Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 75

HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

Chào các em!

Vì có nhiều bạn không hiểu rõ việc làm báo cáo khoá luận như thế nào … nên
thầy viết ra những hướng dẫn chi tiết này với hy vọng giúp các em làm Báo cáo khóa
luận dễ dàng, nhanh chóng và đạt kết quả tốt hơn.

Làm báo cáo khóa luận là làm một báo cáo khoa học. Mặc dù mỗi đề tài có khác
nhau nhưng vẫn tuận thủ những qui tắc, những cách thức chung như sau:

 Nếu làm bố cục 5 chương thì báo cáo KL theo hướng “nghiên cứu học thuật”
 Nếu làm bố cục 3 chương thì báo cáo KL theo hướng “nghiên cứu ứng dụng”

BỐ CỤC 5 CHƯƠNG = Nghiên cứu học thuật

“Nghiên cứu học thuật” là nghiên cứu dựa vào các vấn đề sau: (1) thực trạng (điểm
mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ, đặc biệt tập trung vào điểm yếu) về đối tượng nghiên cứu
(gần như tên đề tài khóa luận), (2) các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan gần
nhất với đề tài khóa luận (như bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến
sỹ, luận văn thạc sỹ, …), (3) các lý thuyết, học thuyết (có tính học thuật ở trong sách, sách
chuyên khảo, giáo trình…) để làm cơ sở lý luận, lập luận cho việc tạo ra mô hình nghiên
cứu, giống kiểu như “nói có sách mách có chứng”.

Cách thức xây dựng mô hình:

Thứ nhất, em suy nghĩ về “đối tượng nghiên cứu” (gần như tên đề tài khóa luận).
Cụ thể, vào cơ quan nhận thấy “sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của
doanh nghiệp mình chưa cao, em muốn nghiên cứu về chúng để từ đó đề xuất giải pháp
nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất
lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Đề tài nghiên cứu khoa học lúc này có thể là:

1. Những yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại
doanh nghiệp… hoặc
2. Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp…

Như vậy, những việc bạn cần làm (hay còn gọi là mục tiêu nghiên cứu) là: (1) xác
định các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của
doanh nghiệp… là những yếu tố nào?, (2) Đo lường/ đánh giá mức độ hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp hiện như thế nào?, (3) để từ đó
đề xuất một số hàm ý quản trị giúp doanh nghiệp (tham khảo và) đưa ra giải pháp nhằm
cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp
trong thời gian tới.

1
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

Câu hỏi đặt ra cho người nghiên cứu là: “Xác định các yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng của
khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp là những yếu tố nào?”

Bước đầu tiên bạn cần tập trung phân tích thực trạng, hiện trạng tại doanh nghiệp
(hay còn gọi là đối tượng mà mình nghiên cứu) để từ đó phát hiện điểm mạnh, yếu, cơ hội,
nguy cơ, đặc biệt tập trung vào “điểm yếu” & “nguy cơ” thách thức đối với DN/đối tượng
nghiên cứu để từ đó bước đầu xác định các nhân tố (biến độc lập) ảnh hưởng sự hài lòng
của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp….và đưa chúng vào mô hình
nghiên cứu (để phân tích, mổ xẻ). [Nhưng đó cũng chỉ là suy nghĩ của bạn. Nếu bạn tự đưa
chúng vào mô hình nghiên cứu thì sẽ không thuyết phục mà phải tham khảo ý kiến của các
chuyên gia và kết quả nghiên cứu khoa học của những nghiên cứu đi trước].

Bước tiếp theo là thực hiện phương pháp thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia. Các chuyên gia này bao gồm: giảng viên hướng dẫn (chuyên gia về học thuật),
lãnh đạo doanh nghiệp, quản lý (chuyên gia am tường về thực tiễn lĩnh vực mà bạn nghiên
cứu)… Họ sẽ cùng bạn phân tích để xác định các nhân tố nào có thể có ảnh hưởng đến….
Có nhiều người CEO, lãnh đạo rất giỏi thực tiễn về kinh doanh nhưng không giỏi hoặc
chưa từng nghiên cứu khoa học thì… các yêu cầu về phương pháp nghiên cứu, tính học
thuật… thì các bạn phải tham khảo từ GVHD của mình. Hơn nữa, GVHD là người chịu
trách nhiệm về báo cáo khoa học của bạn trước Hội đồng khoa học nên ý kiến của giảng
viên là quan trọng nhất. Nếu họ không duyệt mô hình của bạn thì coi như không hoàn
thành. Vì thế, bạn phải có khả năng thuyết phục. Dĩ nhiên bạn phải nói được lý do tại sao
em đưa các nhân tố (thang đo/biến độc lập) đó vào mô hình.

Sau khi thảo luận nhóm, GVHD nói “mô hình có thể hợp lý” và muốn bạn sưu tầm
các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan để làm cơ sở lý luận/ lập luận cho cái gọi
là “căn cứ đưa ra mô hình” (*).

Nhân đây nói thêm về cách thức xây dựng mô hình nghiên cứu. xây dựng mô
hình nghiên cứu có nhiều cách như sau:

- Cách 1: Áp dụng Mô hình của ai đó (100%). Có một số bạn tìm mô hình của
ai đó để áp dụng 100% cho an toàn, nhằm tránh bị Hội đồng phản biện “bắt bí” vì lỗi
sáng tạo không phải là không có lý, nhưng cách này làm giảm sự sáng tạo và tư duy
phản biện của người nghiên cưú. Lý do có những đề tài thì áp dụng được nhưng có
rất rất nhiều đề tài thì không, vì mô hình nghiên cứu dựa vào thực trạng, vấn đề nhức
nhối của doanh nghiệp, mà thực trạng, vấn đề của các doanh nghiệp là “muôn hình
vạn trạng” thì làm sao có tất cả các nghiên cứu, mô hình phản ảnh/ đáp ứng cho tất
cả các doanh nghiệp trên thế giới này.

- Cách 2: Áp dụng Mô hình của ai đó: có sự điều chỉnh ít

2
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

- Cách 3: Áp dụng Mô hình của ai đó: có sự điều chỉnh và bổ sung nhiều …

- Cách 4: Xây dựng Mô hình mới hoàn toàn (đối với sinh viên đại học
thì….không nên chọn cách này….). Nghĩa là nếu bạn muốn đưa ra mô hình nghiên
cứu theo cách này thì phải thực hiện các phương pháp nghiên cứu…. để chứng minh
mô hình của mình là đúng (bước này khó đối với cả học viên thạc sỹ, nghiên cứu sinh
(tiến sỹ).

Trở lại vấn đề trên (*) chọn cách 2 hoặc 3 chẳng hạn. Đó là kế thừa thành tựu
nghiên cứu của người đi trước. Thực tế khoa học phải có tính kế thừa. Ngay cả các nhà
khoa học chuyên nghiệp cũng kế thừa thành tựu nghiên cứu của người khác. Nếu bạn
không có đủ thời gian và năng lực… thì nên vận dụng mô hình của người nghiên cứu đi
trước.

Tiếp theo bạn nên tham khảo càng nhiều công trình nghiên cứu khoa học càng tốt
(nhất là bài báo khoa học, các nghiên cứu định lượng vì ngày nay giới khoa học có xu
hướng thiên về nghiên cứu định lượng hơn định tính, dĩ nhiên căn cứ vào quỹ thời gian và
mức độ đề tài của mình) để tìm ra được các bài nghiên cứu khoa học phù hợp, có chất
lượng và LIÊN QUAN GẦN NHẤT ĐẾN VẤN ĐỀ MÀ BẠN NGHIÊN CỨU. Mục đích
của việc làm này là:

(1) Củng cố thêm lập luận của mình


(2) Hoặc tham khảo bổ sung thêm thang đo hoặc điều chỉnh thang đo (biến độc lập) cho
mô hình nghiên cứu của mình. Có thể sau khi đọc xong nghiên cứu khoa học A,B,C này
bạn phát hiện mình cần bổ sung 1,2 thang đo (biến độc lập) vào mô hình nghiên cứu (tạm
thời phác thảo) mà trước đó bạn chưa hình dung hết được. [Đó là lý do vì sao cần phải đọc
nhiều kết quả nghiên cứu. Nếu chúng ta làm việc như ếch ngồi đáy giếng, tầm nhìn hạn
hẹp thì kết quả sẽ không cao.]

(3) Hoặc bạn thấy mô hình của mình là sai hoàn toàn thì cần phải áp dụng mô hình của
người khác

(4) Hoặc để trích dẫn vào bài báo cáo

(5) Hoặc tất cả các vấn đề trên

Lưu ý:

-Xây dựng mô hình cần tập trung dựa vào “điểm yếu” & “nguy cơ” thách thức đối với đối
tượng nghiên cứu (hay DN), đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng để từ đó đưa ra giải pháp cho
đối tượng nghiên cứu (hay DN).

-Nhiều bạn không tập trung vào “điểm yếu” & “nguy cơ” thách thức đối với DN vì:

3
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

(1) Thông tin về những điểm hạn chế của DN hiếm xuất hiện trên mạng với nhiều lý do
như DN chủ động PR, đánh bóng tên tuổi … nên sv không sưu tầm được
(2) Hoặc sv ngại “doanh nghiệp sợ vạch áo cho người xem lưng”

(3) Hoặc tìm điểm yếu khó hơn điểm mạnh

(4) Hoặc sv không biết điều này

-Mục đích của nghiên cứu là giúp DN nên phải khai thác điểm yếu của DN chứ.

NẾU LÀM BỐ CỤC 3 CHƯƠNG = nghiên cứu ứng dụng”

-Thì cách thức tiến hành nghiên cứu cũng gần như 5 chương NHƯNG KHÁC Ở CHỖ là
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU của bố cục 3 chương không dựa vào “bài báo khoa học, các lý
thuyết học thuật” làm cơ sơ lý luận cho mô hình là CHÍNH, mà DỰA VÀO SỐ LIỆU
THÔNG TIN THỨ CẤP của công ty/đối tượng nghiên cứu. Tức các thông tin, số liệu, dữ
liệu có sẵn [về hành vi mua hàng, về sở thích, về thông tin khách hàng, về tinh hình kinh
doanh, doanh số, lợi nhuận, về thị trường, (về vấn đề lao động, tình trạng nghỉ việc, thâm
niên…đối với đề tài về nhân sự hoặc động lực làm việc của nhân viên) v.v]. Không chỉ sưu
tầm các thông tin, số liệu, dữ liệu có sẵn này của cty bạn và cả của đối thủ cạnh tranh nữa.
Những thông tin, số liệu, dữ liệu phải bằng con số có chất lượng để có thể thuyết phục hội
đồng về căn cứ cho quá trình đề xuất mô hình.

-Hay nói cách khác từ những thông tin, số liệu thứ cấp này (và thực trạng chung của
ngành) thì dùng chúng như là những nguyên liệu, chất liệu để tư duy, phân tích… (phát
hiện ra vấn đề/ hạn chế của doanh nghiệp/tức vấn đề mình muốn nghiên cứu….) và làm cơ
sở lý luận cho việc đưa ra cái mô hình nghiên cứu (mình phát thảo).

-Nếu bạn chỉ phân tích số liệu có sẵn là “nghiên cứu định tính” (thực ra cảm tính vì số liệu
này chưa chắc chắn do có thể bị xử lý điều chỉnh trước đó): thì chưa đủ. Vì yêu cầu của
khoa QTKD thì báo cáo khóa luận phải “nghiên cứu định LƯỢNG” là CHÍNH, tức bạn
phải xây dựng mô hình nghiên cứu, có thiết kế bảng khảo sát, rồi xử lý số liệu bằng phần
mềm SPSS hoặc bạn có thể chọn 01 công cụ thống kê xử lý dữ liệu khác. Nếu chỉ phân
tích số liệu có sẵn của cty cung cấp hoặc tải từ trên mạng thì không đúng yêu cầu khoa và
cũng không đủ cơ sở thuyết phục.

-Báo cáo 3 chương cũng làm “phần nghiên cứu định lượng” như làm nhiều phần giống như
theo hướng 5 chương, cũng tham khảo ý kiến chuyên gia, GVHD, cũng khảo sát, cũng
chạy SPSS hoặc chọn 01 công cụ thống kê xử lý dữ liệu khác v.v.

-Cơ sở để đưa ra mô hình căn cứ phần lớn, chủ yếu vào thực trạng doanh nghiệp nên phải
thu thập được số liệu thống kê về doanh nghiệp và số liệu thống kê này phải có chất lượng.

4
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

-Như vậy, NẾU BẠN KHÔNG CÓ ĐỦ SỐ LIỆU THÔNG TIN THỨ CẤP CỦA CÔNG
TY hoặc có nhưng số liệu mờ nhạt, thiếu trước, thiếu giữa, thiếu sau hay nói cách khác là
“bị lủng”, không có chất lượng… ĐỦ để tạo ra mô hình thuyết phục GVHD & hội đồng thì
… nên làm theo hướng 5 chương.

-Để có số liệu "CÓ CHẤT LƯỢNG" rất khó. Đó là chưa kể bên cạnh số liệu từ cơ quan
bạn cung cấp thì còn cần cả số liệu đối thủ cạnh tranh nữa, vì phân tích là so sánh, đối
chiếu trong tương quan với đối thủ cạnh tranh.

-Nhưng vấn đề mà tất cả các nhà nghiên cứu ở VN gặp phải đó là: ở VN ko có công bố,
công khai minh bạch về số liệu như ở nhiều nước thì liệu bạn tìm có tìm được ko? số liệu
có chất lượng ko? Với thầy thì rất nhiều năm qua, xin nói là: KHÔNG.

-Nếu em làm 3 chương (theo hướng ứng dụng) NHƯNG việc lý luận của em để tạo ra cái
mô hình (để từ đó làm bảng khảo sát) hay gọi là cơ sở lý luận (tức cơ sở để lập luận) LẠI
CĂN CỨ VÀO lý thuyết như CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH,
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT V.V thì lạc đề rồi. Nếu em được GVHD nào đó duyệt mô hình
(vì GV đó chưa có kn) thì khi bài em bị chấm phản biện trong vòng giấu mặt và Hội đồng
chấm phản biện cấp khoa thì có khả năng gặp khó khăn.

-Nhiều bạn nghe nói 5 chương và nghiên về học thuật thì sợ khó và sợ mất nhiều thời gian
nhưng nếu làm 3 chương mà … gần như không có lối thoát thì nhiều khi còn khó hơn.

Lý do: (sau đây cũng là cách mà bạn trả lời hội đồng sắp tới vì có nhiều thầy cô không
nghĩ như vậy và khó cảm thông với bạn khi không tìm ra số liệu)

(1) Ở VN không có qui định doanh nghiệp công bố công khai minh bạch số liệu hoặc có
qui định nhưng thực tế chưa có doanh nghiệp nào bị truy tố hoặc xử phạt nên cũng không
ai phải công bố;
(2) hoặc vì lý do trốn thuế;

(3) hoặc vì lý do tránh né đối thủ cạnh tranh v.v & v.v nên việc sưu tầm thông tin, số liệu,
dữ liệu gần như 99,9% là không thể. Thầy là người làm thực tế ngoài doanh nghiệp hơn 10
năm & từng làm nghiên cứu gần 10 năm nên biết rất rõ điều này. Nói đến đây thì các bạn
biết mình nên đi theo hướng nào rồi đúng không.

Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu dựa trên việc xây dựng mô hình nghiên cứu. Mặc dù
một đề tài nghiên cứu khoa học nào đó xem trọng kết quả nghiên cứu định lượng thì kết
quả nghiên cứu định tính vẫn có giá trị. Nó giúp phản biện hoặc khẳng định hoặc bổ sung
cho kết quả nghiên cứu định lượng. Vì thế, các bạn nên KẾT HỢP nghiên cứu định lượng
& nghiên cứu định tính khi thực hiện đề tài.

5
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

Có câu hỏi mà sinh viên hay hỏi thầy như sau:

“Cô em vừa gửi cái định hướng làm á thầy. Em thấy có yêu cầu báo cáo kết quả hoạt
động kdoanh 3 năm, mà Grab (Công ty em đang nghiên cứu) thì không có công khai
vấn đề này, chỉ có số tổng em coi được trong 1 bài báo kiểu như năm 2018 là 200 tỷ, nói
chung thì không có thêm thông tin dữ liệu số liệu khác nên… giờ em đang rối và không
biết mình nên đổi đề tài không và không biết nếu tiếp tục chọn đề tài này có ổn không á
thầy”

Trả lời em:

“Nghiên cứu định LƯỢNG”:

-Là nghiên cứu số liệu sơ cấp. Tức Bảng khảo sát này sinh viên là người đầu tiên thực hiện
và phân tích chúng.

-Là nghiên cứu, phân tích kết quả nghiên cứu khảo sát spss

“Nghiên cứu định TÍNH”:

-Là nghiên cứu số liệu sơ cấp. Tức sử dụng số liệu có sẵn để nghiên cứu và phân tích.

-Số liệu này đã được nhiều người sử dụng mà em là người thứ “n” lần sdung rồi.

“Báo cáo khoá luận” thì làm “Nghiên cứu định LƯỢNG” là “CHÍNH”, nhưng bên cạnh đó
vẫn phải làm phần “nghiên cứu định tính” (tức nghiên cứu số liệu thứ cấp, tức kết quả hoat
động liên quan đến vấn đề em nghiên cứu) nhằm khẳng định thêm, củng cố thêm, làm rõ
thêm vấn đề mà mình đang muốn nghiên cứu... chứ không phải phân tích tinh hinh hoạt
động kinh doanh. Vì một số thầy/cô không rõ nên cho sviên phân tích kết quả kdoanh là ko
phù hợp hoặc có thể do sinh viên hiểu sai ý thầy cô.

Vi dụ em đang làm đề tài về ... “các yếu tố anh huong đến ...” thì e tìm số liệu (bằng con
số) liên quan đến các vấn đề mà em đề cập trong mô hình/bảng khảo sát (liên quan đến
công ty/ vấn đề mà em nghiên cứu) lần này để phân tích chứ không phải phân tích hết
nhung vấn đề thuộc về tình hình kinh doanh.
Việc tìm số liệu ở Việt Nam là một vấn đề cực kỳ khó khăn … như thầy nêu ở trên nên ...
thầy/cô phải linh hoạt cho svien. Đối với thầy nếu không có số liệu 3 năm thì 2 năm, 1năm
hoặc 6 tháng... E nên trao đổi với thầy/cô để họ tư vấn hoặc em nên đổi đề tài nhằm ...
tránh bị trễ thì bị rủi ro cho em nhé.

Bạn sinh viên này hỏi tiếp: “Khi đọc đề cương 3 chương… hướng dẫn của cô thì em
thấy sao… báo cáo khóa luận làm tương tự như báo cáo thực tập mới vừa làm á thầy”

Trả lời:

6
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

-Khác gần như hoàn toàn em nhé. Các em làm báo cáo thực tập doanh nghiệp vừa qua chỉ
là những ghi chép lại các trãi nghiệm sau quá trình thực tập, tiếp cận thực tế và chỉ nói tí
xíu về thực trạng doanh nghiệp mà thôi và nó không phải là một báo cáo khoa học, không
có tính học thuật, còn Báo cáo KL là làm theo hướng nghiên cứu học thuật, mà kết quả của
chúng sẽ làm cơ sở KH đề đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.

-Các giải pháp đó có thể là: về marketing, về chất lượng dịch vụ, hành vi tiêu dùng/mua
hàng, về PR, về mua hàng trực tuyến, về nhân sự, lòng trung thành nhân viên…. Giống
như các đề tài của các em đang làm.

