Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: /2021/TT-BCT Hà Nội, ngày tháng năm 2021

DỰ THẢO 2
THÔNG TƯ
Quy định thực hiện thí điểm
mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo
với khách hàng sử dụng điện

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện
để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định thực hiện thí
điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách
hàng sử dụng điện.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa
đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện (sau đây viết
tắt là thí điểm mua bán điện trực tiếp).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo (sau đây viết tắt là Đơn vị phát
điện) là các tổ chức, cá nhân sở hữu dự án nhà máy điện nối lưới sử dụng công
nghệ phát điện từ sức gió hoặc bức xạ mặt trời, có công suất lắp đặt lớn hơn 30
MW (tỷ lệ quy đổi là 01 MWp bằng 0,8 MW đối với nhà máy điện mặt trời), đã
có trong quy hoạch phát triển điện lực được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt,
2

có thỏa thuận nguyên tắc ràng buộc với Khách hàng sử dụng điện để bán điện và
được lựa chọn theo quy định tại Điều 11 Thông tư này.
2. Khách hàng sử dụng điện tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp (sau
đây viết tắt là Khách hàng) là các tổ chức, cá nhân mua điện phục vụ cho mục
đích sản xuất công nghiệp tại cấp điện áp từ 22 kV trở lên, có thỏa thuận nguyên
tắc ràng buộc với Đơn vị phát điện để mua điện và được lựa chọn theo quy định
tại Điều 11 Thông tư này.
3. Các đơn vị điện lực bao gồm:
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (Trung tâm Điều độ
hệ thống điện Quốc gia);
c) Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;
d) Các Tổng công ty Điện lực.
4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc thí điểm mua bán điện trực tiếp
1. Khách hàng được trực tiếp đàm phán, thỏa thuận mua bán điện với Đơn
vị phát điện thông qua việc ký kết một Hợp đồng kỳ hạn.
2. Các giao dịch mua bán điện giữa các bên được thực hiện qua thị trường
điện giao ngay theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do
Bộ Công Thương ban hành.
3. Đơn vị phát điện vận hành nhà máy điện theo các quy định hiện hành.

Chương II
CÁC GIAO DỊCH TRONG THÍ ĐIỂM MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP
Điều 4. Mua bán điện và thanh toán giữa Đơn vị phát điện và Đơn vị
mua điện trên thị trường điện giao ngay
1. Đơn vị phát điện ký hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo
quy định tại Phụ lục II Thông tư này để tham gia bán toàn bộ điện năng trên thị
trường điện giao ngay trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
2. Đơn vị phát điện có trách nhiệm thực hiện đăng ký tham gia thị trường
bán buôn điện cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư số
45/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư 56/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ
3

Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra
hợp đồng mua bán điện (sau đây viết tắt là Thông tư số 45/2018/TT-BCT).
3. Chào giá đối với đơn vị phát điện
a) Đơn vị phát điện nộp bản chào giá đến Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện theo quy định tại Điều 49 Thông tư số 45/2018/TT-BCT như
sau:
- Giá chào bằng 0 (đồng/kWh) cho các dải công suất chào;
- Công suất trong bản chào giá là công suất công bố của đơn vị phát điện.
b) Trong ngày vận hành, Đơn vị phát điện được sửa đổi và nộp lại bản
chào giá ngày tới hoặc cho các chu kỳ giao dịch còn lại trong ngày D cho Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện ít nhất 30 phút trước chu kỳ giao dịch
có thay đổi bản chào giá.
4. Các khoản doanh thu của Đơn vị phát điện trên thị trường điện giao
ngay được tính toán theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 Thông tư số
45/2018/TT-BCT.
Điều 5. Mua bán điện và thanh toán giữa Khách hàng và Tổng công
ty Điện lực
1. Khách hàng mua điện từ Tổng công ty Điện lực để đáp ứng toàn bộ nhu
cầu sử dụng điện cho hoạt động sản xuất của Khách hàng tại địa điểm đăng ký
tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp, thông qua Hợp đồng mua bán điện ký
kết giữa hai bên.
2. Tổng công ty Điện lực bán điện cho Khách hàng với giá điện năng
được xác định theo chu kỳ giao dịch tương ứng với chu kỳ giao dịch trên thị
trường điện giao ngay bằng giá mua điện của Tổng công ty Điện lực trên thị
trường điện giao ngay cho từng chu kỳ giao dịch theo Quy định vận hành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành (có tính tới tổn
thất lưới điện phân phối) cộng với chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp tính
cho một đơn vị điện năng (gồm các thành phần: chi phí truyền tải điê ̣n, chi phí
phân phối điện, chi phí điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch
thị trường điê ̣n, chi phí dịch vụ phụ trợ trên hệ thống điện) theo quy định tại
Điều 8 Thông tư này.
3. Tổng chi phí mua điện của Khách hàng từ Tổng công ty Điện lực trong
kỳ thanh toán theo Hợp đồng mua bán điện ký kết giữa hai bên bằng tổng của
chi phí điện năng (C Đ N ) và thành phần chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp (
C DPPA CP DPPA ).

a) Thành phần chi phí điện năng (C Đ N ) trong kỳ thanh toán (đồng), được
xác định theo công thức sau:
4

I
C Đ N =∑ QKH (i) ×CFM P(i) × K PP( j )
i=1

Trong đó:
- i là chu kỳ giao dịch thứ i trong chu kỳ thanh toán (tương ứng với chu kỳ
giao dịch của thị trường điện giao ngay); I là tổng số chu kỳ giao dịch của chu
kỳ thanh toán;
- Q KH(i) A KH (i )là điện năng tiêu thụ của Khách hàng chu kỳ giao dịch i
(kWh);
- CFMP(i) là giá mua điện của Tổng công ty Điện lực trên thị trường điện
giao ngay chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh), xác định theo Quy định vận hành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành;
- K PP( j ) là hệ số quy đổi theo tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối
của Tổng công ty Điện lực j , xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này.
b) Thành phần chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp cho kỳ thanh toán,
C DPPA CP DPPA (đồng) được xác định theo công thức sau:
I
C DPPA =∑ Q KH (i ) × P DPPA ( j)
i=1

Trong đó:
- i là chu kỳ giao dịch thứ i trong chu kỳ thanh toán (tương ứng với chu kỳ
giao dịch của thị trường điện giao ngay);
- I là tổng số chu kỳ giao dịch của chu kỳ thanh toán;
- Q KH(i) A KH (i )là điện năng tiêu thụ của Khách hàng chu kỳ giao dịch i (kWh);
- P DPPA( j)C DPPA là chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp cho một đơn vị điện
năng (đồng/kWh) áp dụng cho Khách hàng của Tổng công ty Điện lực j, được
xác định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
4. Hệ số quy đổi theo tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối K PP( j ) áp
dụng cho Tổng công ty Điện lực j trong năm N
a) Trường hợp Khách hàng mua điện ở cấp điện áp từ 22kV đến dưới
110kV, K PP( j )được xác định theo công thức sau:
1 1
K PP( j )= ×
1−LHV ( j) 1−LMV ( j )

Trong đó:
5

- L HV ( j )(%) là tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối tại cấp điện
áp 110kV năm N-2 của Tổng công ty Điện lực j;
- L MV ( j )(%) là tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối từ 22kV đến
dưới 110kV năm N-2 của Tổng công ty Điện lực j.
b) Trường hợp Khách hàng mua điện ở cấp điện áp 110kV, K PP( j ) được xác
định theo công thức sau:
1
K PP( j )=
1−LHV ( j)
L HV ( j )(%) là tỷ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối tại cấp điện áp
110kV năm N-2 của Tổng công ty Điện lực j;
L HV ( j ), L MV ( j ) do Tổng công ty Điện lực j tính toán, trình Tập đoàn Điện lực
Việt Nam kiểm tra, công bố.
Điều 6. Mua bán điện và thanh toán giữa Khách hàng và Đơn vị phát
điện
1. Khách hàng thỏa thuận, ký kết với Đơn vị phát điện thông qua Hợp
đồng kỳ hạn như sau:
a) Các nội dung chính của Hợp đồng kỳ hạn quy định tại Phụ lục III
Thông tư này;
b) Thời hạn của Hợp đồng kỳ hạn do hai bên tự thỏa thuận trong khoảng
từ 10 năm đến 20 năm.
2. Giá và sản lượng điện cam kết trong Hợp đồng kỳ hạn cho các chu kỳ
giao dịch trong tương lai do hai bên thỏa thuận, thống nhất.
3. Khách hàng và Đơn vị phát điện thực hiện tính toán, thanh toán sản
lượng điện hợp đồng theo Hợp đồng kỳ hạn bằng mức chênh lệch giữa giá cam
kết tại hợp đồng với giá thị trường điện giao ngay (giá tham chiếu), cụ thể như
sau:
a) Tính toán cho từng chu kỳ giao dịch theo công thức sau:
Rc(i)=[Pc (i)−FMP(i)]× Qc(i)
Trong đó:
- i là chu kỳ giao dịch thứ i trong chu kỳ thanh toán (tương ứng với chu kỳ
giao dịch của thị trường điện giao ngay);
- Rc(i) là khoản thanh toán hợp đồng trong chu kỳ giao dịch i (đồng);
- Qc(i) là sản lượng điện cam kết tại Hợp đồng kỳ hạn trong chu kỳ giao
dịch i (kWh);
- Pc(i) là mức giá cam kết tại Hợp đồng kỳ hạn cho chu kỳ i (đồng/kWh);
6

