi phát gây ra nhiễm toan chuyển hóa là do:
A. PaCO2 giảm
B. [HCO3-] tăng
C. PaCO2 tăng
D. [HCO3-] giảm
E. Cả 4 cầu trên đều sai.
D
Câu 1: Rối loạn vận mạch tại ổ viêm:
A. Tại nơi tổn thương hiện tượng co mạch lúc đầu là do tác động của chất gây co mạch
B. Chất gây dãn mạch trong viêm chủ yếu là histamine
C. Hiện tượng xung huyết động mạch và tĩnh mạch chủ yếu là do các chất gây dãn mạch
D. Ứ trệ tuần hoàn trong viêm là do các mạch máu bị tổn thương, đông máu, tắc mạch
E. Dãn mạch và ứ trệ tuần hoàn là một phản ứng có lợi trong viêm
C
Câu 2: Sự hình thành dịch viêm, có các tính chất sau đây, ngoại trừ:
A. Dịch viêm được hình thành là do tăng áp lực thủy tĩnh khi có xung huyết.
B. Dịch viêm được thành lập chủ yếu là do tăng tính thấm dưới tác dụng của chất gây dãn mạch.
C. Chất gây dãn mạch gồm histamin, kininogene, PGE1, PGE2, LT.
D. Các chất gây dãn mạch tác động chủ yếu là tạo các khoảng trống trên màng căn bản của mao mạch làm cho
các chất có phân tử lớn có thể thoát ra.
E. Dịch viêm có thể ít, chỉ gây sưng phù tại chỗ hoặc nhiều gây ứ đọng ở các xoang tự nhiên.
C
Câu 3: Thành phần của dịch viêm, có các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Thành phần chủ yếu của dịch viêm là protein.
B. Protein trong dịch viêm nhiều nên phản ứng Rivalta (+), lúc đó protein trong dịch viêm đã vượt 15mg/l.
C. Dịch viêm là dịch tiết vì được hình thành do xung huyết động mạch.
D. Dịch viêm có kháng thể, bạch cầu, fibrinogene nên luôn có lợi vì có thể tiêu diệt yếu tố gây viêm.
E. BC ái toan ức chế sự tăng tính thấm thành mạch do đó có thể hạn chế sự tạo quá mức dịch viêm.
E
Câu 4: Nguyên nhân gây viêm:
A. Viêm có thể do các nguyên nhân từ bên ngoài như vật lý, hóa học, sinh học.
B. Viêm có thể do chấn thương hoặc do tắc nghẽn mạch máu.
C. Viêm có thể do xuất huyết.
D. Viêm có thể gây ra do sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể tương ứng.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
E
Câu 5: Các chất sau đây có thể gây xung huyết tại ổ viêm, ngoại trừ:
A. Histamine
B. Arachidonic acid
C. PG, LT
D. Bradykinin
E. C3a, C5a
B
Câu 6: Bạch cầu xuyên mạch do các chất gây hóa ứng động sau đây ngoại trừ:
A. N formiloligopeptid từ vi khuẩn
B. C3a, C5a
C. LTB4
D. LTC4
E. Protein từ vi khuẩn
D
Câu 7: Sự thành lập dịch viêm chủ yếu do:
A. Tăng áp lực tại ổ viêm trong giai đoạn xung huyết
B. Do sự tăng tính thấm thành mạch bởi histamine và các enzyme từ bạch cầu
C. Do bradykinin và các sản phẩm từ arachidonic acid
D. Câu a và c đúng
E. Câu a và b đúng
D
Câu 8: Các chất sau đây giúp tiêu hủy đối tượng thực bào ngọai trừ:
A. Neutralprotease
B. Hydrolase
C. Lysozyme
D. Cobalaminebinding prôtein
E. Myeloperoxydase
D
Câu 9: Hypochlorous acid có các tác động sau đây, ngoại trừ:
A. Tiêu hủy vi khuẩn
B. Gây tổn thương mô
C. Hủy hoại enzyme antiprotease
D. Hoạt hóa enzyme αl antitrypsine
E. Hoạt hóa enzyme elastase
D
Câu 10: Tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại do thiếu sót của hệ thống tế bào đơn nhân thực bào, do các nguyên
nhân sau đây, ngoại trừ:
