Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Mỗi một quốc gia có một nền văn hóa, thói quen, phong tục hay cách ứng

xử giao tiếp khác nhau. Ta có thể nói, người Việt Nam ta mang đậm bản sắc châu Á,
thế nhưng trong văn hóa giao tiếp, lại mang nhiều điểm khác biệt hoàn toàn so với
các nước trong khu vực. Những điểm khác biệt ấy đã tạo nên những đặc trưng riêng
biệt của người Việt Nam mà những quốc gia khác không ngờ tới. Sau đây, nhóm em
xin trình bày những đặc trưng về văn hóa giao tiếp của người Việt.
Văn hóa giao tiếp của người Việt gồm 6 đặc trưng cơ bản. Cái thứ nhất là
người Việt vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè. Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn
các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng, muốn giữ gìn sợi dây
liên kết giữa con người với con người. Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp
của người Việt Nam rất coi trọng đến việc giao tiếp, và được thể hiện ở 2 điểm chính:
Chủ nhà thích có khách viếng thăm. Việc khách đến nhà thăm là hành động thể hiện
của tình cảm, tình nghĩa, sự quan tâm giữa các thành viên trong gia đình, của xóm
làng, nhằm giúp thắt chặt thêm mối quan hệ. Khi khách đến thăm, tính hiếu khách của
chủ nhà sẽ thể hiện rõ rêt: “Khách đến nhà chẳng gà thì gỏi, bởi lẽ đói năm, không
bằng đói bữa”. Khi có khách đến nhà, cho dù là người thân quen hay xa lạ, thì chủ nhà
luôn tiếp đãi khách một bữa thịnh soạn cho dù gia cảnh lúc đó có khó khăn, tính hiếu
khách được thể hiện xung quanh cuộc sống hằng ngày: bạn đến chơi nhà, cô chú ghé
nhà chơi. Nhưng có lẽ, tính hiếu khách càng được thể hiện rõ ràng hơn khi bạn về
những vùng nơi hẻo lánh, hay miền rừng núi xa xôi. Tuy nhiên trong văn hóa giao
tiếp ứng xử, thì người Việt Nam lại có một đặc tính đó là sự rụt rè. Sự tồn tại của hai
tính cách trái ngược này xuất phát từ đặc tính cơ bản tính cộng động và tính tự trị.
Trong một môi trường có tính cộng đồng thì người Việt Nam rất cởi mở, tự tin giao
tiếp, nhưng vào môi trường mà tính ngự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam
luôn tỏ ra rụt rè, cảm thấy ngại ngùng xấu hổ khi tiếp xúc với người lạ hay đám đông.
Có thể nói chúng chính là hai mặt cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử
của người Việt Nam.
Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc
ứng xử. Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình. Người Việt Nam sống có lý, có tình
nhưng thiên về tình cảm, cảm xúc hơn mọi thứ trên đời. Ai đã giúp mình một lần thì
phải nhớ ơn, ai đã chỉ bảo ban thì cũng phải tôn làm thầy “một chữ là thầy, nửa chữ là
thầy”. Do vậy, người Việt rất trọng ơn nghĩa, đi khắp mọi nơi trên thế giới, không một
nước nào sống tình cảm hơn Việt Nam cả. Hơn nữa người Việt luôn coi trọng nghĩa
tình, những lúc khó khăn, có công có việc người ta đến với nhau vì tình chứ không
phải vì vật chất, nên trong văn hoá ứng xử, người Việt rất coi trọng tinh thần, đặt tinh
thần lên hàng đầu.
Bên cạnh đó, Người việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá
đó là một đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. Có thể do bị ảnh
hưởng bởi tính cộng đồng, nên người Việt Nam luôn thấy mình cần có trách nhiệm
quan tâm đến người khác, và để thể hiện sự quan tâm đó thì họ cần biết rõ hoàn cảnh.
