Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Đề thi sinh lý

1 Trong dịch lọc cầu thận, Cl- và HCO3- thấp hơn trong huyết tương khoảng
5% . GFR phụ thuộc vào áp suất máu, áp suất keo và áp suất bao Bowman.
2 Tác dụng của ANP là làm tăng bài tiết ADH và tăng tốc độ lọc cầu thận.
3 Mức lọc cầu thận lớn hơn 125ml/phút là bất thường.
4 Glucose được tái hấp thu chủ yếu tại ống lượn gần, ống lượn xa và một
phần tại ống góp.
5 Bình thường đường không xuất hiện trong nước tiểu do đường có kích
thước phân tử lớn, không qua được màng lọc cầu thận
6 Creatinin không được gọi là chất đạt tiêu chuẩn vàng để đo mức lọc cầu
thận vì nó được tái hấp thu một phần tại ống thận.
7 Ngưỡng thận của glucose là 180mg%
8 Tại ống lượn xa và ống góp, phần lớn Na+ được hấp thu kèm theo với Cl-
9 Dưới ảnh hưởng của ADH, tế bào ống thận sẽ tăng khả năng thấm đối với
nước.
10 Tốc độ bài tiết K+ phụ thuộc vào tốc độ hấp thu Na+ ở ống lượn xa và ống
góp.
11 Khi [ K+] tăng ở ngoại bào thì Aldosteron sẽ kích thích bài tiết K+ nhiều
hơn.
12 Sự bài tiết K+ ảnh hưởng tới trạng thái toan kiềm
13 Proteink aminoacid, vitamin được lọc dễ dàng qua màng lọc cầu thận và
bị tái hấp thu hoàn toàn tại ống lượn gần.
14 Để xác định bệnh nhân có suy thận hay không ta cần siêu âm cẩn thận 2
thận
15 Khi tổn thương màng lọc cầu thận có thể xuất hiện protein và hồng cầu
trong nước tiểu
16 Trong điều kiện bình thường, có bao nhiêu glucose được lọc qua màng sẽ
được tái hấp thu 70% ở ống lượn gần.
17 Tủy xương dài vẫn tham gia cấu tạo máu ở người trưởng thành
18 Ớ máu ngoại biên, monocyte là tế bào chưa trưởng thành
19 Gan, lách và tủy xương là những cơ quan tham gia tạo máu ở trẻ sơ sinh
20 Tủy tạo máu còn gọi là tủy vàng
21 Quá trình biệt hóa của dòng bạch cầu là quá trình tích lũy về men
22 Tiểu cầu được tạo ra do quá trình phân bào nguyên nhiễm
23 Quá trình tổng hợp hemoglobin trong lòng hồng cầu bắt đầu từ nguyên
hồng cầu ưa kiềm
24 Bình thường các tế bào hồng cầu không dính vào nhau vì trên màng có
các phân tử acid sialic
25 Số lượng hồng cầu giảm trong các bệnh gây thiếu oxy mô
26 Globin là một protein không màu giống nhau ở các loài
27 Phân áp CO2 làm tăng ái lực của hemoglobin với oxy
28 Bệnh hemoglobin là bệnh do bất thường về cấu trúc chuỗi polypeptide
29 Transferin là một protein vận chuyển sắt trong máu
30 Thiếu máu thiếu vitamin B12 làm cho hồng cầu nhỏ, nhược sắc
31 Lympho T là tế bào có chức năng miễn dịch dịch thể
32 Prothrombin là một yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K
33 Streptokinase của liên cầu khuẩn có khả năng làm tiêu sợi huyết
34 Tiểu cầu có khả năng tiết ra serotonin gây dãn mạch
35 Bạch cầu monocyte có khả năng thực bào rất mạnh
36 Thời gian Cephalin Kaolin ( TCK) là xét nghiệm khảo sát đường đông
máu ngoại sinh
37 Nhờ hoạt động của tim và hệ mạch, dịch ngoại bào đóng vai trò quan
trọng nhất trong hệ thống vận chuyển trong cơ thể
38 Ion K+ tham gia vào cơ chế co cơ, đông máu và ảnh hưởng đến tính hưng
phấn của sợi thần kinh.
