Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ DẶC TRƯNG HÌNH DẠNG SÔNG ĐỒNG BẰNG

Nguyễn Thị Vân Anh1, Nguyễn Nghĩa Hùng2, Lê Mạnh Hùng2


Tóm tắt: Tại sao các con sông đồng bằng lại có những hình dạng khác nhau? Câu hỏi này thu
hút sự chú ý của các nhà khoa học nghiên cứu về sông trong nhiều năm. Các nghiên cứu cho
rằng hình dạng sông phản ánh ba yếu tố chính đó là: chế độ lưu lượng, độ dốc, đặc tính hạt
trầm tích. Đầu tiên, hình dạng sông đồng bằng được phân loại dựa trên mối quan hệ giữa lưu
lượng và độ dốc gồm có: sông thẳng, uốn khúc và phân lạch. Sau đó, một nghiên cứu khác
mang tính đột phá chứng minh rằng, năng lượng dòng chảy (sản phẩm của lưu lượng và độ
dốc) là yếu tố chính để phân loại hình dáng sông. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu sau này cho
thấy hình dạng sông đồng bằng còn bị chi phối bởi đặc trưng hình học và đặc tính hạt bùn cát.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về phân loại hình dạng sông nhưng chưa có một nghiên cứu
tổng quan nào về hình dáng sông đồng bằng. Vì vậy bài báo tổng hợp các nghiên cứu về hình
dạng sông để làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sau này.
Từ khóa: Hình dạng sông, sông thẳng, uốn khúc, phân lạch.
(1) Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
(2) Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sông đồng bằng được hình thành trong quá trình dòng chảy vận chuyển bùn cát. Do đó, hình
thái học của sông phản ánh loại bùn cát mà nó vận chuyển. Đặc biệt, cùng với sự phát triển xã
hội, gia tăng kinh tế, lòng sông ngày càng biến đổi. Trong đó, sông đồng bằng với cấu tạo địa
chất không đồng nhất, chủ yếu là bùn, sét, cát, sỏi…cộng với điều kiện thủy lực luôn thay đổi
nên diễn biến nhiều hơn so với sông miền núi. Các sông đồng bằng sẽ tự do điều chỉnh các kích
thước như cỡ hạt, hình dạng và độ dốc để đạt được điều kiện ổn định sao cho nó có khả năng
vận chuyển một lưu lượng nước và bùn cát nhất định.
Hình thái sông là một trong những hình dạng mà con sông tự nhiên có thể điều chỉnh để phù
hợp với dòng chảy và điều kiện bùn cát nhằm thiết lập cân bằng (nghĩa là dòng sông sẽ thay đổi
từ trạng thái cân bằng này đến trạng thái cân bằng khác). Đối với một con sông ở trạng thái cân
bằng, khả năng vận chuyển nước và bùn cát cân bằng với tỷ lệ cung cấp. Chỉ cần bất cứ một
yếu tố gây mất cân bằng (khí hậu, thủy văn, kiến tạo, hoạt động của con người…) tác động vào,
dòng sông sẽ thay đổi để khôi phục lại trạng thái cân bằng.
Nghiên cứu về hình dáng sông đồng bằng đã được thực hiện nhiều trên thế giới. Mỗi tác giả
đưa ra những cách tiếp cận khác nhau nên việc hệ thống hóa chi tiết các hình dạng sông là hết
sức cần thiết để làm cơ sở cho những giải pháp chỉnh trị sông trong thời gian tới.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1 . Phân loại sông dựa vào mối quan hệ giữa lưu lượng (Q), độ dốc (S) và kích thước
hạt bùn cát (d)
Phân loại đầu tiên về hình dạng sông dựa trên học thuyết địa mạo sông ngòi được đề xuất
bởi Lane (1957) và Leopold – Wolman (1957). Các tác giả đã đưa ra cách để dự đoán hình
dạng nhánh sông dựa trên một hàm của lưu lượng và độ dốc. Theo đó, dòng sông được chia ra
thành:
- Dạng thẳng (straight): sông có bờ thẳng và gần như song song với nhau, dòng chảy chính
trong sông chủ yếu theo hướng dọc (hình 1).