Đó là lí do vì sao mà bạn phải thường xuyên trả lời những câu hỏi có liên quan đến
quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, công việc, gia đình, bố mẹ…..Ngoài ra, do
lối sống tình cảm, nên trong kỹ năng giao tiếp ứng xử, người Việt Nam luôn có cách
xưng hô riêng cho cá thể khác nhau cho phù hợp. Mà để xưng hô cho đúng bắt buộc ta
phải tìm hiểu về thông tin, hoàn cảnh của đối tượng giao tiếp để từ đó xưng hô cho
đúng mực, tránh trường hợp gây hiểu lầm, chia rẽ. Văn hóa giao tiếp của người Việt
Nam có một đặc điểm là trọng danh dự. Người Việt tôn trọng phẩm chất, danh dự của
bản thân và của những người xung quanh. Không muốn bôi nhọ danh dự của người
khác, được thể hiện rõ trong gia đình, bố mẹ nào cũng muốn con mình thành đạt, trở
thành một người tri thức để đem lại danh dự cho gia đình. Tuy nhiên, chính vì quá coi
trọng danh dự nên người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện, thói quen sĩ diện được thể hiện
rất rõ ở các làng, do danh dự sĩ diện mà các cụ già ở quê có thể to tiếng với nhau chỉ
vì một miếng ăn” một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” . Sĩ diện là một trong
những thói xấu của người Việt Nam. Họ thường giấu đi cái nghèo, cái khổ (đói cho
sạch, rách cho thơm). Không mấy người Việt thú thật được nỗi cực nhọc, vất vả đã
từng phải chịu đựng, từ đó dẫn đến thói kiêu căng. Ngoài ra, cũng vì quá trọng danh
dự thành ra dễ dẫn đến hư danh hám danh, được xuất hiện phổ biến trong nạn mua
bằng giả của không ít người ngày nay.
Một đặc trưng thú vị nữa đó chính là người Việt Nam thì họ luôn ưa sự tế
nhị, ý tứ, cũng như thích sự hòa thuận. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Cũng chính vì
sự tế nhị nên một trong những mẹo giao tiếp của người Việt Nam là luôn chọn cách
vòng vo khi trình bày hay giải thích một vấn đề chính nào đó, nhằm làm hạn chế mâu
thuẫn. Lối giao tiếp có văn hóa, ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình, lối
sống tư duy trong các mối quan hệ. Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã tạo nên sự đắn
đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu quyết đoán, nhưng
đồng thời giữ được sự hòa thuận không mất lòng. Và nụ cười là một bộ phận quan
trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam, bạn có thể gặp nụ cười Việt Nam
vào cả lúc ít chờ đợi nhất. Chính nhờ vào nụ cười, người nước ngoài hay bảo người
Việt Nam rất ấm áp và giàu tình cảm, họ luôn được tiếp đón bởi những nụ cười thân
thiện, gần gũi của người Việt Nam.
Cái cuối cùng, ngôn từ được sử dụng trong văn hóa giao tiếp của người
Việt Nam rất phong phú. Có thể kể đến đầu tiên là hệ thống xưng hô. Người Việt
Nam dựa vào mối quan hệ họ hàng để xưng hô. Xưng hô dựa trên tính chất thân mật
hóa (quan trọng tình cảm) xem mọi người trong cộng đồng như bà con, họ hàng. Ví
dụ như: một cụ già ngoài đường thì xưng hô “bà-cháu. Tính chất cộng đồng hóa cao
có nghĩa là không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị, thời
gian không gian cụ thể, hoặc gọi theo thứ tự ..Ví dụ như: “ông- con”, “anh-tôi”,”anh
tư” chẳng hạn.