-Nếu mỗi em nghiên cứu/làm từng vấn đề này nhưng CÙNG làm về 01 công ty thì sau khi
kết hợp các kết quả nghiên cứu đó lại thì… chúng sẽ làm căn cứ đưa ra giải pháp cho
doanh nghiệp. Chứ không phải thực hiện một nghiên cứu là có thể đưa ra hết tất cả giải
pháp cho doanh nghiệp được.

CHỌN TÊN ĐỀ TÀI:


Chọn đề tài tức là chọn đối tượng nghiên cứu. Ví dụ đề tài “Đo lường sự hài lòng của
khách hàng về chất lượng dịch vụ tại công ty… A… tại….” thì đối tượng nghiên cứu đề
tài này là “sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại công ty…A...”
[Người trả lời bảng khảo sát là: đối tượng nghiên cứu gián tiếp, đối tượng khảo sát]
Ví dụ công ty A là công ty làm dịch vụ (tức mua đi bán lại, là trung gian phân phối…)
thì có thể chọn mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ bên dưới để làm mô hình nghiên
cứu cho đề tài nghiên cứu của mình, vì chúng là một mô hình kinh điển và phổ biến nhất
trên toàn TG về đánh giá chất lượng dịch vụ. Nếu người nghiên cứu muốn làm mới mình
bằng cách chọn mô hình khác hoặc thay đổi hoặc thêm bớt một số thang đo trong mô hình
sau thì hãy xem có nên không? hoặc hãy lưu ý tính hợp lý của nó để thuyết phục giảng
viên HD và hội đồng bảo vệ khóa luận.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


BIẾN ĐỘC LẬP (X) BIẾN PHỤ THUỘC (Y)

Sự tin cậy

Đáp ứng (khả năng đáp ứng)


Sự hài lòng đối
Sự tiếp cận với chất lượng dịch
vụ

Năng lực phục vụ

Hữu hình (Cơ sở vất chất)

(Mô hình Servperl, Croinn & Taylor, 1991 & 1992)

7
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

Lưu ý:
- Chọn đề tài “hay” (ưu tiên 1)
- Chọn đề tài “an toàn” (ưu tiên 2)
- Nếu chọn đề tài hay nhưng không an toàn thì chọn an toàn
- Cách đặt tên đề tài định lượng cũng khác định tính (sẽ trình bày khi có thời gian….)

Lứu ý về đề tài liên quan đến “Hành vi” tức hành vi mua hàng, hành vi NTD…

-Hành vi bao gồm thái độ, ý định, quyết định v.v

-Từ “thái độ” dẫn đến “ý định” rồi mới “quyết định”

-Nếu bạn làm đề tài “hành vi” thì rất rộng, chỉ luận án tiến sỹ mới làm, khi đó tìm lý thuyết
hành vi để làm cơ sở lý luận thì… rất căng…. gần như không thể đối với trình độ sv ĐH.

-Nếu làm đề tài “quyết định” cũng khó…nếu làm đề tài “quyết định” mà cơ sở lý thuyết, lý
luận không chặt chẽ, lấy “cơ sở lý thuyết ý định” để lập luận thì “khiên cưỡng”. Vì vậy,
hãy làm đề tài “ý định” thì dễ tìm cơ sở lý thuyết, lý luận hơn. Nhiều bạn muốn tạo ra nét
mới, làm hay… dĩ nhiên … đáng trân trọng nhưng vấn đề là “thời gian?”, “GVHD?” v.v

-Hãy tham khảo GVHD để được tư vấn sớm, tránh cứ tự nghiên cứu…trong khi không biết
rằng mình đang đi sai hướng… Đến khi gặp GVHD thì quá muộn…. Khi đó đặt GVHD ở
thế khó: nếu không giúp sv thì thấy không được, mà giúp sv thì GVHD rất mệt, rất mất
thời gian và thậm chí bị mất uy tín, vì do sv làm vội vã…kết quả kém…ra phản biện… hội
đồng “chê” giảng viên hướng dẫn … gì mà sv tệ thế…

Phần “Xây dựng mô hình nghiên cứu” là quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều bạn làm
“qua loa” dẫn đến xảy ra nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề mà sinh viên thường
gặp là “chạy hồi quy thì xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến”… Khi đó xử lý rất phức
tạp. Thậm chí nhiều sv không có đủ thời gian và kiến thức để khắc phục.

Còn nếu giảng viên hdan chú tâm từ đầu thì đôi khi sv nghĩ thầy cô làm khó.

Trong mô hình hồi quy, nếu các biến độc lập có quan hệ chặt với nhau, nghĩa là các
biến độc lập có tương quan chặt, mạnh với nhau thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến, đó là
hiện tượng các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ có 2 biến độc lập A
và B, khi A tăng thì B tăng, A giảm thì B giảm…. thì đó là một dấu hiệu của đa cộng
tuyến. 

Nói một cách khác là 2 biến độc lập có quan hệ rất mạnh với nhau, đúng ra 2 biến này
nó phải là 01 biến nhưng thực tế trong mô hình nghiên cứu (nhiều bạn lại ép) tách làm 2
biến. Hiện tượng đa cộng tuyến vi phạm giả định của mô hình hồi qui tuyến tính là các
biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính với nhau. 

8
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

Có 2 cách phát hiện đa cộng tuyến: dựa vào hệ số phóng đại phương sai VIF, hoặc dựa
vào ma trận hệ số tương quan. Tuy nhiên cách dùng ma trận hệ số tương quan ít được sử
dụng, chủ yếu sửa dụng cách nhận xét chỉ số VIF. Các giải pháp khắc phục đa cộng tuyến.

(1) Hãy loại bỏ bớt biến độc lập (điều này xảy ra với giả định rằng không có mối quan
hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập bị loại bỏ mô hình).

(2) Hoặc khảo sát tiếp nhằm bổ sung dữ liệu hoặc tìm dữ liệu mới, tìm mẫu dữ liệu
khác hoặc gia tăng cỡ mẫu. Tuy nhiên, nếu mẫu lớn hơn mà vẫn còn
“multicollinearity” thì vẫn có giá trị vì mẫu lớn hơn sẽ làm cho phương sai nhỏ hơn
và hệ số ước lượng chính xác hơn so với mẫu nhỏ.

(3) Hoặc thay đổi dạng mô hình. Thay đổi dạng mô hình cũng có nghĩa là tái cấu trúc
mô hình. Lúc đó phải thay đổi mô hình nghiên cứu.

Thậm chí có nhiều bạn, trong quá trình tư vấn, GVHD phản biện…. về sự bất hợp lý trong
mô hình nghiên cứu của mình_ ví dụ biến độc lập “trùng lắp nhau” tức không độc lập … sẽ
dễ dẫn đến “đa cộng tuyến” nhưng vẫn có một số bạn không nghe, không phục vì… bạn tin
vào một số tài liệu mà mình tiếp cận hơn tin GVHD, trong khi các kết qủa nghiên cứu trên
chưa chắc đáng tin cậy. Vì thế việc tiếp cận tư liệu hoặc kết quả nghiên cứu đáng tin cậy
rất quan trọng.

9
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

- Là phần đặc biệt quan trọng quyết định đến việc đánh giá của thầy cô về sv các nội
dung tiếp theo. Nếu phần này trình bày kém, sẽ có tác dụng tiêu cực đến kết quả đánh giá
cho các phần còn lại của báo cáo.
-Thậm chí có nhiều đề tài bình thường nhưng cách viết của bạn đó hay làm cho người
ta có ấn tượng tốt hơn nhiều đề tài lẽ ra hay, nhưng lại viết kém khiến người ta không nhận
ra giá trị của đề tài khoa học mình làm.
- Nói “tính cấp thiết” là nói lên được giá trị, ý nghĩa mà đề tài mang lại (cho người thụ
hưởng) để người đọc hiểu được vì sao cần thiết phải làm đề tài này ngay.
- SV hầu hết làm phần này “lang mang” và “mông lung, không bám đề tài, nói vòng
vo nhưng không vào trọng tâm
- Nhiều bạn copy trên mạng, thấy được được là chỉnh sữa tí và sử dụng…

VÍ DỤ:
-Nhiều bạn làm đề tài cá nhân (vấn đề doanh nghiệp) nhưng nói “về tình cấp thiết”
KHÔNG tập trung vào phạm vi cấp doanh nghiệp (vi mô) và nói về sự cạnh tranh dẫn đến
phải…. mà cứ nói ở tầm VĨ MÔ như cả một ngành, tức nói trên trời, nói đâu đâu mà không
bám đề.
-Ví dụ đề tài “Đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với Trung tâm Yoga A tại Gò
Vấp (TP.HCM)” thì có bạn viết xoay quanh:
+Lợi ích của tập Yoya (dĩ nhiên không sai nhưng đó không phải vấn đề chính cần nói).
+Nhiều người ở thành thị có xu hướng dành thời gian cho Yoya… (dĩ nhiên không sai
nhưng đó không phải ý mấu chốt)

-Hãy viết tập trung theo hướng sau đây nhé: (SV làm đề tài khác vẫn chú ý cách dẫn dắt
kiểu này)
+Hiện nay sỡ thích, nhu cầu tập Yoya đang không ngừng tăng tại các thành phố lớn ở VN
như TP.HCM (Là một vấn đề….nên…có thể cụ thể ra…)
+Nền kinh tế VN ngày càng hội nhập, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế của
Chính Phủ cởi mở đã khuyến khích không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn có
nhiều doanh nghiệp có tiềm lực đến từ nước ngoài tham gia lĩnh vực kinh doanh này khiến
cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt hơn (Là một vấn đề….nên…có thể
cụ thể ra…)
+Nếu như trước đây các thương hiệu kinh doanh dịch vụ yoga chỉ tập trung khai thác thị
trường các quận trung tâm TP.HCM như quận 1, 3, 5, 10, 2 thì nay mở rộng sang các khu
vực lân cận trung tâm như quận 7, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, thậm chí quận 9, quận
12 [(cụ thể như doanh nghiệp nào? Họ phát triển thị trường ở mức độ nào? Cho số liệu,
con số thống kê (nếu có)]. Là một vấn đề….nên…có thể cụ thể ra…
+Các DN kinh doanh dịch vụ yoga, đặc biệt là những thương hiệu lớn không ngừng đưa ra
nhiều chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ nhằm giành lấy thị phần phát triển chính sách sản
phẩm khác biệt, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quan hệ chăm sóc khách hàng
v.v làm cho cường độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn. (Là một

10
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

vấn đề….nên…có thể cụ thể ra…) [(cụ thể như doanh nghiệp nào? Họ có chiến lược gì?
Kể ra? Hoặc cho số liệu, con số thống kê (nếu có)]
+Trung tâm Yaga A cũng như nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này có nhiều cơ hội
nhưng cũng đứng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi doanh nghiệp (Yoga A) cần phải
đánh giá thực trạng của doanh nghiệp mình để từ đó đề ra các mục tiêu nhằm nâng cao tối
đa sự hài lòng của khách hàng đối với Trung tâm Yoga A tại Gò Vấp (TP.HCM) trong thời
gian tới. Đó là lý do tác giả chọn đề tài này làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp cho mình.
[Là câu chốt vấn đề]
-Hãy viết để thấy…mức độ cạnh tranh quyết liệt… dẫn đến phải…
-Nhiều bạn viết nhưng người đọc KHÔNG thấy…cần thiết, không thấy cạnh tranh, không
thấy cần phải…gì cả…thì không được.
[Chú ý: phần hướng dẫn này vì mỗi câu viết thầy có dụng ý riêng]

- Nếu làm nhóm (về vấn đề của một ngành): Nội dung dẫn nhập (vào đề) có tính khái
quát và mang tầm VĨ mô (tức nói vấn đề mang tính xã hội, hoặc của một ngành hoặc một
địa phương v.v)
- Nếu làm cá nhân (về vấn đề của một doanh nghiệp: Nội dung dẫn nhập (vào đề) có
tính khái quát và mang tầm vi mô (tức nói về thực trạng/ vấn đề ở cấp độ doanh nghiệp,
đối thủ cạnh tranh cấp doanh nghiệp)

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Ví dụ tên đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng
đối với trang bán hàng trực tuyến Shopee tại Tp. Hồ Chí Minh

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua hàng của người tiêu dùng đối với trang bán hàng trực tuyến Shopee tại Tp. Hồ
Chí Minh để từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị cho công ty Shopee có những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trong thời gian tới.

Nếu giả sử em muốn nghiên cứu về cái hay, cái đẹp của Shopee (là doanh nghiệp ngoại)
để từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp bán hàng online VN thì:

Mục tiêu TỔNG QUÁT là:

-Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ý
định mua hàng của người tiêu dùng đối với trang bán hàng trực tuyến Shopee tại Tp. Hồ
Chí Minh để từ đó đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp bán hàng trực
tuyến VN có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trong thời gian tới.

-Cần làm rõ ý trong nội dung nói “1.1 Tính cấp thiết của đề tài”

Mục tiêu cụ thể: Nhiều bạn cố gắng làm phức tạp thêm cho mình như thể hiện NHIỀU
mục tiêu, để nhìn cho oai, hoành tráng ví dụ:

11
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

-Tổng hợp lý thuyết… (không cần, cũng không nên làm)

-Kiểm định mô hình…(dĩ nhiên có làm, ví dụ ở phần nghiên cứu sơ bộ…nhưng điều đó
chưa phải là đủ, an toàn…nêu nếu ghi vậy thì một số thầy cô sẽ nghĩ sv này đang thiên về
học thuật đây…và rồi….thầy cô có thể kiểm tra kỹ…phản biện…Như vậy, sv tự mình làm
khó mình)

-Chỉ cần ngắn gọn: Đề tài nghiên cứu này tập trung vào ba mục tiêu chính như sau:

Thứ nhất, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng đối
với trang bán hàng trực tuyến Shopee tại Tp. Hồ Chí Minh.

Thứ hai, phân tích (mức độ tác động của) những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng
của người tiêu dùng đối với trang bán hàng trực tuyến Shopee tại Tp. Hồ Chí Minh

Thứ ba, đề xuất một số hàm ý quản trị cho …trang bán hàng trực tuyến Shopee tại Tp. Hồ
Chí Minh…. có những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng trong thời gian tới.

Ví dụ đề tài: “Nghiên cứu những nhân tố tác động đến ý định quay lại của khách du
lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM” thì mục tiêu nghiên cứu cũng như gợi ý
trên. Đừng diễn giải thêm, lòng vồng v.v phức tạp…

Bỏ từ “nghiên cứu” vì có thể gây phức tạp cho mình, nhưng vẫn đầy đủ tên gọi của
một nghiên cứu định lượng.

Ví dụ viết

Thứ nhất, nghiên cứu và xác định các nhân tố tác động đến ý định quay lại của khách
du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

[Hãy bỏ từ “nghiên cứu” có thể gây phức tạp cho mình]

Thứ hai, xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định quay lại của
khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

[Hãy bỏ từ “xây dựng” có thể gây phức tạp cho mình]

Thứ ba, sử dụng các kiểm định phù hợp để kiểm tra, đánh giá mô hình từ đó có những
điều chỉnh thích hợp để đưa ra kết luận về các yếu tố tác động đến ý định quay lại của
khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

[Hãy bỏ từ “đánh giá ” có thể gây phức tạp cho mình, nên dùng từ “đo lường”]

Thứ tư, đánh giá thực trạng sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài tại TP.HCM.

12
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

[Trên “đánh giá ” rồi dưới “đánh giá ” ]

Thứ năm, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ quay lại của khách du lịch nước ngoài
đối với điểm đến TPHCM.

[Không dùng từ “giải pháp”…vì để đưa ra được “đề xuất giải pháp” cho doanh nghiệp
cần làm rất nhiều vấn đề, liên quan đến nhiều khâu, nhiều nguồn lực. Vì vậy, cần phải có
rất nhiều nghiên cứu kết hợp, chứ ko chỉ làm mỗi một nghiên cứu như bạn làm trong vài
tháng là giải quyết được. Vì thế, chỉ dùng từ “đề xuất hàm ý quản trị”. Từ những “đề xuất
hàm ý quản trị”(ý tưởng) này, doanh nghiệp sẽ tham khảo để (nghiên cứu tiếp hoặc kết hợp
với các nghiên cứu khác hoặc tạm thời) đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp.]

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Ví dụ đề tài: “Những nhân tố tác động đến ý định quay lại của khách du lịch nước
ngoài đối với điểm đến TP.HCM”

Để thực hiện 03 mục tiêu nghiên cứu trên thì điểm đến TP.HCM cần phải thực hiện
các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch
nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM (thông qua thực hiện phương pháp Hồi Qui)

Thứ hai, phân tích (hoặc đánh giá) mức độ hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối
với điểm đến TP.HCM, cũng từ đó cho thấy ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài
đối với điểm đến TP.HCM như thế nào (thông qua thực hiện phương pháp Thống kê mô
tả)

Thứ ba, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp điểm đến TP.HCM có những giải
pháp để nâng cao ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài

Thứ tư, bên cạnh đó tác giả còn nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường nhân khẩu
học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…) có ảnh hưởng như thế
nào đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

Như vậy, câu hỏi nghiên cứu là những NHIỆM VỤ MÀ MỘT NGHIÊN CỨU ĐẶT
RA để hoàn thành các mục tiêu xây dựng ban đầu. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu được viết
(căn cứ vào các nội dung thực hiện để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu) như sau:

13
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

Câu hỏi 1: Những nhân tố thuộc môi trường nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…) có ảnh hưởng như thế nào đến ý định quay lại của
khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

Câu hỏi 2: Có hay không mối quan hệ giữa những nhân tố như …..(liên kê hết các biến
độc lập) và ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM?

Câu hỏi 3: Những nhân tố như …..(liên kê hết các biến độc lập) có ảnh hưởng như thế
nào đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM?

Câu hỏi 4: Đề xuất một số hàm ý quản trị nào nhằm có những giải pháp giúp nâng cao
ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM?

[Các câu hỏi nghiên cứu nên sắp xếp thứ tự như trên]

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 01 năm 2020 đến
tháng 05 năm 2020.

 Không gian nghiên cứu: Điểm đến du lịch TP. Hồ Chí Minh.

[Chỉ cần ghi vắn tắt như vậy. Nếu muốn ghi thêm chi tiết nữa thì nói ở Chương 3: Phương
pháp nghiên cứu hay Phương pháp luận]

1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Ví dụ tên đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu
dùng đối với trang bán hàng trực tuyến Shopee tại Tp. Hồ Chí Minh

 Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách
du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

Không nên dùng từ “các” như: “Các nhân tố ảnh hưởng….” vì có giảng viên phản biện
“Các”: là đầy đủ, nói hết, liệt kê đã hết nhưng ở đây chỉ là những nhân tố ảnh hưởng…
nhất, đại diện thôi.

 Đối tượng khảo sát: Khách du lịch nước ngoài đến TP.HCM.

[Muốn ghi chi tiết nữa thì nói ở Chương 3: Phương pháp nghiên cứu hay Phương pháp
luận]

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14
HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TRẦN PHI HOÀNG

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu chính là
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

 Phương pháp nghiên cứu định tính: (nêu định nghĩa)

 Phương pháp nghiên cứu định lượng: (nêu định nghĩa)

[Muốn ghi chi tiết nữa thì nói ở Chương 3: Phương pháp nghiên cứu hay Phương pháp
luận]

1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Báo cáo khóa luận này không chỉ là cơ sở giúp doanh
nghiệp A… đánh giá được thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại của
doanh nghiệp mình, để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách
hàng đối với… tại… mà còn là tài liệu có giá trị cho các doanh nghiệp khác tham khảo….

[Các bạn có thể triển khai từ ý này thêm nữa….]

