Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến việc

phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay


I. Phần mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
Tổ quốc Việt Nam chúng ta đang trong quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong suốt thời gian qua, Việt Nam ta đã không ngừng tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Song song với đó, chúng ta còn tích cực toàn cầu hóa, hội
nhập với thế giới. Các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nổ ra đã tác động đến
mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi ngày càng nâng cao trình độ học thức
chuyên môn, trình độ văn hoá, tổ chức, làm thay đổi thói quen, tập tục lỗi thời;
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Từ hình thái kinh tế tự
nhiên, nhân loại chuyển dần lên một hình thái kinh tế cao hơn là sản xuất hàng
hóa - đó là kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế hàng hóa ra đời là một bước tiến lớn
trong lịch sử nhân loại, đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế, cho tới nay nó đã
phát triển và đạt tới trình độ rất cao đó là nền kinh tế thị trường hiện đại.
Ngay từ khi bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã hoàn thiện và
đổi mới quan điểm, các chủ trương, chính sách trong lĩnh vực khoa học và công
nghệ. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ
định hướng phát triển đất nước: “Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh chuyển đổi
số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới
sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế, gắn kết hài hoà, hiệu quả thị trường trong nước và quốc tế”. Với nhiệm
vụ trọng tâm là: “có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp;
đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ,
đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền
vững”. Bên cạnh đó Đại hội đã có những chiến lược đột phá: “Xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển
một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí
hậu; chú trọng phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi
số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.”
Hiện nay, thế giới đang bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá chưa từng có
về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm
biến, thực tế ảo,… Cuộc cách mạng này tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia,
trong đó có Việt Nam. Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa
trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối
ưu hoá quy trình, phương thức sản xuất. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội lớn
để nước ta có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Bài nghiên cứu của em với đề tài “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đến việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay”, được thực hiện
nhằm tìm hiểu, phân tích những mặt tích cực, chỉ ra những điểm hạn chế mà
cuộc cách mạng này tác động đến nền kinh tế Việt Nam thông qua những kiến
thức, những bài báo, tư liệu mà em tìm thấy. Từ đó, bài nghiên cứu vạch ra
những phương pháp để phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế của
cách mạng công nghiệp 4.0.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp nên trong bài không tránh khỏi thiếu sót,
kính mong thầy cô phê bình và góp ý cho em.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài:
Trong thời gian gần đây, từ khóa “Cách mạng công nghiệp 4.0” cực kì nóng
bỏng trong xã hội, có một số bài báo đã nghiên cứu về tác động của cuộc cách
mạng này đối với đất nước Việt Nam. Một số điển hình tiêu biểu là: “Cách
mạng công nghiệp 4.0: Những mặt lợi hại ai cũng cần phải biết”
(www.baomoi.com) nói lên lợi ích của robot trong nâng cao năng suất lao động,
mặt khác cũng đặt ra vấn đề về tình trạng thất nghiệp, vấn đề về bất ổn chính trị
xã hội. Hay bài báo “Kinh tế số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam”
(tapchicongthuong.vn) nêu lên cơ hội và thách thức từ kinh tế số cũng như mô
hình đo lường kinh tế số.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hoá các vấn đề lí luận liên quan đến nền kinh tế số ở Việt Nam
- Nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam hiện nay. Từ đó tìm ra
phương hướng phát huy chiều hướng tích cực và giải pháp hạn chế tiêu cực.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu chủ yếu đề cập đến những tác động của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đến việc phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong những năm
gần đây
5. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp luận cụ thể là phương pháp duy vật biện
chứng, phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp trừu tượng hoá khoa học.
Bên cạnh đó, em còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
6. Đóng góp của đề tài:
Giúp sinh viên nhận biết sâu sắc được tầm quan trọng của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đối với nền công nghiệp cũng như kinh tế của đất nước. Từ đó
nâng cao kiến thức cùng kỹ năng để phát triển nền công nghiệp nước nhà, nâng
cao đời sống xã hội.
7. Kết cấu của đề tài:
Bài nghiên cứu gồm hai phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung:
Chương I: Những vấn đề lí luận về kinh tế số dưới tác động của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4
Chương II: Thực trạng phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay và một số
bài học thực tiễn từ các quốc gia
Chương III: Một số giải pháp về phát triển kinh tế số ở Việt Nam
II. Phần nội dung:
Chương I: Những vấn đề lí luận về kinh tế số dưới tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư
1.1. Lý luận chung về kinh tế số:
1.1.1. Khái niệm kinh tế số:
Thuật ngữ “Kinh tế số” (digital economy) được dùng khá lâu trước khái niệm
Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư (4.0). Tuy nhiên, cùng với sự xuất
hiện của CMCN 4.0 xu hướng số hóa hay công cuộc chuyển đổi số thực sự xuất
hiện mạnh mẽ ở mọi lĩnh vực, bởi “cốt lõi” của CMCN 4.0 chính là chuyển đổi
số, với sự tích hợp của số hóa, kết nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh.
Công nghệ số được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực và ngành kinh tế, từ công
nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ; từ sản xuất đến phân phối và lưu thông
hàng hóa cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông vận tải, logistics, tài chính,
ngân hàng,... Kinh tế số đang dần trở thành chính bản thân nền kinh tế, nội hàm
của kinh tế số cũng dần trùng khít với các nội hàm của khái niệm kinh tế.
Có nhiều định nghĩa về Kinh tế số. Theo định nghĩa chung của nhóm cộng tác
Kinh tế số của Oxford thì kinh tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa
trên công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua
Internet”. Kinh tế số đôi khi cũng được gọi là kinh tế internet (Internet
Economy), kinh tế mới (New Economy) hoặc kinh tế mạng (Web Economy).
Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nhau. Với sự lan tỏa của “số hóa” vào
nền kinh tế thực thì việc phân định rạch ròi kinh tế số không đơn giản. Tuy
nhiên, có thể khái quát, kinh tế số bao gồm các hiện tượng mới nổi như công
nghệ blockchain, nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp
điện tử (ví dụ như thương mại điện tử, các ngành truyền thống như sản xuất
hoặc nông nghiệp có sử dụng công nghệ số hỗ trợ); các doanh nghiệp liên quan
đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các
dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất
và phát triển thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.

You might also like