Ngày nay mặc dù xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng giao tiếp ứng xử vẫn
có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tạo nên các mối quan hệ đẹp có văn hóa, có đạo đức
trong cộng đồng dân cư, trong tình bạn, trong tình yêu, trong gia đình, trong nhà
trường, trong kinh doanh, đàm phán - thương lượng, khi có những bất đồng có thể dẫn
đến xung đột. Và người Việt Nam đã rất khéo léo trong việc ứng xử, các đặc trưng
giao tiếp của người Việt đã tạo nên nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, cái đẹp trong văn
hoá ứng xử của con người Việt Nam là cái đẹp mang tính nhân dân, nó phục vụ đại đa
số nhân dân. Cái đẹp mang tính dân tộc, nó phản ánh cái đẹp riêng của con người Việt
Nam. Cái đẹp đó còn mang tính nhân loại vì nó là tia sáng mà tất cả mọi người trên
hành tinh này muốn hướng tới. Cái đẹp đó đậm đà bản sắc dân tộc, bởi bản sắc đó là
cái lõi, cái hồn đất, hồn nước, tinh hoa của dân tộc. Trong những đặc tính mang đậm
nhất sắc thái truyền thống của ứng xử xã hội thì thế ứng xử là nét hoa tinh tế nhất
trong các nét đặc sắc. Đặc biệt nét văn hóa này được biểu hiện rất rõ, được cô đọng và
đúc kết trong hai loại hình nổi bật của văn hoá dân gian Việt Nam đó là ca dao và tục
ngữ.Thế ứng xử trước hết là sự thể hiện triết lý sống của một cộng đồng người và đã
mặc nhiên trở thành một quan niệm sống, quan niệm lý giải cuộc sống và mặc nhiên
cũng trở thành lối sống, nếp sống, lối hành động của cả một cộng đồng người. Hơn
thế nữa, đặc trưng văn hóa giao tiếp của người Việt còn đem lại vô vàn lợi ích to lớn
trong con đường hội nhập quốc tế. Do sự hiếu khách của người Việt, khiến cho con
người dễ giao lưu, giao tiếp, nối chặt sợi dây liên kết giữa con người với con người.
Cách nói giao tiếp giúp người Việt chiếm được thiện cảm của người khác, tránh phải
mất long nhau. Giao tiếp ứng xử có văn hoá, có đạo đức là cơ sở để có những mối
quan hệ thân thiện trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình, quan hệ hợp
tác trong kinh doanh là cơ sở để tạo ra môi trường xã hội có lọi cho sức khoẻ của con
người. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, người Việt Nam luôn quan tâm đến vấn
đề giao tiếp. Tính thăm viếng của người Việt giúp duy trì, giữ gìn mối quan hệ tốt
hơn, do đó cho dù họ hàng bà con có xa tới đâu nhưng một khi đã viếng thăm là sẽ
nhớ nhau cả đời. Tính tế nhị dễ ghi điểm hơn trong mắt bạn bè quốc tế, biết lịch sự và
tế nhị trong giao tiếp tạo nên một môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi lẫn nhau.
Người đối thoại với mình luôn cảm thấy được tôn trọng. Từ đó chân thành, cởi mở
hơn trong lời nói và hành động. Người Việt có tính tế nhị thường được bạn bè ngoài
nước yêu mến, tôn trọng, tin tưởng và giúp đỡ trong cuộc sống. Lịch sự và tế nhị
trong giao tiếp khiến người Việt cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống, được nêu lên
quan điểm, chính kiến. Tính tế nhị trong giao tiếp thể hiện bản lĩnh giao tiếp của mỗi
con người Việt. Không phải lớn tiếng hơn thua mới là người mạnh mẽ. Người mạnh
mẽ luôn biết lịch sự và tế nhị trong giao tiếp. Hãy nên chiến thắng bằng sức mạnh của
sự thật chứ không phải bằng sức mạnh của thái độ lỗ mãng. Càng trong gian khó, ta
càng cần phải điềm tĩnh, giữ vững thái độ tế nhị, lịch sự. Ngoài ra, nhờ sự nhường
nhịn của người Việt, đã giúp ổn định các mối quan hệ xã hội trong nước và ngoài
nước. Thật ra, nhường nhịn không phải là đầu hàng, là thất bại. Nhường nhịn phải
được hiểu là sự thông cảm, tha thứ cho nhau trong giao tiếp ứng xử để cuộc sống tốt
đẹp hơn. Những ai cho rằng nhường nhịn là thua thiệt, mất mặt tức là họ chưa hiểu hết
bài học về lễ nghĩa trong việc xử thế. Người Việt dễ dàng thành công vì nhường nhịn
là một chìa khoá đưa con người đi đến thành công. Vì con người là đối tượng có
những mối quan hệ đầy phức tạp, chỉ cần ta sơ xuất sẽ dẫn đến hiểu lầm, tranh chấp
thậm chí hoá ra hận thù khó giải. Biết bao nhiêu bi kịch gia đình, bao nhiêu cuộc xô
xát diễn ra trong nhà trường, ngoài xã hội cũng vì con người ta không biết yêu thương
nhường nhịn, còn người Việt ta biết nhường nhịn, khiêm nhường nên dễ dàng ổn định
được cái mối quan hệ, và gây được thiện cảm tốt với các quốc gia trong và ngoài khu
vực.