- FMPi là giá tham chiếu, bằng giá thị trường toàn phần áp dụng cho đơn
vị phát điện trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh), được xác định theo Quy định
vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
b) Tính toán cho chu kỳ thanh toán theo công thức sau:
I
RcM = ∑ Rc (i)
i=1

Trong đó:
M
- Rc là khoản thanh toán chênh lệch trong chu kỳ thanh toán M (đồng);

- i là chu kỳ giao dịch thứ i của chu kỳ thanh toán;


- I là tổng số chu kỳ giao dịch của chu kỳ thanh toán;
- Rc(i) là khoản thanh toán chênh lệch trong chu kỳ giao dịch i (đồng).
Điều 7. Mua điện và thanh toán của Tổng công ty Điện lực trên Thị
trường bán buôn điện cạnh tranh
1. Tổng công ty Điện lực mua điện năng từ thị trường điện giao ngay theo
Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bô ̣ Công Thương
ban hành để đáp ứng toàn bộ nhu cầu sử dụng điện đăng ký của Khách hàng
tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp.
2. Giá mua điện và thanh toán thực hiện theo Quy định vận hành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh do Bô ̣ Công Thương ban hành.
Điều 8. Chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp cho một đơn vị điện
năng
1. Chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp cho một đơn vị điện năng P DPPA( j)
(đồng/kWh) áp dụng đối với Khách hàng của Tổng công ty Điện lực j được xác
định bằng tổng của chi phí truyền tải điện, chi phí phân phối điện, chi phí điều
độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điê ̣n và chi phí dịch
vụ phụ trợ hệ thống điện tính cho một đơn vị điện năng của Tổng công ty Điện
lực j, được xác định theo công thức sau:
P DPPA( j) =P TT ( j) + P PP( j )+ P SMO( j) + P AS( j )C DPPA =C TT + C PP+ CSMO +C AS

Trong đó:
- PTT ( j ) là chi phí truyền tải điện tính cho một đơn vị điện năng
(đồng/kWh) áp dụng cho Khách hàng của Tổng công ty Điện lực j, được xác
định theo quy định tại khoản 2 Điều này;
7

- P PP( j) là chi phí phân phối điện tính cho một đơn vị điện năng
(đồng/kWh) áp dụng cho Khách hàng của Tổng công ty Điện lực j, được xác
định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- PSMO ( j)C SMO là chi phí điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao
dịch thị trường điện tính cho một đơn vị điện năng (đồng/kWh) áp dụng cho
Khách hàng của Tổng công ty Điện lực j, xác định theo quy định tại khoản 4
Điều này;
- P AS ( j)C AS là chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện tính cho một đơn vị điện
năng (đồng/kWh) áp dụng cho Khách hàng của Tổng công ty Điện lực j, được
xác định theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Chi phí truyền tải điện C TT tính trên một đơn vị điện năng (đồng/kWh)
áp dụng cho Khách hàng mua điện từ Tổng công ty Điện lực j năm N được tính
toán theo công thức sau:
PTT ( j )=PTT (N ) × K PP( j )

Trong đó:
- PTT (N )G TT (N ) là giá truyền tải điện năm N được tính toán, phê duyệt theo
Quy định về phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải
điện do Bộ Công Thương ban hành (đồng/kWh). Trường hợp giá truyền tải điện
năm N chưa được công bố cho đến ngày 31 tháng 12 năm N-1, được tạm thời áp
dụng mức giá truyền tải điện của năm N-1 để thanh toán. Phần chênh lệch do
thanh toán tạm theo giá truyền tải điện năm N-1 đến trước thời điểm ban hành
giá truyền tải điện năm N được các bên tính toán điều chỉnh trong lần thanh toán
đầu tiên áp dụng giá truyền tải điện năm N;
- K PP( j )K PP(N ) là hệ số quy đổi theo tổn thất điện năng trên lưới điện phân
phối của Tổng công ty Điện lực j, được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều
5 Thông tư này.
3. Chi phí phân phối điện tính trên một đơn vị điện năng P PP( j)C PP
(đồng/kWh) áp dụng cho Khách hàng mua điện từ Tổng công ty điện lực j năm
N, được xác định theo công thức sau:
TC PP ( N −2 ) , j ×C PP , j (% )
P PP( j) =
QTP ( N−2 ) , j

Trong đó:
- TC PP ( N−2) , jTC PP (N−2)là tổng chi phí khâu phân phối-bán lẻ điện của Tổng
công ty Điện lực j theo kết quả kiểm tra chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh
điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được công bố trong năm N-1
(đồng);
8

- QTP ( N −2) , j ATP(N −2) là tổng sản lượng điện thương phẩm trong nước của Tổng
công ty Điện lực j theo kết quả kiểm tra chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh
điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được công bố trong năm N-1
(kWh);
- C PP , j (%) là tỷ lệ của tổng chi phí phân phối điện tính tới cấp trung áp, cao
áp của lưới phân phối điện trên tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện năm
N-2 của Tổng công ty Điện lực j; được tính toán, công bố năm N-1 trên cơ sở số
liệu tách bạch chi phí khâu phân phối và khâu bán lẻ điện năm N-2 được Tập
đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương trong năm N-1.
4. Chi phí điều độ vâ ̣n hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị
trường điện PSMO ( j) áp dụng cho Khách hàng mua điện từ Tổng công ty Điện lực j
C SMOtính trên một đơn vị điện năng (đồng/kWh) được xác định như sau:
TC SMO( N −2)
PSMO ( j) =
∑ QTP ,( N −2 )❑

Trong đó:
- TC SMO( N−2)là tổng chi phí của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện năm N-2 theo kết quả kiểm tra chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện
năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam được công bố trong năm N-1 (đồng);
- ∑ QTP ,( N −2) là tổng sản lượng điện thương phẩm trong nước năm N-2 của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo kết quả kiểm tra chi phí, giá thành sản xuất
kinh doanh điện năm N-2 được công bố trong năm N-1 (kWh).
Trong quá trình thực hiện tính toán PSMO theo quy định tại khoản này, nếu
quy định về chi phí điều độ vận hành hệ thống điện và điều hành giao dịch thị
trường được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật
mới thì áp dụng theo các văn bản mới.
5. Chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện P AS ( j)C AS( j )C AScho một đơn vị điện
năng P AS ( j) (đồng/kWh), áp dụng cho Khách hàng mua điện từ Tổng công ty
Điện lực j, được quy định như sau:
a) Tổng chi phí dịch vụ phụ trợ trong vận hành hệ thống điện và thị
trường điện trong tháng M bao gồm: Chi phí dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số
hệ thống điện được mua trên thị trường điện giao ngay trong tháng M được xác
định theo quy định tại điểm b khoản này và chi phí dịch vụ khởi động nhanh, dự
phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện, điều chỉnh điện áp
và khởi động đen được mua thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ
trong tháng M được xác định theo quy định tại điểm c khoản này.
9

Chi phí dịch vụ phụ trợ tính trên đơn vị điện năng trong tháng M được xác
định theo công thức sau:
P AS ( j)=K PP( j) ×[ P ¿ ¿ AS (đt )+ P AS (hđ) ]¿