A. Giảm bạch cầu do thuốc
B. Bạch cầu không vận động được
C. Do dùng corticoids
D. Do dùng kháng viêm không steroids
E. Do đái tháo đường
D
Câu 1: Các pyrogenic cytokin sau đây có thể gây sốt, ngoại trừ
A. TNFα, IL1α, IL18β.
B. TNFα, MAF, IFNβ.
C. TNFβ, IL6, IL8.
D. TNFα, INFβ, INFα.
E. TNFα, INFα, INFβ.
B
Câu 2: Thân nhiệt có thể giảm, ngoại trừ
A. Khi có rối loạn chuyển hóa năng lượng như: tiểu đường, xơ gan . . .
B. Do phản xạ điều nhiệt mất tác dụng khi thân nhiệt giảm quá thấp (< 34,5°C)
C. Do rối loạn trung tâm điều nhiệt khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp
D. Khi hạ thân nhiệt nhân tạo sau khi đã ức chế phản xạ điều nhiệt
E. Tiếp xúc với môi trường lạnh kéo dài dù phản xạ điều nhiệt vẫn bình thường
C
Câu 3: Chất gây sốt nội sinh (EP) có các tính chất sau, ngoại trừ
A. Là một protein có trọng lượng phân tử khoảng 13000
B. Không thể phát hiện được ở bệnh nhân đang sốt dù trên thực nghiệm gây được sốt và không có hiện tượng
dung nạp
C. Chất EP giống với IL1
D. Có thể mất tác dụng nếu mất nhóm SH tự do
E. Có thể thu được từ sự ủ bạch cầu tại ở viêm
B
Câu 4: Yếu tố gây sốt:
A. Các yếu tố gây sốt tác động lên trung tâm điều nhiệt làm sản xuất ra arachdonic acid, lúc đó điểm điều nhiệt
sẽ thay đổi
B. Virus, vi khuẩn, và các loại kháng nguyên đều có thể gây sốt
C. Các tế bào bướu có thể gây sốt do tác động trực tiếp lên trung tâm điều nhiệt
D. Các chất từ ổ viêm và ở hoại tử có thể hoạt hóa tế bào lympho gây sốt
E. Không có câu nào đúng
B
Câu 5: Sốt có lợi cho cơ thể vì các lý do sau đây, ngoại trừ:
A. Sốt làm tăng hệ đề kháng , giúp ích cho sự thực bào
B. Người ta thường dùng loài bò sát để nghiên cứu về lợi ích của sốt
C. Sốt có lợi vì có tác dụng diệt khuẩn
D. Sốt có lợi cho cơ thể nên không nên làm hạ sốt vì bất kì lí do nào vì như thế là có hại cho sự chống đỡ của cơ
thể
E. Tất cả các câu trên điều đúng
D
Câu 6: Chất gây sốt nội sinh tham gia vào sự bảo vệ cơ thể nhờ các tác động sau đây, ngoại trừ
A. Thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào
B. Tăng sản xuất bổ thể
C. Tăng albumine huyết
D. Tăng fibrinogenne huyết
E. Tăng dự trữ sắt dưới dạng ferritine
C
Câu 7: Khi phát sốt, sự gia tăng thân nhiệt là do các thay đổi sau đây, ngoại trừ:
A. Tăng sản nhiệt, giảm thải nhiệt
B. Rối loạn trung tâm điều nhiệt
C. Do chất gây sốt gắn trên bề mặt tế bào ở hypothalamus
D. Do PGE2 gây tăng điểm điều nhiệt
E. Do cAMP gây tăng điểm điều nhiệt
D
Câu 8: Các chất sau đây có thể gây sốt do tác động lên trung tâm điều nhiệt vì là chất gây sốt
A. Thyroxine
B. Interferon
C. Thuốc dùng để trị bệnh Parkinson
D. Amphotericine
E. Phenothiazine
B
Câu 9: Sốt là một phản ứng có lợi, tuy nhiên cũng gây nhiều bất lợi, hạ nhiệt là cần thiết trong các trường hợp
sau, ngoại trừ
A. Thiểu năng vành
B. Sốt kéo dài
C. Có tiền căn động kinh
D. Sốt quá cao (trên 41°C)
E. Có thai
B
Câu 10: Các bằng chứng sau đây chứng tỏ sốt là một phản ứng có lợi, ngoại trừ:
A. Sốt diệt được vi khuẩn
B. Sốt tồn tại trong quá trình tiến hóa
C. Người ta dùng loài lưỡng thể bị nhiễm khuẩn để nghiên cứu lợi ích của sốt
D. Sốt làm giảm sắt huyết thanh
E. Sốt làm tăng bổ thể.
C
Câu 3: Hiện tượng căn bản trong suy tim là:
A. Cơ tim tăng sử dụng năng lượng
B. Giảm sức co cơ tim
C. Cơ tim làm việc quá mức
D. Cơ thể thiếu máu nặng
E. Tất cả các câu trên đều sai
B
Câu 4: Bản chất cơ chế biểu hiện lâm sàng của suy tim trái là:
A. Ứ máu ngoại vi
B. Ứ máu ở phổi
C. Thiếu máu nuôi tim
D. Giảm thông khí phổi
E. Tất cả các câu trên đều đúng
B
Câu 5: Cơ chế bệnh sinh của phù phổi cấp:
A. Do ứ máu ở phổi .
B. Áp suất thủy tĩnh mao mạch phổi tăng thắng áp suất keo
C. Tim trái suy nhưng tim phải còn khỏe
D. Sự trao đổi khí tại phổi bị ngăn cản
E. Tất cả các câu trên đều đúng
E
Câu 6: Bản chất cơ chế biểu hiện lâm sàng của suy tim phải là:
A. Ứ máu ngoại vi
B. Ứ máu ở phổi
C. Thiếu máu nuôi tim
D. Giảm thông khí phổi
E. Tất cả các câu trên đều đúng
A
Câu 7: Cơ chế gây giảm bài tiết nước tiểu trong suy tim:
A. Máu đến thận giảm
B. Giảm độ lọc cầu thận
C. Cường aldosterone thứ phát
D. Tăng giữ nước và muối
E. Tất cả các câu trên đều đúng
E
Câu 8: Men chuyển (Converting enzyme) ảnh hưởng đến huyết áp thông qua
A. Histamin - Serotonin.
B. Prostaglandine - Leukotrien.
C. Proinsulin - Insulin.
D. Renin - Angiotensin.
E. Tất cả các câu trên đều đúng.
D
Câu 9: Hội chứng Conn gây cao huyết áp do:
A. Tăng tiết catecholamine
B. Tăng tiết glucocorticoid
C. Tăng tiết aldosterone
D. Tăng tiết testosterone
E. Tăng tiết Estrogen.
C
Câu 3: Trên lâm sàng, "hô hấp" được hiểu như
A. Hô hấp ngoài
B. Hô hấp trong
C. Thông khí
D. Hô hấp tế bào
E. Khuếch tán
A
Câu 4: Hen phế quản là bệnh lý gây:
A. Rối loạn giai đoạn thông khí do giảm cử động hô hấp
B. Giới hạn thông khí
C. Rối loạn hô hấp tế bào
D. Tắc nghẽn thông khí
E. Thiểu năng hô hấp do ức chế trung tâm hô hấp
D
Câu 5: Rối loạn giai đoạn thông khí do rối loạn cử động hô hấp là cơ chế của các bệnh sau đây NGOẠI TRỪ:
A. Sốt bại liệt
B. Gù vẹo cột sống
C. Các thuốc ức chế hô hấp
D. Cổ chướng
E. Hen phế quản
E
Câu 6: Ở tư thế đứng máu đến đáy phối nhiều hơn đình phối vì các lý do sau đây ngoại trừ
A. Áp suất màng phổi ở đáy âm sớm hơn đỉnh phổi
B. Áp suất màng phổi ở đáy âm nhiều hơn đỉnh phổi
C. Áp suất thủy tĩnh ở đáy lớn hơn đỉnh phổi
D. Mạch máu ở đáy phổi nhiều hơn đỉnh phối
E. Đáy phổi nhiều máu hơn đỉnh phổi
E
Câu 7: Diện tích khuyếch tán là
A, Diện tích bề mặt của phổi
B. Tổng diện tích các phế nang
C. Tổng diện tích các phế nang được thông khí tốt
D. Tổng diện tích các phế nang được thông khí tốt và tưới máu tốt
E. Tổng diện tích các phế nang có V/Q=0.8
D
Câu 8: Phế nang hoạt động như một shunt là phế nang có nồng độ các khí trong máu rơi khỏi nó gần giống với
máu tĩnh mạch vào mao mạch phổi vì:
A. Khí lưu thông ở phế nang quá ít
B. Máu đến tưới phế nang quá nhiều
C. Khí lưu thông ở phế nang so với má tưới quá ít
D. Khí lưu thông ở phế nang so với máu tưới quá nhiều
E. Khí lưu thông và máu tưới hay thay đổi
C
Câu 9: Tỷ lệ V/Q tốt nhất cho sự trao đổi khí:
A. 0,5
B. 0,6
C. 0,7
D. 0,8
E. 1
E
Câu 10: Các bệnh lý sau đây làm giảm diện tích khuếch tán, NGOẠI TRỪ:
A. Phù phổi cấp
B. Viêm phổi thùy
C. Liệt cơ hoành
D. Khí phế thủng
E. Thiếu Surfactant
C
Câu 3: Các hậu quả sau đây xảy ra sau khi dạ dày bị nhiễm H.Pylori, NGOẠI TRỪ:
A. Viêm dạ dày bề mặt mãn tính.
B. Tăng gastrin trong máu.
C. Tăng tiết acid ở dạ dày.
D. Dị sản niêm mạc tá tràng ở dạ dày.
E. Viêm tá tràng, loét tá tràng.
D
Câu 4: Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm prostaglandin ở dạ dày gây nên các ảnh hưởng sau dây lên
niêm mạc dạ dày, ngoại trừ:
A. Tăng tiết HCL.
B. Giảm tiết chất nhầy.
C. Giảm tiết bicarbonat.
D. Tăng sinh tế bào.
E. Giảm tiết phospholipid hoạt động bề mặt.
D
Câu 5: Enterotoxine của vi khuẩn Vibrio cholerea gây ra:
A. Tăng AMP vòng nội bào.
B. Tăng GMP vòng nội bào.
C. Tăng Ca2+ nội bào.
D. a và b.
E. b và c.
a
Câu 6: Tình trạng tăng AMP vòng nội bào sau khi enterotoxine của vi khuẩn Vibrio cholerae bám vào niêm mạc
ruột sẽ gây ra:
A. Ức chế sự hấp thu Natri trung tính.
B. Ức chế sự hấp thu Natri đi kèm glucose.
C. Gia tăng tính thấm của màng tế bào vùng hẻm tuyến đối với ion Cl-.
D. a và c.
E. a và b.
D
Câu 7: Tiêu chảy tiết dịch gây:
A. Mất nước nhiều hơn mất NaCl.
B. Mất NaCl nhiều hơn mất nước.
C. Nước và NaCl bị mất tương đương nhau.
D. Giảm Ca máu.
E. Tăng Kali máu.
C
Câu 8: Tiêu chảy thẩm thấu:
A. Mất nước nhiều hơn mất NaCl.
B. Mất NaCl nhiều hơn mất nước.
C. Mất nước nội bào do độ thẩm thấu dịch ngoại bào cao hơn nội bào.
D. a và c.
E. b và c.
D
Câu 9: Tắc ruột cơ học có tắc nghẽn mạch máu gây ra rối loạn sinh lý sau đây:
A. Tích lũy nước và hơi phía trên chỗ tắc.
B. Hoại tử đoạn ruột bị tắc.
C. Phù nề và thoát huyết tương vào lòng ruột.
D. Thủng ruột.
E. Các câu trên đều đúng.
E
Câu 10: Cơ chế gây hội chứng kém hấp thu do sự phát triển vi khuẩn đường ruột quá mức:
A, Vi khuẩn phân cắt muối mật kết hợp thành acid mật tự do làm giảm nồng độ muối mật trong ruột.
B. Vi khuẩn và acid mật tự do gây tổn thương niêm mạc ruột.
C. Vi khuẩn phân hủy các enzyme của tụy.
D. a và b.
E. b và c.
D
Câu 1: Tình trạng tăng đường huyết và rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân xơ gan là do những cơ chế sau,
NGOẠI TRỪ:
A. Tình trạng kháng insulin do giảm khối lượng tế bào gan.
B. Glucose được hấp thu từ ruột đi thẳng vào tuần hoàn chung qua thông nối cửa chủ.
C. Glucagon trong máu tăng do giảm thanh lọc ở gan.
D. Các bất thường ở receptor đối với insulin ở tế bào gan.
E. Nồng độ insulin trong máu giảm do rối loạn bài tiết insulin.
E
Câu 2: Các cơ chế sau đây làm tăng NH3 máu ở bệnh nhân xơ gan, NGOẠI TRỪ:
A. Khi có nhiều protein trong ruột, vi trùng đường ruột sẽ deamine hóa các acid amin tạo ra NH3
B. Khi có suy thận kèm theo, vi trùng đường ruột sẽ phân hủy ure thành NH3.
C. Chức năng gan suy giảm làm giảm quá trình tạo ure từ NH3.
D. Khi có tình trạng nhiễm toan và tăng K+.
E. Khi có thông nối tĩnh mạch cửa tĩnh mạch chủ.
D
Câu 3: Các yếu tố đông máu sau đây được gan tổng hợp cần có vitamine K, NGOẠI TRỪ:
A. II.
B. VII.
C. XI.
D. IX.
E. X.
C
Câu 4: Trong bệnh xơ gan, rối loạn đông máu là do:
A. Gan giảm tổng hợp các yếu tố đông máu.
B. Giảm tiểu cầu do cường lách.
C. Các rối loạn hấp thu vitamine K kèm theo.
D. a và c.
E. a, b và c.
E
Câu 5: Các cơ chế sau đây gây gan nhiễm mỡ, NGOẠI TRỪ:
A. Sự gia tăng lượng acid béo đổ về gan
B. Tăng tổng hợp acid béo hay giảm oxi hóa acid béo
C. Tăng a-glycero phosphate
D. Tăng tổng hợp apoprotein
E. Rối loạn bài tiết lipoprotein
D
Câu 6: Vàng da ở trẻ sơ sinh là do:
A. Tình trạng huyết tán nội mạch sau sinh
B. Men glucuronosyl Transferase chưa phát triển đầy đủ
C. Thiếu chất vận chuyển Y và Z
D. Rối loạn trong khâu bài tiết bilirubin liên hợp
E. Tất cả các câu trên đều sai .
B
Câu 7: Vàng da do viêm gan là do rối loạn ở quá trình
A. Thu nhận bilirubin tự do ở tế bào gan
B. Liên hợp bilirubin tại tế bào gan
C. Bài tiết bilirubin tại tế bào gan
D. a và b
E. a, b và c .
E
Câu 8: Trong vàng da do tắc mật ngoài gan, phosphate kiềm trong máu tăng cao là do:
A. Phosphate kiềm ngấm qua tế bào gan vào máu.
B. Phosphate kiềm ngấm qua khoảng Disse và theo mạch bạch huyết vào máu.
C. Áp lực cao trong đường dẫn mật kích thích tế bào biểu mô ống dẫn mật và tế bào gan tăng sản xuất
phosphate kiềm.
D. a và b.
E. a, b và c.
C
Câu 9: Các yếu tố sau đây góp phần tạo ra dịch cố trướng, NGOẠI TRỪ:
A. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
B. Giảm albumine huyết.
C. Tắc mạch bạch huyết ở vùng cửa.
D. Ứ dịch bạch huyết từ bề mặt gan.
E. Các yếu tố ở thận giữ Na và thuốc.
C
Câu 10: Các trường hợp bệnh lý sau đây, vàng da là do tăng bilirubin tự do, NGOẠI TRỪ:
A. Vàng da do huyết tán.
B. Vàng da ở trẻ sơ sinh.
C. Vàng do tắc mật.
D. Vàng da trong hội chứng gilbert.
E. Vàng da do thuốc flavaspidic acid, novobiocin.
C
Câu 1: Triệu chứng nào sau đây giúp phân biệt giữa suy thận cấp và đợt cấp của suy thận mãn:
A. Tăng nitơ huyết.
B. [H +]/máu tăng (toan hóa máu).
C. Tăng huyết áp.
D. Phù.
E. Thận teo.
E
Câu 2: Có thể dùng các nghiệm pháp sau đây để đo độ thanh lọc cầu thận (GFR), NGOẠI TRỪ:
A. Nghiệm pháp thanh thải creatinine.
B. Nghiệm pháp thanh thải inuline.
C. Nghiệm pháp thanh thải PAH (Para-amino-hippuric acid).
D. Nghiệm pháp thanh thải chất đồng vị phóng xạ iothalamate.
E. Nghiệm pháp thanh thải creatinine và urea.
C
Câu 3: Các tình trạng bệnh lý sau đây có thể gây ra suy thận cấp trước thận, NGOẠI TRỪ:
A. Dãn mạch toàn thân như trường hợp shock phản vệ.
B. Giảm thể tích máu như trong trường hợp xuất huyết, mất nước.
C. Giảm cung lượng tim như trường hợp suy tim, loạn nhịp tim.
D. Tắc nghẽn lòng ống thận như trong trường hợp tán huyết.
E. Rối loạn cơ chế tự điều hòa vi tuân hoản tại cầu thận như trường hợp suy thận do thuốc kháng viêm, thuốc ức
chế men chuyến.