Như chúng ta đã biết, bất kì sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng tồn tại song
song giữa 2 mặt đối lập tích cực và tiêu cực. Vì thế mà đối với giao tiếp cũng như
vậy. Bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, còn rất nhiều hạn chế mà người Việt
chúng ta phải nhìn nhận mà khắc phục. Thứ nhất, người Việt rất dễ tự ái, do vậy khó
mở miệng nói câu xin lỗi, nên phát triển một mối quan hệ hòa thuận tốt đẹp là điều
không dễ dàng đối với người Việt. tự ái dẫn đến thái độ xấu hổ mặc cảm về bản thân.
Khi bị động chạm nhận thấy thua kém người khác sẽ dẫn đến tự ái. Người Việt dễ
cáu gắt hờn dỗi, dễ gây mất lòng người khác. Đồng thời ghen ghét người giỏi hơn
mình. Tự ái khiến người Việt làm lùi các mối quan hệ và khiến các mối quan hệ trở
nên lạnh nhạt. Người Việt thường phóng đại mọi chuyện trong tư tưởng, từ chuyện bé
xé ra to, sau đó là sự bảo thủ, không nghe lời khuyên từ bên ngoài. Người Việt hay cô
lập mình với xã hội, hạn chế mở cửa giao lưu với bạn bè trên thế giới. Bên cạnh đó,
người Việt hay sống theo dư luận, người nước ngoài hay đánh giá người Việt chỉ biết
chạy theo dư luận, không dám đạp lên dư luận để sống với những điều mình thích. Họ
sợ bị chỉ trích, phán xét khiến cho họ sợ đóng góp ý kiến, phát biểu, không giữ vững
được lập trường trong công việc, dễ dàng sinh ra tính ba phải. Ngoài ra, người Việt
còn có tính xấu là rất bảo thủ. Bảo thủ, trông chờ, ỷ lại trước hết là một hiện tượng
tâm lý xã hội thông thường của con người; do lặp đi lặp lại, truyền từ người này đến
người khác theo cơ chế “lây lan”; truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau, “tập theo”
một cách vô thức, bó chặt, giữ chặt, bảo vệ cái cũ một cách “khư khư” không chịu
thay đổi. Do đó, dưới góc độ tâm lý xã hội, tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” bắt nguồn là
một hiện tượng tâm lý do thói quen, sự lặp đi lặp lại nhiều lần, phổ biến trong xã hội
nên nó khái quát thành tư tưởng “tiêu cực”. Bảo thủ, trông chờ, ỷ lại là một thói quen
dựa dẫm, nương tựa vào người khác, thiếu tính độc lập, tự chủ. Điều đó có nghĩa là
thói quen sống dựa, sống bám. Hay nói một cách tổng quát, ỷ lại là sống nhờ vả vào
người khác, cảm thấy khó khăn, luôn né tránh việc “tự lực cánh sinh”. Ở khắp mọi nơi
ta đều có thể bắt gặp biểu hiện của hiện tượng ỷ lại của con người, bắt nguồn từ khi
còn trẻ con, đối với người Việt Nam thì đây là đặc điểm phổ biến, từ gia đình, trường
học cho đến ngoài xã hội. Có thể hiểu “trông chờ, ỷ lại” là sự nương tựa, dựa dẫm vào
ai đó, vào tổ chức, vào cấp trên…Trong học tập học sinh có xu hướng “học vẹt”, tức
là học một cách máy móc những gì thầy, cô đọc ghi chép. Nếu học sinh gặp một câu