Trong đó:
- P AS ( j) là chi phí dịch vụ phụ trợ trên đơn vị điện năng trong tháng M áp
dụng cho Khách hàng mua điện từ Tổng công ty Điện lực j (đồng/kWh);
- K PP( j ) là hệ số quy đổi theo tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối,
xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này;
- P AS (đt ) là chi phí dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số tính trên đơn vị điện
năng được tính toán theo quy định tại điểm b khoản này (đồng/kWh);
- P AS (hđ ) là chi phí dịch vụ khởi động nhanh, dự phòng vận hành phải phát
để đảm bảo an ninh hệ thống điện, điều chỉnh điện áp và khởi động đen được
mua qua hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ tính trên đơn vị điện năng được tính
toán theo quy định tại điểm c khoản này (đồng/kWh).
b) Phân bổ chi phí dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số trong tháng M
G I

∑ ∑ R g(i)
g i
P AS (đt )=
∑ Ql , M
Trong đó:
- P AS (đt ) là chi phí dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số tính trên một đơn vị
điện năng (đồng/kWh);
- ∑ Ql , M là tổng sản lượng điện giao nhận đầu nguồn của các Tổng công
ty Điện lực trong tháng M năm N do Tập đoàn điện lực Việt Nam công bố theo
số liệu đo đếm (kWh);
- R g(i) là khoản thanh toán cho dịch vụ điều chỉnh tần số trong từng chu kỳ
giao dịch i tháng M của đơn vị phát điện được xác định và công bố theo quy
định tại Điều 94 Thông tư số 45/2018/TT-BCT (đồng);
- I là tổng số chu kỳ giao dịch trong tháng M của đơn vị phát điện cung
cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số;
- i là chu kỳ giao dịch có cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số;
- g là đơn vị phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số;
- G là tổng số đơn vị phát điện cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần
số trong tháng M;
c) Phân bổ chi phí dịch vụ khởi động nhanh, dự phòng vận hành phải phát
được mua thông qua các hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ trong tháng M
10

G I
[ FMP ¿ ¿ i× Q m ,i ( g ) ¿ ]}
P AS (hđ )=∑ {Rc (g)−∑ ¿¿
g i ∑ Ql , M

Trong đó:
- g là đơn vị phát điện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ trong hệ
thống điện;
- G là tổng số đơn vị phát điện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ
trong hệ thống điện;
- i là chu kỳ giao dịch của đơn vị phát điện g cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ
thống điện;
- I là tổng số chu kỳ giao dịch của đơn vị phát điện g cung cấp dịch vụ
phụ trợ hệ thống điện trong tháng M.
- P AS (hđ ) là chi phí mua qua hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ tính trên
đơn vị điện năng (đồng/kWh);
- ∑ Ql , M là tổng sản lượng điện giao nhận đầu nguồn của các Tổng công
ty Điện lực trong tháng M năm N do Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố theo
số liệu đo đếm (kWh);
- Rc (g) là khoản doanh thu theo hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ
thống điện đã ký của đơn vị phát điện g trong tháng M, được tính toán theo quy
định trong hợp đồng dịch vụ phụ trợ đã ký kết và do Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (thông qua Công ty mua bán điện) cung cấp cho Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện để tính toán (đồng);
- Qm,i(g) là sản lượng đo đếm của đơn vị phát điện g cung cấp dịch vụ phụ
trợ trong chu kỳ giao dịch i tháng M (kWh);
- FMPi là giá thị trường điện toàn phần áp dụng cho Đơn vị phát điện
trong chu kỳ giao dịch i, được xác định theo quy định tại Thông tư quy định vận
hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (đồng/kWh).
Chương III
PHẠM VI, LỰA CHỌN, TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM
MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP

Điều 9. Phạm vi thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp
Thực hiện trên phạm vi toàn quốc với tổng công suất các dự án phát điện
năng lượng tái tạo được lựa chọn tham gia không quá 1.000 MW.
Điều 10. Đăng ký tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp
11

1. Hình thức, thời hạn đăng ký


a) Đơn vị phát điện và Khách hàng cùng chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký
theo hình thức đăng tải các tài liệu trong hồ sơ đăng ký (dạng file điện tử) trên
cổng đăng ký của Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp do Bộ
Công Thương công bố đồng thời gửi 01 (một) bản giấy bằng phương thức gửi
trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính theo hướng dẫn trên Trang thông tin
điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp;
b) Thời hạn thực hiện đăng ký là 45 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công
Thương mở cổng đăng ký trên Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện
trực tiếp. Cổng đăng ký được đóng lại khi hết thời hạn đăng ký;
c) Thời điểm xác nhận đăng ký thành công được xác định căn cứ theo hệ
thống đếm giờ và thư điện tử xác nhận đăng ký thành công của cổng đăng ký
trên Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp.
2. Hồ sơ đăng ký tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp
Hồ sơ đăng ký tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp do Đơn vị phát
điện và Khách hàng cùng chuẩn bị theo danh mục các tài liệu được quy định tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Lựa chọn đối tượng tham gia thí điểm mua bán điện trực
tiếp
1. Đối tượng được lựa chọn tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp là
Đơn vị phát điện và Khách hàng có hồ sơ đăng ký tham gia đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp trong 01 (một) Hồ sơ đăng
ký có nhiều Đơn vị phát điện và Liên danh Khách hàng, mỗi Đơn vị phát điện và
mỗi Khách hàng trong liên danh đều phải đáp ứng các tiêu chí đối tượng tham
gia thí điểm mua bán điện trực tiếp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông
tư này và các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các tiêu chí lựa chọn bao gồm:
a) Khách hàng có cam kết mục tiêu về sử dụng năng lượng tái tạo hoặc
doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng của các tập đoàn, doanh nghiệp có
cam kết mục tiêu về sử dụng năng lượng tái tạo;
b) Khách hàng có cam kết tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng năm mua từ Đơn
vị phát điện so với tổng điện năng tiêu thụ cùng năm được cung cấp từ Tổng
công ty Điện lực trong 03 năm đầu tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp đạt
từ 80% trở lên;
c) Đơn vị phát điện có cam kết mốc thời gian đưa toàn bộ dự án nhà máy
điện vào vận hành thương mại và tham gia thị trường điện không lớn hơn 270
ngày làm việc tính từ ngày được công bố lựa chọn tham gia thí điểm mua bán
12

điện trực tiếp;


d) Đơn vị phát điện có văn bản của các tổ chức tài chính, tín dụng về việc
hỗ trợ tài chính cho dự án nhà máy điện;
đ) Trường hợp tổng công suất dự án từ các hồ sơ đăng ký được lựa chọn
lớn hơn 1.000 MW thì ưu tiên lựa chọn các Hồ sơ đăng ký có thời gian đăng ký
được ghi nhận trên cổng đăng ký của Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán
điện trực tiếp sớm hơn;
3. Việc đánh giá, lựa chọn các Hồ sơ đăng ký tham gia thí điểm mua bán
điện trực tiếp được thực hiện thông qua một Đơn vị dịch vụ do Bộ Công Thương
lựa chọn và thông báo trên Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực
tiếp. Trường hợp không có Hồ sơ đăng ký nào đáp ứng cả 04 (bốn) tiêu chí quy
định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này, Đơn vị dịch vụ báo cáo Bộ trưởng
Bộ Công Thương xem xét quyết định.
4. Đơn vị dịch vụ có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của Hồ sơ đăng ký
tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp, đánh giá và xếp loại Hồ sơ đăng ký
theo các tiêu chí được quy định tại khoản 2 Điều này, gửi kết quả đến Bộ Công
Thương theo quy định của điểm d Khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
Điều 12. Triển khai thí điểm mua bán điện trực tiếp
1. Giai đoạn chuẩn bị
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực,
Bộ Công Thương công bố thí điểm mua bán điện trực tiếp;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày công bố thí điểm mua bán
điện trực tiếp, Bộ Công Thương mở cổng đăng ký trên Trang thông tin điện tử
thí điểm mua bán điện trực tiếp, công bố Đơn vị dịch vụ thực hiện việc đánh giá
Hồ sơ đăng ký tham gia;
c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương mở cổng
đăng ký trên Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp, các Đơn vị
phát điện và Khách hàng chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký tham gia trên Trang
thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp theo quy định tại Điều 10
Thông tư này;
d) Trong thời hạn 40 ngày làm việc tính từ ngày đóng cổng đăng ký trên
Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp, Đơn vị dịch vụ thực
hiện việc đánh giá, xếp loại các Hồ sơ đăng ký tham gia và gửi danh sách các
Đơn vị phát điện và Khách hàng đủ điều kiện tham gia thí điểm mua bán điện
trực tiếp đến Bộ Công Thương để thực hiện công bố kết quả;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được danh sách các
Đơn vị phát điện và Khách hàng đủ điều kiện tham gia thí điểm mua bán điện
13