Hình 1: Sông dạng thẳng (straight river). Hình 2: Sông uốn khúc (meandering river).
Nguồn: Yellowstone River In Hayden Valley Yellowstone Nguồn: River Morphology, University Saint Malaysia
National Park
- Dạng uốn khúc (meandering): sông bao gồm nhiều khúc cong được phân cách bằng các
đoạn sông ngắn, thẳng, hoặc “cắt ngang” (“crossing”) giữa hai khúc cong. Dòng chảy thứ cấp
(secondary current) trong mỗi nhánh cong đủ lớn để làm thay đổi khúc cong. Thông thường, có
những hố xói ở bên ngoài nhánh sông cong và độ sâu nước bên trong nhánh cong khá nông
(hình 2).
- Dạng phân lạch (braided): sông có tỷ lệ chiều rộng trên chiều sâu lớn và luôn có nhiều
nhánh kênh nhỏ phát triển trong nhánh chính (hình 3).

Hình 3: Sông phân lạch (braided river).


Nguồn: Waimakariri River near Christchurch, New Zealand.
Phương trình đường thẳng phân chia hình dạng sông theo Leopold và Wolman (1957) như
sau:
S = 0,06Q-0,44 (1)
Trong phương trình (1): S là độ dốc sông; Q: lưu lượng ngang bãi (cm3/s) 3
(3) Lưu lượng ngang bãi (bankfull discharge) cũng chính là lưu lượng tạo lòng (“channel –
forming” discharge). Đó là một loại lưu lượng nào đó có tác dụng rất lớn đến quá trình tạo
lòng sông trong một quá trình lưu lượng lâu dài. Lưu lượng tạo lòng phải được xác định riêng
cho từng đoạn sông có xu thế diễn biến nhất định
Đối với những con sông đáy cát, sỏi, Leopold và Wolman (1957) cũng tìm ra ngưỡng
(threshold) ngăn cách giữa nhánh sông uốn khúc và phân lạch như sau:
S = 0,0125 Q-0,44 (2)
Hình 4 biểu diễn phân chia hình dạng sông theo phương trình (1). Từ đồ thị hình 4 cho thấy:

Hình 4: Đồ thị phương trình (1) phân loại hình dạng sông (thẳng, uốn khúc, phân lạch) theo Leopold và
Wolman(1957). Nguồn: Leopold, L. B. and M. G. W. (1957). River channel pattern - Braided, Meandering and
Straight.
- Với một lưu lượng cho trước, những độ dốc khác nhau tương ứng với hình dạng nhánh sông
khác nhau. Cụ thể, các nhánh sông uốn khúc sẽ có độ dốc nhỏ hơn so với nhánh sông bị phân
lạch.
- Với cùng một độ dốc, nhánh sông phân lạch có lưu lượng cao hơn sông uốn khúc.
- Trong khi đó, những con sông thẳng gần như không tồn tại trong tự nhiên, chỉ xuất hiện ở
những phân đoạn cực ngắn, những khúc sông có thể thẳng nhưng các nhánh sông có chiều dài
lớn hơn 10 lần chiều rộng thẳng là rất hiếm (Leopold và Wolman (1957)).
Tuy nhiên, hình dạng sông của Leopold và Wolman (1957) phải đối mặt với những khó khăn
phát sinh từ vấn đề biến đổi trầm tích trong sông. Do đó, Chang (1986) dựa trên cách tiếp cận
định lượng này để xây dựng mối quan hệ giữa các biến độc lập (là những gì tác động vào lòng
sông như:Q, Qs, d) và những biến phụ thuộc (là các kích thước hình học khi sông đạt đến trạng
thái cân bằng như: chiều rộng ngang bãi (B), độ sâu ( D) và độ dốc (S)) để tìm ra ngưỡng phân
chia sông uốn khúc và phân lạch như hình 5a-b.
Hình 5a đưa ra mối quan hệ hình học của con sông ở trạng thái cân bằng là một hàm của Q, S
và d. Trong đó, sông được chia làm 4 vùng dựa vào đặc điểm hình thái riêng biệt. Từ vùng 1 đến
vùng 4 được chia thành các ngưỡng I, II, III, IV. Từ trục hoành đến ngưỡng I tương ứng với độ
dốc giới hạn cho chuyển động đáy Sc như sau:
Sc/ √ d = 0,000386Q-0,51 (4)
Các ngưỡng II và III được xác định bởi 2 phương trình (5) và (6):
S/ √ d = 0,00704Q-0,55 (5)
-0,51
S/ √ d = 0,00763Q (6)

Hình 5a-b: Ngưỡng phân chia hình dạng sông.