Ý nghĩa về mặt lý luận: Báo cáo khóa luận này không chỉ là tài liệu khoa học để công
ty A … tham khảo mà còn là tài liệu khoa học có ích cho những người nghiên cứu trong
lĩnh vực này tham khảo, nghiên cứu và hoàn thiện trong các nghiên cứu trong tương lai.

[Các bạn có thể triển khai từ ý này thêm….]

1.8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Bố cục của đề tài bao gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Chương 5: Giải pháp

[Chỉ cần trích dẫn vắn tắt như vậy. Không cần nói dài dòng: thừa]

15
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ý ĐỊNH QUAY LẠI

Ví dụ làm đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm của người Tp.
Hồ Chí Minh đối với Công ty bảo hiểm Bảo Việt

Cơ sở lý luận về “ý định”: là chính., còn cơ sở lý luận về bảo hiểm: là phụ nên phải trình
bày theo thứ tự ưu tiên. Thậm chí bỏ phần “Cơ sở lý luận về bảo hiểm” vì có thể làm tăng
số trang mà qui định của Khoa QTKD thì một số thầy cô có thể trừ điểm thì… làm để làm
gì.

[Thầy Phi Hoàng không đặt nặng quá về việc vượt số trang nhưng có nhiều thầy cô cứng
nhắc thì…]

Ví dụ làm đề tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với
dịch vụ tín dụng tại ngân hàng Vietinbank - CN Tp. Hồ Chí Minh

Cơ sở lý luận về “sự hài lòng”: là chính còn cơ sở lý luận về tín dụng: là phụ

LƯU Ý:

-Nhiều bạn trình bày bố cục chương 2 không hệ thống.

-Hãy trình bày hệ thống theo 04 mục như sau (Có thể nhiều bạn được thầy lưu ý nhưng vẫn
trình bày khác…vì có suy nghĩ của riêng mình nhưng…vì thầy từng học nhiều, từng làm
nghiên cứu và phản biện đề tài rất nhiều nên thầy biết và chia sẻ nên làm như bên dưới)

2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2.2 LÝ THUYẾT, HỌC THUYẾT LIÊN QUAN (từ sách, giáo trình…)

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN (từ bài báo khoa học…)

4.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

[Xem thông báo chi tiết 4 mục trên bên dưới]

2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT (nếu đề tài về sự hài lòng/ý định thì trình bày…)

2.1.1 Lý thuyết về sự hài lòng/ý định (cơ sở lý thuyết này là chung cho tất cả đề tài về
SHL/ Ý ĐỊNH”

2.1.1.1
2.1.1.2

2.1.2 Lý thuyết về tín dụng

2.1.2.1

2.1.2.2 [Đề mục như vầy: Không trình bày quá 4 con số]

2.1.3. Là phần lý thuyết mở rộng nhưng liên quan gần nhất (tránh nói xa quá)

Lưu ý: phần này

-Đừng nói quá ít, cũng như quá nhiều lý thuyết khiến làm dư số trang và cũng thừa

-Đừng viết từng câu, từng câu rồi xuống dòng hoặc 1-2 câu xuống dòng: là sai mà phải viết
hết ý rồi mới xuống dòng…tức phải “hành văn”, vì đây là báo cáo nghiên cứu khoa học
chứ không phải báo cáo kinh doanh

-Nhiều người lấy ý, nội dung bài của người khác mà không viết lại, biên tập lại…copy
100% là sai, mà hãy trích dẫn, trích nguồn tham khảo như qui định cách trích nguồn của
thông báo khoa QTKD (cập nhật nhé). Tuy nhiên, KHÔNG được copy của người khác
100% đưa vào bài rồi trích nguồn. Làm như vậy là sai. Chỉ được copy “định nghĩa”, “qui
trình” v.v nhưng trích nguồn. Copy nhiều nội dung (có sáng tạo) nhưng tỷ lệvtoàn bài
dưới 30%. Việc copy “y chang” dù có trích nguồn cũng xem như là đạo văn.

2.2 LÝ THUYẾT, HỌC THUYẾT LIÊN QUAN (chủ yếu từ sách, giáo trình…)

-Tham khảo sách, giáo trình, các bài báo, các bài nghiên cứu (định TÍNH) có liên quan
để tìm, SƯU TẦM các nghiên cứu liên quan gần nhất, có các biến độc lập/thang đo giống
hoặc gần giống với các biến độc lập ( các vấn đề/thang đo) trong mô hình nghiên cứu
mà em đang phác thảo

-Vận dụng chúng vào báo cáo khóa luận của mình

-Trích dẫn tóm tắt (có nhận xét, đánh giá…) về kết quả nghiên cứu này, nhấn mạnh nét
tương đồng với mô hình nghiên cứu mà em đang phác thảo, cố tìm ra hạn chế…mà mô
hình nghiên cứu em đang phác thảo có thể bổ sung hoàn thiện thêm. Vì nghiên cứu là
kế thừa, sáng tạo và phát huy thành quả của người đi trước.

-Vẽ mô hình để tạo cái nhìn trực quan sinh động cho người xem & đánh giá.

-Thông thường thì các bạn trích dẫn tóm tắt vài dòng là chưa đạt
2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN (chủ yếu bài báo khoa học)

-Tham khảo các bài nghiên cứu (định LƯỢNG), các đề tài nghiên cứu khoa học (đề tài
khoa học cấp cơ sở, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ…) có liên quan để tìm các nghiên
cứu liên quan gần nhất, có các biến độc lập/thang đo giống hoặc gần giống với các biến
độc lập ( các vấn đề/thang đo) trong mô hình nghiên cứu mà em đang phác thảo

-Ưu tiên một là sưu tầm các nghiên cứu dưới dạng bài báo khoa học đăng trên các tạp
chí quốc tế hoặc trong nước để tham khảo, vận dụng và trích dẫn vào bài làm

-Thông thường các bài báo khoa học (hiện tại giới nghiên cứu coi trọng nghiên cứu
định lượng) được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín là sự tham khảo ưu tiên hàng
đầu mà bạn cần lưu ý.

-Trích dẫn tóm tắt (có nhận xét, đánh giá…) về kết quả nghiên cứu này, nhấn mạnh nét
tương đồng với mô hình nghiên cứu mà bạn đang phác thảo, cố tìm ra hạn chế…trong
mô hình nghiên cứu mà bạn đang phác thảo có thể bổ sung thêm “thang đo” hoặc bớt
đi thang đo mà mình phác thảo ban đầu để hoàn thiện thêm mô hình nghiên cứu của
mình. Vì nghiên cứu là kế thừa thành quả, sáng tạo, phát huy và hoàn thiện những hạn chế
của người trước.

-Ở phần này nên trình bày bằng cách vẽ mô hình nghiên cứu để tạo cái nhìn trực quan sinh
động cho người xem & đánh giá.

-Thông thường thì các bạn trích dẫn tóm tắt vài dòng là chưa đạt

-Bạn có thể tham khảo nhiều và trích dẫn ở phần phụ lục. Còn ở mục này chỉ trích dẫn:

+Sưu tầm và trích dẫn ở mục 2.3 này từ 4-6 nghiên cứu liên quan gần nhất với đề tài
nghiên cứu khoa học của bạn.

+Nếu khó sưu tầm thì ít nhất cũng từ 2-3 nghiên cứu

Nếu bạn là sv khoa QTKD IUH- Do bị giới hạn số trang, khoảng 60trang thì không nên
trích dẫn quá nhiều)

Nếu đề tài qui định 75-80 trang thì đề tài nghiên cứu khoa học mà bạn phải sưu tầm và
trích dẫn phải nhiều hơn.

Phải phân chia:

+Nghiên cứu tham khảo trong nước


+Nghiên cứu tham khảo nước ngoài

-Các bạn có thể tham khảo cách trình bày như sau:

2.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN

2.3.1 Xiaoli Zhang (2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại
điểm đến Thái Lan của khách du lịch Trung Quốc.

[Vẽ ra mô hình của nghiên cứu trong bài báo khoa học của tác giả này

để người đọc có cái nhìn trực quang hơn]

Nguồn: [Tên tác giả, 2019]

Sơ đồ …. – Mô hình nghiên cứu về…..(lĩnh vực nghiên cứu)

Nghiên cứu của Xiaoli Zhang về các nhân tố tác động đến ý định quay lại Thái Lan
của khách du lịch Trung Quốc. Mục đích của nghiên cứu này là xác định những nhân tố tác
động đến ý định quay lại Thái Lan của khách du lịch Trung Quốc, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc quay lại Thái Lan. Bên cạnh đó, nghiên cứu
cũng đánh giá các yếu tố thuộc về nhân khẩu học (giới tính, tuổi tác, trình độ, thu nhập)
cũng tác động đến ý định quay lại Thái Lan của khách du lịch Trung Quốc như chỉ ra sự
khác nhau giữa yếu tố “Nhân khẩu học” với sự hài lòng về điểm đến và ý định viếng thăm
trở lại.

Kết quả nghiên cứu được tiến hành khảo sát từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 01 năm
2013 với 400 khách du lịch Trung Quốc đang và đã từng đến Thái Lan du lịch. Kết quả
nghiên cứu đã kết luận rằng tất cả các nhân tố đều tác động đến ý định quay lại Thái Lan
của du khách Trung Quốc. Trong đó, yếu tố nhân khẩu học là nhân tố ảnh hưởng mạnh
nhất đến ý định du khách với mức beta chuẩn hóa 0,714; yếu tố hình ảnh của điểm đến có
tác động mạnh thứ hai với mức beta chuẩn hóa 0,539; yếu tố nhận thức về điểm đến là
nhân tố tác động yếu nhất đến ý định quay lại của du khách Trung Quốc với mức beta
chuẩn hóa là 0,273.

Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy các thuộc tính nhân khẩu học như độ tuổi, giới
tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm du lịch của du khách Trung Quốc là những nhân tố
rất quan trọng trong việc giải thích mối quan hệ giữa sự hài lòng và ý định trở lại trong
tương lai của họ. Điều này cho thấy rằng, ý định quay lại Thái Lan của du khách Trung
Quốc trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố có tính chủ quan như tình sức
khỏe, tài chính hay đặc điểm nghề nghiệp thay vì chịu tác động bởi sự thu hút của cảnh
quan thiên nhiên hay các dịch vụ du lịch hữu ích của điểm đến Thái Lan. Kết quả nghiên
cứu này khác so với các kết quả nghiên cứu thường thấy.

Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp kiểm định sự khác biệt trung bình T-test,
One-way ANOVA, hồi quy tuyến tính, tác giả cũng khẳng định rằng các yếu tố (liệt kê các
biến độc lập) có mối quan hệ đến ý định quay lại Thái Lan của khách du lịch và sự hài lòng
tổng thể có ảnh hưởng tích cực đến ý định quay lại Thái Lan của du khách Trung Quốc.

Lưu ý: Phần này bạn phải làm được 2 phần nhu sau:

1. Tóm tắt khái quát về nghiên cứu khoa học của tác giả này.
2. Nói được những điểm mạnh (cái hay) nghiên cứu này mà mình muốn tiếp thu/ vận
dụng chúng vào bài và chỉ ra một số hạn chế trong nghiên cứu khoa học của tác giả
này (vì sao mình biết? Do mình đọc nhiều nghiên cứu khác, gắn với thực trạng tại
doanh nghiệp hoặc thị trường Việt Nam) và nhấn mạnh rằng mình muốn hoàn thiện
mô hình này (bằng cách bổ sung thêm hoặc bớt thang đo) trong nghiên cứu của mình

Ghi chú:

-Thông thường sinh việc chỉ làm phần 1 (nhưng làm chưa trọn vẹn)

-Phần 2 (nêu trên) thông thường 99% sinh viên chịu không làm hoặc không có khả
năng làm hoặc không được thầy cô hướng dẫn làm.

2.3.2 Trần Thị Ái Cẩm (2011), Giải thích sự hài lòng và ý định quay lại Nha Trang –
Việt Nam của khách du lịch.

Environment
Variety
seeking Intention to
revisit
Infrastructure &
Accessibility

Culture & Tourists Intentional


Social satisfaction loyalty

Tourist leisure
& entertainment
Demographic Intention to
characteristics recommend
Local food
Nguồn: [tên tác giả, năm]

SƠ ĐỒ 2.2 – Mô hình nghiên cứu ….

Lưu ý:

-Làm tương tự hướng dẫn như trên

-Vẽ sơ đồ như vậy là màu mè. Sơ đồ của một báo cáo nghiên cứu cần nghiêm túc, trang
trọng nên không được màu mè như vậy. Chỉ dùng màu đen, trắng là ưu tiên một, hoặc xanh
đậm, xám.

2.4 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu sơ bộ

Phần này yêu cầu bạn phải:

- Lập luận, lý luận cho việc đưa ra mô hình nghiên cứu (chứ không phải vẽ ra mô hình
nghiên cứu hoặc nói vài dòng…là được)

- Lập luận, lý luận là dẫn dắt (có trích dẫn ý kiến các chuyên gia, đặc biệt ý kiến của các
giả có trong tài liệu mà bạn tham khảo chính (hoặc trích nguồn trong tài liệu tham khảo) để
người đọc đồng tình với đề xuất mô hình nghiên cứu mà mình vừa phác thảo.

- Những ý kiến từ chuyên gia được trích dẫn sẽ là những luận cứ, căn cứ khoa học có tính
thuyết phục. [Xem file đính kèm thầy Phi Hoàng gửi]

-Phần LẬP LUẬN để diễn giải ra được cái mô hình mà bạn phác thảo ban đầu RẤT quan
trọng. LẬP LUẬN là phần trích dẫn các kết quả nghiên cứu, ý tưởng của các nhà nghiên
cứu mà đề tài của họ được bạn vận dụng vào làm mô hình (là chính) hoặc có cải biên,và cả
đề cập đến các nghiên cứu của các tác giả khác (là phụ) để cho người đọc thấy việc mình
đưa/xác định các thang đo vào mô hình là “có cơ sở khoa học” [cơ sở lý luận là vậy], nói
có sách mách có chứng chứ ko tự pịa… nhằm tăng tính thuyết phục. [Chứ không phải trích
nguồn tài liệu tham khảo ở phần cuối báo cáo khóa luận cho nhiều trong khi không hề vận
dụng hoặc chẳng liên quan]. Phần LẬP LUẬN còn “áp vào (liên hệ với) vấn đề nghiên cứu
của mình với thực tiễn doanh nghiệp hoặc về vde mà bạn nghiên cứu.

-Phải có những câu có tính “mấu chốt” “chốt hạ” cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu
trước khi vẽ ra mô hình nghiên cứu sơ bộ đề xuất như:

“Căn cứ. Dựa vào các lý thuyết (sự hài lòng/ ý định mua hàng/ hành vi, động lực
làm việc….tùy từng đề tài thì nói nó ra lý thuyết đó), các học thuyết (…), các kết quả
nghiên cứu khoa học liên quan (Ý là cho biết mình có kế thừa thành tựu người khác), các
kết quả nghiên cứu thực tiễn [tại doanh nghiệp (nếu làm về DN, về ngành…. thực
phẩm (nếu đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực thực phẩm của một ngành, ý là cho biết
mình có gắn với thực trạng tại DN], kết quả thảo luận ý kiến của các chuyên gia (Ý là
cho biết mình có thảo luận nhóm) v.v có thể đề xuất “những yếu tố ảnh hưởng đến ý
định quay lại của du khách nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM” (biến Y) bao gồm:
biến A, biến B, biến C, biến D, biến E (Biến X).

-Sau đó thì vẽ ra mô hình nghiên cứu

-Biến độc lập nằm vị trí bên trái (là các biến tác động đến biến phụ thuộc )

-Biến phụ thuộc (bên phải) là vấn đề mình nghiên cứu, cần giải quyết [như sự hài lòng,
động lực làm việc, ý định mua sắm v.v]

-Biến độc lập phải hướng mũi tên về bên phải_Biến phụ thuộc

2.4.2 Mô tả thang đo & giả thuyết nghiên cứu

- Mô tả TỪNG thang đo (biến độc lập), đi kèm là giả thuyết nghiên cứu

- Không phải bạn tự mô tả, định nghĩa thang đo theo suy nghĩ mình mà là sưu tầm, trích
dẫn định nghĩa thang đo của các tác giả khác, có trích nguồn [tên tác giả, năm]. Lý do bạn
chưa phải là một nhà nghiên cứu thực thụ hoặc nổi tiếng hoặc có thể chứng minh mô tả
việc này, chưa đủ khả năng để thuyết phục người khác

- Hoặc dịch nghĩa, biên tập ý diễn đạt mô tả định nghĩa thang đo của các tác giả khác từ
các nghiên cứu tham khảo và có trích nguồn [tên tác giả, năm]

VÍ DỤ minh họa sau:

“Giá trị cảm nhận” & “Ý định quay lại”:

Theo Zeithaml (1988) “giá trị cảm nhận” là sự đánh giá tổng thể của người tiêu
dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận thức của họ về những gì nhận
được và những gì phải bỏ ra”. Đó cũng là những giá trị được khách hàng cảm nhận tính
theo đơn vị tiền tệ của lợi ích về mặt kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ và xã hội mà khách hàng có
thể nhận được so với giá mà họ trả cho một sản phẩm, đặt trong việc xem xét giá cả và sự
chào hàng của các nhà cung cấp sẵn có (Anderson và các cộng sự, 2001). Cũng theo Butz
& Goodstein (1990), “giá trị cảm nhận” của khách hàng là mối quan hệ cảm xúc được thiết
lập giữa khách hàng và nhà cung cấp sau khi khách hàng đã sử dụng một sản phẩm hay
dịch vụ và thấy rằng sản phẩm hay dịch vụ đó tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị cảm nhận của
khách hàng là sự yêu thích, cảm nhận và đánh giá của khách hàng về các đặc tính của sản
phẩm, sự thể hiện của đặc tính và những kết quả đạt được (hoặc hậu quả phát sinh) từ việc
sử dụng đó tạo điều kiện thuận lợi đạt được mục tiêu và mục đích của khách hàng
(Woodruff, 1997). Các tác giả cũng cho rằng nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ đầu tư để nâng
cao “giá trị cảm nhận” thì “ý định quay lại” của du khách Trung Quốc tăng theo một tỷ lệ
tương ứng.

Giả thuyết H1: “giá trị cảm nhận” có ảnh hưởng đến ý định quay lại … của khách du
lịch….

Tương tự làm cho các thang đo (biến độc lập) còn lại.

Tổng kết chương 2

-Tóm tắt các việc đã làm ở chương 2

-Nhìn vào các đề mục lớn để tóm ý

-Viết chừng 4-5 dòng.


CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (hay còn gọi là PHƯƠNG PHÁP LUẬN)

3.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Trình bày cho người đọc thấy mình tham khảo và vận dụng những tài liệu, thông tin dữ
liệu nào cho nghiên cứu khoa học này:

-Tài liệu, dữ liệu thứ cấp:

-Tài liệu, dữ liệu sơ cấp (là tài liệu, dữ liệu mà chính bạn là người tạo ra, là người lần
đầu tiên xử lý chúng như): bảng câu hỏi khảo sát, bản thống kê (do công ty bạn không có
số liệu, nên chính bạn người nghiên cứu sưu tầm, thống kê, là người tự tạo ra nó)

Các bạn có thể tham khảo cách viết sau:

Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Các nguồn dữ liệu đã thu
thập được phân thành hai loại là nguồn thông tin sơ cấp và nguồn thông tin thứ cấp. Trong
đó, nguồn thông tin sơ cấp được tập hợp từ việc phát phiếu khảo sát ý kiến khách hàng tại
…., ý kiến của giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia (bao gồm các chuyên gia trong
ngành ở một số doanh nghiệp tại …. và một số ý kiến quý thầy cô tại khoa Quản Trị Kinh
Doanh Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM). Nguồn thông tin thứ cấp được tập hợp là
những tài liệu (dĩ nhiên nếu có sử dụng các tài liệu nào sau đây thì mới nói) như sau: các
bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học (cấp cơ sở, cấp trường, cấp bộ), luận án
tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, sách chuyên ngành, sách chuyên khảo. giáo trình, báo chí, và một
số thông tin tham khảo từ internet (Thứ tự trên là liệt kê thứ tự ưu tiên. Báo chí, internet là
thứ tự cuối cùng).