39 Protein ngoại vi của màng tế bào đóng vai trò như enzyme, điều khiển
các chức năng nội bào
40 Trong khuếch tán đơn giản, tương quan giữa tốc độ khuếch tán và chênh
lệch tán có dạng sigma.
41 Điện thế màng được tính bằng phương trình Nerst đạt được khi có sự cân
bằng giữa 2 lực khuếch tán và điện thẩm
42 Điện thế màng tế bào lúc nghỉ có trị số - 90mV
43 Bài tiết H+ ở dạ dày thuộc vận chuyển chủ động thứ cấp
44 CO2 vận chuyển qua màng tế bào bằng hình thức khuếch tán có gia tốc
45 Trong giai đoạn khử cực Na+ di chuyển ồ ạt vào trong tế bào
46 Phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và
bộ phận nhận cảm
47 Để tạo phản xạ có điều kiện, cần tham gia của võ não
48 Hệ thống Renin – angiotensin chỉ phát huy tác dụn dưới tác động của
men chuyển
49 Áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể trong cơ thể được ổn định nhờ hoạt
động của cơ chế khát nước ADH
50 Áp suất thủy tĩnh có tác dụng đẩy nước và các chất hòa tan
51 Angiotensin II là chất gây co mạch rất mạnh
52 Angiotensin II kích thích bài tiết Aldosteron và ADH
53 Nồng độ Albumin máu sẽ làm giảm áp suất thủy tĩnh
54 Kiểm soát cân bằng Na+ là cơ chế chính để cân bằng áp suất thẩm thấu
trong cơ thể
55 ANP ( Atrial Natriuretic peptid) tăng tiết khi giảm thể tích dịch ngoại bào
56 Aldosteron có tác dụng ức chế tái hấp thu Na+ và nước ở ống thận
57 Renin có tác dụng kích thích men chuyển
58 Vận chuyển thụ động qua màng tế bào hầu hết không cần chất chuyên
chở
59 Bơm Na+ - K+ - ATPase vận chuyển K+ ra ngoài và Na+ vào trong tế bào
60 Khả năng chịu kích thích vừa là biểu hiện của sự sống vừa là điều kiện
tồn tại của sự sống
61 Quá trình đông máu là sự phân giải vật chất, tạo ra năng lượng để cơ thể
hoạt động
62 Quá trình chuyển hóa cần những hợp chất giàu năng lượng như ATP và
các men sinh học
63 Hệ thống hô hấp tham gia làm ổn định pH máu.
64 Hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng bao gồm tim và hệ thống mạch
máu
65 Cơ chế điều hòa ngược âm tính thường được kết thúc bởi điều hòa ngược
dương tính để tạo sự cân bằng nội môi
66 Cơ chế điều hòa ngược âm tính có tác dụng làm tăng hoạt động cơ thể
67 Dịch của cơ thể chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể
68 Tính thẩm thấu của dịch cơ thể được quyết định bởi thành phần của điện
giải
69 Dịch ngoại bào (ECF: Extracelluar fluid) chiếm 2/3 tổng lượng dịch cơ
thể
70 Trị số bình thường của áp suất keo khoảng 28mmHg.
71 Dịch kẽ có chức năng cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho tế bào
đồng thời nhận CO2 và các sản phẩm chuyển hóa của tế bào
72 Nồng độ thẩm thấu của dịch trong cơ thể quyết định sự trao đổi nước qua
màng tế bào
73 Dịch nhãn cầu trong ổ mắt luôn được cân bằng giữa lượng bài tiết và tái
hấp thu
74 Hệ thống bạch huyết có chức năng vận chuyển các đường tiêu hóa vào cơ