trực tiếp, Cục Điều tiết điện lực trình Lãnh đạo Bộ Công Thương thực hiện việc
công bố kết quả.
2. Giai đoạn vận hành thí điểm
a) Trong thời hạn 270 ngày làm việc tính từ ngày danh sách các Đơn vị
phát điện và Khách hàng được lựa chọn tham gia thí điểm mua bán điện trực
tiếp được công bố, các Đơn vị phát điện và Khách hàng hoàn thành việc đàm
phán, ký kết các hợp đồng liên quan, hoàn thành việc xây dựng nhà máy điện
năng lượng tái tạo và đưa nhà máy điện vào vận hành thương mại, tham gia thị
trường điện để chính thức thực hiện các giao dịch theo nguyên tắc vận hành thí
điểm mua bán điện trực tiếp quy định tại Chương II Thông tư này;
b) Căn cứ kết quả vận hành các giao dịch theo nguyên tắc vận hành thí
điểm mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 01 năm tính từ ngày kết thúc thời hạn
các Đơn vị phát điện đưa nhà máy điện vào vận hành thương mại và tham gia thị
trường điện, Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực) đánh giá các khía cạnh
về thị trường, kỹ thuật, tài chính và pháp lý, đề xuất các nội dung hoàn thiện cơ
chế mua bán điện trực tiếp để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét,
quyết định về việc áp dụng chính thức cơ chế này.

Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm thực hiện
1. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện
thí điểm mua bán điện trực tiếp; hướng dẫn, theo dõi, giám sát và giải quyết các
vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm mua bán điện trực
tiếp theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bô ̣ trưởng Bô ̣ Công Thương giải quyết các
trường hợp vượt thẩm quyền;
b) Thông qua Hợp đồng mua bán điện mẫu do Tập đoàn điện lực Việt
Nam xây dựng theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Công bố, đăng tải các tài liệu hướng dẫn và các biểu mẫu đăng ký trên
Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp; mở cổng đăng ký trên
Trang thông tin điện tử thí điểm mua bán điện trực tiếp để các đơn vị nộp Hồ sơ
đăng ký tham gia;
d) Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định công bố Đơn vị
dịch vụ thực hiện việc tiếp nhận và đánh giá Hồ sơ đăng ký tham gia;
14

đ) Trước ngày 15 tháng 12 năm N-1, tính toán và trình Bộ Công Thương
ban hành Quyết định công bố chi phí phân phối điện trên một đơn vị điện năng
của từng Tổng công ty Điện lực; chi phí điều độ vận hành hệ thống điện và điều
hành giao dịch thị trường điện trên một đơn vị điện năng theo quy định tại Điều
8 Thông tư này để áp dụng cho năm N;
e) Nghiên cứu và báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương về việc hướng dẫn
tính toán giá bán buôn nội bộ cho các Tổng công ty Điện lực tham gia thí điểm
mua bán điện trực tiếp;
g) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp,
nghiên cứu đề xuất các nội dung để hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp
báo cáo Bô ̣ trưởng Bô ̣ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định việc áp dụng chính thức cơ chế mua bán điện trực tiếp.
h) Tổ chức đào tạo và đôn đốc các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai
các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các đơn vị tham gia.
2. Trách nhiệm của Tâ ̣p đoàn Điê ̣n lực Viê ̣t Nam
a) Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện thí điểm mua bán
điện trực tiếp; định kỳ trước ngày 30 của tháng đầu tiên của quý kế tiếp tổng kết
đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Bộ Công Thương;
b) Trong vòng 30 ngày tính từ ngày Thông tư này được ban hành, soạn
thảo Hợp đồng mua bán điện mẫu theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư
này, trình Cục Điều tiết điện lực thông qua;
c) Thỏa thuận, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Đơn vị phát điện trong
thời hạn 30 ngày làm việc tính từ ngày nhận được văn bản đề nghị bán điện và
các tài liệu liên quan của Đơn vị phát điện;
d) Soạn thảo Hợp đồng mua bán điện mẫu giữa Tổng công ty Điện lực và
Khách hàng tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp, bao gồm các nội dung về
giá điện, tính toán thanh toán tiền điện và các nội dung liên quan khác theo quy
định tại Phụ lục IV Thông tư này để hướng dẫn các Tổng công ty Điện lực áp
dụng cho Khách hàng tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp;
đ) Hướng dẫn các Tổng công ty Điện lực về quy trình kinh doanh, quản
lý, tính toán thanh toán, thời hạn phát hành hóa đơn, thời hạn thanh toán, các hồ
sơ thanh toán và mẫu hóa đơn áp dụng cho nhóm khách hàng tham gia thí điểm
mua bán điện trực tiếp; hướng dẫn việc thanh toán lại các thành phần của chi phí
dịch vụ mua bán điện trực tiếp (chi phí truyền tải điện, chi phí điều độ vận hành
hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ
thống điện) cho các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan;
15

e) Kiểm tra và công bố trước ngày 30 tháng 6 năm N-1 số liệu về tỷ lệ tổn
thất trên lưới phân phối điện cấp điện áp 110kV và cấp điện áp từ 6kV đến dưới
110kV của năm N-2 do các Tổng công ty Điện lực tính toán để áp dụng tính
toán thanh toán cho năm N;
g) Kiểm tra và công bố trước ngày 15 tháng M+1 năm N số liệu về tổng
sản lượng điện thương phẩm trong nước tháng M năm N để Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện tính toán chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện tính
trên một đơn vị điện năng.
3. Trách nhiệm của các Tổng công ty Điện lực
a) Thỏa thuận, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Khách hàng tham gia
thí điểm mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đầy đủ văn bản đề nghị mua điện và các tài liệu liên quan của Khách hàng;
b) Đầu tư, lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng (gồm hệ thống đo đếm chính
và hệ thống đo đếm dự phòng), hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm từ xa tại các vị
trí đo đếm giao nhận điện năng với Khách hàng để phục vụ tính toán, thanh toán
theo quy định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với Khách hàng;
c) Tính toán tỷ lệ tổn thất trên lưới phân phối điện cấp điện áp 110kV và
cấp điện áp từ 6kV đến dưới 110kV của năm N-2, trình Tập đoàn Điện lực Việt
Nam kiểm tra và công bố.
4. Trách nhiệm của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
a) Hướng dẫn các Đơn vị phát điện đăng ký tham gia và tuân thủ Quy
định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban
hành;
b) Trước ngày 30 tháng M+1 năm N, Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện chủ trì, phối hợp cùng với Công ty Mua bán điện thực hiện tính
toán, công bố chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện tính trên một đơn vị điện
năng ( P AS ( j)C AS, đồng/kWh) tháng M, theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư
này.
5. Trách nhiệm của Đơn vị phát điện
a) Phát triển và đưa vào vận hành thương mại nhà máy điện đảm bảo đúng
tiến độ cam kết trong hồ sơ đăng ký tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp;
b) Đăng ký tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh; tuân thủ Quy
định về vận hành của Thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương
ban hành;
c) Ký kết Hợp đồng mua bán điện trên thị trường điện với Tập đoàn Điện
lực Việt Nam; đàm phán, ký kết Hợp đồng kỳ hạn với Khách hàng;
16

d) Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp khi cần
thiết hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực).
6. Trách nhiệm của Khách hàng
a) Đàm phán, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực,
Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện;
b) Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp khi cần
thiết hoặc theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực).
Điều 14. Hiêụ lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày … tháng … năm 2021.
2. Trong quá trình thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp, thị trường
bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh hoặc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
chính thức được triển khai thì hợp đồng mua bán điện giữa các bên quy định tại
Thông tư này được chuyển sang thực hiện theo quy định mới có liên quan./.
BỘ TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;  
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Tuấn Anh
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc
TƯ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Tòa án Nhân dân tối cao;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Công
Thương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Kiểm toán nhà nước;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia;
- Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;
- Các Tổng công ty Điện lực;
- Lưu: VT, PC, ĐTĐL.
Phụ lục I
DANH MỤC TÀI LIỆU TRONG HỒ SƠ ĐĂNG KÝ
THAM GIA THÍ ĐIỂM MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP
(Ban hành kèm theo Thông tư số ….../2021/TT-BCT ngày tháng năm
2020 của Bộ Công Thương quy định thực hiện thí điểm mua bán điện trực
tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo
với khách hàng sử dụng điện)
Hồ sơ đăng ký tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp do Đơn vị phát
điện và Khách hàng cùng chuẩn bị bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản đăng ký tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp của Khách
hàng và Đơn vị phát điện theo mẫu 01 Phụ lục này.
2. Thỏa thuận nguyên tắc ký kết giữa Đơn vị phát điện và Khách hàng
về giá điện dài hạn cho một mức sản lượng điện cam kết thông qua Hợp đồng
kỳ hạn, khi được tham gia vào thí điểm mua bán điện trực tiếp theo mẫu 02
Phụ lục này.
3. Thông tin về Đơn vị phát điện theo mẫu 3.1 Phụ lục này; Thông tin
về Dự án của Đơn vị phát điện theo mẫu 3.2 Phụ lục này và Thông tin về
Khách hàng theo mẫu 04 Phụ lục này.
4. Thỏa thuận liên danh giữa các tổ chức, cá nhân mua điện tham gia thí
điểm mua bán điện trực tiếp trong trường hợp Khách hàng là một nhóm các tổ
chức, cá nhân theo mẫu số 05 Phụ lục này.
5. Hợp đồng mua bán điện đã ký kết giữa Khách hàng và Tổng công ty
Điện lực (nếu có).
6. Các tài liệu chứng minh Khách hàng có cam kết về mục tiêu sử dụng
năng lượng tái tạo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số 06 Phụ lục
này.
7. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của Đơn vị phát điện hoặc
cam kết sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho Đơn vị phát điện để thực hiện dự án từ
một hoặc nhiều tổ chức tài chính, tín dụng theo mẫu số 07 Phụ lục này.
8. Tài liệu về tình trạng phát triển của dự án điện đăng ký tham gia thí
điểm mua bán điện trực tiếp đến thời điểm đăng ký để chứng minh mức độ
sẵn sàng tham gia của dự án, gồm: Thông tin về dự án; biểu tiến độ phát triển
dự án và các tài liệu khác liên quan (Thiết kế kỹ thuật và/hoặc Báo cáo nghiên
cứu khả thi đã được phê duyệt, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết
định chủ trương đầu tư dự án do cơ quan có thẩm quyền cấp, văn bản cam kết
của các nhà cung cấp thiết bị, Thỏa thuận đấu nối, Nghiên cứu tiền khả thi
2

được duyệt, Văn bản bổ sung dự án vào quy hoạch điện lực quốc gia hoặc cấp
tỉnh v.v).
Lưu ý:
- Trường hợp trong Hồ sơ đăng ký có tài liệu bằng tiếng Anh thì phải
kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có công chứng.
- Các biểu mẫu trong hồ sơ đăng ký phải được đại diện hợp pháp của
đơn vị tham gia hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký tên và đóng dấu (nếu
có), trường hợp ủy quyền phải có giấy ủy quyền. Tất cả các tài liệu chứng
minh kèm theo trong hồ sơ đăng ký phải là bản gốc hoặc bản sao có công
chứng.
3

VĂN BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA THÍ ĐIỂM Mẫu 1


MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP

Ngày: (ghi ngày tháng năm)

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực)

Sau khi nghiên cứu Thông tư số …/2021/TT-BCT ngày tháng… năm


2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện thí điểm mua bán
điện trực tiếp, chúng tôi gồm: Đơn vị phát điện ___________________ và
Khách hàng/Liên danh ___________________ đã cùng nhau chuẩn bị Hồ sơ
đăng ký và cam kết:
1. Tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp nếu được lựa chọn.
2. Đơn vị phát điện ___________________ cam kết đưa dự án nhà máy
điện ___________________vào vận hành thương mại và tham gia thị trường
điện trong vòng 270 ngày làm việc kể từ ngày được công bố lựa chọn tham
gia thí điểm mua bán điện trực tiếp.
3. Khách hàng/Liên danh ___________________ cam kết tỷ lệ sản
lượng điện hợp đồng năm mua từ Đơn vị phát điện so với tổng điện năng tiêu
thụ cùng năm được cung cấp từ Tổng công ty Điện lực trong 03 năm đầu
tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp đạt từ 80% trở lên.
4. Đồng ý với việc thu thập và sử dụng thông tin do chúng tôi cung cấp.
5. Tất cả các tài liệu và thông tin được cung cấp trong hồ sơ đăng ký
đính kèm là trung thực và chính xác.

Đại diện hợp pháp của Đơn vị phát điện:


(ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Đại diện hợp pháp của Khách hàng/Liên danh:(ghi tên từng thành viên,
chức danh, ký tên và đóng dấu)
4

THOẢ THUẬN NGUYÊN TẮC GIỮA ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN Mẫu 2


VÀ KHÁCH HÀNG

Ngày: (ghi ngày tháng năm)

Chúng tôi, ___________________ (Đơn vị phát điện) và


_______________ (Khách hàng/Liên danh), dưới đây xác nhận thực hiện thỏa
thuận, ký kết Hợp đồng kỳ hạn để cam kết mức giá hỗ trợ dài hạn cho việc
mua điện từ dự án ___________________ (Tên nhà máy điện) của Đơn vị
phát điện sau khi được chấp thuận tham gia Thí điểm mua bán điện trực tiếp
trong thời gian từ ______________ (10 đến 20) năm cho sản lượng
điện___________________ (MWh) cụ thể mỗi năm, tương ứng với
___________________(%) sản lượng điện mà dự án dự kiến phát được mỗi
năm với mức giá cam kết. Với việc cam kết mức giá hỗ trợ dài hạn tại Hợp
đồng kỳ hạn , ___________________ (Đơn vị phát điện) sẽ chuyển giao
quyền sở hữu phần thuộc tính môi trường liên quan do dự án tạo ra cho Khách
hàng theo các thỏa thuận chi tiết sau này trong Hợp đồng ký kết.
Đại diện hợp pháp của Đơn vị phát điện:
(ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Đại diện hợp pháp của Khách hàng:


(ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
5

THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN Mẫu 3.1

Đơn vị phát điện


Tên Đơn vị phát điện:
Người đại diện theo:
pháp luật:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại liên hệ:
Năm thành lập:
Email công ty:
Tài khoản:
Mã số thuế:
6

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN Mẫu 3.2

1. Mô tả dự án
Tên dự án:
Công suất danh định (tối thiểu 30MW)
(Lưu ý: Nếu dự án chia thành nhiều
giai đoạn, chỉ cần ghi công suất đề
xuất tham gia thí điểm mua bán điện
trực tiếp
Sản lượng điện dự kiến hàng năm
(MWh) :
Loại năng lượng tái tạo (Mặt trời/gió):
Địa điểm dự án:
Điểm đấu nối (nếu có):
Dự án đã được phê duyệt trong Quy
hoạch phát triển điện lực quốc gia
và/hoặc cấp tỉnh?
Dự án đã có văn bản cam kết hỗ trợ tài
chính từ tổ chức tài chính và tín dụng?
Ngày dự kiến:
1 Ký thoả thuận thương mại với tổ
chức tín dụng
2 Đóng tài chính
3 Vận hành thương mại
2. Tiến độ phát triển dự án (Trình bày tóm tắt tiến độ phát triển dự án (tối
đa 100 từ))
7

Để chứng minh tiến độ phát triển dự án, vui lòng cung cấp các văn
bản sau (nếu phù hợp):

Tích vào ô nếu cung cấp:


 Văn bản phê duyệt Thiết kế kỹ thuật của cơ quan có thẩm
quyền
 Văn bản phê duyệt Nghiên cứu khả thi của cơ quan có thẩm
quyền
 Văn bản bổ sung dự án vào quy hoạch điện lực quốc gia hoặc
cấp tỉnh
 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định về chủ
trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền
 Văn bản cam kết từ nhà cung cấp
 Văn bản về sử dụng đất
 Văn bản Thoả thuận đấu nối
 Văn bản cam kết hỗ trợ tài chính từ tổ chức tài chính và tín
dụng