Lưu ý:

1/ Nếu trong quá trình làm đề tài, bạn có vận dụng hoặc tham khảo tài liệu nào thì mới ghi
vào, chứ ko phải ghi hết ra như nói ở trên.

2/ Nếu bạn ghi ít quá thì nhiều khi người ta đánh giá thấp: lười

3.2 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU

-Là nội dung cực kỳ quan trọng mà bạn phải nhớ như thuộc lòng để trả lời trước hội
đồng. Không cần hội đồng hỏi mà trong phần trình bày trước hội đồng, bạn phải nói.

-Vừa viết lời vừa vẽ hình nhằm tạo hình ảnh trực quang cho người xem.
Các bạn có thể tham khảo cách viết sau:

Tiến trình nghiên cứu của nhóm được chia làm 3 giai đoạn chính, gồm nhiều bước
trong mỗi giai đoạn.

Giai đoạn một: Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính. Cụ thể, sau khi nghiên cứu
thực trạng về đối tượng nghiên cứu (gần như tên của đề tài) và xác định mục tiêu nghiên
cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu các lý thuyết, học thuyết, các mô hình nghiên cứu, các đề
tài nghiên cứu khoa học liên quan, tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và mười
(10) chuyên gia để bước đầu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến….. mô hình nghiên cứu
và đề xuất/ đưa ra mô hình nghiên cứu sơ bộ. Các biến/thang đo ban đầu trong mô hình
nghiên cứu được xác định gồm…. (ghi các biến độc lập), cùng … (28) biến quan sát (câu
hỏi đo lường trong bảng khảo sát).

Giai đoạn hai: Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng như thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát, thu thập lấy ý kiến của 60 người, sàng lọc dữ liệu và đưa vào phần mềm SPSS
20.0 để xử lý dữ liệu và thực hiện các kiểm định cần thiết. Các thang đo và biến quan sát
phù hợp với tiêu chuẩn sẽ được giữ lại để tiến hành phân tích các bước tiếp theo.

Giai đoạn ba: Tác giả tiến hành nghiên cứu chính thức. Cụ thể, Tác giả khảo sát …
(300) người tại …..; thu thập số liệu, kiểm tra và chọn lọc 277 mẫu hợp lệ tiến hành nhập
liệu, xử lý dữ liệu bằng SPSS và phân tích kết quả nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu
của nghiên cứu này là ….(ví dụ như “chọn mẫu ngẫu nhiên” hay “chọn mẫu thuận tiện”
hoặc….). Thực hiện các bước kiểm định: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy bằng hệ số
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) nhằm
thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu giúp cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề
nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới
dạng một số các nhân tố cơ bản, tăng khả năng giải thích các nhân tố. Kết quả trên dùng để
phân tích hồi quy tuyến tính bội để kiểm định các giả thiết của mô hình. Dựa vào hệ số β
của phương trình hồi quy và mức độ tác động của từng nhân tố đến… tại…. tác giả đề xuất
một số hàm ý quản trị nhằm giúp doanh nghiệp…. (liên quan/thụ hưởng đề tài nghiên cứu
này) đưa ra những giải pháp để…….. trong thời gian tới.

Giai đoạn bốn: Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia bao gồm giảng viên hướng
dẫn (hoặc thực hiện khảo nghiệm ý kiến của một số chuyên gia trong ngành) về (tính cấp
thiết và ….) kết quả nghiên cứu trước khi hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu. Đây là bước mà
các bạn làm theo hướng ứng dụng, không nặng tính học thuật có thể bỏ qua.
3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO VÀ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI

3.3.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ

-Trích dẫn kết quả nghiên cứu sơ bộ như:

+Kết quả spss sau khi khảo sát 50-60 người để kiểm định mô hình có ổn không

+Cronbach’s Alpha

+EFA

+Hồi Qui v.v

Vì thế, khi chạy kiểm định thử mô hình phải lưu giữ lại kết quả spss file riêng

Lưu ý:

-Sau khi làm xong thì gửi kết quả spss và nội dung bài lên hệ thống Elearning của khoa
QTKD để khoa sẽ kiểm tra khi cần.

-Mặc dù sv bảo vệ thành công ở hội đồng phản biện nhưng khi nhóm giảng viên mà khoa
cử làm đại diện tiến hành kiểm tra dữ liệu spss và phát hiện không đúng với nội dung bài,
như số liệu không khớp, “bị lủng” nhưng sv biến hóa cho đẹp v.v thì khoa sẽ hủy kết quả
sv đó.

BẢNG 3.1 – Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Mã Cronbach’s Sig. (Barlett’s


Thang đo Hệ số KMO
hóa Alpha Test)

MAS Chiến lược marketing 0,961

INF Thông tin du lịch 0,909

PEV Giá trị cảm nhận 0,905 0,727 0,000

PES Chuẩn chủ quan 0,860

EVN Môi trường du lịch 0,947

REI Ý định quay lại 0,805 0,692 0,000

Nguồn: Kết quả nghiên cứu


Như vậy, quá trình nghiên cứu sơ bộ cho thấy mô hình nghiên cứu mà nhóm tác giả đề
xuất là hoàn toàn phù hợp và đủ cơ sở để tiến hành nghiên cứu chính thức. Mô hình vẫn
được giữ nguyên gồm 5 thang đo độc lập, 1 thang đo phụ thuộc với 38 biến quan sát như
sau: (Mời quý thầy cô xem phụ lục “nghiên cứu sơ bộ”)

Chiến lược
marketing

Thông tin du lịch

Giá trị cảm nhận


Ý định quay lại

Chuẩn chủ quan

Môi trường du
lịch
SƠ ĐỒ 3.1 – Mô hình nghiên cứu chính thức

Notes: dùng từ “Mời quý thầy/cô” xem phụ lục… sẽ hay hơn…”xem phụ lục”

3.3.2. Thang đo và đặt giả thuyết nghiên cứu

-Trích nguồn thang đo

-Đặt giả thuyết nghiên cứu (nếu mô hình khác so với ban đầu)

BẢNG 3.2 – Mô tả thang đo “Thứ nhất” (ghi tên thang đo trong ngoặc kép này)

Mã Nguồn
hóa
(1) Năm gần nhất: ưu tiên trích dẫn
(Nếu trước. Năm càng xa nhất (cuối
2 con cùng). (2) Hoặc trích theo tên tác
Biến quan sát
số thì giả ưu tiên theo thứ tư: A,B…Z;
2 con (3)Thống nhất 1 cách ghi;
số (4)Không ghi học vị như GS, TS,
hết) ThS

Liên kê từng câu hỏi nghiên cứu ra Zhang (2012); Zhu Xi (2011); Tran
(2011); Marin & Taberner (2008)

Trần Phi Hoàng & các cộng sự


(2015)

Tương tự cho các thang đo còn lại trong mô hình nghiên cứu

Hoặc cách sau:

BẢNG 3.2 – Cơ sở thang đo và giả thuyết nghiên cứu

Kỳ vọng
STT Thang đo Nguồn Giả thuyết
về dấu

Huamin Li (2014); Wildt H1: “Giá trị cảm nhận” có


Giá trị cảm (1994); Bolton & Drew ảnh hưởng đến ý định
1 (+)
nhận (1991) (như hướng dẫn quay lại TP.HCM của
cách trích nguồn trên) khách du lịch nước ngoài

Chiến lược H2
2 (+)
marketing

Thông tin du H3
3 (+)
lịch

Chuẩn chủ H4
4 (+)
quan

Môi trường H5
5 (+)
du lịch

Ý định quay
6
lại

3.4 XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẪU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU

Theo Cơ sở để xác định kích thước mẫu cho đề tài được tham khảo từ mô hình phân
tích nhân tố khám phá theo Hair (2006), kích thước mẫu được xác định dựa vào hai yếu tố:
Mức mẫu tối thiểu (min) = 50; và số lượng biến đưa vào phân tích của mô hình. Nếu mô
hình có m thang đo và Pj là số biến quan sát của thang đo thứ i, ta có công thức tính như

sau: n

Trong đó, tỷ lệ của số mẫu so với 1 biến phân tích (k) là 5/1 hoặc 10/1. Nếu n < mức
tối thiểu thì chọn mức tối thiểu. Áp dụng vào mô hình đang nghiên cứu, có 6 thang đo với
thang đo “….”(1) có 7 biến quan sát, thang đo “…”(1) có 8 biến quan sát, thang đo “…”(1)
có 6 biến quan sát, thang đo “…”(1) có 8 biến quan sát, thang đo “…”(1) có 6 biến quan
sát và thang đo “…”(1) có 3 biến quan sát. Với k = 5/1, ta có số mẫu tối thiểu của mô hình
sẽ là: n = 5*7 + 5*8 + 5*6 + 5*8 + 5*6 + 5*3 = 190 (mẫu). Như vậy, mức mẫu tối thiểu
cho nghiên cứu này là 190 quan sát. Tuy nhiên, tác giả quyết định điều tra 300 quan sát để
đề phòng các quan sát không hợp lệ hoặc không thỏa yêu cầu của nghiên cứu. Đối tượng
lấy ý kiến là ….tại TP.HCM. Số liệu sau khi được thu thập, sàng lọc, sau đó nhập liệu vào
SPSS và mã hóa. Quy trình nghiên cứu và phân tích số liệu được tiến hành theo trình tự
sau:

Bước 1: Kiểm định thống kê mô tả.

Bước 2: Kiểm định Cronbach’s Alpha.

Bước 3: Kiểm định EFA.

Bước 4: Ma trận xoay

Bước 5: Phân tích tương quan hồi quy.

v.v & v.v

Lưu ý:

-Đây là phần mà sinh viên thường nói giống nhau: lý thuyết suông

-Hãy nói thực tế như:

-Chọn mẫu như thế nào

-Khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng khảo sát ra sao

-Tiến hành khảo sát như thế nào

V.v & v.v

Nói cụ thể để thầy cô thấy mình nhập tâm, nhập vai… giống như sống với nhân vật,
dấn thân vào nghiên cứu này, là mình làm thật… chứ không chỉ ở nhà pịa ra hoặc thuê dịch
vụ làm.

3.5 XÁC ĐỊNH NỘI DUNG PHÂN TÍCH VÀ TÍNH CHÍNH XÁC, ĐỘ TIN CẬY
CỦA DỮ LIỆU

3.5.1 Phương pháp thống kê mô tả


3.5.2 Phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha

3.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố EFA

3.5.4 Phương pháp phân tích hồi quy

3.5.5 Phương pháp kiểm định ANOVA

3.5.6 Phương pháp kiểm định trung bình T-Test

Lưu ý:

-Trình bày vắn tắt định nghĩa từng phương pháp

-Mục đích của từng phương pháp này là gì

-Trình bày dưới dạng “hành văn”, tránh xuống dòng, liệt kê tùy tiện, viết hết ý thì mới
xuống dòng.

Tóm tắt chương 3


CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỨ CẤP (Thông tin, số liệu có sẵn)

4.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty (nếu làm cá nhân)/ngành (nếu nhóm)

-Giới thiệu: tên cty/ ngành; địa chỉ, chức năng, nghề nghiệp, sản phẩm, mạng lưới….

-Chỉ giới sơ thôi: không nên giới thiệu nhiều khiến quá số trang khiến bị trừ điểm, vì phần
này không quan trọng

4.1.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thứ cấp

-Là phân tích “thông tin, số liệu, dữ liệu” về thực trạng tình hình vừa qua của công ty

-“Thông tin, số liệu, dữ liệu” phải thể hiện bằng con số thống kê thì mới có giá trị

-Nếu vì lý do nào đó công ty không cung cấp số liệu, dữ liệu (bằng con số thống kê) thì chỉ
còn chỉ cách quan sát để diễn đạt bằng lời…nhưng cách này không thuyết phục, chỉ làm
chấp nhận ở mức độ nào đó.

-Không chỉ thế mà còn phân tích “thông tin, số liệu, dữ liệu” về thực trạng tình hình vừa
qua của công ty ĐỐI THỦ CẠNH TRANH để so sánh.

-Lưu ý: sưu tầm “thông tin, số liệu, dữ liệu” về thực trạng tình hình vừa qua của công ty
XOAY QUANH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU như:

Ví dụ đề tài bạn là: “Những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc/ lòng trung thành
của nhân viên đối với Công ty Thuốc Lá Miền Nam”

Ví dụ mô hình nghiên cứu của bạn gồm 06-07 thang đo sau: (1) Lương _Thưởng; (2) chế
độ đãi ngộ; (3) Môi trường làm việc; (4) Bản chất công việc; (5) Lãnh đạo; (6) Đồng
Nghiệp [Hoặc gộp chung là ‘Quan hệ lao động” cũng được; (7) Cơ hội phát triển nghề
nghiệp.
Thì nội dung sưu tầm “thông tin, số liệu, dữ liệu” phải XOAY QUANH NHỮNG YẾU TỐ
trong MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU này như: (1) Lương _Thưởng; (2) chế độ đãi ngộ; (3)
Môi trường làm việc; (4) Bản chất công việc; (5) Lãnh đạo; (6) Đồng Nghiệp [Hoặc gộp
chung là ‘Quan hệ lao động” cũng được; (7) Cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Lưu ý:

-Có những cái phải thể hiện được bằng con số thống kê; có những cái phân tích bằng lời
cũng được

-Còn mở rộng ra: tình trạng thâm niên của người lao động ở đây ra sao? Số người lao động
có thâm niên nhiều hơn hay ít…đều phản ảnh sự hài lòng của người lao động và động lực
làm việc của họ như thế nào? Hoặc công tác tuyển dụng? Đào tạo ra sao? v.v đều có ảnh
hưởng đến lòng trung thành/sự gắn bó/động lực làm việc của người lao động

-Chứ không phải mục 4.1 & 4.1.2 này là sưu tầm doanh thu, lợi nhuận, bản cân đối kế toán
v.v để phân tích: LÀ SAI. Các bạn này đâu phải làm đề tài “Phân tích hoạt động kinh
doanh …” đâu?

-Điều đáng ngạc nhiên là có 99% sinh viên thời gian qua điều làm như vậy

Ví dụ đề tài bạn là: “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với
siêu thị Copmart Quang Trung”

Ví dụ mô hình nghiên cứu của bạn (vận dụng mô hình Servperl, Taylor & Croiinn,
1991,1992) gồm 05 thang đo sau: (1) sự tin cậy; (2) năng lực phục vụ; (3) Khả năng đáp
ứng; (4) Sự tiếp cận; (5) chứng cứ hữu hình (cơ sở vật chất)

Thì nội dung sưu tầm “thông tin, số liệu, dữ liệu” phải XOAY QUANH NHỮNG YẾU TỐ
trong MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU này như: (1) sự tin cậy; (2) năng lực phục vụ; (3) Khả
năng đáp ứng; (4) Sự tiếp cận; (5) chứng cứ hữu hình (cơ sở vật chất)

Sưu tầm “thông tin, số liệu, dữ liệu” phải phản ánh các yếu tố nêu trên, chứ không phải sưu
tầm “doanh thu, lợi nhuận, bản cân đối kế toán v.v” để phân tích: LÀ SAI.

-Dĩ nhiên, có nhiều sinh viên làm trong các đề tài mà thầy cô gửi cho các bạn sau này tham
khảo…có một số phần làm không chuẩn nhưng…vì thầy có lưu ý nhưng sinh viên vẫn
không chỉnh…và thấy cũng không phải là sai lầm gì nghiêm trọng…nên không yêu cầu sv
xóa…Và vì không có đề tài nào là mẫu hoàn chỉnh thì tạm gửi …cho sv những bài tốt nhất
thầy có mà thôi.

4.1.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thứ cấp


-Khi phân tích, nếu muốn làm có “hệ thống” thì phải chia ra các đề mục để tìm “thông tin,
số liệu, dữ liệu” như:

4.1.2.1 sự tin cậy: tìm “thông tin, số liệu, dữ liệu” (bằng con số thì tốt nhất) để phân tích

4.1.2.2 Năng lực phục vụ: tìm “thông tin, số liệu, dữ liệu” (bằng con số) để phân tích

4.1.2.3 Khả năng đáp ứng: tìm “thông tin, số liệu, dữ liệu” (bằng con số ) để phân tích

4.1.2.4Sự tiếp cận:tìm “thông tin, số liệu, dữ liệu” (bằng con số ) để phân tích

4.1.2.5 Chứng cứ hữu hình (cơ sở vật chất): tìm “thông tin, số liệu, dữ liệu” để phân tích

*****

Ví dụ đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch nước
ngoài đối với điểm đến TP.HCM”

Thì một nhóm sv làm Mục 4.1.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thứ cấp (tức Phân tích
thực trạng của ngành du lịch TP.HCM trong thời gian qua)

[Vì làm nhóm, và nhóm này “đuối” nên thầy đã tìm nhiều cách để xin số liệu cho nhóm ]

4.1.2 Phân tích thực trạng điểm đến TP.HCM trong thời gian qua

Đồ thị 4.1 – Lượng khách du lịch nước ngoài đến TP.HCM giai đoạn 2000 – 2014

Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch TP.HCM, 2015


Từ biểu đồ thống kê ta có thể thấy, bắt đầu từ năm 2000 số khách nước ngoài đến
TP.HCM là 1,1 triệu lượt. Đến năm 2014, sau 14 năm phát triển của ngành du lịch Thành
Phố thì số lượt khách nước ngoài đến TP.HCM đã tăng lên đến 4,4 triệu lượt, gấp bốn lần
so với năm 2000. Qua biểu đồ thống kê, có thể nhận thấy rằng số lượt khách nước ngoài
đến TP.HCM tăng đều qua các năm, không có sự dao động mạnh. Điều này chứng tỏ rằng
các chính sách quảng bá, các hoạt động marketing của chính quyền thành phố nói chung,
của các công ty, đơn vị du lịch nói riêng đã và đang phát huy tác dụng, hình ảnh của thành
phố ngày càng gần hơn với bạn bè quốc tế, phần nào giúp cho ngành du lịch ngày một phát
triển hơn.
Lưu ý:
-Nhóm này chỉ nêu, trình bày thực trạng, chứ chưa thực sự phân tích
-Phân tích là nhận xét, so sánh, nói lên suy nghĩ quan điểm của mình….để người đọc
thấy đươc ý nghĩa của những con số trên thì hầu hết sinh viên đều không làm được hoặc
làm chưa tới.
-Đó là chưa kể hãy tìm số liệu của ngành du lịch là đối thủ của điểm đến du lịch
TP.HCM để so sánh như Hà Nội hoặc Bangkok ví dụ vậy. [Dĩ nhiên, đề tài khóa luận đại
học và thời gian ít thì không cần làm phần này nhưng nhiệm vụ của người hướng dẫn như
thầy thì phải nói cho tới, đặc biệt có bạn sau này sẽ học lên thạc sỹ chẳng hạn]

BẢNG 4.1 – Doanh thu du lịch TP.HCM giai đoạn 2000 – 2014

Năm Doanh thu


Tăng (giảm) so với năm trước
(Tỷ đồng)
Tuyệt đối, Tỷ đồng Tuyệt đối (%)

2000 4.142 -- --

2001 4.556 414 10,0

2002 5.361 805 17,7

2003 5.521 160 3,0

2004 10.812 5.291 95,8

2005 13.350 2.538 23,5

2006 16.200 2.850 21,3

2007 24.000 7.800 48,1

2008 31.000 7.000 29,2

2009 35.000 4.000 12,9


2010 41.000 6.000 17,1

2011 49.000 8.000 19,5

2012 68.000 19.000 38,8

2013 83.191 15.191 22,3

2014 86.109 2.918 3,5

Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch TP.HCM, 2015

ĐỒ THỊ 4.2 – Tốc độ tăng doanh thu du lịch năm 2001-2014 (%)

Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở của và hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, nhất là từ năm Du lịch Việt Nam 1990 đến nay, ngành du lịch Việt
Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Bắt đầu từ
năm 2000 - năm đầu tiên của chương trình hành động quốc gia về du lịch cho đến năm
2014 doanh thu ngành du lịch đã tăng rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mới thực
hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch vào năm 2003 -2004 tốc độ phát triển lên
đến 95,8%, đánh dấu một sự phat triển vượt bậc của ngành du lịch thành phố. Và sự phát
triển đó đã và đang duy trì, đến cuối năm 2014 doanh thu tăng 3,5% so với năm 2013 đạt
86,109 tỷ đồng.