Nguồn: Howard H. Chang, 1 M. ASCE. (1986). River channel changes - Adjustments of Equilbrium
Theo Chang (1986), những con sông ở vùng I, II có độ dốc khá phẳng, chiều rộng và tỷ lệ
chiều rộng chia cho độ sâu nhỏ. Chiều rộng sông biến thiên theo độ dốc với cấp độ tăng dần từ
vùng I đến vùng II.
Các con sông uốn khúc sẽ xuất hiện ở vùng 3 khi độ dốc sông lớn hơn vùng II. Đặc tính phân
lạch càng rõ nét khi độ dốc và tỷ lệ chiều rộng trên chiều sâu tăng. Vùng 4, sông có độ phân lạch
cao. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Leopold – Wolman ở phương trình (2).
Hình 5b biễu diễn ngưỡng phân chia hình dạng sông nhưng Chang (1986) đã đưa vào đại
lượng Ct chính là tỷ số giữa lưu lượng trầm tích đáy chia cho lưu lượng nước Theo đó, vùng 1
được xác định bởi phương trình:
S/ √ d = 5,27.10-5Ct0,58Q-0,17 (7)
Vùng 3, 4 phương trình như sau:
S/ √ d = 7,28.10-6Ct0,87Q-0,17 (8)
Dựa vào đồ thị hình 5b cho thấy độ ổn định của sông được duy trì trong giới hạn nhất định của
độ dốc và lưu lượng. Vượt quá giới hạn đó, sông sẽ không ổn định. Mối quan hệ hình học trong
vùng 1 phù hợp với sự ổn định của sông đồng bằng. Nếu tăng Q, S hoặc cả hai, sông gần với
vùng 1 hay có thể vượt qua ngưỡng này vào khu vực 2 hoặc 3. Điều đó dẫn đến việc tăng nhanh
chiều rộng và giảm chiều sâu của sông. Vì vậy, theo lý thuyết chế độ, nếu nằm ngoài vùng 1, các
con sông sẽ không duy trì được sự ổn định.
2.2 . Phân loại sông dựa năng lượng dòng chảy
Khái niệm về năng lượng dòng chảy được đưa ra đầu tiên bởi Bagnold (1960) khi ông
nghiên cứu vận chuyển bùn cát trong sông. Bagnold cho rằng, năng lượng dòng chảy trên một
đơn vị chiều dài sông có mối quan hệ định lượng với lưu lượng, độ dốc và dung trọng của nước
thông qua phương trình (9):
Ω=QS (9)
Trong phương trình (9), Ω: năng lượng dòng chảy; dung trọng của nước (g/cm3); Q: lưu
lượng nước (cm3/s); S: độ dốc sông.
Sao đó, Chang (1979, 1985), Bettess và White (1983) đã tiếp cận vấn đề này bằng cách sử
dụng khái niệm năng lượng dòng chảy tối thiểu 4 kết hợp với lý thuyết chế độ (các công thức về
lực cản dòng và chuyển động bùn cát) để xây dựng biểu đồ nhằm chia hình thái sông thành các
dạng thẳng, uốn khúc và phân lạch.
(4) Khái niệm năng lượng dòng chảy tối thiểu được Chang (1979) phát biểu như sau: Đối với
một con sông đồng bằng, điều kiện cần và đủ cho sự cân bằng xảy ra khi năng lượng dòng
chảy trên một đơn vị chiều dài (QS) là nhỏ nhất (phương trình (9)). Do đó, với lưu lượng
nước (Q) và lưu lượng bùn cát (Q s) là những biến độc lập, nó sẽ thiết lập chiều rộng, độ sâu
dòng chảy và độ dốc sông sao cho QS nhỏ nhất. Vì Q là tham số cho trước, QS nhỏ nhất khi
độ dốc S nhỏ nhất. Mặt khác, đối với sông đồng bằng,QS tỷ lệ với Qs nên QS nhỏ nhất cũng
có nghĩa Qs nhỏ nhất.