(Lưu ý: các văn bản tài liệu kèm theo Hồ sơ đăng ký phải được chứng thực do cơ
quan / đơn vị có thẩm quyền)
8

THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG Mẫu 4

1. Thông tin về Khách hàng


Tên Khách hàng: (Công ty)
Người đại diện theo pháp luật
Chức vụ
Địa chỉ
Điện thoại liên hệ
Năm thành lập
Email công ty
Tài khoản
Mã số thuế
Có là thành viên của tổ chức cam kết NLTT
quốc tế (RE-100, SBTi, v.v.) không? Nếu
có, là những tổ chức nào?
2. Thông tin về các cơ sở sử dụng điện đăng ký tham gia của Khách hàng
Thông tin này (và tài liệu đính kèm) phải được cung cấp cho từng cơ sở tham
gia

Tên cơ sở:
Địa điểm:
Loại hình Sản xuất:
Mua điện tại cấp điện áp:
Hiện đang được cung cấp điện từ Tổng công
ty Điện lực:
Mã số Khách hàng (trong hợp đồng ký với
Tổng công ty điện lực):
Sử dụng điện năng trung bình hàng năm
(MWh/năm) (các năm 2018, 2019, 2020) và
dự kiến các năm 2021, 2022, 2023:
2023
2022
2021
2020
2019
2018
Vui lòng đính kèm:
Bản sao Hóa đơn tiền điện tháng 1 và tháng 12 của 03 năm gần nhất
(2018,2019,2020) đối với trường hợp không thay công tơ định kỳ hoặc hóa đơn tiền
điện 12 tháng của 02 năm gần nhất (2018,2019,2020) đối với trường hợp có thay
công tơ định kỳ hoặc ảnh chụp sản lượng tiêu thụ điện theo mã số khách hàng trên
phần mềm tra cứu của Tổng công ty điện lực.
9

THỎA THUẬN LIÊN DANH Mẫu 5


Điền thông tin cho mỗi thành viên trong Liên danh.
*Chỉ điền phần này nếu đăng ký như một phần của Liên danh* và phải kèm theo
mẫu số 4 cho từng thành viên của Liên danh
Ngày: (ghi ngày tháng năm)
Căn cứ Thông tư số …../2021/TT-BCT ________
ngày________tháng________năm của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy
định thực hiện thí điểm mua bán điện trực tiếp
Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:
Tên thành viên liên danh: (ghi tên từng thành viên liên danh)
Người đại diện theo pháp luật:
Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại:
Email:
Tài khoản:
Mã số thuế:
Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh
với các nội dung sau:
Điều 1. Nguyên tắc chung
1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham gia thí điểm
mua bán điện trực tiếp.
2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi hoạt động
liên quan tới quá trình đăng ký tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp này
là________
3. Trong trường hợp liên danh được chấp thuận tham gia thí điểm mua
bán điện trực tiếp, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện trách
nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của các
thành viên trong liên danh. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối
hoàn thành trách nhiệm riêng như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý
như sau________(ghi rõ hình thức xử lý)
Điều 2. Phân công trách nhiệm
Các bên nhất trí ủy quyền cho ________(ghi tên một bên) làm thành viên
đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau:
- Ký Đơn đăng ký đồng tham gia Thí điểm mua bán điện trực tiếp cùng
với Đơn vị phát điện
- Tham gia quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
- Các công việc khác
Các thành viên trong liên danh thỏa thuận tham gia vào Hợp đồng với Đơn
vị phát điện với nội dung như sau:
10

A (MWh) B (MWh) C (%) D (%)


Sản lượng Sản lượng Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ phần
điện tiêu thụ điện năng dự điện năng hàng trăm điện
dự kiến hàng kiến hàng năm dự kiến năng hàng
năm (MWh) năm mà Khách năm dự kiến
(Tổng sản Khách hàng/Liên danh khách hàng
lượng điện hàng/Liên mua từ Đơn vị mua từ Đơn
tiêu thụ hàng danh cam phát điện trên vị phát điện
năm của tất kết mua từ tổng điện năng (Chia cột B
cả các cơ sở Đơn vị phát tiêu thụ do Tổng cho tổng sản
của các thành điện công ty điện lực lượng điện dự
viên liên cung cấp (Chia kiến hàng
danh) cột B cho cột A) năm của dự
án)
Thành
viên đứng
đầu liên
danh
Thành
viên 2
Thành
viên 3
………
Tổng
cộng

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh


1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực từ ngày ký
2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình;
- Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;
- Liên danh không được lựa chọn tham gia thí điểm mua bán điện trực
tiếp
Thỏa thuận liên danh được thành lập thành ________ bản, mỗi bên giữ
________ , các bản thỏa thuận có giá trị pháp lý như sau.

Đại diện hợp pháp của thành viên đứng đầu liên danh:
(ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Đại diện hợp pháp của thành viên liên danh


(ghi tên từng thành viên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
11

VĂN BẢN CAM KẾT MỤC TIÊU SỬ DỤNG NĂNG


LƯỢNG TÁI TẠO (NLTT) CỦA KHÁCH HÀNG Mẫu 6

Ngày: (ghi ngày tháng năm)

Đại diện cho ___________________ (Khách hàng/Liên danh), chúng tôi


xác nhận rằng___________________ (Khách hàng/Liên danh) là thành viên
của_______________________ ((các) tổ chức cam kết NLTT quốc tế) và đã
cam kết mua tối thiểu_______% tổng tiêu thụ điện năng từ nguồn NLTT đến
năm 2030, và đạt 100% NLTT đến năm ________. Tính đến ngày ____,
________, 2020, ___________________ (Khách hàng/Liên danh) đã mua
_______% tổng tiêu thụ điện năng từ nguồn NLTT. Chúng tôi__________
(Khách hàng/Liên danh) xin gửi kèm các tài liệu (báo cáo thường niên, thông
báo công khai mới nhất…...) để chứng minh các cam kết NLTT này và nỗ lực
để hướng tới các cam kết đó của chúng tôi.
Đại diện hợp pháp của Khách hàng/Liên danh:
(ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Xác nhận của Tổ chức NLTT quốc tế:


Đại diện hợp pháp của Tổ chức NLTT quốc tế:
(ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
12

VĂN BẢN CAM KẾT HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN Mẫu 7

Ngày: (ghi ngày tháng năm)

Đại diện cho__________________ (Tổ chức tài chính/tín dụng), chúng


tôi xác nhận rằng chúng tôi cam kết cung cấp tín dụng cho
________________ (Đơn vị phát điện) với hạn mức tối thiểu là
_____________ (tương đương với ________% của tổng mức đầu tư được
duyệt/dự kiến của dự án) để ________________ (Đơn vị phát điện) thực hiện
dự án____________ (công nghệ: mặt trời/gió) có công suất _____ MW (quy
mô) tại____________________ (địa điểm dự án) nếu _______________(Đơn
vị phát điện) và _______________ (Khách hàng/Liên danh) được lựa chọn
tham gia thí điểm mua bán điện trực tiếp.