ĐỒ THỊ 4.3 – Tỷ lệ ý định quay lại của du khách đến các nước Asean
Nguồn: Dự Án EU nghiên cứu về năng lực phục vụ trong ngành du lịch tại các quốc gia
Asean

Qua biểu đồ thống kê ta có thể thấy so với các nước trong khu vực Asean, tỷ lệ ý định
quay lại của du khách đối với Việt Nam thấp hơn, đứng thứ sáu trong 10 quốc gia được
thống kê. Đối với quốc gia đứng đầu – Singapore có thể nói, họ đã thực hiện rất tốt các
chính sách quảng bá, thực hiện các dịch vụ du lịch thành công, thỏa mãn được nhu cầu của
du khách, đem lại lòng tin để họ sẵn sàng quay trở lại ở lần tiếp theo. Điều đó chứng tỏ
Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng cần phát huy hơn nữa trong các dịch vụ du lịch
để mang lại niềm thỏa mãn, niềm tin đối với du khách để tỷ lệ ý định quay lại ngày càng
được nâng cao.
Lưu ý:
-Cũng như nói ở trên nhóm này chỉ nêu, trình bày thực trạng, chứ chưa thực sự phân
tích
-Phân tích là nhận xét, so sánh, nói lên suy nghĩ quan điểm của mình….để người đọc
thấy đươc ý nghĩa của những con số trên thì hầu hết sinh viên đều không làm được hoặc
làm chưa tới.

Có thể tham khảo bài viết của sinh viên bên dưới

4.1.2.1 Chiến lược marketing (Vì đây là thang đo thứ nhất trong mô hình của nhóm)

Trong nhiều năm qua, ngành du lịch TP.HCM đã liên tục tổ chức, thực hiện nhiều sự
kiện du lịch quốc gia, quốc tế thường niên nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Việt
Nam, TP.HCM thu hút khách du lịch nước ngoài, từ các thị trường trọng điểm cho tới các
thị trường tiềm năng. Đồng thời, tăng cường hội nhập, hợp tác phát triển du lịch giữa các
nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, trở
thành đơn vị tiên phong, có đóng góp tích cực trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch
Việt Nam.
Điểm nhấn và đã định vị được thương hiệu trong thập kỷ qua chính là Hội chợ Du lịch
quốc tế TP.HCM (ITE – HCMC). Sự kiện này đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát
triển của du lịch TP, cả nước và các quốc gia trong khu vực. Được tổ chức lần đầu vào năm
2005, cho đến nay, sau 10 năm tổ chức, ITE – HCMC đã trở thành sự kiện du lịch quốc gia
mang tầm vóc quốc tế, ngày càng khẳng định vị trí hàng đầu trong khu vực Tiểu vùng sông
Mekong.Chỉ tính riêng lần tổ chức thứ 10 năm 2014, ITE – HCMC đã thu hút 320 doanh
nghiệp du lịch đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng doanh nghiệp từ 27 tỉnh/thành
củaViệt Nam tham gia. Hội chợ ITE – HCMC 2014 đã đón gần 22.000 lượt khách tham
quan, tìm hiểu, tăng 20% so năm 2013.
Một hoạt động khác mà ngành Du lịch TP.HCM chủ động phối hợp với các ngành
chức năng và Tổng Lãnh sự quán các nước tổ chức Liên hoan món ngon các nước với sự
tham dự của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, sản xuất
chế biến thực phẩm… trên địa bàn thành phố nhằm tạo cơ hội giao lưu văn hóa thông qua
nghệ thuật ẩm thực, thu hút thêm khách nước ngoài đến với TP.HCM và Việt Nam.
Ngoài ra, trong chiều hướng liên kết quảng bá giữa TP.HCM với các địa phương,
ngành du lịch TP.HCM cũng chủ động tham gia các hội chợ, festival, như Liên hoan du
lịch Mekong, Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội, Festival Huế… Những sự kiện này là dịp để
các doanh nghiệp du lịch Việt Nam thiết lập mối liên kết hợp tác, chào bán sản phẩm với
các hãng lữ hành, nhà cung cấp dịch vụ du lịch có uy tín trên thế giới.

4.1.1.3. Thông tin du lịch (Vì đây là thang đo thứ hai trong mô hình của nhóm)

Với sự phát triển ngày càng mạnh của ngành du lịch TP.HCM, UBND và Sở Du lịch
TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, VNPT đã đưa vào hoạt động tổng đài
1087 nhằm tạo thêm phương tiện giúp du khách, công chúng đóng góp ý kiến, phản ánh
chất lượng dịch vụ du lịch đến cơ quan quản lý. 

Với đội ngũ tổng đài viên được đào tạo chuyên nghiệp về kiến thức du lịch và ngoại
ngữ, tổng đài này hoạt động 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày trong tuần, miễn phí, cung cấp
thông tin và sản phẩm du lịch bằng tiếng Việt và tiếng Anh; tư vấn các chương trình du
lịch; kết nối đến các đơn vị lữ hành; đặt vé máy bay, khách sạn, tour hay hỗ trợ an ninh du
lịch. 
Bên cạnh đó Trung Tâm xúc tiến du lịch TP.HCM đã ngày càng phát huy hiệu quả khi
kết hợp Hiệp hội du lịch thành phố tổ chức các hoạt động liên kết, xây dựng các chương
trình xúc tiến, quảng bá, thông tin tuyên truyền các sự kiện văn hóa du lịch đặc sắc, tạo
điểm nhấn du lịch thành phố đối với du khách trong và ngoài nước nhằm nâng cao hình
ảnh điểm đến du lịch TP.HCM; chủ trì hoặc phối hợp tổ chức đoàn của các hãng lữ hành,
các cơ quan, tổ chức truyền thông quốc tế vào TP.HCM khảo sát, làm việc nhằm tuyên
truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, du lịch của thành phố; phối hợp tổ chức
đoàn khảo sát cho các hãng lữ hành, các cơ quan liên quan của thành phố và các địa
phương có nhu cầu học hỏi kinh nghiệm phát triển thị trường, phát triển sản phẩm du lịch
của nước ngoài.

4.1.2.3 Môi trường du lịch (Vì đây là thang đo thứ ba trong mô hình của nhóm)

Môi trường du lịch tại TP.HCM vẫn còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo được an ninh tốt
để đem lại sự an toàn, tin cậy cho du khách cũng như chưa xây dựng được môi trường
xanh, sạch, đẹp để thu hút khách du lịch nước ngoài.

Tuy nhiên trong thời gian gần đây chính quền thành phố đã đẩy mạnh nhiều hoạt động
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch trong nhân dân như chương trình được Sở
Du lịch TP.HCM phối hợp với Thành đoàn TP.HCM, UBND các quận 1, 3, 5 thực hiện
“Chung tay hành động vì môi trường du lịch”.

Theo Sở Du lịch TP.HCM, các hoạt động của phong trào sẽ được lực lượng thanh niên,
tình nguyện viên, các quận thực hiện hằng ngày, thường xuyên đến đầu năm 2016 để
không xảy ra tình trạng người lang thang, xin ăn, bán hàng rong đeo bám, làm phiền du
khách; đồng thời tiếp nhận thông tin hỗ trợ du lịch…

Ví dụ tương tự như vậy…mà làm

Có thể tham khảo bài viết của sinh viên bên dưới

4.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SƠ CẤP (Phân tích thực trạng cty qua kết quả khảo sát)

4.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

Mẫu khảo sát được phát ra tại các địa điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn tập trung
nhiều khách du lịch nước ngoài trong khu vực TP.HCM. Có 300 bản khảo sát được nhóm
phát ra và thu về được 294 mẫu chiếm trên 98%. Sau khi loại đi 17 phiếu khảo sát không
đạt yêu cầu, còn lại 277 (trên 94%) phiếu hợp lệ để tiến hành nhập liệu. Sau khi tiến hành
làm sạch dữ liệu, nhóm tác giả đã có bộ dữ liệu khảo sát hoàn chỉnh với 277 mẫu.

4.2.2 Thống kê mô tả

4.2.2.1 Thống kê yếu tố nhân khẩu học


BẢNG 4.2 – Thống kê nhân khẩu học

Đặc điểm Tần suất Phần trăm Minh họa

Dưới 18 17 6.1

18 – 25 66 23.8

26 – 40 122 44.0
Độ tuổi
41 - 60 61 22.0

Trên 60 11 4.0

Tổng cộng 277 100

Nam 132 47.7

Nữ 140 50.5
Giới tính
Khác 5 1.8

Tổng cộng 277 100

Trung học 117 42.2

Đại học,
147 53.1
Cao đẳng
Trình độ
Sau Đại
học vấn 10 3.6
học

Khác 3 1.1

Tổng cộng 277 100

Bảng trên cho thấy kết quả khảo sát về đặc điểm nhân khẩu học khách du lịch nước
ngoài tại TP.HCM. Trong số 277 khách được khảo sát, tỉ lệ giới tính của du khách không
quá chênh lệch với 50,5% nữ giới và 47,7% là nam giới. Tuy nhiên, độ tuổi của du khách
lại có sự chênh lệch lớn khi nhóm tuổi từ 26 – 40 chiếm đến 44%. Khảo sát đã chỉ ra rằng,
tỉ lệ du khách nằm trong độ tuổi 18 – 60 chính là nhóm đối tượng thực hiện các chuyến đi
du lịch đến TP.HCM nhiều nhất với tổng cộng 89%. Điều này dễ dàng giải thích được bởi
đây là các du khách nằm trong độ tuổi này đã và đang ở trong giai đoạn trưởng thành và có
được cuộc sống ổn định, vì vậy nhu cầu đi du lịch của họ cũng cao hơn so với những người
dưới 18 và trên 60 tuổi. Ngoài ra, sự chênh lệch về độ tuổi cũng kéo theo sự chênh lệch về
trình độ học vấn. Trong 277 du khách được khảo sát, có đến 147 người trả lời rằng họ đã
tốt nghiệp đại học/cao đẳng và 117 người nói rằng họ đã học đến trung học. Điều này cho
thấy rằng, du khách nước ngoài đến TP.HCM có trình độ học vấn rất cao. Đây là một điều
kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu vì du khách có đủ trình độ và nhận thức cá nhân để
đánh giá một cách khách quan các tiêu chí về thực trạng du lịch tại TP.HCM.

Bên cạnh các yếu tố kể trên, một yếu tố nhân khẩu học khác là quốc tịch cũng có sự
khác nhau. Từ kết quả thống kê ở bảng 4.3 ta có thể thấy sự đa dạng về quốc tịch của các
du khách nước ngoài tại TP.HCM.

BẢNG 4.3 – Quốc tịch của khách nước ngoài đến TP.HCM

STT Quốc gia Khu vực Số lượng Phần trăm

1 Anh 15 5.4

2 Đức 18 6.5

3 Đan Mạch 17 6.1


Châu Âu
4 Tây Ban Nha 17 6.1

5 Pháp 14 5.1

6 Thụy Điển 8 2.9

7 Đài Loan 16 5.8

8 Campuchia 11 4.0

9 Hàn Quốc 17 6.1

10 Indonesia 6 2.2

11 Malaisia 18 6.5
Châu Á
12 Trung Quốc 33 11.9

13 Nhật 17 6.1

14 Philippin 6 2.2

15 Singapore 17 6.1

16 Thái Lan 16 5.8

17 Mỹ Châu Mỹ 19 6.9

18 New Zealand Châu Đại Dương 12 4.3


19 Total 4 277 100

Nguồn: Kết quả spss

Thống kê cho thấy tỉ lệ quốc tịch của các du khách là khá đồng đều. Trong đó, số
lượng du khách có quốc tịch Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn nhất với 11,9%, tạo ra một khoảng
cách khá lớn với các du khách có quốc tịch Mỹ - đứng thứ 2 với chỉ 6,9%. Không có gì
ngạc nhiên khi các du khách Trung Quốc là những người chiếm tỉ lệ lớn nhất. Theo thống
kê của Tổng cục Du lịch về số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam trong 11 tháng năm
2015, số lượng khách du lịch Trung Quốc đứng đầu tiên với 1.611.812 lượt khách, tăng
88,9% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm ¼ số lượng khách du lịch Châu Á tại Việt Nam.
Điều này cho thấy rằng, không chỉ riêng TP.HCM mà Việt Nam đang là một điểm đến ưu
thích của các du khách Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian giữa hai quốc gia đang đối
mặt với nhiều thách thức từ vấn đề Biển Đông thì ít nhiều ngành du lịch Việt Nam nói
chung và du lịch TP.HCM nói riêng vẫn có ảnh hưởng. Do đó, ngành du lịch TP.HCM cần
đề ra và triển khai các biện pháp hữu hiệu để nâng cao sự thỏa mãn của du khách đối với
điểm đến TP.HCM. Những biện pháp này sẽ góp phần cải thiện tỉ lệ quay lại TP.HCM của
du khách nước ngoài, bởi đây đang là một vấn đề rất cấp thiết khi tỉ lệ quay lại của khách
du lịch nước ngoài là rất thấp.

Lưu ý:

-Nhóm có trình bày

-Nhóm cũng có phân tích


Nguồn: Kết quả khảo sát

ĐỒ THỊ 4.4 – Số lần đến TP.HCM của khách nước ngoài

Đồ thị 4.3 đã cho thấy, trong số 277 khách du lịch được khảo sát, có 221 người trả lời
rằng đây là lần đầu tiên họ đến TP.HCM, 56 trường hợp còn lại đã đến TP.HCM nhiều lần.
Tỉ lệ tương ứng là 14,44% với khách du lịch đến lần thứ hai, khách đến lần thứ ba là
3,361%, và khách quay lại TP.HCM trên 3 lần chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,167%. Như vậy
lượng khách cũ đã từng du lịch tại TP.HCM đến lại lần nữa không cao, chứng tỏ ngành du
lịch TP.HCM chưa thật sự phát triển mạnh mẽ và trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du
khách quay trở lại như những thành phố lớn khác thuộc khu vực Đông Nam Á như:
Bangkok (Thái Lan), Singapore (Singapore), Kualalumpur (Malaysia). Để gia tăng lượng
khách quay lại cũng như sức hút của TP.HCM, nhất thiết phải gia tăng độ nhận biết của du
khách đối với điểm đến TP.HCM.

BẢNG 4.4 – Các phương tiện biết đến TP.HCM của khách nước ngoài

Phương tiện Column N % Responses

Công ty lữ hành của đất nước bạn 70.4% 195

Công ty lữ hành của Việt Nam 59.9% 166

Người quen giới thiệu 41.5% 115

Các hoạt động quảng bá trên các phương tiện


41.5% 115
truyền thông của nước bạn

Các hoạt động quảng bá du lịch ở nước ngoài


18.1% 50
của các công ty du lịch Việt Nam

Hoạt động xúc tiến quảng bá của Bộ du lịch


7.2% 20
Việt Nam

Sách báo, tạp chí 5.4% 15

Qua đăng ký mua hàng trực tuyến của công ty


3.2% 9
lữ hành

Quảng bá trên Internet 3.2% 9

Mạng xã hội 4.3% 12

Khác 0.0% 0
Total 100.0% 706

Nguồn: Kết quả spss

Bảng 4.3 thể hiện các phương tiện du khách biết đến TP.HCM. Đây là câu hỏi được
khảo sát với nhiều sự lựa chọn của du khách. Qua đó, khách nước ngoài biết đến TP.HCM
thông qua các công ty lữ hành tại nước sở tại là nhiều nhất, ngoài ra du khách cũng biết
đến TP.HCM nhiều thông qua các phương tiện: các công ty lữ hành tại Việt Nam, các hoạt
động quảng bá du lịch của các công ty du lịch Việt Nam, hoạt động xúc tiến quảng bá của
Bộ Du lịch Việt Nam, quảng bá trên internet. Như vậy, nhóm nhận thấy rằng các hoạt
động, công tác xúc tiến, quảng bá về hình ảnh, thương hiệu của ngành du lịch TP.HCM
khá tốt, bên cạnh đó các doanh nghiệp lữ hành cũng đưa ra nhiều chính sách phát triển thu
hút khách nước ngoài, đồng thời có sự liên kết chặt chẽ và hợp tác tốt với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.

Lưu ý:

-Nhóm có trình bày

-Nhóm cũng có phân tích nhưng còn ít

-Vẫn còn thiếu sự so sánh (ko sao, nếu có thì càng tốt)

Có thể tham khảo bài viết của sinh viên bên dưới

4.2.2.2 Kiểm định giá trị trung bình

 Kiểm định giá trị trung các biến độc lập

BẢNG 4.5 – Kiểm định giá trị trung bình các biến độc lập

Code N Mean Std. Deviation

Chiến lược MAS1 277 3.36 .780


marketing
MAS2 277 3.32 .782

MAS3 277 3.34 .799

MAS4 277 3.25 .835

MAS5 277 3.23 .798


MAS6 277 3.29 .730

MAS7 277 3.25 .816

MAS8 277 3.26 .744

INF1 277 3.47 .862

INF2 277 3.39 .948

INF3 277 3.57 .860


Thông tin du
lịch
INF4 277 3.43 .921

INF5 277 3.45 .934

INF6 277 3.48 .903

PEV1 277 3.35 .949

PEV2 277 3.20 .881

PEV3 277 3.04 .966

PEV4 277 3.13 .930


Giá trị cảm
nhận
PEV5 277 3.18 .982

PEV6 277 3.17 .943

PEV7 277 3.10 .989

PEV8 277 3.15 .927

PES1 277 2.99 .974

PES2 277 3.01 .954

PES3 277 3.06 .984


Chuẩn chủ
quan
PES4 277 3.06 1.110

PES5 277 3.03 1.039

PES6 277 3.17 .937

Môi trường du EVN1 277 3.16 .919


lịch
EVN2 277 3.10 .935
EVN3 277 3.17 .931

EVN4 277 3.32 .978

EVN5 277 3.37 .979

EVN6 277 3.30 .972

EVN7 277 3.17 .942

Valid N
277
(listwise)

Nguồn: Kết quả khảo sát

Kết quả kiểm định cho thấy rằng, tất cả các biến quan sát đều đạt giá trị trung bình khá
cao, từ 2.99 đến 3.57. Điều này chứng tỏ khách du lịch nước ngoài có độ hài lòng khá cao
với chất lượng du lịch tại TP.HCM. Trong số đó, “Thông tin du lịch” là thang đo đạt giá trị
trung bình lớn nhất (3.39 – 3.57), đứng thứ hai là thang đo “Chiến lược marketing” (3.23 –
3.36), tiếp theo là các thang đo “Môi trường du lịch” và “Giá trị cảm nhận”. Thang đo
“Chuẩn chủ quan” có giá trị trung bình thấp nhất.