Hình 6: Biểu đồ năng lượng dòng chảy của Chang (1979)


Nguồn: Howard H. Chang, 1 M.-ASCE. (1985). River Morphology and thresholds .
Hình 6 thể hiện những biến đổi năng lượng dòng chảy tương ứng với từng giá trị lưu lượng
bùn cát (Qs) của con sông đồng bằng khi biết trước lưu lượng nước (Q) và cỡ hạt (d).
Từ đồ thị hình 6 cho thấy, khi Qs nhỏ tương ứng với chế độ dòng chảy thấp (low regime),
tồn tại duy nhất một mức tối thiểu năng lượng dòng chảy (đường cong a – b) để đưa ra một
hình dạng sông ổn định với một độ dốc (S). Lúc này độ dốc (S) bằng với độ dốc thung lũng
(Sv), sông có dạng thẳng.
Khi Qs tăng, tương ứng với chế độ dòng chảy cao hơn (upper regime), năng lượng năng
lượng dòng chảy có hai mức tối thiểu (Min 1 và Min 2) để đưa ra hai hình dạng sông ổn định
và với hai độ dốc tương ứng S 1, S2 và S1 < S2 (đường cong c – f). Dựa trên giả thiết năng lượng
dòng chảy tối thiểu, các con sông có độ dốc S2 sẽ không ổn định và không có khả năng phát
triển (Chang (1985)). Do đó, sông ở khu vực này sẽ có độ dốc S 1 ứng với Min 1. Đối với các
con sông ổn định, độ dốc sông không thể vượt quá độ dốc thung lũng nên S 1 < Sv. Lúc này,
sông sẽ bị uốn khúc hay phân lạch bởi vì nguyên nhân gây ra sông uốn khúc hoặc kênh phân
lạch do sự khác biệt giữa độ dốc kênh và độ dốc thung lũng (White và cộng sự (1983)).
2.3 . Phân loại sông dựa vào đặc trưng hình học và đặc điểm bùn cát
Với cách phân loại sông thành các dạng thẳng, uốn khúc, phân lạch, Lane 1957); Leopold -
Wolman (1957) đã bỏ qua các hình dạng chuyển tiếp. Sau này, đặc tính uốn cong (sinuosity)
của các con sông đồng bằng được chú trọng để phân loại dòng sông theo một cách khác.
Schumm (1963) đã mở rộng phân loại các con sông thẳng, uốn khúc thành 5 loại: uốn khúc
(tortuous), uốn cong bất thường (irregular), uốn cong đều đặn (regular), chuyển tiếp
(transitional), và thẳng (straight) (hình 7, bảng 1).

Hình dạng Độ Độ dốc Độ dốc Tỷ lệ


sông uốn sông thung B/D =F M dtb Qtb
(channel cong lũng (pt 10) (pt
pattern) P S Sv 11)

Uốn khúc
2,3 0,00095 0,00223 5,2 43,4 0,42 70
(tortuous)
Uốn cong
bất thường 1,8 0,00062 0,00116 19,0 14 0,71 149
(irregular)
Uốn cong
đều đặn 1,7 0,00077 0,00132 25,5 8,8 0,74 209
(regular)
Chuyển tiếp
1,3 0,00154 0,00193 56 4,9 0,45 255
(transitional)
Thẳng
1,1 0,00145 0,00175 43 3,4 0,35 370
( straight)
Hình 7: Phân loại sông theo Schumm (1963) Bảng 1: Phân loại hình dạng sông theo Schumm (1963)
Nguồn: SCHUMM, S. A. (1963). Sinuosity of Nguồn: SCHUMM, S. A. (1963). Sinuosity of Alluvial Rivers on
Alluvial Rivers on the Great Plains. the Great Plains.pdf
M: Phần trăm trọng lượng bùn sét trung bình (%)
dtb: cỡ hạt trung bình (mm)
Qtb: lưu lượng trung bình hàng năm (cm3/s)
F: tỷ lệ chiều rộng (B) chia cho độ sâu (D)
P: độ uốn cong bằng độ dốc thung lũng Sv chia cho độ dốc S
Trong bảng 1, mối quan hệ giữa P, F, M được Schumm (1963) đề xuất như sau:
P = 3,5 F-0,27 (10)
0,25
P = 0,94 M (11)
Ngoài ra, Schumm 1968 đã dựa trên chuyển động của bùn cát vận chuyển trong sông: bùn
cát lơ lững (suspended load), bùn cát đáy (bed load) và bùn cát chuyển động hỗn hợp (mixed
load) để đưa ra hai loại sông chính đó là sông một nhánh (single channel) và sông nhiều nhánh
(multiple channel) (hình 7, bảng 2).