Đại diện hợp pháp của Tổ chức tài chính/tín dụng:


(ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)
Phụ lục II
MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN GIỮA
ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN VÀ TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BCT ngày tháng năm


2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện thí điểm mua bán
điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo
với khách hàng sử dụng điện)

Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện (Bên bán điện) và Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (Bên mua điện) ký kết khi Đơn vị phát điện tham gia
thí điểm mua bán điện trực tiếp được áp dụng theo Hợp đồng mua bán điện
mẫu quy định tại Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17 tháng 7 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và hợp đồng
mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời (đối với các dự án
điện mặt trời nối lưới) hoặc Hợp đồng mua bán điện mẫu quy định tại Thông
tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán
điện mẫu cho các dự án điện gió (đối với các dự án điện gió) và có điều chỉnh
các nội dung phù hợp với nguyên tắc thí điểm mua bán điện trực tiếp, cụ thể
như sau:
1. Về giá, sản lượng điện mua bán
a) Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là giá thị trường điện giao
ngay được tính toán theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh
tranh do Bộ Công Thương ban hành;
b) Sản lượng điện mua bán giữa Bên mua điện và Bên bán điện được
xác định theo phương thức giao nhận điện năng và thỏa thuận đo đếm điện
năng kèm theo Hợp đồng.
2. Về tiền điện thanh toán
Hàng tháng, Bên mua điện thanh toán cho Bên bán điện toàn bộ lượng
điện năng mua bán trong tháng theo công thức sau:
Rtt = Rt x (1 + VAT)
Trong đó:
Rt là Tiền điện thanh toán cho nhà máy điện trong tháng t trên thị
trường giao ngay, chưa bao gồm thuế GTGT (đồng), được xác định theo Quy
định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM).
Trường hợp dừng thị trường điện, việc thanh toán tiền điện giữa Bên
bán điện và Bên mua điện căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Công Thương theo
2

Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương
ban hành.
3. Về đăng ký tham gia thị trường điện
Bên bán điện có trách nhiệm đăng ký nhà máy điện tham gia VWEM
theo Quy định vâ ̣n hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bô ̣ Công
Thương ban hành.
4. Về cơ chế huy động nhà máy điện
Nhà máy điện của Bên bán điện tham gia thí điểm mua bán điện trực
tiếp được huy động và điều độ theo các quy định hiện hành. Việc chào giá
được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
5. Về kế hoạch vận hành
Bên bán điện có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu cho Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện phục vụ tính toán lập kế hoạch vận
hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định tại Quy định hệ thống
điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối và Quy định vận hành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
6. Về ngày vận hành thương mại
Ngày vận hành thương mại là ngày toàn bộ hoặc một phần nhà máy
điện năng lượng tái tạo nối lưới chính thức bán điện lên thị trường điện giao
ngay theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ
Công Thương ban hành.
7. Về thời hạn của hợp đồng
Thời hạn của hợp đồng do Đơn vị phát điện và Tập đoàn Điện lực Việt
Nam thỏa thuận, thống nhất với thời hạn của Hợp đồng kỳ hạn mà Đơn vị
phát điện ký kết với Khách hàng.
8. Về hiệu lực thực hiện
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày đại diện có thẩm quyền của các Bên
ký chính thức và nhà máy điện năng lượng tái tạo nối lưới chính thức vận
hành thương mại.
Trường hợp Hợp đồng kỳ hạn giữa Đơn vị phát điện và Khách hàng
chấm dứt trước thời hạn ký kết, Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát
điện và Tập đoàn điện lực Việt Nam sẽ chấm dứt tương ứng.
9. Về thuộc tính môi trường
Bên bán điện là chủ sở hữu duy nhất của các lợi ích liên quan tới thuộc
tính môi trường của nhà máy điện.
10. Về điều khoản chuyển tiếp
3

Khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh hoặc thị trường bán
lẻ điện cạnh tranh chính thức được vận hành, hợp đồng mua bán điện giữa
Đơn vị phát điện và Tập đoàn điện lực Việt Nam được chuyển sang thực hiện
theo quy định mới có liên quan.
11. Về các nội dung khác
Bên mua điện và Bên bán điện có thể thỏa thuận các nội dung khác
trong Hợp đồng nhưng không được trái với các quy định pháp luật có liên
quan./.
Phụ lục III
CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA HỢP ĐỒNG KỲ HẠN KÝ KẾT GIỮA ĐƠN
VỊ PHÁT ĐIỆN VÀ KHÁCH HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BCT ngày tháng năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiê ̣n thí điểm mua bán
điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo
với khách hàng sử dụng điện)
Hợp đồng kỳ hạn do Đơn vị phát điện và Khách hàng thỏa thuận, ký
kết bao gồm các nội dung chính sau:
1. Về các định nghĩa
a) Đơn vị phát điện là Công ty (………… ) sở hữu Nhà máy điện
(…………) được lựa chọn tham gia Thí điểm mua bán điện trực tiếp;
b) Khách hàng là (………… ) (Một hoặc một số các Tập đoàn/công ty
sử dụng điện cho mục đích sản xuất công nghiệp) được lựa chọn tham gia Thí
điểm mua bán điện trực tiếp);
c) Đơn vị mua điện là (………..) (Đơn vị mua điện trên thị trường điện
giao ngay theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do
Bộ Công Thương ban hành);
d) Nhà máy điện Nhà máy điện (………) thuộc sở hữu của đơn vị phát
điện (loại công nghệ NLTT) (……..) (sau đây gọi tắt là “Nhà máy điện”), đặt
tại ………………….. (“Địa điểm nhà máy điện”).
Thông số kỹ thuật trong thiết kế cơ sở của Nhà máy được quy định
trong Phụ lục của Hợp đồng kỳ hạn. Trừ một số trường hợp ngoại lệ quy định
trong Phụ lục, Đơn vị phát điện không được thay đổi các thông số kỹ thuật
nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Đơn vị mua điện và Khách hàng;
đ) Giá thị trường điện giao ngay FMP(i) là mức giá tính cho 01 kWh
điện năng được giao dịch trên thị trường điện giao ngay trong chu kỳ giao
dịch i trong tương lai, do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
tính toán và công bố theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh
tranh do Bộ Công Thương ban hành (VWEM);
e) Giá hợp đồng là mức giá cố định cho 01 kWh điện năng do Đơn vị
phát điện và Khách hàng tự thỏa thuận trong Hợp đồng kỳ hạn áp dụng cho
sản lượng điện cam kết;
g) Ngày vận hành thương mại là ngày toàn bộ hoặc một phần Nhà máy
điện chính thức bán điện lên thị trường điện giao ngay theo Quy định vận
hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành
VWEM.
2. Về thời hạn hợp đồng
2

Trừ khi được gia hạn hoặc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng theo các
nội dung của hợp đồng, Hợp đồng kỳ hạn này có hiệu lực từ ngày đại diện có
thẩm quyền của Đơn vị phát điện và Khách hàng ký chính thức và chấm dứt
sau (………) năm tính từ Ngày vận hành thương mại.
(Thời hạn của Hợp đồng kỳ hạn do Đơn vị phát điện và Khách hàng tự
thỏa thuận trong khoảng tối thiểu là 10 năm và tối đa là 20 năm)
3. Về thời hạn ngày vận hành thương mại
Thời hạn ngày vận hành thương mại là (Ngày ……. Tháng ….. Năm
20….),. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng, thời hạn của Ngày vận hành
thương mại được xem xét, kéo dài một cách hợp lý nếu được yêu cầu.
Đơn vị phát điện cam kết Nhà máy điện đạt được Ngày vận hành
thương mại theo đúng thời hạn Ngày vận hành thương mại. Tổng thời gian
kéo dài thời hạn Ngày vận hành thương mại do sự kiện bất khả kháng hoặc
chậm trễ là không quá (….) ngày.
Trường hợp Đơn vị phát điện không thể đạt được Ngày vận hành
thương mại đúng thời hạn Ngày vận hành thương mại do sự kiện bất khả
kháng và sự kiện bất khả kháng đó kéo dài liên tục trong thời gian (….), sau
thời gian (….), Đơn vị phát điện hoặc Khách hàng có quyền lựa chọn chấm
dứt Hợp đồng kỳ hạn này.
Trường hợp Đơn vị phát điện không đạt được Ngày vận hành thương
mại đúng thời hạn sau khi đã được gia hạn cho thời gian xảy ra sự kiện bất
khả kháng, hoặc theo nội dung thỏa thuận của Hợp đồng kỳ hạn này, Đơn vị
phát điện và Khách hàng thỏa thuận, thống nhất biện pháp áp dụng (quyền
chấm dứt hợp đồng, bồi thường thiệt hại do chậm trễ….).
4. Về giá hợp đồng (đồng/kWh)
Khách hàng cam kết thanh toán cho Đơn vị phát điện với Sản lượng
điện Hợp đồng theo mức giá sau:
…………………………………………………………………………...
(Hai bên tự thỏa thuận thống nhất giá hợp đồng áp dụng cho chu kỳ
giao dịch i, ngày D, tháng T năm N trong tương lai).
5. Về sản lượng điện Hợp đồng
(Hai bên tự thỏa thuận thống nhất Sản lượng điện Hợp đồng cho chu kỳ
giao dịch i, ngày D, tháng T năm N trong tương lai).
6. Về tính toán Khoản thanh toán chênh lệch
a) Tính toán cho từng chu kỳ giao dịch i theo công thức sau:
Rc ( i ) =[ P c −FMP(i) ]∗Q c (i)
3