thể và bạch cầu lympho tái tuần hoàn
75 Trong cơ thể dòng điện sinh học lan truyền từ cực (+) sang (-).
76 Ty thể có khả năng tự phân chia và nhân lên theo nhu cầu của cơ thể.
77 Chức năng của lympho T là tham gia đáp ứng miễn dịch thể dịch
78 Tiểu cầu tiết ra serotonin có tác dụng gây dãn mạch
79 Tế bào bạch cầu ưa kiềm có khả năng tiết ra histamin trong shock phản
vệ
80 Khả năng thực bào tăng có hiện tượng opsonin hóa
81 Người có nhóm máu A+ có thể nhận máu từ người có nhóm máu A-
82 Một Hb có khả năng vận chuyển 4 nguyên tử oxy
83 Hb của thai nhi chủ yếu là HbF
84 Bốn yếu tố phụ thuộc vitamin K do gan sản xuất I, II, VII, IX
85 Gradient của hình thức vận chuyển thẩm thấu là sự chênh lệch 2 bên
màng
86 Nếu giảm nồng độ albumin trong huyết tương sẽ gây phù
87 Điện thế tế bào lúc nghỉ có trị số -90mV
88 Chức năng tiêu hóa của tế bào do lyzosom
89 Phản xạ không điều kiện không cũng có sẽ mất
91 Sự di chuyển của dung môi qua màng bán thấm được thực hiện nhờ
a Hóa năng
b Cơ năng
c Thẩm thấu năng
d Điện năng
92 Dạng nào sau đây không sinh công trong cơ thể
a Cơ năng
b Thẩm thấu năng
c Điện năng
d Nhiệt năng
93 Chuyển hóa cơ sở bao gồm các hoạt động sau đây, ngoại trừ
a Thần kinh
b Hô hấp, tuần hoàn
c Tiết niệu
d Tiêu hóa
94 Quá trình phosphoryl hóa là quá trình
a Hấp thu các hợp chất C-H-O vào tế bào
b Đốt cháy các hợp chất C-H-O trong tế bào bằng O 2
c Chuyển giao điện tử qua các cơ chất cho hydro
d Gắn phosphat vào ADP và tích trữ năng lượng
95 Xét dưới góc độ chuyển hóa năng lượng thì việc huấn luyện tay nghề cho
người lao động dựa trên cơ sở tiêu hao năng lượng do
a Chuyển hóa cơ sở
b Cường độ vận cơ
c Tư thế vận cơ
d Mức độ thông thạo khi vận cơ
96 Các yếu tố làm tăng thân nhiệt, NGOẠI TRỪ
a Vận cơ
b Nửa sau chu kì kinh nguyệt
c Thai nghén
d Nhiễm khuẩn tả
97 Các yếu tố góp phần tạo ra thân nhiệt trung tâm, NGOẠI TRỪ
a Chuyển hóa cơ sở
b Tiêu hóa
c Vận cơ
d Nhiệt độ trung tâm
98 Trong truyền nhiệt bức xạ, khối lượng nhiệt truyền phụ thuộc vào
a Diện tích bề mặt của vật truyền nhiệt và thân nhiệt
b Màu sắc của vật truyền nhiệt
c Nhiệt độ khoảng không giữa vật truyền nhiệt và nhận nhiệt
d Chênh lệch nhiệt độ giữa vật truyền nhiệt và nhận nhiệt
99 Trong thải nhiệt bằng bốc hơi nước
a Lượng nước mất qua đường hô hấp bao giờ cũng lớn nhất
b Lượng nước thấm qua da thay đổi theo nhiệt độ môi trường
c Nhiệt độ cơ thể luôn lớn hơn nhiệt độ môi trường
d Bề mặt qua da phải thoáng gió để đảm bảo sự thải nhiệt diễn ra
có hiệu quả
100 Cơ chế chống nóng của cơ thể
a Giảm sinh nhiệt là quan trọng và gọi là điều nhiệt vật lý
b Tăng sinh nhiệt là quan trọng và gọi là điều nhiệt vật lý
c Giảm sinh nhiệt là quan trọng và gọi là điều nhiệt hóa học
d Tăng sinh nhiệt là quan trọng và gọi là điều nhiệt hóa học

You might also like