Hình 8: Sơ đồ phân loại sông Schumm (1968).


Nguồn: S.A.SCHUMM.(1968). Speculation concerning Paleohydrologic controls of terrestrial sedimentation.pdf

Phần trăm Hàm Phân loại sông


trọng lượng
Chuyển động bùn cát lượng bùn bùn cát Một nhánh Nhiều nhánh
sét trung đáy (%)
(single channel) (multiple channel)
bình (%)
F < 10
Bùn cát lơ lững P > 2, 0 Hệ thống sông phân nhánh
< 20 <3
(suspended load) (anastomosing)
Độ dốc thoải
Bùn cát chuyển 10 < F < 40
1,3 < P < 2,0 Nhánh sông vùng đồng
động hỗn hợp 5 – 20 3 - 11
bằng (alluvial plain)
( mixed load) Độ dốc hơi dốc
F > 40 Nhánh sông vùng đồng
Bùn cát đáy
<5 > 11 P < 1,3 bằng bồi tích dạng quạt
( bed load)
Độ dốc rất dốc (alluvial fan)
Bảng 2:
Phân
loại sông đồng bằng theo Schumm ( 1968)
Nguồn: S.A.SCHUMM.(1968). Speculation concerning Paleohydrologic controls of terrestrial sedimentation.pdf
2.4 . Phân loại sông dựa vào độ ổn định
Một cách phân loại khác được Schumm và cộng sự (1979) phát triển dựa vào độ ổn định
của sông (hình 8, bảng 3)
Hình 8: Phân loại sông dựa vào độ ổn định tương đối khi các biến thủy lực khác nhau.
Nguồn: H. W. Shen, S. A. Schumm, and D. 0. D. (1979). S
Stability of stream channel Hình dạng nhánh sông Độ ổn định