D
Câu 4: Ở người lớn, nguyên nhân thường gặp nhất gây ra suy thận cấp tại thận là do:
A. Viêm vi cầu thận diễn tiến nhanh.
B. Viêm vi cầu thận hậu nhiễm streptococcus.
C. Viêm thận kẽ do dị ứng.
D. Thiểu đường kéo dài hay do các chất độc đối với thận.
E. Viêm vi cầu thận tăng sinh màng.
D
Câu 5: Hệ số thanh thải của một chất được tính theo công thức sau:
A. C=U(P/V)
B. C=P(V/U)
C.C=(U.V)/P
D,C=U-V/P
R.C=P+V/U
C
Câu 6: Thiếu máu, một dấu hiệu thường gặp trong suy thận mãn, có thể do các cơ chế sau đây gây ra, NGOẠI
TRỪ:
A. Chủ yếu là do thận giảm sản xuất erythropoietin.
B. Thiếu các chất cần thiết để tạo hồng cầu (thiếu protein, vitamin B12).
C. Thiếu men G6PD trong hồng cầu.
D. Do rối loạn cơ chế cầm máu làm cho bệnh nhân dễ bị chảy máu.
E. Các chất độc tích tụ lại trong cơ thể do thận suy không thải được ra ngoài, sẽ làm cho hồng cầu dễ bị tán
huyết.
C
Câu 7: Trong suy thận mãn, khi chức năng thận còn > 50% so với bình thường thì bệnh nhân:
A. Đã có tình trạng tăng nitơ huyết rõ rệt (azolemia).
B. Có tình trạng tăng nitơ huyết, tăng [phosphate]/máu, tăng [Na+], [H+]/máu.
C. Thường không có triệu chứng gì cả ngoại trừ hệ số thanh thải của các chất như inulin, creatinine bị giảm
dưới mức bình thường.
D. Đã có đầy đủ các dấu hiệu và triệu chứng của suy thận mãn.
E. Chưa có tình trạng tăng nitơ huyết nhưng [Na+], [H+]/máu đã tăng cao.
C
Câu 8: Các cơ chế sau đây có thể gây ra protein niệu bệnh lý (>150mg protein/24h), NGOẠI TRỪ:
A. Do có quá nhiều protein có trọng lượng phân tử nhỏ được lọc qua màng lọc cầu thận, vượt quá khả năng tái
hấp thu tối đa của ống thận.
B. Do lớp glycosialoprotein phủ mặt ngoài các tế bào có chân giả bị mất đi khiến cho albumin thoát được qua
màng lọc cầu thận.
C. Do tổn thương màng lọc cầu thận khiến cho các protein huyết tương lọt được vào trong nước tiểu.
D. Do tổn thương tế bào ống thận làm giảm khả năng tái hấp thu những protein có trọng lượng phân tử nhỏ.
E. Do hoạt động thể lực nặng, đứng quá lâu, hoặc sốt cao có thể gây tiểu ra đạm.
E
Câu 9: Các nguyên nhân sau đây có thể gây ra suy thận cấp trước thận, NGOẠI TRỪ:
A. Do giảm thể tích máu (xuất huyết, tiêu chảy).
B. Do rối loạn về nội tiết (cường giáp, hội chứng tăng tiết quá mức ADH).
C. Do dãn mạch toàn thân (shock phản vệ, shock nhiễm trùng).
D. Do rối loạn cơ chế tự điều hòa vi tuần hoàn tại thận (cao huyết áp, thuốc kháng viêm).
E. Do giảm cung lượng tim (suy tim ứ huyết, chèn ép tim).
B
Câu 10: Các nguyên nhân sau đây có thể gây ra suy thận cấp tại thận, NGOẠI TRỪ:
A. Viêm vi cầu thận (hậu nhiễm streptococcus, kết hợp với viêm mạch máu).
B. Hoại tử ống thận cấp do chất độc đối với thận (kháng sinh họ aminoglycosides, aciclovir, hemoglobin, và
myoglobin).
C. Hoại tử ống thận cấp do thiếu máu nuôi (shock, nhồi máu cơ tim).
D. Tăng áp lực nang Bowmann do tắc nghẽn đường tiểu hai bên. đúng
E. Thuyên tắc động mạch thận hai bên

You might also like