Giá trị trung bình của thang đo “Thông tin du lịch” được đánh giá cao nhất với điểm
trung bình thấp nhất là 3.39 cho thấy rằng du khách rất hài lòng với việc tiếp cận các
nguồn thông tin về du lịch tại TP.HCM. Tất cả các nhân tố đều đạt giá trị trung bình lớn
hơn 3.3 đánh giá sự phản ứng tích cực của du khách với thông tin du lịch được chính
quyền và các doanh nghiệp cung cấp. Trong thời gian tới, ngành du lịch TP.HCM cần tiếp
tục công tác đẩy mạnh, đổi mới và cải tiến thông tin du lịch để tiếp tục duy trì và nâng cao
sự hài lòng của du khách nước ngoài. Cũng tương tự là các biến quan sát thuộc nhóm nhân
tố “Chiến lược marketing” với giá trị trung bình dao động từ 3.23 đến 3.36. Ngành du lịch
TP.HCM cần chú trọng và tập trung phát triển nhóm nhân tố này để thay đổi mức đánh giá
và nhìn nhận của khách nước ngoài theo chiều hướng hơn, để có thể cạnh tranh với các
thành phố du lịch nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.
Trong số các biến quan sát, biến MAS1 – “Điểm đến TP.HCM có nhiều sản phẩm du lịch,
tour tuyến hấp dẫn, độc đáo” có giá trị trung bình cao nhất (3.36). Điều này chứng tỏ
TP.HCM đang phát triển rất tốt các dịch vụ du lịch cho du khách, thành phố lấy điểm mạnh
này làm lợi thế để du khách ngày càng thỏa mãn, hứng thú với các chuyến du lịch của bản
thân để từ đó có ý định quay lại với TP.HCM ở những lần du lịch tiếp theo.

So với các biến thông tin du lịch và chiến lược marketing, du khách nước ngoài chỉ
đánh giá những nhân tố thuộc nhóm môi trường du lịch ở mức độ trung bình. Trong đó,
biến EVN5 – “TP.HCM có các cơ sở lưu trú tốt và hiện đại” được đánh giá cao nhất (3.37),
biến EVN2 – “TP.HCM là điểm đến vệ sinh, văn minh và hiện đại” với giá trị trung bình
3.10 là yếu tố bị đánh giá thấp nhất. Điều đó cho thấy, các ban ngành TP.HCM cần cải
thiện về vấn đề vệ sinh môi trường để mang lại một không khí thoải mái, dễ chịu nhất cho
du khách, góp phần tạo ý định quay lại của du khách đối với điểm đến TP.HCM. Kết quả
kiểm định cũng cho thấy, mức độ hài lòng của khách du lịch nước ngoài với các giá trị mà
họ cảm nhận được từ chuyến đi đến TP.HCM là chưa thật sự cao. Giá trị trung bình đo
lường được cho thấy yếu tố lịch sử và phong cách kiến trúc là một nhân tố có sức hút rất
lớn với khách du lịch. Tuy nhiên, loại hình du lịch tham quan với các điểm đến khác vẫn
chưa làm du khách cảm thấy thỏa mãn. Đây thực sự là một điểm nghịch lý trong mô hình
phát triển du lịch của TP.HCM, cho thấy sự mất cân đối giữa các loại hình du lịch khác
nhau. Bên cạnh đó, du khách nước ngoài cũng đánh giá tương đối thấp về những nhân tố
thuộc nhóm chuẩn chủ quan. Điều này cũng dễ hiểu vì thang đo này được dùng để đo
lường các giá trị cá nhân của du khách là chính, không tập trung vào việc đo lường mức độ
hài lòng của du khách với các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại TP.HCM. Tuy nhiên, đây
vẫn là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tâm lý và thỏa mãn sự hài
lòng của du khách. Vì vậy, ngành du lịch TP.HCM cần tập trung vào các hoạt động truyền
thông trên các mạng xã hội, các chương trình quảng bá du lịch để du khách biết đến
TP.HCM nhiều hơn, từ đó nâng cao tỉ lệ quay lại của du khách.

Lưu ý:

-Nhóm này là số rất ít sv mà thầy thấy làm tốt là ngoài việc trình bày, diễn giải kết quả
nghiên cứu thì có phân tích…để người đọc thấy ý nghĩa của các con số.

-Còn hầu hết các sv mà thầy biết đều chỉ dừng lại vài dòng “trình bày, diễn giải kết quả
nghiên cứu” mà thôi. Như vậy, chưa thể gọi là phân tích như tiêu đề chương: “Phân tích
kết quả nghiên cứu”.

 Kiểm định giá trị trung bình nhân tố “Ý định quay lại của khách du lịch ước
ngoài đối với điểm đến TP.HCM”

BẢNG 4.6 – Kiểm định giá trị trung bình nhân tố “Ý định quay lại”

Std.
Code N Mean
Deviation

REI1 277 3.18 .720

REI2 277 3.30 .751

REI3 277 3.23 .810

Valid N
277
(listwise)
Nguồn: Kết quả spss

Bảng 4.6 cho biết mức độ đánh giá chung về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định
quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM. Mức đánh giá chung có
giá trị trung bình dao động từ 3.18 đến 3.30 và không có sự chênh lệch nhiều giữa các biến
quan sát. Trong tương lai, ngành du lịch thành phố cần có sự thay đổi đáng kể theo chiều
hướng tích cực, cần đẩy mạnh những biện pháp thực tế để mang lại sự chuyển mình mạnh
mẽ cho ngành du lịch thành phố, làm cho TP.HCM trở thành một lựa chọn hàng đầu trong
quyết định du lịch của du khách.

4.2.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định thang đo (Bảng 4.8) cho thấy thang đo có độ chính xác khá cao với
hệ số cronbach’s alpha đều > 0,6 và các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường
đều đạt chuẩn (>0,3). Các thang đo đều được chấp nhận. Từ 38 biến quan sát quan sát ban
đầu, ta loại đi 2 biến: biến PES4 – “Tôi chịu sự ảnh hưởng bởi hoạt động truyền thông trên
các trang mạng xã hội khi chọn điểm đến” để độ tin cậy của nhân tố này tăng lên 0,846;
loại biến EVN2 – “TP.HCM là điểm đến vệ sinh, văn minh và hiện đại” để độ tin cậy của
nhân tố này tăng lên 0,761. Khi đó thang đo lường sẽ tốt hơn, còn lại 36 biến quan sát, ta
tiến hành phân tích khám phá nhân tố ở bước tiếp theo.

BẢNG 4.7 – Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach’s
Mã hóa Thành phần
Alpha

MAS Chiến lược marketing 0,889

INF Thông tin du lịch 0,870


Biến độc
PEV Giá trị cảm nhận 0,903
lập
PES Chuẩn chủ quan 0,846

EVN Môi trường du lịch 0,761

Biến phụ
REI Ý định quay lại 0,818
thuộc

Nguồn: Kết quả spss

4.2.4 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.2.4.1 Phân tích nhân tố cho biến độc lập


BẢNG 4.8 – Kiểm định KMO và Bartlett's Test biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.910
Adequacy.

Approx. Chi-Square 4334.212


Bartlett's Test of
Df 496
Sphericity
Sig. .000

Nguồn: Kết quả spss

Qua kết quả kiểm định, ta thấy hệ số KMO có giá trị = 0.910 > 0.5 => Phân tích nhân
tố hợp lý. Do đó, hệ số phân tích đạt yêu cầu. Đồng thời giá trị sig. (Barlett’s Test) = 0.000
< 0.05 => Các biến có tương quan trong tổng thể.

BẢNG 4.9 – Kiểm định phương sai trích biến độc lập

Initial Eigenvalues
Component
Total % of Variance Cumulative %

1 9.436 29.486 29.486

2 3.469 10.842 40.328

3 2.381 7.439 47.767

4 1.986 6.206 53.973

5 1.745 5.455 59.428

Dựa vào bảng Total Variance Explained, ta có: Eigenvalues = 1,745 > 1 đại diện cho
phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông
tin tốt nhất. Tổng phương sai trích (Cumulative %) = 59,428% > 50%. Điều này chứng tỏ
59,428% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 nhân tố, còn lại 40,572% sẽ được giải
thích bởi những nhân tố khác.

BẢNG 4.10 – Ma trận xoay nhân tố của biến độc lập (lần 1)

Lưu ý:Bỏ trích dẫn kiểu này; Chỉ trích dẫn kết quả lần chạy cuối cùng; Các lần chạy trước
đó để phần “Phụ lục” để thầy cô xem

BẢNG 4.11 – Ma trận xoay nhân tố của biến độc lập (lần 2)
Component
Mã hóa Cronbach’s Alpha
1 2 3 4 5

PEV5 .770

PEV6 .761

PEV8 .739

PEV7 .738
0.903
PEV4 .719

PEV3 .700

PEV2 .671

PEV1 .559

MAS4 .761

MAS8 .738

MAS3 .736

MAS1 .727
0.889
MAS5 .720

MAS6 .716

MAS2 .714

MAS7 .688

INF5 .802

INF2 .770

INF1 .761
0.870
INF6 .712

INF4 .696

INF3 .689

PES5 .755 0.846


PES3 .746

PES1 .735

PES2 .692

PES6 .688

EVN5 .758

EVN1 .749

EVN4 .697 0.768

EVN7 .655

EVN6 .620

Nguồn: Kết quả spss

Dựa vào bảng Rotated Component Matrixa chạy lần 2, ta thấy: 32 biến quan sát có thể
chia thành 5 nhóm nhân tố, tất cả các biến số đều có hệ số Factor Loading > 0.5. Điều này
cho thấy dữ liệu phân tích là phù hợp và có thể tiến hành phân tích hồi quy bội với 5 biến
độc lập lần lượt là: “Giá trị cảm nhận” (PEV), “Chiến lược marketing” (MAS), “Thông tin
du lịch” (INF), “Chuẩn chủ quan” (PES), “Môi trường du lịch” (EVN).

Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của các thang đo nhân tố độc lập đều có giá trị > 0,6
nên thang đo đạt tiêu chuẩn và có ý nghĩa thống kê.

Ghi chú:

Nhiều bạn chạy mô hình không ra kết quả như mong muốn. Cụ thể, mô hình nghiên
cứu ban đầu (EFA, ma trận xoay, hồi qui ) đều rất tốt nhưng khi chạy chính thức thì không
tốt. Có rất nhiều nguyên nhân như

-Đối tượng khảo sát không chuẩn, không đáng tin cậy, trả lời không nghiêm túc,
đánh đại

-Cách diễn đạt biến quan sát, câu hỏi đo lường chưa chuẩn

-Khâu nhập liệu, chạy spss

-Thời điểm khảo sát;

-Thậm chí xem lại mô hình nghiên cứu


v.v & .v.v

Giải pháp khắc phục tình huống này:

-Hãy khảo sát thêm số một số mẫu nhằm tăng tính đại diện và nhập liệu vào spss để chạy
lại nhằm trung hòa số liệu

-Xem lại các mẫu khảo sát không chuẩn (người trả lời ghi đại, cho có) thì loại bỏ

-Hoặc chọn cách giải thích để Hội đồng chấp nhận

-Có thể thầy Hoàng chấp nhận (ở mức trình độ ĐH là được) nhưng một số thầy cô khó tính
không chấp nhận thì phải chịu. Cách này rủi ro. Vì sao thầy chấp nhận vì thực tế có nhiều
sv giỏi hoặc sv nhờ bạn giỏi spss xử lý dữ liệu thì dữ liệu xấu cũng thành tốt.

-Một số thầy cô có lý khi phản biện sv “mô hình nghiên cứu ban đầu ở khâu hồi qui thì
các thang đo ở biến độc lập đều tác động đến biến phụ thuộc nhưng khi chạy chính thức thì
không ra.” Nhưng với thầy trong nhiều trường hợp thì thầy chấp nhận do thời gian ít,
người nghiên cứu ở trình độ đạt học và đó là kết quả nghiên cứu thực ở thời điểm đó v.v

4.2.4.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc

BẢNG 4.12 – Kiểm định KMO và Bartlett's Test biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling


.715
Adequacy.

Approx. Chi-Square 290.487


Bartlett's Test of
Df 3
Sphericity
Sig. .000

Nguồn: Phân tích nhân tố khám phá

Qua kết quả kiểm định, ta thấy hệ số KMO có giá trị = 0.715 > 0.5 và giá trị
sig=0.000<0.05 => Phân tích nhân tố hợp lý. Do đó, hệ số phân tích đạt yêu cầu.

BẢNG 4.13 – Kiểm định phương sai trích biến phụ thuộc

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings


% of Cumulative % of Cumulative
Total Total
Variance % Variance %

1 2.203 73.419 73.419 2.203 73.419 73.419

2 .439 14.624 88.043

3 .359 11.957 100.000

Nguồn: Phân tích spss

Dựa vào bảng Total Variance Explained, ta có: Eigenvalues = 2,203> 1 đại diện cho
phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông
tin tốt nhất. Tổng phương sai trích: Rotation Sum of Square Loadings (Cumulative %) =
73,419 % > 50% đáp ứng tiêu chuẩn.

BẢNG 4.14 – Ma trận xoay nhân tố của biến phụ thuộc

Nhân tố
Mã hóa Chi tiết biến quan sát
1

REI1 Tôi rất hài lòng khi chọn TP.HCM là điểm đến .872

REI2 Tôi sẽ quay lại TP.HCM trong tương lai .859

REI3 Tôi sẽ giới thiệu TP.HCM cho người thân .839

Nguồn: Phân tích spss

Dựa vào bảng Rotated Component Matrixa, ta thấy các biến quan sát của nhân tố Đánh
giá chung về sự hài lòng gom thành 01 nhóm và đều có hệ số Factor Loading > 0,5, phù
hợp với yêu cầu.

4.2.5 Hiệu chỉnh mô hình


Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu thu thập được thông qua các bước phân tích độ tin
cậy Cronbach’ Alpha và phân tích nhân tố EFA, ta được mô hình hiệu chỉnh như sau:

Giá trị cảm


nhận

Chiến lược
marketing

Thông tin du
Ý định quay
lịch
lại

Chuẩn chủ
quan

Môi trường du
lịch

SƠ ĐỒ 4.1 – Mô hình hiệu chỉnh

Như vậy, mô hình hiệu chỉnh gồm 5 nhân tố độc lập tác động đến ý định quay lại
TP.HCM của khách du lịch nước ngoài như sau:

+ Nhân tố “Giá trị cảm nhận” bao gồm: PEV5, PEV6, PEV8, PEV7, PEV4, PEV3,
PEV2, PEV1.

+ Nhân tố “Chiến lược marketing” bao gồm: MAS4, MAS8, MAS3, MAS1, MAS5,
MAS6, MAS2, MAS7.

+ Nhân tố “Thông tin du lịch” bao gồm: INF5, INF2, INF1, INF6, INF4, INF3.

+ Nhân tố “Chuẩn chủ quan” bao gồm: PES5, PES3, PES1, PES6, PES2.

+ Nhân tố “Môi trường du lịch” bao gồm: EVN5, EVN1, EVN4, EVN7, EVN6.

4.2.6 Phân tích hồi quy

Đặt các biến trong phương trình hồi quy đa biến như sau:
+ X1: Giá trị cảm nhận (là trung bình của các biến PEV5, PEV6, PEV8, PEV7, PEV4,
PEV3, PEV2, PEV1).

+ X2: Chiến lược marketing (là trung bình của các biến MAS4, MAS8, MAS3, MAS1,
MAS5, MAS6, MAS2, MAS7).

+ X3: Thông tin du lịch (là trung bình của các biến INF5, INF2, INF1, INF6, INF4,
INF3).

+ X4: Chuẩn chủ quan (là trung bình của các biến PES5, PES3, PES1, PES6, PES2).

+ X5: Môi trường du lịch (là trung bình của các biến EVN5, EVN1, EVN4, EVN7,
EVN6).

+ Y: Ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TPHCM (là trung
bình của các biến REI1, REI2, REI3). Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng: Y
= β1*X1 +β2*X2 + β3*X3 + β4*X4+β5*X5. Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và
phân tích là 5% (độ tin cậy là 95%). Dưới đây là phần nhận xét và phân tích kết quả hồi
quy.

4.2.6.1 Thống kê mô tả

BẢNG 4.15 – Kiểm định trung bình

Mean Std. Deviation N

Y 3.24 .652 277

X1 3.16 .731 277

X2 3.29 .589 277

X3 3.47 .705 277

X4 3.05 .770 277

X5 3.26 .690 277

Nguồn: Kết quả spss

Bảng 4.15 cho thấy giá trị trung bình của mỗi biến độc lập và biến phụ thuộc. Giá trị
mean của biến Y (đánh giá chung) = 3.24 cho thấy mức độ đánh giá ý định quay lại của
khách nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM ở mức trung bình. Mức đánh giá trung bình
của các biến: giá trị cảm nhận, hoạt động marketing, thông tin du lịch, chuẩn chủ quan,
môi trường du lịch đều ở trên mức 3 (trung lập). Trong đó, giá trị trung bình của nhân tố
“Thông tin du lịch” là cao nhất (3.47), nhân tố “Chuẩn chủ quan” có giá trị trung bình thấp
nhất (3.05). Điều này cho thấy có sự chênh lệch rõ ràng giữa các yếu tố cấu thành dịch vụ
du lịch tại TP.HCM, điều này đã được phản ánh qua sự chênh lệch về giá trị trung bình của
các nhân tố. Ngành du lịch TP.HCM cần phấn đấu và nỗ lực hơn trong công cuộc đổi mới,
đưa ra nhiều chính sách đầu tư phát triển để nâng cao vị thế của ngành.

4.2.6.2 Phân tích tương quan Pearson

Trong nghiên cứu này, nhóm chúng tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan
hệ số Pearson nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến
định lượng trước khi phân tích hồi quy.

BẢNG 4.16 – Phân tích tương quan

Y X1 X2 X3 X4 X5

Y 1.000 .595 .448 .482 .558 .349

X1 .595 1.000 .419 .464 .532 .306

X2 .448 .419 1.000 .252 .402 .122


Pearson
Correlation
X3 .482 .464 .252 1.000 .321 .358

X4 .558 .532 .402 .321 1.000 .237

X5 .349 .306 .122 .358 .237 1.000

Y . .000 .000 .000 .000 .000

X1 .000 . .000 .000 .000 .000

X2 .000 .000 . .000 .000 .021


Sig. (1-tailed)
X3 .000 .000 .000 . .000 .000

X4 .000 .000 .000 .000 . .000

X5 .000 .000 .021 .000 .000 .

N Y 277 277 277 277 277 277

X1 277 277 277 277 277 277

X2 277 277 277 277 277 277

X3 277 277 277 277 277 277


X4 277 277 277 277 277 277

X5 277 277 277 277 277 277

Nguồn: Kết quả spss

Từ bảng Correltions, nhóm nhận thấy cả 5 biến độc lập đều có giá trị Sig. = 0,00<0,05,
như vậy có mối tương quan giữa biến phụ thuộc và 5 biến độc lập. Các biến độc lập đều có
tương quan tuyến tính khá mạnh với biến phụ thuộc, chứng tỏ mức độ giải thích cao (hệ số
tương quan pearson đều lơn hơn 0.3). Cụ thể là:

Các biến độc lập (X1, X2, X3, X4, X5) đều có sự tương quan thuận đối với biến phụ
thuộc Y. Mối quan hệ tương quan giữa biến đánh giá chung (Y) và “Giá trị cảm nhận” (X1)
là 0.595, tương quan với “Chiến lược marketing” là 0.448, tương quan với “Thông tin du
lịch” là 0.482, tương quan với “Chuẩn chủ quan” là 0.558, tương quan với “Môi trường du
lịch” là 0.349.