Bảng 3: Phân loại sông của Schumm, 1979 1 Nhánh sông thẳng Ổn định
Nguồn: H. W. Shen, S. A. Schumm, and D. 0. D. (1979). Nhánh sông thẳng với Ổn định nhưng xuất
Stability of stream channel đường trũng sâu (thalweg) hiện sự dịch chuyển
2
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ uốn cong. của đường trũng sâu và
3.1 Kết luận bãi ngầm (bar).
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phân loại Nhánh sông uốn khúc, bãi
Ổn định, xuất hiện
hình dạng sông đồng bằng. Bài báo đã thống kê 3a bồi ở những khúc cong những dòng kênh cắt.
bốn phương pháp chính gồm có: (i) phân loại (point bar) nhỏ.
sông dựa vào mối quan hệ giữa lưu lượng, độ Nhánh sông uốn khúc với
dốc và kích thước hạt bùn cát; (ii) phân loại sông các khúc cong rộng, bãi
dựa vào năng lượng dòng chảy; (iii) phân loại 3b bồi ở những khúc cong Tương đối ổn định
lớn và bờ cắt bên ngoài
sông dựa vào đặc trưng hình học và đặc điểm
chỗ cong.
bùn cát; (iv) phân loại dựa vào độ ổn định của
Chuyển tiếp giữa uốn
sông.
khúc và phân lạch, bãi bồi
(i) Phương pháp 1 trình bày cơ sở định lượng
4 ở những khúc cong lớn và Không ổn định
để phân biệt các hình dạng sông thẳng, uốn khúc, thường xuất hiện những
phân lạch dựa vào mối quan hệ giữa lưu lượng dòng kênh cắt.
và độ dốc. Nhánh sông phân lạch với
(ii) Phương pháp 2 chỉ ra rằng năng lượng 5 nhiều đường trũng sâu, bãi Không ổn định
dòng chảy là một trong những lựa chọn để xác ngầm và đảo.
định một con sông uốn khúc hay phân lạch. Các
nhánh sông sẽ tự điều chỉnh để năng lượng dòng chảy trên một đơn vị chiều dài là nhỏ nhất,
lúc đó độ dốc sông cũng nhỏ nhất.
(iii) Phương pháp 3 cho rằng độ uốn cong của các con sông uốn khúc là 1,5 và tỷ lệ chiều
rộng chia cho độ sâu lớn là đặc trưng của các con sông phân lạch.
(iv) Phương pháp 4 cho thấy độ ổn định của sông đồng bằng không chỉ phụ thuộc vào hình
dạng sông mà cả các biến số ảnh hưởng đến hình thái sông (lượng bùn cát vận chuyển qua
sông, vận tốc dòng chảy, năng lượng dòng chảy)
Qua bốn phương pháp phân loại hình dạng sông cho thấy không có phân loại nào có thể
xem như là tiêu chuẩn để so sánh độ chính xác bởi vì các phân loại được thực hiện bằng
những phương pháp khác nhau và trong phạm vi không gian khác nhau. Do đó, giá trị của mỗi
phân loại phụ thuộc vào việc sử dụng nó như thế nào và mục đích của người sử dụng.
3.2 Kiến nghị
Phân loại cổ điển của Leopold và Wolman (1957) đã tạo ra điểm xuất phát thuận lợi với
nhiều loại hình dạng sông được công nhận. Tuy nhiên, phương pháp này còn hạn chế là không
chỉ rõ các loại sông chuyển tiếp.
Mặc dù đã bổ sung những thiếu sót của Leopold và Wolman (1957) là đưa ra các loại sông
chuyển tiếp thông qua đặc tính uốn cong của sông nhưng phân loại của Schumm (1963, 1968)
vẫn tồn tại những hạn chế là mối quan hệ lưu lượng – độ dốc không liên quan đến các thông
số vật lý, thủy lực khác. Vì vậy, sẽ xuất hiện những khó khăn phát sinh khi phân loại do biến
đổi trầm tích trong sông, việc xác định lưu lượng, độ dốc không chính xác. Do đó, các phương
pháp này cần sự hỗ trợ của năng lượng dòng chảy để xét đến thông số thủy lực, mô tả dòng
chảy một cách có nghĩa.
Cách phân loại sông dựa vào độ ổn định của Schumm (1979) dường như cho một cái nhìn
tổng quát hơn: với sự gia tăng của cỡ hạt, năng lượng dòng chảy, vận tốc dòng chảy, khả năng
phân lạch cao hơn. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một ngưỡng để phân biệt rõ ràng giữa các hình
dạng sông gần như rất khó.
Như vậy, mỗi phương pháp đều có ưu, khuyết điểm riêng. Khi áp dụng thực tế cần tìm hiểu
cụ thể lựa chọn phương pháp định dạng. Vấn đề nghiên cứu của bài báo là một kênh tham
khảo cho sự lựa chọn trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bagnold, R. A. (1960). Sediment discharge and stream power. A preliminary announcement.
U.S. Geological Survey Circular 421
Bridge, J. S. (1993). The interaction between channel geometry, water flow, sediment
transport and deposition in braided rivers. Geological Society, London, Special
Publications.
H. W. Shen, S. A. Schumm, and D. 0. D. (1979). Stability of stream channel.pdf
Howard H. Chang, 1 M.-ASCE. (1985). River Morphology and thresholds
Howard H. Chang, 1 M. ASCE. (1986). River channel changes - Adjustments of
equilbrium.pdf
Lane, E. W. (1957). A study of the shape of channels formed by natural streams flowing in
erodible material. U.S. Army Corps of Engineers Report
Leopold, L. B. and M. G. W. (1957). River channel pattern - Braided, Meandering and
Straight(1).pdf
R. Bettess, BSc, PhD* W. R. White, BSc, PhD, M. (1983). Meandering and Braiding of
alluvial channels.pdf
Schumm, S. A. (1963). Sinuosity of Alluvial Rivers on the Great Plains.pdf
S. A. Schumm. (1968). Speculation concerning Paleohydrologic controls of terrestrial
sedimentation.pdf

You might also like