Trong đó:
- Rc ( i ) là Khoản thanh toán chênh lệch trong chu kỳ giao dịch i (đồng);
- Q c (i) là sản lượng hợp đồng đã được 02 bên thống nhất cho chu kỳ
giao dịch i (kWh);
- PC (i) là Giá hợp đồng kỳ hạn áp dụng cho chu kỳ giao dịch I
(đồng/kWh);
- FMP(i) là giá tham chiếu, bằng giá thị trường toàn phần áp dụng cho
Đơn vị phát điện trong chu kỳ giao dịch i do Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện công bố theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện
cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành (đồng/kWh). Trường hợp dừng thị
trường điện, Đơn vị phát điện và Khách hàng sẽ thanh toán theo giá tham
chiếu theo hướng dẫn của Bộ Công Thương theo Quy định vận hành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.
b) Tính toán cho chu kỳ thanh toán theo công thức sau:
I
Rc=∑ Rc (i)
i=1

Trong đó:
- Rc là Khoản thanh toán hợp đồng trong chu kỳ thanh toán (đồng);
- i là Chu kỳ giao dịch thứ i của chu kỳ thanh toán;
- I là Tổng số chu kỳ giao dịch trong chu kỳ thanh toán;
- Rc (i) là Khoản thanh toán hợp đồng trong chu kỳ giao dịch i (đồng),
xác định theo quy định tại điểm a Khoản này (đồng).
7. Về phát hành hóa đơn thanh toán
Ngay sau khi Đơn vị phát điện hoàn thành việc xác nhận bảng kê thanh
toán trên thị trường điện với Đơn vị mua điện theo Quy định vận hành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành, Đơn vị phát
điện tính toán Khoản thanh toán chênh lệch theo Hợp đồng kỳ hạn và thông
báo tới Khách hàng để thống nhất.
Trường hợp Khoản thanh toán chênh lệch này dương (Giá hợp đồng kỳ
hạn cao hơn Giá thị trường điện), Đơn vị phát điện phát hành hóa đơn cho
Khách hàng; Khách hàng trả cho Đơn vị phát điện Khoản thành toán chênh
lệch theo Hợp đồng kỳ hạn trong thời hạn (……..) ngày tính từ ngày nhận
được Hóa đơn.
Trường hợp Khoản thanh toán chênh lệch âm (Giá hợp đồng kỳ hạn
thấp hơn Giá thị trường điện), Khách hàng xuất hóa đơn cho Đơn vị phát
điện; Đơn vị phát điện trả cho Khách hàng Khoản thanh toán chênh lệch theo
4

Hợp đồng kỳ hạn trong thời hạn (……..) ngày tính từ ngày nhận được Hóa
đơn.
8. Về nội dung bảo đảm thực hiện hợp đồng
a) Bảo đảm xây dựng nhà máy điện
Đơn vị phát điện cung cấp cho Khách hàng Thư bảo lãnh của ngân
hàng hoặc tổ chức tín dụng để đảm bảo trách nhiệm xây dựng Nhà máy điện
của Đơn vị phát điện. Giá trị bảo lãnh do Đơn vị phát điện và Khách hàng
thỏa thuận.
b) Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng
Trước hoặc vào Ngày vận hành thương mại, Khách hàng cung cấp cho
Đơn vị phát điện một Thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng với
giá trị do các Bên thoả thuận để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của
Khách hàng theo Hợp đồng này.
9. Về các nội dung khác
Đơn vị phát điện và Khách hàng thỏa thuận các nội dung liên quan
khác phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan./.
Phụ lục IV
MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN
GIỮA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VÀ KHÁCH HÀNG THAM GIA
THÍ ĐIỂM MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BCT ngày tháng năm


2021của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện thí điểm mua bán
điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo
với khách hàng sử dụng điện)

Tập đoàn Điện lực Việt Nam soạn thảo Hợp đồng mua bán điện mẫu áp
dụng chung cho các Tổng công ty Điện lực để thỏa thuận và ký kết với Khách
hàng tham gia Thí điểm mua bán điện trực tiếp. Nội dung của Hợp đồng mua
bán điện ký kết giữa Tổng công ty Điện lực và Khách hàng tham gia Thí điểm
mua bán điện trực tiếp do hai bên thống nhất nhưng phải bao gồm một số nội
dung sau:
1. Về giá điện và điều kiện áp dụng
a) Giá bán điện cho Khách hàng tham gia Thí điểm mua bán điện trực
tiếp thực hiện theo quy định tại Thông tư số …. /2021/TT-BCT ngày …
tháng … năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện thí
điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với
khách hàng sử dụng điện.
Trường hợp dừng thị trường điện, việc thanh toán tiền điện giữa Tổng
công ty Điện lực và Khách hàng căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Công Thương
theo Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công
Thương ban hành.
b) Điều kiện áp dụng giá
- Khách hàng được lựa chọn tham gia Thí điểm mua bán điện trực tiếp
và đã ký kết Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện;
- Tổng sản lượng điện năm mà Khách hàng tham gia Thí điểm mua bán
điện trực tiếp mua từ Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo theo Hợp đồng kỳ
hạn đã ký kết không thấp hơn 80% so với tổng điện năng tiêu thụ của Khách
hàng được cung cấp từ Tổng công ty điện lực trong cùng năm. Tỷ lệ trên phải
được duy trì trong 03 năm đầu tính từ Ngày vận hành thương mại Nhà máy
điện của Đơn vị phát điện (ngày toàn bộ hoặc một phần nhà máy điện năng
lượng tái tạo nối lưới chính thức bán điện lên thị trường điện giao ngay theo
Quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh do Bộ Công Thương
ban hành). Sau thời hạn 3 năm, Tổng công ty Điện lực và Khách hàng thỏa
thuận, thống nhất lại tỷ lệ này nhưng không thấp hơn mức 60%.
2

Hàng năm, Khách hàng phải cung cấp cho Tổng công ty điện lực số
liệu tổng sản lượng điện năm mà Khách hàng cam kết mua từ Đơn vị phát
điện theo Hợp đồng kỳ hạn đã ký kết để Tổng công ty điện lực kiểm tra, đối
soát.
2. Về tính toán thanh toán
Tổng chi phí mua điện Khách hàng phải trả Tổng công ty điện lực bao
gồm chi phí điện năng và chi phí dịch vụ mua bán điện trực tiếp, được xác
định theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư số …. /2021/TT-BCT ngày
… tháng … năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện thí
điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với
khách hàng sử dụng điện.
3. Về thời hạn của hợp đồng
Thời hạn của hợp đồng do Tổng công ty Điện lực và Khách hàng thỏa
thuận, thống nhất với thời hạn của Hợp đồng kỳ hạn mà Khách hàng đã ký kết
với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo.
4. Về hiệu lực thực hiện
- Hợp đồng có hiệu lực từ ngày đại diện có thẩm quyền của các Bên ký
chính thức.
- Quy định về giá điện và tính toán thanh toán tại mục 1 và mục 2 của
Phụ lục này được áp dụng từ Ngày vận hành thương mại Nhà máy điện của
Đơn vị phát điện. (Trước thời điểm này, trường hợp Khách hàng là khách
hàng hiện hữu, đang mua điện từ Tổng công ty Điện lực hoặc có nhu cầu mua
điện từ Tổng công ty Điện lực, giá điện áp dụng cho Khách hàng là giá bán lẻ
điện thống nhất do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo quy định hiện
hành).
- Trường hợp Hợp đồng kỳ hạn đã ký kết giữa Khách hàng và Đơn vị
phát điện chấm dứt trước thời hạn của Hợp đồng mua bán điện ký kết giữa
Khách hàng và Tổng công ty Điện lực, Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm
cung cấp điện cho Khách hàng theo giá bán lẻ điện do cơ quan có thẩm quyền
ban hành hoặc theo quy định hiện hành.
5. Về điều khoản chuyển tiếp
Khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh hoặc thị trường bán
lẻ điện cạnh tranh chính thức được vận hành, hợp đồng mua bán điện giữa
Tổng công ty Điện lực và Khách hàng được chuyển sang thực hiện theo quy
định mới có liên quan.

You might also like