Kết luận: Khi du khách đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách
du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM càng cao thì mức đánh giá chung cũng sẽ
cao. Ngược lại, khi du khách đánh giá thấp hoặc không đồng ý với bất cứ yếu tố nào trong
5 yếu tố trên thì đánh giá chung sẽ vì thế mà giảm xuống.

Như vậy, việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp. Tuy nhiên, kết quả
phân tích tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở mức tương
quan mạnh nên cần quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy đa biến.

4.2.6.3 Phân tích hồi quy đa biến

 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy

BẢNG 4.17 – Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Change Statistics
Std. Error
R Adjusted R Durbin-
Model R of the F Sig. F Watson
Square R Square
Estimate Square Change df1 df2 Change
Change

1 .714a .510 .501 .460 .510 56.449 5 271 .000 1.789

Bảng 4.17 cho thấy trị số R = 0.714 cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
có mối quan hệ chặt chẽ và đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập
được đưa vào mô hình. Kết quả trên cũng cho thấy giá trị R 2 (R square) = 0.510 điều này
nói lên độ thích hợp của mô hình là 51.0%, hay nói cách khác, là 51.0% sự biến thiên của ý
định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM được giải thích bởi
5 nhân tố ảnh hưởng.

Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác hơn sự phù hợp của mô
hình đối với tổng thể, ta có giá trị R2 hiệu chỉnh = 0.501 (hay 50.1%), có nghĩa là 50.1% sự
biến thiên của biến phụ thuộc “Ý định quay lại TP.HCM của khách du lịch nước ngoài”
được giải thích bởi 5 nhân tố độc lập của mô hình: giá trị cảm nhận, hoạt động marketing,
thông tin du lịch, chuẩn chủ quan và môi trường du lịch.

Hệ số Durbin – Watson (d) = 1,789 (Xem phụ lục 9); số quan sát n=277, tham số k=5,
mức ý nghĩa 0,01 (99%), trong bảng thống kê Durbin – Watson, d L (trị số thống kê dưới) =
1,623 và dU (trị số thống kê trên) = 1,725. Vậy ta có: (d L=1,623) < (d=1,789) < [4 –
(dU=1,725) = 3,064] chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Kết luận: Như vậy, mô hình hồi quy bội thỏa các điều kiện đánh giá và kiểm định độ
phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.

 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Tiến hành kiểm định thông qua hệ số F và bảng phân tích phương sai. Kiểm định này
xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và toàn bộ các biến độc lập.

BẢNG 4.18 – Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Sum of
Model df Mean Square F Sig.
Squares

Regression 59.820 5 11.964 56.449 .000b

1 Residual 57.437 271 .212

Total 117.257 276

Nguồn: Kết quả spss

Nhận xét: Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả
thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc
có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập. Qua bảng phân tích phương
sai ANOVA cho thấy trị số F = 56.449 và có mức ý nghĩa sig. = 0.000 (nhỏ hơn 0.05), có ý
nghĩa mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý
nghĩa trong thống kê với mức ý nghĩa 5%.
 Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình hồi quy

BẢNG 4.19 – Phân tích hồi quy

Unstandardized Standardized
Collinearity Statistics
Coefficients Coefficients
Model t Sig.
B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) .229 .205 1.118 .265

X1 .231 .050 .260 4.644 .000 .579 1.728

X2 .189 .053 .171 3.549 .000 .777 1.288


1
X3 .178 .046 .192 3.850 .000 .726 1.377

X4 .221 .044 .261 5.022 .000 .669 1.495

X5 .111 .044 .117 2.533 .012 .841 1.189

Nguồn: Kết quả spss

Nhận xét: Trong bảng Coefficients nhóm thấy có 5 biến tác động được đưa vào mô
hình phân tích hồi quy, tất cả các biến đều có mối quan hệ tuyến tính với biến ý định quay
lại của khách nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM (có tất cả các sig.= 0.000<0.05),
chứng tỏ các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5 đã đưa ra đều được chấp nhận, 5 biến độc lập
đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc “Ý định quay lại”. Hệ số Beta của 5 biến X1 đến X5
đều dương (>0), điều này có nghĩa là các biến X1, X2, X3, X4, X5 đều có quan hệ ảnh
hưởng với biến Y theo chiều thuận.

Cả 5 biến đều đạt được tiêu chuẩn chấp nhận Tolerance > 0.0001

Hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 10.
Điều này chứng tỏ rằng các biến độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

BẢNG 4.20 – Kiểm định giả thuyết

Chiều tác
Giả thiết Chấp nhận
động

H1: Nhân tố “Giá trị cảm nhận” có ảnh hưởng đến ý định
(+) Có
quay lại TP.HCM của khách du lịch nước ngoài

H2: Nhân tố “Chiến lược marketing” có ảnh hưởng đến ý (+) Có


định quay lại TP.HCM của khách du lịch nước ngoài

H3: Nhân tố “Thông tin du lịch” có ảnh hưởng đến ý định


(+) Có
quay lại TP.HCM của khách du lịch nước ngoài

H4: Nhân tố “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng đến ý định


(+) Có
quay lại TP.HCM của khách du lịch nước ngoài

H5: Nhân tố “Môi trường du lịch” có ảnh hưởng đến ý


(+) Có
định quay lại TP.HCM của khách du lịch nước ngoài
LƯU Ý các em:
Kết quả phân tích hồi quy đa biến trong SPSS chúng ta sẽ có được các bảng kết quả
quan trọng để đánh giá kết quả hồi quy. Một trong những bảng đó là Coefficients với nhiều
giá trị quan trọng như sig kiểm định t, giá trị VIF, hệ số hồi quy. Bảng này có 2 cột hệ số
hồi quy là B (chưa chuẩn hóa) và Beta (đã chuẩn hóa). Có sự khác nhau giữa 2 hệ số hồi
quy này nhé!
-Trường hợp “Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa B”
Đây là hệ số hồi quy chúng ta sử dụng phổ biến để viết phương trình hồi quy trong
trường hợp chúng ta không nhận xét thứ tự tác động của các biến độc lập lên biến phụ
thuộc dựa vào hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa bởi các biến độc lập không đồng nhất về đơn
vị hoặc nếu đồng nhất về đơn vị thì độ lệch chuẩn các biến cũng là khác nhau. Phương
trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng: Y = B0 + B1X1 + B2X2 + … + BiXi + e. Đối với
phương trình dạng này, các hệ số hồi quy phản ánh sự thay đổi của biến phụ thuộc khi một
biến độc lập thay đổi và các biến độc lập còn lại được giữ nguyên. Khi nhận xét chúng ta
sẽ dùng cụm câu sau: Trong điều kiện các biến khác không thay đổi giá trị, khi X1 thay đổi
1 đơn vị, Y sẽ thay đổi B1 đơn vị.

-Trường hợp “Hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta”


Đây là hệ số hồi quy chúng ta sử dụng để kết luận thứ tự tác động của các biến độc
lập lên biến phụ thuộc nhờ sự đồng nhất về đơn vị và độ lệch chuẩn các biến tham gia vào
mô hình hồi quy. Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng: Y = Beta1X1 + Beta2X2 + …
+ BetaiXi + e. Từ phương trình hồi quy chuẩn hóa, chúng ta sẽ biết được biến X nào ảnh
hưởng mạnh hoặc yếu đến biến Y căn cứ vào trị tuyệt đối của hệ số hồi quy chuẩn hóa, trị
tuyệt đối hệ số Beta càng lớn thì tầm quan trọng của biến đối với Y càng lớn
Hệ số hồi quy kể cả B hay Beta khi mang dấu dương nghĩa là biến độc lập tác động
thuận chiều với biến phụ thuộc, hệ số hồi quy mang dấu âm nghĩa là biến độc lập tác động
nghịch chiều với biến phụ thuộc. Với dạng đề tài sử dụng thang đo Likert, các bạn nên ưu
tiên sử dụng phương trình hồi quy chuẩn hóa để kết luận để có thể diễn giải hàm ý quản trị
nhiều hơn.

Ví dụ: đề tài khác, như các nhân tố ảnh hưởng đến “lòng trung thành”/ “sự gắn bó”/ “sự hài
lòng của người lao động đối với công ty…..thì…..

Ở bảng Coefficients …. thì từ kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là HL – Sự hài
long/lòng trung thành của nhân viên, 05 biến độc lập là:

1.Lương, thưởng, phúc lợi: TN


2.Bản chất công việc: CV

3.Quan hệ với lãnh đạo: LD

4.Môi trường làm việc: MT

5.Đào tạo và thăng tiến: DT

4.2.6.4. Phân tích kết quả nghiên cứu:

Thông qua kết quả phân tích hồi quy và đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy ở
phần trước, mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và 5 biến độc lập X được thể hiện dưới
dạng phương trình hồi quy như sau theo Beta đã chuẩn hóa: Y = 0,260X1 + 0,171X2 +
0,192X3 + 0,261X4 + 0.117X5 hay Ý định quay lại = 0.260*(Giá trị cảm nhận) +
0.171*(Chiến lược marketing) + 0.192*(Thông tin du lịch) +0.261*(Chuẩn chủ quan)
+ 0.117*(Môi trường du lịch).

Dựa vào kết quả hồi qui ta thấy được, sự ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến ý
định quay lại của khách nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM. Nhân tố nào ảnh hưởng
mạnh nhất và nhân tố nào ảnh hưởng ít nhất đến ý định quay lại của khách nước ngoài đối
với điểm đến TP.HCM. Kết quả trên cho thấy rằng, khi không xét đến các nhân tố khác thì:

+ Khi nhân tố “Chuẩn chủ quan” tăng hay giảm một đơn vị, ý định quay lại của khách
du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM cũng tăng hay giảm tương ứng 0.261 đơn vị.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là mạnh nhất.

+ Khi nhân tố “Giá trị cảm nhận” tăng hay giảm một đơn vị, ý định quay lại của khách
du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM cũng tăng hay giảm tương ứng 0.260 đơn vị.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là thứ hai.

+ Khi nhân tố “Thông tin du lịch” tăng hay giảm một đơn vị, ý định quay lại của khách
du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM cũng tăng hay giảm tương ứng 0.192 đơn vị.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là thứ ba.

+ Khi nhân tố “Chiến lược marketing” tăng hay giảm một đơn vị, ý định quay lại của
khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM cũng tăng hay giảm tương ứng 0.171
đơn vị. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là thứ tư.

+ Khi nhân tố “Môi trường du lịch” tăng hay giảm một đơn vị, ý định quay lại của
khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM cũng tăng hay giảm tương ứng 0.117
đơn vị. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này là thấp nhất.

Kết luận: Như vậy, sau khi phân tích tương quan hệ số pearson và tiến hành phân tích
hồi quy đa biến, mô hình nghiên cứu của nhóm đưa ra là phù hợp với 5 nhân tố ảnh hưởng
đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến thành phố Hồ Chí Minh
được sắp xếp theo hệ số Beta chuẩn hóa giảm dần như sau: (1) “Chuẩn chủ quan” (0.261),
(2) “Giá trị cảm nhận” (0.260), (3) “Thông tin du lịch” (0.192), (4) “Chiến lược marketing”
(0.171), (5) “Môi trường du lịch” (0.117).

Vậy mô hình nghiên cứu tốt nhất của đề tài như sau:

β = 0,261
Chuẩn chủ quan

β = 0,260
Giá trị cảm nhận

Thông tin du lịch β = 0,192


Ý định quay
lại

β = 0,171
Chiến lược
marketing

β = 0,117
Môi trường du
lịch
SƠ ĐỒ 4.2 – Mô hình nghiên cứu tốt nhất

Từ mô hình nghiên cứu trên, nhóm tác giả thực hiện đề ra các mục tiêu và giải pháp ở
chương 5.

4.2.7 Kiểm định ANOVA

Ta đặt giả thiết để kiểm định (Mức ý nghĩa 0,05 (độ tin cậy 95%)).

 Đặt H6: Không có sự khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối
với điểm đến TP.HCM giữa các du khách ở các nhóm tuổi khác nhau.

BẢNG 4.21 – Kiểm định ANOVA giả thiết H6

Levene
df1 df2 Sig.
Statistic
.545 4 272 .703
Sum of
df Mean Square F Sig.
Squares
Between Groups 9.328 4 2.332 5.877 .000
Within Groups 107.929 272 .397
Total 117.257 276

Nguồn: Kết quả spss

Nhận xét: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. Levene =0,703 >0,05 thì
phương sai của các nhóm du khách ở các nhóm tuổi khác nhau không khác nhau một cách
có ý nghĩa (phương sai đồng nhất). Do đó, đủ điều kiện phân tích kết quả ANOVA. Bảng
kết quả cho thấy Sig. của ANOVA =0,000<0,05, bác bỏ giả thuyết H6, có nghĩa là: Có sự
khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM giữa
các du khách ở các nhóm tuổi khác nhau.

Kết luận: Như vậy qua kết quả kiểm định ANOVA đã cho thấy cách đánh giá và nhìn
nhận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với
điểm đến TP.HCM có sự khác nhau giữa những du khách ở các nhóm tuổi khác nhau.

 Đặt H7: Không có sự khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối
với điểm đến TP.HCM giữa các du khách có giới tính khác nhau.

BẢNG 4.22 – Kiểm định ANOVA giả thiết H7

Levene
df1 df2 Sig.
Statistic
.138 2 274 .871

Sum of
df Mean Square F Sig.
Squares
Between Groups 1.625 2 .813 1.926 .148
Within Groups 115.632 274 .422
Total 117.257 276

Nguồn: Kết quả kiểm định ANOVA

Nhận xét: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. Levene =0,871 > 0,05 thì
phương sai của các nhóm du khách có giới tính khác nhau không khác nhau một cách có ý
nghĩa (phương sai đồng nhất). Do đó, đủ điều kiện phân tích kết quả ANOVA. Bảng kết
quả cho thấy Sig. của ANOVA =0,148 >0,05, ta chấp nhận giả thuyết H7, điều đó có nghĩa
là: Không có sự khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm
đến TP.HCM giữa các du khách có giới tính khác nhau.
Kết luận: Như vậy qua kết quả kiểm định ANOVA đã cho thấy cách đánh giá và nhìn
nhận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với
điểm đến TP.HCM giữa nam, nữ và giới tính khác không có sự khác biệt nhau.

 Đặt H8: Không có sự khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối
với điểm đến TP.HCM giữa các du khách có trình độ học vấn khác nhau.

BẢNG 4.23 – Kiểm định ANOVA giả thiết H8

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.507 3 273 .059

Sum of
df Mean Square F Sig.
Squares

Between Groups 7.692 3 2.564 6.389 .000

Within Groups 109.565 273 .401

Total 117.257 276


Nguồn: Kết quả kiểm định ANOVA

Nhận xét: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. Levene =0,059>0,05 thì
phương sai của các nhóm du khách có trình độ học vấn khác nhau không khác nhau một
cách có ý nghĩa (phương sai đồng nhất). Do đó, đủ điều kiện phân tích kết quả ANOVA.
Bảng kết quả cho thấy Sig. của ANOVA =0,000<0,05, bác bỏ giả thuyết H8, có nghĩa là:
Có sự khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến
TP.HCM giữa các du khách có trình độ học vấn khác nhau.

Kết luận: Như vậy qua kết quả kiểm định ANOVA đã cho thấy cách đánh giá và nhìn
nhận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với
điểm đến TP.HCM có sự khác nhau giữa những du khách có trình độ học vấn khác nhau.

 Đặt H9: Không có sự khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối
với điểm đến TP.HCM giữa các du khách có số lần đến TP.HCM khác nhau.

BẢNG 4.24 – Kiểm định ANOVA giả thiết H9

Levene
df1 df2 Sig.
Statistic
.388 3 273 .762

Sum of
df Mean Square F Sig.
Squares

Between Groups 1.152 3 .384 .903 .440

Within Groups 116.105 273 .425

Total 117.257 276

Nguồn: Kết quả spss

Nhận xét: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. Levene =0,762 >0,05 thì
phương sai của các nhóm du khách có số lần đến TP.HCM khác nhau không khác nhau
một cách có ý nghĩa (phương sai đồng nhất). Do đó, đủ điều kiện phân tích kết quả
ANOVA. Bảng kết quả cho thấy Sig. của ANOVA =0,440 >0,05, ta chấp nhận giả thuyết
H9, điều đó có nghĩa là: Không có sự khác biệt về ý định quay lại của khách du lịch nước
ngoài đối với điểm đến TP.HCM giữa các du khách có số lần đến TP.HCM khác nhau.

Kết luận: Như vậy qua kết quả kiểm định ANOVA đã cho thấy cách đánh giá và nhìn
nhận về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với
điểm đến TP.HCM giữa những du khách có số lần đến khác nhau không có sự khác biệt
nhau.

4.2.8 Kiểm định One – sample T – Test:

Đặt giả thuyết H10: Ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến
TP.HCM là 0.

BẢNG 4.25 – Thống kê One – sample Statistics

Std. Error
N Mean Std. Deviation
Mean
Y 277 3.24 .652 .039

Nguồn: Kết quả kiểm định One sample T-test

Bảng thống kê cho thấy ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đố với điểm đến
TP.HCM. Việc đo lường này dựa trên thang đo từ 1 tới 5 điểm tương ứng với mức độ từ
“hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Kết quả cho thấy mức độ đánh giá
chung của du khách có giá trị trung bình là 3.24, chứng tỏ du khách đánh giá ở mức độ trên
trung bình đối với ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến
TP.HCM.

BẢNG 4.26 – Kiểm định One – sample T – Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of


Mean the Difference
t df Sig. (2-tailed)
Difference
Lower Upper

Y 82.626 276 .000 3.236 3.16 3.31

Nguồn: Kết quả kiểm định One sample T-test

Với mức ý nghĩa 95%, bảng 4.27 cho thấy Kết quả kiểm định One Sample Test, sig
(0,000) < 0,05, bác bỏ giả thiết H10. Do vậy kết luận rằng: “Ý định quay lại của khách du
lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM” có ý nghĩa về mặt thống kê và có thể đại diện
cho tổng thể.