hỏi nằm ngoài những gì đã được nghe, được chép, chúng sẽ cảm thấy bối rối, khó
khăn, không thể tự suy nghĩ mà tìm ra câu trả lời. Ta cũng nhận ra rằng sự sáng tạo
của học sinh ngày nay kém các thế hệ trước rất nhiều. Trong gia đình, con cái càng
ngày càng thiếu ý thức về giá trị của đồng tiền và công sức lao động. Nhiều lúc chúng
còn trách móc cha mẹ không làm giùm chúng những việc mà đáng lẽ ra chúng phải tự
làm tự chịu trách nhiệm như mang đầy đủ đồ dùng cá nhân khi đi học hoặc đi du lịch,
thức dậy đúng giờ … Ngoài ra, một số đứa trẻ lại thiếu khả năng giao tiếp ứng xử
ngoài xã hội, trở nên nhút nhát rụt rè khi tiếp xúc với người lạ. Người Việt đã quen
sống trong sự ràng buộc của nhiều mối quan hệ làng xã với nhiều tập tục lạc hậu. Đặc
biệt là nền kinh tế sản xuất nhỏ; tự cung; tự cấp của chế độ phong kiến kéo dài hàng
ngàn năm với đồng ruộng bị chia nhỏ, manh mún, công cụ sản xuất thô sơ không biến
đổi “con trâu là đầu cơ nghiệp”, cái cày chìa vôi, cái cuốc, liềm, hái, đòn càn…đã tạo
nên tâm lý cộng đồng và tâm lý tiểu nông rõ nét. Tâm lý cộng đồng là một đặc điểm
trong tâm thức của con người Việt. Trong đó, có nét tiêu cực là “trông chờ, ỷ lại”.
Trông chờ, ỷ lại tức là dựa vào, ỷ vào chính sách của Nhà nước, không chị khó sáng
tạo để phát triển trên chính mảnh đất quê hương; tâm lý cào bằng, bình quân chủ
nghĩa, lợi ích cục bộ, nhỏ lẻ, trước mắt còn rất phổ biến; thời gian “rỗi” ở nông thôn
còn lãng phí quá lớn. Đối với nhân dân, nhất là bà con vùng dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn do được hưởng chính sách đặc thù của nhà nước nên không cần lao động mà
hàng tháng vẫn có tiền trợ cấp. Số tiền tuy không nhiều, nhưng cũng đủ sống, trong
khi cuộc sống của bà con cũng chẳng có nhu cầu gì nhiều nên hình thành tâm lý an
phận, ỷ lại, trông chờ vào chính sách.
Vì vậy, bản thân là người Việt Nam, chúng ta cần đề ra những phương
pháp, giải pháp để khắc phục những đặc điểm trên. Người Việt cần bỏ bớt việc đề cao
cái tôi, khinh thường người khác, nên tiếp thu ý kiến, lắng nghe những lời góp ý từ
phía người xung quanh. Trong quá trình hội nhập, chúng ta nên mở rộng chính sách,
chấp nhận những sai lầm, khuyết điểm, để từ đó khắc phục sửa đổi những hạn chế đó.
Chúng ta cần phải tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của nước khác, mở rộng hiểu biết để
điều chỉnh hành vi giao tiếp phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy thế, ta cũng
cần phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tiếp thu một cách có chọn lọc, không nên lạm dụng
để đánh mất đi bản sắc truyền thống dân tộc tốt đẹp.

You might also like