4.3 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

BẢNG 4.27 – Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Hệ số Phần trăm ảnh Thứ tự ảnh


STT Biến
Standard. Beta hưởng hưởng

1 Chuẩn chủ quan 0,261 26,07% 1

2 Giá trị cảm nhận 0,260 25,97% 2

3 Thông tin du lịch 0,192 19,18% 3

4 Chiến lược marketing 0,171 17,08% 4


5 Môi trường du lịch 0,117 11,7% 5

Tổng cộng 1,001 100%

Tóm tắt chương 4

Ở chương 4, nhóm tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng du lịch tại TP.HCM trong
những năm gần đây, trong đó nhấn mạnh vai trò của sự quay lại của du khách và tầm ảnh
hưởng của yếu tố này đến sự phát triển của ngành du lịch TP.HCM. Tiếp theo, nhóm 5
nhân tố từ mô hình đã xác định ở chương 3 được thực hiện các phép kiểm định độ tin cậy
và phân tích nhân tố để xác định các biến quan sát và thang đo phù hợp để tiến hành phân
tích hồi quy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 5 nhân tố tác động đến ý định quay lại
TP.HCM của khách du lịch nước ngoài với mức độ ưu tiên như sau: (1) Chuẩn chủ quan: β
= 0,261; (2) Giá trị cảm nhận: β = 0,260; (3) Thông tin du lịch: β = 0,192; (4) Chiến lược
marketing: β = 0,171; (5) Môi trường du lịch: β = 0,117.
CHƯƠNG 5:
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ & KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

-Tóm tắt những việc nhóm đã đặt ra ở phần “Mục tiêu nghiên cứu”: và xác nhận đã làm
được (Thì phần kết luận bên dưới : nhóm sinh viên chưa làm được)

- Nhấn mạnh các điểm mấu chốt đã hoàn thành: (Thì phần kết luận bên dưới: nhóm sinh
viên đã làm được)

[TRÍCH DẪN PHẦN TRÌNH BÀY SAU của nhóm sinh viên]

Kết quả nghiên cứu đã kết luận sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định quay lại của
khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM có sự khác nhau giữa những du khách
ở các nhóm tuổi, trình độ học vấn khác nhau, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lại không có sự
khác biệt giữa giới tính cũng như số lần đến. Đồng thời thông qua các kết quả phân tích, 5
nhân tố “Giá trị cảm nhận”, “Chiến lược marketing”, “Thông tin du lịch”, “Chuẩn chủ
quan” và “Môi trường du lịch” đều tác động trực tiếp đến ý định quay lại của khách du lịch
nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM. Trong đó, nhân tố “Chuẩn chủ quan” và “Giá trị
cảm nhận” là hai yếu tố tác động mạnh nhất với mức độ tác động gần như tương đương
nhau, nhân tố “Môi trường du lịch” là yếu tố tác động yếu nhất. Điều này cho thấy rằng, ý
định quay lại của khách du lịch nước ngoài phần lớn chịu sự chi phối từ các mối quan hệ
xung quanh và những ham muốn mang tính cá nhân của du khách bên cạnh những giá trị
mà du khách cảm nhận được về chuyến đi hiện tại (hoặc trước đó) tại TP.HCM. Tuy nhiên,
sự hài lòng chung mà du khách đánh giá thông qua 5 nhân tố này là còn khá thấp. Vì vậy
ngành du lịch TP.HCM, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần nỗ lực hơn trong công
cuộc đổi mới, đưa ra nhiều giải pháp, chính sách đầu tư để nâng cao vị thế du lịch của
TP.HCM trong mắt du khách nước ngoài.

Lưu ý:

Ví dụ đề tài: “Những nhân tố tác động đến ý định quay lại của khách du lịch nước
ngoài đối với điểm đến TP.HCM”

Như nêu ở Chương 01, để thực hiện 03 mục tiêu nghiên cứu trên thì điểm đến
TP.HCM cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch
nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM

Thứ hai, phân tích (hoặc đánh giá) mức độ hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối
với điểm đến TP.HCM, cũng từ đó cho thấy ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài
đối với điểm đến TP.HCM như thế nào

Thứ ba, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm giúp điểm đến TP.HCM có những giải
pháp để nâng cao ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài

Thứ tư, bên cạnh đó tác giả còn nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường nhân khẩu
học (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập…) có ảnh hưởng như thế
nào đến ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

Như vậy, nếu bạn đã hoàn thành xong các nhiệm vụ trên thì hãy kết luận ĐÃ HOÀN
THÀNH NHỮNG NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐẶT RA ban đầu.

Vậy thì phải viết như sau hoặc viết theo hướng có hàm ý như sau:

Kết quả nghiên cứu đã xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại
của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM; Phân tích được mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến
TP.HCM, cho thấy được ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến
TP.HCM; Đề xuất được một số hàm ý quản trị nhằm giúp điểm đến TP.HCM có những
giải pháp để nâng cao ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài; Đồng thời nghiên cứu
cũng cho thấy các nhân tố thuộc môi trường nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, trình độ học
vấn, nghề nghiệp, thu nhập…) có ảnh hưởng đến ý định quay lại của khách du lịch nước
ngoài đối với điểm đến TP.HCM.

Tiếp đó có những kết luận về các điểm nhấn và chi tiết….(nếu muốn) nhưng những
vấn đề cốt lõi nêu trên là không được thiếu và phải nói đầu tiên.

5.2 ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

Lưu ý:

-Như nói ở phần đầu: không dùng từ “Giải pháp”

-Vì để đưa ra được “đề xuất giải pháp” cho doanh nghiệp cần làm rất nhiều vấn đề, liên
quan đến nhiều khâu, nhiều nguồn lực. Vì vậy, cần phải có rất nhiều nghiên cứu kết hợp,
chứ ko chỉ làm mỗi một nghiên cứu như vầy trong vài tháng là giải quyết được. Vì thế, chỉ
dùng từ “đề xuất hàm ý quản trị”. Từ những “đề xuất hàm ý quản trị”(ý tưởng) này, doanh
nghiệp sẽ tham khảo để (nghiên cứu tiếp hoặc kết hợp với các nghiên cứu khác hoặc tạm
thời) đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp mà thôi

5.2 ĐỀ XUẤT HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2.1 Đề xuất hàm ý quản trị nhóm nhân tố “Chuẩn chủ quan” (bài của 01 nhóm sv)

-Về ngắn hạn

-Về dài hạn

Lưu ý:

(1) Đưa ra lộ trình thực hiện: Khi đề xuất hàm ý quản trị (giải pháp) phải đưa ra lộ trình
thực hiện vì có những việc mà đối tượng nghiên cứu/ doanh nghiệp có thể làm ngay (ngắn
hạn) nhưng có những việc mà tương lai xa (dài hạn) mới làm được nên không thể nói
chung chung: thầy cô sẽ đánh giá không cao.
(2) Tính khả thi (có thể thực hiện được, làm được): Nhiều bạn cứ nói thoải mái, đưa ra hết
tất cả những gì mình biết hoặc copy ý tưởng nào của ai đó … trong khi không chú ý đến
các nguồn lực của đối tượng nghiên cứu/ doanh nghiệp mà mình đang nói đến. Vì vậy, hãy
chọn lọc để nói, tránh đưa ra đề xuất mà KHÔNG thực hiện được, làm được.

(3) Chú ý lồng ghép giá trị trung bình Mean & Beta (cao nhất & nhỏ nhất) để mọi người
thấy ý nghĩa của nghiên cứu và chứng minh em hiểu những số ấy như thế nào.

-Giá trị trung bình Mean: thể hiện những vấn đề ở phạm vi nhỏ của doanh nghiệp

-Giá trị Beta: thể hiện những vấn đề lớn của doanh nghiệp

-Từ những những giá trị đó thì doanh nghiệp có thứ tự ưu tiên để đề xuất giải pháp

-Căn cứ vào Phương trình hồi qui, giá trị Beta để sắp xếp phần trình bày thứ tự ưu tiên để
đề xuất hàm ý quản trị (giải pháp)

5.2.2 Đề xuất hàm ý quản trị nhóm nhân tố “Giá trị cảm nhận”

-Về ngắn hạn

-Về dài hạn

Tương tự
5.2.3 Đề xuất hàm ý quản trị nhóm nhân tố “…..”

5.2.4 Đề xuất hàm ý quản trị nhóm nhân tố “…..”

5.2.5 Đề xuất hàm ý quản trị nhóm nhân tố “…..”

5.2.6 Đề xuất hàm ý quản trị nhóm nhân tố “…..”

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Lưu ý:

-Nói ra khó khăn như hạn chế về: (1) thời gian; (2) kiến thức; (3) kinh nghiệm; (4) trãi
nghiệm; (5) tiếp cận các kho tư liệu (thư viện ít tư liệu về bài báo khoa học, link đến các
kho tư liệu nước ngoài); (6)việc thu thập dữ liệu thứ cấp (tại các DN, sở, ban, ngành…
khó); (7) tiếp cận các đối tượng khảo sát v.v

-Nói ra hạn chế của đề tài mình làm và gợi ý cho những người sau này nghiên cứu tiếp
những điều mà mình chưa làm được.

Có thể tham khảo cách viết nhóm sau:

Mặc dù đã đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn và thỏa mãn mục tiêu nghiên
cứu của đề tài, tuy nhiên kết qua nghiên cứu khoa học này vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất, nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian ba tháng, sự hạn chế về thời
gian đã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn mô hình nghiên cứu và xây dựng thang
đo phù hợp nhất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu các nhân tố.

Thứ hai, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả cũng gặp những khó khăn
nhất định như việc tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành gặp nhiều khó khăn, thời gian
gặp gỡ có giới hạn cũng như chưa lĩnh hội được hết các ý kiến đóng góp và một số kiến
thức nhất định. Đối với quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp cũng gặp nhiều khó khăn vì một
số cơ quan ở Việt Nam chưa công khai số liệu một cách minh bạch và rõ ràng.

Thứ ba, số mẫu 277 mà nhóm tác giả nghiên cứu là chưa đủ lớn, số lượng mẫu này chỉ
đại diện cho một phần nhỏ tổng thể chứ không phải tổng quát chung của toàn bộ lượng
khách nước ngoài tại TP.HCM. Vì vậy, số lượng khách du lịch được mời trả lời khảo sát
chưa thể đánh giá tổng quát hết mực độ hài lòng về các dịch vụ du lịch tại TP.HCM.

Để hoàn thiện mô hình nghiên cứu và đạt được kết quả tốt hơn, các đề tài nghiên cứu
tiếp theo về ý định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với điểm đến TP.HCM cần
phải: Tiến hành nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn nhằm đạt được mức độ đại diện cho
tổng thể tốt hơn; Nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn trên địa bàn TP.HCM, với nhiều đối
tượng khách du lịch nước ngoài để làm tăng sự đa dạng về đối tượng khảo sát; Có thể tập
trung nghiên cứu từng đối tượng khách du lịch riêng biệt để đề ra chiến lược cụ thể cho
từng nhóm khách hàng khác nhau.

Mặc dù gặp phải một số khó khăn nhất định, kết quả nghiên cứu đã thỏa mãn mục đích
đề ra với nhiều điểm mới trong mô hình và cách thức nghiên cứu. Theo nhận xét của các
chuyên gia thì so với các đề tài nghiên cứu tương tự, mô hình nghiên cứu mà nhóm tác giả
đề xuất có nhiều biến quan sát nhất và tính khái quát của từng biến rất cao. Bên cạnh đó,
mô hình nghiên cứu cũng đã đề xuất được nhiều biến quan sát mới nhằm phản ánh thực
trạng du lịch tại TP.HCM, cũng như để đo lường mức độ hài lòng của du khách với chất
lượng dịch vụ, đặc trưng ngành du lịch tại TP.HCM. Đặc biệt, lĩnh vực nghiên cứu về ý
định quay lại của khách du lịch nước ngoài đối với các điểm đến tại Việt Nam còn khá mới
mẻ, tạo ra một cơ sở tốt cho các nghiên cứu tiếp theo để đóng góp các giải pháp thiết thực
cho sự phát triển của ngành du lịch TP.HCM.

Lưu ý:

Nhiều bạn không lưu ý về những hdan của thầy kỹ lưỡng hoặc không gặp thầy cô
GVHD mà chỉ xem các bài làm của các anh chị khóa trước trong khi các bài đó không
chuẩn hoặc khả năng em không thể tự nghiên cứu được v.v dẫn đến làm sai hoặc làm
không tốt.

Thầy soạn những hướng dẫn này để lưu ý chung sv, để tránh làm không tốt. Từ bản ghi
chú này, các bạn hãy đọc sơ qua trước hoặc khi làm đến phần nào thì đọc phần đó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trích dẫn & trích nguồn danh mục các tài liệu tham khảo phải theo chuẩn. Ví dụ khoa
mình yêu cầu theo chuẩn: A Guide to APA Referencing Style: 6th Edition

Vì thế, phải xem tất cả file hướng dẫn của khoa. Khi làm đến phần nào thì đọc
hướng dẫn phần đó.

TRÍCH DẪN:

Nước là một phần cần thiết trong mỗi người ăn kiêng và tất cả các chất dinh dưỡng mà
cơ thể cần để hoạt động, nó cần nhiều nước hơn mỗi ngày so với bất kỳ chất dinh dưỡng
nào khác (Whitney & Rolfes, 2011).

Hoặc là

Whitney và Rolfes (2011) cho rằng cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để hoạt động
nhưng nhấn mạnh rằng nước có tầm quan trọng lớn hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác.

Hoặc là

Nước là một yếu tố thiết yếu của bất kỳ ai ăn kiêng và Whitney và Rolfes (2011) nhấn
mạnh rằng nó quan trọng hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác.

Nếu từ 03 tác giả thì: Whitney và các cộng sự (2011) cho rằng…. thôi. Khi nào trích
nguồn tài liệu tham khảo thì liệt kê hết tên tác giả ra.

TRÍCH NGUỒN tài liệu TK

[Nói về trích nguồn thì nhiều vấn đề chi tiết lắm. Nếu các bạn sau này là nhà nghiên
cứu và công bố các công trình/ bài của mình ở các tạp chí chuẩn Scopus hoặc ISI thì chú ý
kỹ hơn…. còn hiện tại thì chỉ lưu ý cơ bản như sau]

Books:

Dawson, L. (2006). Wise up!: How to be fearless and fulfilled in midlife.


Auckland, New Zealand: Random House New Zealand.

Hally, M. B. (2009). A guide for international nursing students in Australia and


New Zealand. Sydney, Australia: Elsevier

Whitney, E., & Rolfes, S. (2011). Understanding nutrition (12th ed.). Australia:
Wadsworth Cengage Learning.
Ghi chú:

-Cuốn sách này không có ghi thành phố, nơi sách được xuất bản, chỉ là một quốc gia
(Australia).

-Cuốn sách này có phiên bản (12th). Thông tin này được bao gồm ngay sau tiêu đề
sách.

Journal articles/tạp chí, bài báo khoa học:

Thompson, C. (2010). Facebook: Cautionary tales for nurses. Kai Tiaki: Nursing New
Zealand, 16(7), 26.

*****

Journal article (Các nghiên cứu trên tạp chí xuất bản dạng in ấn) 2-3 tác giả:

Gabbett, T., Jenkins, D., & Abernethy, B. (2010). Physical collisions and
injury during professional rugby league skills training. Journal of Science and
Medicine in Sport, 13(6), 578-583

Người nước ngoài viết họ đầu tiên, còn tên thì viết tắt.

13(5): ấn bản, số

578-583: số trang, từ trang 578-583 trong quyền tạp chí đó

Journal of Science and Medicine in Sport: tên tạp chí

Khi một nguồn tài liệu có 5-7 tác giả, hãy bao gồm tất cả các tên trong danh sách
tham khảo:

Mikosch, P., Hadrawa, T., Laubreiter, K., Brandl, J., Pilz, J., Stettner, H., &
Grimm, G. (2010). Effectiveness of respiratory-sinus-arrhythmia biofeedback on
state-anxiety in patients undergoing coronary angiography. Journal of Advanced
Nursing, 66(5), 1101-1110

Tác giả đứng đầu được đánh giá là quan trọng nhất. Các tác giả sau đó thường ở
vị trí tham gia. Dĩ nhiên, thực tế có nhiều người đứng sau, họ là người nghiên cứu chính,
thậm chí làm hoàn toàn và người đứng đầu không làm gì cả nhưng vì họ là sếp, có quyền
lực nên được đứng đầu.

*****

Journal article_print (Các nghiên cứu trên tạp chí xuất bản dạng in ấn):

Marshall, M., Carter, B., Rose, K., & Brotherton, A. (2009). Living with type 1
diabetes: Perceptions of children and their parents. Journal of Clinical Nursing,
18(12), 1703-1710. Retrieved from http://www.wiley.com/bw/journal.asp?ref=0962-1067

Journal article _online(Tài liêu lấy từ mạng/ đường link):


Cancer Society of New Zealand. (2013a). Ocular melanoma: Information sheet.
Retrieved from http://www.cancernz.org.nz/information/cancer-types/

New Zealand House of Representatives, Health Committee. (2007, August). Inquiry


into obesity and type 2 diabetes in New Zealand: Report presented to the House of
Representatives. Retrieved from http://www.parliament.nz/NR/rdonlyres/47F52D0D-
0132-42EF-A297-6AB08980C0EA/61821/DBSCH_SCR_3868_5335.pdf

Blog post

Stefanie. (2014, October 8). What a tangled web: Website versus webpage [Blog
post]. Retrieved from http://blog.apastyle.org/apastyle/2014/10/what-a-tangled-web-
website-versus-webpage.html

Các lưu ý :

1. Danh sách tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái của tên tác giả.
2. Nếu có nhiều tác phẩm của cùng một tác giả, hãy đặt hàng chúng theo ngày xuất bản -
cũ nhất đến mới nhất (do đó, một ấn phẩm năm 2004 sẽ xuất hiện trước một ấn phẩm
năm 2008).

3. Dòng đầu tiên của mục nhập danh sách tham khảo là “bên trái”, trong khi tất cả các
dòng tiếp theo của mục trích dẫn tài liệu này được thụt lề, thống nhất hết cho các trích
nguồn tài liệu còn lại.

4. Đánh giá tiêu đề của cuốn sách, tiêu đề của tạp chí / sê-ri và tiêu đề của tài liệu web.

5. Không tạo danh sách riêng cho từng loại nguồn thông tin. Sách, bài viết, tài liệu web,
tài liệu quảng cáo, vv đều được sắp xếp theo thứ tự abc trong một danh sách.

Ví dụ minh họa sau: (chú ý tên tác giả, năm xuất bản, tên bài nghiên cứu, số ấn bản,
ấn phẩm/tập; số trang, link, chú ý từng dấu chấm, dấu phẩy, đầu câu của tên công
trình nghiên cứu là viết chữ cái đầu in hoa…)

Marshall, M., Carter, B., Rose, K., & Brotherton, A. (2009). Living with type 1
diabetes: Perceptions of children and their parents. Journal of Clinical Nursing,
18(12), 1703-1710. Retrieved from http://www.wiley.com/bw/journal.asp?ref=0962-
1067

Matthews, L. (2011, November 23). Foodbanks urge public to give generously.


Manawatu Standard, p. 4.

McKinney, C., & Smith, N. (2005). Te Tiriti o Waitangi or The Treaty of Waitangi:
What is the difference? In D. Wepa (Ed.), Cultural safety in Aotearoa New Zealand
(pp. 39-57). Auckland, New Zealand: Pearson Education New Zealand.

MidCentral District Health Board. (2008). District annual plan 2008/09. Palmerston North,
New Zealand: Author.
Midler, B. (2010a). The folks who live on the hill. On Memories of you [CD].
London, England: Warner Music UK.

Midler, B. (2010b). Memories of you [CD]. London, England: Warner Music UK.

Mikosch, P., Hadrawa, T., Laubreiter, K., Brandl, J., Pilz, J., Stettner, H., & Grimm,
G. (2010). Effectiveness of respiratory-sinus-arrhythmia biofeedback on state-anxiety
in patients undergoing coronary angiography. Journal of Advanced Nursing, 66(5),
1101-1110.

Ministry of Health. (2007). Looking at long-term residential care in a rest home or


hospital: What you need to know. Wellington, New Zealand: Author.

Ministry of Health. (2014). Ebola: Information for the public. Retrieved from
http://www.health.govt.nz/your-health/conditions-and-treatments/diseases-
andillnesses/ebola-information-public

Moodle. (2014). Retrieved December 8, 2014, from Wikipedia:


http://en.wikipedia.org/wiki/Moodle

New Zealand House of Representatives, Health Committee. (2007, August). Inquiry


into obesity and type 2 diabetes in New Zealand: Report presented to the House of
Representatives. Retrieved from http://www.parliament.nz/NR/rdonlyres/47F52D0D-
0132-42EF-A297-6AB08980C0EA/61821/DBSCH_SCR_3868_5335.pdf

Ng, A. (2011, October-December). Brush with history. Habitus, 13, 83-87.

Nga Pihi. (2011a). Korikori. On Taku meiao: Maori songs for children [CD]. New
Zealand: Universal Children’s Audio.

CHÚC CÁC BẠN LÀM BÀI KHÓA LUẬN ĐẠT KẾT QUẢ CAO NHẤT!

GV Trần Phi Hoàng

You might also like